Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Tin thứ Sáu, 23-03-2012

NÓNG!  –  VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN: HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ LẠI ĐỘI ĐƠN ĐI KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO “ V/v UBND huyện Tiên Lãng chống lại kết luận của Thủ tướng Chính Phủ” (Nguyễn Xuân Diện).

Tin thứ Sáu, 23-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- “Bạn vàng” tái diễn vở tuồng bắt người đòi tiền chuộc   –   (Hữu Nguyên).  – TQ nói về vụ bắt ngư dân VN   –   (BBC). – Trung Quốc: Bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở Biển Đông là hợp pháp    –   (VOA).  - Thấp thỏm chờ ngư dân trở về (TN). - Sẽ lập lực lượng kiểm ngư để bảo vệ ngư dân (NLĐ). - Vụ bắt ngư dân ‘là cảnh cáo’   –   (BBC). Một trong đôi ba bức hình ông người phát ngôn được chụp từ đời tám hoánh, nhưng cứ được đem ra xài lại mỗi khi ông “phát ngôn” lần nữa, một bằng chứng cho nghi vấn thêm rằng chẳng có cái “phát ngôn”, “họp báo” nào cả, chỉ có những cúp copy/paste cho mỗi văn bản của bộ ngoại giao gửi cho báo chí.
- Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam : Hà Nội và Bắc Kinh khẩu chiến   –   (RFI). BTVChỉ nói qua, nói lại một chút thôi, giờ 2 bên đã hữu hảo rồi nè: Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam (TTXVN). “Ông Lý Cảnh Điền nhấn mạnh lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam; nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình…”
- Bữa kia có bình về cái tử huyệt chính trị của “đảng ta” trong tranh chấp biển đảo với “đảng bạn”, thì đây là thêm một dẫn chứng rất mới “bạn” đang tiếp tục thọc dao vào đó (sau những tiết lộ về màn “đi đêm” để dẫn tới hội nghị Thành Đô và về đời tư CT HCM):  NĂM 1956 THỦ TƯỚNG VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN CÁC ĐẢO Ở NAM HẢI THUỘC TRUNG QUỐC (Việt sử ký). “Bản đồ, báo chí… Việt Nam vào cùng thời kỳ cũng coi Tây Sa,  Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc, chẳng hạn như “Bản đồ thế giới” do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam vẽ năm 1960 đã chú thích ‘quần đảo Tây Sa (Trung Hoa)’, ‘quần đảo Nam Sa (Trung Quốc)’.” 
Hai chữ “con tin” lờ mờ hiện lên sau những trò này, góp phần giải đáp cho câu hỏi “tại sao kẻ cướp vẫn được lớn tiếng la làng, còn người bị cướp thì không những không thèm kháng cự, mà còn cứ bình thản tự bịt miệng mình (và dân mình)?”

Tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường (PLTP/VOV). – Bất chấp phía Trung Quốc phản đối, UBND tỉnh Khánh Hòa đã  Đồng ý 6 chư tăng ra Trường Sa (SGTT).
Chẩn đoán bệnh từ xa cho đảo Trường Sa (ĐV). - Hệ thống chẩn đoán từ xa góp phần giảm tải bệnh viện (SGGP).
Lê Diên An – Không điên tiết thật không phải con người   –   (FB Lê Diên An/ Dân Luận). “Để cho nhiều người khác biết được CHUYỆN LẠ NHƯNG CÓ THẬT ít nhất đã xảy ra với bản thân tôi, chỉ vì tôi đã đi biểu tình chống Trung Quốc từ ngày 17/07/2011 và bị bắt và… Ủa, đi biểu tình chống Trung Quốc là tội phạm???
- Xem phim Hoắc Nguyên Giáp nghĩ đến sự hèn (Trần Nhương). “Than ôi! để giữ cái ngai vàng, giữ cái vinh hoa phú quý quyền cao chức trọng bổng lộc muôn đời của riêng mình thì những kẻ cầm quyền đã hèn hạ làm theo lệnh của kẻ mạnh để đàn áp muôn dân, nhưng vẫn núp dưới những lời lẽ vì non sông, vì muôn dân yên bình để che đậy cho cái sự hèn nhát nhu nhược của mình”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Thế trận đã bày     –   (VOA’s blog). “Khác với những lần đối diện với nguy cơ ngoại xâm khác trước đây, lần này, thái độ của giới lãnh đạo cũng như giới chức các cấp của Việt Nam, từ trung ương xuống địa phương, không thể không làm mọi người nghĩ ngợi: Hoặc họ ủng hộ Trung Quốc hoặc họ hoàn toàn thơ ơ trước sự đe dọa đến từ Trung Quốc. Nhiều người nêu lên khả năng: Họ bị mua chuộc. Khó có thể tìm được chứng cứ; nhưng nhìn thái độ hờ hững của họ, người ta không thể không đặt thành nghi vấn”.
TQ tăng tốc quân sự, nhiều nước lo ‘rào giậu’ (VNN). - Những vết rạn trong nền tảng toàn cầu (CNAS/TVN).
<- Ngoại giao VN có tài nhưng vị thế yếu?   –   (BBC).  Nói về bài đã điểm hôm qua: A new breed of diplomat for Vietnam (ATO). “Các nhà ngoại giao Việt Nam thiếu quyền lực để thực thi chính sách mà họ muốn theo đuổi vào thời điểm quốc tế quan trọng”.
- Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết khiếu nại công dân  (Thanh Tra), nhưng không phải những công dân này: Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội   –   (RFA).  – Ảnh một ngày lang thang (sao Hàn và sao Nghị Việt)   –   (Người Buôn Gió). “Còn góc đằng kia không xa, những người dân nghèo nhếch nhác mỏi mệt này cũng chờ ngóng các siêu sao của ban nhạc quốc hội suốt từ sáng đến chiều mà chưa thấy siêu sao nghị nào xuất hiện.   Báo chí sẽ đưa hình ảnh về các thiếu nữ Việt đón sao Hàn.  Nhưng báo nào sẽ đưa [tin] bà con nông dân nghèo chờ đón sao nghị?Đố cụ một câu: Nông dân sợ gì nhất? (Trần Nhương). Mời xem lại: Phương Bích: TƯỜNG THUẬT BUỔI LÀM VIỆC CỦA BÀ LÊ HIỀN ĐỨC VỚI CÔNG AN   –   (Nguyễn Xuân Diện).
- Thư Tố Cáo Ông Nông Đức Mạnh, Ông Nguyễn Tấn Dũng và Ông Hoàng Trung Hải (Vanganh.info). Chuyện này đã có thông tin truyền trên mạng từ mấy năm trước, nay có thêm. Lạ là sao không thấy được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm. Nếu là vu cáo thì sao không thấy xử? Hoặc cho là người “tâm thần” thì chắc vẫn phải qua giám định thần kinh theo yêu cầu của cơ quan tố tụng. Đề nghị các cơ quan pháp luật vào cuộc, nếu là chuyện bịa đặt thì nên xử lý rồi có thông báo công khai để tránh gây mất uy tín cho các vị lãnh đạo. Cũng cần nói rõ thêm, là người tố cáo này lại từng có nhiều bài viết công phu, khá sắc sảo về chính trị, kinh tế VN, đã đăng trên mạng trong thời gian qua.
- Vụ Tiên Lãng: Khởi tố vụ án 45 ngày, vẫn chưa “thấy” bị can (PetroTimes).  – Thẩm định giá trị tài sản thiệt hại của gia đình ông Vươn (PLTP).  - Thẩm định tài sản bị hủy hoại của gia đình ông Vươn (DT). - Thẩm định thiệt hại tại nhà ông Vươn (TN). - Tiếp tục thẩm định tài sản bị đập phá của nhà ông Vươn (TP). - Thẩm định ngôi nhà bị phá của ông Vươn (NLĐ).  - Thẩm định toàn bộ ngôi nhà bị phá của ông Vươn (ANTĐ).  -  Thẩm định toàn bộ nhà ông Vươn bị phá (DV). - Bùi Văn Bồng: NGẪM MÌNH, XÉT NGƯỜI TRONG VỤ TIÊN LÃNG   –   (Người Lót Gạch). “Khi công luận, dư luận cả nước rần rần, lại có chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, thì cũng họp hành, rồi làm như là khẩn trương. Nhưng khi dư luận tạm lắng, lại cứ từ từ, làm dần, để đó cái đã. Thế là cũng chỉ biết có cá nhân mình, không nghĩ đến ai. Liệu có để kéo dài cho vụ việc ‘chìm xuồng’? Hoặc vẫn bài quen thuộc là ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’?
Vụ cưỡng chế ở Hà Nam: PCT TƯ Hội Nông dân Việt Nam lên tiếng (GDVN).
- Hạ Đình Nguyên: Sự “coi thường” là tiền đề vũ khí của nhân dân   –   (Người Lót Gạch). “Nhưng sự nói dối có quy mô lớn, có hệ thống và kéo dài là một tội ác không thể tha thứ. Nó làm cho tàn hại cả một dân tộc, làm suy đồi một đất nước. Nó tác hại đến nhân cách, đến các giá trị tinh thần của nhiều thế hệ như một thứ gien di tuyền đột biến”.
- 104 năm Trung kỳ dân biến (Trương Duy Nhất). “104 năm trước, một phong trào kháng thuế cự sưu rầm rộ, to lớn chưa từng có với hàng chục ngàn người tham gia, khởi đầu ở Quảng Nam sau đó lan ra khắp các tỉnh Trung Kỳ, từ Phú Yên đến Hà Tỉnh, Thanh Hóa. Phong trào này, còn gọi là vụ Trung kỳ dân biến, là một đòn mạnh, đánh trực diện vào chế độ thuế cao sưu nặng bóc lột tàn nhẫn nhân dân ta của thực dân Pháp…” – Họp Ban Soạn thảo Nghị định Bảo vệ người tố cáo (Thanh Tra).
- Một sáng kiến thực chất của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh (PLTP). – 100 triệu đồng của ông Trưởng phòng và ngôi biệt thự của ngài Thị trưởng   –   (Đào Tuấn). – Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được (PhunuToday). “Sao ở xứ người khổ thế, ở nước mình văn minh thế mà người ta lại bỏ trốn nhỉ? Bóp trán suy nghĩ mãi, vẫn thấy không thể chấp nhận được câu hỏi vừa nghi vấn vừa khẳng định của tờ Dân Việt về vụ việc này: Trăm sự tại nghèo?” – Còn đây, hình ảnh khác của công an và chính quyền Đà Nẵng: Công An: “Lang Sói Đà Nẵng” – Cắn xé giáo dân Cồn Dầu   –   (TNCG).
Chính sách nhất quán của Việt Nam về sử dụng năng lượng hạt nhân (QĐND).
- Nhiều vấn đề ‘nóng’ ‘quây’ Bộ trưởng Cao Đức Phát (ĐV).  – Bộ trưởng Cao Đức Phát tuyên chiến với chất tạo nạc (PLTP). BTV: Nghe 2 từ “tuyên chiến” của mấy ông bộ trưởng là biết ngay các ông đang chém gió! Nhớ lại vụ trước đây cựu Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: tuyên chiến với tiêu cực, rồi Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng tuyên chiến với các vấn nạn trong giao thông, Bộ trưởng Vương Đình Huệ lại tuyên chiến với lợi ích nhóm…Người dân đã thấy được kết quả sau những lần các ông/ bà “tuyên chiến” rồi!
Bianfishco lại thất hứa (TN). - Bianfishco chưa có tiền, tiếp tục xin khất nợ (VOV). - Rao bán trụ sở triệu đô tại Mỹ của đại gia thủy sản (TP). - “Đại gia thủy sản” chưa chốt được ngày trả nợ (DT).  – Chồng ‘nữ đại gia thủy sản’ nói chưa có tiền trả nợ (Tiền Phong). – Nữ đại gia nợ tiền cá rao bán biệt thự tại Mỹ 60 tỷ  (VTC). – Công ty Bình An, Cần Thơ: Xin lỗi, hứa và… chưa rõ ngày trả nợ (PLTP). – Sợ bị quỵt gần 39 tỷ, hàng trăm người vây chi nhánh Agribank (ĐV). =>
- Nghiên cứu khoa học: Người giàu hay hành xử trái với đạo lí (Nguyễn Văn Tuấn). “… tôi chợt liên tưởng đến những ứng xử ‘coi trời bằng vung’ của các đại gia, thiếu gia, và người có quyền thế ở nước ta. Tôi cũng liên tưởng đến câu hỏi tại sao các tập đoàn kinh tế (như EVN chẳng hạn) trong khi họ trả lương cho nhân viên rất hậu hĩ mà lại đòi tăng giá điện để gây khó khăn cho người nghèo. Tại sao các nhóm lợi ích hết đòi yêu sách này đến yêu sách khác?” – Nỗi lo của O-sin nhà Gian Đại Gia (Bà Đầm Xòe).
- Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước: Khắc phục chỉ ở mức an dân! (TT). Chưa thấy báo nào nhắc tới bàn tay của Trung Quốc ở đây (tức là trách nhiệm của nhà thầu TQ).   - Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật (VTC). – Vụ thủy điện Sông Tranh 2: Dự kiến hôm nay EVN sẽ công bố phương án xử lý (PLTP).  – Nước xuyên thủy điện sông Tranh: Từ không vấn đề đến có vấn đề    –   (Cu Làng Cát). - Năng lực nói “có” và “không” (PLTP). – Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao?   –   (RFA). - Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV). - Vẫn bất an với thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ). - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nỗi lo kép (TP).
- Dân ném đá công an và đem quan tài vào U.B xã – (ĐCV). - Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN). – PHẢN BIỆN NHANH   –   (Thùy Linh). “Title phản biện: ‘Không bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã mới là lạ.” Mời xem lại: Hỗn loạn sau vụ một nghi phạm treo cổ tại nhà tạm giữ (DT). – Hà Tĩnh: Người dân tấn công, đập phá trụ sở xã vì nghi CA đánh chết người – (DLB).
Luật sư kiến nghị đình chỉ điều tra đối với nhà báo Hoàng Khương (DV). – Kiến nghị ngừng điều tra Hoàng Khương   –   (BBC). LS Phan Trung Hoài: “Hành vi của nhà báo Hoàng Khương có sai sót về hoạt động tác nghiệp báo chí, cần được đặt ra xem xét về trách nhiệm đối với xã hội và đạo đức nhà báo, nhưng về bản chất hành vi đó không hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự như quyết định khởi tố bị can đã nêu”.
<- Phiên tòa xử vụ KS Tạch – Toyota VN tiếp tục bị hoãn (ĐV). – Hoãn xử vụ kỹ sư Việt Nam kiện Toyota   –   (RFA). - Lại hoãn phiên tòa xử vụ kỹ sư Tạch kiện Toyota (NLĐ).
- Bộ máy chống buôn lậu hoạt động không hiệu quả (ĐV). Đồng thời: - Dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân: Càng điều chỉnh, càng lỗi thời (TN).
Khởi tố vụ án phá rừng ở Hà Tĩnh (NLĐ).
- Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận bị cảnh cáo (DV). - Kỷ luật Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận (TN).
- Độc giả “phẫn nộ” đòi cách chức ngay Phó Chi cục trưởng HQ Hà Tây (GDVN).
- Cảnh sát điều tra cũng nợ “khủng” (PLVN).
- CSGT cấp chỉ huy có thể được phạt người vi phạm 2 triệu đồng (GDVN). – Công cụ để phát quang “rừng” luật (PLTP).
- Hơn 600.000 ôtô sẽ chịu tác động của phí hạn chế phương tiện cá nhân! (PLVN). - Tăng phí để tận thu ? (TN).  - Phí ‘nuôi’ xe ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới (Vef). Hồi đầu nghe tân bộ trưởng giao thông nổ, báo chí cũng ca ngợi dữ, giờ mới thấy câu thành ngữ hiện đại “Đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm” nó trúng phóc với ông nầy ra sao, … và cả ông lời “UB An toàn giao thông quốc gia” ăn theo nói leo mà bữa qua đã điểm nữa: ‘Phải cấm hẳn xe máy ở HN, TP.HCM’: ‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’ (VNN).
- Đơn khiếu nại của đ/c Nguyễn Đức Chi   –   (Phan Thế Hải). Mời xem lại: Vụ “siêu lừa” Nguyễn Đức Chi ở Khánh Hòa (Vietbao.vn). – Không có việc “siêu lừa” Nguyễn Đức Chi hối lộ 700.000 USD (TTXVN/ TT). – Siêu lừa Nguyễn Đức Chi lại thêm tội (VNE).
- Virus tấn công Vietnamnet được lây lan từ phần mềm Unikey lậu   –   Việt Nam cần tổ chức đủ mạnh để đối phó với chiến tranh mạng  (ITC News).
- QUẢNG TRỊ NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI   –   (Văn Công Hùng).
- Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA được thành lập từ bao giờ?   –   (VOA).
- Phái đoàn Vatican tới Việt Nam bổ sung hồ sơ phong chân phước cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận – (RFI). Quang cảnh nghi thức mở án phong chân phước ngày 22/10/2010 tại Rôma = >
- Việt Nam-Chile đẩy mạnh hợp tác toàn diện    –   (VOA). - Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Chile (TN). - Việt Nam – Chile tăng cường hợp tác (NLĐ). - Thủ tướng hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile (TTXVN).
- Thủ tướng VN sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở Seoul (GDVN). – Tổng thống Obama chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt nhân    –   (VOA).
- Quan hệ Việt – Miến ‘thông cảm cho nhau’   –   (BBC).  – Miến Điện, Việt Nam: Ưu và nhược điểm (TC Phía Trước). Dịch từ bài: Myanmar, Vietnam: the pros and cons (Financial Times).
- Miến Điện mời quan sát viên phương Tây theo dõi bầu cử   –   (RFI).  – Miến Điện, Liên Hiệp Quốc thảo luận về luật truyền thông mới    –   (VOA).  “Các yếu tố chính của dự luật gồm việc thành lập một hội đồng báo chí độc lập và hội đồng phát thanh và một khung sườn cho truyền thông trực tuyến.  UNESCO cho hay các cuộc thảo luận tập trung vào việc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế của tự do bày tỏ ý kiến đã được qui định trong Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền”.
- Mỹ, Nam Triều Tiên tiến gần tới thỏa thuận phi đạn mới    –   (VOA).  – Hàn Quốc định mở rộng tầm bắn tên lửa để đối phó với Bắc Triều Tiên   –   (RFI).  – Philippines muốn nhờ Mỹ giúp đối phó với tên lửa của Bắc Triều Tiên   –   (RFI). – Tổng thư ký LHQ ‘quan ngại’ về kế hoạch phóng phi đạn của Triều Tiên    –   (VOA).
Trung Quốc tập trận gần biên giới Ấn Độ (DV).
<= Tự thiêu ở Đạo Phu trong tháng 11 năm 2011- Trung Quốc: “Cứ như trong Địa Ngục” (Der Spiegel/ Phan Ba). “Hơn chục người Tây Tạng đã tự thiêu trong những tháng vừa qua – một phản kháng tuyệt vọng chống lại sự đàn áp dân tộc họ. Nhà nước phản ứng cứng rắn không khoan nhượng”.
- Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc   –   (RFI).  – Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông   –   (BBC).  – Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Ôn Gia Bảo, Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca và… Nguyễn Tấn Dũng   –   (Dân Luận).
- Trung Quốc bắt các luật sư tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản   –   (RFI). – TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’   –   (BBC).
Lào đóng cửa khu sòng bạc Boten (TN). - Lào đóng cửa casino giáp biên giới Trung Quốc (VnEconomy).


TẦM NHÌN QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN   –   (Hồ Hải). - Còn lại một nửa sự thật (BoxitVN).  - Lời hay ý đẹp (7): Dân lãnh đủ    –   (Nguyễn Thông). “Các vị làm gì thì làm, miễn sao phải đảm bảo an toàn, đặt tính mạng và quyền lợi của người dân lên trên hết. Chuyện thủy điện, và các chuyện khác đều phải thế.  Nói như thế để các nhà quản lý và cơ quan chức năng đừng vội xếp những người lên tiếng phản đối này nọ, nói những nhời khó nghe… là thế lực thù địch, lực lượng chống đối”. - Nứt đập thủy điện: Thanh tra làm rõ trách nhiệm (VTV).  - Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước: Khắc phục chỉ ở mức an dân! (TT).  - Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ).

Người đi chợ vĩ đại   –   (Đào Tuấn). “Sẽ rất ngoa ngoắt nếu nói năm 2018, mà gần hơn là 2014, với 6 triệu đồng, người dân còn không đủ đảm bảo ‘cuộc sống cá khô’, thậm chí không còn sức mà đạp xe. Nhưng lại càng không thể buộc người dân phải đóng thuế trong tình trạng ‘sống cá khô và xe đạp’, không được phép ốm đau, không thăm nom hiếu hỉ, không vui chơi giải trí…” - Stop Đinh La Thăng! (Trương Duy Nhất). “Đã đến lúc quốc hội phải có tiếng nói và biện pháp chặn ngăn ngay các chủ trương phí- thuế điên rồ và siết cổ dân của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Thậm chí có thể khởi tố ông Thăng vì những chủ trương chính sách đối chọi, chèn ép và xâm hại nghiêm trọng quyền lợi dân chúng, gây bất ổn, hoang mang, xáo trộn xã hội”. - Kiếm được tiền của anh Thăng rồi!   –   (Lê Dũng).

Quyền lợi: đặc thù Việt Nam, nghĩa vụ: mặt bằng thế giới (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). BTV: Ở một số nước có chương trình trả lại tiền thuế (tax refund) cho những gia đình có con nhỏ, thu nhập thấp. Số tiền được trả lại này đôi khi nhiều hơn số tiền người dân đã đóng cả năm. Ở VN thì tiền thuế “một đi không trở lại”, phải chăng đây cũng là “đặc thù Việt Nam”?

KINH TẾ
- NHNN yêu cầu 5 ngân hàng TM hạ lãi suất cho vay (TTXVN). - Dự báo quí 3 lãi suất có thể giảm xuống thấp (TBKTSG).
- Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam “không giống ai” (PLTP). - Vẫn lo về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước (TBKTSG). - Nên thuê tổng giám đốc cho tập đoàn (TT).
Giá USD tăng, vàng giảm (TN). - Vàng trong nước hơn thế giới 2,5 triệu đồng/lượng (TT).
Khi ‘đại gia’ muối mặt thừa nhận thua lỗ (VEF). - DN vừa và nhỏ: Không có lối thoát (VEF).
‘Đại gia’ nhập khẩu tới VN qua giao thương trực tuyến (VEF).
- Khai mạc Enerexpo Vietnam lần thứ hai (Tia Sáng).
- Những người tiên phong (Tia Sáng). Lược dịch từ bài: Vietnam’s technology pioneers (Financial Times).
Giá tăng từ chợ đến siêu thị (TT). - Bán hàng trợ giá cho công nhân (TT).
‘Vàng đen’ vẫn đang…’chảy máu’ (VTC).
Được mùa mà chẳng còn gì! (NLĐ). - Liên Việt Post Bank: Cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo (DV). - Người chăn nuôi chực phá sản (PLTP). Người nuôi heo đang lỗ nặng. Trong ảnh: Một trang trại chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai. = > 
- Airbus, Boeing và Embraer ký thỏa thuận thúc đẩy chế tạo xăng sinh học   –   (RFI).
- Nhật Bản loan báo mức thặng dư mậu dịch bất ngờ trong tháng Hai    –   (VOA).
- Hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm    –   (VOA).
“Nóng” cuộc đua giành ghế chủ tịch WB (DV).
“Kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi yếu nhất trong lịch sử” (CafeF/TTVN). - Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm   –   (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thực hư chuyện “tan hoang“ và “xẻ thịt“ ở Đền Hùng! (PLVN).
- Lăng tẩm của vua chúa Nguyễn đặc biệt thế nào? (ĐV).
- VỀ MỘT THỜI…HÀ NỘI (17)   –   (Nhật Tuấn).
<- ĐỖ NGỌC YÊN nhìn lại giải thưởng thơ Hội nhà văn VN (Lê Thiếu Nhơn).
- Hoài Văn Thẩm: Giải VHNT Hạ Long lần thứ VII, một cách nhìn rất mới về VHNT ỏ Quảng Ninh (Trần Nhương).
- Lê Thanh Dũng: CŨ HAY MỚI MỘT LÁ THƯ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CÁCH NAY 1/4 THẾ KỶ (Nguyễn Trọng Tạo).
- ÔNG BÙI THÀNH PHẦN “BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH KỲ BÍ” HAY LÀ MỘT VỤ “XÀO” VĂN THÔ THIỂN? (Nguyễn Trọng Tạo).
- THƠ NGUYỄN THỊ ĐẠO TĨNH BỊ BẠN THƠ “BIẾN TẤU” (Nguyễn Trọng Tạo).
- LÊ VĨNH TÀI Thơ hỏi Thở – Kỳ 8 (Lê Thiếu Nhơn).
- NẾU ÔNG NGUYỄN XUÂN LIÊN… (Ruchung).
- THÓI XẤU CỦA NGƯỜI KHÔN (Nguyễn Trọng Tạo).
Nghiên cứu để phát huy bản sắc văn hóa người Thái vào phát triển du lịch cộng đồng ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An  (VHNA). =>
Ai được lợi từ hội sách? (TT).
Công bố kết quả Giải thưởng FAHASA – sách được bạn đọc yêu thích bình chọn lần thứ nhất (TN).
Họa sĩ Hà Hùng Dũng mê vẻ đẹp phụ nữ Tây Bắc (VNE).
Đêm nhạc “Để gió cuốn đi 1 – Màu xanh trong lời gió” (TTVH).
Hát hay không bằng hay hát (TT).
Thông báo về Giỗ Tổ và cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng (TTXVN).
Đẹp ngỡ ngàng hoa sưa Hà Nội (VTC).
- Harmony Day – Ngày Hòa Hợp (Hiệu Minh).
- Siêu sao bóng đá tỏ tình gây sốc trên T.V? Nhiều nhà ngôn ngữ học vào cuộc (Tin khó tin). – Danh Ngọc nhận án treo giò kỷ lục cho lỗi văng tục chửi bậy  (GDVN).
- HLV Nguyễn Thành Vinh: “Không làm được, tôi xin dừng cuộc chơi!” (PLTP).


- Nguyễn Quang Lập: Phim của ai? (Quê Choa).
Mộ “khóc”! (TVN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng: Những vấn đề đặt ra trong đổi mới quản lý giáo dục đại học (Nhân Dân). – Xác định rõ trách nhiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học (SGGP). – Cần lộ trình trao quyền tự chủ cho các trường (ANTĐ). - Phân tầng để giám sát chất lượng đại học (TN). Tìm mọi cách để nâng cao “chất lượng” trường mình:  Ép học sinh chọn trường dễ đậu (TT).
- Các trường đại học tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh (TT).
- Tuyển sinh 2012: Nhiều trường ĐH quên thông tin học phí –   Tuyển sinh 2012: Khung học phí của các trường công lập và NCL (GDVN). – Bộ GD yêu cầu các trường ngoài công lập báo cáo mức học phí 2012 (Dân Trí).
Sát hạch lại ngoại ngữ của hàng ngàn thạc sĩ (VNN).
Khởi động dự án Đại học ảo tại Việt Nam (DT).
<- “Bác” đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia (Dân Trí).
Giáo dục hay nhồi nhét kỹ năng sống – Kỳ 4: Phải theo kiểu mưa dầm thấm lâu (TN).
- Lại một học sinh tự tử bằng thuốc độc (VOV). – Vì sao học sinh liên tiếp tự tử? (GDVN). - “Không thay đổi, sẽ còn nhiều vụ tự tử đau lòng của trẻ mới lớn” (DT).
Quy định giảm giờ làm cho giáo viên mầm non - Bao giờ cho đến… ? (SGGP).
- Xét duyệt đề cương nghiên cứu: kinh nghiệm từ Úc (Nguyễn Văn Tuấn).
- Tiếp nhận công nghệ đào tạo, bồi dưỡng tài năng của Mỹ vào Việt Nam (Tia Sáng).
Khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng (TT). - Đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng vào hoạt động (NLĐ).
- Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu  -  E-ideas: Sáng tạo để đối phó với biến đổi khí hậu (Tia Sáng).
- “Mảnh vỡ UFO” khổng lồ rơi xuống Nga (DT).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chủ động phòng chống thiên tai (NLĐ).
- Nhiều nạn nhân trong vụ nổ ở Thái Bình nguy kịch (LĐ). – Vụ nổ lò ở Thái Bình: “Khó đoán định tình trạng sức khỏe nạn nhân” (VOV).  – Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ nổ làm 11 công nhân bị thương (Tiền Phong).
-Sở NN-PTNT Đồng Nai nhận trách nhiệm (TN). - Yếu kém hay dung túng ? (TN). - Điêu đứng vì chất cấm (NLĐ). - Xử lý nghiêm người cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (LĐ).
Hơn 5 tấn tê tê, kỳ đà giấu trong kho lạnh (DV).
- Cháy trại lợn, thiệt hại hơn một tỷ đồng (TT). Hơn 140 con lợn của trang trại bị lửa thiêu chết = > 
Ùn ùn đi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp (VNN).
- “Loạn” quan điểm xử lý vụ va chạm giao thông tại ngã tư Cửa Nam (PLVN).
- Lại xảy ra sạt lở tại Quốc lộ 6, đoạn qua Hòa Bình (TTXVN).
Trung tá CSGT trọng thương do xe máy tông (TN).
Bé Bích không muốn dự phiên tòa phúc thẩm xét xử Luyện (PNToday).
Thanh tra vụ tai nạn chết người tại công trình (NLĐ).
Làm rõ vụ cháu bé tử vong ở nhà giữ trẻ (TN).
- Ô nhiễm môi trường:  THƯƠNG QUÁ NGƯỜI SỐNG Ở THỦ ĐÔ   –   (Kha Trà Phương).
- Người xe ôm nổi tiếng vì tin nhắn   –   (BBC).
- Dân số gốc Á tại Hoa Kỳ tăng nhanh   –   (RFI).
- Cái nầy hot à nha!  Australia: Một phụ nữ bị tố cưỡng hiếp đàn ông nhiều lần (DV).
- Hoa Kỳ đưa ra đánh giá ảm đạm về vấn đề an ninh nước trên toàn cầu    –   (VOA).
- Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm    –   (RFI).


QUỐC TẾ
- Cập nhật: Nghi phạm xả súng tại Pháp bị bắn chết (TTXVN). – Pháp: Nghi phạm vụ thảm sát Toulouse và Montauban đã bị chết, khi kháng cự quân đặc nhiệm    –   (RFI). – Nghi can vụ xả súng ở Pháp bị bắn chết    –   (VOA).  – Vụ vây bắt Toulouse kết thúc   –   (BBC). – Hình ảnh đầu tiên về đội đặc nhiệm sau khi tiêu diệt sát thủ Mohamed Merah (GDVN). - Nhóm liên quan Al-Qaeda nhận xả súng tại Pháp (TTXVN). - Pháp – nhiều vấn đề sau cái chết nghi can xả súng (VOV). - Nghi can thảm sát Pháp thiệt mạng (TN). - Chân dung sát thủ gây chấn động nước Pháp (DT).
- Đối lập Syria phản đối tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc    –   (RFI). – Tổng thư ký LHQ: HÐBA đã đưa ra thông điệp ‘rõ ràng’ về Syria    –   (VOA). -Ngoại trưởng Mỹ dự hội nghị Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ (TTXVN). - Vẫn đồng sàng dị mộng (TN).
- Afghanistan quyết định giải tán các công ty an ninh tư nhân    –   (VOA).
Hồ sơ chiến tranh toàn cầu của Mỹ (TN). - Chiến tranh bí mật – Chiến lược mới của Mỹ (SGGP).
- Trục Canberra-Jakarta trong ván cờ châu Á Thái Bình Dương   –   (RFI).
<- Đảo chính quân sự tại Mali   –   (RFI).  – Binh sĩ nổi loạn ở Mali tuyên bố đã giải tán chính phủ    –   (VOA). - Quân đội Mali đảo chính (TN). - Pháp đình chỉ hợp tác với Mali sau vụ đảo chính (TTXVN).
- Bồ Đào Nha : tổng bãi công chống chính sách khắc khổ   –   (RFI).  – Công đoàn Bồ Đào Nha đình công phản đối các biện pháp kiệm ước    –   (VOA).
Hy Lạp có thể là đồng minh mới của Nga ở Địa Trung Hải (Tintuc).
- Ấn Độ đang cần một mô hình phát triển mới   –   (RFI).
- Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh (VHNA).
- Biểu tình ở New York phản đối cái chết của thiếu niên ở Florida    –   (VOA).


* Vậy là ít nhất đã 2 ngày rồi, toàn bộ video lưu trên mạng của VTV1, chương trình Thời sự, đều không hoạt động: + Chào buổi sáng – 22/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 22/03/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 22/03/2012; + Cuộc sống thường ngày – 22/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 23/03/2012;  + Tài chính kinh doanh tối – 22/03/2012;  + Thời sự 19h – 22/03/2012.

 Thứ văn hoá trại giam

Phạm Toàn
(Ghi chép ngày đi thăm Cù Huy Hà Vũ)
Lên đường đi “thăm nuôi” Cù Huy Hà Vũ (Ảnh: PTK).
Mỗi tháng một lần
Chị Dương Hà từ trong phòng đón tiếp đi ra xe ô tô, nơi chúng tôi ngồi bên trong đợi chị vào trình giấy tờ. Dương Hà:
- Họ không cho vào thăm đây này. Em bắt đền các anh đấy.
Nghĩ cũng hay! Cứ làm như thể chúng tôi chịu trách nhiệm về sự đón tiếp của Trại giam không bằng! Liệu có thể coi người đàn bà nũng nịu không còn bé bỏng kia là vợ của một kẻ tù tội không?
Chúng tôi đi từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng. Đến cổng trại lúc 8 giờ sáng. Nếu được vào thăm, thì có cơ may ngồi với nhau tới 11 giờ.
Xe đỗ trước cổng. Dương Hà thận trọng dặn chúng tôi:
- Các anh ngồi yên trên xe nhé. Đừng ra ngoài, mình quen tự do rồi, thấy mình thung thăng, họ lại nghĩ nọ nghĩ kia, không cho vào thì thiệt.

Hoá ra Dương Hà vẫn đinh ninh chuyện thăm nuôi mỗi tháng là bình thường, chỉ “giữ ý” một chút thôi!
Chẳng ngờ, họ không cho vào. Không chỉ không cấp phép cho Phạm Đình Trọng (nhà văn, đại tá), Phan Trọng Khang (người bị giam năm ngày vì “tội” tiếp tế bánh mì và La Vie cho dân biểu tình bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa), và tôi, còn  không cấp phép cho cả Dương Hà và cháu Thanh con dâu Cù Huy Hà Vũ, bụng vượt mặt, hôm nay đi thăm nuôi nhân tiện khoe sắp sinh cháu đích tôn nối tiếp bậc tộc trưởng cho ông nội đang chịu án giam bảy năm! Không cho vào!
Lý do?
Dương Hà:
- Nghe cứ tức anh ách ấy! Họ nói, chưa hết ba mươi ngày, chưa sang tháng khác, còn hai ngày nữa mới sang tháng khác, chưa được vào thăm. Em bắt đền các anh đấy. Các anh vào nói hộ em đi.
Trọng và tôi vào, và gặp ngay lập tức một bác Trung tá có bộ mặt hoàn toàn giống như ông Đại tá giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Hệt như hai anh em. Các bạn cứ nhìn lại ảnh ông Ca thì hình dung được ông “em” này! Trên xe, chúng tôi đã bàn nhau về gương mặt quá xấu xí của người không tìm ra nổi ai là kẻ cầm loa ra lệnh rồi giương mắt nhìn xe cẩu giật đổ nhà ông Đoàn Văn Vươn – cái ngôi nhà gạch hai tầng mà ông ta “nói nhịu” gọi thành cái chòi – cái cuộc cướp bóc dân lành thời hiện đại được ông ta giở giọng cũng ra dáng “hiện đại” gọi là cuộc hành quân đáng để viết thành cả một giáo trình. Đánh giá của chúng tôi trong lúc xe bon bon dặm đường là như thế này: đó không thể là hình dong một cán bộ lãnh đạo tầm cỡ, mà chỉ có thể là hình dong một cai ngục! Và bây giờ chúng tôi gặp cai ngục Đỗ Ca. Kể từ đó, chúng tôi đều thay cái biển trên ngực ông để gọi ông bằng tên mới: Đỗ Phú.   
Trọng và tôi thay nhau thuyết phục ông cai ngục Đỗ Hữu Phú:
- Nào, chào bạn Trung tá, bạn cho chúng tôi vào thăm chú Vũ chứ nhỉ?
- Chưa sang tháng sau. Còn hai ngày nữa.
- Chúng tôi biết vậy mà. Nhưng mong bạn thông cảm đi. Hai ngày nữa là trùng với ngày chúng tôi phải dự cuộc trao giải văn hoá Phan Châu Trinh cho những nhân vật rất oách nhé … Đồng chí Trung tá biết không: chúng tôi phải có mặt để hoan hô nhạc sĩ Trần Văn Khê, rồi nhà sử học Pháp Alain Ruscio bạn của đại tướng nhé, rồi ông bí thư thành Uỷ Hội An … rồi những nhà văn hoá cỡ lớn khác nữa … Biết bà Nguyễn Thị Bình chứ? Cháu ngoại cụ Phan đấy! Từng thay mặt ViệtNamcãi nhau với Mỹ đòi ký Hiệp nghịParisđấy, biết chứ? Thôi, thông cảm, cho chúng mình thăm đi!
- Nhưng mỗi tháng chỉ được một lần thôi.
- Thì vưỡn! Chuyện mỗi tháng một lần ấy đến đàn bà cũng biết! Nhưng chỉ hai ngày nữa là sang tháng mới. Bác đại tá này thì phải về Sài Gòn kẻo lang thang mãi ở Hà Nội khi về dễ bị vợ mắng lắm. Đại tá về hưu là chúa sợ vợ. Đồng chí Trung tá, vài năm nữa đồng chí lên đại tá, rồi cũng sẽ về hưu, khi đó sẽ biết thế nào là sợ vợ cho mà coi.
- Nhưng nguyên tắc là nguyên tắc. Chúng tôi là cơ quan chức năng…
- Thôi, đồng ý đi, đời vui ấy mà, đau khổ làm gì cho nó … đau khổ! Cho chúng tôi vào nhé?
Chúng tôi còn nói cả thôi cả hồi nữa… Tôi thì đùa… đồng chí đại tá nhà văn thì nghiêm túc nói về tình người, ông cựu đặc công đương kim doanh nhân biểu tình thì lặng lẽ theo dõi gật gù (tội thân! người lịch sự thế mà lại chọc tức cha quận trưởng Từ Liêm làm nó nổi khùng nó xơi tái cho hẳn 5 ngày 5 đêm) … Cuối cùng em giai anh Ca nói:  
- Dzzzưng mà cái nhà chị kia kìa lần trước phạm nội quy, làm người ta suýt bị kỷ luật!
- Đâu có, em có phạm gì đâu?
- Thế ai quay phim chụp ảnh rồi đưa lên mạng nữa?
- Đó là chú lái xe…
- Lái xe thì phải bảo nó chứ? Cơ quan nào thì cũng có nội quy. Ở đây là cơ quan chức năng cũng phải có nội quy chứ. Làm thế ai chịu được!
Lạy giời lạy đất, chút nữa thì kẻ thích đùa là tôi bật phá lên cười. Hoá ra ông ta cũng là người hiểu biết và có tình cảm đồng bào, chứ đâu đến nỗi. Chẳng qua ông ta uất hận vì vụ chụp ảnh lần trước. Thảm nào! Thảm nào, cẩn thận, ngoài cửa bây giờ đã có hẳn một cái bảng cấm quay phim và chụp ảnh.
Cuối cùng ông đem mấy cái giấy chứng minh và cuốn sổ thăm nuôi đi, hầm hầm nói lại rằng thì là đi báo cáo cấp trên…
Cấm quay phim chụp ảnh trước cổng trại
Nhại thơ bạn ông Huy Cân tặng nàng Riffaud
 Trong lúc ông Trung tá đi xin ý kiến cấp trên, chúng tôi ngồi lại với anh đại uý trực. Anh không đeo biển tên, nhưng chúng tôi lò mò hỏi tên, anh cũng nói: tên Nông. Đại tá Trọng thích chính xác:
- Nông như “nông nghiệp” chứ gì?
Anh gật đầu, đôi mắt nhỏ lim dim nheo nheo ti hí cười. Tôi có thói quen dành nhiều thiện cảm cho người mắt to. Nhưng bây giờ, vì tương lai con em chúng ta, vì đưa bé nằm trong bụng con dâu Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng cầm lòng làm thân với người mắt bé.
Tôi làm quen với đại uý:
- Nào, đồng chí đại uý, cho mình phỏng vấn cái nha?
Ông ngồi yên, mắt vẫn lim dim nheo nheo. Mình hỏi:
- Hỏi thật đồng chí đại uý nhé: đồng chí có tin là ông Cù Huy Hà Vũ là người có tội không?    
Ông vẫn ngồi yên, mắt vẫn lim dim nheo nheo như trước. Đại tá nhà văn nói như một lời bình:
- Im lặng vậy là đồng ý với câu hỏi rồi: chắc là Cù Huy Hà Vũ không có tội. Nếu có tội, thế nào cũng đáp thật nhanh. Hỏi cái đáp liền. Chắc như đinh đóng cột: có tội chứ!
- Thôi cho mình hỏi câu nữa nhé.
Đại uý bây giờ mới lên tiếng, nghe rất dễ mến:
- Hỏi thì được, nhưng không được hỏi buồn cười!
Thích thật. Các nhà ngoại giao nước ta nên học cách trả lời cánh báo chí như thế: hỏi gì thì hỏi, nhưng không được “hỏi buồn cười”. Nhưng mà, khốn khổ cái thân tôi, có khi nào tôi nghiêm túc được đâu? Hễ không châm chọc thiên hạ là tôi ăn không ngon ngủ không yên. Hôm nọ đi Hội An, dọc đường xe lửa Thống nhất cũng châm chọc được một anh Hải quan trẻ măng học Bách Khoa ra nhảy vô Hải quan sắp lấy vợ Ngân Hàng, phẩm chất cái cánh tay phải tợ thủ sở hữu bao nhiêu là trí tuệ vậy mà không biết gì là Tiên Lãng và anh Vươn! Sau đó lại nhờ châm chọc một gia đình nông dân Bến Tre đi đám cưới, bỗng biết khối thứ, biết thêm hoàn cảnh những cánh đồng nước lợ nuôi tôm giống như cánh đồng mênh mông mồ hôi nước mắt của anh Vươn … Chuyện hay nhưng nói bây giờ sợ lạc đề, lúc nào đó sẽ viết!
Bây giờ: 
- Hỏi nhé: đồng chí đại uý có tin là hai cái bao cao su dùng rồi là có giá trị pháp lý và đạo lý không?
Đại uý bây giờ lạị ngồi im, dứt khoát giữ gìn bí mật quốc gia như giữ gìn con ngươi bên trong đôi mắt lim dim.
Định trêu tiếp, nhưng lúc đó có tin mừng cho Dương Hà, nên thôi. Đồng chí Trung tá Đỗ Hữu Phú không xuất hiện. Thay vào đó là hai đồng chí trung tá và một đồng chí thiếu uý trẻ măng, thon thả. Một đồng chí trung tá khi nói miệng phả ra sặc mùi cồn. Định trêu một phát, chấn chỉnh nội ngoại quy luôn thể, nhưng ở đây chúng hắn là vua, sợ hỏng việc của chị Dương Hà, nên thôi.
Lệnh: cho vào thăm, nhưng không cho hai ông họ Phạm và ông cựu đặc công họ Phan vào.
Lại dẻo mỏ thương lượng, hết lý thì đi tắt đón đường sang tình, hết tình thì lộn về làng xưa vòng vèo sang lý. Nhưng ở cái xứ sở nơi kẻ dẻo mỏ số Một cũng chỉ thuyết phục nổi những người tử tế chất phác cả tin thôi, rồi sẽ có Luật biểu tình mà, Hoàng Sa và Trường Sa là của ta mà, rồi sẽ bầu cử dân chủ như Việt Nam đã dạy bảo Miến Điện mà, rồi sẽ thay đổi tình trạng nông dân Tiên Lãng quá khổ cực vì lũ Ca-Hiền-Thành-Thoại mà, rồi sẽ nhờ Hải Phòng xử án thật đích đáng cái con tàu chìm mà …   thì kẻ dẻo mỏ nghiệp dư như lũ mình làm sao thuyết phục nổi những đại diện chân chính ưu tú của cả một nền văn hoá mới dựng xây dưới ánh sáng của Bóng tối?
- Chúng tôi nói không là không. Yêu cầu đem đồ thăm nuôi sang kiểm tra.
Kiểm tra xong. Một anh từ “tự giác” mặc quần áo màu xám, đẩy một chiếc xe ba gác ra. Ngỡ là anh ta sẽ chở hộ đồ vào bên trong cách độ chừng 700 mét. Nhưng anh ta bỏ đó cho mẹ con nhà Dương Hà.
Mình lại quay qua mấy đồng chí cấp tá:
- Hay là cho chúng tôi chở hộ đồ thăm nuôi nhỉ?
Không ai thèm đáp. Nghĩa là hiểu ngầm: đừng có mà đùa nữa. Có muốn ở lại đây không? Ờ, có cho Dương Hà ở lại với chồng hôm nay không nhỉ? Đừng có mà đùa! Hai anh già một anh bảy-hai một anh tám-mốt, anh cựu đặc công từng bị công an Từ Liên cởi áo quần ra tẩn cho một trận tiện thể chất vấn “sao người mày nhiều sẹo vậy”, có muốn ở lại không nào? Ở luôn không xét xử như Bùi Hằng ở cái trại tập trung Thanh Hà ấy, nào?!
- Ô kê, ưu tiên Dương Hà … Em cho hai anh với thằng cu biểu tình hỏi thăm Cù Huy Hà Vũ nhé! Chào Madeleine Riffaud đi thăm nuôi chồng… Em đi … béo nhỏ … đường gầy
- Sao lại “béo nhỏ” với “đường gầy”? Bóng nhỏ đường lầy chứ?
- Thế hử?
Bóng hai mẹ con cùng chiếc xe ba gác mất hút phía xa sâu trong trại. Thấp thoáng những ngôi nhà đẹp. Xưa trong Tuyên ngôn Độc Lập, bài văn hùng hồn lên án thực dân Pháp, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, bây giờ dân tộc ta đã có hẳn những nhà tù đẹp hơn trường học … Vinh quang quá đi chớ!
Cựu tù nhân Phan Trọng Khang, từng bị giam năm ngày vì “tội” tiếp tế bánh mì và La Vie cho dân biểu tình bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa (bên phải).
Thu hẹp nữa biên giới của Tự Do
          Còn lại ba chúng tôi ngồi ở phòng chờ. Anh đại uý ở phòng gác bên cạnh có cửa thông sang phòng chờ bên này.
Tôi lại giở ngón đùa, nhưng lần này là đùa nội bộ, không trêu chọc thách thức nền văn hoá trại giam.
- Thế này nhé. Bây giờ chơi trò này nhé. Mình đóng vai những người đồng chí của tầng lớp cai ngục, hai ông đóng vai người đến thỉnh cầu. Chơi nhé? … Hai ông kia, đi đâu, việc gì?
- Dạ, hai chúng tôi đến đây thỉnh nguyện chuyện phát triển đất nước.
- Ô-kê. Phát triển đất nước. Dưng mà trình độ tới đâu mà dám lạm bàn phát triển đất nước? Chuyện này đã có người lo.
- Dạ, chúng tôi trí thức, “quốc gia hưng vong chúng tôi hữu trách” ạ.
- Giỏi! Trả lời được thì tha cho tội khinh cấp trên, không trả lời đựoc thì đánh đòn, hạ ngục. Trả lời này: căn cứ vào đâu mà nói “quốc gia đang hưng hay đang vong”?
- Căn cứ vào lòng dân đánh giá tình hình.
Tôi nhại giọng xẩm, hát chế một bài Ba anh em trong một chiếc xe tang sau đó chúng tôi cười ha hả vui vẻ như chưa từng đựơc làm trẻ con.
Chúng tôi bỏ trò vui hỏi đáp để thẳng thắn trực diện bàn với nhau nhiều câu hỏi hết sức lớn đang đặt ra trước vận mệnh của dân tộc. Những câu phân tích tình hình của ba chúng tôi nếu đem ghi lại thì có thể thành một giáo trình xã hội học thực sự đấy. Một giáo trình chắc chắn còn cần những bài giảng khác bổ sung. Nhưng rõ là một giáo trình. Đừng có mà ghép gộp chúng tôi với Đỗ Hữu Ca…
Ra về… chúng tôi chụp ảnh chung ở cổng trại. Họ ra xua xua không cho chúng tôi chụp. Ông nhà văn đại tá cãi “đây là bên ngoài trại”… Nhưng tôi khôn hơn, bảo lên xe đi kẻo nó tịch thu cái máy “Ai-bét” thì mất toi, nơi tù mù văn hoá trại giam biết đấy là đâu.
Xe đi cách xa chừng dăm trăm mét thì dừng lại chụp ảnh. Chụp từ xa, “dum” lại, vẫn sáng tỏ hơn sao trên trời. Cái nền văn hoá trại giam làm sao hiểu nổi thời đại kỹ thuật công nghệ ngày càng cao, cần gì phải đến tận nơi mới gọi là “gần”?
Hình như có bóng một người đang chạy ra chỗ xe chúng tôi dừng để chụp ảnh kỷ niệm. Hay thật đấy! Hoá ra họ muốn phát triển đất nước mở rộng bờ cõi trại giam ra cả những vùng nằm ngoài ranh giới trại giam. Ôi, những tham vọng thể hiện một trình độ văn hoá tuyệt vời!
Hà Nội, 22-3-2012,
Trước ngày giỗ Phan Châu Trinh 24-3-2012
P.T.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố Thủy điện sông Tranh

Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngạiAi "rút ruột" những công trình này?  Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee.net 22-3-12) --.Ba nguyên nhân gây ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh (Dân trí) - Thường bị ăn bớt, rút ruột, nên chất lượng các công trình nhà nước, công trình công cộng, dân sinh ở ta luôn kém, thậm chí có khi tới mức tệ hại. Và theo tôi, đó cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây sự cố đập thủy điện sông Tranh... >>  Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông TranhCận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh  2 (VNN 22-3-12) 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu'  (VnEx 22-3-12) Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật (VTC).

BÁO MINH CẢNH: BẠC HY LAI VÀ CHÂU VĨNH KHANG ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH

Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai -REUTERS/Jason Lee
-Nguồn-
BÁO MINH CẢNH: BẠC HY LAI VÀ CHÂU VĨNH KHANG ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH
Nguồn: Want China
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -22.03.2012
Có tin đồn rằng cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đang bị bắt giữ đang nắm giữ bằng chứng một âm mưu bí mật của Bạc Hy Lai và Châu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản việc nhậm chức được trông đợi của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào vai trò tổng bí thư Đảng Cộng sản, căn cứ theo hãng tin Minh Cảnh, một trang mạng từ New York nhận là có nguồn tin từ những nhân vật chính trị trong cuộc.
Việc sa thải đầy bất ngờ đối với cựu bí thư đảng uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã được đa số đồn đãi rằng có liên quan đến sự kiện đầy kịch tính của cánh tay phải trước đây của ông là Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an và phó thị tưởng Trùng Khánh. Vương từng được Bạc yêu cầu thiên chuyển từ Liêu Ninh đến Trùng Khánh để giúp Bạc trong nỗ lực dập tắt tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Vương đã rời bỏ nhiệm sở và tìm cách tị nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô hôm 5 tháng Ba, nhưng sau đó đã nộp mình cho nhân viên chính quyền và hiện được cho là đang bị giam giữ tại Bắc Kinh. Trong khi đó Bạc đã bị cách chức vào hôm 15 tháng Ba và có tin đồn là đang bị giam giữ tại gia, mặc dù đa số những tin tức về các nguyên nhân của vở kịch chính trị đang diễn tiến này cho đến nay vẫn không có gì vững chắc ngoài những đồn đãi không kiểm chứng được.
Tờ Minh Cảnh, một trang mạng được theo dõi rộng rãi, hiện đã liên kết việc đi xuống của Bạc với một âm mưu được cho là nhằm ngăn Tập Cận Bình trở thành nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Căn cứ theo một nguồn tin không nêu danh tại Bắc Kinh, Châu Vĩnh Khang, một thành viên của nhóm lãnh đạo tối cao gồm chín người trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, đã bí mật hứa hẹn giúp Bạc được vào cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và thay thế Châu trong vai trò bí thư Uỷ ban Chính pháp. Việc này sẽ cho phép Bạc kiểm soát được lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân và Bộ Công an, và ép Tập phải từ chức trước khi tự đưa mình vào vị trí phó chủ tịch và chức tổng bí thư trong tương lai, nguồn tin cho biết.
Báo Minh Cảnh cũng nói rằng Bạc, qua Vương và trên danh nghĩa của Sở Công an Trùng Khánh, đã mua 5 nghìn súng trường và 50 nghìn viên đạn từ một nhà máy sản xuất vũ khí vào năm ngoái để thiết lập một đội quân riêng. Cảnh sát Vũ trang đã được gửi đến Trùng Khánh để điều tra tung tích của đống vũ khí này, bản tin cho biết.
Một nguồn tin Minh Cảnh “tiết lộ” rằng kể từ Tết Nguyên đán, Bạc đã dùng ảnh hưởng của mình trong giới truyền thông trong nước và ngoại quốc để tăng cường sự chú ý đến Hội nghị lần thứ 18 Quốc hội Trung Quốc sắp đến, khi Tập được trông đợi là sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, hiện là tổng bí thư và chủ tịch. Minh Cảnh nói rằng đây là một phần của cuộc tấn công toàn diện của Bạc nhằm hất cẳng Hồ, Tập và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khi tự đặt mình vào vòng tròn lãnh đạo.
Giang Trạch Dân, người tiền nhiệm của Hồ - người vẫn tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng trong chính trường Trung Quốc - cũng được cho là có liên quan đến vấn đề Bạc Hy Lai, báo Minh Cảnh cho biết. Giang được cho là đã gọi Châu là kẻ phản bội khi Châu ủng hộ Bạc và được biết là đã ủng hộ Hồ và Ôn trong quyết định sa thải Bạc khỏi những vị trí quyền lực. Giang và cựu chủ tịch Tằng Khánh Hồng tin rằng quá trình chuyển đổi quyền lực êm ả thì rất quan trọng đối với việc giữ gìn tính ổn định trong hệ thống chính trị Trung Quốc và bất kỳ sự chống đối nào cũng phải bị dập tắt, tờ Minh Cảnh viết.
Rõ ràng là Bạc đã tạo ra một thách thức đối với quan điểm của nhóm lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Phong cách chính trị đầy hào nhoáng của ông đã tạo ra một tương phản rõ rệt so với việc lãnh đạo mang tính kỹ trị của Hồ và Ôn. “Mô hình Trùng Khánh” do Bạc khuếch trương với việc quay lại thời Cách mạng Văn hoá và viện dẫn những đường lối Mao-ít vốn đã bị loại bỏ từ lâu, được cho là đã khiến cho giới lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.
Một nhà phân tích ẩn danh nói với Minh Cảnh rằng Châu sẽ phải chấm dứt thái độ “ngoan cố” của mình và đối xử với Giang và Hồ một cách lịch sự, nếu không sẽ chịu một hậu quả khó chịu.
Một nguồn tin của Minh Cảnh nói rằng mối liên hệ then chốt trong tấn kịch Bạc Hy Lai là một thương gia tên là Hồng Đào. Vương Lập Quân đã sẵn sàng rời bỏ lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và tự nộp mình cho chính quyền vì Châu đã hứa bảo đảm an toàn và miễn truy tố ông, nguồn tin cho biết. Thông điệp này được cho là đã được chuyển cho Vương bởi thứ trưởng bộ an ninh Khâu Tiến và Hồng Đào, một tổng giám đốc giàu có ca khách sạn Châu Á ở Bắc Kinh, người mà Châu đối xử “như con”.
Vương và Hồng được cho là đã quen biết nhau hơn 20 năm và đã hợp tác với nhau trong một số thương vụ. Vì mối quan hệ mật thiết của họ, nguồn tin cho biết rằng Vương đã có bằng chứng về sự tham nhũng khổng lồ của Hồng, con trai và vợ của Châu, và những thư ký của họ là Dư Cương và Đàm Hồng. Vương được cho là đã chuyển những bằng chứng này ra nước ngoài, một phần qua lãnh sự quán Hoa Kỳ, và dùng nó để thương lượng cho sự an toàn của mình. Đấy là tại sao Châu, e sợ việc công bố thông tin này, đã không chịu chuyển Vương sang cho Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, nguồn tin nói. Nỗi lo sợ về hậu quả của việc giữ thông tin về Hồng và Châu đã là nguyên nhân quan yếu khiến Vương đào thoát và dẫn đến việc Bạc bị sa thải, nguồn tin cho biết. Hồng sẽ vẫn là trọng tâm trong những gì sắp xảy ra, nguồn tin bổ sung.
Bạc hiện được cho là đang bị giam giữ tại gia ở Bắc Kinh trong khi vợ ông là Cốc Khai Lai đang bị Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật giữ để thẩm vấn. Căn cứ theo Foreign Reference News, một tạp chí được đồn rằng có liên quan đến phe phái chính trị của Giang, Hồ được cho là đã đích thân chỉ thị bắt giữ Bạc, ra lệnh Chánh Văn phòng của Uỷ ban Trung ương điều động lực lượng an ninh mật của Cục Cảnh vệ Trung ương làm việc.
Một nhà quan sát từ Bắc Kinh cũng đã cho Minh Cảnh biết rằng tất cả những người ủng hộ Bạc hiện đang nằm trong tay của Cục Cảnh vệ, họ bị bắt giữ chiếu theo những luật lệ khác.
Minh Cảnh đã không thể cung cấp được những bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ cho những nguồn tin của mình. Trang mạng này nói rằng sẽ tiết lộ thêm tin tức về Bạc khi hợp thời.
--  Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản    –   (VOA).-“Mô Hình Trùng Khánh” và Bạc Hy Lai   –   (RFA).  -"Mô Hình Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai-Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120321 Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giảTại sao Bạc Hy Lai ‘thân bại danh liệt’? (ĐV). -Vụ Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông


-CƠN ĐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TẠI BẮC KINH-Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 20/3/2012 - TTXVN (Oasinhtơn 15/3)
Về một loạt các sự kiện diễn ra mới đây trong nội bộ Trung Quốctừ việc cách chức Bí thư Bạc Hy Lai đến bài phát biểu gây chn động của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tạp chí Newsweek của Mỹ ngày 15/3 có bài phân tích gọi đây là một cuộc nội chiến về chính trị tại Bắc Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:
Việc loại bỏ không chút lễ nghi ông Bạc Hy Lai, bí thư đầy quyền lực và uy tín tại Trùng Khánh, thành phố lớn ở phía Tây Nam của Trung Quốc là một cơn địa chấn chính trị với những dư chấn lan tỏa khắp Trung Quốc Ông Bạc Hy Lai là nhân vật lớn hơn cả chức vụ mà ông nắm giữ: người quyền lực nhất và có sức thuyết phục nhất tại Trung Quốc đối với những người cánh tả và tân Maoít. Đúng như ông Bạc nhận xét trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh mới đây, nếu “chỉ có một vài người giàu vào cuối thập kỷ tăng trưởng kinh tế phi mã, “thì chúng ta là tư bản, chúng ta đã thất bại”.
Ông Bạc Hy Lai giới thiệu “mô hình Trùng Khánh” của ông là một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế, phá vỡ kỷ lục tăng trưởng thông qua các công ty nhà nước, trong khi phân chia một phần của cải đó cho công nhân trong các chương trình nhà ở, giáo dục và y tế mang tính xã hội chủ nghĩa. Ông say sưa với các khẩu hiệu kiểu Maoít. Chiến dịch “hát nhạc đỏ và tấn công đen” của ông đã đánh đúng vào tình cảm của nhiều người Trung Quốc vốn bất bình với tham nhũng và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn mà nhiều người đổ lỗi cho tự do hóa kinh tế
Ông Bạc Hy Lai cũng có ảnh hưởng do nằm trong số các “Thái tử” – con cái của các anh hùng lớn trong cuộc cách mạng năm 1949, những người cho đến rất gần đây vẫn được coi là cấm đụng chạm. Ổng được quy hoạch để đẩy lên vị trí chính trị cao nhất vào tháng Mười này, chắc chắn nắm một trong chín ghế của Ban Thường vụ Bộ Chính trị – một tổ chức quyền lực mà những kẻ gièm pha ông Bạc (gọi ông là “Mao con”) sợ rằng ông sẽ chiếm quyền và chi phối. Và thực tế, trong chuyện ra đi bất ngờ của ông Bạc Hy Lai có hơi hướng của vụ bè lũ bốn tên năm 1976.
Có thể đo lường được mức độ khó khăn mà ông Bạc Hy Lai đã thách thức các lãnh đạo tại Bắc Kinh về mặt tư tưởng bằng việc đích thân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải lên tiếng một ngày trước đó. Trong một cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cố tình chèn vào bài phát biểu những ý tứ rằng số phận chính trị của ông Bạc Hy Lai đã kết thúc.
Các cuộc họp báo của đảng ở Trung Quốc thường không phải là các sự kiện đáng chú ý, càng đương nhiên là như vậy trong những tháng trước khi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp, khi tất cả các cán bộ phải thể hiện sự thống nhất trong đảng. Vì vậy cuộc gặp kéo dài ba giờ giữa ông Ôn Gia Bảo và các nhà báo nước ngoài và trong nước vào lúc kết thúc Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc hôm 14/3 là rất đặc biệt. Thủ tướng Trung Quốc đã vẽ lên những hình ảnh ghê rợn của Cuộc cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng ước vọng dân chủ của người Arập là một lực đẩy không thể cưỡng lại, thuyết phục người Trung Quốc về tính cấp bách của cải cách chính trị, và tấn công không che đậy vào “Thái tử đỏ” Bạc Hy Lai. Bài phát biểu của ông Ôn Gia Bảo thể hiện rõ với tất cả những người theo dõi rằng, theo quan điểm của ông và những người chủ trương hiện đại hóa, không có chuyện quay ngược lại lịch sử; Trung Quốc đang trên đường đi tới một tương lai rất khác so với quá khứ thời Mao.
Lời trách phạt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang kịch tính đúng như chính trị Trung Quốc – và ông đã đúng, rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu tranh trong chính nội bộ đảng. Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình (và vì vậy không thể bị cắt xén hay giải thích khác đi cho công chúng), ông Ôn Gia Bảo đã lựa chọn – đúng như ngày hôm sau cho thấy – một quyết định tập thể trong nội bộ lãnh đạo cao cấp – sử dụng cuộc họp báo mỗi năm một lần, vào đúng giờ cao điểm, để tấn công vào Bạc Hy Lai, và thể hiện sự phản đối với việc đưa ông Bạc Hy Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Với một sự thẳng thừng gần như chưa bao giờ thấy trong hoạt động chính thống cứng nhắc của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng diễn đàn công khai nhất này để gọi Cách mạng Văn hóa là một “bi kịch” – và bi kịch đó, nếu không có những cải cách chính trị cấp bách, “có thể tái diễn”. Ngược lại, ông Bạc Hy Lai coi việc hồi phục “văn hóa đỏ” là quan điểm chính của mình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mập mờ không nói rõ cải cách chính trị là thế nào ở Trung Quốc – với chỉ một năm còn lại trong suốt một thập kỷ tại vị, những điểm cụ thể, chi tiết không phải là điểm chính. Mục đích của ông Ôn là sử dụng tất cả ảnh hưởng đáng kể còn lại của mình để ủng hộ quá trình cải cách tự do, đi ngược với phái tả trong đảng do Bạc Hy Lai đứng đầu.
Và ông tuyên bố với cả nước: “Cẩn thận: con người này nguy hiểm”. Ông Ôn phản hồi một cách mạnh mẽ trong buổi phát sóng trước những câu hỏi về câu chuyện đầy kịch tính đã thu hút cả nước kể từ khi tin tức lộ ra vào tháng trước Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn đến tổng lãnh sự quán Mỹ và bị bắt sau đó tại Bắc Kinh. Sự bàn luận về vụ việc này đã diễn ra gần như không bị kiểm duyệt trên khắp các blog mạng của Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo với giọng sắc lạnh nói rằng thành ủy Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai đứng đầu) phải kiểm điểm nghiêm khắc về “sự cố” và chính phủ đang điều tra vụ việc với mức độ cao nhất. Ông nói; “Phải có câu trả lời cho nhân dân và kết quả điều tra phải vượt qua được thử thách về pháp luật và lịch sử”.
Điều mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo không nói tới là việc Bắc Kinh thực ra đã điều tra Trùng Khánh từ gần một năm nay, rất lâu trước khi Vương Lập Quân bất ngờ bị ông chủ của mình loại bỏ và trốn khỏi Trùng Khánh vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Bắc Kinh đã thu thập được bằng chứng rằng chiến dịch “tấn công đen” của Bạc và Vương, về danh nghĩa là chống tội phạm có tổ chức, còn là cái vỏ che đậy việc bắt giữ hàng nghìn doanh nhân cực kỳ giàu có. Bị giam giữ trong các nhà tù bí mật và thẩm vấn kèm tra tấn nhiều người đã chịu án tù lâu năm hoặc xử tử. Nhiều người bị tịch thu tài sản – một cách khôn khéo để tạo nguồn tiền cho chương trình nhà ở cho người nghèo của ông Bạc, và cũng để có đủ tiền trả cho chiếc Ferrari màu đỏ của con trai ông ta, và mua chuộc sự trung thành.
Chiến địch “tấn công đen” cũng là một cách tạo tai tiếng tham nhũng cho Uông Dương, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông hiện cũng đang chờ vào Thường vụ Bộ chính trị, bằng cách để cho mọi người kết luận là ông Uông chắc hẳn đã cho phép các doanh nhân này phát triển nhanh chóng khi ông giữ chức bí thư Trùng Khánh. Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khen ngợi nhiệm kỳ của Uông Dương.
Giáo sư Đồng Chi Vĩ người thực hiện cuộc điều tra của Bắc Kinh, là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về luật pháp, quản trị và hiến pháp, hiện giảng dạy tại Đại học Giao thông danh tiếng ở Thượng Hải. Báo cáo của ông được trình lên các nhà lãnh đạo vào mùa Thu năm ngoái và được ông nói. đến trên truyền hình với các kết luận buộc tội. Ông cho rằng mục tiêu của “tấn công đen” là “làm suy yếu và loại bỏ các doanh nghiệp tư nhân “từ đó củng cố các doanh nghiệp nhà nước hay các nguồn tài chính cho chính quyền địa phương”. Tác động chính của nó, theo ông, không phải là với mafia ở Trùng Khánh, mà là khiến giới giàu có nhất mất hết tiên bạc, mất quyền lực và thậm chí cả gia đình – nhiều người còn bị tống tù. Một trong các triệu phú này, doanh nhân Li Jun hiện sống lưu vong không chút tiền bạc, đã miêu tả sự tra tấn mà ông nói là đã phải chịu đựng dưới sự “tân khủng bố đỏ’’, do Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân chỉ đạo. Một nhân vật khác là Zhang Mingyu, người tuyên bố nắm trong tay các cuốn băng làm bằng chứng về các biện pháp đối với tù nhân, đã bị cảnh sát Trùng Khánh vây bắt tại Bắc Kinh gần đây.
Nếu ông Bạc Hy Lai hy vọng đưa Vương Lập Quân ra làm người đỡ đòn khi tấm lưới đã vây kín xung quanh, thì bước đi này đã gây tác động ngược lại. Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt Vương Lập Quân – và công bố sự thật kinh hoàng về cáo buộc tra tấn, ép cung và các biện pháp phi pháp đã được sử dụng ở Trùng Khánh, đúng như Thủ tướng Ôn đã hứa sẽ công bố điều tra của Bắc Kinh về vụ của Vương. Các công bố này, nếu đúng sự thật, sẽ hủy hoại cả hai nhân vật của Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai rất có thể phải chịu trừng phạt nặng hơn mức mất chức. Để phá vỡ gọng kìm của phe tả thì phải làm mất uy tín của Bạc. Cuộc đấu này không đơn thuần giữa hai đối thủ tham vọng nhằm vào vị trí lãnh đạo. Việc sa thải Bạc Hy Lai còn là động thái tấn công phủ đầu để đảm bảo rằng xu hướng cải cách nổi lên tại Trung Quốc, chứ không phải là mô hình nhà nước kiểm soát tuyệt đối. Bằng việc nhắc lại một thập kỷ đen tối của Cách mạng Văn hóa, ông Ôn Gia Bảo đã đặt thêm sức ép để Tập Cận Bình phải đứng hẳn sang một bên, ngay lập tức, với các lực lượng ủng hộ hiện đại hóa.
*
*          *
TTXVN (Angiê 17/3)
Việc Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc, bị cách chức được giới quan sát đánh giá như một quả bom phát nổ vào thời điểm nhạy cảm khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng “khổng lồ” với 80 triệu đảng viên và sẽ cho ra đời một ban lãnh đạo mới.
Theo nhà phân tích Claude Lely của tạp chí “Tin Trung Hoa”, vụ việc này giúp củng cố vị thế của phái “cải cách” do Hồ cẩm Đào đứng đầu, đồng thời cho thấy cuộc tranh giành các vị trí lãnh đạo chủ chốt quyết liệt và gây xáo động trong Đảng đến mức nào.
Bạc Hy Lai là người có sức thuyết phục, có phong cách riêng và mang dáng dấp của một Kennedy Trung Hoa, một chính khách được giới truyền thông ưa thích. Việc ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2007 có thể là thăng chức, cũng có thể là bị đi đày. Đối với ông, điều đó không quan trọng vì ông muốn biến nơi đây thành bàn đạp để leo lên vị trí lãnh đạo cao hơn.
Trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở bầu bán nội bộ, Bạc Hy Lai lại muốn dựa vào dân chúng để thỏa mãn tham vọng cá nhân. Ông đáp ứng cảm giác mất mát giá trị của người Trung Quốc bằng chủ trương tái lập nền văn hóa cộng sản chính thống, với những bài ca cách mạng trên phố và truyền hình, chiến dịch phục hồi tư tưởng Maoít trên Internet và điện thoại di động, lên án sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Cứ như thế, Trùng Khánh trở thành biểu tượng của trào lưu “Đổi mới Đỏ”, còn Bạc Hy Lai trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Trung Quốc.
Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn giãn tiến độ cải cách kinh tế và là hiện thân của một “cánh tả mới”. Giới trí thức ủng hộ phái này cũng như nhân vật mị dân này, và cho rằng không phải tất cả những gì diễn ra trong Cách mạng văn hóa đều đáng bị vứt bỏ. Ông ve vãn báo chí và được báo chí đáp lại. Chính chiến dịch chống- tham nhũng chưa từng thấy giúp ông nổi tiếng trong cả nước. Trùng Khánh nổi tiếng là một trong những sào huyệt của maphia Trung Hoa và Bạc Hy Lai muốn tiến hành một cuộc chiến vừa bằng sức mạnh, vừa bằng truyền thông, với sự trợ giúp của Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố.
Các vụ xử án quan chức ồn ào triệt hạ được một số địch thủ, đàn áp bằng tra tấn và dẫn đến nhiều vụ kết án tử hình, những chính sách cứng rắn của “ông vua con” của Trùng Khánh khiến giới truyền thông và người dân Trung Quốc thích thú. Quả thực là một số giới truyền thông coi ông như một nhà độc tài, biểu tượng của giới lãnh đạo không ai đụng đến được. Họ đăng tải tin đồn về tham nhũng, đầu tư ra nước ngoài hay thói chơi ngông của con trai ông thích xe hơi hạng sang và gái đẹp.
Đại đa số dân chúng trong nước tin những điều ông nói: từ thành phố cảng Đại Liên đến Trùng Khánh, nơi nào xã hội cũng an toàn hơn, thành phố phát triển nhanh hơn và dân chúng cảm thấy mình gần gũi với Đảng hơn. Tất cả là nhờ Bạc Hy Lai.
Trái lại, giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng lại không đánh giá cao chính sách mị dân của Bạc Hy Lai, phê phán ông về phong cách làm việc cá nhân và thiếu tôn trọng quy định của Đảng. Bạc Hy Lai bỏ ngoài tai tất cả vì ông nghĩ rằng sự ủng hộ của dân chúng sẽ giúp ông lên được Bắc Kinh Và “ngôi sao đỏ” nằm trong số những nhân vật có nhiều cơ hội nhất để giành một trong 9 ghế thường vụ Bộ chính trị.
Vụ Vương Lập Quân dường như nổ ra vào thời điểm thích hợp đối với phái chống Bạc Hy Lai. Có người cho rằng vụ này được phái cải cách trong Đảng dàn dựng với sự đồng tình của Hồ Cẩm Đào. Một nguồn tin thông thạo vấn đề này cho biết Hồ cẩm Đào khẳng định trước Quốc hội rằng Vương Lập Quân là kẻ phản bội khi định xin tị nạn tại Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu chính trong vụ này được cho là nhằm vào Bạc Hy Lai. Là chính khách giỏi và có sức thuyết phục, ông trở thành nạn nhân của việc mình được lòng dân. Còn những người có mưu đồ đã âm thầm hành động để triệt hạ sự nghiệp chính trị của ông. Tuy không ai biết vai trò của Bắc Kinh cũng như của Bạc Hy Lai trong vụ cánh tay phải của ông này chạy trốn rồi bị bắt là như thế nào, song nhiều người ủng hộ quan điểm
theo đó, đối với chính quyền, vụ bê bối này là một cơ hội tốt để loại trừ một quan chức lãnh đạo quá tham vọng.
Bạc Hy Lai nói ông không biết gì về sự việc liên quan đến Vương Lập Quân mà cho đó là một trường hợp mang tính cá nhân, nhưng cuộc họp báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã định đoạt số phận của ông. Ôn Gia Bảo phê phán công khai cách lãnh đạo của Đảng bộ Trùng Khánh vì cơ quan này “phải biết” và “tính tới” vụ Vương Lập Quân. Việc Ôn Gia Bảo ý tứ nói đến cuộc Cách mạng văn hóa cũng là nhằm vào Bạc Hy Lai. “Nguy cơ” mà Ôn Gia Bảo nói đến chính là nguy cơ của một quan chức lãnh đạo quá quan tâm đến lợi ích cá nhân mình và sẵn sàng làm mọi điều sai lệch để đạt mục đích.
Trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất ít khi xảy ra việc các quan chức lãnh đạo cao cấp phê phán nhau, do đó tuyên bố của Ôn Gia Bảo nói lên nhiều điều. Việc cách chức Bạc Hy Lai cũng khẳng định một điều: Ôn Gia Bảo phát biểu nhân danh toàn Đảng. Chuyên gia Willy Lam, thuộc trường Đại học Trung Quốc (Hồng Công), khẳng định như vậy, chắc chắn sự nghiệp của Bạc Hy Lai đã chấm dứt.
Tuy thận trọng, song các nhà phân tích cho đây là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới trước phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên của Hồ cẩm Đào. Khi nói về phái này, ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Sciences Po (Pháp), cho rằng lúc này, có thể nói các nhân vật tự do nhất đắc lợi và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, càng có cơ may lọt được vào Ban thường vụ hơn. Là người thuộc phái Đoàn thanh niên, Uông Dương có tham vọng nhảy vào Ban thường vụ từ bệ phóng là tỉnh Quảng Đông ở miền Nam, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo trường phái “tự do” này tạo dựng tiếng tăm trên cương vị người đứng đầu cơ quan đảng.        
Điều trớ trêu của lịch sử là trước đó Uông Dương là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Nhà nghiên cứu Willy Lam, cho rằng Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc chiến đang gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái Thái tử đỏ, con cái của các vị anh hùng cách mạng như Bạc Hy Lai, con của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai, người theo lôgích sẽ vào Bộ chính tri sau Đại hội lần thứ 18, đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ Cẩm Đào. Nhưng còn phải xem vị trí đó có được trao cho một vị thái tử đỏ nào khác không, hay sẽ được trao cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên. Ông cho rằng cũng nên thận trọng ở một nước nơi Đảng cộng sản lãnh
đạo bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Bạc Hy Lai được thay thế bằng Trương Đức Giang, một quan chức có phong cách ít cá nhân hơn và tham gia ban lãnh đạo cao cấp của Đảng từ 10 năm nay. Ông cũng là đệ tử của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Tốt nghiệp trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên, ông rất ít khi được nhắc đến, trừ trong vụ cúm gà năm 2002. Lúc đó, với tư cách là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, ông quyết định giấu giếm vụ việc khiến virút lan sang Hồng Công rồi từ đó lan ra toàn thế giới. Trương Đức Giang nổi tiếng , là người cứng rắn, kín đáo và trung thành với Đảng.
Việc sa thải Bạc Hy Lai tạo ra một bầu không khí không chắc chắn về tương lai của ban lãnh đạo Trung Quốc. Các đồng minh bảo thủ của ông có thể bị mất ổn định khi chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm đổi mới ban lãnh đạo cao nhất của nước này, với việc hoạch định chính sách cho 10 năm tới.
Theo chuyên gia Guo Yingjie, thuộc trường Đại học công nghệ Xítni, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những nhà “tiền cải cách”. Khi ngăn chặn được Bạc Hy Lai trên con đường vào Ban thường vụ Bộ chính trị, cả hai nhà lãnh đạo này bảo đảm chắc chắn họ vẫn còn ảnh hưởng sau khi ra đi. Tập Cận Bình, người rất có thể sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ cẩm Đào, và Lý Khắc Cường, người cũng có nhiều khả năng sẽ thế chỗ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, có thể sẽ là những người duy nhất được giữ lại trong Ban thường vụ Bộ chính trị sau đại hội Mười tới tới. Bảy thành viên khác sẽ được thay thế nếu trung tâm quyền lực của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục có 9 người.
Ông Jean-Philippe Béja, cho rằng đã nhầm khi khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc đã được thể chế hóa, vì sắp tới có thể sẽ còn nổ ra nhiều vụ việc khác. Các phe phái hiện đã sẵn sàng, bằng chứng là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ai thắng, ai thua đây? Việc thanh trừng Bạc Hy Lai tác động thế nào đến thành phần – vốn phải phản ánh một sự cân bằng tinh tế – của Ban thường vụ mới và đường lối của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong 10 năm tới? Nền chính trị Trung Quốc vẫn luôn mờ ảo và không thể lường trước được như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Đó chính là truyền thống chính trị đặc trưng của Trung Quốc.
***
TTXVN (Bắc Kinh 10/3)
 Ngày 10/3, mạng Trung Quốc trích đăng lại nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước nhân dịp tham dự kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm và ông Bạc Hy Lai v sự kiện Vương Lập Quân, nội dung như sau:
Bạc Hy Lai nói: Vương Lập Quân đang được các bộ ngành trung ương điều tra. Điều tra đã thu được những tiến triển, sau khi có kết luận điều tra sẽ công bố trước công luận.
Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đã giới thiệu vắn tắt quá trình tham gia xử lý vụ việc. Ông nói, chiều ngày 7/2, ông và ông Bạc Hy Lai lái xe đi Thành Đô, không mang theo bất cứ xe cảnh sát nào, ngay cả xe dẫn đường cũng không có. Đối với thông tin trên mạng nói ông dẫn 70 xe cảnh sát Trùng Khánh đến bao vây Tổng lãnh sự quán Mỹ, Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Hoàng Kỳ Phàm nói tiếp chúng tôi đến đó mất 4 tiếng, bản thân tôi gặp mặt và thảo luận với Vương Lập Quân trong 2 giờ đồng hồ. Tôi đã làm rõ tình hình của anh ấy, cũng như làm công tác tư tưởng đối với anh ấy, anh ấy cũng đồng ý cùng chúng tôi ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, cho nên sau này nói anh ta lưu lại 24 giờ, đồng thời tự nguyện ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, thực sự là như vậy. Không có bất cứ người nào cưỡng bức anh ấy, tôi cũng không có khả năng cưỡng bức anh ấy.
Bạc Hy Lai thừa nhận: Vương Lập Quân đã làm được không ít việc trong tấn công trấn áp tội phạm. Cũng chính vì vậy, Thành uỷ, tập thể chính quyền thành phố sau khi nghiên cứu đã đề bạt sử dụng anh ấy, hơn nữa trong đánh giá của các tổ chức, đơn vị liên quan, anh ấy cũng thực sự đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, Vương Lập Quân chỉ là người phụ trách một bộ phận trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh do ủy ban Chính pháp điều phối, các cơ quan như công an, toà án, viện kiểm sát phối hợp tiến hành, không phải là việc của một cá nhân Vương Lập Quân. Về danh hiệu Anh hùng đả hắc của Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai chỉ rõ đây là tên gọi do quần chúng tự đặt cho Vương Lập Quân, không phải do Thành ủy và chính quyền thành phố Trùng Khánh đặt. Bạc Hy Lai cũng nói rằng hầu hết công an, cảnh sát Trùng Khánh đều tốt, không nên thổi phồng sự kiện Vương Lập Quân, không nên vì Vương Lập Quân mà xoá bỏ những nỗ lực của đại đa số công an, cảnh sát khác. Sự việc ngày 6/2, tôi thực sự không lường trước được.
Về tổ chức, công việc của anh ấy cũng rất được ủng hộ. Đánh giá của quần chúng nhân dân, những thông tin tôi biết cũng đều tích cực. Tình cờ nghe được một số phản ánh, tôi cũng kịp thời phản hồi lại cho anh ấy, kể cả phê bình góp ý. Nhưng sự việc anh ấy chạy trốn, tôi hoàn toàn không nghĩ đến .
Bạc Hy Lai nói để xảy ra vấn đề này, ông rất đau lòng. Ông cảm giác rằng ông dùng người thiếu đôn đốc kiểm tra. Ông nói, xem ra bất cứ một địa phương nào, tình hình tốt lên, cũng cần phải cảnh giác đề phòng, ngăn chặn xảy ra những vụ việc không lường trước. Nhưng mặt khác, cũng không thể vì những vụ việc không lường trước xảy ra mà buồn lòng nản chí. Ông nói, việc đã xảy ra như vậy rồi, suy nghĩ việc đã qua là đúng.
Sau sự kiện Vương Lập Quân, có phân tích cho rằng, sinh mệnh chính trị của Bạc Hy Lai kết thúc từ đây, hy vọng được vào một trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã không còn. Đối với vấn đề này, Bạc Hy Lai bày tỏ: Đối với cá nhân tôi, từ đáy lòng, từ trước đến nay tôi chưa có bất cứ liên hệ gì giữa bản thân với những vấn đề cụ thể tại Đại hội 18. Hiện nay việc Trùng Khánh đang chào đón Đại hội 18 chính là nỗ lực làm tốt các mặt công tác. Tôi cảm thấy đây mới là hiện thực. Những việc khác không phải là điều tôi suy nghĩ.
Trùng Khánh có một tỉ phú tên là Lý Tuấn đã chạy ra nước ngoài. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây, ông ta nói rằng trong phong trào trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, ông ta đã bị tra tấn bức cung. Có phóng viên hỏi, tra tấn bức cung thực sự có phải là hiện tượng cá biệt của Trùng Khánh, vậy ai nên chịu trách nhiệm trước vấn đề này?
Bạc Hy Lai trả lời: Thứ nhất, tỉ phú mà bạn nói là ai, tôi hoàn toàn không biết. Thứ hai, trong phong trào đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, theo như tình hình tôi được biết với tư cách là người chịu trách nhiệm thì có thể nói rằng không có tra tấn bức cung. Thực sự, diện liên quan trong quá trình đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh tương đối rộng, nhưng chúng tôi làm án theo pháp luật. Nếu có chứng cứ gì xác đáng, các bạn có thể đưa ra. Nhưng tôi hy vọng đó chỉ là tin đồn.
Liên quan đến thông tin tiêu cực về người thân, Bạc Hy Lai nói rằng: Thậm chí người ta còn nói con trai tôi du học nước ngoài, lái chiếc xe Ferrari màu đỏ, một cách nói hồ đồ. Tôi cảm thấy hết sức tức giận. Tôi và vợ tôi không có bất cứ tài sản cá nhân nào. Mấy chục năm nay vẫn như thế này. Vợ tôi vốn là luật sư đã được Bộ Tư pháp thừa nhận từ rất sớm trước đây, trong thời gian làm luật sư tại Đại Liên đã hoạt động rất thành công. Nhưng lo ngại có thể có người đặt chuyện nói chúng tôi thông qua văn phòng luật sư để kiếm tiền, nên bà đã đóng cửa vài văn phòng. Đây là việc của 20 năm trước. Hiện tại bà ấy hầu như ở nhà làm một số việc nội trợ giúp tôi. Tôi rất cảm động trước những hy sinh mà bà ấy đã làm cho tôi. Có người nói con trai tôi vào học các trường danh giá như Oxford, Harvard, học phí của những trường này lấy từ đâu? Tôi phải nói rõ rằng, đó là học bổng toàn phần.
Có phóng viên nói, một số lãnh đạo Trung ương đã đi thị sát Trùng Khánh, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào chưa từng đến Trùng Khánh? Bạc Hy Lai nói: Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào hết sức quan tâm đến Trùng Khánh. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Tổng Bí thư sẽ đi Trùng Khánh, mà xem ra Tổng Bí thư còn rất vui ./.


-
Bạc Hy Lai bị thất sủng vì chống mafia ?
Sự kiện ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức tiếp tục thu hút sự chú ý của báo giới Pháp. Nhật báo Libération tiếp tục mổ xẻ sự kiện này với bài viết : « Bộ chính trị Trung Quốc không còn chịu đựng nổi họ Bạc ».



Lệnh cách chức ông Bạc Hy Lai được Tân Hoa Xã thông báo ngắn gọn ngày 15/03/2012 mà không hề nêu ra một lí do nào. Tuy nhiên cách chức một nhân vật có nhiều khả năng vào thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là chuyện đơn giản.




Libération nhấn mạnh : « Trong một đất nước mà ổn định và đoàn kết trong đảng là nguyên tắc tối cao, thì sự thanh trừng này quả là một cơn địa chấn ».


Đi vào nguyên nhân vụ việc, tờ báo cho rằng, đó là do sách lược đi lên của ông Bạc Hy Lai phạm nhiều sai lầm. Trước tiên, ông này đã sử dụng một đường lối quản lý kết hợp sự ca ngợi thời đại Mao Trạch Đông, chính sách xã hội, chủ nghĩa dân túy và sự trấn áp tội phạm.


Trên cương vị bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã cho triển khai phong trào hát những bài cách mạng ca ngợi thời đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng (1966-1976), trong khi đó ông lại quên rằng giai đoạn này có nhiều quan chức, ngay cả một số ủy viên bộ chính trị đã bị loại trừ.


Sự « thờ ơ » này của ông Bạc đương nhiên gây mất lòng nhiều quan chức thuộc dòng chính kiến khác, và sự mất lòng đó có thể được thấy qua lời phát biểu của thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Giả Bảo : « Toàn thể nhân dân Trung Quốc đã hiểu được rằng…cần phải rút ra những bài học từ trong lịch sử ».


Một sai lầm khác nghiêm trọng hơn đó chính là ông Bạc Hy Lai đã chủ xướng chiến dịch thanh trừng mafia tại Trùng Khánh. Trong chiến dịch này có đến 9 000 người đã bị điều tra, trong đó có rất nhiều cán bộ cao cấp, quan chức công an và tòa án, 13 người đã bị tuyên án tử hình. Các cuộc điều tra này bị cho là đã lạm dụng việc tra tấn ép cung.


Thế là, chiến dịch của ông Bạc dù làm vui lòng dân chúng, nhưng tai hại cho ông là nó gây mất lòng chóp bu của đảng, bởi chiến dịch đã vén lên một bức màn khá nhạy cảm : hiện tượng quan chức cấp cao cấu kết với mafia, tức gây mất lòng tin của đảng. Hơn nữa, chiến dịch cũng đặt nghi ngờ là hai bí thư tiền nhiệm của ông Bạc chính họ cũng liên can. Trong khi đó cả hai người này đều là người dưới trướng của ông Hồ Cẩm Đào : một người là ông Uông Dương, hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông ; người kia là ông Hạ Quốc Cường, hiện là bí thư ủy ban kiểm tra trung ương kiêm trưởng ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Trung Quốc.


Theo Libération, chính trị Trung Quốc càng ngày càng mập mờ, bởi thế trong một sự việc động trời như vậy thật khó lòng mà hiểu hết chân tơ kẽ tóc. Thế nhưng, tờ báo cho hay, theo một vài thông tin rò rỉ, kịch bản thanh trừng Bạc Hy Lai đã được dàn dựng có bài bản : ông Hạ Quốc Cường đã cho điều tra tham nhũng đối với ông Vương Lập Quân, cánh tay phải của họ Bạc.


« Chiêu thức này » rất hiểm, vì theo một nhà báo tại Trùng Khánh, ở Trung Quốc, chính quyền tham nhũng ở mọi cấp đều có tham nhũng ít nhiều, bởi vậy hể điều tra thì tất có tham nhũng, do đó tham những chính là cái cớ để các nhà chính trị nước này thanh trừng lẫn nhau. Mục tiêu điều tra ông Vương là để làm mất uy tín họ Bạc và buộc họ Bạc phải tình nguyện về hưu non. Trong bối cảnh đó, họ Vương mất định hướng, đã bất chợt chạy đến trú ẩn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và đã ở đó suốt 24 tiếng đồng hồ.


Họ Vương đã tiết lộ gì với Hoa Kỳ để đến mức mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng ông này « phản bội » đất nước. Sự việc đến hiện tại vẫn còn mờ mịt. Thế nhưng, có một chuyện đã có vẻ rõ ràng, đó là ông Bạc Hy Lai đã phạm sai lầm khi toan đi lên bằng một sách lược gây hại đến những « đồng liêu » có quyền lực hơn mình, vì vậy ông Bạc đã phải lãnh hậu quả đó là : lối vào ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc của ông đã khép lại.

Đoàn phái đánh Thái tử đảng?-
Quảng cáo bìa tạp chí ở Bắc Kinh về vụ Vương Lập Quân

Trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ, Ireland và chuẩn bị đến Thổ Nhĩ Kỳ, báo chí ngoài Trung Quốc không ngưng nhắc đến vụ cựu phó thị trưởng Vương Lập Quân của Trùng Khánh bị “ngã ngựa”.
Báo chí ở Bắc Kinh tha hồ đưa tin về ông Vương Lập Quân
Các đánh giá tin rằng đây là dấu hiệu của cuộc đấu đá nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc trước kỳ Đại hội “chuyển giao thế hệ” cuối năm nay.Nhưng các ý kiến còn chưa đồng ý rằng vụ Vương Lập Quân này do ai gây ra và khiến ai được lợi.

Các chi tiết chỉ xác định ông Vương, cựu giám đốc công an Trùng Khánh đã tự lái xe hơn 200 dặm tới lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô “xin tỵ nạn”,Nhưng vì cơ quan ngoại giao này đã bị bao vây, người Mỹ phải cho ông Vương đi ra và nay ông đã bị bắt đưa về Bắc Kinh.
Theo báo Mỹ, tờ New York Times trích nguồn từ Trung Quốc thì ông Vương “tìm cách trốn khỏi” bàn tay của người từng bảo trợ ông, Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.
Dấu hiệu báo động cho ông Vương xảy đến khi người lái xe riêng của ông bị bắt trước đó.
Vẫn theo báo Mỹ, ông Vương qua vụ trốn vào lãnh sự Mỹ, muốn cho ông Bạc thấy rằng ông có trong tay các hồ sơ có thể chống lại ông Bạc.
New York Times cũng nói, sau khi vụ Vương Lập Quân xảy ra, ông Bạc Hy Lai đã gửi thư riêng lên Bắc Kinh, nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ việc, và còn thậm chí xin từ chức.
Có người đỡ đầu
Nhưng để một bí thư đô thị lớn, trực thuộc trung ương như ông Bạc Hy Lai từ chức là chuyện không thể được, nhất là khi vụ việc có ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trong lúc Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ.
Mặt khác, theo giải thích của một nhà phân tích Trung Quốc, ông Cao Văn Khiêm (Gao Wenqian) thì ông Bạc Hy Lai, một nhân vật thuộc ‘Thái tử đảng’tức nhóm Con ông cháu cha, được cựu Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân hỗ trợ nên vị trí của ông còn mạnh.
Cao Văn Khiêm viết trên trang của Hội Nhân quyền Trung Quốc, một tổ chức bị cấm trong nước, rằng cha ông Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba, một công thần của chế độ, từng giúp ông Giang trong những chuyện giành vị trí quan trọng ngày trước.
Nay, món nợ đó khiến ông Giang Trạch Dân bảo vệ ông Bạc Hy Lai và dù Bí thư Trùng Khánh bị tấn công từ mọi hướng, cựu Chủ tịch Giang vẫn không muốn ông ta bị hy sinh.
Vụ Vương Lập Quân tuy thế, như ông Cao nhận xét, đã đẩy mâu thuẫn giữa Đoàn phái của ông Hồ Cẩm Đào, và Thái tử Đảng lên cao và bộc lộ ra bên ngoài.
Vẫn theo đánh giá này, phe của ông Hồ Cẩm Đào đang nhân vụ Vương Lập Quân để ra tay hạ uy tín của phái Con ông cháu cha.
Đoàn phái, tức phe tập trung những người lên từ con đường Đoàn Thanh niên và các tổ chức của Đảng, vốn có xu hướng dân tuý.
Cựu lãnh đạo như ông Giang Trạch Dân vẫn còn nhiều quyền lực
Họ từng bực bội vì ông Bạc Hy Lai, người thuộc Thái tử Đảng, đã giành mất lá cờ mỵ dân của họ khi dùng lại các khẩu hiệu thiên tả thời Mao và tung ra phong trào “Ca Hồng, đả Hắc” để đánh vào các quan hệ làm ăn mờ ám của quan chức Tứ Xuyên.
Chính Giám đốc Công an Vương Lập Quân là người được ông Bạc Hy Lại dùng để tung ra đợt bắt chừng 2000 nhân vật, gồm cả quan chức Đảng và công an bị cho là dính vào xã hội đen.
Nhưng điều làm ông Hồ Cẩm Đào khó chịu với ông Bạc Hy Lai chính là vì Bí thư Trùng Khánh đã không nghe lệnh từ trung ương trong nhiều kế hoạch kinh tế, xã hội, theo nhận định của Cao Văn Khiêm.
Ngược lại, phái Thái tử đảng mà ông Bạc là một nhân vật nổi trội từng phê Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là không làm gì ngoài chuyện lo để lại di sản đẹp và chuyền quả bóng kinh tế bùng nhùng xuống thế hệ sau.
Cũng vì thế, điều dễ hiểu là khi nổ ra vụ Vương Lập Quân, báo chí trung ương được rộng tay đăng tải nhiều tin tức về vụ ở Trùng Khánh.
Các trang mạng ngoài luồng ở Trung Quốc cũng được "thả phanh" mô tả cả chuyện làm ăn của phu nhân Bí thứ Trùng Khánh, bà Cổ Khai Lai.
Nhưng còn một người nữa là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cũng được lợi từ vụ Vương Lập Quân và vị thế ít nhiều suy yếu của ông Bạc Hy Lai, theo Giáo sư Khấu Kiện Văn (Kou Chien-wen), Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Chengchi, Đài Loan.
Dù cũng là một người con ông cháu cha và cũng muốn tỏ ra có thành tích “vì dân”, Phó Chủ tịch Tập không hề muốn để Bạc Hy Lai thu hút quá nhiều sự ủng hộ của phe thiên tả trong Đảng.
Theo GS Khấu, sau các chiến dịch trừng phạt tội ác ̉ Trùng Khánh, và các kế hoạch xây nhà cho nông dân chuyển hộ khẩu về đô thị, ông Bạc từng được phe tả Trung Quốc ca ngợi là “lãnh tụ”.
Chuyện còn chưa dứt
Theo đánh giá của các tác giả trong bài trên New York Times, tương lai chính trị của ông Bạc Hy Lai ở kỳ đại hội tháng 10 này không sáng lắm:
Ông Bạc Hy Lai nhìn thời cuộc, chưa rõ công danh sẽ ra sao
“Ông có thể phải nghỉ hưu, hoặc nhận chức vụ tượng trưng tại Hội nghị Hiệp thương Tư vấn Nhân dân, hoặc trong Quốc hội chỉ làm cây cảnh.”
Nhưng GS Khấu nói còn quá sớm để xóa bỏ cơ hội của ông Bạc, vì cuộc tranh giành quyền lực cũng sẽ được thực hiện làm sao để không gây bất ổn.
Tất nhiên, theo GS Khấu Kiện Văn, nếu đoạt được một trong số chín vị trí Thường trực Bộ Chính trị đầy quyền lực, có thể ông Bạc Hy Lai “sẽ gặp khó khăn nếu muốn nắm chức vụ bí thư phụ trách chính trị và luật pháp trong Bộ Chính trị”.
Tin mới nhất từ Tứ Xuyên cho hay một cựu lãnh đạo Đoàn Thanh niên được cử vào thay ông Vương nắm chức Giám đốc Công an Trùng Khánh.
Việc bổ nhiệm ông Quan Hải Tường vào chức vụ này được cho là lời cảnh báo với bí thư Bạc Hy Lai rằng ông ta không thể muốn làm gì thì làm.
Từ nay đến kỳ đại hội quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ còn nhiều chuyển biến nhân sự nội bộ cao cấp ở nước này.
Từ bên ngoài, dư luận và chính giới các nước khác cũng quan tâm, kể cả khi giới ngoại giao muốn giữ kín.
Gần đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Ileana Ros-Lehtinen chính thức yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton trả lời câu hỏi về vụ Vương Lập Quân.
Bà nghị sĩ Ros-Lehtinen muốn biết có phải Hoa Kỳ từ chối thỉnh cầu tỵ nạn chính trị của ông Vương hay không.
Xem ra, vụ việc của ông Vương và thành phố Trùng Khánh chưa dễ chấm dứt dù cho ông đã được “an trí” trong vòng tay trung ương tại Bắc Kinh.
Tin mới nhất ngày 21/02: Theo BBC Tiếng Trung, báo chí ở Trùng Khánh đã bác bỏ thông tin nói ông Bạc Hy Lai từ chức.

 Đảng Thái Tử và triển vọng của Trung Quốc Nguyễn Hải Hoành lược dịch
Đảng Thái Tử[1]mà công chúng Trung Quốc nhiều năm qua thường xuyên bàn tới hiện nay đã trở thành một vấn đề tế nhị có ý nghĩa không bình thường, một đề tài sốt dẻo của giới truyền thông. Báo chí Trung Quốc không được phép đưa tin về vấn đề này. Tra cứu mạngcông cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc chỉ có thể tìm được một số trang thông tin chung chung về Đảng Thái Tử.
Truyền thông thế giới từ lâu đã quan tâm tới vấn đề Đảng Thái Tử ở Trung Quốc và họ đã đưa khá nhiều tin bài. Dưới đây là một số tin và bình luận của họ trong tháng vừa qua (tức trước ngày 15/7).
Đảng Thái Tử đấu tranh vì quyền lực
Cách đây mươi hôm, khi dư luận chưa hiểu ra sao về việc ông Giang Trạch Dân còn sống hay đã chết thì truyền thông quốc tế và những người Trung Quốc quan tâm chính trị đều tự nhiên cùng nghĩ rằng chuyện đó có ảnh hưởng tới tình hình chính trị Trung Quốc.
Báo Sankei Shimbun một tờ báo hàng đầu ở Nhật hôm 7/7/2011 đăng bình luận dưới đầu đề (Việc Giang Trạch Dân qua đời) có thể làm căng thẳng cuộc đấu tranh bè phái ... Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình trực tiếp quyết đấu với nhau.
Bài báo viết : Giờ đây dư luận chú ý tới sra đi của cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân — người được gọi là một nhân vật lịch sử — là có lý do, bởi lẽ ảnh hưởng của ông có liên quan tới việc sắp xếp nhân sự tầng lớp lãnh đạo cao nhất tại đại hội XVII của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) họp vào mùa thu năm 2012. Điều đó liên quan tới tình hình bố trí quyền lực trong đảng.
Trong ĐCSTQ có 3 phái lớn chống chọi nhau. Một phái là tổ chức đảng do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo cùng phái Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc. Thứ hai là phái Đảng Thái Tử gồm con cháu các cựu cán bộ cấp cao, với trung tâm là Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, được coi là nhà lãnh đạo nhiệm kỳ tới của Trung Quốc. Thứ ba, cái gọi là Tập đoàn (« Bang ») Thượng Hải với cột trụ tinh thần là Giang Trạch Dân.
Phái bảo thủ-Phái Đảng Thái Tử
Tờ Tin hàng ngày  của Nhật ngày 7/7 đăng bài phân tích của biên tập viên báo này, cho rằng nội bộ ĐCSTQ có hai phái đấu tranh với nhau. Bài báo viết :
Cuộc đấu tranh sắp xếp nhân sự ở tầng lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ tiếp tục cho tới đại hội ĐCSTQ mùa thu sang năm. Phái Đoàn Thanh niên cộng sản của Chủ tịch Hồ và phải bảo thủ-phái Đảng Thái Tử dưới ngọn cờ của Giang Trạch Dân đang đấu tranh tranh gay gắt với nhau. Giang Trạch Dân sau khi mãn nhiệm vẫn là kẻ nắm thực quyền ở hậu trường ngang bằng với Chủ tịch Hồ. Sở dĩ Tập Cận Bình giành được địa vị Tổng Bí thư ĐCSTQ nhiệm kỳ tới cũng là nhờ có ảnh hưởng của Giang Trạch Dân. 
Cho tới hiện nay, phong trào Tiếng hát ca ngợi Mao Trạch Đông do phái bảo thủ-phái Đảng Thái Tử phát động đã lấn át được vị thế của phái Đoàn TNCS. Nhưng nếu chỗ dựa của họ là Giang Trạch Dân ngã xuống thì họ sẽ mất tiền đồ. Rốt cuộc Trung Quốc vẫn là một quốc gia nhân trị. 
Phái Đảng Thái Tử-Tập đoàn lợi ích
Báo Tin tức miền Tây Nhật Bản ngày 3/7 đăng xã luận với đầu đề Đảng CSTQ 90 năm trở thành tập đoàn lợi ích tách khỏi nhân dân.
Theo dự định, đến mùa thu sang năm Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thay thế Chủ tịch Hồ làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, trở thành nhà lãnh đạo cao nhất. Ông Tập đại diện cho Đảng Thái Tử của con cái thế hệ 2 cán bộ cấp cao ĐCSTQ. Bản thân từ ngữ Đảng Thái Tử tượng trưng cho việc ĐCSTQ đã biến chất thành tập đoàn lợi ích đã giành được. Số lượng đảng viên ĐCSTQ tăng mạnh cũng là do giới trẻ có ý định mưu cầu thực lợi dễ kiếm được việc làm và trội hơn người khác muốn được vào đảng.
Tờ Tin tức miền Trung Nhật Bản ngày 4/7 đăng xã luận với tiêu đề Diễn văn của Hồ Cẩm Đào tại mít tinh kỷ niệm 90 năm ĐCSTQ không trình bày con đường đi tới xã hội hài hòa. Bài báo viết :
Tại đại hội XVIII ĐCSTQ sang năm, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sẽ mãn nhiệm, vì thế sức lãnh đạo của ông có vẻ đang giảm sút. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình được dự định làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, là con của một vị nguyên lão cách mạng, được gọi là Đảng Thái Tử, ông có quan hệ thân mật với Đảng Thái Tử nắm giữ các công ty quốc doanh lớn. E rằng ông Tập khó có thể ngăn chặn được đặc quyền của tầng lớp cán bộ. Bài diễn văn chẳng có mấy ý tưởng mới của Hồ Cẩm Đào vì thế khiến người ta cảm thấy có chút không yên tâm với tiền đồ của xã hội Trung Quốc. 
Đảng Thái Tử đến rồi
Báo Nhà Kinh tế (Economist, Anh) ngày 23/6 có bài với tiêu đề Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc : Đảng Thái Tử đến rồi   sự thay đổi tầng lớp lãnh đạo vào sang năm sẽ đem lại thế hệ mới các nhà thừa kế chính trị có đặc quyền. 
Bài báo phân tích hai vị Đảng Thái Tử là Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình như sau :
Bạc Hy Lai dường như không muốn tranh ngôi vị người cầm lái thứ nhất. Hầu như có thể khẳng định chiếc ghế này sẽ trao cho Tập Cận Bình đương kim Phó Chủ tịch nước. Chức Thủ tướng của Ôn Gia Bảo cũng có thể sẽ do Lý Khắc Cường trợ thủ cấp cao của ông tiếp quản. Nhưng rất có thể Bạc Hy Lai sẽ nắm giữ vai ông trùm an ninh trong nước. Hiện nay Châu Vĩnh Khang đang nắm chức vị này. Người ta cho rằng Bạc có quan hệ khăng khít với Châu, điều đó khiến Bạc sẽ có ảnh hưởng lớn trong sự sắp xếp bàn cờ quyền lựcmới. Tháng 12/2010, Tân Hoa Xã ca ngợi Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai lãnh đạo) là thành phố « hạnh phúc nhất » Trung Quốc, ngầm tỏ ý Bạc Hy Lai sẽ được trọng dụng.
Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình đều thuộc vào thế lực chính trị mới nổi ở Trung Quốc, cũng tức là Đảng Thái Tử mà người ta thường nói. Những người này đều là con cái các cán bộ cấp cao. ... Cha của họ đều từng đảm nhiệm chức vụ cao dưới trướng Đặng Tiểu Bình.
Thập niên 90 rất nhiều người trong ĐCSTQ nhìn Đảng Thái Tử với con mắt nghi ngờ. Họ không chịu phục trước việc Đảng Thái Tử dựa vào quan hệ huyết thống mà được đề bạt lên chức vụ cao.
Nhưng mấy năm nay xem ra người lãnh đạo ĐCSTQ đã chuyển sang ủng hộ Đảng Thái Tử. Có lẽ ban lãnh đạo đảng cho rằng những người như Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình có khả năng hơn cả trong việc giữ gìn truyền thống của đảng, điều này vô cùng quan trọng cho việc duy trì độc quyền quyền lựccủađảng.
Khó duy trì được hiện trạng
Blog của Arnaud de le Grange, phóng viên thường trú Bắc Kinh của báo Pháp Le Phigaro ngày 6/7 đăng bài Trung Quốc và phiên bản 3.0 của chủ nghĩa xã hội. Bài báo có đoạn viết:
Rõ ràng khó có thể giữ được tình trạng hiện nay của Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế và sự xơ cứng về chính trị khiến mọi ngườingày càng khó chịu đựng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được rằng chênh lệch giàu nghèo không ngừng gay gắt đang tiến gần tới giới hạn của thể chế. Giờ đây bức thiết cần tái vũ trang đạo đức. Nhưng họ chưa nhất trí về cách làm.
Một số người như Bạc Hy Lai chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của đảng. Ông Sếp này của Trùng Khánh, một thành phố lớn miền trung Trung Quốc, là người phát động phong trào « Đỏ ». Một số nhà phân tích Trung Quốc hy vọng thấy Mô hình Trùng Khánh sẽ đem lại con đường mới cho Trung Quốc, có thể kết hợp chủ nghĩa bình quân cực đoan của Mao Trạch Đông với chủ nghĩa mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình, cấu tạo nên cái mà giáo sư Vương Thiệu Quang ở Đại học Trung Văn Hong Kong gọi là Phiên bản 3.0 của chủ nghĩa xã hội [2].□   
Nguyễn Hải Hoành  lược dịch
Nguồn :
dadi360.com 15/7/2011
Ghi chú của người dịch:
[1] Đảng Thái Tử, hoặc Thái Tử, (tiếng Anh: Crown Prince Party hoặc Princelings) là danh từ riêng chuyên dùng để nói về những người do có quan hệ huyết thống với tầng lớp thống trị mà giành được địa vị quan trọng trong xã hội; trước đây chuyên để nói về Thái Tử. Tại Trung Quốc, Đảng Thái Tử là danh từ chính trị đặc biệt xuất hiện trong các triều đại phong kiến, nói chung có ý chê bai. Thí dụ Lý Kiến Thành (Thái Tử của vua Đường Cao Tổ) cùng em trai là Lý Nguyên Cát kết bè đảng tranh giành quyền lực. « Đảng » ở đây có thể hiểu là họ hàng.
[2] Socialism 1.0 : Khái niệm do GS Wang Shaoguang ở Hong Kong University đưa ra, còn gọi là thời đại thứ 3 của CNXH tại TQ, nhằm phân biệt với thời đại chủ nghĩa bình quân của Mao Trạch Đông (Phiên bản CNXH 1.0, là Giai đoạn Thiếu thốn, là CNXH thời Mao Trạch Đông, với đặc điểm là thiếu thốn mọi thứ, vì thế phải thi hành chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, nếu không thì toàn dân không thể tồn tại) và thời đại Cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình (Phiên bản 2.0 : Giai đoạn No Ấm, là CNXH dưới thi cải cách mở cửa ; khi ấy không cần phân phối bình quân nữa mà cho phép một số người giàu lên trước; ai còn nghèo thì được giúp thoát nghèo). CNXH Phiên bản 3.0 : Giai đoạn Khá Giả. Sau năm 2002 GDP đầu người TQ đã khá cao, cần giải quyết vấn đề chênh lệch giàu nghèo và vấn đề nhà ở và giao thông công cộng. Khái niệm CNXH phiên bản 3.0 còn được Peter Martin và David Cohen nhắc tới trong bài Socialism 3.0 in China.

George Friedman - Trạng thái của thế giới: Afghanistan và cuộc chiến trường kỳ

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800--George Friedman - Trạng thái của thế giới: Afghanistan và cuộc chiến trường kỳ

Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ - 19.03.2012
Chiến tranh ở Afghanistan đã được diễn tiến hơn 10 năm nay. Đó không phải là cuộc chiến duy nhất trong suốt thời gian này, với bảy trong số những năm đó, cuộc chiến tranh lớn khác đã được tiến hành ở Iraq và những cuộc xung đột nhỏ hơn cũng được diễn ra ở một số nước khác. Nhưng Chiến tranh Afghanistan vẫn là quy mô - lâu dài nhất, là cuộc chiến đa - sư đoàn trong lịch sử nước Mỹ. Việc một người lính Mỹ giết hại 16 thường dân Afghanistan, trong đó có chín em bé vào ngày 11 tháng 3 chỉ thể hiện cho một thời điểm trong cuộc chiến trường kỳ này, nhưng nó là một thời điểm quan trọng.

Trong quá trình của các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, các nhà chiến lược quân sự tại Hoa Kỳ đã triển khai quan niệm về cuộc chiến trường kỳ. Lý thuyết này được thể hiện bằng nhiều cách, nhưng lập luận cốt lõi của nó là điều này: Việc đánh bại lực lượng Taliban và khả năng kháng cự của người Iraq sẽ phải tốn một thời gian dài, nhưng sự thành công sẽ không chấm dứt được chiến tranh vì chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và những kẻ ủng hộ nó sẽ là một mối đe dọa liên tục thay đổi, ở cả nơi chốn và những phương cách mà họ sẽ hoạt động. Do đó, khi mà việc đánh bại khủng bố là điều cần thiết, Hoa Kỳ đã và đang tham gia vào một cuộc chiến lâu dài mà kết thúc còn xa vời và chiều hướng thì vô định.
Đôi khi rõ ràng nhưng lại thường tiềm ẩn trong lập luận này là những vấn đề chiến lược khác mà Hoa Kỳ đối mặt phải được đặt sang bên và cuộc chiến trường kỳ phải là trung tâm chính sách chiến lược của Hoa Kỳ cho đến khi mối đe dọa của khủng bố Hồi giáo biến mất hoặc ít nhất cũng lắng dần xuống. Kết quả là, theo lý thuyết này – điều mà ảnh hưởng chiến lược Mỹ rất nhiều - thậm chí nếu cuộc chiến ở Afghanistan kết thúc, cuộc chiến tranh trong thế giới Hồi giáo sẽ tiếp diễn vô thời hạn. Chúng ta cần phải xem xét những hậu quả của chiến lược này.
Trung sĩ Robert Bales, người bị cáo buộc gây ra cuộc tàn sát kinh hoàng tại Afghanistan, đang trong kỳ công tác vụ lần thứ tư. Anh ta đã phục vụ ba trong chín chuyến đi ở Iraq, 15 và 12 tháng - anh đã có mặt tại chiến trường trong ba năm. Chuyến công vụ tại Afghanistan xem như là năm thứ tư của anh. Những cuộc chiến mà anh đã từng chiến đấu khác với những cuộc chiến trước đó. Fallujah và Tora Bora không phải là Stalingrad.Tuy nhiên, gian khổ, nỗi lo sợ, và mối đe dọa của cái chết luôn hiện diện. Xác suất tử vong có thể thấp hơn, nhưng nó hiện diện ở đó, nó là sự thật, và bạn có thể nhớ tên các đồng đội mà bạn đã từng thấy chết.
Ở Việt Nam, chỉ có các tình nguyện viên phục vụ hơn một công tác vụ thường niên. Đối với người Mỹ trong Thế chiến II, cuộc chiến tranh kéo dài hơn ba năm một chút, và chỉ có một số ít quân đội Mỹ tham chiến trong khỏang thời gian đó. Sự tham gia của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất kéo dài chưa đầy hai năm, và hầu hết các binh sĩ Mỹ được quân chuyển cho một năm hoặc ít hơn. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có cuộc Nội chiến và Chiến tranh Cách mạng kéo dài lâu như Bales đã phục vụ.
Những hành động tàn bạo xảy ra trong tất cả các cuộc chiến tranh. Đây là một sự quan sát, không phải là một cái cớ. Và nó có nhiều khả năng xảy ra khi một người lính ở lâu trong chiến trận. Chiến tranh thì tàn ác và nó làm linh hồn của các chiến binh thêm hung bạo. Một số họ cưởng chế được sự hung tàn cách tốt hơn so với những người khác, nhưng không ai có thể nhìn thấy cái chết thường xuyên và không bị thay đổi. Cũng quan trọng như, kẻ thù thì vô nhân đạo. Bạn không thể chiến đấu và sợ hãi họ trong nhiều năm và đến độ không xem họ như một người xa lạ với bạn. Thậm chí tệ hơn, khi mà kẻ thù và dân chúng thật là khó phân biệt, như là trường hợp trong cuộc chống khởi nghĩa, sự sợ hãi và cơn thịnh nộ lan rộng đến tất cả mọi người. Trong trường hợp của Bales, nó thậm chí còn lan rộng đến cho trẻ em.
Đó là không có khác nhau cho tiết kiệm Taliban hai điều. Đầu tiên, họ đang chiến đấu cho quê hương và trong quê hương của họ. Người Mỹ chiến đấu cho quê hương đất nước với cảm giác rằng họ đang chiến đấu chống khủng bố, nhưng cuộc chiến đó trở nên trừu tượng sau một thời gian. Đối với Taliban thì là một thực tế. Người Mỹ có thể về nước và có thể trở nên cay đắng với những người không bao giờ chia sẻ gánh nặng. Taliban đang ở nước nhà, và sự cay đắng của họ ở những người không chia sẻ gánh nặng thì vượt xa sự cay đắng của người Mỹ. Thứ hai, một thực tế của chiến tranh là sự tàn bạo của Taliban thì vô hình đối với các phương tiện truyền thông phương Tây, nhưng chúng đang có đó, ngay cả khi các phóng viên không có mặt. Có thể nói rằng Taliban đã trở nên hung ác bởi nhiều năm chiến đấu ngay trước khi người Mỹ đến, nhưng cuối cùng, thực tế của sự hung ác thì quan trọng hơn cả căn nguyên.
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng đối với Hoa Kỳ, chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến lớn đầu tiên kể từ cuộc Nội chiến mà không liên quan đến một dự thảo. Đối lập với dự thảo trong quá trình Việt Nam đã làm gia tăng quân đội tình nguyện. Một điều không ai cho rằng sau khi Việt Nam thì Hoa Kỳ sẽ cố gắng tham chiến chống khởi nghĩa trên địa lục Á châu thêm lần nữa, và do đó các điều kiện để tái lập dự thảo chưa bao giờ được xem xét.
Khi cuộc chiến ở Afghanistan bắt đầu, không có lý thuyết của cuộc chiến lâu dài. Nó đã được giả định rằng mục tiêu là việc phân rẻ và tiêu diệt al Qaeda, và ý niệm vĩ đại hầu Dân chủ hóa Afghanistan không phải là một phần của chính sách. Tại Iraq, giả định cho rằng việc đánh bại lực lượng thông thường của Saddam Hussein sẽ không cần thiết cách đáng kể cho chi phí cũng như thời gian và sẽ không có sự kháng cự để xây dựng một nền dân chủ thân Mỹ ở đó. Phải mất thời gian cho sứ mệnh ở Afghanistan để bò lên nền dân chủ hóa, và phải mất một thời gian để nhận ra rằng không phải tất cả người dân Iraq đều cổ vũ sự chiếm đóng của Mỹ.
Nhưng ngay cả khi điều đó trở nên rõ ràng rằng Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc chiến trường kỳ, không những là Bush lẩn chính quyền của Tổng thống Obama cũng chưa từng phải vật lộn với hậu quả của một lực lượng mà trong đó mỗi cá nhân có thể phải chiến đấu trong bốn năm và nhiều hơn nữa. Và chúng ta có thể bao gồm những mối nguy hiểm cho cả những người không trực tiếp chiến đấu và các đội ở tổng hành dinh, những người phải đối mặt với súng cối và đạn pháo bắn vào bàn làm việc của họ. Không ai thoát khỏi được gánh nặng.
Kết quả là một cuộc chiến tranh đã được nhìn thấy nơi chiến tuyến là không phải đòi hỏi một nỗ lực to lớn nhưng điều đó đòi hỏi một số người tình nguyện ở lại chiến đấu lâu hơn nhiều người đã từng ở trong Thế chiến II. Và trong khi tất cả các binh sĩ tình nguyện là thật, các tình nguyện viên chưa hẳn đã sẵn sàng hơn chính phủ về nhịp độ của các chiến dịch mà họ sẽ phải đối mặt. Ngoài ra, họ không phải luôn luôn được tự do bỏ đi. Trong lúc cao điểm của chiến tranh, một số những người cố gắng rời quân vụ khi thời gian của họ sắp hết thì bị "đình chỉ” lại. Đối với họ, nó trở nên một quân đội bị giam cầm hơn là một đội quân tình nguyện.
Học thuyết về cuộc chiến trường kỳ được chiến đấu bởi quân đội hiện nay thất bại khi không đề cập đến việc cho dù quân đội có thể duy trì cuộc chiến hay không. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld lập luận rằng bạn chiến đấu với quân đội mà bạn có. Những gì ông đã không đề cập đến là rằng trong khi bạn bắt đầu chiến đấu với quân đội mà bạn có, như Hoa Kỳ đã làm trong chiến tranh Thế giới II, bạn không tiếp tục chiến đấu với quân đội đó, nhưng là di chuyển để huy động quốc gia. Nhưng Rumsfeld đã không nhận thức được cuộc chiến tại Afghanistan sẽ kéo dài bao lâu, và đặc biệt là, ông đã không dự đoán phí tổn sẽ có cho hai cuộc chiến tranh đa-sư đoàn. Cũng cần lưu ý rằng Bales bắt đầu với ba chuyến đi Iraq. Cuộc chiến ở Iraq có thể đã qua, nhưng những hậu quả của nó đối với lực lượng còn tồn lại.
Những gì Bales bị cáo buộc đã làm là không thể tha thứ. Đã có nhiều hành động tàn bạo, cả khi được ghi lại và không, cả khi công khai và khi mơ hồ, và chỉ huy bởi cả NATO và Taliban. Thật không thực tế khi tưởng tượng một cuộc chiến tranh dài mà không có hành động tàn bạo này. Nhưng trong cuộc chống nổi dậy, mục tiêu là không chỉ đơn giản là sự thất bại của lực lượng kẻ thù mà còn thuyết phục người dân chuyển hướng chống lại lực lượng đó thì là quá trình an toàn nhất, một cuộc tàn sát như thế này có thể có hậu quả chiến lược. Taliban hoạt động chiến tranh tâm lý sẽ tập trung vào các vụ giết người như họ đã làm với các sự cố đốt cháy kinh Koran tại một căn cứ Mỹ. Trong khi đó, những nỗ lực chiến tranh tâm lý của Mỹ sẽ tập trung vào quân đội Mỹ, cả hai phải đảm bảo rằng họ vẫn còn giữ được sự kiềm chế và -- sau khi vụ nổ súng ngày 25 tháng 2 của hai sĩ quan trong một bộ phủ Kabul bởi một đồng nghiệp Afghanistan -- trấn an họ rằng họ không phải là sợ người Afghanistan, vì khi nhiệm vụ của họ là đào tạo người Afghanistan.
Chiến tranh dài, mà không có một sự điều chỉnh lớn nơi cơ cấu lực lượng Mỹ, tạo ra hậu quả không lường cho chiến lược. Một hệ quả là khi một lực lượng có chứa một số lớn quân nhân và họ đang ở mức giới hạn của sự chịu đựng. Hành động của họ có khả năng làm suy yếu mục đích chiến lược chống nổi dậy: đó là sự chiến thắng nơi quần chúng. Điều đó mở ra cánh cửa làm tăng ảnh hưởng của Taliban và làm giảm khuynh hướng để thương lượng của Taliban khi vị thế của Mỹ bị suy yếu. Nói cách khác, quân đội không phải là những con số trên bàn tổ chức. Họ bị kiệt sức.
Có bốn giả định chiến lược của cuộc chiến trường kỳ mà cơ bản là tất cả những điều này. Đầu tiên là cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo có thể được chiến thắng và điều đó cuối cùng còn hơn là một mối đe dọa phải chịu chấp nhận. Thứ hai là các chiến dịch có quy mô lớn như ở Iraq và Afghanistan giúp đạt được mục tiêu đó. Thứ ba, rằng Hoa Kỳ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh dài như thế này mà không cần phải điều chỉnh lớn đối với cuộc sống trong nước. Thứ tư, rằng điều này cần phải tiếp tục là trung tâm của chiến lược Mỹ vô thời hạn, bất kể các sự kiện khác trên thế giới - nói cách khác, rằng đây là thách thức quan trọng duy nhất đang trực diện Hoa Kỳ.
Cuộc đổ quân vào Afghanistan là chiến lược chính đáng như là một phương tiện phá vỡ al Qaeda và ngăn chặn các cuộc tấn công theo sau để chống lại Hoa Kỳ. Cuộc đổ quân vào Iraq được dựa trên một giả định sai lầm rằng người Iraq sẽ không chống lại sự chiếm đóng. Khi các cuộc chiến tranh đã đi xa hơn, tình hình quân sự trở nên khó khăn hơn trong khi các mục tiêu thì triển rộng. Sự triển rộng cuối cùng là ý tưởng cho rằng Hoa Kỳ đã đưa quân vào một cuộc chiến vô thời hạn dài, với các lực lượng có sẵn, và rằng điều này sẽ liên quan đến việc trú đóng các nước lớn và thù địch.
Tôi lập luận trong cuốn sách vừa qua của tôi, "Thập kỷ tới", là rằng sự nguy hiểm của đế chế là nó đe dọa nền cộng hòa. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, kết hợp sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị trên cơ sở toàn cầu. Cho dù họ có muốn quyền lực này hay không, họ đã có. Trong vòng một thập kỷ của việc Liên Xô sụp đổ, 9/11 đã xảy ra. Dù ý định ban đầu của họ là gì đi nữa, Hoa Kỳ tìm thấy chính họ trong một cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn 10 năm. Cuộc chiến tranh đó đã làm căng thẳng nguồn tiềm lực Mỹ. Nó cũng làm căng thẳng cơ cấu đời sống Mỹ.
Mối đe dọa cho nền cộng hòa đến từ nhiều hướng, từ việc tạo ra các hệ thống quốc phòng, làm suy yếu những nguyên tắc cộng hòa khi đánh giá quá cao khả năng quân sự và đưa nước cộng hòa vào một cuộc chiến tranh mà thời kết không rõ ràng và các phương sách không đầy đủ. Chiến tranh biến đổi các quốc gia, và cuộc chiến trường kỳ thay đổi cuộc sống trong nước và tạo ra một chính sách ngọai giao không cân bằng. Hầu hết, nó tạo ra một đẳng cấp chuyên nghiệp nhằm tham chiến các cuộc chiến tranh được coi là vô hạn trong khi phần còn lại của xã hội, mặc dù phải trả các hóa đơn, không nhìn thấy chiến tranh như là một phần của cuộc sống hàng ngày. Việc xa rời giữa người công dân và người lính trong một quốc gia đang gặp khó khăn để hòa giải năng lượng toàn cầu với các thể chế cộng hòa theo lịch sử là nguy hiểm.
Điều này làm tất cả mọi nguy hiểm được tăng hơn bởi vì quân đội đang đạt tới giới hạn của nó. Chống lại chủ nghĩa khủng bố là quan trọng. Loại bỏ nó là một ảo tưởng. Để tiếp tục cuộc chiến lâu dài với các lực lượng có sẵn lợi ích của Mỹ không được đảm bảo và bị đặt trong quá trình chuyển động làm đe dọa nền cộng hòa. Gác lại những mối đe dọa cho nền cộng hòa, một quân đội ở mức giới hạn của nó và lại còn chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh bên lề của ý thức dân tộc thì sẽ không có hiệu quả.

-Asia defence spending overtakes Europe- (Financial Times)-Asian defence spending is set to exceed that of Europe for the first time in modern history this year, a leading think-tank reports- Phim về Hoàng Sa chiếu nhiều nơi tại châu Âu (TN). -
- Dư luận về ngôi minh chủ thế giới của Trung Quốc
Chữ “minh chủ” ở trên rõ ràng được mô phỏng theo ngôn ngữ phim Tàu.
Trong phim kiếm hiệp Tàu, hầu như người nào có võ nghệ cao cường cũng đều mong ước trở thành minh chủ võ lâm. Không đủ sức thì dùng đủ mọi thứ mưu mô, thủ đoạn. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc hình như cũng muốn tham vọng ấy: muốn giành ngôi minh chủ thế giới của Mỹ.

Để trở thành “minh chủ” hay nước lãnh đạo thế giới, người ta cần ba điều kiện chính: một, một siêu quyền lực về quân sự để có khả năng can thiệp vào tình hình chính trị ở bất cứ nơi nào trên thế giới; hai, một siêu quyền lực về kinh tế để có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển ở quy mô toàn cầu; và ba, một siêu quyền lực mềm (soft superpower) để trở thành một bảng giá trị chuẩn phổ quát được mọi người ngưỡng mộ, chấp nhận và học tập.
Trước khi bàn đến từng điểm trong ba điều kiện ấy, chúng ta thử tìm hiểu một vấn đề khác: trên thế giới, người ta có tin là Trung Quốc có đủ sức để trở thành một siêu cường số một và đóng vai trò lãnh đạo thế giới hay không? Câu trả lời phổ biến nhất là: Có. Kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Pew Research Center’s Global Attitudes Project thực hiện trong hai tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011,[1] cho thấy, ở 15 trong số 22 quốc gia được thăm dò, phần lớn dân chúng nghĩ là Trung Quốc đã hoặc/và đang thay thế Mỹ trong vai trò một siêu cường đứng đầu thế giới. Tỉ lệ dân chúng tin điều đó ở Pháp là 72%; ở Tây Ban Nha là 67%; ở Anh là 66% và ở Đức là 61%. Ngay chính ở Mỹ, dân chúng cũng phân vân: một nửa nghĩ là không và một nửa khác tin là có. Số lượng quốc gia cho là Trung Quốc không bao giờ giành được vị thế minh chủ thế giới tương đối ít: Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Nhật Bản, Indonesia và Brazil (Xem bảng “Will China replace U.S. as world’s leading superpower?” – Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường đứng đầu thế giới?).

Điều đáng chú ý không phải chỉ ở tỉ lệ áp đảo của những người tin là Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường số một mà còn ở tốc độ của sự thay đổi trong nhận định của dân chúng. Ở trên, chúng ta thấy là ở Mỹ, 46% dân chúng tin vào điều đó. Trước đó, vào năm 2009, tỉ lệ những người tin như vậy chỉ có 33%. Như vậy, chỉ có hai năm mà thêm 13%. Điều đáng ngạc nhiên là số người tin Trung Quốc đóng vai trò đầu đàn về kinh tế tương đối thấp hơn. Phần lớn các nước Đông Âu, Á châu và Phi châu vẫn tiếp tục tin tưởng vào Mỹ. Nhưng dân chúng ở các nước phát triển nhất ở Tây Âu, ngược lại, càng ngày càng tin là vai trò lãnh đạo về kinh tế đang dần dần lọt vào tay Trung Quốc.


Sự thay đổi trong cách nhận định này, từ năm 2009 đến năm 2011, ở Tây Ban Nha là 27%; ở Đức là 20%; ở Anh là 13% và ở Pháp là 12% (Xem bảng “More Western Europeans convinced China is world’s leading economy” – Càng ngày càng nhiều người Tây Âu tin Trung Quốc là nền kinh tế dẫn đầu thế giới). Điều đáng chú ý nhất là phản ứng của dân chúng các nước trước sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. Ở đây có hai khía cạnh. Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế, phần lớn các phản ứng có tính chất lạc quan. Tổng cộng có 13 quốc gia tin là sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có lợi cho họ. Nhưng ở khía cạnh thứ hai, về quân sự, chỉ có 4 quốc gia cho là sự phát triển của Trung Quốc là điều tốt. Còn lại, tất cả đều xem đó là một đe dọa. Nước có cái nhìn thiên về sự đe dọa ấy nhiều nhất là Nhật (87%), kế tiếp là Pháp (83%); Mỹ và Đức (79%), Tây Ban Nha và Nga (74%), Anh (71%), Ba Lan (68%), Thổ Nhĩ Kỳ và Israel (66%) (Xem bảng “How China’s growing power affects your country” – Sự phát triển của Trung Quốc ảnh hưởng đối với nước bạn như thế nào).

Trong bảng “Would it be good or bad if China became as powerful military as the U.S.?” – Sẽ là một việc tốt hay xấu nếu Trung Quốc trở thành một siêu cường quân sự như Mỹ?, chúng ta có thể thấy rõ hơn quan niệm của dân chúng từng nước đối với việc phát triển quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây: Xin lưu ý là đối tượng chính của cuộc thăm dò dư luận này là quần chúng. Kỳ tới, chúng ta sẽ nhìn vấn đề từ góc độ của các chuyên gia. Giữa hai góc độ này, có sự khác biệt khá lớn.
Một điều khác cũng cần lưu ý là dường như không ai quan tâm đến việc thăm dò ý kiến của dân chúng Việt Nam về sự phát triển của Trung Quốc ở cả hai lãnh vực kinh tế và quân sự. Nếu một cuộc thăm dò như thế được thực hiện một cách nghiêm túc, kết quả có lẽ sẽ rất thú vị.
Và vô cùng cần thiết cho giới hoạch định chính sách ở Việt Nam.

[1] Toàn bộ số liệu trong bài này đều lấy từ trang web: http://www.pewglobal.org/2011/07/13/chapter-1-the-global-balance-of-power/


-Theo: http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/minh-chu-the-gioi-03-05-2012-141617473.html
-George Friedman - Trạng thái của thế giới: Giải thích Chiến lược Hoa Kỳ
Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ -28.02.2012
Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã kết thúc kỷ nguyên của châu Âu, khoảng thời gian mà quyền lực châu Âu thống trị thế giới. Để lại Hoa Kỳ như là một cường quốc toàn cầu duy nhất, một cái gì đó mà họ không được chuẩn bị về mặt văn hóa và thể chế. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Hoa Kỳ đã định nghĩa chính sách đối ngoại của mình là về cuộc đối đầu với Liên Xô. Hầu như tất cả mọi thứ họ đã làm trên khắp thế giới theo những tính cách có liên quan đến cuộc đối đầu này. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cùng một lúc cho Hoa Kỳ thóat khỏi một cuộc đối đầu nguy hiểm và loại bỏ các trọng tâm của chính sách đối ngoại của mình.

Trong quá trình một thế kỷ, Hoa Kỳ đã đi từ vị trí hạng rìa cho đến một cường quốc trên thế giới. Họ đã tiến hành chiến tranh hoặc chiến tranh lạnh từ năm 1917 đến năm 1991, với khoảng 20 năm hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh chi phối bởi cuộc Đại suy thoái và rất nhiều sự can thiệp ở châu Mỹ La tinh. Theo đó, thế kỷ 20 là một thời gian xung đột và khủng hoảng cho Hoa Kỳ. Họ bước vào một thế kỷ mà không phát triển cách hiệu quả các tổ chức chính phủ nhằm để quản lý chính sách đối ngoại của mình. Họ xây dựng chính sách ngoại giao của mình như bộ máy để đối phó với chiến tranh và mối đe dọa của chiến tranh, sự vắng mặt bất ngờ của đối phương tất nhiên để lại cho Hoa Kỳ sự mất cân bằng.
Sau Chiến tranh Lạnh
Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh có thể được chia thành ba phần. Thứ nhất, là sự lạc quan và không chắc chắn, kéo dài từ năm 1992 đến năm 2001. Một mặt là, sự sụp đổ của Liên Xô hứa hẹn một thời kỳ phát triển kinh tế thay thế chiến tranh. Mặt khác, các tổ chức của Mỹ đã được sinh ra trong thời chiến, do đó, để dễ nói chuyện, biến đổi chúng trong một thời gian hòa bình dường như là không dễ dàng. Tổng thống George W Bush và Bill Clinton cả hai đều theo đuổi một chính sách được xây dựng xung quanh tăng trưởng kinh tế, với định kỳ và không hoàn toàn dự định can thiệp quân sự ở những nơi như Panama, Somalia, Haiti vàKosovo.
Những sự can thiệp này đã không được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trong một số trường hợp, họ được xem như là giải quyết một vấn đề bên lề, chẳng hạn như việc buôn bán ma túy của nhà độc tài Manuel Noriega ở Panama. Ngoài ra, họ đã được giải thích là nhiệm vụ chủ yếu là nhân đạo. Một số đã tìm kiếm một mô hình hoặc logic với những can thiệp khác nhau, trong thực tế, những việc này là ngẫu nhiên khi chúng xuất hiện, thúc đẩy bởi các vấn đề chính trị trong nước và áp lực liên minh hơn là so với bất kỳ mục đích quốc gia rõ ràng. Sức mạnh của Mỹ đa số trội hơn nên những chi phí can thiệp tương đối ít và thậm chí còn ít nguy hiểm hơn.
Thời gian cho những đặc ân đó kết thúc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với một tình hình đồng dạng với nền văn hóa chiến lược của họ. Họ có một kẻ thù thực tế nếu không theo quy ước, một kẻ thù thể hiện mối đe dọa thực sự đối với đất nước. Các tổ chức đã từng được xây dựng trong và sau Thế chiến II có thể hoạt động hiệu quả. Trong một cách bi thương và kỳ lạ, Hoa Kỳ đã trở lại trong vùng thoải mái của họ, chiến đấu với một cuộc chiến tranh mà họ thấy như đang đánh vào họ.
Khoảng thời gian từ năm 2001 cho đến khoảng năm 2007 bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh trong thế giới Hồi giáo. Giống như tất cả các cuộc chiến tranh khác, họ thực hiện những thành công rực rỡ và bị những thất bại khốn khổ. Họ có thể được đánh giá một trong hai cách. Đầu tiên,nếu các cuộc chiến tranh đã được dự định nhằm để ngăn chặn al Qaeda đừng bao giờ tấn công Hoa Kỳ thêm một lần nữa theo kiểu cách của 9/11, họ đã thành công. Ngay cả nếu cho là khó khăn để xem làm thế nào cuộc chiến ở Iraq được đan vào với mục tiêu này, tất cả các cuộc chiến tranh liên quan đến hoạt động không rõ ràng, biện pháp của chiến tranh là thành công. Tuy nhiên, nếu mục đích của các cuộc chiến này là để tạo ra những chế độ thân Mỹ tòan cầu, ổn định và mô phỏng các giá trị Mỹ, họ rõ ràng đã thất bại.
Đến năm 2007 và sự gia tăng ở Iraq, chính sách đối ngoại của Mỹ chuyển sang giai đoạn hiện nay. Không còn mục tiêu chính để thống trị khu vực. Thay vào đó, là họ rút khỏi khu vực trong khi cố gắng để duy trì chế độ có thể bảo vệ bản thân và không thù nghịch với Hoa Kỳ. Việc rút khỏi Iraq không đạt được mục tiêu này, rút quân khỏi Afghanistan lại có thể sẽ là không. Sau khi rút khỏi Iraq, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afghanistan bất kể hậu quả. Hoa Kỳ sẽ không kết thúc sự tham gia của mình trong khu vực, và mục tiêu chính nhằm đánh bại al Qaeda sẽ không còn là trọng tâm.
Tổng thống Barack Obama tiếp tục chiến lược của người tiền nhiệm, George W. Bush, thiết lập ở Iraq sau năm 2007. Trong khi Obama tăng sức ép vượt quá những gì ông Bush đã làm ở Afghanistan, ông vẫn chấp nhận khái niệm của sự đột biến gia tăng của lực lượng thiết kế hầu để tạo điều kiện cho việc thóai quân. Đối với Obama, cốt lõi của vấn đề chiến lược không phải các cuộc chiến tranh mà là vấn đề của những năm 1990 - cụ thể là, làm thế nào để Hoa Kỳ và các tổ chức của mình thích ứng với một thế giới mà không có sự hiện diện của kẻ thù lớn.
Sự thất bại của việc tái thiết
Nút bấm “reset” của Hillary Clinton đã gởi tới Nga dấu hiệu chiến lược của ông Obama. Rằng ông Obama muốn thiết lập lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo thời gian trước khi 9/11, khoảng thời gian mà khi Mỹ can thiệp, mặc dù có khi thường xuyên, thật ra là thứ yếu và có thể được biện minh là nhân đạo. Các vấn đề kinh tế chi phối thời điểm đó, và các vấn đề chính được quản lý cách hữu hiệu. Nó cũng là một khoảng thời gian trongquan hệ Mỹ-châu Âu và Mỹ-Trung Quốc rơi vào sự liên kết, và khi quan hệ Mỹ-Nga vẫn ổn định. Obama do đó đã tìm cách quay trở lại với một khoảng thời gian khi hệ thống quốc tế ổn định, thân Mỹ và thịnh vượng. Trong khi nếu hiểu từ quan điểm của một người Mỹ thì, lấy ví dụ, Nga, thì những năm 1990 được xem như một thảm họa mà họ không bao giờ nên quay trở lại.
Các vấn đề trong chiến lược này là nó không thể thiết lập lại hệ thống quốc tế. Sự thịnh vượng của những năm 1990 đã trở thành những khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này rõ ràng tạo ra sự quá bận tâm với việc quản lý nền kinh tế trong nước, nhưng như chúng ta đã thấy trong phần đầu tiên của chúng tôi, cuộc khủng hoảng tài chính định nghĩa lại cách hoạt động của các phần còn lại của thế giới. Châu Âu, Trung Quốc và Nga của những năm 1990 không còn tồn tại, và Trung Đông cũng đoồng thời chuyển đổi.
Trong những năm 1990, có thể nói rằng châu Âu là một thực thể duy nhất với hy vọng rằng một châu Âu thống nhất sẽ ngày càng tăng trưởng. Điều đó không còn phù hợp vào năm 2010. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu đã xé nát sự hiệp nhất đã từng tồn tại trong thập niên 90, các tổ chức châu Âu chịu áp lực lớn cùng với các tổ chức xuyên Đại Tây Dương như NATO. Qua nhiều hình thức, Hoa Kỳ không liên quan đến các vấn đề Liên minh châu Âu phải đối mặt. Châu Âu có thể muốn tiền từ người Mỹ, nhưng họ không muốn phong cách lãnh đạo của những năm 1990.
Trung Quốc cũng đã thay đổi. Tình trạng bất ổn của nền kinh tế xứ họ đã thay thế sự tự tin của các tầng lớp thống trị trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Xuất khẩu của họ bị đặc dưới áp lực nặng nề, và mối quan tâm về sự ổn định xã hội đã tăng lên. Trung Quốc cũng trở thành ngày càng đàn áp và thù địch, ít nhất nói cách hoa văn, trong chính sách đối ngoại của mình.
Tại Trung Đông, có rất ít người tiếp thu chính sách ngoại giao công chúng của Obama.Trên thực tế, việc mở rộng quyền lực của Iran là đáng kể. Israel lo ngại về vũ khí hạt nhân của Iran, Obama thấy mình đi trên một ranh giới giữa cuộc xung đột có thể xảy ra với Iran và cho phép các sự kiện diễn tiến theo tự nhiên.
Hạn chế việc can thiệp
Điều này nổi lên như là nền tảng của chính sách đối ngoại của Mỹ.Trường hợp trước đây Hoa Kỳ đã nhìn thấy chính họ như là bắt buộc phải có cố gắng để quản lý các chính sự, Obama rõ ràng đã thấy đó là một vấn đề. Như đã thấy trong chiến lược này, Hoa Kỳ đã hạn chế nguồn tài nguyên đã bị quá căng thẳng trong các cuộc chiến tranh. Hơn là cố gắng để quản lý các sự kiện nước ngoài, Obama đang chuyển đổi chiến lược của Mỹ đối với việc hạn chế can thiệp và cho phép các sự kiện tiến hành theo lối riêng của nó.
Chiến lược ở châu Âu rõ ràng phản ánh điều này. Washington đã tránh bất kỳ nỗ lực dẫn đầu châu Âu đi đến một giải pháp mặc dù Hoa Kỳ đã cung cấp hỗ trợ lớn thông qua Dự trữ Liên bang. Chiến lược này được thiết kế để ổn định chứ không phải là để quản lý. Với người Nga, những người rõ ràng đã đạt đến một điểm tự tin, sự thất bại của nỗ lực nhằm để thiết lập lại quan hệ dẫn đến việc rút quân của Hoa Kỳ, việc tập trung và chú ý ở vòng ngoài của Nga và hành động sẵn sàng đứng bên của Washington cho phép Nga tiến hóa theo ý họ. Tương tự như vậy, bất cứ hoa văn gì khi thảo luận đến việc Trung Quốc-Mỹ, về việc tái triển khai để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, thì chính sách của Mỹ vẫn còn thụ động và chấp nhận.
Iran chính là nơi mà chúng ta thấy điều này rõ ràng nhất. Ngoài vũ khí hạt nhân, Iran đang trở thành một quyền lực lớn trong khu vực với phạm vi ảnh hưởng đáng kể. Thay vì cố gắng để ngăn chặn Iran trực tiếp, Hoa Kỳ đã chọn cách đứng bên và cho phép các trò chơi tiến hành, làm cho người Israel thấy rõ rằng họ thích biện pháp ngoại giao hơn các hành động quân sự, mà trong thực tế có nghĩa là cho phép các sự kiện đó xảy ra theo cách riêng của nó.
Điều này không nhất thiết là một chính sách tồi. Các khái niệm làm thăng bằng toàn bộ cán cân quyền lực được xây dựng trên giả định rằng các thách thức trong khu vực sẽ đối đầu với đối trọng khu vực của họ.Lý thuyết cân bằng quyền lực giả định rằng việc can thiệp sức mạnh của thế lực đứng hàng đầu chỉ nên xảy ra khi có sự mất cân bằng. Kể từ khi không can thiệp vào thực tiển ở Trung Quốc, châu Âu hay Nga, một mức độ có ý nghĩa làm cho thụ động.Trong trường hợp của Iran, nơi mà hành động quân sự chống lại các lực lượng chính quy của họ là khó khăn và chống lại các cơ sở hạt nhân của họ là nguy hiểm, thì cùng một logic được áp dụng.
Trong chiến lược này, Obama đã không trở về những năm 1990.Thay vào đó, ông đang cố gắng đặt cược mặt trận mới. Nó không phải là biệt lập theo ý nghĩa cổ điển của nó, như Hoa Kỳ bây giờ là nước duy nhất có quyền lực toàn cầu. Ông dường như là kỹ thuật gia của một chiến lược mới, thừa nhận rằng hầu hết các kết quả trên thế giới đối với Hoa Kỳ là chấp nhận được và không có thành quả nào là vốn bất khả thi. Sự quan tâm của Mỹ nằm trong việc khôi phục sự thịnh vượng riêng của mình, sắp xếp phần còn lại của thế giới sao cho trong phạm vi giới hạn rất rộng, là chấp nhận được.
Nói cách khác, không thể quay trở lại chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990 và không muốn và không thể tiếp tục chiến lược Hậu-9/11, Obama đang theo đuổi một chính sách mặc nhận. Ông đang giảm dần việc sử dụng lực lượng quân sự và, có hạn chế đòn bẩy kinh tế, cho phép hệ máy tiến hóa theo ý riêng của nó.
Tiềm ẩn trong chiến lược này là sự tồn tại của lực lượng quân sự nổi bậc, đặc biệt là sức mạnh hải quân.
Châu Âu không phải dễ quản lý thông qua lực lượng quân sự, và nó đặt ra mối đe dọa dài hạn nghiêm trọng nhất. Như những xung đột ở châu Âu, lợi ích của Đức có thể được lợi ích tốt hơn trong một mối quan hệ với Nga. Đức có nhu cầu năng lượng của Nga, và Nga cần công nghệ của Đức. Cả hai đều không hài lòng với sức mạnh của Mỹ, và họ cùng nhau có thể hạn chế Mỹ. Thật vậy, một sự thỏa hiệp giữa Đức và Nga là nền móng sợ hãi trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ I cho đến khi Chiến tranh Lạnh. Đây là sự kết hợp duy nhất đe dọa Hoa Kỳ mà có thể nhận thức được. Truy cập của Mỹ ở đây là để hỗ trợ Ba Lan, có địa thế phân chia cả hai, cùng với các đồng minh quan trọng khác ở châu Âu, và Hoa Kỳ đang làm điều này với một mức độ thận trọng rất cao.
Trung Quốc rất dễ bị tổn thương lực lượng hải quân vì cách cấu hình của các vùng ven biển cung cấp các huyệt điểm để truy cập vào bờ biển của họ. Trung Quốc lo sợ cuối cùng là một cuộc phong tỏa của Mỹ,mà hải quân Trung Quốc yếu kém sẽ không thể đối lại, nhưng điều này chỉ là một nỗi sợ hãi xa xôi. Tuy nhiên, cuối cùng nó vẫn là lợi thế của Mỹ.
Yếu huyệt của Nga nằm trong khả năng của các thành viên cũ của Liên Xô, mà nó đang cố gắng để tổ chức thành một Liên minh Á-Âu, phá hoại chương trình nghị sự hậu Xô Viết. Hoa Kỳ đã không can thiệp trong quá trình này một cách đáng kể, nhưng họ có ưu đãi kinh tế và các ảnh hưởng bí mật họ có thể sử dụng để phá hoại hoặc ít nhất là thách thức Nga. Nga nhận thức được những khả năng này và ý thức được rằng Hoa Kỳ đã chưa mang ra sử dụng chúng.
Cùng là một chiến lược giống như thế đang được đặc với Iran. Cấm vận đối với Iran không có khả năng thành công bởi vì họ có quá nhiều ngõ ngác và Trung Quốc và Nga sẽ không thừa nhận nó. Tuy nhiên, những gì Hoa Kỳ theo đuổi không phải là cho những gì họ sẽ đạt được nhưng những gì họ sẽ tránh được - cụ thể là, hành động trực tiếp. Hãy bỏ lời nói sang một bên, Mỹ cơ bản giả định rằng các lực lượng trong khu vực, đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ buộc phải đối phó với Iran, và rằng sự kiên nhẫn sẽ cho phép một sự cân bằng quyền lực được xuất hiện.
Các rủi ro của việc thụ động
Chiến lược của Hoa Kỳ dưới thời Obama là cổ điển theo nghĩa là nó cho phép hệ máy sẽ tiến triển hóa theo ý nó, do đó cho phép Hoa Kỳ giảm thiểu nỗ lực của mình. Mặt khác, sức mạnh quân sự của Mỹ là đủ dung khi tình hình phát triển không được cách thỏa mản, can thiệp và đảo ngược vẫn còn có thể. Obama cố để chống lại các cơ sở chính sách đối ngoại, đặc biệt là Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và cộng đồng tình báo, để chống lại các cám dỗ cũ. Ông đang cố gắng xây dựng lại các kiến trúc của chính sách đối ngoại đi từ mô hình Chiến tranh thế giới II - Chiến tranh lạnh, và rằng cần có thời gian.
Sự yếu kém trong chiến lược của Obama là tình hình ở nhiều khu vực có thể đột ngột và bất ngờ chuyển hướng không mong muốn. Không giống như các hệ thống chiến tranh lạnh, mà có xu hướng phản ứng quá sớm cho các vấn đề, nó không cho thấy rõ ràng rằng hệ thống hiện tại sẽ không mất quá lâu để phản ứng. Chiến lược tạo ra khuôn khổ tâm lý lần lượt định hình trong các quyết định, và ông Obama đã tạo ra một tình huống mà Hoa Kỳ có thể không phản ứng đủ nhanh nếu các phương pháp tiếp cận thụ động bị sụp đổ bất ngờ.
Thật là khó để nhìn thấy chiến lược hiện tại như là một mô hình vĩnh viễn. Trước khi cán cân thăng bằng quyền lực được tạo ra, các cường quốc phải đảm bảo rằng sự cân bằng là có thể. Trong Châu Âu, bên trongTrung Quốc, chống lại Nga và Vịnh Ba Tư, nó không cho thấy rõ ràng sự cân bằng được bao gồm những gì. Nó rõ ràng không phải là rằng sự cân bằng trong khu vực để có các quyền hạn mới nổi lên. Vì vậy, đây không phải là một sự cân bằng quyền lực chiến lược cổ điển. Thay vào đó là một chiến lược quảng cáo đặc biệt đối với cuộc khủng hoảng tài chính và tác động về tâm lý và bởi sự mệt mỏi về chiến tranh. Những vấn đề này không thể được bỏ qua, nhưng họ không cung cấp một nền tảng ổn định cho một chính sách dài hạn, mà có thể sẽ thay thế chính sách mà Obama đang theo đuổi.

Kinh Điển - Chính sách ngoại giao kinh tế của Bắc Việt Nam: Soviet Biscuit Factories and Chinese Financial Grants: North Vietnam’s Economic Diplomacy in 1967 and 1968 (Diplomatic History April 2012)
"Trường Đảng" của Tàu: China's Top Party School (FP 6-3-12)-


Chủ tịch nước: Sớm tăng trang bị cho Cảnh sát biển (ĐV).  – Nhấn mạnh vai trò cảnh sát biển VN   –   (BBC).
- TQ: Chính sách đối ngoại phục vụ cho phát triển, chủ quyền quốc gia   –   (VOA). - Thủ tướng TQ: Quân đội phải thắng các cuộc chiến tranh cục bộ   –   (VOA).  – Bắc Kinh đòi Mỹ tôn trọng lợi ích của Trung Quốc tại Châu Á    –   (RFI).  – TQ muốn Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’   –   (BBC).  – China urges US to respect its interests in Asia (AFP). – Quan chức Quốc phòng Trung Quốc đề nghị thiết lập Lực lượng Cảnh sát Biển Quốc gia: Chinese Defence Official Proposes Establishing National Coast Guard‎ (DefPro). – Tướng Lạc Nguyên của Trung Quốc: Cần có cảnh sát biển tham gia trong tranh chấp trên biển: Coast guard needed for maritime disputes‎ (EastDay).
Ấn, Trung đàm phán vòng đầu về vấn đề biên giới (TTXVN). - Cộng đồng hay xung đột (TVN/Foreign Affairs).  – Nga có thể bán cho Trung Quốc 48 phi cơ tiêm kích   –   (RFI).GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ
Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ 21.02.2012
Đây là phiên bản đầu tiên của một loạt bài mới về các chiến lược quốc gia đến quyền lực toàn cầu và các cường quốc khu vực khác. Phiên bản này thiết lập một khuôn khổ cho việc thông hiểu trạng thái hiện tại của thế giới.
Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.

Ngày 25 Tháng 12 năm 1991, một thời đại đã kết thúc. Vào ngày đó Liên bang Xô viết sụp đổ, và lần đầu tiên trong gần năm thế kỷ không có thế lực châu Âu nào là một cường quốc toàn cầu, có nghĩa là không có nhà nước Châu Âu nào tích hợp sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị trên quy mô toàn cầu. Những gì bắt đầu vào năm 1492 với việc Châu Âu càn bước vào thế giới và tạo ra một hệ thống đế quốc toàn cầu đã kết thúc. Suốt năm thế kỷ, một quyền lực Châu Âu này hoặc khác đã thống trị thế giới, dù Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, Pháp, Anh hoặc Liên Xô. Ngay cả các nước thấp hơn các cường quốc châu Âu vào thời điểm đó cũng đã có một số mức độ ảnh hưởng trên toàn cầu.
Sau năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường còn lại duy nhất trên thế giới, sản xuất mỗi năm khoảng 25% tổng sản phẩm (GDP) của thế giới và thống trị các đại dương. Hoa Kỳ chưa từng bao giờ được xem là cường quốc thống trị toàn cầu. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II, Sức mạnh nước Mỹ phát triển từ vị trí hạng rìa của hệ thống quốc tế, nhưng nó đã nổi lên trên một trạng thái đa cực. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nó được tìm thấy chính mình trong một thế giới lưỡng cực, đối mặt với Liên bang Xô Viết trong cuộc chiến mà chiến thắng đối với người Mỹ khó có một kết luận tất yếu.
Trong 20 năm quyền lực toàn cầu của Hoa Kỳ đã không bị thách thức, nhưng uy thế của nó đã rơi khỏi cán cân bằng trong hầu hết thời gian này, và sự mất thăng bằng đó là các đặc tính cơ bản của hệ thống toàn cầu trong thế hệ vừa qua. Chưa chuẩn bị về mặt tiếng tăm hoặc tâm lý cho vị trí của nó, Hoa Kỳ đã đung đưa từ một sự lạc quan quá mức vào những năm 1990 cho rằng xung đột đáng kể là kết thúc các cuộc chiến tranh chống lại chiến binh Hồi giáo sau 9/11, cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ không thể tránh nhưng cũng không có thể tích hợp thành một chiến lược toàn cầu đa tầng lớp. Khi quyền lực toàn cầu được theo đuổi ở một khu vực duy nhất, toàn bộ thế giới sẽ không được cân bằng. Sự mất cân bằng vẫn là đặc tính xác định của hệ thống toàn cầu ngày hôm nay.
Trong khi sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kết thúc kỷ nguyên châu Âu, cũng là sự kết thúc của một kỷ nguyên có khởi nguồn 1945, và nó đã được kèm theo bởi một nhóm các sự kiện có xu hướng phụ với sự thay đổi thế hệ. Giai đoạn 1989-1991 đánh dấu sự kết thúc của phép lạ kinh tế Nhật Bản, lần đầu tiên thế giới ngạc nhiên trước tốc độ tăng trưởng bền vững của một cường quốc châu Á và đồng thời cũng ngạc nhiên trước sự sụp đổ hệ thống tài chính mạnh của họ. Sự kết thúc của phép lạ Nhật Bản và các khó khăn kinh tế của việc tích hợp Đông Đức và Tây Đức làm thay đổi cách thức nền kinh tế toàn cầu làm việc. Hiệp ước Maastricht 1991 thiết lập các giai đoạn cho nỗ lực hội nhập tại châu Âu và là khuôn khổ cho châu Âu trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh. Quảng trường Thiên An Môn thiết lập đường hướng cho Trung Quốc trong 20 năm tiếp theo và là câu trả lời của Trung Quốc cho một đế chế Xô Viết sụp đổ. Nó tạo ra một cấu trúc cho phép phát triển kinh tế, nhưng đảm bảo sự thống trị của Đảng Cộng sản. Việc Saddam Hussein xâm lược Kuwait nhằm để thay đổi cán cân quyền lực trong vùng Vịnh Ba Tư sau khi cuộc chiến Iraq-Iran, đã thử nghiệm sự sẵn sàng tham dự chiến tranh của Hoa Kỳ sau khi Chiến tranh Lạnh.
Năm 1989-1991, thế giới đã thay đổi cách làm việc, cho dù phải đo lường theo từng thế kỷ hoặc thế hệ. Đó là một thời kỳ đặc biệt có đầy ý nghĩa mà chỉ bây giờ mới hiện rõ. Nó đã được khóa vào vị trí thay đổi dài hạn về bảo an, khi Bắc Mỹ thay thế châu Âu như là trung tâm của hệ thống quốc tế. Nhưng các thế hệ đến và đi, và chúng ta đang ở giữa sự chuyển đổi của thế hệ đầu tiên kể từ sự sụp đổ của các cường quốc châu Âu,một sự thay đổi bắt đầu từ năm 2008 nhưng ngày nay mới được tiến hành trong chi tiết.
Điều gì đã xảy ra trong năm 2008 là một trong những cơn khủng hoảng tài chính mà hệ thống tư bản toàn cầu phải chịu đựng cách định kỳ. Như là trường hợp thường xảy ra, những cơn hoảng loạn thường trướcc tiên tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị trong các quốc gia, tiếp theo là thay đổi trong quan hệ giữa các quốc gia. Trong số những thay đổi này, có ba việc là đặc biệt có tầm quan trọng, hai trong số đó liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và chuyển đổi nó thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Thứ hai là cuộc khủng hoảng xuất khẩu Trung Quốc và hậu quả của nó. Thứ ba, gián tiếp liên quan đến năm 2008, là sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở Trung Đông với việc Iran được ủng hộ.
Cuộc khủng hoảng châu Âu
Cuộc khủng hoảng châu Âu đại diện cho sự kiện quan trọng nhất tiếp theo sau đó là sự sụp đổ tài chính của năm 2008. Chí hướng của Liên minh châu Âu là một tổ chức gắn kết Pháp và Đức cùng nhau hầu để các cuộc chiến tranh đã từng nổ ra ở châu Âu kể từ năm 1871 là không thể. Chí hướng đó cũng giả định rằng hội nhập kinh tế khi cả hai Pháp và Đức cùng tham gia là tạo ra những nền tảng cho một châu Âu thịnh vượng. Trong bối cảnh phát triển của Hiệp ước Maastricht, chí hướng của các nước châu Âu cho rằng Liên minh châu Âu sẽ trở thành một đường lối dân chủ hóa và tích hợp các nước cựu cộng sản Đông Âu vào một khuôn khổ duy nhất.
Tuy nhiên, ẩn trong ý tưởng của Liên minh châu Âu là ý tưởng cho rằng châu Âu tại một số giai đọan nào đó có thể vượt qua chủ nghĩa dân tộc và biến thành như một nước Hợp chủng Quốc châu Âu, một liên đoàn chính trị với một hiến pháp và một chính sách thống nhất trong và ngoài nước. Nó sẽ di chuyển từ một khu vực thương mại tự do với một hệ thống kinh tế thống nhất một loại tiền tệ duy nhất và rồi hội nhập chính trị tiếp tục được xây dựng xung quanh Nghị viện châu Âu, cho phép châu Âu trở thành như một quốc gia.
Từ lâu trước khi điều này xảy ra, tất nhiên, người ta đã bắt đầu nói chuyện về châu Âu như thể nó là một thực thể duy nhất. Bất kể sự khiêm tốn về các đề xuất chính thức, đã có một chí hướng mạnh mẽ của một chính thể tích hợp châu Âu. Nó có hai nền tảng. Một là kinh tế và xã hội lợi ích rõ ràng của một Châu Âu thống nhất. Nền tảng kia thì cho rằng đây là cách duy nhất mà châu Âu có thể làm cho tầm ảnh hưởng của họ thấy được trong guồng máy quốc tế. Riêng cá nhân, các quốc gia châu Âu không phải là vận động viên toàn cầu, nhưng khi hợp chung họ có khả năng để làm thành điều đó. Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi mà Hoa Kỳ là quyền lực toàn cầu duy nhất không bị trói buộc, thì đây là một cơ hội hấp dẫn.
Chí hướng châu Âu đã bị đập tan trong thời hậu 2008, khi mà sự bất ổn định về cơ bản của thí nghiệm châu Âu chính nó đã được bày ra. Chí hướng này được xây dựng xung quanh Đức, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, nhưng ngoại vi châu Âu vẫn còn quá yếu để vượt qua khủng hoảng. Không phải chỉ riêng cuộc khủng hoảng đặc biệt này, châu Âu chưa được xây dựng để chịu bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính. Sớm hay muộn nó sẽ đến và sự thống nhất của châu Âu sẽ bị căng thẳng khi mỗi quốc gia, thực tế được thúc đẩy bởi kinh tế và xã hội một cách khác nhau, thao tác lợi ích riêng của mình hơn là trong sự lợi ích của châu Âu.
Không có thắc mắc nào cho rằng châu Âu năm 2012 hoạt động cách khác hơn là họ đã làm trong năm 2007. Một số trong các bộ phận châu Âu có khả năng sẽ, theo đường lối su hướng, trở về nhà nước cũ của Chiến tranh Lạnh, nhưng điều đó dường như không thể. Những mâu thuẫn cơ bản của các doanh nghiệp châu Âu bây giờ hiện rõ, và trong khi đó một số thực thể châu Âu sẽ có khả năng tồn tại, nó có thể sẽ không giống với châu Âu đã hình dung bởi Hiệp ước Maastricht, bỏ rơi chí hướng cao cả để thành một Liên hiệp Châu Âu. Như vậy, tiềm năng duy nhất đối trọng với Hoa Kỳ sẽ không xuất hiện trong thế hệ này.
Trung Quốc và mô hình châu Á
Tương tự như thế, Trung Quốc cũng có cuộc khủng hoảng năm 2008. Mô hình châu Á cũng không tránh khỏi phạm vi ảnh hưởng chu kỳ của tất cả các nền kinh tế, như ở Nhật Bản và sau đó trong năm 1997 ở Đông Á và Đông Nam Á, tiếp theo của sự tăng trưởng kéo dài là sự xáo trộn tài chính cách sâu sắc. Thật vậy, tỷ lệ tăng trưởng không thể hiện sức khỏe kinh tế. Cũng như nó đã xảy ra cho châu Âu, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là sự kích hoạt cho Trung Quốc.
Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là hơn một tỷ người sống trong gia đình có thu nhập ít hơn 6$ đô la một ngày, và đại đa số là những người kiếm được ít hơn 3$ đô la một ngày. Bên cạnh căng thẳng xã hội, hậu quả kinh tế là nhà máy công nghiệp lớn của Trung Quốc vượt xa nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc phải xuất khẩu. Tuy nhiên, cuộc suy thoái sau năm 2008 cắt giảm nặng nề vào xuất khẩu của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP và đe dọa sự ổn định của hệ thống chính trị. Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề đột biến lớn trong việc cho vay ngân hàng, đầu tư mới và hỗ trợ tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy lạm phát tràn lan. Lạm phát đã tạo ra áp lực tăng chi phí lao động cho đến khi Trung Quốc bắt đầu để mất lợi thế cạnh tranh chính của họ so với các nước khác.
Chỉ trong một thế hệ, tăng trưởng Trung Quốc đã như là một động cơ của hệ thống kinh tế toàn cầu, cũng giống như Nhật Bản ở các thế hệ trước. Trung Quốc không bị sụp đổ cách tệ hơn so với Nhật Bản đã bị. Tuy nhiên, họ thay đổi động thái, và cũng theo đó là động thái của hệ thống quốc tế.
Nhìn về tương lai
Có ba guồng máy kinh tế lớn nếu chúng ta nhìn vào hệ thống quốc tế, hai trong số đó là - Châu Âu và Trung Quốc - đang thay đổi động thái của họ để có ít quyết đoán và ít ảnh hưởng hơn trong hệ thống quốc tế. Các sự kiện của năm 2008 đã không tạo ra những thay đổi này, những sự kiện đó chỉ đơn thuần kích hoạt các quá trình làm lộ ra những điểm yếu cơ bản của hai thực thể này.
Bên ngoài quá trình chính của hệ thống quốc tế một chút, Trung Đông đang trải qua một sự thay đổi cơ bản trong cán cân quyền lực. Việc phát động này không phải là từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhưng là hậu quả của sự hiện diện và chấm dứt của Mỹ trong khu vực. Với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran đã nổi lên như là sức mạnh lớn lâu nay ở vùng Vịnh BaTư và là sự ảnh hưởng lớn ở Iraq. Ngoài ra, với sự tiếp tục tồn tại của chế độ al Assad ở Syria thông qua sự hỗ trợ của Iran, cho thấy ảnh hưởng của Iran có tiềm năng kéo dài từ phía tây Afghanistan cho đến biển Địa Trung Hải. Ngay cả khi chế độ al Assad đã giảm, Iran vẫn sẽ ở vị thế tốt để khẳng định yêu sách của mình cho tính ưu việt trong vùng Vịnh Ba Tư.
Cũng như các quá trình tung ra trong 1989-1991 nhằm định thể cho 20 năm tới, cũng từ đó, các tiến trình đang được tạo ra lâu nay đang có ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiếp theo. Vẫn còn mạnh mẽ nhưng mất cân bằng trong các chính sách quốc nội và quốc ngọai, Hoa Kỳ đang đối mặt với một thế giới đang thay đổi mà như chưa có một sự hiểu biết rõ ràng về cách đối phó với thế giới thay đổi này, hoặc cho rằng vấn đề, làm thế nào sự thay đổi trong hệ thống toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến họ. Đối với chiến lược Hoa Kỳ, các phân mảnh của châu Âu, việc chuyển đổi sản xuất toàn cầu trong sự trỗi dậy của đỉnh cao của nền kinh tế Trung Quốc, và sức mạnh tăng lên cách đáng kể của Iran dường như là sự kiện trừu tượng không ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ.
Cá nhân của những sự kiện này sẽ tạo ra những nguy hiểm và cơ hội cho Hoa Kỳ rằng đó là họ chưa chuẩn bị để kiềm chế. Các phân mảnh của châu Âu đặt ra câu hỏi về tương lai của nước Đức và mối quan hệ của họ với Nga. Sự chuyển động về sản xuất đến các nước có mức lương thấp sẽ tạo ra bùng nổ trong các nước mà cho đến nay được coi là vượt ra ngoài sự giúp đỡ (như Trung Quốc là vào năm 1980) và các khu vực có tiềm năng của sự bất ổn định, được tạo ra bởi sự tăng trưởng nhanh và không đồng đều. Và, tất nhiên, ý tưởng cho rằng vấn đề đối phó với Iran bằng cách thông qua lệnh cấm vận là một hình thức tự dối mình chứ không phải là một chiến lược.
Ba khu vực lớn trên thế giới thay đổi liên tục: Châu Âu, Trung Quốc và Vịnh Ba Tư. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ phải đưa ra một chiến lược để đối phó với thực tế mới, cũng giống như 1989-1991 chiến lược mới yêu cầu. Quốc gia quan trọng nhất, Hoa Kỳ, đã không có chiến lược sau năm 1991 và không có chiến lược cho đến ngày hôm nay. Đây là một thực tế quan trọng duy nhất nhất của thế giới. Giống như người Tây Ban Nha, những người ở trong thế hệ nằm sau chuyến đi của Columbus, thiếu ý thức thực tế rõ ràng mà họ đã tạo ra, người Mỹ không có ý thức rõ rang về thế giới mà họ tìm thấy chính mình trong đó. Thực tế này tiếp tục xác định cách thức hoạt động của thế giới.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp sang phần chiến lược của Mỹ trong 20 năm tới và xem xét làm thế nào họ sẽ định hình lại cho chính họ.
-Theo:

GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ

Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.


--Nhân Duyên Kinh Tế Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20120305

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Tự Sự, Diễn Giải và Thực Tế Kinh Tế
 *  Trung Quốc - Uống thuốc bổ để đạp cho khoẻ *


Thứ Hai tuần trước, ngày 27 Tháng Hai, cựu Nghị sĩ Rick Santorum, ứng cử viên Tổng thống bên Cộng Hoà, khiến chúng ta bớt tuyệt vọng: con cháu mình vẫn hy vọng trở thành tổng thống của đệ nhất siêu cường thế giới, dù chẳng hiểu gì về kinh tế nhập môn, hoặc chẳng biết xem lịch. Miễn là có nhiều đức tính khác!

Những đức tính đó, chúng ta không có nên cứ được... bàn thoải mái.

Trong đà hứng khởi chất ngất – xin viết cho đúng, chứ không phải chết ngất – ông Santorum nhấn mạnh đến nhu cầu tự túc về năng lượng, là điều chẳng sai. Nhưng ngay sau đó, ông lẫn lộn tương quan nhân quả khi phăng phăng phát biểu rằng nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế bốn năm về trước chính là giá xăng dầu.

Trong có một câu mà khơi khơi nói ra ba bốn điều nhảm thì quả là có biệt tài, nên mới đi làm chính trị.

Thứ nhất, Hoa Kỳ bị khủng hoảng về chính trị khi lãnh đạo cả hai đảng trong lưỡng viện và bên Hành pháp không giải quyết được những khó khăn kinh tế của một vụ suy trầm kéo dài và phục hồi rất chậm. Những khó khăn đó có nguyên nhân sâu xa gấp bội, mà nếu gom vào một yếu tố chính thì đấy là tình trạng chi tiêu và vay mượn quá sức. Chuyện này quá dài, ai mà nghe?

Thứ hai, nói về chuyện xem lịch, kinh tế Mỹ bị suy trầm từ Tháng 12 năm 2007, hiện tượng chu kỳ cứ tưởng là bình thường sau đợt suy trầm trước, vào Tháng Ba năm 2001. Nói lại cho rõ, kinh tế bị suy trầm bảy tháng trước khi dầu thô vọt giá lên trời rồi nâng giá xăng tại Mỹ vào mùa Thu. Vì quên tờ lịch, Santorum lẫn lộn tương quan nhân quả: xăng lên giá sau khi kinh tế đã suy.

Sở dĩ bị suy trầm và hồi phục chậm là vì nạn tiêu thụ rồi đi vay đã thổi lên bong bóng gia cư. Trái bóng bắt đầu xì từ cuối năm 2006 nên mới dẫn đến vụ khủng hoảng tín dụng "thứ cấp" năm 2007, làm hệ thống tài chính ngân hàng sụp đổ vào năm 2008 khi kinh tế đang suy trầm.

Gom lại ngần ấy chuyện, ta có thể kết luận như thế này: họa vô đơn chí, xăng dầu lên giá vào thời điểm bất lợi cho kinh tế Hoa Kỳ. Nó có khác với cách "tự sự" của Rick Santorum!

Bây giờ ta mới nhập đề.....


***


Khi theo dõi tin tức kinh tế, hoặc bất kỳ một tin thời sự nào, chúng ta nên chú ý đến một hiện tượng hai mặt.

Mặt nổi, thuộc loại "mì ăn liền" hay "fast food" là cách trình bày, diễn giải, gọi là "tự sự". Hoa Kỳ có một chữ cho điều đó là "narrative".

Trong nền văn hoá kỹ thuật gọi là tức thời của thông tin điện tử, lối tự sự đó dẫn đến những cảm quan ấn tượng có thể chi phối cách suy nghĩ của người khác. Các chính trị gia có biệt tài tự sự, họ mô tả và diễn giải tương quan nhân quả của một vấn đề nào đó theo chiều hướng có lợi cho triết lý hay chủ trương của họ, nhưng khiến người nào cũng có thể tưởng rằng họ bảo vệ quyền lợi của mình.

Truyền thông báo chí nhiều khi cũng chẳng khá hơn, với cách đặt tựa và loan tin của họ.

Nếu thụ động mua mì ăn liền về, ta có thể quên mất mặt kia của hiện tượng. Đó là mặt thật của vấn đề, nằm sâu bên dưới cách trình bày, tự sự. Nó là một chuỗi suy diễn rắc rối về nguyên nhân và hậu quả.

Lại có thêm một tí... nhân duyên.


***


Kinh tế Mỹ tích lũy nhiều nguyên nhân bất ổn từ đã lâu nên thể nào cũng gặp vấn đề và sẽ phải điều chỉnh. Đó là chuyện "nhân".

Cái "duyên" là yếu tố thời cơ khiến cái quả mới phát tác vào thời điểm nào đó. Xin lấy một ẩn dụ dễ hiểu, căn nhà có nền móng bấp bênh thì thể nào cũng đổ, như chỉ chờ cơn gió nhẹ. Bảo rằng cơn gió heo may làm đổ căn nhà thì không hẳn là sai, mà chắc chắn là không đúng!

Nhưng mấy ai lại đào xới vào nền móng mục nát của căn nhà trước khi cơn gió nổi lên? "Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh!"

Kinh tế Hoa Kỳ chất đống nợ nần từ mấy chục năm, sau năm 2001 lại lâm chiến ở hai nơi mà không muốn dân chúng hy sinh đóng thuế để bảo vệ an ninh. Trong khi ấy, từ nhiều triều đại tổng thống trước, nước Mỹ lại muốn người nghèo cũng có nhà nên giải tỏa luật lệ cho dân chúng dễ có quyền sở hữu gia cư. Thị trường bèn khai thác cơ hội và làm ẩu, cho tới khi bể bóng và bể mánh tan tành.

Ngần ấy cái nhân tích lũy, dồn dập thêm nhiều cơ duyên bất lợi mới dẫn đến chuyện ngày nay.

Thí dụ vừa nêu về lời "tự sự" hàm hồ của ông Rick Santorum trong chuyện giá xăng cho thấy mặt thật của vấn đề nó rắc rối hơn một lời đốp chát, một "sound bite", trong cơn sốt tranh cử. Vì lười suy nghĩ hoặc cứ tin những gì báo chí hay các chính khách nói ra là giá trị như vàng mười, chúng ta có thể bị hố, mất tiền hoặc... phí phạm lá phiếu.

Vì đề mục của cột báo này là "kinh tế cũng là chính trị", người viết muốn kích thích sự tò mò và phản ứng suy luận của độc giả với cách nêu vấn đề về "tự sự" và "thực tế", về "nhân" và "duyên". Hoặc nói cho có vẻ Đông phương uyên bác là "lý" và "sự".

"Lý" là chuỗi nhân quả chìm sâu ở dưới, "sự" là cách diễn giải ở trên.

Và các chính khách thường là chuyên gia lý sự cùn! Nền dân chủ tuyệt vời ở chỗ cho phép ta phanh phui những kiểu lý sự cùn như vậy của lãnh đạo. Nhưng nền dân chủ cũng đòi hỏi người dân phải bảo vệ quyền làm chủ... cái đầu của mình, bằng sự chịu khó tìm hiểu. Mất công lắm.

Bây giờ, khi vèo trông lá rụng đầy sân, xin hãy nhìn qua cái lý và sự của Trung Quốc. Cho nó "phe" ("fair") – mà nếu có phê thì cũng chẳng sao....


***


Nói về sự, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản lên hạng nhì thế giới từ năm 2010. Và tùy nơi, từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đến tạp chí chuyên đề The Economist, hay các lò trí tuệ có khả năng tự sự cao thấp khác nhau, người ta nói đến kỳ Trung Quốc bắt kịp Hoa Kỳ. Năm 2016 hay 2018 hoặc 2025.... Giới đầu tư đang kiếm tiền tại Trung Quốc cũng rất khéo tự sự như vậy, như đã tự sự vể triển vọng ngất trời của trái bóng gia cư - trước khi nó bể.

Đó là cái "sự" ở trên, là cách miêu tả với nhiều con số cho có vẻ khách quan khoa học.

Bây giờ, hãy nói về lý, các động lực khiến kinh tế xứ này tăng trưởng mạnh như vậy từ ba chục năm qua, nhất là từ bốn năm gần đây, khi Hoa Kỳ còn bò ngang và các chính khách cãi nhau mỗi ngày. Động lực chính của "phép lạ Trung Quốc" khi cả thế giới bị "Tổng suy trầm 2008-2009" là sức đầu tư rất mạnh.

Từ Tháng 11 2008, khi thấy hiệu ứng suy sụp từ các thị trường Âu Mỹ, lãnh đạo Bắc Kinh lập tức tăng chi gần 600 tỷ đô la rồi bơm khoảng 1.400 tỷ tín dụng vào kinh tế để bù đắp cho số thất thâu về xuất cảng. Tổng cộng, họ kích thích kinh tế với ngân khoản trị giá 2.000 tỷ đô la, 40% Tổng sản lượng nội địa GDP.

Nếu Ngân hàng Trung ương và lãnh đạo Mỹ mà cũng áp dụng bài bản Trung Quốc thì đã phải bơm quãng... 6.000 tỷ đô la! Mới có vài ngàn tỷ nhờ tăng chi và in bạc mà nước Mỹ đã cãi nhau mệt nghỉ từ bốn năm nay.

Đó là về lượng. Về phẩm thì đây là chuyện vay tiền cho heo nọc ăn nhân sâm để góp mặt với đời!

Muốn tăng GDP một đồng, Trung Quốc phải đi vay từ sáu đến tám đồng, tức là vô cùng tốn kém, với đầy phao phí và hiện tượng sản xuất thừa, tồn kho chất đống. Trước cơn "khủng hoảng", hiệu suất đầu tư kiểu vay tiền bơm thuốc bổ của Mỹ là mất bốn năm đồng thì được một đồng, và đấy là một lý do tranh luận kịch liệt. Trung Quốc thì khỏi tranh luận về lý và sự nên vẫn lừng lững đi lên... bờ vực. Vì quy luật có vay có trả, sẽ có ngày trả nợ.

Đấy là cái nhân của những suy sụp sắp tới tại Trung Quốc. Cái duyên là gì thì xin hẹn một kỳ... tự sự khác.


 

Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam : Hà Nội và Bắc Kinh khẩu chiến

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị. (Nguồn: Chinhphu.vn)

Giới phân tích tại Trung Quốc xem vụ bắt giữ 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi là “cảnh cáo những ai xâm phạm lãnh hải”.
Trung Quốc đã bắt 21 ngư dân và hai tàu cá Quảng Ngãi, QNg 66074 TS và QNg 66101 TS, khi các tàu này đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hôm 3/3.

Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu

-Mô hình kinh tế Việt Nam rất không bền vững (VOV).-Tìm nguyên nhân bất ổn kinh tế vĩ mô-(TBKTSG Online) - Hàng loạt các yếu kém nội tại gây bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài tiếp tục được các nhà kinh tế thảo luận tại tọa đàm: Hướng tới một khuôn khổ chính sách kinh tế cho Việt Nam trong trung và dài hạn tổ chức sáng 21-3.Việt Nam thuê tư vấn cải thiện xếp hạng tín nhiệm (VnEconomy).- Cần “mổ xẻ” DNNN để an lòng dân (Bee).Thà đau một lần để có tương lai bền vững (TBKTSG)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét