- Chưa có tuyến máy bay (Người Buôn Gió) – Giấy triệu tập lên cơ quan điều tra an ninh TPHN vào sáng mai, lúc 7 giờ 30 để làm việc về an ninh trật tụ xã hội. Giờ đang ở xa, chỗ này không có tuyến máy bay, làm thế nào bây giờ
- Sao lại cứ nảy nòi thêm ra thế? (Bà đầm xòe) - “Cứ tưởng sau khi Tầu Cộng lộ rõ bộ mặt ăn cướp trắng trợn, trong giới lãnh đạo sẽ có thêm những người yêu nước, tin cậy vào nhân dân, cùng xuống đường biểu tình phản đối Tàu Cộng với nhân dân. Nào ngờ thêm chưa thấy đâu lại thấy lộ thêm ra một tay cai thầu xây dựng, coi thường dân, vu vạ dân, gián tiếp tiếp tay cho những kẻ đang rắp tâm biến nước mình thành Giao Chỉ quận
- Thái Hữu Tình: Gửi Thái Bá Tân (Boxitvn) – “Lên mạng Dân làm báo/ Đọc thơ Thái Bá Tân/ Mắng những thằng hỗn láo/ Theo giặc, ác với Dân/ …” Thái Bá Tân mắng cháu: “Vứt mẹ cái khẩu hiệu/ Còn đảng là còn mình./ Thế mai kia đảng chết,/ Không lẽ mày quyên sinh?…”
- Phải gọi là CƯỚP chứ không được gọi là bắt! (Nguyễn Tây Ninh) – “…các anh chị dùng từ BẮT thì hóa ra ngư dân nhà mình vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của ai đó nên bị chúng BẮT…mà phải dùng từ CƯỚP để nói lên rằng quân bành trướng đã vi phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật VN”.
- Bài 12 : Vụ chiếc hộp nữ trang, có phải là ông đấy không ? (RFI) – Khá nản lòng vì những gì xảy ra với anh… không liên lạc được với Etienne…, Lưu Quang quyết định bỏ dở bài đang viết và dồn tất cả thì giờ vào công việc điều tra.
- Bài 11 : Ai gọi đấy ? (RFI) – Quyết tâm tìm hiểu chính xác xem chiếc hộp của George Sand bị đánh cắp lúc nào, và xem anh có thực là nhân chứng trong vụ đó hay không
- Bình Nhưỡng khuyên Kim Jong Nam đừng chỉ trích chế độ (RFI) – Hãng tin AFP trích dẫn nhật báo Yomiuri Shimbun phát hành tại Tokyo cho biết, ông Jang Song-Thaek, nhân vật số hai tại Bắc Triều Tiên, đã khuyên người con trưởng của cố lãnh đạo Kim Jong-il là Kim Jong-Nam nên chấm dứt chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng trên truyền thông nước ngoài.
- CIA dự phóng : Phương Tây suy yếu, châu Á đi lên (RFI) – Tương lai của thế giới trong hai thập niên nữa, tức là vào năm 2030, có vẻ rất đen tối. Tuy nhiên, nếu có sự hợp tác giữa các cường quốc với nhau, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhất là trên lãnh vực công nghệ cũng có thể sẽ mở ra một kỷ nguyên vàng son mới, cho các mối quan hệ quốc tế. Đây chính là những dự báo do Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ sẽ đưa ra sau đợt bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.
- Quốc tế kêu gọi tăng sức ép lên Syria sau vụ thảm sát Treimsa (RFI) – Hãng tin AFP cho hay, hôm qua, ngày 13/7/2012, sau một vụ thảm sát làm ít nhất 150 người chết ở miền trung Syria, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Liên Hiệp Quốc gia tăng sức ép đối với chính phủ Damas trước trình trạng bạo lực leo thang tại nước này.
- Lễ Quốc khánh đầu tiên của ông Hollande trong cương vị tổng thống Pháp (RFI) – Hôm nay 14/07/2012, tại thủ đô Paris, một buổi lễ diễu binh trọng thể kỷ niệm 223 năm quốc khánh Pháp đã được tiến hành dưới sự chủ trì của tân tổng thống Pháp Francois Hollande. Khách mời vinh dự trong lễ diễu binh năm nay là lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (còn được gọi là Lính mũ xanh).
- Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN (RFI) – Trong lịch sử ASEAN, chưa bao giờ một Hội nghị cấp Ngoại trưởng của khối lại không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến trình đàm phán, thảo luận. Thế nhưng điều không thể tưởng tượng nổi đó đã xẩy ra tại các Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, vừa kết thúc hôm qua, 13/07/2012. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN.
- Mưa lũ tại Nhật, 400 000 dân được kêu gọi di tản (RFI) – Mưa như trút nước đã kéo dài từ 3 ngày nay tại Kyushu, hải đảo phía Tây Nam Nhật Bản. Để đề phòng thiên tai, chính quyền đưa ra lệnh di tản đối với 260 000 người và khuyên 140 000 người nên rời nhà ở đi trú ẩn nơi an toàn hơn trước khi tai hoạ xẩy ra.
- Mở lại cuộc điều tra về cái chết của nữ tài tử Natalie Wood (RFI) – Từ hơn 30 năm nay, nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thương của nữ tài tử điện ảnh Mỹ Natalie Wood vẫn là chủ đề gây tranh luận. Về mặt chính thức, Natalie Wood đã bị chết đuối trong một chuyến đi du thuyền với chồng là diễn viên Robert Wagner vào năm 1981.
- Lần đầu tiên, một chiếc tàu từ Mỹ được phép trực tiếp đến Cuba (RFI) – Hôm qua 13/07/2012, một chiếc tàu chở hàng trợ giúp nhân đạo đi thẳng từ thành phố Miami (Hoa Kỳ) đã cập bến cảng La Habana. Đây là lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua mà có một chiếc tàu được phép đi trực tiếp từ Hoa Kỳ qua Cuba. Chiếc tàu chở theo hàng trợ giúp nhân đạo, thực phẩm, quần áo, thiết bị y tế, trong đó có xe lăn… hay thiết bị gia dụng.
- Ngoại trưởng Mỹ kết thúc vòng công du Châu Á (RFI) – Hôm nay 14/07/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã rời Châu Á, kết thúc chuyến đi mà điểm nổi bật là quan hệ Hoa Kỳ Miến Điện chuyển sang một giai đoạn mới : hợp tác kinh tế. Vào hôm qua, Bà Clinton đã tham dự Diễn đàn doanh nhân Mỹ – Asean tại Siem Reap và có cuộc tiếp xúc bên lề với Tổng thống Miến Điện Thein Sein.
- Huyền thoại cá sấu Lacoste mừng 85 tuổi (RFI) – Trong lãnh vực thời trang của Pháp, bạn có biết là cứ mỗi phút là có 30 sản phẩm hiệu Lacoste được bán ra trên thế giới. Doanh thu của công ty này hiện lên đến 2 tỷ đô la hàng năm (1,6 tỷ euro). Đằng sau thương hiệu mang hình con cá sấu, là cả một huyền thoại ra đời cách đây 85 năm.
- Việt Nam phản đối Trung Quốc cho tàu cá ồ ạt xuống Biển Đông (RFI) – Sau khi Trung Quốc công khai loan báo cử một đoàn tàu đánh cá hùng hậu xuống Biển Đông, Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối. Hành động này của Bắc Kinh bị coi là một động thái khiêu khích mới nhắm vào cả Việt Nam lẫn Philippines, hai quốc gia đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.
- 250.000 người sơ tán vì lũ ở Nhật (BBC) – Giới chức Nhật Bản cho hay 250.000 người được yêu cầu sơ tán tại Tây Nam nước này sau khi lũ lụt làm ít nhất 20 người chết.
- Trung Quốc ca ngợi thành công hội nghị Asean (BBC) – Trung Quốc nói hội nghị ngoại trưởng Asean ‘diễn ra tốt đẹp’ trong khi Campuchia tuyên bố ‘không thể chấp nhận’ bị bắt chẹt về Biển Đông.
- Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ (BBC) – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, bắt đầu chuyến thăm dài ngày tới Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng biển đảo.
- Quân Syria ‘lại giết hơn 100 người’ (BBC) – Hơn 100 người chết ở một làng thuộc tỉnh Hama do pháo kích của quân đội chính phủ.
- Hoa Kỳ siết chặt trừng phạt với Iran (BBC) – Mỹ tăng cấm vận đối với Iran nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này.
- Dow Chemicals và Olympics (BBC) – Hội đồng thành phố London kêu gọi Ban tổ chức suy nghĩ lại vì tranh cãi chất da cam.
- Âu Châu: Lễ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (VietBao) – Sau đây là Thư Mời của Đảng Tân Đại Việt, Liên Khu Bộ Âu Châu.
- VC đập bể kính xe Của dân Tại SG (VietBao) – Trang web Dòng Chúa Cứu Thế trong bản tin chiều 13/07/12 ghi như sau.
- Thăm Dò Quinnipiac: Cử Tri Nam Mỹ Ủng HỘ Obama Giảm (VietBao) – WASHINGTON – Tỉ lệ cử tri gốc di dân Nam Mỹ của TT Obama cao hơn cựu thống đốc Romney, nhưng chênh lệch đang giảm.
- Wall Street Journal: Syria Di Chuyển Kho Vũ Khí Hóa Học (VietBao) – Quan Sát Viên LHQ: Tỉnh Hama Bị Trọng Pháo, Trực Thăng Vây Đánh
- Hạ Viện Nga Thông Qua Luật Về Tổ Chức Phi Chính Phủ:Tổ Chức Nhận Tiền Nước Ngoài Là Cơ Quan Ngoại Quốc Để Chống Các Tiếng Nói Đối Lập (VietBao) – MOSCOW – Hôm Thứ Sáu, Hạ Viện Nga thông qua luật về tổ chức phi chính phủ (NGO), coi các hội đoàn nhận tài trợ từ ngoại quốc là “cơ quan ngoại quốc.”
- Nga: Mỹ, Iran Đánh Nhau Vào Tháng Tới ? (VietBao) – Mỹ: Đưa Thêm Mẫu Hạm Thứ 4 Tới Vịnh Ba Tư
- Hoàn cầu thời báo và thương vụ buôn bán hận thù của những con diều hâu Trung Cộng (Nguyễn Văn) – Mấy năm gần đây, tờ Hoàn cầu thời báo (HCTB) nổi lên như là cơ quan ngôn luận của những “con diều hâu” China. (Cũng có thể mượn cách nói của tác giả Vũ Cao Đàm, HCTB là tiếng nói của những con diều hâu Trung Cộng).
- Binh sĩ Việt Nam học Anh ngữ, tham gia bảo vệ hòa bình LHQ (Nguoi viet) – Hai mươi bốn sĩ quan quân đội CSVN đã tốt nghiệp một khóa Anh ngữ căn bản để sau này tham dự vào Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới của LHQ.
- Hội Nghị Bộ trưởng ASEAN tại Campuchia không ra được tuyên bố chung (CTM) – Trước áp lực của Trung quốc về vấn đề Biển Đông đối với nước chủ nhà đứng ra tổ chức hội nghị khu vực ASEAN 2012, hội nghị đã không thể đưa ra được tuyên bố chung sau khi chính thức kết thúc hôm nay 13-7.
- Khi chế độ độc tài chấm dứt… (VAOL) – Ngày chế độ độc tài toàn trị chấm dứt, bối cảnh Việt Nam sẽ khác hẳn những gì đã xảy ra vào tháng 04/1975. Ở ngày đó, dù sự thay đổi đến từ đâu, và do ai, chắc chắn sẽ KHÔNG thể có “chính sách…
1142. Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh
Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh
Cung điện Hòa BìnhThủ đô Phnom Penh, Cambodia
12-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
http://www.youtube.com/watch?v=n-kmXdAnsb8&feature=player_embedded
.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.
Trước tiên, đối với các thể chế, hôm nay tôi đã dành nhiều giờ để họp với các đồng sự ở cả hai Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và hôm qua ở Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN. Các tổ chức này là tâm điểm của sự mở rộng của Mỹ, tham gia nhiều lĩnh vực trong khu vực. Từ thúc đẩy thương mại cho tới mở rộng trao đổi giáo dục và văn hóa, tăng cường sự bố trí về an ninh, những cuộc họp này là cơ hội đáng giá cho tất cả nước chủ chốt trong khu vực ngồi lại với nhau để đương đầu với một số thách thức quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.
Hôm nay, chúng tôi xem xét sự tiến bộ ở Miến Điện, và tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở đó. Chúng tôi thảo luận về Bắc Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì một mặt trận thống nhất để hỗ trợ khu vực phi hạt nhân một cách hòa bình và có thể thực hiện được trên bán đảo Triều Tiên. Và chúng tôi tập trung vào sự cần thiết để cải thiện sự phối hợp về các vấn đề quan trọng như an ninh mạng và cứu trợ thiên tai. Rất quan trọng [để thảo luận vấn đề này] khi 45% thiên tai trên thế giới xảy ra ở khu vực Đông Á này.
Một trong những vấn đề khác mà chúng tôi thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các tổ chức đa phương và tầm quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khu vực, và đó là biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Như quý vị đã biết, Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, và chúng tôi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ, nhưng chúng tôi có một mối quan tâm cơ bản về tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và mậu dịch hợp pháp không bị cản trở. Và chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác và ngoại giao, không ép buộc, không hăm dọa, không đe dọa, và chắc chắn là không sử dụng vũ lực.
Không nước nào không thể không quan tâm đến sự gia tăng căng thẳng, gia tăng những lời lẽ hùng hổ đối chọi nhau, và những bất đồng về khai thác tài nguyên. Chúng tôi thấy những trường hợp đáng lo ngại về áp bức kinh tế và sự khó hiểu về việc sử dụng các tàu quân sự và các tàu của chính phủ liên quan đến các tranh chấp giữa các ngư dân. Cho nên chúng tôi mong ASEAN và Trung Quốc có được sự tiến bộ có ý nghĩa về việc hoàn thành một quy tắc ứng xử ở biển Đông, đó là dựa trên luật pháp quốc tế và các thỏa thuận. Như tôi đã nói với những người đồng sự của tôi, điều này sẽ cần sự lãnh đạo, và ASEAN ở vị trí tốt nhất khi ASEAN đáp ứng các mục tiêu và các tiêu chuẩn riêng của mình và có thể cùng nói chung một tiếng nói về các vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt.
Yếu tố thứ ba về một trật tự khu vực có hiệu quả, là một mạng lưới các quan hệ đối tác và liên minh, và hôm nay tôi đã có một cuộc họp hữu ích ba bên, với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp song phương với bà Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, các bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Indonesia và Singapore. Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc là nền tảng của sự tham gia của chúng tôi trong khu vực, và cả ba nước chúng tôi đã tăng cường tham gia với các nước ASEAN, gồm cả việc thiết lập các nhiệm vụ chuyên môn với ASEAN ở Jakarta. Cho nên đây là cơ hội để so sánh các lưu ý về một loạt mối quan tâm chung và những ưu tiên.
Quay sang châu Âu, Hoa Kỳ hoan nghênh việc tăng cường tham gia của Liên hiệp Châu Âu ở châu Á, và đại diện cấp cao [Liên hiệp Châu Âu], bà Ashton và tôi đã thảo luận những cách mà chúng tôi có thể cùng nhau làm việc trong khu vực, để thúc đẩy lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] và tôi đã xem xét một danh sách dài về những nỗ lực hợp tác chung giữa Mỹ – Trung Quốc, tất cả mọi thứ từ khoa học và công nghệ, cho tới năng lượng và môi trường, cho tới y tế công cộng và an toàn. Chúng tôi nhận ra rằng một phương pháp tiếp cận có tổng bằng không (zero-sum approach) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ dẫn đến các kết quả tiêu cực, do đó, chúng tôi cam kết làm việc với Trung Quốc trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác, điều chỉnh lợi ích và giải quyết những khác biệt ở những nơi chưa giải quyết. Đó là một phần để đạt được một trật tự có hiệu quả trong khu vực.
Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi có thể, chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng: Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết [điều đó] trong tương lai. Trong các cuộc họp của tôi khắp châu Á, đôi khi tôi nghe câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cam kết của mình hay không, bằng cách gia tăng nỗ lực, thời gian và ngân quỹ (increased resources). Nên ở đây, tại Phnom Penh, tôi hãnh diện thông báo một nỗ lực mới quan trọng để cải cách và khôi phục các chương trình hỗ trợ ASEAN và hơn thế nữa. Được gọi là Sáng kiến Tham gia Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Strategic Engagement Initiative), hoặc là APSEI, và tôi sẽ có nhiều điều để nói về điều này vào ngày mai tại các cuộc họp về Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong.
Tôi cũng mong được đến Siem Reap để tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN và thảo luận về tầm quan trọng của quyền công nhân và quyền phụ nữ tại một cuộc họp Hạ lưu sông Mekong về bình đẳng giới và trao quyền hạn. Chúng tôi thảo luận rất nhiều điều, cho tôi dừng lại ở đây và nhận các câu hỏi của quý vị.
Bà Nuland: Chúng tôi sẽ nhận ba câu hỏi trong đêm nay. Chúng ta bắt đầu với Nicole Gaouette của báo Bloomberg.
Hỏi: (Tắt micro) .
Ngoại trưởng Clinton: Không, chỉ cần cô nói vào đó -
Hỏi: Được rồi. Thử xem?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng.
Bà Nuland: Vâng.
Hỏi: Bà có thể phác thảo cho chúng tôi – cho chúng tôi [biết] những mối nguy nếu ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về một quy tắc ứng xử ở biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)? Và chúng tôi cũng biết rằng ASEAN gặp rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận về một thông cáo cuối cùng. Và tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khả năng của nhóm để đối phó với những thách thức gai góc trong khu vực.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, các cuộc thảo luận đang tiếp diễn và chúng được thảo luận với cường độ cao, cho nên chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào. Nhưng thật tình mà nói, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự trưởng thành của ASEAN, rằng họ đang vật lộn với một số vấn đề rất khăn ở đây. Họ không tránh né chúng, họ đang đi thẳng vào chúng. Và tôi đã làm việc trong nhiều khuôn khổ đa phương, và không phải hoàn toàn bất thường cho các tổ chức trưởng thành hơn để làm việc và thảo luận, và thậm chí tranh luận về một số vấn đề nào đó quá hạn, để cố gắng xem có cách nào ở phía trước.
Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ. Và không phải tùy thuộc vào nước Mỹ, cũng không phải tùy thuộc vào Trung Quốc, mà là tùy thuộc vào ASEAN. Không phải tùy thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào bên ngoài, mà tùy thuộc vào chính các thành viên ASEAN. Và ASEAN nhấn mạnh đến sự thống nhất, và khẩu hiệu của cuộc họp mặt ở đây là: “Một cộng đồng, Một vận mệnh”. Và tổ chức như ASEAN trưởng thành và phát triển, trở nên cần thiết để giải quyết các vấn đề khó khăn, và chúng tôi chúc họ gặp điều tốt lành.
Ms. Nuland: Người kế tiếp. (Không nghe). Xin lỗi?
Hỏi: (Tắt micro).
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, chúng ta hãy đợi xem chuyện gì xảy ra.
Ms. Nuland: Người kế tiếp, Khan Sophirom từ Nhật báo Ramsei Kampuchea.
Hỏi: (Không nghe). Có chính sách cụ thể nào đối với Campuchia trong chuyến thăm hai ngày của bà ở Phnom Penh? Và về hơn 400 triệu (không nghe) có bất kỳ tiến triển nào về điều đó?
Ngoại trưởng Clinton: Tôi không hiểu phần thứ hai của câu hỏi. Tôi đã nghe, có bất cứ điều gì – trong chuyến viếng thăm này của tôi về sự trợ giúp Campuchia. Nhưng tôi không hiểu được phần thứ hai.
Hỏi: Về khoản nợ Campuchia – khoản nợ của chúng tôi 400 triệu Mỹ kim –
Ms. Nuland: Nợ của Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton: Ồ, nợ. Nợ. Được rồi. Tôi xin lỗi. Cảm ơn. Trước hết, Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ để làm việc và hỗ trợ người dân Campuchia. Sự giúp đỡ của chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện giờ là hơn 75 triệu đô. Thông qua các nỗ lực của chúng tôi về y tế toàn cầu và HIV/ AIDS, chúng tôi cũng đã làm việc với Chính phủ Campuchia và các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống HIV/ AIDS. Chúng tôi cũng được khích lệ từ công việc chúng tôi đã và đang làm trong một vài năm, đã thấy tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em giảm bớt gần đây. Chúng tôi đang làm việc với Campuchia thông qua tổ chức Feed the Future Initiative, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 25% dân số Campuchia thiếu thực phẩm. Cho nên chúng tôi đang làm việc để biến sự hỗ trợ phát triển thành những cải thiện có ý nghĩa cho cuộc sống của người dân Campuchia.
Đôi khi cũng có một chút thất vọng, tôi thừa nhận, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho đến giờ chúng tôi chỉ có thể chuyển viện trợ của chúng tôi được bao nhiêu đó tới tay người dân. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người dân được ăn uống. Chúng tôi muốn nhiều người khỏe mạnh hơn. Chúng tôi muốn có nhiều người nam giới, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng tôi không thể lưu ý tới một tòa nhà lớn chúng tôi đã xây, mà chúng tôi lưu ý tới nhiều trẻ em còn sống sót, nhiều người bệnh HIV / AIDS được cứu sống, nhiều phụ nữ sống sót khi sinh con, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ người dân Campuchia nhìn thấy tương lai của chính họ.
Về khoản nợ song phương, theo luật pháp quốc tế, các chính phủ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của những người tiền nhiệm, mặc dù điều này có vẻ không công bằng trong nhiều trường hợp. Cho nên điều mà chúng tôi muốn làm là, làm việc với Chính phủ Campuchia để cố gắng giải quyết những vấn đề có từ lâu, bằng giải pháp công bằng, để giúp Chính phủ Campuchia nâng cao khả năng thanh toán nợ của họ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là lợi ích của Campuchia về việc có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào, nhưng có thể thỏa thuận và làm việc nhắm tới uy tín để được vay nợ thực sự. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Campuchia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ có tiến bộ trong việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Đó là điều mà cá nhân tôi cam kết thực hiện.
Ms Nuland: Câu hỏi cuối cùng trong đêm nay, bà Margaret Brennan từ đài CBS, xin mời.
Hỏi: Kính thưa bà ngoại trưởng, bà có thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc Nga sẽ hỗ trợ các biện pháp trừng phạt Syria trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc? Đã có một số diễn biến trong tuần này, tin tức về các tàu của Nga hướng về Syria, sự đào tẩu của đại sứ Syria ở Iraq và bây giờ nói về cuộc tranh luận công khai ở Iran về việc hỗ trợ chế độ Assad. Ý kiến của bà như thế nào?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Margaret, tôi đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề này cuối cùng với đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan tối qua, sau các cuộc tham vấn của ông ấy ở Damascus, Tehran và Baghdad, nhưng trước khi ông ấy thông báo tóm tắt với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và tôi được động viên rằng ông ấy hiện đang yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn nữa, qua hình thức một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không chỉ ủng hộ kế hoạch chuyển đổi chính trị mà nhóm hành động đã nhất trí ở Geneva, mà điều đó còn có hậu quả thực sự cho việc không tuân thủ. Hoa Kỳ xác định sẽ hỗ trợ ông ấy, bởi vì kinh nghiệm của chúng tôi năm ngoái đã nói rõ ràng rằng, chế độ Assad sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có áp lực thêm nữa. Tôi đã có một cuộc thảo luận đầy đủ về các vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] hôm nay, và chúng tôi đã đồng ý làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được ở New York để xem kế hoạch Geneva, kế hoạch đã được tất cả năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ký – gồm cả Nga và Trung Quốc – được thực hiện.
Cho nên chúng tôi thấy áp lực chồng chất. Các nhân vật quân sự cao cấp từ quân đội Syria đang đào ngũ mỗi tuần. Chúng ta vừa có vụ đào ngủ ngoại giao quan trọng đầu tiên là đại sứ Syria ở Iraq chống lại chế độ hôm qua. Kinh tế [ở Syria] đang trong tình trạng hỗn độn. Chế độ [Syria] đang vật lộn để kiểm soát phần lớn đất nước.
Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào Hội đồng Bảo an [Liên Hiệp Quốc] và tất cả các thành viên của HĐBA, gồm cả Nga, tham gia vào một nghị quyết quan trọng với chúng tôi, giúp cho đặc phái viên Kofi Annan những gì ông ấy cần, những gì ông yêu cầu, và áp đặt những hậu quả thực sự lên chế độ [Syria] về việc tiếp tục không tuân theo nghĩa vụ của họ đầu tiên và trước nhất đối với chính người dân của họ và sau đó là đối với cộng đồng quốc tế. Và chúng tôi kêu gọi quân đội Syria và cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn một tương lai dân chủ, thay vì bám víu vào chế độ đang đổ nát này. Cho nên chúng tôi đang làm việc rất nhiều ở New York, ở các thủ đô khác, cố gắng bảo đảm rằng, chúng tôi tin cậy vào yêu cầu và báo cáo mới nhất của ông Kofi Annan, và chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ vững chắc. Cảm quý vị rất nhiều.
Ms Nuland: Cảm ơn bà, cảm ơn tất cả mọi người.
Nguồn: US Department of State
Bản tiếng Việt © BS 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét