Tin thứ Sáu, 13-07-2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Trung Quốc tiến sâu vào biển miền Trung (SGTT). - Trung Quốc đưa 30 tàu cá tràn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép (TP). - Trung Quốc tổ chức 30 tàu cá đồng loạt ra Trường Sa đánh bắt trái phép (GDVN). - Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa (TT). = >
- Tống Văn Công: BẢO VỆ NGƯ DÂN LÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN (Viet-Studies). - Trung Quốc nắm hồ sơ ngư dân Việt? — (BBC). - Hỗ trợ ngư dân gặp nạn (TN). - Đồng Tâm Group đóng góp 15 tỉ đồng cho “Tấm lưới nghĩa tình” (NLĐ). - Thương lắm những ngư dân mộc mạc nhưng ngó hình trong bài thì không thấy (NLĐ). - Thiếu minh bạch khi lắp máy đài tàu đối với ngư dân (SGTT). - Ký sinh vào ngư dân – (Cu làng cát). – CÓ NHỮNG TÌNH YÊU MÃI XANH (Võ Ngọc Thọ).
- Đào Tiến Thi: Yêu gì hơn yêu nước nhà ta (Nguyễn Tường Thụy). - Nguy hiểm thực sự đang đến từ trong dân hay từ đâu? Biết mà sao không ai trả lời — (Phương Bích). “Thú thực, nghe cái luận điệu cũ rích ‘coi chừng kẻo bị lợi dụng’ hót đi hót lại như một con vẹt là tôi thấy ngán đến tận cổ. Tôi chỉ muốn hỏi ngược lại các vị một điều đơn giản, là chưa cần nói đến các vị học cao hiểu rộng, chỉ là cái thứ dân đen ít học như tôi thôi xem ông Đảng cộng sản có lợi dụng nổi không?”. – Tâm tư ngày 1 tháng 7 (TTXVA). - Im lặng trước lấn lướt là…vàng (Hiệu Minh). Tác giả có cái tên buồn cười (Gia đình nhà sóc) và nhiều lý sự tức cười, khẳng định kiểu con nít như VN sợ chiến tranh hơn TQ, hay tự mâu thuẫn, như “thật mà khó giải thích nổi tại sao chính quyền hiện nay lại sợ biểu tình”, thì lại khẳng định “việc này không phải do chính phủ VN sợ TQ”, nhưng vẫn ngập ngừng “hình như họ không muốn biểu tình chống Trung Quốc biến thành cuộc tuần hành chống nhà nước. Họ ngăn trở tự do của dân chúng thì đúng hơn“. Cho là chính phủ VN không sợ TQ nhưng lại đem ra hàng tá lý do phải sợ TQ ra sao.
- Nhắn gửi Bộ trưởng PHẠM BÌNH MINH — (Ngô Đức Thọ). “Ra được Thông cáo chung càng tốt, không ra được cũng chưa phải chuyện gì ghê gớm. Nhất quyết đừng để cho kẻ láo xuợc kia bóp mình!”.
- Về tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc lớn tiếng “đe nẹt” Việt Nam: “Ông kẹ” chẳng dọa được ai! – (Hữu Nguyên). “Đã đến lúc Việt Nam cần kiên quyết định hướng mối quan hệ với Trung Quốc theo phương châm “đối tượng – đối tác”, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm thước đo, làm tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá xem ai là ‘đối tác’ (để hợp tác) còn ai là ‘đối tượng’ (để đấu tranh)”. - Bọn tởm (Thái Bá Tân). – Nguyễn Ngọc Trường: Việt Nam trước cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại châu Á (TQ). – GS Carlyle Thayer: Chiến lược của Trung Quốc: Chia rẽ và xâm chiếm (NLĐ). – ‘Tam Sa’ sẽ có cơ quan lập pháp — (BBC). – Tướng ‘diều hâu’ nắm Hạm đội Nam Hải — (BBC).
- ”VÒI BẠCH TUỘC” TRUNG QUỐC đang cố vươn dài (Bùi Văn Bồng).
- Dương Danh Huy: Biển Đông: “vùng biển tranh chấp” khắp mọi nơi? The South China Sea: “Disputed waters” everywhere? (RSIS). - Mập mờ tuyên bố chủ quyền không phục vụ bất kỳ ai (TVN). - Biển Đông nóng nhất (TT).
- Diễn đàn an ninh khu vực về Biển Đông (BBC). – ASEAN-Trung-Mỹ và vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN — (VOA). – Vấn đề Biển Đông gây tranh cãi tại hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN — (VOA). – Nội bộ ASEAN đấu tranh gay gắt về vấn đề Biển Đông — (RFI). – Asean tiếp tục chia rẽ về Biển Đông — (BBC). – Chiến lược của Trung Quốc: Chia rẽ và xâm chiếm (NLĐ). – Kết thúc diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 — (RFA). – ASEAN thất bại không ra được thông cáo chung về tranh chấp Biển Đông — (VOA). – PHAMVIETDAO.NET ĐÃ DỰ BÁO KHÔNG SAI: ĐỪNG HY VỌNG BẮC KINH CHẤP NHẬN COC (Phạm Viết Đào). – ‘Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông’ — (VOA). - Để ASEAN hòa bình và thịnh vượng hơn (TN). - Thách thức cho sự ra đời của COC.
- Bàn cờ chiến lược ở Đông Á — (BBC). – Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với ASEAN — (VOA). - Hoa Kỳ tỏ quyết tâm đứng vào sân trước ngôi nhà Trung Quốc — (RFA). – Ngoại trưởng Mỹ: “Không được áp bức trên biển Đông”(NLĐ). – Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’ — (BBC). – Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ phản đối dùng võ lực và kêu gọi đàm phán đa phương — (RFI). – Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương — (RFI). – Việt – Mỹ và Việt – Trung — (RFA). - Mỹ khuyên “Các bên liên quan đừng dọa nạt ở biển Đông” (Infonet). - Hoa kỳ , Trung Quốc gắng làm giảm mối cạnh tranh (RFA). - Báo Nhật: Biển Đông – Trung Quốc đang tát vào mặt Mỹ (GDVN). - Trung Quốc dùng ‘bài’ cũ ở Biển Đông (VTC).
- Báo Nhật Bản: Trung Quốc ‘quá đà’ ở Biển Đông (ĐV).
- Phạm Trần: Mỹ đòi dân chủ, nhân quyền – Việt Nam đòi tiền (VRN’s). - Những tháng 7 hữu hảo của hai cựu thù (SGTT).
- Rà soát việc nuôi cá bè của người Trung Quốc(NLĐ). - Đại gia Trung Quốc mua 100 ha đất Bình Thuận: Tôi không hiểu luật VN, bị “cò” nó xúi! (PLTP). - Rút giấy phép 4 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc (NLĐ). - Vụ thương nhân Trung Quốc mua đất trồng thanh long: UBND H.Hàm Thuận Bắc bị… lừa (TN).
<- Dân xã Xuân Quan ‘bị xã hội đen đánh’? — (BBC). – VĂN GIANG ĐỔ MÁU – (blog Thành). – HÌNH ẢNH CÁC NÔNG DÂN VĂN GIANG TẠI BỆNH VIỆN VIỆN VIỆT ĐỨC – (Lê Hiền Đức). – KHỦNG BỐ TRÀN LAN Ở VĂN GIANG – (Mai Xuân Dũng). - Giặc ngoài biên cương, giặc trong làng ! – (Xuân VN). – Tin nóng : Nông dân Văn Giang biểu tình tại bộ Tài Nguyên Môi Trường – Video phỏng vấn Văn Giang: ông Đàm Văn Đồng bị đánh đi cấp cứu (tại bệnh viện Việt Đức) – Văn giang tình hình khẩn cấp: nhiều nông dân bị tấn công phải đi bệnh viện cấp cứu – Video: “Ủy ban thường vụ Quốc hội và Văn Phòng Chính Phủ… đi họp đột xuất hết rồi thì làm sao?” (TTXVA). - Khu Đô thị Việt Hưng không hoàn thành nộp thuế với nhà nước, nên không có sổ đỏ cho cư dân, (VTV1-Thời sự 19h, 11/7/2012). - Tiếp tục chi gần 200 tỉ đồng hỗ trợ người bị thu hồi đất ở Văn Giang (TN).
- Liên Hiệp Quốc: Các nhà báo cần được bảo vệ tốt hơn (VOA).
- Gia đình Điếu Cày tố cáo Chánh án và khiếu nại An ninh điều tra (DLB).
- Con Cuông dậy sóng công bình — (NVCL). – TGM Vinh kêu gọi HĐGMVN hiệp thông với Con Cuông (Chuacuuthe).
- Nghệ An: Công an cấm gần 1000 người học Anh ngữ (Chuacuuthe). – Giáo phận Vinh: “Xin các chú công an cho cháu đi học tiếng Anh!” — (NVCL). “5 thiện nguyện viên được họ chia ra làm 2 nhóm đem vào 2 phòng khác nhau như là hỏi cung “tội phạm”, họ hỏi, hạch sách, dọa nạt…các thiện nguyện viên từ 14h đến hơn 17h. Quyết định cuối cùng được đưa ra là buộc dừng khóa học Anh văn hè 2012 với lý do được đem ra các thiện nguyện viên mang Visa du lịch không được phép dạy học”.
- Một mình một chiếu (Thái Bá Tân). “Nên chẳng trách lãnh đạo/ Đài báo khen suốt đời,/ Bốc lên thành ‘trí tuệ’/ Và ‘chân lý sáng ngời’,/ Họ khó lòng chấp nhận/ Ai nói trái ý mình./ Ai trái là block,/ Là ‘diễn biến hòa bình’.”
- Diễn Từ Của Đồng Chí Tổng Bí Thư – (Đinh Tấn Lực). - NHÌN KHÁCH QUAN, BIỆN CHỨNG VỀ THAM NHŨNG !!! (Huỳnh Ngọc Chênh/ Ba Sàm). - “Thằng tham nhũng”- Đó là những ai? (TN). - Khi chế độ độc tài chấm dứt… (Vì dân).
- Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt (FP). Bài tóm lược: Chấm hết sự kỳ diệu Việt Nam — (BBC). - Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ kiểm điểm kết quả công tác (Infonet). - Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, đánh giá công tác (VnMedia).
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần 2) (TCPT).
- Tháng 7, hoàn thành sửa đổi tiêu chí nông thôn mới (TTXVN). Chứ không phải sửa hết, dẹp luôn một chương trình tốn kém, cứng nhắc, phi thực tế, nặng về hình thức, tủn mủn, dễ sinh thêm tham nhũng, … ?
- Phỏng vấn GS Nguyễn Đăng Hưng: Việt Nam: những bức xúc trong việc thu hút trí thức Việt kiều (radioaustralia.net.au). – 180 thanh niên kiều bào dự trại hè (TN).
- Sáu vạn nhẹ hơn bốn ngàn (LĐ). - Ông Nguyễn Bá Thanh: Con biết bố mẹ ở tù sẽ xấu hổ lắm (VTC).
- Ban hành 6 kết luận thanh tra quan trọng(NLĐ). - Kiến nghị thu hồi, xử lý gần 3.500 tỷ đồng (SGGP). – Thanh tra Chính phủ đang rà soát vụ thu hồi đất tại Bồng Lạng (DT). - Thanh tra chính phủ “Rút” một số cáo buộc sai phạm với Tập đoàn Dầu khí (DT).
- Trăm kiểu hành dân – Bài 3: Cương quyết không ký! (PLTP). – Trăm kiểu hành dân – Bài cuối: Phải làm cho họ biết sợ dân! - Lối hẹp vào đời (SGGP). – HĐND các tỉnh, thành mổ xẻ vấn đề người dân bức xúc (TN).
- Nóng từ vấn đề xã hội đến kinh tế (LĐ).
- Chuyển công tác Viện trưởng VKSND bị “bắt nhầm”(NLĐ). - Về việc kỷ luật Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau: Chuyển hồ sơ về Ủy ban Kiểm tra T.Ư (TN). - Kỷ luật Viện trưởng Viện KSND Dầu Tiếng (TN).
- TP.HCM: Gần 60 vụ tranh chấp lao động (PLTP).
- Dự án… vẽ (TT).
- Công an xã bị tố dùng nhục hình với trẻ em (TN).
- Trịnh Kim Tiến: Thư đề nghị báo chí tham dự và thông tin Phiên toà Phúc thẩm vụ án xử trung tá CA Nguyễn Văn Ninh - (DLB).
- Điện hạt nhân – Hãy nhìn thẳng vào thực lực của mình (boxitvn). - Hồi chuông cảnh tỉnh từ ‘thảm hoạ nhân tạo’ Fukushima (VNN).
- Giá điện không hề thấp (VEF). - ‘EVN chỉ lo tăng giá điện mà không muốn hạ’ (VNE). - Doanh nghiệp thủy điện nhỏ “tố” EVN mua rẻ, bán mắc (SGGP). – Chủ đầu tư thủy điện tố EVN dìm giá mua, tăng giá bán (Infonet). – Phỏng vấn ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Thừa điện mà tăng giá là bất hợp lý (PLTP). – Ấm ức vì bị “móc túi” (ANTĐ).
- Báo Quân đội nhân dân và Tập đoàn Viễn thông Quân đội tăng cường hợp tác vì lợi ích chung của đất nước bằng cách tăng cường dựng tường lửa? (QĐND).
- Bộ Công an Việt Nam – Bộ Quốc phòng Israel tăng cường hợp tác an ninh mạng (ANTĐ).
- Đại Tăng thống Tep Vong – Vua sư Campuchia thăm Việt Nam (Bee). = >
- Loạt bài về Chiến tranh VN: Cuộc chiến nhỏ của người Bắc Việt ở Paris (Der Spiegel / Phan Ba). “”… từ hơn hai mươi năm nay, Hồ Chí Minh của Hà Nội đã phải chịu đựng lần chấn thương vì đã thua mất trên bàn đàm phán những gì mà ông ấy đã thắng được trên chiến trường, hay là đã bị các đối thủ chơi xỏ… Tại Hội nghị Đông Dương Genève năm 1954, nước Pháp thua trận vượt mặt người chiến thắng và thống nhất với người anh cả của nó: Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Kreml Molotov chấp nhận việc chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Để đáp lại, Thủ tướng Pháp Mendès-France hứa hẹn sẽ bí mật phá hỏng hiệp định về Cộng đồng Phòng thủ châu Âu“.
- Ngày này, 28 năm trước (1984)…. – (Người Ba Đồn). “Chao ôi nó là tiến sỹ, là giảng viên đại học mà không nhớ, không biết thì sao con mình nhớ và biết được nhỉ? Mai đây, hơn 80 triệu dân tộc Việt, biết có ai có nhớ hay chăng. Đừng chối bỏ lịch sự, nếu không chúng ta sẽ có tội lớn với tiền nhân và hậu thế!”
- Mickey tại Bình Nhưỡng : “Quyền lực mềm” của Mỹ đã vươn tới Bắc Triều Tiên ? — (RFI).
- Các tổ chức nhân quyền quan ngại về việc nới lỏng chế tài Miến Ðiện (VOA). - Tổng thống Mỹ quyết định giảm nhẹ trừng phạt kinh tế Miến Điện — (RFI). – Obama đồng ý cho đầu tư vào Miến Điện — (BBC). – Miến Điện muốn Liên Hiệp Quốc tiếp nhận người Hồi giáo Rohingya — (RFI). – Các tổ chức nhân quyền hoài nghi trước việc Mỹ nới lỏng chế tài Miến Ðiện — (VOA). – Bà Clinton sẽ gặp Tổng thống Miến Ðiện sau khi chế tài được bãi bỏ — (VOA).
- Khơi dậy lòng tự hào, không khuất phục (TT). - Thông cáo báo chí giải “Cúp bóng đá doanh nhân cống hiến” — (Blog Thành).
- Bùi Tín: Hãy kết chặt với nhân dân chống xâm lược — (VOA’s blog).
- Chủ nghĩa dân tộc phủ bóng lên tranh chấp Biển Đông: Nationalism Looms Over South China Sea Disputes (Atlantic Sentinel).
- Trung Quốc lắp đặt trạm rađa mới trên biển Đông (Infonet). - Động thái leo thang thâm hiểm mới của TQ ở Trường Sa (PNTD). - “VÒI BẠCH TUỘC” TRUNG QUỐC đang cố vươn dài — (Bùi Văn Bồng). - Biển Đông: Cái gì giấu sau động thái cự tuyệt mới nhất của Trung Quốc? (GDVN). - Biển Đông ‘nóng’ cả trong lẫn ngoài các hội nghị ASEAN (ĐV). - Thế giới 24h: “Đừng dọa nhau ở Biển Đông” (VNN). - Trung Quốc tìm mối liên kết với Đài Loan để bảo vệ những hòn đảo tranh chấp: China seeks links with Taiwan to defend disputed islands (Focus Taiwan).
- Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Campuchia: Việt Nam và Philippine bắt nạt ASEAN về xung đột Biển Đông: Vietnam, Philippines ‘bullying’ ASEAN over sea conflict: Cambodian sources (Kyodo News).
- Chính trị sức mạnh đồng nghĩa với xung đột tại Đông Nam Á: Power politics equal conflict in Southeast Asia (DW.de).
- “Thiện chí” của Trung Quốc? (SK&ĐT). - “Ông kẹ” chẳng dọa được ai! (ĐĐK). – Phiếm và biếm: Chiến tranh tâm lý (SGTT). - Trung Quốc chưa muốn ký Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)? (Petrotimes). - Căng thẳng Biển Đông: Không quốc gia nào có thể phớt lờ (VNN). - Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi đàm phán đa phương về Biển Đông (ĐV).
- Philippines tố Trung Quốc ‘hăm dọa’ (VNE).
- TIN KHẨN CẤP: VĂN GIANG ĐỔ MÁU — (Tễu). - ẢNH CỦA ĐÁM GIANG HỒ DO VIỆT HƯNG NUÔI — (Xuân VN). - Văn Giang điềm báo — (Người buôn gió). CHÍNH QUYỀN TỈNH HƯNG YÊN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ HÀNH HUNG NÔNG DÂN VĂN GIANG — (Nguyễn Tường Thụy). - Vụ công an đánh hai nhà báo VOV đang chìm xuồng ? — (PV tự do).
- Ý kiến chuyên gia về vấn đề các vụ cưỡng chế (Tầm nhìn). - Cứ đưa tiền cho TỤI NÓ là làm được! — (Ngọc Trâm). “Vậy
đó! Dối trá nữa đi, lớn giọng “phê và tự phê” nữa đi! Các ông đừng có
nói là chưa hề biết tình hình này nhé, thưa các ông Phạm Quang Nghị và
Nguyễn Thế Thảo đức cao, vọng trọng kính mến!!!”
- Nội chính sẽ đối đầu với tham nhũng chính quyền? (DNSG). Bổ sung, – bài này vừa bị gỡ bỏ và một độc giả đã email cho biết do Ban Tuyên giáo yêu cầu. Cũng may là còn lưu trên trang Cafef và Baomoi.com, mời bà con. Rất có thể sau ít phút nữa, cả 2 trang này cũng sẽ được yêu cầu gỡ bỏ nốt, chỉ còn lưu trên trang mạng tự do Dân làm báo, có một phản hồi: “Tác
giả bài này chắc là bồi bút CS nhằm nâng bi cho ông Nguyễn Bá Thanh,
người cướp đất khiến dân Đà Nẳng phẫn uất phải tự thiêu hồi năm rồi …” .
- Thủy điện nhỏ kêu khổ vì EVN độc quyền (TT). - Cơ hội cho thủy điện nhỏ ngày càng ít (TBKTSG). - Bốn năm, giá điện tăng 57%, chỉ EVN hưởng lợi (SGTT).
- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Bài 5) (Petrotimes).
KINH TẾ
- Nợ xấu ngân hàng VN ‘gần 10 tỷ USD’ — (BBC). - Nợ xấu ngân hàng, con số nào chính xác nhất? – (Bùi Văn Bồng). - Nợ xấu ngân hàng 202.000 tỉ đồng (Bee). - Phỏng vấn quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN: Nợ xấu 202.000 tỉ đồng! (TN). - Ngân hàng che dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu (RFA). - Nợ xấu 202.000 tỉ đồng! (TN). - Báo cáo 117.000 tỉ đồng, thanh tra ra gấp đôi (TT).
- Chuyên gia ngân hàng tư vấn gửi tiết kiệm hiệu quả (VTC).
- Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 11: Chọn nông nghiệp là mũi nhọn (TN).
- Tổng quan chuyển động ngành tài chính ngân hàng ngày 12-7-2012(VF). -
- Dự báo sản lượng cà phê giảm (TN). – Doanh nghiệp Việt đầu tư trồng 100.000ha cà phê tại Angola (SGGP).
- Nhập siêu 6 tháng 158 triệu USD.
- PVN tìm lối thoát nạn đầu tư sai (PLTP).
- Honda Việt Nam tự đánh mất mình – (Nguyễn Thông). Chỉ khổ cho dân Việt! Từ chỗ đói meo bởi nền kinh tế bao cấp, tới hồi “đổi mới”, “mở cửa”, thôi thì kệ cho ông nhà nước mặc sức chằm bặp o bế tư bổn nước ngoài bất chấp hủy hoại môi trường, chèn ép doanh nghiệp nội, coi rẻ quyền lợi dân đen, còn các quan tham thì có thêm cơ hội làm giàu cũng từ đây. Những là FDI, ODA … phải xem lại hết!
- Doanh nghiệp lại viết tâm thư gửi Bộ trưởng Tài chính (VNE).
<- Quảng Bình: Chủ tịch tỉnh bị kiện vì… ba ba (DV).
- Một giờ trò chuyện cùng tân Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam (PLVN).
- Thương lái nước ngoài đang thao túng thị trường nông sản (VOV).
- Rau quả Trung Quốc về VN bị đội giá 20 lần (VEF).
- Các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc: Hết tuần trăng mật (DNSG).
- ADB: ‘Eurozone và Mỹ ảnh hưởng châu Á’ — (BBC). – ADB : Khủng hoảng châu Âu tác động đến tăng trưởng châu Á — (RFI). – Xuất khẩu yếu kém ảnh hưởng tới các nước đang phát triển ở châu Á — (VOA).
- Mỹ trừng phạt Iran, dầu thô vội nâng giá (VnEco).
- Pháp: PSA Peugeot Citroen đóng cửa nhà máy lớn nhất ở ngoại ô Paris — (RFI).
- Các dấu hiệu mới về tình hình kinh tế yếu kém ở châu Âu — (VOA).
- NHNN: Hãy bớt lo lắng về nợ xấu (TBKTSG). - Nhiều ngân hàng giấu nợ xấu (TP).
- Một kiểu trúng thầu lạ đời (ĐV).
- Khánh Hòa mở lối cho dự án gây tranh cãi (VnEco).
- Tổng quan chuyển động ngành bất động sản ngày 12-7-2012 (VF). - Bất động sản: “Phải hạ giá nữa mới tiêu thụ được” (VnEco).
- Sự thần kỳ của kinh tế Hàn quốc (TS).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lý giải giấc mơ thứ hai của Vua Lê Thánh Tông (Bee). Mời xem lại: Vua Lê Thánh Tông và giấc mộng lạ.
- Phát hiện thuyền độc mộc dưới lòng sông (TN). = >
- Y Phương: Người ăn cơm nguội, viết tiểu thuyết (Lê Thiếu Nhơn).
- Đặng Văn Sinh: BIỂN NGỦ ĐỨNG – TIỆM CẬN HẬU HIỆN ĐẠI? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phạm Ngọc Thái: HỮU THỈNH: MỘT CHÂN DUNG THƠ TRUNG BÌNH và Đem tác phẩm thấp kém lấy giải thưởng lớn - (Bà đầm xòe).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 60) - (Nhật Tuấn).
- Chuyện nhỏ của nhà văn Trần Hữu Tòng (Trần Nhương).
- NHỚ NGƯỜI NHẠC SĨ CHÂN THÀNH HOÀNG TRỌNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Sexy ư? VƯƠNG TÂM có ý khác (Lê Thiếu Nhơn).
- Tục lụy: Giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn (PLTP).
- 26 vở tranh tài hội diễn Sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc (NLĐ).
- Đạo diễn Leslie Wiener làm khách của “Việt Nam trong tim tôi” (DT).
- Tam Thái: Gái đẹp chê giai nội, đàn ông Việt lên cơn…nguyền rủa (PNTD). - ’Nói đúng về đàn ông là tối kỵ ở Việt Nam’. – Đàn ông Việt kém trai Tây? — (BBC).
- Hoa Kỳ lên án việc phá hủy các đền cổ ở Timbuktu — (VOA).
- Khai quật bộ sưu tập tiền xu vàng lớn nhất thế giới (Infonet).
- Tạm biệt tòa nhà analogue — (BBC).
- Anh điều thêm quân đội cho Olympics — (BBC). – Anh Quốc: Điều thêm quân đội đến Luân Đôn bảo vệ Thế Vận Hội — (RFI). – Anh sẵn sàng tăng cường thêm binh sĩ để bảo đảm an ninh cho Olympic — (VOA). – Tranh cãi Dow Chemicals tài trợ Olympics — (BBC).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (2) — (VOA’s blog).
- Âm hồn ngụ tại nhân gian (TT).
- Sân khấu kịch: Vào đền thiêng hay ra gió bụi (VNN). - Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2012: “Tre già, măng mọc” (ĐĐK).
- Xin bản quyền một chữ (Văn chương Việt).
- Người Lấy Vợ Ông Tướng Cụt Đầu (Văn chương Việt).
- Sống dở chết dở vì… truyền hình thực tế (SK&ĐS).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phòng học mầm non đang quá tải (TP). - Đừng tự làm khổ mình (SGGP).
- Những điều cần tránh trong thi cao đẳng (DT).
- Chuyện “động trời” trong kỳ thi đại học ở Vinh (CANA/NĐT). - Sĩ tử 58 tuổi thi đại học: “Tôi không muốn bị tụt hậu” (DV). – Ba anh em người Pakô dìu nhau vào ĐH (TN).
- Thưởng điểm cho bài thi độc đáo khác đáp án (DV).
<- Nghèo đói phải chấm dứt (TT).
- Sân chơi bổ ích, lý thú cho thiếu nhi (ND).
- Vụ xử lý thầy mượn tiền đi lĩnh giải thưởng: “Kế” dở, “Sách” xoàng? (Công Lý).
- Nguyễn Bá Thanh: ‘Nếu phải bỏ tù các cháu, chú đau lắm’ (ĐV). - Cuộc đời không ai không có sai lầm (Gia đình). - Ông Thanh đối thoại với trẻ chậm tiến (PLTP). - Bí thư Đà Nẵng uốn nắn, răn đe thiếu niên hư (Infonet). Ngoài chiêu tự và được vài báo đánh bóng, đã bàn mấy bữa nay, thì lối “lên lớp” rao giảng đạo đức với con trẻ theo kiểu này đã quá xưa rồi và sặc mùi đạo đức giả, khi chính nhiều đứa trẻ trong đó từng nghe về người đang rao giảng với mình ra sao, quá biết hai chữ “Cồn Dầu“. Có bao giờ các vị quan chức dám đối thoại với lớp trẻ theo những cách làm sao để chúng được tự do nói mà không sợ rằng khi về nhà, tới trường sẽ bị trù dập vì đã dám nói thẳng? - Loạn – (Nguyễn Thông). “… có lẽ do quá hăng, hoặc không có ai dám nhắc nhở ông Thanh nên ông ta ăn nói văng mạng. Mới nghe qua tưởng rằng hay, nhưng than ôi, nó bộc lộ cái tư chất, trình độ của người lãnh đạo ở mức nông cạn, vô cùng hời hợt.”
- Thăm dò ý kiến trẻ em để sửa luật (PLTP).
- Trẻ vào lớp 1 phải khám tâm thần? (Bee).
- 100% học sinh lớp 1 được học tiếng Anh (PLTP).
- Giải mã chuyện con chửi cha mẹ (PLTP).
- Biến chất thải sinh khối thành điện: Lợi đôi đường (ĐV).
- ‘Xác ướp Frankenstein’ 3.000 năm tuổi (Infonet).
- Một bệnh nhân nhiễm HIV được chữa lành bệnh (VOA).
- Chuyện về mạng xã hội “bom tấn” tự bán rẻ mình (DT).
- Apple chặn Trung Quốc “bảo vệ Điếu Ngư”? (SGTT).
- Y!M tại Việt Nam khó truy cập vì hệ thống bị hack? (TTXVN).
- Phỏng vấn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Thi đại học không chọn người chỉ biết học thuộc (VNN). - Bình Luận Đề Thi Đại Học Môn Văn Năm 2012 (Văn chương Việt).
- CHỌN BẠN MÀ CHƠI (Tâm sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- NHỨC NHỐI NẠN BUÔN NGƯỜI Ở NGHỆ AN – BÀI CUỐI: Bất an ở miền cao xứ Nghệ (PLTP). - ‘Đại gia’ đông lạnh Lạng Sơn mua trinh trẻ em bị bắt giam (Infonet).
- Người Ếch- những lời trấn an và “hiện thực 5 ngàn đồng” — (Đào Tuấn). “Hình như tất cả những loại bệnh tật, của những người không chịu nổi giá kịch khung của viện phí hoặc sự phi mã của giá thuốc đều được coi là “lạ” cả”. - Bệnh nhân “hai chân chết khô”… đòi trốn viện (Bee). - Thái Bình: Mẹ già nuôi con 37 tuổi trong cũi sắt.
- Ba trẻ chết oan, không ai có trách nhiệm (PLTP). - Xe buýt tông thanh niên rớt hai tinh hoàn (NLĐ).
- Thai phụ các tỉnh đổ về Đà Nẵng sinh nở (PLTP). - Bệnh viện vệ tinh trổ tài chinh phục (PLTP).
- Cách chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên (VOV).
- Khởi tố người cha hành hạ con gái 3 tuổi tử vong (DT).
- Tai nạn kinh hoàng, 5 công nhân thương vong vì điện giật (GDVN).
- Lâu đài trắng siêu sang giữa Sài Gòn của Chủ tịch Khải Silk (Infonet). = >
- Xuất hiện ổ dịch heo tai xanh ở Nghệ An (PLTP).
- Công viên bị “xẻ thịt”, hồ nước hóa ao làng (PLTP).
- Đình chỉ hoạt động 116 xe khách tại Cần Thơ (VOV).
- Cán bộ ngân hàng làm giả chứng từ chiếm đoạt 3 tỉ đồng (LĐ).
- Thành lập Đội phòng chống tội phạm đầu tiên tại Bình Phước (DT).
- Krymsk - lũ lụt và sự dối trá (LĐ).
- Chín người chết do lở tuyết ở Alps Pháp (BBC).
- Gần 100 người thiệt mạng trong vụ cháy xe chở xăng ở Nigeria — (VOA). - Nổ xe chở xăng ở Nigeria, hơn 100 người chết (TN).
- VỤ MẤT TÍCH GÂY CHẤN ĐỘNG NƯỚC HUNG (NCTG). BÁNDY KATA CÓ THỂ ĐÃ BỊ THẮT CỔ CHẾT.
- Khủng hoảng nguồn quỹ đe dọa trại tị nạn lớn nhất thế giới — (VOA).
- Yêu thú hơn người (SGTT). - Chi 5 tỉ đồng cho đám cưới chó cưng (TN).
- Ông Dương Trung Quốc:Hà Nội ’bẩn’ không chỉ vì dân ngoại tỉnh (PNTD). - Giáo sư Lê Thi kể chuyện bị chửi xơi xơi và đuổi “như đuổi tà” (GDVN).
- Hà Tĩnh: Ra mắt Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên (Chùa Phúc Lâm).
- Lãng phí gỗ quý (TN).
- Các công viên tại Hà Nội bị ‘xẻ thịt’: Sai chồng sai (TP). - Hà Nội sẽ có công viên Disneyland (VNE).
- ‘Chết khát’ bên sông Ba (TP).
QUỐC TẾ- Một vụ thảm sát mới ở Syria? (VOA). - Nga cam đoan sẽ phủ quyết nghị quyết trừng phạt Syria (VOA). - Nga tuyên bố “lằn ranh đỏ” với trừng phạt Syria (DT). - TT Syria chấp nhận thương lượng về chính phủ chuyển tiếp (NLĐ). – Syria: Hội Đồng Bảo An xem xét “tối hậu thư” nhắm vào chế độ Assad — (RFI). – Liên Hiệp Quốc tiếp tục chia rẽ về vấn đề Syria — (VOA).
- Hoa Kỳ áp đặt thêm biện pháp chế tài Iran (VOA). - Mỹ “khui” ra bình phong của Iran (TT). - Mỹ điều tàu lặn rà phá thủy lôi tới Eo biển Hormuz (TTXVN). - HRW: Dự thảo luật của Iraq vi phạm tự do ngôn luận — (VOA).
- Các phần tử chủ chiến tấn công một ngôi làng ở tây bắc Pakistan — (VOA). – 9 cảnh sát bị giết chết ở miền đông Pakistan — (VOA).
- Dân Afghanistan hy vọng nhân viên Chữ thập đỏ trở lại làm việc (VOA).
- Mỹ tăng viện lớn tới vịnh Péc-xích (DT).
- Pháp muốn tránh xung đột với Trung Quốc — (RFI).
<- Mỹ chi đậm sắm mới gần 1.000 trực thăng (PNTD). - Trung Quốc ghen tị khả năng tiếp dầu của trực thăng Mỹ. Hic! Đúng là (báo) đàn bà nhìn đâu cũng thấy “ghen”.
- Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm Nga — (RFI).
- Nga: Hạ viện thông qua luật kiểm duyệt Internet — (RFI).
- Malaysia sẽ bãi bỏ “Luật chống phản loạn” — (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/07/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/07/2012; + Đối thoại chính sách – 11/07/2012; + Cuộc sống thường ngày – 12/07/2012; + Người nước ngoài tuyên truyền giao thông; + Thời sự 19h – 12/07/2012.
VIETINBANK VÀ NHỮNG TRÒ LỪA CHÍNH TRỊ
Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Vietinbank |
Qlb - Hãy nghe ông chủ tịch ngân hàng Vietinbank Phạm Huy Hùng công bố trên báo 'Doanh nghiệp cần vay lãi suất thấp cứ chuyển sang đây'! Thực tế thì ngay khách hàng cũ của ông còn đang bị chèn ép, thì ai có thể vay được lúc này nếu ngân hàng của ông không có thiện chí xẻ chia cùng doanh nghiệp khi sức đã cùng, lực đã kiệt, tài sản đã bị cầm cố hết cho ngân hàng, song không được định giá lại, cũng không được hoàn trả bớt cho doanh nghiệp dù đã trả cho ông gần hết vốn vay...
Là một ngân hàng có tổng dư nợ trên 460.000 tỷ đồng tương đương khoảng 23 tỷ USD- Lớn gấp 8 lần Vinashin hoặc Vinaline! Chỉ hơn một năm qua, không ít hơn vài chục quan chức ngân hàng Vietinbank đã bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng trong vụ án tại chi nhánh TP.HCM, 5.000 tỷ ở chi nhánh Nhà Bè, gần 1.000 tỷ lãng phí vì mua đất đai, rồi vài chục cán bộ trung, cao cấp của ngân hàng bị cách chức vì bị phát hiện tham nhũng, lừa đảo.... Song NHNN và Chính Phủ vẫn thản nhiên không thanh tra kiểm tra làm rõ, hay đợi đến khi sụp đổ như Vinashin??? Nếu Vietinbank đổ bể thì hậu quả còn gấp hàng trăm lần Vinashin hay Vinaline.
Bên cạnh một vài vụ án nhỏ thuộc bề nổi xảy ra, còn bề chìm thì sao?
Bản thân Chủ tịch Vietinbank Phạm Huy Hùng nhờ khai man ký lich nên tiếp tục trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 13! Theo PL & XH đăng tháng 1/2010 ' Bản thân ông Hùng là con thứ 9 của ông Phạm Huy Hàm. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Hàm lại là viên chức giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền chế độ cũ. Hòa bình lập lại, ông Hàm phải tập trung cải tạo từ năm 1961 đến năm 1964.' Song nhờ biến hoá thành gia đình 'cơ bản' nên ông mới trúng cử!
Để che dấu khai man lý lịch của mình ông đã phải bỏ rất nhiều tiền mua sự im lặng của báo chí khi bị phanh phui. Chưa hết, ông đã chi hơn 700 tỷ đồng từ Vietinbank trong năm 2011 để mua chuộc cử tri, 'lấy lòng' Thủ Tướng dưới danh nghĩa 'hoạt động từ thiện', 'tài trợ'. Chỉ tỉnh riêng tỉnh Cà Mau - Quê hương của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng , theo báo KTĐT tháng 7/2011 đã viết
'Từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Vietinbank đã xây 322 cây cầu giao thông nông thôn, xây dựng 20 căn nhà cho đối tượng gia đình chính sách và hộ nghèo tỉnh Cà Mau. Trong ba năm từ 2010-2012, Ngân hàng Vietinbank sẽ tài trợ nguồn vốn 91 tỷ 700 triệu đồng hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục'
và ' hôm nay VietinBank tài trợ 30 tỷ đồng xây trường tiểu học tại đường Trần Quang Diệu phường 9, thành phố Cà Mau'
Có người cắc cớ hỏi rằng: "Nếu Cà Mau không phải quê hương Thủ Tướng liệu có được Phạm Huy Hùng tài trợ như vậy?"
Tại Sóc Sơn, nơi Phạm Huy Hùng ứng cử Quốc Hội, ngoài hàng trăm tỷ đồng tài trợ, mới đây, Phạm Huy Hùng đã lấy hơn 100 tỷ đồng của ngân hàng xây dựng 01 ngôi chùa...
Làm chủ tịch Vietinbank và là người đại diện phần vốn góp của nhà nước , rõ ràng ông Hùng đã lợi dụng chức vụ Chủ tịch đã chi vô tội vạ tiền của nhà nước, của nhân dân, của CBCNV cho mưu đồ chính trị của riêng mình. Nếu ngân hàng của riêng cá nhân ông thì ông có quyền dùng lợi nhuận sau thuế của cá nhân mình cho bất cứ ai, làm bất cứ việc gì! Còn tiền của dân, của nước, của CBCNV lấy làm từ thiện, ai quản lý số tiền này, hay chạy vòng vòng lại rơi luôn vào túi của ông? Có người đã 'bật mí' ít nhất 30% tiền tài trợ đã phải chi 'THƯỞNG' cho ông 'Nghị' này vì có công 'vận động được tài trợ'!
Cái kiểu 'của người phúc ta' như vậy phải chăng có sự đồng loã của NHNN và Bộ Tài chính nên những sai phạm của Phạm Huy Hùng không bị ai 'xờ gáy'?
Tại sao có chuyên lạ vậy???? Xin thưa, Tại vì....
1. Cuối năm 2010, Phạm Huy Hùng đã hào phóng chuyển nhượng lại cho Bản Việt toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Ngân hàng Gia Định bằng mệnh giá, giúp cho 'Quốc Vụ khanh Chính Phủ' Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ gần như tuyệt đối ngân hàng Gia Định và đổi tên thành NH Bản Việt!
2. Hạch toán đưa vào chi phí để âm thầm xoá nợ gần 3.000 tỷ đồng cho Vinashin không một lời than vãn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với quan thầy!
3. Vietinbank đồng thời cũng là một kẻ tiếp tay đắc lực cho các nhóm lợi ích thâu tóm ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian qua bằng cách đã cho nhóm NH tham gia thâu tóm vay liên ngân hàng đến trên 20.000 tỷ đồng.
4. Phạm Huy Hùng đã tận tuỵ thực hiên chỉ đạo của NHNN trong việc cô lập các doanh nghiệp trong danh sách 'ĐỐI LẬP' của NHNN, bằng cách này đã tham gia 'LÙA' con mồi cho lũ sói Nga Nguyễn Đức Kiên và 'Quốc vụ khanh Chính Phủ' Nguyễn Thanh Phượng xơi tái! Đến nay, bộ mặt của nhóm thâu tóm và thầy trò Nguyễn Tấn Dũng bị phơi bày trước công luận, song ít người thấy được tội đồng phạm của Phạm Huy Hùng. Thầy trò Nguyễn Tấn Dũng phần nào đã chùn tay, riêng Phạm Huy Hùng vẫn tiếp tục trung thành thực hiện chỉ đạo của các quan thầy cấp trên bằng cách vẫn tiếp tục gây sóng gió cho các doanh nghiệp nằm trong danh sách 'ĐỐI LẬP' do thầy trò Nguyễn Tấn Dũng lập lên. Danh sách này có đến hàng trăm doanh nghiệp và ngân hàng lớn nhỏ của cả nước đang đóng góp lớn cho xã hội, nhưng bị một 'cái tội' là 'hoạt động tốt và có tiềm năng' nên đã chở thành con mồi béo bở của nhóm thôn tính! Phạm Huy Hùng vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh và hội sở chính 'làm khó', không cho đảo nợ, không giảm lãi suất, không trả lại tài sản thế chấp cho các doanh nghiệp, cho dù nhiều doanh nghiệp đã trả lại 50%, thậm trí 70% các khoản vay cho ngân hàng và Vietinbank không những KHÔNG giải ngân tiếp, không cho vay, nhưng cũng không chịu đồng bảo lãnh để doanh nghiệp có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác như quy định của Luật tín dụng... Hành động của Phạm Huy Hùng bề ngoài thì đang đánh bóng bằng những tuyên bố mỵ dân đại loại kiểu "Doanh nghiệp nào cần vay lãi suất thấp cứ chuyển sang đây chúng tôi sẽ đáp ứng ngay...”, nhưng ngấm ngầm bên trong vẫn tích cực thừa lệnh của chủ Tướng bóp cổ các doanh nghiệp chẳng may rơi vào danh sách 'đối lập'...Muốn kiểm chứng điều này rất dễ: Có hàng chục người đã nhận được lệnh của Phạm Huy Hùng, chỉ cần các ông 'chỉnh đốn Đảng' mời họ lên sẽ rõ thực hư!
Xin mời Ban chống tham nhũng của Đảng vào thanh tra sẽ thấy hàng 'núi' tiền của Vietinbank đã được phục vụ cho kế hoạch thâu tóm và che dấu sự thua lỗ, nợ nần của Vinashin, Vinaline, ...
Dưới đây là bài đăng trên báo trong nước:
"Doanh nghiệp nào cần vay lãi suất thấp cứ chuyển sang đây chúng tôi sẽ
đáp ứng ngay...” - Chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Huy Hùng tuyên bố ngày
11 - 7.
Sáng 11-7, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
trở thành ngân hàng đầu tiên công bố thực hiện giảm lãi suất về dưới 15%
một năm với các khoản cho vay cũ bắt đầu từ ngày 15 -7.Tại cuộc họp báo, Chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Huy Hùng cho hay: Ngày 10-7, ngân hàng có văn bản chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện rà soát dư nợ những khoản vay cũ, điều chỉnh giảm lãi suất về mức 15%/năm để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và hộ dân.
Đồng thời, ngân hàng yêu cầu các chi nhánh tích cực và chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn nợ nhằm hỗ trợ khách hàng
Lý giải cho hạ lãi suất cho vay lần này, đại diện Vietinbank cho rằng, chỉ số CPI trong những tháng gần đây được kiểm soát là điều kiện tốt để tiếp tục hạ lãi suất. Quan trọng nữa là doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao quá sức chịu đựng.
Trong
những trường hợp cụ thể, có thể áp dụng chính sách miễn lãi 100%, thậm
chí bán nợ với tỷ trọng khoảng 50 – 60% khoản nợ gốc. VietinBank sẵn
sàng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với lãi suất 12%/năm, thậm chí
11%/năm
Ông Phạm Huy Hùng
|
Theo ông Hùng, VietinBank đang triển khai Chương trình cho vay thu mua tạm trữ 500 ngàn tấn lúa, gạo vụ Hè Thu 2012 với mức lãi suất chỉ ở mức 10,5%/năm, các chương trình cho vay tín dụng mục tiêu, chương trình ưu đãi cho vay các khách hàng chiến lược, khách hàng tốt, tiềm năng có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất 10% - 11,5%/năm. Thậm chí, mức lãi suất cho vay xuất khẩu ngắn hạn còn “trong mơ” chỉ từ 7 - 8%/năm.
Theo Khánh Huyền
Tiền phong
Nội chính sẽ đối đầu với tham nhũng chính quyền?
Không thể đẩy những chiến sĩ chống tham nhũng ra mặt trận với tư thế tay
không vũ khí. Cần đến sự cộng hưởng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham
nhũng cùng Ban Nội chính trung ương chăng?
Logic tham nhũngNói về tham nhũng trong hệ thống chính quyền - một chủ đề đã từ ít nhất 6 năm qua được coi là quốc nạn, có lẽ không cần nhắc lại những kết quả hoặc con số phòng chống mà vẫn bị giới chức trong Đảng đánh giá là “còn quá khiêm tốn”.Điều dễ hiểu là đỉnh điểm của những vụ việc đã tưởng như đỉnh điểm trong quá khứ - vụ án Vinashin với con số thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng cùng rất nhiều khuất tất vẫn chưa được làm rõ, có thể gián tiếp và cả trực tiếp liên đới với trách nhiệm một số quan chức nào đó, vẫn là một cái gai nhọn trong đồng tử xã hội.
Cũng ít nhất trong 6 năm qua, nếu tính từ thời điểm vụ PMU 18 “khép” lại, tham nhũng lại chính là logic tự thân của nó. Một khi những vụ án khổng lồ như Vinashin không được xử lý thấu đáo, hiển nhiên cái logic như thế đã hiện hình những vụ án khác như Vinalines.
Chỉ vào năm 2011, cụm từ “lợi ích nhóm” dường như mới chín muồi để được bật ra một cách công khai, và hơn thế nữa là logic của sự công khai này đã dẫn đến một khái niệm ghê gớm hơn nhiều: “Nhóm lợi ích”.
Năm 2011 cũng là thời gian đặc trưng cho một cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có nhưng cũng không đáng có, với một trong những nguyên nhân chính gây ra nó là thực tế điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, dù vẫn được giới chức chính quyền cho là “linh hoạt và uyển chuyển”, nhưng lại làm cạn kiệt sức đề kháng của ít nhất một phần ba số doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát - dù được cho là “tăng ở mức kiềm chế”, nhưng liệu có ý nghĩa gì khi tỷ lệ thất nghiệp thực tế chắc chắn đã khác xa với số liệu vài ba phần trăm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội?
Đó cũng là bối cảnh mà cụm từ “nhóm lợi ích” được kết cấu thêm cái đuôi của nó: nhóm lợi ích ngân hàng. Trong nguyên năm 2011 và nửa đầu năm 2012, cụm từ này trở nên thịnh hành đến nỗi chỉ cần nhìn vào nó, người ta đã có thể hình dung ra hố phân hóa thu nhập giữa ngành ngân hàng và các doanh nghiệp khác lên đến ít nhất vài chục lần.
Logic điều hành chính sách kinh tế hoàn toàn có thể dẫn dắt logic đặc quyền và tiếp nối là đặc lợi. Ít nhất trong nửa cuối năm 2011, trùng với thời gian Chính phủ mới được hình thành, dư luận xã hội về cách hành xử thiên vị cho nhóm lợi ích ngân hàng là không hề nhỏ. Thậm chí, còn diễn ra quá nhiều phản ứng dư luận về những nhóm lợi ích bao cấp khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam - những địa chỉ đã được hưởng ưu ái đến bất thường, đầy nghi vấn và cũng luôn tiềm ẩn mưu toan đổ lỗ kinh doanh trái ngành lên đầu hàng chục triệu người dân đóng thuế.
Chưa bao giờ kể từ năm 1975 đến nay, logic tham nhũng lại hoàn thành “chức trách nhiệm vụ” của nó một cách “xuất sắc” như thế.
Kinh tế càng khó khăn, xã hội lại càng bị điêu đứng bởi nạn tham nhũng từ cấp cao đến tận cấp cơ sở, tạo nên một “mặt bằng văn hóa tham nhũng” chưa từng có tiền lệ, đẩy đất nước vào nguy cơ của một cơn hoạn nạn, mà nếu không được chỉnh đốn thật sự quyết liệt, sẽ không còn cơ hội nào cho niềm tin dân tộc hồi phục.
Không quá cường ngôn, như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tham nhũng và nhóm lợi ích sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tồn vong của chế độ.
Logic của chống tham nhũng
Nhưng một đất nước với 90 triệu dân lại không thể không có vũ khí. Một cách tương ứng, Đảng cũng luôn có và sẽ có vũ khí chống tham nhũng nếu những người lãnh đạo Đảng tỏ ra kiên quyết và biết cách hành động một cách thực chất.
Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng chính là vũ khí đó. Đó là một cơ chế và bộ máy có sẵn, chỉ là nên vận dụng nó như thế nào, phân định rạch ròi những nhân sự khách quan có quyền quyết định vận hành nó, và cuối cùng là cần tập trung hỏa lực của nó vào đối tượng nào mà thôi.
Trong một thời gian dài, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thuộc về Chính phủ. Lẽ tất nhiên cơ quan này phải được đảm trách và chỉ đạo bởi cấp thấp nhất là một phó thủ tướng. Còn người chịu trách nhiệm chính về hoạt động và kết quả của nó là Thủ tướng.
Kết quả cũng đã có, ít nhất trong 6 năm qua. Song như những đánh giá lặp đi lặp lại qua từng năm về mức độ “còn quá khiêm tốn”, rõ ràng cơ chế Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trực thuộc chính quyền đã không thích ứng nhanh, đầy đủ trách nhiệm và cả công tâm với diễn biến tham nhũng - vốn đã tăng vọt theo cấp số nhân tại các cấp chính quyền thừa hành có điều kiện trực tiếp đụng chạm với người dân và doanh nghiệp.
Cũng bởi thế, việc Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng được chính thức đưa về quyền lãnh đạo và chỉ đạo của Tổng bí thư có thể được xem không chỉ như một sự kiện chính trị mà còn là một tín hiệu tốt lành về dân sinh.
Cùng với Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, một vũ khí khác mà Đảng có thể dựa vào và có thể đạt được kết quả khích lệ nếu biết vận dụng - Ban Nội chính trung ương và hệ thống ngành dọc của cơ quan này.
Được tái lập sau một thời gian dài ngắt quãng, giờ đây đang có hơi hướng cơ quan nội chính sẽ được nhấn mạnh hơn, không chỉ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng mà đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng.
Cần nhắc lại, trong thời gian trước khi Việt Nam mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, hệ thống nội chính đã có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống thanh sát của Đảng. Cơ quan này thường thể hiện rõ vai trò của nó tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Còn vào giai đoạn mở cửa, một trong những minh họa tiêu biểu nhất về vai trò của cơ quan nội chính lại là thành phố Đà Nẵng.
Được coi là “môi trường đáng sống nhất cả nước”, một địa chỉ được bảo đảm an ninh trật tự và ít sắc màu tham nhũng, Đà Nẵng cũng ghi nhận sự đóng góp của một số cơ quan hệ đảng, mà theo Bí thư Thành ủy thành phố này - người được dư luận gần đây nhận định là “Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”, vai trò của Ban Nội chính là “rất cần thiết”.
Sự cần thiết ấy có tác động và ý nghĩa gì đối với hệ thống chính quyền đương nhiệm? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó.
Theo Lê Quân
Doanhnhanhsaigon
1140. Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt
Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt
Đã là quá đủ cho câu chuyện thành công tiếp theo ở châu ÁTác giả: Geoffrey Cain
Người dịch: Đan Thanh
11-7-2012
Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm 1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật, bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng duy trì “phép màu Việt Nam”.
Trong thập niên vừa qua, tiền công lao động tăng lên ở Trung Quốc đưa đến kết quả là những ngày họ đóng vai trò “công xưởng của thế giới” không còn bao lâu. Một Việt Nam ổn định, với lực lượng lao động trẻ tuổi và rẻ tiền, cơ sở hạ tầng tiện lợi, dường như là sự lựa chọn hợp logic tiếp sau Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tràn vào trong suốt những năm giữa thập niên 2000, với vốn ròng tăng hơn ba lần, đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008 so với hai năm trước đó. Việt Nam là “con hổ châu Á tiếp theo đang thành hình”, Goldman Sachs bảo vậy. Ông Edmund Malesky, một nhà kinh tế chính trị ở ĐH California, San Diego và chuyên sâu nghiên cứu về Việt Nam, nói: “Các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ”.
Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế.
Mọi thứ bắt đầu đi xuống khi Việt Nam khởi động một chương trình mở rộng tín dụng nội địa, trị giá 100 tỷ USD, từ năm 2007 tới năm 2010. Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình càng được tăng tốc. Thay vì hướng đến các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ lại chuyển các quỹ tới tay những doanh nghiệp nhà nước có mối quan hệ về chính trị. Các đơn vị đó sử dụng vốn này để bành trướng mạnh mẽ vào những lĩnh vực ngoài ngành nghề chuyên môn của họ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực và dẫn đến lạm phát. Sẵn lắm tiền mặt, họ đã có thể loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn nhưng lại hiệu quả hơn. Hãng đóng tàu quốc doanh khổng lồ Vinashin, nơi tuyển dụng khoảng 60.000 công nhân và cai quản 28 xưởng đóng tàu, chia thành gần 300 đơn vị, gồm cả cơ sở sản xuất xe máy, khách sạn. Trước đó họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế, trong năm 2007. Giới chức lãnh đạo hy vọng nó sẽ là lực kéo tăng trưởng kinh tế, giống như các tập đoàn (công-lô-mê-rát) nửa công nửa tư nhân của Hàn Quốc.
Nhưng, vào năm 2010, Vinashin bị phát hiện là đã làm giả chứng từ tài chính, và tập đoàn gần như sụp đổ vì khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, cả với chủ nợ trong nước lẫn quốc tế. Con số này tương đương gần 5% GDP. Cuối cùng Vinashin vỡ nợ một khoản 400 triệu USD của Credit Suisse. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng, khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của mình, đã tìm ra con dê tế thần: Tháng 3, chính quyền kết án 8 nhân viên điều hành. Nhưng thay vì đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nhiều hứa hẹn mà chậm chạp thê thảm, được khởi động suốt từ những năm 1990, thì chính quyền giấu nhẹm mọi sự thất bại của họ.
Chính phủ bắt đầukiểm soát thiệt hại, từ chối bảo trợ cho khoản 400 triệu USD vay từ Credit Suisse trong khi Vinashin vẫn không chịu cởi mở thông tin với giới chủ nợ châu Âu. Phản ứng trước khủng hoảng, Moody hạ điểm tín dụng chủ quyền của Việt Nam một điểm, từ B1 xuống Ba3, đánh dấu “rủi ro tín dụng cao” dưới điểm về đầu tư.
Theo một số biên tập viên ở vài tờ báo quốc doanh, được phỏng vấn năm 2011, thì các vụ sụp đổ tương tự Vinashin khác cũng đã xảy ra, nhưng mạng lưới mánh mung bí mật cho phép họ che giấu sổ sách chứng từ thua lỗ trong nhiều năm. Vào tháng 5-2012, một cuộc điều tra của chính phủ cho thấy tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinalines đã vỡ nợ đối với 4 khoản nợ, trị giá 1,1 tỷ USD, và nợ lũy tiến 2,1 tỷ USD, gấp hơn bốn lần tài sản của họ. Kể từ tháng 2, đã có 4 nhân viên điều hành bị bắt vì quản lý yếu kém nguồn lực nhà nước; trong khi đó thì chính quyền đang truy nã vị cựu chủ tịch của hãng này (đã bỏ trốn).
Giới đầu tư ngoại quốc, đối diện với chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng cao, bắt đầu lo sợ rằng Việt Nam đang mất đi lợi thế giá thấp. Bốn nhà đầu tư nước ngoài than phiền trong các cuộc phỏng vấn diễn ra hai năm qua, rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã lạm dụng địa vị “người gác cổng trong nghề” có mối liên hệ mật thiết tới chính phủ. “Họ là ung nhọt” – môt luật sư kinh doanh người Mỹ ở TP.HCM nói. “Chẳng ai muốn dây dưa với đám ấy”.
Trong khi giới chức Việt Nam đang cố gắng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua, thì một báo cáo kiểm toán nhà nước phát hành hồi đầu tháng 7 tiết lộ rằng ít nhất 30 doanh nghiệp nhà nước lớn khác cũng đang mắc những gánh nợ rất đáng lo ngại. Vấn đề sâu xa hơn nữa là ở Việt Nam, không giống như ở Trung Quốc, giới tinh hoa trong Đảng Cộng sản không ảo tưởng gì về chuyện chia lợi lộc với tư nhân, đặc biệt là doanh nhân nước ngoài. Ở Trung Quốc, nhìn chung đảng giữ tính cạnh tranh của thị trường bằng cách bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, cải thiện chất lượng điều hành của chính phủ, tư nhân hóa khoảng 90.000 doanh nghiệp trị giá hơn 1,4 nghìn tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2005, và gần đây là tiến hành thanh trừng các tay mao ít mới như Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới lãnh đạo Việt Nam thì vẫn chưa xác định được phải sửa chữa, điều chỉnh nền kinh tế của mình như thế nào mà không phải từ bỏ một số hình thức kiểm soát về chính trị nào đó – một bước mà họ không muốn tiến hành.
Thay vì làm sạch đống mạng nhện giữa các doanh nghiệp nhà nước với những chính trị gia bảo hộ cho chúng, thì các tay chơi quyền lực lại tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tầng lớp doanh nhân mới giàu (nouveau riche) kiêm đại biểu quốc hội. Hồi cuối tháng 5, Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 96% thuận để bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến – một trong chỉ một số rất ít trùm kinh doanh có chân trong cơ quan lập pháp mà không phải đảng viên – vì tội khai man lý lịch.
Thật ra tội đúng của bà Yến là: liên tục kêu gọi đối xử bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, vốn dĩ chiếm gần nửa nền kinh tế. “Dọn sạch cả căn nhà thì quá nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống” – ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội, nhận xét.
Tới tháng 6, việc chính phủ thắt chặt tín dụng góp phần hạ lạm phát từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn 6,9%. Chủ sở hữu các nhà máy nhỏ như nhà máy của ông Nguyên, than thở rằng vấn đề bây giờ là làn sóng tín dụng dễ dãi đã làm tăng nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Sa hai vụ sụp đổ doanh nghiệp nhà nước rất nặng nề, chính phủ đã đi đến lúc thừa nhận rằng hệ thống tài chính có vấn đề gì đó sai căn bản. Giám đốc Ngân hàng trung ương của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, có nói hồi đầu tháng 6 rằng khoảng 10% nợ của các ngân hàng Việt Nam là nợ xấu. Thay vì cải cách nền kinh tế, chính phủ đang đề xuất nhiều thứ cũng tương tự như cũ: Một kế hoạch là thành lập cơ quan quản lý tài sản quốc gia, với 4,8 tỷ USD để thanh toán nợ. Nhưng điều đó có nghĩa là lập ra một cơ quan hành chính quan liêu mới, nằm kẹt trong mạng lưới bảo trợ giữa các thành viên cao cấp trong đảng, ngân hàng và doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cũng đã than phiền về gánh nặng quá lớn do nạn quan liêu gây ra, và nhiều nhà đầu tư giờ đây bắt đầu nghĩ đến việc chuyển sang Indonesa, Bangladesh và Myanmar – Denny Cowger, một luật sư làm cho Duane Morris, công ty luật của Mỹ có văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, nói. Trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011 và 2012, Việt Nam tụt sáu bậc xuống vị trí 65, do luật lệ phiền toái, lạm phát, thâm hụt ngân sách, và cơ sở hạ tầng không tốt (báo cáo đánh giá cao Việt Nam do có thị trường lao động tương đối hiệu quả và có “tiềm năng đổi mới sáng tạo”).
Trong khi đó, khy vực nhà nước tiếp tục ngốn tới 40% GDP. “Vấn đề chính yếu là Việt Nam phải tiến hành một số cải cách kinh tế về căn bản trong nước, để duy trì được tính cạnh tranh” – ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những thứ tương tự”.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © BS 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét