Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

TIN NGÀY 8/3/2012



http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=wLUr2ut9MIE
Chính trị – Xã hội

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-ng-x-dien-nguy-t-thuy-arrst-03072012081137.html/nguy-x-dien-75.jpg/image_thumb       TS Nguyễn Xuân Diện và Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt (RFA)   —-Ts Nguyễn Xuân Diện và nhà văn Nguyễn Tường Thụy bị câu lưu (RFI) 

THÔNG BÁO KHẨN CẤP: Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Kim, Nguyễn Tường Thụy bị bắt (TTXVA)

VangAnh – TTXVA.org
http://ttxva.org/wp-content/uploads/2012/03/nguyenkimNH.jpghttp://ttxva.org/wp-content/uploads/2012/03/nguyentuongthuy.jpg
TS. Nguyễn Xuân Diện (trái)  -                                       Ông Nguyễn Kim (giữa)                                        Ông Nguyễn Tường Thụy (phải) (3 hình của TTXVA)
  —-Người phụ nữ trước các vấn nạn xã hội (RFA)
   Xã hội Việt Nam hiện nay đang đứng trước vô số vấn đề cần phải giải quyết. Đối với một số phụ nữ thì thách thức đó là gì và làm thế nào để giải quyết?   —-Ngày Quốc tế Phụ nữ : gọi điện hỏi thăm Bùi Hằng tại cơ sở giáo dục Thanh Hà  (TTXVA)   —-Việt Nam: Thêm hai bản án vì tội “ tuyên truyền chống Nhà nước”  (RFI)
Quốc Doanh Vn Bán Rẻ Đất Nước (Vietbao)- Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đang bán rẻ đất nước… Đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế trên báo Tầm Nhìn qua bài viết “DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng.” -Tác giả là Viết Lê Quân, ghi nhận hiện tượng  vài năm tới, kinh tế VN sẽ bị các quan chức vắt kiệt sức:
“CHA ÔNG TỔNG BIÊN TẬP BÁO TIỀN PHONG LÀ MỘT KẺ SIÊU LỪA ĐẤT HÀ THÀNH!?”   –   (Văn chương +). Báo Tiền phong vì sao lại thế?-Tiền phong (TP) là một tờ báo của cơ quan Đoàn TNCS Hồ chí Minh. Tuy nhiên Ban biên tập không phải là những người trẻ tuổi,nóng vội,cẩu thả. Vậy mà vừa rồi ngày 9-2-2012 đã cho đăng một bài viết thirus trách nhiệm : “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” của tác giả Minh Tâm……..
VÕ LÂM KIẾM KÝ 20: CHỈNH ĐỐN NHÂN DÂN (Huynhngocchenh)  —ĐẾN VÙNG ĐẤT PHẬT Ký sự của Huỳnh Ngọc Chênh (đăng 4 kỳ rồi-đọc ở Blo HNC)
Dự án KCN Đông Nam huyện Củ Chi: Nhập nhèm mục đích thu hồi đất (Thanhtra) >>>Dân khổ vì dự án treo
Anhbasam :- Nguyên trung úy cảnh sát dùng nhục hình lãnh 9 tháng tù treo (TN). – Trung úy công an đánh dân hưởng án treo (TT). “Dũng tát anh Bình; đấm, tát, dùng dùi cui cao su đánh, làm anh Vũ bị choáng xỉu, ù tai, khó thở, phải cấp cứu điều trị tại bệnh viện tỉnh.  Theo cáo trạng, Hiền có tham gia đánh nhưng với vai trò thứ yếu và là sinh viên thực tập, không cần xử lý hình sự”. BTV: Những kẻ thi hành luật, hiểu biết luật mà vi phạm luật, đáng lẽ phải bị xử nặng hơn dân thường (vì đôi khi người dân phạm luật do không biết luật). Đằng này, người dân lại bị xử nặng hơn. Mời xem lại: Đà Nẵng: đánh công an lãnh 10 năm tù (Vietbao.vn).  – 18 tháng tù cho kẻ đánh Công an (Tin 24/7).  – Tuyên phạt cô gái tát CSGT 9 tháng tù (TT). Xử như thế này thì làm sao dân phục?
2012, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy hoà bình (VTV/Baomoi) chờ nó “thúc” cho.
Google Maps cần gỡ bỏ những thông tin sai lệch về Hoàng Sa(Ts. Lê văn Út-Phần Lan)>>>>Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế
Quan điểm mới nhất của luật sư Trần Đình Triển vụ Tiên Lãng (Culangcat)  >>>Ém thông tin để làm gì?
Sửa luật đất đai là cần gấp (Nguyễn trọng Vĩnh -Boxitvn)—-  Tản mạn về “Tây hóa”(Phạm gia Minh (Hà Nội) – Boxitvn)

Kinh tế

Gía xăng dầu tăng đến mức kỷ lục (RFA)
Việt Nam ép các ngân hàng sáp nhập để tránh sụp đổ (Nguoiviet)

Văn hóa – Giáo dục

Du học tại Pháp : các trở ngại và những điều cần biết để thành công (RFI)
Ba người Việt nổi tiếng ở Australia (Vietinfo)  -Tần Lê – biểu tượng thành đạt của thế hệ trẻ ở Australia; Nam Lê – nhà văn đoạt giải văn chương Dylan Thomas; Jacquelyn Ngô – họa sĩ thần đồng.  -2. Nam Lê – nhà văn đoạt giải văn chương Dylan Thomas  -3. Jacquelyn Ngô – họa sĩ thần đồng

Thế giới

Philippines xác nhận tập trận với Mỹ gần nơi có tranh chấp ở Biển Đông (RFI)  —Tổ chức nhân đạo tới thành phố Homs (BBC)    —–Người đứng đầu cơ quan nhân đạo LHQ tới thành phố Homs ở Syria (VOA)
Đặc sứ Trung Quốc thúc đẩy kế hoạch hòa bình ở Damascus (VOA)  —-Máy bay Sukhoi gặp nạn khi bay thử (BBC)  –Nga : Putin sẽ vừa đánh vừa xoa đối lập? (RFI)  —-Trung Quốc khẳng định thiếu nữ Tây Tạng vừa tự thiêu bị tâm thần  (RFI)  —-Trung Quốc gọi những người tự thiêu là ‘tội phạm, khủng bố bất mãn’ (VOA)  —Bắc Kinh chỉ trích dự luật nhắm vào hàng hóa trợ giá của Trung Quốc (VOA)   —-Bắc Kinh cho di tản công nhân khỏi Syria (RFI)
Tác giả vụ thảm sát ở Na Uy chính thức bị truy tố (RFI)   —Ông Mitt Romney thắng trong Ngày thứ Ba Trọng Ðại (VOA)   —-Dè chừng Trung Quốc, Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản (VOA)  —Mỹ: Có tiến bộ trong đàm phán viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên (VOA)  —Thông tư của cựu TT Nixon: Nên làm bạn thay vì thù với Trung Quốc (VOA)   —–Tướng Mỹ: Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Trung Đông (VOA)
Ngoại trưởng New Zealand kêu gọi Miến Điện tiếp tục cải cách (VOA)  —-6 binh sĩ Anh bị cho là đã thiệt mạng tại Afghanistan  (VOA)
Trung Quốc chi 140 tỉ đô-la cho công an trong năm 2012  -DCVOnlineTin AFP

Breaking News: Hôm nay Quỹ Richard Nixon và các viện nghiên cứu ở Mỹ tổ chức hội nghị kỷ niệm 40 năm chuyến đi của cố TT Mỹ, Richard Nixon tới Trung Quốc, chủ đề: “Tuần lễ đã thay đổi thế giới: Chuyến đi lịch sử của TT Nixon tới Trung Quốc và tương lai quan hệ Trung – Mỹ”. Mời bà con bấm vào đây để xem truyền hình trực tiếp, mạng yếu thì bấm vào đây nghe audio, bắt đầu từ 1h30’ sáng nay. Vào lúc 4h15’, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có bài phát biểu liên quan tới quan hệ Trung – Mỹ.
- Secretary of State Hillary Clinton to Address the 2012 U.S. Institute of Peace’s U.S.-China Conference (Bộ Ngoại giao Mỹ). Sẽ có các bài phát biểu của các nhân vật quan trọng thời đó như Henry Kissinger, ông Zbigniew Brzezinksi và Brent Scowcroft, cựu cố vấn An ninh Quốc gia và ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng TQ sẽ phát biểu từ Bắc Kinh.
Ngày 7/3 trên Anhbasam
Nhưng … lại có tin:  S.O.S Ts Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyễn Tường Thụy và một số người (từng) tham gia biểu tình yêu nước (vừa) bị công an bắt đột ngột(NVCL). Có lẽ đây chỉ là một hình thức “giữ chân” để không diễn ra cuộc họp mặt như dự kiến?
18h15′ – Cuộc họp mặt vẫn diễn ra …

Bên trái là nhà văn Võ Thị Hảo và LS Dương Hà


20h45′ – Những người tham gia cuộc họp mặt cùng đến trụ sở Công an huyện Thanh Trì, có lẽ là nơi TS Nguyễn Xuân Diện đang bị câu lưu.

Cảnh sát hùng hậu được huy động

21h20′
21h45′ – Được biết TS Nguyễn Xuân Diện bị giữ ở Công an Hà Đông,  ông Môn-chủ nhà hàng nơi có buổi họp mặt bị giữ tại công an thị trấn Văn Điển, và ông Nguyễn Tường Thụy ở Công an Thanh Trì (hình ảnh trên).
Lực lượng CS 113 bỗng nhiên rút vào trong trụ sở. Sau đó có một số thanh niên “đầu trọc” tới gây sự với mọi người. Bị la ó phản đối, dọa “tử thủ”, bọn chúng đã tạm rút đi.
21h55′ – ông Thụy đã được trả tự do. TS Nguyễn Xuân Diện nghe tin cũng đã được trả tự do. Chưa nghe tin ông Môn.

Nguyễn Tường Thụy
22h30′ – ông Môn vẫn chưa được thả. Theo CTV cho biết: nghe thông tin ông nhắn ra là bị bắt với lý do “cho bọn biểu tình chống Trung Quốc thuê nhà hàng”.
Mọi người lập Biên bản về việc bắt giữ người trái phép, lấy chữ ký ngay tại chỗ.
RFA đưa tin: TS Nguyễn Xuân Diện và blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt, nhưng bị nhầm hình Nguyễn Văn Phương lại ghi là Nguyễn Tường Thụy.
RFI nữa: Ts Nguyễn Xuân Diện và nhà văn Nguyễn Tường Thụy bị câu lưu.
23h5′ – ông Môn đã được trả tự do.
Trước đó, có một kẻ lạ mặt tự nhiên tới gây sự với những người chờ đón ông Môn, đã bị mọi người vây bắt, đưa vào đồn công an.
______________________________________________________________________________________________________
Trung Quốc và siêu quyền lực mềm (Nguyễn hưng Quốc – VOA) >>>Dư luận về ngôi minh chủ thế giới của Trung Quốc
Ông Putin, một nhiệm kỳ sẽ không còn ‘xuôi chèo mát mái’ (Bùi Tín -VOA)
Cuộc Đời Vẫy Vùng Ngang Dọc Của Tướng Cướp Bảy ViễnTrúc Giang MN (Vietbao)
Bom nguyên tử của Iran và cuộc tranh cử của tổng thống Obama (Trần Bình Nam) (eThongluan) - “…Con đường giữ phiếu của tổng thống Obama là bày tỏ một lập trường mạnh đối với với Iran, nhưng không mở rộng cánh cửa chiến tranh…”
Đinh Thế Phúc – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn EVN Đào Văn Hưng đối diện với án phạt tù chung thân (Danluan)
Kinh Thư – Một cái nhìn về phong trào ký thỉnh nguyện thư ở Mỹ 2012(Danluan)
Dân Tiên – Diễn biến hòa bình là gì?(Danluan)

Cộng sản Việt Nam sửa Hiến Pháp 1992: điều 4 hiến pháp giữ nguyên  -Trịnh Viên Phương (Danlambao)

Vài suy nghĩ sau nhiều vụ cháy xe gần đây…   —Chánh Ngọ (Danlambao)

Phạm Duy là ai? -Trần Thị Bông GiấyTâm Bút-DCVOnline -  Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, [...] thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái “vĩ đại” của ông một cách cụ thể.

 LƯỢM TIN

Cộng sự của Cha Lý’ bị án tù  (BBC)   Việt Nam phạt tù giam hai nhân vật, vốn bị cáo buộc liên hệ với Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý để ‘chống phá Đảng’.  —Việt Nam:Thêm hai bản án vì tội “ tuyên truyền chống Nhà nước”  (RFI)
Cán bộ Việt Nam họp chống tham nhũng (BBC)   —-Tập hợp ủng hộ thỉnh nguyện thư (BBC/xem)
9 tháng tù treo vì ‘dùng nhục hình’ (BBC)  -Một trung úy công an ở thành phố Nha Trang bị tuyên phạt mức án chín tháng tù treo về tội “dùng nhục hình”. >>>Công an ‘đánh chết dân’ bị tù 4 năm >>>Công an Long An đánh dân bị kỷ luật  —Đà Nẵng: đánh công an lãnh 10 năm tù (Vietbao.vn)

Đối xử với bất đồng: Câu chuyện ở Ô Khảm và Tiên Lãng (Trần vinh Dự – VOA)

Một cô dâu Việt bị bóp cổ chết tại Hàn Quốc (NLĐ)  —Bị lừa sang Trung Quốc lao động khổ sai  (NLĐ) -Sáng 6-3, Công an xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu (Tây Ninh) vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ 9 nạn nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ ở Trung Quốc, vừa được gia đình đóng tiền chuộc về.
Thủ tướng: Khắc phục cơ chế tạo đặc quyền, đặc lợi  (VNN)   -  “Cần thực hiện việc công khai, dân chủ trong đánh giá, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, kể cả trong khen thưởng, kỷ luật để khắc phục, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc chạy chức chạy quyền”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng.
Trưởng phòng CSGT trả phong bì chúc tết 100 triệu đồng (VTC)  —-Nhiễm cúm A/H5N1, nam thanh niên nguy kịch (NLĐ)
Ảnh nổi bật
Thế nào là nghệ sĩ đích thực?   (Dân trí) – Những người không vui với niềm vui của nhân dân mình, không buồn với nỗi buồn của đồng bào mình thì không bao giờ được coi là nghệ sĩ đích thực. Một nghệ sĩ khiếp nhược trước cường quyền, thậm chí hạ mình đi ca ngợi cái ác, kẻ ác là nghệ sĩ tha hóa… >>  Nhân dân đang chờ một cơn gió mạnh   —-Bộ trưởng GD-ĐT: “Con tôi cũng nhận điểm 3, 4″ (NLĐ)

Thiếu tướng Mao Tân Vũ Romney thắng lớn trong ‘thứ Ba trọng đại’ (BBC)
Cháu nội Chủ tịch Mao kêu gọi chống tham nhũng (BBC)     Cháu nội của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thiếu tướng Mao Tân Vũ, đề xuất chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 5 của Chính hiệp Trung Quốc khóa  XI.(viết tắt của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) về danh nghĩa là mặt trận tập hợp cả người không phải là đảng viên cộng sản.   Hai kỳ họp lớn của Trung Quốc (BBC /xem ảnh)  —Bầu cử dân chủ ở Ô Khảm sẽ chỉ là một ngoại lệ ở Trung Quốc (RFI)
Sarkozy nói Pháp có ‘quá nhiều người ngoại quốc’ (BBC)  —Philippines xác nhận tập trận với Mỹ gần vùng biển có tranh chấp (RFI)  —Sau Fukushima, người Nhật bị ám ảnh bởi nỗi lo thực phẩm nhiễm xạ (RFI)  —Phụ nữ đứng hàng đầu trong các cuộc biểu tình ‘Mùa Xuân Ả Rập’  (VOA)
“Triều Tiên triển khai thêm nhiều tên lửa, đối phó máy bay Mỹ, Hàn” (Dân trí)   —Hamas bỏ rơi Iran (NLĐ)   —-Bài 1: Triệt kế sinh nhai của yakuza  (PL) – Sau nhiều thập kỷ ngầm chấp nhận, giờ đây chính quyền Nhật Bản đang mở cuộc chiến rầm rộ tấn công vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức yakuza.
Singapore cho người giúp việc nghỉ ngày cuối tuần  (VN+)  —Phụ nữ Afghanistan bị đem ‘tế thần’ để lấy lòng Taliban (VTC)  —Nga: Một phụ nữ ôm bom tấn công đồn cảnh sát (VTC News)

Ảnh nổi bậtMột phụ nữ bị vợ chủ tịch xã đánh đập dã man  -(Dân trí) – Không rõ vì lý do gì, vợ Chủ tịch xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai đã cùng một nhóm người đánh đập một phụ nữ dã man, dùng dao lam rạch khắp người chị này khiến chị bị đa chấn thương. chỉ là vợ chủ tịch xã mà cũng thị uy?   —Vợ chủ tịch xã lột áo, rạch vùng kín người khác (VNN)   —Nguoiduatin.vn /BM  -Bắt giữ tiếp hai lãnh đạo kinh doanh đa cấp
Ảnh nổi bật Những người đẹp “siêu mỏng” (Dân trí)   —Lăng mạ phóng viên, 1 phụ nữ bị phạt 5 triệu đồng (NLĐ)   –Cháy lớn tại Công ty TNHH Vận tải Tân Tiến (NLĐ)   —Không đội mũ bảo hiểm còn tông công an (NLĐ)   —-Xe tải lật khi dừng đèn đỏ, nhiều người thoát chết (NLĐO)  —-Đang chạy, Attila cháy ngùn ngụt
Và một lát sau, chiếc xe chỉ còn lại bộ khung
Chiếc Attila đang bốc hỏa…=>
Dùng máy định vị GPS lấy trộm xe ô tô đã cầm cố (NLĐ)   —-Trộm xe bạc tỉ theo đơn đặt hàng  (PL) -Nhà khóa kín có camera, xe có khóa từ nhưng các “siêu trộm” vẫn đột nhập để lấy được chiếc xe Mercedes trị giá 5 tỉ đồng.
http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2012/03/07/4_2.jpg       Người đẹp Milla Jovovich khỏa thân táo bạo (VTC News)












 Công lý XHCN: treo

Nguyên trung úy cảnh sát dùng nhục hình lãnh 9 tháng tù treo
Thiện Nhân (Thanhnien)  Danlambao- Ngày 6.3, TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lang Thành Dũng (27 tuổi, nguyên cán bộ cảnh sát điều tra, Công an TP.Nha Trang, Khánh Hòa), 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội “dùng nhục hình”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, rạng sáng 22.7.2011, anh N.T.M đến Công an TP.Nha Trang trình báo việc bị nhân viên ở một tiệm massage (không rõ địa chỉ) cùng người lái xe ôm tự xưng tên Hùng dàn dựng lấy 7 triệu đồng vào đêm 21.7. Trung úy Dũng được phân công điều tra vụ trộm cắp tài sản này. Đêm 26.7, Dũng thấy 2 anh Nguyễn Tường Vũ và Trương Chí Bình (hành nghề xe ôm) đang đón khách trên đường Trần Phú (TP.Nha Trang), liền đưa về trụ sở công an làm việc. Do cả hai không thừa nhận hành vi trộm cắp, nên Dũng dùng tay đánh vào mặt anh Bình và dùng dùi cui đánh anh Vũ…
* Trong khi đó…
Em Phạm Thị Mỹ Linh, 18 tuổi, đang còn đi học, bị kết án 9 tháng tù giam vì tội tát tai Công an.
*
Nạn nhân Nguyễn Tường Vũ – người bị cán bộ cảnh sát điều tra Lang Thành Dũng tra tấn nhục hình - Dấu vết bị tra tấn, trích roi điện trên hốc mắt, bả vai
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, khoảng 2h45 ngày 22/7/2011, anh Nguyễn Tiến Minh và Lê Thiên Toán (khách du lịch, trú tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đến Công an TP Nha Trang, Khánh Hòa trình báo việc bị mất 7 triệu đồng vào đêm 21/7 khi đi massage. Đối tượng nghi vấn là người lái xe ôm tự xưng tên là Hùng cùng với tiếp viên massage tham gia dàn dựng lấy số tiền trên. Công an TP. Nha Trang đã phân công Dũng thụ lý điều tra.
Khoảng 22h ngày 26/7, Dũng phát hiện 4 người làm nghề lái xe ôm đang chờ đón khách ở khu vực số 64, 66 đường Trần Phú, trong đó có Nguyễn Tường Vũ, Trương Chí Bình là hai đối tượng thuộc diện nghi vấn trộm cắp tiền của anh Minh. Dũng đã báo cáo Nguyễn Minh Tranh, Đội phó trực chỉ huy Đội đêm hôm đó cho người hỗ trợ để đưa Vũ và Bình về trụ sở làm việc. Tranh đã cử Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Huy Tường, Nguyễn Thọ Châu, Thái Bình Dương và Đỗ Ngọc Hiền (Hiền là sinh viên trường trung cấp cảnh sát đang thực tập tại đội) đến hỗ trợ.
Khi lực lượng đến hỗ trợ, Dũng cùng tổ công tác tới chỗ anh Vũ (tất cả đều mặc thường phục), Dũng giơ thẻ Công an ra nói: Cảnh sát hình sự đây, rồi dùng khóa số 8 khóa tay anh Bình vào giá đèo hàng ở giữa xe máy của anh Bình, Hiền dùng khóa số 8 khóa tay anh Vũ. Dũng cùng tổ công tác đưa anh Vũ, anh Bình và 2 người lái xe ôm khác (đến nay chưa xác định) về Công an thành phố để làm việc.
Tại trụ sở Công an, qua kiểm tra ban đầu, Dũng cho hai người lái xe ôm cùng bị đưa về trụ sở với anh Bình và anh Vũ về trước, còn anh Bình được đưa lên phòng làm việc ở tầng 2 để làm việc với Trung sỹ Phương, anh Vũ được đưa lên phòng làm việc ở tầng 3 làm việc với Hiền. Dũng đi lại cả hai tầng, làm việc cả anh Bình và Vũ.
Quá trình làm việc, anh Bình và anh Vũ vẫn bị khóa tay, anh Vũ và Bình không thừa nhận là đã lấy trộm tiền của anh Minh. Dũng dùng điện thoại di động chụp ảnh anh Vũ và Bình, gửi qua thư điện tử cho Minh ở Hà Nội để xác định anh Vũ có phải là người lái xe ôm đã chở Minh đêm 21/7 hay không. Hiền lấy lời khai và lập biên bản tạm giữ tài sản của anh Vũ gồm: xe máy, điện thoại, CMND và 5.800.000 đồng. Phương lấy lời khai và lập biên bản tạm giữ hành chính tài sản của anh Bình gồm: xe máy, điện thoại, CMND và 379.000 đồng. Do việc anh Vũ và Bình không thừa nhận là đã trộm cắp tiền của anh Minh nên Dũng, Hiền dùng tay và dui cui đánh anh Vũ và Bình.
Việc anh Vũ bị đánh có một số nhân chứng là những người bị bắt giữ trong vụ việc khác đang bị giữ tại phòng lấy lời khai anh Vũ chứng kiến. Đến khoảng 1h ngày 27/7, anh Bình và Vũ được cho về nhà. Anh Vũ khai sau khi bị đánh, về nhà anh bị mệt mỏi, đau tức ngực, tai trái không nghe được. Chiều 27/7, anh đi chụp ảnh các vết bầm tím trên cơ thể, tối 27/7 anh đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị, đến ngày 1/8 ra viện.
Ngay sau khi ra viện, anh Vũ đã làm đơn tố cáo, gửi kèm theo đơn là 4 tấm ảnh chụp các vết bầm tím tại gò má trái, vai, bắp tay, đùi, mắt cá chân mà theo anh là các dấu vết do bị Dũng và Hiền đánh. Trong quá trình điều tra, Dũng khai nhận đã dùng tay tát, đánh, đấm nhiều lần vào mặt anh Vũ, dùng dùi cui cao su đánh nhiều lần vào chân, tay anh Vũ và dùng tay tát 2-3 cái vào mặt anh Bình. Hiền khai nhận dùng tay tát 2-3 cái vào mặt anh Vũ. Đến nay, Dũng và Hiền đã tự nguyện hỗ trợ và bồi thường cho anh Vũ 27 triệu đồng. Riêng anh Bình sau khi bị đánh, anh bị đau tức ngực nhưng thương tích không đáng kể nên không đến bệnh viện điều trị, anh Bình không đề nghị gì về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe. Hiện anh Bình không có mặt tại địa phương, cơ quan điều tra không xác minh được địa chỉ của anh Bình.
Theo Viện kiểm sát, Hiền có hành vi tham gia đánh anh Vũ và Bình nhưng xét Hiền chỉ tham gia với vai trò thứ yếu và đang là sinh viên thực tập, không có nhiệm vụ chính trong vụ án mà chỉ tham gia hỗ trợ nên không cần thiết phải xem xét xử lý hình sự đối với Hiền. Ngoài ra, Dũng và Hiền còn có hành vi dùng khóa số 8, khóa tay anh Bình và anh Vũ đưa về trụ sở công an nhưng xét việc đưa về để điều tra làm rõ vụ trộm cắp tài sản là cần thiết, xét thấy Dũng do áp lực về công việc, mặt khác Dũng bị khởi tố về tội “Dùng nhục hình” nên không cần thiết phải xử lý về hình sự đối với Dũng độc lập về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Còn Phương, Tường, Châu, Dương là những người cùng hỗ trợ Dũng bắt người nhưng xét họ không trực tiếp khóa tay, đưa áp giải người về trụ sở nên không cần thiết phải xử lý hình sự mà kiến nghị với Công an Khánh Hòa xem xét kỹ luật hành chính đối với họ cũng đủ tác dụng để giáo dục chung.
Trước đó, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt hai bị cáo nguyên là điều tra viên của Công an TP. Nha Trang là Trần Bá Tuấn (SN 1976, trú 205, Chung cư A, Nha Trang) và Nguyễn Đình Quyết (SN 1984, trú 186/22/7 Lê Hồng Phong, Nha Trang) mỗi bị cáo 9 tháng tù treo về tội dùng nhục hình. Được biết, sau khi án tuyên Tuấn đã kháng cáo kêu oan cho rằng mình không phạm tội. Riêng Quyết thì chấp nhận không kháng cáo.
| 7.3.12


’Nên quen dần lễ cưới rình rang’

Vài lời : “điều bình thường”?? ở mấy thằng “tư bản giãy chết” thì đươc,không cần bàn-Còn Nhà nước Cọng sản là “chưa được”(không phải không được)- Biết bao nhiêu Đồng Bào ta cả con nít lang thang lếch thết,Ông ở SG hãy xem lại “mặt sau” của xã hội SG…..Xã hội ta hiện nay không chấp nhận- Giàu chơi kiểu này là “bóc lột” ,họ đã dạy tôi như thế- Ông ôn lại quá trình “cổ vũ cho đấu tranh giai cấp”-Giai cấp nào???????????????????????????????????-Tôi thích câu Cách mạng dạy “Anh giàu có hơn mọi người là Anh bóc lột,khỏi bàm cãi”.Công bằng xã hội thế à?nói từ từ ,vậy 100 năm ,1.000 năm….?
 - thứ tư, 7 tháng 3, 2012 - BBC
Ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, trò chuyện với BBC về cách dùng tiền của người giàu hiện nay.
Cuộc trò chuyện diễn ra vào lúc dư luận trong nước xôn xao trước lễ cưới rình rang của một số “đại gia”.
Ví dụ, lễ cưới cho con của hai nữ doanh nhân – một ở Hà Tĩnh, một ở Cần Thơ – được truyền thông đưa tin chi tiết, gây nhiều ý kiến trái ngược.
Ông Phan Thành nói ông không rõ cụ thể về hai lễ cưới trên.
Tuy vậy, ông cho rằng việc người giàu tiêu tiền như vậy “cũng là điều bình thường”.
“Tôi còn thích làm nhiều nữa để xã hội quen dần, lúc đó không còn ai nói nữa.”
“Lâu lâu một hai cái, người ta chú ý. Nhưng dần dà làm riết, sẽ thấy bình thường,” ông nói.

Thư ngỏ của nông dân Huỳnh Kim Hải gởi Quốc hội

Boxitvn
Kính gởi: – Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Ủy Ban Pháp luật của Quốc hội
- Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
- Trang tin Điện tử Quốc hội Việt Nam: nhờ chuyển
- Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân: nhờ chuyển
Tôi tên: Huỳnh Kim Hải, một nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, có viết một số bài báo về tình cảnh nông dân với bút danh Hoàng Kim (Đồng Tháp).

Nay tôi viết thư này đến đến Quốc hội và đến Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội để khiếu nại về việc Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vi phạm Luật Cạnh tranh, khi để cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam mà nòng cốt là Tổng Công ty Lương thực miền Nam toàn quyền ấn định giá mua lúa tạm trữ để tước đoạt hết lợi nhuận của nông dân.
Tôi xin được phép trình bày như sau:
Tổng Công ty Lương thực miền Nam có vị trí thống lĩnh thị trường lúa gạo
Điều 11 khoản 1 của Luật Cạnh tranh qui định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam Online, “Tổng công ty Lương thực miền Nam (TCty LTMN) là đơn vị chủ lực trong XK gạo của nước ta, hàng năm XK hơn 3 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD, tức chiếm tới hơn 60% lượng gạo XK của cả nước.” (1)
Như vậy: Tổng công ty Lương thực miền Nam được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam là nhóm doanh nghiệp Nhà nước có vị trí thống lĩnh thị trường
Điều 11 khoản 2 mục c qui định: “Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.”
VFA có số lượng gạo xuất khẩu “chiếm trên 90% tổng số lượng gạo xuất khẩu chung của cả nước.” (2)
Dù có nhiều hơn 4 thành viên, nhưng hầu hết thành viên của VFA là các doanh nghiệp có chung chủ sở hữu là Nhà nước, cho nên căn cứ vào điều 11 khoản 2 mục c của luật cạnh tranh: VFA là nhóm doanh nghiệp của Nhà nước có vị trí thống lĩnh thị trường lúa gạo.
Tổng Công ty Lương thực miền Nam và VFA độc quyền trong mua bán lúa gạo
Ông Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cũng là Chủ tịch VFA.
Tổng Công ty Lương thực miền Nam và VFA muốn bán gạo xuất khẩu của nông dân với giá bao nhiêu thì bán, muốn mua lúa của nông dân với giá bao nhiêu thì mua, nông dân chỉ bán lúa cho Tổng Công ty Lương thực miền Nam và VFA mà không thể bán cho ai khác.
Điều 12 của Luật Cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.”
Như vậy căn cứ vào điều 12 của Luật Cạnh tranh, Tổng Công ty Lương thực miền Nam và VFA là doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền trong mua bán lúa gạo của nông dân.
Tóm lại: lúa gạo của nông dân đang chịu sự độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước. Hay nói cách khác: lúa gạo thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước.
Việc ấn định giá lúa gạo của Tổng Công ty Lương thực miền Nam và VFA vi phạm Luật Cạnh tranh
Điều 15 khoản 1 mục a của Luật Cạnh tranh qui định: “Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp: Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước”.
Hiện nay, Chính phủ không quyết định giá bán gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa cho nông dân mà giao cho VFA toàn quyền quyết định. Điều này vi phạm Điều 15 khoản 1 mục a của Luật Cạnh tranh.
VFA chỉ là một hiệp hội ngành hàng, tập hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hoạt động vì lợi nhuận, cho dù là doanh nghiệp Nhà nước, cũng không có quyền quyết định thu nhập của nông dân chúng tôi bằng cách ấn định giá thu mua lúa.
Thật là hết sức phi lý, khi một hiệp hội của những doanh nghiệp xuất khẩu gạo, lại ấn định thu nhập cho hàng triệu nông dân.
Mua lúa tạm trữ là công cụ để Hiệp hội Lương thực Việt Nam đầu cơ lúa gạo tước đoạt hết lợi nhuận của nông dân.
Theo Luật Cạnh tranh, Chính phủ phải ấn định giá mua lúa tạm trữ và giá bán gạo xuất khẩu. Do Chính phủ vi phạm Luật Cạnh tranh giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam toàn quyền ấn định giá mua lúa tạm trữ và giá bán gạo xuất khẩu, khiến cho việc mua lúa tạm trữ trở thành công cụ để Hiệp hội Lương thực Việt Nam đầu cơ lúa gạo của nông dân.
Vụ đông xuân năm 2012 này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tuyên bố mua tạm trữ vào ngày 1/3 để giữ giá lúa cho nông dân, nhưng hiện nay, nông dân ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp không bán được lúa do thương lái không mua lúa, và giá lúa hạ từng ngày.
Giá lúa giảm khoảng 600 đồng/ kg so với cách đây 10 ngày, và giảm khoảng 2.000 đồng/ kg so với vụ hè thu năm 2011.
Như vậy, mua lúa tạm trữ chẳng có lợi gì cho nông dân cả.
Để làm rõ vấn đề Hiệp hội Lương thực Việt Nam đầu cơ lúa gạo của nông dân bằng công cụ mua lúa tạm trữ tôi xin được dẫn chứng bằng số liệu từ năm 2008 đến năm 2010.
Mua lúa tạm trữ năm 2008: bán gạo xuất khẩu giá 620 đô la Mỹ/tấn, mua gạo trong nước giá 361 đô la Mỹ/tấn, tức là bán lúa giá 6.432 đồng/kg, nhưng mua lúa của nông dân có 4.000 đồng/kg.
Đây là bảng số liệu xuất khẩu gạo năm 2008 do Hải Quan Việt Nam Online gởi email cho tôi.
Thời gian Số lượng (nghìn tấn) Trị giá ( triệu USD) Đơn giá (USD/tấn)
Tháng 1 131 51 393
Tháng 2 321 136 423
Tháng 3 551 252 457
Tháng 4 652 369 565
Tháng 5 556 438 789
Tháng 6 223 218 975
Tháng 7 493 429 870
Tháng 8 357 288 805
Tháng 9 431 253 587
Tháng 10 302 145 480
Tháng 11 288 135 469
Tháng 12 436 181 415
Cả năm 4.741 2.895 610
Qua bảng xuất khẩu gạo năm 2008 ta nhận thấy:
Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm với giá bình quân 601 đô la Mỹ/tấn, đặc biệt tháng 6 giá xuất khẩu cao nhất đạt 975 đô la Mỹ/tấn.
Vậy mà, khi nông dân thu hoạch lúa hè thu khoảng giữa tháng 6, VFA tuyên bố không ký được hợp đồng bán gạo, và giá gạo thế giới xuống quá thấp, nên ngày càng hạ giá mua lúa và cuối cùng ngừng mua lúa, làm cho lúa của nông dân tồn đọng không ai mua.
Ngày 8/8 đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải “yêu cầu Bộ NN & PTNT và các cơ quan liên quan có chính sách tiêu thụ hết lúa cho nông dân, đảm bảo người trồng lúa phải có lãi trên 40%” (3)
Làm như miễn cưỡng phải tuân lệnh Thủ tướng, ông Trương Thanh Phong Tổng giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam kiêm Chủ tịch VFA cho biết: “Trong vòng một tuần phải thu mua được 10.000 tấn gạo nguyên liệu, với giá dao động hiện nay 5.900 đồng – 6.100 đồng/kg”, khiến cho nông dân phải kêu rên: “Trong nhà còn cả trăm giạ lúa. Giá lúa chỉ nằm ở mức 4.000 đồng/kg, khổ cái chẳng thấy thương lái nào đến mua.” [2].
Từ bảng xuất khẩu gạo ta thấy: Xuất khẩu gạo từ đầu tháng 7 đến hết tháng 12 được 2,307 triệu tấn, đạt giá trị 1,431 tỷ đô la Mỹ, giá bán gạo bình quân 620 đô la Mỹ/tấn.
Bán gạo xuất khẩu bình quân 620 đô la Mỹ/tấn. Tra cứu tỷ giá ở Hải Quan Việt Nam từ ngày 2/6 đến ngày 29/12 tôi lấy mức thấp nhất 1 đô la Mỹ = 16.600 đồng. Vậy giá bán gạo bình quân 6 tháng cuối năm của VFA là: 620 * 16.660 = 10.292.000 đồng/kg, tức là 10.292 đồng/kg gạo.
Bán gạo giá 10.292 đồng/kg qui ra giá bán lúa là 6.432 đồng/kg (ước tính 1,6 tấn lúa xay được 1 tấn gạo).
Bán lúa giá 6432 đồng/kg, nhưng mua lúa của nông dân có 4.000 đồng/kg vậy VFA lời 2.432 đồng/kg, còn nông dân hòa vốn.
Mua lúa tạm trữ năm 2009: bán gạo tạm trữ với giá qui lúa 6.362 đồng/kg, mua lúa tạm trữ của nông dân vẫn với giá 4.000 đồng/kg.
Năm 2009 VFA dàn dựng và thực hiện kịch bản mua bán lúa gạo giống như năm 2008.
Tháng 2/2009, lúc nông dân chúng tôi bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, khi giá gạo trên thị trường thế giới đang cao khoảng 486 đô la Mỹ/tấn, có nhiều khách hàng mua gạo, VFA ký công văn số 48/CV/HH ký ngày 20-2-2009 để ngừng xuất khẩu gạo:
“Quyền tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Huỳnh Minh Huệ vừa ký công văn số 48/CV/HH, thông báo chỉ cho đăng ký tiếp các hợp đồng xuất khẩu gạo có thời hạn giao từ tháng 7 đến tháng 9-2009 nhằm bảo đảm thực hiện các hợp đồng đã ký kết và phù hợp kế hoạch cân đối của Chính phủ” [3].
Công văn số 48/CV/HH này đã ngăn cản các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo vụ hè thu, vì thế, khi nông dân chúng tôi thu hoạch vụ hè thu vào giữa tháng 6, VFA lại tuyên bố không ký được hợp đồng bán gạo xuất khẩu, giá bán gạo xuất khẩu thấp nên không mua lúa của nông dân.
Chính phủ lại phải cho VFA vay không lãi 2 tháng từ 20/9 -20/11, để VFA mua lúa cho nông dân. Lại làm như miễn cưỡng VFA đưa ra giá mua lúa tạm trữ từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết: “Tháng 8 năm nay, khi lúa trong nước xuống giá thê thảm, chỉ còn 3.500 đồng/kg, gần xấp xỉ giá thành, lúc ấy, trong hơn 100 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ có 21 doanh nghiệp đăng ký mua tạm trữ nhờ có kho tàng, hệ thống đại lý, cơ sở thu mua và có năng lực tài chính. Các doanh nghiệp thống nhất sản lượng mua lúa là 400.000 tấn với giá 3.800 đồng/kg lúa khô”. Sau đó, tiếp tục mua thêm 500.000 tấn lúa với giá từ 3.800 – 4.000 đồng/kg [4].
Lúa mua tạm trữ năm 2009 VFA tồn kho và bán vào đầu năm 2010.
Căn cứ vào Hải Quan ViệtNam: từ tháng 1 đến tháng 3 VFA xuất khẩu với số lượng 1,443 triệu tấn, với trị giá 792.528.000 đô la Mỹ, giá bán bình quân 549 đô la Mỹ/tấn.
Qui ra tiền Việt Namgiá bán mỗi tấn gạo là: 549 * 18544 = 10.180 đồng. Vậy 1 kg gạo giá 10.180 đồng, tức là giá bán mỗi kg lúa là 6.362 đồng.
VFA bán lúa tạm trữ giá 6.362 đồng/kg lời 2.362 đồng/kg lúa, nông dân lại bán lúa hòa vốn.
Năm 2010: VFA tiến thêm một bước mua tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu. Cả năm VFA bán lúa tạm trữ với giá 5.365 đồng/kg, vẫn lại mua lúa của nông dân với giá 4.000 đồng/kg
Thấy mua lúa tạm trữ lúa hè thu hai năm 2008 và 2009 quá lời, năm 2010 này, VFA tham lam tiến thêm một bước nữa, là mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết: “Từ tháng 3 sẽ có 30 doanh nghiệp bắt đầu thu  mua 1 triệu tấn gạo dự trữ để bình ổn giá lúa vụ đông xuân tại ĐBSCL. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sáng ngày 25-2” [5].
Giá thu mua tạm trữ VFA đưa ra trên  báo An Giang Online ngày 2/3 như sau: “VFA ấn định kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo và đưa ra giá sàn xuất khẩu cho các doanh nghiệp thành viên 400 USD/tấn. Về giá lúa, nhằm đảm bảo kế hoạch quí I xuất 1,2 triệu tấn gạo, VFA định giá thành sản xuất 2.200 đồng/kg lúa và “bảo hiểm” giá mua tại kho doanh nghiệp 4.000 đồng/kg lúa” [6].
Còn mua lúa tạm trữ vụ hè thu, vào ngày 14/7, khi lãnh đạo các tỉnh than phiền vì giá lúa hè thu quá thấp: “Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Phòng cho hay sản lượng lúa hè-thu ở tỉnh này khoảng 1,3 triệu tấn, giá thành 3.000 đồng/kg. Hiện nông dân bán lúa khô với giá 3.300 đồng/kg, lãi chỉ 10%. Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thông tin, giá lúa hè thu ở địa phương này hiện giảm còn 2.800 – 2.900 đ/kg, trong khi giá thành trên dưới 4.000 đ/kg”.
Ông Trương Thanh Phong Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Chủ tịch VFA cho rằng:
“Rất khó mua theo mức giá mà các địa phương đưa ra. Vì so với hồi đầu năm nay, thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, giá gạo giảm 25% so cùng kỳ; loại gạo 5% chỉ còn 350 USD/tấn, thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 90 USD và còn giảm nữa. Ông Phong đưa ra giải pháp: “Chúng ta nên… phớt lờ mức lợi nhuận 30%, phớt lờ luôn giá sàn thu mua, nhưng yêu cầu DN không được mua dưới giá 3.500 đồng/kg, trên cơ sở đó VFA sẽ tính toán ra giá gạo để triển khai thu mua” [7].
Như vậy, căn cứ theo tuyên bố của lãnh đạo VFA, và căn cứ vào giá bán lúa của cá nhân tôi, cả năm 2010 VFA mua lúa của nông dân với giá tối đa 4.000 đồng/kg.
Bảng xuất khẩu gạo năm 2010, tôi lập từ thống kê của Hải Quan Việt Nam.
Do xuất khẩu gạo tháng 1, 2, 3/2010 là lúa tạm trữ từ vụ hè thu năm 2009, nên xuất khẩu năm 2010 không tính số lượng gạo này mà tính số lượng tồn kho cuối năm 2010 chuyển sang đầu năm 2011.
Theo ông Thứ trưởng Bộ Công thương trong bài “Có còn gạo cho an ninh lương thực” đăng trên báo Lao động Online: tồn kho năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 1,45 triệu tấn.
Theo Hải quan Việt Nam:  xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2011 số lượng 1,93 triệu tấn, trị giá 971 triệu đô la Mỹ, giá bán bình quân 503 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy, lúa tạm trữ VFA mua của nông dân cả năm 2010 được lập theo bảng sau:
Thời gian Số lượng (tấn) Trị giá (đô la Mỹ) Đơn giá làm tròn số (đô la Mỹ/tấn)
Tháng 4 725.620 361.359.655 498
Tháng 5 719.131 329.612.442 458
Tháng 6 541.749 233.252.526 430
Tháng 7 853.531 359.408.801 421
Tháng 8 614.548 229.275.138 373
Tháng 9 354.112 150.621.014 425
     Tháng 10 505.863 234.357.935 463
     Tháng 11 497.344 244.233.830 491
     Tháng 12 499.726 259.835.357 519
3 Tháng 1,2,3/2011 1.450.000 729.350.000 503
Tổng cộng 6.761.624 3.131.306.000 463
Nhìn vào bảng xuất khẩu gạo ta thấy:
Giá bán gạo bình quân cả năm 2010 của VFA là 463 đô la Mỹ/tấn. Lấy tỷ giá thấp nhất của năm 2010 là 1 đô la Mỹ = 18.544 đồng, vậy giá bán gạo bình quân là 8.585.000 đồng, mỗi kg gạo giá 8.585 đồng.
Như vậy, cả năm 2010 VFA bán lúa với giá bình quân 5.365 đồng/kg.
Bán lúa giá 5.365 đồng/kg, mua lúa với giá 4.000 đồng/kg. VFA lời 1.365 đồng/kg.
Như vậy, rõ ràng, từ năm 2008 đến nay, mua lúa tạm trữ đã trở thành công cụ đẩu cơ lúa gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tước đoạt hết lợi nhuận của nông dân.
Qua những điều vừa trình bày, tôi và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long xin khiếu nại lên Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội một số vấn đề như sau:
1) Mong Quốc hội ngăn cấm việc Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam vi phạm Luật Cạnh tranh gây thiệt hại cho nông dân: Nhà nước độc quyền lĩnh vực lúa gạo, vậy Chính phủ phải ấn định giá thu mua lúa và giá bán gạo xuất khẩu chứ không để cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam toàn quyền ấn định như hiện nay.
2) Hiệp hội Lương thực Việt Nam mà Tổng Công ty Lương thực Việt Nam là nòng cốt từ năm 2008 đến năm 2010 luôn vi phạm Luật Cạnh tranh ép giá mua lúa của nông dân. Mong Quốc hội, Ủy Ban Pháp Luật của Quốc hội kiểm tra lợi nhuận của Hiệp hội Lương thực Việt Nam từ năm 2008 đến nay, và thu hồi lợi nhuận bất chính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam do vi phạm luật cạnh tranh, trả lại cho nông dân.
3) Ngày 1/3/2012 Hiệp hội Lương thực Việt Nam bắt đầu mua lúa tạm trữ, xin Quốc hội, Ủy ban Pháp luật Quốc hội kiểm tra giá mua lúa của nông dân và giá bán gạo xuất khẩu qui ra giá lúa sau khi trừ chi phí của Hiệp hội Lương thực Việt Nam để giám sát lợi nhuận đầu tấn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, không cho phép Hiệp hội Lương thực Việt Nam tự ý để lại lợi nhuận như hiện nay.
4) Chính phủ Thái Lan đang thực hiện chính sách mua lúa tạm trữ vì quyền lợi của nông dân Thái Lan, Việt Nam có thể thực hiện chính sách mua lúa tạm trữ này, xin Quốc hội chất vấn Chính phủ xem tại sao Chính phủ không áp dụng chính sách mua lúa tạm trữ vì nông dân của Chính phủ Thái Lan mà lại áp dụng một chinh sách mua lúa tạm trữ bất lương, tước đoạt hết lợi nhuận của nông dân và vi phạm Luật Cạnh tranh.
Toàn thể nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang lầm than, rên xiết dưới sự bóc lột tàn tệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, rất mong Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ngăn cấm việc mua lúa tạm trữ vi phạm Luật Cạnh tranh của Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đồng thời yêu cầu Chính phủ thực hiện một cơ chế mua bán lúa gạo vì quyền lợi của nông dân.
Nếu Quốc hội không giúp nông dân thoát khỏi cơ chế xuất khẩu gạo bất lương, ăn cướp hiện nay, nông dân chúng tôi chỉ còn có cách kêu gọi nhau đoàn kết lại để chống trả sự bóc lột thậm tệ này.
HUỲNH KIM HẢI
Bằng chứng đính kèm:
(1) Bài “Tổng công ty lương thực miền Nam: Nhiều thành tích từ phong trào thi đua yêu nước” http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/57731/Default.aspx
(2) Báo điện tử Hiệp hội lương thực Việt Nam phần giới thiệu http://www.vietfood.org.vn/vn/default.aspx?c=47
(3) VTC News, bài “Thủ tướng: đảm bảo người trồng lúa lời trên 40%” http://vtc.vn/2-187968/thu-tuong-dam-bao-nguoi-trong-lua-lai-tren-40.mobi
(4) SGGP Online, bài “Tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL: băn khoăn giá thành” http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2008/8/161671/
(5) TBKTSG Online, bài “Chỉ cho đăng ký hợp đồng xuất gạo sau tháng 6”  http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/15553/
(6) Bài “Mua gạo tạm trữ trúng to” http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/27357/
(7) Bài “Bắt đầu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo” http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/30374/
(8) Bài “Năm 2010: xuất khẩu 6 triệu tấn gạo” http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=11531
(9) Diễn đàn Doanh nghiệp Online, bài “Mua lúa gạo tạm trữ: DN “phớt lờ” chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?” http://dddn.com.vn/2010071310081581cat101/mua-lua-gao-tam-tru-dn-phot-lo-chi-dao-cua-thu-tuong-chinh-phu.htm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn vào

Không sửa lỗi hệ thống không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” được

PGS Đào Công Tiến – Boxitvn

(Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, TP HCM)
clip_image002
Là người Việt Nam có trách nhiệm với tiền đồ của dân tộc, tất phải quan tâm đến việc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” vì dù muốn hay không muốn, một điều hiển nhiên hầu như ai cũng biết, là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong qúa trình vận động khách quan của lịch sử, đã và đang đứng ở vị trí lãnh đạo đất nước. Do đó, không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” một cách đúng hướng thì không chỉ hại cho Đảng, mà lớn hơn nữa còn là hại cho đất nước, dân tộc.

Sự nặng lòng đó, cũng gắn liền với những điều bức xúc, trăn trở về những chuyện dân, chuyện nước, mà công cuộc đổi mới nói chung và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” nói riêng, không thể quay lưng lại với nó được:
1. Đảng “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” vì Đảng, vì ý thức hệ cộng sản của Đảng, hay vì lợi quyền của đất nước, của dân tộc?
Tiếp cận các văn kiện của Hội nghị lần thứ tư BCH TW Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, mặc dù không ngạc nhiên nhưng tôi vẫn cảm nhận bị hẫng hụt vì Đảng vẫn cứ vì “sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” hoặc vì “sự sống còn của Đảng ta, chế độ ta”[1] chứ không phải vì nước, vì dân với những nỗi trăn trở cần nhận được những chia sẻ từ việc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Yêu cầu và nguồn lực từ đất nước, dân tộc đối với “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” chẳng lẽ mmờ nhạt đến thế sao? Như vậy, Đảng với tư cách là người lãnh đạo Nhà nước ta, xã hội ta, có vượt qua được những rào cản bởi ý thức hệ cộng sản của mình, để tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển và hoàn thiện xã hội vì mục tiêu tối thượng là “bảo tồn nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”?. Những câu hỏi đó mà không có lời giải hoặc giải không đủ sức thuyết phục thì Nghị quyết TW4 không đi vào cuộc sống được và công cuộc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” sẽ không thể thành công.
2. Nếu Đảng, từ Đảng của quốc tế vô sản trở về với dân tộc, trở thành Đảng của dân tộc và vì dân tộc Việt Nam, thì Đảng là đứa con của dân tộc, đứng trong lòng dân tộc. Vai trò, sức lớn mạnh và năng lực lãnh đạo của Đảng gắn liền với yêu cầu và nguồn lực của đất nước, của dân tộc cũng có nghĩa là không thể tách rời với nguồn lực của nền dân chủ và pháp quyền Việt Nam đang và sẽ phát triển và hoàn  thiện như một qúa trình tất yếu. Công cuộc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh do vậy chỉ có thể đạt kết quả tốt, nếu nó được đặt bên trong tiến trình phát triển và hoàn thiện tất yếu đó. Còn nếu vẫn tiếp tục đứng bên ngoài, thậm chí đứng trên những nguyên tắc cơ bản về dân chủ và pháp quyền, thì Đảng tất yếu sẽ tiếp tục bị tha hóa – tha hóa từ sự tập trung quyền lực thái quá mà thiếu chế tài cảu dân quyền và pháp quyền và hệ lụy khôn lường từ sự tha hóa đó sẽ là một bế tắc – Đảng sẽ là rào cản của tiến trình phát triển dân chủ và pháp quyền. Về phần mình, dân chủ và pháp quyền vì sự phát triển tất yếu của nó, buộc nó phải phá bỏ tất cả các thứ rào cản, và như vậy phá luôn cả những rào cản từ Đảng, do Đảng tạo ra, và phá luôn cả Đảng vì Đảng là tác nhân của những rào cản đó. Sự bế tắc đó không chỉ là cảnh báo, mà trong chừng mực không nhỏ đã là hiện thực.
Trên tinh thần đó, tôi tiếp tục bị hẫng hụt và khó có thể chia sẻ một cách đầy đủ với sự “đặc biệt nhấn mạnh” trong lờiphát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư về “tự rèn luyện, tự củng cố, chỉnh đốn” và coi đó như là việc riêng của Đảng “không ai có thể làm thay được”[2]. Vậy, vai trò của nhân dân ở đâu và do dân ở chỗ nào đối với việc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”?
Phải chăng, “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” là chuyện độc quyền của Đảng, như Đảng đã và đang “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy …”; độc quyền chọn lựa và giới thiệu nhân sự cho các tổ chức dân cử theo kiểu “Đảng cử dân bầu”. Chuyện mới còn nóng hổi – vụ cưỡng chế thu hồi đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng – chuyện của Nhà nước và công dân, Đảng cũng coi như là chuyện của riêng mình và tự làm hầu như tất cả… Sự độc quyền đó được nuôi dưỡng trong môi trường không có cạnh tranh, không có đối thoại, bởi quyết sách cấm đa nguyên, đa đảng của Đảng Cộng sản. Quyết sách đó đã đến lúc phải thay đổi, vì nếu không thay đổi được thì không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” được.
3. Đảng Cộng sản ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã chọn học thuyết Mác – Lê Nin và chủ nghĩa xã hội làm nền tảng chính trị tư tưởng và kim chỉ nam cho tư duy và hành động của Đảng.
Nhiều kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác – Lê Nin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Còn về CNXH, các nhà sáng lập ra nó, đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức xã hội XHCN trên thực tế, lại có không ít những nội hàm quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong qúa trình phát triển của lịch sử nhân loại, bao gồm nền kinh tế thị trường, sức mạnh văn hóa, xã hội dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Nếu vẫn cứ tuyệt đối trung thành và kiên định một cách máy móc với những gì đã cũ kỹ, lạc hậu đó, và cứ duy trì mãi những rào cản từ đó, thì không thể nào cải thiện được tình trạng suy giảm lòng tin với Đảng, bởi nền tảng chính trị tư tưởng của Đảng quá lạc hậu, vốn đã bị cuộc sống loại bỏ. Sự lựa chọn đó đã không còn đủ sức thuyết phục thì làm sao giữ được lòng tin. Sự lạc hậu của lý luận và những rào cản từ đó đã đến lúc phải thay đổi, vì nếu không thay đổi được thì không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” được.
Thiết nghĩ, đã đến lúc phải cương quyết đoạn tuyệt với những gì không còn phù hợp của học thuyết Mác – Lê Nin và CNXH để thực sự trở về với chủ nghĩa yêu nước, với khát vọng giữ vững độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.
4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề cấp thiết trong “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” – nói dễ nhưng làm không dễ. Có những điểm nghẽn trong vận hành “công thức” này là: (1) tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác trong hệ thống chính trị bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực; (2) nội hàm của “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thiếu cụ thể, rõ ràng, thiếu thể chế hóa bằng pháp luật, dẫn đến tùy tiện, lạm dụng, làm hư vai trò, vị trí và mối quan hệ của “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; (3) còn quá nhiều khiếm khuyết của yếu tố con người trong lãnh đạo, quản lý và làm chủ, bởi những căn bệnh không thể coi thường được là quan liêu xa rời dân, làm việc tắc trách, kèn cựa địa vị, cậy chức cây quyền, tham ô lãng phí,… vì thiếu tầm trí tuệ và thiếu cái tâm trong sáng. Điều đáng quan ngại là những khkhiếm khuyết đó không những không bị đẩy lìu, mà còn phát triển phức tạp hơn với những liên kết theo kiểu “nhóm lợi ích”, “băng nhóm tội phạm”, nhất là trong “chạy chức chạy quyền”, “mua quan bán chức” và tham nhũng . . .
Trong “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, thiết nghĩ nên: (1) thiết lập một trật tự mới cho hệ thống quyền lực – “quyền làm chủ của dân, quyền quản lý của Nhà nước, quyền của đảng cầm quyền” phải đi liền với thể chế “dân quyền, pháp quyền và quyền của Đảng, trong đó dân quyền và pháp quyền được đặt lên trên quyền của Đảng”; (2) kêu gọi “từ tâm” và cách hành xử có văn hóa trong vận hành của hệ thống quyền lực là cần thiết, nhưng chưa đủ, phải thực sự coi trọng việc kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo của dân, coi trọng tư vấn, phản biện từ dân, vì ý nguyện và sự chọn lựa với trách nhiệm đầy đủ của công dân theo luật định; (3)tạo điều kiện và khuyến khích sử dụng người tốt, người tài cho hệ thống chính trị; (4) Đảng còn có cơ hội để được chọn vào vị trí của đảng cầm quyền hay không phụ thuộc một phần không nhỏ ở chỗ, Đảng có từ bỏ siêu quyền lực, nhất là quyền lực cứng để trở lại với chủ yếu là quyền lực mềm như thời chiến tranh giải phóng.
Thay lời kết
Mặc dù chỉ là “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” như giới hạn của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, nhưng vì cuộc sống sinh ra những cái mà Hội nghị Trung ương quan tâm (suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đội ngũ cán bộ cấp cao chưa được xây dựng một cách cơ bản; thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu chưa được xác định rõ), đâu phải chỉ sinh ra từ những lỗ hổng đơn lẻ, mà còn từ, thậm chí chủ yếu từ lỗi hệ thống, phải có sự nhìn nhận và xử lý hệ thống, chứ không thể cắt khúc, bóc tách đơn lẻ mà giải quyết được.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 04/03/2012
Đ. C. T.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN.
[1] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” hoặc “công tác xây dựng Đảng luôn luôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta” (Xem lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ tư của BCH TW khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay).
[2] Trong lời phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tư của BCH TW khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, muốn có được sức mạnh và uy tín thì Đảng phải tự rèn luyện, tự củng cố, đổi mới, chỉnh đốn, không ai có thể làm thay được”.
Được đăng bởi bauxitevn

Hy sinh lợi ích truyền thống của dân tộc thì không còn là chính nghĩa

Hà Đình Sơn – Boxitvn
Theo Từ điển mở Wiktionary, thì dân tộc là:
Như vậy, có thể hiểu các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam hợp thành dân tộc Việt Nam có những lợi ích chung cơ bản là lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Lợi ích truyền thống của dân tộc là các lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc được bảo vệ, duy trì từ lịch sử đến hiện tại và truyền tiếp đến tương lai. Lợi ích truyền thống của dân tộc mang tính phổ biến (hay tính nhân dân) và tính vĩnh cửu.

Một dân tộc đi xâm lược dân tộc khác thì dân tộc đó cũng không có tự do. Trong một nước, một sắc tộc hay hay một giai cấp mà dùng bạo lực để cưỡng bức sắc tộc khác, giai cấp khác thì sắc tộc đó, giai cấp đó cũng không có tự do.
Lợi ích dân tộc truyền thống là sự gắn bó, tương hỗ, thúc đẩy và duy trì giữa các lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc. Lợi ích dân tộc nhất thời là có thể vì lợi ích chính trị, kinh tế mà hy sinh lợi ích lãnh thổ, hy sinh lợi ích văn hóa truyền thống của dân tộc. Lợi ích dân tộc nhất thời chỉ là tấm mộc, che đậy lợi ích phe đảng mà không vì lợi ích của nhân dân hay vì lợi ích của dân tộc.
Trong lịch sử loài người, các cuộc cách mạng xã hội hay các lực lượng xã hội muốn đạt được mục đích và tồn tại, phát triển được đều cần phải huy động được tâm lực, vật lực của đa số các thành viên trong xã hội. Muốn làm được điều đó họ cần phải có một thứ đó là chính nghĩa. Điều này, thể hiện rất rõ, rất nhiều, đậm nét trong lịch sử của xã hội phong kiến Việt Nam, Trung Quốc. Các phe phái, thế lực trong lịch sử đều tự coi mình là chính nghĩa phò vua, hoặc phù nhà Trần, Lê; Hán, Thanh…và coi thế lực khác là nghịch tặc, là ngụy là giặc để thu hút tâm lực, vật lực về mình. Nhưng thực tế các thế lực này đều vì lợi ích của phe đảng mình mà không vì lợi ích của nhân dân. Bằng chứng lịch sử đã dẫn, khi họ nắm được chính quyền, tiêu diệt được các thế lực đối trọng thì đều trở mặt thật, tự phong, tôn lập phe đảng của mình lên làm vua và xác lập ra một thời đại cai trị mới đối với nhân dân.
Lịch sử cũng là phép công bằng, bởi triều đại phong kiến nào xác lập được chính quyền và tồn tại hàng trăm năm là có lý do khách quan. Lý do đó, chính là sự đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đương thời. Các nhà, các triều đại phong kiến tuy có chung bản chất nhưng vai trò lịch sử là không giống nhau. Cụ thể là nhà nào, triều đại nào gây dựng nên đạo đức xã hội, cho phép tín ngưỡng, tôn giáo phát triển, hình thành và thực thi luật pháp, chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa… làm cho nhân dân sống được, xã hội an bình thì thể chế đó tồn tại, kéo dài. Những cá nhân, tổ chức nào đi ngược lại quy luật đó thì đều trở thành lực lượng phi nghĩa, phản loạn, là giặc. Cũng như vậy không có nhà nào, triều đại nào là muôn năm, vĩnh cửu mà chỉ có lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc là muôn năm, vĩnh cửu.
Để phân biệt chân, giả phải lấy lợi ích truyền thống của dân tộc làm thước đo để nhận rõ ai bảo vệ, ai đánh đổi lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc. Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam không có kẻ thù mơ hồ, không có thế lực vô định mà chỉ có những kẻ hàng ngày, hàng giờ ăn cướp thành quả của nhân dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước, tước đoạt tự do cá nhân, tước đoạt tự do của dân tộc Việt Nam là kẻ thù cụ thể, là giặc bằng xương, bằng thịt của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào khi đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, lợi ích truyền thống của dân tộc Việt Nam thì còn là chính nghĩa nữa mà là giặc, là thù của dân tộc Việt Nam. Mọi cá nhân, tổ chức không phân biệt quá khứ nay dốc nhân tâm, vật lực vì lợi ích nhân dân, vì lợi ích truyền thống của dân tộc Việt Nam thì đều là chính nghĩa Việt Nam, lương tâm Việt Nam.
Không có cá nhân nào, không có chủ nghĩa nào là vĩnh cửu mà chỉ có lợi ích của nhân dân, lợi ích truyền thống của dân tộc là vĩnh cửu. Lịch sử sẽ minh bạch và công minh cả với kẻ bán nước và người yêu nước.
Hà Nội, ngày 05/03/2012
H. Đ. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Đôi lời nhắn nhủ với trí thức hải ngoại yêu nước

(trao đổi với GSTS Vĩnh Sính) -Boxitvn

Lê Quốc Trinh
Tôi là Lê Quốc Trinh, 65 tuổi, kỹ sư cơ khí làm việc lâu năm tại Canada, xin nhờ trang Bauxite Việt Nam chuyển lá thư này đến quý bạn thân hữu trí thức hải ngoại từng hoạt động trong phong trào “Việt kiều yêu nước” trong những năm dầu sôi lửa bỏng, trước 1975.
Lá thư này bắt nguồn từ bài viết “Đôi lời nhắn nhủ với anh Vĩnh Sính” đăng trên Trang Mạng Dân Luận hồi tháng 01/2012, tạo nhiều tranh cãi (nghe nói cũng xuất hiện trên blog AnhBaSam). Lý do tôi điều chỉnh lại bài viết này và gửi cho Bauxite Việt Nam vì tôi tình cờ đọc được bài “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm” của GS Tô Văn Trường trên Mạng AnhBaSam. Những gì tôi lo ngại cho an toàn sinh mạng người dân Việt đã từ từ trở thành hiện thực và tôi không thể nào ngậm miệng mãi được khi nhìn thấy các vị trí thức có tâm có tầm như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (Pháp) hay GS Phạm Duy Hiển (Việt Nam) cứ phải kêu gọi lạc lõng một mình trên sa mạc.
Sau đây là bài viết chỉnh sửa lần thứ hai để tâm tình với các bạn “cựu trí thức yêu nước xưa kia”:
 Tình cờ đảo mắt qua những bài vở trong Dân Luận năm ngoái tôi đọc được một bài viết của anh Vĩnh Sính nói về tính kiên cường quả cảm của người dân Nhật sau hai trận thiên tai động đất và sóng thần đi đến sự sụp đổ của nhà máy nguyên tử Fukushima, hồi tháng ba 2011. (Ref: Từ động đất và sóng thần, suy ngẫm về đặc trưng của văn hoá Nhật Bản, Dan Luan 30/03/2011).
Anh Vĩnh Sính là bạn tôi trong Hội Việt kiều yêu nước tại Canada, anh hoạt động ở Toronto còn tôi thì ở Montreal thời kỳ 1973-1987. Trước khi đến Canada anh đã là du học sinh tại Nhật, đậu bằng Tiến sĩ và Giáo sư đại học. Tôi ít liên lạc với anh nhưng được biết anh đạt được nhiều thành quả ở trong nước qua công trình giới thiệu thành phố Hội An cho giới du lịch Nhật Bản.
Bài này tôi viết nhằm mục đích nhắc anh nhớ lại một chuyện xảy ra gần đây liên hệ đến những dự án hạ tầng cơ sở do Nhật Bản viện trợ và thiết kế cho Việt Nam. Nhân chuyện đường hầm hiện đại Kim Liên (Hà Nội) bị ngập lụt ngay sau buổi khai trương cắt băng khánh thành (10/2009), vì nhà thầu Việt Nam viện cớ chưa sửa soạn máy bơm kịp cho sự cố, tôi mới viết một bài phản biện (trên Bauxite Việt Nam) vạch trần mánh lới nhà thầu sử dụng người dân như cái bung xung để làm áp lực tài chính với Nhà Nước. Trong suốt hai năm sửa soạn, xây dựng công trường, họ phải đào một cái hố sâu để làm đường hầm, do đó vì mưa bão liên tục (trận đại hồng thuỷ ở Hà Nội năm 2009) nhà thầu đương nhiên phải sử dụng thường xuyên nhiều máy bơm để thoát nước. Tôi cũng hiểu rõ tính chất “mafia” trà trộn trong thế giới xây dựng của Nhật mà lo ngại cho những công trình tại Việt Nam. Đó là lý do mà tôi đã E-Mail với anh Vĩnh Sính đề nghị anh chuyến dịch bài phản biện (đăng trên Bauxite Việt Nam, 10/2009) ra tiếng Nhật để nhờ dư luận Nhật theo dõi làm áp lực ngõ hầu bảo đảm an toàn cho người dân Hà Nội.
Qua kinh nghiệm tôi tham gia nhiều dự án bạc tỷ ở Canada, thì Mafia không có nghĩa chỉ là “xã hội đen” như mọi người lầm tưởng. Trong lĩnh vực xây dựng Mafia ám chỉ những thế lực chính trị nấp sau các công ty đại gia hay nghiệp đoàn công nhân để làm áp lực “đen tối” với Nhà Nước nhằm chia chác lợi nhuận bằng những thủ đoạn mờ ám. Phương thức thông thường là hạ giá trị đấu thầu thấp nhất để giành giựt giao kèo, nhưng sau khi ký kết thì trở mặt tìm đủ mọi hình thức để rút tỉa ngân sách, cản trở tiến độ công trình, đi đến cắt ruột công trình, giảm thiểu chất lượng hay số lượng vật tư, gây nhiều tai nạn lao động, hoặc phá hỏng công trình. Sau khi thực hiện công trình họ thi nhau tuyên bố phá sản để xoá hết những vết tích gian lận trong giao kèo. Điều này làm tôi lo ngại cho an toàn công cộng, trước hết là an toàn lao động của đội ngũ công nhân, sau nữa là người dân sử dụng công trình mỗi ngày. Ít ai có thể tưởng tượng được rằng năm ngoái ở tỉnh bang Quebec (Canada), khi chính phủ quyết định thành lập tổ điều tra tham nhũng trong xây dựng (corruption dans la construction) theo yêu cầu của dân chúng, thì ba công đoàn lớn (syndicat) phản đối mãnh liệt. Họ ra lệnh cho tất cả công nhân lao động đình công hàng loạt trên khắp mọi công trình xây cất. Lệnh này ban truyền tức khắc gây đến một sự cố hy hữu: “Hai công nhân đang mặc áo lặn làm việc dưới đáy sông sâu đột nhiên bị cắt đường ống dưỡng khí (oxygene) do người trên tàu thi hành”. Nếu họ không chuẩn bị một bình dưỡng khí cá nhân khẩn cấp thì tính mạng họ xem như gửi vào tay Hà Bá rồi.
Lời từ chối dịch thuật của anh Vĩnh Sính lúc đó làm tôi thất vọng, nhưng tôi không giận. Cho đến khi nhà máy nguyên tử năng Fukushima bị động đất và sóng thần tàn phá tan hoang, nhiều thông tin lộ rõ những sai lầm thiết kế và xây dựng của nhà máy, trong đó nhà thầu Nhật chịu trách nhiệm không ít. Rồi đến khi chính phủ Việt Nam ngỏ lời yêu cầu Nhật Bản viện trợ ODA, thiết kế, quản lý để xây hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tôi đã từng viết thư ngỏ phản đối ngay. Gần đây khi dân chúng Nhật xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Nhật tham gia vào dự án ĐNH cho Việt Nam, vì họ hiểu rõ hiểm hoạ khôn lường của công trình này, mà nhân sự là yếu tố quyết định hàng đầu, thì tôi thực sự thở phào. Ít ra dân chúng Nhật còn có lương tâm của một dân tộc văn minh, họ tự động phản kháng để tránh một hiểm hoạ cho dân tộc Việt Nam trong tương lai, tôi thành thật cám ơn những người bạn Nhật. Anh Vĩnh Sính nghĩ sao sau khi đọc bài viết của GS Tô Văn Trường “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm“? Kinh nghiệm đau đớn của cầu Cần Thơ (2006, 51 công nhân, kỹ sư thiệt mạng) có đủ làm bằng chứng hay không? Bài học về những tai nạn lao động thảm khốc ở cầu Pháp Vân (Hà Nội), cầu Chợ Đệm (xa lộ Trung Lương), cao ốc Keangnam (Hà Nội) có đủ để gióng tiếng chuông báo động chưa?
Đề cập công trình xây Đường hầm Thủ Thiêm cuối năm 2010 (Sài Gòn), báo chí tường thuật có quá nhiều lỗi lầm khuất tất trong khâu xây dựng, lắp ráp, mà mối nguy cơ thấm nước sẽ đe doạ dân Sài Gòn trong thời gian dài. Tôi cũng đã có ba bài đăng trên Bauxite Việt Nam và báo Người Việt online để gióng lên tiếng chuông báo động. Tôi cũng không ngờ rằng công trình Đường hầm Thủ Thiêm do kỹ sư Nhật thiết kế chỉ được họ bảo hành trong thời gian ngắn ngủi một năm mà thôi. Đến nước này thì mối lo ngại của tôi bắt ép tôi phải lên tiếng nhắn nhủ công khai với anh Vĩnh Sính trên các trang mạng, ít ra để báo động lần cuối với giới trí thức làm khoa học – kỹ thuật ở hải ngoại nhưng còn một chút suy tư về đất nước. Tôi đành lựa chọn cách thức công khai này chính vì tôi biết nhiều trí thức hải ngoại chưa từng nếm mùi vị thực tiễn trong ngành xây dựng công nghiệp nặng, họ chưa hình dung nổi những nguy cơ ẩn tàng đe doạ môi trường sống, cho đến khi chuyện vỡ lở thì đành cúi đầu chấp nhận. Mới đây tôi lại được biết tin một đường hầm to lớn đang xây dưới biển Nhật đã bị sụp đổ gây thiệt mạng cho 5 công nhân (Tuổi Trẻ online, 07/02/2012). Thử tưởng tượng nếu đường hầm Thủ Thiêm bị sự cố nghiêm trọng như thế thì sẽ có bao nhiêu người bị liên hệ? Những người làm khoa học – kỹ thuật chắc hẳn không bao giờ quên định luật Murphy (vào tra Google để biết Murphy’s Law: “Anything that can go wrong will go wrong“).
Về đề tài Điện hạt nhân Ninh Thuận từng gây lo sợ cho rất nhiều trí thức trong nước, tôi có nghe một Việt kiều Tiến sĩ vật lý nguyên tử ở Hoa Kỳ dõng dạc tuyên bố rằng Điện hạt nhân an toàn hơn tất cả những công trình khác (thuỷ điện, nhiệt điện), ông ủng hộ quyết định Nhà Nước hết mình, nhưng ông lại quên khuấy rằng chính phủ Mỹ của ông đã ra lệnh chấm dứt hẳn những dự án Điện hạt nhân kể từ khi xảy ra sự cố lò nguyên tử Three Mile Island (1979). Ông quên rằng dự án càng đồ sộ (trên 10 tỷ US$) thì thế lực Mafia càng lộng hành, ngấm ngầm ăn sâu vào mọi cấp hành chánh gây sức ép mãnh liệt và tinh vi lên đội ngũ khoa học – kỹ thuật. Ông Tiến sĩ làm sao kiểm soát cho nổi, theo bọn chúng thì hưởng lợi nhuận, chống lại thì sẽ bị loại trừ bằng đủ mọi thủ đoạn. Tôi nhớ mãi công trình xây cất khu thi đấu thể thao cho Thế vận hội Montreal năm 1976, hồi đó Mafia lộng hành đặt bom phá phách nhiều chỗ và nhà thầu làm ăn thế nào mà đến bây giờ lâu lâu lại thấy vài tấm đà bêtông cốt sắt nặng cả chục tấn thi đua nhau đổ sập như sung rụng, may là chưa gây thương tích nhân mạng, nhưng chính phủ cứ phải trấn an người dân liên miên, báo chí phê phán mạnh.
Để kết luận tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trí thức hải ngoại yêu nước rằng: Nếu chúng ta thật tình đấu tranh cho lý tưởng yêu nước thì ngày nay đứng trước vận mệnh trôi nổi của tổ quốc chúng ta có thể nào nhắm mắt ngồi yên hay không, nhất là chúng ta trót mang thân phận người trí thức? Làm người trí thức “có tầm” đạt được bằng cấp cao như Giáo sư Tiến sĩ đã là khó, tôi vẫn biết thế, nhưng khó hơn nữa là “cái tâm” biết coi trọng sinh mạng an toàn của người đồng loại. Sở dĩ người Nhật được thế giới khâm phục vì lẽ họ còn giữ được bản sắc nhân đạo của một xã hội văn minh, họ gặp nguy khốn qua hai cơn thiên tai khủng khiếp nhưng họ vẫn bình tĩnh dàn xếp chuyện nội bộ, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm.
Mong rằng dân tộc Việt Nam cũng sẽ thoát qua khỏi cơn bĩ cực khó khăn trên con đường Công nghiệp hoá để thoát khỏi thân phận “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, nếu quả thực người trí thức yêu nước ở hải ngoại còn biết giữ vững hai chữ lương tâm trong tâm khảm ngõ hầu sát cánh với trí thức trong nước, cùng nhau xây dựng quê hương.
L. Q. T., Canada
05/03/2012
Được đăng bởi bauxitevn

27 000 USD và văn hóa từ chức tại Na Uy

Nguyễn Quang Minh – Boxitvn

clip_image002
Audun Lysbakken (SV), Nguồn Foto: Scanpix.

Chiều hôm nay 05.03.2012, Bộ trưởng Audun Lysbakken (đảng khuynh tả, SV) thông báo từ chức. Ông là Bộ trưởng Bộ Thiếu nhi, Bình quyền và Hội nhập.
Audun Lysbakken là Bộ trưởng trẻ nhất nội các Thủ tướng Jens Stoltenberg (Đảng Lao động, AP) vào năm 2010. Năm nay ông 35 tuổi. Audun Lysbakken được bầu vào Quốc hội khi mới có 24 tuổi (2001).
154 000 kroner và số phận chính trị
Bộ đã duyệt tài trợ 154 000 kroner (tương đương 27 000 USD) cho một kế hoạch nhằm giúp phụ nữ học cách tự phòng vệ vì thời gian gần đây nạn hãm hiếp phụ nữ gia tăng, đặc biệt tại thủ đô Oslo.
Chuyện đáng nói, là khi duyệt chi lại không qua một số thủ tục hành chánh cần thiết để các tổ chức khác có thể xin tài trợ. Tức thiếu tính công khai. Tổ chức xin tài trợ được sự bảo trợ của Đoàn Thanh niên đảng khuynh tả SV. Tức thiếu tính vô tư.

Luật Hành chính (forvaltningsloven) và Luật Công khai Công quyền (offentlighetsloven)
Để bạn đọc hiểu rõ hơn, người viết xin nói rõ thêm khía cạnh pháp lý của vấn đề. Trừ những tài liệu mật quân sự và ngoại giao, còn tất cả các văn kiện hành chánh công quyển đều bị chi phối bởi Luật Hành chính ban hành vào năm 10 tháng 2 năm 1967 và Luật Công khai Công quyền ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 1970. Nghĩa là tất cả các quyết định hành chính công, từ trung ương đến địa phương phải thông qua thủ tục qui định về thời gian cứu xét, công khai, vô tư, minh bạch và người có quyền lợi hay báo chí có quyền được biết. Nói cách khác, họ có quyền yêu cầu cơ quan công quyền liên hệ cho họ tiếp cận tài liệu và chỉ dẫn thủ tục khiếu nại.
Vai trò của báo chí và đảng phái đối lập
Báo chí khui vụ này và dư luận bắt đầu hâm nóng từ mấy tháng cuối năm 2011. Các đảng đối lập đồng thuận yêu cầu Audun Lysbakken ra giải trình trước Quốc hội và điều trần trước Ủy ban Hiến pháp và Kiểm tra của Quốc hội. Khi phải mang ra điều trần trước Ùy ban này thì vấn đề phải được xem là có mức độ trầm trọng. Ủy ban đã đồng thuận biểu quyết xem xét tất cả lại tất cả thông tin liên quan từ A đến Z.
Đại diện các đảng phái, nhà báo, nhà luật học… đã tranh luận khá gay gắt trên truyền hình quốc gia. Có một nhà chính khách làm coi đây là vụ tham nhũng, phát đơn tố cáo. Lo sợ uy tín của Đảng giảm uy tín, một số đảng viên cao cấp trong Đảng SV yêu cầu Audun từ nhiệm. Audun hiện là Phó Chủ tịch Đảng SV từ 2005 và dự trù sẽ nắm chủ tịch Đảng SV vào đại hội Đảng SV vào tháng này.
Thực ra, Audun Lysbakken không trực tiếp giải quyết vụ tài trợ 154 000 kroner, mà là bà Thứ trưởng Kirsti Bergstø và nhân viên dưới quyền. Số tiền quá nhỏ và đã sử dụng hoàn toàn đúng mục đích. Vì là người đứng đầu Bộ, Audun nhận trách nhiệm trước công luận. Audun không hề đổ tại cột điện. Và hứa tiếp tục công khai tất cả thông tin.
Hai tuần không yên ổn trôi qua sau khi Audun khẳng định không hề biết chuyện. Báo chí và công luận vẫn chưa hài lòng. Họ đưa vấn đề tới tận cùng bằng số.
Họ bảo Audunn được thông báo chính thức vụ việc này, chứ không phải Audunn không biết. Sau khi Ủy ban Hiến pháp và Kiểm tra biểu quyết, hơn 4 000 email và các tin nhắn qua điện thoại di động từ và đến Audun cũng được phân tích bởi một công ty điện tử chuyên nghiệp độc lập. Họ phát hiện ra hai tin nhắn qua lại giữa Audun và Thứ trưởng Kirsti Bergstø, sau khi báo chí đề cập vụ việc này vào năm ngoái, ngày 31.10.
Thế là xong. Bộ trưởng Audun Bakken đi. Thứ trưởng Kirsti Bergstø đi theo.
Tại cuộc họp báo hơi bất ngờ chiều nay, Audunn Lysbakken thông báo như sau:
· Tôi đã thông báo Thủ tướng việc từ chức.
· Tôi đã dành những ngày cuối tuần qua để phân tích và xem xét mọi khía cạnh của vấn đề. Tôi đã thiếu sót không xem xét tất hết tất cả thông tin liên quan (ám chỉ việc ông được nhắn tin báo từ bà Thứ trưởng mà ông không nhớ). Hệ lụy và hậu quả thực tiễn việc của vự việc, vi phạm luật mà người lãnh đạo phải nhận trách nhiệm. Điều duy nhất làm tôi hài lòng là phụ nữ đã được huấn luyện cách để có thể tự bảo vệ mình (tránh bị hãm hiếp).
· Từ chức không có nghĩa là tôi dễ dàng bỏ cuộc. Tôi tiếp tục theo đuổi lý tưởng chính trị mà tôi đã đặt niềm tin.
Sau cuộc họp báo từ chức, Thủ tướng Jens (Đảng Lao Động, AP) ca ngợi sự đóng góp to lớn và tinh thần hợp tác tích cực của Audun trong nội các. Ông cho rằng việc từ chức là thái độ khôn ngoan nhưng khẳng định không hề gây áp lực Audun Lysbakken.
Chủ tịch đảng khuynh tả SV, bà Kristin Halvorsen lên tiếng kêu gọi đảng viên SV ủng hộ Audun Lysbakken ứng viên Chủ tịch Đảng vào đại hội Đảng cuối tuần này. Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng Audun sẽ đắc cử.
Audun Lysbakken trở lại vai trò dân biểu quốc hội của đảng SV (đã là thành viên chính phủ thì phải hoãn sinh hoạt quốc hội, ứng viên dự khuyết khác trong đảng tạm đảm nhận).
Các chính khách đối lập, các nhà phân tích chính trị và báo chí đánh giá việc ra đi của Audun là thái độ khôn ngoan cho tương lai chính trị của chính cá nhân Audun và uy tín của Đảng SV.
Về phần Việt Nam, chúng ta rút được điều gì từ chuyện 27 000 USD này?
Stavanger, ngày 05.03.2012, Nguyễn Quang Minh.
N. Q. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Những trái bom nổ chậm trong lục địa của Trung Quốc

Hà Long – Boxitvn
clip_image002Sáng thứ hai, 05/3/2012 có khoảng 3.000 Đại biểu Quốc hội của chính quyền Cộng sản Trung Quốc từ khắp miền đất nước trẩy hội về Bắc Kinh. Truyền hình nhà nước đưa tin và kèm hình ảnh ấn tượng muôn màu sắc tươi tắn của các đại biểu và của các sắc dân như Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ… Tất cả có 56 sắc dân đang sống tại lục địa Trung Quốc, nhà nước cộng sản thích cho đăng các hình ảnh này nhằm đánh bóng về sự hợp nhất hòa bình giữa các sắc dân và cũng là sức mạnh của Trung Quốc hiện tại.
Nếu biết cặn kẽ những chia rẽ sâu sắc trong đời sống của dân Trung Quốc thì họ chưa có hòa bình thực sự. Tại tỉnh Tứ Xuyên từ tháng 3 năm 2011 các vị tăng ni Phật Giáo người Tây Tạng thường xuyên tự thiêu chống đối. Cho đến nay đã có 20 vụ tự thiêu. Lực lượng an ninh tuần tra lúc nào cũng có sẵn các dụng cụ chữa cháy bên mình và họ đang kiểm soát gắt gao các tu viện của người Tây Tạng.

Mới đây, hôm Chủ Nhật, 4/3 lại thêm một vụ người mẹ của 4 đứa con tự thiêu trong phố Aba, phía Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên. Và một ngày trước đó vào thứ Bảy, 3/3 một nữ học sinh trung học đã đổ xăng tự thiêu trong một chợ bán rau Maqu thuộc quận Gannan tỉnh Cam Túc. Hai vụ tự thiêu của hai phụ nữ đã làm cho ý nghĩa ngày họp Quốc hội lần này lu mờ. Tại miền Tây của Trung Quốc thuộc tỉnh Tân Cương trong phần cư trú của người Đạo Hồi luôn có những cuộc nổi dậy chống đối. Mới tuần trước tại đây đã có 20 người thiệt mạng do đụng độ kịch liệt với cảnh sát.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng những người chống đối như thế là những “phần tử nổi loạn” và phải tiêu diệt. Bên cạnh đó, những cuộc biểu tình của người dân lan rộng khắp nơi, nhất là từ những người nông dân. Theo nguồn tin quốc tế cho biết trong năm có khoảng 180.000 cuộc biểu tình tự phát chống đối chính quyền, mỗi ngày tính ra khoảng 500 vụ xuống đường. Nhiều lý do dẫn đến sự chống đối như: tham quan cướp đất, phá hủy môi trường, thiệu nợ công nhân, cảnh sát đàn áp… Vào cuối năm 2011 cả làng Ô Khảm, thuộc miền Nam tỉnh Quảng Đông, nổi dậy chống đối tất cả quan lại ở đấy. Những người nông dân chiếm cứ cơ quan hành chính và tống cổ bọn tham quan ra ngoài. Lòng căm phẫn của người dân lên cao độ đến nỗi làm cho chính quyền lo sợ và phải chấp nhận giải pháp cho người dân tự bỏ phiếu chọn ra người cầm quyền tại địa phương, một cách giải quyết theo nguyên tắc dân chủ này chưa bao giờ xảy ra tại Trung Quốc.
Người dân đã mất niềm tin vào chính quyền. Ngân hàng thế giới cảnh cáo. Các nhà kinh tế của Mỹ cho biết điểm cao kinh tế của Trung Quốc đã đạt đến. Đây là thời gian Cộng sản Trung Quốc phải cải tổ lại nền kinh tế: thân thiện với môi trường, mậu dịch phải tự do lành mạnh, tham nhũng phải diệt trừ, người dân cần phải có tự do về báo chí để vạch ra các tham quan trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính quyền Cộng sản Trung Quốc không nhân nhượng với người đối kháng, các bản án vào cuối năm 2011 cho ông Trần Tây (Chen Xi) với sự kết án “lật đổ chính quyền và phạt tù giam 10 năm”. Ông Trần Vệ (Chen Wei) bị kết án 9 năm tù giam với cùng tội danh như thế. Được đánh động từ cuộc cách mạng ở Trung Đông ông Trần Tây kêu gọi tự do ngôn luận và cải cách hệ thống độc đảng của Cộng sản Trung Quốc trên các diễn đàn Internet. Ông cũng là sinh viên đồng hành với người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba và tham gia phong trào biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Thế giới tự do lên án sự đàn áp và bỏ tù các nhà đối kháng này và tố giác chính quyền Cộng sản Trung Quốc vi phạm tự do ngôn luận.
Nhà nước Cộng sản Trung Quốc cùng lúc xiết chặt thêm phương tiện thông tin trên mạng bằng 3 điều luật. Khoảng 300 triệu người luôn theo dõi tin tức hằng ngày từ trang tin tức Weibo phải đăng ký với số chứng minh nhân dân. Ngoài ra mỗi tuần trên kênh truyền hình quốc gia chỉ được chiếu 38 chương trình chọn lọc. Những giờ còn lại đài truyền hình chỉ tuyên truyền về các tin tức thành công của đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ giữa tháng 2 các đài truyền hình ngoại quốc không còn được truyền đi tại Trung Quốc.
Sáng 5/3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chủ trì khai mạc kỳ họp thứ 5 Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. 3.000 đại biểu biết rằng sự tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua chính là hướng đi tốt cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Lần này nhiều vị do dự tìm cách gìn giữ sự tăng trưởng và có nên cải cách guồng máy. Hai mẫu cải cách đang được bản thảo trong hiện tại. Tờ báo Kinh tế (Economist) tóm gọn cuộc tranh luận bằng hàng chữ như sau: Trùng Khánh đối đầu Quảng Đông.
Vi sao? Vị chủ tịch của miền nam giàu có của Quảng Đông, ông Uông Dương và người đồng nhiệm từ Trùng Khánh, ông Bạc Hi Lai đưa ra các phương cách giải quyết khác nhau. Bạc Hi Lai dùng phương pháp tuyên truyền và đánh bóng Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại thành phố triệu dân của Trùng Khánh ông Bạc Hi Lai cho treo rợp cờ đỏ. Người dân Trùng Khánh phải học lại bài hát của Chủ tịch Mao Trạch Đông: “Phương đông là màu đỏ”. Người đối lập, ông Uông Dương cho rằng sự cải cách của Trung Quốc phải đến từ các tầng lớp xã hội. Ông chấp nhận cải cách hành chánh giảm trừ nhân viên trong bộ máy chính quyền. Từ năm 1978 ông Đặng Tiểu Bình dựa vào Hồng kông để cải cách kinh tế mở rộng thị trường và là phần đất kề bên Quảng Đông vì thế vùng này luôn là đội ngũ tiên phong đi đầu về gia tăng kinh tế. Tại Quảng Đông người dân hưởng tự do báo chí nhiều nhất, tại đây là vùng phồn vinh nhất của Trung Quốc và cũng là vùng thí nghiệm kinh tế, khi đạt được thành quả sẽ mang mẫu hàng này đến các vùng khác triển khai.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thú nhận sự tụt lùi kinh tế hiện tại và phải hạ mục tiêu tăng trưởng được đề ra ở mức 7,5% thay vì 8% như những năm vừa qua. Lạm phát của năm 2011 tăng lên 5,4% hơn chỉ tiêu ở mức 4% đã đặt ra. Thực phẩm vẫn là mặt hàng tăng giá nhiều nhất. “Kinh tế Trung Quốc đang phải đương đầu với những vấn đề mới. Có nhiều áp lực đối với tăng trưởng kinh tế. Giá cả vẫn đắt đỏ. Những quy định cho thị trường nhà đất đang ở giai đoạn tối quan trọng”, ông Ôn Gia Bảo phát biểu.
Về an ninh và ngân sách quốc phòng thì Cộng sản Trung Quốc lại rộng tay vung vãi tăng lên 11,2% với số tiền kỷ lục 106 tỷ đôla Mỹ. Tình hình tranh chấp Biển Đông là động lực làm cho Trung Quốc đổ tiền vào giành thế thượng phong đối với các nước láng giềng. Ông Bảo không che giấu tham vọng của Cộng sản Trung Quốc: “Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của các lực lượng vũ trang để đáp ứng được với hàng loạt nhiệm vụ lớn của quân đội, mà điều quan trọng nhất là giành chiến thắng trong các cuộc chiến địa phương dưới điều kiện của kỷ nguyên thông tin”.
Báo cáo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Quốc hội cũng là dịp đang chuẩn bị việc chuyển giao người lãnh đạo tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII sẽ được diễn ra vào tháng 10/2012. Người kế vị đã được chọn là ông Tập Cận Bình, đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch và cũng vừa thăm Mỹ và Âu Châu trở về trong thành công. Giới ngoại giao quốc tế nhận định: “Tập Cận Bình phải nhanh chóng cải cách những gì Ôn Gia Bảo đã không làm được”. Nếu ông Bình không noi theo đường hướng thành công về kinh tế của Quảng Đông mà chỉ dựa vào màu đỏ của lá quốc kỳ (tại Trùng Khánh) thì quả là trái bom nổ chậm trong lục địa của Trung Quốc sẽ được châm ngòi trong nay mai.
Kỳ họp thứ 5 Đại biểu Quốc hội khóa XI của Cộng sản Trung Quốc sẽ bế mạc vào ngày 14/3/2012.
H. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Sửa Hiến pháp – trí thức phải lên tiếng

Lê Anh Hùng -Boxitvn

Thời gian gần đây, khi đất nước chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng về cả chính trị, kinh tế và xã hội, khi tình hình trong khu vực và trên thế giới đang biến chuyển nhanh chóng và khó lường, người ta lại bàn luận nhiều về trí thức cũng như vai trò của trí thức trong xã hội.
Các thế hệ trí thức hiện đại ở Việt Nam là những người kế tục các bậc tiền bối của mình – tầng lớp nho sĩ trong xã hội phong kiến. Bất kể “nho sĩ quan lại” (thiểu số nho sĩ đỗ đạt và được bổ làm quan) hay “nho sĩ bình dân”[1] (đa số nho sĩ không đỗ đạt qua các kỳ thi cùng những người đỗ đạt nhưng không ra làm quan hoặc làm quan chiếu lệ một thời gian rồi về), nhìn chung các nhà nho Việt Nam vẫn luôn mang trong mình những truyền thống quý báu như “ưu thời mẫn thế” và “yêu nước thương nòi”.

Trong xã hội phong kiến, giới nho sĩ được nhân dân ngưỡng vọng, vua chúa trọng thị, và là tầng lớp có địa vị cao nhất trong xã hội (sĩ – nông – công – thương); không phải ai khác mà chính họ mới là “nguyên khí quốc gia”. Họ đã góp phần quyết định để giáo hoá dân chúng, dựng nên nền văn hiến cho dân tộc và dẫn dắt xã hội Việt Nam phát triển qua hàng ngàn năm. Giữa thế kỷ 19, chính các nho sĩ đã chung tay phục hưng một Hà Nội mà “ba chục năm đầu thế kỷ hỗn loạn, suy đồi là thế, nhưng đến khoảng giữa thế kỷ, tức mới chỉ hai chục năm sau, một ký giả báo Le Courrier de Saigon đã có thể nhận xét: ‘Mặc dù nó không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi vẫn cho rằng đó là thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, kỹ nghệ, thương nghiệp, sự giầu có, số dân đông đúc, sự lịch duyệt và học vấn’”. Đầu thế kỷ 20, trước vận mệnh nguy nan của đất nước nô lệ và lạc hậu, nghĩ đến cảnh khổ nhục của người dân mất nước, đến nhiệm vụ cấp bách cứu nước và duy tân, chính họ đã phát động phong trào Duy Tân, đề cao dân trí, dân khí, dân sinh, dân quyền và dân chủ.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy. Trí thức là thành phần tinh hoa của nhân loại, là động lực chính dẫn dắt quá trình phát triển của xã hội loài người. Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo Ludwig von Mises (1881-1973) từng viết trong tác phẩm kinh điển Socialism (Chủ nghĩa xã hội [1922]) của mình:
“Quả thực, đa số nhân loại không đủ khả năng theo kịp những luồng tư tưởng khó, và không một trường lớp nào có thể giúp cho những người không thể nắm bắt được những định đề giản đơn nhất lại hiểu được những định đề phức tạp. Tuy nhiên, chỉ vì quần chúng nhân dân không thể suy nghĩ được cho bản thân nên họ mới đi theo sự dẫn dắt của những người mà chúng ta gọi là có học thức. Một khi thuyết phục được họ thì cuộc chơi coi như đã được định đoạt.”[2]
“Các nhà xã hội chủ nghĩa đầu tiên là những trí thức; chính họ, chứ không phải quần chúng nhân dân, mới là xương sống của chủ nghĩa xã hội.”[3]
Trong tác phẩm lừng danh và đầy ảnh hưởng của mình, Atlas Shrugged (Khi thần Atlas[4] nhún vai), xuất bản năm 1957, triết gia và tác gia người Mỹ Ayn Rand (1905-1982) đã nêu bật vai trò của trí tuệ trong đời sống và xã hội. Bà lập luận rằng, tư duy độc lập, cùng tính sáng tạo và phát minh bắt nguồn từ đấy, chính là động lực phát triển của thế giới. Qua tác phẩm này, bà cho thấy điều gì sẽ xẩy ra nếu “những con người của trí tuệ” lãn công: động cơ của thế giới sẽ ngừng hoạt động và nền văn minh sẽ tan rã.
Năm 1945, nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã tập hợp xung quanh lá cờ của Mặt trận Việt Minh và góp phần to lớn để đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (trong số này có phần lớn số nhân sĩ, trí thức tên tuổi từng tham gia nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim với những thành tựu đáng kể trước đó). Bản Hiến pháp 1946 của Việt Nam chính là do một nhóm trí thức ưu tú của dân tộc soạn nên vào thời điểm nước sôi lửa bỏng ấy.
Tuy nhiên, đấy dường như lại là “dấu son” cuối cùng ghi nhận đóng góp quyết định của giới trí thức Việt Nam vào sự phát triển của đất nước. Ngay sau khi Bộ Chính trị ĐCSVN, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thâu tóm mọi quyền lực vào trong tay mình, họ không còn cố tỏ ra “khách khí” như trước nữa, các quyền con người cơ bản như quyền tự do tư tưởng hay tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, và giới trí thức gần như chìm nghỉm trong mớ nghị quyết cùng quyết sách độc đoán mà ban lãnh đạo Đảng ban hành trên mọi mặt ngoại giao – nội trị của nước nhà, đến mức mà một trí thức tên tuổi gần đây đã phải thừa nhận: “Với đúng định nghĩa về trí thức mà tôi hiểu thì thực sự [tầng lớp trí thức] chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 cho tới bây giờ… Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và tôi nghĩ đấy là điều đáng thất vọng.” ‘Điều đáng thất vọng’ ấy chính là lời giải thích tại sao cho đến nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thiểu số những nước có trình độ phát triển thấp kém nhất trên thế giới.
Dù bị đè nén và trấn áp ngặt nghèo, song tiếng nói của những trí thức chân chính và khảng khái vẫn không hoàn toàn bị dập tắt, điển hình là những Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, hay Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, v.v. Thiết tưởng, do thiếu cơ hội để phát biểu như luật sư Nguyễn Mạnh Tường chứ các hậu bối của giới nho sĩ ngày xưa chắc chắn không thiếu gì những người có đủ trí tuệ và khí phách để sẵn sàng cất lên tiếng nói của lương tri, của lý trí trước thực trạng nhức nhối của đất nước.
Thế cuộc xoay vần, và điều gì phải đến ắt sẽ đến. Sự ấu trĩ đến mức rồ dại của các nhà lãnh đạo Đảng CSVN một thời đã đưa đất nước sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài từ cuối những năm 1970 cho đến hết thập niên 1980. Đảng CSVN buộc phải tiến hành cái gọi là “đổi mới” và nới lỏng sự kiểm soát đối với xã hội. Điều này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một loạt trí thức “bất đồng chính kiến”, những người nhận ra cơ hội và dám cất lên tiếng nói đòi tự do – dân chủ cho nhân dân và đất nước, như Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Phạm Hồng Sơn, Lê Công Định, v.v.
Sau cuộc “đổi mới” lần đầu tiên năm 1986, đời sống kinh tế nước nhà dần dần khởi sắc và đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, do hệ thống chính trị vẫn cố khư khư đội cái “vòng kim cô” Marx-Lenin trên đầu nên cái giá phải trả cho những “thành tựu” đó là rất đắt, đặc biệt là về xã hội (quốc nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, pháp luật bị lũng đoạn, tội phạm nhan nhản, v.v.) và môi trường (rừng bị tàn phá hàng ngày, sông ngòi ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, v.v.), trong khi vẫn không bắt kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng đó khiến cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành trở nên hết sức cấp thiết, trước sự níu kéo với đủ mọi lý do của các nhà lãnh đạo Đảng suốt bao năm qua.
Hiện nay, sửa đổi Hiến pháp 1992 là chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm, với vô số bài viết trên các trang báo trong và ngoài nước, cùng nhiều cuộc hội thảo do các cơ quan hữu trách tổ chức, từ đó đã xuất hiện nhiều tiếng nói mạnh mẽ về yêu cầu bức thiết đối với một cuộc “đổi mới” lần thứ 2. Ngay trong Ban Biên tập của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cũng tồn tại một (trong hai) quan điểm chủ đạo là sửa cơ bản, toàn diện để ban hành một bản hiến pháp mới (Hiến pháp 2013). Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và Internet nói riêng, đây chính là cơ hội để giới trí thức Việt Nam bày tỏ chính kiến của mình trước một sự kiện vô cùng hệ trọng của đất nước. Thế hệ hậu sinh của luật sư Nguyễn Mạnh Tường ngày nay có lợi thế hơn hẳn bậc tiền bối của mình là tiếng nói của họ sẽ được truyền bá nhanh chóng và rộng khắp nhờ sức mạnh của kỷ nguyên Internet. Điều mà dường như chúng ta còn thiếu ở đây là quyết tâm và sự đồng lòng của hàng triệu người có học thức trong xã hội Việt Nam hiện nay, với hàng ngàn trí thức tầm cỡ khu vực và thế giới, cùng hàng trăm ngàn trí thức Việt Kiều ở hải ngoại; tất cả họ đều may mắn được dòng giống tổ tiên và hồn thiêng sông núi phú cho một năng lực trí tuệ hơn người, và dĩ nhiên, nhân dân cũng có quyền đòi hỏi họ phải thể hiện trách nhiệm lớn lao của mình trước non sông đất nước. Một khi số người lên tiếng lên tới hàng ngàn, hàng vạn người thì những người cầm quyền không thể cứ tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, và những người có tư tưởng cấp tiến trong bộ máy quyền lực cũng cảm nhận được sự hậu thuẫn to lớn của nhân dân để mạnh dạn thúc đẩy cải cách thể chế.
Vụ việc ở Tiên Lãng chưa hoàn toàn lắng xuống nhưng dường như nó đã đọng lại trong chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm. Khi mà những người nông dân như anh Vươn phải dùng tiếng súng hoa cải để “phản biện” lại những chính sách và luật lệ tréo ngoe của Nhà nước, trên nền móng của bản Hiếp pháp lỗi thời và rối rắm hiện hành, những người có học ở nước Nam này hẳn phải tự vấn lương tâm về trách nhiệm xã hội của mình. Khi mà vụ việc ở Tiên Lãng cho thấy sự tha hoá của cả hệ thống chính trị ở Hải Phòng, sự bất lực của cả bộ máy quản lý ở Trung ương, sự im lặng đáng sợ của những người có trách nhiệm trước dư luận sục sôi và kỳ vọng của dân chúng, chúng ta càng thêm thấm thía lời của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một quan chức cao cấp trong bộ máy quyền lực nhưng vẫn giữ được phẩm cách cao quý của một nhà trí thức chân chính: “Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ…” Hay nói như TS Hồ Bá Thâm, nguyên Trưởng ban Triết học và Chính trị, Viện Nghiên cứu Phát triển Tp HCM, khi bàn về tư tưởng của cố Chủ tịch QH Nguyễn Hữu Thọ trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 1992, qua một cuộc phỏng vấn gần đây: “Cần bỏ tâm lý thụ động chờ đợi sự mở rộng hay ban ơn dân chủ từ trên.” Lịch sử dường như lại một lần nữa trao cho lớp con cháu của các bậc tiền bối “ưu thời mẫn thế” và “yêu nước thương nòi” năm xưa một cơ hội lớn lao kèm theo một sứ mệnh vô cùng cao cả và trọng đại.
Tác giả bài viết thiển nghĩ và mạo muội đề xuất một ý tưởng là các bậc trí thức đức cao vọng trọng, đại diện cho tầng lớp tinh hoa của dân tộc, sẽ khởi xướng một hình thức nào đó, chẳng hạn như một trang web riêng để bàn luận và thu thập ý kiến của nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 hay chí ít là một bức thỉnh nguyện thư[5] phổ biến rộng khắp, để những người tâm huyết nhưng thấp cổ bé họng có cơ hội bày tỏ chính kiến và nguyện vọng của mình trước một sự kiện trọng đại của đất nước. Rõ ràng, đây vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của tất cả những ai mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng, không phân biệt già trẻ, trai gái, giai cấp, tín ngưỡng, quốc tịch hay trình độ học vấn. Vì vậy, nhà chức trách sẽ không thể viện bất cứ lý do gì để gây khó dễ cho những người tham gia cả. Trí thức Việt Nam, “to be or not to be” chính là lúc này đây!./.
L. A. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
[1] Chữ của nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện.
[2] Ludwig von Mises, Socialism, NXB Liberty Classics, Indianapolis, 1981, trang 13.
[3] Ludwig von Mises, Socialism NXB Liberty Classics, Indianapolis, 1981, trang 461.
[4] Vị thần bị thần Zues trừng phạt, phải đỡ thiên đường trên đôi vai của mình.
[5] Đề đạt những yêu cầu về một bản Hiến pháp xứng tầm dân tộc và thời đại: đảm bảo sự cân bằng và chế ước giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo các quyền tự do – dân chủ của nhân dân; đảm bảo nguyên tắc quyền lập hiến thuộc về nhân dân thông qua hình thức phúc quyết Hiến pháp; nếu Đảng CSVN muốn độc tôn lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì quyền lãnh đạo đó phải được nhân dân trực tiếp giao phó thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, và ngay cả khi được nhân dân chuẩn thuận thì quyền lãnh đạo đó cũng phải được thể chế hoá thành luật và chịu sự giám sát của một quốc hội dân chủ, một bộ máy tư pháp độc lập, phi đảng phái và một nền báo chí tự do nhằm tránh cho nó khỏi bị tha hoá hay trở nên độc đoán; v.v.
Được đăng bởi bauxitevn

Tổ chức Planned Parenthood & Chương trình Kế hoạch hoá gia đình đối với người thiểu số của Việt Nam

Nguồn: Adam Bray – blog Cây Trứng Cá  -Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ   —04.03.2012
Với chủ đề nóng bỏng về ngừa và phá thai trên chính trường Mỹ hiện nay, tôi nghĩ cũng đáng quan tâm để khám phá những gì tổ chức Kế hoạch Hoá Gia đình Quốc tế International Planned Parenthood Federation – IPPF), thông qua đối tác của mình là Hiệp hội Kế hoạch Hoá Gia đình Việt Nam (Vietnam Family Planning Association – VINAFPA) đang làm gì về vấn đề ngừa thai tại Việt Nam.
Bỏ qua chủ đề về sự ưa thích phá thai tại Việt Nam; đây là một trong những nơi có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, hoặc trên thực tế là việc phá thai tại Việt Nam thường dùng để loại bỏ bào thai nữ để chọn con trai (cám ơn IPPF)… rất phổ biến. Điều làm tôi quan tâm là chính sách “Một hoặc hai con” của Việt Nam.
Nhiều người biết đến Chính sách Một con của Trung Quốc, nhưng đa số những ai sống ngoài Việt Nam thì chưa từng biết qua Việt Nam đã đi bao xa để giới hạn việc sinh đẻ – đặc biệt là đối với dân tộc thiểu số.
Tôi đã ghi chú rất kỹ trong một bài viết trước về việc Hội Kế hoạch Hoá Gia đình Việt Nam (VINAFPA), một tổ chức thành viên chính thức của IPPF đang hoạt động ra sao tại những làng thiểu số để gây áp lực hoặc sỉ nhục những phụ nữ người dân tộc để họ chỉ có một hoặc hai con (xem ở đây). Các phương pháp của họ bao gồm: phát chương trình cổ động giới hạn sinh đẻ trên loa công cộng của làng vài lần mỗi ngày; áp lực phụ nữ ký giấy cam kết đồng ý chỉ có hai con; khen thưởng hoặc cắt bỏ danh hiệu và trợ giúp cho các làng xã dựa trên sự hợp tác của các gia đình; và thậm chí còn đi xa hơn bằng cách bắt các gia đình hoàn trả những trợ cấp nếu họ có hơn hai con.
Điều này không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn nhất quán trong Chính sách Một hoặc Hai Con. Người Việt có thể không bị áp lực có một hoặc hai con như người dân tộc thiểu số, nhưng ngoài ra còn vì sự tuyên truyền và cổ động đối với trẻ em người Việt tại trường học đã rất thành công. Đến lúc chúng trưởng thành, trẻ em người Việt đã được tẩy não để tin rằng chúng chỉ nên có hai con (1 trai và 1 gái) mà không biết lý do tại sao.
Tôi có một thói quen hơi hài hước là hỏi thẳng hầu hết mọi đứa trẻ Việt Nam tôi gặp rằng chúng muốn có bao nhiêu con. Cả nghìn em đều trả lời như nhau: 2 con (1 trai và 1 gái). Vì thế VINAFPA không cần phải dùng đến biện pháp đe doạ, sỉ nhục và tống tiền, không như đối với dân tộc thiểu số, những người vẫn không chịu hợp tác.
Một ngoại lệ là nhân viên nhà nước (và trong một quốc gia cộng sản, những người này rất đông). Chính quyền chẳng nương tay với họ, bắt buộc những viên chức hoàn toàn thuần phục này phải giữ vững “khối đại đoàn kết dân tộc” cao quí của Đảng. Một nhân viên nhà nước nào có hơn hai con và từ chối phá thai (hoặc bí mật đem bỏ tại những trại mồ côi) có thể bị giảm chức, bắt buộc phải trả một món phạt lớn, bị công khai sỉ nhục, hoặc thậm chí mất việc.
Áp lực mà VINAFPA, một chi nhánh của IPPF, đang đặt lên những phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã quá xấu, nhưng khi đặt trong một ngữ cảnh lớn hơn, nó còn tồi tệ hơn. Nếu ta nhớ đến sự đối xử cùng cực đối với dân tộc ít người nói chung – như việc chính quyền chuyên tịch thu đất đai của dân tộc ít người và tái định cư cả làng đến những vùng đất xa xôi thiếu tài nguyên; hoặc việc chính quyền vẫn đang đàn áp tôn giáo những người dân tộc bằng cách đốt nhà những người Công giáo và phá huỷ nhà thờ – thì chính sách của nhà nước về kế hoạch hoá gia đình bắt đầu đi đúng hướng với hoạt động rộng lớn hơn của việc chế ngự và giảm thiểu dân số thành phần dân tộc ít người.

Một khu “ổ chuột trong rừng” của dân tộc K’ho (chính quyền cung cấp nhà ở cho người dân tộc thiểu số). Không như ngôi làng dân tộc Rai mà tôi tường thuật ở dưới, ngôi làng ở phía bắc Tỉnh Bình Thuận nàn còn “may mắn”. Nhà cửa của họ còn được quét vôi chút đỉnh, và đôi khi vào ban đêm họ còn có được dòng điện yếu ớt. Chẳng có nước hoặc bóng mát, nhưng ít nhất là họ lại có trạm kế hoạch hoá gia đình bên cạnh.
Tôi không bao giờ quên được chuyến đi qua phía bắc Tỉnh Bình Thuận năm ngoái. Tôi dừng chân tại một ngôi làng người Rai bên đường. Tôi đã đi ngang đoạn đường này nhiều lần trước đây nhưng chẳng bao giờ để ý đến ngôi làng này. Tôi ghé lại những ngôi nhà. Những căn nhà gạch xiêu vẹo không sơn phết nằm song song thành từng hàng dọc theo con đường đất. Màu gạch làm chúng trông có vẻ mới nhưng chúng đang nghiêng ngả và mái thì đang sụp đổ. Mỗi căn nhà bé xíu này đều giống hệt nhau. Cả ngôi làng là một “khu ổ chuột trong rừng”; một ngôi làng của người dân tộc thiểu số do chính quyền tái định cư và cung cấp nhà ở miễn phí.
Những cộng đồng dân tộc ít người tại Việt Nam thường được cung cấp đất và nhà ở “miễn phí” để đổi lại đất đai thường rất có giá của họ mà chính quyền sau đấy lấy đi bán cho những nhà thầu xây dựng thương mại với lợi nhuận khổng lồ.
Một phụ nữ trong một ngôi nhà trông thấy tôi và chạy ra tìm gặp khi tôi vẫn còn đang ngồi trên xe gắn máy. Một người đàn ông trong căn nhà khác cũng chạy ra.
“Làm ơn giúp chúng tôi!” người đàn bà cầu khẩn, nước mắt chảy dài trên má bà.
“Làm ơn nói với nước Mỹ!” người đàn ông van xin.
“Tại sao, việc gì thế?” Tôi hỏi.
Người phụ nữ giải thích với tôi rằng chính quyền vừa tái định cư làng của bà ta đến đây, hứa hẹn cung cấp nhà, đất và trường học miễn phí cho con cái họ, nhưng sau khi họ dời đến đây, mọi thứ đều đổ nát – theo nghĩa đen. Chỉ trong vài tuần những căn nhà đã sụp đổ. Gió thổi bụi và cát vào những khe hở. Những căn nhà này không lớn hơn phòng chứa quần áo của tôi mấy, và thiếu vắng đồ đạt ngoại trừ những chiếc ghế nhựa bị gãy, những chiếc thúng, chiếu và vài dụng cụ nấu nướng. Cả hai người nói rằng họ lo sợ việc gì sẽ xảy ra khi mùa mưa đến. Họ nói rằng đất chính quyền mới cấp thì cằn cỗi và không thể trồng trọt được. Họ không thể tìm được việc làm ở vùng đất mới. Họ nghèo khổ, đói khát và tuyệt vọng. Bất chấp mọi thứ kể trên, không xa mấy, phía cuối đường tôi để ý thấy có một “phòng y tế” của chính quyền – kèm theo cả những pa-nô cổ động “Mỗi Gia Đình Chỉ Nên Có 1 Hoặc 2 Con”.
Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số trên khắp Việt Nam đều nằm trong hoàn cảnh này. Mục đích của Hiệp hội Kế hoạch Hoá Gia đình Việt Nam cộng sản, hợp tác với Cơ quan Kế hoạch Hoá Gia đình Quốc tế, cũng không khác với mục đích của chính quyền Mác xít là mấy: để kềm chế, giảm thiểu và giới hạn các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo khổ tại Việt Nam qua qui định đầy méo mó về việc ngừa thai và kế hoạch gia đình. Đây là một mục đích thực tiễn trực tiếp vì Hà Nội xem hầu hết những nhóm dân thiểu số như những mối đe doạ chính trị. Nhiều nhóm dân hoặc đã ủng hộ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh hoặc trước đây không được người Việt quản lý cho đến khi bị thống trị bởi triều Nguyễn hoặc bởi chính quyền cộng sản hiện tại. Nhiều nhóm dân thiểu số tiếp tục phản đối sự chiếm đóng của cộng sản.

George Friedman – Trạng thái của thế giới: Giải thích Chiến lược Hoa Kỳ

Submitted by TongBienTap on Wed, 03/07/2012 – 05:06
Nguồn: George Friedman – Stratfor    -  FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ  –28.02.2012
Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã kết thúc kỷ nguyên của châu Âu, khoảng thời gian mà quyền lực châu Âu thống trị thế giới. Để lại Hoa Kỳ như là một cường quốc toàn cầu duy nhất, một cái gì đó mà họ không được chuẩn bị về mặt văn hóa và thể chế. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Hoa Kỳ đã định nghĩa chính sách đối ngoại của mình là về cuộc đối đầu với Liên Xô. Hầu như tất cả mọi thứ họ đã làm trên khắp thế giới theo những tính cách có liên quan đến cuộc đối đầu này. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cùng một lúc cho Hoa Kỳ thóat khỏi một cuộc đối đầu nguy hiểm và loại bỏ các trọng tâm của chính sách đối ngoại của mình.
Trong quá trình một thế kỷ, Hoa Kỳ đã đi từ vị trí hạng rìa cho đến một cường quốc trên thế giới. Họ đã tiến hành chiến tranh hoặc chiến tranh lạnh từ năm 1917 đến năm 1991, với khoảng 20 năm hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh chi phối bởi cuộc Đại suy thoái và rất nhiều sự can thiệp ở châu Mỹ La tinh. Theo đó, thế kỷ 20 là một thời gian xung đột và khủng hoảng cho Hoa Kỳ. Họ bước vào một thế kỷ mà không phát triển cách hiệu quả các tổ chức chính phủ nhằm để quản lý chính sách đối ngoại của mình. Họ xây dựng chính sách ngoại giao của mình như bộ máy để đối phó với chiến tranh và mối đe dọa của chiến tranh, sự vắng mặt bất ngờ của đối phương tất nhiên để lại cho Hoa Kỳ sự mất cân bằng.
Sau Chiến tranh Lạnh
Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh có thể được chia thành ba phần. Thứ nhất, là sự lạc quan và không chắc chắn, kéo dài từ năm 1992 đến năm 2001. Một mặt là, sự sụp đổ của Liên Xô hứa hẹn một thời kỳ phát triển kinh tế thay thế chiến tranh. Mặt khác, các tổ chức của Mỹ đã được sinh ra trong thời chiến, do đó, để dễ nói chuyện, biến đổi chúng trong một thời gian hòa bình dường như là không dễ dàng. Tổng thống George W Bush và Bill Clinton cả hai đều theo đuổi một chính sách được xây dựng xung quanh tăng trưởng kinh tế, với định kỳ và không hoàn toàn dự định can thiệp quân sự ở những nơi như Panama, Somalia, Haiti vàKosovo.
Những sự can thiệp này đã không được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trong một số trường hợp, họ được xem như là giải quyết một vấn đề bên lề, chẳng hạn như việc buôn bán ma túy của nhà độc tài Manuel Noriega ở Panama. Ngoài ra, họ đã được giải thích là nhiệm vụ chủ yếu là nhân đạo. Một số đã tìm kiếm một mô hình hoặc logic với những can thiệp khác nhau, trong thực tế, những việc này là ngẫu nhiên khi chúng xuất hiện, thúc đẩy bởi các vấn đề chính trị trong nước và áp lực liên minh hơn là so với bất kỳ mục đích quốc gia rõ ràng. Sức mạnh của Mỹ đa số trội hơn nên những chi phí can thiệp tương đối ít và thậm chí còn ít nguy hiểm hơn.
Thời gian cho những đặc ân đó kết thúc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với một tình hình đồng dạng với nền văn hóa chiến lược của họ. Họ có một kẻ thù thực tế nếu không theo quy ước, một kẻ thù thể hiện mối đe dọa thực sự đối với đất nước. Các tổ chức đã từng được xây dựng trong và sau Thế chiến II có thể hoạt động hiệu quả. Trong một cách bi thương và kỳ lạ, Hoa Kỳ đã trở lại trong vùng thoải mái của họ, chiến đấu với một cuộc chiến tranh mà họ thấy như đang đánh vào họ.
Khoảng thời gian từ năm 2001 cho đến khoảng năm 2007 bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh trong thế giới Hồi giáo. Giống như tất cả các cuộc chiến tranh khác, họ thực hiện những thành công rực rỡ và bị những thất bại khốn khổ. Họ có thể được đánh giá một trong hai cách. Đầu tiên,nếu các cuộc chiến tranh đã được dự định nhằm để ngăn chặn al Qaeda đừng bao giờ tấn công Hoa Kỳ thêm một lần nữa theo kiểu cách của 9/11, họ đã thành công. Ngay cả nếu cho là khó khăn để xem làm thế nào cuộc chiến ở Iraq được đan vào với mục tiêu này, tất cả các cuộc chiến tranh liên quan đến hoạt động không rõ ràng, biện pháp của chiến tranh là thành công. Tuy nhiên, nếu mục đích của các cuộc chiến này là để tạo ra những chế độ thân Mỹ tòan cầu, ổn định và mô phỏng các giá trị Mỹ, họ rõ ràng đã thất bại.
Đến năm 2007 và sự gia tăng ở Iraq, chính sách đối ngoại của Mỹ chuyển sang giai đoạn hiện nay. Không còn mục tiêu chính để thống trị khu vực. Thay vào đó, là họ rút khỏi khu vực trong khi cố gắng để duy trì chế độ có thể bảo vệ bản thân và không thù nghịch với Hoa Kỳ. Việc rút khỏi Iraq không đạt được mục tiêu này, rút quân khỏi Afghanistan lại có thể sẽ là không. Sau khi rút khỏi Iraq, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afghanistan bất kể hậu quả. Hoa Kỳ sẽ không kết thúc sự tham gia của mình trong khu vực, và mục tiêu chính nhằm đánh bại al Qaeda sẽ không còn là trọng tâm.
Tổng thống Barack Obama tiếp tục chiến lược của người tiền nhiệm, George W. Bush, thiết lập ở Iraq sau năm 2007. Trong khi Obama tăng sức ép vượt quá những gì ông Bush đã làm ở Afghanistan, ông vẫn chấp nhận khái niệm của sự đột biến gia tăng của lực lượng thiết kế hầu để tạo điều kiện cho việc thóai quân. Đối với Obama, cốt lõi của vấn đề chiến lược không phải các cuộc chiến tranh mà là vấn đề của những năm 1990 – cụ thể là, làm thế nào để Hoa Kỳ và các tổ chức của mình thích ứng với một thế giới mà không có sự hiện diện của kẻ thù lớn.
Sự thất bại của việc tái thiết
Nút bấm “reset” của Hillary Clinton đã gởi tới Nga dấu hiệu chiến lược của ông Obama. Rằng ông Obama muốn thiết lập lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo thời gian trước khi 9/11, khoảng thời gian mà khi Mỹ can thiệp, mặc dù có khi thường xuyên, thật ra là thứ yếu và có thể được biện minh là nhân đạo. Các vấn đề kinh tế chi phối thời điểm đó, và các vấn đề chính được quản lý cách hữu hiệu. Nó cũng là một khoảng thời gian trongquan hệ Mỹ-châu Âu và Mỹ-Trung Quốc rơi vào sự liên kết, và khi quan hệ Mỹ-Nga vẫn ổn định. Obama do đó đã tìm cách quay trở lại với một khoảng thời gian khi hệ thống quốc tế ổn định, thân Mỹ và thịnh vượng. Trong khi nếu hiểu từ quan điểm của một người Mỹ thì, lấy ví dụ, Nga, thì những năm 1990 được xem như một thảm họa mà họ không bao giờ nên quay trở lại.
Các vấn đề trong chiến lược này là nó không thể thiết lập lại hệ thống quốc tế. Sự thịnh vượng của những năm 1990 đã trở thành những khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này rõ ràng tạo ra sự quá bận tâm với việc quản lý nền kinh tế trong nước, nhưng như chúng ta đã thấy trong phần đầu tiên của chúng tôi, cuộc khủng hoảng tài chính định nghĩa lại cách hoạt động của các phần còn lại của thế giới. Châu Âu, Trung Quốc và Nga của những năm 1990 không còn tồn tại, và Trung Đông cũng đoồng thời chuyển đổi.
Trong những năm 1990, có thể nói rằng châu Âu là một thực thể duy nhất với hy vọng rằng một châu Âu thống nhất sẽ ngày càng tăng trưởng. Điều đó không còn phù hợp vào năm 2010. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu đã xé nát sự hiệp nhất đã từng tồn tại trong thập niên 90, các tổ chức châu Âu chịu áp lực lớn cùng với các tổ chức xuyên Đại Tây Dương như NATO. Qua nhiều hình thức, Hoa Kỳ không liên quan đến các vấn đề Liên minh châu Âu phải đối mặt. Châu Âu có thể muốn tiền từ người Mỹ, nhưng họ không muốn phong cách lãnh đạo của những năm 1990.
Trung Quốc cũng đã thay đổi. Tình trạng bất ổn của nền kinh tế xứ họ đã thay thế sự tự tin của các tầng lớp thống trị trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Xuất khẩu của họ bị đặc dưới áp lực nặng nề, và mối quan tâm về sự ổn định xã hội đã tăng lên. Trung Quốc cũng trở thành ngày càng đàn áp và thù địch, ít nhất nói cách hoa văn, trong chính sách đối ngoại của mình.
Tại Trung Đông, có rất ít người tiếp thu chính sách ngoại giao công chúng của Obama.Trên thực tế, việc mở rộng quyền lực của Iran là đáng kể. Israel lo ngại về vũ khí hạt nhân của Iran, Obama thấy mình đi trên một ranh giới giữa cuộc xung đột có thể xảy ra với Iran và cho phép các sự kiện diễn tiến theo tự nhiên.
Hạn chế việc can thiệp
Điều này nổi lên như là nền tảng của chính sách đối ngoại của Mỹ.Trường hợp trước đây Hoa Kỳ đã nhìn thấy chính họ như là bắt buộc phải có cố gắng để quản lý các chính sự, Obama rõ ràng đã thấy đó là một vấn đề. Như đã thấy trong chiến lược này, Hoa Kỳ đã hạn chế nguồn tài nguyên đã bị quá căng thẳng trong các cuộc chiến tranh. Hơn là cố gắng để quản lý các sự kiện nước ngoài, Obama đang chuyển đổi chiến lược của Mỹ đối với việc hạn chế can thiệp và cho phép các sự kiện tiến hành theo lối riêng của nó.
Chiến lược ở châu Âu rõ ràng phản ánh điều này. Washington đã tránh bất kỳ nỗ lực dẫn đầu châu Âu đi đến một giải pháp mặc dù Hoa Kỳ đã cung cấp hỗ trợ lớn thông qua Dự trữ Liên bang. Chiến lược này được thiết kế để ổn định chứ không phải là để quản lý. Với người Nga, những người rõ ràng đã đạt đến một điểm tự tin, sự thất bại của nỗ lực nhằm để thiết lập lại quan hệ dẫn đến việc rút quân của Hoa Kỳ, việc tập trung và chú ý ở vòng ngoài của Nga và hành động sẵn sàng đứng bên của Washington cho phép Nga tiến hóa theo ý họ. Tương tự như vậy, bất cứ hoa văn gì khi thảo luận đến việc Trung Quốc-Mỹ, về việc tái triển khai để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, thì chính sách của Mỹ vẫn còn thụ động và chấp nhận.
Iran chính là nơi mà chúng ta thấy điều này rõ ràng nhất. Ngoài vũ khí hạt nhân, Iran đang trở thành một quyền lực lớn trong khu vực với phạm vi ảnh hưởng đáng kể. Thay vì cố gắng để ngăn chặn Iran trực tiếp, Hoa Kỳ đã chọn cách đứng bên và cho phép các trò chơi tiến hành, làm cho người Israel thấy rõ rằng họ thích biện pháp ngoại giao hơn các hành động quân sự, mà trong thực tế có nghĩa là cho phép các sự kiện đó xảy ra theo cách riêng của nó.
Điều này không nhất thiết là một chính sách tồi. Các khái niệm làm thăng bằng toàn bộ cán cân quyền lực được xây dựng trên giả định rằng các thách thức trong khu vực sẽ đối đầu với đối trọng khu vực của họ.Lý thuyết cân bằng quyền lực giả định rằng việc can thiệp sức mạnh của thế lực đứng hàng đầu chỉ nên xảy ra khi có sự mất cân bằng. Kể từ khi không can thiệp vào thực tiển ở Trung Quốc, châu Âu hay Nga, một mức độ có ý nghĩa làm cho thụ động.Trong trường hợp của Iran, nơi mà hành động quân sự chống lại các lực lượng chính quy của họ là khó khăn và chống lại các cơ sở hạt nhân của họ là nguy hiểm, thì cùng một logic được áp dụng.
Trong chiến lược này, Obama đã không trở về những năm 1990.Thay vào đó, ông đang cố gắng đặt cược mặt trận mới. Nó không phải là biệt lập theo ý nghĩa cổ điển của nó, như Hoa Kỳ bây giờ là nước duy nhất có quyền lực toàn cầu. Ông dường như là kỹ thuật gia của một chiến lược mới, thừa nhận rằng hầu hết các kết quả trên thế giới đối với Hoa Kỳ là chấp nhận được và không có thành quả nào là vốn bất khả thi. Sự quan tâm của Mỹ nằm trong việc khôi phục sự thịnh vượng riêng của mình, sắp xếp phần còn lại của thế giới sao cho trong phạm vi giới hạn rất rộng, là chấp nhận được.
Nói cách khác, không thể quay trở lại chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990 và không muốn và không thể tiếp tục chiến lược Hậu-9/11, Obama đang theo đuổi một chính sách mặc nhận. Ông đang giảm dần việc sử dụng lực lượng quân sự và, có hạn chế đòn bẩy kinh tế, cho phép hệ máy tiến hóa theo ý riêng của nó.
Tiềm ẩn trong chiến lược này là sự tồn tại của lực lượng quân sự nổi bậc, đặc biệt là sức mạnh hải quân.
Châu Âu không phải dễ quản lý thông qua lực lượng quân sự, và nó đặt ra mối đe dọa dài hạn nghiêm trọng nhất. Như những xung đột ở châu Âu, lợi ích của Đức có thể được lợi ích tốt hơn trong một mối quan hệ với Nga. Đức có nhu cầu năng lượng của Nga, và Nga cần công nghệ của Đức. Cả hai đều không hài lòng với sức mạnh của Mỹ, và họ cùng nhau có thể hạn chế Mỹ. Thật vậy, một sự thỏa hiệp giữa Đức và Nga là nền móng sợ hãi trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ I cho đến khi Chiến tranh Lạnh. Đây là sự kết hợp duy nhất đe dọa Hoa Kỳ mà có thể nhận thức được. Truy cập của Mỹ ở đây là để hỗ trợ Ba Lan, có địa thế phân chia cả hai, cùng với các đồng minh quan trọng khác ở châu Âu, và Hoa Kỳ đang làm điều này với một mức độ thận trọng rất cao.
Trung Quốc rất dễ bị tổn thương lực lượng hải quân vì cách cấu hình của các vùng ven biển cung cấp các huyệt điểm để truy cập vào bờ biển của họ. Trung Quốc lo sợ cuối cùng là một cuộc phong tỏa của Mỹ,mà hải quân Trung Quốc yếu kém sẽ không thể đối lại, nhưng điều này chỉ là một nỗi sợ hãi xa xôi. Tuy nhiên, cuối cùng nó vẫn là lợi thế của Mỹ.
Yếu huyệt của Nga nằm trong khả năng của các thành viên cũ của Liên Xô, mà nó đang cố gắng để tổ chức thành một Liên minh Á-Âu, phá hoại chương trình nghị sự hậu Xô Viết. Hoa Kỳ đã không can thiệp trong quá trình này một cách đáng kể, nhưng họ có ưu đãi kinh tế và các ảnh hưởng bí mật họ có thể sử dụng để phá hoại hoặc ít nhất là thách thức Nga. Nga nhận thức được những khả năng này và ý thức được rằng Hoa Kỳ đã chưa mang ra sử dụng chúng.
Cùng là một chiến lược giống như thế đang được đặc với Iran. Cấm vận đối với Iran không có khả năng thành công bởi vì họ có quá nhiều ngõ ngác và Trung Quốc và Nga sẽ không thừa nhận nó. Tuy nhiên, những gì Hoa Kỳ theo đuổi không phải là cho những gì họ sẽ đạt được nhưng những gì họ sẽ tránh được – cụ thể là, hành động trực tiếp. Hãy bỏ lời nói sang một bên, Mỹ cơ bản giả định rằng các lực lượng trong khu vực, đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ buộc phải đối phó với Iran, và rằng sự kiên nhẫn sẽ cho phép một sự cân bằng quyền lực được xuất hiện.
Các rủi ro của việc thụ động
Chiến lược của Hoa Kỳ dưới thời Obama là cổ điển theo nghĩa là nó cho phép hệ máy sẽ tiến triển hóa theo ý nó, do đó cho phép Hoa Kỳ giảm thiểu nỗ lực của mình. Mặt khác, sức mạnh quân sự của Mỹ là đủ dung khi tình hình phát triển không được cách thỏa mản, can thiệp và đảo ngược vẫn còn có thể. Obama cố để chống lại các cơ sở chính sách đối ngoại, đặc biệt là Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và cộng đồng tình báo, để chống lại các cám dỗ cũ. Ông đang cố gắng xây dựng lại các kiến trúc của chính sách đối ngoại đi từ mô hình Chiến tranh thế giới II – Chiến tranh lạnh, và rằng cần có thời gian.
Sự yếu kém trong chiến lược của Obama là tình hình ở nhiều khu vực có thể đột ngột và bất ngờ chuyển hướng không mong muốn. Không giống như các hệ thống chiến tranh lạnh, mà có xu hướng phản ứng quá sớm cho các vấn đề, nó không cho thấy rõ ràng rằng hệ thống hiện tại sẽ không mất quá lâu để phản ứng. Chiến lược tạo ra khuôn khổ tâm lý lần lượt định hình trong các quyết định, và ông Obama đã tạo ra một tình huống mà Hoa Kỳ có thể không phản ứng đủ nhanh nếu các phương pháp tiếp cận thụ động bị sụp đổ bất ngờ.
Thật là khó để nhìn thấy chiến lược hiện tại như là một mô hình vĩnh viễn. Trước khi cán cân thăng bằng quyền lực được tạo ra, các cường quốc phải đảm bảo rằng sự cân bằng là có thể. Trong Châu Âu, bên trongTrung Quốc, chống lại Nga và Vịnh Ba Tư, nó không cho thấy rõ ràng sự cân bằng được bao gồm những gì. Nó rõ ràng không phải là rằng sự cân bằng trong khu vực để có các quyền hạn mới nổi lên. Vì vậy, đây không phải là một sự cân bằng quyền lực chiến lược cổ điển. Thay vào đó là một chiến lược quảng cáo đặc biệt đối với cuộc khủng hoảng tài chính và tác động về tâm lý và bởi sự mệt mỏi về chiến tranh. Những vấn đề này không thể được bỏ qua, nhưng họ không cung cấp một nền tảng ổn định cho một chính sách dài hạn, mà có thể sẽ thay thế chính sách mà Obama đang theo đuổi.

Ngô nhân Dụng – Tinh thần Diên Hồng trong thời đại tin học

Ngô Nhân Dụng – Nguoiviet
 Chúng ta không biết có bao nhiêu người tham dự trong Hội Nghị Diên Hồng vào năm 1284 khi vua nhà Trần hỏi ý kiến dân về quyết định chống hay hàng quân Mông Cổ.
Nhưng trên mạng lưới Internet, Tinh Thần Diên Hồng đã sống lại với 140,000 người Việt ở Mỹ cùng lên tiếng, cùng nêu lên một yêu cầu: Chính phủ Mỹ phải hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn để hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho quyền làm người của mọi người dân Việt Nam. Với gần 2 triệu người Mỹ gốc Việt Nam, con số 140,000 người ký tên trong vòng một tháng là một tỷ lệ rất lớn, biểu lộ một mối đồng tâm khắng khít xưa nay chưa từng thấy trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Thành quả này rất đáng vui mừng và hãnh diện. Lâu nay nhiều người bi quan vẫn than phiền tình trạng người Việt mình, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, rất khó đoàn kết được với nhau. Nhiều người lo ngại về tâm lý hoài nghi quá đáng và thói quen hay phê bình, chỉ trích những khuyết điểm trong các sinh hoạt chung của các cá nhân hay đoàn thể. Tình trạng cứ một người làm lại có một người phá, hay nhiều hơn, làm đa số phải nản lòng. Nhiều hoạt động cộng đồng không còn thu hút được đám đông như trước nữa. Con số 140,000 chữ ký đã xóa tan hình ảnh bi quan đó. Chúng ta có thể xác định rằng người Việt Nam có khả năng đoàn kết với nhau khi gặp đúng cơ duyên. Hòa Thượng Thích Viên Lý nhận xét con số hơn trăm ngàn chữ ký “cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng.” Những người “thầm lặng” không xuất hiện trong đám đông; nhưng họ “sẵn sàng trong khả năng” của mình, vẫn muốn đóng góp “để tạo sự thay đổi cho dân tộc” Việt Nam.
Người Việt có cơ hội bày tỏ tình liên đới một cách nồng nhiệt như vậy, một phần nhờ tính chất công khai, minh bạch, khiến cho ai cũng thấy mục đích trong sáng của cuộc vận động vừa qua. Bắt đầu từ hiện tượng Việt Khang, một nhạc sĩ trẻ sống ở Sài Gòn đã bị bắt chỉ vì những bài ca yêu nước do anh sáng tác được mọi người yêu và phổ biến rộng rãi. Vụ bắt giam vô lý này khiến bao nhiêu người trong nước và ngoài nước thấy phẫn nộ. Hai ca khúc “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?” của nhạc sĩ Việt Khang đã được người Việt truyền nhau ở khắp bốn phương, có cả bài ca bằng tiếng nước ngoài, cho thấy mối xúc động lớn lao mà hai nhạc phẩm này đã tạo nên. Nhạc sĩ Trúc Hồ xúc động trước hành động đàn áp vô lý, nhẫn tâm đối với người bạn trẻ, đã tự đi bước tiên phong với sáng kiến tổ chức việc kiến nghị thẳng tới Tòa Bạch Ốc. Các khán giả của đài truyền hình SBTN đã đi bước đầu thổi cho ngọn lửa đấu tranh ngày càng lan rộng trong khắp cộng đồng người Việt trên thế giới.
Lòng phẫn nộ vì biến cố Việt Khang đã đưa tới một cuộc vận động rộng lớn hơn, thu hút được đông đảo đồng bào hưởng ứng. Bản kiến nghị nêu lên mục đích đòi tự do cho các nhà tranh đấu dân chủ ở Việt Nam đang bị tù đày hay bị quản chế, kiểm soát; và đòi quyền sống xứng đáng làm người cho tất cả đồng bào trong nước. Trong một tháng trời khi cuộc vận động tiến hành, người Việt ở khắp nơi trong nước Mỹ tự động kêu gọi nhau ký tên, giúp đỡ nhau về kỹ thuật khi vào mạng. Mọi người được sống trong một không khí phấn khởi, trong sáng, lành mạnh, như đang tham dự một “cuộc biểu tình trên mạng!” Nhiều người Việt ở nước khác cũng muốn ký tên vào bản kiến nghị nhưng website “We the People“của Tòa Bạch Ốc chỉ dành cho những người sống ở nước Mỹ.
Tổ chức một cuộc biểu tình, dù là biểu tình trên mạng trong suốt một tháng trời, đòi hỏi phải phối hợp nhiều hành động phức tạp. Phong trào này lớn mạnh nhanh chóng là nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đại thông tin trên Internet. Những người nắm vững các kỹ thuật đó, sử dụng nhanh nhẹn, khéo léo như người ta đi xe đạp, là các bạn trẻ. Một đạo quân trẻ trung đã được tổ chức Boat People SOS huy động, tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người được tham dự, “đi biểu tình” một cách dễ dàng hơn. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng và Boat People SOS đã gây dựng được niềm tin cậy trong lòng mọi người, nhờ những việc làm chứ không phải bằng lời nói. Các hoạt động công ích trong mấy chục năm qua, từ việc giúp đỡ các thuyền nhân, tới việc tranh đấu cho quyền lợi những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, chống nạn buôn người ở Việt Nam, chính các hoạt động đã là một bảo đảm cho lòng tin tưởng của mọi người vào tính chất trong sáng, vô vị lợi của cuộc vận động vừa qua. Sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ cũng là do kết quả của nhiều khóa “Huấn luyện Lãnh đạo” được tiến hành trong mấy chục năm qua, cho thấy có sự nối tiếp liên tục trong hai triệu người Việt Nam sống ở Mỹ. Nhưng đối với nhiều người Việt ở Mỹ, không phải chỉ có các bạn thanh niên ở lớp tuổi 20, 30 mới là trẻ. Những người tổ chức và tham dự cuộc vận động này như nhạc sĩ Trúc Hồ, Luật Sư Ðỗ Phủ, cũng thuộc thế hệ trẻ đang tích cực đóng góp nuôi sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng.
Ðây cũng là một cơ hội để người Việt Nam ở Mỹ chứng tỏ sức mạnh của mình, đối với chính quyền cũng như công luận nước Mỹ. Ðó vừa là sức mạnh trong việc tổ chức cũng như trong mối đồng tâm khi có những mục tiêu tốt đẹp. Bản tin toàn quốc của CBS NEWS phải loan tin, “Ðây là lần đầu tiên Tòa Bạch Ốc đáp ứng một phong trào quần chúng rất rộng lớn trong cộng đồng người Việt trên đất nước Hoa Kỳ.”
Mạng “We the People” mới được Tòa Bạch Ốc mở ra ngày 22 Tháng Chín năm 2011 để cho các công dân Mỹ đưa “thỉnh nguyện” (petition) cho chính quyền biết nguyện vọng của họ; mười ngày sau, con số chữ ký tối thiểu phải nâng từ 5,000 trong vòng 30 ngày lên 25,000. Nhưng người Việt tại Mỹ đã đạt được mức 25,000 trong vòng 4 ngày, và sau một tháng đã đạt tới gần 140,000.
Những nhóm người Mỹ đưa kiến nghị thường nêu những vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, quyền của người đồng tính, yêu cầu bán cần sa tự do, vân vân. Một số rất nhỏ đã đủ điều kiện để được mời đến Tòa Bạch Ốc gặp gỡ, và thường chỉ được gặp các viên chức cấp thấp. Chưa thấy một nhóm nào đặt ra một vấn đề về chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ như kiến nghị của những người Mỹ gốc Việt Nam. Vì vậy, Tòa Bạch Ốc đã phải tiếp đón phái đoàn người Việt sớm hơn bình thường, và đưa ra những viên chức cấp cao hơn, cùng với những giám đốc từ Bộ Ngoại Giao cùng tới.
Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement) là nơi tiếp nhận các kiến nghị, phải công nhận tinh thần dấn thân của người Việt Nam rất cao: “Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.” Trong cuộc gặp gỡ 200 người Việt trong Tòa Bạch Ốc, các viên chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại Giao Mỹ phụ trách về Ðông Nam Á và Việt Nam đã phải chứng minh họ rất quan tâm đến sự an toàn, quyền tự do và mục tiêu tranh đấu của những người như các Luật Sư Lê Công Ðịnh, Nguyễn Văn Ðài, Lê Quốc Quân, các blogger Anh Hai Sài Gòn, Ðiếu Cày, bà Bùi Thị Minh Hằng, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, và những nhà tranh đấu khác mà chính nhiều người Việt ở Mỹ vì quá bận rộn đời sống hàng ngày còn chưa biết đến tên.
Nhờ cuộc vận động của người Việt ở Mỹ, các nhà tranh đấu dân chủ trong nước thấy họ được hỗ trợ tinh thần. Qua mạng Internet, chúng ta được nghe các lời vui mừng của Huỳnh Trọng Hiếu ở Quảng Nam, được nghe Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội nói đến người Việt trong và ngoài nước sát cánh trong cuộc vận động dân chủ tự do. Với các phương tiện truyền thông mới, Tinh Thần Diên Hồng sẽ sống lại, sẽ biểu hiện trong nhiều cơ hội khác, ở trong và ngoài nước. Người Việt sống ở Mỹ đã chứng minh Tinh Thần Diên Hồng vẫn mãnh liệt; người Việt khắp nơi có thể đồng tâm đoàn kết với nhau, để chống ngoại xâm cũng như để tranh đấu cho tự do dân chủ.

Thông điệp ‘Human Rights for Vietnam’ tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)
WASHINGTON, DC -Thứ Ba, 6 Tháng Ba, hàng trăm người đại diện các cộng đồng Việt Nam khắp Hoa Kỳ đến Quốc Hội để vận động nhân quyền cho Việt Nam và yêu cầu các vị dân cử can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang.
Ðông đảo đồng hương Việt Nam chuẩn bị đến các văn phòng dân cử Quốc Hội. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Ðây là ngày thứ nhì trong cuộc vận động qua một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc, mà cho đến nay đã có hơn 135,000 chữ ký.
Ngay từ 9 giờ sáng, hàng trăm người, trong đó có nhiều phụ nữ mặc áo dài vàng có ba sọc đỏ, xếp hàng đi qua hệ thống kiểm tra an ninh để vào các tòa nhà Hạ Viện như Rayburn, Longworgh và Cannon. Trong khi đó, ở phía Tây Bắc của Quốc Hội, một số đồng hương xếp hàng vào ba tòa nhà của Thượng Viện như Russell, Dirksen và Hart.
Phái đoàn đi vận động được chia làm 40 toán, mỗi toán có chừng 10 người. Có toán lên tới 20 người. Mỗi toán do một trưởng toán dẫn đầu, hướng dẫn mọi người đến từng văn phòng có hẹn trước. Mỗi người đều có đeo bảng tên với hàng chữ “Human Rights for Vietnam.”
Một trong những người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là cựu Dân Biểu Joseph Cao.
Thứ Ba là một ngày làm việc bận rộn của Quốc Hội, vì có hơn 1,000 người Mỹ gốc Israel cũng đến vận động giới lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ Israel. Các lối vào văn phòng Quốc Hội đều kẹt cứng người. Hơn nữa, Dân Biểu Donald Payne của tiểu bang New Jersey đột ngột từ trần, làm các dân biểu phải thay đổi thời khóa biểu.
Tuy vậy, các nhà vận động gốc Việt cũng gặp được hàng chục vị dân cử và hàng trăm đại diện của các dân biểu và thượng nghị sĩ.
Tiếp phái đoàn người Mỹ gốc Việt, Dân Biểu Ed Royce, Ðịa Hạt 40 của tiểu bang California, nói: “Hơn 130,000 chữ ký của quý vị là một thông điệp rất mạnh mẽ. Quý vị đã đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền qua việc ký thỉnh nguyện thư này.”
Ông nói thêm về trường hợp nhạc sĩ Việt Khang: “Chúng tôi có biết trường hợp ca sĩ Việt Khang. Một người chỉ sáng tác những bài hát yêu nước mà bị bắt là không chấp nhận được. Tôi đã nêu vấn đề này tại Hạ Viện. Tôi sẽ mở một cuộc điều trần về trường hợp nhạc sĩ này.”
Theo thông báo của văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez, Ðịa Hạt 47 của tiểu bang California, nữ dân cử này cũng tiếp một số người Việt Nam tại văn phòng của bà, và nói: “Chúng tôi cảm thấy rất nể phục trước sự hiện diện đông đủ của nhiều phái đoàn đại diện cộng đồng Việt-Mỹ tại thủ đô Washington DC với những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.”
“Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực đoàn kết vận động chính giới của tập thể cộng đồng người Việt, được khởi xướng từ đài truyền hình SBTN, là một cơ quan truyền thông bạn nằm trong Ðịa Hạt 47 mà tôi rất hân hạnh đại diện. Với những nỗ lực của từng cá nhân tranh đấu cho nhân quyền và sự công bằng cho xã hội Việt Nam, tất cả chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc tích cực thúc đẩy chính quyền và Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ trước tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa,” bà Sanchez được văn phòng của bà trích lời nói.

Dân Biểu Ed Royce (phải) tiếp phái đoàn cộng đồng Việt Nam. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Tại văn phòng Dân Biểu Daniel Webster, Ðịa Hạt 8 của tiểu bang Florida, ông Frank Walker, giám đốc lập pháp, đại diện vị dân biểu tiếp phái đoàn.
Cô Carly Hwinn, cư dân Garden Grove, tiểu bang California, trưởng toán, trình bày: “Ðây là lần đầu tiên cộng đồng Việt Nam có số người ký thỉnh nguyện thư vận động nhân quyền rất cao. Chúng tôi muốn yêu cầu Dân Biểu Webster vận động cho vấn đề này trong những ngày tới.”
Sau đó, cô và một thành viên khác trong đoàn đề cập trường hợp chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, nhạc sĩ Việt Khang và anh Trần Vũ Anh Bình.
Ông Walker nói: “Thỉnh nguyện thư của quý vị thật là đáng ngạc nhiên. Chuyến thăm của quý vị hôm nay rất thiết thực, nó giúp Quốc Hội biết những gì người dân muốn, đồng thời, đây là dịp để nhân viên của các vị dân cử gặp gỡ dân chúng.”
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, cư dân Palm Bay, tiểu bang Florida, trình bày: “Tôi là cư dân Florida. Tôi muốn yêu cầu Dân Biểu Webster chú ý tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hiện nay, mọi người vẫn được đi lễ, nhưng họ lại không cho giáo hội mới ghi danh. Khi Mỹ lên tiếng về nhân quyền, họ thả người này, nhưng sau đó lại bắt nhiều người khác hơn.”
Ðại Ðức Ấn Minh, chùa Diệp Pháp, San Gabriel, tiểu bang California, cũng nêu ra trường hợp Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ bị giam lỏng hiện nay.
Ngay sau đó, vị dân biểu đến và dành ra ít phút để chụp hình lưu niệm với tất cả mọi người trong đoàn.
Phái đoàn thăm văn phòng Dân Biểu Webster còn có Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California.
Trước giờ vào Quốc Hội, tất cả mọi người Việt Nam tham gia cuộc vận động đều rất hớn hở, muốn thúc đẩy các vị dân cử hành động để cải thiện nhân quyền tại quê nhà.
Ông Nguyễn Văn Phong, cư dân Chicago, tiểu bang Illinois, thành viên Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Illinois, nói: “Tôi đến đây hôm nay là muốn hòa đồng với tất cả mọi người để nói với Quốc Hội nhìn lại tất cả tình trạng nhân quyền và dân chủ của Việt Nam. Chúng tôi là công dân, bỏ phiếu cho quý vị, mong quý vị làm việc trong tinh thần thượng tôn luật pháp.”
Chị Anna Dương, cư dân Dorchester, tiểu bang Massachussett, cho biết rất vui vì lần đầu tiên được đến thủ đô nước Mỹ.
“Tôi vui vì lần đầu được đi cùng đồng hương đến đây. Cái vui thứ nhì là được đến đây để tranh đấu cho Việt Khang. Tôi thực sự không biết dân biểu của tôi là ai, cứ theo trưởng toán, nói chung là tôi đi để ủng hộ đồng hương,” chị Anna cho biết.
Không chỉ đấu tranh cho nhân quyền, một số người khác cũng muốn vận động chuyện khác.

Cựu Dân Biểu Joseph Cao (thứ hai từ phải) hướng dẫn đồng hương vận động tại Quốc Hội. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Ông Tom Nguyễn, đang sống ở St. Paul, tiểu bang Minnesota, chia sẻ: “Ngoài nhân quyền, tôi muốn vận động yểm trợ tù nhân lương tâm. Tôi cũng muốn vận động Quốc Hội đừng cắt các chương trình của người tị nạn, đừng cắt ngân sách đài VOA.”
Trong số các phái đoàn, cộng đồng người Việt tại Massachussett có số người đến Washington, DC, nhiều nhất.
Theo ông Huỳnh Văn Hoàng, đang sống ở Boston, đại diện Liên Minh Dân Chủ, cho biết có hai xe bus chở khoảng hơn 100 người đi từ lúc 10 giờ tối Thứ Hai và đến thủ đô Hoa Kỳ lúc 9 giờ sáng Thứ Ba.
Ngoài những nhà hoạt động cộng đồng, cuộc vận động còn có sự tham gia của cựu Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá.
Kết thúc ngày vận động, vào lúc 4 giờ 30 chiều, mọi người được dự một bữa tiệc nhẹ ngay trong tòa nhà Rayburn, do cựu Dân Biểu Joseph Cao đãi.
Dân Biểu Ed Royce cũng ghé qua chúc mừng thành công của cộng đồng Việt Nam và kêu gọi mọi người tiếp tục đẩy mạnh vấn đề nhân quyền cho Việt Nam.
Sau đó, một số đại diện cộng đồng tại các tiểu bang phát biểu cảm tưởng và chia sẻ kinh nghiệm, hẹn một lần khác trở lại thủ đô Hoa Kỳ.

–––––-
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com


Hãng xưởng rút khỏi Trung Quốc, dời về Philippines

Nguoiviet
MANILA, Philippines (AP) -Giới chức chính phủ Philippines mới đây cho hay chi phí công nhân ở các khu vực dọc bờ biển phía Nam Trung Quốc nay quá cao, khiến các công ty lớn của ngoại quốc dời về Philippines.
Giới đầu tư quan sát màn hình tại thị trường chứng khoán Philippines. Hình minh họa. (Hình: Jay Directo/AFP/Getty Images)
Bộ Trưởng Thương Mại Gregory Domingo hôm Thứ Ba cho hay ngoài ra cũng có sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư Nhật Bản đang kiếm đất trong khu chế xuất quốc gia này. Theo ông Domingo, các công ty nói trên trong các ngành điện tử, đóng tàu và sản xuất thép.
Ông cho hay các nhà đầu tư đang tính đến việc di dời về Philippines cũng gồm các công ty may đang đóng cửa cơ xưởng ở Trung Quốc. Một công ty lớn trước đây từng dọn khỏi Phillippines nay đã quay trở lại, trong khi một công ty khác đang thật sự tính đến việc này, ông Domingo cho hay.
Tuyên bố trong một cuộc họp báo của chính phủ về tình hình kinh tế, ông Domingo cho hay hiện Philippines đang đón rất đông các phái đoàn đến tìm hiểu, nhiều nhất từ trước đến nay.
Trung Quốc hiện đang phải đối phó với tình trạng lương công nhân và chi phí sản xuất tăng cao, mất đi lợi thế đã có từ thập niên 80 đến nay. (V.Giang)

Gia đình Tướng Ngô Quang Trưởng đưa ông về với quê hương

Hà Giang/Người Việt
Với biết bao đồng hương và cựu chiến sĩ cùng đồng đội đã đến dự tang lễ của cố Trung Tướng VNCH Ngô Quang Trưởng, được long trọng cử hành vào ngày 25 Tháng Giêng, năm 2007, tại Falls Church Virginia, miền Ðông Hoa Kỳ, sự tiễn đưa vị tướng nổi danh là “tài và thanh bạch” đã hoàn tất sau lễ di quan cùng ngày.

Thân quyến của Tướng Ngô Quang Trưởng khấn vái trên ngọn đèo Hải Vân trước khi rải tro của ông. (Hình: Người Việt, từ video do bà quả phụ Ngô Quang Trưởng cung cấp)
Nhưng, nhân một chuyến viếng thăm tòa soạn, bà quả phụ Ngô Quang Trưởng tâm sự với phóng viên Người Việt rằng, việc tiễn đưa chồng và cha về nơi yên nghỉ cuối cùng, chỉ được bà và 4 người con thực hiện một năm sau đó, khi tro cốt của ông được đưa về rải trên ngọn đèo Hải Vân, Việt Nam, theo ước nguyện cuối cùng của ông.
Bà Trưởng tâm sự rằng thuở ông còn sinh thời, hai người đã “mua sẵn hai lô đất cạnh nhau,” nhưng một hôm Tướng Trưởng lại nói với bà rằng có lẽ sau khi qua đời, ông muốn “được thiêu và mang về Việt Nam.”
“Về Việt Nam? Thế anh không muốn ở cạnh bên em sao?” Bà Trưởng kể đã hỏi chồng như thế.
Tướng Trưởng lúc đó đã trầm ngâm không nói, rồi thấy vợ buồn buồn, ông an ủi, “Thôi thế anh sẽ ở lại đây cạnh em.”
Ðã yên trí như thế, nhưng sau khi ông nằm xuống, bà Trưởng vẫn không ngạc nhiên, khi Mai Trinh, cô con gái đầu lòng bảo rằng “bố dặn kỹ là mang tro cốt bố về rải trên đèo Hải Vân.”
Thì ra, sợ vợ buồn, Tướng Trưởng đã không tâm sự với bà mà chia sẻ tâm tư với cô con gái lớn.
Không chỉ tâm sự, ông còn tả tỉ mỉ về ngọn đèo ấy, tả rõ, sống động và đầy ấn tượng đến nỗi, theo lời bà Trưởng, một người bạn thân của Mai Trinh đã nhờ lời tả của ông mà vẽ lên bức tường đằng sau bàn thờ và hài cốt của ông, một bức tranh về cảnh đèo ngoạn mục này.
“Lạ lắm,” người họa sĩ “nghiệp dư” này chưa bao giờ đặt chân đến đèo Hải Vân, mà không hiểu làm sao lại vẽ ra cảnh đèo “hình dáng rất giống chỗ rải tro sau này.” Bà Trưởng kể.
Khi xe đi đến Huế thì trời mưa tầm tã, bà Trưởng đã lo là “thế này thì làm sao mà trải được” rồi lâm râm cầu nguyện.
Bỗng dưng trời tạnh mây quang.
Thoạt tiên bà Trưởng chỉ cho rằng lý do Tướng Trưởng muốn được nằm rải rác trên ngọn Hải Vân là vì ông gắn bó với dân chúng ở miền Trung, nhưng khi xe leo lên đến đỉnh đèo, bà mới thấy là cảnh ở đây hùng vĩ quá, ngoạn mục quá, không hổ danh là nơi đã được vua Lê Thánh Tông đặt cho tên “Ðệ Nhất Hùng Quan,” và nếu muốn ở tại quê hương thì có lẽ khó chọn nơi nào lý tưởng hơn.
Nằm cheo leo trên dẫy Trường Sơn, bên là núi, bên là biển, gió mạnh và mây lúc nào cũng bay là đà, đèo Hải Vân dài 21 kilô mét, là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên, Huế ở phía Bắc, và thành phố Ðà Nẵng phía Nam. Với đỉnh cao nhất là 496 mét so với mực nước biển.
Ði qua một vùng biển với những chiếc tầu nhỏ nằm yên trên ven bờ, qua một rừng thông cao che khuất những rặng núi xa mời, ông Tín, người tài xế rất thân quen với Tưởng Trưởng ngày xưa, cho biết bắt đầu ra cửa biển Ðà Nẵng.
Chiếc xe tiếp tục chạy ngoằn ngoèo trên ngọn đèo vừa đẹp vừa nguy hiểm. Biển không xanh lơ mà là màu xanh lá non của những ngày không có nắng, trên bầu trời, xen lẫn tầng mây trong xanh lẫn những làn mây xám, một bên đường vài cây lau đùa trong gió vật vờ, sóng biển vỗ vào bờ ném lên những làn sóng trắng.
“Ðúng chỗ này rồi anh!” Một người con gái của bà kêu lên.
“Có con sông nữa nè.” Người con khác nói.
Sao giống chỗ vẽ trong bức tranh quá, bà Trưởng nghĩ thầm, có cảm tưởng ông đang ở quanh đây, rất gần.
Xe dừng bên một cái miếu bên đường.
Trời lạnh, và gió phần phật. Bà Trưởng tay cầm bó hoa huệ, tay cầm bó nhang, đứng co ro trước ngôi miếu. Bốn người con, và cả ông tài xế chia nhau hoa, nhang rồi lâm râm khấn vái.
Một người con trai tay run run mở bọc tro, bà và những người con mỗi người một nắm tro, đứng tựa vào thành sắt trên đường đèo, rồi thay phiên nhau mở rộng tay ra.
Nhưng kìa, sao gió mạnh thế mà tro vẫn vón lại thành một khối vấn vương rồi mới tan ra, tung bay theo gió.

Trên đèo Hải Vân, gió mạnh thế mà từ tay bà Trưởng, tro vẫn vón lại thành một khối vấn vương rồi mới tan ra, tung bay theo gió. (Hình: Người Việt, từ video do bà quả phụ Ngô Quang Trưởng cung cấp)
“OK, con đưa ba về.” Một người con gái nói trong tiếng thở dài.
“Ba happy rồi đó, thôi goodbye nhe ba, lâu lâu ba về thăm gia đình.” Người con khác dặn dò.
Rải tro xong, bà Trưởng tần ngần nhìn cảnh đèo. Những hạt tro như còn vướng vất trên tóc trên áo bà. Gió thổi vi vu, những gì còn lại của thể phách của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã được bay vào thinh không, rơi xuống từng ngọn đồi, bám vào từng lá cây, hòa tan trong lòng biển Thái Bình Dương, mãi mãi quấn quýt với đất nước Việt Nam, bên cạnh những người dân miền Trung nghèo nàn, và mảnh đất mà ông và bao chiến sĩ đã xả thân bảo vệ.
Bà hơi buồn nhưng nhẹ nhàng, như đã làm xong được một việc canh cánh bên lòng.
“Tôi thấy anh đã quyết định đúng, và thấy thanh thản cho anh ấy!” bà chia sẻ.
Rồi bà mơ màng như nói cho một mình nghe:
“Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình. Cuối cùng anh đã về được với quê hương.”
––––––-
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com
(Nhân đọc bài “Gia đình Tướng Ngô Quang Trưởng đưa ông về với quê hương,” đăng trên Người Việt ngày 24 Tháng Hai)
Sau ngày quân của Tướng Ngô Quang Trưởng rút khỏi Ðà Nẵng, tôi về Huế, qua ngã đèo Hải Vân, thấy rất nhiều xác lính của ông, dọc đường, ven suối. Vì vậy, không chỉ về quê hương, Tướng Trưởng còn về nằm cùng đồng đội. Ước gì sau này đất nước đổi thay, xây tượng ông nhìn ra biển Ðông như Ðức Trần Hưng Ðạo là điều đáng làm.
Vodaco (29 Tháng Hai)

Vợ chồng khác sắc tộc: Nhiều hơn, và suôn sẻ hơn

Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) – Yến Price, 37 tuổi, sống tại thành phố Laguna Hill, kết hôn vào năm 2000 với một người đàn ông Mỹ hơn cô 2 tuổi. Yến kể, từ lúc cô mới quen với người này, cô đã gặp phải những lời “dọ hỏi” từ bạn bè, bà con thân tộc, như: “Hai người có thực sự hiểu nhau không? Ba má có ngăn cấm không? Người Mỹ có nice hơn người Việt không?” Thậm chí cả những lời nhắc nhở như “Mỹ họ quen vậy thôi chứ không có cưới đâu!”
Yến Price cùng chồng và 3 đứa con của mình. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Trong khi đó, Jonathan Bùi, 41 tuổi, cư dân thành phố Santa Ana, lập gia đình năm 2005 với một cô gái người gốc Mỹ La Tinh. Với cuộc hôn nhân ngoài chủng tộc này, lúc đầu, người có ý không tán thành chính là từ phía gia đình cô gái.
“Vợ tôi lớn lên ở Los Angeles, tại một thành phố có đến 99% là người Hispanic, nên ba mẹ vợ tôi lúc đầu có vẻ phản đối khi thấy tôi xuất hiện với tư cách là người yêu của con gái họ. Họ không thèm nói chuyện với tôi trong lần đầu gặp gỡ ở một tiệm ăn.” Jonathan nhớ lại.
Tuy nhiên, theo một báo cáo mới nhất của trung tâm thăm dò Pew Research Center, số vụ hôn nhân dị chủng tại Mỹ, như trường hợp của Yến Price hay Jonathan Bùi, đang ngày càng tăng, và số người dân Mỹ chấp nhận sự kết hợp các cuộc hôn phối giữa những người khác sắc tộc, khác chủng tộc với nhau, cũng tăng theo.

Số hôn nhân dị chủng cao nhất

Báo cáo của trung tâm thăm dò Pew, công bố hôm thứ Năm, có tên là “Sự Gia Tăng của Hôn Nhân Dị Chủng.”
Khi phân tích đặc tính của những người lấy vợ hay chồng khác chủng tộc hay sắc tộc, báo cáo này nhận thấy, ở năm 2010, có 15% trong tổng số các cuộc hôn nhân diễn ra tại Mỹ là giữa hai người khác chủng tộc hoặc sắc tộc. Con số này tăng gấp đôi so với năm 1980.
Trong số các cặp mới cưới ở năm 2010, số người Á Châu lấy người “khác màu da mái tóc” với mình chiếm 28%, gốc Mỹ La Tinh ở mức 26% và kế đến là gốc Châu Phi 17%. Trong khi đó, người da trắng có khuynh hướng ít lấy người ngoài chủng tộc hay sắc tộc hơn. Con số hôn nhân dị chủng trong năm 2010 của người da trắng chỉ chiếm 9%.
Báo cáo này cũng ghi nhận thêm rằng, da trắng là nhóm chủng tộc lớn nhất ở Hoa Kỳ, cho nên dù mức hôn nhân dị chủng của họ thấp hơn nhưng việc kết hôn giữa họ với các nhóm thiểu số lại trông có vẻ nhiều hơn.
Trong số những người da trắng lấy vợ chồng không trắng thì 43.3% trong số đó lấy người gốc Mỹ La Tinh, 30.4% lấy người Á Châu, 11.9% lấy người gốc Châu Phi, và 11.4% lấy người thuộc nhiều chủng tộc, sắc tộc khác.

Dễ chấp nhận hơn trước

Dữ kiện còn cho thấy, người Mỹ khoan dung và dễ chấp nhận hôn nhân dị chủng hơn trước. Gần hai phần ba người Mỹ, tức 63% chấp nhận trong gia đình có người lấy người thuộc chủng tộc hay sắc tộc khác.
Ðiều này khác với trước đây; so với năm 1986, chỉ có 33% tán đồng và 28% người Mỹ không chấp nhận hôn nhân dị chủng.
Yến Price, đang làm công việc mua bán trên mạng, nhớ lại, “Tôi không biết là anh ấy có nói gì trước với gia đình anh hay không, nhưng ngay lần đầu tôi ra mắt gia đình anh thì họ cư xử với tôi theo đúng kiểu tôi là người yêu của con trai họ, nghĩa là họ chấp nhận tôi như một lẽ thường tình chứ không có chuyện ngại ngần về chủng tộc gì hết.”
Với Jonathan, đang làm nhân viên mua bán nhà ở Orange County, trong khi gia đình phía cô gái tỏ vẻ “không chịu” anh trong những tháng đầu tiên, thì ba mẹ anh lại không phản đối hay có ý kiến gì về chuyện sẽ có một cô con dâu người gốc Mỹ La Tinh. Lý do, theo Jonathan là vì họ “đã quen nhau 3 năm trước khi cưới.”
Thêm vào đó, “Có lẽ từ nhỏ tôi đã sống ở những tiểu bang toàn là người Mỹ như ở Maryland, Indiana, không có Việt Nam. Tôi cũng có quen với vài cô gái Mỹ và một cô Việt Nam trước khi cưới người vợ hiện nay.” Jonathan cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt “có gì khác biệt trong việc cưới vợ không cùng chủng tộc với mình?” Jonathan vui vẻ nói: “Có khác nhiều.”
“Vì từ nhỏ vợ tôi lớn lên trong một thành phố toàn là người gốc Mỹ La Tinh, không có Mỹ, không có Việt, không có cái gì khác hết, ngoài Mexico,” anh nói. “Thế cho nên khi tổ chức tiệc sinh nhật đầu cho đứa con, vợ chồng tôi phải dọn thức ăn một bên toàn theo kiểu Mexico, một bên toàn theo kiểu Việt. Hai họ ngồi hai bên, không bên nào nói chuyện với nhau.”

Nội ngoại khác ngôn ngữ

Nguyên nhân hai họ không trò chuyện được là bởi “bất đồng ngôn ngữ.” Chỉ có đôi khi mẹ ruột Jonathan ngồi hỏi thăm vài câu với mẹ vợ anh bằng tiếng Anh, “chứ không có chuyện ngồi tỉ tê hàng tiếng đồng hồ đâu.”
Trong khi đó, nói về mối tình của mình và người chồng Mỹ, Yến chia sẻ: “Tôi có quen với hai người Việt Nam trước khi quen với người chồng hiện nay. Mỗi người mỗi khác, Việt cũng vậy mà Mỹ cũng vậy. Tôi không thể đánh giá hết được. Nhưng với riêng tôi thì hai người đàn ông Việt mà tôi từng quen không cho tôi cảm giác mình được tôn trọng, dù họ vẫn thương yêu, chiều chuộng mình.”
Yến cho rằng nếu như người chồng hiện tại cho cô được quyền làm những điều cô thích, và anh yêu cô vì “đó là cô,” thì những người quen biết trước kia của cô lại có vẻ luôn muốn cô phải làm theo ý thích của họ. “Họ có thể chê quần áo của tôi, không muốn tôi mặc chúng vì họ không thích, chứ không quan tâm là tôi có thích hay không.” Yến đưa ví dụ.
Lấy người ngoài chủng tộc, Yến cũng “đụng” phải những vấn đề thuộc về văn hóa “rất khó xử.”
“Chỉ riêng chuyện in thiệp cưới thôi cũng đã xảy ra chuyện rồi. Với người Á Ðông thì tên cha mẹ luôn phải xuất hiện trên tấm thiệp bởi vì cha mẹ là người sinh ra cô dâu hay chú rể. Trong khi với người Mỹ thì người nào bỏ tiền ra để tổ chức lễ cưới đó thì họ mới xuất hiện tên trên tấm thiệp này.” Yến nhớ lại một trong những chuyện “đau đầu” lúc cô mới lấy chồng “người ngoại quốc.”

Hòa nhập khó và dễ

Yến kể thêm, gia đình cô toàn là người Việt Nam, dù trong đó có những người nói tiếng Anh giỏi, nhưng mỗi khi họp mặt, chồng cô có vẻ rất cô đơn, bởi “ai cũng nói tiếng Việt hết, chỉ thỉnh thoảng mới có một ai đó nói vài câu tiếng Anh với anh ấy.”
Thời gian đầu Yến luôn cảm thấy “rất ái ngại” cho chồng mình, nhưng anh nói với cô rằng, “Anh muốn tham gia vào những sinh hoạt gia đình như vậy vì đó là gia đình tôi, dù anh không hiểu, nhưng anh muốn nhìn thấy tôi vui vẻ cười nói ở đó. Ðiều đó lại khiến anh vui và không cảm thấy lạc lõng, cô độc.” Yến cho biết.
Theo báo cáo “Sự Gia Tăng của Hôn Nhân Dị Chủng,” trong khi 44% người Mỹ nói là không có gì thay đổi trong việc kết hôn dị chủng, và 11% cho là tệ hại hơn, thì hơn 4 trong 10 người Mỹ, tức 43% cho rằng, càng có nhiều người khác chủng tộc hay sắc tộc lấy nhau, xã hội càng tốt đẹp hơn.
Jonathan Bùi kể: “Hồi đó vợ tôi chỉ biết đồ ăn Mexico thôi, nhưng mà giờ thì cổ thích đồ ăn Việt Nam lắm, nước mắm gì cổ cũng ăn được hết. Mà cổ lại tin vào phong thủy nữa, trong khi tôi là người Á Ðông thì lại không mấy tin.”
Vợ Jonathan tin phong thủy, kéo theo “má vợ tôi cũng bắt đầu tin. Ở nhà cứ sắp đặt cái này phải ở đây, cái kia phải ở chỗ nọ thì mới tốt. Rồi hai người còn theo học những lớp tìm hiểu về phong thủy nữa chứ!” Jonathan cười kể tiếp.
Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện với phóng viên Người Việt, Yến đưa thêm một nhận xét, “Tôi vừa mới đọc bài ‘Em quyết định bỏ chồng’ đăng trên báo Người Việt. Tôi muốn nói thêm rằng, khi lấy chồng Mỹ, tôi không phải ‘deal’ với những chuyện như cô gái trong bài viết đó trải qua để dẫn đến quyết định phải bỏ chồng.” Yến nói một cách tự tin và mãn nguyện.

Những bài thơ xuân cuối cùng của Vũ Hoàng Chương (I)

http://thoibao-online.com/images/stories/Feb12/vu_hoang_chuong.jpg

Hoàng Yên LưuThoibao
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu văn học hiện đại tìm ra một số bài thơ của Vũ Hoàng Chương, một số là thơ truyền khẩu sáng tác trước khi thi nhân qua đời và một vài bài đăng trên báo gần với biến cố tháng 04, 1975 ở Miền Nam Tự Do. Một trong số này là một bài thơ xuân ít người biết mà nhà thơ sáng tác trước thềm năm mới, năm Ất Mão (1975). Việc tìm ra bài thơ là một sự tình cờ tạo nên một giai thoại thơ văn lý thú.
Nhà nghiên cứu Đặng Tiến ở Pháp, vốn là chỗ thân quen với gia đình cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cho biết có dịp về Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 70 đã được phu nhân của cố thi sĩ là bà Thục Oanh tặng một tấm ảnh của thi sĩ chụp vào lúc còn là công tử hào hoa đất Hà Thành.
Đặng Tiến kể lại tình cờ giở giấy lót khung hình họ Vũ đã khám phá ra giấy lót là một tờ bìa màu hồng của báo Nhà Văn năm Ất Mão trên có thủ bút một bài thơ xuân của Vũ Hoàng Chương. Bài thơ này viết theo lối thảo rất khó đọc, tạm gọi là “thảo thi”, nên ông Đặng Tiến gửi về Việt Nam nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi đọc. Tuy nhiên, nhóm học giả ở Việt Nam cũng nhìn nhận bài “thảo thi” có một số chữ khó đọc (như chữ cuối của nhan đề, tạm đọc là chữ “khúc”; chữ thứ 2 và 6 của câu 5 tạm đọc là “giao” và “kim”) và khi ấy tác phẩm được phiên âm như sau:
Khai xuân thạch khúc
Tường vân mãn tọa, tọa bôi minh
Hy chúc xuân khai dạ bán quỳnh
Đông liễu tây đào, song tận mỹ
Tần tang, Yên thảo nhất hồi thanh
Tẫn giao cố quốc hoài kim phấn
Tự hữu cuồng ngôn xuất thạch bình
Đồi ngọa dữ sa trường túy ngọa
Cổ lai thùy dã chiếm cao danh?
Và được Nguyễn Huệ Chi dịch ra văn xuôi:
Khúc trầm tấu khai bút đêm xuân
Mây lành đầy chỗ ngồi, chén rượu sáng lóng lánh
Đùa vui chúc cho phút giao thừa xuân sang nhiều điều tốt đẹp
Liễu phía đông và đào phía tây cả hai đều đẹp tuyệt
Dâu nước Tần và cỏ nước Yên cùng một sắc xanh.
Dẫu cho vẫn nặng lòng nhớ thương hương phấn nước cũ
Song đã có một lời ngông vọng lên giữa núi dựng như thành
Giữa kẻ say nghiêng ngả và người say lăn nơi sa trường
Xưa nay ai lưu danh cao hơn ai?
“Khúc trầm tấu khai bút đêm xuân” được ông Huệ Chi dịch ra thơ như sau:
Chỗ ngồi mây bọc, chén long lanh
Đùa khấn xuân sang: đêm tốt lành
Đào liễu Đông Tây đều tuyệt sắc
Cỏ dâu Tần Sở thảy tươi xanh
Phấn hương nước cũ chưa khuây nhớ
Vách dựng lời ngông đã trót thành
Say khướt văn nhân, say tráng sĩ
Xưa nay ai dễ chiếm cao danh?
Bài thơ và bản dịch sau đó xuất hiện trên báo Kiến thức ngày nay số Tết năm Đinh hợi và như các nhà nghiên cứu cho biết, thì họ đã giải mã một số điển cố của bài thơ xem ra ý nghĩa thâm sâu, bí hiểm.
Việc giải mã hết sức công phu. Các nhà nghiên cứu giảng nghĩa chữ “thạch” trong ‘thạch khúc” dẫn chứng Chu Lễ và chữ “thạch bình” dẫn chứng thơ Cao Thích, những điển cố văn chương rất ít thông dụng ở Việt Nam. Câu hỏi của độc giả là, bài thơ chữ Hán viết theo lối thảo của cố thi nhân có thực là một áng văn chương bí hiểm và quá uyên bác hay không? Chỉ nghe cái tên dịch phẩm “Khúc trầm tấu khai bút đêm xuân” nhiều người đã kính nhi viễn chi.
Dần dần câu hỏi được trả lời. Thì ra vì thảo thi khó đọc nên người giải thích cũng chìm sâu vào thành kiến tìm sự bí hiểm của văn chương cổ, chứ thực ra tác phẩm cho dù sáng tác bằng Hán văn cũng chỉ là xúc động bình dị của một thi nhân đa sầu, đa cảm lúc xuân về mà thôi.
Gần như đồng thời với số xuân Kiến thức ngày nay, trên số xuân Định hợi của tờ Thế kỷ 21 có đăng bút tích của nhà thơ khi sáng tác bài thơ xuân đang được độc giả chú ý. Tuy nhiên cũng chưa có học giả nào đọc được toàn bài viết theo thảo thư của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Các nhà nghiên cứu văn học như ông Trần Từ Mai đã đi tìm cho được số Xuân Ất Mão của tờ Nhà Văn, nơi đầu tiên có in bài thơ của Vũ Hoàng Chương và đã tìm ra được toàn bài, kể cả bản phiên âm và dịch phẩm do chính thi nhân gửi cho báo (số tháng 2, 75).
Bản phiên âm:
Khai xuân thạch vấn
Tường vân mãn tọa nguyệt bôi minh
Hy chúc xuân khai dạ bán quỳnh
Đông liễu tây đào song tận mỹ
Tần tang Yên thảo nhất hà thanh
Tẫn giao cố quốc hoài kim phấn
Tự hữu cuồng ngôn xuất thạch bình
Đồi ngọa, dữ sa trường túy ngọa
Cổ lai thùy dữ chiếm cao danh?
Bản dịch:
Đá mở lời xuân
Bạn đầy mây, chén đầy trăng
Xuân vào đêm, giữa lòng băng nở quỳnh
Liễu tơ, đào gấm như tranh
Dâu Tần biếc, cỏ Yên xanh một trời
Quê xưa phấn rụng vàng rơi
Có nghe vách đá vang lời hỏi duyên
Say nằm trước ngõ là tiên
Hoặc say nằm cát ngoài biên mới hào?
“Khai xuân thạch vấn” được thi sĩ dịch là “Đá mở lời xuân”. Toàn bài ông dùng tới hai chữ “thạch”, đầu đề là “thạch vấn” phía dưới là “thạch bình”. Có nhà chú thích như giáo sư Nguyễn Huệ Chi và ông Đặng Tiến cho rằng chữ “thạch” có thể mượn từ Chu Lễ và “thạch bình” có thể gợi ý thơ Cao Thích nói tới vách đá dựng đứng. Theo thiểân ý, thi sĩ khi sáng tác theo nguồn thực không hẳn đã mượn từ, mượn ý của cổ nhân để bày tỏ ý tình. “Thạch” chỉ có nghĩa là đá, bềân gan như đá, “đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”, hàm ý chỉ cõi lòng thi nhân cho dù vật đổi sao dời lúc nào cũng giữ trọn sắt son. Điều này ông đã xác định nhiều lần, như trong bài Hội Xuân viết vào năm 1972, ông viết:
Chưa tươi nụ Lạc, hoa Đàm,
Lá chưa về cội, chưa cam lòng này.
Có ai mặt nước chân mây
Cùng ta nhớ bóng, thương ngày hội xuân?
Và trước khi qua đời không lâu, ông viết từ Chí Hòa cho gia đình ở Vĩnh Hội với những câu nghe mà thấu được tấm lòng sắt đá của một kẻ sĩ thờ tự do như lý tưởng:
Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa
Hồ dễ gì phai được tấm son…
Pháo hồng đành để cho tan xác
Tốt lụt mong chi chuyện ngóc đầu!
Do đó, trong bản dịch của thi nhân, ông dịch “khai xuân thạch vấn” là “đá mở lời xuân” là rất sát nghĩa và giản dị so với cái tên Khúc trầm tấu khai bút đêm xuân.
Câu thứ nhất của bài, “Tường vân mãn tọa nguyệt bôi minh”, nên được hiểu theo cách minh bạch như sau: Mây lành đầy chỗ ngồi, đây chỉ bạn bè, cùng cất chén rượu pha ánh trăng trong. Tứ thơ này quen thuộc trong thơ cổ: thi nhân uống rượu dưới ánh trăng và đối ẩm với bè bạn.
Câu hai, “Hy chúc xuân khai dạ bán quỳnh”, cũng nên hiểu theo ý thông thường. Đừng buộc chữ “quỳnh” thành trò chơi “minh quỳnh” và cũng không cần tán rộng rằng đêm xuân đẹp như ngọc quỳnh. Vị nào chơi quỳnh hoa đều biết nửa đêm quỳnh hoa hé nở và chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ là quỳnh tàn. Vũ Hoàng Chương rất thích hoa quỳnh và từng viết một bài về hoa quỳnh cảm đề bức tranh Hoa quỳnh của họa sĩ Vũ Hối:
Lá xanh nụ đỏ hoa bừng trắêng
Ôi một guồng tơ nở trước thềm
Guồng chẳng quay mà trong khoảng vắng
Tơ trời hoa rút hết vào tim
Trước 1954 ở Hà Nội, thi sĩ gia nhập Hoa quỳnh kịch xã. Ông cũng là tác giả hai câu thơ về hoa quỳnh mà nhiều người biết:
Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y
Ngoài ra, chữ “hà” trong câu: Tần tang Yên thảo nhất hà thanh. Chữ “hà” trong thảo thi không có chấm thủy, nên chỉ là một trạng từ chỉ “xiết bao”, “xanh biết bao”, chứ không hẳn chỉ sông Bến Hải như tán rộng.
Các chữ khác của bài không có gì phải bàn cãi. Thi nhân mượn ý thơ của Lý Bạch (Xuân tứ, Xuân nhật túy khởi ngôn chí) và Vương Hàn (Lương châu từ) rất quen thuộc trong thơ cổ điển và với kẻ thích yêu thơ ở ta. Vì thế đọc toàn bài, nhất là bài dịch, người đọc không phải sa vào thế giới văn chương bí hiểm, mà dễ dàng cảm nhận được ý xuân lâng lâng, mùa xuân diễm lệ trên đất nước ngày xưa và đồng thời cảm thông được nỗi lòng của một thi nhân tài hoa có tâm hồn bén nhạy với sự đổi thay của đất trời, của non sông và tấc lòng son sắt với lý tưởng tự do.
(còn nữa)

Những bài thơ xuân cuối cùng của Vũ Hoàng Chương (II)


Việt Kiều tỵ nạn cộng sản đã giúp đỡ cộng sản ra sao ?

Trịnh Viết Bắc - Thoibao
Từ trước năm 1975 ở miền Bắc có ai nghe thấy nạn tham nhũng lộng hành không? Có lẽ không ai biết hoặc là không có vì dân chúng nghèo quá làm sao mà có tiền hối lộ, tạo thành tệ nạn tham nhũng được. Of Nạn tham nhũng hối lộ ở Việt-Nam từ đâu mà ra ?
Sau khi VC xâm chiếm miền Nam, chúng – những tên rừng rú đỉnh cao trí tuệ – thấy chóa mắt về cảnh hào nhoáng (hoành tráng), giầu có tại Sàigon, rồi đâm ra hủ hoá vì người dân miền Nam đút lót chạy chọt cho được việc:
• để mua bãi vượt biên;
• đút lót tiền cho cán bộ CS để được thăm nuôi người nhà bị tù trong trại cải tạo;
• để có hộ khẩu,
• để khỏi đi miền kinh tế mới;
• để mua bán nhà cửa;
• để xin giấy phép mở tiệm làm ăn ,
• v.v. và v.v. …
Đủ mọi thứ chạy chọt, tạo thành một hệ thống THAM NHŨNG – HỐI LỘ khổng lồ, giống hệt như ngày trước dân chúng miền Nam “bắt tay” cảnh sát công lộ để khỏi bị phạt. Tại xa cảng Biên Hoà, VC dùng những xe chở hàng, chở trái cây, phía dưới giấu người và vũ khí, cũng “bắt tay” với cảnh sát mình để chuyển quân và súng ống vào Sàigòn hồi Tết Mậu Thân1968.
* Có lẽ chúng ta tự đấm ngực nhận lỗi đi là vừa
* Khi chính phủ Clinton bắt đầu bang giao kết thân và giao thương với VC năm 1995, thì Việt Kiều về Việt-Nam ào ào. Những Việt Kiều này đa số là những người đã sống với CS trước khi vượt biên. Họ đã quen cái lối đấm mõm cán bộ rồi. Những Việt Kiều này đã bầy ra cái thủ tục “đầu tiên” còn lai rai kéo dài cho đến ngày nay. Họ dấm dúi hối lộ ngay tại hải quan để được xem xét Visa, thông hành và lấy hành lý cho nhanh. Về đến phường xã, phải ra ghi tên nên lại một lần nữa nhờ thân nhân đem tiền ra “bắt tay” bỏ túi ít đôla hay tặng vài thùng bia cho đám công an khu vực để khỏi bị làm khó dễ.
Người miền Nam chúng ta sống lè phè quen rồi, nghĩ rằng chi vài đồng cho cán bộ để được thoải mái cũng vô tội và lại được tiếng là rộng rãi. Thân nhân Việt kiều đang bị giữ thành con tin thành phần Việt kiều và thân nhân của họ vô hình chung trở thành có giá được nâng cấp lên thành công dân hạng 2 sau cán bộ gộc và gia đình của bọn này, vì có tiền bạc rủng rỉnh, đi đâu cũng lọt
Cho đến bây giờ đa số thân nhân được người nhà ở hải ngoại tiếp tế nên nhóm này tháng tháng nằm im bất động chờ quà, chờ tiền gửi về, không còn lo phải làm việc vì có tiếp tế đều đều từ hải ngoại, không còn muốn tranh đấu gì nữa. Khi họ có tiền thì họ được cảm tình với cán bộ, công an khu vực, vì họ bao cho cán bộ đi nhậu nhẹt chơi bời. Họ có tiền thì họ bắt đầu hành xử như một thứ * “bồ tèo” * hay * “người được công an bảo trợ”* và rồi coi thường loại công dân hạng ba là loại dân chúng nghèo khổ nhất nước.
Theo thống kê thì số tiền “gửi về nước” hàng năm cũng khoảng hơn 3, 4 tỷ Mỹ Kim. Năm qua 2011 lên đến trên 9 tỷ mỹ kim !!!
Số tiền mang tiếng là gửi về nước nhưng được giữ lại và gửi vào ngân hàng Mỹ tại Hoa Kỳ. Các tay tài phiệt Mỹ thấy có lợi trông thấy nên đã ép chính phủ Mỹ thả lỏng cho Việt Kiều gửi tiền vô hạn định, để họ kiếm lời. Số tiền đôla (* đồng tiền nào cũng có số mà ! *) đem về xài tại VN một hồi cũng được thu góp đưa cho con cháu cán bộ sang du học, du lịch và đem bỏ băng Mỹ hay tiêu xài mua nhà, mua cơ sở thương mại tại Mỹ không mất đi một đồng xu nào.
Với giá hối đoái hiện nay, mỗi VK đem về $10,000 USD (tính ra tiền hồ là 200 triệu / giá cả năm 2012) là đã trở thành siêu triệu phú.
Thành phần Việt kiều trở thành cái * mỏ vàng* hay nôm na một chút là các con * “bò sữa”* được nhà nước ta nâng niu để dễ dàng bòn vắt sữa. Chiêu bài gọi họ là “khúc ruột ngàn dặm,” hay “Việt kiều yêu nước” ; mở thêm cả chục ngàn quán ăn, quán nhậu, làng nướng, quán cà phê, karaoke, bia ôm, đã được CSVN nghiên cứu kỹ càng.
Mới đây nhất CSVN đổi luật song tịch để cho Việt Kiều mua nhà dễ dàng và cho phép Việt Kiều về nước mà không cần visa. Tất cả chỉ nhằm mục đích dụ khị VK đem tiền về nước càng nhiều càng tốt.
Hội từ thiện bác ái … vắt bò sữa.
Một việc nữa là họ nhờ những nhà * “từ thiện bác ái hải ngoại”* đi * “vắt sữa”* giùm cho họ – quảng cáo xin tiền của những người hảo tâm ở hải ngoại cứu trợ dân nghèo Việt-Nam – rồi đem về Việt-Nam phân phát. Chắc chắn phải chia với cán bộ cộng sản một phần lớn chứ không thế nào đoàn cứu trợ tự do đi lại phát quà thoải mái được. Quý vị không tin cứ hỏi các chủ công ty như Thầy 6 VTA, linh mục Francis Hoàng, Mục sư Bảo, Nhóm Sưởi ấm của TG, v.v… thì sẽ biết quy tắc lề lối chia chác với cán bộ công an VC là bao nhiêu.
Kể từ khi các chuyên viên xuất ngoại ra hải ngoại “vắt sữa” bị dân tỵ nạn tẩy chay, thì lại mọc thêm nhiều nhóm từ thiện… hoặc nhóm quốc doanh trong nước đang bắt tay với hàng giáo phẩm cao cấp xuất thân từ Cali đang tiến hành chiến dịch bênh vực xoá tội “vi phạm tự do tôn giáo” cho VC. Chúng ta hãy chờ xem, nhóm này cựa quậy ra sao để đối chất với các nhóm nhân quyền Hoa Kỳ và thế giới tự do đang kết án CSVN.
Những gánh nặng của CSVN đáng lẽ chúng phải lo chăm sóc thì nay đã được những thành phần * “đĩ điếm phản động”* gánh vác giùm rồi mà chúng lại có phần ăn chia nữa chứ. Cộng sản chỉ cần thổi phồng lên lòng bác ái của người Việt hải ngoại, gọi họ là khúc ruột ngàn dặm, Việt Kiều yêu nước là có thể bòn rút tiền dễ dàng.
Chúng ta đã là những người phổi bò dễ tin, bị khai thác triệt để vì cái tật hám danh. Có nhóm từ thiện nào đến gõ cửa các quan lớn VC, cá độ, chơi cờ tướng ăn thua bạc tỷ, để vắt sữa đâu mà chỉ nhè những ông bà già, đang ăn welfare, ăn tiền hưu, tiền già để móc tiền sau khi tung hô kêu gọi lòng bác ái thương người của họ lên đến tận mây xanh.
Nghị Quyết 36 nhằm vào Việt Kiều CSVN biết rõ như vậy, cho nên chúng đã ra Nghị Quyết 36 chiêu dụ Việt Kiều bằng đủ mọi mánh khóe. Nuôi dưỡng đám Việt Kiều để hàng năm đem về cho chúng một số ngoại tệ 8,9 tỷ đôla. Việt Kiều mỗi cái Tết rủ nhau về cỡ 400.000 hay nửa triệu người. Cứ thử làm một bài toán nhân nhỏ là mỗi người Việt Kiều về như vậy trung bình đem vào VN khoảng 5 ngàn đô – hơn bù kém – thì số tiền là bao nhiêu. Nguyên 1 dịp Tết CSVN cũng thu được khoảng 2,3 tỷ Mỹ Kim.
Riêng kỹ nghệ * “thủ tục đầu tiên” * tại Tân Sơn Nhất cũng kiếm khá bộn được hơn 4,5 triệu đôla.
Mới đây cư dân trên mạng được xem thấy một đoàn xe super “xịn” của đám đại gia và cán bộ nhà nước VC đi dự đám cưới tại miền Bắc mà hoảng hồn.
CSVN hiểu rõ là kỹ nghệ du lịch VN chiêu dụ người ngoại quốc không ăn khách nên bám riết vào Việt kiều thương nhớ quê hương.
Du khách ngoại quốc chỉ du lịch một lần vì tiêu chuẩn khách sạn, vệ sinh và cách chiêu đãi phục vụ khách hàng tại Việt Nam còn quá kém so với Thái Lan, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore. Mời quý vị tìm xem các tạp chí về du lịch thế giới xem họ đánh giá du lịch Việt-Nam như thế nào thì biết rõ.
Việt kiều nhớ nhà hay nhớ cái gì ở VN ???
Chỉ những người Việt-Nam vì ham chơi, đem * áo gấm về làng *, ham được dân chúng trọng vọng vì có tiền, vì đồ đạc rẻ rề so với ngoại quốc nên tha hồ mua sắm.
Đúng ra vào thời điểm này, với kỹ nghệ tin học vượt bực, internet, chat, chụp hình, video gửi cho nhau để xem mặt nhau cho đỡ nhớ thì quá dễ. Nhưng đa số Việt Kiều muốn lấy cái cớ là * “nhớ nhà và nhớ người thân” * đế mỗi năm phải về Việt Nam một lần và trong thâm tâm thật ra là họ nhớ các làng nướng, các quán cà phê mờ ảo, quán bia ôm, các chợ bán quần áo rẻ mạt. Đem 100 đôla về may được ít nhất 5 cái áo dài làm sao mà các chị, các bà, các cô không thích cho được. Ở Mỹ thì 100 đô chỉ đủ tiền mua “vải” cho 1 cái áo dài.
Giả dụ như Việt Nam có đời sống đắt đỏ như bên Âu Châu thì người Việt-Nam có rủ nhau về ùn ùn ăn Tết không? Có còn thương quê hương là chùm khế ngọt nữa không? Có thiếu gì Việt Kiều có bà con cha mẹ ở bên Pháp mà có năm nào cũng phải về Paris ăn Tết đâu ??? Vì vậy Việt Kiều vì ham chơi, ham trình làng áo gấm nên rủ nhau đem tiền về cúng cho con cái bác Hồ để chúng có đủ phương tiện trù dập đàn áp người dân lành của mình. Đó là một cái tính xấu của người Việt-Nam chúng ta là quá ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.
Các Việt kiều chưa hiểu thấu rõ các ý nghĩ của người dân nghèo trong nước coi “VK áo gấm” về làng ra sao: Việt Kiều kiêu căng lai căng!!!!!
Tiếp xúc với một số dân tại Sàigòn, họ coi VK như là những người “ngoại quốc” khoe mẽ, nói chuyện thêm tiếng Mỹ tiếng Tây cho nó oai, nên tìm cách lừa đảo moi móc tiền bạc không thương tiếc. Tiền VK đem về xài làm mọi thứ tăng giá khiếp đảm làm đời sống của dân nghèo đã cơ cực lại càng thảm thương hơn, nhất là “giá cả Việt Kiều” dịp Tết Nguyên Đán này. Chưa bao giờ người Việt Nam lại chịu khổ nhục như thời nay !!!!
Tại sao ngày xưa người dân dám đứng dậy chống ngoại xâm, mà nay đối với CS sắt máu độc tài thì lại nhũn như con chi chi ? Quân Sư Phụ của Nho giáo ảnh hưởng đến người Việt ? Vì đạo Nho dậy vậy chăng ? “Quân-Sư-Phụ” mà lỵ. “Quân” ngày trước là “vua” nói gì là nhân dân nghe răm rắp, dù là những vua ăn chơi đàng điếm, ngày nay “Vua” đã đổi tên thành * Chủ tịch Nhà Nước, Tổng Bí Thư Đảng * và * Thủ Tướng* nên người dân VN vẫn coi họ là vua chăng mà chịu khổ sở vì chữ Quân kia. Chưa bao giờ thấy một quốc gia với dân số 87 triệu người mà không dám làm gì với 1 chính quyền giỏi lắm có gần 300 tên và một lũ cán bộ, công an đảng viên ăn bám, theo đóm ăn tàn.
Còn đâu những Ngô Quyền, Lê Lợi, Trưng Trắc ,Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ, … anh dũng chống ngoại xâm ??
Trí thức Việt-Nam đã mai một trở thành trí ngủ rồi !!!!
Qua vụ APEC 2006 người ta càng thấy rõ thêm là đại tài phiệt quốc tế chỉ biết có đồng đô la thu vào được thôi, nên đưa chiêu bài dụ khị: “Muốn đánh đổ chế độ độc tài, cộng sản thì nên cho họ sung sướng phủ phê, viện trợ cho kinh tế lớn mạnh, rồi tự nó sẽ tự động dần dần trở thành dân chủ mà thôi, chả cần tranh đấu gì cả.”
Thực tế đã chứng minh là khẩu hiệu đó gian manh và sai lầm ở chỗ đám đại tài phiệt bán được nhiều sản phẩm cho các nước độc tài cộng sản, thu tiền vào túi áo của họ.
Những chính phủ độc tài kia được nhiều ngoại tệ thì thay vì dễ dãi với dân chúng, mở mang tự do dân chủ từ từ, thì chúng lại sử dụng những số tiền đó để mua những máy móc, dụng cụ chặn đứng làn sóng dân chủ như bên Trung Cộng chúng đã liên kết với Microsoft, Yahoo, Google để chặn những tin tức từ trong nước đưa ra và làm nhiều bức tường lửa cấm dân chúng trong nước truy cập nhưng tin tức tự do dân chủ trên thế giới.
Tại Việt Nam đám công an mạng, cũng đã tìm đủ mọi cách làm tường lửa ngăn chặn những tin tức từ ngoài về. Chúng đã tăng cường số công an kiểm soát internet lên hơn 2.000 đứa từ Nam tới Bắc. Chúng đã áp dụng luật đăng ký SIM CARD của điện thoại di động để bóp chẹt tự do của người dân. Mới đây nhất chúng tuyên bố lập thêm 4,5 cơ quan khác để kiểm soát cá BLOGs của dân chúng. Chúng còn thăng cấp, tăng lương cho đám công an, quân đội, để bọn này xả thân giúp cho đảng của chúng vững mạnh để tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ người dân.
Một đề nghị khác của chính phủ Hoa Kỳ qua ông cựu đại sứ Michalak cũng được nhiều nước tự do sử dụng là tạo điều kiện dễ dàng cho thanh niên sinh viên các nước cộng sản độc tài đi du học với mục đích là nhồi vào đầu óc những sinh viên ý niệm dân chủ, rồi sau đó vài chục năm sau, những sinh viên này về nước lên cầm quyền thì sẽ có dân chủ.
Chiêu bài này cũng sai bét là vì ngay tại Việt-Nam thì những sinh viên được đi du học 99.9% là con cái của các cán bộ Cộng Sản gộc.
Chúng là những người sẽ kế nghiệp ngôi vua tại Việt Nam. Khi trở về được làm vua, được ngồi trên đống tiền, được tham nhũng thả dàn, được hưởng mọi quyền lợi, ăn trên ngồi trước, thì chúng có dại dột đem áp dụng dân chủ tây phương trong nước không, hay là sẽ tiếp tục kiểu cai trị độc tài độc đảng để được hưởng lợi.
Hoa Kỳ đã thất bại hoàn toàn đối với các sinh viên Hồi giáo được gửi sang Mỹ học dân chủ, khi về nước thì chưa một quốc gia Hồi giáo nào “dân chủ” cả mà chỉ là tăng gia “mầm mống chống đế quốc Hoa Kỳ” mà thôi. Có lợi trong những chiến dịch này thứ nhất là những trường đại học Mỹ tha hồ thu học phí “out of state” mà chả cần tìm hiểu là sinh viên đó mất mấy năm mới ra trường, miễn là học càng lâu càng tốt … và thứ hai là các nhà băng Mỹ tha hồ thu tiền của con cái cán bộ gộc đem sang rửa tiền, mua nhà, mua xe, mở cơ sở thương mại. Của Ceasar sẽ trả về Ceasar là vậy.
Một số các nhà dân chủ vận động xin phép chế tài CSVN thì được một câu như tát nước vào mặt: – Quý vị hãy về giáo huấn đồng hương của quý vị đi. Họ đã đổ tiền cả 8-9 tỷ MK về Việt-Nam mỗi năm !!!!
Tựu chung đa số Việt Kiều ra khỏi nước năm 1979-1985, nhiều gia đình đã bỏ mạng trên biển Đông vì sóng gió hãi hùng, vịnh Thái Lan vì nạn hải tặc đánh cướp rồi và làm đắm thuyền bè. Bao nhiêu trong số này khi thoát đến các trại tỵ nạn đã năn nỉ xin tỵ nạn chính trị tại các nước tự do vì * “không sống được dưới gông cùm cộng sản”* mà nay ngang nhiên về làm giầu cho chúng, làm tay sai cho chúng.
Phải nói một cách đau lòng là trong số này có những thành phần HO bị tù tội đầy đoạ nhiều năm trời, mà bây giờ cũng về nước rồi trở lại tung hô chúng nữa.
Nếu còn có chút liêm sỉ thì nên bỏ ngay quốc tịch hay thẻ xanh xin về trở lại sinh sống tại Việt Nam, chứ đừng ở Mỹ vừa hưởng tiền già, tiền bệnh do các người Mỹ đóng thuế đem tiền về phục vụ cho chế độ Cộng Sản.
CSVN vô ơn với các gia đình liệt sĩ và bạn bè khi xưa : Người dân miền Nam ngày xưa tin lời của VC đã cưu mang chúng trong những hầm hố để chúng cướp chính quyền năm 1975.
Chính những người miền Nam đã ngụy tạo ra cái gọi là * “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”* làm công cụ cho cộng sản miền Bắc chiếm hoàn toàn miền Nam tháng 4 năm 1975.
Chúng ta biết chắc là những người tham gia MTGPMN khi xưa bây giờ “hối lỗi” không còn kịp nữa, nhưng vì muốn giữ thể diện nên không dám nói ra mà thôi, hoặc là bị ép, bị cấy sinh tử phù nên không có thể nào dám phản lại.
Những dân biểu đối lập ngày xưa làm công cụ cho Cộng Sản bây giờ cũng ngậm tăm, vì bị chúng cho ra rìa. Bằng chứng là * Dương Quỳnh Hoa, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quý Chung * …. bây giờ ra sao, có được cái ghế nào không hay là đang than thân trách phận vì đã quá ngu dại theo chúng ???
Một *Nguyễn Ngọc Lan* chống đối chính quyền VNCH đệ II, những tưởng được CS tưởng thưởng, những đã vỡ mộng đến khi bị gây tai nạn chết (2007) vẫn chưa được toại nguyện. Một * Trịnh Công Sơn * chuyên làm nhạc phản chiến, cũng có đầy hy vọng khi CSVN chiếm miền Nam, những cũng âm thầm mang xuống mồ những ưóc mơ thiên đàng Cộng Sản. Không biết kỳ nữ Đại Uý * Kim Cương* bây giờ làm ăn ra sao hay là cũng bị VC vắt chanh bỏ vỏ như những người khác. Những mẹ nuôi chiến sĩ ngày xưa bây giờ bị bạc đãi cũng sáng mắt muốn chửi thề vì đã bị lừa dối. Có người mang đầy huy chương trên ngực áo đi biểu tình đòi đất cũng bị Công An hốt lên xe không thương tiếc đưa về bót.
Tạm Kết
Ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng thăm viếng bà con gia đình đau ốm, quan hôn tang tế phải về lại Việt Nam thì được. Còn Việt kiều hàng năm phải về để ăn chơi du hí, tìm bò non thì đáng chê trách. Những Việt Kiều ngày nay đang tuôn tiền về nước cho chúng hãy mở mắt ra đi. Chúng có biết ơn không, hay là chúng đang dụ dỗ bòn rút tiền bạc của quý vị, để cầm chân thân nhân của quý vị như những con tin.
Quý vị đã và đang trở thành công cụ của Cộng Sản độc tài đang tàn sát dân lành.
Nếu quý vị không mở mắt ngay thì muôn đời dân tộc Việt Nam sẽ không thể nào thoát ra khỏi chế độ Cộng Sản.
Tương lai đất nước là ở trong tay quý vị.
Quý vị thử “nhịn” về Việt Nam, nhịn gửi tiền về cho thân nhân trong 1,2 năm thôi, thì CSVN sẽ mất đi một số ngoại tệ rất lớn, xem tình hình biến chuyển ra sao thì sẽ biết liền

Việt Nam tăng giá xăng, dầu

Posted by phamtayson on 08/03/2012

Rate This
 - thứ tư, 7 tháng 3, 2012  – BBC
Giá xăng dầu được dư luận Việt Nam quan tâm nhiều
Chính phủ Việt Nam cho phép tăng giá các mặt hàng xăng dầu từ 16h hôm nay, trong lần tăng giá đầu tiên của năm 2012.
Các doanh nghiệp xăng dầu nói không thể tiếp tục gánh lỗ, nhưng cũng có cảnh báo việc này có thể gây tiêu cực cho nền kinh tế.
Văn bản của liên Bộ Tài chính – Công thương ban hành chiều nay cho hay xăng A92 sẽ tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít.
Dầu diezen cũng tăng 1.000 đồng, dầu hỏa tăng 600 đồng và dầu mazut giá tăng 2.000 đồng.
‘Nhiều khó khăn’
Bấm Bộ Tài chính giải thích “nếu không điều chỉnh giá bán xăng dầu, kinh doanh xăng dầu sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Ngoài ra, bộ này nhắc đến vấn đề buôn lậu xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, do giá xăng Việt Nam rẻ hơn ở Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Cũng theo Bộ Tài chính, các giải pháp tài chính khác “không còn”, ví dụ như Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng hết.
Bộ này cũng “đề nghị” truyền thông trong nước “đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và toàn xã hội hiểu rõ và tạo được sự ủng hộ, đồng thuận”.
Tuy vậy, ngay lập tức trên một số Bấm diễn đàn internet, người dân đã bày tỏ lo ngại và bi quan.
Một người nói: “Quả này khổ cho dân đen rồi. Mai kiểu gì lương thực thực phẩm tăng theo, rồi đủ các loại ăn theo giá xăng dầu nữa.”
Trước đó, có chuyên gia cho rằng tăng giá xăng là “đổ dầu vào lửa”.
TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả, được báo dẫn lời việc tăng giá xăng có thể “gây hậu quả khôn lường”.
Ông nói: “Điều người dân đang quan tâm đó là doanh nghiệp có lỗ thực sự hay không, hay đó mới chỉ là thông tin một chiều?”
“Nếu chúng ta không kiểm chứng, giám sát thì có thể sẽ đưa đến những ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế,” ông Long nhận định.
Năm ngoái, Bấm lúc mới lên làm Bộ trưởng tài chính, ông Vương Đình Huệ chỉ trích công khai Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex.
Ông Huệ khi đó cho rằng Petrolimex không nói thật về tình hình kinh doanh.
Cùng thời gian ấy, một quan chức khác của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Anh Tuấn, được dẫn lời nói bộ của ông sẽ “quyết tâm kiểm soát giá cả minh bạch nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của 84 triệu người dân” quanh mặt hàng xăng dầu.
Hiện tại, Petrolimex nói doanh nghiệp của họ vẫn lỗ – nhận định được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác chia sẻ.

TS Nguyễn Xuân Diện và Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt

Posted by phamtayson on 08/03/2012

Rate This
RFA 03-07-2012
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và Blogger Nguyễn Tường Thuỵ đã bị công an Hà Nội tạm giữ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-ng-x-dien-nguy-t-thuy-arrst-03072012081137.html/nguy-thuy-xdien-150.jpgNguyễn Tường Thụyhttp://1.gravatar.com/avatar/f4625e220eaa5917743d5406e25c0302?s=128&d=identicon&r=G(Hình và log của Ông NTT)
Từ trên xuống: Bloger Nguyễn Tường Thuỵ , và TS Nguyễn Xuân Diện (RFA đăng hình của Nguyễn tường Thụy sai rồi-RFA đã sửa sai)

Nguyễn Tường Thụy (Anhbasam)
Chiều hôm nay, 7 tháng 3 TS Nguyễn Xuân Diện và nhà báo blogger Nguyễn Tường Thuỵ đã bị công an thành phố Hà Nội bắt giữ khi hai ông chuẩn bị tham dự buổi tiệc vinh danh Phụ nữ nhân dịp 8 tháng 3 được tổ chức vào tối hôm nay. Người thứ ba cũng bị công an tạm giữ là ông chủ nhà hàng nơi tổ chức buổi tiệc này.
Ông Nguyễn Tường Thuỵ là một nhà báo, một blogger từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc mặc dù đang bị quản thúc tại trụ sở Công an Hà Nội số 6 Quang Trung Hà Đông vẫn cho Đài Á Châu Tự Do biết vụ việc như sau:
“Tôi đang làm việc với cơ quan an ninh tôi không thể tiếp chuyện đựơc để lúc khác nhé…”
TS Nguyễn Xuân Diện cũng là chủ nhân trang blog Nguyễn Xuân Diện. Trang blog này hiện nay rất nổi tiếng xuất hiện khi phong trào biểu tình chống Trung Quốc nổ ra vào năm ngoái.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

HY LẠP: CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐANG CHUYỂN TỪ TÀI CHÍNH SANG CHÍNH TRỊ

Tài liệu tham khảo đặc biệt   -  Thứ tư, ngày 7/3/2012  —TTXVN (Niu Yc 28/2)

Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ, ngày 28/2, cho rằng trong những năm qua, khi cuộc khủng hoảng diễn ra, các nước châu Âu mới chỉ tập trung vào việc ngăn chặn Hy Lạp khỏi vỡ nợ chứ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho những tác động tiềm tàng của việc Hy Lạp vỡ nợ. Điều này đang làm thay đổi mối quan hệ giữa Hy Lạp và châu Âu trong khi các xu hướng xã hội đang nổi lên ở Hy Lạp cho thấy những thay đổi trong mối quan hệ giữa tầng lớp lãnh đạo chính trị và người dân Hy Lạp. Những xu hướng này sẽ tiếp tục khi cuộc khủng hoảng chuyển đổi từ một cuộc khủng hoảng tài chính sang một cuộc khủng hoảng chính trị.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008, hành động của các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị dẫn dắt bởi yêu cầu cấp thiết là bằng mọi giá giữ cho Hy Lạp không vỡ nợ đối với khoản nợ quốc gia khổng lồ của nước này. Ngay cả khi mất đi sự ủng hộ ở trong nước và thậm chí là Hy Lạp dường như không sẵn sàng hoặc không thể hoàn trả khoản tiền châu Âu đã rót vào nước này, các chính trị gia châu Âu vẫn ưu tiên việc ngăn chặn Hy Lạp vỡ nợ để bảo vệ đồng euro, và có thể là Liên minh châu Âu (EU), khỏi sụp đổ. Tuy nhiên, bây giờ, điều này có thể đang thay đổi, cùng với sự thay đổi trong quan hệ giữa Hy Lạp với phần còn lại của châu Âu và giữa giới chính trị Hy Lạp với người dân.
Khi Hy Lạp nhận gói cứu trợ thứ nhất trong năm 2010, viễn cảnh Hy Lạp vỡ nợ và một cuộc lây lan tải chính đồng nghĩa với khả năng chắc chắn phá huỷ lẫn nhau giữa Hy Lạp và phần còn lại của châu Âu. Nếu châu Âu không tiếp tục chi tiền, Hy Lạp sẽ phá sản và nếu Hy Lạp phá sản, nhiều nước châu Âu khác cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không có những nỗ lực cải cách lớn ở Hy Lạp, hoặc ít nhất là thể hiện sự nỗ lực, việc tiếp tục cứu trợ sẽ không được chấp nhận về mặt chính trị ở các nước châu Âu khác. Điều này dẫn đến sự đi tới đi lui giữa Hy Lạp và châu Âu. Hy Lạp không đáp ứng được những cam kết cải cách của mình, châu Âu giữ nguồn tiền lại và yêu cầu có thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng; Hy Lạp định thực hiện thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, nhưng ngay khi Hy Lạp có vẻ như trên bờ vực vỡ nợ, nguồn tiền của châu Âu được nối lại và ngăn chặn thảm họa xảy ra. Tuy nhiên, sau 2 năm, sự cân bằng này có thể đang thay đổi.
Châu Âu đã có thời gian để cô lập những khoản nợ xấu tiềm tàng của Hy Lạp và xây dựng khả năng phòng thủ về thể chế chống lại sự lây lan, tạo vùng đệm cho bản thân chống lại những hậu quả của việc Hy Lạp vỡ nợ. Khó có thể tìm ra số liệu chính xác các thực thể châu Âu đã giảm được bao nhiêu mức độ thiệt hại của mình với khoảng 350 tỷ euro (469 tỷ USD) nợ tư nhân và công của Hy Lạp, nhưng trong vài năm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện những bước đi chưa từng có để giảm thiểu mối đe dọa này. Sau 3 năm cải cách khó khăn, tình hình của Hy Lạp chỉ xấu đi. Hy Lạp đang bước vào năm suy thoái thứ 5 với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 25%. Những lợi ích của việc tránh vỡ nợ và vẫn ở trong Eurozone đã trở nên ít rõ ràng hơn đối với dân thường Hy Lạp, tương tự như thế cũng là những lợi ích lâu dài của việc tăng cường chính sách thắt lưng buộc bụng. Những thảo luận về việc Hy Lạp vỡ nợ, điều từng là cấm kỵ, đã trở nên nổi bật ở Hy Lạp và những nơi khác ở châu Âu.
Stratfor đánh giá cuộc khủng hoảng của châu Âu về bản chất là cuộc khủng hoảng chính trị chứ không phải là khủng hoảng kinh tế. Điều kiện tài chính của châu Âu sẽ xấu đi và sự khác biệt về điều kiện xã hội và kinh tế giữa các nước thành viên EU sẽ kết hợp với sự mất mát về chủ quyền quốc gia (trong nhận thức hoặc trên thực tế) làm gia tăng tâm lý dân tộc chủ nghĩa đưa thêm ý thức hệ cấp tiến vào dòng chính thống và cuối cùng là dẫn đến sự rạn vỡ cơ bản trong hệ thống được tạo ra bởi những khác biệt về chính trị, chứ không phải là kinh tế.
Do đó Stratfor dự báo sẽ có những thay đổi xã hội nhất định xảy ra ở mỗi nước châu Âu. Sự thay đổi đó có thể bắt đầu ở Hy Lạp, nơi gần đây Stratfor thấy có nhiều sự kiện bất thường: bạo lực tại các cuộc biểu tình xã hội, sự ủng hộ đối với các ý thức hệ chính trị thay thế tăng lên và sự hiện diện ngày càng giảm đi của các thành phần xã hội ôn hòa xảy ra đồng thời với việc nhiều người rời bỏ các khu vực thành thị hoặc di cư để kiếm việc làm Những sự kiện này báo hiệu sự chuyển đổi từ một cuộc khủng hoảng cơ bản là tài chính sang một cuộc khủng hoảng cơ bản là chính trị ở Hy Lạp – một xu hướng có thể lan rộng ra toàn châu Âu.
Các cuộc biểu tình của Hy Lạp
Sự kiện bất bình thường đầu tiên ở Hy Lạp là tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình của dân chúng ở Aten trước khi Quốc hội thông qua gói thắt lưng buộc bụng ngày 12/2. Hy Lạp đã ở trong tình trạng có biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng gần như liên tục trong năm qua, và đây là lần đầu tiên một số lượng tương đối nhỏ người biểu tình biến một cuộc tuần hành có tổ chức thành bạo lực. Đến khi sự cố kết thúc, 48 tòa nhà tại Aten đã bị đốt cháy; 150 cửa hàng bị cướp phá; 100 người, trong đó có 68 cảnh sát, bị thương; 130 người bị bắt giữ. Các vụ quấy phá tương tự, nhưng ở mức độ kiềm chế hơn, tiếp tục diễn ra hôm thứ 7 liên tiếp, trước khi Quốc hội thông qua thêm một gói cắt giảm ngân sách trị giá 325 triệu euro.
Trong 2 năm qua, Hy Lạp đã thông qua ít nhất là 5 gói thắt lưng buộc bụng lớn, nên việc Quốc hội bỏ phiếu hôm 12/2 không quá đặc biệt. Hơn nữa, mặc dù cuộc biểu tình vào hôm 11-12/2, với khoảng 80.000 người là một trong nhưng cuộc biểu tình lớn gần đây, nhưng vẫn nhỏ hơn các cuộc biểu tình có từ 100.000 đến 120.000 người tham gia trong tháng 6, 7/2011. Hơn nữa, bất kể mức độ thường xuyên và quy mô của các cuộc biểu tình, bạo lực vẫn là hiếm và không vượt quá mức độ của các vụ vạ chạm nhỏ giữa số ít người biểu tình với cảnh sát. Được biết những người biểu tình hòa bình đã kiềm chế hoặc trả đũa những kẻ phá rối đeo mặt nạ hoặc trùm đầu – những kẻ chiếm số ít và quan tâm đến việc kích động rối loạn hơn là việc những than phiền của mình được giải quyết. Nếu các sự cố bạo lực như ngày 12/2 tiếp tục diễn ra, điều đó có thể ám chỉ một sự thay đổi về bản chất của tình hình bất ổn xã hội tại Hy Lạp
Sự nổi lên của cánh tả
Chính phủ Hy Lạp hiện tại, gồm đảng bảo thủ Dân chủ mới (ND), Phong trào Xã hội chủ nghĩa Hy Lạp (PASOK) và đảng Nhân dân chính thống giáo cánh hữu, dự kiến chỉ tồn tại đủ lâu để thông qua những cải cách không được lòng dân chúng nhằm đạt được gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp và sự chấp thuận của EU và IMF. Khi hoàn thành được điều này, Hy Lạp đã công bố ý định tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 4. Đây là bối cảnh cho yếu tố bất thường thứ 2 ở Hy Lạp: sự ủng hộ đối với những đảng phái cánh tả tăng lên.
Trong lịch sử, ND và PASOK đã thống trị đời sống chính trị Hy Lạp, luân phiên nắm quyền trong nhiều thập niên qua. Trong cuộc tổng tuyên cứ 2009 hai đảng này giành 77% tổng số phiếu, một minh chứng cho ảnh hưởng tương đối hạn chế của các đảng phái nhỏ và cấp tiến hơn. Trong những tuần gần đây, sự chỉ trích công khai của ND đối với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã làm gia tăng đáng kể sự ủng hộ đối với đảng này, đạt tới mức 30%. Trước cuộc bỏ phiếu ngày 12/2 của Quốc hội, ND dườngnhư ở vị thế tốt nhất cho cuộc bầu cử sắp tới.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi ND và PASOK bỏ phiếu thông qua gói thắt lưng buộc bụng mới nhất, cả 2 đảng chứng kiến xếp hạng của họ trong các cuộc thăm dò ý kiến giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, ND chỉ giành được 19% trong một số cuộc thăm dò, giảm 10% so với trước khi bỏ phiếu thông qua tại Quốc hội. Các cuộc thăm dò này cũng cho thấy đảng phái cánh tả cùng nhau giành khoảng 37%, so với tổng cộng 32% số phiếu của ND và PASOK. Cả 3 đảng cánh tả đều phản đối các điều kiện của gói cứu trợ Hy Lạp. Lãnh đạo đảng Cộng sản Hy Lạp Aleka Papariga thậm chí còn tuyên bố rằng đơn phương vỡ nợ là phương cách duy nhất cho Hy Lạp.
Khi nào việc tránh vỡ nợ vẫn là yêu cầu cơ bản của Hy Lạp, các chính trị gia Hy Lạp, không phân biệt hệ tư tưởng, có rất ít sự lựa chọn , ngoài việc thông qua bất cứ biện pháp thắt lưng buộc bụng nào mà EU và IMF yêu cầu. Bây giờ, khi việc Hy Lạp vỡ nợ ít đe dọa châu Âu hơn, các chính trị gia Hy Lạp sẽ mất sự ủng hộ và sự quan tâm của các cường quốc châu Âu, điều giúp họ phớt lờ ý chí chính trị và xã hội trong nước. Hơn nữa, khi người dân Hy Lạp mệt mỏi với tình thế của mình, các giải pháp thay thế như vỡ nợ sẽ được coi là ít cực đoan hơn và sẽ được dân chúng chấp nhận hơn. Ảnh hưởng của các chính trị gia chính thống ở Hy Lạp, những người đang hợp tác với châu Âu để tránh phá sản, có thể suy yếu cả ở Hy Lạp và trên toàn châu Âu.
Những thay đổi của dân chúng Hy Lạp
Cùng với tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình vả sự được lòng dân đang tăng lên của các đảng phái cánh tả, sự phân bổ lại các tầng lớp dân chúng Hy Lạp đang góp phần cho sự thay đổi xã hội đang nổi lên ớ Hy Lạp. Các thành phần ôn hòa trong xã hội Hy Lạp đang rời bỏ Aten và các thành phố lớn khác và một số đang rời bỏ Hy Lạp. Hiện tại khó có thể tìm được con số thống kê di trú nội bộ và đi cư ra nước ngoài của Hy Lạp, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy dân chúng đang rời bỏ các thành phố hoặc rời bỏ Hy Lạp với tốc độ ngày càng tăng lên. Hy Lạp có truyền thống di trú nội bộ và di cư ra nước ngoài mạnh mẽ trong những thời kỳ kinh tế khó khăn.
Hầu hết người Hy Lạp có thể gửi con ra nước ngoài học tập. Do ở Hy Lạp, thất nghiệp trong tầng lớp dưới 25 tuổi lên đến gần 50%, dường như rất ít người quay về nước. Tháng 9/2011, các nhà tổ chức của một chương trình do chính phủ tài trợ nhằm di dân đến Ôxtrâyia, đã bị choáng ngợp khi có đến hơn 12.000 người đăng ký gia nhập, trong khi chỉ thu hút được có 42 người trong năm 2010.
Những người không thể rời khỏi Hy Lạp thì bắt đầu làm đảo ngược quá trình đô thị hoá xảy ra ở các thành phố lớn của Hy Lạp cách đây một vài thập kỷ. Dân số của Hy Lạp khoảng 11 triệu thì riêng dân số của Aten là trên 4 triệu. Theo hiệp hội nông dân Hy Lạp, từ 2008 – 2010, thậm chí cả trước khi những cải cách thắt lưng buộc bụng bắt đầu có tác dụng, khoảng 38.000 thành viên cộng đồng doanh nghiệp trong nước bị mất hoặc bỏ công việc của họ ở thành phố và trở về nông thôn làm nông nghiệp. Hầu hết người Hy Lạp từ nông thôn ra thành phố vẫn còn các mối quan hệ với gia đình và đất ở quê.
Sau 4 năm suy thoái mà vẫn chưa thấy khả năng kết thúc và một chính phủ ngày càng mất khả năng kiểm soát tương lai của đất nước, những người Hy Lạp vẫn còn ở thành phố là những người không có mấy sự lựa chọn để cải thiện tình hình của họ và cũng là những người thấy rằng chính bản thân họ và Hy Lạp ngày càng không kiểm soát được hoàn cảnh của mình. Do các thành phần ôn hòa của xã hội rời các thành phố, họ để lại khoảng không lớn hơn cho những quan điểm cực đoan nổi lên. Điều này, cùng với những thay đổi nội bộ khác đang nổi lên ở Hy Lạp và những thay đổi cơ bản trong quan hệ của Hy Lạp với châu Âu, đang biến một cuộc khủng hoảng có trung tâm là tình hình tài chính của Hy Lạp thành một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Hy Lạp và châu Âu và giữa chính phủ Hy Lạp với người dân cùa nước này.
Vì nhiều lý do, Hy Lạp là độc nhất vô nhị trong số các nước châu Âu và tiến triển của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp cũng sẽ là độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, đây là trường hợp tốt để nghiên cứu những thứ có thể phát triển ở những nơi khác tại châu Âu. Stratfor tiếp tục theo dõi những xu hướng đang nổi lên ở Hy Lạp – các cuộc biểu tình mở đường cho bạo lực, sự nổi lên của các quan điểm chính trị cực đoan, quá trình đảo ngược của đô thị hoá và việc di cư nhanh chóng – xem chúng có xuất hiện ở các nước châu Âu khác không khi trung tâm của cuộc khủng hoảng của châu Âu chuyển từ lĩnh vực tài chính sang lĩnh vực chính trị./.

THƠ VUI VỀ PHÁI YẾU – Thơ Xuân Quỳnh

Nguyễn Xuân Diện

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.

Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất

Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét…

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày…

Nếu không có ví dụ chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.

Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên

Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lời rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.

Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.

1986
Xuân Quỳnh
Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện



Đường ‘lưỡi bò’ là cơ sở cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc?

Phan Văn Song & Lê Vĩnh Trương- (Nghiencuubiendong)

Không đòi hỏi phải có kiến thức luật pháp, cũng không cần phải đo đạc chi tiết, bất cứ người bình thường nào không quá hời hợt trong suy nghĩ đều thấy rõ đường ‘lưỡi bò’ (còn được gọi là đường chữ U, đường 9 vạch / đoạn / điểm – cửu đoạn tuyến) khó có thể là đường biên giới trên biển của Trung Quốc (TQ) vì sự vô lí hiển nhiên của nó.
Đó là một phần chia lấy được của kẻ mạnh1 của TQ đối với Biển Đông (xem hình 1). Ngay cả một số học giả TQ cũng không đồng ý điều này và thậm chí vào năm 2002 giáo sư Cát Quốc Hưng (Ji Guoxing) đã dự đoán rằng TQ sẽ sớm từ bỏ nó2.
Trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển”3 giữa TQ và Việt Nam mới kí ngày 11/10/2011, điều 2 có nêu rằng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên sẽ là căn cứ để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nếu tuân thủ theo điều này thì ĐLB của TQ hoàn toàn không có cơ sở pháp lí vì vượt quá trung tuyến, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước láng giềng theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, điều 2 lại mở đầu với ý “xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử …”. Ngoài ra, tuy kí kết UNCLOS nhưng TQ lại đưa ra những bảo lưu trong đó có các quyền lịch sử4. Thêm vào đó, một số học giả TQ như Vương Hàn Lĩnh (Wang Hanling) lại cho rằng đường lưỡi bò có từ năm 1947, trong khi UNCLOS chỉ mới có từ năm 1982, nên không thể áp dụng cho tranh chấp Biển Đông5. Điều này tạo ra mối quan ngại TQ sẽ dùng đường lưỡi bò làm cơ sở để biện giải yêu sách chủ quyền của họ trong các tranh chấp. Bài viết này là một nỗ lực nhằm góp phần làm sáng tỏ điều này dựa trên các thông tin trên truyền thông quốc tế.
Trước hết, xin được điểm qua đôi nét về gốc gác của bản đồ có ĐLB này.
Theo hai tác giả Lí Kim Minh và Lí Đức Hà, Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến6 thì tiền thân bản đồ ‘lưỡi bò’ hiện nay là Bản đồ vị trí của các đảo Biển Đông (南海诸岛位置图 – Nanhai zhudao weizhi tu – Nam hải chư đảo vị trí đồ) kèm theo Bản đồ hành chính khu vực Trung Hoa Dân Quốc (中 華 民 國 行 政 區 域 圖 – Zhonghua minguo xingzheng quyu tu – Trung hoa dân quốc hành chánh khu vực đồ) do Cục Địa lí Bộ Nội Chính Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) chính thức công bố vào tháng 2 năm1948. Các bản đồ này do Phó Giác Kim (Fu Jiaojin) hiệu đính và do Vương Tích Quang (Wang Xiguang) cùng những người khác biên soạn. Riêng bản đồ vị trí đính kèm này đã được Cục Địa lí Bộ Nội Chính in vào năm 1947, trong đó có sử dụng đường 11 vạch giới hạn các đảo ở Biển Đông. Sau đó chính phủ Tưởng Giới Thạch bị lật đổ và nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) được thành lập vào năm 1949, chính phủ mới vẫn dùng bản đồ cũ với đường 11 vạch. Đến năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai phê duyệt bỏ đi phần hai vạch của đường này trong Vịnh Bắc Bộ. Từ đó trở đi, bản đồ với đường 9 vạch trong Biển Đông được TQ sử dụng cho tới bây giờ.
Còn theo giáo sư Vũ Kiên Hồng Peter (Peter Kien-Hong Yu), Đại học Minh Truyền (Ming Chuan), Đài Loan7 thì ĐLB được một người làm bản đồ tên là Hồ Tấn Tiếp (Hu Jinjie) phác hoạ đầu tiên vào năm 1914 sau khi Trung Hoa chiếm lại Pratas từ tay Nhật vào năm 1909. Cũng lưu ý rằng ĐLB của Hồ Tấn Tiếp là một đường liên tục chạy từ biên giới đất liền của TQ và VN vòng xuống bao lấy Hoàng Sa (với điểm tận cùng phía Nam khoảng 15°, 16° vĩ bắc) sau đó vòng lên bọc lấy Pratas, chạy xuyên qua eo biển Đài Loan và cuối cùng kết thúc ở đường ranh giữa biển Hoa Đông và Hoàng Hải.8 Như vậy, ĐLB của Hồ Tấn Tiếp không chứa Đài Loan (lúc đó còn trong tay Nhật) và Trường Sa. Các bản đồ có liên quan sau đó đều dựa theo bản đồ của Hồ Tấn Tiếp9. Đến tháng 12 năm 1947 ĐLB mới được một viên chức của chính phủ THDQ tên Bạch Mi Sơ (Bai Meichu) chính thức vẽ vào vùng Biển Đông nhưng tác giả không nêu rõ trong bản đồ nào. Lí do để viên chức họ Bạch vẽ đường này cũng chưa thật rõ ràng10, tuy nhiên ông này đã từng hiệu đính bản đồ có ĐLB tương tự trong tập Bản đồ Kiến thiết Trung Hoa mới (中 國 建 設 新 地 圖 – Zhongguo Jianshe xin ditu – Trung quốc kiến thiết tân địa đồ) in vào giữa những năm 193011. Chính trong bản đồ này ĐLB lại mở rộng thêm lần nữa tới tận 4° vĩ bắc, bao luôn cả bãi cạn James (xem tài liệu ở chú thích 10).
Tài liệu của tác giả họ Vũ không có kèm bản đồ, còn tài liệu của hai tác giả họ Lí có đưa vào bản đồ 9 vạch nhưng không phải từ bản đồ gốc năm1947 hay 1953 mà lấy nguồn từ nước ngoài (Hasjim Djalal, “Conflicting Territorial and Jurisdictional Claims in South China Sea,” The Indonesian Quarterly, vol. 7, no. 1 (1979), 36 at 52). Nguồn từ trang mạng www.nansha.org.cn  cũng có đưa ra bản đồ 11 vạch năm 1947 (hình 2) với tên bản đồ này là “Nam hải chư đảo vị trí lược đồ” (南海诸岛位置略图), tuy nhiên tên trên bản đồ (có vẻ mới dán chồng lên) chỉ là “Nam hải chư đảo vị trí đồ”, không có từ “lược” (南海诸岛位置图 – Nanhai zhudao weizhi tu)12 giống như hai tác giả họ Lí trình bày. Bài ‘Bản đồ chữ U : nguồn gốc và địa vị pháp lí’ (Nam hải “cửu đoạn tuyến” đích lịch sử do lai hòa pháp luật địa vị – 南海“九段線”的歷史由來和法律地位)13 trên trang mạng Hoàn cầu của nhà nước TQ cũng ghi là “Nam hải chư đảo vị trí lược đồ”.
http://tiasang.com.vn/Portals/0/thang%203.1/duongluoibo-2.jpghttp://tiasang.com.vn/Portals/0/thang%203.1/duongluoibo-2.jpgHình 2:Bản đồ ĐLB 11 vạch “Nam hải chư đảo vị trí đồ” năm 1947  www.nansha.org.cn
Hình 1: Bản đồ ĐLB 9 vạch đính kèm theo công hàm TQ gửi
Liên Hiệp Quốc năm 2009

Gần đây, các tác giả TQ khi viết bài gửi đăng trên các tạp chí quốc tế như Journal of Geographical Sciences (Tháng tám 2010),Nature (Tháng chín 2010), Science (Tháng bảy 2011), Waste Management (Tháng tám 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering(Tháng tám 2011)… cũng kèm theo bản đồ ĐLB. Chẳng hạn, ĐLB kèm theo bài báo của nhóm Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che, Di Feng đăng trên tập san Waste Management gồm 11 vạch bao luôn quần đảo Đài Loan (hình 3). Trên bản đồ Google, phiên bản tiếng Anh, có lẽ lấy nguồn từ TQ, cũng có bản đồ ‘lưỡi bò’ 10 vạch (hình 4). Bản đồ này có vẻ suy từ bản đồ 9 vạch 2009 bằng cách thêm 1 vạch phía quần đảo Đài Loan.
Nhân đây cũng lưu ý thêm rằng, khó có thể nói là vô tình khi chính quyền TQ đã để các tổ chức và công dân TQ nguỵ tạo ra các bản đồ, như trên trang mạng www.spratlys.org có phổ biến các bản đồ đời Minh, Nguyên, Tống… và thậm chí trước nữa. Ở góc mỗi bản đồ này đều có đính bản đồ ‘lưỡi bò’ nhỏ ra vẻ như ĐLB đã có từ các thời xa xưa đó14 trong khi theo các nghiên cứu chính thức đã nêu thì bản đồ này chỉ có từ 1947.

Hình 3: Bản đồ ĐLB 11 vạch của
học giả TQ đăng trên tạp chí
Waste Management

Hình 4: Bản đồ ĐLB 10 vạch trên google maps – phiên bản tiếng Trung
Mặc dù nguồn gốc của ĐLB theo các tư liệu trên có một số chi tiết chưa thật rõ ràng và chưa nhất quán nhưng phần trình bày trên có thể cho thấy khá rõ mấy điều sau đây:
(i)    TQ chỉ chính thức công bố với thế giới bản đồ ĐLB 9 vạch vào tháng 5/2009 khi họ kèm bản đồ này vào công hàm gửi LHQ. Bản đồ này có thể là một bản sao của bản đồ Chu Ân Lai duyệt vào năm 1953. Tất cả các bản đồ có ĐLB trước đó đều chỉ công bố trong nước và các bản đồ có ĐLB khác (10 vạch, 11 vạch, gần liền nét …) do đó, đều không chính thức về mặt ngoại giao nên chỉ có tính tham khảo.
(ii)    Bản đồ ĐLB 11 vạch có sớm nhất là vào năm 1947 và sau khi qua phê duyệt của Chu Ân Lai năm 1953, ĐLB trong các bản đồ sau đó chỉ còn 9 vạch.
(iii)    Đường ‘lưỡi bò’ không phải là chủ trươngchính thức của các chính phủ Trung Quốc, ít nhất là ngay từ lúc xuất hiện mà có nhiều khả năng chỉ xuất phát từ quan điểm cá nhân (Hồ Tấn Tiếp, Bạch Mi Sơ, Vương Tích Quang… ) hoặc một tập thể nhỏ (Cục Địa lí Bộ Nội Chính THDQ). Việc mời Bạch Mi Sơ về Bắc Kinh năm 1990 để tìm hiểu lí do cho việc vẽ đường này15 là một minh chứng hùng hồn cho thấy TQ không có hồ sơ lịch sử nào của nhà nước về đường này.
(iv)    Bản đồ ĐLB ban đầu không phải là bản đồ để phân ranh chủ quyền các đảo và càng không phải phân ranh các vùng nước trong biển Đông: Tên của bản đồ là “Nam hải chư đảo vị trí đồ” cho thấy nó chỉ là bản đồ cho biết vị trí các đảo (chư đảo) trong Biển Đông (Nam hải) không phải là bản đồ chính trị mặc dù được kèm theo Bản đồ hành chánh khu vực THDQ tháng 2/1948.
Với nguồn gốc ấy, bản đồ 9 vạch 2009 không thể nào là một cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của TQ đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Xin đơn cử các phân tích sau đây:
1.    Giả định rằng bản đồ 9 vạch 2009 là bản sao của bản đồ 9 vạch 1953, vốn có tiền thân là bản đồ 11 vạch 1947. Chúng ta có thể bắt đầu phân tích từ bản đồ cũ này. Như nêu ở (iv), bản đồ 11 vạch năm 1947 chỉ là bản đồ cho biết vị trí các đảo ở Biển Đông (như tên của nó), chưa kể đây chỉ là lược đồ (theo hai tác giả họ Lí và bài trên trang mạng Hoàn cầu đã dẫn) chứ không phải là bản đồ chi tiết (tinh đồ). Lưu ý rằng việc định vị các đảo trên biển không nhất thiết là một hành động thể hiện chủ quyền vì bất cứ tổ chức hay cá nhân cũng có thể làm điều đó theo các mục đích riêng của mình (đi lại, giao dịch, phổ biến kiến thức…). Ví dụ, các nhà hàng hải Hà Lan, Tây Ban Nha đã từng vẽ bản đồ Biển Đông và chú thích các đảo của Trường Sa, [Hoàng Sa] là của VN16. (chứ không ghi là của Hà Lan hoặc là của Tây Ban Nha).
Bản đồ 11 vạch này kèm theo bản đồ hành chính khu vực của THDQ tháng 2 năm 1948 với ý đồ gia tăng tính chính thức hơn nhưng tên gọi vẫn không đổi và không có thêm chi tiết nào chứng tỏ các đảo hay vùng nước trong ĐLB đó thuộc một đơn vị hành chánh nào đó của THDQ. Do vậy, giá trị nó vẫn như cũ. Một số học giả và tác giả bài ‘Bản đồ chữ U: nguồn gốc và địa vị pháp lí’ lập luận rằng TQ đã từng đặt tên và đổi tên các đảo từ những năm 1930 coi như hành động thực hiện chủ quyền. Đây cũng chỉ là một lập luận không vững chắc vì việc đặt/thay tên không nhất thiết là một hành động thể hiện chủ quyền, chẳng hạn năm 1843 tàu săn cá voi Anh the Cyrus “khám phá” đảo Trường Sa, Bộ Hải quân Anh lấy tên thuyền trường tàu này để đặt tên cho nó là “Spratly Island”17, nhưng Trường Sa đang dưới sự quản lí của triều đình VN lúc đó và cũng đã có tên. Còn bản đồ 1953 thực chất là bản đồ 1947 bỏ bớt 2 vạch và bản đồ 2009 chỉ kèm theo công hàm mà không có giải thích gì thêm về 9 vạch chèn vào nên cũng không làm sáng tỏ gì hơn về mặt chủ quyền.
2.    Như nêu ở (i), các bản đồ này chỉ dùng trong nội bộ TQ chưa bao giờ công bố cho thế giới hoặc ít ra là các nước liên quan (láng giềng, các nước đi biển…) một cách chính thức cho tới tháng 5 năm2009. Với tư cách là một thành viên sáng lập chủ chốt Liên Hiệp Quốc (LHQ) từ năm 1945, nếu muốn giành lấy gần trọn Biển Đông theo bản đồ này thì THDQ phải công bố nó ít ra là cho các thành viên LHQ khác biết sau khi nó được vẽ ra một thời gian ngắn sau đó. Hơn nữa, TQ nói chung (THDQ trước 1971 và CHNDTH sau đó) còn là thành viên thường Hội đồng bảo an LHQ thì họ càng phải làm điều này sớm hơn, không phải đến tháng 5 năm 2009. Đây là một điều khó chấp nhận cho một quốc gia, huống hồ quốc gia đó lại còn là thành viên thường trực HĐBA LHQ. Cách hành xử của một quốc gia lớn trên thế giới lại kém xa một cá nhân, chẳng hạn như Tomás Cloma của Philippines. Khi muốn sở hữu một số đảo và vùng biển của Trường Sa mà theo ông là vô chủ, Tomás Cloma đã thông báo rõ ràng cho thế giới biết với “Tuyên Ngôn cho toàn thế giới” (Proclamation to the Whole World) vào ngày 15/5/1956 nêu rõ đòi hỏi của mình18. Một cá nhân hành xử dù ngay trên đất thuộc quyền sở hữu của mình mà có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt của láng giềng vẫn cần thông báo cho xung quanh biết. Huống hồ đây là một vùng biển chung của hơn 10 nước và xa hơn là của toàn thế giới19, nhưng TQ mập mờ tuyên bố như là vùng biển của riêng mình ngoài sự nhận biết của cả thế giới. Nếu TQ đòi hỏi các nước phải công nhận những bản đồ, tài liệu do TQ đưa ra mà không công bố cho thế giới, TQ cũng phải công nhận các bản đồ, tải liệu của tất cả các nước, trong đó có các bản đồ cổ của VN nêu rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của VN!
3.    Bàn về biên giới quốc gia (tự nhiên / nhân tạo), bao giờ đó cũng là một đường kín, liên tục và không hề có quan niệm ranh giới quốc gia là một đường mở. (Có thể dùng đường không liên tục để thể hiện đường ranh giới trên bản đồ, nhưng đường không liên tục đó có thể nối thành đường liên tục theo một cách không tranh cãi nhờ một hệ thống toạ độ tối thiểu nào đó.) Còn ‘ba biển’ như người TQ quan niệm [Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (Biển Đông)] chỉ là cách gọi để hình dung vị trí địa lí của các vùng biển này, nhưng khi nhìn tổng thể thì ba biển này chỉ là một vùng nước liền lạc thuộc Thái Bình Dương ở về phía Đông và Đông Nam lãnh thổ đất liền của TQ. Trên thực tế, Thái Bình Dương cũng là một vùng nước nằm trong một vùng nước liên thông lớn hơn của của trái đất – không kể các vùng nước nhỏ hơn như ao hồ và các biển kín trong các đại lục.
Do đó, ngay cả khi bỏ qua điều gây tranh cãi là làm sao nối các vạch này thành một đường liên tục20 (xem hình 5) cũng như giả định rằng vạch cuối cùng phía VN có thể nối một cách hợp lí vào biên giới trên đất liền của TQ và Việt Nam thì TQ cũng không thể nào thuyết phục rằng ĐLB đó là một đường biên giới biển của họ. Lí do đơn giản là TQ không có một tài liệu hay bản đồ nào khác cho thấy ĐLB này sẽ kéo dài tiếp tới biên giới đất liền của TQ với Bắc Triều Tiên (chỗ tiếp giáp với Hoàng Hải ở tỉnh Liêu Ninh, Mãn Châu) để tạo thành một đường biên giới biển kín và liên tục theo đúng nghĩa. Nếu có, chắc chắn họ đã đem ra để tranh cãi với Nhật trong việc tranh chấp quần đảo Senkaku (Tiêm Các/Điếu ngư).
Cũng lưu ý thêm rằng ngay cả khi TQ kéo dài ĐLB thành đường kín, liên tục và điều chỉnh nó đúng theo UNCLOS thì đường đó cũng không phải là đường biên giới theo nghĩa tuyệt đối như trên đất liền. Bởi vì đối vùng nước nằm giữa đường này và lãnh hải 12 hải lí, họ không được toàn quyền (và trách nhiệm) như với lãnh thổ trên đất hay lãnh hải, ví dụ tàu bè nước khác có thể qua lại vô hại, nghiên cứu khoa học…trong đó. Hơn nữa, nếu quy về năm 1947 thì quan niệm phổ biến về biên giới biển chỉ là ranh giới tự nhiên (bờ biển) hay đường biên của lãnh hải mà bề rộng theo luật quốc tế lúc đó không rộng quá 3 hải lí. Do đó, một ĐLB mù mờ với bề rộng cả ngàn hải lí lại in trên bản đồ vị trí các đảo (mà chủ quyền của họ đối với chúng cũng còn tranh cãi) thì không thể nào quan niệm đó là đường biên giới biển. Nếu TQ quan niệm khác thì phải công bố và giải thích rõ ràng cho cả thế giới chứ không phải chỉ in bản đồ phổ biến nội bộ rồi đòi hỏi các nước khác phải quan niệm và hiểu như mình.
Nguồn: US Energy Information Administration
Nguồn: http://www.ellentordesillas.com
Hình 5: Dù ĐLB 1947 và 2009 có sai biệt lớn (xem hình 6) nhưng 2 ĐLB liên tục này sai biệt quá mức
4.    Đối với TQ chủ quyền đất nước bao giờ cũng là thiêng liêng, dù một tấc đất/biển cũng không từ bỏ. Do đó,ngay cả giả sử rằng TQ quả thật có một đường biên giới biển cho vùng “ba biển”( mở rộng của ĐLB 9 vạch) thì không thể không thắc mắc về câu trả lời của Bộ trưởng ngoại giao Tiền Kì Tham cho Indonesia hồi năm 1993 và thái độ của chính phủ TQ sau đó. Khi đó, Indonesia thắc mắc về việc “luật Lãnh hải và các vùng tiếp giáp” năm 1992 của TQ có đưa vào ĐLB và đường này có vẻ lấn vào quần đảo Natuna. Tiền Kì Tham nói rằng đảo Natuna đông dân cư và quan trọng về kinh tế sẽ không bị TQ đòi giành chủ quyền đâu (lí do không xác đáng theo quan điểm chủ quyền lãnh thổ nêu trên). Sau đó TQ chưa bao giờ xác nhận chính thức điều này21 (biên giới phải rõ ràng không thể mù mờ đến nỗi không thể trả lời ổn thoả cho láng giềng được). Cứ cho đây là một câu trả lời bị động thì cũng khó có thể giải thích việc thủ tướng TQ Chu Ân Lai loại bỏ hai vạch trong vịnh Bắc bộ vào năm 1953. ĐLB 11 vạch vốn không rõ ràng, bỏ đi hai vạch làm nó càng mù mờ hơn. Hãy thử so sánh, nếu như trên các bản đồ đất liền, Chu Ân Lai xoá đi một khoảng trên đường biên giới Trung – Xô rồi cho công bố thì liệu người TQ (và cả Liên Xô) có chấp nhận hay không. Ngoài ra, cũng không thể giải thích được sự im lặng quá lâu của TQ trong việc công bố đường này với thế giới. Lí do bận nội chiến (từ 1948 đến1949) hay củng cố nội bộ (từ 1949 đến 2009) khó có thể biện minh cho việc chậm công bố này. Chỉ có thể có một cách giải thích cho đường chữ U, đó chính là sự tùy tiện áp đặt của các nhà vẽ bản đồ Trung quốc khiến cho giới cầm quyền tranh thủ cơ hội mở rộng yêu sách mà thôi.
5.    Khi so sánh các bản đồ ở hình 1, hình 2 (cho rằng bản này sao từ bản gốc), hình 3 và hình 4 ta dễ thấy có sự tuỳ tiện và ngày càng lấn tới hơn trong quá trình biên soạn. Các vạch của bản đồ 2009 không những không trùng với các vạch trong bản đồ 1947 mà còn có khuynh hướng làm cho mơ hồ hơn (các vạch ngắn hơn, thưa ra) và tham lam hơn (các vạch gần với bờ biển của các nước láng giểng hơn). Điển hình nhất cho sự tham lam và mơ hồ là việc bố trí lại các vạch ở đầu ‘lưỡi bò’ trong bản đồ 2009 so với bản đồ 1947. Vạch ngăn cách ‘lưỡi bò’ với quần đảo Natuna của Indonesia bị dời về phía Việt Nam và làm ngắn lại, còn vạch cạnh bờ biển Malaysia bị làm ngắn đi thành gần như đoạn thẳng (xem hình 5). Vì thề chúng trở nên mơ hồ hơn và từ đó TQ có thể tuỳ nghi giải thích ‘lưỡi bò này có ‘liếm’ trọn quần đảo Natuna hay không tuỳ theo cuồng vọng và sức mạnh của họ.
Bản đồ 3, mặc dù xuất hiện sau bản đồ 2 (bản đồ TQ công bố chính thức với thế giới) có vẻ quyết đoán hơn, có thêm haivạch nữa lên tới ngang Hạ Môn (Xiamen) ‘bao’ luôn cả Đài Loan. Hơn nữa, vị trí các vạch của bản đồ này có vẻ có nhiều khác biệt với 9 vạch trong bản đồ 2009 và cũng không giống 11 vạch của bản đồ 1947. Còn bản đồ 4 nhát gừng hơn, giảm bớt một vạch so với bản đồ 3 nên chỉ bao một phần đảo Đài Loan22. Cũng lưu ý thêm, có lẽ để tạo vẻ hợp lí nhằm mà mắt thế giới, 1 hay 2 vạch thêm này đã được vẽ khá gần Đài Loan. Điều này rõ ràng không nhất quán với sự tham lam về độ xa của 9 vạch gốc23 và logic của cách giải thích về biên giới biển của TQ24: 1 hay 2 vạch thêm này đáng lẽ phải cách xa Đài Loan hơn chứ không phải chỉ mấy chục hải lí như họ đã vẽ. (Đài Loan là đảo có nền kinh tế riêng nên theo UNCLOS được hưởng gần như mọi quy chế của đất liền.)
Ngoài ra, việc đưa ĐLB vào các bản đồ google, tài nguyên biển (như bản đồ của CNOOC ở hình 7)… hoặc chèn các bản đồ có ĐLB vào các công trình khoa học (chưa kể có phù hợp hay không) cho thấy TQ càng tuỳ tiện. Lòng tham chiếm trọn biển Đông làm TQ mờ mắt không nhớ rằng họ còn các vùng biển/đảo ở biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng cần phải thể hiện/giành phần (với Nhật và 2 nước Hàn) trên bản đồ. Hãy tưởng tượng nếu như Mĩ vẽ bản đồ tài nguyên biển hay bản đồ liên quan tới các công trình nghiên cứu cho toàn nước Mĩ mà chỉ đề cập đến phần biển ở vùng vịnh Mexico và ‘quên’ không đá động gì đến phần ở Đại Tây Dương (cũng như các phần ở Thái Bình Dương ngoài bờ biền phía California,Hawaii và Alaska và phần ở Bắc Băng Dương) thì sẽ phi lí dường nào.. Chỉ có một cách giải thích duy nhất cho việc này là lòng tham đối vời Biển Đông đã làm TQ quên mất những lẽ phải và logic thông thường. Như vậy rõ ràng rằng nếu ĐLB là một bộ phận của đường biên giới biển của TQ thì các vạch sẽ có toạ độ rõ ràng và do đó sẽ không có những tuỳ tiện/sai biệt quá đáng và các điều phi lí nêu trên.

Hình 6: ĐLB 9 vạch mơ hồ và tham lam hơn ĐLB 11 vạch (tô thêm màu vàng)
[Hình 6 được tạo bằng cách chồng
bản đồ 2009 lên trên bản đồ 1947]

Hình 7: “Tham quá mất khôn”, ĐLB trong bản đồ của CNOOC không dám giành dầu với Nhật và Hàn Quốc ở Đông Hải và Hoàng Hải
6.    Tuyên bố về lãnh hải của TQ năm 1958, TQ cho biết rằng giữa đất liền và các quần đảo ở Biển Đông có một số khu vực là các vùng biển quốc tế (high seas)25. Điều này có nghĩa là ‘bên trong’ có những phần không thuộc TQ do đó càng cho thấy ĐLB không thể là biên giới biển của TQ. Ngoài ra, luật về lãnh hải và thềm lục địa 1998 của TQ có quy định vẽ đường cơ sở cho quần đảo Hoàng Sa dựa theo UNCLOS (nhưng không vẽ cho Trường Sa). Vì thế, nếu nhà nước TQ đã coi đường lưỡi bò là biên giới biển thì việc vẽ đường cơ sở cho Hoàng Sa là thừa thãi và không cần thiết. Lập luận này được nhiều học giả quốc tế cũng như của chính TQ phân tích.26 Có tác giả, như Vũ Kiến Hồng Peter tìm cách chống chế rằng việc vẽ đường cơ sở cho Hoàng Sa là một hình thức bảo hiểm kép. Một khi có bảo hiểm kép tức là người tuyên bố đã không có một sự chính xác xác quyết về chân lý của mình! Nếu TQ không giành được sự ủng hộ về vùng nước lịch sử (‘bên trong’ ĐLB) thì họ vẫn còn đường cơ sở và có thể EEZ và thềm lục địa cho Hoàng Sa. Đây là một hình thức tự bộc lộ chân tướng, vì như đã nói ở trên chủ quyền là thiêng liêng không thể có việc nhân nhượng. Trong khi TQ rào đón trong ngoài đối với những đường tự nghĩ ra và cách biệt của bản vẽ mỗi lần mỗi gia tăng! Ngoài ra, nếu chấp nhận ĐLB là ranh giới ‘vùng biển lịch sử’ của TQ ở Biển Đông thì tại sao ở biển Hoa Đông, Hoàng Hải ngay ‘mặt tiền’ của TQ, hẳn là họ phải đi lại thường xuyên và lâu đời hơn lại không có ranh giới cho các ‘vùng biển lịch sử’27 dù chỉ một phần nhỏ diện tích của hai biển này Với sự vô lí như thế, ĐLB không thể nào tạo ra được một tiền lệ về ‘vùng biển lịch sử’ hay ‘quyền lịch sử’ ngoài lãnh hải, những khái niệm chỉ dành cho vùng biển gần bờ.
7.    Như nêu ở (iii) TQ không có một chủ trương chính thức rõ ràng về ĐLB. Có thể vì thế mà TQ chưa bao giờ xác định rõ TQ đòi hỏi điều gì với ĐLB. Ngay cả khi TQ chính thức công bố ĐLB thì chỉ kèm vào công hàm một bản đồ thô không có bất cứ giải thích nào thêm. Lưu ý rằng, ngay sau khi TQ nộp bản đồ, Indonesia cũng đã chính thức gửi công hàm cho LHQ phản bác bản đồ này nhưng TQ vẫn không lên tiếng. Họ cũng không dám chấp nhận thách thức các nước cùng nhờ Toà án quốc tế phân giải. Cũng có chứng cớ cho thấy TQ có vẻ đã ép các học giả của họ đưa ĐLB vào các bài báo khoa học gửi đăng trên các tạp chí quốc tế28 với ý đồ lợi dụng uy tín của các tạp chí này nhằm chính thức hoá bản đồ không hợp lẽ này. Nếu thật sự họ có một biên giới biển thì các công trình khoa học tương ứng của nước họ phải bao gồm toàn bộ vùng lãnh thổ đất liền và lãnh thổ trên cả ‘ba biển’ của họ chứ không phải chỉ một cái ‘lưỡi bò’ hở, lơ lửng ở một mình Biển Đông như trong bản đồ hình 4. Tất cả điều này có thể vừa là hậu quả vừa là chứng cớ của sự thiếu thốn về chủ trương nói trên.
8.    Những tuyên bố theo từng thời gian của TQ cũng cho thấy sự bất nhất của họ trong tuyên bố chủ quyền:
Vào năm 1947 luật quốc tế chỉ cho phép lãnh hải 3 HL, cho nên nếu ĐLB là nhằm để đòi biển thì đó là một đòi hỏi phi pháp và không có hiệu lực pháp lý.
Tuyên bố lãnh hải 1958 của TQ đòi lãnh hải 12 HL,và công nhận bên ngoài đó là biển quốc tế. Vậy thì hà cớ gì lại đòi thêm nữa? Có phải là vừa tùy tiện vừa bất nhất?
TQ phê chuẩn UNCLOS, tức là chấp nhận bỏ những gì vi phạm UNCLOS. Đường lưỡi bò là một sản phẩm không có một lập luận nào liên quan UNCLOS cả.
Tóm lại, bản đồ ‘lưỡi bò’ vốn là sản phẩm của cá nhân được nhà nước TQ thổi phồng thành của quốc gia nên họ không thê có đủ chứng lí để thuyết phục thế giới. Chính vì vậy, TQ luôn luôn luôn mập mờ về bản đồ này, lời nói và hành đông của họ mâu thuẫn và thiếu nhất quán với nhau và thậm chí họ dùng cả các thủ đoạn ma mãnh, cách thức vô nhân đạo như cấm đánh bắt cá, giết hại và xâm phạm ngư cụ ngư dân, thao dượt quân sự, cắm cờ đáy biển… để cố làm bản đồ này thành chính thức như đã phân tích bên trên. Vì vậy, bản đố ĐLB, dù phiên bản nào cũng đều không chính danh, không thuận nghĩa, không hợp lẽ và nhất là không đúng lí để làm cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của TQ. Chính TQ cũng đã thấy rõ sự vô lí của mình nên đã thú nhận và lơ lửng, lấp liếm trong bài trên mạng Hoàn cầu đã dẫn rằng “Mặc dù chính phủ Trung Quốc xưa nay chưa từng giải thích và thuyết minh gì về “đường 9 đoạn”, song đường này đã được các ban ngành của chính phủ Trung Quốc đề xuất và thẩm định, đã được đánh dấu trên bản đồ xuất bản chính thức, nên cần được coi là một lập trường và chủ trương nào đó của chính phủ Trung Quốc”  (người viết nhấn mạnh). Và đặc biệt trong công hàm 14/4/2011phản đối lại công hàm của Philippines phản đối đường 9 vạch, họ không đề cập gì nữa đến đường này mà chủ yếu chỉ dùng những khái niệm có trong UNCLOS. Tổng hợp lại, có thể khẳng định với độ chắc chắn cao rằng ĐLB không thể là cơ sở lịch sử hay pháp lí cho tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông!
Bài viết này được các ý kiến đóng góp quý báu của Dương Danh Huy

Chú thích:
1. “Lion’s share” theo ngụ ngôn Aesop
2. Xem Cát Quốc Hưng (Ji Guoxing), What China Exactly Claims in the South China Sea, Australian Royal Navy Sea Power Centre, April 2002 (TQ thực sự muốn gì trên Biển Đông): Vì các tuyên bố về đường chín vạch và vùng nước lịch sử không phù hợp với quy định của UNCLOS, dự kiến rằng TQ sẽ từ bỏ chúng trong những năm tới. Việc TQ bỏ các điều này sẽ có tác dụng như là một bước đột phá cho tiến trình dàn xếp tranh chấp.
3. Xem http://thongtinbiendong.blogspot.com/2011/10/thoa-thuan-viet-trung-ve-nhung-nguyen.html
4. Xem Marvin C. Ott Deep Danger: Competing Claims in the South China Sea, bản dịch tiếng Việt ở http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/1434-yeu-sach-mau-thun–bin-ong-nhng-him-ha-khon-lng và tài liệu ờ chú thích 8.
5. Dĩ nhiên, đây chỉ là việc ‘cãi chày cãi cối’ như giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận xét trong bài phỏng vấn ở http://www.viet-studies.info/kinhte/NgoVinhLong_VuongHanLinh_RFI.htm, vì một khi đã kí và phê chuẩn UNCLOS thì theo luật hiệp ước TQ phải điều chỉnh lại luật lệ và cách hành xử của mình cho phù hợp với hiệp ước.
6. Li Jinming & Li Dexia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note, The School of Southeast Asian Studies Xiamen University Xiamen, Fujian, China, 2002.
7. Peter Kien-Hong Yu, The Chinese U-shaped line in the South China Sea: points, lines, and zones, Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), 2003
8. Xem Zou Keyuan, South China Sea Studies in China: Achievements, Constraints and Prospects, Singapore Year Book of International Law and Contributors, 2006.
9. Thật ra, sau khi Pháp thay mặt VN thực thi tiếp tục chủ quyền ở trên 9 đảo ở Trường Sa năm1933, TQ mở rộng lưỡi bò xuống tới giữa vĩ tuyến 7° và 9° bắc, xem tài liệu nói ở chú thích 10.
10. Theo Huang Yi and Wet Jingfen, “The Legal Status of the South China Sea,” in Taiwan on the Move, edited by Jeh-hang Lai and George T. Yu (Taiwan: National Central University, October 1998), p. 213. Hè năm 1990 Bạch Mi Sơ được mời tới Bắc Kinh để giải thích lí do vẽ đường lưỡi bò. Khi đó ông ta đã trên 80 nên vì tuổi già ông ta không nói được chính xác lí do cho hành động của mình lúc đó. Tuy nhiên, ông ta có nói “daoyu guishu Man [xian]” (岛 屿 归 属 线 – đảo dữ quy thuộc tuyến – các đảo quy vào trong đường đó [thuộcTQ]).
11. Bài viết của 2 tác giả họ Lí nêu chính xác năm xuất bản là 1936 và cho biết đường này có dạng như đường biên giới nằm trong Bản đồ biên giới biển mở rộng phía Nam của Trung Quốc (海 疆 南 展 后 之 中国 全 图 – Haijiang nan zhan hou zhi Zhongguo quantu – Hải cương nam triển hậu chi Trung Quốc toàn đồ) và là bản đồ thứ hai trong tập bản đồ kiến thiết nói trên.
12. Xem http://www.nansha.org.cn/islandsdatabase/4/South_China_Sea_Islands_Names.html 13. Xem http://v.huanqiu.com/history/201107/20110701221442.shtml, bản dịch tiếng Việt “Nguyên do lịch sử và địa vị pháp lí của ‘đường 9 đoạn’”
14. Xem http://www.spratlys.org/maps/5.htm 15. Xem chú thích 12.
16. Xem Todd L. Kelly: Vietnam Claims to the Truong Sa Archipelago, University of Hawaii,1999. Bản dịch tiếng Việt ở http://seasfoundation.org/articles/from-members/1344-tuyen-b-ch-quyn-ca-vit-nam-i-vi-qun-o-trng-sa.
17. Xem Hydrographic Office, The Admiralti, The China Sea Directory, Vol. ii, [London: J. D. Potter, 1889], 83
18. Như chú thích 18.
19. Của các nước tiếp giáp với nó (Brunei, Indonesia, Malaya, Philippines, Việt Nam…) và của các nước thế giới từng có tàu bè qua lại trên đó (Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mĩ, Nhật, Pháp…) từ lâu đời. Cũng xem Carlyle A. Thayer, South China Sea: A Commons for China Only?, YaleGlobal Online, 7 July 201, Bản dịch tiếng Việt: Biển Đông: Vùng biển chung dành riêng cho Trung Quốc!
20. Thật ra, Peter Kien-Hong Yu (chú thích 9) lại còn nêu ra quan điểm rằng các khoảng trống giữa các vạch của ‘lưỡi bò’ là các ‘khoảng trống để thở’ (breathing spaces) hay các ‘cổng vào’ (entrances) mà tàu bè có thể ra vào không cản trở, thậm chí còn đưa thêm ý tưởng đặt các trạm thu phí (toll booth) ở những chỗ đó nữa!
21. Xem Dana Dillon, Countering Beijing in The South China Sea, Policy Review, June-July 2011. Bản dịch tiếng Việt Đối phó với Bắc Kinh trong ở Biển Đông
22. Bản đồ các lô dầu của CNOOC (Công ti quốc gia dâu khí ngoài khơi TQ) năm 2010, 2011 cũng có vạch bao ngoài Đài Loan nửa vời gần giống bản đố của google, xem http://en.cnooc.com.cn/data/upload/month_201105/Coordinatesen_czxmgr.jpg và http://en.cnooc.com.cn/data/html/news/2010-05-07/english/301292.html
23. 9 vạch cũ có vạch cách đảo Hải Nam cả ngàn hải lí hoặc các đảo TQ tuyên bố có chủ quyền hàng trăm hải lí trong khi 2 vạch mới chỉ các Đài Loan vài chục hải lí.
24. TQ cho rằng họ không những có quyền về kinh tế mà cả quyền tài phán trên EEZ, thực tế là coi EEZ như lãnh hải của họ.
25. Điều 1 trong Tuyên bố lãnh hải của TQ 1958 có nêu “…và các đảo khác của TQ ngăn cách với đất liền bởi các vùng biển công.” Xem http://www.state.gov/documents/organization/58832.pdf.
26. Xem Cát Quốc Hưng (Ji Guoxing): “TQ thực sự muốn gì trên Biển Đông” hoặc M.. Taylor Fravel, “China‘s Behavior in Its Territorial Disputes: Past, Present, and Future” hoặc Zou Keyuan, “Chinese Traditional Martime Boundary Line in the South China Sea: Legal Implications for the Spratly Islands Dispute,” EAI Background Brief no. 14 (Singapore), 7 May 1998, p.2.
27. Thật ra, trong tuyên bố lãnh hải năm 1958, TQ cũng có nêu vịnh Bột Hải (gần như một vịnh kín vây bọc bởi bán đảo Liêu Đông ăn thông với Hoàng Hải bằng eo biển Bột Hải) và eo biển Quỳnh Châu (phần nằm giữa bờ nam bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông và bờ bắc đảo Hải Nam) là các vùng biển lịch sử của họ. Điều này hầu như không gây ra sự phản đối của cộng đồng quốc tế do vị trí tương đối hợp lí của chúng và trong UNCLOS cũng có khái niệm ‘vịnh lịch sử’ (historic bay).
28. Xem David Cyranoski http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html (The Nature). Bản dịch tiếng Việt “Khi khoa học trở thành công cụ tuyên truyền”, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=452
29. Xem chú thích 15
.
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=4909

Điện mật từ Viện Mỹ tại Đài Loan:Đảo Đông Sa-Đường chiến lược yếu nhất của Đài Loan

Nghiencuubiendong  – Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) đánh giá, Đài Bắc đã ngủ quên trước những ảnh hưởng chiến lược của đảo Đông Sa mà họ đang nắm giữ. Ngòai ra, sự quan liêu, thiếu nhất quán trong việc hoạch định và thực thi chính sách sẽ khiến Đài loan khó lòng hạn chế được những hành động tăng cường lấn chiếm của Trung Quốc tại thực địa. Nhất là khi Trung Quốc luôn sử dụng mọi hình thức khác nhau để ngụy tạo căn cứ về sự chiếm cứ, sở hữu trên các hòn đảo tại Biển Đông.

Xuất xứ: Viện Mỹ tại Đài Bắc (Đài Loan)
Thời gian phát điện; Thứ năm, ngày 16/06/2005; 09.36 UTC
Thời gian công bố : Thứ năm, ngày 01/09/2011; 23.24 UTC
Phân loại: Điện mật

1.Tóm tắt: Cuộc đụng độ ngày 27 tháng 5 giữa tàu của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan và một tàu nghiên cứu nghi ngờ là của Trung Quốc ngoài khơi đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát đã thu hút sự chú ý của chính phủ Đài Loan về những nguy cơ chiến lược liên quan đến hòn đảo tranh chấp tại Biển Đông này. Vị trí của hòn đảo nằm giữa Hồng Kông, Đài Loan và Philippines, và các quan chức Đài Loan nghi ngờ rằn những vụ xâm phạm gần đây của các tàu nghiên cứu và tàu đánh cá của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực nhằm muốn giành quyền kiểm soát hòn đảo cũng như các cơ sở vật chất tại đây nhằm trình diễn sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực eo biển Luzon và eo biển Đài Loan. Quân đội Đài Loan đã hoàn tất việc bàn giao quyền kiểm soát trên đảo Đông Sa cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan từ năm 2002, tuy nhiên, ngay từ năm 1999 đã có những lo ngại cho rằng hòn đảo này không có khả năng tự vệ được trước một cuộc tấn công quy mô của Trung Quốc. Kể từ đó, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan đã kiểm soát hòn đảo mà ít nhận được những định hướng chính sách từ cấp trên. Nhưng sự kiện ngày 27 tháng 5 đã làm Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan, ông Chiou I-jen phải đánh giá lại chính sách về cách giải quyết vấn đề đảo Đông Sa ở cấp cao hơn. Đài Bắc không sẵn lòng nhường hòn đảo này cho Bắc Kinh vì sợ rằng nó sẽ được sử dụng như một căn cứ cho các hoạt động của Hải quân Trung Quốc (PLA) trong tương lai, đồng thời họ cũng hiểu rõ về những nguy cơ của một vụ va chạm có khả năng xảy ra giữa các tàu của Trung Quốc và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan được đứng đầu bởi ông Syu Huei-you, một người vốn bài Trung Quốc một cách cứng rắn, điều này có thể khơi mào cho một cuộc khủng hoảng ngoài ý muốn giữa hai bờ. Hết tóm tắt.
Hòn đảo ngày đó, và Đài Loan, Lãng quên.
2.Nằm ở bờ phía đông của Biển Đông, cách Hồng Kông 200 hải lý về phía đông nam, đảo Đông Sa từ lâu đã là một vấn đề khó xử lý cho các nhà hoạch định chính sách quân sự của Đài Loan. Vị trí địa lý xa xôi, cấu tạo địa hình tự nhiên phức tạp, đây được xem là những lý do để năm 1999 Bộ Quốc Phòng Đài Loan đã tiến hành rút đơn vị đặc nhiệm của Hải quân vốn từng chịu trách nhiệm phòng ngự khu vực lãnh thổ mà Đài Loan nêu yêu sách này. Thậm chí trước khi chuyển giao, những cựu quan chức và cả người đang tại vị đã nói rằng, Bộ Quốc phòng Đài Loan dành quá ít tài nguyên cho việc phòng thủ hòn đảo, họ chỉ cung cấp cho lực lượng quân đồn trú với 1000 người trước đây bằng những trang thiết bị lỗi thời và một cơ sở vật chất kỹ thuật vốn rất cũ kỹ, tồi tàn. Vào năm 2002, Quân đội Đài Loan đã hoàn thành việc chuyển giao sân bay và những cơ sở vật chất cảng biển của hòn đảo cho lực lượng phòng vệ bờ biển, họ đã có nâng cấp chút ít khả năng phòng thủ của hòn đảo này. Bộ nội vụ Đài Loan (MOI) năm 2003 cũng có đưa ra hứa hẹn nâng cấp về cơ sở vật chất, và cảng biển tại hòn đảo nhằm củng cố sự kiểm soát trên đảo và vùng biển xung quanh, tuy nhiên, giới chức lãnh đạo chính trị vẫn tiếp tục thờ ơ với vấn đề này. Một quan chức của Ủy ban An ninh Quốc gia Đài Loan nhấn mạnh rằng, “Nhóm Công tác Nam Hải” của Viện Hành chính (Executive Yuan) có trách nhiệm điều phối chính sách của chính phủ về đảo Đông Sa thậm chí còn không tổ chức một cuộc họp nào kể từ năm 2002.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh thức Đài Loan
3.Ngày 27 tháng 05, vấn đề đảo Đông Sa lại được hâm nóng lên khi một chiếc tàu của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan tuyên bố sẽ khống chế tàu nghiên cứu Feng-Dow số 4 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nếu nó không lập tức rời khỏi vùng biển ngoài khơi đảo Đông Sa. Sự kiện ngày 27 tháng 5 là tiếp nối của một loạt các cuộc va chạm giữa Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan tại đảo Đông Sa với các tàu nghiên cứu và tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trong khu vực. Ngay từ đầu tháng hai, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan đã xô xát với những ngư dân Trung Quốc đang tìm cách dựng một lều tạm trên hòn đảo. Theo sau tình tiết trên, họ đã thông báo với Viện Mỹ tại Đài Bắc (American Institute in Taiwan AIT) rằng có tới khoảng 200 tàu cá của Trung Quốc đã cố gắng phong tỏa những cơ sở của lực lượng này, viện cớ từ việc để phản đối hành động Đài Loan không cho phép các ngư dân Trung Quốc neo lại trên đảo giữa khi thời tiết xấu. Cuộc va chạm với những tàu đánh cá của Trung Quốc lại vẫn tiếp diễn trong tháng 4 và tháng 5 bằng một loạt hoạt động của 2 tàu nghiên cứu Tan-Baw và Feng-Daw số 4 được sự hộ tống bởi những tàu đánh cá khác của Trung Quốc.
4.Trong các ngày từ 03 tháng 05 cho đến lần đụng độ cuối cùng là ngày 27 tháng 05, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan đã nhiều lần cố gắng trục xuất các tàu nghiên cứu của Trung Quốc. Tuy nhiên, quan chức của Uỷ ban An ninh Quốc gia Đài Loan nói họ không nhận được thông báo về vấn đề này cho tới ngay trước khi lực lượng phòng vệ bờ biển đe dọa sẽ tiến hành khống chế chiếc tàu Feng-Dow số 4 của Trung Quốc vào ngày 27 tháng 05. Cố vấn cao cấp của Ủy ban An ninh Quốc gia về các vấn đề châu Á, ông Lin Cheng-wei cho AIT biết, Cục trưởng Cục Phòng vệ Bờ biển Syu Huei-you chỉ báo cáo vấn đề trên vớiTổng Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Chiou I-jen khi ông ta cần sự giúp đỡ từ Chiou nhằm gây sức ép buộc Hải Quân Đài Loan phải gửi quân tới khu vực (có điện riêng tiếp theo). Lin cho biết, ông Chiou đã từ chối yêu cầu cho gửi thêm tàu hải quân và khuyến cáo Syu đừng để xẩy ra một cuộc đụng độ vũ lực với các tàu Trung Quốc.
Đánh giá lại chính sách sau vụ việc
5.Kể từ vụ đụng độ ngày 27 tháng 5, không hề có thêm báo cáo gì về va chạm giữa các tàu của Đài Loan và tàu Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên phía Đài Bắc cho biết, sự việc đã khơi mào cho đề xuất cần xem xét lại một cách cơ bản về chính sách đối với những nguy cơ gia tăng tại đảo Đông Sa tới chiến lược của Đài Loan và những lợi ích giữa hai bờ. Theo ông Lin thuộc Uỷ ban An ninh Quốc gia (NSC), Thủ tướng Tạ Trường Đình đã đồng ý giải tán nhóm công tác Nam Hải của Viện Hành Chính và chuyển trách nhiệm của nhóm này sang cho NSC. Lin cũng nhấn mạnh rằng, cá nhân ông Chiou nắm bắt được vấn đề Đông Sa và sẽ chỉ đạo các quy trình phối hợp giữa các cơ quan, trong đó, ông Lin sẽ hoạt động như một giám đốc điều hành. Lin nói, Uỷ ban An ninh Quốc gia sẽ tìm cách trao đổi các đánh giá về những hành động của Trung Quốc trong khu vực với Mỹ, Nhật Bản và các bên có quan tâm khác. Ông ta bổ sung thêm, trong các cuộc đàm phán với những người đồng cấp tại Hà nội hồi đầu tháng Sáu, các quan chức của Việt Nam nói với ông ta, rằng họ cũng nếm trải sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông. Bao gồm cả một vụ việc xẩy ra gần đây và không được công khai khi các tàu của Trung Quốc nổ đã súng vào ngư dân của Việt Nam làm vài người thiệt mạng.
6.Các quan chức (Đài Loan) cho biết, thách thức đầu tiên khi xây dựng chính sách mới đối với Đông Sa là việc tranh thủ được sự đồng thuận giữa các cơ quan về phạm vi của vấn đề. Phó Tổng thư ký của Uỷ ban An ninh Quốc gia, ông Henry Ko cho AIT biết, Đài Loan (ông này còn khẳng định là cả Nhật Bản) cho rằng, có lẽ Trung Quốc đang dùng các biện pháp cứng rắn, nhưng bất bạo lực, nhằm dần đẩy nhân viên Đài Loan ra khỏi đảo Đông Sa để cho PLA có thể sử dụng hòn đảo này như một căn cứ cho những hoạt động ở trong khu vực. ông Lin (người của NSC) cũng nhấn mạnh rằng, đảo Đông Sa nằm ở vị trí thuận lợi để kiểm soát tuyến đường hàng hải đi vào khu vực eo biển Đài Loan, và quan trọng hơn, là cả eo biển Luzon, nơi mà phần lớn các tàu thuyền thương mại của Nhật Bản để tới Đông Nam Á và Trung Đông sẽ phải đi qua. Cựu Phó tổng thư ký của Uỷ ban An ninh Quốc gia Chang Jung-feng nhấn mạnh, có lẽ Bắc Kinh mong muốn kiểm soát được các cơ sở của Đông Sa nhằm đem lại cho Hạm đội Nam Hải (Southern Fleet), và đặc biệt là cho hạm đội tàu ngầm của họ, một không gian rộng lớn hơn để tiến hành những hoạt động bí mật. Sau vụ việc được ghi nhận hồi đầu tháng 6 có liên quan đến một tàu ngầm lớp Minh của Trung Quốc gần khu vực Đông Sa, các quan chức Bộ Quốc Phòng Đài Loan công khai tuyên bố về tiềm năng của hòn đảo này trong việc giám sát những động thái của Hải quân Trung Quốc, và như một phần trong các hoạt động nhằm vận động công chúng đồng ý với ngân quỹ dùng cho việc mua các máy bay chống hạm P-3C.
7.Mặc dù cố gắng gắn vấn đề đảo Đông Sa với những nỗ lực của Trung Quốc để hỗ trợ cho việc thông qua ngân quỹ phòng thủ đặc biệt, cả Bộ Quốc Phòng và các nhà hoạch định chính sách cấp cao trong chính phủ của ông Trần Thủy Biển lại có vẻ sẵn sàng cân nhắc việc mở rộng vai trò quân sự của các cơ sở vật chất trên đảo Đông Sa. Ông Lin nhấn mạnh rằng, Đài Loan đang tìm kiếm một phương thức nhằm chống lại sự kiểm soát quân sự của Trung Quốc với các cơ sở trên đảo mà không làm gia tăng nguy cơ xẩy ra xung đột hàng hải ngoài ý muốn. Ông cũng đánh giá, Bắc Kinh có những nỗ lực đáng ngờ trong việc sử dụng các tàu đánh cá và tàu nghiên cứu để nhằm thay đổi hiện trạng trên bề mặt đảo, một sự việc được hỗ trợ bởi yếu tố là cả Đài Loan và các phương tiện truyền thông quốc tế gần như cùng không cho là nó có tồn tại. Để giải quyết vấn đề này, Lin nói rằng, Đài Loan đang cân nhắc các biện pháp để hướng sự tập trung chú ý của dân chúng Đài Loan và quốc tế vào khu vực Đông Sa như một khu phi quân sự, có thể bằng cách phát triển nó thành khu bảo vệ môi trường sinh thái, hay một hình mẫu về phát triển kinh tế vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, Lin cũng nói, bất cứ kế hoạch nào như vậy cũng khó có thể thực hiện được trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, điều này khiến cho khả năng xung đột với các tàu của Trung Quốc vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Nguy cơ thiếu sự phối hợp trong hiện tại và cả với tương lai gần
8.Các quan chức NSC thừa nhận về những nguy hiểm khi để quyền quyết định hành động cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan, họ đang tìm kiếm khả năng gia tăng sự phối hợp, giám sát trong nội bộ. Một thách thức hiện thời đối với giới hoạch định chính sách của Đài Loan, đó là vai trò khó xử lý của lực lượng phòng vệ bờ biển, tệ quan liêu của Đài Loan và cả tính cách cố chấp của Syu, người chỉ huy cơ quan này. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan chỉ mới được thành lập năm 1999, hoạt động bên cạnh các đơn vị như Cảnh sát, Quân đội, Hải Quân và Cục Hải quan. Sự bất hòa giữa những đơn vị này từ nguyên nhận bị tước mất quân số và nhiệm vụ đã tạo ra một rào cản lớn cho việc hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Bờ biển và các cơ quan quân sự, tình báo và tư pháp khác của Đài loan. Hoạt động hợp tác quốc tế cũng bị xáo trộn tương tự, lực lượng phòng vệ bờ biển đã duy trì hợp tác chặt chẽ với AIT và Cộng đồng Tư pháp Mỹ trên các vấn đề như vận chuyển ma túy trái phép, tệ buôn bán người. Gần đây, AIT cũng tái thiết lập những trao đổi với các đơn vị tình báo và hành quân của lực lượng này. Đài Loan và Nhật Bản đã xây dựng một chương trình trao đổi tình báo thường xuyên ở cấp độ thực thi công việc, nhưng Nhật Bản lại không hưởng ứng những nỗ lực của Đài Loan nhằm thiết lập các trao đổi hoạt động giữa hai bên ( điện tiếp riêng ).
Bình luận: Vấn đề của kẻ ngủ quên với những ảnh hưởng chiến lược.
9.Sự việc ngày 27 tháng 5 là một nhắc nhở hữu dụng cho giới hoạch định chính sách của Đài Loan đối với những nguy cơ tồn tại trong chính sách Biển Đông của họ. Sự can thiệp của Uỷ ban An ninh Quốc gia Đài Loan (NSC) vào vấn đề có thể làm giảm nguy cơ của việc, một lãnh đạo quá khích của lực lượng phòng vệ bờ biển có thể dẫn Đài Loan tới một cuộc xung đột hàng hải ngoài ý muốn với Đại Lục. Tuy nhiên, trong trung hạn, Đông Sa cùng với các đảo mà Đài Loan kiểm soát ngoài khơi Trung Quốc Đại Lục sẽ vẫn là một điểm yếu chiến lược đối với Đài Loan. Cho đến hiện nay, Đài Bắc có vẻ quyết tâm giữ lập trường trung gian, không phó mặc Đông Sa cho các chiến thuật gây áp lực của Trung Quốc trong khi lại giảm dần việc kiểm soát hòn đảo bằng lực lượng quân sự. Nếu đánh giá của Đài Loan về việc Trung Quốc đang khôi phục những nỗ lực nhằm thực thi các yêu sách chủ quyền trong khu vực là đúng, hành động cân bằng này có thể sẽ ngày càng khó thực hiện hơn.
Nguồn trích dẫn gốc:Wikileaks
theo NCBĐ

Hồi ký trùm gián điệp Đông Đức – kỳ 19 (Markus Wolf)

“…Chính yếu tố con người tạo nên sự thành công của công tác tình báo, chứ không phải dụng cụ siêu kỹ thuật làm nên nó…” 
1
, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14,
15a, 15b, 16a, 16b, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 

Chương 14(trang1- trang2 TẠI ĐÂY)
Trong Lòng Địch
Thế giới tình báo, Đông và Tây, là vương quốc của bóng tối đạo đức. Những cách hành xử của nó đôi khi kém đạo đức, phương pháp của nó bẩn thỉu. Vì vậy CIA đối với tôi ở vào một vị thế đặc biệt bất lợi vì đã góp phần vào trò múa rối dân chủ để thỏa mãn những đòi hỏi của Hiến Pháp Hoa Kỳ, bất chấp chúng có phù hợp hay không với công tác tình báo. Không một cơ quan tình báo nào có thể trở thành dân chủ và, cho dù nhiều chính trị gia mong mỏi điều này, luôn bị xoi bói mà vẫn có thể thực hiện công tác một cách đúng đắn. Tại cơ quan CIA, phần lớn các sĩ quan cao cấp bỏ thời giờ để soạn thảo tài liệu và tổng kết công việc của họ để trình ra bên ngoài, luôn luôn phải chú ý đến phản ứng của giới chính trị và báo chí.
Ở Đông Âu, chúng tôi lạc lối trong một chiều hướng trái ngược. Mặc dù chúng tôi viết tài liệu và báo cáo lên cấp trên, có nghĩa là cũng có giám sát công tác tình báo của chúng tôi, nhưng không có việc giám thị thực sự. Các chủ nhân chính trị của chúng tôi về cơ bản họ cảm thấy bất an nên họ nhất định lấy cho bằng được mọi thông tin có tiềm năng đe dọa vị thế của họ và họ chẳng thèm để ý đến phương cách thu thập nó. Erich Honecker chuyên mách lại cho các chính trị giá Tây Đức mà ông mong tìm sự tín cậy là tình báo Đông Đức được lệnh không đụng chạm đến họ. Nhưng một khi trở về nhà, ông ngốn nghiến và chăm chú đọc những báo cáo tình báo về những người này và tỏ ý muốn có thêm thông tin chứ không kém đi.
Phong thái của phản gián CIA, theo kinh nghiệm cá nhân tôi đã trình bày ở phần đầu sách này, cho tôi thấy họ chú tâm đến việc chấn an lo âu có một kẻ nằm vùng hoạt động trong lòng CIA hơn là tìm cách phát hiện tay này. Gus Hathaway trình bày cho Ủy Ban Tinh Báo Thượng Viện năm 1985: « Chưa bao giờ có một điệp viên của Xô Viết nào nằm trong lòng của CIA. Có thể chúng tôi không tìm ra tên này, nhưng tôi nghĩ điều này khó có thể xảy ra ». Mặc dù xảy ra sự việc kẻ đào tị Edward Lee Howard, bị CIA đuổi đi cách đó hai năm vì tội sử dụng ma túy và ăn cắp vặt, đã sau đó tiết lộ những bí mật về những công tác của cơ quan tại Moscow nhắm vào Xô Viết, CIA không phát giác được hành động phản bội của y nhưng lại được một sĩ viên chúc cao cấp KGB Vitaly Yuchenko sau khi đào thoát sang Hoa Kỳ tiết lộ. Nói cho ngay, lời tuyên bố của Hathaway phù hợp với sự thật, vì Howard không còn làm việc cho cơ quan khi đương sự tiết lộ những bí mật của cơ quan. Nhưng lời bảo đảm của ông không chắc chắn. Đã từng gặp Hathaway và đánh giá ông là một sĩ quan tình báo nghiêm chỉnh và cần cù, tôi tự hỏi tại sáo ông lại hài lòng che dấu những khuyết điểm của cơ quan bằng phương cách này. Tôi đoán chừng ông lo ngại bôi xấu CIA trước công chúng vào lúc danh tiếng của của cơ quan đang suy sụp.
Những âm mưu bất thành của CIA nhằm lật đổ Fidel Castro và những chiến thuật liều lĩnh tại Trung Mỹ đã hạ bệ uy tín của họ đối với phe bảo thủ cũng như đối với phe cấp tiến. Những lượng định của các sĩ quan của chúng tôi tại các trạm ở Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước liên quan đến tình báo Hoa Kỳ cho thấy vào những thập niên 1970 và 1980 họ không được kính nể như vào những thập niên 1950 và 1960. Điều này, theo như một tham vấn quản trị có thể nói, ảnh hướng đến tinh thần của những sĩ quan. Tổ chức không những được xem là bí mật và nham hiểm – hầu như là những đánh giá bình thường đối với một cơ quan tình báo có quyền lực – nhưng mờ ám, một danh tiếng mà không cơ quan tình báo nào có thể đương nổi. Cơ quan tình báo là một nơi bất ổn về mặt tâm lý và não trạng phản ánh mau chóng lên việc làm. Những báo cáo về tên phản bội Aldrich Ames cho thấy tâm lý chán ghét bản thân cao độ trong nội bộ CIA. Ames không những chán ghét cơ quan của mình, y còn khinh khi nữa là đàng khác. Tôi không nghĩ tâm trạng này giống tâm trạng của tay phản bội Xô Viết như Oleg Gordievsky. Những tay phản bội của Moscow đổi cánh do sự hỗn hợp những lý do ý thức hệ và cá nhân, nhưng, mặc dù họ biết rõ những điều tồi bại trong KGB, họ không mất lòng kính sợ đôi với nó cho đến khi Gorbachev lên nắm quyền.
Ames không phải là người tồi dở đầu tiên được CIA tưởng thưởng. Vào những thập niên 1970, Hoa Kỳ dùng một điệp viên mật danh là Thielemann, có nhiệm vụ liên lạc với những nhân viên ngoại giao Đông Đức, những doanh nhân và những viện sĩ đến thăm viếng Tây Đức và tìm cách kết nạp họ. Đây là một sáng kiến tốt về mặt cơ bản của CIA nhằm thu dụng những người Đông Đức khi họ du hành ra nước ngoài và ít nguy hiểm hơn là kết nạp họ ở tại Đông Đức. Nhưng chúng tôi biết đến hoạt động của Thielemann khi, vào năm 1973, chúng tôi bắt đầu tiến hành những điều nghiên ráo riết về những hoạt động của CIA tại Bonn. Bằng cách đơn giản quan sát những cuộc tiếp xúc ngẫu nhiên của các người đồng hương chúng tôi tại các buổi liên hoan, các câu lạc bộ thể thao, quán nước và cà phê và những nơi tụ họp công cộng khác, chúng tôi thiết lập được danh sách những người làm việc cho CIA.
Năm 1975, Thielemann đóng chốt toàn thời tại Bonn. Đương sự hoặc CIA không biết chúng tôi tìm ra tên thật của y là Jack Falcon. Lúc đầu chúng tôi chỉ theo dõi y, ghi nhân những đối tượng của y và nghiên cứu những điều y tìm kiếm. Lần hồi, chúng tôi cung cấp cho y những đối tượng – những điệp viên làm việc cho chúng tôi và vờ để cho Falcon kết nạp làm nguồn tin và cung cấp cho y một mớ hỗn hợp bí mật không quan trọng và thông tin sai lạc. Mục đích là dẫn đưa Hoa Kỳ vào những đường dây giả trong lúc nỗ lực tìm hiểu và đưa họ đến những kết luận sai lầm về công tác của chúng tôi. Tội nghiệp cho Falcon vì y nghĩ đang làm một công việc tuyệt vời là kết nạp được qua nhiều người Đông Đức sẵn sàng cộng tác và lại có hiểu biết. Y khoe khoang với một nguồn tin đặc biệt đáng tin cậy là CIA đã thăng chức và tăng lương cho y vì y đã thành công trong công tác kết nạp. Điều này đã làm cho tổng cục phản gián trong Bộ Công An của chúng tôi phải phì cười. Chính các sĩ quan cao cấp tại đây đã bịa phần lớn những bí mật không giá trị này.
Thực ra, việc phát hiện những đặc vụ của CIA tại Bonn quá dễ dàng. Gần như trái ngược với những lời dặn dò của tôi cho những chuẩn bị kỹ lưỡng và chậm chạp, những tiếp cận gần như tinh tế với những đối tượng kết nạp, họ luôn phát động một loạt những cuộc tiếp xúc. Các đối tượng chúng tôi gài vào thường than phiên là những đặc vụ CIA có trình dộ hiểu biết thấp về tình hình kinh tế của Đông Đức, khiến cho họ không biết phải theo phương hướng nào để quay vì những hiểu biết căn bản về Đông Đức của những đặc vụ quá sơ sài. Có một lúc vào cuối những thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, phẩm chất những đặc vụ Hoa Kỳ quá tồi dở và công tác của họ thiếu phương pháp đến độ các cấp lãnh đạo của chúng tôi lo ngại tự hỏi có lẽ Washington coi Đông Đức chẳng ra gì.
Sau này, chúng tôi biết Hoa Kỳ thu thập những dữ liệu then chốt về Đông Đức nhờ vào hệ thống giám sát điện tử tại Tây Bá Linh và Tây Đức. Thật là quái gở khi CIA bỏ công gởi người rình mò một cách vô bổ tại đất liền trong khi phần lớn những tin tức giá trị họ muốn có lại ở trên không gian. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, không có phương pháp kỹ thuật nào có thể thay thế trí tuệ và óc phán đoán của con người và – cho dù những cố gắng của họ thiếu khả năng – có người trong CIA phải đồng ý về chuyện này. Quý vị có thể nghe lén một cú điện thoại, nhưng thiếu hiểu biết về bối cảnh, người ta dễ dàng đánh giá sai lầm; một bức hình vệ tinh có thể cho quý vị thấy vị trí những tên lửa, nhưng một nguồn tin ở bộ tư lệnh có thể cho quý vị biết nó nhắm về hướng nào. Vấn đề của tình báo máy móc chính là những thông tin không được ước định. Tình báo máy móc chỉ thu thập được những gì đang diễn ra nhưng không ghi nhận những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nguồn tin do người cung cấp thông báo về kế hoạch, có thể điều nghiên những viễn tượng chính trị và quân sự, và có thể đặt những tài liệu và mẩu đối thoại vào trong bối cảnh của nó. Như mọi sĩ quan tình báo đều biết, quá nhiều công sức đã được bỏ ra để sàn lọc trong đống núi dữ liệu để tìm ra hạt tin giá trị; sự lệ thuộc quá mức vào tình báo máy móc có thể làm gia tăng gấp đôi con số hạt tin, nhưng chắc chắn sẽ làm tăng lên gấp ba kích thước của quả núi dữ liệu cần phải sàn lọc. Mặc dù vai trò của tình báo máy móc kỹ thuật sẽ gia tăng và hỗ trợ cho những gì vẫn thường được sức người đảm nhiệm với nhiều phí tổn và rủi ro, nó không thể nào thực sự thay thế. Chính yếu tố con người tạo nên sự thành công của công tác tình báo, chứ không phải dụng cụ siêu kỹ thuật làm nên nó.
Cuối thập niên 1980, chúng tôi ở một vị thế ai cũng thèm thuồng vì biết được không một điệp viên CIA nào làm việc tại Đông Đức mà không biến thành gián điệp nhị trùng hoặc làm việc cho chúng tôi ngay từ lúc khởi đầu. Theo lệnh của chúng tôi , tất cả những người này được cung cấp những tin tức chọn lựa kỹ lượng và những thông tin sai cho Hoa Kỳ. Chúng tôi biết điều này bởi vì Edward Lee Howard đã làm việc cho văn phòng của Đông Đức. Đương sự gặp Falcon sau khi Falcon trở về tổng tư lệnh CIA ở Langley và được tưởng thưởng vì đã thành công gài đặt điệp viên ở Đông Đức. Theo sự tiết lộ của Falcon, Howard  biết chỉ có sáu hoặc bảy điệp viên làm việc cho CIA tại Đông Đức. Chúng tôi điều khiển họ theo đúng kế hoạch của chúng tôi. Điều này đã được chính CIA xác nhận. Họ tiết lộ sau khi Đông Đức sụp đổ tất cả những điệp viên của họ hóa ra đã bị Bộ Công An sai khiến.
Những năm 1987 và 1988, Howard lúc đó đến thường trú tại Moscow và được KGB bảo trợ, thăm viếng Đông Bá Linh và kể cho các cán bộ điều khiển của mình trong cơ quan tình báo hải ngoại tất cả những chi tiết công tác của CIA và mục tiêu điệp vụ hàng đầu của họ về các thiết bị quân sự và các viện nghiên cứu. Điều thực sự mới mẻ với chúng tôi là Howard cho biết CIA có danh sách mục tiêu hướng về các giáo sư kinh tế ưu tú và các hàn lâm sĩ của Đông Đức. Nếu có ai trong số người này xin hộ chiếu thăm Hoa Kỳ, tên tuổi của người đàn ông hay người đàn bà này được chuyển từ lãnh sự về cơ quan tình báo Hoa Kỳ và sau đó nhập vào kho dữ liệu to lớn. Trong thời gian thăm viếng của những cá nhân này ở Hoa Kỳ, mỗi khi tên của ông hay cô này được đề cập trong một cuộc đối thoại trên điện thoại, trên fax, hoặc máy telex, chính quyền Hoa Kỳ ghi âm và chuyển cho CIA để điều nghiên. Đông Đức vốn có tiếng là hay rình mò và lén nghe, nhưng riêng những giới hạn về kỹ thuật của chúng tôi cũng đủ bảo đảm chúng tôi không thể nào sánh kịp với Hoa Kỳ về điểm này.
Một yếu điểm về cơ cấu tổ chức của tình báo Hoa Kỳ là trường hợp của Ames lý ra đã cho thấy sự yếu kém của nó đối với những tác động chính trị. Trong những năm gần đây, chức vụ giám đốc Trung Ương Tình Báo giống hệt chức vụ của một ông bầu bóng đá sau mỗi một mùa bóng tồi tệ là bị mất chức.
Khi Werner Stiller đào thoát, tôi chỉ ra lệnh đổi cấp lãnh đạo trực tiếp của y. Không hề có áp lực đè lên tôi hoặc đè lên bộ trưởng buộc chúng tôi phải từ chức. Làm như vậy có ích lợi được gì? Tốt hơn hết là vẫn giữ vị thế cũ và tìm phương pháp để ngăn ngừa điều này xảy ra lần nữa. Một cách tình cờ, tôi không hề thấy CIA bình tĩnh ngồi lại và tìm phương cách ngăn ngừa việc này. Một vài ban trong những đặc vụ của họ – tôi đặc biệt liên tưởng đến ban trách nhiệm về Xô Viết – hình như làm việc trên mây và với lời cầu nguyện. Nếu họ điều tra kỹ lưỡng sau vụ Howard đào thoát, Ames có thể đã bị bắt từ lâu rôi.
Các cơ quan tình báo không có lợi gì để nghe lời kêu gọi của các chính trị gia thiếu hiểu biết yêu cầu hạ bệ người lãnh đạo mỗi khi một tai nạn như vậy được quần chúng biết đến. Tôi luôn có cảm tình với Heribert Hellenbroich vì sự nghiệp giám đốc tình báo hải ngoại của ông tan tành khi Tiedge đào thoát. Hellenbroich, đã từng chỉ huy Nha Bảo Vệ Hiến Pháp, mới vào làm việc tại BND (Bundesnachrichtendienst= cơ quan Tình Báo Liên Bang Đức ). Ông có một vài bất đồng các cố vấn của tân Thủ Tướng (đặc biệt là Klaus Kinkel) và trở thành con vật tế vì những thất bại chính do lỗi của đội tuyển dụng và thiếu hoàn toàn kiểm soát, một việc đặc hữu của môt cơ quan bí mật.
Cuộc gặp gỡ của tôi với Gus Hathaway lẽ cố nhiên là một kết thúc kỳ quái của mối liên hệ của tôi với Hoa Kỳ thời Chiến Tranh Lạnh. Trong ba mươi lăm năm đứng đầu cơ quan tình báo hải ngoại Đông Đức, Hoa Kỳ đối với tôi là một nước xa lạ và thù địch. Bắt chước đồng nghiệp Xô Viết, chúng tôi dùng danh từ Đức ngữ Hauptgegner, « kẻ thù chính » (tiếng Nga là glavni protivnik ) để mô tả Hoa Kỳ. Đối với Moscow và đối với chúng tôi, Hoa Kỳ là nguồn gốc phát sinh mọi tội của đế quốc. Tuy nhiên tôi không đem lòng hận thù cá nhân đối với Hoa Kỳ. Lẽ cố nhiên tôi biết và kinh tởm những hoạt động chống cộng ngoan cố của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy và những vi phạm luật pháp với sự hỗ trợ của CIA tại Châu Mỹ La tinh. Nhưng tinh thần quốc tế của tôi ngăn cản không cho tôi rơi vào não trạng chống Mỹ ngu xuẩn mà phần đông các thành phần xã hội chủ nghĩa đều mắc phải. Hiểu biết của tôi về nước Mỹ dựa trên những gì tôi học ở Liên Bang Xô Viết từ các người bạn Mỹ, từ kinh nghiệm cá nhân khi làm phóng viên đài truyền thanh tại Bá Linh và theo dõi những vụ án tại Nuremberg, và từ các báo chí và tuần báo phương Tây tôi đọc mỗi ngày. Lẽ cố nhiên tôi đặt lăng kính đượm nặng nề màu sắc ý thức hệ lên những gì tôi đọc, vì công tác của tôi là thảo luận về những giả thuyết và những kết luận về chính trị và ý thức hệ ghi trong bản báo cáo và biện minh cho vị thế của Xô Viết với tất cả năng lực của tôi. Điều này đã gây nên hiềm khích không thể tránh khỏi giữa tôi và các bạn Hoa Kỳ như George Fischer. Trong cương vị cấp lãnh đạo văn phòng Eisenhower, ông thường đến Bá Linh ngay sau thời kỳ kết thúc chiến tranh… Chúng tôi sung sướng gặp lại nhau, nhưng không thể nào quên được lòng nghi kỵ đã tiêm nhiễm vào trong mối quan hệ này.
Phần lớn những hiểu biết về lề lối suy nghĩ, ý định và mối e ngại của Hoa kỳ mà tôi tiếp thu là do hai người điệp viên Hoa Kỳ đầu tiên của tôi. Họ chưa bao giờ bị phát giác, mặc dù cả hai đã qua đời, tôi không có ý định tiết lộ danh tính của họ ở đây ngoài những bí danh chúng tôi đặt cho họ : Maler (« Thợ Sơn ») và Klavier (« Dương Cầm »). Cả hai người đều sinh đẻ tại Đức và gần gũi với phong trào cộng sản lúc còn thanh niên, và cả hai đều là người Do Thái. Cả hai đều phải bỏ quê hương xứ sở vì mối đe dọa Quốc Xã, an cư tại Hoa Kỳ, và hoàn tất việc học hành của họ tại đây, một người là kinh tế gia, người kia là một luật sư. Nhưng do nguồn gốc sinh đẻ ở Đức và có tay nghề, cả hai đều được kết nạp vào Nha Công Tác Chiến Lược (Office of Startegic Services = OSS), tiền thân của CIA. Vào thời kỳ truy lùng của Thượng Nghị Sĩ McCarthy trong những đầu thập niên 1950, OSS bị tố cáo là hang ổ của bọn trí thức tả khuynh. Một cách nghịch lý, Stalin lấy cớ Noel Field có liên hệ với OSS và dùng Field (*) để ra tay thanh trừng đẫm máu những đảng viên Cộng Sản tại nhiều quốc gia trong những năm 1951-1952, trong đó có Tiệp Khắc, Hungari và Đông Đức. Theo những gì tôi biết về Field, tôi quả quyết Field chưa bao giờ là một gián điệp nhưng chỉ là một người có lý tưởng nhưng ngây thơ, đã ra tay giúp những người chống phát-xít và vì vậy có mối liên hệ với OSS. Nhưng vụ án của ông là một ví dụ về những mánh khóe độc địa của Stalin và Beria để biện minh việc thanh trừng ở Đông Âu.
(*) Thời kỳ Đại chiến Thế Giới Thứ II, Noel làm việc cho một tổ chức nhân đạo, Unitarian Universalist Service Committee (Ủy Ban Công Tác Nhất Thể Phổ Độ), ngoài những công tác khác họ giúp những người di dân Công Sản. Do đó Field bắt được liên lạc với Allen Dulles trong OSS)
Trong bầu không khí này, nhiều sĩ quan tình báo của chúng tôi thận trọng trong việc kết nạp người Mỹ, việc này có thể khiến cho họ bị kết tội là rơi vào bậy của Hoa Kỳ. Nhưng tôi biết chúng tôi muốn biết về lề lối suy nghĩ của người Mỹ. Chúng tôi bắt liên lạc với anh kinh tế gia Maler, qua một người bạn quen biết thời còn là sinh viên dưới chế độ Quốc Xã. Hai người là thành viên một nhóm kháng chiến Do Thái đã có lần âm mưu cho nổ một buổi triển lãm Quốc Xã. Phần lớn thành viên của nhóm đều bị bắt và ba mươi lăm người bị giết. Maler tìm cách xuất ngoại; anh bạn của ông thoát chết trại tập trung. Người bạn này là một khuôn mặt kỳ cựu trong thế giới tài chánh của Đông Đức, qua người này chúng tôi dàn xếp để bắt liên lạc với Maler với hy vọng là khơi động những môi liên hệ trong OSS.
Nhưng hóa ra những mối liên hệ rộng lớn của Maler tại Hoa Kỳ cũng đáng lưu ý. Ông là người một biết suy nghĩ xâu xa và đặc thù và ông vẫn tự nhận mình là người Cộng Sản. Ông có nhiều bạn bè thế lực ở Washington và, theo yêu cầu của chúng tôi, ông đã gặp gỡ đại sứ Hoa Kỳ tại Bonn và trưởng phái đoàn ngoại giao tại Bá Linh với sự giới thiệu của John Foster Dulles. Hữu dụng nhất đối với chúng tôi là việc ông thông báo những mối liên hệ tình báo mà Ernst Lemmer, lúc đó là bộ trưởng Tây Đức đặc trách về những vấn đề Liên Quốc (có nghĩa là, thương thảo với Đông Đức, đã cài đặt trong thời chiến khi ông làm phóng viên cho những tờ báo ngoại quốc tại Bá Linh), từ những hệ thống tại Pháp và Thụy Sĩ cho đến những mối liên lạc với người Nga. Tôi không bao giờ dùng tài liệu này để đối phó với Lemmer, nhưng trong tủ sắt của tôi tôi có giữ một bản sao văn kiện do ông ký nhận làm việc cho KGB. Maler là một người giàu có và chỉ lấy tiền bồi hoàn của chúng tôi vì những chi phí chứ không bao giờ lấy tiền vì việc làm, một việc ông mô tả đem lại ánh sáng đến những vùng tăm tối của Tây phương?
Trong lúc Maler chú tâm đến châu Âu, Klavier, mặc dù thường trú tại Đức, là một đặc vụ nội gián thường xuyên về Hoa Kỳ. Klavier là người Đức được huấn luyện trong ngành luật đã di cư sang Hao Kỳ, tại đây ông làm luật sư và sau này tham gia OSS. Bất mãn về cách giải quyết vấn đề tội phạm chiến tranh tại Tây Đức, ông cung cấp những tin tức nội bộ cho các sử gia nước CHDCĐ. Ông làm việc cho chúng tôi với điều kiện là người vợ không bao giờ được biết việc này – bà là người Tây Đức và, theo như lời quả quyết của ông, là kẻ thù không đội trời chung với Đông Đức. Tuy nhiên, ông nhận tiền của chúng tôi để xây cất một căn nhà dưỡng lão ở Thụy Sĩ. Klavier là một thành viên trong ban công tố trong các vụ xử ở Nuremberg, ông đặc trách về hồ sơ khởi tố trúm sắt thép Friedich Krupp của Đức, người đã cung cấp nguồn hỗ trợ tài chánh chính cho Hitler lên nắm quyền và sự hỗ trợ kỹ nghệ của ông thiết yếu cho guồng máy quân sự của Quốc Xã. Động cơ thúc đẩy Klavier làm việc cho chúng tôi là nỗi lo sợ Tây Đức sẽ lần hồi trở lại chế độ Quốc Xã. Ông không chấp nhận sự phục hồi dễ dàng của những cựu đảng viên Quốc Xã, vào lúc đó họ trở về với công việc cũ của họ trong ngành tư pháp, kỹ nghệ và tài chánh.
Nguồn gốc Do Thái của Klavier có ảnh hưởng lớn nhất trên những suy nghĩ chính trị của ông và ông thu thập một hồ sơ khổng lồ, mà ông trao cho tôi, trong việc khởi tố Krupp và Adolf  Eichmann tại Jerusalem. Chính nhờ qua ông tôi mới ý thức được hành trình của cha tôi từ khuynh hướng nhân bản chuyển sang cộng sản bị ảnh hưởng mãnh liệt do ý thức xã hội của một người Đức có nguồn gốc Do Thái. Klavier cũng là bạn của ký giả uy thế Walter Lippmann, có những môi liên hệ mặt thiết với gia đình Kennedy. Trước cuộc họp thượng đỉnh của Tổng Thống Kennedy với Khruschev, Klavier đã cho chúng tôi biết qua những cuộc đối thoại của ông với Lippmann là Kennedy sẽ theo đường hướng cứng rắn. Chúng tôi chuyển tin này cho Moscow, nhưng tôi không biết việc này có ảnh hưởng gì đến cuộc họp thượng đỉnh không. Sự việc xảy ra là Khruschev hùng hổ với Kennedy bằng cách tỏ vẻ cứng rắn hơn đối tác Hoa Kỳ.
Tôi đánh giá cao những thông tin của các phóng viên và bình luận gia ngoại quốc vì đối với tôi họ biết rõ vấn đề và ít thiển cận hơn các nhà ngoại giao phương Tây. Trong vòng hàng chục năm, chúng tôi có gắng kết nạp một số ký giả Hoa Kỳ và Anh để làm nguồn tin, nhưng chúng tôi thất bại. Những nguồn tin báo chí duy nhất của chúng tôi là Đức, và nhất thiết là các tờ báo nhỏ. (Trong số các ký giả của Đông Đức chúng tôi, chúng tôi không thấy đúng đắn kết nạp họ trực tiếp, mặc dù các chủ nhiệm Thông Tấn Xã Đông Đức và các báo chí của chúng tôi nằm ở ngoại quốc hội họp thông thường với các thành viên của văn phòng tình báo thường trú hải ngoại tại các tòa Đại sứ của chúng tôi). Trái với đường lối của giám độc cục phản gián, tôi không ngăn cấm phóng viên ngoại quốc đi lại trong nước. Chính sách trước đây hạch sách họ và tạo khó khăn cho việc đi đứng của họ đối với tôi là phản tác dụng. Tôi dự đoán tất cả mọi người trong họ có thể là một nhân viên tình báo và chúng tôi nên chuyển tải những thông tin sai lạc cho họ, cấp cho những thông tin sốt dẻo và những chi tiết dù gì cũng có lợi cho chúng tôi hơn là đuổi họ đi với lòng đầy oán giận.
Việc Đông Đức được quốc tế công nhận trong thập niên 1970 cho phép chúng tôi thu thập tin tức dễ dàng về châu Mỹ. Cục Nghiên Cứu Châu Mỹ tại Đại Học Humboldt ở Bá Linh và Ban châu Mỹ của Viện Cao Đẳng Ngoại Giao được thiết lập với sự hỗ trợ của chúng tôi và các cấp lãnh đạo đều trung thành với chúng tôi. Nhưng chúng tôi kiêng dè danh tiếng của phản gián Hoa Kỳ và Anh quốc (cơ quan FBI và MI5) và điều nghiên rất kỹ lưỡng trước khi phát động công tác tại các nước này.
Chúng tôi liệt Anh quốc vào loại Quốc Gia Hạng 2, liên quan đến quyền lợi tình báo của chúng tôi. Nước Anh do tổng cục đặc trách về Pháp và Thụy Điển lo liệu. Chúng tôi tìm cách cài đặt nhiều người qua ngả lãnh sự Tây Đức tại Edinburg , vì tại đây thủ tục kiểm soát lỏng lẻo hơn ở Luân Đôn, nhưng rất ít điệp viên loại này ở lại Anh Quốc bởi vì chính phủ của chúng tôi có ý muốn giữ mối giao hảo với Luân Đôn, đặc biệt vì ảnh hưởng chính trị của các siêu cường trên mối liên hệ của chúng tôi với Hoa Kỳ. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International). Mielke nghĩ rằng đó là tổ chức khuynh đảo và mong muốn xâm nhập nó để khám phá những nguồn tin từ Liên Bang Xô Viết và Đông Âu. Chúng tôi chẳng bao giờ thành công. Một lý do khác để chúng tôi không dòm ngó nhiều đến Anh Quốc (ngoài việc thu thập tin tình báo thông thường do tình báo hải ngoại thường trú tại Tòa Đại Sứ  Đông Đức tại Luân Đôn) là vì chúng tôi có nguồn tin khác – tại Bonn. Trong vòng mười năm bắt đầu từ giữa những thập niên 1970, một cố vấn chính trị tại Bộ Ngoại Giao của Tây Đức, bác sĩ Hagen Blau, cung cấp cho chúng tôi tất cả tin tình báo của Tây Đức về Anh Quốc và là một trong những nguồn tin tốt nhất trong Bộ Ngoại Giao Tây Đức. Ông có vợ là người Nhật và nhờ đó ông cung cấp những thông tin giá trị khi ông làm việc tại Tokyo.

Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 1)


Vũ Đông Hà (Danlambao)Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội. 
I. Từ Điện Biên Phủ đến Sài Gòn 
Khi mùi thuốc súng không còn phảng phất trong không gian lòng chảo Mường Thanh, khi những tiếng hò vang chào đón đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô đã chìm lắng, khi những người nông dân tải gạo ra chiến trường đã về lại “xứ Đoài mây trắng lắm…, trở lại đồng Bương Cấn, về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng…” (1) thì những người lãnh đạo đảng Cộng sản đối diện với một thử thách mới, gay go gấp ngàn lần cuộc chiến Điện Biên: giữ quyền và điều hành, xây dựng, phát triển đất nước.
Những câu thơ “Trên đất nước, như huân chương trên ngực / Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! / Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta…” (2) không là những câu thần chú làm nên cơm áo.
Những “Chiến sỹ anh hùng / Đầu nung lửa sắt / Năm mươi sáu ngày đêm / Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt / Máu trộn bùn non / Gan không núng / Chí không mòn!” (2) không thừa trí tuệ để tự mình thảo nên một phương án thích nghi cho chính sách phát triển quốc gia.
Thiên tài quân sự của thời chiến không đương nhiên là lãnh đạo tài ba trong thời bình. Winston Churchill, Charles de Gaulle, Harry S. Truman – những người hùng ca khúc khải hoàng vào thời khắc sau cùng của Thế chiến thứ 2, trong thời bình chỉ để lại dấu ấn của những nhà lãnh đạo tầm thường. Vai trò của họ được lịch sử ghi nhận, nhưng thời của họ đã qua, nhường chỗ lại cho những người lãnh đạo tương lai, thích hợp cho bối cảnh và nhu cầu phát triển đất nước thời bình.
Tại Việt Nam, tham vọng cầm quyền vô thời hạn đã được thể hiện sau cuộc cướp chính quyền bằng những khẩu hiệu màu đỏ với những cụm từ “đời đời”, “muôn năm”, được bổ sung thêm bằng những “quang vinh”, “vĩ đại”. Tham vọng đó, nếu đặt trong nhu cầu xây dựng lại đất nước sau một thế kỷ mất độc lập, đã không thể đạt được bằng khả năng và trí tuệ của những người chỉ quen cầm súng, băng rừng, đào địa đạo và đầu óc chỉ được bồi dưỡng bằng giáo điều cộng sản. Đảng cộng sản Việt Nam phải bằng mọi cách để duy trì vai trò lãnh đạo lâu dài sau khi tiếng súng đã im hơi và tiếng óc ách từ bao tử đói của người dân đang trỗi dậy.
Từ đó, một cuộc chiến mới được dựng lên và trở thành sứ mạng của toàn đảng và áp đặt lên toàn dân miền Bắc: Đấu tranh giai cấp. Kẻ thù không còn là những tên thực dân da trắng mà là những con người da vàng máu đỏ trong làng trong xóm. Phương án đã có sẵn, đã được tiến hành bởi những đồng chí đồng mộng đồng sàng từ phía “bên kia biên giới cũng là quê hương” (3). Những tên Hồng Vệ Binh một thời từng là thảo khấu trên con đường Vạn lý Trường chinh khi bị truy đuổi bởi Tưởng Giới Thạch được mời sang làm cố vấn. Ảnh Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch được song hành treo lên “Bác Hồ ta đó cũng là Bác Mao” (4).
Cải cách Ruộng đất bắt đầu…
Cuộc cách mạng long trời lỡ đất “Giết, giết nữa đi bàn tay không phút nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong / Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao chủ tịch, thờ Xì ta Lin bất diệt.” (5) được lệnh xuất quân.
Cho đảng bền lâu… 
Chiến dịch vĩ đại để cấy những con vi trùng SỢ HÃI vào tim não của mấy mươi triệu người dân được khởi xướng.
Cho đảng muôn năm… 
Vũ khí là những cái loa và miếng vải đen bịt mắt.
Chiến sĩ diệt thù và kẻ thù đều mang cùng một màu da, một dòng máu, cùng chia sẻ với nhau một nơi chôn nhau cắt rốn: nhân dân.
Những thành phần có khả năng đe dọa đến vai trò lãnh đạo của đảng qua đó bị loại trừ.
Khả năng lãnh đạo đất nước của đảng vinh quang không đo đạt bằng mức độ tăng trưởng mà bằng thành tích bao nhiêu “kẻ thù” bị tiêu diệt.
Con số người bị tiêu diệt trong cuộc cách mạng “long trời lỡ đất” không ai biết đích xác nhưng chắc chắc một điều: gần như toàn bộ lòng can đảm của một nửa phần đất nước từ dòng sông Bến Hải trở lên, mới ngày nào làm nên chiến thắng Điện Biên lẫy lừng, đã bị giết chết nội trong vòng 3 năm.
Từ đó, Đảng cộng sản xây dựng và củng cố guồng máy cai trị bằng những con vi trùng sợ hãi mỗi ngày một ăn sâu vào từng tế bào của người dân miền Bắc. Lởn vởn trên những cái đầu bấy giờ chỉ biết cúi xuống là những bóng ma…
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ… (6) 
Hai mươi năm sau. Sài Gòn được “giải phóng”. Nhà văn nữ Dương Thu Hương ngồi khóc bên lề đường khi nhận ra rằng “nền văn minh đã thua chế độ man rợ” (7). Những người cộng sản một lần nữa phải đối diện với bài toán của 20 năm trước. Thời kỳ toàn trị do đó được mở ra và cuộc cách mạng long trời lỡ đất ngày xưa được thay thế bằng những chiến dịch “Học tập cải tạo” không biết ngày về, chính sách đổi tiền, chiến dịch X1, X2 “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” mà vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”, xua dân đi kinh tế mới để lấy nhà và tài sản của dân. Chỉ vài năm sau, từ một trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, toàn bộ nền sản xuất của Sài Gòn bị tê liệt. Người dân Sài Gòn 300 năm trước đó chưa bao giờ thiếu gạo, sau khi giải phóng xong thì cái dạ dày của người dân thành phố được giải phóng khỏi gạo. (8) 
Gần 1 triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi, một cuộc di tản vĩ đại nhất trong lịch sử hơn 4000 năm của một dân tộc có truyền thống bám lấy quê cha đất tổ. Những thành phần ưu tú nhất của xã hội miền Nam phải lìa bỏ quê hương sống.
Miền Nam, 20 năm sau đã cùng với đồng bào miền Bắc cúi đầu trong nỗi sợ hãi triền miên. Thống nhất!
II. Sợ hãi – căn bệnh ung thư và di truyền
Gần 60 năm ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam, bầy vi trùng sợ hãi đã đục khoét vào từng phế phủ của dân tộc Việt Nam. Sợ đảng, sợ cán bộ, sợ lẫn nhau và sợ ngay cả ý tưởng độc lập của chính mình. Nỗi sợ theo năm tháng làm cho người ta phải tự đánh mất chính mình để có thể yên thân sống.
Những người cha, người mẹ cũng đã truyền lại cho những đứa con của mình những con vi trùng độc hại ấy. Truyền lại bằng chính thái độ sống của họ mà con cái chứng kiến từ lúc lọt lòng cho đến trưởng thành. Truyền lại bằng những lời “dạy bảo” tóm gọn trong triết lý sống tiêu biểu của thời đại búa liềm “khôn sống, dại chết”. Hậu quả là những thế hệ thứ hai, thứ ba sau Cải cách Ruộng đất, sau Cải tạo Tư sản Mại bản đã coi đó là lẽ thường tình, một lẽ sống không có lẽ khác.
Ngoài đảng thì thế. Ở trong đảng, đồng chí sợ nhau. Con người nhìn nhau trong ánh mắt xoi mói. Phê và tự phê trở thành “văn hóa” đảng. Người ta sợ ngay cả khi không có gì xấu xa để tự khai và để chứng minh sự thành khẩn. Kẻ thù thực dân, đế quốc đã cút; cường hào ác bá địa chủ đã được đảng tuyên bố “đào tận gốc, trốc tận rễ” thì đã có ngay một kẻ thù mới: thế lực thù địch và tự diễn biến. Kẻ thù này vô hình nhưng hiện hữu khắp nơi và bất cứ lúc nào. Theo chiếc đũa trừ ma huyền diệu của đảng, mọi tư tưởng, mọi hành động của mỗi người hợp lòng dân nhưng không theo ý đảng đều do bóng ma kẻ thù này kích động, xúi dục, giựt giây.
Dân sợ đảng, đảng viên sợ đồng chí, cả nước đội lên đầu bảng hiệu “Đảng là cuộc sống của tôi” với sự sợ hãi triền miên.
Và cứ thế, hơn nửa thế kỷ trôi theo mưa sa trên màu cờ đỏ, đảng đã thành công trong sứ mạng biến đại khối nhân dân thành những con người ngoan ngoãn nhất, biết cúi đầu, câm miệng trước dối trá, bất công và tội ác. Khi bộ não đã bị đảng chiếm đoạt, tư tưởng bị dẫn dắt, con người đã trở thành nạn nhân dễ dàng nhất cho những tiểu xảo tuyên truyền, chính sách nhồi sọ, bưng bít thông tin. Sợ hãi, tê liệt, nhiều người đã trở thành mù quáng với những giả-dối-tưởng-là-sự-thật. Stalin, Lenin, Mao, Castro, Kim, Hồ… tất cả trở thành những ông thánh trong cái thế giới mà “sự thật” nằm trong tay đảng, trong tay những kẻ có toàn quyền sở hữu những cái loa cũng như cái giẻ vô hình bịt miệng nhân dân. Trong thế giới ấy, ngày xưa, và bây giờ vẫn còn, những đám khóc vĩ đại với những giọt nước mắt mù khi lãnh chúa qua đời nhưng sự nghiệp vẫn đời đời sống mãi từ những cái loa và khẩu hiệu.
Trong cái thế giới tê liệt vì sợ ấy, người dân như những con cừu non được dàn lãnh đạo cáo nhào nặn tâm hồn để lớn lên trở thành con (bị) lừa và sau đó là một con (đi) lừa những chú cừu trẻ thơ khác. Cuối cùng cừu, lừa, cáo chung chạ và thành một loài mới: loài sản. Trong không gian độc trị của loài sản ấy, lằn ranh phân định giữa nạn nhân và kẻ thủ ác cũng dần dà bị xóa mờ. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ góp phần vào quyết định chọn lựa ngôi sao vàng nằm trên lá cờ màu máu do đảng tự chọn nhưng đã đứng nghiêm trang và sẵn sàng hy sinh trước mảnh vải đã trở thành biểu tượng quốc gia. Đối với nhiều người, những gì có được ngày hôm nay là nhờ ơn bác và đảng chứ không phải bằng mồ hôi và trí tuệ của mấy chục triệu người. Lãnh tụ của đảng đã trở thành cha già muôn vàn kính yêu của cả dân tộc và là thước đo, chuẩn mực đạo đức trên mọi ngôn từ và diễn văn.
Cũng có những người không đui mù, cũng chẳng ngu dại, nhưng nỗi sợ hãi thâm căn cố đế, cộng với tính tinh ranh của loài sóc khi phải sống đời với cáo, đã biến hoá tinh thông thành những mợ két hát theo thuần thục nhất, những chú khỉ đu dây lão luyện nhất. Họ mau mắn tung hô thủ lãnh của đảng khi các đồng chí thả cho vài cọng cỏ rơm và thiếu điều quên ngay chính đồng chí này là người bao năm nay vừa ăn cắp, ăn cướp vừa đốt rụi cánh đồng cỏ xanh mướt đáng lý là của họ.
Cũng có khi, chúng ta như những con cừu – thành lừa – thành sản một ngày nào đó soi gương và nhận ra mình vốn dĩ là một con cừu bị lừa. Những đêm khuya trằn trọc đau đớn có đến, lương tâm tưởng đã ngủ quên có choàng thức giữa canh thâu. Thế nhưng khi con gà cất tiếng gáy, tiếng loa đầu ngõ vang lên thì chúng ta lại lồm cồm ngồi dậy và sống y lại cuộc sống đong đầy nỗi sợ của ngày hôm qua. Nhìn ra ngoài khung cửa, chúng ta sợ những chiếc áo vàng thấp thoáng và tiếng leng keng hình số 8. Nhìn vào gương, chúng ta sợ làm thất vọng, sợ làm rách thêm cái lương tâm vốn đã bị đảng xé rách toang theo năm tháng cuộc đời.
Trong cuộc đời với lương tâm rách bươn vì sợ hãi đó, xuất hiện một thái độ sống mới: thờ ơ – hay mackeno, theo danh từ thời thượng đã quá mùa. Thái độ sống đó, chủ động có ý thức hay nằm trong tiềm thức của mỗi người, đều là hệ quả của sự sợ hãi đã truyền kiếp hay vốn đã thành bẩm sinh. Thờ ơ với tất cả, không quan tâm với mọi sự, con người tự chích cho mình mũi thuốc vô cảm để không còn cảm giác gì nữa đối với những điều tồi tệ chung quanh. Khi sự quan tâm bị đóng nút chai thì ý tưởng phản kháng sẽ không thể tiết phát. Và như vậy không còn gì để sợ hãi, không làm gì để phải sợ hãi. Đó là giai đoạn sau cùng của căn bệnh ung thư mãn tính – sống không còn cảm giác.
Và đó là điều mà đảng muốn; ý muốn của những người không có khả năng điều hành đất nước nhưng muốn độc quyền lãnh đạo muôn năm. Vai trò lãnh đạo đó đã được xây dựng bằng máu và nước mắt của nhiều thế hệ, của cả đảng viên lẫn không đảng viên để phát tán căn bệnh ung thư thời đại búa liềm: Sợ. Vai trò đó tồn tại đến ngày hôm nay, không tùy thuộc vào khả năng phát triển đất nước mà nhờ vào gần 90 triệu người dân đã và đang được “thuần”.
*
Nhìn lại mấy mươi năm, lột da, nhỏ máu của chính mình để thấy bóng ma sợ hãi nó chế ngự cả một dân tộc như thế nào. Để không trách nhau là hèn. Để đừng mắng nhau là nhát.
Để biết sẽ khó mà có một cuộc cách mạng dân chủ nếu sự sợ hãi vẫn tiếp tục là bóng ma lởn vởn trên đầu.
Để biết tại sao mọi lời kêu gọi chỉ có được vài trăm hoặc vài ngàn người hưởng ứng, không đủ để tạo thành cơn sóng đổi đời.
Để biết mọi kế hoạch đều bất khả thi nếu bước chân con người vẫn rụt rè và chôn cứng trong bốn bức tường hãi sợ.
Gần nửa thế kỷ với căn bệnh trầm kha này, liều thuốc nào có thể chữa trị được cho chúng ta? Đã đến lúc chúng ta phải tập trung ngậm ngãi tìm trầm, đi tìm, đi kiếm để sớm chấm dứt tình trạng đứng bên này bờ ảo vọng bằng đôi chân run mà cứ ước mơ đội đá vá trời, để những lời kêu gọi tha thiết nhất không chỉ dội lại như những tiếng vọng từ vực sâu.
(còn tiếp) 
(1) Thơ Tố Hữu – Hoan hô chiến sỹ Điện Biên
(2) Thơ Quang Dũng – Đôi mắt người Sơn Tây
(3) Thơ Tố Hữu
(4) Thơ Chế Lan Viên
(5) Thơ Tố Hữu
(6) Thơ Trần Dần – Nhất định thắng
(7) Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ -
(8) Giáo sư Đặng Phong – Những cơ hội bỏ lỡ và chặng đường phía trước

Công khai danh tính người tham nhũng

Chính phủ xác định giải pháp hàng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên Mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí như đã đề ra tại Nghị quyết Trung  ương 3 chưa đạt được; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp… Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã đánh giá như vậy tại hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí” và tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN sáng 7-3 ở Hà Nội.
Theo báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong 5 năm (2007-2011), cả nước có 625 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; xử lý hình sự 97 trường hợp; kỷ luật 555 trường hợp. Tỉnh Quảng Nam  có số người đứng đầu bị xử lý nhiều nhất (77 người). Tuy nhiên, theo đại diện của 13 tỉnh, TP và các bộ, ngành, đây mới chỉ là kết quả bước đầu trong công tác PCTN. Trên bình diện chung, số vụ tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn ít. Thanh tra các bộ, ngành những năm qua hầu như không tự phát hiện được tham nhũng. Nhiều nơi 5 năm qua không phát hiện được vụ việc tham nhũng nào.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện hiện tượng bao che của người đứng đầu, cho “chìm xuồng” nhiều vụ việc và trù dập người tố cáo tham nhũng. Tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường rất hạn chế.
Một tồn tại lớn trong công tác PCTN 5 năm qua được nêu trong báo cáo là tính chiến đấu, dân chủ, công khai trong tự phê bình và phê bình theo phương châm trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau còn rất hạn chế. Kết quả tự phê bình, kiểm điểm gần như chưa được công khai theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng để kiên quyết ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã xác định 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ cần thực hiện thời gian tới, trong đó có việc nghiên cứu quy định một số chức danh cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và cấp tỉnh cam kết công khai trước nhân dân sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Ngoài ra, sẽ mạnh dạn miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan do mình quản lý, phụ trách. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sẽ thực hiện công khai danh tính những người tham nhũng, bất kể chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu.
Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhấn mạnh quyết tâm đẩy lùi tham nhũng của Đảng, Nhà nước, trong đó xác định các nhóm biện pháp hàng đầu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây là giải pháp mang tính trọng tâm, xuyên suốt, cấp bách nhất, đồng thời khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác PCTN.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, giảm tối đa phiền hà cho doanh nghiệp và người dân đối với các dịch vụ công. Đồng thời, rà soát việc quản lý tài chính, ngân sách nhằm ngăn ngừa tiêu cực trong lĩnh vực này.
Nhiều cán bộ bất minh về tài sản
Tại hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng nhiều cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất minh về thu nhập và mức sống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định để xem xét, xác minh, làm rõ việc này. Theo ông Tranh, con số 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng với tổng giá trị gần 1,8 tỉ đồng trong 5 năm qua chưa phản ánh hết thực trạng biếu xén trong các dịp lễ, Tết hiện nay.

5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt

Nếu sống thực trong một xã hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng buồn.
Như thông lệ mỗi đầu năm, chúng ta đã được đọc rất nhiều bài viết về những dự đoán cho nền kinh tế Việt Nam trong 2012. Từ các chuyên gia có giấy phép và ăn lương chính phủ (trực tiếp hay gián tiếp) đến những định chế tài chính nước ngoài có họat động tại Việt Nam, tất cả đều đưa ra những chỉ số hay bối cảnh tương đối giống nhau. Hai lý do chính: một là mọi người đều dựa vào các số liệu thống kê cung cấp bởi chính phủ và vì tương lai làm ăn của họ cũng tùy thuộc vào chính phủ.
Kết quả của các tiên đoán trong quá khứ
Hôm nọ, có chút thì giờ rảnh rỗi, tôi hỏi anh sinh viên trợ lý, lục soát lại các dự đoán kinh tế về Việt Nam trong 5 năm vừa qua, nhất là vào thời điểm Quý 1. Tôi nhờ anh chia ra 3 kết quả: các dự đoán đúng trên dưới 10%, trên dưới 50% và sai bét. Tỷ lệ cho thấy số sai bét chiếm 46% và số sai trên dưới 50% là 39%. Con số đúng chỉ được 15%. Tuy nhiên, thầy bói vẫn là một nghề đông khách dù có nói trúng hay trật. Và ít người biết được một xảo thuật kiếm tiền của nghề thầy bói là phải “coi mặt mà bắt hình dong”. Tiên đoán một tương lai sáng ngời cho mọi ông bà chi tiền sộp là có kỹ năng tiếp thị cao.
Tôi thường không tham dự vào các cuộc tiên đoán hàng năm. Dựa trên thống kê (phải trừ bớt những thổi phồng) hay các trải nghiệm quá khứ (con người luôn luôn tái diễn lịch sử qua các hành động ngu xuẩn về lâu dài) và dựa trên trực giác (rất giống các bà có chồng ngoại tình), tôi hay đưa ra những khuynh hướng (trend) của nền kinh tế vĩ mô hơn là những dự đoán ngắn hạn và không ổn định. Tuy nhiên, hôm nay, nghe lời khích bác của vài anh bạn, tôi thử dùng 3 nguyên tắc nói trên coi các tiên đoán của mình có chính xác hơn không. Nó cũng sẽ định hướng tương lai nghề làm thầy bói của tôi.
Trong các dự đoán thịnh hành, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6% trong 2012, lạm phát xuống còn 9%, tỷ giá đứng yên, cán cân mậu dịch cải thiện 23%, dự trữ ngoại hối tăng 18% v.v… Tóm lại, một nền kinh tế vĩ mô khá ổn định và ấn tượng so với sự suy thoái chậm chạp của toàn cầu.
Những thực tế

Tuy nhiên, nếu các vị quan và các chuyên gia này sống thực trong một xã hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng buồn. Chẳng hạn, nhập siêu giảm mạnh không phải vì xuất khầu tăng vượt tốc, mà vì nhu cầu tiêu dùng cũng như các hoạt động sản xuất đã ngừng trệ. Đây cũng là lý do tỷ giá USD đã không tăng như dự đoán vì người dân đã hết tiền để trữ đô la hay xài hàng nhập khẩu. Khi nền kinh tế suy thoái trầm trọng, lượng cầu tiêu dùng giảm mạnh và lạm phát cũng như lãi suất sẽ giảm theo. Đây không phải là những dấu hiệu tích cực để lạc quan.
Từ góc nhìn này, tôi sẽ đánh liều và tiên đoán các sự kiện nổi bật sau đây của 2012 và vài năm tới:
1.        Nhà nước sẽ can thiệp mạnh hơn vào vận hành kinh tế:
Thay vì tiến về nền kinh tế thị trường và để mặc cho mọi thành phần tự điều chỉnh theo khả năng, chính phủ sẽ sử dụng mọi biện pháp hành chính để lèo lái con tàu kinh tế như việc ra quyết nghị cứu thị trường chứng khoán bằng “tái cấu trúc” toàn diện cơ chế. Việc đổ tiền để vực dậy giá trị bất động sản đang được nghiên cứu, cũng như phương thức thu góp hết vàng trong dân để chuyền thành ngoại hối hay tiền đồng.
Để tránh những bất ổn xã hội, khuynh hướng kiểm soát giá cả sẽ gia tăng và xăng dầu cũng như điện nước sẽ được tiếp tục hỗ trợ (subsidy).
Ngân sách nhà nước sẽ tăng thay vì giảm, nợ công tiếp tục tăng vì đầu tư công vào các dự án khủng hay cơ sở hạ tầng cần được duy trì để tạo bộ mặt bền vững.
Đây cũng là tin khá tốt cho nền kinh tế dựa vào chi tiêu công và quan hệ thân hữu. Doanh nghiệp nhà nước sẽ dồi dào nguồn vốn và tha hồ lợi dụng lợi thế của mình. Doanh nhiệp tư nhân làm ăn nhiều với chính phủ có thể hưởng tăng trưởng tốt trong những năm suy thoái tới.
2.        Vàng và dầu sẽ gây lao đao cho tỷ giá và lạm phát
Tuy nhiên, các động thái can thiệp nói trên sẽ không có ảnh hưởng lâu dài vì hai yếu tố toàn cầu: giá vàng và dầu hỏa. Việc in tiền của Ngân hàng Trung ương Âu châu (ECB) để cứu các ngân hàng lớn trong khối Euro và gói kích cầu số 3 (QE 3) của Cơ quan Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục đẩy giá vàng và dầu hỏa lên và giá trị các bản vị USD hay Euro sẽ từ từ hạ giá, dù suy thoái toàn cầu sẽ làm quá trình này chậm lại. Một biến cố lớn ở Trung Đông hay Trung Quốc sẽ thay đổi hoàn toàn mọi dự đoán.
Tương tự, nền kinh tế suy thoái của Việt Nam sẽ giúp lạm phát và tỷ giá không gia tăng nhiều. Tuy nhiên, khi dòng tiền nhàn rỗi chạy theo cơn sốt vàng và dầu hỏa, các biến động và ảnh hưởng trên mọi hoạt động kinh tế tài chính sẽ khó cân bằng. Những chính sách nghị quyết sẽ bay theo mộng tưởng. Tất cả mọi chỉ tiêu về vĩ mô cũng như cán cân thương mại và các gói kích cầu hỗ trợ ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ trở nên bất khả thi và tương lai tùy thuộc vào “may rủi” nhiều hơn là hoạch định.
3.        Các phi vụ M&A sẽ gia tăng mạnh
Một điều chắc chắn là trong tình trạng bất ổn, lĩnh vực thu tóm và sát nhập công ty sẽ tăng trưởng tốt. Thị trường tài chính thế giới luôn luôn có những dòng tiền mặt khá lớn để mua tài sản bán tháo. Phần lớn các nhà đầu tư nội địa, từng đổ tiền vào chứng khoán và bất động sản các năm trước, sẽ tham gia hăng hái vào cuộc săn đuổi này. Do đó mà tại sao tôi nói là trong 10 năm tới, rất nhiều tài sản sẽ đổi chủ và sẽ có những đại gia mới của Việt Nam lợi dụng cơ hội để kiếm tiền siêu tốc. Và ngược lại, nhiều siêu sao đang cháy sáng lúc này sẽ đi vào quên lãng.
Dù họ rất sẵn tiền, nhưng tôi nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham dự các phi vụ M&A một cách giới hạn. Các rào cản về thủ tục pháp lý, về lối thoát (exit), về quản trị địa phương và về bất ổn vĩ mô vẫn còn nhiều và sự thiếu minh bạch của các đối tác điều hành vẫn gây nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
4.        Hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập gây khó khăn cho hàng nội địa
Trung Quốc hy vọng sẽ chỉ giảm tăng trưởng GDP xuống 7.5% so với 9.2% năm 2011. Sản xuất công nghiệp sẽ chịu nhiều tác động nhất vì sự đầu tư vào các nhà máy gần đây luôn vượt quá nhu cầu của thế giới, nhất là các hàng tiêu dùng và điện tử. Trong khi đó, với suy thoái tại Âu Châu và Nhật Bản và “dậm chân tại chỗ” của kinh tế Mỹ, những nơi còn lại để Trung Quốc bán tháo hàng rẻ tiền là các quốc gia mới nổi, nhất là các láng giềng.
Ba lợi thế cạnh tranh đáng kể của hàng Trung Quốc: (a) tỷ giá RMB dưới giá trị thực khoảng 26% (trong khi VND trên giá trị thực gần 14%) tạo một khác biệt chừng 40% trên giá thành; (b) hệ thống tiếp liệu các linh kiện và hiệu năng sản xuất cùng công nghệ hiện đại tạo một thành phẩm có giá trị cao; và (c) thị trường nội địa Tàu rộng lớn tạo lợi điểm chuyển giá theo nhu cầu và đặc điểm của thị trường xuất khẩu.
Mặc cho khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt”, khách hàng trong thời buổi kiệm ước sẽ lựa chọn túi tiền và các nhà sản xuất Việt có sản phẩm tương tự như Trung Quốc sẽ gặp khốn khó.
5.        Thị trường bất động sản có thể thoát hiểm với luật đất đai mới
Việc không áp đặt luật về hộ khẩu và những cải tổ sâu rộng về luật bất động sản bên Trung Quốc khiến nhiều đại gia Việt hưng phấn chờ đợi. Tôi nghĩ đây là một cú hích quan trọng có thể gây một cơn sốt mới cho giá trị bất động sản ở Việt Nam vì lý do đơn giản là người có tiền ở Việt Nam không có nhiều lựa chọn về đầu tư. Hai yếu tố quan trọng khác là sự thu hút đầu tư mới của Việt kiều và các quỹ nước ngoài.
Thêm vào đó, hiện các nhóm lợi ích trong ngân hàng, quỹ đầu tư, tập đoàn kinh tế, tổng công ty… đang nắm giữ một số lượng tài sản rất lớn liên quan đến địa ốc. Việc tăng giá trị bất động sản xuyên qua việc thay đổi luật nhà đất là một việc mọi người mọi nhóm đều nhất trí đoàn kết để đạt mục tiêu. Chuyện oái oăm là nếu không nhờ cái luật nhà đất bất công ngày xưa, các nhóm này đã không giàu và quyền lực như ngày nay. Dù sao, qua sông rồi thì phải đắm đò, Tôn Tử dạy thế.
Tuy nhiên theo nhận xét cá nhân về quy trình để thay đổi luật lệ tại Việt Nam, tôi thấy thủ tục cũng nhiêu khê và đòi hỏi rất nhiều quyết đoán từ các cấp lãnh đạo. Tôi không lạc quan như các đại gia bất động sản, nhưng dù là cơ hội thay đổi có ít hơn 50%, đây cũng có thể là một cú ngoặt đáng kể trong sự phát triển kinh tế.
Tóm lại, đó là 5 sự kiện tôi cho là sẽ đánh dấu ấn trên nền kinh tế tài chính của Việt nam trong 2012.
T/S Alan Phan
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/63192/5-tien-doan-cua-alan-phan-ve-kinh-te-viet.html

Siêu thị điện máy: Xếp hàng chờ phá sản

Tác giả: Nguyên Đức – VEF/BĐVN Nhận định của giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy cho thấy, rất có thể ngay trong quý II/2012 sẽ xảy ra “cú sốc” lớn khi có thêm ít nhất 2 DN kinh doanh ngành hàng này phải tuyên bố phá sản.
Bức tranh thị trường xám xịt
Sức mua sụt giảm, thị trường khó khăn, DN thiếu vốn có nguy cơ phải phá sản… những dự báo đó được các chuyên gia kinh tế đưa ra từ năm 2010 giờ đang “lơ lửng” ngay trên đầu nhiều DN kinh doanh điện tử, điện máy.
Từ đầu năm 2012 đến nay, thực trạng các siêu thị lớn nhỏ trong nước ồ ạt khuyến mãi (như giảm giá 20 – 50% cho từng sản phẩm, giảm giá thêm cho khách hàng mua online, vận chuyển miễn phí hàng trăm cây số để câu khách tỉnh xa…), chấp nhận lãi ít hoặc bù lỗ phần nào cho thấy tình trạng khát vốn để quay vòng hoạt động của các DN.
Ông Đinh Anh Huân – TGĐ Dienmay.com và GĐ Kinh doanh của Thegioididong.com cho rằng trong năm 2012, hầu hết các nhà đầu tư đều gặp khó khăn về nguồn vốn, nhu cầu tiêu dùng; các DN đang phải liên tục đánh giá xác thực hơn nhu cầu thị trường, phát triển những sản phẩm giá rẻ và hạn chế mở thêm đại lý, cửa hàng.
Còn đại diện Công ty CP Pico tỏ rõ lo ngại khi nền kinh tế vĩ mô vẫn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng leo thang khiến người dân thắt chặt chi tiêu, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng. Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Kiên – TGĐ Công ty CP Thế giới số Trần Anh nhận định phải qua năm 2013 thị trường trong nước mới có thể khả quan hơn.

Mối nguy “bong bóng vỡ”Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ ngành hàng điện tử, điện máy đang có hàng trăm DN tham gia cạnh tranh, tuy nhiên chỉ có khoảng 30 DN tạo được tên tuổi như Pico, Nguyễn Kim, Trần Anh, Thế giới di động, Media Mart, Top Care, HC Home Center… Trong đó, nhiều siêu thị nhỏ, mới thành lập gặp nhiều khó khăn khi loay hoay giải quyết những vấn đề mà các DN lớn đã giải quyết xong cách đây 5 – 6 năm như chọn kênh phân phối, quản trị hàng tồn kho…
Chưa kể, một số DN bán lẻ điện tử, điện máy trong nước dù hoạt động rất khó khăn nhưng vẫn cố “níu kéo” bằng cách chấp nhận bù lỗ để hy vọng khi nền kinh tế phục hồi sẽ lấy lại sức bật. “Hoặc có DN hoạt động đa ngành nghề, đổ vốn lớn vào bất động sản nên lâm cảnh lao đao khi thị trường bấtđộng sản đóng băng. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, điều này càng trở nên bất lợi với các DN”, ông Trần Xuân Kiên nói.
Có thể thấy thực tế đang tạo ra hàng loạt nguy cơ “bong bóng” có thể vỡ bất cứ lúc nào với hậu quả khôn lường. Giới kinh doanh cho rằng do thị trường bán lẻ luôn trong quá trình thanh lọc khốc liệt nên dự kiến trong tương lai sẽ có thêm nhiều công ty phải phá sản, chuyển ngành nghề. Cuộc chạy đua bán lẻ điện tử, điện máy chỉ còn lại khoảng 8 DN lớn.
“Nhiều khả năng năm 2014 sẽ là năm bước đệm để các công ty bán lẻ nước ngoài ồ ạt nhảy vào trong năm 2015. Khi đó, cuộc chiến giữa các DN nội vốn đầy rẫy khó khăn sẽ càng trở nên quyết liệt hơn khi có thêm đối thủ từ nước ngoài dạn dày kinh nghiệm”, đại diện Bộ Công Thương nói.
Dù không tiết lộ cụ thể nhưng trao đổi với phóng viên BĐVN, giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy tại Hà Nội và TP.HCM còn “tiên đoán” trong năm 2012 sẽ có ít nhất 2 công ty tuyên bố phá sản kiểu như siêu thị điện máy Wonderbuy tại TP.HCM hồi tháng 6/2011 (chỉ sau gần 1 năm hoạt động với khoản nợ trên 52 tỉ đồng do thị trường khó khăn, các nhà đầu tư không dám mạo hiểm rót thêm vốn – PV). Thậm chí nếu nhanh, việc tuyên bố phá sản có thể diễn ra ngay từ quý II/2012.
Các “ông lớn” quyết bứt phá trong khó khăn
Dù thị trường được nhận định chung là khó khăn, thế nhưng đây lại được xem là cơ hội để những “ông lớn” với tiềm lực tài chính mạnh có thể bứt phá, mở rộng hệ thống kinh doanh trong khi nhiều đối thủ phải chững lại. Minh chứng rõ nhất là mới đây, Nguyễn Kim đã mở liền lúc 5 siêu thị từ Bình Dương tới Đà Nẵng và dự tính sẽ mở thêm 50 siêu thị điện máy, điện tử trên cả nước. Giữa tháng 12/2011, Trần Anh đã khai trương thêm siêu thị tại Long Biên (Hà Nội) nâng số siêu thị lên con số 3. “Theo kế hoạch, Trần Anh sẽ có 6 siêu thị tại Hà Nội ngay trong năm 2012. Đến năm 2014 – 2015 sẽ có khoảng 20 siêu thị”, ông Trần Xuân Kiên- TGĐ Công ty CP Thế giới số Trần Anh bày tỏ. Cùng đó, ông Đinh Anh Huân – TGĐ Dienmay.com và GĐ Kinh doanh của Thegioididong.com cũng cho hay ngoài việc phát triển được hệ thống 200 siêu thị Thế giới di động tại 62 tỉnh thành, thì trong thời gian tới DN này cũng chính thức có mặt tại Bắc Giang để hoàn tất việc “phủ sóng” 63/63 tỉnh thành toàn quốc.
(Theo BĐVN)
http://vef.vn/2012-03-08-sieu-thi-dien-may-xep-hang-cho-pha-san

Eximbank thâu tóm Sacombank: Coi như xong

Tác giả: PV – VEF/ĐTCK
Nhà đầu tư đang có thông tin cổ đông sáng lập của Ngân hàng Sacombank và nhóm cổ đông đại diện là Eximbank đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế trong HĐQT sắp được bầu lại tại ĐHCĐ kỳ tới.
Temasek Holdings đã bán 21,9 triệu cổ phiếu STB, tương đương 2,04% vốn cổ phần Ngân hàng Sacombank. Giao dịch trị giá hơn 500 tỷ đồng được thực hiện bằng giao dịch thỏa thuận vào cuối tuần trước.
Tài khoản bán tại một CTCK có trụ sở chính tại quận 3 (TP. HCM) và tài khoản mua thuộc về một CTCK có trụ sở chính tại quận 1 (TP. HCM).
Như vậy, sau Dragon Capital, Ngân hàng ANZ và CTCP Cơ điện lạnh, lần lượt trong vòng 6 tháng qua, một loạt các cổ đông lớn, tổ chức đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi Sacombank.
Các giao dịch lớn tại Sacombank gần đây được thị trường đặc biệt quan tâm do liên quan đến nghi vấn bị thâu tóm và động thái phòng thủ chống thâu tóm.
Trong một diễn biến khác, tại các sàn giao dịch ở TP. HCM ngày 7/3, nhà đầu tư cá nhân truyền miệng thông tin cổ đông sáng lập của Ngân hàng Sacombank và nhóm cổ đông đại diện là Eximbank đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế trong Hội đồng quản trị sắp đượ bầu lại tại ĐHCĐ kỳ tới.
Thông tin truyền miệng này nhằm lý giải hiện tượng giá cổ phiếu của STB và EIB đều giảm sàn trong phiên giao dịch ngày 7/3.
Nhà đầu tư không còn mặn mà với hai cổ phiếu này ngoài lý do chốt lời còn vì lập luận cho rằng, không phe nào tranh mua cổ phiếu STB để tăng tỷ lệ sở hữu hoặc tranh mua EIB để tăng tầm ảnh hưởng nữa thì cổ phiếu không còn động lực tăng.
Trong khi đó, cổ phiếu HBB sau khi giảm sàn lại được gom mua mạnh mẽ và đẩy giá tăng trần 7.500 đồng/cổ phiếu trở lại vào phiên giao dịch chiều nay (7/3) với 27,3 triệu cổ phiếu được giao dịch. Lý do cũng là xuất hiện tin đồn, một đại gia đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu HBB và tham gia vào hoạt động điều hành của ngân hàng này.
(Theo ĐTCK)

Tăng giá: Điện 5%, xăng 10%, gas 20%

Tác giả: Dũng Hà
(VEF.VN) – Theo quy luật, sau giá xăng dầu, nhiều mặt hàng khác sẽ tăng giá theo. Đáng ngại hơn, khi căng thẳng dầu mỏ chưa yên thì xăng dầu sẽ còn nguy cơ tăng giá; cùng với đó lộ trình giá thị trường đang được ngành than và điện thực hiện quyết liệt… tất cả đang khiến cho làn sóng tăng giá mới càng được khẳng định.
Lạm phát chưa yên đã tăng giá ồ ạt
Mới chỉ một tháng rưỡi sau tết mà giá cả các mặt hàng liên tiếp tăng như một chuỗi nối nhau khiến cho người dân thêm lo ngại khi mà lạm phát chưa thực sự giảm thì áp lực tăng giá mới đac cận kề.
Mặt hàng đầu tiên gây tăng giá trong năm 2012 phải kể đến gas. Giá gas không độc diễn tăng trên thị trường nhưng nó như là nhân vật tiên phong khiến mọi người không được một phút an lòng với gá cả và lạm phát.
Cụ thể, từ ngày 1/3, hầu hết các hãng đã tăng giá gas ở mức cao nhất từ trước tới nay lên thêm 52.000 đồng/bình 12 kg. Giá tới tay người tiêu dùng tăng vọt lên 477 nghìn đồng/bình 12 kg và ở nhiều cửa hàng bán lẻ có mức trên 500 nghìn đồng.
Trước áp lực dư luận, giá gas sau đó 2 ngày đã được giảm 16.000 đồng/bình sau khi Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu về 0%. Mặc dù vậy, tính chung trong hai tháng đầu năm 2012, giá gas đã có 6 lần được điều chỉnh tăng. Với 4 lần tăng giá và hai lần giảm giá, với mức khá thấp.
Cụ thể, trước đo vào 1/1/2012, giá gas đã tăng thêm 24.000 đồng/bình. Tiếp đến hôm 5/1, giá bán lẻ của nhiên liệu này lại được điều chỉnh tăng lên 8.000 đồng/bình do thuế nhập khẩu tăng từ 2% lên 5%. Đầu tháng 2 giá gas cũng được tăng thêm 42 nghìn đồng/bình. Tính từ đầu năm, gas đã tăng giá khoảng 120 ngàn đồng. Tương đương khoảng 20%, trong khi đó mức điều chỉnh giảm là không đáng kể.

Và hôm nay, xăng dầu đã đi tiếp một bước trên lộ trình khẳng định để đẩy sóng giá lên cao hơn. Không nằm ngoài lo ngại của nhiều người, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng thêm 2.100 đồng lít (xăng) và 1.000 đồng/lít (dầu diesel) từ 16h chiều 7/3.
Đây là lần đầu tiên xăng dầu tăng giá trong năm 2012 nhưng là một mức tăng khá mạnh, tới 10%. Giá xăng dầu tăng đã được dự đoán từ trước, nhưng mức tăng cao tới 10% và thời điểm tăng hiện nay khiến khá nhiều người khá bất ngờ.
Thông tin tăng giá xăng trong ngày 7/3 dường như đã nhấn chìm mọi hy vọng lach quan từ lời hứa giảm lãi suất từ Ngân hàng nhà nước, thay vào đó, lại là một mối lo ngại về phản ứng dây chuyền từ việc tăng giá xăng dầu và các nguyên liệu khác
Từ tăng giá xăng hôm nay, không thể quên động thái tăng giá diện cuối 2011 nhưng những tác động của nó sẽ rơi vào 2012. Từ ngày 20/12/2011, giá bán lẻ điện bình quân sẽ lên mức 1.304 đồng mỗi kWh, tăng 62 đồng so với giá bán hiện hành. Mức giá tăng xấp xỉ 5% này sẽ tác động nhiều vòng lên lạm phát và con số ước tính khoảng 3,69% lạm phát tăng thêm.
Tuy nhiên, mọi việc không dừng lại ở đó, với lộ trình giá thị trường đã được khẳng định đẩy mạnh, cộng với áp lực thua lỗ và thiếu điện… khả năng tăng giá điện có thể còn tiếp tục trong năm 2012. Điều đó càng trở nên đáng ngại hơn khi 2011, Chính phủ đã đồng ý hai lần tăng giá điện.
Thực tế, Bộ Công thương cũng đã từng cho biết, giá điện sẽ phải điều chỉnh. Vấn đề chỉ còn là cân nhắc thời điểm phù hợp.
Trong khi đó, đề xuất mới đây của ngành than về tăng giá cũng đã nhận được sự đồng tình của các cơ quan chức năng trên quan điểm đi theo giá thị trường và chấm dứt bù chéo.
Vì thế, trong đề xuất mới nhất của mình, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho rằng, từ 1/3/2011, giá điện đã tăng 15,28%, trong khi giá than cho điện mới tăng 5%. Như vậy, mức giá hiện nay mới bằng 51 – 55% giá than thương phẩm tùy theo từng chủng loại. Do vậy, năm 2010 số tiền ngành than bù cho giá điện là 3.000 tỷ đồng và năm 2011 là 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, Tập đoàn đã có văn bản đề nghị điều chỉnh giá than theo lộ trình đảm bảo giá năm 2012 bằng giá thành, dần tiến tới giá thị trường.  Mức điều chỉnh dự kiến có thể lên đến 10%.
Trong bố cảnh các nguyên liệu đầu vào tăng và dự báo sẽ còn tăng thì việc lên giá của các mặt hàng: Sữa 3 – 10%, Mỹ phẩm 5 – 10%, áp lực tăng giá từ cúm gia cầm, biến đổi thời tiết… đã làm cho người dân như cảm nhận gần hơn một làn sóng tăng giá đang ập đến khi lạm phát vẫn chưa qua. Tình hình có vẻ bi đát hơn cho người dân khi các dịch vụ y tế cũng đã bắt đầu sẽ tăng từ tháng tới.
Thách thức 1 con số
Lạm phát tháng 2/2012 so với cùng kỳ mới chỉ kéo được xuống con số 16,4% và vẫn còn khá rủi ro. Tuy nhiên, với xu hướng tăng giá hiện nay càng khiến cho nền kinh tế vốn chưa thoát khỏi những khó khăn kéo dài lại phải gánh thêm những áp lực mới
Không thể phủ nhận, loạt tăng giá vừa quan của  giá xăng, dầu, khí và điện sẽ tác động mạnh đến chỉ số lạm phát, vốn mới được kéo từ đỉnh cao 18,5% (năm ngoái) xuống 16,4% (so với cùng kỳ) vào cuối tháng 2/2012.
Chưa nói đến việc điện có thể tăng giá bất cứ lúc nào trong thời gian tới khi mà Bộ Công thương đã bật đèn xanh, việc xăng dầu tăng giá với mức cao 10% vào lúc này sẽ thực sự một áp lực lớn đối với kiềm chế lạm phát.
Hiện tại chưa có tính toán nào cho thấy xăng dầu tăng giá lần này sẽ tác động bao nhiều phần trăm lên chỉ số CPI. Mặc dù vậy, con số này chắc chắn là không nhỏ bởi tác động cộng hưởng của nó.
Mỗi lần tăng giá xăng, thị trường rung động, người dân run sợ. (Ảnh Hoàng Lộc)
Trong lần tăng giá cách đây gần tròn 1 năm (ngày 29/3/2011), Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) tính toán, với mức tăng 2.000 đồng đối với xăng (từ 19.300 lên 21.300 đồng/lít) và 2.800 đồng đối với dầu diesel (lên 21.100 đồng) khi đó sẽ tác động trực tiếp và làm tăng CPI lên thêm khoảng 0,4%.  Đây là mức tác động được “tính ra” sau vòng quay đầu tiên đồng tiền (tức là chưa tính tới các các tác động tăng giá kèm theo).
Đáng ngại hơn, xăng dầu luôn là khởi điểm cho mọi chiêu trò, tác động tâm lý để tăng giá bên cạnh vai trò của một nhiên liệu đầu vào quan trọng, chi phối toàn bộ nền kinh tế của nó.
Trong khi đó, theo ông Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính, cho biết, CPI tháng 2 tăng 1,37% vẫn là mức cao. Bởi lẽ năm nay mục tiêu kiềm chế lạm phát là dưới một con số.
Đây là một khuyến cáo rất đáng chú ý bởi ngay trong tháng 3 này (2012) vẫn có nhiều yếu tố gây sức ép tăng giá. Cụ thể, dịch cúm gia cầm bùng phát sẽ tác động đến nguồn cung và gây sức ép tăng giá đối với nhóm thực phẩm khác. Áp lực tăng giá xăng dầu, dự kiến tăng giá bán than tăng… gây áp lực đầu vào cho những ngành phân bón, giấy, xi măng…
Trong khi đó, giá điện được cảnh báo sẽ còn tăng tiếp và tăng ngay trong năm nay. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Được biết với mức tăng 5% thì đã tác động đến 0,36% CPI và nếu tăng tiếp thì CPI sẽ về đâu.
Trong hai tháng vừa qua, lạm phát đã là 2,36% như vậy, cả nước phải kiềm chế lạm phát ở mức 6,64% trong 10 tháng còn lại của năm. Đây là một điều quá khó khi mà xăng dầu, than, gas… tăng mạnh như vậy và điện lại có thể tăng tiếp.
Trong khi đó, một nhân tố mới được hé lộ cho biết, thời gian vừa qua NHNN đã bơm ra thị trường một lượng tiền rất lớn thông qua việc mua một lượng lớn ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối trong 2 tháng đầu năm đã tăng tới 20% (so với cuối 2011). Giả sử số dư dự trữ ngoại tệ kỳ trước là 15 tỷ USD thì số tiền mà NHNN đã bơm ra trong 2 tháng qua là 3 tỷ USD quy ra tiền Việt.
Trong khi đó, lãi suất ngân hàng cũng được chỉ đạo phải giảm. Dù chưa thể nói là nới lỏng nhưng khi một lượng tiền mới được bơm ra thì luôn là nhân tố gây khó khăn cho kiềm chế lạm phát. Với dư địa còn hơn 6% cho 10 tháng còn lại nhưng thực sự là một thách thức cho mục tiêu một con số.Thực tế, các chuyên gia tài chính cũng bày tỏ lo ngại, năm 2012 Chính phủ đặt ra hai mục tiêu quan trọng, một mặt theo cơ chế thị trường, mặt khác chỉ tiêu lạm phát dưới hai con số. Hai mục tiêu này gần như trái ngược nhau, không gian chính sách và dư địa để cho doanh nghiệp phấn đấu là rất khó khăn. Với thực tế, tăng giá điện, xăng: giữ lạm phát dưới 10% là một thách thức quá lớn.

Tại sao Trung – Mỹ phải đi tới xung đột?

The Diplomat – TVN
Bốn mươi năm sau chuyến thăm đặc biệt của Nixon tới Trung Quốc, một cuộc xung đột hệ thống chính trị đang tồn tại mà ngay cả những lợi ích về kinh tế cũng không thể che lấp được.
Chỉ một vài sự kiện địa chính trị trong thế kỷ 20 có thể sánh được với chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon tới Trung Quốc cách đây 40 năm. Ngày nay. “tuần lễ làm thay đổi thế giới” đó được nhớ tới chủ yếu như một trò chơi táo bạo trong cuộc cách mạng ngoại giao rất thành công đối với Tổng thống Mỹ và nước này.
Tuy nhiên, ngày nay càng rõ ràng hơn rằng chuyến thăm của Nixon đã khởi đầu một tiến trình mà rốt cuộc đã chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho Vương quốc Trung tâm tái sinh như một một cường quốc lớn. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều hơn so với Mỹ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung – Mỹ.
Về mặt an ninh, quan hệ bán-liên minh được thiết lập giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp sau chuyến thăm kể trên đã giúp Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ năng lực đối đầu với Liên Xô, nước đã huy động 30-40 sư đoàn chống lại Trung Quốc và đang trù tính một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ngay trước chuyến công du của ông Nixon. Tất nhiên, thêm Trung Quốc vào như một con lắc chống lại Liên Xô đã giúp Mỹ tiến hành Chiến tranh Lạnh. Nhưng Mỹ rốt cuộc đã đánh bại Liên Xô trong cuộc cạnh tranh này mà không cần phải có sự đóng góp của Trung Quốc mà vốn rất chừng mực ở những phạm vi nhất định.
Do sự hỗn loạn chính trị của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), những lợi ích về kinh tế của việc nối lại quan hệ hữu nghị Trung – Mỹ phải đợi vài năm sau nữa mới xuất hiện. Mãi cho đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền – và cuộc cách mạng kinh tế mà những cải cách của ông khởi đầu – thì Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường tầm quan trọng kinh tế của các mối quan hệ giữa nước này với Mỹ. Rõ ràng, chính Đặng Tiểu Bình khôn ngoan đã hiểu rõ tầm quan trọng này. Đó là lý do chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà ông thực hiện sau khi giành được ưu thế chính trị hồi tháng 12/1978 (tháng mà một cách ngẫu nhiên, Bắc Kinh và Washington chính thức bình thường hóa quan hệ) là tới Mỹ.
Ông biết rằng, chương trình cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc không thể thành công nếu không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Mô hình dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – đầu tư tăng cao, mở cửa đón thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phân quyền – sẽ sinh ra những kết quả kém ấn tượng hơn nhiều nếu như thị trường Mỹ đóng cửa đối với hàng hóa Trung Quốc và các công ty Mỹ bị cấm đầu tư vào Trung Quốc (như thời trước chuyến thăm của Nixon).

Ảnh minh họa: english.chosun.com
Vì vậy, trong tuần qua, 40 năm sau chuyến thăm của Nixon, phán quyết đã rõ: Trung Quốc là nước chiến thắng trọn vẹn. Thật may mắn là Mỹ không thua. Đó là một cuộc chơi đôi bên cùng thắng hiếm hoi về địa chính trị. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống cùng thắng này, Trung Quốc rõ ràng đã giành được nhiều hơn Mỹ. Đối chiếu những lợi ích tương đối như vậy khiến một người phải tự hỏi lẽ gì mà ngày nay có quá nhiều nhân vật chóp bu Trung Quốc nuôi dưỡng những oán giận chống Mỹ như vậy.
Một lý do cơ bản để các mối quan hệ Trung – Mỹ đôi bên cùng có lợi kể từ sau chuyến thăm của Nixon khá rõ ràng. Hai nước có chung các lợi ích quan trọng: an ninh chống lại mối đe dọa Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và các lợi ích kinh tế ngày càng lớn từ thương mại và đầu tư sau Chiến tranh Lạnh. Thông thường, sợ hãi và tham lam là đủ để tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hầu hết các quốc gia – nhưng không phải giữa các cường quốc lớn. Duy trì sự tin tưởng chiến lược, dựa trên các giá trị chung và các thể chế chính trị tương đồng, là cực kỳ quan trọng trong việc quyết định bản chất mối quan hệ giữa các cường quốc. Có thể có những ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp chuyến thăm của Nixon, sự kiện diễn ra khi cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một mối đe dọa an ninh rất lớn – Liên Xô. Đó là lý do Nixon và Henry Kissinger, đều là những người thực hành chính sách thực dụng tài giỏi, không lo ngại về bản chất của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó. Bản năng sinh tồn, chứ không phải niềm tin chiến lược lâu dài, đã thúc ép hai nước tìm kiếm sự hợp tác.
Nhưng ngày nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung – Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.
Xung đột ý thức hệ – giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc – trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết “cách mạng tự do” này đáng tiếc đã không mang lại kết quả. Thay vì theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.
Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung – Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một – các lợi ích kinh tế chung – là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung – Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược  sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung – Mỹ trong tương lai gần – chừng nào nhà nước độc đảng của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Không khó để xác định nguyên nhân cơ bản.
Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc đảng lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lãnh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là “thiếu hụt lòng tin” bởi họ biết rất rõ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật.
Một dự đoán bi quan như thế về tương lai các mối quan hệ Trung – Mỹ có thể là không thích hợp để kỷ niệm 40 năm ngày Nixon công du Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu một người đồng ý với giả thuyết rằng sự tồn tại của chế độ độc đảng ở Trung Quốc, chứ không phải khát vọng của Mỹ nhằm ngăn chặn một cường quốc đang lên, là trở ngại cơ bản cho một mối quan hệ Trung – Mỹ hữu nghị và hợp tác lâu dài trong tương lai gần, thì tự chúng ta sẽ giúp cho chính mình bằng cách thừa nhận hiện thực này và cố gắng thay đổi nó.
Thanh Hảo (dịch từ The Diplomat )

Thu Thảo – Chỉnh đốn và 4 mắt xích “nghịch lý” bất khả phân

Thu Thảo
Ai cũng biết:
Cái mắt xích 1: ĐỘC QUYỀN (một mình một chợ) ắt sinh ra khổ nạn:
- Hàng hóa giá cao, tăng-giảm tùy thích, mọi lúc mọi nơi.
- Hàng hóa dẫu kém chất lượng, quá đát, phế phẩm… (chưa kể bị ăn chặn, ăn bớt, cắt xén, đánh tráo) cũng đành chịu.
- Người mua (Thượng đế) thì phải Xếp-Hàng-Cả-Ngày (chưa kể bị hành hạ, sách nhiễu, làm khó đủ điều) mà chưa chắc mua được món hàng vừa ý.
- Lá bùa Xin cho và “Nhờ ơn trên mưa móc“: có gì hưởng nấy, bảo gì làm nấy, nói gì nghe nấy. Luật cạnh tranh bị triệt tiêu. Luật chống độc quyền nằm trong vùng cấm.
- “Quả đấm thép” ưu đãi trăm bề, đặc ân trăm lối… làm ăn thua lỗ, thiên hạ còng lưng gánh nợ, chịu trận.
- Hàng hóa đã thế. Chưa đủ. Tư tưởng – Tư duy cũng bị “định hướng”, khoanh vùng, hóa thành ĐỘC ĐẠO.

Các khổ nạn (tế bào gốc của ĐỘC QUYỀN) với những đặc thù “bẩm sinh” nói sơ qua ở trên, đủ thấy Nó không sinh ra đặc quyền đặc lợi mới là lạ!
Như một logic tất yếu:
ĐỘC QUYỀN (mắt xích 1) ắt sinh ra ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI (mắt xích 2)
Cái mắt xích 2 (ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI) lại sinh ra tiếp:
- Vun vén cá nhân, trục lợi. Ỷ lại, hám quyền. Tôn thờ quyềnlợi. (Từ chức chỉ còn là chuyện cổ tích dành cho trẻ em mẫu giáo).
- Thoái hóa, suy đồi, lạc hậu.
- Hách dịch, cửa quyền. Ngang ngược, lộng quyền.
- Tham nhũng như sâu tằm (bóc lột bậc cao).
- Não trạng “con cưng”, “con riêng”. Đứng trên thiên hạ.
- Xem thiên hạ như con bò.
- Tha hóa thả ga.
Đặc quyền đặc lợi mà không sinh ra THA HÓA mới là lạ!
Như một logic tất yếu:
ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI (mắt xích 2) ắt sinh ra THA HÓA (mắt xích 3)
Cái mắt xích 3 (THA HÓA) tiếp tục sinh ra:
- Kẻ ăn không hết, người lần không ra. Ăn trên ngồi trốc.
- Nịnh trên – đạp dưới.
- Dối trên – lừa dưới. Dối lừa đủ nẻo.
- Kẻ thì dù – lọng che quanh ; Kẻ thì mưa nắng, mong manh, mút mùa.
- Nói một đàng, làm một nẻo.
- “Nhân dân ta thán, trăm họ oán hờn”.
Như một logic tất yếu:
THA HÓA (mắt xích 3) ắt sinh ra mắt xích 4 oan nghiệt: “NHÂN DÂN TA THÁN, TRĂM HỌ OÁN HỜN”.
Rồi từ cái mắt xích 4 oan nghiệt đó, mới nảy ra: CHỈNH ĐỐN
* * *Tóm lại:
ĐỘC QUYỀN sinh ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI sinh THA HÓA sinh “NHÂN DÂN TA THÁN, TRĂM HỌ OÁN HỜN“: 4 mắt xích “nghịch lý” bất khả phân.
Chỉnh đốn là thuốc chữa, được chăng??? Và đã bao lần chỉnh đốn rồi??? Đã chọn đúng mắt xích??? Bệnh giảm hay tăng??? Hỏi cũng là trả lời.
Theo ngu ý của phó thường dân tôi: Thuốc đặc trị hữu hiệu nhất (hiện có trên thị trường mà thiên hạ đã thử nghiệm lâm sàng thành công từ xưa nhiều rồi) đó là: thuốc DÂN CHỦ.
Dùng thuốc này thì DÂN mới là CHỦ thật sự. Dân không sướng, không vui, không thích… mới là chuyện quá lạ !!!
Có lẽ VẤN ĐỀ thì ai cũng thấy, cũng biết, mà cốt lõi của nó là:
CHỌN ĐÚNG MẮT XÍCH + CHẤP NHẬN VƯỢT CẠN = ĐÁP SỐ ĐÚNG
Nhưng 4 mắt xích nói trên, mắt xích nào là TRỌNG TÂM và QUYẾT ĐỊNH cho cả 4 mắt xích ???
Mong được Quý vị trả lời giúp.
THU THẢO
TB: Để thư giản, xin Quý vị thử tải về bản nhạc Hãy sống giùm tôi của Trịnh Công Sơn, với lời nhạc:
Hãy sống giùm tôi
Hãy nói giùm tôi
Hãy thở giùm tôi
Quả tim này dành cho lửa hồng

Philippines và Mỹ tập trận ‘vai kề vai’

- thứ tư, 7 tháng 3, 2012 – BBC
Chiến hạm USS Chung Hoon tại Palawan hồi tháng Sáu năm ngoáiPhilippines nói đợt diễn tập năm nay bao gồm cả tập trận chiếm lại giàn khoan giàu từ tay “khủng bố”
Hàng ngàn binh lính Hoa Kỳ và Philippines sẽ có cuộc tập trận thường niên tại một tỉnh phía tây gần nơi mà Trung Quốc, Philippines cùng Việt Nam và ba nước châu Á khác đang có tranh chấp lãnh hải.
Tin này đã được các quan chức Phlippines xác nhận với hãng thông tấn Hoa Kỳ AP hôm thứ Tư.
Đợt tập trận năm nay sẽ diễn ra từ 16-27 tháng Tư ở Palawan, vốn nhìn ra Biển Đông.
Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng trong những năm gần đây do những tuyên bố lãnh thổ chồng chéo của Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Bắc Kinh từng phản đối việc tập trận có sự tham dự của Hoa Kỳ trong khu vực.
‘Vai kề vai’
Khoảng 4.500 quân nhân Hoa Kỳ và 2.300 đồng nghiệp Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận, AP dẫn tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nói họ đã mời các quan sát viên của khối ASEAN trong đó Việt Nam là thành viên tham gia.
Ngoài ra Washington cũng mời các nước mà họ coi là “đối tác”, theo lời nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ.
Các quan chức Philippines nói cuộc tập trận mang tên Balikatan tức “vai kề vai” nhằm đảm bảo Hoa Kỳ và Philippines, vốn là hai đồng minh có hiệp ước quốc phòng lâu năm, có thể hợp tác nhịp nhàng trong các tình huống khẩn cấp và khi gặp thiên tai.
Phía quân đội Philippines nói cuộc tập trận phục vụ sự ổn định trong khu vực và không nhằm mục đích chọc tức bất kỳ nước nào.
Tướng Juancho Sabban nói với AP hoạt động diễn tập bao gồm một cuộc tập trận trong đó binh lính tái chiếm một giàn khoan dầu bị “những kẻ khủng bố” chiếm ở Palawan.
Ông Sabban cũng nói cuộc tập trận diễn ra ở hải phận Philippines và sẽ không phải là điều khiến Trung Quốc hay bất kỳ nước nào có tranh chấp lãnh hải phải lo ngại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét