Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 20/7/2012

  • Michiyo Phạm Ngà: Phát biểu ý kiến, hay gây hấn? (Tiểu Thư)  – Trai Việt, hãy nhớ rằng vẻ e ấp và sự thinh lặng của gái Việt nhiều khi chất chứa những phê phán nhiều gai góc hơn những gì Michiyo nói. Gái Việt, hãy nhớ rằng khép nép và chấp nhận không giúp cho người đàn ông của mình đáng yêu hơn.
  • Trung Quốc bắt 2,600 di dân lậu Việt Nam (Nguoi viet) – Công an Trung Quốc thuộc khu vực tự trị Quảng Tây Choang đã bắt giữ hơn 2,600 người Việt Nam trong nửa đầu năm nay khi họ toan nhập cảnh bất hợp pháp vào Trung Quốc để kiếm việc làm.
  • Niềm tin vào chính nghĩa đã chiến thắng sợ hãi trước bạo quyền (Paulo Thành Nguyễn) – Chúng tôi đứng trong im lặng cùng gia đình Kim Tiến trước tòa với thông điệp trên tay “STOP- Police Killing Civilians” trong sự bỡ ngỡ của người đi đường. Thế là công lý vẫn bị giam cầm bởi bạo quyền, nhưng chúng ta đã chiến thắng, chúng ta đã ngẩng cao đầu để lên tiếng trong sự cúi mặt của những người vừa đại diện và cũng vừa là cai tù của công lý.
  • Tại sao EVN không hạch toán hàng ngàn tỷ đồng? (SGGP) – Thông tin về việc Kiểm toán Nhà nước đề nghị xử lý tài chính 21.700 tỷ đồng đối với nhiều đơn vị, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không hạch toán hàng ngàn tỷ đồng khiến dư luận rất bất bình.
  • TRUNG THÀNH tâm niệm Nhớ Là Còn (Lê Thiếu Nhơn) – “Kinh nghiệm đời người thấy cũng đúng vậy nhất là ngày nay nhìn đâu cũng thấy được điều trái tai gai mắt. Cán bộ chả ra làm sao. Giả dụ như có người mù được sáng mắt, anh ta lại kêu xin thôi. Thà mù vậy mà sướng hơn…”
  • BẮC TRIỀU TIÊN: VẪN TIẾP TỤC NHỮNG KHẨU HIỆU VÀ TRANH CỔ ĐỘNG GHÊ RỢN  (Tâm sự Y giáo) - “Đối tượng ‘rủa sả’ của những khẩu hiệu này là Tổng thống Lee Myung Bak của Hàn quốc, người đã từng phê phán Bắc Triều tiên thay vì bỏ ra 850 triệu USD để phóng tên lửa hồi tháng Tư thì nên dùng số tiền này mua số lương thực đủ dung cho toàn dân Bắc Triều tiên trong hai năm rưỡi”
  • Biện chứng của lão già be he!(Nghĩa Nhân) – “Hư hỏng, tham nhũng, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có… song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng…”
  • “Biển cấm” cho những “quả đấm thép” (Đào Tuấn) – Không nhiều người bất ngờ khi Kiểm toán nhà nước bất ngờ công bố thông tin: EVN đã không hạch toán hàng ngàn tỷ đồng để có thể giảm giá thành sản xuất điện
  • Đổi Bằng Tổ quốc ghi công khó khăn vậy sao? (Trần Nhương) – “Hình như cán bộ bây giờ làm gì cũng phải có phong bì, kể cả bộ phận có cái tên rất kêu: Một cửa một dấu. Đến đổi cái Bằng Tổ quốc ghi công, chứng nhận phần ít ỏi còn lại cho sự hy sinh của các liệt sỹ mà cũng phải lót tay phong bì thì buồn thật”.
  • Những câu thơ không quên theo năm tháng (Đông Ngàn) – “Đọc những vần thơ đó để ngẫm về những còn mất hôm nay lòng lại nhói đau. Đôi lúc lòng trào sôi căn giận vì nhìn thấy giọt máu đầu tư cho tự do bị cướp không. Một giọt nước mắt của những nông dân bị cướp đất hôm nay to gấp chục lần nước mắt trong chiến tranh, và sự tích tụ lớn lên nó sẽ trở thành những quả bom tấn nay mai giáng lên đầu bọn phản trắc!”
  • Dành đất cho “quan”, đền bù cho “quan” (Nông nghiệp) – Nhiều người dân thị trấn Yên Bình quá bất ngờ trước quyết định của UBND tỉnh Yên Bái đền bù 139.225,7 m2 đất khi mở rộng Khu công nghiệp phía Nam (khu C) cho hộ gia đình ông Nguyễn Hải Dương
  • Niềm tin vào chính nghĩa đã chiến thắng sợ hãi trước bạo quyền (Nguyễn Tường Thụy) – “Có bạn hỏi một bạn sinh viên nữ là: ‘Có sợ bị an ninh quay phim không?’ Bạn nữ đã trả lời rằng: ‘Em thấy việc này là đúng đắn mà việc gì phải sợ, cho họ quay thoải mái!’… Một bác lớn tuổi đứng nhìn nói ‘Tụi nhỏ bây giờ nó không còn biết sợ công an nữa rồi!’…
  • Bàn về tấm ảnh trong một bài báo  (Người Buôn Gió) – “… chúng ta hãy nhìn những tên ‘giáo dân’ ngồi bên ngoài. Một tên đội mũ, vắt chân chữ ngũ lộ đôi tất xanh, ngồi dựa cột, hàm vênh lên thái độ rất coi thường người bên trong.
  • Khu phố trưởng và Người cao tuổi đến thăm hỏi và vận động Bùi Hằng (Thy Phước Nguyễn) – “Một điều rất đau xót cho chúng ta rằng, đảng dạy chúng ta là phải dạy những điều đúng, bác dạy chúng ta là phải dạy những điều đúng, 5 điều bác dạy CAND họ có làm không? Họ chỉ làm được 1 điều là: Trung với Đảng, nhưng láo với dân. Tất cả những sự việc xảy ra trong XH này đã chứng minh điều đó.
  • Thông báo (Tầm nhìn) – Báo bị đóng cửa “tạm thời dừng xuất bản từ ngày 20/7/2012″
  • Bài văn khấn (Nguyễn Tường Thụy) – “Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương hãy sai Yết Kiêu lặn xuống biển đục thủng tàu của giặc để chúng chìm xuống làm mồi cho cá hoặc là xui khiến cho tàu của chúng va phải đá ngầm, mắc vào bãi cạn…”
  • Tam sa, thành phố lưỡi bò (Bùi Văn Bồng) - Sau khi được thành lập, Tam Sa đã trở thành một thành phố cực nam của Trung Quốc, danh hiệu này trước đây thuộc về thành phố Tam Á. Tam Sa cũng là một trong hai thành phố hải đảo của Trung Quốc, thành phố còn lại là Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang.
  • Thêm lần nhắc nhớ (Lê Khả Sĩ) – “Đã bao lần hòng “lấy thịt đè người”/ Thịt bị người nghiền thành bãi rác/ Ải Chi Lăng ta, là mồ chôn giặc/ Ống đồng các ngươi, là lỗ…thoát thân …”
  • TỐ CÁO TRUNG QUỐC NGUỴ TẠO BẢN ĐỒ CỔ CÓ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ! (Ngô Đức Thọ) - Đó là tấm bản đồ do Bộ Nội chính chính phủ Quốc Dân Đảng xuất bản tháng10 năm 1947, chỉ mới  có “tiểu sử” hơn 60 năm! Đây là tấm bản đồ lần đầu tiên trên vùng Biển Đông (TGQ gọi là Nam Hải) xuất hiện các đường vẽ đứt đoạn như hình chữ U (thường gọi là Đường Lưỡi bò)
  • Quan điểm trung lập tương đối của Indonesia về Biển Đông (RFI) – Sự kiện Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cấp tốc du hành qua 5 nước Đông Nam Á từ ngày 18/07/2012 để tìm sự đồng thuận của toàn khối trên hồ sơ Biển Đông không khiến ai ngạc nhiên. Ngay từ ngày ASEAN được thành lập, Indonesia được xem là thành viên sáng lập nặng ký nhất, đồng thời có uy tín được tôn trọng nhiều nhất.
  • Vụ chuyển nhượng Ibrahimovic của PSG gây xáo động làng bóng đá Pháp (RFI) – Câu lạc bộ bóng đá Paris Saint Germain hôm qua 18/7/2012, đã chính thức ký hợp đồng 3 năm với tiền đạo Zlantan Ibrahimovic với mức lương cao ngất 14 triệu euro một năm. Vụ chuyển nhượng của câu lạc bộ bóng đá Paris phiên bản Qatar đã gây một cú sốc mạnh trong làng bóng đá cũng như một bộ phận xã hội Pháp, trong khi cổ động viên của PSG thì lại cực kỳ phấn khích và hy vọng.
  • Syria : Bước ngoặt quyết định (RFI) – Vụ tấn công tự sát hôm qua ngay tại trụ sở cơ quan an ninh của Syria làm nhiều quan chức của chế độ Damas chết và bị thương, là sự kiện được hầu hết các báo Pháp đưa lên trang nhất hôm nay. Báo La Croix chạy tựa « Syria, quyền lực bị rung chuyển » với tấm ảnh chụp lại từ truyền hình nhà nước, cho thấy lực lượng an ninh đang sẵn sàng chiến đấu.
  • Đầu não của chế độ Syria bị tổn thất nặng nề (RFI) – Bộ trưởng, thứ trưởng Quốc phòng, anh rể của tổng thống Bachar al-Assad và lãnh đạo bộ phận an ninh bị chết trong một cuộc đánh bom liều chết do quân nổi dậy thực hiện ngay giữa tòa nhà của cơ quan an ninh quốc gia ngày hôm qua. Đây là một tổn thất nặng nề cho chế độ Damas. Trong khi đó chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ngay giữa thủ đô Syria.
  • Tại Anh, bốn nghi phạm bị quy tội khủng bố (RFI) – Theo AFP, hôm nay 19/7/2012, cảnh sát anh đã quy tội khủng bố cho bốn người bị bắt trong chiến dịch vây ráp hồi đầu tháng Bảy. Theo cảnh sát Luân Đôn thì trong số 4 nghi phạm nói trên có 3 người đàn ông là cư dân của thủ đô bị cáo buộc đã chuẩn bị các hành động khủng bố và một người phụ nữ bị buộc tội tàng trữ tài liệu có thể phục vụ cho khủng bố.
  • Hungary bắt và quản thúc tại gia tội phạm chiến tranh Laszlo Csatary (RFI) – Sáng sớm hôm qua, 18/07/2012, cảnh sát Hungary đã đến bắt tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã, Laszlo Csatary, 97 tuổi. Một thẩm phán quân sự đã đến thẩm vấn về vai trò của ông trong việc đưa đến trại tử thần Auschwitz hơn 15.700 người Do Thái vào thời Đệ nhị Thế chiến.
  • Giới nghiên cứu Mỹ vạch trần bộ máy mật vụ Bắc Triều Tiên (RFI) – Theo một công trình nghiên cứu của Mỹ công bố hôm nay, 19/07/2012, hệ thống mật vụ Bắc Triều Tiên là một guồng máy rộng lớn, với nhiều cơ quan tản mác, đôi khi cạnh tranh nhau. Theo các nhà nghiên cứu, chấn chỉnh hay cải tổ mạng lưới này là một điều rất gian nan.
  • Dư luận Trung Quốc muốn chính quyền giành lại đảo Senkaku/ Điếu ngư (RFI) – Không phải người Hoa nào cũng mang nặng tâm lý dân tộc chủ nghĩa. Một cuộc thăm dò dư luận tại Trung Quốc và Đài Loan công bố hôm nay 19/07/2012, cho thấy là trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ, người Trung Quốc trên lục địa có quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan hơn người Trung Quốc tại Đài Loan rất nhiều.
  • 20 tỷ đô la : Trung Quốc nhân đôi tín dụng cấp cho Châu Phi (RFI) – Phát biểu trước các đối tác châu Phi, tại cuộc họp lần thứ 5 Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc – Châu Phi, vừa khai mạc vào ngày hôm nay 19/07/2012 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thông báo khoảng tiền cho vay mới này để hỗ trợ phát triển kinh tế Châu Phi.
  • Israel tố cáo Iran chủ mưu sát hại 7 du khách Do thái (RFI) – Vào hôm qua, 18/07/2012, một vụ khủng bố tự sát nhắm vào người Israel đã xẩy ra tại phi trường thành phố nghỉ mát Bourgas của Bulgari bên bờ Hắc Hải, làm cho 7 người thiệt mạng tại chỗ và hơn 30 người bị thương. Không cần chờ đến khi có kết quả điều tra, các lãnh đạo Israel đã quy trách nhiệm cho Iran.
  • Miến Điện tưởng niệm anh hùng dân tộc Aung San (RFI) – Theo AFP, hôm nay 19/07/2012 tại Rangoon lần đầu tiên chính quyền Miến Điện tổ chức tưởng niệm long trọng thân phụ của nhà dân chủ Ang San Suu Kyi, tướng Aung San và 8 nhân vật khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nhân ngày ông bị sát hại. Sự kiện này được coi như là một dấu hiệu tích cực mới trong tiến trình cải cách ở đất nước này.
  • Indonesia tin tưởng : ASEAN đã gần như nhất trí về Biển Đông (RFI) – Tiếp tục vòng công du “chữa cháy” để hàn gắn rạn nứt trong khối ASEAN vì vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Indonesia đã đến Phnom Penh hôm nay, 19/07/2012, sau khi ghé Manila và Hà Nội hôm qua. Sau cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Cam Bốt, Ngoại trưởng Indonesia tỏ ý lạc quan : ASEAN đã “gần kề” một tuyên bố thống nhất về Biển Đông.
  • TQ sẽ nộp phạt cho ngư dân bị Nga bắt (BBC) – Lãnh sự quán Trung Quốc tại Khabarovsk được dẫn lời nói sẽ tiếp xúc với phía Nga để trả tiền phạt và giải quyết vụ 36 ngư dân bị bắt.
  • Doanh Nghiệp và Thất Nghiệp (VietBao)…công đoàn nhà nước… giúp nhà nước bóc lột công nhân và làm cơ chế lương bổng bị sai lệch…
  • Chết vì tay Trung Quốc: Chủ nghĩa thực dân Đại Hán (Đoan Trang) – Cuốn sách Death by China (Chết vì tay Trung Quốc) dành riêng một chương để nói về một đại chiến lược của Trung Quốc nhằm khai thác tài nguyên của các nước nhỏ, xuất khẩu nhân công ồ ạt sang các nước này và tiến tới biến họ thành “thuộc địa kiểu mới”.
  • Nghệ An: Giáo dân dự định tuần hành trước UBND tỉnh (VRNs) – Bà con giáo dân rất bức xúc trước những hành vi thô hèn của chính quyền và họ đòi sẽ kéo về trụ sở UBND tỉnh Nghệ An để đòi nhà cầm quyền Nghệ An giải thích về những việc làm sai trái đã gây ra tại giáo điểm Con Cuông
  • Lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam (VAOL) – Có nhiều dự đoán cho thấy nền kinh tế hiện nay đã tăng trưởng gần đến mức bão hòa khi dựa vào những nguồn lực sẵn có về công nghệ, nguồn nhân lực rẻ và tài nguyên.
  • EVN “giấu” lợi nhuận để không giảm giá điện (TTXVA) – Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2010 nếu trong hoạch toán giá thành điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hạch toán đầy đủ các khoản thu và đầu tư có lợi nhuận, giá điện đã có thể…

 

TQ sẽ làm gì sau vụ 30 tàu cá tại bãi Chữ Thập?

Tàu đánh cá Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp với các nước
Việt Hà
-
Việc Trung quốc mới đây gửi 30 tàu cá kèm theo tàu hộ tống đến bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường sa đã khiến cả Việt Nam và Philippines phải lên tiếng quan ngại.
Tuy nhiên đây không phải là hành động đơn phương đòi chủ quyền gây nhiều tranh cãi đầu tiên trong năm nay của Trung Quốc. Có gì đằng sau hành động này của Trung Quốc? Việt Hà có bài chi tiết sau đây.
Hành động có tính toán?
Tình hình biển Đông những ngày gần đây lại tiếp tục trở nên căng thẳng khi vào ngày 13 tháng 7 Trung Quốc gửi 30 tàu cá cùng tàu hộ tống đến bãi chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam đòi chủ quyền. Trung Quốc tuyên bố các tàu này sẽ ở lại khai thác hải sản trong khu vực trong vòng 10 ngày. Hành động này của Trung Quốc ngay lập tức đã khiến Việt Nam và Philippines phải quan ngại vì đây không phải là hành động đơn phương gây căng thẳng đầu tiên của Trung Quốc kể từ đầu năm tới nay, và rất có thể là báo hiệu của nhiều hành động đơn phương khác của nước này trong tương lai.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc nhận xét:
Đây không thể coi là một hành động đơn lẻ mà là sự tính toán từ trước của TQ bằng cách sử dụng các lực lượng dân sự và bán quân sự để áp đảo Philippines và VN.GS Carl Thayer
“Đây không thể coi là một hành động đơn lẻ mà là sự tính toán từ trước của Trung Quốc bằng cách sử dụng các lực lượng dân sự và bán quân sự  để áp đảo Philippines và Việt Nam bằng cách thể hiện cái mà họ gọi là quyền tài phán của mình.”
Trước khi sự kiện này xảy ra, vào đầu tháng 4, Trung Quốc và Philippines cũng có một vụ đụng độ liên quan đến khu vực bãi cạn Scarborough shoal mà Philippines đòi chủ quyền. Sự kiện bắt đầu khi tàu hải quân Philippines được gửi ra bãi này để tìm hiểu vụ các tàu cá Trung Quốc xâm phạm khu vực để đánh bắt hải sản. Vụ việc sau đó đã gây căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước. Tranh chấp bãi cạn cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của các tàu cá của mình tại đây.
Theo giáo sư Carl Thayer thì đây là một chiến thuật mà Trung Quốc đang áp dụng không chỉ đối với biển Đông mà còn đối với vùng biển đang tranh chấp với Nhật bản xung quanh đảo Senkaku. Với cách làm này, Trung Quốc muốn làm cho cả Việt Nam và Philippines phải mệt mỏi vì giới hạn về khả năng trang bị, trong khi đó tiếp tục gây sức ép về chủ quyền trên vùng biển tranh chấp.
“Họ đã tính toán kỹ lưỡng. Philippines có nguồn lực hạn chế và Việt Nam cũng vậy. Nếu Trung Quốc đưa hết các tàu bán quân sự ra đó để bảo vệ tàu cá của mình thì không ai có khả năng ngăn chặn các tàu cá này và họ có thể đi từ nơi này sang nơi khác. Và nếu nó cứ tiếp tục như vậy thì sẽ đến lúc nhưng hành động này sẽ quá nhiều và nó sẽ không thể bị ngăn chặn ngoài những phản đối về mặt chính trị. Đó là cách mà Trung Quốc đang làm để làm cho các bên mệt mỏi hoặc là để gây sức ép về chủ quyền của nước này lên khu vực.”
Các nước phản ứng thế nào?
035_pau437919_02-250.jpg
Tàu hải giám Trung Quốc, ảnh chụp tháng 11 năm 2010. AFP PHOTO.
Về mặt chính trị, ngay sau khi Trung Quốc gửi tàu cá đến khu vực chữ Thập, chính phủ Việt Nam và Philippines đã chính thức lên tiếng phản đối.Đại diện ủy ban biên giới quốc gia thuộc bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng với báo giới, nói rằng họat động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Vào ngày 16/7, người phát ngôn bộ ngoại giao Philippines, Raul Hernadez cũng lên tiếng cảnh báo. Ông Hernadez nói rằng lực lượng bờ biển nước này sẽ kiểm tra vị trí của các tàu cá Trung Quốc ở biển Đông để đảm bảo chúng không đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Nói thì nói vậy, Philippines cũng đã gặp những khó khăn khi phải gửi tàu ra theo dõi các tàu Trung Quốc. Họ không chỉ phải đối đầu với Trung Quốc ở khu vực bãi cạn scarborough mà còn phải lo lắng về các động thái của Trung Quốc ở bãi chữ Thập, và có thể còn ở những nơi khác nữa trong tương lai. Vì vậy, họ phải tìm các giải pháp khác để đối phó với hành động của Trung Quốc. Giáo sư Rommel Banlaoi, giám đốc viện nghiên cứu hòa bình, bạo động khủng bố của Philippines cho biết:
“Tất nhiên Philippines sẽ tiếp tục tăng sự hiện diện của mình ở trong khu vực bằng cách gửi ra thêm các tàu tuần duyên đến các khu vực này, nhưng chúng tôi không thể nào theo kịp về số lượng các tàu Trung Quốc tiếp cận vào các khu vực đang tranh chấp. Cho nên đang có  một lựa chọn khác đang được chính phủ Phi thực hiện là tìm cách gây sức ép trong khu vực lên Trung Quốc để họ thay đổi thái độ của mình, vì hành động và thái độ hiện tại của họ chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng tại khu vực tranh chấp.”
Điều này giải thích tại sao Philippines kêu gọi đưa tranh chấp Scarborough vào tuyên bố cuối cùng của diễn đàn an ninh khu vực diễn ra vào tuần trước, nhằm gây sức ép của quốc tế lên Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực này của Philippines đã thất bại do ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nước ASEAN khác, mà đặc biệt là nước chủ nhà Campuchia.
Phép thử của Trung Quốc
Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc gửi 30 tàu đến bãi chữ Thập liệu có thể dẫn đến một tình trạng tương tự như Scarborough của Philippines hay không? Hay có thể còn nặng nề hơn giống như vụ đụng độ đẫm máu diễn ra hồi năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam? Câu trả lời nằm ở phản ứng nào mà Việt Nam sẽ áp dụng đối với các hành động của Trung Quốc và đó cũng chính là cách mà Trung Quốc đang làm để thử khả năng phản ứng của Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer giải thích:
Trò chơi của họ là muốn để chúng ta rơi vào cái bẫy của họ. Họ quấy rối, gây khó dễ và đợi chúng ta bắn phát súng đầu tiên.GS Renato Cruz de Castro
“Bãi đá này là biểu tượng vì đây là khu vực đã diễn ra giao tranh vào năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam. Gần khu vực này cũng đã xảy ra vụ cắt cáp tàu của Việt Nam vào năm ngoái. Vậy hành động này có ý nghĩa thế nào với Việt Nam? Nó có giống như vụ bãi cạn Scarborough của Philippines? Việt Nam có khả năng để theo dõi một lượng lớn tàu cá khoảng 30 chiếc không vào khu đặc quyền kinh tế hay không? Đây là cách mà Trung Quốc muốn thử khả năng của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc nói là họ chỉ điều tàu ra 10 ngày nhưng đây chỉ là một trong một loạt các vụ thử liên tục của Trung Quốc khiến phải Việt Nam phải tự củng cố lực lượng của mình để đối phó.”
Trong quá khứ Việt Nam cũng đã cho thấy khả năng đối phó của mình. Hồi tháng 11 năm ngoái, một đoạn video được tải trên youtube cho thấy tàu của cảnh sát biển Việt Nam đuổi và đâm vào tàu của Trung Quốc. Có những trường hợp Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao như vụ Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào tháng 5 và 6 năm ngoái. Và cũng có trường hợp Việt Nam chỉ im lặng như một vụ cắt cáp khác xảy ra trước đó.
Vì đã là phép thử, thì cũng sẽ không có gì lạ nếu các tàu cá Trung Quốc lần này tìm cách đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thử phản ứng từ phía Việt Nam. Việt Nam có thể áp dụng các cách đã từng làm nếu hành động này xảy ra. Đó là hoặc có thể tìm cách lên tiếng về chính trị, tìm mọi cách  ngăn chặn và đuổi các tàu này ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế, hoặc cũng có thể im lặng và chờ các tàu này ra khỏi khu vực khi hết 10 ngày.
Theo giáo sư Carl Thayer thì dù thế nào Việt Nam cũng nên học bài học Scarborough của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ gửi tàu hải quân đến khu vực tranh chấp một thời gian ngắn nhưng đã tạo cớ cho Trung Quốc mạnh tiếng và phản ứng dữ dội. Đây là chiến thuật mà Trung Quốc đã áp dụng từ lâu nay đối với biển Đông theo như lời của giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc đại học De la Salle, Philippines:
“Trò chơi của họ là muốn để chúng ta rơi vào cái bẫy của họ. Họ quấy rối, gây khó dễ và đợi chúng ta bắn phát súng đầu tiên, và điều này đã xảy ra với Việt Nam vào hồi năm 1988 và Việt Nam đã phải chịu một tổn thất lớn. Cho nên đây là một trò chơi mà họ đợi bạn bắn phát đầu tiên và sau đó họ sẽ nói là họ tự vệ.”
Vụ việc bãi chữ thập chỉ là một trong nhiều phép thử mà Trung Quốc đang và sẽ áp dụng đối với  Việt Nam trong năm nay và thời gian sắp tới, tương tự như họ đã làm với Scarborough của Philippines. Trong khi đó thì việc tìm ra chiến thuật đối phó với Trung Quốc trong những vụ việc này hoàn toàn không dễ đối với cả hai nước khi nguồn lực của họ còn hạn chế. Cách duy nhất mà hai nước vẫn đang làm là kêu gọi sự can thiệp của các nước trong khu vực, nhưng với sự thất bại của hội nghị an ninh khu vực vừa qua về vấn đề biển Đông, có lẽ sẽ còn mất nhiều thời gian cho hai nước để tìm ra các giải pháp cho các thách thức này. Mà thời gian lúc này dường như đang đứng về phía Trung Quốc.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngư dân VN bị tàu nước ngoài tấn công


Việc bị tấn công, uy hiếp trong thời gian gần đây khiến đời sống các ngư dân Việt Nam ngày trở nên khốn khó
BBC
-
Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cho hay hai tàu cá của Việt Nam bất ngờ bị một tàu nước ngoài đuổi bắn khiến năm thuyền viên bị trọng thương.
Cả hai tàu cá mang số hiệu CM 95842 TS và CM 91088 TS chứa tổng cộng 11 ngư dân đang hoạt động đánh cá ở khu vực Vịnh Thái Lan tại thời điểm bị tấn công hôm thứ Ba 17/7.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 19/7, ông Lưu Văn Sơn, Chính ủy bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cho biết: “Ngư dân cho biết tàu nước ngoài xuất hiện, tiến gần và dùng súng bất ngờ tấn công họ”.
“Những viên đạn cắm trên người các nạn nhân là loại đạn ria, sử dụng trong các loại súng dùng để đánh bắt cá.”
Ông Sơn cho hay, cả năm thuyền viên bị thương nặng đang được điều trị tại bệnh viện trên đảo Phú Quốc, Kiên Giang và hiện đã qua cơn nguy kịch.
“Cả năm người hiện đã tỉnh táo và chúng tôi sẽ bắt đầu lấy lời khai để phục vụ công tác điều tra vào ngày 20/7” – ông nói.
Theo ông chính ủy, các ngư dân cho rằng tàu nước ngoài tấn công họ là của Thái Lan.
Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau hiện đã đưa hai tàu bị nạn về thị trấn Sông Đốc, Khánh Hội, quận U Minh.
Lực lượng này cũng cho hay đang gấp rút tiến hành lấy lời khai cũng như khám xét vật chứng để phục vụ cho công tác điều tra để có thể công bố kết quả sớm nhất lên phía Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau.
Thời gian gần đây, các tàu cá Việt Nam liên tục bị uy hiếp, tấn công bởi các tàu nước ngoài khiến đời sống ngư dân Việt Nam trở nên khốn đốn và việc đánh bắt cá xa bờ càng lúc càng trở nên nguy hiểm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét