Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

TIN NGÀY 7/3 /2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=2OesOghOSes
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=JsRS51nBcII

Chính trị – Xã hội

Nghịch lý về muối tại Việt Nam (phần 1)  (RFA)  —Nghịch lý về muối tại Việt Nam (phần 2)    –Người Việt hải ngoại vận động chính phủ Mỹ thúc đẩy nhân quyền cho VN (VOA)

Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây 14 lò phản ứng hạt nhân (VOA)  —-Xem lại Ninh Thuận (BBC) -Cựu Đại biểu Quốc hội đề nghị dừng điện hạt nhân Ninh Thuận
GS Nguyễn Minh Thuyết .-Mời xem lại:   —Nghe GS Thuyết nói về Ninh Thuận (BBC)  —-Dự án hạt nhân Việt Nam quá tham vọng? (BBC)>>>Nhật tuyên bố ‘đóng nguội’ Fukushima>>>Kỷ niệm 25 năm Chernobyl >>>VN ‘không thay đổi’ chủ trương điện hạt nhân  —-Sau Fukushima, người Nhật bị ám ảnh bởi nỗi lo thực phẩm nhiễm xạ (RFI)

Tìm thấy thi hài hai ngư phủ Việt Nam trên tàu Hàn Quốc bị nạn (RFI)  —-Quảng Ninh sẽ xây sòng bài $4 tỉ: Tư bản Mỹ moi túi người Việt? (Nguoiviet)  —-Dân ngoại thành Sài Gòn đòi dẹp bỏ loa phát thanh (NV)

Vực dậy ĐBSCL: Mạnh ai nấy làm (NLĐ) -Điểm nhấn trong chiến lược phát triển ĐBSCL là liên kết vùng. Tuy nhiên, tình trạng mạnh ai nấy làm khiến khu vực này thiếu sức mạnh tổng hợp để vượt qua khó khăn
Sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (NLĐ)   —Phát hiện nhiều yếu kém tại Tập đoàn Sông Đà (NLĐ)  —Tiếp tục nghiên cứu hoạt động cá cược (NLĐ) -Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính xây dựng dự thảo nghị định về kinh doanh đặt cược  –Sai phạm của nhân viên hàng không: Hầu hết đều giấu lỗi (NLĐ)

Kinh tế

Các thị trường chứng khoán chính sụt giá vì lo ngại về kinh tế châu Âu  (VOA)

Kinh tế Brazil vượt Anh ở vị trí thứ sáu (BBC)

Thượng viện Mỹ hợp thức hoá thuế chống hàng Trung Quốc &Việt Nam (RFI)

Thế giới

Các đập thủy điện trên sông Mêkông sẽ gây nhiều tác hại cho ngư nghiệp và sinh thái (RFI)  —Phe đối lập Nga kêu gọi bất tuân dân sự (VOA) —Nga không thuận nghị quyết mới về Syria (RFA)   —Điện Kremlin cần phải thay đổi theo nước Nga (RFI)  —-Đối lập Nga kêu gọi biểu tình dù hơn 500 người đã bị bắt (RFI)   —Nước Nga chia rẽ sau bầu cử tổng thống (Nguoiviet)
Người tị nạn chạy khỏi Syria trong lúc đàn áp tiếp diễn (VOA)   –Liên hiệp quốc ước tính 9.000 người Syria chạy đến Li Băng (VOA)  –Syria phá cầu ngăn chận dân di tản sang Liban? (RFA)
Bắc Hàn tiến hành tập trận ở vùng biển gần Nam Hàn (RFA)  —-Seoul nới lỏng hạn chế ở khu công nghiệp Daesong (RFI)  —-Cấm mặc váy ngắn, quốc hội Indonesia bị phản đối (RFA)  —Lãnh tụ Aung San Suu Kyi vận động quân đội ủng hộ (RFA)  —Bà Aung Sang Suu Kyi vận động tranh cử ngay tại cứ địa của tập đoàn quân sự (RFI)
Đàm phán biên giới Ấn Độ-Trung Quốc kết thúc (RFA)   —Thủ tướng TQ: Quân đội phải thắng các cuộc chiến tranh cục bộ (VOA)  —-TQ: Chính sách đối ngoại phục vụ cho phát triển, chủ quyền quốc gia (VOA)   —-Trung Quốc: Ông Mitt Romney từng ca ngợi thương mại Trung Quốc (VOA)  —-Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng quỹ hưu bổng  (RFI)
EU đồng ý nối lại đàm phán với Iran(RFA)  —-Các cường quốc thế giới sẵn sàng đàm phán trở lại về hạt nhân với Iran (VOA)   —Thủ tướng Israel kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ (VOA)  —Israel: Mọi phương án đều sẵn sàng để ngăn Iran thủ đắc hạt nhân (VOA)  —Cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu trong ngày ‘Siêu thứ Ba’ (VOA)  –Bầu cử Mỹ: ngày thứ Ba trọng đại  (BBC)

Xe cán chó chó cán xe

Một dân phòng bị tố dẫn côn đồ truy sát người (NLĐ)

Bắt kẻ giết người, cướp xe (NLĐ)

  -Đảng ta, đảng bay -Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)  -“Mất mùa là tại thiên tai /Được mùa là tại thiên tài đảng ta”

Gorbachev, Eltsin, Putin, và…  -Hà HiểnChẳng biết vì sao từ lãnh đạo cho đến báo chí của ta lại hoan hỉ trước thắng lợi của ngài Putin đến vậy khi ông này không những chẳng phải là cộng sản mà lại còn là kẻ thù của ông Zyuganov, lãnh tụ cộng sản thứ thiệt của nước Nga. Báo chí Việt Nam cách đây vài tuần còn miêu tả các cuộc biểu tình mà đồng chí Zyuganov luôn đi đầu này là do phương Tây xúi giục kích động nữa. Sau vụ này, Zyuganov chắc phải giận các đồng chí của ông ta ở Việt Nam lắm?…
Suy nghĩ về mấy câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  -Đắc Trung (TranNhuong.Com/DLB)Trong Hội nghị cán bộ toàn quốc vừa qua Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Phần lớn cán bộ đảng viên ta rất tốt và Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân… thoái hóa biến chất.
Lương Kháu Lão – Khi một đất nước thừa lãnh đạo nhưng thiếu lãnh tụ (Danluan)
Dân Tiên – Diễn biến hòa bình là gì? (Danluan)
Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội (Danluan)
Bom nguyên tử của Iran và cuộc tranh cử của tổng thống Obama » -ĐCV- Iran sẽ đi đến điểm cuối trong tiến trình chế tạo bom nguyên tử. Nhưng lúc đó không có gì ràng buộc tổng thống Obama phải khởi động chiến tranh…….
Trở lại San Diego » -ĐCV- Lần thứ hai, kể từ ngày sang Mỹ tôi vinh dự được trở lại San Diego… Trong khi tại Sacramento tiết trời vẫn lạnh,vừa sương mù, vừa mưa nhẹ, hạt mưa cứ mỗi.
Nước Nga của Lật đật, Matryoska và Putinka » -ĐCV- Sự lựa chọn của nước Nga nghiện ngập nói lên rằng, triết lý của họ luôn nằm dưới đáy ly rượu. Đúng với nước Nga, đúng với vodka và những người uống nó….
Bình thơ Hàn Mặc Tử » -ĐCV- “Đây thôn Vỹ Dạ” là một bài thơ được dệt thành một bức tranh trong mộng, không gian đa sắc đa chiều, đan xen giữa hiện tại và kí ức…
Số phận hay ngõ cụt » -ĐCV- Phượng đã bắt đầu trổ bông, tiếng ve đã kêu như rút ruột từ mấy tuần nay. Sân trường vắng hoe, chỉ còn lác đác từng tốp, từng nhóm các học sinh cuối…


Đồng bằng sông Cửu Long: Chất lượng sống sụt giảm  (NLĐ) -Tỉ lệ dân số chưa tốt nghiệp tiểu học của ĐBSCL là 32,8%, cao nhất so với các vùng. Nhiều KCN “ăn” đất của nông dân khiến họ mất đất trồng lúa, đã nghèo lại hoàn nghèo  —-Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang: Lập lờ tiền tỉ (NLĐ)
-  —Quốc lộ 91 lâm nguy (NLĐ)  —Rừng Hoàng Liên cháy dữ dội (TN)- tức là càng chữa càng càng cháy lan!!!! không biết Tiến sĩ bầy và khoa học kỷ thuật “đỉnh cao” ở đâu? 5 ngày rồi!!! -Còn đây là “trách nhiệm chạy,né” và “nếp văn hóa đùn đẩy”….của quan “vì Nhân Dân hy sinh”?  —>Trên bảo dưới, dưới nói trên (TN)   —Thiếu quy định chế tài “hung thần” đường phố? (TN) -sao vụ “hoa cải Tiên Lãng” phối họp họp đồng tác chiến nhanh chóng mà mấy dụ này lại “thiếu pháp luật” trong khi “cả một rừng luật”???  —–’Thu phí ôtô vào trung tâm, TP HCM sẽ ngập xe máy’ (VnEx)
Đối phó với một Trung Quốc mới (TVN)   —Khi Đà Nẵng bị “tuýt còi” vi hiến (VNN)   —-Đột nhập xem cảnh ‘phá sơn lâm, đâm hà bá’  (VNN)
Phòng khám tư: Nặng hay nhẹ cũng chừng ấy xét nghiệm  (VTC News)  —Thầy lang vườn nửa đời chữa bệnh không lấy tiền (VnEx)
Tạo cơ chế cho người tự nguyện từ chức (VnEx) mấy Quốc gia khác không biết họ có “ông cơ chế” không nhỉ?? mà ông này là ông gì? có giống “ông bám ghế”???Hễ làm cái gì Bất lợi cho Tổ quốc và Nhân Dân là cuốn gói .Mấy Quốc gia khác Dân “đâu có làm Chủ” mà Dân tống cổ ngay.
Chất vấn phải có kiến thức và dũng khí (Đatviet)  —Kiến nghị xem xét trách nhiệm Bí thư huyện Tiên Lãng  (Dantri)  —Làm rõ yếu kém trong sử dụng vốn tại Tập đoàn Sông Đà -Dân Trí /BM  —Từ đám cưới triệu đô, bàn về ‘đạo đức tiêu tiền’ (Datviet)  —Quang Lê: ‘Đám cưới Hà Tĩnh trả tôi gấp 5 lần hát bên Mỹ’ (Datviet)  —Gặp nữ “hiệp sĩ giao thông” 36 năm vá xe đêm (Dantri)
Nhân dân đang chờ một cơn gió mạnh (Dantri) -Người dân đau đáu chờ đợi một cơn gió lành, đủ mạnh cuốn phăng rác rưởi trong đời sống xã hội, tạo niềm tin trong sáng của nhân dân khi nghĩ về Đảng. Có như thế mới có thể xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển. Bão chưa chắc được chớ gió mạnh?
Chính thức tăng viện phí từ 15/4  (DDDN)  —“Số tiến sỹ hàm thứ trưởng của Việt Nam gấp 5 lần Nhật Bản” (DDDN) hèn chi “hay” hơn Nhật nên qua Nhật “mượn đỡ” hoài??  —Hai thủy thủ VN thiệt mạng trong vụ cháy tàu ở Urugoay -Bee.net.vn/BM  —VTC /BM -TP.HCM: Kẹt xe ở trung tâm chưa là vấn đề lớn nhất  —Ngành xây dựng “đắp chiếu” theo… bất động sản! - Báo Công Thương/BM
Điều chỉnh, thu hồi và chia lại đất nông nghiệp đối với ai? (Daidoanket)  –Đẩy sự bất lợi cho dân  (Đaidoanket) -Khi ngon ai cũng “xí phần”, đến khi trách nhiệm lại “đùn cho nhau” là chuyện thật trong quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu hiện nay. Minh chứng về giá gas, “quả bóng” trách nhiệm không chỉ được Bộ Công thương đẩy về doanh nghiệp mà còn đẩy về phía Bộ Tài chính khi khẳng định  —Chính thức điều chỉnh giá gần 500 dịch vụ y tế từ giữa tháng Tư (Dân trí)
Ảnh nổi bật Vì sao các cụ bỗng thành dối trá?  (Dân trí) – Người xưa có câu “Con chim gần chết tiếng hót nghe thương, con người gần chết lời nói phải”. Các cụ nay đã gần đất xa trời nên không thể nói điều dối trá, bao che hoặc vu vạ cho điều dối trá. Liệu có ai đang tâm đẩy các cụ đến nông nỗi này?
5 rào cản khiến dân văn phòng ngại giao tiếp  (Dân trí) – Giao tiếp tốt không chỉ là chìa khóa giúp chúng ta thành công trong cuộc sống mà còn là trợ thủ đắc lực trong công việc. Tuy nhiên, nhiều dân văn phòng lại “đỏ mặt tía tai” mối lần nhắc đến từ giao tiếp.
Hơn 90% người bệnh lơ mơ về bệnh Glôcôm  (SGTT) – …Glôcôm (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống)…


Mỹ muốn áp thuế chống phá giá với VN (BBC)  -Thượng viện Mỹ hợp thức hoá thuế chống hàng nhập từ Trung Quốc & Việt Nam (RFI)  —-Mở đầu ‘lịch sử’ cho người Việt ở Mỹ (BBC)  —Nhấn mạnh vai trò cảnh sát biển VN (BBC)  —Hoa Kỳ ‘không cụ thể về nhân quyền VN’ (Bùi văn Phú -BBC)  —-Biểu tình đòi thả đối kháng Việt Nam (BBC) -Nhân cuộc gặp ‘lịch sử’ tại Tòa Bạch Ốc, nhiều người Việt ở Mỹ biểu tình, kêu gọi quan tâm nhân quyền.
Chính phủ tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép (TTXVN)  —–Việt Nam học kinh nghiệm làm trò chơi có thưởng từ Singapore (VnEx) cờ bạc nói mẹ nó cờ bạc,cái gì mà “trò chơi có thưởng” ? chuyện Ông Bà mình “không ưa” từ xưa”cờ bạc là bác thằng bần”- Chơi mà cũng “lận chữ” huống gì chuyện “đại sự”?- Hết chuyện học đi học cờ bạc!!!!  —-Chính phủ “đang xem xét” cơ chế cho casino và cá cược - Dân Trí/BM
“Mùa khô năm nay sẽ không thiếu điện” - VTV/BM


Hà Tĩnh: Nợ 6 ngàn, bị ngân hàng đòi tiền lời… 75 triệu! (Nguoiviet)  —Giá xăng sẽ không xuống (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)   —Nhân duyên kinh tế (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet)  —Chứng khoán “cháy” hàng (NLĐ)  —Nồi nấu bằng điện “đắt như tôm tươi” (TN)
Thực phẩm giảm giá (TN)   —–Xăng dầu nhập khẩu giảm 31,7% (TN)  –Bộ Công Thương xác nhận có hiện tượng cây xăng đóng cửa   (TBKTSG Online)
Brazil sắp siết chặt hàng nhập khẩu từ châu Á (TBKTSG)  —Rót tiền để tái cơ cấu?   (TBKTSG)
Lúa gạo giảm mạnh cận giờ “G”  (TBKTSG)  ….Giá lúa gạo giảm sâu  …..Đỏ mắt tìm người mua lúa…. – Cho nên “Ngài lương thực” tiếp tay cho thương lái “giúp đỡ ” Nông Dân mau đén “thiên đường”??? Lúa gạo giá cả như thế.tiền thì vay ưu đãi,….còn lưc lượng Lao động (bốc vát,làm lung tung bằng tay chân..) mà mấy “ông lương thực” thuê mướn suốt gần 30 năm nay với “bảng giá chính thống” ,bị tai nạn ,bệnh,hay làm hết nổi nghỉ thì phủi tay cái rột,thằng “bần cố nghèo” vẫn nghèo!!!đến khi chết- Hợp đồng có đấy chứ mà toàn “Thời vụ,ngắn hạn” cứ ký dài dài,làm đến gần 30 năm cũng…”ngắn hạn”- Giá bốc vát là chuyện “tiếu lâm”,đến hôm nay  là dao động từ 8.000 đến 9.000 đồng một tấn?-nhưng đừng bảo là làm suốt ngày được cả trăm ngàn- do đâu có,là đám thương lái họ cho,mà ở XHCN gọi là “bồi dưỡng”!!!-Ai có thấy bốc vát mới khiếp Chính tôi đã có làm một thời gian,giờ già,trả 100 ngàn một tấn làm kiểu đó thì lạy,không nổi- Cho nên xúm nhau “bóc lột” Lao động làm thuê và cả Nông Dân- Trừ bọn Địa chủ mới có hàng 400 công trở lên(mỗi công là 1.000 mét vuông) mấy Ông Bà địa chủ mới này cứ tới miệt Long xuyên chạy qua Rạch giá thì biết liền? Họ là ai? cứ hỏi Ông Sáu Nghệ hay có bài đăng báo và Ông TS.Hoàng Kim thì rõ.
Hai bộ họp bàn với DN về giá xăng dầu (VEF) bàn sao cho nó….lên? Có liền—> Bộ Công thương lên tiếng về tin đồn tăng giá xăng (VTC News)  —Hàng loạt cây xăng găm hàng, dân hoang mang (VTC)  —-’Tăng giá xăng tháng 3, hay 4 còn tùy nền kinh tế’ (VnEx)  –Báo Tin tức /BM -Một số cây xăng ở TP.HCM đột ngột ngừng bán
Chứng khoán hưng phấn: Mới chỉ là tâm lý (VEF)  —-TTCK Việt Nam: Cải tổ hay là chết?(VEF) sao mà lối nói này nghe nó “ghê” quá!!?  —Vàng tiếp tục mất giá, dân bán vàng (VnEx)  —Giảm giá thịt heo để kích cầu  (TBKTSG)
Phanh phui 5 đại gia bất động sản nợ thuế (DĐDN)  –Nhìn lại 10 năm “tranh chấp” thương mại Việt – Mỹ (DDDN)  –Ngân hàng hạ lãi suất huy động xuống dưới 14%/năm (DDDN)
Thực hư vụ nợ 1000 đồng phải trả 47,88 triệu  (DĐN)  –Dự án thép ngàn tỷ gỉ sét, phơi sương (DDDN)  —Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ Việt Nam (DDDN)  —Hà Nội Mới /BM  -HNX đưa cổ phiếu SVS vào diện bị kiểm soát
Doanh nghiệp ngoại lũng đoạn cà phê: Nhiều hệ lụy cho tương lai (Danviet)>>>Chưa quyết định tăng giá xăng dầu >>>Vàng giảm thêm 70.000 đồng/lượng
Sắn ế do Vedan Hà Tĩnh giảm thu mua  (Dân Việt) – Thời điểm này, hàng ngàn hộ dân của 5 xã miền núi của huyện Kỳ Anh như: Kỳ Hợp, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc rầm rộ thu hoạch sắn. Sắn được mùa nhưng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Vedan Hà Tĩnh chỉ thu mua cầm chừng, khiến cho hàng nghìn hộ dân các xã này lâm vào cảnh điêu đứng.
Ngân hàng quốc doanh sẽ khó cho vay quá tay (VnEc)  —Chứng khoán chiều 6/3: Ngân hàng tắt sóng?  (VnEc) -Sự gục đổ của cổ phiếu ngân hàng là điều không tốt vào lúc này…  –Những “đại gia” Trung Quốc điêu đứng vì chứng khoán (VnEc)


Ngân hàng giảm ngay lãi suất trong vài ngày tới (NLĐO) – Chiều 6-3 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết các mức lãi suất cơ bản sẽ được giảm đồng loạt 1% trong vài ngày tới. Theo đó, trần lãi suất huy động tại các tổ chức tín dụng cũng giảm tương ứng 1%.   —-Giá vàng đi ngang nhưng vẫn cao ngất  (NLĐO) – Ngày 6-3, giá vàng trong nước tăng nhẹ lên mốc 44,7 triệu đồng/lượng so với chiều hôm qua khi thị trường thế giới hồi phục. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức cao.

HN: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh (TTXVN)

‘Ế’ vốn liên ngân hàng (VnEx)  -Nguồn tin từ một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ cho biết, lãi suất xuống thấp, nhưng vẫn không dễ vay. Để vay vốn, đơn vị ông vẫn phải thế chấp nhiều loại tài sản có giá. Vị này cũng nói thêm, để tìm được ngân hàng thừa vốn sẵn sàng cho vay trong bối cảnh các đơn vị dè chừng và thăm dò nhau như hiện nay cũng không dễ dàng.  —Gafin.vn/ BM -Thống đốc: Dự trữ ngoại hối tăng 20% so với đầu năm   —-Khó hút tiền đồng, ngân hàng tăng huy động vàng - Đầu tư CK/BM  —–Người giàu thứ 5 TTCK đăng ký bán lượng cổ phiếu MSN trị giá hơn… – CafeF/BM - Sau khi đã bán 2 triệu cổ phiếu MSN vào cuối năm 2011, ông Hồ Hùng Anh tiếp tục đăng ký bán 4 triệu cổ phiếu nữa.

Nhà di tích cổ mục nát, du lịch ế ẩm
   (Dân Việt) – Sau 3 năm được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, TT – Huế) vẫn trong cảnh nhà cổ rệu rã, du lịch ế ẩm.
Hiệu phó ĐH Hùng Vương bị nhân viên đánh? (Danviet)  —-Sóc Trăng: Làm sai quy chế. đang bị khiếu nại vẫn được tái bổ nhiệm (PL)  —Phong thuỷ không phải là phép màu  (SGTT)
********************************************************************************************************************************
Trưởng thành dưới tán lồ ô (Tienphong)  -…….Anh Năm tâm sự: “Các em chủ yếu là học sinh người dân tộc Ve ở cách trường gần nhất cũng 50 km đường núi. Không có tiền thuê trọ, đành dựng lán lều lên để ở. Có nhiều em nghèo đến mức không mua nổi bộ áo quần mới nên mình cũng phải gắng mua cho các em. Không giúp được gì, mình nhường đất cho các em dựng lều ở tạm vậy thôi”……..“Trường không phải là trường dân tộc nội trú nên không có kinh phí. Kí túc xá không đủ chỗ, nên các em đành ra ngoài dựng lều học trọ……..Thương các em lắm. Em nào khó khăn thì nhà trường vận động thầy cô giúp, nhưng cũng chỉ là cân gạo, cân muối mà thôi”. – Cô Đinh Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng trường THPT Nam Giang
Học sinh bỏ học hàng loạt
Cần Thơ, Quảng Nam – Báo cáo của các sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL cho biết, kết thúc học kỳ 1 đã có hơn 17.400 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,76%. Trong đó, bỏ học tỷ lệ cao nhất là khối THPT với 6.614 học sinh chiếm 1,82%.
Kết thúc học kỳ I, trường THPT Nam Trà My có 141 học sinh tự ý bỏ học, trong đó khối lớp 10 có tới 115 em (32,7%). Nguyên do chính là sức học các em quá yếu, chưa thông thạo phép cộng trừ đơn giản.
Đầu năm học, toàn trường THPT Nam Trà My (huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam) có 678 học sinh, đến hết kỳ I chỉ còn 537 em.
Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng, cho biết: “Trường tìm mọi cách để giữ chân học sinh, như cấp gạo, tổ chức hoạt động văn nghệ thể thao, nhưng các em vẫn bỏ học nhiều”. – Ngọc Huyền -Nguyễn Thành

 http://vov.vn/Uploaded_VOV/phamhoa/20120305/1330862316-nguoi-goc-viet.jpg 

Paul Nguyen và ông David Miller, Thị trưởng Toronto (phải)

  Người gốc Việt được Nữ hoàng Anh vinh danh  (VOV)   -Paul Nguyen, người Canada gốc Việt sáng lập trang mạng jane-finch.com, vừa được Nữ hoàng Anh Elizabeth II trao tặng huy chương Kim khánh bội tinh Kim cương (Diamond Jubilee Medal).


)  —Bắc Kinh hô hào tăng cường quân sự đánh thắng “chiến tranh cục bộ” (RFI) -Thủ tướng TQ bênh vực quyền sở hữu đất đai của nông dân (VNN) ha! ha! cái lày ngộ hà ,vậy “sở hứu toàn dân” mà mấy Ông Tổ CS đề xướng để diệt bọn “địa chủ ” để ở chỗ nào? quay sang “tư bản giãy chết”? sao mà lại quay ngoắt lại chơi “kiểu tư sản tư bản”???????????????????????? Cụ Mao đâu rồi??

Yemen: Al Qaeda tấn công hạ sát hàng trăm binh sĩ Yemen (RFA)  —Cam kết Hoa Kỳ dành cho Israel ‘vững như bàn thạch’ (VOA)   —-Mỹ đông cử nhân nhất lịch sử (NV)  —-Thảo luận về đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Afghanistan ngưng trệ (VOA)
Nỗ lực trợ giúp Syria mở rộng trong khi chính phủ tiếp tục tấn công  (VOA)  —Một nghị sĩ Mỹ đòi không kích Syria (VOA)    —-Iran bãi bỏ bản án tử hình đối với một cựu binh sĩ TQLC Mỹ(VOA)  —-Nam Triều Tiên tiến hành tổ chức hội nghị an toàn hạt nhân (VOA)
Người giàu nhất thế giới: Ông Carlos Slim, công dân Mexico (VOA)  —Tấn công tự sát tại căn cứ Mỹ ở Afghanistan nơi đốt kinh Quran (VOA)

Ông Putin, một nhiệm kỳ sẽ không còn ‘xuôi chèo mát mái’ (Bùi Tín -VOA)  —25 cảnh sát Iraq bị giết trong một buổi sáng (Nguoiviet)
2011: Mỹ có tới 92 ngân hàng phá sản (VTC) vậy là Ta giỏi hơn Mỹ? Mỹ “sắp” chết???
_________________________________________________
Trung Quốc chủ trương thông qua đàm phán giải quyết vấn đề Nam Hải, có thể “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” (CRI)  —– Trung Quốc hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dựng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tôn trọng lợi ích và quan ngại của Trung Quốc (CRI)    Anh “cao bồi” lên tiếng “dữ” thì “xìu”,nhưng chưa chắc vì tên này ma mãnh lắm?  >>> Quân đội Phi-li-pin cho biết sẽ không coi việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng là “mối đe dọa”

Những Tài liệu rất quan trọng trong tay của Hoa Kỳ -Tác giả: The Epoch Times-NTD 29-02-2012 (Đại kỷ nguyên)



Phe đối lập Nga kêu gọi biểu tình cho dù hơn 500 người đã bị bắt (RFI)  —-Nga có thể bán cho Trung Quốc 48 phi cơ tiêm kích (RFI)
Nếu Israel đánh Iran, Mỹ thế nào?  (NLĐO) – Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục đồng minh thân cận Israel đừng tấn công Iran. Nếu Israel kiên quyết “tự làm chủ vận mệnh” bằng một cuộc không kích, tương lai Mỹ sẽ ra sao?
Pháp đang bí mật đưa quân đội vào Syria?  (VOV) -Nếu thông tin được chứng minh là đúng, câu hỏi được dư luận đặt ra là các sĩ quan Pháp vừa bị quân đội Syria bắt giữ đang làm gì tại đây?   ——-Động đất mạnh tại Philippines, 9 người bị thương (TTXVN)
Tiet lo tinh bao chan dong ve thi the Bin Laden  Tiết lộ tình báo chấn động về thi thể Bin Laden   - (VTC News) – Theo thông tin rò rỉ từ 1 email của công ty cung cấp tin tình báo Stratfor, thi thể Bin Laden không hề được an táng trên biển như đã công bố…


Trả thù bằng… mìn! (NLĐ) -Hiện tượng dùng mìn tự chế để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống đang có chiều hướng gia tăng. Đáng báo động là tính sát thương của thuốc nổ cao, gây thiệt hại lớn cả về vật chất lẫn tính mạng
Đi ô tô, nổ súng vào người bán hàng rong  (NLĐO) – Công an thị xã An Nhơn – Bình Định phối hợp với Công an tỉnh Bình Định cùng công an các huyện Phù Mỹ, Phù Cát bắt khẩn cấp 7 đối tượng hành hung, nổ súng bắn một số người dân buôn hàng rong tại cây xăng  —Hiếp dâm trẻ rồi dìm xác xuống ao phi tang (NLĐ)
Bi kịch gia đình trí thức vì một chữ “trinh” (VNN) lại Trí với Thức!!!   —-Vụ cô dâu mất trinh, tin từ cơ quan công an (VNN)    —Nghi vợ mất trinh vì không đau khi làm “chuyện ấy” (VNN)   —Sao chú không cưới gái trẻ mà lại làm “phi công” cho mẹ? (VNN)  —-’Siêu đám cưới’, điều chưa tiết lộ về nữ đại gia (VNN)  —Kinh hoàng 16 xác trẻ sơ sinh tìm thấy ở bờ sông (VTC) bên Trung cộng  —-Lại một bé chết do cửa đóng tự động (VTC)   —Tận mắt căn hộ triệu đô dát vàng gây sửng sốt ở Hà Nội (VTC)  —Nổ súng cướp xe Air Blade bất thành(VnEx)  —-Người phụ nữ 14 năm bị chồng bạo hành (VnEx)

Chạy xe lòng vòng ‘tố’ Agribank chiếm đoạt tiền (Datviet) -   ‘Gia đình chúng tôi đã bị dồn vào đường cùng khi nợ nần chồng chất, mất việc… Chúng tôi sẽ chạy xe như vậy đến khi nào ngân hàng trả …
Bắt nóng kẻ hiếp dâm, giết trẻ em  (Datviet) -Sau 17 giờ truy xét, Công an TP.Cần Thơ đã bắt “nóng” hung thủ hiếp dâm trẻ em, giết người man rợ trên địa bàn huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ). ..
Can canh Lamborghini Aventador hon 20 ty cua Cuong Luxury  Cận cảnh Lamborghini Aventador hơn 20 tỷ của Cường Luxury  -24h.com.vn /BM  —Lê Anh làm MC đám cưới “khủng” không phải vì tiền - Nguoiduatin.vn -  —-Nhà triệu đô thành nhà hoang vì “âm binh đêm đêm hiện hồn sột soạt”? - Báo Giáo dục Việt Nam/BM
Xông vào nhà dân không chế mẹ, cướp con 2 tuổi  (Dân trí) – Lợi dụng đêm tối, Vừ Mí Giàng (SN 1980) dẫn theo 5 đối tượng mang dao nhọn xông vào nhà chị Già Thị Già. Sau khi kề dao vào cổ khống chế được chị Già, chúng cướp đi cháu bé gần 2 tuổi mang sang Trung Quốc bán.
Thùng hàng xe tải bốc cháy ngùn ngụt  (Dân trí) – Phát hiện khói bốc lên từ phía sau xe tải, anh Dũng cùng vợ vội tấp vào lề đường kiểm tra thì hốt hoảng phát hiện khói đen kèm theo lửa bùng lên dữ dội ngay tại thùng hàng.
  Hiện trường vụ cháy xe tải chở phân chiều 6/3 =>

Lynda Trang Đài xin lỗi khán giả về trang phục “thiếu vải” (Dân trí)
Thiếu nữ 15 tuổi bị người yêu tẩm xăng đốt  -Dân Việt – Sau khi nghe thấy đầu máy bên kia là giọng một người con trai, Vương liền nổi cơn ghen.
Có gì ở hội chợ triển lãm… sex lớn nhất thế giới?
   Dân Việt – Hội chợ triển lãm sex hàng năm tại thành phố Mexico là một trong những hội chợ lớn nhất thuộc lĩnh vực này ở châu Mỹ Latinh và là một trong những hội chợ triển lãm sex lớn nhất thế giới.

Chặn đầu xe, tố tài xế giở trò “dê xồm” (NLĐ)  —Đưa 3,3 tấn lòng bò thối đi chế biến lẩu, phá lấu (NLĐ)  —Xe tải tông quán cà phê, 2 người chết (NLĐ)  —Khởi tố giám đốc để mất hàng trăm hecta rừng (PL)

http://phapluattp.vcmedia.vn/1dmIjUbIyMVyBrqRagybt92iOkhZ9h/Image/2012/03/tia1_9cf18.jpg   “Quả bom sex” gốc Việt nhập viện cấp cứu  (PL) – Ngôi sao nóng bỏng của Mỹ, Tila Tequila (Tila Nguyễn) rơi vào tình trạng nguy kịch vì bị phình mạch não và dùng thuốc quá liều =>
Một dân phòng bị tố dẫn côn đồ truy sát người (NLĐ)  —-Một công an được hưởng án treo khi dùng nhục hình (NLĐO)  —Mất dây chuyền vàng 1 lượng còn bị đánh hội đồng (NLĐ)   —-Hai bé sinh đôi chết thảm ở kênh trước nhà (NLĐ)   —Xế hộp đâm nhau, hỏng đầu, bẹp cửa (TP)  —-Đất rung bất thường quanh khu tập thể Xã Tắc (TP)  —Siêu lừa đổi đống giấy lộn lấy cả chục tỷ đồng  -TPO – Gắn “mác” nhân viên của một tổng Cty xây dựng tên tuổi, với bộ hồ sơ giả trên tay, trùm lừa chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng từ các bị hại nhẹ dạ…   —-Hơn 100 m3 gỗ từng bị giấu nhẹm (TP)   —Cầu Việt Trì xuống cấp, “ổ gà” rộng hàng chục m2 (TTXVN)
Ảnh độc: Căn nhà 130 tỷ của thiếu gia tổ chức đám cưới siêu sang (GDVN/BM)>>>Thêm một đám cưới “khủng” của đại gia Thái Nguyên được tung lên   —–Thêm thí sinh ‘tố’ BTC VN’s Next Top Model quỵt giải thưởng -Báo Đất Việt/BM
http://img-hn.24hstatic.com/upload/1-2012/images/2012-03-06/1331027137_209.jpgHà Hồ và Natasha Richardson.  -24h.com.vn/BM -Thế đứng kém duyên của sao với váy xẻ.
 

- Danluan :
Chrystia Freeland – Phẩm giá và sự thịnh vượng của các quốc gia
Phan Thế Hải – “Đẩy lùi suy thoái”, cơ hội của Nguyễn Phú Trọng
Tin Khó Tin – Đại gia vất vả dạy con cách tiêu tiền
Hà Hiển – Gorbachev, Eltsin, Putin, và…
Huỳnh Ngọc Chênh – Sự thoái hóa của báo đài
Phạm Thị Hoài – Hai con số  -Không có gì phải bàn cãi, tôi cảm phục sự dấn thân xã hội của blogger Nguyễn Xuân Diện, không chỉ trong vụ Tiên Lãng.
Trần Bì – Xin bỏ hai chữ “muôn năm” cho dân nhờ
- Danchimviet :
____________________________________________________
Trung Quốc chi 140 tỉ đô-la cho công an trong năm 2012  -DCVOnlineTin AFP
Tản mạn chuyện chữ Hán-Việt  -Ngũ Phương -DCVOnline

Huỳnh Văn Úc – Tào Tháo hở răng (X-Cafevn)
George Friedman – Trạng thái của thế giới: Một khuôn khổ  -Nguồn: George Friedman – Stratfor -FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ
Khánh Minh – Nước mắt của người mặt lạnh
Dù có lo lắng, giấc mơ hạt nhân của Việt Nam vẫn nở hoa  -Norimitsu Onishi/New York Times -Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
__________________________________________________________
Vietstudies:
Myanmar nên học Việt Nam?: Vietnam: Two decades of development lessons (Myanmar Times 5-3-12)
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Chân dung nữ đại gia làm đám cưới ‘khủng’ cho con (VNN 4-3-12) Nữ đại gia tổ chức “siêu” đám cưới cho con là ai? (Bee.net 4-3-12) Mẹ của thiếu gia trần tình về “siêu đám cưới” (DT 4-3-12)
Trung Quốc – Hậu Ô Khảm: Protest’s Success May Not Change China (NYT 3-3-12)
______________________________________________________________
Hoa mộ đường rừng  –Như Khanh (Danlambao)Dù đây là câu chuyện được phóng tác nhưng dựa trên hồi ký của nhiều tác giả khác nhau, những người từng trải qua thời gian học tập cải tạo lâu dài. Người viết chỉ kể lại câu chuyện sau ngày 30/04/75 với cái nhìn khách quan- không ngoài mục đích phản ảnh một vài sự kiện có thật trong thời điểm của câu chuyện xảy ra- ngay cả trong sự diễn đạt ý nghĩ của nhân vật, và không đưa ra kết luận. Người đọc chỉ có thể tìm thấy một kết luận qua suy diễn dựa trên một vài chi tiết phù hợp trong câu chuyện nhằm tránh sự chủ quan trong cách nhìn mà mỗi người trong chúng ta thường hay bị ảnh hưởng do hoàn cảnh sinh sống hay môi trường giáo dục khác nhau.
Phê và tự phê: Càng chỉnh càng hư đốn  –Le Nguyen (Danlambao) - Lý tưởng cộng sản, tổ chức theo mô hình cộng sản đã hoàn toàn thất bại trong thực tiễn đời sống xã hội loài người, nếu không muốn nói chủ nghĩa cộng sản là sai lầm nghiêm trọng của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, là đại thảm họa kinh hoàng nhất trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nó tàn sát, nghiền nát con người ở mọi nơi chốn nó đi qua, hơn hẳn thiên tai địch họa gieo xuống đời sống nhân loại của lịch sử nhiều nghìn năm cộng lại và di hại của cộng sản dai dẳng đến vô cùng nếu không thay thế, loại trừ nó ra khỏi đời sống loài người như các nhân chứng lịch sử vừa là tội đồ, vừa là nạn nhân của lý tưởng cộng sản dũng cảm tuyên bố đoạn tuyệt với lý tưởng hoang tưởng, cả đời họ hy sinh, phục vụ nó.
Kịch tính… 1001 đêm Ba Tư (Iran)  –Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) “Một phương án quân sự đã sẵn sàng và tôi cho rằng mọi người hiểu điều đó nghĩa là gì” –  Tổng Thống Mỹ Obama trả lời khi được hỏi về những ý định của Mỹ đối với vấn đề Iran trong cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu tại New York hôm 2/3/2012).
Không thành người thì thành gì? -Hồ Trung Tú (Danlambao)Có lẽ cũng như mọi người, mình thấy tấm pano này ở đầu đường Bạch Đằng Đà Nẵng cũng chẳng để ý mấy cho đến khi chở con bé đi học thêm, nó ngồi sau, bỗng hỏi: “Không thành người thì thành gì ba?” Chết mẹ, trong đầu em xẹt qua cái ý như điện chớp, không thành người thì thành chó, thành bò, thành trâu, thành lợn, thành sâu,… chứ gì nữa!!!
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/cankiemliemchinh-danlambao.jpg?w=467&h=164
Nga: tiến lên quá khứ (phần 1) (Danluan)   >>>Nga: tiến lên quá khứ (phần 2) >>>Nga: tiến lên quá khứ (phần 3)  >>>Nga: tiến lên quá khứ (hết) -Walter Mayr, Christian Neef, Matthias Schepp – Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 09/2012
Lão thành lên hương – Đảng sẽ lên đường  -Khanh Sơn (Danlambao)- Cuộc chiến chống tự diễn biến tự chuyển hóa của Đảng đang nhắm thẳng vào các vị lão thành cách mạng. Đây là lực lượng khiến TBT Trọng đang đau đầu, lo sợ và lúng túng nhất. Sau phát súng quy kết Đảng là tiếm quyền, đảng chủ, ông vua tập thể của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từ năm 2010, đến nay tiếng nói của những cán bộ lão thành, những quan chức đã về hưu ngày càng nhiều và mạnh mẽ. Lực lượng này giờ chẳng sợ gì, chẳng nể nang gì khi viết thư hay giáp mặt các lãnh đạo Bộ Chính trị và chửi thẳng. Mà Đảng thì chẳng dám động tay động chân với các cụ này. Cũng chẳng có quyền lợi gì mà đem ra dụ dỗ các cụ được. Các cụ thấy rõ diễn biến tình hình của chế độ sắp tới sẽ ra sao. Nên các cụ rất muốn làm điều gì đó để để lại cho đất nước cho nhân dân, chứ không phải cho Đảng sắp sang trang này nữa. Cũng giống như cụ Võ Văn Kiệt đã có 1 bài trả lời phỏng vấn để đời trên BBC vậy.

Phần mềm Unikey bị cài mã độc & cách khắc phục

danlambao - Thời gian vừa qua, nhiều người truyền tai nhau về phương pháp xâm nhập máy tính của giới hacker (được cho là ăn lương nhà nước) thông qua việc cài mã độc những phần mềm miễn phí (như là unikey, vietkey) và trả phí (phần mềm diệt virus BKAV Pro). Mặc dù còn bán tin bán nghi nhưng có lẽ đọc xong bài này thì đa phần chúng ta sẽ tin điều đó là có thật.


DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng

(Tamnhin.net) – Tương tự như khả năng có thể xảy đến với Trung Quốc, các nhóm lợi ích ở Việt Nam sẽ bỏ mặc nền kinh tế phải vật lộn với cơn bão khủng hoảng. Và khối ngân hàng – nhóm lợi ích tiêu biểu nhất của năm 2011 và cho ít ra vài ba năm tới đây, sẽ tiếp tục biến nền kinh tế thành “con tin” của nó, tiếp tục vắt kiệt huyết mạch của nền kinh tế vào “đêm trước khủng hoảng”.


Ai “đang bán rẻ đất nước mình”?
Dù được ưu đãi cực lớn, nhưng các tập đoàn nhà nước (SOE) của Trung Quốc lại hoạt động kém hiệu quả. Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Viện Kinh tế học Unirule tại Bắc Kinh cho biết lợi nhuận trung bình tính trên giá trị vốn sở hữu của các SOE chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn mức 12,9% của khối doanh nghiệp tư nhân. Giới chuyên gia kinh tế còn khẳng định nếu tính tới các yếu tố thuận lợi như chi phí tín dụng thấp, dễ tiếp cận nguồn đất đai với giá thấp hơn thị trường, lợi nhuận trung bình của các SOE chỉ nhỉnh hơn 6%.
Trong khi đó ở Việt Nam, hàng loạt thông tin được công bố trong năm 2011 đã nêu ra một cách khá chi tiết về mặt tối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trước đây người dân không có nhiều điều kiện để nắm bắt. Đơn cử, hàng năm có tới 12% DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ và mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, khối DNNN của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam bị đưa lên bàn cân đong đếm, cũng nhằm xem lại tính tư tưởng “hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân” đã được dẫn dắt đến chỗ thắt nào.
Tại Việt Nam, khối DNNN tuy chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng.
Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của  năm 2009.
Nếu ở Việt Nam, điều trước đây chỉ có thể xem là “dấu hiệu kém hiệu quả” ứng với trường hợp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì cho đến nay những dấu hiệu đó đã biến thành một chuỗi mắt xích liên hoàn, xảy ra một cách có hệ thống, và đặc biệt là có chủ ý. Nhận được quá nhiều ưu đãi về cơ chế kinh doanh, nhưng những doanh nghiệp này cũng luôn gánh trên mình những món nợ khổng lồ đầy nghi vấn về nguồn gốc.
Hoàn toàn “đồng sàng”, các DNNN Trung Quốc cũng không biểu lộ trạng thái lạc quan hơn. Báo Tuổi Trẻ vừa dẫn lại một bản báo cáo đặc biệt của Ngân hàng Thế giới (WB) và Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, chỉ ra thực trạng không chỉ làm ăn yếu kém, các SOE còn liên tục để xảy ra xìcăngđan tham nhũng, biển thủ công quỹ, trốn thuế, tiêu xài vô tội vạ.
Văn phòng Kiểm toán quốc gia năm 2011 đã phát hiện lãnh đạo 17 SOE trốn thuế, sử dụng sai mục đích công quỹ. Một số minh họa điển hình có thể kể đến như Tập đoàn Sinopec, Chi nhánh tỉnh An Huy của Tập đoàn Lưới điện quốc gia, Tập đoàn Viễn thông quốc gia Trung Quốc. Ngoài ra, còn hàng chục lãnh đạo các SOE từ viễn thông, năng lượng hạt nhân, dầu khí… cũng đang bị điều tra.
Những năm gần đây, các SOE lớn liên tục đầu tư ra nước ngoài và thua lỗ nặng. Ba SOE dầu khí lớn của Trung Quốc là CNPC, Sinopec và CNOOC đã đầu tư khoảng 70 tỉ USD vào 144 dự án dầu khí ở nước ngoài tính đến cuối năm 2010. Khoảng 2/3 các dự án này đã bị thua lỗ.
Một trường hợp khác, vào năm 2010 Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) lỗ tới 641 triệu USD trong dự án xây dựng một tuyến đường sắt 1,8 tỉ USD ở Saudi Arabia. Nhưng chính phủ Trung Quốc lại sử dụng tiền thuế của dân để bù lỗ cho CRCC, gây bức xúc lớn trong dư luận. Hệ quả này xem ra không khác gì với hai trường hợp Petrolimex và EVN ở Việt Nam.
Báo chí Trung Quốc, sau một thời gian dài im lặng, đã phải lên tiếng. Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời nhà kinh tế Lâm Nguyệt Tần thuộc Đại học Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định các lãnh đạo tha hóa trong các tập đoàn nhà nước “đang bán rẻ đất nước mình”.
Đồng sàng dị mộng
Đến giờ này, xã hội chắc hẳn phải thảng thốt trước rất nhiều hậu quả ghê gớm do các DNNN để lại.
Tại Việt nam, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, mức nợ của các DNNN đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng. Còn ở Trung Quốc, mới đây WB và DRC đã phải đưa ra một “tối hậu thư” cho Chính phủ Trung Quốc: hãy ngừng nuông chiều các tập đoàn nhà nước, nếu không sẽ phải đối mặt với khủng hoảng.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Trung Quốc, 85% trong số 500 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc là các SOE lớn. Các SOE hiện kiểm soát toàn bộ khu vực trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc, từ năng lượng, khoáng sản, viễn thông đến các ngành công nghiệp hạ tầng. Mặt khác, các SOE luôn được các ngân hàng Trung Quốc cho vay vốn dễ dàng với lãi suất ưu đãi hàng năm chỉ 7,2%. Thông qua bên thứ ba là các công ty tài chính, các SOE lấy một phần nguồn vốn vay này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân vay lại với mức lãi suất “cắt cổ” 36-60%. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân có rất ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, mà nếu có phải chịu mức lãi suất rất cao.
Một đánh giá có thể gây sốc trong bản báo cáo mới mang tên “Trung Quốc 2030” của WB và DRC, công bố vào ngày 28/2, là trong những năm tới, GDP của Trung Quốc sẽ suy giảm mạnh, nền kinh tế rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và khối ngân hàng – tài chính sẽ bị chôn vùi trong khủng hoảng. Giải pháp duy nhất để tránh khỏi viễn cảnh u ám này là cải tổ sâu rộng hệ thống kinh tế.
Báo cáo trên cũng dẫn lời doanh nhân Fred Hu, giám đốc Công ty đầu tư Primavera Capital ở Bắc Kinh: “Khu vực nhà nước Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường. Chính phủ cần xác định muốn một chủ nghĩa tư bản nhà nước do các tập đoàn nhà nước khổng lồ thao túng, hay một nền kinh tế thị trường thực chất”.
Lựa chọn chỉ “một trong hai” đang đến với Trung Quốc. Còn với Việt Nam thì sao?
“Đêm trước khủng hoảng”: con tin của các nhóm lợi ích
“Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân  nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị” – một nhận định mang tính “dự cảm” đáng chú ý của Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho Chương trình Việt Nam, Havard Kennedy School và cũng là hiệu trưởng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM, đăng trên tờ Financial Times và được Đài BBC giới thiệu lại vào cuối năm 2011.
Vào tháng 10/2011, một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô đã tập hợp rất nhiều ý kiến đề xuất về sự cần thiết phải cải tổ đối với DNNN. Những đề xuất này đã được Ủy ban kinh tế gửi đến Quốc hội.
Nhưng đề xuất đáng quan tâm nhất của bản kiến nghị trên là “cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN về tiếp cận các nguồn tín dụng, quyền kinh doanh, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiếp cận thông tin, nhất là thông tin về các loại quy hoạch, tiếp cận các nhà hoạch định chính sách… Đồng thời, kiên quyết không “khoanh nợ, giãn nợ” cho bất kỳ DNNN nào, không nhận việc trả nợ, xử lý nợ thay cho doanh nghiệp”.
Lần đầu tiên ở Việt Nam đã xuất hiện một quan điểm kiên quyết đến thế đối với vấn đề chân đứng của DNNN. Tuy vậy, nếu theo dõi xuyên suốt quá trình vận hành của khối DNNN thì mới thấy chủ đề phản biện “xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN” chỉ là hệ quả từ rất nhiều hậu quả đã xảy ra.
Lẽ dĩ nhiên, công việc tái cấu trúc DNNN – đang được Chính phủ Việt Nam lập kế hoạch, sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công đoạn sắp xếp lại một số mắt xích “cho phù hợp hơn”, nếu không giải quyết được vấn đề cần tách bạch quyền lợi của nhóm lợi ích khỏi nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Còn nếu bắt buộc phải thực hiện tái cấu trúc theo đúng ý nghĩa đầy đủ của cụm từ này, việc đụng chạm đến các nhóm lợi ích sẽ là không tránh khỏi. Trong thời gian gần đây, chỉ mới qua những ý định tăng giá điện và xăng dầu, người dân đã nhận thấy có quá nhiều lực cản đang án ngữ ngay tại bước đi đầu tiên trên con đường tái cấu trúc DNNN.
Một giả định hoàn toàn có cơ sở thực tế là một khi quá trình tái cấu trúc DNNN chỉ thiên về tính hình thức, kết quả còn lại của nó sẽ là vấn đề tiền và quyền lực sẽ thuộc về những nhóm lợi ích, trong khi nợ của doanh nghiệp sẽ lại do người dân đóng thuế phải gánh chịu.
Cũng khi đó, tương tự như khả năng có thể xảy đến với Trung Quốc, các nhóm lợi ích ở Việt Nam sẽ bỏ mặc nền kinh tế phải vật lộn với cơn bão khủng hoảng. Và khối ngân hàng – nhóm lợi ích tiêu biểu nhất của năm 2011 và cho ít ra vài ba năm tới đây, sẽ tiếp tục biến nền kinh tế thành “con tin” của nó, tiếp tục vắt kiệt huyết mạch của nền kinh tế vào “đêm trước khủng hoảng”.

Viết Lê Quân

Trung Quốc: Một thiếu niên Tây Tạng tự thiêu

Người thanh niên Tây Tạng lưu vong rơi lệ trong khi lắng nghe lời một diễn giả, trong cuộc biểu tình phản đối bên ngoài Tòa đại sứ Trung Quốc ở New Delhi

Hình: AP

  VOA  -Người thanh niên Tây Tạng lưu vong rơi lệ trong khi lắng nghe lời một diễn giả, trong cuộc biểu tình phản đối bên ngoài Tòa đại sứ Trung Quốc ở New Delhi

Các nguồn tin Tây Tạng cho hay có thêm một vụ tự thiêu nữa để phản đối đường lối của chính phủ Trung Quốc trong khu vực Tây Tạng.
Sự kiện mới nhất này liên quan đến một thiếu niên 18 tuổi đã chết sau khi tự thiêu hôm thứ Hai.
Một phát ngôn nhân tại tu viện Tây Tạng Lobsang Yeshi ở miền bắc Ấn Độ nói với VOA rằng cậu Dorjee, đã tự châm lửa và người tại thị trấn Ngaba thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Theo phát ngôn nhân trên, trong lúc ngọn lửa bốc lên khắp người, cậu Dorjee đi về phía một cơ quan Trung Quốc trong thị trấn, nhưng đã ngã gục và chết giữa đường.
Chính quyền Trung Quốc chưa bình luận gì về tin này.
Trong hai ngày cuối tuần, có hai phụ nữ Tây Tạng cũng tự thiêu, một người có 4 con, người kia là thiếu nữ 19 tuổi.
Ít nhất 25 người Tây Tạng đã tự thiêu từ tháng 3 năm ngoái để phản đối chính phủ Trung Quốc đàn áp văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Các giới chức Bắc Kinh gọi tự thiêu là một hình thức khủng bố. Họ tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ những người này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài chỉ tranh đấu cho quyền tự trị văn hóa của Tây Tạng. Ngài không cổ súy chuyện tự thiêu, song cũng không lên án.

Tòa Bạch Ốc tiếp 200 đại diện cộng đồng: ‘130,000 chữ ký là một hiện tượng’

Nguoiviet
Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)
WASHINGTON, DC (NV)Giới chức Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai tiếp 200 người Việt Nam đại diện cho hơn 130,000 người ký thỉnh nguyện thư đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ không gia tăng thương mại với Việt Nam nếu quốc gia Cộng Sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện nay.

Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được đồng hương trưng trước Tòa Bạch Ốc, biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư nhân quyền, nay lên đến 130 ngàn chữ ký. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Sau khi làm xong thủ tục an ninh, phái đoàn được hướng dẫn vào tòa nhà Eisenhower Executive, thuộc văn phòng Tòa Bạch Ốc.
Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement), chào mừng mọi người và nói: “Hôm nay quý vị đến đây không chỉ để cung cấp thông tin cho chúng tôi qua cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư, mà quý vị còn cho mọi người biết về sự cam kết của quý vị. Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”
Ông cũng cho biết Tổng Thống Obama rất coi trọng nhân quyền. Ðây mới chỉ là sự bắt đầu, và đây là một vấn đề phức tạp.
Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ trái: Ông George Selin (Vietnam Desk), ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative), ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ) và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng), tại buổi gặp cộng đồng VN tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Cô Tuyết Dương, cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, chúc mừng mọi người có mặt và hy vọng sau cuộc vận động này, cộng đồng Việt Nam sẽ còn nhiều cuộc vận động khác, nhất là cho những người chưa được đại diện, ví dụ như những người làm việc trong ngành nail, nạn nhân buôn người, người cao niên…
Về phía cộng đồng Việt Nam, giới chức Tòa Bạch Ốc mời ba người lên phát biểu. Ðó là ca sĩ Quốc Khanh, anh Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và cô Cindy Ðinh (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam). Cả ba người đều kêu gọi Tòa Bạch Ốc chú ý đến nhân quyền Việt Nam hơn nữa. Riêng ca sĩ Quốc Khanh mong mỏi Tổng Thống Barack Obama can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang, người bị an ninh Việt Nam bắt vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?”
Một số người cảm động sau lời phát biểu của ca sĩ Quốc Khanh.
Một cảnh bên trong phòng họp. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Xem thêm hình ảnh tại đây
Cũng có mặt tại buổi tiếp cộng đồng Việt Nam là một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong đó có ông Michael Posner, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng.
Ông Posner cho biết chính quyền Mỹ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nói thêm Washington vẫn tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội, nhất là đối với các cá nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Blogger Ðiếu Cày và những trường hợp khác, cũng như điều 79 và điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam.
Ông nói: “Tôi sẽ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để mọi người sống ở Hoa Kỳ chú ý hơn về vấn đề này.”
Ông Eric Barboriak, quyền giám đốc Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thêm: “Chúng ta có nhiều vấn đề với Việt Nam trong quan hệ song phương, nhất là vấn đề nhân quyền. Hoa Kỳ tin rằng làm cho Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền nghiêm túc hơn sẽ có lợi cho cả hai phía và đạt được kết quả tốt nhất.”
“Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa là song phương vừa là đa phương. Cam kết là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nhân quyền,” ông Barboriak nói thêm.
Nhiều đồng hương Việt Nam rất háo hức trước giờ gặp gỡ giới chức Tòa Bạch Ốc, chỉ muốn làm một điều gì đó cho nhân quyền tại Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California, nói với nhật báo Người Việt rằng sự hưởng ứng của 130,000 chữ ký là “dấu chỉ cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng. Khi có sự kiện, họ sẵn sàng trong khả năng để tạo sự thay đổi với dân tộc.”
“Nếu gặp tổng thống, tôi sẽ yêu cầu ông giúp đỡ để dân tộc Việt Nam hưởng tự do như người dân Hoa Kỳ,” hòa thượng nói tiếp. “Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc khả năng chúng ta, người Mỹ chỉ giúp thôi. Thay đổi phải xuất phát từ chúng ta. Nếu người Việt không làm thì khó lòng. Vì thế, nhanh hay chậm là do chúng ta.”
Chị Ðinh Ngọc Tuyết, hiện sống ở Louisville, tiểu bang Kentucky, cho rằng đấu tranh nhân quyền phải bền bỉ mới thành công.
Chị giải thích: “Tôi rất xúc động được Tòa Bạch Ốc mời. Vừa tự hào vừa cảm thấy vinh dự khi thấy thỉnh nguyện của đồng hương được tổng thống lắng nghe. Ðây làm một bước nhỏ, dù đường dài, vẫn phải đi. Phải bước những bước nhỏ mới tới đích được.”
Ông Trần Việt Ðông, cư dân Glen Burnie, tiểu bang Maryland, được vào Tòa Bạch Ốc, nói: “Ðược vào Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên cảm thấy rất hồi hộp, không tả được. Dân tộc mình đang bị Cộng Sản gò bó đủ thứ, bắt người đấu tranh như nhạc sĩ Việt Khang. Nên buổi gặp gỡ hôm nay là dịp để chúng ta nói lên tiếng nói của người Việt Nam.”
“Nếu được gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ nói: ‘Thưa tổng thống, ông là đại diện của nước Mỹ, xin hãy nhìn vào Việt Nam. Ðừng để Việt Nam bị giống như Syria hiện nay, gây đau thương tang tóc cho người dân,’” ông Ðông nói tiếp.
Ông cho biết, trước khi đến Washington, DC, ông sắm một bộ quần áo complet mới, mua giày mới.
Ông chia sẻ: “Ðây là lần thứ nhì từ ngày qua Mỹ tôi sắm đồ mới. Lần trước là đám cưới con trai. Lần này là vào Tòa Bạch Ốc.”
Linh Mục Ðinh Xuân Long, chánh xứ nhà thờ St. Joseph of the Hills, Eden, tiểu bang North Carolina, nói với hơn 130,000 chữ ký, thỉnh nguyện thư này là một áp lực rất lớn đối với chính quyền Mỹ và muốn nhân dịp này nói lên vấn đề tự do tôn giáo tại quê nhà.
“Về mặt nổi, Việt Nam cho xây nhiều nhà thờ, cho tu sĩ xuất ngoại, làm cho có vẻ như có tự do tôn giáo, về mặt chìm, chính quyền thật sự kiểm soát bên trong. Tu sinh vẫn bị xét duyệt, thụ phong và thuyên chuyển linh mục phải có sự đồng ý của chính quyền và cuối cùng là họ cử cán bộ theo dõi các giám mục, gây chia rẽ trong hàng giáo phẩm,” Linh Mục Long nói tiếp.
Chị Trinh Nguyễn, cư dân Nashville, tiểu bang Tennessee, cũng được mời vào Tòa Bạch Ốc, nói chị muốn Việt Nam có bình đẳng cho con người, thả tù chính trị.
“Tôi là người ủng hộ ông Obama. Tôi sẽ nói thẳng đề nghị ông nhìn lại Việt Nam, một nơi rất cần có nhân quyền cho mọi người. Trước khi làm ăn với Mỹ, Việt Nam phải có nhân quyền trước,” chị Trinh nói.
Trong khi đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, dù thời tiết giá lạnh, có lúc tuyết rơi lác đác, hàng trăm đồng hương thuộc các cộng đồng Việt Nam khắp nơi có mặt để biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư, do đài truyền hình SBTN phát động từ hôm 8 Tháng Hai đến nay.
Cụ Vũ Văn Phiên, 90 tuổi, sống ở Lake Mary, tiểu bang Florida, được mọi người trước Tòa Bạch Ốc chú ý vì là người lớn tuổi nhất trong những người có mặt.
Khi được hỏi vì sao đến Washington, DC, cụ vui vẻ nói: “Ðây là trách nhiệm của một người mang dòng máu tiên rồng, trước tổ quốc dân tộc. Ðối với tôi, bản thân là xong rồi, gia đình cũng xong rồi, giờ lo được cho đất nước cái gì thì lo. Nếu được gặp Obama, tôi sẽ nói với ông rằng con người còn đau khổ, nhất là ở Việt Nam, ông là người quyền lực nhất thế giới, ông phải làm điều gì đó.”
Cho tới sáng ngày Thứ Hai, thỉnh nguyện thư đã có hơn 130,000 chữ ký. Theo quy định của Tòa Bạch Ốc, trong vòng một tháng, nếu thỉnh nguyện thư đạt được 25,000 chữ ký, giới chức khối Hành pháp sẽ tiếp xúc với đại diện những người ký tên. Sau khi chiến dịch được đưa ra bốn ngày, thỉnh nguyện thư đã có hơn 25,000 người ký vào.
Hiện nay, đài truyền hình SBTN và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ kêu gọi mọi người tiếp tục ký thỉnh nguyện thư để có thể có con số cao nhất, hầu tạo sự chú ý cho chính giới Hoa Kỳ. Cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ chấm dứt vào ngày 8 Tháng Ba tới đây.
Ngày hôm sau, Thứ Ba, theo dự trù, hàng trăm đồng hương Việt Nam được chia ra làm nhiều toán sẽ đến văn phòng các vị dân cử ở Quốc Hội tiếp tục vận động nhân quyền cho Việt Nam, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đang diễn ra.
––––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com

Bản Tin Người Việt TV Ngày 05/03/2012

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=h2xrhM7UCuc

Trung Quốc muốn thắng mọi trận chiến khu vực

BẮC KINH (AFP)Trung Quốc phải gia tăng khả năng chiến thắng các trận chiến khu vực, theo lời Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) cho hay hôm Thứ Hai, trong khi Bắc Kinh ngày càng có thái độ quyết liệt hơn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Á Châu.
Bắc Kinh hiện cho rằng hầu như toàn thể khu vực Biển Ðông thuộc về họ, dù có sự phản đối của các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đặc biệt gia tăng sức mạnh hải lực để bảo vệ hải lộ chuyên chở hàng hóa cũng như các nguồn nguyên liệu cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của mình.
Một đơn vị hỏa tiễn của quân đội Trung Quốc diễn hành tại quảng trường Thiên An Môn
ngày 1 tháng 10, 2009. Trung Quốc vừa loan báo tăng ngân sách quốc phòng
lên trên  $100 tỉ trong năm 2012. (Hình: Feng Li/Getty Images)
Ông Ôn Gia Bảo phát biểu như trên tại buổi khai mạc khóa họp của Quốc Hội Trung Quốc (NPC), một ngày sau khi chính quyền Bắc Kinh loan báo ngân sách quốc phòng năm 2012 sẽ vượt quá $100 tỉ trong năm 2012, tăng 11.2% so với năm trước.
“Chúng ta sẽ tăng cường khả năng quân đội để có thể làm tròn các nhiệm vụ quân sự, quan trọng nhất là chiến thắng các cuộc chiến khu vực trong thời buổi điện toán hiện nay,” theo lời Ôn Gia Bảo.
Các quốc gia hiện có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc gồm cả Nhật, Nam Hàn, Philippines và Việt Nam. Tình hình trong khu vực Biển Ðông đang ngày càng căng thẳng hơn và các quốc gia này cáo buộc Trung Quốc có thái độ hung hăng trong các cuộc đối đầu.
Trung Quốc hiện có quân đội lớn nhất thế giới và ngân sách quốc phòng của họ đều đặn gia tăng hơn 10% mỗi năm trong vòng mười năm qua, khiến Mỹ phải lo ngại và cũng làm cho các quốc gia khác ở Á Châu tìm mối liên hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ.
Các chuyên viên phân tích cho rằng chi tiêu quốc phòng thật sự của Trung Quốc nhiều gấp đôi các con số được công bố, với ngân khoản hiện đại hóa guồng máy quân sự không kể ra trong bản ngân sách.
Trung Quốc đã có các tiến bộ về kỹ thuật vệ tinh và chiến tranh điện toán mấy năm trở lại đây, đồng thời đầu tư vào các võ khí tối tân – kể cả hàng không mẫu hạm đầu tiên mua lại từ Nga.
Tuy nhiên Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ về mặt kỹ thuật. Ông Ôn Gia Bảo cho hay Bắc Kinh tìm cách “cải thiện khả năng đưa ra phát kiến mới trong kỹ thuật quốc phòng cũng như phát triển võ khí và khí cụ quân sự.”
“Chúng ta sẽ tổ chức huấn luyện thật mạnh về quân sự trong những trường hợp chiến đấu của thời đại tin học.” Ông Ôn Gia bảo nói với 3,000 đại biểu tham dự đại hội đảng ở tòa Ðại sảnh Nhân Dân tại Bắc Kinh.
Ông Ôn Gia Bảo cũng nói rằng Trung Quốc sẽ canh tân hóa lực lượng công an võ trang, có trách nhiệm bảo vệ an ninh nội địa, trong khi có tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng ở khu vực người Tây Tạng sinh sống cũng như ở Tân Cương, khu vực của người Hồi Giáo Uighurs. (V.Giang-TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=145478&zoneid=1

CXN_030612_1439_Chuyện Cờ Bạc ở Việt Nam của 3 Dũng và Vương đình Huệ và đồng bọn

06/03/2012
Châu Xuân Nguyễn Chuyện này lấy cảm hứng từ chuyến đi Singpore của Ngài BT Tài Chánh Vương Đình Huệ để học nghề Cờ Bạc
http://chungta.vn/tin-tuc/thoi-cuoc/2012/03/vn-hoc-kinh-nghiem-lam-tro-choi-co-thuong-tu-singapore/
vậy Singgapore có gì hơn mà Việt Nam phải qua bên đó học vậy?
Việt Nam là nước theo chế độ XHCN lên ‘Thiên Đàng CS’.Vì vậy trong Hiến pháp và kể cả Điều lệ Đảng cũng cấm chơi cờ bạc.Bao nhiêu năm nay thì tội danh’Cờ bạc’ luôn có tên trong nhóm tội hình sự. Ở VN thì chơi ‘Gá bạc’ là đại kị.Từ ngày ‘Đổi mới’ thì VN đã có Casino đầu tiên là Đồ Sơn ,rồi các khu giải trí có thưởng cho người nước ngoài ở các Hotel 4-5 sao nhưng làm ăn không thành công.
Thị trường Casino ở VN có khả thi không?Dân Đông Á nói chung và VN nói riêng thì cực kì mê Cờ bạc.Ở Las Vegas thì đại gia chơi lúc nào cũng là các chú Đầu đen thôi chứ không phải là các anh Tỷ phú Mỷ kim Da trắng.Mấy chú Đầu đen này có thể chơi tới bán nhà, hết tiền là rút nhẫn Hột xoàn ra cầm lấy tiền chơi tới bến. Còn Macau thì bao năm nay hốt bạc của dân Tàu từ HK, Đài Loan tới Đại lục không biết bao nhiêu mà kể.
Còn dân Việt nam trong nước thì chịu chơi tới mấy anh Hải ngoại chưa chắc bằng. Không đâu như xứ Việt có lượng các Cty Vé số lớn như vậy. Tỉnh/ thành nào cũng có cty Vé số, đi đâu cũng gặp người bàn Vé số…Chuyện Cờ bạc thì ngày Tết ở đâu cũng có nhưng đâu có đánh chơi đâu.Nhưng Cờ bạc ở VN thì chỉ mạnh ở 2 kiểu là Cá Độ Football và chơi Gold Online với margin tới 1/10 .Dân chơi thì ai cũng nhớ tới vụ PMU 18 với cá độ Footbal lên cả Triệu Đô, rồi Anh Lèo- GĐ Sở ở Sóc Trăng-chơi ván cờ Tướng 5 Tỷ VNĐ. Mấy năm gần đầy năm nào VN cũng cúng cho Cambodia qua Casino ,Cá độ Football qua Macau và HongKong hơn 2 Tỷ USD.Đây là số Tiền béo bở với tất cả những ai quan tâm đến nghề Cờ bạc.Năm 2008 thì Tỷ phú Donald Trump cũng có ý muốn đầu tư vô VN nhưng chưa có Pháp lý nên thôi-Lúc thi Miss Universal tại VN chỗ Diamond Bay của Bà Tư Hường.Còn bây giờ thì Tập Đoàn Casino Las Vegas Sand đang thành công quá lớn ở Singapore.
Vậy Las Vegas Sand (LVS) đang định làm gì ở VN? Chắc chắn là mở sòng bài rồi.Nhưng luật VN đâu có cho dân Việt chơi mà mở. Chủ tịch LVS đã từng nói muốn mở 2 sòng Casino lớn tại Sài Gòn và Hà Nội như Marina Bay ở Singapore. Singapore từ khi có sòng bài Marina Bay thì GDP tăng 35% so với trước (một con số mơ ước của CP VN). Nhưng tại sao Chủ tịch LVS lại mạnh miệng vậy? Las Vegas Sand là cty chuyên kinh doanh khu nghỉ dưỡng và giải trí của một nhóm Tài phiệt gốc Do Thái từ Nga, Đông Âu, và Mỹ làm chủ. Nước Singapore từ nước bảo thủ trong việc Cờ bạc cũng phải chấp nhận cho mở Casino đầu tiên< Sức mạnh đồng Tiền thật là uy lực.Chắc chắn Gia Tộc Họ Lý cũng có quyền lợi lớn ở đây.> Những tay Tài phiệt Do Thái này rất hiểu ‘lề lối’ luật kinh doanh tại nước mà họ tới đầu tư.Tới Vn thì họ đã biết dùng 2 câu của ông bà mà làm ăn  là ‘Đồng Tiền đi trước là đồng tiền khôn – Money’s first’ , ‘mạnh vì gạo,bạo vì tiền – Cash is King’. Họ biết cách chọn ai để gởi ‘Vàng’. Ở VN còn ai mạnh hơn Gia tộc ngài Thủ Tướng.
Việc đi đầu tiên là đưa Tiền vô VN để có chuyện gì cần thì có cái mà chi. Những gì ở VN cũng có thể mua bằng Tiền. Chuyện bắt đầu vào ngày đẹp nhất năm 2011 (11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 11 năm 11). Bà Thảo – Cty Khang Thông- chủ dự án Happy Land ở Long An dược nhận 1.4 tỉ USD để tiếp tục dự án chết ngắc từ giữa 2010 từ LVS. Bây giờ thì muốn gì có nấy vì Cash is King. LVS có đủ tiền để mua bất cứ ai và làm bất cứ điều gì kể cả phải sửa Hiến Pháp. Bửa 11 đó có xuất hiện 1 ngưới khá đặc biệt là Nguyễn Trong Hỷ. Ông Hỷ là Thứ Trưởng Bộ VH -TT- DL được Anh 3D đưa lên từ ghế GĐ Sở ở Kiên Giang < Giống Lê Hồng Anh từ KGiang đi lên>. Ông Hỷ được Anh 3D đưa lên ghế ngồi canh cái món Cá Độ ngon ăn mà Anh 3D thèm lâu rồi. Sau đó hàng loạt tờ báo đồng loạt đưa tin về nhu cầu Invest Casino của LVS, hai cái ở Sài Gòn và Hà Nội lên tới hơn 8 tỉ USD.
Có đủ tiền mặt tại VN, LVS hỗ trợ Tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội Nghị Đầu Tư mà mục đích chủ yếu là công bố dự án Vân Đồn Casino. Bây giờ mới thấy tài ‘sắp xếp’ của Anh 3D khi trước đó Anh 3D đã chuyển Phạm Minh Chính từ Thứ Trưởng Bộ CA về làm Bí Thư Quảng Ninh < Mục tiêu cũng là vì cái Casino này thôi>. Theo thông tin bên lề thì Anh 3D đòi ăn tới hơn 15% cổ phần (tới 28%) của cái Casino 2000 ha này. Kiểu này Gia tộc Thủ Tướng tiền xài không biết bao giờ mới hết. Chiều thứ bảy cuối Tuần trước trong khi diễn ra Hội nghị Đầu tư thì Bí Thư Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với BT Tài Chánh Vương Đình Huệ để nhận chỉ thị từ Thủ Tướng trước khi BT Huệ đi Singapore học tập nước bạn về Kinh doanh Cờ bạc.
Sau chuyến đi này của BT Huệ sẽ có 1 cuộc Lobby lớn chưa từng có tại Hậu trường quốc Hội để thông qua việc Kinh doanh Casino tại Việt Nam. Đứng vận động cho việc thông qua này là Thủ Tướng 3D và bộ sậu. Còn số tiền Lobby sẽ nằm trong khoảng từ 350-500 triệu USD do LVS tài trợ với Hợp đồng Kinh doanh Casino Độc quyền tại VN khoảng 20 năm.Dự kiến dự luật này được thông qua trong kỳ họp cuối năm 2012. Mỗi thành viên Bộ Chánh Trị và QH VN sẽ kiếm chác từ vụ này rất lớn. Một Bầy sâu đang chuẩn bị ăn cướp của dân tộc VN. Ông chủ sòng bài LVS mới nói ‘Tôi không lấy tiền của người nghèo’ chỉ người giàu mới vô chỗ sòng của tôi chơi thôi. Rồi dân Việt Nam sẽ bị chúng rút tới đồng xu cuối cùng thôi.
Dân Việt Nam hãy cùng tôi đánh đổ Chính phủ CS VN để chúng không có cơ hội kiếm lợi từ xương tủy người dân Việt Nam chúng ta. Chúng ta không để bầy sâu CS này tiếp tục ăn trên đầu Dân nữa. Tất cả 3 sòng bài là 10 tỉ usd, gia tộc 3 Dũng lấy 28% là 2.8 tỉ usd, 300 đến 500 triệu usd lót tay thì bất cứ DBQH, Tổng Bộ Trưởng đều có chia phần, còn Bộ Chính Trị được chia bao nhiêu ??? 200 Ủy viên Trung Ương được chia bao nhiêu ??? Quạn Đội Nhân dân loại bảo vệ Đảng được chia bao nhiêu ??? Công An còn đảng còn mình được chia bao nhiêu ???? Cán bộ lão thành được chia bao nhiêu và quan trọng hơn hết, 90 triệu dân VN được chia bao nhiêu cho những chương trình an sinh xã hội ??
http://www.parliament.vic.gov.au/downloadhansard/pdf/Assembly/Feb-Jun%202009/Assembly%20Extract%209%20June%20from%20Book%207.pdf.
Trang 1733
Trích: “increases in the tax revenue from Crown Casino.
The amount was $131.3 million in 2008–09 as per the
update, but for 2009–10 the Crown revenue was to be
$144.4 million — a 10 per cent tax increase” hết trích
Dịch:”Tiền thuế lấy từ Crown Casino là 131.3 triệu aud năm 2008-09, nhưng năm 2009-10 là 144.4 triệu aud- tăng lên 10%” hết
Như đã thấy Crown Casino ở Melbourne đóng thuế bao nhiêu, dùng vào an sinh xã hội, nhà thương, giáo dục đều kê khai rõ ràng trong ngân sách tiểu Bang Victoria.
Trước năm 1975, cả nước Úc có 6 tiểu bang và một vùng lãnh thổ chỉ có một tiểu bang Tasmania có duy nhất một Casino ở Wrestpoint. Nhưng sau đó, tiểu bang nào cũng thấy Casino là đem lại tiền rất dễ cho những chương trình an sinh xã hội, bệnh viện, trường học cho tiểu bang mình nên cả 6 tiểu bang và vùng lãnh thổ đều có Casino.
Nhưng người Úc dùng tiền thuế của Casino làm lợi ích trực tiếp cho dân họ, còn 3 Dũng lobby Casino để làm lợi cho gia tộc của hắn.
Với Nhóm Vì Dân, nếu là Chính Phủ, chúng tôi cũng sẽ cho phép Casino nhưng thuế sẽ dùng cho những chương trình an sinh xã hội, bệnh viện, trường học chứ không ép buộc nhà đầu tư “chia phần” như ba Dũng.
Melbourne
06.03.2012
Châu Xuân Nguyễn

Tiết kiệm

TCPT  – số 16- Thành Luận
Cho đến thời điểm này, hầu như mọi người dân trong nước đều phải tiết kiệm. Việc tiết kiệm ấy không phải do đã có ý thức tiết kiệm, mà do giá cả đã tăng lên quá nhiều, khiến người dân, dù muốn dù không cũng đều phải cố gắng cắt giảm chi tiêu, « thắt lưng buộc bụng »…
Một câu hỏi đặt ra: tại sao chúng ta phải tiết kiệm? Vì lợi ích quốc gia, hay tình hình lạm phát bắt buộc phải tiết kiệm? Câu trả lời thì đã quá rõ ràng: do lạm phát quá cao. Như thế, việc tiết kiệm là chẳng đặng chẳng đừng.
Những ngày qua, đã có nhiều ý kiến về việc tiết kiệm, nêu những biện pháp tiết kiệm từ nhỏ nhất như tiết kiệm giấy, tiết kiệm thức ăn cho đến những biện pháp mang tính vĩ mô như hạn chế chi tiêu công, dừng các dự án… Xét đến cùng, tất cả những giải pháp ấy chỉ mang tính thời vụ, và chắc chắn không thể giải quyết dứt điểm tình trạng lạm phát. Bởi vì, khi người dân phải tiết kiệm, mà điển hình nhất là việc cắt giảm chi tiêu, thì tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả: sức mua giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, không đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cũng như việc đảm bảo và cải thiện mức sống của người dân.
Hơn nữa, đời sống xã hội có thực sự được nâng lên, được phát triển là tùy thuộc ở mức độ chi tiêu, thụ hưởng những tiện ích của cuộc sống cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần, chứ không tùy thuộc ở việc phải « thắt lưng buộc bụng ». Người dân có cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc hay không, có đủ điều kiện để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ hay không, đó mới là thước đo hiệu quả của một chính phủ, chứ không phải là việc bắt buộc phải tiết kiệm, hay cắt giảm chi tiêu.
Và thật ra, việc tiết kiệm chưa bao giờ, và không bao giờ phải là việc người dân buộc lòng phải cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Ăn ngon, mặc đẹp, đi lại, dùng các tiện ích cao cấp trong cuộc sống… là nhu cầu bình thường của con người. Đồng tiền họ chi tiêu cho cuộc sống là do mồ hôi nước mắt họ đổ ra mới có. Và họ có quyền, và phải được hưởng một cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Quay trở lại vấn đề tiết kiệm do đâu? Ai cũng biết là do lạm phát. Vậy, thực hành tiết kiệm có phải đồng nghĩa với kiềm chế, hay giảm mức lạm phát? Xét một cách vĩ mô, nó có tác dụng ít nhiều. Song trách nhiệm tiết kiệm để giảm lạm phát lúc này lại phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, chủ thể chính danh điều tiết nền kinh tế đất nước, trong đó có tác động lên cung và cầu.
Thật ra, phải hiểu nghĩa tiết kiệm theo một nghĩa rộng… Nó không đơn thuần là cắt giảm 10% chi tiêu công, nó cũng không đơn thuần là dừng các dự án lại, lại càng không phải là việc hạn chế in ấn hay xài máy lạnh ở cơ quan, cũng như việc sử dụng xe công trong những dịp thật cần thiết. Tiết kiệm ở chính phủ, các tập đoàn kinh tế trực thuộc và các cơ quan công quyền, trước hết là tiết kiệm nguồn nhân lực và chất xám, sau nữa là phải thực hành “sự độc quyền” của mình một cách chuyên nghiệp…
Chẳng hạn trong kỳ họp quốc hội vừa qua, chính Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh đã khẳng định rằng: công tác dự báo không sát với thực tiễn dẫn đến lạm phát tăng, và việc đối phó, kiềm chế lạm phát là rất khó khăn. Như vậy, giả thiết đặt ra, nếu công tác dự báo sát với thực tiễn, thì tỉ lệ lạm phát ở VN có cao như đã thấy không? Cũng có thể không vì còn phụ thuộc vào hiệu quả của các biện pháp đối phó, nhưng chắc chắn một điều là dự báo sát thực tiễn là điều kiện tiên quyết cho các chính sách đúng đắn. Như vậy, cần phải có những chuyên viên dự báo tình hình có thực tài, để luôn luôn dự báo chính xác, hoặc gần đúng nhất tình hình thực tế. Những chuyên viên không có thực tài phải cắt giảm, hoặc phải bị bãi nhiệm. Nếu công việc này có thể thực hiện được, thì việc tiết kiệm của chính phủ đã mang tầm vóc vĩ mô, và chắc chắn người dân sẽ không phải thắt lưng buộc bụng như hôm nay!
Hay như ông Nguyễn Trung Thông, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM đã công nhận trong một cuộc đối thoại về cải cách hành chính trên TTO năm 2006 rằng: Đúng là trong bộ máy hành chính hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức yếu kém về năng lực chuyên môn, cần được bố trí thay đổi(2). Thế thì tại sao chúng ta không mạnh dạn thay đổi lực lượng cán bộ này. Nếu mạnh dạn làm điều đó, chắc chắn sự lãng phí về thời gian của nhân dân, ngân sách của Nhà nước sẽ được giảm đi đáng kể. Sự tiết kiệm này là rất cần thiết, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội…
Đối với việc dừng các dự án của chính phủ cũng thế. Thực sự, nếu đó là những dự án thúc đẩy sự phát triển của đất nước, của nền kinh tế – xã hội, thì cần phải làm, và phải làm thật hiệu quả. Đừng bao giờ để xảy ra thất thoát lãng phí như từng thấy trong các vụ tiêu cực như vụ PMU18… Hay trong việc cắt giảm chi tiêu công, nếu thực sự cần thiết và để giải quyết suôn sẻ công tác cải cách hành chính, cũng như bớt cảnh hành… là chính, thì vẫn phải chi, thậm chí còn phải tăng chi, nhưng phải tính đến hiệu quả. Đó là một cách tiết kiệm vĩ mô. Vì khi đó, người dân sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian bị các cơ quan hành chính… hành. Mà việc tốn kém này, như GS Đặng Hùng Võ chỉ ra, chỉ cần chậm một ngày là đã lãng phí tới 1.444 tỉ đồng (TT 11-7).
Hay đối với các tập đoàn độc quyền thuộc nhà nước, thì việc tiết kiệm cũng không phải là cắt giảm chi tiêu hay đầu tư. Vì rõ ràng, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế. Chẳng hạn như tập đoàn điện lực (EVN). Ai cũng biết đó là một tập đoàn độc quyền, ít ra là cho tới thời điểm này. Tiết kiệm ở EVN phải hiểu là thực hiện sự độc quyền một cách chuyên nghiệp, tức là phải tập trung mọi nguồn vốn, nhân lực… vào việc đảm bảo nguồn điện cung cấp cho kinh tế và sinh hoạt, chứ không phải đem tiền đi đầu tư vào các lĩnh vực khác như viễn thông, ngân hàng, bất động sản. Một khi điện bị cúp, thì đời sống của người dân bị ảnh hưởng đã đành, mà các công ty sản xuất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải vứt bỏ lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang…
Như vậy, điều dễ thấy nhất là việc thực hành tiết kiệm phải có chiến lược, và phải có sự can thiệp đặc biệt của chính phủ. Bởi lẽ, sự tiết kiệm phải là một kế hoạch mang tính chất vĩ mô bền vững, chứ không đơn thuần chỉ là các hành động đơn lẻ của người dân, cũng không phải là những lời nói mang tính chất lời hứa của chính phủ và các cơ quan công quyền.
Chính phủ và các tập đoàn kinh tế độc quyền phải thực hành sự độc quyền của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, tiết kiệm từ nhân sự (tức phải sử dụng nguồn nhân lực và chất xám tinh tuyển), cho đến chi tiêu, đầu tư… Còn người dân, như tuyên ngôn độc lập đã công nhận, họ có quyền hưởng tự do, có quyền mưu cầu hạnh phúc, tức là một cuộc sống đầy đủ, cả về tinh thần và tư tưởng… Làm được như thế, đó mới là điều đáng tự hào.

Nạn đói kém là hậu qủa của các đường lối chính trị nông nghiệp thiển cận

   VRNs (03.03.2012) - Radio Vatican - Phỏng vấn ông Paolo De Castro, giáo sư Kinh Tế Chính trị nông nghiệp đại học Bologna, trung Italia, về hậu qủa của các đường lối chính trị nông nghiệp sai lầm.  Từ hơn một thế kỷ qua các phát triển kỹ thuật đã giúp ngành nông nghiệp sản xuất hữu hiệu và cung cấp nhiều thưc phẩm hơn với phẩm chất cao hơn. Nhưng các thay đổi cuộc sống và luật lệ kinh tế khiến cho nhiều nước trước đây sản xuất ngũ cốc giờ đây phải nhập cảng ngũ cốc. Sự cạnh tranh của các nước có nền kinh tế đang lên và nạn đầu tư cũng khiến cho thị trường thực phẩm thường gặp khủng hoảng gây ra rất nhiều khó khăn cho dân nghèo. Trong các năm qua tại nhiều nước nghèo Phi châu đã xảy các vụ xuống đường biểu tình và bạo động vì giá cả ngũ cốc và thực phẩm gia tăng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Paolo De Castro, giáo sư Kinh Tế Chính trị nông nghiệp đại học Bologna, trung Italia, về nạn đói kém như hậu qủa của các đường lối chính trị nông nghiệp sai lầm trên thế giới.
Giáo sư Paolo De Castro sinh năm 1959, đã từng là Bộ trưởng nông nghiệp Italia hai lần, và hiện nay là Chủ tịch Ủy ban nông nghiệp của Quốc Hội Âu châu. Cuốn sách mới nhất của giáo sư tựa đề ”Chạy về với đất. Thực phẩm và nông nghiệp trong kỷ nguyên của nạn khan hiếm mới”.
Hỏi: Thưa giáo sư De Castro, tại sao thế giới đang sống trong kỷ nguyên kỹ thuật tân tiến mà lại vẫn xảy ra nạn đói kém và khan hiếm thực phẩm?
Đáp: Trong các thập nhiên qua, thế giới, đặc biệt là các nước Âu châu, đã đề ra các đường lối chính trị cắt giảm sản xuất nông nghiệp vì tuân theo các luận lý thiển cận của việc tái quân bình thị trường. Trong một quốc gia như Italia chẳng hạn, các đường lối chính trị thiển cận ấy đã khiến rơi vào tình trạng mất thế quân bình: thay vì nhập cảng 100 thì vì nhu cầu gia tăng, ngày nay Italia phải nhập cảng thực phẩm ba lần nhiều hơn trước đây.
Hỏi: Nhưng mà th trường không phải là lý do gây ra mọi sự dữ trong lãnh vực nông nghiệp, có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Thị trường sản xuất ra sự hữu hiệu kinh tế, nhưng không thể yêu sách nó phân chia các tài nguyên một cách đồng đều trong xã hội. Và ngày nay còn hơn trước đây nữa cần phải có các luật lệ, bởi vì chúng ta đang bước vào một giai đoạn khan hiếm thực phẩm mới.
Hỏi: Nhưng mà các luật lệ này không phải chỉ là các luật lệ của Âu châu, mà phải là các luật lệ của toàn thế giới chứ?
Đáp: Vâng đúng thế. Cần bảo đảm cho an ninh lương thực, và Âu châu phải phát triển một dự án chung để điều hành một hiện tượng có nguy cơ trở thành một điều không thể kiểm soát được, vì sự kiện nhu cầu thực phẩm gia tăng với tiết nhịp đều đặn hơn là việc cung cấp lương thực. Nếu hai nước Nga và Ucraine đưa ra các thuế nhập cảng ngũ cốc, nếu Hội nghị thượng đỉnh của khối G20 đã dành 2 trên tổng số 7 trang của tài liệu chung kết cho vấn đề nông nghiệp, thì đây qủa là tiếng báo động cụ thể. chứ không phải là chuyện tầm thường không quan trọng.
Hỏi: Nó có phải là lời báo động liên quan tới nạn dân số gia tăng, như người ta vẫn thưng làm hay không, thưa giáo sư?

Đáp: Đây không phải là vấn đề dân số, mà là vấn đề liên quan tới sự gia tăng lợi tức bình quân tính theo đầu người bên Ấn Độ và bên Trung Quốc, với hậu qủa là việc thay đổi các thói quen ăn uống: Việc gia tăng lợi tức thay đổi các thói quen ăn uống của hàng tỷ người trên thế giới. Nó khiến cho người dân ăn thịt nhiều hơn và tiêu thụ ít ngũ cốc hơn. Nhưng để có một lượng protein thịt bò thì trung bình phải cần tới 7 lượng ngũ cốc. Và như thế nhu cầu ngũ cốc gia tăng một cách nghiệm trọng. Đã từ lâu mức gia tăng sản xuất nông nghiệp chỉ vào khoảng 1,5%, và như thế thì không đủ để đáp ứng các nhu cầu cần thực phẩm.
Hỏi: Như vy, theo giáo sư cần phải có nhiều đất trồng tỉa hơn hay sao?

Đáp: Sự kiện cụ thể cho thấy là đất đai đã được khai thác hầu như hoàn toàn. Trái lại, nó có nguy cơ giảm thiểu, vì sự kiện các thành phố ngày càng nhiều hơn và trải dài ra lấn chiếm đất dành cho nông nghiệp. Bên cạnh đó là các công tác trồng tỉa không nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, mà là để sản xuất xăng sinh học, các cơ cấu này xâm lấn lãnh vực sản xuất thực phẩm. Sự kiện này tạo ra hiện tượng tìm mua đất trồng trọt tại các quốc gia nghèo. Trung Quốc và Ấn Độ mua hay thuê đất canh tác tại nhiều nước Phi châu mà không theo luật lệ nào. Sự kiện này có nguy cơ làm nảy sinh ra các hình thức mới của nạn thực dân kinh tế. Không phải vô tình mà Brasil đã ra luật cấm bán đất cho người ngoại quốc.
Hỏi: Thưa giáo sư, nếu đt đai là của cải có hạn, thì làm sao mà có thể gia tăng sản xuất được?
Đáp: Đây không phải chỉ là vấn đề gia tăng sản xuất, mà cũng còn là vấn đề duy trì được thế quân bình giữa thị trường, kỹ nghệ và sản xuất nữa. Điển hình như vấn đề sản xuất đường. Cho tới năm 2005, Âu châu và đặc biệt là Italia, đã sản xuất đường thặng dư, vì được yểm trợ bởi các nguồn tài chánh công cộng khiến cho nó xem ra ít hữu hiệu trên bình diện thị trường. Rồi vì áp lực của giới sản xuất bánh ngọt yêu cầu được phép tự do mua đường với giá rẻ hơn, chính quyền đã đưa ra luật cải tổ kỹ nghệ sản xuất đường, với các cắt giảm việc sản xuất. Vào thời đó Italia xuất cảng đường với giá 300 mỹ kim một tấn, ngày nay Italia bị bắt buộc phải mua đường với giá gần 1.000 mỹ kim một tấn. Đối với sữa và các sản phẩm chế từ sữa cũng thế. Tất cả các luật lệ đã được nghĩ ra liên quan tới các sản xuất thặng dư hồi thập niên 1980. Ngày nay các hãng xưởng chế bánh ngọt của Italia gặp khủng hoảng vì không tìm ra sữa bột để làm bánh nữa, và toàn bộ việc sản xuất của châu Đại Dương bị thị trường Á châu nuốt trửng.
Hỏi: Như thế là trong nhiều thập niên qua các chính quyền đã đưa ra các đường lối chính trị sai lầm?
Đáp: Tôi gọi chúng là các đường lối thiển cận, không có khả năng chuẩn bị cho tương lai. Cần phải thay đổi. Phải làm sao để có sự cộng tác tràn đầy giữa kỹ nghệ và nông nghiệp. Phát triển việc nghiên cứu tìm tòi để gia tăng tiềm năng sản xuất của Âu châu.
Hỏi: Ngày trưc Italia đã là quốc gia lãnh đạo trong lãnh vực nông nghiệp mà thưa giáo sư. Tại sao ngày nay nó lại rơi vào tình trạng lệ thuộc các nước khác về thực phẩm như vậy?
Đáp: Ngày nay tại Italia nông nghiệp đã bị bỏ bê, trong khi tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, và Brasil là ba quốc gia chiếm tới 70% tiền đầu tư trên toàn thế giới cho các nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Và quan trọng nhất là việc tìm kiếm và nghiên cứu công cộng liên quan tới tổ chức nông nghiệp thế giới chẳng hạn. Nó giúp tránh được các nguy cơ khai thác từ phía các tổ chức siêu quốc gây ra các hậu qủa kéo dài làm mất thế quân bình của thị trường.
Hỏi: Theo giáo sư thì tổ chức nông nghiệp quốc tế tích cực hay tiêu cực?
Đáp: Cần phải loại bỏ khỏi lãnh vực này các thiên kiến ý thức hệ. Việc tìm kiếm là điều nòng cốt giúp giải quyết vấn đề khan hiếm thực phẩm đang đè nặng trên nhiều quốc gia. Dĩ nhiên không phải chỉ trong lãnh vực liên quan tới kỹ thuật sinh học mà thôi. Tất cả mọi giải pháp giúp sản xuất nhiều hơn và gây ra ô nhiễm ít hơn đều là những điều nòng cốt. Cả xăng sinh học nữa, không phải được làm từ ngũ cốc, mà là chế bằng các chất thải.
Hỏi: Xem ra chúng ta đang trở lại thời hậu đệ nhị thế chiến, là thời gian có các dự án phát triển lớn trong lãnh vực nông nghiệp, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Các dự án phát triển nông nghiệp ngày nay lại cần thiết trên bình diện liên lục địa. Cần phải có các chiến thuật mới trong việc quản trị đất đai và chú ý đến việc sản xuất nông nghiệp cho một cuộc cách mạng xanh mới. Nhưng cũng cần giảm các phung phí. Ngày nay một phần ba thực phẩm sản xuất bị phung phí: nghĩa là mỗi người dân tây âu phung phí 300 kí lô thực phẩm, và mỗi người dân tại các nước nghèo đang trên đường phát triển phung phí 150 kí lô, nhất là trong giai đoạn sản xuất, duy trì và phân phối. Thí dụ điển hình như tại Anh quốc có hàng loạt các khâu bán hạ giá các thực phẩm hết hạn nhưng vẫn còn dùng được.
(Avvenire 29-12-2011)
Linh Tiến Khải
Radio Vatican – Tiếng Việt

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=7MXEsr18Hr0
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=x4O_DMPygNU

TQ muốn Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’

- thứ ba, 6 tháng 3, 2012 - BBC
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại cuộc họp báoTrung Quốc liên tục có những động thái thể hiện sự quan ngại của họ với sự trở lại châu Á của Mỹ.
Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các lợi ích của họ ở châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh Washington đang tìm cách lấy lại ảnh hưởng của mình ở khu vực.
“Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực để cùng phát triển châu Á-Thái Bình Dương thành một khu vực ổn định và phát triển hơn nữa,” Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp Quốc hội của nước này.
“Đồng thời chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng các lợi ích cốt lõi và những quan ngại của Trung Quốc,” ông nói.
Ông cho rằng quan tâm đến các ‘quan ngại cốt lõi’ của nhau là chìa khóa duy trì thế phát triển của quan hệ hai nước.
Mỹ cần thận trọng
Tuy nhiên ông chỉ đề cập tới Đài Loan và Tây Tạng như ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc mà ông yêu cầu Mỹ nên tiếp cận ‘một cách thận trọng và đúng đắn’.
Nếu như Đài Loan luôn là chủ đề nhạy cảm nhưng ổn định với Trung Quốc, tình hình tại các vùng có người Tây Tạng sinh sống ở Tây Nam Trung Quốc đang liên tục căng thẳng.
Tin mới nhất nói có thêm một thiếu niên Tây Tạng tự thiêu trong vụ người thuộc dân tộc thiểu số này tự thiêu lần thứ ba chỉ trong vòng vài ngày để phản đối Bắc Kinh.
Khi được hỏi về trọng tâm chiến lược mới của Mỹ, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Bắc Kinh đang lưu tâm về thời cơ lâu dài trong quan hệ hai nước và kêu gọi Bắc Kinh và Washington trao đổi các phái đoàn cấp cao nhiều hơn nữa để xây dựng lòng tin.
“Hai nước nên làm việc cùng nhau để tăng lòng tin chiến lược đối với nhau, gỡ bỏ các trở ngại và mở ra triển vọng mới,” ông nói với các nhà báo.
Làn sóng trấn áp của công an Trung Quốc tại Tây Tạng gây ra lo ngại trên thế giới
Trước đó một ngày, tại phiên khai mạc kỳ họp của Đại hội Nhân dân Đại biểu toàn quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói nước này cần phải tăng cường năng lực quân sự để giành chiến thắng trong “các cuộc chiến cục bộ”.
Lời phát biểu này của ông Ôn Gia Bảo được đưa ra chỉ một ngày sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo chi tiêu quân sự của họ sẽ đạt mức 100 tỷ đô la trong năm 2012 – tăng 11,2% so với năm ngoái.
Hồi tháng Giêng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo chiến lược quân sự mới của nước này nhằm để kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc – một hành động đã bị Bắc Kinh chỉ trích vì họ cho rằng họ không là mối đe dọa đối với bất cứ nước nào.
Ngoại trưởng Dương nói với các phóng viên rằng quan hệ Mỹ – Trung đang ‘tiến về phía trước và Bắc Kinh hoan nghênh ‘vai trò xây dựng của Mỹ trong khu vực’.
Còn về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, ông Dương Khiết Trì cho biết chúng nên được giải quyết ‘thông qua đối thoại.
Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là ‘lợi ích cốt lõi’ của mình – nghĩa là họ sẵn sàng sử dụng hành động quân sự để bảo vệ các lợi ích này.
Hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho biết ông Đới Bỉnh Quốc, quan chức phụ trách ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc đã nói với bà rằng Bắc Kinh đặt Biển Đông vào phạm vi ‘lợi ích cốt lõi’ của nước này.
Tuy nhiên phía Trung Quốc chưa bao giờ khẳng định chính thức điều này.

Mỹ muốn áp thuế chống phá giá với VN

- thứ ba, 6 tháng 3, 2012 – BBC
Thép Trung QuốcThép Trung Quốc thuộc trong số mặt hàng mà Mỹ muốn áp thuế chống bán phá giá
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ việc Washington có quyền áp thuế chống bảo trợ đối với hàng hóa từ Việt Nam và Trung Quốc.
Diễn biến xảy ra sau khi một tòa án Mỹ phán quyết chống lại các biện pháp của Bộ Thương mại Mỹ.
Hạ viện dự kiến cũng sẽ thông qua dự luật, để rồi chuyển sang cho Tổng thống Barack Obama ký thành luật.
Những người phản đối nói biện pháp chỉ làm tăng căng thẳng giữa Mỹ và các nước.
Nhưng những người ủng hộ dự luật lại nói nó giúp bảo vệ hàng ngàn việc làm của người Mỹ.
Người ta nói 80,000 việc làm đang được bảo vệ nhờ thuế đối với mặt hàng thép, nhôm, giấy, hóa chất từ Trung Quốc, và túi nhựa từ Việt Nam.
Dự luật có sự ủng hộ của Phòng Thương mại Mỹ và Hiệp hội Quốc gia các Nhà Sản xuất.
Chính quyền Obama giúp soạn thảo dự luật sau khi một tòa phúc thẩm phán quyết tháng 12 năm ngoái rằng Bộ Thương mại Mỹ không thể áp thuế với hàng hóa bị họ cho là bán phá giá và được hưởng trợ cấp của chính phủ.

Hoa Kỳ ‘không cụ thể về nhân quyền VN’

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú -Gửi cho BBC Tiếng Việt từ San Jose
Cập nhật: 07:01 GMT – thứ ba, 6 tháng 3, 2012
Biểu dương cho nhân quyền Việt Nam ở San Jose ngày 5/3/2012Biểu dương cho nhân quyền Việt Nam ở San Jose ngày 5/3/2012
Ngày 5/3 là một ngày đáng ghi nhớ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ khi một phái đoàn hơn 150 người đại diện cho nhiều đoàn thể, tổ chức, mọi thành phần xã hội đã vào Bạch Ốc để lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam với chính giới Hoa Kỳ.
Họ là những người từ 50 tiểu bang trên nước Mỹ đã kí tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ của Tổng thống Obama không phát triển giao thương với Việt Nam cho đến khi tình trạng nhân quyền ở đó được cải tiến.
Kỷ lục
Bản thỉnh nguyện thư đã có trên 130 nghìn chữ kí tính đến giờ phái đoàn vào Bạch Ốc. Đây là một kỉ lục về việc vận động người Việt tham gia vào một việc chung với mục đích tranh đấu cho tự do nhân quyền tại Việt Nam.
Phái đoàn vào Bạch Ốc có một số người đến từ San Jose, thủ phủ của người Việt ở miền bắc California. Họ cũng thuộc nhiều thành phần khác nhau. Hoạt động chính trị có bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi và giáo sư Ngô Đức Diễm. Giới trẻ có tiến sĩ Lê Mỹ Phương, anh Huỳnh Hớn. Sống ở Mỹ từ nhỏ có luật sư Đỗ Văn Quang Minh.
Dịp này luật sư Minh đã chia sẻ cảm nhận riêng về buổi tiếp xúc. Ông nhận xét đó là một buổi thảo luận và đối thoại giữa giới chức Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt. Tiếp phái đoàn chỉ là giới chức cấp trung gồm những phó vụ trưởng bên hành pháp, như của Hội đồng An ninh Quốc gia, Vụ Giao tế Cộng đồng và Văn phòng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao.
Các giới chức đều lập lại chính sách hiện hành của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và với các nước Đông Nam Á nói chung.
Ông nói: “Họ không phải là những người đưa ra chính sách. Tuy nhiên người Việt chúng ta phải nêu vấn đề để họ lắng nghe và trình bày lại với ngoại trưởng và Tổng thống để họ biết khi làm chính sách về Việt Nam.”
Không khác mấy
Theo luật sư Minh những gì ông nghe được trong buổi tiếp xúc hôm nay cũng không có gì khác với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đang có đối với Việt Nam. Ông cho biết giới chức Mỹ nói Hoa Kỳ hiểu là Việt Nam có những vi phạm nhân quyền trầm trọng và họ đã và đang quan tâm theo dõi các trường hợp như linh mục Nguyễn Văn Lý, thày Quảng Độ, Blogger Điếu Cày và mới đây là nhạc sĩ Việt Khang.
Luật sư Đỗ Văn Quang MinhLuật sư Đỗ Văn Quang Minh cho rằng trả lời của giới chức Mỹ còn mơ hồ
Trong phần nêu câu hỏi, luật sư Minh đã hỏi về những hành động cụ thể nào Hoa Kỳ có thể làm để giúp cải tiến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam? Câu trả lời của giới chức Mỹ, theo luật sư “mang tính tổng quát, không có gì cụ thể, còn hơi mơ hồ nữa”.
Trong khi phái đoàn hơn 150 người Việt được đón tiếp bên trong, hàng nghìn người khác từ nhiều tiểu bang tụ họp tại công viên Lafayette trước Bạch Ốc biểu dương tinh thần ủng hộ cho thỉnh nguyện thư.
Luật sư Đỗ Văn Quang Minh kể rằng trước khi vào phòng hội trong thính đường Eisenhower trong khuôn viên Bạch Ốc, nhìn qua đoàn người biểu dương bên ngoài ông thấy có biểu ngữ đại diện có đến 20 tiểu bang có đông người Việt tại Hoa Kỳ. Họ đến từ bang Washington, California, từ Georgia, Texas.
Các đoàn từ bang Georgia, Massachusetts về thủ đô bằng mấy chuyến xe buýt chở cả trăm người. Ông nói đây là niềm phấn khởi vì điều này nói lên sự đoàn kết trong người Việt ở khắp nơi trên đất Mỹ trong việc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Sáng 5/3 không chỉ có biểu dương trước Bạch Ốc để ủng hộ cho thỉnh nguyện thư, nhiều nơi khác cũng đã có những sinh hoạt tương tự. Riêng ở miền bắc California hàng trăm đồng hương ở San Jose và Oakland đã xuống đường.
Trước tiền đình Toà Thị chính San Jose, từ 10 giờ sáng đã có hơn 200 người tụ họp hô to những khẩu hiệu cho nhân quyền, hát vang hai bài hát “Anh là ai” và “Việt Nam tôi đâu” của nhạc sĩ Việt Khang hiện đang bị giam giữ. Tham gia cuộc biểu dương có cựu tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hoà là Đề đốc Trần Văn Chơn, nhiều cựu H.O. và những người hoạt động cộng đồng như các anh Thomas Nguyễn và Vũ Huynh Trưởng.
Cùng lúc tại Clinton Park ở Thành phố Oakland hơn 100 người cũng tập họp và tuần hành quanh công viên để góp tiếng nói ủng hộ cho thỉnh nguyện thư. Cuộc biểu dương do Hội Diên Hồng vùng Đông Vịnh đứng ra tổ chức và được điều phối bởi các ông Trần Kiêm Thiều và cựu dân biểu Trần Minh Nhựt.
Chiến dịch kí tên vào thỉnh nguyện thư do nhạc sĩ Trúc Hồ của đài truyền hình STBN và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng của tổ chức Boat People SOS khởi xướng sẽ kéo dài một tháng cho đến ngày 8-3. Với mức độ kí tên như trong mấy tuần qua, con số chữ kí có thể đạt tới 150 nghìn.
Im lặng trong nước
Trong khi người Việt ở Mỹ và nhiều quốc gia xôn xao với việc vận động cho nhân quyền tại Việt Nam, truyền thông trong nước không nhắc gì đến.
“Tuy bên ngoài Hoa Kỳ không công khai lên tiếng chỉ trích Hà Nội nhưng bên trong những quan tâm về nhân quyền luôn được các giới chức Mỹ lưu ý chính phủ Việt Nam.”
Đây là một điều khác với trước. Cách đây gần một thập niên khi một dự luật về nhân quyền Việt Nam được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, trong nước báo chí đã chỉ trích mạnh dự luật này qua nhiều bài viết.
Lúc đó ông Trần Bạch Đằng còn viết bài đề nghị đưa ra một chiến dịch thu thập một triệu chữ kí của người Việt để phản đối dự luật nhân quyền. Tuy nhiên đề nghị của ông đã bị chìm vào quên lãng.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang muốn nâng quan hệ lên một mức cao hơn. Tuy nhiên với tình trạng nhân quyền ngày càng xấu hơn tại Việt Nam quan hệ hai nước khó có thể tiến nhanh hơn.
Tuy bên ngoài Hoa Kỳ không công khai lên tiếng chỉ trích Hà Nội nhưng bên trong những quan tâm về nhân quyền luôn được các giới chức Mỹ lưu ý chính phủ Việt Nam.
Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết thể hiện cách nhìn riêng của tác giả.

Biểu tình đòi thả đối kháng Việt Nam

BBC
Hôm 5/3, nhân dịp có cuộc gặp ‘lịch sử’ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Tòa Bạch Ốc, khoảng 1000 người đã đứng biểu tình bên ngoài, kêu gọi chính giới Hoa Kỳ quan tâm đến các nhà bất đồng chính kiến.
Cùng ngày, việc Toà Bạch Ốc đón tiếp Thủ tướng Isarel thu hút người biểu tình và ủng hộ chống đối nhà nước Do Thái.
Phong trào biểu dương tinh thần của người Việt làm ngạc nhiên chương trình tổ chức biểu tình vì hội đàm giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Nhiều người cầm biểu ngữ nêu tên những tù nhân đang bị giam ở Việt Nam vì lý do chính trị.
Cùng ngày ở một số địa phương khác như ở San Jose cũng diễn ra đợt biểu dương lực lượng của người Việt.
Hình chụp ở Oakland, với lời kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang.
Những tiết mục châm biếm về liên kết chính sách giữa Israel và Hoa Kỳ làm náo loạn quảng trường Lafaytte.


Thượng viện Mỹ hợp thức hoá thuế chống hàng nhập từ Trung Quốc & Việt Nam

Thượng viện Hoa Kỳ - Washington DC (RFI / Susan Sterner)

Thượng viện Hoa Kỳ – Washington DC (RFI / Susan Sterner)
Hôm qua 05/03/2012, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một dự luật cho phép Bộ Thương mại Mỹ áp đặt thuế đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Thuế suất này được đánh vào các mặt hàng bị xét là được Nhà nước trợ giá, và đến từ các nước chưa được Mỹ công nhận quy chế « kinh tế thị trường ».
Dự luật mang ký hiệu S. 2153 đã được đệ trình khẩn cấp tại Thượng viện Hoa Kỳ sau khi một tòa án phúc thẩm tại Mỹ, vào tháng 12/2011, đã ra phán quyết bác bỏ các biện pháp của Bộ Thương mại Mỹ đánh thêm thuế trên các mặt hàng bị xét là bán phá giá vào Mỹ nhờ được hưởng trợ cấp từ chính phủ. Tòa án Mỹ vào khi ấy đã đưa ra lý do là Quốc hội Mỹ không hề cho phép Bộ Thương mại áp đặt loại thuế đó.
Trước trở ngại pháp lý đó, chính quyền Obama đã lập tức yêu cầu ngành lập pháp bổ khuyết lỗ hổng luật lệ này, và Thượng viện Mỹ đã nhanh chóng khởi động tiến trình soạn thảo và thông qua dự luật. Sau khi qua được cửa ải Thượng viện, văn kiện này đã được chuyển xuống Hạ viện để bỏ phiếu, dự kiến là ngay trong ngày hôm nay, để có thể sớm chuyển qua cho Tổng thống Obama ký ban hành.
Xin nhắc lại là cho đến nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang áp đặt khoảng 5 tỷ đô la thuế trên nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, cũng như từ Việt Nam và một vài nước khác. Văn kiện sắp được ban hành sẽ hợp pháp hóa biện pháp đánh thuế gọi là « chống phá giá » này.
Phải nói rằng Trung Quốc là mục tiêu tấn công chính yếu của luật áp thuế chống phá giá đang trên đường được thông qua. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ ông Max Baucus (đảng Dân chủ) vào hôm qua đã tuyên bố : « Trung Quốc không thể tùy tiện vi phạm luật lệ Mỹ và gây hại cho công ăn việc làm tại Hoa Kỳ ».
Thượng nghị sĩ John Thune, nhân vật hàng đầu của đảng Cộng hòa trong tiểu ban Thương mại Quốc tế, cũng cho rằng : « Dự luật sẽ giúp cho giới tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ đủ sức chống lại các thủ đoạn không lành mạnh của các đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam ».

Tây Tạng : ba vụ tự thiêu trong ba ngày liên tiếp


Trung Quốc tăng ngân sách cho bộ máy an ninh để duy trì ổn định ở Tứ Xuyên (Reuters)
Trung Quốc tăng ngân sách cho bộ máy an ninh để duy trì ổn định ở Tứ Xuyên (Reuters)
Tú Anh – RFI
Hôm qua 05/03/2012, một thanh niên Tây tạng 18 tuổi đã châm lửa tự thiêu trước cơ quan chính quyền huyện A Bá, Tứ Xuyên. Đây là vụ tự thiêu thứ ba trong ba ngày liên tục và là vụ thứ 26 ở Tứ Xuyên trong gần 12 tháng qua. Phong trào phản kháng không suy giảm mặc dù Bắc Kinh gia tăng phương tiện trấn áp.
Theo tổ chức phi chính phủ Tây Tạng Tự Do (Free Tibet) và Phong trào Quốc Tế vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) thì vụ tự thiêu xảy ra vào ngày thứ hai 05/03/2012 trước cơ quan chính quyền huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên. Một thanh niên Tây Tạng 18 tuổi tên Dorjee đã hô khẩu hiệu chống chế độ Trung Quốc trước khi châm lửa biến thành đuốc. Dorjee chết tại chỗ và thi thể đã bị công an Trung Quốc mang đi nơi khác.
A Bá là nơi có đông đảo dân cư là người Tây Tạng và cũng là trung tâm « địa chấn » của phong trào phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh. Hãng tin AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng chính quyền địa phương từ chối trả lời.
Ngày hôm trước, chủ nhật 04/03/2012, một phụ nữ 32 tuổi, mẹ của 4 đứa con, đã châm lửa tự thiêu gần tu viện Kirti, huyện A Bá, sau khi bày tỏ ước nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma được trở về Tây Tạng. Chính quyền địa phương cũng im lặng trước các câu hỏi của AFP yêu cầu xác nhận thông tin.
Một ngày trước, 03/03/2012, tại một khu chợ rau quả tỉnh Cam Túc, cạnh Tứ Xuyên một thiếu nữ Tây Tạng đã sử dụng đến hình thức hy sinh tuyệt đối này, biến thân làm đuốc, để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Lo ngại « bất ổn xã hội » gia tăng trên toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, từ Trung Nguyên cho đến Tân Cương và lãnh địa có đông dân cư Tây Tạng , chính quyền Hồ Cẩm Đào thông báo tăng ngân sách cho bộ máy công an cảnh sát lên 11,5% cho năm nay 2012, tương đương với 110 tỷ đôla, cao hơn ngân sách quốc phòng.
Riêng tại Tây Tạng và Tứ Xuyên, chính quyền đã cài cán bộ vào tu viện để theo dõi tu sĩ. Trường hợp tu viện Kirti còn đặc biệt hơn, ban tôn giáo nhà nước thành lập một tổ kiểm soát bên trong và một đơn vị an ninh canh chừng bên ngoài.

Nhìn lại vụ Tiên Lãng 2012 tiếc cho sự kiện Thái Bình 1997

Lê nguyên Hồng
 Vụ Tiên Lãng đã tạm có thể khép lại về cơ bản. Tại sao lại nói như vậy? Vì nhà nước hiện do duy nhất 1 đảng lãnh đạo. Họ có toàn quyền định đoạt những vụ việc to lớn gấp nhiều lần vụ Tiên Lãng. Giải quyết ra sao, xét xử thế nào, kỷ luật ai, khởi tố ai, không nằm ở pháp luật mà nằm ở những cái đầu cao nhất trong hệ thống thượng tầng chính trị.
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiMclg-lG1al3ZWeB_YflWFxsk-z3WEbQA6inS0rWAj-svKEdnJsRLdM9A_spiGYy3UhBwdk7G0haWy9Vb7UEwZRFVG86C2aAJOKELmSlH_dKfztSZ2L_xozyb1d7tmatj02qmn3ndL998/s400/images+(1).jpg
Dân oan biểu tình ở Hà Nội (Ảnh minh họa)
Nhưng cũng xin chúc mừng những nhà báo (trong luồng và ngoài luồng), những người làm công tác truyền thông dũng cảm, kiên trì, đã theo sát vụ Tiên Lãng. Họ đã kịp thời đưa tin, kịp thời có những bình luận khách quan và sắc bén, khiến cho cả một hệ thống chính quyền từ thấp đến cao buộc phải rung động, chao đảo, lúng túng…
Thực sự vụ Tiên Lãng chỉ là một vụ việc nhỏ. Câu chuyện xảy ra ở Tiên Lãng – Hải Phòng không có nhiều khác biệt (về tính chất) với những vụ tài xế Taxi, tài xế xa tải, tông thẳng xe vào công an giao thông – đó cũng là những hành động xuất phát từ nỗi oan ức chồng chất lâu ngày của cánh lái xe. Có chăng sự khác biệt quan trọng chính là cách hành xử của chính quyền sau khi vụ nổ súng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn xảy ra…
Có lẽ trong lịch sử báo chí Việt Nam, chưa bao giờ một vụ việc xô xát lại nhanh chóng được báo chí sốt sắng vào cuộc, và phanh phui hết sự thật khó tin này, đến chuyện oái oăm nực cười khác như vụ Tiên Lãng. Chỉ một vụ việc như vậy thôi mà cả hệ thống quyền lực từ cấp xã đến tận trung ương phải loay hoay chống đỡ với dư luận, khiến giới chức lãnh đạo tự mắc những sai lầm hết sức bi hài! Thậm chí đến cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy là một người thừa khôn ngoan mưu lược, nhưng cũng mắc những sai lầm khi ra kết luận trước báo chí ngày 10/2/2012.
Vụ Tiên Lãng tuy có thể chìm xuồng theo chiêu câu giờ muôn thủa của những kẻ nắm cán cân luật pháp. Và đối với những người có kinh nghiệm, không mấy ai tin rằng vụ Tiên Lãng sẽ “về đích” với sự công bằng. Nhưng nó thực sự đã gây ra một vết nội thương nghiêm trọng cho chế độ. Vết nội thương đó không biểu hiện ra ngoài mà ngấm ngầm tàn phá bên trong con bệnh. Thành tích đó xin dành cho báo chí!
Thật đáng tiếc, năm 1997 không phải là năm 2012 và Thái Bình không phải là Tiên Lãng. Tại Thái Bình năm 1997 sự kiện lớn về quy mô và tính chất nghiêm trọng hơn vụ Tiên Lãng gấp hàng trăm lần. Tuy nhiên vào thời điểm đó mọi thông tin hoàn toàn bị bưng bít, cho nên người dân nổi dậy chống áp bức đã không có sự hỗ trợ của truyền thông.
Sự kiện TháiBình năm 1997 nổ ra tại xã Quỳnh Hoa huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình, lan sang các xã khác như Quỳnh Hội, Quỳnh Mỹ và sang huyện Thái Thụy (xã Thái Thinh). Sau đó là hàng vạn nông dân tiến lên vây hãm tỉnh lỵ Thái Bình…
Đêm 26, rạng 27/6/97 hàng ngàn nông dân vốn chỉ đầu tắt mặt tối bám vào đồng ruộng, bỗng nổi dậy đập phá chậu cảnh tường rào, bàn ghế tiếp khách, đốt các loại giấy tờ của trụ sở ủy ban xã Quỳnh Hoa, tòa nhà trụ sở vừa xây tốn hơn 800 triệu đồng bị chiếm giữ. Rồi sau đó, dân kéo nhau đi đập phá liên tiếp 8 ngôi nhà từ bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch ủy ban, đến cán bộ địa chính và các cán bộ khác của xã Quỳnh Hoa.
Dẫn tiến tiếp theo cuộc bạo động này là việc người dân bao vây Viện kiểm sát huyện Quỳnh Phụ đòi thả hai người đã đánh kẻng tập hợp dân bị công an bắt. Cuộc xô xát này, cho dù không có người tử nạn, song chính nó là bước ngoặt dẫn đến những diễn biến tiếp theo ngày càng nhiều bạo lực hơn và ngày càng mang tính thù địch căm hờn hơn là đấu tranh ôn hòa.
Một số người trong đoàn khiếu kiện tại thị xã và tại xã Quỳnh Hoa đã bị bắt. Đối phó lại, ngay chiều tối hôm ấy, tại xã Quỳnh Hoa hàng nghìn người đã bao vây, bắt giữ 23 công an và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân Thái Bình, phá hủy 1 máy bộ đàm, phá hỏng 1 xe ô tô. Theo ước đoán của người dân thì đã có hàng vạn nông dân Quỳnh Phụ thuộc trên dưới 36 trong 38 xã của huyện đã đồng loạt tập trung thành cuộc biểu tình từ xã lên tỉnh bằng xe đạp và sau đó chốt ở lại tỉnh 2 ngày đêm…
Người viết không đi sâu vào chi tiết của sự kiên Thái Bình năm 1997; vì nhiều người đã biết. Và kết cục của nó không như những gì mà ông Phạm Thế Duyệt nói với nhà báo Nguyễn Quang Vinh (cu Vinh). Người viết bài này vốn có quê mẹ ở Thái Bình (mẹ hiện đang sống ở Thái Bình), và có anh kết nghĩa ở xã Thái Thọ huyện Thái Thụy. Nếu muốn điểm lại chi tiết sự kiện ngày đó thì chỉ mất vài ngày là có thể “dựng” lại sự kiện ấy thành một… bộ phim.
Vấn đề muốn nói ở đây là, nếu năm 2012 này mà có một sự kiện như Thái Bình năm 1997; thì những người nông dân lam lũ nghèo khổ, sẽ được báo chí bảo vệ. Các phương tiện truyền thông sẽ đưa tin để những kẻ nắm quyền không có cơ hội bưng bít sự thật nữa. Cả thế giới sẽ theo dõi vụ việc và tất nhiên người dân sẽ nắm chắc cơ may giành chiến thắng.
Thực ra chế độ vẫn biết rằng mở cửa cho tự do thông tin là họ phải chấp nhận sự phán xét của dư luận. Nhưng ngày nay nếu muốn hội nhập với quốc tế thì họ không còn cách nào khác. Cho nên mặc dù không muốn, nhưng vụ Tiên Lãng vẫn không thể giấu nhẹm như sự kiện Thái Bình năm xưa. Tin rằng một khi dân oan lâm vào thế đường cùng, thì họ mới chính là lực lượng dám quên mình nhất. Mặc dù ban đầu dường như dân oan chỉ đi đòi quyền lợi cho riêng cá nhân họ mà thôi.
Lê Nguyên Hồng

Bà Aung Sang Suu Kyi vận động tranh cử ngay tại cứ địa của tập đoàn quân sự

Bà Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử (REUTERS)

Bà Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử (REUTERS)
Cách nay không lâu, không ai có thể tưởng tượng ra cảnh lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi phát biểu trước cả ngàn người tập hợp ngay tại Naypyidaw, thủ đô hành chánh Miến Điện do tập đoàn quân sự dựng lên. Nhưng kể từ hôm qua 05/03/2012, cảnh tượng đó đã diễn ra, cho thấy rõ là đất nước này càng lúc càng tiến nhanh trên con đường dân chủ.
Bà Aung San Suu Kyi đến Naypyidaw vào hôm qua trong khuôn khổ chiến dịch ủng hộ các ứng cử viên trong Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 01/04/2012 tới đây.
Quyết định đến vận động tại thủ đô hành chánh của Miến Điện phải nói là dũng cảm vì đây là căn cứ địa của tập đoàn quân sự cầm quyền tại nước này trong thời gian qua, một khu vực với cư dân chủ yếu là công chức – làm việc trong các cơ quan nhà nước được dời từ thủ đô cũ Yangon về đây – hay quân đội – chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh – và gia đình những người này.
Thành phần này nhìn chung không phải là cử tri ủng hộ phe đối lập, mà chủ yếu hậu thuẫn cho Đảng Liên Hiệp Đoàn kết và Phát triển do chế độ lập ra. Có lẽ vì vậy mà trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2010, Naypyidaw là đơn vị tranh cử của 4 nhân vật đứng đầu chính quyền Miến Điện hiện nay, từ Tổng thống Thein Sein, Phó Tổng thống Tin Aung Myint Oo, cho đến Chủ tịch Hạ viện Thura Shwe Mann hay Bộ trưởng Nông nghiệp Myint Hlaing.
Chính vì những nhân vật này thôi giữ chức dân biểu sau khi được đề bạt vào các chức vụ mới, mà cuộc bầu cử bổ sung được tổ chức, với tổng cộng 48 ghế trong Hạ viện, Thượng viện và Nghị viện địa phương được đưa ra bầu lại để bổ khuyết cho số 48 đại biểu dân cử đã được chuyển qua làm công tác chính quyền.
Thách thức đối với bốn ứng cử viên đối lập nói riêng, và đối với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ nói chung tại Naypyidaw do đó rất to lớn, nhưng bà Aung San Suu Kyi vẫn mạnh dạn dấn thân vào cuộc vận động. Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, các cuộc mít tinh của đảng đối lập trong hai ngày hôm qua và hôm nay tại Naypyidaw tuy không đông đảo như ở những nơi khác, nhưng lúc nào cũng thu hút được hàng ngàn người đến dự.
Những người này chủ yếu là nông dân tại chỗ hay các công nhân xây dựng trong vô số các công trường tại thủ đô mới, chứ không phải là giới công chức hay quân nhân. Thế nhưng lãnh tụ đối lập đã không ngần ngại kêu gọi quân nhân bầu cho đảng của bà.
Trong buổi mít tinh vào hôm nay chẳng hạn, con gái của Tướng Aung San, vị anh hùng của nền độc lập Miến Điện rất được kính trọng, đã tuyên bố : « Mỗi thành viên của quân đội nên ghi nhớ lời những lời cha tôi đã nói. Điều ông nói rất đơn giản. Ông đã công khai nói rằng mọi người không nên trở thành nô lệ của Tatmadaw – tên gọi quân đội Miến Điện – nhưng Tatmadaw phải là nền tảng của đất nước ».
Theo bà Aung San Suu Kyi, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà không hề chống, mà ngược lại rất hoan nghênh Quân đội, và mong chờ lá phiếu của các quân nhân.
Theo giới quan sát, tương lai sẽ cho thấy là liệu bà Aung San Suu Kyi có thành công trong chiến dịch vận động tại Naypyidaw hay không, nhưng số đông người dám đến dự các cuộc mít tinh của bà ngay cửa ngõ cứ địa của chế độ chứng tỏ là tình hình đã thay đổi rất mạnh tại Miến Điện. Và theo chiều hướng tích cực.

Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng quỹ hưu bổng

Thượng Hải, công nhân nhà máy biểu tình đòi cải thiện điều kiện lao động 12/2011 (REUTERS)
Thượng Hải, công nhân nhà máy biểu tình đòi cải thiện điều kiện lao động 12/2011 (REUTERS)
Hiện tượng dân số Trung Quốc bị lão hóa đang đặt ra hai vấn đề cho Bắc Kinh : bảo đảm y tế cho người già và tìm ra nguồn tài chính để đài thọ cho quỹ an sinh xã hội. Các quỹ hưu bổng của Trung Quốc do quản lý yếu kém đang bị thâm hụt trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến tương lại của tầng lớp cao niên.
Bộ Tài chính Trung Quốc vừa thông báo trong năm 2012, ngân sách để tài trợ các quỹ an sinh xã hội, để tạo công việc làm cho người dân, để chu cấp nhà ở cho thành phần có thu nhập thấp hay ngân sách y tế đều tăng khoảng 20 % so với tài khóa 2011. Mục tiêu đề ra là nhằm bảo đảm ổn định xã hội vào lúc các chỉ số kinh tế cho thấy GDP của Trung Quốc tăng chậm hơn so với 2011 và Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi nhân sự trong guồng máy lãnh đạo trung ương.
Tuần trước, Ngân Hàng Thế Giới và Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển trực thuộc Quốc vụ Viện Trung Quốc cùng báo động là nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ kinh tế đến xã hội. Chỉ riêng trong lãnh vực xã hội, cách biệt giàu nghèo giữa dân cư ở thành phố và nông thôn, hiệu quả yếu kém của các cơ chế nhà nước có trách nhiệm bảo đảm những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục cho người dân, hiện tượng dân số của nước đông dân nhất địa cầu đang trên đà lão hóa là những thách thức đang đặt ra cho Bắc Kinh.
Riêng một lĩnh vực đang kết tụ nhiều vấn đề đó là hệ thống quản lý chế độ hưu bổng cho 17 % dân số trên một quốc gia có tới 1,3 tỷ miệng ăn. Căn cứ trên thống kê của thành phố Thượng Hải thì thì năm 2011 đã cớ tới 22,5 % dân số ngoài 60 tuổi. Tỷ lệ đó sẽ tăng lên thành 28 % vào năm 2015.
Đối với chính quyền Trung Quốc hiện tượng dân số bị lão hóa đang đặt ra hai vấn đề : một là y tế để bảo đảm nhu cầu của một tầng lớp cao nhiên ngày càng lớn, và hai là bài toán nan giải khi phải tìm ra nguồn tài chính để đài thọ cho quỹ an sinh xã hội.
Theo một kết quả tham dò dư luận được Tân Hoa Xã tiến hành cách nay đúng một năm, bảo đảm có được thu nhập khi về hưu và tìm được chỗ ở với giá phải chăng là hai ưu tư hàng đầu của người dân Trung Quốc. Đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh chênh lệch trong hệ thống an sinh xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các công nhân viên chức nhà nước với nhân viên các hãng tư nhân thực sự đang trở thành một cơn « ác mộng ».
Năm 2001 Trung Quốc bắt tay vào việc cải tổ chế độ hưu liễm cho người dân. Mười năm sau, Bắc Kinh nhận thấy rằng, mục tiêu cân bằng các khoản chi thu của quỹ lương hưu là nhiệm vụ bất khả thi. Trong khi đó đồng lương hưu của gần 1/5 dân số Trung Quốc ngày càng « co cụm » lại : theo nguồn tin do chính Tòa đại sứ Trung Quốc cung cấp vào tháng 11/2011, vào năm 1997, tiền hưu trí tương đương với 76 % mức lương trung bình tại một quốc gia mà đồng lương đã được xếp vào hạng thấp nhất trên thế giới.
Nhưng tỷ lệ đó chỉ còn là 47 % vào năm 2009 và theo dự báo của các chuyên giao thì trung bình, sau khi đã đóng góp cho quỹ hưu bổng trong 30 năm, người lao động Trung Quốc chỉ hy vọng thu về tiền lương hàng tháng tương đương với 35,4 % mức lương trung bình tại Trung Quốc mà thôi.
RFI : Thưa anh, ngày càng có nhiều trung tâm nghiên cứu báo động rằng Trung Quốc có thể gặp khó khăn kinh tế khá nghiêm trọng trong những năm tới. Báo cáo do Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc vừa được công bố hôm Thứ Hai 27 vừa qua tại Bắc Kinh cũng nói đến những khó khăn đó.  Xin được hỏi anh rằng lãnh vực nào trong nền kinh tế vừa tiến lên hạng nhì của thế giới là đáng quan tâm hơn cả?
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Lãnh vực xã hội đang quy tụ nhiều khó khăn nhất vì là giao điểm giữa kinh tế với chính trị. Một nan đề tiêu biểu chính là hệ thống quản lý quỹ hưu bổng. Nếu không khéo giải quyết, quỹ hưu bổng Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng sau này vi sự thâm hụt khởi sự từ năm 2003 đã gia tăng ngày một nặng hơn tới mức nguy kịch hiện nay.
RFI : Anh vừa nói rằng Trung Quốc có thể bị khủng hoảng về quỹ hưu bổng mà chúng ta hiểu là một vụ khủng hoảng như vậy sẽ lan qua doanh nghiệp và ngân hàng với hậu quả rất lớn về kinh tế, xã hội và chính trị. Nhưng đâu là bối cảnh của toàn bộ vấn đề khiến anh kết luận như vậy ?
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Đi sau và tiếp thu kinh nghiệm công nghiệp hoá từ các nước đi trước, Bắc Kinh tận dụng chế độ tư bản nhà nước để đạt mức tăng trưởng cao với một dân số rất đông.
Chúng ta biết rằng khi bắt đầu công nghiệp hoá theo quy luật thị trường thì xứ nào cũng dễ gặp bất công xã hội vì tốc độ làm giàu khác nhau của các thành phần tham gia vào sinh hoạt kinh tế. Nhưng nạn bất công tại Trung Quốc lại mở rộng chứ không thu hẹp như các nền xứ Đông Á đi trước. Cho dễ nhớ thì 0,2% dân số hiện đang làm chủ 70% tài sản của cả nước.
Con số 70 cũng dễ nhớ vì theo nguyệt san Hồ Nhuận hay Hurun, chuyên khảo sát các đại phú Trung Quốc, thì tài sản năm ngoái của 70 đại biểu giàu nhất trong Quốc hội Trung Quốc lên tới 90 tỷ đô la, còn giàu hơn 600 người lãnh đạo chính quyền Mỹ, gồm 535 dân biểu nghị sĩ, tổng thống và cả nội các lẫn Tối cao Pháp viện, năm qua chỉ có bảy tỷ rưỡi.
Một nguyên nhân chính là do vai trò lệch lạc của nhà nước và vì chế độ hộ khẩu vẫn còn. Nói về hộ khẩu, từ nhiều năm nay, việc cải tổ được đề ra mà năm kia lại bị Ủy ban Chính pháp bác bỏ vì lý do an ninh. Chế độ hộ khẩu khiến cho loại công dân hạng nhì là “dân công” – người dời nơi cư trú tìm việc ở chỗ khác – dù đóng góp sức lao động lại không hưởng các dịch vụ tối thiểu về an sinh xã hội, trong đó có cả hưu liễm khi về già. Mà dân công thì nay cũng về già.
RFI : Anh nêu ra một nguyên nhân đầu tiên của bất công xã hội chính là cơ chế kinh tế chính trị hiện hành với vai trò quá nặng của nhà nước, mà nhà nước lại chẳng chu cấp nổi nhu cầu xã hội của dân chúng trong khi lãnh đạo ở trên thì đã thành triệu phú, tỷ phú.
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Thưa đúng như thế và ta còn thấy ra ba nguyên nhân khác:
- Sau khi bãi bỏ chế độ tập trung quản lý, Trung Quốc áp dụng quy luật thị trường mà theo định hướng nhà nước và gây lệch lạc trong cơ chế cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân, như y tế, giáo dục và hưu liễm. Vì vậy, nhiều cơ quan nhà nước cứ truy tìm lợi nhuận như tư doanh trong các dịch vụ xã hội khiến một thiểu số có tiền thì được chu cấp quá nhiều. Thí dụ như số ngày nằm nhà thương bình quân cao gấp đôi các nước tiên tiến trong nhóm OCDE. Họ gây lãng phí cho thiểu số mà đa số lại bơ vơ chẳng có ai lo. Một chi tiết đáng chú ý là tại Trung Quốc, cứ trăm người chết thì có hơn 80 là vì bệnh không lây, như ung thư, đau tim, tiểu đường, v.v…
- Trong khi ấy, và đây là chuyện thứ ba: ai cũng thấy cuộc sống có thay đổi nên đặt kỳ vọng vào tương lai rồi lại tuyệt vọng khi nhận ra sự phân biệt đối xử và nạn bất công. Phản ứng tâm lý đó là chất xúc tác cho biểu tình và động loạn. Từ năm ngoái, ta còn thấy cái dịch tự sát, hoặc nhiều người uất ức phát điên mà sát hại trẻ em vô can. Kẻ vô vọng không chỉ gọi nhau biểu tình khiếu kiện mà muốn hủy diệt luôn tương lai trước mặt.
- Sau cùng, chìm sâu bên dưới là thành tích quản lý dân số với chế độ “mỗi hộ một con” áp dụng từ năm 1979. Thành tích đó là nạn lão hóa dân số nhanh chưa từng thấy ở mọi nơi mọi thời. Vì thế dân số bị lão hóa, tỷ lệ cao niên sẽ tăng vọt, Hiện nay, trung bình thì chín người lao động cho một người nghỉ hưu, đến năm 2050, hệ số cưu mang này là 2,5. Của Âu Châu già lão thì hệ số đó sẽ là 2, nhưng Âu Châu có một mạng lưới an sinh xã hội rất dày và rộng, Trung Quốc thì không.
Hậu quả chung thì số người làm việc và góp tiền vào quỹ hưu bổng cho tuổi già sau này sẽ giảm khá nhanh trong khi số người chờ lãnh lương hưu lại tăng rất mạnh. Khi đó, làm sao các quỹ quản lý tiền già đáp ứng được yêu cầu tài chính và sự nóng ruột của người cao niên mà thiếu dịch vụ như y tế và thậm chí không đủ sống khi tuổi thọ lại kéo dài hơn các thế hệ trước?
RFI : Hiện nay, chế độ quản lý đó là như thế nào mà anh cho là có thể bị khủng hoảng?
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Về đại lược, hệ thống hưu liễm do nhà nước quản lý hay bảo trợ gồm có ba quỹ lớn, quy tụ 2.560 tỷ đồng Nguyên, là 406 tỷ đô la, hay 312 tỷ Euro. Đây ngạch số rất nhỏ so với yêu cầu của xã hội và của lực lượng lao động hiện là 780 triệu người. Như vậy, làm sao các quỹ có thể kịp sinh lời để có tiền trả hưu liễm cho người già? Huống hồ, ba quỹ đó chỉ thanh toán cho người có sổ hưu, khoảng 40% lực lượng lao động mà thôi, Thành phần còn lại, là gần 470 triệu, thì chỉ trông cậy vào hệ thống nghèo nàn gọi là An sinh Tối thiểu của nhà nước.
Tôi xin đi vào chi tiết hơi nhức đầu để biết là ta nói chuyện gì chứ không là cảm quan. Thứ nhất, họ có Quỹ Bảo hiểm Cao niên do địa phương quản lý và hiện có hơn 220 tỷ đô la, là 54% của cả hệ thống, do trung ương phân phối xuống chừng 20% và công nhân góp vào hàng tháng khi lương được khấu trừ 8%. Quỹ này đã đầu tư để đẻ lãi, với mức lời khoảng 2% một năm về mệnh giá. So với lạm phát bình quân của 10 năm qua là 2,2% thì quỹ Cao niên này thật ra bị lỗ!
Thứ hai có Quỹ Bảo hiểm Xã hội Toàn quốc do trung ương quản lý, Chủ tịch là Đới Tương Long, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Quỹ này nắm 137 tỷ đô la và đầu tư bén nhạy hơn, với mức lời 8-10%, nhưng số tiền trên chỉ bằng một phần ba của tổng số. Thứ ba là quỹ hưu bổng của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ, cũng có quyền đem tiền ra đầu tư để sinh lời trên thị trường tài chính, nhưng với vỏn vẹn chỉ gần 48 tỷ đô la. Đó là ta mô tả toàn cảnh, là khi người lao động nạp tiền vào quỹ hưu bổng để có chút tiền khi về hưu.
Cuối năm ngoái, Viện Khoa học Xã hội của Bắc Kinh báo động là năm 2011 các quỹ này bị hụt cỡ 68 tỷ đồng Nguyên và còn thâm thủng nặng hơn sau này. Ngân hàng Thế giới thì nói đến lỗ hổng 115 tỷ của các quỹ hưu bổng do địa phương quản lý vào năm 2015 là khi lực lượng lao động bắt đầu giảm vì nạn lão hóa dân số. Thời điểm 2015 đó chỉ là ba năm nữa thôi!
RFI :  Hiển nhiên là Bắc Kinh có thấy vấn đề, và theo anh thì họ tính giải quyết thế nào mà anh cho là một vụ khủng hoảng có thể xảy ra?
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Trong cả hồ sơ này, ta mới nói đến tảng băng trên bề mặt là ba quỹ hưu bổng chỉ có hơn 400 tỷ đô la trước làn sóng tuổi già đang lên. Phúc trình do Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Phát triển của Chính phủ Bắc Kinh vừa công bố hôm Thứ Hai còn nói đến một làn sóng đáy khác. Hệ thống hưu bổng hiện hành cho công nhân viên thành phố, là những cam kết phải thanh toán sau này – mà thuật ngữ kinh tế gọi là “chi phí di sản” – đã lên tới từ 82% đến 130% của Tổng sản lượng GDP năm 2008, là bốn năm trước.
Cho nên Trung Quốc phải cấp tốc cải cách chế độ hưu bổng để khỏi phá sản và người già hết tiền sống. Và quả nhiên là tranh luận bùng nổ mà tôi xin tóm lược để khỏi làm thính giả thêm nhức đầu. Họ tranh luận là phải cho các quỹ hưu bổng đầu tư vào thị trường tài chính, từ ký thác tiết kiệm qua mua trái phiếu, công khố phiếu hay cổ phiếu, tuần tự thì lời cao hơn mà cũng rủi ro hơn. Nhưng có mấy vấn đề đặt ra mà không ai giải quyết nổi vì cái gọi là “màu sắc Trung Quốc”.
RFI : Những vấn đề ấy là gì ?
Nguyễn Xuân Nghĩa :  Đó là ai quản lý các nghiệp vụ đầu tư, trung ương hay các địa phương? Hệ thống hưu bổng phân tán trong hơn 2.000 đơn vị hành chính mà chẳng ai giám sát rõ ràng. Khi cần đầu tư để sinh lời, chính quyền trung ương phải tập trung kiểm soát và gặp sự cưỡng chống ở dưới vì đặc quyền đặc lợi của những kẻ có thể vọc tay vào quỹ đó ở địa phương. Thí dụ tiêu biểu là Ủy viên Bộ Chính trị và cựu Bí thư Thượng Hải Trần Lương Ngọc lãnh án 18 năm tù từ năm 2008 vì trục lợi bất chính qua dịch vụ đầu tư từ quỹ hưu bổng của thành phố.
Thứ hai, các thị trường tài chính Trung Quốc hàm chứa rủi ro lớn vì luật lệ thiếu phân minh, sổ sách thiếu khả tín và nạn đầu cơ dễ hoành hành mà nhà đầu tư lại không được bảo vệ. Có khi càng đầu tư thì các quỹ hưu bổng này lại càng lỗ. Đây là trở ngại nghiêm trọng nhất.
Cho đến nay, giữa ba bốn giải pháp đang bàn cãi, người ta có thể thiên về vai trò của Quỹ Bảo hiểm Xã hội Toàn quốc, là cơ chế tương đối có thành tích, có sự kiểm tra của Hội đồng Giám đốc Chứng khoán và chuẩn thuận của Bộ Tài chính và bộ Lao động và An sinh Xã hội. Khi ấy về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược của đầu tư phải nhắm vào mức lời trong dài hạn. Nhưng thực tế thì các nhóm đặc quyền và đại gia ở trên lại muốn dồn nguồn tiền đó vào dự án của họ, kể cả dự án ưu tiên của công quyền, hay rót tiền vào các tập đoàn nhà nước để nâng giá cổ phiếu.
Rốt cuộc thì chế độ tư bản nhà nước dẫn đến “chủ nghĩa tư bản thân tộc”, hay “tư bản dải quần” nói theo chữ Trung Quốc, và đe dọa tương lai của người già. Bây giờ, lãnh đạo Bắc Kinh muốn gom quyền vào trung ương để giải quyết bài toán xã hội cho dân khỏi nổi loạn, nhưng ngay tại trung ương, có khi đảng viên cán bộ nhà nước lại lấy tiền hưu của dân đi đánh bạc làm người già sẽ mất cái vốn hưu bổng tích lũy trong cả đời lao động. Vì thế mà một vụ khủng hoảng quỹ hưu bổng rất dễ xảy ra nếu xứ này không cải tổ cả hệ thống chính trị khi chuẩn bị Đại hội 18. Và cải tổ chính trị là đề mục hiện đang gây tranh luận còn gay gắt hơn mà cũng không thể có giải pháp.

Các đập thủy điện trên sông Mêkông sẽ gây nhiều tác hại cho ngư nghiệp và sinh thái

Ngư dân ở vùng Đồng Tháp, hạ lưu sông Mêkông (REUTERS)
Ngư dân ở vùng Đồng Tháp, hạ lưu sông Mêkông (REUTERS)
Thụy My – RFI
Theo các nhà khoa học, các dự án xây dựng đập thủy điện dọc theo các nhánh sông Mêkông có thể gây tác động tai hại cho nhiều triệu người đang kiếm sống nhờ vào dòng sông dài nhất Đông Nam Á này. Cam Bốt và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, mất đi nhiều cá tươi, trong khi hàng triệu dân ở lưu vực sông Mêkông trông cậy vào nguồn cá để sống còn.
Lâu nay người ta chỉ tập trung chú ý vào 11 đập thủy điện lớn năm trên dòng chính của con sông Mêkông dài 4.600 km, chảy qua các nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Tháng 12/2011, các bộ trưởng Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan đã quyết định hoãn xây dựng đập Xayaburi trị giá 3,8 tỉ đô la.
Tuy nhiên mới đây tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences chuyên công bố các công trình của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, đã cảnh báo một thảm họa sinh thái trong tương lai, do tác động của các đập thủy điện dự kiến xây dựng tại hơn một chục chi lưu của sông Mêkông.
Các công trình nghiên cứu đã nhận định, việc hoàn tất 78 đập trên các sông nhánh, vốn không cần có nghiên cứu phân tích chiến lược, sẽ gây tác hại cho ngư nghiệp và đa dạng sinh thái. Các nhà phân tích phát hiện rằng nhiều dự án thủy điện đã làm cho hơn 100 loài cá trên tổng số 877 loài cá ở lưu vực sông Mêkông không thể di chuyển ngược lên thượng nguồn, gây thiệt hại nặng nề cho đa dạng sinh vật và nguồn cá.
Các nhà nghiên cứu đang chú trọng vào 27/78 dự án xây dựng đập trên các chi lưu của Mêkông, vì các đập này dự kiến sẽ được tiến hành từ năm 2015 đến 2030, và việc xây dựng chúng không cần có các thỏa thuận quốc tế. Ông Ziv cho biết : « Tác động tổng thể của các đập này còn lớn hơn các đập trên dòng chính. Nước được hưởng lợi nhiều nhất từ thủy điện là Lào, hầu hết xuất sang Thái Lan và Việt Nam, trong khi Cam Bốt và một phần Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, bị mất đi nhiều sản lượng cá da trơn ».
Hàng chục triệu người dân nghèo trong vùng lệ thuộc vào nghề đánh cá, vốn là nguồn cung protein chủ yếu của họ. Ông Guy Ziv, người chủ trì công trình nghiên cứu trên nói với AFP là có một sự liên hệ chặt chẽ giữa việc sản xuất năng lượng và tác động lên ngư nghiệp và sinh thái.
Mỗi năm có hơn một triệu tấn cá tươi được đánh bắt tại Cam Bốt và Việt Nam. Khoảng hai phần ba trong số 65 triệu người sinh sống ở lưu vực sông Mêkông trông cậy vào nguồn cá để sống còn.
Đặc biệt là có bốn đập sẽ làm mất đi trữ lượng cá dồi dào trong lưu vực, trong đó có đập Hạ Se San 2 ở Cam Bốt sẽ làm thiệt đến 9,3% khối lượng thủy sản. Ba đập còn lại ở Lào là Se Kong 3d làm sụt giảm 2,3% sinh khối, Se Kong 3u 0,9% và Se Kong 4 làm giảm 0,75%. Tuy tỉ lệ thiệt hại có vẻ không đáng kể, nhưng ông Guy Ziv nhấn mạnh, cứ mỗi 1% lượng cá trong lưu vực bị mất đi, tương đương với việc thiếu hụt 10.000 tấn thực phẩm.

Cử tri Ấn Độ lên tiếng về hệ thống

Cử tri Ấn Độ đánh tiếng chuông cảnh báo giới chính khách
Cử tri Ấn Độ gửi thông điệp tới giới cầm quyền rằng tham nhũng và dịch vụ công yếu kém không làm họ hài lòng, bất kể các chính trị gia có nguồn gốc con ông cháu cha hay mỵ dân ra sao.
Trong cuộc bầu cử các tiểu bang của Ấn Độ, đảng Quốc Đại hiện nắm quyền ở cấp liên bang sẽ đón nhận kết quả tồi tệ nhất khi kiểm phiếu được công bố cuối ngày hôm nay 6/3.
Ông Rahul Gandhi từ dòng họ chính trị gia nổi tiếng của Ấn Độ đã vận động ráo riết ở tiểu bang đông dân nhất nước, Uttar Pradesh nhưng hiện đảng của ông chỉ về thứ tư.
Gốc tích gì cũng bị chê
Tại đây, đảng Xã hội chủ nghĩa Samajwadi đang dẫn đầu trong lúc đảng Bahujan Samaj của bà Mayawati, một người thuộc tầng lớp cùng khổ (dalit – hạ đẳng) trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ hiện đang cầm quyền tại Uttar Pradesh cũng có thể bị thua.
Trước đây, bà từng là biểu tượng của một thời đại vượt lên phân biệt đẳng cấp nhưng vì thành tích cầm quyền không sáng sủa nên cũng mất phiếu cử tri.
Nay khẩu hiệu “vượt lên trên phân biệt đẳng cấp và tôn giáo” lại đang do đảng Xã hội chủ nghĩa Samajwadi nắm.
Rahul Gandhi dù thuộc dòng tộc nổi tiếng đã không thuyết phục được cử tri Uttar Pradesh
Tuy thế các nhà bình luận cũng tin rằng sự ủng hộ cho phe tả ở Uttar Pradesh không phải là động cơ chính.
Lý do cơ bản là người dân ở tiểu bang đông nhất nước Ấn Độ thất vọng trước bộ máy cầm quyền nói chung, bất kể các quan chức thuộc đảng gì.
Theo một biên tập viên Nam Á của BBC thì ý thức về sức mạnh lá phiếu dân chủ khiến trên 60 phần trăm cử tri Ấn tham gia bầu cử địa phương.
Bà Mayawati, người từng cầm quyền năm năm qua ở tiểu bang Uttar Pradesh bị phê phán vì chi tiền công quỹ vào dự án dựng các bức tượng khổng lồ của chính bà trong nhiều công viên, và đã thất bại không cải cách được hệ thống y tế và giáo dục công.
Trái với ví dụ ‘gốc nhà nghèo’ của bà Mayawati, ông Rahul Gandhi là người có nguồn gốc ‘cao quý’.
Nhưng dùng danh tiếng trong quá khứ của một triều đại chính trị ba bốn đời như ông cũng không thể khiến người dân tăng sự ủng hộ.
‘Hoàng tử’ Rahul Gandhi, con trai của cựu thủ tướng Rajiv Gandhi, cháu của Nữ thủ tướng Indira Gandhi và chắt của Thủ tướng Nehru thuộc đảng cầm quyền Quốc Đại, đã không dấu được sự thất vọng khi nói chuyện với báo chí trong ngày.
Hiện ông là dân biểu liên bang từ Uttar Pradesh.
Mẹ ông, bà Sonia Gandhi, người gốc Ý, hiện nắm chức chủ tịch đảng Quốc Đại.
Báo chí Ấn Độ đã nói từ năm năm qua, đảng Quốc Đại có dựa vào uy tín gia đình của ông Rahul để thuyết phục cử tri nhưng bản thân ông không phải là nhân vật hấp dẫn quần chúng.
Hồi cuối năm 2011, hàng vạn người đã xuống đường biểu tình chống tham nhũng ở Dehli
Chưa kể như cử tri muốn trừng phạt đảng Quốc Đại vì hai năm cầm quyền vừa qua.
Năm 2011, hàng vạn người đã xuống đường biểu tình chống tham nhũng ở Dehli và một cụ già là Anna Hazare bỗng trở thành nhân vật nổi tiếng vì đòi các chính trị gia tham nhũng phải từ chức.
Phong trào này đánh dấu một biến đổi trong chính trị Ấn Độ và cho thấy các ràng buộc truyền thống cũng như sắc tộc, tôn giáo không phải là chất kết nối người dân.
Trái lại, chính tinh thần tăng sự đòi minh bạch, tính trách nhiệm trong bộ máy công quyền đang lôi cuốn hàng triệu người ở quốc gia đông dân nhất Nam Á.
Các nhà bình luận cho rằng đây là chỉ dấu đảng Quốc Đại phải có một nghị trình cải cách mới nếu muốn thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho họ ở cấp liên bang năm 2014.
Uy tín của liên minh cầm quyền ở chính phủ cấp toàn quốc, với đảng Quốc Đại đóng vai trò chính, bị giảm sút vì các vụ scandal tham nhũng và sự tấn công của các đảng nhỏ nhưng biết tập hợp lực lượng nhằm ngăn các dự luật mà chính phủ muốn thông qua.
Các cuộc bầu cử cũng diễn ra tại các bang Punjab, Uttarakhand và cả bang có phiến quân phá hoại là Manipur, cùng các bang phía Tây như Goa.
Hiện Manipur và Goa do đảng Quốc Đại nắm còn phe đối lập làm chủ Punjab và Uttarakhand.

Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây 14 lò phản ứng hạt nhân

Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Hình: VOA – Tấn Chương
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam
Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân trước năm 2030, mặc dù vụ khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản tạo ra nhiều mối quan tâm về vấn đề an toàn hạt nhân.
Tường thuật hôm thứ Hai của tờ Vancouver Sun ở Canada trích lời ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói rằng “thông tin và đánh giá về những vụ nổ ở nhà máy Fukushima sẽ là cơ sở mà giới hữu trách Việt Nam dựa vào để phát triển các chương trình điện hạt nhân phù hợp.”
Tháng 10 năm 2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam do nhà nước làm chủ đã ký hợp đồng với công ty Rosatom của Nga để xây hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Dự án trị giá 10 tỉ đô la này sẽ khởi công vào năm 2014 và theo kế hoạch sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Tháng 10 năm ngoái Việt Nam cũng đã ký kết với Nhật Bản một hợp đồng để xây hai nhà máy điện hạt nhân, cũng ở tỉnh Ninh Thuận. Trong khi đó, Nam Triều Tiên dự kiến sẽ trở thành nhà cung ứng thứ ba của Việt Nam trong lãnh vực điện hạt nhân.
Bài tường thuật của tờ Vancouver Sun cho biết Việt Nam thiếu rất nhiều chuyên viên để vận hành các nhà máy điện hạt nhân nên các hợp đồng với Nga và Nhật Bản đều có bao gồm những chương trình huấn luyện và đào tạo cho nhân viên người Việt Nam.
Từ khi hiệp định khung về hợp tác hạt nhân với Nhật Bản được ký kết năm 2008 đến nay, khoảng 500 chuyên viên Việt Nam đã được các công ty Nhật huấn luyện.
Kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam được nhiều người chú ý trong lúc Nam Triều Tiên chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân lần thứ 2 tại Seoul vào hạ tuần tháng này.
Tin tức từ Seoul cho biết Việt Nam sẽ tham dự hội nghị này sau khi đã tham dự hộïi nghị lần thứ nhất tổ chức tại Hoa Kỳ cách nay gần 2 năm.
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=wI_FXy-OSEI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ASEAN 2012: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai ngày 5/3/2012
TTXVN (Giacácta 26/2)

Bàn v một s cơ hội, thách thức và trin vọng đặt ra cho vai trò trung tâm của ASEAN trong bi cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến c và thay đổi quyền lực, học gi Benjamin Ho – Trung tâm nghiên cứu các vn đ đa phương (CMS), Trưng Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanvang (Xinhgapo) vừa có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta “, nhan đề “Vai trò trung tâm của ASEAN: Năm ca những sự chuyn đi quyền lực lớn Sau đây là nội dung bài viết:
Sự trỗi dậy của châu Á như là một châu lục ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị toàn cầu – cùng với vai trò đầu tàu của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm nên nhiều chuyện trong thập kỷ qua. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi cuối tháng 11/2011 rằng thế kỷ 21 sẽ là “Thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ hẳn đang củng cố niềm tin tâm điểm tương lai của chính trị toàn cầu sẽ là tại châu Á.
Trong bối cảnh năm nay đang diễn ra sự thay đổi quyền lực tại nhiều nước lớn, người ta có thể mong lãnh đạo các nước đó sẽ đề cập đáng kể đến các điều kiện ở châu Á trong những bài thuyết trình của mình. Vậy vai trò ngày càng nổi bật của châu Á có ý nghĩa gì đối với ASEAN?
Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược “ngoại giao hướng về khu vực”, thể hiện qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm ngoái và chuyến thăm bước ngoặt tới Mianma vào tháng 12/2011 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và Xinhgapo với nội dung bàn thảo là các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi Bắc Kinh có lợi ích. Với việc kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất, Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực.
Cùng với khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh — Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông-Tây trên bán đảo Đông Dương.
Khả năng duy trì tình hình, kinh tế xuất sắc của Bắc Kinh bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có thể nổi lên như là một nguồn phát triển độc lập với nhu cầu (từ bên ngoài).
Sự cần thiết giữ vị trí trung gian giữa lợi ích của Oasinhtơn và Bắc Kinh không phải là điều bất lợi đối với ASEAN như ghi nhận cua Ngoại trưởng Xinhgapo K.Shanmugam. Trong chuyến thăm Oasinhtơn đầu tháng 2/2012, ông Shanmugam đã đề nghị Mỹ cần tránh những bài phát biểu chống Trung Quốc tại cuộc tranh luận trong nước.
Giáo sư Tommy Koh, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giải thích chiến lược của ASEAN “đưa các cường quốc lớn – đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc – lại với nhau và gắn họ vào trong một khuôn khổ hợp tác… do đó giám thiểu việc thiếu hụt niềm tin”.
Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS với cách như vậy, nhằm làm cho ASEAN “chấp nhận được đối với cả Trung Quốc và Mỹ”.
Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò “trung tâm của ASEAN” – quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng dồng ASEAN.
Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN.
Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Thật vậy, diễn đàn đã tìm thấy lực kéo đáng kể từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, thể hiện qua sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tổng thư ký Surin Pitsuwan trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm ngoái đã nói “thực tế việc thế giới quan tâm đến các diễn đàn của ASEAN và sân khấu ASEAN mà chúng tôi mang đến có nghĩa rằng chúng tôi đã phục vụ đúng mục đích của các bên tham gia và có những giá trị từ vai trò quản lý cấu trúc hợp tác đó của ASEAN” (tại Đông Á).
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ lạm dụng tính hữu dụng và hiệu quả của cách tiếp cận như vậy, đặc biệt nếu các nước ASEAN bắt đầu áp dụng cách nhìn “hướng nội, tất cả chỉ là tâm lý ASEAN”.
Thực tế là sự trở nên nổi bật toàn cầu của ASEAN lại đến từ sự sẵn sàng mở cửa đối với thế giới rộng lớn bên ngoài của các nước ASEAN.
Nói cách khác, vị trí trung tâm của ASEAN đã được làm cho khả dĩ bởi vì chính các nước thành viên đã xếp vận mệnh của họ cùng dòng chảy với phần còn lại của thế giới, và với cách làm như vậy, đã dẫn đến kết quả là sự thành công tập thể của cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp và đa diện sẽ làm nảy sinh xu thế và sức hút khiến ASEAN tự khép cửa nhìn vào trong. Lo lắng trước quan hệ giữa các nước lớn và sự không chắc chắn của việc những tương tác đó sẽ diễn ra như thế nào sẽ làm cho các nước thành viên ASEAN không can dự vảo những thách thức toàn cầu, mà thay vào đó là phát triển xu hướng địa phương thiển cận và tách biệt.
Hiệp ước Bali III (xác định cương lĩnh chung của ASEAN về các vấn đề toàn cầu) được các nhà lãnh đạo ASEAN ký tháng 11/2011 không thể được sử dụng để biện minh cho một cái nhìn cường điệu về ASEAN – trung tâm của thế giới. Thực sự, một kết quả (từ sự nhìn nhận cường điệu) như vậy sẽ làm tê liệt khu vực mà ở đó sự tăng trưởng được tạo lập dựa trên các mối quan hệ đa dạng và năng động giữa các quốc gia thành viên với thế giới.
Hai tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến sự xuất hiện nhiều diễn biến chính trị có thể chỉ rõ tính chất của các vấn đề toàn cầu cho phần còn lại của năm. Các sự kiện như cuộc khủng hoảng Xyri đang diễn ra, bế tắc tài chính tại Hy Lạp và sự thách thức của Iran trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế sẽ kiểm nghiệm tài tháo vát và khả năng giải quyết của cộng đồng trong việc khớp nối một phản ứng phù hợp. Chắc chắn ASEAN sẽ đứng trước thực tế: ASEAN có thể duy trì tới mức độ nào sự can dự toàn cầu cùng lúc với giữ gìn trật tự tại chính ngôi nhà của mình sẽ là một thử nghiệm quan trọng về tính sẵn sàng và tương xứng của ASEAN – với vai trò là một khối.
*
*       *
TTXVN (Niu Yc 28/2)
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế cho rằng những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á, dặc biệt là Inđônêxia, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đạt được những tiến bộ. Diễn biến đáng chú ý mới nhất là phiên toà bắt đầu diễn ra từ ngày 13/2 tại Giacácta để xét xử Umar Patek, kẻ tình nghi chính cuối cùng của vụ đánh bom tại Bali năm 2002. Tuy nhiên, dù sự thành công của các chiến dịch an ninh gần đây đã làm suy yếu các nhóm cực đoan, nhưng chúng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn mối đe doạ khủng bố. Khả năng xuất hiện các nhóm và tổ chức mới vẫn còn và có thể làm gia tăng những căng thẳng tôn giáo tại khu vực.
Umar Patek, kẻ bị bắt tại thị trấn Abbottabad, nơi các lực lượng đặc biệt của Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5 năm ngoái, bị nghi ngờ là đã cài quả bom 700kg tại khu nghi dưỡng Kuta ở Bali làm 202 người chết, chủ yếu là khách du lịch phương Tây. Umar Patek có thể phải nhận án tử hình nếu bị buộc tội chủ ý giết người, sản xuất bom và các tội khác có liên quan đến vụ tấn công năm 2002, vụ tấn công chết chóc nhất tại Đông Nam Á. Umar Patek cũng bị cáo buộc thực hiện các vụ đánh bom bên ngoài 5 nhà thờ ở Giacácta năm 2000.
Kể từ vụ đánh bom tại Bali, Chính phủ Inđônêxia đã thực hiện một trong những chiến dịch chống khủng bố thành công nhất thế giới. Các cuộc điều tra do lực lượng tình báo dẫn đầu đã giúp đơn vị cảnh sát chống khủng bố Densus 88 bắt giữ được hàng trăm phần tử tình nghi. Những thủ lĩnh đầu tiên của Jemaah Islamiyah (JI), từng là một mạng lưới khủng bố rộng lớn nhất khu vực, bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Những thủ lĩnh kế nhiệm của nhóm này cũng bị xử lý tương tự. Tháng 11/2008, 3 kẻ đánh bom chính tại Bali là Imam Samudra, Amrozi và Mukhlas đã bị xử bắn tại Bali. Noordin Top, thủ lĩnh một nhóm cực đoan tách ra từ JI và đã thực hiện nhiều vụ tấn công quy mô lớn ở Inđônêxia trong giai đoạn 2003 – 2009, bị cảnh sát bắn chết tháng 9/2009. Abu Bakar Bashir, một nhà truyền giáo được cho là thủ lĩnh tinh thần của JI, đã bị bỏ tù do kích động chủ nghĩa khủng bố.
Tại miền Nam Philíppin, đầu tháng 2 vừa qua chính quyền cũng khẳng định đã giết được một thủ lình cao cấp khác của JI là Zulkifli bin Hir. Đại tá Marcelo Burgos, phát ngôn viên của quân đội Philíppin, nói Zulkifli bin Hir, còn được gọi là Marwan, là một trong số ít nhất 15 kẻ bị giết trong cuộc không kích do Mỹ hỗ trợ nhằm vào hòn đảo hẻo lánh Jolo ở miền Nam. Marwan, kẻ được Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD trong chương trình Thưởng cho công lý, được cho là cầm đầu nhóm phiến quân Kumpulun Mujahidin Malaysia. Bị tiêu diệt trong vụ tấn công trên được tin còn có Umbra Jumdail, thủ lĩnh cấp cao của nhóm Abu Sayyaf, và Abdullah Ali, một thành viên người Xinhgapo của JI. Nếu được khẳng định bằng xét nghiệm ADN, 3 cái chết này là một đòn đau đối với những kẻ khủng bố tại Đông Nam Á.
Sau các vụ đánh bom tại Bali, nhiều nhân vật cấp cao của JI đã chạy trốn khỏi Inđônêxia đến các trại huấn luyện của Mặt trận tự do Hồi giáo Moro (MILF), một nhóm nổi dậy lớn ở miền nam Philíppin. Mặc dù các mối quan hệ giữa MILF và JI chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng cả trại của MILF ở đảo Mindanao đã ngày càng không mến khách trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 2000 do nhóm này tham gia các cuộc đàm phán hoà bình với chính phủ. Thay vào đó, các thủ lĩnh JI giao thiệp với Abu Sayyaf, một nhóm nhỏ có căn cứ ở quần đảo Sulu gần đó. Bản thân Umar Patek đã chạy đến Philíppin trước khi về Pakixtan. Quan hệ đồng minh giữa Abu Sayyaf, JI và nhóm đạo Cơ đốc cực đoan đã chuyển hướng sang đạo Hồi – Phong trào Rajah Sulairaan đã gây ra vụ tấn công chết chóc lớn thứ hai tại Đông Nam Á vụ chìm phà chở người làm 116 người chết tại Manila năm 2004.
Giảm, nhưng vẫn nguy hiểm
Do chiến dịch chống khủng bố, JI dường như đã bị xoá bỏ hoàn toàn tại Inđônêxia. Nguy cơ xảy ra các vụ tấn công quy mô như vụ đánh bom 2002 hoặc tinh vi như các vụ tấn công sau đó tại Giacácta, chẳng hạn các vụ đánh bom liều chết vào khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton tháng 7/2009, hiện tại dường như là rất thấp. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng Đông Nam Á hiện không còn chủ nghĩa khủng bố. Tại Inđônêxia, có hàng loạt các vụ tấn công quy mô nhỏ trong năm 2011. Ngay 25/9, một kẻ đánh bom liều chết đã cho nổ tại một nhà thờ ở Surakarta, Trung Java, làm 27 người bị thương. Trước đó là vụ đánh bom tại một trại cảnh sát ở Cirebon Tây Java, vào ngày 15/4 và một vụ tấn công hụt một tháng sau đó tại một nhà thờ ở Tangerang, ngoại ô Giacácta.
Ngoài mối liên hệ lỏng lẻo trong ít nhất hai vụ tấn công với Jemaah Ansharut Tauhid, một nhóm cực đoan được Bashir thành lập năm 2008, các vụ đánh bom trong năm qua dường như được thực hiện bởi các nhóm nhỏ hoạt động độc lập với các nhóm khác. Các vụ tân công cũng dường như là nghiệp dư. Nhóm thực hiện vụ tấn công bất thành tại Tangeiang thậm chí còn liên hệ với Al Jazeera, đài truyền hình tiếng Arập, để yêu cầu đài truyền hình này quay phim vụ tấn công. Kẻ tình nghi chính nói rằng hắn đã học cách làm bom qua xem phim trên Youtube – một cách huấn luyện hoàn toàn khác so với các chuyên gia chất nổ của JI, những kẻ học kỹ năng của mình tại Ápganixtan. Tuy nhiên, cũng có thể rằng, thời gian qua đi các phần tử quá khích mới ở Inđônêxia sẽ giỏi lên, đặc biệt nếu chính quyền để những căng thẳng tôn giáo gia tăng, tạo ra môi trường để các nhóm theo đường lối cứng rắn có thể phát triển. Do đó, các vụ va gần đây giữa người Cơ đốc và người Hồi giáo tại đảo Ambon là nguyên nhân cho lo ngại đó.
Tại miền Nam Philíppin, Abu Sayyaf sẽ yếu đi do việc mất Jumdail, trong khi Marwan thì không còn khả năng truyền những kỹ năng chế tạo bom cho những thành viên mới, nếu thực sự thủ lĩnh này của Jl đã chết. Tuy nhiên, Abu Sayyaf sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với các địa phương dọc theo bờ biển phía Tây Mindanao và quần đảo Sulu. Mặc dù tương đối nhỏ về con số, nhưng nhóm này thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người dân tộc Tausig trên các hòn đảo này.
Nếu không có giám sát tư tưởng của JI, Abu Sayyaf nhiều khả năng sẽ theo đuổi các hành động tội phạm như hành động đầu tiên thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế năm 2000 khi nhóm này bắt cóc 21 người Malaixia lặn ở đảo Sipadan để đòi hàng triệu USD tiền chuộc. Không ai nhận trách nhiệm vụ bắt cóc 2 khách du lịch châu Âu tại đảo Tawi-Tawi vào ngày 1/2, nhưng vụ này cũng giống như vụ bắt cóc được thực hiện bởi nhóm Abu Sayyaf./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

5 LÝ DO KHIẾN IRAN CÓ TH BT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CM VẬN CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 5/3/2012
TTXVN (Niu Yoóc 27/2)
Nhận định về khả năng đứng vững của Iran trước các biện pháp cấm vận toàn diện và nghiêm ngặt của Mỹ và phương Tây, “Tạp chí Âu-Á” ngày 21/2 cho biết khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một trong những chế độ cấm vận ngặt nghèo nhất từ trước đến nay đối với hệ thống tài chính và kinh tế của Iran, thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh ác liệt ở trung tâm Trung Đông. Cùng lúc đó, Ixraen đề nghị phát động một cuộc tấn công phủ đầu nếu các biện pháp cấm vận không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran, bất chấp Têhêran thề sẽ đáp trả thích đáng nếu bị tấn công. Nhưng để phá vỡ thế bao vây cấm vận kinh tế và tránh một cuộc xung đột, Iran ngày càng quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán,Iran không những hoan nghênh các đoàn thanh tra của Cơ quan năng lượng và nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thăm các cơ sở hạt nhân mà còn tích cực tham gia các cuộc đàm phán quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện đóng vai trò là các nước đối thoại chủ yếu của Iran. Đã đến lúc Mỹ và phương Tây phải xem xét lại các biện pháp cấm vận và vạch ra một chiến lược thực sự bằng cách tạo ra một cơ hội ngoại giao. Đây có thể là cơ hội cuối cùng để các bên tránh được thảm họa chiến tranh.
- Trừng phạt người dân Iran: các biện pháp cấm vận kinh tế đang đánh vào các hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Iran, trong đó đặc biệt dầu lửa và khí đốt và phong tỏa Ngân hàng Trung ương Iran trên các thị trường tải chính toàn cầu. Biện pháp cấm vận này đã và đang gây khó khăn cho Têhêran trong việc tham gia các giao dịch quốc tế quy mô lớn bằng đồng USD buộc Iran dựa vào các tổ chức tài chính bên thứ ba thường không chắc chắn và nhiều thủ tục rắc rối để thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn. Điều quan trọng là các biện pháp cấm vận đã và đang ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Iran do các khoản chi phí giao dịch tăng và các nguồn nhập khẩu ngày càng hạn chế. Thực tế, khoảng 1/4 nền kinh tế của Iran dựa vào xuất khẩu dầu lửa và ngân sách quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn thu dầu lửa. Nền kinh tế trong nước của Iran hiện đang cảm thấy khó khăn do chi phí cho các sản phẩm nhập khẩu tăng chóng mặt. Ngoài ra, các biện pháp cấm vận đang làm tăng nguy cơ lạm phát, bởi vì Iran đang trong giai đoạn cắt giảm các khoản trợ giá của nhà nước – từ đó tăng sức ép lạm phát đối với các hàng hóa cơ bản. Tỷ lệ lạm phát của Iran hiện đang ớ mức hai con số trong khi đó khu vực sản xuất nhiều tỷ USD đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các hàng hóa công nghệ cao và trung bình từ nước ngoài, đặc biệt từ phương Tây. Do đó, cả khu vực công nghiệp cũng như thương mại của Iran đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bao vây cấm vận kinh tế nghiêm ngặt. Rõ ràng, chế độ cấm vận của Mỹ và phương Tây đang ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu ở Iran và khiến họ ngày càng căm thù quan điểm của Mỹ và phương Tây. Đối với nhiều người Iran, Chính phủ Mỹ đã đi ngược lại cam kết ban đầu của Tống thông Obama là xây dựng lại mối quan hệ hữu nghị với Iran. Các biện pháp câm vận, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người dân Iran, là sự phản bội lời hứa của Tổng thống Obama: xây dựng mối quan hệ thân thiện, ổn định và tôn trọng lẫn nhau với người dân Iran. Sau 3 năm nắm quyền của ông Obama, người dân Iran ít có thiện chí với Chính phủ Mỹ
- Bao vây kinh tế: Khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất là các thị trường tiền tệ ở Iran, bởi vì tâm lý là một nhân tố quan trọng để xác định tỷ giá hối đoái. Trong lúc tình hình hoảng loạn, nỗi lo sợ các biện pháp cấm vận tài chính bị thắt chặt và thiếu tiền đã gây sức ép đối với đồng ria của Iran. Trong một tháng, đồng tiền Iran mất hơn 40% giá trị, buộc ngân hàng Trung ương Iran “Bank-e-Markazi” phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn và bơm các khoản dự trữ đồng đôla dầu mỏ vào nền kinh tế trong nước nhằm cứu vớt các thị trường tiền tệ. Thực tế, Chính phủ Iran đã tăng cường kiểm soát việc mua bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen và áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để điều hòa nguồn USD. Iran có khoảng 104 tỷ USD bằng các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ, do đó Chính phủ Iran có thể sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ này để đối phó với các cú sốc tiền tệ. Nhưng các biện pháp của Mỹ và phương Tây cũng đang nhắm vào các khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Iran hiện chủ yếu nằm ờ các tổ chức tài chính lớn của phương Tây, đặc biệt ở châu Âu. Do đó, Iran buộc phải chuyển hầu hết các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ đến các ngân hàng châu Á và Mỹ Latinh. Để duy trì các khoản dự trữ ngoại tệ và thương mại, Iran sẽ dựa vào các đối tác dầu lửa lớn của châu Á. Nhưng Mỳ và phương Tây đang tìm cách thuyết phục các đối tác thương mại lớn của Iran ở châu Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… để hạn chế nhập khẩu dầu lửa từ Iran. Chiến lược của Mỹ và phương Tây bao gồm 2 mặt: Thứ nhất, Mỹ và phương Tây tranh thủ sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu lửa lớn ở Trung Đông như Arập Xêút và các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để yêu cầu các nước này sẵn sàng tăng khối lượng sản xuất dầu lửa đề bù cho các khoản thiếu hụt nguồn cung dầu lửa nếu xuất khẩu dầu lửa của Iran bị phong tỏa; thứ hai, bằng cách gây sức ép các đối tác dầu lửa châu Á của Iran, Mỹ và phương Tây đang tìm cách hạn chế các khách hàng dầu lửa của Iran. Do đó, rất dễ hiểu, Iran mô tả các biện pháp cấm vận là “tuyên bố chiến tranh kinh tế” và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu các biện pháp như vậy tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế Iran.
- Khả năng phục hồi kinh tế của Iran: Sức mạnh của Iran là thặng dư thương mại, nợ công thấp và nền kinh tế tương đối lớn (thứ 17 trên thế giới). Nợ công thấp và thặng dư thương mại cao nghĩa là Iran có thể tiếp tục phát hành trái phiếu và dựa vào nguồn tài chính bên ngoài để giải quyết các nhu cầu trong nước. Nhà nước là trung tâm của nền kinh tế, do đó phát hành trái phiếu chính phủ sẽ tạo ra ít rủi ro khi đổ vào khu vực tư nhân. Hơn nữa, tính không chắc chắn địa chính trị ngày càng tăng và nhu cầu dầu lửa toàn cầu tăng đã tạo sức ép đối với giá dầu lửa. Vì vậy, Iran có thể vẫn duy trì được đà tăng trưởng kinh tế chừng nào còn tiếp tục duy trì mức thương mại dầu lửa tương đối ổn định với các khách hàng mới, sau khi lệnh cấm vận cua EU có hiệu lực vào tháng 7/2012. Bất chấp các biện pháp cấm vận Iran sẽ tiếp tục xuất khâu khoảng 80% dầu lửa của họ, do đó Têhêran sẽ tiếp tục thu được khối lượng tiền mặt đáng kể trong những tháng tới.
Để trả đũa các biện pháp cấm vận của EU, Iran đe dọa tiến hành các biện pháp cấm vận trước bằng cách cắt nguồn cung cấp dầu lửa cho châu Âu, trong đó có các khách hàng dầu lửa lớn như Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha, hiện đang là những nền kinh tế mỏng manh nhất của lục địa, vì vậy biện pháp tấn công trước của Iran sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho các nên kinh tế EU. Cuối cùng, các biện pháp cấm vận sẽ không đủ mạnh để làm tê liệt Iran và chắc chắn sẽ thất bại và phản tác dụng. Các biện pháp cấm vận có thể gây thiệt hại cho 10% nền kinh tế, nhưng Iran có đủ ngân sách để theo đuổi tham vọng hạt nhân của họ. Thực tế, Chính phủ Iran đã đề nghị chi ngân sách 443 tỷ USD cho năm 2012 và dự kiến tăng gâp đôi chi phí quân sự trong những tháng tới. Do đó, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chỉ có tác dụng gây khó khăn cho người dân và tăng sự căm thù hơn nữa của dân chúng Iran đối với Mỹ và phương Tây.
- Nối lại đàm phán: Do mâu thuẫn giữa Iran và phương Tây, việc nối lại các cuộc đàm phán sẽ đặt trên vai các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga – hiện vẫn có quan hệ mạnh mẽ với nước láng giềng Vùng Vịnh. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến sự ổn định của Iran, bởi vì bất cứ cuộc xung đột nào giữa phương Tây và Iran đều ảnh hưởng đến an ninh khu vực và tác động đến mối quan hệ thương mại khổng lồ với Têhêran. Trong khi Nga ghét cay ghét đắng hành động phiêu lưu quân sự của phương Tây ớ các khu vực gần biên giới của họ, nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu dựa vào xuất khẩu năng lượng của Iran. Bất cứ cuộc xung đột nào ở Iran cũng có thể phá hoại an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt hy vọng trở thành thành viên EU của nước này. Do vậy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng chuyển các căng thẳng ngày càng tăng sang hướng đối thoại giữa Iran và phương Tây. Và hiện nay hai nước đang trở thành chiếc cầu nối quan trọng cuối cùng giữa hai bên.
- Mỹ và phương Tây nên xem xét lại chiến lược của họ: Do các biện pháp cấm vận chỉ là thủ đoạn chiến thuật để đạt được các mục đích chiến lược. Nhưng các biện pháp cấm vận, đặc biệt trong trường hợp Iran, không hiệu quả, ngoài tác động của chúng đối với người dân vô tội, làm xã hội tức giận và kích động các nhân vật diều hâu chống Mỹ và phương Tây. Thực tế, nền kinh tế Iran quá lớn nên các biện pháp cấm vận không thể làm tê liệt, ngược lại chúng có thể gây nên cú sốc năng lượng toàn cầu. Iran có thể đứng vững trước các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt và họ vẫn có nhiều tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy chương trình hạt nhân. Do đó, Mỹ và phương Tây cần tạo cho ngoại giao một cơ hội và không nên quá chú trọng các biện “pháp cấm vận. Chiến tranh là lựa chọn không thể hình dung được, bởi vì bất cứ cuộc xung đột nào giữa Iran và phương Tây đều có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quốc tế. Trong khi đó hiện nay nền kinh tế thế giới quá mỏng manh nên không thể chịu đựng bất cứ cú sốc lớn nào và thế giới rất quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và hòa bình cho chương trình hạt nhân của Iran để từ đó không đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới. Mặc dù các cuộc đàm phán không thể giải quyết những khác biệt chiến lược và hệ tư tưởng nhưng chúng là biện pháp quan trọng và cần thiết để xây dựng lòng tin và khắc phục sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các bên thực tế, Iran rất quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ủng hộ quan điểm đó, vì vậy quả bóng hiện đang nằm trên sân bãi của Mỹ và phương Tây./.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét