Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Tin thứ Năm, 03-05-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Chung tay giữ gìn biển đảo (NLĐ).  – ‘Trăng mật’ của lính biển (TP).  – THƯỢNG ÚY HUÂN Ở ĐẢO LEN ĐAO (Mai Thanh Hải).
<- Tổ quốc nơi đầu sóng. Bài 1: Làng quê giữa biển (SGGP).  – Trường Sa – niềm tin son sắt (DV).  – Đoàn Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm Trường Sa (QĐND).  – Kiều bào hướng về biển, đảo quê hương (QĐND).  - Tiếng hát kiều bào giữa mênh mông Trường Sa (LĐ).  – AVG tặng đầu thu cho Trường Sa (DV).   – Trường Sa – chuyến đi cuộc đời của mỗi nhà báo (ICTnews).  – Chuyện bức ảnh chùa Trường Sa (QĐND).  – Nhớ tiếng chuông chùa trên đảo Trường Sa (BP). - ‘Hạt mầm yêu thương’ ở Trường Sa (TP).
- CT Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri: Vấn đề biển Đông: Không phải chỉ là nhận thức mà phải hành động (SGTT). Cái này nhiều vị nghe thấy nhột à nha: “nhiều cử tri cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng (PCTN). Cử tri bày tỏ quan điểm là không nên để người đứng đầu cơ quan công quyền làm Trưởng ban chỉ đạo PCTN, vì chẳng ai tự đi ‘chặt tay mình’.” Nhưng … các vị đó sẽ cãi: nói vậy thì lãnh đạo đảng đang hô hào “chỉnh đốn” cũng biểu là họ tự chặt… đầu mình à? Khà khà!  - Chủ tịch nước: Cần luật khẳng định chủ quyền biển (VNN). - Bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng hành động (TP).
- Biển Đông tuần qua (từ 16/4-22/4) (NCBĐ).   – Biển Đông tuần qua (từ 23/4-29/4) (NCBĐ). - Châu Á –Thái Bình Dương với bố cục “Tam cường” (Tầm nhìn). – TQ-Mỹ muốn phát triển quan hệ quân sự vững mạnh (TTXVN). - Mỹ – Trung nhọc nhằn đối thoại chiến lược (TN). - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Mỹ vào 7/5 (TTXVN).
- Philippines quyết đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế (SGGP). Tốt quá! Nếu VN học Phi kiểu này với những đảo bị Tàu chiếm trái phép, thì hiệu quả gấp 10 lần, trên nhiều phương diện đối nội, đối ngoại … Lý do tại sao sẽ có bình luận sau.  - Trung Quốc bác đề xuất giải quyết tranh chấp biển Đông tại tòa án quốc tế (Petrotimes).  - Philippines cần vũ khí hạng nặng để đấu Trung Quốc (TTXVN). – Tin này đã điểm tối qua: Hacker Philippines tiếp tục hạ 14 website Trung Quốc (TT).
Hoa Đông: Chính khách Đài Loan kêu gọi mua lại đảo Senkaku (GDVN). - Tokyo quyên góp gần 1 triệu USD mua đảo tranh chấp (LĐ). - Đài Loan lập đội không vận ở Trường Sa (BBC).  – Đài Loan lập đơn vị không vận phản ứng nhanh hỗ trợ Trường Sa (RFI).   – Đài Loan thành lập đơn vị không quân đặc biệt cho Trường Sa (VOA). Chiếc đấu cơ F-16 của không quân Đài Loan = > 
- Ấn Độ: Máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận (TTXVN). –  Trung Quốc xâm phạm không phận Ấn Độ (TN). Vậy là VN cùng chung cảnh ngộ bị xâm hại, sợ chi nữa mà không công bố vụ bữa kia, há.
- Việt Nam: ‘Lãnh đạo mới, nhân quyền cũ’ (BBC).  – Thông báo lại bị triệu tập (Người buôn gió).
- Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí (VOA). - Việt Nam vẫn trong danh sách các quốc gia không có tự do báo chí (RFA).
Quyết định tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (VOV). – Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (NLĐ). Một nguồn tin trong báo giới cho hay Hoàng Khương bị giam cùng hơn chục tội phạm hình sự, trong đó có 3 người nhiễm HIV. - Gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (TT). - Gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương và đồng phạm (SGGP).
- Lê Nguyên Hồng: Nghe Bùi Thị Minh Hằng trả lời phỏng vấn trên Đài Việt Nam Sydney Radio (Công dân).
- Ngô Nhân Dụng: Dân chủ hóa tránh lạc hậu (Người Việt).
Kẻ thù của độc lập, tự do (boxitvn).
- Tiến sĩ Quân ‘đã trở lại VN nhiều lần’ (BBC).  – Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: ‘Luật mơ hồ để bảo vệ chế độ’ (BBC).
THỦ TƯỚNG CHƯA BIẾT GIẢI QUYẾT BẰNG CÁCH NÀO ?  (Phạm Viết Đào). “…như bác sĩ một cắt cơn bệnh cho bệnh nhân phải tìm cho ra nguyên nhân dẫn tới căn bệnh, phải kết hợp chữa trị trực tiếp và gián tiếp…” Nhưng đó là với bác sĩ, còn với … y tá thì … đành đau đâu chích đó thôi. Hề hề! 
- Tố cáo khiếu nại ‘gây bất ổn chính trị’ (BBC).  – Thủ tướng: ‘Dân phải được bàn từ quy hoạch đến thu hồi đất’ (VNN).  – Hạn chế tối đa phát sinh khiếu kiện từ thu hồi đất (VnEconomy). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Dân sai thì phải thuyết phục” (VnMedia).   – Không để xảy ra “điểm nóng” về khiếu nại tố cáo (SGGP). “… không được dùng vũ khí nóng, không làm chết người, không sử dụng quân đội vào cưỡng chế, bộ đội huyện, tỉnh không được tham gia cưỡng chế. Sắp tết không nên cưỡng chế, gia đình họ có chuyện cũng không cưỡng chế”. - Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm với các dự án “treo” (TTXVN).
- Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (VNE).  - Vụ cưỡng chế ở Văn Giang: Còn tạm giữ 5 người (NLĐ).
- Vụ Văn Giang: Quan chức nói có video giả (BBC).
- Tin nóng: Công ty CP ĐT-PT đô thị Việt Hưng đính chính về vụ việc Ecopark (Nguyễn Tấn Dũng). Xem lại bài của một độc giả trên trang Nguyễn Tấn Dũng: “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – một bài viết xuyên tạc.
- VỀ LẠI VĂN GIANG (Nguyễn Thị Hồng Ngát).
- Đồng chiều Văn Giang (Phương Bích).
Lãnh đạo Hưng Yên đi trách báo chí (Cu làng cát).
- Trần Mạnh Sỹ: Văn Giang ơi! Nỗi đau đất nước (boxitvn).
Người dân Văn Giang nói gì ngay khi vụ cưỡng chế vừa xảy ra (CBPL):
.
- Điện thoại của người dân Văn Giang bị khóa (RFA). “…số điện thoại bàn hòa mạng Viettel của cụ bà Lê Hiền Đức cũng gặp tình trạng tương tự”.
- Phản cách mạng đã rõ ràng! (Lê Hiền Đức). “Nếu như trước kia, việc Đảng cộng sản dùng những câu ‘Ruộng đất về tay dân cày’, ‘Người cày có ruộng’ để phất cờ hiệu triệu, lôi kéo đông đảo nông dân tham gia cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến được coi là cách mạng thì ngày nay, việc cưỡng chế, ăn cướp bờ xôi ruộng mật của nông dân để trao vào tay các đại gia không thể gọi bằng cái tên nào khác ngoài “phản cách mạng”.
- Giương đông kích tây (Trần Nhương).
- Hai nguồn tin trái ngược nhau: Ông Đoàn Văn Vươn sẽ không được tiếp tục giao đất (VnEconomy).  – Ông Đoàn Văn Vươn sẽ không được tiếp tục giao đất (TP). - Sẽ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuê đất (TN). - Hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn (TT). – Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ được thuê lại đất‎  (ANTĐ). – Bộ TNMT hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn  (Chính phủ). (Không giao nữa - h là phải thuê thôi he he)
Việc thanh tra đất đai tại huyện Thanh Hà là đúng pháp luật (DT).
- Đảng viên có phải là nhân dân? (Trần Kinh Nghị). “Đảng viên không là nhân dân thì là gì ? Nhưng sao ‘người dân đảng viên’ phải chịu 19 điều cấm một cách vô lý, kể cả cấm không được cùng người dân khác tham gia biểu tình yêu nước, khiếu kiện chống tham nhũng, lạm dụng tài nguyên môi trường …?”. - Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Mạnh tay hơn với tội phạm chức vụ (PLVN).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:  Tham nhũng không giảm, nghị quyết không thành công (TT). “Chúng ta đang nói đến “một bộ phận không nhỏ…” thì bộ phận này ở đâu phải được chỉ ra cụ thể. Nhóm lợi ích nằm ở đâu cũng phải được chỉ ra … điều nghiêm trọng hơn là vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, có khi làm lệch lạc về chủ trương, chính sách, nên hết sức nguy hiểm.”  Hì hì! Hết anh Tổng trong hội nghị, lại tới anh Tư qua báo chí, cứ thọc léc anh Ba hoài.  Nhân đây, mời bà con xem lại: + Phần 1: Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin;  + Phần 2: Những mảng tối trong ‘Ngôi nhà Việt’;  + Phần 3: Đại sứ Đỗ Hòa Bình và mối quan hệ tay ba;  + Đại sứ Việt Nam tại Đức và ngôi nhà Việt-Viethaus (Vietinfo);  + - Tiếp bài Cuộc đào thoát của Nguyễn Anh Quân: Sao chưa khởi tố vụ lừa đảo 500 tỷ đồng? (TP).  Bởi vì nghe tin nhân vật cộm cán tên Quân, người mang nhiều bí mật động trời, liên quan tới nhiều quan chức, đã bị bắt ở nước ngoài, sẽ sớm di lý về nước và CT nước đặt biệt quan tâm tới vụ này.
<- Phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận:  “Thuốc đặc trị”: Nhà nước pháp quyền(PLTP).
Thường vụ Quốc hội xem xét tư cách đại biểu Hoàng Yến (VNEco).
- EVN báo cáo: nước rò rỉ của thủy điện sông Tranh còn 1,5 lít/giây (SGTT).
- Tăng lương công chức lên 1 triệu 50 ngàn đồng (RFA).
- Phạm Xuân Cần: CHIẾC VÍ CỦA ÔNG CHỦ TỊCH TỈNH (Fuxuca).
Tuần sau công ty của bà Diệu Hiền hoạt động trở lại (VNE). - Công ty ‘nữ đại gia nợ tiền cá’ sẽ hoạt động trở lại (VTC).
- Xét xử vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Chuyển hồ sơ lên tòa tối cao (NLĐ).
- Lời nhắn thầy quyền (Nguyễn Thông). “Một chú trang phục dân phòng, với sự hỗ trợ của một chú khác cùng trang phục, rút dùi cui đánh tới tấp lên đầu lên cổ một thằng dân trạc ngoài 20 gầy gò, dắt xe đạp. Nó vừa giữ xe vừa van (nguyên văn) “con chỉ buôn bán lề đường thôi, có gì mà chú đánh con…. mình chỉ định nói với tay dân phòng: “này cu, trưa nóng thế này chỉ có những thằng lương thiện sắp chết đói mới mò ra đường kiếm ăn thôi”.
- Ông Phạm Dũng bị cách chức bí thư Thị ủy La Gi (NLĐ). Một độc giả phát hiện, thắc mắc là tại sao ông nầy lại bị cách những cái chức từ đời tám hoánh,  ”… (nhiệm kỳ 2001 – 2005 và nhiệm kỳ 2006 – 2010); cách chức bí thư Thị ủy La Gi (nhiệm kỳ 2005- 2010)”. Tếu hết biết!
- Lãnh đạo đối lập Miến Điện vào Quốc hội (BBC).  - Bà Suu Kyi nhậm chức nghị sĩ Myanmar (TN).  – Bà Suu Kyi đọc tuyên thệ trước Quốc hội (BBC).  – Bà Aung San Suu Kyi tuyên thệ chính thức trở thành nghị sĩ Miến Điện  (RFI).  - Quyết định thức thời (NLĐ).   – Chu Công Phùng: Kể chuyện Myanmar (9) – Tiềm năng kinh tế (Nguyễn Vĩnh).
- Bắc Hàn phát tín hiệu gây nhiễu không lưu (BBC).  – Hàn Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên làm nhiễu sóng ảnh hưởng đến máy bay dân sự (RFI). - Liên Hiệp Quốc trừng phạt các xí nghiệp Bắc Triều Tiên (VOA). - 3 công ty Triều Tiên bị liệt vào “danh sách đen” (DT). - “Triều Tiên chi đến 6,5 tỷ USD phát triển hạt nhân” (TTXVN). - Triều Tiên bị tố gây nhiễu sóng máy bay (TN).
- Tiết lộ chi tiết vụ bắt Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (DĐDN). – Bạc Hy Lai “lên kịch bản giết Vương Lập Quân” (TN). – Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành – động cơ mối bất hòa mới trong đối thoại Mỹ – Trung (TN Nước Nga).  – Phe phái trong Cộng Ðảng Trung Hoa  –   (Người Việt).
Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc rời khỏi Đại sứ quán Mỹ sau 6 ngày (VOA).  – Ông Trần Quang Thành rời Sứ quán Mỹ (BBC). - Nhà hoạt động khiếm thị muốn rời khỏi Trung Quốc (VOA).  – Báo chí Trung Quốc lên tiếng về Trần Quang Thành (TTXVN).  – Trung Quốc yêu cầu Mỹ xin lỗi về vụ Trần Quang Thành (RFI). - Trung Quốc phản ứng mạnh với Mỹ về vụ luật sư mù (NYT/VnMedia).   – Trung Quốc : chuyến thăm tế nhị của Hillary Clinton (RFI).
- Tường lửa của TQ ‘bị phản tác dụng’ (BBC).  =>
-  Lotman và chủ nghĩa Mác (Kỳ 2).
- Campuchia hứa điều tra cái chết của nhà hoạt động môi trường Chut Wutty (VOA).   – Quốc tế đòi Cam Bốt điều tra vụ sát hại một nhà hoạt động bảo vệ rừng (RFI).
- Nhà báo và sự thật – Bài 1: Sự thật mạnh hơn nỗi sợ hãi (PLTP).


- Trung Quốc đang phản ứng lại nền kinh tế yếu kém của Mỹ: China Is Reacting to Our Weak Economy (NYT).
- Việt Nam là chìa khóa trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản: Vietnam Key to Japan’s Southeast Asia Policy (Atlantic Sentinel).
Cập nhật tiếp vụ cướp đất, phá nhà, đốt lều của thân nhân Liệt sỹ tại Bích hòa Thanh oai   –   (Lê Hiền Đức). – Bùi Tín: Đào sâu chôn chặt 3 khái niệm: Thu hồi, đền bù, cưỡng chế   –   (VOA’s blog). “Đảng CS phải chấm dứt ngay việc đàn áp nông dân ở Đak No – Đak Nông, Tiên Lãng-Thái Bình, Văn Giang – Hưng Yên và mọi nơi khác. Phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh 1 phía với nông dân, giai cấp bị tổn thất mạng sống và của cải lớn nhất trong chiến tranh. Phải chấm dứt ngay cuộc tước đoạt tài sản rộng lớn nhất, phi pháp nhất, kéo dài nhất trên đất nước ta”.
- Cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ thất bại tại Việt Nam, chiến thắng cho những người bị áp bức: US war machine defeat in Vietnam, a victory for the oppressed (Press TV).
Trần Quang Thành đổi ý từ ở sang đi (BBC). LS Trần Quang Thành: “Tôi muốn nói với Tổng thống Obama, xin hãy làm mọi thứ để đưa ra gia đình chúng tôi ra khỏi Trung Quốc”.  - Vụ Trần Quang Thành và quan hệ Hoa Kỳ, Trung Quốc  (VOA).
KINH TẾ
- Sáp nhập HBB vào SHB: lỗ rà soát chỉnh sửa còn 1.829 tỷ (SGTT). - Sáp nhập Habubank – SHB: Vì sao khoản lỗ giảm “chóng mặt”? (DT). - Tình tiết mới trong sự kiện Habubank sáp nhập vào SHB (VnEconomy). - Khoản lỗ 1.800 tỷ của HBB sẽ được xử lý trong 2012 (TTXVN).
- Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay (Tia Sáng).‎
<- Sẽ cho vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vốn trong nước (TTXVN). - Siết chặt vay vốn bằng ngoại tệ (TN). - Cửa vay ngoại tệ vẫn mở cho xuất khẩu (TBKTSG). - Ngân hàng “lách” lệnh ngưng huy động vàng – Giữ hộ vàng có chia lời (SGGP).
- Lãi liên ngân hàng bằng VND xuống dưới 5% (VNE).
Ngân hàng với vấn nạn sổ đỏ giả (VEF).
Những CTCK may mắn thoát chết (VEF).
Vàng giảm giá liên tục, dầu thô hạ nhiệt (VnEconomy). - Giá vàng giảm, giao dịch èo uột (TN). - Vàng tiếp tục đà lao dốc (VnMedia). - Vàng SJC giảm 110.000 đồng/lượng (NLĐ).
Chưa giảm giá xăng, chưa tăng giá điện (DV). - Chưa giảm giá xăng dầu (PLTP).
- Sẽ tăng giá điện vào thời điểm thích hợp (VnMedia).  – Chưa tăng giá điện (NLĐ). – ‘Điện đủ nhưng vẫn có thể bị mất trong mùa nắng nóng’ (VNE).
Dân phải “làm luật” mới bán được mía (DV).
- Mua bất động sản ngoại, “đi dễ khó về” (ĐTCK).
- Các nhà hoạt động Hàn Quốc lại biểu tình chống nhập khẩu thịt bò Mỹ (VOA).
Cuộc chơi kinh tế Mỹ – Trung trước thay đổi chính trị (WSJ/VEF).
- Trung Quốc ủng hộ EU khắc phục khủng hoảng nợ (TTXVN).  – EU bất đồng về những quy định tăng vốn ngân hàng.  – Đức: Bắt đầu chịu hậu quả khủng hoảng châu Âu  (RFI).


- Kinh Tế Việt Nam tạm phục hồi: Vietnam bounces back, for now (Today Online).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Chủ tịch Hội Điện ảnh “trượt” Giải thưởng Nhà nước? (TT). - Đầu xuôi, đuôi không lọt (NLĐ). - Chủ tịch Hội Điện ảnh ‘mất’ NSND, Giải thưởng NN (VTC).
- NHỮNG CHUYỆN KHÓ CHỊU TRONG LỄ HỘI PHÁO HOA (Nguyễn Thế Thịnh FB/Mai Thanh Hải).
- Sáp nhập hai nhà hát kịch để tránh… xã hội hóa? (TT).
- Cùng đạo diễn Việt Linh suy ngẫm “Chuyện và truyện” (TTXVN).
- NGUYỄN CHÍ HOAN: ĐỌC MINH SƯ CỦA THÁI BÁ LỢI (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI: NGUYỄN QUANG SÁNG THÊNH THANG TUỔI 82 (Lê Thiếu Nhơn). - NGUYỄN KHOA ĐĂNG: HỎI CHUYỆN NGƯỜI BIÊN SOẠN “TRỜI NAM THƯƠNG NHỚ”.
- NHÀ THƠ XUÂN SÁCH VÀ “CHÂN DUNG NHÀ VĂN (Ngô Minh).
- VIẾNG MỘ PHÙNG QUÁN (Nguyễn Quang Vinh). Nhà thơ Phùng Quán. Photo: Bee.net =>
THƠ MẠC MẠC: NHỮNG NGƯỜI THỢ GẶT (Nguyễn Trọng Tạo).
- TUNG HỨNG VỚI PHONG ĐIỆP TRÊN VĂN NGHỆ TRẺ (Văn Công Hùng).
- Tháng 5- nhà quê  —  (Phan Thế Hải).
- Đau đớn hơn ba mươi năm của người nghệ sĩ già (NCT/Trần Nhương).
- Ngak Pui: Cảm nhận về hệ quả hôn nhân ngoại tộc (Inrasara).
- Trịnh Quốc Dũng: THÈM PHỞ… (Nguyễn Trọng Tạo).  - BỘ VHTTDL PHÊ DUYỆT LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT.
- Tàu lặn : Đồ chơi mới của các nhà tỷ phú (RFI).
‘Táo giao thông’ Chí Trung đắc cử GĐ Nhà hát Tuổi Trẻ (VTC).
Triển lãm ảnh “Tâm và tài” (TN). - Họ là người Việt Nam (TT).
Tranh quý của Paul Cezanne bán được 19 triệu đô la (DT).
Tiến Minh đoạt vé dự Olympic (TN).
- Cúp Bóng đá Châu Âu Euro 2012 tại Ukraina bị đe dọa tẩy chay (RFI).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“Loạn” phiên âm: Hậu quả nghiêm trọng (TN). “Ernest Hemingway” thành “Ơ-nít Hê-Minh-Uê”. Lối phiên âm đại ngu xuẩn nầy được áp dụng vào sách giáo khoa, đơn giản vì … báo Nhân dân (của đảng) vẫn đang cố kiết giữ kiểu đó. Không có gì biện minh được cho trò này ngoài một thái độ bảo thủ ngoan cố, cố tình cản trở phát triển xã hội, nâng cao dân trí, từ những não trạng trì độn ở những cấp trên rất cao.
- Học sinh nói không với khối C: Nghịch lý… thừa và thiếu (CSTC).
- Tuyển sinh đầu cấp ở TP HCM: Con trẻ hân hoan, phụ huynh đỡ “chạy” (GĐ).
Sinh viên Việt lọt vào top 4 cuộc thi kinh doanh quốc tế (KTĐT).
<- Chàng tiến sĩ 25 tuổi (TT).
- Chữa bệnh nói ngọng cho học sinh phải bắt đầu từ lớp 1 (CAND). - Australia quảng bá chương trình học tại Việt Nam.
Không chán mới là lạ! (DT).
Góc nhìn mới về giáo dục nghệ thuật (VNE).
Học sử trong bảo tàng (DT).
- CÔ MAI HƯƠNG (Thanh Chung).
- Huy động HS, SV, GV tham gia tổng vệ sinh trường học (DT).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sáng nay tư vấn trực tuyến các bệnh về răng miệng (VNE).
CHÁY! đã được dập tắt – 12h5′, VTV1 trực tiếp từ Đèo Hải Vân: đám cháy khổng lồ kéo dài gần 20 tiếng đồng hồ đã được dập tắt, thiêu rụi khoảng 100 ha rừng.
- Cháy 100 ha rừng Nam Hải Vân (PLTP).  - Cháy rực lửa trên đèo Hải Vân (NLĐ). - Cháy dữ dội, thiêu rụi hàng chục hecta rừng Nam Hải Vân (VOV). - Cháy rừng Nam Hải Vân (TN).
Lập đoàn thanh tra điều tra vụ sạt lở ở mỏ Phấn Mễ (TTXVN).
Xứ Nghệ quay quắt trong nắng nóng (DT). - Đổ bệnh do nắng nóng (TN). - Nắng nóng đảo lộn đời sống người dân (SGGP).  - ‘Vẫn có thể mất điện trong mùa nắng nóng’ (VNE).
- Bê bối thịt heo có chất tạo nạc : người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay (RFI).
Phụ gia “Vua loài thịt” khiến người dùng mê mẩn thịt (DT).
Tập huấn kỹ năng sống cho công nhân, lao động trẻ (NLĐ).
- Công an Hưng Yên giỏi thật! Huy động “toàn bộ lực lượng công an phối hợp với các đơn vị chức năng, bao gồm cả các huyện, thị trấn… ” Gần 200 chiến sĩ truy bắt hai tên cướp giết người (TP).
- Nước mắt người mẹ có con cướp tiệm vàng (Bee). =>
Xóa một điểm sang chiết gas lậu (TP). - Bắt vụ sang chiết gas trái phép (LĐ).
Kẻ cướp tiệm vàng Hưng Yên ra đầu thú (VNN).
- Công nhân đồng quê cơ cực (LĐ).
Xác nhận thông tin trúng gỗ huê tiền tỉ (TN).
Sao la, thông đỏ… trên đường tuyệt chủng (ĐV).
- Việt Nam thuộc nhóm các nước ô nhiễm không khí tệ hại nhất trên thế giới  (VOA).
- Greenpeace lại xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân tại Pháp  (RFI).


QUỐC TẾ
- HRW: Syria phạm tội ác chiến tranh ở Idlib (VOA). - Nga tố âm mưu phá hoại kế hoạch hòa bình ở Syria (TTXVN).
- Mỹ sẽ ‘hoàn tất sự vụ’ Afghanistan (BBC).  – Tổng thống Obama, Karzai ký hiệp ước an ninh hậu chiến Mỹ-Afghanistan (VOA).  – Bộ Quốc phòng Mỹ : Afghanistan vẫn là thách thức đối với quốc tế  (RFI).  – Tổng thống Mỹ bất ngờ ghé Afghanistan ký hiệp định đối tác chiến lược (RFI).  – 7 người chết trong các vụ đánh bom tại thủ đô Afghanistan (VOA).
- 10 năm chót của Osama bin Laden sau vụ 9/11 (Người Việt).
Al-Qaeda đòi tới 40 triệu USD tiền chuộc các con tin (TTXVN).
- Ông Sarkozy hy vọng ở ván bài tranh luận trực tiếp? (TTXVN).  – Pháp sẽ phải vất vả cải thiện quan hệ với châu Âu sau bầu cử tổng thống  (RFI). - Bầu cử Tổng thống Pháp: Tranh luận nảy lửa (VOV). - Cơ hội cuối cho ông Sarkozy (NLĐ).
<- Ông Gingrich rút khỏi cuộc đua Tổng thống Mỹ (VOA). - Bầu cử Mỹ 2012: Newt Gingrich chính thức bỏ cuộc (TTXVN). - Ông Newt Gingrich sắp chính thức chấm dứt cuộc vận động tranh cử  (VOA).
Nga từ bỏ đấu thầu hệ thống hỏa lực cho Indonesia (TTXVN).
- 11 người bị giết chết trong các cuộc bạo động trước bầu cử ở Ai Cập (VOA).
- Hội đồng Bảo an LHQ sắp thông qua nghị quyết về Sudan, Nam Sudan  (VOA).
- Kế hoạch chống đảo chánh ở Mali bị thất bại (VOA).
- Mỹ bắt được một kẻ tại đào bị cáo buộc biển thủ 100 triệu đôla  (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 02/05/2012; + Cuộc sống thường ngày – 02/05/2012;  + Thời sự 19h – 02/05/2012.

Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến?

Tinh thần tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc tại Ba Đình lịch sử với cam kết đem lại “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cho đất nước và cho nhân dân đã gần như bị lãng quên, nếu không nói là đã bị phản bội.
Thành quả cách mạng đã bị đánh tráo. Các quyền cơ bản của người dân như tự do báo chí, tự do biểu tình, đình công, tự do lập hội… đều bị ngăn cấm hoặc xâm phạm thô bạo …”
Boxitvn

Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến?

Lê Hiếu Đằng * 
Trong những năm gần đây, các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam thường nhắc nhở, cảnh báo cái gọi là “mất phẩm chất chính trị và tự diễn biến” của một số đảng viên trong Đảng. Trong đó, có đông đảo các cựu tướng lĩnh, cán bộ CM lão thành, cán bộ hưu trí, trí thức, văn nghệ sĩ… Những đảng viên này với truyền thống yêu nước, yêu con người, tha thiết xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ. Một xã hội mà như nhà thơ THIẾT SỬ (Phan Duy Nhân – Nguyễn Chính) trong phong trào đấu tranh của SVSG trước 1975 đã mơ ước:
Đến con trâu cũng nghé ọ yêu người…
Yêu anh em, yêu xã hội công bằng
Người yêu người xây dựng đến muôn năm”.
(Thư gởi các bạn sinh viên trong tập thơ Tiếng hát những người đi tới tập 1, do Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966-1967 xuất bản)

Đó là lý tưởng, là mơ ước sâu xa của biết bao thế hệ thanh niên, của biết bao nhân sĩ trí thức và đồng bào cả nước, đã hi sinh biết bao xương máu để mong rằng sau ngày nước nhà độc lập, thống nhất, chúng ta sẽ sống trong một xã hội tốt đẹp hơn. Ở đó, mục tiêu dân chủ, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội từng bước được cải thiện, ít nữa là hơn cái chế độ cũ. Nhưng 37 năm đã qua, sau ngày 30.4.1975, chúng ta thấy những gì đã diễn ra trên đất nước Việt Nam chúng ta?
Trả lời câu hỏi này thì sẽ lộ ra kẻ nào, đảng viên nào là biến chất chính trị và kẻ nào, đảng viên nào là người tự diễn biến, phản bội lại mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng… Vấn đề này phải được tranh luận một cách công khai, minh bạch, nghiêm túc chứ không thể nói theo cách hàm hồ, cả vú lấp miệng em được.
Vậy thì nhìn lại 37 năm qua, mục tiêu ban đầu của cách mạng đã được thực hiện như thế nào?
Về mục tiêu độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ:
Sau 30.4.1975, nhiều người vẫn nghĩ rằng chẳng còn kẻ thù nào gây hấn, phá hoại nền độc lập, tự chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng đâu có ai ngờ kẻ thù đó lại là “ông bạn vàng, môi hở răng lạnh” từ phương Bắc xua quân đánh qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Xúi bọn tay sai Pôn Pốt đánh qua biên giới phía Nam và trước đó vào năm 1974, đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, vào năm 1988, đánh chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… gây biết bao đau thương, tang tóc cho đồng bào, chiến sĩ chúng ta.
Bên cạnh đó, việc mở đường cho bọn bành trướng Bắc Kinh vào thuê đất rừng ở các tỉnh biên giới, vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đưa công nhân vào tận đất mũi Cà Mau và nhiều vùng kinh tế trọng điểm khác. Ngoài ra, sự nhu nhược, khuất tất trong việc xử lý, đối phó với những hành động phá hoại, ngăn trở việc khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của Việt Nam, việc giết chóc, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, đòi tiền chuộc như kẻ cướp biển đối với ngư dân chúng ta đang đánh bắt ở các ngư trường truyền thống biết bao đời nay… đã làm nhân dân cả nước bất bình, phẫn nộ nên đã nổ ra các cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội, TP. HCM và đã bị đàn áp dã man, vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Gần đây, có vị lãnh đạo hứa hẹn với Trung Quốc sẽ dẹp các cuộc biểu tình yêu nước ở Việt Nam, nhắc lại rằng “Bạn khuyên ta…” thế này, thế kia, làm thương tổn lòng tự trọng dân tộc, xấu hổ với bạn bè năm châu. Trong khi đó, ở gần ta, chính phủ và nhân dân Philippines – một nước nhỏ và yếu hơn ta – vẫn kiên quyết chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc bằng những hành động thích đáng, kể cả quân sự và biểu tình quần chúng.
Như vậy, nền độc lập, tự chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta đã được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước bảo vệ như thế nào? Vẫn biết rằng hết sức tránh chiến tranh, giữ gìn hòa bình là nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta, dân tộc ta, một đất nước đã trải qua biết bao cảnh chiến tranh đau thương. Nhưng hiện nay, tình hình thế giới đã khác, chúng ta đã hội nhập vào các tổ chức, định chế quốc tế và nhất là nếu biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, chúng ta vẫn có thể có những biện pháp đối phó có kết quả mà bọn bành trướng không thể bắt nạt, lấn tới…
Về mục tiêu dân chủ, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội:
Có thể nói đây là một nội dung cốt lõi nhất qui định bản chất của một chế độ xã hội, tiến bộ hay lạc hậu.
Thực tiễn cho chúng ta thấy là trong 37 năm qua, từ 30.4.1975 đến nay, các quyền tự do, dân chủ được qui định trong Hiến pháp 1946 đã bị tước đoạt toàn bộ. Nhà nước dân chủ cộng hòa đã bị thay thế bằng một nhà nước toàn trị, độc đoán. Tinh thần tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc tại Ba Đình lịch sử với cam kết đem lại “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cho đất nước và cho nhân dân đã gần như bị lãng quên, nếu không nói là đã bị phản bội. Thành quả cách mạng đã bị đánh tráo. Các quyền cơ bản của người dân như tự do báo chí, tự do biểu tình, đình công, tự do lập hội… đều bị ngăn cấm hoặc xâm phạm thô bạo như đàn áp các cuộc biểu tình ở TP. HCM, ở Hà Nội, bức tử viện nghiên cứu độc lập đầu tiên của trí thức (IDS), bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh cho dân chủ, các blogger, các nhà báo tự do và gần đây nhất là tại TP. HCM, bằng chỉ thị miệng, lén lút và hèn hạ, đã cấm chiếu phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát” của André Menras, giải tán hoạt động của các tụ điểm văn hóa lành mạnh như Ami ở Văn Thánh, café Thứ Bảy, bãi bỏ một số buổi giao lưu giữa bạn đọc với một số học giả, trí thức, nhà văn mà chính quyền cho là có “vấn đề” tại Hội sách TP. HCM mới đây, không cho tiếp tục chuyên mục “Câu chuyện triết học” hằng tuần vào số báo thứ tư của Sài Gòn Tiếp Thị.
Nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà nước đã dung túng cho các chính quyền địa phương giải tỏa, đền bù đất đai của dân với giá rẻ mạt, hay nói thẳng ra là làm tay sai cho các chủ đầu tư, bọn làm giàu bất chính cướp đất của dân. Việc huy động quân đội, công an cảnh sát đàn áp gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, huy động hàng ngàn công an dùng dùi cui, khiên giáp, lựu đạn cay “hỗ trợ” nhà đầu tư giải tỏa đất của nông dân ở huyện Văn Giang, Hưng Yên. Tiếng la khóc của người dân, tiếng nổ của lựu đạn cay, khói lửa bay mịt mù làm tôi nhớ lại bài hát Hát trong làn khói đạn của Trương Quốc Khánh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn ngày nào:
Trái đạn nào là trái đạn không cay
Sinh viên nào không đấu tranh ngày ngày
Dùi cui nào mà đánh mình không đau
Học sinh nào mà không mến thương đồng bào…”
Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời mà than rằng: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”
“Ở đâu có áp bức là có đấu tranh!”. Các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản đã từng dạy tôi như vậy. Mà đúng thật. Theo tin báo Tuổi Trẻ ngày thứ bảy 28.4.2012 thì “Đến chiều ngày 27.4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất…” Cũng trong trang tin này cho biết: “Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị trấn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã bị ách tắc từ 11g đến hơn 12g30 ngày 27-4 do hàng trăm người dân chủ yếu ở hai xã Mỹ Thọ, Mỹ An kéo về trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ và chặn ngang quốc lộ để phản đối một số doanh nghiệp chặt rừng dương phòng hộ, khai thác titan…”. Chúng ta kỷ niệm 30.4.1975 bằng những sự kiện bi hùng đó.
Người dân, người nông dân đã nói lên tiếng nói của mình bằng những hành động quyết liệt dù cho họ biết sẽ bị đàn áp, bắt bớ. Nguy cơ chính là đây, chứ không có kẻ xấu, lực lượng thù địch nào hết. Kẻ xấu, lực lượng thù địch chính là bọn bành trướng Bắc Kinh và bọn quan chức tham nhũng, những cường hào mới, ức hiếp, tước đoạt ruộng đất của dân. Chính bọn này sẽ đào mồ chôn chế độ chứ không phải là ai khác.
Ngoài ra, sự phân hóa sâu sắc giàu nghèo, sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức xã hội với tệ nạn dối trá, sống không trung thực, chạy theo chức quyền, đồng tiền một cách mù quáng. Tính ưu việt của một chế độ được thể hiện qua các lĩnh vực liên quan thiết yếu đến đời sống con người: giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Nói đến lĩnh vực giáo dục, y tế, tôi chợt nhớ đến một kỷ niệm. Trong những ngày đầu nước nhà thống nhất sau 1975, ở Hội Trí thức yêu nước thành phố (nay là Liên hiệp Khoa học – Kỹ thuật TP. HCM), một số vị trí thức đầu đàn có nói với tôi rằng các vị phục người Cộng sản hai điểm: một là chủ trương nền giáo dục – y tế miễn phí, hai là chủ trương chống mê tín dị đoan, các ông thầy bói, các bà lên đồng hết đất sống. Nhưng có lẽ, các vị trí thức lớn như Giáo sư Lê Văn Thới, Giáo sư Phạm Biểu Tâm, Giáo sư Ngô Gia Hy…  – những vị đến nay đã qua đời – không ngờ rằng 37 năm sau hai lĩnh vực này phát triển một cách kinh hoàng theo chiều ngược lại: giáo dục – y tế thì thu tiền tràn lan, không có lấy một bệnh viện thí, một trường công thật sự. Còn mê tín dị đoan thì than ôi, không còn gì để nói, vì ngay cả một số chính quyền địa phương cũng công khai đứng ra “buôn thần bán thánh”, biến những di tích lịch sử, những nơi thờ phụng thiêng liêng thành những nơi kinh doanh rất hoành tráng.
Tất cả thực trạng trên nói lên cái gì? Rõ ràng là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hi sinh biết bao xương máu để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc nhưng nền độc lập, tự chủ đó đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Lũng đoạn về chính trị, kinh tế, gây hấn ở Biển Đông. Nhân dân Việt Nam trải qua biết bao hi sinh của các thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều còn tồi tệ hơn các chế độ cũ. Con thuyền Việt Nam đang bị lái chệch hướng vào con đường của thời kỳ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, tư bản man rợ chỉ biết đấu đá, giẫm đạp lên nhau mà sống bất kể những tiếng kêu thấu trời của quần chúng. Họ đã quên những mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội để biến cãi đất nước ta thành một nước phát triển, văn minh, công bằng và tiến bộ xã hội, hòa nhập vào xu thế chung không thể đảo ngược hiện nay của thời đại.
Họ đặt lợi ích của Đảng mà thực chất là lợi ích của cá nhân, của gia đình các nhóm lợi ích lên trên lợi ích của quần chúng, của xã hội, lên trên sự tồn vong của đất nước, của Tổ quốc. Phẩm chất chính trị của người đảng viên Đảng Cộng sản, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam còn là một đảng cách mạng, là anh có còn trung thành với những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng xã hội không? Trên cơ sở tiêu chuẩn này, thì hiện nay ai là người biến chất về mặt chính trị, tự diễn biến để trở thành tay sai của các thế lực, dù thế lực đó bất cứ là ai, là ngoại bang hay tập đoàn, nhóm lợi ích, các chủ đầu tư, bọn làm giàu bất chính, nghĩa là tay sai, nô lệ cho đồng tiền?
Ai? Ai là người biến chất về chính trị và tự diễn biến hiện nay?
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin kể một việc xảy ra ở cơ sở. Cô em gái của bạn tôi trước đây là dân quân báo của T4 (khu Sài Gòn – Gia Định), hiện nay đang sinh hoạt đảng ở chi bộ của một khu phố. Sau cuộc biểu tình đầu tiên chống nhà cầm quyền Trung Quốc bức hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong năm 2011, ở chi bộ cơ sở có phổ biến là không nên đi biểu tình, biểu tình là xấu, là diễn biến hòa bình, v.v. Nghe vậy, người nữ đảng viên, em gái bạn tôi, “bật lò xo” đứng dậy nói to đại khái là “Trong những người đi biểu tình đó có các ông anh, bạn bè tôi trong phong trào sinh viên học sinh trước đây. Họ là những người tốt, yêu nước. Chính Đảng mới là người tự diễn biến, từ bỏ các mục tiêu cách mạng trước đây. Do đó, tôi thấy không cần thiết ở trong Đảng nữa”. Ngay sau đó, người nữ đảng viên nọ làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trước thái độ quyết liệt đó, một số vị trong chi bộ xuống nước đề nghị bỏ ý định ấy đi vì các vị sợ rằng trong chi bộ mà có một đảng viên xin ra khỏi Đảng thì sẽ mất danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh. Cũng là cái thói thành tích hão, sợ sự thật… Chị của người nữ đảng viên này cũng là dân quân báo, tù Côn Đảo và hai chị em đều sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống cách mạng. Cho đến nay, tôi được biết người nữ đảng viên đó vẫn giữ ý định chia tay với Đảng Cộng sản.
Như ngay từ đầu bài viết, cách đặt vấn đề của tôi là công khai và minh bạch, sẵn sàng tranh luận, đối thoại sòng phẳng với bất cứ một vị lãnh đạo nào, kể cả những nhà lý luận của Đảng Cộng sản nhưng không được chơi trò “bỏ bóng đá người”, ỷ có trong tay bộ máy tuyên truyền rồi a dua “bề hội động” như là một bọn bồi bút. Ngay cả trong trường hợp đó tôi cũng chẳng sợ vì tôi tin rằng nhân dân và sau này là lịch sử, là người công bằng nhất phán xét cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Tôi xác tín như vậy nên tôi chẳng sợ gì cả, kể cả tù tội, cái chết. Tôi phải trả nợ cho những người đã nằm xuống trong đó có những bạn bè thân thiết của chúng tôi.
Ngày 30.4.2012
L. H. Đ.
Nguồn: Boxitvn

Asia Times

Cuộc sống mới cho những nhà cải cách chính trị ở Trung Quốc

Tác giả: Kent Ewing
Người dịch: Dương Lệ Chi
01-05-2012
HỒNG KÔNG – Khi đống đổ nát từ sự sụp đổ lạ lùng của ông Bạc Hy Lai, một người ngày càng được giới cánh tả yêu mến, bị quét sạch, thì các nhà cải cách chính trị Trung Quốc tìm thấy chỗ đứng cho chính họ trong sự rõ ràng, minh bạch.
Việc ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị mất chức hồi tháng trước, ít nhất là cho tới bây giờ, đã chứng minh rằng họ (các nhà cải cách) đã giành thắng lợi, và công bằng mà nói thì các nhà cải cách này không hy vọng nhận được nhiều [thắng lợi như vậy] kể từ cuộc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ do sinh viên dẫn đầu vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Ngày hôm đó, khi xe tăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lăn xích vào quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn người, đã bị giết, cũng như đã giết chết bất kỳ cuộc đối thoại về dân chủ nào ở Trung Quốc.
Bây giờ cuộc đối thoại đó có thể được tiếp tục trở lại, nhưng đừng mong đợi sẽ có bất cứ sự thay đổi nào giống như kiểu dân chủ kiểu phương Tây có thể xảy ra. Không giống như năm 1989, cuộc tranh luận ở Trung Quốc về dân chủ năm 2012 có liên quan một cách nghiêm ngặt đến việc nâng cao trách nhiệm và tham gia vào các quyết sách bên trong Đảng Cộng sản, hoặc cái gọi là dân chủ “nội bộ”.
Ngay cả khi các nhà cải cách giành chiến thắng, Trung Quốc vẫn sẽ là chính phủ độc đảng và, theo quan điểm của phương Tây, một chính phủ phi dân chủ. Nhưng chính phủ độc đảng đó có thể cởi mở và minh bạch hơn (và do đó tham nhũng ít hơn) so với các pho tượng cộng sản mà chúng ta thấy hiện nay.
Thật vậy, đây là loại thay đổi mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chủ trương nhiều năm, nhưng không nhận được một phản ứng tích cực từ bất cứ người nào trong số phe nhóm cầm quyền ở Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Cả hai ông Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào đang chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng 10 [năm nay] sau 10 năm nắm quyền, sự ra đi bất thường của ông Bạc đã mở đường cho cải cách chính trị để nhận được chỗ đứng nổi bật trong chương trình nghị sự Đại hội Đảng lần thứ 18, phiên họp vào mùa thu tới đây sẽ thông qua các vị lãnh đạo của thế hệ kế tiếp.
Sự kiện về nhà hoạt động pháp lý khiếm thị, ông Trần Quang Thành, đã tổ chức trốn thoát ngoạn mục hồi cuối tuần qua trong khi bị quản chế ở ngôi nhà của ông ở ngôi làng thuộc miền đông tỉnh Sơn Đông và tin tức cho biết ông đang ẩn náu tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, cũng cung cấp thêm đạn cho các nhà cải cách.
Ông Trần, một trong những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nổi tiếng nhất thế giới, đã bị bắt giam năm 2006 sau khi ông cáo buộc các quan chức Sơn Đông đã ép buộc ít nhất 7.000 phụ nữ phải triệt sản hoặc phá thai ở giai đoạn cuối để tuân theo chính sách một con của Trung Quốc. Cuối cùng thì ông bị kết tội “tổ chức đám đông để làm gián đoạn giao thông” và “hủy hoại tài sản công cộng”.
Ông Trần cho biết, ông và vợ ông đã bị các quan chức địa phương đánh đập trong năm qua, bị quản thúc tại ngôi nhà ở làng Dongshigu kể từ khi ông được thả khỏi tù hồi năm 2010. Sau khi trốn thoát, ông cho đăng tải một video trên mạng, trực tiếp thỉnh cầu thủ tướng Ôn Gia Bảo, một người kêu gọi cải cách đơn độc trong số các lãnh đạo hiện nay.
Video của ông Trần yêu cầu Thủ tướng ba điều, rằng các quan chức địa phương, những người bị cho là đã hành hung ông, phải bị truy tố, rằng sự an toàn của gia đình ông phải được bảo đảm, và rằng tham nhũng nói chung ở Trung Quốc phải được xử lý một cách trung thực và phải bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.
Xấu hổ thay, tin tức nói rằng ông Trần hiện đang được [Đại sứ quán] Mỹ ở Bắc Kinh bảo vệ, điều này xảy ra khi Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton và ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Tài chánh, lên lịch trình bay tới thủ đô Trung Quốc trong tuần này để hội đàm hàng năm, như là một phần của Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung – Mỹ sắp diễn ra.
Khó có thể tưởng tượng trường hợp của Trần không được đưa ra [thảo luận] khi bà Clinton và ông Geithner ngồi xuống nói chuyện với những người đồng nhiệm Trung Quốc. Và cũng khó có thể tưởng tượng nếu những người đang dẫn đầu cải cách chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc không làm hết sức mình để sử dụng sự kiện rắc rối này đẩy mạnh thêm nghị trình của họ.
Đây sẽ là cuộc đàm phán Trung – Mỹ cuối cùng với ban lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc.
Đến lúc này, nếu ngăn không để cho bất kỳ biến động chính trị nào xảy ra thêm nữa, thì dự kiến ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch hiện tại, sẽ đảm nhận chức chủ tịch trong năm tới và ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ tướng, sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo. Đến giờ vẫn chưa rõ họ cảm thấy một đảng cởi mở hơn, minh bạch hơn như thế nào, nhưng rõ ràng là họ đã nắm được tầm quan trọng về cú ngã ngựa của Bạc Hy Lai từ ân sủng ở Trùng Khánh, thành phố mở rộng về phía tây nam với hơn 30 triệu người.
Cho đến khi bị loại bỏ khỏi chức vụ đứng đầu Trùng Khánh, và sau đó là bộ chính trị cầm quyền, ông Bạc 62 tuổi, nổi tiếng và có sức lôi cuốn, được xem như một ứng viên hàng đầu vào chức ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực, có chín người, tại Đại hội Đảng trong mùa thu tới.
Trong 5 năm lãnh đạo Trùng Khánh, ông Bạc đã thu hút sự chú ý quốc tế nhờ cuộc chiến cứng rắn và thành công lớn (các nhà phê bình nói đó sự tàn nhẫn và rõ ràng là đứng trên luật pháp) chống tội phạm ở một thành phố khét tiếng với Hội Tam Hoàng hùng mạnh và giới chức bị lệ thuộc vào tham nhũng.
Chủ nghĩa dân túy thuần túy của ông Bạc và sự hồi sinh ngôn từ cách mạng Mao-ít đã tạo thêm danh tiếng cho ông và liệu việc ông Bạc khai thác di sản của Mao Trạch Đông là một thủ đoạn xảo quyệt để đi lên nhờ sự ủng hộ đông đảo hay là ông thật sự đi theo lý tưởng cộng sản của Người Cầm lái Vĩ đại (tức Mao Trạch Đông), đã làm cho ông nhanh chóng trở thành người điển hình cho những người cánh tả trong đảng, những người đã bất bình vì mối tình 30 năm của Trung Quốc với chủ nghĩa tư bản, đã tạo ra một khoảng cách giàu nghèo rất lớn ở trong nước.
Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội của Trùng Khánh tăng trưởng 16,4%, được xếp vào loại tăng trưởng hàng đầu ở Trung Quốc trong năm 2011, làm tăng thêm tiếng tăm và tham vọng chính trị của ông Bạc. Hướng về năm 2012, “mô hình Trùng Khánh” đã được tổ chức như là một mô hình kiểu mẫu trên cả nước, và ông Bạc hy vọng cưỡi mô hình đó vào giới lãnh đạo bị mê hoặc của Trung Quốc.
Và rồi xe trật bánh
Và rồi mọi chuyện bắt đầu chao đảo khi ông Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, cũng là cánh tay phải của ông Bạc trong cuộc chiến chống tội phạm, vào ngày 6 tháng 2 đã chạy vào Lãnh Sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh 338 km về phía tây bắc, rõ ràng là để xin tị nạn, một ví dụ lúng túng khác về sự dính líu của Mỹ tới các vấn đề của Trung Quốc.
Ông Bạc đã “thuyên chuyển” ông Vương qua chức giám sát giáo dục và môi trường, một tuần trước khi ông Vương xuất hiện tại lãnh sự quán, sau khi biết rằng ông Vương đã thu thập bằng chứng về sự liên can của bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc, trong vụ bà bị cáo buộc giết ông Neil Heywood, doanh nhân người Anh.
Ông Vương đã không được các quan chức Mỹ cho tị nạn và đã được các nhân viên an ninh của Trung Quốc đón sau khi rời khỏi lãnh sự quá Mỹ ở Thành Đô. Ông đã bị giam giữ kể từ đó.
Hiện ông Bạc bị buộc tội “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” tuy vẫn chưa rõ [ông sẽ bị kỷ luật như thế nào], trong khi bà Cốc Khai Lai đang bị điều tra về vụ giết ông Heywood, theo tin tức, người chịu trách nhiệm chuyển giao hàng trăm triệu nhân dân tệ vào tài khoản nước ngoài cho gia đình ông Bạc.
Số tiền này có thể giúp cho lối sống đầy tham vọng và nền giáo dục phương Tây thuộc hàng bậc nhất của con trai ông Bạc Hy Lai là Bạc Qua Qua, 24 tuổi, đã theo học tại trường Harrow và Đại học Oxford nổi tiếng ở Anh, và hiện đang là một sinh viên tại trường Đại học Harvard ở Mỹ.
Mức lương khiêm tốn của một bí thư thành ủy Trùng Khánh như ông Bạc chỉ khoảng 10.000 nhân dân tệ (1,586 đô la Mỹ) một tháng, nên tin tức cho biết việc chuyển một số tiền lớn này làm cho các nhà quan sát tin rằng, ông Bạc sẽ bị buộc tội tham nhũng. Hơn nữa, ông có thể bị cáo buộc là tòng phạm trong vụ giết người.
Dường như cũng bị dính đến một chiến dịch nghe trộm nhắm vào các quan chức, gồm cả chủ tịch Trung Quốc, theo tin tức gần đây của báo New York Times, trích dẫn các nguồn tin từ những người giấu tên, có mối quan hệ trong đảng.
Khi các tin tức, tin đồn và các cáo buộc liên quan đến ông Bạc và gia đình của ông tiếp tục tung ra và mô hình Trùng Khánh mang ý nghĩa mới, nham hiểm hơn rất nhiều, các nhà cải cách chụp lấy cơ hội này cho sự thay đổi chính trị. Thật vậy, cái cách mà đảng xử lý sự kiện ông Bạc đầy kịch tính, vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, chỉ làm tăng thêm lập luận của họ về sự minh bạch và trách nhiệm [của đảng] lớn hơn.
Kể từ khi ông Bạc bị cách chức hôm 15 tháng 3, vẫn chưa có một cáo buộc chính thức nào đầy đủ và rõ ràng chống lại ông.
Có thể tiên đoán rằng, sự thiếu thông tin trong vụ việc chấn động như vậy đã dẫn đến việc suy đoán tràn lan, các tin đồn lan nhanh trên Internet (gồm một tin cảnh báo đặc biệt đáng lo ngại về một cuộc đảo chính quân sự sắp xảy ra) và rất nhiều tin nặc danh như câu chuyện gần đây của báo New York Times.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các vụ bê bối Bạc Hy Lai/ Vương Lập Quân được phép tăng nhanh trong gần ba tháng, trong khi các quan chức đảng lặng lẽ đứng sau cánh cửa đóng kín, tính toán phải làm gì. Việc xử lý vụng về vụ việc và phổ biến tin đồn gây ra do sự vụng về này, thật xấu hổ cho Bắc Kinh trong con mắt của thế giới và các câu hỏi đáng lo ngại đã được đặt ra về sự cầm quyền của đảng.
Đó là những câu hỏi mà các nhà cải cách hy vọng sẽ đề cập trước Đại hội Đảng cuối năm nay, và những lời kêu gọi thay đổi của họ, rõ ràng đã tạo ra tiếng vang. Ba cơ quan truyền thông hàng đầu của chính phủ gần đây đã công bố một loạt các bài bình luận, kêu gọi cải cách chính trị, là một dấu hiệu chắc chắn về điều đó và có lẽ cũng là một tín hiệu cho thấy, giới lãnh đạo, cả lãnh đạo sắp nghỉ hưu lẫn những người sắp nhậm chức, có thể đi đến một số đồng thuận về vấn đề này .
Tuy nhiên, đặc biệt là những bài bình luận này thuộc các cơ quan ngôn luận của đảng, tờ Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa XãThanh niên Trung Quốc Nhật báo, đã không đề cập đến dân chủ kiểu phương Tây. Thay vào đó, họ chỉ nói chung chung, rất khó để hiểu được những gì họ muốn nói, qua những lời yêu cầu của họ là “tái cơ cấu” hệ thống chính trị ở Trung Quốc.
Một bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo kêu gọi “bảo đảm người dân được làm chủ” về số phận chính trị của Trung Quốc nhưng không cung cấp thêm bất cứ đề nghị nào về việc làm sao để điều này xảy ra. Một bài bình luận khác trên tờ Nhân dân Nhật báo khoe khoang những lời nói nhạt nhẽo như thế này: “Cải cách chỉ có một mục đích duy nhất, đó là phục vụ lợi ích của nhân dân“.
Thanh niên Trung Quốc Nhật báo thì dẫn lời cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong việc yêu cầu thay đổi chính trị, đó là “của dân, do dân và vì dân“, bất cứ điều gì họ muốn nói ở Trung Quốc.
Một bài báo trên Tân Hoa xã sử dụng ngôn từ mạnh mẽ hơn, thúc đẩy cải cách chính trị như là một cách “tấn công các vị trí kiên cố”, nhưng, một lần nữa, không cung cấp một kế hoạch cụ thể hay một giải pháp nào.
Ai biết được những lời kêu gọi mơ hồ, nhưng những lời kêu gọi thay đổi nổi tiếng và đã được sự đồng ý chính thức này, sẽ dẫn tới đâu, hoặc có đi tới đâu hay không. Có lẽ đơn giản là những lời nói này chỉ để mua vui giới cải cách của đảng, trong đó, mùa thu tới đây, một lần nữa sẽ thấy nhu cầu về một cuộc đại tu đáng kể đối với cơ cấu chính trị của đảng trở nên vô nghĩa.
Trường hợp ông Trần nhấn mạnh sự thối nát sâu xa, tàn bạo ở cấp địa phương trong nội bộ đảng, và vụ bê bối của ông Bạc đặt ra các vấn đề lớn ở cấp lãnh đạo hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn thấy phe bảo thủ nắm quyền thống trị trong hàng ngũ lãnh đạo đảng, và họ chống lại bất kỳ sự thay đổi nào có thể làm cho quyền lực của họ bị suy yếu.
Nên nhớ rằng Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư Đảng năm 2002 và là chủ tịch một năm sau đó, trong lúc có những hy vọng lớn lao và nhiều dấu hiệu hứa hẹn rằng ông sẽ là một nhà cải cách rộng rãi.
Một thập kỷ sau, đã có sự thay đổi đôi chút.
Tác giả: Ông Kent Ewing là một giáo viên và là cây bút ở Hồng Kông. Có thể liên lạc với ông tại địa chỉ email: kewing56@gmail.com hoặc Twitter của ông: @ KentEwing1
Nguồn: Asia Times

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

IXRAEN – MỸ VỚI CHỦ NGHĨA HI GIÁO CẤP TIẾN

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 29/4/2012
Bị cô lập về mặt ngoại giao và phải đi phó với phong trào Intifada thứ hai, Ixraen đã chp cơ hội xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 đ siết chặt quan hệ với Mỹ nhân danh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Tương quan lực lượng Ixraen – Palextin từ đó đã thay đổi sâu sắc. Nhưng 11 năm sau, Chính quyền Barack Obama đã phải nỗ lực thông qua một thái độ giữ khoảng cách có hiệu quả đối với Ixraen, nhưmg mối đe dọa khủng bố dường như đã yếu đi và gây tổn hại đến sự bố trí lực lượng của Nhà nước Ixraen sau sự kiện 11/9. Bài đăng trên tạp chí “Politique étrangère” viết về vấn đề này như sau:

Tại Ixraen, từ tổng tham mưu trưởng đến nhân vật chính trị, giới chính thống đội ngũ các kỹ sư, các nghệ sĩ và các giới kinh doanh, mỗi người hàng ngày đều quan tâm theo dõi mọi sự kiện chính trị diễn ra ở Mỹ, như thể số phận của họ ít nhiều đều phụ thuộc vào những phương hướng của Mỹ. Về mặt khách quan dường như là cường điệu dù đó là chính sự tồn tại của Ixraen, tuy nhiên thái độ này lại mang ý nghĩa về mặt địa chính trị và trên thực tế thì đúng là những khuynh hướng chính trị của Nhà nước Ixraen liên quan chặt chẽ với những khuynh hướng chính trị của cường quốc Mỹ, ít nhất là từ đầu những năm 1970.
Điều đó nói lên rằng vụ khủng bố 11/9 đã khiến Ixraen bàng hoàng. Nhưng rất nhanh chóng, nền ngoại giao Ixraen đã có một lập trường thích hợp và người ta nhận thấy từ góc độ chiến lược là bối cảnh của Ixraen khi xảy ra sự kiện 11/9 và sau đó là những hạn chế về lập trường từ khi Barack Obama lên nắm quyền.
Năm 2001: bối cảnh đặc biệt của Ixraen
Phong trào Intifada thứ hai
Tháng 9/2001, phong trào Intifada thứ hai ở vào thời kỳ phát triển mạnh. Ngay từ những tuần lễ đầu tiên, cuộc đối đầu với quân phiến loạn Palextin ở khu vực Bờ Tây sông Gioócđan và dải Gada đã tỏ ra đấm máu hơn phong trào Intifada thứ nhất (1987 – 1993). Đối với người dân thường Ixraen, cuộc nổi dậy này khác về cơ bản với cuộc nổi dậy trước. Lần này, không chỉ các lính mới trẻ tuổi ở Ramallah và dải Gada bị ném đá mà cả những người dân ở Ten Avíp, Hadera, Tây Giêruxalem hoặc Haifa – trung tâm của đất nước — những người này nhảy khỏi xe buýt, cửa hàng ăn, phòng nghe nhạc, chợ. Kể từ năm 1994, chưa bao giờ Nhà nước Ixraen phải trải qua những vụ khủng bố “quyết tử” như vậy của phong trào Hồi giáo Hamas và các lữ đoàn Ezzedine Al – Qassam.
Thế nhưng, một năm sau khi nổ ra phong trào Intifada mới, nhà cầm quyền chính trị và quân sự vẫn chưa tìm ra được cách đánh trả; cách đánh trả này mang hình thức một hàng rào / bức tường ngăn cách, được quyết định vào năm 2002, khởi công xây dựng vào năm 2003, cho phép làm giảm đáng kể số các vụ khủng bố liều chết trên lãnh thổ Ixraen. Năm 2000 – 2001, hơn 200 dân thường Ixraen đã bị giết chết trong các vụ khủng bố liều chết, 450 người chết vào năm 2002 sau đó số người chết giảm một cách đặc biệt cho đến năm 2005. Từ đó, trung bình chỉ có 2 người chết mỗi năm trong các vụ khủng bố theo kiểu này.
Sự cô lập về ngoại giao
Đối với Ixraen, năm 2001 cũng là một năm đơn độc tương đối về ngoại giao. Sự bùng nổ phong trào Intifada đánh dấu một sự thất vọng tàn nhẫn sau những niềm hy vọng nảy sinh từ hiệp định Ôxlô năm 1993 và những bước tiến về ngoại giao trong mối quan hệ Ixraen – Palextin diễn ra tiếp theo đó (hiệp định Wye Plantation, hội nghị cấp cao Trại David II, hội nghị cấp cao Taba), nỗi thất vọng mà người ta sẵn sàng qui trách nhiệm cho Ariel Sharon, người không được lòng dân, người đã tiến hành cuộc chiến tranh Libăng hồi năm 1982 (Ariel Sharon, bộ trưởng Quốc phòng của Chính phủ Menahem Begin, được coi là kiến trúc sư của chiến dịch “Hòa bình ở Galilée”. Sau các vụ thảm sát ở Sabra và Chatila hồi tháng 9/1982, Sharon đã phải từ chức). Ngay từ tháng 10/2000, các đại sứ của Ai Cập và Gioócđani đã bị triệu về nước để tham vấn, trong khi Tuynidi và Cata đóng cửa các văn phòng thương mại của họ tại Ixraen. Tại phương Tây, các nước bạn như Pháp, Đức hoặc Canađa cũng tỏ thái độ tức giận. Các nhà lãnh đạo tại các nước này như Nicolas Sarkozy, Angela Merkel hoặc Stephen Harper đều không ủng hộ Ixraen.
Với việc nổ ra phong trào Intifada, phái tả của Ixraen đã hoàn toàn sụp đổ vì họ đã tin vào hiệp định Ôxlô và hiệp định Trại David II khi Arafat “phản bội” niềm tin mà các Thủ tướng Ixraen thuộc công đảng Yitzhak Rabin sau đó là Ehoud Barak (cũng như Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ khi đó là Bill Clinton) đã đặt vào ông. Vì vậy, trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 6/2/2001, người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa già lão Ariel Sharon đã đè bẹp đối thủ là Thủ tướng hết nhiệm kỳ Ehoud Barak (Tình hỉnh này kéo dài từ đó; Sharon lại chiến thắng vào năm 2003, trước khi người kế nhiệm ông là Ehoud Olmert, người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thuộc phái trung dung, thắng cử vào năm 2006. Cuối cùng, tại cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2008, phái hữu và phái trung dung lại chiến thắng, Công đảng giành được số điểm thấp nhất trong lịch sư lâu dài của mình: 13 trong tổng số 120 ghế). Cựu tướng, anh hùng của cuộc chiến tranh Kippour vào năm 1973, đã không quan tâm đến những mưu toan tiếp tục lại các cuộc thương lượng, và đã gia tăng bạo lực chống cuộc phiến loạn của người Palextin. Đồng thời, ông lập được xung quanh ông một liên minh đoàn kết dân tộc với các thành viên Công đảng được dẫn dắt bởi người được giải Nobel hòa bình, Shimon Péres. Cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo” khi đó là quan điểm chủ đạo của Sharon. ông này đang tìm cách thuyết phục đồng nhiệm Mỹ của mình. Với vụ khủng bố kinh hoàng 11/9, tự bản thân ông đã chuyển vai trò từ anh hùng rơm không thể kiểm soát được sang vai trò nhà tiên tri dũng cảm (trên thực tế, Sharon đã được tiếp đón nồng nhiệt tại Quốc hội Mỹ trong chuyến thăm Nhà nước vào tháng 4/2004).
Khi người ta còn chưa biết liệu George W. Bush có là một đồng minh chắc chắn…
Với sự thoái lui, điều khẳng định sau có thể tỏ ra là kỳ lạ. nhưng nó lại phù hợp với một thực tế không thế chối cãi: khi làn sóng khủng bố của mạng lưới Al Qaeda diễn ra tại Trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm góc, thì Ixraen vẫn chưa coi tân tổng thống Mỹ là một đồng minh vững chắc, hoặc ít ra cũng là chắc chắn hơn Tổng thống Bill Clinton trong 8 năm qua. Tất nhiên, George Bush Con, người mới nhậm chức 6 tháng trước đó, từ khi tiến hành chiến dịch vận động bầu cử năm 2000, đã nhiều lần nêu lên một “tình hữu nghị bất diệt” đối với Ixraen, duy trì việc tiếp tục viện trợ dân sự và quân sự được thực hiện từ khi có hiệp định Trại David năm 1979; tuy nhiên, tính vô điều kiện mà Sharon tìm kiếm dường như vẫn chưa rõ ràng, và có hai nguyên nhân khiến vẫn còn có sự ngờ vực.
Thứ nhất, người ta sợ rằng Bush Con là con trai của Bush Cha cả về chính trị lần chiến lược. Ông này, một con người có đầu óc thực tế nhạy cảm với những lời khuyên của các nhà chiến lược Brent Scow và Zbigniew Brzezinski (ít đáng ngờ vực về thiện cảm đối với Ixraen), đã từng làm cho một James Baker bị thất sủng và đã gây sức ép quan trọng với Thủ tướng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Yitzhak Shamir từ năm 1990 đến 1992, đe dọa ông này là sẽ ngừng cung cấp 10 tỷ USD mà Ixraen đã yêu cầu để tiếp nhận hàng trăm nghìn người Liên Xô gốc Do Thái.
Thứ hai, người Ixraen tự hỏi liệu sự hùng mạnh của nhóm có thế lực về dầu lửa có tương xứng với sự hùng mạnh của nhóm có thế lực thân Ixraen tại Oasinhtơn không, về mặt này, cần nhắc lại rằng vào năm 2000, cả dầu lửa của vùng Vịnh Ghinê (10 năm sau chiếm hơn 30% nhập khẩu dầu thô của Mỹ), lẫn sự phát triển mạnh mẽ mới đây của việc khai thác đá phiến đều không gây tổn hại đến ưu thế – đối với việc tiêu thụ của Mỹ – dầu lửa Arập. Thế nhưng, số dầu thô này đặc biệt được nhập khẩu từ đồng minh lớn từ khi có Hiệp ước Quincy hồi tháng 2/1945 là vương quốc Arập Xêút, đất nước còn chưa đưa ra kế hoạch hòa bình toàn bộ với Ixraen (kế hoạch Fahd năm 2002), và khuyến khích, mà không kiềm chế, các trào lưu Hồi giáo cấp tiến nhất trong thế giới Sunni (chính sách tồi tệ này kể từ năm 2005 – 2006 đặc biệt hướng tới đối phó với một mặt trận trở nên nóng bỏng là Iran của Mahmoud Ahmadinejad và chính sách bành trướng liên Shiite của ông này).
Phải sau khi xảy ra sự kiện kinh hoàng 11/9 thì George W. Bush mới đưa ra cam kết ủng hộ Ixraen; vì vậy, thủ tướmg Ixraen và các nhà ngoại giao cấp cao Ixraen phải sử dụng phương tiện thông tin liên lạc để thuyết phục Chính quyền mới ở Mỹ cam kết nhiều hơn nữa.
Thỏa mãn tốt nhất những mong đợi của Mỹ
Người Do Thái và đội quân thập tự chinh
Chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, và khi sự bàng hoàng đã qua đi, mạng lưới Hồi giáo Al Qaeda mới thực sự bị coi là thủ phạm và chế độ của quân Taliban cầm quyền ở Ápganixtan từ năm 1996 bị coi là người bảo trợ cho mạng lưới khủng bố này. Đối với Ixraen – giống như các cường quốc khác phải hứng chịu các nhóm Hồi giáo cấp tiến, như Ấn Độ – thì việc sự kiện 11/9 được thực hiện bởi một nhóm Hồi giáo và không có tư tưởng dân tộc, cộng sản hoặc ly khai, là không đáng kể. Nhưng từ nay, Ixraen có thể chứng tỏ với dư luận công chúng Mỹ rằng lời cảnh báo của Ixraen được nhắc đi nhắc lại chống những kẻ Hồi giáo không phải là một hình thức hoang tưởng hay một sự cạnh tranh chính trị cổ điển giữa các dân tộc, mà là một sự cảnh giác thích đáng đặc biệt liên quan đến người bạn Mỹ. Bởi vì cách đặt tên chính thức mạng lưới khủng bố Al Qaeda, được tiết lộ khi tổ chức này xây dựng các trại huấn luyện ở Xuđăng vào năm 1989, là “Mặt trận Hồi giáo thế giới đấu tranh chống người Do Thái và đội quân thập tự chinh”. Kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9, tại bộ Ngoại giao, người ta đồng hóa một cách có hệ thống “đội quân thập tự chinh” không những với người Mỹ hoặc với các cường quốc phương Tây khác, mà cả với người Cơ Đốc giáo nói chung. Đó là liên kết chặt chẽ số phận của hai tôn giáo chiếm số đông nhất ở Mỹ về mặt xã hội, kinh tế và chính trị, tăng cường tình cảm gần gũi về thần hộc giữa những người ủng hộ hai tôn giáo trên. Tất nhiên, việc này đã được thông qua trước đây, bởi cả người Ixraen lẫn bởi trung gian của họ ở Mỹ. Hiến chương của phong trào Hồi giáo Palextin rõ ràng đã nhắc đến người Do Thái một cách khinh bỉ. Tại Palextin, người Do Thái bị coi như những “con khỉ và con lợn”, và đạo Do Thái bị coi là một “tôn giáo pha tạp”. Sự “Al Qaeda hóa” phong trào Hồi giáo Hamas cho phép buộc Mỹ phải thấu hiểu và thông cảm với bối cảnh diễn ra phong trào Intifada và động lòng trắc ẩn với nỗi lo sợ diễn ra một Shoah thứ hai (nạn hủy diệt người Do Thái bởi chế độ Quốc xã). Trong bối cảnh này, người ta tính bao gồm cả phong trào Hezbollah của Libăng và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, tuy là theo dòng Shiite và chống mạng lưới khủng bố Al Qaeda.
Các nền dân chủ trước tai họa khủng bố
Dư luận công chúng Mỹ theo truyền thống vẫn nhạy cảm trước việc tôn trọng đời sống dân chủ, kể cả ở ngoài đường biên giới của họ. Các Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ tại lưỡng viện của Quốc hội Mỹ luân phiên nhau yêu cầu sự ủng hộ ưu tiên đối với các nền dân chủ phải luôn phục vụ Ixraen, trước một cơ quan hành pháp và một bộ Ngoại giao buộc phải có đâu óc thực tế, bị nhấn chìm trong “đạo đức trách nhiệm”. Từ quan điểm này, việc tự coi mình là nền dân chủ duy nhất tại khu vực Trung Đông (đúng trong trường hợp các đường biên giới năm 1949) luôn được Ixraen lấy làm hài lòng. Từ nay, đó là việc tái khẳng định và nhấn mạnh đến – như trong những năm 1970 khi chủ nghĩa khủng bố theo tư tưởng Tả khuynh và dân tộc chủ nghĩa Palextin được khối phương Đông ủng hộ – tình trạng nguy hiểm đe dọa toàn bộ thế giới dân chủ, và không chỉ pháo đài tiền tiêu của nó… Các nhà ngoại giao Ixraen không lầm lẫn điều đó: làn sóng tân bảo thủ, sau một sự thoái trào rõ rệt trong những năm dưới thời Bush Cha và Bill Clinton, đang trở lại thế mạnh. Dư luận công chúng Ixraen coi chủ nghĩa Hồi giáo là một mối đe dọa hàng đầu. Trong bối cảnh chung này, George W. Bush có lẽ là tổng thống tốt vào thời điểm tốt. Là người thuộc đảng Cộng hòa bảo thủ, ít say mê đến công việc quốc tế, ông đã lập tức coi sự kiện 11/9 là cơ hội tiến hành cuộc đấu tranh của cái thiện chống cái ác, hoặc “trục ma quỉ”.
Bản tổng kết một thập kỷ
Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9, mối tương quan lực lượng đã thay đổi đáng kể trong cuộc xung đột Ixraen – Palextin. Trước hết, phong trào Intifada, theo chính lời thú nhận của Mahmoud Abbas, ngưới kế tục Yasser Arafat sau khi ông này chết tại Pari vào tháng 11/2004, là một thảm họa. Hơn 5.000 người chết về phía Palextin (so với 1.000 người Ixraen), một phong trào bị mất uy tín do đã tiến hành nhiều vụ bạo lực khủng bố liều chết, và một sự cấp tiến hóa dư luận công chúng Ixraen. Tiếp theo là thất bại của các cuộc thương lượng được tiến hành vào tháng 11/2007 tại Annapolis giữa các ông Mahmoud Abbas, G. W. Bush và E. Olmert) đã dẫn đến một sự bế tắc hoàn toàn về ngoại giao nhưng không cản trở nền kinh tế Ixraen nhanh chong trở nên hùng mạnh cũng như sự ủng hộ về ngoại giao của nhiều nước phương Tây, nhất là trong cuộc chiến tranh giữa Ixraen và phong trào Hezbollah của Libăng vào mùa Hè năm 2006. Cuối cùng, chưa bao giờ trong nội bộ phe Palextin lại bị chia rẽ đến như vậy, với cuộc đảo chính của phong trào Hồi giáo Hamas tại dải Gada diễn ra vào ngày 15/6/2007. Nhưng chắc chắn là việc thể hiện rõ ràng nhất thất bại của Palextin là sự ủng hộ gần như vô điều kiện mà Chính quyền Bush dành cho Ixraen trong những năm khó khăn này.
Dưới con mắt của Chính quyền Bush, và cho đến khi ông Bush chính thức kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 1/2009, uy tín chính trị của Nhà nước Do Thái thậm chí đã được tăng cường bởi hai cuộc chiến tranh do quân đội Ixraen tiến hành ở Libăng chống phong trào Hồi giáo Hezbollah vào tháng 7 và 8/2006 và chống phong trào Hồi giáo Hamas tại dải Gada vào tháng 12/2008 và tháng 1/2009. Các cuộc xung đột này diễn ra giữa Nhà nước Do Thái và các lực lượng công khai dựa vào cuộc thánh chiến. Cho dù sự kiện 11/9 đã diễn ra khá lâu rồi và cho dù không có gì cho thấy sự có mặt tích cực hoặc được cơ cấu của mạng lưới khủng bố Al Qaeda tại dải Gada và cả của phong trào Hezbollah theo dòng Shiite, Ixraen vẫn đã hai lần gọi lại với người bạn Mỹ kỷ niệm tốt đẹp của mình. Cụ thể, không một sự ủng hộ nào bị từ chối đối với các Chính phủ Ixraen từ năm 2001 đến 2008 nhân danh nền an ninh tối cao của Nhà nước Do Thái: xây dựng hàng rào/bức tường ngăn cách các cuộc tấn công vào năm 2006 và năm 2008 – 2009, phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của Xyri được xây dựng vào ngày 6/9/2007, yêu cầu mua máy bay F35 với phạm vi hoạt động rộng, cuộc tấn công tai hại vào Marmara ngày 31/5/2010 v.v… Chỉ có hai yêu cầu bị từ chối là việc thả Jonathan Pollard và chuyển sứ quán Mỹ từ Ten Avíp đến Giêruxalem, tuy việc chuyển này đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1996. Từ đó đến nay, các tổng thống đều phủ quyết yêu cầu này.
Kỷ nguyên Obama: những hậu quả nào đối với Ixraen
Một lăng kính mới
Barack Obama, nhậm chức vào Nhà Trắng ngày 20/1/2009 vẫn duy trì những tính nhạy cảm, những giá trị, hiểu biết và niềm tin chủ yếu khác với người tiền nhiệm về các công việc quốc tế. Trong số những sự khác nhau về quan điểm, người ta nhấn mạnh đến những quan điểm đụng chạm đến Ixraen và cả cuộc xung đột Ixraen – Palextin, khu vực Trung Đông, và cuối cùng là đạo Hồi và chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến.
Ixraen, một liên minh không có sự cảm thông
Trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống của mình, sau đó là trong hai năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông Barack Obama chưa bao giờ ngừng thể hiện một lập trường thân thiện đối với Ixraen. Nhưng khác với việc thể hiện tình cảm mạnh mẽ của một Reagan, một Clinton hay một Bush Con, ông Obama không thể hiện sự cảm thông đặc biệt đối với Nhà nước Do Thái. Tất nhiên, ông Obama chưa bao giờ lên án dự án theo tư tưởng Xiôn hay làm điều gì đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ixraen và Mỹ. Một chủ nghĩa thực dụng và tính xác thực hợp lý về một tương quan lực lượng áp đảo có lợi cho Ixraen trước kẻ thù; nhất là ông Obama cho rằng ông Benjamin Netanyahu đang mạo hiểm với mối đe dọa chết người của chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến để không đẩy mạnh các cuộc thương lượng với Nhà cầm quyền Palextin. Đồng thời, lời khiển trách này, ít nhiều đều đã được thể hiện trong những dịp vào năm 2009, 2010 và 2011, đã được bày tỏ với bản thân các nhà lãnh đạo của các nước Hồi giáo trong bài diễn văn ông đọc tại thủ đô Cairô của Ai Cập vào năm 2009. Ông Obama đã yêu cầu các chế độ Arập – Hồi giáo không được sử dụng cuộc xung đột Ixraen – Arập làm công cụ cho những mục đích chính trị trong nước, chính là để cản trở bước tiến tới việc thực hiện các cuộc cải cách.
Tiếp đó, ông Obama thuộc một thế hệ không biết đến nạn diệt chủng người Do Thái do Chế độ Quốc xã thực hiện cũng không biết đến thời kỳ đầu của một nhà nước Do Thái yếu ớt và nhỏ bé, bị bao vây bởi các đồng minh Arập của một Liên Xô đang trên đà hùng mạnh. Bước vào cuộc đời chính trị trong những năm 1980, ông chỉ biết về Ixraen từ tiếng vang của các cuộc chiến tranh không cân sức và các cuộc xung đột mà ở đó, ngay cả khi bị thất bại, Nhà nước Do Thái vẫn không có nguy cơ bị diệt vong. Cuối cùng, cho đến bây giờ và kể từ khi lên cầm quyền, ông Obama chỉ biết một Thủ tướng Ixraen duy nhất là Netanyahu theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, ông này đang lãnh đạo một liên minh chính phủ gồm đa số là các phần tử diều hâu như Ngoại.trưởng Ixraen Avigdor Lieberman, người am hiểu tuyệt vời về đời sống chính trị Mỹ và là người bạn rất thân thiết của… những người thuộc đảng Cộng hòa. Không nghi ngờ gì, ông Obama đang ghen tị với người tiền nhiệm Clinton của mình, người đã ký kết (ngoài Netanyahu từ năm 1996 đến 1999), với cặp đôi thuộc Công đảng Rabin / Pérès (1992 – 1995) sau đó với Barak (1999-2000).
Tiến trình hòa hình: một sự cần thiết
Khi lên cầm quyền vào tháng 1/2001, G. W. Bush đã không tin rằng việc khởi động một tiến trình hòa bình Ixraen – Palextin là một ưu tiên vì hai lý do. Trước hết, cuộc xung đột này – kể cả đang trong thời kỳ diễn ra phong trào Intifada thứ hai – vẫn ở cường độ thấp, trong khi ở châu Phi Nam Xahara, trước một nước Nga đang bắt đầu xuống dốc (Đông Âu, Cápcadơ) và trước một Trung Quốc trở nên hùng mạnh (tình hình căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan), những nguy cơ gây bất ổn được coi là nghiêm trọng. Tiếp theo, G. W. Bush sợ cuộc thực nghiệm tai họa về những nỗ lực bền bỉ, phi thường, của người tiền nhiệm Clinton để tạo thuận lợi một cách đúng đắn cho nền hòa bình giữa Ixraen và Palextin như bệnh dịch hạch, Với một bản tổng kết thảm họa: thất bại của các cuộc thương lượng Trại David II, thất bại của cuộc họp cấp cao Bill Clinton / Bashar Al – Assad về các cuộc thương lượng của Xyri, sự sụp đổ của hiệp định Ôxlô và tình trạng bạo lực tái bùng phát. Đối với một ông Bush ít quan tâm đến vấn đề quốc tế và ít am hiểu về khu vực Trung Đông, thì như vậy là mạo hiểm với uy tín của Nhà Trắng và, của bộ Ngoại giao mà không có một sự bảo đảm nào có được lợi ích nào đó về chính trị hoặc chiến lược. Với sự kiện ngày 11/9, mọi sự dính líu nghiêm trọng đều dừng lại. Tất nhiên, đã có lộ trình hòa bình được đưa ra vào tháng 6/2003 và, rất muộn mằn là tiến trình hòa bình Annapolis vào cuối năm 2007. Nhưng không có sự kiểm tra thực sự – ngoài hàng chục chuyến đi con thoi cúa Ngoại trướng Mỹ Condoleezza Rice và của đặc phái viên về khu vực này George Mitchell – và nhất là không có sức ép thực sự đối với những người chủ chốt, tình hình vẫn bị sa lầy. Quyền ưu tiên rõ ràng là cuộc giao chiến không khoan nhượng chống mạng lưới khủng bố Al Qaeda và quân Taliban của Ápganixtan, cuộc giao chiến được tiến hành bên cạnh Ixraen.
về phần mình, ông Obama đã quyết định đẩy mạnh tiến trình hòa bình. Bởi vì, đối với Chính quyền mới ở Mỹ, sự bế tắc dai dẳng của tình hình sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ngoài ra, sự tiến triển của tiến trình hạt nhân Iran và dáng dấp quân sự có thể của nó, là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, đã buộc ông Obama phải có được sự vững chắc của liên minh Arập Sunni. Bởi vì, gần giống cách thức đã từng thắng thế dưới thời George Bush Cha vào năm 1990 – 1991 trước Irắc, mọi liên minh (ngay cả không phải về quân sự) trước Iran đều phải vững chắc và nhất quán; Ngay khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh – kể cả với Chính phủ Ixraen – đến sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành các cuộc thương lượng bằng cách đòi hỏi những nỗ lực từ cả hai phía: ngừng việc xây dựng các khu định cư đối với bên này, kiểm soát chặt chẽ nền an ninh chống khủng bố đối với bên kia. Sự việc lý thú là: Obama đã duy trì phong trào Hamas trong sự cô lập, hất cẳng một chính phủ Ixraen sẵn lòng sử dụng chủ đề về nguy cơ Hồi giáo. Đã nhiều lần ông cao giọng trước Netanyahu khi bĩu môi một cách công khai trước mỗi sự từ chối hoặc né tránh của ông này (tháng 6/2009, tháng 5/2011 v.v…). Tuy nhiên, bị kìm hãm mạnh mẽ bởi thượng viện và một bộ phận trong chính quyền của mình, ông Obama chưa bao giờ dám vượt giới hạn những mối đe dọa trừng phạt chống Ixraen, trái với nhiều người tiền nhiệm của ông (ngược dòng thời gian, người ta nêu lên các tổng thống Mỹ là Bush Cha năm 1991- 1992 xung quanh hội nghị Madrid, Jimmy Carter năm 1977 – 1978 trong các cuộc thương lượng Trại David, Dwight Eisenhower năm 1956 trong cuộc viễn chinh kênh đào Xuyê, và thậm chí cả Harry Truman tháng 12/1948 về các vấn đề người tị nạn Palextin và nghị quyết 194 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Trong tất cả các trường hợp trên, những mối đe dọa thực sự trừng phạt kinh tế đã được đưa ra nhưng không được thực hiện bởi vì Ixraen nhân nhượng, trừ năm 1948). ít có khả năng là ông quyết định trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 11/2012.
Thời kỳ hậu Bin Laden
Dù các nghị sĩ Mỹ, với tài năng chiến thuật của Netanyahu, tránh cho Ixraen khỏi một lập trường chắc chắn là nghiêm khắc hơn của ông Obama, một xu hướng nặng nề trong nội bộ Nhà nước Do Thái vẫn có nguy cơ gây khó chịu cho ông này: sự suy giảm tình cảm lo ngại đối vói chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến của dư luận công chúng Mỹ và, chắc chắn là trong một mức độ rộng lớn hơn, của các tầng lớp tinh hoa của bộ Quốc phòng và cục tình báo Mỹ. Ba yếu tố khách quan cho phép đưa ra lời khẳng định này.
Thứ nhất, từ khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, lãnh thổ Mỹ không còn bị những kẻ khủng bố Hồi giáo tấn công nữa. Tất nhiên, vẫn có vài âm mưu và các sứ quán khác bị nhằm vào. Các kiều dân Mỹ cũng bị sát hại và các binh lính đã bị giết chết trong cuộc giao chiến ở Ápgánixtan và Irắc trước những quân nối dậy Hồi giáo. Nhưng tuyệt nhiên không có vụ nào giống như vụ tấn công vào tòa tháp đôi về mặt chấn thương dân tộc. Các sự kiện diễn ra nối tiếp nhau, ký ức phai mờ, các thế hệ lần lượt qua đi. 11 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng đó, liệu nỗi lo ngại về nó có còn mạnh mẽ như trước nữa không?
Thứ hai, việc quân đội Mỹ loại bỏ được Bin Laden rõ ràng là đánh dấu một bước ngoặt. Bởi vì dù người ta không thể từ đó kết luận một cách chắc chắn là mạng lưới khủng bố Al Qaeda sẽ bị suy yếu, thậm chí bị tiêu diệt trong thời gian sắp tới, thì vấn đề hiện nay đang đặt ra theo cách khác là dư luận công chúng Mỹ chẳng phải đã thấy trong thắng lợi này sự chấm dứt một mối nguy hiểm trước mắt đối với Mỹ và cả đối với các đồng minh và thế giới tự do nói chung đó sao? Một phần câu trả lời rõ ràng nằm ở mức độ cuồng tín và ở “hiệu quả” của người kế tục là Ayman al – Zawahiri. Trong mọi trường hợp, trong tất cả các cuộc điều tra dư luận công chúng và vô số các diễn đàn công dân, nếu động lực về năng lượng làm giảm bớt tính ác liệt của cuộc giao chiến chống một nguy cơ đã trở nên lỗi thời, thì vị trí của Ixraen từ đó sẽ bị suy yếu đi đáng kể.
Thứ ba, phong trào mùa Xuân Arập đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng những người Hồi giáo không có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội. Thực tế này có xu hướng xác nhận thuyết của Gilles Kepel, ngay từ khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo đã bị thất bại trong mưu toan cầm quyền về xã hội và chính trị trong các Nhà nước có đa số dân là đạo Hồi.
Chủ nghĩa khủng bố kiểu Hồi giáo cấp tiến là một mối nguy hiểm xác thực, không những đối với bản thân các xã hội Arập – Hồi giáo – các xã hội này phải hy sinh nhiều cho mối nguy hiểm đó ít nhất là từ đầu những năm 2000 – mà cả đối với các Nhà nước phương Tây. Trong số đó, Ixraen là một mục tiêu được chọn lựa về tư tưởng, xã hội, thần học và về một số khía cạnh là cả chủng tộc.
Lên án mối nguy hiểm này, đề phòng nó, đấu tranh chống lại nó, là một việc; nhưng biến nó thành sự mở đầu và sự kết thúc trong một chiến lược công cụ hóa chính trị, lại là một việc khác./.

VNExpress

Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Thứ tư, 2/5/2012, 21:25 GMT+
“Vụ việc ở Văn Giang có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”, Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo.
Hội nghị trực tuyến về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì diễn ra sáng 2/5 có sự tham gia của lãnh đạo 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành.
Được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu báo cáo chi tiết vụ cưỡng chế cách đây gần 10 ngày tại xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đánh giá “đây là một trong số ít các vụ khiếu kiện đông người điển hình”.

Nhiều thông tin được ông Hào nhắc lại như dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) có trình tự “thủ tục đúng pháp lý, cơ chế đền bù tốt, tạo đà phát triển cho tỉnh”… Song qua hơn 8 năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư do “người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác, gây tình hình phức tạp kéo dài tại 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của huyện Văn Giang”.

Phó chủ tịch Hưng Yên (ngồi giữa): “Clip vụ cưỡng chế đã được dàn dựng”. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Báo cáo chi tiết về cưỡng chế ngày 24/4, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên cho biết, việc này nhằm hoàn tất bàn giao 72 ha đợt 2 cho chủ đầu tư. Trong đó, 5,8 ha của 166 hộ chưa nhận tiền đền bù là “phải cưỡng chế”.
“Chúng tôi nhận thức rằng, khi đã có chủ trương đúng, hiệu quả kinh tế xã hội cao, đúng các quy định của pháp luật thì không thể vì một số người chống đối mà không thực hiện”, ông Hào nói.
Cuộc cưỡng chế ngày 24/4, dưới sự chỉ đạo của cả Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và sự hỗ trợ của 1.000 người thuộc các lực lượng, được ông Hào đánh giá: “Đã thực hiện tốt các phương án đề ra, đảm bảo an toàn, không ai bị thương”. Việc bắt giữ 19 người ngay trong ngày cưỡng chế được ông Hào cho rằng, do họ “đã có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ”.
Hiện, 5 người còn bị tạm giữ và 9 “đối tượng cầm đầu”, “nhiều năm gây rối” đã bỏ trốn trước ngày cưỡng chế. Ông Hào nhận định rằng, xử lý được 9 người này sẽ khắc phục được tình trạng “tập trung đông người, kéo lên các cơ quan trung ương”.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Ecopark được quảng cáo là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nói về bài học rút ra sau vụ việc, Phó chủ tịch Hưng Yên đưa ra nguyên tắc “phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật”.
“Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”, ông Hào báo cáo. Tuy nhiên, ông không đề cập đến những “phần từ chống đối trong và ngoài nước” đã móc nối như thế nào.
Báo cáo của ông Hào cũng không nhắc đến thông tin do người phát ngôn của tỉnh thông báo trước đó, công an đã phải dùng “hai quả đạn khói” để “giải tán” những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường, 2 cảnh sát cơ động bị thương do sự phản kháng của những người chống đối.
Bình luận về thông tin liên quan tới vụ cưỡng chế, vị lãnh đạo tỉnh này cho rằng, “các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin tuyên truyền ít, phản ứng chậm”, trong khi các mạng xã hội “phản ứng nhanh, đưa tin liên tục”.
Sau phần báo cáo kéo dài khoảng hơn 10 phút của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, không có đại diện của bộ, ngành hay địa phương nào thảo luận thêm về vụ việc.
Ý kiến duy nhất nhắc đến vụ cưỡng chế là của đại diện Ủy ban trung ương MTTQ. “Vụ việc ở Văn Giang khác với vụ việc khác. Cơ bản chúng tôi đồng tình với cách xử lý của địa phương”, Phó chủ tịch Mặt trận Nguyễn Văn Pha phát biểu.

Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng
Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Việc cưỡng chế tiến hành từ khoảng 7 giờ sáng đến hơn 11h trưa. 1.000 người thuộc các lực lượng công an, dân quân…. được huy động.
Thông tin trên trang web của tỉnh Hưng Yên mô tả, một ngày trước khi cưỡng chế, khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Sáng sớm ngày 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.
Một ngày trước khi cưỡng chế, tại cuộc họp báo Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh đã yêu cầu các các nhà báo không được có mặt tại khu vực cưỡng chế để “bảo đảm tuyệt đối an toàn”.
Nguyễn Hưng
Nguồn: VNExpress

 

THẾ HỆ THỨ HAI ĐCSTQ CƯỚP ĐOẠT CỦA CẢI CỦA DÂN-CON THỔ PHỈ VẪN LÀ CON THỔ PHỈ

Trong quá trình chuyển bán đất đai, những quan chức có nhúng tay vào chuyện mua bán đất đều được vớ bẫm.”
peacehall.com

THẾ HỆ THỨ HAI ĐCS TRUNG QUỐC

CƯỚP ĐOẠT CỦA CẢI CỦA DÂN

CON THỔ PHỈ VẪN LÀ CON THỔ PHỈ  

24.2.2012
Tác giả:  Trần Duy Kiện
Người dịch:  Băng Tâm
 Tập đoàn thống trị Đảng cộng sản Trung Quốc cho đến ngày hôm nay mặc dù đã có không biết bao nhiêu những lời nói dối hoa mỹ rất kêu, nhưng vẫn che đậy một sự thật cơ bản, đó là một nhóm thổ phỉ cướp đoạt tài sản của người dân.
 Gần đây, sau khi xảy ra vụ Vương Lập Quân, chuyện “xướng hồng đả hắc” được phanh phui từ Trùng Khánh đã khiến ta phải giật mình vì cái sự cướp đoạt tài sản người dân của nó. Đằng sau khẩu hiệu chính trị với mũ áo đàng hoàng “xướng hồng đả hắc” của Trùng Khánh là sự cướp đoạt tài sản riêng của các doanh nghiệp tư nhân.

Theo “Báo cáo nghiên cứu về phương thức quản lí xã hội đánh xã hội đen của Trùng Khánh”, một nghiên cứu điều tra độc lập của Đồng Chi Vỹ hiệu phó Trường đại học Chính pháp, cho biết: “Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Trùng Khánh xuất thân từ ông trùm bất động sản có bạc tỷ, Bành Trị Dân bị kết án tù chung thân, bị tước mọi quyền lợi chính trị suốt đời, đồng thời bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Lý Tuấn chủ tịch Tập đoàn Tuấn Phong là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ nhì xuất thân từ Trùng Khánh với số vốn tịnh 4 tỷ tệ đã trốn ra nước ngoài, bị truy nã, nhiều người nhà đã bị bắt hoặc bỏ trốn bị truy nã, các doanh nghiệp có liên quan được cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước tiếp quản. Trần Minh Lượng chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực Nghiệp Giang Châu Trùng Khánh, có nguồn tin cho biết có số vốn đạt tới bạc tỷ, là doanh nghiệp tư nhân xếp thứ ba xuất thân từ Trùng Khánh, đã bị xử tử hình, tước mọi quyền lợi chính trị suốt đời, đồng thời bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân”.
Ở Trùng Khánh, ngoài 3 doanh nghiệp tư nhân giàu nhất bị khuynh gia bại sản, tan nát cửa nhà trong chiến dịch đánh xã hội đen, còn có một loạt doanh nghiệp tư nhân giàu bậc nhì khác cũng khuynh gia bại sản, tan nát cửa nhà trong chiến dịch đánh xã hội đen. Lê Cường, Vương Thiên Luân, Mã Đáng, Nhạc Thôn, Cung Cương Mô… bị xử tội nặng và bị tước đoạt tài sản cá nhân đều có xuất thân là những nhà doanh nghiệp tư nhân có số vốn hàng hơn trăm triệu. Trong số những người này, Lê Cường bị xử tù 20 năm, đồng thời bị phạt 5,2 triệu tệ; Vương Thiên Luân bị xử tử hình, hoãn thi hành án 2 năm, đồng thời bị phạt 100 triệu tệ; Mã Đáng bị kết án tù chung thân, tước mọi quyền lợi chính trị suốt đời, đồng thời bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân; Nhạc Thôn bị xử tử hình, tước mọi quyền lợi chính trị suốt đời, đồng thời bị phạt 150 triệu tệ; Cung Cương Mô bị kết án tù chung thân, tước mọi quyền lợi chính trị suốt đời, đồng thời bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Ngoài những người đã được báo chí truyền thông đưa tin công khai ra, Trùng Khánh còn có bao nhiêu là nhà doanh nghiệp tư nhân khác bị truy tố và xử tội”. Còn những tài sản bị tịch thu này bị cái gọi là doanh nghiệp quốc hữu tiếp nhận, một số đã bị rơi trực tiếp vào tay cá nhân trong quá trình chuyển hoán. Dĩ nhiên, những chuyện đã xảy ra ở Trùng Khánh cũng xảy ra ở cả nước, vụ Ngô Anh ở Chiết Giang chính là một ví dụ điển hình. Vị nữ doanh nhân này đang chờ Tòa án tối cao xem xét lại tội tử hình, người còn chưa chết, nhưng hơn 100 ngôi nhà và xe hơi sang trọng, đồ trang sức mà bà ta sở hữu thì đã bị xâu xé chia nhau. Cướp đoạt như vậy, kể từ năm ngoái các doanh nhân nhà nước đã bắt đầu con đường tháo chạy, làm dấy lên làn sóng di dân. Họ đã nhìn thấy được số phận của mình trong vô số các vụ án.   
 Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay ở Trung Quốc là những doanh nghiệp đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc truy diệt sạch vào năm 49, rồi bắt đầu được tăng trưởng và phát triển trở lại vào sau thập kỷ 80. Trải qua hơn 30 năm gian khổ phấn đấu, đồng thời với việc tích lũy được vốn của cải đáng kể, các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành trụ cột trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng rồi cũng đã đến lúc bị Đảng cộng sản Trung Quốc thèm khát. Do nền pháp chế của Trung Quốc không hoàn thiện, cùng với sự thịnh hành tham nhũng hối lộ, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc khó lòng tránh khỏi những hành vi thế này thế khác không phù hợp với những quy định của luật pháp trong quá trình phát triển sinh tồn của mình, khiến cho chúng sớm trở thành chú cừu con đang chờ bị các tập đoàn nhà nước mổ thịt, một khi mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, chúng sẽ bị đưa vào lò mổ bất cứ lúc nào, đồng thời cũng sẽ bị đặt lên bàn tiệc của các vị quyền quý để họ chè chén say sưa.
Ba mươi năm qua, các tập đoàn lợi ích nhà nước không chỉ cướp đoạt các doanh nghiệp tư nhân, mà còn cướp đoạt của cả công nhân và nông dân. Trong quá trình cải cách doanh nghiệp, nhà nước dễ dàng nắm được các doanh nghiệp là tài sản toàn dân, làm chủ doanh nghiệp dưới cái tên cán bộ thư ký, còn công nhân viên chức thì bị tống cổ về nhà với một khoản chi phí rất ít, trở thành “công nhân bị sa thải”. Cái kiểu cướp đoạt phất lên chỉ qua một đêm ấy đã từng có ở trên thế giới. Phong trào thu hồi đất đai và quây rào đất đai thậm chí đã biến cả những đất đai mà người dân dựa vào đó để sinh tồn thành vốn liếng buôn bán của chính phủ, rồi lại còn nói một cách trâng tráo rằng quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước, còn nông dân chỉ có quyền sử dụng. Trong quá trình chuyển bán đất đai, những quan chức có nhúng tay vào chuyện mua bán đất đều được vớ bẫm. Tóm lại trong hơn 30 năm qua, chỉ cần gắn cái mác cải cách là có thể làm được bất cứ điều ác gì, tha hồ mà cướp đoạt, tới mức muốn cái gì là cướp đoạt cái ấy.
 Sự cướp đoạt doanh nghiệp nhà nước, công nhân, nông dân của Đảng cộng sản Trung Quốc là lần cướp đoạt thứ hai tiếp theo sau đợt tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa kinh tế tư nhân vào thập kỷ 50. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền, đã mở rộng phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa nông thôn tước đoạt tài sản của địa chủ phú nông ở “Khu giải phóng” ra toàn quốc, đến thời công xã nhân dân, mọi tài sản tư nhân của địa chủ phú nông đều trở thành “tài sản của công xã nhân dân”. Trong cuộc cải tạo công thương nghiệp thành phố được tiến hành vào thập kỷ 50, lại biến tài sản của các nhà công thương nghiệp tư nhân trong toàn quốc, với phương thức “công tư hợp doanh”, trở thành “chế độ sở hữu toàn dân”. Đến năm 1960, khi đã cướp đoạt sạch tài sản của các nhà tư sản, địa chủ phú nông, liền bắt đầu cướp đoạt tài sản của người dân thông thường. Khi tiến hành cải tạo nhà tư nhân ở thành phố, chủ yếu là đối với các cư dân, tất cả các nhà sở hữu tư nhân đều bị làm xiếc không bồi thường thành sở hữu của chính phủ. “Gió cộng sản nhất bình nhị điều”[i] lại càng trắng trợn bất chấp hơn, từ lương thực, gia cầm, rau cỏ mà xã viên kiếm được bằng lao động cho đến tất cả mọi vật dụng sử dụng trong nhà, các cán bộ đều có thể lấy không một cách tùy tiện.                  
 Cải tạo chế độ sở hữu tư nhân ở nông thôn cũng như cải tạo công thương nghiệp ở thành phố, trong cả quá trình ấy đều kèm theo sự đẫm máu. Trung Quốc có hơn 20 triệu địa chủ phú nông thì đã bị giết mất hơn 2 triệu, số may mắn còn sống sót đều trở thành những tiện dân chính trị với nỗi sợ hãi kéo dài. Các nhà công thương nghiệp ở thành phố tuy không bị bắn chết như địa chủ phú nông ở nông thôn, nhưng trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong phong trào “Tam phản ngũ phản”, thì lại bị bức phải tự tử rất nhiều. Thượng Hải độ nọ là quá giống với Trùng Khánh ngày nay: Mấy vị giàu nhất ở Thượng Hải như Lư Tác Phù của “Dân sinh”, Quách Lâm Sảng của “Vĩnh An”, Tẩy Quán Sinh của “Quán sinh viện”, tất cả đều bị bức phải tự tử, nhà cửa thì tan nát. Trần Nghị là thị trưởng Thượng Hải thời ấy đã dùng cách nói “bộ đội nhảy dù” để mô tả chuyện các nhà tư sản Thượng Hải nhảy lầu tự tử, số người biết được là nhiều.     
Trung Quốc, khi kinh tế địa chủ ở nông thôn bị giết chết, dưới chế độ công xã nhân dân, mối quan hệ kinh tế và mối quan hệ sản xuất tự nhiên có từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc đã bị hủy hoại chí mạng, và thế là đã xảy ra nạn đói lớn chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, dẫn đến thảm kịch 45 triệu người bị chết đói. Còn sau cải tạo công thương nghiệp ở thành phố, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành từ hơn 100 năm nay ở Trung Quốc đã bị quét sạch triệt để, sản xuất cung tiêu trong nền kinh tế kế hoạch của chế độ công hữu đã bị rơi tõm xuống đáy, sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc không chỉ lạc hậu với thế giới, mà sản phẩm còn đơn điệu eo hẹp, tới mức ngay cả mua một bánh xà phòng, mua một bao diêm cũng phải dựa vào tem phiếu, nền kinh tế Trung Quốc dường như đã tới bờ vực của sự đổ vỡ.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, cuối cùng thì Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã ý thức được sự sai lầm của quốc hữu hóa, và bắt đầu cải cách kinh tế theo tư nhân hóa, hơn 30 năm qua, khi nền kinh tế tư nhân của Trung Quốc rất khó đi vào quy mô, Đảng cộng sản Trung Quốc lại bắt đầu cuộc tiêu diệt và cướp đoạt lần hai. Thuộc tính tài sản của các doanh nghiệp hiện nay ở Trung Quốc được chia làm 3 loại:
Một loại là cái gọi là doanh nghiệp nhà nước với dầu mỏ, viễn thông, tài chính là chính, đều nằm trong tay các gia tộc cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc. Gần đây, con trai của Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng làm chủ tịch Công ty thông tin vệ tinh quốc gia, con trai Lý Trường Xuân là Lý Tuệ Đích làm chủ tịch China Mobile. Còn con cái các ông lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc như con trai Hồ Cẩm Đào, con trai Chu Dung Cơ, con trai Lý Bằng… đều đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước do một bên độc chiếm, những CEO này đã được mọi người biết đến từ lâu. Thế còn của cải trong những doanh nghiệp nhà nước này rút cuộc  thuộc về ai là một vấn đề vĩnh viễn không được làm rõ, nhưng có một điểm có thể khẳng định là không những chẳng liên quan gì tới một đồng xu nào của người dân, mà trái lại là đối tượng bóc lột của những doanh nghiệp này.
Loại doanh nghiệp thứ hai chính là doanh nghiệp tư nhân dùng thủ đoạn lừa đảo cướp không lại từ doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp tư nhân này có chiếc phông của doanh nghiệp nhà nước,  ông chủ đều là những cán bộ đảng kỳ cựu, là người thân của các cán bộ đương nhiệm, họ là những người giàu có mối quan hệ máu thịt với chính quyền.
Loại thứ ba là doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp gian khổ từ hai bàn tay trắng, họ phải chịu sự chèn ép của các ban ngành chính phủ, phải hối lộ thì mới có thể tồn tại và phát triển, là con cừu con cho các tập đoàn lợi ích của Đảng cộng sản Trung Quốc giết mổ. Nền kinh tế Trung Quốc có thể nói về cơ bản là do các bậc quyền quý của Đảng cộng sản Trung Quốc nắm giữ, có người nói 500 gia đình Đảng cộng sản Trung Quốc nắm giữ nền kinh tế Trung Quốc quả thực là cũng không ngoa.
Như trên đã nói, Đảng cộng sản Trung Quốc là một chính quyền cướp đoạt sạch sành sanh của cải của dân. Nếu như nói lần cướp đoạt thứ nhất là bỏ vào dưới chế độ công hữu với danh nghĩa giai cấp vô sản, thì lần cướp đoạt thứ hai là dùng cái tên cải cách để trắng trợn bỏ vào túi mình. Lần cướp đoạt thứ hai, tuy có khác về danh nghĩa, phương thức, tiểu xảo, nhưng có một điểm chung là trong cả quá trình cướp đoạt đều kèm theo sự tàn ác đẫm máu. Thế hệ hai Đảng cộng sản Trung Quốc, con cái của thổ phỉ vẫn là thổ phỉ. Khi Đảng cộng sản Trung Quốc đã tới thế hệ ba, thì liệu đời con của con có vẫn là thổ phỉ không? Câu trả lời là chắc chắn chúng sẽ lại là thổ phỉ, bởi vì của cải của Trung Quốc đều đã bị đời cha của chúng cướp hết rồi, chúng chỉ có thể là những tay chơi lo giữ chặt lấy đống của cải có sẵn và phung phí đống của cải ấy. Đảng cộng sản Trung Quốc từ thế hệ hai là đã hoàn tất sự chuyển giao quyền lực cha truyền con nối, từ thế hệ ba mới bắt đầu hoàn tất sự chuyển giao của cải cha truyền con nối. Kiểu thế tập phong kiến ấy đã trở thành điểm nút trong vấn đề Trung Quốc, đã trở thành nguyên nhân thực sự cản trở sự tiến bộ phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc muốn tiến bộ, muốn phát triển thì một khi hệ thống cha truyền con nối này còn chưa được xóa bỏ, xin hãy đừng có bàn đến bất cứ cái gì.     
Nguồn: peacehall.com
Bản tiếng Việt © BS 2012

[i]   Nguyên văn:  “一平二调的共产风”. Hình thức biểu hiện chủ yếu của việc nổi “gió cộng sản” trong phong trào “Đại nhảy vọt” và công xã hóa. “Nhất bình”, vi phạm tính chất của chế độ sở hữu tập thể 3 cấp ở công xã, muốn cào bằng giàu nghèo trong các đội sản xuất của công xã; “nhị điều”, điều chuyển tài sản và nguồn quỹ của đội sản xuất một cách tùy tiện không bồi thường, điều các xã viên tham gia lao động nghĩa vụ một cách tùy tiện, phủ nhận quyền sử hữu và quyền sử dụng của đội sản xuất -ND.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét