Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Lượm tin

- Danluan :
Chrystia Freeland – Phẩm giá và sự thịnh vượng của các quốc gia
Phan Thế Hải – “Đẩy lùi suy thoái”, cơ hội của Nguyễn Phú Trọng
Nga: tiến lên quá khứ (phần 3)
Tin Khó Tin – Đại gia vất vả dạy con cách tiêu tiền
Hà Hiển – Gorbachev, Eltsin, Putin, và…
Huỳnh Ngọc Chênh – Sự thoái hóa của báo đài
Phạm Thị Hoài – Hai con số  -Không có gì phải bàn cãi, tôi cảm phục sự dấn thân xã hội của blogger Nguyễn Xuân Diện, không chỉ trong vụ Tiên Lãng.
Trần Bì – Xin bỏ hai chữ “muôn năm” cho dân nhờ
- Danchimviet :
____________________________________________________
Trung Quốc chi 140 tỉ đô-la cho công an trong năm 2012  -DCVOnlineTin AFP
Tản mạn chuyện chữ Hán-Việt  -Ngũ Phương -DCVOnline

Huỳnh Văn Úc – Tào Tháo hở răng (X-Cafevn)
George Friedman – Trạng thái của thế giới: Một khuôn khổ  -Nguồn: George Friedman – Stratfor -FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ
Khánh Minh – Nước mắt của người mặt lạnh
Dù có lo lắng, giấc mơ hạt nhân của Việt Nam vẫn nở hoa  -Norimitsu Onishi/New York Times -Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
__________________________________________________________
Vietstudies:
Myanmar nên học Việt Nam?: Vietnam: Two decades of development lessons (Myanmar Times 5-3-12)
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Chân dung nữ đại gia làm đám cưới ‘khủng’ cho con (VNN 4-3-12) Nữ đại gia tổ chức “siêu” đám cưới cho con là ai? (Bee.net 4-3-12) Mẹ của thiếu gia trần tình về “siêu đám cưới” (DT 4-3-12)
Trung Quốc – Hậu Ô Khảm: Protest’s Success May Not Change China (NYT 3-3-12)
______________________________________________________________
Hoa mộ đường rừng  –Như Khanh (Danlambao)Dù đây là câu chuyện được phóng tác nhưng dựa trên hồi ký của nhiều tác giả khác nhau, những người từng trải qua thời gian học tập cải tạo lâu dài. Người viết chỉ kể lại câu chuyện sau ngày 30/04/75 với cái nhìn khách quan- không ngoài mục đích phản ảnh một vài sự kiện có thật trong thời điểm của câu chuyện xảy ra- ngay cả trong sự diễn đạt ý nghĩ của nhân vật, và không đưa ra kết luận. Người đọc chỉ có thể tìm thấy một kết luận qua suy diễn dựa trên một vài chi tiết phù hợp trong câu chuyện nhằm tránh sự chủ quan trong cách nhìn mà mỗi người trong chúng ta thường hay bị ảnh hưởng do hoàn cảnh sinh sống hay môi trường giáo dục khác nhau.
Phê và tự phê: Càng chỉnh càng hư đốn  –Le Nguyen (Danlambao) - Lý tưởng cộng sản, tổ chức theo mô hình cộng sản đã hoàn toàn thất bại trong thực tiễn đời sống xã hội loài người, nếu không muốn nói chủ nghĩa cộng sản là sai lầm nghiêm trọng của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, là đại thảm họa kinh hoàng nhất trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nó tàn sát, nghiền nát con người ở mọi nơi chốn nó đi qua, hơn hẳn thiên tai địch họa gieo xuống đời sống nhân loại của lịch sử nhiều nghìn năm cộng lại và di hại của cộng sản dai dẳng đến vô cùng nếu không thay thế, loại trừ nó ra khỏi đời sống loài người như các nhân chứng lịch sử vừa là tội đồ, vừa là nạn nhân của lý tưởng cộng sản dũng cảm tuyên bố đoạn tuyệt với lý tưởng hoang tưởng, cả đời họ hy sinh, phục vụ nó.
Kịch tính… 1001 đêm Ba Tư (Iran)  –Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) “Một phương án quân sự đã sẵn sàng và tôi cho rằng mọi người hiểu điều đó nghĩa là gì” –  Tổng Thống Mỹ Obama trả lời khi được hỏi về những ý định của Mỹ đối với vấn đề Iran trong cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu tại New York hôm 2/3/2012).
Không thành người thì thành gì? -Hồ Trung Tú (Danlambao)Có lẽ cũng như mọi người, mình thấy tấm pano này ở đầu đường Bạch Đằng Đà Nẵng cũng chẳng để ý mấy cho đến khi chở con bé đi học thêm, nó ngồi sau, bỗng hỏi: “Không thành người thì thành gì ba?” Chết mẹ, trong đầu em xẹt qua cái ý như điện chớp, không thành người thì thành chó, thành bò, thành trâu, thành lợn, thành sâu,… chứ gì nữa!!!


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/cankiemliemchinh-danlambao.jpg?w=300

  Yêu cầu xử lý kỷ luật một lãnh đạo Bộ Y tế: Thứ trưởng Bộ Y tế ‘phản pháo’ việc để lộ tin mật

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
-Thứ trưởng Bộ Y tế ‘phản pháo’ việc để lộ tin mật  (TP).> Bộ Y tế bỏ phiếu kỷ luật ông Cao Minh Quang 
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho rằng, thông tin Ban cán sự Đảng ủy Bộ Y tế tổ chức họp kiểm điểm đảng viên, bỏ phiếu đề nghị mức kỷ luật với mình bị “lọt” ra ngoài, là vi phạm quy chế bảo mật.

Theo đó, vừa qua ông Quang đã có Đơn đề nghị gửi lên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan TW về việc xem xét và giải quyết các đề nghị trong Bản kiểm điểm và giải trình ngày 14/02/2012 theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong đơn đề nghị, ông Quang nêu rõ nội dung về việc nội bộ tung tin mật ra báo chí ngày 17-2-2012 về kết quả kiểm phiếu trong buổi họp xem xét kỷ luật ngày 16-2-2012 của Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế.
Cụ thể, ngày 16-2-2012, Ban thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế họp để thảo luận về việc bỏ phiếu đề nghị kỷ luật ông Quang. Trong khi ông Quang là người trong cuộc chưa được biết kết quả này thì ngay ngày hôm sau 17-2-2012 nhiều báo đã đưa tin chi tiết về kết quả bỏ phiếu kỷ luật nói trên (2 phiếu khiển trách, 2 phiếu cảnh cáo, 4 phiếu cách chức và 1 phiếu khai trừ khỏi Đảng).
Ông Quang cho rằng, việc thông tin bị một ai đó trong nội bộ Ban Thường vụ Đảng bộ Bộ Y tế cố tình tung ra ngoài cho báo chí là vi phạm quy chế bảo mật trong quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng của Đảng khi chưa có kết luận sau cùng của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng trong đơn đề nghị, ông Quang đề nghị được xem xét lại các kết luận của Đoàn Kiểm tra về việc tố cáo ông Quang vu khống, không trung thực trong lời nói và việc làm, gây mất đoàn kết nội bộ nhằm thay thế cán bộ lãnh đạo cấp dưới thuộc lĩnh vực phụ trách.
Về nội dung tố cáo ông Quang khai man lý lịch khi tự nhận là Tiến sĩ, ông Quang đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiên cứu phần “Tổng hợp các cơ sở pháp lý về việc xác định tương đương văn bằng “Licentiatexamen’’ - Licentiate of Pharmaceutical Sciences do Trường Đại học Uppsala, Thụy Điển cấp cho ông DS. Cao Minh Quang vào tháng 10-1994.
Đơn đề nghị của ông Quang với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan Trung Ương
Đơn đề nghị của ông Quang với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan Trung Ương.

Đồng thời, ông Quang cũng đề nghị các cơ quan chức năng phải tôn trọng sự thật khách quan và phải kết luận vụ việc này theo như phần kết luận tại văn bản số 104/BGD&ĐT-KTK&CLGD ngày 9-12-2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính xác thực và tính pháp lý của văn bản 965/SĐH mà 10 năm trước đây Bộ đã xác nhận về văn bằng của ông Quang.
Cụ thể, ngày 12-2-2001, GS.TS Phạm Sỹ Tiến, Vụ trưởng Vụ Sau Đại học trong thẩm quyền của mình ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 965/SĐH trả lời công văn số 105/CV-YD-SĐH của Trường Đại học Y dược TPHCM với nội dung xác nhận tương đương và quyền lợi tham gia giảng dạy sau đại học của ông Cao Minh Quang, trong đó xác nhận văn bằng Licentiate của Thụy Điển mà ông Quang nhận được tương đương với bằng tiến sỹ dược học theo hệ thống đào tạo sau đại học của Việt Nam.
Ngoài ra, ông Quang cho rằng việc ông Quang khai trong hồ sơ lý lịch phần học vị là Tiến sĩ là căn cứ vào các Quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 6-1995 và tháng 9-1995 khi bổ nhiệm các chức danh Trưởng phòng Vật lý Đo lường và Phân Viện trưởng chuyên môn cho ông Quang.
Trước đó, ngày 15-2, tổ chức Đảng ở Cục Quản lý dược cũng đã họp kiểm điểm đảng viên đối với ông Cao Minh Quang. Đa số thành viên dự họp đã bỏ phiếu đề nghị kỷ luật ở mức khiển trách, một số phiếu đề nghị khai trừ Đảng với ông Quang.
Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng cũng đã có cuộc họp với Ban cán sự Đảng Bộ Y tế để thông báo kết luận sau khi làm rõ một số vấn đề ông Cao Minh Quang bị tố cáo (khai man bằng cấp, mượn tiền doanh nghiệp…). Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng đã yêu cầu Đảng bộ Bộ Y tế triển khai kiểm điểm đảng viên đối với ông Cao Minh Quang theo quy trình.
Liên quan scandal tiền chất ma túy, Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định xử phạt 5 doanh nghiệp dược: Cty CP dược phẩm Minh Hải bị phạt 75 triệu đồng do hành vi mua nguyên liệu sản xuất thuốc chứa tiền chất khi chưa có giấy phép, bán thuốc hướng tâm thần không đúng đối tượng và xuất khống hóa đơn; phạt Công ty Mediplantex 10 triệu đồng do sản xuất thuốc có thành phần tá dược không đúng với hồ sơ đăng ký.
Phạt Cty Yteco 20 triệu đồng bán thuốc hướng tâm thần chưa có giấy phép; Cty CP dược phẩm Tiền Giang và Hà Tây bị phạt 20 triệu đồng/đơn vị do bán thuốc hướng tâm thần không đúng đối tượng.
Hiện vụ việc gây xôn xao dư luận này vẫn đang được các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc.
Ông Cao Minh Quang bị "nhột": Thứ trưởng Bộ Y tế 'phản pháo' việc để lộ tin mật  (TP 5-3-12)Thứ trưởng Cao Minh Quang đề nghị làm rõ việc lộ tin mật (GDVN).
-Bộ Y tế bỏ phiếu kỷ luật ông Cao Minh Quang (TP 17-2-12)--Tiếp tục kiểm điểm thứ trưởng Cao Minh Quang -
Những phát hiện của Thanh tra Chính phủ chuyển UBKT T.ƯThanh tra Chính phủ chuyển UBKT T.Ư xem xét nội dung đơn phản ánh Thứ trưởng Cao Minh Quang vay 2 tỷ đồng của BV Pharma.

Ngày 12/1, Thanh tra CP đã ban hành kết luận liên quan đến Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, việc 7 doanh nghiệp dược tố cáo một lãnh đạo Cục Quản lý dược...

Chuyển UBKT T.Ư xem xét vấn đề liên quan đến ông Cao Minh Quang

Về nội dung đơn Công ty BV Pharma phản ánh Thứ trưởng Cao Minh Quang vay 2 tỷ đồng của BV Pharma, Thanh tra Chính phủ cho rằng, do Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT T.Ư) là cơ quan xem xét giải quyết đơn tố cáo đối với Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, nên những phát hiện của Đoàn thanh tra về việc chuyển, nhận 2 tỷ đồng giữa bà Nguyễn Ngân Quyên (nhân viên của Văn phòngđại diện thường trú của Công ty GlaxoSmithKline Pte.Ltd tại Hà Nội), ông Ngô Chí Dũng (Giám đốc trước đây của BV Pharma) và bà Nguyễn Thị Ngọc Loan (vợ Thứ trưởng Cao Minh Quang) liên quan đến việc tăng độ tuổi sử dụng vaccine Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung (do GlaxoSmithKline đăng ký lưu hành tại VN) từ 10-25 tuổi lên 10-55 tuổi, đã được Thanh tra Chính phủ chuyển UBKT T.Ư xem xét.
Thứ trưởng Cao Minh Quang
Liên quan đến nội dung tố cáo việc sản xuất, kinh doanh thuốc có hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất của Công ty cổ phần BV Pharma sai mục đích, tiếp tay cho ma túy, Thanh tra Chính phủ cho rằng khách hàng của BV Pharma gồm 9 đơn vị: Xí nghiệp Dược 30 thuộc Công ty TNHH MTV Đông Hải, Công ty TNHH Dược phẩm Như Ý, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Gia Long, Công ty cổ phần Dược phẩm quận 3, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ dược phẩm Kim Khánh, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Việt Nam, Công ty TNHH MTV Dược phẩm Vimedimex, Công ty TNHH Dược phẩm Việt Thái, Công ty TNHH Dược phẩm Anh Đức.
Cả 9 công ty trên đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm, đủ điều kiện mua thuốc có hoạt chất Codein hoặc hoạt chất PSE. Việc mua bán giữa Công ty BV Pharma với 9 công ty có đầy đủ hợp đồng, hóa đơn GTGT, thực hiện thanh toán tiền theo quy định tài chính, có phiếu thu tiền tương ứng với số tiền trên hóa đơn GTGT, số lượng hàng trên hóa đơn khớp với phiếu xuất kho và thẻ kho, số lượng xuất bán.
Vì thế, Thanh tra Chính phủ kết luận: Căn cứ hồ sơ hợp pháp lưu tại Công ty BV Pharma và kết quả kiểm tra cho thấy không có dấu hiệu của việc sử dụng sai mục đích, tiếp tay cho ma túy, nội dung phản ánh không có cơ sở.
Doanh nghiệp nào bị xem xét xử lý?
Thanh tra Chính phủ cho biết, ngày 7.11.2011 đã chuyển hồ sơ vụ việc Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (Đồng Tháp) có dấu hiệu buôn lậu dược phẩm gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc qua biên giới và bán thuốc gây nghiện không đúng đối tượng sang (Bộ Công an) để xem xét, xử lý.
Sau đó, Cục CSĐT Tội phạm về ma túy Bộ Công an vào cuộc xác minh sai phạm và đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác" xảy ra tại Imexpharm và Công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam để tiến hành điều tra.
Theo Thanh tra Chính phủ, Imexpharm đã bán 4.079.800 viên thuốc gây nghiện Nucofed (codein base 10mg, pseudoephedrine HCl 30mg) không đúng đối tượng, đồng thời bán 7 loại thuốc có hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc sang Campuchia không có giấy phép của Bộ Y tế, không làm thủ tục hải quan.
Thanh tra Chính phủ xác định sai phạm của 5 công ty khác và sẽ cung cấp tài liệu đến Bộ Công an để xem xét xử lý gồm: Công ty cổ phần Dược Tiền Giang, Công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam, Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Hải (Cà Mau), Công ty cổ phần XNK Y tế TP.HCM (Yteco) và Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Theo đó, Công ty cổ phần Dược Tiền Giang đã bán 414.000 viên thuốc hướng tâm thần Phenobarbital 100mg, tương đương 41,49kg Phenobarbital (chất hướng thần) không đúng đối tượng. Công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam bán 210 chai thuốc Partamol siro (PSE 30mg), 240 hộp x 100 viên Partamol – codein (Codein phosphate 30mg) sang Papua New Guinea không có giấy phép của Bộ Y tế.
Công ty cổ phần dược phẩm Minh Hải bán 501.100 viên thuốc hướng tâm thần Armincort tương đương 4,0088kg Phenobarbital (chất hướng thần) và 12,5275 kg Ephedrine (tiền chất) không đúng đối tượng. Công ty cổ phần XNK Y tế TP.HCM và Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Hải thực hiện bán, mua 500kg nguyên liệu PSE khi chưa có giấy phép của Bộ Y tế.
Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây bán 1.497.520 viên thuốc Gardenal tương đương 149,572kg Phenobarbital (chất hướng thần) không đúng đối tượng. Thanh tra Chính phủ cho rằng các vi phạm này liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.
Xử lý 7 công ty dược tố cáo sai sự thật
Các doanh nghiệp dược (ban đầu 8 nhưng sau đó Dược Khánh Hòa xin rút tên) đứng đơn tố cáo tập thể, tố cáo một lãnh đạo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Các doanh nghiệp này tố cáo lãnh đạo Cục Quản lý dược về các vấn đề: Gây khó khăn cho các doanh nghiệp dược trong nước; cấp hàng ngàn số đăng ký thuốc có giá trị 5 năm cho các thuốc ngoại; ký đơn hàng nhập khẩu thuốc không có số đăng ký cho một công ty; ưu tiên cho các công ty “sân sau” trong cấp hạn ngạch nhập khẩu, cấp phép nhập chuyến, cấp số đăng ký lưu hành thuốc, cho phép sản xuất gia công; cấp nhiều số đăng ký thuốc cho các công ty mới thành lập, không đủ điều kiện đăng ký theo quy định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tố cáo Công ty CP Dược phẩm BV Pharma được “ưu ái” cho nhập khẩu nhiều tấn tiền chất ma túy pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm...
Nhưng qua thanh tra, xác minh cho thấy, nhiều nội dung phản ánh trên không có cơ sở, nhiều nội dung không đúng sự thật. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý việc 7 doanh nghiệp này phản ánh không có cơ sở, sai sự thật. Bảy doanh nghiệp đó là: Công ty Imexpharm, Công ty Agimexpharm, Công ty S.Pharm, Công ty Minh Hải, Công ty Tipharco, Công ty liên doanh Stada - Việt Nam và Công ty Pymepharco.
Minh Anh - Đức Phúc/Dân Việt
Kiểm điểm đảng viên đối với ông Cao Minh Quang -Yêu cầu xử lý kỷ luật một lãnh đạo Bộ Y tế -Ngày 4 và 5/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã họp kỳ thứ 9.


Dân ngoại thành Sài Gòn đòi dẹp bỏ loa phát thanh

Dân ngoại thành Sài Gòn đòi dẹp bỏ loa phát thanh -VIỆT NAM (NV) Lần đầu tiên sau 37 năm, người dân Sài Gòn lên tiếng đòi “dẹp tiệm” các loa phát thanh mỗi ngày của chính quyền huyện ngoại thành và các quận vùng ven Sài Gòn.
-Vấn đề của bạn đọc
Điều chỉnh loa phát thanh cho dân nhờ TT - Gần đây, nhiều bạn đọc ở các huyện ngoại thành và các quận vùng ven của TP.HCM tiếp tục than phiền tiếng loa phát thanh “đinh tai nhức óc” làm đảo lộn sinh hoạt của họ.

Nhiều người đề nghị nên bỏ hình thức tuyên truyền này.

Chùm loa phát thanh tại một khu dân cư trên đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn (TP.HCM) - Ảnh: Quang Khải
Mất ngủ vì loa phát thanh
"Nếu UBND xã thấy có những thông tin cần thiết phải phổ biến cho người dân thì có thể thông tin qua các cuộc họp tổ dân phố, chứ nói oang oang như thế người không muốn nghe thì khó chịu, còn người muốn nghe nhưng ở xa loa cũng chẳng nghe được gì"
Bà TRẦN THỊ TỐ CHÂU(một người dân ở huyện Hóc Môn)
"Những thông tin cần thiết, cấp bách như tình hình dịch bệnh, các câu chuyện cảnh giác hoặc chương trình tiêm chủng... chỉ trong vòng 5-10 phút là người dân có thể nắm bắt được nhờ hệ thống loa phát thanh. Khó có phương tiện nào thay thế được hệ thống này"
Bà TRẦN THỊ LÂM(phó ban tuyên giáo huyện Hóc Môn)
Bà Trần Thị Tố Châu (ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) bực bội nói về ba cái loa phát thanh to tướng đặt cạnh nhà bà: “Cứ tầm 5 giờ sáng, ba cái loa thi nhau la inh ỏi khiến cả nhà tôi phải thức dậy. Chúng tôi phải chịu đựng cảnh này trong ba năm qua từ khi chuyển về đây ở”.
Theo bà Châu, khu vực nhà chị hiện đã đô thị hóa, người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin từ báo, truyền hình, Internet... nên không cần thiết phải phát loa như thế.
Ông Nguyễn Giang, một người dân ở ấp 5, xã Xuân Thới Sơn, cho biết hằng ngày anh phải vượt quãng đường hơn chục kilômet đi làm trong nội thành nên rất cần một giấc ngủ yên lành đến sáng để lấy sức, nhưng cứ tờ mờ sáng lại bị loa phát thanh dựng dậy. Anh Giang kể có hôm anh còn nghe tiếng trẻ con nhà hàng xóm khóc thét khi tiếng loa phát thanh bật lên.
Tại Q.8, dù thời gian phát thanh trễ (sáng từ 6g-6g30, chiều từ 16g30-17g) nhưng vẫn gây phiền nhiễu cho người dân, đặc biệt là những hộ sống gần loa phát thanh.
“Tiếng loa phát thanh lớn đến nỗi người nhà tôi đứng cách nhau 2m nói chuyện không nghe gì được. Có hôm người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi thì đúng lúc tiếng loa phát thanh phát lên, nghe riết đau cả đầu” - ông Bảy Nhựt, chủ tiệm rửa xe máy trên đường Lê Quang Kim, P.9, Q.8, bức xúc.
Sẽ điều chỉnh cho phù hợp
Ông Phạm Đại Hùng, trưởng đài truyền thanh huyện Hóc Môn, cho biết việc tuyên truyền qua loa phát thanh trên địa bàn huyện đã có từ năm 1980.
Hiện trên địa bàn 12 xã, với 83 cụm dân cư đều được trang bị hệ thống loa phát thanh. Mỗi ngày, chương trình phát thanh phát ba lần: sáng từ 5g-5g30, trưa từ 11g30-12g, chiều từ 17g-17g30. Nội dung phát thanh chủ yếu tuyên truyền chủ trương, chính sách của huyện theo từng thời điểm, ví dụ như vấn đề xây dựng nông thôn mới, thông tin về tình hình an ninh trật tự...
Bà Võ Thị Yến, phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết bà có nghe người dân phản ảnh loa phát thanh gây khó khăn trong sinh hoạt gia đình của bà con, nhưng việc gắn nhiều loa cũng là chuyện bất đắc dĩ vì chính quyền xã, ấp muốn người dân ba bên bốn hướng đều nghe được loại đài địa phương này.
Bà Yến hứa sẽ yêu cầu đài truyền thanh cùng UBND các xã khảo sát lại hướng của loa phát thanh, không để chỉa thẳng vào nhà người dân và điều chỉnh âm lượng nhỏ lại. Sau đó, ban tuyên giáo huyện sẽ khảo sát nhu cầu của người dân về việc nghe thông tin qua loa phát thanh để từng bước có những điều chỉnh thích hợp. Bà Yến nhấn mạnh: “Huyện sẽ xem xét, khi đô thị hóa ngày càng nhanh thì sẽ hạn chế dần loa phát thanh”.
Còn bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, phó chủ tịch UBND Q.8, cho biết hệ thống loa phát thanh hiện đã phủ kín 16 phường của quận. Thời gian phát chỉ có hai buổi: sáng (6g-6g30) và chiều (16g30-17g). Từ phản ảnh của người dân, bà Bích hứa sẽ khảo sát để điều chỉnh hướng loa và âm lượng, hạn chế ảnh hưởng đến các hộ dân.
36 đài phát thanh chưa có giấy phép sử dụng tần số
Theo Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM, hiện có khoảng 36 phường, xã sử dụng loa phát thanh không dây, đa số các địa phương còn lại sử dụng loa phát thanh có dây.
Qua khảo sát, Sở Thông tin - truyền thông TP phát hiện 36 đài truyền thanh (không dây) chưa có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng, 34 đài truyền thanh hoạt động không đúng dải tần số quy định. Sở đang hướng dẫn các đài truyền thanh này sử dụng lại đúng tần số.
Các quận, huyện đã được phân cấp quản lý hệ thống loa phát thanh nên phải chịu trách nhiệm về nội dung phát thanh, thời gian phát sóng...
QUANG KHẢI - BẢO ÂN

-  Loa phóng thanh của Việt Nam – bị cho ra rìa nhưng vẫn không bị bịt miệng
-AFP--Bài của Rachel O’Brien (AFP)
Ngày 19-5-2011
HÀ NỘI — Một giọng đàn bà từ trên trời chõ xuống vùng ngoại vi tất bật của Hà Nội, lấn át dòng xe cộ ồn ào đinh tai nhức óc, để cất tiếng nói với người dân Việt Nam sinh sống dọc hai bên đường phố.
“Bầu cử Quốc hội là ngày vui của toàn thể nhân dân. Đi bầu cử là quyền lợi và nghiã vụ của mỗi công dân”, cái giọng chán ngắt như trong tiểu thuyết George Orwell vang lên khắp nơi trước khi tiếng nhạc hiệu the thé của Đảng Cộng sản mở đầu cuộc phát thanh.
Việt Nam đang tiến vào cuộc bầu cử ngày 22 tháng Năm trong một quốc gia độc đảng, thế nhưng giọng phát thanh không chỉ dừng lại ở chuyện chính trị.

Nào tiêm chủng, nào lĩnh trợ cấp và thậm chí cả chuyện quét dọn đường phố nữa – nếu như có một công việc cần làm, thì hệ thống loa phát thanh công cộng từ hàng chục năm rồi đứng ra hoạt động để dắt dẫn 87 triệu dân của cả nước được biết mà làm.
“Cực kỳ ngán ngẩm. Chúng tôi không chịu được, nhưng chẳng biết làm gì nổi,” lời một chủ cửa hiệu 50 tuổi sống ngay bên dưới chiếc loa, ông ta sợ không dám xưng tên tuổi sau khi đã nói lời bình phẩm như vậy.
Được bắt đầu xây dựng từ những năm 1950, các phát thanh viên đã giúp mọi người bằng những cuộc báo động máy bay Mỹ thời Chiến tranh, nhưng rồi từ đó cứ tiếp tục và chỉ còn là những trò tuyên truyền thời thượng trộn với những chuyện quan liêu khác.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” là điệp khúc điển hình vào những dịp có tầm quan trọng quốc gia khi lời lẽ loa đài càng thêm đắc dụng, thí dụ như vào ngày Quốc khánh hoặc ngày sinh nhật đảng cầm quyền.
Thế nhưng trong cái xã hội ngày càng sử dụng Internet và điện thoại di động thông minh, ít ai tỏ ra còn thích lắng nghe loa đài công cộng.
“Chẳng ai chú ý đến nó nữa,” lời của Lê Thị Ngọc Anh, sinh viên quản trị kinh doanh 22 tuổi, người ở ngoại vi thủ đô.
“Tôi không cho rằng loa đài còn có hiệu lực gì, khi mà ba bề bốn bên đều ồn ào như thế,” cô nói. “Tôi không nghĩ rằng mọi người trong gia đình tôi có chú ý đến những chiếc loa đó.”
Với những người khác, nhạc hiệu đều đặn hai lần một ngày không chỉ là một sự lỗi thời hoặc một sự phiền hà nho nhỏ – đó còn là một nguồn ô nhiễm gây ra bởi tiếng ồn dai dẳng.
“Họ mở loa phóng thanh quá sớm, thế là cả phố phải thức dậy,” cô thợ may Trần Thị Bích nói với phóng viên AFP trong lúc tay vẫn múc cháo bí hoặc cháo sắn nóng hôi hổi cho cô con gái và cho ông chồng.
Người đàn bà 50 tuổi, nhà ở bên kia đường cách cái loa phóng thanh chỉ một quãng ngắn ném hòn sỏi cũng tới, nói là bà “không chịu đựng nổi” và không sao quen được với tiếng loa bắt đầu quá sớm, thường là vào quãng 6 giờ 30 sáng.
“Tôi chẳng biết làm cách gì nữa. Có thể chỉ riêng tôi thấy khó chịu vậy thôi, còn những ai khác thì thấy chẳng có gì để phản đối cả,” bà thở dài nói.
Nhưng các quan chức thì rất mau mắn trong việc bảo vệ hệ thống loa đài này.
“Vâng, hệ thống đó cũ kỹ, bởi vì đây là một quốc gia tương đối nghèo,” đó là lời ông Phạm Quốc Bản, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban Nhân dân Hà Nội khi trả lời phỏng vấn.
“Nguốn lực của chúng tôi có hạn, chúng tôi không có tiền để gõ cửa từng nhà nhân dân. Trong một cộng đồng này, chúng tôi có hàng trăm nghìn người phần lớn là những người lao động bình thường, vậy làm cách gì chúng tôi có thể đem thông tin đến cho họ được kia chứ?”
Loa phóng thanh không phải là công cụ duy nhất của cái nhà nước kiểm soát dân chặt chẽ này: Việt Nam đầy những Công an mật vụ, các cuộc biểu tình đều bị quay phim, những cuộc xử án rất nhạy cảm đều không cho công chúng tới dự và nhà cầm quyền đều đặn nghe trộm điện thoại.
Báo chí và các phương tiện thông tin đều gắn với nhà nước, cái nhà nước Việt Nạm xếp thứ 165 trong số 178 quốc gia vào năm 2010 về chỉ số tự do báo chí tiến hành bởi nhóm vận động tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới.
Phạm Quốc Bản nhấn mạnh rằng loa truyền thanh là những “công cụ thông tin” của địa phương và không thuộc về hệ thống phương tiện truyền thông quốc gia, chúng được tổ chức theo từng phường hoặc từng thôn trên cả nước.
“Rồi thế nào chúng cũng đuợc thay thế bằng những công cụ kỹ thuật khác,” ông nói.
Vị quan chức này đăm chiêu nhớ lại thời chiến tranh khi cô phát thanh viên được coi là “biểu trưng của Hà Nội”, ông nói: “Người thế hệ tôi vẫn còn nhớ giọng nói của cô ấy đấy.”
Giờ đây, dù có một số người thấy loa truyền thanh làm họ khó chịu và không thích hợp, song lại có những người khác coi hệ thống loa truyền thanh là hữu hiệu, thậm chí là mạch âm thanh mãi mãi hiện hữu trong đời mình.
“Tôi thích nghe tiếng loa truyền thành, không phải vì nghe nhiều thành quen đâu. Vắng tiếng loa truyền thanh thì lại thấy nhớ. Nghe cũng hay hay vui vui,” đó là lời bà bán hàng rong Nguyễn Kim Thanh, 51 tuổi, vừa nói vừa nhể ốc ăn chơi.
Với hầu hết những ai viếng thăm đất nước Việt Nam, khó có thể nói hệ thống loa này là một nguồn an ủi cho được – mà đúng hơn đó là biểu tượng lỗi thời của một chế độ sống bằng tuyên truyền và hoang tưởng.
“Thật sự chẳng còn ai cần đến kiểu truyền tin này nữa,” đó là lời một nhà phân tích phương Tây, người đã sống ở Việt Nam trong 15 năm ròng.
“Tại sao lại duy trì cái hệ thống với dây dợ chằng chịt khắp nơi như thế? Rất có thể, đó chỉ để nhắc nhớ rằng, có một con mắt đang kiểm soát bạn ở khắp chốn cùng nơi.”
Người dịch: Đại Phúc


GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800- Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ 21.02.2012
Đây là phiên bản đầu tiên của một loạt bài mới về các chiến lược quốc gia đến quyền lực toàn cầu và các cường quốc khu vực khác. Phiên bản này thiết lập một khuôn khổ cho việc thông hiểu trạng thái hiện tại của thế giới.
Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.

Ngày 25 Tháng 12 năm 1991, một thời đại đã kết thúc. Vào ngày đó Liên bang Xô viết sụp đổ, và lần đầu tiên trong gần năm thế kỷ không có thế lực châu Âu nào là một cường quốc toàn cầu, có nghĩa là không có nhà nước Châu Âu nào tích hợp sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị trên quy mô toàn cầu. Những gì bắt đầu vào năm 1492 với việc Châu Âu càn bước vào thế giới và tạo ra một hệ thống đế quốc toàn cầu đã kết thúc. Suốt năm thế kỷ, một quyền lực Châu Âu này hoặc khác đã thống trị thế giới, dù Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, Pháp, Anh hoặc Liên Xô. Ngay cả các nước thấp hơn các cường quốc châu Âu vào thời điểm đó cũng đã có một số mức độ ảnh hưởng trên toàn cầu.
Sau năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường còn lại duy nhất trên thế giới, sản xuất mỗi năm khoảng 25% tổng sản phẩm (GDP) của thế giới và thống trị các đại dương. Hoa Kỳ chưa từng bao giờ được xem là cường quốc thống trị toàn cầu. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II, Sức mạnh nước Mỹ phát triển từ vị trí hạng rìa của hệ thống quốc tế, nhưng nó đã nổi lên trên một trạng thái đa cực. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nó được tìm thấy chính mình trong một thế giới lưỡng cực, đối mặt với Liên bang Xô Viết trong cuộc chiến mà chiến thắng đối với người Mỹ khó có một kết luận tất yếu.
Trong 20 năm quyền lực toàn cầu của Hoa Kỳ đã không bị thách thức, nhưng uy thế của nó đã rơi khỏi cán cân bằng trong hầu hết thời gian này, và sự mất thăng bằng đó là các đặc tính cơ bản của hệ thống toàn cầu trong thế hệ vừa qua. Chưa chuẩn bị về mặt tiếng tăm hoặc tâm lý cho vị trí của nó, Hoa Kỳ đã đung đưa từ một sự lạc quan quá mức vào những năm 1990 cho rằng xung đột đáng kể là kết thúc các cuộc chiến tranh chống lại chiến binh Hồi giáo sau 9/11, cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ không thể tránh nhưng cũng không có thể tích hợp thành một chiến lược toàn cầu đa tầng lớp. Khi quyền lực toàn cầu được theo đuổi ở một khu vực duy nhất, toàn bộ thế giới sẽ không được cân bằng. Sự mất cân bằng vẫn là đặc tính xác định của hệ thống toàn cầu ngày hôm nay.
Trong khi sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kết thúc kỷ nguyên châu Âu, cũng là sự kết thúc của một kỷ nguyên có khởi nguồn 1945, và nó đã được kèm theo bởi một nhóm các sự kiện có xu hướng phụ với sự thay đổi thế hệ. Giai đoạn 1989-1991 đánh dấu sự kết thúc của phép lạ kinh tế Nhật Bản, lần đầu tiên thế giới ngạc nhiên trước tốc độ tăng trưởng bền vững của một cường quốc châu Á và đồng thời cũng ngạc nhiên trước sự sụp đổ hệ thống tài chính mạnh của họ. Sự kết thúc của phép lạ Nhật Bản và các khó khăn kinh tế của việc tích hợp Đông Đức và Tây Đức làm thay đổi cách thức nền kinh tế toàn cầu làm việc. Hiệp ước Maastricht 1991 thiết lập các giai đoạn cho nỗ lực hội nhập tại châu Âu và là khuôn khổ cho châu Âu trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh. Quảng trường Thiên An Môn thiết lập đường hướng cho Trung Quốc trong 20 năm tiếp theo và là câu trả lời của Trung Quốc cho một đế chế Xô Viết sụp đổ. Nó tạo ra một cấu trúc cho phép phát triển kinh tế, nhưng đảm bảo sự thống trị của Đảng Cộng sản. Việc Saddam Hussein xâm lược Kuwait nhằm để thay đổi cán cân quyền lực trong vùng Vịnh Ba Tư sau khi cuộc chiến Iraq-Iran, đã thử nghiệm sự sẵn sàng tham dự chiến tranh của Hoa Kỳ sau khi Chiến tranh Lạnh.
Năm 1989-1991, thế giới đã thay đổi cách làm việc, cho dù phải đo lường theo từng thế kỷ hoặc thế hệ. Đó là một thời kỳ đặc biệt có đầy ý nghĩa mà chỉ bây giờ mới hiện rõ. Nó đã được khóa vào vị trí thay đổi dài hạn về bảo an, khi Bắc Mỹ thay thế châu Âu như là trung tâm của hệ thống quốc tế. Nhưng các thế hệ đến và đi, và chúng ta đang ở giữa sự chuyển đổi của thế hệ đầu tiên kể từ sự sụp đổ của các cường quốc châu Âu,một sự thay đổi bắt đầu từ năm 2008 nhưng ngày nay mới được tiến hành trong chi tiết.
Điều gì đã xảy ra trong năm 2008 là một trong những cơn khủng hoảng tài chính mà hệ thống tư bản toàn cầu phải chịu đựng cách định kỳ. Như là trường hợp thường xảy ra, những cơn hoảng loạn thường trướcc tiên tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị trong các quốc gia, tiếp theo là thay đổi trong quan hệ giữa các quốc gia. Trong số những thay đổi này, có ba việc là đặc biệt có tầm quan trọng, hai trong số đó liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và chuyển đổi nó thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Thứ hai là cuộc khủng hoảng xuất khẩu Trung Quốc và hậu quả của nó. Thứ ba, gián tiếp liên quan đến năm 2008, là sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở Trung Đông với việc Iran được ủng hộ.
Cuộc khủng hoảng châu Âu
Cuộc khủng hoảng châu Âu đại diện cho sự kiện quan trọng nhất tiếp theo sau đó là sự sụp đổ tài chính của năm 2008. Chí hướng của Liên minh châu Âu là một tổ chức gắn kết Pháp và Đức cùng nhau hầu để các cuộc chiến tranh đã từng nổ ra ở châu Âu kể từ năm 1871 là không thể. Chí hướng đó cũng giả định rằng hội nhập kinh tế khi cả hai Pháp và Đức cùng tham gia là tạo ra những nền tảng cho một châu Âu thịnh vượng. Trong bối cảnh phát triển của Hiệp ước Maastricht, chí hướng của các nước châu Âu cho rằng Liên minh châu Âu sẽ trở thành một đường lối dân chủ hóa và tích hợp các nước cựu cộng sản Đông Âu vào một khuôn khổ duy nhất.
Tuy nhiên, ẩn trong ý tưởng của Liên minh châu Âu là ý tưởng cho rằng châu Âu tại một số giai đọan nào đó có thể vượt qua chủ nghĩa dân tộc và biến thành như một nước Hợp chủng Quốc châu Âu, một liên đoàn chính trị với một hiến pháp và một chính sách thống nhất trong và ngoài nước. Nó sẽ di chuyển từ một khu vực thương mại tự do với một hệ thống kinh tế thống nhất một loại tiền tệ duy nhất và rồi hội nhập chính trị tiếp tục được xây dựng xung quanh Nghị viện châu Âu, cho phép châu Âu trở thành như một quốc gia.
Từ lâu trước khi điều này xảy ra, tất nhiên, người ta đã bắt đầu nói chuyện về châu Âu như thể nó là một thực thể duy nhất. Bất kể sự khiêm tốn về các đề xuất chính thức, đã có một chí hướng mạnh mẽ của một chính thể tích hợp châu Âu. Nó có hai nền tảng. Một là kinh tế và xã hội lợi ích rõ ràng của một Châu Âu thống nhất. Nền tảng kia thì cho rằng đây là cách duy nhất mà châu Âu có thể làm cho tầm ảnh hưởng của họ thấy được trong guồng máy quốc tế. Riêng cá nhân, các quốc gia châu Âu không phải là vận động viên toàn cầu, nhưng khi hợp chung họ có khả năng để làm thành điều đó. Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi mà Hoa Kỳ là quyền lực toàn cầu duy nhất không bị trói buộc, thì đây là một cơ hội hấp dẫn.
Chí hướng châu Âu đã bị đập tan trong thời hậu 2008, khi mà sự bất ổn định về cơ bản của thí nghiệm châu Âu chính nó đã được bày ra. Chí hướng này được xây dựng xung quanh Đức, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, nhưng ngoại vi châu Âu vẫn còn quá yếu để vượt qua khủng hoảng. Không phải chỉ riêng cuộc khủng hoảng đặc biệt này, châu Âu chưa được xây dựng để chịu bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính. Sớm hay muộn nó sẽ đến và sự thống nhất của châu Âu sẽ bị căng thẳng khi mỗi quốc gia, thực tế được thúc đẩy bởi kinh tế và xã hội một cách khác nhau, thao tác lợi ích riêng của mình hơn là trong sự lợi ích của châu Âu.
Không có thắc mắc nào cho rằng châu Âu năm 2012 hoạt động cách khác hơn là họ đã làm trong năm 2007. Một số trong các bộ phận châu Âu có khả năng sẽ, theo đường lối su hướng, trở về nhà nước cũ của Chiến tranh Lạnh, nhưng điều đó dường như không thể. Những mâu thuẫn cơ bản của các doanh nghiệp châu Âu bây giờ hiện rõ, và trong khi đó một số thực thể châu Âu sẽ có khả năng tồn tại, nó có thể sẽ không giống với châu Âu đã hình dung bởi Hiệp ước Maastricht, bỏ rơi chí hướng cao cả để thành một Liên hiệp Châu Âu. Như vậy, tiềm năng duy nhất đối trọng với Hoa Kỳ sẽ không xuất hiện trong thế hệ này.
Trung Quốc và mô hình châu Á
Tương tự như thế, Trung Quốc cũng có cuộc khủng hoảng năm 2008. Mô hình châu Á cũng không tránh khỏi phạm vi ảnh hưởng chu kỳ của tất cả các nền kinh tế, như ở Nhật Bản và sau đó trong năm 1997 ở Đông Á và Đông Nam Á, tiếp theo của sự tăng trưởng kéo dài là sự xáo trộn tài chính cách sâu sắc. Thật vậy, tỷ lệ tăng trưởng không thể hiện sức khỏe kinh tế. Cũng như nó đã xảy ra cho châu Âu, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là sự kích hoạt cho Trung Quốc.
Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là hơn một tỷ người sống trong gia đình có thu nhập ít hơn 6$ đô la một ngày, và đại đa số là những người kiếm được ít hơn 3$ đô la một ngày. Bên cạnh căng thẳng xã hội, hậu quả kinh tế là nhà máy công nghiệp lớn của Trung Quốc vượt xa nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc phải xuất khẩu. Tuy nhiên, cuộc suy thoái sau năm 2008 cắt giảm nặng nề vào xuất khẩu của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP và đe dọa sự ổn định của hệ thống chính trị. Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề đột biến lớn trong việc cho vay ngân hàng, đầu tư mới và hỗ trợ tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy lạm phát tràn lan. Lạm phát đã tạo ra áp lực tăng chi phí lao động cho đến khi Trung Quốc bắt đầu để mất lợi thế cạnh tranh chính của họ so với các nước khác.
Chỉ trong một thế hệ, tăng trưởng Trung Quốc đã như là một động cơ của hệ thống kinh tế toàn cầu, cũng giống như Nhật Bản ở các thế hệ trước. Trung Quốc không bị sụp đổ cách tệ hơn so với Nhật Bản đã bị. Tuy nhiên, họ thay đổi động thái, và cũng theo đó là động thái của hệ thống quốc tế.
Nhìn về tương lai
Có ba guồng máy kinh tế lớn nếu chúng ta nhìn vào hệ thống quốc tế, hai trong số đó là - Châu Âu và Trung Quốc - đang thay đổi động thái của họ để có ít quyết đoán và ít ảnh hưởng hơn trong hệ thống quốc tế. Các sự kiện của năm 2008 đã không tạo ra những thay đổi này, những sự kiện đó chỉ đơn thuần kích hoạt các quá trình làm lộ ra những điểm yếu cơ bản của hai thực thể này.
Bên ngoài quá trình chính của hệ thống quốc tế một chút, Trung Đông đang trải qua một sự thay đổi cơ bản trong cán cân quyền lực. Việc phát động này không phải là từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhưng là hậu quả của sự hiện diện và chấm dứt của Mỹ trong khu vực. Với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran đã nổi lên như là sức mạnh lớn lâu nay ở vùng Vịnh BaTư và là sự ảnh hưởng lớn ở Iraq. Ngoài ra, với sự tiếp tục tồn tại của chế độ al Assad ở Syria thông qua sự hỗ trợ của Iran, cho thấy ảnh hưởng của Iran có tiềm năng kéo dài từ phía tây Afghanistan cho đến biển Địa Trung Hải. Ngay cả khi chế độ al Assad đã giảm, Iran vẫn sẽ ở vị thế tốt để khẳng định yêu sách của mình cho tính ưu việt trong vùng Vịnh Ba Tư.
Cũng như các quá trình tung ra trong 1989-1991 nhằm định thể cho 20 năm tới, cũng từ đó, các tiến trình đang được tạo ra lâu nay đang có ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiếp theo. Vẫn còn mạnh mẽ nhưng mất cân bằng trong các chính sách quốc nội và quốc ngọai, Hoa Kỳ đang đối mặt với một thế giới đang thay đổi mà như chưa có một sự hiểu biết rõ ràng về cách đối phó với thế giới thay đổi này, hoặc cho rằng vấn đề, làm thế nào sự thay đổi trong hệ thống toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến họ. Đối với chiến lược Hoa Kỳ, các phân mảnh của châu Âu, việc chuyển đổi sản xuất toàn cầu trong sự trỗi dậy của đỉnh cao của nền kinh tế Trung Quốc, và sức mạnh tăng lên cách đáng kể của Iran dường như là sự kiện trừu tượng không ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ.
Cá nhân của những sự kiện này sẽ tạo ra những nguy hiểm và cơ hội cho Hoa Kỳ rằng đó là họ chưa chuẩn bị để kiềm chế. Các phân mảnh của châu Âu đặt ra câu hỏi về tương lai của nước Đức và mối quan hệ của họ với Nga. Sự chuyển động về sản xuất đến các nước có mức lương thấp sẽ tạo ra bùng nổ trong các nước mà cho đến nay được coi là vượt ra ngoài sự giúp đỡ (như Trung Quốc là vào năm 1980) và các khu vực có tiềm năng của sự bất ổn định, được tạo ra bởi sự tăng trưởng nhanh và không đồng đều. Và, tất nhiên, ý tưởng cho rằng vấn đề đối phó với Iran bằng cách thông qua lệnh cấm vận là một hình thức tự dối mình chứ không phải là một chiến lược.
Ba khu vực lớn trên thế giới thay đổi liên tục: Châu Âu, Trung Quốc và Vịnh Ba Tư. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ phải đưa ra một chiến lược để đối phó với thực tế mới, cũng giống như 1989-1991 chiến lược mới yêu cầu. Quốc gia quan trọng nhất, Hoa Kỳ, đã không có chiến lược sau năm 1991 và không có chiến lược cho đến ngày hôm nay. Đây là một thực tế quan trọng duy nhất nhất của thế giới. Giống như người Tây Ban Nha, những người ở trong thế hệ nằm sau chuyến đi của Columbus, thiếu ý thức thực tế rõ ràng mà họ đã tạo ra, người Mỹ không có ý thức rõ rang về thế giới mà họ tìm thấy chính mình trong đó. Thực tế này tiếp tục xác định cách thức hoạt động của thế giới.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp sang phần chiến lược của Mỹ trong 20 năm tới và xem xét làm thế nào họ sẽ định hình lại cho chính họ.
-Theo:

GEORGE FRIEDMAN - TRẠNG THÁI CỦA THẾ GIỚI: MỘT KHUÔN KHỔ

Sự phát triển của địa chính trị có chu kỳ. Quyền lực trỗi lên, sụp đổ và chuyển hóa. Thay đổi xảy ra trong từng thế hệ như một điệu ba-lê bất tận.Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa năm 1989 và 1991 thì độc đáo nhất trong suốt một chu kỳ dài của lịch sử nhân loại kết thúc chuổi dài hàng trăm năm và cùng với nó có một chu kỳ ngắn hơn cũng đã kết thúc. Thế giới vẫn còn vang dội từ các sự kiện của thời kỳ đó.




 - Nhiều bên lo ngại về quốc phòng Trung Quốc (TN).  – Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng: Tokyo lo ngại   –   (RFI).  – Nhật Bản thông báo tham gia tập trận với Mỹ và Philippines   –   (RFI). – Nhật và Philipppines ‘lần đầu tập trận’   –   (BBC). - Đối phó với một Trung Quốc mới (TVN).
Điện mật từ Viện Mỹ tại Đài Loan: Đảo Đông Sa – Đường chiến lược yếu nhất của Đài Loan (Wikileaks/ NCBĐ). – Nghe tay cáo già Do Thái nầy phải luôn cảnh giác: - Kissinger: Không nhất thiết xảy ra xung đột Mỹ – Trung - Đối phó với một Trung Quốc mới (TVN).



--Đấu đá nội bộ Trung Quốc: Chinese infighting: Secrets of a succession war (FT 4-3-12) -- Vụ Vương Lập Quân và nhiều vụ khác... Fugitive Chinese businessman Li Jun details struggle over power and property(WP 4-3-12)Dân chủ và Ấn Độ: In India, the world’s largest democracy, some see system as a handicap (WP 3-4-12) -- Bạn nào có thời giờ thì nên đọc cuốn Behind the Beautiful Forevers của Katherine Boo về Ấn Độ, hay tuyệt vời!

Thời đại Biến đổi Xã hội

- -Theo:Thời đại Biến đổi Xã hội (VHNA). TS Nguyễn Quang A dịch từ bài: The Age of Social Transformation Peter F. Drucker(The Atlantic).
Một tổng quan về kỷ nguyên bắt đầu vào đầu thế kỷ này, và một phân tích về những biểu thị gần đây nhất của nó: một trật tự kinh tế trong đó tri thức, chứ không phải lao động hay nguyên liệu thô hay vốn, là nguồn lực then chốt; một trật tự xã hội trong đó sự bất bình đẳng dựa trên tri thức là một thách thức lớn; và một chính thể trong đó chính phủ không thể được mong đợi để giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế.
Không thế kỷ nào trong lịch sử thành văn lại trải qua nhiều biến đổi xã hội và những biến đổi triệt để đến vậy như thế kỷ thứ hai mươi. Chúng, tôi gợi ý, có thể hóa ra là những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ này của chúng ta và di sản lâu dài của nó. Trong các nước thị trường-tự do đã phát triển – chiếm ít hơn một phần năm dân số thế giới nhưng là một mô hình cho phần còn lại – lao động và lực lượng lao động, xã hội và chính thể, tất cả, trong thập niên cuối của thế kỷ này, về mặt số lượng và chất lượng là khác không chỉ với cái đã là trong các năm đầu của thế kỷ này mà cũng khác với cái đã tồn tại ở bất cứ thời kỳ nào khác trong lịch sử: về các cấu hình của chúng, về các quá trình của chúng, về các vấn đề của chúng, và về cấu trúc của chúng.
Những thay đổi xã hội nhỏ hơn nhiều và chậm hơn nhiều trong các thời kỳ trước đã gây ra các cuộc nội chiến, các cuộc phiến loạn, và các cuộc khủng hoảng trí tuệ và tinh thần. Những biến đổi xã hội tột bực của thế kỷ này đã hầu như không gây ra bất cứ sự náo động nào. Chúng đã diễn tiến với một sự va chạm tối thiểu, với những biến động tối thiểu, và, quả thực, với sự chú ý tối thiểu từ các học giả, các chính trị gia, báo giới, và công chúng. Không thể phủ nhận, thế kỷ này của chúng ta có thể đúng là tàn bạo nhất và hung dữ nhất trong lịch sử, với các cuộc chiến tranh thế giới và nội chiến của nó, với những tra tấn hàng loạt, các cuộc thanh trừng sắc tộc, các tội diệt chủng, và nạn tàn sát người Do Thái của nó. Nhưng tất cả những việc giết chóc này, tất cả những điều khủng khiếp này giáng xuống nhân loại bởi những kẻ giết người “có sức thu hút quần chúng” của thế kỷ này, chỉ đã là: những sự giết chóc vô nghĩa, những sự khủng khiếp vô nghĩa, “âm thanh và sự giận dữ, chẳng có nghĩa gì”[1]. Hitler, [...], và Mao, ba tai họa đích thực của thế kỷ này, đã phá hủy. Họ đã chẳng tạo ra cái gì cả.
Quả thực, nếu thế kỷ này có chứng minh một thứ, thì đó là sự vô tích sự của chính trị. Ngay cả người tin giáo điều nhất vào chủ nghĩa tất định lịch sử cũng khó giải thích những biến đổi xã hội của thế kỷ này như do các sự kiện chính trị nổi bật nhất gây ra, hay giải thích những sự kiện chính trị nổi bật nhất như do những biến đổi xã hội gây ra. Nhưng chính những biến đổi xã hội, giống như các dòng hải hưu ở sâu dưới bề mặt biển bị bão khuấy động, là cái có tác động lâu dài, thực ra, thường xuyên. Chúng, hơn là tất cả bạo lực của bề mặt chính trị, đã làm biến đổi không chỉ xã hội mà cả nền kinh tế, cộng đồng, và chính thể mà chúng ta sống trong đó. Thời đại của sự biến đổi xã hội sẽ không kết thúc với năm 2000 – nó thậm chí sẽ không lên đến đỉnh vào lúc đó.
Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, nông dân đã tạo thành nhóm lớn nhất duy nhất trong mọi nước. Họ đã không còn cấu thành dân cư ở mọi nơi, như họ đã tạo thành từ buổi đầu của lịch sử cho đến cuối các cuộc Chiến tranh Napoleon, một trăm năm trước đó. Nhưng nông dân vẫn đã tạo thành gần-đa số tại mọi nước phát triển trừ Anh và Bỉ - tại Đức, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ - và, tất nhiên, ở tất cả các nước chưa phát triển. Vào thời gian trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã được coi là tiên đề hiển nhiên rằng các nước phát triển – Hoa Kỳ và Canada là những ngoại lệ duy nhất – sẽ ngày càng phải dựa vào thực phẩm nhập khẩu từ các khu vực phi công nghiệp, chưa phát triển.
Ngày nay, trong các nước thị trường-tự do đã phát triển chủ yếu, chỉ Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều thực phẩm. (Không có lý do, vì sự yếu kém của Nhật Bản với tư cách nhà sản xuất thực phẩm, chủ yếu là kết quả của một chính sách trợ cấp lúa gạo lỗi thời, cản trở nước Nhật phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả). Và ở tất cả các nước thị trường-tự do, kể cả Nhật Bản, nông dân ngày nay tối đa chiếm năm phần trăm dân cư và lực lượng lao động – tức là, một phần mười tỷ lệ của tám mươi năm trước. Thực ra, nông dân sản xuất chỉ chiếm ít hơn nửa dân cư trang trại, hay không hơn hai phần trăm của lực lượng lao động. Và các nhà sản xuất nông nghiệp này không còn là “nông dân” theo đúng nghĩa của từ; họ “kinh doanh nông nghiệp”, một ngành được cho là cần nhiều vốn nhất, nhiều công nghệ nhất, và nhiều thông tin nhất. Những người nông dân truyền thống gần tuyệt chủng ngay cả ở Nhật Bản. Và những người còn lại đã trở thành loài được bảo vệ, được giữ sống chỉ bằng các khoản trợ cấp khổng lồ.
Nhóm lớn thứ hai trong dân cư và lực lượng lao động của mỗi nước phát triển vào khoảng năm 1900 đã là những người đi ở. [Số phận của] họ cũng đã được coi là một quy luật tự nhiên như [của] những người nông dân. Phân loại điều tra dân số của thời đó đã định nghĩa một gia đình “tầng lớp trung lưu dưới” là gia đình thuê ít hơn ba người ở, và tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động tại gia đã tăng đều đặn cho đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Tám mươi năm sau những người đi ở tại gia hầu như chắc chắn không tồn tại ở các nước phát triển. Ít người sinh ra từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai – tức là, ít người dưới năm mươi tuổi – đã nhìn thấy bất cứ người ở nào trừ trên sân khấu hay trong phim cổ.
Trong xã hội đã phát triển của năm 2000 những người nông dân là ít ỏi nhưng là các đối tượng luyến tiếc, và những người đi ở tại gia thậm chí còn không được thế.
Thế mà những biến đổi to lớn này trong tất cả các nước phát triển đã hoàn thành mà không có nội chiến và, thực ra, trong sự im lặng hầu như hoàn toàn. Chỉ bây giờ khi dân cư nông dân của họ đã co lại gần số không thì người Pháp đô thị hoàn toàn mới to tiếng đòi rằng nước họ phải là một “nước nông thôn” với một “nền văn minh thôn quê”.
Một lý do (quả thực, lý do chính) vì sao những biến đổi đã gây ra ít náo động đến vậy đã là, vào 1900 một giai cấp mới, công nhân cổ xanh trong ngành chế tạo – những người “vô sản” của Marx – đã trở nên chi phối về mặt xã hội. Những người nông dân đã lớn tiếng thề để “trồng ít ngũ cốc và nhiều địa ngục hơn”, nhưng họ đã ít chú ý. Những người đi ở tại gia rõ ràng đã là tầng lớp bị bóc lột nhất. Nhưng trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất khi người ta viết về “vấn đề xã hội”, họ hiểu là các công nhân công nghiệp cổ xanh. Công nhân công nghiệp cổ xanh đã vẫn là một thiểu số khá nhỏ của dân cư và lực lượng lao động – ngay đến tận 1914 nhiều nhất họ chỉ chiếm một phần tám hay một phần sáu- và về số lượng vẫn kém xa các tầng lớp truyền thống thấp hơn của nông dân và những người đi ở. Nhưng xã hội đầu thế kỷ hai mươi đã bị ám ảnh bởi những công nhân cổ xanh, đã tập trung vào họ, đã bị họ làm cho mê mẩn.
Những người nông dân và người đi ở đã có ở mọi nơi. Nhưng với tư cách một giai cấp, họ là vô hình. Những người đi ở đã sống và làm việc ở bên trong các gia đình riêng lẻ hay ở những trang trại riêng lẻ trong các nhóm nhỏ và biệt lập gồm hai hay ba người. Những người nông dân cũng vậy, bị phân tán. Quan trọng hơn, các tầng lớp truyền thống thấp hơn này đã không được tổ chức. Quả thực, họ đã không thể được tổ chức. Các nô lệ được sử dụng trong khai mỏ hay sản xuất hàng hóa đã nổi loạn thường xuyên trong thế giới cổ xưa – tuy luôn không thành công. Nhưng không được nhắc đến trong bất cứ cuốn sách nào mà tôi đã từng đọc về một cuộc biểu tình duy nhất hay một cuộc tuần hành phản kháng duy nhất nào của những người đi ở tại gia ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ thời gian nào. Đã có rất nhiều cuộc nổi loạn nông dân. Nhưng trừ các cuộc nổi dậy ở Trung Quốc trong thế kỷ mười chín – Phiến loạn Thái Bình vào giữa thế kỷ, và Nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn, ở cuối thế kỷ, cả hai cuộc đã kéo dài nhiều năm và đến gần việc lật đổ chế độ - tất cả các cuộc nổi loạn nông dân trong lịch sử đều thất bại sau vài tuần đẫm máu. Những người nông dân, lịch sử cho thấy, là rất khó để tổ chức và không chịu bị tổ chức – đó là vì sao họ bị Marx khinh thường.
Giai cấp mới, công nhân công nghiệp, cực kỳ dễ nhận thấy. Đấy là cái làm cho những công nhân này thành một “giai cấp”. Họ tất yếu đã sống trong những cụm dân cư đông đúc và trong các đô thị - ở St. Denis, bên ngoài Paris; ở Wedding của Berlin và Ottakring của Vienna; trong các thị trấn dệt của Lancashire; trong các thị trấn thép của Thung lũng Monongahela của Mỹ; và ở Kobe của Nhật Bản. Và mau chóng họ tỏ ra có thể được tổ chức một cách xuất sắc, với các cuộc đình công đầu tiên xảy ra hầu như ngay khi họ là công nhân nhà máy. Chuyện đau lòng của Charles Dickens về xung đột lao động chết người, Thời buổi Khó khăn - Hard Times, được xuất bản năm 1854, chỉ sáu năm sau Marx và Engels viết Tuyên ngôn Cộng sản
Vào khoảng năm 1900 đã trở nên khá rõ là những công nhân công nghiệp sẽ không trở thành đa số, như Marx đã tiên đoán chỉ vài thập niên trước. Vì thế họ sẽ không áp đảo các nhà tư bản bằng số lượng rất đông của họ. Thế nhưng nhà văn cấp tiến Pháp có ảnh hưởng nhất của giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, nhà cựu-Marxist và người theo chủ nghĩa công đoàn cách mạng, Georges Sorel, đã thấy sự chấp nhận rộng rãi đối với luận đề năm 1906 của ông rằng những người vô sản sẽ lật đổ chế độ hiện hành và nắm quyền bằng tổ chức của họ và thông qua bạo lực của tổng đình công. Không chỉ Lênin đã là người biến luận đề của Sorel thành nền tảng của sự xét lại chủ nghĩa Marx của ông và đã đã xây dựng chiến lược của ông quanh nó năm 1917 và 1918. Cả Mussolini lẫn Hitler - và Mao, mười năm sau – đã xây dựng chiến lược của mình theo luận đề của Sorel. “Quyền lực nảy sinh từ nòng súng” của Mao hầu như là một trích dẫn trực tiếp từ Sorel. Công nhân công nghiệp trở thành “vấn đề xã hội” của 1900 bởi vì họ là giai cấp thấp đầu tiên trong lịch sử có thể được tổ chức và chịu bị tổ chức.
Không giai cấp nào trong lịch sử đã từng nổi lên nhanh hơn công nhân cổ xanh. Và không giai cấp nào trong lịch sử đã từng xuống dốc nhanh hơn nó.
Năm 1883, năm Marx chết, “những người vô sản” vẫn là một thiểu số không chỉ trong dân cư mà cả trong những người lao động công nghiệp. Trong công nghiệp khi đó đa số là những công nhân lành nghề được các xưởng thủ công nhỏ sử dụng, mỗi xưởng có nhiều nhất hai mươi hay ba mươi công nhân. Trong số các nhân vật phản diện của tiểu thuyết “vô sản” hay nhất thế kỷ mười chín, Công chúa Casamassima, của Henry James - được xuất bản năm 1886 (và chắc chắn chỉ Henry James có thể đặt cái tên như vậy cho một chuyện về những kẻ khủng bố thuộc giai cấp lao động!) – một là một thợ đóng sách có tay nghề cao, và nhân vật khác là một dược sĩ cũng khéo tay ngang thế. Vào quãng 1900 “công nhân công nghiệp” đã trở thành đồng nghĩa với “người đứng máy” và hàm ý việc làm ở một nhà máy cùng với hàng trăm nếu không phải hàng ngàn người. Những công nhân nhà máy này quả thực là những người vô sản của Marx – không có địa vị xã hội, không có quyền lực chính trị, không có khả năng kinh tế hay khả năng mua.
Công nhân của thời 1900 – và thậm chí của năm 1913 – đã không có lương hưu, không có ngày nghỉ được hưởng lương, không có tiền làm ngoài giờ, không được trả thêm cho làm việc Chủ nhật hay ban đêm, không có bảo hiểm y tế hay tuổi già (trừ ở Đức), không có trợ cấp thất nghiệp (trừ ở Anh sau 1911); đã chẳng có sự đảm bảo việc làm nào. Năm mươi năm sau, trong các năm 1950, công nhân công nghiệp đã trở thành nhóm lớn nhất duy nhất ở mọi nước phát triển, và công nhân công nghiệp tham gia nghiệp đoàn trong ngành sản xuất hàng loạt (khi đó áp đảo ở mọi nơi) đã đạt mức thu nhập của tầng lớp trung lưu bậc trên. Họ đã có đảm bảo việc làm rộng rãi, lương hưu, những ngày nghỉ dài được hưởng lương, và bảo hiểm thất nghiệp toàn diện hay “việc làm suốt đời”. Trên hết, họ đã đạt quyền lực chính trị. Tại Anh các nghiệp đoàn lao động đã được coi là “chính phủ thực tế”, với quyền lực lớn hơn Thủ tướng và Quốc hội, và cũng thế đã đúng ở những nơi khác. Cả ở Hoa Kỳ nữa – như ở Đức, Pháp, và Ý – các nghiệp đoàn lao động đã nổi lên như lực lượng chính trị hùng mạnh nhất và được tổ chức tốt nhất của đất nước. Và ở Nhật Bản, trong các đợt bãi công Toyota và Nissan của cuối các năm 1940 và đầu các năm 1950, họ đã đến gần việc lật đổ hệ thống và tự chiếm quyền.
Ba mươi lăm năm sau, vào 1990, công nhân công nghiệp và nghiệp đoàn của họ đã rút lui. Họ đã trở thành không đáng kể về số lượng. Trong khi những công nhân công nghiệp, người làm hay di chuyển các thứ, đã chiếm hai phần năm lực lượng lao động Mỹ trong các năm 1950, vào đầu các năm 1990 họ chỉ chiếm ít hơn một phần năm – tức là không nhiều hơn mức họ đã chiếm vào năm 1900, khi sự nổi lên như sao băng của họ bắt đầu. Tại các nước thị trường-tự do đã phát triển khác sự xuống dốc đầu tiên đã chậm hơn, nhưng sau 1980 bắt đầu tăng tốc sụt ở mọi nơi. Vào năm 2000 hay 2010, trong mọi nước thị trường-tự do đã phát triển, công nhân công nghiệp sẽ chỉ chiếm không nhiều hơn một phần tám lực lượng lao động. Quyền lực nghiệp đoàn cũng đã sụt dốc nhanh như thế.
Không giống những người đi ở tại gia, công nhân công nghiệp sẽ không biến mất – không hơn những người sản xuất nông nghiệp đã biến mất hay sẽ biến mất. Nhưng hệt như chủ trang trại nhỏ truyền thống đã trở thành người nhận trợ cấp hơn là một nhà sản xuất, công nhân công nghiệp truyền thống cũng sẽ trở thành một người làm công phụ. Chỗ của anh ta đã bị thay thế bởi “nhà công nghệ” – một người nào đó làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lí thuyết. (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X-quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa, kỹ thuật viên phổi, và v.v., những người cùng nhau đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ 1980). Và thay cho một giai cấp – một nhóm cố kết, có thể nhận diện, xác định, và tự giác – công nhân công nghiệp có thể mau chóng trở thành chỉ một “nhóm áp lực” khác.
Những người chép biên niên sử về sự tăng lên của công nhân công nghiệp thường nêu bật các tình tiết bạo lực – đặc biệt những đụng độ giữa những người đình công và cảnh sát, như trong cuộc đình công Pullman của Mỹ. Lý do có lẽ là, các nhà lý luận và các nhà tuyên truyền của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa vô chính phủ, và chủ nghĩa cộng sản – bắt đầu với Marx và tiếp tục đến Herbert Marcuse vào các năm 1960 – đã không ngớt viết và nói về “cách mạng” và “bạo lực”. Trên thực tế sự tăng lên của công nhân công nghiệp đã là phi bạo lực một cách rõ rệt. Bạo lực tàn ác của thế kỷ này – các cuộc chiến tranh thế giới, thanh trừng sắc tộc, và v.v. – tất cả đã là bạo lực từ bên trên hơn là bạo lực từ bên dưới; và nó đã không liên quan đến những biến đổi xã hội, dù là sự teo đi của nông dân, sự biến mất của những người đi ở tại gia, hay sự tăng lên của công nhân công nghiệp. Quả thực, thậm chí chẳng còn ai thử giải thích những chấn động lớn này như một phần của “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản” nữa, như thuật hùng biện chuẩn Marxist chỉ mới ba mươi năm trước.
Ngược với những tiên đoán Marxist và nghiệp đoàn chủ nghĩa, sự leo lên của công nhân công nghiệp đã không gây mất ổn định xã hội. Thay vào đó nó đã nổi lên như sự phát triển xã hội tạo ổn định nhất của thế kỷ. Nó giải thích vì sao sự biến mất của nông dân và người ở tại gia lại không gây ra khủng hoảng xã hội nào. Cả sự bỏ chạy khỏi đồng ruộng lẫn sự bỏ chạy khỏi dịch vụ nội trợ đã là tự nguyện. Những người nông dân và những người đầy tớ đã không bị “đẩy ra” hay bị “thải ra”. Họ đã đi làm thuê trong công nghiệp càng nhanh càng tốt. Việc làm công nghiệp đã không đòi hỏi các kỹ năng mà họ không có, và không đòi hỏi thêm tri thức. Thực ra, xét mọi mặt, những người nông dân đã có nhiều kỹ năng hơn kỹ năng cần để là một người đứng máy trong một nhà máy sản xuất hàng loạt – và nhiều người đi ở tại gia cũng thế. Không thể phủ nhận, công việc công nghiệp được trả công tồi cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nhưng nó được trả khá hơn công việc đồng áng hay việc nội trợ. Thời gian làm việc của công nhân công nghiệp ở Hoa Kỳ cho đến 1913 – và ở một số nước, kể cả Nhật Bản, cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai – đã dài. Nhưng thời gian làm việc của họ ngắn hơn của nông dân và của người ở. Hơn nữa, họ làm việc vào những giờ được định rõ: phần còn lại trong ngày là của họ, điều chẳng đúng cả với công việc đồng áng lẫn công việc nội trợ. Các sách lịch sử ghi chép sự bẩn thỉu của ngành công nghiệp ban đầu, sự nghèo đói của công nhân công nghiệp, và sự bóc lột họ. Công nhân quả thực đã sống trong bẩn thỉu và nghèo khó, và họ đã bị bóc lột. Nhưng họ đã sống khá hơn những người ở trang trại hay ở gia đình, và nhìn chung được đối xử tốt hơn.
Bằng chứng của việc này là tỷ lệ tử vong trẻ em đã sụt ngay khi những người nông dân và những người đi ở tại gia chuyển sang làm việc công nghiệp. Về mặt lịch sử, các đô thị đã chưa bao giờ tái tạo chính mình. Để duy trì chúng đã phải phụ thuộc liên tục vào những người mới đến từ thôn quê. Điều này vẫn đúng vào giữa thế kỷ mười chín. Nhưng với sự lan rộng của việc làm nhà máy, thành phố đã trở thành trung tâm của sự tăng trưởng dân cư. Một phần điều này là kết quả của các biện pháp y tế công cộng mới: làm sạch nước, thu gom và xử lý rác, kiểm dịch chống các dịch bệnh, tiêm chủng chống các bệnh. Các biện pháp này – và chúng đã có hiệu quả chủ yếu ở thành phố - đã chống lại, hay chí ít kiềm chế các mối nguy của sự tập hợp đông đúc cái đã làm cho đô thị truyền thống là một mảnh đất sinh sôi cho bệnh dịch hạch. Nhưng yếu tố lớn nhất duy nhất cho sự giảm theo hàm số mũ của tỷ lệ tử vong trẻ em khi công nghiệp hóa lan rộng đã chắc chắn là sự cải thiện về các điều kiện sống do nhà máy mang lại. Nhà ở và dinh dưỡng đã trở nên tốt hơn, và công việc nặng nhọc và các tai nạn đã gây tổn hại ít hơn. Sự sụt giảm tỷ lệ tử vong trẻ em – và với nó là sự tăng bùng nổ dân số - tương quan chỉ với một sự phát triển: công nghiệp hóa. Nhà máy ban đầu quả thực là “Nhà máy sa tăng - Satanic Mill” của bài thơ vĩ đại của William Blake. Nhưng thôn quê đã chẳng là “Đồng xanh dịu dàng của nước Anh” mà Blake ca ngợi; nó đã là một khu nhà ổ chuột gây ấn tượng nhưng thậm chí sa tăng hơn.
Đối với những người nông dân và người đi ở, công việc công nghiệp đã là một cơ hội. Thực ra, nó đã là cơ hội đầu tiên mà lịch sử xã hội đã cho họ để cải thiện mình một cách đáng kể mà không phải di cư. Trong các nước thị trường-tự do phát triển qua 100 hay 150 năm vừa qua mỗi thế hệ đã có khả năng mong đợi khấm khá hơn đáng kể so với thế hệ trước đó. Lý do chính là những người nông dân và đầy tớ đã có thể và đã trở thành những công nhân công nghiệp.
Bởi vì những công nhân công nghiệp được tập trung vào các nhóm, nghiên cứu có hệ thống về năng suất của họ đã là có thể. Bắt đầu trong năm 1881, hai năm trước khi Marx chết, nghiên cứu có hệ thống về công việc, các nhiệm vụ, và các công cụ đã nâng năng suất lao động chân tay về chế tạo và di chuyển các thứ tăng lên ba đến bốn phần trăm tính gộp trung bình hàng năm – đối với mức tăng năm mươi lần về đầu ra trên công nhân qua 110 năm. Tất cả lợi ích kinh tế và xã hội gia tăng của thế kỷ này dựa vào điều này. Và ngược với cái “mọi người đều biết” trong thế kỷ mười chín – không chỉ Marx mà tất cả những người bảo thủ nữa, như J. P. Morgan, Bismarck, và Disraeli – hầu như tất cả những lợi lộc này đã dồn cho công nhân công nghiệp, một nửa số đó ở dạng thời gian làm việc giảm đột ngột (với sự cắt giảm từ 40 phần trăm ở Nhật đến 50 phần trăm ở Đức), và một nửa ở dạng tăng hai mươi lăm lần lương của những công nhân công nghiệp, những người chế tạo hay di chuyển các thứ.
Như thế đã có các lý do xác đáng vì sao sự tăng lên của công nhân công nghiệp đã yên bình hơn là dữ dội, nói chi đến cách mạng. Nhưng cái gì giải thích cho sự xuống dốc của công nhân công nghiệp cũng đã diễn ra yên bình ngang vậy và hầu như hoàn toàn không có sự phản kháng xã hội, sự chấn động, sự trục trặc nghiêm trọng nào, chí ít ở Hoa Kỳ?
Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: The Age of Social Transformation,The Atlantic Monthly, November 1994, Volume 274, No. 5; pages 53-80.

[1] “sound and fury, signifying nothing” thí dụ lấy từ Macbeth của Shakespeare.


Sự tăng lên của giai cấp tiếp sau công nhân công nghiệp không phải là một cơ hội cho công nhân công nghiệp. Nó là một thách thức. Nhóm chi phối đang mới nổi lên là “những người lao động tri thức”. Chính từ này đã không được biết đến bốn mươi năm trước. (Tôi đã đặt ra nó trong cuốn sách Những Cột mốc của Ngày Mai - Landmarks of Tomorrow, xuất bản năm 1959). Vào cuối thế kỷ này những người lao động tri thức sẽ chiếm một phần ba hay hơn của lực lượng lao động ở Hoa Kỳ - lớn như tỷ lệ công nhân chế tác đã từng chiếm, trừ thời kỳ chiến tranh. Đa số họ sẽ được trả công chí ít cũng khá như, hay khá hơn công nhân chế tác đã từng được trả. Và các việc làm mới tạo ra những cơ hội lớn hơn nhiều.
Nhưng – và đây là một chữ nhưng lớn – tuyệt đại đa số việc làm mới đòi hỏi trình độ chuyên môn mà công nhân công nghiệp không có hay chỉ được trang bị tồi để kiếm. Chúng đòi hỏi rất nhiều giáo dục chính quy và khả năng để kiếm và áp dụng hiểu biết lí thuyết và giải tích. Chúng đòi hỏi một cách tiếp cận khác đối với công việc và một nếp nghĩ khác. Trước hết, chúng đòi hỏi một thói quen học tập liên tục. Như thế công nhân công nghiệp bị thải ra không thể đơn giản chuyển sang công việc tri thức hay dịch vụ theo cách mà nông dân và người ở bị thải ra đã chuyển sang việc làm công nghiệp. Ít nhất họ phải thay đổi thái độ, giá trị và niềm tin cơ bản của họ.
Trong các thập niên kết thúc của thế kỷ này lực lượng lao động công nghiệp đã co lại nhanh hơn và thêm nữa ở Hoa Kỳ so với bất cứ nước phát triển khác nào – trong khi sản xuất công nghiệp đã tăng lên nhanh hơn bất cứ nước phát triển nào trừ Nhật Bản.
Sự thay đổi đã làm trầm trọng vấn đề cổ nhất và khó xử lý của Mỹ: địa vị của những người da đen. Trong năm mươi năm kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai địa vị kinh tế của những người Mỹ gốc Phi đã được cải thiện nhanh hơn sự cải thiện của bất cứ nhóm dân cư khác nào trong lịch sử xã hội Mỹ - hay trong lịch sử xã hội của bất cứ nước nào. Ba phần năm những người da đen của Mỹ đã leo lên tầng lớn có thu nhập trung lưu; trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai con số đó mới là một phần hai mươi. Nhưng nửa nhóm đó đã leo lên tầng lớp thu nhập trung lưu và không phải lên tầng lớp có việc làm trung lưu. Từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai ngày càng nhiều người da đen đã chuyển thành công nhân cổ xanh trong ngành sản xuất hàng loạt được nghiệp đoàn hóa – tức là, những việc làm được trả lương tầng lớp trung lưu hay tầng lớp trung lưu lớp trên trong khi không đòi hỏi giáo dục cũng chẳng đòi hỏi kỹ năng. Tuy nhiên, đây chính xác là những việc làm biến mất nhanh nhất. Cái gây sửng sốt không phải là nhiều người da đen đến vậy đã không kiếm được một sự giáo dục mà là nhiều người đến vậy đã kiếm được. Điều duy lý về mặt kinh tế đối với một thanh niên da đen ở nước Mỹ hậu chiến tranh đã không phải là ở lại trường và học; mà là bỏ trường càng sớm càng tốt và kiếm một trong rất nhiều việc làm sản xuất-hàng loạt. Kết quả là, sự xuống dốc của công nhân công nghiệp đã làm tổn thương nặng người Mỹ da đen một cách không tương xứng – về mặt số lượng, nhưng về mặt chất lượng thậm chí còn nhiều hơn. Nó đã làm cùn cái đã là vai mẫu tiêu biểu có sức thuyết phục nhất trong cộng đồng da đen ở Mỹ: công nhân công nghiệp được trả lương khá với đảm bảo việc làm, bảo hiểm sức khỏe, và lương hưu được đảm bảo – nhưng vẫn không có kỹ năng cũng chẳng được giáo dục nhiều.
Nhưng, tất nhiên, những người da đen là một thiểu số của dân cư và lực lượng lao động ở Hoa Kỳ. Đối với tuyệt đại đa số - người da trắng, nhưng cả người Latino và Á châu nữa – sự xuống dốc của công nhân công nghiệp đã gây ra ít đổ vỡ một cách đáng kinh ngạc và chẳng có gì có thể được gọi là một sự chấn động. Ngay cả trong các cộng đồng một thời đã hoàn toàn lệ thuộc vào các nhà máy sản xuất hàng loạt, những nhà máy đã bị loại ra hay đã cắt giảm mạnh việc làm (các đô thị thép ở tây Pennsylvania và đông Ohio, chẳng hạn, hay các đô thị ôtô như Detroit và Flint, Michigan), tỷ lệ thất nghiệp đối với người trưởng thành không da đen trong vòng vài năm đã rớt xuống mức không mấy cao hơn tỷ lệ trung bình của Hoa Kỳ - và tỷ lệ đó có nghĩa là mức không cao hơn mấy mức “công ăn việc làm đầy đủ” của Hoa Kỳ. Ngay cả trong các cộng đồng này cũng đã không có sự quá khích nào của công nhân cổ xanh Mỹ.
Giải thích duy nhất là, đối với cộng đồng cổ xanh không da đen sự phát triển đã đến không như sự ngạc nhiên, dẫu nó có thể khó chịu, đau đớn và đe dọa đến thế nào đối với cá nhân những người lao động và gia đình họ. Về mặt tâm lý học – nhưng có lẽ về mặt giá trị hơn là về mặt xúc cảm – công nhân công nghiệp Mỹ hẳn đã được chuẩn bị để chấp nhận như sự dịch chuyển đúng và thích đáng tới những việc làm đòi hỏi giáo dục chính quy và trả công cho tri thức hơn là cho công việc chân tay, bất luận có kỹ năng hay không có kỹ năng.
Ở Hoa Kỳ sự dịch chuyển về cơ bản đã hoàn tất vào năm 1990 hay khoảng đó. Nhưng cho đến nay mới chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Ở các nước thị trường-tự do đã phát triển khác, ở tây và bắc Âu và ở Nhật Bản, nó vừa mới bắt đầu trong các năm 1990. Tuy nhiên, kể từ nay nó chắc chắn diễn ra nhanh ở các nước này, có lẽ nhanh hơn nó đã xảy ra ban đầu ở Hoa Kỳ. Sự xuống dốc của công nhân công nghiệp trong các nước thị trường-tự do đã phát triển sẽ cũng có một tác động lớn ở bên ngoài thế giới đã phát triển. Các nước đang phát triển không còn có thể kỳ vọng đặt cơ sở cho sự phát triển của họ trên lợi thế so sánh của họ về lao động – tức là, trên lao động công nghiệp rẻ.
Người ta đã tin rộng rãi, đặc biệt là các quan chức công đoàn, rằng sự xuống dốc của công nhân công nghiệp cổ xanh ở các nước phát triển chủ yếu, nếu không phải hoàn toàn, đã do việc chuyển sản xuất “offshore” sang các nước có cung dư dả về lao động không có kỹ năng và lương thấp gây ra. Nhưng điều này không đúng.
Đã có cái gì đó để tin ba mươi năm trước. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc quả thực (như được giải thích khá chi tiết trong cuốn sách 1993 của tôi Xã hội Hậu-Tư bản Chủ nghĩa - Post-Capitalist Society) đã nhận được lợi thế ban đầu của họ trên thị trường thế giới, hầu như trong một sớm một chiều, bằng cách kết hợp phát minh của Mỹ về huấn luyện cho năng suất đầy đủ với chi phí lương vẫn là chi phí lương của một nước tiền công nghiệp. Nhưng mẹo này đã chẳng hề hoạt động nữa từ 1970 hay 1975.
Trong các năm 1990 chỉ một tỷ lệ phần trăm không đáng kể các mặt hàng chế tác được nhập khẩu vào Hoa Kỳ là được sản xuất ở nước ngoài bởi vì chi phí lao động thấp. Trong khi tổng nhập khẩu của năm 1990 chiếm khoảng 12 phần trăm thu nhập thô cá nhân ở Mỹ, nhập khẩu từ các nước với chi phí lương thấp đáng kể chỉ chiếm ít hơn ba phần trăm – và chỉ nửa số đó là các sản phẩm chế tác. Vì thế hầu như chẳng có chút nào trong sự xuống dốc về việc làm chế tác Mỹ, từ khoảng 30 hay 35 phần trăm lực lượng lao động xuống 15 hay 18 phần trăm, có thể được cho là do chuyển việc làm sang các nước có lương thấp. Sự cạnh tranh chính đối với ngành chế tác Mỹ - thí dụ, ôtô, thép, và máy công cụ - đã đến từ các nước như Nhật Bản và Đức, nơi chi phí lương từ lâu đã bằng, nếu không phải cao hơn chi phí ở Hoa Kỳ. Lợi thế so sánh mà bây giờ được tính đến là về áp dụng tri thức – thí dụ, về quản lý chất lượng toàn bộ của Nhật, quy trình chế tác thon lẳn, uyển chuyển [lean: không có phế liệu], giao kịp thời, và tính chi phí dựa vào giá, hay về dịch vụ khách hàng mà các công ty kỹ thuật cỡ vừa của Đức hay Thụy Sĩ cung cấp. Điều này, tuy vậy, có nghĩa rằng các nước đang phát triển không còn có thể kỳ vọng đặt cơ sở cho sự phát triển của họ dựa vào lương thấp nữa. Họ cũng phải học để dựa vào việc áp dụng tri thức – đúng lúc khi hầu hết trong số họ (Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều nước Mỹ-Latin, nói chi đến Châu Phi đen) sẽ phải tìm việc làm cho hàng triệu thanh niên không được giáo dục và không có kỹ năng, những người ít có trình độ trừ việc làm công nghiệp cổ xanh của ngày hôm qua.
Nhưng đối với cả các nước phát triển nữa, sự chuyển dịch sang công việc dựa vào tri thức cũng gây ra những thách thức xã hội to lớn. Bất chấp nhà máy, xã hội công nghiệp đã vẫn cơ bản là một xã hội truyền thống trong các quan hệ sản xuất cơ bản của nó. Nhưng xã hội đang nổi lên, xã hội dựa vào tri thức và những người lao động tri thức, thì không. Nó là xã hội đầu tiên trong đó những người bình thường – và điều đó có nghĩa là hầu hết người dân – không kiếm được miếng cơm hàng ngày bằng mồ hôi trên lông mày họ. Đó là xã hội đầu tiên trong đó “công việc lương thiện” không có nghĩa là bàn tay chai sạn. Nó cũng là xã hội đầu tiên trong đó không phải mọi người làm cùng việc, như trường hợp khi tuyệt đại đa số đã là nông dân hay, đều sẽ trở thành những người đứng máy như có vẻ chắc thế mới bốn mươi hay ba mươi năm trước.
Điều này nhiều hơn một sự thay đổi xã hội rất nhiều. Đó là một sự thay đổi về thân phận con người. Nó có nghĩa gì – các giá trị, những cam kết, các vấn đề của xã hội mới là gì – chúng ta chưa biết. Nhưng chúng ta biết rằng nhiều thứ sẽ khác đi.
Sự Nổi lên của Xã hội Tri thức
Những người lao động tri thức sẽ không là đa số trong xã hội tri thức, nhưng trong nhiều nếu không phải hầu hết các xã hội phát triển họ sẽ là nhóm dân cư và lực lượng lao động lớn nhất duy nhất. Và ngay cả ở nơi các nhóm khác vượt họ về số lượng, những người lao động tri thức sẽ mang lại cho xã hội tri thức đang nổi lên đặc trưng của nó, sự lãnh đạo của nó, chân dung xã hội của nó. Họ có thể không là giai cấp cai trị của xã hội tri thức, nhưng họ là giai cấp lãnh đạo của nó rồi. Và trong các đặc trưng, địa vị xã hội, các giá trị, và những kỳ vọng của họ, một cách căn bản họ khác bất cứ nhóm nào trong lịch sử đã từng chiếm địa vị lãnh đạo.
Trước hết, những người lao động tri thức tiếp cận được đến việc làm và địa vị xã hội thông qua giáo dục chính quy. Rất nhiều công việc tri thức đòi hỏi kỹ năng chân tay rất cao và kéo theo công việc đáng kể bằng bàn tay của mình. Một thí dụ cực đoan là giải phẫu thần kinh. Năng lực thực hiện của nhà giải phẫu thần kinh dựa vào giáo dục chính quy và hiểu biết lí thuyết. Thiếu kỹ năng bằng tay khiến người ta không đủ tư cách làm một nhà phẫu thuật thần kinh. Nhưng riêng sự khéo tay, bất luận khéo đến đâu, sẽ chẳng bao giờ cho phép bất cứ ai trở thành một nhà phẫu thuật thần kinh. Sự giáo dục cần thiết cho phẫu thuật thần kinh và cho các loại công việc tri thức khác có thể kiếm được chỉ qua học chính quy ở trường. Không thể kiếm được qua học nghề.
Công việc tri thức biến đổi rất lớn về số lượng và loại tri thức chính quy cần đến. Nột số việc làm có những đòi hỏi khá thấp, và những việc làm khác đòi hỏi loại hiểu biết mà nhà phẫu thuật thần kinh có được. Nhưng ngay cả nếu bản thân kiến thức là khá thô sơ, chỉ có giáo dục chính quy mới có thể cung cấp.
Giáo dục sẽ trở thành trung tâm của xã hội tri thức, và trường học là định chế cốt yếu của nó. Mọi người phải có kiến thức gì? Cái gì là “chất lượng” trong học và dạy? Những điều này sẽ tất yếu trở thành các mối quan tâm chủ yếu của xã hội tri thức, và các vấn đề chính trị trung tâm. Quả thực, việc thu được và phân phối kiến thức chính quy có thể chiếm vị trí trong chính trị của xã hội tri thức mà việc thu được và phân phối tài sản và thu nhập đã chiếm trong hoạt động chính trị của chúng ta trong hai hay ba thế kỷ mà chúng ta đã gọi là Thời kỳ Chủ nghĩa Tư bản.
Rõ ràng, trong xã hội tri thức ngày càng nhiều kiến thức, và đặc biệt kiến thức tiên tiến, sẽ thu được sau tuổi đi học chính thức nhiều và, có lẽ, ngày càng thông qua quá trình giáo dục không tập trung vào trường học truyền thống. Nhưng đồng thời, thành tích của các trường học và các giá trị cơ bản của các trường học sẽ là mối quan tâm ngày càng tăng đối với toàn xã hội, hơn là được coi như vấn đề nghề nghiệp có thể phó mặc một cách an toàn cho các “nhà giáo dục”.
Chúng ta cũng có thể tiên đoán với sự tin cậy rằng chúng ta sẽ định nghĩa lại một người được giáo dục có nghĩa là gì. Về mặt truyền thống, và đặc biệt trong 300 năm qua (có lẽ từ 1700 hay khoảng đó, chí ít ở phương Tây, và từ khoảng thời gian đó cả ở Nhật Bản nữa), một người được giáo dục đã là ai đó có một khối kiến thức chính quy được quy định. Người Đức gọi kiến thức này là allgemeine Bildung-Học thức chung, và người Anh (và, đi theo họ, là người Mỹ thế kỷ mười chín) đã gọi nó là liberal arts-khoa học xã hội nhân văn. Một người có giáo dục ngày càng sẽ là ai đó người đã học được phải học như thế nào, và là người tiếp tục học, đặc biệt bằng giáo dục chính quy, suốt đời mình.
Có những mối nguy hiểm hiển nhiên đối với điều này. Thí dụ, xã hội dễ dàng thoái hóa vào việc nhấn mạnh đến các bằng cấp chính thức hơn là đến năng lực thực hiện. Nó có thể là nạn nhân của các quan lại nhà nho vô ích - một nguy cơ mà đại học Mỹ rất dễ mắc. Nặt khác, nó có thể đánh giá quá cao kiến thức “thực hành”, có thể dùng được ngay và đánh giá quá thấp tầm quan trọng của những cái cơ bản, và của sự sáng suốt nói chung.
Một xã hội, trong đó những người lao động tri thức áp đảo, bị đe dọa từ một xung đột giai cấp mới: giữa thiểu số lớn của những người lao động tri thức và đa số người dân, những người sẽ kiếm sống theo cách truyền thống, hoặc bằng công việc chân tay, bất luận có kỹ năng hay không, hoặc bằng làm việc dịch vụ, bất luận có kỹ năng hay không. Năng suất của công việc tri thức – vẫn vô cùng thấp – sẽ trở thành thách thức kinh tế của xã hội tri thức. Vị thế cạnh tranh so sánh của mỗi nước, của mỗi ngành, của mỗi định chế bên trong xã hội sẽ phụ thuộc vào nó. Năng suất của người lao động phi tri thức, dịch vụ sẽ trở thành thách thức xã hội của xã hội tri thức. Khả năng của xã hội tri thức để đem lại thu nhập tử tế, và với nó là phẩm giá và địa vị, cho những người lao động phi tri thức phụ thuộc vào nó.
Đã chẳng có xã hội nào trong lịch sử phải đối mặt với các thách thức này. Nhưng cũng mới ngang vậy là các cơ hội của xã hội tri thức. Trong xã hội tri thức, lần đầu tiên trong lịch sử, khả năng lãnh đạo sẽ được mở ra cho tất cả mọi người. Cũng vậy, khả năng thu được tri thức không còn phụ thuộc vào việc có được một sự giáo dục được quy định ở một độ tuổi cho trước. Học sẽ trở thành công cụ của cá nhân – sẵn có cho cá nhân đó ở bất cứ độ tuổi nào – phải chi bởi vì nhiều kỹ năng và tri thức đến vậy có thể thu được bằng phương tiện của các công nghệ học mới.
Một hệ lụy khác là, một cá nhân, một tổ chức, một ngành, một nước thu nhận và áp dụng tri thức khéo thế nào sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh cốt yếu. Xã hội tri thức không thể tránh khỏi sẽ trở nên cạnh tranh hơn bất cứ xã hội nào, mà chúng ta đã từng biết, rất nhiều – vì lý do đơn giản là, với tri thức trở nên có thể tiếp cận được một cách phổ quát, sẽ không có lời bào chữa nào cho việc không có kết quả. Sẽ không có nước “nghèo” nào. Sẽ chỉ có các nước dốt nát. Và cũng đúng thế cho các công ty, các ngành, và các tổ chức thuộc mọi loại. Nó cũng sẽ đúng đối với các cá nhân nữa. Thực ra, các xã hội phát triển đã trở nên vô cùng cạnh tranh hơn rồi đối với các cá nhân so với các xã hội của đầu thế kỷ này, nói chi đến các xã hội trước đó.
Tôi đã đang nói về hiểu biết, tri thức, kiến thức (knowledge). Nhưng một thuật ngữ chính xác hơn là “những kiến thức – knowledges”, bởi vì kiến thức của xã hội tri thức sẽ khác cơ bản với cái đã được coi là kiến thức trong các xã hội trước đây – và, thực ra, khác cơ bản với cái vẫn được coi một cách rộng rãi là kiến thức. Kiến thức của allgemeine Bildung của người Đức hay của liberal arts của dân Anglo-Saxon-Mỹ đã ít liên quan đến công việc của đời một người. Nó đã tập trung vào cá nhân và vào sự phát triển cá nhân hơn là vào bất cứ ứng dụng nào – nếu, quả thực, nó đã không, giống liberal arts của thế kỷ mười chín, tự hào về không hề có bất cứ tính hữu dụng nào. Trong xã hội tri thức, phần lớn kiến thức chỉ tồn tại trong ứng dụng. Chẳng cái gì mà nhân viên kỹ thuật X-quang cần biết lại có thể áp dụng cho nghiên cứu thị trường, chẳng hạn, hay cho dạy lịch sử trung cổ. Lực lượng lao động chính trong xã hội tri thức vì thế bao gồm những người được chuyên môn hóa rất cao. Thực ra, là một sai lầm đi nói về những người “đa khoa, tổng quát-generalists”. Cái chúng ta sẽ ngày càng muốn nói với thuật ngữ đó là những người đã học được làm thế nào để thu được thêm những chuyên môn một cách nhanh chóng để chuyển từ một loại việc làm này sang một loại khác – thí dụ, từ nghiên cứu thị trường sang quản lý, hay từ làm y tá sang làm hành chính bệnh viện. Nhưng những “người tổng quát-generalists” theo nghĩa mà chúng ta vẫn quen để nói về họ sẽ được coi là những kẻ tài tử hơn là những người có giáo dục.
Cả điều này nữa cũng là mới. Về mặt lịch sử, những người lao động là những người tổng quát. Họ đã làm bất cứ cái gì cần phải làm - ở trang trại, trong hộ gia đình, ở xưởng thủ công. Điều này cũng đã đúng với công nhân công nghiệp. Nhưng những người lao động tri thức, bất luận tri thức của họ là thô sơ hay tiên tiến, bất luận có ít hay rất nhiều, theo định nghĩa sẽ phải là người được chuyên môn hóa. Tri thức được áp dụng là hữu hiệu chỉ khi nó được chuyên môn hóa. Thực ra, càng được chuyên môn hóa, nó càng hữu hiệu. Điều này đúng đối với các kỹ thuật viên bảo quản máy tính, máy x-quang, hay động cơ máy bay chiến đấu. Nhưng nó cũng áp dụng ngang thế cho công việc đòi hỏi kiến thức tiên tiến nhất, bất luận là nghiên cứu về di truyền học hay nghiên cứu về vật lý thiên văn hay đưa một vở opera mới ra trình diễn lần đầu.
Hơn nữa, chuyển từ tri thức đến những tri thức tạo ra những cơ hội to lớn cho cá nhân. Nó làm cho một nghề với tư cách là một người lao động tri thức là có thể. Nhưng nó cũng gây ra rất nhiều vấn đề và thách thức mới. Lần đầu tiên trong lịch sử nó đòi hỏi rằng những người với tri thức nhận trách nhiệm để làm cho những người không có cùng cơ sở tri thức hiểu được mình.
Những Tri thức Hoạt động Thế nào
Rằng tri thức trong một xã hội tri thức phải được chuyên môn hóa cao để là hữu ích kéo theo hai đòi hỏi mới: những người lao động tri thức làm việc trong các nhóm, và nếu những người lao động tri thức không là những người làm công (nhân viên), họ ít nhất phải được liên kết với một tổ chức.
Những ngày này người ta nói rất nhiều về các “nhóm” và “công việc nhóm- teamwork”. Đa số bắt đầu với một giả thiết sai – cụ thể là, trước đây chúng ta đã chưa từng bao giờ làm việc theo nhóm. Thực ra người ta đã luôn luôn làm việc trong các nhóm; rất ít người đã từng có thể làm việc một cách hữu hiệu một mình. Người nông dân đã có một bà vợ, và bà vợ nông dân đã phải có một người chồng. Hai người đã làm việc như một nhóm. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với những người làm thuê của họ, các tá điền. Thợ thủ công cũng đã có một bà vợ, mà ông ta làm việc với như một nhóm – ông lo về công việc nghề thủ công, và bà lo về các khách hàng, những người học việc, và toàn bộ công việc kinh doanh. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với các phó nhỏ và những người học việc. Ngày nay nhiều thảo luận giả thiết rằng chỉ có một loại nhóm. Thực ra có khá nhiều loại. Nhưng cho đến ngày nay sự nhấn mạnh đã là về cá nhân người lao động và không phải về nhóm. Với công việc tri thức ngày càng hữu hiệu khi nó ngày càng được chuyên môn hóa, các nhóm trở thành đơn vị làm việc hơn là bản thân cá nhân.
Nhóm mà bây giờ được nài nỉ - tôi gọi nó là nhóm “ban nhạc-jazz”- chỉ là một loại nhóm. Nó thực ra là loại nhóm khó nhất cả để tụ tập lẫn để khiến nó hoạt động có hiệu quả, và là loại đòi hỏi thời gian dài nhất để đạt năng lực thành tích. Chúng ta sẽ phải học để sử dụng các loại nhóm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Chúng ta sẽ phải học để hiểu các nhóm – và đây là cái gì đó mà cho đến nay rất ít được chú ý. Sự hiểu về các nhóm, khả năng thành tích của các loại nhóm khác nhau, các mặt mạnh và các hạn chế của chúng, và sự đánh đổi giữa các loại nhóm khác nhau, như thế sẽ trở thành những mối quan tâm chủ yếu trong quản lý con người.
Quan trọng ngang thế là hệ lụy thứ hai của sự thực rằng những người lao động tri thức tất yếu là các chuyên gia: nhu cầu của họ để làm việc như các thành viên của một tổ chức. Chỉ tổ chức có thể tạo sự liên tục cơ bản mà những người lao động tri thức cần để là hữu hiệu. Chỉ tổ chức mới có thể biến tri thức được chuyên môn hóa của người lao động tri thức thành thành quả.
Tự thân, tri thức được chuyên môn hóa không mang lại thành quả. Nhà phẫu thuật là không hữu hiệu trừ khi có một chẩn đoán – việc, nhìn chung, không phải là nhiệm vụ của nhà phẫu thuật và thậm chí không nằm trong năng lực của nhà phẫu thuật. Với tư cách một người đơn độc trong nghiên cứu và viết lách, nhà sử học có thể rất hiệu quả. Nhưng để giáo dục sinh viên, rất nhiều nhà chuyên môn khác phải đóng góp – những người mà chuyên môn của họ có thể là văn học, hay toán học, hay các lĩnh vực khác của sử học. Và việc này đòi hỏi nhà chuyên môn phải tiếp cận được đến một tổ chức.
Sự tiếp cận này có thể với tư cách một nhà tư vấn, hay có thể như một nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Nhưng với đa số người lao động tri thức sẽ với tư cách những người làm công, các nhân viên, làm toàn thời hay một phần thời gian, của một tổ chức, như một cơ quan nhà nước, một bệnh viện, một đại học, hay một nghiệp đoàn lao động. Trong xã hội tri thức không phải cá nhân là người đạt thành tích. Cá nhân là trung tâm chi phí hơn là một trung tâm thành tích. Chính tổ chức là cái thực hiện, là cái đạt thành tích.
Một Người làm công là gì?
Hầu hết những người lao động tri thức sẽ dùng hầu hết nếu không phải tất cả đời làm việc của mình với tư cách “người làm công, nhân viên”. Nhưng ý nghĩa của từ này sẽ khác cái nó đã là theo truyền thống – và không chỉ trong tiếng Anh mà cả trong tiếng Đức, Tây Ban Nha và Nhật nữa.
Từng cá nhân, những người lao động tri thức phụ thuộc vào việc làm. Họ nhận lương hay tiền công. Họ được thuê và có thể bị sa thải. Về mặt pháp lý mỗi người là một người làm công. Nhưng về mặt tập thể họ là các nhà tư bản; thông qua các quỹ hưu bổng và các khoản tiết kiệm của mình họ ngày càng sở hữu tư liệu sản xuất. Trong kinh tế học truyền thống – và chẳng hề chỉ trong kinh tế học Marxist – có sự phân biệt rõ ràng gữa “quỹ lương”, tất cả quỹ lương là để tiêu dùng, và “quỹ vốn”, hay phần của toàn bộ dòng thu nhập có thể được dùng cho đầu tư. Và hầu hết lí thuyết xã hội về xã hội công nghiệp, bằng cách này hay cách khác, đều dựa vào quan hệ giữa hai thứ đó, bất luận trong sự xung đột hay trong sự hợp tác và cân bằng cần thiết và có ích. Trong xã hội tri thức hai thứ hợp nhất lại. Quỹ hưu là “lương được trả sau”, và với tư cách đó nó là một quỹ lương. Nhưng nó cũng ngày càng là nguồn vốn chính của xã hội tri thức.
Có lẽ còn quan trọng hơn, trong xã hội tri thức những người làm công – tức là, những người lao động tri thức – sở hữu các công cụ lao động. Sự thấu hiểu to lớn của Marx đã là, công nhân nhà máy không và không thể sở hữu các công cụ sản xuất, và vì thế “bị xa lánh”.[1] Chẳng có cách nào, Marx đã chỉ ra, đối với công nhân để sở hữu máy hơi nước và để có khả năng mang nó với mình khi chuyển từ một việc làm sang việc làm khác. Nhà tư bản đã phải sở hữu máy hơi nước và kiểm soát nó. Đầu tư thật sự trong xã hội tri thức ngày càng không là vào máy móc và các công cụ mà là vào tri thức của người lao động tri thức. Không có tri thức đó thì máy móc là không hữu ích, dù có tiên tiến và tinh vi đến đâu.
Nhà nghiên cứu thị trường cần một máy tính. Nhưng đấy ngày càng là máy tính cá nhân của riêng nhà nghiên cứu, và nó đi cùng bất kể nơi đâu nhà nghiên cứu đi. “Thiết bị vốn” thật sự của nghiên cứu thị trường là tri thức về các thị trường, về số liệu thống kê, và về áp dụng nghiên cứu thị trường vào chiến lược kinh doanh, cái nằm giữa tai của nhà nghiên cứu và là tài sản riêng và không thể chuyển nhượng của anh hay chị ta. Nhà phẫu thuật cần phòng mổ của bệnh viện và tất cả tiết bị vốn đắt tiền của nó. Nhưng đầu tư vốn thực sự của nhà phẫu thuật là mười hai hay mười lăm năm đào tạo và tri thức được sinh ra, mà nhà phẫu thuật mang từ bệnh viện này sang bệnh viện tiếp theo. Không có tri thức đó các phòng mổ đắt tiền của bệnh viện chẳng khác gì đồ thải và phế liệu.
Điều này đúng bất luận người lao động tri thức có sẵn tri thức tiên tiến, như một nhà phẫu thuật, hay tri thức đơn giản và khá sơ đẳng, như một kế toán viên ít tuổi. Trong cả hai trường hợp chính đầu tư tri thức là cái xác định liệu một nhân viên có ích hay không, hơn là các công cụ, máy móc, và vốn do tổ chức cung cấp. Công nhân công nghiệp cần nhà tư bản vô cùng nhiều hơn nhà tư bản cần công nhân công nghiệp – cơ sở cho khẳng định của Marx rằng sẽ luôn luôn có một sự dư thừa công nhân công nghiệp, và một “đội quân dự bị công nghiệp”, cái chắc chắn làm cho lương không thể tăng trên mức tồn tại (có lẽ là sai lầm quá xá nhất của Marx). Trong xã hội tri thức giả thiết có khả năng nhất đối với các tổ chức – và chắc chắn là giả thiết mà chúng phải dựa vào để tiến hành công việc của mình – là chúng cần những người lao động tri thức nhiều hơn người lao động tri thức cần chúng rất nhiều.
Đã có tranh luận không dứt trong Thời Trung cổ về thứ bậc của tri thức, với triết học đòi là “nữ hoàng”. Chúng ta từ lâu đã từ bỏ sự tranh cãi vô ích đó. Không có tri thức cao hơn hay thấp hơn. Khi lời than phiền của khách hàng là một móng chân mọc quặp vào trong, thì tri thức của người chữa bệnh chân là có ý nghĩa, chứ không phải tri thức của nhà phẫu thuật não – dù là nhà phẫu thuật não được đào tạo nhiều năm hơn nhiều và đòi phí cao hơn nhiều. Và nếu một người điều hành được cử đến một nước ngoài, tri thức mà người đó cần, và gấp rút, là sự thông thạo tiếng nước ngoài – một việc mà mọi thổ dân của nước đó đã thông thạo ở tuổi lên ba, mà không có bất cứ đầu tư lớn nào. Tri thức của xã hội tri thức, chính xác bởi vì nó là tri thức chỉ khi được áp dụng vào hành động, nhận được thứ bậc và địa vị từ hoàn cảnh. Nói cách khác, cái là tri thức trong một tình huống, như thông thạo tiếng Hàn đối với một nhà điều hành Mỹ được cử đi Seoul, lại chỉ là thông tin, và là thông tin không mấy liên quan, khi cũng nhà điều hành ấy vài năm sau phải suy nghĩ kỹ chiến lược thị trường của công ty mình đối với Hàn Quốc. Cả điều này nữa cũng là mới. Những kiến thức đã luôn được coi như các ngôi sao cố định, ấy là nói vậy, mỗi ngôi chiếm vị trí riêng của nó trong vũ trụ tri thức. Trong xã hội tri thức những kiến thức là các công cụ, và với tư cách đó, đối với tầm quan trọng và địa vị của chúng, chúng phụ thuộc vào nhiệm vụ phải thực hiện.
Quản lý trong Xã hội Tri thức
Một kết luận thêm: Bởi vì xã hội tri thức tất yếu phải là một xã hội của các tổ chức, cơ quan trung tâm và đặc biệt của nó là ban quản lý. Khi xã hội của chúng ta bắt đầu nói về quản lý, thuật ngữ đã có nghĩa là “quản lý kinh doanh” – bởi vì doanh nghiệp quy mô lớn đã là cái đầu tiên của các tổ chức mới trở nên có thể dễ thấy. Nhưng chúng ta đã học được trong nửa thế kỷ vừa qua này rằng quản lý là cơ quan riêng biệt của tất cả các tổ chức. Tất cả chúng đòi hỏi sự quản lý, dù chúng có dùng thuật ngữ đó hay không. Tất cả các nhà quản lý làm cùng thứ, bất kể mục đích của tổ chức của họ là gì. Tất cả họ đều phải gom những người khác nhau – mỗi người có tri thức khác nhau – lại với nhau cho việc cùng thực hiện. Tất cả họ đều phải biến các mặt mạnh của con người thành có ích và biến những mặt yếu thành không liên quan. Tất cả họ đều phải suy nghĩ kỹ những kết quả nào là kết quả mong muốn trong tổ chức – và rồi phải xác định các mục tiêu. Tất cả họ đều có trách nhiệm suy nghĩ kỹ cái mà tôi gọi là lí thuyết kinh doanh – tức là, các giả thiết trên đó tổ chức đặt cơ sở cho thành tích và các hoạt động của mình, và các giả thiết mà tổ chức đã đưa ra trong quyết định không làm cái gì. Tất cả họ đều phải suy nghĩ thấu đáo các chiến lược – tức là, các phương tiện thông qua đó các mục tiêu của tổ chức trở thành thành tựu. Và tất cả họ đều phải xác định các giá trị của tổ chức, hệ thống thưởng và phạt của nó, tinh thần và văn hóa của nó. Trong tất cả các tổ chức các nhà quản lý cần cả kiến thức quản lý như công việc và kỷ luật lẫn kiến thức và sự hiểu biết về bản thân tổ chức – các mục đích của nó, các giá trị của nó, môi trường và các thị trường của nó, những năng lực cốt lõi của nó.
Quản lý với tư cách một sự thực hành là rất cổ. Nhà điều hành thành công nhất trong toàn bộ lịch sử chắc chắn đã là người Ai Cập đó, người 4.500 năm trước hay hơn đã đầu tiên nghĩ ra kim tự tháp, mà không có bất cứ tiền lệ nào, đã thiết kế nó, đã xây dựng nó, và đã làm vậy trong một thời gian ngắn đến kinh ngạc. Cái kim tự tháp đầu tiên ấy vẫn đứng vững. Nhưng với tư cách một môn quản lý, nó vừa mới năm mươi tuổi. Nó đầu tiên được hình dung lờ mờ vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nó đã không nổi lên cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và rồi đã nổi lên chủ yếu ở Hoa Kỳ. Từ đó nó đã là hoạt động mới tăng nhanh nhất, và nghiên cứu nó là bộ môn mới tăng trưởng nhanh nhất. Không hoạt động nào trong lịch sử đã nổi lên nhanh như quản lý đã nổi lên trong năm mươi hay sáu mươi năm qua, và chắc chắn chẳng hoạt động nào lại đã có tầm, phạm vi toàn cầu như vậy trong một thời gian ngắn như vậy.
Quản lý vẫn được dạy ở hầu hết các trường kinh doanh như một bó các kỹ thuật, như lập ngân sách và các quan hệ cá nhân. Không thể phủ nhận, quản lý, giống bất cứ công việc nào khác, có các công cụ riêng và những kỹ thuật riêng của mình. Nhưng hệt như cốt lõi của y học không phải là phân tích nước tiểu (dẫu nó là quan trọng), cốt lõi của quản lý không phải là những kỹ thuật và thủ tục. Cốt lõi của quản lý là khiến những kiến thức trở thành hữu ích. Quản lý, nói cách khác, là một chức năng xã hội. Và trong thực hành của nó quản lý thực sự là một liberal art (nghệ thuật tự do).
Khu vực Xã hội
Các cộng đồng cổ - gia đình, làng xóm, giáo xứ, và v.v. – đã gần như biến mất trong xã hội tri thức. Chỗ của chúng chủ yếu do đơn vị mới của sự hội nhập xã hội, tổ chức, chiếm mất. Ở nơi cộng đồng đã là số mệnh, tổ chức là toàn thể hội viên tự nguyện. Ở nơi cộng đồng đòi hỏi toàn bộ con người, tổ chức là một phương tiện cho các mục đích của một cá nhân, là một công cụ. Trong 200 năm một cuộc tranh luận nóng bỏng đã nổi lên dữ dội, đặc biệt ở phương Tây: các cộng đồng có là “hữu cơ” hay chúng đơn giản là sự mở rộng của những con người mà chúng được tạo thành? Chẳng ai đòi hỏi rằng tổ chức mới là “hữu cơ”. Nó rõ ràng là một đồ tạo tác, một sự sáng tạo của con người, một công nghệ xã hội.
Nhưng, rồi ai làm những nhiệm vụ cộng đồng? Hai trăm năm trước bất cứ nhiệm vụ xã hội nào phải làm đã được một cộng đồng địa phương làm trong mọi xã hội. Rất ít nếu có nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ này được các cộng đồng cũ làm nữa. Chúng cũng chẳng có khả năng làm, vì rằng chúng không còn có sự kiểm soát các thành viên của chúng hay thậm chí một ảnh hưởng vững chắc lên họ nữa. Người ta không còn ở lại nơi họ sinh ra, cả về mặt địa lý hay về mặt địa vị và vị trí xã hội. Theo định nghĩa, một xã hội tri thức là một xã hội của tính di động. Và tất cả các chức năng xã hội của các cộng đồng cũ, bất luận được thực hiện tốt hay tồi (và quả thực hầu hết đã được thực hiện rất tồi), đều giả định trước rằng cá nhân và gia đình sẽ ở yên tại chỗ. Nhưng cốt lõi của xã hội tri thức là tính di động về mặt người ta sống ở đâu, di động về mặt người ta làm gì, di động về mặt những liên kết, gia nhập của người ta. Con người không còn cội rễ nữa. Con người không còn một hàng xóm nữa, người quy định nhà của họ giống cái gì, họ làm gì, và, quả thực, các vấn đề của họ được phép là gì. Xã hội tri thức là một xã hội trong đó rất nhiều người hơn trước đó có thể thành công. Nhưng, theo định nghĩa, vì thế cũng là một xã hội trong đó rất nhiều người hơn trước đó có thể thất bại, hay chí ít trở thành phụ. Và phải chi bởi vì việc áp dụng tri thức vào công việc đã khiến các xã hội phát triển giàu hơn rất nhiều so với bất cứ xã hội nào trước đó nào đã có thể thậm chí mơ ước đến; những thất bại, bất luận là những người nghèo hay nghiện rượu, phụ nữ bị ngược đãi hay tội phạm vị thành niên, được coi là thất bại của xã hội.
Vậy thì ai lo về các nhiệm vụ xã hội trong xã hội tri thức? Chúng ta không thể bỏ qua chúng. Nhưng cộng đồng truyền thống không có khả năng giải quyết chúng.
Hai câu trả lời đã nổi lên trong khoảng thế kỷ qua – một câu trả lời đa số và một ý kiến bất đồng. Cả hai đều tỏ ra là sai. Câu trả lời đa số quay lại hơn một trăm năm trước, quay lại các năm 1880, khi nước Đức của Bismarck đã đi những bước loạng choạng đầu tiên hướng tới nhà nước phúc lợi. Câu trả lời: chính phủ có thể, nên, và phải giải quyết các vấn đề của khu vực xã hội. Đây có lẽ vẫn là câu trả lời mà đa số người chấp nhận, đặc biệt ở các nước phương Tây đã phát triển – cho dù đa số người có lẽ không còn hoàn toàn tin vào nó. Nhưng nó đã bị phản đối hoàn toàn. Chính phủ hiện đại, đặc biệt từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, ở tất cả mọi nơi đã trở thành một bộ máy quan liêu phúc lợi khổng lồ. Và ngày nay phần lớn ngân sách ở mọi nước phát triển được dành cho các Quyền hưởng [Entitlements] cho các khoản chi đối với mọi loại dịch vụ xã hội. Thế mà ở mọi nước phát triển, xã hội đang trở nên ốm yếu hơn là khỏe mạnh hơn, và các vấn đề xã hội tăng lên nhiều lần. Chính phủ có một vai trò to lớn trong các nhiệm vụ xã hội – vai trò làm chính sách, đặt ra tiêu chuẩn, và, ở mức độ lớn vai trò của người trả lương. Nhưng khi cơ quan đi vận hành các dịch vụ xã hội, nó đã chứng tỏ hầu như hoàn toàn bất tài.
Trong cuốn Tương lai của Con người Công nghiệp - The Future of Industrial Man (1942) của mình, tôi đã trình bày một ý kiến bất đồng. Tôi đã lí lẽ khi đó rằng tổ chức mới – và năm mươi năm trước nó đã có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh lớn – sẽ phải trở thành cộng đồng trong đó cá nhân sẽ tìm thấy địa vị và chức năng, với cộng đồng nơi làm việc trở thành cộng đồng trong đó và qua đó các nhiệm vụ xã hội được tổ chức. Ở Nhật Bản (tuy hoàn toàn độc lập và chẳng hề mắc nợ gì tôi) người sử dụng lao động lớn – cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp – quả thực đã ngày càng cố gắng phục vụ như một cộng đồng đối với nhân viên của mình. Việc làm suốt đời chỉ là một xác nhận cho điều này. Nhà ở công ty, các sơ đồ đảm bảo sức khỏe công ty, các đợt nghỉ công ty, và v.v., tất cả đều nhấn mạnh với những người làm công Nhật Bản rằng người sử dụng lao động, và đặc biệt công ty lớn, là cộng đồng và là cái kế vị cho làng xóm xưa kia – thậm chí cho gia đình ngày nay.[2] Cái này, tuy nhiên, cũng đã chẳng có kết quả.
Có nhu cầu, đặc biệt ở phương Tây, để ngày càng đưa người làm công vào cai quản cộng đồng nơi làm việc. Cái bây giờ được gọi là sự trao quyền (empowerment) là rất giống những cái tôi đã nói đến năm mươi năm trước. Nhưng nó không tạo ra một cộng đồng. Nó cũng chẳng tạo ra cấu trúc qua đó các nhiệm vụ xã hội của xã hội tri thức có thể được giải quyết. Thực ra, hầu hết những nhiệm vụ này – bất luận là giáo dục hay chăm sóc sức khỏe; những bất ổn xã hội do suy đồi đạo đức và các tệ nạn của một xã hội phát triển và, đặc biệt, của một xã hội giàu có, như lạm dụng rượu và ma túy; hay các vấn đề về không có năng lực và vô trách nhiệm như các vấn đề của gới vô sản lưu manh (underclass) ở đô thị Mỹ - nằm ngoài định chế sử dụng lao động.
Câu trả lời đúng cho câu hỏi, Ai lo cho những thách thức xã hội của xã hội tri thức? không phải là chính phủ cũng chẳng phải là tổ chức sử dụng lao động. Câu trả lời là một khu vực xã hội tách biệt và mới.
Mới ít hơn năm mươi năm, tôi tin, kể từ khi chúng ta ở Hoa Kỳ bắt đầu nói về hai khu vực của một xã hội hiện đại – “khu vực công” (chính phủ) và “khu vực tư nhân” (kinh doanh). Trong hai mươi năm vừa qua Hoa Kỳ đã bắt đầu nói về một khu vực thứ ba, “khu vực phi lợi nhuận” – những tổ chức ngày càng lo lắng đến những thách thức xã hội của một xã hội hiện đại.
Tại Hoa Kỳ, với truyền thống của nó về các nhà thờ độc lập và cạnh tranh, một khu vực như vậy đã luôn luôn tồn tại. Ngay cả bây giờ các nhà thờ là phần đơn lẻ lớn nhất của khu vực xã hội ở Hoa Kỳ, nhận hầu như một nửa tiền cho các định chế từ thiện, và khoảng một phần ba thời gian tình nguyện của các cá nhân. Nhưng phần phi-nhà thờ của khu vực xã hội đã là một khu vực tăng trưởng ở Hoa Kỳ. Vào đầu các năm 1990 ở Hoa Kỳ khoảng một triệu tổ chức được đăng ký với tư cách các tổ chức phi lợi nhuận hay từ thiện làm công việc khu vực xã hội. Tuyệt đại đa số các tổ chức này, khoảng 70 phần trăm, được hình thành trong ba mươi năm vừa qua. Và là các dịch vụ cộng đồng liên quan đến đời sống trần gian này hơn là đến Vương quốc của Thượng đế. Khá nhiều tổ chức mới, tất nhiên, là tôn giáo trong định hướng của chúng, nhưng phần lớn các tổ chức này không phải là nhà thờ, giáo phái. Chúng là các “ô dù” tiến hành một nhiệm vụ cụ thể, như phục hồi chức năng của những người nghiện rượu và ma túy, cải tạo phạm nhân, hay giáo dục trường sơ cấp. Ngay cả bên trong mảng nhà thờ của khu vực xã hội, các tổ chức chứng tỏ có khả năng tăng trưởng là các tổ chức hoàn toàn mới. Chúng là các nhà thờ “pastoral” [mục sư], chú tâm vào những nhu cầu linh hồn của các cá nhân, đặc biệt của những người lao động tri thức có giáo dục, và rồi đưa năng lượng tinh thần của các thành viên của mình vào công việc về những thách thức xã hội và vấn đề xã hội của cộng đồng – đặc biệt, tất nhiên, của cộng đồng đô thị.
Chúng ta vẫn nói về các tổ chức này như các tổ chức “phi lợi nhuận”. Nhưng đây là một thuật ngữ pháp lý. Nó chẳng có nghĩa gì trừ việc theo luật Mỹ các tổ chức này không nộp thuế. Liệu chúng có được tổ chức như tổ chức phi lợi nhuận hay không, thực ra chẳng liên quan đến hoạt động và ứng xử của chúng. Từ 1960 hay 1970 nhiều bệnh viện Mỹ đã trở thành “vì lợi nhuận” và được tổ chức về pháp lý như các công ty kinh doanh. Chúng hoạt động chính xác theo cùng cách như các bệnh viện “phi lợi nhuận” truyền thống. Cái quan trọng không phải là cơ sở pháp lý, mà là các định chế khu vực xã hội có một loại mục đích cá biệt. Chính phủ đòi hỏi sự tuân thủ; nó lập ra các quy tắc và áp thực thi chúng. Doanh nghiệp kỳ vọng được thanh toán; nó cung cấp. Các định chế khu vực xã hội nhắm tới việc thay đổi con người. “Sản phẩm” của một trường là học sinh, người đã học được cái gì đó. “Sản phẩm” của một bệnh viện là bênh nhân được chữa trị. “Sản phẩm” của một nhà thờ là người đi nhà thờ mà cuộc sống của người đó được thay đổi. Nhiệm vụ của các tổ chức khu vực xã hội là để tạo ra sức khỏe và hạnh phúc con người.
Các tổ chức này của khu vực xã hội ngày càng phục vụ một mục đích thứ hai và quan trọng ngang thế. Chúng tạo ra tư cách công dân. Xã hội hiện đại và chính thể hiện đại đã trở nên lớn và phức tạp đến mức bổn phận công dân – tức là, sự tham gia có trách nhiệm – không còn là có thể nữa. Tất cả cái chúng ta có thể làm với tư cách công dân là, đi bỏ phiếu vài năm một lần và lúc nào cũng đóng thuế.
Với tư cách một người tình nguyện trong một định chế khu vực xã hội, cá nhân lại có thể tạo ra một sự khác biệt. Tại Hoa Kỳ, nơi có truyền thống tình nguyện từ lâu do tính độc lập cổ xưa của các nhà thờ, trong các năm 1990 hầu như một nửa số người trưởng thành làm việc chí ít ba – và thường là năm- giờ một tuần trong một tổ chức khu vực xã hội. Anh là nước khác duy nhất có cái gì đó giống truyền thống này, tuy nó tồn tại ở đây với quy mô nhỏ hơn nhiều (một phần vì nhà nước phúc lợi Anh bao trùm hơn nhiều, nhưng phần lớn hơn nhiều là vì nó đã có một nhà thờ được chính thức hóa – do nhà nước chi trả và được vận hành như một ngành dân chính). Bên ngoài các nước nói tiếng Anh không có mấy truyền thống tình nguyện. Thực ra, nhà nước hiện đại ở Châu Âu và Nhật Bản đã công khai thù địch với bất cứ thứ gì có màu sắc tình nguyện – nhất là ở Pháp và Nhật Bản. Nó là một chế độ cổ xưa và bị nghi ngờ là về cơ bản mang tính lật đổ.
Nhưng ngay cả ở những nước này các thứ cũng đang thay đổi, bởi vì xã hội tri thức cần khu vực xã hội, và khu vực xã hội cần những người tình nguyện. Nhưng những người lao động tri thức cũng cần một lĩnh vực trong đó họ có thể hành động như các công dân và tạo ra một cộng đồng. Nơi làm việc không mang lại cái đó cho họ. Chẳng gì đã bị phản đối, đã không được chấp nhận nhanh hơn là quan niệm được chấp nhận rộng rãi bốn mươi năm trước về “nhà tổ chức”. Thực ra, công việc tri thức càng thỏa mãn ta bao nhiêu, ta càng cần một lĩnh vực tách biệt của hoạt động cộng đồng.
Nhiều tổ chức khu vực xã hội sẽ trở thành các đối tác với chính phủ - như đúng trong rất nhiều vụ “tư nhân hóa”, nơi, thí dụ, một thành phố trả tiền cho việc quét dọn đường phố và một nhà thầu khoán bên ngoài làm công việc quét dọn. Trong nền giáo dục Mỹ trong hai mươi năm tới sẽ có ngày càng nhiều phiếu (voucher) do chính quyền chi trả khiến cho các bậc cha mẹ có khả năng đưa con em họ vào học ở các trường đa dạng khác nhau, một số là trường công được hỗ trợ bằng thuế, một số là trường tư và một phần lớn phụ thuộc vào thu nhập từ các phiếu voucher. Các tổ chức khu vực xã hội này, tuy là các đối tác với chính quyền, cũng cạnh tranh một cách rõ ràng với chính quyền. Quan hệ giữa hai bên vẫn còn phải vạch ra – và trên thực tế không có tiền lệ cho nó.
Cái gì tạo nên thành tích đối với các tổ chức khu vực xã hội, và đặc biệt đối với các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện, các tổ chức không có kỷ luật về kết quả tài chính, cũng còn phải được vạch ra tỉ mỉ. Chúng ta biết rằng các tổ chức khu vực xã hội cần sự quản lý. Nhưng chính xác sự quản lý có nghĩa là gì đối với tổ chức khu vực xã hội thì vừa mới là bước đầu để nghiên cứu. Về quản lý các tổ chức phi lợi nhuận trong rất nhiều phương diện chúng ta đang ở điểm như chúng ta đã ở năm mươi hay sáu mươi năm trước liên quan đến quản lý doanh nghiệp kinh doanh: công việc mới chỉ bắt đầu.
Nhưng một thứ đã rõ ràng rồi. Xã hội tri thức phải là một xã hội của ba khu vực: một khu vực công của chính phủ, một khu vực tư của kinh doanh, và một khu vực xã hội. Và tôi gợi ý rằng ngày càng trở nên rõ ràng là, thông qua khu vực xã hội một xã hội hiện đại, phát triển lại có thể tạo ra bổn phận công dân có trách nhiệm và có thành tựu, và lại có thể mang lại cho các cá nhân – đặc biệt cho những người lao động tri thức – một lĩnh vực trong đó họ có thể tạo ra một sự khác biệt và tái tạo lại cộng đồng.



[1] Những người dịch các tác phẩm Marxist kinh điển dịch là “tha hóa”.
[2] Nhà nước phúc lợi đẻ non, muốn lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, từ miếng cơm manh áo, từ nhà trẻ đến nơi chôn cất, dẫu ý tưởng có cao đẹp đến đâu, cũng đã hoàn toàn thất bại. Ngay nhà nước phúc lợi đủ ngày đủ tháng của Tây và Bắc Âu cũng đã trở thành gánh nặng và phải được cải cách triệt để.
Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: Peter F. Drucker, The Age of Social Transformation,The Atlantic Monthly, November 1994,Volume 274, No. 5; pages 53-80.
Những Tri thức Hoạt động Thế nào
Rằng tri thức trong một xã hội tri thức phải được chuyên môn hóa cao để là hữu ích kéo theo hai đòi hỏi mới: những người lao động tri thức làm việc trong các nhóm, và nếu những người lao động tri thức không là những người làm công (nhân viên), họ ít nhất phải được liên kết với một tổ chức.
 Những ngày này người ta nói rất nhiều về các “nhóm” và “công việc nhóm- teamwork”. Đa số bắt đầu với một giả thiết sai – cụ thể là, trước đây chúng ta đã chưa từng bao giờ làm việc theo nhóm. Thực ra người ta đã luôn luôn làm việc trong các nhóm; rất ít người đã từng có thể làm việc một cách hữu hiệu một mình. Người nông dân đã có một bà vợ, và bà vợ nông dân đã phải có một người chồng. Hai người đã làm việc như một nhóm. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với những người làm thuê của họ, các tá điền. Thợ thủ công cũng đã có một bà vợ, mà ông ta làm việc với như một nhóm – ông lo về công việc nghề thủ công, và bà lo về các khách hàng, những người học việc, và toàn bộ công việc kinh doanh. Và cả hai đã làm việc như một nhóm với các phó nhỏ và những người học việc. Ngày nay nhiều thảo luận giả thiết rằng chỉ có một loại nhóm. Thực ra có khá nhiều loại. Nhưng cho đến ngày nay sự nhấn mạnh đã là về cá nhân người lao động và không phải về nhóm. Với công việc tri thức ngày càng hữu hiệu khi nó ngày càng được chuyên môn hóa, các nhóm trở thành đơn vị làm việc hơn là bản thân cá nhân.
Nhóm mà bây giờ được nài nỉ - tôi gọi nó là nhóm “ban nhạc-jazz”- chỉ là một loại nhóm. Nó thực ra là loại nhóm khó nhất cả để tụ tập lẫn để khiến nó hoạt động có hiệu quả, và là loại đòi hỏi thời gian dài nhất để đạt năng lực thành tích. Chúng ta sẽ phải học để sử dụng các loại nhóm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Chúng ta sẽ phải học để hiểu các nhóm – và đây là cái gì đó mà cho đến nay rất ít được chú ý. Sự hiểu về các nhóm, khả năng thành tích của các loại nhóm khác nhau, các mặt mạnh và các hạn chế của chúng, và sự đánh đổi giữa các loại nhóm khác nhau, như thế sẽ trở thành những mối quan tâm chủ yếu trong quản lý con người.
Quan trọng ngang thế là hệ lụy thứ hai của sự thực rằng những người lao động tri thức tất yếu là các chuyên gia: nhu cầu của họ để làm việc như các thành viên của một tổ chức. Chỉ tổ chức có thể tạo sự liên tục cơ bản mà những người lao động tri thức cần để là hữu hiệu. Chỉ tổ chức mới có thể biến tri thức được chuyên môn hóa của người lao động tri thức thành thành quả.
Tự thân, tri thức được chuyên môn hóa không mang lại thành quả. Nhà phẫu thuật là không hữu hiệu trừ khi có một chẩn đoán – việc, nhìn chung, không phải là nhiệm vụ của nhà phẫu thuật và thậm chí không nằm trong năng lực của nhà phẫu thuật. Với tư cách một người đơn độc trong nghiên cứu và viết lách, nhà sử học có thể rất hiệu quả. Nhưng để giáo dục sinh viên, rất nhiều nhà chuyên môn khác phải đóng góp – những người mà chuyên môn của họ có thể là văn học, hay toán học, hay các lĩnh vực khác của sử học. Và việc này đòi hỏi nhà chuyên môn phải tiếp cận được đến một tổ chức.
 Sự tiếp cận này có thể với tư cách một nhà tư vấn, hay có thể như một nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Nhưng với đa số người lao động tri thức sẽ với tư cách những người làm công, các nhân viên, làm toàn thời hay một phần thời gian, của một tổ chức, như một cơ quan nhà nước, một bệnh viện, một đại học, hay một nghiệp đoàn lao động. Trong xã hội tri thức không phải cá nhân là người đạt thành tích. Cá nhân là trung tâm chi phí hơn là một trung tâm thành tích. Chính tổ chức là cái thực hiện, là cái đạt thành tích.
Một Người làm công là Gì?
Hầu hết những người lao động tri thức sẽ dùng hầu hết nếu không phải tất cả đời làm việc của mình với tư cách “người làm công, nhân viên”. Nhưng ý nghĩa của từ này sẽ khác cái nó đã là theo truyền thống – và không chỉ trong tiếng Anh mà cả trong tiếng Đức, Tây Ban Nha và Nhật nữa.
Từng cá nhân, những người lao động tri thức phụ thuộc vào việc làm. Họ nhận lương hay tiền công. Họ được thuê và có thể bị sa thải. Về mặt pháp lý mỗi người là một người làm công. Nhưng về mặt tập thể họ là các nhà tư bản; thông qua các quỹ hưu bổng và các khoản tiết kiệm của mình họ ngày càng sở hữu tư liệu sản xuất. Trong kinh tế học truyền thống – và chẳng hề chỉ trong kinh tế học Marxist – có sự phân biệt rõ ràng gữa “quỹ lương”, tất cả quỹ lương là để tiêu dùng, và “quỹ vốn”, hay phần của toàn bộ dòng thu nhập có thể được dùng cho đầu tư. Và hầu hết lí thuyết xã hội về xã hội công nghiệp, bằng cách này hay cách khác, đều dựa vào quan hệ giữa hai thứ đó, bất luận trong sự xung đột hay trong sự hợp tác và cân bằng cần thiết và có ích. Trong xã hội tri thức hai thứ hợp nhất lại. Quỹ hưu là “lương được trả sau”, và với tư cách đó nó là một quỹ lương. Nhưng nó cũng ngày càng là nguồn vốn chính của xã hội tri thức.
Có lẽ còn quan trọng hơn, trong xã hội tri thức những người làm công – tức là, những người lao động tri thức – sở hữu các công cụ lao động. Sự thấu hiểu to lớn của Marx đã là, công nhân nhà máy không và không thể sở hữu các công cụ sản xuất, và vì thế “bị xa lánh”.[1] Chẳng có cách nào, Marx đã chỉ ra, đối với công nhân để sở hữu máy hơi nước và để có khả năng mang nó với mình khi chuyển từ một việc làm sang việc làm khác. Nhà tư bản đã phải sở hữu máy hơi nước và kiểm soát nó. Đầu tư thật sự trong xã hội tri thức ngày càng không là vào máy móc và các công cụ mà là vào tri thức của người lao động tri thức. Không có tri thức đó thì máy móc là không hữu ích, dù có tiên tiến và tinh vi đến đâu.
Nhà nghiên cứu thị trường cần một máy tính. Nhưng đấy ngày càng là máy tính cá nhân của riêng nhà nghiên cứu, và nó đi cùng bất kể nơi đâu nhà nghiên cứu đi. “Thiết bị vốn” thật sự của nghiên cứu thị trường là tri thức về các thị trường, về số liệu thống kê, và về áp dụng nghiên cứu thị trường vào chiến lược kinh doanh, cái nằm giữa tai của nhà nghiên cứu và là tài sản riêng và không thể chuyển nhượng của anh hay chị ta. Nhà phẫu thuật cần phòng mổ của bệnh viện và tất cả tiết bị vốn đắt tiền của nó. Nhưng đầu tư vốn thực sự của nhà phẫu thuật là mười hai hay mười lăm năm đào tạo và tri thức được sinh ra, mà nhà phẫu thuật mang từ bệnh viện này sang bệnh viện tiếp theo. Không có tri thức đó các phòng mổ đắt tiền của bệnh viện chẳng khác gì đồ thải và phế liệu.
Điều này đúng bất luận người lao động tri thức có sẵn tri thức tiên tiến, như một nhà phẫu thuật, hay tri thức đơn giản và khá sơ đẳng, như một kế toán viên ít tuổi. Trong cả hai trường hợp chính đầu tư tri thức là cái xác định liệu một nhân viên có ích hay không, hơn là các công cụ, máy móc, và vốn do tổ chức cung cấp. Công nhân công nghiệp cần nhà tư bản vô cùng nhiều hơn nhà tư bản cần công nhân công nghiệp – cơ sở cho khẳng định của Marx rằng sẽ luôn luôn có một sự dư thừa công nhân công nghiệp, và một “đội quân dự bị công nghiệp”, cái chắc chắn làm cho lương không thể tăng trên mức tồn tại (có lẽ là sai lầm quá xá nhất của Marx). Trong xã hội tri thức giả thiết có khả năng nhất đối với các tổ chức – và chắc chắn là giả thiết mà chúng phải dựa vào để tiến hành công việc của mình – là chúng cần những người lao động tri thức nhiều hơn người lao động tri thức cần chúng rất nhiều.
Đã có tranh luận không dứt trong Thời Trung cổ về thứ bậc của tri thức, với triết học đòi là “nữ hoàng”. Chúng ta từ lâu đã từ bỏ sự tranh cãi vô ích đó. Không có tri thức cao hơn hay thấp hơn. Khi lời than phiền của khách hàng là một móng chân mọc quặp vào trong, thì tri thức của người chữa bệnh chân là có ý nghĩa, chứ không phải tri thức của nhà phẫu thuật não – dù là nhà phẫu thuật não được đào tạo nhiều năm hơn nhiều và đòi phí cao hơn nhiều. Và nếu một người điều hành được cử đến một nước ngoài, tri thức mà người đó cần, và gấp rút, là sự thông thạo tiếng nước ngoài – một việc mà mọi thổ dân của nước đó đã thông thạo ở tuổi lên ba, mà không có bất cứ đầu tư lớn nào. Tri thức của xã hội tri thức, chính xác bởi vì nó là tri thức chỉ khi được áp dụng vào hành động, nhận được thứ bậc và địa vị từ hoàn cảnh. Nói cách khác, cái là tri thức trong một tình huống, như thông thạo tiếng Hàn đối với một nhà điều hành Mỹ được cử đi Seoul, lại chỉ là thông tin, và là thông tin không mấy liên quan, khi cũng nhà điều hành ấy vài năm sau phải suy nghĩ kỹ chiến lược thị trường của công ty mình đối với Hàn Quốc. Cả điều này nữa cũng là mới. Những kiến thức đã luôn được coi như các ngôi sao cố định, ấy là nói vậy, mỗi ngôi chiếm vị trí riêng của nó trong vũ trụ tri thức. Trong xã hội tri thức những kiến thức là các công cụ, và với tư cách đó, đối với tầm quan trọng và địa vị của chúng, chúng phụ thuộc vào nhiệm vụ phải thực hiện.
Quản lý trong Xã hội Tri thức
Một kết luận thêm: Bởi vì xã hội tri thức tất yếu phải là một xã hội của các tổ chức, cơ quan trung tâm và đặc biệt của nó là ban quản lý. Khi xã hội của chúng ta bắt đầu nói về quản lý, thuật ngữ đã có nghĩa là “quản lý kinh doanh” – bởi vì doanh nghiệp quy mô lớn đã là cái đầu tiên của các tổ chức mới trở nên có thể dễ thấy. Nhưng chúng ta đã học được trong nửa thế kỷ vừa qua này rằng quản lý là cơ quan riêng biệt của tất cả các tổ chức. Tất cả chúng đòi hỏi sự quản lý, dù chúng có dùng thuật ngữ đó hay không. Tất cả các nhà quản lý làm cùng thứ, bất kể mục đích của tổ chức của họ là gì. Tất cả họ đều phải gom những người khác nhau – mỗi người có tri thức khác nhau – lại với nhau cho việc cùng thực hiện. Tất cả họ đều phải biến các mặt mạnh của con người thành có ích và biến những mặt yếu thành không liên quan. Tất cả họ đều phải suy nghĩ kỹ những kết quả nào là kết quả mong muốn trong tổ chức – và rồi phải xác định các mục tiêu. Tất cả họ đều có trách nhiệm suy nghĩ kỹ cái mà tôi gọi là lí thuyết kinh doanh – tức là, các giả thiết trên đó tổ chức đặt cơ sở cho thành tích và các hoạt động của mình, và các giả thiết mà tổ chức đã đưa ra trong quyết định không làm cái gì. Tất cả họ đều phải suy nghĩ thấu đáo các chiến lược – tức là, các phương tiện thông qua đó các mục tiêu của tổ chức trở thành thành tựu. Và tất cả họ đều phải xác định các giá trị của tổ chức, hệ thống thưởng và phạt của nó, tinh thần và văn hóa của nó. Trong tất cả các tổ chức các nhà quản lý cần cả kiến thức quản lý như công việc và kỷ luật lẫn kiến thức và sự hiểu biết về bản thân tổ chức – các mục đích của nó, các giá trị của nó, môi trường và các thị trường của nó, những năng lực cốt lõi của nó.
Quản lý với tư cách một sự thực hành là rất cổ. Nhà điều hành thành công nhất trong toàn bộ lịch sử chắc chắn đã là người Ai Cập đó, người 4.500 năm trước hay hơn đã đầu tiên nghĩ ra kim tự tháp, mà không có bất cứ tiền lệ nào, đã thiết kế nó, đã xây dựng nó, và đã làm vậy trong một thời gian ngắn đến kinh ngạc. Cái kim tự tháp đầu tiên ấy vẫn đứng vững. Nhưng với tư cách một môn quản lý, nó vừa mới năm mươi tuổi. Nó đầu tiên được hình dung lờ mờ vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Nó đã không nổi lên cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và rồi đã nổi lên chủ yếu ở Hoa Kỳ. Từ đó nó đã là hoạt động mới tăng nhanh nhất, và nghiên cứu nó là bộ môn mới tăng trưởng nhanh nhất. Không hoạt động nào trong lịch sử đã nổi lên nhanh như quản lý đã nổi lên trong năm mươi hay sáu mươi năm qua, và chắc chắn chẳng hoạt động nào lại đã có tầm, phạm vi toàn cầu như vậy trong một thời gian ngắn như vậy.
Quản lý vẫn được dạy ở hầu hết các trường kinh doanh như một bó các kỹ thuật, như lập ngân sách và các quan hệ cá nhân. Không thể phủ nhận, quản lý, giống bất cứ công việc nào khác, có các công cụ riêng và những kỹ thuật riêng của mình. Nhưng hệt như cốt lõi của y học không phải là phân tích nước tiểu (dẫu nó là quan trọng), cốt lõi của quản lý không phải là những kỹ thuật và thủ tục. Cốt lõi của quản lý là khiến những kiến thức trở thành hữu ích. Quản lý, nói cách khác, là một chức năng xã hội. Và trong thực hành của nó quản lý thực sự là một liberal art (nghệ thuật tự do).
Kỳ sau: Khu vực Xã hội



[1] Những người dịch các tác phẩm Marxist kinh điển dịch là “tha hóa”.



- Thời đại Biến đổi Xã hội (Kỳ cuối): Trường học như Trung tâm của Xã hội.
Tri thức đã trở thành nguồn lực cốt yếu, đối với sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Và tri thức này có thể thu được chỉ thông qua giáo dục ở nhà trường. Nó không bị cột vào bất cứ nước nào. Nó dễ mang đi. Nó có thể được tạo ra ở mọi nơi một cách nhanh chóng và rẻ. Cuối cùng, theo định nghĩa nó thay đổi. Tri thức với tư cách là nguồn lực cốt yếu là khác một cách căn bản với các nguồn lực cốt yếu truyền thống của nhà kinh tế học – đất đai, lao động, và ngay cả vốn.
Việc tri thức đã trở thành nguồn lực then chốt có nghĩa rằng có một nền kinh tế thế giới, và nền kinh tế thế giới hơn là nền kinh tế quốc gia nắm quyền kiểm soát. Mỗi nước, mỗi ngành, và mỗi doanh nghiệp sẽ ở trong một môi trường ngày càng cạnh tranh. Mỗi nước, mỗi ngành, và mỗi doanh nghiệp trong các quyết định của mình sẽ phải xem xét vị trí cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thế giới và tính cạnh tranh của những năng lực tri thức của mình.
Chính trị và các chính sách vẫn tập trung vào các vấn đề nội địa ở mọi nước. Ít có chính trị gia, nhà báo, hay công chức nào, nếu có, lại nhìn quá đường biên giới riêng của nước họ khi thảo luận một biện pháp mới như thuế, quy chế kinh doanh, hay chi tiêu xã hội. Ngay cả ở Đức – một nước lớn, có ý thức xuất khẩu và phụ thuộc vào xuất khẩu nhất của Châu Âu – điều này cũng đúng. Năm 1990 hầu như chẳng có ai ở bên Tây (Đức) đã hỏi, chi tiêu không bị kiểm soát của chính phủ ở bên Đông (Đức) sẽ gây ra cái gì cho tính cạnh tranh của nước Đức.
Điều này sẽ không còn được nữa. Mỗi nước và mỗi ngành sẽ phải học để biết rằng câu hỏi đầu tiên không phải là, Biện pháp này có đáng mong mỏi không? Mà là, Cái gì sẽ tác động đến vị trí cạnh tranh của đất nước, hay của ngành trong nền kinh tế thế giới? Chúng ta cần phát triển trong chính trị cái gì đó giống như tuyên bố tác động-môi trường, cái mà hiện nay ở Hoa Kỳ được đòi hỏi đối với bất cứ hành động nào của chính quyền ảnh hưởng đến chất lượng môi trường: chúng ta cần một tuyên bố tác động-cạnh tranh. Tác động đến vị trí cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới không nhất thiết là yếu tố chính trong một quyết định. Nhưng việc ra một quyết định mà không xem xét đến nó đã trở thành vô trách nhiệm.
Nhìn chung, sự thực rằng tri thức đã trở thành nguồn lực then chốt có nghĩa rằng vị trí của một nước trong nền kinh tế thế giới sẽ ngày càng quyết định sự thịnh vượng trong nước của nó. Từ 1950 khả năng của một nước để cải thiện vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới đã trở thành yếu tố quyết định chính và có lẽ yếu tố duy nhất của thành tích trong nền kinh tế nội địa. Các chính sách tiền tệ và tài chính đã hầu như không liên quan, dù tốt xấu thế nào, và thường là xấu (với một ngoại lệ duy nhất về các chính sách của chính phủ gây ra lạm phát, làm xói mòn rất nhanh cả vị trí cạnh tranh của đất nước trong nền kinh tế thế giới lẫn sự ổn định nội địa và khả năng tăng trưởng của nó).
 Địa vị đứng đầu của công việc đối ngoại là một châm ngôn chính trị cổ truy nguyên trong chính trị châu Âu đến thế kỷ mười bảy. Từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai nó cũng được chấp nhận trong hoạt động chính trị Mỹ - tuy chỉ một cách miễn cưỡng như vậy, và chỉ trong các tình trạng khẩn cấp. Nó đã luôn luôn có nghĩa rằng an ninh quân sự được ưu tiên so với các chính sách trong nước, và chắc là nó vẫn sẽ tiếp tục có ý nghĩa thế, dù có Chiến tranh Lạnh hay không có Chiến tranh Lạnh. Nhưng địa vị đứng đầu của công việc đối ngoại bây giờ có được một chiều kích khác. Đấy là, vị trí cạnh tranh của một nước – và cả của một ngành và một tổ chức- trong nền kinh tế thế giới phải là cân nhắc đầu tiên trong các chính sách và chiến lược nội địa của nó. Điều này đúng với một nước chỉ dính líu không đáng kể đến nền kinh tế thế giới (nếu vẫn còn có nước như vậy), và đúng với một doanh nghiệp chỉ dính líu không đáng kể đến nền kinh tế thế giới, và đúng với một đại học tự coi mình là hoàn toàn nội địa. Tri thức không biết biên giới nào. Không có tri thức nội địa và tri thức quốc tế. Chỉ có tri thức. Và với tri thức trở thành nguồn lực cốt yếu, chỉ có một nền kinh tế thế giới, cho dù trong các hoạt động hàng ngày của mình tổ chức riêng lẻ hoạt động bên trong khung cảnh quốc gia, khu vực, hay thậm chí địa phương.
Các nhiệm vụ xã hội ngày càng được các tổ chức riêng biệt thực hiện, mỗi tổ chức được tạo ra cho một, và chỉ một nhiệm vụ xã hội, bất luận là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hay quét dọn đường phố. Xã hội, vì thế, mau chóng trở thành đa nguyên. Thế mà các lí thuyết xã hội và chính trị của chúng ta vẫn giả thiết rằng không có các trung tâm quyền lực nào trừ chính phủ. Để phá hủy hay chí ít để cho tất cả các trung tâm quyền lực khác bất lực, thực ra, đã là sự thúc đẩy của lịch sử phương Tây và của chính trị phương Tây suốt 500 năm, từ thế kỷ thứ mười bốn trở đi. Nỗ lực này đã lên đỉnh điểm ở các thế kỷ mười tám và mười chín, khi, trừ ở Hoa Kỳ, các định chế ban đầu vẫn còn sống sót – chẳng hạn, các đại học và các nhà thờ - đã trở thành các cơ quan của nhà nước, với các quan chức của chúng trở thành công chức. Nhưng rồi, bắt đầu vào giữa thế kỷ mười chín, các trung tâm mới nổi lên – loại đầu tiên, doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, khoảng năm 1870. Và kể từ đó tổ chức mới này sinh ra sau tổ chức kia.
Các định chế mới – nghiệp đoàn lao động, bệnh viện hiện đại, siêu nhà thờ (mega church), đại học nghiên cứu – của xã hội của các tổ chức không có quan tâm nào đến quyền lực công. Chúng không muốn trở thành chính phủ. Nhưng chúng đòi hỏi – và, quả thực cần – sự tự trị đối với hoạt động của chúng. Ngay cả vào lúc cực đoan của chủ nghĩa Stalin các nhà quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu nhìn chung vẫn đã là các ông chủ bên trong doanh nghiệp của họ, và ngành riêng lẻ phần lớn vẫn tự trị. Đại học, phòng thí nghiệm, và quân đội cũng vậy.
Trong “chủ nghĩa đa nguyên” của ngày hôm qua – trong các xã hội nơi sự kiểm soát được các định chế khác nhau chia sẻ, như Châu Âu phong kiến trong Thời Trung cổ và Nhật Bản thời Edo trong các thế kỷ mười bảy và mười tám – các tổ chức đa nguyên đã cố kiểm soát bất cứ thứ gì xảy ra trong cộng đồng của họ. Ít nhất, chúng đã cố ngăn cản bất cứ tổ chức nào khác khỏi việc chiếm kiểm soát bất cứ mối quan tâm cộng đồng nào hay định chế cộng đồng nào bên trong phạm vi của chúng. Nhưng trong xã hội của các tổ chức, mỗi định chế mới chỉ quan tâm đến mục đích và sứ mệnh riêng của nó. Nó không đòi quyền lực trên bất cứ thứ gì khác. Nhưng nó cũng không gánh vác trách nhiệm đối với bất cứ gì khác. Thế thì, ai sẽ lo cho lợi ích chung?
Đây đã luôn luôn là vấn đề trung tâm của chủ nghĩa đa nguyên. Không chủ nghĩa đa nguyên trước đây nào đã giải quyết được nó. Vấn đề vẫn còn đó, nhưng trong một cái vỏ khác. Cho đến nay nó được xem như áp đặt những giới hạn lên các tổ chức xã hội – cấm chúng làm những thứ xâm phạm đến lĩnh vực công hay vi phạm chính sách công trong theo đuổi sứ mệnh, chức năng, và lợi ích của chúng. Các luật chống phân biệt – chủng tộc, giới tính, tuổi tác, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, và v.v. – tăng lên nhanh chóng ở Hoa Kỳ trong bốn mươi năm qua, tất cả đều cấm hành vi không đáng mong muốn về mặt xã hội. Nhưng chúng ta ngày càng nêu vấn đề về trách nhiệm xã hội của các định chế xã hội: Các định chế phải làm cái gì – ngoài việc hoàn thành các chức năng riêng của chúng – để thúc đẩy lợi ích chung? Mặc dù điều này, tuy có vẻ chẳng ai nhận ra, là một đòi hỏi quay lại chủ nghĩa đa nguyên cổ, chủ nghĩa đa nguyên phong kiến. Nó là một đòi hỏi rằng cá nhân đảm đương quyền lực công.
Điều này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức mới, như thí dụ của các trường học ở Hoa Kỳ cho thấy rất rõ. Một trong những lý do chính của sự sa sút đều đặn về năng lực của các trường để hoàn thành công việc của chúng – tức là, dạy trẻ em những kỹ năng tri thức – chắc chắn là, từ các năm 1950 Hoa Kỳ đã ngày càng biến các trường học thành những vật mang đủ loại chính sách xã hội: bài trừ phân biệt chủng tộc, bài trừ phân biệt đối với tất cả các loại thiểu số khác, kể cả người tàn tật, và v.v. Liệu chúng ta có thực sự đạt tiến bộ nào trong làm dịu bớt các căn bệnh xã hội hay không là rất đáng bàn cãi; cho đến nay các trường học đã không tỏ ra là hữu hiệu một cách đặc biệt với tư cách là các công cụ cho cải cách xã hội. Nhưng biến trường học thành cơ quan của các chính sách xã hội, không còn nghi ngờ gì nữa, đã làm suy yếu nghiêm trọng năng lực của nó để hoàn thành công việc riêng của nó.
Chủ nghĩa đa nguyên mới có một vấn đề mới: làm thế nào để duy trì năng lực thành tích của các định chế mới và vẫn duy trì được sự cố kết xã hội. Điều này làm cho sự nổi lên của một khu vực xã hội mạnh và hoạt động là quan trọng gấp đôi. Nó là một lý do thêm vì sao khu vực xã hội sẽ ngày càng trở nên cốt yếu đối với thành tích, nếu không phải đối với sự cố kết, của xã hội tri thức.
Trong số các tổ chức mới được xem xét ở đây, loại đầu tiên nổi lên 120 năm trước đây, đã là doanh nghiệp kinh doanh. Vì thế, đã rất tự nhiên rằng vấn đề của xã hội đang nổi lên của các tổ chức trước tiên đã được xem như mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Cũng đã tự nhiên rằng những lợi ích mới trước tiên được coi là các lợi ích kinh tế. 
Nỗ lực đầu tiên để đối mặt với hoạt động chính trị của xã hội đang nổi lên của các tổ chức đã nhắm, vì thế, vào việc làm cho các lợi ích kinh tế phục vụ quá trình chính trị. Người đầu tiên theo đuổi mục tiêu này là một người Mỹ, Mark Hanna, người khôi phục lại Đảng Cộng hòa vào các năm 1890, và về nhiều mặt, là cha đẻ của chính trị Mỹ thế kỷ hai mươi. Định nghĩa về chính trị của ông như một sự bất cân bằng giữa các lợi ích kinh tế chính – nông dân, kinh doanh, và lao động – vẫn là nền tảng của hoạt động chính trị Mỹ cho đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Thực ra, Franklin D. Roosevelt đã phục hồi Đảng Dân chủ bằng diễn đạt lại Hanna. Và lập trường chính trị cơ bản của triết lý này là hiển nhiên trong nhan đề của cuốn sách chính trị có ảnh hưởng nhất được viết trong các năm Chính sách Kinh tế Xã hội Mới [New Deal] của Harold D. Lasswell –Chính trị: Ai được Gì, Khi nào, Bằng cách nào - Politics: Who Gets What, When, How (1936).
Năm 1896 Mark Hanna đã biết rất kỹ rằng có nhiều mối lo khác hơn là các mối lo kinh tế. Thế nhưng đã hiển nhiên đối với ông – và đối với Roosevelt bốn mươi năm sau – rằng các lợi ích kinh tế phải được dùng để tích hợp tất cả các lợi ích khác. Đây vẫn là giả thiết cơ bản của hầu hết các phân tích về chính trị Mỹ - và, quả thực, về chính trị ở tất cả các nước phát triển. Nhưng giả thiết không còn có thể giữ vững được nữa. Cơ sở cho công thức của Hana về các lợi ích kinh tế là cách nhìn về đất đai, lao động, và vốn với tư cách các nguồn lực hiện tồn. Nhưng tri thức, nguồn lực mới cho thành tích kinh tế, bản thân nó không mang tính kinh tế.
Nó không thể được mua hay bán. Những thành quả của tri thức, như thu nhập của một bằng sáng chế, có thể mua hay bán được; tri thức đã đi vào bằng sáng chế không thể được chuyển với bất cứ giá nào. Một cá nhân bị đau đớn có sẵn sàng trả cho nhà phẫu thuật thần kinh bất kể bao nhiêu, nhà phẫu thuật thần kinh không thể bán cho anh ta – và chắc chắn không thể chuyển cho anh ta – tri thức tạo nền tảng cho thành tích và thu nhập của nhà phẫu thuật thần kinh. Việc kiếm được tri thức có một chi phí, như sự kiếm được bất cứ thứ gì đều có. Nhưng việc kiếm được tri thức không có giá nào.
Vì thế các lợi ích kinh tế không còn có thể tính hợp tất cả những mối quan tâm và lợi ích khác được nữa. Ngay khi tri thức trở thành nguồn lực kinh tế cốt yếu, sự tích hợp [hội nhập] các lợi ích – và với nó là sự hội nhập của chủ nghĩa đa nguyên của một chính thể hiện đại – bắt đầu mất. Các lợi ích phi kinh tế ngày càng trở thành chủ nghĩa đa nguyên mới – các lợi ích đặc biệt, các tổ chức có mục tiêu duy nhất, và v.v. Chính trị ngày càng không phải là về “ai được cái gì, khi nào, bằng cách nào” mà là về các giá trị, mỗi giá trị được coi là một cái tuyệt đối. Chính trị là về quyền được sống của phôi thai trong tử cung như đối lại quyền của một phụ nữ để kiểm soát thân thể của chính mình và phá một bào thai. Nó là về môi trường. Nó là về giành được sự bình đẳng cho các nhóm được cho là bị áp bức và bị phân biệt đối xử. Chẳng cái nào trong số vấn đề này là có tính kinh tế. Tất cả về cơ bản là đạo đức. Các lợi ích kinh tế có thể được thỏa hiệp, đấy là sức mạnh to lớn của việc đặt cơ sở cho chính trị trên các lợi ích kinh tế. “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì” là một câu ngạn ngữ có nghĩa. Nhưng nửa một đứa bé sơ sinh, trong câu chuyện kinh thánh về sự phán quyết của Solomon,[1] không là nửa đứa trẻ. Không thể có sự thỏa hiệp nào. Đối với một nhà môi trường, nửa loài bị nguy hiểm là một loài tuyệt chủng.
Điều này làm trầm trọng khủng hoảng của chính phủ hiện đại rất nhiều. Các báo và các nhà bình luận vẫn hay tường thuật dưới dạng kinh tế cái xảy ra ở Washington, London, Bonn, hay ở Tokyo. Nhưng ngày càng nhiều người vận động hành lang, những người xác định các luật của chính phủ và các hành động của chính phủ, không còn là các nhà lobby cho các lợi ích kinh tế nữa. Họ lobby ủng hộ và chống các biện pháp mà họ - và các ông chủ của họ - coi là đạo đức, tinh thần, văn hóa. Và mỗi trong các mối quan tâm đạo đức mới này, mỗi cái được một tổ chức mới đại diện, được cho là tuyệt đối. Chia ổ bánh mì của họ không phải là sự thỏa hiệp; mà là sự phản bội.
Như thế trong xã hội của các tổ chức không có một lực tích hợp nào kéo các tổ chức riêng lẻ trong xã hội và cộng đồng vào liên minh. Các bên truyền thống – có lẽ là những sáng tạo chính trị thành công nhất của thế kỷ mười chín – không còn có thể tích hợp các nhóm phân kỳ và các quan điểm phân kỳ vào một sự theo đuổi chung của quyền lực. Đúng hơn, chúng đã trở thành chiến trường giữa các nhóm, mỗi trong số chúng đấu tranh cho chiến thắng tuyệt đối và không thỏa mãn với bất cứ thứ gì trừ sự đầu hàng hoàn toàn của kẻ thù.
Thế kỷ hai mươi mốt sẽ chắc chắn là một thế kỷ của sự tiếp tục rối loạn và thách thức xã hội, kinh tế và chính trị, ít nhất là trong các thập niên đầu. Cái tôi đã gọi là thời đại biến đổi xã hội vẫn chưa qua. Và những thách thức hiện ra lờ mờ ở đằng trước có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa hơn những cái do những biến đổi xã hội đã xảy ra rồi, những biến đổi xã hội của thế kỷ hai mươi, đặt ra.
Tuy vậy, chúng ta thậm chí sẽ chẳng có một cơ hội để giải quyết các vấn đề mới hiện ra lờ mờ này của ngày mai, trừ phi đầu tiên chúng ta đề cập đến những thách thức do những diễn biến đã trở thành sự thực đã rồi, những diễn biến được tường thuật ở các mục trước của tiểu luận này, đặt ra. Đấy là những nhiệm vụ ưu tiên. Vì chỉ nếu chúng được giải quyết, thì chúng ta ở các nước thị trường-tự do đã phát triển mới có thể hy vọng có sự cố kết xã hội, sức mạnh kinh tế, và năng lực chính phủ cần thiết để giải quyết các thách thức mới. Thứ tự đầu tiên của công việc – đối với các nhà xã hội học, các nhà khoa học chính trị, và các nhà kinh tế; đối với các nhà giáo dục; đối với các nhà điều hành doanh nghiệp, các chính trị gia, và các lãnh đạo nhóm-phi lợi nhuận; đối với những người trong tất cả các lĩnh vực đời sống, như cha mẹ, những người làm công, các công dân – là làm việc trên những nhiệm vụ ưu tiên này, vì ít trong số đó cho đến nay có một tiền lệ, nói chi đến các giải pháp được thử thách.
·         Chúng ta sẽ phải nghĩ thấu đáo về giáo dục – mục đích của nó, các giá trị của nó, nội dung của nó. Chúng ta sẽ phải học để xác định chất lượng giáo dục và năng suất giáo dục, để đo lường cả hai và quản lý cả hai. 
·         Chúng ta cần công việc có hệ thống về chất lượng tri thức và năng suất tri thức – cả hai cho đến nay thậm chí còn chưa được định nghĩa. Năng lực hoạt động [performance capacity-để đạt thành tích], nếu không phải là sự sống sót, của bất cứ tổ chức nào trong xã hội tri thức sẽ ngày càng phụ thuộc vào hai yếu tố đó. Nhưng năng lực hoạt động, nếu không phải sự sống sót, của bất cứ cá nhân nào trong xã hội tri thức cũng thế. Và tri thức có trách nhiệm xã hội gì? Trách nhiệm của người lao động tri thức, và đặc biệt của một người có tri thức được chuyên môn hóa cao độ, là những gì?
·         Chính sách của bất cứ nước nào – và đặc biệt của bất cứ nước phát triển nào, sẽ ngày càng phải ban địa vị thứ nhất cho vị trí cạnh tranh của đất nước trong nền kinh tế thế giới ngày càng cạnh tranh. Bất cứ chính sách nội địa được đề xuất nào cần phải được hình thành để cải thiện vị trí đó, hay ít nhất để tối thiểu hóa những tác động xấu lên vị trí đó. Cũng đúng thế đối với các chính sách và chiến lược của bất cứ định chế nào bên trong quốc gia, bất luận là chính quyền địa phương, một doanh nghiệp, một đại học, hay một bệnh viện.
·         Nhưng rồi chúng ta cũng cần phát triển một lí thuyết kinh tế phù hợp với một nền kinh tế thế giới trong đó tri thức đã trở thành nguồn lực kinh tế cốt yếu và nguồn lực chi phối, nếu không phải là duy nhất, của lợi thế so sánh.
·         Chúng ta đang bắt đầu hiểu cơ chế tích hợp mới: tổ chức. Nhưng chúng ta vẫn phải suy nghĩ thấu đáo làm thế nào để cân bằng hai đòi hỏi hình như mâu thuẫn nhau. Các tổ chức phải thực hiện thành thạo một chức năng xã hội mà vì nó chúng tồn tại – trường học dạy, bệnh viện chữa trị bệnh nhân, và doanh nghiệp tạo ra hàng hóa, dịch vụ, hay vốn để dự phòng cho các rủi ro của tương lai. Chúng có thể làm vậy chỉ nếu chúng tập trung một cách chuyên tâm vào sứ mệnh riêng của chúng. Nhưng cũng có nhu cầu của xã hội đối với các tổ chức này để đảm nhận trách nhiệm xã hội – để làm việc trên những vấn đề và thách thức của cộng đồng. Cùng nhau các tổ chức này là cộng đồng. Sự nổi lên của một khu vực xã hội mạnh, độc lập, có năng lực – chẳng phải khu vực công cũng không phải khu vực tư nhân – như thế là một nhu cầu chính của xã hội của các tổ chức. Nhưng tự nó là không đủ - các tổ chức của cả khu vực công và khu vực tư nhân phải chia sẻ công việc.
·         Chức năng của chính phủ và sự hoạt động của nó phải là trung tâm đối với tư duy chính trị và hoạt động chính trị. Siêu nhà nước mà thế kỷ này theo đuổi đã không hoạt động, cả trong phiên bản toàn trị lẫn dân chủ của nó. Nó đã không làm được một hứa hẹn duy nhất nào trong số những hứa hẹn của nó. Và chính phủ phù hợp với các nhà lobby đối trọng cũng không đặc biệt hữu hiệu – thực ra, là tê liệt – cũng chẳng đặc biệt hấp dẫn. Thế mà chính phủ hữu hiệu đã chẳng bao giờ cần hơn trong thế giới rất cạnh tranh và thay đổi nhanh này của chúng ta, trong đó những hiểm nguy do ô nhiễm môi trường vật lý gây ra được sánh chỉ với những hiểm họa của sự ô nhiễm vũ trang toàn cầu. Và chúng ta thậm chí chưa có những sự bắt đầu của lí thuyết chính trị hay của các định chế chính trị cần thiết cho chính phủ hữu hiệu trong xã hội của các tổ chức dựa trên tri thức.
Nếu thế kỷ hai mươi đã là một thế kỷ của những biến đổi xã hội, thì thế kỷ hai mươi mốt phải là thế kỷ của những đổi mới xã hội và chính trị, mà bản chất của chúng không thể rõ đến vậy đối với chúng ta bây giờ như sự cần thiết của chúng.
Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: The Atlantic Monthly; November, 1994; The Age of Social Transformation; Volume 274, No. 5; pages 53-80.
The Age of Social Transformation - 94.11
http://www.theatlantic.com/politics/ecbig/soctrans.htm (30 of 30)


[1] Chuyện kể rằng có 2 bà mẹ sinh 2 đứa bé. Mẹ của một đứa lúc ngủ do sơ suất đã làm ngạt chết đứa con của mình. Do đau khổ và ghen tức bà này mang đứa con chết đổi lấy đứa kia. Hai bà tranh nhau và vụ việc được đưa ra cho Vua Solomon xử. Vua phán mang gươm ra và chia đôi đứa trẻ còn sống cho mỗi người lấy một nửa. Bà mẹ thật khiếp đảm kêu: “thôi để cho bà ấy cả đứa bé tội nghiệp”. Bà kia nhất quyết đòi chia. Qua đó Vua Salomon biết ai là mẹ đẻ, và xử trả lại đứa bé cho bà ta.-


-PETER F. Drucker nổi tiếng nhất vì công trình của ông về quản lý. Thông báo báo chí của Nhà trắng ngày 21-6-2002, công bố rằng Drucker sẽ nhận Huy chương Tự do của Tổng thống tuyên dương Drucker như “người tiên phong nhất thế giới về lý thuyết quản lý”. Quả thực ông là vậy. Thế nhưng tất cả công trình có ảnh hưởng sâu rộng về quản lý này xảy ra khi Drucker theo đuổi mối quan tâm chính của mình trong một chủ đề lớn hơn và thậm chí có tầm quan trọng rộng rãi hơn. Bài báo này cố gắng áp dụng một viễn cảnh hệ thống đối với các công trình của Peter F. Drucker, sắp xếp các tác phẩm của ông vào một cái toàn thể nhất quán, để giúp bạn định vị khối tri thức khổng lồ mà con người xuất sắc này đã tạo ra trong suốt 65 năm vừa qua. Đấy không phải là một thách thức nhỏ và cách tiếp cận của tôi chỉ là một sự khởi đầu.
Mục tiêu của tôi là một sự hiểu rõ về các phần của các công trình của Drucker liên hệ với nhau thế nào, hơn là một sự mô tả về các phần riêng lẻ. Tuy nhiên, để hiểu các phần tương tác với nhau ra sao, chí ít ta phải có sự hiểu biết nào đó về bản thân các phần – tức là, những tác phẩm chính của Peter Drucker.
Hành trình Trí tuệ

 Để có vốn mở rộng quốc lộ 1A, Bộ GTVT đề nghị tăng phí

Lê Anh – TBKTSG
http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/72505/3182e_quoc_lo_1.jpg   Quốc lọ 1A đoạn qua TPHCM cũng đang trong tình trạng quá tải – Ảnh: Anh Quân
(TBKTSG Online) – Để có nguồn vốn mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tăng mức thu phí trên quốc lộ 1A lên mức tối thiểu bằng 75% phí đường cao tốc (mức phí tổi thiểu đường cao tốc là 1.000 đồng/km) và 3 năm tăng một lần với mức tăng khoảng 18%.
Trước mắt, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ bố trí vốn cho các tiểu dự án mở rộng quốc lộ 1A đang sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ để đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, ứng từ nguồn vốn thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương để hoàn thành mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hóa – Hà Tĩnh và sử dụng các trạm thu phí trên quốc lộ 1A để hoàn vốn đối ứng.
Ngoài ra, để có nguồn vốn mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016 theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính tăng mức phí trên quốc lộ 1A lên mức tối thiểu bằng 75% phí đường cao tốc (mức phí tối thiểu đường cao tốc đang áp dụng là 1.000 đồng/km) và 3 năm tăng một lần với mức tăng khoảng 18%.
Theo đề án của Bộ GTVT, để mở rộng quốc lộ 1 A đoạn từ Hà Nội tới Cần Thơ, tổng mức đầu tư ước tính khoảng 126.415 tỉ đồng với tổng chiều dài phải mở rộng lên đến 1.446 km.
Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, bán quyền thu phí chỉ đạt khoảng 20.512 tỉ đồng. Số vốn còn lại phải huy động từ các nguồn vốn tư nhân thông qua các hình thức đầu tư như BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao), PPP (hợp tác công tư).
Do nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên Chính phủ phải có cơ chế đặc thù về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng. Hiện nay, Bộ GTVT đang xây dựng đề án phát hành công trái nhằm mở rộng quốc lộ 1A để trình Chính phủ phê duyệt.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM cho rằng, việc đầu tư mở rộng quốc lộ 1A là cần thiết để tăng thời gian lưu thông cho xe cộ và giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, Bộ GTVT, Bộ Tài chính phải tính toán các mức phí một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, nếu tăng cần phải tăng theo lộ trình để tránh tình trạng như việc thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương hiện nay.


”Số tiến sỹ hàm thứ trưởng VN gấp 5 lần Nhật Bản”

– “Hẳn là không phải đến giờ mới có sai phạm, nhưng vì bây giờ người ta mới rờ đến nên mới xử lý. Điều này liên quan đến năng lực gồm cả đạo đức và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, nằm trong một hệ thống”, đó là chia sẻ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch tỉnh bị kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại năm 2009.
TS Nguyễn Khắc Hùng.
TS Nguyễn Khắc Hùng.
Không “với tay” được hết
8 vị lãnh đạo là chủ tịch của 8 tỉnh vừa nhận quyết định kiểm điểm của Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo sai thiệt hại năm 2009, phân bổ kinh phí chậm, sử dụng sai mục đích, không đúng quy định, hỗ trợ sai người… Ông đánh giá về việc này như thế nào?
Chủ tịch UBND 8 tỉnh phải kiểm điểm việc báo cáo không đúng thiệt hại thiên tai, dịch bệnh năm 2009 gồm: Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và  Thanh Hóa.
Cá nhân tôi cho rằng, trong việc này có những mặt ưu điểm về sự công khai minh bạch tốt hơn về quản lý Nhà nước. Thủ tướng đã thể hiện vai trò của người đứng đầu hệ thống hành chính rất tốt. Và hẳn trong 8 tỉnh đó thì chắc chắn chủ tịch tỉnh có sai sót. Sai sót đó đánh giá từ 3 góc độ là: Điều hành, cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan.
Phải chăng một mình vị lãnh đạo không thể “ôm” hết việc mới dẫn đến sai sót?
Có người đứng đầu, nhưng trong nhiều việc vẫn thực hiện theo chế độ tập thể. Nhiều khi họ không “với tay” được hết. Ở một số tỉnh, có thể người đứng đầu không sâu sát được đến từng lĩnh vực như thế. Nó đặt ra vấn đề về khoa học quản lý, về lãnh đạo tập thể và vai trò của người đứng đầu. Sự việc trên đã thể hiện bản chất của cách thức vận hành của bộ máy hiện nay.
Phải chăng bây giờ mới có hiện tượng này thưa ông?
Theo tôi, những sự việc này không phải đơn lẻ và chắc chắn là không phải đến bây giờ mới có. Chẳng qua là bây giờ mới lộ ra. Chưa được trang bị năng lực xử lý đột biến
Theo ông nguyên nhân là do năng lực hay do đạo đức của cán bộ?
Nếu nói cho khách quan thì phải xét nhiều thứ. Lãnh đạo có vấn đề về năng lực, đây không chỉ riêng kiến thức mà gồm cả các kỹ năng điều hành, cả hành vi thái độ. Hơn nữa, bản thân tiếng nói của người dân, tiếng nói của doanh nghiệp… chưa đủ để tạo ra những sự việc như vụ Đoàn Văn Vươn vừa rồi.
Theo ông, tại sao người dân lại ít thể hiện trong khi đó là quyền lợi của chính họ?
Không hẳn là ít thể hiện. Có một số người dân nào đó, mức độ dân trí của họ cũng chưa đến tầm thể hiện chính kiến. Rồi người ta lo sợ. Thực ra như tôi cũng thế, ai cũng phải chăm lo cuộc sống của mình.
Trong thiên tai thì nạn nhân chủ yếu là người nghèo, nên nhiều khi tiếng nói của họ không đến nơi. Rồi bản thân năng lực của chính quyền nơi đó cũng không thể cao được.
Ông đánh giá thế nào về hiện tượng cán bộ ăn chặn tiền trợ cấp, chỉ trợ cấp người quen, đem gạo mốc, mỳ tôm hết hạn… đi trợ cấp?
Đạo đức khi đó liên quan đến lợi ích cá nhân. Thậm chí nhiều người có vai trò hỗ trợ nhưng lại đi vun vén cho chính  mình. Đạo đức xuất phát từ lợi ích. Khi năng lực đó kém thì hành động cũng kém theo.
Có người cho rằng, vai trò của lãnh đạo các cấp trong thiên tai bất thường không được thể hiện, vì sao thưa ông?
Đó là một quá trình liên quan đến nhiều yếu tố. Nó liên quan đến vai trò lãnh đạo đặc biệt trong quản lý sự thay đổi và quản lý tình trạng khủng hoảng. Khi đã lên đến vị trí là chủ tịch tỉnh, có nhiều đòi hỏi được đặt ra. Lập trường tư tưởng chính trị không nói, nhưng về năng lực điều hành thì thực sự bấy lâu nay tôi đi dạy lãnh đạo và quản lý thì thấy nó có vấn đề. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa nhưng lại phải xử lý được công việc cụ thể. Nhiều lãnh đạo của chúng ta hiện nay chưa được trang bị đầy đủ năng lực xử lý tình trạng đột biến, khủng hoảng mới dẫn đến tình trạng này.
Năng lực có vấn đề, ông có thể nói cụ thể hơn?
Câu chuyện về các gia đình bị thiên tai là một ví dụ. Giả sử như TPHCM bị triều cường dâng lên 50cm nữa thì xử lý thế nào? Nước mình chưa có một chương trình nào để làm những việc như vậy. Kể cả các chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao cũng thiếu mảng này. Trình độ tiến sĩ hàm thứ trưởng cao gấp 5 lần Nhật Bản
Ông tiếp xúc nhiều với cán bộ lãnh đạo, ông thấy họ thừa và thiếu điều gì?
Hiện nay, đối với cán bộ công chức, cái chúng ta nói đến nhiều là năng lực. Chưa có một đánh giá toàn diện, nhưng nếu xét về kiến thức dựa trên bằng cấp thì lãnh đạo của chúng ta rất khá!
Khá về kiến thức hay về bằng cấp thưa ông?
Một số liệu tôi đọc được, trong bộ máy của chúng ta, hàm thứ trưởng trở lên thì số người có trình độ tiến sĩ cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhưng xét về hiệu lực và hiệu quả quản lý thì chắc là mình không thể so sánh được. Chắc hẳn đã có nhiều người nói về hệ thống đào tạo, mua danh bán tước, cái này tôi không bàn.
Có phải ý ông là dù trình độ theo bằng cấp thì cao nhưng khả năng và hiệu quả thực tế thì lại kém?
Đúng thế, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân là chúng ta còn thiếu các kỹ năng mềm. Các kỹ năng lãnh đạo và quản lý có rất nhiều như kỹ năng quản lý chiến lược, đưa ra mục tiêu chiến lược chuẩn, kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp, quản lý sự thay đổi… Không thể đòi hỏi một vị lãnh đạo phải học hết, nhưng hy vọng trước khi làm lãnh đạo thì anh phải được trang bị những cái đó thì anh mới có đầy đủ công cụ để lãnh đạo. Chứ kiến thức giờ nặng về lý luận quá.
Nhưng trở lại vụ việc vừa nói ở trên, thì vấn đề không chỉ là năng lực, mà còn là đạo đức của cán bộ?
Trong năng lực còn có vế hành vi và thái độ. Vì sao vẫn có những vụ như ông Nguyễn Trường Tô? Như vậy là chúng ta đang có những lỗi về mặt hệ thống. Sau này tôi sẽ rút kinh nghiệm!
Theo ông thì thời điểm này, kiểm điểm cùng lúc 8 chủ tịch tỉnh nói lên điều gì?
Theo tôi đây là một trong những bước tiến rõ rệt của việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4. Như vụ Tiên Lãng vừa qua chẳng hạn. Vụ việc chỉ ở một huyện nhưng cái tầm của nó rất cao. Tôi hy vọng chúng ta sẽ duy trì được điều này để củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền.
Theo ông,  sau vụ việc này thì liệu các quan chức có làm tốt hơn vài trò của mình?
Chắc chắn rồi, nhưng nó cũng có khả năng thứ hai là họ sẽ đối phó tốt hơn (cười). Tôi mong sẽ có sự biến chuyển tích cực hơn.
Còn cái khả năng thứ 2, là chỗ này chỗ kia người này người khác sẽ nghĩ rằng: Qua những vụ như vậy thì sau này tôi sẽ rút kinh nghiệm, tôi sẽ…
Xin cảm ơn ông!
Ở một số địa phương cũng đã thực hiện kiểm điểm cán bộ không báo cáo đầy đủ về an toàn giao thông. Nhưng quan trọng là phải thực hiện thường xuyên, triệt để, thì đội ngũ mới tốt lên được.
Tô Hội (thực hiện)
 

Huỳnh ngọc Chênh – SỰ THOÁI HÓA CỦA BÁO ĐÀI

Huynhngocchenh  — Mầy nghe chưa? Ông cựu Tổng bí thư nói “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”,  còn đương kim Tổng bí thư thì công nhận một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất đến mức nghiêm trọng lắm rồi.- Ông bạn tôi trích dẫn những lời này mà cằn nhằn khi gặp lại tôi mới đây - Mày cứ nói tao lúc nào cũng bi quan, nhìn đâu cũng thấy màu đen. Bây giờ chính mấy xếp đầu não của đảng nói chứ tao không nói đâu nhé. Thoái hóa, biến chất, ung thư ráo hết rồi.
Tôi chống chế:
- Thì ông Trọng vẫn nói rằng phần lớn đảng vẫn tốt.
Ông bạn tôi xì một tiếng:
- Bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất thì còn đâu phần lớn vẫn tốt? Ở ngành nào lãnh vực nào tao cũng thấy nổi lên vụ nầy việc kia… mà toàn những việc động trời.
- Ví dụ?
- Tiên Lãng, Hải Phòng không động trời hả? Mà đó là vụ cướp đất bị nổ súng phản ứng lại. Chứ còn bao nhiêu vụ khác nữa, dân oan kéo đi khiếu kiện khắp nơi. Rồi Vinashin với 90 ngàn tỷ đồng thất thoát là nhỏ hả? Rồi vụ Nguyễn Trường Tô và Sầm Đức Xương với đường dây gái mại dâm vị thành niên từ trường học là không động trời hả ? Rồi vụ Curency, đại lộ Đông Tây, cán bộ viện kiểm sát dê gái, phó giám đốc sở GTVT đánh cờ tiền tỷ, công an thì đánh chết dân hà rầm …
Tôi vớt vát :
- Ngành báo đài của tôi là không thấy suy thoái đấy nhé.
Như chọc vào chỗ tức, hắn bùng lên:
- Quá tệ ! Quá suy thoái nữa là khác!
- Nói có sách mách có chứng nhé!
- Thì chứng cứ mới rời rợi đây. Chắc mầy biết vụ cô dâu “mất trinh” bị chồng bỏ ở miền Tây? Báo chí chúng mầy khai thác hà rầm, tao đọc vào mà ói mửa. Chuyện cần nói là hôn nhân trước thành niên, chúng mầy không nói. Con bé còn tuổi đi học đã cưới hỏi công khai, vi phạm pháp luật rành rành ra đó, không thấy báo nào nói, chỉ tập trung vào khai thác con bé quan hệ lần đầu …ra máu thế nào, rồi quay qua khai thác thằng kia lần đầu quan hệ với con bé ra sao…thật bỉ ổi cho những thằng cầm bút chúng mầy tự hào là nhà nầy nhà nọ. Những chuyện riêng tư trên giường không bằng chứng ấy, những chuyện chửi qua chửi lại xằng bậy giữa vợ chồng người ta mà chúng mầy cũng đưa lên mặt báo được hả? Đại suy thoái rồi!
- Thì cũng có một chuyện ấy thôi và cũng vài tờ báo khai thác chuyện bậy bạ đó. Còn phần lớn các báo đài đàng hoàng khác…
- Đàng hoàng hả? Tao hỏi mầy VTV có phải là đài nhà nước đàng hoàng không? Có phải là bộ mặt của quốc gia không? Thế mà chúng câu khách bằng cách đem chuyện một con bé đi thi Ta lần ta liết gì đó của chính chúng nó tổ chức bị rớt ra chọc cười. Trẻ con thi rớt là đã đau khổ rồi, chúng nó là ban tổ chức đã không an ủi lại còn đem ra làm hài kịch bêu riếu. Thật là tàn độc vô lương tâm không bút nào tả xiết. Thế mà thằng  phó giám đốc đài khi trả lời phỏng vấn lại còn tiếp tục cười cợt trên nỗi đau của một đứa bé nữa chứ. Hắn còn dương dương cái mặt lên nói rằng nhà đài của hắn không có gì sai phạm hết. Đúng rồi, không sai phạm pháp luật gì hết nhưng vô lương tâm!  Đó là suy thoái đạo đức đến mức trơ lì rồi, hết thuốc chửa rồi. Mà nhà đài có phải mỗi cá nhân thằng đó đâu! Cả một đảng bộ lãnh đạo ấy chứ! Chẳng lẻ lại suy thoái hết hay sao? Vô lương tâm hết hay sao?
Tôi chưa kịp phân trần gì, hắn lại phang tiếp:
- Khi mầy là nhà báo, mầy phỏng vấn tao, tao chửi Đ.M. thằng nào đó,  mầy có để y vậy đưa lên mặt báo không? Tao tự bốc tao lên giỏi ngang với trời, mầy có đưa lên mặt báo không? Thế thì tại sao khi chúng dàn dựng phỏng vấn gia đình người ta, người ta lỡ lời bốc con em họ lên mây xanh, chúng lại không gợi ý người ta nói lại cho chừng mực. Đây là phần dàn dựng từ trước chứ phải là phần “live” đâu mà không biên tập được? Tao còn nghe đồn rằng mấy chương trình ấy vì muốn câu khách nên dụ người ta nổ cho dữ, tuyên bố cho ồn ào hoặc khuyến khích những thí sinh bá dơ lên sân khấu để tạo xì căn đang…
Hắn còn hăng máu phun ra đủ thứ nữa nhưng tôi không dám ghi ra đây.
Và viết đến đây, tôi chợt băn khoăn suy nghĩ, mình tương lên nguyên xi những gì hắn nói như thế này không biết có gì sai không hè? Nhưng không sao, mình ghi nhật ký chứ có viết báo gì đâu. Mà hắn nói hơi hung hăng một tí chứ chẳng có gì sai.
Được đăng bởi
 

GIẢI PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ CHỈNH ĐẢNG

 Huynhngocchenh  -Thưa Đảng Cộng Sản Việt Nam!

Tôi không phải là người của quý vị nhưng quý vị đang cai trị đất nước, đang nắm vận mệnh của toàn dân, trong đó có tôi, nên dù quý vị không yêu cầu, không cần đến tôi nhưng tôi thấy cần thiết phải có đôi lời góp ý với quý vị về công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng đang rất là cấp bách hiện nay.
Nói gì thì nói, đất nước ta cũng đang ở trong tình trạng của chủ nghĩa đức trị như thời phong kiến lạc hậu. Nếu có khác chăng là chế độ phong kiến do một cá nhân là ông vua đứng ra cai trị còn bây giờ là môt tập thể tức là Đảng đứng ra cai trị. Nói là đảng nhưng thực chất chỉ là một nhóm nhỏ người đại diện. Tối cao thì có bộ chính trị. Ở các địa phương thì có thường vụ các cấp ủy. Giống như ông vua phong kiến, các nhóm nhỏ nầy đứng trên pháp luật để cai trị đất nước. Do vậy sự hưng vong của đất nước hoàn toàn may rủi lệ thuộc vào cái đức của kẻ trị vì.
Vì lẻ đó ngày xưa các ông vua phải cố gắng tự rèn, tự mài dũa, tự tu tỉnh để trở thành một vị minh quân. Bây giờ cũng vậy, Đảng cũng thường xuyên ra sức xây dựng và chỉnh đốn Đảng để làm cho Đảng thành một “bậc minh quân”. Như ông Trọng nói Đảng luôn coi trọng công tác xây dựng nên chỉ kể từ Đại hội VI đến nay đã có tới 14 nghị quyết về xây dựng Đảng.
Tuy vậy, cũng theo ông Trọng chưa bao giờ nhiệm vụ xây dựng đảng lại cấp bách như hiện nay. Ông nêu ra ba vấn đề cấp bách và nhấn mạnh cấp bách nhất vẫn là: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Ông nói: Đứng trên tổng thể mà xét, hiện nay cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng.

Xem xét lại lịch sử, ông vua nào không muốn mình là bậc minh quân để thần dân được nhờ, để đất nước được thịnh trị, để bản thân được lưu danh hậu thế. Nhưng các biện pháp tự xây dựng, tự chỉnh đốn đều mang tính chủ quan duy ý chí nên hiệu quả bấp bênh. Có được mấy ông vua là minh quân trong một triều đại?  Từ thời nhà Lý, qua nhà Trần, đến thời nhà Lê, nhà Nguyễn, mỗi thời chỉ được vài vị minh quân đầu triều còn sau đó là chấm hết. Chấm hết cho chế độ mà còn chấm hết cho vận mệnh của nước nhà.
Bây giờ các vị cũng đang tự xây dựng và chỉnh đốn với mục đích: “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng” tức là nâng cao đạo đức và năng lực cai trị của mình.
Giải pháp đưa ra là tự phê và phê. Giải pháp ấy không có gì mới mẻ vì là sự lặp lại những gì từ thời mồ ma Mao Trạch Đông đã dùng và tỏ ra không mấy hiệu quả. Chưa nói đó là công cụ bị Mao lợi dụng để thanh trừng nội bộ mỗi khi y mắc sai lầm nhằm tiếp tục củng cố ngôi vị cá nhân độc tôn của y. Các vị cũng liên tục sử dụng giải pháp nầy từ xa xưa đến nay trong mỗi lần xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhưng không lấy gì tỏ ra có hiệu quả bởi lẻ đến hôm nay lại báo động sự suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên đến mức nghiêm trọng, đến mức là chuyện sống còn của Đảng.
Vận mệnh đất nước tùy thuộc vào đạo đức của các vị, nhưng kết quả của việc xây dựng và chỉnh đốn đạo đức và lối sống của các vị lại không lấy gì đảm bảo qua các giải pháp đưa ra.
Các đảng phái chính trị uy tín có tuổi đời trên dưới trăm năm ở  Âu, Mỹ như Đảng Lao Động, Đảng Bảo Thủ (Anh), Đảng Xã Hội (Pháp), Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ (Mỹ)… không hề thấy họ mở ra các cuộc chỉnh đốn rầm rộ tốn kém, đảng viên của họ không hề phải phê bình đấu tố lẫn nhau đến tang thương nhưng họ có bao giờ báo động về tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên của họ.
Ấy là do giải pháp gì?
Rất đơn giản: Các đảng đó tự đặt mình xuống dưới pháp luật. Pháp luật tự nó điều chỉnh đạo đức và lối sống của mỗi đảng viên như tất cả các công dân khác.
Vậy tại sao các vị không thử thực hiện giải pháp tốt đẹp và đơn giản nầy nhỉ?
Hãy đặt các tổ chức của Đảng CSVN vào trong khuôn khổ pháp luật và xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự, đó là giải pháp xây dựng và chỉnh đảng tốt nhất.
Rất mong thay. Các bài liên quan:
TIÊN LÃNG: HỆ THỐNG CẦM QUYỀN ĐỒ SỘ BỊ VÔ HIỆU HÓA BỞI MỘT CÁ NHÂN
TỪ TIÊN LÃNG NGHĨ VỀ SỰ BẤT TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỨC TRỊ
Được đăng bởi
 

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại Toà Bạch Ốc

Việt-Long, RFA  -2012-03-05
Trên 1.000 người Việt đã tập trung trước Toà Bạch Ốc hôm 5 tháng 3, 2012, để yểm trợ cho phái đoàn đại diện người Việt Nam tại Hoa Kỳ vào dinh Tổng thống hội kiến với giới hành pháp Mỹ.
RFA photo Một góc trong khung cảnh 1500 người tập trung trước toà Bạch ốc
Phái đoàn gần 200 người Việt sáng nay vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.
Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ  buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới.
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo

Một đại biểu:  Tôi từ Philadelphia, về đây để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào toà Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Từ Philadelphia về có 47 người, dùng 3 xe van.
Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt:  Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.
Một người Việt đến từ California:  Chúng tôi là Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, từ San Diego tới đây, với hai mục đích.
Thứ nhất là đi cùng phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, ủng hộ thình nguyện thư nạp lên Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Mục đích thứ hai là đi vào quốc hội Hoa Kỳ  để vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Chúng tôi biết Hạ viện Hoa Kỳ  đã thông qua dự luật này cho năm nay, nhưng ở Thượng Viện chưa được cứu xét, nên lần này chúng tôi tích cực vận động, đặc biệt là nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện, và nghị sĩ Jim Webb của Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương sự vụ.
Cuộc vận động kỳ này co nhiều hy vọng hơn những năm trước đây, bằng cớ là thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống Obama đến nay đã có được hơn 120 ngàn chữ ký. Thứ nhì là dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm nay được đệ nạp từ năm ngoái đã không đòi hỏi những biện pháp trừng phạt về thương mại và cắt viện trợ không nhân đạo. Dự luật này chỉ đòi hỏi hai điều, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là trừng phạt những giới chức Cộng Sản xâm phạm nhân quyền ….
Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ  nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả  những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.
Chúng tôi cũng muố đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.
Một người Mỹ trẻ cầm biểu ngữ chung với những người trẻ VIỆT NAM: Tôi ở Michigan nhưng có mặt chung với cộng đồng người Việt Illinois để cùng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ bên cạnh: Dạ đến để ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng.
Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .
Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.
Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.
Một đại biểu người H’Mong:  Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồntg sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán.
Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…
Tôi mong nói lên những điều này cho cộng đồng quốc tế can thiệp giúp đỡ cho giòng tộc H’mong chúng tôi.
Đại biểu từ Úc về: Tôi là Bảo Khánh, làm việc cho Sydney Radio và khối 1706 yểm trợ dân chủ từ Úc châu.
(còn nữa)
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=TGzoE88SH6Q
 

Người Việt Âu Châu xuống đường ủng hộ thỉnh nguyện thư

Tường An, thông tín viên RFA, Paris -2012-03-05

Để tiếp nối sự thành công trong việc vận động thỉnh nguyện thư của Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Photo Tường An/RFA Tập thể người Việt tại Paris tổ chức biểu tình tại công trường Italie, thuộc quận 13 để ủng hộ “Thỉnh nguyện Thư”.
Các Cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ cho phái đoàn người Việt sẽ vào gặp chính giới Hòa Kỳ tại tòa Bạch ốc ngày 5 tháng 3 tới đây.
Hòa vào không khí chung đó, người Việt ở Âu Châu cũng đã tập hợp về Paris để xuống đường góp tiếng nói  yểm trợ cho cuộc vận động Nhân quyền sắp diễn ra tại nhà trắng. Từ Paris, thông tín viên Tường An gửi về bài tường trình sau đây.

Ủng hộ tinh thần đồng bào ở Mỹ

Chỉ còn không bao lâu nữa, một phái đoàn gồm 100 người Việt sẽ vào nhà trắng và ngày hôm sau sẽ gặp gỡ Quốc hội Hoa Kỳ để nói lên nguyện vọng của đại đa số người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ nói riêng và tất cả những tiếng nói Việt Nam yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền nói chung. Mọi người phấn khởi nhìn về Hoa kỳ, nơi sẽ diễn ra một sự kiện lịch sử, đánh dấu phong cách đấu tranh mới ở các nước tự do. Và để yểm trợ cho phái đoàn vào tòa Bạch Ốc và Quốc Hội vào ngày 5 và 6 tháng 3, cộng đồng người Việt khắp nơi đã xuống đường thể hiện sự hiệp thông của mình.
Tại Paris, tập thể người Việt đã nhanh chóng tổ chức cuộc biểu tình tuần hành để góp tiếng nói với người Việt tại Hoa Kỳ. Khoảng 3 giờ ngày 4 tháng 3, tại công trường Italie, thuộc quận 13 , mặc dù trời lạnh trên dưới 10 độ C nhưng khá đông đảo người Việt với rất nhiều cờ vàng và cờ bản xứ quy tụ về đây. Bên cạnh hình Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bịt miệng được căng rất to còn có rất nhiều khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ cho VN, tự do cho Việt Khang, xin đừng quên Hoàng Sa, Trường Sa.v.v… Chị Thu Sương, người điều khiển chương trình nêu lên những lý do đặc biệt của của buổi biểu tình hôm nay :
Hôm nay sẽ là một Tiểu Diên Hồng, cùng nhau hiệp thông ủng hộ cho Việt Khang, ủng hộ cho tuổi trẻ, nhất là ủng hộ cho các vị bên Mỹ, chính các vị ấy là người có công lớn nhất, các vị ấy đã rất sốt sắng trong cuộc vận động để có một con số mà chúng ta đã đạt được. Chúng ta hãy cùng nhau hoan hô tinh thần của đồng bào ở Mỹ….
Chị Thu Sương
Cái đặc biệt của ngày hôm nay là chúng ta đấu tranh cho Tự Do, Dân chủ cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, mà không chỉ riêng Việt Khang, trong đó có rất nhiều vị mà chúng ta có thể tạm gọi mỗi người là một viên sỏi lót đường , gồm có Linh mục Nguyễn văn Lý, anh Điếu Cày, chị Bùi Minh Hằng. Chúng ta có rất
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa phái đoàn đại diện người Mỹ gốc Việt sẽ vào Tòa Bạch Ốc để gặp đại diện chính phủ Mỹ, thì trên Thỉnh Nguyện Thư số người ký tên đã tăng lên con số 130, 238.
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa phái đoàn đại diện người Mỹ gốc Việt sẽ vào Tòa Bạch Ốc để gặp đại diện chính phủ Mỹ, thì trên Thỉnh Nguyện Thư số người ký tên đã tăng lên con số 130, 238.
nhiều những người con của Việt Nam đã khơi dậy tinh thần đấu tranh của người Việt khắp nới trên thế giới. Ngày hôm nay sẽ là một Tiểu Diên Hồng, cùng nhau hiệp thông ủng hộ cho Việt Khang, ủng hộ cho tuổi trẻ, nhất là ủng hộ cho các vị bên Mỹ, chính các vị ấy là người có công lớn nhất, các vị ấy đã rất sốt sắng trong cuộc vận động để có một con số mà chúng ta đã đạt được. Chúng ta hãy cùng nhau hoan hô tinh thần của đồng bào ở Mỹ….
Cuộc biểu tình tuy được tổ chức trong thời gian cấp bách, nhưng cũng đã có mặt rất nhiều người , nhiều thế hệ đến từ khắp nơi trên nước Pháp. Cao tuổi  như cụ bà Huyền Bình, năm nay đã 72 tuổi, nhưng cụ cũng lặn lội từ Creteil đến để tham gia. Cụ đã nói những lời khẳng khái với tuổi trẻ VN :
Nếu mình sợ thì mình sẽ làm nô lệ thôi. Nó đè đầu, đè cổ mình suốt đời. vai trò của hải ngoại là yểm trợ quốc tế. Mỗi một nước trên thế giởi tự do này là biểu tình hay làm cho quốc tế biết. Trong nước họ mong mình lắm, và cũng làm cho tụi Tàu nó ngán mình đi.

cụ bà Huyền Bình
Phải vứt cái sợ hãi đi ! Bất cứ cuộc cách mạng nào thì cũng hy sinh thôi. Cái tư tưởng cách mạng là phải làm như thế . Nếu mình sợ thì mình sẽ làm nô lệ thôi. Nó đè đầu, đè cổ mình suốt đời. vai trò của hải ngoại là yểm trợ quốc tế. Mỗi một nước trên thế giởi tự do này là biểu tình hay làm cho quốc tế biết. Trong nước họ mong mình lắm, và cũng làm cho tụi Tàu nó ngán mình đi.  

Đến lúc tuổi trẻ phải đứng lên

Và trẻ như bạn Đoàn Trung Lương của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước cũng xông xáo khắp nới với chiếc máy ảnh trên tay để ghi lại hình ảnh của cuộc xuống đường. Bạn Lương nói lên cảm nghĩ của anh khi nghe tin ca nhạc sĩ Việt Khang bị bắt và lý do anh có mặt ở đây :
Biểu ngữ của đoàn biểu tình treo trên đường phố ở Paris. Photo Tường An/RFA
Biểu ngữ của đoàn biểu tình treo trên đường phố ở Paris. Photo Tường An/RFA
Cái cảm nhận đầu tiên của em khi nghe Việt Khang bị bắt đó là niềm căm hận, nổi uất ức của người dân mình. Mình chỉ có thể nhờ Mỹ, Pháp, Canada… giúp mình nhưng chính mình, mình phải đứng lên. Tuổi trẻ hôm nay, mình không làm thì không ai làm cho mình cả. Mình phải đứng lên, dù đứng lên có hy sinh nhưng đó làm một điểm sáng, một đốm lửa thắp lên. Em cũng chỉ là một đốm lửa trong muốn vàn ngọn lửa thắp lên thôi. Không chỉ có 1 Việt Khang mà còn triệu triệu Việt Khang. Đã đến lúc những triệu triệu Việt Khang, những con dân của Mẹ VN đứng lên. Em nghe bản nhạc đó mà như kim chích vào lòng. Em đã nghe bản nhạc đó cả ngày và em đã khóc rất nhiều. Đó là một trong những lý do em đứng ở đây ngày hôm nay.
Khoảng 4 giờ chiều thì trời đổ mưa, tuy nhiên những hạt mưa tháng ba không đủ làm ngăn cản bước chân của đoàn biểu tình. Đoàn người vẫn tiếp tục xuống đường dọc theo đại lộ Choisy trong tiếng hoan hô Việt Khang, đã đảo nhà cầm quyền VN vi phạm nhân quyền và đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.
Đến từ Marseille, miền Nam nước Pháp, anh Lâm Hoàng Tùng gửi gấm lời nhắn nhủ của anh đến với phái đoàn sẽ vào tòa Bạch ốc ngày 5 tháng 3 tới đây :
Mình chỉ có thể nhờ Mỹ, Pháp, Canada… giúp mình nhưng chính mình, mình phải đứng lên. Tuổi trẻ hôm nay, mình không làm thì không ai làm cho mình cả. Mình phải đứng lên, dù đứng lên có hy sinh nhưng đó làm một điểm sáng, một đốm lửa thắp lên.

Trung Lương/nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước
Tôi từ Marseille lên đây, dù xa xôi, những ai cũng biết rằng đây là những chuyện phải làm. Ai cũng biết là anh Việt Khang ở VN bị bắt vì tội yêu nước thì chúng tôi ở hải ngoại không có lý do gì mà không đấu tranh để kêu gọi chính quyền VN trả tự do cho anh Việt Khang, anh chỉ có tội yêu nước mà thôi và tôi hy vọng rằng phái đoàn sẽ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nói riêng và thế giới tự do nói chung phải can thiệp với chính quyền VN hiện tại phải tôn trọng quyền làm người căn bản của người VN vì yêu nước không phải là một cái tội.
Không chỉ ở Pháp, cuộc biểu tình còn có sự tham dự của tập thể người Việt đến từ rất xa như Hà Lan, anh Lưu Phát Tấn, một thành viên của nhóm Vinh danh cờ vàng cũng biểu lộ lòng ngưỡng mộ trước thành quả của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ và anh gửi lời nhắn nhủ :
Đó là tinh thần của người Việt ở Hoa Kỳ, ở Âu châu, chúng tôi rất là ngưỡng mộ. Chúng tôi muốn đi mà chúng tôi không đi được, chúng tôi có lời nhắn nhủ là chúng tôi cũng như một trăm ngàn chữ ký đó. Họ đến đó, trước nhất đòi hỏi CS VN phải trả tự do cho tất cả tủ nhân lương tâm và không bắt bớ những người đấu tranh bất bạo động. Một nhạc sĩ chỉ sáng tác 2 bài nhạc chống Tàu mà bị bắt thì đó là lý do mà chúng tôi
hô tinh thần của đồng bào ở Mỹ
Cộng đồng người Việt ở Paris xuống đường ủng hộ hô tinh thần của đồng bào Việt ở Mỹ. (ngày 03/04/2012) Photo Tường An/RFA
cần phải tranh đấu.
Đó là tinh thần của người Việt ở Hoa Kỳ, ở Âu châu, chúng tôi rất là ngưỡng mộ. Chúng tôi muốn đi mà chúng tôi không đi được, chúng tôi có lời nhắn nhủ là chúng tôi cũng như một trăm ngàn chữ ký đó.
Anh Lưu Phát Tấn/ Hòa Lan
Sống tại Hà Lan, làm việc tại Pháp, cô Quỳnh Như, một ngưởi trẻ cảm nhận rằng :
Với suy nghĩ non nớt, em nghĩ đến lúc chúng ta phải đứng lên đoàn kết. Nên tham gia những cuộc biểu tình để VN thấy ở hải ngoại có những trái tim giống như họ, đứng bên cạnh họ để họ có thể đấu tranh cho tự do của người dân VN.
Từ Vương Quốc Bỉ, Nhóm cựu quân nhân cũng không quản ngại đường xa, mưa gió cũng đến để góp phần hun đức tinh thần của những con tim yêu nước, một đại diện của nhóm cho biết cảm nghĩ của ông về cuộc biểu tình này :
Chúng tôi thấy rằng cuộc biểu tình này rất là chính đáng trong công cuộc đòi hỏi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho VN. Cuộc biểu tình rất đúng lúc là yểm trợ cho phái đoàn gặp Tổng thống Obama bên Mỹ. Đay là một sự đóng góp chung cho những người còn nghĩ đến quê hương đất nước mình và nhất là những người trẻ đã anh hùng can đảm như Việt Khang. Về vấn đề mà anh em chúng tôi vượt đường xa hay mưa gió thì chỉ là những vấn đề rất nhỏ nhoi so với những đấu tranh anh hùng của các nhà dân chủ trẻ ở VN.
Về vấn đề mà anh em chúng tôi vượt đường xa hay mưa gió thì chỉ là những vấn đề rất nhỏ nhoi so với những đấu tranh anh hùng của các nhà dân chủ trẻ ở VN.
Cựu quân nhân/ Vương Quốc Bỉ
Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự có mặt của cô Phạm Ngọc Bích, đã từng là một công nhân xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Sec, cô cảm nhận được không khí tự do khi được sống trên đất Pháp :
Sang bên Pháp này thì nghe cộng đồng ở Paris nói có cuộc biểu tình đòi trả tự do cho ca sĩ Việt Khang là một người có tinh thần yêu nước rất cao. Anh ta đã bị bắt khi sáng tác một bản nhạc thể hiện lòng yêu nước và bị nhà cầm quyền CS bắt giam. Khi em cùng mọi người đi thì em rất cảm động, thương cho dân tộc VN bị áp bức, bất công và em mong một ngày gần đây, dân tộc VN cũng sẽ sống rong sựg tự do như em đang hưởng trên đất Pháp.
Hòa vào dòng người biểu tình, không chỉ có người Việt mà còn có cả đại diện của cộng đồng Tibet, thành viên của Hội Ân xá Quốc Tế, những cư dân Pháp cùng tháp tùng với phái đoàn khi được nghe giải thích lý do của cuộc xuống đường.
Lần thứ nhất một cuộc ký thỉnh nguyện thư được đáp ứng rầm rộ và trong một thời gian kỷ lục. Kể từ ngày khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư ngày 8 tháng 2 cho đến hôm nay con số mới nhận được đã vượt  trên 120.000 chữ ký và nó sẽ còn tăng mãi cho đến ngày cuối cùng là ngày 8/3. Tuổi trẻ hải ngoại, anh Đoàn Trung Lương nhắn nhủ với tuổi trẻ quốc nội :
Hòa vào dòng người biểu tình, không chỉ có người Việt mà còn có cả đại diện của cộng đồng Tibet, thành viên của Hội Ân xá Quốc Tế, những cư dân Pháp cùng tháp tùng với phái đoàn khi được nghe giải thích lý do của cuộc xuống đường.
Các bạn đừng sợ hãi, hãy đứng lên. Các bạn sẽ không cô đơn. Tất cả mọi tầng lớp đều đứng lên, nhất là tuổi trẻ, chúng ta sẽ thành công.
Và anh Lưu Phát Tấn mong là Việt nam sẽ có nhiều, thật nhiều tuổi trẻ đứng lên nối tiếp tinh thần Việt Khang :
Tuổi trẻ ngày hôm nay hãy đứng lên noi gương Việt Khang và hy vọng sau này sẽ có hàng ngàn, hàng triệu Việt Khang đứng lên.
Cuộc biểu tình tuần hành chấm dứt lúc 6 giờ chiều. Mưa vẫn còn nặng hạt.  Mọi người ra về trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn : phấn khởi vì tiếng nói của người Việt đã đến tay chính giới Hoa Kỳ, nhưng cũng xót xa cho những người Việt còn bị giam cầm chỉ vì dám lên tiếng cho Nhân quyền, cho biển đảo  quê hương.  Ra về nhưng hình ảnh Việt Khang vẫn còn in đậm trong lòng họ. Trời Paris vang vang câu hỏi : Anh là ai ?
 

Mở đầu ‘lịch sử’ cho người Việt ở Mỹ

Đỗ Dũng  -Tường thuật từ Washington DC  – thứ ba, 6 tháng 3, 2012- BBC
Ảnh của Radio Chân Trời MớiÔng Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, trao bản thỉnh nguyện thư cho ông Eddie Lee, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc
Cuộc thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam giữa Tòa Bạch Ốc và phái đoàn người Việt hôm 5/03 kéo dài ba tiếng, từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Ban đầu Tòa Bạch Ốc cho khoảng 165 người đi vào, gồm ít nhất 50 người đại diện 50 tiểu bang, còn lại là các cộng đồng khác, nhân viên đài SBTN, ca sĩ trung tâm Asia và báo chí.
Sau đó, họ lại cho thêm bốn mấy người vô, vị chi là gần 200 người. Phía bên ngoài rất nhiều người đứng cầm cờ, biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ.
Khi vào đến bên trong, họ mời ba bạn trẻ lên phát biểu, gồm cô Cindy Đinh ở Texas đại diện Hội đồng Nhân quyền Việt Nam, anh Billy Le từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam California và ca sĩ Quốc Khanh. Mỗi người phát biểu khoảng hai phút, kêu gọi chú trọng nhân quyền Việt Nam.
Cử tọa đa số là người đứng tuổi, đã hoạt động cộng đồng lâu năm. Số bạn trẻ cũng có nhưng không đông lắm. Nhưng ban tổ chức cho ba bạn trẻ lên nói vì muốn chọn những người dưới 30 tuổi. Để Việt Nam không nói là chỉ vì các anh thua trận nên bây giờ đi vận động.
Sau đó, có bốn người đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu về những gì họ làm, gồm có cả ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động.
Họ nói những gì cộng đồng quan tâm qua 130,000 chữ ký cũng là quan tâm của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama cũng xem nhân quyền là vấn đề quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, không chỉ song phương mà cả đa phương. Cuối cùng khoảng 20 người lên đặt câu hỏi, nhưng vì thiếu thời gian và một vài câu hỏi lặp lại, chỉ có 10 người đặt câu hỏi và được trả lời. Tựu trung các câu hỏi vây quanh vấn đề nhân quyền, thí dụ việc bắt bớ blogger, vấn đề lao động, buôn người.
Ông Posner nói mỗi lần gặp giới chức Việt Nam, đều đưa vấn đề nhân quyền ra cũng như các trường hợp cá nhân như Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, hay ông Cù Huy Hà Vũ.
Ảnh của Radio Chân Trời MớiNhạc sĩ Trúc Hồ của Trung tâm Asia nói chuyện ở bữa ăn tối sau cuộc gặp
Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang, có ca sĩ Quốc Khanh và một số người nêu ra. Ông Posner nói Hoa Kỳ biết và đã báo với Việt Nam rằng đây là trường hợp được quan tâm. Đến giờ này, Hoa Kỳ chỉ mới làm vậy thôi và sẽ tiếp tục chú ý.
Trước khi vào, tôi phỏng vấn một số người và hỏi giả sử hôm nay gặp Tổng thống Obama thì sẽ nói gì. Đa số cho biết sẽ bảo rằng ông Obama là tổng thống quyền lực nhất thế giới, ông nên chú ý đừng để Việt Nam trở thành Syria hiện nay. Cũng có người nói nên chú ý để làm sao người Việt cũng bình đẳng nhân quyền như người Mỹ.
Những người trả lời hôm nay đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Mỹ. Hầu hết những gì nêu ra, họ đều nói có biết hoặc đang nghiên cứu. Nếu quý vị đưa thêm vấn đề gì ra mà chúng tôi chưa biết, thì sẽ nghiên cứu thêm.
“Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới.”
Một người nói đây chỉ là bước đầu để Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao đối thoại với cộng đồng trực tiếp. Chưa bao giờ có chuyện 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc để nói về nhân quyền. Họ nói quý vị phải từ từ, đây là lúc chúng ta làm đối tác của nhau để tìm hiểu. Họ nói sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng để có đối thoại nhiều hơn.
Qua trang web We The People, họ nói đây là lần đầu tiên có sự đối thoại trực tiếp với người dân. Hôm nay chỉ là mở đầu, và hy vọng trong tương lai cộng đồng có thỉnh nguyện thư như vậy để chính quyền biết nguyện vọng của cộng đồng.
Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới.
Bài tường thuật dựa trên phỏng vấn qua điện thoại với nhà báo Đỗ Dũng của báo Người Việt.
 
 

Chiến dịch vận động chính phủ Mỹ quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân tiếp xúc với trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tháng 02/2012 (DR)
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân tiếp xúc với trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tháng 02/2012 (DR)
Tú Anh – RFI
Hơn 150.000 người đã gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Mỹ gây sức ép với Hà Nội trả tự do cho tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm. Đó là kết quả chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam do cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ phát động cách nay một tháng.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân
05/03/2012
Trong hai ngày 05/03 và 06/03/2012 , lần lượt Nhà Trắng và Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp xúc với một số đại diện phong trào của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện của Cao Trào Nhân Bản Quốc Tế tại Washington cho biết thêm thông tin.
 

Dân kiểm soát quan

Nguyên Lâm -Boxitvn

Dân kiểm soát được quan thì… tốt quá!
Vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng – Hải Phòng đang đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Làm thế nào để chống nạn “cướp ngày” đang lan tràn khắp nơi, làm thế nào đảm bảo được quyền lợi của dân trong khi thủ phạm lại là các cấp Chính quyền tức những người có bổn phận phải bảo vệ dân? Những người hiểu biết nhất trong lĩnh vực chuyên môn như GS TS Đặng Hùng Võ, lăn lộn với thực tế nhiều năm như bà Lê Hiển Đức… cũng đang thấy bế tắc. Đích thân người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân chinh về tận nơi giải quyết xem chừng cũng không xong… Vấn đề là phải truy tìm tận gốc, mà sửa gốc thì… nan giải lắm.
Trong tình trạng đang bế tắc ấy, báo Tuổi trẻ cung cấp một liều thuốc để chữa trị! Ấy là biện pháp Dân kiểm soát quan!
Ý kiến của tác giả thật chân thành và cũng có lý, nhưng… (xin dùng mấy chữ của nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương khi nói về giải pháp Phê và Tự phê của TBT Nguyễn Phú Trọng): Nếu được thế thì tốt quá!
Vâng, nếu giải quyết được những quốc nạn bằng Phê và Tự phê… thì tốt quá!
Cũng như nếu giải quyết được những quốc nạn bằng khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”… thì tốt quá!
Dân kiểm soát được quan… thì tốt quá!
Bỗng dưng ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine: Nếu loài Chuột đeo được một cái chuông bự vào cổ các con Mèo… thì tốt quá!
Sáng kiến rất hay, nhưng làm sao để thực hiện? Giữ gốc, sửa ngọn thì khác gì đánh đố?
Chẳng hạn tác giả hy vọng: “Hiến pháp phải là một thực thể sống, và sức sống đó được “trui rèn” qua những lần sửa đổi”. Khốn thay, từ 1946 đến 1992 Hiến pháp mấy lần sửa đổi nhưng càng “trui rèn” sao lại càng kém đi?  
Hà Sĩ Phu

TT – Những vụ việc liên quan đến hành xử không hay của các cơ quan công quyền và quan chức xảy ra khá nhiều trên thực tế khiến chúng ta đặt lại câu hỏi tại sao họ lại có thể làm như thế? Có ai kiểm soát họ không? Kiểm soát như thế nào?
Và đặc biệt, mỗi người dân có thể kiểm soát quan được không? Bằng cách nào? Trả lời câu hỏi này, dân có thể kiểm soát quan bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó trên nguyên tắc, với những điều kiện kèm theo, hệ thống tòa án là một kênh giám sát quan rất hiệu quả.
Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật, có thể kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính thông qua khởi kiện hành chính và hành vi hành chính của cán bộ, cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Mặc dù theo hiến pháp tòa án độc lập với bộ máy hành chính cùng cấp, nhưng thực tế khi giải quyết các vụ án hành chính, tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) rất khó quyết định ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) thua kiện vì phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền các cấp.
Chẳng hạn trong vụ Tiên Lãng, các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra những sự việc khiến người ta đặt vấn đề sự công tâm, minh bạch, độc lập trong phán quyết của tòa án khi giải quyết khiếu kiện về thu hồi đất.
Nếu theo mô hình tòa án với đỉnh là tòa án tối cao thực hiện tài phán hiến pháp, thẩm phán tòa án cấp sơ thẩm như ở huyện Tiên Lãng nếu cho rằng quyết định thu hồi đất là trái hiến pháp sẽ tạm dừng xem xét vụ án để chuyển tòa án tối cao xem xét vụ việc, ra phán quyết về các vấn đề hiến pháp, sau đó tòa án cấp sơ thẩm mới xem xét tiếp.
Còn trong trường hợp có tòa án hiến pháp, nếu công dân như ông Đoàn Văn Vươn cho rằng quyền của mình bị xâm phạm (quyền sử dụng đất, quyền khiếu kiện…), công dân có thể kiện ra tòa án hiến pháp để đòi lại quyền của mình. Tương tự, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác từ trước đến nay và sau này đều có nguy cơ bị công dân kiện với lý do vi phạm các quyền công dân. Từ đó, hành vi của công quyền sẽ phải cẩn trọng hơn, vì dân hơn.
Nhân sửa đổi, bổ sung hiến pháp, cần tạo cơ chế hiệu quả để người dân kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước. Trước hết cần cải cách hệ thống tòa án để chốn công đường thật sự là nơi người dân có thể viện cầu công lý.
Cần bảo đảm sự độc lập cho tòa án bằng những cách thức như: hệ thống tòa án không nên theo đơn vị hành chính mà thành lập các tòa án khu vực; việc bổ nhiệm thẩm phán cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, có thể là tòa án giới thiệu người, Chủ tịch nước bổ nhiệm, Quốc hội phê chuẩn; thẩm phán nên được bổ nhiệm cho đến lúc về hưu, độ tuổi về hưu của thẩm phán cao hơn của công chức bình thường.
Có thể giao cho tòa án tối cao chức năng tài phán hiến pháp hoặc thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách (tòa án hiến pháp hoặc hội đồng bảo hiến) có thẩm quyền phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn mô hình thích hợp cho Việt Nam, cần phải giải đáp sáng rõ những vấn đề: vị thế của cơ quan như vậy sẽ ở đâu trong hệ thống các cơ quan hiện có; năng lực của thẩm phán, của bộ máy, con người…
Hiến pháp phải là một thực thể sống, và sức sống đó được “trui rèn” qua những lần sửa đổi, qua hoạt động lập pháp của Quốc hội, nhất là qua tinh thần áp dụng hiến pháp trong thực tiễn của các tòa án.
Hiệu lực thực tế đó mang lại cho người dân cảm nhận về vị thế của mình. Cơ chế vì dân sẽ tạo ra niềm tin trong dân rằng có thể trông cậy vào đó để kiểm soát công quyền, bảo vệ các quyền của mình, để được sống trong sự an toàn, mưu cầu hạnh phúc.
N. L.
Nguồn: tuoitre.vn
Được đăng bởi bauxitevn
 

Để công an Hải Phòng điều tra vụ ông Vươn là không đúng”

Hà Anh -Boxitvn

clip_image001
Luật sư Nguyễn Việt Hùng. Ảnh: Hà Anh.



Theo luật sư Nguyễn Việt Hùng, theo quy định, vụ án ông Đoàn Văn Vươn phải thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra quân sự, thay vì cơ quan điều tra công an Hải Phòng.
Ngày 5/3, luật sư Nguyễn Việt Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kinh Đô (Đoàn luật sư Hà Nội) cho VnExpress.net biết vừa gửi văn bản kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng của Trung ương và TP Hải Phòng về một số việc có liên quan đến vụ án cưỡng chế xảy ra ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).
Theo luật sư Hùng (người bào chữa cho gia đình bị can Vươn), trong vụ cưỡng chế ngày 5/1 có sự tham gia của công an, bộ đội biên phòng và Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng. Trong số 6 người bị thương có 2 quân nhân.
Vị luật sư cho rằng, theo Điều 5 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự và điểm 4 mục I thông tư hướng dẫn thì trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì Tòa quân sự xét xử toàn bộ vụ án, trừ trường hợp có thể tách được.

Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ: “Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự”. Như vậy, theo các quy định trên thì thẩm quyền điều tra vụ án giết người, chống người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân, cụ thể là Cơ quan điều tra Quân sự cấp Quân khu.

Với tư cách luật sư bào chữa cho bị can Quý và Vươn, ông Hùng kiến nghị các cơ quan thẩm quyền khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
“Tôi kiến nghị cơ quan Cảnh sát điều tra TP Hải Phòng đề nghị VKSND TP Hải Phòng ra quyết định chuyển vụ án giết người, chống người thi hành công vụ nói trên sang Cơ quan điều tra Quân đội có thẩm quyền theo đúng quy định để việc điều tra vụ án được thực hiện đúng pháp luật tố tụng”, Trưởng văn phòng luật sư Kinh Đô bày tỏ.
Trong văn bản gửi đi, luật sư Hùng cũng kiến nghị với Cơ quan điều tra và VKSND TP Hải Phòng khởi tố vụ án thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật hình sự.
Theo luật sư, những người có thẩm quyền trực tiếp quản lý đất đai, giao đất, thu hồi đất, ra quyết định cưỡng chế; cán bộ tham mưu chấp thuận cho chính quyền huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế hay huy động lực lượng quân đội vào cưỡng chế; những người được giao trách nhiệm quản lý khu vực đầm của gia đình ông Vươn sau cưỡng chế đều có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáng 5/3, trao đổi với VnExpress.net, nhiều cơ quan chức năng cho biết đến nay vẫn chưa nhận được đơn kiến nghị luật sư Hùng.
Cuối tuần trước, vị luật sư Nguyễn Việt Hùng đã có mặt trong buổi lấy cung giữa cơ quan điều tra Công an Hải Phòng với bị can Đoàn Văn Quý (em ông Đoàn Văn Vươn). Ông Hùng cho hay sức khỏe và tinh thần của ông Quý vẫn bình thường. Ông Quý hỏi thăm tình hình vợ con ở nhà và chuyển lời xin lỗi tới các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an bị thương trong buổi cưỡng chế ngày 5/1.
H. A.
Nguồn: vnexpress.net
Được đăng bởi bauxitevn
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét