Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Tổng hợp tin 24.2.2012


http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=LqwmeWI8Phg
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=czeoniupeEs
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=b0jPSxxaAPg
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=b0jPSxxaAPg


Chính trị – Xa hội
Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì? (RFA)   —Công bố quyết định cách chức 2 đảng viên lãnh đạo Tiên Lãng (RFA)  —Từ Đoàn Văn Vươn đến hành động của dân oan (Kami-RFA)  –Các vụ cản trở nhà báo kể cả Tiên Lãng (BBC/nghe)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng xâm phạm chủ quyền (RFA)  —Việt Nam bị chỉ trích tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ (VOA)  —Sự Xuống Cấp Đáng Ngại Của Nhà Dòng Lasan  (RFA)  -Sau tháng Tư năm 1975, nhà nước Việt Nam tiến hành trưng thu hầu hết mọi cơ sở trường ốc của nhiều tôn giáo, trong đó có dòng tu La San.
Một Nơi Còn Trắng (Tưởng năng Tiến-RFA) -….Nghị quyết 36được ký vào ngày 26 tháng 3 năm 2004. Ngay sau đó, lác đác, có tiếng vỗ tay tán thưởng:- Nhạc sĩ Phạm Duy: “Chính phủ Việt Nam  vừa làm một chuyện hết sức ngoạn mục… Đó là một cách đưa tay ra với những người thua trận… Thật tuyệt vời. Đất nước đã đổi thay thế nào thì cùng lúc một viên tướng (ông Nguyễn Cao Kỳ), một nhà sư (thiền sư Thích Nhất Hạnh) và một nhạc sĩ lại cùng trở về.”……
Trần Đông Đức – Luận Ngữ Tâm Đắc (RFA)  -Cách đây mấy hôm, mềnh viết bài “Hãy để Khổng Giáo lụi tàn” tạo được một số thu hút và tranh luận. Bên website danchimviet có tới mấy chục ý kiến. Có nhiều ý kiến dài tới cả trang đọc rất là sướng mắt. Đồng tình có, phê bình có, chỉ trích có – xin ghi nhận hết. Có người còn bảo mềnh quá nông cạn, xa rời giá trị đạo đức truyền thống. Ối! Giời ơi…
Thương nhớ Sàigòn, thương nhớ lề đường (Nguoiviet)  —Bộ Lao Ðộng Việt Nam bị tố ‘báo cáo láo’ (NV)  —Việt Khang: Bước Chân làm thành Con Đường Nguyệt Quỳnh (Vietbao)
Nhà máy vận hành là… cá chết (NLĐ) -Ông Ngô Chí Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau, xác nhận hiện tượng cá chết đã xảy ra trên kênh Rạch Dán ở xã Khánh An, huyện U Minh – Cà Mau gần đây. Ông Hưng cho biết đã cử người đến khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước phân tích nhưng chưa có kết luận cụ thể.  –Đồng tình đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản 6 tháng (NLĐ)
Thứ trưởng Bộ Công An: Vụ Tiên Lãng sẽ xử đúng kết luận Thủ tướng (NLĐ)   —Vụ Tiên Lãng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch huyện (NLĐ) -Hai ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh đã bị cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng do những sai phạm trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng
Thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương (NLĐ) -Mức phí thu cao nhất là 8.000 đồng/km và thấp nhất là 1.000 đồng/km tùy loại xe, bắt đầu từ ngày 25-2  –Thu phí đường cao tốc trong 25 năm (TN)  —Hội thảo “Báo chí, truyền thông với quyền con người” (NLĐ)
Bắt đối tượng nhờ Hoàng Khương “giải cứu” xe đua  (NLĐO) – Tham gia một số vụ cướp giật tài sản, Trần Minh Hoà, đối tượng nhờ Hoàng Khương (nguyên phóng viên Báo Tuổi Trẻ) “giải cứu” xe đua, đã bị bắt.  –Thứ trưởng Công an: ‘Phải tiêu hủy xe đua trái phép’ (VnEx)
Nhà thầu siêu bê bối (TN) -Vụ sập giàn giáo kinh hoàng gây chết người tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Nội) tối 21.2 vừa qua không phải là sự cố đầu tiên mà Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (CSCEC) gây ra.
Xe cứu thương “nhái” ép bệnh viện (TN) -Nhiều tên côn đồ kéo đến chửi rủa, thóa mạ và đe dọa Trung tâm cấp cứu TP.Đà Nẵng chỉ vì các y, bác sĩ tại đây tố cáo tình trạng chặt chém của đội xe tư nhân giả mạo lực lượng cấp cứu.
Phí “bôi trơn” (TN) -Thứ hạng xáo trộn, điều hành thay đổi, riêng phí “bôi trơn” vẫn “trụ vững”, thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi bớt ở cấp nhỏ nhưng lại tăng ở cấp lớn. Kết quả trong bảng khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm qua một lần nữa cho thấy, vấn nạn “phí bôi trơn” vẫn đang hoành hành môi trường kinh doanh của Việt Nam.
“Không có tiêu cực”  Trước đây, có lần qua cuộc vận động chống tiêu cực trong đảng, sau khi tiến hành kiểm điểm có người đứng đầu một đảng bộ (không phải là nhỏ) đã từng phấn khởi báo cáo rằng: chúng tôi đã hoàn thành việc tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc và kết luận là đảng bộ chúng tôi không có tiêu cực(?) Nhưng chỉ một thời ngắn sau đó nhiều vụ việc bê bối đã bị phanh phui!
Bù giá vào lương: ‘tư tưởng chính trị’ bí thư Chín Cần (TVN)  Những bất hợp lý hiển hiện trước mắt người bí thư Chín Cần. Có người mẹ mang vài cân gạo cho con đang học trên Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị kiểm tra, tịch thu và ngâm gạo vào nước…
Kinh tế
Việt Nam gia tăng đầu tư vào Campuchia (RFA)  —Đồng bằng Cửu Long: bấp bênh giá lúa (RFA)  —Từ 5-3, thí điểm giao dịch chứng khoán buổi chiều (NLĐ)  –Giá dầu thô lại tăng mạnh  (TNO) Đêm qua, rạng sáng nay (24.2, giờ VN), thị trường dầu thô thế giới tiếp tục ghi nhận thêm một phiên tăng giá mạnh mẽ. -107,83 USD/thùng
Đất ngoại thành Hà Nội “đỏ mắt” chờ người mua  (TN) -Đất thổ cư tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội như Thanh Trì, Từ Liêm, Hoài Đức… tiếp tục rớt giá từng ngày, nhưng chẳng có người hỏi mua.  —Nông dân xin ra khỏi GAP (TT)
Vàng vẫn tăng giá  -TTO – Giá vàng trong nước sáng 24-2 tăng lên 45,25 triệu đồng/lượng trước khi hạ nhiệt tăng giá theo diễn biến của giá thế giới sáng nay giảm nhẹ 3,20 USD (theo Kitco). Tuy nhiên, so với sáng qua giá vàng vẫn tăng thêm…  —Hóa mỹ phẩm đồng loạt lên giá mạnh (VEF)  —Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (VEF) >>>Trò chơi thanh khoản: lộ diện nhóm lợi ích NH  —Dân Hà Nội: Bài trừ gà vịt (VEF)  —Ôtô ế ẩm vì thuế, phí tăng cao (VnEx)  –‘Việt Nam thiếu ngân hàng trụ cột quốc gia’ (VnEx)
Văn hóa – Giáo dục
Tăng chỉ tiêu sư phạm, ngoại ngữ (NLĐ)
Sách cổ bằng vàng giá hơn 2 tỷ đồng    (VnEx) -Sau nhiều lượt đấu giá, cuốn sách bằng vàng được nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường mang về Việt Nam với giá 72.750 euro, tương đương hơn 2 tỷ đồng. Đây là cuốn sách do vua Thiệu Trị (vị vua thứ ba thời nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847) tặng cho bà phi Vũ Thị Viên khi bà được phong từ thứ hạng Lương Tần lên Lương Phi (1846). Cuốn sách bằng bạc được dát vàng kích thước 14 x 23 cm, có 5 tờ, 10 trang, nặng gần 2 kg, với 186 chữ Hán nói về thân thế cũng như sự nghiệp của bà phi này. Bìa sách được chạm trổ hình rồng, bên trong là chữ Hán nói về tiết hạnh cũng như các đức tính của bà phi Vũ Thị Viên.
Sách
Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, lần đầu tiên được cầm trên tay cuốn sách vàng, anh hồi hộp, tay run bần bật vì xúc động. Ảnh: Hà Đan.
Thế giới
Iran hoàn toàn ủng hộ chế độ Syria (RFA)  —Chính phủ Iran cáo buộc Israel đang âm mưu gây chiến. (RFA)   —Bà Suu Kyi khuyến nghị đoàn kết sắc tộc tại vùng thượng Miến Điện (VOA)   —Bà Suu Kyi kêu gọi đoàn kết (RFA)   —Miến Ðiện, đổi thay nhưng còn nhiều thử thách (Nguoiviet)   –Cháy lớn tại trại tiếp cư Thái Lan (RFA)
Trung Quốc sẵn sàng mở rộng quan hệ quân sự với Hoa Kỳ (RFA)   —Trung Quốc: Hàng ngàn người về hưu biểu tình đòi tăng hưu bổng (RFI)  —Trung Quốc càng áp bức, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng trỗi dậy  (RFI)   —Trung Quốc kêu gọi sử dụng đất hiếm nhiều hơn trong sản xuất nội địa  (RFI)   —Ngân Hàng Thế Giới : tăng trưởng của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm (RFI)
Bom nổ hàng loạt ở Baghdad, 60 người thiệt mạng (RFA)  –Iraq ra trát bắt phó tổng thống (BBC)   —50 người chết trong các cuộc tấn công ở Iraq (VOA) -Một đợt tấn công trên khắp Iraq đã giết chết ít nhất 50 người và làm bị thương hơn 200 người khác
Liên bang Nga và Trở ngại về Cải cách Kinh tế (Nguyễn xuân Nghĩa -RFA)  —’Lái tàu’ Putin (BBC) -Hành khách Nga bàn về con tàu nước Nga với ‘người lái’ Putin  —Putin hô hào cử tri ủng hộ (BBC) -Thủ tướng Nga Vladimir Putin hô hào cử tri ủng hộ ông trở lại cương vị Tổng thống cho nhiệm kỳ thứ ba tại cuộc bầu cử 4/3/2012  —Nga : 130 000 người biểu tình ủng hộ Putin  (RFI)  —Bầu cử Nga : Hệ thống Putin gia tăng các trò giả mạo (RFI)   —Ông Putin bị mất ánh hào quang « bất khả xâm phạm » như thế nào ? (RFI)  —Thủ tướng Putin kết thúc chiến dịch bầu cử tại một cuộc tập họp đông đảo (VOA)
Taliban kêu gọi bắt và giết lính ngoại quốc (RFI)   –Lục đục nội bộ, Công đảng Úc bầu lại lãnh đạo  (RFI)  —Cựu tổng thống Philippines Arroyo tuyên bố vô tội  (RFI)  —Hàn Quốc : Kết án tù bốn người vì tội làm gián điệp cho Bắc Triều Tiên (RFI)
Nước Mỹ mùa tranh cử : những chọn lựa kinh tế khó khăn  (RFI)   —Các ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh luận về vấn đề quốc nội và Iran  (VOA)   —Hoa Kỳ nhắm vào các đường dây tội phạm tại châu Âu, châu Á (VOA)  —Người Mỹ tiết lộ tin tức cho Wikileaks bị truy tố (VOA)  —Văn phòng Quốc hội Mỹ nhận được thư đe dọa (VOA)
Những đường rãnh hẹp cho thấy có hoạt động địa chất trên mặt trăng (VOA)   —Trên máy bay, ngồi phía cửa sổ nguy hiểm hơn ? (RFI)
‘Giới chức cao cấp Syria phải chịu trách nhiệm về tội ác chống nhân loại’ (VOA)  —Tại Sao Hoa Kỳ Không Viện Trợ Vũ Khí Cho Phe Đối Lập Ở Syria Trúc Giang MN (Vietbao)
Khó khăn của Hy Lạp đè nặng lên kinh tế châu Âu (VOA)   –Lãnh đạo thế giới họp bàn về tương lai Somalia tại London (VOA)
Hai máy bay đâm nhau, 7 lính Mỹ thiệt mạng (NLĐ)  –Tổng thống Mỹ viết thư xin lỗi vụ đốt kinh Koran (NLĐO)  –Argentina tổ chức quốc tang sau tai nạn xe lửa kinh hoàng (NLĐ)  –Hacker 13 tuổi đột nhập nhiều web TQ (NLĐ)   —Tổng thống Venezuela lại phải sang Cuba phẫu thuật (VTC News)


picture  Truy quét tội phạm vùng giáp ranh (NLĐ) -Hiện khu vực giáp ranh giữa Bình Dương với TPHCM và Đồng Nai có ít nhất 17 băng nhóm tội phạm đang hoạt động
Mất vệ sinh với giấy vệ sinh (NLĐ)   —Bắt “người tình” quay clip sex với nữ sinh 15 tuổi (NLĐ)  Khi cô giáo của Trường THPT Ngô Gia Tự (Vĩnh Phúc) thu điện thoại trong giờ học mới tá hỏa phát hiện cảnh “nóng” dài 30 phút của 1 nữ sinh chưa đủ 16 tuổi với bạn trai. “Người tình” trong clip sex này bị bắt ngay sau đó về hành vi giao cấu với trẻ em.
Đình chỉ công tác giám đốc Bệnh viện Trần Văn Thời (NLĐ)   —Cãi nhau, chủ quán nhậu mang quân đi đánh người (NLĐ)  —Cháy tiệm, thiêu rụi 8 xe môtô (NLĐ)  —Lãnh lương, nhậu, đánh nhau, 2 người chết (NLĐ)  —Đi giỗ chị, bị xe máy cán chết (NLĐ)  —Chen nhau làm hộ chiếu vì tin đồn thất thiệt (TN)   —Xe container lật nhào trên đại lộ Nguyễn Văn Linh SlideShow  TTO - Khoảng 7g sáng 24-2   —Phá băng cướp giật ở khu vực chợ An Đông  (TT)
Công an nổ súng trấn áp côn đồ hung hãn (VTC)  —Hàng trăm hộ dân bị phân người tấn công (VTC)  —Vinh: Công an vi phạm xin lỗi phóng viên (VTC News) – Người đã chỉ tay thẳng vào mặt phóng viên, lớn giọng yêu cầu không được quay phim là một cán bộ Công an TP Vinh (Nghệ An).  —Đà Lạt: Khách nước ngoài đột tử trong khách sạn (VTC News)  —Bị chia tay, đâm thủng má người tình (VTC News) —Từ chối lời cầu hôn, cô gái bị người yêu hạ sát (VTC News)   —Chủ tiệm vé số bị truy sát (VnEx)

- Nhân 164 năm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản với Cách mạng  Việt Nam (QĐND).  - Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sẽ ngày càng phát triển (TTXVN). BTV: Phải giữ vững mối quan hệ với nước này để nó giúp mình tiến lên “thiên đường chủ nghĩa xã hội”, nếu không có nó, mình lên đó lẻ loi, buồn lắm. – Về chuyện “đào mồ chôn CNTB”: PHỎNG VẤN NGƯỜI ĐÀO HUYỆT NGHĨA TRANG LHQ   –   (Sơn Thi Thư). “Tôi có hai điều ước: Thứ nhất, tôi mong kẻ xấu xa đó hết giãy và chết thật để tôi hoàn thành nhiệm vụ cao cả, không làm khổ đời con cháu tôi nữa. Thứ hai, nếu kẻ đó không chết thì tôi ước cho nó hồi lại, sống khỏe mạnh và như thế là tôi sẽ được giải nghệ không còn phải làm theo lời nguyền ba thế hệ kia!
- Tập trung hóa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (Phần 3 – hết)  (Tia Sáng).   Mời xem lại Phần 1   –   Phần 2.
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch cải cách hành chính 2011 – 2015   –   Họp tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (Thanh tra). – Dự án Luật Hộ tịch: Tranh luận về mã số cá nhân (PLTP). “Liệu mã số cá nhân có thay thế được số CMND, mã số thuế… hay không? ‘Nếu không làm được việc đó thì việc xây dựng thêm mã số cá nhân không mang nhiều ý nghĩa, thậm chí còn làm rối thêm vấn đề’.” BTV: Ở một số nước, chẳng hạn như ở Mỹ, công dân được cấp số an sinh xã hội (social security number), do Sở An sinh Xã hội (Social Security Administration – SSA) quản lý. Sở An sinh Xã hội thuộc chính phủ liên bang Mỹ, nhưng là cơ quan độc lập với chính phủ Mỹ và nằm ngoài sự quản lý của cơ quan hành pháp Mỹ.
Số an sinh xã hội được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, như khai thuế và bất cứ giấy tờ các loại liên quan đến thu nhập cá nhân: xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tàn bệnh, trợ cấp tài chính khi học đại học, hưu trí, vay tiền… Ở Mỹ, bằng lái xe (Driver License) tương tự như CMND (Identification), có cùng số với số CMND, và bằng lái xe thay thế CMND. Có bằng lái xe, không cần có CMND, nhưng có CMND mà muốn lái xe thì phải thi mới được cấp bằng lái. Bằng lái xe và CMND do Nha Lộ Vận (Department/ Bureau/ Division of Motor Vehicles) cấp. Nha Lộ Vận thuộc chính quyền tiểu bang. Ảnh: Thẻ an sinh xã hội (chỉ có tên và số ASXH) và bằng lái xe (số giấy phép lái xe, tên, ngày sinh, ngày hết hạn lái xe). =>
- Về việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô: Không thể nôn nóng! (PLTP).

Yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam -Chung Hoàng- Boxitvn-Những câu trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo thường kỳ như thế này của người phát ngôn Bộ Ngoại giao “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC”… thiết tưởng đối với dân chúng đã hết “ép phê” từ lâu rồi! (Lời dẫn của Boxitvn)

Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng -Nguyễn Duy Vinh (TS Cơ khí Động học hiện đang làm việc ở Phi Châu) (BX)

“Hậu Tiên Lãng”: “Bi kịch lạc quan” vẫn chưa thể lạc quan! -Viết Lê Quân(Boxitvn)

Hải Phòng gần đội sổ về tiếp cận đất đai -Lê Nhung (Boxirvn)

Thư bạn đọc: Cảnh báo khẩn -Đinh Đăng Định- Boxitvn -Thầy giáo Đinh Đăng Định bị bắt và vửa bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Để nhớ đến ông, Bauxite Việt Nam xin đăng lại sau đây thư cảnh báo khẩn ông gửi cho chúng tôi vào giữa tháng 6 năm 2010.

Bauxite Việt Nam

Phản biện xã hội: Ai? -  Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa … sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các “đề tài khoa học” của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra… đề tài để nghiên cứu.
TQ vẫn muốn giải quyết song phương chuyện Biển Đông(VNN) >>>Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc (TVN)
Gìn giữ an ninh biển và luật pháp quốc tế tại biển Đông (TVN) -Châu Giang dịch theo CNAS >>>Ấn Độ – Những vai trò bị lãng quên
Tốn hàng trăm tỷ đồng, dịch cúm gia cầm vẫn hoành hành  (DV)
Tháng 3, Thủ tướng trực tiếp chủ trì hội nghị công tác giải quyết tố cáo  (DDDN)

Ở Việt Nam, “đại gia” là ai? (DDDN)  —Ở Việt Nam, “đại gia” là ai?(VTC News) – Những tỷ phú của Mỹ đa phần đều là những người làm chủ về công nghệ như Bill Gates, Mark Zuckerberg… Còn ở Việt Nam, những “đại gia” là ai?>>> Xem mặt, đọc tên đại gia mua siêu xe gây sửng sốt VN>>> Thú chơi ngông “đế vương” của đại gia Việt  –Phiếm: Tìm thấy hậu duệ Chí Phèo  (SGTT)

Chính quyền bị kiện do chậm trả tiền bồi thường  (TN) -Bức xúc trước việc chậm chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, người dân đã kiện UBND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ra tòa.  —Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phấn đấu giảm 50% số vụ đình công  (TT)  —-Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (TT)  —Bác sĩ nước ngoài đến VN học phẫu thuật nội soi  (TT) Giỏi à nghen
 21 giờ 30*******************************************************************
VN bị chất vấn về chính sách dân tộc (BBC) -Việt Nam đối mặt các cáo buộc phân biệt đối xử tại phiên điều trần của Liên Hiệp Quốc về chính sách dân tộc.
Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì? (RFA) -Dư luận trong nước tiếp tục quan tâm đến vụ việc cưỡng chế đất đầm trái luật tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.  —Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng (Tienphong)

Cán bộ thành chủ điền, bóc lột nông dân (NV)  -Thêm một câu chuyện khó tin mà có thật: cán bộ nhà nước thành chủ điền, còn nhà nông biến thành tá điền bị chủ nông bóc lột thậm tệ tại huyện Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/144937-VN_thuedat_022212_TP_400.jpg   Gia đình của ông Trinh trên mảnh đất thuê. (Hình: Báo Tiền Phong)  – Sau đây là đường dẫn của bài này trên báo Tiền phong với đề bài :   Một nông dân thuê đất của cán bộ: Bầm dập đủ đường (Tiền Phong) >>>>>150 cơ quan, tổ chức sai phạm về quản lý đất  —–Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân đi thuê ruộng (Tienphong)>>> Quản lý đất đai: Dễ làm sai, khó sửa
Một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai    TP – Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu cho rằng, chính sách đất đai đang giúp làm giàu một số người, làm nghèo nông dân.   —Quy hoạch rồi đắp chiếu (TP)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền (VnEx) câu nghe có vẻ năn nỉ!!!!—–  “Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN” (Tienphong)  –Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ dự án xâm phạm chủ quyền (VOV)  —Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – Chinhphu.vn  —VN yêu cầu TQ dừng hoạt động ở Biển Đông (BBC) -Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và yêu cầu nước này chấm dứt hoạt động tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao thông dứt khoát phải đi trước   TTO – Hàng loạt giải pháp về giao thông đã được Hà Nội đưa ra nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông song thực tế chưa đem lại hiệu quả mong muốn, thậm chí còn phát sinh nhiều bất cập.  —Cháy xe: khi nào mới biết nguyên nhân? (TT) hỏi Ông Trời thì biết “nguyên nhân”!  —-8g ngày 25-2: thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương  (TT)  — Cách nào cắt giảm 40% công chức ? (TP)
Cảnh giác đới đứt gãy kiến tạo lớn TPO – Khu vực xảy ra vụ lở nửa quả núi xuống Quốc lộ 6, đoạn qua tỉnh Hòa Bình phía tây bắc nước ta, được cho là bị ảnh hưởng của đới đứt gãy kiến tạo lớn.
Phí cõng thêm phí (VnEc) -Ôtô, xe máy đóng thêm “phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”?…  —Mức thu phí lưu hành phải tương ứng thu nhập thực tế (VnEx) -Ở Mỹ, với thu nhập bình quân trên 47.000 USD/năm thì dân phải đóng phí lưu hành khoảng 150 USD/năm, tương đương 0,21 – 0,32% GDP. Theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam chỉ phải đóng 57.000 – 87.000 VNĐ/năm/đầu xe. Sao được “Mỹ khác ta khác” coi chừng so bì là xen vào “nội bộ” người khác- Hơn nữa “tư bản sắp dãy chết rồi” đừng bắt chước,Mỹ “không giàu bằng ta đâu”? Phải thực hiện “vô sản” chứ.
Phỏng vấn trực tuyến về tăng giá dịch vụ y tế (VnEx) -Từ giữa tháng 4, toàn quốc sẽ áp dụng giá mới cho 400 dịch vụ y tế. Song đến giờ, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ lợi – hại khi đi khám theo chính sách này. Các thắc mắc sẽ được 2 chuyên gia của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội trả lời trên VnExpress vào 9h30 phút sáng mai (24/2)
Không làm được việc thì từ chức, có khó không? (VOV)
Cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan rộng* 12 tỉnh thành có dịch cúm gia cầm (TNO)   —Thịt heo nguy cơ ‘dính’ chất kích thích cực độcBáo Đất Việt /BM-  Ngày 21/2, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cùng hàng trăm hộ dân ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đã kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương…

Vàng vượt xa ngưỡng 45 triệu đồng/lượng (TT)  —Chứng khoán ngày 23/2: Tiền bắt đầu “điên” (VnEc)  —Tập đoàn Than gấp rút thoái vốn đầu tư “ngoài ngành” (VnEc)  —Đại lý xăng dầu đồng loạt bị “cắt” bớt hoa hồng (VnEc)  —Doanh nghiệp vẫn than tham nhũng, thiếu minh bạch (VOV) -Các nỗ lực kiểm soát tham nhũng của chính quyền địa phương chưa được đánh giá cao, trong khi thực trạng về tính minh bạch của môi trường kinh doanh cũng là vấn đề đáng thất vọng trong PCI nhiều năm nay.  —Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài  (VOV)
Hàng hiệu giá chưa đến… trăm ngàn (VTC News) – Các cửa hàng thương hiệu thời trang quốc tế đua nhau giảm giá “sốc”, thậm chí có món đồ chưa đầy trăm ngàn đồng.  —Tôm hùm chết hàng loạt  (TN)

Yên Nhật xuống giá mạnh so với đôla Mỹ (BBC)
Aung San Suu Kyi trong cuộc vận động tranh cử 2012
CHÂU Á
Aung San Suu Kyi chống đối việc xét xử chế độ độc tài quân sự Miến Điện (RFI) -Trả lời báo Ý La Stampa, số ra ngày 23/02/2012, lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, tuyên bố chống lại « công lý trả thù ». Bà khẳng định không ủng hộ việc đưa các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự ra trước vành móng ngựa.  –Miến Điện phải bảo đảm chiến dịch tranh cử của đối lập  (RFI)

Mỹ và Bắc Triều Tiên đối thoại trở lại  (RFI)  –Matxcơva : 130 000 người biểu tình ủng hộ Putin  (RFI)  –Truyền thông độc lập tại Nga tiếp tục bị sách nhiễu (RFI)  —Nhiều nghị sĩ Mỹ bị đe dọa khủng bố sinh học (TN)  —Trung Quốc xét xử 5 quan tham ngành lương thực (TN)  —Trung Quốc kêu gọi sử dụng đất hiếm nhiều hơn trong sản xuất nội địa  (RFI)  —Ngân Hàng Thế Giới : tăng trưởng của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm (RFI)

Thái Lan phát hiện kho vũ khí lớn tại tỉnh Surin -Vietnam Plus/BM  –Chuyến công ngoại quốc làm rõ hơn chân dung lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình (RFI)   —Hàn Quốc : bốn người bị kết án tù giam vì tội làm gián điệp cho BTT  (RFI)  —Lục đục nội bộ, công đảng Úc bầu lại lãnh đạo (RFI)  –Tấn công ở Iraq làm gần 50 người chết (BBC)
Bà Arroyo không nhận tội (BBC)  Bà Gloria Arroyo (ảnh tư liệu)  Cựu Tổng thống Philippines, Gloria Arroyo, không thừa nhận gian lận bầu cử khi ra tòa tại Manila.


Bản Đồ Kinh Tế -Nguyễn Xuân Nghĩa/Vietbao
Từ chức – bản lĩnh, nhân cách cần có của chính khách (*) (Boxitvn)

hư chúc mừng Dân Làm Báo vượt mốc 50 triệu

Ban biên tập Dân Làm Báo thân mến,
Xin được gửi đến quý anh chị lời chúc mừng khi lượt truy cập của trang đạt đến con số 50 triệu pageviews trong vòng 2 năm.
Báo An Ninh Thủ Đô trần truồng khoe đủ thứ
Dân Làm Báo – Cụ già, con nít, sinh viên đại học, học sinh mẫu giáo, cha quốc doanh, sư công an, lãnh đạo sống chiến đấu học tập theo gương Bác, dân đen sống chiến đấu học tập theo gương anh Vươn… bất cứ thành phần nào, già trẻ lớn bé đều có thể vào đây xem hình trần truồng khoe đủ thứ. An toàn, không sợ bị quy chụp bởi bất cứ lý do gì. Vì nơi đây là An Ninh Thủ Đô – Tiếng nói của Công An Thành phố Hà Nội.

Vấn đề nóng

Tiểu Khê (Danlambao) – Sự kiện Phó giám đốc Trung tâm văn hóa – thông tin Nghệ An đột ngột “mất tích” với cáo buộc trốn nợ chìm nghỉm trong cái nóng sôi sùng sục của sự kiện Tiên Lãng. Vụ việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có thông tin từ những đơn kiện về việc ông Bùi Xuân Lâm nhận tiền chạy việc cho rất nhiều người.

Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Việt”

Tiểu Khê (Danlambao) – Nước Việt Nam ta đã bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. Thế và lực mạnh mẽ chưa từng có? Chúng ta đang rất tự hào với một thế hệ con cháu đầy tài năng. Rồi đây chúng ta sẽ có một đất nước với GDP cao nhất thế giới và bỏ xa vị trí thứ hai với khoảng cách hàng trăm năm. Thế giới sẽ vô cùng ngỡ ngàng với những trí tuệ siêu phàm đã làm nên một đất nước Việt Nam hoàn toàn khác.

Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng (Bình Dương): “Tôi bị bắt giữ trái pháp luật”

Ông Tuấn khẳng định việc bắt giữ, dẫn giải và khám xét xe ông là có thật chứ không phải như thông tin của Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã thông tin cho báo chí.
Ngày 12-2, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Dầu Tiếng (Bình Dương) gửi công văn cho báo chí khẳng định không có việc công an huyện này có hành vi bắt giữ, dẫn giải và khám xét xe ông Phan Châu Tuấn, Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng, mà là do “hiểu nhầm” giữa các bên. Hai ngày sau, 14-2, ông Tuấn có đơn gửi VKSND Tối cao, Cục Điều tra VKSND Tối cao, VKSND tỉnh Bình Dương và Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng tố cáo công an huyện “bắt giữ người trái pháp luật”.

“Bộ phận không nhỏ”

Khánh Linh (Văn hóa Nghệ An)Không phải là quần chúng nhân dân không định danh được những nhân vật trong bộ phận không nhỏ này. Ngược lại họ biết hết, biết rất kỹ kẻ nào yếu kém, kẻ nào cơ hội, kẻ nào tham nhũng và hối lộ. Ít ra thì họ cũng đặt được câu hỏi tiền đâu ra mà một ông quan hàng tỉnh dám chơi ván cờ cả tỷ đồng hay dùng bữa tiệc mà riêng tiền rượu lên tới cả trăm triệu. Rồi họ cũng không lạ lẫm gì với những cốt cán tư cách bẩn đến mức mỗi lần đi dự họp đều hỏi xem có gạo hay file đính kèm không. Khốn nỗi, cái khó lại nằm ngay trong cơ chế mà Trung ương đã ban tặng cho cốt cán của Đảng để thực thi quyền lực…

Xin hỏi ông Bí thư Thành uỷ Hải Phòng

Tô Vĩnh Hà (Văn hóa Nghệ An) Có lẽ suốt 67 năm qua – kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là CHXHCN VN) ra đời, chưa hề có một vụ việc nào gây ra nhiều tai tiếng, nhiều dự phản cảm như Vụ Tiên Lãng – Hải Phòng.

Phải không Ba Dũng?

Ngẫm nghĩ sự đời có mấy câu
Xin hỏi Thủ Tướng “Dũng sà mâu”
Nước nhà đã đến hồi lửa bỏng
Chương trình của ông đã đến đâu?


Bất ngờ, bất ngờ thay, bất ngờ tới đỉnh

DƯƠNG PHI ANH -Quechoa  Còn thơm mùi mực, Nghị quyết TW 4 với nội dung “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang bắt đầu được triển khai. Mong muốn của nhiều người là lần này làm sao cho Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng này được hiệu quả, không chung chung như trước nữa. Thế nhưng, hình như đã có lãnh đạo cao cấp trăn trở rằng “chưa biết bắt đầu từ đâu”…
Rồi vụ án ở Tiên Lãng xảy ra. Một nhà báo nào đó viết: “Không nghi ngờ gì nữa, việc thực hiện Nghị quyết TW 4 có lẽ bắt đầu từ Tiên Lãng này”. Lúc đó, không hiếm người nghi ngờ về câu nói có vẻ “lộng ngôn” đó. Thế nhưng, sau gần 2 tháng kể từ ngày vụ cưỡng chế ngày 5-1 tại khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn và đập phá nhà ông Đoàn Văn  Quý, mỗi ngày trôi qua lại thấy câu này đúng hơn. Như là tiên đoán…
Dư luận nhanh chóng thấy được bản chất vụ án khác với những quyết định, những phát biểu của quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang. Đó là, việc “thi hành công vụ” ở đây sai hoàn toàn. Đã vậy, một số người còn có dấu hiệu cấu kết với xã hội đen “quản lý” đầm (phá nhà, hôi của, đánh bắt cá…). Những tuyên bố, phát biểu của ông Liêm, ông Hoan, ông Khánh, ông Hiền, ông Chuân,… ban đầu như “có gang, có thép”, rằng gia đình ông Vươn không ra gì, rằng các cơ quan chức năng ở đây đúng hết…
Thế nhưng, không chỉ dừng ờ cấp huyện có nhiều sai phạm, nhiều lãnh của cấp trên, tức của TP Hải Phòng, cũng “ra sức” biện minh cho hành động cưỡng chế trái luật. Từ ông Thoại, ông Ca…
Như không ai bảo ai, việc nhận ra điều sai, sửa sai, khắc phục, nhận khuyết điểm, kiểm điểm “cứ phải chờ dưới báo cáo lên” và “trên” kết luận là sai thì mới được. Cụ thể, về phía quản lý nhà nước thì UBND TP Hải Phòng cứ phải chờ kết luận của Thủ tướng; phía tòa án thì cứ phải có quyết định kết luận “tái thẩm” của TAND tối cao thì mới thực hiện kiểm điểm trách nhiệm. Ô hay! Những người thuộc hàm bộ trưởng, thứ trưởng này hay thật, cứ chờ dưới báo cáo lên, thừa nhận sai hoặc trên kết luận sai rồi mới theo đó thực hiện thì… bất cứ ai cũng làm được!
Kết luận của Thủ tướng đã có, vấn đề là nghiêm túc khắc phục theo đúng quy định pháp luật. Thế nhưng, lại bất ngờ thay, việc thực hiện kết luận của Thủ tướng lại được giao cho ông Thoại, một người ít nhất là phát ngôn sai, làm tổ trưởng. Bất ngờ nữa, việc điều tra toàn bộ vụ việc được giao cho cấp dưới của ông Giám đốc Công an TP Hải Phòng, một người vừa làm sai, vừa phát ngôn sai …
Với cơ quan điều tra này, dư luận tin rằng bất cứ hành vi bị cho là phạm tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”, dù nhỏ nhất trong gia đình ông Vươn bị khởi tố, sẽ không lọt được. Còn, những hành vi lợi dụng – lạm dụng chức vụ; thiếu trách nhiệm v..v và v..v, của các quan chức liên quan có lẽ sẽ “không có dấu hiệu” hoặc “không có địa chỉ sai phạm cụ thể”…
Bất ngờ thay, bất ngờ tới “đỉnh”, tại CLB Bạch Đằng, trước 500 bô lão, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành, một người trực tiếp nghe và thống nhất với kết luận của Thủ tướng (và có lẽ phải là người “giỏi” Nghị quyết TW 4 nhất TP), đã nói ngược chỉ thị của Thủ tướng: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch- trốn nợ thuế- không có tí công tích gì-trong khí đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”!!!”.
Có người bảo sao những ông có chức quyền này dại thế, trước dư luận sôi sục như thế mà phát ngôn như vậy làm gì cho “vạ lây”. Không! Không! Trăm lần không! Vạn lần không! Họ không dại bao giờ! Họ chỉ “bất ngờ” thôi! Bất ngờ vì có lẽ xưa nay họ “mường tượng” biết, “mường tượng” thấy và “đoán” rằng: báo chí “lề phải” thì nói “phải đúng lề” dù có những sai trái như vậy. Báo chí “lề trái”, blog, bleo là “độc hại” nên  “xử lý khi nào chẳng được”, “không thèm chấp”. Còn các cụ về hưu thì … nói cho vui thôi!
Họ đâu ngờ, lần này đa số các trang thông tin đều được hiên ngang “đi giữa tim đường” là sự thật. Còn tiếng nói của các cụ lão thành, nhất là các cụ nguyên lãnh đạo cao cấp là lương tri, “nặng” lắm, đâu phải trò đùa!…
Đến nay, thậm chí một số việc như vị trí của ông Thành có thể vượt ra ngoài tầm giải quyết của Thủ tướng. Nhiều người hỏi rằng sao Ban chấp hành Trung ương chưa thấy nói gì? Nhưng, kể ra như vậy cũng “hay”. Có lẽ Nghị quyết TW 4 bắt đầu “ngấm”, có nhờ sự giám sát của báo chí, trách nhiệm công dân, và đặc biệt là những phẩm chất đáng kính của các vị lão thành cách mạng, vụ việc cứ dần dần lòi ra một số người sai phạm thành “tập đoàn”, một “Đảng Hải Phòng” coi pháp luật, coi dân không ra gì.  Cứ để họ tự “vùng vẫy” chừng nào thì “hiện nguyên hình” chừng ấy thôi. Lúc đó, nếu cấp cao kiên quyết xử lý thì cũng đâu có khó. Nói như “giọng” trong Tam Quốc Chí, là “dễ như thò tay lấy đồ trong túi” thôi. Xin mọi người lại đừng bảo tôi một lần nữa “mơ” nhé, vì tôi luôn nghĩ nếu sống mà người ta đã mất niềm tin, lòng tin là mất tất cả. Không nên…
Đến đây, tôi lại nhớ tới đầm nhà anh Vươn. Sau khi bị cưỡng chế, có một số thành phần bất hảo vào “quản lý” đầm. Chúng tháo rút nước đầm để tôm cá lòi ra và bắt mang đi bán. Việc này có lẽ những người như gia đình anh Vươn là thuần thục nhất. Chỉ khác những kẻ bất hảo kia là tháo nước tận thu, tận diệt thành quả của người khác, còn việc tháo nước của gia đình anh Vươn cũng để “lòi” ra tôm cá, nhưng để phát hiện con nào bệnh nhẹ còn chữa được thì chữa; con nào bệnh nặng không thể cứu chữa thì kiên quyết loại bỏ; con nào khỏe mạnh thì nuôi dưỡng để thu thành quả lớn hơn…
Hy vọng những việc “gạn đục khơi trong” như vậy sẽ nhân rộng. Dựa vào dân, thật lòng với dân vẫn là hiệu quả nhất…
Tác giả gửi cho QC


Pháo hiệu Đoàn Văn Vươn


Nhà văn Tạ Duy Anh – Ảnh Quechoa
Tạ Duy Anh – Boxitvn

Nhớ lại trước tết Kỷ Sửu, tức là cách nay chừng ba năm, có một nhà báo do thấy tôi hay sáng tác về nông thôn, bèn phỏng vấn tôi về con trâu và cuộc sống của người nông dân ngày nay. Trong bài phỏng vấn đó có một đoạn hỏi và đáp như sau:
Hỏi: Việc “công nghiệp hóa nông thôn” theo ông hiện nay đúng hay sai? Một số người cho rằng, không phải cứ đưa nhà máy, xí nghiệp về xây dựng ở đồng ruộng là công nghiệp hóa, mà phải xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh bằng sự sáng tạo, đầu tư có chiều sâu, khoa học cho nông thôn.
Trả lời: Theo tôi chúng ta đang tự làm khó mình bằng những khái niệm mơ hồ, đầy tính chủ quan về quyền sở hữu, bóc lột, làm thuê… Luật đất đai hiện nay sẽ hạn chế mọi nỗ lực cải tạo nông thôn. Nói thẳng ra chúng ta chỉ cố khẳng định thành tựu của mấy chục năm đã qua bằng cách giữ nguyên những khái niệm đã trở nên rất buồn cười. Đó là thứ sĩ diện chính trị hão, không cần thiết. Bởi vì muốn công nghiệp hoá nông thôn thì trước hết phải chấp nhận có những chủ đất lớn. Không ai có thể hình dung nổi với cái quyền sử đất như hiện nay mà lại có thể công nghiệp hoá nông thôn. Nói cho vui thì cứ nói.

Hỏi: Nhà văn nghĩ sao về đời sống người nông dân hiện nay?
Trả lời: Phần lớn người nông dân hiện thời đang đứng trước một tương lai u ám. Chúng ta sẽ phải chứng kiến một nghịch cảnh là đất đai ngày càng hiếm nhưng sẽ ngày càng nhiều đất đai bị bỏ hoang hoặc khai thác không hiệu quả. Và hiện tượng đất đai bạc mầu, bị làm cho mất khả năng canh tác sẽ còn kinh khủng hơn. Chung quy cũng vì Luật đất đai quá lạc hậu.
Sau khi gửi lại bài cho anh phóng viên nọ, tôi cũng quên luôn, quên cả hỏi xem anh ta định đăng ở báo nào. Vừa ra Tết thì tôi được mấy anh bạn là tổng biên tập báo gọi đến, bảo rằng trong cuộc giao ban đầu xuân Kỷ Sửu của Ban Tư tưởng văn hoá, tôi bị phê phán đích danh bởi những quan điểm ngược chiều với định hướng tuyên truyền của Đảng, thể hiện trong bài phỏng vấn ngắn vừa nêu. Lúc đó tôi chẳng nghĩ gì cả, mà chỉ thấy buồn cười. Tôi đã thẳng thắn nói giúp các nhà lãnh đạo đất nước một sự thật đang rất phổ biến ở nông thôn, cảnh báo về nhiều bất cập trong cách thức quản lý và sử dụng đất đai, dẫn đến nhiều nghịch cảnh đau lòng và âm ỉ khối bức xúc ngày một lớn. Nếu không có cách giải toả sẽ đến ngày nó nổ tung và khi đó thì tất cả tôi nhắc lại là tất cả – những gì thành tựu một cách vô cùng vất vả mấy chục năm đổi mới sẽ bị cuốn phăng, sẽ đổ vỡ tan tành. Nhiều nhà tham mưu biết thực trạng này nhưng họ khôn ngoan không nói vì sợ bị quy chụp.
Phải nói rõ một sự thật, nông thôn giờ đây không còn cảnh đói ăn rét mặc như thời mấy chục năm trước (nếu có thì cũng không nhiều). Đó là nhờ quá trình giải thể triệt để mô hình sản xuất ngự trị thời bao cấp. Khi đất đai về với người nông dân, mặc dù mới chỉ là hạn mức 20 năm, khi họ được tự do mưu sinh trên thửa ruộng, khi những năng lực được giải phóng khỏi sự kìm hãm, dù mới ở mức còn hạn chế, cũng đã khiến họ tạo ra sự kỳ diệu như những gì chúng ta chứng kiến. Nếu cứ khăng khăng nói rằng, mấy chục năm đổi mới mà đa số nông dân vẫn đói ăn, thiếu mặc là nói lấy được và thiếu sự công tâm.
Nhưng còn một sự thật khác, cái sự thật mà các nhà lãnh đạo thường không thích nếu có ai đó nói thẳng ra, đó là sự khổ cực thì vẫn bao trùm lên đời sống người nông dân, bao trùm lên hầu khắp các làng xã. Thậm chí cảm giác về nỗi cơ cực có nơi còn lớn hơn cả cái thời nghèo đói do môi trường bẩn thỉu, làng xóm bị xé nát, tệ nạn cờ bạc, nghiện hút… tràn lan cùng vô vàn thói xấu thành thị du nhập về theo những người dân ra phố kiếm việc. Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy rõ hai nguyên nhân chính, đó là nạn hà chính của cán bộ cơ sở các cấp và những rắc rối, quanh co, khó hiểu của Luật đất đai khiến người nông dân ồ ạt bỏ ra thành thị thay vì kiếm ăn trên đồng ruộng của mình. Cứ tưởng khi những trói buộc người nông dân được cởi bỏ thì họ có rất nhiều quyền. Nhưng trên thực tế họ chỉ có quyền rõ ràng nhất là quyền dùng sức lao động của mình. Còn lại những quyền khác đều mơ hồ, hoặc chỉ có trên giấy, hoặc bị đám quan lại mới tước mất bằng trăm ngàn hình thức vô cùng tinh vi. Trong khi đó, những né tránh vòng vo của Luật đất đai chỉ vì không muốn dùng tới cặp từ tư hữu (chẳng hạn người sử dụng đất không phải là chủ sở hữu nhưng có 5 quyền vv…) đã vô tình gây khốn khó cho người nông dân, đặc biệt khi mà đất đai trở thành tài sản có giá trị lớn về tiền bạc, dễ bị những người có quyền chức lợi dụng khái niệm sở hữu toàn dân để tham nhũng. Chúng ta chưa vội bàn tới chuyện tích trữ ruộng đất, như một quá trình không thể đảo ngược ở nông thôn nếu muốn nó có một bộ mặt khác, sáng sủa hơn-đã bị ngăn cản bởi Luật đất đai, bởi quy định về hạn điền; chúng ta cũng còn thời gian để bàn về khả năng sử dụng đất như một hàng hoá trong quá trình sản xuất, tạo nguồn lực… Cũng hãy tạm gác lại chuyện đất đai bị tận dụng khai thác, đưa tới thực trạng bạc mầu hoá đang diễn ra ở khắp nơi. Ở đây, vì tính chất nóng bỏng của vấn đề, chúng ta chỉ gói gọn trong hai việc, là hậu quả của những quy định mập mờ, đầy cảm tính chính trị được ghi trong Luật đất đai. Vấn đề thứ nhất là mục tiêu khích lệ sản xuất, tiêu chí hàng đầu mà bất cứ bộ luật nào về ruộng đất phải tập trung hướng tới; và vấn đề thứ hai là quyền thực sự của người nông dân trên thửa đất của mình. Với việc tạm giao đất (dù là 20 năm thì cũng vẫn là tạm giao), người nông dân sẽ ứng xử với mảnh ruộng mình đang canh tác như là thứ đi mượn. Trước sau thì nó cũng tuột khỏi tay mình. Vì thế họ chỉ khai thác những gì dễ sinh lợi nhất, sinh lợi tức khắc mà không nhằm tới những kế hoạch dài hạn, có khả năng cho thu hoạch lớn hơn, giá trị lao động cao hơn. (Ví dụ như việc làm giàu đất, đầu tư thuỷ lợi, đầu tư giống cây năng suất cao, chuyển đổi phương thức canh tác, chọn cây có tiềm năng lâu dài…Những việc này có thể mất nhiều thời gian, khi cho thành quả thì đất lại thuộc về người khác. Người nông dân nào thì cũng dễ dàng suy diễn như vậy!). Nói khác đi, thay vì canh tác đúng nghĩa, họ bòn vét tối đa mảnh đất được tạm giao, thậm chí huỷ hoại nó nếu cần thiết. Hiện tượng người nông dân thi nhau đào đất bề mặt ruộng đem bán là một ví dụ đau lòng. Hiện tượng nhiều mảnh ruộng vốn là bờ xôi ruộng mật bị hút cạn màu và bị bỏ hoang là những ví dụ còn đau lòng hơn. Thế là còn ruộng đấy mà giá trị canh tác thì bị mất. Trong khi đó, vì chỉ là đất mượn của nhà nước, nên họ không thể cho người khác có khả năng tốt hơn mượn lại. Hoặc nếu có thì quá trình này vô tình vi phạm luật pháp nếu không diễn ra bí mật với nhiều hệ luỵ.
Bây giờ đến vấn đề quyền thực sự của người nông dân trên thửa đất cho họ nguồn sống chính. Theo quy định thì họ có tới 5-6 quyền. Nhưng cái quyền quan trọng nhất là được gắn bó máu thịt với mảnh đất ấy thì lại không có. Chỉ riêng thực tế này thôi đã thấy Luật đất đai cần phải làm lại. Phải trả cho người nông dân cái quyền yêu quý, gắn bó lâu dài chừng nào họ còn muốn với mảnh đất của họ. Cái quyền đó đồng thời xác quyết quyền bất khả xâm phạm những gì mà họ tạo ra trên mảnh đất ấy mà không thông qua thoả thuận mang tính pháp lý. Đến đây chúng ta hoàn toàn có thể dùng ngay dẫn chứng từ vụ việc xảy ra ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Mọi thứ thoả thuận giữa người nông dân và chính quyền có vẻ đều đúng với các quy định hiện hành của Luật pháp và Luật đất đai ngoại trừ việc có sự khác nhau trong cách tính thời gian. Nhưng mấu chốt vấn đề không phải ở chỗ ông Vươn có quyền thuê đến bao giờ? Nếu không phải là năm 2012 thì sẽ là 2015, 2017… ông sẽ phải trả lại khu đầm do chính ông khai hoang cho xã, huyện. Đã là quy định thì phải chấp hành! Vấn đề ở đây là sau khi xã, huyện lấy lại khu đầm đó thì nó được dùng vào việc gì? Trong vòng vài chục năm tới chắc chắn vẫn chỉ có việc cho nuôi thả thuỷ sản. Chúng ta chưa bàn tới đạo lý, sự công bằng là người nào đổ công sức, mồ hôi và cả máu để có được khu đầm ấy, thì quyền canh tác trước tiên phải thuộc về họ. Ngay cả quyền tài phán cũng phải chia cho họ. Chúng ta chỉ phân tích ở khía cạnh thuần tuý kinh nghiệm thực tế cũng thấy, không ai có thể làm mọi thứ tốt hơn anh em ông Đoàn Văn Vươn trên khu đầm ấy. Của đau, con xót. Chúng ta không nên quên điều đơn giản ấy. Vì phải rất vất vả mới có khu đầm, anh em ông Đoàn Văn Vươn không chỉ khai thác khu đầm một cách tốt nhất, mà họ còn biết khiến cho nó bền vững, xinh đẹp, sạch sẽ nhất. Hơn thế, họ sẽ đầy cảm hứng lao động và kích thích tình yêu lao động cho hàng ngàn người khác, khích lệ người nông dân ở lại quê nhà, kiếm ăn, làm giầu thay vì bỏ đi lang thang. Đây không thể là những giá trị vô hình, trừu tượng. Nó là tài sản to lớn mà Nhà nước phải trân trọng và phải định giá cho nó mặc dù nó vô giá. Nếu ai cũng hiểu thấu điều mang tính đạo lý, văn hoá này thì sẽ thấy việc thu hồi khu đầm tôm của ông Vươn kể cả khi hết thời hạn mà không vì mục đích khác ngoài nuôi thả thuỷ sản là hành động làm tổn hại rất lớn đến xã hội xét về mọi phương diện. Nếu do chấp hành máy móc những quy định thì lãnh đạo địa phương là những người dốt. Còn nếu vì động cơ trục lợi, thì những kẻ đầu têu ra việc thu hồi kể trên thực sự là độc ác, bất nhân, tối mắt vì cái lợi nhỏ mà huỷ hoại số tài sản lớn gấp hàng ngàn lần, có loại tính được, có loại không thể tính được như tình nghĩa đồng bào, niềm tin, tình yêu lao động… Dốt thì nên từ quan mà về. Còn bất nhân thì phải bị trừng phạt thích đáng.
Nhưng cái điều mà chúng ta quan tâm nhất chính là, sau sự cố trên, sau muôn vàn giả thiết đầy nuối tiếc, thứ cần phải được chỉ đích danh là nguyên nhân của sự việc không gì khác ngoài bất cập của Luật đất đai. Chỉ ra sự bất cập không phải để quy kết. Bộ luật nào thì cũng có giá trị thời gian của nó. Luật đất đai với riêng người nông dân đã bị thời cuộc, nói đúng hơn, những đòi hỏi của thời cuộc vượt qua. Nó cần một sự thay đổi từ quan niệm pháp lý trong vấn đề sở hữu ruộng đất. Nó cần tạo cơ sở chắc chắn cho niềm tin của người nông dân, khơi dậy ở họ tình yêu đất đai, làng mạc, không ngừng làm gia tăng những giá trị liên quan đến văn hoá, đạo đức như là sản phẩm tinh hoa của tình yêu ấy. Họ không chỉ là nông dân mà là những người đại diện cho 70 phần trăm dân số, những người đã chịu mọi cực khổ để cho đất nước này niềm tự hào là cường quốc lúa gạo và đang tham gia kiến tạo an ninh lương thực toàn cầu. Vấn đề lớn đến nhường ấy đâu có thể chỉ nói cho đẹp lòng nhau trong hội nghị. Theo tôi, trong khi can đảm sửa Luật đất đai, cần lập tức gia hạn thêm thời gian cho loại đất 20 năm để không xảy ra tình trạng quan lại cường hào chầu chực cướp đất của dân lành, còn người nông dân thì đầu tư cầm chừng, hoặc tệ hơn sẽ tàn phá hoa màu, tàn phá đất đai, tàn phá sinh thái trước khi hết hạn vào năm 2013.
Vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng là một đáng tiếc lớn khi có tới 6 người thừa hành nhiệm vụ bị thương không phải do kẻ địch! (Vì chẳng có kẻ địch nào cả). Ông Đoàn Văn Vươn nên phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó, giả dụ bồi thường xứng đáng cho những người mà ông gây thương tích, cho dù gốc của sai trái không thuộc về ông. Là người chủ trương nhường nhịn, kiên nhẫn thượng tôn luật pháp, tôi không thể chia sẻ với hành động nổ mìn của anh em ông Đoàn Văn Vươn. Nhưng một xã hội công bằng, bao dung, biết suy xét phải trái thì không nên chỉ quy kết một chiều. Giả sử không có những tiếng nổ ấy liệu xã hội và Nhà nước có giật mình nhận ra mối nguy hiểm cận kề bấy lâu nay mà mình không biết, không linh cảm thấy hoặc bị đủ thứ thành tích, đủ thứ sĩ diện, đủ thứ tham mưu hồ đồ của đám nịnh thần nhan nhản làm cho bị che lấp đi? Có thể coi vụ Đoàn Văn Vươn là tiếng pháo hiệu báo trước rằng một cơn dông tố đang hình thành và có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Phát pháo hiệu cô đơn đó được bắn lên vừa như một cảnh báo, vừa như một lời kêu cứu, khi người bắn đã lâm vào thế cùng đường có phần quẫn trí. Nhưng lẽ nào ánh sáng của nó lại hoàn toàn vô dụng? Dù chỉ loé lên một cách bất hợp pháp, nó cũng đủ soi rõ rất nhiều góc tối tăm trong xã hội, trong hệ thống luật pháp, hệ thống chính trị, hệ thống đạo đức. Nó cho thấy rõ nhất những khoảng trống to lớn và nguy hiểm mà nếu cứ để nó ngày một loang to, tức là không có hành động khả thủ hàn lại, thì một sự sụp đổ thê thảm là tất yếu, một sự sụp đổ ngoài mọi toan tính chính trị, ngoài mọi hình dung, ngoài mọi mong muốn… Không gì đáng sợ hơn một xã hội mất sạch niềm tin vào tương lai, bị huỷ diệt về ý chí.
Phát pháo hiệu Đoàn Văn Vươn cũng làm rõ ra cơ man là những gương mặt và tâm địa chuột. Chúng ta thiếu cả triệu Đoàn Văn Vươn với tư cách là những nông dân thông minh, cần cù, tự trọng, làm giàu đẹp quê hương, sau đó là đất nước trong khi lại thừa nhan nhản những Lê Văn Hiền, Đỗ Trung Thoại, Nguyễn Văn Khanh, Vũ Hồng Chuân … những kẻ đang tưởng mình có trong tay thứ quyền lực vô biên để làm một cuộc chiến đấu với nhân dân thực sự. Thủ tướng đã kịp thời đưa ra những quyết định quan trọng để tạm yên dân, chứng tỏ ông đã linh cảm thấy tính tới hạn của sự chịu đựng ở người dân, có nguyên nhân từ sự hư hỏng của bộ máy chính quyền. Nhưng cái gì cho cấp dưới của ông ở địa phương sự điên rồ ấy là thứ mà xã hội đòi hỏi phải truy đến cùng.
Hà Nội 20-2-2012
T. D. A.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


Đào Tuấn – Chắc là vì đồng tiền quá nặng

Đào Tuấn
Tháng 11-2008, ngay chỉ một buổi sáng đăng đàn trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhận tới 30 câu hỏi và 24 trong đó chất vấn ông trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường. Đó là lần đầu tiên, và cũng duy nhất người đứng đầu ngành môi trường trả lời chất vấn. Đến giờ, cử tri vẫn nhớ như in cách né trách nhiệm khi ông viện dẫn “yếu tố chủ quan”: Lực lượng quản lý mỏng. “Ở các nước trong khu vực, trung bình có 50-70 người quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân thì ở ta hiện nay chỉ 7 người. Thanh tra môi trường của Bộ chỉ có 3-4 biên chế và 1-2 nhân viên hợp đồng”. Cuối cùng Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, người sau đó từng thân chinh xuống Vedan “ngửi nước thải”- hứa sẽ tăng cường xử phạt, củng cố thanh tra lên 15-20 người…
7 người quả là con số ít ỏi so với một thực trạng, được chính Bộ trưởng Nguyên thừa nhận: 4000 cơ sở và 1.400 làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Ít nhưng không có nghĩa lực lượng này chỉ “rình rập” tặng giải thưởng về môi trường, thay vì kiểm tra, xử lý. Thực tế cho thấy, sau khi Bộ trưởng Nguyên đăng đàn, Cảnh sát môi trường vẫn liên tục phát hiện những vụ xả thải khác. Gần nhất là vụ Sonadezi bị bắt quả tang xả thải ra môi trường, với cách thức giống y như Vedan, như Tung Kuang, như dệt Thái Tuấn, tức là cũng lắp đặt ống ngầm dưới lòng đất để đối phó với cơ quan chức năng, và trong tình trạng sự kiểm tra giám sát của ngành môi trường, trước đó, gần như bằng 0.
Có thể con số 7 là quá thiếu so với việc phát hiện, nhưng không thể là lời biện giải có thể chấp nhận cho việc chậm chễ trong việc xử lý những doanh nghiệp rành rành bị bắt quả tang.
Cần phải nhắc lại, Sonadezi Long Thành bị bắt quả tang vào ngày 3-8-2011 với lượng thải bẩn được xả thẳng ra môi trường trong chỉ một đêm 3-8 đã lên tới 9.000 m3. Và sau đó, Hội nông dân đã nhận cả thảy 220 đơn kiện của người dân yêu cầu Sonadezi bồi thường thiệt hại, với tổng số tiền lên tới gần 14 tỉ đồng. Nhưng suốt 7 tháng qua, việc xử lý, bồi thường, với những vi phạm và những thiệt hại khá rõ ràng gần như dậm chân tại chỗ.
Vấn đề của các vụ như Vedan, Tung Kuang, hay giờ là Sonadezi không phải là ở chỗ bao giờ thì họ bồi thường, bồi thường bao nhiêu, cũng không phải ở việc xử phạt, hay truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi xả thải, vì dù có bồi thường bao nhiêu cũng không đủ cho những thiệt hại mà người nông dân phải gánh chịu, bởi dù có xử lý thế nào, cũng không vãn hồi những tác hại của một môi trường ô nhiễm lên sức khỏe người dân. Vấn đề là ở chỗ ngành Tài nguyên môi trường hình như đã quên mất trách nhiệm không để vi phạm xảy ra.
Sau vụ Vedan, cũng xảy ra ở Đồng Nai, đã có một giai thoại trên mạng rằng: Không phải tìm đâu xa, Cảnh sát môi trường chỉ cần tìm tội phạm ngay trong số những “kẻ” được ngành Tài Môi tặng giải thưởng về môi trường. Bởi càng những kẻ gây nguy hiểm cho môi trường lại càng phải tăng cường ngụy trang bằng giải thường.
Vụ Sonadezi, ngoài việc DN có một Chủ tịch HĐQT là chính trị gia- đương nhiệm đại biểu QH, từng đưa ra chương trình hành động là những cam kết bảo vệ môi trường, cũng có một chi tiết hoàn toàn không phải tình cờ: Sonadezi đã từng đạt những giải thưởng về…môi trường.
Việc xử lý những “kẻ” vừa được tặng giải thưởng về môi trường, được giao cho chính những người xét tặng, vì thế đúng là những cái khó kiểu “há miệng mắc quai”. Có ai dám noi đồng tiền, tuy mỏng, nhưng không có sức nặng!?

Sự khác nhau giữa các nhà lãnh đạo


Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok  -2012-02-22
Việc Tòa Bạch Ốc trả lời thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam không khỏi làm người ta so sánh cách giải quyết của các vị lãnh đạo đối với các kiến nghị.
RFA file Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn. RFA file
Một trong những sự kiện đang thu hút sự chú ý của nhiều người Việt trên thế giới là việc chính quyền Obama đã chính thức yêu cầu được gặp cộng đồng người Việt để bàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây là hồi âm của Tòa Bạch Ốc từ thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về việc yêu cầu Tổng Thống Barack Obama đình chỉ mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền không được tôn trọng.

Theo dự kiến, cộng đồng người Việt sẽ tiếp xúc với đại diện Tòa Bạch Ốc (hiện chưa rõ thành phần nhân sự) vào ngày 5 tháng 3 và sẽ gặp các dân biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 3 tới đây.

Trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân

Phản ứng này phần nào cho thấy thước đo tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân của chính phủ Hoa Kỳ. Phát biểu với đài RFA, TS Nguyễn Đình Thắng, thuộc Ủy ban Cứu người Vượt biển, cho biết phản ứng này thể hiện cụ thể sự quan tâm của Tòa Bạch ốc:
“Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao. Do đó chiến dịch này vẫn đang vận
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ...
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ…
động để đòi hỏi phía Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm”.

Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao
TS Nguyễn Đình Thắng
Tiếp nhận thỉnh nguyện thư và chấp nhận thu thập chữ ký trực tuyến là một trong những hình thức lắng nghe tiếng nói quan trọng của người dân. Trang web của Tòa Bạch Ốc khẳng định “Quyền đưa thỉnh nguyện thư được bảo đảm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ” và khẳng định chính phủ “muốn nghe tiếng nói của người dân”.
Tính cho đến sáng thứ Tư, ngày 22 tháng 2, thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam đã nhận được trên 62 ngàn chữ ký. Nhưng không phải chỉ những lá thư với hàng chục ngàn chữ ký mới được quan tâm của giới chức lãnh đạo; bằng chứng là đã từng có những cuộc tiếp xúc giữa các thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ với cộng đồng Việt Nam trước đó. Và dĩ nhiên không phải chỉ Hoa Kỳ mới quan tâm đến tiếng nói của quần chúng.
Hồi cuối năm 2011, một nhóm nhỏ giáo dân Công giáo Việt Nam tại Melbourne, Úc, cũng đã viết thỉnh nguyện thư gởi Bộ Ngoại giao Úc và thành phần đối lập của nước này. Thỉnh nguyện thư nêu lên tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam cụ thể là sự kiện chính quyền sách nhiễu giáo xứ Thái Hà và việc bắt giữ các thanh niên Công giáo.
Thỉnh nguyện thư được đích thân bà Lauren Bain, Giám đốc phụ trách vấn đề Việt Nam, Miến Điện, Lào trong Bộ Ngoại giao Úc và bà Julia Bishop, Phó thủ lãnh đối lập trả lời.
Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”
Trả lời (Thỉnh nguyện thư của giáo dân VN ở Úc)
Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu. Source vietlist
đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”.

Một quốc gia mà tiếng nói người dân bị coi thường

Tại Việt Nam, trong những năm qua, có hàng chục kiến nghị đơn lẻ và tập thể gởi đến Nhà nước và Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo của Nhà nước. Có thể kể đến “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên”, “Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ”, bản tuyên cáo chung về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay”, thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc “bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), thư ngỏ gởi Chủ tịch nước về “công dân Bùi Thị Minh Hằng”… Gần đây nhất là thư yêu cầu được tham dự buổi họp với Thủ tướng của Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Tiên Lãng và thư kiến nghị trả tự do cho ông Đoàn Văn Vươn.
Tất cả đều là những lá thư thể hiện sự quan tâm và nguyện vọng của đông đảo người dân Việt Nam trong nhiều sự kiện quan trọng. Những lá thư cũng được tất cả các tầng lớp ký tên trong đó bao gồm cả những nhà cách mạng lão thành cho thấy tầm quan trọng của nó không chỉ nằm trong một nhóm người hay những thành phần “bất mãn với chế độ”.
“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.
Nhà giáo Phạm Toàn
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một hồi đáp nào từ phía những người lãnh đạo về sự quan ngại cũng như đòi hỏi của người dân. Việc này đã gây không ít thất vọng trong dân chúng. Nhà giáo Phạm Toàn cho đài RFA biết ý kiến của mình trong một lần phỏng vấn gần đây:
“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.
Không thể nói hệ thống chính trị tại Việt Nam khác so với các nước phương Tây nên Chính phủ có thể im lặng trước những lá thư kiến nghị. Bằng chứng là văn phòng Chính phủ vừa có công văn trả lời kĩ sư Lê Văn Tạch khi ông này gởi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ánh một số lỗi kỹ thuật của hãng xe Toyota Việt Nam và phản ánh việc ông bị trả lương không thỏa đáng.
Trong thư của văn phòng Chính phủ mà đài RFA có được bản sao, cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Vĩnh Phúc “giải quyết khiếu nại của ông Lê Văn Tạch đúng qui định của pháp luật”. Văn bản này cũng yêu cầu các cơ quan trên “báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết kết quả”.
Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng
Việc chỉ trả lời một số kiến nghị, mà trường hợp kỹ sư Tạch là một ví dụ, dễ tạo nên sự không công bằng và lúng túng cho người dân. Nhiều người sẽ thất vọng vì không thấy tiếng nói của mình được quan tâm, lợi ích của mình không được phục vụ và lá phiếu của mình không có giá trị.
Mặc dù không phải thỉnh nguyện thư nào cũng được các vị lãnh đạo quan tâm một cách đúng mức nhưng việc trả lời thư hay tiếp xúc cộng đồng là những việc tối cần thiết và cơ bản của chính phủ tại các nước theo xu hướng dân chủ. Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng.

Biển Đông chuyển gió


Nguồn: Derek Bolton – Foreign Policy in Focus
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ  -17.02.2012
Biển Đông, mặc dù vẫn chưa yên tĩnh, lại tái hiện tình trạng bạo lực và bất ổn từng chứng kiến vào những năm cuối 1980. Tuy nhiên, những nỗ lực gần đây nhằm giữ gìn ổn định và thiết lập những biện pháp xây dựng lòng tin có thể bị lấn lướt bởi những thay đổi môi trường trong khu vực.
Khi tình trạng hâm nóng địa cầu mang ảnh hưởng đến biển Đông, nó đã bắt đầu làm thay đổi tính chất và đặc điểm vật lý của khu vực. Những biến đổi này có tiềm năng làm tăng thêm sự cạnh tranh vốn đã căng thẳng giữa các quốc gia, tạo thêm những khả năng tranh chấp. Như đã được lưu ý trong một báo cáo của Will Rogers thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS), việc thay đổi khí hậu thật sự có thể “đóng vai trò xúc tác cho sự bất ổn.”
Một loạt những tranh chấp
Vùng nước, đảo và tài nguyên của biển Đông vốn đã được tranh chấp mạnh mẽ giữa các quốc gia ven biển khu vực Đông nam Á trong những thập niên gần đây. Những đòi hỏi chồng chéo về chủ quyền lãnh hải, Đặc khu Kinh tế và những quần đảo khác nhau đã làm phức tạp thêm chủ nghĩa dân tộc đang phát triển trong khu vực. Những phát hiện mới đây hoặc đang diễn ra về những nguồn tài nguyên quan trọng – bao gồm hải sản, khoáng sản, khí đốt và dầu hoả – lại càng thúc dục việc đòi hỏi chủ quyền và củng cố thêm những thái độ cứng rắn. Cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền toàn khu vực biển Đông, trong khi Philippines cũng đòi hỏi một phần lớn. Thêm vào việc những tuyên bố chủ quyền này đối chọi lẫn nhau, chúng còn chồng chéo lên các Đặc khu Kinh tế của những nước khác trong vùng.
Qua vô số những tranh cãi, Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được mối tranh chấp song phương về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, mặc dù Trung Quốc vẫn giữ quyền kiểm soát hiệu quả quần đảo này kể từ năm 1974. Trong khi đó quần đảo Trường Sa đang bị vùi dập bởi một tranh chấp đa phương giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loàn và Malaysia, tất cả các nước đều giữ nguyên đòi hỏi chồng chéo lên những khu vực khác nhau của quần đảo.
Đã có được vài tiến bộ trong việc thiết lập những cơ cấu để ít nhất là kềm chế được tiềm năng bùng nổ giao tranh, ví dụ như bản Tuyên bố Hành xử 2002. Những biện pháp nhằm gây lòng tin cũng đã đạt được những thành quả đáng kể, mặc dù chúng không thể giải quyết được những nguyên nhân cốt lõi của các tranh chấp.
Sự biến đổi của môi trường có thể gây ra tiềm năng làm xấu đi những tiến bộ vừa đạt được gần đây. Trong báo cáo CNAS của mình, Rogers đã cố gắng đánh giá mức độ quan tâm về tình trạng hâm nóng địa cầu – và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với việc khai thác tài nguyên – sẽ tác động ra sao đối với chính sách đối ngoại của các quốc gia trên vùng biển Đông. Việc này đặc biệt áp dụng vào hải sản, nhu cầu ngày càng tăng về những dạng năng lượng khác và việc tăng vọt số cơn hạn hán gần đây trong khu vực.
Biển động, triều dâng
Như học giả CNAS M. Taylor Fravel đã lưu ý, các quốc gia trên biển Đông một phần đã tìm cách khẳng định chủ quyền của mình qua việc khai thác cá – hoặc, trong trường hợp của Trung Quốc là thách thức những hoặc động khai thác của các nước khác. Điều này vốn đã dẫn đến một số cuộc đối đầu giữa các quốc gia, một diễn tiến đầy lo ngại vì sự đi lên của những lực lượng hải quân trong vùng. Ví dụ vào năm 2010, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã tạm thời bị đình chỉ sau khi tàu đánh cá của Trung Quốc đụng vào tàu tuần duyên Nhật.
Ảnh hưởng của việc trái đất bị nóng lên có thể làm phức tạp hơn tình hình này. Với nhiệt độ nước biển tiếp tục tăng lên, một số lượng lớn cá sẽ di chuyển đến khu vực phía bắc vốn đang bị tranh chấp dữ dội hơn. Và khi ngư dân bắt buộc phải đi theo luồng cá, cả năng của những đụng độ tương lai sẽ tăng cao, gây thêm những mâu thuẫn trầm trọng hơn.
Hơn thế nữa, sản lượng đánh bắt cần có để giữ nguyên mức tiêu thụ bình quân sẽ phải tăng thêm 25% đến năm 2030. Việc này sẽ dẫn đến mức độ đánh bắt cao hơn trong một khu vực ngày càng thu hẹp và càng bất ổn của biển Đông. Thực tế rằng việc đánh cá hiện nay, vốn phân tán và không dồi dào, cũng đã dẫn đến những trường hợp mâu thuẫn sắp bùng nổ, sẽ không sáng sủa gì lắm trong tương lai.
Nạn hạn hán và nước ô nhiễm cũng đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng tại Đông nam Á. Ở Việt Nam, những nỗ lực phát triển toàn bộ đã làm ô nhiễm nặng hơn và giới hạn nguồn nước trong sạch. Những khó khăn này còn nghiêm trọng hơn bởi mực nước biển dâng cao, dẫn đến việc đất liền bị nhiễm mặn, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Với tình trạng Việt Nam đang chú trọng nỗ lực phát triển một phần vào nông nghiệp dành cho xuất khẩu, quốc gia này không thể chịu đựng được thất bại này.
Trong khi đó, sản lượng thuỷ điện của Trung Quốc dự định sẽ giảm từ 30% – 40% vào cuối năm 2011 vì hạn hán tăng cao. Do đó, Trung Quốc hiện đang tìm cách nhân đôi số lượng đập thuỷ điện trên sông Mekong, nhắm vào việc xây thêm 4 đập mới vào năm 2020. Trung Quốc vẫn một mực tiến hành bất chấp những phản đối từ những quốc gia vùng hạ lưu mà nền nông nghiệp đang nương tựa rất nhiều vào nguồn nước từ sông Mekong, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam vốn đã vất vả nhằm giữ đủ lượng nước sạch, những cắt giảm trong tương lai có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng. Việc Trung Quốc bất chấp nhu cầu của các nước khác đối với vấn đề Mekong cũng báo trước được thái độ của họ trên biển Đông ra sao.
Những loại hình năng lượng khác
Việc Trung Quốc tăng cường phát triển thuỷ điện cho thấy những quan tâm đến hiện tượng thay đổi khí hậu đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào những loại hình năng lượng khác trong khu vực. Mặc dù biện pháp này thì tốt cho môi trường hơn nhưng nó cũng đã tạo ra những thử thách địa chính trị nổi bật.
Không kém quan trọng là việc đe doạ chạy đua hạt nhân trong khu vực khi các quốc gia tìm cách giới hạn việc nương tựa vào dầu hoả. Việt Nam đang dự tính sản xuất gần 1.000 Megawatt điện hạt nah^n vào năm 2020, 4.000 Megawatt vào năm 2025 và 10.000 Megawatt vào năm 2030. Indonesia và Thái Lan dự tính sẽ đạt được những mục tiêu tương tự đến năm 2020. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra những lo ngại về khả năng có những ứng dụng quân sự vào chương trình hạt nhân, đặc biệt trong một môi trường đầy gây hấn và cạnh tranh khốc liệt trong khu vực. Mặc dù Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và một chương trình giới hạn chạy đua hạt nhân khu vực có thể giúp giảm thiểu căng thẳng, các lò phản ứng hạt nhân có thể làm trầm trọng thêm một môi trường vốn đã phức tạp.
Các quốc gia trong khu vực có nguyên nhân hợp lý để giảm bớt tình trạng nương tựa vào dầu hoả. Việc khai thác dầu trên biển Đông thì đắt đỏ và mạo hiểm về chính trị (nếu không nói là không thể làm được), và dầu hoả nhập khẩu từ khu vực Trung Đông ngày càng bất ổn phải đi qua vùng vịnh Malacca nhỏ hẹp và kém an toàn. Tuy nhiên, tất cả các nước trong khu vực sẽ tiếp tục tích cực theo đuổi những túi dầu trên biển để xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, thậm chí khi nhu cầu đã giảm. Ví dụ như Việt Nam có thể thấy việc xuất khẩu dầu như là hình thức bù đắp lĩnh vực nông nghiệp đang suy giảm của mình. Hơn nữa, khi kinh tế trong vùng tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu về năng lượng cũng sẽ tăng theo.
Những đầu tư mới vào các loại hình năng lượng khác cũng sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng nhu cầu về các khoáng sản liên quan đến các kỹ nghệ này, những khoáng chất này thì rất dồi dào trên biển Đông. Các nước phát triển những kỹ nghệ này sẽ có động cơ tranh giành những nguồn tài nguyên ấy. Hệ quả là sự cạnh tranh năng lượng sẽ được thúc đẩy không chỉ bởi khí đốt và dầu hoả mà còn bởi nhu cầu ngày càng cao của loại hình năng lượng khác.
Tiếp đón một nhân vật mới
Tuy thế, không hẳn tình hình biển Đông là không cứu vãn được. Nếu các quốc gia trong khu vực giải quyết vấn đề theo tinh thần hợp tác, các căng thẳng có thể bị dập tắt bằng những đầu tư hợp tác trong việc khai thác tài nguyên.
Nhưng với sự xuất hiện của tình trạng hâm nóng địa cầu như là một nhân vật chủ lực không thuộc một quốc gia nào, cả thế giới đang bắt đầu chứng kiến một điểm giao thực sự giữa việc thay đổi khí hậu và địa chính trị. Trong khi quá trình chuyển đổi của môi trường đang tiếp tục tái định hướng phân phối tài nguyên thiên nhiên và các quốc gia bắt buộc phải tìm kiếm những nguồn mới, việc cạnh tranh tài nguyên sẽ vẫn tiếp tục tăng cao chưa từng có.

“PHẢI TÊN XƯNG XUẤT LÀ THẰNG BÍ THƯ”. THÀNH ỦY HẢI PHÒNG?


 Bí thư Hải Phòng bị tố ‘chỉ đạo cưỡng chế’

 

Ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, giải thićh các dấu hiệu cho thấy chính quyền Hải Phòng đang cố tình bao che cho các cán bộ trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng.
Trả lời BBC hôm 21/2, ông cho biết quyết định thu hồi lệnh cưỡng chế của Uỷ ban huyện Tiên Lãng nêu ra lý do là ‘hết hiệu lực’ chứ không phải là trái pháp luật và cũng không nêu vấn đề bồi thường cho ông Vươn.
Ông cũng than phiền việc cho đến nay công an Hải Phòng vẫn chưa có quyết định khởi tố tội vi phạm luật đất đai gây hâu quả nghiêm trọng cũng như chưa khởi tố bị can nào trong vụ hủy hoại tài sản của ông Vươn.
Ông cũng cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành “có vai trò” trong vụ cưỡng chế như đã đến tận nơi hôm 5/1 để chỉ huy quân đội và công an tại đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn.

Ông Luân cho biết là ông được nhiều người kể lại là hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế.
Nguồn: bbc Tiếng Việt.
Nguyễn Xuân Diện:
Nếu đúng như ông Luân thông tin, thì vụ việc này rất nghiêm trọng. Đề nghị bà con, phóng viên, những ai có mặt hôm 5/1 và chụp được ảnh (quay phim) đoàn cưỡng chế đầm tôm nhà anh Vươn, kiểm tra xem trong các ảnh đó có ai mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm, nếu thấy có mặt ông Nguyễn Văn Thành thì đăng lên mạng hoặc gửi thư đến email: lamkhanghn@yahoo.com.vn để mọi người cùng biết.
Ai cùng có mặt, làm chứng cho lời ông Vũ Văn Luân, cũng xin lên tiếng.

Báo An Ninh Thủ Đô trần truồng khoe đủ thứ


Dân Làm Báo – Cụ già, con nít, sinh viên đại học, học sinh mẫu giáo, cha quốc doanh, sư công an, lãnh đạo sống chiến đấu học tập theo gương Bác, dân đen sống chiến đấu học tập theo gương anh Vươn… bất cứ thành phần nào, già trẻ lớn bé đều có thể vào đây xem hình trần truồng khoe đủ thứ. An toàn, không sợ bị quy chụp bởi bất cứ lý do gì. Vì nơi đây là An Ninh Thủ Đô – Tiếng nói của Công An Thành phố Hà Nội.

http://www.anninhthudo.vn/Anh-nong/Tran-truong-khoe-bung-bau-tren-san-dien/436927.antd
http://www.anninhthudo.vn/Ky-la/Cuong-nang-Bach-Tuyet-chup-ban-khoa-than-khoe-hinh-xam/434607.antd
http://www.anninhthudo.vn/Anh-nong/Choang-voi-kieu-vay-xuyen-thau-tren-san-dien/436494.antd
…..
Nhưng nhớ, tuyệt đối nhớ rằng, không nhớ là chết với đồng chí Nhanh: cái này thì không được, nhất định cấm:

Thủ tướng… ruồi bu kiến đậu

Dân Làm Báo - Trước hết xin lỗi bà con cô bác về tội phạm thượng xách mé với cụm từ “ruồi bu kiến đậu” xếp hàng đứng sau đuôi danh hiệu “Thủ tướng” trang trọng của nước nhà; nhất là đối với một số quần hùng đang tôn vinh đồng chí tổng thủ anh minh, người hùng có những kết luận sáng suốt 1 tháng sau khi nhân dân mở nửa con mắt cũng thấy mọi chuyện lùm xùm Tiên Lãng tại Hải Phòng và hàng trăm ngàn Tiên Lãng khác trên cả nước.
Ruồi bu và kiến đậu ở đâu? 
“Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo thẩm quyền chỉ đạo giải quyết khiếu nại của kỹ sư Lê Văn Tạch” 
Kỹ sư Lê Văn Tạch bị gì mà oan ức đến mức đồng chí Thủ tướng “xuất sắc nhất Á Châu” phải thò tay vào cứu độ?
Nợ Vinashin ngập đầu, lạm phát đụng trần nhà, biển đảo phất phới cờ… 6 sao. Tình trạng dân oan bị cường hào ác bá cỡ Hiền Liêm Ca Thành Thoại nó hành nó hạ nó giải phóng mặt bằng, mặt đầm, mặt ao, mặt ruộng khắp nước. Trong nội bộ thì nào là bầy sâu khủng theo như lời của đồng chí Chủ nước, nào là suy thoái mất đạo đức tùm lum từ trên nóc nhà đảng cho xuống hầm cầu đảng như lời đồng chí Tổng đảng, hoặc các đồng chí ta tự diễn biến hòa bình từ trong bọc đảng như lời của quan Nguyễn Văn Minh trên Quân đội nhăn răng…
Vậy mà đồng chí Thủ tướng vẫn có đủ thì giờ, đủ lòng quan tâm thắm thiết để “yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo thẩm quyền chỉ đạo giải quyết” chuyện kỹ sư Tạch.
Mà anh Tạch… đụng chuyện gì ghê gớm vậy bà con?
Thì đây: “Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) điều chuyển vị trí công việc không phù hợp với năng lực bản thân”.
Vậy đó! To đùng như con ruồi, quan trọng như cái kiến mang tầm cỡ quốc gia.
Tới chuyện này mới thấy hãnh diện, tự hào đất nước ta nhờ ơn bác và đảng mới có một lãnh đạo anh minh, nhân ái như Thủ tướng đương thời. Lo cho dân hết lòng hết dạ đến nước này thì cỡ Lý Quang Diệu bên Sing cũng xếp hàng chờ xách dép cho Thủ tướng Việt Nam ta. Chuyện gì từ to như con voi Tiên Lãng đến nhỏ như con ruồi Lê Văn Tạch đều có thể có mặt Thủ tướng trên từng cây số.
Bỏ qua giọng điệu mang tính quần chúng vỉa hè đang làm chủ đất nước lên giọng xách mé đầy tớ nhân dân, nghiêm chỉnh mà nói: 
Những vụ việc này chỉ là những thủ thuật mị dân rẻ tiền của văn phòng Thủ tướng với sự tiếp tay của hệ thống báo lề đảng.
Nó lại rác như công ty rác bên Đức trao giải thưởng xuất sắc Thủ tướng Á Châu.
Nếu ông Thủ tướng muốn chứng minh mình thật sự là một nhà lãnh đạo tài ba và có lòng với đất nước thì chỉ cần làm một việc: thực hiện đúng lời hứa mà ông đã trân trọng tuyên bố trước nhân dân khi ông mới nhậm chức nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên: “Tôi sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng”
Còn cứ nếu tiếp tục cái trò mị dân kiểu… tạch tạch tạch… như vậy thì ruồi sẽ bu kiến sẽ đậu vào cái “DUNG” to nhất nước này.
danlambaovn.blogspot.com *
Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ kỹ sư Lê Văn Tạch
Thứ Năm, 23/02/2012 07:30 
(NLĐ) – Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo thẩm quyền chỉ đạo giải quyết khiếu nại của kỹ sư Lê Văn Tạch theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả.
Trước đó, bức xúc với cách hành xử của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) trong việc điều chuyển vị trí công việc không phù hợp với năng lực bản thân, kỹ sư Lê Văn Tạch đã có thư kiến nghị gửi Thủ tướng. Kỹ sư Tạch cho rằng sau khi ông tố giác, TMV buộc phải thừa nhận đã bán ra thị trường hàng chục ngàn ô tô mắc lỗi kỹ thuật.
Tuy nhiên, sau đó hãng này đã có nhiều hành động mang tính trù dập nhân viên. Vụ kỹ sư Lê Văn Tạch kiện TMV ra quyết định kỷ luật không đúng quy định, xâm phạm bí mật thư tín cá nhân sẽ được TAND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra xét xử công khai vào sáng 14-3 tới.
T.Kha
http://nld.com.vn/20120222114343428p0c1002/thu-tuong-yeu-cau-bao-cao-vu-ky-su-le-van-tach.htm

Thanh niên Sài Gòn không vô cảm và bắt đầu phản ứng

Thanh niên SG – DienDanCTM
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/02/thanhtraxaydungcungxuphatgiaothong.jpg?w=300
Coi chừng: Thanh tra xây dựng cũng đi
xử phạt giao thông để kiếm tiền
Chúng tôi thanh niên Sài Gòn vẫn còn nhiều người không “vô cảm”, cũng như không tiếp tục để bị áp bức hiếp đáp bởi quyền lực như một xứ sở vô luật pháp mãi.
Chúng tôi đã phản ứng lại thái độ hống hách, hành xử thiếu đứng đắn nhằm hù dọa khủng bố người dân bằng hình thức cưỡng chế bằng bạo lực của những người có trong tay quyền lực.
Đây là hình ảnh ghi nhận vào lúc 21h ngày 19/2/2012, khi nhóm người “trật tự đô thị, dân phòng, cùng công an Phường Bến Nghé” muốn cưỡng chế một thanh niên sinh viên về phường vì  khi đi uống cafe Bệt tại khu vực nhà thờ Đức Bà ,Quận 1, không mang theo CMND.


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=1t-GCE1Do28

Cách tra xét giấy tờ hách dịch thường có, không giải thích, gặp phải sự đối chất của số đông thanh niên đứng xem đã khiến họ ngỡ ngàng, đuối lý. Tuy nhiên, sự sai trái vẫn chưa thật sự lùi bước.
Đoạn phim video được các bạn trẻ thu đang được phổ biến cho thấy, khi kiểm tra giấy tờ tùy thân của một thanh niên khác (có mang CMND ), thì nhóm người tra xét vô cớ đã giữ CMND của thanh niên này như để thị uy, và đòi “mời” về phường điều tra, thẩm vấn để làm sáng tỏ mà không nêu ra được lý do cụ thể và xác đáng.
Các bạn luôn nhớ rằng người dân có quyền kiểm tra thẻ công tác, để khiếu nại khi cần. Không cho xem thì làm sao biết công an thiệt hay côn đồ giả dạng. Đã thường xuyên xảy ra các vụ du đảng giả công an bắt cóc sinh viên rồi lấy mất xe, có khi cả công an thật cũng thực hiện việc này nếu thấy dễ ăn.
Còn nếu không dám nói “bắt” vì không có lý do, chỉ nói “mời” thì mình có thể xin từ chối “lời mời” này cho chắc ăn.
Đoạn phim video trên đây được các bạn trẻ thu đang được phổ biến rộng rải.
Dưới đây là một góc quay khác cùng vụ việc.
* Xem thêm: thanh tra xây dựng lại đi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông! : http://vn.news.yahoo.com/thanh-tra-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-%C4%91i-x%E1%BB%AD-p…

Cám ơn Nguyễn Hộ trở về

http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/02/nguye1bb85nhe1bb99.jpg?w=189&h=224 Nguyễn Hộ
Hồ Tấn Vinh – CTM

Nguyễn Hộ là một cán bộ gộc của CS miền Nam. Sau khi chiếm được miền Nam, ông Đinh Lâm Thanh nói rằng Nguyễn Hộ có tuyên bố ‘Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta  lấy, con Ngụy ta sai!’. Nguyễn Hộ hăng tiết vịt được một thời gian ngắn thì bừng tỉnh rằng đảng CS sai lầm, quây ngang 180 độ chỉ trích đảng. Không có kết quả, Nguyễn Hộ định quy tụ những người Kháng chiến cũ tổ chức một cuộc Kháng chiến mới chống lại đảng. Nhưng chuyện bất thành, ông bị khai trừ khỏi đảng và giam lỏng tại nhà cho đến khi chết.
Đảng Việt Tân đăng lời phân ưu với gia đình Nguyễn Hộ như sau:
Thành Kính Phân Ưu Nhà Ái Quốc Nguyễn Hộ
Việt Tân
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Xin trân trọng gởi lời Thành Kính Phân Ưu đến
Quí Tang Quyến,
Quí Cựu Thành Viên Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ,
Quí Cựu Cộng Tác Viên Báo Truyền Thống Kháng Chiến,
và Những Vị Chia Xẻ Cùng Lý Tưởng trong ngày từ giã
Nhà Ái Quốc NGUYỄN HỘ.
Cụ đã không chấp nhận im tiếng để hưởng bổng lộc suốt đời còn lại,
nhưng đã can đảm đứng thẳng theo tiếng lương tâm,
công nhận trước toàn dân sự chọn lựa lầm lẫn của đời mình,
dứt khoát từ bỏ đảng CSVN khi biết rõ bản chất của họ,
dũng cảm cảnh báo dân tộc về tương lai băng hoại dưới chế độ độc tài,
và vì thế, Cụ đã chấp nhận cảnh giam cầm tại gia đến hơi thở cuối cùng.
Đảng Việt Tân xin bày tỏ niềm vinh hạnh đã được chia xẻ những tâm tư và
cộng tác với Cụ Nguyễn Hộ trong công cuộc tranh đấu cho tương lai dân tộc.
Ông Đinh Lâm Thanh có viết một bài rất đầy đủ về  tình cãm và  lý  lẽ  để  phản đối :
việc phân ưu thương tiếc đồng thời vinh danh Nguyễn Hộ là một nhà yêu nước chân chính.
Ông Tống Phước Hiến cùng một lập trường với Ông Đinh Lâm Thanh. Ông Hiến viết:
Có một thời hải ngoại bỗng nở rộ những lời tâng bốc dành cho những kè trước đây là những tên sát thủ trong tập đoàn sát thủ cộng sản, vì một lý do nào đó họ quay sang lớn tiếng chống đảng của họ. Thế là chỉ có một vài lời, mà  những kẻ nầy được sự cung kính phò tá, bằng loại nhã nhạc bất lương của những kẻ manh tâm mưu toan bắt tay với kẻ giết dân phản quốc bất chấp lịch sử, bọn chúng  ngang ngược bước vào lịch sử, chễm chệ lên ngôi Ái Quốc!
Đóng góp ý kiến của tôi bắt đầu ở đây.
Cuộc chiến Quốc Cộng hay cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài chưa kết thúc. Trong lúc dằn co này, nếu có người CS ý thức được sai lầm của CS mà bỏ đảng trở về với nhân dân, đứng trong lập trường nhân dân mà chống lại đảng CS thì người quốc gia phải mừng. Họ phải mừng vì hai lý do, một là ta bớt một địch thủ trước mặt và hai là ta có thêm một người bạn đồng hành. Con đường chống cọng dài lê thê, nhờ có người trở về mà ngắn bớt đi.
Hồi thời Việt Nam Cộng Hòa, nếu có một người CS cấp tá mà về hồi chánh thì ta mừng biết bao nhiêu, ta đối đải với họ trịnh trọng biết bao nhiêu.
Cán bộ tầm cở như Nguyễn Hộ, đâu có ai có khả năng chiêu hồi họ. Chính họ phải tự ý thức và hành động.
Hơn ba chục năm nay, chúng ta đều thấy cán bộ CS lộng hành  đến mức độ nào. Việc cướp của, giết người, giam người, cào nhà, giựt đất . . . cái gì họ cũng làm được và họ hưởng lợi lộc bất chánh một cách tỉnh bơ, không bao giờ bị trừng phạt gì cả.
Bây giờ có người cũng có quyền làm như vậy, lại quây lưng lại với các quyền lợi vật chất trước mắt và gánh chịu các nguy hiễm đến sinh mạng khi chọn đương đầu lại với CS như Nguyễn Hộ đã làm thì người ấy phải có khí tiết. Cái khí tiết đó là vì nước, vì dân. Đành rằng không thể sánh Nguyễn Hộ với  các vua Lê Lợi, Quang Trung, nhưng Nguyễn Hộ lúc cuối đời mình đã thật sự hành động như một người ái quốc.
Nếu ta vì một lời tuyên bố ác ôn trước đó mà bắt bẻ cái giá trị của sự trở về của Nguyễn Hộ thì ta không chỉ nhắm ngay cá nhân Nguyễn Hộ mà thôi mà ta phách lối chận đuờng về của những người CS khác. Bởi vì người cộng sản nào cũng có hành động ác ôn hết chớ không phải chỉ tuyên bố ác ôn mà thôi.
Điều này cũng có nghĩa là ta nói với tụi CS: ‘Tụi bây ở đâu, ở đó. Hể trở về thì tao sẽ moi chuyện cũ hỏi tội, như tụi tao đang làm với Nguyễn Hộ đây! Chờ đó, để tao dàn trận đến bắt quỳ xuống, hỏi tội từng đứa’
Nếu có người thật sự nghỉ như vậy, thì chừng nào dàn trận? Lính đâu để mà dàn trận? Không có lính làm sao bắt tụi nó quỳ xuống? Tụi nó không quỳ xuống thì làm sao chửi lên đầu tụi nó?
Trong một cuộc chiến, thái độ này có ba cái thất lợi:
-         không có lòng nhân thì không thu phục lòng người
-         kéo dài thêm cuộc chiến
-         như vậy là chống cộng cho vui chơi, càng lâu càng vui chớ không muốn tìm cách sớm kết thúc.
Nhưng ông Đinh Lâm Thanh đã biết viết câu này:
Đồng ý rằng, nếu những người cộng sản từ bỏ đảng thật sự, đứng về phía dân chúng để chống lại nhà nước bằng những hành động thực tiễn thì đó là thời vận của Việt Nam đã đến.
Nguyễn Hộ đã làm đúng y chang cái gì ông Đinh Lâm Thanh đòi. Nhưng tại sao Luật sư không thấy đó là thời vận mới của Việt Nam ? Tại sao lại phải tự mình lương lẹo với mình? Thời vận mới cho đất nước chưa đến rầm rộ vì mới có một vài người như Nguyễn Hộ. Nếu có vài chục người tầm cở  của Nguyễn Hộ trong Trung Ương đảng làm như Nguyễn Hộ thì cuộc chiến xong rồi.
Võ Văn Kiệt vào cuối đời mình đã nhận ra lỗi lầm của chủ nghĩa CS gây cho đất nước có phải tốt hơn là những tên CS cuồng tín khác không?
Người quân tử phải có dũng khí nhìn thấy dũng khí nơi nào có dũng khí.
Bài toán Việt Nam có nhiều cách giải quyết, mà cách tốt nhứt cho đất nước là người CS trao trả lại quyền làm chủ cho nhân dân bằng một cuộc bầu cử tự do.
Muốn khuyến khích giải pháp đó thì ít ra, từ phía người quốc gia ta cũng phải chứng tỏ sự hoan nghênh người trở về. Người cộng sản can đãm trở về với dân tộc là đã chứng tỏ lòng ái quốc của mình rồi.
HỒ TẤN VINH
MELBOURNE
18-2-2012
Tôi không có dính dáng gì với đảng Việt Tân!

Tin “Tiên Lãng” ngày 23/2/2012

- Phỏng vấn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng: Bí thư Hải Phòng ‘chỉ đạo cưỡng chế’?   –   (BBC). “Ông cũng cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành ‘có vai trò’ trong vụ cưỡng chế, như đã đến tận nơi hôm 5/1 để chỉ huy quân đội và công an tại đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn… hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế“. Mời bà con bấm vào đây nghe audio.
- Tô Vĩnh Hà: Xin hỏi ông Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (VHNA). “Trên hàng trăm tờ báo ngày hôm nay (20.2) đều đăng tin về bản Báo cáo – Kiến nghị của các vị lão thành cách mạng ở Hải Phòng. Điều đó nói lên rằng dư luận đang đặt một câu hỏi duy nhất – cần trả lời nhanh, đó là, có nên để cho ông BT HP tiếp tục lộng hành và ngang ngược mãi hay không?” – Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: “Trung ương phải vào cuộc” –  Quyết định của Thủ tướng dưới cái nhìn một Luật gia   –   (RFA).
- Kỷ luật Vũ Hồng Chuân trưởng ban tuyên giáo Tiên Lãng    –   (Cu Làng Cát).
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 21: NHIỆM VỤ SỐ 1 CỦA CÁC LUẬT SƯ LÚC NÀY LÀ KIẾN NGHỊ THAY ĐỔI TỘI DANH (Nguyễn Quang Vinh).
- Tiếp tục bàn chuyện có hay không lệnh từ Ban Tuyên giáo hạn chế đăng tin về Tiên Lãng liên quan cáo buộc của các vị lão thành Hải Phòng với bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Bữa kia, sau khi có phát hiện của Ba Sàm về hai bài trên VNN biến mất đều liên quan tới ông bí thư Hải Phòng, được BBC hỏi thì “Tổng biên tập VietNamNet, ông Bùi Sỹ Hoa, không xác nhận thông tin, mà chỉ cho biết ông sẽ tìm hiểu.” Vậy ta thử coi kết quả “tìm hiểu” của ông Hoa sau đó ra sao nha.
Bài Thứ trưởng Bộ Công an: “Không để vụ Tiên Lãng chìm xuồng”, do nhà văn Nguyễn Quang Vinh thực hiện, BS điểm trên VNN chiều qua, thì tới tối nó đã biến … dạng, từ nội dung cho tới cái tựa, thành là “Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Xử lý đúng người đúng tội vụ án ở Tiên Lãng’”, tên tác giả cũng biến dạng thành … “VietNamNet”, và bức hình nhà văn Nguyễn Quang Vinh cùng thứ trưởng Ngọ cũng không còn. Ai không tin xin bấm vô đây coi bài gốc.
<- Trong khi đó thì báo Người lao động đêm qua đã đăng lại chính bài của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, để đúng tên tác giả: Vụ Tiên Lãng: Sẽ xử lý theo đúng kết luận của Thủ tướng. Nhưng … mới phát hiện sáng nay Đất Việt cũng đăng lại bài này với cái tựa Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ Tiên Lãng thì lại biến mất. Không biết có phải do bên ĐV phát hiện bài viết đã bị nhào nặn thành đồ … “chôm chỉa” nên mới bỏ?  Nhưng … thật tếu khi lại phát hiện hồi 8h30′, ĐV lại có bài “Không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng”, mà cái này thì để đúng tên tác giả là nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
Chưa hết! Bài “‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng” trên TVN sáng qua, tới tối nó cũng biến khỏi trang chủ TVN. Ba Sàm đã hỏi người có trách nhiệm trong làng báo thì không nghe có chỉ thị hạn chế nào từ Ban Tuyên giáo. Vậy thì ông Bùi Sĩ Hoa đang… “tự kiểm duyệt” vì quá thận trọng? Hay là phải đặt dấu hỏi, cái gì đằng sau chuyến thăm của các vị khách từ đất Cảng tới VNN hôm mùng 4/2 vừa rồi?
- Chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đề nghị cách chức (NNVN).
- Báo Hải Phòng và báo ANHP cố công bảo vệ gian quan Tiên Lãng cũng phải đăng tin kỷ luật gian quan –   (Cu Làng Cát).
- Ván cờ Tiên Lãng   –   (Trần Kinh Nghị). – Cách chức là cái con khỉ gì?   –   (Phair Zios). – Dương Phi Anh: Bất ngờ, bất ngờ thay, bất ngờ tới đỉnh  (Quê Choa). – TIN VÀO HỒI KẾT   –   (Huỳnh Văn Cát).
- Nguyễn Minh Tuấn: Trao đổi về bài viết: Tội “giết người” không có người chết?  (Tia Sáng).‎ Còn đây là bài đăng trên blog của tác giả. Mời xem lại bài của TS Nguyễn  Sỹ Phương: Tội “giết người“ không có người chết?
- Tạ Duy Anh: Pháo hiệu Đoàn Văn Vươn   –   (BoxitVN). “…trong khi can đảm sửa Luật đất đai, cần lập tức gia hạn thêm thời gian cho loại đất 20 năm để không xảy ra tình trạng quan lại cường hào chầu chực cướp đất của dân lành, còn người nông dân thì đầu tư cầm chừng, hoặc tệ hơn sẽ tàn phá hoa màu, tàn phá đất đai, tàn phá sinh thái trước khi hết hạn vào năm 2013”.
- Hịch tướng sĩ Vươn   –   (Cu Làng Cát). “Nay ta bảo thật với ‘các bậc đầy tớ công bộc của dân’/ Nên lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc của dân làm trọng/  Nên lấy việc chèn ép nhân dân làm nguy/  Nên lấy việc điều bộ đội công an xiết vòng vây hại dân làm sợ/  Phải xem đói nghèo là nỗi nhục làng xã quốc gia/  Phải lấy hách dịch cửa quyền tham lam làm nỗi đau thời đại/  Mà lo chuyện rèn luyện nhân cách…
- Cái tên Đoàn Văn Vươn đã được thể hiện trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nhưng nội dung nghe chừng chưa ổn, kể cả việc trích nguồn, thay vì các báo lớn, có tiếng tăm thì trang này thiên về các trang “lá cải”. Mời bà con vô coi.
- Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích   –   (Việt báo). – Vấn đề lập pháp nhìn từ pháp luật đất đai(Tia Sáng). – Một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai (TP).
- Tương lai của anh em Lê Văn Hiền là nhà tù?   –   (Cu Làng Cát).
- HẢI PHÒNG CÒN MỖI THÚY NGOAN   –   (Phạm Viết Đào).
‎- Bài này mới đưa lên đã bị mất rồi: Phản biện xã hội: Ai? (VNN). Nhưng trang baomoi còn lưu lại đây: Phản biện xã hội: Ai? (baomoi/ VNN). Cái này thì chắc do trục trặc kỹ thuật?
- GS. Đặng Hùng Võ bàn việc sửa đổi luật Đất đai (ĐV).

“Bộ phận không nhỏ”

Khánh Linh – VHNA Tuần vừa rồi Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Hội nghị về Tổ chức Xây dựng Đảng. Có câu chuyện rất thời sự liên quan đến phát biểu của Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải. Sau khi trích dẫn Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) nhận định trong Đảng có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ông Hải nêu vấn đề tổng kết hôm nay không thấy bộ phận không nhỏ này ở đâu. Bí thư Hải đặt tiếp câu hỏi: Trong Đảng bộ Thành phố và 17.000 đảng viên ở Thành phố Hồ Chí Minh có bộ phận không nhỏ này không? (Tuổi trẻ số 38/2012).
Gặp tôi, nhiều người hỏi vì sao Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lại đặc biệt quan tâm đến bộ phận không nhỏ này?
Tôi cũng nói đơn giản đó là những cán bộ đảng viên đã hư hỏng. Núp dưới vỏ bọc là công bộc của dân nhưng cái bộ phận không nhỏ này như một chùm bóng tối, lẩn khuất, đã và đang gây ra nhiều tác hại vô cùng lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân và sự sống còn của Đảng. Trước khi người đứng đầu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tỏ thái độ kiên quyết xử lý cái bộ phận không nhỏ này thì Trung ương Đảng cũng đã xác định vấn đề đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là vô cùng cấp bách.
Dĩ nhiên công việc này là rất khó. Cái bộ phận không nhỏ này đa mưu túc kế, tiền không thiếu, quyền lực dư thừa, quan hệ lợi ích nhóm vô cùng phức tạp, thậm chí bây giờ đường dây đã dính sâu tới cả một số cán bộ cao cấp. Tâm trạng của nhân dân đang hồi hộp chờ xem “trận đánh” này Trung ương sẽ bắt đầu điểm huyệt từ đâu.
Rồi sẽ có mấy khả năng xẩy ra.
Một là những kẻ hư hỏng tự nhìn lại mình để sám hối và tu chỉnh. Khả năng này là hay nhất nhưng rất khó xẩy ra. Bởi một khi tay đã nhúng chàm thì khó có loại nước nào tẩy sạch.
Hai là tổ chức Đảng phải lôi chùm bóng tối này ra ánh sáng. Đến đây thì câu hỏi lại đặt ra là sứ mệnh Bao công sẽ thuộc về ai. Cái khó không phải là quần chúng nhân dân không định danh được những nhân vật trong bộ phận không nhỏ này. Ngược lại họ biết hết, biết rất kỹ kẻ nào yếu kém, kẻ nào cơ hội, kẻ nào tham nhũng và hối lộ. Ít ra thì họ cũng đặt được câu hỏi tiền đâu ra mà một ông quan hàng tỉnh dám chơi ván cờ cả tỷ đồng hay dùng bữa tiệc mà riêng tiền rượu lên tới cả trăm triệu. Rồi họ cũng không lạ lẫm gì với những cốt cán tư cách bẩn đến mức mỗi lần đi dự họp đều hỏi xem có gạo hay file đính kèm không. Khốn nỗi, cái khó lại nằm ngay trong cơ chế mà Trung ương đã ban tặng cho cốt cán của Đảng để thực thi quyền lực. Không khó để nhận biết khá nhiều cơ chế đang góp phần làm hỏng cán bộ, đến mức bây giờ trong đảng viên có chuyện tâm không phục nhưng khẩu phải phục, không ít người đứng đầu tự tin đến mức dẫu có làm sai thì trong đơn vị sẽ không ai dám đấu tranh. Rõ ràng công tác đánh giá cán bộ cốt cán của Đảng đang có vấn đề, nói thẳng ra là chưa thực chất, thiếu chính xác. Quy trình thủ tục hồ sơ thì rất đầy đủ, kiểm điểm cá nhân viết rất hay. Thế nhưng chất lượng kiểm điểm lại hời hợt. Nhiều người chậc lưỡi góp ý mãi họ không nghe, thậm chí họ còn dùng quyền lực trả thù cái tội không chịu quy phục, thôi thì ngậm miệng cho an phận.
Cội nguồn của sự mất lửa trong sinh hoạt Đảng là vậy.
Lâu nay dân gian vẫn truyền khẩu phù sa thì lắng xuống, bọt bèo đang nổi lên.
Trong đám bọt bèo đó chủ yếu là cái bộ phận không nhỏ. Ngẫm thấy xót thật.
Nghị quyết 4 xác định nhóm giải pháp đầu tiên và trước hết phải là tự phê bình, phê bình, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cấp trên. Như thế có nghĩa Trung ương ưu tiên kêu gọi tính tự giác của cán bộ, đảng viên. Trên thực tế điều này đúng với đại đa số. Nhưng với những cán bộ đảng viên đã nằm trong diện bộ phận không nhỏ thì tôi rất nghi ngờ sự phục thiện. Hơn thế, cuộc chiến xử lý bộ phận không nhỏ lại phải cần một quyết tâm rất lớn, một nguồn lực rất lớn. Bởi lẽ bây giờ bộ phận không nhỏ đã thật sự trở thành một thế lực đối kháng, lộng hành và thách thức với lợi ích của Đảng và của dân tộc.
Trong câu chuyện này, nếu Đảng thỏa hiệp hay nương tay cho bộ phận không nhỏ gồm những cán bộ đảng viên đã hư hỏng thoái hóa thì điều đó cũng đồng nghĩa Đảng đang xa dần niềm tin yêu của nhân dân.
Xin được coi đó là một thông điệp gửi tới Đảng./.

Wieland Wagner – Trung Quốc: Đi khỏi đây càng sớm càng tốt

Wieland Wagner
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 08/2010

Tuy kinh tế phát triển, nhưng nhiều doanh nhân và thương gia vẫn di cư sang Phương Tây. Họ e ngại sự độc đoán của nhà nước Cộng hòa Nhân dân.
Phòng đã hết chỗ ngồi từ lâu, nhưng thính giả vẫn chen vào mỗi lúc một nhiều hơn, người ta phải mang thêm ghế ra cho những người đến muộn. Đấy là một chiều thứ bảy, sự hấp tấp mua sắm vẫn gây náo nhiệt trên đường phố Bắc Kinh như thường lệ. Nhưng ở trên này, trong sự im lặng của một ngôi nhà văn phòng cao tầng sang trọng , họ đang lắng nghe một người đàn ông sẽ giúp họ có một cuộc sống mới – cách Trung Quốc thật xa.
Li Zhaohui, 51 tuổi, bật máy chiếu. Hình ảnh chập chờn trên tấm màn chiếu ở phía sau lưng của ông. Những tấm ảnh ấy lúc thì chụp chính ông, sếp của một trong những công ty Trung Quốc lớn nhất chuyên về môi giới thị thực di cư với hơn trăm nhân viên, lúc thì chúng chụp Li với đối tác ở Hoa Kỳ, lúc thì chúng chụp những người Trung Quốc tại một khu phố ngoại ô thơ mộng ở Mỹ. Li đã tổ chức thành công chuyến ra đi rời bỏ nước Cộng Hòa Nhân dân cho những người đó.
Qua cung cách nói của mình, tự do và tự tin, Li thể hiện chính xác cái phong cách sống của Phương Tây mà thính giả của ông ấy mơ ước: nhà vật lý học đã di cư sang Canada từ năm 1989. Vào lúc ban đầu, ông ấy phát triển những bộ vi mạch ở Montreal, nhưng công việc này khiến ông nhàm chán, theo như ông nói. Thế rồi ông tìm thấy sứ mệnh của mình – như là người giúp các chủ doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc chạy trốn.
Tất nhiên là Li không dùng đến khái niệm “chạy trốn”. Di cư ra khỏi Trung Quốc là một việc làm hợp pháp. Vương quốc 1,3 tỉ dân đấy vẫn còn có đủ người.
Và ngay cả những người đang có mặt ở đấy hầu như không một ai có ý định hủy ngay tất cả những chiếc cầu nối về quê nhà Trung Quốc. Vì hầu như tất cả ở đấy đều sở hữu công ty, biệt thự, ô tô trong nước Cộng hòa Nhân dân.
Nhiều người đã chịu ơn Đảng Cộng sản (ĐCS) cho lần thăng tiến của họ. Nhưng họ đã phát triển những nhu cầu khác trên con đường tiến bước lên phía trên, những nhu cầu mà, như người Trung Quốc nói, người ta chỉ có khi đã no bụng. Đấy giống như một cơn đói mà không thể làm cho no được, cho tới chừng nào mà người ta vẫn còn sống trong một chế độ độc đảng.
Họ ao ước một nhà nước pháp quyền, cái bảo vệ họ trước sự độc đoán của Đảng. Và họ muốn hưởng thụ sự thịnh vượng của họ trong những đất nước mà người ta sống tốt cho sức khỏe hơn là trong Trung Quốc, trong cái xưởng khổng lồ thường đầy bụi và hôi thối đó.
Vì thế mà nhiều người Trung Quốc cố gắng lo quốc tịch nước ngoài cho họ và gia đình họ. Đích đến được họ ưa chuộng nhất là Hoa Kỳ và Canada – ở đấy, di cư đã thành truyền thống rồi.
image001_14.jpg
Khu phố người Hoa ở New York: chạy trốn cái xưởng khổng lồ thường đầy bụi và hôi thối đó. Ảnh: Nobert von der Groeben / Spiegel
“Tuozu yimin” là câu thần chú mà Li nhắc đi nhắc lại không biết mệt cho các thính giả của ông ấy, có nghĩa tương tự như “nhà đầu tư di cư”.
Ông ấy đi khắp Hoa Kỳ nhiều tháng trong một năm, Li tường thuật, để lựa chọn các dự án đầu tư thích hợp cho khách hàng của mình – ví dụ như những dự án xây dựng mà qua đó các nhà đầu tư Trung Quốc đạt đủ tiêu chuẩn để được cấp thị thực dài hạn ở Hoa Kỳ cho họ và gia đình họ.
Khách hàng của Li coi trọng sự kín đáo, với những lời rao bán to tiếng, ông ấy chỉ làm cho họ giật mình sợ hãi hay đẩy họ sang những người cùng cạnh tranh: hơn 800 công ty tương tự như thế chào mời “touzi yimin” ở khắp nơi trong nước, một vài công ty gửi quảng cáo đơn giản qua tin nhắn.
Zhang Yongjun, 41 tuổi, và gia đình của ông ấy đã sẵn sàng để rời khỏi Trung Quốc. Ông ấy ngồi ở cạnh cái bàn giám đốc dài bọc da của công ty ông ấy trong tầng thứ 30 của Overseas Plaza trong Bắc Kinh. Ở bên ngoài cửa sổ, mặt trời hầu như không thể xuyên qua được màn sương khói màu nâu. Trong vài tuần tới đây, Zhang dự định sẽ cùng với vợ và hai người con gái bắt đầu một cuộc sống mới trong Vancouver của Canada.
Doanh nhân Trung Quốc này đã cần bốn năm để có được Maple Card của Canada – tương tự như Green Card của Mỹ, nó cho phép cư trú dài hạn; sau ba năm ở trong nước, người ta có thể xin gia nhập quốc tịch Canada.
Để làm được việc đấy, Zhang đã bỏ khoảng 300.000 euro vào trong một quỹ đầu tư. “Tôi làm việc này vì các con của tôi”, Zhang nói. Vợ của ông ấy sẽ định cư liên tục ở Canada cùng với những người con gái. Họ sẽ hít thở không khí trong lành và đi học ở những trường dạy dỗ họ trở nên những con người cởi mở với cả thế giới. Zhang muốn giữ lại hộ chiếu Trung Quốc của ông ấy và đi đi về về giữa Bắc Kinh và Vancouver. Vì ông ấy không muốn đánh mất nền tảng của tài sản ông ấy trong Trung Quốc.
Zhang đẩy qua đẩy lại hai chiếc smartphone nằm trên bàn ở phía trước ông. Với phần mềm và sản xuất thiết bị cho công ty xổ số nhà nước, Zhang kiếm được nhiều triệu euro tiền lời hàng năm. Ông ấy mặc quần áo không nổi bật, nhưng ông ấy có bất động sản trong Bắc Kinh và ở hai thành phố khác. Phu nhân của ông ấy là nội trợ. Thật ra thì vợ chồng trong các thành phố lớn chỉ được phép có một con. Zhang đã phải trả khoảng tiền phạt 60.000 nhân dân tệ (7200 euro) – một người công nhân di cư phải làm việc ba năm ròng cho nó – để có được đứa con thứ hai. “Khoảng chi đấy đã có ích”, ông ấy nói.
Như mọi năm, gia đình đón tết Trung Quốc trong tháng 1 ở nước ngoài; tổng cộng khoảng một nửa thời gian của năm vừa rồi ông ấy đã nghỉ phép.
Nhưng nếu ông ấy có thể sống tốt như thế thì tại sao ông ấy lại cần đến một thị thực dài hạn cho nước Canada xa xôi, tại sao ông ấy lại muốn có được quốc tịch ở đấy cho gia đình mình?
Zhang nhìn lên trần của phòng giám đốc. Dường như là ông ấy hối tiếc là đã đồng ý trao đổi về đề tài này.
Hầu như không có người di cư nào thích nói chuyện một cách cởi mở về con đường đang được dự định, nhất là khi người đấy vẫn còn muốn kiếm tiền trong Trung Quốc.
Tờ “Global Times”, cơ quan ngôn luận quốc gia của ĐCS, vừa mới in lại một khảo sát trên mạng mà theo đó, sự ra đi của những người có tiền đã làm cho nhiều người đồng hương ganh tỵ. Tờ báo trích dẫn một người dùng Internet nặc danh với những lời: “Nhiều kẻ trong số những người muốn di cư chỉ là những kẻ phản bội. Các anh hãy để lại đây tiền của các anh, nếu như các anh muốn di cư.”
Những lời mắng nhiếc như thế khiến cho người ta e ngại không muốn thảo luận công khai về những ý nghĩ trốn đi. Và vì thế mà Zhang cũng chỉ nói chung chung về việc tại sao ông ấy muốn tạo một chân đứng thứ hai ở Canada cho ông ấy và gia đình ông ấy, mặc cho những thành công của mình. “Trong một môi trường mà quyền lực quyết định tất cả thì cuối cùng là không có những tiêu chuẩn rõ ràng, không có cảm giác an toàn.”
ĐCS đã giải phóng hàng trăm triệu người ra khỏi cảnh nghèo khổ trong những năm vừa qua. “Một thế giới, một giấc mơ”, với câu khẩu hiệu đó, nước Cộng hòa Nhân không những đã chào mừng Thế Vận Hội năm 2008 mà còn chào mừng cả lần trỗi dậy nhanh chóng trở thành một cường quốc của Trung Quốc nữa. Và trong nỗi buồn rầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có những chính khách và doanh nhân Phương Tây nào đó đã còn hoan hô cái được cho là ưu thế của hệ thống độc tài.
Thật sự thì ngay cả những đứa con của cuộc cách mạng thịnh vượng Trung Quốc cũng mơ về những tự do của Phương Tây. Sự giễu cợt chua cay ngấm ngầm của họ đối với Đảng đã từ lâu hông chỉ phổ biến trong giới giàu có mà cả trong giới trung lưu đang tiến lên.
image003_7.jpg
Người di cư Zhang: “Tôi làm việc này vì các con của tôi”. Ảnh: Chad Ingraham / Spiegel
Wang Qiang (tên họ đã được ban biên tập thay đổi), 36 tuổi, bắt đầu một ngày làm việc mới, đấy cũng là một trong những ngày cuối cùng của ông ở Bắc Kinh. Ông cũng muốn di cư sang Canada, đến Quebec, cùng với cả gia đình, vĩnh viễn.
Hôm nay, Wang cũng lại cực nhọc mất một giờ rưỡi với chiếc ô tô để đi qua những đoạn kẹt xe. Bây giờ, ông ấy ngồi trong căn nhà chọc trời của một công ty viễn thông nhà nước. Wang thuộc giới quản lý cấp cao, ông ấy được đồng nghiệp yêu mến, trên thực tế, ông ấy có được một việc làm cho cả đời. Thế nhưng ông và vợ ông chỉ còn nghĩ đến việc đi khỏi đây càng sớm càng tốt.
Điều đấy bắt đầu, Wang Qiang nói, khi con gái của ông ấy chào đời và ông ấy cầm lấy tay con lần đầu tiên. “Lúc đấy tôi chợt hiểu rằng tôi sẽ không bao giờ muốn nuôi con tôi khôn lớn trong Trung Quốc”, ông ấy nói.
Sắp tới đây, Wang sẽ nộp đơn xin di cư tại Đại sứ quán Canada. Trong công ty, ông ấy vẫn còn giữ bí mật về dự định của mình, nhưng cứ thêm một ngày là quyết định của ông ấy lại càng vững chắc thêm nữa, ông ấy nói.
Và rồi Wang kể về một đồng nghiệp. Người đấy khoe rằng đã mất nhiều tiền để cho con mình theo học ở một trường danh tiếng. “Sự công bằng ở đâu?”, Wang hỏi. “Nếu không quen biết thì những đứa trẻ không có cơ hội trong hệ thống giáo dục Trung Quốc.”
Wang nhìn quanh xem có đồng nghiệp ở gần đấy không. Ông ấy vẫn còn phải thận trọng. Nhưng càng ngày ông ấy càng khó thể che dấu sự bất bình của mình. Cứ thêm một ngày là ông ấy cảm thấy cuộc đời của mình càng thêm vô nghĩa. Để làm ví dụ, ông ấy đưa ra những lần bầu cử vào các hội đồng nhân dân ở địa phương, một màn kịch mà Bắc Kinh đã tiến hành với nhiều ồn ào trong tuyên truyền. “Họ để cho chúng tôi đi bầu, trong khi đấy thì chúng tôi chẳng quen biết đến một ứng cử viên duy nhất.”
Nhiều bạn bè của ông ấy đã di cư sang Canada. “Không ai trong số họ muốn thuyết phục tôi từ bỏ dự định của mình.”
Sau này, Wang muốn cũng rước cha mẹ sang. Ông ấy muốn cho cha mẹ của mình có được những ưu điểm của hệ thống xã hội Phương Tây.
Sau seminar dành cho các nhà đầu tư của ông ấy, Li, nhà môi giới di cư, ngồi hài lòng trên một cái sofa da màu nâu đỏ. “Cứ lần nào giới truyền thông tường thuật về những người di cư thành công là chúng tôi lại càng có thêm nhiều người hỏi đến”, ông ấy nói.
Ngay nhiều cán bộ Cộng sản cũng để cho con của họ học đại học ở nước ngoài. Một trong số đó là người lãnh đạo nhà nước và Đảng trong tương lai, Tập Cận Bình, người giới thiệu mình ở Washington trong tuần này: con gái của ông ấy học tại Đại học Havard. Một người khác là Bạc Hy Lai, bí thư nổi tiếng của Trùng Khánh: ông ấy tuy thúc giục người dân của mình ra công viên mỗi buổi sáng để hát những bài ca cách mạng; nhưng cả người con trai của ông ấy Guagua cũng học đại học ở Havard.
Và bởi vì có nhiều cán bộ Cộng sản để cho con của họ mơ giấc mơ Mỹ nên hiện giờ có một câu chuyện đùa đang thịnh hành trong Trung Quốc: may là các trường đại học danh tiếng ở Havard, Yale và Princeton không tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh trùng ngày với đại hội của ĐCS Ttrung Quốc. Chứ nếu không thì sắp tới đây Đại hội đường Nhân dân sẽ vắng hết một nửa.
Wieland Wagner
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 08/2010
http://phanba.wordpress.com/

Nguyễn Minh Tuấn – Trao đổi về bài viết: “Tội giết người không có người chết?”

Nguyễn Minh Tuấn (CHLB Đức) – Danluan
Ở Đức cũng có qui định về phạm tội chưa đạt (Tiếng Đức: Der Versuch) tại các Điều 22, 23 Bộ luật hình sự , theo đó tại Điều 23 Khoản 2, tội phạm chưa đạt có thể được xử phạt nhẹ hơn tội phạm đã hoàn thành. Mức độ miễn giảm cụ thể ra sao được qui định tại Điều 49 Khoản 1 Bộ luật hình sự. Theo Điều 22 BLHS Đức hành vi phạm tội chưa đạt phải thỏa mãn hai điều kiện người thực hiện hành vi có lỗi cố ý trực tiếp (ein unmittelbares Ansetzen zur Verwirklichung des Tatbestands) và hậu quả không xảy ra là do nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người thực hiện hành vi đó (einen vorbehaltlosen Entschluss zur Verwirklichung des Tatbestandes). Vấn đề phạm tội chưa đạt (Điều 22, 23 BLHS Đức) được qui định ở phần chung, còn tội giết người (Điều 211, 212 BLHS Đức…) được qui định ở phần các tội phạm. Bộ luật hình sự của Việt Nam năm 2009 cũng tương tự như vậy, không có một điều luật riêng về “giết người chưa đạt”, chỉ có Điều 18 BLHS VN phạm tội chưa đạt ở phần chung và Điều 93 BLHS Tội giết người ở phần riêng (phần các tội phạm. Như vậy, Bộ luật hình sự của Đức bên cạnh việc qui định tội phạm hoàn thành, cũng đã dự liệu cho cả những trường hợp phạm tội chưa đạt (Versuchsstadium, Strafbarkeit nach § 22, 23 StGB). Hay nói cách khác, những trường hợp cố ý giết người nhưng chưa đạt vì lý do khách quan (Tiếng Đức: Mordversuch/ Totschlagsversuch…) vẫn bị xử lý theo qui định của pháp luật Đức.
Xem bài viết trên Tia sáng, đăng ngày 22/2/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Tạp chí Tia sáng ngày 20/2/2012 có đăng bài viết Tội “giết người” không có người chết? của tác giả TS. Nguyễn Sỹ Phương. Bài viết có rất nhiều thông tin thú vị, đề cập đến những vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đọc bài viết, tôi thấy có một vài vấn đề còn chưa rõ, rất mong được trao đổi, học hỏi thêm về mặt khoa học cùng với tác giả và bạn đọc dưới đây:

- Cần phân biệt “tội giết người đã hoàn thành” và “tội giết người chưa đạt”

TS. Nguyễn Sĩ Phương cho rằng: “Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết. [….]Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Tôi cho rằng luận điểm này của tác giả đưa ra về pháp luật Việt Nam là chưa thực sự thuyết phục. Theo Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam 2009, đối với tội giết người (Điều 93 và các Điều liên quan khác), hậu quả chết người vẫn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm hoàn thành.
Vấn đề đặt ra là có những trường hợp trên thực tế chủ thể thực hiện hành vi cố ý giết người, mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể đó. Xin nêu một ví dụ, năm 2009 có trường hợp một người phụ nữ tên là D. đã thực hiện một hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do ghen tuông mà D. đã dùng chiếc kim khâu bao tải dài đến 8cm đâm vào đầu một cháu bé mới 40 ngày tuổi để trả thù tình địch, nhưng rất may là cháu bé đã thoát chết. Vấn đề ở đây là hung thủ chưa giết người thành công (theo cách nói của tác giả chưa có “người chết”) là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của D.[1] Vậy trường hợp này sẽ xử lý như thế nào?
23.gif
Dị vật nằm trong đầu cháu bé (Ảnh: VTC News)
Do yêu cầu phải xử lý đồng bộ các hành vi nguy hiểm cho xã hội[2], trong trường hợp này nhà làm luật Việt Nam đã dự liệu rằng nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan, nằm ngoài ý muốn của người phạm tội thì hành vi phạm tội vẫn có thể bị coi là giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) theo Điều 18 BLHS 2009 hoặc là cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp) theo Điều 104 BLHS 2009.
Trở lại trường hợp đã nêu ở trên, muốn xác định D có phạm tội giết người chưa đạt không, cần phải chứng minh ý chí của người phạm tội có mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng hậu quả đã không xảy ra do các nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội không. Nếu xác định được đúng như vậy, D. vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.[3] Do hậu quả chưa xảy ra (cháu bé vẫn còn sống), nên thực hiện chính sách nhân đạo của nhà nước, D sẽ được xử lý nhẹ hơn tội giết người đã hoàn thành. Hay nói cách khác, không có hậu quả “người chết” nhưng theo pháp luật Việt Nam đây vẫn là “tội giết người chưa đạt”.

- Luật pháp của Đức có qui định về phạm tội chưa đạt (Versuchsstadium, Strafbarkeit nach § 22, 23 StGB) và vấn đề phòng vệ chính đáng trong trường hợp khẩn cấp (§ 32 Notwehr)

Thứ nhất, ở Đức cũng có qui định về phạm tội chưa đạt (Tiếng Đức: Der Versuch) tại các Điều 22, 23 Bộ luật hình sự[4] , theo đó tại Điều 23 Khoản 2, tội phạm chưa đạt có thể được xử phạt nhẹ hơn tội phạm đã hoàn thành.[5] Mức độ miễn giảm cụ thể ra sao được qui định tại Điều 49 Khoản 1 Bộ luật hình sự. Như vậy, Bộ luật hình sự của Đức bên cạnh việc qui định tội phạm hoàn thành, cũng đã dự liệu cho cả những trường hợp phạm tội chưa đạt (Versuchsstadium, Strafbarkeit nach § 22, 23 StGB). Hay nói cách khác, những trường hợp cố ý giết người nhưng chưa đạt vì lý do khách quan (Tiếng Đức: Mordversuch) vẫn bị xử lý theo qui định của pháp luật Đức. (Xem thêm: Peter Kasiske, Strafrecht I: Grundlagen und Allgemeiner Teil, Stuttgart, 2011, Rn. 238 f.).
Thứ hai, phòng vệ chính đáng thì không bị coi là tội phạm. Tác giả cho rằng: “[…] hành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quy định tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ”. Thông tin này theo tôi là không chính xác. Điều 32 Khoản 1 Bộ luật hình sự Đức không coi phòng vệ chính đáng trong trường hợp khẩn cấp (hay theo tác giả dịch là tự vệ khẩn cấp – Notwehr) là hành vi phạm tội. Điều khoản này qui định: Bất cứ ai thực hiện hành vi tự vệ chính đáng trong trường hợp khẩn cấp thì hành vi đó không bị coi là trái luật.[6] (Xem thêm: Peter Kasiske, Strafrecht I: Grundlagen und Allgemeiner Teil, Stuttgart, 2011, Rn. 96 f.).
Thứ ba, Tác giả đã nêu: “Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giết người, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộ sát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp.” Sau khi tra cứu lại thì tôi thấy có sự không thống nhất giữa trích dẫn của tác giả và những Điều luật hiện hành của Bộ luật hình sự Đức[7] và có kết quả khác như sau:
Trích dẫn của tác giả Điều luật tra cứu trong Bộ luật hình sự của Đức
(có chú thích tham khảo dịch nghĩa theo cách hiểu của tôi)
Điều 215 Giết người Điều 215 đã bị hủy bỏ (weggefallen)
Điều 211 – Mord – Tội giết người trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mức xử phạt: tù chung thân, mức cao nhất trong BLHS của Đức (Tiếng Đức: Mord/ Tiếng Anh: Murder under specific aggravating circumstances).[8]
Điều 216 Bức tử Điều 216 – Tötung auf Verlangen – Tội giúp người khác tự sát, mức xử phạt: phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (Tiếng Đức: Tötung auf Verlangen/ Tiếng Anh: voluntary euthasasia, assisted suicide).[9]
Điều 212 Làm chết người không chủ đích Điều 212 – Totschlag – Tội giết người (không thuộc trường hợp giết người trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của Điều 211), mức xử phạt: không dưới 5 năm tù (Tiếng Đức: Totschlag/ Tiếng Anh: Murder).[10]
Điều 222 Ngộ sát Điều 222 – Fahrlässige Tötung – Tội vô ý giết người, mức xử phạt: bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt tiền (Tiếng Đức: Fahrlässige Tötung / Tiếng Anh: negligent homicide).[11]
Điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp Điều 32 – Notwehr – Phòng vệ chính đáng (Tiếng Đức: Notwehr/ Tiếng Anh: self-defence).[12]
Như vậy qua phân tích đã trình bày ở trên có thể thấy, luật pháp Việt Nam và luật pháp CHLB Đức đều phân biệt rõ hành vi phạm tội chưa đạt (Versuchsstadium, Strafbarkeit nach §§ 22, 23 StGB) và phạm tội đã hoàn thành (Vollendung, Alle Merkmale sind verwirklicht). Mục đích của qui định này là không làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm, đồng thời phải xử lý đồng bộ các hành vi nguy hiểm cho xã hội. (Xem thêm: Peter Kasiske, Strafrecht I: Grundlagen und Allgemeiner Teil, Stuttgart, 2011, Rn. 250).

- Quan điểm về trường hợp của Đoàn Văn Vươn

Liên quan đến vụ gia đình anh Vươn, tôi đồng tình với quan điểm của tác giả khi cho rằng không nên cáo buộc tội giết người trong khi vụ việc đang được tiến hành điều tra.
Đi vào cụ thể, tôi cho rằng cần làm rõ anh Vươn “có ý định giết người” hay không hay hành vi của anh chỉ là “phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 khoản 1 BLHS 2009.
Thực tế, muốn xác định chính xác cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ, trong đó cần chú trọng đánh giá các nội dung, diễn biến của các yếu tố khác nhau như:
tien-lang-2_1328415328_0.jpg
Ảnh: Tuần Việt Nam
- Địa điểm nơi anh Vươn thực hiện hành vi (Khi xem xét hành vi của anh Vươn cũng cần hết sức lưu ý rằng địa điểm thực hiện hành vi là chỗ ở riêng của họ, không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế);
- Hoàn cảnh cụ thể (Cần xem xét rằng hành vi của anh Vươn thực chất là chống trả lại người đang có hành vi trái pháp luật trực tiếp xâm phạm lợi ích chính đáng của mình, xâm hại chỗ ở hợp pháp của mình);
- Mối quan hệ giữa nạn nhân và anh Vươn như thế nào, nhất là mâu thuẫn giữa đôi bên sâu sắc ở mức nào (Cần lưu ý là gia đình Đoàn Văn Vươn đã tiến hành các thủ tục theo đúng qui định pháp luật, gia đình anh đã khởi kiện lên Tòa án huyện, khởi kiện tiếp lên Tòa án tỉnh thì không được giải quyết…);
- Tác dụng, tính năng của loại phương tiện mà anh Vươn sử dụng, cách thức tiến hành trên thực tế (Súng hoa cải mức độ sát thương ra sao, với loại súng tự tạo, có đủ gây chết người không);
- Hành vi tấn công, cường độ tấn công của hành vi có mức độ mãnh liệt ra sao;
- Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân (Xem xét vị trí tấn công đó có chứa đựng khả năng chết người hay không);
- Động cơ nào đã thúc đẩy anh Vươn thực hiện hành vi đó (Cần xem xét động cơ thực hiện hành vi của anh Vươn là để bảo vệ tài sản, tính mạng, bảo vệ gia đình);
- Thái độ của anh Vươn biểu hiện trước và sau khi sự việc đã xảy ra như thế nào v.v…
Trên thực tế, tôi cho rằng chính việc giao đất, thu hồi đất và việc cưỡng chế sai trái là nguồn gốc dẫn đến hành vi chống trả của anh em Đoàn Văn Vươn. Đến nay khi mà hành vi thu hồi đất, cưỡng chế của chính quyền đã được kết luận là bất hợp pháp (dù là từ phía Thủ tướng chính phủ, không phải Tòa án), thì có nên đặt ra vấn đề xem xét hành vi của anh Vươn theo hướng là một hành vi phòng vệ chính đáng theo Điều 15 Khoản 1 BLHS 2009 hay không? Tất nhiên để chứng minh được điều này là không dễ, nhưng đó vẫn là hướng có lợi nhất cho anh Vươn và gia đình lúc này.
Vụ việc Tiên Lãng xét rộng ra thực chất không chỉ là việc của gia đình anh Vươn mà còn liên quan đến số phận của hàng triệu người nông dân có đất và đang trong nguy cơ mất đất khác trên cả nước. Người dân rất nóng lòng chờ đợi và hy vọng với cách xử lý vấn đề hợp tình hợp lý, chính quyền sẽ tạo được niềm tin với nhân dân, đem lại nhiều điều tốt đẹp không chỉ với gia đình anh Vươn, mà còn với tất cả những người nông dân cả nước.
_____________
[1] Xem cụ thể bài viết: Cháu bé 40 ngày tuổi bị kim khâu lốp đóng ngập đầu, đăng ngày 11/11/2009, tại đây: http://www.vtc.vn/2-231279/xa-hoi/chau-be-40-ngay-tuoi-bi-kim-khau-lop-dong-ngap-dau.htm.
[2] Xem thêm: Trịnh Tiến Việt, Về tội phạm chưa đạt và một số hình thức phạm tội khác trong quá trình thực hiện tội phạm, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, Luật học 25 (2009), tr. 125–133.
[3] Xem thêm ý kiến bình luận của Luật sư Phạm Hồng Hải trong bài viết Vụ đâm kim xuyên não: Giết người vì động cơ đê hèn, đăng ngày 16/11/2009, truy cập tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/vtc.vn/Luat-su-Pham-Hong-Hai-Chac-chan-la-toi-giet-nguoi/3505030.epi
[4] Bộ luật hình sự của Đức (Strafgesetzbuch – StGB) được thông qua lần đầu ngày 15/5/1871, có hiệu lực 1/1/1872, sửa đổi, bổ sung gần nhất ngày 6/12/2011, hiệu lực lần sửa đổi gần nhất từ ngày 14/12/2011.
[5] Nguyên văn Tiếng Đức: „§ 23 Strafbarkeit des Versuchs (2) Der Versuch kann milder bestraft werden als die vollendete Tat.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 23 (2) An attempt may be punished more leniently than the completed offence”. Theo Điều 22 BLHS Đức hành vi phạm tội chưa đạt phải thỏa mãn hai điều kiện người thực hiện hành vi có lỗi cố ý trực tiếp (ein unmittelbares Ansetzen zur Verwirklichung des Tatbestands) và hậu quả không xảy ra là do nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người thực hiện hành vi đó (einen vorbehaltlosen Entschluss zur Verwirklichung des Tatbestandes). Vấn đề phạm tội chưa đạt (Điều 22, 23 BLHS Đức) được qui định ở phần chung, còn tội giết người (Điều 211, 212 BLHS Đức…) được qui định ở phần các tội phạm. Bộ luật hình sự của Việt Nam năm 2009 cũng tương tự như vậy, không có một điều luật riêng về “giết người chưa đạt”, chỉ có Điều 18 BLHS VN phạm tội chưa đạt ở phần chung và Điều 93 BLHS Tội giết người ở phần riêng (phần các tội phạm).
[6] Nguyên văn Tiếng Đức: „§ 32 (1) Wer eine Tat begeht, die durch Notwehr geboten ist, handelt nicht rechtswidrig.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 32 (1) A person who commits an act in self-defence does not act unlawfully”.
[7] Truy cập trang web chính thức của Bộ Tư pháp liên bang Đức (Bundesministerium der Justiz), ngày 21/2/2012, truy cập tại địa chỉ http://www.gesetze-im-internet.de/stgb/index.html hoặc Cổng thông tin pháp luật Đức (Dejure) tại địa chỉ: http://dejure.org/gesetze/StGB (Tình trạng cập nhật văn bản luật (Gesetzesstand): 14/2/2012).
[8] Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 211 Mord (1) Der Mörder wird mit lebenslanger Freiheitsstrafe bestraft. (2) Mörder ist, wer aus Mordlust, zur Befriedigung des Geschlechtstriebs, aus Habgier oder sonst aus niedrigen Beweggründen, heimtückisch oder grausam oder mit gemeingefährlichen Mitteln oder um eine andere Straftat zu ermöglichen oder zu verdecken, einen Menschen tötet.“ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 211 – Murder under specific aggravating circumstances (1) Whosoever commits murder under the conditions of this provision shall be liable to imprisonment for life. (2) A murderer under this provision is any person who kills a person for pleasure, for sexual gratification, out of greed or otherwise base motives, by stealth or cruelly or by means that pose a danger to the public or in order to facilitate or to cover up another offence.”
[9] Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 216 Tötung auf Verlangen (1) Ist jemand durch das ausdrückliche und ernstliche Verlangen des Getöteten zur Tötung bestimmt worden, so ist auf Freiheitsstrafe von sechs Monaten bis zu fünf Jahren zu erkennen. (2) Der Versuch ist strafbar”./ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 216 – voluntary euthasasia, assisted suicide (1) If a person is induced to kill by the express and earnest request of the victim the penalty shall be imprisonment from six months to five years. (2) The attempt shall be punishable”.
[10] Nguyên bản Tiếng Đức: “§ 212 Totschlag (1) Wer einen Menschen tötet, ohne Mörder zu sein, wird als Totschläger mit Freiheitsstrafe nicht unter fünf Jahren bestraft. (2) In besonders schweren Fällen ist auf lebenslange Freiheitsstrafe zu erkennen.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 212 Murder (1) Whosoever kills a person without being a murderer under section 211 shall be convicted of murder and be liable to imprisonment of not less than five years. (2) In especially serious cases the penalty shall be imprisonment for life”.
[11] Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 222 Fahrlässige Tötung – Wer durch Fahrlässigkeit den Tod eines Menschen verursacht, wird mit Freiheitsstrafe bis zu fünf Jahren oder mit Geldstrafe bestraft.“ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 222 Negligent homicide – Whosoever through negligence causes the death of a person shall be liable to imprisonment of not more than five years or a fine.”
[12] Nguyên bản Tiếng Đức: „§ 32 (1) Wer eine Tat begeht, die durch Notwehr geboten ist, handelt nicht rechtswidrig.“/ Dịch tham khảo Tiếng Anh: “Section 32 (1) A person who commits an act in self-defence does not act unlawfully”.


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí Nam California – Phần 1

LTS: Trong chuyến hành trình về tham dự Tết Xuân Quê Hương lần đầu tiên được tổ chức quy mô và trọng thể trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đoàn báo chí quận Cam đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ tịch Uỷ Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tiếp xúc và dành cho một buổi phỏng vấn. Hội Xuân Nhâm Thìn 2012 được biết đã được tổ chức rất trọng thể khắp nơi với những chương trình văn trình văn nghệ mừng Xuân trên những sân khấu ngoài trời rộng lớn đầy hoàng tráng rực rỡ, đầy màu sắc vui tươi tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ, v.v… Ngoài việc đoàn nhà báo bất ngờ được thông báo về cuộc gặp gỡ, đoàn lại bất ngờ được đồng ý cho phép phỏng vấn. Đoàn báo chí quận Cam rất hân hạnh được gửi đến tóm lược buổi tiếp xúc về những dự định như dưới đây: Trẩy Hội Đền Hùng 10/3 Âm Lịch Nhâm Thìn, Cột Mốc biên giới tại Hà Giang nơi trận chiến Việt Trung khởi sự năm 1979 và chấm dứt cũng tại Hà Giang, thăm viếng quần đảo Trường Sa, Đại Hội Việt Kiều lần thứ nhì và một số đề nghị về Bảo tồn chữ Việt, Thương Phế Binh VNCH, Nghiã trang quân đội v.v…
Vấn đề liên quan đến sự kiện “Thăm viếng Trường Sa” (đoàn báo chí quận Cam đã đề nghị lần trước nhưng chưa được chấp thuận) nay được Tiến Sĩ Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết:
dsc_7311-resize.jpgNguyễn Thanh Sơn: Nếu xin phép mà chính phủ đồng ý, mà nay đang xin phép thì chúng ta sẽ thấy một đoàn đi ra hải đảo chứng kiến tận mắt chủ quyền cuả chúng ta. Xong rồi chúng ta chứng kiến cái quyết tâm cuả bộ đội chúng ta, cuả hải quân. Cá nhân tôi cũng đã đề nghị với Thủ Tướng, đây là một đề xuất cuả tôi là sẽ tổ chức một đại lễ cầu siêu ở ngoài Trường Sa để chúng ta ghi nhận những sự đóng góp cuả những binh lính, sĩ quan QLVNCH trong quân chủng Hải Quân đã chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Cá nhân tôi đã đề xuất và đã được ghi nhận trở lại. Tôi nghĩ rắng tin này đối với bà con bên ngoài rất là thích thú. Bởi vì tôi suy nghĩ như thế này: Những người lính và sĩ quan trong QLVNCH trong Hải Quân họ đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền cuả chúng ta; đặc biệt là Hoàng Sa thì chúng ta phải vinh danh họ. Họ cũng là những công dân Việt Nam ưu tú chứ. Tôi đã đề xuất như vậy; tôi cũng báo cáo với ngài Chủ tịch nước và Thủ Tướng chính phủ nên có hình thức ghi nhận sự đóng góp của binh lính, sĩ quan trong lực lượng Hải Quân QLVNCH đối với cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh hải cuả chúng ta tại Hoàng Sa. Hình thức vinh danh họ như thế nào thì chúng tôi sẽ tính và sẽ đưa vào kịch bản. Nhưng mà chắc chắn phải làm. Tôi tin rằng bà con chúng ta tại hải ngoại và gia đình những người đã hi sinh tại Hoàng Sa sẽ rất phấn khởi.
Đây là một bước tiến nưã trong tiến trình tiến đến Đại Đoàn Kết Hoà Giải Dân Tộc. Như đã nói với các anh, chúng tôi đánh giá rất cao về những nhận xét cuả các anh là chính phủ Việt Nam rất tự tin, rất cởi mở. Bởi vì trước đây các anh gặp tôi, một viên chức cấp cao, nhất là ngành Ngoại Giao chúng tôi rất cẩn thận, rất thận trọng. Chuyện gì cũng cần phải có thời gian. Bây giờ thì tôi coi các anh như là anh em trong nước thôi. Anh có thể hỏi, tôi có thể trả lời theo quan điểm của tôi. Tôi cho là cái đó mới là cái chân thành, cái đó mới là cái thật. Chứ bây giờ tôi hoãn lại không trả lời các câu hỏi cuả các anh, như cuộc phỏng vấn hồi tháng 9, tôi không có vấn đề gì cả, vì chúng ta gặp nhau trên tinh thần hiểu nhau. Những cái đó đối với các anh rất quý.
Tôi đánh giá cao chuyến đi Việt nam vừa rồi cuả các anh, các anh đã thực hiện đúng trách nhiệm và lương tâm của người làm báo: trung thực và khách quan. Chúng tôi cũng không yêu cầu các anh “tô son điểm phấn” cho tôi hoặc cho bất cứ ai. Như vậy bà con bên ngoài sẽ hiểu tình hình. Cái thứ hai thực chất mong muốn, chúng ta không có thương yêu lẫn nhau, không có bỏ qua lẫn nhau quá khứ trước đây thì thế giới người ta sẽ chê cười. Lịch sử Việt Nam chúng ta, ông cha chúng ta luôn luôn dạy dỗ là: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo. Cho nên tôi cũng nghe rất nhiều “comments” cuả bà con ta bên đó. Tôi thấy có nhiều người noí: “Tôi rất xúc động.” Người ta nói rằng 36 năm các ông cứ đấu tranh mãi. Đấu tranh được cái gì?
Vừa rồi tôi cũng là người mời nhạc sĩ Phạm Duy ra dự Xuân Hội Ngộ. Tôi cũng muốn phối hợp đại gia đình Phạm Duy trong đó có cả 2 phiá nội ngoại làm cái live show ở Hà Nội trong cái dịp mà đầu năm rất tốt. Mời cả ca sĩ Tuấn Ngọc, Lưu Bích các bài hát cuả Phạm Duy chúng tôi cũng đã kiến nghị rất là hay. Trong Xuân Quê Hương vừa rồi cũng có nhạc phẩm cuả nhạc sĩ Phạm Duy được trình diễn. Điều đó chứng tỏ rằng tác phẩm của một nhạc sĩ mà trước đây bị coi là bên kia, bây giờ người ta về thì tôi vẫn mời ông ra tham dự. Ông chín mấy vẫn bay ra Hà Nội dự. Sau khi chấm dứt chương trình Chủ tịch nước và phu nhân ra bắt tay thăm hỏi nhạc sĩ Phạm Duy. Cái đó là cái không thể chối cãi được. Cái đó thật chứ không thể bảo là giả tạo được. Thế thì ông Phạm Duy trước đây như thế nào thì các anh cũng biết rồi. Đối với một nhạc sĩ như là một cây cổ thụ trong làng âm nhạc Việt Nam. Chúng ta có cảm thấy đáng quý không? Chúng ta có nhiều ca sĩ tại hải ngoại; bản thân tôi, tôi không hiểu âm nhạc, tôi nghe anh ca sĩ Tuấn Ngọc hát vừa rồi, giọng anh xuống lắm rồi. Nhưng được đón chào nồng nhiệt tại Hà Nội. Ngay tại Nhà Hát Lớn, tôi nghe anh nói, cuộc đời anh chỉ ước mong được hát tại nhà hát lớn Hà Nội. Bây giờ anh đã mãn nguyện. Hôm đó anh giao lưu với khán giả thủ đô, tôi đến dự và có nhiều quan chức khác đến dự. Phải nói rằng đó là một tâm sự giữa ca sĩ Tuấn Ngọc với nhân dân thủ đô Hà Nội. Rất xúc động, tôi cho là giữa bà con chúng ta hải ngoại và trong nước không có ngăn cách. Trừ phi vẫn có người cố tình xuyên tạc, người ta cố tình làm những việc mà bà con ta trong nội bộ tự nghi ngờ lẫn nhau. Cái đó là có tội với dân tộc, với đất nước.
Các anh, sở dĩ chúng tôi rất ủng hộ các anh về lần này và nhiều lần nữa. Để các anh sẽ là cầu nối trung thực khách quan thực hiện quyền làm báo đúng trách nhiệm và lương tâm cuả mình để bà con bên ngoài trong nước biết sự thật, phải không ạ. Chúng tôi có truyền hình, nhà nước chúng ta có truyền hình ở Washington DC, chúng ta có cơ quan đại diện thông tấn xã có đầy đủ thông tin từ xưa đến nay. Thông qua cái kênh cuả các anh nó cũng là một khách quan để bà con biết, à trong nước nó là vậy không như lời người ta đồn đãi.
Tôi nghĩ lần này các anh về, khi tôi xem các phóng sự đối với anh Phương Hùng, tôi thấy có nhiều cái bất công đấy. Etcetera cũng vậy cũng nhiều bất công. Còn ông này (chỉ Vũ Hoàng Lân) ông quay, ông phỏng vấn thì ông hỏi cũng hóc hiểm đấy. Nhưng tôi cho là lý do nghề nghiệp, tính chuyên môn phải cao. Bà con bên ngoài khi xem Phố Bolsa TV, Việt Weekly hay KBCHN viết đó là những sự thực khách quan. Các anh dám đương đầu với trong nước và ngoài nước. Các anh làm những phóng sự như vậy. Người ta cho là rất đáng hoan nghênh. Tôi rất thông cảm với các anh. Tôi xem cái clip video khi vào tham dự đại hội, họ ra gọi cảnh sát mời anh ra, tôi bảo ở nước Mỹ thiếu dân chủ. Như ông Hùng, ở trong nước ông ngồi lại anh nào đuổi ông ra, ông còn bạt tai luôn. Ở bên Mỹ làm gì có chuyện thiếu dân chủ như vậy. Nếu ở trong nước xảy ra như thế. Tôi nói như vậy cho thấy, ta dân chủ hay ở đâu dân chủ? Tôi vào tôi dự một đại hội như thế không ai có quyền mời tôi ra, cá nhân tôi. Nếu anh ra anh gọi cảnh sát, tôi thậm chí còn chất vấn cả ông cảnh sát. Quyền con người tôi được phép ngồi đây, tôi có làm gì đâu? Tại sao lại mời tôi ra? Họ sợ tôi hay sao? Công an đụng đến tôi, tôi đẩy cả cảnh sát ra ngay. Nhưng bên đó thì không được. Các anh cứ thử suy nghĩ xem bên nào hơn?
Hai nữa tôi phải nói các anh về lần này các anh phải chứng kiến một số lễ hội đi. Trong đó có cả lễ hội tôn giáo khác nhau. Đạo Phật, đạo Thiên Chuá, đạo Tin Lành các anh tham dự các anh mới thấy là đâu đâu cũng tưng bừng cả. Có ai ngăn cấm đâu? Cái đợt ông Bush sang, ông Clinton sang đến thăm nhà thờ ở đường Phan Đình Phùng, nhà thờ Hàm Long. Tôi nói các anh em báo chí trong nước các vị quay lại và gửi cho báo chí, bà con hải ngoại người ta xem; bà con giáo dân đứng tràn cả ra đường, tràn lên cản trước xe, phải đi vòng đường khác. Chả thấy ông cảnh sát nào ngăn cản, chẳ thấy ai bắt bớ cả. Bởi vì mình tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do dân chủ. Cái này nó khách quan, chẳng phải cái gì mà chúng ta phải che đậy.
Lần này các anh về, nghe tin các anh về tôi rất hoan nghênh và tôi sẵn sàng gặp gỡ để các anh thông tin lại cho các anh biết là cái đánh giá cuả dư luận trong nước. Bởi vì trước đây chúng ta thiếu những phương tiện, thiếu những kênh thông tin đại chúng, trao đổi với nhau qua internet, qua các báo viết, qua chuyển vận rất là lâu. Giờ thì Việt Weekly có thể đưa các bài viết, Phố Bolsa TV chiếu những phóng sự trong vài giây bà con xem được ngay. Thông tin cập nhật rất là tốt. Chúng ta phải hỗ trợ trao đổi trong ngoài và phải cởi mở. Các anh dùng từ cởi mở rất là đúng. Thứ hai là chúng ta rất tự tin. Đất nước chúng ta đang đi lên, các anh làm những nhịp cầu nối trung thực khách quan. Các anh đã không làm trái lương tâm cuả các anh và các anh đã làm đúng. Nếu như bên kia họ lại hiểu lầm các anh, về các anh bị chụp mũ, các anh bị thế này thế nọ thì tôi cho rằng sau này lương tâm họ cắn rứt. Bởi vì từ trước các anh vì lý do gì đó, các anh lại viết nó không đúng sự thật, tô son điểm phấn cho đất nước mà tôi cho rằng lương tâm và trách nhiệm các anh không làm thế. Cho nên tôi đánh giá rất cao những tổng kết ngay sau khi về chuyến đi vừa rồi làm được cái gì? Tôi nghe các anh trao đổi với nhau rất nghiêm túc và nó hay ở cái chỗ là đối với lãnh vực nghiệp vụ, đã làm được cái gì? Thế rồi cái kế hoạch các anh đặt ra thực hiện được bao nhiêu phần trăm? Tôi cho rằng lẽ ra đồng bào ta bên đó phải cám ơn các anh. Đây là cái nhóm rất lương tâm, rất kinh nghiệm và làm việc rất nghiêm túc và cũng là bảo vệ cho quyền lợi cuả bà con ta hải ngoại. Tôi đánh giá cao cái kết quả đó và ý thức trách nhiệm làm việc cuả các anh.
Tôi mong rằng chuyến đi lần này các anh về trong dịp đất nước chúng ta có rất nhiều lễ hội. Các cụ nói tháng Giêng là tháng ăn chơi mà. Khắp các miền cuả đất nước, chỗ nào cũng có lễ hội. Chúng ta có thể trực tiếp quan sát, chúng ta phỏng vấn, chúng ta du lịch. Tôi nói đây trước đây có một thời kỳ chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Nghiã là một số các nghi lễ như lên đồng, hầu đồng có một thời kỳ bị đả phá, bắt bớ tất cả những người hầu đồng cho là mê tín dị đoan. Nhưng mà các khái niệm, quan niệm như thế bây giờ cũng bỏ, nhìn nhận đánh giá nó khác. Cái đó chính là văn hoá dân gian, truyền thống dân tộc truyền từ đời này sang đời khác. Không có tác giả cụ thể, bởi nó là dân gian. Mình phải trân trọng nó, anh Hùng ạ, thực chất là vậy. Bây giờ cái hầu đồng thậm chí tổ chức tại các cơ quan nhà nước. Điều đó rõ ràng là có sự thay đổi rất lớn. Tất cả các ca sĩ chúng ta ở bên ngoài Hoài Linh chẳng hạn, nghệ sĩ nổi tiếng Hoài Linh. Hoài Linh có đồng đấy nhé. Ông về ông muá tưng bừng luôn. Mỗi lần ông về ông muá rât đông người đến dự. Một số anh chị mình ở Pháp, ở Canada về tôi thấy đó là hiện thực nhất. Nếu các anh ghi lại được hình ảnh này, tôi cho đấy là việc rất hay. Cái dịp này là dịp đón Xuân này rất nhiều người về các đình chuà để người ta hầu đồng. Mà trước đây cấm kinh khủng, anh nào hầu là bị bắt hết. Bây giờ thì cứ việc thoải mái.
(Đón xem tiếp phần 2)
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=zPDnaUo1IPM

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí Nam California – Phần 2


Rate This
Theo Người Lót Gạch  – (Danluan)
Dân Luận: Sao các bác không tranh thủ hỏi ông Sơn về vụ anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần bị bắt đi đâu mất tích, không một thông báo tới người thân? Sao không đặt câu hỏi ông Lý trước khi đạp đổ vành móng ngựa đã làm gì để bị bắt? Cái gì khiến ông bức xúc hô to “quan tòa là lũ đười ươi” như thế?
Nguyễn Thanh Sơn (TT/NTS): Tôi mong rằng các anh sẽ nghiên cứu và lưạ chọn cùng các anh em trong vụ thông tin báo chí (Bộ Ngoại Giao). Anh em sẽ đóng góp cho các anh trên cơ sở những di tích lịch sử, các anh đã nắm được. Các anh bàn với nhau. Chúng tôi ủng hộ đi từ các yêu cầu cuả các anh. Chúng tôi sẽ bàn với các anh để thực hiện. Làm sao những bài bản có tính cách khách quan. Trong lần trước như tôi đã nói với các anh tôi xem cái video về tiêu đề các anh phỏng vấn tôi thì tôi đã nói rất rõ ràng, đảng và nhà nước Việt Nam sẵn sàng nghe những ý kiến khác nhau. Bất đồng chính kiến có, tôi nói với các anh, thậm chí có cả những người đảng viên cộng sản cựu trào, người lãnh đạo cấp cao chứ, nhưng đóng góp quan điểm của người ta, người ta nói rất chân thành, nhưng không phải lợi dụng cái đó để mà tổ chức những cái nhóm, anh Hùng ạ. Đương nhiên, đòi lật đổ và đảo chính thì nó khác nhau. Anh Hùng đến gặp tôi bày tỏ quan điểm, đương nhiên gặp chủ tịch nhà nước, ông Thủ tướng tôi cũng bày tỏ quan điểm cuả tôi A, B, C, D; ông cứ nói quan điểm chẳng ai bắt bớ. Nhưng một mặt ông nói nhưng sau lưng ông lại lên kế hoạch ngày này thực hiện hành động này, ngày kia thực hiện hành động kia. Những cái đó là những tang chứng cụ thể rồi. Thế thì tôi cũng nói thật với các anh, những cái lật đổ thì nó đi với hành động khủng bố, tôi đã nói điều đó rồi mà. Cái đó là bạo động, chúng ta xét xử thì không có dưạ trên những cơ sở pháp lý thì lấy gì mà xét xử. Tôi nói thí dụ kể cả các ông Lê Công Định, Nguyễn Thế Chung và cha Nguyễn Văn Lý đều nhận tội cả.
Tôi bảo lần này các anh về, anh Hùng, anh Etcetera, anh Hoàng Lân về, tôi muốn nói với các anh là người ta khai thác hình ảnh cha Lý bị bịt mồm. Là tại sao? Là vì anh an ninh đó cũng lo chu toàn nhiệm vụ, anh cũng lo cái phần vụ trách nhiệm. Nhưng người ta chưa khai thác cái hình ảnh cha Lý đạp đổ cái vành móng ngưạ. Chúng tôi đâu có cái đó anh, ở Mỹ mà một phạm nhân xông lên đạp đổ cái vành móng ngựa hoặc chỉ mặt quan tòa chửi, tôi nghĩ rằng nó tăng án lên gấp mấy lần ngay. Thậm chí anh bạo động trong toà là nó đã tăng án toà lên ngay. Nhưng người khác có cái đó, khi mà ông xông lên ông đạp vành móng ngựa, ông chỉ mặt quan toà chửi quan toà, chửi nhà nước. Thì thấy ông la ó quá đi thì anh em họ phải bịt miệng ông thôi. Cái đó người ta chỉ khai thác một phiá, chứng cứ thì phải có cả hai. Nếu các anh đưa hình ảnh đấy, cái này chúng ta đã được nhìn thấy. Nhưng thực chất vấn đề cuả cha Lý là ông xông lên đạp đổ vành móng ngựa, sau đó chỉ vào mặt quan toà chửi bới, và xông lên cả quan toà người ta phải giữ ông lại. Ông có những hành động bạo lực trong toà, đó là điều tối kỵ cho một bị cáo.
Chú thích: Xem bài và video cha Nguyễn Văn Lý đạp vành móng ngựa tại đây: http://kbchn.net/news/Tin-Quoc-Noi-15/Video-LM-Nguyen-Van-Ly-dap-do-cong-ly-tai-Viet-pham-1727/
Thế thì tại sao tôi đưa cái chuyện đó? Ấy là tôi muốn nói điều khách quan là hình ảnh đây. Từ chỗ này nó dẫn đến chỗ kia. Rồi ông văng những câu rất là tục tiũ. Chứ người ta không có những hình ảnh người ta lôi ông vào phòng tra tấn; những hình ảnh vi phạm đến thân thể con người thì ông cứ ra rả ông chửi, thì anh em nó phải bịt miệng ông thôi. Nó nghĩ đơn giản nhưng không ngờ hình ảnh đó được gửi đi khắp nơi trên thế giới. Cái ảnh ông xông lên đạp đổ vành móng ngựa và lao đầu về phiá hội đồng thẩm phán thì không đưa. Tôi nói ví dụ như vậy? Cái này các anh sẽ được xem. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các anh cái đó trước khi các anh đến gặp họ. Để các anh chứng minh cho bà con bên ngoài thấy chúng tôi về là vậy là nhà nước Việt Nam cũng như những phóng sự chúng tôi đã gửi đên quý vị, người ta tự tin, người ta mong muốn như thế này, nếu người ta quay lưng lại với nhau thì dễ, có đúng không anh?
Tôi nói bây giờ Việt Nam với Hoa Kỳ quan hệ phát triển đang tính đến nước đối tác chiến lược. Có thể nói là bang giao giữa Việt Nam và Mỹ chưa bao giờ có mức độ thuận lợi như bây giờ. Không có lý gì mà một người trước đây chúng ta từng coi là kẻ thù đem cuộc chiến tranh đến đất nước ta, mà chúng ta lại phát triển quan hệ! Thế mà ta với ta nội bộ với nhau, phải không anh? Cái này các anh phải đặt ra rất nhiều câu hỏi, với câu hỏi cuả ông Hoàng Lân, ông Etcetera, anh Phương Hùng các anh có thể về hỏi các bà con: Đấy tôi về, ông Thanh Sơn nói với tôi như thế, trong nước họ nói thế, quý vị trả lời đi. Tôi nói ở đây với quý vị thí dụ như nhóm ông Xuân Nghiã. Tôi vẫn thường nói như lần trước các anh hỏi tôi và nhiều người trong nước cũng hỏi tôi là “Ông có muốn tiếp tục đi sang Mỹ không?” Tôi trả lời sang Mỹ đi du lịch thì tôi đi kiểu khác, sang Mỹ đi làm việc thì tôi đi làm việc. Tôi đi làm việc thì cũng sẽ như nhóm ông Phương Hùng, Etcetera về vừa rồi. Tôi phải sang tôi gặp những người vẫn còn quan điểm hận thù với đất nước. Tôi sẽ hỏi và bảo các ông chính là những người tẩy chay ông Việt Weekly, ông Phương Hùng là các ông sai lầm đấy. Các ông sai lầm nghiêm trọng đấy.
Tôi gặp họ tôi sẽ nói thế. Tôi gặp họ tôi sẽ bảo chính họ về đất nước họ (nhà báo) cũng sẽ có rất nhiều những vấn đề cuả đất nước cần tìm hiểu để họ thông tin đến các anh. Chúng tôi chả mua chuộc hối lộ gì họ, mà họ cũng chả phải quỵ lụy gì chúng tôi cả. Họ về với tư cách là những nhà báo, họ nắm thông tin là quyền cuả họ. Chúng tôi chỉ cung cấp sự thật, và sự thật có đúng hay không thì họ cũng tự biết điều đó, nhưng các anh trách họ tức là các anh đã thể hiện cái thế yếu cuả các anh. Chính các anh không tự tin, tôi gặp ông Xuân Nghiã tôi sẽ nói như vậy.
Chính các ông không tự tin, vì các ông không tự tin nên các ông đã bỏ mất một phương tiện rất là hữu hiệu trong tay các ông. Bởi vì cái nhóm phóng viên này về họ rất là khách quan, họ rất là dũng cảm. Nếu họ sợ chúng tôi là họ không dám công việc như vậy. Tôi nói là họ rất xông xáo. Các ông đã bỏ đi một cơ hội, chính những người làm báo có lương tâm, trách nhiệm người ta đã về tận nơi, người ta chứng kiến tận mắt, người ta sờ tận tay những gì hiện thực để người ta cung cấp cho các anh thông tin. Người ta cũng chẳng bênh vực gì chúng tôi cả, nếu chúng tôi sai. Lần này các anh về các anh cứ nói là, ông Nguyễn Thanh Sơn mời ông Nguyễn Xuân Nghiã về Việt Nam. Ông Xuân Nghiã về, tôi sẽ lên sân bay tôi đón. Rồi tôi với ông sẽ đàm đạo, thậm chí sẽ để ông Hoàng Lân quay phim luôn. Tôi sẽ trao đổi với ông ấy, để xem ông trả lời thế nào, làm việc công khai phải không anh Hùng?
Thôi thì thông qua vài lời như thế để mà nói với các anh là rất mừng đón các anh trở về. Tôi đánh giá cao chuyến đi cuả các anh lần trước, mặc dù các anh đánh giá mới được 70% kế hoạch hoạt động, phải không ạ. Mới 70% mà về các ông đã bị ù tai lên cả. (Cười, mọi người cùng cười.) Thôi thì mời các anh uống nước xong trao đổi câu chuyện.
Nguyễn Phương Hùng (NPH): Vâng trước hết thì thay mặt cho đoàn ở nam California, cám ơn ông Thứ trưởng đã đáp ứng lá thư của chúng tôi. Xin lỗi ông Thứ trưởng rất là đường đột trên cái cương vị mình là người dân bình thường trong xã hội, mặc dù sống tại hải ngoại chúng tôi cũng vẫn quan tâm mình như là một người dân trong đất nước Việt Nam. Tôi viết lá thư đó, có thể là hơi đường đột hoặc nhiều khi có thể nói là vô lễ. Tuy nhiên rằng cám ơn ông Thứ trưởng đã chấp nhận sự hiện diện cuả anh em ngày hôm nay thì nhân tiện cũng cám ơn Thứ trưởng chấp nhận cho anh em có một cơ hội được phỏng vấn mà anh em muốn chuyển thông điệp này ra đồng bào ngoài hải ngoại. Bởi vì chúng tôi đã được nói chuyện với nhân vật cao cấp cuả ngành ngoại giao Việt Nam bây giờ. Nhân tiện nói chuyện về ông Nguyễn Xuân Nghiã thì chúng tôi cũng xin thông báo cho ông Thứ trưởng, chúng tôi đã nói chuyện với Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt ở Hoa Kỳ, ông được tôi tha trong vụ kiện vừa rồi.
TT/NTS: À đúng rồi. Nhưng ông đã nhận đơn cuả anh chưa?
NPH: Dạ thưa ông nhận rồi. Ông cho biết nếu ông được mời về bên này, ông sẵn sàng đi đối thoại.
TT/NTS: À thế à. Không tôi nói là nhận đơn kiện cuả anh chưa?
NPH: Ông nhận rồi và ông nhờ luật sư xin bãi nại.
TT/NTS: Ừ hư, vậy anh bãi nại chưa?
NPH: Dạ thưa bãi nại ông ấy rồi.
TT/NTS: Bãi nại rồi! (Mọi người đều cười lớn)
NPH: Mình bãi nại ông, để mai mốt mình còn đưa ông qua đây. Bây giờ thì anh em nào muốn đặt câu hỏi, mình có thể bắt đầu.
TS/NTS: Tôi có khoảng 15 phút.
(Đón xem tiếp phần 3, với những câu hỏi rất “hóc buá” cuả các nhà báo đi thẳng vào những sự kiện mà cộng đồng người Việt quan tâm, nhưng không có cơ hội trực tiếp đặt câu hỏi)

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=QMi9MnzB94I
Còn đây là cuộc phỏng vấn cách nay gần nửa năm:

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=PmX4f6StP4Y

VN bị chất vấn về chính sách dân tộc


Người Khmer mừng năm mới ở An GiangNgười Khmer vẫn tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm
BBC – Các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người thiểu số ở Việt Nam có trụ̣ sở tại hải ngoại đã chất vấn Chính  phủ nước này tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Phái đoàn Việt Nam đã đối diện diện với chất vấn của các tổ chức của người Thượng (Montagnard) và người Khmer (Khmer Krom) trong phiên họp lần thứ 80 của Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) của Liên Hiệp Quốc.
Trong phiên họp diễn ra từ ngày 13/2 cho đến ngày 9/3 này, CERD đã dành hai ngày 21 và 22/2 để xem xét báo cáo của Chính phủ Việt Nam cũng như phản biện của các tổ chức nhân quyền.

‘Chính sách nhất quán’

Hôm thứ Ba ngày 21/2, ông Hà Hùng, thứ trưởng, phó chủ tịch Ủy ban dân tộc của chính phủ đồng thời trưởng phái đoàn Việt Nam tại phiên họp này, đã trình bày báo cáo Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế chống phân biệt chủng tộc mà nước này đã ký kết vào năm 1982.
Ông Hùng nhấn mạnh đường lối nhất quán trong chính sách dân tộc của Việt Nam là bình đẳng dân tộc’, tạo điều kiện cho các nhóm sắc tộc phát triển và kiên quyết chống đối sự chia rẽ hay ‘kích động hận thù của các dân tộc’.
Báo cáo của Việt Nam cũng đưa ra những dẫn chứng về đường lối dân tộc ‘tích cực’ của nước này trên cơ sở khung pháp lý, chính sách và thực tế.
BBC Việt ngữ xin trích dẫn một số luận chứng trong báo cáo:
Luật bầu cử Quốc hội có quy định mỗi nhiệm kỳ Quốc hội phải có một số lượng bắt buộc các đại biểu thuộc các dân tộc khác để đảm bảo các nhóm sắc tộc được đại diện đầy đủ tại cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho cá xã đặc biệt khó khăn ở các khu vực dân tộc, miền núi, biên giới và hải đảo, thường được biết đến là chương trình 135, đã đầu tư gần 24.000 tỷ đồng cho gần 2.500 xã trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2010.
Mục đích của chương trình 135 này là đẩy nhanh tốc độ xóa nghèo, tăng thu nhập bình quân hàng năm, tăng số lượng xã có đường giao thông đến các thôn làng lên hơn 80% và xây dựng trạm xá cho tất cả các xã khó khăn.
Chính phủ cũng xuất ngân sách tổng cộng 100 tỷ đổng để hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm sắc tộc có số dân dưới 1.000 người như các dân tộc Si La, Pu Péo, Brau… ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang.
Còn về giáo dục, Chính phủ Việt Nam cho biết cho đến nay họ đã xây dựng được gần 300 trường nội trú dành cho gần 85.000 học sinh các dân tộc với khoảng 70.000 trong số này theo học bằng học bổng của chính phủ.
Việt Nam cũng cho biết cho đến cuối năm 2009 thì đã có gần 30 tỉnh thành thực hiện giảng dạy bằng ngôn ngữ của các nhóm sắc tộc và xuất bản sách giáo khoa bằng 12 ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau.

Không đúng sự thật?

Lễ mừng chùa mới của người KhmerViệt Nam bị cáo buộc dùng các lễ hội của người Khmer để ‘thu hút khách du lịch’
Tuy nhiên, các nhóm vận động cho các nhóm sắc tộc Khmer Krom và Thượng Degar đã phản bác hầu hết lập luận của phía Việt Nam.
Trong báo cáo phản biện gửi CERD, Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom (KKKF) có trụ sở ở bang New Jersey, Hoa Kỳ, đã cáo buộc rằng Việt Nam có dụng ý khác đằng sau các chính sách ‘tích cực’ nêu trên.
Kampuchea Krom là cách gọi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của người Khmer, vùng đất có đông người Khmer, vốn tự gọi là Khmer Krom, cư trú.
KKKF phản bác lại việc có đại diện các sắc tộc trong chính phủ Việt Nam và cho rằng Việt Nam dựng lên ‘Ủy ban dân tộc’ với người của các sắc tộc để làm ‘con rối’ và tuyên truyền chính sách của nhà nước.
KKKF thừa nhận rằng người Khmer cũng có đại diện tại Quốc hội nhưng chỉ để ‘tuyên truyền cho chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước’.
Trên lĩnh vực giáo dục, KKKF cáo buộc Việt Nam cấm đem sách vở từ Cambodia vào để cho thanh niên Khmer học, trong khi sách giáo khoa bằng tiếng Khmer mà Việt Nam xuuất bản thì chứa đựng ‘những nội dung tuyên truyền’.
Về lĩnh vực văn hóa, KKKF cho rằng Việt Nam lợi dụng nền văn hóa của họ vì lợi ích kinh tế” với việc tổ chức Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch cho người Khmer vào cuối năm 2011 mà KKKF cáo buộc là chỉ để ‘thu hút khách du lịch’.
Không những thế, Việt Nam còn ‘áp bức nền văn hóa’ của họ bằng cách đặt ảnh cố Chủ tịch Hồ Chí Minh lên bàn thờ tổ tiên của người Khmer trong một buổi trình diễn trong lễ hội Sen Don-Ta, tức lễ hội báo hiếu tổ tiên của người Khmer.
Còn về tôn giáo thì KKKF than phiền rằng người Khmer không thể có giáo hội của riêng họ sau khi Giáo hội Phật giáo tiểu thừa của họ bị giải tán sau ngày 30/4/1975 và hàng giáo phẩm Khmer buộc phải tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước kiểm soát..
Về kinh tế thì người Khmer là ‘những người nghèo khổ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long’ dẫn đến tình trạng học sinh Khmer bỏ học rất đông để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Sinh hoạt của người Tin Lành trong nhà thờ riêngCác tổ chức của người Thượng nói các nhà thờ riêng của họ bị chính quyền đàn áp
Việc thiếu cơ hội việc làm khiến cho nhiều phụ nữ Khmer trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị lừa gạt vào các cuộc hôn nhân với người Đài Loan hay Hàn Quốc, KKKF cáo buộc.
Còn trong lá thư gửi chủ tịch CERD, Hội đồng quốc gia tối cao Kampuchea Krom (SNCKK) có trụ sở tại bang Washington, Hoa Kỳ, đã cảnh báo về ‘tình cảnh đáng thương’ của người Khmer Krom tại Việt Nam.
Người Khmer không nắm các vị trí quan trọng trong chính quyền trung ương và các tỉnh, không đạt đến hàm tướng trong quân đội. Thậm chí không có người Khmer nào làm luật sư hay công tố viên, SNCKK cho biết.
Không có sinh viên Khmer nào đi du học trong khi hàng ngàn sinh viên người Việt đang du học khắp thế giới, SNCKK than phiền, và không có người Khmer nào đạt đến học hàm tiến sỹ hay học vị giáo sư ngoại trừ các cán bộ người Khmer của Đảng.

Người Thượng Degar

Bên cạnh người Khmer, các tổ chức của người Thượng cũng lên tiếng tố cáo Việt Nam ‘phân biệt sắctộc’ trong phiên họp của CERD.
Tổ chức Montagnard Foundation (MF) có trụ sở ở Úc cũng gửi đến CERD báo cáo phản biện báo cáo của Chính phủ Việt Nam.
Người Thượng, mà tổ chức này gọi là người Degar Montagnard, hiện đang cư trú trên địa bàn Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng với  có số dân trên một triệu người, MF cho biết.
Người Thượng bên ngoài văn phòng UNHCR ở Thái Lan  Nhiều người Thượng đã chạy khỏi Việt Nam và xin tị nạn
Các cáo buộc Chính phủ Việt Nam phân biệt đối xử đối với người Thượng của MF chủ yếu tập trung vào khía cạnh tôn giáo.
“Theo ước lượng thì trong thập niên vừa qua số lượng tín đồ đạo Tin Lành đã tăng đến 600% ở Việt Nam – một con số thống kê đã làm giật mình các quan chức cộng sản,” báo cáo của MF viết.
“Đàn áp đạo Thiên chúa, nhất là đàn áp các nhà thờ riêng (house church) của người Degar từ lâu đã là chính sách của Chính phủ Việt Nam.”
MF cũng nêu một chính sách của Hà Nội được gọi là ‘kế hoạch 84’ nhằm bắt người Thượng phải bỏ đạo Tin Lành trong các buổi lễ chính thức.
Sau khi Việt Nam được Hoa Kỳ rút ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vào năm 2006, Việt Nam đã ‘thay đổi chiến thuật’ từ cưỡng bức bỏ đạo sang bắt các tín đồ Tin Lành gia nhập vào các giáo hội được chính phủ chấp nhận.
Trong khi đó, trong lá thư gửi đến chủ tịch CERD, tổ chức nhân quyền cho người Thượng (MHRO) có trụ sở tại bang North Carolina của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền với việc giam các tù nhân người Thượng vốn bị bắt vì lý do tôn giáo xa nhà đến cả ngàn cây số ở miền Bắc.
“Giam tù nhân xa nhà là rất vô nhân đạo, nhất là đối với những người Thượng bị giam trong điều kiện khí hậu hoàn toàn khác biệt. Thông tin liên lạc với gia đình cũng hết sức hạn chế.”
MHRO cũng cáo buộc Việt Nam thực hiện ‘chính sách đồng hóa’ người Thượng với việc bắt họ từ bỏ các phong tục và tập quán một cách có hệ thống vì cho rằng đó là ‘hủ tục’.
Tổ chức này cũng cảnh báo các hoạt động khai mỏ hiện nay và trong tương lai sẽ có tác động tàn phá môi trường và diều kiện kinh tế xã hội của các cộng đồng người Thượng về lâu dài.

Yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam


Chung Hoàng – Boxitvn

Những câu trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo thường kỳ như thế này của người phát ngôn Bộ Ngoại giao “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC”… thiết tưởng đối với dân chúng đã hết “ép phê” từ lâu rồi!
Khi bị nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, làm nhục quốc thể, thì các nước có chủ quyền và có danh dự trên thế giới người ta phải có những động tác ngoại giao gì thưa Bộ Ngoại giao và thưa Chính phủ?
Chiến thuật võ mồm và “đánh trận giảkhông còn mảy may trọng lượng nào bên cạnh những chuyến đi thăm liên tục của các cấp lãnh đạo với những lời tuyên bố và những bản ký kết làm nhân dân thất vọng, những sinh hoạt văn hoá có mùi xu nịnh, những cờ Trung quốc thêm sao, và nhất là những hoạt động lấn chiếm, khiêu khích của “ông bạn vàng” vẫn diễn ra không gì ngăn cản theo chương trình đã định.
Nếu thực tình muốn cảnh cáo và chặn tay xâm lược, xin hãy thể hiện bằng những hành động cụ thể, chẳng hạn như:
- Đẩy mạnh liên kết với các nước khác trên Biển Đông để đấu tranh với mộng bành trướng của Trung Quốc.
- Để cho nhân dân được biểu tình thể hiện rõ ý chí và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam (rất hoà bình!). Thả ngay những người bị tù bị giam chỉ vì hoạt động chống xâm lược như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, vân vân…
- Trong những cuộc gặp gỡ cấp cao, phía Việt Nam không bao giờ ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt nữa; trái lại nếu cần phải nói rõ những hành động của phía Trung Quốc đã khiến cho những lời ấy chỉ còn ý nghĩa mỉa mai.
- Nếu cần, sẵn sàng dùng thực lực để chặn tay kẻ cướp, nhất là trong những trường hợp chúng tỏ ra quá trắng trợn (như vụ cắt cáp tàu Bình Minh). Luận điểm “ta yếu nên phải khéo, phải mềm” trên thực tế đã trở thành một phép NGUỴ BIỆN không thể chấp nhận.
- Vân vân.
Nếu không thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước bằng những hành động như thế, tránh sao đầy người dân vào chỗ ngờ vực rằng trên thực tế trò “diễn biến hoà bình” (thật sự là mẹo xâm lược hoà bình) của ông bạn Đại Hán lại được nhà nước ta để mặc cho tự tung tự tác! Chẳng lẽ cái “ổ Đại bàng” của một dân tộc từng phá Tống bình Nguyên, được xây đắp bằng xương bằng máu của bao anh hùng liệt sĩ nay con cháu xuôi tay cho ngoại bang mỗi ngày một gặm nhấm, cho lâu dần biến thành cái “tổ con chim chích” hay sao? 
Bauxite Việt Nam

clip_image002
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị

Trước câu hỏi của VietNamNet chiều 23/2, ông Lương Thanh Nghị nói Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, VietNamNet đã đặt câu hỏi về phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước việc báo chí Trung Quốc đưa tin một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay.
Đó là việc Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa, Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Trước những thông tin trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định một lần nữa chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ông nói mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC” – người phát ngôn nói.
Trước đó, hồi tháng 9/2011, Trung Quốc cũng cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Vào thời điểm đó, có 500 tàu cá Trung Quốc thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa.
C. H.
Nguồn: vietnamnet.vn
Được đăng bởi bauxitevn

Thư bạn đọc: Cảnh báo khẩn


Đinh Đăng Định – Boxitvn

Thầy giáo Đinh Đăng Định bị bắt và vửa bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Để nhớ đến ông, Bauxite Việt Nam xin đăng lại sau đây thư cảnh báo khẩn ông gửi cho chúng tôi vào giữa tháng 6 năm 2010.
Bauxite Việt Nam

clip_image001Độc giả từ Daknong xin gửi tới các GS Nguyễn Huệ Chi, Thầy giáo Phạm Toàn, GS Nguyễn Thế Hùng cùng anh chị em biên tập trang nhà BVN lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng
1.  Kính báo BBT BVN, từ sáng nay (10-6-2010) chúng tôi đã không truy cập được website boxitvn.net qua cửa sổ anonymous.org. Chỉ còn truy cập blog thôi.
Vì thế, độc giả hàng ngày của BVN từ Daknong xin báo BBT BVN thận trọng cảnh giác hacker quen.
2. Đề nghị BBT BVN mở diễn đàn trí thức cùng toàn dân thảo luận: Nên hay không kiến nghị phản đối đại dự án đường sắt cao tốc vì, đây là dự án vĩ cuồng của thế kỷ XXI. Tiến tới lấy chữ ký phản đối dự án vĩ cuồng này, nhằm cứu nguy đất nước đang trên bờ phá sản do nợ nần và lệ thuộc tài chính nước lạ.
Việc làm được ngay mà hiệu quả cao là làm hàng loạt những công trình nhỏ thiết thực cho đời sống kinh tế của dân chúng mà đầu tư không tới 1% số 56 tỷ USD kia… Chẳng hạn những chiếc những cầu bắc qua sông POKO ở Kon Tum cho trẻ đi học và đồng bào đi rẫy. Ở bất kỳ chỗ nào đất nước này cũng cần những công trình đầu tư nhỏ và hiệu quả như vậy. Không biết khi nghĩ ra công trình 56 tỷ USD này họ (Chính phủ, UBTVQH và cấp trên của họ) có nghĩ tới nông thôn VN có > 90% hộ gia đình không có công trình WC?!
Hôm nay, ông Hồ Nghĩa Dũng khẳng định ở QH rằng, đường HCM có hiệu quả cao trừ một số đoạn ngắn… Nhưng trong trả lời chất vấn, ông không hề nói tới sự tàn phá rừng Trường Sơn, trong đó có “đóng góp” trực tiếp và gián tiếp của con đường này cho đến tận bây giờ và khi nào tàn phá hoàn toàn thì thôi. Nếu tính cả “đóng góp” vừa nói thì chắc chắn hiệu quả đường HCM chỉ có âm thôi.
3. Người viết thư này là một giáo viên THPT, muốn gửi tới ngài BT GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, nhân dịp ngài vừa chuyển công tác (chắc là thăng cao và tiến xa hơn ghế Bộ trưởng). Hiện tại, tháng 6-2010 rồi mà giáo viên chúng tôi chưa sống được bằng tiền lương. Chính xác là sống lay lắt! Vậy ngài có định đính chính gì không về lời hứa khi nhậm chức BT GD-ĐT (2006, 2007). Nếu cứ im lặng về “cơm áo gạo tiền” của giáo viên bọn tôi, tôi thề rằng dù ông có leo tới Thủ tướng, hay Tổng bí thư thì bọn giáo viên chúng tôi cũng quyết không công nhận ông nữa. Dẫu có đau buồn như nỗi đau của dân tộc trong gần thế kỷ qua, thì vẫn phải nói thẳng.
Đ. Đ. Đ.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Được đăng bởi bauxitevn

Thư gửi thương binh công


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Kính thưa các chú thương binh (lính) và thương công (an) trong trận đổ bộ Normanđầm-Vươn. Cháu tên là Cu Tèo, hiện đang là học sinh cấp hai trường làng Đầm Dơi, tỉnh Cà Mâu. Hôm nay cháu viết thư này, vì theo truyền thống của gia đình cháu toàn là cựu chiến binh từ thời chống Tây, chống Diệm Nhu, chống Mỹ Ngụy, chống Thiệu Kỳ, và hiện tại đang muốn chống Tàu nhưng không dám vì sợ đủ thứ; sợ ăn đòn Kungfu, sợ đạp vào mặt, sợ chụp giật nón, sợ bắt vào trại phục hồi nhân phẩm. Truyền thống đó là lòng ngưỡng mộ, khâm phục, tôn vinh, biết ơn những chiến sĩ đã rách thịt, gãy xương, đổ máu, hy sinh một phần hay toàn phần thân thể để bảo vệ tổ quốc và đồng bào.
Thưa các chú thương binh (lính) công (an) anh hùng, cháu nghe ông nội, ông ngoại và tiá cháu nói là trong trong các loại huy chương trao tặng cho các chiến sĩ lập được chiến công, huy chương cao qúy nhất là “Chiến thương bội tinh” dành cho chiến sĩ bị thương ngoài mặt trận. Ai bị thương trong lúc giao tranh với địch quân cũng đều được tưởng thưởng Chiến Thương Bội Tinh. Cháu đọc tin trong trận đổ bộ Normanđầm-Vươn vừa rồi có bốn chú gồm hai chú bộ đội nhân dân anh hùng và hai chú công an nhân dân còn đảng còn mình được… bị thương, à quên, chiến thương, nhưng sao từ đó đến nay cháu không nghe ai nhắc đến chuyện tuyên dương, gắn bội tinh bội tú gì cho các chú ráo trọi. Thậm chí cũng không nghe ai nói đến thương tích do đạn hoa cải ác ôn trên mình mẩy mặt mày các chú bây giờ ra sao. Các chú xuất viện chưa hay còn nằm viện? Ông nội cháu kể hồi xưa khi ông nội làm thương binh đau đớn lắm nhưng được phái đoàn này phái đòan kia, nhất là các cô nữ sinh tới thăm cho quà và cho… cười (tươi như hoa), cũng quên mất đau và cứ muốn nằm dài dài trong quân y viện. Cháu nghe ông nội kể mà thèm, mong chóng đủ tuổi vào bộ đội, để theo chú Đại Caca bên Công An chỉ huy hợp đồng tác chiến để được làm… thương binh.
Ồ, nhưng mà làm thương binh như bốn chú, nay cháu tìm hiểu ra sự thật, thì không khá chút nào. Không thể gọi các chú là thương binh thương công được. Vì các chú là những kẻ bị lừa. Cháu nhấn mạnh: không phải các chú là “bốn con lừa”, nhưng các chú bị lừa. Các chú đã không đi đánh giặc mà các chú đánh dân. Các chú chẳng may bị thương không phải do đạn giặc, mà do đạn dân. Dân không tấn công các chú, nhưng dân bị các chú tấn công cướp đoạt đất đai tài sản do âm mưu của bầy quan cấp trên của các chú, nên đã buộc lòng nổ súng với mục đích tự vệ. Như vậy thì dù khoác trên mình bộ quân phục hay công (an) phục, các chú đã hành động trong tư cách của những tên cướp. Điều này được ông Thủ tướng Dũng xác minh, chỉ qua một cách nói khác đi mà thôi: “cưỡng chế trái pháp luật”.
Cháu viết như vậy không có ý buộc tội các chú. Cháu hiểu, chẳng qua các chú cũng chỉ là những nạn nhân. Chính cháu đây cũng là nạn nhân. Và cả nước đang là nạn nhân của một cú lừa vĩ đại và dai dẳng. Cũng may là nay có tiếng bom gaz, tiến súng hoa cải Đoàn Văn Vươn đánh thức mọi người vươn dậy ra khỏi cơn mê.
Cháu chúc các chú chóng bình phục vết thương thể xác, và sớm phục hồi nhân phẩm, lương tri, và những truyền thống tốt đẹp của giống nòi Việt Nam.
Cháu Cu Tèo 

Bị bắt quả tang xả thải ra sông – Tổng giám đốc: Đỗ Thị Thu Hằng – đại biểu Quốc hội khóa XIII


Kiểu này thì Bà chị Beo kêu “cuốc hội” cũng không sai mấy!!!!!?


Vụ Sonadezi: Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội bảo chờ 
Uuyên Thư – Trung Anh (TT) - Sáng 15-8, bà Đỗ Thị Thu Hằng (chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc Tổng công ty Sonadezi Đồng Nai – đơn vị chủ quản của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi – nơi vừa bị bắt quả tang xả thải ra sông), với tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã cùng với các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2 tiếp xúc cử tri tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi, thắc mắc về những vấn đề “nóng” của địa phương. Trong đó nổi cộm nhất là các vụ: nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi xả thải ra sông ở Khu công nghiệp Long Thành (Đồng Nai), vấn đề thủy điện Đồng Nai 6, 6A và việc vận chuyển bôxit đi qua quốc lộ 20…
Cử tri Nguyễn Văn Long (ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2) hỏi: “Vụ Sonadezi xả thải bị báo chí nói, các vị đại biểu Quốc hội có ý kiến gì không? Chúng tôi rất lo ngại sẽ còn các doanh nghiệp khác ở Đồng Nai xả thải gây ô nhiễm”. Thế nhưng, sau khi trả lời các câu hỏi khác của cử tri, các đại biểu Quốc hội đã… “quên” trả lời câu hỏi về chuyện Sonadezi xả thải ra môi trường. 
Khi chuẩn bị kết thúc buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Trung (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2) “nóng ruột” nên đứng dậy nhắc: “Chúng tôi hỏi vụ xả thải của Sonadezi nhưng chưa thấy đại biểu Quốc hội trả lời về vấn đề này. Đề nghị đại biểu Hằng trả lời”.
Sau một hồi đắn đo, bà Đỗ Thị Thu Hằng nói: “Hiện nay chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan chức năng, là cơ quan chủ quản, khi có kết luận cuối cùng chúng tôi sẽ phối hợp để xử lý theo kết luận trên. Nếu có sai sót chúng tôi sẽ sửa chữa đúng theo tiêu chí hoạt động của công ty”.
Sau buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Long bức xúc nói với các phóng viên: “Chúng tôi không hài lòng với câu trả lời của đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng, nếu cứ sai sót rồi sửa chữa thì liệu các công ty khác sẽ ra sao? Cứ phạt tiền rồi lại vi phạm nhiều lần như vậy thì còn nói gì nữa. Ngoài việc là đại biểu Quốc hội, bà Hằng còn là lãnh đạo của công ty mà trả lời chung chung như vậy là không được”.
Về lĩnh vực giao thông, đa số cử tri cho rằng việc cho xe chở bôxit 40 tấn đi qua quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769 là không thể chấp nhận được, bởi tuyến đường này dành cho xe tải nhỏ, đã xuống cấp, thường xuyên xảy ra tai nạn.
Liên quan đến việc xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, cử tri cũng bức xúc cho rằng nếu tiếp tục triển khai xây dựng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, làm ngập lụt nhiều diện tích và sẽ phá hủy nhiều diện tích rừng. Cử tri đề nghị đại biểu Quốc hội cần quan tâm xem xét và phản ảnh vấn đề này.

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?

Việt Hà, phóng viên RFA  -2012-02-23 Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.
AFP PHOTO Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.
 Dân làng được bầu cử trực tiếp?
Đây là một trường hợp hiếm hoi xảy ra ở Trung Quốc nơi đảng cộng sản luôn cố gắng tìm mọi cách duy trì quyền lực của mình ở mọi cấp. Sự việc này làm người ta không khỏi nghĩ tới Việt Nam, nước anh em láng giềng của Trung Quốc, vốn cũng có chế độ cộng sản độc quyền tương tự. Liệu Việt Nam sẽ sớm theo bước người anh em Trung Quốc, cho phép các cuộc bầu cử trực tiếp như vậy ở cấp địa phương? Việt Hà có bài tường trình sau đây:
Sự việc hàng ngàn người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông nổi dậy phản đối hành động lấy đất và tham nhũng của chính quyền địa phương vào hồi cuối năm ngoái đã khiến cho rất nhiều người Việt quan tâm. Nhưng có lẽ điều khiến nhiều người quan tâm hơn nữa là những diễn biến gần đây liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc nhượng bộ, cho phép người dân làng Ô Khảm được bầu cử trực tiếp, chọn lãnh đạo cho mình. Trong số những ứng cử viên có cả những người không phải là đảng viên đảng cộng sản.
Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.
Lê Hiếu Đằng
So sánh này không phải không có căn cứ. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai, tham nhũng ở địa phương đã khiến nhiều người dân chở nên bất bình. Cũng giống như Ô Khảm, tại Việt Nam, từ năm 1997 đã có vụ hàng ngàn nông dân Thái Bình biểu tình, nổi dậy, bắt giữ bí thư đảng ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, công an, đòi xử lý cán bộ tham nhũng tiêu cực. Sự kiện kéo dài nhiều tuần đã khiến cho họat động của tổ chức, đảng và chính quyền ở địa phương bị tê liệt hoàn toàn.
Gần đây nhất là vụ lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế đất trái phép của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn khiến người dân phải nổ súng chống cự. Sự kiện đã gây bức xúc trong dư luận suốt 2 tháng qua. Tiếp theo vụ Tiên Lãng, trong nhiều ngày nay, hàng trăm người dân ở Văn Giang, Hưng Yên và Dương Nội, Hà Đông đã tập trung về văn phòng quốc hội để yêu cầu các cấp trung ương phải giải quyết những khiếu kiện đất đai giữa người dân và giới chức địa phương kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, những người dân tham gia các cuộc biểu tình, khiếu kiện đất đai tại trung ương đều phản đối những lãnh đạo ở địa phương, ở xã, huyện đã tham nhũng, câu kết, bè phái, thu hồi đất trái phép hoặc đền bù không thỏa đáng cho người dân. Điều này cho thấy một thực trạng là những lãnh đạo tại địa phương, các xã, các huyện, đã không thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho dân.
doan-v-v-305xa.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.vn
Nói về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên ủy viên thường vụ thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định trong trang blog của blogger Nguyễn Quang Vinh rằng ‘lãnh đạo Hải Phòng đã không đủ tầm, không đủ sức, và không đúng’.
Điều này đặt ra sự nghi ngờ về thực trạng bầu cử những lãnh đạo các xã, huyện ở Việt Nam. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một người dân ở Hà Nội từng nhiều lần lên tiếng chống tham nhũng tại địa phương nhận xét:
“Qua 45 tuổi đầu, tôi chứng kiến bầu cử lãnh đạo ở Việt Nam thì tôi rất thất vọng, việc sắp xếp cán bộ của họ đều mang tính vụ lợi. Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có. Cá nhân tôi đã tìm cách gặp chủ tịch huyện hay ông bí thư huyện nhưng chả bao giờ gặp họ cả.”

Tự do ứng cử?

Họ vẫn rêu rao là họ là đại diện của dân, họ vẫn bảo là họ là đầy tớ của dân nhưng những đầy tớ này kiểu gì thì chỉ có xứ sở Việt Nam mới có.
Đỗ Việt Khoa
Từ trước đến nay, việc bầu chọn lãnh đạo hội đồng nhân dân địa phương đều do đảng chỉ đạo. Luật bầu cử hội đồng nhân dân năm 2003 của Việt Nam nói rõ tất cả mọi công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng hay trình độ văn hóa, nghề nghiệp và đủ 21 tuổi trở lên thì đều có thể tham gia ứng cử. Cũng theo luật này, thì những người muốn ứng cử phải được ủy ban mặt trận tổ quốc chọn lọc và giới thiệu. Và đây chính là chỗ để đảng kiểm soát việc chọn lựa người lãnh đạo, nói như lời của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh:
“Tất nhiên đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc, nên danh sách là phải được duyệt hết, đó là thực tế.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng việc sắp xếp này đã tạo điều kiện cho những lãnh đạo địa phương được đảng lựa chọn, có điều kiện tham nhũng, làm trái pháp luật.
“Họ sắp xếp, sự sắp xếp dẫn đến mua quan bán chức. Ông lãnh đạo ở trên thì sắp xếp cho vợ con, gia đình mình chiếm dần các chức vụ bất chấp sai phạm bao nhiêu. Hay trong bè đó có một số sai phạm thì họ bảo kê nhau, bảo kê tuyệt đối, dứt khoát, không chịu nhận lỗi, ví dụ như ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Cũng do tính bè phái như vậy mà mọi tố cáo tiêu cực đều rơi vào im lặng.”

000_Hkg5707306-305.jpg
Đại diện dân làng Ô Khảm phát biểu nhân cuộc biểu tình tố cáo các viên chức địa phương trưng dụng đất của họ mà không đền bồi thỏa đáng, ngày 21 tháng 12 năm 2011. AFP PHOTO.
Sự xuống cấp của đội ngũ lãnh đạo tại địa phương đã làm nảy sinh nhu cầu phải có bầu cử trực tiếp, nơi người dân tự ứng cử mà không qua sự chọn lựa của đảng, và các cử tri được quyền bầu chọn những người đại diện xứng đáng cho mình. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, Lê Văn Cuông nói:
“Tôi thấy vấn đề này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết đối với chính quyền cơ sở. Cho nên chắc chắn sắp tới đảng, nhà nước và quốc hội cũng nghiên cứu để đưa vào quy định pháp luật vấn đề cử tri bầu trực tiếp chủ tịch xã để thứ nhất phát huy quyền dân chủ của người dân, thứ hai là đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo với vấn đề quyền lợi, chế độ, chính sách, đảm bảo tất cả các mặt kinh tế xã hội của cơ sở với chính quyền, tạo điều kiện cho chính quyền gần dân, gắn bó với dân theo đúng quan điểm nhà nước của dân, do dân và vì dân.”

Đề án thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch xã đã từng được chính phủ đưa ra từ khoảng năm 2008 nhưng đã không được thông qua tại quốc hội lúc đó. Bí thư thành ủy Đà nẵng gần đây cũng đã có đề xuất cho phép thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên cho đến giờ, tất cả những phương án này đều chưa được chấp nhận. Ông Lê Hiếu Đằng giải thích lý do:
“Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.”
Chuyên gia Đông Nam Á, Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc đã từng nói rằng đảng cộng sản Việt Nam luôn học theo rất tỉ mỉ những chính sách của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Liệu những dấu hiệu tiến bộ tại làng Ô Khảm, Trung Quốc gần đây và những diễn biến phức tạp về tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay có khiến chính phủ Việt Nam sớm phải xem xét lại đề án thí điểm bầu cử trực tiếp? Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét:
“Không có đâu, ở Việt Nam có sự cấu kết chặt chẽ lắm, sự đàn áp cũng rất dữ dội, cho nên ở Việt Nam rất khó được như Ô Khảm của Trung Quốc vì tình hình dân trí còn thấp, mà lâu nay giáo dục của ta đã làm cho người ta hèn nhát rồi, nên không có chuyện như Ô Khảm đâu.”

Ông Lê Hiếu Đằng thì bày tỏ sự nghi ngờ về dấu hiệu dân chủ ở Ô Khảm vì cho rằng chính phủ độc đảng ở Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu chia sẻ quyền lực. Việc cho phép bầu cử trực tiếp ở Ô Khảm chỉ là chiến thuật mà thôi. Tuy nhiên ông lại tin là người dân Việt Nam có thể tạo được áp lực cho những cuộc bầu cử tự do như vậy trong tương lai. Vấn đề chỉ còn chờ thời gian, bởi nếu không có thay đổi dân chủ từ địa phương thì rất có thể một Thái Bình thứ hai hay một Ô khảm của Việt Nam sẽ xảy ra. Và đến lúc đó tình hình sẽ không còn như Thái Bình 15 năm về trước.
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Gkt_Q5q0hb0

Kami – Từ Đoàn Văn Vươn đến hành động của dân oan

 Kami – RFA
Kami
-
Chắc chắn một điều khi gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn bị dồn vào bước đường cùng, để rồi có suy nghĩ tính toán đi đến quyết định chuẩn bị điều kiện và tiến hành tổ chức chống trả lực lượng cưỡng chế khu đầm nuôi thủy sản của ông và gia đình, mà chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và thành phố Hải phòng đã làm trái pháp luật. Thì có lẽ họ không lường trước được hậu quả ghê gớm của hành động tự vệ đã biến gia đình ông nói chung và cá nhân ông nói riêng đã trở thành những người anh hùng được đông đảo dư luận xã hội và người dân thương cảm, đồng tình. Và ngược lại đối với đảng CSVN và chính quyền của họ thì là sự thất bại không lường trước về sự mất tín nhiệm của họ của đa số không chỉ người dân, mà  kể cả các cựu tướng lĩnh cao cấp đã từng giữ trọng trách trong bộ máy đảng và chính quyền ở Việt nam như cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông Phạm Thế Duyệt Chủ tịch MTTQ Việt nam v.v…
Tất cả mọi người cùng không chấp nhận việc sử dụng một lực lượng công an, quân đội và chó nghiệp vụ tấn công và hủy hoại tài sản của người dân lương thiện nhằm mục đích trục lợi cho nhóm cá nhân một số quan chức các cấp đảng và chính quyền tại thành phố Hải phòng. Nhưng hậu quả ghê gớm hơn của sự kiện này mà không chỉ ông Đoàn Văn Vươn và nhiều người không ngờ tới, đó là qua sự kiện này sự bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc của các cán bộ lãnh đạo cao cấp ở thượng tầng lãnh đạo đảng CSVN mang tính chất trên (trung ương) bảo dưới (thành phố) không nghe. Hay có người còn đánh giá rằng đó là biểu hiện mầm mống của sự cát cứ và loạn 12 sứ quân.
Quay lại ngày 10.02.2012, tại buổi làm việc với các cơ quan ban ngành có liên quan, kể cả lãnh đạo chính quyền thành phố Hải phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận “… UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao kể cả việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn”. Đồng thời kết luận của thủ tướng đã yêu cầu 6 điểm cụ thể với lãnh đạo thành phố Hải Phòng và yêu cầu khẩn trương thực hiện nghiêm túc một cách nhanh chóng. Những kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng, được dư luận cho rằng Thủ tướng đã đánh giá đúng đắn và nêu rõ những sai phạm, khuyết điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Các kết luận đã thể hiện sự khách quan và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân. Vì lẽ đó ai cũng nghĩ dư luận xã hội về vụ việc này sẽ hạ nhiệt vì mọi người tin tưởng vào quyền uy của ông Nguyễn Tấn Dũng một ủy viên Bộ Chính trị, người đứng đầu cơ quan Hành pháp. Xong cũng không ít người (trong đó có tôi) nghi ngờ về một ông thủ tướng chưa hề kỷ luật một ai và cho rằngnhững kết luận đó của Thủ tướng chỉ mang tính chất đối phó, được xem như là việc rút củi dưới đáy nồi nhằm mục đích giảm bớt sự bức xúc của dư luận xã hội.Không chỉ vì trong vòng 20h đồng hồ chính quyền Hải Phòng đã ra quyết định bổ nhiệm ông Phó chủ tịch UBND Đỗ Trung Thoại nhân vật đầy tai tiếng giữ chức Tổ trưởng tổ công tác xử lý những vấn đề liên quan đến vụ cưỡng chế hòng chọc tức ai đó. Mà đỉnh điểm là việc ông Nguyễn Văn Thành Bí thư thành ủy Hải phòng dám công khai nói ngược với ý kiến kết luận của Thủ tướng tại cuộc gặp giữa ông Bí thư Thành ủy Hải phòng với các cụ cán bộ cách mạng lão thành ở CLB Bạch Đằng – Hải phòng ngày 17.02.2012. Cụ thể ông Nguyễn Văn Thành nói rằng “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công ban – bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có bậc lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch, trốn nợ thuế, không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng trệ sản xuất!!!”.
Phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành đã bị các cán bộ hưu trí, lão thành phản đối ngay tại diễn đàn hội nghị vốn có sự hiện diện của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, diễn giả chính của buổi nói chuyện. Tới mức theo tin cho biết “Bác Châu, một thương binh cụt tay, nguyên là cán bộ Ban tuyên huấn Thành ủy Hải phòng nghỉ hưu, đã không thể nén được bức xúc, nhảy lên diễn đàn, chỉ mặt Bí thư Thành ủy nói như hét: Đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Cả hội trường vỗ tay ủng hộ.” . Và để rồi một số cán bộ, đảng viên lão thành ở Thành phố Hải Phòng vừa gửi “báo cáo” lên các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phản ánh việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu “trái với kết luận” của Thủ tướng Chính phủ tại một cuộc nói chuyện dành cho cán bộ cao tuổi hôm 17/2/2012.
Hàng trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội. (RFA)

Đây có phải là sự bộc lộ mâu thuẫn gay gắt giữa lãnh đạo cấp ủy đảng thành phố Hải phòng và cán bộ đảng viên đảng CSVN hay không? Nếu ráp nối những vấn đề trên chúng ta sẽ thấy mâu thuẫn nội bộ trong đảng CSVN ở mọi cấp, mâu thuẫn giữa lãnh đạo trung ương với lãnh đạo địa phương, giữa lãnh đạo địa phương và các cá nhân các đảng viên hình như đã trở thành mâu thuẫn mang tính đối kháng. Nếu đúng thực tế như vậy thì đây sẽ là một điều nguy hiểm chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử 82 năm của đảng CSVN và 67 năm cầm quyền của họ. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là việc một Bí thư Thành ủy một thành phố trực thuộc trung ương dám cả gan chống lại Thủ tướng chính phủ thì có lẽ dứt khoát là phải là một việc làm có toan tính kỹ của cả một nhóm thế lực đứng sau chống lưng, mà ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành chỉ đóng vai trò là tên lính xung kích “giơ đầu chịu báng”.
Nói tới chuyện này, hẳn chúng ta không thể không nhắc tới chuyến đi thăm chúc Tết Thành ủy và chính quyền thành phố Hải phòng dịp Tết Nhâm Thìn mang tính chất hơi đặc biệt khác thường của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang sau khi xảy ra vụ Tiên lãng. Và chắc không phải vô tình mà ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò Tổng Bí thư đảng CSVN và ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước, ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội không hề lên tiếng về vụ Tiên Lãng. Nhưng trong buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 13/9/2011 (chuyện đã cũ), ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhận xét: “Nhiều khi tôi vẫn nói đùa là ở trên này nghe rất nhiều chuyện đau đầu nhưng về với nông dân là thấy khác. Không phải được tất cả mà cơ bản là được.”. Ông Nguyễn Phú Trọng nói như thế có nghĩa là mọi chuyện đảng CSVN giải quyết cơ bản đều đúng đắn, thì chuyện của ông Đoàn Văn Vươn và gia đình cũng chỉ là việc nhỏ?
Cũng không thể không nhắc đến chuyện của một phía khác, như chuyện Trung tướng Phạm Quý Ngọ kể rằng “… ngay cái buổi chiều họp với Thủ tướng, Thứ trưởng Ngọ đã thống nhất với Thanh tra việc thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là không sai, đúng luật. Tham mưu như vậy rồi nhưng về ông Ngọ vẫn băn khoăn. Suốt đêm, ông xem lại toàn bộ hồ sơ, các quyết định, đối chiếu với luật luất đất đai từ năm 1987, đến năm 1993 và gần đây nhất là Luật đất đai năm 2003. Để rồi hôm sau, lại chính ông báo cáo lại với Thủ tướng rằng, chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng làm trái luật.” Sao lại có chuyện lạ đời khó hiểu như vậy, làm gì có chuyện nhận thức của một ông tướng công an thay đổi trong 1 đêm. Không có lẽ đây là thay đổi về quan điểm đường lối của chỉ thị?
Trên mặt trận truyền thông của đảng và chính quyền cũng chia làm hai chiến tuyến, ủng hộ và lên án cách xử lý sai trái của chính quyền Tiên lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tương quan lực lượng cũng thấy thay đổi từng ngày. Phía ủng hộ thì ngoài hệ thống truyền thông của chính quyền Hải phòng, huyện Tiên Lãng còn có sự góp mặt của hai tờ báo Công An Nhân dân Cơ quan của Bộ Công an và Báo Công lý Cơ quan của Tòa án Nhân dân Tối cao, rồi thêm báo Đai đoàn kết đã có nhiều bài viết cố ý bao che hòng chạy tội cho đám quan chức Hải phòng gây bất bình trong dư luận quần chúng. Đặc biệt là báo Công an Nhân dân, kể cả khi đã có kết luận của thủ tướng vẫn kiên định chính kiến ủng hộ chính quyền Hải phòng, rồi VNN chiều 22.02.2012 có đăng bài “Thứ trưởng Bộ Công an: “Không để vụ Tiên Lãng chìm xuồng”, thì tới tối cùng ngày nó đã biến … dạng, từ nội dung, tên tác giả cho tới cái tựa, được đổi thành là “Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Xử lý đúng người đúng tội vụ án ở Tiên Lãng’”, tên tác giả NV Nguyễn Quang Vinh cũng biến dạng thành … “VietNamNet”, và bức hình nhà văn Nguyễn Quang Vinh cùng thứ trưởng Ngọ cũng không còn nữa. (xem bài gốc ở đây). Đây có thể coi là sự giành giật truyền thông giữa các phe phái trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN và thế cờ của vụ án Đoàn Văn Vươn đã và đang có xu hướng bị lật ngược lại?
Qua các phân tích như trên cho thấy có một số khả năng sẽ xảy ra tiếp theo của vụ án Đoàn Văn Vươn:
  • Đây là một hình thức câu giờ để đánh lạc hướng dư luận, làm cho mọi người tưởng rằng có sự đấu tranh thẳng thắn, không khoan nhượng ( mà một số người hí hửng cho rằng đó là sự phân hóa hay mâu thuẫn gay gắt) trong nội bộ đảng CSVN, rằng họ sẽ giải quyết triệt để và thỏa đáng vụ án Đoàn Văn Vươn. Nhằm mục đích vớt vát, khôi phục uy tín của đảng CSVN và chính quyền.
  • Đây là biểu hiện của mâu thuẫn nội bộ trong đảng CSVN ở mọi cấp, mâu thuẫn giữa lãnh đạo trung ương với lãnh đạo địa phương, giữa lãnh đạo địa phương và các cá nhân các đảng viên và đã trở thành mâu thuẫn mang tính đối kháng chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử 82 năm của đảng CSVN và 67 năm cầm quyền của họ?
  • Đây là mâu thuẫn mang tính cục bộ địa phương giữa ban lãnh đạo thành phố Hải phòng và cá nhân ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà lý do cấp dưới bắt được tẩy (thóp) của lãnh đạo cấp trên mang tính nắn gân. Bởi trong thời gian giữ chức vị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quá nhiều điều tai tiếng cộng với sự giàu có bất bình thường của con cái mà nếu Thủ tướng không cẩn thận sẽ bị bật lại trắng bụng. Đây cũng có lẽ vì sao Thủ tướng im thin thít, không hề có bất kỳ phản ứng nào về việc ông Nguyễn Văn Thành Bí thư thành ủy Hải phòng dám công khai nói ngược với ý kiến Thủ tướng.
Nhưng vì bất cứ lý do gì đi chăng nữa thì cũng thấy sự nhạy bén, biết chớp thời cơ của hàng trăm bà con nông dân là dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) trong vụ việc của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.  Ngày 21.02.2012 họ đã có tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội để biểu tình để đòi quyền lợi. Mà theo họ tuyên bố “Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu…”
Trong lịch sử, đêm 09.03.1945, phát-xít Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ quân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Vận dụng thời cơ, từ ngày 9 đến 12-3-1945, Ban Thường vụ T.Ư Đảng họp Hội nghị mở rộng tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) ra bản Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản Chỉ thị rất chi tiết, cụ thể các việc cần phải chuẩn bị và tiến hành để: phát động một phong trào kháng Nhật, cứu nước, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện. Và có lẽ nhờ đó họ đã thành công trong việc giành chính quyền về tay mình một cách nhanh chóng.
Nghe nói hiện nay cũng có không ít các tổ chức hội đoàn chính trị trong nước và hải ngoại tiến hành công cuộc đấu tranh giải thể thể chế chính trị độc tài cộng sản hiện tại, mà tuyệt đối không thấy bất kỳ tổ chức nào tận dụng cơ hội này để cho ra một bản Tuyên bố “Vụ án Đoàn Văn Vươn và hành động của dân oan chúng ta”. Nội dung kêu gọi bà con dân oan trên tất cả các tỉnh thành phố cả ba miền thống nhất tập trung tại Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn theo ngày giờ, địa điểm cụ thể, như việc từng diễn ra trong 11 cuộc biểu tình chống Trung quốc năm 2011. Chuyện chống Trung quốc thì còn xa vời, chứ còn biểu tình để đòi đất, đòi nhà của mình bị cướp là quyền lợi sát sườn của mỗi cá nhân thì chả ai họ từ chối. Họ còn tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu… đó thôi.
Tình thế lúc này là hết sức thuận lợi về mọi mặt, gía như có ai hay tổ chức chính trị nào tiến hành việc nhỏ này thì tin tưởng chắc chắn nó sẽ tạo một hiệu ứng và kết quả bất ngờ hơn cả vụ tiếng bomb Đòan Văn Vươn mà chúng ta đã từng thấy.
Hình như người Việt mình bây giờ không ai biết làm chính trị thì phải, không biết làm chính trị thì sao có được cách mạng? Trộm nghĩ, gía như tôi mà có điều kiện làm chính trị chắc sẽ khác. Nhưng vì tôi xác định không bao giờ tham gia chính trị nên nói vậy, ai biết thì thử làm xem thế nào?
Xem tôi nghĩ thế không biết có đúng hay không?
Ngày 23 tháng 02 năm 2012
———————–
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA


Tưởng năng Tiến – Một Nơi Còn Trắng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến  – RFA

 “Sẽ không để vùng trống, vùng trắng trong công tác kiều bào.”
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
Nghị quyết 36 được ký vào ngày 26 tháng 3 năm 2004. Ngay sau đó, lác đác, có tiếng vỗ tay tán thưởng:
- Nhạc sĩ Phạm Duy: “Chính phủ Việt Nam  vừa làm một chuyện hết sức ngoạn mục… Đó là một cách đưa tay ra với những người thua trận… Thật tuyệt vời. Đất nước đã đổi thay thế nào thì cùng lúc một viên tướng (ông Nguyễn Cao Kỳ), một nhà sư (thiền sư Thích Nhất Hạnh) và một nhạc sĩ lại cùng trở về.”
-  GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều tại Bỉ): “… từ khi nghị quyết này được ban hành, có nhiều con tim đã vui trở lại!”
Âm thanh của những tiếng vỗ tay này – nghe ra – có phần hơi gượng gạo và không được vang xa. Do đó, khi “viên tướng, nhà sư và nhạc sĩ cùng về” thì nơi những bản làng (heo hút) vẫn có những kẻ bồng bế, dắt díu nhau đi.
Ông Thắng A Di, 38 tuổi, là một trong những người đã ra đi trong cảnh muộn màng (và lỡ làng) như thế. Gốc sắc tộc Hmong, quê ở Bắc Hà, ông cùng cha mẹ vợ con rời Lào Cai đến Đắc Lắc, rồi vượt biên sang Lào, và từ đó vượt sông qua nước Thái.
“Cùng với 6.500 người Hmong khác, cũng chạy nạn từ Lào sang, gia đình ông Thắng A Di bị nhà cầm quyền Thái Lan coi là những di dân bất hợp pháp. Từ ngày 4 tháng 7, họ bị xua đuổi và không còn chỗ nào khác hơn là tập trung trên hành lang dài 2 KM, dọc theo con lộ chính nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng. Họ che những tấm vải nhựa, nhưng rõ ràng là khó vượt qua được cái nóng vẫn còn gay ắt, hoặc những trận mưa đầu mùa ở vùng đông Bắc Thái … Họ đã trải qua bốn ngày điêu đứng như người chạy loạn, không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết …” –  theo như tường trình của đặc phái viên Nam Nguyên, từ Bangkok, nghe được qua RFA trong hai hôm 07 và 28 tháng 7 năm 2005.
Ông Thắng A Di, và những người Việt Nam đồng cảnh (rõ ràng) đã đi không đúng lúc, và tới không đúng nơi – wrong time and wrong place – theo như cách nói của đời thường. Còn theo ngôn ngữ của (đương kim) Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thì họ đã đến những vùng trống và vùng trắng.
Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, vào ngày 10 tháng 7 năm 2008, ông Thứ trưởng đã long trọng tuyên bố: Sẽ không để vùng trống, vùng trắng trong công tác kiều bào.” Gần hơn, khi trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, hôm 7 tháng 6 năm 2009, nhân vật này còn cho biết thêm là sẽ có nhiều “khởi sắc” và “đột phá” trong chính sách đãi ngộ Việt kiều.
Với chủ trương “khởi sắc” và “đột phá trong chính sách đãi ngộ Việt kiều, và với quyết tâm “sẽ không để vùng trống, vùng trắng trong công tác kiều bào” của nhà nước Việt Nam (như vừa trích dẫn) tôi tin rằng số phận của ông Thắng A Di –  cũng như của của tất cả những người Việt ở Ban Huay Nam Khao, hay còn có tên gọi (thơ mộng) là Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng – sẽ hoàn đổi khác, nếu họ đi vượt biên… trễ lại độ vài năm!
Hai em gái Việt Nam (tám và mười tuổi) trong một động mãi dâm ở Svay Pak, cách Sứ Quán Việt Nam tại Phnom Penh chừng 10 cây số. Nguồn: Shanghai Star.
 Cũng bằng vào niềm tin này, và bằng vào nội dung của Chỉ thị 19 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 6 tháng 6 năm 2008 để chấn chỉnh “những hạn chế, yếu kém trong việc nắm tình hình người Việt Nam ở nước ngoài…”) tôi xin được để cập đến một nơi còn rất trống và rất trắng: Svay Pak, hay còn có tên gọi khác là  Khu Đèn Đỏ, hoặc “Mecca for paedophiles” (“Thánh Địa Ấu Dâm”) ở Cambodia.
Từ Phnom Penh, nhà báo Nicholas D. Kritstof, có bài tường thuật “The Evil Behind the Smiles”  về sinh hoạt của Việt kiều tại địa phương này (The New York Times – December 31, 2008) xin ghi lại một vài đoạn ngắn:
Sina (*) là người Việt, nhưng bị bắt cóc từ lúc mới tuổi 13, và bị mang vào Cambodia, để được tập dùng ma túy. Em kể sau đêm đầu tiên ở xứ Tháp Chùa, em tỉnh thức và thấy mình trần truồng, người đầy máu me, cùng nằm chung giường với một ông Tây da trắng, không biết người xứ nào, là kẻ đã bỏ tiền trả cho tú bà để phá trinh em.
Sau đêm đó, em bị khóa chặt trong phòng trên gác một khách sạn xinh đẹp để chủ chứa chào hàng với khách Tây hay dân đại gia Cam Bốt. Em kể là em đã bị tẩn nhừ đòn vì không chịu cười đùa và tỏ ra cợt nhả để quyến rũ khách mua hoa. Câu tiếng Miên đầu tiên mà tôi phải học thuộc, là ‘Em muốn làm tình với anh’, còn câu tiếng Anh đầu tiên của tôi thì quá tục tĩu, không thể nói ra ở đây, em kể.
Thế là Sina phải thuộc nằm lòng bài học tươi cười nhũng nhiễu với đàn ông thường bằng tuổi bố mình vì nàng không muốn no đòn do không kéo níu được một gã đàn ông. Nhưng cũng có khi em lảng tránh khách vì người ê ẩm do lao động thể xác quá độ, để rồi sau đó bị kéo đầu xuống phòng tra tấn nằm dưới tầng hầm.
Hầu như nhà chứa nào cũng có phòng tra tấn như vậy cả, em bảo. Các phòng này phải ngầm dưới đất để các tiếng rú của nạn nhân thét to không thoát ra bên ngoài làm người khác hay.
Cũng như ở bất cứ nhà chứa nào, phương thức tra tấn được dùng phổ thông nhất, là roi điện. Sina thường bị trói gô lại, nhúng vào nước, xong mới bị quất bằng dây điện cắm vào nguồn điện 220 volts từ tường. Những nhát roi như muốn xé thịt, nhiều lần làm nạn nhân té đái hay phọt cả phân, và xỉu tại chỗ.
Bị điện giật có vẻ thích hợp cho việc dằn mặt của kỹ nghệ đĩ điếm vì các nhát roi chỉ làm đau và gây kinh hoàng cho nạn nhân nhưng không để lại thương tích bên ngoài để làm giá cả món hàng thịt người bị giảm sút. Sau khi bị đánh và bị giật điện, Sina kể là em còn bị nhốt truồng như nhộng trong một quan tài gỗ đầy kiến lửa. Bên trong quan tài tối thui,ngột ngạt và chật chội đến nỗi em không thể dùng tay để phủi kiến. Nước mắt ràn rụa của em đã làm mấy con kiến bu ở khóe mắt trôi đi. Hình phạt bị nhốt vào quan tài thường kéo dài từ một đến hai ngày liền, và chuyện bị nhốt và bị kiến đốt đã trở thành cơm bữa.”
Đoạn văn thượng dẫn được chuyển ngữ bởi nhà báo và nhiếp ảnh gia NgyThanh, Trong một thiên bút ký của chính ông (tựa là Lẽ ra đừng tới) hiện đang đăng nhiều kỳ trên tuần san Thời Báo, tác giả cho biết thêm rằng:
“Svay Pak là làng điếm truyền thống gồm những căn nhà vừa gạch vừa bê tông làm nơi chứa gái bán dâm đến từ Việt Nam, công khai mời chào ‘boom boom’ (làm tình với bé gái) và ‘yum yum’ (khẩu dâm với bé trai) với giá mạt hạng chỉ 5 đô trong những vuông phòng chật hẹp được ngăn ra bằng ván ép xập xệ…
Va qua, thủ tưng Hun Sen đã thề (lại thề!) đi diện vi tệ nạn buôn ngưi, và bà Bộ trưởng Mu Sokhour đặc trách Các Vn Đề Phụ Nữ ha là nhà nưc sẽ chn chỉnh. “Chúng tôi thấy rõ ràng nạn buôn ngưi, đặc biệt là gái tơ t Việt Nam; ai cũng gặp chúng trong nhà chứa.”
Lời thề hay lời hứa, như vừa dẫn, tuy không có giá trị cao nhưng ít nhất nó cũng làm cho thiên hạ được an tâm (phần nào) vì những giới chức cao cấp nhất của Nam Vang đã thừa nhận rằng đất nước của họ có vấn đề. Hơn hai muơi năm qua, kể từ khi những tệ nạn ở Svay Pak được giới truyền thông thế giới lưu tâm, chưa bao giờ người ta được nghe một lời thề hay lời hứa (xuông) tương tự từ những viên chức Việt Nam có thẩm quyền, ở Nam Vang – dù khoảng cách giữa Sứ quán và Khu Đèn Đỏ (xem ra) chỉ độ… mươi cây số, và dù người ngoại quốc đã có kẻ (sốt ruột) phải lên tiếng than phiền.

Trẻ em Việt Nam được cảnh sát Cambodia giải thoát trong một cuộc bố ráp các động mãi dâm ở Phnom Penh. Nguồn AFP.
Ông Aaron Cohen, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm, trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi phóng viên Thanh Trúc (nghe được qua RFA, vào hôm tháng Giêng 2006) đã đưa ra nhận xét như sau:
“Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Việt Nam không tạo áp lực với Cambodia về vấn đề đó. Tôi nghĩ là chính ông đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh biết rõ các em gái nhỏ tuổi ở nước mình bị bán qua Cambodia mà không cố tìm cách ngăn chặn. Quả thực điều này tôi không hiểu ra.”
Câu chuyện còn khó hiểu hơn nữa nếu thiên hạ biết rằng nhà nước Việt Nam đã có thể gây áp lực khiến Nam Dương, và Mã Lai, phải đục bỏ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân – ở hai xứ sở này. Và theo The Jakarta Post (số ra ngày 1 tháng 8 năm 2009) họ cũng đang có yêu sách phải đóng cửa trại Galang, trong thời gian sắp tới.
Còn ở Cao Miên – nơi mà công an và cảnh sát Việt Nam có thể đi lại như chỗ không người, và họ đã thành công trong nhiều vụ bắt cóc người tị nạn ngay giữa ban ngày – việc hợp tác với chính quyền địa phương để xoá bỏ “Thánh Địa Ấu Dâm” (chắc chắn) là điều có thể thực hiện được, nếu Hà Nội thực sự quan tâm đến vấn để này, và thực lòng muốn làm như thế.
Sở dĩ phải rào đón trước sau (“như thế”) vì khi long trọng khẳng định “sẽ không để vùng trống, vùng trắng trong công tác kiều bào,” Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn – rất có thể – chỉ có ý muốn nói đến những vùng mà kiều bào có khả năng làm ra kiều hối mà thôi. Chứ còn ở Bản Làng Nơi Dòng Sông Trắng hay ở Svay Pak – những nơi mà Việt kiều không có cơm ăn nước uống hay phản bán thân nuôi miệng, và bán với giá rất bèo, nếu không thì bị “đánh đập mỗi ngày“ – thì chưa chắc đã là những vùng đất nằm trong đích nhắm của Chỉ thị 19 và  Nghị quyết 36.
Trong trường hợp này thì tôi xin lỗi là đã nói chuyện  lạc đề, và đã nói hơi lâu, làm mất thì giờ độc giả đã đọc đến dòng chữ cuối cùng này.
Tưởng Năng Tiến

  (*) Theo RFA (nghe được vào hôm 28 tháng 10 năm 2009) Sina tên thật là Nguyễn Thị Bích, quê ở Cần Thơ, vừa được trao Giải Frederick Douglass – hôm 13 tháng 10 năm 2009 – vì nỗ lực tự phục hồi bản thân cũng như quyết tâm phòng chống tệ nạn buôn người mà cô từng là nạn nhân.

Trần Đông Đức – Luận Ngữ Tâm Đắc

 trandongduc -RFA
http://img217.imageshack.us/img217/4032/lacho.jpg
Cách đây mấy hôm, mềnh viết bài “Hãy để Khổng Giáo lụi tàn” tạo được một số thu hút và tranh luận. Bên website danchimviet có tới mấy chục ý kiến. Có nhiều ý kiến dài tới cả trang đọc rất là sướng mắt. Đồng tình có, phê bình có, chỉ trích có – xin ghi nhận hết. Có người còn bảo mềnh quá nông cạn, xa rời giá trị đạo đức truyền thống. Ối! Giời ơi… Không đúng đâu! Mềnh viết bài đấy trong một trạng thái sâu sắc và có đức độ đàng hoàng. Với nhận thức rằng, người Việt Nam chúng ta đang hành xử theo một thứ gọi giả Khổng Giáo mà không biết chân Nho, chân Khổng đang nằm ở phương hướng nào. Thôi thì đề nghị hãy để cho nó lụi tàn không thì vướng mắc vào đấy, nhân dân Việt Nam còn khổ lâu dài.
Trong bài viết hôm nay, ở một góc cạnh khách quan khác, mềnh muốn giới thiệu về những tâm đắc trong Luận Ngữ. Tuy là ở dạng khái quát thôi, nhưng hy vọng qua đó để mọi người thấy rõ một số hình tướng căn bản của Nho Giáo để rồi tìm tòi thêm, để rồi dẫn đến một thái độ mới về sự quan sát cổ học tinh hoa.
Về mặt kinh văn chuyển tải Luận Ngữ, Trang Tử, Đạo Đức Kinh vv… nó lại có một giá trị văn học kinh điển nào đó trong văn hóa Trung Quốc. Cho đến giờ này, sự cô đọng của nó, sự khái quát phác họa của nó, cùng với những giá trị cổ văn, các sách này vẫn như một ngôi đền thiêng liêng mang tính tượng đài văn hóa trong Hán ngữ. Giá trị còn nằm ở chỗ ấy chứ không phải chỉ là về mặt nội dung “nguyệt điểu mông lung” của nó.
Không nói thì thôi, cũng nhờ các sách này mà nhiều người có hứng thú đặc biệt về chữ Hán (mà trường phái An Vi  – Kim Định gọi là Việt Nho). Người trẻ, nếu đã biết chữ “Nho” rồi thì sau này chuyển hệ sang học tiếng Trung Quốc như là ngoại ngữ hiện đại thì không khó khăn gì, vì đã quen mặt chữ gần hết. Cảm nhận kim cổ – biết người biết ta càng tăng thêm vời vợi.
Đối với nhiều người, đọc được chữ Hán cũng là điều thú vị, nhất là khi nghe các đoạn trong phim bộ Hồng Kông kiểu “Phong Vân Nhất Chuyển” trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký phải nói là tâm đắc. Nghe Đặng Lệ Quân hát bài “Thiên Ngôn Vạn Ngữ” phải nói là tâm đắc. Đọc sách Tàu từ nhỏ có thể dẫn đến những hứng thú này. Cũng nói thêm, tiếng Việt phong phú vì ý nghĩa của từng từ từng chữ được diễn giải bằng nhiều giai tầng mênh mang. Nhưng ngược lại, về quy phạm nội hàm và sự khái quát của từ vựng  thì tiếng Trung Quốc lại có ưu thế cũng vì nền cổ văn cô đọng kiệm lời ít chữ của nó.
Trở lại vấn đề “Luận Ngữ Tâm Đắc” trong các sách này – phải nói một cách chân thành đọc Luận Ngữ là rất là khó hiểu vì quan niệm thời xưa so với nhận thức của xã hội thời nay – thật là một trời một vực, khó lòng đem ra ứng dụng. Mà khi hiểu rồi thì lại thấy có nhiều chỗ mang tính dạy người tuân theo quy củ chứ đâu không có chất triết học như người ta ngộ nhận.
Trong tinh thần “bách gia giảng đàn” trên đài truyền hình Trung Quốc, các vị giáo sư toàn là tinh hoa “Khổng Học trung ương” mà giải nghĩa còn sai, cãi nhau liên tục về những ý nghĩa rất cơ bản cho nên mềnh đâm ra nghi ngờ nhiều thứ.
Tuy rằng, Luận Ngữ Tâm Đắc nhất của mềnh, không gì xa xôi bằng câu số 1, chương số 1 mang tên Học Nhi: (Câu này được coi là phổ biến nhất, ai đụng vào sách Luận Ngữ là biết ngay, và có thể người đọc Luận ngữ rút cục cũng chỉ có nhớ mỗi câu này) 學而時習之,不亦說乎!有朋自遠方來,不亦樂乎!人不知而不慍,不亦君子乎 ! “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ. hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ. Nhân bất tri nhi bất oán, bất diệc quân tử hồ” – có nghĩa là “Học mà phải ôn tập kìa, không vui sao hả. Có bạn từ phương xa tới, không sướng sao hả. Người không biết, ta không chấp, không là quân tử sao hả” (dịch sát nghĩa nhé!). Chỉ một đoạn văn ngắn thôi, nhưng mang tính khái quát cao độ. Nếu để nguyên bố cục thì có ba mệnh đề:
Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? “Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Có bạn từ phương xa tới đàm đạo, cũng chẳng vui sướng ư?
Nhân bất tri nhi bất oán, bất diệc quân tử hồ? Người đời không biết đến mình, cũng chẳng vì thế mà buồn, như vậy há chẳng phải là bậc quân tử sao?
Mấy cái chi chi hồ hồ trong cổ Hán ngữ có giá trị như các dấu chấm phẩy.
***Mấy đoạn in nghiêng đậm là diễn dịch một cách chính thức trên website http://hochanvan.blogspot.com.
http://img513.imageshack.us/img513/9590/090324095706confuciusch.jpg
Rõ ràng đây là một nhận thức, một quan điểm, một lối sống. Người đời sau thường ngắt các đoạn văn trong luận ngữ để khái quát hóa một  tình huống ví dụ như câu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” mà không cần phải nhớ tới cái bố cục toàn diện của nó.
Tính ra, cách chia phần mang tính “điển tích” này rất phổ biến, tạo nên trạng thái tâm đắc của người đọc sách. Nhưng nếu đọc kỹ thì thấy cái nội dung toàn diện này có gì quá đặc sắc không? Mềnh không nhận ra sự đặc sắc mang tính triết lý nào cả. Ở một trạng thái trầm tư nào đó, người ta có thể vời vợi mênh mang với nó và bỗng dưng gợi ý tới bất cứ cảm xúc nào mà con người muốn liên tưởng. Độc đáo cũng là ở chỗ đấy.
Sang tới câu đầu của chương hai gọi là Vi Chính (làm chính trị) có câu: “Vi chính dĩ đức, tỉ như Bắc Thần, cư kỳ sở nhi quần tinh cộng chi” (為政以德,譬如北辰,居其所而眾星共之) có nghĩa đại khái là:  Làm chính trị mà dùng đức, giống như ngôi sao Bắc Thần, vị trí để các ngôi sao khác hướng về.  Mềnh thích câu này vì nó mang tính hải đăng của trăng sao trên trời và cách nhìn vào thiên văn siêu thực diệu vợi của người xưa. Tuy không phản ánh được sự tương quan chặt chẽ nào về cơ chế nhưng nghe là thấy hay hay rồi. Đồng ý Bắc Thần có thể là ngôi sao sáng có sức lan tỏa nào đó, nhưng mà sức thu hút đem ra so sánh hoàn toàn không dựa trên một nguyên tắc lý luận nào (mềnh chưa bao giờ thấy sao Bắc Thần này á!). Xem xét kỹ các lối ẩn dụ trong các sách Trung Quốc thì rõ ràng mang tính đại khái cao độ. Có nhiều lối ví von mà ngay cả nguyên tắc hợp lý lúc đầu đã có sự chênh lệch lè ra.
Liên tưởng

Tuy nhiên, sang tới chương ba gọi là Bát Dật (múa tám hàng): có câu “Khổng Tử vị Quý thị: Bát dật vũ ư đình, thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã” (孔子謂季氏: 八佾舞於庭,是可忍也,孰不可忍也) Khổng Tử nói với họ Quý, đội múa có tới tám hàng, mà còn làm được, thế thì còn chuyện gì mà không làm được.  Nếu không hiểu bối cảnh giai cấp thời Xuân Thu; Thiên tử, chư hầu, công, khanh vv… thì không cách nào hiểu ý nghĩa của câu trên. Thời đó chỉ có Thiên Tử mới có đội múa tám hàng (gồm 64 người). Thế mà giai cấp khanh tướng mới lên như họ Quý (Quý thị) phá quy củ tự so mình ngang hàng thiên tử, giành hết uy thế cũng lập đội múa tám hàng để mua vui trong nhà. Việc này đã làm Khổng Tử tức giận đến mức không thể chịu đựng nổi vì họ Quý đúng là không biết sĩ diện phép tắc là gì. Câu chuyện chỉ là như thế!
Nhưng ở một vị trí liên tưởng tới tình thế xã hội thì người ta luôn luôn có thể mượn các câu chuyện như thế này để bày tỏ lòng cảm thán trước cảnh chướng tai gai mắt. Ví dụ trong trạng thái uất ức của Nho gia, họ Quý này cũng không khác gia đình Nguyễn Tấn Dũng bây giờ, thâu tóm quyền hành, vun vén gia tộc, làm cay mắt thế nhân. Dưới lập trường của Khổng Tử, đúng là bọn “tân hưng địa chủ” không biết ngượng là gì, chạy đông chạy tây để cố tạo dựng phong cách quý tộc bằng mọi cách. Trong sự cảm thán này, những việc xấu hổ như thế mà nó còn làm được, thì có chuyện gì xấu xa hơn mà chúng nó không dám làm.
http://img26.imageshack.us/img26/2460/img0011ahk.jpg
Nguyễn Tấn Dũng – Toàn Gia:  Đội Mũ Tai Bèo
Mà cũng đúng, nhà Nguyễn Tấn Dũng này thật là trơ tráo không khác gì gia đình họ Quý trong thời Xuân Thu làm Khổng Tử tức giận. Tranh quyền đoạt lợi nhất nhé!. Con gái thì cài cắm một cách ngang ngược, vừa là đảng viên đội mũ tai bèo, vừa lấy Việt Kiều quốc tịch Mỹ, lại vừa nắm luôn quyền lực ngân hàng tới bốn đại công ty (cộng sản á). Con trai thì đổi chức thứ trưởng nhằm lót đường cho sự nghiệp trị dân sau này. Con trai út nữa thì xưng là thủ lãnh du học sinh, về nước nắm quyền tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Khổng Tử sống dậy chắc cũng chửi Nguyễn Tấn Dũng là đồ phường múa tám hàng (bát dật).
Do đó, để nhìn một cách khách quan, Luận Ngữ – Khổng Giáo vẫn có nhiều câu chuyện có sự liên tưởng mang tính tuỳ ý với tất cả mọi bối cảnh, cho nên nội dung vẫn có giá trị bao trùm. Sự khái quát mang tính điển hình làm Kinh Thư cổ đại Trung Quốc luôn luôn mang tính phiếm chỉ, làm bài học để đời, đề cao lễ mạo và sự ám chỉ vào thế lực tăm tối.
Tuy nhiên, lập trường của Khổng Tử còn nhiều góc cạnh gay cấn và khắc khổ khác. Chúng ta chỉ cần nhìn chân tướng của học thuật Trung Quốc cổ đại theo tâm trạng dửng dưng để không cần nhắm mắt tôn thờ, không để những thủ đoạn bá quyền văn hóa áp đảo tinh thần. Có như thế mới không bị những thế lực cầm quyền dùng Khổng Giáo làm xiềng gông vào cổ.
Nhưng mềnh cũng đã từng nêu ra, đọc các sách cổ xưa Trung Quốc ít ai đọc và trích dẫn tới chương thứ ba. Vì sao?
***Ghi chú! tựa đề là mềnh nhái theo cuốn sách Vu Đan – Luận Ngữ Tâm Đắc bán chạy bên Tàu.


Trung Quốc: Hàng ngàn người về hưu biểu tình đòi tăng hưu bổng


Đập Tam Hiệp - Trung Quốc
Đập Tam Hiệp – Trung Quốc
REUTERS
Thụy My – RFI

Hãng tin Reuters trích nguồn tin từ Tân Hoa Xã ngày 22/02/2012 cho biết, hàng ngàn công nhân về hưu đã từng tham gia xây dựng đập Tam Hiệp tiếp tục cuộc biểu tình kéo dài suốt ba ngày qua tại Hồ Bắc, để phản đối những bất hợp lý trong chế độ lương hưu.
Người biểu tình đã tập trung lại sau khi đã diễu hành trên đường phố, phong tỏa một con đường chính của thành phố Nghi Xương, nơi đặt trụ sở tập đoàn Gezhouba (Cát Châu Bá). Tập đoàn này là nhà thầu chính của công trình đập Tam Hiệp, có số công nhân về hưu hiện lên đến trên 20.000 người. Các hình ảnh được đưa lên mạng cho thấy số lượng người biểu tình đông đảo đã làm giao thông bị rối loạn, công an phải thường xuyên trực chiến.
Theo báo chí Trung Quốc, thì những người biểu tình phản đối chế độ lương hưu bất công hiện nay của Gezhouba. Những công nhân nào về hưu trước năm 2006 chỉ được lãnh 1.500 nhân dân tệ mỗi tháng, còn những người về hưu sau thời điểm này được lãnh trên 3.000 nhân dân tệ. Họ cũng bất bình vì chính sách bảo hiểm y tế không hợp lý của tập đoàn này, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát.
Tân Hoa Xã cho biết, tập đoàn Gezhouba đã hứa hẹn sẽ xem xét các khiếu nại của công nhân và tăng lương hưu.
Từ cuối năm 2011, nạn lạm phát và kinh tế giảm sút đã gây ra nhiều cuộc đình công và xung đột tại Trung Quốc. Công nhân phẫn nộ vì bị trả lương thấp, phải tăng ca nhiều trong lúc quyền lợi không được bảo vệ. Thêm vào đó là hàng chục ngàn vụ biểu tình chống trưng thu đất đai và nạn tham nhũng.
Reuters cho biết theo một công trình của hai nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Nam Kinh năm 2011, thì trong năm 2009 tại Trung Quốc đã có đến 90.000 vụ nổi dậy, biểu tình, tập trung kiến nghị tập thể và các hành động phản đối chính quyền. Trong khi đó năm 2007 chỉ có 80.000 vụ phản kháng tập thể, và năm 2006 có 60.000 vụ.

Trung Quốc càng áp bức, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng trỗi dậy

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng nhân ngày mồng một Tết Losar cổ truyền của người Tây Tạng tại Dharamsala, ngày 22/02/2012.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng nhân ngày mồng một Tết Losar cổ truyền của người Tây Tạng tại Dharamsala, ngày 22/02/2012.
REUTERS/Stringer
Chính sách đàn áp ngày càng dữ dội của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, đang bị phản tác dụng. Thay vì ổn định được dân tình, hòa nhập được dân Tây Tạng vào cộng đồng Trung Quốc nói chung, chủ trương này đang ngày càng khuyến khích tinh thần dân tộc Tây Tạng. Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh phân tích.
Năm nay, 22/02/2012 là ngày khởi đầu ba ngày Tết truyền thống của cộng đồng Tây Tạng ở khắp nơi, từ vùng tự trị Tây Tạng cho đến các tỉnh lân cận tại Trung Quốc, nơi có đông đảo người Tây Tạng sinh sống, cũng như ở hải ngoại. Thế nhưng năm nay, không khí lễ hội không còn nữa. Chính sách khắc nghiệt của Trung Quốc đang áp đặt trên người Tây Tạng, đã làm dấy lên làn sóng tự thiêu trong gần một năm qua, phủ bóng đen lên những ngày Tết.
Trong không khí đó, rất nhiều người Tây Tạng đã quyết định không đón mừng ngày lễ cổ truyền trọng đại nhất của mình, mà dành dịp này để nghĩ đến những người vừa hy sinh mạng sống để đánh động công luận về ách áp bức của Trung Quốc đang đè nặng trên họ. Hành động tẩy chay ngày Tết cổ truyền của mình được xem là một hình thức nhằm thu hút mối quan tâm của thế giới đến chế độ hà khắc mà cộng đồng Tây Tạng tại Trung Quốc đang phải gánh chịu.
Theo nhiều nhà quan sát, chính sách đàn áp ngày càng dữ dội của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, đang bị phản tác dụng. Thay vì ổn định được dân tình, hòa nhập được dân Tây Tạng vào cộng đồng Trung Quốc nói chung, chủ trương này đang ngày càng khuyến khích tinh thần dân tộc Tây Tạng.
Với vụ tự thiêu gần đây nhất ngày 19/02/2012, theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, đã có ít nhất 22 trường hợp tự thiêu để phản đối Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Tứ Xuyên. Trước các sự kiện này, Bắc Kinh trước sau như một, đã cáo buộc những người tự thiêu là thành phần “khủng bố” và tố cáo những người “ly khai” là khuyến khích tự sát. Họ đã tăng cường an ninh đáng kể, sẵn sàng đàn áp ngay những phản ứng của cộng đồng người Tây Tạng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Lobsang Sangay, hôm thứ ba 21/02 vừa qua, đã kêu gọi cộng đồng Tây Tạng thôi không cử hành lễ Losar – tức là ngày Tết Tây Tạng – để phản đối chiến dịch trấn áp của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng.
Năm nào cũng đề cao cảnh giác, nhưng năm nay nghiêm ngặt hơn
Phải nói là Bắc Kinh năm nào cũng đề cao cảnh giác trước những dịp kỷ niệm không nằm trong danh sách chính thức. Đối với Tây Tạng, họ lo ngại nhất là thời điểm mồng 10 tháng 3, đánh dấu cuộc nổi dậy ở thủ phủ Tây Tạng Lhasa vào năm 1959, dẫn đến cuộc lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hàng năm, cứ đến tháng Ba, là an ninh lại được tăng cường tại vùng tự trị Tây Tạng để dự phòng bất trắc, các tu viện bị kiểm soát chặt chẽ hơn, du khách lên Tây Tạng bị thanh lọc kỹ lưỡng hơn. Thế nhưng năm nay, hệ thống bố phòng được đặc biệt tăng cường, không riêng vùng tự trị, mà toàn bộ khu vực cao nguyên Tây Tạng đã bị phong tỏa, nhất là hai huyện Cam Tư và A Bá thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Về ngày Tết cổ truyền của người Tây Tạng, gọi là losar, tức là năm mới – thông thường trong ba ngày lễ, người ta vừa ăn tết trong gia đình, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau hạnh phúc trong năm mới, vừa đến chùa cầu nguyện, theo đúng nghi thức Phật giáo.
Vào hôm qua, đứng ngày mồng một, chuông tại các tu viện Tây Tạng mỗi phút lại vang lên hai lần để đánh dấu thời điểm bước vào năm mới, nhưng nghi lễ đã được giảm đến mức tối thiểu vì lẽ kể từ khi chiến dịch đàn áp được tung ra tại Lhasa vào năm 2008, nhiều người Tây Tạng không đón mừng ngày Tết này nữa. Đó là một cách đánh dấu thái độ bất bình của họ đối với các hạn chế do chính quyền Trung Quốc.
Chính tân Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, ông Lobsang Sangay, cách đây vài hôm đã khuyến khích cộng đồng Tây Tạng khắp nơi không ăn Tết rình rang mà chỉ nên « đến các tu viện để cúng dường và thắp đèn đốt bằng bơ tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh cuộc sống của họ hay đang đau khổ vị bị chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc. »
Lời kêu gọi nói trên đã lập tức bị Bắc Kinh lên án. Hôm thứ ba 21/02 vừa qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cực lực đả kích quan điểm bị mệnh danh là của « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma » : « Từ năm ngoái, đã xảy ra những vụ tự thiêu mang động cơ cá nhân ở Tứ Xuyên và các khu vực Tây Tạng khác… Chúng tôi rất buồn vì những trường hợp tử vong đó (…) Nhưng theo những gì chúng tôi biết, rất nhiều vụ tự thiêu dính líu trực tiếp đên bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Trương Cang, một nhà nghiên cứu tại Viện Tây Tạng học ở Tứ Xuyên khẳng định :
Như thường lệ, những người lưu vong đã yêu cầu những người Tây Tạng còn ở trong nước là đừng ăn mừng năm mới với mục tiêu là để gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Họ sẽ tổ chức các buổi lễ nhằm vinh danh những người đã tự thiêu được họ tôn lên hàng « tử vì đạo », cũng nhằm bôi xấu hình ảnh của chính phủ Trung Quốc.
Trong thực tế, Trung Quốc đã làm rất nhiều cho vùng Tây Tạng. Chính quyền đã cho người Tây Tạng quyền tự do tôn giáo. Chỉ cần đi đến các địa phương đó là thấy ngay rằng các tu viện rất hoành tráng, sang trọng, và số lượng tu sĩ rất đông. Riêng Tứ Xuyên đã có khoảng từ 50.000 đến 60.000 nhà sư.
Tôi có cảm giác là tâm trí những người tự thiêu bị giới ly khai khống chế. Và rồi lại có vấn đề tài chánh nữa : người tự thiêu sẽ mang tiền bạc về cho thân nhân… Các tu viện thường tổ chức quyên góp giúp gia đình các tu sĩ tự thiêu, có khi họ thu được đến 2 triệu nhân dân tệ.
Tự thiêu để đánh động công luận về tình trạng bị áp bức
Đối với ông Vincent Metten, giám đốc văn phòng đại diện tại Bruxelles của tổ chức bảo vệ người Tây Tạng International Campaign for Tibet, hành động tự thiêu là hình thức đánh động công luận của người Tây Tạng bị áp bức. Trả lời RFI, ông xác định :
Đây là những tiếng kêu tuyệt vọng của dân chúng, vốn đã cảm thấy rằng họ không còn gì để mất nữa, và bây giờ họ muốn có thay đổi, muốn được tự do tôn giáo, muốn Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về.
Tất cả những thông điệp, những mong mỏi này đã không được chính quyền Trung Quốc lắng nghe. Chẳng những thế, chính sách cây gậy lại được áp dụng tại đây. Do đó, người Tây Tạng nghĩ rằng cách duy nhất để họ được nghe thấy là tự thiêu, vì như vậy chính quyền Bắc Kinh không thể che giấu thực tế.
Các vụ tự thiêu đã khiến Bắc Kinh lúng túng vì phải điều động thêm lực lượng an ninh đến mọi nơi, trong khu vực ca nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, theo bà Katia Buffetrille, một nhà nghiên cứu dân tộc học và chuyên gia về văn hóa Tây Tạng tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, làn sóng tự thiêu cũng có thể gây bối rối cho chính phủ Tây Tạng lưu vong. Trả lời RFI, bà Buffetrille giải thích :
Đức Đạt lai Lạt Ma đã lên án mạnh mẽ vụ tự thiêu đầu tiên đã xẩy ra tại New Delhi, Ấn Độ, vào năm 1998. Ngài đã thực sự phản đối cách hành sự này.
Còn gần đây, vào năm ngoái, ngài đã có bài một bài diễn văn, trong đó ngài tỏ ý rất lấy làm tiếc về những hành động tương tự, lấy làm tiếc là con người đã bị buộc phải đi đến đường cùng như vậy. Tuy nhiên ngài không lên án.
Theo tôi, sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma không lên án các vụ tự thiêu gần đây, đó là vì nếu ngài làm như vậy, điều đó sẽ nêu bật vấn đề là người Tây Tạng ở Tây Tạng không theo chính sách mà ngài chủ trương, một đường lối hoàn toàn bất bạo động, không chỉ đối với người khác mà cả đối với chính mình.
Dẫu sao thì chiến dịch đối phó với phong trào tự thiêu cũng như đấu tranh của người Tây Tạng mang một quy mô lớn chưa từng thấy trong những năm gần đây. Khu vực hầu như bị khép kín đối với báo giới ngoại quốc, và vùng cư dân Tây Tạng ở Tứ Xuyên hiện bị kiểm soát chặt chẽ không kém gì vùng tự trị Tây Tạng.
Trấn áp càng thô bạo, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng được hun đúc
Vấn đề, theo ông Vincent Metten là tức nước thì vỡ bờ, diễn biến hiện nay trên vùng cao nguyên Tây Tạng là kết quả 60 năm đàn áp thô bạo nhằm thủ tiêu văn hóa của người Tây Tạng. Với chính sách trấn áp ngày càng dữ dội, tinh thần dân tộc của người Tây Tạng ngày càng được nâng cao :
Đó là những hành động nhằm tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền rất nặng nề từ nhiều năm qua, và ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2008, từ lúc Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh và thẳng tay đàn áp làn sóng biểu tình ở Tây Tạng.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc được triển khai rất hùng hậu ở những vùng có biểu tình, phía đông thủ phủ Lhassa và nhiều thành phố khác. Một hệ quả khác chủ trương đưa người Tây Tạng đi cải tạo tư tưởng, không kể đến việc kiểm tra, bắt người, thủ tiêu v.v.. Các hành động này càng làm tăng thêm nỗi tức giận, oán ghét của người Tây Tạng đối với Trung Quốc.
Tại những vùng phiá Đông của Tây Tạng, cảm nhận về bản sắc dân tộc Tây Tạng rất mạnh. Và tinh thần bất khuất của người Tây Tạng giờ đây không còn ngấm ngầm nữa mà ngày càng bộc lộ công khai. Họ đã khẳng khái bày tỏ nguyện vọng của mình, vừa bằng những hành động tự thiêu tuyệt vọng, vừa qua những cuộc biểu tình bất bạo động. Một số vụ biểu tình này đã bị đàn áp, có người bị bắn chết.
Bên cạnh đó còn có những hành động phản kháng khác qua sách báo, hay những buổi cầu nguyện tổ chức ở Tây Tạng.
Chuyên gia Katia Buffetrille cũng ghi nhận xu hướng triệt để hóa tinh thần dân tộc nơi người Tây Tạng trong những năm gần đây.
Hiện nay có một phong trào, mà tôi nghĩ xuất phát từ vùng Khang (một trong ba vùng truyền thống của Tây Tạng ngày xưa), tên là Flakar, tức ngày Thứ Tư Trắng.
Vào ngày ấy, ngày càng có đông người Tây Tạng chỉ nói tiếng Tây Tạng thuần túy không dùng một từ tiếng Hoa nào cả. Và trong ngày này, người Tây Tạng tự đặt ra hình phạt nộp một đồng yuan nếu lỡ miệng sử dụng một từ tiếng Hoa.
Hiện nay vẫn có những trang blog, những bài hát, những bài thơ chẳng hạn, nói rằng « Tôi là người Tây Tạng, tôi mặc áo Tuba (truyền thống), tôi ăn bánh Shampa (loại bánh bằng bột đại mạch rang) ; Tôi là người Tây Tạng, tôi uống trà pha bơ, lãnh tụ của tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma ; Tôi là người Tây Tạng, tôi làm việc cho kháng chiến Tây Tạng ; Tôi là người Tây Tạng, tôi hãnh diện là người Tây Tạng ».
Nhìn chung, vấn đề Tây Tạng đang càng lúc càng trở nên gai góc hơn đối với Trung Quốc. Nếu trước đây, vấn đề thường đóng khung trong vùng Tây Tạng, thì ngày nay, thái độ bất mãn chống Trung Quốc đã lan rộng khắp nơi.

”ĐẤT ĐÒI” , ”ĐÒI ĐẤT” và ”GIÁO HUẤN của GIÁO HỘI về Xà HỘI” *

Phan văn Phước-Baotoquoc
Vào ngày 13.02.2012, trong buổi khai mạc ”Khóa Học Hỏi về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo”* tại Hội Trường Tòa Giám Mục Thanh Hóa, Đức Cha Nguyễn Chí Linh đã ”ngẫu hứng” phát biểu một đoạn về ”sứ vụ của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình”. Phần cuối của đoạn ấy như sau:
”Ngày hôm nay, do cố ý hay vô ý, do chưa được chuẩn bị để tiếp cận với những vấn đề thiết thân và nhạy cảm trong đời sống xã hội, do bối cảnh ra đời của UB nên khi đề cập đến Công lý & Hòa bình là người ta nghĩ đến việc đòi đất, đó là một cách hiểu méo mó lệch lạc cần phải được thay đổi. Kính mong Đức cha Chủ tịch trong những buổi học hỏi Giáo huấn Xã hội Công giáo sẽ triển khai và quảng diễn rõ hơn nội hàm của khái niệm Công lý và Hòa bình.” (”Ngẫu hứng” là từ mà Đức Cha Chí Linh đã dùng ở nơi khác. Kính mời quý Vị đọc đoạn phát biểu của ngài ở Link này: Những ghi nhận trong ngày đầu Khóa học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo của TGP Hà Nội tổ chức tại TGM Thanh Hóa « Tin Tức « Nữ Vương Công Lý .)
Trên đây là lý do của bài viết đã nêu tựa đề. Trước khi nói đến khái niệm ”Đất Đòi” và ”Đòi Đất”, tôi xin nhận định về các ý kiến khác của ĐC Chí Linh như sau:
1. Do chưa được chuẩn bị để tiếp cận với…
Qua câu nói vừa nêu, cũng ”do cố tình hay vô ý”, Đức Cha Chí Linh đã đánh giá quá thấp ”người ta” vì ngài nghĩ rằng ”người ta” chưa được chuẩn bị để tiếp cận với những vấn đề thiết thân và nhạy cảm trong đời sống xã hội. Chữ ”người ta” là ai? Đó là ”thiên hạ: one, they, people”. Phải chăng chỉ có HĐGMVN đã được chuẩn bị để tiếp cận với…? Còn Cha Chân Tín, Cha Phạm Trung Thành, Giáo Dân Thái Hà, Cha Lý, Cha Lợi, Cha Giải, Cha Quế, Cha Pascal Tỉnh, Đức Tổng Kiệt, Đức Cha Oanh, Đức Cha Thuyên, Đức Cha ở Hải Phòng, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, tín hữu mọi Tôn Giáo, đồng bào, nhiều đảng viên lão thành, ông Trần Mạnh Hảo, ông Cù Huy Hà Vũ, cô Lê Thị Công Nhân…đều là những người lạc hậu cả sao vì ”người ta” không có trình độ như HĐGMVN??? Phải chăng ”người ta” cần phải được thụ giáo lời gm Hợp ”khai tâm, khải Đạo” trong Khóa Học Hỏi Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội được tổ chức tại Thanh Hóa và phải chờ ”chỉ thị anh minh” của ngài ấy? Phải chăng vì chưa được nghe gm Hợp ”quảng diễn rõ hơn nội hàm của khái niệm Công Lý và Hòa Bình” mà Đức Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long đã ”vô ý” phản đối việc nhà cầm quyền nơi đây đơn phương biến cơ sở Đại Chủng Viện của Giáo Phận thành Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên cộng sản???
Gm Chí Linh lại thiếu thận trọng khi phát biểu nên tự mâu thuẩn với chính mình trước ”những vấn đề thiết thân và nhạy cảm trong đời sống xã hội”! Từ ”thiết thân” có nghĩa là ”liên quan mật thiết tới đối tượng nào đó” và, tùy trường hợp, cũng có nghĩa tiêu cực là ”đụng tới, làm điên đảo: toucher de près, boulevrser!” Cho nên, đảng ”lãnh đạo ăn cướp” ở Tỉnh Vĩnh Long đã làm xáo động tâm tư của đồng bào Công Giáo, nhất là của Vị Chủ Chăn Giáo Phận này bởi vì việc làm ác ôn ấy đã tác động đến ”quy củ, trật tự” của Đại Chủng Viện là đối tượng mà Nhà Nước CSVN luôn tìm cách phá hoại. Chẳng lẽ, đã ”được chuẩn bị để tiếp cận với…”, trong tư cách là Phó Chủ Tịch HĐGMVN, ĐC Chí Linh không có ”tiếp xúc, liên lạc” với Đức Cha Vĩnh Long, Lm và giáo dân ở đây? Hóa ra, ĐC Phó Chủ Tịch vẫn ”xa mặt, cách lòng” đối với Giáo Phận Vĩnh Long!!! Còn chữ ”nhạy cảm” của ngài có nghĩa là ”nhận thức nhanh bằng giác quan và tình cảm” Nhưng chẳng lẽ ĐC Chí Linh đã ”vô ý” trở thành ”thờ ơ, vô cảm” với Đức Cha cai quản Giáo Phận Vĩnh Long?
2. Một cách hiểu méo mó lệch lạc cần phải được thay đổi
Như vậy, qua cách nhận định ở trên, ĐC Chí Linh lại ”vô ý” giúp Nhà Nước CSVN cứ ”tự nhiên” tiếp tục chiếm đoạt đất đai, cơ sở của bất cứ Tôn Giáo nào ”không quốc doanh”!!!
Do ”ngẫu hứng” của ĐC Chí Linh, tôi xin nói đến việc tại sao ”ĐẤT ĐÒI” và ”ĐÒI ĐẤT”:
Theo Sáng Thế Ký, Thiên Chúa đã dựng nên Trời và Đất. Ngài gọi chỗ cạn là “đất”, khối nước tụ lại là “biển”…. Ngài thấy như thế là tốt đẹp. Sau cùng, Ngài dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài để cho con người làm bá chủ mọi loài khác và mặt đất. Ngài đem con người đặt vào vườn Êđen để ”nó” canh tác và giữ gìn đất đai. Theo Cựu Ước, qua bao thời đại, từ Adam và mãi về sau, con người đã phạm tội, mà vẫn được Thiên Chúa thương ban cho đất làm ”gia nghiệp”!
Sống được là nhờ có đất. Cho nên, con người gắn bó với đất của mình và tạ Ơn Trời đã làm ra đất cho họ hưởng nhờ. Sách Sáng Thế Ký có đoạn như sau: ”Chúa hiện ra với ông Abram và phán: “Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi của con.”…. Tại đây, ông ta dựng một bàn thờ để kính Chúa và kêu cầu Danh Ngài.”
Như vậy, đất cũng ”diễn nghĩa Tình Chúa và đòi” lòng biết ơn của Abram nên nó không chỉ là vật chất rắn ”khô khan” bao bọc bề mặt của Trái Đất như nhà thơ Chế Lan Viên nhận định: ”Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn.” Mà ngược lại, đất càng nên thơ, càng trữ tình, càng thiêng liêng khi có ”ta ở” như trong Ca Khúc Ngày Mùa: ”Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác, chiêu Hồn Quê bao khúc ca ngày mùa.”, và trong Tình Anh Lính Chiến: ”Xuyên lá cành, trăng lên lều vải. Lòng đất ấm thương tình đôi mươi.” Bản Quốc Ca của Chế Độ Cũ cũng là một bằng chứng rằng ”Đất đòi” công dân ”đứng lên đáp Lời Sông Núi!” Không chỉ người Việt mới biết gọi Lãnh Thổ của mình là Quê Cha, Đất Tổ hay Đất Mẹ như trong câu hát: ”Ngày qua, giã từ Đất Mẹ mà đi vì nghe Tình Quê, Tình Nước đôi bề.”, mà người Pháp cũng dùng chữ ”Patrie: Terre de nos Pères: Đất của Ông Cha!” Người Anh dùng cả hai chữ ”Fatherland; Motherland”. Người Đức thì chữ ”Vaterland”….Tóm lại, ”Đất Nước có đòi” thì người Việt mới nói hay hát: ”Chúng con xin thề giữ thơm Quê Mẹ. Xin Anh giữ trọn Tình Quê!”
Đối với người Công Giáo, Đấng đưa Dân mình vào Đất Hứa trong Tân Ước chính là Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa Cứu Chuộc, là LỜI HỨA đã thành hiện thực: Ngài là ”Maisen mới” đã chiến thắng Satan bằng Sự Phục Sinh từ cõi chết để giải phóng người tin vào Ngài thoát khỏi ách nô lệ. Ngài ban Bí Tích Thanh Tẩy là Chìa Khóa mở cửa vào ”Miền Đất Hứa” là Giáo Hội ở trần gian để, từ đó, người Công Giáo được lãnh nhận thêm bốn, năm hay sáu Bí Tích khác tùy theo từng đối tượng. Miền Đất Hứa ”tràn trề sữa và mật ong” (Xuất Hành 3,8) là hình ảnh báo trước Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu hôm nay, mà ĐẦU chính là Ngài và MÌNH của Ngài là Giáo Hội. Mà Giáo Hội là Nước Chúa ở trần gian thì phải có đất đai để xây dựng Nhà Thờ, Tu Viện, Giáo Xứ, Trường Học, Nhà Dòng, Tiểu và Đại Chủng Viện… Những nơi thiêng liêng để đào tạo Linh Mục và Tu Sỹ cho Giáo Hội được gọi là ”Nhà Chúa” như giáo dân thường nói: ”Tôi có con dâng mình vào Nhà Chúa.” thì huống chi là Thánh Đường đã được dâng lên Thiên Chúa, là nơi có Nhà Tạm để Chúa hiện diện ngày đêm. Cho nên, Đất Thánh, Đền Thánh Giêrusalem, Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, Giáo Xứ Đồng Chiêm; Cồn Dầu, Tam Tòa…”đòi” ở tôi tâm tình yêu mến. Hai chữ ”Việt Nam” đòi hỏi nơi tôi Lòng Ái Quốc như trong bài thơ ”Anh Hùng Vô Danh” mà phần kết là: ”Nhưng máu họ đã len vào mạch đất, thịt và xương trộn lẫn với Non Sông. Và anh hồn chung với tấm trinh trung, đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.” (Xin kính mời quý Vị đọc trọn bài thơ ở Link sau đây: Lời bài thơ Anh Hùng Vô Danh (Đằng Phương)
Như vậy, việc Giáo Xứ Thái Hà đòi đất Nhà Thờ của mình đã bị biến thành bệnh viện hay nơi ăn chơi trụy lạc, việc Đức Cha Vĩnh Long đòi đất Đại Chủng Viện và việc nhiều Tu Viện đòi lại cơ sở của mình (đã bị mượn hay bị Nhà Nước Cộng Sản vô thần chiếm đoạt) đều là ”một cách hiểu méo mó lệch lạc cần phải được thay đổi” như lời dạy của ĐC Chí Linh hay sao???
Nếu vậy, thà đừng có Tổ Chức gọi là Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đọc Compendium de la Doctrine Sociale de L’Église tôi không thấy câu nào giống lời gm Hợp tuyên bố như sau: ”Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo cùng đề cập đến một vấn đề nhưng ở mỗi nơi áp dụng mỗi khác tùy hoàn cảnh lịch sử, văn hóa…” Nói như vậy là gm Hợp đã bật đèn xanh cho đảng cộng sản trong việc đàn áp người đòi hỏi Công Lý và Hòa Bình!!!
Vì thế, nhân Danh Thiên Chúa Toàn Tri và Thánh Linh là Thầy của Ơn Khôn Ngoan, tôi cực lực phản đối gm Hợp và xin giải thích ý nghĩa của chữ ”Giáo Huấn”:
”Giáo” và ”Huấn” đều có nghĩa là ”dạy bảo”, được dùng theo cách ”điệp ý: cùng nghĩa”. Tiếng Pháp là ”Doctrine”, do gốc Latinh ”Doctrina” từ chữ ”docere, doctus” có nghĩa là ”enseigner: giảng dạy”. Cho nên, Giáo Huấn (Enseignement) của Giáo Hội về Xã Hội có nội dung bất di, bất dịch và phải được truyền lại nguyên văn và phải được áp dụng không sai lệch trong mọi hoàn cảnh lịch sử, cho mọi nền văn hóa. Tôi xin tạm dịch một số ý trong Giáo Huấn ấy như sau: ”Tài liệu này là chứng từ phục vụ được Giáo Hội trao cho nam giới và nữ giới trong thời đại của chúng ta, là những người được Giáo Hội tặng cho gia sản về giáo huấn xã hội theo cách đối thoại là chính Thiên Chúa ngõ lời với con người (…) trong Con Duy Nhất của Ngài đã xuống thế làm người…” (Un Humanisme Intégral et Solidaire, số 13) ”Giáo Hội cũng tặng nam giới và nữ giới trong thời đại của chúng ta, tức là người đồng hành với Giáo Hội, Giáo Huấn của mình về xã hội. Thật vậy, khi chu toàn sứ mạng của mình là rao giảng Phúc Âm, nhân Danh Chúa Kitô, Giáo Hội chứng minh cho con người biết phẩm giá của họ và ơn họ được mời hiệp thông với mọi người; Giáo Hội dạy cho con người những đòi hỏi của công lý và hòa bình phù hợp với Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa.” (số 3)
Ngoài ra, để chứng minh thêm rằng gm Hợp ”vô ý” diễn nghĩa sai về Giáo Huấn, tôi xin trích một  số ý theo bản dịch của Giáo Sư Nguyễn Đăng Trúc như sau: ”Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội* bám rễ sâu trong thần học, trong nổ lực truyền bá Phúc Âm và trong toàn bộ cuộc sống siêu nhiên của Giáo Hội….Vì thế, khi dấn thân thực sự vào các sinh hoạt văn hóa, người công giáo đóng góp kiến hiệu vào sự thăng tiến của văn hóa và công bằng: “Con người ngày nay và đặc biệt là người công giáo phải nghiêm chỉnh xét đến những điều kiện xây dựng nền tảng cho việc phát triển các dân tộc…. Tóm lại, người ta phải nhìn nhận ảnh hưởng của đoạn Phúc Âm theo Mát-thêu 25, 3-46 có tính cách quyết định và tác động trên lịch sử. Đoạn Phúc Âm nầy đã truyền bá niềm xác tín rằng bác ái đối với người đói, khát, người ngoại quốc, người trần truồng không có áo che thân, người bị tù đày là một cử chỉ yêu thương chính Chúa…. niềm tin vào giá trị tối thượng của bác ái đã làm đổi thay những mối liên hệ giữa con người với nhau, và vẫn mãi còn là một trong những phương thế mạnh mẽ nhất của Giáo Hội nhằm gây hưng phấn đạo đức và siêu nhiên nơi các cộng đồng con người.”
Nhưng đảng cs TOÀN TRỊ VN thì vô thần, vô luân, bán Nước nên họ chỉ có lịch sử làm tay sai ngoại bang và văn hóa của sự chết! Vì thế, việc ”thực thi công bình xã hội” ở VN là điều không tưởng: utopie!!! Trong mấy bài viết trước đây, tôi có đề cập đến chữ ”Inculturation” với nghĩa là ”đem Tin Mừng vào các nền văn hóa để thanh tẩy chúng, để Tin Mừng trở thành Men trong bột mà biến các nền văn hóa trở thành công cụ cho Nước Chúa ở trần gian.” Xin trích bằng chứng tóm tắt Giáo Huấn về Xã Hội như sau: ”Trong bối cảnh của việc dạy giáo lý, điều quan trọng trước hết là phải giảng dạy Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội thế nào để thôi thúc người học làm cho các thực tại trần thế thấm nhuần Tin Mừng và mang tính nhân bản. Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội* phải là nền tảng của một công trình đào tạo sâu sắc và bền bỉ, đặc biệt cho giáo dân. Một sự đào tạo như thế phải để ý đến những bổn phận của họ trong xã hội dân sự.” (Xin đọc: Tin Và Sống – Những Điểm Cơ Bản Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (3) *
Nhưng đáng buồn thay vì, bấy lâu nay, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, mà gm Hợp là chủ tịch, đã phát biểu nhiều điều ngược với Danh Xưng của mình!!! Kính xin HĐGMVN làm theo ba lời nguyện trong Kinh Lạy Cha và noi Gương Anh Dũng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam để giáo dân khỏi tuyệt vọng, để Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo sẽ ghi nhiều điểm son của các ngài và để các ngài trả lời về Lẽ Công Bằng trong ngày phán xét riêng và vào Ngày Cánh Chung trước Nhan Thánh Chúa Giêsu là Vua và Chánh Án Tối Cao.
Kính xin HĐGMVN vui lòng đọc kỹ phần kết của bài ”Cách Nhìn Mới của Giáo Hội về Giáo Huấn Xã Hội” như sau để các ngài an tâm, đứng lên đòi Công Lý và Hòa Bình: ”Nếu chữ Giáo Huấn* gặp phải một số khó khăn về tên gọi, do những lời chỉ trích phát xuất từ các tiền kiến ý thức hệ, thì không ai có thể chối cãi rằng trong thực tế Giáo Hội đã giáo huấn và còn mãi giáo huấn để xã hội con người đi theo ánh sáng Phúc Âm và lương tri. Kinh nghiệm tích lũy nầy được tài bồi dần hồi như một thứ đạo đức xã hội và phải được mỗi thế hệ kitô hữu bảo trì, nó “cần đến sự đóng góp của tất cả những đoàn sủng, kinh nghiệm và khả năng khác nhau”. Tóm lại, Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội gắn liền với ơn gọi của mình là đi và giáo huấn tất cả các dân tộc cho đến ngày tận thế.(GS Nguyễn Đăng Trúc dịch.)
Đức Quốc, Thứ Tư Lễ Tro, 22.02.2012
Đaminh Phan văn Phước
*Tôi dịch các chữ ”La Doctrine Sociale de L’Église” (The Social Doctrine of The Church) sang tiếng Việt là: ”Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội” thay vì ”Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội” hay là ”Giáo Huấn Xã Hội (của) Giáo Hội Công Giáo” bởi vì tránh hiểu lầm theo tiếng Việt như sau: ”Xã Hội của Giáo Hội”. Trong tựa đề bằng tiếng Pháp, chữ ”Sociale” là tính từ với nghĩa: ”về xã hội; cho xã hội”. Tiếng Đức dùng chữ ”Soziallehre: Giáo Huấn về Xã Hội”, chứ không phải ”Học Thuyết”!!!

THÁCH THỨC ĐẢNG CỘNG SẢN TRƯNG CẦU Ý DÂN

Nguoithathoc 1959- Baotoquoc
Tất cả đường lối chính sách của đảng cs VN từ năm 1930 đến nay đều được ban tuyên giáo cộng sản tận dụng hai chữ Nhân Dân để bao biện những sai lầm gây ra tội ác, điển hình là giai cấp Công Nhân và Nông Dân. Đầy là thành phần bị cộng sản lợi dụng nhiều nhất, và cũng chính giai cấp công – nông là công cụ, lá chắn an toàn nhất, để đảng cộng sản cướp chính quyền, mà khi ấy lũ người “chỉ biết còn đảng, còn mình” chỉ là những tên cắc ké để sai vặt, hay khủng bố thủ tiêu đối lập cách lén lút, hoặc giải quyết chuyện “tình tính tang” của Hồ chí Minh với bà Nông thị Xuân bằng “tai nạn” giao thông. ( Hồ Chí Minh Và Cái Chết Của Nông Thị Xuân – Vũ Thư Hiên  – vantuyen.net)
Nhưng cũng chính thành phần “Công – Nông” là chịu thiệt thòi nhiều nhất, khi đã giúp đảng cộng sản bước lên ngai vàng. Người cộng sản rất thành công khi lừa bịp được tầng lớp ít học, nghèo khó bằng những chiếc bánh vẽ hấp dẫn, đầy mùi vị nhưng chỉ có thể cảm nhận bằng trí tưởng tượng phong phú từ những chiếc loa mồm hoặc loa phường của ban tuyên giáo cộng sản.
Cộng sản khó lừa được nhân sĩ – trí thức, nhưng phải thừa nhận không ít người vì sợ hãi và cả vì hèn nữa, đã cam tâm đứng về phía cộng sản, gây ra tác hại không nhỏ cho người Dân miền bắc thời bấy giờ.
Tàn sát Dân lành trong cuộc “cách mạng long trời lở đất” qua chính sách cải cách ruộng đất theo lệnh Tầu cộng của đảng cộng sản, đứng đầu là ông Hồ chí Minh, khi ấy cũng có mặt những văn sĩ, thi sĩ từng làm say mê những người yêu văn chương, thi ca của họ một thời, và họ cũng không vắng mặt khi nhân sĩ – trí thức bị đi đày vụ “Nhân văn giai phẩm”.
Thơ – văn chỉ một thời, mà thân bại danh liệt là một đời cho những người lầm lạc tệ hại. Còn gì nữa không để “Cảm ơn đời , mỗi sớm mai thức dậy, còn được thêm ngày nữa để yêu thương” (Rabindranath Tagore.)
Trong cuộc sống bần cùng của người Dân, ngày không đủ bữa, sự thèm khát biến đổi con người từ tử tế sang hành động độc ác là điều dễ xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh, xã hội nào. Người cộng sản đã khai thác tận cùng cái đói của người Dân, để sai khiến họ bằng chế độ tem phiếu. Đó chính là bản chất của cái gọi là “đạo đức Hồ chí Minh” vậy.
Bần cùng sanh đạo tặc, cồ nhân nói không sai, và trong cảnh cùng khổ kéo dài trong chế độ cộng sản, miệng đời cũng mỉa mai thành ngữ này “Bần cùng sanh đạo tặc – không ăn cắp vặt, lấy con c…gì ăn”. Và mỗi năm hai thước vải thô…làm sao che nỗi cụ Hồ em ơi v.v… Người miền bắc sống trong “Thiên đàng” XHCN còn cay nghiệt ví ông Hồ như cái lổ…đẻ, thì miền nam, người Dân đã quen với lối sống no cơm ấm cật, làm sao đủ sức chịu đựng cảnh sống “Xuống Hàng Chó Ngựa” sau khi cộng sản cướp được miền nam. Làm sao họ có thể tưởng tượng nỗi có ngày họ phải sống cùng chế độ mỗi tháng chỉ vài ký gạo cho mỗi đầu người ?!
Thời bao cấp của đảng cộng sản, đẻ ra hạng người nói dối và ăn cắp để tồn tại, từ Dân đến quan, chỉ trừ thành phần cộng sản cao cấp là thừa mứa từ chiến lợi phẩm cướp được của người Dân miền nam, mà tài sản nặng ký nhất là 16 tấn vàng ròng trong ngân khố nhà nước VNCH. Lại còn vu vạ cho tướng lãnh VNCH đã mang theo khi rút chạy. Thói đểu cáng, lưu manh thì khó có chính khách nào từ đông sang tây có thể hơn được những người lãnh đạo cộng sản, khi họ tiếp quản cơ sở vật chất gần như nguyên vẹn, chứ không bị phá hủy như thường thấy trong các cuộc chiến.
Việc tên Do Thái bẩn thỉu Kissinger đi đêm với Tầu cộng để bán đứng miền nam cho khối cộng sản quốc tế, và sự nghi ngờ tại sao cơ sở vật chất không bị phá hủy, kể cả hồ sơ tài liệu VNCH rơi vào tay giặc cộng, để chúng lùng sục bắt bớ, thủ tiêu nhiều quân dân cán chính VNCH là có cơ sở. Và chắc chắn hơn nữa khi Tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội Mỹ cất lên lời xin lỗi các cựu quân nhân, quân lực VNCH vì đã “bỏ rơi các bạn…” Ông còn khẳng định thêm trước lời xin lỗi rằng “Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng…”
Sự thất vọng khốn cùng, không của riêng người miền nam mà cả đồng bào miến bắc lúc đó cũng đã tiếc nuối, tưởng cộng sản bắc Việt đã đầu hàng, khi không lực Mỹ oanh tạc bắc Việt năm 1972, lúc cộng sản sắp kéo cờ đầu hàng thì đột ngột Mỹ ngưng oanh tạc…Sau này Mỹ cũng đã công bố trên Youtube việc cộng sản chuẩn bị đầu hàng cho cuộc chiến này. Đó là tin “động trời” làm tăng thêm sức nặng cho cái gọi là NGÀY QUỐC NHỤC 30.04.1975.
Nếu cộng sản bắc Việt không vâng lệnh khối cộng sản Nga – Tầu để tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam, hẳn đồng bào miền bắc không phải gánh chịu hàng tấn bom trút xuống đất nước có hình chữ S sức mẻ, mất đầu, mất đuôi hôm nay.
Ai đó đã nói ” Chiến tranh là những người không biết nhau – Giết nhau để phục vụ cho những người biết nhau, nhưng chẳng bao giờ giết nhau” . Nhưng ai là kẻ gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ vì ý thức hệ cộng sản?! Truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước của Ông Cha truyền lại sao không học hỏi, truyền thụ cho lớp trẻ, lại đi rước thứ chủ nghĩa chia rẻ, giáo dục hận thù giai cấp???
Vâng! Quân lực VNCH thua cuộc, không ai chối cãi, nhưng đầu hàng cộng sản thì không bao giờ. Trừ hèn tướng Dương văn Minh, có người em tên Dương văn Nhựt theo cộng sản. Và để chứng minh cho sự bất khuất, thà chết không đầu hàng giặc cộng, từ chiến sĩ bình thường cho nổ trái lựu đạn M67 để “chia sự tiết tháo” cùng đồng đội, cho đến hàng tướng lãnh tự bắn vào đầu để không rơi vào tay cộng sản. Điều đó quân sử gọi họ là Anh Hùng dù thua cuộc, bởi luận anh hùng xưa nay, không ai lấy sự thành bại để làm thước đo nhân cách, Vì thế chuyện “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn – Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay*” là thường tình. Gian tà có chiến thắng vì bất cứ lý do gì cũng không thể là chính nghĩa và sớm muộn sẽ lụi tàn.
Nói cách khác người cộng sản hoàn toàn thua cuộc, kể từ xâm lăng được miền nam. Nhiều người cộng sản đã sáng mắt, sáng lòng khi nhìn thấy cuộc sống của đồng bào miền nam phồn thịnh thực, chứ không hề là giả. điều đó tố cáo sự tuyên truyền của đảng cộng sản là bịp bợm, đảng cộng sản đã rơi mặt nạ từ ngày “chiến thắng” trong tủi nhục, nghèo đói, lạc hậu cùng mặc cảm thua sút cho đến tận bây giờ.
Việt Nam hôm nay và ngày mai, sẽ cũng chẳng bao giờ khác những tháng ngày đã qua, nếu tình trạng “vô chính phủ” vẫn tiếp điễn. Gọi là vô chính phủ vì tình trạng tham nhũng từ địa phương đến trung ương đã trở thành quốc nạn từ lâu, hầu như hết thuốc chữa, mặc cho lời “tuyên xưng đức tin” của ông Nguyễn tấn Dũng trước toàn Dân ở nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ nhất, cho đến nhiệm kỳ “tự bầu” lần hai ngày càng tồi tệ hơn, nếu không nói cả hệ thống đã thối nát tận cùng như chính các cựu tướng lãnh cộng sản thừa nhận.
Bình tĩnh nhìn vào sự thật lịch sử nước nhà, thì đất nước rơi vào thảm họa kể từ ông Hồ mang chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, và dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, những kẻ kế thừa sự nghiệp “vĩ đại” của Hồ chí Minh, đất nước bị buộc phải “khá hơn” nhưng nghèo đói vẫn đeo bám Dân tộc Việt Nam từ những ngày thành lập đảng cộng sản Đông dương, khởi đầu sự nô lệ ý thực hệ có chủ đích để hành động theo Liên – Xô đến lòn trôn giặc Tầu để đảng cộng sản tồn tại .
Gần đây thôi, khi Thế giới ngừng viện trợ các nước chậm phát triển mà Việt Nam là “ứng viên sáng giá”, vì đảng cộng sản tuyên bố chính sách xóa đói giảm nghèo đã tiến bộ nhiều, thế là ông thủ tướng VC Nguyễn tấn Dũng vội vã đăng đàng tuyên bố : Việt Nam vẫn là nước nghèo, cầu mong “ơn trên” ở nước ngoài soi xét lại. Thật tủi nhục trăm bề cho người Việt trong chế độ cộng sản.
Nhìn vào số người khởi kiện – khiếu kiện bị quan chức địa phương cướp đất, cướp tài sản từ bắc chí nam, sẽ thấy tình trạng vô chính phủ đã đến hồi trầm trọng, đời sống công nhân bị bóc lột thậm tệ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình vì tiền lương không đủ sống, để ông thủ tướng lại kêu gào “ra lệnh” cho tổng liên đoàn lao động cộng sản phải báo cáo kịp thời, cũng như dùng mọi biện pháp ngăn chận các cuộc biểu tình phải giảm 50% trong năm 2012. (BBC 22.02.2012)
Nhìn vào kết luận của TTg Nguyễn tấn Dũng về vụ Tiên Lãng để thấy quan chức tại Tiên Lãng đã “vâng lệnh” thủ tướng như thế nào, hay lời nói của ông thủ tướng chỉ ngang bằng tuyên bố chống tham nhũng dù ở cấp nào, khi ông nhậm chức thủ tướng lần đầu. (Quyết định của Thủ tướng từ cái nhìn của một Luật gia – RFA. 22.02.2012)
Việt Nam ngày nay đã thật sự bất an, những biến động chính trị trong thời gian qua cho thấy sự hỗn độn, tranh giành quyền lực, đấu đá nội bộ thì người Dân vẫn lãnh đủ mọi sự bất công từ bầy sâu dân mọt nước, đúng như lời ông chủ tịch nước VC Nguyễn tấn Sang đã nói, một con sâu đã khốn nạn cho Dân, huống gì cả bầy sâu.
Quá nhiều tệ hại khi nói đến nhà cầm quyền cộng sản, liệu người cộng sản có còn đủ tự tin khi nói với Thế giới rằng chế độ cộng sản là do “Nhân Dân lựa chọn” như ban tuyên giáo cộng sản thường rêu rao?!.
Xin thành thật chúc mừng, nếu người cộng sản còn đủ tự tin để tự tôn, rằng đất nước Việt Nam trước kia – hôm nay – ngày mai dù đói nghèo nhưng đó là lựa chọn của người Việt Nam?!
Và để chứng minh tính “chính danh” của đảng cộng sản cũng như Thế giới văn minh thừa nhận chũ nghĩa cộng sản tại Việt Nam là do toàn dân lựa chọn.
Thì sự THÁCH THỨC ĐẢNG CỘNG SẢN TRƯNG CẦU Ý DÂN là điều cần thiết.
nguoithathoc1959

NÔNG DÂN VÀ CÔNG NHÂN PHẢI ĐẤU TRANH GIÀNH LẤY QUYỀN SỐNG


Lạc Hồng – Baotoquoc
Con Người thật là Người Nhân Dân , không đơn độc là Người Nhân mà không Người Dân hay là Người Dân mà không Người Nhân . Bởi vậy trong ngôn ngữ của nhân loại mới có cập đôi nhóm chữ : nhân bản – dân bản , nhân chủ – dân chủ , nhân quyền – dân quyền . . . để diễn đạt căn bổn thiêng liêng của Con Người do tạo hóa ban cho đặc ân Nhân Dân ghép theo sau cả hai cùng một danh từ như bản , chủ , quyền . . .( tôi gọi là Ân Tam Tài : Thiên Nhân Địa trong Chủ Đạo Tứ Ân của Đạo Sống Hòa Sinh truyền thống của Dân Tộc Viêt nam ) .
A – QUYỀN SỐNG CỦA CON NGƯỜI ?
Nói đến quyền sống ta phải nghĩ ngay đến Quyền Sống của Người Nhân Dân , đó là Nhân Quyền và Dân Quyền .
– Nhân Quyền vốn bổn sinh nơi Người Nhân Dân là những quyền tự do cơ bản thuộc phạm vi cá nhân do tạo hóa ban cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc , sắc tộc , địa vị và giới tính trong xã hội , địa lý quốc gia trên toàn thế giới . . . như quyền tự do tư tưởng , tự do tôn giáo , tự do sống hạnh phúc . . . Nghĩa là tất cả những quyền cơ bản được qui định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ;
– Còn Dân Quyền là bao gồm những quyền thuộc phạm vị xã hội do Người Nhân Dân ( không phải Người Duy Tâm hay Người Duy Vật nhị nguyên phân biệt nhĩ ngã ) sáng tạo có tính cộng đồng một cách Hòa Sinh , còn được gọi là Quyền Công Dân , được kết ước bằng một văn bản gọi là Luật Pháp , như Quyền Chính Trị ( Quyền ứng cử bầu cử , quyền lập hội dân sự Nghiệp Đoàn Công Nông , quyền biểu tình . . .) , Quyền Dân Sinh Phúc Lợi An Sinh Xã Hội ( về Viện phí y tế phải được quyền ưu đải , chi phí bảo hiểm y tế nhầm phục vụ nhân sinh phải được đãi ngộ như một quyền lợi , quyền được miễn đóng học phí cho tất cả học sinh từ cấp mẫu giáo đến hết cấp trung học , quyền được hưởng lương hướng công nhân phải luôn luôn được điều chỉnh tăng theo giá trị của nhu yếu phẩm trên thị trường . . . )
Nhưng Pháp Luật phải lấy Nhân Quyền làm nền tảng được qui định qua bản Hiến Pháp . Hiến Pháp phải thể hiện minh bach Nhân Quyền ( không thể nào có một cái gọi là điều 4 phi nhân bản – dân bản theo kiểu Hiến pháp của Viêt gian Cộng sản ? ) .
Luật Lệ được qui định bởi những nghị định – nghị quyết của đảng hay của nhà cầm quyền vâng theo lịnh đảng Việt gian Cộng sản , chung cục lại là Lệ Tắc của Đảng quyền , không thể nào gọi là Luật Pháp mà gọi là Đảng Lệ . Đảng Lệ là Lệ Tắc , không mang đặc tính Hài Hòa của Luật Pháp , chỉ là của đảng Việt Cộng , của kẻ mạnh , của ác thú chốn rừng xanh ?
B – NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CÔNG NHÂN PHẢI VÙNG LÊN GIÀNH LẤY QUYỀN SỐNG .
Quyền Sống của Người Nông Dân và Người Công Nhân đã bị Việt gian Cộng sản cướp đoạt mất hết rồi về vật chất cũng như tinh thần !
Do đó thành phần Nông Dân và Công Nhân phải vùng lên đấu tranh giành lấy lại , chớ không năn nĩ đòi , Quyền Sống thiêng liêng của chính mình , gia đình mình , giai tầng mình và trên hết là của cả dân tộc mình ( Tổ Quốc mất Người Nhân Dân mất tất cả , Tổ Quốc còn Người Nhân Dân còn tất cả ).
Mất Quyền Sống , Con Người Nhân Dân không còn được hưởng Ân Sũng Nhân Quyền Dân Quyền của Tạo Hóa ban cho , hoăc bị Duy Vật hóa thành thú vật sống bầy đàn chốn rừng xanh và hoặc bị Duy Tâm hóa thành thánh thần hiển linh biến ảo không hiện hữu trên cõi đời nầy . Con Người là Con Người ( không phải thần thánh cũng không là loài vật ) , không có một khởi thủy tiến hóa từ loài vật , mà khởi thủy từ Chủng Tử Người rồi biến dịch và hóa thành mãi , và như thế mãi theo thời gian và không gian để có Con Người Hiện Hữu Hòa Sinh và miên diễn trường tồn . . .
I – THÀNH PHẦN NÔNG DÂN VIỆT NAM , hiện tại chiếm gần 80 phần trăm tổng dân số gần 90 triệu người , chẳng những đang bị sưu cao thuế nặng , lại còn đang bị đọa đày làm nô lệ cho 3 triệu đảng viên của đảng quyền Việt gian Cộng sản . Cuộc sống Người Nông Dân triền miên lâm thảm cảnh lầm than điêu linh thống khổ về cả hai mặt vật chất và tinh thần .
Hầu hết các bậc Người Nông Dân làm cha mẹ đã sinh con mà không có khả năng nuôi dưỡng con .
– Các bậc cha mẹ đành cam nuốt lệ nhìn con không có đủ cơm ăn áo quần mặc hằng ngày, cơm ăn bữa có bửa không , áo quần rách rưới như chài như lưới ;
– Nhìn con thơ mình dốt nát chữ nghĩa không đầy lá mít , không được tiếp tục đi học vì không có tiền đóng học phí và nhiều phụ phí xã hội chủ nghĩa từ trên trời đòm đọp rơi xuống ;
– Nhìn con thơ mình đi học phải lội qua sông qua suối vào mùa đông giá lạnh , vào mùa mưa bão tố lũ lụt . . . như một binh sĩ can trường chiến đấu ở trận mac mà không có vũ khí để chiến đấu để tự vệ ;
– Nhìn con gái mình phải đi bán thân cho tham quan đỏ hay lấy chồng ngoại quốc làm nô lệ tình dục để kiếm tiền lo phụng dưỡng cha mẹ và nuôi đàn em thơ dại ;
– Nhìn con mình ( cả trai và gái ) phải lao đầu vào Phong trào Xóa đói Giảm nghèo của đảng quyền Việt gian Cộng sản nầy , khốn nỗi bị ngậm quả lừa xuất khẩu lao động ra ngoại quốc làm nô lệ lao động . Đến khi biết được thì đã bị mất tất cả chì lẫn chài , lấy tiền đâu đủ để chuộc lại đất cát nhà cửa đã cầm cố cho ngân hàng hay cho lũ cường hào ác bá đỏ lấy tiền lo thủ tục xuất khẩu lao động !
Trời ơi hỡi ông Trời ! Có thảm cảnh nào đau đớn khổ tâm và bi đát cho bằng thảm cảnh nầy đây của các bậc Cha Mẹ Nông Dân Việt Nam sống dưới triều đại cộng sản , hay không ?
Người Nông Dân phải giành lại cho được Nhân Quyền và Dân Quyền của mình tức Quyền Sống của mình về cả mặt vật chất và tinh thần , trong đó có Quyền Tư Hữu tài sản – ruộng nương – vườn tược của mình , Quyền Chính Trị và có cả Quyền Dân Sinh Phúc Lợi An Sinh Xã Hội . . , không để bị dối gạt nữa và bị đảng quyền trao cho cái quyền giả mạo gọi là Quyền Sở Hữu đất đai tài sản .
Người Nông Dân có quyền tự do thành lập Nghiệp Đoàn Nông Dân do chính mình làm chủ , quản lý và lãnh đạo để bảo vệ quyền lợi nông nghiệp của mình , trực tiếp nắm cán cân chi thu trong vụ mùa để không bị giới tư bản đỏ cấu kết với quan tham càng ngày càng xiết hầu bao , công lao bán lưng cho trời bán mặt cho đất đã bỏ ra như muối bỏ biển .
Nông Nghiệp mới chính mản kinh tế ( duy nhất trong nền Kinh Tế Con La không sinh sản ) có sinh sản , nhờ nó có tính năng động sinh sản đóng vai trò chủ động giựt dậy nền Kinh Tế Bao Cấp ( Kinh Tế Con La ) bị đống băng chết ngợp , sắp nhận chìm cơ chế đảng trị độc tài độc tôn .
Như vậy đó , mà Quyền Sống của Ngưới Nông Dân chẳng những đã và đang không được đải ngộ cho thành lập Nghiệp Đoàn Nông Dân Quốc Gia . Người Nông Dân lại còn bị gán tôi phản động phá hoại chính sách đoàn kết của nhà nước , chống lại người thi hành công vụ , một khi chống trả lại cách hành xử cưỡng chế quá trắng trợn tàn bạo của lũ cướp ngày manh tâm cướp đoạt tài sản đất đai của mình .
Thế thái nhân tình cộng sản bạc như vôi ! Công lý duy vật đãi bôi ân tình đến thế là cùng căn mạt kiếp !
Người Nông Dân như một cô thợ may khéo rất nổi tiếng , tính tình đoan trang đôn hậu thuộc con nhà nghèo nghèo lắm . Làm thợ may mà không may được một cái áo đẹp để mặc ! Cô dồn hết tâm trí vào công đoạn nhận may một chiếc áo cưới qua mẫu mực do người ở của một cô gái đẹp mang tới . Cô tiểu thơ đài các là con gái một đại quan tham ti tiện keo kiệt , lại là vợ sắp cưới của một chàng trai vốn là nhân tình của chính cô gái thợ may không ngờ mình đang lâm cảnh trớ trêu như vậy . Ngày cử hành hôn lễ của người ta , nghe tiếng pháo vu qui nổ rộn rã xa lắc xa lơ bên trời vọng lại , cô thợ may cũng cảm thấy lòng mình nao nao xúc động , bỗng dưng mộng tưởng đến một tương lai đầy hoa đẹp . Cô không còn biết mình là mình hay là cô dâu . Do bản năng tò mò , cô chạy đại ra mé đường đứng đợi chờ cho đến khi chiếc xe hoa lộng lẫy của người ta đi qua , tưởng tượng thử coi cô dâu mặc chiếc áo cưới là mình và do chính mình may đẹp đến cở nào . Cô đau đáu nhìn chiếc xe hoa lướt qua . Cô trông thấy một sự thật phũ phàng , chàng rễ là một chàng trai tình nhân của mình . Cô bật khóc và khóc mãi đến lúc ngã quỵ bên vệ đường , bất tỉnh nhân sự . . . Đến khi tỉnh dậy thấy mình nằm trên một chiếc giường bệnh sang trọng trong bịnh viện , với sự săn sóc nồng nàn của một gã đàn ông luống tuổi , tuổi cao hơn tuổi cha mình . Hắn chính là một đại quan tham tàn ác đức và cũng là cha của cô dâu . Hắn ta tự cho hắn là đại ân nhân có công đức cứu tử huờn sanh ? ? ? Cô thơ may ngồi bật dậy , tỉnh táo hơn bao giờ hết , cô cảm nhận ra mình đã mất cả thể xác lẫn tinh thần . Cô thất thần la lên : tôi không cần ai săn sóc , không cần ai trong cái xã hội bẩn thỉu dối trá nầy . . . Cô điên loạn rên la khóc than kêu gào thảm thiết , cắn xé rách hết quần áo , chạy ra khỏi nhà thương và rồi trở thành một bà điên ăn mặc nhơ nhuốc và kéo lê lếch kiếp người điên loạn đi lang thang lứ thứ đầu đường xóa chợ sống lây lất qua ngày đoạn tháng nhờ những đống rác . . .
– Người Nông Dân Oan phải giành lại Quyền Tư Hữu , chớ không phải xin được bồi thường . Bọn giặc cướp đã cướp đoạt tài sản của mình rồi , mình phải bằng mọi cách giành lại ( đừng năn nĩ van nài vô ích ) đúng với đạo lý làm Người Nhân Dân phải không ? Chúng đã cướp thì thừa thắng xông lên cướp trọn gói , cướp hết trơn đất đai của toàn thể thành phần Nông Dân . Làm gì chúng có động chút ( một chút thôi ) lòng nhân để bồi thường ? Bọn cướp ngày nầy thuộc cơ chế đảng trị xảo ngôn xuẩn động và có hệ thống tổ chức cướp cạn từ chóp bu xuống tới hạ tầng phường xã ấp .
– Người Nông Dân , chưa bị thành Dân Oan , cũng phải vùng lên giành lấy Quyền Tư Hữu tài sản – đất đai của mình , Quyền Dân Sinh Phúc Lợi An Sinh Xã Hội của mình . . .
Bị trúng đòn Đả Cẩu Bổng ( gậy đánh chó với tuyệt chiêu Giáng long thập bát chưởng ) của gia đình Đoàn Văn Vươn ; Chúng bị đứt gần hết kinh mạch , sắp bị tẩu hỏa nhập ma , nên chiêu thức “ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân “ không còn nộ khí xung thiên khi thi triển , khiến chúng đang lâm thế loạn chiêu khi sử dụng nó để đối đầu lại Dân Oan khi lâm trận chẳng đặng đừng buộc phải thi triển chiêu thức Giáng Long Thập Bát Chưởng bằng gậy đánh chó .
Chúng sắp bày binh bố trận triệu tập hết đại hội nầy tới đại hội nọ để mài giủa lại bộ Luật đất đai cho u nần cạnh khếnh trơn tru bóng loáng hơn , rồi sơn lên một lớp sơn đỏ hoành tráng đặt cho nó cái nhãn hiệu Luật Cải Cách Ruộng Đất ( chẳng hạn ) với nội dung “ Toàn Dân có quyền Sở Hữu Đất Đai ” , không còn “ Đất Đai thuộc quyền Sở Hữu của Toàn Dân ” .
Người Nông Dân phải biết rõ Quyền Sở Hữu khác xa lắc xa lơ với Quyền Tư Hữu .
Quyền Sở Hữu là có quyền cũng như không . Hôm qua thì “ Đất Đai thuộc Quyền Sở Hữu của toàn Dân “ do đảng quản lý và nhà nước lãnh đạo . Bửa nay “Đất Đai thuộc Quyền Sở Hữu của Đảng ” do toàn dân làm chủ , nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo hoặc “ Toàn Dân có Quyền Sở Hữu Đất Đai ” do dân quản lý tập thể nhưng nhà nước làm chủ và đảng lãnh đạo .
Cái nào cũng do đảng lãnh đạo hết ráo trọi ( vì là Đảng Quyền mà ) . Do đó bọn đại cường hào đại ác bá thân thuộc đảng tộc tha hồ và thả giàn cướp giựt cưỡng đoạt hết đất đai của Người Nông Dân với sự tác trợ qua luật tắc mỹ miều nhưng mị dân qua thủ đoạn tráo trở ngôn từ và dưới sự lãnh đạo và sự điều động của đảng quyền Việt gian Cộng sản .
Còn Quyền Tư Hữu đất đai của Người Nông Dân là một thứ quyền vĩnh viễn thuộc quyền làm chủ của Người Nông Dân , không có bất cứ mội ai có quyền đá động đến và ngang nhiên xâm phạm tới nó theo thói lề luật tắc cộng sản .
Nhà cầm quyền muốn sử dụng đất đai vào một công việc ích nước lợi dân nào đó , thì phải có sự điều giãi và sự thỏa thuận giữa kẻ mua ( nhà cầm quyền ) và người bán ( người dân ) , tức thuận mua vừa bán theo đúng luật pháp tự do dân chủ , chớ không được quyền cưỡng đoạt ăn cướp theo thói côn đồ của kiêu đảng xã hội chủ nghĩa ( xã hội đen xã hội đỏ ) , cưỡng dụng và cưỡng chế theo luật tắc rừng rú dã man .
Người Nông Dân , duy chỉ chỉ có một ít đất đai để làm phương cách sinh nhai hòng tồn tại , cũng lại bị bọn thân tộc đỏ của đảng quyền cướp giựt sành sanh sạch bách hết ?
Chúng đã , đang và sẽ cướp giựt , cướp giựt và đại cướp giựt , và chiếm hết đất đai bằng mọi thủ đoan vô nhân đạo để giao cho thiểu số đại tư sản cường hào ác bá đỏ . Mỗi đứa chúng nó sẽ có quyền tư hữu vài ngàn mẫu tây đất đai hòng thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp theo kế sách Cơ giới hóa Nông nghiệp ( Việt cộng gọi mỹ miều là Chính sách Nông thôn mới ) phải đạt chỉ tiêu vào năm 2020 theo luận quyết chắc nịch của đảng Việt gian Cộng Sản .
Toàn thể Người Nông Dân sắp sữa bị cướp hóa bởi đảng Việt cộng ( tức đảng hóa ) cùng với thành phần Người Công Nhân thành đại giai cấp Công Nhân .
Trong giai đoạn sống còn của Dân tộc , thành phần Nông Dân phải thành lập tổ chức Nghiệp Đoàn Nông Dân Quốc Gia , hãy tổ chức và bầu ban lãnh đạo trên phương tiện truyền thông Internet để tham gia tích cực và trực tiếp vào công cuộc đấu tranh sinh tồn dân tộc .
II—NGƯỜI CÔNG NHÂN VIÊT NAM , không chỉ là những người làm công nhân của hảng xưởng- công ty xí nghiệp- ngân hàng- chợ búa tư doanh , gồm luôn cả người làm công cho hãng xưởng- công ty xí nghiệp- ngân hàng- chợ búa quốc doanh và luôn cả những công nhân viên chức của nhà nước ( như giáo chức , nhân viên y tế . . . ) với tất cả những người làm việc nhà cho tư gia . Do đó nếu tổng dân số gần 90 triệu dân , có 3 triệu đảng viên và nông dân chiếm gần 80 triệu cộng thêm vài trăm ngàn thuộc thành phần trung tư bản ăn theo đám tham quan hối mại quyền thế và phành phần tiểu thương , thì thành phần Người Công Nhân hơn 6 triệu .
Hầu hết cuộc sống của thành phần Công Nhân cũng đã và đang lâm thảm họa khốn khổ lầm than triền miên và Quyền Sống làm Người Nhân Dân cũng đã bị cướp đoạt về cả hai mặt vật chất và tinh thần , không khác thành phần Nông Dân .
Đúng lý ra , vì là “ giai cấp Công nhân đã thuộc yếu tố cốt lỏi của phong trào Cách mạng Vô sản ” , thành phần Công Nhân đã có đại công trạng với đảng Việt cộng và đảng quyền Chuyên Chính Vô Sản do giai cấp Công Nhân lãnh đạo , thì đáng lẽ phải được ban bố thượng hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi qua các Quyền Dân Sinh như có quyền tự do thành lập Nghiệp Đoàn Độc Lập , quyền tự do tổ chức biểu tình biểu tỏ nguyện vọng và đòi hỏi quyền lợi thiết thân của Người Công Nhân , quyền tự do biểu tình đòi hỏi chủ nhân ông phải xác định một mức lương thỏa đáng với công sức lao động của mình ( chấm dứt thảm trạng chủ nhân ông công ty xí nghiệp tư quốc doanh nội địa cũng như ngoại doanh đã cấu kết dính khắn nhau với đảng quyền vì lợi quyền và lợi lộc , cướp cạn công sức lao động của Người Công Nhân và bị bưc bách đánh đập đày ải như nô lệ ) . . . Và Quyền Phúc Lợi An Sinh Xã Hội như được di bệnh viện trị bịnh miễn phí , được mua bảo hiểm sức khỏe giá ưu đải , được hưởng tiền hưu trí minh bạch , được trả lương phụ trội khi làm thêm giờ ngoài qui định hay khi bị chuyển qua làm ca đêm , được có những phần ăn tuy đạm bạc nhưng ít ra phải có chất bổ dưỡng và bảo đảm sạch sẻ hợp vệ sinh , con trẻ đồng ấu được gởi nhà giữ trẻ miễn phí , con học từ cấp mẫu giáo đến hết cấp ba ( tức được tốt nghiệp Trung học ) phải được hưởng chế độ miển phí , tuyển mộ công nhân viên chức phải tùy theo đạo đức và tài năng chuyên nghiệp không tùy theo đảng tộc đảng tính hồng hơn chuyên và phải được phân bố công bằng , không được phân biệt giới tính và nhứt là không được quyền lợi dụng chức vụ lãnh đạo cơ sở để cưỡng ép tình dục với nữ công nhân có sắc vóc tuy đã có chồng con hay không ( nếu không ưng thì bị cho nghỉ việc hoặc chồng bị bỏ tù hay bị sát hại . . . ) .
Tổ Quốc đang lâm nguy , thành phần Công Nhân toàn quốc phải cấp thiết thành lập tổ chức Nghiệp Đoàn Công Nhân Quốc Gia , hãy tổ chức và bầu ban lãnh đạo nghiệp đoàn qua phương tiện truyền thông Internet để tích cực và trực tiếp tham gia vào công cuộc đấu tranh sinh tồn dân tộc .
III – TRÍ THỨC ĐỪNG TIẾP TỤC LƯƠN LẸO ĐÁNH LẬN NGỮ NGHĨA
Sự thể đại họa hoang thống khổ lầm than đã hiển hiện trần truồng trước hiện trường xã hội duy vật Việt cộng như thế ! Vậy mà còn có một số đại trí thức Việt cộng ( trong cuộc thảo luận bàn tròn do báo điện tử Vietnam net điều hợp ) vẫn sàm tấu rằng ,
– thì là “ vì lý do đảng trong giai đoạn ( tư bản ? ) quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ” ( lời phát biểu của Giáo sư Đặng Hồng Võ , nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường ) .
Tôi thấy câu nầy còn thiếu chữ “Tư bản ” . Phải thêm vào chữ “ Tư bản ” thì câu văn mới tròn ý nghĩa và nhứt là mới đúng y chang lời dạy vàng ngọc của Marx : “ . . vì lý do đảng trong đoạn tư bản quá độ ” .
Một khi Giai đoạn Tư bản đến mức Quá độ thì tất cả tài sản , tài chánh , tài nguyên luôn cả đất đai của quốc dân đồng bào thuộc toàn quyền tư hữu của một thiểu số đại tư sản tư bản và đại cường hào ác bá đỏ ( trông thì xanh vỏ nhưng đỏ lòng như trái dưa hấu chín xanh vỏ ) . Thiểu số đại tư sản cấu kết dính lẹo quyền lợi với bọn đảng quyền ( Chuyên chính Vô sản ) thống trị hà khắc đại giai cấp công nhân nô lệ . Do đó thời điểm đại giai cấp công nhân nô lệ phải vùng dậy làm cuộc cách mạng vô sản tức cách mang cộng sản , như thế mới đột biến ( theo biện chứng duy vật ) nhảy vọt khỏi ranh giới tư bản dân chủ và cộng sản vô thần đến Thiên đường hạ giới. Toàn thể quần chúng nhân dân sẽ bị duy vật hóa thành đại giai cấp công nhân sinh sống bầy đàn như muôn thú trong Thiên đường hạ giới gọi là Thế giới Đại đồng , được khuôn đúc theo mẫu mực : Tam vô: vô gia đình + vô tôn giáo + vô tổ quốc , và Nhị các : các tận sở năng các thụ sở nhu = làm theo khả năng thụ hưởng theo nhu cầu ;
– thì là phải “ bỏ đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân” mà phải thay bằng quyền “ đa sở hữu : sở hữu cá nhân người lao động , sở hữu của tư sản dân tộc và sở hữu của nhà nước ” ( cũng là lời phát biếu của Giáo sư Võ ) .
Tôi không thể nào không nhắc đến câu nói ( câu danh ngôn ) của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm ” .
Kính xin quí vị trí thức Việt cộng xét coi “ Quyền đa sở hữu ” với “ Quyền Sở hữu toàn dân” có dính lẹo đan đát nhau sinh bịnh cổ trướng ung thư lục phủ ngũ tạng của sự sinh tồn dân tộc ? Cả hai khác xa với Quyền Tư Hữu Đất Đai vốn bổn tính hài hòa với truyền thống Hòa Sinh của Việt Tộc ?
Xét coi có phải Việt cộng đã đảng tư hữu hóa tổ quốc Việt Nam rồi phải không ?
Nếu không tại sao Lê Duẩn đã tự tiện hủy bỏ lệnh lạc ( nếu ai sai phạm sẽ bị xử trọng tôi ! ) cấm đoán du sinh Việt cộng không được yêu thương nhau hay yêu thương người ngoại quốc ( tuy đồng loại cộng sản ) , tự do cưới hỏi nhau làm chồng vợ , sau khi con gái Lê Vũ Anh của tên đồ tể Lê Duẫn cưới chồng là Phó giáo sư Nga .
Và cũng tại sao khi con gái Nguyễn Thanh Phượng của tên đầu đà Nguyễn Tấn Dũng cưới chồng tên Nguyễn Bảo Hoàng con của một viên chức cao cấp ( thứ trưởng ) của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 đang sống tị nạn cộng sản ở Mỹ , thì đảng quyền hủy bỏ lệnh lạc phi nhân bản –dân bản đã ban bố quyết định phải rút giấy thông công ( thẻ đảng ) và bãi chức những đảng viên nào dám làm sui gia với bọn phản động sinh sống ở hải ngoại ? .
Không lẽ cái được gọi là “ Quyền Tư Hữu là Đảng tính thuộc quyền của Quyền Tư Hữu Độc Tôn chỉ giành cho Việt cộng thôi ” ? Cho nên mấy ông không dám sờ mó tới nó chăng ?
– thì là phải sữa đổi hiến pháp rồi mới sửa đổi luật đất đai ( tóm tắc ý phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp và Tiến sĩ Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách Phát triển Nông thôn ) .
Tôi tin chắc bọn buôn dân bán nước Việt gian Cộng sản không đời nào nghe lời dạy dỗ ( tuy không chính nghĩa ) của các ông đâu ! Đừng hòng chúng tự cải hóa bổn tính ác đức cộng sản trở thành bổn thiện để trở về với đại nghĩa dân tộc , trừ phi các ông cùng toàn thể quần chúng nhân dân lôi cổ chúng rơi xuống khỏi chiếc ngai vàng cộng sản .
Tôi xin nhại lại một lần nữa theo câu nói thời danh “ Trông thế giới gian lận , thằng nào không gian lận là đồ chó đẻ” của triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre , là “ Trong thế giới cộng sản , thằng nào theo cộng sản là đồ chó chết ” để ám chỉ cung cách hành xử xu thế cuốn theo chiều gió của thành phần ngụy trí thức Việt cộng .
C – KẾT LUẬN .
Thành phần Nông Dân và Công Nhân phải đoàn kết lại và thống nhất tư duy thành lập Liên Nghiệp Đoàn Công Nông Quốc Gia , hãy tận dụng hiệu năng đa dạng của Internet để thành lập tổ chức và bầu ban lãnh đạo nghiệp đoàn , để tham gia tích cực và trực tiếp vào Công Cuộc Đấu Tranh Sinh Tồn Dân Tộc của Việt Tộc đang lâm Đại thảm họa quốc phá gia vong .
Quí vị Người Công Nhân và Người Nông Dân chắc đã thừa hiểu biết rằng , tuy đời nào chúng ta cũng thuộc hạng chốt thí trong cuộc cờ đấu tranh sinh tồn dân tộc. Trong cuộc cờ tàn nầy chốt cũng có khả năng chiếu bí tướng , chuyển không thành có . Có cái chiến thắng Việt gian Cộng sản trong tàn cuộc , tức chuyển bại thành thắng ?
LẠC HÔNG
Xuân 2012

Mời cơm: nghe cái mùi quen quen

Vũ Nhật Khuê( Danlambao) – Vụ lùm xùm tranh chấp bản quyền truyền hình bóng đá chưa ngã ngũ thì các đại gia bóng đá tiết lộ thông tin “mời cơm thủ tướng”. Sau đó thì một tờ báo thể thao ” đính chính” vì ” đưa tin thất thiệt”. Nếu tờ báo này không đính chính thì người ta cũng không quan tâm gì nhiều. Nhưng chính việc đính chính lại gây hiệu ứng ngược làm người ta quan tâm nhiều hơn. Giải quyết vấn đề trên mâm cơm không là chuyện của các ông bầu lằm tiền nhiều của. Nhiều vụ việc liên quan đến chạy án cũng từ chuyện “mời cơm”.

Mới nhất là chuyện Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng bị “bắt nhầm” vì ông có ăn cơm với một vụ chạy án. Chính ông Tuấn-Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng có khai là đã : “Trên đường đi, Trinh gọi ông Tuấn đến quán Biển Đêm. Trong lúc đợi ông Tuấn, Trọng đưa Trinh 5 triệu đồng. Khoảng 30 phút sau, ông Tuấn chạy xe máy đến quán và ngồi chung bàn với Trinh và Trọng. Trọng hỏi ông Tuấn là có lo được án treo không. Ông Tuấn nói là không thể lo án treo mà nhẹ nhất phải là sáu tháng. Cả ba ngồi ăn cơm, sau đó Trinh bảo Trọng về nhà lấy tiền. Khi Trọng cầm tiền đến thì Trinh đi quán khác, Trọng nói không có ông Tuấn thì sẽ không đưa tiền. Trinh nói ông Tuấn không ra mặt, nếu muốn thì Trinh chở Trọng đến VKS huyện, Trinh sẽ đem tiền vô cho ông Tuấn. Trọng về nhà chở mẹ đến gặp Trinh. Trinh chở mẹ Trọng đến gần trước cổng VKS huyện thì dừng xe yêu cầu bà bỏ tiền vào cốp xe rồi chạy thẳng mà không vào trụ sở VKS.”( nguồn Báo Pháp Luật TP). Có khách quan vô tư không khi mà đường đường là một Viện trưởng VKSND lại ăn cơm với các đối tượng chạy án và phạm tội?
Trước đây không xa cũng có một vụ chạy án liên quan đến VKSND ở Long An. Cuối tháng 8.2011 tại Long An cũng một bữa “nhậu trưa” cùng các vị VKSND huyện Cần Giuộc – Long An làm chết một cô công nhân nghèo. Cuối cùng thì cũng bị đưa ra ánh sáng liên quan đến một vụ chạy án.
Gần đây thì vụ Tiên Lãng. Khi vụ kiện hành chính giữa ông Đoàn Văn Vươn và UBND huyện Tiên Lãng. Sau phiên xử thì các quan chức của UBND huyện Tiên Lãng mời các quan tòa ở Hải Phòng : “Hôm nào về Tiên Lãng làm một chầu thịt chó”. Lại một vụ việc được giải quyết mang mùi vị của chuyện ăn nhậu .
Nhưng có lẽ bữa cơm trưa tai tiếng nhất là bữa cơm trưa của Tôn Anh Dũng (Dũng Huế) và thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, thủ trưởng cơ quan điều tra trong vụ PMU 18. Bữa cơm chạy án này diễn ra tại khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt – Hà Nội. Sau bữa cơm này thì tướng Oánh mất chức, mất vé vào ủy viên trung ương. Nhưng sau khi phe tham nhũng PMU 18 trả đũa thì 2 phóng viên của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vào tù. Còn tướng Oánh thì đã thăng hàm trung tướng
Trong vụ án Năm Cam đình đám thì theo lời khai của bà Trúc vợ ông Năm Cam trước tòa thì bà ta gặp Bùi Quốc Huy (Giám đốc công an thành phố), Trần Mai Hạnh (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo VN, nguyên tổng biên tập tạp chí Nhà Báo & Công Luận), Phạm Sỹ Chiến(phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) cũng tại các nhà hàng.
Các quan chức được mời cơm thì chối bay chối biến là không liên quan gì giữa chuyện mời cơm đến chuyện chạy án. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bắt báo chí đính chính mình không ăn cơm cùng các đại gia bóng đá. Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng thì thừa nhận ăn cơm chung nhưng tuyên bố mình “vô tội” trong vụ bắt nhầm của công an. Tướng Oánh thì sau khi phe PMU 18 phản đòn thì thăng hàm trung tướng
Nhưng dư luận có mấy người tin rằng đây là những bữa ăn vô tư, liêm khiết?
Các vụ đình đám như cái chết của nhà báo Hoàng Hùng, anh công nhân Nguyễn Công Nhựt bị chìm xuồng có lẽ do thân nhân họ quên mời cơm các VIP chăng?
Mà nhớ là mời chỗ sang trọng như Melia, Hilton, Sheraton, Daewoo (Hà Nội), New world, Caraven (Sài Gòn). Và cũng cần biết là một đĩa rau muống ở Thượng Hải có giá khác xa ở vỉa hè Hà Nội nhé!
Vũ Nhật Khuê

Vụ Tiên lãng: Nguyễn Tấn Dũng vẫn lại thùng rỗng kêu to!


· Có thể chờ đợi bọn quan cướp ngày tự kiểm điểm ?

· Các tầng lớp nhân dân hãy tiến lên giành các thắng lợi mới!


Âu Dương Thệ - Biến cố quan cướp ngày gây ra thảm hoạ ở Tiên lãng vào dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua đã gây chấn động và xúc động sâu sắc trong nhiều tầng lớp nhân dân.
Sau khi nhiều Blog báo chí độc lập, nhiều trí thức và văn nghệ sĩ tên tuổi – kéo theo cả nhiều tờ báo “lề phải” và nhiều lão thành cách mạng, kể cả một số tướng về hưu- đồng loạt lên tiếng công khai tố cáo các hành động ngang ngược, ngồi xổm trên pháp luật trong việc tịch thu đất đai, phá hoại nhà cửa của chính quyền huyện Tiên lãng và thành phố Hải phòng, đẩy kĩ sư, nhà nông và cựu bộ đội Đoàn Văn Vươn và các anh em cùng vợ con vào thế phải tự vệ. Những người đã xây dựng sự nghiệp qua mồ hôi nước mắt gần 20 năm lấp biển thành đầm, nhưng ngày 5.1.2012 khoảng hơn 100 công an, bộ đội theo lệnh của Thành uỷ thành phố Hải phòng đã xông vào tịch thu đất đai và sau đó cho người phá sập nhà của ông Vươn. Hàng ngàn dân địa phương đã chứng kiến cảnh quan cướp ngày.[1] Nhưng mãi tới gần hai tuần sau, ngày 17.1, Nguyễn Tấn Dũng mới ra lệnh cho các bộ, cơ quan và Thành uỷ Hải phòng phải điều tra về vụ Tiên lãng. Và ông Dũng còn dõng dạc tuyên bố, chính Thủ tướng sẽ đích thân giải quyết vụ cực nóng này.[2] Mãi hơn một tháng sau thảm hoạ Tiên lãng, trong cuộc họp tại trụ sở Chính phủ ngày 10.2 với sự tham dự của đại diện nhiều bộ có liên can: Công an, Tư pháp , Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; các cơ quan: Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ; các ban của Đảng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, đại diện Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc –nghĩa là huy động tòan bộ hệ thống chính trị- Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra quyết định được gọi là “Kết luận của Thủ tướng”. Trong đó đã có kết luận rất rõ ràng về các nguyên nhân và thủ phạm đã gây nên biến cố ở Tiên lãng:
“Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn”. [3]
Với “Kết luận của Thủ tướng” dài gần 2000 chữ Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận chính quyền ở Tiên lãng đã sai lầm từ A tới Z, từ đầu chí cuối trong vụ gây ra thảm hoạ cho đại gia đình Đoàn Văn Vươn. Nhưng nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu, trí thức và nhà báo đứng đắn đã không đồng tình với quyết định của ông Dũng chỉ giới hạn trách nhiệm cho cấp huyện ở Tiên lãng. Trong số này phải lưu ý đặc biệt tới nhận định rõ ràng qua kinh nghiệm với chế độ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên uỷ viên Trung ương đảng và Tư lệnh quân khu 4. Chỉ một ngày sau khi ông Dũng công bố “Kết luận của Thủ tướng” tướng Thước đã cho báo chí biết:
“Ở đây trách nhiệm của cơ sở một phần, huyện là hai phần thì thành phố phải có trách nhiệm ba phần.”[4]
Ông giải thích thêm:
“Trước tiên là trên thành ủy vì Thành ủy không thể không biết, lãnh đạo của thành phố không thể không biết sự việc này. Và có thể có hai trường hợp: Một là quan liêu không biết, hai là biết nhưng mà lại bao che để né tránh, không muốn vào để làm rõ.” [5]
Trong một xã hội dân chủ, pháp trị và văn minh thực sự thì sau khi người cầm đầu chính phủ (hành pháp) nhìn nhận các cơ quan dưới quyền đã làm sai pháp luật và làm thiệt hại nghiêm trọng tới quyền lợi của người dân thì người cầm đầu chính phủ phải giao việc điều tra và xét xử biến cố này cho các cơ quan có thẩm quyền và độc lập. Đó là Viện kiểm sát (công tố viện- Tư pháp) sẽ trực tiếp điều tra, sau đó Toà án (Tư pháp) sẽ đem ra xét xử công khai. Điều cực kì quan trọng là các cơ quan của đảng cầm quyền không được phép tham dự vào bất cứ tiến trình nào từ khi điều tra tới xét xử. Không những thế, các viên chức của các cơ quan Công an, Uỷ ban Nhân dân (hành pháp) và Toà án đã từng đưa ra các quyết định sai trái, hay tham gia vào các hành động sai lầm trong thời gian qua thì phải chịu các kỉ luật hình phạt từ cách chức tới ngồi tù…., ngoài ra không được phép tham gia vào công việc điều tra và xét xử. Nếu cơ quan nào đã lũng đoạn trong vụ việc này thì các cơ quan trung ương phải lập ngay một ban mới thay thế. Đây là nguyên tắc ngăn ngừa thói vừa đá bóng vừa thổi còi, có như vậy sự công bằng và nghiêm minh của luật pháp mới được bảo đảm và kỉ cương của đất nước mới được giữ vững!
Nhưng sau khi đưa ra “Kết luận của Thủ tướng” ngày 10.2 Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng quyền và trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ trong vụ cực nóng này như thế nào? Nguyễn Tấn Dũng có thực quyền không?
Tuy biết rất rõ là Thành uỷ thành phố Hải phòng đã có những sai phạm nghiệm trọng vụ Đoàn Văn Vươn, nhưng trong phần tiến hành các biện pháp giải quyết vụ này, Nguyễn Tấn Dũng lại giao cho “lãnh đạo thành phố Hải Phòng”, tức Thành uỷ Hải phòng – cơ quan cao nhất của ĐCS ở Thành phố này- độc quyền tiến hành các biện pháp từ A tới Z . Thật vậy trong phần II “Kết luận của Thủ tướng” Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho “Lãnh đạo thành phố Hải Phòng” “chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.” Cũng vẫn “Lãnh đạo thành phố Hải Phòng” “chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh”.[6] Tiếp theo, Nguyễn Tấn Dũng còn giao cho “Lãnh đạo thành phố Hải phòng” tự “kiểm điểm làm rõ trách nhiệm” về việc đã chấp thuận cho chính quyền huyện Tiên lãng thực hiện các việc sai pháp luật, sau đó còn đưa ra những thông tin sai sự thục, kể cả báo cáo láo với Thủ tướng (II,5). Và cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao cho “Lãnh đạo thành phố Hải Phòng” tự “kiểm điểm rút kinh nghiệm”[7]
Như vậy Nguyễn Tấn Dũng giao cho Lãnh đạo thành phố Hải phòng toàn quyền trực tiếp lo việc điều tra và xét xử vụ việc mà do chính họ đã sai phạm nghiêm trọng, rồi lại để các viên chức này tự kiểm điểm trách nhiệm. Với cách làm này Nguyễn Tấn Dũng đã khoán trắng cho Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, thủ phạm đóng vai quan toà, vừa đá bóng vừa thổi còi trong việc gây ra thảm hoạ ở Tiên lãng!
Nhưng lãnh đạo thành phố Hải phòng là ai? Đây chính là Thành uỷ ĐCS Hải phòng, tức là một đảng cầm quyền ở Hải phòng, một thành phố cảng lớn nhất cả nước. Theo cách tổ chức hành chánh hiện nay thì Thành uỷ thành phố Hải phòng trực thuộc sự quản lí của Bộ chính trị và Uỷ ban Nhân dân thành phố dưới quyền quản lí của Thủ tướng. Đặc biệt nữa là chính Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu Quốc hội của Hải phòng. Như vậy Nguyễn Tấn Dũng có liên hệ đặc biệt với Thành uỷ Hải phòng. Trong Thành uỷ Hải phòng ngoài Nguyễn Văn Thành –cũng như ông Dũng xuất thân từ ngành Công an- là Uỷ viên Trung ương đảng, còn có nhiều uỷ viên thành uỷ khác, trong đó có Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đỗ Trung Thoại và Đại tá Công an Đỗ Hữu Ca. Chính hai nhân vật này đã đưa ra những tuyên bố động trời và thách đố dư luận sau vụ Tiên Lãng. Vào ngày 17.1 trước khi ông Dũng ra chỉ đạo cho Thành uỷ Hải phòng thì Uỷ ban Nhân dân Hải phòng đã để Nguyễn Trung Thoại mở cuộc họp báo ngay tại Bộ Thông tin truyền thông ở Hà nội giải thích vụ tịch thu đầm và phá nhà ông Vươn. Trong đó ông Thoại đã vẫn bệnh vực cho hành động vi phạm hình sự trắng trợn của chính quyền Hải phòng, đồng thời còn trí trá nói rằng, việc phá nhà của ông Vươn là do người dân địa phương tự ý và đe doạ cả báo chí:
“Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”., [8]
Trong khi ấy Đỗ Hữu Ca trước đại diện của báo chí lại kiêu ngạo ca ngợi những hành động vi phạm hình sự trắng trợn của các cơ quan công an và quân đội trong vụ Tiên lãng:
“Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa bao giờ có trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến ṿng ngoài, ṿng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách”! [9]
Điều rất lạ lùng đến gây sửng sốt là, sau khi Nguyễn Tấn Dũng giao cho Thành uỷ Hải phòng điều tra và kiểm điểm vụ Tiên lãng thì Bí thư Thành uỷ Hải phòng Nguyễn Văn Thành đã giao cho Đỗ Trung Thoại làm “Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng”. Nhưng sau đó bị dư luận phản đối dữ dội, ông Thành mới giao cho Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Hải phòng, thay. Không chỉ bao che cho những nhân viên đã phạm pháp, Nguyễn Văn Thành còn cố tình coi thường các quyết định của Nguyễn Tấn Dũng. Sáng ngày 17.2 chính ông Thành nói trước 500 cán bộ lão thành cấp cao và cấp trung ở Câu lạc bộ hưu trí Bạch đằng, Hải phòng, đã vẫn công khai kết tội ông Vươn. Thái độ coi thường quyết định của Thủ tướng của ông Thành đã gây bất bình cho nhiều lão thành cách mạng có mặt và họ đã gửi thư công khai lên Bộ chính trị,và Chính phủ. [10] Đồng thời ông Thành vẫn để cho Công an Hải phòng dưới quyền ông Ca tìm cách ép vợ và em dâu của ông Vươn không được mời luật sư.[11]
Những việc làm của Uỷ viên Trung ương đảng Bí thư Thành uỷ Hải phòng Nguyễn Văn Thành đang gây bất bình lớn trong dư luận, cả trong hàng ngũ đảng viên. Mới vài ngày trước Trung tướng Nguyễn QuốcThước, lại đã nói thẳng với báo chí về việc này:
“Nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.”[12]
Và tướng Thước còn vạch rõ cách giao người, giao việc rất sai lầm của Nguyễn Tấn Dũng:
“Từ hôm Thủ tướng có kết luận đến giờ, tôi thấy các cấp của Hải Phòng đều hứa hẹn: sẽ tự kiểm điểm nghiêm khắc rồi kiểm điểm tập thể hàng loạt. Nói thế ai chẳng nói được. Chỉ nói cốt để xoa dịu tình hình và làm nhẹ tội, nhưng cụ thể ‘nghiêm túc’ là thế nào, ‘kiểm điểm tập thể’ là thế nào, hay nghĩa là chẳng ai cả.” [13]
Như vậy quyết định của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Tiên lãng đã sai lầm từ căn bản: 1. Giao cho Thành uỷ Hải phòng, cơ quan của một đảng đúng ra xử lí vụ này là đã vi phạm chế độ pháp trị và như thế là để một đảng đứng trên pháp luật. 2. Để những cơ quan và những người đã từng vi phạm pháp luật trong vụ thảm hoạ ở Tiên lãng điều tra và xét xử thì đúng là cách làm vừa đá bóng vừa thổi còi, để thủ phạm đóng vai quan toà! Vì ai cũng biết, theo cách tổ chức quyền lực hiện nay thì các quyết định và hành động sai trái của các ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đỗ Chung Thoại và Giám đốc công an Hải phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca và của Tòa án Nhân dân Hải phòng đều phải có sự chấp thuận của Thành uỷ Hải phòng, đứng đầu là Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Thành.
Như thế, ý nghĩa có tính cách bao trùm ở đây là cần phải thấy rõ vị thế chính trị, cách hành xử thẩm quyền và ý thức trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ, hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng, như thế nào? Trong “Kết luận của Thủ tướng” ngày 10.2 ông Dũng đã ra lệnh cho Thành uỷ thành phố Hải phòng phải thi hành kỉ luật với các nhân viên cấp dưới ở huyện Tiên lãng. Nhưng đối với các thành viên trong Thành uỷ Hải phòng –cơ quan đã để cho huyện Tiên lãng làm những sai trái nghiệm trong trong nhiều năm qua- thì ông Dũng chỉ yêu cầu họ tự “kiểm điểm làm rõ trách nhiệm” và tự “kiểm điểm rút kinh nghiệm”, chứ tuyệt nhiên không một ai phải chịu một hình phạt kỉ luật nào. Nghĩa là các uỷ viên trong Thành uỷ Hải phòng sẽ chỉ ngồi lại với nhau tự phê bình và phê bình nội bộ với nhau, một cách làm hoàn toàn hình thức chiếu lệ, sau đó mọi người vẫn bình chân như vại và mọi việc vẫn như cũ, theo cách nói của dân gian là “ông Nguyễn Như Vân”! Hành động của ông Dũng theo phương châm “bắt con tép rui, thả con cá sộp”! Đúng như nhận định rất xác đáng trên đây của Tướng Nguyễn Quốc Thước. Tuy vậy, sau cuộc họp ngày 10.2 vận dụng toàn hệ thống chính trị vào cuộc thì NDT đã cho bộ máy tuyên truyền tự khen rất rầm rộ theo kiểu đánh trống, rung chuông inh ỏi, đúng là cách làm rất quen thuộc của ông Dũng là thùng rỗng kêu to!
Mặc dầu theo qui định phân công lãnh vực hoạt động thì Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực tiếp dưới quyền của Thủ tướng. Nhưng thực tế, trong các quyết định nhân sự thì Bộ chính trị mới có thẩm quyền cách chức các uỷ viên Trung ương đảng, còn các chức vụ quan trong trong thành uỷ thuộc thẩm quyền của Ban bí thư trung ương. Nghĩa là, người đứng đầu chính phủ hoàn toàn không có quyền hành gì về quyết định nhân sự trong chế độ toàn trị. Việc này trước đây chính Phạm Văn Đồng đã từng chua chát nói là, tuy làm Thủ tướng mấy chục năm nhưng ông không có quyền cách chức một nhân viên nào. Mới đây Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc lại câu nói của ông Đồng về việc này, nhưng lại nói với niềm hãnh diện!
Nói tóm lại, như vậy cách giải quyết của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Tiên lãng là áp dụng cách giải quyết của chế độ độc tài toàn trị. Đây chính là cách tổ chức và vận hành quyền lực và nhân sự theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “tập thể lãnh đạo”. Nó cho phép những người có quyền lực mặc dầu đã có những hành động sai phạm rất nghiêm trọng nhưng vẫn đổ trách nhiệm cho tập thể, một tập thể không có mặt mũi rõ ràng đối với những sai lầm, nhưng lại là nơi bảo vệ hữu hiệu nhất cho bọn quan tham nhũng và có những việc làm sai trái nghiệm trọng. Việc này hoàn toàn không mới, không riêng rẽ mà trở thành quán tính của nhóm người có quyền lực. Hai thí dụ nổi cộm nhất trong các năm gần đây mà ai cũng biết là vụ tham nhũng động trời PMU 18 (2006-7) và vụ thua lỗ khủng khiếp của tập đoàn kinh tế Vinashin (2010…). Vụ PMU 18 liên quan tới cả gia đình đương kim Tổng bí thư lúc đó là Nông đức Mạnh và nhiều uỷ viên Bộ chính trị và Trung ương đảng đã xà xẻo hàng chục ngàn tỉ đồng trong các công trình xây dựng đường, cầu cống. Trước khi có Đại Hội 10 (2006) Bộ chính trị cũng ra kết luận sẽ nghiêm trị những ai, bất cứ ở vị trí nào. Nhưng sau Đại Hội 10, khi các quan tham nhũng giữ tiếp tục các vị trí then chốt thì vụ PMU 18 bị khoanh lại, không những thế một số nhà báo tố tham nhũng còn bị tù! Khi vụ nợ của Vinashin lên tới trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) vỡ lở thì Bộ chính trị cũng họp và ra “Kết luận của Bộ chính trị” (2010) tuyên bố sẽ nghiêm trị những người có trách nhiệm, kể cả Thủ tướng. Nhưng chỉ vài tuần trước khi có Đại Hội 11 (1.2011) thì các uỷ viên Bộ chính trị họp kín tự tha bổng cho nhau qua cách tự kiểm điểm chiếu lệ và để những người có trách nhiệm vẫn giữ được ghế cao hoặc leo cao hơn![14]
Cũng chính cách tổ chức quyền lực và nhân sự theo chế độ độc đảng, cho nên hoàn toàn không có gì ngạc nhiên là, từ trước tới nay đã có không biết bao nhiêu cuộc chính đổn Đảng…nhưng sự tha hoá của đảng viên, nhất là ở cấp lãnh đạo, ngày càng gia tăng. Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải thừa nhận tình trạng bất lực này trong Hội nghị Trung ương 4 vào cuối tháng 12.2011:
“Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng? Vướng mắc chính là ở chỗ nào?”[15]
Tuy ông Trọng tỏ ra quan tâm lo lắng về sự xuống dốc của chế độ, nhưng đây cũng chỉ là bề ngoài. Vì ngay trong vụ quan cướp ngày gây ra thảm hoạ ở Tiên lãng đã xẩy ra 7 tuần, nhưng NPT vẫn im thin thít, một sự im lặng đáng sợ và tạo ra nhiều câu hỏi đối với các đảng viên tiến bộ và còn biết quí tự trọng. Tại sao ông Trọng mở hai Hội nghị gặp các cựu cán bộ cao cấp ở khu vực phía Bắc và phía Nam cũng vào dịp xẩy ra vụ Tiên lãng, nhưng không thấy người đứng đầu chế độ lên tiếng? Đúng ra đây phải là dịp thuận tiện nhất cho ông để chứng tỏ là thực sự muốn thanh lọc bọn quan tham nhũng, ích kỉ và đứng về phía người dân đang bị đàn áp bất công! Trong khi ấy, theo các tin tức nhận được, trong dịp này ông Trọng tuy miệng nói rất hồ hởi tìm cách vuốt ve các cựu cán bộ cao cấp là “tất cả chúng ta có một chữ “đồng” :” đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng”[16], nhưng lại không cho các cựu cán bộ cao cấp được hỏi trực tiếp mà phải gởi trước các câu hỏi, mặc dầu nói rằng đây là các “Hội nghị”. Vậy là hội nghị một chiều, chỉ có một người nói và các người khác phải nghe? Như thế ông Trọng đã khinh thường cả những người từng lãnh đạo ông. Không những thế, trong một cuộc họp chỉ giành cho các cán bộ chủ chốt của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng vào thời gian này Nguyễn Phú Trọng lại còn công khai chỉ trích các cựu cán bộ cao cấp đã tỏ thái độ bất bình công khai về những bức xúc trong xã hội:
“[Khi] phân loại tổ chức đảng hằng năm phần lớn là trong sạch, vững mạnh, nhưng khi xảy ra chuyện gì thì dường như không rõ trách nhiệm. Thậm chí, có cả cán bộ nguyên là lãnh đạo trước khác, nay cũng nói khác, gây phân tâm tư tưởng, trong khi bên ngoài các thế lực thù địch tấn công ta bằng những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Điều đáng sợ nhất bây giờ là trong một bộ phận cán bộ đảng viên, nhân dân, kể cả trong cán bộ tuyên giáo là sự mơ hồ, không phân biệt đúng sai, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, mất nhuệ khí đấu tranh, nặng về thu vén cá nhân.”[17]
Tiếp theo đó ông Trọng còn ngạo mạn lên tiếng răn đe và dậy bảo:
“Những người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, những người làm công tác tư tưởng cũng phải được bồi dưỡng về mặt tư tưởng.” [18]
Điều đáng lưu ý nữa là, cho tới nay Tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ chính trị và Bộ trưởng Công an cũng im thin thít không có một lời lên tiếng trước vụ Công an gây thảm hoạ ở Tiên lãng và cũng không cách chức Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca, mà chỉ giao cho cấp dưới theo dõi.[19] Ngoài ra, cả uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh cũng giữ im lặng lạ lùng, mặc dầu ông vẫn hô hoán dạy bảo cán bộ Tuyên giáo là đừng để bị động. Nhưng trong vụ Tiên lãng, ông Huynh đã để cho Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hải phòng Đỗ Trung Thoại Thoại tổ chức cuộc họp báo ngày 17.1 ngay tại Bộ Thông tin và Truyền thông giải thích sai lầm và bào chữa cho việc gây ra thảm hoạ ở Tiên lãng và trong thời gian qua mấy tờ báo ở Hải phòng dưới quyền của Ban Tuyên giáo Thành phố vẫn tiếp tục thông tin sai trái về vụ Tuyên lãng.
***
Tóm lại, trong vụ thảm hoạ Tiên lãng do các quan cướp ngày gây ra, Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra “Kết luận của Thủ tướng” thực hiện rất nhuần nhiễn cách làm theo “Kết luận của Bộ chính trị”. Đúng là cha nào con nấy! Chính vì thế, cách làm lấy vải the che mắt thánh của Nguyễn Tấn Dũng không đánh lừa được ai, kể cả những đảng viên tiến bộ và biết tự trọng. Đại biểu cho các giới này là lời cảnh báo rất nghiệm khắc của cụ bà Lê Hiền Đức, dù đã trên 80 tuổi những vẫn nhiệt tâm và can đảm đấu tranh chống bọn quan tham độc tài và có uy tín lớn ở trong và ngoài nước. Trong vụ đàn áp ở Tiên lãng cụ Hiền Đức đã lên tiếng nhiều lần, gần đây nhất sau khi Nguyễn Tấn Dũng hô hoán “Kết luận của Thủ tướng” Cụ đã cảnh báo dư luận là “Đừng dễ tin như thế!”[20] Trong đó Cụ đã liệt kê những việc nói và làm hoàn toàn trái ngược nhau của Nguyễn Tấn Dũng từ khi lên làm Thủ tướng vào tháng 6.2006 và đưa ra nhận định về con người thực của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là cái thùng rỗng kêu to mà thôi:
“Kì vọng? Tôi đâu có đem “trái tim lầm chỗ để trên đầu”(1) như thế, vì “kết luận” mới chỉ là lời nói mà tôi thì đã thấy rất rõ khoảng cách ghê gớm giữa lời nói và việc làm của ông Dũng.”[21]
Cụ đã trải nghiệm cách nuốt lời hứa của những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị suốt trên 60 năm:
“Dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.”[22]
Cụ đã khuyên chúng ta “Thế thiên hành đạo”, ở đây nên hiểu là hãy can đảm chống lại bọn quan cướp ngày, đẩy lui bọn quan độc tài, tham nhũng để lập lại trật tự kỉ cương, xây dựng đất nước phú cường nhân dân được hưởng dân chủ tự do, đó là thuận lòng dân, hợp lòng trời !
Qua vụ Tiên lãng nhiều giới đã nhận thức sâu sắc rằng, nếu không có sự can trường của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, nếu không có sự lên tiếng đồng loạt và thẳng thắn của nhiều trí thức, chuyên viên, văn sĩ, nhà báo và nếu không có sự hưởng ứng của nhiều đảng viên tiến bộ và cả lão thành cách mạng thì vụ thảm hoạ Tiên lãng cũng đã bị im lìm, quên lãng!
Chính sự hiệp đồng cùng đấu tranh mạnh mẽ và kiên trì của nhiều giới đã tạo được dư luận đồng thuận ủng hộ tích cực chống các hành động cướp ngày của bọn quan độc tài, tham nhũng và mới khiến cho những người cầm đầu lo sợ và phải lên tiếng.
Nhưng đây mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Vì bọn quan tham độc tài sẽ không vội vàng thực hiện nghiêm túc những gì họ hứa, họ có thể trở cờ quay lại đàn áp. Hiện nay còn có cả hàng nghìn vụ Tiên lãng trên các thành phố, tỉnh huyện ở VN. Trong đó không chỉ nông dân, mà còn có cả công nhân, thương gia, tôn giáo, trí thức và văn nghệ sĩ đã và đang là nạn nhân, bị đàn áp thô bạo, bị bóc lột và bị bịt miệng, kể cả các đảng viên tiến bộ cũng đang bị nghi ngờ và ngược đãi.
Lúc này chính là lúc các quan độc tài và tham nhũng rất sợ sự đấu tranh kiên cường và ý thức hợp đồng của các thành phần dân tộc . Mọi giới không thể chờ đợi “tự kiểm điểm” của bọn quan cướp ngày, hay sự biết điều của bọn quan tham độc tài; không thể tin vào sự tự phê bình và phê bình lấy lệ của các quan cao cấp chỉ lo ích kỉ và lợi ích nhóm!
Lòng quả cảm, không biết sợ, đồng lòng cùng đứng lên đấu tranh vì mục tiêu trong sáng đang tạo nên sức mạnh vô địch sẽ đẩy lui bọn quan độc tài, tham nhũng, chấm dứt những vụ quan cướp ngày đã gây ra thảm hoạ như ở Tiên lãng, Hải phòng !
Âu Dương Thệ
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:
Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam
Ghi chú:
[1] . Xem các Blog đưa tin thường xuyên về vụ này: Bauxite VN, Cu Vinh, Người lót gạch, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Quê Choa…
[2] . Chính phủ điện tử 17.1.
[3] . Kết luận của Thủ tướng, VPCP số 43, 10.2.12
[4] . Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ”Nếu chỉ dừng lại ở kết luận của Thủ tướng là chưa được” Quê.Choa 11.2, Giáo dục VN 11.2
[5] . Như trên
[6] . Kết luận của Thủ tướng, phần II,2
[7] . Kết luận của Thủ tướng, phần II,6
[8] . Vietnam Net (VNN)17.1
[9] . VOV.VN và Tuổi trẻ 31.1
[10] .Blog người lót gạch 20.2
[11] . Quê choa 20.2
[12] . Nguyễn Quốc Thước, “Nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.” , Quê choa 20.2
[13] .Như trên
[14] . Âu Dương Thệ, „Tự tha bổng về những sai trái cực kì nghiêm trọng trong vụ Vinashin“ Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã tự nhổ vào mặt, làm nhục Đảng và tước đoạt quyền chính đáng của nhân dân! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/vinashin.htm#_edn1
[15] . Nguyễn Phú Trọng, diễn văn bế mạc HNTU 4, Cộng sản điện tử (CS) 31.12.11
[16] . CS 8.2
[17] . Nguyễn Phú Trọng, Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn luôn đổi mới, CS 9.2
[18] . Như trên
[19] . VNN 23.2
[20] . Bauxite VN 14.2
[21] . Như trên
[22] . Như trên

Tuy hai mà một


Nguyễn Anh Dũng - Vụ chính quyền cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, dẫn đến dân nổ súng chống lại tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã là tiếng chuông cảnh tỉnh, báo nguy cho chế độ. Mặc dù một số đảng viên là lãnh đạo có liên quan, vẫn quanh co chối tội, phát ngôn bừa bãi một cách vô trách nhiệm, xúc phạm tới người dân địa phương, nhưng vẫn không che dấu được sự thật.

Sau khi có chỉ đạo của thủ tướng chinh phủ, sự vụ đã dần được làm sáng tỏ, tạm yên lòng người dân ở địa phương. Tuy nhiên sự việc chưa kết thúc vì còn quá nhiều việc phải làm bởi vì tình trạng lộng quyền, nói một đằng làm một nẻo, bao che dung túng cho nhau đã trở thành cơ chế ngầm. Hãy xem những kết luận của thủ tướng có được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hay không? - Phải chăng địa phương nêu trên thuộc vùng sâu, vùng xa, các phương tiện thông tin còn thiếu, nên nghị quyết trung ương 4, khoá XI ngày 31/12/2011 của Đảng chưa kịp về đến nơi?
- Sự việc xẩy ra đã được làm sáng tỏ trong một thời gian ngắn. Đây có thật sự là một cách đổi mới trong việc thực thi quyền dân chủ, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người hay không?
Kháng nghị oan sai trong vụ án : “Đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng” để nhận tiền bồi hoàn từ 01/5/1983, tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Vì vậy bản án phúc thẩm số 138/2005/DSPT ngày 04/7/2005 của toà án NDTC không ghi “Để thi hành” (Đ 380 Luật TTDS; Đ 18 PL THA DS).
Bất chấp pháp luật, phó trưởng phòng THA tp Hà Nội Nguyễn Bá Nhạ vấn cố tình, vội vã ra quyết định số 77, 78 /THA DS ngày 05/8/200 để chấp hành viên Chu Văn Thái và Mai Xuân Hoa lộng quyền, cố ý làm trái nhiều nội dung trong bản án để cưỡng chế thi hành (Đ 14 PL THA). Trong khi thời hạn THA là 3 năm (Đ 383 Luật TTDS, Đ 25 PLTHA).
Ngày 27/12/2005 lực lượng cưỡng chế khoảng 100 người với công cụ đàn áp, phá hoại trong tay, với vẻ mặt đầy sát khí. Chỉ trong chốc lát đã huỷ hoại tài sản của các cháu sinh viên đang thuê nhà, xúc phạm danh dự nhân phẩm, tàn phá và cưỡng đoạt tải sản hợp pháp của công dân. Bao gồm trang bị nội thất, các công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất trên diện tích 494,85m2 trị giá: 28.374.230.000đ (Hai tám tỷ, ba trăm bẩy tư triệu, hai trăm ba mươi nghìn đồng – thời điểm tháng 12/2010) mà người dân phải hơn 23 năm, bằng tiền của công sức của cả gia đình, tự vươn lên xoá đói giảm nghèo, mới tạo dựng nên được. Trên thuận với đạo trời, dưới tuân theo phép nước.
Nhìn cảnh tan hoang, người dân đứng xem đã phải thốt lên: “Cảnh này chắc chỉ có thể ôm bom cảm tử”! Buộc người dân phải có biện pháp “Phòng vệ chính đáng” (Đ 15 LHS), để bảo vệ “Quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945) bằng việc thông qua các đơn thư khiếu tố, đơn khởi kiện, trả lời phỏng vấn, công khai sự vụ trên mạng thông tin toàn cầu Internet.
Ngày 11/01/2012 điều tra viên sở công an Hà Nội đã gây khó khăn, xâm phạm quyền và nghĩa vụ công dân. Cố ý làm trái ngay cả các văn bản hướng dẫn của Bộ công an và sở công an TP. Hà Nội để yêu cầu bóc một số đơn thư đã đăng trên blog và không viêt những bài tương tự trên mạng Internet mà không hề đề cập tới những việc làm sai trái của những người đã “Gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”? (NQ TW Đảng lần ba, khoá X).
Trong vụ án này, khoác áo đảng viên, nhân danh nhà nước cộng sản VN. Kẻ thì cướp của, người thì bao che dung túng bằng sự im lặng, người thì bịt mồm để thực hiện đến cùng hành vi tham nhũng. Dần dần, dồn dân vào bước đường cùng để bức tử (Đ 100 LHS).
Những việc làm trên đây sai trái đã rõ ràng, sai thì sửa đó là chuyện thường tình, sai mà không sửa mới là chuyện đáng lên án. Ông Phạm Thế Duyệt nói: “Đảng lãnh đạo thì Đảng phải chịu trách nhiệm. Không thể chỉ đẩy chính quyền ra để che chắn, chịu trận. Việc xử lý thấy đúng là phải kiên quyết, dứt điểm, không để xảy ra hệ quả xấu”. (Dân Trí 17/2/2012). Trong hội nghị TW 4, khoá XI, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà dấu khuyết điểm là một đảng hỏng ..”. Vậy Đảng sẽ giải quyết vụ này và biết bao vụ oan sai khác như thế nào, hay lại lặng lẽ thừa nhận là một Đảng hỏng?
Hai sự vụ xẩy ra ở hai địa phương khác nhau, liên quan đến những đảng viên là quan chức ở địa phương và trung ương có khác nhau, hình thức phản ứng của người dân có khác nhau. Nhưng đều có chung một điểm: Họ đều là nạn nhân của bản án, quyết định trái pháp luật (Đ 295, 296 LHS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận xét rằng: “Sai lầm trong vụ Tiên Lãng là sai lầm toàn diện, sai lầm trong việc thực thi pháp luật, sai lầm trong cưỡng chế, sai lầm về mặt đạo lý, tình người” (Dân Trí 14/2/2012). Sai lầm này vẫn đang được tiếp diễn trên cả nước, đã nói lên sự bất lực của nhà nước cộng sản trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, đã tự bôi nhọ mình và xâm phạm nghiêm trọng quyền con người.
Tiếng súng trong vụ ở Tiên Lãng, Hải Phòng; Sự công khai hành vi tham nhũng trên mạng thông tin toàn cầu Internet ở Thanh Xuân, Hà Nội nhằm tố giác và báo tin tội phạm (Đ 101 LHS), giúp tìm ra những con sâu mọt đang nằm trong tổ chức Đảng và nhà nước góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc và phát triển đất nước.
Vì vậy câu nói chí lý của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông C.An-Nan: “Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu an ninh, chúng ta không thể có an ninh nếu không phát triển và chúng ta không đạt được an ninh hay phát triển nếu không tôn trọng nhân quyền” (Báo Nhân Dân ngày 23/3/2005). Đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nơi nhận
- Trung ương  Đảng và Nhà Nước.
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Viện kiểm sát NDTC.
- Bộ công an.
- Ban lãnh đạo TP Hà Nội.
- Trung ương hội cưu chiến binh Việt Nam.
- ………………………………………………:……………
 ……………………………………………………………..
Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2012
Người gửi
             Nguyễn Anh Dũng
            HV Hội cựu chiến binh Việt Nam
ĐC: Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: (04) 38583514: DĐ: 0984535494. Gmail: xuannho.vu1@gmail.com

Có nên Công an hóa bộ máy nhà nước?

Mai Xuân Dũng - Trong mọi vấn đề mà chính trị không là ngoại lệ, những nhầm lẫn chính sách hiện diện khắp nơi ở mọi giai đoạn lịch sử. Có những nhầm lẫn do ấu trĩ, có những nhầm lẫn mang tính hệ thống có chủ định.

Một ví dụ: Khi đời sống dân chúng được nâng lên từ chỗ ngày hai bữa, sáng sắn chiều cơm đến chỗ ngày ba bữa sáng phở, trưa cơm, chiều thích cơm có cơm thích phở có phở thì đảng bảo: dưới sự lãnh đạo của đảng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước giầu lên. Ai cũng thừa nhận chuyện dân ta có cái ăn cái mặc tốt hơn trước nhưng bé cái nhầm ở chỗ đâu phải nhờ lộc đảng ban cho. Dân có cái ăn cái mặc do chính dân vẫn vật lộn với đất gội nắng dầm mưa như đã từng như vậy nhưng khác ở chỗ trước đây đảng trói dân trong cơ chế hợp tác hóa nhưng khi sợi thừng cơ chế được tháo bỏ, nhân dân đã thở được, chân tay được tự do nhiều hơn để hết lòng cày cuốc trên các thửa ruộng. Điều đó không phải đảng hay bất cứ ai ban cho. Cũng vậy, tư duy của mấy chục năm trước ở lĩnh vực khác như quản lý tư tưởng có thể sẽ là sợi thừng trói chân tiến bộ xã hội trong khi tiến bộ xã hội là tiền đề cho bước đi của đất nước hướng đến một xã hội công bằng, thúc đẩy sự giải phóng năng lượng sáng tạo của con người đóng góp vào tương lai phồn vinh cho một dân tộc, cho nhân loại. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng – Uỷ viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an – giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Việc thuyên chuyển cán bộ từ một lĩnh vực công tác này sang một lĩnh vực công tác khác là một việc rất bình thường trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên việc một cán bộ công an cao cấp được cơ cấu vào một lĩnh vực công tác vốn mang tính dân sự như Nội vụ và Tôn giáo lại là điều rất đáng quan tâm. Đó có phải là tư duy công an hóa bộ máy nhà nước và siết chặt quản lý Tôn giáo?
Trong bộ máy nhà nước Việt nam hiện nay, chức năng chính của Bộ Nội vụ là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, quản lý cán bộ.
Nhìn vào hệ thống cơ cấu nhà nước có thể sơ bộ đoán định được tính ưu việt hoặc thiên hướng chính trị của nhà nước đó. Dù là nhà nước ở chế độ chính trị nào đi nữa thì : “Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác” (như Lê nin đã từng viết).
Trong một xã hội có giai cấp, giai cấp bị áp bức luôn là giai cấp không có quyền lực, nghèo khổ muốn thay đổi số phận bằng tranh đấu. Bởi vậy, giai cấp có quyền lực, có đặc lợi phải dùng nhà nước làm công cụ áp bức, đè bẹp giai cấp kia. Trong bộ máy nhà nước, công an, cảnh sát là một công cụ sắc bén đàn áp giai cấp đối kháng. Nếu nhà nước là một thanh gươm thì công an là lưỡi gươm. Trong cỗ máy nhà nước, một bộ không hoặc chưa có cán bộ công an làm nòng cốt sẽ là một điều “khiếm khuyết”?
Tất nhiên, bất kỳ một “công cụ nào” cũng có mặt trái của nó. Trong lịch sử phát triển các nhà nước, đã là “công cụ” thì “tố chất” cốt tử là phải được “rô bốt” hóa “lập trình” hóa. Trên thế giới đã từng có những Nhà nước cảnh sát. Thuật ngữ “Nhà nước cảnh sát” (police state) được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó thực hiện các biện pháp kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Nhà nước cảnh sát thường bộc lộ các yếu tố của Chủ nghĩa toàn trị và kiểm soát xã hội. Thông thường, có ít hoặc không có khác biệt giữa luật pháp và việc thực thi quyền lực chính trị của người đứng đầu nhà nước trong một nhà nước cảnh sát. Nhưng nếu đưa công an cảnh sát nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước có phải là một cứu cánh cho một nhà nước khi nhà nước đó bị mất niềm tin do lỗi hệ thống biểu hiện bằng các hiện tượng tham nhũng, bất công, ức hiếp quần chúng tràn lan?
Platon (427-347 tr.CN) – nhà triết học xuất sắc thời Hy Lạp cổ đại, ông tổ của thuyết duy tâm khách quan, xuất thân quý tộc, nhưng không chịu nổi thói cơ hội của bọn cầm quyền Athena. Bị thôi thúc bởi cái chết bi tráng do dám đối đầu với nhà nước của ông thầy Xôcrat đã ám ảnh ông suốt đời. Platon trăn trở tìm những phương cách để nâng cao chất lượng lãnh đạo nhà nước. Nhà nước lý tưởng, theo ông là mô hình được đề cập trong tác phẩm Cộng hòa. Theo đó, xã hội được cai trị bởi nhà nước chủ nô quý tộc, tồn tại trên cơ sở 3 đẳng cấp: những người cai trị xã hội, những người giữ xã hội và những người nuôi xã hội. Mỗi đẳng cấp có một quyền uy và địa vị khác nhau. Con người sống trong xã hội phải phục tùng nhà nước, phải sống vì nhà nước. Và để tồn tại nhà nước này, các nhà triết học và vệ binh không được có tài sản riêng, gia đình riêng vì họ làm việc công, nếu có tài sản riêng, gia đình riêng họ sẽ chỉ phục vụ cho gia đình mình, mang tài sản về nhà mình. Dù có mâu thuẫn và bất hợp lý, nhưng với tư tưởng này, Platon đã manh nha xóa bỏ chế độ tư hữu.
Hêghen, đại biểu tư tưởng cho giới quí tộc Phổ lại cho rằng Nhà nước Phổ (thế kỷ XVI – XVII) là “hình mẫu lý tưởng”, là hình thức Nhà nước “tuyệt đích cuối cùng” mà loài người có thể mơ thấy và do đó trách nhiệm của mỗi công dân là phải phục tùng nó.
Đối lập với những quan niệm ấy, Mác và Ăngghen khi chứng minh và luận giải về tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản, đã đi đến kết luận rằng: chuyên chính vô sản là “đỉnh cao cách mạng” của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Song ngay từ lúc đó, các ông đã ý thức được rằng Nhà nước chuyên chính vô sản chẳng qua cũng chỉ là “Nhà nước nửa Nhà nước”, là hình thức quá độ để nhà nước tiêu vong. Điều này được thể hiện rõ ngay trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Khi phác thảo những nét cơ bản của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai, Mác và Ăngghen viết: “… nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt chế độ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt chế độ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt cả sự thống trị của giai cấp mình”.
Đi tìm mặt trái của mô hình nhà nước chuyên chính, có thể đưa ra vài ví dụ ở Liên xô cũ, các nước trong khối Hiệp ước Vác sa va, Bắc Triều tiên hoặc ở nước ta, nếu nhà nước cơ cấu cho một số cán bộ công an đổi cảnh phục để mặc áo vét như trường hợp ông Nguyễn Văn Thành Bí thư Thành ủy Hải phòng là một trong nhiều ví dụ khác. Sự kiên quyết lạnh lùng khi quyết định điều động lực lượng công an quân đội hùng hậu để cưỡng chế một cái đầm tôm của nông dân ở Tiên lãng giống như thực hiện một chiến dịch quân sự vừa qua của chính quyền thành phố Hải phòng cho thấy vai trò “tố chất công an” đã đem đến một sự khủng hoảng chính trị tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thế nào.
Trong vụ việc cưỡng chế và hậu cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, vai trò nổi bật của các ông Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca là không thể phủ nhận. Tính “rô bốt” và những hạn chế đương nhiên của nó, sự thiếu vắng tư duy nhân bản dẫn lối cho hành động đã khiến ông Thành ông Ca luôn “vấp” ở tất cả các khâu quan trọng trong quá trình “vận động theo lập trình cũ”. Một loạt các sai phạm nghiêm trọng như sử dụng quân đội đàn áp nhân dân, xả súng quá mức, ủi phá nhà nạn nhân của chính quyền Hải phòng chưa kịp sửa chữa thì các sai phạm tiếp theo: vu vạ, đổ tội phá nhà dân cho “nhân dân”, bao che, chối tội v.v và v.v…đã làm cho bộ mặt “nhà nước Hải phòng” lõa lồ trước công luận trong nước và thế giới. Chưa hết. Một khiếm khuyết bất ngờ khác ở Hải phòng xảy ra ngoài sự tính toán của chính phủ. Khi người đứng đầu cỗ máy nhà nước “rì pe” con “rô bốt” Hải phòng, bỗng nó giở chứng tự “đoản mạch” tóe lửa, người vận hành trên thực tế bị “bỏng mặt”. Đó là việc ông Thành bí thư Hải phòng dám công khai “đánh nguội” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tiếp xúc với các cụ hưu trí lão thành cách mạng tại câu lạc bộ Bạch Đằng.
Trở lại việc Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Trung tướng công an cỡ Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an – giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Nếu trước đây Ban Tôn giáo chính phủ đã có thành tích trong công tác “quốc doanh hóa” một số Giám mục Giáo hội Công giáo thì thành tích đó cũng có mặt trái át cả cái “lợi” mà nó đem lại. Thành tích mậu dịch Công giáo đã làm chính quyền mất sự cảm nhận tinh tế chính trị nên mới để xảy ra những vụ Đồng chiêm, Cồn dầu, Khâm sứ, Thái hà. Hậu quả của chính sách đó chưa thể lường hết. Đây là các núi lửa đã tạm dừng phun trào nham thạch nhưng sự vận động nội tại tiềm ẩn các đợt bùng phát có thể dữ dội hơn nữa. Điều đó có xảy ra sớm hay muộn trong thời gian tới phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính sách của Ban Tôn giáo chính phủ. Lợi bất cập hại là điều chắc chắn khi nhà nước tính toán để hiện thực việc công an hóa Ban Tôn giáo chính phủ. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Công an hóa Ban Tôn giáo có là khôn ngoan? Hãy đọc lại chính mấy ông tổ cộng sản Mác – Lênin đã từng chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với tôn giáo”.
Tôn giáo là hiện thực tự nhiên của sự vận động tất yếu trong xã hội con người. Mác nói: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Dùng bạo lực tiêu diệt giai cấp, tiêu diệt Tôn giáo cũng có nghĩa tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt cả sự thống trị của giai cấp mình. Cách thức đưa Việt nam trở lại một thể chế Nhà nước cảnh sát như Bắc Triều tiên hiện nay chắc là con đường ngắn nhất đến với một nhà nước tiêu vong.
Đó là lý thuyết được thực tế kiểm chứng trên khắp thế giới từ Ceausescu đến Gaddafi. Lẽ nào ở điều kiện Việt nam với hơn 80 triệu dân, tính“đặc thù” sẽ hoàn toàn khác với quy luật tự nhiên phổ quát của toàn thể nhân loại?
Trong một thời điểm nào đó, thực thể vận hành “rô bốt” liệu có thể là nạn nhân, là đối tượng chịu sự điều khiển của chính cỗ máy mình tạo ra?
Mai Xuân Dũng

Nguyễn Ngọc Già – Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn (phần 6)

Nguyễn Ngọc Già
Thật vui mừng với thông tin bà con Việt kiều tại Mỹ đã cùng nhau ký thỉnh nguyện thư gởi cho Tổng Thống Barack Obama đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền mạnh mẽ, thông qua việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm & tù nhân chính trị tại Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Blogger Điếu Cày, Blogger Bùi Thị Minh Hằng và hàng trăm tù nhân khác. Đợt ký tên này đã lên đến con số 64,058 chữ ký (1) tính đến 11:49 trưa ngày 22/2/2012. Trong khi đến ngày 8/3/2012, phong trào này mới kết thúc nhận chữ ký, do đó con số 100,000 người hưởng ứng ký tên hoàn toàn trong tầm tay.
Nhiều người cũng nhắc đến sự kiện này kết hợp với cuộc bầu cử Tổng Thống tại Mỹ trong thời gian sắp tới, để xem như một cách Chính phủ Hoa Kỳ lấy lòng cử tri gốc Việt trong cuộc đua. Dù cho ai lên làm Tổng thống Mỹ thì nước Mỹ vẫn là nước Mỹ. Mặc dù, tác giả Bùi Văn Phú nhận định: “Với quan hệ hai nước đang phát triển, không hi vọng một dự luật liên quan đến nhân quyền Việt Nam sẽ được quốc hội thông qua và được Tổng thống Barack Obama ban hành” (2) vẫn không làm ngã lòng bà con hải ngoại trong cuộc vận động Nhà nước Hoa Kỳ quan tâm hơn và có biện pháp hữu hiệu gây áp lực lên Việt Nam. Chiến dịch ký tên vẫn đang rất hào hứng với lớp trẻ Nam Cali tham gia vào chủ nhật vừa qua và thứ bảy tuần này (25/2/2012) (3).
Từ tấm lòng của bà con Việt kiều Mỹ làm tôi nảy sinh một sáng kiến nhỏ từ sự kiện này, để viết ra như một lời sẻ chia và góp sức cho người dân trong nước hiện nay tham khảo.
Trước hết, chúng ta đều biết rất nhiều kiến nghị của các tầng lớp nhân dân cho các sự kiện: chống khai thác bauxite, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Blogger Bùi Thị Minh Hằng, cũng như kiến nghị của giới trí thức hải ngoại góp ý chấn hưng đất nước… hầu như đều rơi vào khoảng không thinh lặng từ phía cầm quyền.
Thêm nữa, các đơn từ kêu oan của người dân mất đất, người lương thiện chết oan khuất trong đồn công an, cho đến các cuộc đình công từ phía công nhân đòi cải thiện lương và phúc lợi khác cũng cùng tình trạng – bặt vô âm tín, thậm chí nó trở thành nguyên cớ cho phía cầm quyền thẳng tay đàn áp để dập tắt các cuộc biểu tình, đình công, thậm chí, mới đây kiến nghị trả tự do cho Đoàn Văn Vươn do TS. Nguyễn Xuân Diện khởi xướng cũng đoán trước sẽ cùng chung số phận – không bao giờ có hồi âm.
Giới cầm quyền đang biến từng người dân trở thành một “Chu Văn An bất đắc dĩ”, bất chấp đó là Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh hay học giả Nguyễn Huệ Chi cho đến người dân vô danh. Dường như, phía cầm quyền cũng hài lòng với việc:
Gửi đơn thì cứ gửi đơn
Tôi không trả lời là việc của tôi
(!)
Việc câm lặng của giới cầm quyền từ địa phương tới trung ương nếu tiếp tục như phương thức hiện nay, sẽ dễ dẫn đến sự nản lòng của dân chúng và trong sự mòn mỏi đó người dân dễ rơi vào tâm trạng yếm thế, bi quan và chủ bại, đồng thời càng ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người do sự phẫn uất chất chứa lâu ngày, từ sức khỏe giảm sút dẫn đến mọi hành động đòi hỏi quyền lợi chính đáng cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Từ đó, xin có đề xuất nhỏ trong việc này như sau:
- Thay vì đầu đề lâu nay thường là “ĐƠN…”, mọi người hãy thay bằng: “GIẤY YÊU CẦU” (4).
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.HCM (Hà Nội, Hải Phòng…)ngày tháng năm
GIẤY YÊU CẦUNơi nhận: – Quốc Hội (các cấp từ trung ương đến thành phố, tỉnh, quận huyện, phường xã)
- Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc (các cấp từ trung ương đến thành phố, tỉnh, quận huyện, phường xã)
- Công Đoàn các cấp (đối với công nhân, người làm công ăn lương trong DNNN, công sở…)
- Hội Nông dân (dành cho dân mất đất nông nghiệp) (các cấp từ trung ương đến thành phố, tỉnh, quận huyện, phường xã)
- Các cơ quan khác (tùy trường hợp mà chúng ta nghĩ là phù hợp)
- Nội dung của “GIẤY YÊU CẦU” sẽ gồm 2 phần chính:
1. Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email (nếu có).
2. Nội dung:
2.1 Đối với dân mất đất: (cần ngắn gọn trong vòng 3 cho đến 4 dòng, ví dụ) Tôi đã bị cưỡng chế…m2 đất, tại… vào lúc… một cách trái pháp luật.
2.2 Đối với người chết trong đồn công an (hoặc do lực lượng công quyền nói chung): Cha (mẹ, anh, chị, em, con, cháu…) tôi, tên là…, giới tính….. sinh ngày… bị chết oan tại địa chỉ…..
2.3 Đối với các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị: Cha (mẹ, anh, chị, em, con, cháu…) tôi, tên là……, giới tính….. sinh ngày… bị bắt trái pháp luật vào ngày……tại địa điểm…
2.4 Đối với những ai đang bị xách nhiễu (như anh Đỗ Nam Hải, anh Bùi Thanh Hiếu, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, anh Paulo Thành Nguyễn…): tôi đã bị theo dõi, hành hung, câu lưu, cản trở đi lại v.v… nhiều lần từ….. năm qua, do các công an (nếu có tên, số hiệu công an càng tốt) của Phường(Quận, thành phố, tỉnh v.v…) trực tiếp thực hiện vào ngày…. tại địa điểm…..
3. Nay tôi yêu cầu quý cơ quan (nói trên) phải trả lời cho tôi được rõ nguyên nhân, kết quả xử lý trong vòng 30 ngày kể từ ngày tôi gởi giấy yêu cầu này.
4. Tôi sẽ tiếp tục gởi GIẤY YÊU CẦU này cứ ba tháng một lần cho đến khi nào tôi nhận được hồi đáp.
5. Quyền lợi (nhân mạng của người thân đã khuất) của tôi chưa được giải quyết đúng pháp luật, thì tôi thông báo cho quý cơ quan rằng: TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐI BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP VÀ QUỐC HỘI cho đến khi nào tôi còn sống.
Trân trọng kính chào
Ký tên.
Xin mọi người lưu ý khoản 5 là QUAN TRỌNG NHẤT trong “GIẤY YÊU CẦU”.
***Nhiều năm qua, việc tẩy chay bầu cử được các nhân vật nổi tiếng (HT. Thích Quảng Độ, BS. Nguyễn Đan Quế…) kêu gọi nhưng không hiệu quả. Thiết nghĩ, do người dân trực tiếp là nạn nhân của giới cầm quyền chưa chú ý đến tiểu tiết nhỏ mà rất quan trọng này. Tẩy chay bầu cử, là phương pháp ôn hòa, hợp pháp, văn minh mà chúng ta chưa chú trọng xoáy vào đó như là một trong các phương thức hữu hiệu đấu tranh bất bạo động(*).
Chúng ta đều thấy, dù người dân trực tiếp bị oan khuất hiện nay rất nhiều, nhưng chính bản thân những người này (tôi cho rằng) có thể vẫn đi bầu cử, do có thể họ chưa thấy mối liên hệ “Nhân – Quả” giữa bầu cử và oan khuất họ đang gánh chịu, vì vậy cần vạch ra cho những người này thấy rõ.
Cũng nên nhìn thẳng vào sự thật, chính những người oan ức này sẽ là thành phần nòng cốt trong việc tẩy chay bầu cử và vận động ngay chính người thân trong gia đình, bà con ruột thịt. Tôi lấy ví dụ, LS. Nguyễn Thị Dương Hà không đi bầu cử thì ít nhất chị thuyết phục được 2 con trai, chị Cù Thị Xuân Bích, ông Cù Huy Thước, Cù Huy Chữ v.v… và hãy nghĩ đến con số cấp số nhân khi xuất phát từ các gia đình: chị Dương Thị Tân, anh Đỗ Nam Hải, anh Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, anh Lê Thăng Long, gia đình chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Bắc Truyển, anh Huỳnh Nguyên Đạo, anh Lê Nguyên Sang, anh Phan Thanh Hải (anh Ba Saigon), anh Vi Đức Hồi, anh Trần Đức Thạch, gia đình của mười mấy giáo dân bị bắt cóc vừa qua, các đệ tử của HT. Thích Quảng Độ, các con chiên của LM. Nguyễn Văn Lý, LM. Vũ khởi Phụng, các gia đình của đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh hiện đang sống trong nước v.v… tôi cho là rất nhiều.
Con số tẩy chay bầu cử nếu được chính những người thân (tạm liệt kê chưa đầy đủ) nêu trên kết hợp với những người thầm lặng như tôi, Trần Thị Hồng Sương, Phan Châu Thành, Thu Thảo, Đinh Mạnh Vĩnh, Lò Văn Nhẻn, Bùi Văn Nịt, Hà Văn Nèo… sẽ là con số đáng kể mà nhà cầm quyền buộc phải lưu tâm và lo sợ.
Thêm vào đó, các gia đình nạn nhân: Trịnh Thanh Tùng, Nguyễn Công Nhựt v.v… không chỉ cá nhân cô Trịnh Kim Tiến, cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền đứng trên “giấy yêu cầu” mà hãy sử dụng phương thức “gập ông đập lưng ông” theo quyết định “cấm khiếu kiện tập thể”, nghĩa là cha (mẹ, vợ, con, cháu, anh, chị, em… ) của các nạn nhân này cũng sẽ đứng riêng trên một giấy. Ví dụ, cô Tuyền đứng một giấy, cha, mẹ, anh (em) anh Nhựt mỗi người đứng một giấy riêng. Hãy cùng tưởng tượng, một buổi sáng nào đó, tại hàng trăm bưu điện trên toàn cõi Việt Nam, có 100 người cùng lúc xếp hàng tại một Bưu điện (gây quá tải vì cùng lúc) để gửi thư bảo đảm thì đó có phải là ý nghĩa đáng suy nghĩ??? Các hình ảnh này cũng nên được ghi lại và đưa lên mạng.
Tôi nghĩ, nơi nhận “GIẤY YÊU CẦU” không cần gởi cho các cơ quan ĐCSVN, môt mặt đây là cách hạ thấp vai trò, hạ thấp uy tín ĐCSVN, mặt khác nâng cao vai trò và trách nhiệm, ép buộc tiếng nói của các cơ quan (mà ĐCSVN nói) của dân phải lên tiếng (như vụ Đoàn văn Vươn). Quốc hội, UBMTTQ, Hội nông dân, Công đoàn v.v… lâu nay quá mờ nhạt và ai cũng biết là cơ sở ngoại vi và chịu sự điều khiển của ĐCSVN. Do đó, khi ta nâng “vai phụ” lên cao ắt nhiên, “vai chính” đã bị “vùi dập” một cách êm nhẹ, đó có thể nói làm mờ dần vai trò “lãnh đạo tuyệt đối” của ĐCSVN (như giới cầm quyền luôn phô phang khắp nơi). Đây cũng có thể nói là kế “chỉ tang mạ hòe” và “minh tri cố muội” trong 36 kế Tôn tử (5).
Mặt khác, bầu cử là quyền của công dân. Chúng ta đang đấu tranh hợp pháp, công khai và đúng luật với thể thức “bất bạo động”, do đó việc nêu rõ trong “GIẤY YÊU CẦU” về quyết định không đi bầu sẽ lan tỏa rộng lớn trong dư luận, dễ được hưởng ứng theo. Các “GIẤY YÊU CẦU” sau khi gởi đi cần được truyền tải lên mạng cho công luận trong và ngoài nước biết rõ đang có phong trào lan rộng.
Thử nghĩ, tại sao chúng ta không tự trách, chính mỗi lá phiếu của từng người chúng ta đã góp phần cho bầu cử cuội “thành công”. Tất nhiên, tôi sẽ không quan tâm đến câu nói:“Không mợ thì chợ cũng đông”, bởi khi chúng ta xem thường từng lá phiếu của mình thì hậu quả hiện nay là ĐÁNG ĐỂ TỪNG NGƯỜI CHÚNG TA GÁNH CHỊU.
Xin đừng nôn nóng khi nghĩ đến cuộc bầu cử vài năm sau trong khi nỗi oan khuất nung nấu mỗi ngày, bởi con đường đi đến dân chủ dù quanh co, gập ghềnh, nó vẫn đang hướng tới.
Tôi có niềm tin mãnh liệt, trong năm nay cho đến năm sau, kết quả dân chủ có thể thấy được hiệu quả mà không cần viện dẫn việc tẩy chay bầu cử của 4 năm tới.
Thậm chí, dù cho hiệu qủa tẩy chay bầu cử không xảy ra, chúng ta vẫn quyết tâm tiến tới bằng nhiều cách, bằng nhiều cánh quân, bởi trận chiến đấu tranh bất bạo động vẫn đứng về phía đại đa số người dân.
Cuối cùng, xin trả lời cho những ai đã đặt câu hỏi: Dân chủ là gì? Mất dân chủ là mất gì? Được dân chủ là được gì? bằng câu hỏi:
Anh (chị) có cảm thấy bình an với cuộc sống ở Việt Nam hiện nay không? Nếu câu trả lời là “có”, thì coi như tôi không đủ khả năng thuyết phục. Nếu câu trả lời là “không” – đó chính là câu trả lời ngắn gọn nhất về dân chủ.
Dân chủ là chúng ta có cuộc sống (ít nhất) bình an.
Mất dân chủ là mất sự bình an trong cuộc sống.
Được dân chủ là được sự bình an trong cuộc sống.
Có lẽ là vậy?
Nguyễn Ngọc Già
________________
p/s: bài viết cũng xin được gởi tặng cho các bạn đọc: Lò Văn Nhẻn, Bùi Văn Nịt, Tôn Kính Đảng v.v… và những ai cần định nghĩa dân chủ và được (mất) dân chủ một cách giản dị nhất.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-discuss-vn-w-am-vns-vh-02222012114411.html (1)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120221_us_whitehouse_overseas_viets.shtml (2)
http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=343&ArticleID=66038&Page=1 (3)
http://danluan.org/node/11472 (4)
http://danluan.org/node/9193 (5)
(*) bản thân tôi đã không đi bầu trong 20 năm qua và chỉ vận động được gia đình riêng của mình bằng cách nhẹ nhàng (ra khỏi nhà từ sáng sớm hôm bầu cử và đến tối mịt mới quay về. Tắt điện thoại hoàn toàn trong khoảng thời gian đó).
Đọc thêm trước:
Nguyễn Ngọc – Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn
Nguyễn Ngọc Già – Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn (phần 2)
Nguyễn Ngọc Già – Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn (phần 3)
Nguyễn Ngọc Già – Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn (phần 5)

Phong Uyên – Đạo Khổng của bá quyền đại Hán được Hồ Cẩm Đào tô vẽ lại để thay thế chủ nghĩa “Mác – Lê, Tư tưởng Mao Trạch Đông”


Phong Uyên

Nhiều báo chí Tây phương cho sở dĩ Trung Quốc ngày nay có trật tự xã hội, ổn định chính trị và kinh tế phát triển là vì Đặng Tiểu Bình đã biết khôi phục tư tưởng Khổng giáo để thay thế cái chủ nghĩa đã đưa Trung Quốc tới bờ vực thẳm là chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông. Có người còn cho là Đặng Tiểu Bình chỉ sao chép lại phương cách canh tân nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng, kết hợp truyền thống Khổng giáo với kỹ thuật Tây phương. Nhưng sau Đặng Tiểu Bình, không phải Giang Trạch Dân mà là Hồ Cẩm Đào là người đã thực thi ý tưởng của họ Đặng một cách có hệ thống khi vứt bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác – Lê và cho ra đời một chủ nghĩa mà nòng cốt là tôn ti trật tự Khổng giáo kết hợp với ý tưởng hài hòa trong kinh Dịch, gọi là “Xã hội Hài hòa Xã hội chủ nghĩa“. Hồ Cẩm Đào cũng cho thiết lập ở nhiều nước trên thế giới những học viện Khổng Tử với mục đích, không phải chỉ có những hoạt động văn hóa, mà còn có sứ mệnh đề cao mô hình chính trị Trung Quốc để đối lại với mô hình tự do dân chủ của Phương Tây trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở các nước có nhiều tài nguyên mà Trung Quốc đang nhòm ngó hay ở các nước đang phát triển.
ĐCSVN có tập theo Hồ Cẩm Đào, thay thế chủ nghĩa Mác – Lê Nin bằng đạo Khổng “Đổi mới” không?
Tôi nghĩ trước hết cần phải xóa bỏ sự nhập nhằng giữa Khổng giáo trước đời Tần (551-221 TCN) và đạo Khổng từ đời Hán Vũ Đế (140-87 TCN) để hiểu với ẩn ý gì Hồ Cẩm Đào muốn khôi phục lại những ý tưởng của đạo Khổng đời Hán: Không ai biết tư tưởng thật sự của Khổng Tử là gì vì những kinh sách của Khổng Tử và các môn đệ đã bị Tần Thủy Hoàng đốt hết. Đạo Khổng sau này chỉ là sự bịa đặt của bá quyền Đại Hán lấy danh Khổng Tử áp đặt trên đầu trên cổ dân tộc Trung Hoa và dân tộc những vùng đất bị Tàu xâm chịếm một thể chế Trung ương tập quyền có một không hai trong lịch sử thế giới. Hồ Cẩm Đào nắm cả ba chức vụ một lúc: Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ lấy lại cương vị của một thiên tử ngày xưa mà triều đình là ĐCSTQ cũng với một hệ thống quan lại là các bí thư Đảng đi từ các vùng “Tự trị” (nghĩa là các nước chư hầu) tới các tỉnh quận, làng xã và mọi tổ chức trong xã hội.
Các nhà báo phương Tây cũng thiếu hiểu biết và mắc mưu tuyên truyền của Trung Quốc khi cho là Nhật bản, Đại Hàn, Singapor, Đài Loan, vì đã biết vận dụng tư tưởng Khổng Tử mà đã trở thành những con rồng châu Á. Nhật Bản có một nền văn hoá riêng biệt không dính dáng gì với Khổng giáo của Tàu. Cái hay của người Nhật là đã biết phối hợp nền văn hoá đó với tư tưởng Tây phương để trở thành một nước hùng cường và đi đến dân chủ. Các nước Đại Hàn, Đài Loan, Singapore cũng là những nước có lối tư duy Tây phương, theo mô hình dân chủ Tây phương không dính dáng gì đến truyền thống Khổng giáo chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.
Trong bài viết này, tôi xin chứng minh:
- Không ai biết những tư tưởng thật sự của Khổng Tử là những tư tưởng nào vì năm cuốn sách do chính tay Khổng Tử biên soạn (chứ không phải sáng tác) gọi là Ngũ kinh đều đã bị Tần Thủy hoàng thiêu hủy cùng với bộ Tứ thư gồm ba cuốn do các môn đệ Khổng Tử biên tập cộng với cuốn Mạnh Tử do các đồ đệ Mạnh Tử viết 200 năm sau khi Khổng Tử mất.
- Không có bằng chứng những giáo điều nằm trong cuốn Luận ngữ được viết lại dưới thời Hán Vũ đế là của Khổng Tử: những “chuẩn mực” giềng mối của Khổng giáo như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức quá là vô nhân nếu không muốn nói là sát nhân, vô đạo đức, sơ đẳng hoá xã hội chỉ có 2 hạng người, kỳ thị chủng tộc… và hoàn toàn mâu thuẫn với những ý niệm về Thiên lý, về Tâm về Nhân còn nằm rải rác trong kinh Dịch, cuốn sách có từ cả ngàn năm trước Khổng Tử.
- Nhật Bản không phải là nước theo Khổng giáo.
- Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong lịch sử nên cho tới bây giờ vẫn lệ thuộc tư duy đạo Khổng của Tàu.

1) Không ai biết tư tưởng đích thực của Khổng Tử là gì

Thử căn cứ vào Tứ thư và Ngũ kinh:

1° Ngũ kinh:

Gồm 5 cuốn sách có từ thời Khổng Tử còn sống: kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Xuân thu. Nhưng chính Khổng Tử tự công nhận chỉ sáng tác có 1 cuốn là kinh Xuân Thu:
Kinh Thi gồm những bài thơ của dân gian được Khổng Tử sưu tập.
Kinh Thư kể lại những truyền thuyết về những vị vua hiền đức như vua Nghiêu vua Thuấn đối lại với những ông vua tàn ác như vua Kiệt vua Trụ.
Kinh dịch nói lại những phương cách bói toán được đặt ra từ cả ngàn năm trước thời Khổng Tử gồm những Vạch, liền (dương), đứt (âm), được xếp với nhau tạo thành những Quẻ. Tất cả có 8 quẻ gọi là bát quái biểu thị những biến hoá của âm dương. Khi soạn thảo thành cuốn sách kinh Dịch, Khổng Tử chỉ cắt nghĩa thêm cho rõ ý nghĩa của những quẻ này và hệ thống hóa nó, biến nó thành những khái niệm âm dương về sự sinh thành và biến chuyển của vạn vật trong Lý Thái cực, tương đồng với Logos của Héraclite và Vô thường của Phật, gần như cùng thời. Có thể nói những khái niệm chính của triết học Trung Quốc nằm trong cuốn sách này.
Kinh Lễ chỉ chép lại những lễ nghi nhờ đó giữ được trật tự phân minh trong xã hội. Thật ra những lễ nghi được bày đặt ra chỉ cốt để che giấu những luật lệ pháp trị của một chế độ trung ương tập quyền có từ đời nhà Tần được nhà Hán (Hán Vũ Đế 140-87 TCN) tiếp tục dưới một bản hiệu khác.
Kinh Xuân Thu là cuốn sách duy nhất do Khổng Tử sáng tác và Khổng Tử rất ưng ý khi nói: “thiên hạ biết ta là cũng chỉ ở kinh Xuân Thu, người trách tội ta là cũng chỉ ở kinh Xuân Thu“. Kinh này ghi lại những biến cố xẩy ra ở nước Lỗ và một vài sự việc của nhà Chu và các nước chư hầu.
Vấn đề là Tần Thủy hoàng đã tận diệt Khổng giáo, chôn sống học trò, đốt hết kinh sách của Khổng giáo nguyên thủy, vậy thì Ngũ kinh mà người Tàu và người Việt phải học từ 2000 năm nay chắc chắn chỉ là những cuốn sách mạo danh Khổng Tử viết lại 400 năm sau khi Khổng Tử chết theo lệnh của Hán Vũ đế. Chứng cớ là cụ Trần Trọng Kim có viết trong cuốn Nho giáo (trang 191): “Nhưng vì kinh Thư bị nhà Tần đốt mất, đến đời nhà Hán mới có quan bác sĩ đời nhà Tần là Phục Sinh (có người nói là con gái ông ấy) nhớ thuộc lòng đọc được 29 thiên. Sau ở nước Lỗ lại tìm được trong vách nhà Khổng Tử một tập 25 thiên viết bằng chữ cổ. Những thiên của Phục Sinh đọc ra viết bằng kim văn, những thiên tìm được gọi là cổ văn. Về sau quan bác sĩ là Khổng An Quốc đời Đông Hán xếp cả kim văn lẫn cổ văn làm thành ra kinh Thư truyền đến ngày nay“. Một người có chút suy luận có thể tin được rằng một người con gái chưa xuất giá, nghĩa là chưa đến tuổi cập kê (16 tuổi ta) học ở đâu mà có thể nhớ được 29 thiên viết bằng kim văn? Vô lý hơn nữa là 600 năm sau mà còn tìm thấy trong vách nhà Khổng Tử 25 thiên viết bằng cổ văn! Nhà ngày xưa vách làm bằng đất thó trộn rơm và chữ cổ viết trên các thanh tre (gọi là sử xanh), làm sao tồn tại được 600 năm và tre chép sử không mục? Kinh thư mà còn như vậy thi kinh Xuân Thu do đích danh Khổng Tử sáng tác có thể chứa đựng những tư tưởng chính trị trái ý Tần Thủy Hoàng, vậy ai là người không sợ Tần Thủy Hoàng chôn sống mà dám giấu diếm?

2° Tứ thư:

Gồm 4 cuốn. Cần nhắc lại đây cũng chỉ là những bản được viết lại nhằm mục đích lợi dụng danh nghĩa Khổng Tử đề cao tôn ti trật tự vua quan, gia đình, xã hội của bá quyền Đại Hán:
Luận ngữ: Cuốn sách chính trong bộ tứ thư ghi chép lại những câu nói của Khổng Tử. Vì đệ tử chính của Khổng Tử là Tăng Tử và các đồng môn nhớ được đến đâu viết đến đó nên thiếu mạch lạc và rất lộn xộn và có nghĩa trái ngược nhau, chứng tỏ được thêm vào sau này. Những ý niệm then chốt của Khổng giáo hậu Tần về quân tử, tiểu nhân, tam cương, ngũ thường… đều nằm trong Luận ngữ.
Đại học: Thời Tăng Tử chỉ là 1 thiên trong sách Lễ ký được Tăng Tử chích ra để giải diễn những lời Khổng Tử dạy phép làm người, dạy sửa mình để trở thành quân tử. Đến đời Tống mới in riêng ra và chắc là được thêm thắt nhiều để thành 1 cuốn sách.
Trung dung: Do cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp học trò của Tăng Tử soạn thảo ra. Theo Hán thư sách này có 23 thiên bị thất lạc hết chỉ còn 1 thiên chép lại trong sách Lễ ký đến đời Tống mới in riêng ra thành sách. Sách này nói về đạo Trung dung: Trung là giữa không nghiêng lệch về bên nào và là cái tính tự nhiên của trời đất và là đức hạnh của người quân tử vì muốn theo đạo này phải đạt được 3 cái đức là trí, nhân, dũng. Trí là biết rõ các sự lý, nhân là để hiểu điều lành phải làm, dũng là có khí cường kiện để làm điều lành cho đến cùng. Có thể đó là đạo Trung dung thời Khổng Tử nhằm mục đích tu thân để trở thành người minh triết, đạo đức, công bằng như nghĩa “le sage” của Socrate Platon, “l’honnête homme” của Montaigne. Đạo Trung dung đời Tống nhằm mục đích trở thành một siêu nhân gọi là người quân tử để thắng thế bọn tiểu nhân rồi nắm quyền trị vì thiên hạ (Tề gia trị nước bình thiên hạ). Ý niệm thành quân tử để bình thiên hạ chắc chắn là được các triều đại Tàu từ Hán đến Tống thêm vào để biến 1 thiên trong Lễ Ký thành 1 cuốn sách như trong trường hợp cuốn Đại học.
Mạnh Tử: Cuốn sách do các đồ đệ Mạnh Tử viết để gom lại những lời giảng dạy của Mạnh Tử về Thiện và Tâm. Mạnh Tử sinh sau Khổng Tử gần 200 năm, coi mọi người sinh ra đều bình đẳng vì ai cũng đã mang trong người tính Thiện “nhân chi sơ tính bản thiện“. Ý tưởng bản tính Thiện có sẵn trong mỗi con người của Mạnh Tử tương đồng với những ý niệm Thiện (le Bien) của Socrate, Platon và gần với ý niệm Phật tính của Phật, trái với ý niệm của Khổng giáo là trời đất sinh ra đã có 2 hạng người quân tử và tiểu nhân. Ý tưởng của Mạnh Tử có vẻ “nhân đạo” hơn và ít có tính cách chính trị hơn so với những sách kể trên, nên dầu có được viết lại chắc cũng phản ánh đúng những tư tưởng của Mạnh Tử hơn.
Nói tóm lại: Trong 5 cuốn Ngũ kinh chỉ có 1 cuốn do Khổng Tử sáng tác là kinh Xuân thu. Cuốn thứ Hai gần Khổng Tử nhất là cuốn Luận ngữ do học trò của Khổng Tử kể lại. Cuốn Mạnh Tử do học trò của Mạnh Tử viết 200 năm sau khi Khổng Tử chết không ăn nhập gì tới Khổng giáo cả. Hai cuốn Đại học, Trung dung chỉ là 2 thiên của Lễ Ký đến đời Tống, 1500 năm sau khi Khổng Tử mất mới được “bồi bổ” thành sách nên khó có thể coi đó là những kinh sách của Khổng Tử được.

2) Không có bằng chứng những giáo điều, những chuẩn mực định đoạt thứ bực mọi thành phần trong xã hội nằm trong “Luận ngữ” như Quân tử – tiểu nhân, Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức, là của Khỗng Tử:

Quân tử – Tiểu nhân:

Khổng Tử trong Luận ngữ được viết lại dưới thời Hán Vũ đế phân biệt 2 hạng người trong xã hội: quân tử và tiểu nhân. Người quân tử là người thuộc tầng lớp của vua (“quân” có nghĩa là vua, “tử” có nghĩa là con vua). Người quân tử là người vì học đạo thánh hiền biết tu thân sửa mình nên có tính khí cao thượng và được vua chọn đặt vào những địa vị tôn quí trong xã hội thay vua trị dân. Tiểu nhân là người thường dân và đàn bà, bị coi là không học đạo thánh hiền nên có tính khí hèn hạ. Đã học đạo thánh hiền (đạo Khổng) để thành người quân tử thì phải có bổn phận “hành đạo” nghĩa là ra làm quan thay mặt vua trị nước. Tiểu nhân và đàn bà không được học hành sẽ không bao giờ thành người quân tử được, cả đời sẽ chỉ là những người tiện dân hèn hạ phải phục tòng người quân tử.

Tam cương là 3 giềng mối, 3 mối quan hệ được bá quyền Đại Hán nhân danh Khổng tử đặt ra thành những quy tắc “chết người”:

- Quân thần (vua tôi) người làm tôi bị vua “thắt cổ” bằng chữ Trung: “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.
- Phụ tử (cha con): cha “thắt cổ” con bằng chữ hiếu “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha bảo con chết thì con phải chết. Con không chịu chết là con bất hiếu. Lẽ tất nhiên là người Tàu trọng nam khinh nữ chỉ bóp cổ con gái thôi như vẫn thường xảy ra ở bên Tàu hiện nay với chính sách một con.
- Phu phụ (vợ chồng) “phu xướng phụ tùy”. Chồng nói vợ phải theo. Nhưng người đàn bà không phải chỉ phụ thuộc một người đàn ông mà ba người đàn ông theo luật Tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Khi còn con gái phải theo cha, khi đi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai. Làm đàn bà Tàu khổ như vậy, phải theo và phục tòng đàn ông từ nhỏ đến già như một kẻ nô lệ ngay đối với cả con mình. Đó cũng còn may nếu sinh được con trai. Nếu không có con trai hay chỉ sinh con gái sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, chết vơ chết vẩn ngoài đường.
Người đàn bà còn phải có 4 cái đức (tứ đức) để hầu hạ và chiều chuộng người đàn ông là:
+ công: khéo léo trong việc làm
+ dung: hoà nhã trong sắc đẹp.
+ ngôn: mềm mại trong lời nói.
+ hạnh: nhu mì trong tính nết.
Có cái ngược lý là tam tòng tứ đức chỉ trói buộc người đàn bà được người quân tử “chiếu cố” chứ trái lại người đàn bà của kẻ tiểu nhân tức là của tiện dân, lại có quyền trên chồng trên con hơn nhiều vì một lẽ dản dị là phải làm ăn buôn bán, dệt vải, trồng dâu chăn tầm, kiếm đồng tiền bát gạo nuôi chồng nuôi con.
Giữa người và người cùng trong một nước mà còn phân biệt thứ hạng và giới tính như vậy thì đối với những dân tộc lân bang không cùng tộc Hoa, Khổng Tử của nhà Hán còn tệ hơn nhiều khi nói: “Các nước Di, Địch dù có vua cũng không bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) không có vua“. Quan niệm của người Trung Hoa coi nước mình là trung tâm của vũ trụ chung quanh chỉ là những dân tộc man di mọi rợ đã tạo ra óc kỳ thị chủng tộc và tư tưởng bá quyền trong đầu óc mỗi người Trung Hoa nên đã đến lúc cần phải lấy lại tên quốc tế của nước Qin là Chine, China, phiên âm theo tiếng Việt từ ngàn xưa là nước Tần (đọc trại là Tầu). Dân ta từ xưa đến nay chỉ gọi nước Tàu, người Tầu, giặc Tần, giặc Ngô… Trong Nam chỉ gọi “mấy chú chệt” (từ chữ chinois, chinetoque), mấy chú (trú) khách (khách qua ẩn trú bên nước ta khi nhà Minh mất). Trong giấy tờ ngoại giao tiếng Việt gọi China là Trung Hoa cũng đã là lịch sự lắm rồi. Từ “Chung Guo” (Trung Quốc) chỉ nên để cho mấy người Tàu nói với nhau. Gọi nước Tàu là Trung Quốc thì khác gì tự nhận mình là phiên bang.
Nói tóm lại ông Khổng Tử được Tàu coi là một ông thánh mà có những ý nghĩ phân biệt giữa người và người, giữa dân tộc này với dân tộc khác, khuyến khích cha giết con, người cầm quyền giết dân thì quá là ác độc hơn Bin Laden bội phần! Ông Khổng này chỉ là ông Khổng của bá quyền Trung Quốc bày đặt ra.

3) Nhật Bản chưa bao giờ là nước theo Khổng giáo. Việt Nam là nước độc nhất vẫn lệ thưộc tư duy đạo Khổng cho tới bây giờ

1° Người Nhật chỉ chọn lọc một vài ý niệm của Khổng giáo để thực dụng:

Người Nhật chỉ biết Khổng giáo qua chữ Hán từ đầu thế kỷ thứ V thông qua người Cao Ly. Những người này trốn chạy xâm lược Tàu có mặt ở Nhật từ đầu thế kỷ thứ III đem những kỹ thuật nông nghiệp, làm đồ sắt, dệt vải truyền bá cho người Nhật (nước Nam Việt của Triệu Vũ Vương biết những kỹ thuật này từ 200 TCN nên Lã hậu mới cấm bán nguyên liệu sắt cho Nam Việt). Các nhà nho Cao Ly (lettrés, theo nghĩa biết viết chữ Hán) dùng chữ Hán giúp Nhật làm văn khố, lập thư viện, giúp vua chúa Nhật tổ chức hành chính phỏng theo Tàu. Chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII dưới triều đại nhà Đường người Nhật mới thấy cần phải giao thiệp thẳng với Tàu để học thêm: lập sứ quán ở Tràng An, lập những cư xá tụ tập từ 100 đến 200 người đủ hạng: sứ thần, nhà sư đi học đạo Phật, những người đi học nghề, học kiến trúc, văn chương… Có cả thảy tới 5 trung tâm như vậy luôn luôn đầy ắp người vì đi từng đội thuyền gồm 4 chiếc (thành ngữ tiếng Nhật “tứ thuyền” có nghĩa là đi du học) luân phiên nhau chở người đi qua Tàu học. Muốn học văn chương chữ Hán bắt buộc phải học tứ thư ngũ kinh của Khổng giáo vì mọi chữ nghĩa đều nằm trong đó, nhưng không có nghĩa là những người này sẽ đem đạo Khổng của Tàu áp dụng ở Nhật. Vả lại dưới thời đại nhà Đường Khổng giáo bị đạo Phật lấn áp. Truyền thống học hỏi và lợi dụng những hiểu biết của nước ngoài mà không lập lại y hệt, vẫn được người Nhật tiếp tục từ khi bắt đầu tiếp xúc với Tây phương và khi đi du học Tây Phương thế kỷ thứ XIX dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng.

2° Người Nhật không theo chế độ tôn quân quyền nên không tuyển người cai trị theo kiểu Khổng giáo:

Cái khác với Việt Nam là người Nhật học Khổng giáo không phải để bắt chước Tàu mở kỳ thi tuyển quan lại cai trị dân thực thi chủ nghĩa Tôn quân quyền như Việt Nam mà là để mượn văn tự Hán và lấy văn hoá Khổng giáo bồi bổ cho nền văn hoá riêng biệt của mình là truyền thống Thần đạo. Địa lý nước Nhật không phải như nước Tàu với những đồng bằng mênh mông ở lưu vực sông Hoàng Hà cần phải có một cơ cấu hành chánh trung ương tập quyền để kiểm sát dân và phân phối nước cho đồng ruộng. Khổng giáo được bá quyền Đại Hán tạo ra là cốt để tuyển người phục vụ cái thể chế đó. Nước Nhật gồm nhiều đồng bằng nhỏ bé phân cách nhau bằng nhiều ngọn đồi chỉ có thể thông thương với nhau bằng đường biển nên nước bị chia ra làm nhiều miền, mỗi miền có 1 dòng họ, 1 lãnh chúa (shogun) cai trị, hay tranh giành nhau, đánh lẫn nhau. Cũng vì vậy cần phải có 1 ông vua vô quyền đứng làm trọng tài hay đứng tượng trưng, và tuy được suy tôn là Thiên hoàng, dân chúng phải thờ lạy, nhưng luôn luôn bị các lãnh chúa bắt nạt. Tất nhiên là những Shogun (Đại tướng quân) luôn luôn đánh lẫn nhau cần phải có sự hỗ trợ của một tầng lớp thượng võ dưới quyền là tầng lớp Võ sĩ đạo (Samourai). Tầng lớp này coi văn là phụ và học văn là cốt để thay mặt shogun cai trị dân. Khổng giáo ngược lại trọng chữ thánh hiền khinh võ trọng văn…
Cũng cần phải nói thêm là Nhật chỉ mượn 1945 chữ trong số 80000 chữ Hán để kết hợp với 45 vần Hiragana phiên âm tiếng gốc Nhật và 45 vần Katakana phiên âm tiếng nước ngoài. Cách phiên âm này được 1 nhà sư Nhật tạo ra cách đây 1000 năm. Nhờ vậy mà người Nhật không cần phải học hết Tứ thư Ngũ kinh mới biết viết như Việt Nam. Công của nhà sư Nhật này cũng ngang với công của giáo sĩ Đắc Lộ đã tạo ra chữ quốc ngữ cách đây gần 400 năm.

3° Ý niệm “Trung hiếu”, nòng cốt của Khổng giáo xa lạ với tâm thức người Nhật:

Như tôi đã nói trên, Thiên Hoàng chỉ tương trưng nước Nhật chứ không có quyền hành gì. Một người lính Nhật thua trận tự rạch bụng tự tử là vì thấy không làm tròn bổn phận đối với đất nước chứ không phải vì trung với vua “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” như cái chủ nghĩa “quân thần” ác ôn này của Khổng giáo. Khổng giáo không có đất nước mà chỉ có vua. “Trung với Đảng” cũng không ra khỏi cái nghĩa này.
Người võ sĩ đạo rạch bụng tự tử khi shogun của mình thua cũng không phải vì hiếu với shogun là vì tự cảm thấy nhục không làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Hai người võ sĩ đạo đấu kiếm với nhau người thua yêu cầu người thắng giết mình không thì cũng tự mổ bụng mà chết.

4) Việt Nam trong lịch sử đã bỏ lỡ nhiều cơ hội nên cho tới bây giờ vẫn không thoát khỏi tư duy đạo Khổng của nhà Hán:

Từ khi giành được độc lập cách đây hơn một ngàn năm cho đến nay, Việt Nam có nhiều khả năng và cơ hội hơn Nhật để tự tạo ra một nền văn hoá riêng biệt, thoát khỏi tư duy Tàu, hội nhập với Tây phương và trở thành 1 nước lớn mạnh nhất Đông Nam Á. Nhưng vì quá nô lệ tư duy Tàu nên mọi cơ hội đều đã bị bỏ lỡ:
1° Triều đại nhà Lý có công đánh Tống diệt Chiêm mở mang đất nước cho tới Quảng Bình Quảng Trị, lập kinh đô Thăng Long, lấy đạo Phật làm quốc giáo, lẽ ra phải biết kết hợp truyền thống thờ thành hoàng và thờ các danh nhân, thờ tổ tiên với đạo Phật (không phải Đại thừa của Tàu) để làm nền tảng cho 1 nền văn hoá riêng biệt như Nhật đã làm với Thần đạo, thì lại bắt chước Tàu mở khoa thi (năm 1075) lấy lại đạo Khổng của Tàu làm quốc giáo để tự chui vào cái gông cùm văn hoá tư duy Tàu.
2° Tiếp xúc với Tây phương từ thế kỷ thứ XVI cùng thời với Nhật, các vua chúa đàng Trong cũng như đàng Ngoài (trừ chúa Sãi) đã không biết làm như các Shogun Nhật, lợi dụng sự hiểu biết kỹ thuật của Tây phương để cải tiến kinh tế, cải tiến kỹ thuật đi biển, mở rộng thông thương, phát triển thương mại đưa đất nước đến thịnh vượng.
3° Nhưng cái ngu xuẩn nhất là đã không biết dùng chữ quốc ngữ để thoát khỏi chữ Hán và tư duy Tàu. Các vua nhà Nguyễn sau này lại còn sợ “tà đạo” Cơ đốc lợi dụng chữ quốc ngữ xâm nhập phá đạo thánh hiền của Tàu nên ra sức giết đạo, bế quan toả cảng, khiến cho thực dân Pháp mượn cớ bênh đạo hợp cùng với Y Pha Nho nổ súng xâm lăng đầu tiên ở Đà Nẵng. Cho tới nay cũng vẫn có người nghĩ như các vua chúa nhà Nguyễn là mình đã có chữ nôm rồi đâu cần phải dùng chữ quốc ngữ và Giáo sĩ Đắc Lộ (de Rhodes) là gián điệp của Tây đã mở đường cho Tây xâm chiếm Việt Nam. Những người này tỏ ra thiếu hiểu biết về hai điều: 1° De Rhodes tên thật là Rueda gốc người Do thái Y Pha Nho sinh ở đất Giáo Hoàng chứ không phải ở Pháp và chết 200 năm trước khi Pháp tới Việt Nam. 2° muốn viết được chữ nôm thì phải biết chữ Hán 2 lần hơn người Tàu vì một chữ nôm gồm 2 chữ Hán, 1 chữ tượng nghĩa, 1 chữ tượng âm.
3° Vừa thoát khỏi tròng thực dân Pháp thì lại tự chui đầu vào thòng lọng Tàu, lao đầu vào một cuộc nội chiến kéo dài 20 năm vì cũng vẫn giữ tư duy trung ương tập quyền của đạo Khổng : một nước không thể có 2 miền Nam, Bắc, được. Không thấy là Nhật Bản nhờ có nhiều shogunat (Mạc phủ) cạnh tranh nhau mà mạnh. Và sở dĩ đất nước Việt Nam được mở rộng tới tận mũi Cà Mau và có một thời cai trị cả Lào và Cao miên, là vì có 2 mạc phủ, đàng Trong (Nguyễn), đàng Ngoài (Trịnh).

Kết luận

Đã đến lúc ĐCSVN phải thay thế cái chủ nghĩa Mác – Lê Nin mà trong 4 nước gọi là cộng sản còn sót lại, chỉ Việt Nam còn giữ. Nhưng thay thế bằng chủ nghĩa nào? Chỉ có hai giải pháp:
1° Bệ nguyên si cái chủ nghĩa “Xã hội Hài hòa Xã hội chủ nghĩa” của Tàu đem về Việt Nam và chỉ cần thay chữ “hài hòa” quá Tàu bằng chữ “Hòa giải” chẳng hạn. “Hòa giải Xã hội chủ nghĩa” nghe cũng rất kêu. Chắc chắn là phái “Lãnh đạo” bảo thủ thân Tàu trong Đảng hoan nghênh giải pháp này: Đảng vẫn giữ nguyên cơ cấu, vẫn bảo tồn được hệ thống lãnh đạo, giành Quản lí nằm trong tay phái “Cầm quyền” cấp tiến. Cái khó là ai là người trong phái này có bản lãnh như Hồ Cẩm Đào để vừa là Chủ tịch nước vừa là Tổng bí thư Đảng để một ngày kia khống chế luôn cả phái “Cầm quyền”.
2° Làm một cuộc cách mạng nội bộ thay thế Marx – Lê Nin bằng Marx – Engels, tháo gỡ bộ máy hệ thống “Đảng Lãnh đạo” để biến ĐCSVN thành một đảng Dân chủ – Xã hội. Bước đầu tuy chưa chấp thuận đa đảng nhưng chấp thuận trong thực tế đa nguyên trong Quốc hội, tự do báo chí, tự do thành lập các nghiệp đoàn và các tổ chức xã hội dân sự. Chắc chắn là ĐCSVN kiểu “Dân chủ – Xã hội” sẽ được quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh và sẽ được nằm trong danh sách những đảng Xã hội thành viên của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Internationale Socialiste) hậu thân của Đệ Nhị Quốc tế thợ thuyền từ thời Engels. Cái khó là phải có một người trong phái Cầm quyền (thủ tướng, chủ tịch nước, chẳng hạn) có đủ bản lãnh tháo gỡ bộ máy lãnh đạo ký sinh trùng mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng.
Nhưng giải pháp nào cũng còn hơn tình trạng giậm chân tại chỗ hiện nay mà cái gọi là chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là tấm bình phong nấp sau đó các bè phái chia nhau chiếu trên chiếu dưới, không những ở Trung ương mà còn ở những đơn vị địa phương nhỏ bé nhất như các phường xã… Chế độ cộng sản Việt Nam không phải là chế độ độc tài độc đảng – với nghĩa có một nhà độc tài sử dụng đảng của mình như một công cụ – mà là chế độ Nhị thập đảng X 2 vô lãnh tụ trong chế độ này mỗi tỉnh là một đảng, mỗi đảng lại phân làm 2 phái chia nhau quyền hành theo tập tục của các làng xã Việt Nam khi xưa. Có sự ngược đời là muốn giải quyết cần phải tạo cho ĐCSVN một lãnh tụ độc tài để có thể hạ bệ được.

Tôi làm người tàng hình


(Dân trí) – Đã từ lâu tôi phát hiện ra mình có khả năng tàng hình. Các bạn cứ nghĩ thế là thích quá chứ gì? Không hề! Phiền toái cực kỳ. Chung quy chỉ tại những thói quen vô bổ vớ vẩn tôi trót nhiễm sau suốt thời sinh viên 5 năm ở nước ngoài.

 (Minh họa: Ngọc Diệp)
Tôi rời Việt Nam năm 17 tuổi, tới 22 tuổi quay về thì mới phát hiện ra mình đã trở thành người tàng hình. Lần đầu tiên tôi khám phá chuyện này là khi đi làm cái bằng lái xe. May sao hôm đó vắng, tôi cầm tập hồ sơ, đứng huýt sáo chờ một bác đang nộp và làm thủ tục phía trước. Bác ấy vừa xong thì một chị từ phía sau lướt qua tôi, phi lên đặt oạch giấy tờ vào ô cửa, nói oang oang: “Anh ơi cho em nộp hồ sơ”. Tôi gãi đầu gãi tai, không hiểu gì, đứng chờ tiếp. Chị ấy xong, tôi vừa dợm bước lên thì lại từ đâu một anh khác phóng tới, chen vào ngay. Cứ như thế mấy lượt, tôi nghĩ mãi mà không hiểu sao, sau tôi chỉ còn cách giải thích: “À, chắc mình tàng hình, nên không ai nhìn thấy mình đang xếp hàng, nên xảy ra chuyện đó là phải rồi!” Giả thuyết của tôi nhanh chóng được kiểm chứng. Lần lượt, hộ chiếu hết hạn, chứng minh thư bị mất, đi khám sức khỏe, nộp hồ sơ xin việc, đi công chứng, đi nộp thuế, đi mua vé, mua hàng siêu thị, vân vân và vân vân, việc gì cũng xảy ra y hệt, khiến tôi đoan chắc rằng mình thực sự là một người tàng hình. Và lần nào tôi cũng phải “vận hết công lực” để cho mình hiện nguyên hình, để trải qua được mọi việc một cách vất vả.
Nhưng không chỉ có những việc đó là phiền toái đâu nhé. Làm người tàng hình còn nhiều cái khổ nữa. Ví dụ như có hôm tôi mở cánh cửa kính bước vào một cửa hàng lớn. Theo thói quen, tôi quan sát phía sau thấy có một anh ăn mặc rất bảnh đang bước tới gần. Tôi liền lấy tay giữ cửa kính lại, thậm chí còn mỉm cười. Nhưng, anh ấy điềm nhiên bước thẳng vào, không hề giơ tay đỡ lấy cửa kính như tôi vốn đã quen, không thèm nhìn tôi tới nửa cái, chứ đừng nói tới mỉm cười hay cảm ơn. Lúc đó tôi mới sực nhớ rằng mình tàng hình. Vâng, tôi đã làm một người gác cửa tàng hình, phục vụ tận tụy cho vị khách may mắn nọ.
Ngoài ra thì những phiền toái nho nhỏ đối với một kẻ tàng hình là không đếm xuể. Đang đi bộ bị hắt nước vào người, vào mặt là chuyện cơm bữa. Rồi đang đi xe máy bị nước bọt, tàn thuốc lá, rác rưởi, bã kẹo cao su… từ bốn phương tám hướng văng vào người, vào mặt cũng là chuyện dính mãi thành quen. Người tàng hình khi đi bộ qua đường thì không bao giờ có chuyện xe cộ dừng lại nhường đường, mà họ cứ phóng vèo vèo luồn lách đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, đến phát khiếp vì đau tim. Vào thang máy rồi, nếu cửa đang đóng mà thấy ai đang vội vã bước tới phía ngoài, tôi bấm nút mở lại cửa cho họ vào, nhưng vì tôi tàng hình nên đối với họ, cửa tự mở một cách thần kỳ. Trót đứng ở chỗ nào vướng đường người khác, thay vì được nghe “cho tôi đi nhờ”, thì kẻ tàng hình như tôi cứ thế bị huých bật ra, hoặc nhẹ hơn là lấy tay gạt ra, để lấy chỗ cho họ đi. Ngồi quán ăn hoặc quán café, kẻ tàng hình dù không chịu được khói thuốc nhưng vẫn cứ bị phả khói mù mịt vào mặt vào mũi.
Ấy thế mà có lần ở bể bơi, tôi chẳng may lơ đễnh vào nhầm buồng tắm nữ,  mấy bà mấy chị ở trong đó lại vẫn hét ầm lên mới lạ chứ, khiến tôi phải xin lỗi rối rít! Vậy là sao nhỉ?
Tuấn Anh


Nguyễn Vạn Phú – Playboy và Paul Krugman


Nguyễn Vạn Phú – Danluan
Tạp chí Playboy thì có lẽ ai cũng từng nghe danh, dù chỉ xem một hai hình “mát mẻ” cắt ra từ thuở nào. Paul Krugman là nhân vật nổi tiếng nhưng ở hướng hoàn toàn khác, ông là nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2008 và là cây bút bình luận ăn khách của tờ New York Times. Vậy mà Playboy, tờ báo chuyên đăng hình các cô ăn mặc kiểu Eva lại đi phỏng vấn Paul Krugman về những vấn đề kinh tế của Mỹ và thế giới!
Thật ra, bởi hình ảnh trên Playboy bắt mắt quá nên nhiều người không biết chứ tờ tạp chí này vẫn đăng những tác phẩm rất nghiêm túc của những nhà văn tên tuổi, những bài phỏng vấn nhiều nhân vật “mũ cao, áo rộng”, kể cả Jimmy Carter lúc ông này ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Tuy vậy, cách Playboy dẫn dắt câu chuyện và lối Paul Krugman trả lời một tờ báo không chuyên về kinh tế rất đáng để nghiên cứu, học hỏi. Tác giả bài phỏng vấn là Jonathan Tasini, cũng là một nhân vật đặc biệt, chuyên viết về các vấn đề lao động, kinh tế, từng ra tranh cử ghế Thượng nghị sĩ, từng làm chủ tịch Liên đoàn Nhà văn quốc gia. Từ nhiều giờ trò chuyện với Krugman ở nhiều địa điểm, Tasini mới viết lại thành bài phỏng vấn với văn phong cố ý đơn giản, dùng từ phổ thông, lập luận dễ hiểu để phù hợp với độc giả rất đa dạng của Playboy.
Chẳng hạn, mở đầu, người phỏng vấn “giả vờ” hỏi: “Dường như tháng nào cũng có người tranh cãi nhau chúng ta đang ở trong cơn suy thoái (recession) hay cuộc khủng hoảng (depression). Thế chúng ta đang suy thoái hay khủng hoảng? Hay là một thứ gì khác?
Hỏi như thế là để chẩn đoán tình hình thực tế của kinh tế Mỹ, chứ không phải nhằm đi vào thêm một cuộc tranh cãi khác về hai từ “suy thoái” (GDP sụt giảm hai quý liên tục hay thất nghiệp tăng 1,5% trong vòng 12 tháng) hay “khủng hoảng” (GDP giảm trên 10% hay suy thoái quá 3 năm). Cho nên Krugman trả lời, bất kể những loại định nghĩa nói trên, rằng suy thoái đã chính thức chấm dứt vào tháng 6-2009 lúc nhiều thứ như sản xuất công nghiệp, GDP bắt đầu hồi phục nhưng nước Mỹ vẫn đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Lý do ông đưa ra cũng là những hình ảnh người đọc Playboy có thể kiểm chứng: đã bốn năm nay nước Mỹ chịu cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao, khó kiếm việc làm, tính ra cứ 7 người thì có 1 người thất nghiệp, sinh viên giỏi mới ra trường không kiếm được việc làm…
Dễ thấy là sau phần này, cả người hỏi lẫn người trả lời ắt phải đi tới kết luận, dân Mỹ đang gánh chịu cảnh khổ mà lẽ ra không cần phải gánh nếu nhà làm chính sách chịu làm đúng theo bài bản. Bài bản đó, theo cách ví von dễ hiểu của Krugman, là giả thử có người ngoài hành tinh xuống tấn công nước Mỹ, dân Mỹ phải tập trung chống cự, thì chỉ trong vòng 18 tháng, nạn thất nghiệp sẽ biến mất. Chủ trương của Krugman là chính quyền đổ tiền vào các công trình hạ tầng để kích cầu việc làm, những việc còn lại tự chúng sẽ được giải quyết.
Cũng vì để phục vụ một loại độc giả đa dạng, người hỏi nhảy từ đề tài này sang đề tài khác miễn sao các câu hỏi cũng là thắc mắc của nhiều độc giả Playboy. Từ câu: “Có phải nước Mỹ đang trở thành một nền cộng hòa chuối?” (để nói về tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, sự bất lực của hệ thống chính trị khi đi tìm sự đồng thuận trong chính sách kinh tế…) đến câu “Thế còn vai trò của Wall Street?” (để nói về lòng tham, sự lừa dối của giới tài chính). Ở đây, Krugman cũng là bậc thầy dùng hình ảnh ví von để thuyết phục người đọc. Ông nói, tình hình cũng tương tự chuyện cá cược theo kiểu dân tài chính thuyết phục người dân, ngửa tôi ăn, còn sấp thì người khác thua nhé. Cách ví von đó xuất hiện khá thường xuyên, chẳng hạn, khi được hỏi về vai trò của phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” vì nhiều người chê trách rằng phong trào này không có một thông điệp rõ ràng, Paul Krugman nói ngắn gọn, “Chiếm lấy Phố Wall” đã đóng đẹp vai trò của nó vì chúng ta không cần những bản đề xuất gồm 10 điểm, chúng ta cần có ai đó tuyên bố hoàng đế đang ở truồng!
Nổi tiếng là người tấn công Bush liên tục trên báo New York Times, ngày nay Krugman lại xoay qua tấn công Obama. Với Playboy, ông nhận xét thẳng: “Obama là loại người phò chính thống”. Tức là nếu loại bỏ phong cách nói chuyện rất hấp dẫn của Obama, nếu không bị chinh phục bởi logich hình thức của Obama, cái đọng lại là những quan điểm rất ôn hòa, cẩn trọng, theo lối khôn ngoan của một chính khách lão luyện. Đó là bởi Krugman cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng, cần chi tiêu nhiều hơn nữa: “Chúng ta đang có những công nhân ngồi không, có kỹ năng và sẵn sàng làm việc, chúng ta có nhà máy đang để không”. Cho nên không cần kêu gọi thắt lưng buộc bụng, chia sẻ sự hy sinh một cách hình thức. Krugman chủ trương chuyện bất bình đẳng trong thu nhập, cứ để đó giải quyết sau, bây giờ là lúc kích cầu bằng mọi cách để thoát khủng hoảng trước đã.
Rõ ràng những vấn đề kinh tế phức tạp vẫn có thể diễn đạt bằng từ ngữ đơn giản, những khái niệm dắt dây như công đoàn, lương thưởng giám đốc, thuế má vẫn có thể giải thích bằng những minh họa ai cũng có thể nhận ra. Chẳng lạ gì nhiều người cho rằng Paul Krugman là một trí thức công khi ra sức làm cho công chúng hiểu điều ông tin vào và muốn nói ra. Còn người ta có nghe theo ông hay không lại là điều khác nữa. Ví dụ, đối với Hy Lạp, Ý, ông cho rằng các nước này phải in thật nhiều tiền để giải quyết vấn đề trong ngắn hạn cho nên sự tan vỡ của khối sử dụng đồng euro, những nước như Hy Lạp phải chia tay với đồng euro là có khả năng xảy ra.
Góc nhìn của Krugman làm người phỏng vấn cuối cùng phải thốt lên: “Chẳng lạ gì người ta gạt ông sang bên là loại người quá bi quan”. Dù sao tháng Ba này sẽ có nhiều người mua Playboy mà không ngại ngùng che giấu vì họ sẽ bảo, tôi mua để đọc bài phỏng vấn Paul Krugman!

Lê Phan – Câu chuyện ruộng đất


Năm 1993, trong lúc đang cao trào đổi mới, chính quyền Hà Nội đã cho ban hành Luật Ðất Ðai với một nguyên tắc, “Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho… thuê đất.” Luật này được sửa đổi lại nhiều lần và lần cuối là năm 2003.
Trên nguyên tắc người “sử dụng đất” không phải là chủ nhân, đất được giao (tức là trao quyền sử dụng bằng quyết định hành chánh) hay thuê (tức là trao quyền sử dụng bằng hợp đồng), và do đó có thể bị thu hồi, và việc thu hồi này chính là vì “mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.” Và đó chính là một trong những vấn đề căn bản dẫn đến những vụ “cưỡng chế” bởi “thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chánh để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao.” Tuy trong luật có nói mơ hồ đến “bồi thường” thì “Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.”
Vấn đề thêm phức tạp khi được giải thích bởi các văn bản dưới luật nhằm thi hành luật này. Và đến khi thi hành thì mọi sự trở thành là một mớ bòng bong.
Như nhận định của Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ Vũ Trọng Khải và Nguyễn Minh Nhị trong tờ Người Lao Ðộng, đã có những sự thiếu bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất. Hai vị đã đặt câu hỏi: “Tại sao đất đai cho nhà đầu tư thuê để xây dựng khu công nghiệp hay sân golf, đến khi Nhà nước cần để xây dựng đường sá thì phải thương lượng mua lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư theo giá thị trường, còn đối với nông dân thì lại ‘thu hồi đất nông nghiệp’ của họ và áp đặt ‘giá đền bù’ sát giá thị trường mà không phải là mua theo giá thị trường?”
Hơn thế, điều phi lý hơn nữa là trong số lượng đất đai được quyền sử dụng. Hai vị giáo sư viết, “Luật pháp không được phân biệt đối xử giữa các chủ thể (cá nhân và tổ chức) trong cùng một hành vi. Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng tại sao hộ nông dân bị hạn điền khi giao đất và khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn tổ chức thì không? Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể cho họ thuê, giao quyền sử dụng đất với diện tích hàng ngàn hecta. Một cặp vợ chồng được tính là 1 hộ gia đình thì chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 2 ha ở đồng bằng sông Hồng nhưng nếu họ lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì không bị hạn điền 2 ha mà có thể có cả trăm, cả ngàn hecta trong trường hợp dự án đầu tư của họ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Và chính sách “hạn điền” còn áp dụng cả với thời gian. Câu hỏi nữa được đặt ra là, “Năm 2013, thời hạn 20 năm có ‘quyền sử dụng đất’ của đại đa số nông dân sẽ hết. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu không sửa ‘thời hạn’ và cả ‘hạn điền’?”
Nhưng dầu sao chăng nữa, phải nói trong giai đoạn đầu, đạo luật này đã giúp “giải phóng” sức lao động của nông dân Việt Nam. Chính nhờ đạo luật cho phép nông dân được “quyền sử dụng” một thời gian dài, không còn bị ép buộc trong khuôn khổ hợp tác xã nông nghiệp nên họ đã bung ra làm ăn và đưa Việt Nam từ một quốc gia đang phải nhận viện trợ về thực phẩm, ăn độn vào những năm của các thập niên 1970 và 1980, trở thành quốc gia xuất cảng gạo.
Trong 15 năm kể từ 1993, sản lượng nông nghiệp của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi. Ðến năm 2008 Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất cảng hàng đầu về gạo, cà phê, hột điều, hạt tiêu cũng như trong việc nuôi thủy sản, tôm và cá.
Và ở một khía cạnh nào đó, người nông dân đã lầm tưởng là quyền sử dụng đất, nay vốn được quyền chuyển nhượng, di truyền lại cho con cái, đã biến mảnh đất họ canh tác thành tài sản của họ. Nông dân, như chính Marx và Engels đã nhận xét, chỉ muốn làm chủ mảnh đất của mình. Mà quả thật đó chính là điều khiến họ là nông dân. Ðối với họ ruộng vườn, mảnh đất canh tác là tất cả, là nguồn sống hiện tại và tương lai. Và khi được “giao” cho khoảng đất trong vòng 20 năm, nông dân đã giả định là rồi thì “quyền sử dụng” của họ sẽ được tái tục.
Trong hoàn cảnh đó, đột nhiên bị tước đi mất đất đai thì người nông dân, dầu là một người nông dân ít học hay một ông kỹ sư canh nông trở thành nông dân như ông Ðoàn Văn Vươn, cũng đồng có một phản ứng, họ sẽ chống trả đến kỳ cùng để bảo vệ mảnh đất của họ. Ở Trung Quốc, làng Ô Khảm đã có lúc tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc cũng chỉ là phản ứng của nông dân.
Mà nếu xét những con số khổng lồ nông dân bị tước đoạt tài sản thì vấn đề nổi loạn, nổi dậy sớm muộn rồi cũng xảy ra. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006, có 376,000 ha ruộng lúa bị “thu hồi,” làm cho trên một triệu nông dân mất kế sinh nhai.
Nhưng cũng phải nói là vấn đề ruộng đất còn có một khía cạnh nữa, khía cạnh thuế vụ của chế độ. Chính quyền Hà Nội là một trong những chính quyền hãn hữu trên thế giới này không đánh thuế đất. Hẳn là vì nó nằm trong cái logic đã là vì không phải là sở hữu chủ của đất đai nên những người được giao hay cho thuê không trả thuế đất. Nhưng khổ một nỗi ở tất cả các nơi trên thế giới này thuế đất chính là thuế để nuôi chính quyền địa phương.
Chúng ta cứ thử nghĩ xem, nếu thuế đất không có thì county nơi chúng ta đang ở lấy đâu tiền để thuê người đổ rác, để sửa đường, để cung cấp những dịch vụ mà một cộng đồng đòi hỏi. Chính quyền Hà Nội khi từ chối không cho chính quyền địa phương quyền đánh thuế đất đai đã làm cho họ không có nguồn tài chánh tự túc và không có cả tiền để trả lương cho mình.
Trong khi đó mọi thứ thuế khác chính quyền địa phương thâu được đều phải nộp về cho chính quyền trung ương. Ông Võ Trần Trí, hồi còn làm bí thư Thành Ủy Sài Gòn, đã có lần than thở với dân chúng trong một cuộc gặp gỡ với dân là, “Trung ương lấy hết tiền rồi. Thành phố không có tiền. Trung ương chi viện nhưng không đủ thành ra đường thành phố ổ gà, cống rãnh hư hỏng không có tiền sửa chữa.”
Ðể đối phó với hoàn cảnh đó, chính quyền địa phương đã lợi dụng quyền duy nhất nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép họ, đó là quyền tịch thu đất đai để bán đi kiếm tiền. Dĩ nhiên quyền đó sẽ bị lạm dụng. Viên chức huyện được quyền tịch thu đất để đem bán chi cho công việc của huyện sẽ khó dừng lòng khi tịch thu đất để bán lấy lợi riêng cho bản thân.
Một luật lệ thiếu suy nghĩ đã dẫn đến một nguồn tham nhũng vô tận và một nguyên nhân thường xuyên tạo bất ổn mà một vụ Tiên Lãng chỉ là mẩu trên cùng của một tảng đá ngầm khổng lồ.

Một nông dân thuê đất của cán bộ: Bầm dập đủ đường


Vài lời – “Làm cách mạng vô sản” đã hơn nửa thế kỷ để đem lại “công bằng xã hội( hay cào bằng?)” mà nay như thế này khắp nơi ,là như thế nào???Bọn này có phải là “địa chủ cường hào ác bá” hay không???Tại sao??? Lên vùng chạy từ Nhà bàng qua Rạch giá Hà Tiên,mấy quan từ Thôn Xã nói chuyện ruộng đất là vài trăm công không hà (một công là 1.000 mét vuông đấy),chưa kể con cháu,còn cứ xem “đám vô sản làm thuê” thì thế nào???Đấy, “chống bóc lột,bất công,áp bức…” riết nó “cương cứng” lòi ra tùm lum!!!!!!!!!!!!!!Như Tiên Lãng là gì???- Cách Mạng CS đã tiêu diệt bon “địa chủ,tư sản” mấy lần chưa hết- Nay mong “lãnh đạo vô sản” tiêu diệt tiếp cho “đám Công Nông” nhờ.Cầm cở Đảng búa liềm,gõ mõ ,trống,thùng….đem nó ra đấu tố.
Tiền Phong – Gia đình ông Lê Quang Trinh ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh (Lấp Vò, Đồng Tháp), cầm cố tài sản và vay ngân hàng để khai phá mấy chục héc-ta đất thuê của cán bộ huyện Hòn Đất (Kiên Giang), mong đổi đời nhưng nay có nguy cơ trắng tay.
Vợ chồng ông Trinh và con cháu trên khu đất thuê. Ảnh: Sáu Nghệ
Vợ chồng ông Trinh và con cháu trên khu đất thuê. Ảnh: Sáu Nghệ.
Gia đình ông Lê Quang Trinh, gồm hai vợ chồng hơn 70 tuổi, 5 người con trai và gái, cùng dâu rể và 6 cháu nội ngoại đang ở trên đất thuê, khu vực kênh KH9, xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang). Họ có mặt nơi đây theo “Hợp đồng thuê đất” ngày 20-8-2007, thuê 15 ha của ông Phạm Văn Khang, cán bộ Phòng Công thương huyện Hòn Đất. Thời gian thuê 3 năm, giá mỗi năm từ 22,5 đến 37,5 triệu đồng. Điều khoản cam kết chung, “sau khi hết thời hạn trong hợp đồng thì bên A sẽ tiếp tục cho bên B thuê tiếp” với giá cho thuê tăng khoảng gấp đôi.
Ông Trinh tin tưởng sẽ được thuê đất lâu dài nên mạnh dạn cầm cố tài sản ở Đồng Tháp, vay ngân hàng để đầu tư. Ông kể, gia đình ông phải bỏ nhiều công sức đào gốc tràm, phát lau sậy, san lấp lung bàu cho thành mặt ruộng; rồi xẻ mương rửa phèn nhưng hai năm đầu “không thu được hột lúa nào, nhắc lại là khóc”. Năm thứ ba trở đi mới có thu hoạch.
Hết 3 năm, ông Khang nâng giá cho thuê và ông Trinh đã nộp cho ông Khang 65 triệu đồng tiền thuê của năm thứ 4. Sang năm thứ 5, ông Trinh kể, ông Khang nâng giá cho thuê lên đến 700.000 đồng/công, ông Trinh xin giảm không được. Ông Trinh lại bị tai nạn giao thông “giập não thái dương phải, gãy 1/3 xương đòn” phải nằm Bệnh viện Chợ Rẫy hơn tháng.
Đơn kêu cứu của ông Trinh viết: “Vợ chồng tôi khóc lóc than thở, xin được thuê giá theo hợp đồng nhưng không được chấp nhận. Xã hòa giải không thành vì ông Khang quyết lấy đất và kiện ra tòa án huyện để đòi lại đất”. Ông Trinh cho biết, đang nợ ngân hàng và đại lý vật tư nông nghiệp hơn 500 triệu đồng, tài sản ở quê cầm cố, “bây giờ bị lấy lại đất thuê là hết đường sống”.
Chánh án TAND huyện Hòn Đất Trần Việt Quốc trực tiếp thụ lý vụ kiện, cho biết theo hồ sơ khởi kiện của ông Khang, khu đất của 3 người, mỗi người 4 ha. Ngoài ông Khang còn có ông Phan Vân Vũ là Phó phòng TN-MT và ông Nguyễn Văn Đoàn, cán bộ Phòng GT-VT huyện Hòn Đất.
Theo ông Khang, đất đứng tên ông Đoàn cũng là của ông, vì ông đã mua nhưng thủ tục sang tên sổ đỏ chưa hoàn tất. Còn ông Vũ là anh rể của ông Khang, có 4 ha và ông Vũ nói, mua của người khác, làm sổ đỏ “khoảng năm 2008”, sau khi ký hợp đồng cho thuê.
Nhưng Phó chánh văn phòng UBND huyện Hòn Đất phụ trách tiếp công dân Nguyễn Thanh Tuấn nói, đất của ông Vũ được cấp khi là GĐ Ban quản lý rừng phòng hộ. Các cán bộ được cấp đất không ở xã Nam Thái Sơn. Ông Vũ cho biết, nhà ông ở thị trấn Hòn Đất và không chỉ có đất ở xã Nam Thái Sơn mà còn có ở nơi khác.
Theo đơn khởi kiện, đất các ông chỉ 12 ha nhưng hợp đồng cho ông Trinh thuê 15 ha. Ông Khang giải thích, do có đất dự kiến làm tuyến dân cư mà chưa triển khai nên các ông lấy cho thuê luôn. Phó chánh văn phòng Tuấn thừa nhận, quản lý đất ở huyện còn nhiều thiếu sót.
Trước đây, Hòn Đất có 3 nông trường, lâm trường làm ăn không hiệu quả, bị giải thể và đất được chia cho cá nhân, trong đó có nhiều cán bộ. Một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, khu đất cho ông Trinh thuê, chưa đào gốc tràm 120 triệu đồng/ha, đã trồng được lúa 200 triệu đồng/ha.
Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi UBND tỉnh Kiên Giang xem xét việc “gia đình ông Trinh đã đầu tư nhiều tiền và công sức cho khu đất” nhưng không được ông Khang cho thuê “đúng cam kết hợp đồng đã ký làm gia đình ông gặp nhiều khó khăn”. Lãnh đạo huyện Hòn Đất cho biết, đã yêu cầu các cán bộ có đất cho ông Trinh thuê làm tiếp.
Tuy nhiên, dư luận người dân địa phương bất bình hơn ở chỗ, đất giải thể các lâm trường lại giao cho cán bộ và những cán bộ này không trực tiếp canh tác mà đem cho nông dân thuê. Một lá đơn của 18 hộ dân viết: “Đông đảo bà con nông dân nghèo đề nghị Đảng và Nhà nước chia đất cho nông dân nghèo chúng tôi để làm ăn sinh sống chứ đi làm thuê làm mướn hoài cực khổ quá trời”.
Sáu Nghệ
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567364/Mot-nong-dan-thue-dat-cua-can-bo-Bam-dap-du-duong-tpp.html

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân đi thuê ruộng

Tien Phong - Nông dân ở ĐBSCL thuê đất để canh tác đã nhiều năm nay, tạo nên một thị trường thuê mướn đất khá sôi động, từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập liên quan tới Luật Đất đai cũng như các chính sách khác.
“Vua khoai lang” Ba Hạo trên đồng đất thuê. Ảnh: Hồng Lĩnh
“Vua khoai lang” Ba Hạo trên đồng đất thuê. Ảnh: Hồng Lĩnh.
Nghèo thuê ruộng vùng sâu
Anh Nguyễn Văn Sơn (ở ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, Tân Hiệp, Kiên Giang) cho biết, nhà đông anh em nhưng chỉ có đất ở, không có nghề ngỗng gì, muốn làm ruộng thì phải thuê đất. Giá lúa thời gian qua khá cao và ổn định, sản xuất có lãi, vì thế giá đất ncho thuê tăng chóng mặt. Năm 2008 chỉ 28 triệu đồng/ha, năm 2010 lên 35 triệu đồng và hiện 45-50 triệu đồng.
Theo anh, với giá thuê đất như vậy, người trực tiếp làm ruộng chỉ lãi khoảng 400 giạ/ha mỗi năm, tương đương 32 triệu đồng.
Dù giá cho thuê đất ruộng ở Tân Hiệp cao như thế, nhưng anh Sơn không tìm ra đất để thuê. Vì thế, năm nay, hai vợ chồng anh phải đi làm thuê. Nhiều người ở Tân Hiệp không có đất sản xuất, phải tìm đến những vùng đất mới ở vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, chấp nhận thuê đất ruộng xấu để làm, thậm chí khai hoang cho chủ đất.
Ông Nguyễn Đào Cảnh (ở phường An Hòa, TP Rạch Giá) xuống xã Bình An, huyện Kiên Lương thuê 5 ha đất với giá 20 triệu đồng/năm. Ông Cảnh nói: “Sở dĩ thuê được đất giá thấp như vậy vì đất cấp cho cán bộ”. Tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương những ai được giao, cấp đất nhưng bỏ hoang thì sẽ bị thu hồi. Vì thế, cán bộ cho thuê đất lợi đôi đàng, vừa không bị nhà nước thu hồi đất, vừa được tiền cho thuê, lại được người khác cải tạo, trông giữ đất dùm.
Theo hồ sơ điều tra riêng của Tiền Phong, có hàng ngàn ha đất vùng Tứ giác Long Xuyên đã được cấp cho cán bộ -CNV của tỉnh Kiên Giang. Đối tượng cấp là từ cán bộ tỉnh, huyện, đến các ngành. Thực tế tại vùng Tứ giác Long Xuyên, “đất quan chức” mênh mông. Việc cấp đất cho cán bộ là một chủ trương của tỉnh Kiên Giang thực hiện trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nhiều người sau khi được cấp đất đã bỏ hoang, người dân thì không có đất sản xuất. Hiện có nhiều người từ Đồng Tháp, An Giang đến Tứ giác Long Xuyên để thuê đất sản xuất, chủ yếu trồng lúa. Vì không phải đất của họ, không có sổ đỏ nên người thuê đất không có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, thường phải vay ngoài lãi suất cao, nên mãi không thoát được nghèo.
Vua khoai lang đi thuê đất, khó vay vốn ngân hàng
Vua khoai lang Ba Hạo (Đỗ Quí Hạo) ở ấp Hiệp Lợi, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất đang canh tác 52 ha đất, đều là đất thuê của nông dân, mỗi năm thu hoạch 2.500 tấn khoai. Gia đình ông có 8 ha nhưng manh mún, không đủ để sản xuất hàng hóa lớn, nên ông thuê 52 ha đất liền thửa của 17 hộ cùng ấp, với giá một năm 400 giạ/ha.
Mỗi năm, ông Ba Hạo chi 1,7 tỷ đồng cho tiền thuê đất, và bị coi là phá giá ở xã Mỹ Hiệp Sơn, vì ông trả cao hơn khoảng 100 giạ/ha so với giá thị trường.
Anh Lê Văn Sa, một người cho ông Ba Hạo thuê 1 ha đất, nói: “Tiền thuê đất mỗi năm được 30 triệu đồng để dành dụm. Vợ chồng chúng tôi còn trẻ, khỏe nên đi thuê ruộng ngoài làm thêm với giá thấp hơn, lại không phải trả tiền trước. Năm nào không thuê được ruộng thì đi làm mướn cũng đủ sống”.
Ông Ba Hạo đang bì bõm giữa ruộng khoai, dừng lại khoe: “Năm rồi thắng lợi lớn nhất từ trước tới nay. Khoai lang được mùa, trúng giá, trừ chi phí, tôi lời được 1,8 tỷ đồng. Khoai đỏ xuất sang Trung Quốc, khoai tím bán cho các nhà máy chế biến ở Bình Dương, Vĩnh Long”.
Nhưng vua Ba Hạo buồn rầu khi nghe phóng viên hỏi về vay vốn ưu đãi theo chủ trương của Nhà nước. Ông nói: “Tôi sản xuất có làm dự án đàng hoàng. Dự án tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà tôi đang thực hiện có vốn đầu tư lớn. Với 52 ha đất thuê dài hạn của dân, giá 1,7 tỷ đồng/năm; 5 máy cày trị giá khoảng 2 tỷ đồng; nhà xưởng, nhà ở cho người lao động 1,5 tỷ đồng. Tổng cộng gần 6 tỷ đồng vậy mà ngân hàng chỉ cho vay có 100 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu”.
Cánh đồng khoai lang xuất khẩu của ông Ba Hạo, không chỉ sản xuất hàng hóa lớn mà còn ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ, từ việc canh tác cho đến vận dụng thời tiết để xuống giống và thu hoạch có hiệu quả kinh tế cao. Những ứng dụng của ông được phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân trong vùng nên có hiệu ứng xã hội tốt. Thế nhưng, ông Ba Hạo nói, các chính sách hỗ trợ với ưu đãi vốn đều quá xa vời.
Ông Phạm Văn Quang – Phó GĐ Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT tỉnh Kiên Giang nói với phóng viên: Ông Ba Hạo vẫn có thể vay được vài tỷ theo Nghị định 41/CP hoặc 63/CP về tổn thất sau thu hoạch của Chính phủ. Tuy nhiên theo tìm hiểu của Tiền Phong, người dân rất khó có thể tiếp cận các nguồn vốn này bởi rườm rà nhiều thủ tục, nguyên tắc tài chính.
Hồng Lĩnh
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567462/Nong-dan-di-thue-ruong-tpp.html

Đất bố bị thu hồi, con phải tạm nghỉ việc

Vậy thì phải Cám ơn “vô sản muôn năm” Tien Phong  – Cải tạo hơn 5.000 m2 đất trong gần 30 năm, nhưng khi thu hồi ông Lê Hồng Ngọc chỉ được bồi thường hơn 2 triệu đồng! Con trai ông được yêu cầu tạm nghỉ việc để về quê “vận động” bố chấp hành lệnh thu hồi…
Khu ruộng của ông Ngọc đã bị thu hồi làm đường Ảnh: Minh Lê
Khu ruộng của ông Ngọc đã bị thu hồi làm đường. Ảnh: Minh Lê.
Theo đơn khiếu nại, ông Lê Hồng Ngọc (trú tại thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) thấy đất trũng, nhiều người chê không cày cấy, từ năm 1982, gia đình ông đứng ra đắp bờ phân vùng, cải tạo đất.
Gần 30 năm trôi qua, khu đất trũng nhiều thùng vũng đã biến thành những thửa ruộng màu mỡ, cho năng suất cao. Trong xác nhận năm 2009, Chủ tịch xã Tiên Tân khi đó là ông Phạm Nguyên Quyền khẳng định, ông Ngọc nhận khoán đất từ năm 1982.
“Trước năm 1982 ruộng này khó làm, thùng vũng nhiều do máy cày lớn đào khoét sâu, không bằng phẳng, gia đình hàng vụ phải san lấp mặt bằng để canh tác, cấy trồng. Đề nghị Hội đồng GPMB của huyện xem xét giải quyết”, ông Quyền kiến nghị.
Ông Ngọc chỉ được hỗ trợ vỏn vẹn 2,29 triệu đồng tương ứng với công đắp bờ cho khu ruộng, ông Ngọc đã liên tục khiếu nại trong suốt hai năm 2010 và 2011.
Ngày 2-10-2010 khi đoàn công tác với cả chục cán bộ chiến sỹ công an đến “bảo vệ thi công” cho tuyến đường chạy qua khu ruộng bị thu hồi nhà ông Ngọc thì ngay trước đó, anh Lê Hồng Yên là con trai cả ông Ngọc đang làm việc tại Cty Khai thác Công trình Thuỷ lợi huyện Duy Tiên đã bị Giám đốc mời lên phòng Tổ chức cán bộ đưa văn bản của huyện yêu cầu anh Yên tạm nghỉ việc để về “vận động” bố mình chấp hành lệnh thu hồi đất của huyện!

“Đúng là xã có thiếu sót không ký hợp đồng khoán thầu với hộ ông Ngọc nên chúng tôi phải đi giải quyết hậu quả. Huyện đang chỉ đạo rà soát lại toàn diện về quản lý đất đai vì còn nhiều bất cập”- Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên Phạm Hồng Thanh.
Anh Yên đã rời cơ quan về nhà nghỉ một tuần cho đến khi việc thu hồi đất của ông Ngọc hoàn tất thì trở lại cơ quan làm việc.
Ông Vũ Trí Thức – Giám đốc Cty Thuỷ lợi Duy Tiên thừa nhận đã yêu cầu anh Yên “tạm nghỉ ít ngày” về vận động gia đình chấp hành việc thu hồi đất vì đó là yêu cầu của huyện và tỉnh. Ông Thức cho hay không nhớ rõ tên lãnh đạo huyện đã ký văn bản yêu cầu.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Hồng Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên cho biết, sẽ kiểm tra sự lại việc. Ông Thanh cho rằng, vì phần đất ông Ngọc canh tác nằm trong diện tích đất công ích của xã nên tiền đền bù đất UBND xã được hưởng 40.000 đồng/m2 và ông Ngọc chỉ được hỗ trợ hoa màu, công cải tạo đất.
Việc ông Ngọc bỏ công sức ra cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ hơn, nhưng nhà nước lại không có quy định nào để tính hỗ trợ cho khoản này thì đúng là quy định còn bất cập. “Ông Ngọc kiến nghị phải công nhận đó là đất nông nghiệp giao ổn định lâu dài được cấp sổ đỏ, nhưng thiếu cơ sở pháp lý”-ông Thanh nói.
Trong báo cáo gửi Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam cho rằng: “Đoàn công tác liên ngành của trung ương đã về làm việc với UBND tỉnh Hà Nam. Sau khi nghe báo cáo vụ việc, Đoàn công tác cơ bản thống nhất với việc giải quyết của tỉnh”.
Tuy nhiên, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có văn bản phủ nhận ý kiến của UBND tỉnh Hà Nam. Văn bản nêu rõ: Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ khi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam là kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, không đi sâu xem xét từng việc cụ thể.
Việc trả lời của UBND tỉnh Hà Nam tại văn bản 1737 ngày 21-12-2010 gửi Thủ tướng và các cơ quan Trung ương đối với vụ việc nhà ông Lê Hồng Ngọc là không đúng với tinh thần nội dung buổi làm việc ngày 16-12-2010 của Đoàn công tác với UBND tỉnh Hà Nam…
Nhóm PV Thời sự
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567583/Dat-bo-bi-thu-hoi-con-phai-tam-nghi-viec-tpp.html

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu: Một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai

Quản lý đất đai: Dễ làm sai, khó sửa Tien Phong - Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu cho rằng, chính sách đất đai đang giúp làm giàu một số người, làm nghèo nông dân.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu.
Ông Trìu nói: Nếu chúng ta giải quyết vấn đề đất đai không tốt sẽ tạo ra đối kháng giữa chính quyền và nhân dân. Bài học gần đây nhất là tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Bây giờ chúng ta phải lưu tâm đến hiện tượng công nhân thì bãi công, đình công, 70% khiếu kiện của nông dân liên quan đến đất đai. Rõ ràng ở đây có vấn đề.
Nhìn tổng thể chung, đời sống người dân được cải thiện. Nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra. Có ông giám đốc lương 100 triệu đồng/tháng trong khi công nhân chỉ 2- 3 triệu đồng.
Liệu chính sách đất đai có góp phần làm một bộ phận giàu lên nhanh chóng, trong khi nông dân mất đất gặp khó khăn, theo ông?
Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.
Người nông dân chỉ biết làm ruộng chứ có biết đi buôn, tiền đền bù xây được cái nhà là hết. Đô thị hóa, công nghiệp hóa là phải lấy đất nông nghiệp nhưng làm sao phải giải quyết hài hòa lợi ích của nông dân. Đền bù không phải chỉ bằng tiền mà phải giúp nông dân có nghề để làm ăn. Khi tôi ở Thái Bình, làm dự án nhà máy điện lấy 300 ha đất lúa, bình quân ở Thái Bình 500 m2 đất/người, như vậy là 6.000 người già, trẻ, gái, trai không còn ruộng đất.
Vậy theo ông, chính sách đất đai phải sửa đổi ra sao để tránh xung đột và phát huy được nguồn lực của người dân?
Theo tôi, phải xác định rõ hơn trong điều kiện nào thì được lấy đất của dân, chứ không phải coi đất đai là sở hữu nhà nước, muốn thu hồi thế nào cũng được. Nhà nước chỉ là đại diện chứ không có quyền chiếm hữu đất đai của nông dân.
Hiện nay, chúng ta cứ nói công nghiệp hóa nông nghiệp nhưng nội dung cụ thể là gì thì không rõ, nên chỉ là khẩu hiệu. Trong khi đầu tư cho nông nghiệp lại giảm. Đất đai nông nghiệp thì manh mún, bị thu hồi bất cứ lúc nào. Do vậy, phải có chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tích tụ đất đai. Tích tụ ruộng đất thì người tích tụ phải trực tiếp sản xuất, chứ không phải người có tiền mua đất để trở thành ông chủ và biến nông dân thành tá điền.
Muốn tích tụ ruộng đất phải đi hai bước: Thứ nhất là dồn điền, đổi thửa để mảnh ruộng lớn hơn. Thứ hai, tích tụ phải gắn liền với chuyển dịch lao động khỏi nông nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp. Hiện nay, lao động từ nông thôn ra thành phố làm thời vụ, không ổn định. Thanh niên ra thành phố không nghề nghiệp dẫn đến nghiện hút, trộm cướp.
Ngoài chính sách pháp luật thì một bộ phận cán bộ cũng xa dân, thực hiện sai pháp luật về đất đai như tại Tiên Lãng, Hải Phòng?
Đây là vấn đề rất lớn. Tôi chỉ sợ một số cán bộ quan liêu, không về với nông dân. Khi tôi làm Phó Thủ tướng tôi thường xuyên xuống xã, làng. Nhưng hiện nay điều kiện mới, đi đâu cũng ô tô hàng đoàn. Nếu xuống với nông dân mà cán bộ cứ cavát đỏ thì nói chuyện với người dân sao được, sẽ xa dân thôi. Có lần tôi xuống địa phương yêu cầu xử lý, chính quyền cho thuê đất chỉ 10 năm, thấy người ta làm được thì 5 năm định thu hồi đất.
Cũng như ở Tiên Lãng, Hải Phòng chính quyền sai hết từ giao đất, đến thu hồi đất. Dẫn đến người dân bất mãn. Bác Hồ nói cán bộ phải vui sau thiên hạ nhưng bây giờ, một số cán bộ sướng trước dân, lo đi chơi golf, giải quyết công việc không vì lợi ích người dân.
Cám ơn ông.
Hà Nhân (thực hiện)
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567463/Mot-so-nguoi-giau-nhanh-nho-chinh-sach-dat-dai-tpp.html

“Không có tiêu cực”

Trước đây, có lần qua cuộc vận động chống tiêu cực trong đảng, sau khi tiến hành kiểm điểm có người đứng đầu một đảng bộ (không phải là nhỏ) đã từng phấn khởi báo cáo rằng: chúng tôi đã hoàn thành việc tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc và kết luận là đảng bộ chúng tôi không có tiêu cực(?) Nhưng chỉ một thời ngắn sau đó nhiều vụ việc bê bối đã bị phanh phui!

Tính cấp bách của chỉnh đốn Đảng

Ngày 16/1/2012 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW : “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”. Đây là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng trong tình hình hiện nay. Nội dung nghị quyết đã chỉ rõ: Bên cạnh những ưu điểm và thành tựu đã đạt được trong 25 đổi mới, “… công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãmh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Trên cơ sở dánh giá tình hình, phân tích rõ nguyên nhân, nghị quyết đã nêu ra 3 vấn đề cấp bách hiện nay của công tác xây dựng Đảng mà trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên...” với mục tiêu: “Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt…”
Đây là một nghị quyết sáng suốt, phù hợp với sự mong muốn của đại đa số đảng viên và nhân dân, khơi dậy một niềm hy vọng mới về tương lai của Đảng, của chế độ.

Thực chất đây là một cuộc chỉnh đốn Đảng. Trước đây Đảng ta đã có không ít các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, nhất là cuộc chỉnh đốn theo nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá 8. Song nhìn chung chưa đạt yêu cầu, chính vì thế mà không ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái, tham nhũng…như nghị quyết lần này đã chỉ ra.

Chính vì vậy mà lần chỉnh đốn này không chỉ đơn thuần là một việc làm bình thường của quá trình xây dựng Đảng mà điều khác hơn là ở tính cấp bách, nghĩa là không thể không tiến hành ngay và phải tiến hành sao cho có hiệu quả thực sự.
Hy vọng lần chỉnh đốn này sẽ không rơi vào tình trạng nửa vời như trước đây, đặc biệt là với phương châm : “…Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu…”. Nếu như Ban chấp hành Trung ương thực hiện tốt việc kiểm điểm, trên cơ sở đó chỉ đạo các cấp dưới chặt chẽ thì chắc chắn sẽ đạt được yêu cầu.
Bộ phận không nhỏ là những ai?

Trong 4 nhóm giải pháp mà nghị quyết đề ra thì nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình có vị trí quan trọng số một. Bởi lẽ kết quả của việc tự phê bình và phê bình sẽ là căn cứ quan trọng để xem xét sàng lọc đội ngũ đảng viên, cán bộ của cả hệ thống chính trị, chấn chỉnh tổ chức bảo đảm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Tuy nhiên tự phê bình và phê bình lâu nay ở nhiều nơi, nhiều cấp chỉ còn là hình thức, thứ vũ khí mà trước đây được coi là quy luật phát triển của Đảng đã không còn sắc bén nữa!
Do đó công tác giáo dục, động viên nêu cao ý thức tự giác trung thực và tinh thần đấu tranh tích cực của mọi đảng viên là hết sức quan trọng.
Kinh nghiệm cho thấy, kết quả của các cuộc kiểm điểm trước hết phụ thuộc vào tinh thần tự giác của mỗi đảng viên. Đây là vấn đề không dễ dàng, nhất là đối với những trường hợp cố tình vi phạm hoặc tuy lúc đầu không cố tình nhưng sau vì sĩ diện cá nhân, sợ bị kỷ luật, sợ mất địa vị, quyền lợi…mà không thành khẩn tự phê bình và không tiếp thu sự phê bình của xung quanh. Trình độ tự giác của đảng viên không lệ thuộc và chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít. Khuyết điểm càng nghiêm trọng thì càng khó tự giác.
Mặt khác, tinh thần đấu tranh phê bình của tập thể trong mỗi tổ chức cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho kết quả của cuộc kiểm điểm. Nếu như bản thân đảng viên thực sự có sai lầm, khuyết điểm mà không thành khẩn tự phê bình, không tiếp thu ý kiến phê bình, trái lại còn cố tình biện bạch, che giấu, trong khi đó các đảng viên khác lại nể nang, e ngại, không dám đấu tranh, thậm chí còn tìm cách bao che cho nhau…thì kết quả của cuộc kiểm điểm sẽ là không có gì hoặc nói nhẹ nhàng hơn là không đạt yêu cầu!
Trước đây, có lần qua cuộc vận động chống tiêu cực trong đảng, sau khi tiến hành kiểm điểm có người đứng đầu một đảng bộ (không phải là nhỏ) đã từng phấn khởi báo cáo rằng: chúng tôi đã hoàn thành việc tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc và kết luận là đảng bộ chúng tôi không có tiêu cực(?) Nhưng chỉ một thời ngắn sau đó nhiều vụ việc bê bối đã bị phanh phui!
Nghị quyết Trung ương lần này nhận định: “…một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…” . Vậy thì thông qua cuộc chỉnh đốn lần này phải chỉ ra được bộ phận không nhỏ đó là những ai để có biện pháp giáo dục, xử lý cụ thể. Nếu không làm được như vậy thì hoặc là Nghị quyết Trung ương nhận định sai hoặc là nhận định đúng nhưng tổ chức, chỉ đạo có vấn đề.
Cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ đảng lần này không hề đơn giản mà trái lại rất quyết liệt giữa sự sống còn của Đảng và sự tha hoá biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Vì vậy cần có sự chuẩn bị kỹ về tư tưởng và tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ trước và trong khi tiến hành kiểm điểm mới tránh được tình trạng kiểm điểm hời hợt, qua loa, chiếu lệ, dĩ hoà vi quý… không đảm bảo chất lượng.
Cần động viên và tổ chức thu thập ý kiến đóng góp nhận xét rộng rãi của đảng viên và nhân dân nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, coi trọng dư luận phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng… để gợi ý trước khi tiến hành tự phê bình và phê bình. Tất nhiên không thể không cảnh giác với âm mưu của những phần tử xấu lợi dụng để vu cáo, bôi nhọ cán bộ, đảng viên. Song cũng không nên cường điệu quá đáng về khả năng này.
Cũng cần khẳng định một điều rằng: qua kiểm điểm không phải là đã xong, bởi lẽ: một là, có những sự việc trong hội nghị kiểm điểm không thể kết luận được vì không có chứng cứ, hai là không loại trừ trong các tổ chức đảng có hiện tượng nể nang, xuê xoa, dễ người dễ ta, dĩ hoà vi quý, bao che cho nhau dẫn đến biểu quyết kết luận không phản ánh đúng hiện thực khách quan… mà phải thông qua thẩm tra xác minh với những căn cứ xác thực mới khẳng định được. Đó là công việc của các cơ quan chức năng cần làm tiếp sau kiểm điểm.
Một tia hy vọng mới về tương lai của Đảng, của chế độ đang được loé sáng qua nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 4 kỳ này. Mong rằng qua kết quả thực hiện sẽ không bị lụi tàn mà càng bừng sáng rực rỡ hơn lên.
  • Hà Tuấn Trung (UV Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa VII)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/61505/-khong-co-tieu-cuc-.html

Trí thức và phản biện xã hội


Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.
“Cuộc tranh luận đang diễn ra hiện nay về vấn đề trí thức với phản biện xã hội không chỉ đề cập tới trách nhiệm phản biện của giới trí thức mà còn từ góc độ nào đó đề cập tới sự lãnh đạo chính trị ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà một số trí thức gốc Việt ở nước ngoài, thậm chí cả trí thức Pháp [1] lại hăng hái phát biểu về chủ đề trên. Vì thế cuộc tranh luận này nên có thêm nhiều người tham gia.”
“Phong hàm” trí thức…
Trí thức là một khái niệm rất rộng. Mỗi xã hội, mỗi thời, mỗi người hiểu theo cách khác nhau, khó có thể nhất trí với một định nghĩa nào đó.
Chẳng hạn trong khi Nghị quyết số 27-NQ/TW: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất  định, có năng lực tư  duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội, thì Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ mới đây đăng bài 65 trí thức trẻ đầu tiên tốt nghiệp lớp bồi dưỡng làm Phó Chủ tịch xã nghèo”. Các trí thức này đều là sinh viên mới ra trường! Đây là cách hiểu dân dã rất phổ biến.
Thời xưa khi mặt bằng dân trí thấp thì một ông đồ làng, một anh giáo tiểu học cũng được coi là trí thức. Tại Trung Quốc hồi thập niên 50-70 bất cứ ai có trình độ văn hóa cấp III (trung học phổ thông) trở lên, đều bị coi là trí thức và bị xếp hạng ở dưới “công nông binh”: Thời Cách mạng văn hóa, học sinh sinh viên đều bị gọi là Thanh niên trí thức và bị xua về nông thôn lao động cải tạo.
Thời nay trí thức ta không còn bị coi rẻ nữa nhưng cũng chẳng mấy ai tự nhận là trí thức, trừ người được phong hàm GS, Phó GS kèm theo tiêu chuẩn đãi ngộ cao (kể cả khi chết – chuyện chỉ có ở ta). Vì thế sẽ thật khó hiểu nếu ai đó định dựa vào tiêu chuẩn hoặc định nghĩa này nọ để “phong hàm” trí thức cho người khác.
Có một cái luật bất thành văn: Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Theo cách nghĩ phổ biến hiện nay, họ phải phản biện xã hội – được hiểu là công khai lên tiếng về các vấn đề tồn tại trong xã hội.
Thực ra ai cũng đều có nghĩa vụ phản biện xã hội. Đây là hành động dấn thân vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trí thức, nhất là trí thức ngành xã hội- nhân văn lại càng nên gánh vác nghĩa vụ này. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của họ. Các cán bộ lãnh đạo, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân) và đảng viên cộng sản- những người trong đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc, lại càng không thể thoái thác nhiệm vụ phản biện xã hội.
Nhưng do vai trò đặc biệt của mình, người trí thức cần rất tỉnh táo và thận trọng khi phản biện xã hội.
Có những vấn đề chính trị và xã hội đơn giản và đã rõ ràng, bạn có thể nhanh chóng phát biểu quan điểm. Nhưng có lắm vấn đề bạn nhất thiết phải dành ra nhiều tâm trí và thời gian để tìm hiểu, theo dõi và suy ngẫm. Chưa hiểu đến nơi đến chốn mà đã phản biện thì có khi lại gây hại cho xã hội và cho chính mình, nhất là với nhà trí thức có địa vị cao.
Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Ảnh minh họa
Hiển nhiên, giá trị chủ yếu của bất cứ người nào được đánh giá qua cống hiến của người đó cho xã hội, thể hiện ở khối lượng và chất lượng sản phẩm làm được trong chuyên ngành của mình.
Người trí thức trước hết phải giỏi chuyên môn, phải có cống hiến về chuyên môn. Phản biện xã hội là một nghĩa vụ nên làm nhưng không bắt buộc, càng không thể coi là tiêu chuẩn phân loại trí thức. Bác sĩ phẫu thuật nhất thiết phải giỏi cầm dao mổ; không phản biện cũng vẫn là trí thức thứ thiệt.
Vì phản biện mà chuyên môn kém lại càng không nên. Kém năng lực phản biện, hoặc thấy chỉ làm chuyên môn sẽ cống hiến tốt hơn thì chẳng nên phản biện. Thiếu tỉnh táo dấn thân phản biện hoặc làm những việc ngoài chuyên môn có khi lại có hại.
Tóm lại có thể thấy câu nói của GS Ngô Bảo Châu: “Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm người đó làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội… Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội.” tuy có lý nhưng chưa đủ sức thuyết phục.
GS Chu Hảo nói Không có tư duy phản biện thì không phải là trí thức cũng chẳng sai. Ở đây GS chỉ nói về tư duy phản biện mà thôi. Trí thức thứ thiệt dĩ nhiên phải có tư duy phản biện- nghĩa là dám nghi ngờ, xét lại lý thuyết, thành tựu của người đi trước- nó không liên quan gì tới hành động phản biện xã hội.
…Và không thể tước “hàm” trí thức
Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.
Lịch sử cho thấy phần đông trí thức thời nào cũng không thích tham gia chính trị và phản biện xã hội. Họ làm thế có thể vì nhiều lý do như ngại mất thời giờ làm công tác chuyên môn, ngại bị trù úm, quyền lợi tinh thần vật chất của mình và gia đình bị suy suyển v.v…
Từng có những nhà trí thức suốt đời chẳng biết gì ngoài chuyên môn của mình, đến mức bị coi là khờ dại, ngớ ngẩn. Cũng có trí thức coi chính trị là chuyện vô bổ và lắm cạm bẫy khôn lường, chớ dại gì dính vào mà mất thời gian, thậm chí tiêu ma sự nghiệp chuyên môn của mình.
Chẳng nên đơn giản quy kết họ ích kỷ, không yêu nước thương dân. Bạn có thể gọi họ là trí ngủ hoặc trí thức trùm chăn, nhưng bạn không thể tước được cái “hàm” trí thức của họ. Và đừng nghĩ họ cống hiến kém những người hăng hái phản biện xã hội.
GS Tương Lai có lý khi nói Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ.
Cùng vì một mục đích lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nhưng Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh lại muốn nhờ Pháp giúp nâng cao dân trí, song cả hai cụ đều được dân tộc ta tôn vinh là hai nhà yêu nước vĩ đại.
Tôi có biết một anh bạn đang tham gia nghiên cứu một lĩnh vực cần thiết, công việc bận tới mức anh chẳng có thì giờ nói hoặc viết bài bàn luận chuyện này nọ như chúng tôi. Nhưng rõ ràng người “trùm chăn” vùi đầu làm chuyên môn như anh thì hữu ích cho Tổ quốc hơn chúng tôi cả nghìn lần. Và chắc mọi người sẽ dễ dàng đồng ý anh nên dành thời gian rảnh để đọc thêm tài liệu chuyên môn chứ chẳng nên… phản biện xã hội.
Giá trị của người trí thức cũng không liên quan lắm đến thân phận xã hội của họ.
Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình. Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không “ra hồn” và chẳng bổ ích cho ai cả.
Phạm Quỳnh vì phục vụ chính quyền Pháp và triều đình Huế mà bị các trí thức yêu nước lên án, nhưng ông vẫn có cống hiến lớn cho văn hóa dân tộc ta. Thời ấy rất ít trí thức dám phản biện xã hội. Phần lớn an phận làm công chức cho chính quyền Pháp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận địa vị trí thức và đóng góp của họ.
Không ít chuyên gia làm vũ khí cho nước Đức phát xít (như Werner Braun) đã có cống hiến lớn về khoa học, sau Thế chiến II được Mỹ trọng dụng chẳng kém các nhà trí thức chống phát xít. Dĩ nhiên sẽ tốt hơn nếu Phạm Quỳnh không làm việc cho thực dân, phong kiến, Braun không phục vụ Hitler. Nhưng ai dám bảo họ không phải là trí thức và không có giá trị?
Phải chăng nên cảnh giác với những người hăng hái phản biện vì các mục đích… khó hiểu? Nghe đâu ở Pháp có ông Henri Lévy, một trí thức đẹp trai có tài ăn nói, hay lên tiếng phê phán đủ thứ chuyện trên đời, nhưng bị chê là thực tài xoàng, chỉ giỏi tự đánh bóng tên tuổi bằng cách luôn xuất hiện trên báo đài. Năm 2006 có hai nhà báo từng viết cuốn Một vụ lừa bịp ở Pháp [2] nhằm hạ bệ thần tượng này.
Cũng chớ nên quên ý kiến của GS Phạm Quang Tuấn : “Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” [3]. Quả thật trong một số cuộc tranh luận trước đây đôi khi có người tỏ ra thiếu bao dung, luôn khẳng định quan điểm của mình là chân lý mà chưa thấy tranh luận là một dịp tốt để học hỏi.
Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.
Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không “ra hồn” và chẳng bổ ích cho ai cả.
Hồ Anh Hải
————
Chú thích :
[1] Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á (của Pháp).
[2] Une imposture francaise. Tác giả : Nicolas Beau và Olivier Toscer.
[3] Xem : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/58775/nghia-hien-nay-cua-tu–tri-thuc-.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/61486/tri-thuc-va-phan-bien-xa-hoi.html

Cụ ông 72 tuổi rong ruổi đạp xích lô

VnExpress – Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng ông lão tuổi “thất thập cổ lai hy” lại lầm lũi đạp chiếc xích lô cũ đến dựng trước cổng chợ Tân Định (quận 1, TP HCM). Ông kiên nhẫn ngồi đợi đến khi có khách gọi là vui vẻ bắt tay vào việc.
Ông lão 72 tuổi ngồi trên chiếc xích lô đợi khách. Ảnh: Thi Ngoan.
Đến khi trời tối mịt, ông Trung Văn Lai, 72 tuổi vẫn ngồi trên chiếc xích lô đợi khách. Ảnh: Thi Ngoan.
Ông lão tên là Trung Văn Lai, 72 tuổi, quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Ngồi trên chiếc xe xích lô cũ kỹ, ông cụ dáng người còm cõi, mái tóc bạc phơ, làn da đen nhăn nhúm, miệng cười móm mém bảo: “Ông vẫn còn khỏe lắm. Đạp xe nhiều lúc cũng mệt, nhất là hôm nào đông khách đêm về chân lại nhức. Nhưng được cái trời thương cho ông sức khỏe, không bệnh tật gì cả”.
Sinh được 6 người con, 4 trai, 2 gái, cuộc sống ở quê nghèo khó làm lụng vất vả vẫn không đủ ăn. 15 năm trước ông Lai quyết định khăn gói lên thành phố kiếm kế sinh nhai. Thời gian đầu ở Sài Gòn lạ nước lạ cái, ông cụ cũng thử làm đủ nghề kể cả bán lá chuối ở chợ nhưng thu nhập có được chẳng đáng là bao. Cuối cùng ông quyết định dốc hết khoản tiền ít ỏi dành dụm mua một chiếc xe xích lô cũ để chở hàng thuê.
Bà Trần Thị Thêm, khách ruột của ông Lai. Ảnh: Thi Ngoan.
Hàng ngày ông Lai đều đến tận nhà chở bà Thêm đi chợ, đi lễ nhà thờ. Ảnh: Thi Ngoan.
Ngày nào cũng vậy, trời nắng cũng như mưa ông lão đều ra khỏi nhà từ 6h sáng, rong ruổi khắp nẻo đường thành phố tìm khách đến tối mịt mới về. Đến nay đã tròn 15 năm gắn bó với nghiệp đạp xích lô, ông Lai cho biết trung bình mỗi ngày ông kiếm được khoảng từ 150.000 đến 200.000 đồng. Sau khi trừ phí phòng trọ, ăn uống sinh hoạt, hàng tháng ông để dư hơn 2 triệu đồng gửi về quê cho vợ và các con.
Lầm lũi mưu sinh chứng kiến xã hội đổi thay từng ngày, ông Lai tâm sự: “Vất vả mấy ông cũng không thấy mệt nhưng chỉ buồn vì càng ngày lượng khách đi xích lô càng giảm”. Nếu khoảng hơn chục năm trở về trước mỗi ngày ông chở được 20 lượt khách thì đến nay chỉ còn 10 người, đa phần là các cụ già không thể ngồi xe máy.
“Thu nhập của ông từ đó đến giờ tính ra vẫn vậy nhưng khổ nỗi vật giá nay đắt gấp đôi lúc trước. Một bó rau muống hồi đó chỉ 2.000 đồng, bây giờ đã lên 5.000 đồng, rồi gạo, thịt cái thì cũng tăng hơn một nửa. So với hồi xưa thì nay cuộc sống khó khăn hơn nhiều”, ông cụ bần thần tính toán.
Trời đã tối mịt ông lão vẫn lầm lũi đạp xe đón vị khách cuối cùng rồi mới về. Ảnh: Thi Ngoan.
Trời đã tối mịt ông lão vẫn lầm lũi đạp xe đón vị khách cuối cùng rồi mới về nhà ngủ. Ảnh: Thi Ngoan.
Thấy ông lão đạp xích lô hiền lành, thật thà, chăm chỉ lao động lại vui vẻ nên nhiều người thương “bắt mối” nhờ ông chở đi mỗi ngày. Một số bà khách “ruột” lâu lâu cũng “bo” cho ông cho thêm vài chục nghìn đồng uống nước.
Như bà Trần Thị Thêm (nhà ở quận 3) hàng ngày đều nhờ ông đến chở xích lô đi chợ hoặc đi lễ nhà thờ. Bà bảo: “Già cả ngồi xe máy không quen nên đi xích lô cho an toàn. Ông Lai cũng nhiệt tình lắm, cần chở đi đâu ổng cũng không ngại, mà tiền bạc cho bao nhiêu cũng được. Thấy thương ổng già mà vất vả quá nên lâu lâu tui cũng cho thêm chút đỉnh”.
Cũng như mọi ngày, 19h tối 23/2 ông Lai lại cặm cụi đạp xe đến trước cửa nhà thờ Tân Định (quận 1) để đón bà Thêm sau khi căn giờ tan lễ. Chở xong vị khách cuối cùng này ông mới trở về phòng trọ ở quận Phú Nhuận. Trong dòng người xe ngược xuôi tấp nập, ông lão già nua ngồi trên chiếc xích lô cao lênh khênh giữa đám đông. Trời Sài Gòn về đêm, giữa cảnh phố thị xa hoa rực rỡ, bóng ông cụ gầy gò cố rướn người ì ạch nhích từng vòng xe xa dần trung tâm thành phố…
Độc giả hảo tâm muốn giúp đỡ ông Trung Văn Lai xin liên hệ địa chỉ: số 36/31 đường Cù lao, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM (nơi ông ở trọ). Tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) số 1607205258153 (Chi nhánh Phan Đình Phùng, TP HCM; chủ tài khoản Trung Văn Lai); ĐT: 08 38 200 018 (nhà người quen của ông Lai).
Thi Ngoan

Hai cụ già cơ cực ở vỉa hè

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/0c/27/can-choi-cua-cu-Kieu-1.jpg
Căn chòi ọp ẹp dựa vỉa hè của vợ chồng cụ Danh Kiêu. Ảnh: Thiên Phước
VnExpress – Gần 15 năm qua người dân Rạch Giá (Kiên Giang) quá quen thuộc với căn chòi lá nằm sát vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa. Trong căn chòi ấy có đôi vợ chồng già đáng thương, năm nay cụ ông đã 86 tuổi.
Cụ ông tên Danh Kiêu, cụ bà Thị Kiệu nhỏ hơn chồng đến 19 tuổi. Cả hai là người Khơme từ Campuchia sang Việt Nam sinh sống gần 40 năm nay, nhưng kiếp nghèo cứ mãi đeo đuổi dù có lúc gia đình sở hữu đến vài chục công rừng. Đó là lúc gia đình cụ Kiêu sống ở tận miệt U Minh Thượng với một thửa rừng khá rộng được chính quyền địa phương cấp cho sau khi miền Nam được giải phóng. 8 người con của hai ông bà lần lượt ra đời giữa rốn phèn miệt U Minh, cùng cha mẹ cật lực phát hoang trồng tràm, làm rẫy, cấy lúa nhưng vẫn không đủ ăn vì đất phèn mặn không cho hoa lợi nhiều.
Các con đến tuổi dựng vợ gả chồng, khi ra riêng cụ Kiêu xẻ đất chia phần nhưng đất của những người con lần lượt “đội nón ra đi” con cái ốm đau phải cầm cố rồi sang nhượng đất đai. Thấy cuộc sống ở quê nghèo quá khó khăn nên năm 1985 cụ Kiêu đưa vợ lên Rạch Giá thuê nhà ở rồi xin vào làm công nhân cho một hãng nước đá trên đường Ngô Quyền.
6 năm sau do tuổi cao làm nặng không nổi nên cụ Kiêu xin nghỉ. Lúc này, gia đình gặp không ít khó khăn do công việc làm thuê không ổn định, thêm vào đó phải thuê nhà trọ để ở tốn kém. Không còn cách nào khác hơn, năm 1997 cụ đánh liều lấy vỉa hè dựng lên căn chòi lá ọp ẹp dựa vào một bức tường của vựa bia nước ngọt gần cuối đường Nguyễn Văn Cừ thuộc khu phố 1, phường An Hòa, để ở.


Cứ mỗi sáng vào lúc 3h30 là mọi người thấy cụ Kiêu thức giấc lọ mọ đi chở hàng cho khách trên chiếc xe lôi cũ kỹ. Đến rạng sáng cụ mua nước đá về chặt từng cục nhỏ để cho cụ bà ngồi bán lẻ trước chòi lá kiếm vài nghìn đồng mua gạo sống đắp đổi qua ngày.
Cuộc sống lặng lẽ của đôi vợ chồng già với thu nhập ít ỏi càng khó khăn hơn khi gần 4 năm nay đôi chân của cụ Nhân bị tê dần, hiện không thể đi lại được nên phải ngồi một chỗ. Theo cụ Kiêu, khoảng một năm qua việc chở hàng bằng xe lôi đạp thường xuyên ế ẩm. Có ngày không ai thuê nên không có tiền mua thuốc cho cụ bà. Những ngày cuối năm khi cái lạnh cắt da tràn về đêm nào cụ bà cũng không ngủ được, cứ mãi rên rỉ vì đau nhức.
Trên đường Nguyễn Văn Cừ, nhiều người choàng áo lạnh trong tiết trời cuối năm nhưng cụ Kiêu lớn tuổi mà vẫn phong phanh với chiếc quần đùi độc nhất trên người. Theo cụ Kiêu, hơn 20 năm nay cụ luôn để người trần bất kể nắng hay mưa, khi đi làm thuê hay chở mướn trên chiếc xe lôi. Lý do là trên người cụ xuất hiện đầy nấm gây ngứa ngáy nên không mặc áo được. Ông cụ lại chẳng có tiền trị bệnh.
Mấy ngày qua căn chòi của cụ Kiêu xuất hiện thêm người thứ ba khi đứa cháu ngoại hay tin cụ bà bị bệnh đã bỏ việc làm về thăm.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Văn Thạnh, cán bộ phụ trách Thương binh và Xã hội phường An Hòa, TP Rạch Giá cho biết vợ chồng cụ Kiêu rất nghèo, có hoàn cảnh đáng thương. Theo ông Thạnh, hàng ngày cụ ông đạp xe lôi chở hàng hóa thuê cho người dân trong xóm được chừng 10.000-15.000 đồng, có ngày không ai kêu chở gì vì cụ sức khỏe đã yếu, đạp xe không được xa. Còn cụ bà ngồi một chỗ bán nước đá cục có ngày lời 2.000-3.000 đồng nên không có tiền mua thuốc uống mỗi khi cơ thể đau nhức.
“Hiện nay địa phương cũng muốn cất nhà đại đoàn kết cho vợ chồng cụ Kiêu nhưng kẹt ở chỗ là gia đình cụ không có đất. Ở Rạch Giá muốn kiếm mua được thửa đất trong hẻm để cất nhà cho cụ Kiêu phải cần vài chục triệu đồng nên rất cần lòng hảo tâm ở khắp nơi quan âm chia sẻ khó khăn, giúp vợ chồng cụ già có cuộc sống tốt hơn ở những ngày tháng cuối đời”, ông Thạnh ngỏ ý.
Độc giả có lòng hảo tâm chia sẻ khó khăn với vợ chồng cụ Danh Kiêu có thể liên hệ với ông Phùng Bá Sến, Trưởng Ban Mặt trận Tổ quốc phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang. ĐT: 0919.131890. Hoặc chuyển khoản tài khoản số 372249057414 mở tại Phòng Giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang. Chủ tài khoản: Ban Vận động Quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo phường An Hòa. Vui lòng ghi rõ nội dung: Gửi hỗ trợ vợ chồng cụ Danh Kiêu – Thị Kiệu, nhà vĩa hè cuối đường Nguyễn Văn Cừ, khu phố 1, phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang.
Thiên Phước

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ NHỮNG VỤ ÁN THỜI THỰC DÂN PHÁP VÀ THỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nguyễn thiếu Nhẫn -Baotoquoc -TỪ VỤ ÁN NHÀ CÁCH MẠNG PHAN BỘI CHÂU ĐẾN VỤ ÁN TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ:
Năm ngoái, Báo Tổ Quốc có phổ biến bài viết về vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu do thực dân Pháp xử cách đây 86 năm do một người ở trong nước ký tên là Hải Hồ (*), gửi đến blog của ông NguyenXuanDien. Xin trích đăng phần biện hộ của cụ Phan Bội Châu, như sau:
“…Cụ Phan đã tự biện hộ như sau (tóm tắt):
Nước Nam là một nước chuyên chế, người dân Nam từ lâu rất khổ cực. Những tưởng mở mày mở mặt” khi người Pháp sang bảo hộ, ai ngờ từ đó đến giờ đã hai chục năm mà chính sách không hề thay đổi. Đó là lý do Cụ buộc phải chống lại chính quyền đô hộ Pháp. Cụ nói:
“Tôi là người nước Nam, tôi biết yêu nước Nam, muốn thức tỉnh dân tộc Việt Nam, thấy thế nên sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu trong tay tôi có mấy vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đạn đủ nhiều thì có lẽ tôi hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại chính phủ thật đấy. Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không lấy võ lực mà phản đối lại được, vậy tôi chỉ dùng văn hóa, nghĩa là trước thư lập ngôn để cổ động nhân dân, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị. Chẳng dè Chính phủ ngờ vực tôi, bắt tôi, tôi phải trốn ra ngoại quốc để hành động cho đạt mục đích của tôi”.
Về phương pháp, Cụ chỉ nhận mình hoạt động tuyên truyền, không nhận mình chủ trương bạo động. Cụ nói: “Tôi có chiêu tập các bạn đồng chí, gom tiền, gom sức, phái người đi du học, và làm sách làm vở gửi về cho nhân dân. Việc làm của tôi là dùng cái lưỡi và ngọn bút, mục đích của tôi là cải lương chính trị, sở chí của tôi là thương dân yêu nước, cử động của tôi là chính đại quang minh. Nếu tôi là người có tội, thì tôi chỉ có bốn tội sau này:
1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không ai phản đối mà một mình tôi phản đối, lại muốn cho nước Nam độc lập.
2. Nước Nam xưa nay là chính phủ chuyên chế, mà tôi muốn cho nước Nam thành ra là một dân quốc.
3. Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc, mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4. Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của mình”.
Ông Chánh án lại vặn hỏi:
− Cụ phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, hay là chính trị nước Nam?
“Tôi muốn phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, còn như nước Nam có nước đâu mà có chính trị cho tôi phản đối”.
“Ấy, tội tôi chỉ có thế, Chính phủ chiếu luật gia hình, bắt tội tôi thế nào, tôi cũng xin chịu, còn những điều trong cáo trạng buộc tội tôi thì tôi không nhận điều nào cả”.
Cụ nói tiếp: “Tôi đâu có làm những việc ám muội như toà đã tố cáo. Tôi ở Trung Kỳ ra đây năm 1905, rồi bỏ đi ngoại quốc, tôi chưa từng về nước lần nào”.
“Thấy đồng bào ngủ say, tôi rung chuông cho đồng bào thức dậy, nhưng vì dậy vội quá, thần hồn nát thần tính, làm những việc bạo động, thì cái đó không phải lỗi ở tôi”
“Tôi cổ động là cổ động cho đồng bào biết hợp quần, biết ái quốc, biết yêu cầu cải lương chính trị, chớ có cổ động nhân dân làm loạn đâu? Vả lại nếu là kẻ có ý muốn làm loạn thì tôi cứ ở ngay trong nước theo Đề Thám cũng có thể làm được, có cần gì phải bỏ vợ bỏ con, bỏ nhà bỏ cửa mà trốn đi ngoại quốc làm gì? Năm 1913 tôi nghe tin buộc tội tôi vào tội tử hình thì tôi vẫn đi lại ở ThượngHải, có sợ gì đâu, vì tôi biết là tôi vô tội”.
Ông chánh án nói:
− Hội đồng Đề hình chỉ xét lại cái án năm 1913 xử vắng mặt Cụ vào tử hình mà thôi, còn việc từ năm 1913 về sau thì không cần nói đến; vậy những tội kia Cụ có nhận hay không thì nói.
Cụ đáp:
− Tôi chỉ nhận có bốn tội như tôi đã nói, ngoài ra tôi không có tội gì khác.
2. Buổi chiều là cuộc tranh luận. Chánh án Bride tiếp tục phân tích tội trạng của Phan Bội Châu. Ta thấy chính quyền thuộc địa Pháp nắm rất rõ từng hoạt động của Cụ Phan, kể từ khi chiêu tập bạn đồng môn định khởi nghĩa ở Nghệ An lúc còn là anh học trò nghèo vô danh, đến việc viết Lưu Cầu huyết lệ tân thư cổ động danh sỹ và nhân dân đánh Pháp, ra Bắc vào căn cứ Hoàng Hoa Thám, rồi vận động Cường Để và thanh niên xuất dương (phong trào Đông du), rồi qua lại với Tôn Thất Thuyết, với Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, việc cầu cứu Xiêm, Đức như thế nào,… Điều đáng chú là: Trong các chứng cứ kết tội, Chánh án Bride chỉ lướt qua hoạt động thuộc về tuyên truyền trong một nửa câu: “Bao nhiêu sách cụ viết ra toàn truyền bá cái tư tưởng cừu thù người Pháp…”. Các tội của Cụ là theo cáo trạng cũng như trong phân tích của Bride là nằm ở những hành động sai người đánh bom và kêu gọi làm loạn.
Cụ Phan tiếp tục tự bào chữa. Cụ thừa nhận tất cả các hoạt động tuyên truyền của mình và kết luận: “Trước sau tôi vẫn chủ trương chỉ dùng văn hoá mà phản đối chính trị, văn hoá không xong thì tôi mới dùng đến võ lực. Chính trị còn một ngày bất lương, tôi còn một ngày phản đối”. Còn các cuộc bạo động, cụ coi mình chỉ trách nhiệm “phân nửa”, nghĩa là xét riêng về mặt luân lý thôi, như anh không biết dạy em, để em phạm tội, bố không biết dạy con, để con phạm tội, chứ về mặt pháp luật, không thể là tội của anh, của bố.
Hai trạng sư người Pháp (do chính Toà cử) không những bênh vực cụ Phan mà còn tố cáo thực dân Pháp và công khai bày tỏ lòng cảm mến cụ Phan.
Trạng sư Larre nói: “Cái lịch sử của cụ Phan là cái lịch sử chính sách thuộc địa của nước Pháp ở Đông Dương trong 25 năm gần đây. Cụ là một người theo chủ nghĩa đảng cách mạng, động lòng trắc ẩn, nặng tình yêu nước thương nòi. Lại bị kích thích bởi những điều hà ngược của một triều đình chuyên chế, những điều nhũng lạm của phường tham quan ô lại; việc học thì chậm chạp, hình pháp lại dã man, nhân dân trong nước biết bao nỗi ê chề, đau đớn”. Trạng sư kết luận: “Cụ là người thuần khiết trong những người thuần khiết”, “Cụ vĩ đại hơn hết thảy những người trong dân tộc Việt Nam”.
Trạng sư Bona còn mãnh liệt hơn. Mở đầu đã là những lời ca ngợi nhiệt thành:
“Tôi cảm ơn Hội đồng đã cho tôi tám ngày để xem xét 300 bản hồ sơ. Công việc của tôi là rất khó, rất lấy làm nặng nề, nhưng tôi cũng rất là thoả mãn vì đã được cãi hộ một người mà tôi hâm mộ”.
“Cụ Phan là người quả không hổ là kẻ ái quốc chân chính. Dẫu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan, tôi cũng phải hâm mộ. Tôi hâm mộ là hâm mộ cái thân thế quang minh, cái tính tình cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất, đã từng tỏ ra trong các việc làm của đời Cụ”.
Trạng sư Bona lược lại cuộc đời cách mạng đầy hăng hái và đúng đắn của cụ Phan. Với các hành động mà ngày nay gọi là “quá khích”, Trạng sư cho rằng: “Ở Tàu, Cụ có những bạn đồng chí, hơn Cụ về lòng nhiệt thành, nghĩa là hơn Cụ về sự cuồng dại, và người ta đã buộc cho Cụ những tội của các tay đồng chí ấy. Người ta lấy những giấy thông tư của các toà lãnh sự, những toà sứ thần ra làm bằng chứng, trong những thông tư ấy lại đầy những tin tức của các tay do thám, nghĩa là những tay chỉ biết hám tiền, tìm đủ mọi phương sách buộc tội người để ních cho chặt túi”.
Với những hành động mà ngày nay ta gọi là “đánh bom liều chết” hay “khủng bố” có liên quan đến cụ Phan, Trạng sư Bona bác bỏ với lý do:
“Bảo rằng có những lời cung khai của những kẻ can phạm trong năm 1913 ư? Bao nhiêu trách nhiệm đều muốn đổ cho một người vắng mặt, vì người đó không thể chống cãi được, cái đó là thói thường của thiên hạ… Bảo rằng Cụ đã gây ra những sự nhiễu loạn về chính trị ư? Cụ chỉ là một kẻ đã gieo hạt giống mà thôi. Những hạt giống ấy gặp gió đưa đi, thì Cụ biết đâu được sự sinh mầm kết quả”.
Kết luận, Trạng sư nói: “Cái lý tưởng của cụ Phan, nói tóm lại, là muốn đem đến một tinh thần mới mà sửa đổi lại chính trị ở nước mình”. Theo Trạng sư, tinh thần ấy hoàn toàn phù hợp với lời của Toàn quyền Varenne (vừa được bổ nhiệm) đọc tại Auvergne: “Nếu cái chính sách của ta ở Đông Dương không kịp đem đến một tinh thần mới là cái tinh thần hoà bình, công chính, cải lương mà sửa đổi lại, thì chỉ nay mai là gặp những biến động chẳng khác gì ở Maroc. Xem một câu ấy thì biết được ông Toàn quyền Varrenne với cụ Phan Bội Châu, nếu có ngày gặp tất tâm hợp ý đầu”.
Cụ Phan đứng lên nói thêm:
“Tôi cảm ơn Hội đồng đã đem tôi ra trước mặt công chúng xét xử, lại cử hai
trạng sư biện hộ. Giá với chính thể Nam triều (triều đình Huế – HH) thì nguyên một tội phản đối cũng đủ đáng chết còn làm gì có trạng sư cãi hộ, và cũng còn đầu đâu để ra trước Hội đồng”. (Do LM in đậm)
3. Kết thúc, Toà tuyên phạt cụ Phan: trong tám tội có một tội đáng tử hình, các tội còn lại đáng khổ sai chung thân, nhưng Toà lượng thứ, kết phạt “khổ sai chung thân”. Cụ Phan vẫn nhất định không nhận và chống án. Toà chấp thuận và đưa vụ án lên Hội đồng Bảo hộ. (Vụ án kết thúc lúc 9 giờ tối)”.
*
Sau khi bị “phiên tòa kangaroo”, (theo tác giả Nguyễn Đình Đăng thì thuật ngữ này đã xuất hiện đầu tiên năm 1853 tại Texas, để chỉ kiểu xử án “đốt giai đoạn” tựa như những cú nhảy của con kangaroo) kết án TS Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế, bà Cù Thị Xuân Bích, em gái của TS Cù Huy Hà Vũ đã gửi đến các cơ quan truyền thông quốc tế “Lời Tuyên Bố” của bị cáo CHHV, có những điểm như sau:
“3/Tôi coi liên minh quân sự với Hoa Kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Quốc Gia và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ bị nước ngoài xâm chiếm đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.
Với những quan điểm đường đường chính chính, mà lại có “vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà Nước CHXNCN Việt Nam” thì ai cũng phải thấy rõ, đó không gì khác hơn là sự đàn áp, trả thù của các thế lực phản nước hại dân, thù địch với dân chủ và nhân quyền.
… Tôi là một con con người bằng xương, bằng thịt, chứ không phải là sắt, là đá. Tôi có một mái ấm gia đình có những người con để chăm sóc, thương yêu chứ không phải để xa lìa. Nhưng tôi ngẩng cao đầu quyết giữ vững những quan điểm vì Nước, vì Dân ấy cho dù sự đàn áp, trả thù kia có khốc liệt đến đâu, để không hổ thẹn với truyền thống yêu nước của gia đình tôi…
Để không hổ thẹn với Tổ Quốc VN có lịch sử oai hùng 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Và cuối cùng, để không hổ thẹn với tất cả những ai đã dành trọn niềm tin nơi tôi trong cuộc đấu tranh vì Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền ở Việt Nam.
Lịch sử, Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ.
Xin cám ơn”.
Theo bài viết về vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu, thì sau đó thực dân Pháp đã ân xá cho nhà cách mạng Phan Bội Châu. Và theo tác giả Hải Hồ thì thực dân Pháp có lợi hơn nhiều khi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Không biết tác giả có ý khuyên khéo VC hay không?
Theo bài viết thì lúc bị thực dân Pháp xử án, cụ Phan Bội Châu đã già (60 tuổi). Lúc bị VC xử án, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng không còn trẻ gì (trên 50 tuổi là cái tuổi tri thiên mệnh).
-TỪ VỤ ÁN BIỆN TOẠI Ở ĐỒNG NỌC NẠN ĐẾN VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN Ở TIÊN LÃNG:
-Cũng như vụ án của nhà cách mạng Phan Bội Châu, vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra thời thực dân Pháp tại Phong Thạnh, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu vào năm 1928 giữa gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và giới cường hào là Bang Tắc và quan chức thời thực dân Pháp.
Đây là vụ án mà Trần Bạch Đằng, một lý thuyết gia của CSVN đã vơ vào cho rằng sự tranh đấu của nông dân đồng Nọc Nạn năm 1928 “là những tế bào hợp thành cương lĩnh đảng CSVN.”
Tòa đại hình Cần Thơ ngày 17-8-1928 tuyên án tha bổng và phạt nhẹ bên bị cáo Biện Toại.
-84 năm sau, ngày 5 tháng 1 năm 2012, một vụ án “đồng Nọc Nạn tân thời” lại xảy ra tại xã Vĩnh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nạn nhân là các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và gia đình.
Khu đầm nuôi thủy sản do gia đình ông Đoàn Văn Vươn trồng rừng, lấn biển trong hàng chục năm trời đã bị đội cưỡng chế với khoảng 100 công an,
bộ đội trang bị tận răng có cả chó nghiệp vụ được chỉ huy bởi Đại Tá Công An Đỗ Hữu Ca đã bắn xối xả để tiến chiếm mục tiêu; nhưng khi chiếm được thì mới phát giác là ngôi nhà hai tầng lại nằm ngoài khu vực cưỡng chế! Sau đó những kẻ cưỡng chết đã thuê xe ủi ủi sập ngôi nhà mà chính vị chủy huy tiến chiếm tuyên bố: “Đây chỉ là cái chòi trông cá”.
Chuyện bi hài đã xảy ra là đạo quân cướp đất đầy đủ súng ống có 6 chiến sĩ (gồm 4 công an và  bộ đội) bị thương vì súng hoa cải và bom tự tạo do cựu bộ đội Đoàn Văn Vươn tự chế!
Vụ án đã được chính ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN đích thân chỉ thị giải quyết và tuyên bố là các quan chức huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang hoàn toàn sai trái. Thủ Tướng Chín Phuủ cũng đã ra lệnh thành lập Tổ điều tra xét xử. Chuyện khôi hài là những kẻ như Đỗ Trung Thoại (Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng), Đỗ Hữu Ca lại nằm trong tổ điều tra xét xử; do đó dư luận cho rằng đây là chuyện “Tướng cướp xét xử lâu la”.
Dư luận trông chờ ở sự xét xử công minh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn thất vọng khi báo chí loan tin bọn nha trảo đã lợi dụng lúc vợ con anh Đoàn Văn Vươn vắng nhà đã đột nhập phá nát chiếc lều ở tạm và đập vỡ tan tành lư hương, bàn thờ của gia đình này.
Dư luận lại càng ngỡ ngàng trước việc các vị Cách mạng lão thành đã gửi kiến nghị đề nghị cách chức Nguyễn Văn Thành, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vì những lập luận hoàn toàn trái ngược với những gì mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị. Dư luận cho rằng hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” sẽ là nguy cơ dẫn đến chuyện đột tử của nhà nước CHXNCH Việt Nam.
“Vụ án đồng Nọc Nạn” cách đây 84 năm chỉ là vụ tranh chấp đất đai giữa nông dân và bọn cường hào ác bá ở địa phương.
“Vụ án đầm Tiên Lãng” ngày nay là vụ tranh chấp đất đai giữa những người nông dân thấp cổ, bé miệng đối đầu với một hệ thống cường hào, ác bá từ Trung Ương đảng CSVN đến các cấp địa phương vốn đã bị tha hoá từ trong xương tủy vì nạn tham nhũng; trong khi đó những kẻ lãnh đạo lại bị lệ thuộc vào đàn anh phương Bắc là “bọn bành trướng Bắc Kinh” lúc nào cũng lăm le biến Việt Nam thành một quận, huyện của chúng.
*
Về vụ án thực dân Pháp xử nhà cách mạng Phan Bội Châu 86 năm trước dư luận cho rằng thực dân Pháp xét xử văn minh và nhân đạo hơn nhà nước CHXHCN Việt Nam bây giờ nhiều.
“Vụ án đầm Tiên Lãng” không giản dị là vụ án xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa nông dân và cường hào ác bá ở điạ phương như “vụ án đồng Nọc Nạn”.
Nạn nhân là anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng phải đối đầu với một hệ thống cường hào ác bá từ Trung Ương Đảng đến các cấp ủy Đảng ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Cũng như hàng ngàn, hàng vạn nông dân trên khắp đất nước đã biến thành dân oan vì bị nhà cầm quyền các cấp của đảng CSVN cướp đất đai đang nhìn về Tiên Lãng.
Tiếng súng hoa cải của anh “kỹ sư nông dân” Đoàn Văn Vươn đã bắn vỡ bức tường “sợ chế độ”, “sợ quyền lực”, báo hiệu nguy cơ đột tử của chế độ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Nói theo cách nói của Trần Bạch Đằng, (cố) lý thuyết gia CS, phải chăng “những tế bào hợp thành cương lĩnh đảng CSVN” đang bị phá vỡ hoàn toàn vì vi trùng tham nhũng mà những người lãnh đạo nước CHXHCN Việt Nam đã nuôi dưỡng trong hơn 60 năm cai trị đất nước, qua “vụ án đầm Tiên Lãng” vừa xảy ra vào những ngày đầu năm năm 2012?!      
NGUYỄN THIẾU NHẪN
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
[*] Bài viết do tác giả có bút danh Hồ Hải hiện sống và làm việc tại Hà Nội – đề nghị không ghi tên thật (không phải BS. Hồ Hải – Tp Hồ Chí Minh) gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog.


VỤ TIÊN LÃNG LÀ THỜI CƠ ĐỂ TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHAI ĐAO “CHỈNH ĐỐN ĐẢNG”


Rate This
 Nguyentrongtao
NGÔ MINH
Theo dõi vụ án Tiên Lãng trên báo chí “các lề”, tôi nhận thấy: Đây là một vụ án lớn, liên quan đến suy thoái và tham nhũng của đảng viên lãnh đạo ở huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng. Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất đúng và và chính xác, được nhân dân cả nước đồng tình hoan hỉ. Các nhà báo đã phân tích rất kỹ mọi vấn đề liên quan đến vụ Tiên Lãng. Ở đây chỉ xin nêu ra mấy điểm cốt lõi :
1.Quyết định thu hồi đầm của ông Đoàn Văn Vươn là vi phạm Luật Đất đai. Chả lẽ bí thư, chủ tịch, trưởng công an huyện Tiên Lãng không biết gì về điều luật ấy? Chẳng lẽ ông phó chủ tịch TPHP Điền, ông giám đốc công an Hải Phòng Ca không biết gì về điều luật ấy? Không nắm luật liên quan đến vấn đề cốt lõi nhất của dân sinh làm sao làm lãnh đạo huyện tỉnh? Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng  phạm luật. Sử dụng quân đội vào  tranh chấp dân sự càng chứng tỏ các ông lãnh đạo Hải Phòng kém cỏi, thiếu hiểu biết.  Thậm chí, tại Tiên Lãng, trước khi Thủ tướng có kết luận một tuần, Ban Tuyên giáo Huyện Ủy (cơ quan được coi là “hiểu biết nhất” của huyện còn họp “quán triệt”, khẳng định việc cưỡng chế thu hồi đất là… đúng luật. Luật  nào? Luật rừng Tiên Lãng chắc? Tại cuộc họp đó, đích thân ông Trưởng ban tuyên giáo Huyện Ủy Vũ Hồng Chuân phê phán một số phát ngôn của cán bộ Trung ương nghỉ hưu là “tuỳ tiện”. Cấp dưới sai phạm, cấp trên đồng tình, hùa theo. Chứng tỏ bộ máy lãnh đạo của Tiên Lãng và Hải Phòng không nắm luật (hay cố tình không nắm luật?), vì vậy không có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo thi hành luật pháp ở địa phương. Đây là sự suy thóai về tư tưởng, nhận thức.
         2. Nếu thu hồi đầm của ông Vươn vì quy hoạch phát triển chung của huyện, thành phố, hay vì ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất không hiệu quả, đã nhắc nhở mà không cải tiến… thì còn có lý. Đằng này  không có bất cứ lý do chính đáng nào cả, lại không có họp bàn tập thể, không trao đổi với chủ đầm, cứ  phán bừa. Thế thì thu hồi vì lý do gì mà thực thi quyết liệt, điều cả công an bộ đội rầm rộ đến vậy? Không thể lý giải được, nếu không nghĩ  đây là dấu hiệu của một vụ tham nhũng! Sau nhiều năm dốc sức khai hoang, cải tạo địa hình, khu đầm nuôi thủy sản của ông Vươn ở Cống Rộc cũng đã trở thành một khu đất có giá trị cao, thuận lợi cho việc ra giá để giao cho người khác nuôi. Đó là miếng mồi ngon về đất đai bãi bồi. Chắc chắn là do những lợi nhuận dễ ăn đó, từ huyện lên thành phố đã có ý đồ chiếm đoạt công sức của họ Đoàn và nhiều hộ khác trong vùng từ mấy năm trước là điều không khó hiểu. Vì thế, ông chủ tịch xã Vinh Quang cũng một số kẻ  muốn đánh bật ông Vươn ra khỏi mảnh đất đó để chiếm đoạt, nên đã bỏ tiền ra  “chạy” các quan huyện để giành khu đầm ngon của ông Vươn. Nhận tiền rồi thì quan huyện phải ra tay “lấy lại đất nhà nước”. Hơn nữa ông Hiền lại là anh ruột của ông quan xã, nên lợi là lợi cho cả hai.  Để chuyện thu hồi được “đầu xuôi đuôi lọt”, quan hiện Lê Văn Hiền liền “chạy” lên Công An Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng.v.v.. ủng hộ (?!). Thế là gần như  quan chức thành phố, các cơ quan báo chí thành phố cũng một giuộc với  lãnh đạo Tiên Lãng . Phải chăng đây là một vụ ăn cướp và hối lộ dây chuyền ?  Nếu như vậy thì đây là vụ thoái hóa rất nghiêm trọng
        3. Trong bài: “Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng” Giáo sư Hoàng Xuân Phú viết : “Chỉ cần nhắc đến một ví dụ sau đây cũng đủ để thấy rằng không thể tin vào bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng. Sau khi dư luận lên án mạnh mẽ về việc chính quyền phá nhà của ông Đoàn Văn Quý, toàn bộ bộ máy cầm quyền Hải Phòng, từ trên xuống dưới, đều tỏ ra ngây ngô, rằng “không biết ai phá”. Hơn nữa, Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại còn trơ trẽn vu khống nhân dân phá nhà ông Quý. Khi không thể phủ nhận được thì Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca, lại chơi chữ, lập luận rằng ngôi nhà hai tầng kiên cố của ông Quý “chỉ là chòi trông cá”, nên “việc phá hay không phá, cái đó không thành vấn đề”.Một khi đã coi cơ ngơi kiên cố của dân là “chòi”, thì có lẽ Đại… Ca cũng chỉ coi dân bằng con muỗi, có đập đánh đét một cái cũng“không thành vấn đề”. Vô liêm sỉ nhất là lập luận của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng: “Làm gì cũng phải có trình tự thủ tục. Người có tài sản phải có ý kiến về việc đó và người chức năng mới xem xét… Hiện nay, không biết gia đình ông Vươn có đơn chưa, còn huyện chúng tôi chưa nhận được.”“Nếu nhận được đơn của gia đình ông Vươn, ông Quý bảo là ngôi nhà bị phá, đề nghị cấp chính quyền xem xét và làm rõ thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.” ( Trích bài của Giáo sư Hoàng Xuân Phú) . Nghĩa là bộ máy Đảng và Chính quyền Hải Phòng không hề biết quan điểm của Đảng Công Sản Việt Nam “Lấy dân làm gốc” là cái gì. Hình như họ chưa bao giờ nghe nghị quyết Đảng nói về việc cực kỳ hệ trọng ấy. Đó là sự thoái hóa đạo đức cộng sản đã đến mức nghiêm trọng.
4. Riêng ông bí thư thành ủy Hải Phòng, một ủy viên Trung ương Đảng, câu chuyện lại càng đau lòng hơn. Hôm 10/2/2012, cuộc họp nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết kết luận về vụ án Tiên Lãng, tôi coi trên ti-vi, cũng có  ông Thành ngồi ghi ghi chép chép, không có ý kiến gì. Thế nhưng, chỉ mấy ngày sau ông đã trở cờ. Ông phát biểu trước các đại biểu lão thành cách mạng trái với kết luận Thủ tướng. Đến mức,  không chịu nổi, một đại biểu lão thành đã nhảy lên diễn đàn “đề nghị Trung ương cách chức ông Thành” . Sau đó 3 cán bộ lão thành đã viết đơn kiến nghị lên Trung ương. Chuyện chống đối công luận, chống  Thủ tướng , chống đối trung ương như thế thật trắng trợn.  Đó là nói về thái độ “bảo vệ cái xấu” của ông Thành.  Blog Người Ba Đồn đưa tin, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, khi trả lời  BBC , đã cho rằng có các  dấu hiệu chính quyền Hải Phòng đang cố tình bao che cho các cán bộ trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Ông Luân cũng cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành ‘có vai trò’ trong vụ cưỡng chế, như đã đến tận nơi hôm 5/1 để chỉ huy quân đội và công an tại đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn… hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế ( Theo Google)
        Công luận còn cho biết sai phạm của ông Thành là có hệ thống , cụ thể khi làm phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Thành đã có nhiều “thành tích” bao che cho đàn em trong vụ  đất đai Đồ Sơn nổi tiếng. Mỗi bí thư thành ủy như thế trong con mắt của người dân Đồ Sơn, Tiên Lãng là “một kẻ xấu”, một lãnh đạo thoái hóa cả về đạo đức lẫn quan điểm nhận thức.
Chỉ mấy việc nêu trên thôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có đủ căn cứ  để khai đao “chỉnh đốn Đảng” ở Hải Phòng, làm gương cho cả nước. Đây là thời cơ “thiên thời địa lợi nhân hòa”, nếu ông Trọng không làm tới thì khó chỉnh đốn Đảng được. Vì câu chuyện áp bức nhân dân để cướp đất là phổ biến cả nước. Mấy ngày 22, 23 tháng 2/2012… hàng trăm người dân đã về Hà Nội tụ tâp khiếu kiện đất đai ở 35-Ngô Quyền đó thôi. Chính đốn đảng không phải chỉ nói trên diễn đàn hay “tự kiểm điểm”, mà phải hành động quyết liệt, phải “khai đao”. Như thế dân mới tin, mới phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét