Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Điểm Tin Chủ Nhật 13.05.2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=g_vOgpSTyNA

  • Quá đơn giản để làm rõ vụ hành hung hai nhà báo(Nguyễn Tường Thụy) – Vụ hai nhà báo VOV bị công an đánh hôm 24/4/2012 tại Văn Giang có vẻ lâm vào bế tắc. Tôi nói bế tắc là bế tắc cho hai nhà báo và những người yêu cầu tìm ra sự thật thôi chứ đối với chính quyền Hưng Yên chẳng khó tẹo nào đâu
  • NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN QUA LĂNG KÍNH VĂN GIANG (NCTG) – Cả một hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và phức tạp, từ luật đất đai, đến các nghị định của Chính phủ và thông tư của các cơ quan bộ, ngành,… được người dân Văn Giang viện dẫn để chứng minh cho những quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng. Sau 8 năm theo đuổi khiếu kiện, họ đã thành… những chuyên gia về luật đất đai từ lúc nào không hay. Song có một văn bản họ chưa bao giờ nhắc tới…
  • Khi nhà báo bị đánh (Tuoi tre) - “Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người”.
  • Vụ 2 nhà báo VOV bị đánh: Các nhà báo phẫn nộ!(Infonet) – Vụ việc 2 nhà báo VOV bị đánh trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang- Hưng Yên đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân cả nước. Vậy những người làm nghề báo nghĩ gì về vụ việc đã xảy ra?
  • CÁI GIÂY PHÚT ẤY (Nguyễn Trọng Tạo) - “Cái giây phút/Anh nhà báo đàng hoàng bấm ảnh cuộc cưỡng chế/Có thể anh vẫn còn tin/vào sự minh bạch của cầm quyền tỉnh Hưng Yên/(những tên như Nguyễn Khắc Hào)…”
  •  TUYÊN BỐ CỦA ÔNG HÀO KHÔNG ĐÁNG ĐỒNG XU (Nguyễn Quang Vinh) -“dám nói với Thủ tướng, với nhân dân cả nước, cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang an toàn, thành công, và hùng hồn khẳng định kẻ xấu kích động, thế lực thù địch phối hợp dựng clip giả để nói xấu chính quyền.”
  • FAO ra chỉ thị về việc mua bán đất, để bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu (RFI) – Ngày hôm qua 11/05/2012, ủy ban an ninh thực phẩm thế giới (CSA) thuộc tổ chức FAO đã thông qua chỉ thị về việc mua bán đất, nhằm bảo vệ an ninh lương thực tại các nước nghèo. Mặc dù, nhiều tổ chức phi chính phủ chưa hài lòng với văn bản này, nhưng theo lãnh đạo CSA, chỉ thị này có « một ý nghĩa lịch sử », cho thấy nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng tới đẩy lùi nạn đói.
  • CANNES 2012 (RFI) – Trong cuộc bán đấu giá do công ty Westlicht ở Vienna, thủ đô Áo, tổ chức ngày hôm qua, 11/05/2012, một chiếc máy ảnh Đức hiệu Leica, chế tạo năm 1923, đã được bán với giá 2 160 000 euros.
  • Liên hiệp Châu Âu nhất trí thông qua loạt trừng phạt mới đối với Syria (RFI) – Hôm qua 11/05/2012, AFP loan tin, Liên hiệp Châu Âu sẽ phong tỏa tài khoản của hai doanh nghiệp Syria và cấm nhập cảnh vào châu Âu đối với ba nhà cung cấp tài chính chủ chốt cho Damas. Đây là loạt trừng phạt thứ 15 của EU đối với chính quyền Syria, để ngăn chặn việc Damas đàn áp đối lập và dân chúng.
  • Những người “phẫn nộ” lại xuống đường nhân dịp một năm phong trào ra đời (RFI) – Hôm nay 12/05/2012, theo AFP, nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày ra đời phong trào « phẫn nộ », nhiều người Tây Ban Nha lại xuống đường tại Madrid và khoảng 80 thành phố khác, để bày tỏ thái độ phản đối tham nhũng, nạn thất nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng, những người phẫn nộ muốn cho xã hội thấy rằng họ không biến mất.
  • Cư dân mạng Trung Quốc dùng kiểu “nói lóng” để luồn lách sự kiểm duyệt (RFI) – Để luồn lách sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ của chính quyền Bắc Kinh, các cư dân mạng tại Trung Quốc đã sáng tạo ra một kiểu mã ngôn ngữ nhờ vào sự đa dạng thanh điệu trong Hoa ngữ, nên tạo ra hiện tượng đồng âm, để có thể đề cập đến các chủ đề nhạy cảm. Đề tài này đã được tờ phụ san văn hóa của báo Le Monde phản ánh qua bài viết : “Mạng Internet, thật là khó hiểu !”
  • Trung Quốc phủ nhận là đang chuẩn bị chiến tranh ở Biển Đông (RFI) – Vào lúc cuộc đối mặt giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi đá Scarborough vẫn đang tiếp diễn, còn báo chí Trung Quốc thì liên tiếp đưa ra các lời đe dọa chiến tranh, Bắc Kinh đã phủ nhận việc nước này tăng cường chuẩn bị quân sự, sẵn sàng đáp trả những căng thẳng leo thang tại Biển Đông.
  • Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu (RFI) – Khủng hoảng thế giới gây thiệt hại cho Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh giám sát giá cả nhu yếu phẩm đang leo thang. Vụ Thống kê cho biết lạm phát giảm đôi chút nhưng sản xuất công nghiệp cũng tăng chậm, khoảng 9%, tỷ lệ thấp nhất trong ba năm nay. Mức tăng trưởng của nền kinh tế hạng nhì thế giới đã yếu hơn dự báo.
  • Ấn Độ chi 560 triệu đô la mua vũ khí của Anh để bảo vệ biên giới (RFI) – Hôm nay 12/05/2012, theo hãng tin AFP, một giới chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết New Delhi vừa ký hợp đồng trị giá 560 triệu đô la đặt mua súng cối của Anh, để đối phó với Trung Quốc và Pakistan. Mục tiêu của hợp đồng mua bán các vũ khí có tầm bắn 30 km này là hiện đại hóa lực lượng pháo binh ở vùng biên giới.
  • Châu Âu : Hy Lạp phải rời vùng euro nếu không tôn trọng kỷ luật ngân sách (RFI) – Hôm qua, 11/05/2012, trả lời phỏng vấn đài truyền hình Ý Sky TG24, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso cho rằng Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu nếu như nước này không thể tôn trọng được các cam kết về ngân sách trong khuôn khổ kế hoạch cứu giúp tài chính đã được thông qua.
  • Manila tố cáo Bắc Kinh ngăn chặn nhập khẩu hoa quả của Philippines (RFI) – Chính quyền Manila tố cáo Trung Quốc ngăn chặn nhập khẩu hoa quả của Philippines vào lúc hai nước vẫn đối đầu tại vùng Bãi đá Scarborough. Một quan chức Philippines, hôm nay, 12/05/2012, cho biết, tại nhiều cảng của Trung Quốc, hoa quả xuất khẩu của Philippines đã bị chặn lại, đưa vào kho, với lý do các sản phẩm này bị nhiễm sâu bệnh.
  • Tổng thống Miến Điện kêu gọi dân tỵ nạn hồi hương (RFI) – Cộng đồng Miến Điện định cư ở nước ngoài mà phần đông được chính phủ mới kêu gọi hồi hương kiến thiết quốc gia. Thông điệp của Tổng thống Thein Sein đặc biệt nhắm vào thành phần kỹ sư, chuyên gia và doanh nhân từng bị chính quyền quân sự áp bức trước đây.
  • Đại Hội Duy Ngô Nhĩ toàn thế giới tại Tokyo gây căng thẳng Nhật-Trung (RFI) – Trong vòng năm ngày kể từ thứ hai 14/05/2012, Tokyo đón tiếp đại hội toàn thế giới của phong trào Tân Cương đòi độc lập. Chủ tịch « Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới » bà Rebiya Kadeer đến Nhật Bản hôm nay. Động thái của Tokyo cấp visa cho thành viên một tổ chức chính trị ly khai gây bất bình cho Bắc Kinh.
  • Thành phố xì-gà của Mỹ (VOA) – Nghề làm xì-gà bắt đầu ở Cuba, nhưng mọi chuyện đều căng thẳng ở đó trước cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19
  • Mỹ theo sát những đổi mới ở Miến Điện (RFA) – Lên tiếng trong bài nói chuyện đọc tại Viện Nghiên Cứu Carnegie ở Washington, phụ tác đặc biệt về Miến Điện của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng chính phủ Hoa Kỳ theo dõi rất sát các bước đổi mới mà chính phủ Miến đang thực hiện.
  • Ngoại trưởng Úc đi TQ xây dựng quan hệ song phương (RFA) – Tuần tới, Ngoại Trưởng Bob Carr của Australia sẽ đến Bắc Kinh, thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về nhiều vấn đề, trong đó có cả quyết định cho binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trú đóng ở Darwin.
  • Tin mới nhất về tình hình Văn Giang (Nguyễn Xuân Diện) – Trong hai ngày 9 và 10-5-2012, bà con 3 xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công đã cùng nhau ra rào lại phần ruộng của mình bị phá tan hoang hôm 24-4-2012. Sau đó tất cả dân 3 xã sẽ cùng trồng cây cảnh tại phần ruộng này. Cùng thu hoạch, cùng hưởng lợi nhuận. Được biết sắp tới bà con khắp nơi sẽ đổ về Văn Giang cùng trồng cây với bà con.
  • Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù (Phóng Viên FNA) – “…Khi nào hội đủ 3 điều kiện sau đây thì thể chế chính trị Việt Nam mới có thể gọi là có dân chủ nhân quyền: + tự do báo chí tư nhân + tự do bầu chọn lãnh đạo + tách bạch độc lập 3 cơ quan…”

Vũ Khí Của Dân: Truyền Thông Điện Tử


Vi Anh
-
Qua các cuộc tranh đấu của người dân chống độc tài từ Bắc Phi, Trung Đông đến Trung Quốc và Việt Nam Cộng sản, người ta thấy vũ khí của người dân chống độc tài hiện thời là truyền thông điện tử. Độc tài chết mệt vì Internet do nhiều phát minh, nhiều phương tiện khoa học kỹ thuật số tân kỳ chuyển tải, tạo thành truyền thông điện tử, ngòai luồng của truyền thông chính thống của nhà cầm quyền thống trị nhân dân. Nhờ truyền thông điện tử người dân có thể phát động, huy đông quần chúng và hình thành một lực lượng đối lập, đối kháng, tranh đấu và chiến đấu chống độc tài dưới mọi hình thức.

Một, ở Trung Hoa, Trung Cộng chết mệt với phong trào người dân chống Cộng bằng truyền thông kỹ thuật số hay truyền thông điện tử. Đảng Nhà nước TC nếu xem quyền lực năm ở  mũi súng như Mao Trạch Đông chủ trương, thì Đảng Nhà Nước TC mạnh hơn mãnh hổ. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ. Nếu tính sức mạnh của truyền thông điện tử của người dân dùng các phát minh, phương tiện kỹ thuật số để chống độc tài, thì Đảng Nhà Nước TC thua xa cộng đồng công dân mạng có một sức mạnh làm lũng đọan, rối trí, và bất trị đối với Đảng Nhà Nước CS độc tài đảng trị tòan diện. Qua hành động tranh đấu, chiến đấu chống nhà cầm quyền độc tài, cộng dồng dân mạng đang liên kết và hình thành một đảng dân chủ, tự do, nhân quyền chín chống chín với CS.
Cộng đồng dân mạng ở TC bây giờ chống độc tài CS không cần dùng bích báo, truyền đơn bươm bướm hay loa tay phóng thanh để phát động, huy động người yêu nước biểu tình như thời Thiên An Môn nữa.
Phát minh của khoa học kỹ thuật tin học đã giúp cho người dân bấm một hai cái là có thể truyền đạt thông tin, nghị luận, hình ảnh cho đồng bào mình khắp nước và cho nhân dân và chánh quyền khắp thế giới biết.
Nào blog, paltalk, web, youtube, điện thọai di động, computers cung ứng nhiều phương tiện nhanh, gọn, rẻ tiền cho người dân bị trị phát huy chánh nghĩa, vận dộng tập họp, kết hợp huy động biểu tình khi cần.
Những phương tiện  trên cũng gíup phá vòng kiềm tỏa bưng bít tin tức sự thật và vạch trần tuyên truyền dối gạt của độc tài. Bản chất của độc tài là sống nhờ bưng bít sự thật, tuyên truyền dối gạt và khủng bố để củng cố tuyên truyền dối gạt.
Những phát minh của khoa học kỹ thuật cao này cũng giúp cho người dân làm cuộc quốc tế vận để nhân dân và chánh quyền tự do, dân chủ giúp cho người dân bị độc tài dưới mọi hình thức áp bức bóc lột.
Một vài minh họa về vũ khí truyền thông diện tử gíup cho người dân Trung Hoa chống độc tài CS, làm độc tài lũng dọan tinh thân, mất uy tín với thế giới và giúp cho người dân bị trị đòan kết lại.
Người luật sư chân đất, mù lòa vượt thóat khỏi nơi quản thúc, trong khi nguyên bộ máy công an, mật vụ điên đầu chưa biết luật sư ở đâu, thì tử nơi  trú ẩn, Ông gởi một video clip 15 phút, gởi cho Thủ Tướng Ôn gia Bảo, trên  trang web Boxun và YouTube chuyển tải, phổ biến tổng quát khắp địa cầu. Khắp nước Trung Hoa và thế giới biết những  tàn ác của công an, nhà cầm quyền CS địa phương áp bức, hành hạ và đánh đập Ông và vợ con Ông ra sao.
Trong khi Tòa Đại sứ Mỹ đưa ông vào nhà thương lầu 9, công an bao vây, canh gác đông nghẹt, từ giường bịnh Ông Trần Quang Thành nhờ truyền thông điện tử đã báo động trực tiếp với các dân biểu Quốc hội Mỹ ngay trong buổi điều trần về nhân quyền Trung Quốc, cách Ông nửa vòng Trái Đất.
Trường hợp Ô. Ngải Vị Vị bị TC bức bách về thuế má như Điếu Cày ở VN để bắt bớ giam cầm một cách khiên cưỡng. Cả binh đoàn cư dân mạng đông chưa từng có chống lại nhà cầm quyền CS âm mưu triệt hạ Ô. Ngải Vị Vị. Trong bốn ngày thôi, hơn 20.000 ủng hộ đã tặng 6 triệu nhân dân tệ hơn (650.000 euros). Ngải Vị Vị  thuật cho nhà báo Le Monde, “Mọi buổi sáng ra, chúng tôi gom tiền quăng vào sân. Có khi tiền giấy xếp thành hình máy bay hay tàu thủy, hay cuốn xung quanh một trái cây.”
Nhờ Internet cộng đồng dân mạng ở TC, cũng đã cứu được  cô Đặng Ngọc Kiều, 21 tuổi, được tha bổng trong vụ án  Cô đã đâm chết một đảng viên CS có chức, có quyền về an ninh. Nếu không có giới bloggers đã vận động, huy động được hàng triệu người có Internet ở TC, viết hàng mấy triệu bình luận, đưa bằng cớ ngược lại những điều nhà cầm quyền cáo buộc để bắt giam Cô, thì kể như Cô không bị tử hình thì cũng tù mọt gông. Thắng lợi trong vụ Đặng Ngọc Kiều, xuất phát từ trang blog tiên khởi biệt danh “Đao Phủ”.
Dân Internet ở Trung Quốc còn có nhiều sáng kiến trừ  gian, diệt bạo CS nữa. Như  vận động phong trào Những Bà Mẹ Thiên an Môn, mở tượng đài trên Internet ghi danh và tưởng niệm nạn nhân Thiên An môn. Mới đây nhứt đưa lên Internet hình ảnh một cán bộ đảng viên CS đeo một cái đồng hồ Vacheron Constantin trị giá 14,000 đôla. Không bao lâu sau, người cán bộ này bị nặc lịnh từ dịch.
Hai, tại VN dưới chế độ CS. CS Hà nội có 700 tờ báo, hàng trăm đài phát thanh, phát hình, nhưng người dân không có một báo, đài nào cả. Nhưng hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Trời cao còn thương dân Việt. Khoa học kỹ thuật đã giúp cho lớp trẻ VN một phương tiện. Như một người trẻ ở VN nói một câu rất thành tâm thiện chí tận đáy tim gan của người Việt. Anh ấy nói, anh  không có gì hết, chỉ có bàn phiếm computers, anh dùng nó để chống quân Tàu xâm lăng bờ cõi, bảo vệ đồng bào bị quân Tàu hà hiếp.
Thế là lớp trẻ VN uốn mình qua ngõ hẹp kiểm soát Internet của Đảng Nhà Nước, tương kế tựu kế phát động cuộc chiến tranh chống TC trên không gian tin học. Ngoại kích, đột kích vào các trang mạng của TC, đưa chứng lý khẳng định chủ quyền Hoàng sa và Trường sa là của VN. Nội công, dùng các trang mạng xã hội trên Internet huy động nội lực dân tộc, biểu tình trước hai cơ sở ngoại giao thường trú của TC ỏ hai thủ đô chánh trị Hà nội và kinh tế Saigon cũ.
Theo nhận xét báo chí độc lập của Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu, lớp trẻ VN đã đạt một kỳ tích trong chiến tranh tin học đối với TC. Người dân VN, thành phần trẻ hiện hơn phân nửa dân số, những thành phần ưu tú  này đã sử dụng mạng thông tin xã hội trả đũa TC. Dân  Internet, dân «Facebook» ai có ngón nghề nào đánh kiểu ấy, “đánh xả láng sáng về sớm”, nhất tề đánh, “đồng khởi” phản công TC. Không dè đạt, không  tránh né khiêu khích. Tố TC trên Facebook là “cướp biển”, hàng hoá TC là một thứ  «ung thư».
Nhờ kỳ công của cộng đồng VN trên mạng, thông tin, nghị luận, hình ảnh nào CS Hà nội quyết tâm bưng bít đều có trên Internet dưới nhiều hình thức được Internet chuyển đi. Mọi cuộc khiếu kiện của dân oan, cầu nguyện đòi đất của tín đồ Công Giáo vừa xảy ra đàn áp là cả thế giới biết. Vụ Đảng Nhà Nước nhu nhược trước việc TC xâm chiếm Hoàng sa Trường sa, Biển Đông, vụ  cho TC khai thác Bauxite bị phanh phui. Căn nhà sang trọng như cung điện, vườn rau sạch trên lầu của Lê khả Phiêu ở Hà nội, phủ thờ gia đình của Nguyễn tấn Dũng lớn hơn cái đình làng, lớn hơn đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá;  Nguyễn tấn Dũng đeo cây kiếng mát giá 50,000 Đô la, hình ảnh, tin tức đều được “vi hữu” VN đưa lên Internet.
Ba và sau cùng, thế giới sử đã chứng minh trong mọi thời đại lực lượng nào nắm vững và vận dụng sáng tạo được vũ khí mới sẽ thắng. Thời đại này là thời đại của khoa học, kỹ thuật tin học, nói gọn là kỹ thuật số. Người dân Tunisia, Ai cập, Libya, đã dùng phương tiện kỹ thuật số để phát huy chánh nghĩa,vận động, huy động đồng bào, phát động cuộc biểu tình lật nhà cầm quyền tạo nên Mùa Xuân Á rập.
Còn trong chế độ độc tài CS khắc nghiệt và ác nghiệt hơn nhiều, người dân trong hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á châu là Trung Cộng và Việt Cộng, cũng đang dùng vũ khí kỹ thuật số dấu tranh chống Cộng, tạo thành truyền thông điện tử mang hình thái nhân dân đích thực, kết nối người dân hình thành một phong trào đối kháng với đảng nhà nước CS.
Người dân bị trị trong chế độ độc tài trong đầu thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ ba chọn truyền thông kỹ thuật số hay điện tử để đấu tranh. Các dân tộc trong thế giới Á rập đã thắng, người Trung Hoa và Việt Nam có quyền tin tưởng vào thế tất thắng của mình./.
Vi Anh
Theo Vietbao

Nguy cơ thiếu nước


Photo courtesy of cerwass.org.vn. Nước sạch (ảnh minh họa).
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
-
Thiếu nước trên diện rộng là một nguy cơ Việt Nam phải đối mặt trong tương lai gần. Trong một bối cảnh nhiều phức tạp, vấn nạn này hiện nay đang diễn ra ở mức độ như thế nào?
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau, mời quý vị theo dõi.
Trầm trọng
Căn cứ trên chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt hơn phân nửa chỉ tiêu này. Trong thập niên tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng.

Hiện nay, đa phần lượng nước Việt Nam đang sử dụng không có nguồn gốc trong nội địa. Nước ngoại lai chiếm một tỷ lệ lớn trên tổng lượng nước hàng năm chảy qua bề mặt các lưu vực sông Việt Nam. Nhiều con sông trong đất liền chịu ảnh hưởng lớn từ sự điều tiết nước của các đập thủy điện thuộc Trung Quốc trên thượng nguồn. Chúng tôi được Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Công Quang, Cố vấn kỹ thuật cao cấp quốc gia, nguyên giảng viên Đại học Thủy lợi cho biết như sau:
“Tổng số lượng nước của Việt Nam là 840 tỷ m3 nước, trong đó có 530 tỷ m3 là chảy từ nước ngoài. Tức là 2/3 là nước ngoại lai vào.”
Doisongthonque-250.jpg
Nhiều gia đình vẫn sống lệ thuộc vào nguồn nước sông, rạch. RFA photo.
Như lưu vực sông Hồng, nguồn nước được sản sinh ở nước ngoài chiếm 50% tổng lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90%. Do đó, công tác bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước là không đơn giản. Đặc biệt trong tình hình các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này. Theo ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề liên quan đến nguồn nước, có hướng giải quyết như sau:
“Đương nhiên là có thuận lợi, thì tất nhiên cũng có những khó khăn. Và những việc đó phải giải quyết theo khuôn khổ của luật pháp Việt Nam và các thông lệ, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những cái gì thuộc của mình thì mình sẽ làm. Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý và lợi ích chung.”
Xem ra, vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam là rất quan trọng, một khi có liên hệ sâu xa đến sự ổn định về chủ quyền quốc gia. Đồng thời, các biểu hiện suy thoái nguồn nước ngầm đang trở nên rõ rệt và phổ biến. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn cho thấy, mực nước ngầm ở Hà Nội và Sài Gòn đang tụt giảm với tốc độ chừng 1m/năm. Tình trạng thiếu nước sử dụng kéo theo việc suy giảm chất lượng nước. Hiện chỉ có khoảng 40% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Dấu chân nước
nuoc-sach-250.jpg
Trẻ em với nước sạch. Photo courtesy of cerwass.org.vn.
Tình trạng thiếu nước còn liên quan đến sự lãng phí nước. Có nhiều quốc gia đã tính đến giá trị của nước trong quy trình sản xuất hàng hóa, với việc áp dụng quy chuẩn “dấu chân nước”. Qua trao đổi với Tiến sĩ Bùi Công Quang, chúng tôi được biết về vấn đề này như sau:
“Dấu chân nước thể hiện một cộng đồng, người hay một nước nào đó tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm; mà để sản xuất ra sản phẩm đó thì đã tiêu hao hết bao nhiêu m3 nước. Vấn đề này liên quan đến cách sống của một cộng đồng. Nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ khai thác tài nguyên nước nhiều.
Mục đích của dấu chân nước thể hiện trong cách tiêu thụ các sản phẩm; nói chung, đều liên quan đến nước cả. Nếu muốn tiết kiệm nước thì phải thay đổi lối sống. Đơn vị để tính dấu chân nước là m3/người/năm.”
Vấn đề này liên quan đến cách sống của một cộng đồng. Nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ khai thác tài nguyên nước nhiều.
TS Bùi Công Quang
Nếu quy chuẩn “dấu chân nước” được quan tâm đúng mức, nhà quy hoạch sẽ có cơ sở để xác định rõ hơn về các vùng chuyên canh. Tránh được tình trạng nuôi trồng tràn lan, vừa thiếu hiệu quả lại không đảm bảo cân bằng về tài nguyên nước. Quy hoạch tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, về mức độ ứng dụng quy chuẩn “dấu chân nước” tại Việt Nam, chúng tôi được Tiến sĩ Bùi Công Quang cho biết rằng:
“Hiện nay, một số người biết đề tài này. Ở Việt Nam thì đang giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, tuyên truyền để cho mọi người dân nhận thức. Hoặc những nhà ra quyết định nhận thức được vấn đề thế nào là dấu chân nước, thế nào là nước ảo. Chưa có một công trình nghiên cứu nào một cách cụ thể cả.”
Nhiều việc cần làm
world-water-day-2012-2-250.jpg
Logo Ngày Nước Thế Giới 2012. Photo courtesy of www.unwater.org.
Một khu vực thiếu nước là một vùng đất khó có thể phát triển ổn định. Theo cảnh báo mới đây của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thiếu nước chính là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lương thực. Sự cần thiết của nước dẫn đến một tương lai không xa, mức tiêu thụ nước tính theo đầu người có khả năng được xem là một chỉ số phát triển kinh tế của một quốc gia. Để giải quyết tình trạng sử dụng nước rất lãng phí hiện nay, Tiến sĩ Bùi Công Quang cho rằng có nhiều việc cần làm:
“Muốn điều phối nước các ngành với nhau thì chính phủ phải đứng ra, ban hành các khung pháp lý. Bản thân Luật Tài nguyên nước hay một số Nghị định là cũng chưa phù hợp thực tế.
Cấp địa phương phải củng cố lại năng lực của cán bộ. Ở dưới cộng đồng, phải nâng cao nhận thức cộng đồng lên. Là những người sử dụng trực tiếp, phải có tuyên truyền cho người ta. Đồng thời phải ứng dụng các khoa học công nghệ mới.”
Muốn điều phối nước các ngành với nhau thì chính phủ phải đứng ra, ban hành các khung pháp lý. Bản thân Luật Tài nguyên nước hay một số Nghị định là cũng chưa phù hợp thực tế.
TS Bùi Công Quang
Theo tiêu chuẩn quốc tế về căng thẳng do khai thác nguồn nước, vào mùa khô mấy năm gần đây, hơn ½ trong tổng số các lưu vực sông cả nước được xếp vào loại căng thẳng trung bình và căng thẳng mức độ cao. Nhằm đối phó với áp lực ngày càng lớn về nguồn nước, các biện pháp quản lý về mặt pháp luật cần nhanh chóng hoàn thiện. Với lãnh thổ có tỷ lệ đến ¾ trên biển, nước trên biển có phải là đối tượng thuộc diện quản lý của
Luật Tài nguyên nước hay không là một vấn đề từng gây tranh luận. Qua trao đổi với ông Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh, chúng tôi được biết nước trên biển sẽ được điều chỉnh bằng một luật khác.
Nước là một tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng không vô hạn, kể cả nước trên biển. Sự suy giảm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Cung ứng nước thỏa đáng cần xem là một phần trong chính sách đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân. Để đảm bảo được nguồn nước sạch cho xã hội trong tương lai, thiết tưởng cần phải có những hoạch định cụ thể về chính sách từ hôm nay.

Có một “nền chuyên chính của lương tâm”


Nhà báo Lê Phú Khải
 
Tùy bút của Lê Phú Khải
-
Cụm từ trên tôi được nghe lần đầu là từ nhà văn Thép Mới vào cuối năm 1990. Hôm đó, tôi đang dong xe đạp qua nhà ông ở đường Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, bỗng nghe có tiếng gọi giật lại: “Thằng LPK, mày vào đây tao bảo!”. Khi đã uống xong một tuần trà, ông giảng cho tôi rằng, ở Liên Xô, người ta đang thay thế nền chuyên chính vô sản bằng “nền chuyên chính của lương tâm”.
Thì ra nhà văn Thép Mới, với tư cách là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân lúc đó, vừa đi quan sát công cuộc cải tổ ở LX về, ông bức xúc muốn kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở nước bạn vĩ đại này và suy nghĩ về thời cuộc của ông cho bọn làm báo “đàn em” chúng tôi nghe.
Đọc những lời giận dữ của nhiều trí thức, văn nghệ sỹ về vụ đàn áp dã man của chính quyền tỉnh Hưng Yên, có sự hỗ trợ của nhà nước Trung ương đối với những người nông dân tay không, chỉ thắc mắc về giá đền bù đất đai không hợp lý; xem danh sách những người ký tên vào Tuyên bố về vụ đàn áp ở Văn Giang của trang mạng Bauxite, thấy đa phần những người nghề nghiệp, cuộc sống không hề liên quan gì đến ruộng đất, tôi càng thấm thía rằng, ở đâu cũng có một nền chuyên chính của lương tâm đang hiện diện như nhà văn Thép Mới đã bảo tôi hơn 20 năm trước. Một ông “quan” cách mạng đã về hưu như ông Lê Hiếu Đằng, chắc chắn đang có một căn nhà đầy đủ tiện nghi giữa thành phố HCM, vậy mà ông không sao ngủ được khi nghĩ đến cảnh hàng ngàn công an trang bị đến tận răng “ào ào như sôi” xông vào đánh đập bắt bớ những người nông dân tay không để giành lấy mảnh ruộng cơm áo của họ, để trao cho những kẻ giàu có biết xoay xở, đút lót kẻ có quyền, để họ ra lệnh thu hồi đất!
Lịch sử bốn ngàn năm nước ta, kể cả thời thực dân Pháp, thời đế quốc Mỹ chiếm đóng Miền Nam trước kia cũng không có cuộc cướp đất nào quy mô, tàn bạo và đểu cáng như thế. Chính vì thế mà nền chuyên chính của lương tâm đã khiến ông Lê Hiếu Đằng phải bật dậy cầm bút viết thư gửi ra Hà Nội. Tâm trạng của ông Đằng cũng là tâm trạng của nhiều trí thức Sài Gòn.
Đọc lá thư của ông Đằng gửi cho giáo sư Huệ Chi ở Hà Nội tôi không cầm được nước mắt. Ông còn chép lại những bài thơ dài của thời ông vào sinh ra tử và hy vọng có một ngày cuộc sống có được công bằng lẽ phải như ở Miền Bắc XHCN! Cám ơn ông Lê Hiếu Đằng đã cho tôi hay rằng, sau bao nhiêu đắng cay, buồn tủi, nhục nhã mà tôi đã trải qua, tưởng như không còn gì nữa để mà vui buồn: hóa ra tôi vẫn còn nước mắt! Có một nền chuyên chính của lương tâm vẫn âm ỉ cháy trong lòng mỗi người Việt Nam thật sao?
Không phải chỉ có ở Văn Giang Hưng yên, dân oan đang đi trên mọi nẻo đường của đất nước này để kêu oan!
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong một buổi tối đẹp trời cuối năm, tại căn nhà sang trọng ở 16 Tú Xương TP HCM, ông tâm sự: Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, chính sách ruộng đất là cái bùa hộ mệnh của cách mạng. Vậy mà cay đắng thay, sau cuộc chiến tương tàn, đất nước thống nhất gần 40 năm mà khẩu hiệu “người cày có ruộng” chỉ là điều không có thật. Thậm chí nông dân còn bị cướp ruộng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết khi Đảng mới ra đời:
Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Không quê hương sương gió tơi bời
Vậy mà khi có chính quyền rồi, thì ruộng đất bỗng thành sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý! Vậy nhà nước do Đảng lãnh đạo là ai mà lại có quyền quản lý cả dải đất 4000 năm do cha ông khai phá bằng xương máu để lại cho cháu con. Và cực kỳ nguy hại khi quyền quản lý, thu hồi ruộng đất ấy lại được giao cho các địa phương, tức là giao cho các ông quan xã, quan huyện, quan tỉnh có quyền thu hồi. Mỗi nhiệm kỳ làm quan, các ông quan đó đều nhanh chóng vẽ ra các dự án, hoặc giao bán đất dưới chiêu bài kêu gọi đầu tư để nhanh chóng kiếm những món lời khủng trong các dự án thu hồi đất. Các vị ấy thu lời khủng một cách dễ dàng vì đây là một chế độ toàn trị. Một ông quan huyện có trong tay cả công an và quân đội. Cơ quan tư pháp, báo chí chỉ là vật trang sức của các ông. Vì thế, ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã ra lệnh cấm báo chí đến nơi cưỡng chế đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 vừa qua. Vì thế bên cạnh một biển dân oan đang đi khiếu kiện, đói khát, rách rưới, ăn bờ nằm bụi, bị xua đuổi đánh đập bất kỳ lúc nào… thì trên 63 tỉnh thành ở cả nước, tỉnh nào, thành phố nào cũng mọc lên những khu phố mới của các quan. Ở đó, không phải là vi-la biệt thự nữa, mà là các lâu đài nguy nga không kém gì các lâu đài các lãnh chúa phong kiến Châu Âu thời trung cổ! Chỉ có điều là, vốn xuất thân là các bần cố nông vô học, văn hóa lùn… nên sự phô trương khoe mã của các vị quan đã hạ cánh an toàn đó, khi xây lâu đài cho mình thì nó chẳng giống ai. Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, cột kèo chỗ này thì Gô-tích, chỗ kia thì phong cách đình chùa, xanh đỏ tím vàng y hệt một sân khấu chèo tuồng, cải lương cấp huyện! Các bạn đọc vĩ đại của tôi ơi! Các bạn không tin ư? Các bạn chỉ đi ra khỏi Hà Nội 50 cây số thôi, xuống đến khu phố quan ở TP Hải Dương là thấy liền! Nền kiến trúc nước ta phải gánh chịu đại họa từ những khu phố quan này.
Còn nhân danh công nghiệp hóa đất nước để thu hồi đất làm khu công nghiệp ư? Trước hết phải định nghĩa công nghiệp là gì? Thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, công nghiệp là cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, là công nghệ năng lượng. Thời hậu công nghiệp là hiện đại hóa, tự động hóa. Thời nay là công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ na-nô… Mấy cái “khu công nghiệp” khâu giày dép, may quần áo, làm bột ngọt, đóng vỏ tàu như Vinashin … chỉ là thứ thiên hạ đến đây để thuê mặt bằng rộng, thải ra nhiều cặn bã, thuê nhân công rẻ mạt mà thôi! Nhưng các quan tỉnh, quan huyện rất thích giải phóng mặt bằng thật rộng để dễ bề ăn đất, ăn cát. Vậy thôi. Một vị bí thư tỉnh ủy thế hệ chống Mỹ ở Đồng bằng sông Cửu Long có tâm sự với tôi: “Ở tỉnh chúng tôi tìm 300 cán bộ tuyên huấn thì dễ ợt, nhưng kiếm 30 tay làm đốc công, quản lý phân xưởng thì kiếm không ra. Vậy mà hô hào công nghiệp hóa nỗi gì! Trước hết phải có con người cho công nghiệp đã!”. Một vị chủ tịch khác cũng ở Đồng bằng sông Cửu Long than phiền với tôi: “Tỉnh tôi làm lúa có hạng ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thừa tiền, thừa gạch ngói xây trường học, muốn xây 700 căn phòng học để xóa nạn học ca ba nhưng không kiếm đâu ra thợ xây. Dân chúng tôi chỉ quen làm nông nghiệp thuần trồng lúa và nuôi cá thôi!”.
Với cái văn hóa quanh năm đi chùa ở Miền Bắc, đi đâu cũng phải bấm giờ lành mới khởi hành…, quanh năm đi đám giỗ ở Miền Nam… thì tuyên bố đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là câu chuyện “Thần thoại Hy Lạp” ở thế kỷ 21. Chỉ Hô-me sống lại mới làm được bản anh hùng ca đó mà thôi!
Trong cuộc tấn công cưỡng chế thu hồi đất ngày 24/4 vừa qua, bà con đã chửi các chiến sỹ công an: “Sao chúng mầy ngu thế, lại chĩa súng vào ông bà cha mẹ mình mà không quay súng về phía bọn tham nhũng”. Bà Lê Hiền Đức có mặt ở đó cũng nói: “Đừng chĩa súng vào nhân dân, hãy quay súng về phía những kẻ tham nhũng…”. Có chiến sĩ trẻ đã khóc! Thật ra, không hề có những thế lực thù địch nào cả. Chỉ có những luồng khí quyển đang lưu hành trong xã hội, có một nền chuyên chính của lương tâm đang âm ỉ cháy trong lòng những chiến sỹ công an đang cầm súng bị bắt buộc chĩa về phía nhân dân. Những giọt nước mắt của người chiến sỹ trẻ kia là một minh chứng. Và, có cả những giọt nước mắt cay đắng đang chảy ngược vào trong của những người đang cầm súng chĩa vào nhân dân theo lệnh mà những kẻ đang say vàng, say đô-la không nhìn thấy được. Không bao giờ dối trá và bạo lực có thể thống trị lâu dài. Đó là quy luật thép của lịch sử. Nếu không thì chế độ cuả Tần Thủy Hoàng, chế độ của Hít- le đã còn đến hôm nay.
Những người đang cầm quyền phải cảm ơn những đảng viên trung kiên như Lê Hiếu Đằng, như Lê Hiền Đức… đã thẳng thắn báo cho họ những hiểm họa khôn lường nếu vẫn khư khư ôm lấy cái luật: Đất đai là sở hữu toàn dân, giao cho các ông quan địa phương quản lý thu hồi!
Khi chủ nghĩa xã hội với nguyên lý công hữu hóa toàn bộ các tư liệu sản xuất… đã bị nhân loại ném vào sọt rác của lịch sử, phải quay về với kinh tế thị trường, nhưng ruộng đất, thứ tài sản thiêng liêng nhất với bất kỳ dân tộc nào trên hành tinh này lại giao cho những quan tham ở địa phương với tư duy “nhiệm kỳ vơ vét”, quản lý và thu hồi bằng bạo lực man rợ thì bất ổn và sụp đổ là không thể tránh khỏi, là tất yếu.
Chỉ có những công trình quân sự, những dự án mang tầm chiến lược của đất nước thì chính phủ nước đó mới dám thu hồi đất theo một bộ luật riêng. Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đang cư xử với đất đai của đất nước họ như vậy, trừ mấy quốc gia độc tài toàn trị.
Chẳng lẽ lá “bùa hộ mệnh” của chính quyền hôm nay không phải là chính sách ruộng đất với nông dân, tầng lớp đông đảo nhất mà là dùi cui và súng đạn hay sao?! Với lá bùa dùi cui và súng đạn ấy, đất nước đi về đâu…
Viết đến đây tôi bỗng nhớ tới hai câu thơ rất ấn tượng của Chế Lan Viên trong thời chống Mỹ:
Không gì cứu được loài bán nước
Không cứt nào cứu được bọ hung
”!
Hãy trả đất cho dân. Hãy sửa đổi luật đất đai.
Hãy trả đất cho những người yêu đất nhất
Để lương tâm đất nước được xanh tươi
Trả đất
Trả đất
Trả đất cho những người yêu đất nhất
Để luống cày đón nhận những bình minh…
TP HCM 5/2012.
L. P. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Theo: Bauxite Việt Nam

Hành trình sụp đổ của cộng sản Việt Nam

Di sản Mác xít đang tiêu tan tại Việt Nam
 
Lưu Trần Sinh
-
Dân nghèo đói sẽ vùng lên với ý chí “không còn gì để mất”. Tầng lớp cầm quyền chia rẽ, xâu xé nhau nên không còn toàn tâm toàn ý thống nhất cùng nhau diệt dân nữa. Lại thêm không còn sự hà hơi tiếp sức từ bên ngoài (Tàu lo cho mình chưa xong thì còn hơi sức đâu lo cho người khác), sẽ làm cho chế độ này lung lay đến độ chỉ cần lực lượng nào biết chớp thời cơ lãnh đạo dân chúng ẩy nhẹ cái là nó sụp tương tự như ngày 19/8/1945.
1. Cắn xé nhau vì lợi:
1.1 Khởi đầu là bòn rút ngân sách
1.2 Ngân sách cạn rồi thì bán tài nguyên
1.3 Tài nguyên cạn rồi thì cướp của dân
1.4 Dân không còn gì để cướp nữa thì (cộng sản) sẽ xoay sang cướp lẫn của nhau
* * *

2. Chia rẽ nhau vì quyền:
2.1 Hiện nay, tiếng là một nước độc lâp nhưng thực tế, nhìn chung, đảng viên cộng sản Việt Nam nào muốn có quyền lực đều phải luồn cúi cộng sản Tàu. Cho nên, dù trong nội bộ có lục đục thì coi như vẫn có cộng sản Tàu nắm chịch, tạm có thể yên.
2.2 Tàu yếu đi hoặc chủ tâm nện Việt Nam như là bước đầu của sự bành trướng để hòng bước lên ngôi bá chủ hoàn cầu thì (cộng sản Việt) sẽ thi nhau đi tìm chỗ dựa mới. Năm bè bẩy mối không ai phục ai.
2.3 Các nước lớn xung đột nhau thì VN như một thế giới thu nhỏ, các phe phái cũng xung đột nhau. Đấy là lúc có thể gọi là “quần dương tranh hùng”.
* * *

3. Nạn đói hoành hành khắp cả nước bởi nạn “chảy máu gạo”:
3.1 Dân số ngày càng tăng trong khi đất đai sản xuất lúa ngày càng thu hẹp vì:
- Nước mặn xâm lấn vùng ven biển các vựa lúa
- Tình trạng hoang mạc hóa diễn ra khắp cả nước do biến đổi khí hậu và do phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
- Bờ xôi ruộng mật liên tục bị chuyển đổi thành nhà máy, sân gôn, khu đô thị.
3.2 Chính sách quản lý kém, người sản xuất lúa không có lợi hoặc rất ít lợi, dẫn đến chuyển cây trồng khác cây lương thực hoặc bỏ hoang đồng ruộng chuyển làm nghề khác.
3.3 Do biến đổi khí hậu, dẫn đến hạn hán sâu bệnh (ví dụ rầy nâu) hoành hành không những ở Việt Nam mà còn ở khắp các nước xung quanh. Nhu cầu lương thực tăng đột biến. Việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam cũng tăng đột biến, giá lương thực tăng cao.
3.4 Phía nam Việt Nam là Indonesia với hơn hai trăm triệu dân, phía đông là Philipin với mấy chục triệu dân. Đặc biệt, phía bắc Việt Nam là Trung Quốc với hơn một tỷ dân. Khi xảy ra mất mùa, những nước này sẽ hút gạo của Việt Nam khiến giá gạo tăng siêu cao.
3.5 Vì lợi nhuận, gạo sẽ được gom lại bằng mọi cách và xuất đi bằng mọi cách, mặc kệ dân nghèo chết đói vì không có tiền mua. Các gia đình công chức nhỏ, người về hưu lương thấp, công an tép riu, bộ đội quèn cũng chịu chung số phận.
* * *
Dân nghèo đói sẽ vùng lên với ý chí “không còn gì để mất”. Tầng lớp cầm quyền chia rẽ, xâu xé nhau nên không còn toàn tâm toàn ý thống nhất cùng nhau diệt dân nữa. Lại thêm không còn sự hà hơi tiếp sức từ bên ngoài (Tàu lo cho mình chưa xong thì còn hơi sức đâu lo cho người khác), sẽ làm cho chế độ này lung lay đến độ chỉ cần lực lượng nào biết chớp thời cơ lãnh đạo dân chúng ẩy nhẹ cái là nó sụp tương tự như ngày 19/8/1945.
* * *
Bây giờ, không phải tầng lớp cộng sản cầm quyền không nhìn ra vấn đề nhưng phần vì lợi ích cá nhân, phần vì lợi ích nhóm đã thao túng khắp trong đảng và nhà nước nên họ bất lực. Chứng cớ rõ nhất của sự bất lực là sau vụ Tiên Lãng lại vẫn xảy cưỡng chế đất trồng lúa ở Văn Giang và mới đây là ở Vụ Bản.
Lẽ ra, trước tương lai đen tối như đã phân tích ở trên, phải ra ngay luật “cấm xâm phạm và chuyển đổi đất nông nghiệp”. Nhưng thực tế, họp hành chán rồi mà chỉ đưa ra được cái qui định “muốn chuyển đổi đất lúa sang đất khác thì phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền”. Hỡi ơi! Chỉ cần tiền đấm mõm là “cơ quan có thẩm quyền” sẽ đồng ý ngay, khó gì đâu!
Bệnh nan y đã biết nhưng không chữa được vì toàn đảng và toàn quân TA không có (hay không còn) dũng khí, chế độ này chỉ còn tồn tại tính bằng năm bằng tháng chứ không còn đủ phúc tính bằng chục năm nữa.
Lưu Trần Sinh
_____________________________
Ghi thêm: Từ một nước xuất khẩu than mà nay chuẩn bị phải nhập khẩu than. Cái ngày thiếu gạo cũng không còn xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét