Cổng Khu 3, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (ảnh do CTV trang BS vừa gửi tới)
Mời xem lại trên trang Ba Sàm: + Bauxite: LS Vũ kiện TT Dũng; + Tòa Hà Nội trả lời Đơn kiện Thủ tướng của TS Cù Huy Hà Vũ; + Đơn Tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn; + Việt Nam: Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý Cù Huy Hà Vũ.11h30’ – Tin từ Thanh Hóa cho hay đoàn “thăm nuôi” TS Cù Huy Hà Vũ gồm: LS Dương Hà (vợ TS Vũ), GS Huệ Chi, cựu thượng tá quân đội Văn Cung (chủ trang Cựu thiếu sinh quân VN), ông Nghiêm Ngọc Trai, Mai Xuân Dũng, Phạm Chính, các blogger Nguyễn Tường Thụy, Lê Dũng, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, luật gia Nguyễn Kim Môn … tổng cộng 20 người trên 5 xe hơi.
Mọi người đề nghị gặp trưởng trại tên là Tuyến nhưng được biết ông bận, thượng tá Sáu tiếp, yêu cầu việc vào thăm phải có “giấy giới thiệu” (không rõ ai/cơ quan nào giới thiệu thì được thăm?) … Cuối cùng được biết mọi người không được vào thăm, chỉ có LS Dương Hà, được J.B. Nguyễn Hữu Vinh lái xe đưa vào trong phân trại 3 để thăm TS Vũ.
11h50′ – LS Dương Hà đã ra tới cổng trại. Chi tiết cuộc “thăm nuôi” và tình trạng sức khỏe, tinh thần TS Vũ xin thông báo sau.
Và đây là bức ảnh hiếm hoi của TS Cù Huy Hà Vũ từ ngày ông thụ án (ảnh do trại viên cung cấp):
Tin thứ Sáu, 24-02-2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền (VNE). – VN yêu cầu TQ dừng hoạt động [vi phạm chủ quyền] ở Biển Đông – (BBC). – Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền(GDVN). - Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông (TVN/CNAS). - Đoàn sỹ quan trẻ Trung Quốc làm việc tại Việt Nam (TTXVN).
- Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam thăm Thái Lan (TN). – Hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao QĐND Việt Nam tại Thái Lan: Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội hai nước (QĐND). – Thái Lan trưng bày lô vũ khí lớn (TN).
<- TUYỆT VỜI: BÀI THƠ “MỘ GIÓ” – NÉN TÂM HƯƠNG CHO HẢI ĐỘI TRƯỜNG SA VÀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA GIỮ ĐẢO ĐOẠT GIẢI NHÌ CUỘC THI THƠ “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM”(VNT/VC+). – “NHỮNG CON CHIM CỦA BÓNG TỐI”: NGỤ NGÔN CỦA TIẾNG HÓT HAY TIẾNG KÊU BỊ CHẶN LẠI (Văn chương +).
- Giới chức Quốc phòng cấp cao của ASEAN họp tại Campuchia – (VOA).
- Chuyến công du ngoại quốc làm rõ hơn chân dung lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình – (RFI). – Liệu thế kỷ 21 có cần thiết là ‘thế kỷ của Mỹ’? Does the 21st Century Need to Be an ‘American Century?’ (Time’s blog). – Washington và Hà Nội tiếp cận một cách thận trọng: Washington and Hanoi Approach Cautiously (WSJ).
- Việt Nam bị chỉ trích tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ – (VOA). – VN bị chất vấn về chính sách dân tộc – (BBC).
- Nóng trong ngày: Xử lý đúng người vụ Tiên Lãng (VNN).- Trí thức và phản biện xã hội (TVN).
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 22: KHÔNG CÓ CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH CÓ MẶT TẠI NƠI CƯỠNG CHẾ (Nguyễn Quang Vinh). Chưa thể khẳng định “có“, cũng không thể khẳng định “không“, cũng không thể bắt BBC “xin lỗi”, vì BBC chỉ đưa lời ông Luân là “nhiều người thông tin cho tôi biết …”
- Cách chức, cách chức, cách chức - (Cu làng cát). - Cách chức Chủ tịch, phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (VNN). - Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (SGGP). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (NLĐ). – Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Tiên Lãng (PLTP). – Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng (TT). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng(DT). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (ND). – Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (SGGP). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng (VTV). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng (TTXVN). – Bị cách chức Chủ tịch, ông Lê Văn Hiền xin lỗi nhân dân (GDVN). – Bị cách chức, cựu Chủ tịch Tiên Lãng hối lỗi(Đất Việt). = >
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 23: LÃNH ĐẠO HẢI PHÒNG, SAO THẾ? (Nguyễn Quang Vinh). – Trầm Hương: Vì sao, vì sao… (Quê Choa). – Thơ: Gửi Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải phòng (Nguyễn Tường Thụy). “Đất Cảng năm nay cũng có Thành/ Xuất thân ‘Sở cẩm’ (2) rất lưu manh/ Dân không ngán nổi bèn chỉ mặt:/ Cách chức đi thôi, cách chức nhanh”.
- Lãnh đạo CLB Bạch Đằng: ‘Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng’ (TP). “Cuối phần nói chuyện của đồng chí Bí thư, có một số ít hội viên phản ứng khi đồng chí Bí thư Thành ủy phân tích về một số bài viết của một vài tờ báo đưa tin chưa đầy đủ, chưa khách quan, thông tin một chiều, đưa một số hình ảnh ‘nhạy cảm’ về quân đội, công an nhiều lần là không cần thiết làm hội trường ồn ào mất trật tự”. – Kính gửi cụ Thức ở CLB Bạch Đằng - (Cu làng cát).
- Phỏng vấn nhà báo Phan Mai, báo PLTP: Các vụ cản trở nhà báo kể cả Tiên Lãng – (BBC). Mời bà con bấm vào đây nghe audio.
- NỖI ĐAU ĐỚN, HỔ THẸN NÀY… – (Thùy Linh). – Ngô Minh: VỤ TIÊN LÃNG LÀ THỜI CƠ ĐỂ TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHAI ĐAO “CHỈNH ĐỐN ĐẢNG” (Nguyễn Trọng Tạo). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có đủ căn cứ để khai đao ‘chỉnh đốn Đảng’ ở Hải Phòng, làm gương cho cả nước. Đây là thời cơ ‘thiên thời địa lợi nhân hòa’, nếu ông Trọng không làm tới thì khó chỉnh đốn Đảng được… Chính đốn đảng không phải chỉ nói trên diễn đàn hay ‘tự kiểm điểm’, mà phải hành động quyết liệt, phải ‘khai đao’. Như thế dân mới tin, mới phục”. BTV: Dân trao cho đảng một cơ hội quá tốt như thế này, ông TBT không hành động, còn chờ đến bao giờ? Hơn nữa, lẽ ra “đảng lãnh đạo” nên ở thế chủ động, cần làm trước khi người dân lên tiếng, thay vì tự đưa mình vào tình thế bị động, để người dân lên tiếng nhiều lần rồi mới chịu thực hiện những điều mình đã nói. Cần để người dân thấy: lãnh đạo cao hơn dân 1 cái đầu. BS: Nghe nói kết luận về vụ Tiên Lãng mà ông Thủ tướng công bố là từ quyết định ở “trên” (Ban bí thư, Bộ chính trị?), ông chỉ là người “trình diễn” mà thôi.< Thuyền trên đầm ông Vươn sau cuộc cưỡng chế ngày 5.2.2012 - Bá Tân: Nước và thuyền – (Nguyễn Thông). “Thay thuyền, vứt bỏ thuyền là việc không khó. Kể cả khó vẫn có thể làm, thậm chí còn là hợp quy luật. Thuyền vong ân bội nghĩa với nước, thứ thuyền ấy chôn vùi càng sớm càng tốt. Nước nâng thuyền. Nước làm đẹp cho thuyền. Tuyệt nhiên nước không phụ thuộc vào thuyền. Lúc cần, nước dìm thuyền xuống bùn đen. Nước đủ sức xé nát thuyền ra từng mảnh”. – Quốc hội! Quốc hội ư? (HDTG). Băng rôn của người dân khiếu kiện ghi: “Sống không còn đất sản xuất/ Chết không còn đất chôn/ Xin thủ tướng cứu dân”. – Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam? – (RFA).
- ĐÁNH MÌN (Photphet).
- Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì? – (RFA). - Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho ông Đoàn Văn Vươn (GDVN). – DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ VỤ ÁN TIÊN LÃNG – TIẾP THEO – (Nguyễn Xuân Diện).
- Nhân 164 năm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản với Cách mạng Việt Nam (QĐND). - Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sẽ ngày càng phát triển (TTXVN). BTV: Phải giữ vững mối quan hệ với nước này để nó giúp mình tiến lên “thiên đường chủ nghĩa xã hội”, nếu không có nó, mình lên đó lẻ loi, buồn lắm. – Về chuyện “đào mồ chôn CNTB”: PHỎNG VẤN NGƯỜI ĐÀO HUYỆT NGHĨA TRANG LHQ – (Sơn Thi Thư). “Tôi có hai điều ước: Thứ nhất, tôi mong kẻ xấu xa đó hết giãy và chết thật để tôi hoàn thành nhiệm vụ cao cả, không làm khổ đời con cháu tôi nữa. Thứ hai, nếu kẻ đó không chết thì tôi ước cho nó hồi lại, sống khỏe mạnh và như thế là tôi sẽ được giải nghệ không còn phải làm theo lời nguyền ba thế hệ kia!”
- Tập trung hóa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (Phần 3 – hết) (Tia Sáng). Mời xem lại: Phần 1 – Phần 2.
- Con trai trùm an ninh ‘dẫn dắt Vietsovpetro’ – (BBC). – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hồi âm về thông tin liên quan đến “sai phạm tài chính” (DT).
- CÓ NÊN CÔNG AN HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC? (Mai Xuân Dũng). - Người chỉ tay vào mặt phóng viên là công an (VTC).
- “141: Thương hiệu sức mạnh mới của Công an Hà Nội” (ANTĐ). “Mô hình 141 là sáng kiến tích cực của công an Hà Nội, được người dân và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao”. Có chắc không, có xét tới mặt trái liên quan tới quyền con người, những quy định của luật pháp, đến tình trạng lạm quyền, tham nhũng … khi mà quyền chặn giữ, khám xét người, phương tiện khá thoải mái, những xầm xì về chuyện đút lót cho lực lượng “cơ động” khi bị chặn xe buổi tối khá nhiều?
- Nguyễn Duy Vinh: Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng (BoxitVN). Đó là: [thiếu] tính độc lập của hệ thống luật pháp, sự sợ hãi và [thiếu] tự do báo chí.
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch cải cách hành chính 2011 – 2015 – Họp tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (Thanh tra). – Dự án Luật Hộ tịch: Tranh luận về mã số cá nhân (PLTP). “Liệu mã số cá nhân có thay thế được số CMND, mã số thuế… hay không? ‘Nếu không làm được việc đó thì việc xây dựng thêm mã số cá nhân không mang nhiều ý nghĩa, thậm chí còn làm rối thêm vấn đề’.” BTV: Ở một số nước, chẳng hạn như ở Mỹ, công dân được cấp số an sinh xã hội (social security number), do Sở An sinh Xã hội (Social Security Administration – SSA) quản lý. Sở An sinh Xã hội thuộc chính phủ liên bang Mỹ, nhưng là cơ quan độc lập với chính phủ Mỹ và nằm ngoài sự quản lý của cơ quan hành pháp Mỹ.
Số an sinh xã hội được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, như khai thuế, cũng như trong bất cứ các loại giấy tờ liên quan đến thu nhập cá nhân: xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tàn bệnh, trợ cấp tài chính khi học đại học, hưu trí, vay tiền… Ở Mỹ, bằng lái xe (Driver License) tương tự như CMND (Identification), có cùng số với số CMND, và bằng lái xe thay thế CMND. Có bằng lái xe, không cần có CMND, nhưng có CMND mà muốn lái xe thì phải thi mới được cấp bằng lái. Bằng lái xe và CMND do Nha Lộ Vận (Department/ Bureau/ Division of Motor Vehicles) cấp. Nha Lộ Vận thuộc chính quyền tiểu bang. Ảnh: Thẻ an sinh xã hội (chỉ có tên và số ASXH) và bằng lái xe (số giấy phép lái xe, tên, ngày sinh, ngày hết hạn lái xe). =>
- Về việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô: Không thể nôn nóng! (PLTP). - Thu phí đường cao tốc trong 25 năm (TN). - Thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương (NLĐ). - Quản không được, đẩy khó cho dân (PLTP). - Kiến nghị lùi thời gian phân luồng đường Hồ Chí Minh (TN).
- Cán bộ văn hóa, bác sĩ sát phạt nhau trên chiếu bạc (Dân Trí). – Đình chỉ công tác Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin đánh bạc (TN). – Bắt quả tang phó chủ tịch xã nhận hối lộ (Bee). - Bạc Liêu: Kỷ luật Đảng Trưởng phòng Nông nghiệp (TTXVN).
- Tiếp bài Cuộc đào thoát của Nguyễn Anh Quân: Sao chưa khởi tố vụ lừa đảo 500 tỷ đồng? (TP).
- Tuyên bố của chủ tịch Hà Nội có thành hiện thực? (TP). “Từ nay tôi không bao giờ đặt bút ký cho bất cứ một khu chung cư nào xây trên vị trí cũ của các trường đại học, bệnh viện, trụ sở các bộ trong diện phải di dời”.
- Quản lý Nhà nước về an toàn lao động còn nhiều bất cập (Thanh tra). – Thủ tướng muốn giảm 50% vụ đình công – (BBC). “Theo thống kê chính thức, năm ngoái Việt Nam có 978 cuộc đình công, gấp hơn hai lần so với 2010.” Vậy mà thấy báo chí đưa tin rất ít, là sao vậy ta?
- Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu uy tín các dân tộc Hà Giang (VOV).
- Ký sự Mauritius – Gặp người Việt duy nhất ở đảo quốc (TN).
- Putin hô hào cử tri ủng hộ – (BBC). – Nga : 130 000 người biểu tình ủng hộ Putin – (RFI). – Hàng chục ngàn người tuần hành ủng hộ ông Putin – (VOA). – Nỗi niềm cử tri Nga trên tàu khách – (BBC). – Bầu cử Nga : Hệ thống Putin gia tăng các trò giả mạo – (RFI). – Ông Putin bị mất ánh hào quang « bất khả xâm phạm » như thế nào ? – (RFI). “…ông Putin đã được chào đón bởi một dàn đồng ca huýt sáo và la ó kéo dài trong nhiều phút, từ phía khán đài. Tiếng một người hô to ‘Oukhodi !– Xéo đi !’, được một thâu vào một trong những băng ghi hình không chuyên nghiệp và ngay lập tức những cuốn băng này có hàng trăm ngàn lượt người xem trên internet Nga”.
- Phong Uyên – Đạo Khổng của bá quyền đại Hán được Hồ Cẩm Đào tô vẽ lại để thay thế chủ nghĩa “Mác – Lê, Tư tưởng Mao Trạch Đông” – (Dân Luận).
- Trung Quốc: Hàng ngàn người về hưu biểu tình đòi tăng hưu bổng – (RFI).
- Trung Quốc càng áp bức, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng trỗi dậy – (RFI). “Theo nhiều nhà quan sát, chính sách đàn áp ngày càng dữ dội của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, đang bị phản tác dụng. Thay vì ổn định được dân tình,… chủ trương này đang ngày càng khuyến khích tinh thần dân tộc Tây Tạng”.
<- Aung San Suu Kyi phản đối việc xét xử chế độ độc tài quân sự Miến Điện – (RFI). “…lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, tuyên bố chống lại ‘công lý trả thù’. Bà khẳng định không ủng hộ việc đưa các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự ra trước vành móng ngựa”. BTV: Miến Điện may mắn có được người phụ nữ tuyệt vời! Hy vọng lãnh đạo Miến Điện và lãnh đạo của các chế độ độc tài khác học hỏi nhiều điều từ người phụ nữ này. Miến Điện sẽ sớm có được hòa hợp, hòa giải thật sự và đưa đất nước đi lên. Đất nước này may mắn nếu bà Aung San Suu Kyi lên làm lãnh đạo.
- Chung tay xây Trường Sa lên phim (TT). – Cập nhật Biển Đông (VII) (TQ).
- Một tàu cá bị Trung Quốc tịch thu ngư lưới cụ (ĐV). “Sau khi tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ, tàu cá của ông Đặng Tằm cùng 11 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả về“. – Điểm danh “hàng khủng” của Không quân Hải quân Việt Nam (Bee).
- Tranh chấp Trường Sa – Cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc ở Philippines: không để Mỹ tham gia: ON SPRATLY DISPUTE – Ex-Chinese envoys to Philippines: Keep US out (Inquirer). – Hoa Kỳ can thiệp vào xung đột trong khu vực sẽ gây ‘trở ngại cho Trung Quốc’: US intervention in regional conflict ‘a problem for China’ (Sun Star). “[US intervention] would make the issue more complicated and will make the issue more difficult for us to settle.” Tạm dịch: Ông Wang Yingfan, cựu đại sứ Trung Quốc ở Philippines nói: “Sự can thiệp của Hoa Kỳ sẽ làm cho vấn đề phức tạp hơn và làm cho chúng tôi khó giải quyết hơn”.
- Chiến tranh lạnh trong vùng biển ấm áp – Cuộc tranh giành nguy hiểm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giữa hai nước Trung, Mỹ: Cold War in Warm Waters: US-China’s Dangerous Contest for Asia-Pacific (FPJ). – Washington và Bắc Kinh cần nói thẳng về chính sách ngăn chặn: Washington and Beijing Need Straight Talk on Containment (Defence Professionals).
- Cách chức Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (CAND). – Quan chức bị cách chức vì vụ bê bối đất đai ở Việt Nam: Officials sacked over land scandal in Vietnam (M&C).
- Giải trình việc “nói trái” kết luận của Thủ tướng (VnMedia). – ‘Bí thư Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng’ (ĐV). – Báo cáo mới: Bí thư Thành không nói trái với kết luận của Thủ tướng (GDVN). – Quan chức nước mình lạ thiệt (DT). “Cũng
vụ Tiên Lãng, không ít vị lãnh đạo phát ngôn thiếu trách nhiệm, lộng
ngôn phạm thượng với dân, bao che cho sai trái nhưng cũng chưa thấy ai
dám xin lỗi dân, không dám từ chức. Quan chức nước mình lạ thiệt”.
- Ai trả công lập đất cho ông Vươn ? (PL&XH).
- Vụ Tiên Lãng: Những phóng viên “dọn đường” cho công lý! (NB&CL).
- Câu hỏi từ chủ trương thu phí xe cá nhân (SGTT).
- Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh 63 tỉnh, thành: Cảnh báo gia tăng tham nhũng lớn (TP). – Chỉ số minh bạch: Nhiều năm không tiến triển (VnMedia).
- Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT/Guardian Times, China Vitae, People’s Daily).
- Trung – Mỹ: Di sản của Nixon 40 năm sau: China and the United States: Nixon’s Legacy after 40 Years (Brookings).
- Làm ăn với Trung Quốc, nhớ mở to mắt ra: Trade With China, but With Open Eyes (Epoch Times).
- Quan chức nước mình lạ thiệt (DT).
- Bất ngờ thú vị, bất ngờ đắng cay (Quê choa).
- Đinh La Thăng- Nguyễn Văn Thành & kết quả thăm dò từ bạn đọc (Trương Duy Nhất).
- Âu Dương Thệ: Từ ‘Kết Luận Của Bộ Chính Trị’ Tới “Kết Luận Của Thủ Tướng”! (VB).
KINH TẾ- Phỏng vấn PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu (TT).
- Petrolimex thu hẹp 3/4 đầu mối (TT). - Tập đoàn dầu khí treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai… (TN).
- Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (VEF). – Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất (NLĐ). - Lo giống Sacombank, doanh nghiệp phòng thủ (NDHMoney/VEF). – Sacombank tăng trưởng tín dụng âm 2% trong năm 2011 (DT).
- Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng (TN). - Lãi suất huy động vàng tăng lại (TBKTSG). - Dân đầu tư đang từ bỏ vàng? (VEF).
- Tăng tiền “lại quả”! (NLĐ).
- Nhật Bản muốn nhập khẩu 10.000 lao động Việt Nam mỗi năm – (VOA).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ (PLTP). – VN đề nghị mở các cuộc tham vấn với Mỹ về vấn đề tôm xuất khẩu – (VOA).
- Tuyển công nhân Việt Nam đi đào vàng lương 2.100 USD? (DT/SGTT).
- Việt Nam gia tăng đầu tư vào Campuchia – (RFA).
- Dự kiến đưa gas vào mặt hàng bình ổn (PLTP).
- Nông dân xin ra khỏi GAP (TT). – Đồng bằng Cửu Long: bấp bênh giá lúa – (RFA). Một nông dân ngồi trên một chiếc ghe chở lúa để bán trên một kênh đào ở Phú Nhuận, miền nam tỉnh Tiền Giang = >
- Phạm Xuân Cần: NHỮNG “NÚT THẮT” TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ Ở NGHỆ AN – NHÌN TỪ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) – (Faxuca).
- Kỳ 1: Hàng cao cấp bán giá… bèo (TT).
- “Bảo bối” chống thiếu điện mùa hè (TN).
- Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc: cải tổ hay… khủng hoảng (TT). – Trung Quốc kêu gọi sử dụng đất hiếm nhiều hơn trong sản xuất nội địa – (RFI). – Ngân Hàng Thế Giới : tăng trưởng của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm – (RFI).
- Nước Mỹ mùa tranh cử : những chọn lựa kinh tế khó khăn – (RFI).
- Playboy và Paul Krugman (Nguyễn Vạn Phú).
- Yên Nhật xuống giá mạnh so với đôla Mỹ – (BBC).
- Kinh tế eurozone tăng trưởng âm năm nay – (BBC).
- Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước (VnEconomy).
- “Ông lớn” tiết kiệm: Cắt giảm cũng phải hoành tráng! (VnEconomy).
- CPI tháng 2 tăng 1,37%: Lo hay không lo? (VnEconomy).
- Năm 2012: quan trọng nhất là bình ổn hệ thống ngân hàng (SGTT). – Phân loại ngân hàng: Thon thót giữa “biển” tin đồn (DT). – Ngân hàng kéo khách bằng lãi suất (TP). – Các ngân hàng đang lần lượt công bố hạ lãi suất (SGTT).
- PVN “phản pháo” về sai phạm tài chính (VOV). – Phát hiện nhập nhèm đất đai tại Tập đoàn Dầu khí (NĐT).
- Giá vàng trong nước đang cao nhất kể từ đầu tháng (VnEconomy).
- Ngành than muốn mua mỏ ở nước ngoài (TBKTSG).
- Bộ Xây dựng muốn lập Ngân hàng Xây dựng (VnEconomy).
- Ôtô ế ẩm vì thuế, phí tăng cao (VNE).
- Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng hay mềm? (VnEconomy).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Vụ bản quyền truyền hình vẫn chưa có hồi kết (TN). - Báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra bản quyền truyền hình (TP). Tội nghiệp thủ tướng!
- Thực hư việc FPT ăn cắp bản quyền (Tin khó tin). “Mở rộng điều tra, các cán bộ điều tra đã phát hiện thêm nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng nhóm tội phạm người Âu này đã có biểu hiện ăn cắp bản quyền ý tưởng gắn biển giải thích tên đường phố của Tiến sĩ Phạm Ngọc Hùng từ 30 năm trước”.
< = Nhà thơ Phạm Tiến Duật - CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 16) – (Nhật Tuấn).
- Bút ký của đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn: Lên ngọn suối gặp Vùng Rừng Nóng Bỏng (Lê Thiếu Nhơn).
- ĐỖ NAM CAO cười lên trăng đã hoa nhài – ĐOÀN TỬ HUYẾN nói về 108 Nhà Văn Thế Kỷ 20-21 (Lê Thiếu Nhơn).
- DU NGUYÊN – MỘT KHÁC BIỆT THƠ – 3 BÀI KHÁC VIẾT VỀ TẬP THƠ “MỤC XÓ XỈNH CƯỜI” CỦA NHÀ THƠ TRẺ DU NGUYÊN – THƠ DU NGUYÊN – CÁCH TÂN TRONG TỪNG TẾ BÀO CỦA CẢM XÚC – 3 BÀI VIẾT VỀ TẬP THƠ “MỤC XÓ XỈNH CƯỜI” CỦA NHÀ THƠ TRẺ DU NGUYÊN (Nguyễn Trọng Tạo).
- “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG QUANH BẢN DỊCH CỦA NGÔ LINH NGỌC VÀ MAI QUỐC LIÊN (Văn chương +).
- NGUYỄN HUY THIỆP: “PHẦN LỚN CUỘC ĐỜI TÔI Ở TRONG ÁNH SÁNG” (TTVH/ VC+).
- Nhà văn Masatsugu Ono thích tác giả “Nỗi buồn chiến tranh” (TTVH).
- Thơ Trần Đăng Khoa trong tranh của họa sĩ Pháp (DT).
- Nghệ sĩ Đào Anh Khánh công diễn “Đáo xuân 7″ (TN).
- Lời hứa… chẳng mất tiền mua (VOV).
- Không nên có quá nhiều người xả thân vì văn hóa (VNN). Lấy đâu ra mà “có quá nhiều” ông ơi?
- Clash of the Choirs có mặt ở Việt Nam (NLĐ).
- Phim Trung Quốc ít có ảnh hưởng quốc tế (TTVH). Nhưng rất có ảnh hưởng ở VN. Ai không tin cứ coi truyền hình trung ương, Hà Nội thì biết.
- TÁC GIẢ “RỪNG CHẮN CÁT” TỪNG LÀ GV HÀ TĨNH (báo Hà Tĩnh/ Lê Quốc Châu).
- Nguyễn Huy Thiệp “chơi chèo” bằng câu chữ (VOV). – Nguyễn Huy Thiệp làm ‘dậy sóng’ làng chèo (VTC). – Nguyễn Huy Thiệp: Tôi thấy người thích tôi, và cả người ghét tôi… (TTVH). – Nguyễn Huy Thiệp vì sao ‘Vong bướm’? (TP).
- CHÙM ẢNH ĐẶC BIỆT “ĐÁO XUÂN 7” TRONG “LÒ LUYỆN” (Văn chương +).
- “VỎ – THỞ TRONG ĐÁO XUÂN 7” VÀ CHUYỆN KHÍ QUYỂN NGHỆ THUẬT HÀ NỘI NẾU VẮNG ĐI ĐÀO ANH KHÁNH THÌ SẼ NHƯ THẾ NÀO? (TTVH/ VC+).
- Tác quyền âm nhạc: Chương trình miễn phí cũng không được miễn trừ (VH). – “Tùy tiện thu tiền tác quyền”, NS Phú Quang lên tiếng (VNN).
- Kỳ lạ bình tiền cổ (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH Đại Nam, Hải Phòng, Hà Hoa Tiên, Hòa Bình(DT). – Tuyển sinh 2012: Đại học Dân lập Phương Đông tuyển sinh 2.600 chỉ tiêu(GDVN). – ĐH Giao thông vận tải tuyển 5.000 chỉ tiêu năm 2012(DT). - Trường ĐH “độc” nhất Hà Nội rèn sinh viên như học sinh cấp I (GDVN). - Nhiều thắc mắc về quy chế (TN). – Ôn thi ĐH: Bí quyết của Thủ khoa trường Y, Á khoa trường Dược (GDVN).
- Xã hội hóa nguồn vốn cho sinh viên vay đi học (Tin tức).
- Chàng thạc sĩ quốc tế tương lai của làng S.O.S (DT). Vũ Như Tiến (đứng ngoài cùng bên trái) tại ĐH Luther College = >
- Tập huấn công tác tư vấn học đường (PLTP).
- Rơi nước mắt khi đọc bài văn của cô bé mất mẹ (GDVN).
- Học sinh Việt được tặng bằng khen tại Australia (TTXVN).
- Không thiếu tiền trả phụ cấp thâm niên (VNN).
- “Học sử trên đường” sao cho dễ hiểu? (TN).
- Rối việc dạy giới tính cho trẻ khuyết tật (PLTP).
- Công bố (khoa học) quốc tế trước 1975 (Nguyễn Văn Tuấn). “Sau 35 năm, Hàn Quốc trở thành ‘sao’. Số bài báo từ Hàn Quốc cao hơn ta 32 lần! Trước 1975, số bài báo Hàn Quốc tương đương với ta và thấp hơn Singapore, vậy mà sau 35 năm, số bài báo của Hàn Quốc cao hơn Singapore gấp 4 lần”.
- Trên máy bay, ngồi phía cửa sổ nguy hiểm hơn ? – (RFI).
- Xôn xao video “đĩa bay” xuất hiện tại Mỹ (DT).
- Ông lão 72 tuổi, cao 56 cm (PLTP).
- Phát lộ dấu chân voi niên đại 7 triệu năm ở UAE (TTXVN).
- Lời nói của thầy thuốc cũng là thuốc (TT).
- Sắp có kết luận về siêu hạt ‘nhanh hơn ánh sáng’ (VNN).
- Không thay đổi thời gian thi đại học năm 2012 (VNE). – Mỗi thí sinh có hai giấy chứng nhận kết quả (TP). – Chốt lại 6 điều cần biết về tuyển sinh 2012 (VNN).
- Mất vệ sinh với giấy vệ sinh (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Sớm xác định chủng vi rút cúm gia cầm ở từng địa phương (TN). - Phòng chống dịch cúm gia cầm – Loay hoay vì thiếu vaccine (SGGP). - Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm (NLĐ).
- Hoàn tất trục vớt tàu Biển Nam 17 (TN). - Chuyện về 2 ngư dân đặc biệt nhất Việt Nam (VTC).
- Kinh hãi ốc lạ trên sông Thị Vải (Đất Việt).
- Hà Nội: Giải bài toán giảm tải bệnh viện (Thanh tra). - Đổi mới hệ thống y tế hoạt động hiệu quả hơn (SGGP). - Một số thành tựu năm 2011 của ngành y tế (Tintuc).
- Thực tế tại nhiều KCN, KCX: Vì sao người lao động nản lòng? (ĐĐK).
- Về nhà thầu Tầu nơi xảy ra sập giàn giáo chết người: Nhà thầu siêu bê bối (TN).
- Xử phạt vi phạm giao thông người…đã chết! (Bee).
- Xe cháy liên miên, rộ mốt lắp bình cứu hỏa mini (ANTĐ).
- Vụ phóng viên Hoàng Khương “giải cứu” xe đua: Bắt giam Trần Minh Hòa về hành vi cướp giật tài sản (TN).
- “Có lẽ mẹ sắp phải chia lìa con mất rồi !” (DT).
<- Phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt: Người Việt tiêu hoang đã thành “nổi tiếng” thế giới (NĐT). “Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm tiền để mua xe ô tô Rolls -Royce. Trong khi đó, tại Việt Nam, tất cả những hãng xe nổi tiếng, các loại xe siêu sang đều có mặt ở nước ta”. – Cường đô la rao bán xe để tậu siêu xe “khủng”? (VTC).
- Truy quét tội phạm vùng giáp ranh (NLĐ).
- Phát hiện thêm thi thể trên chiếc du thuyền Italia bị lật – (VOA).
- Argentina: Tai nạn đường sắt, 50 người chết (TP). - Argentina tổ chức quốc tang sau tai nạn xe lửa kinh hoàng (NLĐ).
- Cảnh sát Liên bang Mỹ tấn công mạnh vào nạn buôn lậu tê giác: Federal raids a ‘serious blow’ to rhino trade (LA Times).
14h:
- Việc lây nhiễm cúm H5N1 có thể phổ biến hơn và ít nguy hiểm hơn người ta nghĩ: H5N1 bird flu infection may be more common, less deadly, than thought (LA Times).
- Bệnh tay chân miệng: Trường đóng cửa, viện kê thêm giường (DV). – Đà Nẵng: Trường mầm non “căng mình” phòng dịch tay – chân -miệng (DT).
- Chuyện vỉa hè: Vỉa hè là của nhân dân… (TTVH).
- TT. Huế: Dân “khát” bên dòng sông (Tầm nhìn).
- Gương lược từ Côn Đảo, Chocolat từ nước ngoài (Trần Đăng Tuấn).
QUỐC TẾ- ‘Giới chức cao cấp Syria phải chịu trách nhiệm về tội ác chống nhân loại’ – (VOA). – Hai nhà báo phương Tây chết tại Syrie : Paris quy trách nhiệm cho Damas – (RFI). – Mỹ chuẩn bị mọi khả năng cho Syria (TN). – Syria ra tuyên bố về vụ hai phóng viên thiệt mạng (TTXVN). – Xe tăng Syria bắn phá dữ dội thành phố nổi dậy (VnMedia).
- Iran: Chiến tranh tới gần! (VNN). - Tổng thống Israel “để ngỏ mọi lựa chọn” với Iran (TTXVN).
- Bạo lực dữ dội tại nhiều nước (TN). - Đánh bom tại Iraq, Pakistan: Ít nhất 50 người chết (SGGP). - Đánh bom xảy nhiều nơi ở Iraq (VOV/Reuters). – 50 người chết trong các cuộc tấn công ở Iraq – (VOA). – Tấn công ở Iraq làm gần 50 người chết – (BBC).
- Taliban kêu gọi bắt và giết lính ngoại quốc – (RFI). – Tay súng mặc quân phục Afghanistan bắn chết 2 binh sĩ liên quân – (VOA).
- Lãnh đạo thế giới họp bàn về tương lai Somalia tại London – (VOA). Thủ tướng Anh David Cameron chụp hình lưu niệm cùng với các đại biểu tham dự Hội nghị về Somalia tại London, ngày 23/2/2012.=>
- Trạm xe buýt bị đánh bom, 12 người chết ở tây bắc Pakistan – (VOA).
- Mùa xuân Arab sắp tới Trung Á? (Đất Việt).
- Hỏa hoạn tại trại tỵ nạn dành cho người Miến Điện ở Thái Lan – (VOA).
- Bà Arroyo không nhận tội – (BBC). – Cựu tổng thống Philippines Arroyo tuyên bố vô tội – (RFI).
- Thủ tướng Úc kêu gọi bầu lãnh đạo Công đảng (TN). – Lục đục nội bộ, Công đảng Úc bầu lại lãnh đạo – (RFI).
- Mỹ và Bắc Triều Tiên đối thoại trở lại – (RFI). – Hàn Quốc : Kết án tù bốn người vì tội làm gián điệp cho Bắc Triều Tiên – (RFI). - Mỹ – Triều thăm dò thái độ của nhau (VOV). - Triều Tiên đang xem xét cho phép IAEA tới nước này (VOV).
- Mỹ báo động thư chứa bột trắng (TN). – Nhà Trắng lập kế hoạch bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng: White House issues plan to protect online privacy (Reuters). - Hai trực thăng lao vào nhau, 7 lính Mỹ thiệt mạng (Tintuc).
- Tài liệu hợp tác quân sự Anh – Pháp bị đánh cắp (TN).
- Đông đảo người dân Nga ủng hộ Thủ tướng Putin (VOV). - Điểm mặt các ứng viên tổng thống Nga (VNN).
- Chút bài học cho VN: Nam Sudan trục xuất doanh nhân Trung Quốc (TN).
- Iran sát cánh với Syria, Nga-Trung giữ quan điểm (TTXVN). – Các cường quốc ra tối hậu thư với Syria (VnMedia). - Lực lượng đối lập Syria yêu cầu được vũ trang (VOV). – Hai nhà báo Mỹ, Pháp chết ở Syria: Sự thật là vô giá (SGTT/CNN, Global Post, Telegraph).
- Obama gửi thư xin lỗi Afghanistan (VNN/BBC).
- Tổng thống Venezuela lại đi Cuba để giải phẫu – (VOA). – Tổng thống Venezuela tiếp tục phải phẫu thuật (VOV/Tân Hoa xã).
* VTV1: + Cuộc sống thường ngày – 23/02/2012; + Thời sự 19h – 23/02/2012.* RFA: + Sáng 23-02-2012
+ Tối 23-02-2012
* RFI: 23-02-2012
Khảo sát về doanh nghiệp FDI ở VN
- thứ sáu, 24 tháng 2, 2012 – BBC
Đa số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất
Lý do là vì đa số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hoạt động ở quy mô chi phí thấp, đứng cuối chuỗi giá trị toàn cầu nên chủ yếu chỉ quan tâm cắt giảm chi phí.
Bấm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), vừa công bố hôm 23/2, khắc họa chân dung doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
Đây được xem là điều tra quy mô nhất về doanh nghiệp nước ngoài ở Việt NamKhảo sát đã liên hệ với 1,970 doanh nghiệp FDI từ 45 nước, hoạt động ở 61 tỉnh, thành phố.
Vì sao chọn Việt Nam?
Theo báo cáo, giới đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì chi phí lao động, ổn định chính trị, chứ không đề cao vấn đề điều hành như chống tham nhũng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bảng chấm điểm các yếu tố có thể ảnh hưởng quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư cho thấy chi phí lao động có khoảng cách khá xa so với các yếu tố còn lại.
Ổn định chính trị do chế độ một đảng, chất lượng lao động, ưu đãi về thuế, đất đai, sự sẵn có của khu công nghiệp, nguồn nguyên liệu… cũng được xếp cao.
Trong khi đó, kiểm soát tham nhũng bị xếp đứng chót bảng, và các yếu tố điều hành như bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư, khả năng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách…đều nhận điểm thấp.
Nó chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá thấp chất lượng điều hành tại Việt Nam.
Tuy vậy, khi được yêu cầu lựa chọn ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, các doanh nghiệp FDI hầu như không lựa chọn yếu tố chất lượng điều hành. Ngược lại, một lần nữa, họ chọn chi phí lao động, ổn định chính trị và ưu đãi về thuế, đất đai.
Hiện tượng doanh nghiệp ít quan tâm khía cạnh điều hành có thể lý giải chủ yếu bằng thực tế là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hầu hết có mô hình hoạt động chi phí thấp, đứng cuối chuỗi giá trị toàn cầu.
Vì vậy, cắt giảm chi phí được họ nghĩ đến đầu tiên hơn là các yếu tố khác.
Quy mô
Nghiên cứu, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cho biết 75% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có dưới 300 lao động.
37% trong số đó chỉ có chưa đầy 50 lao động.
Phần lớn họ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (65%), chỉ có 30% trong lĩnh vực dịch vụ.
Hầu hết công ty đến từ Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Kết quả mới nhất tái khẳng định lo ngại là đầu tư trực tiếp nước ngoài không hỗ trợ gì nhiều cho việc phát triển thị trường nội địa.
Họ nhập khẩu tới 57,5% hàng hóa, dịch vụ trung gian, chỉ giảm đôi chút so với 2010.
Chỉ 40% hàng hóa, dịch vu được mua trong nước – trong đó chỉ có 2% là từ doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Nhóm nghiên cứu lo ngại về tính thiếu kết nối với khu vực tư nhân trong nước vì doanh nghiệp trong nước sẽ mất cơ hội khai thác lợi thế công nghệ và năng suất từ doanh nghiệp FDI.
Doanh thu tốt hơn
Đáng chú ý, mặc dù kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, nhưng với các doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát, doanh số và lợi nhuận của họ tăng lên.
Lợi nhuận trên vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trung bình tăng từ 11% năm 2010 lên 22% vào năm 2011.
Tuy vậy, các doanh nghiệp FDI lại tỏ ra khá bi quan về kế hoạch hai năm tới. Nếu năm 2010, 66% có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh ở Việt Nam trong hai năm tới thì lần này, chỉ có 38% tỏ ra lạc quan.
Một điểm thú vị là các doanh nghiệp cũng được hỏi về số lần thanh, kiểm tra doanh nghiệp trong năm. Họ cho biết năm 2011, các doanh nghiệp FDI ít bị cơ quan nhà nước thanh tra hơn đôi chút.
Cơ quan thanh tra nhiều nhất vẫn là an toàn phóng chống cháy nổ, tiếp theo là Sở Tài nguyên – môi trường và cơ quan Thuế. Theo báo cáo, các cơ quan ít gây phiền toái nhất trong năm 2011 là Quản lý thị trường và Cảnh sát giao thông.
Doanh nghiệp FDI nhận định giáo dục phổ thông và đào tạo nghề vẫn chưa cải thiện đáng kể trong hai năm qua.
Theo các doanh nghiệp, 72% số lao động của họ có khả năng đọc viết và hiểu hợp đồng lao động.
Chỉ có 20,6% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tin tưởng vào chất lượng đào tạo nghề, và số lượng tin vào giáo dục phổ thông còn thấp hơn (19,8%).
Điều này dẫn đến việc gần 40% số doanh nghiệp FDI cho biết cần đào tạo tại chỗ cho lao động của mình.
Đây là năm thứ bảy báo cáo PCI được thực hiện, phản ánh cảm nhận của doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Nghiên cứu cũng xếp hạng các địa phương về khả năng điều hành và cải thiện môi trường kinh doanh.
Năm nay, lần đầu tiên hai tỉnh miền Bắc, Lào Cai và Bắc Ninh, vọt lên đứng đầu bảng xếp hạng vì được xem là có nỗ lực lớn cải thiện công tác điều hành.
Các sai phạm của quan chức Hải Phòng
Các bạn thân mến,
Ngày 25/06/2011, Dân Làm Báo đăng tải “đơn đề nghị” của ông Nguyễn
Văn Thanh tố cáo về sự tha hóa, biến chất của một số Cán bộ lãnh đạo chủ
chốt của Tp Phố Hải Phòng, đặc biệt là ở Khối Nội chính, Tòa án, Công
an. Điển hình trong số đó có Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP, Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng và
những liên hệ tay chân với ông Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ CA. Trong
thư, tác giả là ông Nguyễn Văn Thanh tự nhận là một cán bộ cao cấp thuộc
Tổng cục 2 Bộ Quốc Phòng. Hôm nay, nhân sự kiện hàng loạt sai phạm của
các quan chức Hải Phòng bị phanh phui, Dân Làm Báo xin đăng lại bài viết
này gửi đến quý bạn đọc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hải Phòng, ngày 10 tháng 06 năm 2011
Kính gửi Các Đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Là một Cán bộ cao cấp thuộc Tổng cục 2 Bộ Quốc Phòng, Tôi đã có 40
năm phục vụ trong quân đội, đã lăn lộn tất cả các chiến trường trong
nước và các nước bạn. Đến nay, về quê hương Hải Phòng để làm thủ tục
nghỉ hưu cũng là nhân dịp trong cả nước đang chuẩn bị Bầu cử Hội đồng
Nhân dân các cấp.
Kính thưa các Đồng chí,
Trong thời gian 5-6 tháng nay, tôi mới có thời gian về nghỉ ngơi và
thăm hỏi bạn bè, họ hàng tại quê nhà. Tôi đã được chứng kiến những đổi
thay to lớn nhưng cũng không ít tiêu cực khiến tôi vô cùng trăn trở. Tôi
thấy rất đau lòng đối với sự tha hóa, biến chất của một số Cán bộ lãnh
đạo chủ chốt trong Thành Phố Hải Phòng, đặc biệt là ở Khối Nội chính,
Tòa án, Công an. Tôi xin mô tả một số hiện tượng như sau:
1. Về phía Sở Công an: Sự mua bán quyền chức, luân chuyển chức vụ
không theo một quy định, quy trình nào. Những cán bộ có năng lực, có
phẩm chất đạo đức thì lại không được đề bạt đúng với khả năng, trình độ
của họ. Tôi xin nêu một số ví dụ như sau:
- Trường hợp đồng chí Quang (trước là Phó Văn phòng Công an Thành
phố Hải Phòng) chuyển về Phó Công an Huyện An Dương, sau đó vài tháng
được chuyển về Phó Phòng Hình sự PC45 – Công an TP Hải Phòng. Thời gian
vừa qua, đồng chí này lại tiếp tục được chuyển về Phó Công an Quận Lê
Chân vì đồng chí có quan hệ thân tình với đồng chí Đỗ Hữu Ca – Giám đốc
Công an TP hiện tại.
- Trường hợp đồng chí Trường (đội trưởng Kinh tế, cùng công tác với
đồng chí Lộc, vợ đồng chí Ca) được chuyển về làm Phó phòng Tổ chức
(việc đề bạt này có đúng chuyên môn không?).
- Còn đặc biệt hơn là trường hợp của Đồng chí Trần Văn Bé vừa được
đề bạt làm Trưởng Công an Quận Lê Chân đã gây nhiều bức xúc cho các cán
bộ trong ngành cũng như trong quần chúng nhân dân. (Đồng chí Bé đã từng
bị kỷ luật 02 lần về tội làm Hồ sơ giả cho người trốn đi nước ngoài, bản
thân gia đình có con trốn đi nước ngoài và hiện đang định cư trái phép ở
Tiệp Khắc. Những điều này có đúng với quy định Ngành hay không?). Trong
dư luận nhân dân, người ta cho rằng bà Lộc và ông Ca làm những việc
không khác gì ông Nguyễn Bỉnh Doãn và bà Cậy (Giám đốc Sở và vợ giám đốc
Sở Công an Hải Phòng nhiệm kỳ trước đây). Trong các cuộc họp đề bạt hay
thuyên chuyển, một số đồng chí trong ngày nói rằng ông Ca tự đưa ra
quyết định một cách chuyên quyền, độc đoán.
- Trước đây, bản thân ông Ca cũng cậy nhờ quan hệ với Ông Lê Hồng
Anh, nhưng sau đó ông Ca nhận thấy Ông Trần Đại Quang có khả năng lên bộ
trưởng Bộ Công an, người có quan hệ đồng hương Ninh Bình với Đồng chí
Nguyễn Văn Thành (Bí thư Hải Phòng) nên ông Ca ra sức o bế ông Thành và
đã đề bạt Ông Nguyễn Văn Cỏong, anh em cọc chèo với ông Thành, một người
bệnh tật, không đủ sức khỏe, năng lực công tác lên Phó Công an Thành
phố. (Tôi cũng lưu ý đồng chí Trần Đại Quang nên cảnh giác…).
- Các đồng chí được đồng chí Ca đề bạt ở trên đang ra sức vận động,
hô hào các Doanh nghiệp trong Thành phố, trong Ngành ủng hộ để đồng chí
Ca có thể sớm được thăng chức lên hàm Tướng? (Bà Lộc, Trường và Quang
có thể làm tất cả những gì về Kinh tế).
2. Về Thành ủy, UBND TP Hải Phòng: Ông Nguyễn Văn Thành là bí thư
không có uy tín bị rất nhiều điều tiếng xấu, sống thủ đoạn, hống hách,
cửa quyền.
3. Về Tòa án: Nội bộ mất đoàn kết
Kính thưa các Đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trên đây là những
lời tâm huyết của tôi. Kính mong các đồng chí sớm xác minh, xem xét cụ
thể nhằm làm trong sạch bộ máy chính quyền. Đặc biệt là trường hợp của
Đồng chí Ca, Giám đốc sở Công an và Ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành
ủy TP Hải Phòng.
Kính đơn,
Nguyễn Văn Thanh – Bộ Quốc Phòng
*
Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng
Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP
*
Hồ sơ tố cáo ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng: một lũ bầy đàn
Vũ Đông Hà (danlambao)
– Vào ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải
Phòng kiểm tra vụ việc Tiên Lãng để báo cáo Thủ tướng. Mãi đến ngày
7/2/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng mới họp báo để công bố toàn
văn kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Nhân dân “gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều vào thủ tướng” như ông “nguyên” Vũ Mão tha thiết, “uy tín của thủ tướng TIẾP TỤC được NÂNG cao” như “nguyên” Lê Đức Anh bơm.(1) Còn Thủ tướng thì sẽ dựa vào báo cáo, kết luận của Ban Thường Vụ Hải Phòng để hôm nay chỉ đạo giải quyết.
Vậy thì uy tín và mức độ tin tưởng vào cái tập thể Ban Thường Vụ Hải Phòng này ra sao?
Trước hết phải nói đến vai trò của cơ chế. Vụ cưỡng chế thu hồi đất
ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là phạm vi hoạt
động của nhà nước. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong vai trò Thủ
tướng chính phủ (chứ không phải là đồng chí UVBCT hay UVTU đảng Nguyễn
Tấn Dũng) lại giao cho một bộ phận không phải của nhà nước, mà là của
đảng là Ban Thường Vụ thành ủy Hải Phòng. Hiện tượng này một lần nữa thể hiện bản chất coi thường kỷ cương, nguyên tắc, cơ chế điều hành quốc gia, từ TW cho đến địa phương.
Ban Thường vụ Thành Ủy này gồm những ai?:
1. Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
2. Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố, Phó BT Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH HP.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch HĐND thành phố.
4. Đồng chí Nguyễn Đình Then, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.
5. Đồng chí Lê Vũ Thành, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
6. Đồng chí Phạm Thuyên Giám đốc Ban Quản lý các khu kinh tế thành phố.
7. Đồng chí Nguyễn Văn Vinh Chánh Văn phòng Thành ủy.
8. Đồng chí Nguyễn Đình Tiết Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố.
9. Đồng chí Nguyễn Đình Bích, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy.
10. Đồng chí Nguyễn Hữu Doãn Trưởng Ban Dân vận Thành ủy.
11. Đồng chí Đỗ Trung Thoại Phó chủ tịch UBND thành phố.
12. Đồng chí Đan Đức Hiệp Phó chủ tịch UBND thành phố.
13. Đồng chí Lê Văn Thành Phó chủ tịch UBND thành phố.
14. Đồng chí Đỗ Hữu Ca Giám đốc Công an thành phố.
15. Đồng chí Lê Thanh Sơn Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư.
(Ghi chú: đồng chí là từ gọi quen thuộc dành cho các đảng viên
quan chức của đảng. Cụm từ này chỉ không còn được dùng khi các đồng chí
ta bị lộ hàng và buộc phải ra trước vòng móng ngựa)
Danh sách 15 đồng chí tạm thời giải thích được hiện tượng lẫn bản chất “đảng là nhà nước nhà nước là đảng”. UBND
cũng là đảng, MTTQ cũng là đảng, công an cũng là đảng, quân đội cũng là
đảng… Trong 15 chức vụ cần phải nắm chặt này thì có 2 chức vụ đáng lưu
ý: Giám đốc Ban Quản lý các khu kinh tế thành phố và Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư – nơi mà tư bản đỏ và đồng chí tuy hai mà là một. Do đó, bắt buộc phải nằm trong BTV.
Các chức vụ từ UBND, ĐBQH, công an, quân đội, tuyên giáo, dân vận,
quân sự… nằm gọn trong lòng các đồng chí Thường vụ Thành ủy cũng cho
thấy tất cả những gì đã xảy ra đều nằm trong trách nhiệm ban ngành của các thành viên BTV. Phát biểu lếu láo: có. Công an đánh mũi trực diện nghi binh, tác chiến vòng ngoài, vòng trong, biến nhà dân thành chòi trông cá: có. Tuyên vận láo khoét trong nhà đảng ra đến nhân dân trên cổng thông tin điện tử Hải Phòng: có luôn. Một lần nữa, đây là những người mà “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn; báo cáo thủ tướng.”
Bây giờ hãy chấm điểm vài đồng chí trong BTV Hải Phòng:
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố. Đây là đồng chí xếp sòng BTV, người đã đăng đàn họp báo trình bày vụ việc và “nghiêm
túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước
Đảng bộ và nhân dân thành phố để sự việc xảy ra gây dư luận không tốt
trong nhân dân”.
Đồng chí Thành, lãnh đạo tối cao của thành phố cảng nhưng trong
suốt cả tháng trời dư luận ầm ĩ ở huyện Tiên Lãng thì đồng chí vẫn bế
quan tỏa cảng, trấn thủ tại bản dinh chỉ cách Tiên Lãng chưa đầy 30km.
Đồng chí Thành cũng là người mà sau khi ngồi vào ghế Phó Chủ tịch
UBNDTP và phụ trách lĩnh vực đất đai, Hải Phòng đã diễn ra vô số vụ lùm
xùm, tiêu cực về đất đai, điển hình là ở Đồ Sơn, Quán Nam, Cát Bi khiến hàng loạt cán bộ cấp Sở ngành, Quận huyện phải vào tù hoặc mất chức trong đó có (đồng chí) Vũ Chí Thanh (nguyên phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng), (đồng chí) Chu Minh Tuấn (nguyên giám đốc Sở Địa chính – nhà đất), (đồng chí) Đỗ Khắc Hòa (nguyên chủ tịch UBND huyện An Hải)… (2)
Trong vụ tiêu cực trong cấp đất tại thị xã Đồ Sơn, Giám đốc Sở Địa chính – nhà đất là (đồng chí) Chu Minh Tuấn bị tuyên án 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (3). Thế nhưng trước đó, đồng chí Nguyễn Văn Thành với chức vụ lúc đó là phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã gửi công văn dài 4 trang số 1819/UBND-ĐC đề nghị miễn xử lý trách nhiệm hình sự cho ông (đồng chí) Chu Minh Tuấn (4).
Trong vụ tham nhũng đất ở Đồ Sơn, ông (đồng chí) Hoàng Anh Hùng – nguyên Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn bị đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TP, Chủ tịch UBND thị xã, và sau đó bị tuyên án 6,5 tù giam do có những sai phạm nghiêm trọng trong vụ chia chác đất công tại thị xã (5). Đồng chí Thành đã làm gì trước đó? Cũng trong công văn 1819/UBND-ĐC đồng chí đã nhân danh UBND TP “báo cáo thành tích” của bị can (đồng chí) Hoàng Anh Hùng, đánh
giá vi phạm của tên đồng chí quan tham này là vi phạm lần đầu và chưa
xảy ra hậu quả về kinh tế và từ đó nhân danh UBND TP đề nghị Viện KSND
tối cao xem xét miễn xử lý hình sự đối với (đồng chí) Hoàng Anh Hùng (4).
Lúc này đồng chí Nguyễn Văn Thành là một ứng cử viên được gợi ý để bầu
vào chức Chủ tịch UBNĐ sắp tới, ngồi vào cái ghế chắc chắn sẽ trống chỗ
vì đồng chí đương kim Chủ tịch là Trịnh Quang Sử sẽ nghỉ hưu.
Nguyên văn câu kết của phóng viên Lam Khê: “Dư luận khi đó lên án gay gắt việc này. Sau đó, ông Chu Minh Tuấn bị tuyên án 7 năm tù giam. Tuy nhiên với văn bản có ý chạy tội cho ông Chu Minh Tuấn mà ông Nguyễn Văn Thành đã ký, ông Thành vẫn không bị xem xét trách nhiệm“ (6).
Vài vụ việc “cạp” đất của quá khứ, về hiện tượng bao che bầy đàn để
từ đó “tuyên dương” bản chất “chí công vô tư” của đồng chí sếp sòng Ban
Thường vụ Hải Phòng – Người đại diện Hải Phòng trình vụ việc cho Thủ tướng.
Đó là chuyện “Chưa đi chưa biết Đồ Sơn, Đi rồi mới biết còn… hơn Đồ Chùa” của năm 2007.
Nguồn ảnh: http://tintucvina.com/?news=135513
Hai năm sau, cuối tháng 9 năm 2009 là giai đoạn cực kỳ khẩn trương
của cuộc đua xếp ghế Chủ tịch UBND thành phố. Ngày 22/9 tại Hội nghị Ban
Chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng, đồng chí Phạm Văn Huấn, một
thành ủy viên đã tố cáo việc ông Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám đốc Cty Cổ
phần Thép Việt Nhật HPS và cũng đang là đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng,
đã đến tận văn phòng trao tận tay cho đồng chí Huấn phong bì trong có 20
triệu đồng và gợi ý để đồng chí Huấn bỏ phiếu bầu cho một quan chức ở
Hải Phòng vào chức danh chủ tịch UBND TP Hải Phòng sắp tới. Ông Bình có ý khuyên đồng chí Huấn nên bầu cho ông “T.”
hiện là ứng cử viên sáng giá chức chủ tịch Thành phố. Lúc đó đồng chí
Nguyễn Văn Thành có tên thật “trùng hợp” cũng bắt đầu bằng chữ “T” đang
ngồi ghế phó Phó Chủ tịch UBND thành phố (7).
Đồng chí Lê Vũ Thành, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng nhận được toàn bộ hồ sơ vụ việc và tuyên bố đang mời các cá nhân có liên quan đến Ủy ban Kiểm tra làm việc (6) (7). Báo chí lề đảng đăng “Việc ông Phạm Văn Huấn tố cáo có đúng hay không phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng“.
Đó cũng là câu viết cuối cùng của vụ việc này. Chìm xuồng xã hội chủ
nghĩa đảng ta. Đồng chí Phạm Văn Huấn tố cáo đúng hay vu khống (có bằng
chứng) cũng lặn tăm theo làn nước cảng Hải Phòng. Lời tuyên bố của đồng
chí Lê Vũ Thành trả lời phóng viên “Nguyên tắc là
các cơ quan tại Hải Phòng phải kiểm tra, làm rõ mấy vấn đề sau: Có hay
không việc chạy chức, nếu có thì ở mức độ nào, trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu vụ việc liên quan cán bộ nào thì cán bộ đó phải chịu trách nhiệm. Sau khi có kết luận thì phải trình cấp trên xem xét…” (6) cũng bốc hơi tan biến vào hư không.
Tháng 12 năm 2009, đồng chí Nguyễn Văn Thành ngồi vào ghế Chủ tịch UBNĐ thành phố. Đồng chí Lê Vũ Thành, thanh-tra-chìm-xuồng trở thành thành viên của Ban Thường Vụ Hải Phòng và tiếp tục sự nghiệp THANH TRA vụ Tiên Lãng để báo cáo lên đồng chí Thủ tướng “uy tín đang TIẾP TỤC được NÂNG cao”.
Trở lại đồng chí Nguyễn Văn Thành. Theo tiểu sử tóm tắc thì đồng
chí có trình độ văn hóa là phổ thông 10/10, Trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Luật, Cử nhân Anh văn.
Không biết phổ thông trường nào và 3 bằng cử nhân luật, anh văn lẫn
tiến sĩ kinh tế từ đại học nào. Nhưng dựa vào đây thì đồng chí đúng là
thiên tài, xứng đáng là nhân vật số một của thành phố cảng (nếu không
nói là cả nước).
Trong suốt thời gian học, thi, tốt nghiệp 3 bằng cho 3 lãnh vực
chuyên môn kinh tế, luật, ngoại ngữ, đồng chí Nguyễn Văn Thành còn chu
toàn những nhiệm vụ cực kỳ bận rộn và khó khăn, từ thấp tới cao theo
tuổi học sinh, tuổi đời, tuổi đảng như sau: Phó trưởng phòng nghiệp vụ Công an
Hải Phòng, Ủy viên BTV Quận ủy, Trung tá, Trưởng Công an quận Hồng
Bàng, Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch
UBND quận Hồng Bàng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 11, Bí
thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hồng Bàng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng
bộ thành phố khóa 12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chánh Văn phòng
Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố,
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban
cán sự Đảng UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố.
Túm lại, đồng chí Nguyễn Văn Thành bằng cấp cũng lắm và chức tước cũng nhiều.
Đồng chí Đỗ Hữu Ca Giám đốc Công an thành phố.
Đồng chí đang nổi tiếng chém gió khắp giang hồ này cũng nằm trong Ban
Thường Vụ để điều tra, nghiên cứu “đứa nào phá sập nhà tên Vươn” để
trình Thủ tướng anh minh. Chuyện đồng chí Ca (sĩ) đã được hát (hò) khắp
nơi trên mạng. Tuy nhiên, tốn thêm một chút đất (chưa bị cưỡng chế) đăng
lại để nhân dân ta thêm một lần nhớ rõ thành tích, bản chất cao đẹp của
đồng chí ta, khi đảng cử và dân bị bầu thì biết để mà gạch đít cho
chính xác (biết đâu có ngày nhà binh thư yếu lược siêu phàm này trở thành Bộ trưởng CA).
Không gì bằng việc phản ảnh hiện tượng, xuyên suốt bản chất của đồng
chí ủy viên Ban Thường Vụ đảng Hải Phòng bởi những câu nói để đời của
đồng chí ấy:
“Khi chúng tôi cưỡng chế, người dân nơi đây rất đồng tình.
Tuy nhiên vụ việc có cái dở đó là tổ công tác khá chủ quan, không lường
hết được các tình huống. Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”
“Nhận định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an thành phố đã lên phương án đốt cháy toàn bộ…”
Ghi chú: bài viết “Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế”, với câu nói để đời trên được đăng trên vnexpress đã bị lấy xuống:
(http://vnexpress.net/customize/customerror/?500;http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/giam-doc-cong-an-hai-phong-khong-hai-long-ve-vu-cuong-che/Default.asp).
Nhưng vẫn còn ở nhiều nơi khác trên mạng.
(http://vnexpress.net/customize/customerror/?500;http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/giam-doc-cong-an-hai-phong-khong-hai-long-ve-vu-cuong-che/Default.asp).
Nhưng vẫn còn ở nhiều nơi khác trên mạng.
“Từ sau hòa bình đến nay, dân ở đấy rất cách mạng, rất thuần, chưa bao giờ có chuyện chống đối thế cả. Có thể nói, đây là mảnh đất thuần nhất trong các địa phương ở Hải Phòng nên đồng chí Mải đã rất chủ quan, nghĩ rằng không có việc chống đối như thế.” (8)
“Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ…. Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế.” (9)
“Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.
Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong
giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu
đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng
ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.
Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập
trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự
kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp,
đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.” (9)
“Mà nơi ấy là tâm điểm của sân bay mới. Với công trình đặc biệt
quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế
để lấy đền bù khi dự án được triển khai. Chính vì thế nên xảy ra chuyện
ấy, nếu là chỗ khác thì không vấn đề gì. Dự án sân bay được xây dựng bởi
phải đưa sân bay ra sát biển, để tận dụng khoảng không ngoài biển. Nếu như giao đất cho ông Vươn thì sau này đền bù sẽ phải trả theo giá đất được giao, giá rất cao, phải mấy chục tỷ chỗ ấy”. (9).
Cần lưu ý đây là phát biểu của đồng chí Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an
chứ không phải là của đồng chí Lê Thanh Sơn Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư.
“Ở cái khu vực 40,3 ha của Đoàn Văn Vươn không phải là khu vực
nhà ở, cho nên không có nhà ở đó. Nếu dựng ra bất cứ cái gì thì đó cũng chỉ là cái chòi trông cá. Nói phá nhà ở thì không đúng. Chòi trông cá xây dựng trong một diện tích đất đã bị thu hồi thì cái việc phá hay không phá không thành vấn đề.” (10)
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=vc30hMhv8iI
“…việc cưỡng chế này được sự đồng tình rất cao của người dân trong khu vực. Hàng trăm người ra đó chứng kiến sự việc này đều rất ủng hộ lực lượng công an. Cho nên khi khám nghiệm hiện trường xong, giao lại cho địa phương thì chính những người dân xung quanh người ta vào đạp đổ, phá đổ. Cho nên việc phá cái chòi ấy (căn nhà hai tầng nhà ông Vươn – PV), chúng tôi kiểm tra lại thì không ai ra lệnh phá và cũng không biết ai làm bởi nhân dân lúc ấy người ta tràn xuống rất đông”. (11)
Và sau đó ông Giám đốc công an đang trực tiếp điều tra vụ phá nhà anh Đoàn Văn Vươn lại tuyên bố tiếp:
“Tôi không lệnh cho anh em phá nhà Vươn!” Việc
cưỡng chế tại Tiên Lãng là nhiệm vụ của huyện Tiên Lãng. Chỉ khi xảy ra
sự việc Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý nổ súng chống người thi hành công
vụ, công an TP mới tăng cường lực lượng, nhất là khi đối tượng sử dụng
các phương tiện gây mức độ sát thương lớn. (12)
Đây là một thành phần trong cái bộ phận mà Thủ tướng dựa vào đó để “tiếp tục” NÂNG cao uy tín.
Đồng chí Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố.
Tương tự như đồng chí Giám đốc Công an, không gì bằng việc phản ảnh
hiện tượng, xuyên suốt bản chất của đồng chí ủy viên Ban Thường Vụ đảng
Hải Phòng kiêm Phó chủ tịch UBND thành phố bởi những câu nói để đời của
đồng chí ấy:
“Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”. (13)
“Sau vụ nổ súng, chống người thi hành công vụ, lực lượng công an phải rà phá và tìm được vũ khí, vật liệu nổ trong nhà. Các đồng chí báo cáo không ra lệnh san phẳng nhà, nhưng do… nhân dân bất bình nên vào phá. Chứ còn lực lượng cưỡng chế của huyện, lực lượng công an không san phẳng nhà này” (14)
Theo ông Thoại, TP chưa khẳng định người dân bức xúc phá nhà
hay chính quyền phá nhà dân mà theo báo cáo ban đầu của huyện Tiên Lãng
là người dân phá. Ông Thoại khẳng định ai làm sai, ai ra lệnh sai trong việc phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn thì sẽ xử lý nghiêm trường hợp đó. (15)
Vậy thì cái tội nói sai, nói dối và lật lọng đối với nhân dân có phải xử lý nghiêm hay không?:
“Việc một số đối tượng người dân phá hủy ngôi nhà là do UBND huyện Tiên Lãng báo cáo lên chứ không phải là phát ngôn của UBND TP Hải Phòng, cũng như cá nhân tôi (!?)”. (16)
“Nhiều cơ quan báo chí trung ương đưa tin về vụ việc “không đúng sự thật khiến nhân dân bất bình”. Thay mặt UBND TP Hải Phòng, ông đề nghị báo chí không tiếp tục đưa về vụ việc này nữa! (17).
Đồng chí Nguyễn Đình Then, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố. Đồng chí này của MTTQ nhưng cũng ngồi cùng mâm cùng chiếu Ban Thường Vụ của đảng bộ Hải Phòng.
Đây cũng là đồng chí tuyên bố là sẽ về làm việc trực tiếp với MTTQ huyện Tiên Lãng về vụ ông Đoàn Văn Vươn, sau đó mới có thể có ý kiến cụ thể về sự đúng sai và sau đó. Sau đó thì đồng chí ấy “lèo”luôn.
Hỏi đồng chí Mặt trận Hải Phòng sao không về quê thăm hỏi gia đình ông Vươn dịp Tết vừa qua như đề nghị của đoàn giám sát MTTQ Việt Nam, đồng chí Then nói đồng chí không thể chỉ đạo được việc này, vì MTTQ huyện không phải là cơ quan trực thuộc… (nhà báo viết tới đây thì phải… lững lơ con cá vàng) (18)
Đây cũng là đồng chí tuyên bố là sẽ về làm việc trực tiếp với MTTQ huyện Tiên Lãng về vụ ông Đoàn Văn Vươn, sau đó mới có thể có ý kiến cụ thể về sự đúng sai và sau đó. Sau đó thì đồng chí ấy “lèo”luôn.
Hỏi đồng chí Mặt trận Hải Phòng sao không về quê thăm hỏi gia đình ông Vươn dịp Tết vừa qua như đề nghị của đoàn giám sát MTTQ Việt Nam, đồng chí Then nói đồng chí không thể chỉ đạo được việc này, vì MTTQ huyện không phải là cơ quan trực thuộc… (nhà báo viết tới đây thì phải… lững lơ con cá vàng) (18)
Đồng chí Phạm Thuyên, Giám đốc Ban Quản lý các khu kinh tế thành phố:
Với tình hình đầu tư phố cảng càng ngày càng phất, đồng chí Thuyên được
đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho đồng chí Thủ tướng quyết định bổ
nhiệm vào chức Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố Hải Phòng vào ngày 01 tháng 2, năm 2007 (19).
Trước đó, ngày 18 tháng 10 2006, tức chưa đầy 3 tháng thì đồng chí Phó (lúc ấy là phó) giám đốc công an thành phố Đỗ Hữu Ca cho biết đã yêu cầu công an quận Ngô Quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 4 đối tượng trực tiếp tham gia đánh bạc chiều ngày 18.10, tại trụ sở công ty TNHH vận tải Hoàng Long. Trong đó có Vũ Văn Tuyến, giám đốc công ty Hoàng Long (địa điểm tổ chức đánh bạc), đồng chí Phạm Thuyên (Thành ủy viên, Bí thư quận ủy Hải An). Nhưng theo lời của đồng chí đại ca-ca thì đồng chí Thuyên, hiện đang cùng ngồi chung mâm chung chiếu với đồng chí ca-ca tại Ban Thường Vụ Hải Phòng, thì lúc ấy đồng chí Thuyên chỉ đứng… xem. Cái hay của các đồng chí ta là trước đó đồng chí Phạm Thuyên đã không hề thừa nhận mình có mặt tại nơi xảy ra vụ việc chiều 18.10 và còn nói rằng: “Tôi có nghe vụ bắt bạc tại nhà anh Tuyến nhưng cụ thể thế nào thì không để ý“. (20) Đồng chí Thuyên chém gió xuôi ngược cũng cùng lò, không thua gì hai đồng chí họ Đỗ của nhà thường vụ Hải Phòng.
Trước đó, ngày 18 tháng 10 2006, tức chưa đầy 3 tháng thì đồng chí Phó (lúc ấy là phó) giám đốc công an thành phố Đỗ Hữu Ca cho biết đã yêu cầu công an quận Ngô Quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 4 đối tượng trực tiếp tham gia đánh bạc chiều ngày 18.10, tại trụ sở công ty TNHH vận tải Hoàng Long. Trong đó có Vũ Văn Tuyến, giám đốc công ty Hoàng Long (địa điểm tổ chức đánh bạc), đồng chí Phạm Thuyên (Thành ủy viên, Bí thư quận ủy Hải An). Nhưng theo lời của đồng chí đại ca-ca thì đồng chí Thuyên, hiện đang cùng ngồi chung mâm chung chiếu với đồng chí ca-ca tại Ban Thường Vụ Hải Phòng, thì lúc ấy đồng chí Thuyên chỉ đứng… xem. Cái hay của các đồng chí ta là trước đó đồng chí Phạm Thuyên đã không hề thừa nhận mình có mặt tại nơi xảy ra vụ việc chiều 18.10 và còn nói rằng: “Tôi có nghe vụ bắt bạc tại nhà anh Tuyến nhưng cụ thể thế nào thì không để ý“. (20) Đồng chí Thuyên chém gió xuôi ngược cũng cùng lò, không thua gì hai đồng chí họ Đỗ của nhà thường vụ Hải Phòng.
Để hiểu rõ vai trò và thế lực của đồng chí Thuyên, chỉ cần biết
đồng chí còn là Phó trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Bridgestone và
đồng chí ấy vừa mới tuyên bố: “chỉ tính những dự án đã ký kết biên bản ghi nhớ, trong năm 2012, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ cấp chứng nhận đầu tư cho khoảng trên 1 tỷ USD vốn FDI“. (21). Bên cạnh đó xây dựng Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại Tiên Lãng được
các đồng chí từ TW cho đến làng xã xem rằng đó là cơ hội cho Hải Phòng
cất cánh. Dĩ nhiên đây cũng là cơ hội cất cánh cho đồng chí trưởng ban
quản lý và thích “đứng xem đánh bạc”
Điểm qua vài khuôn mặt chủ chốt của các đồng chí Ban Thường vụ
Thành ủy Hải Phòng để biết được nhân dân ta đang “đặt kỳ vọng” vào đâu,
và vì sao uy tín của Thủ tướng sẽ TIẾP TỤC (!?) được NÂNG (!?) cao theo
lời của bố già Thái thượng hoàng Lê Đức Anh.
Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
________________________________
Chú thích:
(1): http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/giaoduc.net.vn/Dai-tuong-Le-Duc-Anh-Uy-tin-Thu-tuong-tiep-tuc-duoc-nang-cao/7834548.epi
(2)
danlambaovn.blogspot.com
________________________________
Chú thích:
(1): http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/giaoduc.net.vn/Dai-tuong-Le-Duc-Anh-Uy-tin-Thu-tuong-tiep-tuc-duoc-nang-cao/7834548.epi
(2)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/303806/Vu-tham-nhung-dat-dai-tai-Quan-Nam-Hai-Phong-De-nghi-1-2-nam-an-treo-voi-nguyen-pho-chu-tich-TP.html
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Hang-loat-sai-pham-tai-du-an-khu-do-thi-nga-5-san-bay-Cat-Bi/20093/32541.datviet
(3) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Chu-Minh-Tuan-va-Vu-Duc-Van-lanh-an-7-nam-tu/40207502/218/
(4) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lanh-dao-Hai-Phong-ran-de-la-chinh/40160811/218/
(5) http://phapluattp.vn/198348p1015c1074/xu-phuc-tham-vu-an-tham-nhung-dat-dai-o-do-son.htm
(6) http://tintucvina.com/?news=135513
(7) http://www.baomoi.com/Hai-Phong–Mot-Thanh-uy-vien-to-viec-chay-chuc/144/3270051.epi
(8) http://www.baomoi.com/Noi-xay-ra-no-sung-la-noi-thuan-nhat-Hai-Phong/58/7684363.epi
(9) http://www.tinmoi.vn/giam-doc-ca-hai-phong-bat-ngo-voi-vu-no-sung-o-tien-lang-01712724.html
(10) http://www.youtube.com/watch?v=vc30hMhv8iI
(11) http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2012/02/giam-doc-cong-an-hai-phong-toi-khong-do-loi-cho-dan-pha-nha-ong-vuon
(12) http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Vu-cuong-che-Hai-Phong-Nhung-phat-ngon-gay-soc-va-dang-chu-y-nhat/105142.gd
(13) http://www.24h.com.vn/ajax/printnews.php?news=430344
(14) http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/pho-chu-tich-hai-phong-dan-bat-binh-nen-pha-nha-ong-vuon/
(15) http://news.go.vn/tin/450211/Xu-nghiem-nguoi-ra-lenh-pha-nha-ong-Doan-Van-Vuon.htm
(16) http://saigonvang.vn/Doi-song-Xa-hoi/Xa-hoi/n4876_Vu-thu-hoi-dat-o-Tien-Lang-Hai-Phong-Cu-theo-luat-ma-lam.html
(17) http://phapluattp.vn/201201171015236p0c1013/pho-chu-tich-ubnd-tp-hai-phong-viet-vi.htm
(18) http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/565368/Ban-To-chuc-Thanh-uy-Hai-Phong-se-lam-ro-tpp.html
(19) http://www1.vanban.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=20556
(20) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Vu-bat-bac-tai-quan-Ngo-Quyen-Hai-Phong-Bi-thu-Quan-uy-Hai-An-chi-dung-xem/45212747/218/
(3) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Chu-Minh-Tuan-va-Vu-Duc-Van-lanh-an-7-nam-tu/40207502/218/
(4) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lanh-dao-Hai-Phong-ran-de-la-chinh/40160811/218/
(5) http://phapluattp.vn/198348p1015c1074/xu-phuc-tham-vu-an-tham-nhung-dat-dai-o-do-son.htm
(6) http://tintucvina.com/?news=135513
(7) http://www.baomoi.com/Hai-Phong–Mot-Thanh-uy-vien-to-viec-chay-chuc/144/3270051.epi
(8) http://www.baomoi.com/Noi-xay-ra-no-sung-la-noi-thuan-nhat-Hai-Phong/58/7684363.epi
(9) http://www.tinmoi.vn/giam-doc-ca-hai-phong-bat-ngo-voi-vu-no-sung-o-tien-lang-01712724.html
(10) http://www.youtube.com/watch?v=vc30hMhv8iI
(11) http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2012/02/giam-doc-cong-an-hai-phong-toi-khong-do-loi-cho-dan-pha-nha-ong-vuon
(12) http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Vu-cuong-che-Hai-Phong-Nhung-phat-ngon-gay-soc-va-dang-chu-y-nhat/105142.gd
(13) http://www.24h.com.vn/ajax/printnews.php?news=430344
(14) http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/pho-chu-tich-hai-phong-dan-bat-binh-nen-pha-nha-ong-vuon/
(15) http://news.go.vn/tin/450211/Xu-nghiem-nguoi-ra-lenh-pha-nha-ong-Doan-Van-Vuon.htm
(16) http://saigonvang.vn/Doi-song-Xa-hoi/Xa-hoi/n4876_Vu-thu-hoi-dat-o-Tien-Lang-Hai-Phong-Cu-theo-luat-ma-lam.html
(17) http://phapluattp.vn/201201171015236p0c1013/pho-chu-tich-ubnd-tp-hai-phong-viet-vi.htm
(18) http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/565368/Ban-To-chuc-Thanh-uy-Hai-Phong-se-lam-ro-tpp.html
(19) http://www1.vanban.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=20556
(20) http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Vu-bat-bac-tai-quan-Ngo-Quyen-Hai-Phong-Bi-thu-Quan-uy-Hai-An-chi-dung-xem/45212747/218/
Lại rón rén phản đối
Danlambao - Sáng thứ Năm ngày 23/02/2012, báo điện tử VNExpress chạy tin: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền”.
“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển,” – ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời báo chí khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những việc làm gần đây của phía Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao TQ đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa. (Tin VietnamPlus, TTXVN)
Trong chuyến thăm Trung Quốc chính thức trước đó vào ngày 12/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh vẫn tiếp tục khẳng định lập trường như sau :
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). (Tin VietnamPlus, TTXVN)
Thông tin đặc biệt đáng chú ý là vào ngày 9 tháng 1 năm 2012, một quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông (Tin trên BBC)
Nếu xem xét lại các dữ kiện có liên quan, hẳn ai cũng thấy rằng, phía Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm chủ quyền rất nghiêm trọng, có tính hệ thống liên tiếp diễn ra ngay trong thời gian các ông Phạm Bình Minh, ông Tô Huy Rứa đang sang thăm ngoại giao.
Trong khi đó, hầu hết báo chí trong nước lại hướng sự tập trung của dư luận vào vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng, Hải Phòng, vào bộ ảnh áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy…
Theo lẽ thông thường, đã “yêu cầu” thì động từ kèm theo phải là”chấm dứt”. Nhà nước Việt Nam đã chọn con đường “rón rén phản đối” để thể hiện thái độ của mình đối với chủ quyền của đất nước.
Ngôn từ thể hiện thái độ và đã nói lên tất cả.
Danlambao
“Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN”
Đôi lời: Xâm phạm thì nghiêm trọng, liên tiếp, có
hệ thống, lại còn ngang ngược vì diễn ra ngay trong thời gian ông Phạm
Bình Minh, rồi ông Tô Huy Rứa sang thăm. Vậy mà có lẽ không có một cuộc
họp báo, không có triệu đại sứ đến phản đối, cho tới chiều tối nay trên trang web của Bộ Ngoại giao vẫn chưa có nội dung này. Gọi là “trả lời câu hỏi của phóng viên”
nhưng chắc chỉ là “câu hỏi” và trả lời được soạn sẵn, nên đến cả cái
ảnh người phát ngôn ”đang trả lời” cũng không có, phải lấy từ Internet.
Lúc đăng bài này là 19h, trên VTV1-Thời sự tối không hề đưa tin.
Thông tấn xã Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam
“Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN”
23/02/2012 | 16:29:00
.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định mọi
hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự
đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
.
Người
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định như trên ngày 23/2
khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt
Nam trước những việc làm gần đây của phía Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến
một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu
năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát
tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao TQ đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo
Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện
nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực
hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một
số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam
Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ
nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ
dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
.
“Việt Namcó chủ quyền không tranh cãi
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai
quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình
trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn
đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa
bình trên biển,” người phát ngôn nói.
Ông Nghị cũng nhấn mạnh Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC ./.
Ông Nghị cũng nhấn mạnh Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC ./.
.
(TTXVN)
Lời bình như của trang Boxit là đủ: (http://www.boxitvn.blogspot.com/2012/02/yeu-cau-trung-quoc-dung-xam-pham-chu.)
Những câu trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo thường kỳ như thế này của người phát ngôn Bộ Ngoại giao … thiết tưởng đối với dân chúng đã hết “ép phê” từ lâu rồi!
Khi bị nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, làm nhục quốc thể, thì các nước có chủ quyền và có danh dự trên thế giới người ta phải có những động tác ngoại giao gì thưa Bộ Ngoại giao và thưa Chính phủ?
Chiến thuật võ mồm và “đánh trận giả” không còn mảy may trọng lượng nào bên cạnh những chuyến đi thăm liên tục của các cấp lãnh đạo với những lời tuyên bố và những bản ký kết làm nhân dân thất vọng, những sinh hoạt văn hoá có mùi xu nịnh, những cờ Trung quốc thêm sao, và nhất là những hoạt động lấn chiếm, khiêu khích của “ông bạn vàng” vẫn diễn ra không gì ngăn cản theo chương trình đã định.
Nếu thực tình muốn cảnh cáo và chặn tay xâm lược, xin hãy thể hiện bằng những hành động cụ thể, chẳng hạn như:
- Đẩy mạnh liên kết với các nước khác trên Biển Đông để đấu tranh với mộng bành trướng của Trung Quốc.
- Để cho nhân dân được biểu tình thể hiện rõ ý chí và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam (rất hoà bình!). Thả ngay những người bị tù bị giam chỉ vì hoạt động chống xâm lược như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, vân vân…
- Trong những cuộc gặp gỡ cấp cao, phía Việt Nam không bao giờ ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt nữa; trái lại nếu cần phải nói rõ những hành động của phía Trung Quốc đã khiến cho những lời ấy chỉ còn ý nghĩa mỉa mai.
- Nếu cần, sẵn sàng dùng thực lực để chặn tay kẻ cướp, nhất là trong những trường hợp chúng tỏ ra quá trắng trợn (như vụ cắt cáp tàu Bình Minh). Luận điểm “ta yếu nên phải khéo, phải mềm” trên thực tế đã trở thành một phép NGUỴ BIỆN không thể chấp nhận.
- Vân vân.
Nếu không thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước bằng những hành động như thế, tránh sao đầy người dân vào chỗ ngờ vực rằng trên thực tế trò “diễn biến hoà bình” (thật sự là mẹo xâm lược hoà bình) của ông bạn Đại Hán lại được nhà nước ta để mặc cho tự tung tự tác! Chẳng lẽ cái “ổ Đại bàng” của một dân tộc từng phá Tống bình Nguyên, được xây đắp bằng xương bằng máu của bao anh hùng liệt sĩ nay con cháu xuôi tay cho ngoại bang mỗi ngày một gặm nhấm, cho lâu dần biến thành cái “tổ con chim chích” hay sao?
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ tư, ngày 22/2/2012
(phần 2)
TTXVN (Angiê 14/2)
Ixraen và Iran răn đe lẫn nhau
Căng thẳng gia tăng giữa Iran và Mỹ sau khi Iran thông báo lần đầu tiên thử nghiệm thanh nhiên liệu hạt nhân. Nhưng ông Josephe Henrotin, Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng & An ninh quốc tế”, đánh giá chương trình hạt nhân của Iran gây lo ngại không những cho Mỹ mà cả đồng minh Ixraen của Mỹ, khiến nước này phải đứng lên tuyến đầu trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Iran sở hữu bom nguyên tử.
Theo báo cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Têhêran thực tế đã đạt đến khả năng chế tạo từ một đến hai quả bom hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng nữa. Một trung tâm thử nghiệm ngầm dưới đất có thể đã được xây dựng ở Parchin. Nga và Trung Quốc gây áp lực với IAEA – khi yêu cầu cơ quan này đưa một số bằng chứng (về việc lắp đặt đầu đạn hạt nhân trên tên lửa Shahab-3) vào mục phụ trương chứ không để ở trong báo cáo chính. IAEA, cho đến nay tỏ ra thận trọng, đã chính thức đưa ra lập trường về vấn đề hạt nhân Iran mà nước này vẫn cho là chỉ có tính chất dân sự. ít ngày trước khi báo cáo này được công bố, Ixraen dọa tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong khi Ngoại trưởng Pháp, Alain Juppe, coi phương án cuối cùng này là “hoàn toàn gây mất ổn định”. Chuyên gia Josephe Henrotin đưa ra trên tạp chí “Đại Tây Dương” bốn điểm đáng lưu ý sau.
Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Ixraen dọa tấn công Iran vì giả thiết này thường được nêu ra mỗi khi việc gia tăng trừng phạt Iran được đề cập đến. Vấn đề còn lại là phương án tấn công gặp nhiều khó khăn, trước hết là liên quan đến việc lên kế hoạch vì các cuộc tấn công như vậy nếu như có thể thực hiện được về phương diện kỹ thuật thì nay dường như không còn chắc chắn nữa. Chất U235 làm giàu được Iran sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu trên các hệ thống cần thiết để chế tạo bom hạt nhân, chắc chắn không còn được để ở Natanz nữa. số cơ sở hạt nhân đã tăng lên nhiều so với trước đây. Lực lượng không quân Ixraen một mình không thể tấn công tất cả các cơ sở đó được (trong khi dường như không nước nào sẵn sàng giúp). Hơn nữa, Têhêran có phương tiện trả đũa cần thiết có khả năng răn đe Ixraen bằng nhiều phương thức tác chiến khác nhau (sử dụng các phong trào Hezbollah và Hamas, đe dọa trực tiếp phong tỏa eo biển Hormuz sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa vào thực hiện…). Thủ tướng Ixraen như vậy sẽ ở trong tình thế chỉ nói để mà nói.
Thứ hai, vấn đề hiệu quả của các biện pháp trừng phạt được đặt ra. Áp lực và trừng phạt từ bên ngoài không thuyết phục được Bắc Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân, lại càng không thuyết phục được Iran, từ đó cho thấy những gì đã được thực hiện về mặt khoa học chính trị cho thấy tính hiệu quả thấp của các biện pháp trừng phạt kinh tế. cấm vận và các áp lực khác cũng không có tác dụng đối với một nước chấp nhận hy sinh để có được khả năng mà họ cho là tối cần thiết để tồn tại. Tóm lại, có thể đánh cược rằng các biện pháp trừng phạt đó là phản tác dụng: nếu cứ nghe các cuộc khẩu chiến hiện nay thì sẽ thấy các biện pháp trừng phạt chỉ là biểu hiện của “phương án chính trị” để đối lập với “phương án quân sự” vì phương án chính trị, theo tuần tự, bao giờ cũng được thực hiện trước phương án quân sự. Dĩ nhiên, điều đó có nghĩa là để cho nước bị đặt trong tầm ngắm có đủ thời gian cần thiết để phát triển chương trình hạt nhân, các phương tiện mang và các cơ sở hạ tầng cần thiết để bảo vệ chúng. Nhưng không thể tấn công một nước chỉ đơn thuần vì cho họ cỏ ý đồ phát triển sức mạnh răn đe hạt nhân (vì điều này vừa trái với luật pháp quốc tế vừa không cho phép tạo ra được tính hợp pháp như dư luận mong muốn). Hơn nữa, sức ép kinh tế và chính trị giúp các nước bị đặt trong tầm ngắm luôn có được lợi thế của nạn nhân – vị thế mà đông đảo dân chúng chấp nhận khi họ sẵn sàng tin vào giả thiết mưu đồ.
Đúng là có thể lấy lý do là các giải pháp kỹ thuật này đã có tác dụng ở Libi. Tuy nhiên, mọi thứ dường như cho thấy bản thân ông Gaddafi không muốn có bom hạt nhân mà chỉ lấy đó làm thứ để đánh đổi. Khi bị cô lập trên trường quốc tế sau các vụ đánh bom chiếc máy bay DC-10 của hãng UTA trên bầu trời Lockerbie và phải chịu lệnh cấm vận, ông nghĩ rằng phát triển một “chương trình” hạt nhân sẽ giúp dỡ bỏ được các biện pháp trừng phạt này. Như vậy, trường hợp Nam Phi cũng là đặc biệt vì nước này đã từ bỏ trên cơ sở quyết tâm chính trị ở trong nước. Từ đó suy ra là phương án duy nhất cho đến nay cho phép “bẻ gẫy” việc thực hiện một chương trình hạt nhân vào mục đích quân sự là các vụ không kích vào các cơ sở hạt nhân chính của một nước vừa bắt đầu đi vào thực hiện chương trình đó – như Irắc năm 1981 và Xyri năm 2007. Không những nước tấn công có thể đưa bằng chứng mà cả chương trình hạt nhân cũng tiến những bước đủ để trở thành mục tiêu và chỉ có triệt hạ mới có thể làm chương trình đó chậm lại đáng kể. Trong hai trường hợp Irắc và Xyri, các nước thường thiên về sở hữu lò phản ứng hạt nhân – dĩ nhiên là bằng plutonium – hơn là, như trường hợp Iran, phát triển khả năng làm giàu, thực tế là rõ ràng nhưng cũng cho phép khẳng định khả năng đó được dùng cho một chương trình dân sự. Thế nhưng, Iran cũng hiểu rằng không thể phát triển được một chương trình như vậy nếu không tìm cách bảo vệ chương trình này. Đó là cả cái được và cái mất của việc nước này gia tăng sức mạnh của hải quân, tên lửa đạn đạo hay trong cuộc chơi liên minh/lệ thuộc của Iran với phong trào Hezbollah – vốn là những phần tử dùng để trả đũa mà cả Irắc năm 1981 lẫn Xyri năm 2007 đều không có được.
Thứ ba, nếu Iran đặc biệt đã chơi tốt cuộc chơi của mình thì chắc chắn nước này cũng phải xem xét lại quyết tâm chế tạo vũ khí hạt nhân của mình. Quyết tâm này đã có từ thời vua Iran, song sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, lại trở nên mạnh mẽ hơn khi các nhà nghiên cứu và bộ tham mưu quân sự cũng như chính trị kết luận rằng không thể trực diện đương đầu với sức mạnh của phương Tây. Như vậy, hạt nhân trở thành một giải pháp cho phép đặt nước này vào thế có khả năng răn đe. Qua đó, nhìn nhận Iran như một nước chưa chín về mặt chiến lược, sẵn sàng hy sinh vì vũ khí hạt nhân chỉ vì muốn dứt điểm với Ixraen, là nhãn quan vừa giản đơn vừa sai lầm. Chiến thuật “biển người” trong cuộc Chiến tranh Iran-Irắc (1980-1988), vốn minh chứng cho lập trường của một số nhà phân tích thiên về giả thiết “hy sinh vì hạt nhân”, là kết quả của sự lựa chọn giải pháp quân sự cũng như ý muốn áp đặt đàn áp chính trị ở trong nước nhằm buộc dân chúng phải chấp nhận cách mạng Hồi giáo. Hơn nữa, giả thiết chấp nhận cái chết vì hạt nhân này lại phủ nhận những việc rất thực về bản chất sức mạnh răn đe của Iran, những việc được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu và các nhà quân sự trong nước được nói đến trong công trình điều tra của Francois Géré về vấn đề này. Trong tất cả các trường hợp trên, vấn đề là bảo vệ cuộc cách mạng Hồi giáo chứ không phải là hy sinh. Với thời gian, cuộc cách mạng Hồi giáo đó rõ ràng cũng trở nên thực tế hơn lúc ban đầu…
Thứ tư, việc Iran sắp có được sức mạnh răn đe hạt nhân đặt ra một loạt vấn đề. Cả Ixraen và Iran đều có bom nguyên tử nên sẽ không sử dụng bom nguyên tử đế đánh nhau. Nhưng Ixraen vẫn luôn nói họ không phải là nước đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông. Như vậy, vấn đề chính thức hóa sự tồn tại kho vũ khí hạt nhân của Ixraen (rốt cuộc không ai tin rằng Ixraen không phải là một cường quốc hạt nhân) được đặt ra. Với điều chủ chốt là thế cân xứng, tình thế trong đó hai nước cùng ở trong thế cân bằng khi răn đe lẫn nhau.
Thế cân xứng đó dẫu sao cũng không phải không gây ra vấn đề vì việc Ixraen cố gắng chế tạo vũ khí chống tên lửa đặt ra vấn đề cổ điển về tấm lá chắn và thanh kiếm, trước hết đẩy Iran vào thế khó. Nhưng tài năng chiến lược của Têhêran không phải là đành chấp nhận duy nhất lựa chọn hạt nhân vì họ cũng có thể kích hoạt chiếc “đòn bẩy Hezbollah”, nằm ở ngay cạnh biên giới Ixraen. Nhưng cũng không ai nghĩ rằng Ten Avíp sẽ phá hủy Têhêran chỉ vì một vài quả rốckét bắn vào một số cơ sở của Ixraen… Khi khép mình trong biên giới của chính mình bởi một chiến lũy Maginot công nghệ, Ixraen đã tự đánh mất khả năng tự do xoay xở ở chính chỗ Iran triển khai một “chiến lược tiến lên” thật sự khuếch trương tối đa kha năng đó, trong khi vẫn tự bảo vệ được mình.
Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu
Giới quan sát cho rằng Ixraen, nước bị chia rẽ giữa phái ủng hộ hành động quân sự và phái chủ trương kiềm chế, đang đóng kịch vì cuộc chiến chống chương trình hạt nhân của Iran thực sự đã bắt đầu. Tuy không được tuyên bố với đúng nghĩa một cuộc chiến tranh, song hành động chiến tranh xem ra kín đáo hơn, và chắc chắn có sự phối hợp giữa các cơ quan tình báo của phương Tây, Ixraen và lực lượng đối lập ở Iran.
Theo ông Merzak Tigrine, chuyên gia phân tích của tờ “Liberté” (Angiêri), trước hết đó là cuộc chiến tranh thông tin, được tiến hành bởi các cơ quan tình báo quân sự và kinh tế của hai nước. Với sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo phương Tây, Ixraen cho rằng từ nay đến hết năm 2012, Iran có thể đạt được khả năng thực sự tiến hành thử hạt nhân, cụ thể là sau khi đưa vào hoạt động nhà máy Bushehr. Sau vụ ám sát một số chuyên gia hạt nhân Iran, vi rút Stuxnet tấn công các máy ly tâm ở Natanz làm giàu urani và hai vụ nổ tại các cơ sở liên quan đến các chương trình nhạy cảm này, mối nghi ngờ đổ dồn vào cơ quan tình báo Mossad của Ixraen.
Một vụ nổ không rõ nguyên nhân ngày 12/11/2011 tại một căn cứ quân sự gần Têhêran đã giết chết tướng Hassan Tehrani Moghadam, một trong những nhân vật chủ chốt của chương trình tên lửa đạn đạo. Căn cứ này được dùng làm nơi thử nghiệm và phát triển một loại nhiên liệu rắn tiên tiến dùng cho tên lửa. Các hình ảnh được một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Oasinhtơn công bố, cho thấy từng mảng tường của căn cứ này bị phá trụi trong vụ nổ.
Têhêran cho đó là một vụ tai nạn, song nhiều nhà phân tích cho đây có thể là kết quả một chiến dịch phá hoại của Mỹ hoặc Ixraen. Có người nói đến mối liên hệ giữa vụ nổ và chiếc máy bay không người lái tàng hình của Mỹ nằm trong tay Têhêran, cho rằng ở đây có “nỗ lực giám sát” các cơ sở vũ khí bị nghi ngờ của Iran. Một trong nhiều luận thuyết liên quan đến vụ nổ trên cho rằng căn cứ này có thể bị tấn công bằng một loại vũ khí có thể được phóng từ máy bay tàng hình, từ đó gây ra vụ nổ dữ dội.
Đây không phải là vụ phá hoại duy nhất không giải thích được. Ngày 28/11/2011, một vụ nổ khác xảy ra gần thành phố Ispahan. Têhêran phủ nhận tin nói vụ nổ xảy ra tại nhà máy làm giàu urani nằm gần thành phố này. Tuy nhiên, một số hình ảnh vệ tinh cho thấy có khói và cơ sở này bị phá hủy. Một số quan chức tình báo Iran nói chắc chắn một vụ nổ xảy ra ở đây.
Cùng ngày hôm đó, Bộ trưởng Tình báo Ixraen, Dan Meridor, tuyên bố với báo chí rằng có những nước áp đặt trừng phạt kinh tế, song cũng có những nước hành động bằng các phương thức khác để chống lại mối đe dọa hạt nhân Iran. Các vụ nổ nói trên tiếp theo vụ ám sát hai nhà khoa học hạt nhân lỗi lạc nhất của Iran cùng một vụ khác không thành hồi năm ngoái, được cho là tác phẩm của Mossad, cơ quan tình báo của Ixraen nổi tiếng với các hành động đó.
Đối với nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ và chuyên gia về Iran, vụ nổ ngày 12/11/2011 nằm trong khuôn khổ những “nỗ lực bí mật của Mỹ, Ixraen và một số nước khác nhằm loại bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo cửa Iran”. Nhà phân tích Patrick Clawson thuộc Viện Chính sách Cận Đông Oasinhtơn, không loại trừ khả năng đang diễn ra một chiến dịch ám sát và chiến tranh mạng cũng như một chiến dịch phá hoại nửa kín nửa hở.
Tuy nhiên, ngoài giả thiết theo đó các cơ quan tình báo nước ngoài lên kế hoạch, chỉ huy và thực hiện các chiến dịch bí mật, kiểu hành động phá hoại trên cần đạt đến một mức độ tinh vi nhất định, có nguồn tài chính và công nghệ, nhân viên tình báo, đồng thời ít có khả năng các chiến dịch này thành công mà không có sự hỗ trợ từ bên trong, nghĩa là một số cá nhân hay nhóm sẵn sàng phá hoại chế độ Têhêran.
Đối với chuyên gia phân tích Jacques Bénillouche, sau các vụ nổ nói trên, trong đó có vụ chỉ cách Têhêran 46 km, hướng có khả năng nhất, theo các nhà điều tra Iran, có thể là rất nguy hiểm đối với chế độ Têhêran, dường như có liên quan đến một hay nhiều nhân viên CIA hay Mossad trà trộn trong số các kỹ thuật viên để đặt lệnh gây nổ. Quan hệ giữa Mỹ vả Iran, vốn đã xung khắc, nay có nguy cơ xấu thêm với cuộc đấu liên quan đến chiếc máy bay không người lái tàng hình nằm trong tay Iran từ đầu tháng 11/2011. Mỹ đề nghị Iran trả lại, Iran muốn giữ.
Việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái tàng hình ở Apganixtan bị giới quan sát nghi ngờ vì Taliban và các phong trào nổi dậy khác không có công nghệ rađa. Điều này càng làm tăng những lời bàn tán theo đó Ápganixtan chỉ đơn thuần được dùng làm căn cứ cho máy bay không người lái thực hiện các chuyến bay thám thính ở Iran và Pakixtan.
Phân tích trên tạp chí “Mondialisation”, chuyên gia Oliver Campbell dẫn ý kiến của một nhóm chuyên gia gần gũi với giới quân sự và tình báo Mỹ, cho rằng câu chuyện chính thức về chiếc máy bay không người lái lạc vào không phận Iran là “đáng ngờ” và khẳng định Mỹ tiến hành các chiến dịch thu thập tình báo ở Iran từ nhiều năm nay. Nhóm này bày tỏ mối lo ngại theo đó Iran có thể đã có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay không
người lái tàng hình.
Từ lâu Mỹ tiến hành một chiến dịch RSR (tình báo, giám sát và do thám) rộng lớn ở Iran, đặc biệt để chụp ảnh các cơ sở hạt nhân, các đơn vị tên lửa đạn đạo và nỗ lực phát triển tên lửa, cũng như mạng lưới phòng không và trung tâm chỉ huy và kiểm soát của nước này. Ảnh chụp những chiếc RQ-170 đậu tại một căn cứ ở Kandahar (Ápganixtan) cho thấy chiếc máy bay này chắc chắn đã được sử đụng vào các nỗ lực này từ nhiều năm nay.
Danh sách các mục tiêu tình báo ở Iran cho thấy có sự chuẩn bị kỹ càng của Lầu Năm Góc và CIA để tiến hành chiến dịch chống các cơ sở hạt nhân của Iran. Trong trường hợp có không kích, các chiến dịch này sẽ xác định các mục tiêu phòng không và trung tâm chỉ huy quân sự. Chính quyền Obama tiếp tục nói rằng mọi giải pháp đều “nằm trên bàn”, có nghĩa là các cuộc không kích thầm lặng và chiến tranh.
“Chiến dịch RSR rộng lớn” đó rất có thể nhằm mục đích trước mắt là hỗ trợ công tác chuẩn bị cho cái có thể là một cuộc chiến tranh của Ixraen và Mỹ chống chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Iran.
Mạng Debka của Ixraen chuyên về tình báo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã “bí mật ra lệnh cho không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ chuyển một số lượng lớn quân đến hai hòn đảo chiến lược Socotra nằm trong Đại Tây Dương và Masirah, một hòn đảo của Ôman nằm ở lối ra vào phía Nam của eo biển Hormuz”. Sau khi đưa quân bằng máy bay từ căn cứ hải quân Diego Garcia ở bên cạnh đến các hòn đảo này, vào trung tuần tháng 2, Oasinhtơn hiện có khoảng 100.000 quân tại đây và lực lượng này đã sẵn sàng cho mọi tình huống. Người ta nói rằng đây là cuộc tập trung quân lớn nhất của cường quốc Mỷ trong khu vực kể từ sau cuộc xâm lược Irắc năm 2003, khi 100.000 quân được đưa đến Côoét trước khi nổ ra chiến tranh. Việc tập trung quân này diễn ra cùng lúc với các chiến dịch do thám, gây mất ổn định và ám sát thường được thực hiện bởi tổ chức Djound Allah, được cho là có mối liên hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Đầu tháng 3 tới, ba nhóm tàu tấn công với nòng cốt là các tàu sân bay của Mỹ cùng các tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp và Enterprise của Anh theo kế hoạch sẽ đến vịnh Pécxích và biển Ôman. Lực lượng đặc biệt, không quân và hải quân của liên quân cũng đã đến Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Lực lượng tác chiến hùng hậu này, chủ yếu là của Mỹ cộng với quân của Anh và Pháp, được quân đội Ixraen hỗ trợ với việc triển khai tàu ngầm trong khu vực từ nhiều tháng nay. Nhân viên tình báo của Mossad đang hoạt động trên thực địa. Các nhóm bán vũ trang bí mật đã được đưa vào Iran.
Arập Xêút cũng triển khai quân ở các vùng sản xuất dầu mỏ ở phía Đông vịnh Pécxích. Quân đội các nước Arập ở vùng Vịnh, được trang bị mạnh, nhưng trình độ tác chiến còn hạn chế, có thể sẽ được sử dụng để hỗ trợ hậu cần và dịch vụ cho lực lượng tác chiến triển khai ở vùng Vịnh và biển Đỏ.
Lực lượng đặc biệt Mỹ và đồng minh cũng như nhân viên tình báo hiện đang hoạt động trên lãnh thổ Iran. Máy bay tàng hình quân sự của Mỹ được sử dụng trong hoạt động do thám và gián điệp. Hơn nữa, quân đội được triển khai với số lượng lớn tại Trung Đông, chưa kể việc triển khai quân đồng minh rút từ Ápganixtan và Irắc về. Khoảng 9.000 lính Mỹ đã được đưa đến Ixraen để thử nghiệm nhiều hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống “Arrow” được phát triển với sự giúp đỡ của Mỹ nhằm đánh chặn tên lứa của Iran, số lính dự bị được triển khai ở Trung Đông cũng tăng đáng kể. Một số quân nhân dự bị thuộc Không quân Mỹ đang có mặt tại một số căn cứ quân sự ở Tây Nam Á (vịnh Pécxíclì).
Nòng cốt của lực lượng liên quân lần này chủ yếu không phải của Pháp, Anh hay Italia, mà được cho là của Thổ Nhĩ Kỳ, nước láng giềng mới đây còn giữ mối quan hệ hữu nghị với Xyri. Một quan chức cao cấp Nga cho biết Thổ Nhĩ Kỳ kình địch với Iran và có tham vọng lớn. Theo ông, Oasinhtơn và Ancara đang cùng nhau lên kế hoạch liên quan đến một số vùng cấm bay, nơi có thể thành lập và tập trung các đơn vị quân vũ trang
của lực lượng nổi dậy.
Mới đây, Tổng thống Obama đã gặp riêng ông Ehud Barak, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen, tại Oasinhtơn. Nhà phân tích chính trị Amir Oren cho rằng không nên đánh giá thấp cuộc gặp này vì nó diễn ra vào thời điểm thích họp với nội dung có thể tập trung vào vấn đề tấn công của Mỹ và Ixraen chống Iran. Ông mô tả cuộc họp này là “đèn xanh’’ để Ixraen tiến hành chiến tranh chống Iran.
Trong lúc đó, Oasinhtơn, Luân Đôn, Brúcxen và Ten Avíp tiên hành các hoạt động gây mất ổn định đặc biệt nhằm bóp nghẹt Iran về phương diện ngoại giao, kinh tế và tài chính. Chuyên gia Olivier Campbell cho rằng công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến đang đi vào giai đoạn tích cực và một cuộc chiến tranh không tuyên bố đã thực sự bắt đầu.
Ngòi nổ chiến tranh thế giới thứ ba chăng?
Sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đầu tháng 11/2011 công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran, nhiều người cho đó là do Mỹ yêu cầu để có lý do can thiệp vào Iran. Nga và Trung Quốc công khai chống lại giả thiết này. Liệu có thể nghĩ rằng vấn đề Iran có thể trở thành yếu tố phát động chiến tranh thế giới lần thứ ba không? Ông Bernard Hourcade, Giám đổc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu “Thế giới Iran” và từng là Giám đốc Viện nghiên cứu về Iran từ 1978 đến 1993, trả lời phỏng vấn tạp chí “Đại Tây Dương” về vấn đề này như sau.
Hỏi: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã công bố báo cáo về chương trình hạt nhân Iran. Liệu bản báo cáo đó có cung cấp cho Mỹ cái để minh chứng cho một cuộc tấn công vào Iran không?
Trả lời: Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran, cho đù là cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm, song bất luận trong trường hợp nào cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc phát động một cuộc xung đột, thậm chí trong toàn khu vực. Cách đây một năm, trước khi nổ ra “Mùa Xuân Arập”, quả bom nguyên tử Iran chắc đã được thả xuống Ten Avíp rồi. Tất cả các chuyên mục của tất cả các tờ báo đều thông báo thảm họa đã đến sát nút rồi. Rồi “Mùa Xuân Arập” tràn đến… và thảm họa đó không còn cấp bách như vậy nữa. Nếu nghiêm trọng đến như vậy, vấn đề hạt nhân Iran đã phải được nói đến nhiều trong những tháng gần đây. Nhóm G20 trong thời gian qua đã cho thấy chiến tranh thế giới thứ ba có thể nổ ra từ quần đao Caimans hơn là từ Iran, vì các thiên đường thuế có thể gây ra những đối nghịch rất rõ rệt giữa Bắc và Nam.
Hỏi: Iran tố cáo IAEA bị Mỹ sử dụng như một công cụ. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Trả lời: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế có thể ít thân thiện với Iran hơn so với dưới thời ông el Barađei. Nhưng cho dù tất cả đều tìm cách sử dụng thể chế này như một công cụ, thì tính độc lập của cơ quan này, theo tôi, là không thể bị xem xét lại. Thậm chí cũng không nên nói là Mỳ có điều kiện thích hợp nhất để sử dụng IAEA như một công cụ.
Hỏi: Ixraen đứng ở tuyến đầu trong chiến dịch chống chương trình hạt nhân của Iran. Một cuộc can thiệp có thể có chống Iran liệu có nhận được sự đồng thuận của toàn dân Ixraen không?
Trả lời: Đối với người Ixraen, vấn đề Iran là một vấn đề có thể được đặt ngang hàng với vấn đề Palextin Ngay ở Ixraen cũng có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Các cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Mossad và một số cựu tướng lĩnh Ixraen cũng từng tuyên bố rằng một cuộc tấn công chống Iran sẽ là hành động tự vẫn. vấn đề Palextin, trong đó Iran tham gia kể từ khi trở thành nước Cộng hòa Hồi giáo, nhận được sự đồng thuận của cả thế giới Hồi giáo. Điều đó thể hiện rõ ở Tuynidi, nơi các nhà lãnh đạo mới khẳng định rằng mối quan hệ với Ixraen phải được xem xét lại vì Ixraen là một Nhà nước bất hợp pháp. Đây chỉ là sự lặp lại dư luận của dân chúng. Nói cách khác, tấn công Iran vào lúc này có thể sẽ gây ra một làn sóng phản đối trong cả thế giới Arập. Một hiệu ứng đôminô rất sâu rộng có thể sẽ khiến chính phủ các nước, cụ thể là Ai Cập, phải chạy theo một phong trào của dân chúng có sự đồng thuận cao.
Đối với Ixraen, vấn đề bây giờ là duy trì sức ép đối với Iran và nói với các nước “lớn”, những nước với bất kỳ giá nào cũng không muốn có một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực, phải làm một điều gì đó và áp dụng biện pháp trừng phạt chống Iran. Nói cách khác, ý nói ở đây là: “Nếu các ngài không làm gì thì chúng tôi sẽ làm điều gì đó. Đừng để chúng tôi làm gì, nếu không muốn chúng tôi gây ra điều bất hạnh.”
Hỏi: Mỹ có thể cho phép tấn công Iran không?
Trả lời: Cho dù ở Mỹ, muốn thắng cử phải thiên về Ixraen hơn cả người Ixraen, song gây ra một cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông trong lúc Tổng thống Barack Omaba đã hứa rút lính Mỹ khỏi Ápganixtan, có thể sẽ là tham họa. Đối với ông, làm như vậy không phải là tự bắn yào chân mình nữa, mà là tự bắn vào đầu mình. Điều quan trọng đối với Mỹ là phải nói rằng Iran phải được kiểm soát, phải bị trừng phạt… Các biện pháp trừng phạt là một bài học để làm yên lòng những người thích chiến tranh chỉ muốn tiến hành một cuộc can thiệp bằng quân sự.
Hỏi: Nga và Trung Quốc luôn tỏ ra nghi ngại về một cuộc can thiệp vào Iran. Liệu đó có phải chỉ là cách để một lần nữa chống lại Mỹ không?
Trả lời: Nga biết rằng Iran là một cường quốc. Họ nghĩ rằng Iran sẽ phải có chỗ đứng trong Nhóm G20, nhờ dân số, dầu mỏ, năng lực công nghiệp và sức mạnh trong khu vực của mình. Họ biết rất rõ rằng đầu tư thực sự cần làm ở đây là tìm biện pháp để Iran thoát ra được khỏi tình thế khó khăn. Tất cả đều cảm thấy rõ rằng với cuộc bầu cử ở Mỹ và Iran, quân bài lại sắp được chia một lần nữa. Phải tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng Iran. Để làm được điều này, cán cân lực lượng phải chắc chắn và Iran phải tìm được chỗ đứng trong cộng đồng các dân tộc, kể cả với điều kiện cực kỳ khắt khe.
Đối với Nga, vấn đề ở đây mang ý nghĩa địa chính trị to lớn, nhưng cũng có cả chuyện “làm ăn” nữa Iran là một đối tác thương mại quan trọng. Có hàng tỷ đôla đầu tư tiềm tàng có thể rót được vào nước này. Kiểm soát các nước cộng hòa ở phía Nam nước Nga cũng là một cuộc chơi. Điều quan trọng đối với Nga là Iran phải là một nước đồng minh và yên bình.
Đối với Trung Quốc, Iran là một trạm trung chuyển tuyệt vời để bước chân vào khu vực Trung Đông. Hiện nay, vấn đề trước hết là làm ăn, nhưng cũng có thể rất nhanh chuyển thành vấn đề chính trị.
Hỏi: Tổng thống Iran, Mahmud Admadinejad, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến Mỹ, theo đó họ có khả năng đương đầu với Mỹ trong trường hợp xảy ra tấn công quân sự. Liệu như vậy có phải là đổ thêm dầu vào lửa không?
Trả lời: Bạn có nghĩ rằng một vị tổng thống, dù người đó là ai, sẽ không đáp trả lại khi một Nhà nước láng giềng thông báo họ sẵn sàng ném bom nước mình hay không? Tổng thống Ahmadinejad đã đáp lại một cách lôgích rằng nếu bị tấn công, ông ta sẽ đánh trả. Đó là điều sơ đẳng nhất đối với bất kỳ một vị tổng thống nào biết tự trọng và không muốn bị mất mặt trước dân tộc mình. Hơn nữa, Tổng thống Ahmadinajad biết rất rõ rằng một cuộc chiến tranh sẽ là rất tai hại đối với nước Mỹ, do đó ông có thể cho phép mình nói những câu như vậy.
Mỹ có thể áp dụng kịch bản Nam Tư
Một số đơn vị của Hải quân Mỹ đang tập trung ở gần bờ biển Iran và từ tháng 11/2011 có nhiều tin nói về một chiến dịch quân sự nhằm vào cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Điểm chung và sự khác biệt giữa cuộc chiến tranh có thể xảy ra này và các chiến dịch đã diễn ra ở Irắc và Nam Tư là gì? Mục đích của các chiến dịch này là như thế nào và hậu quả sẽ ra sao? Nhà phân tích Konstantin Bogdanov đưa ra trên tạp chí “Mondialisation” một số lập luận và phân tích có thể soi sáng thêm các vấn đề này.
Nếu một chiến dịch như vậy được tiến hành, nước tấn công sẽ có ý định tránh tối đa va chạm bằng cách sử dụng không kích và tên lửa hành trình, dựa vào thông tin có được nhờ các phương tiện thu thập tình báo hiệu quả và sự vượt trội nói chung về phương thức kiếm soát liên quân trên chiến trường ngoại biên.
Các nước đồng minh chắc chắn sẽ không tung ra chiến dịch trên bộ. Mỹ không có đủ lực lượng, cũng không nhận được sự ủng hộ về chính trị của dân chúng ở trong nước để làm việc đó. Iran là một đối thủ ngoan cố và sẽ khó đánh thắng được kẻ thù đó trên bộ (so với Irắc năm 1991 hay năm 1993). Chỉ có một nhà chính trị muôn tự sát – nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama, lại không phải là người như vậy – mới có ý định tổ chức đưa về nước liên tục số quan tài của lính Mỹ chết trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Đó là lý do giải thích tại sao sẽ không diễn ra một chiến dịch quân sự trên bộ chống Iran. Trường hợp ngoại lệ duy nhất có thể là tung biệt kích vào tiến hành nhiệm vụ trinh sát sâu trong lãnh thổ nước này để đánh dấu các cơ sở chiến lược cho không quân ném bom và tiến hành các chiến dịch phá hoại.
Trên thực tế, tất cả sức nặng của chiến dịch sẽ dựa vào không quân: dưới hình thức một cuộc chiến bằng không quân theo nguyên lý đánh rồi rút. Sau chiến dịch “rất tinh tế” của các đồng minh Anh và Pháp ở Libi, Mỹ có thể muốn cho thế giới thấy họ đã học được những gì từ sau cuộc chiến tranh Irắc bắt đầu từ năm 2003.
Thời đó, không quân Mỹ đã bắt đầu được trang bị vũ khí do vệ tinh dẫn đường (JDAM). Đây thực sự là một phương tiện không tốn kém cho phép biến loại bom cổ điển thả từ máy bay thành một thứ vũ khí có độ chính xác cao. Và cũng vào thời kỳ đó họ đã bắt đầu chuyển sang chế tạo các thiết bị dẫn đường đồng bộ, đánh dấu mục tiêu và trinh sát thực địa. Máy bay không người lái từ đó cũng bắt đầu đóng vai trò quan trọng.
Chiến dịch quân sự có khả năng diễn ra ở Iran có thể sẽ giống như chiến dịch do NATO tiến hành ở Nam Tư vào mùa Xuân năm 1999. Các cuộc không kích từ năm 1993 đến năm 1998 ở Irắc là rất hạn chế và phần lớn là các chiến dịch tiêu trừ. Các trận không kích chớp nhoáng trong các năm 1991 và 1993 chủ yếu để phục vụ các chiến dịch trên bộ diễn ra ngay sau đó.
Tuy nhiên, không giống như ở Nam Tư – nước lúc đó cần phải đánh gục về phương diện chính trị, trong trường hợp Iran hiện nay, cần phải giải quyết một số vấn đề quân sự cụ thể nhằm phá hủy tiềm năng quân sự và công nghiệp của nước này. Iran sẽ không phất cờ trắng sau một vài cú đòn đau mà trái lại, sẽ trở nên hung tợn hơn.
Theo kinh nghiệm có được từ các chiến dịch không kích ở Nam Tư và Irắc, phương tiện phòng không, sân bay và căn cứ tên lửa đạn đạo sẽ là những mục tiêu hàng đầu. Hạm đội tàu chiến của Iran và số tên lửa chống hạm bố trí dọc bờ biến sẽ là mục tiêu đầu tiên bị không kích. Sau đó, cuộc tấn công sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và năng lượng cốt tủy đặc biệt là các nhà máy sản xuất nhiên liệu, được coi là mục tiêu cơ bản. Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ, nhưng trong nhiều năm thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng vì 45% nhu cầu nhiên liệu trong nước phải nhập từ các nước láng giềng. Nỗ lực khắc phục tình trạng này trong thời kỳ 2009-2010 giúp nước này sản xuất được một số chế phẩm dầu mỏ với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước được quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, sự yếu kém của ngành công nghiệp hóa dầu vẫn là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế của Iran.
Hạ tầng thuộc chương trình hạt nhân Iran là mục tiêu trọng tâm trong số các mục tiêu trên và sẽ bị đánh phá quyết liệt, nhưng không nhất thiết ngay trong đợt không kích đầu tiên. Như vậy, cơ sở Natanz và lò phản ứng chưa hoàn thành ở Arak có thể bị ném bom thông minh. Nhà máy điện nguyên tử Bushehr ít có khả năng bị tấn công trực tiếp mặc dù có thể giả thiết rằng triệt phá nguồn nhiên liệu cung ứng sẽ khiến nhà máy này ngừng hoạt động.
Nhưng mục tiêu tối thượng lại nằm ngầm dưới đất, gần thành phố Qom. Đó là cơ sở làm giàu Fordo, một công trình quy mô đồ sộ nằm sâu trong lòng đất, được khởi công xây dựng từ năm 2007 và khánh thành năm 2011. Hiện nay, mọi công đoạn sản xuất urani làm giàu 19,75% của Iran đã được chuyển đến Fordo. Trước đây, công việc này được tiến hành ở Natanz, nhưng các nhà lãnh đạo Iran cho rằng cơ sở này không đảm bảo an toàn nếu bị không kích, trong khi cơ sở ngầm ở Fordo bảo đảm hơn nhiều.
Ixraen thường than phiền với Oasinhtơn về việc thiếu tên lửa không đối đất, có thể phá hủy các mục tiêu nằm sâu dưới đất, qua đó công khai ám chỉ có thể sử đụng loại vũ khí này để tấn công Iran. Mỹ có cả một loạt vũ khí được thiết kế vào mục đích đó. Kinh khủng nhất trong sô đó là GBU-57 MOP, một loại bom xuyên phá hầm ngầm nặng 13,6 tấn được chở bằng máy bay ném bom hạng nặng B-52 và máy bay tàng hình B-2. Theo một số nguồn tin mở, bom GBU-57 có khả năng khoan sâu tới 60 mét. Loại bom này có thể xuyên tới 40 mét dưới lòng đất hoặc nông hơn nếu gặp đá rắn. Theo một số nghiên cứu của chuyên gia Mỹ, nhà máy ở Fordo có thể nằm ở độ sâu 80 mét, thậm chí sâu hơn.
Kể cả những người ủng hộ không kích cũng tỏ ra nghi ngờ mức độ thành công của loại bom này. Người ta đưa ra các khái niệm không kích khác nhau vào cùng một nơi nhờ xác định chính xác mục tiêu, nhưng tất cả đều gặp phải cùng một vấn đề: đó là không ai biết cấu trúc bên trong của cơ sở Fordo là như thế nào.
Không kích ồ ạt cơ sở Fordo có thể chặn được các lối ra của cơ sở này, phá hủy các hệ thống cung cấp điện và hạ tầng giao thông ở xung quanh. Muốn vậy phải dùng vũ khí có độ chính xác cao như JDAM và tên lửa hành trình Tomahawk vốn là thứ vũ khí truyền thống của loại hình chiến tranh này. Tuy nhiên, năng lực sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp. Để đạt kết quả mỹ mãn hơn, cần có được may mắn khác thường, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW), hoặc đưa được biệt kích vào bên trong.
May mắn là một yếu tố không thể lường trước được và rối rắm. Sử dụng vũ khí TNW có thể giải quyết được vấn đề cơ sở Fordo, nhưng lại gây ra nhiều phức tạp (về phương diện kỹ thuật cũng như về cấp độ “chiến lược tổng thể”).
Biệt kích và thành công của họ cũng là một dấu hiệu nhìn chung là rối rắm: không biết chiến dịch sẽ thành công hay thất bại và trong mọi trường hợp, quân tinh nhuệ cũng cần có phương tiện chiến đấu thích hợp cho một chiến dịch phá hoại có thể thực hiện được. Điều duy nhất được nghĩ đến trong số các phương tiện ít nhiều có bảo đảm là vũ khí hạt nhân xách tay, nhưng điều đó một lần nữa lại đưa chúng ta trở lại câu chuyện về những cây nến.
Tình thế lúc này đúng là kỳ lạ. Chiến dịch trên bộ chống Iran là không thể, còn chiếm đóng nước này lại là chuyện viễn tưởng. Không kích ồ ạt có khả năng triệt phá tiềm năng công nghiệp của cường quôc Ba Tư, này nhưng có thể là không đủ để giải quyết vĩnh viễn vấn đề hạt nhân Iran.
Một chiến dịch không kích quy mô lớn chống Iran có thể sẽ làm chậm lại vài năm chương trình hạt nhân của nước này. Theo nghĩa đó, một chiến dịch tiềm tàng có khả năng được coi là thành công. Tuy nhiên, khó có thể đánh giá hậu quả có thể xảy ra từ một cuộc can thiệp bằng vũ lực như vậy vào công việc nội bộ của một nước thủ lĩnh khu vực.
Việc Mỹ sử dụng Hạm đội V để tấn công Iran sẽ. đẩy toàn khu vực vào một cuộc chiến tranh. Iran sẽ không chịu ngồi khoanh tay và không ngần ngại đánh trả cũng như tấn công các lợi ích của Mỹ ở khắp nơi. Nhiều điều bất ngờ sẽ xảy ra, kể cả một cuộc đối đầu quân sự kể từ 20 năm trở lại đây. Hơn nữa, Iran có phương tiện để tự vệ.
Iran không giống như Ápganixtan hay Irắc. Irắc có một kho vũ khí được mua từ châu Âu và Mỹ. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ chừng hai tiếng đồng hồ, tất cả máy móc và phương tiện điện tử của nước này bị phá hoại. Trong khi đó Iran có vũ khí của riêng mình, được sản xuất ở trong nước, trong đó loại tên lửa Shahab-3 không bị các phương tiện điện tử chi phối. Iran có nhiều giải pháp, kể cả vị trí địa lý và ảnh hưởng trong khu vực.
Tình hình đó chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả rất tiêu cực. Vùng Trung Đông vốn không ổn định do đang bị làn gió “Mùa Xuân Arập” tràn qua, có thể sẽ phải gánh chịu một tổn thất làm cho con tàu bị lật nghiêng. Các phần tử Hồi giáo cực đoan lúc đó sẽ quét sạch các Nhà nước quân chủ bảo thủ ở vùng Vịnh như những lâu đài cát (vì các nước này có lập trường thân Mỹ), cũng như các nước thế tục cuối cùng ở Trung Đông (Xyri, Gioócđani, Côoét) và các chính phủ chuyển tiếp còn yếu thuộc các liên quân cách mạng (Ai Cập, Yemen).
Tình hình bùng nổ như vậy ở một khu vực có thể được gọi đúng tên là điểm yếu của thế giới, liệu có xứng với cái giá phải trả để làm chậm lại 5-6 năm chương trình hạt nhân của Iran không? Mỹ có rất ít cơ may để thắng Iran, nhưng phá hoại một cách vụng về nhiều thập kỷ thực hiện chính sách của chính mình ở khu vực này là việc dễ thực hiện hơn nhiều trong điều kiện này.
Những câu trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo thường kỳ như thế này của người phát ngôn Bộ Ngoại giao … thiết tưởng đối với dân chúng đã hết “ép phê” từ lâu rồi!
Khi bị nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, làm nhục quốc thể, thì các nước có chủ quyền và có danh dự trên thế giới người ta phải có những động tác ngoại giao gì thưa Bộ Ngoại giao và thưa Chính phủ?
Chiến thuật võ mồm và “đánh trận giả” không còn mảy may trọng lượng nào bên cạnh những chuyến đi thăm liên tục của các cấp lãnh đạo với những lời tuyên bố và những bản ký kết làm nhân dân thất vọng, những sinh hoạt văn hoá có mùi xu nịnh, những cờ Trung quốc thêm sao, và nhất là những hoạt động lấn chiếm, khiêu khích của “ông bạn vàng” vẫn diễn ra không gì ngăn cản theo chương trình đã định.
Nếu thực tình muốn cảnh cáo và chặn tay xâm lược, xin hãy thể hiện bằng những hành động cụ thể, chẳng hạn như:
- Đẩy mạnh liên kết với các nước khác trên Biển Đông để đấu tranh với mộng bành trướng của Trung Quốc.
- Để cho nhân dân được biểu tình thể hiện rõ ý chí và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam (rất hoà bình!). Thả ngay những người bị tù bị giam chỉ vì hoạt động chống xâm lược như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, vân vân…
- Trong những cuộc gặp gỡ cấp cao, phía Việt Nam không bao giờ ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt nữa; trái lại nếu cần phải nói rõ những hành động của phía Trung Quốc đã khiến cho những lời ấy chỉ còn ý nghĩa mỉa mai.
- Nếu cần, sẵn sàng dùng thực lực để chặn tay kẻ cướp, nhất là trong những trường hợp chúng tỏ ra quá trắng trợn (như vụ cắt cáp tàu Bình Minh). Luận điểm “ta yếu nên phải khéo, phải mềm” trên thực tế đã trở thành một phép NGUỴ BIỆN không thể chấp nhận.
- Vân vân.
Nếu không thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước bằng những hành động như thế, tránh sao đầy người dân vào chỗ ngờ vực rằng trên thực tế trò “diễn biến hoà bình” (thật sự là mẹo xâm lược hoà bình) của ông bạn Đại Hán lại được nhà nước ta để mặc cho tự tung tự tác! Chẳng lẽ cái “ổ Đại bàng” của một dân tộc từng phá Tống bình Nguyên, được xây đắp bằng xương bằng máu của bao anh hùng liệt sĩ nay con cháu xuôi tay cho ngoại bang mỗi ngày một gặm nhấm, cho lâu dần biến thành cái “tổ con chim chích” hay sao?
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
XUNG QUANH CUỘC KHỦNG HOẢNG HẠT NHÂN IRAN
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ tư, ngày 22/2/2012
(phần 2)
TTXVN (Angiê 14/2)
Ixraen và Iran răn đe lẫn nhau
Căng thẳng gia tăng giữa Iran và Mỹ sau khi Iran thông báo lần đầu tiên thử nghiệm thanh nhiên liệu hạt nhân. Nhưng ông Josephe Henrotin, Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng & An ninh quốc tế”, đánh giá chương trình hạt nhân của Iran gây lo ngại không những cho Mỹ mà cả đồng minh Ixraen của Mỹ, khiến nước này phải đứng lên tuyến đầu trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Iran sở hữu bom nguyên tử.
Theo báo cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Têhêran thực tế đã đạt đến khả năng chế tạo từ một đến hai quả bom hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng nữa. Một trung tâm thử nghiệm ngầm dưới đất có thể đã được xây dựng ở Parchin. Nga và Trung Quốc gây áp lực với IAEA – khi yêu cầu cơ quan này đưa một số bằng chứng (về việc lắp đặt đầu đạn hạt nhân trên tên lửa Shahab-3) vào mục phụ trương chứ không để ở trong báo cáo chính. IAEA, cho đến nay tỏ ra thận trọng, đã chính thức đưa ra lập trường về vấn đề hạt nhân Iran mà nước này vẫn cho là chỉ có tính chất dân sự. ít ngày trước khi báo cáo này được công bố, Ixraen dọa tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong khi Ngoại trưởng Pháp, Alain Juppe, coi phương án cuối cùng này là “hoàn toàn gây mất ổn định”. Chuyên gia Josephe Henrotin đưa ra trên tạp chí “Đại Tây Dương” bốn điểm đáng lưu ý sau.
Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Ixraen dọa tấn công Iran vì giả thiết này thường được nêu ra mỗi khi việc gia tăng trừng phạt Iran được đề cập đến. Vấn đề còn lại là phương án tấn công gặp nhiều khó khăn, trước hết là liên quan đến việc lên kế hoạch vì các cuộc tấn công như vậy nếu như có thể thực hiện được về phương diện kỹ thuật thì nay dường như không còn chắc chắn nữa. Chất U235 làm giàu được Iran sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu trên các hệ thống cần thiết để chế tạo bom hạt nhân, chắc chắn không còn được để ở Natanz nữa. số cơ sở hạt nhân đã tăng lên nhiều so với trước đây. Lực lượng không quân Ixraen một mình không thể tấn công tất cả các cơ sở đó được (trong khi dường như không nước nào sẵn sàng giúp). Hơn nữa, Têhêran có phương tiện trả đũa cần thiết có khả năng răn đe Ixraen bằng nhiều phương thức tác chiến khác nhau (sử dụng các phong trào Hezbollah và Hamas, đe dọa trực tiếp phong tỏa eo biển Hormuz sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa vào thực hiện…). Thủ tướng Ixraen như vậy sẽ ở trong tình thế chỉ nói để mà nói.
Thứ hai, vấn đề hiệu quả của các biện pháp trừng phạt được đặt ra. Áp lực và trừng phạt từ bên ngoài không thuyết phục được Bắc Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân, lại càng không thuyết phục được Iran, từ đó cho thấy những gì đã được thực hiện về mặt khoa học chính trị cho thấy tính hiệu quả thấp của các biện pháp trừng phạt kinh tế. cấm vận và các áp lực khác cũng không có tác dụng đối với một nước chấp nhận hy sinh để có được khả năng mà họ cho là tối cần thiết để tồn tại. Tóm lại, có thể đánh cược rằng các biện pháp trừng phạt đó là phản tác dụng: nếu cứ nghe các cuộc khẩu chiến hiện nay thì sẽ thấy các biện pháp trừng phạt chỉ là biểu hiện của “phương án chính trị” để đối lập với “phương án quân sự” vì phương án chính trị, theo tuần tự, bao giờ cũng được thực hiện trước phương án quân sự. Dĩ nhiên, điều đó có nghĩa là để cho nước bị đặt trong tầm ngắm có đủ thời gian cần thiết để phát triển chương trình hạt nhân, các phương tiện mang và các cơ sở hạ tầng cần thiết để bảo vệ chúng. Nhưng không thể tấn công một nước chỉ đơn thuần vì cho họ cỏ ý đồ phát triển sức mạnh răn đe hạt nhân (vì điều này vừa trái với luật pháp quốc tế vừa không cho phép tạo ra được tính hợp pháp như dư luận mong muốn). Hơn nữa, sức ép kinh tế và chính trị giúp các nước bị đặt trong tầm ngắm luôn có được lợi thế của nạn nhân – vị thế mà đông đảo dân chúng chấp nhận khi họ sẵn sàng tin vào giả thiết mưu đồ.
Đúng là có thể lấy lý do là các giải pháp kỹ thuật này đã có tác dụng ở Libi. Tuy nhiên, mọi thứ dường như cho thấy bản thân ông Gaddafi không muốn có bom hạt nhân mà chỉ lấy đó làm thứ để đánh đổi. Khi bị cô lập trên trường quốc tế sau các vụ đánh bom chiếc máy bay DC-10 của hãng UTA trên bầu trời Lockerbie và phải chịu lệnh cấm vận, ông nghĩ rằng phát triển một “chương trình” hạt nhân sẽ giúp dỡ bỏ được các biện pháp trừng phạt này. Như vậy, trường hợp Nam Phi cũng là đặc biệt vì nước này đã từ bỏ trên cơ sở quyết tâm chính trị ở trong nước. Từ đó suy ra là phương án duy nhất cho đến nay cho phép “bẻ gẫy” việc thực hiện một chương trình hạt nhân vào mục đích quân sự là các vụ không kích vào các cơ sở hạt nhân chính của một nước vừa bắt đầu đi vào thực hiện chương trình đó – như Irắc năm 1981 và Xyri năm 2007. Không những nước tấn công có thể đưa bằng chứng mà cả chương trình hạt nhân cũng tiến những bước đủ để trở thành mục tiêu và chỉ có triệt hạ mới có thể làm chương trình đó chậm lại đáng kể. Trong hai trường hợp Irắc và Xyri, các nước thường thiên về sở hữu lò phản ứng hạt nhân – dĩ nhiên là bằng plutonium – hơn là, như trường hợp Iran, phát triển khả năng làm giàu, thực tế là rõ ràng nhưng cũng cho phép khẳng định khả năng đó được dùng cho một chương trình dân sự. Thế nhưng, Iran cũng hiểu rằng không thể phát triển được một chương trình như vậy nếu không tìm cách bảo vệ chương trình này. Đó là cả cái được và cái mất của việc nước này gia tăng sức mạnh của hải quân, tên lửa đạn đạo hay trong cuộc chơi liên minh/lệ thuộc của Iran với phong trào Hezbollah – vốn là những phần tử dùng để trả đũa mà cả Irắc năm 1981 lẫn Xyri năm 2007 đều không có được.
Thứ ba, nếu Iran đặc biệt đã chơi tốt cuộc chơi của mình thì chắc chắn nước này cũng phải xem xét lại quyết tâm chế tạo vũ khí hạt nhân của mình. Quyết tâm này đã có từ thời vua Iran, song sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, lại trở nên mạnh mẽ hơn khi các nhà nghiên cứu và bộ tham mưu quân sự cũng như chính trị kết luận rằng không thể trực diện đương đầu với sức mạnh của phương Tây. Như vậy, hạt nhân trở thành một giải pháp cho phép đặt nước này vào thế có khả năng răn đe. Qua đó, nhìn nhận Iran như một nước chưa chín về mặt chiến lược, sẵn sàng hy sinh vì vũ khí hạt nhân chỉ vì muốn dứt điểm với Ixraen, là nhãn quan vừa giản đơn vừa sai lầm. Chiến thuật “biển người” trong cuộc Chiến tranh Iran-Irắc (1980-1988), vốn minh chứng cho lập trường của một số nhà phân tích thiên về giả thiết “hy sinh vì hạt nhân”, là kết quả của sự lựa chọn giải pháp quân sự cũng như ý muốn áp đặt đàn áp chính trị ở trong nước nhằm buộc dân chúng phải chấp nhận cách mạng Hồi giáo. Hơn nữa, giả thiết chấp nhận cái chết vì hạt nhân này lại phủ nhận những việc rất thực về bản chất sức mạnh răn đe của Iran, những việc được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu và các nhà quân sự trong nước được nói đến trong công trình điều tra của Francois Géré về vấn đề này. Trong tất cả các trường hợp trên, vấn đề là bảo vệ cuộc cách mạng Hồi giáo chứ không phải là hy sinh. Với thời gian, cuộc cách mạng Hồi giáo đó rõ ràng cũng trở nên thực tế hơn lúc ban đầu…
Thứ tư, việc Iran sắp có được sức mạnh răn đe hạt nhân đặt ra một loạt vấn đề. Cả Ixraen và Iran đều có bom nguyên tử nên sẽ không sử dụng bom nguyên tử đế đánh nhau. Nhưng Ixraen vẫn luôn nói họ không phải là nước đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông. Như vậy, vấn đề chính thức hóa sự tồn tại kho vũ khí hạt nhân của Ixraen (rốt cuộc không ai tin rằng Ixraen không phải là một cường quốc hạt nhân) được đặt ra. Với điều chủ chốt là thế cân xứng, tình thế trong đó hai nước cùng ở trong thế cân bằng khi răn đe lẫn nhau.
Thế cân xứng đó dẫu sao cũng không phải không gây ra vấn đề vì việc Ixraen cố gắng chế tạo vũ khí chống tên lửa đặt ra vấn đề cổ điển về tấm lá chắn và thanh kiếm, trước hết đẩy Iran vào thế khó. Nhưng tài năng chiến lược của Têhêran không phải là đành chấp nhận duy nhất lựa chọn hạt nhân vì họ cũng có thể kích hoạt chiếc “đòn bẩy Hezbollah”, nằm ở ngay cạnh biên giới Ixraen. Nhưng cũng không ai nghĩ rằng Ten Avíp sẽ phá hủy Têhêran chỉ vì một vài quả rốckét bắn vào một số cơ sở của Ixraen… Khi khép mình trong biên giới của chính mình bởi một chiến lũy Maginot công nghệ, Ixraen đã tự đánh mất khả năng tự do xoay xở ở chính chỗ Iran triển khai một “chiến lược tiến lên” thật sự khuếch trương tối đa kha năng đó, trong khi vẫn tự bảo vệ được mình.
Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu
Giới quan sát cho rằng Ixraen, nước bị chia rẽ giữa phái ủng hộ hành động quân sự và phái chủ trương kiềm chế, đang đóng kịch vì cuộc chiến chống chương trình hạt nhân của Iran thực sự đã bắt đầu. Tuy không được tuyên bố với đúng nghĩa một cuộc chiến tranh, song hành động chiến tranh xem ra kín đáo hơn, và chắc chắn có sự phối hợp giữa các cơ quan tình báo của phương Tây, Ixraen và lực lượng đối lập ở Iran.
Theo ông Merzak Tigrine, chuyên gia phân tích của tờ “Liberté” (Angiêri), trước hết đó là cuộc chiến tranh thông tin, được tiến hành bởi các cơ quan tình báo quân sự và kinh tế của hai nước. Với sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo phương Tây, Ixraen cho rằng từ nay đến hết năm 2012, Iran có thể đạt được khả năng thực sự tiến hành thử hạt nhân, cụ thể là sau khi đưa vào hoạt động nhà máy Bushehr. Sau vụ ám sát một số chuyên gia hạt nhân Iran, vi rút Stuxnet tấn công các máy ly tâm ở Natanz làm giàu urani và hai vụ nổ tại các cơ sở liên quan đến các chương trình nhạy cảm này, mối nghi ngờ đổ dồn vào cơ quan tình báo Mossad của Ixraen.
Một vụ nổ không rõ nguyên nhân ngày 12/11/2011 tại một căn cứ quân sự gần Têhêran đã giết chết tướng Hassan Tehrani Moghadam, một trong những nhân vật chủ chốt của chương trình tên lửa đạn đạo. Căn cứ này được dùng làm nơi thử nghiệm và phát triển một loại nhiên liệu rắn tiên tiến dùng cho tên lửa. Các hình ảnh được một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Oasinhtơn công bố, cho thấy từng mảng tường của căn cứ này bị phá trụi trong vụ nổ.
Têhêran cho đó là một vụ tai nạn, song nhiều nhà phân tích cho đây có thể là kết quả một chiến dịch phá hoại của Mỹ hoặc Ixraen. Có người nói đến mối liên hệ giữa vụ nổ và chiếc máy bay không người lái tàng hình của Mỹ nằm trong tay Têhêran, cho rằng ở đây có “nỗ lực giám sát” các cơ sở vũ khí bị nghi ngờ của Iran. Một trong nhiều luận thuyết liên quan đến vụ nổ trên cho rằng căn cứ này có thể bị tấn công bằng một loại vũ khí có thể được phóng từ máy bay tàng hình, từ đó gây ra vụ nổ dữ dội.
Đây không phải là vụ phá hoại duy nhất không giải thích được. Ngày 28/11/2011, một vụ nổ khác xảy ra gần thành phố Ispahan. Têhêran phủ nhận tin nói vụ nổ xảy ra tại nhà máy làm giàu urani nằm gần thành phố này. Tuy nhiên, một số hình ảnh vệ tinh cho thấy có khói và cơ sở này bị phá hủy. Một số quan chức tình báo Iran nói chắc chắn một vụ nổ xảy ra ở đây.
Cùng ngày hôm đó, Bộ trưởng Tình báo Ixraen, Dan Meridor, tuyên bố với báo chí rằng có những nước áp đặt trừng phạt kinh tế, song cũng có những nước hành động bằng các phương thức khác để chống lại mối đe dọa hạt nhân Iran. Các vụ nổ nói trên tiếp theo vụ ám sát hai nhà khoa học hạt nhân lỗi lạc nhất của Iran cùng một vụ khác không thành hồi năm ngoái, được cho là tác phẩm của Mossad, cơ quan tình báo của Ixraen nổi tiếng với các hành động đó.
Đối với nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ và chuyên gia về Iran, vụ nổ ngày 12/11/2011 nằm trong khuôn khổ những “nỗ lực bí mật của Mỹ, Ixraen và một số nước khác nhằm loại bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo cửa Iran”. Nhà phân tích Patrick Clawson thuộc Viện Chính sách Cận Đông Oasinhtơn, không loại trừ khả năng đang diễn ra một chiến dịch ám sát và chiến tranh mạng cũng như một chiến dịch phá hoại nửa kín nửa hở.
Tuy nhiên, ngoài giả thiết theo đó các cơ quan tình báo nước ngoài lên kế hoạch, chỉ huy và thực hiện các chiến dịch bí mật, kiểu hành động phá hoại trên cần đạt đến một mức độ tinh vi nhất định, có nguồn tài chính và công nghệ, nhân viên tình báo, đồng thời ít có khả năng các chiến dịch này thành công mà không có sự hỗ trợ từ bên trong, nghĩa là một số cá nhân hay nhóm sẵn sàng phá hoại chế độ Têhêran.
Đối với chuyên gia phân tích Jacques Bénillouche, sau các vụ nổ nói trên, trong đó có vụ chỉ cách Têhêran 46 km, hướng có khả năng nhất, theo các nhà điều tra Iran, có thể là rất nguy hiểm đối với chế độ Têhêran, dường như có liên quan đến một hay nhiều nhân viên CIA hay Mossad trà trộn trong số các kỹ thuật viên để đặt lệnh gây nổ. Quan hệ giữa Mỹ vả Iran, vốn đã xung khắc, nay có nguy cơ xấu thêm với cuộc đấu liên quan đến chiếc máy bay không người lái tàng hình nằm trong tay Iran từ đầu tháng 11/2011. Mỹ đề nghị Iran trả lại, Iran muốn giữ.
Việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái tàng hình ở Apganixtan bị giới quan sát nghi ngờ vì Taliban và các phong trào nổi dậy khác không có công nghệ rađa. Điều này càng làm tăng những lời bàn tán theo đó Ápganixtan chỉ đơn thuần được dùng làm căn cứ cho máy bay không người lái thực hiện các chuyến bay thám thính ở Iran và Pakixtan.
Phân tích trên tạp chí “Mondialisation”, chuyên gia Oliver Campbell dẫn ý kiến của một nhóm chuyên gia gần gũi với giới quân sự và tình báo Mỹ, cho rằng câu chuyện chính thức về chiếc máy bay không người lái lạc vào không phận Iran là “đáng ngờ” và khẳng định Mỹ tiến hành các chiến dịch thu thập tình báo ở Iran từ nhiều năm nay. Nhóm này bày tỏ mối lo ngại theo đó Iran có thể đã có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay không
người lái tàng hình.
Từ lâu Mỹ tiến hành một chiến dịch RSR (tình báo, giám sát và do thám) rộng lớn ở Iran, đặc biệt để chụp ảnh các cơ sở hạt nhân, các đơn vị tên lửa đạn đạo và nỗ lực phát triển tên lửa, cũng như mạng lưới phòng không và trung tâm chỉ huy và kiểm soát của nước này. Ảnh chụp những chiếc RQ-170 đậu tại một căn cứ ở Kandahar (Ápganixtan) cho thấy chiếc máy bay này chắc chắn đã được sử đụng vào các nỗ lực này từ nhiều năm nay.
Danh sách các mục tiêu tình báo ở Iran cho thấy có sự chuẩn bị kỹ càng của Lầu Năm Góc và CIA để tiến hành chiến dịch chống các cơ sở hạt nhân của Iran. Trong trường hợp có không kích, các chiến dịch này sẽ xác định các mục tiêu phòng không và trung tâm chỉ huy quân sự. Chính quyền Obama tiếp tục nói rằng mọi giải pháp đều “nằm trên bàn”, có nghĩa là các cuộc không kích thầm lặng và chiến tranh.
“Chiến dịch RSR rộng lớn” đó rất có thể nhằm mục đích trước mắt là hỗ trợ công tác chuẩn bị cho cái có thể là một cuộc chiến tranh của Ixraen và Mỹ chống chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Iran.
Mạng Debka của Ixraen chuyên về tình báo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã “bí mật ra lệnh cho không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ chuyển một số lượng lớn quân đến hai hòn đảo chiến lược Socotra nằm trong Đại Tây Dương và Masirah, một hòn đảo của Ôman nằm ở lối ra vào phía Nam của eo biển Hormuz”. Sau khi đưa quân bằng máy bay từ căn cứ hải quân Diego Garcia ở bên cạnh đến các hòn đảo này, vào trung tuần tháng 2, Oasinhtơn hiện có khoảng 100.000 quân tại đây và lực lượng này đã sẵn sàng cho mọi tình huống. Người ta nói rằng đây là cuộc tập trung quân lớn nhất của cường quốc Mỷ trong khu vực kể từ sau cuộc xâm lược Irắc năm 2003, khi 100.000 quân được đưa đến Côoét trước khi nổ ra chiến tranh. Việc tập trung quân này diễn ra cùng lúc với các chiến dịch do thám, gây mất ổn định và ám sát thường được thực hiện bởi tổ chức Djound Allah, được cho là có mối liên hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Đầu tháng 3 tới, ba nhóm tàu tấn công với nòng cốt là các tàu sân bay của Mỹ cùng các tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp và Enterprise của Anh theo kế hoạch sẽ đến vịnh Pécxích và biển Ôman. Lực lượng đặc biệt, không quân và hải quân của liên quân cũng đã đến Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Lực lượng tác chiến hùng hậu này, chủ yếu là của Mỹ cộng với quân của Anh và Pháp, được quân đội Ixraen hỗ trợ với việc triển khai tàu ngầm trong khu vực từ nhiều tháng nay. Nhân viên tình báo của Mossad đang hoạt động trên thực địa. Các nhóm bán vũ trang bí mật đã được đưa vào Iran.
Arập Xêút cũng triển khai quân ở các vùng sản xuất dầu mỏ ở phía Đông vịnh Pécxích. Quân đội các nước Arập ở vùng Vịnh, được trang bị mạnh, nhưng trình độ tác chiến còn hạn chế, có thể sẽ được sử dụng để hỗ trợ hậu cần và dịch vụ cho lực lượng tác chiến triển khai ở vùng Vịnh và biển Đỏ.
Lực lượng đặc biệt Mỹ và đồng minh cũng như nhân viên tình báo hiện đang hoạt động trên lãnh thổ Iran. Máy bay tàng hình quân sự của Mỹ được sử dụng trong hoạt động do thám và gián điệp. Hơn nữa, quân đội được triển khai với số lượng lớn tại Trung Đông, chưa kể việc triển khai quân đồng minh rút từ Ápganixtan và Irắc về. Khoảng 9.000 lính Mỹ đã được đưa đến Ixraen để thử nghiệm nhiều hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống “Arrow” được phát triển với sự giúp đỡ của Mỹ nhằm đánh chặn tên lứa của Iran, số lính dự bị được triển khai ở Trung Đông cũng tăng đáng kể. Một số quân nhân dự bị thuộc Không quân Mỹ đang có mặt tại một số căn cứ quân sự ở Tây Nam Á (vịnh Pécxíclì).
Nòng cốt của lực lượng liên quân lần này chủ yếu không phải của Pháp, Anh hay Italia, mà được cho là của Thổ Nhĩ Kỳ, nước láng giềng mới đây còn giữ mối quan hệ hữu nghị với Xyri. Một quan chức cao cấp Nga cho biết Thổ Nhĩ Kỳ kình địch với Iran và có tham vọng lớn. Theo ông, Oasinhtơn và Ancara đang cùng nhau lên kế hoạch liên quan đến một số vùng cấm bay, nơi có thể thành lập và tập trung các đơn vị quân vũ trang
của lực lượng nổi dậy.
Mới đây, Tổng thống Obama đã gặp riêng ông Ehud Barak, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen, tại Oasinhtơn. Nhà phân tích chính trị Amir Oren cho rằng không nên đánh giá thấp cuộc gặp này vì nó diễn ra vào thời điểm thích họp với nội dung có thể tập trung vào vấn đề tấn công của Mỹ và Ixraen chống Iran. Ông mô tả cuộc họp này là “đèn xanh’’ để Ixraen tiến hành chiến tranh chống Iran.
Trong lúc đó, Oasinhtơn, Luân Đôn, Brúcxen và Ten Avíp tiên hành các hoạt động gây mất ổn định đặc biệt nhằm bóp nghẹt Iran về phương diện ngoại giao, kinh tế và tài chính. Chuyên gia Olivier Campbell cho rằng công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến đang đi vào giai đoạn tích cực và một cuộc chiến tranh không tuyên bố đã thực sự bắt đầu.
Ngòi nổ chiến tranh thế giới thứ ba chăng?
Sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đầu tháng 11/2011 công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran, nhiều người cho đó là do Mỹ yêu cầu để có lý do can thiệp vào Iran. Nga và Trung Quốc công khai chống lại giả thiết này. Liệu có thể nghĩ rằng vấn đề Iran có thể trở thành yếu tố phát động chiến tranh thế giới lần thứ ba không? Ông Bernard Hourcade, Giám đổc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu “Thế giới Iran” và từng là Giám đốc Viện nghiên cứu về Iran từ 1978 đến 1993, trả lời phỏng vấn tạp chí “Đại Tây Dương” về vấn đề này như sau.
Hỏi: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã công bố báo cáo về chương trình hạt nhân Iran. Liệu bản báo cáo đó có cung cấp cho Mỹ cái để minh chứng cho một cuộc tấn công vào Iran không?
Trả lời: Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran, cho đù là cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm, song bất luận trong trường hợp nào cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc phát động một cuộc xung đột, thậm chí trong toàn khu vực. Cách đây một năm, trước khi nổ ra “Mùa Xuân Arập”, quả bom nguyên tử Iran chắc đã được thả xuống Ten Avíp rồi. Tất cả các chuyên mục của tất cả các tờ báo đều thông báo thảm họa đã đến sát nút rồi. Rồi “Mùa Xuân Arập” tràn đến… và thảm họa đó không còn cấp bách như vậy nữa. Nếu nghiêm trọng đến như vậy, vấn đề hạt nhân Iran đã phải được nói đến nhiều trong những tháng gần đây. Nhóm G20 trong thời gian qua đã cho thấy chiến tranh thế giới thứ ba có thể nổ ra từ quần đao Caimans hơn là từ Iran, vì các thiên đường thuế có thể gây ra những đối nghịch rất rõ rệt giữa Bắc và Nam.
Hỏi: Iran tố cáo IAEA bị Mỹ sử dụng như một công cụ. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Trả lời: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế có thể ít thân thiện với Iran hơn so với dưới thời ông el Barađei. Nhưng cho dù tất cả đều tìm cách sử dụng thể chế này như một công cụ, thì tính độc lập của cơ quan này, theo tôi, là không thể bị xem xét lại. Thậm chí cũng không nên nói là Mỳ có điều kiện thích hợp nhất để sử dụng IAEA như một công cụ.
Hỏi: Ixraen đứng ở tuyến đầu trong chiến dịch chống chương trình hạt nhân của Iran. Một cuộc can thiệp có thể có chống Iran liệu có nhận được sự đồng thuận của toàn dân Ixraen không?
Trả lời: Đối với người Ixraen, vấn đề Iran là một vấn đề có thể được đặt ngang hàng với vấn đề Palextin Ngay ở Ixraen cũng có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Các cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Mossad và một số cựu tướng lĩnh Ixraen cũng từng tuyên bố rằng một cuộc tấn công chống Iran sẽ là hành động tự vẫn. vấn đề Palextin, trong đó Iran tham gia kể từ khi trở thành nước Cộng hòa Hồi giáo, nhận được sự đồng thuận của cả thế giới Hồi giáo. Điều đó thể hiện rõ ở Tuynidi, nơi các nhà lãnh đạo mới khẳng định rằng mối quan hệ với Ixraen phải được xem xét lại vì Ixraen là một Nhà nước bất hợp pháp. Đây chỉ là sự lặp lại dư luận của dân chúng. Nói cách khác, tấn công Iran vào lúc này có thể sẽ gây ra một làn sóng phản đối trong cả thế giới Arập. Một hiệu ứng đôminô rất sâu rộng có thể sẽ khiến chính phủ các nước, cụ thể là Ai Cập, phải chạy theo một phong trào của dân chúng có sự đồng thuận cao.
Đối với Ixraen, vấn đề bây giờ là duy trì sức ép đối với Iran và nói với các nước “lớn”, những nước với bất kỳ giá nào cũng không muốn có một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực, phải làm một điều gì đó và áp dụng biện pháp trừng phạt chống Iran. Nói cách khác, ý nói ở đây là: “Nếu các ngài không làm gì thì chúng tôi sẽ làm điều gì đó. Đừng để chúng tôi làm gì, nếu không muốn chúng tôi gây ra điều bất hạnh.”
Hỏi: Mỹ có thể cho phép tấn công Iran không?
Trả lời: Cho dù ở Mỹ, muốn thắng cử phải thiên về Ixraen hơn cả người Ixraen, song gây ra một cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông trong lúc Tổng thống Barack Omaba đã hứa rút lính Mỹ khỏi Ápganixtan, có thể sẽ là tham họa. Đối với ông, làm như vậy không phải là tự bắn yào chân mình nữa, mà là tự bắn vào đầu mình. Điều quan trọng đối với Mỹ là phải nói rằng Iran phải được kiểm soát, phải bị trừng phạt… Các biện pháp trừng phạt là một bài học để làm yên lòng những người thích chiến tranh chỉ muốn tiến hành một cuộc can thiệp bằng quân sự.
Hỏi: Nga và Trung Quốc luôn tỏ ra nghi ngại về một cuộc can thiệp vào Iran. Liệu đó có phải chỉ là cách để một lần nữa chống lại Mỹ không?
Trả lời: Nga biết rằng Iran là một cường quốc. Họ nghĩ rằng Iran sẽ phải có chỗ đứng trong Nhóm G20, nhờ dân số, dầu mỏ, năng lực công nghiệp và sức mạnh trong khu vực của mình. Họ biết rất rõ rằng đầu tư thực sự cần làm ở đây là tìm biện pháp để Iran thoát ra được khỏi tình thế khó khăn. Tất cả đều cảm thấy rõ rằng với cuộc bầu cử ở Mỹ và Iran, quân bài lại sắp được chia một lần nữa. Phải tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng Iran. Để làm được điều này, cán cân lực lượng phải chắc chắn và Iran phải tìm được chỗ đứng trong cộng đồng các dân tộc, kể cả với điều kiện cực kỳ khắt khe.
Đối với Nga, vấn đề ở đây mang ý nghĩa địa chính trị to lớn, nhưng cũng có cả chuyện “làm ăn” nữa Iran là một đối tác thương mại quan trọng. Có hàng tỷ đôla đầu tư tiềm tàng có thể rót được vào nước này. Kiểm soát các nước cộng hòa ở phía Nam nước Nga cũng là một cuộc chơi. Điều quan trọng đối với Nga là Iran phải là một nước đồng minh và yên bình.
Đối với Trung Quốc, Iran là một trạm trung chuyển tuyệt vời để bước chân vào khu vực Trung Đông. Hiện nay, vấn đề trước hết là làm ăn, nhưng cũng có thể rất nhanh chuyển thành vấn đề chính trị.
Hỏi: Tổng thống Iran, Mahmud Admadinejad, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến Mỹ, theo đó họ có khả năng đương đầu với Mỹ trong trường hợp xảy ra tấn công quân sự. Liệu như vậy có phải là đổ thêm dầu vào lửa không?
Trả lời: Bạn có nghĩ rằng một vị tổng thống, dù người đó là ai, sẽ không đáp trả lại khi một Nhà nước láng giềng thông báo họ sẵn sàng ném bom nước mình hay không? Tổng thống Ahmadinejad đã đáp lại một cách lôgích rằng nếu bị tấn công, ông ta sẽ đánh trả. Đó là điều sơ đẳng nhất đối với bất kỳ một vị tổng thống nào biết tự trọng và không muốn bị mất mặt trước dân tộc mình. Hơn nữa, Tổng thống Ahmadinajad biết rất rõ rằng một cuộc chiến tranh sẽ là rất tai hại đối với nước Mỹ, do đó ông có thể cho phép mình nói những câu như vậy.
Mỹ có thể áp dụng kịch bản Nam Tư
Một số đơn vị của Hải quân Mỹ đang tập trung ở gần bờ biển Iran và từ tháng 11/2011 có nhiều tin nói về một chiến dịch quân sự nhằm vào cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Điểm chung và sự khác biệt giữa cuộc chiến tranh có thể xảy ra này và các chiến dịch đã diễn ra ở Irắc và Nam Tư là gì? Mục đích của các chiến dịch này là như thế nào và hậu quả sẽ ra sao? Nhà phân tích Konstantin Bogdanov đưa ra trên tạp chí “Mondialisation” một số lập luận và phân tích có thể soi sáng thêm các vấn đề này.
Nếu một chiến dịch như vậy được tiến hành, nước tấn công sẽ có ý định tránh tối đa va chạm bằng cách sử dụng không kích và tên lửa hành trình, dựa vào thông tin có được nhờ các phương tiện thu thập tình báo hiệu quả và sự vượt trội nói chung về phương thức kiếm soát liên quân trên chiến trường ngoại biên.
Các nước đồng minh chắc chắn sẽ không tung ra chiến dịch trên bộ. Mỹ không có đủ lực lượng, cũng không nhận được sự ủng hộ về chính trị của dân chúng ở trong nước để làm việc đó. Iran là một đối thủ ngoan cố và sẽ khó đánh thắng được kẻ thù đó trên bộ (so với Irắc năm 1991 hay năm 1993). Chỉ có một nhà chính trị muôn tự sát – nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama, lại không phải là người như vậy – mới có ý định tổ chức đưa về nước liên tục số quan tài của lính Mỹ chết trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Đó là lý do giải thích tại sao sẽ không diễn ra một chiến dịch quân sự trên bộ chống Iran. Trường hợp ngoại lệ duy nhất có thể là tung biệt kích vào tiến hành nhiệm vụ trinh sát sâu trong lãnh thổ nước này để đánh dấu các cơ sở chiến lược cho không quân ném bom và tiến hành các chiến dịch phá hoại.
Trên thực tế, tất cả sức nặng của chiến dịch sẽ dựa vào không quân: dưới hình thức một cuộc chiến bằng không quân theo nguyên lý đánh rồi rút. Sau chiến dịch “rất tinh tế” của các đồng minh Anh và Pháp ở Libi, Mỹ có thể muốn cho thế giới thấy họ đã học được những gì từ sau cuộc chiến tranh Irắc bắt đầu từ năm 2003.
Thời đó, không quân Mỹ đã bắt đầu được trang bị vũ khí do vệ tinh dẫn đường (JDAM). Đây thực sự là một phương tiện không tốn kém cho phép biến loại bom cổ điển thả từ máy bay thành một thứ vũ khí có độ chính xác cao. Và cũng vào thời kỳ đó họ đã bắt đầu chuyển sang chế tạo các thiết bị dẫn đường đồng bộ, đánh dấu mục tiêu và trinh sát thực địa. Máy bay không người lái từ đó cũng bắt đầu đóng vai trò quan trọng.
Chiến dịch quân sự có khả năng diễn ra ở Iran có thể sẽ giống như chiến dịch do NATO tiến hành ở Nam Tư vào mùa Xuân năm 1999. Các cuộc không kích từ năm 1993 đến năm 1998 ở Irắc là rất hạn chế và phần lớn là các chiến dịch tiêu trừ. Các trận không kích chớp nhoáng trong các năm 1991 và 1993 chủ yếu để phục vụ các chiến dịch trên bộ diễn ra ngay sau đó.
Tuy nhiên, không giống như ở Nam Tư – nước lúc đó cần phải đánh gục về phương diện chính trị, trong trường hợp Iran hiện nay, cần phải giải quyết một số vấn đề quân sự cụ thể nhằm phá hủy tiềm năng quân sự và công nghiệp của nước này. Iran sẽ không phất cờ trắng sau một vài cú đòn đau mà trái lại, sẽ trở nên hung tợn hơn.
Theo kinh nghiệm có được từ các chiến dịch không kích ở Nam Tư và Irắc, phương tiện phòng không, sân bay và căn cứ tên lửa đạn đạo sẽ là những mục tiêu hàng đầu. Hạm đội tàu chiến của Iran và số tên lửa chống hạm bố trí dọc bờ biến sẽ là mục tiêu đầu tiên bị không kích. Sau đó, cuộc tấn công sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và năng lượng cốt tủy đặc biệt là các nhà máy sản xuất nhiên liệu, được coi là mục tiêu cơ bản. Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ, nhưng trong nhiều năm thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng vì 45% nhu cầu nhiên liệu trong nước phải nhập từ các nước láng giềng. Nỗ lực khắc phục tình trạng này trong thời kỳ 2009-2010 giúp nước này sản xuất được một số chế phẩm dầu mỏ với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước được quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, sự yếu kém của ngành công nghiệp hóa dầu vẫn là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế của Iran.
Hạ tầng thuộc chương trình hạt nhân Iran là mục tiêu trọng tâm trong số các mục tiêu trên và sẽ bị đánh phá quyết liệt, nhưng không nhất thiết ngay trong đợt không kích đầu tiên. Như vậy, cơ sở Natanz và lò phản ứng chưa hoàn thành ở Arak có thể bị ném bom thông minh. Nhà máy điện nguyên tử Bushehr ít có khả năng bị tấn công trực tiếp mặc dù có thể giả thiết rằng triệt phá nguồn nhiên liệu cung ứng sẽ khiến nhà máy này ngừng hoạt động.
Nhưng mục tiêu tối thượng lại nằm ngầm dưới đất, gần thành phố Qom. Đó là cơ sở làm giàu Fordo, một công trình quy mô đồ sộ nằm sâu trong lòng đất, được khởi công xây dựng từ năm 2007 và khánh thành năm 2011. Hiện nay, mọi công đoạn sản xuất urani làm giàu 19,75% của Iran đã được chuyển đến Fordo. Trước đây, công việc này được tiến hành ở Natanz, nhưng các nhà lãnh đạo Iran cho rằng cơ sở này không đảm bảo an toàn nếu bị không kích, trong khi cơ sở ngầm ở Fordo bảo đảm hơn nhiều.
Ixraen thường than phiền với Oasinhtơn về việc thiếu tên lửa không đối đất, có thể phá hủy các mục tiêu nằm sâu dưới đất, qua đó công khai ám chỉ có thể sử đụng loại vũ khí này để tấn công Iran. Mỹ có cả một loạt vũ khí được thiết kế vào mục đích đó. Kinh khủng nhất trong sô đó là GBU-57 MOP, một loại bom xuyên phá hầm ngầm nặng 13,6 tấn được chở bằng máy bay ném bom hạng nặng B-52 và máy bay tàng hình B-2. Theo một số nguồn tin mở, bom GBU-57 có khả năng khoan sâu tới 60 mét. Loại bom này có thể xuyên tới 40 mét dưới lòng đất hoặc nông hơn nếu gặp đá rắn. Theo một số nghiên cứu của chuyên gia Mỹ, nhà máy ở Fordo có thể nằm ở độ sâu 80 mét, thậm chí sâu hơn.
Kể cả những người ủng hộ không kích cũng tỏ ra nghi ngờ mức độ thành công của loại bom này. Người ta đưa ra các khái niệm không kích khác nhau vào cùng một nơi nhờ xác định chính xác mục tiêu, nhưng tất cả đều gặp phải cùng một vấn đề: đó là không ai biết cấu trúc bên trong của cơ sở Fordo là như thế nào.
Không kích ồ ạt cơ sở Fordo có thể chặn được các lối ra của cơ sở này, phá hủy các hệ thống cung cấp điện và hạ tầng giao thông ở xung quanh. Muốn vậy phải dùng vũ khí có độ chính xác cao như JDAM và tên lửa hành trình Tomahawk vốn là thứ vũ khí truyền thống của loại hình chiến tranh này. Tuy nhiên, năng lực sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp. Để đạt kết quả mỹ mãn hơn, cần có được may mắn khác thường, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW), hoặc đưa được biệt kích vào bên trong.
May mắn là một yếu tố không thể lường trước được và rối rắm. Sử dụng vũ khí TNW có thể giải quyết được vấn đề cơ sở Fordo, nhưng lại gây ra nhiều phức tạp (về phương diện kỹ thuật cũng như về cấp độ “chiến lược tổng thể”).
Biệt kích và thành công của họ cũng là một dấu hiệu nhìn chung là rối rắm: không biết chiến dịch sẽ thành công hay thất bại và trong mọi trường hợp, quân tinh nhuệ cũng cần có phương tiện chiến đấu thích hợp cho một chiến dịch phá hoại có thể thực hiện được. Điều duy nhất được nghĩ đến trong số các phương tiện ít nhiều có bảo đảm là vũ khí hạt nhân xách tay, nhưng điều đó một lần nữa lại đưa chúng ta trở lại câu chuyện về những cây nến.
Tình thế lúc này đúng là kỳ lạ. Chiến dịch trên bộ chống Iran là không thể, còn chiếm đóng nước này lại là chuyện viễn tưởng. Không kích ồ ạt có khả năng triệt phá tiềm năng công nghiệp của cường quôc Ba Tư, này nhưng có thể là không đủ để giải quyết vĩnh viễn vấn đề hạt nhân Iran.
Một chiến dịch không kích quy mô lớn chống Iran có thể sẽ làm chậm lại vài năm chương trình hạt nhân của nước này. Theo nghĩa đó, một chiến dịch tiềm tàng có khả năng được coi là thành công. Tuy nhiên, khó có thể đánh giá hậu quả có thể xảy ra từ một cuộc can thiệp bằng vũ lực như vậy vào công việc nội bộ của một nước thủ lĩnh khu vực.
Việc Mỹ sử dụng Hạm đội V để tấn công Iran sẽ. đẩy toàn khu vực vào một cuộc chiến tranh. Iran sẽ không chịu ngồi khoanh tay và không ngần ngại đánh trả cũng như tấn công các lợi ích của Mỹ ở khắp nơi. Nhiều điều bất ngờ sẽ xảy ra, kể cả một cuộc đối đầu quân sự kể từ 20 năm trở lại đây. Hơn nữa, Iran có phương tiện để tự vệ.
Iran không giống như Ápganixtan hay Irắc. Irắc có một kho vũ khí được mua từ châu Âu và Mỹ. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ chừng hai tiếng đồng hồ, tất cả máy móc và phương tiện điện tử của nước này bị phá hoại. Trong khi đó Iran có vũ khí của riêng mình, được sản xuất ở trong nước, trong đó loại tên lửa Shahab-3 không bị các phương tiện điện tử chi phối. Iran có nhiều giải pháp, kể cả vị trí địa lý và ảnh hưởng trong khu vực.
Tình hình đó chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả rất tiêu cực. Vùng Trung Đông vốn không ổn định do đang bị làn gió “Mùa Xuân Arập” tràn qua, có thể sẽ phải gánh chịu một tổn thất làm cho con tàu bị lật nghiêng. Các phần tử Hồi giáo cực đoan lúc đó sẽ quét sạch các Nhà nước quân chủ bảo thủ ở vùng Vịnh như những lâu đài cát (vì các nước này có lập trường thân Mỹ), cũng như các nước thế tục cuối cùng ở Trung Đông (Xyri, Gioócđani, Côoét) và các chính phủ chuyển tiếp còn yếu thuộc các liên quân cách mạng (Ai Cập, Yemen).
Tình hình bùng nổ như vậy ở một khu vực có thể được gọi đúng tên là điểm yếu của thế giới, liệu có xứng với cái giá phải trả để làm chậm lại 5-6 năm chương trình hạt nhân của Iran không? Mỹ có rất ít cơ may để thắng Iran, nhưng phá hoại một cách vụng về nhiều thập kỷ thực hiện chính sách của chính mình ở khu vực này là việc dễ thực hiện hơn nhiều trong điều kiện này.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ năm, ngày 23/2/2012
(phần cuối)
TTXVN (Angiê 14/2)
Bắc Kinh ưu tiên bảo vệ lợi ích của mình
Trong khi Chính phủ Ixraen lên tiếng báo động một lần nữa về mối đe dọa hạt nhân Iran để có cớ tấn công ngăn chặn, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh, người cho mình là nạn nhân của cuộc xung đột Libi và vụ kiều dân của họ bị tấn công ở Xuđăng, sợ nhất là tình hình ở Trung Đông mất ổn định và lợi ích của mình bị đảo lộn.
Theo ông Francois Danjou, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa và nếu một cuộc xung đột nổ ra tại đây, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên chịu tác động xấu. Trong khi đó, tờ “Nhân dân nhật báo” kêu gọi kiềm chế và hòa dịu, nói rằng Bắc Kinh sẽ không khuất phục trước áp lực cúa Liên minh châu Âu và Mỹ để giảm nhập khẩu dầu mỏ của Iran.
Trung Quốc và Nga đều phản đối lệnh trừng phạt chống Iran và Xyri. Lập trường của Bắc Kinh trùng với lập trường của Nga, cho rằng biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đưa ra ngày 23/1 chống Iran, là một sai lầm nghiêm trọng, không những không khích lệ Têhêran hợp tác, mà còn đẩy nước này đến chỗ cứng rắn hơn. Nga và Trung Quốc cũng hợp sức để phong tỏa các nghị quyết của Liên họp quốc về Xyri hồi tháng 10/2011 và tháng 1/2-2012. Quyết định của Nga và Trung Quốc thoạt tiên có vẻ là một sáng kiến có phối hợp để cứu đồng minh Bashar al Assad của họ, với gia đình nắm quyền ở Xyri từ 40 năm nay và hiện đang đứng đầu một nước ở trung tâm một khu vực bất ổn định và bị đe dọa bởi nội chiến. Nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Mối liên hệ giữa Iran và Xyri không thoát khỏi tầm ngắm của các cơ quan tình báo Trung Quốc và Nga. Cả hai nước đều chống lại Ixraen, đồng thời không được các nước khu vực Vịnh tin tưởng, trong bối cảnh Iran coi Xyri là con chủ bài hàng đầu trong mạng lưới chiến lược gắn mình với các nhóm khủng bố Hamas và Hezbollah, hai lực lượng vũ trang trong cuộc chiến chống Ten Avíp.
Tháng 2/2010, trong chuyến thăm chính thức Xyri, Tổng thống Iran, Mahmud Ahmadinejad, và người đồng nhiệm Xyri, Bashar al Assad, nói đến sự cấp thiết phải đấu tranh chống nạn khủng bố của Ixraen. Ngày 10/5/2011, Tổng thống Admadinejad ủng hộ đàn áp ở Xyri khi nói rằng “chính phủ và nhân dân Xyri đã đạt độ chín về chính trị giúp họ có thể tự giải quyết các vấn đề của mình mà không cần đến sự can thiệp của nước ngoài”. Ngày 17/5/2011, một nhóm nhân vật đối lập Iran cho biết nước này đã triển khai một nhóm 65 người và 4 máy bay vận tải chở đầy vũ khí để hỗ trợ Đamát. Ngày 5/8/2011, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hải quan nước này đã tịch thu một xe tải chơ vũ khí của Iran dành cho Xyri. Tuy nhiên, ngày 8/11/2011, sau một thời gian dài ủng hộ Đamát, Tổng thống Ahmadinejad thực hiện một cú chuyển dịch chiến lược, rõ ràng để gây áp lực với Tồng thống Assad nhằm buộc ông phải ngừng bạo lực chống người dân nước mình, thậm chí đề nghị “các nước trong khu vực can thiệp để tiến hành cải cách”.
Nhà độc tài Xyri sụp đổ có thể sẽ làm suy yếu đáng kể một nước Iran có dân chúng đa số theo đạo Hồi dòng Shiite, phá hủy kênh tiếp xúc của nước này với các phong trào Hezbollah và Hamas và một trong những cửa ngõ mang tính biểu tượng để tiến vào thế giới Arập, nơi cách đây không lâu Ông Assad còn được coi là một người hùng. Xyri sụp đổ cũng sẽ mở đường cho Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ, các đối thủ chính của Têhêran, gia tăng ảnh hưởng.
Mối quan hệ trung thành gắn Trung Quốc và Nga với Xyri, cộng với sự đồng lõa giữa Têhêran và Đamát cũng như nguy cơ phản ứng dây chuyền không mấy tốt đẹp có thể nảy sinh từ đây – kể cả trong trường hợp nhà độc tài Xyri bị cô lập mà Trung Quốc, Nga và Iran đã bắt đầu tính đến – giải thích phần nào thái độ khép kín của Mátxcơva và Bắc Kinh vì họ sợ mất ổn định nghiêm trọng ở khu vực này.
Mất ổn định có thể sẽ làm đảo lộn khu vực này. Hoặc tiến trình dân chủ hóa hy vọng diễn ra ở Xyri thực tế sẽ gây ra tình hình hỗn loạn có thể bị những phần tử cực đoan theo dòng Sunni bị Arập Xêút thao túng lợi dụng và coi Iran là con ngoáo ộp. Hoặc một cuộc tấn công quân sự của Ixraen chống Iran sẽ khiến các nhóm khủng bố đánh trả mạnh mẽ mà vẫn không chắc chắn chươmg trình hạt nhân của Iran bị ảnh hưởng lâu dài.
Trong tình hình lộn xộn vói nguy cơ rất dễ kéo theo hậu quả xấu với thiệt hại sẽ gián tiếp làm suy yếu sự ổn định ở trong nước mình, Bắc Kinh và Mátxcơva cáo buộc châu Âu và Mỹ gây ra vấn đề mà chính họ cũng không thể giải quyết được.
Theo một nguồn tin thân cận với giới bảo thủ ở Mỹ và cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, vua Arập Xêút cho rằng “không gì làm suy yếu Iran hơn là nếu bị mất Xyri”. Những người phê phán mạnh nhất thuyết trung dung của Mỹ ở Trung Đông, vốn được châu Âu ủng hộ, cho rằng trong bối cảnh Mỹ và Arập Xêút hiểu nhau cần triển khai một “cuộc chơi lớn” ở Trung Đông nhằm làm suy yếu Iran bằng cách lật đổ chế độ Đamát. Phương thức hoạt động xoay quanh việc thành lập một Hội đồng chuyển tiếp làm người đại diện duy nhất ,của nhân dân Xyri không tính tới thành phần, hỗ trợ quân nổi dậy bằng vũ khí chuyển từ các nước láng giềng sang, áp đặt trừng phạt để đánh vào tầng lớp trung lưu, tiến hành chiến dịch tuyên truyền để phê phán mọi mưu đồ cải cách của Chính phủ Xyri và gây chia rẽ giữa quân đội và giới lãnh đạo đất nước.
Mỹ và châu Âu cùng một số nước Vùng Vịnh có ý định coi “cuộc chơi lớn ở Xyri” là sự nối tiếp vấn đề Libi. Một số nước còn cho rằng cách làm này đóng vai trò quyết định trong tiến triển tình hình ở thế giới Arập, với sự khác biệt, nói theo thuật ngữ chiến lược, là Xyri quan trọng hơn nhiều so với Libi.
Hơn nữa, các phần tử cực đoan được sử dụng ở Xyri để lật đổ Tổng thống Assad thông qua các đầu mối liên lạc mờ ám ở Arập Xêút, có thể làm tất cả, trừ khả năng trở thành người khởi công xây dựng một chế độ dân chủ. Có thể so sánh hành động này với việc Mỹ sử dụng Hồi giáo chính trị trong những năm 1980 để làm suy yếu Liên Xô ở Ápganixtan. Chiến lược này hồi đó tác động tích cực đến chính sách đối nội của Mỹ.
Phe đối lập Xyri – trong đó phái lưu vong ủng hộ can thiệp bằng quân sự, trái với phái ở trong nước không muốn vì sợ xảy ra nội chiến – cực kỳ manh mún. Lợi dụng sự chia rẽ đó, Arập Xêút kích hoạt trở lại các mạng lưới Thánh chiến theo dòng Sunni chống Iran theo dòng Shiite, dẫn đến nguy cơ không thể kiểm soát được liên quan đến kiểu thao túng này.
Trung Quốc và Nga cũng phê phán sự vô lý theo đó Têhêran bị tố cáo thực hiện chương trình hạt nhân, trong khi Ixraen hiện đã có 200 đầu đạn hạt nhân mà cộng đồng quốc tế không có phản ứng gì. Bắc Kinh và Mátxcơva còn cho rằng lệnh trừng phạt càng khiến Iran quyết tâm chế tạo bom nguyên tử hơn là thuyết phục được nước này từ bỏ kế hoạch đó.
Trong báo cáo ngày 8/12/2011, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kết luận chắc chắn Iran phát triển công nghệ liên quan đến chế tạo đầu đạn hạt nhân dùng cho quân sự và tên lửa đạn đạo. Nhằm mục đích xóa bỏ mọi nghi ngờ về độ tin cậy của bản báo cáo vì một số nhà quan sát lật lại vấn đề khi nhắc lại những trò lừa của Mỹ về vũ khí hủy diệt ở Irắc vào năm 2003, IAEA nói rõ kết quả điều tra dựa vào khoảng 15 nguồn tin khác nhau, trong đó đa số là của các nước thành viên. Theo Tổng giám đốc IAEA, bản báo cáo căn cứ vào hơn 1.000 trang tài liệu gốc của Iran được những nhân vật đào tẩu cung cấp, cho thấy có hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như thử nghiệm đầu đạn hạt nhân trên tên lửa.
Bắc Kinh và Mátxcơva cho đến nay vẫn chống lại áp lực của châu Âu và Mỹ, đồng thời ủng hộ thương lượng với Xyri và Iran. Làm như vậy, Trung Quốc và Nga có nguy cơ bị coi là đồng minh trơ trẽn của một chế độ tàn sát dân chúng và ủng hộ một chế độ khác. Chế độ này cũng độc tài như vậy, với tham vọng hạt nhân đe dọa hủy hoại cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, song bị Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế bóc trần. Nhưng
Bắc Kinh và Mátxcơva không bận tâm đến điều này vì sợ áp lực của phương Tây có thể gây ra đổ vỡ nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới lập trường và lợi ích của họ.
về tình hình Xyri, đáp lại cáo buộc của Mỹ ở Liên hợp quốc, Bắc Kinh, nước ngày càng tỏ ra không tin vào phương Tây, lật lại vấn đề đối với chiến lược chung của Mỹ và đối với thế giới Arập. Điều đó cho thấy Bắc Kinh sợ nếu mình ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống lại Đamát thì có thể sẽ dẫn đến một cuộc can thiệp quân sự mới.
Một bài bảo ký tên với bút danh “Zhong Sheng” đăng trên tờ “Nhân dân nhật báo” ngày 6/2, giải thích rằng “các cuộc can thiệp của phương Tây ở Libi Ápganixtan và Irắc cho thấy chiến lược ‘thay đổi chế độ’ là sai lầm”. Bài báo nói thêm: “Hiện nay, tình hình ở Xyri là cực kỳ phức tạp ủng hộ đảng này chống lại đảng khác là lẩn tránh bản chất của sự việc và gieo rắc mầm mống thảm họa.”
Ngoài các chiến lược trái ngược nhau được công bố công khai – trong đó một số với lý do nhân đạo và mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân cũng như an ninh của Ixraen, một số khác ưu tiên ổn định khu vực chủ quyền dân tộc và đối thoại, có thể nhận thấy trong đó có cả những điều không được nói ra.
Đó là nỗi sợ trong thâm tâm của Bắc Kinh và Mátxcơva trước khả năng dân chủ lan truyền, hay kình địch chiến lược với Oasinhtơn biểu hiện ở cả Đông Âu Trung Á lẫn biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-TTXVN), hay sức nặng của phái vận động hành lang Do Thái ở Mỹ, mối nghi ngại của các nước Arập đối với Têhêran và sự vô lý của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vốn là một lời kêu gọi thực sự về phổ biến vũ khí hạt nhân. Thêm vào đó là mối hận thù không nguôi xuyên biên giới giữa một bên là một nước Iran theo dòng Shiite và đồng minh và bên kia là các nước quân chủ Arập theo dòng Sunni. Các nước này – và đây không phải là mâu thuẫn nhỏ nhất – được Oasinhtơn hoàn toàn ủng hộ và cũng lo ngại trước những chuyển động dân chủ mạnh mẽ, trong khi phong trào cực đoan tự cho mình thuộc dòng Sunni, truyền bá tư tưởng đấu tranh chống phương Tây.
Trong tình thế vừa rối rắm vừa khó xử lý này, Bắc Kinh xa lánh phương Tây và chơi cuộc chơi của riêng mình. Trung Quốc dự tính trước việc một cuộc xung đột quy mô, kết quả của một hành động sai lầm, có thể gây ra một loạt hậu quả làm mất ổn định lâu dài việc cung ứng năng lượng của mình. Rút kinh nghiệm từ thái độ thiếu kiên quyết của mình trong vấn đề Libi khi bỏ phiếu trắng dẫn đến việc NATO vượt quá thẩm quyền nghị quyết Liên hợp quốc, Bắc Kinh lại vận dụng nguyên tắc trung lập của mình và chủ trương không can thiệp và thương lượng.
Sau khi cân nhắc lực lượng trên thực địa, Bắc Kinh thiết lập mối liên hệ với tất cả các tác nhân trong khu vực, nỗ lực củng cố lập trường trung lập của mình để bảo vệ lợi ích của mình cho dù tình hình biến chuyển như thế nào. Trong khi ủng hộ sự nghiệp của Palextin chống Ixraen, Bắc Kinh cùng dày công duy trì các mối quan hệ của mình và tăng cường trao đổi với Ten Avíp.
Trung Quốc một mặt không chấp nhận lên án Tổng thống Assad tại Liên hợp quốc, mặt khác công khai kêu gọi Đamát chấm dứt đàn áp. Sau khi ủng hộ Têhêran, Bắc Kinh lại gây áp lực để buộc nước này trở lại bàn thương lượng, đồng thời thận trọng tính toán lại các nguồn dầu mỏ mà họ bị lệ thuộc để đa dạng hóa nguồn cung ứng. Nhưng trên Con đường tơ lụa ngày xưa, Iran vẫn luôn là một trong những nước cung cấp nhiều dầu mỏ và một điểm tựa trong chiến lược của Trung Quốc ở Trung Đông.
Trong khi đó, tại Liên hợp quốc, ông Lý Bảo Đông, đại sứ Trung Quốc, phê phán việc mở rộng các khu định cư Do Thái và ủng hộ ý tưởng về một Nhà nước Palextin độc lập trong đường biên giới được xác định năm 1967. Việc Ixraen và Trung Quốc trao đổi điện mừng hồi tháng 1/2012 nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cho thấy mối quan hệ giữa hai nước sâu đậm hơn, từ đó hỗ trợ Thủ tướng Netanyahu, vốn bị nhiều trí thức phương Tây coi là một kẻ ưa thích chiến tranh nguy hiểm.
Kết hợp hành động với những tuyên bố khoa trương, Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Giao thông trong chính phủ ông, Yisrael Katz, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 9/2011, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak thăm nước này vào tháng Sáu cùng năm đó, đưa ra hai dự án lớn được Bắc Kinh rất lưu tâm.
Dự án thứ nhất liên quan đến cơ sở hạ tầng hóa lỏng và vận chuyên khí đốt khai thác ở các mỏ thuộc khu vực lòng chảo Mặt trời mọc ở Đông Địa Trúng Hải, nơi mà cả Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Libăng và Síp đều đòi chủ quyền. Thứ hai là việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Eilat băng qua sa mạc Negev đến Haifa và chạy tới tận vịnh Aqaba ở Địa Trung Hải.
Khi đến bán đảo Arập vào tháng 1/2012, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, vẫn nhớ nước ông nhập gần 500 triệu tấn dầu mỏ/năm (so với 65 triệu tấn vào năm 2000), trong đó gần 30% từ Arập Xêút và 11% từ Iran. Chuyến thăm Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cho phép tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Arập qua việc ký một số hợp đồng xây dựng hạ tầng (nhà máy lọc dầu tại Yanbu bên bờ biển Đỏ trong đó công ty Sinopec của Trung Quốc góp một phần vốn tối thiểu – 37,5% – cùng với Aramco – 62,5%, hay đường ống dẫn dầu đến Abou Dhabi để tránh đi qua eo biển Hormuz).
Thêm vào đó là những vụ thương thảo tài chính và tín dụng cho phép sử dụng đồng tiền Trung Quốc. Sáng kiến này là tiền đề cho việc thúc đẩy thương mại song phương và có thể tăng cường cam kết tài chính của các công ty dầu mỏ Trung Quốc vào bán đảo Arập. Hành động này, xuất phát từ sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào dầu mỏ, vốn là chìa khóa của tăng tưởng, cũng nằm trong một chiến thuật mặc cả rộng lớn hơn nhân cuộc khủng hoảng hiện nay để chơi con bài cạnh tranh giữa Iran theo dòng Shiite và các nước Arập theo dòng Sunni.
Sức nặng mối quan hệ với Iran và ưu tiên lợi ích của Trung Quốc là hai yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Iran vẫn chặt chẽ mặc cho phương Tây gây áp lực, và dường như còn được tăng cường hơn trong bối cảnh khủng hoảng ở Mỹ và châu Âu. Năm 2004, khi Oasinhtơn định đưa vấn đề hạt nhân Iran ra Hội đồng Bảo an Liên họp quốc, công ty Sinopec đã nhận được quyền đồng khai thác mỏ Yadavaran – có trữ lượng 13 tỷ thùng dầu và 80 tỷ mét khối khí đốt – hợp đồng lớn nhất mà một nước thành viên OPEC ký với nước ngoải. Năm 2008, khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng biện pháp trừng phạt chống Iran, Têhêran và Bắc Kinh ký một hiệp định trị giá 3,3 tỷ USD sản xuất khí đốt hóa lỏng ở miền Nam nước này, và tiếp đó là một số hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu trị giá 8 tỷ USD.
Hiện nay, Iran là nhà cung cấp thứ ba của Trung Quốc, đồng thời là một trong số các nước duy nhất, cùng với Nga và Irắc, có thể nối liền với Đế chế Trung Hoa bằng đường bộ, từ đó tránh được rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển. Một đường ống dẫn khí đốt đi qua Trung Á và Tuôcmênixtan, khánh thành năm 2009, nối Tân Cương với miền Đông Iran.
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh khó có thể công khai nhượng bộ trước sức ép của phương Tây nhằm buộc Iran phải khuất phục. Trong trường hợp này, Trung Quốc không phải là nước duy nhất, vì Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cho biết họ không ngừng mua dầu mỏ của Iran.
Nhưng vì lo ngại phải tránh áp lực của châu Âu và Mỹ nên không không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ thực hiện một hay nhiều hành động mang tính chiến thuật mà chỉ có mình Bắc Kinh biết, vừa để bảo vệ lợi ích của mình vừa tránh để bị kẹt trong một hành động quá giới hạn trong lúc cùng đường của Têhêran.
Bắc Kinh vừa đánh giá mức độ rủi ro của vấn đề phổ biến hạt nhân trong khu vực có khả năng gây hậu quả cho các lĩnh vực khác, vừa hậm hực nhân nhượng trước sức ép trực tiếp của Liên minh châu Âu và Mỹ. Trái lại, Bắc Kinh có thể tham gia nghị quyết của Liên hợp quốc để gây áp lực với Têhêran như nước này đã từng làm nhiều lần.
Nhưng về cơ bản, lập trường của Bắc Kinh sẽ không thay đổi. Nước này một mặt sẽ tìm cách làm giảm tác dụng của các biện pháp trừng phạt, mặt khác vẫn sẽ tiếp tục khẳng định rằng biện pháp này có thể làm căng thẳng thêm và nếu phương Tây và Ixraen không quyết tâm làm dịu tình hình, vấn đề Iran sẽ chỉ trầm trọng thêm.
Cuối cùng, vì không có lợi nhuận nào là nhỏ và băn một mũi tên vẫn có thể trúng hai đích nên Bắc Kinh vừa lợi dụng cơ hội căng thẳng giữa Têhêran và phương Tây để gây áp lực với Iran trong cuộc thương lượng giá dầu bị ách tắc trong nhiều tháng qua. Chính vì vậy, Bắc Kinh vừa quyết định giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Iran từ tháng 3/2012 trước khi diễn ra một cuộc họp mới với ban lãnh đạo Công ty dầu mỏ quốc gia Iran.
Nếu tiết mục thăng bằng trên dây này thành công, Bắc Kinh – nước trước hết và trước tiên bảo vệ lợi ích của mình, không ủng hộ phương Tây, nương tay với cả Iran lẫn Xyri và các nước Arập, Ixraen và Palextin – sẽ cho thấy lúc này có thể sử dụng nguy cơ phổ biến hạt nhân để kéo giá dâu mỏ xuống, thứ nguyên liệu mà Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều.
Dẫu sao, do ý thức được nguy cơ khi xuất hiện bên cạnh một nước tàn sát dân mình để tồn tại, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải canh chừng hình ảnh cua mình ở trong nước, một yếu tố chủ chốt giúp đảng này có tính hợp pháp và quan trọng không kém các nguồn cung ứng dầu mỏ, không bị quá xấu do Internet được sử dụng quá rộng rãi và giới trí thức ly khai phản kháng.
Trừng phạt sẽ chỉ tốn công vô ích
Ông Reza Pahlavi, con trai cả của cựu vương Iran, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, cho rằng chỉ trừng phạt kinh tế thì không đủ để buộc Chính phủ Iran phải nhượng bộ. Ông muốn tập hợp phe đối lập Iran để tiến hành cuộc chiến phi bạo lực chống chính quyền hiện tại và kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước quân chủ Vùng Vịnh, hành động “càng nhanh càng tốt” và hỗ trợ phe đối lập Iran trong cuộc chiến này. Dưới đây là cuộc trả lời phỏng vấn của ông trên tạp chí “Arabies”.
Hỏi: Ông vừa có một quyết định quan trọng… Ông sẽ kiện Chính phủ Iran, đặc biệt là giáo chủ Ali Khamenei, đã phạm tội ác chống nhân loại… Tại sao vào cuối năm 2011 ông mới đưa ra quyết định này? Ông chờ đợi gì từ một Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho đến lúc này đã cho thấy họ bất lực trước Xyri?
Trả lời: Đây không phải lần đầu tiên người ta lo ngại nhân quyền bị vi phạm ở Iran. Từ năm 2009, nhịp độ và quy mô các vụ vi phạm không thể chối cãi gia tăng. Quốc hội Iran có cả một kế hoạch nhằm tăng áp lực và cho phép chính quyền được tự do can thiệp theo ý muốn. Đó sẽ là thảm họa… Không thể chờ thêm được nữa, nên tôi quyết định kiện đích danh Ali Khamenei. Ông ta mới là người quyết định tối cao, người phán xử cuối cùng và chúng tôi phải gây áp lực mạnh hơn nữa đối với chế độ Têhêran. Tôi thấy cộng đồng quốc tế đã có thái độ rõ ràng hơn về vai trò mà họ có thể thực hiện khi hỗ trợ nhiều xã hội chịu đau khổ dưới các chế độ độc tài. Ví dụ như Libi, rồi Xyri… Cũng không nên quên rằng Iran từng là nguyên nhân chính gây ra thảm họa này và họ vẫn hỗ trợ các chế độ đàn áp khác. Ngoài các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, hành động của tôi có thể là một cơ sở quan trọng và hữu ích.
Hỏi: Sau tất cả các cuộc cách mạng đó, trong đó một số đã dẫn đến sự sụp đổ của các nhà độc tài, hình như ông đã quyết định tận dụng làn sóng của “Mùa Xuân Arập”? Ông định dựa vào sức mạnh cách mạng đó để lật đổ chế độ hiện nay ở Têhêran chăng?
Trả lời: Đúng thế. Điều đó là chắc chắn. Và tôi nghĩ rằng rất nhiều trong số các cuộc cách mạng “Mùa Xuân Arập” đó cỏ thể lấy cảm hứng từ những gì đã xảy ra ở Iran cách đây một thập kỷ.
Hỏi: Chắc ông muốn nói đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2002…?
Trả lời: Đúng vậy. Phong trào đó có thể mang lại nhiều hy vọng, ít nhất cũng cho thế hệ không thể chấp nhận nói “không” được nữa, dù ở Ai Cập, Libi hay một nước nào khác. Tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế đã thấy rõ hiện nay không ai chấp nhận nguyên trạng và như vậy cần vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao. Đã đến lúc phải đi theo hướng này và bây giờ chính là lúc phải hành động.
Tuy nhiên, có thể dư luận ở các nước phương Tây bắt đầu lo sợ trước sự lớn mạnh của một số nhóm được gọi là “Hồi giáo chính trị”. Tôi nghĩ đến phái Hồi giáo cực đoan ở Ai Cập và cả ở Tuynidi. Tôi muốn trấn an phần nào tâm trạng của phương Tây. Iran là một nước đã có 33 năm kinh nghiệm về Chính phủ tôn giáo và chúng tôi đang ở lối ra của đường hầm. Điều đó gần giống như bước vào giai đoạn hồi sinh… Đối với người Iran chúng tôi, vấn đề tôn giáo luôn được đề cập theo nghĩa thế tục hay truyền thống, có nghĩa là có sự tách biệt rõ ràng và dứt khoát giữa tôn giáo và Nhà nước.
Ở các nước này, hiện chưa biết các phần tử tôn giáo có tôn trọng quy định của dân chủ hay không, hay lại rơi vào guồng máy cực đoan. Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế vẫn sẽ cảnh giác. Bởi vì nếu tình hình ở các nước này không thuận lợi thì không nên tiếp tục chính sách hỗ trợ nữa, kể cả khi chưa biết Hồi giáo chính trị có lên nắm quyền hay không.
Tại Iran, tình hình không thể xấu hơn hiện nay. Trường hợp Iran có thể phục vụ lợi ích của mình theo nghĩa người ta cảm thấy có khả năng kiểm soát thế tục và dân chủ. Nhưng điều đó cũng có thể tác động tới tất cả các nước đang hứng chịu làn gió “Mùa Xuân Arập”. Cũng như người Iran có thể lấy cảm hứng từ kết quả tích cực ở các nước này.
Hỏi: Ông có cảm thẩy mình có một sứ mệnh tập hợp phe đối lập hay không? Trong số những người chống lại nền quân chủ của cha ông trước đây, hiện có nhiều người dường như giờ đây lại hướng về phía ông… Ổng có khẳng định điều đó không?
Trả lời: Đúng thế. Nhưng đặc biệt, tôi khẳng định rằng đối với tôi đó không phải là một vai trò mới. Tôi vẫn luôn làm điều đó, nhưng yêu cầu hiện nay mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở trong nước. Hơn nữa là vì cũng không còn nhiều cá nhân có thể đóng vai trò này… Thêm vào đó, tôi nghĩ đơn giản rằng có thể mình là người duy nhất có khả năng làm việc này. Và tôi cũng nghe thấy nhiều nhóm nói ra điều đó, kể cả phái cộng hòa. Đó nhất
thiết không phải là những người theo phái quân chủ. Điều này là chắc chắn. Nhưng qua suy nghĩ và hành động của tôi, họ biết tôi là ứng cử viên tự nhiên để làm việc này.
Hỏi: Thực sự Iran không thể có tương lai với một nền quân chủ lập hiến…
Trả lời: Tôi lại nghĩ rằng hình thái cuối cùng của chế độ không quan trọng lắm một khi chế độ đó thích hợp với nguyên lý dân chủ. Đó là sự lựa chọn mà người Iran phải thực hiện. Điều quan trọng đối với tôi là nội dung của chế độ đó. Trên thế giới có một số nền quân chủ và cộng hòa lập hiến hoàn toàn phù hợp với dân chủ.
Trái lại, nội dung cần phải ăn nhập với vấn đề thế tục, trong một hệ thống phải là dân chủ. Và chắc chắn dư luận Iran, tuy còn có ý kiến khác nhau về hình thái, sẽ phải thống nhất về điểm này. Phe đối lập bác bỏ nhiều nhất là nội dung này và chính trên cơ sở đó mà lúc này tôi muốn tập hợp và mời các nhóm chính trị khác nhau của Iran hợp tác trong khuôn khổ một dự án chung. Sự hợp tác đó sẽ kéo dài đến ngày chúng tôi có thể tổ chức ở Iran bầu cử tự do, điều hiện nay vẫn chưa thể lên kế hoạch được vì chế độ hiện
nay vẫn còn tại vị…
Như vậy, phải thống nhất để cùng nhau làm việc về 4 nền tảng chính: nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Iran, thế tục – nghĩa là tách bạch rõ ràng tôn giáo và Nhà nước, và chắc chắn là tổ chức bầu cử tự do…
Chúng tôi sẽ phải trao quyền lực vào tay đồng bào mình và họ sẽ là người quyết định. Đó là điều mà tôi dự định thực hiện. Chính xung quanh chủ đề đó mà tôi muốn tập hợp và thống nhất phe đối lập. cần phải đoạn tuyệt với tình trạng nhiều phe phái như hiện nay, nếu không muốn nói là sự “hỗn tạp”. Không những để có thể lãnh đạo phong trào ở trong nước mà còn để liên hệ với cộng đồng quốc tế sớm muộn sẽ cần có người đối thoại… Nhưng khi định giúp người Iran chúng tôi, cộng đồng quốc tế cần có một người nào đó để nói chuyện và một địa chỉ để thực hiện.
Hỏi: Địa chỉ đó liệu có thể ở Pari không? ông đã gặp Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé và nước Pháp dường như sẵn sàng giúp ông tiến hành cuộc chiến từ lãnh thổ của họ như giáo chủ Ali Khamenei đã từng làm từ lâu đài Neauphle…
Trả lời: Ngoài chính sách của chính phủ hiện nay, Pháp là một nước mà tôi luôn có cảm giác đánh giá cao Iran. Tôi cũng có cảm giác đại bộ phận người Pháp đánh giá cao người Iran và hiểu nền văn hóa của người Iran hơn các nước khác… Pháp luôn vun đắp mối quan hệ với Iran và giới trí thức Pháp luôn quan tâm đến vấn đề Iran. Tôi thấy đó là một nền tảng lý tưởng, nhất là với chính sách hiện nay của Chính phủ Pháp. Tổng thống Nikolas Sarkozy đã cho thấy ông có quyết tâm và sự mạnh bạo cần thiết để hỗ trợ như trong trường họp Libi. Điều đó khiến tôi tin tưởng nhất. Chúng tôi có thể trông cậy vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của Pháp hơn là của các nước khác. Cụ thể những hành động đó chắc chắn sẽ được dư luận Pháp úng hộ vì ho hiểu rằng điều đó là cần thiết để tránh những mối nguy hiểm lớn nhất: nguy cơ cách mạng lan rộng, phát triển chủ nghĩa cực hữu tôn giáo, khủng bố Người Pháp hiểu rằng thay đổi chế độ ở Iran không những có lợi cho Iran mà cho cả hòa bình thế giới và lợi ích của phương Tây, trong đó có lợi ích của Pháp.
Hỏi: Ông nói đến mối đe dọa hạt nhân Iran, song ông phản đối mọi cuộc can thiệp quân sự vào Iran… Đối với ông, liệu đó có phải là hướng người dân Iran tới một cuộc nổi dạy khổng?
Trả lời: Nhân dân (Iran-TTXVN) đã sẵn sàng làm việc đó, nhưng họ không thể một mình làm việc đó. Vì đó sẽ là lấy trứng chọi đá. Đúng là có một số phong trào biết cách sử dụng hành động bất tuân của dân chúng và phi bạo lực, chẳng hạn ở nhiều nước thuộc khối Đông Âu cũ, nhưng làm được như vậy cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của thế giới tự do có thể hỏi những người như Natan Sharansky – một nhân vật ly khai thuộc Liên Xô trước đây, Vaclav Havel hay Lech Walesa. Tôi nghĩ họ sẽ trả lời rằng họ thành công trong việc lật đổ các chế độ áp bức họ không phải vì không có sự hỗ trợ nào. Người dân không có vũ khí và phải đối mặt với một cơ câu maphia bán quân sự áp đặt phương thức điều hành bằng sức mạnh và sự tàn ác Chúng tôi không thể theo cách làm đó và giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. cần phải dựa vào thái độ bất tuân của dân chúng có kỷ luật, nhưng chúng tôi không thể làm điều đó trong thế cô lập. Tuy nhiên, cũng không nên để thế giới nghĩ rằng chỉ có trừng phạt từ bên ngoài mới có thể giải quyết được vấn đề. Bởi lẽ nếu mục đích của trừng phạt vẫn là buộc chế độ đo phải thương lượng thì đó sẽ công dã tràng. Có bằng chứng cho thấy chế độ Têhêran không sẵn sàng thương lượng và không thể cùng tồn tại với bất kỳ ai. Như vậy phải nghĩ đến một chính sách nhằm thay đổi chế độ…
Nhưng đến lúc đó lại phải hiểu rằng một yếu tố áp lực bên trong là cần thiết. Nếu muốn tránh xảy ra tình hình xung đột quân sự thì không thể chỉ dựa vào áp lực không chắc chắn từ bên ngoài. Vậy chỉ còn một giải pháp: trực tiếp giúp đỡ các lực lượng dân chủ ở Iran. Nhưng lại phải tìm cách nào tốt nhất đế làm việc đó. Chính vì vậy, việc thành lập một hội đồng của phe đối lập là rất quan trọng, thậm chí mang tính sống còn… Bởi lẽ cộng đồng quốc tế sẽ qua đó xác định các lực lượng sẽ cùng với họ giải quyết vấn đề.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng liên quan đến các nước láng giềng của Iran… Arập Xêút, Baranh, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Cata và Côoét đều lo ngại trước cách hành xử của chế độ Têhêran… Lúc này ông có cảm thấy các chế độ đó nhìn nhận ông như giải pháp thay thế đáng tin cậy giúp toàn khu vực tìm được hình thái cân bằng và ổn định hay không?
Trả lời: Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo các nước này biết rõ rằng chừng nào chế độ hiện nay còn tại vị, mối đe dọa sẽ vẫn còn… Đây không phải là lần đầu tiên họ cảm thấy bị đe dọa, mà họ đã cảm thấy thế ngay từ đầu nhưng phải đến lúc này tình hình có thể nghiêm trọng hơn và, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, họ có thể là nạn nhân đầu tiên của đòn đánh trả của Iran… Giờ đây, họ không thể ngồi yên mà phải hành động. Thách thức đã được đưa ta, chiến tranh đã bất đầu. vấn đề không phải là để cho chế độ đó uy hiếp mình nữa mà các nước nói trên phải đóng vai trò trong việc hỗ trợ phong trào dân chủ Iran.
Tôi kêu gọi các nước này. Tôi đã suy nghĩ trong 32 năm về vấn đề này… Tôi biết rõ rằng sự tồn tại của chúng tôi phụ thuộc trước hết vào việc thay đổi chế độ ở Iran và không phải chỉ trông chờ vào lực lượng nước ngoài vì sớm hay muộn họ sẽ rời sân khấu và để chúng tôi lại một mình…
Tôi muốn nói với các nước này: “Các bạn cần phải hành động vì đã có chúng tôi và chúng tôi có thể giúp các bạn và chúng tôi có thể tự giúp mình. Qua chúng tôi, các bạn có thể gặt hái được thành quả của việc giúp đỡ đó. Đây là lúc đưa ra một quyết định lớn lao…” Như tôi đã nói ở trên, đối với các nước này không phải là lúc sợ bị cáo buộc là can thiệp nữa, vì chế độ ở Iran sẽ đe dọa họ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ năm, ngày 23/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 18/2)
“Tạp chí Âu-Á“ vừa qua cho biết Ấn Độ đang phát triển lực lượng hải quân với tốc độ nhanh để đạt được sức mạnh trên biển. Mặc dù hiện nay Hải quân Ấn Độ đứng vị trí thứ 5 trên thế giới, với 171 tàu chiến, 250 máy bay các loại và 16 tàu ngầm, nhưng chính phủ nước này vẫn chi nhiều tỷ USD nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân trong khung thời hạn 15 năm, trong đó kế hoạch năm 2008-2013 sẽ chi khoảng 40 tỷ USD cho các kế hoạch hiện đại hóa hải quân.
Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Ấn Độ, cho biết hầu hết số tàu chiến sử dụng trong 15 năm tới của Hải quân sẽ được sản xuất ớ trong nước. Điều này có nghĩa ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ sẽ phát triển để chế tạo các tàu chiến hiện đại hơn trong tương lai. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony, hiện nay Bộ Quốc phòng đang đóng 34 tàu ngầm và tàu chiến mới trong các xưởng đóng tàu khác nhau ở Ấn Độ. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn ký nhiều hợp đồng mua sắm các loại máy bay, tàu khu trục, tàu chở dầu, máy bay huấn luyện, các loại tên lửa, máy bay không người lái và rađa. Sau khi hoàn thành các chương trình mua sắm trang thiết bị trong 15 năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ nằm trong số các nước có lực lượng hải quân đứng thứ 3 trên thế giới. Báo cáo “Triển vọng Công nghiệp Xuất khẩu Quốc phòng Toàn cầu trên Thị trường Quốc phòng Ấn Độ” của tập đoàn Deloitte-CII cho biết chi phí quốc phòng của Ấn Độ trong vài thập kỷ tới sẽ vượt các cường quốc phương Tây như Mỹ… Và chi phí quốc phòng hiện nay của Ấn Độ đạt 32,03 tỷ USD sẽ tăng lên 42 tỷ USD năm 2015. Chi phí cho các hệ thống vũ khí sẽ tăng từ 13,04 tỷ USD hiện nay lên 19,2 tỷ USD năm 2015. Mức chi phí và các kế hoạch cho thấy Ấn Độ đang hướng ra bên ngoài khu vực để đạt được vị thế của một cường quốc toàn cầu. Báo cáo của Deloitte-CII còn cho biết, từ năm 2007-2012, Ấn Độ chi khoảng 100 tỷ USD cho các loại vũ khí và dự kiến tăng lên 120 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm tiếp theo, trong đó chi 39,35 tỷ cho các tàu chiến và các hệ thống vũ khí mới.
Thành phần quan trọng nhất của Lực lượng Hải quân Ấn Độ là hàng không mẫu hạm INS Virat. Hải quân dự định đưa vào sử dụng thêm 2 hàng không mẫu hạm kiểu như vậy trong thập kỷ tới. Hàng không mẫu hạm Admiral Gorshkov, trọng tải 44.500 tấn, sẽ tham gia hạm đội hải quân vào cuối năm 2012 và hàng không mẫu hạm đầu tiên được sản xuất trong nước có tên IAC sẽ được hạ thủy năm 2014. Trong vài năm tới, Hải quân sẽ đưa vào sử dụng một thành phần quan trọng khác là các tàu ngầm hạt nhân. Hiện nay, Ấn Độ có kế hoạch tăng thêm một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo kế hoạch, tháng 12/2011, Hải quân Nga bàn giao cho Hải quân Ấn Độ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lóp Akula-II có tên K-152 Nerpa. Mặc dù loại tàu ngầm này sẽ hoạt động bằng năng lượng hạt nhân, nhưng không được trang bị các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, do đó Ấn Độ đang phát triển khả năng này chứ không lệ thuộc Nga. Bên cạnh đó, Hải quân cũng đang phát triển tàu ngầm hạt nhân INS Arihant và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2012. Loại tàu ngầm này có khả năng chở 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Sagarika mang đầu đạn KI5 có tầm bắn khoảng 700km và được chứa trong 4 khoang. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đang hiện đại hóa và phát triển đầu đạn KI 5, đồng thời cũng đang phát triển loại SLBM Agni-III K-4. Các tên lửa này sẽ được lắp đầu đạn KI5 vì có tầm bắn xa hơn tên lửa Sagarika. Năm 2011, Ấn Độ bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai tại một địa điểm bí mật ở Visakhapatnam, Việc sản xuất vỏ và thân tàu ngầm bắt đầu được triển khai và Nga đang giúp xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Ấn Độ dự kiến sẽ chạy thử chiếc tàu ngầm hạt nhân này vào năm 2015. Bên cạnh đó, Hải quân có kế hoạch sản xuất thêm 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, với tổng chi phí có thể tới 2,9 tỷ USD, trong thập kỷ tới. Hiện nay, Ấn Độ chưa có khả hăng tấn công bằng tàu ngâm hạt nhân nhưng sau khi hoàn thành các kế hoạch sản xuất tàu ngầm, Ấn Độ sẽ đạt được mục tiêu có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Hải quân cũng có kế hoạch sản xuất thêm 6 tàu ngầm công nghệ cao thế hệ tiếp theo trị giá 11 tỷ USD và trang bị thêm 6 tàu ngầm Scorpene mua của Hải quân Phap. Những tàu ngầm này sẽ được trang bị các thiết bị tàng hình tốt hơn, tầm phát hiện mục tiêu sa hơn và hệ thống quản lỷ tác chiến hiệu quẳ hơn. Hải quân sẽ tăng thêm 3 tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển lớp Krivak III đã sửa đổi trị giá l,6 tỷ USD và chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng cuối năm 2011. các tàu khu trục mới, có tốc độ 35 hải lý/giờ, được trang bị 8 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp siêu thanh BrahMos và được sử dụng để ngăn chặn các mục tiêu cơ động nhanh trên biển hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác như tìm kiếm và cứu hộ. Vệ tinh quân sự cũng rất quan trọng cho các khả năng tác chiến của hải quân. Do đó, Ấn Độ đang phát triển loại vệ tinh chuyên dụng để tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc của hải quân. Năm 2010 Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ của Ấn Độ (ISRO) đã phóng một vệ tinh trung tâm hệ thống thông tin vào quỹ đạo địa tĩnh. Vệ tinh này sẽ tạo thuận lợi cho việc liên lạc của các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Hải quân với nhau cũng như với các trung tâm tác chiến trên bộ thông qua các đường truyền số liệu tốc độ cao, từ đó cho phép phát hiện kịp thời các mối đe dọa trên biển và phản ứng nhanh chóng.
Khả năng tấn công trên biển của Hải quân Ấn Độ hiện nay chủ yếu dựa vào loại tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân tầm thấp siêu thanh BrahMos tốc độ và tầm bắn 290 km. Tên lửa BrahMos có tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh 2,5 lần và nhanh gấp 3 lần tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk của Mỹ. Loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tâm thấp này sẽ làm tăng khả năng tác chiến của Hải quân Ấn Độ chống Pakixtan. Ấn Độ cũng đang phát triển các khả năng giám sát và trinh sát của Hải quân sau khi đưa vào sử dụng các máy bay không người lái công nghệ cao mới nhất. Hiện Hải quân đang sử dụng loại máy bay không người lái bay xa, có trần bay trung bình Heron và loại máy bay không người lái nhỏ hơn gọi là “searcher MKH”. Máy bay trinh sát không người lái Heron có khả năng hoạt động liên tục 52 giờ ở độ cao 35.000 feet. Máy bay này hoạt động trong mọi thời tiết, có khả năng phục hồi và có thể mang theo một hệ thống ăngten cảm ứng, kể cả các hệ thống thu thập thông tin tình báo tia hồng ngoại và các loại rađa khác nhau có trọng lượng tối đa 250 kg. Máy bay không người lái searcher MKII là loại máy bay không người lái chiến thuật thực hiện các nhiệm vụ như: giám sát, trinh sát, tìm kiếm mục tiêu, đánh giá thiệt hại và điều chỉnh hoả lực của pháo binh. Máy bay này có thể hoạt động liên tục 20 giờ và tầm hoạt động 300 km, ở độ cao 23.000 feet và mang được 120 kg. Đáng chú ý, Hải quân đang có kế hoạch đưa vào sử dụng hệ thống máy bay không người lái Hải Giám Khu vực Rộng lớn MQ- 4C. Hệ thống này có thế hoạt động trong thời gian dài và độ cao lớn hơn. Bên cạnh đó, Hải quân có kế hoạch sử dụng các hệ thống rađa hiện đại để hỗ trợ các hoạt động của máy bay chiến đấu trên biển, trong đó dự kiến tăng thêm các máy bay tuần tiễu biển đa năng Saab 2000 được trang bị loại rađa có mạng ăngten quét hình điện tử chủ động (AESA) và một tên lửa chống tàu Saab RBS 15. Hệ thống rađa này sẽ tăng khả năng giám sát biển và giúp máy bay tuần tiễu biển (MPA) Saab 2000 nhanh chóng xác định các máy bay bạn và máy bay đối phương. Máy bay MPA Saab 2000 có thế hoạt động tầm tối đa 2.000 hải lý trong thời gian 9,5 giờ. Hệ thống này sẽ cải thiện các khả năng Trinh sát Giám sát và Tình báo trên không của Hải quân, đồng thời giúp Hải quân tuần tra hiệu quả và giám sát chặt chẽ các đường biên giới biển. Hải quân cũng sẽ bổ sung các máy bay P-8I: loại máy bay chiến tranh chống tàu ngầm và trinh sát biển tầm xa (LRMR & ASW) đặt mua của hãng Boeing. Đây là loại máy bay năng động và rất hiện đại. Ban đầu Hải quân dự kiến mua 8 máy bay, nhưng sau đó mua thêm 4 chiếc khác. Gần đây Hải quân đặt mua thêm các máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không (AEW) Kamov của Nga. Khả năng AEW rất quan trọng cho Hải quân để kịp thời chỉ huy các hạm đội tàu nổi và tàu ngầm thực hiện các nhiệm vụ được giao trên biển, Vừa qua, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD vói Không quân Mỹ để mua các máy bay trực thăng đa năng MH-60 do hãng Lockheed Martin sản xuất. Trong vài thập kỷ tới, Hải quân sẽ nâng cao các loại vũ khí của không quân hải quân bằng cách đưa vào sử dụng các máy bay trực thăng này và các máy bay giám sát. Hải quân cũng coi trọng phát triển lực lượng biệt kích biển (MARCOS). Hiện nay lực lượng này chỉ có gần 2.000 binh sĩ, chủ yếu tập trung vào các chiến dịch đặc biệt được chuyên chở bằng trực thăng hoặc chống khủng bố trên biển. Ấn Độ dự kiến tăng gấp đôi quân số của lực lượng này trong 5 năm tới. Hiện nay, Ixraen đang đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện và cung cấp các loại vũ khí, thiết bị cho lực lượng MARCOS. Lực lượng MARCOS sẽ được trang bị loại súng trường tấn công Tavor và súng trường bắn tỉa Gali do Ixraen sản xuất để tăng khả năng tác chiến.
Tóm lại, Hải quân Ấn Độ đang phát triển các khả năng với tốc độ nhanh. Việc đưa vào sử dụng các khả năng của hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân, …các loại rađa mới nhất, vũ khí và trang thiết bị, tàu chiến tốc độ cao, tàu khu trục, các máy bay trinh sát và giám sát, các vệ tinh, máy bay không người lái và diễn tập thường xuyên trên biển sẽ biến Hải quân Ấn Độ trở thành mối đe dọa tiềm tàng của các nước trong khu vực, đặc biệt đối với các lợi ích của Pakixtan, trong tương lai.
***
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ cho rằng dù Lực lượng không quân Ẩn Độ (IAF) đang thực hiện nhiều bước đi để nâng cấp và cải thiện khả năng của mình, nhưng nếu các vấn đề cơ bản không được giải quyết thì IAF sẽ tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế lớn.
Hãng hàng không Dassault, ngày 31/1, công bố rằng Ấn Độ đã chọn mua loại máy bay Rafale của hãng này trong cuộc đấu thầu máy bay chiến đấu đa dụng tầm trung (MMRCA). Nếu các cuộc đàm phán hợp đồng ước tính trị giá 10,4 tỷ USD này diễn ra thuận lợi, Dassault sẽ cung cấp cho Ấn Độ 126 máy bay trong 10 năm. Bản hợp đồng vẫn chưa được ký kết. 18 máy bay đầu tiên sẽ được mua trực tiếp từ Dassault, trong khi số còn lại sẽ được Hindustan Aeronautics (HAL), một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, lắp ráp và sản xuất tại Bangalore.
Cuộc đấu thầu MMRCA là động thái mới nhất trong hàng loạt hoạt động nâng cấp và đầu tư lớn, đặc biệt là việc mua máy bay hiện đại và cải thiện cơ sở hạ tầng nói chung nhằm nâng cao khả năng của IAF. Tuy nhiên, đội máy bay hiện nay của Ấn Độ đã lỗi thời và cơ cấu chung của lực lượng này đang xấu đi. Thậm chí đáng lo ngại hơn là tình trạng huấn luyện bay của IAF, một vấn đề gây ra bởi những khó khăn trong bảo dưỡng và những hạn chế của bộ máy quan liêu đồ sộ, Mặc dù máy bay mới là một phần quan trọng trong việc hiện đại hoá IAF, nhưng cũng có những thách thức cơ bản khác không kém phần quan trọng đối với việc nâng cao khả năng của lực lượng này.
Nguồn gốc và sự phát triến của IAF
IAF được chính thức thành lập ngày 8/10/1932. Kể từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947, IAF đã tham gia 4 cuộc chiến tranh chống lại Pakixtan và một cuộc chiến với Trung Quốc. Các cuộc xung đột và những căng thắng tiếp tục diễn ra với Pakixtan và Trung Quốc đã dẫn đến việc IAF đặt trọng tâm vào việc duy trì một cấu trúc lực lượng lớn, có khả năng tham gia các cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn chống lại lực lượng không quân và mặt đất của kẻ thù. Điều này dẫn đến việc liên tục mua số lượng lớn máy bay chiến đấu, máy bay đánh chặn cũng như máy bay tấn công mặt đất. Ngoài ra, do phạm vi hoạt động rất lớn, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thường rất kém, IAF đã nhấn mạnh việc duy trì khả năng hỗ trợ hậu cần đủ hiệu quả kể từ những năm đầu thập niên 1950. Trong thực tế, điều này đã dẫn đến việc mua số lượng lớn các máy bay có thể sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau.
IAF có 5 bộ tư lệnh tác chiến và 2 bộ tư lệnh chức năng. Hai trong số các bộ tư lệnh tác chiến là nhằm vào Pakixtan, 2 bộ tư lệnh khác cơ bản là hướng vào Trung Quốc và bộ tư lệnh thứ 5, bộ tư lệnh miền Nam, mới được thành lập năm 1984 và tập trung vào việc thực hiện các chiến dịch trên Ấn Độ Dương, dù rằng các chiến dịch như thế vẫn thuộc phạm vi chính của Lực lượng không quân của Hải quân Ấn Độ.
Kể từ thập niên 1960, IAF ngày càng dựa vào trang thiết bị và nguyên liệu của Liên xô. Có 2 giai đoạn mua sắm lớn: từ 1963 đên 1971, các máy bay loại MiG, Tupolev và Sukhoi được mua, và máy bay MiG của Liên xô là nhân tố nổi bật trong chương trình hiện đại hoá 1978 – 1988. Hai ngoại lệ lớn là việc mua máy bay Jaguars của Anh năm 1979 và máy bay
Mirage-2000 của Pháp năm 1985.
Ngoài việc mua các máy bay Su-30MKI của Nga năm 2002, IAF không thực hiện bất kỳ sự bổ sung máy bay chiến đấu nào kể từ thập niên 1980. Trên thực tế, nhiều máy bay mua trong chương trình hiện đại hoá 1978 – 1988 đã hết thời hạn sử dụng rơi vào tình trạng hỏng hóc. Do đó, IAF gần đây xây dựng các chương trình lớn nhằm hiện đại hoá một số loại máy bay và thay thế số khác bằng những máy bay mới và hiện đại hơn
Những hoạt động hiện đại hoá, mua sắm và nâng cấp gần đây
Ngoài cuộc đấu thầu MMRCA, IAF đã đưa chương trình Super 30 , chương trình nâng cấp 40 máy bay Su-30MKI với hệ thông rađa, tác chiên điện tử mới và tên lửa BrahMos. IAF cũng đã đâu tư gân một tỷ USD vao việc hiện đại hoá các máy bay MiG – 29 thành các máy bay đa dụng MiG- 29UPG. Hơn nữa, tháng 7/2010, IAF cũng hoàn tât thoả thuận nâng câp các máy bay Mirage-2000 thành Mirage-2000-5 Mk2 và tháng 1/2012 thì IAF quyết định mua 490 tên lửa không đối không MICA cho các máy bay Mirage.
Bắt đầu từ năm 2020, IAF có kế hoạch giới thiệu máy bay tàng hình 250-300 PAK-FA thế hệ thứ 5, loại máy bay đang được phát triển cùng với Nga, nhưng vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Với mức chi phí khoảng 35 tỷ USD, dự án này dự kiến là dự án quốc phòng tốn kém nhất của Ấn Độ từ trước tới nay. Với những mua sắm trong tương lai này, IAF dự kiến sẽ tăng số phi đội lên 42 vào năm 2022, nhiều hơn 10 phi đội so với hiện nay. Trong khi đó, Pakixtan được cho là có ít hơn 20 phi đội máy bay cánh cố định.
Ngoài việc hiện đại hoá và cải thiện các máy bay cánh cố định, IAF cũng tìm cách cải thiện lực lượng vận tải và tiếp nhiên liệu trên không. Tính đến tháng 2/2011, IAF có 6 máy bay tiếp nhiên liệu IL-78MKI, nhưng với việc số lượng phi đội và dự báo nhu cầu của lực lượng tăng lên, năm 2010, IAF đã đưa ra cuộc đấu thầu Giao thông vận tải đa dụng với trị giá khoảng 2 tỷ USD nhằm cung cấp cho IAF thêm 6 máy bay chở dầu nữa. IAF cũng đang cải thiện đội bay vận tải với thoả thuận 4,1 tỷ USD được ký hồi tháng 6/2011 cho 10 máy bay C-17 Globemaster III của Mỹ. Năm 2008, IAF đã ký hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD để mua 6 máy bay vận tải C-130J và hiện đang tìm cách mua thêm 6 máy bay loại này nữa.
IAF cũng đang tìm cách tăng gấp đôi lực lượng máy bay Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không (AEW&C), lực lượng hiện bao gồm 3 máy bay IL-76 Phalcon. Ngoài ra IAF cũng đã đưa ra một loạt yêu cầu cho các đề xuất liên quan đến máy bay AEW&C và thậm chí còn hy vọng sẽ có 24 chiếc AEW&C được sản xuất ở trong nước.
Các vấn đề của IAF
Mặc dù có chương trình hiện đại hoá và mua sắm lớn, nhưng sự phát triển của IAF bị hạn chế bởi hàng loạt vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được giải quyết thoả đáng, những hạn chế này sẽ ngăn cản việc IAF có thể tận dụng đầy đủ những cơ sở hạ tầng và thiết bị mới của mình.
Một vấn đề lớn của IAF là tỷ lệ va chạm và tai nạn rất cao. Vụ tai nạn mới nhất xảy ra ngày 31/1 khi một máy bay huấn luyện Kiran MK II nổ khi đang bay. Chỉ trong năm 2011, các lực lượng quân sự Ấn Độ đã phải hứng chịu ít nhất hàng chục vụ tai nạn máy bay.
Tỷ lệ tai nạn máy bay của IAF cao do 3 yếu tố chính. Đầu tiên là tuổi thọ của nhiều loại máy bay. Ví dụ, MiG – 21 tham gia phục vụ IAF lần đầu tiên từ năm 1964 và đây không phải là loại máy bay phản lực đông đảo duy nhất đang hoạt động của IAF. Tuy nhiên, dự kiến loại máy bay này sẽ tiếp tục được sử dụng thêm vài năm nữa.
Bảo dưỡng công nghiệp kém cỏi cũng là một vấn đề. Tháng 11/2011, Rakesh Sharma, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Ấn Độ và cũng có nhiều kinh nghiệm là phi công thử nghiệm máy bay Hindustan Aeronautics, đã cáo buộc rằng những sai lầm trong lập kế hoạch của các công ty quốc phòng nhà nước (PSU) là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao, khi tỏ ý “các PSU có cơ sở hạ tầng nhưng họ không có chuyên môn”. Sharma cho biết ông có thể gửi các máy bay chiến đấu đến các phòng thí nghiệm nếu ông phát hiện ra các bộ phận khiếm khuyết, nhưng ông cũng sớm nhận ra rằng thay vì thực hiện nghiên cứu vả phát triển trên các bộ phận này, các phòng thí nghiệm lại lắp chúng vào các máy bay chiến đấu khác.
Yếu tố thứ ba là tình trạng của phi đội máy bay huấn luyện của IAF. Năm 2008, Kiểm soát viên và Tổng kiểm toán (CAG) của Ấn Độ đã nói ràng IAF thiếu hụt phi công trầm trọng do huấn luyện không đạt chất lượng. CAG cho rằng việc không đủ máy bay cho huấn luyện chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng IAF thiếu hụt phi công này. Các máy bay huấn luyện của IAF bao gồm các máy bay do HAL sản xuất ở trong nước. Các máy bay này nhìn chung là không thích hợp và không đáp ứng được mong đợi. Ví dụ như đội máy bay HPT-32 Deepak không được cất cánh vào cuối năm 2009 do động cơ liên tục gặp sự cố dẫn đến nhiều vụ tai nạn.
Việc thiếu các máy bay có khả năng huấn luyện đã buộc các phi công mới của IAF phải trải qua quá trình huấn luyện cơ bản của mình trên máy bay HAL Kiran được trang bị động cơ phản lực. Trong khi đó, đa số các phi công của phương Tây được huấn luyện bắt đầu từ máy bay phản lực cánh quạt, sau đó mới huấn luyện trong máy bay phản lực. Do các vấn đề về tuổi thọ và chất lượng, thậm chí kể các máy bay Kiran tiên tiến hơn cũng không thích đáng. Học viện đào tạo của IAF tại Hyderabad được thông báo là có chưa đến 100 máy bay Kiran, đã buộc các đội máy bay biểu diễn Surya Kiran và Sagar Pawan phải cho mượn máy bay của mình để huấn luyện.
Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi do thiếu hụt máy bay huấn luyện, IAF đã cắt giảm hai phần ba thời gian bay của một phi công mới (25 giờ bay huấn luyện cơ bản thay vì 75 giờ). Trong khi đó, Không quân Mỹ cung cấp trên 100 giờ bay huấn luyện cơ bản cho học viên của mình, số giờ bay huấn luyện cơ bản thậm chí còn được thông báo là thấp hơn nữa trong 2 năm qua, nhưng hiện đã ổn định nhờ việc quản lý các nguồn lực tốt hơn. Một trong những cách IAF sử dụng để gia tăng số máy bay huấn luyện là đào tạo một số phi công trên những phiên bản huấn luyện MiG-21.
Trong một vài năm tói, có thể xu hướng này sẽ thay đổi. IAF đã tìm cách để giành thêm nhiều máy bay 2 chỗ ngồi Hawk AJT, khoảng 55 chiếc trong số này đã được IAF sử dụng cho mục đích huấn luyện. Các máy bay này được đặt mua năm 2004, nhưng những vấn đề quan liêu đã trì hoãn việc mua và đưa vào sử dụng các máy bay này. IAF cũng đã chọn máy bay PC-7 của Thụy Sỹ là máy bay huấn luyện cơ bản tiếp theo, nhưng dự báo sẽ phải mất ít nhất 3 năm nữa để loại máy bay này được giao.
Những nỗ lực của IAF nhằm cải thiện khả năng của mình bằng việc nâng cấp máy bay và thiết bị hiện có và mua máy bay mới có thể thành công. Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức cơ bản rất lớn./.
XUNG QUANH CUỘC KHỦNG HOẢNG HẠT NHÂN IRAN
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ năm, ngày 23/2/2012
(phần cuối)
TTXVN (Angiê 14/2)
Bắc Kinh ưu tiên bảo vệ lợi ích của mình
Trong khi Chính phủ Ixraen lên tiếng báo động một lần nữa về mối đe dọa hạt nhân Iran để có cớ tấn công ngăn chặn, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh, người cho mình là nạn nhân của cuộc xung đột Libi và vụ kiều dân của họ bị tấn công ở Xuđăng, sợ nhất là tình hình ở Trung Đông mất ổn định và lợi ích của mình bị đảo lộn.
Theo ông Francois Danjou, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa và nếu một cuộc xung đột nổ ra tại đây, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên chịu tác động xấu. Trong khi đó, tờ “Nhân dân nhật báo” kêu gọi kiềm chế và hòa dịu, nói rằng Bắc Kinh sẽ không khuất phục trước áp lực cúa Liên minh châu Âu và Mỹ để giảm nhập khẩu dầu mỏ của Iran.
Trung Quốc và Nga đều phản đối lệnh trừng phạt chống Iran và Xyri. Lập trường của Bắc Kinh trùng với lập trường của Nga, cho rằng biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đưa ra ngày 23/1 chống Iran, là một sai lầm nghiêm trọng, không những không khích lệ Têhêran hợp tác, mà còn đẩy nước này đến chỗ cứng rắn hơn. Nga và Trung Quốc cũng hợp sức để phong tỏa các nghị quyết của Liên họp quốc về Xyri hồi tháng 10/2011 và tháng 1/2-2012. Quyết định của Nga và Trung Quốc thoạt tiên có vẻ là một sáng kiến có phối hợp để cứu đồng minh Bashar al Assad của họ, với gia đình nắm quyền ở Xyri từ 40 năm nay và hiện đang đứng đầu một nước ở trung tâm một khu vực bất ổn định và bị đe dọa bởi nội chiến. Nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Mối liên hệ giữa Iran và Xyri không thoát khỏi tầm ngắm của các cơ quan tình báo Trung Quốc và Nga. Cả hai nước đều chống lại Ixraen, đồng thời không được các nước khu vực Vịnh tin tưởng, trong bối cảnh Iran coi Xyri là con chủ bài hàng đầu trong mạng lưới chiến lược gắn mình với các nhóm khủng bố Hamas và Hezbollah, hai lực lượng vũ trang trong cuộc chiến chống Ten Avíp.
Tháng 2/2010, trong chuyến thăm chính thức Xyri, Tổng thống Iran, Mahmud Ahmadinejad, và người đồng nhiệm Xyri, Bashar al Assad, nói đến sự cấp thiết phải đấu tranh chống nạn khủng bố của Ixraen. Ngày 10/5/2011, Tổng thống Admadinejad ủng hộ đàn áp ở Xyri khi nói rằng “chính phủ và nhân dân Xyri đã đạt độ chín về chính trị giúp họ có thể tự giải quyết các vấn đề của mình mà không cần đến sự can thiệp của nước ngoài”. Ngày 17/5/2011, một nhóm nhân vật đối lập Iran cho biết nước này đã triển khai một nhóm 65 người và 4 máy bay vận tải chở đầy vũ khí để hỗ trợ Đamát. Ngày 5/8/2011, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hải quan nước này đã tịch thu một xe tải chơ vũ khí của Iran dành cho Xyri. Tuy nhiên, ngày 8/11/2011, sau một thời gian dài ủng hộ Đamát, Tổng thống Ahmadinejad thực hiện một cú chuyển dịch chiến lược, rõ ràng để gây áp lực với Tồng thống Assad nhằm buộc ông phải ngừng bạo lực chống người dân nước mình, thậm chí đề nghị “các nước trong khu vực can thiệp để tiến hành cải cách”.
Nhà độc tài Xyri sụp đổ có thể sẽ làm suy yếu đáng kể một nước Iran có dân chúng đa số theo đạo Hồi dòng Shiite, phá hủy kênh tiếp xúc của nước này với các phong trào Hezbollah và Hamas và một trong những cửa ngõ mang tính biểu tượng để tiến vào thế giới Arập, nơi cách đây không lâu Ông Assad còn được coi là một người hùng. Xyri sụp đổ cũng sẽ mở đường cho Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ, các đối thủ chính của Têhêran, gia tăng ảnh hưởng.
Mối quan hệ trung thành gắn Trung Quốc và Nga với Xyri, cộng với sự đồng lõa giữa Têhêran và Đamát cũng như nguy cơ phản ứng dây chuyền không mấy tốt đẹp có thể nảy sinh từ đây – kể cả trong trường hợp nhà độc tài Xyri bị cô lập mà Trung Quốc, Nga và Iran đã bắt đầu tính đến – giải thích phần nào thái độ khép kín của Mátxcơva và Bắc Kinh vì họ sợ mất ổn định nghiêm trọng ở khu vực này.
Mất ổn định có thể sẽ làm đảo lộn khu vực này. Hoặc tiến trình dân chủ hóa hy vọng diễn ra ở Xyri thực tế sẽ gây ra tình hình hỗn loạn có thể bị những phần tử cực đoan theo dòng Sunni bị Arập Xêút thao túng lợi dụng và coi Iran là con ngoáo ộp. Hoặc một cuộc tấn công quân sự của Ixraen chống Iran sẽ khiến các nhóm khủng bố đánh trả mạnh mẽ mà vẫn không chắc chắn chươmg trình hạt nhân của Iran bị ảnh hưởng lâu dài.
Trong tình hình lộn xộn vói nguy cơ rất dễ kéo theo hậu quả xấu với thiệt hại sẽ gián tiếp làm suy yếu sự ổn định ở trong nước mình, Bắc Kinh và Mátxcơva cáo buộc châu Âu và Mỹ gây ra vấn đề mà chính họ cũng không thể giải quyết được.
Theo một nguồn tin thân cận với giới bảo thủ ở Mỹ và cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, vua Arập Xêút cho rằng “không gì làm suy yếu Iran hơn là nếu bị mất Xyri”. Những người phê phán mạnh nhất thuyết trung dung của Mỹ ở Trung Đông, vốn được châu Âu ủng hộ, cho rằng trong bối cảnh Mỹ và Arập Xêút hiểu nhau cần triển khai một “cuộc chơi lớn” ở Trung Đông nhằm làm suy yếu Iran bằng cách lật đổ chế độ Đamát. Phương thức hoạt động xoay quanh việc thành lập một Hội đồng chuyển tiếp làm người đại diện duy nhất ,của nhân dân Xyri không tính tới thành phần, hỗ trợ quân nổi dậy bằng vũ khí chuyển từ các nước láng giềng sang, áp đặt trừng phạt để đánh vào tầng lớp trung lưu, tiến hành chiến dịch tuyên truyền để phê phán mọi mưu đồ cải cách của Chính phủ Xyri và gây chia rẽ giữa quân đội và giới lãnh đạo đất nước.
Mỹ và châu Âu cùng một số nước Vùng Vịnh có ý định coi “cuộc chơi lớn ở Xyri” là sự nối tiếp vấn đề Libi. Một số nước còn cho rằng cách làm này đóng vai trò quyết định trong tiến triển tình hình ở thế giới Arập, với sự khác biệt, nói theo thuật ngữ chiến lược, là Xyri quan trọng hơn nhiều so với Libi.
Hơn nữa, các phần tử cực đoan được sử dụng ở Xyri để lật đổ Tổng thống Assad thông qua các đầu mối liên lạc mờ ám ở Arập Xêút, có thể làm tất cả, trừ khả năng trở thành người khởi công xây dựng một chế độ dân chủ. Có thể so sánh hành động này với việc Mỹ sử dụng Hồi giáo chính trị trong những năm 1980 để làm suy yếu Liên Xô ở Ápganixtan. Chiến lược này hồi đó tác động tích cực đến chính sách đối nội của Mỹ.
Phe đối lập Xyri – trong đó phái lưu vong ủng hộ can thiệp bằng quân sự, trái với phái ở trong nước không muốn vì sợ xảy ra nội chiến – cực kỳ manh mún. Lợi dụng sự chia rẽ đó, Arập Xêút kích hoạt trở lại các mạng lưới Thánh chiến theo dòng Sunni chống Iran theo dòng Shiite, dẫn đến nguy cơ không thể kiểm soát được liên quan đến kiểu thao túng này.
Trung Quốc và Nga cũng phê phán sự vô lý theo đó Têhêran bị tố cáo thực hiện chương trình hạt nhân, trong khi Ixraen hiện đã có 200 đầu đạn hạt nhân mà cộng đồng quốc tế không có phản ứng gì. Bắc Kinh và Mátxcơva còn cho rằng lệnh trừng phạt càng khiến Iran quyết tâm chế tạo bom nguyên tử hơn là thuyết phục được nước này từ bỏ kế hoạch đó.
Trong báo cáo ngày 8/12/2011, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kết luận chắc chắn Iran phát triển công nghệ liên quan đến chế tạo đầu đạn hạt nhân dùng cho quân sự và tên lửa đạn đạo. Nhằm mục đích xóa bỏ mọi nghi ngờ về độ tin cậy của bản báo cáo vì một số nhà quan sát lật lại vấn đề khi nhắc lại những trò lừa của Mỹ về vũ khí hủy diệt ở Irắc vào năm 2003, IAEA nói rõ kết quả điều tra dựa vào khoảng 15 nguồn tin khác nhau, trong đó đa số là của các nước thành viên. Theo Tổng giám đốc IAEA, bản báo cáo căn cứ vào hơn 1.000 trang tài liệu gốc của Iran được những nhân vật đào tẩu cung cấp, cho thấy có hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như thử nghiệm đầu đạn hạt nhân trên tên lửa.
Bắc Kinh và Mátxcơva cho đến nay vẫn chống lại áp lực của châu Âu và Mỹ, đồng thời ủng hộ thương lượng với Xyri và Iran. Làm như vậy, Trung Quốc và Nga có nguy cơ bị coi là đồng minh trơ trẽn của một chế độ tàn sát dân chúng và ủng hộ một chế độ khác. Chế độ này cũng độc tài như vậy, với tham vọng hạt nhân đe dọa hủy hoại cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, song bị Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế bóc trần. Nhưng
Bắc Kinh và Mátxcơva không bận tâm đến điều này vì sợ áp lực của phương Tây có thể gây ra đổ vỡ nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới lập trường và lợi ích của họ.
về tình hình Xyri, đáp lại cáo buộc của Mỹ ở Liên hợp quốc, Bắc Kinh, nước ngày càng tỏ ra không tin vào phương Tây, lật lại vấn đề đối với chiến lược chung của Mỹ và đối với thế giới Arập. Điều đó cho thấy Bắc Kinh sợ nếu mình ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống lại Đamát thì có thể sẽ dẫn đến một cuộc can thiệp quân sự mới.
Một bài bảo ký tên với bút danh “Zhong Sheng” đăng trên tờ “Nhân dân nhật báo” ngày 6/2, giải thích rằng “các cuộc can thiệp của phương Tây ở Libi Ápganixtan và Irắc cho thấy chiến lược ‘thay đổi chế độ’ là sai lầm”. Bài báo nói thêm: “Hiện nay, tình hình ở Xyri là cực kỳ phức tạp ủng hộ đảng này chống lại đảng khác là lẩn tránh bản chất của sự việc và gieo rắc mầm mống thảm họa.”
Ngoài các chiến lược trái ngược nhau được công bố công khai – trong đó một số với lý do nhân đạo và mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân cũng như an ninh của Ixraen, một số khác ưu tiên ổn định khu vực chủ quyền dân tộc và đối thoại, có thể nhận thấy trong đó có cả những điều không được nói ra.
Đó là nỗi sợ trong thâm tâm của Bắc Kinh và Mátxcơva trước khả năng dân chủ lan truyền, hay kình địch chiến lược với Oasinhtơn biểu hiện ở cả Đông Âu Trung Á lẫn biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-TTXVN), hay sức nặng của phái vận động hành lang Do Thái ở Mỹ, mối nghi ngại của các nước Arập đối với Têhêran và sự vô lý của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vốn là một lời kêu gọi thực sự về phổ biến vũ khí hạt nhân. Thêm vào đó là mối hận thù không nguôi xuyên biên giới giữa một bên là một nước Iran theo dòng Shiite và đồng minh và bên kia là các nước quân chủ Arập theo dòng Sunni. Các nước này – và đây không phải là mâu thuẫn nhỏ nhất – được Oasinhtơn hoàn toàn ủng hộ và cũng lo ngại trước những chuyển động dân chủ mạnh mẽ, trong khi phong trào cực đoan tự cho mình thuộc dòng Sunni, truyền bá tư tưởng đấu tranh chống phương Tây.
Trong tình thế vừa rối rắm vừa khó xử lý này, Bắc Kinh xa lánh phương Tây và chơi cuộc chơi của riêng mình. Trung Quốc dự tính trước việc một cuộc xung đột quy mô, kết quả của một hành động sai lầm, có thể gây ra một loạt hậu quả làm mất ổn định lâu dài việc cung ứng năng lượng của mình. Rút kinh nghiệm từ thái độ thiếu kiên quyết của mình trong vấn đề Libi khi bỏ phiếu trắng dẫn đến việc NATO vượt quá thẩm quyền nghị quyết Liên hợp quốc, Bắc Kinh lại vận dụng nguyên tắc trung lập của mình và chủ trương không can thiệp và thương lượng.
Sau khi cân nhắc lực lượng trên thực địa, Bắc Kinh thiết lập mối liên hệ với tất cả các tác nhân trong khu vực, nỗ lực củng cố lập trường trung lập của mình để bảo vệ lợi ích của mình cho dù tình hình biến chuyển như thế nào. Trong khi ủng hộ sự nghiệp của Palextin chống Ixraen, Bắc Kinh cùng dày công duy trì các mối quan hệ của mình và tăng cường trao đổi với Ten Avíp.
Trung Quốc một mặt không chấp nhận lên án Tổng thống Assad tại Liên hợp quốc, mặt khác công khai kêu gọi Đamát chấm dứt đàn áp. Sau khi ủng hộ Têhêran, Bắc Kinh lại gây áp lực để buộc nước này trở lại bàn thương lượng, đồng thời thận trọng tính toán lại các nguồn dầu mỏ mà họ bị lệ thuộc để đa dạng hóa nguồn cung ứng. Nhưng trên Con đường tơ lụa ngày xưa, Iran vẫn luôn là một trong những nước cung cấp nhiều dầu mỏ và một điểm tựa trong chiến lược của Trung Quốc ở Trung Đông.
Trong khi đó, tại Liên hợp quốc, ông Lý Bảo Đông, đại sứ Trung Quốc, phê phán việc mở rộng các khu định cư Do Thái và ủng hộ ý tưởng về một Nhà nước Palextin độc lập trong đường biên giới được xác định năm 1967. Việc Ixraen và Trung Quốc trao đổi điện mừng hồi tháng 1/2012 nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cho thấy mối quan hệ giữa hai nước sâu đậm hơn, từ đó hỗ trợ Thủ tướng Netanyahu, vốn bị nhiều trí thức phương Tây coi là một kẻ ưa thích chiến tranh nguy hiểm.
Kết hợp hành động với những tuyên bố khoa trương, Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Giao thông trong chính phủ ông, Yisrael Katz, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 9/2011, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak thăm nước này vào tháng Sáu cùng năm đó, đưa ra hai dự án lớn được Bắc Kinh rất lưu tâm.
Dự án thứ nhất liên quan đến cơ sở hạ tầng hóa lỏng và vận chuyên khí đốt khai thác ở các mỏ thuộc khu vực lòng chảo Mặt trời mọc ở Đông Địa Trúng Hải, nơi mà cả Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Libăng và Síp đều đòi chủ quyền. Thứ hai là việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Eilat băng qua sa mạc Negev đến Haifa và chạy tới tận vịnh Aqaba ở Địa Trung Hải.
Khi đến bán đảo Arập vào tháng 1/2012, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, vẫn nhớ nước ông nhập gần 500 triệu tấn dầu mỏ/năm (so với 65 triệu tấn vào năm 2000), trong đó gần 30% từ Arập Xêút và 11% từ Iran. Chuyến thăm Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cho phép tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Arập qua việc ký một số hợp đồng xây dựng hạ tầng (nhà máy lọc dầu tại Yanbu bên bờ biển Đỏ trong đó công ty Sinopec của Trung Quốc góp một phần vốn tối thiểu – 37,5% – cùng với Aramco – 62,5%, hay đường ống dẫn dầu đến Abou Dhabi để tránh đi qua eo biển Hormuz).
Thêm vào đó là những vụ thương thảo tài chính và tín dụng cho phép sử dụng đồng tiền Trung Quốc. Sáng kiến này là tiền đề cho việc thúc đẩy thương mại song phương và có thể tăng cường cam kết tài chính của các công ty dầu mỏ Trung Quốc vào bán đảo Arập. Hành động này, xuất phát từ sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào dầu mỏ, vốn là chìa khóa của tăng tưởng, cũng nằm trong một chiến thuật mặc cả rộng lớn hơn nhân cuộc khủng hoảng hiện nay để chơi con bài cạnh tranh giữa Iran theo dòng Shiite và các nước Arập theo dòng Sunni.
Sức nặng mối quan hệ với Iran và ưu tiên lợi ích của Trung Quốc là hai yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Iran vẫn chặt chẽ mặc cho phương Tây gây áp lực, và dường như còn được tăng cường hơn trong bối cảnh khủng hoảng ở Mỹ và châu Âu. Năm 2004, khi Oasinhtơn định đưa vấn đề hạt nhân Iran ra Hội đồng Bảo an Liên họp quốc, công ty Sinopec đã nhận được quyền đồng khai thác mỏ Yadavaran – có trữ lượng 13 tỷ thùng dầu và 80 tỷ mét khối khí đốt – hợp đồng lớn nhất mà một nước thành viên OPEC ký với nước ngoải. Năm 2008, khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng biện pháp trừng phạt chống Iran, Têhêran và Bắc Kinh ký một hiệp định trị giá 3,3 tỷ USD sản xuất khí đốt hóa lỏng ở miền Nam nước này, và tiếp đó là một số hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu trị giá 8 tỷ USD.
Hiện nay, Iran là nhà cung cấp thứ ba của Trung Quốc, đồng thời là một trong số các nước duy nhất, cùng với Nga và Irắc, có thể nối liền với Đế chế Trung Hoa bằng đường bộ, từ đó tránh được rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển. Một đường ống dẫn khí đốt đi qua Trung Á và Tuôcmênixtan, khánh thành năm 2009, nối Tân Cương với miền Đông Iran.
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh khó có thể công khai nhượng bộ trước sức ép của phương Tây nhằm buộc Iran phải khuất phục. Trong trường hợp này, Trung Quốc không phải là nước duy nhất, vì Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cho biết họ không ngừng mua dầu mỏ của Iran.
Nhưng vì lo ngại phải tránh áp lực của châu Âu và Mỹ nên không không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ thực hiện một hay nhiều hành động mang tính chiến thuật mà chỉ có mình Bắc Kinh biết, vừa để bảo vệ lợi ích của mình vừa tránh để bị kẹt trong một hành động quá giới hạn trong lúc cùng đường của Têhêran.
Bắc Kinh vừa đánh giá mức độ rủi ro của vấn đề phổ biến hạt nhân trong khu vực có khả năng gây hậu quả cho các lĩnh vực khác, vừa hậm hực nhân nhượng trước sức ép trực tiếp của Liên minh châu Âu và Mỹ. Trái lại, Bắc Kinh có thể tham gia nghị quyết của Liên hợp quốc để gây áp lực với Têhêran như nước này đã từng làm nhiều lần.
Nhưng về cơ bản, lập trường của Bắc Kinh sẽ không thay đổi. Nước này một mặt sẽ tìm cách làm giảm tác dụng của các biện pháp trừng phạt, mặt khác vẫn sẽ tiếp tục khẳng định rằng biện pháp này có thể làm căng thẳng thêm và nếu phương Tây và Ixraen không quyết tâm làm dịu tình hình, vấn đề Iran sẽ chỉ trầm trọng thêm.
Cuối cùng, vì không có lợi nhuận nào là nhỏ và băn một mũi tên vẫn có thể trúng hai đích nên Bắc Kinh vừa lợi dụng cơ hội căng thẳng giữa Têhêran và phương Tây để gây áp lực với Iran trong cuộc thương lượng giá dầu bị ách tắc trong nhiều tháng qua. Chính vì vậy, Bắc Kinh vừa quyết định giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Iran từ tháng 3/2012 trước khi diễn ra một cuộc họp mới với ban lãnh đạo Công ty dầu mỏ quốc gia Iran.
Nếu tiết mục thăng bằng trên dây này thành công, Bắc Kinh – nước trước hết và trước tiên bảo vệ lợi ích của mình, không ủng hộ phương Tây, nương tay với cả Iran lẫn Xyri và các nước Arập, Ixraen và Palextin – sẽ cho thấy lúc này có thể sử dụng nguy cơ phổ biến hạt nhân để kéo giá dâu mỏ xuống, thứ nguyên liệu mà Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều.
Dẫu sao, do ý thức được nguy cơ khi xuất hiện bên cạnh một nước tàn sát dân mình để tồn tại, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải canh chừng hình ảnh cua mình ở trong nước, một yếu tố chủ chốt giúp đảng này có tính hợp pháp và quan trọng không kém các nguồn cung ứng dầu mỏ, không bị quá xấu do Internet được sử dụng quá rộng rãi và giới trí thức ly khai phản kháng.
Trừng phạt sẽ chỉ tốn công vô ích
Ông Reza Pahlavi, con trai cả của cựu vương Iran, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, cho rằng chỉ trừng phạt kinh tế thì không đủ để buộc Chính phủ Iran phải nhượng bộ. Ông muốn tập hợp phe đối lập Iran để tiến hành cuộc chiến phi bạo lực chống chính quyền hiện tại và kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước quân chủ Vùng Vịnh, hành động “càng nhanh càng tốt” và hỗ trợ phe đối lập Iran trong cuộc chiến này. Dưới đây là cuộc trả lời phỏng vấn của ông trên tạp chí “Arabies”.
Hỏi: Ông vừa có một quyết định quan trọng… Ông sẽ kiện Chính phủ Iran, đặc biệt là giáo chủ Ali Khamenei, đã phạm tội ác chống nhân loại… Tại sao vào cuối năm 2011 ông mới đưa ra quyết định này? Ông chờ đợi gì từ một Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho đến lúc này đã cho thấy họ bất lực trước Xyri?
Trả lời: Đây không phải lần đầu tiên người ta lo ngại nhân quyền bị vi phạm ở Iran. Từ năm 2009, nhịp độ và quy mô các vụ vi phạm không thể chối cãi gia tăng. Quốc hội Iran có cả một kế hoạch nhằm tăng áp lực và cho phép chính quyền được tự do can thiệp theo ý muốn. Đó sẽ là thảm họa… Không thể chờ thêm được nữa, nên tôi quyết định kiện đích danh Ali Khamenei. Ông ta mới là người quyết định tối cao, người phán xử cuối cùng và chúng tôi phải gây áp lực mạnh hơn nữa đối với chế độ Têhêran. Tôi thấy cộng đồng quốc tế đã có thái độ rõ ràng hơn về vai trò mà họ có thể thực hiện khi hỗ trợ nhiều xã hội chịu đau khổ dưới các chế độ độc tài. Ví dụ như Libi, rồi Xyri… Cũng không nên quên rằng Iran từng là nguyên nhân chính gây ra thảm họa này và họ vẫn hỗ trợ các chế độ đàn áp khác. Ngoài các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, hành động của tôi có thể là một cơ sở quan trọng và hữu ích.
Hỏi: Sau tất cả các cuộc cách mạng đó, trong đó một số đã dẫn đến sự sụp đổ của các nhà độc tài, hình như ông đã quyết định tận dụng làn sóng của “Mùa Xuân Arập”? Ông định dựa vào sức mạnh cách mạng đó để lật đổ chế độ hiện nay ở Têhêran chăng?
Trả lời: Đúng thế. Điều đó là chắc chắn. Và tôi nghĩ rằng rất nhiều trong số các cuộc cách mạng “Mùa Xuân Arập” đó cỏ thể lấy cảm hứng từ những gì đã xảy ra ở Iran cách đây một thập kỷ.
Hỏi: Chắc ông muốn nói đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2002…?
Trả lời: Đúng vậy. Phong trào đó có thể mang lại nhiều hy vọng, ít nhất cũng cho thế hệ không thể chấp nhận nói “không” được nữa, dù ở Ai Cập, Libi hay một nước nào khác. Tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế đã thấy rõ hiện nay không ai chấp nhận nguyên trạng và như vậy cần vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao. Đã đến lúc phải đi theo hướng này và bây giờ chính là lúc phải hành động.
Tuy nhiên, có thể dư luận ở các nước phương Tây bắt đầu lo sợ trước sự lớn mạnh của một số nhóm được gọi là “Hồi giáo chính trị”. Tôi nghĩ đến phái Hồi giáo cực đoan ở Ai Cập và cả ở Tuynidi. Tôi muốn trấn an phần nào tâm trạng của phương Tây. Iran là một nước đã có 33 năm kinh nghiệm về Chính phủ tôn giáo và chúng tôi đang ở lối ra của đường hầm. Điều đó gần giống như bước vào giai đoạn hồi sinh… Đối với người Iran chúng tôi, vấn đề tôn giáo luôn được đề cập theo nghĩa thế tục hay truyền thống, có nghĩa là có sự tách biệt rõ ràng và dứt khoát giữa tôn giáo và Nhà nước.
Ở các nước này, hiện chưa biết các phần tử tôn giáo có tôn trọng quy định của dân chủ hay không, hay lại rơi vào guồng máy cực đoan. Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế vẫn sẽ cảnh giác. Bởi vì nếu tình hình ở các nước này không thuận lợi thì không nên tiếp tục chính sách hỗ trợ nữa, kể cả khi chưa biết Hồi giáo chính trị có lên nắm quyền hay không.
Tại Iran, tình hình không thể xấu hơn hiện nay. Trường hợp Iran có thể phục vụ lợi ích của mình theo nghĩa người ta cảm thấy có khả năng kiểm soát thế tục và dân chủ. Nhưng điều đó cũng có thể tác động tới tất cả các nước đang hứng chịu làn gió “Mùa Xuân Arập”. Cũng như người Iran có thể lấy cảm hứng từ kết quả tích cực ở các nước này.
Hỏi: Ông có cảm thẩy mình có một sứ mệnh tập hợp phe đối lập hay không? Trong số những người chống lại nền quân chủ của cha ông trước đây, hiện có nhiều người dường như giờ đây lại hướng về phía ông… Ổng có khẳng định điều đó không?
Trả lời: Đúng thế. Nhưng đặc biệt, tôi khẳng định rằng đối với tôi đó không phải là một vai trò mới. Tôi vẫn luôn làm điều đó, nhưng yêu cầu hiện nay mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở trong nước. Hơn nữa là vì cũng không còn nhiều cá nhân có thể đóng vai trò này… Thêm vào đó, tôi nghĩ đơn giản rằng có thể mình là người duy nhất có khả năng làm việc này. Và tôi cũng nghe thấy nhiều nhóm nói ra điều đó, kể cả phái cộng hòa. Đó nhất
thiết không phải là những người theo phái quân chủ. Điều này là chắc chắn. Nhưng qua suy nghĩ và hành động của tôi, họ biết tôi là ứng cử viên tự nhiên để làm việc này.
Hỏi: Thực sự Iran không thể có tương lai với một nền quân chủ lập hiến…
Trả lời: Tôi lại nghĩ rằng hình thái cuối cùng của chế độ không quan trọng lắm một khi chế độ đó thích hợp với nguyên lý dân chủ. Đó là sự lựa chọn mà người Iran phải thực hiện. Điều quan trọng đối với tôi là nội dung của chế độ đó. Trên thế giới có một số nền quân chủ và cộng hòa lập hiến hoàn toàn phù hợp với dân chủ.
Trái lại, nội dung cần phải ăn nhập với vấn đề thế tục, trong một hệ thống phải là dân chủ. Và chắc chắn dư luận Iran, tuy còn có ý kiến khác nhau về hình thái, sẽ phải thống nhất về điểm này. Phe đối lập bác bỏ nhiều nhất là nội dung này và chính trên cơ sở đó mà lúc này tôi muốn tập hợp và mời các nhóm chính trị khác nhau của Iran hợp tác trong khuôn khổ một dự án chung. Sự hợp tác đó sẽ kéo dài đến ngày chúng tôi có thể tổ chức ở Iran bầu cử tự do, điều hiện nay vẫn chưa thể lên kế hoạch được vì chế độ hiện
nay vẫn còn tại vị…
Như vậy, phải thống nhất để cùng nhau làm việc về 4 nền tảng chính: nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Iran, thế tục – nghĩa là tách bạch rõ ràng tôn giáo và Nhà nước, và chắc chắn là tổ chức bầu cử tự do…
Chúng tôi sẽ phải trao quyền lực vào tay đồng bào mình và họ sẽ là người quyết định. Đó là điều mà tôi dự định thực hiện. Chính xung quanh chủ đề đó mà tôi muốn tập hợp và thống nhất phe đối lập. cần phải đoạn tuyệt với tình trạng nhiều phe phái như hiện nay, nếu không muốn nói là sự “hỗn tạp”. Không những để có thể lãnh đạo phong trào ở trong nước mà còn để liên hệ với cộng đồng quốc tế sớm muộn sẽ cần có người đối thoại… Nhưng khi định giúp người Iran chúng tôi, cộng đồng quốc tế cần có một người nào đó để nói chuyện và một địa chỉ để thực hiện.
Hỏi: Địa chỉ đó liệu có thể ở Pari không? ông đã gặp Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé và nước Pháp dường như sẵn sàng giúp ông tiến hành cuộc chiến từ lãnh thổ của họ như giáo chủ Ali Khamenei đã từng làm từ lâu đài Neauphle…
Trả lời: Ngoài chính sách của chính phủ hiện nay, Pháp là một nước mà tôi luôn có cảm giác đánh giá cao Iran. Tôi cũng có cảm giác đại bộ phận người Pháp đánh giá cao người Iran và hiểu nền văn hóa của người Iran hơn các nước khác… Pháp luôn vun đắp mối quan hệ với Iran và giới trí thức Pháp luôn quan tâm đến vấn đề Iran. Tôi thấy đó là một nền tảng lý tưởng, nhất là với chính sách hiện nay của Chính phủ Pháp. Tổng thống Nikolas Sarkozy đã cho thấy ông có quyết tâm và sự mạnh bạo cần thiết để hỗ trợ như trong trường họp Libi. Điều đó khiến tôi tin tưởng nhất. Chúng tôi có thể trông cậy vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của Pháp hơn là của các nước khác. Cụ thể những hành động đó chắc chắn sẽ được dư luận Pháp úng hộ vì ho hiểu rằng điều đó là cần thiết để tránh những mối nguy hiểm lớn nhất: nguy cơ cách mạng lan rộng, phát triển chủ nghĩa cực hữu tôn giáo, khủng bố Người Pháp hiểu rằng thay đổi chế độ ở Iran không những có lợi cho Iran mà cho cả hòa bình thế giới và lợi ích của phương Tây, trong đó có lợi ích của Pháp.
Hỏi: Ông nói đến mối đe dọa hạt nhân Iran, song ông phản đối mọi cuộc can thiệp quân sự vào Iran… Đối với ông, liệu đó có phải là hướng người dân Iran tới một cuộc nổi dạy khổng?
Trả lời: Nhân dân (Iran-TTXVN) đã sẵn sàng làm việc đó, nhưng họ không thể một mình làm việc đó. Vì đó sẽ là lấy trứng chọi đá. Đúng là có một số phong trào biết cách sử dụng hành động bất tuân của dân chúng và phi bạo lực, chẳng hạn ở nhiều nước thuộc khối Đông Âu cũ, nhưng làm được như vậy cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của thế giới tự do có thể hỏi những người như Natan Sharansky – một nhân vật ly khai thuộc Liên Xô trước đây, Vaclav Havel hay Lech Walesa. Tôi nghĩ họ sẽ trả lời rằng họ thành công trong việc lật đổ các chế độ áp bức họ không phải vì không có sự hỗ trợ nào. Người dân không có vũ khí và phải đối mặt với một cơ câu maphia bán quân sự áp đặt phương thức điều hành bằng sức mạnh và sự tàn ác Chúng tôi không thể theo cách làm đó và giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. cần phải dựa vào thái độ bất tuân của dân chúng có kỷ luật, nhưng chúng tôi không thể làm điều đó trong thế cô lập. Tuy nhiên, cũng không nên để thế giới nghĩ rằng chỉ có trừng phạt từ bên ngoài mới có thể giải quyết được vấn đề. Bởi lẽ nếu mục đích của trừng phạt vẫn là buộc chế độ đo phải thương lượng thì đó sẽ công dã tràng. Có bằng chứng cho thấy chế độ Têhêran không sẵn sàng thương lượng và không thể cùng tồn tại với bất kỳ ai. Như vậy phải nghĩ đến một chính sách nhằm thay đổi chế độ…
Nhưng đến lúc đó lại phải hiểu rằng một yếu tố áp lực bên trong là cần thiết. Nếu muốn tránh xảy ra tình hình xung đột quân sự thì không thể chỉ dựa vào áp lực không chắc chắn từ bên ngoài. Vậy chỉ còn một giải pháp: trực tiếp giúp đỡ các lực lượng dân chủ ở Iran. Nhưng lại phải tìm cách nào tốt nhất đế làm việc đó. Chính vì vậy, việc thành lập một hội đồng của phe đối lập là rất quan trọng, thậm chí mang tính sống còn… Bởi lẽ cộng đồng quốc tế sẽ qua đó xác định các lực lượng sẽ cùng với họ giải quyết vấn đề.
Hỏi: Câu hỏi cuối cùng liên quan đến các nước láng giềng của Iran… Arập Xêút, Baranh, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Cata và Côoét đều lo ngại trước cách hành xử của chế độ Têhêran… Lúc này ông có cảm thấy các chế độ đó nhìn nhận ông như giải pháp thay thế đáng tin cậy giúp toàn khu vực tìm được hình thái cân bằng và ổn định hay không?
Trả lời: Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo các nước này biết rõ rằng chừng nào chế độ hiện nay còn tại vị, mối đe dọa sẽ vẫn còn… Đây không phải là lần đầu tiên họ cảm thấy bị đe dọa, mà họ đã cảm thấy thế ngay từ đầu nhưng phải đến lúc này tình hình có thể nghiêm trọng hơn và, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, họ có thể là nạn nhân đầu tiên của đòn đánh trả của Iran… Giờ đây, họ không thể ngồi yên mà phải hành động. Thách thức đã được đưa ta, chiến tranh đã bất đầu. vấn đề không phải là để cho chế độ đó uy hiếp mình nữa mà các nước nói trên phải đóng vai trò trong việc hỗ trợ phong trào dân chủ Iran.
Tôi kêu gọi các nước này. Tôi đã suy nghĩ trong 32 năm về vấn đề này… Tôi biết rõ rằng sự tồn tại của chúng tôi phụ thuộc trước hết vào việc thay đổi chế độ ở Iran và không phải chỉ trông chờ vào lực lượng nước ngoài vì sớm hay muộn họ sẽ rời sân khấu và để chúng tôi lại một mình…
Tôi muốn nói với các nước này: “Các bạn cần phải hành động vì đã có chúng tôi và chúng tôi có thể giúp các bạn và chúng tôi có thể tự giúp mình. Qua chúng tôi, các bạn có thể gặt hái được thành quả của việc giúp đỡ đó. Đây là lúc đưa ra một quyết định lớn lao…” Như tôi đã nói ở trên, đối với các nước này không phải là lúc sợ bị cáo buộc là can thiệp nữa, vì chế độ ở Iran sẽ đe dọa họ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ
Tài liệu thao khảo đặc biệtThứ năm, ngày 23/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 18/2)
“Tạp chí Âu-Á“ vừa qua cho biết Ấn Độ đang phát triển lực lượng hải quân với tốc độ nhanh để đạt được sức mạnh trên biển. Mặc dù hiện nay Hải quân Ấn Độ đứng vị trí thứ 5 trên thế giới, với 171 tàu chiến, 250 máy bay các loại và 16 tàu ngầm, nhưng chính phủ nước này vẫn chi nhiều tỷ USD nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân trong khung thời hạn 15 năm, trong đó kế hoạch năm 2008-2013 sẽ chi khoảng 40 tỷ USD cho các kế hoạch hiện đại hóa hải quân.
Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Ấn Độ, cho biết hầu hết số tàu chiến sử dụng trong 15 năm tới của Hải quân sẽ được sản xuất ớ trong nước. Điều này có nghĩa ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ sẽ phát triển để chế tạo các tàu chiến hiện đại hơn trong tương lai. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony, hiện nay Bộ Quốc phòng đang đóng 34 tàu ngầm và tàu chiến mới trong các xưởng đóng tàu khác nhau ở Ấn Độ. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn ký nhiều hợp đồng mua sắm các loại máy bay, tàu khu trục, tàu chở dầu, máy bay huấn luyện, các loại tên lửa, máy bay không người lái và rađa. Sau khi hoàn thành các chương trình mua sắm trang thiết bị trong 15 năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ nằm trong số các nước có lực lượng hải quân đứng thứ 3 trên thế giới. Báo cáo “Triển vọng Công nghiệp Xuất khẩu Quốc phòng Toàn cầu trên Thị trường Quốc phòng Ấn Độ” của tập đoàn Deloitte-CII cho biết chi phí quốc phòng của Ấn Độ trong vài thập kỷ tới sẽ vượt các cường quốc phương Tây như Mỹ… Và chi phí quốc phòng hiện nay của Ấn Độ đạt 32,03 tỷ USD sẽ tăng lên 42 tỷ USD năm 2015. Chi phí cho các hệ thống vũ khí sẽ tăng từ 13,04 tỷ USD hiện nay lên 19,2 tỷ USD năm 2015. Mức chi phí và các kế hoạch cho thấy Ấn Độ đang hướng ra bên ngoài khu vực để đạt được vị thế của một cường quốc toàn cầu. Báo cáo của Deloitte-CII còn cho biết, từ năm 2007-2012, Ấn Độ chi khoảng 100 tỷ USD cho các loại vũ khí và dự kiến tăng lên 120 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm tiếp theo, trong đó chi 39,35 tỷ cho các tàu chiến và các hệ thống vũ khí mới.
Thành phần quan trọng nhất của Lực lượng Hải quân Ấn Độ là hàng không mẫu hạm INS Virat. Hải quân dự định đưa vào sử dụng thêm 2 hàng không mẫu hạm kiểu như vậy trong thập kỷ tới. Hàng không mẫu hạm Admiral Gorshkov, trọng tải 44.500 tấn, sẽ tham gia hạm đội hải quân vào cuối năm 2012 và hàng không mẫu hạm đầu tiên được sản xuất trong nước có tên IAC sẽ được hạ thủy năm 2014. Trong vài năm tới, Hải quân sẽ đưa vào sử dụng một thành phần quan trọng khác là các tàu ngầm hạt nhân. Hiện nay, Ấn Độ có kế hoạch tăng thêm một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo kế hoạch, tháng 12/2011, Hải quân Nga bàn giao cho Hải quân Ấn Độ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lóp Akula-II có tên K-152 Nerpa. Mặc dù loại tàu ngầm này sẽ hoạt động bằng năng lượng hạt nhân, nhưng không được trang bị các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, do đó Ấn Độ đang phát triển khả năng này chứ không lệ thuộc Nga. Bên cạnh đó, Hải quân cũng đang phát triển tàu ngầm hạt nhân INS Arihant và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2012. Loại tàu ngầm này có khả năng chở 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Sagarika mang đầu đạn KI5 có tầm bắn khoảng 700km và được chứa trong 4 khoang. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đang hiện đại hóa và phát triển đầu đạn KI 5, đồng thời cũng đang phát triển loại SLBM Agni-III K-4. Các tên lửa này sẽ được lắp đầu đạn KI5 vì có tầm bắn xa hơn tên lửa Sagarika. Năm 2011, Ấn Độ bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai tại một địa điểm bí mật ở Visakhapatnam, Việc sản xuất vỏ và thân tàu ngầm bắt đầu được triển khai và Nga đang giúp xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Ấn Độ dự kiến sẽ chạy thử chiếc tàu ngầm hạt nhân này vào năm 2015. Bên cạnh đó, Hải quân có kế hoạch sản xuất thêm 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, với tổng chi phí có thể tới 2,9 tỷ USD, trong thập kỷ tới. Hiện nay, Ấn Độ chưa có khả hăng tấn công bằng tàu ngâm hạt nhân nhưng sau khi hoàn thành các kế hoạch sản xuất tàu ngầm, Ấn Độ sẽ đạt được mục tiêu có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Hải quân cũng có kế hoạch sản xuất thêm 6 tàu ngầm công nghệ cao thế hệ tiếp theo trị giá 11 tỷ USD và trang bị thêm 6 tàu ngầm Scorpene mua của Hải quân Phap. Những tàu ngầm này sẽ được trang bị các thiết bị tàng hình tốt hơn, tầm phát hiện mục tiêu sa hơn và hệ thống quản lỷ tác chiến hiệu quẳ hơn. Hải quân sẽ tăng thêm 3 tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển lớp Krivak III đã sửa đổi trị giá l,6 tỷ USD và chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng cuối năm 2011. các tàu khu trục mới, có tốc độ 35 hải lý/giờ, được trang bị 8 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp siêu thanh BrahMos và được sử dụng để ngăn chặn các mục tiêu cơ động nhanh trên biển hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác như tìm kiếm và cứu hộ. Vệ tinh quân sự cũng rất quan trọng cho các khả năng tác chiến của hải quân. Do đó, Ấn Độ đang phát triển loại vệ tinh chuyên dụng để tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc của hải quân. Năm 2010 Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ của Ấn Độ (ISRO) đã phóng một vệ tinh trung tâm hệ thống thông tin vào quỹ đạo địa tĩnh. Vệ tinh này sẽ tạo thuận lợi cho việc liên lạc của các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Hải quân với nhau cũng như với các trung tâm tác chiến trên bộ thông qua các đường truyền số liệu tốc độ cao, từ đó cho phép phát hiện kịp thời các mối đe dọa trên biển và phản ứng nhanh chóng.
Khả năng tấn công trên biển của Hải quân Ấn Độ hiện nay chủ yếu dựa vào loại tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân tầm thấp siêu thanh BrahMos tốc độ và tầm bắn 290 km. Tên lửa BrahMos có tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh 2,5 lần và nhanh gấp 3 lần tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk của Mỹ. Loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tâm thấp này sẽ làm tăng khả năng tác chiến của Hải quân Ấn Độ chống Pakixtan. Ấn Độ cũng đang phát triển các khả năng giám sát và trinh sát của Hải quân sau khi đưa vào sử dụng các máy bay không người lái công nghệ cao mới nhất. Hiện Hải quân đang sử dụng loại máy bay không người lái bay xa, có trần bay trung bình Heron và loại máy bay không người lái nhỏ hơn gọi là “searcher MKH”. Máy bay trinh sát không người lái Heron có khả năng hoạt động liên tục 52 giờ ở độ cao 35.000 feet. Máy bay này hoạt động trong mọi thời tiết, có khả năng phục hồi và có thể mang theo một hệ thống ăngten cảm ứng, kể cả các hệ thống thu thập thông tin tình báo tia hồng ngoại và các loại rađa khác nhau có trọng lượng tối đa 250 kg. Máy bay không người lái searcher MKII là loại máy bay không người lái chiến thuật thực hiện các nhiệm vụ như: giám sát, trinh sát, tìm kiếm mục tiêu, đánh giá thiệt hại và điều chỉnh hoả lực của pháo binh. Máy bay này có thể hoạt động liên tục 20 giờ và tầm hoạt động 300 km, ở độ cao 23.000 feet và mang được 120 kg. Đáng chú ý, Hải quân đang có kế hoạch đưa vào sử dụng hệ thống máy bay không người lái Hải Giám Khu vực Rộng lớn MQ- 4C. Hệ thống này có thế hoạt động trong thời gian dài và độ cao lớn hơn. Bên cạnh đó, Hải quân có kế hoạch sử dụng các hệ thống rađa hiện đại để hỗ trợ các hoạt động của máy bay chiến đấu trên biển, trong đó dự kiến tăng thêm các máy bay tuần tiễu biển đa năng Saab 2000 được trang bị loại rađa có mạng ăngten quét hình điện tử chủ động (AESA) và một tên lửa chống tàu Saab RBS 15. Hệ thống rađa này sẽ tăng khả năng giám sát biển và giúp máy bay tuần tiễu biển (MPA) Saab 2000 nhanh chóng xác định các máy bay bạn và máy bay đối phương. Máy bay MPA Saab 2000 có thế hoạt động tầm tối đa 2.000 hải lý trong thời gian 9,5 giờ. Hệ thống này sẽ cải thiện các khả năng Trinh sát Giám sát và Tình báo trên không của Hải quân, đồng thời giúp Hải quân tuần tra hiệu quả và giám sát chặt chẽ các đường biên giới biển. Hải quân cũng sẽ bổ sung các máy bay P-8I: loại máy bay chiến tranh chống tàu ngầm và trinh sát biển tầm xa (LRMR & ASW) đặt mua của hãng Boeing. Đây là loại máy bay năng động và rất hiện đại. Ban đầu Hải quân dự kiến mua 8 máy bay, nhưng sau đó mua thêm 4 chiếc khác. Gần đây Hải quân đặt mua thêm các máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không (AEW) Kamov của Nga. Khả năng AEW rất quan trọng cho Hải quân để kịp thời chỉ huy các hạm đội tàu nổi và tàu ngầm thực hiện các nhiệm vụ được giao trên biển, Vừa qua, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD vói Không quân Mỹ để mua các máy bay trực thăng đa năng MH-60 do hãng Lockheed Martin sản xuất. Trong vài thập kỷ tới, Hải quân sẽ nâng cao các loại vũ khí của không quân hải quân bằng cách đưa vào sử dụng các máy bay trực thăng này và các máy bay giám sát. Hải quân cũng coi trọng phát triển lực lượng biệt kích biển (MARCOS). Hiện nay lực lượng này chỉ có gần 2.000 binh sĩ, chủ yếu tập trung vào các chiến dịch đặc biệt được chuyên chở bằng trực thăng hoặc chống khủng bố trên biển. Ấn Độ dự kiến tăng gấp đôi quân số của lực lượng này trong 5 năm tới. Hiện nay, Ixraen đang đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện và cung cấp các loại vũ khí, thiết bị cho lực lượng MARCOS. Lực lượng MARCOS sẽ được trang bị loại súng trường tấn công Tavor và súng trường bắn tỉa Gali do Ixraen sản xuất để tăng khả năng tác chiến.
Tóm lại, Hải quân Ấn Độ đang phát triển các khả năng với tốc độ nhanh. Việc đưa vào sử dụng các khả năng của hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân, …các loại rađa mới nhất, vũ khí và trang thiết bị, tàu chiến tốc độ cao, tàu khu trục, các máy bay trinh sát và giám sát, các vệ tinh, máy bay không người lái và diễn tập thường xuyên trên biển sẽ biến Hải quân Ấn Độ trở thành mối đe dọa tiềm tàng của các nước trong khu vực, đặc biệt đối với các lợi ích của Pakixtan, trong tương lai.
***
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ cho rằng dù Lực lượng không quân Ẩn Độ (IAF) đang thực hiện nhiều bước đi để nâng cấp và cải thiện khả năng của mình, nhưng nếu các vấn đề cơ bản không được giải quyết thì IAF sẽ tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế lớn.
Hãng hàng không Dassault, ngày 31/1, công bố rằng Ấn Độ đã chọn mua loại máy bay Rafale của hãng này trong cuộc đấu thầu máy bay chiến đấu đa dụng tầm trung (MMRCA). Nếu các cuộc đàm phán hợp đồng ước tính trị giá 10,4 tỷ USD này diễn ra thuận lợi, Dassault sẽ cung cấp cho Ấn Độ 126 máy bay trong 10 năm. Bản hợp đồng vẫn chưa được ký kết. 18 máy bay đầu tiên sẽ được mua trực tiếp từ Dassault, trong khi số còn lại sẽ được Hindustan Aeronautics (HAL), một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, lắp ráp và sản xuất tại Bangalore.
Cuộc đấu thầu MMRCA là động thái mới nhất trong hàng loạt hoạt động nâng cấp và đầu tư lớn, đặc biệt là việc mua máy bay hiện đại và cải thiện cơ sở hạ tầng nói chung nhằm nâng cao khả năng của IAF. Tuy nhiên, đội máy bay hiện nay của Ấn Độ đã lỗi thời và cơ cấu chung của lực lượng này đang xấu đi. Thậm chí đáng lo ngại hơn là tình trạng huấn luyện bay của IAF, một vấn đề gây ra bởi những khó khăn trong bảo dưỡng và những hạn chế của bộ máy quan liêu đồ sộ, Mặc dù máy bay mới là một phần quan trọng trong việc hiện đại hoá IAF, nhưng cũng có những thách thức cơ bản khác không kém phần quan trọng đối với việc nâng cao khả năng của lực lượng này.
Nguồn gốc và sự phát triến của IAF
IAF được chính thức thành lập ngày 8/10/1932. Kể từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947, IAF đã tham gia 4 cuộc chiến tranh chống lại Pakixtan và một cuộc chiến với Trung Quốc. Các cuộc xung đột và những căng thắng tiếp tục diễn ra với Pakixtan và Trung Quốc đã dẫn đến việc IAF đặt trọng tâm vào việc duy trì một cấu trúc lực lượng lớn, có khả năng tham gia các cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn chống lại lực lượng không quân và mặt đất của kẻ thù. Điều này dẫn đến việc liên tục mua số lượng lớn máy bay chiến đấu, máy bay đánh chặn cũng như máy bay tấn công mặt đất. Ngoài ra, do phạm vi hoạt động rất lớn, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thường rất kém, IAF đã nhấn mạnh việc duy trì khả năng hỗ trợ hậu cần đủ hiệu quả kể từ những năm đầu thập niên 1950. Trong thực tế, điều này đã dẫn đến việc mua số lượng lớn các máy bay có thể sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau.
IAF có 5 bộ tư lệnh tác chiến và 2 bộ tư lệnh chức năng. Hai trong số các bộ tư lệnh tác chiến là nhằm vào Pakixtan, 2 bộ tư lệnh khác cơ bản là hướng vào Trung Quốc và bộ tư lệnh thứ 5, bộ tư lệnh miền Nam, mới được thành lập năm 1984 và tập trung vào việc thực hiện các chiến dịch trên Ấn Độ Dương, dù rằng các chiến dịch như thế vẫn thuộc phạm vi chính của Lực lượng không quân của Hải quân Ấn Độ.
Kể từ thập niên 1960, IAF ngày càng dựa vào trang thiết bị và nguyên liệu của Liên xô. Có 2 giai đoạn mua sắm lớn: từ 1963 đên 1971, các máy bay loại MiG, Tupolev và Sukhoi được mua, và máy bay MiG của Liên xô là nhân tố nổi bật trong chương trình hiện đại hoá 1978 – 1988. Hai ngoại lệ lớn là việc mua máy bay Jaguars của Anh năm 1979 và máy bay
Mirage-2000 của Pháp năm 1985.
Ngoài việc mua các máy bay Su-30MKI của Nga năm 2002, IAF không thực hiện bất kỳ sự bổ sung máy bay chiến đấu nào kể từ thập niên 1980. Trên thực tế, nhiều máy bay mua trong chương trình hiện đại hoá 1978 – 1988 đã hết thời hạn sử dụng rơi vào tình trạng hỏng hóc. Do đó, IAF gần đây xây dựng các chương trình lớn nhằm hiện đại hoá một số loại máy bay và thay thế số khác bằng những máy bay mới và hiện đại hơn
Những hoạt động hiện đại hoá, mua sắm và nâng cấp gần đây
Ngoài cuộc đấu thầu MMRCA, IAF đã đưa chương trình Super 30 , chương trình nâng cấp 40 máy bay Su-30MKI với hệ thông rađa, tác chiên điện tử mới và tên lửa BrahMos. IAF cũng đã đâu tư gân một tỷ USD vao việc hiện đại hoá các máy bay MiG – 29 thành các máy bay đa dụng MiG- 29UPG. Hơn nữa, tháng 7/2010, IAF cũng hoàn tât thoả thuận nâng câp các máy bay Mirage-2000 thành Mirage-2000-5 Mk2 và tháng 1/2012 thì IAF quyết định mua 490 tên lửa không đối không MICA cho các máy bay Mirage.
Bắt đầu từ năm 2020, IAF có kế hoạch giới thiệu máy bay tàng hình 250-300 PAK-FA thế hệ thứ 5, loại máy bay đang được phát triển cùng với Nga, nhưng vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Với mức chi phí khoảng 35 tỷ USD, dự án này dự kiến là dự án quốc phòng tốn kém nhất của Ấn Độ từ trước tới nay. Với những mua sắm trong tương lai này, IAF dự kiến sẽ tăng số phi đội lên 42 vào năm 2022, nhiều hơn 10 phi đội so với hiện nay. Trong khi đó, Pakixtan được cho là có ít hơn 20 phi đội máy bay cánh cố định.
Ngoài việc hiện đại hoá và cải thiện các máy bay cánh cố định, IAF cũng tìm cách cải thiện lực lượng vận tải và tiếp nhiên liệu trên không. Tính đến tháng 2/2011, IAF có 6 máy bay tiếp nhiên liệu IL-78MKI, nhưng với việc số lượng phi đội và dự báo nhu cầu của lực lượng tăng lên, năm 2010, IAF đã đưa ra cuộc đấu thầu Giao thông vận tải đa dụng với trị giá khoảng 2 tỷ USD nhằm cung cấp cho IAF thêm 6 máy bay chở dầu nữa. IAF cũng đang cải thiện đội bay vận tải với thoả thuận 4,1 tỷ USD được ký hồi tháng 6/2011 cho 10 máy bay C-17 Globemaster III của Mỹ. Năm 2008, IAF đã ký hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD để mua 6 máy bay vận tải C-130J và hiện đang tìm cách mua thêm 6 máy bay loại này nữa.
IAF cũng đang tìm cách tăng gấp đôi lực lượng máy bay Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không (AEW&C), lực lượng hiện bao gồm 3 máy bay IL-76 Phalcon. Ngoài ra IAF cũng đã đưa ra một loạt yêu cầu cho các đề xuất liên quan đến máy bay AEW&C và thậm chí còn hy vọng sẽ có 24 chiếc AEW&C được sản xuất ở trong nước.
Các vấn đề của IAF
Mặc dù có chương trình hiện đại hoá và mua sắm lớn, nhưng sự phát triển của IAF bị hạn chế bởi hàng loạt vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được giải quyết thoả đáng, những hạn chế này sẽ ngăn cản việc IAF có thể tận dụng đầy đủ những cơ sở hạ tầng và thiết bị mới của mình.
Một vấn đề lớn của IAF là tỷ lệ va chạm và tai nạn rất cao. Vụ tai nạn mới nhất xảy ra ngày 31/1 khi một máy bay huấn luyện Kiran MK II nổ khi đang bay. Chỉ trong năm 2011, các lực lượng quân sự Ấn Độ đã phải hứng chịu ít nhất hàng chục vụ tai nạn máy bay.
Tỷ lệ tai nạn máy bay của IAF cao do 3 yếu tố chính. Đầu tiên là tuổi thọ của nhiều loại máy bay. Ví dụ, MiG – 21 tham gia phục vụ IAF lần đầu tiên từ năm 1964 và đây không phải là loại máy bay phản lực đông đảo duy nhất đang hoạt động của IAF. Tuy nhiên, dự kiến loại máy bay này sẽ tiếp tục được sử dụng thêm vài năm nữa.
Bảo dưỡng công nghiệp kém cỏi cũng là một vấn đề. Tháng 11/2011, Rakesh Sharma, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Ấn Độ và cũng có nhiều kinh nghiệm là phi công thử nghiệm máy bay Hindustan Aeronautics, đã cáo buộc rằng những sai lầm trong lập kế hoạch của các công ty quốc phòng nhà nước (PSU) là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao, khi tỏ ý “các PSU có cơ sở hạ tầng nhưng họ không có chuyên môn”. Sharma cho biết ông có thể gửi các máy bay chiến đấu đến các phòng thí nghiệm nếu ông phát hiện ra các bộ phận khiếm khuyết, nhưng ông cũng sớm nhận ra rằng thay vì thực hiện nghiên cứu vả phát triển trên các bộ phận này, các phòng thí nghiệm lại lắp chúng vào các máy bay chiến đấu khác.
Yếu tố thứ ba là tình trạng của phi đội máy bay huấn luyện của IAF. Năm 2008, Kiểm soát viên và Tổng kiểm toán (CAG) của Ấn Độ đã nói ràng IAF thiếu hụt phi công trầm trọng do huấn luyện không đạt chất lượng. CAG cho rằng việc không đủ máy bay cho huấn luyện chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng IAF thiếu hụt phi công này. Các máy bay huấn luyện của IAF bao gồm các máy bay do HAL sản xuất ở trong nước. Các máy bay này nhìn chung là không thích hợp và không đáp ứng được mong đợi. Ví dụ như đội máy bay HPT-32 Deepak không được cất cánh vào cuối năm 2009 do động cơ liên tục gặp sự cố dẫn đến nhiều vụ tai nạn.
Việc thiếu các máy bay có khả năng huấn luyện đã buộc các phi công mới của IAF phải trải qua quá trình huấn luyện cơ bản của mình trên máy bay HAL Kiran được trang bị động cơ phản lực. Trong khi đó, đa số các phi công của phương Tây được huấn luyện bắt đầu từ máy bay phản lực cánh quạt, sau đó mới huấn luyện trong máy bay phản lực. Do các vấn đề về tuổi thọ và chất lượng, thậm chí kể các máy bay Kiran tiên tiến hơn cũng không thích đáng. Học viện đào tạo của IAF tại Hyderabad được thông báo là có chưa đến 100 máy bay Kiran, đã buộc các đội máy bay biểu diễn Surya Kiran và Sagar Pawan phải cho mượn máy bay của mình để huấn luyện.
Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi do thiếu hụt máy bay huấn luyện, IAF đã cắt giảm hai phần ba thời gian bay của một phi công mới (25 giờ bay huấn luyện cơ bản thay vì 75 giờ). Trong khi đó, Không quân Mỹ cung cấp trên 100 giờ bay huấn luyện cơ bản cho học viên của mình, số giờ bay huấn luyện cơ bản thậm chí còn được thông báo là thấp hơn nữa trong 2 năm qua, nhưng hiện đã ổn định nhờ việc quản lý các nguồn lực tốt hơn. Một trong những cách IAF sử dụng để gia tăng số máy bay huấn luyện là đào tạo một số phi công trên những phiên bản huấn luyện MiG-21.
Trong một vài năm tói, có thể xu hướng này sẽ thay đổi. IAF đã tìm cách để giành thêm nhiều máy bay 2 chỗ ngồi Hawk AJT, khoảng 55 chiếc trong số này đã được IAF sử dụng cho mục đích huấn luyện. Các máy bay này được đặt mua năm 2004, nhưng những vấn đề quan liêu đã trì hoãn việc mua và đưa vào sử dụng các máy bay này. IAF cũng đã chọn máy bay PC-7 của Thụy Sỹ là máy bay huấn luyện cơ bản tiếp theo, nhưng dự báo sẽ phải mất ít nhất 3 năm nữa để loại máy bay này được giao.
Những nỗ lực của IAF nhằm cải thiện khả năng của mình bằng việc nâng cấp máy bay và thiết bị hiện có và mua máy bay mới có thể thành công. Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức cơ bản rất lớn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét