Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Các tộc họ ở Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (TP).  - Những hình ảnh mới nhất từ nhà giàn DK1 (TT).  - Carocell – ‘giếng nước’ cho Trường Sa (ĐV).  - Nước ngọt Trường Sa: Vật tư chiến lược;   - Cán bộ Báo Đất Việt quyên góp ủng hộ Chương trình Nước ngọt cho Trường Sa.
 - Ấn – Trung: Ai mạnh hơn ai? (VNN/Indiatimes).
Bản di chúc có chữ “Tuyệt đối bí mật” của Bác Hồ (GDVN). Thiệt giỡn? Mời coi Sơn Tùng: Hồ Chí MinhĐã gọi là tuyệt đối bí mật, sao lại đưa cho người khác ngay lúc Bác còn sống là thế nào? Để chứng kiến như vậy hoá ra Bác Hồ bị ông Lê Duẩn khống chế bên cạnh, viết đến đâu ông chứng kiến đến đó, thì còn gì là di chúc.”


KINH TẾ



Mỹ kiện Trung Quốc ra WTO vì đất hiếm (SGTT/Wall Street Journal, Guardian).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đừng làm Phật khóc (TN). - Sẽ có thông tư quản lý tiền công đức (TN).
- Nguyễn Thị Ngân: Nam Hải Tứ vị Thánh Nương phả lục  (VHNA).

- Đinh Kỳ Thanh: Hà Nội từng chối bỏ tượng Nữ Thần Tự Do ? (Lê Thiếu Nhơn). “Tiếc thay cho một công trình điêu khắc quý giá hàng đầu thế giới đã ‘sinh bất phùng thời’ trên đất nước Việt Nam vào thuở cả nước chúng ta còn chìm ngập trong màn đêm nô lệ”.
Nguyễn Du với Kiều gây tranh cãi (TT).



GIÁO DỤC-KHOA HỌC



- Phỏng vấn GS. Nguyễn Đăng Mạnh: Cảnh Chí Phèo, Thị Nở yêu khiến học sinh cười, tán nhảm (Bee).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

- Sau thảm hoạ Fukushima ở Nhật: Tương lai u ám của điện hạt nhân  (SGTT).


QUỐC TẾ



 

LƯỢM TIN TỨC

 Choáng với những “teen” bỏ nhà đi bụi   GiadinhNet – Làn sóng “teen” bỏ nhà đi bụi đang gây hoang mang cho nhiều gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trong đó có…  —Báo động tình trạng trẻ hóa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (PLVN)
Công bố nợ của nữ “đại gia“ Diệu Hiền (PLVN)  …..Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bianfishco do Sở KH-ĐT TP Cần Thơ cấp ngày 27/2 (sau khi bà Diệu Hiền xuất ngoại được 4 ngày). Theo đó, so với báo cáo thường niên năm 2010 của Bianfishco, chỉ có một vài thay đổi nhỏ: cổ đông sáng lập Trần Văn Chương đã rút ra, thay vào là ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) với 1 triệu CP, tương đương 10 tỉ đồng; còn ông Phạm Hữu Thường rút ra, thay vào là ông Võ Thành Tiên với 2% cổ phần; bà Phạm Thị Diệu Hiền vẫn giữ 50% cổ phần……  —Những dự án chết yểu của nữ đại gia Diệu Hiền (Danviet)   —-Đại gia thủy sản bán nhà máy cho tập đoàn Hà Lan (VnEx)   “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” chơi sang đến mức nào? (Danviet)   — Đại gia nợ tiền cá: Dấu hiệu bất thường từ rất sớm( Danviet) cái đề này DV nói coi bộ đúng- Cứ mỗi lần “thiên hạ đồn” bà Diệu Hiền bể nợ là sau đó có “tổ chức” hoành tráng hơn- Hồi trước cũng đồn,sau đó xuất hiện hình ảnh “mụ Diệu Hiền” lo cho công nhân ngâm chân bằng nước ấm-Xem hình ảnh thì đúng là Tây không bằng giống mấy khách sạn toàn sao ở Thái bình dương hay bên Trung đông-..lần này làm đám “bể nợ” để vay 350 tỉ,nhưng “tổ trác”—–   Đằng sau tuyên bố của chồng đại gia thủy sản (24h)   —-Bà Diệu Hiền: Từ huyền thoại đến sự thật (CATP) -Về thông tin cổ phần của Công ty Bình An đang được đối tác nước ngoài mua 80 triệu đôla, một doanh nhân ở miền Tây cho rằng thực tế số tiền trên mua hơn 10 công ty như Công ty Bình An. “Đất thuê trong khu công nghiệp, tài sản và cơ sở vật chất của Công ty Bình An thực tế khác xa với thông tin mà bà Hiền cung cấp cho báo chí” – vị doanh nhân trên khẳng định. Bên cạnh đó, hai dự án House 1 và House 2 ở TPHCM, bà Hiền đã thế chấp cho ngân hàng nhiều năm trước.    —-Sự kiện Bình An, khởi đầu cho tình trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp (Haydanhthoigian)   —Nhiều cơ quan vào cuộc vụ ‘đại gia nợ nghìn tỷ’ (VNN)  —Bán nhà máy, đại gia nợ tiền cá quyết dứt nợ với dân (VTC)   —–Vụ Bình An: Ưu tiên giải quyết quyền lợi công nhân (TT)   —-Hai hướng giải quyết nợ cho Bianfishco (NLĐ)  —Con trai nữ đại gia thủy sản nhượng cổ phần cho cha (Bee)
Thư ngỏ gửi các bác Trung Cộng (J.B Nguyễn hữu Vinh)  —-Một Thế Giới Đang Thay Đổi (Nguyễn xuân Nghĩa-Dainamax)


Đằng sau việc tướng Trung Quốc đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải  (Tamnhin) (không thấy a Nghị hô hào gì thằng bạn vàng nhỉ)
-Để chữa “con bệnh nhờn thuốc” trong chỉnh đốn Đảng

(Tamnhin.net) PV.Ô> Nguyễn minh Thuyết  —Quan hệ với báo chí: “8 chữ T” của GS. Nguyễn Minh Thuyết (VnEx) ….“Dựa vào thông tin đó để phát
biểu thì khó, nhưng đại biểu cần đọc blog hàng ngày để nắm được lòng dân, kiểm tra nếu thấy thông tin chính xác thì cũng có thể sử dụng được. Song
nhiều đại biểu chưa quen với việc này”, ông Thuyết phát biểu….   —-Báo chí, truyền thông và quyền lực của đại biểu Quốc hội (VnEc)  -….Nhìn vào 5
yêu cầu của nội dung truyền thông, ông Sơn cho rằng sẽ có đến 2/3 đại biểu sẽ lúng túng……

Hà Tĩnh: Thanh tra giải quyết khiếu nại đất… “trên giấy”? (Tamnhin)  —Chính quyền xã “lật kèo”, chủ trang trại trắng tay (Dân Việt) – Lại thêm một trường hợp nữa cho thấy, tình trạng bất nhất trong thực hiện chính sách đất đai đã gây nhiều khó khăn cho các chủ trang trại.

 Tôi tham gia hội thảo khoa học về máy phát điện chạy bằng nước (Tiasang) - Tôi đến buổi hội thảo với rất nhiều câu hỏi trong đầu, tôi ra khỏi buổi hội thảo những câu hỏi này càng thêm độ ấm ức vì chẳng có câu hỏi nào được tác giả sáng chể có câu trả lời thỏa đáng.   —-Công nhân thủy sản đình công vì lương thấp (TP) – Ngày 9-3, khoảng 600 công nhân Cty TNHH Kinh doanh – Chế biến thủy sản – Xuất nhập khẩu Quốc Việt (Cty Quốc Việt) ở phường 6, TP Cà Mau đình công vì lương thấp; hai bộ phận sản xuất IQF và Nobashi tạm ngưng hoạt động.   —-Chị Tú mỏi mòn chờ ghép thận(NLĐ) – Ngày 13-3, anh Nguyễn Thiện Trí, chồng chị Hứa Cẩm Tú (người bị Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cắt nhầm 2 quả thận), cho biết vợ mình vẫn chưa được ghép thận.
TPHCM “quay cuồng” với nắng nóng 39 độ C (Dân trí)   —-Quảng Nam -Dân chặn đường không cho xe vào khu công nghiệp (Danviet) gây ô nhiễm    —-Chính phủ chấp thuận thuê nước ngoài quy hoạch Đà Lạt (Bee)   —-Bản di chúc có chữ “Tuyệt đối bí mật” của Bác Hồ- (GDVN/BM)  —Dinh Decoux và dấu ấn “bà cố vấn” Trần Lệ Xuân (VNN)
Cháy tàu Hàn Quốc, 3 thủy thủ Việt Nam thoát nạn   TTO  —Nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng tại ĐBSCL (VOV)  —Đói lay lắt trên miền núi cao (VNN)   —–Cứu cánh casino và hai triết lý móc túi đồng loại (Tamnhin)   —-Hàng trăm ngôi mộ bị lấp trộm trong đêm (TN) chết vẫn không yên,huống chi người sống!!!???


Tại sao nông dân sợ hãi “mua tạm trữ”  (RFA)   —Xăng dầu bài toán không có đáp số (RFA)  —Việt Nam thông báo giảm lãi suất cho vay ngân hàng (RFI)   —Liên Âu: VN Tái Phạm Vệ Sinh Sẽ Bị Cấm Cửa Rau Quả Từ VN (Vietbao) – Mỹ trả lại VN 600 tấn mật ong nhiễm hóa chất; Nhật-Mỹ sẽ xét hóa chất 100% tôm từ VN; Xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản VN giảm 16.3%
Miền Tây Co Cụm Đất Trồng Lúa Xóa Sổ Nàng Thơm Chợ Đào (Vietbao)   —Lá Khoai Mì Cũng Bán Được Để Dân Âu Châu Làm Súp (VB)   —Vú Sữa Cao Cấp Đổ Ra Phố Đẩy Xe Bán Dạo, ‘Giá Bèo’ (VB)   —Xăng dầu tăng giá, ngư dân gặp khó (TN)   —Lũng đoạn giá xăng dầu (TN)   —Hành, tỏi chết chưa rõ nguyên nhân (TN)
Hà Nội khai mạc diễn đàn kinh tế Việt Pháp (RFA)  —-3000 doanh nghiệp Việt Nam giải thể (RFA)   —Đề nghị truy tố nguyên giám đốc ngân hàng tham ô, lừa đảo trên 50 tỉ đồng (TN)    —-Tước quyền nhập xăng dầu của TCT Hàng hải (VEF)  —–Siêu thị Nhật đổ bộ vào Việt Nam (VEF)
Bất thường thương lái TQ tận thu cây hải đường (VNN)  —-Lãi suất còn cao so với khả năng DN (VEF)  —Nếu chiến tranh Iran: Vàng sẽ là số một (VNN)  —Hà Nội: Gần 200 người đòi lại tiền góp vốn mua nhà (VNN)   —–Không còn năng lực đầu tư Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng “Cào tiền” khách hàng? (Tamnhin)  —Nợ thuế, tín hiệu bất động sản vào đợt hạ giá mới? (VnEc)  —–Lãi suất giảm, đói vốn vẫn “ngậm sâm”… nhìn! (VOV)
EVN lại tính toán xin tăng giá điện (VnEx)>>> Giá điện tăng 5%, EVN sẵn sàng ‘đối thoại với dân’>>> ‘Giá điện tăng 5% làm CPI lên khoảng 0,369%’
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của EIU: Hà Nội, Tp.HCM gần “đội sổ” (VnEc)   —-Thống đốc: Có hiện tượng tín dụng tăng ảo cuối 2011 (VnEc)  —–EU viện trợ thêm cho người dân Việt Nam bị lũ lụt (VN+)  —-Nhiều bên cùng thiệt (VnEc) -Chính sách tỷ giá của Trung Quốc được cho là không chỉ gây bất lợi cho nước Mỹ…  —-Vàng, dầu thế giới hạ nhiệt trước tin từ Trung Quốc  (VnEc) -Nhà đầu tư lo sợ thâm hụt thương mại của Trung Quốc sẽ kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu…
10 mặt hàng công nghiệp xuất khẩu “nóng” nhất của Mỹ (VnEc)  —Mỹ có thể sẽ kiện Trung Quốc ra WTO về đất hiếm (VN+)  —Nhật Bản trừng phạt ngân hàng lớn thứ ba của Iran (TTXVN)
Dịch vụ ăn uống: Tăng giá hay giảm chất lượng?  (VN+)   —-Giá lương thực ngày càng tăng (TP)  —-Tỏi Lý Sơn mất mùa, rớt giá (TP)   —Nông sản tắc đầu ra, nông dân khốn đốn (Thanhtra)   —Cá tra nguyên liệu giảm giá mạnh (TBKTSG)   —-Dừa rớt giá cũng vẫn tổ chức Festival Dừa   (Saigonnews) -Dừa rớt giá xuống mức kỷ lục – chỉ hơn 30.000 đồng/chục (12 trái)   —-Hàng tiêu dùng đua nhau tăng giá (SGN)   —Hà Nội: Hàng hoá, dịch vụ “dìu” nhau tăng giá (Bee)   —-Xót lòng khi cơm bụi tăng giá (SGN)   —-Khánh Hòa: Cả vạn tấn mía nằm chờ xe (SGN)   —-Quảng Nam: Nhiều đầm tôm thua lỗ (Dân Việt)   —-Sức mua ô tô giảm mạnh (NLĐO)   —“Giá cao, chỉ còn nước về quê chịu chết” (VNN)
Vàng trong nước giảm 50.000 đồng/lượng  TTO – Giá vàng trong nước sáng 13-3 giảm 50.000 đồng/lượng so với sáng qua. Đêm qua, giá vàng thế giới giảm mạnh sau 3 phiên tăng liên tiếp. Giá vàng giao dịch châu Á sáng nay tăng lên lại mốc 1.700 USD/ounce.  —–Căn hộ chung cư sẽ phải nộp thuế đất  -(TBKTSG Online)  —-Yêu cầu làm rõ nguyên nhân Trung Quốc ngừng nhập thực phẩm Việt (Dân Việt)


http://vov.vn/avatar.aspx?ID=200996&at=1&ts=146&lm=634667835901300000Tưởng niệm ngày sinh mẹ hiền Quán Thế Âm (Bee) -“Cô dâu mất trinh”: Văn hóa trọng Lễ hay trọng Hình? (VNN) 

Trần Đăng Khoa: Phụ nữ nhìn kiểu gì cũng… đẹp! (VOV)  ========>>>
Nhìn lại một chặng đường phát triển chữ Quốc ngữ (Tiasang)   —-Triết lý giáo dục đại học và vấn đề tự chủ đại học (Tiasang)

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20123/HuynhThang/truonghoc-tn.jpgNhững ngôi trường quá… khổ  (TN) -Học sinh (HS) phải đi học nhờ hoặc học trong cảnh nước ngập, trần dột, cơ sở vật chất xuống cấp. Trong khi đó, nhiều dự án xây dựng trường đã kéo dài hàng chục năm.====>>>
Năm 2014, chấm dứt “đại học dạy đại học” (PL)   —-Lấy ý kiến về dạy tiếng Hoa ở tiểu học và THCS (Bee) (Loạn chưởng rồi)


Yahoo chính thức kiện Facebook vi phạm bản quyền (VEF)  —-Siêu bom Mỹ có phá được siêu hầm của Iran? (VNN)   —-Tàu sân bay dài nhất của Mỹ sẽ tới gần Iran (VnEx)    —-Có hay không “mối đe dọa Trung Quốc”? (VNN/Japantimes) ….Ngân hàng thế giới kết luận, nếu không cải cách, Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới, điều đến lượt nó lại dẫn đến bất ổn xã hội. Rủi ro sẽ vô cũng lớn nếu cả Trung Quốc và thế giới đều không có những hành động cần thiết.
Ấn – Trung: Ai mạnh hơn ai? (VNN)  —Trung Quốc truy tố hơn 44.000 công chức tham nhũng (VTC)   —-Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn urani (VOV)   —Trung Quốc được đề xuất bỏ độc quyền nhà nước (TP)   —-Đại diện Triều Tiên và Hàn Quốc ẩu đả tại Liên Hiệp Quốc (TP)
Taliban dọa chặt đầu binh sĩ Mỹ (VNN)  —Chìm phà ở Bangladesh, hàng trăm người chết và mất tích (VNN)   —-Sự thật phẫn nộ về lính Mỹ thảm sát dân thường (VTC)   —-Ông Sarkozy bị tố nhận 65 triệu USD từ Gaddafi  (TT)   —-Nga: Rơi máy bay lên thẳng, 2 phi công tử nạn (VOV)
Israel và Palestine đạt được thỏa thuận ngừng bắn  (SGTT)  —Philippines: Chồng cựu Tổng thống Arroyo bị bắt (NLĐO)   —Chỉ huy tối cao của NATO bị tin tặc tấn công -Dân Việt

 

 

Rủ nhau đi cướp và cùng vào tù (NLĐ)  —Đủ kiểu bạo hành (NLĐ)  —Cho xây… không phép! (NLĐ)  —Phụ nữ có ít nhất 8 lý do để ngoại tình (Bee)
Hải Dương: Bị lột quần, nữ sinh tự tử?   (Dantri) -Cho rằng bị làm nhục trước nhiều người, cháu Lương Thị H (Sinh năm 1997) đã tìm đến cái chết.
Xế hộp náo loạn phố, hất CSGT lên nắp capô (VNN)   —–Xe tải leo… thành cầu (TN)   —Xe ben cán người trên cầu Bình Triệu  (TT)  —TP.HCM: Tài xế ngủ gục gây tai nạn liên hoàn (VTC)   —Tai nạn trên đường cao tốc, 3 người tử vong (TN)   —Gây nạn, tài xế chủ động chở nạn nhân đi cấp cứu (NLĐ)
Xe ben mất lái, nhiều xe nát, người thoát chết (NLĐ)  —Xế Bentley bạc tỷ gây tai nạn, đâm nát taxi  (DV)  —AutoPro/BM -Đâm xe máy vượt đèn đỏ, ôtô bỏ chạy lúc rạng sáng
Nhiễm phim đen, hiếp dâm cả em họ (VNN)   —Hà Nội: Nổ lớn tại lò luyện thép, 2 người tử vong (VTC)  —Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu (TN)  —-Vợ sexy bị ghẹo, chồng mang dao chém người (VTC News)  —’Thuê’ hàng chục tỷ rồi chiếm đoạt (TP)   —-Cuồng sát người đi đường (TP)
3 kỹ sư rút ruột công trình nhận án treo (TN)   —-Lừa chạy án hàng trăm triệu đồng (PL)   —-Ô nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An ngày càng trầm trọng! (Tamnhin.net)   —-Chém người ở quán bar Nụ Cười (PL) -Tại quán bar xảy ra nhiều vụ đánh, chém người nhưng công an chậm xử lý.  —–Bắt cóc bé 2 tuổi từ Lào Cai sang bỏ ở Lai Châu (NLĐ)  —-Truy bắt nhóm cướp “nhí” sau 9 giờ cướp, giết táo tợn (Dantri)  —Cắt “của quý” của người tình để chồng tin (DV) -Để chứng minh với chồng rằng đứa con đẻ ra không phải của hàng xóm, Hương dùng dao cắt “của quý” của người tình.
Dân thủ đô được “tăng cường sinh lực” tận nhà lúc nửa đêm (DV) -“Mệt lả sau khi ân ái, đời sống tình dục bất lực thì bạn phải làm gì?”, “…thỏa mãn khoái cảm mà bạn mong muốn và hoàn hảo kích thích đời sống vợ chồng…”, là những tờ rơi quảng cáo được cài tận cửa nhà lúc… nửa đêm.
Một thanh niên bị đánh chết trong đêm (Bee)  —Di dời khẩn gần 30 người ra khỏi căn nhà nguy hiểm   (Bee) -Việc xây dựng Trung tâm thương mại khu chợ C Đà Lạt đã làm nứt đất, nghiêng nhà của nhiều hộ dân  —-Vụ bố PGĐ Sở mất: Làm theo Quyết định của Thành ủy? (Bee)

- KHI GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA, CÓ RẤT NHIỀU “TÀU LẠ” Ở QUANH CÁC ĐẢO – (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải). Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân: “Trong quá trình ra tiếp quản các đảo năm 75, hầu như chúng tôi không thấy tàu Mỹ. Nhưng có một số tàu của đối phương – nói thế anh hiểu đối phương là ai rồi – ở quanh các đảo. Khi thấy tàu ta đến, họ rút đi”. – “NGÀY 19/2/1988, TRUNG QUỐC ĐÃ ĐỔ QUÂN LÊN BÃI CHÂU VIÊN (TRƯỜNG SA) VÀ SẴN SÀNG NỔ SÚNG NẾU MÌNH LÊN…”   –   (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải).
BTV: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, anh Lương Thanh Nghị đâu, phản đối ngay! Trong khi chờ anh Nghị lên tiếng, mời bà con đọc bài trên RSF: Beset by online surveillance and content filtering, netizens fight on (RSF). Nhưng Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vẫn chưa biết là domain bauxitevietnam.info đã bị tin tặc cướp từ lâu rồi: “The Bauxitevietnam.info website is nonetheless managing to obtain information and is doing its best to cover the situation.” Cư dân mạng giúp đánh bại kiểm duyệt: Netizens help defeat censorship (RSF).
- UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: Đầy đủ thủ tục vẫn “ngâm” chưa cấp sổ đỏ (Thanh Tra).  – Nguyễn Quang Lập: Thêm một câu hỏi cho Tiên Lãng (Quê Choa).  – NGHĨ NGỢI TỪ VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 5: NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CÁN BỘ (Nguyễn Quang Vinh).
______________________________________________________________________
Ở Trung Quốc, thèm cà phê (Nguyễn hưng Quốc – VOA) -Đến Trung Quốc, tôi mới phát hiện là mình nghiện cà phê. Bình thường, ở nhà, tôi vẫn uống cà phê hàng ngày
Đối xử với bất đồng: Câu chuyện ở Ô Khảm và Tiên Lãng (Trần vinh Dự -VOA) – Gần đây, Ô Khảm (Wukan) trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì cuộc nổi dậy của người địa phương chống lại chính quyền.
Vấn nạn trẻ em bị xâm phạm tình dục – kỳ 1 (Nguoiviet)
Gặp Tổng thống Obama – Phần I (J.B guyễn hữu Vinh – truyện ngắn) >>>Gặp Tổng thống Obama – Phần II >>>>Gặp Tổng thống Obama – Phần III>>>Gặp Tổng thống Obama – Phần IV
AI MUA TÂM HỒN KHÔNG? (Thùy Linh – Buudoanblog)


Sau thảm hoạ Fukushima ở Nhật Tương lai u ám của điện hạt nhân


http://sgtt.vn/Uploads/Images/e/125/e12592584d480c4f66806cc87d7f1440.jpgSGTT.VN – Sau một năm xảy ra thảm hoạ Fukushima ở Nhật Bản (11.3.2011 – 11.3.2012), tương lai điện hạt nhân trở nên u ám.
Năm 1986, một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy Chernobyl (Ukraine) gây nên ô nhiễm bức xạ lan rộng, để lại một vùng hoang vu đến nay thiệt hại vẫn chưa hoàn toàn được đánh giá đầy đủ. Đến năm 2011, 25 năm trôi qua đủ cho người ta dám đề cập đến “thời kỳ phục hưng hạt nhân”, nhưng thảm hoạ một lần nữa xảy ra tại Nhật vào tháng 3.2011.
Lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima Daiichi bị tàn phá trong trận sóng thần tháng 3.2011, đến nay vẫn chưa được xử lý (ảnh chụp ngày 11.3.2012). Ảnh: Reuters ====>>>
Nước đầu tư lớn nhất vào năng lượng hạt nhân là Trung Quốc. Một số nhà máy hạt nhân nước này có thiết kế hiện đại nhất và tự nhận là an toàn nhất. Nhưng thay vì đòi hỏi kỹ thuật cao, an toàn cần một quy chế độc lập, một văn hoá an toàn tự kiểm định kỹ lưỡng để không bỏ sót bất kỳ rủi ro nào.
Trong bất kỳ quốc gia nào, quy định độc lập sẽ gặp khó khăn khi một nền công nghiệp hoạt động chủ yếu dưới sự quản lý của chính phủ. Theo báo cáo của Economist hồi tuần rồi, các công ty tư nhân không dễ dàng gì tham gia thị trường điện hạt nhân. Một phần là do những rủi ro có thể đến từ sự phản đối của địa phương và những thay đổi trong chính sách chính phủ. Nhưng đa phần là do chi phí cho một lò phản ứng thực sự rất cao.
Nước Đức trong năm 2011 sản xuất ra 5% lượng điện hạt nhân trên toàn thế giới, đang từ bỏ loại năng lượng này. Tại Nhật Bản và có thể là Pháp, điện hạt nhân hứa hẹn sẽ mất dần thị phần. Nhưng vẫn luôn có quốc gia tìm đến với những công nghệ hấp dẫn đủ khiến họ sẵn sàng sắp xếp lại thị trường năng lượng theo hướng có lợi cho mình. Nếu có ít nguồn năng lượng sẵn có, cũng như Nhật, họ sẽ chọn giải pháp hạt nhân. Tiêu biểu là Anh đề xuất mức giá sàn khí thải carbon năm 2020 là 42 USD/tấn, cao hơn bốn lần so với giá trong thị trường carbon châu Âu, cộng thêm nhiều ưu đãi khác để thu hút đầu tư cho hai nhà máy điện hạt nhân của mình. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy có thể thiết lập và duy trì một mức thuế khí thải cao như vậy.
Năm 2010, năng lượng nguyên tử chiếm đến 30% tổng sản lượng điện quốc gia Nhật. Nhưng nay thị phần điện hạt nhân nhiều khả năng bị thu hẹp lại và có thể biến mất hoàn toàn. Nước này hiện đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo ở tỉnh Fukushima, thay cho thế hệ điện hạt nhân đã giúp cho nền kinh tế khu vực thời gian qua.
Cụ thể thành phố Minami-Soma đang triển khai dự án nhà máy năng lượng mặt trời trên các cánh đồng lúa, do ông Eiju Hangai, cựu nhân viên công ty điện lực Tokyo (TEPCO), dẫn đầu.
Mang cảm giác lẫn lộn của một người vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ra thảm hoạ hạt nhân 11.3.2011, ông Hangai thành lập công ty năng lượng mặt trời Fukushima Fukko vào tháng 9.2011, sản xuất các tấm phát điện từ năng lượng mặt trời với công suất 500kW, bán điện cho công ty điện lực Tohoku và các nhà máy khác.
Nơi đây cũng chuẩn bị xây dựng 140 tuabin gió cao 200m (tương đương với các toà cao ốc) đặt trên các tàu nổi neo dưới đáy biển, cách nhà máy hạt nhân Fukushima vài cây số. Tổng công suất đến năm 2020 dự tính đạt 1 triệu kW, bằng một lò phản ứng hạt nhân. Dự án hợp tác giữa nhà nước, tư nhân và giới học thuật này đang được giáo sư đại học Tokyo Takeshi Ishihara nghiên cứu với bộ Công thương Nhật Bản cùng mười công ty trong và ngoài nước.
Không thể so sánh với điện hạt nhân, các nguồn năng lượng mới khó có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của quốc gia. Tuy nhiên, những nỗ lực này đang được triển khai ở nhiều địa điểm gánh chịu thảm hoạ ở Nhật.
Tuyết Hạnh (Asia One, Economist)


Hàng triệu người phẫn nộ clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su”


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/thamnhung-temp.jpg?w=434&h=129
Danlambao
Clip hoạt hình giáo dục sức khỏe sinh sản mang tên “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” phát tán trên Internet đang bị cư dân mạng “ném đá” vì phản cảm. Nội dung clip dài hơn 1,5 phút được xây dựng dựa trên cốt truyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong bộ phim dài tập Tây Du Ký. Câu chuyện mở đầu: “Thế kỷ này, ở một vương quốc nọ, nhà vua hết sức lo lắng trước sự bùng nổ của virus HIV và đại dịch AIDS. Bởi vậy vua đã phái thầy trò Đường Tông đi tìm phương thuốc hiệu nghiệm giúp dân tình thoát khỏi đại nạn”.

Vâng lệnh vua, thầy trò Đường Tông lên đường đến đất Phật để tìm thuốc. Trên đường đi gặp nhiều gian nan thử thách và phải chiến đấu với nhiều thế lực xấu nhưng cuối cùng họ cũng đến được Tây Thiên và gặp Phật tổ Nhi Lai. “Ta sẽ trao cho các con một dụng cụ bảo vệ cho người dân của vương quốc khỏi HIV/AIDS: bao cao su. Các con bằng kiến thức của mình hãy truyền bá, vận động mọi người sử dụng nó. Hãy coi nó như một người bạn”, lời của Phật tổ.
Cảnh thầy trò ĐườngTông tuân lệnh lên đường thỉnh… bao cao su trong clip. 
Đoạn phim hoạt hình trên được cho là vừa nhận giải xuất sắc trong một cuộc thi sáng tạo thông điệp tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bình thường hóa việc sử dụng bao cao su trong cộng đồng. Chương trình do một trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức.
Clip được đăng tải rộng rãi trên Internet, người đăng clip khẳng định “nó chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về ‘người bạn nổi tiếng – bao cao su’. Trong khi đó nhiều cư dân mạng cảm thấy bất bình và chỉ trích cho rằng nội dung của phim là “sự xúc phạm lớn đến đạo Phật”.
“Sao các bạn có thể đem niềm tin của biết bao nhiêu triệu con người, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên các bạn để đem ra làm clip làm trò vui đùa”, thành viên trung1354 nhận xét.
Chung quan điểm này, nick name 101kohi viết: “Dùng hình ảnh Phật pháp và biểu tượng văn hóa tinh thần của con người mà đem ra nói bậy bạ. Phật mà đưa bao cao su. Thật vô lễ, coi xong clip này người phật tử cảm thấy như bị xúc phạm chớ thông điệp ý nghĩa gì”.
Theo Thi Trân – VNE 
Clip tuyên truyền sức khỏe sinh sản phản cảm 
Sau khi xuất hiện trên mạng Internet một thời gian ngắn, clip có tên Thầy trò Ðường Tông đi thỉnh… bao cao su đã bị cộng đồng mạng phản ứng, nhiều phản hồi cho rằng clip phản cảm.

Ảnh chụp từ clip Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su 
Ðây là clip do sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền dàn dựng, vừa được trao giải xuất sắc trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ – Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012.
Clip dựa trên cốt truyện Tây du ký, theo đó khi một vương quốc bùng nổ đại dịch HIV/AIDS, nhà vua trị vì đã phái thầy trò Ðường Tông lên đường đi tìm phương thuốc đặc trị. Bốn thầy trò đã vượt qua nhiều sóng gió, gian nan rồi gặp được Phật tổ, được người trao cho “dụng cụ bảo vệ” là bao cao su để mang về cứu đại họa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Sỹ Minh – giám đốc Ngôi nhà Tuổi trẻ – cho biết cuộc thi trên do CLB Friendly trực thuộc trung tâm tổ chức, trung tâm chỉ đứng ra đảm bảo tư cách pháp nhân và bảo trợ tài chính cho cuộc thi. Thành viên của CLB chủ yếu gồm 25 sinh viên thuộc 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Ông Minh cho biết cuộc thi nhằm tìm ra năm thông điệp xóa ngăn cản, kỳ thị, tạo sự tiếp cận và sử dụng bao cao su tích cực.
Thành phần giám khảo là chuyên gia về khoa học vui, đạo diễn phim hoạt hình, chuyên gia làm công tác dân số. “Phụ trách chung trung tâm với rất nhiều mảng nên tôi không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Nếu clip bị độc giả phản ảnh là “phản cảm” thì đó là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn” – ông Minh phân trần.
Ông Vũ Thanh Liêm – giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn), đơn vị quản lý Ngôi nhà Tuổi Trẻ – cho hay qua phản ánh của Tuổi Trẻ mới hay tin về cuộc thi và nội dung của clip. “Nếu nội dung không phù hợp thì ban tổ chức cần phải rút kinh nghiệm” – ông Liêm nói.
Theo Lâm Hoài – TTO 
Không thể là chuyện đùa! 
Vừa qua, nhiều độc giả gởi các thông tin về tòa soạn phản ánh về sự thiếu ý thức tôn trọng văn hóa trong clip “chế” được cho là “tác phẩm dự thi tìm kiếm thông điệp cho một dự án của Ngôi nhà Tuổi trẻ – trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM).
Clip sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, bị nhóm thực hiện “chế” thành “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su”! Đáng lưu ý hơn là phần nhận xét về “tác phẩm” này:
“Khác với những phiên bản chế đang tràn lan trên mạng internet có nội dung chọc phá, clip này chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về “Người bạn nổi tiếng” – bao cao su.
Đây là tác phẩm tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ – trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn TNCS HCM.
Với phong cách “chế” hài hước, dí dỏm đậm chất sinh viên, câu chuyện “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” trở thành một phiên bản hoàn toàn mới lạ của tích “Tây du ký”.
Với lợi thế cốt truyện quen thuộc, các bạn trẻ khéo léo lồng ghép “người bạn tên Su” vào vai nguyên cớ để bốn thầy trò Đường Tông (cách gọi lái đi của nhân vật Đường Tăng) lên đường đi Tây Trúc. Nhờ đó, câu chuyện đi theo lối hài hước, thu hút khán giả trẻ hơn hẳn những tác phẩm khác cùng dự thi. ” (theo Nhã Phong,Cười vỡ bụng clip ‘Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su’, Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông).

“Sáng tạo” kỳ quặc và vô ý thức văn hóa khi “chế” truyện tích
Đường Tăng thỉnh kinh thành “Đường Tông thỉnh bao cao su”! – Ảnh chụp từ clip 
Rõ ràng, nhóm thực hiện “tác phẩm dự thi” cũng như những người đánh giá, nhận xét “chất lượng” của nó thuộc vào loại “xuất sắc” đều biết nguồn gốc của “ý tưởng” được gọi là “sáng tạo” này. Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc, không hiểu nhóm “tác giả” này đã nghĩ sao khi xây dựng hình ảnh một danh nhân đã đi vào văn học, nhất là có đã “chế” những ngôn ngữ phản cảm và vô ý thức trong cuộc đối thoại giữa nhân vật trước Phật Tổ, có “sáng tạo” kỳ quặc là được Phật tổ trao… bao cao su cho 4 thầy trò “Đường Tông” sau khi họ vượt qua bao chướng ngại để đến Tây Trúc (?!)
Vậy mà sự vô ý thức văn hóa, phản cảm đó lại được những người có trách nhiệm “chấm” là “sáng tạo”, “xuất sắc”! Điều quá đáng tiếc, như thông tin được dẫn, sự việc đó lại thuộc một dự án của Đoàn TNCS HCM. Điều đáng tiếc nữa là, sau khi công bố kết quả trên, mặc dù dư luận người dân đã lên tiếng phản đối qua một số báo chí, nhưng những người chịu trách nhiệm trong tổ chức Đoàn vẫn chưa hề có phản hồi gì. Và hiện nay, những nhận xét, clip kia vẫn lan truyền trên các trang mạng, cả ở những trang thông tin của các cơ quan nhà nước, các báo điện tử chính thống.
Có những điều không thể đem ra đùa giỡn. Sự coi thường văn hóa chính là hành động tự báng bổ lấy mình. Tuổi trẻ đôi khi có thể có những suy nghĩ thái quá, nhưng những người được giao trách nhiệm ở một cuộc thi thuộc một tổ chức chính trị của tuổi trẻ như Đoàn TNCS HCM không thể có những ‘đánh giá nhầm’ như thế! Càng không thể dùng cách đó nhằm để “thu hút khán giả trẻ” được.
Theo Hoàng Độ – GNO


Vụ clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su”: Ai chịu trách nhiệm?
Qua sự phản hồi của những người tôn trọng và bảo vệ nền văn hóa cho một xã hội có không ít người làm văn hóa nhưng thiếu văn hóa trầm trọng!
Clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su” do sinh viên học viện báo chí dàn dựng để tuyên truyền cho chương trình “friendly condom” Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012. Nội dung vẽ hình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su, thế mà được người làm công tác chấm giải nhất.
1/ Thứ nhất, cái gọi là sinh viên học viện báo chí đã nói lên trình độ văn hóa tất yếu phải có. Một văn hóa được trang bị có nghĩa người làm công tác văn hóa phải biết tôn trọng cá nhân kẻ khác, đời tư kẻ khác. Ví dụ, một người bị nhiễm HIV không bao giờ bị nêu tên hay bị phân biệt đối xử trong cộng đồng xã hội. Người làm công tác văn hóa cũng không thể đưa hiện trạng nan y ra đùa cợt trước công chúng hay trên báo chí. Thế thì lấy một truyền tích tôn giáo để quảng bá đùa cợt một cách vô ý thức trên phương tiện truyền thông đại chúng, đó là loại văn hóa gì trong một xã hội gì hiện nay?
2/ Ban giám khảo chấm giải, ít ra cũng phải có một ý thức tối thiểu để đánh giá tác phẩm mà trên nguyên tắc: – không vi phạm tác quyền của người khác, – không xúc phạm danh dự kẻ khác, – không ảnh hưởng an ninh xã hội, – không vi phạm một loại ngôn ngữ thô tục thiếu văn hóa, – không ảnh hưởng đến bất cứ một loại văn hóa, tín ngưỡng hiện thời…
3/ Báo đài truyền thanh truyền hình khi phát sóng đưa tin, không chỉ nhắm đến lợi nhuận mà còn phải biết phân biệt quảng cáo cái gì, quảng cáo cho ai, và nội dung quảng cáo có ảnh hưởng xúc phạm hoặc có thể hiện được tính văn hóa của xã hội? Chẳng lẽ bốn nghìn năm văn hiến của một dân tộc được cô đặc bởi hai chữ lợi nhuận, lợi dụng và mù quáng???
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông thường dùng Phật giáo là đối tượng để trêu cợt châm biếm, phải chăng đây là chủ trương của các cơ quan truyền thông hay một chính sách ngầm để công kích Phật giáo???
Giới trí thức trong và ngoài nước rất ngạc nhiên xã hội ta hiện nay xuất hiện quá nhiều điều bất ngờ mà không phải do tàn dư Mỹ Ngụy để lại, như tội phạm: Cướp của giết người, tai nạn giao thông, không an toàn lao động; lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhân dân; bạo lực học đường, hành hạ trẻ con, lạm dụng ấu dâm; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, kiến thức sinh viên học sinh không tương thích…và…còn quá nhiều hiện tượng tiêu cực không ngờ.
Yêu cầu các cơ quan chức năng hãy trả lời mục quảng cáo trên đây đang được phát tán công khai.
Thiết nghĩ, cho dù xã hội đến chỗ loạn lạc thì nhân cách chẳng lẽ phải đánh mất, ý thức chẳng lẽ không còn cần thiết? Một đất nước bị tàn phá như Nhật trong cơn địa chấn và sóng thần, người dân nói chung và trẻ con nói riêng vẫn còn giữ được phong thái từ tốn, lịch sự, thể hiện nét văn hóa có giao dục, hà tất đất nước ta đang trên đà phát triển và tiến bộ mà cung cách hành xử cũng như sự hiểu biết tối thiểu lại đi ngược trào lưu.
Những người làm văn hóa còn thiếu văn hóa như thế hà tất đại chúng thất học làm sao không là tội phạm xã hội?
Ai có trách nhiệm trong vấn đề nầy? Bộ giáo dục đào tạo? Cơ quan truyền thông? Chủ quản chuyên ngành quảng cáo Friendly condom? Học viện báo chí?
Hy vọng tất cả đầu óc và lỗ tai đều bình thường để nhận biết đâu là văn hóa – vô văn hóa hầu đất nước nầy không bị thêm tai tiếng những điều bất lợi.
Minh Mẫn (12/3/2012) 
 

Nguyễn Ngọc Già – Chị Thương và chị Hiền nên hành động sớm!


Nguyễn Ngọc Già
Biệt thự (nói đúng hơn là tòa lâu đài nguy nga tráng lệ) đang bị nghi ngờ là của ông Nguyễn Tấn Dũng đang làm nóng các diễn đàn, đến nỗi một trong những trang nghiêm túc – Boxitvn.net – cũng đưa tin và cải chính (1) vẫn không làm nguội đi chút nào với ý kiến của Blogger Trương Duy Nhất (2):“…Nhưng tôi tin lần này Thủ tướng sẽ lên tiếng. Bởi đó là cách tốt nhất để minh oan cho ông, trấn an dư luận, đồng thời cũng là yêu cầu minh bạch, công khai tài sản quan chức chính phủ…”.
Trang “đầu têu” tin nóng này là bietthuviet.vn – đáng chú ý với tên miền “.vn” – đã… biến mất! Thực hư chẳng biết ra sao với cái tin – dùng theo chữ của Quý Thanh: “Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal”(3). Nếu cách dùng này có vẻ ghen tị với tên tuổi “quá lớn” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì lời bình nghiêm túc của GS. Trần Hữu Dũng nghe “dễ chịu” hơn: “Save ngay! Nay mai là nó sẽ bị rút xuống! (Có thể những “thế lực thù địch” giả mạo những bức ảnh này để bôi nhọ thủ tướng trong kế hoạch “diễn biến hoà bình” của chúng? Nếu thế thì xin thủ tướng cải chính ngay và cho xem ảnh của tư gia thật của ngài!)” (1).
Thật ra, bằng mắt thường cũng thấy tòa lâu đài này không phải ở Việt Nam, tuy nhiên với xã hội dân chủ, văn minh, việc thuê mướn một quản gia cho một tòa lâu đài đóng vai chủ nhân thay cho gia chủ thật cũng không là điều hiếm hay lạ lẫm gì. Khối người ngồi trước mặt chúng ta, cứ ngỡ họ là “đại gia” nhưng phía sau cánh gà, họ chỉ là người làm thuê bình thường, có chăng lương họ lãnh cao hơn nhiều kèm với những điều khoản hợp đồng ràng buộc chặt chẽ ở những xứ sở thượng tôn pháp luật. Những “đại gia thế mạng” này cũng là những người rất giỏi về kinh doanh, quản lý, không phải “dân xoàng”.
LOẠN ĐÃ RÕ NHƯ BAN NGÀY VÀO GIỜ CHÍNH NGỌ GIỮA MÙA HÈ OI BỨC CHUẨN BỊ CHO MỘT TRẬN BÃO CUỒNG NỘ ĐANG ĐẾN GẦN!
Chỉ có một trong 2 cách lý giải: hoặc trang bietthuviet.vn có thế lực mạnh chống lưng để làm điều “khi quân phạm thượng”, hoặc họ đã… “cầm tiền bọn phản động” để bôi nhọ “ngài” Nguyễn Tấn Dũng. Nếu chỉ là công ty bất động sản đơn thuần, chắc hẳn có “cầm tiền bọn phản động” cả chục triệu đô la, trang bietthuviet.vn cũng phải nghĩ đến sinh mạng không chỉ riêng cá nhân?
***
Đừng ảo tưởng tốt đẹp bởi những động thái vài lời nói ngọt ngào từ chính quyền…

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh tiếp tục bị đả kích mạnh hơn và vô văn hóa hơn bằng bài viết từ bút danh “Hoàng Sa” do trang TTHN dẫn về (4). Chỉ vì thâm thù, hằn học cá nhân với nhà văn Nguyễn Quang Vinh mà kẻ ngu dốt đã sử dụng chữ “Hoàng Sa” để chửi bới anh Vinh. Đó là kẻ tiểu nhân, vừa dốt nát vừa mất gốc(*). Có thể sự thỏa hiệp “mềm dịu” nào đó dẫn đến các bài viết gần đây của Nguyễn Quang Vinh trở thành “giấy khai sinh” cho các bài viết đả kích anh ra đời mà không chắc những kiểu chửi bới này không tiếp tục trong những ngày tới? Cần lắm các nhà báo chân chính tiếp tục xới lại vấn đề trong lúc Nguyễn Quang Vinh dần rơi vào thế cô đơn. Đừng chủ quan với “bão gần”, bởi bão càng gần, “trời” càng yên tĩnh kỳ lạ!
Chuyện đại gia đình anh Vươn ngày càng trở nên vô cùng phức tạp nếu chúng ta đặt trong bối cảnh câu nói của Việt Minh ngày xưa: “Nhật – Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”, theo đó người viết xin sửa lại chút ít: “Bọn chúng đánh nhau và hành động của dân ta”.
Chỉ riêng LS. Nguyễn Việt Hùng, xem ra thật lẻ loi trong cuộc chiến không cân sức với cả bộ máy Hải Phòng hiện nay. Do vậy, đã đến lúc chị Thương và chị Hiền nên chủ động mời thêm các luật sư. Trên tinh thần đó, tôi không ngần ngại đề nghị tập thể Luật sư đã xuất hiện trong vụ án TS. Cù Huy Hà Vũ, gồm:
- LS. Trần Quốc Thuận
- LS. Trần Đình Triển
- LS. Hà Huy Sơn
- LS. Trần Vũ Hải
- LS. Vương Thị Thanh
và nhất định không thể thiếu LS. Nguyễn Thị Dương Hà.
Chị Thương và chị Hiền cần nhận rõ vụ án “đại gia đình Đoàn Văn Vươn” (sau đây gọi tắt là vụ án) đang dần đi vào thế hiểm nghèo, vô cùng phức tạp và nó đang có vẻ bị xu hướng chính trị hóa chi phối mạnh, mà các thế lực cấp cao trong nội bộ ĐCSVN đang quyết liệt tranh chấp lẫn nhau xuất phát từ vụ án bất ngờ và đột ngột này.
E rằng chỉ riêng LS. Nguyễn Việt Hùng (hay LS. Trần Đình Triển) khó lòng cáng đáng nổi, đặc biệt trong nền tư pháp hổ lốn của Việt Nam hiện nay.
Hai chị Thương & Hiền cần xác định rõ (phần gia đình) không hề dính líu chính trị, tuy nhiên vụ án đang dường như bị giới cầm quyền lạm dụng và lợi dụng cho chiêu bài này khá nhiều. Hai chị không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên phía trước với sự hỗ trợ của tập thể luật sư hùng hậu. Cần xác định thêm tính chất “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” khi một tập thể luật sư làm việc với nhau. Đó là tính chất nổi bật và quan trọng hơn hết, bởi về chuyên môn là điều không cần bàn đối với các luật sư từng trải và kinh nghiệm có thừa. Việc xin giảm kỷ luật cho ông Khanh (PCT Hải Phòng) là điều hay, nhưng không thể xem là một trong các liệu pháp chính để giành thế chủ động trong vụ án phức tạp về nội dung và đông đảo về can phạm, những người liên quan (cả hai phía).
Cần thấy, nếu hai chị và các anh Vươn, Quý, Sịnh, Vệ không chủ động mời thì các Luật sư như tôi đề xuất không có cách gì tham gia giúp đỡ gia đình chị trong cuộc chiến không cân sức và khốc liệt này.
Đừng ảo tưởng tốt đẹp bởi những động thái vài lời nói ngọt ngào từ chính quyền mà bà Lê Hiền Đức đã cảnh báo. Lời hứa hẹn của chính quyền chỉ có giá trị an ủi tinh thần đối với gia đình anh Vươn. Chỉ khi bản án chính thức có hiệu lực lúc đó mọi việc mới rõ. Do vậy, hai chị hãy chủ động mời thêm các luật sư càng sớm càng tốt.
Nguyễn Ngọc Già
________________
http://www.boxitvn.net/bai/34333 (1)
http://truongduynhat.vn/?p=5812 (2)
http://danluan.org/node/8760 (3)
http://tintuchangngay.info/2012/03/12/l%e1%ba%adt-t%e1%ba%a9y-m%e1%ba%b9o-c%e1%bb%a9t-ga-c%e1%bb%a7a-cu-vinh/ (4)
(*) Tôi cực lực lên án kẻ nào dám dùng bút danh này để thỏa mãn sự căm tức cá nhân đối với anh Nguyễn Quang Vinh. Đó là kẻ ngoại lai, phỉ báng đất nước Việt Nam. Kẻ viết bài với bút danh này đáng bị lên án và xử theo điều 78 “Tội phản bội Tổ quốc” với khung hình phạt nặng nhất – tử hình. Đây có thể nói đỉnh điểm của vong bản tuyệt đối, sau khi lá cờ sáu sao vung vẫy “vô tư” trong cuộc đón tiếp Tập Cận Bình. Sự tha hóa về nhân cách người CS đến thế này sao???!! Những kẻ chà đạp quê Cha đất Tổ “vô tư” như thế này do ai dạy dỗ?
 

Trịnh Ngọc Anh – Vai trò tôn giáo trong Giải Pháp Việt Nam


Trịnh Ngọc Anh
Tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam phát xuất từ chính sách “phân biệt đối xử” do đảng và chế độ CSVN gây ra, cộng với hậu quả từ những mâu thuẫn ý thức hệ còn sót lại sau chiến tranh, và bởi tình trạng độc tài, tham ô, bất công, lạm dụng quyền lực xảy ra trong xã hội. Từ hoàn cảnh đó, bên cạnh một giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Nam, Tôn Giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoà giải các mâu thuẫn của dân tộc.
Với bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, ảnh hưởng của các đoàn thể tôn giáo ôn hoà rất cần thiết để dung hoà các xung đột tồn đọng trong lòng các giới tín đồ, kể cả thành phần tín đồ hiện là đảng viên, nhân viên của đảng và chế độ đương quyền. Khi vai trò của các tôn giáo có nền móng sâu xa trong văn hoá và xã hội được phục hưng, ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi thể chế chính trị. Tôn giáo có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được tối đa tình trạng trả thù, báo oán – một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những người đang phục vụ cho chế độ. Với căn bản triết lý mang tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín đồ, vai trò tôn giáo sẽ có thể tạo ra được tâm lý hài hoà, bao dung cần thiết để làm căn bản cho tiến trình hoá giải các mâu thuẫn chính trị đang có. Mặt khác, tôn giáo cũng có thể đóng vai trò trung gian để giải toả được các trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các giải pháp chính trị cho Việt Nam. Vai trò này rất quan trọng trong những bước đối thoại ban đầu: khi nhà cầm quyền muốn giữ thể hiện của phía đương quyền, và các đoàn thể đối lập cũng phải có những dè dặt chính trị cần thiết khi đàm phán, thương thảo.
Với bản chất của một xã hội đang dung chứa quá nhiều yếu tố mâu thuẫn với chế độ, viễn ảnh xảy ra các biến động xã hội, kinh tế, chính trị… mỗi ngày gia tăng một nhiều và nặng nề hơn. Nếu như các chính sách đối nội và đối ngoại không được điều chỉnh nhanh chóng hoặc thay đổi một cách rốt ráo, thì biến động chắc chắn sẽ bộc phát. Trong tình huống đó, sự thay đổi cơ chế qua đột biến sẽ là một tiến trình không thể ngăn chận được.
Nhà cầm quyền CSVN không có con đường nào khác hơn là phải đổi mới một cách rốt ráo để tạo yếu tố thành hình một chính thể dân chủ pháp quyền thực sự, chứ không phải chỉ là những thay đổi vá víu ở luật pháp, hay các chính sách lưng chừng ở từng giai đoạn. Đảng CS có thể tiếp tục tồn tại và sinh hoạt hợp pháp trong tương lai hay không là tuỳ thuộc vào thiện chí cụ thể của đảng này trong giai đoạn chuyển biến hiện nay, trong đó việc trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân là yếu cầu tiên quyết.
Tuy nhiên, với hậu quả của một hoàn cảnh lịch sử nhiều sai lầm và mâu thuẫn, vấn đề trả lại quyền tự quyết cho nhân dân không đơn giản chỉ là sự trao quyền lãnh đạo ở giờ phút sau cùng, dù là qua một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do. Đảng CSVN cần có một giải pháp chuyển thể tốt cho xã hội và an toàn cho chính họ. Giải pháp đó là chuẩn bị một tâm lý bao dung rộng lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, để khi Việt Nam có thay đổi thể chế, người ta đã có thể chấp nhận được một tiến trình hoà giải đúng nghĩa. Trong hướng thay đổi đó, Tôn Giáo đóng một vai trò gạch nối quan trọng.
Trong bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay, để có thể hoàn thành được tiến trình hoà giải này, sự độc lập và quyền tự do của các tôn giáo cần thiết được phục hồi một cách trọn vẹn. Nhà nước Việt Nam cần giải toả những kiểm soát và giới hạn đang áp đặt lên các đoàn thể tôn giáo nói chung, và quyền hành đạo của các tu sĩ, tín đồ nói riêng. Sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo một cách đúng nghĩa và trọn vẹn của bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là của đảng cầm quyền đương thời, sẽ tái tạo niềm tin ở một chính sách thay đổi đúng nghĩa và đúng mức. Từ đó, các tôn giáo mới có thể góp phần một cách hiệu quả trong tiến trình làm trung gian hoá giải các bế tắc chính trị, xã hội, văn hoá và giáo dục của nước ta.
Giải quyết các bế tắc chính trị để đất nước thật sự có dân chủ, tự do là nhu cầu tiên quyết để phát triển quốc gia. Tuy nhiên, muốn xã hội phát triển một cách lành mạnh thì nền tảng đạo đức cần phải được tích cực phục hồi và bảo tồn liên tục. Với các chức năng tự nhiên của tôn giáo trong vai trò lãnh đạo tinh thần, văn hoá và giáo dục, các tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng một nước Việt Nam mới với tinh thần nhân bản – một yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ đúng nghĩa.
Ngày nào quyền Tự do Tôn giáo ở nước ta được thực thi, ngày đó các quyền Tự do khác mới có thể được phát triển một cách tốt đẹp và trọn vẹn. Khi nào vai trò của các tôn giáo được tôn trọng thực sự thì lúc ấy đất nước mới có điều kiện phục hưng đúng nghĩa từ nền tảng tinh thần và tâm linh.
Trịnh Ngọc Anh (ĐVDVN)
www.vidan.info
http://vidan.info/images/comment.png
 

Vũ Quý Hạo Nhiên – Chủ nghĩa cá nhân

Vũ Quý Hạo Nhiên – Danluan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ trích “chủ nghĩa cá nhân.” (Hình báo Dân Trí)Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm thứ Hai đăng đàn chỉ trích chủ nghĩa cá nhân. Ông nói nặng nề thế này:
“Suy đến cùng là do không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân. Bác Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác, là giặc nội xâm, nó không mang gươm, mang súng nhưng vô cùng nguy hiểm, gian giảo, xảo quyệt; nó kéo người ta xuống dốc không phanh. Mọi thứ xấu xa, hư hỏng đều sinh ra từ căn bệnh này. Nếu không đánh bại, không quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì Đảng ta không thể trong sạch, vững mạnh được, không thể là một đảng cách mạng chân chính hết lòng vì nước, vì dân được.”
Chủ nghĩa cá nhân là cụm từ 4 chữ để gọi khái niệm “tham.”
Có hai cách để xử lý lòng tham, hay chủ nghĩa cá nhân.
  • Một cách, là như Tổng bí thư nói, phải “đánh bại,” “quét sạch” nó.
  • Cách thứ nhì, là xây dựng hệ thống xã hội pháp luật trong đó mình hiểu là có cái gọi là lòng tham và mình chấp nhận nó, giữ cho nó không gây hại, và phạt nó khi nó có gây hại.Hoặc hay hơn nữa, là mình tôn trọng lòng tham của mọi người để biến thành chuyện có lợi.
Cách thứ nhất là cách của chủ nghĩa cộng sản, và trước đó nữa, của gần như tất cả các tôn giáo.
Kinh nghiệm của gần 100 năm chủ nghĩa cộng sản cầm quyền, cũng như của hàng ngàn năm các tôn giáo, cho thấy là chuyện “đánh bại,” “quét sạch” lòng tham là chuyện không ai làm nổi.
Đã không làm nổi, thì người khôn ngoan sẽ hiểu là thôi đừng cố làm gì. Vì vậy cho nên ngoài Iran và Vatican, trên thế giới không còn có nước nào mà giới tôn giáo lại đương nhiên nắm quyền nữa.

Adam Smith, nhà kinh tế tìm ra thuyết “bàn tay vô hình”Còn các nước tư bản thì hiểu rằng lòng tham là cái không xóa được, thôi thì mình dùng nó vào việc có lợi cho dân cho nước.
Thuyết “bàn tay vô hình” chính là sự thừa nhận rằng có cái gọi là chủ nghĩa cá nhân và trong xã hội tổ chức theo kiểu tư bản với đầy đủ quyền tự do cá nhân, tính ích kỷ của mỗi cá nhân lại dẫn đến sự phồn thịnh chung.
 

Nguyễn Khắc Nhẫn – Ninh Thuận sẽ trở thành Fukushima?

Mon, 03/12/2012 – 21:56  X-Cafevn
Nguồn: Diễn Đàn
11.03.2012
Ngày này đúng một năm trước, nhân loại bàng hoàng nghe tin động đất và sóng thần khủng khiếp vừa xảy ra tại vùng bờ biển phía đông Nhật Bản. Chỉ mấy giờ sau, chính phủ Nhật chính thức tuyên bố tình trạng “báo động hạt nhân khẩn cấp” vì nhà máy điện hạt nhân bị hư hại lớn, và tổ chức di tản dân cư ra cách nhà máy hơn 30km…
Sau nhiều đợt đánh giá, lần lữa và dối trá, cuối cùng (một tháng sau) các nhà hữu trách Nhật Bản cũng đã phải xếp tai nạn ở Fukushima vào mức 7, là mức cao nhất trong bậc thang các tai biến hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế. Giống như Tchernobyl. Về diễn biến của thảm hoạ này, Diễn Đàn đã đăng hoặc giới thiệu nhiều bài viết của các chuyên gia trong và ngoài nước, chúng tôi mời bạn đọc giở lại các bài sau đây, để nhớ lại : Hoạ vô đơn chí của giáo sư Phạm Duy Hiển, Thảm hoạ ở Fukushima của giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, hay Fukushima, 100 ngày sau của tác giả Tịnh Tâm v.v. Một năm sau, theo các phóng sự mà người ta có thể đọc trên báo chí quốc tế, khu vực nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima vẫn ngổn ngang những công trình bị phá huỷ và vắng bóng người dân, chưa biết tới bao giờ.
Nhìn lại tai nạn khủng khiếp này, làm bật ra cái tất yếu của nó, là việc không thể không làm đối với một chuyên gia trong ngành. Nhất là trong điều kiện nước ta, khi một số nhóm lợi ích gần gũi với chính quyền vẫn đang tích cực bảo vệ chương trình điện hạt nhân của Việt Nam bất chấp hiểm nguy đe doạ sự sống còn của dân tộc, bất chấp mọi lý lẽ khoa học. Diễn Đàn trân trọng cảm ơn giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã chia sẻ một vài suy nghĩ, phân tích của anh về đề tài này, thông qua hai bài trả lời phỏng vấn của các đài phát thanh RFARFI mà anh gửi bản gốc cho chúng tôi và đồng ý với những đề nghị rút ngắn và biên tập lại của chúng tôi từ hai bài phỏng vấn nói trên (chủ yếu từ bài trên RFA). Nhan đề bài này do Diễn Đàn đặt.

Khu vực nhà máy điện Fukushima hiện nay, bên phải là tổ máysố 4 còn lại
Nguy cơ từ thiên nhiên và từ con người
Từ trước đến nay, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân luôn khẳng định là các lò phản ứng phương Tây hết sức an toàn và một Tchernobyl thứ hai không thể nào tái diễn được, nhờ ở sự hiện diện của vỏ bảo vệ (enceinte de confinement) trong các lò PWR hay BWR. Tiếc thay bài học Tchernobyl không được cân nhắc và nghiên cứu tỉ mỉ.
Không thể nói rằng Tchernobyl xảy ra là vì công nghệ và Fukushima vì thiên tai. Sự thật, lỗi của con người trong hai thảm hoạ này rất lớn về thiết kế cũng như về khai thác.
Chúng ta khó hiểu tại sao, sau Hiroshima và Nagasaki đã gây ra hàng trăm ngàn nạn nhân nguyên tử, các kĩ sư Nhật Bản lại phiêu lưu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên một lãnh thổ nhỏ hẹp mà nguy cơ động đất và sóng thần hết sức cao. Xin phép nhắc lại đây 2 tai biến chính : 1-9-1923, một trận động đất mạnh 7.9° Richter, theo sau bởi sóng thần, đã tàn phá Tokyo và vùng Kanto, làm ít nhất 150 000 người chết ; 17-1- 1995, thành phố Kobe rung chuyển bởi trận động đất mạnh 7.2° Richer, gây ra 6500 nạn nhân.
Bất chấp nguy hiểm thường trực trên đầu, các lobby hạt nhân thế giới vẫn bình thản đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lò phản ứng từ nay đến 2035 ! Fukushima đã ngăn chặn tham vọng này.
Xin mời những ai có trách nhiêm trong lĩnh vực hạt nhân bỏ chút thì giờ, chịu khó đọc tác phẩm của nhà báo Wladimir Tchertkoff (Le crime de Tchernobyl, le goulag nucléaire) xuất bản năm 2006. Làm sao không khỏi xúc động khi khám phá ra rằng : 8 triệu người đang sống ở vùng bị nhiễm độc kéo dài hàng trăm năm, nông dân nghèo phải nuốt hằng ngày césium 137 chứa trong thực phẩm. Những bà mẹ vô tình gây nhiễm độc cho con cháu. Những em bé này sẽ lâm nhiều bệnh tật vì chúng được nuôi dưỡng bằng các chất phóng xạ suốt sáng, trưa, chiều tối ! Thường dân vô tội vẫn tiếp tục chết vì ung thư tuyến giáp (nhất là trẻ em nhỏ tuổi), ung thư vú, tiểu đường, bạch cầu…Những lobby hạt nhân đã tìm mọi cách để bóp nghẹt tin tức về tai biến Tchernobyl (một thảm hoạ mở màn cho sự sụp đổ của Liên xô) và che lấp tiếng la hét xót xa đau khổ của những kẻ vô tội còn sống ở trong các vùng bị nhiễm. Theo nhà xã hội học Frédérick Lemarchand, phụ trách Cục rủi ro của đại học Caen (báo Le Monde ngày 19-4-2011), Tchernobyl và Fukushima mở đầu cho loại thảm hoạ kiểu mới, mà loài người chưa bao giờ thử nghiệm, vì nó triển khai trong một thời gian hết sức lâu dài, đồng thời tăng cường với đời sống sinh vật mà nó huỷ diệt. Nó quyết định đời sống sinh vật, xã hội và tâm lý của bao nhiêu thế hệ con người nay chưa sinh nở mà sự tồn tại trong tương lai đã bị hạt nhân đô hộ.
Nhà xã hội học người Anh, Anthony Giddens, khuyên chúng ta nên chia ra làm hai loại nguy cơ : nguy cơ bên ngoài liên quan đến thiên nhiên (lũ lụt, động đất, bão tố…) mà tổ tiên chúng ta đã thừa biết và nguy cơ do chúng ta tạo ra, liên quan đến các hoạt động của con người (ô nhiễm công nghiệp, thay đổi khí hậu, thảm hoạ hạt nhân…). Chúng ta không bao giờ có đủ kinh nghiệm về các loại nguy cơ thứ hai này vì chúng ta đang tạo ra nó và luôn luôn có những thế lực sẵn sàng lấp liếm, cho là do thiên nhiên. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể đánh giá được mức độ khủng khiếp của nó và đối mặt với nó được. Sự thiếu năng lực, tham nhũng, tính kiêu ngạo, chưa kể sự dối trá, góp phần nhân rộng và làm tăng các mối nguy cơ này trên thế giới.
An toàn dối trá
Không ai có thể đảm bảo an toàn cho các lò thế hệ 3, 3+ (hay thế hệ 4 sau này). Sau Fukushima, dân chúng Nhật Bản không còn tin tưởng ở các lò điện hạt nhân sản xuất trong nước của họ. Thế mà thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, đã cả gan cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam một công nghệ bảo đảm mức an toàn hạt nhân cao nhất thế giới ! Nhật Bản đã huỷ bỏ chương trình xây cất thêm 14 lò mà lại đem bán cho ta một cách thiếu lương tâm ! Biết đâu là máy móc dụng cụ tồn kho ?
Tháng 6 vừa qua, một báo cáo đã vạch trần những thiếu sót quan trọng về kỹ thuật cũng như về cách khai thác 32 lò của Nga. Tuy nhiên, ngày 9-2-2012 tại Hà nội, Serge A. Boyarkin, phó tổng giám đốc tập đoàn Rosatom Nga, không ngần ngại tuyên bố rằng nhà máy Ninh Thuận sẽ bảo đảm an toàn, chống được động đất 9° Richter!
Vì cớ gì ta lại tiếp tục nghe luận điệu tuyên truyền dối trá của các con buôn điện hạt nhân Nga và Nhật Bản để cho hai nước này xây dựng những lò đầu tiên ở Ninh Thuận ? André Lacoste, chủ tịch cơ quan an toàn Pháp (Autorité de Sureté Nucléaire) cũng đã nhiều lần lớn tiếng : không ai có thể quả quyết rằng ở Pháp sẽ không có tai biến hạt nhân. Cũng vì lẽ ấy mà EDF sẽ phải xuất ra cấp tốc 10 tỷ euros để củng cố tất cả những nhà máy điện hạt nhân. Vừa rồi tổ chức phi chính phủ Greenpeace đã bố trí cho vài người vào trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Nogent sur Seine, trong lúc hai nhân viên khác đã ẩn núp được trong nhà máy Cruas, suốt nhiều tiếng đồng hồ! Greenpeace muốn chứng minh rằng quân khủng bố cũng có thể đột nhập dễ dàng để phá hoại mặc dù có sự canh gác thường trực của một đội lính ở mỗi nhà máy. Ngoài ra, quân đội cũng chuẩn bị sẵn sàng hoả tiễn để đề phòng máy bay oanh tạc.
Fukushima đã cảnh cáo một cách long trời lở đất với bao hình ảnh đau thương như thế mà ta vẫn chưa tỉnh giấc mơ hay sao. Ta chờ đợi một Tchernobyl hay một Fukushima khác rùng rợn hơn mới nhất trí rằng hai chữ an toàn của Nga và Nhật Bản là dối trá? Ta nên đặt câu hỏi, tại sao nước Mỹ, có đủ khả năng và điều kiện, thận trọng nhất nhì về khâu an toàn, lại không xây cất thêm một lò hạt nhân nào khác, từ khi gặp sự cố Three Mile Island đã hơn 30 năm nay? Nhật Bản với một diện tích đất nhỏ hẹp như ta, đã bị tàn phá bởi hai quả bom ở Hiroshima và Nagasaki, thế mà cả gan xây dựng 54 lò ven bờ biển, không sợ động đất và sóng thần! Đó là chiến lược liều mạng, tự huỷ diệt, mà ta không nên bắt chước.
Lúc xảy ra chiến tranh, có nhà máy điện hạt nhân trong nước có thể xem như chứa bom nguyên tử trong mỗi nhà, tuy lò không nổ như bom. Nước ta lại chưa hấp thụ được văn hoá an toàn, chưa có đủ chuyên gia, chưa có hệ thống pháp lý khắc chế, chưa có hậu thuẫn khoa học kỹ thuật để quản lý một loạt nhiều lò phản ứng, làm sao có an toàn được? Phóng xạ, vô biên giới, sẽ bao trùm lãnh thổ trong giây phút, nếu địch tấn công Ninh Thuận, hay có sự sai lầm của nhân viên chưa đủ trình độ. Về địa lý, thời tiết ở Việt Nam bất thường, mỗi năm đều có bão tố, lũ lụt lớn, phá hại mùa màng và gây tang thương cho đồng bào. Bom, mìn, chất độc dioxin vẫn tiếp tục cướp tính mạng của bao thường dân vô tội. Ta đã quên nỗi đau khổ của đồng bào đã chịu đựng bao nhiêu năm chiến tranh hay sao ?
Về mặt luật pháp và an toàn, cần phải thành lập nhiều cơ sở có chất lượng. Cơ quan an toàn hạt nhân phải hoàn toàn độc lập, dựa trên năng lực và sự chặt chẽ khách quan. Fukushima đã cho thế giới thấy sự yếu kém và khiếm khuyết của các cơ quan có trách nhiệm. Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản đã bị áp lực trực tiếp của chính phủ và các ngành công nghiệp có liên quan và do đó đã có nhiều hành động và tuyên bố sai trái trong vụ Fukushima.
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không nằm ngoài những bất thường thời tiết (lũ lụt, bão lụt, động đất, sóng thần…). Vài trận động đất lớn (6,8° Richter) đã diễn ra, năm 1935 tại Điện Biên và năm 1983 tại Tuần Giáo. Ta không có một cơ quan an toàn hạt nhân độc lập để nghiên cứu sâu những yếu tố hiểm nguy như thế. Các quan chức hữu trách trong chính phủ toàn quyền muốn nói gì thì nói. Cứ tiếp tục như vậy thì Ninh Thuận rồi sẽ trở thành một Fukushima, lúc ấy sợ rằng hối không kịp.
Những kinh phí phức tạp, khổng lồ
Để các cơ quan trách nhiệm Việt Nam có một ý niệm về bài toán kinh tế rất phức tạp và kinh phí khổng lồ cần thiết, tôi xin phép vắn tắt trình bày phương pháp và mạch lạc giữa các khâu với những con số của tập đoàn EDF vì tôi đã làm việc ở công ty này suốt 30 năm trời.
Các nhà máy điện hạt nhân, từ thiết kế đến vận hành, từ khai thác đến bảo dưỡng, cần một công nghệ cực kì tinh xảo và tốn kém.
Chi phí đầu tư, theo giá cố định tại một thời điểm quy ước, bao gồm chi phí trực tiếp từ 75% đến 80% (xây dựng, thiết bị, lắp ráp, thử nghiệm…) và chi phí gián tiếp từ 20% đến 25% (đất đai, chủ thầu, hành chính…). Sự giảm chi phí này chỉ có thể đạt được nếu xây dựng lớn, hàng loạt hoặc xây nhiều nhà máy tại cùng một nơi. Cần phải tính đến lãi suất phát sinh lớn (intérêts intercalaires) bởi thời gian xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ít nhất từ 5 đến 7 năm) tương đối dài hơn nhà máy chạy than (3 đến 4 năm) hay khí (2 đến 3 năm). Chi phí đầu tư tổng cộng còn phải tính đến chi phí tháo gỡ hay phá huỷ tính vào thời điểm đưa vào vận hành (giá trị thấp vì khoảng cách thời gian lớn).
Chi phí của chu trình nhiên liệu (cycle du combustible) phải tính đến, ngoài thời gian trong lò phản ứng, phần trước (lấy uranium dưới dạng U3O8, biến đổi UF4 và UF6 thành uranium làm giàu, làm giàu uranium, sản xuất các thanh nhiên liệu) và phần sau (vận chuyển các bộ lắp ghép phóng xạ, tái chế nhiên liệu, vận chuyển và lưu trữ chất thải phóng xạ, tín dụng tái chế (crédits de retraitement). So với khí, phần nhiên liệu hạt nhân trong mỗi kWh điện thấp hơn nhiều, 20 – 25% thay vì 70%.
Chi phí khai thác và bảo dưỡng, chiếm từ 15% đến 25% trong chi phí một kWh điện hạt nhân, bao gồm chi phí vận hành, nhân công, bảo trì, hành chính, thuế, bảo hiểm, bảo vệ bức xạ, xử lí chất thải.
Cũng cần tính đến chi phí bên ngoài (externalités) như CO2, tai nạn, thải chất phóng xạ, rất khó đánh giá. Ngoài chi phí môi trường, người ta còn phân biệt chi phí bên ngoài liên quan đến độc lập năng lượng, kinh tế hoặc chính trị…
Chi phí tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân trên lý thuyết chiếm 25% đến 40% chi phí đầu tư. Trên thực tế, chi phí này có thể lên tới và thậm chí vượt quá 100%. Đó là trường hợp nhà máy nước nặng (70 MW) Brennilis của EDF đang được phá huỷ từ 20 năm nay mà vẫn chưa xong. Chi phí dành cho nhà máy này đă lên quá 500% con số dự trù ! Về kinh phí dành cho công trình tháo gỡ, EDF đưa ra con số tạm thời là 300 triệu euros cho mỗi lò. Ở Đức con số lên đến 852 triệu euros. Lẽ cố nhiên, tháo gỡ một lò bị hư hỏng nặng như Fukushima cần nhiều tiền hơn, khoảng 2,7 tỉ euros (cao hơn giá đầu tư xây cất).
Theo báo cáo ngày 31-1-2012 của Toà Kiểm toán (Cour des Comptes) Pháp, tổng kinh phí đầu tư trong lĩnh vực hạt nhân dân sự Pháp từ 1957 đến 2010 lên đến 228 tỉ euros, trong đó những nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động chiếm 96 tỉ, chu trình nhiên liệu 40 tỉ, khâu nghiên cứu 55 tỉ (gồm lò ASTRID – Advanced Sodium Technological Reactor for Industrial Demonstration).
Trung bình mỗi MW thiết kế trị giá là 1,5 triệu euros (tức 2000 đôla mỗi kW) so với 3,7 triệu euros mỗi MW thiết kế của lò EPR. Như thế có nghĩa là năng lượng gió trên đất (1,45 triệu euros mỗi MW) ở Pháp đã bắt đầu cạnh tranh được với điện hạt nhân.
Kinh phí khai thác tổng quát năm 2010 (gồm nhiên liệu uranium, nhân viên, thuế má…) lên đến 8,95 tỉ euros (tức là 22 euros mỗi MWh) với một sản lượng điện hạt nhân là 407, 9 TWh.
Giá kinh tế (coût courant économique) mỗi MWh điện hạt nhân là 49,50 euros với giả thuyết một tỉ suất hiện tại hoá (taux d’actualísation) là 5% và tỉ số lạm phát 2%. Trong tương lai gần đây giá điện EDF sẽ tăng lên ít nhất là từ 10% đến 15%. Dùng giá kinh tế dễ so sánh các dạng năng lượng khác nhau dễ hơn là với giá kế toán (coût comptable).
Kinh phí đầu tư hàng năm từ đây đến 2025 cho việc bảo dưỡng những nhà máy là 3,7 tỉ euros (so với 1,5 tỉ từ 2008 đến 2010). Nếu kéo dài thời gian vận hành 58 lò từ 40 năm đến 60 năm, EDF phải đầu tư thêm 50 tỉ euros chưa kể ít nhất 10 tỉ euros bỏ ra để củng cố an toàn sau Fukushima. Kinh phí mà EDF dành cho việc xử lí 18546 tấn nhiên liệu sử dụng trong các lò là 14,4 tỉ euros. Những tấn nhiên liệu này hiện ở trong các nhà máy EDF hoặc ở La Hague để AREVA tái chế. Mỗi năm AREVA tái chế 1050 tấn. Pháp hiện đang tích trữ 82 tấn Plutonium.
Toà Kiểm toán rất dè dặt, không đồng ý với những con số của EDF đưa ra cho hai khâu tháo gỡ (18,4 tỉ euros) và lưu trữ chất thải phóng xạ (23 tỉ euros) quá thấp so với ngoại quốc. Con số 18,4 tỉ euros này nếu tính theo Mỹ thì sẽ lên đến 34, 2 tỉ, Nhật Bản 38,9 tỉ, Anh 46 tỉ và Đức 62 tỉ euros.
Đứng về phương diện pháp lý, khi có sự cố ở Âu Châu, trách nhiệm dân sự (responsabilité civile) tuy được ghi rõ trong các thoả ước Paris 1960 và Bruxelles 1963, nhưng cách áp dụng còn lu mờ. Trên lý thuyết, công ty khai thác nhà máy điện hạt nhân phải bồi thường nạn nhân. EDF chỉ dự trù 80 triệu cho mỗi sự cố, một con số tượng trưng quá nhỏ! Rốt cuộc, nhà nước cũng phải đứng ra bồi thường nạn nhân nếu xảy ra tai biến lớn. Sự thật, nếu phải bảo hiểm tất cả những nhà máy điện hạt nhân thì phải cần một số tiền khổng lồ và như thế chẳng nước nào dám xây cất ! Đó là trái bom tài chánh nổ chậm của ngành hạt nhân dân sự. Thảm hoạ Fukushima đã làm nước Nhật mất ít nhất 100 tỉ euros, chưa kể hàng trăm tỉ dành cho phần bồi thường nạn nhân. Có thể một ngày gần đây TEPCO sẽ bị quốc hữu hoá.
Nếu xem xét tổng thể : điện hạt nhân không thể kinh tế được
Trong trường hợp của Việt Nam, về mặt kinh tế vĩ mô, cần phải tính đến ảnh hưởng của điện hạt nhân đến sự phát triển kinh tế, tỉ số đầu tư trên dự trữ quốc gia, cải thiện (hay không) cán cân thương mại, sức cạnh tranh kinh tế, sự đảm bảo cung cấp, sự giảm chi phí năng lượng, tạo ra công ăn việc làm, ảnh hưởng xã hội (dân chúng có chấp nhận không ?)
Cơn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay có nguy cơ gây nên những vấn đề nghiêm trọng về nguồn vốn nhất là khi PIB có hướng giảm và lạm phát tăng.
Ở Việt Nam, việc hoạch định chính sách năng lượng không thật sự chặt chẽ và không khả thi về mặt tài chính. Ta quá chú trọng đến điện lực mà không nghiên cứu tỉ mỉ toàn bộ lĩnh vực kinh tế năng lượng. Tiêu thụ điện của nước ta không thể đạt được con số 537 TWh (kịch bản trung bình) vào năm 2030 như đã công bố ! Con số này cao hơn lượng tiêu thụ của Pháp hiện nay. Không một nước nào trên thế giới có thể chạy theo con số tăng trưởng điện năng chóng mặt là 15% mỗi năm. Điều này có nghĩa là cứ 5- 6 năm phải tăng gấp đôi công suất của tất cả các nhà máy và lưới điện. Với PIB 6%, hệ số đàn hồi của ta là 2,5 một con số cao nhất nhì thế giới, chứng tỏ tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ta rất lớn. (Xin mời các bạn xem các bài của Giáo sư Phạm Duy Hiển)
Khả năng sinh lợi của nhà máy điện hạt nhân phải được trình bày rõ ràng. Tỷ suất hiện tại hoá (taux d’actualisation) là bao nhiêu trong bài toán kinh tế ? Mức lãi suất phát sinh là bao ? Phương pháp nào để lựa chọn tối ưu các thiết bị sản xuất ? Khi mà dự báo bị thổi phồng quá mức, thật khó để điều chỉnh cân bằng giữa cung và cầu ! Sự hợp lí trong các lựa chọn phải được chứng minh và bài toán tài chính phải kể đến chi phí gây ra bởi sự sụp đổ bất ngờ của hệ thống điện (coût de la défaillance).
Khi xem xét tổng thể các khâu và nếu ta tính thêm vào chi phí dành cho chuyên gia, thiết bị, uranium làm giàu nhập cảng từ nước ngoài, chi phí xử lí nhiên liệu, lưu trữ chất thải phóng xạ và chi phí tháo gỡ khổng lồ hàng chục tỷ đôla (chi phí dự trù cho việc tháo gỡ 5 lò ở Thụy Sĩ lên đến 23 tỷ đôla), tôi khẳng định rằng điện hạt nhân Việt Nam không thể nào kinh tế được. Chọn năng lượng hạt nhân với một chương trình đầy tham vọng và phiêu lưu (8 lò phản ứng từ năm 2014 đến 2031) là một lỗi lầm hết sức lớn về mặt chiến lược kinh tế và công nghiệp. Ai đứng ra chịu trách nhiệm đối với đất nước và các thế hệ mai sau ?
Nếu có một chính sách rõ ràng, quyết tâm khuếch trương mạnh và nhanh chóng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam như than, khí đốt, dầu mỏ, thuỷ điện, gió, mặt trời sinh khối… cho phép đảm bảo nhu cầu của quốc gia trong nhiều năm tới.
Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân
Đầu tư vào hạt nhân là đầu tư dài hạn, không phải muốn đi ra lúc nào cũng được. Ngày 2-7-2011, ở hội nghị đảng xã hội quốc tế tổ chức tại Athènes, bà Mizuho Fukushima, lãnh đạo đảng xã hội Nhật Bản, đã lên tiếng kêu gọi thế giới từ bỏ điện hạt nhân. Bà đề nghị Nhật Bản rút khỏi điện hạt nhân năm 2020 và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Chính bà cũng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam không nên mua lò phản ứng của nước bà vì thiếu an toàn. Dân chúng cũng đã biểu tình ở Tokyo phản đối việc bán lò cho nước ta. Chính phủ Nhật Bản đã có quyết định huỷ bỏ dự án xây cất thêm 14 lò.
Nếu ta cứ bịt tai che mắt, phung phí đồng tiền, không sợ mất thì giờ, không thấy nguy biến, coi nhẹ tính mạng đồng bào, cứ táo bạo làm điện hạt nhân thì đất nước ta có thể tiêu tàn khi phóng xạ bao trùm lãnh thổ!
Lý luận rằng bắt buộc phải làm điện hạt nhân vì ta thiếu điện, không có phương án nào khác là hoàn toàn không đứng vững. Tại sao không cấp tốc đầu tư vào các nguồn thuỷ điện, khí, than, gió, mặt trời, sinh khối, ít tốn kém, xây cất nhanh và tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho đồng bào ? Tại sao không triệt để tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng ? Vì nhiều trục trặc lúc mới khai thác, trung bình 2 lò 1000 MW của Ninh Thuận sẽ sản xuất mỗi năm tối đa là 8 hay10 TWh, con số xem như tương đương với lãng phí. Chẳng lẽ xây lò phản ứng để đáp ứng nhu cầu vứt tiền ra cửa sổ ?
Đừng quên rằng trên thế giới năng lượng tái tạo đang đươc bành trướng hết sức mạnh mẽ và giá thành kWh mỗi ngày một hạ thấp. Chúng ta phải có chiến lược với tầm nhìn thật xa, đến năm 2050 chẳng hạn. Năm 2020, lúc ta bắt đầu có điện hạt nhân thì năng lượng tái tạo đã kinh tế !
Vì cớ gì ta phải đi vay hàng chục tỷ đôla (10 tỷ cho 2 lò đầu tiên ở Ninh Thuận và vài chục tỷ khác cho 6 lò nối tiếp) để vứt ra cửa sổ ? Không những ta sẽ để món nợ khổng lồ cho con cháu trả mà còn tặng thêm cho chúng chất thải phóng xạ ngàn đời nhiễm độc ! Đó là chưa kể hàng trăm tỷ đôla phải xuất ra nếu có một thảm hoạ lớn xẩy ra trong nước.
Theo cá nhân tôi, Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân ! Việt Nam đi lùi 50 năm (vì điện hạt nhân bắt đầu vào những năm 1950 và cất cánh vào năm 1960), sẽ kẹt một thế kỷ mà không biết (50 năm vận hành, 50 năm tháo gỡ) và sẽ bị chậm trễ, không đuổi kịp chiếc tàu năng lượng tái tạo thế giới mà kinh phi đầu tư đã lên đến 200 tỷ euros trong năm 2010.
Vì sự sống còn của đất nước, một lần nữa tôi thiết tha yêu cầu chính phủ Việt Nam huỷ bỏ ngay chương trình xây dựng những nhà máy điện hạt nhân hết sức tốn kém và vô cùng nguy hiểm để Ninh Thuận khỏi trở thành Fukushima.
Tôi cũng tha thiết yêu cầu chính phủ Nhật Bản đừng cho phép các công ty bán lò cho Việt Nam để uy tín đối với thế giới khỏi sứt mẻ và cũng để tránh cho dân chúng Nhật Bản oán hận một lần thứ hai (xin đọc thư của Giáo sư Phạm Duy Hiển gửi ngày 24-1-2011 cho Thủ tướng Naoto Kan). Tôi sẵn sàng thảo luận với bất cứ chuyên gia nào để chứng minh rằng không thể có an toàn và giá điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ đắt hơn giá năng lượng tái tạo.
Nhân ngày kỉ niệm năm đầu tiên của thảm hoạ Fukushima, tôi thành kính nghiêng mình, cầu nguyện và tưởng nhớ đến những nạn nhân vô tội và những Anh hùng Nhật Bản đã phải hy sinh trong nhà máy, do sự điên cuồng của một nhóm người có thế lực, nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, coi nặng đồng tiền hơn là tính mệnh con người !
Grenoble 11-3-2012
Nguyễn Khắc Nhẫn,
Nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,
GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble,
GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble.
 

Con đường dân chủ cho Miến Điện


Tue, 03/13/2012 – 03:02   -Nguồn: Rebecca Frayn – Newsweek
Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ
05.03.2012
Aung San Suu Kyi đã hy sinh chồng, con, và 22 năm của cuộc đời để tranh đấu cho dân chủ ở Miến Điện. Chỉ còn vài tuần nữa là đến bầu cử, liệu Suu Kyi có thể đem dân chủ đến quốc gia này được không?
Tôi không thể không nghĩ đến con châu chấu David đánh đổ cỗ xe Goliath khi nhìn các đám đông hân hoan bao quanh Aung San Suu Kyi khi bà hết bị quản thúc tại gia vào năm 2010. Làm thế nào mà một phụ nữ có thân hình mảnh khảnh như vậy đã một thân một mình chống trỏi sức mạnh của một trong những chế độ quân phiệt tàn bạo nhất thế giới trong 22 năm qua? Bà đã từng chạm trán với tử thần ba lần. Vào năm 1989, bà đối mặt với các họng súng của quân thù được lệnh phải bắn vào bà; vài năm sau đó, bà sống sót sau một cuộc tuyệt thực tranh đấu đòi thả tự do các cộng sự viên trong đảng của bà đang bị tù đày; và gần đây nhất vào năm 2003, bà thoát khỏi một vụ ám sát một cách kỳ diệu trong khi đi tranh cử. Lòng quyết tâm bất di bất dịch để thiết lập nền dân chủ ở Miến Điện đã tạo cho bà một vị trí xứng đáng bên cạnh Nelson Mandela và Mahatma Gandhi. Tuy vậy, đằng sau sự can đảm dường như không thể lay chuyển của Suu Kyi là một câu chuyện về sự hy sinh cá nhân bao la. Trong suốt những năm dài bị quản thúc tại gia ở Rangoon, bà đã không được chứng kiến hai đứa con trai đang khôn lớn ở Anh Quốc, trong khi Michael Aris, chồng bà và cũng là một học giả ở Oxford, qua đời vào năm 1999 mà không bao giờ được phép gửi lời vĩnh biệt đến bà. Ít người trong chúng ta có thể hình dung ra được mình phải làm gì khi phải đối diện với hai chọn lựa giữa xứ sở và gia đình riêng tư của mình như bà đã phải trải qua. Nhưng vẫn còn ít người hơn có thể tưởng tượng làm sao tiếp tục sống một cách can trường với những hậu quả xảy ra vì sự lựa chọn đó.
Tôi bị bà Aung San Suu Kyi lôi cuốn khi đến thăm Miến Điện vào năm 1991 với bạn trai lúc đó, hiện giờ là chồng của tôi. Chúng tôi lúc đó tự hỏi có nên kết hôn với nhau không, nhưng bây giờ cũng không biết tại sao chúng tôi đã có ý định đến một đất nước với một thành tích phi nhân quyền nghiêm trọng như thế để tìm câu trả lời. Lúc nào cũng có một công an đi kèm bên cạnh, chúng tôi đi qua những biểu ngữ xui bảo như “Yêu Tổ Quốc” hoặc “Chỉ khi nào có kỷ luật thì mới có tiến bộ” với cảm tưởng như là chính mình đang sống trong bối cảnh ngột ngạt được diễn tả trong cuốn tiểu thuyết 1984 của George Orwell. Và bất cứ nơi nào chúng tôi đến, người Miến Điện sẽ sà vào để nóng lòng chia sẻ với chúng tôi chiều sâu của niềm đau khổ và sự tuyệt vọng của họ. Mặc dù những người công an bám sát chúng tôi cố gắng kiểm soát những gì chúng tôi trông thấy, điều thấy rõ là một đất nước từng là một quốc gia giàu nhất Á Châu này đã bị đưa đến tình trạng khốn khổ cùng cực dưới ách cai trị hà khắc của các tướng lãnh.
Mặc dù lúc đó Suu Kyi mới bị quản thúc hai năm, bà đã thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1990, và chỉ nghe thầm tên của bà là đủ làm cho khuôn mặt của dân chúng rạng rỡ hẳn lên. Suu Kyi là con gái duy nhất của một anh hùng Miến Điện, tướng Aung San, người cho đến ngày nay được tôn thờ với vai trò của ông trong việc đàm phán dành độc lập khỏi ách thống trị thực dân Anh ở Miến Điện và người thành lập quân đội Miến Điện hiện đại. Ông bị ám sát vào năm 1947, sáu tháng trước khi độc lập trở thành hiện thực. Mặc dù Suu Kyi chỉ có 2 tuổi khi ông qua đời, bà lớn lên trong huyền thoại của vĩ nhân Aung San với sứ mạng chính trị dang dở của ông và nhiều người Miến Điện xem bà như là người hóa thân của ông bố. Tôi bị xúc động một cách sâu sa bởi niềm hy vọng mà sự hiện diện vô hình của bà đã reo rắc trong những người cực kỳ khốn khổ này, và trong những năm dài sau đó, tôi thường nghĩ về họ như đang chờ Suu Kyi bước ra từ đôi cánh như con sư tử Aslan của sứ thần tiên Narnia. Và vì thế, bốn năm trước, tôi viết một kịch bản mà bây giờ đã được dựng thành phim The Lady, do Luc Besson đạo diễn với Dương Tử QuỳnhDavid Thewlis diễn xuất. Cuốn phim sắp được chiếu ở Mỹ, nhưng bản lậu đã gây ra một sự nôn nao nào đó trên các đường phố Miến Điện.
Để nghiên cứu cho dự án, tôi cố gắng hết sức để liên lạc với rất nhiều bạn bè và gia đình Suu Kyi. Lúc đó tôi tìm ra Michael Aris, người chồng đã tranh đấu không ngừng đằng sau hậu trường để hỗ trợ bà ấy. Cuốn phim của tôi chẳng bao lâu trở thành một chuyện tình đau thương với tất cả các âm hưởng của một thiên tình sử theo kiểu Hollywood xa xưa. Ngay từ đầu, họ là một cặp rõ ràng khác biệt. Michael cao lớn, tóc vàng, mắt xanh, ông thích hút thuốc và uống rượu, và thích giao thiệp với một giọng luyên thuyên như đóng kịch. Suu nhỏ nhắn, tóc đen, một người kiêng rượu, và cực kỳ im lặng. Họ gặp nhau khi Suu đến từ Miến Điện để học triết, chính trị và kinh tế tại Oxford vào năm 1964. Trong bộ quốc phục truyền thống với một bông hoa luôn bên mái tóc, Suu trông đẹp lộng lẫy làm Michael say mê ngay lập tức. Ông học lịch sử cận đại nhưng đặc biệt đam mê về Tây Tạng, Bhutan, Nepal, và trong Suu ông đã tìm thấy sự thể hiện lãng mạn của tình yêu tuyệt vời của ông cho Phương Đông. Nhưng khi Suu chấp nhận lời cầu hôn của Michael, bà giao ước: bất cứ khi nào dân Miến Điện cần bà, bà sẽ trở về với họ. Và Michael không ngần ngại đồng ý. Đó là một thỏa thuận Michael tôn trọng cho đến khi kết thúc một cách đau thương.
Suu Kyi và Michael kết hôn vào năm 1972, và họ định cư tại vùng ngoại ô xanh tươi khi ông được học bổng nghiên cứu tại Oxford. Trong 16 năm kế tiếp, Suu Kyi là một người vợ gương mẫu và một người mẹ hiền dịu khi hai đứa con trai ra đời. Bà hết lòng xả thân xuốt thời gian nội trợ bận bịu trong cuộc đời của bà như bà đã hết lòng cống hiến cho sự nghiệp chính trị của bà sau này. Chẳng mấy chốc bà nổi tiếng về nấu ăn và về tổ chức các buổi sinh nhật sang trọng cho các con trai của bà. Bà thậm chí còn ủi vớ của Michael và lau chùi nhà cửa, thách thức các bạn bè theo đòi nữ quyền hơn cả bà.
Bất cứ ai tin tưởng vào số phận đều bị lôi cuốn vào các sự kiện dẫn dắt một bà nội trợ ở Oxford này trở thành một trong những nhà vận động cho nhân quyền quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Năm 1988, khi Suu Kyi và Michael đang ngồi đọc sách trong một buổi tối yên tĩnh ở Oxford, bà nhận được cú điện thoại từ Miến Điện báo tin mẹ bà bị đột quỵ. Bà sửa soạn hành lý ngay lập tức và hẹn trở về càng sớm càng tốt khi có thể. Trong thực tế, bà không bao giờ bước chân trở về Anh Quốc.
Suu Kyi đến Miến Điện trùng hợp với giai đoạn biến động chính trị lớn. Bà đi thẳng đến bệnh viện Rangoon để chăm sóc bà mẹ và thấy các hành lang đầy chặt sinh viên bị thương và đang hấp hối vì bị quân đội bắn trong một loạt các cuộc chạm trán đẫm máu. Hàng ngàn người khác đã bị thảm sát không thương tiếc. Qua một khúc quanh kì lạ của số phận, Suu Kyi vô tình nằm trong tuyến đầu của một cuộc cách mạng không thủ lĩnh. Chính tai bà nghe những câu chuyện đau lòng từ sinh viên về bạo tàn của chính phủ. Mặc dù bà khăng khăng rằng bà có một gia đình đang đợi ở bên Anh, tin đồn đi rất nhanh rằng con gái của Tướng Aung San đã hồi hương để giúp dân Miến Điện trong lúc cần thiết.
Học kỳ đã kết thúc cùng lúc để Michael và hai đưa con trai đi Rangoon thăm bà và xem phóng sự truyền hình trực tiếp trong đó Tướng Ne Win, một nhà độc tài tàn bạo độc nhất vô nhị tuyên bố trước sự ngạc nhiên của mọi người rằng vì tầm quan trọng của tình trạng bất ổn, ông sẽ tổ chức một cuộc bầu cử. Michael tiếp tục xem phóng sự khi một đoàn đại biểu của các học giả từ Đại học Rangoon đến mời Suu Kyi làm thủ lĩnh cho một phong trào mới cho dân chủ với lý do rằng dân chúng khắc nhiên sẽ đoàn kết đằng sau bà vì là con gái của tướng Aung San. Michael và Suu bị dằn vặt bởi lời thỉnh cầu này, hai cậu con trai vô tư không biết gì về tiếng gọi của số phận mà cha mẹ chúng đang trăn trở với nó. Bà quyết định đồng ý để giúp tạo nên một chính phủ lâm thời, nghĩ rằng một khi một thể chế dân chủ được thành lập, bà sẽ tự do trở về Oxford. Michael giúp bà chuẩn bị bài diễn văn lần đầu tiên trong đời mà bà đọc trước một đám đông nửa triệu người. Chỉ hai tháng trước đó, bà chăm sóc gia đình một cách êm ấm so với bây giờ, với vai trò dẫn đầu cuộc nổi dậy của đại quần chúng chống lại một chế độ man rợ. Hai đứa con trai được gửi về trường nội trú ở Anh Quốc, và Michael ở lại để hỗ trợ bà hai tháng nữa cho đến một đêm khi các binh lính đến đuổi ông về nước.
Mới đầu hai vợ chồng hy vọng xa nhau chỉ một vài tháng, nhưng chẳng bao lâu, vài tháng đã trở thành nhiều năm và các con trai đã trưởng thành. Trong năm năm tiếp theo, mặc dù được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1991, Suu Kyi vẫn bị quản chế trong sự cô lập tuyệt đối. Bà duy tâm bằng cách học thiền, đọc nhiều sách về Phật Giáo và nghiên cứu các tác phẩm của Mandela và Gandhi. Michael và các con chỉ được phép thăm hai lần trong suốt thời gian đó. Chính ra bà tự chọn là một tù nhân lương tâm vì bất cứ lúc nào bà cũng có thể yêu cầu được đưa ra sân bay để quay trở lại với gia đình. Thật vậy, quân đội đã có thể túm lấy lời yêu cầu đó để chấm dứt bế tắc. Nhưng Suu Kyi cũng như Michael không bao giờ có ý định làm bất kỳ điều gì như vậy.
Là một sử gia, ngay cả khi phải vật lộn để ngăn bệnh trầm cảm và vận động chính trị đằng sau hậu trường để can thiệp cho Suu Kyi, Michael luôn luôn nhận thức rằng họ là một phần của lịch sử đang thành hình. Ông tiếp tục trưng bày cuốn sách bà đang đọc khi bà nhận được cú điện thoại gọi bà về Miến Điện. Ông trang trí các bức tường trong nhà với các bằng tưởng lục của các giải thưởng bà nhận được cho đến ngày nay. Và ở trên giường của mình, ông treo một bức ảnh lớn của bà. Dĩ nhiên, trong thời gian dài bặt tin, ông ta tự hỏi không biết Suu Kyi thậm chí còn sống không. Ban đầu, ông vui mừng khi thỉnh thoảng nghe các báo cáo từ người đi ngoài đường nghe tiếng dương cầm Suu Kyi đang chơi trong nhà quản thúc, nhưng khi độ ẩm rốt cuộc làm hỏng chiếc đàn, ông ta cũng mất luôn cả niềm tin mong manh này.
Sau đó, khá bất ngờ, vào năm 1995, Michael nhận được một cú điện thoại từ Suu. Bà nói bà gọi từ Đại sứ quán Anh. Bà đã được tự do một lần nữa! Có lẽ hy vọng rằng cuối cùng họ đã có thể thuyết phục bà đi, Michael và hai đứa con được cấp giấy chiếu khán. Nhưng người họ gặp gỡ đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn bị chính trị hóa qua những năm bị cô lập đã tôi luyện quyết tâm chính trị của mình thành thép. Đó là lần cuối cùng Michael và Suu được phép gặp nhau. Ba năm sau đó, khi được biết mình bị ung thư trong giai đoạn cuối cùng, ông gọi cho bà để báo tin xấu và ngay lập tức xin giấy chiếu khán để ông có thể tự mình nói lời vĩnh biệt.
Khi đơn xin của ông đã bị từ chối, ông đã xin lại hơn 30 lần trong khi sức khoẻ càng ngày càng suy xụp. Một số nhân vật nổi tiếng, trong đó Đức Giáo Hoàng John Paul II và Tổng thống Bill Clinton đã viết thư thỉnh cầu hộ ông, nhưng tất cả đều vô ích. Cuối cùng, một viên chức quân sự đến gặp Suu Kyi. Ông nói, tất nhiên, rằng bà có thể nói đôi lời vĩnh biệt với chồng, nhưng muốn làm như vậy bà ấy sẽ phải quay trở lại Oxford. Sự lựa chọn ngấm ngầm ám ảnh bà suốt 10 năm vợ chồng chia lìa bây giờ đã trở thành một tối hậu thư rõ ràng. Tổ quốc hoặc gia đình của bà. Bà rất lo âu. Nếu bỏ về, cả hai Suu Kyi và Michael đều biết điều đó có nghĩa là vĩnh viễn lưu vong và tất cả mọi thứ họ đã sát cánh tranh đấu bên nhau sẽ chấm dứt. Suu gọi Michael từ Đại sứ quán Anh khi bà có thể làm được, và mỗi lần nói chuyện, Michael luôn luôn cương quyết khuyên bà đừng bao giờ có ý tưởng bỏ cuộc. Cuối cùng, khi Suu Kyi chấp nhận bà sẽ không bao giờ được nhìn thấy Michael một lần nữa, bà mặc chiếc váy với màu mà Michael thích nhất, cài một hoa hồng trên mái tóc, và đi đến Đại sứ quán Anh. Nơi đây, bà thu hình một thước phim chia tay mà trong đó bà nói tình yêu của Michael dành cho bà là trụ cột và điểm tựa cho cuộc đời của bà. Cuộn phim được chuyển lén ra ngoài, nhưng đến nơi chỉ hai ngày sau khi Michael qua đời.
Với cá tính sắt đá, Suu Kyi luôn luôn tránh né mọi cố gắng để nói về sự đau khổ của bà. Khi một nhà báo nói với bà rằng chuyện hôn nhân của bà có những yếu tố giống như một một bi kịch Hy Lạp, bà cho ông ta một trận sống chết. Bà nhắc ông ta là bà đã chọn con đường đó. Và chính lòng kiên trì vững chắc mà bà đã gìn giữ được để đi đến sự lựa chọn đó đã chiếm lòng tôi với sự khâm phục sâu sắc khi tôi viết những giòng này. Mặc dù bà đã bình chân qua 24 năm dài dẵng, niềm đau đớn của sự hy sinh của gia đình Aris đã luôn luôn bị làm phức tạp thêm bởi sự tiến bộ chính trị không đáng kể đã đạt được, và chắc chắn có người tự hỏi cái tổn thất cá nhân đó có thể được đánh giá là xứng đáng không.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy các chế độ độc tài đang sụp đổ trên toàn thế giới, quân đội Miến Điện cuối cùng đã tuyên bố cải cách chính trị, điều quan trọng nhất trong đó là cuộc bầu cử vào tháng Tư này, trong đó Suu Kyi và đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia của bà. Sự hỗ trợ cho bà từ dân Miến Điện đã chưa bao giờ được cao như thế. Vào tháng trước, khi bắt đầu chuyến đi tranh cử đầu tiên kể từ khi trở thành một ứng cử viên chính thức, bà gặp các đám đông nhiệt tình trong xuốt bốn tiếng dọc theo con đường từ Rangoon đến Pathein. Và mặc dù dưới nhiệt độ thiêu đốt, hơn 10.000 người chờ bà đến đọc diễn văn trong một sân vận động thể thao đông nghẹt và khi bà đến, họ dâng biểu ngữ ca ngợi bà là “Mẹ Dân chủ.”
Ngay cả những người chỉ trích Miến Điện khắt khe nhất cũng rất ngạc nhiên với số lời hứa cải cách đã được thực hiện; song song với cuộc bầu cử sắp tới, chính phủ đã thả hàng trăm tù nhân chính trị, ký thỏa thuận ngừng bắn với quân nổi dậy của dân tộc thiểu số, tăng tự do báo chí, và nới lỏng luật kiểm duyệt. Tất nhiên chủ yếu của chính phủ là hy vọng những cải cách sẽ dẫn đến việc dỡ bỏ phong toả kinh tế, nhưng các chính phủ Tây phương và Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố họ sẽ chỉ xét lại các biện pháp trừng phạt sau khi quan sát cuộc bầu cử tháng Tư được tiến hành một cách tự do và công bằng ra sao. Vì vậy, mặc dù Suu Kyi được cho là sẽ thắng lớn, người ta nó vẫn còn xem mức độ quyền lực bà sẽ thực sự vận dụng, nếu có.
Và hai đứa con của Mẹ Dân chủ để lại bây giờ ra sao? Alexander, con trai lớn của Suu Kyi, năm nay 38, hiện đang sống ở Hoa Kỳ và chưa đến thăm bà. Nhưng Kim, bây giờ 34, cuối cùng cũng được cấp giấy chiếu khán để đi thăm người mẹ mà lần trước anh ta đã gặp vào một thập kỷ trước đó. Anh ôm chầm lấy bà tại sân bay trước khi tự hào khoe hình xăm mới toanh trên cánh tay của mình. Hình xăm là một lá cờ với con công, biểu tượng của đảng Liên đoàn Quốc gia Dân chủ của bà Suu Kyi. Thế là bánh xe lịch sử đang xoay để tìm đến Suu Kyi, người từng là cái gai lớn nhất đối với quân đội, hiện nay đang ở trong vị trí hoàn hảo để tạo điều kiện cho chuyển giao hòa bình cho thể chế chính trị, cũng giống như Mandela đã làm cho Nam Phi. Giấc mơ cho nền dân chủ của Aung San Suu Kyi – một giấc mơ được chia sẻ bởi 59 triệu dân Miến Điện – sắp sửa trở thành sự thật ngay trước mắt chúng ta.
 

Đào Tuấn :Sự kiện Bình An- Tình trạng Bình An


Đaotuan
Ngày 8-10-2007, dư luận mắt tròn mắt dẹt khi trực tiếp theo dõi cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu trong Phiên đấu giá bức tranh “Văn Miếu – Văn hóa Việt”, ủng hộ Quỹ vì người nghèo tại TP HCM. Bà Diệu Hiền, TGĐ Công ty Thuỷ sản Bình An trong lần xuất hiện đầu tiên trước ống kính truyền hình- đã trả 3 tỷ đồng cho bức tranh này. Các mức giá sau đó là 5 tỷ, 8 tỷ. Nữ đại gia Miền Tây chỉ chịu thua khi một “nữ đại gia” khác trả với mức 10 tỷ đồng, tuy nhiên, bà nói, giản dị đến thản nhiên- là sẽ ủng hộ 2 tỷ đồng cho quỹ Vì người nghèo.
Suốt tuần qua, bên cạnh  thông tin “ Bộ Thương mại Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cá tra”, báo chí cũng ồ ạt nói về việc bà Diệu Hiền “nợ cả ngàn tỷ”. Đến 3 tỷ tiền bảo hiểm của công nhân, số tiền đúng bằng mức giá đầu tiên bà đưa ra trong cuộc đấu giá tiền tỷ vô tiền khoáng hậu 5 năm trước, bây giờ bà cũng không có để trả.
Có thể cuộc đấu giá 5 năm trước là một hình thức PR “tiết kiệm” nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút nguồn vốn. Nhưng cũng có thể số tiền 2 tỷ mà bà Hiền, đã rất dễ dãi, cho đi, dù là ủng hộ người nghèo, cũng là một phần nhỏ của món nợ ngàn tỷ ngày hôm nay.
Số nợ thực sự của Bình An, của bà Diệu Hiền là bao nhiêu còn phải chờ cơ quan chức năng kết luận. Hiện giờ, con số tạm thời được Cần Thơ đưa ra là trên dưới 1000 tỷ mà mỗi ngày, riêng tiền trả lãi cũng cả tỷ đồng. Nợ đến nỗi, Tổng giám đốc bất đắc dĩ của Bình An đã buộc phải tuyên bố “Tính đến phương án bán nhà máy chế biến thủy sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỷ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm”.
Trước khi “ra nước ngoài”, bà Diệu Hiền thừa nhận Bình An đang gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank… đã ngưng cho công ty vay vốn. “Thiếu vốn đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng cắt đứt mạch máu lưu thông khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn”.
Trong một dự báo, được đưa ra vài ngày trước đây, chính Vasep đã đưa ra một dự báo ảm đạm khi cho rằng sẽ có ít nhất 20% DN thuỷ sản sẽ đóng cửa khi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: Thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào cao, chất lượng con giống giảm sút. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với các DN nói chung và DN thuỷ sản nói riêng là nguồn vốn, ở cả hai khía cạnh: Thiếu nguồn vốn lớn. Và nếu có, thì đó là nguồn vốn với lãi suất cắt cổ.
Với tình trạng nguồn vốn như hiện nay, 20% DN ở vào “tình trạng Bình An” có lẽ còn là quá lạc quan.
Chính vì vậy, sẽ là rất nhẫn tâm khi coi quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), giảm thuế, từ 0,56 USD/kg xuống còn 0,03 USD/kg đối với cá tra- là một “chiến thắng”- Liệu có thể tin vào một chiến thắng từ trên trời rơi xuống?! Cũng khó nói rằng đó là một “cơ hội”- Liệu các DN còn “cơ hội” khi Mỹ chỉ là thị trường chiếm 28% giá trị xuất khẩu cá tra? Khi mà đối với nhiều DN, sản lượng xuất khẩu sang 2 thị trường lớn khác là EU và Nhật Bản đã giảm tới 50%?
Năm ngoái, 50 ngàn DN đã phải giải thể, phá sản. Ngay những ngày đầu năm nay, hàng loạt đại gia rơi vào cảnh nợ nần phải bán xe, bán nhà. Có lẽ, Bình An chỉ nạn nhân đầu tiên trong vô số những DN bị xiết tín dụng. Sự kiện Bình An, có lẽ cũng chỉ là sự khởi đầu cho tình trạng vỡ nợ của các DN.
 

Việt Nam: Chính quyền Đà Nẵng tăng sức ép cưỡng chế giáo xứ Cồn Dầu

Công an Đà Nẵng dọa bắt giáo dân Cồn Dầu
Công an Đà Nẵng dọa bắt giáo dân Cồn Dầu
@LTCG
Tú Anh  – RFI
Từ năm 2010 đến nay, giáo dân Cồn Dầu bị áp lực của chính quyền bán rẻ đất đai cho một công ty địa ốc. Hệ quả của biện pháp đàn áp là một người chết, một số bị xử án tù, nhiều giáo dân phải chạy sang Thái Lan tỵ nạn. Trong những ngày gần đây, công an hăm dọa những gia đình quyết tâm bám trụ và ra lệnh cấm linh mục giảng đạo trong vòng ba tháng. Công luận nghi ngờ có bàn tay của Mafia.
Hãng tin Công giáo Asia News.it cho biết giáo xứ Cồn Dầu, huyện Cẩm Lệ, tỉnh Đà Nẵng chuẩn bị đón chờ một đợt trấn áp mới.
Công an đe dọa sẽ dùng vũ lực trục xuất những ai chống lại lệnh cưỡng chế nhường 10 mẫu đất cho một công ty địa ốc xây dựng khu du lịch.
Trong những ngày qua, cán bộ chính quyền và công an đã đến tận nhà những giáo dân từ chối thi hành lệnh cưỡng chế ban hành cách nay hai năm.
Vào năm 2010, chính quyền Đà Nẵng ra lệnh phá hủy nhà thờ Cồn Dầu và nghĩa trang của giáo xứ thành lập cách nay 135 năm để xây khách sạn và khu giải trí.
Tin theo lời hứa đền bù và giúp tái định cư của chính quyền, và do bị sức ép, khoảng 200 gia đình đã chấp thuận ra đi. Nhưng theo nguồn tin từ giáo xứ thì hai năm qua họ vẫn chưa có đất, chưa có nhà.
Do vậy, 100 gia đình còn lại nhất định không ra đi đâu hết.
Giáo dân cho Asia News biết thêm là trong thánh lễ Chủ nhật vừa qua, linh mục Nguyễn Tấn Lực đã phải thông báo với giáo dân là có lẽ ông phải ký giấy « di dời thánh giá », sau đó, xe ủi đất sẽ san bằng mồ mả.
Giáo dân cũng tỏ ra lo lắng cho linh mục chủ chăn. Họ đặt nghi vấn phải chăng Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri bị « sức ép » phải ủy quyền cho linh mục Nguyễn Tấn Lực giải quyết với chính quyền ? Hay là có những nguyên nhân sâu xa nào khác ?
Theo bản tin trên mạng « Nữ Vương Công Lý », tập đoàn chủ đầu tư xây khu du lịch tại Cồn Dầu có nhiều công ty con « chuyên đánh hàng lậu » qua đường dây « xã hội đen Việt Nam tại Ukraina ».
Tuy tranh chấp với giáo dân chưa kết thúc, đất Cồn Dầu đã được rao bán lại với giá cao gấp 30 lần tiền bồi thường cho nạn nhân bị cưỡng chế.
 

Thêm một tu sĩ Tây Tạng tự thiêu tại Tứ Xuyên – Đài Loan phản đối Philippines cho thăm dò dầu khí gần Trường Sa


Minh Anh – RFI
Theo nguồn tin từ tổ chức phi chính phủ Tây Tạng Tự do (Free Tibet) vào hôm qua, 12/03/2012, vừa có thêm một nhà sư trẻ Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam Trung Quốc tự thiêu. Hành động cho thấy làn sóng phản đối chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của Bắc Kinh không hề suy giảm, bất chấp áp lực của chính quyền.
Theo tổ chức Free Tibet, nhà sư trẻ 18 tuổi này thuộc tu viện Kirti, điểm nóng của phong trào phản kháng và đã tự biến mình thành ngọn đuốc sống tại thành phố A Bá, ở phía Tây tỉnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã phủ nhận thông tin này.
Trong vòng một năm gần đây, tính ra đã có ít nhất là 26 vụ tự thiêu của người Tây Tạng, trong đó phần đông là các nhà sư. Đông đảo người Tây Tạng phản đối  chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của Bắc Kinh và điều mà họ xem là sự thống trị ngày càng nhiều của người Hán.
________________________________________________________________________________________________

Đài Loan phản đối Philippines cho thăm dò dầu khí gần Trường Sa

Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)
Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)
Bộ Ngoại giao Đài Loan vào hôm nay, 13/03/2012, đã công kích Philippines về kế hoạch cấp phép cho thăm dò dầu khi ngoài khơi đảo Palawan, sát vùng quần đảo Trường Sa mà Đài Bắc cho là thuộc lãnh thổ của họ. Đài Loan đồng thời nhắc lại chủ quyền của họ trên bốn nhóm quần đảo trong vùng Biển Đông.
Trong một bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Đài Loan xác định  : “Các quần đảo Ðông Sa (Pratas), Nam Sa (tức Trường Sa), Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Trung Sa (Maccelsfield Bank), cùng với vùng biển tiếp giáp, và đáy biển… là thành tố vốn có của lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc, chiếu theo lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế”. Do đó, bản thông cáo khẳng định là chính quyền Đài Loan không chấp nhận bất kỳ đòi hỏi chủ quyền, hoặc hành động chiếm cứ các khu vực đó.
Một cách cụ thể, theo phía Đài Loan, Chính quyền Philippines đã có hành động vi phạm luật lệ quốc tế khi cho phép thăm dò dầu khí ngoài khơi khu vực Bãi Cỏ Rong và đảo Palawan ở phía tây bắc Philippines. Đối với Đài Loan, đó là những vùng thuộc quần đảo Trường Sa,  thuộc chủ quyền Đài Loan.
Xin nhắc lại là vùng quần đảo Trường Sa hiện có 6 bên tranh chấp, ngoài Đài Loan và Philippines, khu vực này còn có Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Brunei tranh chấp chủ quyền. Ngoại trừ Brunei, tất cả năm bên còn lại đều cho quân đội đồn trú trên một số hòn đảo mà họ chiếm đóng. Riêng Đài Loan hiện trấn giữ hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình mà họ đặt tên là Thái Bình.
Lực lượng tuần duyên Đài Loan hiện có 130 người thường trực trên đảo này. Trong bối cảnh các đối thủ tranh chấp khác đang tăng cường lực lượng trong vùng, lãnh đạo ngành an ninh Đài Loan mới đây đã kêu gọi chính quyền tăng cường nguồn lực quân sự cho bộ phận phụ trách Trường Sa.
 

TP. Hải Phòng ‘khuyên nhủ’ vợ ông Vươn

 - thứ ba, 13 tháng 3, 2012  – BBC
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/07/120107105315_doanvanvuon_304x171_dantri.jpg
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận  =====>>>
Một đoàn của thành phố Hải Phòng khuyên gia đình ông Đoàn Văn Vươn “chú tâm làm ăn, bỏ qua chuyện cũ” trong cuộc gặp mới nhất, theo lời vợ ông.
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ của người đang bị tạm giam, cho đài BBC biết hôm nay một phái đoàn cấp thành phố đến gặp bà, do ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu.
Ông Hiệp được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng.
“Họ bảo bây giờ phải chú tâm làm ăn, chứ cứ đấu đá làm gì, mọi chuyện cũ thì bỏ qua.”
“Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào, chỉ mong các ông tha được ngày nào tốt ngày ấy,” bà Thương kể.
Mấy tuần trước, Hải Phòng muốn dành một căn nhà của tổng đội thanh niên xung phong cho bà Thương ở tạm, nhưng bà không đồng ý.
“Họ động viên nhà em nhận nhà, nhưng bọn em không nhận,” bà kể về cuộc gặp hôm nay.
“Họ bảo bây giờ phải chú tâm làm ăn, chứ cứ đấu đá làm gì, mọi chuyện cũ thì bỏ qua. Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào, chỉ mong các ông tha được ngày nào tốt ngày ấy.”
Bà Nguyễn Thị Thương
Theo bà, có đến khoảng 30 người trong đoàn nhưng “chỉ nói vài câu rồi về”.
Thanh tra việc sử dụng đất
Trong đoàn có cả thành viên của Thanh tra huyện Tiên Lãng, những người mà hôm qua, 12/3, đã mời bà Thương lên để hỏi về quá trình sử dụng đất của ông Vươn.
Truyền thông trong nước cho hay thanh tra huyện yêu cầu bà Thương cung cấp một số văn bản hành chính, trong đó có cáo buộc tự ý lấn thêm 19,3 ha đầm, chặt phá rừng chắn sóng, không thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng đất và cho thuê hơn 3 ha trong 21 ha đầm bên trong của gia đình.
Có ý kiến đặt câu hỏi vì sao lại có việc nhấn mạnh vào hành vi “sai sót” của gia đình ông Vươn, sau khi Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chính thức bị cách chức vì sai phạm.
Nói với BBC, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, nói việc thanh tra là “cố đấm ăn xôi, để cho ông Vươn là sai sót”.
Ông Luân được bà Thương làm giấy ủy quyền để cung cấp thông tin cho thanh tra huyện, nhưng giấy ủy quyền không được cấp xã, xã Vinh Quang, xác nhận.
“Người ta rất ngại gia đình anh Vươn ủy quyền cho tôi, vì tôi biết điểm sai của các vị ấy. Gia đình người ta bây giờ toàn đàn bà, trẻ con, lại đi bắt nạt,” ông Luân bức xúc.
Ông Luân cho biết vào chiều nay có buổi họp giữa tổ công tác thành phố với các hộ nuôi trồng thủy sản mà đã từng nhận quyết định thu hồi đất.
Sau kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 10/2, chính quyền Hải Phòng buộc phải rà soát các trường hợp đã giao đất, ra quyết định thu hồi.
Ngoài 18 hộ đã được giao đất, ông Luân cho biết gia đình của ông và ông Vươn là hai trong số 5 hộ bị thu hồi đất.
Ông Đoàn Văn Vươn, cùng ba người khác trong đình – Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh và Đoàn Văn Vệ – đang bị tạm giam và khởi tố về tội giết người.
Bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ nhưng tạm thời được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả trên Facebook của BBC.
 

Tôn giáo giúp gì cho tình hình VN?

Trịnh Ngọc Anh  -Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hoa Kỳ   – thứ ba, 13 tháng 3, 2012
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/13/120313080243_viet_religion_304x171_reuters_nocredit.jpg
Tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam phát xuất từ chính sách “phân biệt đối xử” do đảng và chế độ Cộng sản gây ra, cộng với hậu quả từ những mâu thuẫn ý thức hệ còn sót lại sau chiến tranh, và bởi tình trạng độc tài, tham ô, bất công, lạm dụng quyền lực xảy ra trong xã hội.
Từ hoàn cảnh đó, bên cạnh một giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Nam, Tôn Giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoà giải các mâu thuẫn của dân tộc.
Chính phủ Việt Nam nói tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước =====>>>
Dung hòa xung đột
Với bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, ảnh hưởng của các đoàn thể tôn giáo ôn hoà rất cần thiết để dung hoà các xung đột tồn đọng trong lòng các giới tín đồ, kể cả thành phần tín đồ hiện là đảng viên, nhân viên của đảng và chế độ đương quyền.
Khi vai trò của các tôn giáo có nền móng sâu xa trong văn hoá và xã hội được phục hưng, ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi thể chế chính trị.
Tôn giáo có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được tối đa tình trạng trả thù, báo oán — một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những người đang phục vụ cho chế độ. Với căn bản triết lý mang tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín đồ, vai trò tôn giáo sẽ có thể tạo ra được tâm lý hài hoà, bao dung cần thiết để làm căn bản cho tiến trình hoá giải các mâu thuẫn chính trị đang có.
Mặt khác, tôn giáo cũng có thể đóng vai trò trung gian để giải toả được các trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các giải pháp chính trị cho Việt Nam. Vai trò này rất quan trọng trong những bước đối thoại ban đầu: khi nhà cầm quyền muốn giữ thể hiện của phía đương quyền, và các đoàn thể đối lập cũng phải có những dè dặt chính trị cần thiết khi đàm phán, thương thảo.
Với bản chất của một xã hội đang dung chứa quá nhiều yếu tố mâu thuẫn với chế độ, viễn ảnh xảy ra các biến động xã hội, kinh tế, chính trị… mỗi ngày gia tăng một nhiều và nặng nề hơn. Nếu như các chính sách đối nội và đối ngoại không được điều chỉnh nhanh chóng hoặc thay đổi một cách rốt ráo, thì biến động chắc chắn sẽ bộc phát.
Trong tình huống đó, sự thay đổi cơ chế qua đột biến sẽ là một tiến trình không thể ngăn chận được.
Đổi mới rốt ráo
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải đổi mới một cách rốt ráo để tạo yếu tố thành hình một chính thể dân chủ pháp quyền thực sự, chứ không phải chỉ là những thay đổi vá víu ở luật pháp, hay các chính sách lưng chừng ở từng giai đoạn.
“Đảng Cộng sản cần có một giải pháp chuyển thể tốt cho xã hội và an toàn cho chính họ. Giải pháp đó là chuẩn bị một tâm lý bao dung rộng lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.”
Đảng có thể tiếp tục tồn tại và sinh hoạt hợp pháp trong tương lai hay không là tuỳ thuộc vào thiện chí cụ thể của đảng này trong giai đoạn chuyển biến hiện nay, trong đó việc trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân là yếu cầu tiên quyết.
Tuy nhiên, với hậu quả của một hoàn cảnh lịch sử nhiều sai lầm và mâu thuẫn, vấn đề trả lại quyền tự quyết cho nhân dân không đơn giản chỉ là sự trao quyền lãnh đạo ở giờ phút sau cùng, dù là qua một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do.
Đảng Cộng sản cần có một giải pháp chuyển thể tốt cho xã hội và an toàn cho chính họ. Giải pháp đó là chuẩn bị một tâm lý bao dung rộng lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, để khi Việt Nam có thay đổi thể chế, người ta đã có thể chấp nhận được một tiến trình hoà giải đúng nghĩa.
Trong hướng thay đổi đó, Tôn Giáo đóng một vai trò gạch nối quan trọng.
Trong bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay, để có thể hoàn thành được tiến trình hoà giải này, sự độc lập và quyền tự do của các tôn giáo cần thiết được phục hồi một cách trọn vẹn. Nhà nước Việt Nam cần giải toả những kiểm soát và giới hạn đang áp đặt lên các đoàn thể tôn giáo nói chung, và quyền hành đạo của các tu sĩ, tín đồ nói riêng.
Tôn trọng đúng nghĩa
“Ngày nào quyền Tự do Tôn giáo ở nước ta được thực thi, ngày đó các quyền Tự do khác mới có thể được phát triển một cách tốt đẹp và trọn vẹn.”
Sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo một cách đúng nghĩa và trọn vẹn của bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là của đảng cầm quyền đương thời, sẽ tái tạo niềm tin ở một chính sách thay đổi đúng nghĩa và đúng mức. Từ đó, các tôn giáo mới có thể góp phần một cách hiệu quả trong tiến trình làm trung gian hoá giải các bế tắc chính trị, xã hội, văn hoá và giáo dục của nước ta.
Giải quyết các bế tắc chính trị để đất nước thật sự có dân chủ, tự do là nhu cầu tiên quyết để phát triển quốc gia. Tuy nhiên, muốn xã hội phát triển một cách lành mạnh thì nền tảng đạo đức cần phải được tích cực phục hồi và bảo tồn liên tục.
Với các chức năng tự nhiên của tôn giáo trong vai trò lãnh đạo tinh thần, văn hoá và giáo dục, các tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng một nước Việt Nam mới với tinh thần nhân bản — một yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ đúng nghĩa.
Ngày nào quyền Tự do Tôn giáo ở nước ta được thực thi, ngày đó các quyền Tự do khác mới có thể được phát triển một cách tốt đẹp và trọn vẹn.
Khi nào vai trò của các tôn giáo được tôn trọng thực sự thì lúc ấy đất nước mới có điều kiện phục hưng đúng nghĩa từ nền tảng tinh thần và tâm linh.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, thành viên của đảng Vì Dân, một tổ chức chính trị ở Mỹ có mục đích “là tổ chức đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam”.
 
Phụ nữ Today

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa

Thứ Ba, 13/03/2012, 06:30 [GMT+7]   -Lê Ngọc Thống *

Trường Sa không phải là Malvinas


(Cách đánh) – Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas. Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

Đó cũng là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.
Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.
Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.
Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.
Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.
Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.
Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.
Trường Sa toàn cảnh lịch sử
Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.
Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.
Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.

Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.
Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.
Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.
Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.
Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.
Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.
Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.
Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.
Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)
Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một ViệtNambằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.
                                    Xung đột Falkland/MalvinasQuần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo ĐôngFalkland, là thành phố trung tâm. Argentinanói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phíaArgentinavào năm 1833.Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia. Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quânArgentinavà dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.
Cuộc chiến chấm dứt khiArgentinađầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.
Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.
Đến năm 2010 thìArgentinavẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến phápArgentinasau lần sửa đổi năm 1994.
Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa

 Điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:
Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).
Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.
Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.
Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.
Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.
Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.
Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.
Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.
Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.
Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.
Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?
Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.
Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Máy bay A-4 Skyhawk củaArgentinatấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982
.
Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).
Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.
Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…
Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.
Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.
Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.
Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.
Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.
Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. Run sợ, không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam.
Nguồn: Phụ nữ Today

* Cùng tác giả:  +  Hải quân Việt Nam với chiến thuật “lấy kỳ binh đánh lớn” (Phụ nữ Today); + Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới (Viet-Studies/X-cafe).
 
THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM

V KHẢ NĂNG D TRỮ DẦU LA CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ hai ngày 12/3/2012
TTXVN (Bắc Kinh 2/3)
Trang tin “Thời báo Hoàn cầu” đăng bài viết của phóng viên Chu Hiểu Lỗi, cho rằng tình hình căng thẳng tại Trung Đông gần đây khiến cho nhiều người Trung Quốc lo ngại giá dầu thế giới sẽ tăng cao và khủng hoảng dầu lửa có thể bùng phát bất cứ khi nào một khi chiến tranh Mỹ-Iran nổ ra. Có một số hãng truyền thông đã làm phép so sánh khả năng dự trữ dầu lửa chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay, cho rằng khả năng dự trữ dầu lửa của Mỹ có thể đạt tới 200 ngày, thậm chí nhiều hơn thế, trong khi dự trữ dầu lửa của Trung Quốc chỉ có thể cung ứng trong 30 ngày sử dụng. Trên thực tế, dự trữ dầu thô chiến lược của Trung Quốc được xem là một thông tin tuyệt mật, không thể công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia Lâm Bá Cường, Chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng, trường Đại học Hạ Môn cho rằng Trung Quốc đã khởi động chương trình dự trữ dầu lửa chiến lược và tiến độ được triển khai rất nhanh, đồng thời vị chuyên gia này cũng cho rằng việc một số phương tiện truyền thông đánh giá khả năng dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc là phiến diện, không chính xác.
Mặc dù chương trình dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc được khởi động tương đối chậm, nhưng hiệu suất không phải là thấp. Chuyên gia Lâm Bá Cường cho rằng theo đánh giá của cá nhân ông, dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc hiện nay đạt trên 50 ngày. Hiện nay, công trình dự trữ dầu lửa chiến lược giai đoạn hai đang được xây dựng cũng đã bắt đầu tiếp nhận dầu. Sau khi công trình này được hoàn thành, dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ đạt trên 60 ngày. Được biết, ngày 18/12/2007, Trung tâm dự trữ dầu lửa quốc gia Trung Quốc chính thức được thành lập, phân thành 3 giai đoạn xây dựng trong thời gian 15 năm. Hiện nay, công trình dự trữ dầu lửa chiến lược giai đoạn thứ nhất đã hoàn thành, công trình giai đoạn hai dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012, công trình giai đoạn 3 đang trong quá trình quy hoạch, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020, khi đó dự trữ dâu lửa chiến lược của Trung Quốc sẽ đạt 90 ngày.
Dự trữ dầu lửa chiến lược là mắt xích quan trọng trong hệ thống an ninh năng lượng quốc gia, không có đủ nguồn cung ứng dầu lửa, phát triển kinh tế sẽ mất đi động lực. Đáng tiếc phản ứng của Trung Quốc đối với nhu cầu dự trữ dầu lửa tương đối chậm, nếu chương trình được khởi động sớm hơn, Trung Quốc đã có thể tranh thủ được cơ hội giá dầu lửa quốc tế sụt giảm hồi năm 2008 và sớm tăng cường năng lực dự trữ dầu.
Cơ chế dự trữ dầu lửa chiến lược của Trung Quốc được bắt đầu từ cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, mục đích nhằm giúp nhà nước có thể giảm nhẹ áp lực xã hội về dầu lửa trong thời gian xảy ra chiến tranh hoặc thiên tai. Căn cứ theo yêu cầu của Cơ quan Năng lượng quốc tế khi đó, các nước thành viên ít nhất cũng phải có khả năng dự trữ dầu lửa trong vòng 60 ngày, chủ yếu là dự trữ dầu thô. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai trong thập niên 80 của thế kỷ 20, nhu cầu dự trữ dầu lửa tiếp tục tăng lên 90 ngày.
Theo tính toán của chuyên gia Lâm Bá Cường, dự trữ dầu lửa chiến lược của Mỹ ước khoảng từ 90-100 ngày, do giá nhập dầu lửa cao, nên giá thành duy trì dự trữ cũng cao. Thời gian dự trữ 90 ngày do Cơ quan Năng lượng quốc tế quy định là có căn cứ khoa học. Cho dù chiến tranh xảy ra ảnh hưởng tới cung ứng dầu lửa, nhưng thời gian và tiến trình của chiến tranh hiện đại hoá đều có tính kiểm soát. Vậy thì, dự trữ dầu lửa chiến lược 90 ngày có thể chống đỡ trong vòng hơn nửa năm, đến khi đó sản xuất dầu lửa quốc tế đã có thể khôi phục bình thường trở lại.
Hiện nay, sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa bên ngoài của Trung Quốc lên tới 55%, tình hình Trung Đông ngày càng căng thẳng không tránh khỏi ảnh hưởng tới giá dầu và nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc. Đối với tình hình này, chuyên gia Lâm Bá Cường cho rằng “Trung Ọuốc chỉ có thể nhanh chóng xây dựng hệ thống nhập khẩu dầu lửa đa dạng, giám thiểu nhập khẩu dầu lửa từ Trung Đông, tăng cường nhập khẩu dầu lửa từ các nước khác, trong đó có Nga. Vài năm trở lại đây, Trung Quốc cũng thể hiện nhiều nỗ lực, nhưng không gian lựa chọn của Trung Quốc không nhiều, trong khi việc tìm kiếm đa dạng hoá nguồn nhập khẩu dầu lửa cũng trở nên hết sức khó khăn. Trong thời gian gần đây, sản lượng khai thác dầu lửa của Trung Quốc chỉ duy trì ở mức 200 triệu tấn mỗi năm, số còn lại chỉ có thể phụ thuộc vào nhập khẩu, nguồn năng lượng thay thế cũng không thể lập tức “lên ngôi”, cho nên Trung Quốc trong một mức độ nhất định khó có thể tránh khỏi rủi ro trong nhập khẩu dầu lửa./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP”

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ hài, ngày 12/3/2012
(phần đầu)
TTXVN (Angiê 4/3)
Sao nhiều hận thù đến vậy?
Một vấn đề vẫn tồn tại dai dẳng là cách nhìn nhận hiện nay của các nước Arập đối với người Do Thái, chủ nghĩa Xiôn và vụ diệt chủng người Do Thái do phát xít Đức tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Dư luận phương Tây cho rằng người ta cố tình mô tả người Arập như một kẻ thù không thể hòa giải nổi của người Do Thái. Sự thật là như thế nào? Theo giáo sư Chems Eddine Chitour, muốn hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết cần hiểu người Do Thái là như thế nào, rồi việc người Do Thái và người Arập cùng chung sống ra sao trong hàng trăm năm dưới bóng của đạo Hồi hay trong điều kiện của các dân tộc sống dưới chế độ thực dân. Ông lý giải trên tờ “L’Expression” như sau:
Các con trai cua Abraham Issac và Ismael là những người thuộc tộc Semite gốc Tây Á theo đạo Do Thái, còn các tín đồ Hồi giáo là những người anh em của họ. Các nhà sử học thậm chí còn nói rằng người xứ Canăng ở Tây Á là tổ tiên của cả người Do Thái lẫn người Palextin. Theo nhà sử học Tom Segev, tuyên bố độc lập của Ixraen nói rằng dân tộc Do Thái sinh ra trên đất Ixraen và đã bị đày ra khỏi xứ sở quê hương họ. Học sinh Ixraen được dạy rằng việc đó xảy ra trong thời kỳ đô hộ của La Mã, vào năm 70 sau Công Nguyên. Dân tộc đó vẫn hướng về miền đất của mình và bắt đầu trở lại đó sau 2.000 năm lưu lạc. Nhưng đối với nhà sử học Shlomo Sand, điều này là sai. Ông cho rằng chưa bao giờ tồn tại dân tộc Do Thái mà chỉ có tôn giáo Do Thái, thậm chí cũng chưa bao giờ xảy ra việc người Do Thái đi sống lưu vong, như vậy là không có chuyện trở về. Nhà sử học Sand cũng bác bó phần lớn các câu chuyện về sự hình thành bản sắc quốc gia trong Kinh thánh, kể cả cuộc di cư của người Do Thái xưa khỏi Ai Cập và những vụ việc thảm khốc trong cuộc chinh phạt của . Josué (người kế tục nhà giải phóng Ixraen Moise vào thế kỷ 8 trước Công Nguyên-TTXVN). Ông khẳng định tất cả những điều nói trên đều là chuyện viễn tưởng chỉ để biện minh cho việc thành lập Nhà nước Ixraen.

Chung sng hòa bình giữa người Do Thái và tín đ Hi giáo
cũng biết rằng người Do Thái luôn tìm thấy ở đất Hồi giáo an ninh và hòa bình trong các thời kỳ gắn liền với các vụ tàn sát người Do Thái hầu như ở tất cả các nưởc châu Âu. Trong 2.000 năm, Nhà thờ coi người Do Thái là những người gây ra cái chết của Chúa Giêsu và vì thế họ không bao giờ được hưởng hòa bình, ngoài ở vùng đất của đạo Hồi, cụ thể là ở Tây Ban Nha dưới triều đại Ommeyade, nơi họ phát triển mạnh nhất. Ai cũng biết nhà văn Do Thái vĩ đại Maimonide đã viết các cuốn sách “Dalil al Ha’irine” và “Cuốn sách của những người lầm lạc” bằng tiếng Arập. Gần hơn nữa là các tín đồ Do Thái và Hồi giáo từng sống hòa thuận với nhau ở Angiêri từ 2.000 năm như được minh chứng trong một tác phẩm của Mostefa Lacheraf. Ông viết: “Và rồi ngôi trường chính thức của làng Sidi Aissa là một trường được gọi là “bản xứ”. Tại đây không hề có một học sinh người Âu nào mà tuyệt đại đa số là học sinh theo đạo Hồi cộng với khoảng 12 em theo đạo Do Thái nói tiếng Arập như tiếng mẹ đẻ và bị Arập hóa rất mạnh trong lối sống. Các em này và gia đình họ thuộc về cộng đồng Do Thái ở miền Nam Angiêri tỵ nạn ở Bắc Phi từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Tại làng đó không có nhà thờ Hồi giáo chính thức, cũng không có nhà thờ Thiên chúa giáo, cũng không có nhà thờ Do Thái. Phụ nữ theo đạo Do Thái và đạo Hồi đến thăm nhau trong các ngày lễ tôn giáo của cộng đồng này hay cộng đồng kia, và các gia đình đôi khi sử dụng chung chiếc sân chính của một ngôi nhà lớn nơi họ chung sống.”
Có một giai thoại cho thấy tín đồ Hồi giáo không có vấn đề gì với tín đồ Do Thái với tư cách là cá thể. Derru Berkani cho biết trong Chiến tranh thế giới thứ Hai và trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm đóng nước Pháp, Đại giáo đường Pari là nơi trú ẩn của các tín đồ Hồi giáo tiến hành kháng chiến chống phát xít Đức. Người Angiêri thuộc Đội du kích chống phát xít Đức (FTP) có nhiệm vụ cứu trợ và bảo vệ lính dù Anh và tìm chỗ ẩn náu cho họ. Sau đó FTP tổ. chức cứu giúp các gia đình Do Thái mà họ biết bằng cách đưa họ vào ẩn náu trong nhà thờ Hồi giáo trong lúc chờ giấy tờ để ra vùng tự do hay vượt biển Địa Trung Hải sang Bắc Phi. Tiến sĩ Assouline đã cung cấp 1.600 phiếu thực phẩm (một phiếu/người) cho Đại giáo đường Pari để chuyển cho những người Do Thái ẩn náu ở đó. Ngày 16/7/1942, cảnh sát Pari đã bắt 28.000 người Do Thái theo lệnh của Chính phủ Pháp lúc đó, trong đó có hơn 4.000 trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. Ngày hôm sau, truyền đơn viết bằng tiếng Tamazight được phân phát tại các khách sạn rẻ tiền có người lao động Angiêri di cư sinh sống và được đọc cho họ nghe. Nội dung có đoạn viết: “Hôm qua, vào rạng sáng, tất cả những người Do Thái ở Pari đã bị bắt cả người già, phụ nữ và trẻ em. Họ là những người sông lưu vong và là người lao động như chúng ta. Con em họ cũng như con em chúng ta. Họ là những người anh em của chúng ta. Ai gặp một trong số những trẻ em đó phải cho họ ở và bảo vệ họ càng lâu càng tốt.”
Nhiều người cũng biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc phải giao nộp người Do Thái nước ngoài, song một vị lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Pháp đã bất chấp mọi hiểm nguy và cứu được hàng chục người Do Thái gốc đảo Coóc bằng cách cấp cho họ quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Còn vua Marốc Mohammed V cảm thấy phiền lòng trước các đạo luật phân biệt chủng tộc của Chính quyền Vichy (Pháp). Ông đã trả lời đại diện của chính phủ Pháp lúc đó rằng “các thần dân theo đạo Do Thái ở Marốc được thừa nhận theo niềm tin chứ không theo chủng tộc của họ. Không có người Do Thái mà chí có thần dân Marốc’’.
Vụ diệt chủng người Do Thái và chủ nghĩa Xiôn
Theo bà Sophie Bessis, chủ nghĩa quốc xã không phải là sự đoạn tuyệt với những gì thịnh hành lúc đó, mà là sự kế tục và được nuôi dưỡng bằng tất cả các tư tưởng của thế kỷ 19 đã dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa quốc xã. Chỉ cần nghe ông Jules Ferry tuyên bố trước Quốc hội Pháp cũng đủ để thấy điều đó. Ông nói: “Các chủng tộc cấp cao phải có nghĩa vụ đối với các ‘chủng tộc cấp thấp’. Cái gì phải đến sẽ đến! Vụ diệt chủng người Do Thái có nghĩa là chế độ Đức quốc xã tổ chức hành quyết và diệt trừ hàng triệu người Do Thái. Đức quốc xã cũng tiêu diệt một số chủng tộc khác vì coi họ là ‘chủng tộc bậc thấp’ như người Digan, người tàn tật và một số dân tộc Xlavơ như người Ba Lan, người Nga… Những tội ác hàng loạt của phát xít Hitle qua nhiều thập kỷ được xem là một cái ‘vốn buôn bán béo bở’ đối với Nhà nước Xiôn Ixraen.” Từ đó, tất cả chính sách của Ixraen là mãi mãi kết tội phương Tây vì tội lỗi này.
Đối với cựu Bộ trưởng Ixraen Aba Eban, biên giới của Ixraen cũng là biên giới của Auschwitz (một trại tập trung của phát xít Đức ở Ba Lan- TTXVN). Như vậy, hiện nay, người ta vẫn mô tả người Do Thái là nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã. Ở các mức độ khác nhau, người Do Thái đã cộng tác với Đức quốc xã hoặc như lính của Wermacht hay như lính gác trong các trại tập trung. Giáo sư Schlomo Sand cho rằng trên thực tế, không phải tất cả người Do Thái đều xuất thân từ cuộc tỵ nạn quy mô lớn vào năm 1970, mà trái lại thuộc nhiều gốc khác nhau. Phần lớn người Ixraen tin rằng về mặt di truyền, họ có cùng gốc gác. Đó là một thắng lợi của Hitle sau khi khiến người khác tin rằng tất cả người Do Thái đều có chung một nguồn gốc. Đó là người Berbère, người Arập, người xứ Gaule.
Người Arập nhìn nhận vụ diệt chủng người Do Thái như thế nào
Tại sao người Arập ghét người Do Thái? Đối với ông Mostefa Lacheraf, mối quan hệ giữa hai cộng đồng này chắc chắn đã thay đổi khi chủ nghĩa Xiôn hung bạo, quân sự và thực dân xuất hiện trong quá trình Nhà nước Ixraen mới chiếm đoạt Palextin. Có hai nhà sử học Arập không đặt lại vấn đề đối với lập luận về các vụ tàn sát hàng loạt người Do Thái do Đức quốc xã tiến hành và lý giải người Arập đã chuyển sang tư duy phủ nhận như thế nào.
Ông Azmi Bishara, cựu nghị sĩ Ixraen gốc Arập, thông qua các bài viết của mình, thừa nhận vụ diệt chủng người Do Thái và tìm cách chứng minh điều đó. Theo ông, vụ diệt chủng của Đức quốc xã nhằm mục đích xóa bỏ “thứ bẩn thỉu Do Thái” khỏi đất châu Âu. Thuật ngữ đó chỉ một tổng thể bao gồm vốn ngân hàng đối nghịch với vốn công nghiệp, xuống cấp đạo đức, thiếu lòng yêu nước và một số thói xấu khác kiểu như những “con sâu” gặm nhấm và xói mòn tất cả những gì mà người ta cho là cao quý và trong sáng ở dân tộc Đức. Con sâu đó là cộng đồng người Do Thái ớ châu Âu và các nhánh của cộng đồng đó. Theo cách nhìn nhận của hệ tư tưởng quái quỷ đó, chỉ mỗi sự có mặt của cộng đồng này cũng đã là một tệ nạn thực sự tàn phá tính trong sạch chủng tộc. Phần lớn người Do Thái chết trong các trại tập trung không phải là những người theo chủ nghĩa Xiôn.
Theo ông Azmi Bichara, thái độ thù địch đối với Ixraen bắt đầu có từ sau thất bại năm 1967. Mặc dù tư tưởng chống Do Thái tồn tại một cách không rõ ràng trong thế giới Arập ở các thời kỳ trước đó do những gì còn lại của một nền văn hóa tôn giáo nhất định hòa lẫn trong các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan từ châu Âu sang, song phải đến sau năm 1967 tư tưởng chống Do Thái, với nghĩa thù địch người Do Thái, mới bắt đầu phát triển một cách có ý nghĩa, dưới hình thức xuất bản phẩm văn hóa và trí thức. Nhưng việc phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái có thể diễn ra dưới một vỏ bọc khác, chẳng hạn chỉ coi đó là một thứ công cụ để phục vụ các mục đích chính trị.
Ông Azmi Bichara khuyến cáo nên thừa nhận vụ diệt chủng người Do Thái đồng thời cảnh báo việc Ixraen không bị trừng phạt. Theo ông, người ta làm như thể mức độ của tội ác đó giúp Ixraen có được quyền tự cho mình là nạn nhân hay là đại diện duy nhất của các nạn nhân và từ đó khiến nước này, với tư cách là nạn nhân, không bao giờ bị kết tội. Trái với suy nghĩ của một số người, phủ nhận nạn diệt chủng người Do Thái không hề làm suy giảm những minh chứng đạo đúc đối với sự tồn tại của Nhà nước Ixraen. Trái lại, điều rất thực là phủ nhận nạn diệt chủng đó sẽ giúp cánh tả ở châu Âu và Ixraen có được một kẻ thù để trút vào đó mọi vấn đề
của mình. Kẻ thù đó bao gồm cả người Palextin và người A rập. Phản ứng đầu tiên của người Arập trước vụ diệt chủng đó là giản đơn và thẳng thắn: đúng là có vụ diệt chủng đó, nhưng người châu Âu chứ không phái là người Arập phai chịu trách nhiệm. Chính kiến đó tồn tại trong suốt những năm 1940 và 1950.
Trong cuốn sách nói về nhận thức của người Arập đối với vụ diệt chủng đó, ông Gilbert Achcar đề nghị người Arập tự xem lại mình. Theo ông, đối với thế giới Arập, phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái là sai lầm, gây hoang mang và gây phương hại tới sự nghiệp của người Palextin. Còn Ixraen làm sao có thể phê phán thế giới Arập phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái trong khi chính Ixraen không thừa nhận thảm kịch đối với người Palextin. Ông cho rằng không nên so sánh vụ trục xuất người Palextin năm 1948 với vụ diệt chủng người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Vụ diệt chủng là một vụ tàn sát hàng loạt và một thảm kịch đau đớn hơn nỗi đau khổ của người Palextin từ năm 1948. Nhưng người Arập và người Palextin không phải là những người gây ra vụ diệt chủng người Do Thái, trong khi Ixraen là thủ phạm gây ra thảm kịch của người Palextin. Một số nhà sử học Ixraen đã chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, Ixraen vẫn tiếp tục phủ nhận trách nhiệm lịch sử của mình đôi với thảm kịch đó. Ông Gilbert Achcar không tin việc phủ nhận vụ diệt chủng người Do Thái là tư tưởng chống Do Thái của những người không hiểu gì, mà là của những người không thừa nhận một sự kiện lịch sử trong đó dân tộc họ không hề đóng vai trò gì. Trái lại, việc Ixraen không thừa nhận thảm kịch của người Palextin lại quan trọng hơn nhiều vì chính nước này là người gây ra. Điều này đã từng là một thời khắc có tính chất quyết định trong việc hình thành Nhà nước Ixraen. Việc nước này đàn áp người Palextin làm tình hình trầm trọng thêm. Nếu không có vụ diệt chủng người Do Thải cũng như sự xuất hiện của Đức quốc xã, kế hoạch Xiôn sẽ không thể thực hiện được. Nhưng điều đó không liên quan gì đến cách nhìn nhận của Ixraen đối với người Arập.
Đa số người Do Thái ở Ixraen ủng hộ chủ nghĩa Apácthai. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận của Center for the Campaign Against Racism công bố ngày 20/3/2007, có 37% người Do Thái ở Ixraen nghĩ rằng nền văn hóa Arập thấp kém hơn nền văn hóa Do Thái. Khi họ nghe người nói tiếng Arập, 50% số người Do Thái ở Ixraen cảm thấy sợ và 31% thấy
thù hận. Có tới 41% số người Do Thái ở Ixraen ủng hộ tư tưởng phân biệt. Một số lớn người Do Thái chủ trương phải phân biệt và ủng hộ chính sách khuyến khích người Arập rời khỏi Ixraen. Cuối cùng, người Arập phải trả giá cho sự cảm thông của mình và thực tế là chủ nghĩa quốc xã châu Âu và chủ nghĩa Xiôn phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu chuẩn mực xã hội hiện nay trên thế giới.
Tìm lại vị thế ở Tuynidi
Trước khi lên nắm quyền và theo lời khuyên của một người bạn tên là Richard Pearl, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyeb Erdogan, đã đến Oasinhtơn vào năm 2003 để gặp gỡ các quan chức Mỹ. Bây giờ đến lượt ông Rached Ghannouchi, thủ lĩnh đảng Hồi giáo Ennahda nắm quyền ở Tuynidi cũng sang Mỹ nhằm tìm kiếm hậu thuẫn của Chính quyền Obama và các đối tác khác để có thể yên tâm điều hành đất nước.
Đầu tháng 12/2011, ông Rached Ghannouchi đã đến Oasinhtơn tham dự buổi lễ do tạp chí “Foreign Policy” tổ chức để trao cho ông danh hiệu một trong những nhà trí thức lớn nhất của thế giới: năm 2011 (Top 100 Global Thinkers of 2011) do tạp chí này bình chọn. Theo tạp chí “Maghreb”, điều đáng lưu ý là trong số 100 nhân vật được bình chọn có cả cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney; cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton; cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton; cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates; thượng nghị sĩ John McCain; Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy; Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyeb Erdogan; nhân vật người Pháp gốc Do Thái Rernard-Henry Lévy, cũng như một số trí thức Arập như Wadah Khanfar, Mustapha Barghouthi, Wael Ghonim hay Sami ben Gharbia, Modamed Baradei và một danh sách dài khác.
Tuy nhiên, tạp chí “Maghreb” cho rằng lời mời này chỉ là vỏ bọc để thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi, sau khi lên nắm quyền ở nước này trong cuộc tổng tuyển cử, gặp gỡ các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ. Dường như như thế vẫn chưa đủ.
Đến Mỹ lần này, ông Rached Ghannouchi còn gặp một số quan chức cao cấp của Ixraen và đã bày tỏ lập trường trấn an Nhà nước Do Thái. Ixraen tỏ ý lo ngại về việc Hồi giáo chính trị lên nắm quyền ở Bắc Phi, đặc biệt là ở Ai Cập với thắng lợi được báo trước của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Tuy nhiên, Đại sứ Ixraen tại Ai Cập, người cũng có mặt trong cuộc gặp tại Oasinhtơn giữa ông Rached Ghannouchi và đại diện chính quyền Ixraen, cho biết ông Rached Ghannouchi, với tư cách là thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi, khẳng định chính sách mới của đạo Hồi sẽ “thực tế ‘hơn”. Ông còn tuyên bố Hiến pháp của nước Tuynidi mới sẽ “không lên án chủ nghĩa Xiôn”.
Ông Rached Ghannouchi còn tận dụng chuyến thăm này để đến thăm Viện Oasinhtơn về chính sách Cận Đông (WINEP). Tại đây, ông tổ chức một cuộc gặp gỡ trao đổi và đã trả lời nhiều câu hỏi xung quanh đường lối đối nội và đối ngoại của chính quyền mới ở Tuynidi. WINEP là một tổ chức tư vấn rất có ảnh hưởng được thành lập năm 1985 bởi Martin Indyk, trước là người phụ trách nghiên cứu thuộc ủy ban các vấn đề công Mỹ- Ixraen (AIPAC), tổ chức vận động hành lang có thế lực nhất và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Ảnh hưởng của tổ chức nàỳ chủ yếu là đối với báo chí và chính quyền đương nhiệm ở Mỹ. Với vai trò đó,   WINEP mời các nhà báo dự các bữa ăn trưa hàng tuần, công bố các bản phân tích và cung cấp chuyên gia cho các đài phát thanh và các cuộc trao đổi trên truyền hình. Các cộng sự người Ixraen của WINEP, trong đó có các nhà báo Hirsh Goodman, David Makovsky, Ze’ev Schiff và Ehud Yaari, cũng được tiếp cận trực tiếp với báo chí Mỹ.
Trước giới báo chí, chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách, trong đó số đông quan tâm và ủng hộ lợi ích của Ixraen hơn là của nước Mỹ ông Racheci Ghannouchi đã trình bày quan điểm của mình về vai trò tương lai của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Tuynidi nói riêng, ở vùng Bắc Phi và trong thế giới Arập nói chung, cũng như sự hợp tác của tổ chức này với Mỹ. Ông còn trấn an giới vận động hành lang Do Thái về điều khoản trước đây do chính ông đề xuất đưa vào Hiến pháp mới cua Tuynidi, theo đó chính phủ mới của nước này sẽ hợp tác với Ixraen. Như vậy, chắc chắn là trong bản Hiến pháp này sẽ không bao giờ ghi là Tuynidi không bao giờ thiết lập quan hệ dù với bản chất gì với Nhà nước Do Thái.
Trước đó, ngày 14/11, một phái đoàn các thành viên Ủy ban Do Thái Mỹ (AJC) đã đến Tuynít, do ông Jason F. Isaacson, Chủ tịch ủy ban này, đẫn đầu. Cùng đi với ông có ba nhân vật khác là Maia Blume, Donald A. Yale và Allan J. Reich, tất cả đều là thành viên văn phòng luật Avocats Seyfaitli LLP. Mục đích của chuyến thăm này là thăm dò ý định của ban lãnh đạo mới của Tuynidi về đề nghị nói trên của đảng Ennahda.
Ông Moncef Marzougui, lúc đó chưa được bầu làm tổng thống, đã từ chối gặp phái đoàn ủy ban Do Thái Mỹ. Trong khi đó, ông Hamadi Jebali, Tổng thư ký đảng Hồi giáo Ennahda, đã tiếp đoàn này. Ủy ban Do Thái ở Mỹ là một tổ chức vận động hành lang chuyên bảo vệ lợi ích của người Do Thái trên toàn thế giới. AJC còn là một người bảo vệ nhiệt thành Nhà nước Do Thái, dù chính sách và hành động của Nhà nước này là như thế nào. Tuyên bố của ông Jason Isaacson, Chủ tịch ủy ban Do Thái Mỹ và Giám đốc phụ trách các vấn đề quản lý và quốc tế, trong vụ tàn sát ở dải Gada năm 2009 cho thấy rõ sự tận tụy của tổ chức này với Nhà nước Do Thái. Ông nói: “Không có sự đáp trả tương ứng với các phong trào khủng bố vũ trang luôn có ý định giết hại công dân Ixraen. Nếu chiến dịch của Ixraen nhằm mục đích làm suy yếu phong trào Hamas và ngăn cản phong trào này tiếp tục xâm lược, dừng lại quá sớm thì cái giá phải trả sẽ còn cao hơn…”
Dưới thời Ben Ali, một người bạn lớn của Ixraen, những người theo chủ nghĩa Xiôn được tự do cư xử ở Tuynidi như ở một vùng đất bị đánh chiếm, thậm chí có cả văn phòng đặt trong Phủ Tổng thống Carthage. Sau cuộc cách mạng, mạng lưới của cơ quan tình báo Mossad đã bị triệt phá và đưa ra khỏi Carthage.
Từ khi Ben Ali sụp đổ, các tổ chức vận động hành lang thân Ixraen ở Mỹ hoạt động tích cực để tìm cách lấy lại vị thế của Ixraen và Mỹ ở Tuynidi. Khi Ben Ali còn tại vị, Tuynidi được coi là căn cứ hậu phương của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM) và cho phép tàu chiến Mỹ hoạt động trong lãnh hải của mình. Tháng 5/2011, trong chuyến thăm Mỹ ông Hamadi Jebali, lúc đó là Tổng thư ký đảng Ennahda, đã mô tả Ixraen như một Nhà nước Do Thái dân chủ trong đó các chính đáng tôn giáo cũng có một vai trò lớn. Đồng thời, việc ông, với tư cách là Tổng thư ký của một đảng Hồi giáo và sau này trở thành Thủ tướng của một nước Arập, thích đón tiếp thành viên một tổ chức Do Thái hơn là đại diện của Đại sứ quán Xyri mà ông Rached Ghannouchi muốn đóng cửa sau chuyến thăm Cata hồi tháng 10/2011, được đánh giá là không bình thường.
Vấn đề đáng quan tâm ở đây, theo tạp chí “Maghreb”, không phải là đưa hay không đưa điều khoản chống Ixraen vào Hiến pháp mới của Tuynidi, mà là những lần thay đổi quan điểm của ông Rached Ghannouchi trên cương vị thủ lĩnh phái Hồi giáo chính trị ở Tuynidi. Việc ông đến thăm và phát biểu tại WINEP cũng không phải là để chơi. Không ai đùa với nhóm vận động hành lang Do Thái này vì họ là những người thù dai và không quên bất kỳ một câu nói hay một tuyên bố nào nói về mình.
Ông Rached Ghannouchi nổi tiếng là người có nhiều quan hệ, liên minh và kiếm lợi từ đó. Ông bắt đầu với Nasser ở Ai Cập, rồi đảng BAATH ở Xyri, sau đó chuyển sang ủng hộ Tourabi ở Xuđăng, giáo chủ Khomeiny ở Iran, Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỹ, và bây giờ là bắt tay với chủ nghĩa Xiôn và chính sách Đại Tây Dương của Mỹ. Tạp chí Maghreb cho rằng ông muốn có nhiều thứ, do đó tìm kiếm lợi ích bằng mọi cách và với tất cả những ai có thể được. Năm 1989, ông đã từng gọi Mỹ là quỷ Sa tăng cỡ bự. Nhưng trong chuyến thăm Oasinhtơn lần này, ông đã giành được sự ủng hộ của Mỹ khi tuyên bố cam kết tôn trọng dân chủ và phối hợp hành động với NATO.
Tạp chí này nhận xét rõ ràng nước Tuynidi hậu Ben Ali sẽ theo phương Tây như nước Tuynidi trước đây dưới thời Ben Ali. Đó là cái mà người ta gọi là thay đổi mà không thay đổi. “Mùa Xuân Arập đã nhào nặn lại vùng Trung Đông và Bắc Phi, còn Tổng thống Barack Obama luôn thích ứng với tình thế mới khi những giá trị và lợi ích của Mỹ đòi hỏi. Trong chính sách của Mỹ liên minh có thể thay đổi, nhưng lợi ích thì không.
Ai Cập, niềm hy vọng mỏng manh
Phó Chủ tịch Đảng tự do và công lý (PLJ) ở Ai Cập, Essam al-Erian, cho rằng sửa đổi hiệp định hòa bình giữa Ai Cập với Ixraen là cần thiết để đáp ứng tốt hơn lợi ích của Ai Cập vì điều kiện và bối cảnh đã thay đổi từ khi hiệp định này được ký kết cách đây 32 năm, nhưng không nói rõ cần thay đổi như thế nào. Tạp chí “Focus” cho biết Ai Cập mới đây đã đề nghị, và được Ixraen đồng ý, điều chỉnh trong phần phụ lục liên quan đến sự có mặt của quân đội Ai Cập ở bán đảo Sinai, biên giới với Nhà nước Do Thái, để kiểm soát tốt hơn tình hình an ninh, kiềm chế sự bùng phát của các nhóm cực đoan và phòng ngừa hoạt động buôn lậu xuyên biên giới với dải Gada.
Quan điểm của PLJ, cánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhận được sự ủng hộ của các chính đảng theo khuynh hướng tự do và thế tục do các tổ chức này không đồng tình với tiến trình gần như phi quân sự hóa bán đào Sinai vì điều đó đồng nghĩa với vi phạm chủ quyền quốc gia, khiến Nhà nước Do Thái lo ngại trước việc Hồi giáo chính trị lên nắm quyền ở Ai Cập, sau bước tiến ngoạn mục của họ trong cuộc tổng tuyển cử. Các nhà lãnh đạo và giới quan sát Ixraen đều tỏ ra lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak, gọi kết quả cuộc bầu cử là “rất, rất đáng lo ngại” trong khi một số quan chức khác coi đó là một “chấn động”.
Ở Ixraen, tất cả đều bày tỏ mối lo ngại về số phận hiệp ước hòa bình và mối quan hệ với nước Ai Cập hậu cách mạng. Tuy nhiên, người Ixraen có cùng một suy nghĩ, đó là nguy cơ không phải xảy ra ngay. Tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn thực dụng và muốn trấn an, không thừa nhận có ý định hủy bỏ hiệp định hòa bình vả nói rằng sửa đổi một số điều khoản trong hiệp định này không thể chỉ là quyết định đơn phương của họ, mà phải có thỏa thuận chung với Phủ Tổng thống, chính phủ và Quốc hội Ai Cập tương lai. Đối với họ, vấn đề này rốt cuộc không thuộc những vấn đề ưu tiên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, mà trước hết, họ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân Ai Cập.
Tuy ý thức được thứ tự ưu tiên đó, song Ixraen về lâu dài lo sợ ý định thực của tổ chức Anh em Hồi giáo và phái Hồi giáo cực đoan, về thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử, và ngờ rằng mục đích cuối cùng của họ có thể là “hủy hoại Ixraen”. Do luôn có tâm trạng “bị bao vây” nên Nhà nước Do Thái sợ ngoài tình hình hiện nay ở Ai Cập, Hồi giáo chính trị phát triển mạnh trong vùng theo đà của “Mùa Xuân Arập”. Ngoài thắng lợi của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, Ixraen còn tính đến cả kết quả các cuộc tổng, tuyển cử gần đây ở Tuyndi và Marốc, nơi các đảng theo khuynh hướng Hồi giáo chính trị dẫn đầu, như Ennahda và Đảng công lý và phát triển (PJD).
Ten Avíp chủ ý đặt tất cả các phái Hồi giáo chính trị vào trong cùng một giỏ mà giả bộ không biết Ennahda và PJD là hai đảng ôn hòa cũng như PLJ ở Ai Cập. Trong khi tổ chức Anh em Hồi giáo cho đến lúc này chưa hề đặt lại vấn đề đối với hiệp định hòa bình với Ixraen, nước này bảo đảm một khi đã yên vị ở quyền lực, Hồi giáo chính trị ở Ai Cập có thế sẽ hủy bỏ hiệp ước hòa bình và trục xuất đại sứ Ixraen ở Cairô. về vấn đề này, Ixraen có hai mối lo.
Thứ nhất là thắng lợi của Hồi giáo chính trị trong cuộc bầu cử ở Ai Cập tác động vào mối quan hệ song phương, về phương diện này, Ixraen nhắc đến cuộc tấn công của dân chúng vào Đại sứ quán Ixraen tại Cairô hồi tháng 9/2011, sau vụ quân đội Ixraen giết hại 5 quân nhân Ai Cập ở bán đảo Sinai. Cuộc tấn công đó đã khiến đại sứ và nhân viên Đại sứ quán Ixraen phải rời Ai Cập, còn chính phủ Ixraen phải tích cực tìm kiếm một nơi an toàn để đại sứ quán của nước mình được bảo vệ tốt hơn trước phong trào nổi dậy của dân chúng. Mối lo ngại khác đối với Ixraen là thắng lợi của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập có thể dẫn đến sự xuất hiện của một số đối thủ khác trong vùng, cụ thể là ở các nước láng giềng của Ixraen, như Gioócđani và Xyri, đồng thời tiếp thêm sức lực cho phong trào Hamas ở Palextin, vốn là một nhánh của tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập và có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này.
Sở dĩ Ixraen lo ngại là vì hiệp định hòa bình với Ai Cập là hòn đá tảng trong chính sách của họ trong vùng, một cái vốn vô giá giúp Ixraen loại trừ được nước Arập lớn nhất khỏi cuộc đối đầu quân sự giữa Ixraen và thế giới Arập, đồng thời được rảnh tay hành động hơn trên các mặt trận khác của cuộc xung đột, như ở Palextin chống phong trào Hamas hay ở Libăng chống phong trào Hezbollah. Đấy là chưa nói đến Xyri hay xa hơn nữa là Iran. Theo một số quan chức Ixraen, hiệp định hòa bình với Ai Cập cho phép giảm áp lực quân sự, giảm ngân sách quân sự và góp phần cải thiện mức sống của người Ixraen khi số tiền dôi ra được dành cho các lĩnh vực kinh tế và phát triển dân sự.
Nồi lo sợ trên khiến quân đội Ixraen bắt đầu lập ra các kịch bản quân sự trong trường hợp hiệp ước hòa bình bị hủy bỏ hay Ai Cập biến thành một “kẻ thù tiềm tàng”. Tổng Tham mưu trưởng quân đội, Benny Gantz, đã trình bảy các kịch bản đó trước cuộc họp hẹp về an ninh của chính phủ, nhấn mạnh đến nguy cơ quan hệ với Ai Cập xấu đi nghiêm trọng một khi chính phủ ra đời từ tổng tuyển cử đi vào hoạt động, về phần mình, Tổng Giám đốc Bộ Ngoại giao Ixraen (tương đương chức thứ trưởng), Rafael Barak, đã thành lập nhiều nhóm công tác để xem xét các phương án của Ixraen trước mối nguy hiểm của “Mùa Xuân Arập”.
Nhóm thứ nhất được giao nhiệm vụ theo dõi tiến triển tình hình chính trị và phong trào phản kháng ở các nước láng giềng của Ixraen như Ai Cập, Gioócđani và Xyri. Nhóm thứ hai phụ trách tình hình các nước Bắc Phi như Tuynidi, Libi và Marốc. Nhóm thứ ba chuyên tìm hiểu và đánh giá điều kiện của các thiểu số tôn giáo và sắc tộc ờ các nước láng giềng của Ixraen như phái Thiên chúa giáo Cốp ở Ai Cập và người Cuốc ở Xyri, cũng như khả năng tăng cường quan hệ với các thiểu số này bằng cách tận dụng nỗi lo sợ của họ trước bước tiến của Hồi giáo chính trị ở nước họ.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao và Văn phòng cúa Thủ tướng Benjamin Netanyahu mở một số trang mạng Internet dành cho người sử dụng Arập dể cải thiện hình ảnh của Ixraen và giảm bớt tâm lý thù địch của thế giới Arập đối với Ixraen. Người phát ngôn của Thủ tướng phụ trách báo chí Arập, Ofir Gendelman, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thu hút “hàng trăm” người Arập sử dụng mạng Twitter muốn tìm hiểu quan điểm của Ten Avíp về các vấn đề trong vùng.
Giới lãnh đạo và bình luận ở Ixraen bảo đảm nước này không thể làm thay đổi tình thế trong thế giới Arập mà chỉ có thể đợi xem sự việc biến chuyển theo hướng nào, đồng thời chuẩn bị tinh thần đối với mọi khả năng có thế xảy ra. Các nhà lãnh đạo Ixraen coi hậu quả tiêu cực có thể có của “Mùa Xuân Arập” đối với nước họ là một định mệnh.
Theo “Focus”, Ixraen một lần nữa nhắm mắt làm ngơ trước trách nhiệm của mình đối với bầu không khí thù địch ngày càng cao đối với họ. Tạp chí này cho rằng các nhà lãnh đạo Ixraen chắc chắn có thể làm thay đổi cơ bản tình thế nếu họ thực hiện những bước đi nghiêm túc theo hướng chấm dứt chiếm đóng về quân sự và thực dân ở các vùng đất Palextin bị chiếm đóng ở bờ Tây sông Gioócđan cũng như phong tỏa dải Gada . Một bước tiến có ý nghĩa trong thương lượng với Chính quyền Palextin có khả năng sẽ làm tiêu tan hoàn toàn nỗi lo sợ của Ixraen. Các cuộc nổi dậy của dân chúng ở các nước láng giềng của Ixraen đang viết lại lịch sử của thế giới Arập. Nhà nước Do Thái cũng phải thay đổi nếu họ muốn hòa nhập đồng điệu với cộng đồng các dân tộc trong vùng. Trả lại quyền của người Palextin cho người Palextin là một điều kiện tiên quyết cho phép làm giảm các mối lo ngại của Ixraen. (còn tiếp)./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

IXRAEN CUỐN THEO LÀN GIÓ “MÙA XUÂN ARẬP”

Tài liệu tham khảo đặc biệt    —Thứ ba, ngày 13/3/2012
(phn cuối)    —TTXVN (Angiê 4/3)
Xích lại gần Libi
Tạp chí “Statafrik” dẫn lời ông Ahmed Chaâbani, người phát ngôn của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi (NTC), cho biết Libi thấy cần phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Ixraen, đồng thời bằng “mẹo” đó thăm dò dư luận ở các nước Arập. Đối với Ixraen, sự có mặt của họ tại Libi sẽ giúp kiểm soát được chặt chẽ hơn tình hình buôn lậu vũ khí, mối đe dọa của khủng bố trong vùng, nhưng chủ yếu vẫn là củng cố vị thế của nước này về phương diện ngoại giao.
Theo tạp chí này, Libi luôn có thái độ mập mờ đối với Ixraen, lúc thế này lúc thế khác trong quan hệ với Nhà nước Do Thái. Cả chế độ Gaddafi lẫn quân nổi dậy đều đến với Ixraen để được hỗ trợ về chính trị và vật chất. Sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, Chính phủ Ixraen hy vọng xích lại gần với NTC. Điều oái oăm là trong suốt 40 năm cầm quyền, đại tá Gaddafi tỏ ra là một trong những người phê phán Nhà nước Do Thái quyết liệt nhất. Đấy là vị đại tá trẻ tuổi trước đó đã nhận được một bài học từ Tổng thống Tuynidi Bourguiba, người đã khuyên ông nên quay sang với Ixraen.
Tuy nhiên, cái chết của đại tá Gaddafi báo hiệu một kỷ nguyên mới giữa nước Libi mới và Ixraen, đồng thời cho thấy Ixraen sẽ thực hiện chính sách xích lại gần nước này. Cata đã dùng mọi ảnh hưởng của mình trong thế giới Arập để cải thiện hình ảnh của Ixraen trong các nước Arập và làm cho Ixraen hấp dẫn hơn trong con mắt của người dân Libi. Về phần mình, Ixraen cam kết tạo điều kiện và làm tăng ảnh hưởng của Cata, đặc biệt giúp nước này thực hiện được ước muốn từ lâu: đó là đóng một vai trò thiết yếu trong tái thiết và phát triển ở dải Gada.
Ngay từ mùa Hè 2001, Bernard-Henry Lévy, triết gia người Pháp gốc Do Thái, đã nói rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Libi ủng hộ việc thiết lập mối quan hệ với chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Đây là thời cơ lớn đối với Ixraen để trở lại thiết lập mối quan hệ thân thiện với Libi. Chính phủ Ixraen đang chuẩn bị mở đại sứ quán tại Libi và đại sứ Ixraen tương lai ở Tripoli có thể sẽ là ông Raslan Abu Rukun, một người Ixraen gốc Arập, hiện là Phó lãnh sự Ixraen tại Atlanta.
Ixraen từng thất vọng với những gì đã xảy ra với Irắc. Ixraen giúp phe đối lập nước này với hy vọng thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Saddam Hussein sụp đổ. Nhưng chế độ mới sau khi được thành lập ở Irắc lại trở lại với lập trường cũ dựa trên luận thuyết của Liên đoàn Arập. Còn Ixraen vẫn bị cô lập với các dân tộc khác.
Do vậy, Ixraen đã từ chối đưa ra lập trường chính thức đối với bên này hay bên kia vì cả hai bên đều đòi trước hết phải chính thức công nhận họ. Kinh nghiệm cho Ixraen thấy lời hứa thường không được thực hiện. Một số đoàn đã bí mật đến Giêruxalem, nhưng không một thỏa thuận nào được quyết định.
Tháng 3/2011, mạng Inyan Merkazi cho biết một công ty của Ixraen tiến hành tuyển mộ lính đánh thuê ở nhiều nước châu Phi cho đại tá Gaddafi. Công ty này nằm dưới sự lãnh đạo của một số sĩ quan quân đội Ixraen đã về hưu. Nguồn tin Ai Cập cho biết giám đốc công ty này trước đó đã gặp Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng, Ehud Barak, và-Giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, Aviv Kokhavi. Tất cả dường như đều ủng hộ việc giúp đỡ trực tiếp đại tá Gaddafi. Các nhà lãnh đạo Ixraen sợ Gaddafi bị lật đổ sẽ dẫn đến sự ra đời một chế độ Hồi giáo cực đoan.
Mối quan hệ giữa Libi và Ixraen trở nên hòa dịu trong năm 2010 khi Ixraen cho phép Libi tài trợ dự án tái xây dựng 1.250 nhà định cư ở dải Gada. Một ngày trước khi nhận được giấy phép, ngày 9/8/2010, đại tá Gaddafi muốn cho thấy thiện chí của mình nên đã trả tự do cho nhà nhiếp ảnh Ixraen Raphael Haddad, bị giam giữ bí mật trong 5 tháng ở Libi sau khi bị kết tội làm gián điệp cho Mossad. Ngày hôm sau, Liên hợp quốc công bố chương trình tái thiết Gada với khoản tài trợ của Tripoli trị giá 34,6 triệu euro.
Tuy nhiên, Chính phủ Ixraen chưa bao giờ lơ là tiếp xúc với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi. Một số thành viên thể chế này đã được tiếp đón tại Giêruxalem để thảo luận và dường như đã đạt được thỏa thuận cụ thể. Ixraen tuyên bố ủng hộ quân nổi dậy với hy vọng phe này sẽ thành công trong việc thành lập ở Libi một chính phủ dân chủ.
Hy vọng hiện nay vẫn còn khi chế độ ở Libi thay đổi. Chính quyền Ixraen tuy nhiên tỏ ra lo ngại khi thấy các tổ chức khủng bố chiếm đoạt một phần kho vũ khí của Libi. Các cơ quan tình báo Ixraen cho biết một khối lượng lớn vũ khí được vận chuyển từ miền Nam Libi đến dải Gada qua bán đảo Sinai, trong đó có cả súng cối và tên lửa.
Chính vì vậy, Ixraen muốn kiểm soát các hoạt động này bằng cách lập một đầu cầu ở Libi. Cơ quan tình báo Ucraina đã công bố một tài liệu tối mật nói đến một thỏa thuận được ký giữa NTC và Chính phủ Ixraen. Các nhà lãnh đạo mới của Libi cam kết cho phép lập một căn cứ quân sự của Ixraen ở vùng Núi Xanh trên lãnh thổ mình. Tài liệu nói trên có tiêu đề “Israel Defense Forces’’ nói rõ rằng để đổi lại, Ixraen cam kết yêu cầu NATO tăng cường không kích vào lực lượng Chính phủ Libi và vận động các nước Arập ủng hộ sự nghiệp của NTC. Hợp đồng này đã bắt đầu được thực hiện.
Các nước Arập, đặc biệt là Angiêri, không thích thú khi thấy Ixraen có mặt ở biên giới của mình, bởi lẽ Al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM) có thể lấy đó làm cái cớ để vũ trang và tăng cường tấn công trong khi tổ chức khủng bố này đã bị quân đội Angiêri giáng cho nhiều thất bại.
Mặc dù các cuộc thảo luận diễn ra trước khi triết gia người Pháp gốc Do Thái Bernard-Henri Lévy đến Giêruxalem, song dường như thỏa thuận này đạt được là nhờ nhân vật này làm trung gian. Có thể ông Bernard-Henri Lévy- đã chuyển một thông điệp của quân nổi dậy Libi tới Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một cuộc gặp tại Giêruxalem. Phó Chủ tịch NTC, Abdul Hafiz Ghoga, nói rằng không có thông điệp này, song ông Bernard-Henri Lévy vẫn khẳng định thông tin đó là đúng. Ông tuyên bố: “Tôi đã chuyển tới Thủ tướng (Benjamin Netanyahu-TTXVN) một thông điệp miệng của Hội đồng (NTC-TTXVN) này, trong đó điểm chủ chốt là chế độ tương lai ở Libi sẽ là một chế độ ôn hòa và chống khủng bố, quan tâm đến công lý cho người Palextin và an ninh cho Ixraen.”
Chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã đầu tư nhiều về vật chất và chính trị để được Libi công nhận vì đây là một nước Arập.
Hơn nữa, Tổng thống Ixraen Shimon Pérès đã khẳng định thêm lập trường này của Ixraen khi hoan nghênh quân nổi dậy Libi chống chế độ của đại tá Gaddafi, gọi cuộc đấu tranh của họ là “cuộc chiến vì tự do” và cuộc nổi loạn của họ là “cuộc nổi dậy của dân chúng vì tự do của nhân dân Libi”.
Palextin hay ẩn số của phương trình
Sau khi thất bại trong việc đề nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận Nhà nước Palextin, Tổng thống Mahmoud Abbas tiếp tục cuộc đấu tranh giành quyền thành lập Nhà nước Palextin cho người Palextin. Ngày 31/10, Palextin chính thức trở thành thành viên thứ 195 của Tô chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Ngày 13/12, lá cờ Palextin lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở tổ chức này ở Pari, trong khi chờ đợi một Nhà nước Palextin có chủ quyền ra đời và tồn tại bên cạnh Nhà nước Ixraen.
Phát biểu tại trụ sở UNESCO ở Pari, Tổng thống Nhà nước Palextin, Mahmoud Abbas, tuyên bố: “Ngày hôm nay, chúng tôi là thành viên của UNESCO. Chúng tôi hy vọng cũng bằng cách này, nhân dân Palextin sẽ có một Nhà nước độc lập, một Nhà nước có thể sống hòa bình bên cạnh Ixraen và chúng tổi hy vọng điều đó sẽ không còn xa nữa.” Theo nhận xét của chuyên gia Fares Chahine, như vậy, người Palextin đã bắt đầu chuyển sang một chính sách khác, đó là một kiểu đấu tranh chính trị và tuyên truyền, và đã chính thức từ bỏ đấu tranh vũ trang.
Phân tích trên tạp chí,“Arabies”, ông Fares Chahine cho rằng sau một thời gian dài là người đối thoại chính của Palextin, sau sự kiện trên, Tổng thống Mahmoud Abbas giờ không còn được Ixraen và phương Tây ưa thích nữa. Thậm chí Chính phủ Ixraen còn muốn loại ông khỏi sân khấu chính trị. Không phải vì đột nhiên ông trở thành người ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang mà chỉ vì ông đã dám lên tiếng trước thế giới tại Liên hợp quốc đòi dân tộc mình được quyền độc lập và có chủ quyền tại các vùng lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng từ năm 1967.
Trả lời câu hỏi liệu chủ trương đó có dẫn đến cái gì không, chuyên gia Fares Chahine khẳng định là “có”. Người Palextin đang làm điều mà Ixraen đã từng làm. Khi David Ben Gourion tuyên bố thành lập Nhà nước Ixraen vào tháng 5/1948, ông làm được điều đó là nhờ có Liên hợp quốc. Nhưng tình hình và bối cảnh bây giờ khác.
Làm sao trừng phạt Tổng thống Chính quyền Palextin đây? Câu hỏi này xuất hiện trong đầu các nhà lãnh đạo cánh hữu Ixraen, đứng đầu là Thủ tướng và thủ lĩnh đảng Likud, Benjamin Net nyahu, và Bộ trưởng Ngoại giao của ông, Avigdor Lieberman, đồng thời là thủ lĩnh đảng cực hữu Ixraen Beitenou. Liệu có nên bao vây về quân sự không? Người tiền nhiệm của Tổng thống Mahmoud Abbas là cố Tổng thống Yasser Arafat đã từng bị như vậy và qua đời vào tháng 11/2004 trong hoàn cảnh chưa rõ ràng, sau hơn 3 năm bị “cầm tù” tại văn phòng của ông ở Ramallah trong vùng bờ Tây sông Gioócđan bị chiếm đóng. Những tuyên bố của Ngoại trưởng Avigdor Lieberman được Chính quyền Palextin đánh giá thực sự là lời kêu gọi thủ tiêu con người Tổng thống Abbas. Nhưng kịch bản này xem ra khó thực hiện do có những thay đổi sâu rộng trong các nước Arập sau các cuộc cách mạng của dân chúng.
Điều này lại càng đúng ở Ai Cập, với sự sụp đổ của Tổng thống Hosni Mubarak và chế độ của ông vốn nhắm mắt làm ngơ trước hành động của Ixraen. Vậy tại sao không tận dụng sự chia rẽ giữa phong trào Fatah của Tổng thống Abbas và phong trào Hamas của Khaled Meshaal để giáng một đòn để ông không bao giờ gượng dậy được nữa? Đối với một số nhà
quan sát, việc thúc đẩy nhanh cuộc thương lượng để người lính Ixraen Gilaad Shalit được trả tự do đổi lấy 1.027 tù nhân Palextin, chủ yếu là nhằm chống lại Tổng thống Abbas. Việc ấy lại diễn ra trong bối cảnh sự ủng hộ của dân chúng đối với ông đã suy giảm đáng kể trong các vùng lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng, sau khi ông phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, chính thức đề nghị công nhận Palextin là thành viên chính thức của tổ chức quốc tế này. Một trong những mục đích của cuộc thương lượng giữa Chính phủ Ixraen và phong trào Hamas, đang kiểm soát dải Gada từ tháng 6/2007 và một “đồng minh khách quan” của Ixraen, là đánh vào độ tin cậy của Tổng thống Abbas bằng cách làm tăng độ tin cậy của phong trào Hamas và các nhà lãnh đạo phong trào này.
Hơn nữa, Thủ tướng Ixraen tiếp tục khai thác chia rẽ trong nội bộ người Palextin để gây ngờ vực đối với tính đại diện của Tổng thống Mahmoud Abbas với tư cách là tổng thống của tất cả người Palextin và qua đó là đối tác đáng tin cậy của Palextin trong mọi tiến trình hòa bình với Ixraen. Đối với Ngoại trưởng Ixraen, Avigdor Lieberman, người có thể được coi là người phát ngôn của phái cực hữu Ixraen, Nhà nước Do Thái thích nhất là nói chuyện và thương lượng với những người Palextin sinh ra và lớn lên ở bờ Tây sông Gioócđan. Như vậy, ông Lieberman muốn chọn các nhà lãnh đạo Palextin theo ý mình để chắc chắn họ sẽ không bao giờ nói không với chính sách bành trướng hiện nay của Chính phủ Ixraen tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, để cuối cùng ngăn chặn mọi ý đồ thành lập một Nhà nước Palextin xứng đáng với tên gọi của nó.
Trong khuôn khổ loại bỏ Tổng thống Mahmoud Abbas về mặt chính trị, nhưng lần này là trên phương diện quốc tế, Chính phủ Ixraen đệ trình một kiến nghị lền Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng thư ký tổ chức này, Ban Ki-Moon, chính thức phản đối Tổng thống Chính quyền Paiextin vì điều mà ông nói (gọi đó là “dấu ấn của mình”) về việc tên tửa được bắn từ dải Gada sang Ixraen, cho dù ngay lúc đó ông thừa nhận người chịu trách nhiệm an ninh ở vùng đất này là phong trào Hamas.
Theo một chuyên gia khác, Antoine Sfeir, tình hình là rất nghiêm trọng, theo nghĩa Chính phủ Ixraen hiện nay dường như sẵn sàng làm điều xấu nhất để loại bỏ Tổng thống Abbas mà họ coi là mối nguy hiểm chiến lược. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với người Palextin phải chấm dứt chia rẽ nội bộ và đối với thế giới Arập phải tạo điều kiện cho Palextin thực hiện chính sách của mình.
Mặt khác, trên thực địa, Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu đang tiến hành một chiến dịch lấn dần lãnh thổ thực sự. Sau chuyến công du Trung Đông, ông Antoine Sfeir cho biết có đến một số làng mới thấy là không thể vào được và điều khủng khiếp, theo nghĩa đó, là Ixraen đang khép chặt vận mệnh của người Palextin. Theo ông, một người không có được vận mệnh có thể trở thành một kẻ khủng bố vì lúc đó họ không còn gì để mất nữa. Chẳng hạn, một người được học hành và trở thành thầy thuốc, nhưng bệnh nhân không đủ tiền để trả cho thầy thuốc. Vậy là phải cho người bệnh chịu và đến lượt người thầy thuốc đó cũng phải mua chịu của người bán hàng dược phẩm, người bán hàng dược phẩm lại mua chịu của nhà cung cấp, cứ thế đến một lúc nào đó chiếc vòng đó sẽ bị phá vỡ và vận mệnh của con người sẽ bị hủy hoại.
Được hỏi về khả năng thiết lập hòa bình ở Trung Đông và liệu Ixraen có quan tâm đến việc làm lành với Palextin hay không, hay đợi xem các quân bài được phân chia trong vùng như thế nào, chuyên gia Antoine Sfeir nhận xét trong vài năm trở lại đây, vùng Trung Đông đã bị “băm nhỏ”, có thể nói rằng bị chia thành từng cộng đồng. Trong hồi ký của Moshé Sharett, cựu Ngoại trưởng Ixraen, có một câu nói rằng “Ixraen chỉ có thể có tương lai ở vùng này trong khuôn khổ các thực thể cộng đồng, sắc tộc hay tôn giáo”. Giờ đây, điều này đã xảy ra. Irắc là ba nước trong một, thực chất là các bang, do Quốc hội quyết định. Vật hy sinh là các tín đồ Thiên chúa giáo. Tại sao? Bởi vì họ có mặt ở khắp vùng, nhưng lại không có vùng lãnh thổ của riêng mình. Libăng cũng vậy. Tại Bâyrút, tín đồ Thiên chúa giáo có một thực thể của riêng họ, cộng đồng Druze cũng vậy, tín đồ dòng Sunni sống ở vùng ven biển. Những người duy nhất không có vùng lãnh thổ của riêng mình chính là tín đồ dòng Shiite bởi lẽ 40% dân số ở Nam Libăng không theo dòng Shiite và 55% dân số vùng Bekaa cũng vậy. Như vậy là quá nhiều và ở một xứ rộng lớn như vậy, không thể di chuyển dân chúng theo tiêu chí tôn giáo được.
Ngay từ đầu, người ta nói chiến tranh ở Libăng là một cuộc nội chiến. Nhưng 8 năm cho thấy điều đó là không đúng vì luôn có một yếu tố bên ngoài. Đó là người Palextin vào năm 1975, người Xyri vào năm 1976, người Arập vào năm 1977 với lực lượng răn đe Arập, nghĩa là người Arập Xêút, người Xuđăng, người Libi và người thuộc Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Năm 1978 đến lượt người Ixraen rồi tiếp đó là năm 1982. Chỉ đến tháng 9/1983 mới nổ ra đối đầu giữa dân quân Druze và dân quân Thiên chúa giáo. Ngoài ra còn lực lượng dân quân bao gồm 30.000 người có vũ trang, tính cả người Palextin, và chiếm 1% dân số. Hiện nay, kết quả là người bên này sợ người bên kia, Nếu mai kia Xyri thay đổi, với người Alawite kiểm soát dải ven biển, và nếu việc phân chia Libăng được thể chế hóa thì sẽ là dấu chấm hết.
Chuyên gia Antoine Sfeir cho rằng rõ ràng là Ixraen đã thắng vì ông chủ trương Nhà nước Do Thái và đề nghị Tổng thống Mahmud Abbas công nhận Ixraen như một Nhà nước chỉ riêng của người Do Thái. Điều đó có nghĩa là cái mà họ gọi là người Ixraen gốc Arập là không đúng, mà thực tế đó là người Ixraen nhưng không phải Do Thái. Song Thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn như vậy để khiến người khác hiểu rằng không thể là người Ixraen nếu không phải là Do Thái. Tất cả những điều đó cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nhưng chuyên gia Antoine Sfeir sợ sự việc sẽ không tiến triển. Xyri sẽ làm gì trong tương lai nếu Tổng thống Bashar al Assad lại làm chủ được tình hình an ninh? Hiện ông đang bị cô lập, đang bị suy yếu. Để thoát khỏi tình trạng đó, ông sẽ làm lành với Ixraen. Theo đà đó, Libăng ngay lập tức cũng “ký cả hai tay” vì người dân ở vùng Chebaa hay cao nguyên Gôlan đã nói họ “không cần thứ gì cả” miễn là để cho họ làm việc của họ. Cộng đồng người Druze ở cao nguyên Gôlan, tuy chiếm đa số trong vùng, cũng đang đề nghị được trở lại làm người Xyri.
Điều đó, theo chuyên gia Antoine Sfeir, có nghĩa là người Xyri sẽ xóa bỏ tình đoàn kết giữa họ với người Palextin vì tình đoàn kết của người Xyri đối với người Palextin chỉ được coi là một thứ công cụ. Đó chính là khả năng gây hại của Xyri. Nếu sau này Xyrivà Libăng làm lành với Ixraen, Tổng thống Bashar al Assad sẽ được xem như một Sadate mới. Ông sẽ thoát khỏi tình trạng bị cô lập và sẽ không còn bị suy yếu nữa. Đến lúc đó, người Palextin sẽ trở thành vật hy sinh.
Các con bài hiện nay đúng là đang được chia lại. Hiện Ixraen đang thắng thế về phương diện triết lý. Iran là một cường quốc vùng. Cường quốc vùng này, lần đầu tiên từ thế kỷ 10 đến nay, đã thành công trong việc sử dụng dòng Shiite, tức là tôn giáo, làm công cụ để làm sao để chế Ba Tư dịch biên giới về phía không gian Arập. Đó là điều chưa bao giờ xảy ra. Đó là một cuộc chiến tranh nghìn năm giữa nguời Ba Tư và người Arập. Cuộc chiến tranh ở Irắc là cuộc chiến giữa tín đồ dòng Sunni và dòng Shiite, giữa người Ba Tư và người Arập. Đó cũng là một cuộc chiến chiến lược nhằm kiểm soát vùng Vịnh, nơi 65% lượng dầu mỏ đi qua để đến các nước phương Tây, kể cả Nhật Bản. Ngày nay, không thể có hòa bình nếu bỏ qua Iran.
Giải pháp nào cho phù hp?
Trong khoảng một năm trở lại đây, nhiều bài phân tích nói về “Mùa Xuân Arập” hay các cuộc nổi dậy của dân chúng ở nhiều nước Arập chủ yếu tập trung vào diễn biến tình hình, thực trạng chính trị, kinh tế và xã hội ở các nước có liên quan, song ít đề cập đến một khía cạnh quan trọng của các cuộc cách mạng này hơn. Đó là tương lai của mối quan hệ giữa thế giới Arập và Ixraen. Trong bài viết đăng trên tờ “Le Quotidien d’Oran” dưới đây, chuyên gia Amine Esseghir phân tích vị thế của Ixraen cũng như của các nước Arập, quan điểm của mỗi bên để qua đó dự báo mối quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh mới do “Mùa Xuân Arập” tạo ra.
Cho dù tính hợp pháp của họ đã và vẫn luôn luôn được đề cập đến, song phần lớn các Nhà nước Arập vẫn luôn biết cách thích nghi với dư luận ở nước mình liên quan đến vấn đề Palextin. Tuy được thể hiện bằng những lời hô hào và tuyên bố nhiều hơn là bằng hành động cụ thể, song không thể không nhận thấy về vấn đề đó, cả Nhà nước lẫn dân chúng ở các nước này đều có cùng một quan điểm. Như vậy, chính quyền các nước này – được thiết lập sau cách mạng ở hầu hết các nước Arập và về nguyên tắc sẽ nhận được bảo đảm về dân chủ và tôn trọng ý chí của dân chúng – dĩ nhiên sẽ phải đưa ra quan điểm về tương lai của mối quan hệ đối ngoại của nước
mình. Tuyên bố và hành động cụ thể của họ bắt buộc phải tính tới yếu tố Palextin. Và như vậy, đề cập đến vấn đề Palextin cũng có nghĩa là phải nói đến yếu tố Ixraen và tương lai của mối quan hệ giữa các Nhà nước Arập và Nhà nước Ixraen.
Trước mắt, dường như điều đó không phải là hiển nhiên bởi lẽ dân chúng ở các nước Arập, do từ tháng 1/2011 bận bịu với những vấn đề cấp bách về chính trị và xã hội nên dành ít thời gian và sức lực hơn cho sự nghiệp của tất cả các dân tộc Arập, đó là Palextin. ít thời gian cũng không có nghĩa là trong bối cảnh hiện nay không có một chút thời gian nào, bằng chứng là dịp kỷ niệm sự kiện Nakba, ngày diễn ra thảm kịch của người Palextin khi họ bị chiếm đất và bị đuổi đi sống lưu vong cách đây 63 năm Trong lịch sử loài người, sự kiện này chắc chắn cần được đưa vào danh sách các vụ bất công tồi tệ nhất mà thế giới được chứng kiến.
Hệ quả đáng nhớ là lễ kỷ niệm sự kiện này diễn ra với người chết và người bị thương. Năm nay, 12 người Palextin bị giết ở cao nguyên Gôlan và biên giới Libăng. Các vụ đối đầu nổ ra ở gần biên giới Palextin, Libăng và trên phần cao nguyên Gôlan thuộc Xyri bị chiếm đóng, trong lúc các cuộc biểu tình bị đàn áp khốc liệt bởi quân đội Ixraen khi họ không ngần ngại xả súng vào người biểu tình. Để trốn tránh trách nhiệm, quân đội Ixraen đổ lỗi cho Chính phủ Xyri đã tổ chức cuộc biểu tình bạo lực này nhằm đánh lạc hướng dư luận về những gì đang xảy ra tại các thành phố của nước này. Tuy nhiên, kể cả khi tình hình xấu đi ở Xyri, những hành động bất công của Ixraen cũng sẽ không rơi vào lãng quên và dĩ nhiên sẽ lại càng không bị lãng quên khi chế độ của Tổng thống Bashar al Assad bị thay thế.
Tại Ai Cập, nơi cuộc cách mạng đang diễn ra, có ít nhất 353 người bị thương vào cùng ngày hôm đó trước Đại sứ quán Ixraen tại Cairô trong một cuộc biểu tình đánh dấu sự kiện người Palextin bị chiếm đất. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán đám đông định vượt qua hàng rào dựng lên trước cơ quan đại diện của Ixraen. Hơn bao giờ hết, dân chúng ở các nước Arập biết và nhận thức được ý nghĩa của cuộc nổi dậy, Một khi lật đổ được những kẻ độc tài ở nước mình, họ sẽ tính sổ với những bất công mà họ đang phải chịu đựng. Nhưng chắc chắn là sẽ còn nhiều người chết trước khi người Palextin được công nhận có quyền được là chính mình ở trên mảnh đất của chính mình.
Tuy lúc này chưa thể xác định được rõ ràng hình thái tương lai mối quan hệ giữa các nước Arập và Ixraen, song đã có thể phác thảo được câu trả lời của Ixraen. Nước này không hoan nghênh các cuộc nổi dậy ở các nước Arập. Nước này cũng không tỏ ra hứng thú như người ta đã thấy và nhận thấy ở phương Tây. Các cuộc cách mạng hiện nay hay “Mùa Xuân Arập” khiến người ta lo sợ vì đã biết được thế nào là chính kiến của dân chúng. Chính những người dân đó đã từng bị cấm phát ngôn ngoài khuôn khổ quy định. Quả thực là cho đến lúc đó, Ixraen ở trong thế có thể nói mình là nền dân chủ thực sự duy nhất giữa các chế độ độc tài. Tuy nhiên, cũng chính những chế độ độc tài đó đã chơi con bài an ninh của Ixraen khi đánh đổi lấy sự côns nhận hoặc tôn trọng của phương Tây, thậm chí lấy viện trợ kinh tế như trường hợp Ai Cập. Nhưng sẽ khó áp đặt chính sách đối ngoại cho các nước này khi họ được tôn trọng nhờ trở thành người đại diện chân chính hơn cho nhân dân nước họ và dân chủ hơn. Lúc đó Ixraen sẽ đưa ra lập luận gì đây? Giương ra mối đe dọa hạt nhân Iran để đánh lạc hướng dư luận chăng? Hay ký ngay một thỏa thuận hòa binh với Xyri?
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng AFP hồi tháng 4/20 11, Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, tuyên bố: “Mùa Xuân Arập có thể biến thành “Mùa Đông Iran”. Như vậy, đối với Ixraen, nguyện vọng dân chủ của các dân tộc Arập và gây mất ổn định các chế độ hiện tại có nguy cơ phục vụ cho cuộc chơi của Iran và phái Hồi giáo chính trị, cụ thể ở Ai Cập. Nói rất nhanh và hành động cũng rất nhanh, Iran ngay lập tức thấy ngay hệ quả. Đó là hành động phá hoại và thao túng nhằm làm gia tăng tình trạng chia rẽ trong chính giới Iran. Ông Oded Eran, Giám đôc Viện nghiên cứu an ninh quốc gia Ten Avíp, đã nói như vậy trong một lần trả lời phỏng vấn hồi tháng 2/2011.
Còn về Xyri, ông Eyal Zisser, Hiệu trưởng trường Đại học Ten Avíp và chuyên gia về Xyri, nói rằng không gì cho thấy những gì sẽ xảy ra trong tương lai sau Tổng thống Bashar al Assad sẽ tồi tệ hơn, dưới hình thức như Al-Qaeda hay một tình hình hỗn loạn như ở Irắc.
Tại Ai Cập, chỉ riêng tuyên bố của ông Nabil al Arabi, lúc đó là Ngoại trưởng trong chính phủ chuyển tiếp, về giá khí đốt của Ai Cập bán cho Ixraen hay vấn đề phong tỏa dải Gada đã khiến Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, phải công khai bày tỏ mối lo ngại.
Trong bối cảnh nhiều mối nguy như vậy, ngoài việc chuẩn bị quân đội để tiến hành một cuộc chiến trên nhiều mặt trận, liệu Ixraen có còn giải pháp nào khác không? Một cuộc chiến được minh chứng bằng tổng của tất cả các nỗi sợ. Ixraen, nước dựa vào một sự bất công không có giới hạn, và ngoài việc minh chứng sự tồn tại của mình bằng một mối đe dọa cũng không có giới hạn, rốt cuộc liệu có thể làm cách khác được không? Lúc đó, Ixraen sẽ phải tiến hành chiến tranh mà vẫn phải tiếp tục nói đến hòa bình./.

cina.com.cn

ĐƯỢC VÀ MẤT TRONG PHÂN CHIA BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT:

CHỦ YẾU GIẢI MẬT ĐƯỢC VÀ MẤT LẦN NÀY!

20.11.2009   –(Không có tên tác giả)
Người dịch:  Quốc Thanh
Việt Nam từ ngày độc lập khỏi triều Tống Trung Quốc đến nay, đường biên giới đã từng trải qua mấy lần biến động.
Thời Tống, tù trưởng Nùng Trí Cao ở đất Quảng Nguyên Châu (nay là tỉnh Cao Bằng, Việt Nam) làm loạn, bị triều Tống dẹp.
Cuối Nguyên đầu Minh, Việt Nam thừa cơ Trung Quốc đang có nội loạn đã vượt qua biên giới hơn 200 dặm, chiếm Lộc Châu của Trung Quốc.
Vào giữa đời Minh, Việt Nam thừa cơ Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam còn chiếm cả Ninh Viễn Châu (nay là Lai Châu và vùng đất phía bắc Lai Châu của Việt Nam) thuộc Vân Nam, Trung Quốc.

Đầu đời Thanh, nội phủ Ngoại Lục Mãnh, huyện Kiến Thủy, Vân Nam (nay là huyện Kim Bình của Trung Quốc, huyện Phong Thổ của Việt Nam chạy suốt tới vùng đất phía bắc Lai Châu của Việt Nam), cũng chính là Châu Ninh Viễn ở Vân Nam đời Minh, đã trở về lại Trung Quốc.
Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Thanh xuất binh chống lại quân Pháp, với sự giúp sức của quân Cờ Đen, đã chiếm cả vùng phía bắc Việt Nam. Nhưng Pháp cũng đã chiếm cả vùng Bành Hồ, Đài Loan thuộc Trung Quốc, cắt đứt đường liên hệ giữa đại lục với Đài Loan, đồng thời đã tiêu diệt cả Thủy sư Nam Dương [1] của Trung Quốc. Cho nên, Lý Hồng Chương đã ký với Pháp bản “Trung-Pháp tân ước”, trong điều ước quy định tiến hành điều chỉnh biên giới Trung-Việt trên cơ sở đường biên giới hiện có.
Về hướng Quảng Đông (nay đã cắt toàn bộ về tỉnh Quảng Tây), các vùng đất lọt giữa [2] như Giang Bình, Hoàng Trúc, Thạch Giác, Cú Đông ở Việt Nam (nay là Giang Bình, Hoàng Trúc ở Khâm Châu, Quảng Tây) cắt về Trung Quốc. Sử triều Thanh nói: Vùng Giang Bình, Hoàng Trúc ở tây nam Quảng Đông, từ Tư Lặc mở rộng biên giới ra biển, có chiều nam bắc 40 dặm, chiều đông tây tất cả 60 dặm.
Trên dãy Thập Vạn Đại Sơn có một mảnh đất tam bất quản (tức Quảng Đông không cần, Quảng Tây không cần, Việt Nam không cần), điều ước quy định mảnh đất này cắt về Trung Quốc, các vùng Phân Mao Lĩnh, Động Trung ở Thập Vạn Đại Sơn (nay là Động Trung thuộc Quảng Tây) đều cắt về Trung Quốc.
Các vùng có dân Việt như Bát Trang bên sông Ca Long [3]… do sợ người Pháp, mà người Hoa lại cùng văn hóa cùng dân tộc, nên đã đua nhau đề xuất với quan viên Trung Quốc không muốn để cho người Pháp cai trị, đua nhau đổi sang trang phục triều Thanh, khi các quan viên  Trung Quốc và Pháp cắm mốc phân giới khảo sát đường biên giới tại hiện trường, dân Việt đều chỉ đường biên giới ở phía nam, còn làng mình thì cắt về Trung Quốc.
Tình huống này xuất hiện nhiều lần ở dọc đường biên giới, khiến cho Trung Quốc thu về được rất nhiều lãnh thổ. Sử triều Thanh nói:  Vùng Phân Mao Lĩnh, Gia Long, Bát Trang ở phía tây Khâm Châu Quảng Tây mở rộng biên giới tới sông Ca Long, chiều nam bắc 40 dặm, chiều đông tây tất cả 60 dặm.
Ở Trấn Nam Quan về hướng Quảng Tây đều là núi cao hiểm yếu, là trọng địa biên phòng. Với nỗ lực của các quan viên đàm phán  triều Thanh, trong vòng hàng chục cây số quanh Trấn Nam Quan, biên giới Trung Quốc đã tiến được thêm từ 20 đến 50 dặm, khiến cho rất nhiều khoảnh đất hiểm yếu được cắt về Trung Quốc.
Kim Long Động ở mé tây Long Châu, Quảng Tây là yếu địa biên phòng, trong lịch sử do Trung Quốc quản lý, nhưng thổ quan đất này đã thế chấp Hạ Lang Châu cho Cao Bằng, Việt Nam, đất này nằm ở dãy Đan Quế Sơn, dài hơn 60 dặm, là một vùng đèo hết sức hiểm yếu, gồm 90 ngôi làng. Với nỗ lực của các quan viên đàm phán, toàn bộ vùng đất này và 3 làng ở Lý Bản đã được thu về Trung Quốc.
Về hướng Vân Nam, Trung Quốc thu về 2 sơn trại Mạn Xung, Đổng Nữu ở đoạn thứ hai (2 sơn trại này đã bị An Nam xâm chiếm dọc ngang 30 dặm từ hơn 40 năm nay); đoạn thứ ba định ranh giới ở phía đông sông Lộc Sơn, mở rộng biên giới thêm hơn 40 dặm; đoạn thứ tư, cắt về Trung Quốc 6 ngôi làng Điền Bồng, Sa Nhân Trại…, mở rộng biên giới thêm hơn 30 dặm. Tổng cộng các đoạn trên mở rộng biên giới được thêm hơn 100 dặm, Trung Quốc không bị mất đất.
Trung Quốc thu về Đô Long, Mãnh Động, Nam Ôn Hà ở huyện Ma Lật Pha, vùng đất từ phía bắc, phía tây Nam Đan Sơn đến Cẩu Đầu Trại, Việt Nam (nằm ở Tiểu Đố Chú Hà), từ phía đông đến sông Thanh Thủy, Việt Nam (nay là Lão Sơn Hạ), đều quy về Trung Quốc quản lý. Đoạn biên giới này nằm ở giữa Đại Đố Chú Hà và Tiểu Đố Chú Hà, nguyên là đất Nam Lang, Mạnh Khang… của Trung Quốc còn chưa thu hồi, diện tích thu hồi được là khoảng 600 km2, vùng chưa thu hồi được là 400 km2. (1000 km2 nằm giữa Đại Đố Chú Hà và Tiểu Đố Chú Hà nguyên thuộc về Trung Quốc, Hoàng đế Ung Chính đầu đời Thanh đã cấp cho Việt Nam).
Chính quyền nhà Thanh cho rằng, đất đai ở nam Ma Lật Pha khá màu mỡ, không chỉ thu hồi được lãnh thổ, mà còn thu được cả địa lợi. Còn đất đai ở Tam Mãnh thì toàn là sơn địa, không tiện cho quản lý, hơn nữa tù trưởng Tam Mãnh còn phụ bám với Việt Nam vào năm 1840, đã tiếp nhận các quan chức Việt Nam lại đồng thời tiếp nhận cả các quan chức Trung Quốc, thuộc về đất hai nước quản chung.
Nói một cách ngắn gọn, nếu mất Tam Mãnh sẽ khiến cho Trung Quốc bị mất tổng số diện tích đất đai là 1600 km2. Cho nên, tóm lại, về hướng Vân Nam bị mất tổng cộng 1000 km2 không kể đường biên giới Trung-Lào. Còn xét về hướng Quảng Đông, Quảng Tây, thì lần hoạch định biên giới này lại có lợi cho Trung Quốc.
Vì thế, lần hoạch định biên giới Việt Nam Pháp-Thanh đối với Trung Quốc, diện tích đất đai được mất về đại thể là tương đương, nhưng những phần đất Trung Quốc được lại là đất màu mỡ nằm gần bờ biển và vũng vịnh, còn những phần đất Việt Nam được lại là vùng sơn địa không dễ quản lý (người Thái ở đó vừa ghét người Hán lại vừa ghét cả người Việt).
Hơn nữa, khi hoạch định biên giới, do người Việt sống dọc theo biên giới sợ sự cai trị của người Pháp nên đã đua nhau thay đổi trang phục, yêu cầu tiếp nhận sự quản lý của Trung Quốc, vì thế mà rất nhiều ngôi làng của Việt Nam dọc theo đường biên giới cũ đều đã được cắt về Trung Quốc khi phân giới cắm mốc.
Từ các sách sử Trung Quốc có thể thấy, chính quyền nhà Thanh khá thỏa mãn với lần hoạch định biên giới ấy, cho rằng không kể những nhượng bộ của Pháp khi phân giới cắm mốc (khi phân giới cắm mốc ở thực địa, do quân Thanh đã chiếm những địa hình có lợi cộng thêm với dân Việt bản địa không muốn tiếp nhận sự cai trị của người Pháp, nên khi phân giới cắm mốc Trung Quốc đã kiếm được một ít đất), đất đai thu hồi được vào triều Thanh nhiều tới hàng trăm dặm.
Trong các sách sử  của người Pháp nói: Khi hoạch định biên giới, chúng ta đã cho Trung Quốc sự ưu đãi lãnh thổ rộng rãi. Thực tế là, đất đai được mất về đại thể là tương đương, nhưng những phần đất được của Trung Quốc thì tốt hơn.
Sau ngày lập nước, Việt Nam cho rằng lần hoạch định biên giới ấy là không công bằng với Việt Nam, Việt Nam đã bị thiệt. Đã đưa ra với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ rộng lớn. Đến năm 1979, Trung Quốc cho rằng phần lãnh thổ tranh chấp chỉ có 5 km2.
Trải qua cuộc Chiến tranh Trung-Việt năm 1979-1989, Trung Quốc đã chiếm phần lớn các điểm cao [4] trên đường biên giới, như Đình Hào Sơn, Pháp Ca Sơn [5] ở ranh giới giữa Quảng Tây và Việt Nam; Khấu Lâm Sơn, La Gia Bình Đại Sơn, Lão Sơn, Lão Âm Sơn ở ranh giới giữa Vân Nam và Việt Nam, tất cả những điểm cao này đều bị quân ta khống chế, các vùng tranh chấp trên đường biên giới như Nam Mộc Bình nằm ở ranh giới với Hoàng Su Phì, Việt Nam…, có tổng diện tích các khu vực tranh chấp mới tăng hơn 200 km2, những phần lãnh thổ này đã phải đánh đổi bằng sự hi sinh xương máu của các quân nhân Trung Quốc, tất cả đều đã bị ta khống chế.
Bản “Điều ước biên giới đất liền Trung-Việt” năm 1999 [6] đã giải quyết được triệt để những vấn đề biên giới trên đất liền Trung-Việt.
Tóm lại vẫn là nước ta có lợi.


Bản tiếng Việt © Quốc Thanh 2012
.
Nguồn: cina.com.cn

Chú thích của người dịch:
[1] Năm 1874, Nhật Bản điều quân đổ bộ lên Đài Loan, chính quyền nhà Thanh quyết định chấn chỉnh lại lực lượng thủy sư. Phân chia thủy sư thành Tam Dương: Thủy sư Bắc Dương phụ trách vùng Sơn Đông và biển Hoàng Hải ở phía bắc, Thủy sư Nam Dương phụ trách vùng phía nam Sơn Đông  và biển Đông Hải ở phía ngoài Trường Giang, Thủy sư Phúc Kiến và Lưỡng Quảng… phụ trách vùng Phúc Kiến và biển Nam Hải.
[2] Vùng đất lọt giữa: Tiếng Anh: enclave; tiếng Hán: phi địa (飞地).  Vùng đất lọt vào giữa đất đai của nước khác. –ND.
[3] Nguyên văn: Gia Long Hà  嘉隆河
[4] Nguyên văn: kị tuyến điểm 骑线点 . Điểm cao nằm trên dãy núi là đường biên giới quốc gia tự  nhiên.
[5] Chưa rõ tên gọi tiếng Việt của Đình Hào Sơn và Pháp Ca Sơn.
[6] Tức Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1999. Xem: NGUYÊN VĂN HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT – HOA 1999 – (Phạm Viết Đào).


Nguyễn xuân Nghĩa -Cuộc Cờ Mỹ-Hoa

Nguyễn-Xuân Nghĩa Người Việt Ngày 20120312 - Dainamax
“Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài
Dám Liều Thì Được, Nhu Nhược Thì Thua – Nhưng Liều Quá Hoá Dại….
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/obama-bowing-to-hu-jintao.jpg?w=300
 
 * Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – Bắt tay trước khi vào cuộc? * ===>>
 
 
Bài này xin hành hạ độc giả mà nói về… “đấu trí luận“….
Chúng ta đều nhớ đoạn cuối “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa“, khi Lưu Huyền Đức ký thác con côi cho Gia Cát Lượng rồi thở hắt. Lập tức, họ Tào đưa năm đạo quân Bắc Ngụy vào đòi nuốt chửng Tây Xuyên, làm triều Hán rung chuyển, các quan thất kinh. Đấy là lúc Thừa tướng lại cáo bệnh!
 
Ba anh em Lưu Quan Trương vừa chết, vua còn nhỏ và nhược. Ngoài biên thùy, năm đạo quân – mỗi đạo mười vạn, tổng cộng là… nửa triệu – đổ xuống như thác lũ mà chẳng thấy Thừa tướng ra phủ coi công vụ gì cả. Hậu chúa Lưu Thiện đến tận Tướng phủ hỏi han thì được ông trả lời rằng đã… đẩy lui được bốn đạo rồi. Mấy ngày qua, Gia Cát Lượng đóng cửa suy nghĩ cách đối phó với đạo thứ năm. Rồi tìm ra!
Lúc đó, ta lờ mờ đoán là Khổng Minh đang khai triển “game plan” trong đầu. Đấy là truyện dã sử hấp dẫn của văn hoá Trung Hoa.
Ngày nay, Hoa Kỳ đem khoa học vào trò đấu trí.
***
“Đấu trí luận” là một cách gọi chữ “game theory“, lý thuyết về trò chơi, nước cờ hay sách lược. Ở cấp quốc gia, mục đích tối thượng là bảo vệ được quyền lợi mà ít nhọc công – khỏi dụng binh.
Từ môn toán học ứng dụng người ta đem lối tính toán ấy vào chính trị, rồi kinh tế. Đến nay có tám người đoạt Nobel Kinh tế nhờ những khám phá về trò đấu trí. Trong số này, có John Nash và John Harsanyi là hai nhà toán học Mỹ đoạt giải năm 1994 (cùng Rheinhard Selten, một kinh tế gia người Đức).
Họ được coi là cha đẻ của “mô thức Nash-Harsanyi.”
 
Từ hai giác độ khác nhau, hai nhà toán học cùng đi tới một kết luận: trong trò đấu trí – hoặc trả giá, mặc cả – giữa nhiều người, tập thể, quốc gia hay nhóm quốc gia, người ta đi tới “điểm quân bình”, là điểm thoả thuận, có khi ký thành thoả ước. Nhưng là một sự bất cân xứng theo kiểu tứ/lục, chứ không là tình trạng 50/50, mỗi bên nhượng bộ một nửa để được một nửa. Thường thì có kẻ đoạt lợi nhiều hơn.
Người viết xin có vài chữ về lý thuyết quái gở ấy, hẳn là cũng có cơ sở nên hai tác giả mới lãnh Nobel! Mà không phải là Nobel Hoà bình kiểu Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.
***
Xin hãy tưởng tượng ra cuộc cờ giả định và năm sáu nước cờ.
Bước vào cuộc chơi, hai bên điểm quân tính số, hư hay thực thì còn tùy khả năng tình báo để che giấu và tuyên truyền để khoe khoang. Hãy nghĩ quân là sức mạnh quân sự, số là số liệu kinh tế. Rồi họ thử dùng uy. Là dọa sử dụng thế lực của mình để đòi phần hơn. Hoặc dùng ân, là quyền lợi kinh tế, ngoại giao hay an ninh để chiêu dụ đối phương, để kéo bè kéo đảng, lập ra liên minh chẳng hạn. Chuyện ân-uy song phương lại thành cục diện đa phương với nhiều nước đứng sau hai kỳ thủ vì có quyền lợi hay an ninh dính dáng tới cuộc cờ.
Khi ấy, yếu tố quyết định là người trong cuộc chấp nhận rủi ro đến cỡ nào để đạt mục tiêu.
Theo lý luận Nash-Harsanyi, kẻ chiến thắng và chiếm phần hơn trong trận đấu trí rắc rối đó là kẻ có cái gan của… Khương Duy. Diễn nôm là “sợ nhiều sẽ được ít – mà sợ ít thì được nhiều”. Được vì liều hơn thiên hạ!
Nhưng chuyện ấy ăn chung gì đến chủ đề của mục này là “Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài”?
Xin hãy tưởng tượng đến cuộc cờ Mỹ-Hoa. Mọi việc bỗng sáng trưng!
***
Hãy nói về bước điểm quân tính số.
Hoa Kỳ có sản lượng kinh tế cỡ 15.000 đô la một năm, Trung Quốc bằng hơn một phần ba. Nếu đếm tài sản – quy ước là 3,4 lần sản lượng – thì tài sản của Mỹ bằng 51 ngàn tỷ (Ngân hàng Trung ương Mỹ ước lượng là 58 ngàn), Trung Quốc thì cỡ hai chục – lại phải chia cho một dân số đông hơn gấp bốn.
Với diện tích lãnh thổ ngang ngửa, chừng 10 triệu km2, Trung Quốc đói ăn vì diện tích khả canh chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới – và phải nhập cảng lương thực. Hoa Kỳ là siêu cường về nông sản, còn phải kềm hãm canh nông để giữ giá. Với đà tăng trưởng cao của nước đi sau, Trung Quốc sẽ có kinh tế lớn bằng kinh tế Mỹ trong vài chục năm tới.
Nhưng giàu bằng thì… còn khuya vì dân số quá cao, đa số còn quá nghèo. Dân Tầu thì chưa kịp giàu đã già, với hiện tượng lão hóa dân số xảy ra quá nhanh, nhanh chưa từng thấy ở mọi nơi.
Dù mắc nợ – đề tài thời sự – Mỹ vẫn có cái thế quái đản của khách nợ lớn nhất, và còn có thể trả nợ bằng cách… in bạc nhờ vị trí ngoại tệ dự trữ của Mỹ kim. Trên bàn cờ, cái thế đó cũng là sức mạnh. Trung Quốc bắt đầu mắc nợ, mà số nợ của chính quyền địa phương là bao nhiêu thi chưa ai biết, kể cả Bắc Kinh. Cả thế giới nói đến việc Mỹ mắc nợ chừng 100% Tổng sản lượng GDP, ít ai nói đến gánh công trái của Trung Quốc, có thể đã lên tới 150% GDP.
Hoa Kỳ tiêu thụ và mắc nợ ngập đầu mà có bạn hàng năm châu: xứ nào cũng muốn xuất cảng vào Mỹ. Trung Quốc thì ngược lại, xứ nào cũng e ngại hàng xuất cảng của Hoa lục! Trên trận địa kinh tế toàn cầu, thật ra Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và bạn hàng hơn đối thủ. Và dù bị suy trầm, ba khối Âu-Mỹ-Nhật với sản lượng bằng 58% toàn cầu đều có chung một triết lý: dân chủ chính trị, kinh tế tự do, xã hội cởi mở. Khi hợp tác, họ là đồng minh.
Đó là về “văn”.
Về võ, với đà gia tăng quân phí chừng 15% một năm, may lắm đến 2035 thì Trung Quốc mới có ngân sách quốc phòng lớn bằng Mỹ. Nhưng kinh nghiệm và tổ chức hiện đại thì thua cỡ trăm năm.
Hoa Kỳ là “hải đảo” giữa hai đại dương lớn nhất với hải quân có khả năng can thiệp mọi nơi. Trung Quốc bị khoá tại châu Á, chỉ có ngả ra biển ở hướng Đông, nay mới mon men vùng biển cận duyên xanh lục, vài chục năm tới mới hy vọng ra biển xanh dương để góp mặt với đời và bảo vệ chén cơm, khi Hoa Kỳ đã có mặt từ lâu.
Nếu hữu sự hoặc cần dọa nạt, Trung Quốc có thể áp dụng binh pháp bất cân xứng, đánh du kích bằng hoả tiễn chống chiến hạm để thu hẹp khoảng cách về hải quân với Hoa Kỳ. Nhưng khi ấy lại gặp hệ thống phòng thủ siêu hạng từ không gian của Mỹ. Không dễ tháu cáy…
Từ sau Thế chiến II, Trung Quốc đã ra quân hai lần, đều là đơn phương, tại Cao Ly năm 1950 và Việt Nam năm (1979). Từ cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử năm 1898 – với Tây Ban Nha – Hoa Kỳ lâm chiến 40 lần, đủ loại lớn nhỏ dài ngắn. Mà hầu hết đều… có bạn. Kể cả ở Việt Nam, Bosnia, Kosovo, Iraq, Afghanistan, rồi lại Iraq – hay Lybia năm ngoái.
Thế giới có thể chửi Mỹ là ngang ngược, dù là dưới chính quyền Cộng Hoà hay Dân Chủ, nhưng khi đụng chuyện sinh tử, nhiều nước lại đứng bên chiến binh Mỹ, nay vẫn có mặt chính đáng tại Nam Hàn, Nhật và Đức. Dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc, lá chắn NATO và sự chấp thuận của Quốc hội dân cử!
Trung Quốc mới là “vạn lý độc hành“. Mà họ vừa thè cái lưỡi bò ra Đông hải là các nước Đông Á đều vẫy tay gọi Mỹ, từ Nhật Bản, Úc đến Ấn Độ, Phi Luật Tân, Singapore, v.v…
Với tài nguyên kinh tế và quân sự đó, khi cần dọa hay dụ, Hoa Kỳ đều chiếm thế thượng phong, trong khi Trung Quốc đang trở thành vấn đề của các nước vây quanh.
***
Nhưng cho đến nay, chính Bắc Kinh mới chiếm thế thượng phong!
Từ việc lũng đoạn hối đoái đến tước đoạt sở hữu trí tuệ, từ việc hối lộ chế độ hung đồ đến chiếm đóng đặc khu kinh tế ngoài thềm lục địa, từ bao che độc tài đến hủy hoại môi sinh trên đầu nguồn các con sông lớn của châu Á là Hy Mạ Lạp Sơn và Cao nguyên Thanh Tạng, v.v… Trung Quốc liều lĩnh hơn Hoa Kỳ và gieo họa cho xứ khác mà không bị cản trở.
Lại còn hù dọa khiến liên minh doanh gia và phản chiến Mỹ phải can chính quyền: dụng binh bất lợi!
Theo mô thức Nash-Harsanyi, Trung Quốc đang thắng Mỹ. Họ ít sợ rủi ro nên được nhiều và nghĩ rằng Hoa Kỳ quá sướng nên sợ khổ!… Hơn 60 năm trước, Nhật Bản cũng liều như vậy với vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Sau đó là chuyện lịch sử! Hãy chờ xem!
Posted by

 

“Ngôi nhà Đảng” đã quá mục rữa

Thanh Quang, phóng viên RFA   -2012-03-13
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/party-house-rot-need-remove-tq-03132012123638.html/000_Hkg6879720-305.jpg
Trong những ngày qua, diễn biến đậm nét đối với những ai quan tâm đến tình hình đất nước VN là chuyện Đảng CSVN đã tổ chức Hội nghị Trung ương 4 rồi Hội nghị Toàn quốc để khẩn cấp chỉnh đốn Đảng.
Đây là một diễn biến mà nhà báo Phạm Trần cho là “Đảng CSVN đang chuẩn bị bầu đoàn thê tử đi chuyến tàu chót cho hết chặng đường còn lại của cuộc cách mạng vô sản”.
Một cửa hàng bán hàng tuyên truyền chính trị có cả chân dung của nhà lãnh đạo cộng sản Karl Max, Lenin tại Hà Nội hôm 01 tháng 2 năm 2012 ==========>>>

Phải xây mới

Qua cuộc phỏng vấn của nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu VN, cựu đại tá công an Lê Hồng Hà nhận định rằng “hội nghị được tổ chức rất ghê gớm đó” có những phát hiện “không trúng vấn đề chính, không đi vào nguyên nhân gốc”, “chỉ dựa vào những biểu hiện rồi tập trung phân tích những hư hỏng bên ngoài”, chưa nhận ra hay không dám nhận ra “nguyên nhân gốc” của những hư hỏng đó thì làm sao Đảng “chỉnh đốn Đảng’ được ? Rồi nhà bất đồng chính kiến ở tuổi thất thập cổ lai hy này không quên trích dẫn phát biểu bộc trực của nhiều cán bộ kỳ cựu lưu ý rằng đảng cứ ra những nghị quyết nầy nọ sẽ “chẳng giải quyết được cái quái gì cả”. Theo cựu đại tá Lê Hồng Hà:
“Nếu họ phải thừa nhận sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng thì tức là họ phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn. Mà hiện nay họ vẫn tỏ ra phải giữ quyền lực, địa vị, giữ lợi ích của họ, nghĩa là họ phải giữ những đường lối đó.

Không những thế, vừa rồi họ vẫn còn cho rằng ai phê phán đường lối chính trị của họ là sai lầm là đều thuộc lực lượng “chống đối, thù địch”, nghĩa là những gì chúng ta trao đổi từ nãy đến giờ là thuộc lực lượng “thù địch” rồi.

Do đó trong tình hình muốn tạo thế chuyển biến cho đất nước Việt Nam thì phải dựa vào dân, chứ dựa vào Đảng, mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi.”
Qua bài “Không thể sửa chữa được ngôi nhà đã hư hỏng nặng” được blog Dân chủ-Nhân Quyền Cho VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả Đinh Minh Đạo có một phác hoạ tượng hình về ngôi nhà được xây cách đây nhiều thập niên của Đảng CSVN, với những bức tường gồm nhiều “viên gạch đảng viên” của những thế hệ khác nhau, từ thế hệ cao niên có lý tưởng CS và yêu nước nay đã về hưu, rồi thế hệ trung niên dám đấu tranh chống tiêu cực nên bị trù dập hoặc đa số “im lặng là vàng” núp trong các nhóm lợi ích cá nhân, bè phái, cho tới “những đảng viên trẻ hầu hết vào đảng để được “vinh thân phì da”.
Ngôi nhà chỉ có thể dỡ bỏ và xây mới hoàn toàn. Chỉnh đốn Đảng chẳng khác nào muốn sửa chữa ngôi nhà nói trên. Đó là công việc không thể thực hiện được.
Tác giả Đinh Minh Đạo
Tất cả những “viên gạch đảng viên” đó tạo thành những bức tường ngôi nhà Đảng CS kém chất lượng, với kích thước dầy mỏng khác nhau, viên dài viên ngắn; thứ vôi vữa để kết dính các “viên gạch đảng viên” ấy với nhau lại quá tồi nên tường nhà Đảng hiện xiêu vẹo, nghiên ngả, lung lay. Như vậy là – theo tác giả Đinh Minh Đạo –  “mái nhà và nóc nhà của ngôi nhà Đảng này cũng là những vật liệu kém chất lượng, nay đã đầy sâu mọt, đã dột từ nóc và khắp mái nhà”. Và tác giả nêu lên câu hỏi:
“Với một ngôi nhà, móng đã suy yếu, lún sụt, tường thì rệu rã, ngả nghiêng, mái sâu mọt, dột nát có nên sửa chữa và có sửa chữa được không? Có người dân nào muốn sống trong một ngôi nhà như vậy?

Dĩ nhiên là không nên và không thể sửa chữa được, cũng không ai muốn sống trong một ngôi nhà như vậy. Ngôi nhà chỉ có thể dỡ bỏ và xây mới hoàn toàn. Chỉnh đốn Đảng chẳng khác nào muốn sửa chữa ngôi nhà nói trên. Đó là công việc không thể thực hiện được.”

Đạo đức đảng viên suy thoái

Qua bài “ ‘Đẩy lùi suy thoái’ – cơ hội của Nguyễn Phú Trọng”, tác giả Phan Thế Hải nhận xét về phát biểu của lãnh tụ đảng này tại “Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 về xây dựng Đảng” vừa rồi:
000_Hkg4466724-250.jpg
Các biểu ngữ tuyên truyền Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 1 năm 2011. AFP photo
“… mặc cho xã hội tiến như vũ bão, nhưng đảng ta cứ họp, cứ quán triệt, cứ bàn về xây dựng đảng… cứ hô hào: “Cần đẩy lùi suy thoái về chính trị đạo đức trong đảng viên”. Cũng lạ là mỗi lần nói về chính trị, đạo đức trong đảng, anh Trọng, anh Rứa… đều nói đến suy thoái, mà đã là suy thoái thì phải chặn đứng, phải đẩy lùi. Nhưng càng chặn đứng, càng đẩy lùi thì đạo đức của đảng viên càng suy thoái… chuyện này nghe mãi cũng đâm quen.”
Theo tác giả Trần Duy Quỳnh của bài “Nghị quyết Trung ương 4 – Bản giao hưởng cuối cùng của đảng”, thì tất cả những gì đảng làm thật ra chỉ vì sự sống còn của đảng và chế độ. Nhưng tác giả cảnh báo rằng “Nếu đảng cứ tiếp tục sống còn thì dân tiếp tục sống mòn”. Và “Suy cho cùng, nỗi sợ của đảng cũng chưa lớn bằng nỗi sợ của dân. Nỗi sợ của dân là đảng sẽ trường tồn vĩnh viễn. Nếu đảng mất, chế độ mất thì đảng viên sẽ lại trở thành người dân bình thường, Việt Nam vẫn là Việt Nam, nhưng nếu đảng còn mãi mãi thì khả năng Hán hoá sẽ không thể tránh khỏi. Và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?”.
Blogger Phạm Viết Đào nêu lên câu hỏi rằng “làm thế nào để trị được đảng viên hư để chỉnh đốn Đảng?”. Blogger Phạm Viết Đào trích dẫn ý kiến của quần chúng khi báo chí rầm rộ đưa tin về Nghị quyết 4 cùng nhóm giải pháp, rằng “Nếu Bộ Chính trị thật lòng muốn chỉnh đốn Đảng thì phải nêu gương chỉnh từ trên xuống như lời ông Lê Khả Phiêu; tức là trong số các ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW kỳ này dứt khoát phải có ông đứng ra nhận lỗi là mình có sai sót và nhận kỷ luật ?
Chả nhẽ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương không ai có khuyết điểm gì, tốt đẹp cả thế thì tại sao đẩy Đảng vào tình thế nghiêm trọng, bê bết như hiện nay nên phải hè nhau chỉnh đốn ? Chả nhẽ Hải Phòng bê bết như vậy, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, một Bí thư thành ủy như ông Nguyễn Văn Thành công khai bày tỏ ý kiến ngược với ý kiến kết luận của Thủ tướng mà không bị làm sao…Các cơ quan chức năng dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hải Phòng vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy mà không một lãnh đạo chủ chốt nào của thành ủy Hải Phóng bị kỷ luật về Đảng”. Nhà văn Phạm Viết Đào nhận xét:
Nếu không làm một cách bài bản, đến nơi đến chốn thì cuộc chỉnh Đảng lần này sẽ rơi vào tình cảnh giống như các cuộc Liên hoan nghệ thuật – Liên hoan “nghệ thuật chính đốn Đảng”…
Nhà văn Phạm Viết Đào
“Thực ra truy quét và nghiêm trị đảng viên hư theo kiểu bắt tận tay day tận trán kiểu này vẫn là cách làm cò con; Để giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ của một tổ chức, hơn nữa đây lại là tổ chức của một đảng cầm quyền thì phải làm bài bản hơn, khoa học hơn; tức là làm một cách có tổ chức chứ không phải tùy hứng hoặc duy ý chí mà phải lần tới từ gốc của vấn đề vì sao dẫn tới việc đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn tới vi phạm kỷ luật, pháp luật nhà nước…

Nếu không làm một cách bài bản, đến nơi đến chốn thì cuộc chỉnh Đảng lần này sẽ rơi vào tình cảnh giống như các cuộc Liên hoan nghệ thuật – Liên hoan “nghệ thuật chính đốn Đảng”…

Tại các Liên hoan mọi người đến tham gia và ra về đều vui vẻ cả, người bất tài thì sẽ được cấp chứng chỉ có mặt tại Liên hoan; người có các hoạt động nổi trội hơn một chút thì sẽ được cấp Huy chương vàng, bạc, bằng khen của hội đoàn này nọ; như vậy cái hoạt động chính trị nghiêm túc này sẽ biến thành hoạt động của cái đám phường tuồng, phường chèo”.

Dân không còn tin Đảng

000_Hkg4913876-200.jpg
Áp phích tuyên truyền cuộc Bầu cử Quốc Hội tại Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2011. AFP photo

Qua cuộc phỏng vấn vừa nói của BS Phạm Hồng Sơn, nhà bất đồng chính kiến lão thành Lê Hồng Hà lưu ý rằng sự đánh giá của Đảng CSVN về chính Đảng này và về hiện tình đất nước nói chung sai lầm khi Đảng “vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều tiến bộ”. Ông Lê Hồng Hà nhân tiện khẳng định rằng “việc xây dựng và phát triển đất nước từ khi có Đảng CSVN đến giờ là một quãng lịch sử thất bại”, “thực tế cho thấy VN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực”. Vẫn theo nhà bất đồng chính kiến Lê Hồng Hà:
“Tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.”
Cựu Đại tá Lê Hồng Hà cũng không quên đề cập tới hiểm hoạ từ Phương Bắc, cảnh báo rằng TQ đang ráo riết tiến hành những “kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây” quê hương VN trên mọi lãnh vực từ kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ cho tới ý đồ cuối cùng là thôn tính VN trong khi giới lãnh đạo VN lại “lờ phờ, không rõ ràng” và nhiều người “đã và đang bị TQ mua chuộc và khống chế” nên vận nước hiện trong tình cảnh rất đáng ngại.
Qua cuộc phỏng vấn của nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, nhà bất đồng chính kiến Lê Hồng Hà cũng nhấn mạnh rằng việc VN “xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là 1 học thuyết phản phát triển”. Và ông đề nghị “ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi. Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại”.
Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa.
Ông Lê Hồng Hà
Cũng cùng quan điểm này, tác giả Lê Anh Hùng có bài tựa đề “Sửa Hiến Pháp – trí thức phải lên tiếng” được phổ biến trên mạng Bauxite VN với đoạn phân tích như sau:
“Sau cuộc “đổi mới” lần đầu tiên năm 1986, đời sống kinh tế nước nhà dần dần khởi sắc và đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, do hệ thống chính trị vẫn cố khư khư đội cái “vòng kim cô” Marx-Lenin trên đầu nên cái giá phải trả cho những “thành tựu” đó là rất đắt, đặc biệt là về xã hội (quốc nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, pháp luật bị lũng đoạn, tội phạm nhan nhản, v.v.) và môi trường (rừng bị tàn phá hàng ngày, sông ngòi ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, v.v.), trong khi vẫn không bắt kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng đó khiến cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành trở nên hết sức cấp thiết, trước sự níu kéo với đủ mọi lý do của các nhà lãnh đạo Đảng suốt bao năm qua”.
 
 

Gửi Đông Hải Long Vương và các đảng viên cộng sản


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/nguyenchiduc-s-danlambao.jpg?w=411&h=127
Nguyễn Hồng Phi (Danlambao) - Đọc bài viết của Đông Hải Long Vương (Nguyễn Chí Đức) tôi thật sự xúc động vì nhãn quan và tấm lòng vị tha của bạn. Là đảng viên chưa trả thẻ đảng nhưng đã dám “ăn nói” như bạn, quả là ở VN chưa nhiều… Cái đáng nói ở đây là, ở lứa tuổi của bạn, tôi biết rất nhiều đảng viên còn đang lo phấn đấu để có một địa vị nào đó, mà địa vị phần lớn là đồng nghĩa với quyền lợi và bổng lộc.
Bạn nói đúng, không những tầng lớp lãnh đạo ở cấp cao ở VN có tái sản khủng mà ngay cả những đảng viên cấp “dưới” hơn nghĩa là ở mọi thang bậc của cơ cấu tổ chức xã hội, đặc biệt là giới công chức Nhà nước cũng không hiếm người “thua kém”… Có điều, họ không phải là nhũng vị “tai to mặt lớn” nên chưa được “kê khai tài sản” mà thôi. Đương nhiên chúng ta không nói đến số ít những doanh nhân tài năng (trong số đó cũng có người là đảng viên CS), đã làm giàu cho gia đình và xa hội bằng chính tài năng và trí tuệ của chính họ.
Tôi là một phần tử “xanh lè”, nghĩa là không phải đảng viên, cũng đã từng là viên chức trong một cơ quan nhà nước, chỉ vì đã không chịu “phấn đấu” trở thành đảng viên mà còn dám viết báo “chê bai” đạo đức của phần lớn đảng viên trong cơ quan để chỉ làm công việc của một người có trình độ sơ cấp trong khi có ngoại ngữ và có bằng cử nhân hẳn hoi… trở thành cái gai trong mắt họ và cuối cùng, cũng, đã bị sa thải…
Cha và anh tôi đã trở thành những đảng viên CS trong 2 cuộc chiến tranh với người Pháp và người Mỹ, đã yêu nước một cách trong sáng, vô tư như bao người VN khác cùng thế hệ, đã mang về những tấm huân, huy chương mà một thời, tôi đã tự hào, rạng rỡ… vậy mà, trong thời bình, họ đã làm đơn xin ra khỏi đảng… Vì sao? Đó không phải chỉ là câu hỏi cho gia đình tôi mà là câu hỏi lớn cho cả dân tộc VN này!
Tôi đồng ý với bạn, trong gần 4 triệu đảng viên hiện nay, không phải ai cũng cơ hội, tham nhũng, xuống cấp về đạo đức. Nhưng bạn đã quá nhân ái khi viết “tôi tin rằng còn có nhiều anh em cũng là đảng viên, bộ đội phục viên đi làm ngoài, cựu chiến binh, các sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang từ cấp trung tá trở xuống (hình như từ cấp thượng tá trở lên là sĩ quan cao cấp!?) nếu còn chút lương tâm với đất nước, với dân tộc cũng chán nản, ai oán không kém”. 
Còn nhớ, tay trung tá công an tiếp tôi tại Mỹ Đình hôm 21 tháng 8 cũng tỏ ra “rất ghét thằng Tàu” nhưng rốt cuộc, anh ta vẫn “tôi cũng chỉ muốn làm việc cho xong trách nhiệm”. Anh ta sợ mất đồng lương trung tá hay anh ta thấy ngượng ngùng, xấu hổ với những người dân vô danh tiểu tốt như tôi, như bạn, như bác Trâm, Bé Cải… và nhiều người khác, bất chấp hù dọa với dùi cui, vòi rồng mà bị bắt vào đây để anh ta “làm cho xong trách nhiệm”?
Không ai muốn mất tuổi xuân trong nhà tù như Đỗ thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… Không ai muốn từ bỏ cuộc sống đầy đủ như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Bùi Thị Minh Hằng… Không ai như blogger Mai Thanh Hải muốn lăn lộn, vất vả với những chuyến đi tới địa đầu Tổ quốc để ghi lại hình ảnh các em bé vùng cao Hà Giang phải ăn mèn mén thay cơm, mặc không đủ ấm trong thể kỷ 21 này!
Có lần, thấy một anh bạn ngập ngừng hỏi về các blog “lề dân”, tôi đã chỉ cho anh ta cách vào các trang đó, anh ta cũng tỏ ra háo hức lắm nhưng rồi lại sợ… Thật đáng thương và ấu trĩ! Dân trí VN còn ở đâu so với thế giới, trong khi có tới 25% dân số sử dụng internet trên toàn quốc?
Đôi khi bàng quan, an phận cũng mang tội với đồng loại… chưa nói đến hèn nhát!
Chí Đức thật tuyệt vời khi bạn đã vượt qua số đông đó, đã khẳng định chính kiến của mình, bất chấp sự trả thù, vùi dập có thể… chỉ vì bạn đã và đang dám nói ra, trong khi nhiều đảng viên trẻ ngày nay chỉ mải mê tính toán những ngón nghề để lấy lòng cấp trên, để thăng quan tiến chức, lặn ngụp trong các sàn chứng khoán hay trong những chiếc xe hơi đời mới!
Giá như, dù chỉ một nửa số đảng viên dám nói và dám làm như bạn thì hay biết bao nhiêu!
 

Huỳnh Ngọc Tuấn :Xuân muộn

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/hoalai.jpg?w=417&h=124
Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) Mùa xuân năm nay đến muộn, mãi đến 13 tháng giêng âm lịch mới lập xuân. Những ngày Tết trời lạnh và u ám, mưa lất phất bay, hình như mùa đông vẫn còn ngự trị, các chàng trai cô gái co ro trong những bộ áo quần mới, họ ngồi nhìn mưa, liên tục cắn hạt dưa và chuyện phiếm, trong những câu chuyện đó tôi nhận ra phảng phất một nỗi buồn về một tương lai thiếu vắng niềm tin nơi bản thân và xã hội.
Về bản thân, những chàng trai cô gái này cảm thấy bất an, vì sau những năm dài miệt mài trong trường Đại học, với những gói mì tôm lót lòng là thường trực, sinh hoạt tù túng trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp vào mùa đông, nóng bức trong mùa hè, vẫn còn ám ảnh và còn đó những khoản vay từ ngân hàng, từ bà con họ mạc chưa trả được, vẫn còn đó nỗi lo lắng của cha mẹ khi một năm trôi qua rồi kể từ ngày hân hoan đón nhận cái bằng tốt nghiệp mà công việc vẫn ngoài tầm tay với.
Ở Việt Nam bây giờ muốn có một công việc ổn định tại thành phố phải có từ 50 triệu đến vài trăm triệu để “lót đường”, với mức lương cơ bản từ 2 triệu đến 4 triệu đồng một tháng, đó là đối với những kỹ sư hoặc cử nhân. Còn đối với những anh chị có bằng Trung cấp, Cao đẳng thì cơ hội tìm kiếm việc làm còn khó khăn hơn rất nhiều và có thể là vô vọng nếu không phải là “con cháu các cụ”.
Về xã hội, thái độ bàng quan, vô cảm vẫn là căn bệnh trầm kha, tuy nhận biết xã hội này đầy dẫy bất công, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy đồi, niềm tự hào dân tộc xuống đến mức Zero, an ninh quốc gia bị Trung cộng đe dọa, những nhà lãnh đạo đất nước thì “khôn ngoan” đến mức không còn phân biệt được lằn ranh giữa bạn và thù, “đồng chí” và kẻ xâm lược.
Lá cờ 6 sao của TC xuất hiện trong buổi lễ chính thức tại Hà Nội khi tiếp đón lãnh đạo “thiên triều” Tập Cận Bình vẫn chưa khơi gợi được một sự bất an nào trong tâm thức của giới trẻ VN.
Họ bất mãn với xã hội nhưng không muốn làm gì để hoàn thiện nó, hoặc thay đổi nó. Họ chọn một chỗ đứng an toàn để chờ ai đó làm thay cho họ. Họ không hề biết đất nước này là của họ, nó tùy thuộc vào chính thái độ và hành vi ứng xử của họ, và họ là người chủ đất nước này hoặc là nô lệ trên đất nước mà tiền nhân của họ để lại. Họ có thể là người sáng tạo nên lịch sử hoặc là nạn nhân của lịch sử.
Họ bàn bạc với nhau về mọi thứ, về tình yêu, về thời trang, về công việc của họ hiện nay hoặc đang tìm kiếm. Họ bàn về những “đại gia” tại VN với những tài sản khổng lồ, như những ngôi biệt thự rải rác khắp nước của ông lãnh đạo nào đó, những chiếc xe hơi hàng tỉ đồng và cung cách tiêu tiền như rác của cậu ấm cô chiêu nào đó… tôi hỏi một anh bạn trẻ:
–Vậy những người đó lấy tiền ở đâu mà nhiều thế ?
Anh bạn trẻ trả lời rất tự nhiên và xác tín những gì anh nói:
–Tiền từ tham nhũng hối lộ, từ rút ruột công trình, vơ vắt tài nguyên quốc gia đem bán, từ cướp đất của người dân …v v và v v.
Một anh bạn khác chen vào:
– Đất đai bây giờ là vàng bạc, đây là nguồn thu cực kỳ quan trọng của chế độ để nuôi sống guồng máy hiện nay, nếu có một ngày, vì một lý do nào đó họ mất nguồn thu này thì chế độ này coi như “mất máu” khó mà đứng vững được chú ạ!
Tôi nhận ra giới trẻ Việt nam rất thông minh chứ không tầm thường tí nào, họ đã nhận ra tử huyệt của chế độ, cái nhìn mang tầm vóc chiến lược chứ không vừa, và tôi cảm thấy một niềm tin mãnh liệt dâng lên trong lòng.
Tôi cố tìm xem câu trả lời nằm ở đâu khi những người trẻ của chúng ta biết đó là một vấn nạn ô nhục của quốc gia nhưng có vẻ như họ chấp nhận nó, chung sống với nó và cúi đầu chịu đựng nó.
Tôi hướng họ sang đề tài chính trị.
- Ở Đài Loan vừa rồi, qua cuộc bầu cử Tổng thống có một câu chuyện vui như thế này: Một người Đài Loan tự hào nói với một người Việt Nam rằng:
–Bầu cử tại Đài Loan chúng tôi Tự do, Dân chủ, minh bạch, chính xác, trong sáng và có kết quả nhanh chóng sau 24 giờ”. Anh chàng VN phản bác:
–Sau 24 giờ mới biết kết quả thì có gì đáng tự hào, ở nước chúng tôi người ta biết được kết quả bầu cử Quốc hội trước đó một năm!!??.
Họ cùng cười và trả lời:
–Vì đã được “cơ cấu” trước rồi chú ạ, chế độ “Đảng cử -dân bầu” mà!
Nhưng câu chuyện chỉ dừng lại ở đó mà không có cô cậu nào bàn tiếp… vì sự “tế nhị” của nó. Người dân VN hiện nay rất nhạy cảm với sự “tế nhị” hay nói chính xác hơn là sự sợ hãi.
Tôi đã nhận chân được vấn đề, sự sợ hãi chính là trói buộc làm cho người dân xa lánh chính trị, bàng quan với thời cuộc và vận mệnh quốc gia. Tôi cảm thấy bức bối, cầm chiếc dù trên tay đi ra đường cho dễ chịu, những hạt mưa bay bay như bụi, những đợt gió lạnh từ phương Bắc vẫn tiếp tục đổ về, trời u ám… nó giống như tình cảnh của đất nước này.
Hôm nay đã là 20 âm lịch, tôi làm một chuyến du xuân về miền quê, đến tận cảng Dung Quất, dọc đường đi, nhìn những cây mai trổ hoa vàng rực rỡ, mùi hương dịu dàng thoảng bay trong gió, lòng nhẹ nhàng lâng lâng trước cảnh sắc mùa xuân. Người ta nói mai là sứ giả của mùa Xuân thật đúng như vậy, mai bắt đầu nở rộ từ ngày lập xuân đến nay, nếu không có mai người ta khó cảm nhận được trời đất đã sang xuân.
Cảng Dung Quất đây rồi, trước mắt tôi là làn nước xanh thăm thẳm với những tảng đá to nhô lên từ đáy biển tạo nên vẻ đẹp quyến rủ và tráng lệ, nắng ấm làm cho không khí trong veo và nhẹ nhàng. Những cơn gió Nồm từ ngoài biển thổi vào lồng lộng mang theo hương vị biển khơi thật dễ chịu. Nhìn những chiếc tàu bắt đầu rẽ sóng ra khơi, hoặc đang chuẩn bị tất bật cho một chuyến đi dài đầy bất an và mạo hiểm. Tôi ước ao một mùa cá bội thu sẽ đến với ngư dân của chúng ta, những người ngày đêm bám biển để giữ gìn di sản của tổ tiên, để cung cấp cho mọi người những bữa ăn bổ dưỡng, ngon lành từ biển quê hương.
Trước cảnh sắc mùa xuân huy hoàng và non sông gấm vóc làm cho lòng tôi tràn đầy hy vọng về tương lai của đất nước và dân tộc mình… Mùa xuân Dân chủ -tự do đã đến với các dân tộc Bắc Phi, Trung Đông và Miến Điện, tôi tin rằng cũng giống như mùa Xuân năm nay đến muộn, nhưng cuối cùng nó cũng đến vì đó là quy luật của đất trời.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét