Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Tin thứ Hai, 11-06-2012

NÓNG! – Như bình luận bữa trước về “4 mũi giáp công” theo chỉ thị hoành tráng từ ông Phó TT để “xử lý” TS Nguyễn Xuân Diện, bữa nay đã có thông tin thêm về 2 “mũi”.
1- Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm đã ra quyết định “luân chuyển cán bộ”, rinh TSNXD sang làm Phó trưởng phòng Phòng Nghiên cứu văn bản Văn học, tức là “phiên ngang” bậc. Đây có lẽ là một giải pháp “trung dung”, vừa được lòng trên, vừa không trái với lương tâm của người bất đắc dĩ phải thi hành mệnh lệnh, lại cũng đỡ sinh kiện tụng hành chính, họp hành cãi cọ to chuyện thêm … Trước đó TSNXD đã vui vẻ chấp nhận vị trí này, song không xác nhận bằng văn bản, có lẽ là để … thòng một cửa nếu cần thì cự nự cũng không khó. 
2- Thanh tra Sở 4T vừa gửi thư trả lời bản Khiếu nại của TSNXD tới địa chỉ cư trú (không còn dám quấy rầy tại cơ quan nữa?), cho biết là đang … ngâm cứu bản khiếu nại. Hề hề! Ngộ thiệt!
.
Kính cáo: Hôm qua lại tiếp tục là một ngày thêm rất nhiều bà con phải vất vả tìm đường trèo tường vô ngôi nhà chung này của chúng ta, kể cả bên Vietsuky.com cũng vậy, chủ yếu từ người dùng đường truyền của VNPT, mạng không dây 3G Mobiphone, Vinaphone, Viettel. Nhiều điện thoại, email, phản hồi nhờ chỉ dẫn, nhưng cũng nhiều mưu mẹo được chính bà con đưa ra.
Và một trong số mẹo này là cách đơn giản ít ai ngờ, đó là thêm chữ “s” vào “http” để thành đường link vượt tường lửa là:  https://dahanhkhach.wordpress.com , là xong. Tuy nhiên, khi di chuyển giữa các bài đôi khi hơi khó, có thể lại phải thêm động tác chèn các ký tự https:// vào đầu đường link.
Riêng toàn bộ những blog trên hệ thống blogspot thì vẫn phải vượt tường lửa theo những cách thông dụng đã nói hôm 9/6.  Tương tự, có vẻ như cuộc ngăn chặn được thực hiện với toàn bộ các blog trong hệ thống WordPress.com chứ không phải chỉ vài blog lẻ, nhưng các blog thuộc hệ thống này muốn vượt tường lửa  chỉ cần thêm https:// vào đầu đường link. 
Chiến dịch khác thường này nổ ra gần như ngay sau sự xuất hiện của blog Quanlambao Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan tới cuộc họp chỉ đạo do ông PTT chủ trì hôm 19/5 về việc xử lý blog Nguyễn Xuân Diện.
Nhân đây, cũng xin giúp cơ quan chức năng một tay đối phó với Quanlambao, bằng đánh giá sơ bộ blog đó.
1- Gần như toàn bộ bài vở đều do một người viết. 2- Am hiểu hết sức sâu, rộng nội tình cung đình VN, lại cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và nội tình ngành an ninh. 3- Đối tượng tấn công đã rất rõ, là một vài nhân vật cụ thể, không phải với chế độ hiện nay ở VN. 4- Thời điểm tấn công liên quan tới đợt “chỉnh đốn” đảng, mà “vòng chung kết” là tháng 7 này. 5- Kết luận: … (đã có, nhưng xin chưa nói ra).
.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 28, CHIỀU 10/06   —  (blog Thành). - Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi  —  (Phair Zios).
-  Tỉnh Hải Nam Trung Quốc chính thức công bố dự báo về môi trường biển của các đảo Vĩnh Hưng, Hoàng Nham và Vĩnh Thử (CRI). BTV: Đảo Vĩnh Hưng (Yongxing Dao) mà Trung Quốc nói tới là đảo Phú Lâm, tên tiếng Anh là Woody Island, thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, còn Vĩnh Thử, tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef, là Đá Chữ Thập, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hoàng Nham là bãi cạn Scarborough, nơi đang diễn ra cuộc đối đầu giữa TQ với Philippines hơn 2 tháng qua.  -  “Một Trung Quốc đáng sợ”, Thời Báo Hoàn Cầu giới thiệu  (TT). “
Xa lộ đầu tiên nối liền Việt-Trung sẽ mở cửa cho giao thông năm 2013 (VOA).  - Tuyến đường cao tốc nối Trung Quốc với Việt Nam sẽ hoàn tất vào năm tới (RFI).
Bè cá có người Trung Quốc ở Cam Ranh sẽ bị phạt 4 triệu đồng (PLTP).

- Hoa Kỳ trở lại Châu Á với nhiều thách thức và khó khăn (RFA).  - Trung Quốc dùng vũ khí kinh tế đối với Philippines (DT).  - Nghị sĩ Nhật Bản thăm đảo tranh chấp với Trung Quốc (TN).  - Philippines: Mỹ sẽ mang vũ khí hạt nhân đến biển Đông? (PNTD).
- ĐCSVN đã lâm trọng bệnh – Quá trình chuyển dạ của dân tộc chăng ?   —  (ĐHLV). “ĐCSVN đã lâm trọng bệnh thì những vấn đề thuốc thang, chữa chạy chỉ nhằm câu giờ, kéo dài tuổi thọ mà thôi! Nếu tinh tế chúng ta sẽ nhận thấy những biện pháp bắt bớ, gây khó dễ những người cất lên tiếng nói đấu tranh vì bất công trong xã hội, dùng kỹ thuật ngăn chặn người dân tiếp cận thông tin trên Internet, dùng chế tài ràng buộc trong nội bộ Đảng, gây nhiễu sóng trên hệ thống truyền thông… chỉ là những biện pháp xoa dịu tình thế cho một cơn chuyển dạ lớn của dân tộc“. BTV: Chắc lâm trọng bệnh nên qua Bắc Mỹ chạy chữa? Đảng ‘triển khai nghị quyết’ ở Bắc Mỹ (BBC).  – Mời xem lại chân dung ông trưởng đoàn: Ông Đào Ngọc Dung bị trừ 50% điểm thi tuyển sinh sau đại học (VTC).
- Năng lực lắng nghe   –   (Bùi Văn Bồng).
- Đại Vệ Chí Dị – Thời của âm binh   —  (Người buôn gió).
- Chuyện cụ Lê Hiền Đức: Võ bẩn?  —  (Nguyễn Tường Thụy).  - Luật Việt nam vô cùng nhân đạo - (PVTD).
- TƯỜNG LỬA CỦA AI VÀ ĐỂ LÀM GÌ?  —  (Nguyễn Trọng Tạo). “Tôi quay lại vào trang của tôi và một số trí thức tên tuổi, cũng không vào được – cũng đều bị chặn tường lửa. Và tôi thấy buồn da diết. Bọn hack này chặn cả tiếng nói thường nhật của dân, lại chặn cả tiếng nói của văn nghệ sĩ, trí thức. Bỗng nghe cú điện thoại của một trí thức nhớn: ‘Tôi muốn nghe bài Khúc hát sông quê của bác để xin đưa vào cuốn video dòng họ, nhưng cũng bị chặn’. Thì ra, yêu quê hương đất nước mình cũng bị bọn hack chặn“.   – Cờ lốc oán ngâm khúc  —  (Nguyễn Thông).   – Vượt trùng vây   —  (Đông A). Nếu chính quyền đã coi những người viết blog như kẻ thù thì những người viết blog cũng sẽ không coi chính quyền là chính quyền của mình. Chặn thông tin là một tội ác.
- ĐỦ KIỂU WEBSITE, BLOG GIẢ MẠO: Làm giả trang web của lãnh đạo (NLĐ). Đúng như BS đã
nói, bài này tương tự bài trên QĐND, ngay sau khi BS phát hiện các web mang tên lãnh đạo đảng, chính quyền VN. Lạ là không như các blog/web tự do, toàn bộ các web/blog mang tên lãnh đạo này cho tới giờ vẫn không bị chặn hoặc hack. Nội bộ uýnh nhau chăng? Bài viết không nêu dẫn chứng, thì BS đưa, ví dụ như trang nguyentandung.org . 
- GS Tương Lai: “Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc” (bản gốc)  (boxitvn).   - THỬ BIÊN TẬP LẠI 1 ĐOẠN TIN NGẮN VỀ CHUYẾN THĂM BÁO NHÂN DÂN CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG  - (Phạm Viết Đào).
- Thừa Thiên-Huế: Mất đất, dân phá rừng làm rẫy  (DV). - Bạn dân cày  —  (Nguyễn Thông).
- Quốc hội sẽ “nóng” vấn đề đất đai (NLĐ).
-  7 bộ trưởng vào danh sách dự kiến trả lời chất vấn (DV). - Bốn bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Quốc hội (TP).
-  TẠI SAO THỐNG ĐỐC QUÊN CÂU HỎI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI? (Quan làm báo).
- Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa của Quốc hội, ông Lê Như Tiến: Tôi không sợ hãi… (TT).
Kiến nghị thêm cấp đơn vị hành chính vùng (TT).
- Thư của Những người bạn trái đất gửi cho nhà cầm quyền Nhật Bản và Việt Nam (boxitvn). “Gần đây, TS. Nguyễn Xuân Diện và 452 công dân Việt Nam khác đã gửi đơn kiến nghị chống lại việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sang Việt Nam … Tuy nhiên, vào ngày 18/5, một nhóm người tự nhận là cựu chiến binh đã đến viện nghiên cứu nơi TS. Nguyễn [Xuân Diện] làm việc và đe dọa để ông rút lại đơn kiến nghị. TS Nguyễn cũng bị yêu cầu phải báo cáo cho Công an Hà Nội, và blog của ông đã bị đóng cửa.”  - Nhật khởi động lại điện nguyên tử sao cho vừa lòng dân (Japan Times, Mainichi, NYT/SGTT).
“Tham nhũng vặt” thời nhất quan thì đĩ (Gocomay).
Dân và công an đánh nhau giữa phố (NV). - Nghịch lý cảnh sát giao thông “giơ đầu chịu báng” (VnMedia). - Hot Video: CSGT dùng dùi cui đánh vào đầu dân TP. Ninh Bình 10/6/2012 (TTXVA). - Đồng Nai: Dân chặn xe CSGT, quốc lộ kẹt cứng (PLTP). - Euro và những con người không có Euro (TTXVA).
Bộ Công an làm rõ vụ nghi can chết bất thường (NLĐ). - Bộ Công an xác minh vụ nghi can tử vong (TN).
Cách chức, giáng cấp trưởng công an huyện phá rừng (TT). - Cách chức Trưởng công an H.Khánh Sơn, Khánh Hòa (TN). - Bắt quả tang công an viên vận chuyển 62 bánh heroin (NLĐ). - Giám đốc Sở bị kỷ luật vì cấp phó đánh cờ tiền tỷ (VNE). - Chủ tịch thị trấn ăn chặn cả tiền công quét rác (DV).
Một kiểu nhân đạo ngược đời - (Nguyễn Xuân Diện). Nhân đạo với đám vô đạo nhưng lại nghiền … âm đạo. Hề hề!  - “Phải cho người mua dâm đi giáo dục nhân phẩm, áp dụng phạt tù (GDVN).
Chứng cứ yếu, sao không tuyên vô tội? (PLTP).
Người nặng lòng với nước – Phạm Tôn - (Pham Ton).
TRUNG QUỐC TREO GIẢI 4 VẠN TỆ CHO MỖI “CÁI ĐẦU” SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM; CHUYỆN BẮT THÁM BÁO TRUNG QUỐC - (Phạm Viết Đào).
100 năm ngày sinh cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng: Xuất khẩu gạo để cứu đói! (PLTP). Ông nào cũng tài, đức vẹn toàn cả, nhưng đem tới khổ đau cho dân chúng là do tụi … “cơ chế”. 
Quốc hội VN chuẩn bị chất vấn bộ trưởng (BBC). - Tuần này, Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ (VnEco).
<- Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2: Vì sao cấm cửa báo chí? (TT). Rõ rồi! Phải đập bỏ cái đập này thôi, không là tiền đổ vào như đổ hang chuột, lại có ngày gây thảm họa cho dân.
Tình trạng khẩn cấp ở miền Tây Miến Điện (BBC).  - Myanmar mở rộng lệnh giới nghiêm sang 3 khu vực (TTXVN).  – Miến Điện: Giới nghiêm tại bang Rakhine do căng thẳng tôn giáo (RFI).  – Miến Điện, điểm du lịch thời thượng (RFI).
- Bắc Triều Tiên chỉ trích Hàn Quốc bắt 2 người tình nghi làm gián điệp (RFI).  - Báo Anh: Công ty TQ cấp hàng cấm cho Triều Tiên  (TTXVN). - Báo Anh: Công ty TQ cấp hàng cấm cho Triều Tiên (TTXVN).
- Cái nôi của dân tộc Trung Quốc (phần 1) (Der Spiegel/ Phan Ba).  - Trung Quốc: Tập đoàn dầu khí thành công cụ chính sách hàng hải (TVN). - Khi Trung Quốc giải quyết vụ Bạc Hy Lai (TQ).  – Một luật sư chuyên về các vụ tham nhũng sẽ biện hộ cho vợ ông Bạc Hy Lai (RFI).  - Hồng Kông: 1.000 người biểu tình đòi công lý cho nhà ly khai Lý Vượng Dương (RFI).
- Bộ trưởng Nga đề nghị chôn cất Lenin (BBC).  – Tại Chuvashii tượng đài Lenin đã bị đem bán đấu giá (baltinfo/Kichbu).
- Tổ quốc bắt tay (odnako/Kichbu).
- CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI: IRAN, NGA, BELARUS, SUDAN… TỐ CÁO VƯƠNG QUỐC ANH VI PHẠM NHÂN QUYỀN   –   (Tâm sự Y giáo).


Lời ai điếu cho một trang Blog (RFA’s blog).  “Dù với tình trạng nào thì người ta vẫn tin rằng áp lực rất mạnh từ sở 4 T sẽ không để cho TS Diện tiếp tục dùng trang blog của mình như một vũ khí chọc thủng bức màn thông tin định hướng hiện nay”.
Bùi Hằng chuyện ngày 27/11/2011 (Người buôn gió).
- Quốc hội đang họp với bao nhiêu lo toan tình hình đất nước, nhưng tuốt trong Vĩnh Long, sáng nay (VTV1-Thời sự 12h đưa tin) vẫn diễn ra một cuộc mít tinh kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Hùng. Kín đặc hội trường từ ông đương thủ tướng tới những ông bà cựu, đương ủy viên BCT, bộ trưởng … Lo cho thế hệ con cháu quá, sẽ phải tổ chức bao nhiêu cuộc kỷ niệm 100 năm ngày sinh, rồi 100 năm ngày mất của các thế hệ lãnh đạo cha ông, còn đâu thì giờ lo mần ăn nữa. - Trang trọng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng (Chinhphu.vn).
KINH TẾ
-  Nhà nước cứ “bơm“ tiền, dễ “đục nước béo cò“ (PLVN).
- Cải tổ ngân hàng ở Việt Nam bị các nhóm lợi ích đầy thế lực cản trở (RFI).
- Ngân hàng Nhà nước: ‘Không lo khi thả nổi trần lãi suất’ (VNE).  - Gánh nợ xấu ngân hàng – Kỳ 4: Khó kiểm soát in tiền (TN).  - “Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì tương đối ổn định lãi suất” (VnEco). - Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì? (VnEco).   - Giá vàng tăng vượt 42 triệu đồng/lượng (TN). - Giữ tiền đồng vẫn có lợi (TN).
Quốc Cường Gia Lai sẽ bán sỉ một số dự án để lấy tiền trả nợ
- Cứu doanh nghiệp khó khăn – Cần nhiều giải pháp thiết thực (SGGP).  - Giải pháp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (TN).
- Bổ sung hơn 3.132 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 (VnEco).  - Nói và làm: Khó khăn lại trông vào nhà nước? (VEF).
“Đáy” nào cho bất động sản? (Vef).  - Quốc Cường Gia Lai chịu bán rẻ dự án để trả nợ (DV). =>
Hà Nội vất vả minh bạch giá dịch vụ chung cư (VEF).
Hóa đơn tiền nước tăng chóng mặt (TT).
Hotel de I`Opera Hanoi được vinh danh ‘Khách sạn xuất sắc 2012′ (LĐ).
Sàn giao dịch hàng hóa “thoi thóp” (TT)
Tìm đồ sạch: Đi 100 km mua thịt lợn, rau xanh (VEF).
Những người phụ nữ nuôi động vật tử thần làm giàu (Bee).  - Đệ nhất Mộc lan.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (TT) làm sao hiệu quả khi Xuất hiện “xin-cho” chính sách nông nghiệp (DV).
Doanh nghiệp Trung Quốc “chủ mưu” gian lận trong kinh doanh gạo (VTV). - Rủi ro khó lường khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc (ANTĐ). - Xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua nước rút (ĐĐK).
“Chúng tôi như tát nước giữa biển” (TT). - Thương lái Trung Quốc thao túng lúa, dừa khô (DV). - Nông dân ĐBSCL méo mặt vì giá dừa (SGGP). = >
Thận trọng khi thu gom thủy, hải sản bán cho thương lái nước ngoài (ND).
Phân bón tăng giá đột biến (TN).
- HÃY ĐỂ NGÀY ẤY LỤI TÀN   —  (Hồ Hải).
Đầu tư vào Myanmar: Ngỗng tơ có đẻ trứng vàng? (VEF).
IMF thay đổi quan điểm về chính sách tỷ giá của Trung Quốc (VnEco).
- Tây Ban Nha mừng vì ngân hàng được cứu (BBC).  – Tây Ban Nha chấp nhận kế hoạch hỗ trợ ngân hàng của châu Âu (RFI).  -  Tây Ban Nha đã được cứu (PLTP). - 100 tỉ euro cứu ngân hàng Tây Ban Nha (TN). - Tây Ban Nha được vay cứu trợ 100 tỉ euro (NLĐ).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần I (DT).
- Đồng Chuông Tử: Chế Linh hát ở Hà Nội (Inrasara).  – Live show Chế Linh: Dùng chiêu “duy nhất” để hút khán giả? (NLĐ).
<- “Giao điểm” Lam – Linh (TN).
- ĐÊM LIÊU TRAI THƯỢNG HẢI  (Nguyễn Trọng Tạo). - LÊ BÁ THỰ: Dưới cánh Thiên thần Rượu” đến với bạn đọc Việt Nam.
- THƠ “CHÂN DUNG NHÀ VĂN” CỦA XUÂN SÁCH ( Tiếp)  —  (Ngô Minh).
Trần Mạnh Hảo – Thơ Cát Du có ma không? (DL).
Chân dung vua Quang Trung (giả) do Họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790.
MIỀN …”CỤP LẠC” (KỲ 2) - (Nhật Tuấn).
- BÌNH NGUYÊN TRANG: Người mang đến cho trẻ em QUẢ BÓNG XANH BAY GIỮA TRỜI XANH (Lê Thiếu Nhơn).  - NGUYỄN KHOA ĐĂNG: Nắng quái chiều hôm.
Nguồn gốc Tết mồng 5 tháng 5 (Bee).  - Bói toán, tử vi… không thuộc giáo lý nhà Phật.  - Đi tìm ngoại hình vua Quang Trung =>
UEFA điều tra phân biệt chủng tộc và vụ bạo loạn (TN). - UEFA điều tra “sự cố” trận Nga – CH Czech (TT).
- Euro 2012 : Đại chiến Tây Ban Nha – Ý mở màn bảng C (RFI).  – Tây Ban Nha – Ý 1-1: Nhà vô địch mướt mồ hôi (NLĐ).  – EURO 2012 – Bảng C (RFA).  – Ukraina gây nhiều tai tiếng trong việc chuẩn bị Euro 2012 (RFI).  – NGUYỄN THÁI SƠN những vần thơ bất chợt từ EURO 2012 (Lê Thiếu Nhơn).  - Bóng đá không liên quan đến chính trị (PLTP).



GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-  GS Nguyễn Minh Thuyết phẫn nộ với cách giải quyết vụ clip gian lận thi (GDVN).   – Thủ khoa HV Cảnh sát từng thi tốt nghiệp ở trường Đồi Ngô, Bắc Giang.  - Gian lận thi cử Bắc Giang: Không tổ chức thi lại (VTC). - Công khai thêm 3 đoạn phim gian lận thi cử (TN).
Cẩn trọng với luyện thi cấp tốc (TN). - Bỏ hay giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT? (NLĐ).  - Thi tốt nghiệp THPT – Còn đua thành tích còn sự cố (SGGP).  - Trung tâm luyện thi “chui” mọc như nấm (SGGP).
Giáo viên tiếng Anh rớt như sung rụng (TT).
Phạm Phúc Thịnh – Thói dối trá và câu trả lời ngoài đáp án (DL).
Tệ nạn tấn công làng đại học: Cờ bạc, lô đề, cá độ bủa vây (TN).
- Nhiều ngành khoa học đìu hiu (NLĐ).
- Dành thời gian cho trẻ (NLĐ).
“Chơi hăng”, vẫn trúng tuyển 8 trường ĐH ở Mỹ (DT).
Ưu đàm lại khai hoa ở Phú Yên (TN).
Virus Flame là dự án tầm cỡ quốc gia (VNN).
Hình ảnh mới nhất về trụ sở “phi thuyền” của Apple (VNN). =>
NASA bán bánh, rửa xe để lấy tiền làm khoa học (Infonet).
Ảnh tàu vũ trụ có người lái của TQ trên bệ phóng (Bee).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC TRONG DỊCH VỤ Y TẾ  —  (Lê Hiền Đức).
“Tiếp xúc với đau đớn nhưng đừng để lòng chai sạn” (Bee).
- Giải cứu mẹ con “người rừng” (NLĐ).
Quảng Bình: Kỳ nhân ngâm mình trong lửa chữa bệnh cứu người (PNTD).
Xe máy bốc cháy, một phụ nữ đi cấp cứu (DT).
Bí ẩn hai mẹ con “người rừng” (TN).
Đánh nhau vì đòi tháo nước vào ruộng (PLTP).
Bàn tay một con linh trưởng bị xẻ thịt nhìn giống như bàn tay của một đứa trẻ. Ảnh: MINH QUÊ
TỐT PHÚC - (Photphet).
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” (PLTP). =>
Rút ruột rừng phòng hộ (LĐ).
Thừa Thiên-Huế: Bắt được cá voi xanh nửa tấn (DV).
Quảng Trị: Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm (DV).
Bữa trưa với tỷ phú Buffett lập kỷ lục giá (VnEco).
- Cuộc chiến mini Trung-Mỹ về chất lượng không khí (RFI).
Ukraine: Tai nạn máy bay, 5 vận động viên thiệt mạng (TTXVN).



QUỐC TẾ
- Phe đối lập Syria bầu lãnh đạo mới, trong khi số tử vong tăng cao (VOA).  – Quân đội Syria tiếp tục pháo kích, Nga chống can thiệp quân sự(RFI).  - Tân lãnh đạo phe đối lập Syria tiếp xúc với những tổ chức khác (VOA). - Nga đồng ý để Tổng thống Syria ra đi có điều kiện (DT).
“Iran thuộc tốp 10 cường quốc quân sự” (NLĐ). - Iran muốn được thừa nhận quyền theo đuổi hạt nhân (TTXVN).
Đặc sứ cao cấp của Mỹ đến thăm Somalia (VOA). - Hoa Kỳ đe sẽ trừng phạt những ai chống đối kế hoạch hòa bình tại Somalia(VOA).
Tòa án Tội phạm Quốc tế: 4 nhân viên của tòa bị cầm giữ ở Libya (VOA). - Libya hoãn thời điểm tổ chức bầu cử đến ngày 7/7 (TTXVN).
- Pháp sẽ rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm 2012 (RFI).  - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tới Afghanistan (VOA).
Mỹ – Pakistan: Đồng minh đang thành kẻ thù? (DV).
Al Qaeda treo thưởng bắt Obama bằng…10 con lạc đà (Bee).
<- Người Nga ‘trả giá’ nếu đi biểu tình (BBC). - Nga tăng cường khí tài quân sự (TN).  - Những chiếc đồng hồ của Putin – 22 triệu ruble (echo/Kichbu).
- Putin và Hồ Cẩm Đào – trục kiềm chế Hoa Kỳ (inosmi/Kichbu).  – Trung Quốc sẽ ngáng chân Moscow đúng lúc (net14, newsland/Kichbu).
- Pháp tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội (VOA).    – Cánh tả dẫn đầu trong vòng một bầu cử Quốc hội Pháp (RFI). – Cánh tả được dự báo thắng cử trong vòng một bầu cử Quốc hội Pháp (RFI). - Đảng Xã Hội Pháp dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội (VOA).
Hai nhà thờ bị tấn công tại Nigeria (VOA).
- Rớt máy bay ở Kenya: Bộ trưởng Nội vụ Saitoti thiệt mạng (VOA).
Venezuela: Đối lập chính thức công bố ra tranh cử tổng thống (VOA).
Cơn chấn động mới trong quân đội Mỹ (VNN). - Chính phủ Mỹ điều tra rò rỉ thông tin an ninh (LĐ).
Nổ súng tại thành phố Mỹ, 3 người thiệt mạng (DT).
Thái Lan: nguy cơ bất ổn do bế tắc dự luật (TT).
-  Phó Thủ tướng Campuchia thăm Mỹ đàm phán xóa nợ (Gafin/DVT).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 10/06/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 10/06/2012;  + Thời sự 19h – 10/06/2012; + Cuộc sống thường ngày – 10/06/2012.

 

Helium-3


Khi dầu mỏ cạn kiệt, nhân loại sẽ ra sao? Câu trả lời đã có: Helium-3. Chỉ cần 200 tấn Helium-3 đủ năng lượng cho thế giới dùng trong 1 năm. Tuy nhiên, muốn khai thác Helium-3, chỉ có thể lên mặt trăng và cuộc đua giữa các cường quốc đang bắt đầu.

Helium-3 mà trái đất chúng ta có được (khoảng vài trăm kg với giá bán khoảng 1.000 USD cho một gam) là do gió mặt trời mang tới sau khi “chiến thắng” được lực cản của từ trường trái đất. Hàng năm, Mặt trăng thu nhận khoảng 1 triệu tấn Helium-3 từ gió mặt trời và chúng nằm dưới dạng các hạt băng nhỏ rải đều trên bề mặt của khu vực có tên gọi “Biển mặt trăng”. Hàm lượng quặng tại đây cao gấp 5 lần so với các loại quặng có chứa nguyên tố này tìm thấy trên Mặt đất.

Mặt trăng: Nguồn cung Helium-3

Theo tính toán, để cung cấp một cách “dư thừa” nguồn năng lượng cho thế giới cho tới năm 2050, mỗi năm chỉ cần khai thác tại Mặt trăng ít nhất 800-1000 tấn Helium-3. Như vậy, với trữ lượng khoảng 500 triệu tấn heli “tựcó”, chị Hằng có thể đáp ứng nhu cầu “ngốn” năng lượng với tốc độ chóng mặt của thế giới trên 15.000 năm.

Để “biến” Helium-3 ở Mặt trăng thành điện năng dùng cho nhu cầu trên trái đất cần phải thực hiện 3 khâu công nghệ then chốt.
image
Mô hình lập căn cứ để khai thác tài nguyên trên mặt trăng
Thứ nhất: Chế tạo lò phản ứng nhiệt hạch để tạo ra heli 4 cùng với sản phẩm cuối cùng là điện năng. Hiện nay, con người đang chế tạo một lò phản ứng ở quy mô thí nghiệm. Đó là lò mang tên tên “Lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế”(ITER) được khởi công tại Cadarache, Pháp.
Thứ hai: Phương tiện vận chuyển nguyên liệu từ mặt trăng về trái đất. Dĩ nhiên phải xử dụng tàu con thoi có sức chở lớn. Cho tới nay, chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất sản xuất và vận hành thành công hàng loạt phi thuyền không gian. Hiện mọi nỗ lực của NASA cũng như các tập đoàn tư nhân khác dưới sự khuyến khích của chính phủ đang lao vào nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các thế hệ phi thuyền mới với mục đích du lịch vũ trụ. Còn Nga cũng đang chạy đua nghiên cứu thiết bị vận chuyển mới.
Thứ ba: Công nghiệp vũ trụ trên Mặt trăng. Để có được một tấn Helium-3, cần phải xử dụng 100 triệu tấn đất mặt trăng trên một khu vực khai thác có diện tích bề mặt 20 km vuông với độ sâu 3 m. Quặng sau khi được khai thác sẽ bị đun nóng tới một nhiệt độ 700 độ C, sau đó được hóa lỏng để tách ra các đồng vị mong muốn. Công nghệ tách chiết heli khá đơn giản nhờ sử dụng các lò năng lượng mặt trời có trang bị các gương lõm lớn nhằm tập trung ánh sáng mặt trời và hội tụ chúng vào một điểm - “lò luyện quặng”.
He-3 là một đồng vị của heli. He-3 ít có trong môi trường tự nhiên của trái đất nhưng lại có nhiều trên mặt trăng. Trên lý thuyết, He-3 là nhiên liệu lý tưởng cho các lò phản ứng nhiệt hạch, tạo ra nguồn năng lượng sạch gần như vô tận. Trên trái đất chỉ có khoảng 10 tấn khí Helium-3, nhưng trên mặt trăng có khoảng 1 triệu tấn khí Helium-3. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc thì chỉ cần 8 tấn khí Helium-3, tương đương với 220 triệu tấn dầu hoặc khoảng 1 tỷ tấn than.
image
Chỉ có biến Mặt trăng thành một tổ hợp công nghiệp mới làm cho giá sản phẩm có tính cạnh tranh tối ưu. Việc xây dựng Mặt trăng thành tổ hợp công nghiệp vũ trụ khiến cho nguyên liệu Helium-3 chỉ chiếm 1% trong toàn bộ giá thành điện năng của nhà máy điện nguyên tử trên mặt đất.

Cuộc đua giữa các cường quốc

Mỹ đang có rất nhiều dự án về việc khai thác Helium-3 trên mặt trăng. Trong số đó, dự án “Mark-III” là nổi trội nhất. Dự án này do cựu phi hành gia Harrison Schmitt - người đã đổ bộ lên mặt trăng vào năm 1972 bằng tàu “Apollo 17” đưa ra. Với chi phí khoảng 15 tỷ USD, dự án đề ra nhiệm vụ khai thác Helium-3 để vận hành nhà máy điện hạt nhân công xuất 5 GW trong tương lai gần. Trong khi đó, một số thông tin từ Nga cũng tiết lộ: Công ty không gian RKK Energiya có kế hoạch khai thác Helium-3 trên mặt trăng vào năm 2020.

Viện sỹ Nga Valentin Smirnov- Giám đốc của Viện Nghiên cứu hạt nhân Nga, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm nguyên tử năng Kurchatov tuyên bố: Nếu năng lượng Helium bắt đầu được xử dụng đại trà để sản xuất điện năng thì nó không chỉ làm thay đổi bản đồ năng lượng của thế giới, mà còn thay đổi vị trí xếp hạng các cường quốc trên thế giới”.
image

Còn theo Giám đốc Viện Địa hóa và hóa học phân tích (Hoa Kỳ)-GS Erik Galimov- “Cuộc cánh mạng khoa học này (khai thác Helium-3 trên mặt trăng) sẽ thay đổi mãi mãi nền văn minh của nhân loại. Một đất nước vượt mặt các quốc gia khác trong cuộc chạy đua khai thác tổ hợp công nghệ trên mặt trăng sẽ trở thành nhà vô địch không có đối thủ trên mặt đất. Đây sẽ là nhà lãnh đạo toàn cầu duy nhất trong tương lai”.

Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu và Ấn Độ là những thành viên tích cực nhất trong cuộc chạy đua đưa robot lên mặt trăng và lập cơ sở trên đó nhằm tiếp cận nguồn He-3 khổng lồ. Trong bối cảnh đó, vấn đề pháp lý lại được đặt ra: Liệu các cường quốc có được quyền khai thác mặt trăng theo ý muốn không?
image
Đua nhau thiết lập căn cứ trên mặt trăng để làm gì?
Cuộc đua hối hả
Với tiềm năng khai thác nguồn nhiên liệu vô tận, NASA đang gấp rút nghiên cứu thiết lập một tiền đồn gần mặt trăng để làm cửa ngõ cho các sứ mệnh khám phá nhiều thiên thể, gồm mặt trăng, các thiên thạch, các mặt trăng của sao Hỏa và sao Hỏa.

Theo biên bản hôm 3/2/2012 từ William Gerstenmaier, phó giám đốc NASA về các hành trình khám phá và sứ mệnh của con người, một nhóm chuyên gia NASA đang vạch kế hoạch tìm ra một điểm trên vũ trụ gọi là điểm dao động trên mặt trăng của trái đất (EML-2). Những điểm dao động còn gọi là các điểm Lagrangian - những vị trí trên vụ trụ màở đó các lực kéo trọng lực cân bằng với nhau, giúp cho tàu vũ trụ về cơ bản có thể đỗ tại đó.
image

Không chỉ các chính phủ, khu vực tư nhân với tiềm năng tài chính khổng lồ có lẽ cũng không bỏ qua nguồn tài nguyên quan trọng trên mặt trăng. Gần đây, một số tỷ phú nổi tiếng thành lập công ty Planetary Resources với kế hoạch đưa phi thuyền robot đi khai thác các tài nguyên trên hành tinh để mang về trái đất. Các nhà sáng lập, trong đó có đạo diễn phim/nhà thám hiểm James Cameron, người đồng sáng lập Google Larry Page và cựu chuyên gia của Microsoft gồm Eric Schmidt, Ross Perot Jr. và Charles Simonyi, không nói rõ họ sẽ khai thác những gì trong vũ trụ, chỉ thông báo chung chung rằng sẽ thực hiện những dự án mạo hiểm nhằm kết hợp “thám hiểm không gian và khai thác tài nguyên” để tạo thêm hàng nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, theo Fox News, ông Vladimir Popovkin, giám đốc cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos, cách đây không lâu nói rằng, Nga có kế hoạch đưa người trở lại mặt trăng vào năm 2020. “Con người nên trở lại mặt trăng. Và khác với năm 1969, chỉ để tạo dấu ấn; chúng tôi có thể làm những việc quan trọng trên đó – như xây các phòng thí nghiệm nghiên cứu các hành tinh và quan sát mặt trời,” ông Popovkin nói.
image

Ông Popovkin gần đây cho biết Nga có thể sẽ hợp tác với NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu và tham gia vào Mạng lưới mặt trăng quốc tế (ILN). Đây là mạng lưới được Mỹ và một số nước có hoạt động khám phá mặt trăng đề xuất xây dựng hàng loạt trạm trên mặt trăng, mỗi trạm sẽ đóng vai trò là một điểm nút, cùng hoạt động để tạo nên mạng lưới địa vật lý trên mặt trăng nhằm thực hiện nhiều hoạt động thí nghiệm khoa học.Trung Quốc cũng đang gấp rút chuẩn bị để đưa thiết bị khám phá có người lái lên mặt trăng vào khoảng năm 2017, ông Ouyang Ziyuan cho biết trong một bài phỏng vấn với báo Southern Metropolis News. Sứ mệnh này sẽ sử dụng tàu vũ trụ Hằng Nga-3 với thiết bị tự hành trên mặt trăng được đưa lên bởi robot không người lái. Theo ông Ouyang, một trong những mục tiêu chính của sứ mệnh là để “cung cấp cho loài người báo cáo đáng tin cậy nhất về He-3”. Ai đủ sức ngăn họ?

image

Sự quan tâm ngày càng lớn của các nước đối với nguồn tài nguyên He-3 trên mặt trăng làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới quyền khai thác không gian. Cho tới nay, chưa có văn bản đồng thuận quốc tế nào quy định rõ các quốc gia hay thực thể cá nhân nào được quyền hay có thể sử dụng cách nào để khai thác hoặc tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên trên mặt trăng hay không?

Hiệp định không gian 1967 của Liên hợp quốc, hiện đang có hiệu lực đối với 100 quốc gia, không quy định cụ thể vấn đề này, dẫn tới nhiều cách lý giải khác nhau. Hiệp định mặt trăng (Moon Agreement) năm 1979 do Liên hợp quốc bảo trợ đã thiết lập nền tảng hay cơ chế cho việc khai thác các tài nguyên trên mặt trăng. Nhưng trên thực tế, đây là một hiệp định thất bại vì nó chưa được phê chuẩn bởi bất kỳ quốc gia nào tham gia khám phá không gian hoặc có kế hoạch tham gia.

Tính đến tháng 12/2008, chỉ có 13 nước, bao gồm Australia, Áo, Bỉ, Chile, Kazakhstan, Libang, Mexico, Morocco, Hà Lan, Pakistan, Peru, Philippine, và Uruguay. Pháp, Guatemala, Ấn Độ và Romania đã ký, nhưng chưa phê chuẩn. Đến tháng 3/2012 thì có thêm Thổ Nhĩ Kỳ tham gia. Vì bản hiệp định chưađược bất kỳ cường quốc không gian nào phê chuẩn (bao gồm cả Ấn Độ) và hầu hết các cường quốc không gian cũng chưa ký (trừ Ấn Độ), nên văn bản này không có tác động gì đối với hoạt động không gian hiện nay.
image

Do đó, hiện nay không có rào cản pháp lý nào ngăn chặn Mỹ hay Trung Quốc khai thác tài nguyên trên mặt trăng. Hơn nữa, như thực tế đã cho thấy, không có quốc gia nào trong tương lai gần có đủ khả năng để ngăn cản Mỹ thiết lập căn cứ trên mặt trăng hay tiến hành các hoạt động khai thác như họ muốn. Vì thế, Mỹ có lẽ sẽ theo đuổi chương trình năng lượng nhiệt hạch dùng He-3 mà không cần cộng đồng quốc tế chấp nhận. Nếu làm như vậy, Mỹ có thể tự lập ra thể chế pháp lý riêng, phù hợp với chính nhu cầu và nguyên tắc của họ, thay vì đạt được sự đồng thuận của các nước khác.

Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ có thể “tự tung tự tác” thì cũng có vài lý do để họ không muốn làm như vậy. Thứ nhất, chính phủ Mỹ hay bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào ở Mỹ không muốn liều lĩnh đầu tư vào sứ mệnh lâu dài và tốn kém để phát triển năng lượng nhiệt hạch dùng He-3 trong khi không có sự bảo đảm nào rằng những khó khăn kỹ thuật trong việc phát triển công nghệ năng lượng này cũng như căn cứ trên mặt trăng chắc chắn sẽ sớm được khắc phục mà không vấp phải rào cản chính trị hay pháp lý đáng kể nào. Dù có lý giải luật quốc tế hiện nay theo cách nào đi nữa, thì các quốc gia và cộng đồng trên trái đất cũng sẽ không ngồi yên để nhìn Mỹ “nuốt trọn” nguồn tài nguyên He-3 trên mặt trăng.
image

Cuối cùng, nếu các nước khác cũng tham gia vào các hoạt động khai thác mặt trăng, thì mỗi nước trong số họ đều có quyền lợi trong việc hợp tác để giải quyết các vấn đề chung và kiềm chế lẫn nhau.

Một số nước như Mỹ muốn có được công nghệ năng lượng nhiệt hạch dùng He-3 trong tương lai khá gần, có lẽ là khoảng nửa thế kỷ tới, nên các bước cần thiết để lập ra khung pháp lý quy định vấn đề này nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Các nước mạnh khác, như Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ,Nhật Bản và Nga, có khả năng tham gia hoạt động khai thác tài nguyên trên mặt trăng, cũng có thể mong muốn chia sẻ lợi ích với Mỹ theo một chế độ tiếp cận cởi mở hơn và dựa trên cơ chế thị trường.

Trong vài năm gần đây, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đua nhau công bố kế hoạch thiết lập căn cứtrên mặt trăng. Lý do quan trọng là để khai thác và mang khí helium-3 (He-3) vềtrái đất nhằm thỏa mãn nhu cầu năng lượng của con người mà không cần than, dầu, khí và năng lượng hạt nhân.

image
He-3 là nhiên liệu lý tưởng cho các lò phản ứng nhiệt hạch, tạo ra nguồn năng lượng sạch gần nhưvô tận.
Cuộc đua khai thác... Helium.
“Chấp” tất cả than, dầu khí, năng lượng hạt nhân

40 tấn He-3 hóa lỏng mang từ mặt trăng chỉ chiếm thể tích của hai tàu con thoi Mỹ hiện nay, nhưng có thể đủ cho các lò phản ứng nhiệt hạch chạy bằng He-3 hoạt động để đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng điện của nước Mỹ - tương đương ¼ tổng nhu cầu sử dụng điện của thế giới, trong suốt một năm. Dù trình độ công nghệ và khả năng kinh tế để đưa điện nhiệt hạch dùng He-3 hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, nhưng cũng chỉ mất vài thập kỷ nữa thì các cường quốc sẽ có trong tay công nghệ đó.

Năng lượng nhiệt hạch có thể giúp thế giới không còn phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch –nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm lên, chưa kể giá cả ngày càng cao và căng thẳng kinh tế, địa chính trị xung quanh nguồn nhiên liệu này. He-3 cũng giúp con người bỏ qua nguồn điện hạt nhân đang gây lo ngại về nguy cơ phát triển vũ khí hạt nhân và rác thải phóng xạ.
image

Theo tạp chí Luật quốc tế Fordham (Mỹ), ước tính nguồn khí He-3 trên mặt trăng đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người trong nhiều năm tới. Do đó, dù công nghệ năng lượng nhiệt hạch sử dụng He-3 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng nhiều nước như Mỹ đang bắt đầu khẳng định vị trí của họ để bảo đảm họ không bị mất phần khai thác nguồn tài nguyên He-3 dồi dào trên mặt trăng.

Theo bài báo xuất bản ngày 14/1/2010 trên Tân Hoa Xã, ông Ouyang Ziyuan, nhà khoa học chỉ huy của Dựán tàu thăm dò mặt trăng của Trung Quốc, cho biết Dự án thăm dò mặt trăng của nước này đã khám phá ra có khoảng 1 triệu tấn khí He-3 trên bề mặt của chị Hằng. Lượng khí này có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của con n gas có thể khai thác trên trái đất. Về mặt lý thuyết, khối He-3 đó gấp 10 lần năng lượng của tất cả than, dầu, khí gas có thể khai thác trên trái đất.

He-3 là khí phi phóng xạ, không độc và không trơ. Chính phủ Mỹ tạo ra He-3 qua quá trình phân rã chất phóng xạ triti, một đồng vị phóng xạ của hydro. Cho tới nay, nguồn He-3 dồi dào nhất ở Mỹ là từ các chương trình vũ khí hạt nhân, vì He-3 là phụ phẩm của quá trình này. Chính phủ Mỹ dùng triti trong các đầu đạn hạt nhân. Triti phân rã thành helium-3. He-3 có những tính chất đặc biệt, khiến nhu cầu sử dụng nó ngày càng lớn. He-3 có thể giúp phát hiện nơtron, nên nó được sử dụng rộng rãi trong thiết bị phát hiện nơtron trong lĩnh vực an ninh, công nghiệp và khoa học. Chính phủ Mỹ khai thác các máy phát hiện nơtron tại khu vực biên giới để ngăn chặn buôn lậu vật liệu X quang và phóng xạ qua biên giới. Trước đây, giá mỗi lít He-3 chỉ khoảng 100 USD, nhưng nhu cầu sử dụng He-3 ngày càng tăng đã đẩy giá của loại khí này lên tới 2.000 USD/lít trong những năm gần đây.

He-3 là khí phi phóng xạ, không độc và không trơ. Chính phủ Mỹ tạo ra He-3 qua quá trình phân rã chất phóng xạ triti, một đồng vị phóng xạ của hydro.Cho tới nay, nguồn He-3 dồi dào nhất ở Mỹ là từ các chương trình vũ khí hạt nhân, vì He-3 là phụ phẩm của quá trình này. Chính phủ Mỹ dùng triti trong các đầu đạn hạt nhân. Triti phân rã thành helium-3. He-3 có những tính chất đặc biệt, khiến nhu cầu sử dụng nó ngày càng lớn. He-3 có thể giúp phát hiện nơtron, nên nó được sử dụng rộng rãi trong thiết bị phát hiện nơtron trong lĩnh vực an ninh, công nghiệp và khoa học. Chính phủ Mỹ triển khai các máy phát hiện nơtron tại khu vực biên giới để ngăn chặn buôn lậu vật liệu X quang và phóng xạ qua biên giới. Trước đây, giá mỗi lít He-3 chỉ khoảng 100 USD, nhưng nhu cầu sử dụng He-3 ngày càng tăng đã đẩy giá của loại khí này lên tới 2.000 USD/lít trong những năm gần đây.
image

Theo ông Ouyang, trên trái đất chỉ có khoảng 10 tấn khí He-3. Bề mặt mặt trăng tiếp xúc với phóng xạ của mặt trời, nên các trận gió mặt trời luôn mang các hạt He-3 tới mặt trăng và tích tụ trên bề mặt. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc thì chỉ cần 8 tấn khí He-3, tương đương với 220 triệu tấn dầu hoặc khoảng 1 tỷ tấn than. Hối hả hoàn thiện công nghệ điện nhiệt hạch

Sản xuất điện bằng lò phản ứng nhiệt hạch đòi hỏi phải thu giữ những plasma ion hóa ở nhiệt độ cực cao – hiện tại kỹ thuật này không hề dễ dàng và cũng không hiệu quả về mặt kinh tế với điều kiện vật liệu và công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, tiềm năng khổng lồcủa năng lượng nhiệt hạch là động lực lớn thúc đẩy nghiên cứu để vượt qua những chướng ngại vật này.

Một trong những nỗ lực đáng kể nhất gần đây là sự ra đời của một dự án với sự tham gia của Liên minh châu Âu (thông qua Ủy ban năng lượng nguyên tử châu Âu), Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, và Mỹ tập trung vào lò phản ứng nhiệt hạch thử nghiệm quốc tế(ITER). Đây là dự án nghiên cứu thử nghiệm quốc tế nhằm khai thác tính khả thi về khoa học và kỹ thuật trong sản xuất điện nhiệt hạch. Chương trình với vốn đầu tư 12 tỷ USD nhằm chế tạo lò phản ứng nhiệt hạch thử nghiệm tiên tiến nhất đặt tại một cơ sở ở miền nam nước Pháp, dự kiến sẽ kéo dài 3 thập kỷ.

Lò phản ứng nhiệt hạch ITER được thiết kế để sản xuất ra 500 megawatt từ 500 megawatt năng lượng đầu vào. ITER bắt đầu được xây dựng từ năm 2007, và dòng plasma đầu tiên dự kiến sẽra đời vào năm 2019. Khi ITER được đưa vào sử dụng, đây sẽ là thí nghiệm vật lý thâu tóm plasma lớn nhất từ trước tới nay. Nhà máy điện nhiệt hạch thương mại thử nghiệm đầu tiên mang tên DEMO đượcđề xuất sẽ tiếp nối dự án ITER để đưa điện nhiệt hạch vào thị trường thương mại.
image

He-3 sẽ được khai thác và vận chuyển về trái đất như thế nào? Vì He-3 có trong gió mặt trời liên kết rất yếu với regolith (lớp bụi, đất, mảng vụn đá và những vật liệu liên quan khác bao phủ hầu như bao phủ toàn bộ Mặt Trăng), nên việc thu He-3 bằng công nghệ hiện nay là khá dễ dàng. Theo kế hoạch được đề xuất, khi một căn cứ đã được thiết lập trên mặt trăng, các robot khai thác mặt trăng tương thích với thiết bị thu nhiệt mặt trời sẽ thu và xử lý lớp regolith trên mặt trăng để đưa He-3 về dạng gas rồi đưa He-3 và các phụ phẩm khác về căn cứ trên mặt trăng. He-3 dạng khí sau đó sẽ được hóa lỏng rồi đưa về trái đất, có thể bằng các tàu con thoi điều khiển từ xa. Điều quan trọng là, quá trình thu thập và xử dung. He-3 không chỉ thu hoạch được He-3 mà còn thu được lượng hydro, oxy, nitơ, CO2 và nước đáng kể để giúp ích cho quá trình bảo trì căn cứ trên mặt trăng hay để thực hiện các hoạt động không gian khác như khám phá sao Hỏa và các hành tinh khác.

Trúc Quỳnh
 

Hậu quả của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương

image


Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.
Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam” .
Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.
Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:
1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).
2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật.

image
Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.
Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nh­ưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.
Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.”

image
Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.
Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.
Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.
Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.
Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966. Tôi đã ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

image
Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp. Không thể thảo luận nối vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.
Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.
Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.
Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.
Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.

image
Cho những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.
Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người.
“Phong trào hòa bình” - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.
Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.
Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.
Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ mới cai trị bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.
Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.
TÙ CHÍNH TRỊ
Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.
Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.

image
Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người nh­ Sỉrhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ .
Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:
,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …”
.”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”
- “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”
Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.
Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.
Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn.
Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.

image
NGĂN CHẬN TÀN SÁT
Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.

- Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án.
- Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.
Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra.

image
- Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử.
CĂM BỐT
Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa.
Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết.

image

Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho lả có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.
Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây”.

image
Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước l­ượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.
Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng – để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.
Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism”

image
- Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.
Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.
Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.

image

Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với ng­ười khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta./.

Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
(Trích trong “những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)



HOA KỲ LẬP CĂN CỨ HẢI QUÂN TẠI CAM RANH, BỎ CẤM VẬN KỸ THUẬT CAO, BÁN TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ HẠNG TRUNG SILO VÀ MÁY BAY PHẢN LỰC TÀNG HÌNH CHO VIỆT NAM
California (VietPress USA): Trước đây lối 2 tháng tôi đã có các bài viết, và các buổi phát thanh quốc tế nói trước rằng chắc chắn Mỹ sẽ trở lại Vịnh Cam Ranh và sẽ bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với Việt Nam.
Nay trong chuyến đi họp Hội Nghị Thượng Đĩnh An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La tại Singapore từ ngày 02 đến 05-6-2012. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leone Panetta đã mở đầu bằng chuyến viếng thăm thị sát cảng Cam Ranh ngày 02-6 và kết thúc bằng buổi hội kiến với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tai Hà Nội ngày Thứ Hai 04-6-2012. Dịp nầy Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ cấm vận kỹ thuật cao để VN có thể mua vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
image
Thực sự thì ván bài quốc tế đã được sắp đặt và sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ công bố bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với VN và sẽ bán cho VN lối 5 chiếc Tàu Ngầm Nguyên Tử hạng trung loại Silo; và bán lối 12 máy bay tàng hình F18 và có thê F22 nữa.
Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 và chắc chắn là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng; nhất là trên Biển Đông.
Tứ ngày 21 đến 28-2-1972 khi TT Richard Nixon đến mật đàm với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu-Ân-Lai của Trung Quốc theo sự sắp xếp của Henry Kissinger nhằm chuyển giao VNCH cho Trung Cộng và Bắc Việt. Mỹ cam kết đầu tư vào TQ, mua hàng hóa của TQ. Đổi lại TQ cam kết cùng với CS Bắc Việt bảo đảm an ninh cho Mỹ rút quân khỏi chiến trường VN; và nhất là TQ để yên cho Mỹ phá sụp Liên Sô chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
image
Mỹ làm ngơ cho 10,000 quân Bắc Việt và TQ tiến đánh chiếm Căn cứ Caroll ở Ái Tử vào ngày 03-3-1972 và tiến đánh chiếm Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị và hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Tri vào ngày 01-5-1972 để làm áp lực buộc VNCH ngồi vào bàn Hội Nghị Paris. Mỹ cúp hết viện trợ quân sự cho VNCH và buộc VNCH ký Hiệp Định Paris vào 27-01-1973 theo đó Mỹ sẽ rút quân khỏi VNCH; trong khi Bắc Việt được Liên Xô và TQ hỗ trợ đánh nhau với VNCH thi nay Mỹ và TQ công nhận rằng Mặt Trận GPMN được Bắc Việt yểm trợ đánh nhau với VNCH mà không đòi buộc Bắc Việt phải rút 260,000 Bộ Đội Chính Quy ra khỏi Miền Nam VN. Đó là tạo thuận lợi cho Bắc Việt tiến quân chiếm trọn VNCH vào ngày 30-4-1975.
Sau khi Mỹ bàn giao VNCH cho TQ và CS Bắc Việt thì Mỹ cho đầu tư ồ ạt vào TQ, mua 80% hàng hóa TQ sản xuất và TQ đã để yên cho Mỹ đánh sup Liên Xô (USSR) vào năm 1991 khi ông Gorbachev giải thể chế độ Cộng Sản Liên Xô và làmTổng Thống Nga theo chế độ tự do.
image
Mỹ đã sai lầm tạo cho TQ từ nghèo đói lạc hậu nay trở thành siêu cường kinh tế muốn lật đổ Mỹ. Mỹ đã triệt tiêu các ảnh hưởng của TQ tại Bắc Phi, Afghanistan, Pakistan, Trung Đông và nay Mỹ cũng sẽ dùng con bài Việt Nam để đánh sụp chế độ CS Trung Quốc trong những ngày sắp tới!
Thủ Tướng CSVN nay đã nói thẳng "Hoàng Sa Trường Sa là của VN". Trước đây Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN qua họp ở TQ đã tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên căn bản "Song Phương"; nhưng nay tại Hội Nghị Shangri-La vừa qua, Tướng Vịnh đã nói ngược lại là phải giải quyết tranh chấp theo cách đa phương có các bên liên quan cùng họp trên căn bản Luật quốc tế Biển.
image
Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và nay HK sẽ bán vũ khí tối tân cho VN là nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu. Trước đây VN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói răng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của VN!
image
Một khi TQ lâm chiến với Phi-Luật-Tân và VN thì nội tình củaTQ sẽ bất ổn, nội loạn, suy sụp kinh tế và TQ có thể bị xé ra thành ít nhất là 5 nước nhỏ theo như kiểu Liên-Xô bị tan thành nhiều nước tự trị vậy! Hãy chờ xem bà con ui!
Hạnh Dương
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét