Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

TIN NGÀY 24/3/2012

 http://www.youtube.com/watch?v=vdBlC9YbVPo&feature=player_detailpage
http://www.youtube.com/watch?v=KvHfPTeVNrw&feature=player_detailpage
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=G8iUoseqKas

Chính trị – Xã hội

Ngăn chặn tình trạng lạm quyền của công an (RFA)    —USCIRF đề nghị đưa VN trở lại CPC  (RFA)Phỏng vấn Tiến sĩ Scott Flipse – Phó Giám Đốc USCIRF   —-HRW kêu gọi VN noi gương Miến Điện thả tù nhân chính trị (VOA)  —Mỹ: cần giải quyết vấn đề biển Đông hoà bình và thực tiễn (RFA)
 Trung Quốc phản đối hoạt động trái phép xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Nam Sa (CRI là đài phát thanh quốc tế của Trung cộng) là Trường Sa của Việt Nam Trung cộng gọi nam sa

Thả ngay, vô điều kiện và bồi thường cho ngư dân  (TT)

Tranh chấp Biển Đông không nằm trong nghị trình của thượng đỉnh ASEAN  (VOA)  —Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông (VOA)   —-Dân đâm cán bộ vì bị giải toả đất  —Đạo diễn gốc Đài Loan làm phim về cựu dân biểu Cao Quang Ánh (VOA) 
Sinh Viên Du Học Muốn Xin Thẻ Xanh Tại Hoa Kỳ Cần Biết (Vietbao)   —Ông Hồ Xài Thêm Bút Hiệu CB Để Tự Tung Hô, Đoạt Kỷ Lục (VB) -HANOI – Người ta vừa khám phá ra rằng ông Hồ Chí Minh có một nghệ thuật tuyệt vời, cũng là thiết lập một kỷ lục: có nhiều bút hiệu để viết bài tự khen mình.
Dân Chăm Ninh Thuận Sợ Bị Xóa Sổ (VB)   —-Bà Diệu Hiền vỡ nợ: Năng lực nhỏ, tham vọng lớn (NLĐ)   —–Đề nghị IOM giúp đỡ công dân Việt Nam tại Mali (NLĐ)
Cưỡng chế đất Hà Nam: UBND xã Tiên Tân “trốn thuế” suốt 30 năm qua?  (GDVN)  —-Chùm ảnh: Ngạt thở Hà Nội chìm trong khói bụi   (GDVN)
Thử thách trật tự địa chính trị trên biển Đông (TVN) -Châu Giang dịch từ CNAS   —Mỹ trở lại châu Á, đặt ra thách thức với ASEAN (VNN)
Sự cố Sông Tranh 2: Nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương (VEF)    —Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm (TP)   —Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập (TP)    —Rò rỉ do thi công ẩu (TP)
Những “hội” không… “thảo” (TVN) - Cho đến nay, chưa thấy ai đếm được mỗi năm, trên đất nước ta có bao nhiêu cuộc hội thảo, vì hầu như ngày nào trên ti vi cũng có tin về một cuộc hội thảo.    —Có nên bỏ… thi đua? (TVN)
Nơi không còn đất chôn người chết (TVN) -  Điều cực nhất ở đây là không còn cả chỗ chôn người chết. Nghĩa địa của xã không còn một chỗ trống nữa rồi. Nhân gian vẫn cứ thường nói, chết rồi thì chỉ cần 2 m2 đất là xong, ấy thế nhưng ở Ngư Lộc kiếm được 2 m2 đất cho người quá cố là cả một vấn đề.
Tuần dương hạm Pháp cập cảng Sài Gòn (VNN)  —-Vụ lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia: Chủ thầu, chủ sử dụng cam kết trả lương, đền bù cho NLĐ (TN)
Bianfishco phủ nhận bán trụ sở triệu đô tại Mỹ (VNN)  —-”Đại gia thủy sản” vừa bị ung thư vừa bị tai biến? (NLĐ)   —Trò chuyện với chồng đại gia Diệu Hiền (Tamnhin)  —-Báo cáo tình hình nợ của Bianfishco đến Thủ tướng (TN)  —–Nga mong muốn bán Sukhoi Superjet cho Việt Nam (NLĐ)
Cái chết của những trang trại điểm   SGTT.VN – Sau gần chục năm được chọn làm thí điểm mô hình kinh tế trang trại để rồi khi những trang trại trở nên trù mật, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm thì cũng là lúc chính quyền địa phương thu hồi…
Một cái chết đau lòng (TT) -  Theo bà Mai, diện tích đất ông Tưởng có sổ đỏ là 562,1m2 (trong đó diện tích đất ở là 87,5m2 và 423m2 đất trồng cây hằng năm). Tuy nhiên, trong dự thảo phương án tái định cư lần 1 mà Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thăng Bình trình bày, trường hợp của ông Tưởng không được cấp đất tái định cư, chỉ được đền bù toàn bộ diện tích đất là 21 triệu đồng.   -Không đến 500.000/mét vuông,với số tiền này đang có nhà bỗng dưng “ở dạ cầu”!!!?? ai gây nên cảnh đau thương này???thực dân hay đế quốc phát xít…hay bon “phản động,DBHB…”??????
http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/624/554624.jpgÔng Nguyễn Xong (90 tuổi) và vợ đau buồn khi con trai qua đời – Ảnh: HỮU KHÁ===>>
Sức dân, bao nhiêu?  (SGTT)   —-Đầu ruộng lấp kênh, cuối ruộng chết khô! (PL)  —-Chuyên gia: Phí hạn chế phương tiện cá nhân không chính danh (TBKTSG Online) >>>Nên thu quỹ bảo trì đường bộ khi nào?    —-Bộ NN&PTNT: Không có vắc xin cúm gia cầm dự trữ  (TBKTSG)
Hiếp dâm gia tăng: Có điều gì đó đang bất thường? (NLĐO)- Ngày 17-3, Bàn Văn Lượng (SN 1997, trú tại thôn Mai Hồng 1, xã Tân An, huyện Văn Bàn – Lào Cai) đã đan tâm dùng đá đập chết Đặng Thị P., (SN 2000, ở cùng thôn) sau khi hiếp dâm không thành. … Khoảng 12 giờ 30 ngày 11-3, Nguyễn Văn Hùng (SN 1996), trú thôn 5, xã Ea Hu,

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc gom hàng thủy sản (NLĐ)   —-Sài Gòn Báo Nguy: 500 Hãng Sụp Tiệm Chỉ Trong 2 Tháng (VB)

Nhiều doanh nghiệp Tây Nguyên ngắc ngoải   TP – Sau thời kỳ cầm cự, nhiều doanh nghiệp đến nay thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…

Can thiệp  (TBKTSG) – Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể đã lên đến con số hàng chục ngàn cho nên chắc chắn trong thời gian tới chúng ta sẽ nghe thêm nhiều trường hợp công ty này, công ty nọ sắp phá sản. Một thái độ đúng đắn trong bối cảnh đó là gì?
Tiểu thương chợ Đông Kinh đồng loạt bỏ chợ (TP)   —–Không dễ vay mua nhà (NLĐ)     —–Nóng tối 23/3: Vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên lên tới trên 200 tỉ đồng (GDVN)   —-Tăng thuế, thêm phí: Nói không với công nghiệp ô tô? (VEF)    —Từ 1.4, giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng  (SGTT)
Thanh Hóa: Cười từ mía khóc cũng từ mía (Tamnhin)    —Hàng loạt mặt hàng nhập khẩu sắp có giá rẻ (SGNews)  ——Lúa gạo Việt Nam còn ế đến năm 2013 (SGNews)   —–Những “đại gia” nợ thuế ở Đà Nẵng ( SGN)   —-Cuối tuần, vàng tăng lên 44 triệu đồng/lượng (TT)

Văn hóa – Giáo dục

Danh và thực, tên và tài (NV) - Có một thời mà các gia đình thuộc loại gia giáo, và phải nói rằng hơi cổ, của Việt Nam đã rất thận trọng khi chọn tên cho con gái. Phải đẹp, nhưng kín đáo chứ không lộ.

Thế giới

Miến Điện: hoãn bầu cử 3 đơn vị vùng núi giáp Trung Quốc (RFA)   —Liên Hiệp Quốc không khoan thứ Khmer Đỏ (RFA)   —Ai sẽ là Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới vào tháng 6, 2012? RFA)   —Lãnh đạo Hoa Kỳ-Pakistan gặp gỡ (RFA)  —-’An toàn tuyệt đối’ (BBC) -Nhật Bản đã phần nào để mất “thương hiệu” an toàn hạt nhân?
Gần 1,000 phụ nữ Pakistan bị giết trong năm 2011 (Nguoiviet)   —-Ấn Độ cấm các tập đoàn hàng không đóng thuế carbone  (RFI)   —TT Obama chọn hiệu trưởng Đại học Mỹ gốc Triều Tiên làm Chủ tịch WB (VOA)   –Đại sứ Mỹ tại Nga nói không có vấn đề ‘trở lại thời chiến tranh lạnh’ (VOA)
Trung Quốc, Indonesia ký 17 tỉ đôla hợp đồng thương mại (VOA)   —-Cuộc vận động đầy tai tiếng ở Hong Kong trước ngày Chủ nhật bầu cử (VOA)
Trung Quốc sắp cấm lấy cơ quan nội tạng tù nhân (VOA)  —-Đức Giáo hoàng đi thăm Mexico và Cuba (VOA)
Tập đoàn Coca-Cola thay đổi công thức vì một chất tạo màu nghi gây ung thư (RFI)   —Tunisia: Mất Con, Bắt Đền Chính Phủ (Vietbao)
Vợ hơn chồng, nhà có… chức? (Nguoiviet) -   Thăm dò về ứng cử viên mãi cũng chán, cơ quan Public Policy Polling xoay sang hỏi ý kiến cử tri về các bà vợ của những người đang tranh cử tổng thống, trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.
Kết quả: Các bà vợ đều được ưa thích nhiều hơn các ông chồng, kể cả bà vợ của tổng thống đương nhiệm. Nhưng trừ bà Gingrich.
TT Afghanistan đòi $4 tỉ viện trợ quân sự mỗi năm (NV)   —-Mali: Quân Đội Đảo Chính, Tổng Thống Toure Biến Mất (VB) -BAMAKO – Binh lính tấn công Dinh TT của 1 trong vài nền dân chủ có căn bản tại châu Phi và hôm Thứ Năm loan báo đã kiểm soát đất nước.
Iraq: al-Qaeda Nổ Bom Hàng Loạt Phá Thượng Đỉnh Arap (VB)  —Cập nhật hoạt động của Hải quân Mỹ trên khắp thế giới (GDVN)  —-22 địa điểm bí mật trên thế giới khiến Google cũng phải “bó tay” (GDVN)
Ảnh hiếm: Hiện thực trong cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 (P1)  (GDVN)  >>>Ảnh chưa từng công bố về Chiến tranh liên Triều 1950-1953 (P2)
Các giới Cam-pu-chia thiết tha mong đợi chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (CRI) làm như cha về! mẹ về   —Ngưng hạt nhân, phóng vệ tinh! Bắc Hàn muốn gì?  (RFA)  —–Tàu sân bay TQ sẽ ra Biển Đông vào tháng 8 (VNN)  —-Điểm mặt quan lớn TQ ‘ngã ngựa’ vì tham nhũng (VEF)
Triều Tiên đối mặt “sự giáng trả quyết liệt” (NLĐO)- Triều Tiên sẽ hứng chịu “sự giáng trả mạnh mẽ” nếu tiếp tục kế hoạch phóng rocket tầm xa vào tháng tới, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 23-3 cho biết, đồng thời gọi kế hoạch này của Bình Nhưỡng là “sai lầm cực lớn”.
Phóng vệ tinh Triều Tiên: Vào giai đoạn hoạt động chính thức (NLĐ)

XÃ HỘI VĂN HÓA

Bị tố quấy rối tình dục liền vác dao đâm chết nạn nhân (NLĐ)  —Trộm chó bị truy đuổi, dùng dàn ná chống trả (NLĐ) cả súng điện

Bắt giữ nhóm giang hồ Kinh Bắc mang cả “kho” vũ khí dạo phố (GDVN)  —Triệt phá đường dây gái gọi cao cấp của tú ông pê đê (GDVN)
http://nld.vcmedia.vn/zoom/130_97/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/03/mitbia_c5efc.gifGiáo xứ bị trộm gần 1 tỉ đồng (NLĐ)   —Hai học viên trường cao đẳng nghề đi cướp giật (NLĐ)Hiếp dâm người bệnh tâm thần (NLĐ)

Người đẹp túm tụm khỏa thân nghệ thuật  (NLĐ)======================================>>>
Xe lu lao xuống dốc, cán chết hai mẹ con (PL)  —-Giả mạo chữ ký giám đốc rút tiền, trợ lý tra tay vào còng (PL)
2 kẻ cầm đầu ổ nhóm cướp tài sản của học sinh ra đầu thú (PL)  —-Hành hung vợ, đánh luôn công an  (TN)



<= Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa tiếp ông Lý Cảnh Điền. Ảnh: Doãn Tấn/ TTXVN. – Việt Nam tiếp đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc    –   (VOA).
- Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông    –   (VOA). – Mời xem lại: Không sợ “cướp” ở Hoàng Sa (LĐ/ DT). “‘Kịch bản’ này dường như không thay đổi suốt 8 năm qua nên dân Lý Sơn không lạ là vì thế. Có ngạc nhiên chăng là chỗ: Trung Quốc vẫn giữ ‘nguyên giá’ tiền chuộc với 70.000 nhân dân tệ (khoảng gần 200 triệu đồng VN) mà không lên, cũng chẳng xuống đồng nào, bất chấp chuyện trượt giá trong 8 năm qua!” Không lẽ đây chính là dấu hiệu để chứng minh rằng trò “giao dịch đen” mà Nhà báo Hữu Nguyên vạch mặt trong bài viết bữa qua nó đã được “ký kết song phương”, kỹ đến từng chi tiết, đến cả “giá tiền chuộc”, nên muốn nâng/ hạ là phải dấm dúi tổ chức “đàm phán” với nhau? Tởm quá, khốn nạn quá nên không thể tin là có!

*Chống tham nhũng – Đâu là “đột phá khẩu”? Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền! -Tống Văn Công-Boxitvn

*Xin hãy bảo vệ mẹ con bé Phú  Phương Bích – Boxitvn

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiyCA9lUmyIycnh5RFGnCmGXXObl8gFTSW1Mne09C7_ogrkRUIoPIRu9w6_bpFptKe-ndIYpLGd-pZg_KBSJZsXY6VhnXQ_xlEX2dok0WrSbmu-gQEp9WRHB9yj0d42lz_OcESg6AFMZYaZ/s1600/CHHV-art-danlambao.jpg

Đi thăm Cù Huy Hà Vũ  -Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Đã sang xuân nhưng vẫn còn những đợt rét dai dẳng. Năm giờ sáng, đường phố Hà Nội còn chìm trong bóng đêm và giấc ngủ sâu. Quầng sáng từ những ngọn đèn cao áp thả xuống đường như càng sáng trắng hơn, lung linh hơn. Chúng tôi lên ô tô của ông chủ doanh nghiệp Phan Trọng Khang rời Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ ở 24 phố Điện Biên Phủ đi thăm người tù nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ.


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiB8h-xk5n6l9no3QQC6vHiAl9OHGq0cI0BTF1-2JZFEtK8xnem2WmxqMdPuiDkRc23vTKRI2B3IWqt9NB3mN_9bZq_YWw36aSGzb3V2sVGKcAQ8XfuDMvQOQfNgaF5iB0FHyALLiKs_6Nn/s1600/nguyenphutrong-khua-bannuoc-danlambao.jpgGiải Tây – “Bạn thường nhắc đừng Tây hóa” – Cu Tèo – Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) Các công ty quốc doanh hàng đầu như Vietnam Airline thì tàu hóa thành Việt Nam Ái Lìn, ta hóa ra Việt Nam Ai Rờ Lìn Em; Vinashin thành Việt Nam Sình (thối), Việt Nam Xỉn (say); VietNam Bank ra Việt Nam Băng Đảng; VietNam Bus company đổi ra Công ty Việt Nam Bú Sờ; cũng như hãng tàu bay Pháp Airbus ở phi trường Nội Bài, Tân Sơn Nhất từ rày phải viết bằng tiếng Việt là hãng Ai Rờ Bú Sờ v.v…


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh0bf4B8ZmAJ6-_DZzasz1VJqH9GcXuSRTVZEzec1cNk0bLkvQm_KNiVBMQTuWPetz9N9dlHYpTFoY9kZZljR3WlFal8nJIVz3E6J-L0zcGcc3pSjY4fP-EpfjK11sJa7Q4HsMYGyEEC-Uy/s1600/bameoly-tranhdinhcuong.jpgMụ điên, hay một tấm gương hy sinh vì cách mạng – Thái Bá Tân (Danlambao) - Bất ngờ đứa bé bỗng ọ ẹ khóc, chắc vì phải ở lâu trong cảnh ngột ngạt, lại đúng lúc mũi một chiếc thuốn xuất hiện trên nóc hầm bí mật. Nghĩa là chúng đang ở ngay phía trên. Như cái máy, bà ta úp tay mình lên khuôn mặt bé xíu của con. Úp chặt. Mạng sống của con hay mạng sống của đồng chí cán bộ và cả của chính mình nữa? Lợi ích riêng tư hay lợi ích cách mạng? Chắc bà mẹ trẻ tội nghiệp đã phải tự hỏi mình những câu hỏi không dễ trả lời này trong giây phút cực kỳ nguy hiểm và ngắn ngủi ấy. Ngắn ngủi nhưng cũng đủ dài để giết chết đứa bé…


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEie7al3vL9SjjsDviPols6FliJrc0RQyR3Qd6UsF4QS6DogFXoAKzVkwhvC8UgPb5ot695_X5SMHb8bKCk_2fH-2TFT6r9iHk71oO7Rb5FUzpelnt9LkdqiSRi7QrBypK4yKvKorJeKELPZ/s1600/buonnguoi.jpgNỗi đau không tên gọi * Hôm qua, chị Nga tác giả bài viết và cũng là người thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình yêu nước thông báo trên Facebook: “Sáng nay khi ngủ dậy ra mở cửa lúc 9h9 phút ngày 23/03/2012 lại thấy mấy tờ truyền đơn trong nhà doạ Giết. Mẹ con đang loay hoay trong nhà mấy bà hàng xóm nghe tiếng hỏi vào “mẹ con nhà mày có mở được cửa không?” Mình bảo có bà ạ. Khi mở cửa ra các bà hàng xóm bảo “nhà mày sáng nay họ rải rất nhiều truyền đơn đe doạ giết với nội dung đánh ghen, chúng ta chỉ đọc thôi chứ không nhặt vào vì rất nhiều, sau đó người quét rác đã hốt hết đi rồi”. Mình cười tươi và bảo “đó là việc làm của Cá ấy mà, cháu quen rồi”… Chiều nay khi đi chợ và quán Net về, người hàng xóm gọi bảo: Cửa thoát hiểm nhà mày bị công an rào làm nát hết vườn nhà tao rồi. Tôi ra xem thì họ đã dùng dây thép gai rào kín rồi. Kiểu này đêm nay chúng khóa cửa ngoài, đổ xăng cho một mồi lửa là mẹ con tôi hết đời…    Trần Thị Nga (Danlambao) - Chị tên Vân, một cái tên rất đẹp như vóc dáng của mình, với giọng nói nhẹ nhàng và phong thái nhanh nhẹn. Nhìn vẻ bề ngoài không mấy ai tin chị là nạn nhân của tệ nạn Buôn Bán Nô Lệ được bao bọc bởi một tên gọi mỹ miều là Xuất Khẩu Lao Động.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrV3TIhAMHgbSMfMN9EF2BsqE099XucN2C6G3Um_DFxjGcV_phQUbDPqgyLfYkE1Yljc-V7ZEbjdIZgXq88l_pWj_98GHqTz5CMYjayALnuGjxdeZAYUmYGjCZNRU5xlnu-H6aIzsLDvNR/s1600/TanthuyHoang-biendong.jpg
Bạc Hy Lai, loạn ở Trung Quốc và Hoàng Sa, Trường Sa Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Từ 15/3/2012, sau khi Tân Hoa xã đưa tin ĐCS TQ đã cách chức ông Bạc Hy Lai, Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, người đang ngắm ngôi vị Ủy viên thường trực Bộ chính trị ĐCS TQ, trên không gian mạng rộn lên những tin đồn về một cuộc đấu tranh quyền lực khốc liệt sau hậu trường trong ĐCS TQ. Hôm nay, BBC đã đăng 1 bài báo, phần nào làm sáng tỏ cuộc kèn cựa quyền lực bất tận của lãnh đạo Trung Quốc, phía sau của những nụ cười giả dối về sự đoàn kết của họ. Bài báo có tiêu đề “Bắc Kinh dồn dập tin đồn”.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 24/3/2012
TTXVN (Pari 22/3)
Theo đánh giá mới đây của nhóm nghiên cứu IHS, chủ biên tạp chí Jane‘s Defence, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướnq gia tăng đu đặn trong những năm tới, từ 119,8 t USD năm 2011 lên 238,2 t USD năm 2015, tức là tăng trung bình 18,75% mi năm. Như vậy, xét trong lĩnh vực quốc phòng, ngân sách ca Trung Quc sẽ vượt ngân sách của 12 nước hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cộng lại và nhiều gấp 4 lần ngân sách ca Nhật Bn. Theo đánh giá mới đây ca mạng www.affaires- strategiques.info, xu hưng k trên nằm trong lôgích “các lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, mặc dù đáng lo ngại nhưng có th dự đoán được, cụ th như sau:
Thực lực của quân đội Trung Quốc hiện nay
Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội một cách rất mạnh mẽ, với tham vọng được Bắc Kinh khẳng định là thu hẹp sự chậm tiến 20 – 30 năm hiện nay. Dư luận đang chờ đợi một sự đầu tư ồ ạt cho nhiều chương trình vũ trang quan trọng trong quân đội Trung Quốc, kể cả dự án phát triến các loại máy bay chiến đẩu kiểu như Thành Đô J-10B hoặc hiện đại hơn là J- 20, một máy bay chiến đấu có cấu hình tương tự F-22 của Mỹ. Tên lửa, dặc biệt là loại đối không tầm xa, cũng nằm trong diện được ưu tiên hàng đầu. Theo tiết lộ, Bắc Kinh đang rất nỗ lực cải thiện các khả năng không gian cho loại tên lửa này.
Về hải quân, Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa khả năng tốc độ cho các tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Mục tiêu tối thượng là trang bị bằng được ít nhất một tàu sân bay thực thụ và điều nảy có vẻ nằm trong khả năng của Trung Quốc, bởi PLA hiện đang nắm trong tay chiếc Varyag, một tàu sân bay chưa hoàn thiện mua lại của Ucraina năm 1998. Trung Quốc đang dồn toàn bộ khả năng để tái chế tàu này thành một tàu sân bay. Ngoài ra, PLA còn có thêm, một chiếc thứ hai thuộc dạng “made in China” 100%. Dự kiến tàu này sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian từ nay đến năm 2015.
Hiện nay, đã có một số chuyên gia quân sự đề cập nhiều đến sự suy yếu của Mỹ và mối đe dọa đối với ưu thế của siêu cường thế giới này tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMS, suy yếu này chỉ mang tính tương đối, bởi trong số rất nhiều lý do, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ bằng một phần ba số tiền Mỹ chi cho lĩnh vực
này tính đến thời điểm năm 2015, cho dù Lầu Năm Góc đang bị cắt giảm ngân sách rõ rệt.
Về hải quân, kể cả ưu tiên số một là phát triển hạm đội, Trung Quốc chưa có nhiều để so sánh với Mỹ trong thời gian trung hạn. về số lượng tàu chiến, hải quân Mỹ nắm trong tay một lực lượng ngang bằng với số tàu chiến của cả Trung Quốc và Nga cộng lại, tức là 203 so với 205 chiếc. 11 tàu sân bay và 10 tàu chở thiết bị bay của Mỹ được tính bằng tổng số tương đương của 9 cường quốc về hải quân trên thế giới, trong đó Mỹ sử dụng tổng cộng 980 máy bay cho các tàu của mình. Hiện tại, Trung Quốc không đả động gì đến tương quan lực lượng này. Bắc Kinh hiểu rằng cần phải mất nhiều năm nữa để Trung Quốc có thể xây dựng các hạm đội đủ khả năng cạnh tranh với hải quân Mỹ.
về không quân, các lực lượng của Trung Quốc mới chỉ tiến hành hiện đại hóa một phần. Hai phần ba số 1.600 máy bay mà PLA triển khai vẫn dựa vào các trụ cột là số máy bay Mig-19 và Mig-21 cũ kỹ có từ những năm 1950-1960, và gần một phần tư số máy bay chiến đấu của PLA thuộc thế hệ thứ tư.
Tập Cận Bình và quốc phòng Trung Quốc
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, lãnh đạo số một tương lai của Trung Quốc, sẽ thay đổi xu hướng hiện nay? Rất ít khả năng, bởi nhà lãnh đạo này đang có rất nhiều lợi ích cần quan tâm trong khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, trong đó sức mạnh quân sự chắc chắn là một khía cạnh không thể tách rời, để có thể bảo đảm sự ủng hộ quý báu tại Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra vào mùa Thu tới. Mặc dù nhận được sự đón tiếp trọng thị của Oasinhtơn trong chuyến thăm Mỹ vừa rồi, Tập Cận Bình vẫn không thể che giấu những bất đồng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Cho dù có rất nhiều lần kêu gọi Hợp tác, nhưng Tập Cận Bình vẫn gợi lại sự tức giận của Bắc Kinh trước việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Trong vai trò Phó Chủ tịch quân ủy trung ương, Tập Cận Bình đã cảnh báo Mỹ về việc tăng cường can thiệp thô bạo vào các vấn đề quân sự tại chậu Á. Học thuyết quân sự mới của Mỹ rõ ràng hướng tới khu vực này. “Chúng ta cần tăng cường sự hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương, và việc cắt giảm ngân sách sẽ không liên quan đến khu vực này”, Tổng thống Mỹ đã khẳng định như vậy vào đầu năm nay. Dư luận quốc tế đã được chứng kiến hành động đi kèm của Mỹ khi Oasinhtơn quyết định tăng cường sự hiện diện về quân sự tại phía Bắc Ôxtrâylia cũng như tại các hòn đảo chiến lược của Mỹ như đảo Guam.
Hành động tăng cường này đã khiến Bắc Kinh không khỏi lo ngại về một chiến lược bao vây của Mỹ. Trong một diễn văn tại Mỹ, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng hai quốc gia “cần tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau bằng cách tăng cường sự tin cậy và hợp tác trong một loạt vấn đề”. Nhà lãnh đạo này muốn nhấn mạnh tới sự tồn tại của một ranh giới mà Mỹ không nên vượt qua trong các thảo luận với Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề độc lập của Đài Loan và Tây Tạng.
Tháng 3/2010, với thái độ không khoan nhượng, Bắc Kinh thậm chí còn đánh tiếng cho các quan chức cấp cao Mỹ biết rằng Trung Ọuổc coi Biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia, tựa như vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng vậy.
Biển Đông là một khu vực sống còn, bởi Trung Quốc đang có những mâu thuẫn to lớn về lãnh hải với các nước láng giềng. Bắc Kinh coi đây là một “lợi ích cốt lõi” vì những lý do lịch sử và chiến lược, và cũng vì một phần lớn giao thương của Trung Quốc phải qua khu vực này. Gần đây dã xảy ra nhiều xích mích nghiêm trọng, chẳng hạn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, các vùng biển khác cũng là chủ thể của nhiều xung đột. Tháng 9/2010, một va chạm đã xảy ra tại quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở ngoài khơi phía Đông Trung Quốc. Va chạm này đã dẫn đến những căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tôkyô bất chấp việc hai nước là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Phụ thuộc về kinh tế không có nghĩa là không có xung đột quân sự.
Kết quả là chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đã khiến Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn về khía cạnh quân sự. Philíppin hoặc Xinhgapo cũng theo cùng một xu hướng. Hơn nữa, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc, cũng như Mỹ và Nhật; Bản, đã được củng cố và tăng cường như các cuộc diễn tập hải quân định kỳ đã chứng minh.
Trong một bối cảnh như vậy, Trung Quốc có rất nhiều lợi ích để duy trì ổn định chính trị tại Bắc Triều Tiên nhằm giữ cho được một vùng đệm trước sự hiện diện quân sự của Mỹ. Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã phải ra sức bảo đảm ổn định cho quá trình chuyển giao quyền lực của Bình Nhưỡng nhằm tránh tái diễn những xung đột từng xảy ra giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc năm 2010. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng Kim Châng Un sẽ không phát động những khiêu khích mới (bắn tên lửa, ném bom, thậm chí thử hạt nhân) để chứng tỏ quyền lực và đạt được những nhượng bộ từ phương Tây.
Như vậy, các nhân tố căng thẳng tại Đông Á, từ bán đảo Triều Tiên đến Biển Đông, sẽ không có xu hướng hòa dịu. Ngân sách quốc phòng bùng nổ của Trung Quốc, với kết quả là trang thiết bị vũ khí ngày càng được tăng cường về số lượng và mức độ hiện đại, chỉ có thể khiến tình hình trầm trọng hơn, nhất là khi sự bất cân xứng về lực lượng có thể kéo theo sức ép từ Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Động lực tiêu cc gây bất ổn tiềm tàng.

Đánh giá về chính sách của Bắc Kinh, báo Le Monde mới đây có bài viết cho rằng ngoài vấn đề ngân sách còn có hai yếu tố cần tính đến trong các phân tích về xu hướng tăng cường các khả năng quân sự liên tục của PLA. Yếu tố đầu tiên là sự “đan xen rất chặt chẽ” giữa các ngành công nghiệp dân sự và quốc phòng, cho phép huy động toàn bộ các nguồn lực về nghiên cứu cũng như các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực công nghệ cao của công nghiệp dân sự vào phục vụ phát triển các khả năng quân sự.
Yêu tố thứ hai nằm ở tư duy cường quốc và thái độ tiêu cực của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh trước các yêu cầu về minh bạch trong chi tiêu quốc phòng. Cho dù thấp hơn các đánh giá của nước ngoài, ngân sách quốc phòng năm 2011 (91,5 tỉ USD) được Bắc Kinh chính thức công bố vẫn cho
thấy Trung Quốc đứng ở hàng thứ hai thế giới về chi tiêu quân sự, sau Mỹ một khoảng cách khá xa nhưng lại dẫn trước toàn bộ các nước láng giềng châu Á một đoạn dài, kể cả Nhật Bản, Nga và tất nhiên ngày càng vượt xa các cường quốc quân sự ở châu Âu. Nỗ lực của Trung Quốc là rất đáng lưu ý và quan trọng hơn, việc tăng cường sức mạnh quân sự này chưa bao giờ kèm theo sự minh bạch cả về số liệu công bố cũng như-chiến lược tổng thể mà các nước láng giềng kết luận là hiếu chiến.
Dấu hiệu của tiến triển nhạy cảm trên xuất hiện từ cuối những năm 2000, khi Trung Quốc không từ bỏ khái niệm “lợi ích cốt lõi” hiện đã được mở rộng ra không gian Biển Đông mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quyền kiểm soát. Cho dù không thuộc chủ quyền của mình, Trung Quốc vẫn có những thách thức qua việc liên tục đưa ra tuyên bố yêu sách, gia tăng hành động gây hấn và diễn tập quân sự trên biển, khiến không chỉ toàn bộ các nước láng giềng Đông Á mà ngay cả các cường quốc, kể cả Mỹ, quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do qua lại trong khu vực không khỏi lo ngại.
Những yêu sách dân tộc chủ nghĩa, cho dù trong diễn văn chính thức luôn nói về việc bảo vệ các tuyến giao thương và toàn cầu hóa mối quan tâm và vai trò cường quốc của Trung Quốc trên trường quốc tế, đang vẽ nên tấm bản đồ về tham vọng của Bắc Kinh và những nhiệm vụ mới mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã giao cho PLA năm 2004. Đó chính là những yếu tố xác định các nồ lực mà Trung Quốc phải thực hiện trên phương diện phát triển khả năng quân sự cường quốc của mình.
Nhưng trên thực tế, động thái hiếu chiến này vừa trái ngược, vừa tương ứng với tình cảm bấp bênh gia tăng rõ rệt đang đè nặng lên chế độ Trung Quốc. Trước hết là những bấp bênh trong nước mà muốn ứng phó, Bắc Kinh sẽ phải dành ngân sách cho an ninh nhiều hơn cho quốc phòng. Tiếp đến là những bấp bênh đối với bên ngoài, khi Bắc Kinh phải lo đối mặt với chiến lược trở lại châu Á của Mỹ, một siêu cường đang đáp lại mong chờ của hầu hết các nước trong khu vực.
Trước sự trở lại của Mỹ, và đồng thời để có thêm không gian hành động trong vấn đề Đài Loan trong trường hợp cần thiết, Bắc Kinh đã lựa chọn chiến lược răn đe không đối xứng, với mục tiêu buộc Oasinhtơn phải “trả giá thêm” nếu can thiệp vào châu Á. Do mục tiêu này còn quá xa vời nên Trung Quốc buộc phải tập trung phần lớn nỗ lực ngân sách cho việc phát triển các khả năng quân sự. Ngoài ra, cũng cần tính tới vai trò của các nhân vật dân tộc chủ nghĩa nhất trong giới lãnh đạo Đảng và Quân đội, cũng như của các nhóm lợi ích, bởi đây cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.
Trước những diễn biến tiêu cực này, dư luận đang được chứng kiến một hình thức chạy đua vũ trang mới, hoặc ít nhất là chạy đuổi, tại châu Á mà mục tiêu đầu tiên là ứng phó xứng đáng với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đó là trường hợp của Việt Nam, hoặc của Ấn Độ, nơi “nhân tố Trung Quốc” đang trở thành một động lực quan trọng cho các nỗ lực ngân sách quốc phòng của Niu Đêli.
Đối với Ấn Độ, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao củng cố khả năng đánh chặn hạt nhân trước Trung Quốc trong khi vẫn bảo đảm được vị thế cường quốc lãnh đạo tại khu vực Ấn Độ Dương. Các nỗ lực mà Niu Đêli phải thực hiện là rất đáng kể bởi mục tiêu quốc phòng của Ấn Độ chỉ tạm dừng ở quy mô tiểu vùng. Nếu như tất cả các nước đang trỗi dậy (BRICS) đều quyết định dành một phần ngân sách ngày càng tăng để đầu tư cho các khả năng quân sự, thì tại châu Á – với những vận động diễn ra xung quanh sức mạnh gia tăng của Trung Quốc – đang tồn tại một động lực tiêu cực gây bất ổn tiềm tàng và đáng lo ngại cho toàn cầu./

Thiên Đàng Còn Xa


Tác giả : Thái Minh Thông  – Vietbao
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là  Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 4 Hảng Điện thoại (2 Mỹ, 2 Canada).
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Thái Minh Thông là chuyện éo le dù chỉ là kể qua điện thoại.  Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Reng…reng…reng…Alô,
- Alô, dạ có phải Cô A Nguyễn không ạ?
- Đúng rồi, cậu là ai, kiếm con tui có việc gì vậy?
- Dạ, chào cô, tôi tên Thông, nhân viên Công Ty Điện thoại viễn liên S.
ở Vancouver, xin phép hỏi Cô và gia đình có còn gọi về Vietnam hay nước nào khác không ạ?
- À, gọi về Vietnam thì tui gọi hoài, mà mỗi lần muốn gọi con gái tui nó lấy cái Thẻ phôn bấm số rồi đưa qua tui nói, hổm rày ông xã tui bị bịnh nằm nhà thương nên phải gọi về thăm chừng ổng hoài,
- Cô ơi, gọi Thẻ phôn bất tiện lắm, phải bấm nhiều số, nào gọi số Tổng đài, số Pin của Thẻ,…nếu Cô ghi danh Công ty S., mỗi lần gọi Cô chỉ cần nhấc máy bấm 011-84 rồi số phôn bên Vietnam là xong, xin hỏi Cô, thường Cô gọi về Saigon hay Tỉnh nào vậy Cô?
- Tui hả, nhà tui ở Cần Thơ, tui có bà con ở Saigon nhưng ít khi liên lạc lắm, ờ, mà tui hổng rành đâu cậu ơi, để tối tối con gái tui về cậu gọi lại nói chuyện với nó nhe, ờ, mà cậu chắc là dân Saigon hả?
- Dạ, Cô đoán giọng hay thiệt, xin hỏi Chị A  Nguyễn mấy giờ mới về nhà vậy Cô?
- Con A hả, nó làm nails nên vợ chồng nó khoảng hơn 9 giờ tối mới về tới nhà, có khi còn bị bạn bè rủ đi ăn tiệm tới khuya lắc khuya lơ… Tui muốn hỏi thăm cậu chuyện này một chút được không cậu?
- Dạ được, chuyện gì vậy Cô?
- Cậu làm ơn đọc cho tui số phôn của Tòa Đại sứ Vietnam ở Mỹ được hông cậu?
- Chi vậy cô?  À, xin phép hỏi Cô thứ mấy để tiện việc xưng hô,
- Tui thứ Năm, bà con hay gọi tui laCô NămTrái cây vì tui có gian hàng bán trái cây ở trong Chợ Cần Thơ, gần Bến Ninh kiều đó cậu, tui muốn hỏi số phôn để nhờ mấy ông làm ở Tòa Đại sứ mua dùm tui vé máy bay về Vietnam, tốn hết bao nhiêu con gái út của tui sẽ trả lại Nhà nước sau, được hông cậu ha ?
- Chà, thú thiệt với Cô Năm tôi đang gọi cho Cô từ Vancouver, Canada, mặc dù hảng S. là của Mỹ nhưng họ đặt văn phòng làm việc ở nhiều nước, nhiều Thành phố khác nhau bên Bắc Mỹ, trong đó có Vancouver này, Cô đang ở Mỹ sao Cô không hỏi Chị A hay hỏi bà con quen biết ở Mỹ?
Đột nhiên, giọng nói Cô bỗng đục hẳn lại, hình như Cô đang khóc, với giọng nghẹn ngào, thỉnh thỏang lại đứt quảng, Cô Năm từ từ kể lại:
Cô Năm có ba con gái với chữ lót là Ngọc: Ngọc A, Ngọc B và Ngọc C, mỗi cô cách nhau ba tuổi, trước ’75 chồng Cô Năm đi lính Địa Phương Quân và bị thương, giãi ngủ vài tháng trước ngày miền Nam đổi chủ.
Sau ngày 30.4.1975, mặc dù chú 5 đã chánh thức giãi ngủ nhưng vì thuộc diện Thương binh của chế độ cũ nên gia đình Cô cũng bị phân biệt đối xữ, trong các buổi họp khu phố, gia đình Cô Năm luôn được đề nghị đi Kinh tế mới, nhưng Cô quyết tâm trụ lại Thành phố Tây Đô,  từng nỗi tiếng với hai câu thơ:
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Đầu năm 1980, một người bà con xa đứng ra tổ chức vượt biên và khuyên Cô nên cho mấy cô con gái đi theo vì với lý lịch của chồng Cô, tương lai của mấy cô ABC rất bấp bênh, đầy bất trắc. Dạo ấy, chú 5 chạy xe ôm còn Cô với sạp bán trái cây trong chợ Cần thơ, cuộc sống cũng chỉ tạm đủ ăn, cuối cùng Cô bấm bụng gởi Trưởng nữ Ngọc A, lúc ấy mới 9 tuổi, theo người bà con đi tìm Tự do, hy vọng sau này A sẽ bảo lảnh cả gia đình còn lại.
Nhờ người bà con trước ’75 có làm việc cho một cơ quan viên trợ Mỹ ở vùng 4 nên Ngọc A cũng được kẹp chung hồ sơ định cư sang Mỹ, được học hành thành tài và sau đó để có thể hổ trợ tích cực cho gia đình , A bỏ công việc văn phòng ở một hảng Điện tử để bước vào ngành Nails, hiện làm chủ 2 tiệm nails trong vùng. A cũng định sẽ bảo lãnh cả gia đình sang Mỹ, nhưng Cô 5, phần vì không muốn xa rời Mẹ già và ngôi nhà từ đường đầy kỹ niệm, phần vì công việc buôn bán trái cây ngày càng  khấm khá, thạnh vượng, Ngọc B và Ngọc C đều đã lập gia đình(trước cả Ngọc A bên Mỹ), con cháu cả bầy nên không ai còn muốn ra đi.
Rồi một ngày cách nay gần 3 năm, Ngọc A lúc ấy đã có 1 bé trai lên 5 tuổi và đang mang bầu khoảng 6 tháng, bảo lãnh Cô Năm sang Mỹ theo diện du lịch, Cô có thắc mắc sao A không bảo lãnh chú Năm vì dạo này chú đã không còn chạy xe ôm, chỉ phụ Cô dọn sạp trái cây buổi sáng, rồi thì hết cờ tướng, số đề, bia hơi… thì A trả lời “tại vì Sở Di trú không cho đi một lượt cả hai vợ chồng, vả lại tình trạng sức khỏe của Ba ngày càng xuống giốc, mang đủ thứ bịnh, bên này bảo hiểm y tế mắc lắm ?!”.
Vừa sanh xong đứa con trai thứ hai thì chỉ vài tháng sau Ngọc A lại báo tin bị tắt kinh,  lại năn nỉ Cô Năm ở lại thêm “ít lâu”, chờ con no (đứa thứ 3) cứng cáp sẽ mua vé máy bay cho Cô qui hồi cố quận, trở về với Bến Ninh kiều, với sạp trái cây 4 mùa thơm ngát.
Mặc dù thời hạn chiếu khán du lịch ghi rõ ràng là 6 tháng nhưng tính ra Cô Năm đã ở lại nước Mỹ gần 3 năm với lý do khi gia hạn chiếu khán là “săn sóc cháu”, vì Cô không biết tiếng Anh, chỉ nghe vợ chồng A than thở “tụi con phải mướn Luật sư tốn kém dữ lắm đó, vì luật pháp chỉ cho Má ở lại thêm 6 tháng nữa thôi, may là gặp Luật sư giỏi nên họ biết cách…”.
Kể đến đây Cô Năm xin phép ngưng một chút để đi lấy thêm khăn giấy lau nước mắt.
Rồi Cô tiếp tục kể, giọng đã bớt đục mặc dù tiếng thúc thích vẫn còn: Hầu như ngày nào Cô cũng năn nĩ Ngọc A mua vé cho Cô về thăm chú 5 vừa mổ sạn thận, đang chuẩn bị nhập viện để thay (ghép) lá gan bị chay cứng do nghe lời Ông Thần ve chai và đám bạn bè bất mãn, ngồi không ăn bám vợ con, nhưng giống như nước đổ đầu vịt, lúc thì A nói “con mới gởi thêm mấy trăm đô để tụi nó mướn người săn sóc Ba trong bịnh viện, nếu cần thêm bao nhiêu con sẽ gởi liền, Má có về bển, Ba cũng đâu hết bịnh được đâu!”, lúc thì nó lớn tiếng với tui:
“Bên Vietnam ai cũng muốn qua Mỹ, coi nước Mỹ như Thiên đàng, muốn gì cũng có, còn Má thì lại ngược đời, ngày nào cũng đòi về như tụng kinh, trù ẻo, đi làm thì vui, về nhà là bực mình !”
Tôi tạm ngắt lời Cô 5, nêu thắc mắc về Thẻ Thông hành (passport), Cô cho biết A giữ và cất giấu ở đâu mà thỉnh thoảng lúc A vắng nhà Cô ráng lục lọi mà không  thể nào tìm ra tung tích, mỗi lần Cô thắc mắc là bị nạt ngang: “Má già rồi giấy tờ quan trọng ai mà dám đưa !”, có lần nghe lời Bà hàng xóm chỉ dẫn, mách nước, Cô Năm năn nĩ: “Má muốn coi cái thời hạn hết chưa để nhắc chừng con kịp đi gia hạn kẻo bị phạt thôi vậy mà!”, nhưng rốt cuộc chỉ nghe những lời nặng nhẹ khiến Cô càng thêm tủi thân, thêm mất ngủ.
Rồi Cô lại thổn thức nhắc đến dòng sông Hậu hiền hòa với những đám lục bình bơ vơ lạc lõng không khác gì kiếp sống tha hương nơi xứ lạ quê người. Suốt gần ba năm nay, Cô Năm thơ thẩn như người mất hồn, đối với A, người con mà Cô đã sanh nặng đẻ đau, nước Mỹ có thể là thiên đàng, vì nó có được nhà cao cửa rộng, tiền bạc phủ phê, cộng với 3 thằng con trai tròn vo như võ sĩ sumo Nhựt bổn, nhưng đối với Cô Năm thì khác, chính dòng sông Hậu thênh thang buồn tủi,  chính bụi tre muôn đời xanh ngát trước ngôi nhà hương hỏa mà Cô đã khó khăn gìn giữ, tô bồi mới chính là chốn thiên đàng, chưa kể bầy cháu ngoan hiền của Ngọc A, Ngọc B lúc nào cũng đeo bám theo Cô gọi “Bà Ngoại”, nghe thân quen hơn tiếng gọi “grandmom” mà 3 đứa cháu bên này vẫn gọi Bà khi cần thiết. Cũng có đôi lần Cô muốn dạy chúng nói tiếng Việt, nhưng chồng của A phản đối vì sợ chúng quên tiếng Mỹ, sợ chúng học không lại bạn bè trong lớp, không thành Bác sĩ, Kỹ sư…Nhớ đến câu cổ nhân thường dạy “Dâu là con, rễ là khách”, nên  Cô Năm chỉ lặng lẽ bỏ đi…
Mải mê chìm đắm trong nỗi thổn thức với chuyện dài nhiều tập của Cô Năm Cần Thơ, ánh đèn đỏ trên chiếc điện thoại nhắc tôi trở về với công việc, chợt nhìn lại đồng hồ thì than ôi câu chuyện buồn của Cô Năm đã lấy mất 49 phút vàng ngọc của Công ty, tôi vội xin phép cúp phôn vì đang có khách hàng gọi vào, lòng tôi trỉu nặng pha lẫn ân hận vì không giúp được Cô Năm.
Thái Minh Thông
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-189718_15-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét