- Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa–Hoàng Sa (VNN). - Chung tay giúp ngư dân bám biển Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). - Hơn 7 triệu công đoàn viên cùng ngư dân ra khơi (VOV). - Sẻ chia vì tình người (LĐ).
- Việt – Nhật tăng cường hợp tác an ninh trên biển (TT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản (VOV).
- Nông dân Văn Giang (Hưng Yên) bị đánh dã man (ĐV). - Lên danh sách đối tượng tình nghi vụ côn đồ đánh dân (VnMedia). - Khởi tố vụ án côn đồ đánh 3 nông dân Văn Giang nhập viện (TN).
- Mổ xẻ những bất cập trong quản lý đất đai (TP/ĐĐK).
- Xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: Chủ tịch xã phớt lờ chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy (NCT). - Cách chức nhiều “quan xã” sai phạm về đất đai (DT).
KINH TẾ- Thực hư lãi khủng ngân hàng. - Đằng sau nợ xấu (TP).
- Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần (VOV). - Đến năm 2013 giá bán điện bình quân theo giá thị trường (SGGP).
- Sẽ tăng tần suất điều chỉnh giá xăng dầu? (VnEco).
- Căn hộ 25m2 làm giảm nợ xấu ngân hàng (Infonet).
- Giá vàng tuần tới tăng hay giảm? (TT).
- GDP Trung Quốc thấp nhất trong 3 năm (VNE).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Có dám đưa bà Ba Sương vào Chèo? (ĐV).
- Nhà Văn Nguyễn Đông Thức viết bằng hồi ức (Petrotimes).
- Mùa hạ cay đắng (SGTT).
- ‘Ngôi sao’ hay chỉ là ‘thảm họa’ sau các cuộc thi? (Infonet).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Sẵn sàng thử sức cao đẳng (ĐV). - Thi Cao đẳng 2012: Nhiều ngành mới lần đầu tiên có ở Việt Nam (GDVN). - Trường đầu tiên ở VN đào tạo quản gia cao cấp (VNN).
- Thi cử và cuộc sống (Petrotimes). - Hội ủng hộ đề thi khối D gửi tâm thư cảm ơn Bộ Giáo dục (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNGQUỐC TẾ
- Thách thức phương Tây, Nga đưa vũ khí đến Syria (VnMedia).
- Nga lần đầu tiên bắn siêu tên lửa mạnh nhất thế giới (VnMedia).
Hoạt động của ngư dân TQ ở Trường Sa là phi pháp (VNN) —Việt Nam, Philippines tiếc AMM-45 không ra thông cáo chung (VNN) —Ấn Độ gián tiếp nói Trung Quốc về Biển Đông (VNN)
ASEAN bất đồng vì Biển Đông (VnEx) – Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN kết thúc mà không công bố thông cáo chung, do bất đồng giữa các nước trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông.
Người dân Văn Giang bị truy sát giữa ban ngày (VnEx) —-20 côn đồ truy sát người dân Văn Giang (VNN) —-Cần xử lý nghiêm vụ côn đồ đánh dân (NLĐ) -Công an tỉnh Hưng Yên chỉ đạo điều tra làm rõ việc người dân thuộc khu vực thu hồi đất của dự án Ecopark (xã Xuân Quan, huyện Văn Giang) bị đánh đập dã man vào chiều 12-7
—’Không để dân bị xúi giục tụ tập biểu tình’ (VNN) —Chiếc khăn bông và câu hỏi của Thứ trưởng Mỹ (VNN)
Khi loãng…lương tâm, khi tắc…trách nhiệm!Nhìn vào y tế nước Việt, người ta sẽ thấy nước Việt hạnh phúc hay nước Việt…buồn?
Biếu quốc phòng, 4 máy bay nhập khẩu được miễn thuế (VEF.VN) —Ý muốn tăng giá điện như… ‘thùng không đáy’? (VNN)
Quản trị sự thay đổi
(TN) -“3 năm trước kinh tế thế giới khó hơn năm 2012, còn ở VN, năm nay
kinh tế khó hơn năm 2009”. Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng
Thương mại đã nói điều này trên cơ sở “sức khỏe” các doanh nghiệp (DN).
Khó khăn của DN đã đến cùng cực, nền kinh tế đối mặt với nhiều nguy cơ.
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng thông quan điện tử để buôn lậu(TBKTSG Online)
EVN được phép nâng dần giá bán điện(TBKTSG
Online) – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phân bổ các khoản lỗ do
sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá điện từ trước năm 2011
cho các năm 2012 và 2013. EVN sẽ từng bước nâng dần giá bán điện, đến
năm 2013 giá bán điện bình …
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược(TBKTSG)
– Chính phủ đang yêu cầu các tập đoàn thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh
doanh chính của mình. Lãnh đạo các tập đoàn này đi tới đâu cũng hô hào
điều đó. Thế nhưng nói một đàng, thực tế mỗi doanh nghiệp lại làm một
nẻo.
Bạo động kinh hoàng, 20 cảnh sát gặp nạn (NLĐ) -Bắc Ireland —Lãnh án 15 năm vì dọa giết Tổng thống Obama (NLĐ) —Campuchia, Thái Lan nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp (NLĐ)
Úc dành 156 tỉ USD trang bị quốc phòng (TN) —-Nokia đóng cửa hai văn phòng tại Trung Quốc(TNO) —Bà Michelle Obama bị một cảnh sát hộ tống dọa giết (SGTT)
-Sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc tại Lào
Thanh Hà – RFI
Kế hoạch sa thải 8.000 nhân viên của tập đoàn xe hơi nổi tiếng PSA
Peugeot Citroen đẩy lùi các phần thời sự quốc tế khác vào phần trang
trong của các báo. Nhưng trước khi trở lại hồ sơ này, xin điểm qua bài
báo trên tờ Le Monde mang tựa đề : « Xe lu của Trung Quốc đem lại ngờ
vực và sự chống đối từ phía Lào »
Nhân chuyến viếng thăm lịch sử của Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại xứ Vạn
Tượng, tờ báo chú ý đến tầm ảnh hưởng về kinh tế của nước láng giềng
Trung Quốc đối với quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé như Lào.
Bắc Kinh đã đầu tư 4 tỷ đô la để trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Lào, bên cạnh Việt Nam và Thái Lan. Từ năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Việt Nam để trở thành nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Vientianne. Nhưng « sự bành trướng » về phương diện kinh tế của ông khổng lồ Trung Quốc đang làm dấy lên một sự bất mãn trong dư luận và kể cả trong hàng ngữ lãnh đạo ở Lào.
Dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở, xây một khu nghỉ mát gần sát ngôi đền That Luang, biểu tượng của nước Lào được ký kết vào năm 2009 với 3 tập đoàn Trung Quốc đã bị dời lại. Một trong những dự án đang gây nhiều tranh luận hiện nay liên quan đến kế hoạch xây dựng đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh với Bangkok xuyên qua lãnh thổ Lào cùng chung số phận. Một khi hoàn thành, đây là cánh cổng đưa hàng hóa Trung Quốc nhanh chóng đến được các thị trường Malaysia và Singapore. Chỉ riêng đoạn đường rầy xuyên qua Lào sẽ được Trung Quốc tài trợ đến 70 %. Năm ngoái chính Vientianne đã quyết định dời lại vô hạn định công trình nói trên và vì rất nhiều lý do. Trong số đó phải kể đến đe dọa hàng chục ngàn dân cư bị di dời chỗ ở, Trung Quốc tịch thu đất canh tác của nông dân để xây dựng đường xe lửa cũng như lo ngại trông thấy hàng ngàn công nhân Trung Quốc đổ bộ vào Luang Namtha một thành phố gần sát biên giới hai nước. Tại Luang Namtha, các cửa hàng do người Hoa làm chủ ngày càng nhiều, những bảng quảng cáo bằng tiếng Hoa ngày càng đông và sự cạnh tranh thì ngày càng trở nên gắt gao hơn giữa người bản xứ với những nhà buôn Trung Quốc đến đây làm ăn.
Dù vậy đối với một số thành phần dân chúng bị bưng bít thông tin thì họ tỏ ra hài lòng khi thấy các đầu mối Trung Quốc đặt mua trọn cả vụ mùa hay đặt mua độc quyền mủ cao su. Có những người không ngần ngại cho rằng, trước mắt nhờ có Trung Quốc mà đời sống của họ được « ấm no hơn ».
Khu vực đồng euro vẫn lao đao
Trở lại thời sự châu Âu, báo Les Echos và Le Monde cùng quan tâm đến những khó khăn kinh tế của khu vực đồng euro vẫn chưa đến hồi kết. Les Echos nêu lên 10 mối đe dọa có thể xảy tới nội trong mùa hè năm nay. Theo quan điểm của Le Monde, các biện pháp khắc khổ chồng chất đang làm suy yếu eurozone.
Các chuyên gia được tờ báo trích dẫn lo ngại khi thấy các nước châu Âu cùng áp dụng một lúc chính sách cắt giảm chi tiêu và giảm bội chi ngân sách trong bối cảnh mà kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa.
Theo thẩm định của cơ quan cố vấn tài chính Euler Hermes, để có thể tiết kiệm được một euro cho ngân sách nhà nước, thì nền kinh tế đó phải tạo ra được tới 2 euro. Điều phi lý hơn cả là hiện tại quốc tế đang đòi Tây Ban Nha và Ý cắt giảm chi tiêu công cộng trong thời hạn ngắn chỉ bằng 1/3 so với thời gian mà nước Đức đã bỏ ra để hoàn tất chương trình cắt giảm chi tiêu công cộng từ năm 2002 đến 2007.
Một mối quan ngại khác là khi mà tất cả các nền kinh tế cùng « giảm chi tiêu », tức giảm kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong khi đó ai cũng biết 80 % kim ngạnh mậu dịch của khối euro có được là nhờ vào các khoản trao đổi giữa các thành viên trong khối với nhau. Khi ngành xuất khẩu bị bế tắc thì chắc chắn là tăng trưởng phải đi xuống còn số người thất nghiệp thì tăng cao.
Nhìn đến 10 mối đe dọa đối với kinh tế châu Âu có thể xảy tới trong mùa hè này được Les Echos đưa ra : đà suy yếu của nền kinh tế khu vực đồng euro ngày càng trở nên nghiêm trọng, và Trung Quốc và Hoa Kỳ không còn đủ sức để bù đắp lại sự « trống vắng đó ». Thứ nữa là « con bệnh trầm kha » của châu Âu là Hy Lạp thì vẫn chưa biết tương lai thế nào. Giới đầu tư còn quá nhiều nghi vấn về kế hoạch của châu Âu cứu nguy ngành ngân hàng Tây Ban Nha trong lúc cả Ý lẫn Tây Ban Nha cùng đang phải đi vay nợ với lãi suất ngày càng cao. Các ngân hàng trung ương thì bắt đầu thiếu phương tiện để can thiệp, để thổi một làn gió mới vào các hoạt động kinh tế của khu vực đồng euro.
Putin gia tăng chiến lược tấn công đối lập Nga
Đó là nội dung một bài báo trên phần trang quốc tế của tờ Le Figaro. Tờ báo cho biết là Hạ viện Douma sắp hoàn tất một cuộc chạy đua nước rút để cho ra đời hàng loạt các bộ luật nhằm «bịt miệng những người phản đối » tổng thống Nga.
Theo thông tín viên của tờ báo, suốt hai tuần qua, các dân biểu Nga đã làm việc ráo riết, họ biểu quyết và xem xét hết điều luật này đến dự luật kia với cùng một mục đích : siết chặt gọng kềm chung quanh hành vi chống đối, tăng cường kiểm soát với những tổ chức phi chính phủ được nước ngoài tài trợ, tăng cường kiểm duyệt trên mạng internet. Tối hôm 10/07/2012 đích thân tổng thống Vladimir Putin kêu gọi các dân biểu Nga « nhanh chóng » hoàn tất thông qua các đạo luật mới và đương nhiên theo như nhận xét của Le Figaro, tất cả các đại biểu của viện Douma đã « răm rắp » thi hành chỉ thị từ điện Kremli phát đi.
Song song với việc đưa ra hàng loạt các bộ luật để « bịt miệng » những phe chống đối, chính quyền Matxcơva còn tiến hành các biện pháp tinh vi để hù dọa và sách nhiễu đối lập. Le Figaro nêu lên một loạt các tên tuổi và cụ thể là họ bị « hành hạ » như thế nào.
Tờ báo không quên nhắc tới một nhân vật thân cận ông Putin : Alexandre Bastrykin, 58 tuổi từng chung học với ông Putin ở đại học Leningrad năm 1975. Ông này được chỉ định đứng đầu cơ quan « an ninh » của Nga. Cơ quan đó do điện Kremli « quản lý trực tiếp » và đương nhiên là có nhiệm vụ theo dõi « nhất cử, nhất động » của các nhà đối lập Nga. Trong số những thành phàn được Bastrykin đặc biệt quan tâm, phải kể đến blogger Alexei Navalny, hay lãnh đạo phong trào mặt trận cánh tả Serguei Oudaltsov.
PSA sa thải 8000 nhân viên, cú sốc đối với nước Pháp
Trở lại với đề tài chính được báo chí Pháp quan tâm nhiều hơn cả trong ngày : kế hoạch sa thải 8.000 nhân viên của tập đoàn xe hơi PSA. Đối với xã luận của báo công giáo La Croix đó là « Một gáo nước lạnh » khi PSA phải sa thải 8 % nhân viên, thông báo thua lỗ 700 triệu euro trong sáu tháng đầu năm. Trong mắt báo L’Humanité thì đấy là « một trận động đất cả về phương diện xã hội lẫn chính trị » : đối với chính phủ Pháp thì đây là « là bài toán trắc nghiệm khả năng và quyết tâm của chính phủ » coi việc duy trì công việc làm cho người dân là một ưu tiên hàng đầu. Le Figaro chạy tựa trên trang nhất « chính sách xã hội của Pháp rơi vào bẫy của PSA »
Trong bài báo mang tựa đề « xe hơi made in France tìm một làn sinh khí mới » Libération nêu lên những câu hỏi như là vì sao ngành công nghệ xe hơi, niềm tự hào của nướcPháp, liên tục phải sa thải nhân viên ? Vì sao tập đoàn PSA với hai nhãn hiệu nổi tiếng là Peugeot và Citroen lại bị thua lỗ nặng hơn so với nhãn hiệu hình quả trám là Renault.
Tờ báo nêu lên một vài con số cho thấy nền công nghiệp này đang « xuống dốc không phanh » : từ năm 2004 đến 2011, khối lượng xe hơi sản xuất tại Pháp giảm 39 %. Renault và Peugeot trong cùng thời kỳ giải thể 40.000 chỗ làm. Trong ba năm gần đây nhất các tập đoàn cung cấp phụ tùng xe hơi cho Peugeot và Renault bị vạ lây và đã phải cho 33.000 nhân viên nghỉ việc.
Để giải thích vì sao phải sa thải tới 8 % lực lượng lao động, như vừa thông báo, PSA nêu lên các lý do như là : lượng xe hơi bán ra tại châu Âu liên tục giảm sút, và thậm chí tại Pháp số xe bán ra đã giảm gần 13 % trong 6 tháng đầu năm 2012. Trên thực tế, cả Renault lẫn Peugeot do chỉ tập trung sản xuất xe hơi cỡ nhỏ như xe Clio, loại Peugeot 208, hay lớn hơn một chút là loại xe Mégane, C4. Cả hai thị trường này cùng đang đổ dốc. Cùng lúc do chạy theo lợi nhuận, cả PSA lẫn Renault cùng di dời các cơ sở sản xuất sang đông Âu, hay châu Mỹ La Tinh. Đó là những nơi nhân công rẻ hơn so với tại Pháp. Hãng xe Renault thông báo một chiếc xe Clio sản xuất tại Tunisia rẻ hơn so với ở Pháp tới 1.300 euro. Chính vì thế mà có tới 66 % xe bán ra với logo hình quả trám, được sản xuất ở nước ngoài. Đối với PSA thì tỷ lệ đó là 58 %. Hậu quả là các cơ sở sản xuất trên đất Pháp lần lượt thu hẹp tầm hoạt động.
Về câu hỏi tại sao PSA bị thua lỗ « nặng » hơn so với Renault, Libération trả lời : đơn giản là vì PSA chậm trễ hơn so với Renault trong việc di cơ sở sản xuất ra ngoại quốc. Tại Pháp, Renault chỉ còn có 51.000 nhân viên, thì PSA lại nặng gánh với một đội ngũ hơn 80.000 người. Yếu tố thứ nhì là PSA chậm chân trong việc phát triển xe hơi « low cost ». Đó là loại xe thuộc hạng rẻ tiền, nhưng lại có tính hấp dẫn cao và lại được sản xuất ở nước ngoài với giá thành rất thấp.
Bắc Kinh đã đầu tư 4 tỷ đô la để trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Lào, bên cạnh Việt Nam và Thái Lan. Từ năm ngoái, Trung Quốc đã qua mặt Việt Nam để trở thành nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Vientianne. Nhưng « sự bành trướng » về phương diện kinh tế của ông khổng lồ Trung Quốc đang làm dấy lên một sự bất mãn trong dư luận và kể cả trong hàng ngữ lãnh đạo ở Lào.
Dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở, xây một khu nghỉ mát gần sát ngôi đền That Luang, biểu tượng của nước Lào được ký kết vào năm 2009 với 3 tập đoàn Trung Quốc đã bị dời lại. Một trong những dự án đang gây nhiều tranh luận hiện nay liên quan đến kế hoạch xây dựng đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh với Bangkok xuyên qua lãnh thổ Lào cùng chung số phận. Một khi hoàn thành, đây là cánh cổng đưa hàng hóa Trung Quốc nhanh chóng đến được các thị trường Malaysia và Singapore. Chỉ riêng đoạn đường rầy xuyên qua Lào sẽ được Trung Quốc tài trợ đến 70 %. Năm ngoái chính Vientianne đã quyết định dời lại vô hạn định công trình nói trên và vì rất nhiều lý do. Trong số đó phải kể đến đe dọa hàng chục ngàn dân cư bị di dời chỗ ở, Trung Quốc tịch thu đất canh tác của nông dân để xây dựng đường xe lửa cũng như lo ngại trông thấy hàng ngàn công nhân Trung Quốc đổ bộ vào Luang Namtha một thành phố gần sát biên giới hai nước. Tại Luang Namtha, các cửa hàng do người Hoa làm chủ ngày càng nhiều, những bảng quảng cáo bằng tiếng Hoa ngày càng đông và sự cạnh tranh thì ngày càng trở nên gắt gao hơn giữa người bản xứ với những nhà buôn Trung Quốc đến đây làm ăn.
Dù vậy đối với một số thành phần dân chúng bị bưng bít thông tin thì họ tỏ ra hài lòng khi thấy các đầu mối Trung Quốc đặt mua trọn cả vụ mùa hay đặt mua độc quyền mủ cao su. Có những người không ngần ngại cho rằng, trước mắt nhờ có Trung Quốc mà đời sống của họ được « ấm no hơn ».
Khu vực đồng euro vẫn lao đao
Trở lại thời sự châu Âu, báo Les Echos và Le Monde cùng quan tâm đến những khó khăn kinh tế của khu vực đồng euro vẫn chưa đến hồi kết. Les Echos nêu lên 10 mối đe dọa có thể xảy tới nội trong mùa hè năm nay. Theo quan điểm của Le Monde, các biện pháp khắc khổ chồng chất đang làm suy yếu eurozone.
Các chuyên gia được tờ báo trích dẫn lo ngại khi thấy các nước châu Âu cùng áp dụng một lúc chính sách cắt giảm chi tiêu và giảm bội chi ngân sách trong bối cảnh mà kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa.
Theo thẩm định của cơ quan cố vấn tài chính Euler Hermes, để có thể tiết kiệm được một euro cho ngân sách nhà nước, thì nền kinh tế đó phải tạo ra được tới 2 euro. Điều phi lý hơn cả là hiện tại quốc tế đang đòi Tây Ban Nha và Ý cắt giảm chi tiêu công cộng trong thời hạn ngắn chỉ bằng 1/3 so với thời gian mà nước Đức đã bỏ ra để hoàn tất chương trình cắt giảm chi tiêu công cộng từ năm 2002 đến 2007.
Một mối quan ngại khác là khi mà tất cả các nền kinh tế cùng « giảm chi tiêu », tức giảm kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong khi đó ai cũng biết 80 % kim ngạnh mậu dịch của khối euro có được là nhờ vào các khoản trao đổi giữa các thành viên trong khối với nhau. Khi ngành xuất khẩu bị bế tắc thì chắc chắn là tăng trưởng phải đi xuống còn số người thất nghiệp thì tăng cao.
Nhìn đến 10 mối đe dọa đối với kinh tế châu Âu có thể xảy tới trong mùa hè này được Les Echos đưa ra : đà suy yếu của nền kinh tế khu vực đồng euro ngày càng trở nên nghiêm trọng, và Trung Quốc và Hoa Kỳ không còn đủ sức để bù đắp lại sự « trống vắng đó ». Thứ nữa là « con bệnh trầm kha » của châu Âu là Hy Lạp thì vẫn chưa biết tương lai thế nào. Giới đầu tư còn quá nhiều nghi vấn về kế hoạch của châu Âu cứu nguy ngành ngân hàng Tây Ban Nha trong lúc cả Ý lẫn Tây Ban Nha cùng đang phải đi vay nợ với lãi suất ngày càng cao. Các ngân hàng trung ương thì bắt đầu thiếu phương tiện để can thiệp, để thổi một làn gió mới vào các hoạt động kinh tế của khu vực đồng euro.
Putin gia tăng chiến lược tấn công đối lập Nga
Đó là nội dung một bài báo trên phần trang quốc tế của tờ Le Figaro. Tờ báo cho biết là Hạ viện Douma sắp hoàn tất một cuộc chạy đua nước rút để cho ra đời hàng loạt các bộ luật nhằm «bịt miệng những người phản đối » tổng thống Nga.
Theo thông tín viên của tờ báo, suốt hai tuần qua, các dân biểu Nga đã làm việc ráo riết, họ biểu quyết và xem xét hết điều luật này đến dự luật kia với cùng một mục đích : siết chặt gọng kềm chung quanh hành vi chống đối, tăng cường kiểm soát với những tổ chức phi chính phủ được nước ngoài tài trợ, tăng cường kiểm duyệt trên mạng internet. Tối hôm 10/07/2012 đích thân tổng thống Vladimir Putin kêu gọi các dân biểu Nga « nhanh chóng » hoàn tất thông qua các đạo luật mới và đương nhiên theo như nhận xét của Le Figaro, tất cả các đại biểu của viện Douma đã « răm rắp » thi hành chỉ thị từ điện Kremli phát đi.
Song song với việc đưa ra hàng loạt các bộ luật để « bịt miệng » những phe chống đối, chính quyền Matxcơva còn tiến hành các biện pháp tinh vi để hù dọa và sách nhiễu đối lập. Le Figaro nêu lên một loạt các tên tuổi và cụ thể là họ bị « hành hạ » như thế nào.
Tờ báo không quên nhắc tới một nhân vật thân cận ông Putin : Alexandre Bastrykin, 58 tuổi từng chung học với ông Putin ở đại học Leningrad năm 1975. Ông này được chỉ định đứng đầu cơ quan « an ninh » của Nga. Cơ quan đó do điện Kremli « quản lý trực tiếp » và đương nhiên là có nhiệm vụ theo dõi « nhất cử, nhất động » của các nhà đối lập Nga. Trong số những thành phàn được Bastrykin đặc biệt quan tâm, phải kể đến blogger Alexei Navalny, hay lãnh đạo phong trào mặt trận cánh tả Serguei Oudaltsov.
PSA sa thải 8000 nhân viên, cú sốc đối với nước Pháp
Trở lại với đề tài chính được báo chí Pháp quan tâm nhiều hơn cả trong ngày : kế hoạch sa thải 8.000 nhân viên của tập đoàn xe hơi PSA. Đối với xã luận của báo công giáo La Croix đó là « Một gáo nước lạnh » khi PSA phải sa thải 8 % nhân viên, thông báo thua lỗ 700 triệu euro trong sáu tháng đầu năm. Trong mắt báo L’Humanité thì đấy là « một trận động đất cả về phương diện xã hội lẫn chính trị » : đối với chính phủ Pháp thì đây là « là bài toán trắc nghiệm khả năng và quyết tâm của chính phủ » coi việc duy trì công việc làm cho người dân là một ưu tiên hàng đầu. Le Figaro chạy tựa trên trang nhất « chính sách xã hội của Pháp rơi vào bẫy của PSA »
Trong bài báo mang tựa đề « xe hơi made in France tìm một làn sinh khí mới » Libération nêu lên những câu hỏi như là vì sao ngành công nghệ xe hơi, niềm tự hào của nướcPháp, liên tục phải sa thải nhân viên ? Vì sao tập đoàn PSA với hai nhãn hiệu nổi tiếng là Peugeot và Citroen lại bị thua lỗ nặng hơn so với nhãn hiệu hình quả trám là Renault.
Tờ báo nêu lên một vài con số cho thấy nền công nghiệp này đang « xuống dốc không phanh » : từ năm 2004 đến 2011, khối lượng xe hơi sản xuất tại Pháp giảm 39 %. Renault và Peugeot trong cùng thời kỳ giải thể 40.000 chỗ làm. Trong ba năm gần đây nhất các tập đoàn cung cấp phụ tùng xe hơi cho Peugeot và Renault bị vạ lây và đã phải cho 33.000 nhân viên nghỉ việc.
Để giải thích vì sao phải sa thải tới 8 % lực lượng lao động, như vừa thông báo, PSA nêu lên các lý do như là : lượng xe hơi bán ra tại châu Âu liên tục giảm sút, và thậm chí tại Pháp số xe bán ra đã giảm gần 13 % trong 6 tháng đầu năm 2012. Trên thực tế, cả Renault lẫn Peugeot do chỉ tập trung sản xuất xe hơi cỡ nhỏ như xe Clio, loại Peugeot 208, hay lớn hơn một chút là loại xe Mégane, C4. Cả hai thị trường này cùng đang đổ dốc. Cùng lúc do chạy theo lợi nhuận, cả PSA lẫn Renault cùng di dời các cơ sở sản xuất sang đông Âu, hay châu Mỹ La Tinh. Đó là những nơi nhân công rẻ hơn so với tại Pháp. Hãng xe Renault thông báo một chiếc xe Clio sản xuất tại Tunisia rẻ hơn so với ở Pháp tới 1.300 euro. Chính vì thế mà có tới 66 % xe bán ra với logo hình quả trám, được sản xuất ở nước ngoài. Đối với PSA thì tỷ lệ đó là 58 %. Hậu quả là các cơ sở sản xuất trên đất Pháp lần lượt thu hẹp tầm hoạt động.
Về câu hỏi tại sao PSA bị thua lỗ « nặng » hơn so với Renault, Libération trả lời : đơn giản là vì PSA chậm trễ hơn so với Renault trong việc di cơ sở sản xuất ra ngoại quốc. Tại Pháp, Renault chỉ còn có 51.000 nhân viên, thì PSA lại nặng gánh với một đội ngũ hơn 80.000 người. Yếu tố thứ nhì là PSA chậm chân trong việc phát triển xe hơi « low cost ». Đó là loại xe thuộc hạng rẻ tiền, nhưng lại có tính hấp dẫn cao và lại được sản xuất ở nước ngoài với giá thành rất thấp.
Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN
Trọng Nghĩa _ RFI
Trong lịch sử ASEAN, chưa bao giờ một Hội nghị cấp Ngoại trưởng của khối lại không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến trình đàm phán, thảo luận. Thế nhưng điều không thể tưởng tượng nổi đó đã xẩy ra tại các Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, vừa kết thúc hôm qua, 13/07/2012. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN.
Nguyên nhân chính là do có bất đồng không thể giải quyết giữa
Philippines và Cam Bốt liên quan đến Biển Đông. Chính quyền Manila muốn
ghi tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại bãi đá Scarborough
vào trong bản Tuyên bố chung, một đề nghị đã bị Cam Bốt, trong tư cách
là chủ tịch luân phiên ASEAN bác bỏ. Bất chấp các đề nghị thỏa hiệp, cả
hai bên đều không thay đổi ý kiến, và Cam Bốt quyết định là Hội nghị sẽ
không có được tuyên bố chung.
Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã phê phán thái độ của Cam Bốt cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Ông phân tích như sau :
Hành động của Cam Bốt trong tư cách Chủ tịch ASEAN đã xóa nhòa sự phân biệt giữa Cam Bốt, một trong 10 thành viên của ASEAN và Cam Bốt, Chủ tịch ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội Đông Nam Á, các ngoại trưởng đã phải cùng nhau làm việc trên một chương trình nghị sự rất nặng nề nhưng lại bị mất đi phương tiện truyền thống để công bố các quyết định của mình, vì cho đến nay, Bản Tuyên bố chung của Chủ tịch ASEAN có mục tiêu ghi lại các quyết định của toàn khối.
Tình hình bắt nguồn từ hành động của Cam Bốt đã đẩy ASEAN vào một tình thế chưa từng thấy. Trang web của Ban Thư ký ASEAN hoàn toàn im hơi lặng tiếng lặng về những vấn đề này.
Nói cách khác, sau một tuần thảo luận một loạt các vấn đề – không chỉ là vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà thôi – cả khu vực và phần còn lại của thế giới đều không biết được là ASEAN đã quyết định những gì. Đây là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN.
Có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Cam Bốt. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Cam Bốt trong vai trò chủ tịch đã tỏ ra bướng bỉnh và không khoan nhượng. Họ liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm doạ Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, Cam Bốt cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp.
Rất có thể là tranh cãi về các từ ngữ trong bản Tuyên bố chung sẽ lan qua và gây nhiễu cho tiến trình đàm phán giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc trên một bộ Quy tắc Ứng xử (tại Biển Đông). Cam Bốt đã lộ mặt như là một “con ngựa kềm bước” giúp Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc khó khăn hơn. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Cam Bốt trong việc giữ kín các lập trường đàm phán bí mật của họ.
Định hướng đối ngoại của ASEAN đến nay đi theo hai chủ trương. Đầu tiên hết là ASEAN cần duy trì quyền tự chủ của khu vực, chống việc các cường quốc ngoài khối xen vào công việc nội bộ của minh. Kế đến, ASEAN nhấn mạnh đến khẳng định vai trò “người cầm lái” hoặc là nhân tố trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực. Hành động của Cam Bốt cho thấy rõ ràng là sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, công cụ giúp khối này cách ly với thế lực bên ngoài, đã bị sứt mẻ nặng nề. Không những Trung Quốc đã xâm nhập được vào trong ASEAN, mà họ đã làm được như vậy thông qua đại diện là Cam Bốt. Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vai trò “người cầm lái” của ASEAN.
Đối với Giáo sư Thayer, hành động của Cam Bốt đã làm xóa bỏ sự tin tưởng lẫn nhau trong khối, gây trở ngại cho ASEAN trong nỗ lực tiến tới một Cộng đông vào năm 2015.
Hành động của Cam Bốt sẽ đầu độc các hoạt động của ASEAN từ nay cho đến tháng Mười một, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức. Cam Bốt đã mất đi vai trò trung lập của họ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, và một số thành viên ASEAN sẽ nghi ngờ sự điều hành của Cam Bốt trong phần còn lại của năm 2012 này.
Hiện nay đã có một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN, và vết này có thể trở thành một kẽ nứt và cản trở việc thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015. Tình trạng rắc rối vừa qua làm tăng khả năng ASEAN bị tách thành hai nhóm : các quốc gia lục địa và các quốc gia duyên hải và hàng hải.
Nếu ASEAN muốn trở thành một cộng đồng, họ phải có được một “nhận thức về chúng ta”, rằng các thành viên chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn là với các cường quốc bên ngoài. Nền an ninh của ASEAN phải được xem như là không thể chia cắt. Hành động của Cam Bốt trong tuần này cho thấy là nhận thức về một Cộng đồng ASEAN rất là mong manh.
Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã phê phán thái độ của Cam Bốt cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Ông phân tích như sau :
Hành động của Cam Bốt trong tư cách Chủ tịch ASEAN đã xóa nhòa sự phân biệt giữa Cam Bốt, một trong 10 thành viên của ASEAN và Cam Bốt, Chủ tịch ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội Đông Nam Á, các ngoại trưởng đã phải cùng nhau làm việc trên một chương trình nghị sự rất nặng nề nhưng lại bị mất đi phương tiện truyền thống để công bố các quyết định của mình, vì cho đến nay, Bản Tuyên bố chung của Chủ tịch ASEAN có mục tiêu ghi lại các quyết định của toàn khối.
Tình hình bắt nguồn từ hành động của Cam Bốt đã đẩy ASEAN vào một tình thế chưa từng thấy. Trang web của Ban Thư ký ASEAN hoàn toàn im hơi lặng tiếng lặng về những vấn đề này.
Nói cách khác, sau một tuần thảo luận một loạt các vấn đề – không chỉ là vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà thôi – cả khu vực và phần còn lại của thế giới đều không biết được là ASEAN đã quyết định những gì. Đây là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN.
Có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Cam Bốt. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Cam Bốt trong vai trò chủ tịch đã tỏ ra bướng bỉnh và không khoan nhượng. Họ liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm doạ Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, Cam Bốt cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp.
Rất có thể là tranh cãi về các từ ngữ trong bản Tuyên bố chung sẽ lan qua và gây nhiễu cho tiến trình đàm phán giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc trên một bộ Quy tắc Ứng xử (tại Biển Đông). Cam Bốt đã lộ mặt như là một “con ngựa kềm bước” giúp Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc khó khăn hơn. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Cam Bốt trong việc giữ kín các lập trường đàm phán bí mật của họ.
Định hướng đối ngoại của ASEAN đến nay đi theo hai chủ trương. Đầu tiên hết là ASEAN cần duy trì quyền tự chủ của khu vực, chống việc các cường quốc ngoài khối xen vào công việc nội bộ của minh. Kế đến, ASEAN nhấn mạnh đến khẳng định vai trò “người cầm lái” hoặc là nhân tố trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực. Hành động của Cam Bốt cho thấy rõ ràng là sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, công cụ giúp khối này cách ly với thế lực bên ngoài, đã bị sứt mẻ nặng nề. Không những Trung Quốc đã xâm nhập được vào trong ASEAN, mà họ đã làm được như vậy thông qua đại diện là Cam Bốt. Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vai trò “người cầm lái” của ASEAN.
Đối với Giáo sư Thayer, hành động của Cam Bốt đã làm xóa bỏ sự tin tưởng lẫn nhau trong khối, gây trở ngại cho ASEAN trong nỗ lực tiến tới một Cộng đông vào năm 2015.
Hành động của Cam Bốt sẽ đầu độc các hoạt động của ASEAN từ nay cho đến tháng Mười một, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức. Cam Bốt đã mất đi vai trò trung lập của họ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, và một số thành viên ASEAN sẽ nghi ngờ sự điều hành của Cam Bốt trong phần còn lại của năm 2012 này.
Hiện nay đã có một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN, và vết này có thể trở thành một kẽ nứt và cản trở việc thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015. Tình trạng rắc rối vừa qua làm tăng khả năng ASEAN bị tách thành hai nhóm : các quốc gia lục địa và các quốc gia duyên hải và hàng hải.
Nếu ASEAN muốn trở thành một cộng đồng, họ phải có được một “nhận thức về chúng ta”, rằng các thành viên chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn là với các cường quốc bên ngoài. Nền an ninh của ASEAN phải được xem như là không thể chia cắt. Hành động của Cam Bốt trong tuần này cho thấy là nhận thức về một Cộng đồng ASEAN rất là mong manh.
Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Việt Nam
Cập nhật: 11:05 GMT – thứ bảy, 14 tháng 7, 2012 – BBC
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba vừa gặp người đồng nhiệm Việt Nam tại Hà Nội trong chuyến đi tăng cường quan hệ kinh tế-chính trị song phương.
Ông Gemba và ông Phạm Bình Minh cũng chủ trì một cuộc họp báo chung hôm thứ Bảy 14/7.
Được biết Ngoại trưởng Nhật chỉ ở Việt Nam trong hai ngày 13/7-14/7.
Trước đó ông đã ở thăm Campuchia và tham dự cuộc họp Ngoại trưởng các quốc gia Đông Á ở Phnom Penh.
Các hãng thông tấn có mặt ở Hà Nội cho hay trong cuộc họp báo ngày 14/7, Ngoại trưởng Gemba nói hai nước Việt Nam và Nhật Bản “đã thống nhất tăng cường hợp tác trong các lính vực quốc phòng và an ninh biển”.
Ông ngoại trưởng nói: “Trong các cuộc hội đàm ngày hôm nay, chúng tôi đã nhất trí mở rộng thêm các cuộc gặp ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm tăng cường hợp tác về quốc phòng và an ninh biển giữa Nhật Bản và Việt Nam”.
Quan hệ kinh tế cũng được đề cập tới trong chuyến thăm của ông Koichiro Gemba tới Hà Nội.
Thương mại hai chiều Việt-Nhật năm 2001 đạt 21 tỷ đôla, và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Tokyo cũng đang có kế hoạch hỗ trợ Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân ở miền Trung đất nước.
Tuy nhiên, các nguồn tin nói an toàn hàng hải và căng thằng hiện nay về chủ quyền biển với Trung Quốc nằm cao hơn cả trong nghị trình của ông bộ trưởng ngoại giao.
Bất đồng với Trung Quốc
Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đang có bất đồng sâu sắc với Trung Quốc quanh chủ quyền tại biển Hoa Đông.Tranh cãi ngoại giao bùng phát tuần rồi, khi Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra tới khu vực đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu ngư Đài hôm thứ Tư 11/7.
Nhật Bản đã chính thức phản đối Trung Quốc ngay tại hội nghị Asean+3 ở Phnom Penh.
Bắc Kinh nói các tàu của họ chỉ làm phận sự “trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc” trong khi Tokyo cực lực phản đối hành động vi phạm chủ quyền này.
Hội nghị ngoại trưởng Asean đã kết thúc hôm 13/7 trong chia rẽ, khi các ngoại trưởng không thể đưa ra một thông cáo chung cuối cuộc họp.
Đây là lần đầu tiên trong 45 hoạt động của khối Asean, vốn đề cao nguyên tắc đồng thuận, sự kiện như vậy xảy ra.
Việt Nam ngỏ ý tiếc, trong khi Philippines, quốc gia bị nước chủ nhà Campuchia gọi là hung hăng và ‘bắt nạt’, lên tiếng chỉ trích thái độ của Phnom Penh.
Ngoại trưởng Albert del Rosario hôm thứ Sáu 13/7 tuyên bố: “Tôi cho là ngay cả khi chúng tôi im lặng thì cũng sẽ bị cáo buộc là làm căng thẳng tình hình”.
“Khi chúng tôi phản hồi thì lại bị cáo buộc là bắt nạt.”
Philippines và Việt Nam muốn thông cáo chung của hội nghị ghi lại quan điểm của hai nước này đối với tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, điều mà Campuchia khước từ.
Trong giới ngoại giao có mặt tại hội nghị có cáo buộc Campuchia hành động như thể đã bị Trung Quốc “mua đứt”.
Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ
Cập nhật: 11:24 GMT – thứ bảy, 14 tháng 7, 2012 – BBC
Tin cho hay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc
phòng Việt Nam, vừa bắt đầu chuyến thăm dài ngày tới Hoa Kỳ.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong bản tin ngắn đưa sáng thứ Bảy rằng ông Vịnh dẫn đầu một đoàn Việt Nam “bắt đầu chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 14/7-24/7″.
TTXVN nói mục đích chuyến đi của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) là “thúc đẩy việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam”.
Tuy nhiên trong bối cảnh đang có căng thẳng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, chắc chắn chuyến đi của người đứng đầu về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tới Mỹ sẽ gây chú ý, nhất là khi ông thượng tướng ở thăm nước này tới 10 ngày.
Theo hãng thông tin nhà nước Việt Nam, trong thời gian ở Hoa Kỳ “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn sẽ trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ…”
Ông Vịnh và phái đoàn được biết cũng sẽ “làm việc với một số cơ quan Liên hiệp quốc như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Trung tâm hành động Mìn LHQ, Quỹ trẻ em LHQ, Văn phòng Các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ”, đồng thời thăm một số đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ, huấn luyện rà phá mìn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 của Việt Nam.
Đô đốc Haney được nói có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm Hà Nội trước khi sang Campuchia dự diễn đàn an ninh khu vực ARF-19.
Chuyến thăm của bà Clinton được nói nhằm tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Trong thời gian qua, quan hệ chính trị-quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã tiến triển nhanh chóng.
Giới bình luận cho rằng sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực đang khiến các quốc gia khác xích lại gần Mỹ, tuy Việt Nam luôn bác bỏ việc lấy Hoa Kỳ làm đối trọng.
Mỹ cũng đang thực hiện chiến lược chuyển dịch trọng tâm và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như đóng vai trò quan trọng.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong bản tin ngắn đưa sáng thứ Bảy rằng ông Vịnh dẫn đầu một đoàn Việt Nam “bắt đầu chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 14/7-24/7″.
TTXVN nói mục đích chuyến đi của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) là “thúc đẩy việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam”.
Tuy nhiên trong bối cảnh đang có căng thẳng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, chắc chắn chuyến đi của người đứng đầu về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tới Mỹ sẽ gây chú ý, nhất là khi ông thượng tướng ở thăm nước này tới 10 ngày.
Theo hãng thông tin nhà nước Việt Nam, trong thời gian ở Hoa Kỳ “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn sẽ trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ…”
Ông Vịnh và phái đoàn được biết cũng sẽ “làm việc với một số cơ quan Liên hiệp quốc như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Trung tâm hành động Mìn LHQ, Quỹ trẻ em LHQ, Văn phòng Các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ”, đồng thời thăm một số đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ, huấn luyện rà phá mìn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 của Việt Nam.
Quan hệ với Mỹ
Cùng thời điểm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – Đô đốc Cecil Haney, đang có chuyến thăm Việt Nam.Đô đốc Haney được nói có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm Hà Nội trước khi sang Campuchia dự diễn đàn an ninh khu vực ARF-19.
Chuyến thăm của bà Clinton được nói nhằm tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Trong thời gian qua, quan hệ chính trị-quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã tiến triển nhanh chóng.
Giới bình luận cho rằng sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực đang khiến các quốc gia khác xích lại gần Mỹ, tuy Việt Nam luôn bác bỏ việc lấy Hoa Kỳ làm đối trọng.
Mỹ cũng đang thực hiện chiến lược chuyển dịch trọng tâm và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như đóng vai trò quan trọng.
Lãi suất ở Việt Nam đang không giống ai
Dantri
Lợi nhuận chênh lệch để bù đắp chi phí lên đến 8-10% khiến ngân hàng lãi khủng còn doanh nghiệp thì dở khóc, dở cười.
“Chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nước trong
hơn 1 năm nay làm cho giá thành sản xuất hàng hóa đội lên. Bởi đầu vào
là lãi suất tiền gửi bị chặn còn đầu ra để cho ngân hàng tự quyết định” –
ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội bày tỏ quan điểm
của mình về cách điều hành lãi suất hiện nay.
(Ảnh minh họa)
Chính sách tiền tệ có lợi cho ngân hàng
Với lý thuyết, lợi nhuận thì chênh lệch 3-4% của ngân
hàng là đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Thực tế đang diễn ra nhiều
tháng nay là chênh lệch đã lên đến 8-10%. Và kết quả là ngân hàng thì
lãi khủng còn người gửi tiền thì thiệt đơn, thiệt kép, doanh nghiệp khốn
đốn vì lãi suất cao.
“Chúng tôi cảm thấy trừ Việt Nam không có đất nước
nào thực hiện một chính sách lãi suất như vậy, nhất là trong điều kiện
kinh tế bị đình đốn, hàng tồn kho nhiều, đời sống nhân dân khó khăn, sức
mua suy kiệt” – ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội siêu thị thành phố Hà
Nội đã nêu ý kiến.
Về chính sách tiền tệ, nếu còn duy trì chế độ chặn
đầu vào của tiền gửi thì đồng thời cũng phải thực hiện việc chặn đầu ra
khi cho vay. Tất nhiên, sẽ có chính sách đầu ra đối với các đối tượng ưu
tiên khác nhau trong xã hội. Một phương án khác có thể đến thời điểm
nhất định ngân hàng nên thả nổi lãi suất để thị trường tiền tệ giao dịch
mua bán sẽ tự quyết định lãi suất của nó.
Ngoài ra, việc minh bạch các chính sách, thông tin
cũng cần được thực hiện nghiêm túc. Nhà nước cần cầm chịch giá bán ra
của các doanh nghiệp đang ở vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền
của các mặt hàng.
Song song với việc giải bài toàn đình trệ sản xuất,
tiêu thụ hiện nay, Nhà nước cần chú ý những yếu tố lạm phát quay trở
lại, vòng quay đình – lạm sẵn sàng tiếp tục nếu chúng ta không có biện
pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Chính phủ yêu cầu NHNN phải hạ nhanh lãi suất cho vay
nhưng cũng cần phải đồng thời có biện pháp không để lãi suất quay đầu
tăng cao trở lại hoặc biến động thất thường như những năm trước lúc
tăng, lúc giảm, khi thì còn 10%, 6% nhưng lúc lên 16, 18, 20%. Có làm
được như vậy thì doanh nghiệp và nhà đầu tư mới dám vay và yên tâm vay.
TS Ngô Trí Long cho rằng: Cần điều hành ngay lãi suất theo lạm phát mục
tiêu hoặc theo lạm phát cơ bản để hạn chế những cú sốc từ bên ngoài. Mặt
khác, tuy giảm nhanh lãi suất nhưng không thể giảm các điều kiện cho
vay, giảm chất lượng tín dụng vì nếu không vòng luẩn quẩn nợ xấu sẽ tăng
trở lại.
Cùng mạch tư duy này, TS Ngô Trí Long khẳng định,
giảm lãi suất mới chỉ là một câu chuyện nhỏ. Bởi nếu giảm lãi suất mà
doanh nghiệp không hấp thu được vốn thì cũng không có ý nghĩa gì. Thực
tế hiện nay, doanh nghiệp đang khó khăn nhất là đầu ra, hàng tồn kho
lớn. Nếu từ nay đến cuối năm tình hình không được cải thiện thì việc hấp
thu vốn cũng rất khó khăn. Khi đó, sản xuất tiếp tục đình đốn và chỉ số
giá tiêu dùng tiếp tục thấp, kinh tế có chiều hướng suy giảm. CPI tháng
tới có thể tiếp tục giảm hoặc là sẽ tăng rất thấp kéo dài cho tới cuối
năm.
Ngân hàng cứu DN hay cùng ôm nhau “chết”?
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 30/6, dư nợ tín
dụng mới tăng 0,76% so với cuối năm 2011; nếu tính cả số dư đầu tư vào
trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn
nhận, thách thức lớn nhất hiện nay là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp,
doanh nghiệp khó khăn về tài chính và ngày càng yếu đi, dẫn tới tăng
trưởng tín dụng thấp.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn
Minh Phong cho rằng: “Lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp ngại vay.
Ngân hàng cũng sợ cho doanh nghiệp vay vì có quá nhiều nợ xấu”.
Lãi suất huy động đã lùi về 9%/năm nhưng lãi suất cho
vay vẫn ở xa vời vợi. Nên cho dù các ngân hàng tuyên bố lãi suất ưu đãi
cho doanh nghiệp nhưng đến thời điểm này, chỉ có lác đác vài địa
phương, có một vài doanh nghiệp khẳng định là đã tiếp cận được vốn vay
với lãi suất 13%/năm. Nhưng, lại là chữ “nhưng”, các DN này phải là
những DN có sức khỏe tốt.
Cũng phải nói thêm rằng, các ngân hàng hiện nay đang
khó khăn về nợ xấu lớn, nên không dễ gì cho vay nếu dự án vay được xác
định là không khả thi. Trước mắt, với mức lạm phát thấp như hiện nay,
các ngân hàng vẫn có cơ hội dư thanh khoản, vì gửi tiết kiệm ngân hàng
vẫn là kênh đầu tư có lợi lúc này, tránh một sự dịch chuyển tiền ra các
lĩnh vực nhạy cảm khác.
Liên quan đến nợ xấu, TS Nguyễn Thị Lan (Học viện Tài
chính) cho rằng, nợ xấu đang làm cho lãi suất cao, việc tiếp cận vốn
khó khăn, tín dụng không tăng lên được. Ngân hàng Nhà nước cần khẩn
trương nghiên cứu, hoàn thành đề án mua bán nợ xấu, xác định rõ các
nguồn gốc vốn, tổ chức và cách làm phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nền
kinh tế, trong đó có cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, cơ cấu
lại doanh nghiệp. Theo đó, không nên mua lại nợ xấu thuộc nhóm không thu
hồi được, nợ do yếu kém chủ quan của ngân hàng hay doanh nghiệp.
Theo Vũ Hạnh
VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét