- GS Nguyễn Đình Đầu: Cát Vàng là tên gọi chỉ có ở Đại Việt xưa và Việt Nam nay (Petrotimes).- Kiều bào hướng về Trường Sa (ND). - Phát động cuộc thi sáng tác về chủ đề Trường Sa và biển đảo (VOV). - Tâm sự của nữ ca sĩ hải ngoại về hát ở Trường Sa. - Clip ca sĩ hải ngoại Lệ Hằng giao lưu với các chiến sĩ Trường Sa. - Đồng hành cùng Nước ngọt cho Trường Sa. - Nhà giàn DK1 mong chờ tấm lọc nước (ĐV).
- Nên làm gì để chặn Trung Quốc đánh cá trái phép? (Chosun Ilbo/ĐV).
- Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai (VNN). - Còn tình trạng bao che cấp dưới khi giải quyết khiếu nại tố cáo (TN). - Không để xảy ra “điểm nóng” khiếu nại, tố cáo (TT). - “Phải nhận lỗi nếu giải quyết sai trong các vụ việc tồn đọng” (DT). - Giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu nại đất đai tồn đọng (VOV). - ’528 vụ khiếu kiện tồn đọng là mầm mống mất ổn định’(VNE). Cố
che giấu bằng bao nhiều mỹ từ cũng không giấu được khi nói về chuyện
khiếu kiện, chỉ lo “mất ổn định chính trị” thôi, còn thì không một lời
lo là dân chịu oan trái, bất công, đời sống cùng cực …
- Phó Chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ tướng vụ Văn Giang (VNN). “Trong
vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối
ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng
giờ, để tuyên truyền xuyên tạc…”.
- Lê Doãn Hợp: Việt Nam học gì ở Trung Quốc? (VNN).
- Nghịch lý lương tăng mãi vẫn chưa đủ sống (VnMedia).
- Chuyên gia nổi tiếng phản đối đề án trụ sở Bộ GT 12000 tỷ đồng (P1) (GDVN). - Quan chức Quốc hội lên tiếng về đề án trụ sở Bộ GT 12000 tỷ đồng (P2) (GDVN).
- Bà Cốc Khai Lai điều khiển công an Trùng Khánh? (VnMedia).
- Trung Quốc: Luật sư bỏ trốn đã ở trong sứ quán Mỹ 6 ngày (Reuters, Xinhua/DT). - Luật sư khiếm thị Trung Quốc rời Đại sứ quán Mỹ (TN). - Trung Quốc đòi Mỹ xin lỗi vụ Trần Quang Thành(NLĐ).
KINH TẾ- Năm nguyên lý cho một nền kinh tế khỏe (TVN). – Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Tằm phải hoá được thành bướm (SGTT).
- Tái cơ cấu ngân hàng: Rủi ro lớn nhất là sự trì hoãn (TBKTSG). - Vì sao hàng loạt ‘quan’ ngân hàng ‘ngã ngựa’? (ĐV).
- Được vay ngoại tệ cho nhu cầu vốn trong nước (VnEconomy).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Giới thiệu sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Italy (TTXVN).
- Thuyền cổ dưới lòng sông Đuống (TN).
- Bão ở nơi không phải quê nhà (SGTT).
- “Thổi còi” nghệ sĩ – Từ Việt nhìn sang Hàn – Bài 1: Khi đạo diễn… bó tay (TTVH). - “Cởi” của showbiz Việt: Thuốc lạ cho ngành y tế.
- Hé mở phần “tối mật” trong Tử Cấm Thành (TTVH).
- Nhà hát Kodak đổi tên thành Dolby (Toquoc).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Những thầy cô không danh phận (PNO).
- Lò luyện chữ lớp 1: “hot” không kém lò đại học (Afamily).
- Sinh viên có nên làm thêm? (VNN).
- Choáng với các tình nhân học trò yêu “hết mình” (VnMedia).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Miền Bắc, miền Trung căng thẳng nắng nóng (TT). - “Định cư” cả ngày trong công viên vì nắng nóng (DV). - Hình ảnh chống chọi nắng nóng trên 40 độ (VNN). - Người dân Thủ đô khốn khổ vì nắng nóng (TP).
- Những đổi thay từ đô thị hoá ở TP.HCM (SGTT).
- Một bước tiến Mê Kông (TVN).
QUỐC TẾ- Pháp mất kiên nhẫn với Syria (TN). - Bạo lực tại Syria : Đôi bên đều vi phạm (ND).
- Al-Qaeda một năm sau ngày bin Laden bị tiêu diệt (Toquoc). - Taliban nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Kabul (TTXVN). - Chuyến bay đêm không ánh đèn của ông Obama (NLĐ).
- Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí chính xác “Shadow Hawk” (Defense/VOV).
Chuyện động trời ở Trung Quốc: Thịt thuốc phiện!
(NLĐO) – Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm.
Giáo sư Mạc Bảo Khánh thuộc trường Đại học Y Nam Kinh khẳng định phụ gia “Vua loài thịt” là một hỗn hợp các chất phụ gia, trong đó có chứa chất chlorine để làm chất xúc tác, gây tổn hại tới sức khỏe con người.
Theo một số đầu bếp tại Nam Kinh, chất phụ gia này có mặt ở hầu hết các cửa hiệu và họ thường gọi đó là những chất ma thuật.
Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA)
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xảy ra bê bối an toàn thực phẩm. Liên quan đến thịt, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về một loại bột trộn vào thức ăn cho heo ăn để có được những sản phẩm thịt tươi ngon và nhiều nạc. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
Các chuyên viên y tế cho biết việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác.
Ngoài ra, người dân nước này còn phải đối mặt với nạn sữa nhiễm melamine, giá đỗ nhiễm độc, dầu bẩn…
Thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể làm người dùng bị đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim…
(Ảnh: CCVIC.COM)
- Chất bột trắng làm mềm thịt bò siêu tốc (Bee/VTC).
Rúng động vụ thịt chứa phụ gia như chất gây nghiện Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm. Chính quyền tỉnh Giang Tô - Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt . - Dựng thêm “hàng rào” ngăn thực phẩm bẩn (DV).
Sợ nhất chuyện vệ sinh trên tàu (SGTT 1-5-12) -- Văn hoá! Văn hoá!
-Cẩn thận với đông dược Trung Hoa
Tổng thư ký LHQ ca ngợi nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với báo giới sau cuộc gặp với tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tại nhà riêng, Rangoon, 01/05/2012. REUTERS/Minzayar
Thanh Phương
-
Hôm nay, 01/05/2012, lầu đầu tiên Tổng
thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã gặp nhà đối lập Miến Điện Aung San
Suu Kyi tại Rangun, sau khi bà quyết định tuyên thệ nhậm chức dân biểu
Quốc hội, mặc dù vẫn bất đồng với chính quyền về ngôn từ của lời tuyên
thệ.
Trong chuyến viếng thăm lần trước vào năm
2009, ông Ban Ki-moon đã không thể gặp được bà Aung San Suu Kyi, vào
lúc ấy còn bị quản thúc tại gia. Nhưng hôm nay, với tư cách dân biểu vừa
đắc cử trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 01/04 vừa qua, lãnh đạo
đối lập Miến Điện đã tiếp Tổng thư ký LHQ tại nhà riêng của bà.
Hôm qua, sau một tuần đôi co với chính quyền, cuối cùng bà Aung San Suu Kyi đã chấp nhận ngay từ ngày mai, với tư cách tân nghị sĩ, bà sẽ tuyên thệ trước Quốc hội sẽ « bảo vệ » Hiến pháp 2008.
Hôm qua, sau một tuần đôi co với chính quyền, cuối cùng bà Aung San Suu Kyi đã chấp nhận ngay từ ngày mai, với tư cách tân nghị sĩ, bà sẽ tuyên thệ trước Quốc hội sẽ « bảo vệ » Hiến pháp 2008.
Hiến pháp này trao rất nhiều quyền cho
quân đội và đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý gặp nhiều chỉ
trích, được tổ chức chỉ một tuần sau khi cơn bão Nargis thổi qua Miến
Điện, khiến 138 ngàn người chết và mất tích. Aung San Suu Kyi đã xem
việc sửa đổi bản Hiến pháp ấy là một trong những ưu tiên của bà.
Vào tuần trước, bà Aung San Suu Kyi cùng
với các dân biểu đối lập khác đã tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội khoá
mới vì bất đồng với chính quyền về ngôn từ của lời tuyên thệ. Họ không
muốn cam kết « bảo vệ » Hiến pháp 2008, mà chỉ chấp nhận « tôn trọng »
Hiến pháp. Nhưng tổng thống Thein Sein đã dứt khoát bác bỏ yêu cầu đó.
Quyết định của nhà đối lập Miến Điện tạm
gác qua một bên bất đồng nói trên để có thể hoạt động tại Quốc hội đã
được Tổng thư ký LHQ khen ngợi. Trong cuộc họp báo sau khi gặp bà Aung
San Suu Kyi, ông Ban Ki-moon ghi nhận đây có lẽ là một quyết định rất
khó khăn đối với lãnh đạo đối lập Miến Điện. Tổng thư ký LHQ cho rằng : «
Những lãnh đạo chân chính thường biết tỏ ra linh động vì lợi ích tối
thượng của nhân dân ». Theo ông Ban Ki-moon, bà Aung San Suu Kyi sẽ đóng
một vai trò tích cực và mang tính xây dựng với tư cách dân biểu Quốc
hội.
Tổng thư ký LHQ cho biết thêm là trong
cuộc hội kiến với tổng thống Thein Sein, ông cũng đã nhấn mạnh là các
nhà lãnh đạo ở Miến Điện cần phải biết vượt qua những bất đồng để đi đến
thỏa hiệp.
Bản thân bà Aung San Suu Kyi trong cuộc
họp báo cũng tuyên bố bà vẫn luôn tin rằng trong tiến trình chính trị
phải luôn biết uyển chuyển … Theo nhà đối lập Miến Điện, đó là phương
cách duy nhất để đạt đến mục tiêu mà không không dùng đến bạo lực.
Khi chấp nhận tuyên thệ cho dù còn bất
đồng về ngôn từ của lời tuyên thệ, bà Aung San Suu Kyi muốn tránh cho
Quốc hội mới bị tê liệt, đe dọa đến thế cân bằng chính trị còn rất mỏng
manh hiện nay. Thật ra thì bà cũng không thể làm khác hơn, vì chỉ một
khi vào trong Quốc hội, bà mới có thể vọng thúc đẩy phần nào tiến trình
dân chủ hóa ở Miến Điện.
Theo RFI
Theo RFI
Biển Đông Khó Lường
Trần Khải
-
Tình hình Biển Đông thực sự khó lường trước.
Bởi vì, những câu hỏi có thể nêu ra, thí dụ, căng thẳng biển Đông có thể sẽ giảm hoặc biến mất nếu Phi Luật Tân đồng ý mời công ty Trung Quốc vào khai thác dầu khí chung ở Biển Tây Phi (theo tên gọi của Manila) hay Biển Đông (theo cách VN gọi)? Hay thí dụ, Khối ASEAN có cách nào làm êm sóng Biển Đông bằng cách lạng qua lạng lại giữa Mỹ và TQ? Hay là, nếu giới tướng lãnh TQ vì tranh chấp quyền lực nội bộ sẽ có thể kêu gọi hung hăng thêm Biển Đông?
Báo Manila Standard Today của Phi Luật Tân hôm 1/5/2012 cho biết rằng Bộ Năng Lượng Phi Luật Tân hôm Thứ Hai nói là sẽ mời các công ty dầu khí TQ vào làm đối tác với hãng dầu Forum Energy Plc. để khai thác giếng dầu Sampaguita ở Recto Bank thuộc vùng Trường Sa, nơi được tin là có trữ lượng cao dầu và khí đốt.
Bộ này cũng nói là sẵn sàng nới thêm hạn thăm dò của hãng Forum Energy tại Recto Bank trong trường hợp vấn đề an ninh tại Biển Đông ngăn trở vì tranh chấp giữa chính phủ TQ và các nước tranh chủ quyền khác.
Thứ Trưởng Năng lượng Phi Jay Layug nói với các phóng viên rằng chính phủ Phi cởi mở về việc hãng dầu kh1i TQ tham dựï đối tác với Forum Energy “nếu họ tôn trọng luật pháp Phi Luật Tân.”
Bộ Trưởng Năng Lượng Phi Jose Rene Almendras nói rằng mỏ Malampaya có 2.7 ngàn tỷ cubic-feet khí đốt và khai thác 25 năm mới hết, và bằng 1/4 Recto Bank cho nên Recto Bank sẽ khai thác 100 năm nữa mới cạn.
Câu hỏi chúng ta muốn nêu lên rằng: Tại sao Phi có vẻ dịu giọng và muốn mời công ty dầu TQ vào khai thác chung nơi đang tranh chấp? Hay có phải đó là giảỉ pháp tốt nhất. Thực sự, không ai có thể đoán được tình hình ra sao, khi các viên chức Phi nói trong buổi họp báo thuần về kinh doanh.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Simon Tay, Chủ Tịch Viện Quốc Tế Vụ Singapore và là giáo sư luật quốc tế ở Đaị Học Quốc Gia Singapore có bài viết trên Today Online nêu rằng khối ASEAN cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông, và không nhất thiết “phải tự động bênh vực Phi Luật Tân.”
Giáo sư Simon Tay nêu ra tính bất định của Biển Đông vì thực tế hiện nay quân lực Mỹ đã giảm hiện diện ở đảo Okinawa (Nhật Bản) tới 9,000 lính TQLC.
Ông nói, ngay cả khi Obama tái đắc cử, chính sách ngoaạ giao của Mỹ về Châu Á có thể biến đổi vì Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói là sẽ rời chức vụ trong nhiệm kỳ 2 của Obama, và Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Châu Á Kurt Campbel nhiều phần cũng sẽ ra đi. Một nhóm viên chức khác sẽ lên thay vào đầu năm tới, và họ sẽ cần thời giờ nghiên cứu để có sách lược riêng.
Tương tự, nếu TT Obama thất cử, Đảng Cộng hòa nắm quyền ở Mỹ có thể sẽ có ngôn ngữ hung hăng hơn và căng thẳngv ới TQ có thể leo thang. Nghĩa là tính bất định vẫn khó đoán.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Hai cho biết Trung Quốc đã bác đề nghị hòa giải cho vụ tranh chấp Biển Đông của Phi Luật Tân.
Bản tin nói, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, thậm chí đối với những vùng biển gần bờ biển của Phi Luật Tân và các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Lập trường cố hữu của Bắc Kinh là thông qua đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong khi Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước khác đòi tiến hành những cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp còn bao gồm các nước Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 230 kilo mét trong khi phần đất gần nhất của Trung Quốc với bãi cạn này là đảo Hải Nam, cách đó tới 1,200 kilomét về hướng bắc.
VOA ghi thêm, “Vụ căng thẳng mới nhất giữa hai nước bùng ra hôm mồng 8 tháng tư khi tàu hải giám của Trung Quốc ngăn không cho hải quân Phi Luật Tân bắt giữ các thủy thủ trên 8 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà Manila cho là đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của mình.”
Trong khi đó, bản tin BBC đã phỏng vấn “Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và được chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân thực chất về bang giao đằng sau các cuộc trao đổi thăm viếng quân sự hải quân của hai cường quốc này ở Việt Nam.”
GS. Nguyễn Mạnh Hùng nhận định qua BBC:
“Thực chất là xung đột quyền lực và quyền lợi giữa hai quốc gia. Theo tôi, Trung Quốc muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình. Trong khi đó, thì Việt Nam cố gắng cưỡng lại sức ép đó, được phần nào hay phần ấy, trong khung cảnh tương quan quyền lực giữa một nước láng giềng khổng lồ và một tiểu quốc.
Bên Trung Quốc trong khi có những khó khăn nội bộ, những bất đồng giữa hàng ngũ lãnh đạo cao nhất, điển hình là sự kiện Bạc Hy Lai, trong giai đoạn chuyển giao quyền hành, và mặt niềm tin về ý thức hệ cộng sản, việc làm dễ nhất là khuyến khích tình cảm quốc gia quá khích.
Tình cảm này đang được phe diều hâu Trung Quốc khai thác.
Theo tôi, nếu chính sách khiêu khích và cứng rắn được áp dụng và nếu các nhà lãnh đạo chính trị không kiểm soát được, nó có thể gây ra những đụng độ nhỏ.
Và “cái xảy nảy ra cái ung”, nó có thể tạo ra những phản ứng dây chuyền đe dọa an ninh và ổn định ở Á Châu mà khó ai có thể lường được.”
Quả nhiên là Biển Đông luôn luôn tàng ẩn những đợt sóng khó lường vậy. Trong khi VN dịu giọng với Trung Quốc, chính phủ Phi lại có lúc cảm tính trồi sụt, và Bắc Kinh lại “muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình,” theo lời GS Nguyễn Mạnh Hùng.
Như thế, ASEAN có thể làm gì, và hiện diện Hoa Kỳ có thể gắn bó tới đâu cũng là những điều khả vấn.
-
Tình hình Biển Đông thực sự khó lường trước.
Bởi vì, những câu hỏi có thể nêu ra, thí dụ, căng thẳng biển Đông có thể sẽ giảm hoặc biến mất nếu Phi Luật Tân đồng ý mời công ty Trung Quốc vào khai thác dầu khí chung ở Biển Tây Phi (theo tên gọi của Manila) hay Biển Đông (theo cách VN gọi)? Hay thí dụ, Khối ASEAN có cách nào làm êm sóng Biển Đông bằng cách lạng qua lạng lại giữa Mỹ và TQ? Hay là, nếu giới tướng lãnh TQ vì tranh chấp quyền lực nội bộ sẽ có thể kêu gọi hung hăng thêm Biển Đông?
Báo Manila Standard Today của Phi Luật Tân hôm 1/5/2012 cho biết rằng Bộ Năng Lượng Phi Luật Tân hôm Thứ Hai nói là sẽ mời các công ty dầu khí TQ vào làm đối tác với hãng dầu Forum Energy Plc. để khai thác giếng dầu Sampaguita ở Recto Bank thuộc vùng Trường Sa, nơi được tin là có trữ lượng cao dầu và khí đốt.
Bộ này cũng nói là sẵn sàng nới thêm hạn thăm dò của hãng Forum Energy tại Recto Bank trong trường hợp vấn đề an ninh tại Biển Đông ngăn trở vì tranh chấp giữa chính phủ TQ và các nước tranh chủ quyền khác.
Thứ Trưởng Năng lượng Phi Jay Layug nói với các phóng viên rằng chính phủ Phi cởi mở về việc hãng dầu kh1i TQ tham dựï đối tác với Forum Energy “nếu họ tôn trọng luật pháp Phi Luật Tân.”
Bộ Trưởng Năng Lượng Phi Jose Rene Almendras nói rằng mỏ Malampaya có 2.7 ngàn tỷ cubic-feet khí đốt và khai thác 25 năm mới hết, và bằng 1/4 Recto Bank cho nên Recto Bank sẽ khai thác 100 năm nữa mới cạn.
Câu hỏi chúng ta muốn nêu lên rằng: Tại sao Phi có vẻ dịu giọng và muốn mời công ty dầu TQ vào khai thác chung nơi đang tranh chấp? Hay có phải đó là giảỉ pháp tốt nhất. Thực sự, không ai có thể đoán được tình hình ra sao, khi các viên chức Phi nói trong buổi họp báo thuần về kinh doanh.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Simon Tay, Chủ Tịch Viện Quốc Tế Vụ Singapore và là giáo sư luật quốc tế ở Đaị Học Quốc Gia Singapore có bài viết trên Today Online nêu rằng khối ASEAN cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông, và không nhất thiết “phải tự động bênh vực Phi Luật Tân.”
Giáo sư Simon Tay nêu ra tính bất định của Biển Đông vì thực tế hiện nay quân lực Mỹ đã giảm hiện diện ở đảo Okinawa (Nhật Bản) tới 9,000 lính TQLC.
Ông nói, ngay cả khi Obama tái đắc cử, chính sách ngoaạ giao của Mỹ về Châu Á có thể biến đổi vì Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói là sẽ rời chức vụ trong nhiệm kỳ 2 của Obama, và Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Châu Á Kurt Campbel nhiều phần cũng sẽ ra đi. Một nhóm viên chức khác sẽ lên thay vào đầu năm tới, và họ sẽ cần thời giờ nghiên cứu để có sách lược riêng.
Tương tự, nếu TT Obama thất cử, Đảng Cộng hòa nắm quyền ở Mỹ có thể sẽ có ngôn ngữ hung hăng hơn và căng thẳngv ới TQ có thể leo thang. Nghĩa là tính bất định vẫn khó đoán.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Hai cho biết Trung Quốc đã bác đề nghị hòa giải cho vụ tranh chấp Biển Đông của Phi Luật Tân.
Bản tin nói, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, thậm chí đối với những vùng biển gần bờ biển của Phi Luật Tân và các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Lập trường cố hữu của Bắc Kinh là thông qua đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong khi Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước khác đòi tiến hành những cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp còn bao gồm các nước Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 230 kilo mét trong khi phần đất gần nhất của Trung Quốc với bãi cạn này là đảo Hải Nam, cách đó tới 1,200 kilomét về hướng bắc.
VOA ghi thêm, “Vụ căng thẳng mới nhất giữa hai nước bùng ra hôm mồng 8 tháng tư khi tàu hải giám của Trung Quốc ngăn không cho hải quân Phi Luật Tân bắt giữ các thủy thủ trên 8 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà Manila cho là đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của mình.”
Trong khi đó, bản tin BBC đã phỏng vấn “Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và được chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân thực chất về bang giao đằng sau các cuộc trao đổi thăm viếng quân sự hải quân của hai cường quốc này ở Việt Nam.”
GS. Nguyễn Mạnh Hùng nhận định qua BBC:
“Thực chất là xung đột quyền lực và quyền lợi giữa hai quốc gia. Theo tôi, Trung Quốc muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình. Trong khi đó, thì Việt Nam cố gắng cưỡng lại sức ép đó, được phần nào hay phần ấy, trong khung cảnh tương quan quyền lực giữa một nước láng giềng khổng lồ và một tiểu quốc.
Bên Trung Quốc trong khi có những khó khăn nội bộ, những bất đồng giữa hàng ngũ lãnh đạo cao nhất, điển hình là sự kiện Bạc Hy Lai, trong giai đoạn chuyển giao quyền hành, và mặt niềm tin về ý thức hệ cộng sản, việc làm dễ nhất là khuyến khích tình cảm quốc gia quá khích.
Tình cảm này đang được phe diều hâu Trung Quốc khai thác.
Theo tôi, nếu chính sách khiêu khích và cứng rắn được áp dụng và nếu các nhà lãnh đạo chính trị không kiểm soát được, nó có thể gây ra những đụng độ nhỏ.
Và “cái xảy nảy ra cái ung”, nó có thể tạo ra những phản ứng dây chuyền đe dọa an ninh và ổn định ở Á Châu mà khó ai có thể lường được.”
Quả nhiên là Biển Đông luôn luôn tàng ẩn những đợt sóng khó lường vậy. Trong khi VN dịu giọng với Trung Quốc, chính phủ Phi lại có lúc cảm tính trồi sụt, và Bắc Kinh lại “muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình,” theo lời GS Nguyễn Mạnh Hùng.
Như thế, ASEAN có thể làm gì, và hiện diện Hoa Kỳ có thể gắn bó tới đâu cũng là những điều khả vấn.
Theo VietBao
VN gần chót bảng về tự do báo chí
-
Việt Nam xếp gần cuối bảng trong
tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn
thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House
(Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
Theo đó, nước này đồng hạng với các nước Bahrain, Lào, Ả Rập Saudi và Somalia ở vị trí 182.
Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn.
Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn.
Phúc trình của Freedom House, tổ
chức có trụ sở tại Washington, phân loại các quốc gia ra làm ba
nhóm: có tự do, tự do một phần và hoàn toàn không có tự do
báo chí.
Việt Nam nằm trong nhóm nước không có tự do báo chí vốn chiếm 30% tổng số các quốc gia được khảo sát.
Bản phúc trình này được đưa ra chỉ 2
ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới do Liên Hiệp Quốc
đánh dấu vào ngày thứ Năm 3/5.
Nếu tính theo khu vực châu Á-Thái
Bình Dương thì Việt Nam chỉ đứng trước Miến Điện, Trung Quốc
và Bắc Hàn và đồng hạng với nước láng giềng cộng sản Lào.
“Khu vực châu Á có quốc gia đội sổ,
Bắc Hàn, cũng như một vài quốc gia hạn chế truyền thông khác
như Trung Quốc, Lào và Việt Nam,” bản phúc trình viết.
“Tất cả những quốc gia này đều có sự kiểm soát báo chí sâu rộng của Đảng và Nhà nước.”
Trung Quốc và Miến Điện
Bản phúc trình này đề cập kỹ đến
trường hợp của Trung Quốc, quốc gia lớn nhưng xếp hạng kém về
tự do báo chí.
“Chính quyền (Trung Quốc) ngăn chặn
truyền thông đưa tin về các cuộc nổi dậy của người dân tại
Trung Đông và Bắc Phi, tiếp tục phong tỏa các mạng xã hội nước
ngoài như Twitter và thắt chặt kiểm soát với các bài báo
điều tra vào trước thời điểm nhạy cảm chuyển giao lãnh đạo
vào năm 2012,” bản phúc trình viết.
Mặc dù có số lượng lớn báo chí, Việt Nam vẫn bị đánh giá là không có tự do báo chí
“Các chỉ thị chi tiết của Đảng
cộng sản mà các biên tập nhận được mỗi ngày cũng hạn chế đưa
các tin liên quan đến bệnh tật, các thảm họa môi trường, những
tù nhân bị chết khi đang bị cảnh sát giam giữ và chính sách
đối ngoại cũng như các vấn đề khác.”
Bản phúc trình cũng cho biết trong
thời gian qua hàng chục cây viết và các nhà hoạt động thu hút
đông đảo cộng đồng Internet đã bị mất tích, bị tra tấn khi giam
giữ và trong một số trường hợp bị kết án nhiều năm tù sau
khi nhiều thông điệp ẩn danh lan truyền trên mạng kêu gọi làm
một cuộc cách mạng giống như Tunisia ở Trung Quốc.
Riêng về trường hợp Miến Điện, nước
từng đứng áp chót trong cuộc khảo sát cách đây hai năm, Freedom
House đánh giá nước này đã có sự cởi mở quan trọng vào năm
2011 và nhờ đó điểm số về tự do báo chí của họ cũng được
cải thiện nhiều.
Các diễn biến tích cực ở nước
này, theo bản phúc trình, bao gồm thả các cây viết blog bị cầm
tù, nới lỏng kiểm duyệt, các vụ việc sách nhiễu hoặc tấn
công nhà báo giảm nhiều, sự gia tăng số lượng báo chí tư nhân
và việc một số nhà báo lưu vong có thể trở về nước.
Hoa Kỳ xuống hạng
Trên phạm vi toàn cầu, ba quốc gia
thuộc bán đảo Scandinavia là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển là
những nước có nền báo chí tự do nhất trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia nắm giữ những vị trí đầu trên bảng xếp hạng đến từ châu Âu.
Hoa Kỳ bị đánh tụt xuống hạng 22
trong năm nay do cách hành xử mạnh tay của cảnh sát nước này
đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối
‘Chiếm phố Wall’ trong năm 2011, Freedom House cho biết.
Trước đó, hồi tháng Giêng năm nay
thì tổ chức Nhà báo không biên giới cũng giảm thứ hạng của
Hoa Kỳ từ 20 xuống đến vị trí 47 về tự do báo chí cũng với
lý do tương tự.
Ý là trường hợp quốc gia Tây Âu hiếm hoi không nằm trong nhóm có tự do báo chí.
Một số nhà báo Việt Nam đã vướng vòng lao lý
Freedom House đánh giá Ý chỉ ‘có tự
do phần nào’ do ảnh hưởng sâu rộng của cựu Thủ tướng Silvio
Berlusconi đối với truyền thông.
Trong khi đó, cuộc cách mạng Mùa
xuân Ả Rập đã giải phóng cho báo chí ở một số nước như Ai
Cập, Tunisia và Libya.
“Môi trường báo chí vừa được mở ra
ở các quốc gia như Tunisia và Libya… có vai trò trọng yếu đối
với tương lai phát triển dân chủ ở khu vực và cần phải được
bảo vệ và nuôi dưỡng,” Chủ tịch Freedom House David J. Kramer
nói.
Trong tổng số 197 quốc gia được khảo
sát, có 66 nước được xếp hạng ‘có tự do’, 72 nước ‘tự do một
phần’ và 59 nước ‘không có tự do báo chí’.
Tuy nhiên, do sự hiện diện của Trung
Quốc, một trong những quốc gia đàn áp báo chí tinh vi nhất, nên
tính trên bình diện toàn cầu thì có đến 40,5% dân số thế
giới sống trong môi trường không có tự do báo chí so với 14,5%
dân số ở chiều ngược lại.
Freedom House là một tổ chức phi
chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1941
chuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cổ súy dân chủ,
tự do chính trị và nhân quyền.
Bản phúc trình cũng lưu ý xu hướng
báo chí ngày càng tự do trên thế giới thể hiện trong các kết
quả khảo sát qua từng năm: số lượng quốc gia bị đánh giá là
không tự do đã giảm từ 86 vào năm 1981 xuống còn 59 nước vào
năm 2011.
Đánh giá lại việc mua tạm trữ gạo
-
Vụ đông xuân 2011-2012 ở đồng bằng sông
Cửu Long đã hầu như kết thúc, nhưng kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ
với nguồn vốn ưu đãi được cho là không đạt mục tiêu vực dậy giá lúa. Dư
luận đánh giá thế nào về chương trình này. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề
này.
Không thực sự giúp nông dân
Chính sách mua tạm trữ trên nguyên tắc được chính phủ áp dụng mỗi khi một mặt hàng nông sản bị ứ đọng, rớt giá và với mục đích đẩy giá thị trường lên. Tuy vậy, giá lúa gạo đã không tăng trong thời gian thực hiện mua tạm trữ 15/3-15/4 ở đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ tăng vào tuần lễ sau cùng của tháng 4, do có thông tin doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hơn 10 triệu tấn lúa trong vụ đông xuân vừa hoàn tất.
Chính sách mua tạm trữ trên nguyên tắc được chính phủ áp dụng mỗi khi một mặt hàng nông sản bị ứ đọng, rớt giá và với mục đích đẩy giá thị trường lên. Tuy vậy, giá lúa gạo đã không tăng trong thời gian thực hiện mua tạm trữ 15/3-15/4 ở đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ tăng vào tuần lễ sau cùng của tháng 4, do có thông tin doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hơn 10 triệu tấn lúa trong vụ đông xuân vừa hoàn tất.
Nhận định về các thông tin cho rằng việc
mua tạm trữ vụ đông xuân vừa qua chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi, sự trợ
cấp của chính phủ trong chương trình này không đến tay nông dân. Ông
Nguyễn Trí Ngọc cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu từ Hà Nội:
Chúng tôi theo dõi thì công bằng mà nói người nông dân chưa được hưởng lợi nhiều và chính vì vậy chúng tôi kiến nghị là bằng cách nào đó để cho người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn
Ông Nguyễn Trí Ngọc
“Hiện nay chính phủ đang giao cho Bộ
Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương đánh giá lại chính
sách thu mua 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân. Chúng tôi theo dõi thì công
bằng mà nói người nông dân chưa được hưởng lợi nhiều và chính vì vậy
chúng tôi kiến nghị là bằng cách nào đó để cho người nông dân được hưởng
lợi nhiều hơn, đặc biệt là theo ý kiến chỉ đạo của thủ tướng người nông
dân phải có lãi 30% trở lên so với giá thành sản xuất.”
Để mua 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân theo chương trình tạm trữ các doanh nghiệp có thể được vay vốn không lãi suất lên tới 7-8 ngàn tỷ đồng, tính theo mức giá gạo nguyên liệu trung bình và chi phí xay xát đánh bóng. Trong khi đó người nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa đông xuân lại chịu lãi suất khoảng 18% một năm và phải sau vụ đông xuân mới được ngân hàng mở rộng tín dụng và áp dụng lãi suất 16%. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
Để mua 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân theo chương trình tạm trữ các doanh nghiệp có thể được vay vốn không lãi suất lên tới 7-8 ngàn tỷ đồng, tính theo mức giá gạo nguyên liệu trung bình và chi phí xay xát đánh bóng. Trong khi đó người nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa đông xuân lại chịu lãi suất khoảng 18% một năm và phải sau vụ đông xuân mới được ngân hàng mở rộng tín dụng và áp dụng lãi suất 16%. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
Thiếu kho chứa đôi khi nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng. Source info.net
“Tôi đang vay lãi suất 16% tức chỉ
thấp hơn năm ngoái một chút nhưng họ cho vay nới rộng lắm, nếu một công
đất định giá thị trường 50 triệu thì họ có thể cho vay từ 15 tới 20
triệu, như vậy 1 héc-ta có thể cho vay tới 150 triệu đồng. Trước đây
không như vậy, 1 héc- ta vay được 10-15 triệu, nếu là khách hàng quen
biết thì 1héc-ta có thể được 20-25 triệu.”
Tôi đang vay lãi suất 16% tức chỉ thấp hơn năm ngoái một chút nhưng họ cho vay nới rộng lắm, nếu một công đất định giá thị trường 50 triệu thì họ có thể cho vay từ 15 tới 20 triệu, như vậy 1 héc-ta có thể cho vay tới 150 triệu đồng. Trước đây không như vậy, 1 héc- ta vay được 10-15 triệu
Nông dân ĐBSCL
Trong lúc cộng đồng doanh nghiệp cả nước
lao đao vì khó tiếp cận vốn ngân hàng và lãi suất quá cao, thì 88 doanh
nghiệp thành viên VFA tham gia chương trình mua tạm trữ đã được ngân
sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ lãi suất vốn vay ngân hàng để mua gạo cho
dân. Nhiều người gọi đây là một cơn mưa vàng cho những doanh nghiệp thụ
hưởng, bởi vì ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ phần lãi suất vay vốn
14%/năm đối với vốn vay liên quan tới nông nghiệp, doanh nghiệp xem như
được vay vốn không lãi suất trong thời hạn 3 tháng từ 15/3 đến 15/6.
Cần xét lại chính sách mua tạm trữ
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long than phiền việc mua tạm trữ không giúp ích cho họ vì giá lúa gần như không thay đổi trong tháng mua tạm trữ:
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long than phiền việc mua tạm trữ không giúp ích cho họ vì giá lúa gần như không thay đổi trong tháng mua tạm trữ:
“Chuyện mua lúa tạm trữ đâu có giúp
gì cho nông dân, nếu đưa đồng vốn đó cho nông dân hưởng thì đỡ đàng này
đưa cho doanh nghiệp hưởng…vụ mua tạm trữ này để làm cho giá lúa tăng
lên nhưng thực tế không tăng. Mấy ‘ổng’ phải có phương cách nào đưa đồng
vốn đó tới tay nông dân để họ trữ lúa lại thì hy vọng có lý hơn…để vô
tình làm giàu cho doanh nghiệp mà người dân không được hưởng lợi gì.”
Ngay cả việc ấn định mức giá mua tạm trữ
là không dưới 5.000đ/kg lúa khô loại thường giao tại kho doanh nghiệp
cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Giá này được cho là đủ để nông
dân có lãi 30% so với giá thành. Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí
Ngọc phát biểu:
Chuyện mua lúa tạm trữ đâu có giúp gì cho nông dân, nếu đưa đồng vốn đó cho nông dân hưởng thì đỡ đàng này đưa cho doanh nghiệp hưởng…vụ mua tạm trữ này để làm cho giá lúa tăng lên nhưng thực tế không tăng.
Nông dân ĐBSCL
“Cách tính thì có thể nhiều địa
phương còn nhiều ý kiến, dân còn nhiều ý kiến. Tuy nhiên theo sự thống
nhất của Bộ Tài chính, chúng tôi đã cố gắng tính đủ hết đầu vào cho
người nông dân, giá thành thóc lúa đông xuân giao động trong khoảng
3.400đ-3.800đ/kg. Người dân đã bán được từ 5.000đ/kg hoặc trên
5.000đ/kg lúa khô.”
Thiếu sân phơi nông dân đôi khi phải phơi luá trên đường lộ. RFA
Trên thực tế hiếm có nông dân tự
xay ra gạo nguyên liệu rồi mang tới kho doanh nghiệp thành viên VFA để
bán. Hầu hết nông dân bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái với giá ít
hơn lúa khô khoảng 800đ tới 1.000đ/kg và thương lái mới là người bán gạo
tạm trữ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài
chính và Bộ NN-PTNT tính giá thành không bao gồm chi phí quản lý của chủ
ruộng và nhất là phí sử dụng đất. Theo thời giá 1 công đất 1.000m2 phải
thuê 1,5 triệu đồng một vụ lúa hay 15 triệu đồng 1 héc-ta. Nông dân
đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
“Đa số cũng có lời nhưng không được
30%, còn những người đi thuê đất làm thì lỗ nặng…hầu như không có ai
được lời họ lỗ nhiều lắm.”
Đa số cũng có lời nhưng không được 30%, còn những người đi thuê đất làm thì lỗ nặng…hầu như không có ai được lời họ lỗ nhiều lắm
Nông dân ĐBSCL
Chương trình mua tạm trữ lúc đầu được Bộ
Công thương và bộ NN-PTNT loan báo kéo dài 45 ngày, nhưng sau đó VFA kết
thúc sớm ngay vào 15/4 với lý do đã mua đủ 1 triệu tấn gạo quy ra lúa
là 2 triệu tấn lúa. Trong suốt 30 ngày mua tạm trữ giá gạo đứng ở mức
thấp. Sau đó VFA loan báo từ đầu năm tính đến ngày 19/4 lượng hợp đồng
xuất khẩu gạo đạt 4,2 triệu tấn tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Ngay
lập tức giá lúa gạo nhích dần lên, đến ngày 23/4, giá lúa tăng trung
bình 10%, lúa khô loại thường đạt 5.500đ/kg. Ở thời điểm này, chỉ một số
ít nông dân có điều kiện trữ lúa chưa bán thì được hưởng mức giá cao,
thực tế lúa gạo đã nằm trong kho các nhà xuất khẩu, các doanh nghiệp
cung cấp gạo xuất khẩu, doanh nghiệp xay xát hay trong vựa của thương
lái.
Không hiểu doanh nghiệp tham gia chương
trình mua tạm trữ, thực sự sử dụng đồng vốn trợ cấp mua gạo như thế nào,
mà mục tiêu đẩy giá lúa lên trong tháng 3 không thành công. Nhưng nếu
họ lấy vốn vay được chính phủ cấp bù 14% lãi suất ngân hàng để mua gạo,
sau khi ký được hợp đồng với khách hàng, thì đúng là cần xem xét lại
chính sách mua tạm trữ. Thay vì giúp đỡ doanh nghiệp kiếm lời, nên sử
dụng dòng tiền này hỗ trợ nông dân một cách thực tế, chẳng hạn hỗ trợ
chi phí bơm tưới, cung cấp vật tư đầu vào chất lượng tốt với giá hợp lý.
ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012
-
ASEAN mong muốn đạt được một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông vào cuối năm nay.
Tuy nhiên những căng thẳng đang gia
tăng trên biển Đông thời gian gần đây cùng với những chia rẽ hiện có
trong ASEAN dường như đang làm cho mục tiêu này của ASEAN đang ngày càng
trở nên xa vời. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, các nước ASEAN đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là hoàn tất bản thảo COC vào tháng 7 và đi đến ký kết với Trung Quốc vào cuối năm nay. Tham vọng này của các nước ASEAN trên thực tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn làm cho mục tiêu đề ra đang dường như quá xa vời.
Trung Quốc muốn kéo dài thời gian
Khó khăn đầu tiên để đi đến việc ký kết COC với Trung Quốc chính là những căng thẳng diễn ra gần đây trên biển Đông giữa Trung Quốc và hai nước Philippines và Việt Nam.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, các nước ASEAN đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là hoàn tất bản thảo COC vào tháng 7 và đi đến ký kết với Trung Quốc vào cuối năm nay. Tham vọng này của các nước ASEAN trên thực tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn làm cho mục tiêu đề ra đang dường như quá xa vời.
Trung Quốc muốn kéo dài thời gian
Khó khăn đầu tiên để đi đến việc ký kết COC với Trung Quốc chính là những căng thẳng diễn ra gần đây trên biển Đông giữa Trung Quốc và hai nước Philippines và Việt Nam.
Sự kiện gây quan ngại nhiều nhất trong
nhiều tuần qua chính là đụng độ giữa tàu của hải quân Philippines với
các tàu hải giám của Trung Quốc gần khu vực bãi cạn Scaborough. Vụ đụng
độ này đã khiến căng thẳng gia tăng giữa hai nước và vẫn chưa có dấu
hiệu giảm bớt.
Trong khi đó, những tháng đầu năm nay, cả
hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng liên tục có những cuộc khẩu chiến
xung quanh vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hồi tháng
giêng năm nay, Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà
Trung Quốc đơn phương áp dụng trên Biển Đông kéo dài từ 16 tháng 5 đến
ngày 1 tháng 8. Trong tháng 3, Trung Quốc đã bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam
đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà cả hai nước đều đòi
chủ quyền. Sự việc khiến Việt Nam phải lên tiếng
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 20, ngày 3/4/2012. AFP
phản đối và yêu cầu Trung Quốc thả các ngư dân này ngay lập tức.
Trong một bài viết được đăng tải trên
website của Jamestown Foundation vào ngày 26 tháng 4 vừa qua, Tiến sĩ
Ian Storey thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng những
căng thẳng trên biển Đông xảy ra giữa lúc không có một cơ chế ngăn chặn
các xung đột giữa các lực lượng vũ trang của các nước đòi chủ quyền có
thể dẫn tới những đối đầu nguy hiểm hơn.
Tôi nghĩ lập trường của họ là thời gian ở về phía họ và do đó họ không có lợi gì khi bị ràng buộc bởi một văn bản thỏa thuận sẽ hạn chế những hoạt động xây dựng và củng cố chủ quyền của họ trên biển Đông. Khi thời gian trôi đi thì Trung Quốc sẽ ở vị thế mạnh hơn để khẳng định chủ quyền của mình
Tiến sĩ Ian Storey
Cơ chế ngăn chặn xung đột là cái mà các
nước ASEAN muốn tìm kiếm với Trung Quốc. Nhưng trước hết các nước ASEAN
và Trung Quốc phải có được các biện pháp xây dựng lòng tin. Cả ASEAN và
Trung Quốc đã đạt được bước tiến nhất định vào năm 2002 khi đặt bút ký
bản tuyên bố chung của các bên, gọi tắt là DOC. 9 năm sau, vào tháng 7
năm 2011, ASEAN và Trung Quốc ký một bản hướng dẫn thực hiện DOC. Bước
đi này được ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đánh giá là một bước đi
đầu quan trọng hướng tới thực hiện bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên
biển Đông. Tuy nhiên, để đi đến được một bộ quy tắc ứng xử (COC), ASEAN
đang gặp phải các trở ngại với chính Trung Quốc, nước muốn kéo dài thời
gian soạn thảo bản COC này. Ngay chính trong cuộc gặp với thủ tướng Hun
Sen của Campuchia vào trước thượng đỉnh ASEAN hồi cuối tháng 3 vừa qua,
Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào đã nói Trung Quốc muốn đi đến một COC
nhưng không quá nhanh và vào thời gian thích hợp. Tiến sĩ Ian Storey
nhận xét:
Ian Storey: theo tôi Trung Quốc đang muốn sử dụng thời gian, họ muốn kéo dài thời gian này càng lâu càng tốt, trong cả việc thực hiện DOC lẫn chuẩn bị một bản COC. Tôi nghĩ lập trường của họ là thời gian ở về phía họ và do đó họ không có lợi gì khi bị ràng buộc bởi một văn bản thỏa thuận sẽ hạn chế những hoạt động xây dựng và củng cố chủ quyền của họ trên biển Đông. Khi thời gian trôi đi thì Trung Quốc sẽ ở vị thế mạnh hơn để khẳng định chủ quyền của mình và để tạo sức ép lên các nước đòi chủ quyền khác. Theo tôi đó sẽ là cả về khả năng quân sự, lẫn ảnh hưởng về kinh tế và chính trị.
Ian Storey: theo tôi Trung Quốc đang muốn sử dụng thời gian, họ muốn kéo dài thời gian này càng lâu càng tốt, trong cả việc thực hiện DOC lẫn chuẩn bị một bản COC. Tôi nghĩ lập trường của họ là thời gian ở về phía họ và do đó họ không có lợi gì khi bị ràng buộc bởi một văn bản thỏa thuận sẽ hạn chế những hoạt động xây dựng và củng cố chủ quyền của họ trên biển Đông. Khi thời gian trôi đi thì Trung Quốc sẽ ở vị thế mạnh hơn để khẳng định chủ quyền của mình và để tạo sức ép lên các nước đòi chủ quyền khác. Theo tôi đó sẽ là cả về khả năng quân sự, lẫn ảnh hưởng về kinh tế và chính trị.
Phó Đô đốc hải quân Philippines
Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu
chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.
Để tạo sức ép lên các nước thành viên
ASEAN, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã sang thăm Campuchia, nước chủ
tịch luân phiên của ASEAN, chỉ vài ngày trước khi thượng đỉnh ASEAN diễn
ra. Sau đó Campuchia cho biết sẽ không đưa vấn đề biển Đông vào chương
trình nghị sự của thượng đỉnh. Trung Quốc cũng là nước có đầu tư trực
tiếp lớn vào Campuchia với hơn 1 tỷ đô la trong năm 2011. Campuchia hiện
cũng nợ Trung Quốc hơn 8 tỷ đô la.
Dấu hiệu chia rẽ trong khối ASEAN
Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gây chia rẽ trong các nước ASEAN trong lập trường đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:
Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gây chia rẽ trong các nước ASEAN trong lập trường đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:
Ngay trong chính nội bộ ASEAN, mặc dù có đến 4 nước đòi chủ quyền trên các đảo và bãi đá tại biển Đông nhưng chỉ có Việt Nam và Philippines lo ngại vì các hành động của Trung Quốc, trong khi Malaysia và Brunei thì dường như không quan tâm lắm.
GS. Carl Thayer
Carl Thayer: ngay
trong chính nội bộ ASEAN, mặc dù có đến 4 nước đòi chủ quyền trên các
đảo và bãi đá tại biển Đông nhưng chỉ có Việt Nam và Philippines lo ngại
vì các hành động của Trung Quốc, trong khi Malaysia và Brunei thì dường
như không quan tâm lắm. ASEAN mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế với
Trung Quốc và có một vài nước trong ASEAN có suy nghĩ là Việt Nam và
Philippines đang gây rắc rối. Một số nước ASEAN muốn thỏa hiệp nhẹ nhàng
hơn với Trung Quốc.
Theo giáo sư Carl Thayer thì Philippines và Việt Nam rất khó có thể đạt được sự đồng thuận của cả khối về vấn đề biển Đông với Trung Quốc:
Theo giáo sư Carl Thayer thì Philippines và Việt Nam rất khó có thể đạt được sự đồng thuận của cả khối về vấn đề biển Đông với Trung Quốc:
Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của
Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
(ảnh minh họa)AFP
Carl Thayer: Việt
Nam và Phillippines là 2 nước đối lại với 10 nước. Thật khó để có thể
lôi kéo ASEAN thành một khối vì các nước nhìn đây như là một mâu thuẫn
mà họ sẽ phải chịu thiệt về kinh tế.
Mặc dù lãnh đạo các nước ASEAN công khai khẳng định không có chia rẽ nào giữa các nước trong khối về vấn đề biển Đông, nhưng những chuyên gia quốc tế thì cho rằng những chia rẽ này là khá rõ rệt. Tiến sĩ Ian Storey cho biết:
Mặc dù lãnh đạo các nước ASEAN công khai khẳng định không có chia rẽ nào giữa các nước trong khối về vấn đề biển Đông, nhưng những chuyên gia quốc tế thì cho rằng những chia rẽ này là khá rõ rệt. Tiến sĩ Ian Storey cho biết:
Ian Storey: mặc dù
ASEAN có đồng thuận về những điểm cơ bản như mong muốn duy trì hòa bình
ổn định trong khu vực nhưng vẫn có khác biệt. Ví dụ Philippines muốn bộ
quy tắc ứng xử COC phải bao gồm cả cơ chế giải quyết tranh chấp thì một
số nước không cho rằng đó là một ý kiến hay. Philippines muốn đưa ra đề
nghị về một khu vực hợp tác phát triển hòa bình chung của họ vòa bản COC
nhưng một số các nước thành viên khác lại phản đối.
Việt Nam và Phillippines là 2 nước đối lại với 10 nước. Thật khó để có thể lôi kéo ASEAN thành một khối vì các nước nhìn đây như là một mâu thuẫn mà họ sẽ phải chịu thiệt về kinh tế.
GS. Carl Thayer
Vào hồi đầu năm 2011, chính phủ
Phillipines đưa ra đề xuất biến khu vực tranh chấp thành một khu vực hợp
tác hòa bình hữu nghị. Khác với DOC và COC, đề xuất mới của Philippines
hướng tới việc giải quyết tranh chấp hơn là điều hòa căng thẳng. Tuy
nhiên ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản đối đề nghị này và cho
rằng đây là cách để Philippines đưa Hoa Kỳ vào cuộc.
Trong khi Phillipines và Việt nam mong
muốn các nước ASEAN soạn thảo COC trước khi thảo luận với Trung Quốc thì
các nước ASEAN khác lại mong muốn đưa Trung Quốc vào bàn thảo luận ngay
từ đầu. Trong bản tuyên bố cuối cùng của thượng đỉnh ASEAN 20, nước chủ
tịch ASEAN là Campuchia nói rằng ASEAN sẽ soạn thảo bản COC nhưng đồng
thời cũng tham khảo ý kiến với Trung Quốc. Bằng cách này, Trung Quốc
đương nhiên có thể gây ảnh hưởng mạnh lên quá trình soạn thảo COC và có
thể hướng quá trình này theo chiều mà họ muốn. Giáo sư Carl Thayer giải
thích:
Carl Thayer: ý tưởng ban đau là ASEAN sẽ soạn thảo COC rồi sau đó mới đưa cho Trung Quốc giờ đây đã bị thay đổi theo cách dù Trung Quốc không ngồi vào bàn soạn thảo với ASEAN nhưng trong suốt quá trình đó, một ai đó ví dụ như tổng thư ký ASEAN hay Campuchia sẽ luôn cho Trung Quốc biết chi tiết và lấy phản ứng từ Trung Quốc để đưa vào bản thảo. Vậy nếu Trung Quốc nói không thì làm sao ASEAN có thể tiếp tục thảo COC?
Carl Thayer: ý tưởng ban đau là ASEAN sẽ soạn thảo COC rồi sau đó mới đưa cho Trung Quốc giờ đây đã bị thay đổi theo cách dù Trung Quốc không ngồi vào bàn soạn thảo với ASEAN nhưng trong suốt quá trình đó, một ai đó ví dụ như tổng thư ký ASEAN hay Campuchia sẽ luôn cho Trung Quốc biết chi tiết và lấy phản ứng từ Trung Quốc để đưa vào bản thảo. Vậy nếu Trung Quốc nói không thì làm sao ASEAN có thể tiếp tục thảo COC?
Trung Quốc đã nhiều lần nói không với các
bản thảo hướng dẫn thực hiện DOC của ASEAN trước khi đi đến ký kến vào
tháng 7 năm 2011. Trung Quốc cũng nói không với những đề xuất nhằm tìm
cách giải quyết tranh chấp của Philippines. Câu hỏi đặt ra là liệu mục
tiêu đạt được một COC với Trung Quốc vào cuối năm nay của ASEAN có quá
tham vọng?
Hậu trường sân khấu
-
Sự kiện Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh và bị
đuổi ra khỏi Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước cũng như vụ
án giết hại Neil Heywood, doanh nhân người Anh, đã và đang gây xôn xao
dư luận trên khắp thế giới mấy tháng vừa qua. Qua sự kiện và vụ án ấy,
người ta dường như thấy được rất nhiều chuyện thuộc loại thâm cung bí sử
ở Trung Quốc. Những cảnh đấu đá để tranh giành quyền lực. Sự hống hách
và tội ác của giới quý tộc đỏ. Và nhất là nạn tham nhũng, điều mà nhiều
người, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho là mối nguy cơ lớn nhất có
thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Trung Quốc.
Thật ra, phải nói cho ngay, tình trạng tham nhũng hoành hành ở Trung Quốc là chuyện cả thế giới biết đến từ lâu. Lâu rồi. Chỉ có điều là, một, chưa bao giờ nó liên hệ đến một chính khách cao cấp đến như vậy; và hai, chưa bao giờ được bàn luận sôi nổi và rộng rãi đến như vậy. Chính vì hai đặc điểm ấy, mọi người dễ thấy rõ hơn, thứ nhất, mối quan hệ giữa quyền lực và tiền bạc ở Trung Quốc; hai, tính chất nghiêm trọng của vấn đề; và ba, tính chất giả dối đến hài hước của cái gọi là các cuộc tranh đấu chống tham nhũng ở cái đất nước được xem là sẽ trở thành siêu cường số một của thế giới trong vài thập niên tới. Giả dối vì ở Trung Quốc, trước ngày bị vạch mặt, Bạc Hy Lai nổi tiếng là người chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, cương quyết và hiệu quả nhất. Đó là một trong những điểm son trong bản lý lịch của ông khiến ông thăng quan tiến chức rất nhanh; có lúc một số bình luận gia chính trị còn phỏng đoán ông sẽ leo lên một trong vài ngôi vị cao nhất nước nữa.
Vậy mà…
Cần biết là, với tư cách Bí thư thành ủy Trùng Khánh, lương của Bạc Hy Lai chỉ có khoảng 10.000 nhân dân tệ, tức khoảng 1.500 Mỹ kim, một tháng. Vợ ông, Cốc Khai Lai, một luật sư nổi tiếng, nhưng theo lời khai của Bạc Hy Lai, đã tự nguyện bỏ cả công ty Luật rất lớn của mình, chỉ ở nhà làm nội trợ chăm sóc cho ông và cho người con trai của hai người. Điều đó có nghĩa là gia đình của Bạc Hy Lai, trên nguyên tắc, chỉ có một đầu lương. Và số lương ấy chỉ có một ngàn rưỡi Mỹ kim một tháng.
Nghi vấn đầu tiên nhiều người đặt ra là: với số lương ít ỏi như vậy, làm sao Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai có thể cho con trai, Bạc Qua Qua, sang du học ở một trường trung học tư thục nổi tiếng đắt đỏ ở London, rồi sau đó, học chương trình Cử nhân ở Đại học Oxford; và sau đó nữa, học chương trình Thạc Sĩ ở Kennedy School of Government thuộc Đại học Harvard? Tiền học phí và tiền chi tiêu để học chương trình Thạc sĩ này tối thiểu là 70.802 Mỹ kim một năm. (Một số tài liệu ghi là đến 90.000 Mỹ kim/ năm.) Bạc Qua Qua đã học ở đó từ năm 2010 cho đến nay. Lâu nay, Qua Qua ở trong một căn hộ gồm hai phòng sang trọng giá 2.950 Mỹ kim một tháng. Như vậy, cả tiền học lẫn tiền ăn ở một năm ở Harvard là khoảng từ 100.000 đến 130.000 Mỹ kim. Đó là chưa kể tiền ăn chơi phung phí khác. Ngoài ra, theo tin từ tờ The Wall Street, lúc còn ở Trung Quốc, Bạc Qua Qua từng đi một chiếc Ferrari đắt tiền. Trong email gửi trường Đại học Harward, Qua Qua phủ nhận nguồn tin ấy, cho là mình chưa bao giờ lái xe Ferrari. Tuy nhiên, mới đây, The Wall Street lại phát hiện lúc học ở Harvard, Qua Qua từng lái một chiếc Porche màu đen trị giá trên 80.000 Mỹ kim. Cũng là một loại xe sang.
Mới đây, trong một email gửi trường Harvard, Bạc Qua Qua tuyên bố toàn bộ tiền học của mình đều xuất phát từ hai nguồn: học bổng và tiền dành dụm của mẹ. Có điều là, Qua Qua không hề cho biết học bổng ấy đến từ đâu cả. Còn cái gọi là tiền “dành dụm” của bà Cốc Khai Lai thì, theo nhiều nguồn tin được công bố trên báo chí, lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim.
Số tiền ấy ở đâu ra?
Theo cuộc điều tra của công ty Bloomberg, tổng số tài sản của anh em Bạc Hy Lai tối thiểu là 130 triệu đô la trong khi tổng số tài sản của Cốc Khai Lai và các chị em của bà cũng lên tới ít nhất là 126 triệu đô la. Con trai lớn của Bạc Hy Lai với người vợ trước, Bạc Vọng Tri (còn có tên là Lý Vọng Tri, Li Wangzhi), 34 tuổi, nắm giữ chức vụ cao cấp trong nhiều công ty khác nhau, bao gồm những công ty rất lớn như Citigroup, China Everbright International Ltd., và Chonger, được xem là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Trung Quốc. Anh trai của Bạc Hy Lai, Bạc Hy Vĩnh (Bo Xiyong), 64 tuổi, cũng nắm nhiều công ty dưới nhiều tên khác nhau (trong đó có tên Lý Học Minh); công ty nào cũng có vốn lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đô la. Hai người em của Bạc Hy Lai, Bạc Hy Thành (Bo Xicheng) và Bạc Hy Ninh (Bo Xining) cũng là những chủ tịch hay giám đốc nhiều công ty lớn, có tài sản lên đến mấy chục triệu đô la (không tính những của chìm mà người ta không biết). Ngay con trai của Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, học Đại Học Harvard từ năm 2010, cũng đã có cổ phần tại một công ty kỹ thuật với số tiền ban đầu là 320.000 đô la.
Đó là về phía Bạc Hy Lai, còn về phía vợ ông, Cốc Khai Lai, các chị em cũng đều giàu có; người thì làm chủ công ty ấn loát và xuất bản, người thì làm chủ công ty địa ốc. Tiền cổ phiếu của họ, điều mà người ta có thể thấy được, lên đến 120 triệu đô la.
Nói một cách tóm tắt, trong khi chưa (hoặc chưa muốn) phanh phui sự giàu có của bản thân Bạc Hy Lai, mọi người đều thấy rõ là tất cả anh em và con cái của vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai đều nắm giữ những chức vụ quan trọng trong nhiều công ty khác nhau; đều sử dụng nhiều tên khác nhau ở các công ty khác nhau; và đều giàu có và đầy quyền lực.
Kiểu làm giàu như thế được xem là rất phổ biến ở Trung Quốc: Bản thân những người thuộc giới lãnh đạo không tham gia vào các công việc làm ăn buôn bán để giữ “bàn tay sạch”. Công việc kiếm tiền, đúng hơn là “hốt tiền” thì giao hết cho vợ con, anh em và họ hàng. Thật ra, phải nói cho công bằng, không phải ai trong số ấy cũng đều tham nhũng. Nhưng, ngược lại, phải thừa nhận một sự thật là: không ai có thể leo lên các chức vụ mà họ đang nắm giữ nếu không nhờ thế của cái người đang giữ vai trò lãnh đạo trong nước.
Tuy nhiên, như đã nói từ đầu bài, gia đình của Bạc Hy Lai chỉ là một ví dụ. Ở Trung Quốc hiện nay, không phải chỉ có một mình Bạc Hy Lai. Nhiều người, trên các website và blog nói: Ở Trung Quốc cứ hễ có 100 cán bộ thì có 101 tên tham nhũng. (Among 100 Chinese Officials, 101 Of Them Are Corrupt.) Nghĩa là không có ngoại lệ. Nghĩa là mức độ tham nhũng còn trầm trọng hơn mức độ bình thường.
Tham nhũng là con đẻ của thứ quyền lực bất chính. Đến lượt nó, tham nhũng sẽ càng củng cố loại quyền lực bất chính ấy: Hậu quả là dân chúng không những bị bóc lột mà còn bị đàn áp.
Một ví dụ cụ thể nhất là trường hợp Vương Lập Quân (Wang Lijun), cựu giám đốc công an Trùng Khánh, trước đây vốn là tay chân thân tín của Bạc Hy Lai. Gốc người Mông Cổ, con của một công nhân đường sắt, đi lính mấy năm rồi gia nhập ngành công an. Dưới sự che chở của vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai, Vương trở thành trùm công an địa phương và là một thứ hung thần đối với dân chúng. Đi đâu, Vương cũng có xe hộ tống hú còi ầm ĩ; riêng xe của Vương thì đèn chớp sáng lóa. Đến những nơi có vấn đề rắc rối, Vương thường rút súng ra bắn chỉ thiên vài phát thị uy. Một lần nghe báo một tiệm hớt tóc chứa gái mại dâm, Vương phóng xe tới. Cũng hụ còi. Cũng chớp đèn. Cũng bắn súng thị uy. Vào tiệm, thấy một thanh niên nhuộm tóc màu vàng, Vương quật ngay xuống đất. Nhưng khám xét xong, lại chẳng thấy có bằng chứng gì có gái mại dâm cả. Dẫu vậy, Vương vẫn ra lệnh bắt người thanh niên nhuộm tóc ấy. Lý do: “Một gã đàn ông tóc tai như vậy thì không thể tốt được.”
Chưa hết. Một đồng nghiệp của Vương Lập Quân kể thỉnh thoảng, sau khi xử tử một tội nhân, Vương tự tay mổ tử thi để, theo lời của Vương, “xem tim của họ màu đen hay màu đỏ.” (A former colleague of Wang’s in northeast China said he would sometimes perform the autopsies on executed convicts himself because he claimed he wanted to see if ‘their hearts were black or red’.)
Nếu không vì tranh chấp với nhau, cả Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân vẫn tiếp tục được khen ngợi là những nhà lãnh đạo sáng suốt và trong sạch.
Nhờ vụ án của họ, cả thế giới nhìn thấy được sự thật.
Dù chỉ một phần.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thật ra, phải nói cho ngay, tình trạng tham nhũng hoành hành ở Trung Quốc là chuyện cả thế giới biết đến từ lâu. Lâu rồi. Chỉ có điều là, một, chưa bao giờ nó liên hệ đến một chính khách cao cấp đến như vậy; và hai, chưa bao giờ được bàn luận sôi nổi và rộng rãi đến như vậy. Chính vì hai đặc điểm ấy, mọi người dễ thấy rõ hơn, thứ nhất, mối quan hệ giữa quyền lực và tiền bạc ở Trung Quốc; hai, tính chất nghiêm trọng của vấn đề; và ba, tính chất giả dối đến hài hước của cái gọi là các cuộc tranh đấu chống tham nhũng ở cái đất nước được xem là sẽ trở thành siêu cường số một của thế giới trong vài thập niên tới. Giả dối vì ở Trung Quốc, trước ngày bị vạch mặt, Bạc Hy Lai nổi tiếng là người chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, cương quyết và hiệu quả nhất. Đó là một trong những điểm son trong bản lý lịch của ông khiến ông thăng quan tiến chức rất nhanh; có lúc một số bình luận gia chính trị còn phỏng đoán ông sẽ leo lên một trong vài ngôi vị cao nhất nước nữa.
Vậy mà…
Cần biết là, với tư cách Bí thư thành ủy Trùng Khánh, lương của Bạc Hy Lai chỉ có khoảng 10.000 nhân dân tệ, tức khoảng 1.500 Mỹ kim, một tháng. Vợ ông, Cốc Khai Lai, một luật sư nổi tiếng, nhưng theo lời khai của Bạc Hy Lai, đã tự nguyện bỏ cả công ty Luật rất lớn của mình, chỉ ở nhà làm nội trợ chăm sóc cho ông và cho người con trai của hai người. Điều đó có nghĩa là gia đình của Bạc Hy Lai, trên nguyên tắc, chỉ có một đầu lương. Và số lương ấy chỉ có một ngàn rưỡi Mỹ kim một tháng.
Nghi vấn đầu tiên nhiều người đặt ra là: với số lương ít ỏi như vậy, làm sao Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai có thể cho con trai, Bạc Qua Qua, sang du học ở một trường trung học tư thục nổi tiếng đắt đỏ ở London, rồi sau đó, học chương trình Cử nhân ở Đại học Oxford; và sau đó nữa, học chương trình Thạc Sĩ ở Kennedy School of Government thuộc Đại học Harvard? Tiền học phí và tiền chi tiêu để học chương trình Thạc sĩ này tối thiểu là 70.802 Mỹ kim một năm. (Một số tài liệu ghi là đến 90.000 Mỹ kim/ năm.) Bạc Qua Qua đã học ở đó từ năm 2010 cho đến nay. Lâu nay, Qua Qua ở trong một căn hộ gồm hai phòng sang trọng giá 2.950 Mỹ kim một tháng. Như vậy, cả tiền học lẫn tiền ăn ở một năm ở Harvard là khoảng từ 100.000 đến 130.000 Mỹ kim. Đó là chưa kể tiền ăn chơi phung phí khác. Ngoài ra, theo tin từ tờ The Wall Street, lúc còn ở Trung Quốc, Bạc Qua Qua từng đi một chiếc Ferrari đắt tiền. Trong email gửi trường Đại học Harward, Qua Qua phủ nhận nguồn tin ấy, cho là mình chưa bao giờ lái xe Ferrari. Tuy nhiên, mới đây, The Wall Street lại phát hiện lúc học ở Harvard, Qua Qua từng lái một chiếc Porche màu đen trị giá trên 80.000 Mỹ kim. Cũng là một loại xe sang.
Mới đây, trong một email gửi trường Harvard, Bạc Qua Qua tuyên bố toàn bộ tiền học của mình đều xuất phát từ hai nguồn: học bổng và tiền dành dụm của mẹ. Có điều là, Qua Qua không hề cho biết học bổng ấy đến từ đâu cả. Còn cái gọi là tiền “dành dụm” của bà Cốc Khai Lai thì, theo nhiều nguồn tin được công bố trên báo chí, lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim.
Số tiền ấy ở đâu ra?
Theo cuộc điều tra của công ty Bloomberg, tổng số tài sản của anh em Bạc Hy Lai tối thiểu là 130 triệu đô la trong khi tổng số tài sản của Cốc Khai Lai và các chị em của bà cũng lên tới ít nhất là 126 triệu đô la. Con trai lớn của Bạc Hy Lai với người vợ trước, Bạc Vọng Tri (còn có tên là Lý Vọng Tri, Li Wangzhi), 34 tuổi, nắm giữ chức vụ cao cấp trong nhiều công ty khác nhau, bao gồm những công ty rất lớn như Citigroup, China Everbright International Ltd., và Chonger, được xem là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Trung Quốc. Anh trai của Bạc Hy Lai, Bạc Hy Vĩnh (Bo Xiyong), 64 tuổi, cũng nắm nhiều công ty dưới nhiều tên khác nhau (trong đó có tên Lý Học Minh); công ty nào cũng có vốn lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đô la. Hai người em của Bạc Hy Lai, Bạc Hy Thành (Bo Xicheng) và Bạc Hy Ninh (Bo Xining) cũng là những chủ tịch hay giám đốc nhiều công ty lớn, có tài sản lên đến mấy chục triệu đô la (không tính những của chìm mà người ta không biết). Ngay con trai của Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, học Đại Học Harvard từ năm 2010, cũng đã có cổ phần tại một công ty kỹ thuật với số tiền ban đầu là 320.000 đô la.
Đó là về phía Bạc Hy Lai, còn về phía vợ ông, Cốc Khai Lai, các chị em cũng đều giàu có; người thì làm chủ công ty ấn loát và xuất bản, người thì làm chủ công ty địa ốc. Tiền cổ phiếu của họ, điều mà người ta có thể thấy được, lên đến 120 triệu đô la.
Nói một cách tóm tắt, trong khi chưa (hoặc chưa muốn) phanh phui sự giàu có của bản thân Bạc Hy Lai, mọi người đều thấy rõ là tất cả anh em và con cái của vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai đều nắm giữ những chức vụ quan trọng trong nhiều công ty khác nhau; đều sử dụng nhiều tên khác nhau ở các công ty khác nhau; và đều giàu có và đầy quyền lực.
Kiểu làm giàu như thế được xem là rất phổ biến ở Trung Quốc: Bản thân những người thuộc giới lãnh đạo không tham gia vào các công việc làm ăn buôn bán để giữ “bàn tay sạch”. Công việc kiếm tiền, đúng hơn là “hốt tiền” thì giao hết cho vợ con, anh em và họ hàng. Thật ra, phải nói cho công bằng, không phải ai trong số ấy cũng đều tham nhũng. Nhưng, ngược lại, phải thừa nhận một sự thật là: không ai có thể leo lên các chức vụ mà họ đang nắm giữ nếu không nhờ thế của cái người đang giữ vai trò lãnh đạo trong nước.
Tuy nhiên, như đã nói từ đầu bài, gia đình của Bạc Hy Lai chỉ là một ví dụ. Ở Trung Quốc hiện nay, không phải chỉ có một mình Bạc Hy Lai. Nhiều người, trên các website và blog nói: Ở Trung Quốc cứ hễ có 100 cán bộ thì có 101 tên tham nhũng. (Among 100 Chinese Officials, 101 Of Them Are Corrupt.) Nghĩa là không có ngoại lệ. Nghĩa là mức độ tham nhũng còn trầm trọng hơn mức độ bình thường.
Tham nhũng là con đẻ của thứ quyền lực bất chính. Đến lượt nó, tham nhũng sẽ càng củng cố loại quyền lực bất chính ấy: Hậu quả là dân chúng không những bị bóc lột mà còn bị đàn áp.
Một ví dụ cụ thể nhất là trường hợp Vương Lập Quân (Wang Lijun), cựu giám đốc công an Trùng Khánh, trước đây vốn là tay chân thân tín của Bạc Hy Lai. Gốc người Mông Cổ, con của một công nhân đường sắt, đi lính mấy năm rồi gia nhập ngành công an. Dưới sự che chở của vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai, Vương trở thành trùm công an địa phương và là một thứ hung thần đối với dân chúng. Đi đâu, Vương cũng có xe hộ tống hú còi ầm ĩ; riêng xe của Vương thì đèn chớp sáng lóa. Đến những nơi có vấn đề rắc rối, Vương thường rút súng ra bắn chỉ thiên vài phát thị uy. Một lần nghe báo một tiệm hớt tóc chứa gái mại dâm, Vương phóng xe tới. Cũng hụ còi. Cũng chớp đèn. Cũng bắn súng thị uy. Vào tiệm, thấy một thanh niên nhuộm tóc màu vàng, Vương quật ngay xuống đất. Nhưng khám xét xong, lại chẳng thấy có bằng chứng gì có gái mại dâm cả. Dẫu vậy, Vương vẫn ra lệnh bắt người thanh niên nhuộm tóc ấy. Lý do: “Một gã đàn ông tóc tai như vậy thì không thể tốt được.”
Chưa hết. Một đồng nghiệp của Vương Lập Quân kể thỉnh thoảng, sau khi xử tử một tội nhân, Vương tự tay mổ tử thi để, theo lời của Vương, “xem tim của họ màu đen hay màu đỏ.” (A former colleague of Wang’s in northeast China said he would sometimes perform the autopsies on executed convicts himself because he claimed he wanted to see if ‘their hearts were black or red’.)
Nếu không vì tranh chấp với nhau, cả Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân vẫn tiếp tục được khen ngợi là những nhà lãnh đạo sáng suốt và trong sạch.
Nhờ vụ án của họ, cả thế giới nhìn thấy được sự thật.
Dù chỉ một phần.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hết “Cuba ngủ, Việt Nam thức, Việt Nam thức, Cuba ngủ” đến giọng điệu hoang tưởng, mộng du, hay mị dân của ông Nguyễn Phú Trọng
Đào Trung Đạo, RFA
-
Hẳn người dân Việt chúng ta chưa quên lời tuyên bố của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “Cuba ngủ Việt Nam thức, Cuba thức Việt Nam ngủ” hơn một năm trước đây. Câu nói này một thời đã là đầu đề cho những chuyện riễu cợt, vui đùa. Chuyện riễu cợt vui đùa này chưa nhạt đi thì mới đây vào ngày 9 tháng Tư người dân Việt lại có dịp “ôm bụng” – không phải vì cười sặc sụa mà vì “muốn ói mửa”- khi đọc bài giảng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đảng cao cấp Nico Lopez-Havana ở Cuba.
Vì ông Tổng bí thư Trọng “lú” là người có bằng tiến sĩ và cũng từng giữ chức vụ Trưởng ban Lý luận của Đảng cho nên người ta không ngạc nhiên khi đọc “bài giảng” với chủ đề “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực tại Việt Nam”, một bài giảng tràng giang địa hải nhưng chỉ là sự lặp lại xáo mòn những khái niệm và những chuỗi lý luận đáng lẽ đã bị phế thải từ lâu chứa trong một cái máy phát âm đã mòn cũ. Khởi đầu bằng khái niệm chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra chuỗi lý luận “chắc nịch” như đinh đóng cột về những khâu để đi lên chủ nghĩa xã hội theo kiểu con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và sau cùng là những vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đề cương này của ông Trọng xem ra rất bài bản và “đạt yêu cầu” có lẽ vì ông đã giảng bài này quá nhiều lần cho các cán bộ cọng sản Việt Nam trước đây. Ông Trọng định nghĩa “xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới những giá trị tiến bộ, nhân văn dựa trên nền tảng chung của toàn xã hội, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng của các cá nhân và phe nhóm. Do đó cần có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì sự đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích, mọi đường lối cùa Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước đều vì nhân dân.” Thêm vào đó không thể thiếu tiêu đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, chủ nghĩa xã hội có bản chất dân chủ đệ nhất đẳng! Chúng ta không thể hiểu khi ông Trọng giảng giải như vậy ông có biết kính trọng người nghe (và bản thân) hay không, ông có thể nghĩ rằng những người nghe ông giảng giải không những “đã có thừa hiểu biết và cũng đã chán ngấy” những điều ông nói ra? Ngoài ra sự hiểu biết của ông Trọng về giới trí thức học giả Cuba ở trong và ngoài nước là dưới mức tối thiểu đụng đáy (có lẽ vì không đọc được tiếng Anh và tiếng Tây-Ban-Nha) nên ông Trọng – như một người mộng du – không biết rằng kiến thức của họ về Mác-xít và chủ nghĩa xã hội vượt xa ông rất nhiều, đúng ra chính họ mới là người giảng giải về chủ nghĩa xã hội cho ông Trọng. Vì những lý do đó nên ông Tổng bí thư vốn đã không hổ danh là “Trọng lú” mà từ nay còn đáng được tặng thêm danh hiệu “Trọng hề.” Trên những trang tin báo tường thuật cuộc giảng bài không thấy có kèm theo hình ảnh hội trường và người nghe. Rất có thể việc không thể cho dăng những hình ảnh này cùng với phần tin tức vì đám người ngồi nghe đa số đang gật gù đắc ý nhưng thật ra là đã “khò” chỉ sau mấy phút ông Trọng mở lời! Trong lúc hăng say vung vít không thèm để ý tới thính giả ông Trọng đã quên mất lời tiên tri của ông Triết “Việt Nam thức thì Cuba ngủ”! Trước việc hăng say giảng bài của ông Trọng hẳn có người thắc mắc về sự hăng say quá đà. Lý giải “căn bệnh” này xem ra cũng không khó gì cho lắm: rất có thể vì ở Việt Nam không còn ai “dở hơi” ngồi nghe ông Trọng nói về chủ nghĩa xã hội nữa! Thêm nữa, từ khi làm Chủ tịch Quốc hôi kế đến là Tổng bí thư ông Trọng đã lâu không được “giảng bài” nên nay “ngứa nghề” được dịp “đem chuông đi đánh xứ người” nên không thể bỏ lỡ cơ hội!
Trước viễn tượng chủ nghĩa xã hội sắp xụp đổ toàn bộ (sau khi khối cọng sạn từ xụp đổ từng mảng đến tan rã toàn bộ): Trung quốc xã hội chủ nghĩa sau khi đụng đáy phát triển kinh tế thể chế chính trị đang phô bày những khuyết điểm nội tại đưa đến lung lay rạn nứt khởi đầu với các biến cố Ô Khảm và Trùng Khánh, Cuba ngắc ngoải theo lãnh tụ Fidel Castro, Bắc Hàn đói rách bị cô lập với thế giới, Lào ngả nghiêng trước sức ép của Trung quốc, và Việt Nam đang phải đối đầu với giặc ngoài (Trung quốc) và thù trong.
Nói vậy vì Đảng cọng sản Việt Nam hiện nay đang phải đối phó: giặc ngoài là Trung quốc thôn tính Biển Đông. Thù trong: phong trào nông dân dân oan khiếu kiện đòi dất ngày càng dữ dội, những vụ đình công của công nhân càng ngày càng nhiều về số vụ và số người để phản đối chính quyền không những quản lý tồi mà còn tham nhũng thối nát gây nên cuộc sống khó khăn khổ sở cho họ, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càn sâu sắc, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lạm phát phi mã, các mảng tôn giáo với số giáo dân đông đảo kiên trì chống đối, trí thức phản biện có tầm ảnh hưởng rộng và xâu trên các diễn đàn xã hội, con số đảng viên rời xa Đảng ngày càng nhiều, và đáng ngại nhất là tuổi trẻ đã dẹp bỏ sự sợ hãi bắt đầu đứng lên bày tỏ khát vọng dân chủ. Quan trọng hơn hết là lá bài cuối cùng để có được sự chính danh lãnh đạo của Đảng là bảo vệ tổ quốc cũng đang bị thử thách.
Trong gần một năm nay tình hình chính trị trong nước với những cuộc biểu tình chống Trung quốc, vụ Đoàn Văn Vương ở Tiên Lãng dẫn tới việc dân oan khiếu kiện trở thành cao trào, giới thanh niên ủng hộ tinh thần Việt Khang…cho thấy các mặt trận đấu tranh đã tìm đúng những nhược điểm của Đảng và đưa ra các sách lược đấu tranh khá hữu hiệu. Sự kiện hơn mười cuộc biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội là đòn chí tử đánh vào lá bài cuối cùng của Đảng khiến những người lãnh đạo Đảng rất lúng túng trong việc đối phó. Mũi nhọn thứ nhì nhắm vào “cây gậy và thanh gươm” của Đảng là lực lượng công an: Việt Khang với bài “Anh là ai” là biểu tượng sáng chói tạo ảnh hưởng lớn trong dân chúng và cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Việt ở Mỹ với trên một trăm ngàn chữ ký yêu cầu chính quyền Obama lưu tâm tới tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam, Hành xử của chính quyền Việt Nam là bỏ tù Việt Khang- Đảng nghĩ đó là một tín hiệu đưa ra cho biết trấn áp mặt trận chống phá “cây gậy và thanh gươm” không ngờ dẫn tới một hậu quả nặng nề như vậy.Thêm vào đó báo chí trong mấy tháng nay lại đã tường thuật rất nhiều vụ dân chúng “xử” công an là một chứng cớ cho thấy sự thù hận chính quyền được đổ lên đầu “cây gậy và thanh gươm”, và sự thù hận này chắc chắn có khả năng ngày sẽ càng tăng chứ không giảm. Trong hơn một tháng gần đây những vụ xử Vinashin, thanh tra các doanh nghiệp nhà nước để chỉ ra những sai phạm v.v… mang hai ý nghĩa: trước hết để xoa dịu sự bức xúc công phẫn của dân chúng, nhưng đằng sau lại cho thấy sự đấu đá tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Bộ chính trị ở hậu trường là khá gay gắt.
Đứng trước tình thế nguy ngập như vậy mà ông Trọng vẫn “nói cứng” rằng chủ nghĩa xã hội là khát vọng của của nhân dân VN! Nhưng vế sau của câu nói “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” thì cần phải có đôi điều với ông Trong. Thứ nhất, nói “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng”, trước hết về mặt luận lý đó là một “tautologie” tức là lý luận lập thừa, thừa vì Đảng cọng sản còn chủ nghĩa nào khác để theo sau khi chế độ cọng sản tan rã? Và sự đánh tráo ý niệm từ chủ nghĩa cọng sản sang chủ nghĩa xã hội còn là một thủ thuật gian dối. Thứ nhì, quy luật phát triển xu hướng lịch sử nào cho phép ông Trọng khẳng định sự “phù hợp’? Nếu cho rằng duy vật lịch sử là cơ sở cho khẳng định này thì xu hướng lịch sử nửa sau thế kỷ 20 đã chứng tỏ duy vật lịch sử đã bị bỏ vào thùng rác. Hơn nữa thứ duy vật lịch sử lâu nay được các đảng cọng sản quảng bá nếu xét kỹ chỉ là một thứ khái niệm bóp méo tư tưởng Marx. Nếu quả thực ông Trọng vẫn còn bám víu vào kiểu lý giải lịch sử duy vật này để định hướng tư tưởng cho Đảng thì ông ta đúng là một người “hoang tưởng” cuối cùng trên mặt đất! Ông Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng nay ở địa vị lãnh đạo Đảng tuy không có can đảm cập nhật kiến thức nhưng vẫn giả bộ lú lẫn “ăn người” hoài như vậy được sao! Nhưng nói cho cùng ông Trọng chẳng “lú” hay “hề” chút nào! Ông “nói vậy mà không phải vậy”: khi ông nói về “kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thực ra có nghĩa: cơ chế quản lý đất nước này không phải để phục vụ đại đa số dân chúng mà là để phục vụ những nhóm lợi ích trong Đảng. Nền kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực tế được thực hiện thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mọi ưu đãi của chính quyền, các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được chia chác cho tay chân các vị trong Bộ chính trị có quyền thế. Đó là điều người dân nay đã thấy rõ và sự xụp đổ của các doanh nghiệp nhà nước là nhãn tiền, không tránh khỏi. Biết rõ thực trạng này nhưng ông Trọng vẫn nói dối rằng đảng của ông đang “từng bước” nhận thức “ngày càng đúng đắn hơn” về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội! Người dân Việt hẳn không khỏi đặt câu hỏi: quá độ đã mấy thập kỷ rồi tính từ khi Đổi Mới mà nay vẫn chưa tới được xã hôi chủ nghĩa vậy có lẽ trong tương lai không xa chỉ còn nước “quá độ xuống vực thẳm” như xe đổ dốc không “phanh/thắng” chứ còn gì nữa. Câu nói trích dẫn trên cho thấy ôngTổng bí thư là một tay “mị dân” siêu đẳng.
Ám ảnh bởi sức mạnh của cuộc Cách Mạng Hoa Lài đang lan tỏa ông Nguyễn Phú Trọng che lấp nỗi lo sợ bằng cách đưa ra nhận định về tình hình chính trị thế giới theo kiểu “lạc quan tếu” như sau: Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Cuba vẫn “hiên ngang đứng vững”, ở Venezuala, Bolivia, và Eucador đang diễn ra những bước tiến cách mạng, các phong trào cánh tả ở Mỹ Latin đang lớn mạnh, các nước xã hội chủ nghĩa “khác” ở Châu Á (ông không dám nêu tên Trung quốc và Bắc Hàn) “vẫn tiếp tục con đường tiến lên phía trước như là những bằng chứng đầy khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội.” Nhìn chung, những nước ông Trọng dẫn chứng để bênh vực chủ nghĩa xã hội thực chất chính là những nước người dân đang phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị mà thôi.
Cuối cùng nhận định về tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhất là ở những nước tư bản hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng vừa có tính cách thô thiển vừa là những lời ngụy biện khi ông khẳng định “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để vượt qua những bế tắc .” Nếu như trước đây Marx là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản để chỉ ra sự vong thân con người sống trong các xã hội này và đưa ra chủ trương cách mạng vô sản một cách khá xuất sắc thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra không những mù tịt về kinh tế tư bản chủ nghĩa mà còn ưa nói liều nói theo khi giải thích cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Tối thiểu ông cũng phải biết rằng nhờ có những cơ chế dân chủ mà những nước tư bản có khả năng vận hành vượt qua các cuộc khủng hoảng như trong lịch sử đã chứng minh.
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất về chuyến đi Cuba của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là: có “âm mưu gì, ý đồ gì?” theo kiểu nói của các cán bộ tuyên giáo/chính huấn cọng sản. Câu trả lời cũng đơn giản thôi: trên mặt nổi nhắm đạt mục tiêu Đảng tìm cách chỉnh đốn đội ngũ, “lên giây cót” tạo niềm tin cho cả đảng viên cũng như “bộ phận không nhỏ” dân chúng vốn vô cảm với chính trị (cho bộ phận dân chúng này hiểu rằng Đảng và chủ nghĩa xã hội vẫn “chắc như cua gạch”,) “rung cây nhát khỉ” bộ phận dân chúng ngày càng đông đảo không còn chờ đợi những thay đổi mà chuẩn bị hành động để phế thải chủ nghĩa xã hội, và cũng còn để đánh tiếng tỏ lòng trung thành với nước “lạ” đàn anh phía bắc. Mặt chìm phía dưới thật đơn giản: thắt chặt mối liên minh “độc tài toàn trị” giữa các Đảng cộng sản đang lo ngại bị xụp đổ.
-Cẩn thận với đông dược Trung Hoa
Phân tích các bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa bằng kỹ thuật hiện đại cho thấy, trong thành phần của các loại đông dược có chứa nhiều chất độc hại tiềm ẩn. Ngoài ra nhiều chất chiết xuất từ động vật có tên trong danh sách các loài cần được bảo vệ.
-
Hẳn người dân Việt chúng ta chưa quên lời tuyên bố của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “Cuba ngủ Việt Nam thức, Cuba thức Việt Nam ngủ” hơn một năm trước đây. Câu nói này một thời đã là đầu đề cho những chuyện riễu cợt, vui đùa. Chuyện riễu cợt vui đùa này chưa nhạt đi thì mới đây vào ngày 9 tháng Tư người dân Việt lại có dịp “ôm bụng” – không phải vì cười sặc sụa mà vì “muốn ói mửa”- khi đọc bài giảng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đảng cao cấp Nico Lopez-Havana ở Cuba.
Vì ông Tổng bí thư Trọng “lú” là người có bằng tiến sĩ và cũng từng giữ chức vụ Trưởng ban Lý luận của Đảng cho nên người ta không ngạc nhiên khi đọc “bài giảng” với chủ đề “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực tại Việt Nam”, một bài giảng tràng giang địa hải nhưng chỉ là sự lặp lại xáo mòn những khái niệm và những chuỗi lý luận đáng lẽ đã bị phế thải từ lâu chứa trong một cái máy phát âm đã mòn cũ. Khởi đầu bằng khái niệm chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra chuỗi lý luận “chắc nịch” như đinh đóng cột về những khâu để đi lên chủ nghĩa xã hội theo kiểu con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và sau cùng là những vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đề cương này của ông Trọng xem ra rất bài bản và “đạt yêu cầu” có lẽ vì ông đã giảng bài này quá nhiều lần cho các cán bộ cọng sản Việt Nam trước đây. Ông Trọng định nghĩa “xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới những giá trị tiến bộ, nhân văn dựa trên nền tảng chung của toàn xã hội, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng của các cá nhân và phe nhóm. Do đó cần có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì sự đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích, mọi đường lối cùa Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước đều vì nhân dân.” Thêm vào đó không thể thiếu tiêu đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, chủ nghĩa xã hội có bản chất dân chủ đệ nhất đẳng! Chúng ta không thể hiểu khi ông Trọng giảng giải như vậy ông có biết kính trọng người nghe (và bản thân) hay không, ông có thể nghĩ rằng những người nghe ông giảng giải không những “đã có thừa hiểu biết và cũng đã chán ngấy” những điều ông nói ra? Ngoài ra sự hiểu biết của ông Trọng về giới trí thức học giả Cuba ở trong và ngoài nước là dưới mức tối thiểu đụng đáy (có lẽ vì không đọc được tiếng Anh và tiếng Tây-Ban-Nha) nên ông Trọng – như một người mộng du – không biết rằng kiến thức của họ về Mác-xít và chủ nghĩa xã hội vượt xa ông rất nhiều, đúng ra chính họ mới là người giảng giải về chủ nghĩa xã hội cho ông Trọng. Vì những lý do đó nên ông Tổng bí thư vốn đã không hổ danh là “Trọng lú” mà từ nay còn đáng được tặng thêm danh hiệu “Trọng hề.” Trên những trang tin báo tường thuật cuộc giảng bài không thấy có kèm theo hình ảnh hội trường và người nghe. Rất có thể việc không thể cho dăng những hình ảnh này cùng với phần tin tức vì đám người ngồi nghe đa số đang gật gù đắc ý nhưng thật ra là đã “khò” chỉ sau mấy phút ông Trọng mở lời! Trong lúc hăng say vung vít không thèm để ý tới thính giả ông Trọng đã quên mất lời tiên tri của ông Triết “Việt Nam thức thì Cuba ngủ”! Trước việc hăng say giảng bài của ông Trọng hẳn có người thắc mắc về sự hăng say quá đà. Lý giải “căn bệnh” này xem ra cũng không khó gì cho lắm: rất có thể vì ở Việt Nam không còn ai “dở hơi” ngồi nghe ông Trọng nói về chủ nghĩa xã hội nữa! Thêm nữa, từ khi làm Chủ tịch Quốc hôi kế đến là Tổng bí thư ông Trọng đã lâu không được “giảng bài” nên nay “ngứa nghề” được dịp “đem chuông đi đánh xứ người” nên không thể bỏ lỡ cơ hội!
Trước viễn tượng chủ nghĩa xã hội sắp xụp đổ toàn bộ (sau khi khối cọng sạn từ xụp đổ từng mảng đến tan rã toàn bộ): Trung quốc xã hội chủ nghĩa sau khi đụng đáy phát triển kinh tế thể chế chính trị đang phô bày những khuyết điểm nội tại đưa đến lung lay rạn nứt khởi đầu với các biến cố Ô Khảm và Trùng Khánh, Cuba ngắc ngoải theo lãnh tụ Fidel Castro, Bắc Hàn đói rách bị cô lập với thế giới, Lào ngả nghiêng trước sức ép của Trung quốc, và Việt Nam đang phải đối đầu với giặc ngoài (Trung quốc) và thù trong.
Nói vậy vì Đảng cọng sản Việt Nam hiện nay đang phải đối phó: giặc ngoài là Trung quốc thôn tính Biển Đông. Thù trong: phong trào nông dân dân oan khiếu kiện đòi dất ngày càng dữ dội, những vụ đình công của công nhân càng ngày càng nhiều về số vụ và số người để phản đối chính quyền không những quản lý tồi mà còn tham nhũng thối nát gây nên cuộc sống khó khăn khổ sở cho họ, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càn sâu sắc, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lạm phát phi mã, các mảng tôn giáo với số giáo dân đông đảo kiên trì chống đối, trí thức phản biện có tầm ảnh hưởng rộng và xâu trên các diễn đàn xã hội, con số đảng viên rời xa Đảng ngày càng nhiều, và đáng ngại nhất là tuổi trẻ đã dẹp bỏ sự sợ hãi bắt đầu đứng lên bày tỏ khát vọng dân chủ. Quan trọng hơn hết là lá bài cuối cùng để có được sự chính danh lãnh đạo của Đảng là bảo vệ tổ quốc cũng đang bị thử thách.
Trong gần một năm nay tình hình chính trị trong nước với những cuộc biểu tình chống Trung quốc, vụ Đoàn Văn Vương ở Tiên Lãng dẫn tới việc dân oan khiếu kiện trở thành cao trào, giới thanh niên ủng hộ tinh thần Việt Khang…cho thấy các mặt trận đấu tranh đã tìm đúng những nhược điểm của Đảng và đưa ra các sách lược đấu tranh khá hữu hiệu. Sự kiện hơn mười cuộc biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội là đòn chí tử đánh vào lá bài cuối cùng của Đảng khiến những người lãnh đạo Đảng rất lúng túng trong việc đối phó. Mũi nhọn thứ nhì nhắm vào “cây gậy và thanh gươm” của Đảng là lực lượng công an: Việt Khang với bài “Anh là ai” là biểu tượng sáng chói tạo ảnh hưởng lớn trong dân chúng và cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Việt ở Mỹ với trên một trăm ngàn chữ ký yêu cầu chính quyền Obama lưu tâm tới tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam, Hành xử của chính quyền Việt Nam là bỏ tù Việt Khang- Đảng nghĩ đó là một tín hiệu đưa ra cho biết trấn áp mặt trận chống phá “cây gậy và thanh gươm” không ngờ dẫn tới một hậu quả nặng nề như vậy.Thêm vào đó báo chí trong mấy tháng nay lại đã tường thuật rất nhiều vụ dân chúng “xử” công an là một chứng cớ cho thấy sự thù hận chính quyền được đổ lên đầu “cây gậy và thanh gươm”, và sự thù hận này chắc chắn có khả năng ngày sẽ càng tăng chứ không giảm. Trong hơn một tháng gần đây những vụ xử Vinashin, thanh tra các doanh nghiệp nhà nước để chỉ ra những sai phạm v.v… mang hai ý nghĩa: trước hết để xoa dịu sự bức xúc công phẫn của dân chúng, nhưng đằng sau lại cho thấy sự đấu đá tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Bộ chính trị ở hậu trường là khá gay gắt.
Đứng trước tình thế nguy ngập như vậy mà ông Trọng vẫn “nói cứng” rằng chủ nghĩa xã hội là khát vọng của của nhân dân VN! Nhưng vế sau của câu nói “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” thì cần phải có đôi điều với ông Trong. Thứ nhất, nói “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng”, trước hết về mặt luận lý đó là một “tautologie” tức là lý luận lập thừa, thừa vì Đảng cọng sản còn chủ nghĩa nào khác để theo sau khi chế độ cọng sản tan rã? Và sự đánh tráo ý niệm từ chủ nghĩa cọng sản sang chủ nghĩa xã hội còn là một thủ thuật gian dối. Thứ nhì, quy luật phát triển xu hướng lịch sử nào cho phép ông Trọng khẳng định sự “phù hợp’? Nếu cho rằng duy vật lịch sử là cơ sở cho khẳng định này thì xu hướng lịch sử nửa sau thế kỷ 20 đã chứng tỏ duy vật lịch sử đã bị bỏ vào thùng rác. Hơn nữa thứ duy vật lịch sử lâu nay được các đảng cọng sản quảng bá nếu xét kỹ chỉ là một thứ khái niệm bóp méo tư tưởng Marx. Nếu quả thực ông Trọng vẫn còn bám víu vào kiểu lý giải lịch sử duy vật này để định hướng tư tưởng cho Đảng thì ông ta đúng là một người “hoang tưởng” cuối cùng trên mặt đất! Ông Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng nay ở địa vị lãnh đạo Đảng tuy không có can đảm cập nhật kiến thức nhưng vẫn giả bộ lú lẫn “ăn người” hoài như vậy được sao! Nhưng nói cho cùng ông Trọng chẳng “lú” hay “hề” chút nào! Ông “nói vậy mà không phải vậy”: khi ông nói về “kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thực ra có nghĩa: cơ chế quản lý đất nước này không phải để phục vụ đại đa số dân chúng mà là để phục vụ những nhóm lợi ích trong Đảng. Nền kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực tế được thực hiện thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mọi ưu đãi của chính quyền, các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được chia chác cho tay chân các vị trong Bộ chính trị có quyền thế. Đó là điều người dân nay đã thấy rõ và sự xụp đổ của các doanh nghiệp nhà nước là nhãn tiền, không tránh khỏi. Biết rõ thực trạng này nhưng ông Trọng vẫn nói dối rằng đảng của ông đang “từng bước” nhận thức “ngày càng đúng đắn hơn” về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội! Người dân Việt hẳn không khỏi đặt câu hỏi: quá độ đã mấy thập kỷ rồi tính từ khi Đổi Mới mà nay vẫn chưa tới được xã hôi chủ nghĩa vậy có lẽ trong tương lai không xa chỉ còn nước “quá độ xuống vực thẳm” như xe đổ dốc không “phanh/thắng” chứ còn gì nữa. Câu nói trích dẫn trên cho thấy ôngTổng bí thư là một tay “mị dân” siêu đẳng.
Ám ảnh bởi sức mạnh của cuộc Cách Mạng Hoa Lài đang lan tỏa ông Nguyễn Phú Trọng che lấp nỗi lo sợ bằng cách đưa ra nhận định về tình hình chính trị thế giới theo kiểu “lạc quan tếu” như sau: Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Cuba vẫn “hiên ngang đứng vững”, ở Venezuala, Bolivia, và Eucador đang diễn ra những bước tiến cách mạng, các phong trào cánh tả ở Mỹ Latin đang lớn mạnh, các nước xã hội chủ nghĩa “khác” ở Châu Á (ông không dám nêu tên Trung quốc và Bắc Hàn) “vẫn tiếp tục con đường tiến lên phía trước như là những bằng chứng đầy khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội.” Nhìn chung, những nước ông Trọng dẫn chứng để bênh vực chủ nghĩa xã hội thực chất chính là những nước người dân đang phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị mà thôi.
Cuối cùng nhận định về tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhất là ở những nước tư bản hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng vừa có tính cách thô thiển vừa là những lời ngụy biện khi ông khẳng định “chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để vượt qua những bế tắc .” Nếu như trước đây Marx là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản để chỉ ra sự vong thân con người sống trong các xã hội này và đưa ra chủ trương cách mạng vô sản một cách khá xuất sắc thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra không những mù tịt về kinh tế tư bản chủ nghĩa mà còn ưa nói liều nói theo khi giải thích cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Tối thiểu ông cũng phải biết rằng nhờ có những cơ chế dân chủ mà những nước tư bản có khả năng vận hành vượt qua các cuộc khủng hoảng như trong lịch sử đã chứng minh.
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất về chuyến đi Cuba của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là: có “âm mưu gì, ý đồ gì?” theo kiểu nói của các cán bộ tuyên giáo/chính huấn cọng sản. Câu trả lời cũng đơn giản thôi: trên mặt nổi nhắm đạt mục tiêu Đảng tìm cách chỉnh đốn đội ngũ, “lên giây cót” tạo niềm tin cho cả đảng viên cũng như “bộ phận không nhỏ” dân chúng vốn vô cảm với chính trị (cho bộ phận dân chúng này hiểu rằng Đảng và chủ nghĩa xã hội vẫn “chắc như cua gạch”,) “rung cây nhát khỉ” bộ phận dân chúng ngày càng đông đảo không còn chờ đợi những thay đổi mà chuẩn bị hành động để phế thải chủ nghĩa xã hội, và cũng còn để đánh tiếng tỏ lòng trung thành với nước “lạ” đàn anh phía bắc. Mặt chìm phía dưới thật đơn giản: thắt chặt mối liên minh “độc tài toàn trị” giữa các Đảng cộng sản đang lo ngại bị xụp đổ.
Cẩn thận với đông dược Trung Hoa
Phân tích các bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa bằng kỹ thuật hiện đại cho thấy, trong thành phần của các loại đông dược có chứa nhiều chất độc hại tiềm ẩn. Ngoài ra nhiều chất chiết xuất từ động vật có tên trong danh sách các loài cần được bảo vệ.
Trong
các lọ thuốc nước hay bột tán của y học cổ truyền Trung hoa có chứa
những gì? Đó là câu hỏi đầy nghi ngờ mà Bác sĩ Mike Bruce, thuộc đại học
Murdoch, Perth tại Úc nảy ra trong đầu khi đọc các nhãn mác của hàng
chục sản phẩm đông dược bị hải quan Úc thu giữ. Ông đã quyết định sử
dụng các kỹ thuật phân tích AND hiện đại nhất trong phòng thí nghiệm của
mình để làm sáng tỏ hơn những nghi vấn của mình.
TN :Nghi ngờ thịt thối, công nhân nhịn ăn đến ngất xỉu-Ngày 28.4, 10 công nhân Công ty P.L (chuyên gia công, xuất khẩu giày thể thao, đóng tại KCN Phước Đông - Bời Lời, xã Phước Đông, H.Gò Dầu, Tây Ninh) đã được xuất viện sau 2 ngày điều trị.
-Theo : TN :Nghi ngờ thịt thối, công nhân nhịn ăn đến ngất xỉu
Thực trạng lao động: O ép đủ kiểu (NLĐ 22-4-12)-Bình Dương: Công nhân đình công bị công an ép trở lại làm -- Hàng triệu lượt người Việt đánh bạc ở Campuchia (DV).
- Lao động sang Đài Loan làm việc chịu nhiều khoản phí vô lý (CAND).
-- ‘Bệnh lạ’ quái ác có nguyên nhân từ ăn gạo mốc? (VTC). - Gạo mốc gây bệnh lạ? (TN). - Hội chứng viêm da lạ ở Quảng Ngãi: Có thể do gạo mốc (SGGP). - “Bệnh lạ” tại Quảng Ngãi có thể do ăn uống (TT). – Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: có thể do nhiễm độc (TT). - “Bệnh lạ” làm chết 19 người do nhiễm độc thực phẩm? (VNN). – “Bệnh lạ” là do gạo mốc ? (NLĐ). PGS, TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương: “Bệnh lạ” không phải là… bệnh lạ! (QĐND). – Giảm tỷ lệ tử vong do Hội chứng viêm da dày sừng (TTXVN).- Công bố đánh giá hóa chất độc hại trong thịt heo siêu nạc (TN).- Bộ NN-PTNT trả lời vụ “cho nhập chất cấm” (TN).
- Lo ngại thông tin xí muội chứa chất cực độc (VNN).-- Xử lý hình sự “tội” kinh doanh thực phẩm bẩn (PLTP). - “Trùm” thịt thối biến mất ? (TN).-- Lộ diện ông trùm thịt thối (NLĐ). - ‘Đặc sản’ thịt thối (TP).- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta đang bị đầu độc hàng ngày (PhunuToday). TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Một đất nước 70% là nông nghiệp mà ăn cái gì cũng nơm nớp lo chất độc là một rủi ro nếu không muốn nói là một bất hạnh lớn”. – Phát hiện khối lượng lớn chân bò, lòng lợn thối (DT). – Thịt thối đâu mà nhiều thế! (NLĐ). – Từ vụ “giải cứu” 2,2 tấn chân trâu bò thối: Phát hiện hơn tám tấn chân trâu bò và lòng heo thối (PLTP).- Thịt thối ẩn nấp, người tiêu dùng cố tìm cách né (VNE)- Bộ NN&PTNT không cho nhập chất cấm (PLTP). – Các cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai: Không biết chất cấm… (PLTP). - Phát hiện thêm mẫu thức ăn gia súc chứa chất cấm (TTXVN). - Liên tục phát hiện chất cấm (NLĐ). - Hưng Yên: Giữ hơn 7 tấn nghi chất tạo nạc (SGGP). Đồng Tháp: Không có chuyện cá điêu hồng nhiễm chất cấm (TN). - “Quản lý chất cấm không phải riêng Tổng cục Thủy sản!” (TBKTSG).- Kinh hoàng lò mổ Hà Nội (TN). - Vô tư đóng dấu kiểm dịch ở lò mổ (NLĐ).
<- Việt Nam không nhập vỏ viên nang con nhộng từ Trung Quốc (GDVN).
-Khó quản lý chất tạo nạc trong chăn nuôi Vấn đề tồn dư chất tạo nạc họ Beta- Agonists trong thức ăn chăn nuôi đang là vấn đề xã hội được dư luận trong thời gian gần đây. Việc phát hiện, xử lý các hành vi này như thế nào đang được các nhà chuyên môn, nhà quản lý và các doanh nghiệp đặt ra.
Hội thảo về chất “tạo nạc”: Xét nghiệm xong thì độc đã vào mồm!Thể thao văn hóa
Kinh doanh, sử dụng chất cấm: phải xử lý hình sự!Tuổi Trẻ
Bất lực với chất cấm?Báo Đất Việt
- SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI HEO: Buông lỏng nên lan nhanh (NLĐ). – Chất cấm tạo nạc có thể “giết chết” ngành chăn nuôi heo (TN). – Chất tạo nạc ở thịt lợn và những nguy hại “khủng khiếp”(Tầm nhìn). – Truy xuất nguồn gốc chất tạo nạc (SGGP).
- Kinh doanh, sử dụng chất cấm: Phải xử lý hình sự! (TT). - Beta agonist có thể gây chết người (TN).
- Công bố sản phẩm sữa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia (VnMedia).
- Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ (VEF). - Chất tạo nạc cho heo nguy hiểm như thế nào? (VNN). - Cá nhiễm chất cấm (PLTP). - “Phù phép” lòng heo thối (TT).
- Xí muội Trung Quốc có chất cực độc (TT).- Kiểm tra xí muội, táo tàu Trung Quốc chứa chất độc (TN). – 305 kg thịt heo thối chuẩn bị Nam tiến(NLĐ).- Bắt vụ tập kết gần nửa tấn nội tạng thối (VTC).- Kinh hãi rau muống với… 10.000 loại vi khuẩn gây bệnh (DV).
- Hai tấn heo sữa, da thối trong công ty vận tải (PLTP).
- Tiêu hủy ngay thuốc cam không nguồn gốc (SGGP).- Trà Trung Quốc bị nghi nhiễm thuốc (TN).
- Đồng Nai: Bắt quả tang bơm nước vào heo (PLTP).-- Ăn hoa quả xuất xứ Trung Quốc, 1 người tử vong (VOV).
- Khi nỗi kinh hoàng chỉ người dân gánh chịu (VOV).
- Người “lạ” bán dạo ở Sài Gòn (TN).
- Dân đòi lấp cống xả Sonadezi (TN). - Lời cảnh báo (TN). -Dân kéo đến lấp cống xả thải của Sonadezi -TTO
- Sáng 27-4, 13 người dân khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, huyện Long
Thành (Đồng Nai) đã kéo đến cống xả thải của nhà máy xử lý nước thải Khu
công nghiệp Long Thành thuộc Công ty Sonadezi Long Thành để lấp cống.
Người dân cho hay cống xả của nhà ...- Người dân đòi lấp cống của Sonadezi (NLĐ).
Gần trăm người dân đòi lấp cống xả nước của công ty SonadeziDân Trí
Đồng Nai: Gần 100 người dân đòi lấp cống xả thải của Sonadezi Long ...Sài gòn Giải Phóng--– Thường Sơn: Sonadezi Long Thành: “Lời thề” nào cho Quốc hội? (TC Phía Trước).--- Không tính được tác hại do nước thải của Sonadezi Long Thành (SGTT).- Vụ Sonadezi xả thải: Sẽ lập Ban chỉ đạo giải quyết đền bù cho dân (DV).----
Mặc dù hình thức và nội dung của các sản phẩm đông dược rất đa dạng, từ
bột tán, viên nhộng, viên nén hay các chiết xuất từ mật động vật v.v…,
các phân tích di truyền học trong phòng thí nghiệm của ông Bruce đã cho
phép xác định không dưới 68 loài thảo dược và động vật. Có một số loài
thảo mộc thuộc họ hang nhà cây Tế tân (Asarum) hay cây Ma hoàng
(Ephedra) rất độc khi sử dụng không đúng liều.
Bác sĩ Mike Bruce, một trong những tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Plos Genetics giải thích : “
Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật mới để kiểm tra thành phần của các
sản phẩm đó và chúng tôi cũng không muốn khẳng định loại đông dược Trung
Hoa này hay loại kia độc hại, nhưng có bốn dược phẩm chứa các thành
phần mà thực sự tôi không dám sử dụng vì có thể gây hiệu quả đột biến
AND. Mà điều này, như ta đã biết, có thể gây bệnh ung thư”.
Một thí dụ là các thảo dược có chiết xuất từ cây Nam mộc hương, một loài
thảo dược đang được sử dụng rất phổ biến, nhất là ở Đài Loan. Đây là
một cây thuốc được y học Trung Hoa sử dụng từ hàng ngàn năm qua, chủ yếu
để trị đau nhức khớp, đau dạ dày hay để giảm cân. Nhưng các nghiên cứu
từ hàng chục năm nay của tây y lại khẳng định loài thảo dược này có chứa
một loại axit rất độc cho thận, có thể gây ung thư đường tiết niệu.
Hoạt chất axit có trong thảo mộc này đã bị cấm sử dụng trong dược phẩm ở các nước châu Âu và châu Mỹ.
Những hoạt chất có trong cây Ma hoàng trong bài thuốc y học Trung Hoa được sử dụng để chữa các chứng hen suyễn còn có thể gây ra những hiệu ứng phụ rất nghiêm trọng như tăng nguy cơ cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Những hoạt chất có trong cây Ma hoàng trong bài thuốc y học Trung Hoa được sử dụng để chữa các chứng hen suyễn còn có thể gây ra những hiệu ứng phụ rất nghiêm trọng như tăng nguy cơ cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Những sản phẩm được xét nghiệm còn chứa những chiết xuất từ các loài
động vật nằm trong danh sách cần được bảo vệ và cấm thương mại hóa như
loài gấu đen châu Á, hươu. Chiết mật gấu là một việc làm rất thịnh hành ở
châu Á. Người dân của khu vực này vẫn lưu truyền bài thuốc sử dụng mật
gấu để chữa trị các vết đau và rất nhiều bệnh khác, từ viêm họng cho đến
bệnh trĩ. Việc nuôi gấu trong lồng để lấy mật ngày nay không còn là
hiếm ở những nước như Lào Miến Điện và Việt Nam.
Bác sĩ Mike Bruce cho biết còn có vấn đề nữa, đó là « thành phần ghi
trên nhãn mác của các sản phẩm này không chính xác và cũng không tin
cậy. Trong một số sản phẩm có ghi thành phần chiết xuất từ sừng của loài
linh dương hiếm quý, như nhung hươu chẳng hạn, nhưng chúng tôi lại tìm
thấy những chiết xuất từ loài dê và cừu”.
Phương pháp sàng lọc gien của các phòng thí nghiệm Úc có thể giúp thúc
đẩy và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Trước đây, các phân tích ADN trên các
sản phẩm đông dược Trung Hoa tập trung vào mục tiêu cụ thể. Thí dụ như
người ta chỉ tìm xem trong dược phẩm đó có chứa AND của loài hổ hay
không. Nhưng giờ đây người ta có thể tạo được một cơ sở dữ liệu rộng lớn
dưới dạng các mã vạch của rất nhiều loài động thực vật. Người ta chỉ
cần so sánh kết qủa phân tích với các mẫu.
Tiến bộ này hỗ trợ rất nhiều cho kỹ thuật phân tích di truyền được tiến
hành nhan hơn. Để giải mã gien đơn bội của người, tức là toàn bộ chuỗi
AND của một người, trước đây khi chưa có kỹ thuật này cần phải mất 10
năm và chi phí tới 4 tỷ đô la. Giờ đây người ta có thể hoàn tất công
việc này trong vòng một ngày với chi phí 5000 đô la.
- Phát hiện chất độc hại trong thuốc cổ truyền Trung Quốc (AFP/ ĐV).- Dược phẩm Trung Quốc dính xì-căng-đan mới: Sau bao con nhộng là gì ? (NLĐ).
Ai bảo ăn được thịt bò Kobe ở Việt Nam là bị bịp!? Food's Biggest Scam: The Great Kobe Beef Lie (Forbes 12-4-12)-Quảng Trị: Phát hiện trứng vịt có lòng đỏ như máu (11/04/2012)
TN :Nghi ngờ thịt thối, công nhân nhịn ăn đến ngất xỉu-Ngày 28.4, 10 công nhân Công ty P.L (chuyên gia công, xuất khẩu giày thể thao, đóng tại KCN Phước Đông - Bời Lời, xã Phước Đông, H.Gò Dầu, Tây Ninh) đã được xuất viện sau 2 ngày điều trị.
Vào sáng 26.4, bảo vệ của Công ty P.L phát hiện nhân viên cơ sở nấu ăn
mang một số túi thịt heo bốc mùi hôi thối. Đến giờ ăn trưa, một số bảo
vệ nói cho các công nhân biết chuyện này. Nghe vậy, nhiều công nhân gọi
điện thoại nhờ gia đình mang cơm đến công ty cho họ. Một số khác không
có người thân thì nhịn ăn.
Đến đầu ca chiều, có hơn 10 công nhân bị ngất xỉu, phải đi bệnh viện cấp
cứu; nhiều người khác đã ngừng việc, yêu cầu được cho về. Sau đó, công
ty đã cho toàn bộ công nhân (khoảng hơn 1.500 người) nghỉ việc buổi
chiều ngày 26.4. Theo Trung tâm y tế H.Gò Dầu, nguyên nhân 10 công nhân
ngất xỉu được xác định là đói nên bị kiệt sức. Cơ quan chức năng Gò Dầu
đã lấy mẫu thức ăn trong bữa cơm trưa ngày 26.4 đưa đi xét nghiệm.
Công Sinh-Theo : TN :Nghi ngờ thịt thối, công nhân nhịn ăn đến ngất xỉu
Thực trạng lao động: O ép đủ kiểu (NLĐ 22-4-12)-Bình Dương: Công nhân đình công bị công an ép trở lại làm -- Hàng triệu lượt người Việt đánh bạc ở Campuchia (DV).
- Lao động sang Đài Loan làm việc chịu nhiều khoản phí vô lý (CAND).
-- ‘Bệnh lạ’ quái ác có nguyên nhân từ ăn gạo mốc? (VTC). - Gạo mốc gây bệnh lạ? (TN). - Hội chứng viêm da lạ ở Quảng Ngãi: Có thể do gạo mốc (SGGP). - “Bệnh lạ” tại Quảng Ngãi có thể do ăn uống (TT). – Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: có thể do nhiễm độc (TT). - “Bệnh lạ” làm chết 19 người do nhiễm độc thực phẩm? (VNN). – “Bệnh lạ” là do gạo mốc ? (NLĐ). PGS, TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương: “Bệnh lạ” không phải là… bệnh lạ! (QĐND). – Giảm tỷ lệ tử vong do Hội chứng viêm da dày sừng (TTXVN).- Công bố đánh giá hóa chất độc hại trong thịt heo siêu nạc (TN).- Bộ NN-PTNT trả lời vụ “cho nhập chất cấm” (TN).
- Lo ngại thông tin xí muội chứa chất cực độc (VNN).-- Xử lý hình sự “tội” kinh doanh thực phẩm bẩn (PLTP). - “Trùm” thịt thối biến mất ? (TN).-- Lộ diện ông trùm thịt thối (NLĐ). - ‘Đặc sản’ thịt thối (TP).- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta đang bị đầu độc hàng ngày (PhunuToday). TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Một đất nước 70% là nông nghiệp mà ăn cái gì cũng nơm nớp lo chất độc là một rủi ro nếu không muốn nói là một bất hạnh lớn”. – Phát hiện khối lượng lớn chân bò, lòng lợn thối (DT). – Thịt thối đâu mà nhiều thế! (NLĐ). – Từ vụ “giải cứu” 2,2 tấn chân trâu bò thối: Phát hiện hơn tám tấn chân trâu bò và lòng heo thối (PLTP).- Thịt thối ẩn nấp, người tiêu dùng cố tìm cách né (VNE)- Bộ NN&PTNT không cho nhập chất cấm (PLTP). – Các cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai: Không biết chất cấm… (PLTP). - Phát hiện thêm mẫu thức ăn gia súc chứa chất cấm (TTXVN). - Liên tục phát hiện chất cấm (NLĐ). - Hưng Yên: Giữ hơn 7 tấn nghi chất tạo nạc (SGGP). Đồng Tháp: Không có chuyện cá điêu hồng nhiễm chất cấm (TN). - “Quản lý chất cấm không phải riêng Tổng cục Thủy sản!” (TBKTSG).- Kinh hoàng lò mổ Hà Nội (TN). - Vô tư đóng dấu kiểm dịch ở lò mổ (NLĐ).
<- Việt Nam không nhập vỏ viên nang con nhộng từ Trung Quốc (GDVN).
-Khó quản lý chất tạo nạc trong chăn nuôi Vấn đề tồn dư chất tạo nạc họ Beta- Agonists trong thức ăn chăn nuôi đang là vấn đề xã hội được dư luận trong thời gian gần đây. Việc phát hiện, xử lý các hành vi này như thế nào đang được các nhà chuyên môn, nhà quản lý và các doanh nghiệp đặt ra.
Hội thảo về chất “tạo nạc”: Xét nghiệm xong thì độc đã vào mồm!Thể thao văn hóa
Kinh doanh, sử dụng chất cấm: phải xử lý hình sự!Tuổi Trẻ
Bất lực với chất cấm?Báo Đất Việt
- SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI HEO: Buông lỏng nên lan nhanh (NLĐ). – Chất cấm tạo nạc có thể “giết chết” ngành chăn nuôi heo (TN). – Chất tạo nạc ở thịt lợn và những nguy hại “khủng khiếp”(Tầm nhìn). – Truy xuất nguồn gốc chất tạo nạc (SGGP).
- Kinh doanh, sử dụng chất cấm: Phải xử lý hình sự! (TT). - Beta agonist có thể gây chết người (TN).
- Công bố sản phẩm sữa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia (VnMedia).
- Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ (VEF). - Chất tạo nạc cho heo nguy hiểm như thế nào? (VNN). - Cá nhiễm chất cấm (PLTP). - “Phù phép” lòng heo thối (TT).
- Xí muội Trung Quốc có chất cực độc (TT).- Kiểm tra xí muội, táo tàu Trung Quốc chứa chất độc (TN). – 305 kg thịt heo thối chuẩn bị Nam tiến(NLĐ).- Bắt vụ tập kết gần nửa tấn nội tạng thối (VTC).- Kinh hãi rau muống với… 10.000 loại vi khuẩn gây bệnh (DV).
- Hai tấn heo sữa, da thối trong công ty vận tải (PLTP).
- Tiêu hủy ngay thuốc cam không nguồn gốc (SGGP).- Trà Trung Quốc bị nghi nhiễm thuốc (TN).
- Trung Quốc phát hiện sữa bột chứa vi khuẩn gây viêm màng não (Tin tức). - Trung Quốc: Tìm thấy thuốc trừ sâu cấm trong trà Lipton (Asiaone/DT). - Thuốc trừ sâu trong trà Lipton có thể gây vô sinh (PNTD).
- Chuyện ảnh: Chế biến vịt quay, bẩn khủng khiếp (VTC). - Bị ‘tố’ bán thịt lợn gạo: BigC kêu oan (ĐV).
- Kinh hồn đi chợ thịt lợn ôi dưới gầm cầu Thăng Long (GDVN). - Kinh doanh thịt thối: Luật nhiều, xử chẳng bao nhiêu (PLTP). – VỤ HEO BƠM NƯỚC Ở ĐỒNG NAI: Chỉ xử phạt về hành vi gian lận thương mại (PLTP).- Đang ăn chân gà, suýt ngất khi thấy giòi (ĐV).
- Vụ cá điêu hồng nhiễm chất cấm: Kiểm soát chặt nguồn cá vào TP.HCM (PLTP). - Bất an với an toàn vệ sinh thực phẩm (TBKTSG). – Hết heo nhiễm độc… cá lại ‘dính’ chất cấm (ĐV). – Chất tạo nạc, chất kích dục và những lời hứa (Đào Tuấn).- Đồng Nai: Bắt quả tang bơm nước vào heo (PLTP).-- Ăn hoa quả xuất xứ Trung Quốc, 1 người tử vong (VOV).
- Khi nỗi kinh hoàng chỉ người dân gánh chịu (VOV).
- Người “lạ” bán dạo ở Sài Gòn (TN).
Gần trăm người dân đòi lấp cống xả nước của công ty SonadeziDân Trí
Đồng Nai: Gần 100 người dân đòi lấp cống xả thải của Sonadezi Long ...Sài gòn Giải Phóng--– Thường Sơn: Sonadezi Long Thành: “Lời thề” nào cho Quốc hội? (TC Phía Trước).--- Không tính được tác hại do nước thải của Sonadezi Long Thành (SGTT).- Vụ Sonadezi xả thải: Sẽ lập Ban chỉ đạo giải quyết đền bù cho dân (DV).----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét