Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 14/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=Fmfwi7SyYh0&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=YDwE3K82zx4&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

VN ‘thất vọng vì không có tuyên bố chung’ (BBC) —- Việt Nam lấy làm tiếc việc AMM-45 không ra Thông cáo chung (Infonet) —VN phản đối TQ điều tàu cá tới Trường Sa (BBC)   —-Trung Quốc đưa 30 chiếc tàu cá đến Trường Sa, tuyên bố hội nghị ngoại giao hữu ích(RFA)   —-Trung Quốc đưa 30 tàu đánh cá tới Trường Sa (VOA)
Yêu cầu Trung Quốc giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền Việt Nam (Infonet)  —Philippines phản đối tuyên bố của Chủ tịch AMM-45 (Infonet)
Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở Trường Sa là phi pháp (Chinhphu)  —Thủ tướng quyết định thành lập Viện Biển Đông (Infonet)
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Người biểu tình đang bị lợi dụng (Infonet)  —Chủ tịch Hà Nội phê phán biểu tình (BBC) -Chủ tịch UBND lại lên tiếng phê phán hoạt động biểu tình chống Trung Quốc khi nói tới các cuộc tuần hành hai tuần qua.  Vậy thì “biểu tình ủng hộ” tàu cá và tàu ngư chính kéo đến Trường sa “giữ dùm” cho Biển đảo của Việt Nam ,và Trung cộng bắt bớ Ngư Dân VN cùng ăn cướp tàu bè ngư cụ ở vùng Biển Hoàng sa là do Dân ta “vi phạm lãnh hải Trung cộng”?? được không??? Trong khi Ngư Dân bị Trung cộng bắt bớ cướp….liên tục thì câm họng chó,đến khi Đồng bào ta bày tỏ thái độ phản đối trung cộng làm càn ăn cướp của ta thì phê phán!? rõ là “theo giặc Tàu” phản lại Tổ quốc và Nhân dân. Không thể nào biện minh được với tư cách là “đầy tớ của Nhân Dân”.
Trung Quốc lắp đặt trạm rađa mới trên biển Đông (Infonet) -Ngoài hệ thống ra đa tại bãi cạn Paganiban, Trung Quốc đã lắp đặt một hệ thống ra đa khá hiện đại tại bãi cạn Subi, một hòn đảo nhỏ cách quần đảo Kalayaan của Philippines 12 hải lý.
Những lực lượng khuấy động biển Đông (TN) -Vì chính sách chung lẫn lợi lộc riêng, nhiều cơ quan Trung Quốc liên tục có các hành động gây lo ngại trên biển Đông.   —-”CPC không muốn đưa tranh chấp biển Đông vào tuyên bố chung” (NLĐO) – Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết nước chủ nhà Campuchia không chấp nhận đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông vào tuyên bố chung.

Nhìn lại quan hệ thương mại Việt – Mỹ (RFA)  —-Chính sách kềm chế phải chăng đã lỗi thời?(RFA)   —Khu trục hạm Trung Quốc mắc cạn ở Trường Sa.(RFA)   —-Tàu hải quân Trung Quốc bị mắc cạn  (VOA)  —Cambodia có thể là nước duy nhất chặn tuyên bố chung ASEAN(RFA)
Mỹ, Kampuchea thảo luận về đầu tư và nợ tồn đọng (VOA)   — Biển Đông: Đề tài nóng nhất tại thượng đỉnh ASEAN (VOA)   —Thượng đỉnh ASEAN thất bại về vấn đề Biển Đông (VOA)   —Trung Quốc ca ngợi thượng đỉnh ASEAN thành công (VOA) -  thành công vì Trung cộng đã “ngăn chận” được Thông cáo chung và chia rẽ được khối Asean,không lên án được hành vi gây hấn để bành trướng…của Trung cộng.
Sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc tại Lào (RFI)  — Lào ngưng xây dựng đập Xayaburi(RFA)  —-Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thăm Việt Nam (BBC) -Tin cho hay Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Cecil Haney, đang ở thăm Việt Nam.    —-Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ thăm Việt Nam (Infonet)
Trung Quốc sẽ chinh phục các nước bằng những giá trị gì? (Song Chi-RFA)     —Chính trị Thái lan: Cái giá phải trả vì thiếu hòa hợp và hòa giải (Kami-RFA)
Tranh chấp Biển Đông và Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản  (VOA)   —-Diễn đàn Thương mại Mỹ-ASEAN khai mạc (VOA)
Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ (VOA) -Tiến sĩ Cai Văn Khiêm giữ các chức vị lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với hơn 25 bằng phát minh.
‘Thảm họa truyền thông’ (BBC) -Mặt trái báo chí nhân chuyện cô gái ‘dập vùi’ đàn ông Việt.   —Tiếng kêu cứu của đồng bào dân oan đến Đông Anh, Nội Dương, Hà Tây …(CTM)  —PHẢI TÍNH CHUYỆN LÂU DÀI (BS.Hồ Hải/CTM)
LÊ VĨNH TÀI biển kể về nhiều chuyện khác (Lê thiếu Nhơn blog)- lấn ở ải Nam Quan/cướp đất ở Hà Giang/giờ đến biển/vết dao cắt không lành/xanh màu xanh máu của người sốt rét
những người lính “nguỵ” đã chết ở đây/những người lính “cách mạng” đã chết ở đây/trời cao đất dày/với 16 chữ vàng/hảo hảo/cô bé quàng khăn đỏ đang tâm giao/cùng chó sói…..
Tại sao hải quân đánh bộ VN trang bị mới súng TAR-21 của Israel (Infonet) -Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi “bất ngờ”.
Sửa đổi luật Đất đai: Nóng chuyện thu hồi đất (TN) - Hầu hết các ý kiến tại hội thảo “Cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, định giá đất” do Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) tổ chức ngày 13.7, đều tập trung vào vấn đề thu hồi đất. >>>Giá đất cao là điểm nghẽn của nền kinh tế
Gần 30 tỉ đồng giúp ngư dân (NLĐ) -Sau 6 ngày phát động chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”, đến chiều 13-7, đã có 35 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam đăng ký ủng hộ ngư dân với tổng số tiền gần 30 tỉ đồng
Tìm việc thời khó khăn (NLĐ) -Không kén việc, không ngại đi xa, không chăm bẵm vào lương bổng là cách người lao động tìm việc trong thời buổi khó khăn  —Cần công khai tiếng nói người dân (TT)
Con đường nào cho tương lai Việt Nam !!! (BNS.TDNL 150 )  —Có tự do thì báo chí mới trung thực !!! (TDNL 149)  Tiếp tục đè đầu, bịt miệng, móc túi, thắt dạ dày nhân dân !! (TDNL 147)

Kinh tế

Việt Nam thu chưa được 50% chỉ tiêu thuế(RFA)   —-Kinh tế Trung Quốc đang theo chiều hướng đi xuống? (VOA)  —Giảm lãi suất vay ngân hàng : Doanh nghiệp Việt Nam bớt phần khó khăn (RFI)   —Thủ tướng yêu cầu EVN từ năm nay phải có lãi (Infonet)
Đề xuất tách lợi nhuận của DN ra khỏi giá xăng, dầu (Infonet)   —Phí ATM bị tận thu đến… bất ngờ (Infonet)
Quầy hoàn thuế GTGT “ế khách” (TNO) Sau hơn 10 ngày triển khai việc hoàn thuế GTGT, quầy hoàn thuế đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn “ế khách”.

Văn hóa – Giáo dục

Vài nét đặc thù của dòng văn chương Nam bộ (Du tử Lê-Nguoiviet)
Một trường THPT có điểm chuẩn vào lớp 10 chỉ 4,5 điểm (TN)

Thế giới

Ngoại trưởng Hoa Kỳ hội kiến Tổng thống Miến Điện(RFA)   —Nhân viên Liên Hiệp Quốc và thiện nguyện bị Miến Điện bắt giữ(RFA)  —-Ngoại trưởng Mỹ lại gặp Tổng thống Miến Điện để khuyến khích cải tổ (RFI)   —-IMF lập một văn phòng đặc trách về Miến Điện (RFI)
Hoa Kỳ: Các nước Mekong phải tránh lỗi lầm của Mỹ(RFA)   —Trực thăng, xe tăng giết 200 người cùng làng ở Syria(RFA)   —Phe đối lập Syria nói thường dân bị thảm sát trong 1 ngôi làng ở Hama (VOA)  —Quân đội Syria bị tố cáo tiếp tục thảm sát dân chúng (RFI)
Hoa Kỳ: Syria cần phải bảo vệ vũ khí hóa học (VOA) -Một tờ báo nổi tiếng của Mỹ đưa tin rằng Syria đã bắt đầu chuyển một phần kho vũ khí hóa học ra khỏi các kho chứa
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi bảo vệ quyền lợi công nhân “vì kinh tế”(RFA)    —Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Đông Nam Á bảo vệ quyền của người lao động
(RFI)  —Trang tiểu blog của Lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải biến mất một cách bí hiểm (VOA)   —Mỹ cải thiện thủ tục cấp visa cho du khách Trung
Quốc (VOA)  —Đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ hạ xuống mức thấp nhất trong 4 năm (VOA)   —Hoa Kỳ siết chặt trừng phạt với Iran (BBC)
Tòa Bảo hiến Thái Lan bác đơn kiện đảng cầm quyền của phe đối lập(RFI)  —Liên hiệp châu Âu yêu cầu Rumani tôn trọng độc lập của tư pháp(RFI)
Thượng viện Pháp thông qua dự luật mới chống sách nhiễu tình dục(RFI)  —Hai tỷ phú Hồng Kông bị truy tố vì tội hối lộ (RFI)   —Rắc rối ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản(RFI)   —-Anh Quốc: Điều thêm quân đội đến Luân Đôn bảo vệ Thế Vận Hội (RFI)
Tuyết lở ở Pháp làm chín người thiệt mạng (Nguoiviet)

VH-XH-MT

Dân xì xụp khấn “miếu vỉa hè”: Chính quyền và CA nói gì (Infonet) – khi niềm tin vào “chân thiện mỹ” không còn thì “gốc cây hòn đa thú vật…” là thứ để tin!!!
Côn đồ ngang nhiên đánh 3 người nhập viện (TN)   —-Thêm một phòng khám Trung Quốc bị xử phạt (TNO)   —Thêm một ca dương tính với HIV tại “xóm có nhiều người nhiễm HIV bí hiểm”(TN)  —Cháy tiệm làm đẹp ngay trung tâm TP.HCM(TN)  —Mới nhậm chức 2 tuần, đã bị xử tham nhũng(TN)
Bắt giữ 29 kẻ ăn thịt người ở Papua New Guinea(TN)  —Lớp dạy quyến rũ đại gia(TN)   —-Buôn lậu tại TPHCM gia tăng (NLĐ)

1141. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC NGA-TRUNG Ở HƯỚNG ĐÔNG

Posted by basamnews on 14/07/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC NGA-TRUNG Ở HƯỚNG ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 12/7/2012
TTXVN (Mátxcơva 10/7)
“Báo Độc lập” (Nga) gần đây đăng bài viết của nhà phương Đông học Iuri Tavrovski với tiêu đề “Phát triển phía Đông”, trong đó phân tích và bình luận về chiến lược mở rộng, phát triển phía Đông của Nga và triển vọng quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc ở khu vực này, như sau:
Từ mùa Thu 2011, sáu tháng trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo, trong một bài báo, ông Vladimir Putin đã bất ngờ tuyên bố về sự cần thiết phải tái liên kết không gian Âu-Á. Tính chất quan trọng của những ý định này của ông Putin được khẳng định bằng việc thành lập một cơ cấu chuyên biệt siêu quốc gia – Ủy ban Kinh tế Âu – Á. Ủy ban này đã tuyển hàng trăm nhân viên và có quyền hạn rộng rãi được hợp thức hóa về mặt pháp lý. Đề xuất mang tính khái niệm vấn đề chuyển sang phía Đông tiếp tục được đề cập ở một trong bảy bài viết mang tính cương lĩnh, nói về chính sách đối ngoại của Nga đặc biệt trong đó nhấn mạnh việc nâng cao vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các quá trình kinh tế và chính trị toàn cầu, nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn lực của Trung Quốc để nâng cao đời sống kinh tế ở vùng Xibêri và Viễn Đông. Ông Putin kêu gọi “mượn gió của Trung Quốc để nâng cánh buồm kinh tế của chúng ta”. Bài báo “đề cập đến việc “nâng ảnh hưởng của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương” và “những chân trời mới đang được mở ra cho hoạt động có hiệu quả”.

Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông, Sân bay vũ trụ mới, Hội nghị thượng đỉnh
Khuôn khổ của bài viết trước bầu cử không cho phép ông Putin nêu ra đầy đủ mọi thuận lợi và bất lợi khiến Nga sẽ phải gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trước hết Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra tuyên bố về việc chuyển ưu tiên của Mỹ trong chính sách đối ngoại và những chuẩn bị về mặt quân sự từ khu vực Trung Đông sang châu Á-Thái Bình Dương nhằm “kiềm chế” Trung Quốc. Chiến lược này của Mỹ sẽ động chạm không chỉ đến Trung Quốc mà đến tất cả các nước trong châu Á-Thái Bình Dương, cho dù các nước này có quan hệ với Oasinhtơn hay Bắc Kinh như thế nào đi chăng nữa. Đối với Nga, việc “kiềm chế” Trung Quốc làm gia tăng áp lực của Mỹ và đồng minh của Mỹ đối với khu vực Xibêri, đặc biệt là Viễn Đông. Mỹ định hạn chế việc Trung Quốc khai thác các nguồn nguyên nhiên liệu của các nước khác – từ Libi đến Mianma, từ Xuđăng đến Mỹ Latinh. Tình trạng di cư ít ỏi và tương đối chưa phát triển của các khu vực phía Đông của chúng ta có thể trở thành cái cớ để họ kêu gọi “quốc tế hóa” khu vực này. Họ tranh luận rằng “những nguồn tài nguyên mà Nga đang sử dụng một cách không hợp lý là thuộc về toàn thể nhân loại”, vấn đề bảo vệ khu vực Xibêri và Viễn Đông có thể, trước hết, thông qua việc đẩy nhanh sự phát triển các khu vực này, mở rộng các xí nghiệp hiện có và xây dựng các xí nghiệp mới, các tuyến đường giao thông vận tải, các thành phố và làng mạc. Việc xao nhãng những vấn đề phía Đông đất nước làm nảy sinh tư tưởng phân lập trong cư dân địa phương. Trong một cuộc điều tra dân số mới đây, hàng nghìn người đã gọi mình là “người Xibêri”. Sự tồn tại không lâu của nước Cộng hòa Viễn Đông “có chủ quyền”, đã bị những người Bônsêvích giải thể vì ảnh hưởng của Mỹ ngày càng tăng lên, đang được nhắc lại với sự hoài niệm.
Vài tháng trước đây, vai trò đột phá trong sự hồi sinh một nửa phía Đông của nước Nga đã được giao cho Tổng công ty nhà nước về phát triển khu vực Xibêri và Viễn Đông. Trước hết, Tổng Công ty này bắt tay vào việc xây dựng các cảng, đường sá và sân bay, phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Điều đáng chú ý là những thống tin đầu tiên về việc thành lập bộ mới (Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông) đã gặp phải sự chỉ trích gay gắt của một số nhà kinh tế có ảnh hưởng. Những người có xu hướng hướng sang phương Tây chỉ trích mạnh mẽ nhất. Họ lo ngại việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác Nga – Trung và trong “Chương trình – 2020” do họ soạn thảo, họ công khai gọi Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược chủ yếu của Nga”. Những lời chỉ trích nhằm vào việc “con quái vật có quyền hành vô hạn của nhà nước đang ngăn cản sự phát triển của các lực lượng thị trường”. Tuy nhiên, những kết quả không hài lòng của việc tự gạt bỏ vai trò của nhà nước có lợi cho các lực lượng thị trường ở khu vực Xibêri và Viễn Đông trong những năm “thắng lợi của chủ nghĩa tự do tiên tiến” đang chứng minh sự mong muốn có những
cách tiếp cận mới đối với khu vực này. Có lẽ, việc thành lập Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông thuộc về những cách tiếp cận đó. Chưa bao giờ trong các cơ cấu chính phủ của Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện nay có bộ này. Hiện chưa rõ, liệu bộ này có bãi bỏ ý tưởng thành lập tổng công ty nhà nước hay không. Nhưng rõ ràng bộ mới sẽ có quyền hạn hết sức rộng lớn và có nguồn lực tài chính đáng kể. Không phải ngẫu nhiên mà ông Viktor Ishayev, cựu Thống đốc khu vực Khabarovsk được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ này. Ông Ishayev sẽ đồng thời giữ chức Đại diện toàn quyền của Tổng thống tại khu vực Viễn Đông thuộc Liên bang. Việc bố trí trụ sở của Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông tại Khabarovsk, chứ không phải ở Matxcơva, sẽ là việc chưa từng có. Bởi để làm việc này thậm chí phải sửa đổi Hiến pháp Nga. Hiến pháp quy định trụ sở của các bộ chỉ đóng ở Matxcơva. Dường như, Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông đóng ở Khabarovsk sẽ đáp ứng được sự phát triển của vùng Xibêri.
Trong các dự án phát triển vùng Xibêri – Viễn Đông gắn với tên của ông Putin, nổi lên việc xây dựng Sân bay vũ trụ mới “phương Đông” và việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok vào tháng 9 năm nay. Cũng có nhiều bình luận và chỉ trích gay gắt và sự hoài nghi đối với những dự án này. Thật vậy, tham nhũng và tình trạng bừa bãi, trình độ chuyên môn thấp và sự thiếu hụt sức lao động đã ảnh hưởng đáng kể tới việc thực hiện nhiều sáng kiến, cho dù ở phía Tây hay ở phía Đông nước Nga. Nhưng việc mới đây kết nối khâu cuối cùng của cây cầu treo khổng lồ dẫn tới “đảo Nga”, nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC, chứng tỏ sự đúng đắn của câu thành ngữ “Có đi mới đến”.
Thủ tướng Stolypin trước đây, Tổng thống Putin hiện nay
Tại sao ông Putin lại quan tâm nhiều tới các khu vực phía Đông của nước Nga đến vậy? Bản thân ông sinh ra và lớn lên Lêningrát, thành phố phía Tây nước Nga, học tiếng Đức và trải qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời ở Đức. Sau khi nắm quyền lực, ông đã nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ chính thức với các đồng nghiệp Đức, Pháp, Italia, Mỹ, giành được uy tín đối với họ. Phải chăng điều đáng thất vọng chính là trong sự tương tác với các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ, những người luôn nói những lời ấm áp và vồ vai, nhưng vẫn tiếp tục bao vây Nga bằng một vòng các căn cứ quân sự và ép đẩy các công ty của Nga ra khỏi các thị trường mà chúng ta đã giành được? Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù không vỗ vai, nhưng họ thực hiện đầy đủ những cam kết trong quan hệ đối tác chiến lược, họ cho chúng ta vay tín dụng để thực hiện các dự án về dầu mỏ – những dự án rất quý giá đối với ông Putin.
Có lẽ niềm say mê đối với lịch sử và địa lý của ông Putin trong thời gian gần đây đã thúc đẩy việc mở rộng tầm nhìn chiến lược của ông. Việc khai thác vùng Xibêri và Viễn Đông trong đầu thế kỷ XX là một phần quan trọng trong những thành tựu cua Thủ tướng Stolypin (triều đại Nikolai II, Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Nga) mà ông ngưỡng mộ Việc di chuyển thành công ba triệu nông dân từ Ucraina và Nga sang phía Đông cùng với việc dành cho họ những khuyến khích về tài chính và ưu đãi về thuế đang gợi lên những liên tưởng về cơ cấu hoàn hảo được ông Putin ủng hộ. Thủ tướng Stolypin đã nói vào năm 1908 khi thảo luận tại Đuma Quốc gia vấn đề về xây dựng tuyến đường sắt Amursk “Con đại bàng của chúng ta, di sản của Đế chế Bidăngtin – là con đại bàng hai đầu. Tất nhiên, những con đại bàng một đầu khỏe mạnh và mạnh mẽ, nhưng con đại bàng của Nga nếu chặt cái đầu nhìn sang phía Đông, thì các vị sẽ không thể biến nó thành con đại bàng một đầu, các vị sẽ chỉ làm cho nó chảy máu”. Có lẽ ông Putin hồi tưởng lại những lời nói này của Thủ tướng Stolypin trong một chuyến công cán bằng chiếc Lada màu vàng trên con đường cao tốc Chita – Khabarovsk, ông nhận ra những cơ hội hết sức to lớn và tình trạng chưa phát triển của vùng Viễn Đông, ông cũng chợt nhớ lại chuyến du hành trong những năm 1890-1891 của Hoàng thái tử Nikolai Alexandrovich bằng đường biển vòng quanh châu Âu và châu Phi đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và trở lại Xanh Pêtécbua bằng đường bộ qua vùng Viễn Đông và Xibêri. Tận mắt nhìn thấy các nước láng giềng và sự rộng lớn của nước Nga. sau khi trở thành Hoàng đế, Nikolai đã bật đèn xanh cho một số dự án phát triển quy mô lớn, xây dựng các thành phố, bến cảng và đường sắt. Nhà phương Đông học Esper Ukhtomsky, người đi hộ tống chuyến đi của Hoàng Thái tử và trở thành người bạn thân cận của vị hoàng đế chuyên quyền, đã đứng đầu Ngân hàng Nga – Trung Quốc và Hội đồng quản trị đường sắt Mãn Châu Lý, thực hiện các sứ mệnh ngoại giao tế nhị.
Sự phát triển “rượt đuổi” – mô hình phát triển hiệu quả
Trong thời kỳ Liên Xô và tiếp theo là Nga, Chính quyền đã nỗ lực ngăn chặn tình trạng sụy giảm dân số và chậm phát triển kinh tế của vùng Xibêri và Viễn Đông. Không ít chương trình, dự án dài hạn và ngắn hạn của các công ty nhà nước và các chủ thể thuộc Liên bang đã được thông qua. Những nguồn tài chính khổng lồ đã được phân bổ để thực hiện những chương trình và dự án đó. Thường những chương trình và những dự án này không đồng bộ và không hướng vào mục tiêu chung – phát triển khu vực này. Rõ ràng, hiện nay các phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo có thể bảo đảm hiệu ứng tương đối nhanh chóng, sẽ được đặt ra. Những việc đã làm trước đây liệu có bổ ích cho những người hoạch định chiến lược mới, những người không có thời gian để soạn thảo “từ đầu” hay không. Tuy nhiên, bên cạnh chúng ta có một mô hình phát triển các khu vực chậm phát triển hiện đang có hiệu quả. Ở đây chúng tôi muốn nói tới Trung Quốc. Các chương trình chiến lược như “mở cửa các khu vực cận biên” (từ năm 1992), “khai thác quy mô lớn phần phía Tây đất nước” (từ năm 1999), “hiện đại hóa các cơ sở công nghiệp cũ ở phía Đông Bắc Trung Quốc” (từ năm 2007) đang được thực hiện ơ Trung Quốc, tuy không cho phép đuổi kịp sự phát triển kinh tế và xã hội của các tỉnh ven biển, nhưng làm giảm đáng kể tình trạng phát triển không đồng đều, cải thiện sự cân bằng của các quá trình phát triển kinh tế, nhân khẩu học và xã hội. Việc nhà nước trực tiếp trợ cấp cho các khu vực, cấp tài chính từ ngân sách cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và sản xuất lớn, cũng như các phương pháp kích thích kinh tế, mở rộng quyền hạn của chính quyền cơ sở, khuyến khích sáng kiến của cá nhân đã trở thành những công cụ để thực hiện các chương trình và dự án nói trên. Chúng ta tận mắt nhìn thấy thành phố Mãn Châu, cách làng Zabaikalsk của chúng ta khoảng 2 km, xuất hiện trong 20 năm như một câu chuyện cổ tích, các đường cao tốc và những thành phố với những tòa nhà cao chọc trời, những trường đại học và sân vận động ở tỉnh Quý Châu nghèo nhất…
Kinh nghiệm đó hiện nay đối với Nga là vô cùng quý giá và chúng ta không có gì phải xấu hổ khi “vay mượn” kinh nghiệm cửa các đối tác Trung Quốc. Điều này liên quan tới các nhà lãnh đạo đất nước, những người chắc chắn thích thú với công nghệ chuẩn bị các quyết sách chiến lược ở Bắc Kinh và điều quan trọng là việc các cơ quan chính quyền ở trung ương và cơ sở đưa các quyết sách đó vào cuộc sống. Điều này cũng liên quan tới các nhà lãnh đạo các khu vực và các tỉnh của Nga. Kinh nghiệm của những đồng nghiệp Trung Quốc ở các tỉnh lân cận và các khu tự trị, những hình thức khác nhau mà họ áp dụng để có được và sử dụng các nguồn kinh phí từ trung ương, các quyền hạn bổ sung trong lĩnh vực ưu đãi về thuế và các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác v.v… là rất hữu ích đối với họ. Điều này liên quan tới thị trưởng các thành phố, thị xã, đặc biệt là các thành phố, thị trấn gần biên giới. Họ nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của các điểm dân cư và các xí nghiệp trong các khu vực lân cận và muốn tìm hiểu những bí quyết của thành công.
về vấn đề này tôi đề nghị nên tổ chức những cuộc gặp giữa tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc luân phiên nhau ở các thành phố lân cận – chẳng hạn, Hắc Hà và Blagoveshchensk hoặc Mãn Châu và Zabaikalsk. Và nên đưa việc này vào chương trình các cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Trung. Trong các cuộc gặp gỡ thường kỳ, thủ tướng hai nước cũng nên tới thăm các thành phố và các khu vực đã có sự hợp tác có hiệu quả, ủng hộ các nhà lãnh đạo các thành phố và khư vực đó. Các nhà lãnh đạo cần càng sớm càng tốt thông qua những thoả thuận tương ứng về trao đổi kinh nghiệm phát triển khu vực và đưa ra những chỉ đạo cần thiết cho các cơ quan chính quyền ở trung ương và địa phương.
Chúng tôi muốn Bộ Phát triển khu vực Viễn Đông ngay từ khi bắt đầu hoạt động nên thiết lập sự hợp tác với các bộ phận tương ứng của Chính phủ Trung Quốc, thành lập ở Matxcơva và Khabarovsk, cũng như ở trung tâm các khu vực, tỉnh những nhóm công tác thường trực nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các khu vực lạc hậu của Trung Quốc. Chúng ta không nên loại trừ việc có thể sử dụng các hình thức như vậy để thu hút các cố vấn Trung Quốc làm việc trong bộ này. Một việc làm đúng đắn là tiến hành dịch sang tiếng Nga và phân tích các văn kiện của Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây – những văn kiện tập trung vào vấn đề phát triển hạ tầng cơ sở, tạo môi trường sống trong sạch, phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và xây dựng các điểm phát triển mới năng động, ưu tiên các phát triển của ngành công nghiệp tiên tiến sử dụng các nguồn lực tại địa phương và truyền thống, nâng cao đáng kể mức dịch vụ công, loại bỏ các rào cản hành chính trên con đường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn của tư nhân, trong đó có vốn của các nước láng giềng và các điểm dân cư lân cận. Tất cả những việc nêu trên sẽ mở ra những lĩnh vực hợp tác mới của “quan hệ đối tác chiến lược Nga- Trung”.
Mối quan tâm chung
Chiến lược “Phát triển về phía Đông của Nga” đã được vạch ra trùng hợp với thời điểm tình hình kinh tế đối ngoại của Trung Quốc đang xấu đi. Các chuyên gia Trung Quốc nhận thấy một trong những phương thức làm giảm thiểu những hậu quả của việc cắt giảm các thị trường xuất khẩu truyền thống là nhanh chóng tìm lối ra thị trường ở các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Nga. Việc chủ động sử dụng kinh nghiệm, công nghệ, thiết bị và cán bộ của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng đường sá, nhà ở, các công trình công nghiệp và nông nghiệp hết sức cần thiết đối với vùng Xibêri và Viễn Đông, sẽ có lợi cho cả Trung Quốc và Nga. Việc thực hiện ngay từ đầu, chí ít là một số dự án thí điểm lớn với phương thức “chìa khóa trao tay” sẽ cho thấy tốc độ, hiệu quả và tính kinh tế của việc sử dụng “gió của Trung Quốc để thổi cánh buồm kinh tế của chúng ta”, điều mà ông Putin đã viết trong bài báo của mình. Một điều không kém quan trọng là việc thực hiện thành công các công trình thí điểm sẽ chứng minh sự vô căn cứ của những lo ngại về “mối đe dọa” Trung Quốc, hiện vẫn còn trong tâm trí những thường dân Nga cũng như một bộ phận giới tinh hoa đô thị.
Nga bắt đầu “quay về phía Đông”. Bây giờ điều quan trọng là đẩy nhanh sự “quay về phía Nam” của các khu vực Xibêri và Viễn Đông, còn đối với các tỉnh của Trung Quốc là “quay về phía Bắc”. Những điều chỉnh các véctơ phát triển này phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc “hài hòa” và “phát triển toàn diện”. Đối với các nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh trong bài viết về chính sách đối ngoại của mình: “Nước Nga cần Trung Quốc thịnh vượng và ổn định” và ngược lại, ông tin rằng “Trung Quốc cũng cần một nước Nga hùng mạnh và thành công”./.

-Hoàn cầu thời báo và thương vụ buôn bán hận thù của những con diều hâu Trung Cộng

Boxitvn
环球时报和中国鹰派的仇恨交易贸易[1]
Nguyễn Văn
Mấy năm gần đây, tờ Hoàn cầu thời báo (HCTB) nổi lên như là cơ quan ngôn luận của những “con diều hâu” China. (Cũng có thể mượn cách nói của tác giả Vũ Cao Đàm, HCTB là tiếng nói của những con diều hâu Trung Cộng). Việt Nam là một trong những đối tượng của HCTB. Mới tuần vừa qua, những con diều hâu China còn lớn tiếng lặp lại điệp khúc đe dọa Việt Nam khi Bộ trưởng Hilary Clinton viếng thăm Việt Nam. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem HCTB là ai mà tỏ ra hung hãn và lưu manh như thế?

Thử đọc qua vài bản tin và câu chữ sau đây:
“Trung Quốc có nhiều cách để dạy cho Philippines một bài học nhưng chúng ta không được phép dễ dãi sử dụng các cách này”.
“Philippines và Việt Nam đáng bị trừng phạt. Nếu tiếp tục khiêu khích chống Trung Quốc, các nước có thể bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp, trong đó có tấn công quân sự”.
“Hà Nội sẽ cảm thấy đau đớn nếu giúp Mỹ trở lại”

Không có chữ nào khác ngoài tính từ “du côn” và “lộng ngôn” để mô tả cách hành xử trên. Trong năm gần đây, những cái tít và câu chữ trên hay tương tự như trên càng ngày càng xuất hiện với cường độ dày đặc hơn.
Ai là tác giả của những câu chữ du côn như trên? Xin thưa: Hoàn Cầu thời báo. Tờ báo này còn có tên tiếng Anh là Global Times. Có lẽ thấy người ta có New York Times, nên mấy người chủ trương tờ báo mới bắt chước đặt tên Times. Nhưng bắt chước mà còn quen thói trịch thượng với mộng hoàn cầu – Global. Vậy chúng ta cũng cần tìm hiểu qua lai lịch và chủ trương của những kẻ đứng đằng sau những phát biểu có thể nói là vô giáo dục như trên.
Lai lịch của HCTB rất thú vị. Nó là “con đẻ” của tờ Nhân dân nhật báo. Xin nói thêm, Nhân dân nhật báo của China, chứ không phải tờ báo có cùng tên ở Việt Nam [ở Việt Nam tên tờ báo là Nhân dân không có thêm cái đuôi nhật báoBVN]. Ai cũng biết Nhân dân nhật báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản China. Do đó, có thể nói rằng HCTB cũng là một tiếng nói chính thức khác của Đảng Cộng sản China. Tiếc thay, đó là tiếng nói du côn và lộng ngôn.
Bối cảnh ra đời của HCTB là nhằm cân bằng cán cân thông tin về China. Giấy khai sinh của HCTB cho thấy nó được tờ Nhân dân nhật báo đẻ ra từ năm 1993, nhưng mãi đến gần đây nó mới gây tiếng vang qua phiên bản tiếng Anh. Năm 2008, khi Hồ Cẩm Đào ghé thăm tòa soạn tờ Nhân dân nhật báo, Hồ ta thán rằng sức mạnh của phương Tây cũng là thế yếu của China. Sức mạnh đó là truyền thông. Kết luận ngay từ chuyến thăm đó là: hình ảnh của China do các cơ sở truyền thông phương Tây tô vẽ không tích cực, và báo chí China cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Thế là Tháng Tư năm 2009, tờ Global Times ra đời.
Sứ mệnh của HCTB là gióng lên những tiếng nói của một China đang lên và tự tin. Do đó, nó tập trung vào những vấn đề quốc tế và quốc nội có thể gây tranh cãi. Dĩ nhiên, nó phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản China và nhóm lợi ích trong Đảng.
HCTB khoe rằng nó có nhiều độc giả thuộc tầng lớp tinh hoa. Trong phần About us, HCTB cho biết độc giả bao gồm các đại sứ quán, lãnh đạo doanh nghiệp, chính khách, giới trí thức, và những nhà lãnh đạo tương lai của China. Theo thống kê, phiên bản tiếng Hoa bán được 1.5 triệu bản mỗi ngày, nhưng không ai biết con số này cho phiên bản tiếng Anh, và có bao nhiêu trong số người ngoại quốc đọc.
HCTB là một tờ báo khá đặc biệt, có lẽ giống như chính quyền khai sinh ra nó – có hai bộ mặt. Bộ mặt nói tiếng Anh thì có vẻ văn minh, ngôn ngữ chừng mực, và có phần nhẹ nhàng. Nhưng bộ mặt nói tiếng Hoa thì rất hung hãn một cách hoang dã, ngôn ngữ hiếu chiến, như những kẻ du côn trong chính trường. Như thế, phải coi Global TimesHoàn cầu thời báo là hai bản chứ không phải báo song ngữ, nếu không thì đó là kiểu “lá mặt lá trái”. Chính phiên bản tiếng Hoa của HCTB có những bài đòi tấn công Việt Nam và các nước lân cận. “Cha nào con nấy”, cha có hai bộ mặt thì con cũng thế. Ngoài mặt thì nói chuyện nghĩa nhân (16 chữ vàng và 4 chữ tốt gì đó), nhưng đằng sau là một chùm dao găm sẵn sàng triệt hạ Việt Nam.
Mô hình thương mại của HCTB là buôn bán chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ngoài ra, HCTB còn kinh doanh những “mặt hàng” liên quan, như những phát ngôn lưu manh. Để buôn bán chủ nghĩa dân tộc cực đoan có hiệu quả, thủ đoạn kinh doanh của HCTB là sản xuất ra những bài hỗn hợp giữa quyền lợi quốc gia, lợi ích truyền thông, và lợi ích độc giả. Lợi ích quốc gia xem như an toàn, vì chẳng ai dám chất vấn, mà còn có hiệu quả bơm thêm nhiên liệu cho tinh thần đại Hán. Lợi ích truyền thông ở đây phải và nên hiểu là những bài viết mang tính giật gân, cạnh tranh. HCTB không giấu giếm là nó sẵn sàng cạnh tranh với mẹ của nó (tức Nhân dân nhật báo). Lợi ích độc giả đối với HCTB là quảng bá chủ nghĩa người hùng. Lâu lâu in hình những ông tướng vận quân phục với sao lấp lánh, trông rất oai (nhưng khi bị thất sủng như Lâm Bưu thì có thể sống như thú vật). Mô hình này, nói cho ngay, cũng khá thành công trong việc thu hút độc giả.
Nghiên cứu trên 173 bản tin / bài viết của Chengju Huang (Đại học RMIT, Úc) cho thấy 72% những bài viết có nội dung tranh cãi. HCTB rất thích trả đũa Mỹ: trong số 33 bài viết về Mỹ thì 80% là chỉ trích và đe dọa (xem Bảng 1). Đe dọa bằng những ngôn từ rất trẻ con.
Bảng 1: Phân tích 173 bản tin và bài viết trên Hoàn cầu thời báo
Phân loại bài viết Số bài (Phần trăm)
Địa lý
Quốc nội 86 (49%)
Quốc tế 73 (42%)
Hỗn hợp 16 (9%)
Trong số bài quốc tế
Viết về Mỹ hay trả đũa 33 (45%)
Ngoài Mỹ 40 (55%)
Chủ đề
Gây tranh cãi 125 (72%)
Không gây tranh cãi 48 (28%)
Mới tuần vừa qua, HCTB đe dọa Việt Nam rằng “Hà Nội sẽ cảm thấy đau đớn nếu giúp Mỹ trở lại” khi Bộ trưởng Ngoại giao Hilary Clinton ghé thăm. Những cây viết HCTB còn không quên nhắc rằng China đã từng “dạy Việt Nam một bài học” (ý nói cuộc chiến năm 1979). Nhưng điều đáng tiếc là những con diều hâu núp trong HCTB mau quên lịch sử. Chúng quên rằng trong trận đánh 1979 chính China mới bị Việt Nam dạy cho một bài học. Hình như những con diều hâu trong HCTB cũng quên rằng China tuy là nước lớn nhưng chưa bao giờ thắng ai, lại còn có thời bị Nhật đánh cho tơi bời mà còn chưa tởn.
Trong thực tế, người Nhật và cả người Việt rất khinh những con diều hâu trong HCTB. Đó là những con người lưu manh, sẵn sàng bóp méo lịch sử, và hèn.
Nhìn như thế để thấy sự hiện diện của Hoàn Cầu thời báo là hoàn toàn có thể đoán được. Thật ra, tôi thấy trong bối cảnh báo chí nhàm chán (như Nhân dân nhật báo của Trung Quốc toàn nói chuyện phải đạo), sự xuất hiện của HCTB cũng có cái hay. Hay ở chỗ chúng ta biết được trong những cái đầu của một số người China (hy vọng là thiểu số) những tế bào não nghĩ gì về thế giới chung quanh họ. Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn; trong rừng hơn 1 tỉ cái đầu, thì chắc chắn có những ý kiến và quan điểm khác nhau, và chúng ta cần biết những khác biệt đó. Tôi chỉ ngạc nhiên tại sao Việt Nam chúng ta không có một thời báo như Hoàn Cầu (làm ơn đừng bắt chước đến cái tên của họ!) để cho người dân bày tỏ cảm tình thật nhưng chắc chắn văn minh hơn HCTB. Mong lắm thay! Trong khi Việt Nam chưa có một diễn đàn để người dân có tiếng nói thật thì xin các bạn hãy xem bài này như là một tiếng nói thật của một người Việt Nam.
HCTB muốn bắt chước hệ thống truyền thông Fox của Mỹ. Nhưng chỉ khác một điều là Fox thì văn minh hơn HCTB nhiều. Mà, kỳ vọng văn minh từ một đất nước với lịch sử và truyền thống luôn muốn bành trướng đó thì có lẽ đánh giá họ quá cao. Không ngạc nhiên khi chúng ta thấy những ngôn từ hung hãn và đầy tính trịch thượng, giống y chang như tổ tiên, cha ông của họ đã như thế với vua chúa Việt Nam trước đây. Nói cách khác, trải qua bao thế hệ mà nhóm lãnh đạo ấy chưa tiến hoá để hành xử văn minh hơn. Jack Cafferty của CNN (Mĩ) từng nói về China rằng “Tôi nghĩ rằng về cơ bản, họ là một nhúm người đần độn và du côn. Họ đã như thế trong suốt 50 năm qua”. Có lẽ chúng ta phải sửa câu đó thành: họ đã hành xử du côn như thế trong suốt 10 thế kỷ qua.
N.V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
[1] Đầu đề tiếng Trung là lời dịch của BVN để giúp người Trung Quốc tìm hiểu bài viết này.
Được đăng bởi bauxitevn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét