Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN 07/3/2012

DB Ileana Lehtinen nói về nhân quyền Việt Nam (RFA)   —Không thu hồi, xáo trộn về đất đai khi hết hạn (VNN)  —-Phép thử dân chủ mang tên Ô Khảm (TVN) Thiếu tiền mua rượu, con ruột cũng bán (TVN)
‘Anh thu phí cao, tôi sẽ đi đường khác’ (VNN)   —-Cô dâu “gãy cổ” vì vàng: Thỏa mãn tâm lý tiểu nông (VNN)
http://nld.vcmedia.vn/S5KKUQrkCvT6Eb8lVn0QdkQXCW1U7p/Image/2012/03/chongchedo_0e648.jpg
Bị cáo Thủy và Thanh trước vành móng ngựa.   —–Xét xử hai đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước (NLĐ) -  Sáng ngày 6-3, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án “Tuyên truyền chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với Võ Thị Thu Thủy (SN 1962, quê xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và Nguyễn Văn Thanh (SN 1984 quê xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An).

Thoát khỏi “địa ngục” ở Trung Quốc (TN) -Sáng 6.3, Công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu (Tây Ninh) vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ 9 nạn nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ ở Trung Quốc, vừa được gia đình đóng tiền chuộc về. – Phải dùng chữ cho chính xác như Thanhnien,kiểu “tàu lạ” thấy nó hèn ,tồi bại….lắm- Đây nữa—> –-Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng (Thanhnien)- Hoan hô TN một phát.

Phim về Hoàng Sa chiếu nhiều nơi tại châu Âu (TN) – Ngày 6.3, ông André Menras – Hồ Cương Quyết cho biết ngày 2.3 vừa qua ông đã giới thiệu phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại TP.Toulouse, miền nam nước Pháp.
 
“Kỷ lục”… xấu  (TN) -Có thể nói, việc một số người ở Trường ĐH Hùng Vương – TP.HCM ra tay “nhốt” đoàn công tác liên ngành do Giám đốc Sở Nội vụ TP dẫn đầu, khi đoàn tới làm việc với trường, đã lập thêm cho ngành giáo dục một “kỷ lục Guinness” mới, đó là một kỷ lục quái… gở về cách hành xử ngay trong khuôn viên một trường ĐH mang tên ĐH Hùng Vương.—- chưa hẳn là quái? phải xem là tại sao?nó hình thành lối “vô pháp vô thiên” này từ đâu? ai đã bày đầu? ái đã làm gương kiểu có “thế ,lực,tiền ,quyền” muốn làm gì thì làm??? mạnh được yếu thua????không có chuyện gì tự nhiên cả- Một Xã hội mà “kẻ cai trị” có đạo đức,có giáo dục,đặt Tổ quốc và Đồng bào là trên hết- Những người “đức cao trọng vọng” ,người lớn tuổi….làm gương trước,thì làm sao mà loạn như hôm nay???? Pháp luật còn kiểu “mạnh được yếu thua” như : nhậu rồi đi ăn trộm vịt nhậu tiếp(chưa ăn trộm lần nào) 3 người lãnh 11 năm tù,thường tiền- Quan đánh gáy cổ Dân chết xử ngâm tôm rổi dến….năm tù!!!mạng người quá rẻ- mới đưa tin ở dưới đây:đánh Công an xử 10 năm tù!…….thì làm sao mà không loạn-Đâu vào đó đố ai dám- “To đầu” làm bậy,”nhỏ đầu” bắt chước”.
Cần loa phát thông tin hữu ích  -TT – Trong hàng trăm ý kiến phản hồi có rất nhiều ý kiến của người trong cuộc cho thấy không chỉ ở TP.HCM, loa phát thanh tại nhiều tỉnh thành khác cũng gây bức bối cho người dân.   —Chính phủ “đang xem xét” cơ chế cho casino và cá cược (VTC)  —Bất hợp lý việc chia tiền  -TP- Với quy định hiện hành, khoản tiền phạt từ vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) chia vào ba giỏ: Cảnh sát giao thông, Ban ATGT và nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với tỷ lệ chia hiện nay, chỗ tiêu không hết, nơi không có kinh phí hoạt động…
Chửi bới, dọa đập máy của phóng viên (TP)  -Chiều 6 – 3, khi phóng viên Tiền Phong lên cầu vượt cho người đi bộ ở Giảng Võ (Hà Nội) ghi lại hình ảnh giao thông, một nhân viên bảo vệ  cầu quát nạt, dọa đập máy quay phim.  —-Làm việc tại Hàn Quốc: 4 năm, gửi về 1 tỷ đồng (TP)   —-Xử lý vụ: “Lệnh của huyện có là gì? khi xã “tiếp tay” cho DN kinh doanh trái phép? (Tamnhin)   —Chính phủ tiến hành thanh tra EVN trong 90 ngày  (Tamnhin.net)


Doanh nghiệp VN khó khăn vì lãi suất (BBC -nghe) -   Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đang làm việc ở Hà Nội, trò chuyện với BBC về những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Sắp hạ trần lãi suất xuống 13% (VNN)   —-DN hết vốn: Sau đám tang, sẽ là đám cưới (VEF)  —Bi đát dân BĐS đi trồng rau, rửa xe (VEF)  —-Đón khách Nhật: Kinh doanh trong ‘đau đớn’ (VEF)  —Phố Wall hoảng loạn, tuột dốc không phanh (NLĐ)    —Chứng khoán “đỏ sàn” (TN)
Phó chủ tịch Masan bán 4 triệu cổ phiếu (VnEx)  —-Đang tính nhiều phương án cho giá xăng dầu (VnEc)     —Báo Tin tức/BM  -Không phát hiện dấu hiệu găm xăng dầu ở Thừa Thiên – Huế   ——Nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu găm hàng chờ tăng giá   -SGTT.VN   ——-Vàng trong nước đắt hơn thế giới 2,4 triệu đồng/lượng  (VnEc) -Giá vàng trong nước sáng nay chỉ giảm chưa đến 200.000 đồng/lượng, bất chấp phiên giảm gần 1,9% đêm qua của giá vàng quốc tế…    —-Kiến nghị hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp tạm trữ lúa gạo (VnEc)   —-Xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn Viettel  (SGTT)    ——CafeF /BM  -Lượng tiền giả qua hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước giảm 


Thông tin mới nhất về tuyển sinh vào ĐH Quốc gia TP.HCM (TN)    —Nhiều quy định thí sinh cần quan tâm (TN)   —Singapore tài trợ sản phẩm của sinh viên Việt (TN)   —Đào tạo chưa gắn với phân công công việc TTO-   —-Thi tốt nghiệp THPT: 50% điểm cho câu hỏi thông hiểu, vận dụng  (TT)
 
TT Obama: Hành động một mình nhắm vào Syria là một sai lầm (VOA)  —Những người cầm đầu nhóm tin tặc ‘Vô danh’ bị bắt (VOA)
TT Karzai ghi nhận tiến bộ trong thỏa thuận chiến lược Mỹ-Afghanistan  (VOA)   —–Hàn, Mỹ diễn tập điều động binh (TNO)
Giải cứu hai nhà báo của The Sun tự tử b -TTO – Hai nhà báo cấp cao làm việc tại tờ The Sun, thuộc Tập đoàn News Corp của ông trùm Ruper Murdoch, đã tìm cách tự tử để thoát khỏi áp lực từ các cuộc điều tra bê bối nghe lén và hối lộ.
Lãnh sự Đại sứ quán Ảrập Xêút bị sát hại tại Bangladesh (TP)   —-Chính quyền Putin–II và chính sách hướng Đông  (SGTT)   —-Nga xác nhận hợp đồng “khủng” bán máy bay cho Trung Quốc (Dantri)   —–3 lý do để Israel đánh Iran -(Dân Việt

CSGT bị tố làm chết người   (NLĐ) – Ngày 6-3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xác nhận sau 3 ngày nhập viện, do vết thương quá nặng nên nạn nhân Lưu Vân Thảo (SN 1992, ngụ quận Bình Tân-TPHCM) đã tử vong lúc 14 giờ 20 phút cùng ngày
http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/03/hinh_3c0e7.jpg   “Nữ đại gia” Diệu Hiền xuất cảnh , công nhân lao đao (NLĐ) – Sau lễ cưới “khủng” cho con trai, “nữ đại gia” Diệu Hiền đã xuất cảnh để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”. mời Bà con ai chưa biết thì ghé thăm trang nhà của “mẹ Diệu Hiền” cho thấy hoành tráng:   http://www.dieuhien.com.vn/-Cái câu mê tơi trên đầu trang : Một chặng đường khẳng định tầm vóc và một thế giới màu xanh” – Và Chủ tịch Trần đức Lương- Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng có đi miền Tây là có ghé thăm…nên mới “lột” được Công nhân và số mua bán cá- Bây giờ thì “xanh mặt”- Nghe đâu Bà ta có nhà ở Cali?hàng triệu đô?- Mấy tờ báo từng “lăng xê” hoành tráng:Thuyền trưởng Phạm Thị Diệu Hiền: “Người đàn bà thờ cá” (PhapluatTP)  —Thủy sản Bình An đột phá vào thị trường Mỹ (Congthuong/BM) – Nay thì Bà ta “đột phá” vào Mỹ thật rồi??-Chỉ tội cho Công nhân !!!!……   —-“Nữ đại gia” Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn (TN)   —Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc (VnEx)
  “Nữ đại gia nợ tiền cá dân” bị nghi bỏ trốn  -Dân Việt – Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Cần Thơ) – nữ đại gia ngành thủy sản vừa bị nghi ngờ bỏ trốn và để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”. >>>Đại gia nợ tiền cá: Dấu hiệu bất thường từ rất sớm

Đà Nẵng: đánh công an lãnh 10 năm tù (Vietbao.vn)

‘Dân thả vịt dịch trôi sông vì chính quyền quá chậm!’ (VNN)  —Vụ phá rừng nghiêm trọng: Che giấu thông tin? (VNN)  –Dự án đường vành đai 1: gần 2 năm mới xong 80m đường (Batdongsan-VNN)  —Đưa nude ra khỏi đời sống… rất tai hại? (VNN)  —Khó chấp nhận đạo đức vụ đại gia trả dâu (VNN)  —Hội LHPH Cần Thơ động viên “cô dâu bị từ chối” (TN)  –Người đàn bà cưới vợ cho chồng (VNN)
Quan đánh cờ bạc tỷ lên tiếng kêu oan (VNN)  –Một cán bộ kiểm sát dùng 2 CMND (NLĐ)  —Sát thủ tuổi teen giết người vì bị đòi… 5.000 đồng (NLĐ)-  07/03/2012  – Thiếu nợ 5.000 đồng mua cây kem ăn cho mát nhưng đến khi bị bà chủ cửa hàng tạp hoá đòi nợ, Vũ Tiến Sơn (16 tuổi) không những không trả mà còn cắt luôn cổ người phụ nữ 60 tuổi này, rồi “tiện thể” cướp luôn chiếc nhẫn vàng và bỏ trốn.
Mỹ: Xả súng trường học, hiệu trưởng chết thảm (NLĐ)  –Phát hiện hơn 4 tấn thịt không rõ nguồn gốc (TN)   —Hậu trường showbiz Việt – Kỳ 3: Bị sàm sỡ, đánh nhau và “chặt chém” (TN)    —Đà Nẵng: giám đốc hẹn đối tác rồi giết người  (TT)       —-Xô xát khi ngân hàng xiết nợ công ty  (TT)
Xưởng gỗ 1.000 m2 bị thiêu rụi (Vietbao.vn)    —–”Vi hành” đêm Hà Nội: Quen – lạ – choáng – sốc! (Vietbao.vn)   —-Chủ thầu xây dựng bị cưỡng đoạt tài sản (VTC)  —-Một nữ hiệu trưởng bị dọa tung clip “mây mưa”   -(VTC News) – Ngày 6/3, Báo điện tử VTC News nhận được thông tin phản ánh của cô Nguyễn Thị Hoài – Hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An) về việc, cô bị một đối tượng ẩn danh dọa tung “clip đen”, và đe dọa giết cả gia đình cô.

   Phố tẩm quất kích dục tại thủ đô   (VnEx)  —Hơn 400 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng (VnEx)
Jennifer Lopez “phơi” mình rực lửa bên tình trẻ
Dân Việt
Nguoiduatin.vn /BM  -Bắt giữ tiếp hai lãnh đạo kinh doanh đa cấp

 

  Xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn Viettel
-SGTT.VN - Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) lâu nay được biết tới như một mẫu hình doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khá hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, qua cuộc thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại tập đoàn này, Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn…
Theo đó, khi kiểm tra tại công ty mẹ, đoàn thanh tra phát hiện năm 2008, Viettel chưa hạch toán doanh thu khuyến mãi số tiền trên 533 tỉ đồng và còn kê khai thiếu trên 53,3 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra về khuyến mãi sản phẩm dịch vụ. Cũng theo kết luận của TTCP, tập đoàn Viettel đã hỗ trợ vốn cho công ty thành viên như công ty cổ phần Công trình Viettel số tiền trên 252,15 tỉ đồng; hỗ trợ công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 283,3 tỉ đồng; cho công ty này vay ưu đãi 370 tỉ đồng. Theo thanh tra, việc cho vay ưu đãi này không đúng với quy định của luật Các tổ chức tín dụng vì Viettel không có chức năng tín dụng và cũng không có thẩm quyền cấp tín dụng ưu đãi.

Là tập đoàn có khối lượng dự án, công trình đầu tư, trang thiết bị mua sắm hàng năm rất lớn nhưng việc chấp hành các quy định, chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản của Viettel, theo TTCP là chưa nghiêm. Theo đó, Viettel đã phân chia các dự án nhóm A thành các dự án nhóm B, C; không lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng với các dự án nhóm A; kê khai thiếu số tiền thuế nhà thầu nước ngoài là 13,45 tỉ đồng; các nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp dự án Viettel Bắc Giang có hành vi “dàn xếp, thông thầu” để tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng trúng thầu. Tổng công ty này sau đó lại chuyển nhượng cho công ty cổ phần Quang Minh thực hiện, ăn chênh lệch 235 triệu đồng… Chính vì công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chưa tốt nên quá trình thực hiện có sáu dự án toà nhà Viettel ở các tỉnh phải phê duyệt, điều chỉnh lại tổng mức đầu tư; sáu dự án phải điều chỉnh phê duyệt lại tổng dự toán. Có 18 công trình, dự án bị chậm tiến độ. Có sáu dự án có nhiều sai sót trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán…
Ngoài các khoản trên, TTCP còn kiến nghị xử lý nhiều khoản tiền lớn khác như yêu cầu Viettel thu hồi về công ty mẹ – tập đoàn 7,7 tỉ đồng tiền lãi của tổng công ty cổ phần Vinaconex (theo một thoả thuận mua bán cổ phần giữa Vinaconex với Viettel năm 2009 mà TTCP xác định đó thực chất là một hợp đồng vay vốn mà Vinaconex phải trả tiền lãi vay nhưng Viettel chưa thu – PV); thu về trên 30,89 tỉ đồng nguồn thu cổ phần hoá tại hai đơn vị và phải xem xét tính cả lãi tiền chậm nộp thu. Tại một công ty con của Viettel là công ty TNHH Viettel – CHT, TTCP phát hiện công ty này chưa hề đầu tư và hoạt động kinh doanh tại khu công nghệ cao nhưng lại kê khai là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư tại đây. Do đó, TTCP yêu cầu phải truy thu số tiền mà công ty này được hưởng ưu đãi sai quy định là 2,181 tỉ đồng.
TTCP còn phát hiện số tiền trên 307,19 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp do Viettel trích khấu hao tài sản cố định vượt so với mức khấu hao nhanh hai lần. Nếu theo đúng quy định thì số tiền này phải truy thu lại ngân sách nhà nước nhưng tập đoàn Viettel xin giữ lại để bổ sung vốn điều lệ và giải quyết vấn đề vốn trong việc thực hiện nghĩa vụ tái cấu trúc, tiếp quản EVN Telecom nên TTCP đã báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Viettel còn bị yêu cầu nộp vào quỹ Viễn thông công ích Việt Nam số tiền hơn 924,23 tỉ đồng; trong đó có trên 922 tỉ đồng năm 2010 tập đoàn này đã hạch toán vào chi phí nhưng đến nay chưa nộp; trên 21,5 tỉ đồng phải nộp quỹ năm 2009; 2,18 tỉ đồng phải nộp tăng thêm do tăng doanh thu dịch vụ nhắn tin di động trả sau của bốn tháng đầu năm 2010…
Ngoài việc yêu cầu tập đoàn Viettel thu nộp ngân sách, thu hồi về công ty mẹ những khoản hỗ trợ vốn cho một số công ty thành viên, TTCP đã kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm, khuyết điểm mà đoàn thanh tra làm rõ. TTCP cũng yêu cầu Viettel củng cố, tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ tập đoàn này để phòng ngừa và kịp thời xử lý những khuyết điểm, yếu kém.
MẠNH QUÂN
Kê sai hơn 24 tỉ đồng tại dự án đầu tư xây dựng đại học Quốc gia TP.HCM
TTCP cũng vừa có kết luận về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó nêu rõ nhiều sai phạm trong các khâu triển khai đầu tư. Theo đó, việc xác định giá trị các gói thầu còn chưa chính xác, nghiệm thu khối lượng của một số công tác theo dự toán trúng thầu chưa căn cứ vào khối lượng thi công thực tế, dẫn đến nghiệm thu, thanh toán vượt so với thực tế thi công; áp đơn giá không đúng theo giá trúng thầu. Tổng giá trị vi phạm phát hiện và loại ra khỏi giá trị quyết toán công trình là hơn 24 tỉ đồng, trong đó TTCP phát hiện 19,7 tỉ đồng và 4,3 tỉ đồng do Kiểm toán Nhà nước phát hiện.
TTCP cũng kết luận một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình; một số gói thầu trong quá trình thi công, đơn vị thi công không bố trí đúng nhân sự chủ chốt như cam kết trong hồ sơ dự thầu, không bố trí đủ nhân lực...
T. ĐỨC

-Theo:-sgtt Xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn Viettel
- Thanh tra tại EVN  Kiểm toán Nhà nước cũng đã công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN cho thấy tập đoàn này đã lỗ lũy kế đến nay hơn 40.000 tỉ đồng và nợ đọng nhiều tập đoàn kinh tế khác, đầu tư tràn lan kém hiệu quả.

2012: nông nghiệp không còn là thế mạnh của nền kinh tế

Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức (VnEx 6-3-12) -- Kinh tế thị trường là như thế này?
Máy phát điện chạy bằng nước? (TT 6-3-12) -- TS Nguyễn Chánh Khê: “Đây là bí mật công nghệ”.  Hết nước!
-Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức Stockbiz -Trần huy động và lãi suất cơ bản sẽ giảm 1% về 13% và 8% một năm trong vài ngày tới. Đây là thông báo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chiều 6/3. Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức (VNE).  - Ngân hàng Nhà nước xem xét hạ trần lãi suất VND (VnEconomy). - Thống đốc: Sẽ hạ lãi suất 1% ngay trong tháng 3 (DVT).  - ‘Ế’ vốn liên ngân hàng (VNE). - Hai tháng đầu năm 2012: Những mảng sáng kinh tế (TTXVN). -Trần lãi suất giảm xuống còn 13%
-Trần lãi suất sẽ giảm 1%
Đài Truyền Hình Việt Nam
Trần huy động và lãi suất cơ bản sẽ giảm 1% về 13% và 8% một năm trong vài ngày tới. Đây là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều 6/3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho ...
Thấy gì từ thông điệp hạ trần lãi suất huy động xuống 13%?VnEconomy
Sớm hạ lãi suất xuống thêm 1%Lao động
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất ngân hàngBáo văn hóa Online

Bộ Công thương lên tiếng về tin đồn tăng giá xăng (VTC).  – Áp lực tăng giá xăng dầu: Bộ Công Thương: Giá, phí thuộc Bộ Tài chính (LĐ).   – Tái diễn găm hàng, làm giá xăng dầu (ĐV). –Không để tái diễn bán xăng dầu nhỏ giọt  (TT). – Vì sao một số cửa hàng xăng dầu, siêu thị bỗng dưng đóng cửa? (Petro.) – Hàng loạt cây xăng ở miền Trung nghỉ bán (PLTP).  – Hàng loạt cây xăng găm hàng, dân hoang mang (VTC).  – ‘Tăng giá xăng tháng 3, hay 4 còn tùy nền kinh tế’ (VNE).  – Điện, dầu khí, than cùng tăng trưởng khá trong tháng 2  (Petro.) - Kêu lỗ, nhiều cây xăng ở TP.HCM đóng cửa (SGTT).  - Nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu: Găm hàng chờ tăng giá (TP).  - Sẽ tước giấy phép cây xăng ngưng bán bất thường (Bee).  - ‘Sau giảm thuế, trích quỹ bình ổn sẽ tăng giá xăng dầu’ (VNE).  - “Đổ xăng” vào… giá cả (TTVH).  - Xem xét việc tăng giá xăng dầu (VOV). - Hàng loạt cây xăng ngưng bán hàng (TN). - Than lỗ, nhiều cây xăng xin ngưng bán (PLTP).  – Thủ tướng yêu cầu xử mạnh việc “găm” xăng (DT).
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn tài chính (Tầm nhìn).- Khi doanh nghiệp FDI cho ăn “bánh vẽ” (VnEconomy).

Rót tiền để tái cơ cấu? (TBKTSG).

SGTT.VN - Giá cả tuy giảm tốc độ tăng, song vẫn đối mặt với nhiều sức ép tăng giá. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế yếu đi khi sản xuất, kinh doanh gặp khó ở phía cung lẫn cầu. Đó là bức tranh kinh tế hai tháng đầu năm.
 Quản lý thiếu chủ động dễ khiến giá cả lại “bùng nổ” (NLĐ).Từ “bấm độn” đến… dự báo (VnEconomy).

Tiền cho margin bắt đầu khan hiếm Stockbiz-Nhiều NĐT đang đặt cược số phận tài khoản của mình vào đợt tăng điểm này. Sử dụng đòn bẩy là cách để họ nhanh chóng hướng đến mục tiêu kỳ vọng.





Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt từ Việt Nam

Myanmar đang là bản sao của Việt Nam đầu thập niên 1990 (DVT/Cafef/TTVN/MyanmarTimes).

Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng

-(TNO) Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là BCĐ PCTN) trình bày tại Hội nghị sơ kết tình hình PCTN cũng như việc thực hiện luật PCTN 5 năm qua để chuẩn bị cho việc sửa luật này trong thời gian tới.  
Hội nghị diễn ra cả ngày hôm nay 7.3, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 



>> “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
>> Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng trong đầu tư giao thông
>> Trả tiền cho người cung cấp thông tin tham nhũng
>> Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng
>> Tập trung vào các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
>> Báo chí tiên phong đấu tranh chống tham nhũng

Báo cáo của BCĐ PCTN cho biết, trong 5 năm qua, từ 2007-2011, cả nước đã có 652 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 97 trường hợp, xử lý kỷ luật 555 trường hợp. Một số tỉnh, thành phố xử lý nhiều người đứng đầu là Quảng Nam với 77 người, Bình Thuận 46 người, Bắc Giang 41 người, Đắk Lắk 38 người, Cao Bằng 31 người…
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng gặp nhiều khó khăn và số trường hợp được xử lý còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý nhưng đã có tác dụng đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời có tác dụng răn đe nhất định”.
Báo cáo cũng làm rõ thêm, trong 5 năm qua, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý kỷ luật 4 ủy viên T.Ư Đảng (trong nhiệm kỳ khóa X), 17 bí thư, phó bí thư, ủy viên ban cán sự đảng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, các bộ, ngành; 2 bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐQT tập đoàn kinh tế nhà nước.
Ngoài ra, theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, trong 5 năm qua, đã có 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, với tổng giá trị trên 1,798 tỉ đồng.
Chưa có biện pháp hữu hiệu “trị” nạn chạy chức chạy quyền
Bên cạnh kết quả đạt được, có tới 9 vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong công tác PCTN 5 năm qua cũng được chỉ rõ trong báo cáo mà theo BCĐ là “tính chiến đấu, dân chủ, công khai trong tự phê bình và phê bình theo phương châm trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau còn rất hạn chế. Kết quả tự phê bình, kiểm điểm gần như chưa được công khai theo yêu cầu của Nghị quyết T.Ư 3”.
Tồn tại khác được chỉ ra là “công khai, dân chủ trong công tác cán bộ còn hạn chế. Những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ chưa được khắc phục. Dư luận vẫn bức xúc về tình trạng chạy chức chạy quyền. Việc thi tuyển công khai một số chức danh cán bộ quản lý theo yêu cầu của Nghị quyết T.Ư 3 vẫn chỉ là cá biệt. Chủ trương cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm chưa đi vào cuộc sống”.
Đáng lo ngại là việc thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. “Tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung không thuộc phạm vi bí mật nhà nước còn khá phổ biến. Quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa được bảo đảm. Nhiều quy định về công khai, minh bạch chưa được thực hiện đầy đủ…”, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Tình trạng nhiều cấp ủy, chính quyền còn nể nang, né tránh việc xử lý đối với người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý ngày càng có chiều hướng giảm… cũng là những hạn chế được chỉ ra trong báo cáo, kèm theo sự phân tích về 6 nguyên nhân dẫn tới những hạn chế yếu kém nói trên.
Đánh giá chung trong báo cáo, BCĐ PCTN nhận định: “Công tác PCTN 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế…”.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, BCĐ khẳng định công tác PCTN nói chung và việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 nói riêng trong nhiệm kỳ vừa qua chưa đạt được mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí…” như Nghị quyết đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc xã hội”.
Để kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, BCĐ PCTN đã xác định 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ cần thực hiện thời gian tới, như nghiên cứu quy định một số chức danh cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở T.Ư và cấp tỉnh “cam kết công khai trước nhân dân sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng của mình”. Hay, mạnh dạn miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan do mình quản lý, phụ trách; công khai danh tính những người thực hiện hành vi tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu; tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng...
Bảo Cầm
-Theo:Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng tn 



- -Trung tá công an bị côn đồ chém trọng thương (NLĐO) - Ngày 7-3, Viện KSND huyện huyện Tuyên Hóa - Quảng Bình đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và quyết định tạm giam của Cơ quan CSĐT đối với Phạm Hồng Quân (SN 1989, ngụ xã Thuận Hóa) về tội “Cố ý gây thương tích”.
Quản lý đô thị (TG&VN).-
Giám đốc Sở Nội vụ bị “giam lỏng” ở ĐH Hùng Vương
Người Lao Động
(NLĐ) - Ngày 5-3 tại Trường ĐH Hùng Vương đã diễn ra cuộc họp công bố quyết định đình chỉ công tác đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương. Tham dự cuộc họp có ông Đặng Công Luận, Giám đốc Sở Nội vụ...
Giám đốc Sở Nội Vụ Sài Gòn bị nhốt 2 tiếng đồng hồNgười Việt
Đại học Hùng Vương “nhốt” đoàn cán bộLao động
ĐH Hùng Vương nhốt giám đốc Sở Nội vụDân Trí
Vụ Tổ công tác UBND TPHCM bị “nhốt” tại Trường Đại học Hùng Vương – Giao cơ quan điều tra xử lý (SGGP). – Trường ĐH Hùng Vương – TP.HCM: “Kỷ lục”… xấu (TN). - Vụ Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM “bị nhốt” ở ĐH Hùng Vương: UBND TP.HCM đề nghị truy cứu hình sự (TN). - Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự (NLĐ). 
--
 
 

Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng quỹ hưu bổng

Thượng Hải, công nhân nhà máy biểu tình đòi cải thiện điều kiện lao động 12/2011 (REUTERS)- Thanh Hà & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFI Ngày 20120306

Nhờ đảng dẫn, dắt và cột, dân Tầu chưa giầu đã già....

* Thượng Hải, công nhân nhà máy biểu tình đòi cải thiện điều kiện lao động 12/2011 (REUTERS) *


Nghe (16:53)
Hiện tượng dân số Trung Quốc bị lão hóa đang đặt ra hai vấn đề cho Bắc Kinh: bảo đảm y tế cho người già và tìm ra nguồn tài chính để đài thọ cho quỹ an sinh xã hội. Các quỹ hưu bổng của Trung Quốc do quản lý yếu kém đang bị thâm hụt trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến tương lại của tầng lớp cao niên.


Bộ Tài chính Trung Quốc vừa thông báo trong năm 2012, ngân sách tài trợ các quỹ an sinh xã hội, để tạo công việc làm cho người dân, để chu cấp nhà ở cho thành phần có thu nhập thấp hay ngân sách y tế đều tăng khoảng 20 % so với tài khóa 2011. Mục tiêu đề ra là bảo đảm ổn định xã hội vào lúc các chỉ số kinh tế cho thấy GDP của Trung Quốc tăng chậm hơn so với 2011 và Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi nhân sự trong guồng máy lãnh đạo trung ương.

Tuần trước, Ngân Hàng Thế Giới và Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển trực thuộc Quốc vụ Viện Trung Quốc cùng báo động là nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ kinh tế đến xã hội. Chỉ riêng trong lãnh vực xã hội, cách biệt giàu nghèo giữa dân cư ở thành phố và nông thôn, hiệu quả yếu kém của các cơ chế nhà nước có trách nhiệm bảo đảm những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cho người dân, hiện tượng dân số của nước đông dân nhất địa cầu đang trên đà lão hóa là những thách thức đang đặt ra cho Bắc Kinh.

Riêng một lĩnh vực đang kết tụ nhiều vấn đề, đó là hệ thống quản lý chế độ hưu bổng cho 17 % dân số trên một quốc gia có tới 1,3 tỷ miệng ăn. Căn cứ trên thống kê của thành phố Thượng Hải thì thì năm 2011 đã cớ tới 22,5 % dân số ngoài 60 tuổi. Tỷ lệ đó sẽ tăng lên thành 28 % vào năm 2015.

Đối với chính quyền Trung Quốc hiện tượng dân số bị lão hóa đang đặt ra hai vấn đề: một là y tế để bảo đảm nhu cầu của một tầng lớp cao nhiên ngày càng lớn, và hai là bài toán nan giải khi phải tìm ra nguồn tài chính để đài thọ cho quỹ an sinh xã hội.

Theo một kết quả thăm dò dư luận được Tân Hoa Xã tiến hành cách nay đúng một năm, bảo đảm có được thu nhập khi về hưu và tìm được chỗ ở với giá phải chăng là hai ưu tư hàng đầu của người dân Trung Quốc. Đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh chênh lệch trong hệ thống an sinh xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các công nhân viên chức nhà nước với nhân viên các hãng tư nhân thực sự đang trở thành một cơn « ác mộng ».

Năm 2001 Trung Quốc bắt tay vào việc cải tổ chế độ hưu liễm cho người dân. Mười năm sau, Bắc Kinh nhận thấy rằng, mục tiêu cân bằng các khoản chi thu của quỹ lương hưu là nhiệm vụ bất khả thi. Trong khi đó đồng lương hưu của gần 1/5 dân số Trung Quốc ngày càng « co cụm » lại : theo nguồn tin do chính Tòa đại sứ Trung Quốc cung cấp vào tháng 11/2011, vào năm 1997, tiền hưu trí tương đương với 76 % mức lương trung bình tại một quốc gia mà đồng lương đã được xếp vào hạng thấp nhất trên thế giới.

Nhưng tỷ lệ đó chỉ còn là 47 % vào năm 2009 và theo dự báo của các chuyên gia thì trung bình, sau khi đã đóng góp cho quỹ hưu bổng trong 30 năm, người lao động Trung Quốc chỉ hy vọng thu về tiền lương hàng tháng tương đương với 35,4 % mức lương trung bình tại Trung Quốc mà thôi. Đài RFI phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về vấn đề rắc rối này.


RFI: Thưa anh, ngày càng có nhiều trung tâm nghiên cứu báo động rằng Trung Quốc có thể gặp khó khăn kinh tế khá nghiêm trọng trong những năm tới. Báo cáo do Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc vừa được công bố hôm Thứ Hai 27 vừa qua tại Bắc Kinh cũng nói đến những khó khăn đó.  Xin được hỏi anh rằng lãnh vực nào trong nền kinh tế vừa tiến lên hạng nhì của thế giới là đáng quan tâm hơn cả?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - 
Lãnh vực xã hội đang quy tụ nhiều khó khăn nhất vì là giao điểm giữa kinh tế với chính trị. Một nan đề tiêu biểu chính là hệ thống quản lý quỹ hưu bổng. Nếu không khéo giải quyết, quỹ hưu bổng Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng sau này vi sự thâm hụt khởi sự từ năm 2003 đã gia tăng ngày một nặng hơn tới mức nguy kịch hiện nay.

RFI: Anh vừa nói rằng Trung Quốc có thể bị khủng hoảng về quỹ hưu bổng mà chúng ta hiểu là một vụ khủng hoảng như vậy sẽ lan qua doanh nghiệp và ngân hàng với hậu quả rất lớn về kinh tế, xã hội và chính trị. Nhưng đâu là bối cảnh của toàn bộ vấn đề khiến anh kết luận như vậy?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đi sau và tiếp thu kinh nghiệm công nghiệp hoá từ các nước đi trước, Bắc Kinh tận dụng chế độ tư bản nhà nước để đạt mức tăng trưởng cao với một dân số rất đông.

- Chúng ta biết rằng khi bắt đầu công nghiệp hoá theo quy luật thị trường thì xứ nào cũng dễ gặp bất công xã hội vì tốc độ làm giàu khác nhau của các thành phần tham gia vào sinh hoạt kinh tế. Nhưng nạn bất công tại Trung Quốc lại mở rộng chứ không thu hẹp như các nền xứ Đông Á đi trước. Cho dễ nhớ thì 0,2% dân số hiện đang làm chủ 70% tài sản của cả nước. Con số 70 này cũng dễ nhớ vì theo nguyệt san Hồ Nhuận hay Hurun, chuyên khảo sát các đại phú Trung Quốc, thì tài sản năm ngoái của 70 đại biểu giàu nhất trong Quốc hội Trung Quốc lên tới 90 tỷ đô la, còn giàu hơn 600 người lãnh đạo chính quyền Mỹ, gồm 535 dân biểu nghị sĩ, tổng thống và cả nội các lẫn Tối cao Pháp viện, năm qua chỉ có bảy tỷ rưỡi.

- Một nguyên nhân chính là do vai trò lệch lạc của nhà nước và vì chế độ hộ khẩu vẫn còn. Nói về hộ khẩu, từ nhiều năm nay, việc cải tổ được đề ra mà năm kia lại bị Ủy ban Chính pháp bác bỏ vì lý do an ninh. Chế độ hộ khẩu khiến cho loại công dân hạng nhì là "dân công" - người dời nơi cư trú tìm việc ở chỗ khác - dù đóng góp sức lao động lại không hưởng các dịch vụ tối thiểu về an sinh xã hội, trong đó có cả hưu liễm khi về già. Mà dân công thì nay cũng về già.

RFI: Anh nêu ra một nguyên nhân đầu tiên của bất công xã hội chính là cơ chế kinh tế chính trị hiện hành với vai trò quá nặng của nhà nước, mà nhà nước lại chẳng chu cấp nổi nhu cầu xã hội của dân chúng trong khi lãnh đạo ở trên thì đã thành triệu phú, tỷ phú.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như thế và ta còn thấy ra ba nguyên nhân khác:

- Sau khi bãi bỏ chế độ tập trung quản lý, Trung Quốc áp dụng quy luật thị trường mà theo định hướng nhà nước và gây lệch lạc trong cơ chế cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân, như y tế, giáo dục và hưu liễm. Vì vậy, nhiều cơ quan nhà nước cứ truy tìm lợi nhuận như tư doanh trong các dịch vụ xã hội khiến một thiểu số có tiền thì được chu cấp quá nhiều. Thí dụ như số ngày nằm nhà thương bình quân cao gấp đôi các nước tiên tiến trong nhóm OCDE. Họ gây lãng phí cho thiểu số mà đa số lại bơ vơ chẳng có ai lo. Một chi tiết đáng chú ý là tại Trung Quốc, cứ trăm người chết thì có hơn 80 là vì bệnh không lây, như ung thư, đau tim, tiểu đường, v.v...

- Trong khi ấy, và đây là chuyện thứ ba: ai cũng thấy cuộc sống có thay đổi nên đặt kỳ vọng vào tương lai rồi lại tuyệt vọng khi nhận ra sự phân biệt đối xử và nạn bất công. Phản ứng tâm lý đó là chất xúc tác cho biểu tình và động loạn. Từ năm ngoái, ta còn thấy cái dịch tự sát, hoặc nhiều người uất ức phát điên mà sát hại trẻ em vô can. Kẻ vô vọng không chỉ gọi nhau biểu tình khiếu kiện mà muốn hủy diệt luôn tương lai trước mặt.

- Sau cùng, chìm sâu bên dưới là thành tích quản lý dân số với chế độ "mỗi hộ một con" áp dụng từ năm 1979. Thành tích đó là nạn lão hóa dân số nhanh chưa từng thấy ở mọi nơi mọi thời. Vì thế dân số bị lão hóa, tỷ lệ cao niên sẽ tăng vọt, Hiện nay, trung bình thì chín người lao động cho một người nghỉ hưu, đến năm 2050, hệ số cưu mang này là 2,5. Của Âu Châu già lão thì hệ số đó sẽ là 2, nhưng Âu Châu có một mạng lưới an sinh xã hội rất dày và rộng, Trung Quốc thì không.

- Hậu quả chung thì số người làm việc và góp tiền vào quỹ hưu bổng cho tuổi già sau này sẽ giảm khá nhanh trong khi số người chờ lãnh lương hưu lại tăng rất mạnh. Khi đó, làm sao các quỹ quản lý tiền già đáp ứng được yêu cầu tài chính và sự nóng ruột của người cao niên mà thiếu dịch vụ như y tế và thậm chí không đủ sống khi tuổi thọ lại kéo dài hơn các thế hệ trước? Rốt cuộc thì nhờ đảng dẫn, dắt và cột, dân Tầu chưa giầu đã già....

RFI: Hiện nay, chế độ quản lý đó là như thế nào mà anh cho là có thể bị khủng hoảng?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Về đại lược, hệ thống hưu liễm do nhà nước quản lý hay bảo trợ gồm có ba quỹ lớn, quy tụ 2.560 tỷ đồng Nguyên, là 406 tỷ đô la, hay 312 tỷ Euro. Đây ngạch số rất nhỏ so với yêu cầu của xã hội và của lực lượng lao động hiện là 780 triệu người. Như vậy, làm sao các quỹ có thể kịp sinh lời để có tiền trả hưu liễm cho người già? Huống hồ, ba quỹ đó chỉ thanh toán cho người có sổ hưu, khoảng 40% lực lượng lao động mà thôi, Thành phần còn lại, là gần 470 triệu, thì chỉ trông cậy vào hệ thống nghèo nàn gọi là An sinh Tối thiểu của nhà nước.

- Tôi xin đi vào chi tiết hơi nhức đầu để biết là ta nói chuyện gì chứ không là cảm quan. Thứ nhất, họ có Quỹ Bảo hiểm Cao niên do địa phương quản lý và hiện có hơn 220 tỷ đô la, là 54% của cả hệ thống, do trung ương phân phối xuống chừng 20% và công nhân góp vào hàng tháng khi lương được khấu trừ 8%. Quỹ này đã đầu tư để đẻ lãi, với mức lời khoảng 2% một năm về mệnh giá. So với lạm phát bình quân của 10 năm qua là 2,2% thì quỹ Cao niên này thật ra bị lỗ!

- Thứ hai có Quỹ Bảo hiểm Xã hội Toàn quốc do trung ương quản lý, Chủ tịch là Đới Tương Long, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Quỹ này nắm 137 tỷ đô la và đầu tư bén nhạy hơn, với mức lời 8-10%, nhưng số tiền trên chỉ bằng một phần ba của tổng số. Thứ ba là quỹ hưu bổng của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ, cũng có quyền đem tiền ra đầu tư để sinh lời trên thị trường tài chính, nhưng với vỏn vẹn chỉ gần 48 tỷ đô la. Đó là ta mô tả toàn cảnh, là khi người lao động nạp tiền vào quỹ hưu bổng để có chút tiền khi về hưu.

- Cuối năm ngoái, Viện Khoa học Xã hội của Bắc Kinh báo động là năm 2011 các quỹ này bị hụt cỡ 68 tỷ đồng Nguyên và còn thâm thủng nặng hơn sau này. Ngân hàng Thế giới thì nói đến lỗ hổng 115 tỷ của các quỹ hưu bổng do địa phương quản lý vào năm 2015 là khi lực lượng lao động bắt đầu giảm vì nạn lão hóa dân số. Thời điểm 2015 đó chỉ là ba năm nữa thôi!

RFI: Hiển nhiên là Bắc Kinh có thấy vấn đề, và theo anh thì họ tính giải quyết thế nào mà anh cho là một vụ khủng hoảng có thể xảy ra?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong cả hồ sơ này, ta mới nói đến tảng băng trên bề mặt là ba quỹ hưu bổng chỉ có hơn 400 tỷ đô la trước làn sóng tuổi già đang lên. Phúc trình do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Phát triển của Chính phủ Bắc Kinh vừa công bố hôm Thứ Hai còn nói đến một làn sóng đáy khác. Hệ thống hưu bổng hiện hành cho công nhân viên thành phố, là những cam kết phải thanh toán sau này - mà thuật ngữ kinh tế gọi là "chi phí di sản" - đã lên tới từ 82% đến 130% của Tổng sản lượng GDP năm 2008, là bốn năm trước.

- Cho nên Trung Quốc phải cấp tốc cải cách chế độ hưu bổng để khỏi phá sản và người già hết tiền sống. Và quả nhiên là tranh luận bùng nổ mà tôi xin tóm lược để khỏi làm thính giả thêm nhức đầu. Họ tranh luận là phải cho các quỹ hưu bổng đầu tư vào thị trường tài chính, từ ký thác tiết kiệm qua mua trái phiếu, công khố phiếu hay cổ phiếu, tuần tự thì lời cao hơn mà cũng rủi ro hơn. Nhưng có mấy vấn đề đặt ra mà không ai giải quyết nổi vì cái gọi là "màu sắc Trung Quốc".

RFI: Thưa anh, những vấn đề ấy là gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đó là ai quản lý các nghiệp vụ đầu tư, trung ương hay các địa phương? Hệ thống hưu bổng phân tán trong hơn 2.000 đơn vị hành chính mà chẳng ai giám sát rõ ràng. Khi cần đầu tư để sinh lời, chính quyền trung ương phải tập trung kiểm soát và gặp sự cưỡng chống ở dưới vì đặc quyền đặc lợi của những kẻ có thể vọc tay vào quỹ đó ở địa phương. Thí dụ tiêu biểu là Ủy viên Bộ Chính trị và cựu Bí thư Thượng Hải Trần Lương Ngọc lãnh án 18 năm tù từ năm 2008 vì trục lợi bất chính qua dịch vụ đầu tư từ quỹ hưu bổng của thành phố.

- Thứ hai, các thị trường tài chính Trung Quốc hàm chứa rủi ro lớn vì luật lệ thiếu phân minh, sổ sách thiếu khả tín và nạn đầu cơ dễ hoành hành mà nhà đầu tư lại không được bảo vệ. Có khi càng đầu tư thì các quỹ hưu bổng này lại càng lỗ. Đây là trở ngại nghiêm trọng nhất.

- Cho đến nay, giữa ba bốn giải pháp đang bàn cãi, người ta có thể thiên về vai trò của Quỹ Bảo hiểm Xã hội Toàn quốc, là cơ chế tương đối có thành tích, có sự kiểm tra của Hội đồng Giám đốc Chứng khoán và chuẩn thuận của Bộ Tài chính và bộ Lao động và An sinh Xã hội. Khi ấy về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược của đầu tư phải nhắm vào mức lời trong dài hạn. Nhưng thực tế thì các nhóm đặc quyền và đại gia ở trên lại muốn dồn nguồn tiền đó vào dự án của họ, kể cả dự án ưu tiên của công quyền, hay rót tiền vào các tập đoàn nhà nước để nâng giá cổ phiếu.
- Rốt cuộc thì chế độ tư bản nhà nước dẫn đến "chủ nghĩa tư bản thân tộc", hay "tư bản dải quần" nói theo chữ Trung Quốc, và đe dọa tương lai của người già. Bây giờ, lãnh đạo Bắc Kinh muốn gom quyền vào trung ương để giải quyết bài toán xã hội cho dân khỏi nổi loạn, nhưng ngay tại trung ương, có khi đảng viên cán bộ nhà nước lại lấy tiền hưu của dân đi đánh bạc làm người già sẽ mất cái vốn hưu bổng tích lũy trong cả đời lao động. Vì thế mà một vụ khủng hoảng quỹ hưu bổng rất dễ xảy ra nếu xứ này không cải tổ cả hệ thống chính trị khi chuẩn bị Đại hội 18. Và cải tổ chính trị là đề mục hiện đang gây tranh luận còn gay gắt hơn mà cũng không thể có giải pháp.
RFI: Ban Việt ngữ đài RFI xin cảm ơn chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về cuộc phỏng vấn này.

-Theo:Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng quỹ hưu bổng    –   (RFI).



- Việt Nam đang xúc tiến đưa lao động trở lại Libya (TTXVN).
 Vụ lao động bị mất liên lạc với gia đình 27 tháng: Đã tìm thấy chị Nguyễn Thị Toại (LĐ).  – Chấn chỉnh tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan (TT).
-Bị lừa sang Trung Quốc lao động khổ saiSáng 6-3, Công an xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu (Tây Ninh) vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ 9 nạn nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ ở Trung Quốc, vừa được gia đình đóng tiền chuộc về.
-- Cơ hội trở lại Hàn Quốc cho lao động Việt Nam (SGGP).- Thất nghiệp “ảo” (NLĐ).- Cách tính lương tối thiểu còn nhiều bất cập (VOV). - Giảm cán bộ công chức: Đâu có dễ (DV).- Trợ cấp thất nghiệp: Khó bảo đảm chi đúng đối tượng (TT).  -- Trả lương theo chất lượng (VNN).  – Phỏng vấn Tiến sĩ, Võ Tấn Long Càng làm nhiều vị trí, càng có nhiều cơ hội phát triển (TVN/DNSGCT).Làm việc tại Hàn Quốc: 4 năm, gửi về 1 tỷ đồngTP - Thu nhập trung bình là 1.200 USD, có tháng lên đến hơn 2.000 USD. Sau khi trừ chi phí, rất nhiều lao động làm việc ở Hàn Quốc về nước đúng hạn đã gửi về cho gia đình 40.000 - 50.000 USD.
-Dân Tàu bỏ qua Tây: Successful Chinese Emigrating to West in Droves (Spiegel 24-2-12)Công nhân xanh mặt với giá cả tăng (VEF.VN) -  Bắt đầu từ tháng 3/2012, giá nhiều mặt hàng thiết yếu tiếp tục điều chỉnh theo hướng tăng khiến đời sống người dân thêm vất vả.

“Địa ngục” ở Trung Quốc TN -Tình trạng cưỡng bức, hành hạ dã man ở các cơ sở sử dụng lao động trái phép đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc.

Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Tại buổi gặp gỡ, nhiều chương trình an sinh cho phụ nữ nghèo đã được lãnh đạo thành phố thông qua. Ngày 6/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh lại có buổi nói chuyện với gần 6.000 phụ nữ và các tổ trưởng dân phố trên địa bàn nhân ...
Đà Nẵng sẽ có “Quỹ dự trữ chiến lược” cho phụ nữVTC
Nơi người phụ nữ gửi gắm niềm tinNhân Dân
 

Tuyên phạt tám năm tù hai đối tượng về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước

-Ngày 6-3, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tuyên truyền chống phá Nhà nước đối với Võ Thị Thu Thủy, SN 1962, trú tại TP Ðồng Hới, tỉnh Quảng Bình và Nguyễn Văn Thanh,  SN 1984, trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, tháng 5-2010, sau khi tham gia vụ đòi đất tại chứng tích Tam Tòa ở thành phố Ðồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Võ Thị Thu Thủy trốn ra xã Ðoài (Nghệ An) và móc nối với Nguyễn Văn Lý,  SN 1946, trú tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đối tượng đang được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh. Thủy nhiều lần vào Huế và được Nguyễn Văn Lý cung cấp  nhiều tài liệu, ba đĩa CD cùng 1.900 USD phục vụ in ấn và phát tán tài liệu có nội dung chống phá Ðảng và Nhà nước. Thủy  rủ Nguyễn Văn Thanh tham gia thực hiện việc in và phát tán tài liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ðược Thủy cung cấp tài chính, Nguyễn Văn Thanh rủ thêm  một số đối tượng khác tham gia. Từ tháng 8 đến tháng 10-2010, Võ Thị Thu Thủy cùng Nguyễn Văn Thanh đã tổ chức bốn lần phát tán tài liệu chống Nhà nước, chống Ðảng Cộng sản Việt Nam tại địa bàn các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên (Nghệ An).
Ngày 5-2-2011, do liên quan đến một vụ cố ý gây thương tích, Nguyễn Văn Thanh  bị Công an huyện Nghi Lộc tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Khám xét nhà của Thanh, cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ một số tài liệu chống Ðảng, chống Nhà nước nên đã chuyển vụ án cho cơ quan An ninh điều tra Công an Nghệ An xử lý. Ngày 22-3-2011, Võ Thị Thu Thủy đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Tại phiên tòa, Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh khai nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối cải. Dựa vào các khung hình phạt của Bộ luật Hình sự, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Võ Thị Thu Thủy  năm năm tù giam, và Nguyễn Văn Thanh ba năm tù giam.
-Theo:Tuyên phạt tám năm tù hai đối tượng về tội tuyên truyền chống phá ...Nhân Dân

Xét xử hai đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước
Người Lao Động
Sáng ngày 6-3, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án “Tuyên truyền chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với Võ Thị Thu Thủy (SN 1962, quê xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và Nguyễn Văn Thanh (SN 1984 quê xã Nghi ...

8 năm tù cho hai đối tượng chống phá Nhà nướcDân Trí


Chiến Dịch Thỉnh Nguyện Thư:  Sơ Kết Sinh Hoạt Ngày 5 tháng 3Ts. Nguyễn Đình Thắng -Thông điệp ‘Human Rights for Vietnam’ tại Quốc Hội Hoa Kỳ Nguoi Viet Online
Thứ Ba, 6 Tháng Ba, hàng trăm người đại diện các cộng đồng Việt Nam khắp Hoa Kỳ đến Quốc Hội để vận động nhân quyền cho Việt Nam và yêu cầu các vị dân cử can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang.-

- video: Kỹ sư Vũ Văn Tĩnh, học viên Pháp Luân Công kể chuyện bị giam 30 ngày trong các trung tâm bảo trợ xã hội trá hình   –   Anh Vũ Văn Tĩnh nói về Pháp Luân Công (hyvong111/ youtube).

George Friedman - Trạng thái của thế giới: Giải thích Chiến lược Hoa Kỳ

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800- Dư luận về ngôi minh chủ thế giới của Trung Quốc
Chữ “minh chủ” ở trên rõ ràng được mô phỏng theo ngôn ngữ phim Tàu. Trong phim kiếm hiệp Tàu, hầu như người nào có võ nghệ cao cường cũng đều mong ước trở thành minh chủ võ lâm. Không đủ sức thì dùng đủ mọi thứ mưu mô, thủ đoạn. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc hình như cũng muốn tham vọng ấy: muốn giành ngôi minh chủ thế giới của Mỹ.

Để trở thành “minh chủ” hay nước lãnh đạo thế giới, người ta cần ba điều kiện chính: một, một siêu quyền lực về quân sự để có khả năng can thiệp vào tình hình chính trị ở bất cứ nơi nào trên thế giới; hai, một siêu quyền lực về kinh tế để có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển ở quy mô toàn cầu; và ba, một siêu quyền lực mềm (soft superpower) để trở thành một bảng giá trị chuẩn phổ quát được mọi người ngưỡng mộ, chấp nhận và học tập.
Trước khi bàn đến từng điểm trong ba điều kiện ấy, chúng ta thử tìm hiểu một vấn đề khác: trên thế giới, người ta có tin là Trung Quốc có đủ sức để trở thành một siêu cường số một và đóng vai trò lãnh đạo thế giới hay không? Câu trả lời phổ biến nhất là: Có. Kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Pew Research Center’s Global Attitudes Project thực hiện trong hai tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011,[1] cho thấy, ở 15 trong số 22 quốc gia được thăm dò, phần lớn dân chúng nghĩ là Trung Quốc đã hoặc/và đang thay thế Mỹ trong vai trò một siêu cường đứng đầu thế giới. Tỉ lệ dân chúng tin điều đó ở Pháp là 72%; ở Tây Ban Nha là 67%; ở Anh là 66% và ở Đức là 61%. Ngay chính ở Mỹ, dân chúng cũng phân vân: một nửa nghĩ là không và một nửa khác tin là có. Số lượng quốc gia cho là Trung Quốc không bao giờ giành được vị thế minh chủ thế giới tương đối ít: Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Nhật Bản, Indonesia và Brazil (Xem bảng “Will China replace U.S. as world’s leading superpower?” – Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường đứng đầu thế giới?).

Điều đáng chú ý không phải chỉ ở tỉ lệ áp đảo của những người tin là Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường số một mà còn ở tốc độ của sự thay đổi trong nhận định của dân chúng. Ở trên, chúng ta thấy là ở Mỹ, 46% dân chúng tin vào điều đó. Trước đó, vào năm 2009, tỉ lệ những người tin như vậy chỉ có 33%. Như vậy, chỉ có hai năm mà thêm 13%. Điều đáng ngạc nhiên là số người tin Trung Quốc đóng vai trò đầu đàn về kinh tế tương đối thấp hơn. Phần lớn các nước Đông Âu, Á châu và Phi châu vẫn tiếp tục tin tưởng vào Mỹ. Nhưng dân chúng ở các nước phát triển nhất ở Tây Âu, ngược lại, càng ngày càng tin là vai trò lãnh đạo về kinh tế đang dần dần lọt vào tay Trung Quốc.


Sự thay đổi trong cách nhận định này, từ năm 2009 đến năm 2011, ở Tây Ban Nha là 27%; ở Đức là 20%; ở Anh là 13% và ở Pháp là 12% (Xem bảng “More Western Europeans convinced China is world’s leading economy” – Càng ngày càng nhiều người Tây Âu tin Trung Quốc là nền kinh tế dẫn đầu thế giới). Điều đáng chú ý nhất là phản ứng của dân chúng các nước trước sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. Ở đây có hai khía cạnh. Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế, phần lớn các phản ứng có tính chất lạc quan. Tổng cộng có 13 quốc gia tin là sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có lợi cho họ. Nhưng ở khía cạnh thứ hai, về quân sự, chỉ có 4 quốc gia cho là sự phát triển của Trung Quốc là điều tốt. Còn lại, tất cả đều xem đó là một đe dọa. Nước có cái nhìn thiên về sự đe dọa ấy nhiều nhất là Nhật (87%), kế tiếp là Pháp (83%); Mỹ và Đức (79%), Tây Ban Nha và Nga (74%), Anh (71%), Ba Lan (68%), Thổ Nhĩ Kỳ và Israel (66%) (Xem bảng “How China’s growing power affects your country” – Sự phát triển của Trung Quốc ảnh hưởng đối với nước bạn như thế nào).

Trong bảng “Would it be good or bad if China became as powerful military as the U.S.?” – Sẽ là một việc tốt hay xấu nếu Trung Quốc trở thành một siêu cường quân sự như Mỹ?, chúng ta có thể thấy rõ hơn quan niệm của dân chúng từng nước đối với việc phát triển quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây: Xin lưu ý là đối tượng chính của cuộc thăm dò dư luận này là quần chúng. Kỳ tới, chúng ta sẽ nhìn vấn đề từ góc độ của các chuyên gia. Giữa hai góc độ này, có sự khác biệt khá lớn.
Một điều khác cũng cần lưu ý là dường như không ai quan tâm đến việc thăm dò ý kiến của dân chúng Việt Nam về sự phát triển của Trung Quốc ở cả hai lãnh vực kinh tế và quân sự. Nếu một cuộc thăm dò như thế được thực hiện một cách nghiêm túc, kết quả có lẽ sẽ rất thú vị.
Và vô cùng cần thiết cho giới hoạch định chính sách ở Việt Nam.

[1] Toàn bộ số liệu trong bài này đều lấy từ trang web: http://www.pewglobal.org/2011/07/13/chapter-1-the-global-balance-of-power/


-Theo: http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/minh-chu-the-gioi-03-05-2012-141617473.html
-George Friedman - Trạng thái của thế giới: Giải thích Chiến lược Hoa Kỳ
Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ -28.02.2012
Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã kết thúc kỷ nguyên của châu Âu, khoảng thời gian mà quyền lực châu Âu thống trị thế giới. Để lại Hoa Kỳ như là một cường quốc toàn cầu duy nhất, một cái gì đó mà họ không được chuẩn bị về mặt văn hóa và thể chế. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Hoa Kỳ đã định nghĩa chính sách đối ngoại của mình là về cuộc đối đầu với Liên Xô. Hầu như tất cả mọi thứ họ đã làm trên khắp thế giới theo những tính cách có liên quan đến cuộc đối đầu này. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cùng một lúc cho Hoa Kỳ thóat khỏi một cuộc đối đầu nguy hiểm và loại bỏ các trọng tâm của chính sách đối ngoại của mình.

Trong quá trình một thế kỷ, Hoa Kỳ đã đi từ vị trí hạng rìa cho đến một cường quốc trên thế giới. Họ đã tiến hành chiến tranh hoặc chiến tranh lạnh từ năm 1917 đến năm 1991, với khoảng 20 năm hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh chi phối bởi cuộc Đại suy thoái và rất nhiều sự can thiệp ở châu Mỹ La tinh. Theo đó, thế kỷ 20 là một thời gian xung đột và khủng hoảng cho Hoa Kỳ. Họ bước vào một thế kỷ mà không phát triển cách hiệu quả các tổ chức chính phủ nhằm để quản lý chính sách đối ngoại của mình. Họ xây dựng chính sách ngoại giao của mình như bộ máy để đối phó với chiến tranh và mối đe dọa của chiến tranh, sự vắng mặt bất ngờ của đối phương tất nhiên để lại cho Hoa Kỳ sự mất cân bằng.
Sau Chiến tranh Lạnh
Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh có thể được chia thành ba phần. Thứ nhất, là sự lạc quan và không chắc chắn, kéo dài từ năm 1992 đến năm 2001. Một mặt là, sự sụp đổ của Liên Xô hứa hẹn một thời kỳ phát triển kinh tế thay thế chiến tranh. Mặt khác, các tổ chức của Mỹ đã được sinh ra trong thời chiến, do đó, để dễ nói chuyện, biến đổi chúng trong một thời gian hòa bình dường như là không dễ dàng. Tổng thống George W Bush và Bill Clinton cả hai đều theo đuổi một chính sách được xây dựng xung quanh tăng trưởng kinh tế, với định kỳ và không hoàn toàn dự định can thiệp quân sự ở những nơi như Panama, Somalia, Haiti vàKosovo.
Những sự can thiệp này đã không được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trong một số trường hợp, họ được xem như là giải quyết một vấn đề bên lề, chẳng hạn như việc buôn bán ma túy của nhà độc tài Manuel Noriega ở Panama. Ngoài ra, họ đã được giải thích là nhiệm vụ chủ yếu là nhân đạo. Một số đã tìm kiếm một mô hình hoặc logic với những can thiệp khác nhau, trong thực tế, những việc này là ngẫu nhiên khi chúng xuất hiện, thúc đẩy bởi các vấn đề chính trị trong nước và áp lực liên minh hơn là so với bất kỳ mục đích quốc gia rõ ràng. Sức mạnh của Mỹ đa số trội hơn nên những chi phí can thiệp tương đối ít và thậm chí còn ít nguy hiểm hơn.
Thời gian cho những đặc ân đó kết thúc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với một tình hình đồng dạng với nền văn hóa chiến lược của họ. Họ có một kẻ thù thực tế nếu không theo quy ước, một kẻ thù thể hiện mối đe dọa thực sự đối với đất nước. Các tổ chức đã từng được xây dựng trong và sau Thế chiến II có thể hoạt động hiệu quả. Trong một cách bi thương và kỳ lạ, Hoa Kỳ đã trở lại trong vùng thoải mái của họ, chiến đấu với một cuộc chiến tranh mà họ thấy như đang đánh vào họ.
Khoảng thời gian từ năm 2001 cho đến khoảng năm 2007 bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh trong thế giới Hồi giáo. Giống như tất cả các cuộc chiến tranh khác, họ thực hiện những thành công rực rỡ và bị những thất bại khốn khổ. Họ có thể được đánh giá một trong hai cách. Đầu tiên,nếu các cuộc chiến tranh đã được dự định nhằm để ngăn chặn al Qaeda đừng bao giờ tấn công Hoa Kỳ thêm một lần nữa theo kiểu cách của 9/11, họ đã thành công. Ngay cả nếu cho là khó khăn để xem làm thế nào cuộc chiến ở Iraq được đan vào với mục tiêu này, tất cả các cuộc chiến tranh liên quan đến hoạt động không rõ ràng, biện pháp của chiến tranh là thành công. Tuy nhiên, nếu mục đích của các cuộc chiến này là để tạo ra những chế độ thân Mỹ tòan cầu, ổn định và mô phỏng các giá trị Mỹ, họ rõ ràng đã thất bại.
Đến năm 2007 và sự gia tăng ở Iraq, chính sách đối ngoại của Mỹ chuyển sang giai đoạn hiện nay. Không còn mục tiêu chính để thống trị khu vực. Thay vào đó, là họ rút khỏi khu vực trong khi cố gắng để duy trì chế độ có thể bảo vệ bản thân và không thù nghịch với Hoa Kỳ. Việc rút khỏi Iraq không đạt được mục tiêu này, rút quân khỏi Afghanistan lại có thể sẽ là không. Sau khi rút khỏi Iraq, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afghanistan bất kể hậu quả. Hoa Kỳ sẽ không kết thúc sự tham gia của mình trong khu vực, và mục tiêu chính nhằm đánh bại al Qaeda sẽ không còn là trọng tâm.
Tổng thống Barack Obama tiếp tục chiến lược của người tiền nhiệm, George W. Bush, thiết lập ở Iraq sau năm 2007. Trong khi Obama tăng sức ép vượt quá những gì ông Bush đã làm ở Afghanistan, ông vẫn chấp nhận khái niệm của sự đột biến gia tăng của lực lượng thiết kế hầu để tạo điều kiện cho việc thóai quân. Đối với Obama, cốt lõi của vấn đề chiến lược không phải các cuộc chiến tranh mà là vấn đề của những năm 1990 - cụ thể là, làm thế nào để Hoa Kỳ và các tổ chức của mình thích ứng với một thế giới mà không có sự hiện diện của kẻ thù lớn.
Sự thất bại của việc tái thiết
Nút bấm “reset” của Hillary Clinton đã gởi tới Nga dấu hiệu chiến lược của ông Obama. Rằng ông Obama muốn thiết lập lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo thời gian trước khi 9/11, khoảng thời gian mà khi Mỹ can thiệp, mặc dù có khi thường xuyên, thật ra là thứ yếu và có thể được biện minh là nhân đạo. Các vấn đề kinh tế chi phối thời điểm đó, và các vấn đề chính được quản lý cách hữu hiệu. Nó cũng là một khoảng thời gian trongquan hệ Mỹ-châu Âu và Mỹ-Trung Quốc rơi vào sự liên kết, và khi quan hệ Mỹ-Nga vẫn ổn định. Obama do đó đã tìm cách quay trở lại với một khoảng thời gian khi hệ thống quốc tế ổn định, thân Mỹ và thịnh vượng. Trong khi nếu hiểu từ quan điểm của một người Mỹ thì, lấy ví dụ, Nga, thì những năm 1990 được xem như một thảm họa mà họ không bao giờ nên quay trở lại.
Các vấn đề trong chiến lược này là nó không thể thiết lập lại hệ thống quốc tế. Sự thịnh vượng của những năm 1990 đã trở thành những khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này rõ ràng tạo ra sự quá bận tâm với việc quản lý nền kinh tế trong nước, nhưng như chúng ta đã thấy trong phần đầu tiên của chúng tôi, cuộc khủng hoảng tài chính định nghĩa lại cách hoạt động của các phần còn lại của thế giới. Châu Âu, Trung Quốc và Nga của những năm 1990 không còn tồn tại, và Trung Đông cũng đoồng thời chuyển đổi.
Trong những năm 1990, có thể nói rằng châu Âu là một thực thể duy nhất với hy vọng rằng một châu Âu thống nhất sẽ ngày càng tăng trưởng. Điều đó không còn phù hợp vào năm 2010. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu đã xé nát sự hiệp nhất đã từng tồn tại trong thập niên 90, các tổ chức châu Âu chịu áp lực lớn cùng với các tổ chức xuyên Đại Tây Dương như NATO. Qua nhiều hình thức, Hoa Kỳ không liên quan đến các vấn đề Liên minh châu Âu phải đối mặt. Châu Âu có thể muốn tiền từ người Mỹ, nhưng họ không muốn phong cách lãnh đạo của những năm 1990.
Trung Quốc cũng đã thay đổi. Tình trạng bất ổn của nền kinh tế xứ họ đã thay thế sự tự tin của các tầng lớp thống trị trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Xuất khẩu của họ bị đặc dưới áp lực nặng nề, và mối quan tâm về sự ổn định xã hội đã tăng lên. Trung Quốc cũng trở thành ngày càng đàn áp và thù địch, ít nhất nói cách hoa văn, trong chính sách đối ngoại của mình.
Tại Trung Đông, có rất ít người tiếp thu chính sách ngoại giao công chúng của Obama.Trên thực tế, việc mở rộng quyền lực của Iran là đáng kể. Israel lo ngại về vũ khí hạt nhân của Iran, Obama thấy mình đi trên một ranh giới giữa cuộc xung đột có thể xảy ra với Iran và cho phép các sự kiện diễn tiến theo tự nhiên.
Hạn chế việc can thiệp
Điều này nổi lên như là nền tảng của chính sách đối ngoại của Mỹ.Trường hợp trước đây Hoa Kỳ đã nhìn thấy chính họ như là bắt buộc phải có cố gắng để quản lý các chính sự, Obama rõ ràng đã thấy đó là một vấn đề. Như đã thấy trong chiến lược này, Hoa Kỳ đã hạn chế nguồn tài nguyên đã bị quá căng thẳng trong các cuộc chiến tranh. Hơn là cố gắng để quản lý các sự kiện nước ngoài, Obama đang chuyển đổi chiến lược của Mỹ đối với việc hạn chế can thiệp và cho phép các sự kiện tiến hành theo lối riêng của nó.
Chiến lược ở châu Âu rõ ràng phản ánh điều này. Washington đã tránh bất kỳ nỗ lực dẫn đầu châu Âu đi đến một giải pháp mặc dù Hoa Kỳ đã cung cấp hỗ trợ lớn thông qua Dự trữ Liên bang. Chiến lược này được thiết kế để ổn định chứ không phải là để quản lý. Với người Nga, những người rõ ràng đã đạt đến một điểm tự tin, sự thất bại của nỗ lực nhằm để thiết lập lại quan hệ dẫn đến việc rút quân của Hoa Kỳ, việc tập trung và chú ý ở vòng ngoài của Nga và hành động sẵn sàng đứng bên của Washington cho phép Nga tiến hóa theo ý họ. Tương tự như vậy, bất cứ hoa văn gì khi thảo luận đến việc Trung Quốc-Mỹ, về việc tái triển khai để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, thì chính sách của Mỹ vẫn còn thụ động và chấp nhận.
Iran chính là nơi mà chúng ta thấy điều này rõ ràng nhất. Ngoài vũ khí hạt nhân, Iran đang trở thành một quyền lực lớn trong khu vực với phạm vi ảnh hưởng đáng kể. Thay vì cố gắng để ngăn chặn Iran trực tiếp, Hoa Kỳ đã chọn cách đứng bên và cho phép các trò chơi tiến hành, làm cho người Israel thấy rõ rằng họ thích biện pháp ngoại giao hơn các hành động quân sự, mà trong thực tế có nghĩa là cho phép các sự kiện đó xảy ra theo cách riêng của nó.
Điều này không nhất thiết là một chính sách tồi. Các khái niệm làm thăng bằng toàn bộ cán cân quyền lực được xây dựng trên giả định rằng các thách thức trong khu vực sẽ đối đầu với đối trọng khu vực của họ.Lý thuyết cân bằng quyền lực giả định rằng việc can thiệp sức mạnh của thế lực đứng hàng đầu chỉ nên xảy ra khi có sự mất cân bằng. Kể từ khi không can thiệp vào thực tiển ở Trung Quốc, châu Âu hay Nga, một mức độ có ý nghĩa làm cho thụ động.Trong trường hợp của Iran, nơi mà hành động quân sự chống lại các lực lượng chính quy của họ là khó khăn và chống lại các cơ sở hạt nhân của họ là nguy hiểm, thì cùng một logic được áp dụng.
Trong chiến lược này, Obama đã không trở về những năm 1990.Thay vào đó, ông đang cố gắng đặt cược mặt trận mới. Nó không phải là biệt lập theo ý nghĩa cổ điển của nó, như Hoa Kỳ bây giờ là nước duy nhất có quyền lực toàn cầu. Ông dường như là kỹ thuật gia của một chiến lược mới, thừa nhận rằng hầu hết các kết quả trên thế giới đối với Hoa Kỳ là chấp nhận được và không có thành quả nào là vốn bất khả thi. Sự quan tâm của Mỹ nằm trong việc khôi phục sự thịnh vượng riêng của mình, sắp xếp phần còn lại của thế giới sao cho trong phạm vi giới hạn rất rộng, là chấp nhận được.
Nói cách khác, không thể quay trở lại chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990 và không muốn và không thể tiếp tục chiến lược Hậu-9/11, Obama đang theo đuổi một chính sách mặc nhận. Ông đang giảm dần việc sử dụng lực lượng quân sự và, có hạn chế đòn bẩy kinh tế, cho phép hệ máy tiến hóa theo ý riêng của nó.
Tiềm ẩn trong chiến lược này là sự tồn tại của lực lượng quân sự nổi bậc, đặc biệt là sức mạnh hải quân.
Châu Âu không phải dễ quản lý thông qua lực lượng quân sự, và nó đặt ra mối đe dọa dài hạn nghiêm trọng nhất. Như những xung đột ở châu Âu, lợi ích của Đức có thể được lợi ích tốt hơn trong một mối quan hệ với Nga. Đức có nhu cầu năng lượng của Nga, và Nga cần công nghệ của Đức. Cả hai đều không hài lòng với sức mạnh của Mỹ, và họ cùng nhau có thể hạn chế Mỹ. Thật vậy, một sự thỏa hiệp giữa Đức và Nga là nền móng sợ hãi trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ I cho đến khi Chiến tranh Lạnh. Đây là sự kết hợp duy nhất đe dọa Hoa Kỳ mà có thể nhận thức được. Truy cập của Mỹ ở đây là để hỗ trợ Ba Lan, có địa thế phân chia cả hai, cùng với các đồng minh quan trọng khác ở châu Âu, và Hoa Kỳ đang làm điều này với một mức độ thận trọng rất cao.
Trung Quốc rất dễ bị tổn thương lực lượng hải quân vì cách cấu hình của các vùng ven biển cung cấp các huyệt điểm để truy cập vào bờ biển của họ. Trung Quốc lo sợ cuối cùng là một cuộc phong tỏa của Mỹ,mà hải quân Trung Quốc yếu kém sẽ không thể đối lại, nhưng điều này chỉ là một nỗi sợ hãi xa xôi. Tuy nhiên, cuối cùng nó vẫn là lợi thế của Mỹ.
Yếu huyệt của Nga nằm trong khả năng của các thành viên cũ của Liên Xô, mà nó đang cố gắng để tổ chức thành một Liên minh Á-Âu, phá hoại chương trình nghị sự hậu Xô Viết. Hoa Kỳ đã không can thiệp trong quá trình này một cách đáng kể, nhưng họ có ưu đãi kinh tế và các ảnh hưởng bí mật họ có thể sử dụng để phá hoại hoặc ít nhất là thách thức Nga. Nga nhận thức được những khả năng này và ý thức được rằng Hoa Kỳ đã chưa mang ra sử dụng chúng.
Cùng là một chiến lược giống như thế đang được đặc với Iran. Cấm vận đối với Iran không có khả năng thành công bởi vì họ có quá nhiều ngõ ngác và Trung Quốc và Nga sẽ không thừa nhận nó. Tuy nhiên, những gì Hoa Kỳ theo đuổi không phải là cho những gì họ sẽ đạt được nhưng những gì họ sẽ tránh được - cụ thể là, hành động trực tiếp. Hãy bỏ lời nói sang một bên, Mỹ cơ bản giả định rằng các lực lượng trong khu vực, đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ buộc phải đối phó với Iran, và rằng sự kiên nhẫn sẽ cho phép một sự cân bằng quyền lực được xuất hiện.
Các rủi ro của việc thụ động
Chiến lược của Hoa Kỳ dưới thời Obama là cổ điển theo nghĩa là nó cho phép hệ máy sẽ tiến triển hóa theo ý nó, do đó cho phép Hoa Kỳ giảm thiểu nỗ lực của mình. Mặt khác, sức mạnh quân sự của Mỹ là đủ dung khi tình hình phát triển không được cách thỏa mản, can thiệp và đảo ngược vẫn còn có thể. Obama cố để chống lại các cơ sở chính sách đối ngoại, đặc biệt là Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và cộng đồng tình báo, để chống lại các cám dỗ cũ. Ông đang cố gắng xây dựng lại các kiến trúc của chính sách đối ngoại đi từ mô hình Chiến tranh thế giới II - Chiến tranh lạnh, và rằng cần có thời gian.
Sự yếu kém trong chiến lược của Obama là tình hình ở nhiều khu vực có thể đột ngột và bất ngờ chuyển hướng không mong muốn. Không giống như các hệ thống chiến tranh lạnh, mà có xu hướng phản ứng quá sớm cho các vấn đề, nó không cho thấy rõ ràng rằng hệ thống hiện tại sẽ không mất quá lâu để phản ứng. Chiến lược tạo ra khuôn khổ tâm lý lần lượt định hình trong các quyết định, và ông Obama đã tạo ra một tình huống mà Hoa Kỳ có thể không phản ứng đủ nhanh nếu các phương pháp tiếp cận thụ động bị sụp đổ bất ngờ.
Thật là khó để nhìn thấy chiến lược hiện tại như là một mô hình vĩnh viễn. Trước khi cán cân thăng bằng quyền lực được tạo ra, các cường quốc phải đảm bảo rằng sự cân bằng là có thể. Trong Châu Âu, bên trongTrung Quốc, chống lại Nga và Vịnh Ba Tư, nó không cho thấy rõ ràng sự cân bằng được bao gồm những gì. Nó rõ ràng không phải là rằng sự cân bằng trong khu vực để có các quyền hạn mới nổi lên. Vì vậy, đây không phải là một sự cân bằng quyền lực chiến lược cổ điển. Thay vào đó là một chiến lược quảng cáo đặc biệt đối với cuộc khủng hoảng tài chính và tác động về tâm lý và bởi sự mệt mỏi về chiến tranh. Những vấn đề này không thể được bỏ qua, nhưng họ không cung cấp một nền tảng ổn định cho một chính sách dài hạn, mà có thể sẽ thay thế chính sách mà Obama đang theo đuổi.

Kinh Điển - Chính sách ngoại giao kinh tế của Bắc Việt Nam: Soviet Biscuit Factories and Chinese Financial Grants: North Vietnam’s Economic Diplomacy in 1967 and 1968 (Diplomatic History April 2012)
"Trường Đảng" của Tàu: China's Top Party School (FP 6-3-12)-


Chủ tịch nước: Sớm tăng trang bị cho Cảnh sát biển (ĐV).  – Nhấn mạnh vai trò cảnh sát biển VN   –   (BBC).
- TQ: Chính sách đối ngoại phục vụ cho phát triển, chủ quyền quốc gia   –   (VOA). - Thủ tướng TQ: Quân đội phải thắng các cuộc chiến tranh cục bộ   –   (VOA).  – Bắc Kinh đòi Mỹ tôn trọng lợi ích của Trung Quốc tại Châu Á    –   (RFI).  – TQ muốn Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’   –   (BBC).  – China urges US to respect its interests in Asia (AFP). – Quan chức Quốc phòng Trung Quốc đề nghị thiết lập Lực lượng Cảnh sát Biển Quốc gia: Chinese Defence Official Proposes Establishing National Coast Guard‎ (DefPro). – Tướng Lạc Nguyên của Trung Quốc: Cần có cảnh sát biển tham gia trong tranh chấp trên biển: Coast guard needed for maritime disputes‎ (EastDay).
Ấn, Trung đàm phán vòng đầu về vấn đề biên giới (TTXVN). - Cộng đồng hay xung đột (TVN/Foreign Affairs).  – Nga có thể bán cho Trung Quốc 48 phi cơ tiêm kích   –   (RFI).


GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ
Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ 21.02.2012
Đây là phiên bản đầu tiên của một loạt bài mới về các chiến lược quốc gia đến quyền lực toàn cầu và các cường quốc khu vực khác. Phiên bản này thiết lập một khuôn khổ cho việc thông hiểu trạng thái hiện tại của thế giới.
Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.

Ngày 25 Tháng 12 năm 1991, một thời đại đã kết thúc. Vào ngày đó Liên bang Xô viết sụp đổ, và lần đầu tiên trong gần năm thế kỷ không có thế lực châu Âu nào là một cường quốc toàn cầu, có nghĩa là không có nhà nước Châu Âu nào tích hợp sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị trên quy mô toàn cầu. Những gì bắt đầu vào năm 1492 với việc Châu Âu càn bước vào thế giới và tạo ra một hệ thống đế quốc toàn cầu đã kết thúc. Suốt năm thế kỷ, một quyền lực Châu Âu này hoặc khác đã thống trị thế giới, dù Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, Pháp, Anh hoặc Liên Xô. Ngay cả các nước thấp hơn các cường quốc châu Âu vào thời điểm đó cũng đã có một số mức độ ảnh hưởng trên toàn cầu.
Sau năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường còn lại duy nhất trên thế giới, sản xuất mỗi năm khoảng 25% tổng sản phẩm (GDP) của thế giới và thống trị các đại dương. Hoa Kỳ chưa từng bao giờ được xem là cường quốc thống trị toàn cầu. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II, Sức mạnh nước Mỹ phát triển từ vị trí hạng rìa của hệ thống quốc tế, nhưng nó đã nổi lên trên một trạng thái đa cực. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nó được tìm thấy chính mình trong một thế giới lưỡng cực, đối mặt với Liên bang Xô Viết trong cuộc chiến mà chiến thắng đối với người Mỹ khó có một kết luận tất yếu.
Trong 20 năm quyền lực toàn cầu của Hoa Kỳ đã không bị thách thức, nhưng uy thế của nó đã rơi khỏi cán cân bằng trong hầu hết thời gian này, và sự mất thăng bằng đó là các đặc tính cơ bản của hệ thống toàn cầu trong thế hệ vừa qua. Chưa chuẩn bị về mặt tiếng tăm hoặc tâm lý cho vị trí của nó, Hoa Kỳ đã đung đưa từ một sự lạc quan quá mức vào những năm 1990 cho rằng xung đột đáng kể là kết thúc các cuộc chiến tranh chống lại chiến binh Hồi giáo sau 9/11, cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ không thể tránh nhưng cũng không có thể tích hợp thành một chiến lược toàn cầu đa tầng lớp. Khi quyền lực toàn cầu được theo đuổi ở một khu vực duy nhất, toàn bộ thế giới sẽ không được cân bằng. Sự mất cân bằng vẫn là đặc tính xác định của hệ thống toàn cầu ngày hôm nay.
Trong khi sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kết thúc kỷ nguyên châu Âu, cũng là sự kết thúc của một kỷ nguyên có khởi nguồn 1945, và nó đã được kèm theo bởi một nhóm các sự kiện có xu hướng phụ với sự thay đổi thế hệ. Giai đoạn 1989-1991 đánh dấu sự kết thúc của phép lạ kinh tế Nhật Bản, lần đầu tiên thế giới ngạc nhiên trước tốc độ tăng trưởng bền vững của một cường quốc châu Á và đồng thời cũng ngạc nhiên trước sự sụp đổ hệ thống tài chính mạnh của họ. Sự kết thúc của phép lạ Nhật Bản và các khó khăn kinh tế của việc tích hợp Đông Đức và Tây Đức làm thay đổi cách thức nền kinh tế toàn cầu làm việc. Hiệp ước Maastricht 1991 thiết lập các giai đoạn cho nỗ lực hội nhập tại châu Âu và là khuôn khổ cho châu Âu trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh. Quảng trường Thiên An Môn thiết lập đường hướng cho Trung Quốc trong 20 năm tiếp theo và là câu trả lời của Trung Quốc cho một đế chế Xô Viết sụp đổ. Nó tạo ra một cấu trúc cho phép phát triển kinh tế, nhưng đảm bảo sự thống trị của Đảng Cộng sản. Việc Saddam Hussein xâm lược Kuwait nhằm để thay đổi cán cân quyền lực trong vùng Vịnh Ba Tư sau khi cuộc chiến Iraq-Iran, đã thử nghiệm sự sẵn sàng tham dự chiến tranh của Hoa Kỳ sau khi Chiến tranh Lạnh.
Năm 1989-1991, thế giới đã thay đổi cách làm việc, cho dù phải đo lường theo từng thế kỷ hoặc thế hệ. Đó là một thời kỳ đặc biệt có đầy ý nghĩa mà chỉ bây giờ mới hiện rõ. Nó đã được khóa vào vị trí thay đổi dài hạn về bảo an, khi Bắc Mỹ thay thế châu Âu như là trung tâm của hệ thống quốc tế. Nhưng các thế hệ đến và đi, và chúng ta đang ở giữa sự chuyển đổi của thế hệ đầu tiên kể từ sự sụp đổ của các cường quốc châu Âu,một sự thay đổi bắt đầu từ năm 2008 nhưng ngày nay mới được tiến hành trong chi tiết.
Điều gì đã xảy ra trong năm 2008 là một trong những cơn khủng hoảng tài chính mà hệ thống tư bản toàn cầu phải chịu đựng cách định kỳ. Như là trường hợp thường xảy ra, những cơn hoảng loạn thường trướcc tiên tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị trong các quốc gia, tiếp theo là thay đổi trong quan hệ giữa các quốc gia. Trong số những thay đổi này, có ba việc là đặc biệt có tầm quan trọng, hai trong số đó liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và chuyển đổi nó thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Thứ hai là cuộc khủng hoảng xuất khẩu Trung Quốc và hậu quả của nó. Thứ ba, gián tiếp liên quan đến năm 2008, là sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở Trung Đông với việc Iran được ủng hộ.
Cuộc khủng hoảng châu Âu
Cuộc khủng hoảng châu Âu đại diện cho sự kiện quan trọng nhất tiếp theo sau đó là sự sụp đổ tài chính của năm 2008. Chí hướng của Liên minh châu Âu là một tổ chức gắn kết Pháp và Đức cùng nhau hầu để các cuộc chiến tranh đã từng nổ ra ở châu Âu kể từ năm 1871 là không thể. Chí hướng đó cũng giả định rằng hội nhập kinh tế khi cả hai Pháp và Đức cùng tham gia là tạo ra những nền tảng cho một châu Âu thịnh vượng. Trong bối cảnh phát triển của Hiệp ước Maastricht, chí hướng của các nước châu Âu cho rằng Liên minh châu Âu sẽ trở thành một đường lối dân chủ hóa và tích hợp các nước cựu cộng sản Đông Âu vào một khuôn khổ duy nhất.
Tuy nhiên, ẩn trong ý tưởng của Liên minh châu Âu là ý tưởng cho rằng châu Âu tại một số giai đọan nào đó có thể vượt qua chủ nghĩa dân tộc và biến thành như một nước Hợp chủng Quốc châu Âu, một liên đoàn chính trị với một hiến pháp và một chính sách thống nhất trong và ngoài nước. Nó sẽ di chuyển từ một khu vực thương mại tự do với một hệ thống kinh tế thống nhất một loại tiền tệ duy nhất và rồi hội nhập chính trị tiếp tục được xây dựng xung quanh Nghị viện châu Âu, cho phép châu Âu trở thành như một quốc gia.
Từ lâu trước khi điều này xảy ra, tất nhiên, người ta đã bắt đầu nói chuyện về châu Âu như thể nó là một thực thể duy nhất. Bất kể sự khiêm tốn về các đề xuất chính thức, đã có một chí hướng mạnh mẽ của một chính thể tích hợp châu Âu. Nó có hai nền tảng. Một là kinh tế và xã hội lợi ích rõ ràng của một Châu Âu thống nhất. Nền tảng kia thì cho rằng đây là cách duy nhất mà châu Âu có thể làm cho tầm ảnh hưởng của họ thấy được trong guồng máy quốc tế. Riêng cá nhân, các quốc gia châu Âu không phải là vận động viên toàn cầu, nhưng khi hợp chung họ có khả năng để làm thành điều đó. Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi mà Hoa Kỳ là quyền lực toàn cầu duy nhất không bị trói buộc, thì đây là một cơ hội hấp dẫn.
Chí hướng châu Âu đã bị đập tan trong thời hậu 2008, khi mà sự bất ổn định về cơ bản của thí nghiệm châu Âu chính nó đã được bày ra. Chí hướng này được xây dựng xung quanh Đức, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, nhưng ngoại vi châu Âu vẫn còn quá yếu để vượt qua khủng hoảng. Không phải chỉ riêng cuộc khủng hoảng đặc biệt này, châu Âu chưa được xây dựng để chịu bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính. Sớm hay muộn nó sẽ đến và sự thống nhất của châu Âu sẽ bị căng thẳng khi mỗi quốc gia, thực tế được thúc đẩy bởi kinh tế và xã hội một cách khác nhau, thao tác lợi ích riêng của mình hơn là trong sự lợi ích của châu Âu.
Không có thắc mắc nào cho rằng châu Âu năm 2012 hoạt động cách khác hơn là họ đã làm trong năm 2007. Một số trong các bộ phận châu Âu có khả năng sẽ, theo đường lối su hướng, trở về nhà nước cũ của Chiến tranh Lạnh, nhưng điều đó dường như không thể. Những mâu thuẫn cơ bản của các doanh nghiệp châu Âu bây giờ hiện rõ, và trong khi đó một số thực thể châu Âu sẽ có khả năng tồn tại, nó có thể sẽ không giống với châu Âu đã hình dung bởi Hiệp ước Maastricht, bỏ rơi chí hướng cao cả để thành một Liên hiệp Châu Âu. Như vậy, tiềm năng duy nhất đối trọng với Hoa Kỳ sẽ không xuất hiện trong thế hệ này.
Trung Quốc và mô hình châu Á
Tương tự như thế, Trung Quốc cũng có cuộc khủng hoảng năm 2008. Mô hình châu Á cũng không tránh khỏi phạm vi ảnh hưởng chu kỳ của tất cả các nền kinh tế, như ở Nhật Bản và sau đó trong năm 1997 ở Đông Á và Đông Nam Á, tiếp theo của sự tăng trưởng kéo dài là sự xáo trộn tài chính cách sâu sắc. Thật vậy, tỷ lệ tăng trưởng không thể hiện sức khỏe kinh tế. Cũng như nó đã xảy ra cho châu Âu, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là sự kích hoạt cho Trung Quốc.
Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là hơn một tỷ người sống trong gia đình có thu nhập ít hơn 6$ đô la một ngày, và đại đa số là những người kiếm được ít hơn 3$ đô la một ngày. Bên cạnh căng thẳng xã hội, hậu quả kinh tế là nhà máy công nghiệp lớn của Trung Quốc vượt xa nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc phải xuất khẩu. Tuy nhiên, cuộc suy thoái sau năm 2008 cắt giảm nặng nề vào xuất khẩu của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP và đe dọa sự ổn định của hệ thống chính trị. Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề đột biến lớn trong việc cho vay ngân hàng, đầu tư mới và hỗ trợ tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy lạm phát tràn lan. Lạm phát đã tạo ra áp lực tăng chi phí lao động cho đến khi Trung Quốc bắt đầu để mất lợi thế cạnh tranh chính của họ so với các nước khác.
Chỉ trong một thế hệ, tăng trưởng Trung Quốc đã như là một động cơ của hệ thống kinh tế toàn cầu, cũng giống như Nhật Bản ở các thế hệ trước. Trung Quốc không bị sụp đổ cách tệ hơn so với Nhật Bản đã bị. Tuy nhiên, họ thay đổi động thái, và cũng theo đó là động thái của hệ thống quốc tế.
Nhìn về tương lai
Có ba guồng máy kinh tế lớn nếu chúng ta nhìn vào hệ thống quốc tế, hai trong số đó là - Châu Âu và Trung Quốc - đang thay đổi động thái của họ để có ít quyết đoán và ít ảnh hưởng hơn trong hệ thống quốc tế. Các sự kiện của năm 2008 đã không tạo ra những thay đổi này, những sự kiện đó chỉ đơn thuần kích hoạt các quá trình làm lộ ra những điểm yếu cơ bản của hai thực thể này.
Bên ngoài quá trình chính của hệ thống quốc tế một chút, Trung Đông đang trải qua một sự thay đổi cơ bản trong cán cân quyền lực. Việc phát động này không phải là từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhưng là hậu quả của sự hiện diện và chấm dứt của Mỹ trong khu vực. Với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran đã nổi lên như là sức mạnh lớn lâu nay ở vùng Vịnh BaTư và là sự ảnh hưởng lớn ở Iraq. Ngoài ra, với sự tiếp tục tồn tại của chế độ al Assad ở Syria thông qua sự hỗ trợ của Iran, cho thấy ảnh hưởng của Iran có tiềm năng kéo dài từ phía tây Afghanistan cho đến biển Địa Trung Hải. Ngay cả khi chế độ al Assad đã giảm, Iran vẫn sẽ ở vị thế tốt để khẳng định yêu sách của mình cho tính ưu việt trong vùng Vịnh Ba Tư.
Cũng như các quá trình tung ra trong 1989-1991 nhằm định thể cho 20 năm tới, cũng từ đó, các tiến trình đang được tạo ra lâu nay đang có ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiếp theo. Vẫn còn mạnh mẽ nhưng mất cân bằng trong các chính sách quốc nội và quốc ngọai, Hoa Kỳ đang đối mặt với một thế giới đang thay đổi mà như chưa có một sự hiểu biết rõ ràng về cách đối phó với thế giới thay đổi này, hoặc cho rằng vấn đề, làm thế nào sự thay đổi trong hệ thống toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến họ. Đối với chiến lược Hoa Kỳ, các phân mảnh của châu Âu, việc chuyển đổi sản xuất toàn cầu trong sự trỗi dậy của đỉnh cao của nền kinh tế Trung Quốc, và sức mạnh tăng lên cách đáng kể của Iran dường như là sự kiện trừu tượng không ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ.
Cá nhân của những sự kiện này sẽ tạo ra những nguy hiểm và cơ hội cho Hoa Kỳ rằng đó là họ chưa chuẩn bị để kiềm chế. Các phân mảnh của châu Âu đặt ra câu hỏi về tương lai của nước Đức và mối quan hệ của họ với Nga. Sự chuyển động về sản xuất đến các nước có mức lương thấp sẽ tạo ra bùng nổ trong các nước mà cho đến nay được coi là vượt ra ngoài sự giúp đỡ (như Trung Quốc là vào năm 1980) và các khu vực có tiềm năng của sự bất ổn định, được tạo ra bởi sự tăng trưởng nhanh và không đồng đều. Và, tất nhiên, ý tưởng cho rằng vấn đề đối phó với Iran bằng cách thông qua lệnh cấm vận là một hình thức tự dối mình chứ không phải là một chiến lược.
Ba khu vực lớn trên thế giới thay đổi liên tục: Châu Âu, Trung Quốc và Vịnh Ba Tư. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ phải đưa ra một chiến lược để đối phó với thực tế mới, cũng giống như 1989-1991 chiến lược mới yêu cầu. Quốc gia quan trọng nhất, Hoa Kỳ, đã không có chiến lược sau năm 1991 và không có chiến lược cho đến ngày hôm nay. Đây là một thực tế quan trọng duy nhất nhất của thế giới. Giống như người Tây Ban Nha, những người ở trong thế hệ nằm sau chuyến đi của Columbus, thiếu ý thức thực tế rõ ràng mà họ đã tạo ra, người Mỹ không có ý thức rõ rang về thế giới mà họ tìm thấy chính mình trong đó. Thực tế này tiếp tục xác định cách thức hoạt động của thế giới.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp sang phần chiến lược của Mỹ trong 20 năm tới và xem xét làm thế nào họ sẽ định hình lại cho chính họ.
-Theo:

GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ

Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.


--Nhân Duyên Kinh Tế Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20120305
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Tự Sự, Diễn Giải và Thực Tế Kinh Tế
 *  Trung Quốc - Uống thuốc bổ để đạp cho khoẻ *


Thứ Hai tuần trước, ngày 27 Tháng Hai, cựu Nghị sĩ Rick Santorum, ứng cử viên Tổng thống bên Cộng Hoà, khiến chúng ta bớt tuyệt vọng: con cháu mình vẫn hy vọng trở thành tổng thống của đệ nhất siêu cường thế giới, dù chẳng hiểu gì về kinh tế nhập môn, hoặc chẳng biết xem lịch. Miễn là có nhiều đức tính khác!

Những đức tính đó, chúng ta không có nên cứ được... bàn thoải mái.

Trong đà hứng khởi chất ngất – xin viết cho đúng, chứ không phải chết ngất – ông Santorum nhấn mạnh đến nhu cầu tự túc về năng lượng, là điều chẳng sai. Nhưng ngay sau đó, ông lẫn lộn tương quan nhân quả khi phăng phăng phát biểu rằng nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế bốn năm về trước chính là giá xăng dầu.

Trong có một câu mà khơi khơi nói ra ba bốn điều nhảm thì quả là có biệt tài, nên mới đi làm chính trị.

Thứ nhất, Hoa Kỳ bị khủng hoảng về chính trị khi lãnh đạo cả hai đảng trong lưỡng viện và bên Hành pháp không giải quyết được những khó khăn kinh tế của một vụ suy trầm kéo dài và phục hồi rất chậm. Những khó khăn đó có nguyên nhân sâu xa gấp bội, mà nếu gom vào một yếu tố chính thì đấy là tình trạng chi tiêu và vay mượn quá sức. Chuyện này quá dài, ai mà nghe?

Thứ hai, nói về chuyện xem lịch, kinh tế Mỹ bị suy trầm từ Tháng 12 năm 2007, hiện tượng chu kỳ cứ tưởng là bình thường sau đợt suy trầm trước, vào Tháng Ba năm 2001. Nói lại cho rõ, kinh tế bị suy trầm bảy tháng trước khi dầu thô vọt giá lên trời rồi nâng giá xăng tại Mỹ vào mùa Thu. Vì quên tờ lịch, Santorum lẫn lộn tương quan nhân quả: xăng lên giá sau khi kinh tế đã suy.

Sở dĩ bị suy trầm và hồi phục chậm là vì nạn tiêu thụ rồi đi vay đã thổi lên bong bóng gia cư. Trái bóng bắt đầu xì từ cuối năm 2006 nên mới dẫn đến vụ khủng hoảng tín dụng "thứ cấp" năm 2007, làm hệ thống tài chính ngân hàng sụp đổ vào năm 2008 khi kinh tế đang suy trầm.

Gom lại ngần ấy chuyện, ta có thể kết luận như thế này: họa vô đơn chí, xăng dầu lên giá vào thời điểm bất lợi cho kinh tế Hoa Kỳ. Nó có khác với cách "tự sự" của Rick Santorum!

Bây giờ ta mới nhập đề.....


***


Khi theo dõi tin tức kinh tế, hoặc bất kỳ một tin thời sự nào, chúng ta nên chú ý đến một hiện tượng hai mặt.

Mặt nổi, thuộc loại "mì ăn liền" hay "fast food" là cách trình bày, diễn giải, gọi là "tự sự". Hoa Kỳ có một chữ cho điều đó là "narrative".

Trong nền văn hoá kỹ thuật gọi là tức thời của thông tin điện tử, lối tự sự đó dẫn đến những cảm quan ấn tượng có thể chi phối cách suy nghĩ của người khác. Các chính trị gia có biệt tài tự sự, họ mô tả và diễn giải tương quan nhân quả của một vấn đề nào đó theo chiều hướng có lợi cho triết lý hay chủ trương của họ, nhưng khiến người nào cũng có thể tưởng rằng họ bảo vệ quyền lợi của mình.

Truyền thông báo chí nhiều khi cũng chẳng khá hơn, với cách đặt tựa và loan tin của họ.

Nếu thụ động mua mì ăn liền về, ta có thể quên mất mặt kia của hiện tượng. Đó là mặt thật của vấn đề, nằm sâu bên dưới cách trình bày, tự sự. Nó là một chuỗi suy diễn rắc rối về nguyên nhân và hậu quả.

Lại có thêm một tí... nhân duyên.


***


Kinh tế Mỹ tích lũy nhiều nguyên nhân bất ổn từ đã lâu nên thể nào cũng gặp vấn đề và sẽ phải điều chỉnh. Đó là chuyện "nhân".

Cái "duyên" là yếu tố thời cơ khiến cái quả mới phát tác vào thời điểm nào đó. Xin lấy một ẩn dụ dễ hiểu, căn nhà có nền móng bấp bênh thì thể nào cũng đổ, như chỉ chờ cơn gió nhẹ. Bảo rằng cơn gió heo may làm đổ căn nhà thì không hẳn là sai, mà chắc chắn là không đúng!

Nhưng mấy ai lại đào xới vào nền móng mục nát của căn nhà trước khi cơn gió nổi lên? "Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh!"

Kinh tế Hoa Kỳ chất đống nợ nần từ mấy chục năm, sau năm 2001 lại lâm chiến ở hai nơi mà không muốn dân chúng hy sinh đóng thuế để bảo vệ an ninh. Trong khi ấy, từ nhiều triều đại tổng thống trước, nước Mỹ lại muốn người nghèo cũng có nhà nên giải tỏa luật lệ cho dân chúng dễ có quyền sở hữu gia cư. Thị trường bèn khai thác cơ hội và làm ẩu, cho tới khi bể bóng và bể mánh tan tành.

Ngần ấy cái nhân tích lũy, dồn dập thêm nhiều cơ duyên bất lợi mới dẫn đến chuyện ngày nay.

Thí dụ vừa nêu về lời "tự sự" hàm hồ của ông Rick Santorum trong chuyện giá xăng cho thấy mặt thật của vấn đề nó rắc rối hơn một lời đốp chát, một "sound bite", trong cơn sốt tranh cử. Vì lười suy nghĩ hoặc cứ tin những gì báo chí hay các chính khách nói ra là giá trị như vàng mười, chúng ta có thể bị hố, mất tiền hoặc... phí phạm lá phiếu.

Vì đề mục của cột báo này là "kinh tế cũng là chính trị", người viết muốn kích thích sự tò mò và phản ứng suy luận của độc giả với cách nêu vấn đề về "tự sự" và "thực tế", về "nhân" và "duyên". Hoặc nói cho có vẻ Đông phương uyên bác là "lý" và "sự".

"Lý" là chuỗi nhân quả chìm sâu ở dưới, "sự" là cách diễn giải ở trên.

Và các chính khách thường là chuyên gia lý sự cùn! Nền dân chủ tuyệt vời ở chỗ cho phép ta phanh phui những kiểu lý sự cùn như vậy của lãnh đạo. Nhưng nền dân chủ cũng đòi hỏi người dân phải bảo vệ quyền làm chủ... cái đầu của mình, bằng sự chịu khó tìm hiểu. Mất công lắm.

Bây giờ, khi vèo trông lá rụng đầy sân, xin hãy nhìn qua cái lý và sự của Trung Quốc. Cho nó "phe" ("fair") – mà nếu có phê thì cũng chẳng sao....


***


Nói về sự, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản lên hạng nhì thế giới từ năm 2010. Và tùy nơi, từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đến tạp chí chuyên đề The Economist, hay các lò trí tuệ có khả năng tự sự cao thấp khác nhau, người ta nói đến kỳ Trung Quốc bắt kịp Hoa Kỳ. Năm 2016 hay 2018 hoặc 2025.... Giới đầu tư đang kiếm tiền tại Trung Quốc cũng rất khéo tự sự như vậy, như đã tự sự vể triển vọng ngất trời của trái bóng gia cư - trước khi nó bể.

Đó là cái "sự" ở trên, là cách miêu tả với nhiều con số cho có vẻ khách quan khoa học.

Bây giờ, hãy nói về lý, các động lực khiến kinh tế xứ này tăng trưởng mạnh như vậy từ ba chục năm qua, nhất là từ bốn năm gần đây, khi Hoa Kỳ còn bò ngang và các chính khách cãi nhau mỗi ngày. Động lực chính của "phép lạ Trung Quốc" khi cả thế giới bị "Tổng suy trầm 2008-2009" là sức đầu tư rất mạnh.

Từ Tháng 11 2008, khi thấy hiệu ứng suy sụp từ các thị trường Âu Mỹ, lãnh đạo Bắc Kinh lập tức tăng chi gần 600 tỷ đô la rồi bơm khoảng 1.400 tỷ tín dụng vào kinh tế để bù đắp cho số thất thâu về xuất cảng. Tổng cộng, họ kích thích kinh tế với ngân khoản trị giá 2.000 tỷ đô la, 40% Tổng sản lượng nội địa GDP.

Nếu Ngân hàng Trung ương và lãnh đạo Mỹ mà cũng áp dụng bài bản Trung Quốc thì đã phải bơm quãng... 6.000 tỷ đô la! Mới có vài ngàn tỷ nhờ tăng chi và in bạc mà nước Mỹ đã cãi nhau mệt nghỉ từ bốn năm nay.

Đó là về lượng. Về phẩm thì đây là chuyện vay tiền cho heo nọc ăn nhân sâm để góp mặt với đời!

Muốn tăng GDP một đồng, Trung Quốc phải đi vay từ sáu đến tám đồng, tức là vô cùng tốn kém, với đầy phao phí và hiện tượng sản xuất thừa, tồn kho chất đống. Trước cơn "khủng hoảng", hiệu suất đầu tư kiểu vay tiền bơm thuốc bổ của Mỹ là mất bốn năm đồng thì được một đồng, và đấy là một lý do tranh luận kịch liệt. Trung Quốc thì khỏi tranh luận về lý và sự nên vẫn lừng lững đi lên... bờ vực. Vì quy luật có vay có trả, sẽ có ngày trả nợ.

Đấy là cái nhân của những suy sụp sắp tới tại Trung Quốc. Cái duyên là gì thì xin hẹn một kỳ... tự sự khác.



 - Nhiều bên lo ngại về quốc phòng Trung Quốc (TN).  – Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng: Tokyo lo ngại   –   (RFI).  – Nhật Bản thông báo tham gia tập trận với Mỹ và Philippines   –   (RFI). – Nhật và Philipppines ‘lần đầu tập trận’   –   (BBC). - Đối phó với một Trung Quốc mới (TVN).
Điện mật từ Viện Mỹ tại Đài Loan: Đảo Đông Sa – Đường chiến lược yếu nhất của Đài Loan (Wikileaks/ NCBĐ). – Nghe tay cáo già Do Thái nầy phải luôn cảnh giác: - Kissinger: Không nhất thiết xảy ra xung đột Mỹ – Trung - Đối phó với một Trung Quốc mới (TVN).

Mạng Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc

Phiên dịch tiếng Việt Trương Đức Duy, không quản lâm nguy nhậm chức sĩ quan liên lạc, chuyên trách theo chữa bệnh cho Hồ Chí Minh, đôi khi còn nấu ăn cả cho khách

TRỞ THÀNH THƯ KÝ RIÊNG, ÔNG Ở BÊN

HỒ CHÍ MINH ĐẾN GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG

 20.2.2012
Tác giả/nhà báo:  Đào Vận Tây   —Người dịch:  Quốc Thanh

Về Trương Đức Duy

Người phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam.
Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Từng lần lượt giữ chức Vụ phó Vụ Châu Á Bộ ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Sau khi về hưu, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.
Năm 1967, Hồ Chí Minh bị bệnh đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Trương Đức Duy làm phiên dịch theo suốt cả thời gian này. Trong khoảng thời gian 2 năm sau đó, Trương Đức Duy luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời.
Năm 1967, quân xâm lược Mỹ gieo ngọn lửa chiến tranh khắp cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, Trương Đức Duy tinh thông tiếng Việt đang làm việc ở Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.
“Khi ấy, lãnh đạo tối cao của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông dẫn dắt quân dân Việt Nam, với sự chi viện một lượng lớn vật lực, tài lực và nhân lực từ Trung Quốc, ngoan cường chống Mỹ cứu nước”, Trương Đức Duy nói.
Chính vào thời điểm ngặt nghèo ấy, không ai ngờ bệnh tật lại tàn nhẫn tấn công người lãnh tụ huyền thoại này. “Sức khỏe của ông quá quan trọng đối với Việt Nam! Ông yêu cầu tôi đi cùng ông sang Trung Quốc chữa bệnh. Khỏi cần nói cũng hiểu là tôi phải gánh trên vai nhiệm vụ nặng nề đến nhường nào”. Trong 2 năm tiếp đó, Trương Đức Duy là phiên dịch của Hồ Chí Minh và là Thư ký Tổ chăm sóc y tế Trung Quốc, luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến giây phút cuối cùng.
“Tôi gọi ông là Bác Hồ (bác đại diện cho thế hệ cha chú trong tiếng Việt), ông gọi tôi là em Duy. Ông để râu dài, đặc biệt rất sợ tiêm. Ông để chúng tôi ăn cơm cùng, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cách mạng phiêu lưu mạo hiểm của mình, mọi người nghe rất thích thú”. Trương Đức Duy nhớ lại.

Không quản hiểm nguy

Người phiên dịch Trung Quốc thành “thư ký” của Hồ Chí Minh
Vào một ngày đầu năm 1967, Trương Đức Duy đang là Bí thư thứ ba Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhận được cuộc điện thoại từ Vũ Kỳ, Thư ký của Hồ Chí Minh, nói Bác Hồ có chuyện muốn ông trực tiếp đến ngôi nhà gỗ nhỏ một chút.
“Tôi bước vào, chợt thấy chột dạ, sao Bác Hồ không làm việc mà lại nằm trên giường?” Trương Đức Duy hốt hoảng, nhẹ bước tới bên giường, hỏi thăm Hồ Chí Minh. Ông cụ vẫy tay ra ý bảo ông ngồi xuống cạnh giường: “Bác gọi chú đến là muốn chú báo cáo với đồng chí Chu Ân Lai, nhưng chú phải chú ý giữ bí mật”.
Thì ra thời gian gần đây, cả tay và chân của Hồ Chí Minh đều không còn cử động linh hoạt được nữa, tuy đã được bác sĩ khám, và cũng đã qua một vài loại trị liệu, nhưng không thấy biến chuyển. Cho nên, ông muốn sang Trung Quốc khám bệnh.
“Tôi hiểu rồi!” Trương Đức Duy về ngay đại sứ quán, điện báo cho Chu Ân Lai. Hai ngày sau, sứ quán nhận được điện trả lời của Bắc Kinh, Chu Ân Lai đề nghị đưa Hồ Chí Minh tới ở Nhà khách Tùng Hóa Ôn Tuyền tỉnh Quảng Đông, rồi Trung ương sẽ chọn cử một bác sĩ giàu kinh nghiệm đến chẩn trị.  Ngày 14 tháng 4, Hồ Chí Minh lên chiếc chuyên cơ bay đến Quảng Châu, người đi theo chỉ có Trương Đức Duy, Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng Cục bảo vệ sức khỏe Nhữ Thế Bảo.
Theo chỉ thị của Chu Ân Lai, về phía Quảng Châu đã thành lập “Tổ chăm sóc y tế Trung Quốc” để kiểm tra sức khỏe và chữa trị một cách có hệ thống cho Hồ Chí Minh, còn Trương Đức Duy thì là Thư ký của Tổ chăm sóc y tế.
Tổ chăm sóc y tế kiểm tra thêm rồi chẩn đoán là: Bị chứng xơ vữa động mạch tuổi già, máu cung cấp lên não thiếu nặng, một vùng mạch máu não nào đó bị tắc nghẽn, cho nên mới sinh ra liệt nhẹ nửa người. Nhằm đúng vào nguyên nhân bệnh và triệu chứng ấy, Tổ chăm sóc y tế đã bố trí phương án trị liệu tổng hợp.
Song Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng Nhữ Thế Bảo lại đến tìm Trương Đức Duy, nói cho ông biết một tình huống đặc biệt – Bác Hồ sợ nhất là tiêm, đề nghị Tổ chăm sóc y tế không áp dụng phương pháp tiêm. Vì thế, phương án trị liệu đã không sử dụng cách châm cứu, mà dùng cách day ấn huyệt vị. Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Nhữ Thế Bảo cũng cùng với Hồ Chí Minh tiến hành tập luyện hồi phục sức khỏe vừa phải, “chúng tôi ném bóng cho ông, ông đỡ lấy rồi lại ném lại, ông được vui vẻ nói cười nên cũng không cảm thấy cô đơn nhàm chán”.

Tự tay nấu bếp

Ông làm món sườn hấp chao[1] cho Bác Hồ
Để giúp Hồ Chí Minh tăng cường thể lực, các đầu bếp lần nào cũng làm ra đầy một bàn các thức ngon, nhưng Hồ Chí Minh tiết kiệm quen rồi, vẫn giữ mỗi bữa chỉ cần ăn một món tanh[2], một món rau, một món canh. Các bác sĩ khuyên ông ăn thức ăn phong phú một chút thì sẽ giúp ích cho việc hồi phục sức khỏe, ông mới ăn thêm chút ít thức bổ dưỡng.
Song Hồ Chí Minh nói, cơm và thức ăn quá nhiều, mỗi lần dùng bữa chỉ có mình ông, vừa ăn không hết lại vừa cảm thấy cô quạnh. Thế là muốn để cho cả Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Nhữ Thế Bảo cùng ăn. Để phối hợp với trị liệu cho người già, sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, họ bắt đầu cùng ăn cơm với Hồ Chí Minh.
Trương Đức Duy phát hiện ông thích ăn thịt gà và sườn, nhưng  đầu bếp lại sợ răng người già không tốt, nên khi ninh hầm thường nấu cho nát nhừ, mất cả hương vị. “Tôi liền đề nghị đầu bếp làm mấy món thịt gà luộc chặt miếng và sườn hấp chao kiểu Quảng Đông thử xem, quả nhiên ông rất hào hứng với mấy món này, cứ  khen ngon mãi. Rồi còn yêu cầu đầu bếp thường xuyên nấu kiểu cơm nhà, như vậy “vừa tiết kiệm tiền lại vừa ngon”. Trương Đức Duy nói.
Trị liệu được hơn 2 tháng, hiệu quả chữa trị rõ, Hồ Chí Minh rất hài lòng, vì nhớ đến cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, nên ngày 1 tháng 7 năm 1967 đã rời Quảng Châu quay về Hà Nội. Song về Hà Nội không lâu, Vũ Kỳ đã gọi điện nói Bác Hồ lại thèm ăn món sườn hấp chao rồi, nhưng mà đầu bếp không biết làm, nên muốn Trương Đức Duy dạy cho. Thế là Trương Đức Duy đã đến Phủ chủ tịch để bày cho đầu bếp cách làm.
Mấy hôm sau, Vũ Kỳ lại gọi điện nói đầu bếp nấu không đúng vị, Bác nuốt không nổi, mong Trương Đức Duy tới tự tay làm một lần, vừa nghe nói được tự tay nấu ăn cho Hồ Chí Minh, Trương Đức Duy thấy vô cùng vinh dự, lập tức tới làm luôn. “Kết quả là Bác Hồ ăn hết, luôn mồm khen ngon, ‘đây mới là món sườn hấp chao chính cống’. Tôi nghe mà thấy trong lòng cũng quá phấn khởi”.

Xem lễ ở quảng trường

Phiên dịch giúp Hồ Chí Minh ăn mặc cải trang
Ai ngờ chỉ hơn 1 tháng sau, sức khỏe Hồ Chí Minh đột ngột xuất hiện vấn đề mới.
“Khi ấy Vũ Kỳ gọi điện cho tôi đến Phủ chủ tịch, khi gặp ông bảo Bác Hồ về nước làm việc và hoạt động quá nhiều, mấy hôm trước mưa dầm bị sốt cao, mãi chưa dứt”. Bí thư Trung ương Đảng Việt Nam Lê Văn Lương mong Trung Quốc điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội chữa trị.
Chu Ân Lai được tin liền lập tức điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội, cho chữa trị kết hợp Đông Tây y, sốt hạ luôn, nhưng căn bệnh cũ ở não lại có hội chứng tái phát, tim cũng xuất hiện vấn đề mới. Cuối cùng, qua bàn bạc nhiều phía, Hồ Chí Minh lại sang Trung Quốc nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.
Ngày 1 tháng 10 cùng năm là lễ kỷ niệm 18 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sáng hôm ấy ở Quảng trường Thiên An Môn có quần chúng diễu hành chúc mừng, Trung ương muốn để Hồ Chí Minh được dự lễ, nhưng vì bảo mật nên lại không thể bố trí Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn được. Thế là, Chu Ân Lai đã nghĩ ra được một biện pháp tuyệt diệu, để Đặng Dĩnh Siêu đi theo Hồ Chí Minh bí mật lên tầng 4 của Đại lễ đường nhân dân, nhìn ra từ cửa sổ cảnh tượng tráng lệ của cuộc diễu hành quần chúng. Còn buổi tối, Mao Chủ tịch sẽ mời Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn xem bắn pháo hoa.
“Việc này cần phải bảo mật ra sao đã tốn mất rất nhiều suy nghĩ. Cuối cùng chúng tôi quyết định giúp ông ăn mặc cải trang để đi xem lễ”. Trương Đức Duy hóa trang cho Hồ Chí Minh, mặc bộ Tôn Trung Sơn, đội một chiếc mũ cán bộ Trung Quốc, đeo một chiếc khẩu trang, cuốn hết râu lại, như vậy sẽ chẳng ai nhận ra được.
Tối đó, Hồ Chí Minh gặp mặt Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai và Ủy viên trưởng Chu Đức một cách suôn sẻ. Mao Chủ tịch còn đích thân đi cùng Hồ Chí Minh ra ngoài lầu thành, ngồi trên mội chiếc ghế nhỏ xem pháo hoa. Trương Đức Duy nhớ lại: “Hai vị chủ tịch đều xem rất hào hứng, trao đổi với nhau bên nào bắn đẹp hơn, tôi đứng đằng sau làm phiên dịch”.
Trên đường về chỗ ở, Hồ Chí Minh cảm khái nói Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai đã quá quan tâm đến ông! “Không ngờ lại chu đáo đến vậy, còn thân thiết hơn cả đồng chí và anh em!”

Giây phút hấp hối

Ông đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng của Hồ Chí Minh
Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp đó, Tổ chăm sóc y tế còn từng 3 lần đến Hà Nội chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1969, Hồ Chí Minh muốn để cho Tổ chăm sóc y tế được về Trung Quốc nghỉ phép 1 tháng, tiện thể nhờ Trương Đức Duy mang thư đến cho Thủ tướng Chu Ân Lai luôn.
“Thư ông đã tự mình viết xong, chủ yếu là bày tỏ sự cảm ơn và nguyện vọng muốn sang Trung Quốc lần nữa. Tôi dịch ra tiếng Trung, ông xem rồi ký 3 chữ Hồ Chí Minh bằng chữ Hán”.
Vào trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành viêm phổi cấp.
Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.
“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy  hộ lý Trung Quốc đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát.
Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.[3] Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Rạng sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị, nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.
Ba tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi.
(Nguồn:  “Báo Pháp chế buổi chiều”)
Mạng Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc



[1] Một món ăn dưỡng sinh của Trung Quốc -ND.
[2] “Tanh” ở đây là gọi thức ăn đối lập với “chay”-ND.
[3] Nguyên văn: 《社会主义好》.  Bài ca cách mạng ra đời khi nước Trung Quốc mới được thành lập. – ND.

Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội

pro&contraÔng Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.
Phạm Hồng Sơn thực hiện
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.
Phạm Hồng Sơn: Vừa rồi ĐCSVN đã có Hội nghị Trung ương 4 và tiếp theo là một Hội nghị toàn quốc về chỉnh đốn Đảng, ông có kỳ vọng gì?
Lê Hồng Hà: Nói đúng ra thì những Hội nghị được tổ chức rất ghê gớm đó họ đã có những phát hiện cũng có ích chứ không phải là vứt đi nhưng nó không trúng vấn đề chính, không đi vào nguyên nhân gốc. Nhiều cán bộ lâu năm đã có những bộc bạch là nếu cứ ra những nghị quyết kiểu như thế thì sẽ “chẳng giải quyết được cái quái gì cả”. Họ chỉ dựa vào những biểu hiện, rồi tập trung phân tích vào những hư hỏng bên ngoài. Họ chưa nhận ra hoặc không dám nhận ra nguyên nhân gốc của những hư hỏng đó thì làm sao có thể chỉnh đốn được.
Phạm Hồng Sơn: Tại sao họ “không dám nhận ra”?
Lê Hồng Hà: Nếu họ phải thừa nhận sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng thì tức là họ phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn. Mà hiện nay họ vẫn tỏ ra phải giữ quyền lực, địa vị, giữ lợi ích của họ, nghĩa là họ phải giữ những đường lối đó. Không những thế, vừa rồi họ vẫn còn cho rằng ai phê phán đường lối chính trị của họ là sai lầm là đều thuộc lực lượng “chống đối, thù địch”, nghĩa là những gì chúng ta trao đổi từ nãy đến giờ là thuộc lực lượng “thù địch” rồi. Do đó trong tình hình muốn tạo thế chuyển biến cho đất nước Việt Nam thì phải dựa vào dân, chứ dựa vào Đảng, mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi.
Phạm Hồng Sơn: Xin ông đánh giá về lực lượng tiến bộ hiện nay?
Lê Hồng Hà: Vì đất nước, xã hội đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng nên chính điều đó đang tạo ra một đòi hỏi phải thay đổi của bản thân xã hội, của các thành phần trong xã hội. Những vận động, đấu tranh cho tiến bộ đã được nhiều người thực hiện liên tục từ hàng chục năm qua với nhiều bước thăng trầm. Nhưng khoảng 1 đến 2 năm nay phong trào đang lên mạnh với sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới, đang trồi lên liên tục và là tổng hợp của rất nhiều cái cụ thể. Nếu lấy mốc thì tôi lấy mốc là Vụ án Cù Huy Hà Vũ, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và một loạt những kiến nghị tập thể, phải kể đến nhất là Kiến nghị có chữ ký ban đầu của 85 vị ở cả trong Nam và Bắc, rồi Kiến nghị của hơn 20 trí thức, rồi Kiến nghị về Bauxite, rồi cả các Kiến nghị của ông Trần Văn Huỳnh (bố Trần Huỳnh Duy Thức). Nói chung lực lượng tiến bộ đang trồi lên với nhiều hình, nhiều vẻ và với những quan điểm rất khác nhau. Vấn đề hiện nay là vẫn chưa có ai tổng hợp được về những lực lượng đối lập đang nổi lên ở trong nước, gồm những ai, như thế nào. Việc này cần quan tâm để đánh giá cho chính xác, để hiểu rõ họ như thế nào. Ví dụ nhóm Minh Triết của Nguyễn Khắc Mai, rồi Khối 8406, hay những người đang nằm trong hệ thống như Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Tương Lai, Nguyễn Trung, họ phát biểu còn dè dặt thì đánh giá thế nào, rồi Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi hiện tượng ở Phú Yên hay là Nguyễn Xuân Diện đi thăm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang Vinh đưa tin về Tiên Lãng, Ba Sàm điểm tin hàng ngày, hay Nguyễn Huệ Chi đi thăm Cù Huy Hà Vũ, rồi Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng đòi thả Bùi Thị Minh Hằng. Rồi ở ngoài nước, tôi thấy có nhiều phát biểu cũng rất giỏi, nhiều hoạt động rất tích cực. Như vậy hiện nay đang có rất nhiều tiếng nói, hoạt động, rất đa dạng, rất phong phú, rất khác nhau, rất phức tạp, rất ghê gớm. Tôi đang quan tâm nhưng chưa tài nào tổng hợp được.
Phạm Hồng Sơn: Ông tiên liệu gì về phản ứng của ĐCSVN trước những “trồi lên” đó?
Lê Hồng Hà: Họ sẽ đi đến chỗ phải đàn áp. Mà một trong những biểu hiện của nó là Đảng vừa ra 19 điều cấm kỵ đối với đảng viên, nghĩa là nó chuẩn bị đàn áp đấy. 19 điều cấm là tước quyền công dân của đảng viên, vi phạm luật pháp. Nhưng điều đó cũng thể hiện Đảng đang ở tâm trạng bất lực. Một biểu hiện bất lực rõ nữa là tháng trước ông TBT Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra mời gặp các cán bộ lão thành trong Nam và ngoài Bắc. Hoạt động đó cách đây khoảng 2-3 năm là một chế độ thường niên, nhưng mỗi lần gặp thì lại bị các cán bộ lão thành phê phán, góp ý kiến rất “lộng óc” nên sau đó Đảng đã bỏ đi, không tổ chức nữa. Nhưng rồi dư luận kêu ca nhiều quá nên vừa rồi lại phải tổ chức lại nhưng lại chỉ dám mời những cán bộ lão thành cao cấp như kinh qua Ban Bí thư, kinh qua Thủ tướng, không dám mời mở rộng và cũng không dám nghe hết các ý kiến. Như vậy là Đảng đang muốn xoa dịu, đang muốn tỏ ra có sự đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo hiện nay với lớp về hưu, nhưng thực tế cho thấy sự chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng là hiện tượng phổ biến.
Phạm Hồng Sơn: Ông là người đã tiếp thêm tiếng nói mạnh mẽ về việc phải bạch hóa và minh oan cho những nạn nhân trong “Vụ án xét lại chống Đảng” thời những năm cuối 1960 đầu 1970. Theo ông, những tấm gương nạn nhân năm xưa đó có ý nghĩa gì với lịch sử và đặc biệt có ý nghĩa gì trong bối cảnh đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Đó là những con người xứng đáng với bản lĩnh anh hùng, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ hiện nay noi theo. Xã hội cần phải tiếp tục công việc để đòi ĐCSVN phải tuyên bố sửa sai, đòi minh oan cho những con người lịch sử đó để bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp luật và trả lại thanh danh cho những con người anh hùng đó.
Phạm Hồng Sơn: Với tư cách là một người đi trước hay nói theo cách thường thấy là một “lão thành cách mạng”, giả thiết nếu có lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đến tham vấn, ông sẽ nói gì với họ?
Lê Hồng Hà: Tôi sẽ nói với họ đúng như những gì đã nói ở trên.
Phạm Hồng Sơn: Ông có những lời khuyên cụ thể nào không?
Lê Hồng Hà: ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi. Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại.
Phạm Hồng Sơn: Trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hà.
Bài đăng ngày 06.3.2012
© 2012 pro&contra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét