Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Triển lãm về Trường Sa và Hoàng Sa thu hút hàng ngàn học sinh, sinh viên (ĐĐK).  - Để Trường Sa có rau xanh quanh năm (TT).  - Bắt đầu từ tình yêu đảo xa (ĐV). - TRƯỜNG SA Ở PHÍA MẶT TRỜI!.. (Mai Thanh Hải).
- Tối qua có đưa tin và bình: Tổng thống Myanmar thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của CT nước Sang, nhưng chỉ VOV đưa nội dung này, còn TTXVN thì chỉ đưa tin TT Dũng tiếp: - Đưa quan hệ VN-Myanmar phát triển mạnh, sâu rộng (TTXVN). Còn sáng nay thử trở lại trang Vietnam+ này của TTXVN thì chỉ thấy có thêm tin TBT Trọng tiếp TT Myanmar, nhưng tin TT Dũng tiếp vẫn được “ưu tiên” đưa lên đầu, không theo thứ tự mặc định theo thời gian (tin mới trên, cũ dưới).  - Tổng thống Myanmar bàn về ứng xử Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam (ĐV).
Đập thủy điện sông Tranh 2: Vết nứt có thể rộng thêm (VEF).  - ‘Nứt đập thủy điện là tối kỵ’ (VNE). - Bộ xây dựng vào cuộc (TT).  - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nếu vỡ, sẽ là đại họa (Bee).  -“Xem thường vết nứt ở Thủy điện sông Tranh 2 là vô trách nhiệm” (DT).  -Về vụ rò rỉ nước từ thân đập thuỷ điện Sông Tranh 2, Quảng Nam: Hiện tượng không bình thường (LĐ).  - Trách nhiệm về những vết nứt Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc về ai? (VOV). - Nếu không xử lý vết nứt, thuỷ điện Sông Tranh 2 có thể vỡ (SGTT).  - Quảng Nam muốn mời tư vấn độc lập (TP).  - Nứt đập thủy điện: “Văn bản khẩn của EVN quá chủ quan” (VTC).  - Để nước xối qua đập thủy điện, EVN bị phản bác (ĐV).
Súng nổ ở Bắc Kinh? (TTHN/x-cafe). Tin này theo báo Đài Loan. Còn BS đã nhờ CTV kiểm chứng thêm trên các trang mạng Trung Hoa lục địa, thì thấy có ít nhất một bài với tựa đề: Bắc Kinh xảy ra chuyện lớn rồi –  Các cư dân mạng nghe thấy có tiếng súng nổ (boxun.com).

-  Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân Việt Nam (VNN). “Trao công hàm”! Lâu lâu mới nghe cái khái niệm nầy. Ráng lần sau học bạn Nhựt bổn, triệu nó tới mà mắng, nha: Nhật triệu tập đại sứ Trung Quốc (TN).
“Mắt thần” canh giữ biển trời: Điểm tựa của ngư dân (DV). “Trong tất cả những cuộc đấu trí ấy, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-628 đều hoàn thành nhiệm vụ, buộc tàu nước ngoài phải rút khỏi vùng biển của nước ta”- đại tá Tám đánh giá.  -Khi lính không quân bay ra biển cứu nạn (DV).   - Chư tăng tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở Trường Sa: “Đó là văn hóa của người Việt Nam”! (VH).
- Từ sáng tới tối nay, tất cả các video VTV-Thời sự lưu trên mạng đều không hoạt động.
Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (Chinhphu.vn).   - Lo lắng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 thấm nước (TN).  - Thuỷ điện Sông Tranh 2 rò rỉ do lỗi thiết kế (VOV).   - Trường Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải: Đập Sông Tranh “có vấn đề” (TT).  - Đập thủy điện Sông Tranh có thể chịu động đất cấp 7 (TP).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Cảnh báo nguy cơ! (Petrotimes).  - Sẽ là đại họa nếu vỡ đập Thủy điện Sông Tranh 2 (Petrotimes).   - Cận cảnh sự cố Thủy điện Sông Tranh 2  (Petrotimes).  - Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP).  - “Nhét giẻ, phun xi măng vào vết nứt thủy điện-buồn cười quá”(Bee).  - Nứt đập Sông Tranh, Khi nào quan mới hoàn dân? (PN Today).

‘Mưu đồ mới’  (BBC) -Hoàn cầu Thời báo lên án việc chư tăng Việt Nam ra Trường Sa. Luật rừng vẫn ngự trị. Nếu những đòi hỏi ngoại giao nhất quán của Trung Quốc không thể ngăn chặn chủ quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta phải xem xét các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết.

Thông tin sai về ‘biệt thự Thủ tướng’ (BBC) -Lãnh đạo công ty I-Land cải chính tin sai về ‘biệt thự’ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên website của họ.   ——–VN ‘trấn an Nhật về dự án hạt nhân’ (BBC)
TQ lại bắt tàu cá VN, đòi tiền chuộc (BBC) -Trung Quốc lại bắt hai tàu cá với 21 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, giam giữ họ 20 ngày nay và đang đòi tiền chuộc.   —-Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa (RFA)   —Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa để đòi tiền chuộc (RFI)   —Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở biển Đông (VOA)    —-‘Quân Mông Cổ Mới trên Biển Ðông? (Việt Nguyên – Nguoiviet)   —–Phản đối Trung Quốc bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam  (TT)Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm .. “đã gặp” là tới chỗ họ mà đưa.hay là “mời” họ đến BNG để đưa??  đưa tin phải cho “chính xác”,không thì “chúng” xem thường. Các Quốc gia ngang nhau,có gì là “triệu” ĐS của họ tới (bất kỳ QG nào) để phản đối.
Người Việt ‘sang Singapore đòi nợ thuê’ (BBC)  -Một băng đảng cho vay nặng lãi Singapore bị cảnh sát nước này bắt giữ, với cáo buộc đã thuê cả người từ Việt Nam sang để đi đòi nợ bằng cách thức hăm dọa kể từ năm 2011.
Bao giờ mới hết những vụ cưỡng chế trái luật (RFA)   —-UB Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ lại đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách đen (RFI)    —Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC (VOA)
Sức dân đang bị thử thách TT – Xăng dầu lên giá, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Giá gas liên tục tăng, hàng loạt dịch vụ y tế tăng 5-20 lần… Chính phủ lại thêm nghị định thu phí bảo trì đường bộ với mức phí không thấp.   —–Đà Nẵng: nhận chung chi là “về vườn”, còn nơi khác?  (TT)
 

KINH TẾ
Sáp nhập để tìm vị thế cao hơn (SGTT).
- Nhìn từ đại hội cổ đông Vạn Phát Hưng: Co cụm kinh doanh, bán dự án để tồn tại (SGTT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
YÊU CÁI ĐÌNH LÀNG (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bộ GD-ĐT quyết tâm nâng cao chất lượng môn Lịch sử (DT).
Đôi điều về ICT (Hiệu Minh).

- Bùi Văn Nam Sơn: Kỹ thuật chỉ là khoa học ứng dụng? (SGTT).

Học phí đại học cao nhất 7,4 triệu đồng mỗi tháng  (VNN) -Năm học 2012-2013 Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM công khai mức học phí bình quân là 7,4 triệu đồng/ tháng (chưa kể học phí tiếng Anh). Một số trường có mức tăng nhẹ so với năm 2011.
Hàng chục nữ sinh bị thầy đánh vào mông trong giờ học? (VTC)   —Độc giả ‘mổ xẻ’ kiến thức trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương  (GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bệnh tay chân miệng vào đỉnh dịch (TT).
- Vụ em trai bà Nguyễn Thị Liễu tự tử GÀ HAY VỊT? (Lê Quốc Châu).
Về xứ ba ba gai (TTCT).

- Tìm nguyên nhân cháy xe: Thất vọng (ĐĐK).
Một người vợ bị bạo hành phải nhập viện (TN)  —-Massage bằng… dao chặt thịt! (TN) Đài loan    —Bắt một “đầu nậu” đất táo tợn (TN)  —-Phát hiện xe khách chở thịt thối (TN)
Nỗi cay đắng của osin bị chủ ép “sex” để trả nợ(VNN)   —Vừa cướp được xe, xe cháy rụi  (NLĐ)  —Tám nạn nhân vụ nổ bị bỏng rất nặng(TNO)
Tình tiết mới nhất về vụ mất trộm 247 lượng vàng (TN)   —Hà Tĩnh: “Phớt lờ” quyết định của huyện, xã tùy tiện chia tiền hỗ trợ (Tamnhin)
Tai nạn kinh hoành, 3 người chết, quốc lộ 1A tắc cứng (Tamnhin)  —-Khởi tố đối tượng đánh CSGT  (TT)  —-Phát hiện xác người và xe máy dưới kênh (NLĐ)
Xe Lexus đang chạy bỗng cháy (NLĐ)  —-Nhân viên quán karaoke đánh chết khách (NLĐ)  —Nhậu say, giết cậu ruột (NLĐ)

QUỐC TẾ
“Lãnh đạo Syria đang mắc nhiều sai lầm” (VNN/BBC).  - Nga “buông” Syria? (NLĐ).

Hé lộ nguyên nhân ông Bạc Hy Lai mất chức  (NLĐO) – Báo cáo của Văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hé lộ nguyên nhân bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức đang lan truyền trên mạng.
TT Obama tố cáo Iran sử dụng “bức màn điện tử” (RFA)   —Hoa Kỳ bác đòi hỏi của Pakistan về máy bay không người lái (VOA)   —Quan hệ Mỹ-Afghanistan vững mạnh dù có những bước lùi (VOA)   —Dân Hồng Kông sẽ biểu tình phản đối không bầu cử (RFA)
Philippines muốn cứu công dân phạm tội chết ở nước ngoài (RFA)   —Philippines sẵn sàng tiếp nhận thêm quân Mỹ (RFA)   —TT Medvedev: Nga phải có khả năng đáp trả tên lửa Mỹ (VOA)


Obama thăm giới tuyến Nam Bắc Hàn (BBC)  —–Vây bắt nghi phạm vụ nổ súng ở Toulouse (BBC)  —Cảnh sát Pháp: Nghi can vụ xả súng ở trường học sẽ đầu hàng  (VOA)  —-Lào đóng cửa casino tại đặc khu kinh tế Boten  (RFI)  —-Mỹ và Trung Quốc sẽ can ngăn Bình Nhưỡng phóng tên lửa đẩy vệ tinh  (RFI)  —Cựu điệp viên Cuba chịu án tại Mỹ có thể được về thăm gia đình (RFI)  —TQ, Philippines cam kết cải thiện quan hệ tuy có tranh chấp lãnh thổ (VOA)
Người sử dụng internet bối rối vì chính sách mới của TQ về mạng xã hội (VOA)   —Bắc Triều Tiên cảnh cáo về hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở miền Nam (VOA)  —-Hoa Kỳ miễn trừ 11 nước khỏi lệnh cấm vận dầu hỏa Iran (VOA)   —-Nhật có thể triển khai tên lửa đánh chặn (TNO) Nhật sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn trên biển và trên bộ trước vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên vào tháng tới và không loại bỏ khả năng bắn hạ tên lửa nếu nó xâm phạm không phận nước này.

*Tư liệu: Thư TS Phùng Liên Đoàn gửi Đại sứ Việt Nam tại Mỹ năm 2010 nói về một phương án điện hạt nhân ở Việt Nam (Boxitvn)

*”Chưa thấy công trình nào như thuỷ điện Sông Tranh 2″ -Lam Sơn -Boxitvn >>>Tư vấn độc lập phải vào cuộc! -Tô Văn Trường

*Người Việt kỳ thị người Việt! – Khánh Hưng- Boxitvn

*Sức dân -Văn Công Hùng -Boxitvn

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/image001.jpg?w=300

Tự Lập vùng lên  -Trần Khải Thanh Thủy - DienDanCTM -Dân chúng xã Tân Lập kéo đến UBND xã đòi người       ======================>>>

Ngày 12/3/2012, bỗng dưng 40 thanh niên của xã Tự Lập, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội bị công an xã bắt không rõ lý do, không thông qua gia đình cũng như không lập biên bản bắt người, cứ muốn bắt là tràn vào làng để bắt. Một số thanh niên khi ấy còn đang hì hụi làm cỏ, bỏ phân hoặc chăn trâu cắt cỏ trên đồng cũng lập tức bị lôi lên bờ tra tay vào còng…..
Tổ chức Nhân Quyền Nga không công nhận Putin là Tổng thống » – … cuộc bầu cử là “một sự xúc phạm đối với xã hội dân sự của Nga” …
Beethoven trong phim Immortal Beloved » (ĐCV) – Beethoven chết mê mệt người mà ông gọi là “Thiên thần của ta, em là tất cả” trong bức thư để lại sau ngày ông vĩnh viễn lìa đời……
Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN -Simon Tay- DCVOnline
-Kissinger bàn về Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình (Danluan)
-Andreas Lorenz – Cũng là nhờ ơn ông đấy, Mao thân mến  (Danluan)
* Súng nổ ở Bắc Kinh? – Nguồn: Want China   -Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Bước kế tiếp sau vụ Giáo Dục & Đào Tạo tiếng Hoa trên đất Việt -Đỗ Đăng Liêu – DienDanCTM

Ai cho tao …nắm tay?!

Tinkhotin
Trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân và tập thể đã có những cố gắng vượt bậc nhằm làm trong sạch môi trường giáo dục nước nhà, mà điển hình nhất là việc các nhà soạn sách giáo khoa đã cắt cảnh yêu đương ra khỏi truyện ngắn “Chí Phèo” khi soạn sách giáo khoa văn học lớp 11. Ước tính từ giờ trở đi, các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ được làm quen với tác phẩm này qua những lời văn ngắn gọn: “Đêm đó, Chí Phèo gặp thị Nở ở vườn chuối. Ba chấm. Hôm sau Thị Nở nấu cháo hành.”  Trong tương lai không xa, phong cách văn học tối giản này sẽ thay thế lối viết văn rườm rà của Nam Cao, cách làm thơ lê thê của Nguyễn Du, rườm rà của Xuân Diệu, tiến tới tất cả các tác phẩm văn học đều có thể gói gọn trong 140 kí tự để đưa lên Tuýt-tờ.



Cảnh nóng trong phim Việt hiện đại vẫn được chấp nhận mặc dù cả Mít-tơ Đàm cũng phải nhắm mắt không dám xem
Phóng viên Tin Khó Tin tại cổng trường THPT Lê Hồng Phong, TPHCM đón đầu các em học sinh lớp 11 để phỏng vấn cho biết, 90% học sinh ủng hộ động thái giản lược các tác phẩm văn học để rút ngắn thời gian học, có thêm thời gian làm các công tác xã hội như tham gia phong trào Liên Xô chống Mỹ, hoặc giúp Việt Nam tiếp tục củng cổ vị trí tốp 10 những quốc gia tìm kiếm về chủ đề tình dục nhiều nhất qua in-tờ-nét trên Gúc-gờ, cũng như vị trí tốp 5 quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, những nỗ lực chống nhạy cảm không nên chỉ dừng ở đây. Nhà văn Năm Câu đang ngồi nhậu ở vườn chuối làng Vũ Tiểu cho biết :“Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Muốn nghệ thuật không nhạy cảm thì tốt nhất phải làm cho cuộc sống không nhạy cảm.”
Áp dụng chủ trương này, từ giờ trở đi, tất cả các bài hát có chữ “hôn” hoặc nội dung nhạy cảm đều phải đổi thành “nắm tay”. Ví dụ: “Hôn môi xa” sẽ đổi thành “Nắm tay nơi xa”, “Chia tay hoàng hôn” sẽ đổi thành “Chia tay nắm tay”, luật “Hôn nhân và gia đình” sẽ được đổi thành luật “Nắm tay nhân và gia đình”. Bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ thay thế tình yêu đôi lứa để thay bằng tình đồng chí, hướng tới một tương lai trong sáng trong đó học sinh sinh viên sẽ nói với nhau những câu như “Hôm qua tao bắt gặp hai đứa lớp mình đi nắm tay ở Gia Lâm”. Trong lễ cưới, các bác Em-xi sẽ phát biểu “Hai bên gia đình rất ủng hộ tình đồng chí của hai cháu”. Khi tỏ tình, người ta sẽ thì thầm với nhau :”Đồng chí ạ, tôi rất muốn nắm tay đồng chí.” Trên phim ảnh, các cảnh nóng sẽ được thay bằng cảnh nắm tay nhảy sạp.

Ở một số địa phương, các em nhỏ được học cách nắm tay nhảy sạp từ rất sớm
Còn chần chừ gì nữa, hãy góp phần tăng tình yêu văn học của giới trẻ, và gìn giữ sự trong sáng của tâm hồn giới trẻ!!! Mời độc giả hãy cùng Tin Khó Tin rút gọn, chống nhạy cảm cho các tác phẩm văn học, âm nhạc vv kinh điển của Việt Nam!!
Ảnh theo yume.vn, bacgiangonline.net, hoangphongtuan.wordpress.com

Phải có bị can chịu trách nhiệm vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn


http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/03/216.jpg?w=207&h=288&h=216

Nông nghiệp Việt Nam
Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn:

Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thứ Tư, 21/03/2012, 9:38 (GMT+7)
KIÊN CƯỜNG  phỏng vấn LS Trần Đình Triển
Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng – Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân – Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?

Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?
Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.
Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?
Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc” ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.
Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?
Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.
Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?
Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.
Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.
Xin cảm ơn ông!

 

VỤ VỠ NỢ TIỀN TỈ Ở CHÂU THÀNH (LONG AN)

Phapluattp
Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo làm rõ sai phạm
Xã ký xác nhận vào hồ sơ vay tiền cho cả những sổ đỏ cũ và sổ mới mà không hề phát hiện sai gian.
Ngày 20-3, sau khi Pháp Luật TP.HCM thông tin về vụ vỡ nợ hơn 5 tỉ đồng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngôn (ở xã Vĩnh Công, Châu Thành, Long An), ông Trương Văn Biết, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: “Tôi vừa ký văn bản giao công an huyện phối hợp với Phòng TN&MT huyện điều tra xác minh để có kết luận về các sai phạm của tập thể, cá nhân, đồng thời đề xuất hướng xử lý. Chậm nhất ngày 30-3 phải báo cáo cho UBND huyện”.
Lý giải vì sao ông Ngôn, bà Xuân có sáu mảnh đất nhưng sở hữu cùng lúc tới 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cũ và mới đem thế chấp để vay tiền của hai ngân hàng và quỹ tín dụng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Công Võ Thành Long thừa nhận có sai sót từ sự buông lỏng của tổ cấp đổi sổ, gồm năm thành viên công tác tại UBND xã do ông làm tổ trưởng. Người cầm giữ toàn bộ số giấy chứng nhận QSDĐ mới để cấp cho dân là ông Nguyễn Hoàng Phương, cán bộ địa chính xã.
Mặc dù việc cấp đổi sổ mới được làm theo trình tự, có ký tên vào sổ thu hồi, sổ cấp phát hẳn hoi nhưng không hiểu sao lại sót lọt trường hợp của vợ chồng ông Ngôn (?) Họ lấy đi toàn bộ sổ mới nhưng không trả lại sổ đỏ cũ. Sót lọt trên lại tiếp thêm một “sự cố” sót lọt khác, đó là cán bộ địa chính và phó chủ tịch UBND xã ký xác nhận vào hồ sơ vay tiền cho cả những sổ đỏ cũ và sổ mới mà không hề phát hiện sai gian.
Trong khi đó, ông Phương cho rằng chủ tịch UBND xã không bố trí cho tổ của ông phòng làm việc riêng, có tủ cất hồ sơ riêng, để mạnh ai nấy mở tủ… làm xáo trộn hồ sơ. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Công cũng cho biết trong một lần trao đổi với ông Ngôn, ông này thừa nhận thấy hồ sơ để trên bàn cấp đổi, có xấp giấy chứng nhận QSDĐ mới mang tên ông nên ông đã tự ý mang về nhà (!?). Hiện Đảng ủy và HĐND xã đã đề nghị năm thành viên trong tổ cấp đổi giấy làm tờ tường trình, xác định rõ nguyên nhân vì sao có sự sai sót dẫn đến hậu quả như trên và trách nhiệm thuộc về ai.
Do kinh phí có hạn nên từ đầu năm 2010 việc cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ mới chỉ triển khai thực hiện tại sáu xã: Vĩnh Công, Hòa Phú, Ngãi Trị, Bình Quới, Dương Xuân Hội và Long Trì. UBND huyện đã có thông báo, những hộ nào có vay vốn ngân hàng phải trả nợ đáo hạn để rút sổ về tiến hành giao đổi từ sổ cũ sang sổ mới. Kể từ sau tháng 8-2011, số sổ đỏ cũ còn tồn chưa chuyển đổi sẽ không được xác nhận để giao dịch vay vốn.
Ông Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng phòng TN&MT huyện Châu Thành, cho biết tuy chủ trương của huyện đã ban hành nhưng ở hai xã Vĩnh Công và Long Trì, UBND xã vẫn xét hồ sơ cho đăng ký vay vốn bằng sổ đỏ cũ. Ông Hiền cũng cho biết thêm, qua kiểm tra tại năm xã còn lại, hiện chưa ghi nhận có trường hợp nào tương tự.
TÂM PHÚC

 

Lê Dũng :Việt nam với những con số gây sốc.

Ledungblog(quehuongcualua)

Thôi, xin không nói đến thu nhập vì nói ra sợ mấy Quốc gia khác nó thèm quá rồi …chết thèm.
Đấy là khi nói về thu nhập qua việc dân chơi xe ô tô hàng độc, ngay cả các siêu sao bóng đá Anh cũng chỉ dám nhìn  mấy đại gia trẻ của ta mà nuốt nước bọt khi so về độ nặng của bao tải đựng tiền mang đi mua xe.
Rô béo hả, chả dám chơi Ben ly hay Bò vàng, những con xe lăn bánh trên phố của Việt nam có giá trị đến ngót 2 triệu đô ( hai  - triệu – đô- la Mỹ !). Nào sợ chưa hả  Ro béo ?
 
 
Đô thị mới thỉnh thoảng mất nước vài ngày, bà con mang can đi kiếm loạn lên.


Còn biệt thự hả ? Bill Gate xin mời ông sang đây xem báo Việt nam đăng tin : biệt thự 990 tỷ tiền Việt thì hơi ít nhưng muỗi như con một đại gia góa chồng quê Hà tĩnh cũng có thể mua biệt thự dăm bảy  triệu đô giữa phố trung tâm Hà nội. Khoảng 130 tỷ tiền Việt, cũng chỉ bằng vài con xe ô tô hàng độc khác thôi, nhỏ như con thỏ.
Còn ba loại lèm nhèm biệt thự Văn quán, Ecopark 500 m2 đất cũng chỉ cỡ một hay hai  triệu đô thì xếp vào loại tép riu, con gái lấy chồng cho mày một cái ở cho khuất mắt. Các đại gia bảo vậy.
Bề nổi là như vậy, rất giàu có và còn hoành tráng hơn các tỷ phú trên Thế giới ở chỗ : nhiều tiền nhưng vẫn hàng ngày uống bia hơi vỉa hè, cốc thủy tinh đời 80 rửa bằng nước máy có giun mà cũng chả sợ bố con thằng nào. Thịt chó mắm tôm bán đầy vỉa hè, nhà sàn trên đê, các quán bia  cỏ, bia hơi vi sinh, bia hơi thập cẩm nguồn gốc xuất xứ vẫn chạy ầm ầm, chả ế đi đâu.
Hôm nay xem tin nói về bệnh lao ở Việt nam thấy kết quả  theo thống kê chưa ai kiểm chứng độc lập cho biết : 30 000 ( Ba – mươi – ngàn ) người lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân mỗi năm ! lượng người nhiễm thì nhiều quá hoặc vùng sâu vùng xa chưa có xe đi đến nơi để thống kê nổi. Kinh !
Ngành của anh Thăng đang phụ trách thì hàng năm có đến cỡ trên dưới 11000 ( Mười – một – ngàn) người cũng theo 30 000 người kia lên nóc tủ chỉ vì tai nạn giao thông, đa số là trong tuổi lao động, nhân lực chính của gia đình. Kinh !
Xem trận rải thảm ở dải Ga za năm nọ thì bom dội cả tháng vấn chưa chết đến ngàn người, chắc bên họ có hầm ngầm sâu dưới đất nên coi bom là chuyện nhỏ như chuyện đâm xe khách trên Quốc lộ 1 Việt nam mà thôi.
Một con số về lạm phát cuối năm 2011 cũng khiến hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngẩng mặt kêu trời cho dù ngày 23 tháng 12 âm lịch mới đến ngày lên chầu : 18 %. Thực tế có lẽ hơn nữa nhưng thôi, thế cũng đủ cho bà con nghiêng ngả, lảo đảo đi mua dây thắt lưng về bởi cái cũ rộng quá mức không còn dùng được nữa.
Những con số nhỏ nhưng cũng gây sốc, choáng hơn là khi thấy sáng ra một ca sỹ hay người mẫu bỗng dưng cởi hết áo quần lên báo khoe thân và cho  rằng để bảo vệ rừng : rừng đầu nguồn vẫn cháy cả trăm hecta, rừng phòng hộ bị chính kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc chặt phá, chở xe chạy vội quá còn lật bốn vó lên giời. Kinh !
Mới tuần trước, con số  tăng 20 % của gas, 5 % của điện, 10 % của xăng cũng khiến bà con ngơ ngác và choáng bởi vừa lĩnh lương hôm qua thì đến tối mấy thứ ấy bỗng dưng tăng giá  !
Còn mấy con số đang  sắp sửa bung ra tiếp cũng sẽ gây sốc cho bà con vào ngày nói dối và ngày Quốc tế thiếu nhi : tăng phí khám chữa bệnh, thu thêm phí lưu hành phương tiện dù Quốc hội hiện chưa nói gì.
Nhiều người lý luận bảo rằng : các con số lỗ chổng vó của mấy ông Vinaxin, EVN, PVO hàng mấy chục ngàn tỷ hoặc mấy ngàn tỷ là nguyên nhân mọi thứ phải tăng giá bù vào, bà con suốt ngày lo kiếm tiền nên ra đường chả để ý gì dẫn đến tai nạn gia tăng. Về nhà cũng lo nghĩ nhiều về tiền bạc dẫn đến mắc lao là phải.
Dân Triều tiên. Ảnh : internet.

Tuốt tuồn tuột con số gì cũng gây sốc, gây choáng cho mình, chỉ riêng mỗi chuyện liên quan đến ngành công an là gây cho mình một niềm tin vào tiền bạc. Chả là thế này :
- Năm 2004, ra cơ sở 2 làm lại cái CMND cũ nát cấp từ năm 86 hay 87 gì đấy. Gặp một anh lăn tay, chụp ảnh, ký giấy hẹn sau hai tuần ra lấy và NỘP 12 ngàn VNĐ.
- Năm nay 2012, làm lại cái cũ đã mất ở nhà ( có thể do chuột tha ), lại ra cơ sở 2 ( chỗ cũ) gặp một em xinh gần bằng em đóng vai chính  trong phim ” Cánh đồng hoang”, lại lăn tay, viết giấy hẹn và còn buôn thêm chuyện anh phong độ thế mà độc thân, cuối cùng vẫn NỘP 12 ngàn VNĐ !
Thử hỏi như thế thì có phải tiền không trượt giá tí nào đúng không ? vậy tại sao các mặt hàng khác lại thi nhau lên giá và tiền mất giá trị như vậy, nào ông bà nào trả lời được thì xin tư vấn giùm.  Chả lẽ lại kêu gọi Nhân dân bầu ông bộ công an ra làm điều hành kinh tế cho rồi. Như thế dân mới đỡ khổ chứ.
Mới chỉ  sơ qua vài con số mà thấy sốc quá, không viết thêm được nữa. Thôi.

Nguoibuongio :Vì ít tiền, nhiều cụ già phải hiếp dâm


Nguoibuongio
Dạo này đọc báo mạng lề phải, thấy giật tile khiếp quá. Mình cũng phải bon chen giật quả tile này để cạnh tranh với báo lề phải:
Vì ít tiền, nhiều cụ già phải hiếp dâm.
Nếu vào google đánh chữ Ông Già Hiếp Dâm chúng ta sẽ được 2 triệu 600 nghìn kết quả nói về những cụ già ở Việt Nam đi hiếp dâm.
Với thời buổi nhiều chất bổ dưỡng như bây giờ, các cụ thất thập cổ lai hy ngày nay dồi dào sức khỏe không phải lọ mọ chống gậy như đa phần các cụ già trước kia. Nhất là thời buổi phim tươi mát đầy rẫy không bị chặn tường lửa. Các cụ già ngồi nhà rỗi rãi có thể xem phim sex trên mạng hay mua đĩa về xem một mình tại nhà.
Những ông già hiếp dâm giống nhau đa phần là không giàu có lắm, sau mỗi lần quan hệ với trẻ em các ông dấm dúi cho các cháu vài chục nghìn, quả xoài, gói bánh để mong các cháu giữ kín và tiếp tục cho quan hệ lần sau. Nhiều cháu đã nhận vài chục , hoặc trăm ngàn để cho ông quan hệ.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/TVeJyUwYLl4fzyOwSIYkQg/photos/1M/300x300/1231/ong-gia-hiep-dam.jpg?et=qBercovO%2BQZC6kj0EvzgTQ&nmid=0
Nếu giả dụ các ông già này cũng là đại gia như Lê Ân thì sao. Cụ già Lê Ân 74 tuổi cưới vợ lần thứ 5, cưới một cô gái chưa đầy 20 tuổi. Mặc dù lúc đầu cô gái không đồng ý, nhưng một tuần sau đã nhận tình yêu chân thành của cụ già 74 tuổi với sính lễ theo như báo chí mô tả là nửa tỷ đồng với nhiều kim cương và đá quý
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/65001/bi-mat-sau-dam-cuoi-lao-dai-gia-voi-thieu-nu-19.html
2 tuần sau, ông bất ngờ hỏi cô nhân viên mới: “Em có chấp nhận lấy tôi không?”
Bàng hoàng trước câu hỏi của người đàn ông đáng tuổi ông mình, Mai từ chối.
Bị từ chối, song ông vẫn quả quyết: “Chắc chắn em sẽ đồng ý, bởi đó là định mệnh!”
Và chỉ đúng 2 tuần sau, cô nữ sinh 19 tuổi gật đầu e lệ. Một lễ đính hôn linh đình chấn động Vũng Tàu đã diễn ra với sính lễ là rất nhiều kim cương, đá quý cùng nửa tỷ đồng.

Và cuộc hôn phối đã nhanh chóng diễn ra, chuyện quan hệ giữa Lê Ân và cô dâu tất nhiên hoàn toàn hợp pháp với hương vị tình yêu.
Chợt nghĩ, biết đâu các ông cụ già trong các vụ án hiếp dâm kia, mà dư dả tiền thì đâu chắc đã phải rình rập, dụ dỗ trẻ con, người tâm thần để giao cấu. Chắc cũng tại không có tiền thôi, chứ quan hệ với gái đôi mươi thân hình nảy nở, tình nguyện hợp tác hiên dâng tất nhiên là đạt khoái cảm hơn nhiều. Lẽ ra báo lề phải cần có một bài thanh minh đỡ một phần cho các cụ, và đặt tile là:
- Vì ít tiền, nhiều cụ già phải hiếp dâm

TIN NÓNG: BÀ LÊ HIỀN ĐỨC ĐƯỢC MỜI LÀM VIỆC, BÀ CON LẠI KÉO VỀ HN

Nguyenxuandien   – (hình ảnh nguyên bản của giấy mời ở cuối bài)
Thưa chư vị,
Sáng nay, Bà con một số địa phương bị mất đất lại kéo về 46 Tràng Thi, Hà Nội, Trụ sở TW UBMT TQ Việt Nam để kêu cứu. Bà con mang theo biểu ngữ nền đỏ chữ vàng: RUỘNG ĐẤT LÀ MÁU THỊT CỦA NGƯỜI DÂN và NHÂN DÂN NGỌC XUYÊN KHÔNG BÁN ĐẤT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI…
Vào lúc 11h 10 có khoảng 130 người có mặt tại 46 Tràng Thi….
Trang BaSam cho biết
9h45′ – Một CTV vừa cho biết: “Hiện nay tại 46 Tràng Thi đang có khoảng 30 bà con Văn Giang, Đông Anh, Đại Bái… (tập trung khiếu kiện). Khoảng 100 người nữa đi xe buýt đang sang. Có 1 xe thùng của phường tại hiện trường”.
 
10h20′:
10h55′:
11h15′ – “Bí thư đảng ủy xã Đại Bái đã xuất hiện để vận động kêu gọi bà con đi về… nhưng không ai nghe cả… có khoảng 130 người tại hiện trường”. Có bà con ở: - Thôn Hà Khê, xã Vân Hà – huyện Đông Anh, HN;  thôn Ngọc Xuyên – Xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh; 3 xã huyện Văn Giang; bà con dưới Hải Phòng.
Trong một diễn biến khác, hôm nay, Công an quận Đống Đa mời Cụ bà Lê Hiền Đức tới làm việc. Giấy mời được CA khu vực chuyển đến Bà chiều qua, song Bà đã từ chối không đến, với lý do không an toàn cho Bà.
Giấy mời yêu cầu bà đúng 9h00 ngày 21.3.2012 đến Trụ sở công an Quận Đống Đa, 382 Khâm Thiên, HN về việc giải quyết theo ý kiến của bà và “yêu cầu không vắng mặt”.
Tuy nhiên, khi nhận được Giấy mời, bà đã trả lời, nguyên văn như sau:
Hồi 18g31 phút ngày 20/3/2012 Anh CSKV Nguyễn Văn Thước đưa giấy mời của công an quận Đống Đa mời tôi 9 giờ ngày 21/3/2012 đến trụ sở CA quận Đống Đa để “giải quyết theo ý kiến của bà”. 
Tôi không nhận giấy mời này vì không đi đâu một mình cả.
Hiện tại tôi đang quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo – vì vậy tôi bị công an đang có nhiều hành vi trả thù, khủng bố, tôi phải cảnh giác, không đi đâu 1 mình và không thể tiếp xúc riêng lẻ với công an – để tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên “vì tự sát hoặc va đập chấn thương vô tình”. 
Nếu công an đến nhà tôi làm việc phải có thẻ ngành và gọi điện trước để hẹn giờ gặp.
Ký tên: Lê Hiền Đức

Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện

Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa RFA 03-21-2012


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2-mor-vn-fish-boat-cap-b-china-03212012060403.html/tau-ca-vn-305rfa.jpg
2012-03-21 - RFA
Thêm hai tàu của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau. (ảnh minh họa)RFA ==>
Hai tàu bị bắt mang số hiệu QNg 66074 TS, công suất 45CV với 11 lao động trên đó; và tàu QNg 66101 TS công suất 39 CV với 10 lao động.
Vào chiều ngày 21 tháng 3, ông Lê Dinh, chủ nhân chiếc tàu QNg 66101 TS, nhưng không đi theo tàu trong chuyến này, cho biết việc nhận được tin báo hai chiếc tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa:
Có người em là Lê Lớn với mấy đứa cháu ra tàu đi làm, mở biển hôm 29 tháng 2, trên tàu 10 người. Điện về nói chạy ra cách hai ngày thì bị bắt, chắc là bữa mồng hai. Ông Hiền báo về cho vợ nói tàu của bác Dinh cũng bị bắt cùng. Sau đó ông Hiền có điện về cho vợ nói họ bắt nộp 70 ngàn Nhân dân tệ.
Gia đình của hai chiếc tàu đánh cá đang bị phía Trung Quốc bắt giữ đã báo với cơ quan chức năng xã An Vĩnh và huyện Lý Sơn.
Tin cho biết ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã có văn bản gửi cho tỉnh Quảng Ngãi và các ban ngành chức năng trung ương can thiệp với phía Trung Quốc để đưa hai hai tàu và 21 ngư dân đang bị bắt giam tại đảo Phú Lâm về.
Ông Lê Dinh cho biết chiếc tàu QNg 66101 TS của ông từng bị Trung Quốc bắt nộp tiền chuộc hai lần rồi: một lần hồi năm 2003 và một lần vào năm 2009.
Hồi 22 tháng 2 tàu cá của ngư dân Đặng Tằm, ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng bị phía Trung Quốc chặn bắt, phá tàu, đánh ngư dân, tịch thu hết phương tiện đánh bắt, hải sản đánh bắt được sau đó đuổi về.
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ việc nhưng Trung Quốc sau đó bác bỏ.

Báo TQ lên án VN gửi chư tăng ra đảo


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312085421_pagoda_on_spratley_304x171_internet_nocredit.jpg
Đấy,Trung cộng nó mạt sát Việt nam ta là RỪNG RÚ ??? Đẹp mặt chưa???Tờ HCTB đâu phải là tờ báo lá cải???
Cập nhật: 11:21 GMT – thứ tư, 21 tháng 3, 2012 – BBC
Chủ trương đưa chư tăng ra Trường Sa thu hút dư luận Trung Quốc và các nước ======>>>


Tờ báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời Báo (bản tiếng Anh, Global Times), gọi việc Việt Nam gửi chư tăng ra trụ trì các chùa ở quần đảo Trường Sa là “thách thức chủ quyền của Trung Quốc”.
Bài báo lên mạng hôm thứ Ba ngày 20/3 có tựa đề: “Động thái dùng chư tăng ở quần đảo Nam Sa: mưu đồ mới của Việt Nam”.
Bài này được phóng viên Cao Lôi viết lại dựa trên một cuộc phỏng vấn với ông Tôn Hiểu Oánh, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á  ở trường Đại học khoa học xã hội tỉnh Quảng Tây.
‘Việt Nam cưỡng chiếm’
Tờ báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn này cho biết chủ trương đưa chư tăng Việt Nam ra ở Trường Sa đã “thu hút sự chú ý” của dư luận Trung Quốc.
Bài xã luận thuật lại diễn biến sự việc và lý do của việc này là “Việt Nam nói rằng họ sở hữu ba ngôi chùa nằm trên ba hòn đảo của quần đảo Nam Sa”.
Không ngạc nhiên khi học giả họ Tôn đã bác bỏ hoàn toàn lý do này của Việt Nam.
“Ba hòn đảo này không thuộc về Việt Nam cũng như người Việt không hề bỏ hoang các hòn đảo này như một số nhà phân tích đã lập luận,” bài báo viết.
Trước đó, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho biết họ chấp nhận thỉnh nguyện của sáu vị đại đức, tăng ni đang tu hành trên địa bàn tỉnh ra Trường Sa để phục hồi Phật sự tại ba ngôi chùa trên các đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây.
Hoàn cầu Thời báo tố cáo Việt Nam đã chiếm đoạt ba hòn đảo này của Trung Quốc cũng như đã mở rộng cưỡng chiếm ra toàn bộ nơi mà họ gọi là Nam Sa.
“Chúng (ba đảo ở Trường Sa) là một phần của chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị Nam Việt Nam xâm chiếm vào năm 1973 và chưa bao giờ được hồi trả về cho Trung Quốc sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.”
Hoàn cầu Thời báo
“Chúng là một phần của chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị Nam Việt Nam xâm chiếm vào năm 1973 và chưa bao giờ được hồi trả về cho Trung Quốc sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.”
“Chính quyền Việt Nam thống nhất đã chiếm thêm sáu đảo nữa ở khu vực này,” bài báo viết. “Trong giai đoạn 1978–1998, Việt Nam đã dùng sức mạnh cưỡng chiếm thêm 23 hòn đảo nữa của quần đảo Nam Sa từ tay Trung Quốc.”
Hoàn cầu Thời báo nhận định việc gửi chư tăng ra các hòn đảo có chùa chiền ở Trường Sa “thực chất là một phần của kế hoạch của Việt Nam để tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn quần đảo Nam Sa”.
“Trong vòng 20 năm qua, chính quyền Việt Nam đã đưa ra một loạt các chính sách và điều luật để hậu thuẫn cho việc này mà trong đó chính quyền ở cấp trung ương và địa phương dọc theo bờ biển được phân công các công việc cụ thể,” bài xã luận viết và nhắc lại rằng việc gửi chư tăng ra Trường Sa được sự hậu thuẫn của giới chức tỉnh Khánh Hòa.
Bài báo cũng nhắc lại những hành động tương tự gần đây của chính phủ Việt Nam dưới “vỏ bọc tôn giáo”, chẳng hạn như việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cung tiến hai tượng Phật ra đảo hồi tháng 4 năm 2011 bị gọi là đã tạo “cái cớ hoàn hảo” cho hành động gửi chư tăng ngày hôm nay.
‘Cường quốc ức hiếp’
Một hòn đảo trên quần đảo Trường SaHoàn cầu Thời Báo buộc Việt Nam dùng ‘luật rừng’ ở Trường Sa =====>>>
“Nhưng tại sao Việt Nam lại ngoan cố như vậy trong việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc?” bài báo đặt câu hỏi.
Câu trả lời mà GS. Tôn Hiểu Oánh đưa ra là do “Trung Quốc liên tục bị các cường quốc ngoại bang ức hiếp” trong lịch sử.
Bài báo đưa ra dẫn chứng lần lượt là Pháp đã “dùng vũ lực đuổi ngư dân Trung Quốc khỏi quần đảo Nam Sa và chiếm đoạt quần đảo này thành của mình” vào năm 1933 và sau đó đến Nhật cũng chiếm “Nam Sa và Tây Sa” sau khi họ đánh bại người Pháp vào năm 1939.
GS. Tôn lập luận sau Thế chiến Hai, với tư cách là nước thắng trận, Trung Hoa Dân Quốc (chính quyền của Tưởng Giới Thạch) đã thu hồi lại các quần đảo từ tay quân Nhật theo tinh thần của Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam.
“Luật rừng vẫn ngự trị. Nếu những đòi hỏi ngoại giao nhất quán của Trung Quốc không thể ngăn chặn chủ quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta phải xem xét các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết.”
Hoàn cầu Thời báo
Ông lại phân giải, Hội nghị San Francisco năm 1951 đã không xác định rõ nước nào sẽ thu hồi các hòn đảo từ tay quân Nhật nhờ vào sự vắng mặt của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mà hầu hết các quốc gia trên thế giới lúc đó không công nhận.
Do đó GS. Tôn gọi Hội nghị San Francisco năm 1951 là “vi phạm luật pháp và công ước quốc tế”.
“Luật rừng vẫn ngự trị,” bài xã luận viết, “Nếu những đòi hỏi ngoại giao nhất quán của Trung Quốc không thể ngăn chặn chủ quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta phải xem xét các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết.”
GS Tôn Hiểu Oánh đề xuất là Trung Quốc có thể tham khảo luật đánh bắt cá của các nước láng giềng và đưa vào luật của chính họ nội dung về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Hoàn cầu Thời báo, phụ bản tiếng Anh của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã từng đe dọa những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông hãy chuẩn bị lắng nghe “tiếng đại bác” trong một bài xã luận trước đây.

Miến Điện ủng hộ hòa bình ở Biển Đông


Cập nhật: 06:55 GMT – thứ tư, 21 tháng 3, 2012 – BBC
Chủ tịch Trương Tấn Sang đón Tổng thống Thein Sein 
 
Lãnh đạo Việt Nam và Miến Điện liên tục viếng thăm lẫn nhau trong thời gian gần đây===>>>


Vấn đề tranh chấp Biển Đông được Việt Nam đưa ra trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Miến Điện Thein Sein hôm thứ Ba 20/3 tại Hà  Nội.
Ông Thein Sein có chuyến thăm chính thức lần đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị tổng thống Liên bang Miến Điện trong hai ngày bắt đầu từ ngày 20/3.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay vấn đề Biển Đông được Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra.
Theo thông cáo, các vị lãnh đạo hai nước “chia sẻ tầm quan trọng của viêc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
Hai nước ủng hộ việc “thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng và sớm hoàn thành Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC)”.
‘Hoan nghênh cải cách’
Phái đoàn của ông Thein Sein còn gồm phó tổng tư lệnh Bộ quốc phòng, bộ trưởng các bộ Nội vụ, Ngoại giao, Nông nghiệp, Xây dựng, Lâm nghiệp, Thương mại và Du lịch.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ngoài cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Tổng thống Thein Sein còn có cuộc tiếp xúc lần lượt với tất cả các lãnh đạo chóp bu của Việt Nam, bao gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo truyền thông chính thức trong nước thì nội dung chính các cuộc thảo luận giữa hai bên là các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và những cải cách mở cửa gần đây của Miến Điện.
Cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam đều “đánh giá cao” và chúc mừng những “thành tựu quan trọng về an ninh chính trị, kinh tế xã hội và đối ngoại” của Miến Điện trong thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được dẫn lời nói với Tổng thống Thein Sein rằng ông “đánh giá cao những chính sách mới” của Miến Điện về “hòa hợp dân tộc, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế”.
Ông Dũng đề nghị Miến Điện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam ở nước này và sớm cấp phép cho các dự án đầu tư của Việt Nam.
Hai bên cũng nói sẽ tiến tới thiết lập cơ chế đối thoại an ninh giữa Bộ công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Miến Điện.
Quan hệ nồng ấm
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Thein Sein diễn ra ngay sau chuyến thăm chỉ hơn một tuần trước của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, các chuyến thăm hồi cuối năm ngoái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Miến Điện và của Đại tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Miến Điện, sang Việt Nam.
Việc lãnh đạo Việt Nam và Miến Điện gần đây liên tục thăm viếng lẫn nhau đánh dấu một thời kỳ quan hệ nồng ấm giữa hai nước.
Thủ tướng Dũng ôm hôn Tổng thống Thein Sein 
 
Tổng thống Thein Sein đã được lãnh đạo Việt Nam đón tiếp nồng hậu  =========>>>


Tổng thống Thein Sein đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam đón tiếp bằng những cử chỉ vốn chỉ thường thấy khi tiếp đón lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa “anh em”.
Hình ảnh truyền hình cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ôm hôn thắm thiết Tổng thống Thein Sein.
Tổng thống Thein Sein cũng đã mời Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Miến Điện và các lãnh đạo Việt Nam được tường thuật là đã “vui vẻ nhận lời”.
Thủ tướng Dũng nói với Tổng thống Thein Sein rằng nước ông ủng hộ Miến Điện trên cương vị chủ tịch Asean năm 2014 và sẽ tiếp tục ủng hộ nước này trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Tổng thống Miến Điện cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Miến Điện nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, viễn thông, dầu khí, khách sạn.
Trong cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Thein Sein nói ông muốn phát triển quan hệ giữa Đảng đoàn kết và phát triển Liên bang cầm quyền ở nước ông với Đảng cộng sản Việt Nam.
Một xã luận của báo Quân đội nhân dân ngày 19/3 nói quan hệ hai nước đặc biệt phát triển mạnh sau chuyến thăm Miến Điện năm 2010 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hai bên đã mở các đường bay thẳng nối giữa Hà Nội và TP. HCM với Yangon, thành phố lớn nhất của Miến Điện, và một số công ty lớn của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện tại Miến Điện.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2011 là 167 triệu đôla và hai nước đang đặt mục tiêu 500 triệu đô la vào năm 2015.
Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư và Miến Điện, Trung Quốc hiện đang chiếm tới 35% với số vốn gần 14 tỷ đôla và giữ vị thế là nhà đầu tư số một tại nước này, theo số liệu của Tổng cục thống kê Miến Điện.
Sau Hà Nội, Tổng thống Thein Sein sẽ tiếp tục đi thăm Phnom Penh và Vientiane.

Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa để đòi tiền chuộc


Hải quân Trung Quốc chặn tàu đánh cá Việt Nam (DR)
Hải quân Trung Quốc chặn tàu đánh cá Việt Nam (DR)  =========>>>>>>>


Chính quyền Trung Quốc vừa bắt giữ hai tàu cá Việt Nam cùng với 21 thuyền viên thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khi các tàu này hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Vụ việc xảy ra vào lúc Bắc Kinh gia tăng các hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông và bị chính quyền Việt Nam chính thức phản đối.
Vụ bắt giữ hai chiếc tàu cá xẩy ra từ thượng tuần tháng Ba, nhưng mãi đến nay mới được giới chức địa phương tiết lộ. Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP vào hôm nay, 21/03/2012, bà Phạm Thị Hương, thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo Lý Sơn, cho biết là các ngư dân đã bị bắt vào ngày 03/03 và bị cầm giữ từ lúc đó đến nay để chờ gia đình nộp tiền chuộc.
Theo bà, “thuyền trưởng chiếc tàu đã liên lạc với gia đình và cho biết là phía Trung Quốc đang đòi 70.000 nhân dân tệ (tương đương 11.000 đô la) nếu muốn được thả ra”. Tuy nhiên, bà Hương thừa nhận rằng không rõ số tiền đó là để chuộc một hay hai chiếc tàu. Nhưng chính quyền địa phương đã khuyên gia đình không nên trả tiền và để chính quyền trung ương can thiệp với phía Trung Quốc.
Theo báo chí Việt Nam, hai chiếc tàu bị bắt đòi tiền chuộc là tàu QNg 66074 TS, với thủy thủ đoàn gồm 11 người, và chiếc QNg 66101 TS, trên tàu có 10 ngư dân. Tất cả những người này đang bị cầm giữ trên đảo Phú Lâm.
Hành động bắt tàu đòi tiền chuộc nằm trong một loạt những động thái quyết đoán mới của Trung Quốc nhằm khẳng định thêm chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Cuối tháng Hai vừa qua, Trung Quốc cũng bị Việt Nam tố cáo là dùng võ lực ngăn không cho 11 ngư dân Việt Nam vào Hoàng Sa để tránh gió mạnh.
Hãng AFP cũng nhắc lại là vào tuần trước, bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền Việt Nam, khi cho phép tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc CNOOC tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí gần Hoàng Sa.

Lào đóng cửa casino tại đặc khu kinh tế Boten


Đặc khu kinh tế Boten của Lào, gần biên giới với Trung Quốc
 
 
 
 
Đặc khu kinh tế Boten của Lào, gần biên giới với Trung Quốc  (DR) ===========>>>
Trọng Thành  – RFI






Hôm nay 21/03/2011, theo báo Vientiane Times, Lào sẽ cấm các sòng bạc tại đặc khu kinh tế Boten do Trung Quốc đầu tư, vì lý do « an ninh ». Tờ báo khẳng định, Boten « sẽ trở thành một khu vực không có casino, sau khi chính phủ Lào phê chuẩn kế hoạch tái cấu trúc đặc khu kinh tế này ». Vẫn theo Vientiane Times, khu đánh bạc này sẽ được chuyển đổi thành một trung tâm thương mại.
Về nguyên nhân của quyết định này, tờ báo chính thức bằng tiếng Anh của Lào giải thích, thông tin về các hoạt động tội phạm tại khu casino Boten khiến chính phủ phải đóng cửa cơ sở này. Báo Vientiane Times cũng dẫn lời của phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad, theo đó, chính quyền đã biết rằng « các hoạt động tại khu vực casino gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về mặt an ninh ». Phó thủ tướng Lào tuyên bố sẽ không cho phép lập casino tại các đặc khu kinh tế. Tuy nhiên quyết định này không liên quan đến một sòng bạc khổng lồ trong khu vực được gọi là « Tam giác vàng », nằm ở vùng biên giới ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện.
Quyết định kể trên được đưa ra, sau khi Lào bán toàn bộ khu Boten cho một chủ đầu tư mới. Chính sách « tái cấu trúc » này cho phép chính phủ Lào kiểm soát chặt chẽ hơn các vấn đề xã hội và an ninh ở đây, thay vì khoán trắng cho nhà đầu tư Trung Quốc.
Cách đây vài tháng, một phóng viên của AFP ghi nhận rằng, khu vực Boten ngay sát biên giới, trên thực tế, chỉ dành cho người Trung Quốc. Đây là một khu vực tràn ngập chữ Hán, tiền được sử dụng là đồng nhân dân tệ, và đồng hồ được chỉnh theo giờ Bắc Kinh.
Các dự án kinh tế khổng lồ của Trung Quốc, đang được tiến hành hay chưa hoàn tất, gây nhiều lo ngại tại Lào, vốn là một nước chưa hoạch định được chiến lược phát triển riêng. Trong khi đó, quốc gia này lại là đối tượng mời chào, ve vãn của nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Theo số liệu chính thức, đầu tư nước ngoài tại Lào đã tăng lên đến hơn 13 tỷ đô la trong năm 2010 trong khi đó; vào năm 2001, con số này chỉ là 51 triệu đô la. Vấn đề đặt ra đối với Lào là làm sao kiểm soát tốt được các đầu tư.

TQ, Philippines cam kết cải thiện quan hệ tuy có tranh chấp lãnh thổ

Manila và Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện quan hệ sau khi có những căng thẳng vì vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa – vùng biển mà Philippines gọi là biển Tây Philippines và Việt Nam gọi là Biển Đông. Theo tường thuật do thông tín viên Simone Orendain của đài VOA ở Manila, việc cải thiện quan hệ sẽ được thực hiện qua một loạt những sự kiện văn hóa được tổ chức trong vòng 2 năm tới đây.
Simone Orendain | Manila – VOA
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
 
Hình: VOA – S. Orendain – Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario =======>>>


Tại một buổi lễ hồi đầu tuần này ở Manila để mở màn cho một loạt những hoạt động giao lưu văn hóa với Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng lịch sử và địa lý của hai nước sẽ chỉ xác định một phần mối quan hệ song phương.
Tuy nhiên những phát biểu của ông Rosario tại một sự kiện có mục đích cải thiện quan hệ cũng đề cập tới nhu cầu tôn trọng lẫn nhau và thượng tôn luật pháp – là những từ ngữ mà Philippines lâu nay vẫn thường dùng để khẳng định lập trường trong vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Rosario nói: “Vì vậy chúng ta, cả Philippines lẫn Trung Quốc, đều phải dựa trên những cơ sở vững chắc nhất để xây dựng tình hữu nghị, chẳng những chỉ dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi mà còn phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng về chủ quyền, đối thoại và thượng tôn luật pháp.”
Philippines nhiều lần đề cập tới Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển trong vụ tranh chấp giữa họ với Trung Quốc đối với chủ quyền của quần đảo Trường Sa. Liên hiệp quốc qui định một nước có quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển của mình 370 kilo mét và Philippines cho rằng một số đảo của quần đảo vừa kể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Cơ sở mà Trung Quốc dùng để đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển này là một tấm bản đồ được vẽ từ nhiều thế kỷ trước.
Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển mà nhiều người tin là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn. Khu vực này cũng là một ngư trường rất tốt và có những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới.
Trong năm vừa qua Philippines đã than phiền về 9 vụ đối đầu với Trung Quốc trong vùng biển này. Năm ngoái, chính phủ ở Manila nói rằng tàu tuần tiểu của Trung Quốc đã quấy rối một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Philippines.
Trung Quốc nói rằng những than phiền đó là vô căn cứ và bác bỏ đề nghị đưa vụ tranh chấp này ra trước tòa án Liên hiệp quốc. Thay vào đó, Bắc Kinh đã không ngớt đòi tiến hành đàm phán song phương với các nước đòi chủ quyền để giải quyết vụ tranh chấp.
Trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ giao lưu văn hóa ở Manila, đặc sứ Trung Quốc Ngưu Đôn đã không ngớt nhắc mối quan hệ tay đôi giữa hai nước.
Ông Ngưu nói như sau qua lời một thông dịch viên: “Hai nước chúng ta nên tiếp tục tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm những điểm tương đồng trong lúc tạm gác qua một bên những mối bất đồng, tăng cường nhận thức chung và xử lý thỏa đáng những mối bất đồng thông qua đối thoại và gìn giữ mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa Trung Quốc và Philippines. Chúng ta nên trân quí xu thế phát triển tốt đẹp của các mối quan hệ song phương.”
Trong năm vừa qua, Philippines đã chuyển trọng tâm của hoạt động quân sự từ bảo vệ an ninh nội địa sang an ninh quốc tế. Tháng 8 năm ngoái Philippines tiếp nhận từ Hoa Kỳ một chiến hạm lớp Hamilton, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội tương đối nhỏ của họ. Chiếc tàu được đặt tên mới là Gregorio del Pilar giờ đây đang tuần tiểu trong vùng biển Nam Trung Hoa, nơi Philippines đang thực hiện một dự án khai thác khí đốt. Theo dự liệu, Philippines sẽ tiếp nhận thêm một chiến hạm của Hoa Kỳ trong năm nay.
Tháng Tư tới đây Philippines sẽ ký các hợp đồng thăm dò dầu lửa và khí đốt, trong đó có ít nhất hai hợp đồng trong khu vực đang có tranh chấp. Trung Quốc, thông qua bài xã luận trên nhật báo do nhà nước làm chủ, đã mạnh mẽ chỉ trích kế hoạch vừa kể của Philippines. Họ nói rằng Philippines sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra những vụ đối đầu mới ở biển Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh sẽ thực hiện các chương trình giao lưu văn hóa với Philippines ở Trung Quốc vào tháng tới.

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=uWXuIPJzpTk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét