Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

TIN TỔNG HỢP

Chính trị -  xã hội Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN (RFA)  —Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông (RFA)  –Hải Phòng có thực thi quyết định của Thủ tướng? (RFA)  —Những cuộc tình xuyên biên giới (RFA)  —Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân? (Viettusaigon -RFA)  —Xem lại những sai lầm của các huyền thoại về sức mạnh Trung Quốc (Lê diễn Đức -RFA)
Bà Nguyễn Thanh PhượngCon gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty (BBC)   Bà Nguyễn Thanh Phượng lãnh đạo ngân hàng, các công ty chứng khoán, bất động sản và đầu tư tài chính dưới thương hiệu Bản Việt. Đấy,hãy xem “Giai cấp VÔ SẢN nó lãnh đạo”.
‘Hy sinh lợi ích thiểu số để Hà Nội thông thoáng’ (VNN)  —“Ông Kim Ngọc” ở Hải Phòng và ngoại giao Ba Đình (TVN)  —Sắp trình dự thảo luật Đất đai sửa đổi (VNN)  —Đêm trước đổi mới và ‘anh Ba-Lê Duẩn, anh Năm-Trường Chinh’ (TVN)

Bí thư Hải Phòng phát ngôn trái kết luận Thủ tướng: Trung ương cần có ý kiến (NLĐ) -Đó là quan điểm của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về bản “Báo cáo – Kiến nghị” của 3 hội viên CLB Bạch Đằng (TP Hải Phòng) gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước phản ứng việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành phát ngôn trái với kết luận của Thủ tướng Chính phủ

Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông (TVN)  –Nói lại với tướng Cương về giám sát quyền lực Đảng (TVN)  —Liệu có giàu bằng …cờ bạc?  - Bài ‘Casino và sự lựa chọn của Việt Nam’ đã thu hút đông đảo bạn đọc, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
LM Nguyễn Văn Lý tuyệt thực nhiều lần trong nhà tù Nam Hà (Nguoiviet)  —Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công (LTCG)  —Việt, Lào, Mã Lai, Myanmar thông đồng giới hạn Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (Nguoiviet)  —Chế độ lấy ghế che mặt (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)
Kinh tế
Các Chủ Tiệm Vàng VN Lo Sợ: Gom Vàng sẽ Kém Hiệu Quả (Vietbao)  —Nhiều Công Ty Chứng Khoán Âm Thầm Dẹp Tiệm ở VN (Vietbao)  —Mua bán qua mạng: Sập bẫy lừa như chơi (VEF)  —Chỉ thị 01: Chứng khoán vừa mong vừa lo (VEF)   —Tái cấu trúc chứng khoán: Khó từ việc nhỏ nhất (VEF)  —Chính thức sản xuất thịt nhân tạo để làm hamburger (VNN)
Văn hóa – Giáo dục
Gia cảnh khốn khó của nữ sinh bị ‘làm nhục’ (VNN)
Thế giới
40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc (RFA)  —Ông Tập Cận Bình rời Ireland sang Thổ Nhĩ Kỳ (RFA)  –Hải quân Đài Loan muốn mua 8 chiếc tàu ngầm (RFA)  —Malaysia giúp Thái Lan giải quyết căng thẳng ở miền Nam (RFA)  —Miến Điện cam kết dễ dãi với các đảng đối lập (RFA)  —Đảng của Aung San Suu Kyi tố cáo chính quyền hạn chế tự do tranh cử (RFI)
Thanh tra Liên Hiệp Quốc trở lại Iran để thảo luận về hạt nhân (VOA)  –Hội Chữ Thập Đỏ thương thảo về ngưng bắn nhân đạo ở Syria  (VOA)  —Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế đã đến Tehran (RFA)  –Iran tăng cường bảo vệ cơ sở hạt nhân (BBC)  —Nhật chỉ còn 2 trên số 54 lò phản ứng hạt nhân hoạt động (RFI)  —Tokyo có thể gặp động đất trong mấy năm tới (VOA)  —Các nhà báo thăm nhà máy điện hạt nhân bị hư hại của Nhật Bản  (VOA)
Nam Triều Tiên thao dượt trọng pháo bất chấp đe dọa của miền Bắc (VOA)  —Trung Quốc – Nhật Bản lại căng thẳng (RFA)  —TQ giảm các giới hạn với phim ngoại (BBC)  –Tàu Trung Quốc lại gây sự với tuần duyên Nhật Bản tại biển Hoa Đông (RFI)  —Trung Quốc : Hàng trăm người Tây Tạng tụ họp để giữ thi hài tu sĩ tự thiêu (RFI)  —Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ Trung (RFI)  —Liên đoàn Ả Rập: Trung Quốc, Nga có thể thay đổi lập trường về Syria  (VOA)
Lũ lụt cuốn trôi 10 % GDP của Thái Lan trong quý tư 2011 (RFI)  —Thái Lan, Malaysia họp về tình hình biên giới (VOA)
Hoa Kỳ nghỉ lễ vinh danh các vị tổng thống  (VOA) -Hàng triệu công nhân viên Mỹ được nghỉ việc hôm nay nhân ngày sinh nhật của Tổng Thống George Washington  —Các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia (VOA)  —Đại học Mỹ dạy môn chính theo sở nguyện của sinh viên (VOA)  –Thượng Nghị sĩ McCain: Ai Cập tích cực giải quyết vấn đề các nhà hoạt động Mỹ (VOA)  —Hàng ngàn cựu quân nhân vô gia cư ở New York (VOA)  —Giá dầu tăng cao trên thị trường New York (VOA)
Phiến quân Darfur tuyên bố bắt giữ 50 binh sĩ Liên Hiệp Quốc  (VOA)   –Phiến quân Darfur thả các binh sĩ giữ gìn hòa bình quốc tế (VOA)  —Pakistan: Hàng trăm người biểu tình chống Hoa Kỳ  (VOA)
Ông ‘Tập’ Đi Mỹ  - Vi Anh  (Vietbao) -Từ Bắc Kinh Đảng CS, Bộ Chánh trị và từ Washington, Phủ Tổng Thống và Quốc Hội Mỹ đều  theo dõi sát việc Ông “Tập” đi Mỹ  —Lái súng quốc tế đổ dồn về châu Á (VNN)


Gà chết: Hàng ‘ngon’ cho món lẩu? (VEF)  —Hôn nhân đồng tính: Cần cái nhìn thấu đáo (NLĐ) -Cái chính trong tình cảm của người đồng tính là sự san sẻ, cảm thông trong cuộc sống mà chỉ có họ mới thấu hiểu và lý giải được  —–Bé gái chưa tròn năm bị ong đốt 100 mũi (NLĐ)

-Vựa lúa của Việt Nam bị đe dọa trầm trọng 
FAO: Mức gạo xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam có thể sụt giảm
 Theo FAO, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bằng tổng số xuất cảng trong năm rồi
Xuất khẩu gạo gặp khó (TQ).Vietnam's rice bowl under serious threat, says ADB advisor- DPAVFA: Xuất khẩu gạo tháng 1 chỉ đạt trên 279.000 tấn (VN+ 5-2-12)

Trả nợ ngân hàng bằng tiền giả-(NLĐO) – Ngày 20-2, Công an tỉnh Bình Phước đã tạm giữ 10 tờ 200.000 đồng giả để tiếp tục điều tra nguồn gốc.

Tòa Bạch Ốc hẹn gặp cộng đồng Việt nói chuyện nhân quyền (Nguoiviet) -Tòa Bạch Ốc đã chính thức xin được tiếp xúc và gặp gỡ cộng đồng người Việt về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam, cũng như những quan tâm đến các nhà tranh đấu và tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong nước.  —Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN (RFA)  —Tiên Lãng, những diễn tiến không thể tiên liệu (RFA)
Hý trường Ðại Thế Giới, một thuở Sài Gòn (Nguoiviet)  -Hý trường Ðại Thế Giới, tức “Casino Grande Monde,” do người Pháp bảo trợ thành lập trong thời Pháp thuộc, năm 1937; chủ yếu là sòng bạc lớn bậc nhất ở Ðông Dương thời đó.
Mặt trước của hý trường Ðại Thế Giới ngày nay là Trung Tâm Văn Hóa Quận 5. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Gọi điện thoại khi lái ôtô sẽ bị phạt 500 ngàn đồng (PL)  –Việt Nam cứu hai công dân Trung Quốc (PL) – Ngư dân Việt Nam đã cứu hai công dân Trung Quốc bị trôi dạt trên biển và đưa về bờ an toàn.
Những người quai đê lấn biển ở Tiên Lãng  (VnEx) -Sau những lần gặp bão bị mất trắng đồng tôm cá, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) phải ăn chuối xanh để sống qua ngày. Có phụ nữ bị chồng dọa bỏ vì suốt ngày quấn lấy đầm tôm.>>> Nhiều chủ đầm ở Tiên Lãng từng bị cưỡng chế/ Người dân Tiên Lãng: ‘Lòng tin của chúng tôi đã hồi sinh’  —Vụ Tiên Lãng: Cấp giấy chứng nhận bào chữa cho LS.Triển (VTC)  —Hôm nay, UBND Tiên Lãng thu hồi các quyết định sai luật (VTC News)  —-Hải Phòng có thực thi quyết định của Thủ tướng? (RFA)  —Vụ Tiên Lãng buộc Việt Nam phải nhanh chóng sửa đổi Luật đất đai (RFI)
Trí thức và cựu lãnh đạo bị nhắc nhở (BBC) -Báo Quân đội Nhân dân phê phán tranh luận trên mạng về trí thức ‘bị bóp méo nguy hiểm’ sau khi Tổng bí thư Đảng nhắc nhở các cựu lãnh đạo không được ‘phân tâm tư tưởng’, mặt khác cảnh báo những người ‘thu vén cá nhân’.
 
Cờ bay trên khu đất từng là nơi trú ngụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn

Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT (VnEx)  –-Còn bao Luyện, Dưỡng đang núp bóng trong chúng ta?  (VnEx) -Phải chăng Nguyễn Hữu Dưỡng không biết Lê Văn Luyện vừa cướp tiệm vàng, và không biết là nếu như hắn đã 18 tuổi thì sẽ bị xử tử? Tôi chắc là Dưỡng biết, nhưng sao hắn không sợ, hắn vẫn làm?

Ðất nước của ‘Daw’ Aung San Suu Ky thay đổi – phóng sự từ Myanmar (Nguoiviet)  —Đảng của Aung San Suu Kyi tố cáo chính quyền hạn chế tự do tranh cử (RFI)
Tuyết lở ở Washington, 3 người chết (NV)  —Israel điều tên lửa đánh chặn bảo vệ Tel Aviv (NLĐ)  —Thủ tướng Nga đề xuất 770 tỉ USD xây dựng quân đội (NLĐO)  —Dân Nga lái xe vòng quanh trung tâm Moscow phản đối Putin (NV)  —Thủ tướng Nga cam kết hiện đại hoá quân đội (RFI)  –Nga sẽ có thêm 400 tên lửa liên lục địa (VnEx)
Tưng bừng lễ hội Carnival lớn nhất hành tinh (NLĐ)   —Lễ hội Carnival tưng bừng khắp thế giới    (VnEx)  —Người nghèo Libya chuyển đến dinh thự Gaddafi  (TN)  –Philippines: cướp ngục, 3 người chết, 15 bị thương  (TT)
Tàu Nhật và Trung Quốc đối mặt trên biển (VnEx)  —Tàu Trung Quốc lại gây sự với tuần duyên Nhật Bản tại biển Hoa Đông (RFI)  —Nam Hàn tập bắn đạn thật gần giới tuyến (BBC)-Nam Hàn tập trận bắn đạn thật trên đảo gần giới tuyến với miền Bắc giữa lúc lại có  căng thẳng Trung – Nhật ngoài biển.  —Hàn Quốc bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên (VnEx)  —Bắc Triều Tiên cứ đe dọa, Hàn Quốc vẫn tập trận (RFI)

Quyền hạn, trách nhiệm, dân chủ và đa ngành

TS.KTS. Ngô Viết Nam Sơn – Thoibaokinhtesaigon
http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/71337/129e6_53_1.jpgKẹt xe trên cầu Sài Gòn. Để giải quyết vấn nạn kẹt xe ngày càng trầm trọng hiện nay, cần có sự phối hợp hành động giữa các sở, ban, ngành có liên quan theo một chiến lược thống nhất. Ảnh: THANH TAO.
Đổi mới cơ cấu chính quyền đô thị đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt tại các đô thị lớn, phát triển nhanh như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM…
Tạo điều kiện cho việc thực thi trách nhiệm cá nhân của các nhà lãnh đạo
Bộ máy chính quyền địa phương hiện theo cơ chế HĐND-UBND, mang tính tập thể cao và có những ưu khuyết điểm riêng. Vì vậy, giả dụ trước một sự việc nghiêm trọng xảy ra, việc thực thi văn hóa từ chức là không khả thi khi các nhà lãnh đạo then chốt (chủ tịch và phó chủ tịch UBND, giám đốc và phó giám đốc các sở và ban ngành) không có quyền hạn tương xứng với trách nhiệm của họ vì vẫn phải tuân theo cơ cấu trách nhiệm tập thể của UBND hiện nay.
Người ta nói nhiều đến việc thiếu nhạc trưởng điều hành sự phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan trong việc phát triển đô thị. Thực ra trong bộ máy đã có người thực hiện công việc này từ lâu với chức danh phó chủ tịch UBND, chịu trách nhiệm lãnh đạo một hội đồng về phát triển đô thị và môi trường gồm có các sở xây dựng, sở quy hoạch kiến trúc, sở giao thông vận tải, sở tài nguyên môi trường… Điều cần làm rõ là trao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm cá nhân của chức danh này.
Người ta thường quá chú trọng đến vai trò của nhạc trưởng mà quên đi vai trò rất quan trọng của nhạc sĩ hòa âm-phối khí, tạo nên bản tổng phổ cho dàn nhạc giao hưởng. Trong cơ cấu lãnh đạo thành phố, đó là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và vạch ra chiến lược phát triển về mọi mặt của thành phố. Trách nhiệm chính này không nên mang tính tập thể hoàn toàn, mà nên giao cho cá nhân chủ tịch UBND, hay thị trưởng. Theo cơ chế hiện nay, UBND làm việc theo chế độ tập thể, cho nên chủ tịch UBND cũng thế. Nên xem xét việc tổ chức tranh cử cho vị trí chủ tịch UBND hay thị trưởng, trong đó người ra ứng cử phải nêu được chương trình hành động và các mục tiêu đặt ra của mình trong nhiệm kỳ, phải có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các nhân sự quan trọng trong ê kíp (các phó chủ tịch UBND, các giám đốc sở) để thực hiện chương trình đó, và phải báo cáo thành tựu đạt được vào cuối nhiệm kỳ.
Không nên ngại việc giao nhiều quyền hạn cho một vài cá nhân lãnh đạo nếu việc giao quyền đó tương xứng với trách nhiệm to lớn mà nhà lãnh đạo đó nhận lãnh. Bên cạnh đó, còn có HĐND thành phố, có thể truy cứu trách nhiệm và trưng cầu ý kiến tín nhiệm chủ tịch UBND và các nhân sự chính có liên quan khi cần thiết.
Dân làm chủ
Các chức vụ then chốt của chính quyền đô thị (chủ tịch UBND thành phố và chủ tịch quận, đại biểu HĐND) phải thông qua bầu cử chứ không thể được bổ nhiệm, vì chủ tịch UBND thành phố là người chịu trách nhiệm trực tiếp việc đảm bảo chất lượng sống của người dân, đảm bảo sự phối hợp các sở, ban ngành trong việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển đô thị, giải quyết các vấn đề bức xúc của đô thị. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, chủ tịch UBND quận có thể chịu trách nhiệm với số dân tương đương một thành phố nhỏ. Chủ tịch quận tuy chỉ là một cấp thừa hành nhưng là người trực tiếp làm việc hàng ngày và cần phải gắn bó với dân, do đó cần được bầu thay vì bổ nhiệm.
Nếu việc bãi bỏ HĐND cấp phường và quận được thực hiện, mỗi quận phải có số lượng đại biểu HĐND thành phố tương ứng với quy mô dân số và ít nhất là một người, và người đó buộc phải là người cư trú hoặc làm việc hàng ngày tại địa bàn quận mà họ đại diện.
Tư duy chiến lược đa ngành
Quan sát tình trạng bức xúc về nhiều mặt hiện nay trong đô thị, có thể thấy rõ sự bất cập của cơ chế cũ (quản lý tập quyền trung ương, quản lý mang nặng tính đơn ngành) không phù hợp với cơ cấu kinh tế thị trường. Cơ cấu chính quyền đô thị mới nên được tổ chức lại theo hướng tư duy chiến lược đa ngành – phối hợp đa ngành, thay cho tư duy quản lý đơn ngành.
Chỉ đơn cử việc ách tắc giao thông, một mình sở giao thông vận tải không thể giải quyết tình trạng này mà phải phối hợp hành động với các sở, ban ngành có liên quan (quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài nguyên môi trường, kinh tế…) theo một chiến lược thống nhất. Do đó cần có sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp của cấp chủ tịch và phó chủ tịch UBND thành phố, cấp cao hơn cấp sở, trên cơ sở tư duy chiến lược đa ngành và phối hợp đa ngành.

Tuần Việt Nam

Tướng  Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát công việc

Tác giả: Hoàng Hường (thực hiện)
Bài đã được xuất bản:  15h55′, ngày 20-2-2012
.
“Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc. Nếu không, cứ để tình trạng ‘trên bảo dưới không chấp hành’ thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.” – Tướng Nguyễn Quốc Thước. *
.
UB kiểm tra TW Đảng phải về làm việc ngay với CLB Bạch Đằng
- Phóng viên: Một số cán bộ lão thành của Hải Phòng vừa có báo cáo – kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải hôm 17/2 về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng tại buổi nói chuyện với CLB Bạch Đằng. Ông nhìn nhận thế nào về sự việc này?

- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi cho rằng việc ngay bây giờ phải làm là UB giám sát kiểm tra TW Đảng, Thanh tra Chính phủ cần về ngay CLB Bạch Đằng tìm hiểu sự việc cụ thể. Nếu đúng mọi việc diễn ra như trong đơn thư của mấy vị lão thành cách mạng này thì sự việc thật sự nghiêm trọng, thậm chí sẽ có chấn động hơn việc ông Đoàn Văn Vươn. Hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.
Nhiều người cho rằng, đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không gây bức xúc lòng dân đến như thế nếu không vì các quan chức Hải Phòng liên tiếp có những phát ngôn không phù hợp. Nhưng nay ngay cả khi Thủ tướng đã có kết luận mà vẫn tiếp tục như vậy thì phải nhìn sâu vào hiện tượng này là gì?
Từ hôm Thủ tướng có kết luận đến giờ, tôi thấy các cấp của Hải Phòng đều hứa hẹn: sẽ tự kiểm điểm nghiêm khắc rồi kiểm điểm tập thể hàng loạt. Nói thế ai chẳng nói được. Chỉ nói cốt để xoa dịu tình hình và làm nhẹ tội, nhưng cụ thể ‘nghiêm túc’ là thế nào, ‘kiểm điểm tập thể’ là thế nào, hay nghĩa là chẳng ai cả.
Nghiêm nghĩa là trong tập thể phải có cá nhân, cụ thể là người lãnh đạo cao nhất. Nghị quyết TW 4 đã xác định: Người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, bộ ngành phải chịu trách  nhiệm trước hết. Chỉ khi trách nhiệm được quy về một cá nhân cụ thể mới giải quyết được tình hình.
Ngay từ hôm Thủ tướng mới đưa ra kết luận, tôi đã có ý kiến TW phải trực tiếp giám sát việc thực hiện của Hải Phòng, nếu không cứ thế này chỉ đạo của Thủ tướng sẽ không có kết quả, mà như thế hậu quả thậm chí sẽ còn nặng hơn lúc vụ việc bùng nổ.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Hải Phòng chưa thực sự tự phê bình
Điều gây bất bình cho các cán bộ hưu trí ở chỗ ông Thành có những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch – trốn nợ thuế – không có tí công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn…”. Nhưng người ta thấy khó hiểu là vì sao chính Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người đã từng đứng ra chủ trì họp báo công bố kết luận của Hải Phòng, xử lý kỷ luật các quan chức Tiên Lãng làm sai thì nay, trong một cuộc họp thông tin nội bộ lại có phát ngôn khác?
Tôi không được trực tiếp dự cuộc họp đó nên không biết chính xác ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã phát biểu những gì. Chính vì thế tôi kiến nghị UB kiểm tra Đảng về Hải Phòng làm việc ngay.
Nếu đúng ông Thành đã phát biểu như những gì các vị lão thành cách mạng Hải Phòng phản ảnh, thì tôi có thể nói rõ ràng: con người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng chính là Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Cũng chính người đó đã từng dự họp với Thủ tướng và như này là người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng. Việc này nếu không xử lý nghiêm túc thì hậu quả sẽ không dừng lại ở Hải Phòng. Nhân dân Hải Phòng và cả nước khi nghe người đứng đầu thành p phố phát biểu thế này, họ sẽ không bao giờ tin TW sẽ giải quyết vụ này triệt để và hợp lý.
Tôi thấy Hải Phòng vẫn chưa thực sự tự phê bình sau kết luận của Thủ tướng; chưa thống nhất với kết luận của Thủ tướng, cũng tức là của Bộ Chính trị. Chắc chắn Thủ tướng không thể tự mình nói ngược với ý kiến của Ban bí thư, Bộ Chính trị.
Hậu quả sẽ không biết sẽ đi về đâu.
Phải chăng những sự việc đang diễn ra ở Hải Phòng cho thấy điều mà nhiều người đã cảnh báo lâu nay về hiện trạng “trên bảo dưới không nghe”?
Khi vụ việc xảy ra, nhiều người có trách nhiệm ở Hải Phòng từng phản ánh lại với tôi: Tiên Lãng chỉ là hệ quả của hàng chuỗi sự việc về đất đai của Hải Phòng như vụ Đồ Sơn, vụ Quảng An và vụ chính quyền Hải Phòng định khai trừ Đảng một đại tá an ninh, người đấu tranh chống tham nhũng – tiêu cực …
Những vụ việc trước chưa được giải quyết thấu đáo nên những người có quyền hành bất chấp tất cả mới dẫn đến vụ thứ tư là Tiên Lãng. Vụ Tiên Lãng diễn ra ở mấy chục ha đất nhưng lại lớn vì nó dính đến một loạt chuyện hệ trọng không được giải quyết dứt điểm, rốt ráo.
Tôi nhắc lại, nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có thể hi vọng Hải Phòng sẽ “tự xử” một cách nghiêm túc hay đã đến lúc TƯ cần phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa?
Đến giờ này tôi thấy tập thể lãnh đạo của Hải Phòng thực sự có vấn đề. Chưa từng có vụ nào rộ lên như Tiên Lãng thế này. Theo tôi nguyên nhân cũng bắt nguồn từ đất, Hải Phòng là thành phố lớn, giá trị đất của Hải Phòng ngày càng cao. Càng làm việc sai bao nhiêu, lợi ích cá nhân càng nhiều bấy nhiêu cho nên không giải quyết được. Vụ sau chồng lên vụ trước, sai lại càng sai mãi.
Nếu vụ Tiên Lãng này mà Hải Phòng giải quyết từ huyện trở xuống là không đúng. Làm gì có chuyện một việc lớn như vậy mà Thành ủy, từ bí thư, chủ tịch không biết gì cả thì các anh ngồi đó quanh  năm làm những gì?
Thủ tướng đã ra kết luận, nhưng nếu Hải Phòng không xử lý triệt để từ bí thư, chủ tịch trở xuống thì kết luận của Thủ tướng không thể đi đến đích được.
Ngay việc để ông Thoại, ông Ca đứng trong công tác điều tra đã cho thấy Hải Phòng làm rất dở. Cứ cho là ông Thoại, ông Ca điều tra thực sự khách quan trung thực thì sau toàn bộ những việc các ông làm – nói, vẫn cực kỳ phản cảm; dân không còn tin các ông nữa.
Tôi kiến nghị Trung ương phải đưa không chỉ mấy ông đó, mà cả những người chịu áp lực từ Hải Phòng phải đứng bên ngoài công tác điều tra. Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc.
Nếu không, cứ để tình trạng ‘trên bảo dưới không chấp hành’ thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.
Nguồn: Tuần Việt Nam
* Mời xem thêm + Trích thư của tướng Thước gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (VNExpress, 3/2/2012);  + ‘Mong Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng’ (VNExpress, 8/2/2012).
Tướng Nguyễn Quốc Thước từng là Tư lệnh Quân khu 4, ủy viên BCHTW đảng CSVN, đại biểu quốc hội các khóa 8, 9, 10.

CẢ HỘI TRƯỜNG VỖ TAY ỦNG HỘ “CÁCH CHỨC BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN THÀNH”…


  Mai Thanh Hải- Mình không bất ngờ trước những phát biểu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành, với “Ban ngành chức năng” từ Trung ương xuống địa phương và nhất là với “Cán bộ – Đảng viên” ở Thành phố Cảng về vụ việc cưỡng chế Tiên Lãng, bởi lúc này ông Thành đang đương nhiệm “đại đại ca”, to nhất, có quyền sinh quyền sát nhất trong toàn thành phố, ông có nói gì, cấp dưới cũng phải gật gù ngồi nghe (nhưng mình sinh ra lớn lên ở Hải Phòng, thừa biết 100 người nghe thì có đến 90 người… chửi thầm. Ke! Ke!).
Thế nhưng hôm nay, đọc trang của Bọ LậpBọ Vinh mình hơi bị bất ngờ. Nếu những lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành trước 500 Cán bộ Trung – Cao cấp của TP. Hải Phòng đã nghỉ hưu, như đã nêu trong đơn của 3 cụ Lão thành Cách mạng là đúng, thì quả thật, chả hiểu ông này đã… ăn gì trước khi phát biểu?.
Mình chíp hôi, chả được học hành Cao cấp cao cung, Tiến sĩ tiến sung, mang mác Ủy viên ủy vung, làm đến chức Bí thư bí thung, nhưng gặp các cụ hưu trí trong cơ quan, khóm phố (chưa dám nói đến chuyện gặp các cụ lão thành lãnh đạo ở Câu lạc bộ Thăng Long, Sĩ quan Công an hưu trí…), cũng phải rụt rè nặn từng chữ ạ vâng, có những chuyện gì các cụ chưa hiểu, mình bị các cụ bắt giải thích, cũng phải dập đến sưng đầu xin lỗi trước rồi mới nói từng tý ngọn ngành…. Nữa là cái vụ Tiên Lãng om sòm ra cả thế giới, VTV1 của anh Trần Bình Minh đọc kết luận của Thủ tướng đến gần hết bản tin trong nước trong Chương trình Thời sự tối, các báo đăng rầm rầm và từ vỉa hè đến giường ngủ ở Hải Phòng, ai cũng bàn tán xôn xao…
Nếu ai cũng giữ cái suy nghĩ cổ hủ từ thế kỷ trước, cứ nghĩ các cụ Lão thành là “chân chậm, tay run”, chả biết gì, nên nói gì cũng… bịp được các cụ “lẫn cẫn”, thì người đó nên mang đầu đi… buôn đất, cho nó hợp… thổ nhưỡng.
Và nếu quả thật, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành phát biểu đúng như nội dung mà 3 cụ Lão thành Cách mạng Hải Phòng đã nêu trong đơn gửi Lãnh đạo Đảng – Nhà nước, thì ông Nguyễn Văn Thành nên nhận 1 cái án kỷ luật, sau đó là chuyển sang nghề… buôn đất, dưới Đồ Sơn hoặc trên Quán Nam.
Còn nếu không phải ông Thành nói vậy, thì Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng phải kiểm tra xem ông này đã nói gì, khiến các cụ phải tức tốc viết đơn như vậy. Xin nhớ: “Không có lửa làm sao có khói” và các cụ Lão thành Cách mạng – Hưu trí ở Hải Phòng đã khui ra ối việc tiêu cực, từ trước đến nay rồi đấy nhé!..
——————————————————————————————————-
PHẢN ỨNG CỦA CÁC BÔ LÃO HẢI PHÒNG TRƯỚC PHÁT BIỂU CỦA
BÍ THƯ NGUYỄN VĂN THÀNH, TẠI CÂU LẠC BỘ BẠCH ĐẰNG
Nguyễn Quang Lập – Theo Nguyễn Quang Vinh, 8 giờ sáng ngày 17/2/2012, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan có buổi gặp mặt và nói chuyện với thời sự với 500 cán bộ trung, cao cấp Hải Phòng đã nghỉ hưu thuộc Câu lạc Bộ Bạch Đằng.
Hội viên CLB Bạch Đằng đóng góp ý kiến nội dung kỳ họp HĐNDTP.HP
Trước khi ông Vũ Khoan nói chuyện thời sự Quốc tế và khu vực, Bí thư Nguyễn Văn Thành lên diễn đàn nói về tình hình vụ Tiên Lãng.
Vì tất cả các bác, các chú lão thành cách mạng đều đã đọc báo, nghe đài, đều được biết rõ kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng nên yên tâm là Bí thư sẽ thông tin đàng hoàng, với những cam kết mạnh mẽ trong việc lãnh đạo thành phố và huyện Tiên Lãng xử lý nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.
Nhưng bất ngờ, nhiều thông tin của Bí thư Thành đi ngược lại ý kiến của Thủ tướng, gây bất bình rất lớn cho mấy trăm cán bộ lão thành cách mạng.
Bác Châu, một thương binh cụt tay, nguyên là cán bộ Ban Tuyên huấn Thành ủy Hải phòng nghỉ hưu, đã không thể nén được bức xúc, nhảy lên diễn đàn, chỉ mặt Bí thư Thành ủy nói như hét: “Đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành”.
TTg thăm CLB Bạch Đằng 7/12/2011
Cả Hội trường vỗ tay ủng hộ.
Tuy nhiên, khi gọi điện thoại hỏi ý kiến của Phó Chủ nhiệm CLB Bạch Đằng về phát biểu của Bí thư Thành có trái với kết luận của Thủ tướng không, thì ông này không nói thẳng, mà nói rằng, đúng là có chuyện ông Châu nói như thế, và Bí thư Thành có thông báo kết luận của Thủ tướng và phát biểu về tình hình.
Trân trọng giới thiệu đơn kiến nghị của các cựu Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng gửi Trung ương Đảng về những phát ngôn của Bí thư Nguyễn Văn Thành trong lời phát biểu tại Câu lạc bộ Bạch Đằng sáng 17/2/2012.
———————————————————————-
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ngày 18 tháng 2 năm 2012
BÁO CÁO – KIẾN NGHỊ
Kính gửi : _ Đ/c Nguyễn Phú Trọng TBT/ BCHTW Đảng.
_ Đ/c Trương Tấn Sang UVBCT/Chủ tịch nước.
_ Đ/c  Nguyễn Tấn Dũng UVBCT/ Thủ tướng Chính Phủ.
_ Đ/c  Nguyễn Sinh Hùng UVBCT/ Chủ tịch Quốc hội.
_Đ/C Lê Hồng Ánh UVBTC/ Thuờng trực Ban Bí Thư.
Chúng tôi: Nguyễn Cục 84 tuổi, 64 tuổi Đảng, Đại tá Quân đội nghỉ hưu; Nguyễn Viết Phúc 84 tuổi, 64 tuổi Đảng, nguyên phó bí thư huyện ủy Kiến An nghỉ hưu; Lê Văn Thinh 78 tuổi Đảng, 60 tuổi Đảng, Đại tá Quân đội nghỉ hưu; Hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ Minh Khai 3 thuộc Đảng bộ phuờng Tràng Minh- Quận  Kiến An- thành phố Hải Phòng (điều là hội viên Câu Lạc Bộ Bạch Đằng Hải Phong), Báo cáo- Kiến nghị với các đồng chí lãnh đạo Đảng –Nhà nước một việc như sau:
1/ Chúng tôi vô cùng phấn khởi : BCH/TƯ Đảng đã ban hành nghị quyết 4” Về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay ”, đây không những là vấn đề sống còn với Đảng-Chế độ mà còn có ý nghĩa sống còn với sinh mệnh chính tr của từng đảng viên, như chúng tôi không tu dưỡng rèn luyện cũng khó giữ vững danh hiệu đảng viên đến cuối đời. Chúng tôi đã chủ động hưởng ứng. Đề nghị trung ương sớm triển khai thực hiện quyết liệt, để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
2/ Chúng tôi cảm ơn báo chí, các bậc lão thành, cảm ơn các bộ Bộ-Ngành đã mất công sức lao vào vụ việc xảy ra ở xã Vinh Quang –Tiên Lãng-Hải Phòng tìm ra chân lý- bản chất sự việc.
Cả nước ”nín thở”, chờ đợi: Vô cùng phấn khởi với kết luận chiều ngày 10/2/2012 của thủ tướng chỉ phủ: “ Về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang-Tiên Lãng-Hải Phòng”. Chúng tôi hiểu được: Đây là quyết định sáng suốt thấu tình đạt lý, một việc làm tấn công đẩy lùi suy thoái của cán bộ- đảng viên sau khi nghị quyết Tư 4, có ý nghĩa mở đầu-tạo niềm tin của nhân dân trong cuộc đấu tranh “ chống tiêu cực-nghèo nàn lạc hậu” trong cả nước.
3/ Từ đầu chúng tôi rất băn khoăn-day dứt: Vì sao các đ/c lãnh đạo từ xã-huyện-thành phố Hải Phòng anh hùng lại để ra vụ việc nghiêm trọng như vậy? khi xảy các đồng chí bao che, chậm nhận ra sai phạm, xử lý?
Có phải địa phương này, một số đ/c lãnh đạo Đảng- chính quyền đã cố ý làm trái khá nhiều vụ việc-trong một số năm qua, như vụ”Đồ sơn-Quán nam” Một số đồng chí trong BTV Thành ủy trực tiếp bao che- chạy tội cho “Chu Minh Tuấn”(Hải Phòng),”Hùng -Vân”(Đồ Sơn). Trung ương có phán xét, nhưng thiếu kiên quyết triệt để, không kiểm điểm xử lý nghiêm túc sai phạm của lãnh đạo thành phố. Vì vậy cá đ/c đó không tỉnh ngộ, không tự phê bình nhận lỗi. Có người trực tiếp mắc sai phạm trực tiếp vẫn tại vị, được thăng quan tiến chức hoặc về hưu trót lọt… Trong đó người đấu tranh tích cực- đúng đắn thì bị trù giập!?.
4/ Trong lúc cả nước yêu cầu- đòi hỏi phải chấp hành nghiêm kết luận của Thủ Tướng; Trong buổi nói chuyện với hội viên CLB Bặch Đằng từ (từ 8h đến 8h 45 ngày 17 tháng 2 năm 2012) của đ/c Nguyễn Văn Thành UVTW Đảng- Bí Thư Thành ủy- CT/HĐND Thành phố: “xung quanh”Vụ việc Tiên Lãng”. Chúng tôi chờ đợi- huy vọng sự nghiêm túc tự phê bình của lành đạo Thành phố; Nhưng không ngờ- vô cùng ngạc nhiên đ/c Thành không hề nêu sai sót nào của thành ủy- chính quyền- Cơ quan liên quan của thành phố Hải Phòng!?. Có những trình bày trái với kết luận của thủ tướng như: ” Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngượi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch- trốn nợ thuế- không có tí công tích gì-trong khí đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”!!!
Đ/c Thành còn nói trái với tâm tư suy nghĩ của hội viên CLB Bạch Đằng: ” Chúng tôi luôn tôn trọng quá khứ anh hùng của Tiên Lãng ; Ngay sự việc vừa xảy ra, đã chứng tỏ nhân dân Tiên Lãng là địa phương đi tiên phong-dũng cảm đấu tranh với những sai trái của cán bộ- Đảng viên.”
Buổi nói chuyện của đ/c Thành đã ồn lên, mọi người không muốn nghe nữa.
Kết thúc buổi nói chuyện, một hội viên(cụt tay- có thể là thương binh) lên bục  nói ngắn gọn: “Đ/c Bí thư Thành ủy nói sai về sự thật, trái với kết luận của Thủ Tướng, đ/c ấy đã coi thường tất cả chúng ta. Tôi là một Đảng viên kiến nghị Bộ Chính Trị cách chức đ/c ấy!!”. Mọi người hoan nghênh ý kiến trên!.
Chúng tôi vô cùng thắm thía lời Bác Hồ dạy:”Một Đảng không nhận khuyết điểm là một Đảng hỏng.”
Với tinh thần trách nhiệm xây dựng-bảo vệ đảng, chúng tôi báo cáo –kiến nghị  với Bộ chính trị: nghiên cứu xem xét tình hình- nguyện vọng đề đạt trên. Đề nghị : Xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng không chỉ xử lý ở cấp xã huyện, mà cần xử lý cả cấp thành phố, nhất là đối với người đứng đầu. Phần đấu trở thành địa phương gương mẫu thực hiện nghị quyết Trung ương 4/ Khóa XI.
Xin kính gửi lời chào Cộng sản tới các đ/c ! Kính mong được các đ/c chỉ cho chúng tôi những điều đúng sai trong”Báo cáo-kiến nghị” trên!.
(Địa chỉ liên lạc của chúng tôi: Lê Văn Thinh số nhà 444 đường Trần Tất Văn Kiến an-Hải Phòng; điện thoại bàn: 3691369.)
NHỮNG NGƯỜI BÁO CÁO-KIẾN NGHỊ CÙNG KÝ TÊN.
Nguyễn Cục                            Nguyễn Viết Phúc                               Lê Văn Thinh

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 18: CÁN BỘ ĐIỀU TRA CÔNG AN HẢI PHÒNG PHẠM LUẬT


nguyencuvinh 


Chiều 17/2, Ls Trần Đình Triển và Nguyễn Duy Minh gặp đại tá Vũ Sỹ Hưng, Phó phòng CSĐT công an Hải Phòng ( ảnh trái) và cùng ký các thủ tục nhận bào chữa (ảnh phải)
Chiều tối ngày hôm qua 19/2, chị Thương và chị Hiền là hai bị can trong Vụ Tiên Lãng ( nói thế cho dễ hiểu) được Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hải Phòng mời lên.
Điều tra viên tên là Phong làm việc với các chị một nội dung duy nhất.
Điều tra viên nói:
-Tội các chị chả có gì lớn, cần gì phải mời luật sư.
Chị Hiền đáp:
-Chúng tôi thân phận đàn bà quê mùa, kém hiểu biết, không mời luật sư thì chúng tôi dựa vào ai.
Điều tra viên lại thuyết phục:
-Vì tội các chị không có gì lắm đâu, không cần mời luật sư, mời hai luật sư trước đó bảo vệ cho anh Vươn là được rồi ( ý nói cơ quan cảnh sát điều tra đã cấp giấy bào chữa cho luật sư Hùng và luật sư Bách).
Chị Hiền nói:
-Tôi hỏi chú, luật có cấm chúng tôi mời nhiều luật sư không?
Điều tra viên:
-Không cấm. Nhưng tội các chị không có gì to tát đâu, nên tốt nhất là không nên mời luật sư nữa…
Chị Hiền:
-Chúng tôi cứ mời, còn mời thêm nữa cơ, càng nhiều luật sư càng có lợi cho chúng tôi.
Điều tra viên đưa ra tờ giấy đã đánh máy sẵn:
-Đây là tờ cam kết, các chị đọc rồi ký vào
Chị Hiền:
-Cam kết gì hả chú?
Điều tra viên:
-Cam kết của các chị với cơ quan điều tra, từ giờ, ngoài hai luật sư đã mời, gia đình không mời thêm luật sư nào nữa.
Chị Hiền:
-Sao lại thế được, chúng tôi không ký, chúng tôi có quyền mời nhiều luật sư, luật không cấm cơ mà. Chúng tôi phải có luật sư. Từ nay, nhất cử nhất động chúng tôi đều thông báo cho luật sử của chúng tôi. Từ giờ, mỗi khi các anh có giấy mời chúng tôi lên làm việc, các anh phải thông báo cho luật sư của chúng tôi biết để cùng có mặt. Làm như vậy là làm theo luật. Còn để ký cam kết không mời luật sư nữa, chúng tôi không ký.
Hai chị về.
Thông tin này tối qua mình biết nhưng chưa viết.
Sáng nay, cơ quan cảnh sát điều tra chính thức thông báo cho luật sư Nguyễn Duy Minh và luật sư Trần Đình Triển về việc Cơ quan điều tra đã ký cấp giấy bào chữa cho hai luật sư này theo thư yêu cầu của chị Thương và chị Hiền.
Câu hỏi đặt ra là: Có cơ quan cảnh sát điều tra nào trên đất nước Việt Nam này lại ép bị can ký giấy cam kết không mời luật sư?
Câu hỏi nữa: Từ hành vi ép ký giấy không mời luật sư của điều tra viên thuộc cơ quan cảnh sát điều tra công an Hải Phòng, bắt buộc xem lại việc anh Đoàn Văn  Vươn ký giấy chỉ mời duy nhất luật sư Hùng và không mời bất cứ luật sư nào. Cho đến nay, ý kiến của Đoàn Văn Vươn ký không chấp nhận mời bất cứ luật sư nào ngoài luật sư Hùng đang khiến các chuyên gia luật, giới luật sư, dư luận đặt nhiều nghi vấn. Và với cái cách điều tra viên ép chị Thương, chị Hiền ký giấy cam kết không mời luật sư, dư luận được quyền đặt câu hỏi, phải chăng ý kiến này của Đoàn Văn Vươn cũng có sự tham gia ép buộc của điều tra viên?
Câu hỏi nữa: Thế hóa  ra các điều tra viên sợ sự có mặt của luật sư đến thế sao? Mà vì sao sợ? Vì sao sợ? Vì- sao- sợ???
Luật sư Nguyễn Duy Minh khẳng định: Hàng động của cán bộ Phòng CSĐT công an Hải Phòng viết sẵn giấy cam kết không mời luật sư để ép bị can ký như đã nói ở trên là vi phạm luật Tố tụng hình sự và cả Thông tư 70/2011 của Bộ công an về hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự.
_____________________________
Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

Góc nhìn Tịt Tuốt: Bài Hoa và Quan hệ Việt-Trung


Bề nổi
Bài viết của Còm sỹ Tịt Tuốt – Tình báo Hoa Nam
Hiệu Minh Blog. Tiếp theo bài về Dân chủ được đông đảo bạn đọc tham gia, Hiệu Minh Blog xin giới tiếp entry khác “Bài Hoa và Quan hệ Việt-Trung dưới góc nhìn khác của một tình báo Hoa Nam”. Cảm ơn anh Tịt Tuốt rất nhiều.

 Quan hệ Mỹ Trung thuộc về chiến lược của các nước lớn

Không chỉ dịp 17 tháng 2, ngày tưởng niệm chiến tranh biên giới phía bắc, mà trước đó khá lâu và hiện nay, hàng loạt bài viết nhấn mạnh sự nguy hiểm của Trung Quốc đối với toàn khu vực châu Á và sự lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế, và quân sự có thể trở thành cực đối trọng với Hoa Kỳ.
Thật ra, Trung Quốc có trở thành lực lượng đối trọng của Hoa Kỳ, hay bên trong có sự thoả thuận ngấm ngầm giữa hai cường quốc để chia hai thế giới, “Anh” trời tây, “Tôi” trời đông, chia nhau thức và ngủ, để làm bá chủ hoàn cầu trong tương lai hay không, chưa ai tiên đoán được.
Đối với các nước trong khu vực châu Á-TBD, và đặc biệt là đối với người Việt Nam, sự lớn mạnh của Trung Hoa hiện nay quả thật là điều đáng sợ. Quá khứ lịch sử đã bao lần các thành phần nắm quyền những triều đại của Trung Hoa đều muốn biến Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc. Cuộc chiến biên giới phía bắc tháng hai 1979 mà Trung Quốc cho rằng chỉ “muốn dạy cho VN một bài học”. Và đặc biệt gần đây là sự “tranh chấp” lãnh hải để cắt đi “cái lưỡi bò” ranh giới biển đảo của
TQ, do đó người Việt Nam phòng hờ cao hơn những sắc dân khác xung quanh khu vực Đông Nam Á. Vì thế nhiều người Việt Nam, đặt biệt là những thành phần sĩ phu, trí thức, đều có thành kiến rất sâu nặng đối với ông bạn láng giềng to con này.
Trước khi đi vào mối quan hệ Việt-Trung, xin nói sơ qua về thực lực của TQ hiện nay trên thế giới. Trung Quốc đứng vào hàng bậc nhất trên thế giới, từ 9% đến 11% so với Hoa Kỳ là 3% đến 5%.
Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu đã đẻ ra trò chơi kinh tế toàn cầu. Họ cũng không ngờ rằng “toàn cầu hoá” lại trở thành sân chơi tốt nhất cho TQ. Con khủng long Trung Quốc đã thật sự thức giấc. Trong khi Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu chới với vì sự chênh lệch của cán cân mậu dịch và sự cứng rắn của Trung Quốc đối với việc giữ giá đồng Nhân Dân Tệ.
Hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường Âu châu với giá rẻ có nguy cơ giết chết nền kinh tế Âu Châu, khiến họ phải vội vã tìm biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, phía liên hiệp Âu châu vẫn đi lẩn quẩn trong vòng tranh cãi nội bộ giữa quyền lợi của tài phiệt và quyền lợi của mỗi quốc gia trong liên hiệp.
Trong khi phía Hoa Kỳ tìm cách đối phó với thị trường công việc hàng năm vẫn tiếp tục chảy sang Trung Quốc và Ấn Độ không còn kiểm soát được, nhiều đại công ty chuyển công xưởng đến Trung Quốc, vì nhân công rẻ và được hưởng nhiều quyền lợi của đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Ngân sách quốc gia bị thâm thủng khổng lồ, cuộc chiến Iraq và Afganistan lâm vào tình trạng mất kiểm soát, cộng thêm sự căn thẳng với Iran và Bắc Hàn. Thị trường địa ốc vốn là đầu tàu kinh tế tuột dốc và đổ vỡ bởi khủng hoảng kinh tế, phía kỹ thuật không có những phát minh mới gây đột phá như thập niên 90, loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề năng lượng. Toàn cảnh Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài là một bức hình bi quan trước cuộc bầu cử 2008.
Mặt khác, trong khi Hoa Kỳ sa lầy vào hai cuộc chiến, thì Trung Quốc lại đi cửa sau tìm nguồn dầu khí và đô la từ các quốc gia Phi châu, và một số nước châu Mỹ latin, sân sau của Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia này có nền chính trị độc tài, cho nên những quan chức chính phủ khó lòng nhắm mắt và nói “không” trước những cám dỗ lợi ích rất khêu gợi, hơn nữa lại không bị ràng buộc bởi những đòi hỏi “dân chủ và nhân quyền” có nguy cơ làm lung lay cái ghế cai trị, cho nên họ dễ dàng tách rời ảnh hưởng của Hoa Kỳ và ngã vào vòng tay của người tình lắm của, nhiều tiền Trung Quốc.
Khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra giáng thêm một đòn nặng nề vào nền kinh tế Hoa Kỳ và đặc biệt là khối Châu Âu. Trong khi Trung Quốc hầu như không bị ảnh hưởng gì nhiều.
Đi xa hơn nữa, dưới sự dẫn dắt của Hồ Cẩm Đào, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức rõ, không thể thụ động trước các biến chuyển của tình hình thế giới mà phải chủ động để bảo vệ quyền lợi kinh tế. Với vai trò là một trong 5 thành viên có tiếng nói quyết định trong hội đồng LHQ, họ dùng lá phiếu này để bỏ phiếu thuận hay chống nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Sudan và gần đây là Syria là thí dụ điển hình, Trung Quốc đã bỏ phiếu chống việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến những nơi này. Không chừng Trung Quốc cũng bắt đầu đưa quân tham gia vào các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ trên toàn cầu để từng bước thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới.
Trên đây chỉ là những nhận định tổng quát về 2 thế lực đối trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xen lẫn với thế lực chính trị của Liên hiệp Âu châu. Với sự lãnh đạo mang tính chủ động của Hồ Cẩm Đào, liệu Trung Quốc có muốn thực thi chủ nghĩa bá quyền như cái nhìn của Tây phương hay không? Các nước trong khu vực, đặt biệt là Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước cơn lốc của con khủng long Trung Quốc?
Trung Quốc và Á Châu
Nhìn về Á châu, Từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, bắt nguồn từ đồng Bath của Thái Lan bị rớt giá, dẫn theo hàng loạt các vụ khủng hoảng trên toàn khu vực, kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng, Nam Hàn và Đài Loan đều bị tổn thương nặng nề. Các quốc gia trên nhìn thấy rõ xây dựng kinh tế nhanh chóng làm nước giàu dân mạnh trong thời
gian ngắn chỉ là những con hổ bằng giấy trước cơn lốc khủng hoảng kinh tế. Do đó, họ ý thức được rằng, muốn có nền kinh tế khỏe mạnh phải kềm hãm mức tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế dựa trên cung và cầu một cách vững chải, xuất nhập cảng phải đồng đều nhau, không thể nghiên nặng chỉ về một phía là Hoa Kỳ.
Hiện nay, những quốc gia bị khủng hoảng thời đó đã nhanh chóng lấy lại phong độ. Đối với họ, thị trường Hoa Kỳ vẫn quan trọng, nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu như xưa kia, ngược lại họ hưởng lợi rất nhiều từ nước đang phát triển như Trung Quốc. Điển hình như điện thoại cầm tay hiệu Samsung của Nam Hàn đang chiếm ngự thị trường Trung Quốc, những tấm board điện tử made in Taiwan bán kỷ lục tại Trung Quốc, hay những bao gạo sản xuất từ Thái Lan vẫn đứng đầu thị trường Trung Hoa Lục Địa…Tóm lại thị trường Hoa Lục vẫn là “điểm hẹn” trong mắt những nhà đầu tư Á Châu.
Ngược lại, các quốc gia Á Châu vẫn mở cửa đón chào những mặt hàng sản xuất từ phía Trung Quốc như hàng dệt may, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã bắt đầu bao trùm khu vực Á châu, nhưng trong thế đôi bên đều có lợi.
Các quốc gia khu vực Á châu vẫn “thân thiện” với Trung Quốc, dù rằng vẫn dè chừng “cái lưỡi bò” tham vọng, luôn phòng hờ mộng bá quyền của Trung Quốc vẫn có tiềm năng xảy ra.
Quan hệ Việt Trung luôn quan trọng
Riêng Việt Nam tình hình có hơi khác biệt đối với những quốc gia lân cận.
Thứ nhất về mặt địa lý, số mạng của Việt Nam đã có sự gắn liền biên giới với Trung Quốc không thể nào thay đổi được.
Quan hệ sóng gió kể cả cờ 6 sao
Thứ hai về văn hóa, hai dân tộc có những ngày lễ lạc giống nhau nhưng lại có nhiều nét tương đồng về truyền thống văn hoá nho giáo, về phong tục tập quán.
Thứ ba là về phương diện lịch sử. VN và TQ luôn có những ân ân oán oán trong suốt mấy ngàn năm qua, khi bạn khi thù thật khó phân biệt.
Việt Nam luôn luôn đề phòng gã đàn anh phía Bắc từ các triều đại thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, Nam Bắc Triều, Đường, Tống, Minh rồi tới Mãn Thanh, đều có ý định thôn tính Việt Nam để biến thành 1 tỉnh lỵ của Trung Nguyên nhưng luôn thất bại.
Tuy nhiên, Kể từ khi triều đại Mãn Thanh sụp đổ, Trung Hoa Dân Quốc, chế độ quân phiệt rồi đến khi Mao Trạch Đông thống nhất Trung Hoa, ý tưởng thôn tính Việt Nam dường như đã biến mất. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức rõ ràng Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền riêng, được sự xác nhận của thế giới qua cơ chế LHQ, dù Trung Quốc có lớn mạnh cỡ nào, chỉ có thể lấn áp trên mặt trận kinh tế, hoặc tranh thắng thua trên những phần đất mà cả hai phía đều nói là thuộc về chủ quyền của mình, chứ không thể nào xóa xổ được Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Chính quyền CSVN xưa và nay cũng hiểu rõ những ân ân oán oán lịch sử này. Tuy nhiên, các thành phần bảo thủ cực đoan trong đảng cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị, phải học theo cách của Trung Quốc. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Đồng thời sự sụp đổ của chính quyền VNCH 37 năm trước là bài học cho chính họ khi muốn trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Do đó, phe bảo thủ thân Trung Quốc là điều đương nhiên.
Ngược lại, phe cải cách nhìn thấy thành quả sau hơn hai chục năm đổi mới đã tiến bộ nhiều. Họ cho rằng, nên tiến xa hơn nữa để trở thành đồng minh của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện từ kinh tế, chính trị cho đến quân sự. Được vậy thì những thành quả cho sự phát triển kinh tế của đất nước được suông sẻ và nhanh hơn. Việt Nam sẽ nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững vàng trước nền kinh tế toàn cầu.
Sự mâu thuẫn giữa hai phái bảo thủ và cải cách, chính trị và kinh tế đã dẫn đến tình trạng chia quyền hiện nay. Phía bảo thủ nắm chặt các quyền lực về chính trị và quân sự, trong khi phe cải cách giành quyền điều hành chính phủ để phát triển kinh tế, đưa Việt Nam vào thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cho đến thời điểm hiện nay, phe thân Trung Quốc vẫn chiếm thượng phong(cũng đúng thôi! rất khó mà từ bỏ quyền lực và quyền lợi nắm trong tay). Bằng chứng, khi lãnh đạo mới của Việt Nam nhận chức, họ vẫn chọn Trung Quốc là nơi đầu tiên để thăm viếng thay vì Hoa Kỳ. Cho thấy, CSVN muốn làm ăn với Hoa Kỳ nhưng cũng không muốn làm mất mặt
anh láng giềng khổng lồ bên cạnh.
Thực tế hiện nay, Việt Nam đang nằm giữa các thế lực kinh tế của Trung Quốc, tại Việt Nam các công xưởng đầu tư của Trung Quốc với danh nghĩa đầu tư của tài phiệt Đài Loan đứng hàng thứ hai sau Nam Hàn. Các dự án lớn và trọng đại hầu hết TQ trúng thầu. Việt Nam chỉ còn lựa chọn duy nhất là làm bạn với anh láng giềng khổng lồ tốt hơn là trở thành trọng
lượng đối đầu.
Trở lại với câu hỏi ban đầu: VN bị ảnh hưởng như thế nào khi TQ trở thành khủng long thức giấc? Người Việt có nên bài Hoa hay không?
Trước đây chúng ta thường nghe nói câu: “Họa da vàng”, câu nói đầu môi chót lưỡi của khối Tây phương, e ngại sự lớn mạnh và trưởng thành của người Á châu nói chung và Trung Quốc nói riêng. “Hoạ da vàng” chưa chắc là cái họa đối với người Á châu.
Hai thế kỷ qua, người Tây phương khống chế cả thế giới và hướng dẫn thế giới đi theo họ, “Hoạ da vàng” chính là mối lo ngại của người tây phương về việc phải đương đầu với khối thế lực mới xuất phát từ Á châu.
Họ lo rằng, tới một giai đoạn nào đó, có thể người Á châu sẽ là quan tòa hòa giải cho các cuộc xung đột tôn giáo mà hiện nay khối Tây phương phải đương đầu. Giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, giữa Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo, hay giữa Chính Thống giáo và giáo hội La Mã.
Một cách quên đi quá khứ?
Muốn hòa giải phải có nền quân sự có khả năng đè bẹp những gây hấn không cần thiết. Muốn có nền quân sự mạnh mẽ phải có một nền kinh tế khỏe mạnh. Muốn có nền kinh tế khỏe mạnh phải biết hợp tác lẫn nhau theo khối thịnh vượng chung(Commonwealth).
Thiết nghĩ “Hoạ da vàng” chỉ là câu chuyện tếu trong lúc trà dư tửu hậu (có thể gọi là “tự sướng” cũng được). Tuy nhiên, khái niệm về chuyện hợp tác và mối liên hệ kinh tế tương hỗ trong một khối thịnh vượng chung (Commonwealth) là một điều tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay.
Như vậy, khối thịnh vượng đó, dù là Japanese Commonwealth, South Korean Commonwealth , hay China Commonwealth có gì là không tốt cho VN. Mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dù có lớn mạnh bao trùm cả khu vực mà Việt Nam vẫn hưởng được lợi, tội gì phải chống đối hay đề phòng. Tự gọi mình là chư hầu của một nước lớn chỉ là ngôn từ ngụy biện của những kẻ mặc cảm tự ti, của thân phận tiểu nhược (sợ bị cá lớn nuốt).
Biết nương theo cái tốt của người khác đem cái lợi về cho dân tộc mới là kẻ đại trí đại giả, còn cứ bám lấy những ân oán trong lịch sử rồi đem cả dân tộc ra đối đầu với kẻ láng giềng để làm công cụ cho một cường quốc Tây phương khác, ngày nào dân tộc mới có thể ngóc đầu lên xưng hùng xưng bá với thiên hạ.
Thiển nghĩ những thành kiến sâu đậm với người Hoa, những tư tưởng bài Hoa nên dẹp bỏ đi, nhìn thẳng vào thực tế để vạch ra con đường tốt đẹp cho dân tộc sẽ hay hơn.
Không có những bài báo vinh danh những người đã ngã xuống trong cuộc chiến ngày 17 tháng 2 thì thật là đáng trách. Tuy nhiên, phải chăng chính phủ VN đã nhìn ra cái chân lý tương tác của khối thịnh vượng chung (Commonwealth) trong bài toán toàn cầu hoá, cho nên không muốn tạo ra bất cứ những hiềm khích nào giữa hai dân tộc, tạm gác bỏ quá
khứ vì lợi ích tương lai của dân tộc VN chăng ????
Tịt Tuốt

Nguoibuongio – Vẫn chỉ là Chủ tịch hội đồng bộ trưởng.

Nguoibuongio Thủ tướng là tên gọi gần đây sau khi đổi mới, trước kia thủ tướng được gọi là chủ tịch hội đồng bộ trưởng.
CTHĐBT Phạm Văn Đồng tại vị mấy chục năm, không có mấy việc để làm.  Dần dần các đời thủ tướng sau này cũng dành được quyền quyết định nhiều công việc. Đến thời nay thì thủ tướng tương đối có nhiều quyền lực, quyết định nhiều chính sách lớn quan trọng.
Người ta gọi phát súng hỏa mai của Đoàn Văn Vươn là cuộc khởi nghĩa, chống lại bất công, chống lại sự o ép có hệ thống của chính quyền các cấp Hải Phòng. Thực sự nếu Đoàn không nổ súng, mọi việc sẽ theo cái nếp mấy chục năm nay. Đoàn Văn Vươn thành dân oan đi kiện, mà dân oan nhiều lắm, việc kiện cáo có đến hết đời cũng không xong. Tóm lại chốt một câu là để cho huyện Tiên Lãng hôm đó mà cưỡng chế thành công thì họ Đoàn đừng có mơ ngày đèn trời, soi xét trả lại công bằng cho mình. Bằng chứng là tòa án hai cấp ở Hải Phòng đều ưu ái cho phía chính quyền sở tại. Họ Đoàn có chầu ở Ngô Thì Nhậm đợi được minh giám thì dẫu có hết 3 tạ muối vừng, 5 tấn cơm nắm cũng chả thấy ai cho Đoàn một mùa xuân để sáng mắt, sáng lòng cả.
Bao năm đi kiện, Đoàn hiểu được cái cảnh thúc thủ một lần thì muôn đời thúc thủ. Ở xã hội ngày nay người nông dân mà lùi một bước thì chỉ có cứ thế mà lùi tiếp. Đoàn quyết định nổ phát súng lên trời báo động nỗi oan.
Cuối cùng thì tiếng súng cũng vọng đến dinh thủ tướng. Quyết định  từ dinh thủ tướng, ai sai đến đâu xử đến đấy. Đoàn được trả đất,quan huyện, xã bị xử lý nhưng Đoàn vẫn phải đi tù vì tội nổ súng lên trời gây hoảng loạn tinh thần quân đội, công an của Thành Hoa Cải …mọi việc cứ tạm thế này đã. Cũng gọi là kết quả chấp nhận trong thời CNXH này, dẫu sao kết cục có khá hơn so với những trường hợp trước kia.
Tưởng thế là xong, ai ngờ thành Hoa Cải không chỉ có dân bất khuất mà lãnh đạo cũng bất khuất. Mặc dù báo chí làm rõ, thủ tướng quyết định sau khi nhận đầy đủ thông tin từ các đoàn thanh tra báo cáo. Nhưng lãnh đạo thành Hoa Cải kháng cự lại quyết định thủ tướng bằng nhiều cách. Ví dụ lập đoàn giải quyết cưỡng chế do trưởng đoàn Thoại. Người đã bênh vực sai trái của lãnh đạo huyện bằng cách vu khống cho dân. Một cách trêu ngươi. Chưa hết thanh tra việc phá dỡ lại do giám đốc công an Ka chỉ đạo. Quan huyện bị đình chỉ những vẫn tiếp khách trả lời cán bộ điều tra ở trụ sở ủy ban huyện…
Chưa hết, sau ủy ban, công an đến đảng ủy thành Hoa Cải do chính ủy Thànhcũng thái độ tương tự. Ông Thành họp cán bộ lão thành nói những câu bất ngờ , trái ngược với sự thật như không có xe ủi phá nhà, ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch ( không hiểu ở cái đầm lấn biển ấy thành Hoa Cải có quy hoạch kiến trúc đô thị gì ?)
Sự láo nháo, không nghiêm túc, thậm chí là dây dưa thi hành quyết định thủ tướng của lãnh đạo các cấp thành Hoa Cải đỏ nói lên điều gì ?
Phải chăng đó là lời nhắc nhở
- Thủ tướng chỉ là Chủ tịch hội đồng bộ trưởng.
Dường như có vẻ vậy, trong các bộ, quyết định của thủ tướng rất trọng lượng. Nhưng ở các địa phương thì sự chấp hành có khác.
Sau lời của chính ủy thành Hoa Cải với 500 cán bộ, số phận họ Đoàn lại trở nên mờ mịt. Và hơn nữa ảnh hưởng của thủ tướng với địa phương vẫn chỉ vai trò của một chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Nghe thì nghe đấy, nhưng làm kiểu đó đấy.

Đến giờ thì câu chuyện Đoàn Văn Vươn không chỉ là luật đất đai không thôi. Mà còn là những vấn đề về vai trò,thẩm quyền…những thứ từ trước đến nay thường ngầm phân bổ giữa các lãnh đạo cao cấp nhất.


Đổi mới từ việc “nhiệt liệt kính thưa”

Butlong - Văn phòng Trung ương Đảng vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu quán triệt một nội dung: khi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước không treo khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng…”.
Không phải ngẫu nhiên mà Văn phòng Trung ương ra văn bản nhắc việc này, bởi từ trước đến nay khi chuẩn bị các cuộc làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (như chúc tết, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết tại bộ ngành, tổ chức xã hội, địa phương) các chuyên viên của Văn phòng đều phải nhắc một yêu cầu là nơi đón tiếp phải gỡ bỏ ngay các băng-rôn “Nhiệt liệt chào mừng…” viết tên Tổng Bí thư! Đơn cử như các cuộc làm việc với giới trí thức tại Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 13/8/2011; làm việc với giới văn nghệ sĩ, tuyên giáo ngày 15/8/2011…Sự giản dị ấy của người đứng đầu Đảng đã khiến nhiều người cảm phục, bởi thực tế hiện nay nhiều vị cấp thấp hơn ông vẫn đi làm việc theo lối “cờ giong, trống mở”; “tiền hô, hậu ủng” và băng rôn chào mừng giăng khắp chốn! Thậm chí ở Hải Phòng người ta còn thấy một doanh nghiệp giăng bảng khẩu hiệu đỏ chót rực rỡ chào mừng ông… Bí thư Thành ủy khi được ông quá bộ ghé thăm.Một số người cho rằng, để xảy ra chuyện phô trương ấy có thể do các vị lãnh đạo khác vô tâm, không để ý, nhưng phần nhiều cho là do nhận thức của cấp dưới dẫn đến thái độ trịnh trọng quá đáng thành xum xoe, bợ đỡ cấp trên gây phản cảm trong nhân dân.Còn nhớ liên quan đến chủ đề khá tế nhị này năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định (số 154/2004 ngày 9/8/2004), về nghi thức nhà nước trong các lễ mít tinh, lễ kỷ niệm, họp hành … Văn bản này đã quy định rất rõ về chuyện “kính thưa”, việc tiếp đón, tặng hoa, quà, chụp ảnh… trong đó nói rõ chỉ “kính thưa” một đồng chí lãnh đạo cao nhất tại phiên họp. Sau đó tại phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (diễn ra chiều ngày 12/7/2007 tại Hà Nội) nội dung này được thảo luận khá rôm rả. Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chốt: “Vấn đề cứ tưởng vụn vặn nhưng cũng quan trọng vì đây là vấn đề văn hóa… Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, theo tôi biết là cũng đã có hướng dẫn là chỉ kính thưa người có chức vụ cao nhất tại các cuộc họp, lễ kỷ niệm, mít tinh… Hiện nay, vẫn còn có những bài phát biểu mà thấy “kính thưa” mãi vẫn chưa kết thúc. Ngay tại Quốc hội, cũng có những phát biểu sau khi “kính thưa” xong, đến cuối bài lại có câu: cám ơn đã cho tôi phát biểu. Do đó cũng nên phải có cải tiến để tránh sự rườm rà”.Gần đây Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương IV, trong đó nhấn mạnh các cấp ủy, người đứng đầu phải nhận thức lại vai trò, vị trí của mình, đặc biệt là nghĩa vụ phục vụ nhân dân, đấu tranh mạnh mẽ với sự suy thoái đạo đức lối sống, xa rời quần chúng. Đơn giản là học lại lời dạy của Bác: vào Đảng không phải là để làm quan phát tài…Sự ra đời của Nghị quyết này đượcnhiều đảng viên kỳ vọng: Đảng đã bắt đầu nhìn ra sự quan liêu và bắt đầu tuyên chiến với nó, mà sự đổi mới đầu tiên có lẽ đã khởi động từ chuyện “Nhiệt liệt” và “Kính thưa”?!

Nguyễn tây Ninh – Khoe danh

PDT: Đây chuyện xảy ra nhiều lần,mà các quan này học “đạo đức” rất nhiều,cả chính trị chính em…thì có thể gọi lối này là “tái hiện” : Quân chủ phong kiến kiểu mới- mới là chính xác.

Nguyentayninhblog

 Mới mà cũ, cũ mà mới. Ngày 5/09/2011 “quan” Nguyễn Hùng Dũng ở Cần Thơ ghi tên và chức vụ cũng như cơ quan công tác lên thiệp mời cưới con gái. Vị “quan” này sau đó được “kỷ luật” sang làm phó ban Dân Tộc tp. Cần Thơ.

Đến ngày 10/02/2012 “quan” Nguyễn Công Lý ở Bình Phước lại học tập “quan” Nguyễn Hùng Dũng ghi tên cơ quan trên thiệp mời đám giỗ mẹ. Nghe nói bác Lý này còn 2 năm nữa là nghỉ hưu, không biết rồi bác sẽ được chuyển sang làm chức gì đây?
Mới đây lại có thêm một thầy giáo nghe nói là phó Chủ nhiệm khoa của trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội…
Ảnh copy từ blog Culangcat

Nguyễn thị Thanh tuyền – Tại sao?

PDT: Nhân sinh,Đất Trời có thấu hiểu cho những đau khổ và oan ức thế này!!!?Tàn ác vô cùng.

 

Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Cái từ “tại sao” nó luôn ở luôn ở tâm trí từ khi người chồng yêu thương của tôi đã ra đi vĩnh viễn khỏi cuộc đời này. Anh ra đi để lại bao nhiêu tiếc thương, bao nhiêu giọt nước mắt của tôi và những người thân trong gia đình. Thương Anh bao nhiêu tôi càng căm hận của những kẻ gây ra cái chết của Anh bấy nhiêu.
Đã gần một năm trôi qua cái từ “tại sao” vẫn luôn là câu hỏi lớn nhất của tôi đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời thích đáng. 
Tại sao cái chết của anh Nhựt chưa được làm sáng tỏ?
Tại sao đến bây giờ gia đình tôi chưa nhận được kết quả điều tra của VKSND tối cao? Trong khi VKSND tỉnh Bình Dương trả lời là đã có kết quả và gửi về cho gia đình chúng tôi rồi?. Vậy có nghĩa là sao?
Cái chết của anh Nhựt không những riêng tôi và gia đình mà cả dư luận đều thấy cái vô lý từ phát ngôn đầu tiên của các công an Bình Dương: “Nhựt chết là do treo cổ bằng dây sạc pin điện thoại”. Sau đó, đối diện với dư luận phẫn nộ của người dân thì công an Bình Dương trả lời rằng “Nhựt thắt cổ bằng dây cáp điện thoại bàn”.
Nếu là treo cổ: một người nặng 65kg cao 1m78 treo cổ bằng dây sạc pin điện thoại là điều hết sức vô lý. Nếu một người thắt cổ thì phản xạ tự nhiên của con người thì không thể tự mình thắt cổ trừ khi có người khác thắt giùm. Công an Khuyến trả lời với gia đình “Thắt cổ dưới hình thức treo cổ” vậy có nghĩa một người chết có thể chọn hai phương thức chết cùng một lúc “Thắt cổ rồi tự mình treo cổ”. Than ôi! thật là nực cười cho những lời phát ngôn của công an Bình Dương vô lý nối tiếp vô lý.
Chắc có lẽ đến bây giờ tất cả mọi người cũng như tôi cùng gia đình điều thắc mắc hai từ “tại sao”:
Tại sao anh Nhựt tình nguyện ở đồn công an? Trong khi bỏ vợ ở nhà một mình hiu quạnh.
Tại sao anh Nhựt tình nguyện ở lại đồn công an mà vợ vào thăm công an không cho gặp?
Tại sao Anh tự nguyện ở lại mà tịch thu điện thoại của Anh và không cho Anh gọi điện thoại về gia đình? Đến nay điện thoại, đôi giày của Anh cũng không trả lại cho gia đình.
Tại sao Anh bị tịch thu điện thoại và không có điện thoại gọi cho gia đình nhưng lại có dây điện thoại để “tự thắt cổ” chết?
Tại sao Anh tình nguyện hợp tác mà nhốt khóa cửa trái ngoài?
Tại sao giữ Anh ở lại mà không thông báo cho gia đình?
Tại sao lúc đầu công an Bình Dương trả lời là anh Nhựt sợ tội nên quẫn trí tự tử chết? Sau đó lại trả lời Anh có công tố giác tội phạm và sợ bi trả thù nên không dám về nhà và đã xin ở lại đồn công an rồi tự tử?
Tại sao anh Nhựt tự nguyện ở lại công an rồi tử tự chết? Trong khi anh có một gia đình hạnh phúc.
Tại sao anh Nhựt tự tử mà thân thể bầm dập, máu dính nhiều trên quần và áo gối, hai bên háng có vết thương bị ngoại tử và kiến bu nhiều trong tinh hoàn thế kia?
Tại sao khám nghiệm hiện trường không cho gia đình Anh tham gia mà lại nhờ một người tạp vụ trong đồn công an chứng kiến hiện trường?
Tại sao vợ Anh xin gặp anh lần cuối thì công an không cho? Âm thầm dời xác Anh đi khỏi đồn công an mà không thông báo cho gia đình?
Tại sao phó giám đốc công an Nguyễn Hoàng Thao yêu cầu phải mổ tử khi gấp không thì xác thúi? Vậy Anh chết khi nào? Đến nay pháp y cũng không kết luận về vấn đề này và không biết Anh chết ngày nào vào lúc mấy giờ,?
Tại sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh, hiện trường có nhiều tình tiết khác với bản ảnh mà gia đình tôi chụp được, dấu vết trên hiện trường không phù hợp với việc thắt cổ tự tử chết ?
Tại sao việc khám xét trên thân thể qua bản ảnh chụp dấu vết trên thân thể là hoàn toàn mâu thuẫn nhau?
Tại sao giấy bút đâu để Anh viết? Ai đưa giấy bút cho Anh ấy viết?
Tại sao Anh viết 4 trang giấy không ai phát hiện? Người canh giữ Anh ở đâu?
Tại sao bức thư Anh gửi cho vợ mà công an không chịu đưa bản chính mà đưa bản photo?
Tại sao chữ viết không giống chữ viết Anh? Anh viết trong hoàn cảnh nào mà ngôn ngữ không giống ngôn ngữ của Anh? Tại sao Anh viết một bức thư mà có hai nét chữ?
Tại sao Anh viết một lá thư tuyệt mạng mà ca ngợi những điều tra viên là những người tuyệt vời nhất mà trong khi đó anh không nhắn nhủ và xin lỗi về người Mẹ già yếu người Cha bệnh tật đã cho Anh ăn học thành người và người vợ yêu thương Anh và lo lắng cho Anh biết chừng nào?
Tại sao Anh đành đoạn đi theo Ông Bà… để mái tóc đầu bạc tiếc thương đưa tiễn mái đầu xanh, bỏ lại một người vợ mà Anh hay nói “thương vợ nhất trên đời”?
Tại sao ông Thiếu tá Nguyễn Thành Phú biết số điện thoại vợ Anh để gạ gẫm và rủ rê vào khách sạn và bảo vợ Anh bán đất để cứu chồng? Vậy mà Anh viết thư ca ngợi hắn?
Ai cũng biết cái chết của Anh Nhựt mối chốt từ đầu là do công ty Kumho. Nhiều lần Anh đã báo cáo mức hao hụt thành phẩm do phần mềm bị lỗi và một số nguyên do khác yêu cầu giải quyết triệt để nhưng không được giải quyết. Anh nghi ngờ những người ăn trộm 56 lốp xe trong đêm ngày 21/08/2010 đã báo cho ông Chi Kyu Sik, ông Kim Tae Song… nhưng các vị Hàn Quốc này làm ngơ. Sau đó chính họ đã giao nộp anh Nhựt cho công an Bình Dương trong giờ làm việc. Cũng trong ngày họ đã tuyển dụng gấp thay thế vị trí của anh Nhựt. Điều đó chứng minh là các vị Hàn Quốc công ty Kumho đã có kế hoạch hãm hại Anh từ đầu, đến lúc anh Nhựt chết, người mà công an báo trước tiên là các vị Hàn Quốc này. Nên cái chết của Anh Nhựt không thể không có bàn tay nhiều tiền của bọn chúng nhúng vào nên mọi người điều đánh dấu hỏi tại sao đối với công ty Kumho.
Tại sao công ty Kumho cử anh Nhựt hợp tác điều tra mà không thông báo cho gia đình biết?
Tại sao có cuộc họp kéo dài từ 9h đến 13h30 ngày 25/04/2011 của công an Bình Dương và công ty Kumho mà không được công khai.? Cuộc họp này bàn về vấn đề gì? Tại sao kết thúc cuộc họp này mới thông báo cái chết của anh Nhựt để vợ anh ấy chờ từ 8h15 đến 13h30?
Tại sao Anh và một số nhân viên có công điều tra vụ mất lốp xe điều bị công ty giao nộp cho công an đưa đi?
Tại sao công an và công ty Kumho không điều tra những nghi vấn mà Anh nêu ra khi anh còn sống? Tại sao đến khi Anh chết đi thì thả những nhân viên của Anh về và điều tra theo hướng nhận định của Anh?
Tại sao vụ án mất 56 lốp xe kéo dài gần một năm mới điều tra lại?
Tại sao công ty Kumho nhờ Phó công an Bến Cát – Ông Khiêm đưa cho gia đình Anh 20tr? Có phải chăng công ty Kumho có mối thâm tình với công an Bến Cát nên mượn công an mạnh tay vào có gì Kumho chi tiền cho gia đình Anh là xong nhưng không ngờ gia đình Anh không nhận bởi vì đồng tiền này không thể mua được mạng sống của Anh.
Tại sao số lượng hàng tồn kho bị thiếu hụt đã xử lý vào cuối niên độ mà kéo dài từ 2008 đến 2010 lệch 6000-7000 lốp? Vậy báo cáo tài chính có trung thực không? Ai là người ăn trộm những lốp xe này? Đến nay công an Bình Dương vẫn chưa công khai minh bạch số lượng bị mất.
Tại sao một công ty lớn hơn 1000 người lao động nhưng tai nạn chết người xảy ra thường xuyên mà không có công đoàn nào bảo vệ người lao động? Tại sao vụ việc được bưng bít?
Hai chữ “tại sao” ấy chỉ để hỏi cơ quan chức năng chứ bản thân tôi và gia đình cũng như các bạn đọc đã biết Anh Nhựt chết là do đâu rồi.
Riêng đối với cá nhân tôi, con người ai cũng một lần chết, tiền bạc của cải, danh vọng… không thể đem theo, nhưng tiếng để đời cho con cháu mai sau tốt hay xấu là do thế hệ đi trước. Những ai đã giết chết Anh Nhựt và pháp luật không trừng trị thì trước hay sau cũng gặp quả báo, đời này không trả thì đời con đời cháu sẽ trả. Mọi người hãy đợi mà xem.
Mời đọc thêm:

Người chết hai lần ( Trịnh kim Tiến)



Từ vụ án Tiên Lãng nghĩ về “định hướng tuyên truyền”


Nguyễn Dương (Danlambao) -  Mang tiếng là “Tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương” nhưng báo đài của tỉnh, thành chỉ dám đụng đến những sự việc, cán bộ be bé, cỡ cấp xã phường trở xuống, còn cao hơn thì phải coi chừng. Và cũng vì thế mà có những sự việc bức xúc, gây phẫn nộ cho người dân mà báo chí địa phương vẫn tảng lờ như không hay biết, hoặc cố tình bóp méo sự thật, hướng dư luận đi theo cái có lợi cho chính quyền. Bỉ ổi hơn có khi họ còn lên chiến dịch bôi nhọ, nói xấu những ai “gây hại cho địa phương”. Để tăng thêm sức mạnh, họ còn kéo vây cánh bằng cách lôi mấy anh báo công an, quân đội nhân dân… vào cuộc để hiệp đồng tác chiến cho “đẹp mắt”. Những gì mà báo chí Hải Phòng đã làm trong vụ việc Đoàn Văn Vươn là chuyện sẽ xảy ra ở bất cứ cơ quan báo chí địa phương nào. Có chăng khác nhau ở chỗ phương pháp…
*
Điểm lại thông tin về “Vụ án Tiên Lãng” nhiều người nhận định đã lâu lắm rồi mà cả báo chí “lề đảng” và “lề dân” đều có được tiếng nói chung khi đứng về nhân dân, đứng về lẽ phải.
Thế nhưng vẫn có một luồng dư luận từ đầu đến cuối ra sức bảo vệ, bao che cho chính quyền Huyện Tiên Lãng và Tp Hải Phòng. Và người ta không khó khi “gọi tên sự vật, hiện tượng”, đó là hệ thống truyền của bộ máy Đảng, chính quyền nơi đây.
Ban Tuyên giáo Thành ủy, đài PTTH TP Hải Phòng, báo Hải Phòng, báo An ninh Hải Phòng, rồi Ban Tuyên giáo Huyện ủy, cổng thông tin điện tử Tiên Lãng ngay từ đầu đã thể hiện quan điểm “nhất quán” đó là khẳng định chủ trương cưỡng chế đầm ông Vươn là đúng. Dựng lên cả một chiến dịch, viết bài, lấy ý kiến cách mạng lão thành địa phương để củng cố cho lập trường, quan điểm của mình. Bộ máy tuyên truyền này “định hướng dư luận” bằng cách cả vú lấp miệng em, trơ tráo bôi nhọ, bóp méo sự thật khi cho rằng ông Vươn là “tội phạm nguy hiểm”, được mô tả là kẻ thiếu hiểu biết pháp luật, tham lam, ngông cuồng, bị chính người dân địa phương lên án… Thậm chí ngay sau khi có kết luận của Thủ tướng và sự việc đã rõ mười mươi thì ông Ủy viên TW Đảng, bí thư Thành ủy trước hàng trăm cán bộ cách mạng lão thành vẫn cố tình bưng bít, chạy tội khi cho rằng “báo chí nói sai, ghép ảnh.. nhân dân cả nước tập trung vào việc này mà ngưng trệ sản xuất”…
Đặc biệt báo chí của Hải Phòng không đề cập gì đến việc làm sai trái dù nhỏ nhất của lãnh đạo và các ngành chức năng địa phương; thay vào đó là nhai đi nhai lại điệp khúc “đúng quy định pháp luật, “tội phạm nguy hiểm”, “nhân dân đồng tình”… Điều dể nhận thấy là tất cả các bài phóng sự của báo giấy, báo hình, cổng thông tin điện tử đã phối hợp với nhau như một dàn hợp xướng rất ư là ăn ý. Tất nhiên những giọng điệu, lập luận này đều đã được định hướng từ trước.
Không chờ đến khi sự việc đã ngã ngũ, từ lâu dư luận đã lên án, vạch mặt bộ máy tuyên truyền của Hải Phòng là dối trá, bỉ ổi, là “bồi bút thời hiện đại”. Người ta không khỏi nhức nhối khi nghỉ đến việc lẽ nào đội ngũ những người làm báo Hải Phòng lại hèn như vậy?! Những người cầm bút ở đây chỉ vì miếng ăn mà trở thành bồi bút hết cả sao?
Thế nhưng khi bình tâm trở lại chúng ta mới đối diện với một sự thật còn phủ phàng hơn.
Không riêng gì ở Tiên Lãng, Hải Phòng mà nếu như sự việc ông Vươn có xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong 64 tỉnh thành cả nước, thì báo chí địa phương nơi đó cũng sẽ hành xử như vậy. Cũng có nghĩa là phải thực hiện theo sự chỉ đạo từ Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy để bảo vệ cho việc làm của chính quyền.
Xin khẳng định lại cho dù đó là ngay Thủ đô Hà Nội “gần ánh mặt trời” hay giữa Tp HCM “năng động phát triển” thì cũng sẽ vậy thôi!
Ai đã từng làm báo Đảng địa phương thì sẽ biết rất rõ điều này: Sinh mệnh của tờ báo, của một đài truyền hình không nằm ở ông Tổng Biên tập, một giám đốc đài mà chính là ông Trưởng ban Tuyên giáo của tỉnh, hoặc thành phố. Hàng tuần Ban Tuyên giáo đều tổ chức họp giao ban với các quan báo chí trong tỉnh để phổ biến “định hướng tuyên truyền”. Ngoài ra, khi có sự cố gì xảy ra lại có những cuộc họp, cuộc giao ban đột xuất để báo chí địa phương “kịp thời định hướng dư luận”. Tất nhiên việc “định hướng” ở đây là khẳng định, bênh vực cho chính quyền, có khi là viết bài “đập” lại báo chí bên ngoài có bài viết bất lợi cho địa phương.
Ngay như ở Hà Nội, khi mà một ông giám đốc công an Tp hả hê cho rằng việc cưỡng chế đầm ông Vươn là một trận hiệp đồng tác chiến “đẹp mắt”, có thể viết thành binh pháp. Khi ông quan đứng đầu thành phố cho rằng dân bức xúc phá nhà ông Vươn… thì có cho kẹo ông tổng biên tập, giám đốc đài truyền hình Hà Nội dám nghỉ khác, nói khác. Biết đâu lúc đó các cơ quan báo chí của thành phố Hà Nội còn hợp đồng tác chiến rầm rộ, “có định hướng” hơn cả Hải Phòng!
Định hướng quan điểm, tư tưởng từ lớn đến nhỏ của một tờ báo, một đài truyền hình địa phương chính là ban Tuyên giáo. Không một tờ báo, đài truyền hình nào có thể đi chệch ra khỏi quỹ đạo này. Đó là về phần hồn.
Còn về phần xác thì đã có UBND lo. Một ông giám đốc đài truyền hình không thể vuốt râu hùm đụng đến Ủy ban khi mà cơm áo gạo tiền hàng ngày đều do ổng quyết. Năm nay xin xây trụ sợ mới, mua thêm xe mới, trang thiết bị mới…. đều phải có cái gật đầu từ ủy ban. Một ông Tổng biên tập báo đảng địa phương, khi mà tờ báo không đủ nuôi sống quân mình thì càng phải dè dặt hơn. Chớ có dại dột mà đụng vào bầu sữa nuôi sống hàng ngày. Ăn cơm chúa phải múa tối ngày là vậy.
Một ông quan báo chí muốn giữ được cái ghế của mình phải nằm lòng điều này. Và đội quân báo chí dưới tay ông thì phải tâm niệm cái quy tắc vàng này hơn.
Chẳng thế mà mang tiếng là “Tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương” nhưng báo đài của tỉnh, thành chỉ dám đụng đến những sự việc, cán bộ be bé, cỡ cấp xã phường trở xuống, còn cao hơn thì phải coi chừng. Và cũng vì thế mà có những sự việc bức xúc, gây phẫn nộ cho người dân mà báo chí địa phương vẫn tảng lờ như không hay biết, hoặc cố tình bóp méo sự thật, hướng dư luận đi theo cái có lợi cho chính quyền. Bỉ ổi hơn có khi họ còn lên chiến dịch bôi nhọ, nói xấu những ai “gây hại cho địa phương”. Để tăng thêm sức mạnh, họ còn kéo vây cánh bằng cách lôi mấy anh báo công an, quân đội nhân dân… vào cuộc để hiệp đồng tác chiến cho “đẹp mắt”.
Nói tóm lại những gì mà báo chí Hải Phòng đã làm trong vụ việc Đoàn Văn Vươn là chuyện sẽ xảy ra ở bất cứ cơ quan báo chí địa phương nào. Có chăng khác nhau ở chỗ phương pháp.
Chính vì vậy, trong lúc mọi người đang lên án, xem thường những gì báo chí Hải Phòng đã làm đối với anh Vươn thì với tư cách là người đã từng làm báo Đảng, tôi xin chia sẻ với các anh một điều: Các anh đừng buồn. Trong trận chiến thông tin này các anh không đơn độc. Bên các anh vẫn còn hàng chục nghìn đồng nghiệp của 64 cơ quan báo chí các tỉnh, thành.
Hãy giữ vững lập trường, quan điểm đã được định hướng.
 

Cuộc đột kích phá lều thần thoại


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phát động nhằm đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hoà để đưa cả hai miền Nam Bắc xuống hố cả nút rồi cùng nhau lổm cổm lồm cồm bò dậy đổi mới hay là chết được/bị ai đó gọi là “cuộc chiến tranh thần thánh”, thì cuộc đột kích phá lều của mẹ con chị Đoàn Văn Vươn phải được gọi là “thần thoại”.
Nó thần thoại vì nhiều lẽ. Trước hết là, cuộc đột kích phá lều xảy ra ngay sau trận hiệp đồng tác chiến liên quân người chó phá chòi “đẹp mắt” đi vào quân sử bị ngài tể tướng Ba Dờ đích thân chỉ mặt “tụi bay làm chuyện tầm bậy”. Kế đến, nó xảy ra ngoài sự tưởng tượng chẳng những của loài người mà của cả loài súc sinh biết tình mẫu tử. Đặc biệt là lực lượng đột kích không để lại một dấu tích ngoài những dấu tích của quân địch như bàn thờ lư hương, hình ảnh người chết, giày dép người sống lớn bé, tất thảy bị tàn phá, thứ quăng xuống đầm, thứ vứt tung toé. Tài tình hơn cả người nhái của Hải quân Mỹ đột kích vào Pakistan bắt trùm khủng bố Bin Ladin đã phải để lại cái đuôi máy bay trực thăng tàng hình. Nó thần thoại nhất là trong khi toàn bộ vùng trời vùng đầm có căn cứ… lều được quân ta canh gác nghiêm ngặt ngày đêm mà lực lượng đột kích xâm nhập đánh phá rồi lủi đi mà không ai thấy, chẳng ai nghe, nào ai biết. Thật là tài xuất qủy nhập thần. Thật là… thần thoại.
Ngoài ra, càng thần thoại hơn khi lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới dựng bên lều giờ này cũng không biết đang chịu chung số phận với giày dép mẹ con chị Vươn bị quẳng ngậm bùn dưới đáy đầm, hay đang lêu bêu nơi đâu.
Cuộc đột kích phá lều mẹ con chi Vươn “thần thoại” như vậy. May ra chỉ có Đại CaCa mới điều tra ra được bọn siêu biệt kích này, bắt chúng nó về làm… kiểm điểm chơi cho bỏ ghét!!!
 
 

Ba Lan: LOT đóng đường bay Warszawa- Hà Hội


20/02/12 | Tác giả:
LOT quyết định đóng cửa đường bay Warszawa- Hà Nội
Sau hơn một năm “thử nghiệm” đường bay trực tiếp Warszawa- Hà Nội và ngược lại, hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã chính thức tuyên bố đóng đường bay lại vì lý do “tài chính”.
Chuyến bay cuối cùng mà hãng thực hiện cho đường bay này là 24/3 từ Warszawa đi Hà Nội và 25/3 cho chặng ngược lại.
Những người đã mua vé cho các chuyến bay sau đó sẽ được hãng hàng không trả lại tiền hoặc chuyển giúp sang các đường bay khác.
LOT chính thức mở đường hay Warszawa – Hà Nội từ tháng 11/2010 với Boeing 767. Đây là lần đầu tiên có các chuyến bay thẳng. Trước đó, người Việt tại Ba Lan thường phải về quê hương qua ngả Moscow (đường bay Nga), Paris, Frankfurt (với đường bay VietNam Airlines) và nhiều hãng hàng không khác.
Do các chuyến bay về Việt Nam mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào dịp hè và Tết Nguyên đán nên những thời điểm khác, máy bay thường rất vắng khách, khiến cho hiệu quả khai thác kém. Cộng đồng người Việt ở Ba Lan chỉ chừng 50 ngàn, con số transit từ các ngả khác cũng không nhiều.
Kế đây, LOT sẽ đưa vào khai thác đường bay trực tiếp Warszawa- Bắc Kinh. Theo hãng này thì đây là thị trường tiềm năng với lượng khách lớn và nhiều khách hạng VIP.
Trong một diễn biến khác, hãng hàng không Séc có thể sẽ mở lại đường bay trực tiếp Praha- Hà Nội và ngược lại. Hãng này từng có các chuyến bay thẳng tới Hà Nội trong thập niên 90s. VietNam Airlines cho biết, sẽ mở đường bay trực tiếp tới London trong năm nay.
© Đàn Chim Việt

Ai sai phạm trong vụ án Đoàn Văn Vươn?

19/02/12 | Tác giả: – ĐCV
LS Nguyễn Văn Đài
Vụ việc UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã dẫn đến việc gia đình ông tự chế mìn và trang bị súng bắn đạn hoa cảiđể tự vệ. Điều này cho thấy những người dân vốn hiền lành quanh năm lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống, nay khi họ bị chính quyền ức hiếp, đối xử bất công nhằm tước đoạt mồ hôi, nước mắt, vốn liếng của họ đã bỏ ra biết bao năm trời. Họ đã sửa dụng đến các công cụ pháp lý là khởi kiện ra tòa án, họ tin tưởng là tòa án sẽ đem lại công lý cho họ. Kết quả là họ đã bị cả tòa án và chính quyền lợi dụng pháp luật, bẻ cong pháp luật, rồi thực hiện hành vi trái pháp luật để tước đoạt tài sản của họ. Thất vọng, mất niềm tin vào chính quyền và tòa án, không còn nơi nương dựa.Họ đã buộc phải lựa chọn giải pháp cuối cùng đó là trang bị vũ khí tự chế để tự vệtài sản và bảo vệ công lý cho chính mình.Kết quả là chính quyền huyện Tiên Lãnh đã biến họ từ những người dân vô tội, hiền lành có nguy cơ trở thành những người tội phạm.
Hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng đã gây ra sự bất bình và phẫn nộ trong nhân dân. Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đã khẳng định trên trang tin nhanh Vnexpress vào ngày 13/1/2012 rằng: quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng( Hải Phòng) với gia đình ông Đoàn Văn Vươn là vừa trái pháp luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân. Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội của thành phố Hải Phòng. Luật sư Hải đã đề Thủ tướng Dũng chỉ đạo bộ Công an khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi hủy hoại tài sản công dân. Nhiều Văn phòng luật sư đã đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các thành viên trong gia đình ông Vươn. Vụ việc cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người nguyên là lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và của đảng Cộng sản. Đặc biệt có hàng trăm người đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ và ủng hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trước áp lực của nhân dân cả nước, ngày 10 tháng 2 năm 2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận: UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có sai phạm trong giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Cụ thể là các quyết định 460/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2008, quyết 461/QĐ-UBND ngày 7 tháng 4 năm 2009 của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất của gia đình ông Vươn là không đúng với qui định của Luật đất đai năm 2003. Do vậy quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật.
Từ kết luận của thủ tướng chính phủ, tính chất pháp lý của vụ án đã thay đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là 6 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn có phạm các tội hình sự “giết người” và “chống người thi hành công vụ” mà các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng đã khởi tố hay không?
Trước hết, chúng ta xem xét đến việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế trái pháp luật để thu hồi đất của gia đình ông Vươn có phải là thi hành công vụ hay không?
Khái niệm người thi hành công vụ được nêu trong Điều 257 Bộ luật hình sự bao gồm các nhân viên của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức đang thừa hành nhiệm vụ được giao theo đúng qui định của pháp luật. Nhiệm vụ được giao những hoạt động bình thường, đúng đắn và đúng pháp luật.Theo kết luận của Nguyễn Tấn Dũng thì quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Do vậy việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế là trái pháp luật và đương nhiên không phải là hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Do vậy những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn không phải là những người thi hành công vụ.
Vậy UBND huyện Tiên Lãng và những người được giao nhiệm đó vi phạm pháp luật như thế nào?
Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép….”
Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 và quyết định số 200/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm đó(Kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng). Do vậy nhà ở,các công trình xây dựng và tài sản trên đó là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình ông Vươn. Không ai được tự ý xâm phạm.
Về mặt khách quan: Việc UBND huyện Tiên Lãng lợi dụng pháp luật để huy động một lực lượng trên 100 người gồm công an, quân đội, dân phòng. Họ được trang bị vũ khí và các công cụ hỗ trợ nhằm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản được pháp luật bảo hộ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Các loại vũ khí mà UBND huyện Tiên Lãng sử dụng hoàn có thể gây thương tích và tước đoạt mạng sống của các thành viên gia đình ông Vươn.
Về mặt khách thể: UBND huyện Tiên Lãng đã sử dụng một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí để sẵn sàng dùng vũ lực ngay tức khắc buộc gia đình ông Đoàn Văn Vươn lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Tính mạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình ông Vươn có thể bị tước đoạt nếu họ quyết tâm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình đến cùng. Thực tiễn là sau khi cho nổ mìn tự chế để ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, nhưng những người vi phạm vẫn kiên quyết thực hiện hành vi phạm tội tới cùng. Họ tiếp tục tấn công bất hợp pháp vào khu vực của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, buộc gia đình ông phải bắn đạn hoa cải để tự vệ gây thương vong cho một số người vi phạm pháp luật. Khi UBND huyện Tiên Lãng tăng cường lực lượng và vũ khí thì gia đình ông Vươn buộc phải rút lui để bảo toàn tính mạng, sức khỏe.
Hậu quả xảy ra: Toàn bộ tài sản hợp pháp của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị cướp sạch, phá sạch và đốt sạch.
UBND huyện Tiên Lãng đã vi phạm Điều 73 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, khi huy động một lực lượng đông đảo, được trang bị vũ khí xâm phạm vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi không được pháp luật cho phép. Hành vi của UBND huyện Tiên Lãng có dấu hiệu của tội cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí được qui định tại Điều 133 Bộ luật hình sự Việt Nam. Khi họ sử dụng một lực lượng đông đảo để dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tấn công vào gia đình ông Vươn, làm cho gia đình ông không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của gia đình ông Vươn. Việc gia đình ông Vươn sử dụng mìn tự chế, súng tự chế bắn đạn hoa cải chỉ là giải pháp cuối cùng để tự vệ bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình mình trước hành vi tấn công ăn cướp của người khác. Hành động tự vệ cho nổ mìn tự chế và bắn đạn hoa cải chỉ nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của người khác.
Chúng ta xét đến mức độ tương xứng giữa lực lượng vi phạm pháp luật và gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Bên UBND huyện Tiên Lãng với trên 100 công an, quân đội, dân phòng. Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ hiện đại và đầy đủ.Còn gia đình ông Đoàn Văn Vươn có bốn người đàn ông và hai người phụ nữ. Họ tự trang bị một mìn tự chế, và một số súng tự chế bắn đạn hoa cải. Điều rõ ràng ở đây là gia đình ông Vươn hoàn toàn yếu thế trước những người vi phạm pháp luật là UBND huyện Tiên Lãng. Việc gia đình ông Vươn cho nổ mìn, bắn súng hoa cải chỉ nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của những người tấn công chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Nhưng mặc dù gia đình ông đã cho nổ mìn, bắn đạn hoa cải, nhưng vẫn không ngăn chặn được hành động phạm tội của UBND huyện Tiên Lãng.Cuối cùng tài sản mà ông và gia đình đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, tiền bạc đã bị họ cướp, đốt và phá sạch.Tất cả những điều trên đã chứng minh rằng hành động tự vệ của gia đình ông Vươn thấp hơn mức độ cố ý phạm tội đến cùng của các nạn nhân. Hành động tự vệ đã không đủ để ngăn chặn quyết tâm phạm tội đến cùng của những người vi phạm pháp luật.
Không một ai, hay không có một cơ sở nào có thể biện minh cho hành động vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Nhưng sự quan tâm, ủng hộ và lên tiếng của cả xã hội là chứng minh tốt nhất cho hành động tự vệ hợp pháp và đúng đắn của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Hàng động tự vệ của gia đình ông Vươn khi cho nổ mìn tự chế và bắn hoa cải vào những người vi phạm pháp luật vẫn nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật cho phép. Đó không phải là hành vi giết người như quyết khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do vậy, các ông Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) không phạm tội giết người như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bà Phạm Thị Báu(tức Hiền vợ của ông Quý) và bà Nguyễn Thị Thương(vợ của ông Vươn) không phạm tội chống người thi hành công vụ như quyết định khởi tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng. Do những người được UBND huyện Tiên Lãng giao nhiệm vụ trong ngày 5 tháng 1 năm 2012 khi xâm phạm bất hợp pháp vào nơi ở của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là những người vi phạm pháp luật. Họ không phải là những người thi hành công vụ.
Vậy việc các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ sử dụng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải vi phạm điều luật nào?
Theo qui định tại Nghị định số 175/CP ngày 11 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng chính phủ thì các loại: “vũ khí thể thao quốc phòng và các loại vũ khí khác như(súng săn, súng kíp, súng hỏa mai,…), thuốc nổ và kíp mìn dùng trong sản xuất không phải là vũ khí quân dụng.
Như vậy, các ông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ chỉ có thể có dấu hiệu vi phạm vào Điều 232 Bộ luật hình sự qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,.. vật liệu nổ. Và Điều 234 qui định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vật liệu nổ và vũ khí thô sơ chỉ nhằm bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Chống lại hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. UBND huyện Tiên Lãng đã thực hiện âm ưu, thủ đoạn, sử dụng mọi lực lượng để quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến cùng. Nhằm dồn gia đình ông Vươn vào đường cùng để họ dễ dàng chiếm đoạt tài sản. Hành vi vi phạm pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng đã bị nhân dân cả nước phẫn nộ và lên án. Nhưng hành động tự vệ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn lại được nhân dân cả nước đồng cảm, chia sẻ và ủng hộ.
Do vậy chúng ta mong rằng các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải phòng không xem xét trách nhiệm hình sự theo Điều 232 và 234 đối với cácông Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ để đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước.
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2012
Luật sư Nguyễn Văn Đài
© Đàn Chim Việt

Đại sứ, hộ chiếu và lạm thu

19/02/12 | Tác giả: – ĐCV
Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Đỗ Xuân Đông. Ảnh Congdong.cz
Câu chuyện về cuốn hộ chiếu giữa ông Đỗ Xuân Cang và Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Cộng hòa Séc, đến nay vẫn chưa hồi kết thúc. Trong tương lai vụ này cũng chưa có vẻ được giải quyết dứt điểm. Ông Cang thì hàng ngày , hàng giờ vẫn trông chờ tòa ĐSQ hồi tâm chuyển ý, mà gia hạn hộ chiếu cho mình, hầu đưa đi trình sở ngoại kiều để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Thực không biết ĐSQ nghĩ gì, khi có vô vàn ý kiến phản đối việc họ không gia hạn hộ chiếu này. Có lẽ ĐSQ cho rằng, kiến nghị của ông Cang và dư luận của bạn đọc không đáng được để ý, và có thể được chụp chiếc mũ phản động nữa không chừng?.
Việc ĐSQ không gia hạn hộ chiếu cho ông Cang, sau cùng đã được khẳng định qua bức công hàm gửi cho Sở di trú bộ nôi vụ Cộng hòa Séc, nhưng không nói thật lý do. ĐSQ muốn thông báo cho phía Séc biết, việc ông Cang biểu tình trước tòa Lãnh sự VN tại Praha, là chống nhà nước, Đại sứ quán và Lãnh sự VN. Sự kiện này, cảnh sát Séc đứng gác nhiều hơn người biểu tình sao họ không biết, mà phải báo. Có chăng công hàm ĐSQ gửi Sở di trú Séc muốn nói rằng. Các ông đừng cấp phép cư trú cho ông Cang nữa, vì người này hoạt động dân chủ chống Đảng và nhà nước VN. Nhưng vì không thể nói thẳng được, nên cứ vòng vo diễn giải. Cũng bởi tội danh này ngoài mấy nước cộng sản độc quyền, trên thế giới không tồn tại, Cộng hòa Séc lại càng không, nói thẳng ra họ không hiểu là tội gì lai cười cho. ĐSQ cũng thừa biết tội này chỉ là cái mũ đội cho những ai không chịu nghe lời. Vì họ chỉ dám nói miệng với ông Cang chứ có dám đưa ra văn bản, quyết định nào đâu.
Tất cả những động thái mà ĐSQ đã làm, thể hiện sự quyết tâm không gia hạn tấm hộ chiếu cho ông Cang. Nhưng không dám chịu trách nhiệm việc làm của mình nên không đưa ra văn bản kết luận cũng như quyết định nào. Nhỡ khi bị quy kết trách nhiệm còn có đường mà chối.
Việc chạy trốn trách nhiệm này có nguyên nhân sâu xa từ thể chế độc tài hiện hành ở VN. Mà Đảng CSVN là người tiếm quyền lãnh đạo xã hội, đứng trên cả hiến pháp. Nguyên nhân này còn gây nên muôn vàn bất công và đau khổ trong xã hội VN. Chính quyền VN dùng công an tha hồ quy chụp, bắt bớ những ai không tuân phục họ.
Những việc ông Cang làm, những ý nguyện ông Cang theo đuổi không làm tổn hại quốc gia VN không vi phạm luật pháp nước sở tại. Cũng không tổn hại quyền lợi cá nhân nào, ngược lại còn có lợi cho cộng đồng. Từ sự kiện này chắc chắn ĐSQ cũng phải chùn tay khi thu tiền bất chính.
Sau cái công hàm ngớ ngẩn này, không biết ĐSQ còn làm những việc gì nữa, để thực hiện quyết tâm triệt hạ ông Cang.
Về phía ông Cang đã được sở di trú Séc cấp cho phép cư trú như người không gia cư, để chờ ĐSQ VN gia hạn hộ chiếu. Thật nực cười, công dân VN thì bị ĐSQ VN chối bỏ, còn phía Séc thì bỏ ngoài tai công hàm của ĐSQ VN mà dung nạp ông Cang.
Trả lời đài phát thanh Đáp lời sông núi, của lực lượng dân tộc cứu nguy tổ quốc, buổi phát hôm 11-2-2012. Ông Cang nói “việc giấy tờ cá nhân của tôi bây giờ không còn là vấn đề nữa, vấn đề bây giờ là đấu tranh cho ĐSQ bỏ cách làm ăn tùy tiện, thu tiền bất chính như từ trước tới nay.”.
Ban trị sự đài truyền hình CT24 của Séc, đã có cuộc tiếp xúc với ông Cang, để tìm hiểu thấu đáo sự việc, nhằm biên tập buổi phỏng vấn cho chương trình truyền hình tới của mình. Hầu đưa sự vụ lùm xùm này ra công luận của Séc. Khi tiếp xúc với những thông tin ông Cang cung cấp, họ thật sự ngạc nhiên vì những mảng tối trong cách hành xử của ĐSQ nói riêng, và luật pháp hiện hành VN nói chung.
Rõ ràng sự vụ về việc không gia hạn cuốn hộ chiếu của ông Cang, đang đốt nóng dư luận cộng đồng và nước sở tại. Phải trái đâu chưa biết, nhưng phiền toái thì thật nhiều. Sự khác biệt về quan điểm giữa dân chủ phổ cập và dân chủ độc quyền, sẽ còn đẩy mâu thuẫn lên cao hơn nữa.
Bà Lưu Lan Phương lãnh đạo cơ quan Lãnh sự quán VN trả lời phỏng vấn phóng viên Nguyệt Nhi của báo Xa xứ, đã nói rõ quan điểm của ĐSQ chưa cấp đổi hộ chiếu , vì trước đây và hiện nay ông Cang tham gia một số tổ chức chống phá nhà nước VN. Không biết trả lời phỏng vấn như thế này có được coi như văn bản chính thức không nhỉ?. Trả lời như thế là thẳng thắn, đúng sự việc. Nó chỉ không khớp với lý do được nêu ra trong công hàm gửi sở di trú Séc. Vấn đề còn lại là sự khác biệt về quan điểm, như thế nào là tội chống phá nhà nước.
Từ trước tới nay tất cả cá nhân hay hội đoàn, không nằm trong sự kiểm soát của Đảng và nhà nước “ở VN Đảng CSVN và nhà nước được đồng hóa làm một”, mọi ý kiến mà họ đưa ra chưa biết đúng hay sai, nếu không đúng ý Đảng sẽ bị cho là chống phá nhà nước. Nhẹ thì bị cô lập làm khó dễ, nặng thì cho đi tù bằng những bản án bỏ túi, bằng chứng cho luận điểm này có nhiều, như vụ Cù Huy Hà Vũ, bloge Điếu Cày vv. Bà Phương nói tiếp:
Vì vậy, ngoài các thủ tục thông thường, ông Cang phải có bản cam kết không tiếp tục tham gia các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là điều kiện tiên quyết để các cơ quan chức năng trong nước xem xét quyết định có cấp đổi hộ chiếu hay không đối với các trường hợp này.” Về điểm này, khi trả lời phỏng vấn đài RFA buổi phát thanh hôm 16-2-2012. Ông Cang nói “Tôi ở đây từ 2004, năm 2008 tôi đã một lần xin cấp hộ chiếu mới, nhưng cũng vì lý do họ cho rằng tôi là người chống đảng và nhà nước thành ra họ yêu cầu tôi phải viết một giấy cam đoan không chống đảng và nhà nước. Tôi cũng có nói tôi sẵn sàng viết nếu như các ông chỉ cho tôi thấy cụ thể việc nào gọi là chống đảng nhà nước. Nhưng mà không ông nào chỉ cho tôi thấy điều đó, chỉ nói tôi hoạt động tôi viết bài tôi tham gia hội họp cũng như tôi tổ chức hội họp.
Thì tôi vẫn viết đầy đủ cho họ một bản tường trình năm 2008 là tôi đã làm những việc ấy, và tôi khẳng định những việc ấy nằm trong quyền của tôi.”Nhưng ĐSQ thấy không đúng ý mình nên cứ hỏi đi, hỏi lại nhiều lần.
“Tôi thiết nghĩ, làm rõ những vấn đề mà cơ quan lãnh sự chưa rõ hoặc buộc cam kết không vi phạm pháp luật là thủ tục thông thường mà cơ quan lãnh sự của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có quyền yêu cầu công dân của nước mình hoặc của nước khác thực hiện, khi những người này làm thủ tục lãnh sự như xin cấp đổi hộ chiếu, visa.
Điều này bà Phương “thiết nghĩ” chứ chắc không có điều luật nào quy định như vậy. ĐSQ đã áp dụng chiêu này thành công với một vài trường hợp cho những người hoạt động dân chủ trước đây phải im tiếng. Bây giờ đem ra áp dụng với ông Cang, không dè phản tác dụng, sự việc đã không được dẹp yên, lại càng thêm ầm ĩ. Thưa bà! Trên thế giới này không có quốc gia dân chủ nào bắt công dân của mình phải ký cái cam kết kỳ cục ấy, khi làm các thủ tục cấp đổi hộ chiếu. Bà đừng đem Trung quốc và Bắc Hàn ra làm dẫn chứng đấy nhé…!
Đối với trường hợp ông Cang, tôi và kể cả Đại sứ cũng không đủ thẩm quyền tự quyết định mà phải tuân theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong nước”.
Sống trong chế độ XHCN,” Việt Nam dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”, lời của phó chủ tịch nước, bà Doan. Muốn vinh thân phì gia thì phải tuân theo chỉ thị của Đảng, dẫu biết rằng nó vô luân, trái đạo. Đất nước VN, từ khi có Đảng CS lãnh đạo, trải bao đau thương mất mát, từ cuộc cải cách ruộng đất đến đàn áp văn nghệ sĩ trong vụ nhân văn giai phẩm. Từ phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đến cải tạo tư bản vv, phạm không biết bao nhiêu sai lầm, gây đau thương tang tóc trên toàn cõi VN. Nếu không có những cán bộ ngu trung, chỉ biết tuân lệnh như cái máy của chế độ, thì đâu đến nỗi. Bà và ngài Đại sứ có toàn quyền quyết định gia hạn đổi hộ chiếu cho ông Cang, nếu biết đặt lợi ích nhân dân lên trên lợi ích của Đảng mình.
“PV: Ông Cang cho rằng ông là người đấu tranh với việc thu lệ phí không đúng quy định của Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam. Ông cũng cho rằng, nếu Phòng lãnh sự cấp đổi hộ chiếu cho ông thì sẽ êm chuyện.”
Vế hai câu hỏi này của phóng viên, theo tôi không sát thực, chuyện ông Cang đòi quyền lợi công dân nơi ĐSQ đã có từ lâu, nhưng nó chỉ bùng nổ từ khi cuốn hộ chiếu không được gia hạn. Nếu cuốn hộ chiếu vẫn được cấp ra thì có lẽ ngăn được hai cuộc biểu tình, và ĐSQ cũng không phải làm ra cái công hàm tai tiếng gửi cho sở di trú Séc.
“chúng tôi niêm yết công khai tại Phòng Lãnh sự các thủ tục, quy định về cấp đổi giấy tờ lãnh sự; bảng thu lệ phí lãnh sự theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam, đồng thời có camera theo dõi để giám sát hoạt động tiếp dân của các cán bộ công chức.” Giá cả niêm yết một đường, thu tiền một nẻo, tất cả mọi người có việc lên ĐSQ đều nói điều đó. Bản thân tôi, hồi cuối năm 2010 cũng có đi làm hộ con gái, họ thu của tôi 2000kč một cuốn hộ chiếu, 500kč một giấy khai sinh. Lúc đó tôi cũng không biết giá cả chính thức là bao nhiêu, sau này tìm hiểu mới biết, thời giá lúc đó khoảng hơn 18kč/1usd. Tính ra họ lạm thu của tôi hơn 1000kč, cho hai thứ giấy tờ.
Việc trang bị Camera tôi thấy có vẻ để theo dõi người đến làm giấy tờ nhiều hơn là chấn chỉnh nhân viên Lãnh sự. Tôi còn để ý thấy một người đàn ông ngồi ở phòng tiếp dân cả buổi, không phải người đến làm giấy tờ,cũng không phải nhân viên bảo vệ, vì không thấy có bảng tên hoặc đồng phục gì cả. Thái độ của người này rất thiếu lịch sự, anh ta chỉ trỏ người này, xẵng giọng với người kia. Sau này liên hệ với sự việc những người đàn ông đứng trước cửa Lãnh sự hôm anh Cang biểu tình, tôi mới biết họ là ai…!Qua đài RFA một nhân viên ĐSQ giải thích việc lạm thu như sau ” Bởi vì theo thông tư 236 của Bộ Tài Chính, ông giải thích tiếp, những trường hợp mất hộ chiếu và muốn cấp lại thì phải nộp một trăm năm mươi đô la mà theo tỷ giá hối đoái giữa hai nước khi qui đổi ra là bốn nghìn cua rôn (tiền Tiệp), vì thế khẳng định là không có chuyện lạm thu ở đây.”Không biết nhân viên này nói giá quy đổi ở thời điểm nào?
“Phải khẳng định rằng, việc làm của ông Cang vừa qua thể hiện ý đồ rất cá nhân“.Như thế thì có gì là xấu mà bà mỉa mai, có phải quen cách nghĩ “cộng sản”, mà bà cho rằng cứ có ý đồ cá nhân là không chịu được. Miễn sao ý đồ cá nhân đó không gây hại cho ai, phù hợp với luật pháp cho phép.
“Hai lần ông Cang biểu tình đều vào ngày làm việc của chúng tôi, bà con đến làm thủ tục rất đông, nhưng không có ai hưởng ứng việc làm của ông Cang; người dân Séc cũng không để ý đến cuộc “biểu tình” này”.ĐSQ cứ thuê thêm mấy người đàn ông bặm trợn nữa đến đứng chắn trước cửa Lãnh sự, buông lời đe dọa kiểu xã hội đen, như hôm biểu tình 16-11-2011. Kiếm thêm vài thợ viết kiểu như ông Vĩnh, đe dọa khủng bố cả trên vợ con, tài sản ở VN, thì còn ai dám ủng hộ ra mặt để toi à?.Xin bà bớt chút thời gian vào các trang web DCV info hay Vietinfo, xem bà con họ bình luận nhưng gì?.
Khuôn mặt hình sự này đã thu lại các tờ rơi và hướng cái nhìn đầy hăm dọa vào Đỗ Xuân Cang và mấy người bạn
Đây là một trong những người đàn ông đứng trước cửa tòa lãnh sự, thu lại tờ rơi và đuổi người biểu tình qua bên kia đường.
Có người Séc mang đồ ăn và nước uống đến cho ông Cang khi đang đứng biểu tình, họ dừng xe giữa đường đưa cho ông. Như thế có phải là ủng hộ không?
Câu hỏi thứ ba, đó là chuyện thường ngày, chỉ có điều nếu bà trưởng phòng Lãnh sự cho rằng bức công hàm ĐSQ gửi sở di trú Séc là bình thường thì mới là không bình thường. Khi cộng đồng người VN biết được cái công hàm này, ai cũng bất bình. Một bức công hàm nhà nước, trước hết phải thể hiện được cái thế đứng, không làm mất thể diện quốc gia. Ai đời một sở di trú, cơ quan nhỏ trong bộ nội vụ Séc, cũng không quan tâm đến nội dung công hàm, mà gọi đương sự đến thông báo và trả lại. Bà có thấy như thế là mất mặt không?.
Tôi theo dõi sự việc này từ đầu, nên tôi hiếu rất rõ cái đích cuối cùng ông Cang theo đuổi là gắng sức mình góp phần vào công cuộc thay chế độ độc quyền , độc Đảng ở VN. Đó là việc lớn lao của cả dân tộc. Nhưng là công dân VN, ở vị trí nào cũng được. Hãy bằng những công việc cụ thể, đấu tranh với những biểu hiện sai trái cụ thể của chính quyền. Như việc đấu tranh vì cuốn hộ chiếu không được gia hạn và việc lạm thu bất chính của ĐSQ, hiện đang xảy ra. Thay đổi thể chế độc quyền độc Đảng, không phải là điều gì cao xa, trừu tượng cả, nó cũng là những công việc cụ thể như trên nhằm làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta và cộng đồng tốt hơn lên.
Các quan chức huyện Tiên Lãng ngày nào, quyền uy đầy mình, tiền hô hậu ủng, kéo đàn kéo lũ đến cưỡng chiếm đầm nhà anh Vươn, họ cũng luôn mồm nói thực hiện đúng chủ trương, đường lối, đúng luật nọ điều kia, lại còn được nhân dân đồng tình ủng hộ.” Đùng một cái”.họ trở thành con dê tế thần của chế độ, tiếng xấu muôn đời không gột được. Đành rằng nguyên nhân sâu xa là lỗi của luật đất đai và thể chế độc đoán, ngồi trên luật pháp dung túng tạo ra các khe hở cho họ làm càn. Nhưng cũng vì họ cố ngu trung và tham lam, nên đã quyết tâm cướp cho bằng được đầm của anh Vươn. Mới để xảy ra nông nỗi như bây giờ.
Liên tưởng hai việc này, tôi cũng thấy có nhiều điểm tương đồng. Tôi cứ hay cả nghĩ, nếu ông Cang không được phía Séc cưu mang, Bước đường cùng đem súng hoa cải vào ĐSQ bắn vào những người đã cúp hộ chiếu, triệt đường sinh nhai của mình, thì sự việc sẽ đi đến đâu?.
Chắc ĐSQ thừa thông minh để xử lý cho êm thấm mọi bề, giúp ích cho cộng đồng, lấy lại lòng tin nơi dân chúng, và danh dự quốc gia không bị hoen ố thêm nữa..!
19.02.2012
Việt Nguyễn (Gửi tới từ cộng Hòa Séc)
© Đàn Chim Việt

Hồi âm từ thủ tướng Đan Mạch

17/02/12 | Tác giả:
Như đã đưa tin, ông Trần Văn Huỳnh cha của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức mới đây đã gửi thư tới bà thủ tướng Đan Mạch, Helle Thorning-Schmidt. Bức thư cũng được gửi tới cho ngài Martin Schulz, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu cùng các tổ chức nhân quyền khác.
Bà Helle Thorning-Schmidt. Ảnh Wikipedia
Bức thư không chỉ đề cập tới bản án nặng nề 16 năm tù giam dành cho con trai mình, ông Trần Văn Huỳnh còn đưa ra nhận định chung về tình hình nhân quyền Việt Nam và cho rằng việc cải thiện nhân quyền sẽ giúp đất nước thoát ra khỏi tình trạng kinh tế bí bách hiện nay. Và đây cũng chính là điều và con ông trăn trở qua nhiều bài viết trước khi bị bắt.
Trong thư, ông Huỳnh kêu gọi sự trợ giúp của Liên minh châu Âu (EU) cùng các tổ chức nhân quyền trong việc trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim và tất cả các tù nhân chính trị khác, theo một liệt kê chưa đầy đủ gồm: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Bùi Thị Minh Hằng, v.v… Những công dân này bị giam cầm vì “đã tự tin thực hành các quyền con người được ghi trân trọng trong Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng được long trọng bảo vệ bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền, hiến chương Liên minh Châu Âu và nhiều luật quốc tế khác”.
Ông Huỳnh đã gửi bức thư qua e-mail tới thủ tướng Đan Mạch với tư cách là chủ tịch luân phiên của EU và các địa chỉ liên quan.
Cho tới nay, ông đã được hồi âm từ văn phòng của bà thủ tướng theo bức thư ngắn được post dưới đây.

Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt  sinh tháng 12 năm 1966, nhậm chức thủ tướng từ tháng 10/2011 và trở thành chủ tịch EU từ tháng 1/2012 thay cho thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Trước đó, bà từng là nghị viên của quốc hội châu Âu (PE).
Được biết, ông Trần Văn Huỳnh từng gửi đơn tới các cấp lãnh đạo Việt Nam, tới các văn phòng của quốc hội Việt Nam từ Bắc tới Nam nhưng đơn của ông không được cứu xét. Năm ngoái, ông đã gửi thư tới Tổng thống Barack Obama.
© Đàn Chim Việt

Sao không thấy ai từ chức?

PDT -  Làm bậy,làm sai….từ chức cũng phải có :“Quy trình từ chức và văn hóa từ chức”??!Đúng là rách việc chả vào đâu? Cho nên Cụ Tô Hải “bán mo nan” bị…ế!!!!Bệnh tham và ham nó đã đi căn tận xương tủy thì không còn biết xấu là gì,dù chuyện xảy ra tày đình cũng cố “định hướng…” hòng bám ghế cho chặc- Trừ khi Nhân Dân túm cổ quăng vào đống rác.-Cho nên soạn “Qui trình bám ghế và văn hóa mặt dày” thì họp với thực tế hơn.

Tiền Phong  - Cuối tuần qua, Tổng thống Đức Christian Wulff đã chính thức tuyên bố từ chức sau vụ bê bối vay nợ cá nhân lớn từ vợ một người bạn giàu có thời ông còn là thống đốc bang Hạ Saxony.
Ngay trước đó ngày 9-2, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-Tae cũng từ chức sau khi bị cáo buộc gian lận phiếu bầu. Ngày hôm sau 10-2, ba bộ trưởng của bang Karnataka, Ấn Độ đồng loạt đệ đơn từ chức sau khi truyền hình địa phương phát cảnh những vị này đang xem clip khiêu dâm trên điện thoại trong giờ họp.
Xa hơn nữa, năm ngoái ứng viên sáng giá chức Tổng thống Pháp, ông Dominique Strauss-Kahn, từ chức TGĐ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sau cáo buộc xâm hại tình dục đình đám…
Ý thức về trọng trách phải là mẫu mực của uy tín và đạo đức cho nước Đức, trong phát biểu từ chức Tổng thống của mình, ông Wulff thừa nhận tuy không làm gì sai luật nhưng đã “mắc sai lầm”, đánh mất lòng tin của dân chúng. Còn 3 vị bộ trưởng cấp bang ở Ấn Độ thì quyết từ chức “để không làm mất hình ảnh của đảng Bharatiya Janata”, như họ tuyên bố. Còn ông Strauss-Kahn, nay đã hoàn toàn vô tội, tuyên bố từ chức vì “muốn bảo vệ danh dự tổ chức mà mình đã phục vụ với niềm vinh dự và lòng tận tụy”.
Nêu những ví dụ về từ chức của các quan chức khắp nơi từ Đông sang Tây, từ phẩm hàm cao nhất là Tổng thống tới cỡ quan vừa vừa hàng tỉnh (bộ trưởng bang), từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức tới nước đang phát triển như Ấn Độ, để thấy rằng: Từ chức rõ ràng là một hành động xảy ra phổ biến và thường xuyên trên khắp hành tinh này, bất kể họ là ai, đang giữ chức vụ gì. Và tất cả các lý do từ chức nêu trên đều vì hai chữ “liêm sỉ” mà ra, một phạm trù đạo đức cần có của con người, quan chức lại càng cần.
Ở các nước, một cây cầu sập, một vụ tàu hỏa đâm nhau, một tai nạn thảm khốc hay một vụ xì-căng-đan… đều lập tức có người nhận trách nhiệm và sau đó thường ai đó sẽ tuyên bố từ chức. Thế nhưng, hành động từ chức phổ biến đó lại dường như quá hiếm tại Việt Nam, lẽ nào hai từ “liêm sỉ” đang thiếu vắng quanh đây?
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, trong quý I này, Bộ sẽ trình Chính phủ Đề án về quy trình từ chức và văn hóa từ chức. Theo ông Tuấn, việc từ chức là bình thường nếu cán bộ đó thấy mình không hoàn thành nhiệm vụ được giao, và “những người từ chức đáng được trân trọng”.
Trở lại vụ việc cưỡng chế thu hồi đất nhức nhối tại Tiên Lãng, Hải Phòng mà đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có kết luận, khẳng định sai phạm của chính quyền, yêu cầu kiểm điểm. Lạ thay, đến giờ này tuyệt nhiên không thấy vị cán bộ liên quan nào đệ đơn xin từ chức.
Chỉ thấy vị quan huyện này bị đình chỉ công tác, mấy ông quan xã kia bị cách chức, chả thấy vị cán bộ lãnh đạo “đáng được trân trọng” nào dám đường hoàng đứng lên xin từ chức vì quan liêu, làm khổ dân, hại uy tín của cấp ủy Đảng và chính quyền trong vụ này cả.
Thế nên, dù Bộ Nội vụ sắp ban hành “Quy trình từ chức và văn hóa từ chức” thì hỡi những công bộc của dân, nếu biết cách giỏi thăng quan tiến chức, hãy biết cách từ chức đúng lúc để dân nhờ. Biết làm quan và cũng biết từ chức để làm dân, đó là phẩm chất không thể thiếu của quan chức muôn đời nay, khắp thế gian này.

Tổng thống Mỹ bạn thích nhất?

Trúc XanhDCVOnline Đi lơi khơi trên Net, tôi bất ngờ tìm ra trang “libriox.org”. Đây là web miễn phí đọc truyện tiếng Anh với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Tôi bấm nghe “Thirty Year A Slave” (Ba Mươi Năm Làm Kẻ Nô Lệ) của Louis Hughes, một người nô lệ da đen 5 lần tìm cách bỏ trốn nhưng đều bị bắt lại; cuối cùng ông được giải thoát nhờ sự thắng trận của Bắc quân.
Tự truyện đầy máu và nước mắt của Louis Hughes khiến tôi nhớ tới tiểu thuyết “Uncle Tom’s Cabin” (Túp Lều Của Chú Tom), cũng mô tả cảnh đời oan khiên của những người nô lệ da đen thời Hoa Kỳ lập quốc. Và rồi tôi nhớ tới tổng thống Abraham Lincoln, người đã chấm dứt chế độ nô lệ và cuộc nội chiến đẫm máu của Hoa Kỳ. Tôi biết đến Lincoln khi mới chỉ là một đứa nhỏ, nhờ đọc trong cuốn sách hay tờ báo nào đó, tôi ngưỡng mộ ông vì tôi được dạy thế nào là một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, và, hai mươi năm nội chiến từng ngày.
Ngày Tổng Thống (President Day) năm nay, tôi muốn biết người Mỹ thích tổng thống nào nhất để xem họ có cùng cảm tưởng với tôi hay không. Thế là tôi làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi mấy người bạn trong sở với câu hỏi: “What is your favorite US president?”
Bắt đầu là gã Mr. Dee – cọng đậu que dài thoòng ngồi cubicle đối diện. Gã ta cũng hơi bị dựt mình vì câu hỏi, gã lắp bắp “I don’t know!” – “Come on Dee” tôi nhăn nhó. Cuối cùng sau 30 giây suy nghĩ, Dee bảo: “Hồi nhỏ, ta thích Kennedy, nhưng sau này khi biết ông ta có nhiều quyết định sai – như chuyện Vịnh Con heo ở Cuba – thì ta hết thích ổng. Có lẽ ta thích… Nixon.” “Tại sao Nixon?” Dee nhún vai “Nixon đã quyết định đúng trong vụ Trung Quốc.”
Trong lúc hai đứa đang nói chuyện thì gã con gấu, Mr. Reev, trờ tới. Tôi chụp lấy gã, hỏi luôn. Reeve chớp chớp mắt, nói ngay, “Nixon”. Hơ, tại sao hai tên này cùng thích Ních–Xiềng vậy ta? (Ních–Xiềng là tên ông nội tôi gọi Nixon). Tôi thật sự không biết nhiều về Nixon, thật là điều đáng trách vì ông có liên quan chặt chẽ tới cuộc chiến Việt Nam, một quãng đời của tôi.
Nhưng hai gã bạn của tôi thích nghĩ tới các tổng thống Mỹ ở những chuyện khác cơ, những chuyện cà chớn không hà. Gã Dee khai pháo trước.
– “Du có biết Jefferson đã từng tò tí với nô lệ của mình không?”
– “No way”
– “Yes way, người ta thử DNA đàng hoàng đó nghen”.
Gã Reev đế thêm, “Washington thì bị bịnh syphilis (giang mai)”. Rồi gã than dài “Too much shangrila!”. Hai gã mắc dịch này thích dùng chữ “shangrila” để chỉ cái chuyện “nớ”, bởi “Shangri–La” là tên của vùng đất thiên đàng trong cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon” của James Hilton.
Tổng thống USA
Nguồn hình: freedomarizona.wordpress.com
Nhưng hai gã hù tôi sao đặng, khi xưa ta bé ta ngu, bây giờ ta vẫn bé (?) nhưng ta đã có Mít–tơ Gu–Gu .Vào google Jefferson và Washington thì thấy vụ Jefferson vẫn chưa được công nhận còn vụ Washington là tin vịt cồ. Tôi bỏ hai bà tám đứng đó với những chuyện hoa liễu hột xoài để đi hỏi những người khác .
Người thứ ba là Jeanne, một bà Mỹ trắng cũng lứa với Dee và Reev, tức là trên 5 bó . “Kennedy”, bà trả lời ngay tắp lự. “Nhưng có người chê ông ta đã làm lỗi?”. Jeanne gần như nhảy ra khỏi ghế “Ai mà chẳng làm lỗi chứ hả? Ai cũng là người” “Nhưng người ta còn bảo Kennedy be leng nheng xí cuội”. Jeanne trợn mắt “Cả đống người ba lăng nhăng, Jefferson, Washington, Clinton, chứ cứ gì Kennedy. Làm tới chức cỡ đó thì đàn bà tự ném mình vào tay họ, sao mà tránh được.”
“Okay, Jeanne, I hear you” tôi cám ơn rồi lẹ lẹ bước khỏi cubicle của bà. Tôi đã được nghe nói rằng rất nhiều phụ nữ tuổi của Jeanne từng coi vị tổng thống đẹp trai ấy là thần tượng một thời.
Tiếp theo, tôi hỏi một người Mỹ da đen, một cựu chiến binh Việt Nam, Mr. Winnie, giờ đã trên 60. Ông trả lời ngay, “Jefferson”
– “Tại sao Jefferson?” tôi vặn hỏi. “Tại ông ta là người bình dân”
– “Tại sao không là Kennedy?”
– “Đó là dân nhà giàu”
– “Còn Nixon thì sao?”
– “He’s a crook!”
Người ta nói không sai, Nixon là tổng thống Mỹ bị tranh cãi gay gắt nhất, người thích ông, nói ông dám mạo hiểm; người ghét, nói ông bất chấp thủ đoạn.
Sau đó, tôi hỏi ba người đàn ông Mỹ ở ba độ tuổi khác nhau, 55, 45 và 35. Ngạc nhiên sao, cả ba đều trả lời giống nhau: “Reagan”. Ngạc nhiên hơn, anh chàng trẻ nhất còn nhắc tới một cái tên khác “Gorbachev”. Thì ra, nhiều người Mỹ vẫn không quên câu nói bất hủ của Tổng thống Ronald Reagan, câu nói đã làm thay đổi cuộc đời hàng triệu triệu người, “Mr. Gorbachev, tear down this wall!”
Một người khác, Mr. Mario, thì cho rằng tổng thống ông ta thích nhất là Obama. Lý do, Obama cố gắng đem lại quyền lợi cho người nghèo. Mario làm huấn luyện viên môn đá banh cho một trường trung học. Ông kể rằng học sinh chơi banh thỉnh thoảng bị té trặc chân, khi bảo phải đưa em vào nhà thương thì có cha mẹ thểu não cho biết, “Chúng tôi không có bảo hiểm y tế”. Ai nghe câu đó cũng thấy đau lòng. Thế là mọi người phải xúm vào giúp tiền để gia đình đưa em đi cấp cứu.
Tôi còn hỏi thêm hai cô Mỹ trắng nữa, Tina và Mina, cả 2 đều chưa tới 30. Tina là người bang Massachusetts nhưng cô không “bầu” cho Kennedy (cô dùng số nhiều “Kennedy’s” với ý muốn nói “gia đình Kennedy”). Cả Tina và Mina đều cùng chọn Abraham Lincoln. Yeah, vậy là cuối cùng tôi đã có “đồng minh”!
Thiệt ra, hỏi cho vui thôi, cho có chuyện mà nói để 8 tiếng bớt lê thê. Nhưng qua vụ này tôi nhận ra vài điều ngộ ngộ.
Trước tiên, người Mỹ không quan tâm lắm tới ngày Lễ Tổng Thống. Chỉ là một ngày được nghỉ ở nhà, nhưng chỉ với những ai làm việc cho chánh phủ thôi, còn đám tư nhân như tôi vẫn phải đi cày như thường, được cái đường đi đỡ kẹt xe hơn.
Thứ đến, đa số người Mỹ không thần tượng các tổng thống của họ. Có ba người đưa ra cùng một quan điểm: “Người được nổi tiếng chỉ vì làm tổng thống vào cái lúc có chuyện lớn xảy ra, còn người không nổi tiếng là do lúc đó chẳng có chuyện gì khó để chứng tỏ mình”.
Trong 44 tổng thống Hoa Kỳ, người có tư cách, phẩm chất, tài năng đáng cho ta kính mến chắc chắn không chỉ có một; nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn thấy Tổng thống Abraham Lincoln là nhứt.
TT Abraham Lincoln
Nguồn ảnh: Wikipedia.org
Abraham Lincoln là người kiên quyết đấu tranh đòi tự do cho người nô lệ. Tiếc thay, cho tới hôm nay cái chế độ man rợ ấy vẫn chưa chịu chấm hết, nó vẫn đang đe dọa loài người dưới những hình tướng tinh vi hơn: nô lệ tình dục, nô lệ lao động, nô lệ cho cả những người cùng màu da, cùng nòi giống. Ước chi những ai đang nắm trong tay quyền và tiền hãy một lần nghĩ tới câu nói của Lincoln: “Those who deny freedom to others deserve it not for themselves.”
Abraham Lincoln là người có tấm lòng nhân hậu, ông không “thề phanh thây uống máu quân thù” mà ông tin rằng: “I destroy my enemies when I make them my friends.” Nhờ tinh thần hòa ái của người lãnh đạo mà bên Bắc quân sau khi chiến thắng đã không trả thù bên Nam quân. Không có nhà tù, không có người vượt biên giới, ai nấy được trở về quê cũ để cùng chung sức xây dựng đất nước bị tàn phá sau cuộc nội chiến.
Abraham Lincoln còn là một người yêu thơ. Thơ của ông viết cũng cũng phong phú như cuộc đời ông, có bài rất dài, có bài ngắn, có bài vui vì chiến thắng, có bài man mác buồn như chính định mệnh của ông.
To Rosa, You are young, and I am older.
You are hopeful, I am not.
Enjoy life, ere it grows colder.
Pluck the roses ere they rot.
Teach your beau to heed the lay.
That sunshine soon is lost in shade.
That now’s as good as any day.
To take thee, Rose, ere she fade.
Vậy còn bạn, ai là tổng thống Hoa Kỳ bạn thích nhất? © DCVOnline

- Nội chiến Hoa Kỳ
- Sự kiện Vịnh Con heo
Nguyên văn câu nói của Tổng thống Ronald Reagan trong diễn văn ngày 12–6–1987: “General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization: Come here to this gate! Mr.Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!” (Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông tìm kiếm hòa bình, nếu ông tìm kiếm sự thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông tìm kiếm sự tự do thương mại: Hãy tới bên cánh cổng này! Hỡi ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này! Hỡi Gorbachev, hãy phá xập bức tường này!”
- Lincoln as poet Trang thơ Tổng thống Abraham Lincoln.
Dịch nghĩa bài thơ “Gởi Rosa”
Em trẻ, và tôi thì già.
Em hy vọng, tôi thì không .
Hãy hưởng đời, trước khi đời trở lạnh.
Hãy hái hồng, trước khi hồng úa nát. Hãy dạy chồng em biết nhớ đi nằm
Vì nắng sớm tắt trong bóng chiều buông.
Ngày hôm nay tốt như mọi ngày khác,
Để hái em, Hồng ơi, trước khi em tàn phai.
“Those who deny freedom to others deserve it not for themselves.” Ai từ chối tự do của người khác thì chính họ cũng không đáng được tự do.
“I destroy my enemies when I make them my friends” – Tôi đập tan kẻ thù tôi bằng cách biến họ thành bạn tôi.


Báo Giáo Dục Việt Nam đã cắt bỏ những lời nói thật của Đại tướng Lê Đức Anh [đối thoại]

-Nguồn:--Báo Giáo Dục Việt Nam đã cắt bỏ những lời nói thật của Đại tướng Lê Đức Anh [đối thoại]
Nguyễn Tôn Hiệt
Hôm 25 tháng 1 năm 2012, tôi dạo trên internet thì đọc được một bài phỏng vấn Đại tướng Lê Đức Anh đăng trên báo Giáo Dục Việt Nam, do Tuệ Minh ghi, nhan đề là Đại tướng Lê Đức Anh: “Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt”.
Trong bài phỏng vấn này, Đại tướng Lê Đức Anh có phát biểu một sự thật rất đáng ghi nhận.
PV: Theo như ban đầu ông có nói, bệnh thành tích đã dẫn đến chất lượng giáo dục không cao và xuất hiện nhiều tiêu cực trong thi cử. Xin đại tướng có thể nói rõ hơn về căn bệnh thành tích?
Đại tướng Lê Đức Anh: Bệnh thành tích trong giáo dục nói cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối thì không thể tiến bộ được. Căn bệnh này lây cho cả gia đình và xã hội. Tôi đã dạy con tôi, trong việc gì cũng cấm được nói dối một câu.
Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.
Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.
PV: Đại tướng đã giáo dục con cháu mình và cấp dưới của mình về chống “căn bệnh” nói dối như thế nào?
Đại tướng Lê Đức Anh: Trong gia đình tôi, con cái tôi cấm không được nói dối.
[...]
Thấy bài phỏng vấn có chỗ ấy lý thú quá, tôi bèn chụp lại, để dành làm tư liệu. Dưới đây là bản chụp chỗ ấy:
Thế nhưng, cách đây mấy hôm, khi tôi trở lại trang báo Giáo Dục Việt Nam, thì thấy những lời phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh đã bị cắt mất hai đoạn. Dưới đây là bản chụp chỗ còn lại, sau khi lời phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh đã bị cắt:
Hai đoạn bị cắt là hai đoạn này:
Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.
Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.
Thế nhưng, giấu đầu thì lòi đuôi! Cho đến hôm nay, sau khi đã cắt xén xong hai đoạn ấy, thì báo Giáo Dục Việt Nam vẫn còn để sót lại cái TAG có những chữ nằm trong các đoạn đã bị cắt xén. Những chữ đó là: Mỹ, Pháp, Phát xít Đức. Xem bản chụp mới nhất, ngày 20 tháng 2 năm 2012, đoạn cuối bài, có phần TAG:

*

Chua chát thay, trong bài phỏng vấn này, ông Đại tướng kiêm cựu Chủ tịch nước thẳng thắn phê phán căn bệnh nói dối, thế nhưng tờ báo mang tên “Giáo Dục Việt Nam” lại cắt đi những lời nói thật của ông! Tại sao cả đến ngành giáo dục mà cũng ra sức tiếp tay vào việc nói dối?
Năm 1974, Alexander Solzhenitsyn đã nhận định về tình trạng dối trá của Liên Xô thời ấy như sau:
Nhưng sẽ chẳng bao giờ có chuyện gì xảy ra cả, chừng nào chúng ta còn tiếp tục thừa nhận, tiếp tục ca ngợi, tiếp tục đóng góp, chừng nào chúng ta còn chưa tự tách mình ra khỏi một thứ dễ nhận thấy nhất xung quanh chúng ta: đó là sự Dối Trá!
Khi bạo lực xâm nhập vào cuộc sống bình yên của con người, khuôn mặt của nó sáng ngời ánh tự tin, như thể nó đang giương cao ngọn cờ và hô lớn: “Ta là Thần Bạo Lực đây! Hãy chạy xa, hãy tránh đường, bằng không ta sẽ nghiền nát tất cả!” Song bạo lực sẽ nhanh chóng trở nên già cỗi, chỉ sau ít năm thôi nó đã mất hết đức tự tin, và để duy trì được bộ mặt khả kính, nó bèn lôi kéo một đồng minh đắc lực: đó là Dối Trá. Bởi lẽ: Bạo Lực không thể nào che giấu được móng vuốt của mình nếu không có Dối Trá, và Dối Trá chỉ có thể duy trì được sự tồn tại của mình nhờ Bạo Lực. Bạo lực không thể nào đặt bàn tay lông lá của nó vào mọi lúc và lên tất cả mọi người được, nó đòi hỏi chúng ta phục tùng sự dối trá, tham gia vào mọi hành động dối trá như một nhu cầu sinh hoạt hàng ngày — lòng trung thành tuyệt đối được đặt vào đó.
[Trích bài “Không sống bằng dối trá” của Alexander Solzhenitsyn, bản dịch của Phạm Ngọc]
Gần 40 năm đã trôi qua, nhưng những nhận định của Alexander Solzhenitsyn về Liên Xô thời ấy vẫn hoàn toàn chính xác đối với thực trạng của đất nước Việt nam hôm nay. Suốt đời ông Đại tướng kiêm cựu Chủ tịch nước chắc chắn đã không được phép nói thật; cho đến những năm tháng cuối đời, ông vẫn không được phép nói thật, thì còn có ai được phép nói thật trên đất nước Việt Nam!


-------------
Phụ lục:
Truy tầm trên Google, tôi phát hiện một vài tờ báo ở Việt Nam đã đăng lại nguyên văn bài phỏng vấn trên tờ Giáo Dục Việt Nam trước khi bị cắt xén:
- Báo của Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh
- Báo Khánh Hoà
Tôi đã chụp lại nguyên văn các trang báo nêu trên để phòng khi họ bị ra lệnh phải cắt xén, lúc “cấp trên” phát hiện những đoạn nói thật của Đại tướng Lê Đức Anh vẫn còn lưu trên các trang ấy.
Tất nhiên, rất nhiều blogs cá nhân cũng đã đăng lại nguyên văn bài phỏng vấn trước khi bị báo Giáo Dục Việt Nam cắt xén. Độc giả có thể tìm thấy dễ dàng trên Google.com

 

VÌ SAO BÁO VIỆT NAM NÉT LẠI BẢO MẬT DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI CUỘC THI “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM”? -Văn chương +


Có gì đâu-Ông Huy Đức bảo là “tàu thì lạ,hèn hạ thì quen” nó đã thuần thục cái “văn hóa mặt dày” nên thế thôi-Điều tất yếu hiển hiện.
Vonga1blog  – 20 Tháng 2

Thưa quý vị, đến thời điểm này 2h sáng ngày 20 tháng 2 năm 2012 (giờ anh Ba lên Sàn – không Sàm), nhưng báo Vietnamnet vẫn “không chịu” đưa danh sách chính thức các tác giả và tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc thi thơ nhạc “Đây biển Việt Nam”.

Mặc dù tại buổi lễ truyền hình trực tiếp, mọi thông tin về giải thưởng đã được bạch hóa. Ban Tổ chức đã chơi khó khi trong Thông Cáo Báo Chí, được phát ra cho các PV báo đài, ngay sát giờ truyền hình trực tiếp lại không có lấy 1 dòng thông tin về danh sách tác giả, tác phẩm đoạt giải thưởng. Cho đến thời điểm này, Văn chương + là nơi duy nhất đăng tải Danh sách tác giả đoạt giải thơ với cái tít “Nhà thơ Lê Thị Mây đoạt giải nhất cuộc thi Đây biển Việt Nam” cách đây 2 ngày.
Vì sao Vietnamnet lại bảo mật thông tin Danh sách giải thưởng cuộc thi “Đây biển Việt Nam” như vậy?
Lại nói thêm, trưa thứ sáu (17/2, tối CN 19/2 trao giải), nhà thơ Ngô Minh (giải ba về thơ) vẫn không biết mình đoạt giải ra sao, đã phải gọi điện nhờ một nhạc sĩ lớn hỏi xem cụ thể là giải nào? Có thể thấy cuộc Tổng kết “Đây biển Việt Nam” còn nhiều cập rập. Khá nhiều tác giả tên tuổi đã vắng mặt vì “nhỡ” đi công tác, do giấy mời đến muộn, không biết mình đoạt giải gì và cách thông báo giải luộm thuộm của BTC.
Hơn nữa, 1 cuộc lớn như vậy được truyền hình trực tiếp, lại mần ở Cung văn hóa Việt Xô (không phải Việt Trung nha bà con), thế nhưng hai bên cánh Cung Việt Xô lại treo hai tấm vải đỏ lớn, một bên đề “Chung kết Hội thi tuyên truyền về quy tắc ứng xử ngành Y tế”, một bên đề “Triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhiều người đến cứ hỏi loạn lên, vì ngỡ hôm nay là Y Tế và Bác Hồ. Vào sâu tít bên trong Cung Việt Xô mới có mấy cái Pa nô đề “Đây biển Việt Nam” khép nép và rúm ró.
Theo nguồn tin riêng của (Văn chương +) , những ngày cuối cùng, cận ngày trao giải có sự ‘lùng bùng can thiệp’ và giải thưởng đã có sự thay đổi về tác giả, thứ tự giải, tên gọi giải thưởng.
Dẫn chứng luôn: Trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Tôn Nghiêm ban đầu được xếp vào giải Tư. Đến lúc trao giải, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Hà Nội, 2 MC lúc thì xướng là “phần thưởng đặc biệt”, lúc thì xướng là “giải thưởng đặc biệt”. Với căn cứ này, 2 nhạc sĩ sẽ phải mổ bò, vì theo thể lệ giải công bố ban đầu: Giải thưởng đặc biệt sẽ có số tiền là 50 triệu và là giải thưởng đứng đầu cuộc thi. Nhưng lại được xướng trước, như vậy “giải thưởng đặc biệt” có phải là giải bé nhất?
Trong khi đó, giải nhì thuộc về nhạc sĩ Lê Mây với ca khúc “Đảo chìm” được xướng sau cùng và cũng do 1 bác cỡ bự lên trao. (Văn chương +).
ẢNH TRAO GIẢI CUỘC THI ĐÂY BIỂN VIỆT NAM TẠI CUNG VĂN HÓA VIỆT XÔ
 
 THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN Đ CỦA HỆ THỐNG CH NGHĨA TƯ BN ĐƯƠNG ĐẠI

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Chủ chật, ngày 19/2/2012
(Tạp chí “Thế giới đương đại”, Trung Quốc, s 10/2011)
Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, chủ nghĩa tự do mới và phương thức chính sách mà các quốc gia phương Tây nắm vai trò chủ đạo trong 30 năm qua trở thành đối tượng bị công kích. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng hiện nay đã làm nổi cộm một quan điểm, đó là hệ thống này không chỉ là vấn đề chính sách tự do mới, mà còn thể hiện rõ vấn đề của hệ thống tư bản. Hiểu được những khiếm khuyết của hệ thống này cũng là một tiền đề để hiểu phương hướng và không gian thay đổi chủ nghĩa tư bản trong tương lai.
Hệ thống tư bản chủ nghĩa là một hệ thống cạnh tranh, kiểm soát và biến hóa
Kể từ năm 2008 đến nay, phần lớn các cuộc thảo luận xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã thể hiện rõ hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất chủ yếu là từ góc độ chính sách cụ thể, nhấn mạnh khủng hoảng là do chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới tồn tại mấy chục năm thiếu sự kiểm soát về tài chính. Có người đi theo quan điểm này nhấn mạnh nhiều hơn đến vấn đề chính sách hoặc “tính chất kỹ thuật”. Trong số họ, có một số người tuy nhắc đến vấn đề “hệ thống” hoặc “chế độ”, nhưng chỉ là vấn đề hệ thống tài chính cụ thể, không đề cập đến vấn đề hệ thống hoặc chế độ. Một quan điểm khác chỉ nhấn mạnh những vấn đề mang tính hệ thống của chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng những điều được nêu ra cũng không thống nhất với nhau, vấn đề mà nhiều người nhấn mạnh thực chất là vấn đề mô hình chủ nghĩa tự do mới đóng vai trò chủ đạo trong mấy chục năm qua hoặc nói một cách mơ hồ là vấn đề mô hình của Mỹ. Một số người theo phái cực tả, đặc biệt là những người Mácxít thì nhấn mạnh vấn đề mà các cuộc khủng hoảng phản ánh không chỉ là khủng hoảng kinh tế, mà là khủng hoảng trên toàn hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, một số người cũng có cùng quan điểm này nhưng lại phân tích khác. Có người cho rằng chủ nghĩa tư bản đang đối mặt với sự sụp đổ, nhưng thực chất họ chỉ lên án chủ nghĩa tự do mới chứ không phải lên án chính chủ nghĩa tư bản. Cũng có ý kiến cho rằng đa số phân tích chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ thuật và chính sách, hoặc chỉ dừng lại ở cấp độ mô hình chủ nghĩa tự do mới. Các hành động cứu thị trường chứng khoán của các nước và cấp độ quốc tế trong vài năm gần đây phần nhiều là phản ánh các quan niệm ý thức. Khi các học giả Mácxít ở phương Tây có ý đồ vận dụng lý luận khủng hoảng để giải thích hệ thống tư bản chủ nghĩa, tuy lý giải không cặn kẽ, nhưng do sự câu nệ về khái niệm và phương pháp, một số kết luận đưa ra thường được đơn giản hóa, chẳng hạn như “Thuyết về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản”.
Gần đây, do cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Âu Mỹ không ngừng leo thang và đông đảo công chúng đã thể hiện thiếu niềm tin đối với các quốc gia Âu Mỹ, càng ngày càng nhiều người bắt đầu thừa nhận cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng toàn diện của hệ thống tư bản chủ nghĩa, từ đó yêu cầu xem xét lại mối quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế (chứ không chỉ khủng hoảng tài chính) với toàn bộ hệ thống chủ nghĩa tư bản, trong đó có chế độ dân chủ phương Tây. Tuy nhiên, để lý giải hệ thống tư bản chủ nghĩa, chúng ta cần nắm vững hai mối quan hệ, một là không thể đơn giản coi chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tự do mới, cho rằng thay đổi phương thức của chủ nghĩa tự do mới là có thể giải quyết vấn đề; Thực ra, sự hưng thịnh của phương thức chủ nghĩa tự do mới tồn tại mấy chục năm nay là vấn đề phát triển của chủ nghĩa tư bản truyền thống. Hai là không đơn giản hóa coi hệ thống chủ nghĩa tư bản là một cơ chế bất biến đã định, mà phải đánh giá từ góc nhìn lịch sử, nhìn từ góc độ thay đổi để hiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Trên cơ sở lý giải đó, người viết có thể đánh giá hệ thống chủ nghĩa tư bản từ ba phương điện sau đây:
Trước hết, chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa là một hệ thống cạnh tranh. Nhân tố cơ bản nhất chính là cơ chế cạnh tranh và tích lũy của chủ nghĩa tư bản. Sự cần thiết của cạnh tranh và tích lũy là động lực thúc đẩy nền sản xuất tư bản không ngừng phát triển. Giống như vậy, khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản cũng là sự phản ánh của vấn đề cơ chế giữa cạnh tranh và tích lũy. Thứ hai, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kiểm soát. Quan hệ giữa kiểm soát và bị kiểm soát là nhân tố quan trọng trong quan hệ sản xuất tư bản. Mối quan hệ này vừa thể hiện trong quá trình tổ chức của các doanh nghiệp, vừa thể hiện các mối quan hệ ở cấp độ quốc gia (thậm chí quốc tế) và xã hội. Đặc biệt là ở cấp độ quốc gia, nhà nước làm thế nào để lựa chọn phương thức và biện pháp kiểm soát tiến trình kinh tế và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế vận hành và không gian phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thứ ba, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống thay đổi. Sự cần thiết của cạnh tranh và tích lũy đã thúc đẩy sự không ngừng cải cách và đổi mới của chủ nghĩa tư bản, Điều này vừa bao gồm sáng tạo kỹ thuật vừa bao gồm đổi mới về xã hội. Đổi mới về xã hội thường được thể hiện và thúc đẩy thông qua cuộc đọ sức giữa các lực lượng chính trị và cạnh tranh ý thức hệ khác nhau trong xã hội. Khủng hoảng kinh tế và hiện tượng trì trệ thường phản ánh năng lực đổi mới kỹ thuật và xã hội giảm sút. Tuy nhiên, khủng hoảng thường trở thành cơ hội và động lực để thúc đẩy đổi mới xã hội tư bản. Lựa chọn những phương thức khác nhau nhằm ứng phó với khủng hoảng là nhân tố quyết định phương hướng và không gian thay đổi chủ nghĩa tự bản. Tóm lại, là một chế độ xã hội, phương hướng phát triển và không gian thay đổi của chủ nghĩa tư bản được quyết định bởi trạng thái và không gian vận hành của cơ chế cạnh tranh, cơ chế kiểm soát và cơ chế đổi mới.
Khủng hoảng tài chính là hệ quả tất yếu do những khiếm khuyết của hệ thống vốn có
Cuộc khủng hoảng lần này có thể được xem là khiếm khuyết của hệ thống vốn có và một hệ quả tất yếu do các mâu thuẫn tích tụ.
Hệ thống vốn có ở đây chỉ hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Đại chiến thế giới thứ hai được phát triển và hình thành từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Từ sau khi kết thúc cuộc đại chiến này đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã trải qua “thời kỳ hoàng kim” với nền kinh tế tăng trưởng nhanh và xã hội phồn vinh. Thời kỳ này xuất hiện trên cơ sở sự thay đổi từ ba phương diện của một hệ thống.
Trước hết, về cơ chế cạnh tranh và tích lũy. Cơ chế này được phát triển theo hướng từ coi trọng bảo vệ môi trường tự do và cạnh tranh cá nhân phát triển sang nhấn mạnh môi trường cạnh tranh tổng thể, từ đó nhấn mạnh sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội và sự đầu tư, tăng trưởng cao phải có sự đồng bộ giữa tăng đầu tư và nhu cầu. Như vậy, chính sách tạo đầy đủ việc làm, tăng thu ngân sách, xây dựng mạng lưới phúc lợi xã hội đều trở thành tiền đề và nhân tố quan trọng để duy trì vòng tuần hoàn tăng trưởng đầu tư. Do đó, mọi người đã coi mô hình tích lũy là “cơ cấu tích lũy của xã hội”. So với các nhu cầu khác, đất nước đã tăng cường chức năng điều tiết đối với phát triển cân bằng tiến trình kinh tế và xã hội, bao gồm can dự đối với tiến trình kinh tế và xây dựng phúc lợi xã hội.
Thứ hai, về phương diện quốc tế, hệ thống kiểm soát kinh tế quốc tế theo Hệ thống Bretton Woods đã thay đổi trạng thái không có trật tự trước Đại chiến thế giới thứ hai. Điều đó làm cho hệ thống kiểm soát của chủ nghĩa tư bản hoạt động hiệu quả trong một thời kỳ. Đồng thời, hàng loạt đổi mới về kỹ thuật và cơ chế đã bảo đảm và thúc đẩy mô hình này. Trong thời gian đó, quan niệm và chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy xã hội công bằng hơn đã được mọi người đồng thuận, đồng thời trở thành cơ sở quan trọng để đổi mới xã hội.
Tuy nhiên, việc vận hành hiệu quả hệ thống này phụ thuộc vào một số điều kiện lịch sử nhất định: Là một cơ chế tích lũy, hệ thống này là một vòng tuần hoàn lành mạnh giữa đầu tư cao, tăng trưởng nhanh và nhu cầu lớn sau chiến tranh. Hơn nữa, hệ thống này còn dựa trên một số điều kiện lịch sử nhất định, trong đó có thực tế hiệu ứng của cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ, tái thiết sau chiến tranh, chính phủ bành trướng và tạo nhiều việc làm. Là một hệ thống kiển soát, ở cấp độ nhà nước, hệ thống đó được xây dựng trên nền tảng mở rộng vai trò và chức năng quốc tế. Ớ cấp độ quốc tế hệ thống đó dựa vào một trật tự kinh tế ổn định do hệ thống Bretton Woods cung cấp, hơn nữa, hiệu quả từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, lần thứ ba và sự đồng thuận về lý tưởng sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai đã tăng cường khả năng đổi mới của hệ thống.
Tuy nhiên, bản thân hệ thống này tồn tại nhiều khiếm khuyết rõ rệt, đồng thời những thay đổi cùng với điều kiện nói trên ngày càng rõ rệt. Sự cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu là vấn đề cốt lõi để vận hành hệ thống tích lũy, nhưng việc tăng trưởng chậm lại có thể phá vỡ sự cân bằng, vấn đề lạm phát do chính sách kích thích tiêu dùng (bao gồm việc chính phủ tăng chi ngân sách, tăng lương) trở nên nổi cộm. Việc làm này dẫn đến không đủ động lực để đầu tư, rơi vào vòng tuần hoàn ác tính của lạm phát và kinh tế đình đốn. Sự đình đốn về kinh tế vào thập niên 70 của thế kỷ XX trên thực tế là kết quả do tích tụ mâu thuẫn nội tại. Cũng giống như vậy, hệ thống kiểm soát, của nhà nước từng một thời có hiệu quả, đã ngày càng bị người dân nghi ngờ do sự phình to đầu tư công và toàn cầu hóa. Hơn nữa, bản thân hệ thống này đã chứa đựng mâu thuẫn không thể khắc phục, xóa bỏ hệ thống này là một điều tất yếu. về cơ bản, hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Đại chiến thế giới lần thứ hai được xây dựng lại trên cơ sở vai trò của nhà nước trong trật tự kinh tế, chính trị và xã hội, nhưng toàn cầu hóa đã thay đổi tất cả. Trên thực tế, bản thân sự hưng thịnh của phương thức chính sách và chính trị theo chủ nghĩa tự do mới là một phản ứng đối với vấn đề yếu kém lộ rõ của cơ chế truyền thống.
Phương thức chính sách của chủ nghĩa tự do mới khiến các nước tư bản có thể ứng phó với thách thức kinh tế toàn cầu hóa bằng phương thức linh hoạt hơn. Tuy nhiên, phương thức này đã phải trả giá bằng sự thay đổi một số nhân tố đặc trưng đã từng làm nên thành công của hệ thống truyền thống. Phương thức mới đã làm suy yếu cơ cấu tích lũy xã hội được hình thành trong hệ thống sau Đại chiến thế giới thứ hai, biểu hiện bằng việc nhấn mạnh sự cần thiết của cạnh tranh kinh tế và làm suy yếu những chính sách đoàn kết xã hội truyền thống. Do đó, người dân không được thụ hưởng tăng trưởng kinh tế, dẫn đến mất cân bằng mới giữa đầu tư và nhu cầu. Các nguồn tài chính có xu hướng dồn về thị trường tài chính mang tính đầu cơ và ngắn hạn nhiều hơn. Đây có thể được coi là một phản ứng đối với sự mất cân bằng của thị trường vốn, thực sự là một trong những nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính này. Đồng thời, hệ thống đó đã gia tăng sự chuyển dịch quyền lực kinh tế từ sở hữu công cộng sang sở hữu tư nhân, làm yếu năng lực điều hành của nhà nước truyền thống. Hơn nữa, trên phạm vi quốc tế, cơ chế phối hợp kinh tế quốc tế mới không thể ngăn chặn xu hướng chuyển dịch mang tính chất đầu cơ của nguồn tài chính, càng không thể ngăn chặn và điều chỉnh cơn chấn động mãnh liệt của thị trường Ngoài ra, thế mạnh của tư tưởng và chính sách chính trị của chủ nghĩa tự do mới cũng bị khả năng cải cách của chủ nghĩa tư bản kiềm chế. về logic, chủ nghĩa tự do mới là sự quay trở lại chủ nghĩa tự do cổ điển truyền thống, là một đòn phản lại quan niệm tiến bộ chiếm vai trò chủ đạo trong tiến trình “của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX.
Thứ ba, về mặt thực hiện chính sách, đối mặt với thế mạnh đó của chủ nghĩa tự do mới, các lực lượng tiến bộ tuy không ngừng tìm cách ứng phó, trong đó có “con đường thứ ba” mà Đảng Dân chủ xã hội đưa ra vào thập niên 90 thế kỷ XX, nhưng chính sách của đảng này phần nhiều là thỏa hiệp với thị trường, không phải là sự thay đổi thời đại mang tính chất xây dựng, còn lập trường chống toàn cầu hóa của lực lượng cánh tả cấp tiến không thể thực hiện được trong thực tiễn đời sống chính trị. Cho đến nay, lực lượng tiến bộ chưa thể đưa ra cương lĩnh mang tính chất thay đổi thời đại, đối phó với thách thức toàn cầu hóa mang tính thiết thực khả thi. Do đó, chủ nghĩa tư bản thiếu nguồn gốc tư tưởng và động lực chính trị để cải cách. Có thể thấy, chính sách của chủ nghĩa tự do mới tuy là nguyên nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, nhưng vấn đề cơ bản do những khiếm khuyết của hệ thống chủ nghĩa tư bản truyền thống chưa được khắc phục hiệu quả trong thời đại toàn cầu hóa mới. Hiện nay, sự lan rộng của cuộc khủng hoảng đã thể hiện rõ việc này.
Khủng hoảng có thể tr thành liều thuốc kích thích cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng triển vọng cũng chưa lạc quan
Như trên đã phân tích, chủ nghĩa tư bản trong thời đại hậu khủng hoảng tài chính phải thực sự thoát khỏi bóng đen khủng hoảng, cần xây dựng lại mô hình tích lũy cạnh tranh, hệ thống điều hành và hệ thống đổi mới. về mặt logic, việc xây dựng lại không nên trên cơ sở khái niệm nhà nước truyền thống, mà nên trên cơ sở sự cân bằng giữa toàn cầu, quốc gia và xã hội. Hơn nữa, sự lan rộng và ngày càng trở nên sâu sắc của cuộc khủng hoảng hiện nay có thể trở thành liều thuốc kích thích cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng tương lai cũng chưa chắc đã sáng sủa.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một mặt, người ta quan tâm đến việc làm thế nào để ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng và phục hồi kinh tế. Mặt khác, họ mong muốn khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống hoặc xây dựng một hệ thống mới. Xem xét tình hình hiện nay, với hai vấn đề trên, vấn đề thứ hai khó khăn hơn vấn đề thứ nhất. Bởi vì khôi phục kinh tế phải thực hiện trong một thời gian dài, có thể thực hiện được, nhưng khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống tư bản chủ nghĩa chắc chắn khó hơn nhiều.
Trước hết, về cơ chế tích lũy, hạn chế và quy chế hóa đối với chuyển dịch vốn là lời kêu gọi lớn nhất hiện nay, cũng là phương hướng cải cách thực tế. Ở mức độ nhất định, cuộc cải cách này có thể điều chỉnh trạng thái mất cân bằng giữa nền kinh tế ảo và kinh tế thực, nhưng chưa chắc có thể xây dựng lại cơ cấu tích lũy xã hội vốn đã mất cân bằng. Bởi vì, nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến mất cân bằng cơ cấu là phát triển toàn cầu hóa và vấn đề cơ chế phúc lợi truyền thống tại các nước Âu Mỹ không thể bị mất đi. Cũng chính vì vậy, xây dựng một cơ cấu tích lũy xã hội mới phụ thuộc vào hai điều kiện có liên quan với nhau, đó là xây dựng một cơ cấu tích lũy sản xuất mới trên cơ sở cân bằng giữa đầu tư, sản xuất và hệ thống tiêu dùng toàn cầu và thay đổi một cách thực chất vấn đề phúc lợi xã hội truyền thống tại các nước phát triển. Triển vọng đó hiển nhiên không thể nhìn thấy trong thời gian gần.
Thứ hai, xem xét từ hệ thống kiểm soát điều hành. Từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính hiện nay, tuy yêu cầu tăng cường kiểm soát thị trường tiến trình xã hội rất quyết liệt, cũng có người cho rằng phương thức của chủ nghĩa Keynes nên một lần nữa trở thành biện pháp hiệu quả khắc phục khủng hoảng, nhưng việc quốc tế hóa sản xuất và tài chính trong thực tế đã phát triển đầy đủ đến hôm nay. Hệ thống kiểm soát xây dựng trên cơ sở nhà nước truyền thống nên kết hợp với cơ cấu sản xuất và tích lũy tư bản chủ nghĩa, về mặt lý luận, hệ thống kiểm soát xuyên quốc gia nên là phương án giải quyết căn bản nhất. Việc quản lý toàn cầu mà một số lực lượng tiến bộ đưa ra vào thập niên 90 của thế kỷ XX trên thực tế xuất phát từ đánh giá này. Tuy nhiên, đánh giá từ điều kiện thực tế, hệ thống kiểm soát đơn thuần theo đuôi một siêu cường vừa không phải là thực tế, vừa chưa trở thành lý tưởng. Phương án thực tế là hệ thống kiểm soát linh hoạt, nhiều cấp độ, bao gồm sự phối hợp giữa toàn cầu hoặc khu vực, phương thức kiểm soát mới của nhà nước, quản lý một cách có hiệu quả địa phương, trong đó vấn đề then chốt là xây dựng lại phương thức vai trò và chức năng quốc gia. về mặt ý nghĩa này, cho dù EU xử lý tiến trình khủng
hoảng nợ châu Âu như thế nào thì cũng có thể trở thành một phiên bản thay đổi hệ thống kiểm soát tư bản chủ nghĩa, bởi vì đây là thử nghiệm nhằm ứng phó với khủng hoảng hệ thống trên phạm vi thế giới hiện nay. Tuy nhiên, phương án của EU luôn chỉ mang tính khu vực, về mặt ý nghĩa toàn cầu, vấn đề then chốt hiện nay là phải xây dựng một cơ chế tham gia và đối thoại bình đẳng để đánh giá hệ thống kinh tế quốc tế. về mặt cải cách và đổi mới, đổi mới về kỹ thuật và xã hội đều cần thiết cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong đó vấn đề cần thiết nhất là đổi mới xã hội. Chẳng hạn như kinh nghiệm lịch sử cho thấy vấn đề then chốt để đổi mới xã hội là hệ quả của cuộc đấu giữa lực lượng tiến bộ và lực lượng bảo thủ. Nói một cách cụ thể, vấn đề này là lực lượng tiến bộ xã hội có thể đưa ra phương án mang tính thay thế thúc đẩy cải cách xã hội và họ có thể được quần chúng xã hội chấp nhận. Do đó, tình hình các nước Âu Mỹ không dễ lạc quan. Từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa tự do mới kêu gọi nới lỏng việc kiểm soát trở thành đối tượng bị công kích. Người ta luôn tuyên bố chủ nghĩa này đang mất đi tính hợp pháp, nhưng trên thực tế, mảnh đất chủ nghĩa tự do mới “hưng thịnh” vẫn chưa có sự thay đổi thực chất. Điều này chủ yếu là vấn đề môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa và chế độ phúc lợi truyền thống của các nước phát triển Âu Mỹ. Hiện nay, các lực lượng tiến bộ xã hội bao gồm các đảng dân chủ xã hội ở châu Âu và một số lực lượng chính trị cấp tiến khác tuy không ngừng đưa ra một số chủ trương, nhưng khác với tình hình chủ nghĩa tư bản sau Đại chiến thế giới lần thứ Hai, lực lượng tiến bộ chưa thể đưa ra phương án toàn diện mang tính chất thay thế khả thi được đa số chấp nhận. Chính vì lý do đó, cuộc khủng hoảng này làm cho các nước phương Tây hiện nay rơi vào tình trạng phân hóa hai cực mới. Một mặt là phương án và lực lượng cải cách mang ý nghĩa thay thế mới xuất hiện, mặt khác, phong trào Đảng Trà ở Mỹ cho thấy một số lực lượng bảo thủ truyền thống vẫn trỗi dậy, thậm chí có quan niệm và chủ trương bảo thủ hơn. Việc đổi mới xã hội cần nhận thức chung mới và chủ nghĩa tiến bộ gánh vác trách nhiệm lớn hơn.
Tóm lại, suy ngẫm đối với cuộc khủng hoảng tài chính trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi chúng ta phải đánh giá chủ nghĩa tư bản trong thời đại hậu khủng hoảng tài chính từ ý nghĩa cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa, chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở sự chỉ trích chủ nghĩa tự do mới. Nhìn nhận từ góc độ biến đổi, cuộc khủng hoảng là hệ quả của khiếm khuyết hệ thống vốn có, nhưng cũng có thể trở thành điểm khởi đầu thúc đẩy cải cách hệ thống này, cho dù tương lai không thể lạc quan./.

Bắt đối tượng chống phá Nhà nước: Đinh Đăng Định

-- Công an tỉnh Đắk Nông: Bắt đối tượng chống phá Nhà nước (NLĐ) - Công an tỉnh Đắk Nông ngày 20-2, cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Đinh Đăng Định (SN 1963, ngụ thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông) về tội hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Theo kết quả điều tra, trong thời gian làm giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Tuy Đức, Đắk Nông), với bí danh là “Văn Nguyễn”, Đinh Đăng Định đã móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Định còn thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn tại các diễn đàn, các cơ quan báo đài và một số trang mạng phản động với nội dung đòi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam…
 Qua kiểm tra máy tính của Đinh Đăng Định, cơ quan công an phát hiện 19 tập tài liệu với 195 trang có nội dung xuyên tạc, chống phá Nhà nước. 
C.Nguyên

– Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông   –   (RFA). 

Đinh Đăng Định - Thư khẩn gửi quý ông lãnh đạo đất nước và hai bộ trưởng Công An và Quân Đội
Đinh Đăng Định
ĐẮKNÔNG NGÀY 07–12-2010


KÍNH GỬI:
TÒA SOẠN BÁO NHÂN DÂN
TÒA SOẠN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
TÒA SOẠN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
BAN BIÊN TẬP TRANG MẠNG BÔ-XÍT VIỆT NAM: boxitvn.net/ boxitvn.blogspot.com

Tôi là Đinh Đăng Định, 47 tuổi,
Hiện đang làm giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn-Tuy Đức-Daknong
Nhà ở: số 214-Nơ Trang Long thị trấn Kiến Đức-Dakrlap-Daknong.
Tôi long trọng gửi tới quý tòa soạn và BBT BVN lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Lần đầu có thư thư tòa soạn các báo nhân dân (ND), quân đội nhân dân (QĐND), công an nhân dân (CAND), tôi thành thật xin lỗi vì đã làm phiền. Thưa quý tòa soạn
Tôi biết rằng, báo ND là tiếng nói của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), báo QĐND là tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, báo CAND là tiếng nói của bộ công an.
Còn tôi, người viết thư này, nguyên là trung úy QĐNDVN (ra quân 1988); tôi ý thức được ĐCSVN là lực lượng độc nhất lãnh đạo đất nước theo điều 4-hiến pháp hiện hành (1992) với cơ quan ngôn luận là báo ND; tôi còn là nạn nhân của lực lượng an ninh chính trị nội bộ(ANCTNB) tỉnh Daknong. Trong thời gian qua, từ 19–10–2010 và, hiện tại chưa thể khảng định cái KHỔ NẠN này đã kết thúc. Mà tôi cũng ý thức được lực lượng ANCTNB của bộ CA là BẢO KIẾM, là CÁNH TAY ĐẮC LỰC bảo vệ ĐCSVN với quyết tâm “còn Đảng còn mình”.
Vâng, còn trang mạng BVN- boxitvn.net / boxitvn.blogspot.com với tôi, là độc giả thân thiện từ ngày đầu trang Nhà ra đời.
Đôi lời tự giới thiệu, làm quen chỉ với mục đích là tôi thiết tha nhờ quý tòa soạn các báo và BBT trang BVN chuyển giúp tôi THƯ KHẨN, mà tôi muốn gửi tới quý ông lãnh đạo tối cao của đất nước và hai ông bộ trưởng quốc phòng và công an. Vì tôi không biết địa chỉ email hay nơi ở của họ, chỉ biết họ đang sống, làm việc ở Hà Nội thôi.
Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi quý tòa soạn và BBT BVN vì đã làm phiền; tôi cũng rất biết ơn và tin rằng quý tòa soạn cùng BBT BVN giúp tôi thực hiện nguyện vọng chính đáng này. Tôi xin khảng định là tôi chỉ nhờ chuyển.
Xin nhận nơi tôi lòng thành kính và biết ơn.
Đinh Đăng Định
ĐT nhà riêng 05013 647 002
Emai danbicuop@gmail.com
Đắknông ngày 07 tháng 12 năm 2010


THƯ KHẨN GỬI QUÝ ÔNG LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC VÀ HAI BỘ TRƯỞNG CA - QĐ


Nơi nhận:

1- Nông Đức Mạnh, tổng bí thư ĐCSVN
2- Trương Tấn Sang thường trục BBT TW ĐCSVN
3- Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước VN
4- Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng chính phủ
5- Nguyễn Phú Trọng chủ tịch quốc hội
6- Phùng Quang Thanh bộ trưởng QP
7- Lê Hồng Anh bộ trưởng CA
Đều đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.
Người gửi: Đinh Đăng Định, 47 tuổi
Hiện làm giáo viên tại trường THPT Lê Quý Đôn, Tuy Đức – Daknong – ĐT 05013 702 002
Nhà ở số 214- Nơ Trang Long – thị trấn Kiến Đức – Dakrlap – Daknong,
ĐT 05013 647 002
Email: danbicuop@gmail.com
Xin trình bày với quý ông khả kính, việc tôi và gia đình tôi bị đàn áp, khủng bố từ phía lực lượng an ninh chính trị nội bộ (ANCTNB) Daknong với đỉnh cao là lực lượng này đã đánh cướp thành công thùng CPU máy vi tinh của tôi và các con tôi đã đang dùng cho làm việc, học tập, truy cập thông tin, truyền thông hàng ngày trong một xã hội mở… tại nhà riêng số 214-Nơ Trang Long-thị trấn Kiến Đức–Dakrlap–Daknong hồi 17-19 giờ ngày 24 tháng 11-2010.
Tôi tóm lược quá trình bị đàn áp bắt đầu từ 19–10-2010, tạm ngưng vào chiều 26-10–2010.
Tôi được mời LÀM VIỆC tại trụ sở CA huyện Dakrlap đợt 1 từ ngày 19-10-2010 đến 28-10–2010; đợt LÀM VIỆC thứ 2 từ 15-11-2010 đến 26–11–2010. Các giấy mời LÀM VIỆC đều do thượng tá Đinh Tấn Lượng trưởng phòng ANCTNB Daknong ký và yêu cầu tôi gặp và LÀM VIỆC với đại úy Nguyễn Thế Anh phó phòng ANCTNB Daknong, thực tế người LÀM VIỆC với tôi là ông Nguyễn Thế Anh và ông Thượng tá Lê Đình Sinh phó phòng ANCTNB Daknong cùng một số sỹ quan tùy tùng khác.
Trong các giấy mời LÀM VIỆC đều không ghi lý do LÀM VIỆC! với thái độ hợp tác, tôi cũng đã tích cực trong quá trình LÀM VIỆC này.
Mọi cuộc LÀM VIỆC đều có ghi âm, camera trực tiếp và ghi biên bản.
Quý ông có thể mở camera, ghi âm... coi lại, tôi chắc chắn các tài liệu LÀM VIỆC này đều chuyển tới bộ CA ngay sau đó.
Trong đợt 1 LÀM VIỆC, ông thượng tá Lê Đình Sinh yêu cầu tôi viết viết suy nghĩ cá nhân về tình hình đất nước. Tôi đã hoàn thành bản viết tay với tiêu đề SUY NGHĨ CÁ NHÂN VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC tôi đã giao bản viết tay duy nhất này cho ông Sinh vào chiều ngày 25-10-2010 tại trụ sở CA huyện Dakrlap.
Các ngày LÀM VIỆC 26, 27 tháng 10-2010 tôi trả lời đầy đủ các vấn đề/ câu hỏi mà ông Sinh(chủ yếu) nêu ra xung quanh bài viết này của tôi, tôi cũng khảng định rõ ràng quan điểm cá nhân tôi trong bài viết này với tinh thần xây dựng chung. Quý ông có thể đọc tham khảo từ bản viết tay do cơ quan ANCTNB giữ hoặc bản in đã được loan tải trên mạng internet.
Đợt 1 LÀM VIỆC ngưng vào sáng 28 tháng 10–2010 và tôi đã trở lại với việc dạy học thường nhật.
Đợt LÀM VIỆC thứ 2 từ sáng 15–11–2010 đến hết chiều 26–11–2010.
Trong đợt 2 này, đến ngày 24–11-2010 xuất hiện một người mặc thường phục được giới thiệu là trung tá Trần Vũ cùng đại úy Nguyễn Thế Anh LÀM VIỆC. Tôi đòi xem chứng minh sỹ quan hay giấy công vụ của ông Vũ thì không được đáp ứng. Tôi cũng không biết ông Trần Vũ từ đâu tới.
Tôi xin nhắc lại, những gì thuộc nội dung LÀM VIỆC đều được ghi âm, camera trực tiếp, ghi biên bản.
Sáng 24 -11- 2010 họ LÀM VIỆC với tôi từ 8 giờ đến 12 giờ 30 phút trong tình trang sức khỏe tôi sa sút tới kiệt quệ, những ngày này tôi đang bị đau cột sống, tôi đòi nghỉ lúc 11 giờ không được đáp ứng.
Buổi chiều bắt đầu LÀM VIỆC lúc 13 giờ 30 phút.
Đến gần 17 giờ chiều, sức khỏe tôi kiệt quệ do đang điều trị bệnh bằng cách tiêm thuốc hàng ngày, tôi nhận được yêu cầu từ phía lực lượng ANCTNB: có đồng ý cho cơ quan an ninh đến nhà kiểm tra máy tính tại nhà không? Tôi trả lời đồng ý và đã viết tay với nội dung “tôi Đinh Đăng Định đồng ý để cơ quan ANCTNB Daknong kiểm tra máy tính của tôi tại nhà riêng. Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Thế Anh và Lê Đình Sinh cầm đầu”, thực tế ông Lê Đình Sinh không có mặt tại nhà tôi sau đó. Giấy này cơ quan ANCTNB Daknong giữ.
Cuộc kiểm tra diễn ra ngay tắp lự gồm 2 xe hơi chở khoảng 10 sỹ quan tới nhà tôi, tôi còn thấy CA thị trấn đưa còng số 8 tới nữa, số đó có cả người làm chứng đã được chuẩn bị sẵn – tôi gọi ông này là nông dân tự phát, ông này cùng tên trung tá công an thị trấn Tăng Văn Tân đã mạt sát, nhục mạ tôi tại nhà riêng của tôi.
Trong khi kiểm tra, lực lượng AN có dùng máy in để in một số tài liệu từ ổ E, trong đó có bài SUY NGHĨ CÁ NHÂN VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC, YÊU NƯỚC KHÔNG CÓ ĐỘC QUYỀN đều do tôi tự soạn; và một vài tài tài liệu khác như: bài trả lời phỏng vấn của TS Cù Huy Hà Vũ, Hồ Chí Minh và cải cách ruộng đất…do tôi lưu từ mạng internet về mà chưa có thời gian đọc. Khoảng 18 giờ, đại úy Nguyễn Thế Anh tiến hành niêm phong thùng CPU và lập biên bản tịch thu đem đi bất chấp phản đối quyết liệt của tôi và gia đình tôi rằng, việc niêm phong và lấy máy tính của tôi hoàn toàn tùy tiện, không có LỆNH của tòa án nào hay của bất kỳ cơ quan chức năng nào là xâm phạm lợi ích chính đáng công dân, sở hữu tư nhân, quyền riêng tư về nhà ở, tài sản, thư tín …mà pháp luật không thể phủ nhận. Rõ ràng đây là hành vi tự do miễn phí mang đậm màu sắc LUẬT RỪNG.
Tôi đã không k‎í vào niêm phong và biên bản tịch thu máy này.
Tôi đã tố cáo ngay lập tức hành vi của LL ANTCNB do ông Nguyễn Thế Anh cầm đầu là hành vi ăn cướp trắng trợn, bất chấp luật pháp. Tôi đặt tên ngay cho hành vi này với đầy đủ bản chất ngay tại gian nhà ọp ẹp của gia đình tôi rằng, đây là hành vi CHÓ SÓI với THỎ. Tất cả những người có mặt đều nghe, có cả camera trực tiếp, ghi âm, qu‎í ông có thể mở nghe từ cơ quan ANTCNB-Daknong.
Tôi nhắc lại và chịu trách nhiệm về lời nói của mình rằng: quan hệ Sói – Thỏ tại nhà tôi hồi tối ngày 24-10–2010 trong đó Sói là LL ANCTNB Daknong do tên đại ú‎y Nguyễn Thế Anh cầm đầu; Thỏ là người dân lương thiện là tôi, một trí thức yêu nước, trăn trở về tình hình đất nước đang đầy rẫy bất cập thể hiện qua bài SUY NGHĨ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC, gia đình tôi chỉ gồm các trẻ thơ đang độ tuổi học hành bậc THPT. Lực lựơng ANCT với đầy đủ sức mạnh, là cánh tay đắc lực của Đảng có tôn chỉ hành động "còn Đảng còn mình" đã hành xử LUẬT RỪNG với tôi và gia đình tôi. Họ đã bất chấp đạo lý, thật là bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Hành vi ăn cướp này chỉ góp phần cộm thêm hồ sơ bất hảo của lực lựơng được coi là bảo kiếm của ĐCS VN dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Đợt LÀM VIỆC thứ 2 này tạm ngưng vào chiều 26–11–2010 không một hứa hẹn việc có trả máy tính cho tôi hay không, cũng không khảng định đã kết thúc LÀM VIỆC kiểu miễn phí hay không, trong khi gia đình tôi vẫn sống trong tính trạng nơm nớp, hãi hùng!
ĐÔI LỜI BÌNH LUẬN.
Thưa quí ông.
Từ hơn một tháng qua, gia đình tôi đã và đang trải cuộc sống không có hòa bình, luôn luôn bất an đến cả tính mạng trong một đất nước không có chiến tranh, thật là bất công và đặc biệt đối với các con tôi thơ của tôi đang độ tuổi chưa thành niên phải hứng chịu ĐẠI NẠN này! Rõ ràng, nhân quyền đã bị vi phạm nghiêm trọng!
Lối hành xử tùy tiện với dân nói chung và với trí thức nói riêng như kiểu CHÓ SÓI với THỎ mà LL ANCTNB Daknong vừa thực hiện với tôi không biết có còn tồn tại ở góc trời nào trong thế giới văn minh này ngoài đất nước Việt Nam? Câu trả lời thuộc về quí ông.
Thưa, chiếc máy vi tính là phương tiện duy nhất mà tôi và các con tôi dùng làm việc, học tập, thông tin truyền thông trong thế giới mở này; trong đó còn lưu trữ các tài liệu cá nhân ngoài của tôi còn của các con tôi gồm các tài liệu về kiến thức từ bậc phổ thông tới bậc đại học và hàng loạt thư tín, bưu ảnh lưu niệm của con trẻ và gia đình… Tất cả đã bị tước đoạt một cách độc đoán, tự do in ternet của chúng tôi cũng cũng bị tước đoạt độc đoán!
Xét toàn bộ quá trình LÀM VIỆC của cơ quan ANCTNB Daknong với tôi từ ngày 19–10-2010 với đỉnh cao là cuộc đánh cướp chiếc máy tính của gia đình tôi chứng tỏ nhà nước công an trị - đảng trị đã đàn áp, khủng bố nhân quyền với gia đình tôi thông qua lực lượng ANCTNB tỉnh Daknong – một lực lượng chỉ biết ”còn Đảng còn mình” với chiêu LÀM VIỆC, thủ đoạn bịp bợm, dụ dỗ, truy bức…như yêu cầu tôi viết bài SUY NGHĨ CÁ NHÂN VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC sau đó xuất chiêu: dụ dỗ, truy bức để kiểm tra xem tài liệu có ở trong máy tính không, nếu không có chắc chắn là chiêu rùng rợn BẮT, VỚI CÒNG SỐ 8 chuẩn bị sẵn! thủ đoạn tàn độc này với bản chất Sói bị thất bại tạm thời! Nhưng cũng cướp được thùng CPU máy tính gia đình tôi.
Lực lượng ANCT Daknong, công cụ sắc nhọn của Đảng và nhà nước công an trị đã đánh cướp nhà tôi thành công với đầy đủ sức mạnh: 2 xe hơi, khoảng 10 sỹ quan, có nông dân tự phát chuẩn bị sẵn, còng số 8 đồng hành… dù không muốn tôi vẫn nhớ tới cụ Nguyễn Du với câu đầy nhà vang tiếng nhặng xanh…, chuẩn xác vào gian nhà ọp ẹp gia đình tôi buổi tối ngày 24–11–2010 tại số 214–Nơ Trang Long, thị trấn Kiến Đức, huyện Dakrlap, Daknong.
Xin nói thêm đây là mảnh đất và căn nhà do tôi mua bằng mồ hôi nước mắt chứ không phải do nhà nước nào cấp cho cả! cả cái máy tính của tôi cũng là tài sản như thế! Vậy mà bọn cướp không chỉ cướp bằng luật pháp mà còn ngang nhiên mạt sát, nhục mạ tôi tại căn nhà tôi sở hữu, phải chăng với bản chất Sói đỏ thì như thế là bình thường! vậy thì dân lành, trí thức yêu nước này đã sai!
Kính thưa quý ông lãnh đạo.
Cả 2 đợt LÀM VIỆC của LL ANCTNB Daknong vừa qua, tới nay chưa có hứa hẹn kết thúc là ĐẠI NẠN với tôi và gia đình tôi, là nỗi kinh khiếp với các con tôi – chúng hiền hậu, nhân từ, thơ ngây mà chỉ nghe thấy công an LÀM VIỆC với tôi thôi là chúng kêu khóc vì khiếp sợ, dĩ nhiên đây là công an cộng sản! giống như hàng triệu trẻ em khác trên đất nước này! Chỉ khi nào cuối ngày, chúng nghe được tiếng nói của bố chúng thì chúng mới tin rằng ngày hôm đó bố chúng còn sống và chưa bị bắt! Thật kinh khủng, cuộc sống thiếu vắng hòa bình trong một xứ sở không có chiến tranh, và dân chủ và nhân quyền bị chà đạp ở đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa này.
Cả gia đình tôi sống trong nỗi khiếp đảm như thế hơn một tháng qua, ngay cả khi tôi ra tiệm nét để gõ mấy chữ này mà cũng không thể chắc rằng không bị giám sát từ bóng tối nào đó và an toàn tính mạng của tôi cũng là nỗi lo lắng của các con tôi và chính tôi. Không còn gì kinh khủng hơn! không biết bầu không khí u ám này đến bao giờ được giải tỏa?
Vì tôi bị đàn áp qua LÀM VIỆC, gia đình bị đánh cướp trắng trợn mà mầm mống văn hóa gia đình có thể bị hủy diệt; bóng ma đấu tố từ cuộc cách mạng long trời lở đất năm xưa dần ẩn hiện, phải chăng đây là mục đích của chế độ độc tài toàn trị này? Tôi không thể không đặt câu hỏi.
Vâng, nếu câu hỏi SỢ GÌ NHẤT trên đời này? Cả nhà tôi đồng thanh trả lời: Đảng Cộng Sản VN với thanh bảo kiếm “còn đảng còn mình”! Và chắc không chỉ có gia đình tôi trả lời thế.
Dù vô cùng sợ hãi nhưng, với trách nhiệm là chủ gia đình, tôi cố gắng làm ra vẻ ít sợ và viết thư này gửi tới và hy vọng nó đến đúng địa chỉ là quý ông lãnh đạo đầy kính trọng đang giữ trọng trách với đất nước như thực tế đang xác nhận, với lời tố cáo sau:
Lực lượng ANCTNB Daknong qua 2 đợt làm việc vô cớ vừa qua, đỉnh cao là cuộc đánh cướp có pháp luật chiếc thùng CPU máy tính của gia đình tôi đã vi phạm nghiêm trọng nhân nhân quyền với tôi và gia đình tôi gồm các thành viên là học sinh phổ thông chưa tới tuổi thành niên; lực lượng này đã vi phạm các điều 12, 17, 19 TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HỢP QUỐC – 1948, nhà nước VN đã công nhận 1982, xin trích:
Điều 12. Không ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín… Ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ trước những vi phạm như vậy. Điều 17-2. không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều 19. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới.
Họ còn vi phạm CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ - 1966 của LHQ, nhà nước Việt Nam công nhận 1982. Xin trích khoản 2, điều 19: ”Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến không phân biệt hình thức truyền miệng, chữ viết, in,… hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng tùy theo lựa chọn".
Kính thưa quý ông lãnh đạo,đòi lại nhân quyền bất khả xâm phạm, đòi lại công bằng trước pháp luật. Nay, tôi khẩn, yêu cầu quý ông với tư cách lãnh đạo cấp cao bậc nhất của đất nước phải tỏ rõ trách nhiệm của mình với dân chúng bằng cách chỉ đạo lực lượng ANCTNB tỉnh Daknong:
1- Trả lại thùng CPU máy tính cho gia đình tôi ngay lập tức, với nguyên vẹn cả thiết bị và tài liệu cá nhân của tôi và các con tôi; Cùng đền bù thỏa đáng về vật chất do hậu quả hành vi đánh cướp này gây ra.
2- Phải có văn bản xin lỗi hành vi ăn cướp trắng trợn bất chấp đạo lý này.
3- Phải có văn bản chấm dứt vĩnh viễn lối LÀM VIỆC vô lối này. Dân lành và trí thức nhất định không thể là đối tượng của đảng phái hay lực lượng chính nào.
4- Phải chấm dứt ngay âm mưu và thủ đoạn dùng tài liệu cá nhân của tôi để giăng bẫy hại tôi hay bất kỳ ai.
Kính thưa quý ông lãnh đạo, thư này được viết trong nỗi sợ hãi đến tuyệt vọng; Song, tôi vẫn tin vào tia sáng le lói cuối đường hầm rằng, sẽ được quý ông khả kính trả lời. Rằng, ít nhất thì quý ông cũng là những con người bằng xương, bằng thịt khi cởi bỏ áo lãnh tụ ra: CON NGƯỜI nguyên hình.
Trong khi chờ đợi câu trả lời, tôi đề nghị quý tòa soạn các báo và trang mạng BVN chỉ chuyển giúp tôi qua đường thư điện tử mà tuyệt nhiên không đăng tải công khai, khi chưa có ý kiến tôi.
Tôi cũng giành quyền nói rằng, lòng kiên nhẫn có giới hạn, hàng ngày cha con tôi khốn đốn thế nào khi không có giao tiếp với mạng truyền thông khi mà thế giới biến đổi hàng giờ với thông lượng kiến thức và thông tin khổng lồ. Sau 07(bảy) ngày, tôi không nhận được hồi âm gì thì tôi sẽ công bố thư này trên mạng truyền thông internet, với thông điệp không thay đổi rằng lực lượng ANCTNB Daknong vẫn phải trả lại đồ mà họ đã cướp được với giá gấp nhiều lần. Đảng cộng sản VN, nhà nước công an trị không thể không có trách nhiệm, vì Lực Lượng này là bảo kiếm của Đảng mà.
Nếu không trả những gì có được do tước đoạt một cách độc đoán, chỉ làm cho mọi thế hệ người Việt sau này không thể hiểu Đảng là thế nào mà làm cho người lương thiện, tầng lớp trí thức yêu nước khiếp đảm ngay cả khi tương lai sau này nó không còn, khi đất nước đã sang kỷ nguyên dân chủ - đa nguyên và nhân quyền; con người được sống trong xã hội nhân bản – xã hội con người.
Chờ hồi âm
Kính thư
Đinh Đăng Định


Đinh Đăng Định - Những suy nghĩ cá nhân về tình hình đất nước (1) (11/11/2010)
Đinh Đăng Định
Bản đánh máy từ bản viết tay đã giao cho cơ quan an ninh chính trị nội bộ Daknong ngày 25-10-2010.
Dakrlap – Daknong, ngày 25-10-2010.
SUY NGHĨ CÁ NHÂN (TÓM TẮT) THỂ THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN AN NINH CHÍNH TRỊ NỘI BỘ TỈNH DAKNONG Do giới hạn hiểu biết về tình hình đất nước, khả năng bản thân, thời gian quá eo hẹp (khoảng 2 ngày) để trình bày những vấn đề lớn tầm quốc gia quả là không thể đối với một giáo viên hóa học THPT là tôi trong bối cảnh này. Với tinh thần hợp tác tôi cố gắng trình bày tóm lược những suy nghĩ của mình về các vấn đề sau đây, theo yêu cầu của Cơ quan An Ninh Chính Trị Nội Bộ Daknong.
  1. Bô xít Tây Nguyên,
  2. Hiện tình xã hội Việt Nam,
  3. Dân chủ - đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam,
  4. Điều 4 - Hiến pháp (1992),
  5. Phi chính trị hóa quân đội, công an, giáo dục-đào tạo.

VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG

Việt Nam hiện nay có dân số khá đông, khoảng 86 triệu (chưa kể số người Việt hải ngoại), những con người cần mẫn, giàu lòng vị tha; đất nước ở địa lý thuận lợi; có tiềm năng của một nước lớn và giàu có, giữ địa vị quan trọng trên thế giới.
Dù vậy, chúng ta (VN) cho đến nay vẫn là một quốc gia gia nghèo nàn, lạc hậu tốp cuối của thế giới. Mâu thuẫn đau lòng đó là câu hỏi thường trực trong lòng mỗi con dân nước Việt trước một tương lai chưa hứa hẹn ở thế kỷ 21.
Những chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển của các dân tộc là hậu quả của điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là cách thức tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội tốt hay xấu có thể làm thay đổi hẳn số phận của một đất nước, một dân tộc. Thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia mặc dù đất đai ít, tài nguyên thiên nhiên nghèo, nhờ có tổ chức xã hội tốt đã vươn lên (Nhật Bản là ví dụ rất gần với Việt Nam); bên cạnh đó nhiều quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, sau nhiều chục năm xây dựng vẫn quằn quại trong nghèo đói, đồng hành với tài nguyên cạn kiệt…Chúng ta càng ý thức được việc tổ chức xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng như thế nào khi so sánh lợi tức của người Nhật gấp tới hơn 40 lần người Việt (đây mới chỉ là con số về GDP!). Sự thua kém, tủi hổ này buộc người VN phải tự suy xét về bản thân mình, tìm lối đi cho mình, cho phép ta tin rằng nếu tổ chức lại giang sơn đất nước một cách khoa học, hiệu quả thì người Việt Nam chúng ta chắc chắn sẽ thoát khỏi nghèo hèn (gồm cả đói ở một bộ phận mỗi khi có thiên tai giáng xuống vùng đó) hiện nay và đủ sức vươn lên.
Nhưng chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội rồi.
Cơ hội lớn nhất là chế độ thực dân sụp đổ sau chiến tranh thế giới II, cơ hội giành độc lập và vươn lên đã bị bỏ lỡ! Nội bộ quốc gia – dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lên án nhau, mạt sát nhau và tiêu diệt nhau khi có cơ hội và tìm mọi cơ hội! Chính nó tạo ra sự rạn nứt trong lòng quốc gia – dân tộc, thật khó có thể hàn gắn. Kết quả cuối cùng là chúng ta thu được chế độ chính trị Cộng Sản Toàn Trị (độc tài, đảng trị) cho đến tận bây giờ! Trong khi đó, các dân tộc khác dù tốn rất ít xương máu, thậm chí không, cũng đã có độc lập và còn xây dựng xã hội dân chủ từ nhiều chục năm qua. Vì thế mà họ đã bỏ xa chúng ta!
Ngày nay, nhân dân cùng cực và chán ngán chế độ sinh ra chán nản với cả quê hương đất nước mình, đất nước đã kiệt quệ, tụt hậu và bế tắc. Nguy cơ thua kém vĩnh viễn là nguy cơ mất nước trở thành thách thức đang hiện hữu. Nhưng, quốc gia không mang lại hạnh phúc, niềm tự hào và hy vọng vươn lên không sớm thì muộn sẽ bị giải thể theo quy luật đào thải – chọn lọc và phát triển một lẽ tự nhiên.
Con đường thoát khỏi bế tắc để vươn lên là DÂN CHỦ - ĐA NGUYÊN VÀ NHÂN QUYỀN. Dân chủ là động lực phát triển; đa nguyên tự nó tôn trọng mọi khác biệt trong xã hội làm xã hội càng phong phú và thực hiện hòa giải dân tộc sau những xung đột đẫm máu; nhân quyền phát huy sinh lực, nguồn lực, sáng kiến và ý kiến mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc và đặc biệt là tôn vinh con người.
Nhìn lại, nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt mà nước ta phải gánh chịu chính là vì chúng ta không đầu tư đủ tư duy để nhận diện những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và tìm hướng giải quyết. Chúng ta thiếu hẳn một DỰ ÁN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của đất nước. Cuối cùng người đồng bào, con lạc cháu hồng đã tàn sát lẫn nhau vì ý thức hệ không phải của mình mà sự tàn sát còn đẫm máu hơn, bảo vệ say sưa hơn ở các dân tộc khởi xướng ra nó, thảm bại thay!
Bài học đau đớn đó, dứt khoát chúng ta từ bỏ đầu óc độc quyền lẽ phải, tôn trọng sự khác biệt, đối thoại, thảo luận và thỏa hiệp trong tinh tần tương kính với thái độ lương thiện, xây dựng từ nhận thức rằng người VN rang buộc trong một than phận chung rằng, nếu đất nước giàu mạnh, cuộc sống khá hơn và tất cả chúng ta được kính trọng; ngược lại nếu đất nước ta nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ tất cả chúng ta đều bị coi thường bất kể ta thuộc xuất xứ tôn giáo nào, đảng phái chính trị nào hay theo chủ nghĩa gì. Trong hoàn cảnh bi đát ấy, điều tốt nhất cho một người cũng là điều tốt nhất cho mọi người và ngược lại.

I. VẤN ĐỀ BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN

Tôi hoàn toàn ủng hộ bản kiến nghị được khởi thảo bởi các nhà trí thức yêu nước và tinh hoa của đất nước, gồm 10 chữ kỹ khởi thảo của các thành viên IDS (cũ) và nhóm BVN đã loan tải trên BVN, tuanvietnam.net... Trong bản văn này tôi không viết thêm nữa.
Tôi đã ký ở số thứ tự 629.

II. HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC

Nổi lên trên hết vấn đề hệ trọng nhất của xã hội VN hiện nay là SỰ BẤT CẬP, theo nhà giáo lão thành Phạm Toàn ở Hà Nội, một thành viên của BVN. Gồm:
  1. Bất cập về hiểu biết. Tầng lớp trí thức trong nước hiện nay hoàn toàn lạc hậu không biết làm gì cho Tổ Quốc sống lại dẫn đến bất cập về tổ chức đất nước nên có tổ chức mà KHÔNG hiệu quả mọi mặt.
  2. Bất cập về luật pháp. Luật gốc là hiến pháp đầy bất cập, đang đòi hỏi phải làm lại. Các bộ luật trong khi thực hành đều gặp mâu thuẫn hoặc sai hoặc không đầy đủ. Nếu có luật nào đúng thì cũng không thực thi đầy đủ do hệ thống quan chức tòa án, công chức hành chính đã bất cập sẵn...
  3. Bất cập về trình độ văn hóa tối thiểu của một dân tộc trong một thời đại văn minh dẫn tới bất cập về tâm lý sẵn sàng xây dựng Tổ Quốc rạng rỡ, thể hiện ở sự vô cảm của mọi người, thiếu trách nhiệm với chính mình, bản chất con người đang bị lưu manh hóa theo cách cynical của quan chức chỉ giỏi nói- mà nói cũng không giỏi – sểnh ra là hối lộ, chạy chọt, đút lót, luồn lách! Trách nhiệm công dân bị lột bỏ.
Với ba bất cập này, xã hội VN hiện tại rơi vào tình trạng mất dần kiểm soát, mạnh ai nấy giành từ quan tới dân đều hối hả vội vã vơ vét về như là ngày mai không còn sống để vơ vét nữa, rõ nhất là các tấm gương của hệ thống quan chức tham nhũng mà hàng ngày các báo “lề phải” cũng không thể che dấu!
Trước hiện tình xã hội VN đang rối ren, bất cập, hậu quả thật khôn lường thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc gia bị đe dọa từ nhiều phía; đạo đức xã hội, đạo lý băng hoại. Tôi hoàn toàn đồng ý với kiến nghị (nếu được) của nhà giáo Phạm Toàn để giải thoát tình hình đất nước hiện nay.
Nếu có một Hội Nghị Quốc Gia – Đồng Bào, như Hội Nghị Diên Hồng để hòa giải - hòa hợp dân tộc, sẽ trình kiến nghị:
  1. Thành lập hội đồng luật pháp viết lại Hiến Pháp cho 100 đến 1000 năm của nước Việt tương lai xây dựng Tổ Quốc mà không cần thay đổi hay sửa chữa nhiều, đủ sức trưng cầu ý dân cả nước.
  2. Thành lập ở các cấp, các ngành… mỗi hội đồng kiểm điểm công khai có trách nhiệm báo cáo công khai mọi ưu khuyết điểm của các tổ chức, mọi tầng lớp nhân dân đều biết, đều nghe trong khoảng thời gian chí ít là từ 30-4-1975 đến nay.
  3. Thành lập Hội Đồng Quốc Gia về kinh tế, nghiên cứu và đưa ra đường lối phát triển kinh tế đất nước, sao cho đảm bảo chắc chắn rằng: Người học ở bậc phổ thông(trước hết) không mất tiền; người bệnh đến bệnh viện không mất tiền ở hệ thống công lập, nhà nước quản trị.

III. DÂN CHỦ - ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG CHO VN

Trước hết xin trích phát biểu gần đây của ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc:
Dân chủ và tự do là khát khao và ý chí của nhân dân không gì có thể ngăn cản. Kẻ đi theo thời đại sẽ phát triển; kẻ đi ngược thời đại bị đào thải” (hết trích).
Tự do dân chủ là giá trị căn bản mà loài người tranh đấu với thiên nhiên, với chính mình trải hàng ngàn năm mới có được. Dân chủ nhất quyết không thể do ai ban phát.
Tổng thống lập quốc của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ngài Thomas Jefferson nói: “Chính phủ lập ra không phải để ban phát tự do, mà để bảo vệ nó”. Tình trạng không có tự do dân chủ ở VN thể hiện: Luật báo chí không cho phép tư nhân ra báo. Rõ ràng vi hiến. Các-Mác ông tổ của học thuyết CNXH và CNCS nói: “Đối lập với báo chí tự do là báo chí bị kiểm duyệt”; ông còn nói báo chí bị kiểm duyệt là ”con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa”.
Điều 19 công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,(1966 của LHQ, VN ký công nhận 1982) viết rằng:
  1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm chính trị của mình mà không ai có quyền can thiệp vào.
  2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền như: truyền miệng, viết, in… hay các phương tiện truyền thông khác tùy theo sự lựa chọn.
Điều 69 - Hiến Pháp 1992 nước CHXHCNVN thừa nhận tự do ngôn luận,tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do lập hội,đoàn… theo quy định luật pháp.
Luật báo chí đã vi hiến và đi ngược với giá trị tự do dân chủ căn bản; luật biểu tình không có chứng tỏ nhà nước CHXHCNVN vi phạm chính hiến pháp mà mình làm ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn nói: ”Kiên quyết không tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và để cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng gây tổn hại cho đất nước”.
Thực tế, chế độ chính trị VN đã chống lại các giá trị nhân bản tự do dân chủ xét trên phương diện báo chí là sự thật không thể bác bỏ!
Thực tế không thể chứng minh được tự do báo chí, báo chí tư nhân gây tổn hại cho đất nước. Rằng, bất kỳ hành vi nào gây tổn hại cho đất nước đều không thể dung tha cho dù xuất phát từ cá nhân, tập thể, hay đảng phái chính trị nào kể cả là đảng cầm quyền. Người ta - những người cộng sản đang cầm quyền ở đất đất nước VN này đã quên rằng, chính lãnh tụ Hồ Chí Minh của đảng cộng sản VN của họ đã nói rằng: “dân chủ là để cho người dân được mở mồm nói”. Ông muốn nói tới con người dân cụ thể, chứ không phải đại từ nhân dân chung chung. Chỗ để nói có văn hóa chính là báo chí.
Nhà văn, triết gia Pháp Voltaire(1694-1778) từng nói (đại ý): Tôi không tin những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng hy sinh bảo vệ quyền anh được nói. Vâng, thật sự là văn hóa của xã hội có tự do ngôn luận.
Cần phải nói thêm rằng, từ 1936 – 1938 tờ Dân Chúng (báo cộng sản) và 11 tờ báo tư nhân khác đều tán thành tự do dân chủ và đòi ân xá các chính trị phạm ở Đông Dương. Chẳng lẽ ngày nay, chế độ chính trị cộng sản lại kiểm soát đồng bào mình gay gắt hơn cả bọn thực dân Pháp hay sao? Nguy cho dân tộc quá!
Lịch sử sự sụp đổ các chế độ chính trị độc tài ở Đông Âu là bài học máu thịt cho ĐCS, thiết nghĩ các đảng viên cao cấp của ĐCS VN và ban lãnh đạo cần rút tỉa bài học là: vì đảng hay vì quốc gia - dân tộc. Cuộc sống đã và đang đặt ra một đòi hỏi chế độ chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên mà hệ quả hiển nhiên là đa đảng chính trị như một tất yếu của lịch sử để giải quyết các vấn đề có tính quyết định của đất nước hiện tại và mai sau.
Dân Chủ - Đa Nguyên với nền tảng là tư tưởng đa nguyên, chủ nghĩa đa nguyên. Nó tiếp nhận, chứa đựng mọi sự khác biệt về ý thức, ý thức hệ càng gia tăng tính phong phú cho xã hội, xã hội càng giàu có về văn hóa.
Trong môi trường xã hội dân chủ - đa nguyên, các đảng phái sẽ cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển thân thiện, thay vì cạnh tranh kiểu “địch ta”, tiêu diệt đẫm máu như từng xảy ra trong lịch sử hơn 60 năm qua; sẽ là thảo luận, đối thoại tiến tới đồng thuận quốc gia trên những nét chung nhất: hiến pháp, luật pháp, an ninh quốc gia, an sinh xã hội… Đặc biệt và đương nhiên là loại trừ các yếu tố bạo lực tận gốc rễ xã hội - đạo lý.
Các tầng lớp xã hội cùng nhau tham gia thảo luận tích cực và tự giác, đóng góp ý kiến cho một xã hội thăng tiến, chống tụt hậu. Nước ta hiện là một trong các nước nghèo nhất thế giới, lạc hậu cả về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế và quốc phòng…
Trong chế độ chính trị độc đảng hiện nay, các thành viên tham gia làm chính trị chủ lả tìm kiếm danh lợi cá nhân và phe nhóm (cronny) bằng cố gắng cá nhân và phe nhóm kể cả là luồn lách, các thủ đoạn chính trị hèn mạt (giăng bẫy, ngụy tạo nhân cách…). Lẽ ra, làm chính trị là bổn phận đạo lý của công dân. Chế độ chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên nhất định tháo bỏ văn hóa chính trị bệnh hoạn này; không thể xây dựng gì cho xã hội với những cá nhân, phe nhóm với đầy ắp tham vọng ích kỷ, bản vị này.
Nền chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên là nơi hội tụ của Quốc Gia – Dân Tộc với quyết tâm đánh bại mọi sự tồi, dở, gian ác, tham lam, tàn bạo, lưu manh… để thay đổi phương thức tổ chức xã hội với mục tiêu tôn vinh con người và phẩm giá con người đem lại phúc lợi tối đa cho con người. Lương tri dân tộc thôi thúc không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh về Dân Chủ - Đa Nguyên cho nước nhà, cho dù vô cùng khó khăn nhưng, sẽ gặp vô cùng thuận lợi nếu ban lãnh đạo ĐCS hiện thời nhận thức rằng Quốc Gia – Dân Tộc phải được hưởng phúc, chế độ Dân Chủ - Đa Nguyên là sản phẩm của xã hội văn minh được nhân loại đem tới. Với sự hợp tác của ĐCS VN đứng đầu là Ban chấp hành Trung Ương và Bộ Chính Trị, dân tộc ta sẽ hân hoan bắt tay nhau trong tình nhân ái cùng làm lại một nước VN đã tan hoang, tàn tệ sau nhiều chục năm bị tàn phá bởi chiến tranh và cả hòa bình làm cho đất nước tụt hậu toàn diện, để tránh cho đất nước ta một lần nữa rơi vào tình trạng vô chính phủ thậm chí thay thế chế độ độc tài cộng sản bằng chế độ độc tài khác đều nguy khốn cho Quốc Gia – Dân Tộc.
Dân Chủ - Đa Nguyên không thuần thúy chỉ là ứng cử, bầu cử tự do hay tam quyền phân lập giản dị mà là thành quả của dòng tư tưởng mãnh liệt phát xuất từ quá khứ chảy tới tương lai. Cuộc đấu tranh thay thế chế độ độc tài đảng trị cộng sản hiện nay bằng chế độ dân chủ đa nguyên là cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại nhất kể từ xưa mà nó nhất định phải xuất hiện, có thật trên đất nước VN thân yêu của chúng ta. Đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta đã thật kém may mắn, bất hạnh vì đã thuộc quyền lãnh đạo, cai trị toàn trị của ĐCS VN.
Nhưng, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” (lời cổ nhân). Lịch sử dân rộc ta tuy đau thương vô cùng nhưng, dân tộc ta khoan dung độ lượng vô cùng, chấp nhập mọi quá khứ chính trị, văn hóa, tư tưởng và lịch sử. Tư tưởng Dân Chủ - Đa Nguyên và những con người Dân Chủ VN đã có, còn có ở ngay trong các đảng viên cao cấp của ĐCS VN. Tôi rất hy vọng cuộc hợp tác vĩ đại của Dân Chủ và Cộng Sản, của Dân Tộc VN và ĐCS VN sẽ thành công để cùng ngồi vào bàn ĐẠI HỘI QUỐC GIA – DÂN TỘC bàn thảo làm lại giang sơn xã tắc (mượn ý của ông Nguyễn Trung, một trí thức yêu nước).
Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước. Kiên quyết không để có KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC.

IV. ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 VÀ VIỆC PHI CHÍNH TRỊ HÓA GIÁO DỤC, CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI

Thưa, điều 4 Hiến Pháp (đ.4- HP) 1992 quy định cho ĐCS VN toàn quyền lãnh đạo đất nước…
Vâng, chính đ.4-HP đã đặt ĐCS VN với khoảng 3 triệu người trên tổng dân số VN khoảng gần 90 triệu cho tới nay, đã đứng hẳn về một phía, một phe và thậm chí với khoảng 3 triệu người ấy (đảng viên Cộng Sản VN) đã thành một giai cấp – giai cấp lãnh đạo, giai cấp cai tri; phía bên kia là nhân dân không cộng sản, là dân tộc, quốc gia. Rõ ràng đã tồn tại từ rất lâu một mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất là đất nước VN. Mà theo lý luận kinh điển chủ nghĩa Mác –Lê, học thuyết dẫn đường của ĐCS thì mâu thuẫn ấy, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong xã hội duy nhất có một cách giải quyết là đấu tranh, đấu tranh kiểu “địch ta”, tiêu diệt nhau, một mất một còn. Nhưng, đó là lý luận KINH ĐIỂN của ĐCS mà tôi không sa vào ma trận luận này.
Vâng, đ.4-HP còn chứng tỏ sự độc quyền cai trị đất nước của ĐCS VN, không có một đảng phái chính trị nào dù là đảng thân hữu với ĐCS VN tồn tại trong xã hội VN tính đến nay là một sự thật minh xác cho bản chất độc quyền, độc tài của ĐCS VN!
Thể chế chính trị VN thật là bệnh hoạn, thiếu vắng dân chủ trong không gian sinh tồn của đất nước. Rằng, trong tự nhiên một điện tích điểm không thể tồn tại riêng rẽ nếu thiếu điện tích trái dấu ở xung quanh, đó là tính trung hòa của vật chất, của vũ trụ hay tạo hóa vậy; cũng như một nam châm luôn đồng thời có cực bắc (N) và cực nam (S) vậy, dù con người có đập, dập nát tới vụn ra! Hệ thống chính trị độc tài ĐCS VN giống như cỗ xe với vô số động cơ các loại được thiết kế và chế tạo bởi một kiến trúc sư, từ một khuôn đúc vậy; cỗ xe ấy trong khuôn mẫu thiết kế - chế tạo đã không có hệ phanh / thắng. Độc tài về chính trị, méo mó về văn hóa - giáo dục, tụt hậu toàn diện về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, an ninh – quốc phòng,... mọi lĩnh vực bao trùm đời sống xã hội đều bất cập là điều dễ hiểu, không mất nhiều thời gian giải thích hiện trạng đất nước!
Với hệ quả đất nước gánh chịu một lịch sử tang thương của chiến tranh, cuộc chiến thanh sát lẫn nhau: 21 năm chiến tranh Nam - Bắc đẫm máu! Thể chế không dân chủ trong thời bình đẻ ra quốc nạn tham nhũng không lối thoát, nợ quốc gia chất chồng, tài nguyên thiên nhiên do tiền nhân để lại bị rút tới rỗng ruột; tinh thần quốc gia bạc nhược, định hướng quốc gia không hứa hẹn, ý thức quốc gia vô cảm. Tổ chức đất nước cho tương lai với vô vàn bất cập từng ngày , từng giờ đang diễn ra đòi hỏi không chỉ xét duyệt lại đ.4-HP mà là đòi hỏi làm lại hiến pháp cấp bách!
Xin mở ngoặc, tôi mượn ý của ông Nguyên Văn An cựu chủ tịch quốc hội.
Nhân dân làm chủ đất nước thông qua đại diện là đại biểu quốc hội mà với hơn 90% đại biểu quốc hội là đảng viên CS! Vậy là từ chế độ dân chủ thành chế độ quốc hội chủ. Quốc hội lại đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ĐCS, vậy là từ chế độ quốc hội chủ chuyển thành Đảng chủ!... Đó chẳng phải là đại bất cập cấp quốc gia sao? Quốc hội vừa làm hiến pháp vừa làm luật pháp, vậy là quốc hội vừa đá bong vừa thổi còi! Làm sao quốc hội có thể đại diện cho dân được?
Hiến pháp là văn bản lập quốc, là luật mẹ, luật gốc phải được toàn dân phúc quyết, tức trưng cầu ý dân để chọn lựa thể chế chính trị cho đất nước. Thể chế chính trị cộng sản (XHCN) hay thể chế không cộng sản… Hơn 60 năm qua, nhân dân VN chưa được thực hiện quyền công dân của mình để lựa chọn thể chế chính trị cho chính mình. Theo ông Nguyễn Văn An, HP 1992 (hay các hiến pháp trước đó 1946, 1959, 1980) không có văn bản nào chứng tỏ đã được toàn dân phúc quyết(trưng cầu dân ý). Vậy về nguyên tắc lập hiến, hiến pháp hiện tại HP-1992 bất ổn, không hợp pháp! Vậy là điều 4-HP (của HP – 1992) đương nhiên là bất hợp pháp và các luật đem thực hiện thường xuyên gặp bất cập là điều dễ hiểu.
Vấn đề quốc gia đặt ra cấp bách (theo ông An) phải phúc quyết hiến pháp, tiến hành trưng cầu ý dân để toàn dân lựa chọn cho mình thể chế chính trị; XHCN theo cộng sản hay dân chủ-tự do… là vấn đề cấp bách nhất của xã hội VN hiện thời. Xin tham khảo bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Văn An đăng ở Tuanvietnam.net - 24-6-2010
Còn tôi một giáo viên phổ thông trung học, đã qua công việc kỹ sư công nghệ, sỹ quan quân đội thấy rõ ràng việc phi chính trị hóa các ngành giáo dục - đào tạo, các lực lượng công an - quân đội là góp phần dân chủ hóa đất nước, xây dựng đất nước hướng Dân Chủ - Đa Nguyên
Cách nói giản dị nhất là giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) cung cấp công dân tương lai đủ sức về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, tay nghê… tham gia vào lực lượng kiến thiết và xây dựng đất nước. Rằng, không nhất thiết phải ý thức hệ cộng sản hay không để tiếp thu kiến thức căn bản: các hàm số toán học, các định luật về tự nhiên của Newton, các phản ứng hóa học,… từ đơn giản tới phức tạp. Bất kể người tham gia hoạt động GD-ĐT đến từ quá khứ chính trị, văn hóa nào, tôn giáo hay sắc tộc nào, đảng phái nào… đều nên tiếp nhận các giá trị văn hóa, trí thức của nhân loại không có làn ranh nào. Thực tế nền GD-ĐT Việt nam mang sắc màu ý thức hệ CS đã để lại cơ man là bất cập về: chương trình GD, quản trị GD, nhân sự, tài chính… đặc biệt là chất lượng sản phảm GD đến nay không thể giải quyết tới mức, gần đây ông Nguyễn Thiện Nhân PTT, từng làm bộ trưởng GD thốt rằng: bất cập về GD hiện nay có trách nhiệm của các đời bộ trưởng GD từ sau 1975! Thực ra ông Nhân nói đúng chỉ một phần rất nhỏ, đúng ra trách nhiệm này phải được nêu là do thể chế chính trị độc tài đã nhuộm đỏ GD-ĐT. Vậy khắc phục bằng cách Phi Chính Trị hóa GD là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết.
Nền GD-ĐT bị chính trị hóa, mang sắc màu cộng sản chỉ đem lại thành tích cho ĐCS với dân để duy trì quyền lực cai trị “hợp pháp”. Mọi thiệt thòi thuộc về dân: đi học mất tiền, mất nhiều tiền so với thu nhập, đem bằng kỹ sư, cử nhân… mà không thể làm việc cho cá nhân, công ty, công sở ngay được. Buộc phải kiếm việc làm bằng mọi cách, kể cả luồn lách, mua, hối lộ…, cả hệ thống trong tình trạng đó.
Bên cạnh đó một bộ phận quan chức giàu có cho con em mình trốn chạy nền GD-ĐT này bằng các cuộc du học tự túc tốn rất nhiều tiền để được giáo dục và đào tạo bởi nền GD-ĐT dân chủ của Tư Bản Đế Quốc… thậm chí ngay từ lúc nhỏ tuổi. Phải chăng đây là cuộc đào tỵ “hợp pháp” trước quốc dân đồng bào?
Không biết đó là đau đớn hay hạnh phúc? Bởi còn phải trả lời là cho ai? Người viết giành cho người đọc hãy trả lời giúp dân tộc và đất nước. Người viết chỉ đặt thêm một câu hỏi nhỏ, tại sao không thể đem nền giáo dục văn minh vào nước mình để con em quan chức cùng con em thường dân cùng học? Đỡ tốn ngoại tệ quốc gia, con em quan chức và quan chức không phải đào tỵ nền GD XHCN vì khi ấy nền GD XHCN đã được thay thế bởi nền GD-ĐT văn minh, hiện đại rồi.
Còn với quân đội (QĐ) và công an (CA) dễ thấy hơn nhiều.
Ở bất kỳ quốc gia nào, lẽ thường lực lượng vũ trang có bổn phận bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an toàn xã hội và đời sống nhân dân và nhà nước dưới thống lĩnh của nguyên thủ quốc gia do hiến pháp quy định. Hiểu như thế thì không có lý do nào giao QĐ-CA cho bất kỳ đảng phái chính trị nào lãnh đạo hay quản lý cả!
Mặt khác, QĐ-CA được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính quốc gia, tức là ngân sách - tiền thuế của dân thì, buộc QĐ-CA phải hành động theo mệnh lệnh của nhân dân, của lương tri dân tộc qua hệ thống luật pháp được nhân dân thông qua gắn với trách nhiệm của người chỉ huy cụ thể được nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm; nhất định không thể phó mặc cho bất kỳ đảng phái nào điều khiển, lãnh đạo được.
Nếu hiểu lêch lạc rằng, QĐ-CA sinh ra để bảo vệ đảng, dân có bổn phận nuôi quân và nuôi dưỡng đảng để đảng dùng QĐ - CA để cai trị dân thì việc chính trị hóa tuyệt đối QĐ-CA nhiều chục năm qua ở VN hoàn toàn dễ hiểu, như là điều hiển nhiên vậy!
Xin lưu ý rằng, chế độ chính trị Dân Chủ Đa Nguyên không chấp nhận chính trị hóa quân đội, công an, giáo dục - đào tạo cũng như các cơ quan công sở hành chính quốc gia khác. Các đảng phái chính trị tự do hoạt động, mà không tự do tùy tiện sử dụng nguồn lực quốc gia: QĐ-CA-GD, tài sản (động sản, bất động sản) thuộc sở hữu quốc gia vào mục đích cá nhân, phe nhóm hay đảng phái.
Thay lời kết:
TỰ DO DÂN CHỦ- ĐA NGUYÊN CHO VIỆT NAM LÀ CẤP BÁCH;
ĐẨY LÙI ĐỘC TÀI, THAM NHŨNG;
TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN HẾT.
Kính trình.
Đinh Đăng Định
----------
-------
Tôi là Đinh Đăng Định, 47 tuổi.
Hiện làm giáo viên tại Trường THPT lê quý Đôn Daknong có chữ ký thứ 629 (đến 18-10-210) bản kiến nghị dừng dự án Bô Xít Tây Nguyên đang phát trên mạng BVN.
Sáng nay(18-10) ông HT trường THPT Lê Quý Đôn - Tuy Đức - Daknong đưa cho tôi giấy mời do Thượng tá Đinh Tấn Lượng trưởng phòng An Ninh Chính Trinh Nội Bộ (CACTNB) sở Công An Daknong ký.
Mời tôi có mặt tại Trụ sở CA huyện Dakrlap hồi 8 giờ sáng mai để làm việc. Không nói lý do.
Suy xét, thấy mình không làm gì liên quan tới chính quyền. Nếu có chỉ là ký vào kiến nghị dừng dự án Bô- Xit do nhóm các nhà trí thức yêu nước: viện IDS cũ và BVN khởi thảo hôm 9-10-2010 đã loan tải trên BVN.
Kỹ hơn một chút tôi còn thấy mình, đã phát biểu tại phiên họp công đoàn ngành GD tỉnh Daknong hôm 14-10-2010 tại VPSGD Daknong, rằng:
1/ Yêu cầu CĐNGD (công đoàn ngành GD) lên tiếng, cứu hai nữ sinh (Thúy và Hằng) ở Hà Giang là nạn nhân bị giới quan chức HG (cầm đầu là cựu CT tỉnh NT-Tô) cưỡng dâm thành phạm nhân đang ở trong nhà giam, ra khỏi nhà giam. Làm thế là góp phần xây dựng môi trường GD thân thiện.
2/ Yêu cầu CĐNGD lên tiếng về dự án Bô-Xít Daknong, tôi kêu gọi giáo chức Daknong ký vào Kiến Nghị đang phát trên mạng truyền thông hợp pháp.
Cả 2 ý kiến đều không nhận được phản hồi đích đáng, dù là phản đối.
Ông CB tuyên giáo LĐLĐ Tỉnh có mặt nói: có quặng thì phải khai thác thôi… Một CBCĐ ở một huyện thì nói: Việc ở Hà Giang cao xa quá!…
Mở ngoặc: tôi là chủ tịch CĐ trường THPT Lê Quý Đôn; UVBCHCĐ ngành GD Daknong. Tuy nhiên, ngay sau giây phút đó, tôi tuyên bố từ nhiệm cả 2 chức vụ, minh bạch trước hội nghị Tổng Kết Năm Học của CĐNGD Daknong. Ra về.
Xét thấy những gì mình đã nói và làm chỉ minh chứng về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của con dân Việt với đất nước; trách nhiệm của một nhà giáo với HS, của bậc phụ huynh với con cái. nhất quyết không thể coi là chống đối nhà nước được.
Hôm nay 18-10-2010 tôi nhận giấy mời do CACTNB gặp, để làm gì? Tôi không thể không đạt nhiều dấu hỏi. Bởi thực tế ở xã hội VN hiện đại tình trạng công quyền (cả CA) tùy tiện hành dân, giết dân là sự thật.
Để bảo vệ an toàn cá nhân, tôi sẽ không tới CA theo giấy mời này chừng nào lý do chính đáng chưa được minh bạch.
Suy xét rộng hơn, thì hôm 9-10-2010, trước giờ Đại Lễ chính 1000 năm Thăng Long.
Tôi có, trả cho VNPT (trạm viễn thông Kiến Đức) một Modem kết nối internet, vì nó kết nối không thành và tôi có viết tờ giấy trả với nội dung (trích nguyên văn): đề nghị VNPT ném modem Made In China này vào mặt bọn… đảng cộng sản chung quốc và hãy chuyển thị trường kinh doanh sang Bắc Hàn và Trung Cộng… Viết thế này chắc cũng không phải tội lỗi gì, nếu tội có CA hãy tìm giùm coi.
Là độc giả thân thiện của trang mạng BVN tôi gửi nơi đây lời cám ơn sâu sắc tiếp nhận thư này và, đề nghị loan tải như một thư ngỏ gửi tới ông Bộ trưởng CA Lê Hồng Anh, ông Bộ trưởng GD Phạm Vũ Luận và Nhà Cầm Quyền tỉnh Daknong và cả ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng nữa văn thư này và lời nhắn:
Yêu nước không có độc quyền;
Tự do ngôn luận là giá trị căn bản của nhân loại.
Độc tài hết thời rồi.
Thưa Quý Ngài.
ĐĐĐ
ĐT 01266745031
mail. dinhdangdinh@gmail.com
-----------
Thầy giáo Đinh Đăng Định đang bị Công An tỉnh ĐakNong đàn áp:
Ngày hôm nay: Công An thị xã ĐakNong - tỉnh ĐakNong, đã triệu tập nhà giáo Đinh Đăng Định, đang dạy học tại thị xã ĐakNông. Theo tin cho biết Công An đã triệu tập thầy Đinh Đăng Định vì Thầy đã phát biểu công khai tại trường, nơi Thầy dạy học. Thầy tuyên bố không úng hộ chủ trương kiên định XHCN của nhà nước CS VN, chỉ trích tư tưởng Hồ Chí Minh là giả tạo và được dựng lên trái với lịch sử, củng như nguyện vọng của kẻ đã qua đời, Công khai tố cáo Nguyễn Trường Tô, vị hiệu trưởng đã cưỡng dâm học sinh .

Ký tên vào kiến nghị thư yêu cầu nhà cầm quyền CSVN dừng ngay việc khai thác Bô - Xít. Viết lên modem dòng chữ trả lại cho Tàu Cộng hàng hóa đã được Viễn Thông tỉnh mua về ....

Chính những hành động chính nghĩa và theo lương tâm của một người Thầy mà hiện nay rất hiếm thấy tại VN, tinh thần yêu nước đã đứng lên tố cáo ĐCS đó: Mà ngày hôm nay chính quyền CS VN, Công An tỉnh ĐăKNông đã triệu tập đến để làm việc, và đặc biệt là làm việc rất nhiều ngày ....

Phóng viên C QQ VNCH đã có cuộc hỏi chuyện với Thầy Giáo Đinh Đăng Định để làm rõ tình tiết sự việc.

Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?

Bỡi vì các ông là ĐẠI BIỂU mà  Đại là TO, BIỂU là BẢO ,Các ông to bảo- Các ông đâu phải là DÂN BIỂU,Dân “nó” BẢO các ông thì mới “đứng về phía Dân”.

Vì dân ít được lên tiếng khi cử đại biểu!

Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?

Thứ Ba, 21/02/2012, 04:43 (GMT+7)
.
TT – Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về việc vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn.
Điều tối thiểu một đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND, nhất là những đại biểu ứng cử ở Tiên Lãng, có thể làm trong trường hợp này là đến với người dân để thăm hỏi, động viên.
>> Xem hồ sơ vụ cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng trên TTO


Bà Thương, vợ ông Vươn, bên căn nhà bị phá sập – Ảnh: Đức Bình
Đó không chỉ là thôi thúc do cái nghĩa, cái tình, lòng trắc ẩn. Với tư cách là người từng về đó hứa hẹn nhiều điều, được cử tri bầu ra thì theo Hiến pháp, các đại biểu phải “liên hệ chặt chẽ” với cử tri Tiên Lãng để “thu thập và phản ảnh trung thực ý kiến, nguyện vọng”; “trả lời những yêu cầu và kiến nghị” của người dân.
Các đại biểu còn phải “xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó”. Như vụ việc này cho thấy có rất nhiều vấn đề công dân cần đến sự đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ của đại biểu dân cử.
Hơn thế, về gặp người dân Tiên Lãng không chỉ vì một vụ việc Đoàn Văn Vươn. Quan trọng hơn, thông tin từ vụ việc này cần phục vụ hoạt động giám sát, chất vấn, ban hành chính sách, pháp luật nói chung. Đại biểu là người chuyển những thông tin thu thập được từ Tiên Lãng (tâm tư, nguyện vọng, con số, sự kiện, hình ảnh, tiếng nói…) ra nghị trường, biến nó thành những câu chất vấn, bài phát biểu, kiến nghị giám sát, thảo luận về Hiến pháp, luật, nghị quyết…
Chẳng hạn, trước những thông tin trái chiều về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (trước khi có kết luận của Thủ tướng), đại biểu HĐND TP Hải Phòng đã có thể kiến nghị thường trực HĐND hoặc các ban của HĐND TP tiến hành một hoặc nhiều phiên giải trình, có tính chất “ba mặt một lời”, để tất cả các bên cùng ngồi một chỗ cung cấp thông tin cho HĐND, làm rõ thông tin để có cơ sở kiến nghị giải quyết.
Tương tự như thế, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, các ủy ban liên quan của Quốc hội như Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ban Dân nguyện hoàn toàn đủ thẩm quyền để thành lập đoàn giám sát, tiến hành các phiên giải trình làm rõ các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Ngay cả sau khi có kết luận của Thủ tướng, từ những vấn đề ở Tiên Lãng, các cơ quan của Quốc hội vẫn có thể tiến hành các phiên giải trình như thế, chẳng hạn về sở hữu đất đai, về sự độc lập của tòa án, về cơ chế khiếu kiện hành chính…
Đặc biệt, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện nay, đây là cơ hội để đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề bộc lộ từ vụ Tiên Lãng như sở hữu đất đai, chính quyền địa phương, tòa án. Hoặc với tư cách nhà lập pháp, đại biểu Quốc hội chính là người sẽ thảo luận và bấm nút thông qua các đạo luật liên quan trực tiếp đến những vấn đề của vụ Tiên Lãng như Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố tụng hành chính, Luật hình sự…
Quả thật, hiện nay đại biểu dân cử gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cản trở trên nhiều phương diện, từ cơ chế bầu cử, kiêm nhiệm, điều kiện làm việc… Nhưng đã nhận lấy “gánh nặng trách nhiệm”, đại biểu không còn cách nào khác là làm hài lòng cử tri qua các việc làm cụ thể như gặp gỡ cử tri, chất vấn, giám sát, thảo luận, tranh luận, thông qua các đạo luật cần cho cuộc sống.
Tiếng vọng của Tiên Lãng cần được dội lại ở nghị trường, đừng để nghị trường lặng lẽ tiếng dân, đừng để Tiên Lãng chìm trong quên lãng ở nghị trường.
NGUYÊN LÂM
Nguồn:  Tuổi trẻ

Vân Long – SỨ THẦN “BẤT NHỤC QUÂN MỆNH” NĂM ẤY…

Trannhuong
Nhân 33 năm chiến tranh biên giới (17-2-1979 — 17-2- 2012,  xin bật sáng một trang lịch sử:

Sứ thần “bất nhục quân mệnh” năm ấy (1639)
Không chỉ có một Giang Văn Minh!

Đọc sử liệu (Bách Khoa tòan thư mở Wikipedia) ta thấy ghi: Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 đời Hậu Lê (1637), Phúc Lộc Hầu Giang Văn Minh  và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm Chánh sứ cùng với 4 phó sứ Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu, 2 sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. (Có lẽ vì hai nhiệm vụ khác nhau này mà cần đến hai sứ đoàn .
Hiện tình lúc đó, nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng, cầm cự với triều Hậu Lê. Nhà Minh áp dụng chính sách ngọai giao hai mặt, mục đích muốn kéo dài cuộc chiến Lê Mạc để nước ta suy yếu, nên vua Sùng Trinh (Minh Tư Tông Chu Do Kiểm) lấy lý do: Vì lệ cũ không có quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó khi chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ (hòng ngăn trở 2 sự việc triều đình ta yêu cầu: công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bác bỏ ngọai giao với nhà Mạc).
Việc thảm sát sứ thần Dương Văn Minh xẩy ra vào ngày 2 tháng   6 Kỷ Mão (1639): gắn trám đường vào miệng và mắt ông, mổ bụng xem to gan lớn mật đến đâu, nhưng cuối cùng vẫn tỏ ý tôn trọng cho ướp xác bằng bột thủy ngân và cho đưa thi hài về nước.
Sử liệu ghi khá rõ và chi tiết về vị Chánh sứ Giang Văn Minh, ghi khá rõ cả danh tính, tước vị chánh sứ thứ hai Nguyễn Duy Hiểu và 4 phó sứ của hai sứ đòan Việt, chỉ rất ít tài liệu ghi lại, hoặc chưa ghi trong Bách Khoa tòan thư mở số phận của vị chánh sứ thứ hai: Thiêm đô ngự sử  Nguyễn Duy Hiểu.
Nhân ngày Nhà Giáo VN 20-11-2011, tôi được dự lễ trao Giải thưởng Nguyễn Duy Thì ở ngay trường trung học phổ thông mang tên Cụ (thuộc xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên-Vĩnh Phúc, chỉ cách ngôi đền chính của vị danh thần đời Lê Trung hưng này khỏang 15 km thuộc xã Yên Lãng, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc). Giải thưởng do hậu duệ của cụ Nguyễn là các ông Nguyễn Duy Mùi, Nguyễn An Kiều đại diện dòng họ lập ra để tưởng nhớ Cụ và hàng năm khích lệ các em học sinh học giỏi của trường (mà bản thân sự đỗ đạt vinh thăng của cha con Cụ đã là tấm gương sáng. Cụ Nguyễn Duy Thì chính là thân phụ của vị sứ thần Nguyễn Duy Hiểu nói trên: cả hai cha con đều thi đỗ Tiến sĩ vào năm 26 tuổi).
Tìm hiểu thêm trong cuốn Các vị tư nghiệp và tế tửu Quốc tử giám tôi được biết thêm: “…Ngót 30 năm phục vụ triều đình, người thời bấy giờ trông cậy, tôn kính Cụ: Cụ thọ 81 tuổi. Nguyễn Duy Thì   là một tể tướng danh tiếng thời Lê Trịnh, được danh sĩ Phạm Đình Hổ viểt trong Tang thương ngẫu lục: “Ông luôn giữ mình ngay thẳng và khéo thay đổi được ý Vua-Chúa”
Thí dụ một buổi, ông đang về nghỉ ở quê Yên Lãng, nghe tin Chúa Thanh vương Trịnh Tráng ngự thuyền rồng đi kinh lý Sơn Tây, tiện đường muốn rẽ vào làng Mông Phụ thăm nhà một bà phi đang được Chúa yêu dấu. Đòan tùy tùng của Chúa tiền hô hậu ủng cờ xí rợp trời, thanh thế uy nghi, lại ngẫu hứng rẽ vào thăm nhà một phi tần. Ông  nghe tin, không khỏi bất bình, khi Chúa qua hạt Yên Lãng, đã ra phục lạy ở bến sông, tâu: “Nay bốn phương không giặc giã, sao lại vì một người đàn bà mà làm nhọc đến sáu quân, như vậy quốc thể còn ra sao nữa?”. Chúa nghe, biết ông nói phải, đang ngần ngừ chưa ra lệnh hồi loan thì ông đã truyền cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên nữa, trái lệnh sẽ trị tội theo quân pháp.
Đó là một hành động thật dũng cảm, cùng lúc làm phật ý Chúa và gây thù óan với bà phi đang được Chúa yêu vì. Tể tướng Nguyên Duy    Thì còn nổi tiếng vì luôn có hành động can gián vua chúa bênh vực bách tính như vụ cứu được dân các làng Thạch Đà, Đình Xá…khỏi bị quân  đội triều đình bức hại.
Còn con trai Cụ: Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu thì sao?
Trong cuốn Các vị tư nghiệp và Tế tửu Văn Miếu Quốc tử Giám ghi  khá chi tiết: “Nguyễn Duy Hiểu (1602-1639) là con trưởng Cụ Nguyễn uy Thì, cùng đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi, khoa thi năm Mậu Thìn(1628) cùng khoa với Thám hoa Giang Văn Minh…Cả hai đều có tên trên bia đá Văn Miếu Quốc tử giám, Hà Nội (bia số 32)…Năm 1637, được cử làm Chánh sứ một đòan đi tuế cống nhà Minh, cùng đi với sứ đòan do cụ Giang Văn Minh làm Chánh sứ, cả hai Chánh sứ đều đã hy sinh (1639), và có ghi trong sách Đăng khoa lục “.
Sử liệu ghi: Linh cữu Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu (mất năm ba mươi bẩy tuổi) do chính cha ông, quận công Nguyễn Duy Thì (sáu mươi bẩy tuổi), được lệnh nhà vua dẫn một đòan lên cửa quan đón thi hài cả hai Chánh sứ về. Hiện đền thờ cụ Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ bảy đạo sắc phong đời vua Lê Thần Tông, có đạo ghi:
“Sắc Nguyễn Duy Hiểu…đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu, do vâng mệnh đí Bắc sứ tuế cống, bị bức hại nên đã chết thảm thương, có công lao vì nước mà yên nghỉ khi đang tại chức, nên gia tặng chức Thị lang Bộ Hình, tước Hầu…” (Các vị tư nghiệp và Tế tửu Quốc tử giám- Hà Nội).
Giai thọai về Thám hoa Giang Văn Minh có lẽ không người Việt nào không biết: Giữa triều đình nhà Minh, khi vua Sùng Trinh muốn làm nhục sứ thần ta bằng cách ra vế đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục  (Cột đồng trụ đến nay rêu đã xanh nhắc đến cột đồng Mã Viện chôn sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, với lời nguyền: Cột đồng này gẫy thì dân Giao Chỉ sẽ bị diệt vong). Chánh sứ Giang Văn Minh trước mặt sứ  thần các nước và triều đình nhà Minh đã hiên ngang đối lại: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng tự xưa còn đỏ máu,  nhắc nhà Minh về ba lần quân phương Bắc bị thua trận trên sông Bạch Đằng). Vua Sùng Trinh bị hạ nhục đã bất chấp mọi quy định bang giao, sai gắn trám đường vào miệng vào mắt cụ, mổ bụng, cho ướp xác bằng thủy ngân để sứ bộ mang về.
Về chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu, tuy sử liệu không ghi chi tiết về nguyên do cái chết, nhưng ta thừa biết với cùng một ông vua Sùng Trinh luôn hạ nhục sứ thần, cùng một thời điểm xẩy ra vụ bị Giang Văn Minh làm nhục, cách ứng xử của vua Minh với Chánh sứ Nguyễn sao có thể khác! Cũng không thể khác khi sứ giả Nguyễn Duy Hiểu cũng biết giữ quốc thể không kém người đồng cấp, đồng nhiệm Giang Văn Minh khi bị vua Minh xúc phạm! Vì vậy ông mới bị bức hại và nhận cái chết thảm thương như lời văn trong đạo sắc phong của vua Lê Thần Tông trích dẫn ở trên!
Chánh sứ Giang Văn Minh sở dĩ được truyền tụng là nhờ giai thoại với vế đối nổi tiếng kể trên, tức đã có văn để tải sử, dễ nhớ dễ thuộc. Nhưng tôi thiết nghĩ không vì thiếu giai thoại để lại mà cái chết vì bảo vệ danh diện quốc gia của Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu kém phần khí tiết!
Một điều đáng quý là con cháu dòng họ này vẫn tiếp nối những đóng góp vẻ vang thời hiện đại như họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ, người đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1925, mà kỹ sư Nguyễn An Kiều, một doanh nhân đại diện cho chi nhánh Điện lực Alstom (Pháp) là người nối dõi, vừa thành lập Giải thưởng hằng năm Nguyễn Duy Thì cho trường phổ thông trung học mang tên Cụ.
Mấy dòng tư liệu trên đây chính xác và chi tiết đến đâu, xin nhường  lại cho các nhà viết sử, các nhà văn xác minh thêm để dọi sáng khí phách một nhân sĩ nước Việt!

Tô văn Trường – NGU NÀO NGU HƠN

Trong dân gian có câu đồng dao: “Làm sao thì có làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi thì có làm chi
Dẫu có ra gì cũng chẳng làm sao”

Dù chẳng làm sao hay dẫu có ra gì thì một trong những phẩm chất để một người được cộng đồng và xã hội tôn trọng đó là nhân cách. Một người bình thường đã vậy. Làm quan càng phải vậy. Quan không có nhân cách thì chả thuyết phục được nhân tâm. Một trong những điểm quan trọng của nhân cách là làm người phải biết liêm sỉ.
Trong nghĩa của từ liêm sỉ bao gồm liêm khiết, và biết điều xỉ nhục. Liêm khiết phải được hiểu là biết vì cộng đồng, vì cái chung chứ không vì cá nhân mình. Biết điều xỉ nhục phải hiểu là biết nhục khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cộng đồng. Một người thường mà không có liêm sỉ thì khó sống với cộng đồng. Còn một ông quan không được lòng dân mà lại còn tham lam, cố giữ ghế thì lại càng vô liêm sỉ.
Nếu là người có văn hóa thì họ sẵn sàng từ chức một cách có văn hóa, thậm chí đến với cái chết cũng là một cách từ chức có văn hóa của người biết liêm sỉ, tuy rằng như thế là cực đoan. Nhưng ở xứ ta, nhiều người đuợc gọi là hoặc tự nhận là có văn hóa thì không hề biết đến hai chữ “từ chức”, ngay cả khi bị cấp trên cao nhất phê bình, nhắc nhở và bản dân thiên hạ làm cho muối mặt họ cũng tìm cách chống chế để khỏi bị cách chức. Giá như những kẻ ấy mạnh dạn từ chức khi sai phạm đã rõ ràng thì thanh danh và thể diện còn giữ đuợc phần nào. Chỉ e rằng đến khi dân chúng  phẫn nộ, la ó, phản đối quá trời và cấp trên “mạnh tay” thì một chút thanh danh, thể diện cũng chẳng còn. Chuyện các quan chức Hải Phòng trong vụ Tiên Lãng là một thí dụ điển hình. Càng nghĩ, lại càng buồn và xấu hổ cho cho cái thiếu hụt về văn hóa từ chức ở nước ta.
Dư luận cả nước đang xôn xao bàn luận về việc bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến “nói chuyện thời sự” tại câu lạc bộ Bạch Đằng là nơi sinh hoạt của các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu sáng ngày 17/2. Nội dung chủ yếu là vụ cưỡng chế đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn trái với kết luận của Thủ tướng. Người dân có quyền đặt ra các câu hỏi:
1.     Đây là cố tình chống lại sự thật hay là chống lại quyết định của Thủ tướng?
2.     Chân lý chỉ có một. Ông Nguyễn Văn Thành đúng thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sai hoặc ngược lại. Vậy ai đúng, ai sai? Nhân dân đã trả lời trên các phương  tiện thông tin đại chúng, chỉ có ông Thành và “ê kíp” là cố tình không hiểu!
3.     Đây là việc rất hệ trọng không phải chỉ riêng ông Nguyễn Văn Thành mà là vấn đề  hệ thống chính trị của những người đương chức lãnh đạo Hải Phòng và suy rộng ra là của cả nuớc.
Có  ý kiến thắc mắc hỏi không hiểu vì sao nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lại có mặt cùng buổi nói chuyện với ông Thành? Ai ở Trung ương “chống lưng” cho ông Thành thì chưa có bằng chứng nhưng  chắc chắn không phải ông Vũ Khoan,  một người có phẩm chất và trình độ biết rõ  phân biệt đúng sai.
Trong lúc chờ cái gì đến sẽ đến, tạm thời chiêm nghiệm mấy vần thơ đuợc lưu truyền trong dân gian về Hải Phòng :
“Hải Phòng tuy thế mà tồ
Sông thì
Lấp lại mà Đồ đem Sơn
Cảng thì Cấm, chợ thì Con
Lại thêm chợ Đổ còn buôn bán gì
Cầu thì
Rào lại không đi
Lại đi cầu
Đất còn gì ngu hơn”

Ghi chú: Hải Phòng có các dịa danh nổi tiếng như sông Lấp, Đồ Sơn, chợ Đổ, cầu Rào, cầu Đất cùng với hoa phượng đỏ, nay lại nổi danh khắp hoàn cầu nhờ có tiếng súng hoa mai Tiên Lãng sẽ đi vào lịch sử bách khoa toàn thư của nhân loại. Đúng là không còn cái gì ngu hơn!
Tô Văn Trường

Thơ : Nguyễn thị Thúy Ngoan – XUÂN NÀY TIÊN LÃNG


Trannhuong
Tết này Tiên Lãng đón xuân
Hoa không nở – để nghẹn vần thơ hay
Trên trời những đám mây bay
Cộng mưa, tích nắng bao ngày bão giông
Đầm hoang, bãi sú giữa đồng
Mồ hôi, nước mắt, dòng sông lở bồi !
Nhân tình thế thái đầy vơi
Bao giờ “đầy tớ” thành người của dân???
Thủ tục hành chính giảm dần
Chính quyền cầm lái cho dân tới bờ!
Buồn như Tiên lãng bây giờ
Đưa quân cưỡng chế bất ngờ cuối năm
San bằng nhà cửa chỗ nằm
Dựng lều, gió bấc, căm căm hỡi người?
Chị Hiền:  khấn vái giữa giời
Khói hương xiêu bạt… đầy vơi nỗi buồn!…
Anh nông dân Đoàn Văn Vươn
Chân tường dồn đến – nguồn cơn  giãi bày
“Súng hoa cải” nở tung bay
Ngồi tù cũng chấp – cho ngày sáng hơn!
   17/2/2012
* Chị Hiền vợ anh Đoàn Văn Vươn

Trần đình Trợ – CÃI VỚI THẰNG NGU


Trannhuong
Ngày trước, có hai kẻ cãi nhau. Một người bảo: “Hai cộng hai bằng bốn”. Đứa kia cãi: “Hai cộng hai bằng ba”. Họ cãi nhau rất hăng. Cãi mãi, cuối cùng kéo nhau lên cửa quan.
Quan phán: Đánh thằng “Bằng ba” một roi, vì tội ngu. Anh “Bằng bốn” cảm ơn quan, định về, quan bảo: Khoan, đánh thằng “Bằng bốn” mười roi. Anh kia hoảng hốt kêu oan, quan giải thích: “Nó phạm tội ngu, nên chỉ cần một roi, mi cãi với thằng ngu, phải phạt nặng hơn. Tội cãi thằng ngu”.
Ông quan xử ẩu thế, chắc muốn khuyến cáo mọi người nên tránh thằng ngu.
Gần đây, ở Tiên Lãng lại có cãi nhau đúng chuyện hai cộng hai. Anh nông dân Vươn bảo: “Hai cộng hai bằng bốn”, đứa hào lý tên Liêm nói: “Bằng ba”. Lại có một quy ước từ lâu là: “Khi nào hai cộng hai bằng ba thì anh Vươn sẽ mất toàn bộ sản nghiệp”. Có lẽ vì thế, nhiều hào lý trong vùng ra mặt ủng hộ Liêm.
Vươn và Liêm kéo nhau lên cửa quan. Sau khi bàn đi tính lại, quan phán: “Hai cộng hai bằng ba, thằng Vươn mất nhà”.
Nhằm vào ngày Tết, bọn Liêm dẫn tráng đinh, lính lệ đến cướp nhà Vươn. Vươn trong nhà bắn ra làm lính bị thương. Vươn bị tống ngục, nhà bị san phẳng, chó mèo bị ăn hết.
Chuyện vỡ lỡ, bàn dân thiên hạ phản đối và cười chế nhạo. Cười đến mức vua nghe được, vua bèn cho các đại thần ngồi tính. Sau một tháng, các quan thưa: “Hai cộng hai bằng bốn”.
Thế là nhà vua tuyên cáo: “Hai cộng hai bằng bốn. Liêm và đồng bọn phạm tội ngu. Vươn phạm tội cãi thằng ngu”.
Dân chúng hô: “Vạn tuế, hai cộng hai bằng bốn, bệ hạ anh minh”.
Hô xong, họ ngơ ngác hỏi nhau: “Bọn thằng Liêm khôn hơn rặm, sao kết tội ngu, mà tại sao lại có tội danh cãi thằng ngu?”
Trần Đình Trợ

Thơ :Hoài Giang – TƯỞNG NHỚ SƠN *

Trannhuong
Chúng mình lớn lên
Cùng con phố nhỏ
Co Sàu đường đá
Co Sàu những cây gạo đỏ hoa
Co Sàu có hai giếng đá
Tựa như hai mắt Rồng
Sơn ơi ! em có nhớ không?
Cái thủa đánh khăng đánh đáo
Cái thủa chơi trốn chơi tìm
Cái thủa lên rừng hái củi
Cái thủa phát rẫy làm nương
Anh đi lính
Em đi công trường
Mỏ Man gan Trà Lĩnh
Ngày biên giới thanh bình
Chúng nó đến
Đốt nhà
Giết người
Cướp của
Một nẻo trời biên ải
Tan hoang khói lửa
Co Sàu không còn phố nữa
Những ngôi nhà vỡ vụn ngói âm dương
Đình chợ tan hoang
Đạn chúng nã vào các bản làng
Giết bao bà già em nhỏ
Chúng đốt sách
Phá đường
Em
Chàng trai công trường trên mỏ
Cầm súng chặn thù
Trong hang đá khét đặc khói lốp cao su
Khói nhuộm đen em
Máu tim vẫn đỏ
Môi vẫn cười
Mắt vẫn trừng trừng mở
Anh về Co Sàu
Lên nghĩa trang
Tìm em
Dòng tên còn đó
Ngôi sao còn đó
Ngày hy sinh còn đó
Trời Co Sàu bừng lên ráng đỏ
Anh thấy em về
Mắt vẫn trừng trừng mở
Như nhắc hoài
Mối thù này
Không thể nào quên!
Trùng Khánh 26/8/2011
* Bế Sơn hy sinh tại Mỏ Man gan Trà Lĩnh Cao Bằng
Tháng 2 năm 1979

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Càng làm việc sai bao nhiêu, lợi ích cá nhân càng nhiều bấy nhiêu cho nên không giải quyết được.” (*)


Boxitvn

clip_image002
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước


“Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc. Nếu không, cứ để tình trạng ‘trên bảo dưới không chấp hành’ thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.” – Tướng Nguyễn Quốc Thước.
UB kiểm tra TW Đảng phải về làm việc ngay với CLB Bạch Đằng
- Phóng viên: Một số cán bộ lão thành của Hải Phòng vừa có báo cáo – kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải hôm 17/2 về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng tại buổi nói chuyện với CLB Bạch Đằng. Ông nhìn nhận thế nào về sự việc này?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi cho rằng việc ngay bây giờ phải làm là UB giám sát kiểm tra TW Đảng, Thanh tra Chính phủ cần về ngay CLB Bạch Đằng tìm hiểu sự việc cụ thể. Nếu đúng mọi việc diễn ra như trong đơn thư của mấy vị lão thành cách mạng này thì sự việc thật sự nghiêm trọng, thậm chí sẽ có chấn động hơn việc ông Đoàn Văn Vươn. Hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.

Nhiều người cho rằng, đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không gây bức xúc lòng dân đến như thế nếu không vì các quan chức Hải Phòng liên tiếp có những phát ngôn không phù hợp. Nhưng nay ngay cả khi Thủ tướng đã có kết luận mà vẫn tiếp tục như vậy thì phải nhìn sâu vào hiện tượng này là gì?
Từ hôm Thủ tướng có kết luận đến giờ, tôi thấy các cấp của Hải Phòng đều hứa hẹn: sẽ tự kiểm điểm nghiêm khắc rồi kiểm điểm tập thể hàng loạt. Nói thế ai chẳng nói được. Chỉ nói cốt để xoa dịu tình hình và làm nhẹ tội, nhưng cụ thể ‘nghiêm túc’ là thế nào, ‘kiểm điểm tập thể’ là thế nào, hay nghĩa là chẳng ai cả.
Nghiêm nghĩa là trong tập thể phải có cá nhân, cụ thể là người lãnh đạo cao nhất. Nghị quyết TW 4 đã xác định: Người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, bộ ngành phải chịu trách  nhiệm trước hết. Chỉ khi trách nhiệm được quy về một cá nhân cụ thể mới giải quyết được tình hình.
Ngay từ hôm Thủ tướng mới đưa ra kết luận, tôi đã có ý kiến TW phải trực tiếp giám sát việc thực hiện của Hải Phòng, nếu không cứ thế này chỉ đạo của Thủ tướng sẽ không có kết quả, mà như thế hậu quả thậm chí sẽ còn nặng hơn lúc vụ việc bùng nổ.
Hải Phòng chưa thực sự tự phê bình
Điều gây bất bình cho các cán bộ hưu trí ở chỗ ông Thành có những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch – trốn nợ thuế – không có tí công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn…”. Nhưng người ta thấy khó hiểu là vì sao chính Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người đã từng đứng ra chủ trì họp báo công bố kết luận của Hải Phòng, xử lý kỷ luật các quan chức Tiên Lãng làm sai thì nay, trong một cuộc họp thông tin nội bộ lại có phát ngôn khác?
Tôi không được trực tiếp dự cuộc họp đó nên không biết chính xác ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã phát biểu những gì. Chính vì thế tôi kiến nghị UB kiểm tra Đảng về Hải Phòng làm việc ngay.
Nếu đúng ông Thành đã phát biểu như những gì các vị lão thành cách mạng Hải Phòng phản ảnh, thì tôi có thể nói rõ ràng: con người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng chính là Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Cũng chính người đó đã từng dự họp với Thủ tướng và như này là người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng. Việc này nếu không xử lý nghiêm túc thì hậu quả sẽ không dừng lại ở Hải Phòng. Nhân dân Hải Phòng và cả nước khi nghe người đứng đầu thành p phố phát biểu thế này, họ sẽ không bao giờ tin TW sẽ giải quyết vụ này triệt để và hợp lý.
Tôi thấy Hải Phòng vẫn chưa thực sự tự phê bình sau kết luận của Thủ tướng; chưa thống nhất với kết luận của Thủ tướng, cũng tức là của Bộ Chính trị. Chắc chắn Thủ tướng không thể tự mình nói ngược với ý kiến của Ban bí thư, Bộ Chính trị.
Hậu quả sẽ không biết sẽ đi về đâu.
Phải chăng những sự việc đang diễn ra ở Hải Phòng cho thấy điều mà nhiều người đã cảnh báo lâu nay về hiện trạng “trên bảo dưới không nghe”?
Khi vụ việc xảy ra, nhiều người có trách nhiệm ở Hải Phòng từng phản ánh lại với tôi: Tiên Lãng chỉ là hệ quả của hàng chuỗi sự việc về đất đai của Hải Phòng như vụ Đồ Sơn, vụ Quảng An và vụ chính quyền Hải Phòng định khai trừ Đảng một đại tá an ninh, người đấu tranh chống tham nhũng – tiêu cực …
Những vụ việc trước chưa được giải quyết thấu đáo nên những người có quyền hành bất chấp tất cả mới dẫn đến vụ thứ tư là Tiên Lãng. Vụ Tiên Lãng diễn ra ở mấy chục ha đất nhưng lại lớn vì nó dính đến một loạt chuyện hệ trọng không được giải quyết dứt điểm, rốt ráo.
Tôi nhắc lại, nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có thể hi vọng Hải Phòng sẽ “tự xử” một cách nghiêm túc hay đã đến lúc TƯ cần phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa?
Đến giờ này tôi thấy tập thể lãnh đạo của Hải Phòng thực sự có vấn đề. Chưa từng có vụ nào rộ lên như Tiên Lãng thế này. Theo tôi nguyên nhân cũng bắt nguồn từ đất, Hải Phòng là thành phố lớn, giá trị đất của Hải Phòng ngày càng cao. Càng làm việc sai bao nhiêu, lợi ích cá nhân càng nhiều bấy nhiêu cho nên không giải quyết được. Vụ sau chồng lên vụ trước, sai lại càng sai mãi.
Nếu vụ Tiên Lãng này mà Hải Phòng giải quyết từ huyện trở xuống là không đúng. Làm gì có chuyện một việc lớn như vậy mà Thành ủy, từ bí thư, chủ tịch không biết gì cả thì các anh ngồi đó quanh  năm làm những gì?
Thủ tướng đã ra kết luận, nhưng nếu Hải Phòng không xử lý triệt để từ bí thư, chủ tịch trở xuống thì kết luận của Thủ tướng không thể đi đến đích được.
Ngay việc để ông Thoại, ông Ca đứng trong công tác điều tra đã cho thấy Hải Phòng làm rất dở. Cứ cho là ông Thoại, ông Ca điều tra thực sự khách quan trung thực thì sau toàn bộ những việc các ông làm – nói, vẫn cực kỳ phản cảm; dân không còn tin các ông nữa.
Tôi kiến nghị Trung ương phải đưa không chỉ mấy ông đó, mà cả những người chịu áp lực từ Hải Phòng phải đứng bên ngoài công tác điều tra. Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc.
Nếu không, cứ để tình trạng ‘trên bảo dưới không chấp hành’ thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.
Hoàng Hường (thực hiện)
(*) Nhan đề của BVN; bài trên VietNamnet vốn có tên là Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát.
Nguồn: vietnamnet.vn
Được đăng bởi bauxitevn

Hóc búa Tiên Lãng

Phạm Hồng Sơn – Boxitvn

Nói theo ngôn ngữ của những người thích chơi cờ thì bà già Lê Hiền Đức đã đi một nước chiếu tướng làm ngỡ ngàng cả làng cờ Việt Nam trong vụ Tiên Lãng. Sau tiếng súng ở Tiên Lãng, nhiều người còn chưa hết bàng hoàng, bối rối hay mới chỉ dám đưa đẩy thăm dò thì người được Giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2007 đã ra ngay tuyên bố: “Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn. Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông… chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Tuyên bố đã làm cả những “kỳ thủ” hết sức uy tín phải lên tiếng thán phục, có vị còn tự nhận làm “em” bà già Lê Hiền Đức, dù hơn hẳn 5 tuổi. Sau tuyên bố trên, ông Thủ tướng, không phải quan tòa nhưng là một trong “tứ trụ triều đình”, cũng phán dứt khoát trước công chúng rằng: ”Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn.”

Chắc “bọn cướp ngày” ở Tiên Lãng, Hải Phòng chuyến này tự biết không thể hy vọng sẽ được  che chắn như vô vàn các vụ việc cướp đoạt khác. Làm gì có ai trong “triều đình” luôn coi Đảng, Bác là mẫu mực lại không tuân theo đòi hỏi chính đáng của một cụ già cả đời luôn tin theo Đảng và lại đã từng là cháu ngoan, liên lạc tin cẩn của Bác?
Nhưng, câu chuyện trong thiên Lương Huệ Vương của sách Mạnh Tử, có từ cách đây mấy ngàn năm, có thể mang lại một cách nhìn khác:
“Mạnh tử hỏi Tề Tuyên Vương: giả sử có bề tôi của nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân, nhờ trông nom giúp, để sang chơi nước Sở có việc, mà kịp đến khi về, mới biết bạn mình để cho vợ con đói rách, thì người ấy nên xử với bạn thế nào?
Vua nói: Phải tuyệt giao.
Mạnh Tử lại hỏi: Giả sử có người làm quan sĩ sư không trông nom được thuộc viên, lại để cho hình ngục sai lầm, công việc phế khoáng, thì nhà vua nên xử như thế nào với viên quan ấy?
Vua nói: Nên cách chức.
Mạnh Tử nói: Thế thời, làm vua một nước mà không lo sửa sang việc chính trị giao thương để đến nỗi trong nước không được bình trị, thì trách nhiệm tại ai và nên xử trí như thế nào?
Vua nghe nói, ngoảnh bên tả, bên hữu, rồi lảng sang chuyện khác.”
Đến đây, kẻ đang viết những dòng này vẫn nghĩ rằng những “quan trên” của “bọn cướp ngày” ở Tiên Lãng, Hải Phòng sẽ không thể lảng như Tề Tuyên Vương đã lảng. Họ sẽ phải làm dịu sự phẫn nộ tỉnh táo của cụ bà Lê Hiền Đức và nhiều người khác. Người viết chỉ hình dung thêm, các bị cáo, những người đã chà đạp lên mồ hôi, máu và nước mắt của gia đình nông dân họ Đoàn, trước tòa đều cúi đầu nhận tội, ăn năn hối lỗi vì đã có những hành động liên quan tới đất sai pháp luật, gây tổn hại uy tín của chế độ, làm cho con dân ai oán, điêu đứng. Trong lời cuối cùng dành cho bị cáo, các bị cáo đều không xin hưởng lượng khoan hồng, tha tội hay ân giảm hình phạt, mà chỉ đồng thanh hỏi lại chủ tọa: Xin quí tòa cho biết thế còn những ai oán, xương máu của con dân, tiên tổ ở Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa hay Tây Nguyên bao giờ được làm rõ?
Nếu hình dung vừa nói sẽ là sự thật thì xử lý vụ Tiên Lãng thật không đơn giản. Nhưng có lẽ hình dung vừa nói đã lạc hậu. Những viên chức, công bộc tham tàn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đang lộ diện trước dư luận rất có thể đều đã đặt câu hỏi (giả định vừa rồi) với tất cả các lãnh đạo cấp trên của họ cả rồi. Nếu không, thì tại sao suốt những ngày qua không có một lãnh đạo trung ương, đương hay cựu, nào nhắc đến vong linh, xương máu của hàng vạn người lính, đồng bào đã thấm đẫm dọc biên cương phía Bắc Tổ quốc cách đây 33 năm?
P. H. S.
Nguồn: procontra.asia

1.000 chữ ký, muôn vạn tấm lòng…

Hà Văn Thịnh  – Boxitvn

Trong lịch sử 65 năm của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là CHXHCN VN), chưa bao giờ có một sự kiện đặc biệt (với mọi nghĩa) như sự kiện Tiên Lãng: Lần đầu tiên người dân dùng súng (chưa phải là vũ khí quân dụng) để chống lại một lực lượng cưỡng chế đông đảo chưa từng có (tỷ lệ là mỗi người dân phải đương đầu với 20 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng… 1/3 con chó berger!). Cũng là lần đầu tiên, sự bức xúc của toàn xã hội đã dâng đến đỉnh điểm bởi vụ cưỡng chế diến ra một cách vô pháp, vô luân, dã man chưa từng có: Ủi bỏ nhà dân, bắt người tống giam, cướp đất đai ngay giữa mùa Đông lạnh giá và tết nhất đang đến gần. Và đây cũng là lần đầu tiên dư luận phản ứng rất nhanh và hết sức mạnh mẽ bởi hầu như ai cũng biết chủ tịch anh cướp đất của dân để giao cho chủ tịch em là sự trắng trợn chưa từng có… Cùng với những “kỷ lục” của sự nhức nhối, đau buồn trên đây là kỷ lục rất đáng trân trọng – tự hào: Chỉ chưa đầy một tuần sau khi phát động (14.2) đã có hơn 1.000 chữ ký từ khắp nơi trên thế giới, trên cả nước gửi về…

Tính chất đồng tâm, thống nhất đó phản ánh rằng đã và đang thực sự có một bước chuyển biến về chất trong làn sóng yêu chuộng tự do, công lý; chống lại áp bức, cường quyền và lũ sâu bọ thối nát đang nhan nhản ở nhiều địa phương; sự tỉnh thức được đồng vọng rộng khắp và hết sức quyết liệt cũng như lần đầu tiên, hầu như đã không còn ranh giới giữa lề phải, lề trái trên các phương tiện truyền thông, báo chí…
Đọc qua danh sách của 1.000 chữ ký được công bố, chúng ta thấy có không ít những xúc động, bất ngờ. Một cháu nhỏ viết: “Con tên là Lê Hoàng Công Phụng, 14 tuổi sống ở Hoa Kỳ. Xin được ký tên vào bản kiến nghị xin trả tự do cho anh em bác Đoàn Văn Vươn. Con rời khỏi Việt Nam lúc 8 tuổi. Con thường đọc báo mạng trong nước để không quên tiếng Việt. Con không mắc cỡ, đi ngoài đường con lượm từng đồng cent để có tiền đóng góp cứu trợ người dân bị lũ lụt, Xin nhà nước hãy thương người dân miền quê trồng lúa, đánh cá… Xin đừng làm họ đau khổ. Con xin cảm ơn các bác” (để nguyên cả lỗi chính tả).
Có lẽ, khi đọc những dòng trên, không có người có lương tri nào không xúc động trước lời thỉnh cầu thống thiết và đau đớn ấy.
Trong bản danh sách trên, chúng ta thấy có đến 35 chữ ký được gửi đi từ Hải Phòng (69, 90, 95, 97, 187, 190, 251, 253, 254, 286, 539, 543, 544, 545, 546, 623, 631, 655, 679, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 712, 713, 714, 715, 716, 717, 726, 740, 806 và 898). Trước đây, thường thì các vụ phản đối quan chức địa phương, có rất ít người có hộ khẩu ở địa phương đó tham gia vì họ sợ liên luỵ. Việc có hàng chục người Hải Phòng đã vượt qua nỗi sợ một cách rất đáng ghi nhận như thế đã nói lên thật nhiều ý nghĩa…
Đặc biệt trong số 35 chữ ký của Hải Phòng, có chữ ký của các quan chức đương nhiệm như Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Hải Phòng (712), Phó Bí thư Đảng uỷ xã (717), Chủ tịch xã (707), Phó Chủ tịch xã (708) (cũng xin tính thêm có một chủ tịch Phường ở TP HCM xa xôi (804). Nếu người viết bài này không nhầm thì đây là lần đầu tiên các quan chức đương nhiệm ở cấp phường xã – những người sẽ phải chịu nhiều hệ luỵ nhất khi công khai “chống” lại các quan chức cao cấp đang nắm giữ “số phận” quan trường của mình – đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị. Xin nhường lời bình luận cho những ai quan tâm.
Sẽ còn có nhiều chữ ký nữa và, không một thế lực nào có thể cản nổi cuộc đấu tranh cho lẽ phải và tự do, minh bạch. Rất tiếc khi phải nói rằng các quan chức như ông Thành, ông Thoại, ông Hiền, ông Liêm… có đọc những dòng chữ xúc động của Lê Hoàng Công Phụng hay không? Nếu đọc, các vị tham quan nghĩ sao khi một đứa trẻ 14 tuổi phải đau xót van xin rằng, “Xin nhà nước hãy thương người dân miền quê trồng lúa, đánh cá… Xin đừng làm họ đau khổ”!?
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Đoàn Văn Vươn


Tống Văn Công – Boxitvn

image Tiếng bom của anh rung chuyển núi sông!
90 triệu đồng bào hướng về Tiên Lãng.
Lương tri bốn biển bàng hoàng
Lời dân lành cất lên bằng thuốc nổ!
Một cựu binh hiến tuổi trẻ xây nền chế độ
Một kỹ sư vươn lên sóng dữ, tìm ước mơ
Vầng trán rám đen, tóc cháy râu ngô.
Kìa đôi mắt, hãy nhìn đôi mắt!
Cạn kiệt niềm tin, ứ đầy u uất.

Đôi mắt ấy không thấy đường đi tới,
Trời sập đen, không tìm thấy đường lui!
Khi tòa án đánh lừa thần công lý
Khi bạo quyền giả danh cưỡng chế
Cả nước đầy những tiếng dân oan.
“Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Câu ca dao đã chết, đột nhiên sống lại.
“Người cày có ruộng!”, ước mong giản dị,
Tưởng đã giành được, hóa ra mơ hồ!
Sắp Tết! Chúng ào tới đập bát hương trên bàn thờ,
Giật bát cơm trên tay trẻ nhỏ,
Giập lửa bếp, tắt niềm vui người vợ!
Ôi, phải đem mạng sống hòng thay đổi thế cờ!
Lột mặt nạ kẻ mạo danh nhân dân, hiện nguyên hình kẻ cướp
Những kẻ mồm rao giảng pháp quyền, chân giẫm đạp mọi nguồn sống.
Chặn tay chúng! Giải oan cho muôn vạn dân oan!
Ý chí Đoàn Văn Vươn vang lên trong tiếng nổ
Nguyện vọng 70 triệu nông dân, bé họng, thấp cổ
Mạnh như ý Trời!
18-2-2012
T. V. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Vụ án Tiên Lãng: tình tiết mới chứng tỏ ông Vươn vô tội


Hoàng Kim (Đồng Tháp) – Boxitvn

Ngày 8/2/2012, trên Bauxite Việt Nam, khi chưa có kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã viết bài: “Vụ án Cống Rộc, huyện Tiên Lãng: anh em ông Đoàn Văn Vươn vô tội”.
Trong bài viết trên, tôi biện hộ cho ông Vươn chủ yếu dựa vào tiền lệ án sử ở vụ án Nọc Nạng, và dựa vào quan niệm đạo đức nhân bản của mọi người.
Nay, có những tình tiết mới từ kết luận của Thủ tướng và từ Tòa án Tối cao, chứng tỏ rằng ông Vươn vô tội, tôi sẽ biện hộ cho ông Vươn dựa vào Bộ Luật Hình sự.
Trong bài viết này chủ yếu tôi sử dụng bài: “Một số vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của Thạc sĩ Đinh Văn Quế đăng trên trang mạng của Tòa án Nhân dân Tối cao và Bộ Luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 trên trang mạng Wikisource.

Những tình tiết mới
Ngày 10/2/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận UBND huyện Tiên Lãng sai toàn diện: “Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai, nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”.
Trong phiên tái thẩm chiều ngày 15/2 Tòa Hành chính Tòa án Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, để xem xét lại từ đầu vụ ông Đoàn Văn Vươn, vì những sai lầm của Tòa án huyện Tiên Lãng và Tòa án thành phố Hải Phòng.
Với kết luận của Thủ tướng và phiên tái thẩm của Tòa Hành chính Tòa án Tối cao, thì vụ án của ông Đoàn Văn Vươn chống lại đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã xuất hiện tình tiết mới, nên không thể khởi tố ông Vươn về tội “giết người, chống người thi hành công vụ”, mà phải áp dụng Điều 25 khoản 1 Bộ Luật Hình sự để miễn trách nhiệm hình sự cho ông Vươn: “Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.”.
Ông Vươn phòng vệ chính đáng chứ không phạm tội giết người, chống người thi hành công vụ
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao thì hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau dây:
1- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
2- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
3- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
4- Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Chúng ta hãy xem xét bốn dấu hiệu trên trong vụ án của ông Vươn.
1) Đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng thực hiện quyết định cưỡng chế 40,3 ha đất của ông Vươn trái pháp luật (theo kết luận của Thủ tướng, và theo kháng nghị của Tòa án Tối cao), tức là xâm hại đến lợi ích cần phải bảo vệ của ông Vươn, nếu để đoàn cưỡng chế tước đoạt hết 40,3 ha đất thì ông Vươn sạt nghiệp, không có tiền trả nợ, không có tiền trả nợ thì chủ nợ sẽ xiết hết tài sản cửa nhà. Không còn đất để làm phương tiện sinh sống thì lấy tiền đâu mua gạo, không tiền mua gạo thì cơm đâu mà ăn, không có cơm ăn mà nợ nần bủa vây, gia đình ông Vươn chỉ còn cách trốn sang xứ khác vác bị ăn xin. Vậy hành vi tước đoạt 40,3 ha đất này có tính chất cực kỳ nguy hiểm cho ông Vươn và gia đình.
2) Ngày 5/1/2012 đoàn cưỡng chế đang đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho 40,3 ha đất của ông Vươn.
3) Đoàn cưỡng chế trên 100 người có công an, bộ đội, nên để ngăn đoàn cưỡng chế tước đoạt đất sai pháp luật ông Vươn phải tích cực chống lại sự xâm hại bằng cách cho nổ chất nổ tự chế để cảnh cáo, nhưng đoàn cưỡng chế vẫn áp sát vào nhà, buộc ông Vươn nổ súng hoa cải.
4) Để gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công của đoàn cưỡng chế sai pháp luật, bên ông Vươn có 3 người, vủ khí bên ông Vươn là hai khẩu súng hoa cải tự chế, và hai gói chất nổ tự chế, ông Vươn cho nổ một gói chất nổ tự chế và bắn một số phát đạn hoa cải vào đoàn cưỡng chế làm bị thương 6 người.
Ngược lại, đoàn cưỡng chế sai pháp luật có trên 100 người gồm cả công an, bộ đội, vũ khí của đoàn cưỡng chế là súng quân dụng AK 47, khiên chống đạn, chó nghiệp vụ…
Đoàn cưỡng chế trên 100 người có cả công an, bộ đội chứng tỏ chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ tiêu diệt mọi kháng cự của ông Vươn bằng sức mạnh quân sự.
Đặc biệt, việc quân sự hóa đoàn cưỡng chế bằng cách đưa sai pháp luật bộ đội vào đoàn cưỡng chế, chứng minh chính quyền huyện Tiên Lãng coi gia đình ông Vươn như kẻ thù cần tiêu diệt.
Qua đó chúng ta nhận thấy: ông Vươn có đủ bốn đặc điểm chứng minh rằng ông phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến cho rằng ông Vươn có tội khi chống lại đoàn cưỡng chế. Tiêu biểu cho ý kiến này là phát biểu của ThS Phan Anh Tuấn, Trưởng Bộ môn Luật hình sự (ĐH Luật TP.HCM) (xem bài “Tranh luận về tội danh ông Vươn”):
“Về nguyên tắc, một quyết định hành chính có hiệu lực phải được thi hành. Còn quyết định đó đúng hay sai, người dân có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Nếu họ không chấp hành, chống lại lực lượng cưỡng chế bằng vũ lực, dùng hung khí, vũ khí… thì hành vi đó là chống người thi hành công vụ, bất kể có oan ức hay không.”. (3)
Ông Thạc sĩ Phan Anh Tuấn phân tích tội danh của ông Vươn, nhưng chỉ ở thời điểm ngay lúc anh chống lại đoàn cưỡng chế, mà không hề xét đến tình tiết mới là kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tuyên án tái thẩm của TAND Tối cao về vụ Tiên Lãng, vì thế, đã bỏ sót điều 25 khoản 1 trong Bộ Luật Hình sự.
Vì về nguyên tắc, một quyết định hành chính đúng pháp luật có hiệu lực mới buộc phải thi hành. Một quyết định hành chính có hiệu lực nhưng sai pháp luật, người dân không những không buộc phải thi hành mà còn có quyền kháng cự.
Luật pháp nào lại buộc người ta phải chấp hành một quyết định hành chính sai pháp luật?!
Khi chưa có kết luật của Thủ tướng, và kháng nghị của Tòa án Tối cao, do không biết Quyết định cưỡng chế là đúng hay sai pháp luật, nên có thể truy tố ông Vươn tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Khi Thủ tướng đã kết luận Quyết định cưỡng chế là sai pháp luật thì không còn cơ sở nào để truy tố ông Vươn tội giết người, chống người thi hành công vụ.
Thạc sĩ Tuấn kêu ông Vươn phải “khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa án”, chứ không được chống đoàn cưỡng chế, xin Thạc sĩ Tuấn hướng dẫn giùm: Ông Vươn phải khiếu nại lên cấp cao nào nữa? Thời hiệu kháng cáo đã hết, Tòa án thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 02/2010/HCPT đình chỉ việc xử phúc thẩm, vậy ông Vươn phải kêu ở đâu? Ai xét xử cho ông Vươn khi thời hiệu kháng án sơ thẩm đã kết thúc? Khi mà Tòa án thành phố Hải Phòng đã xử phúc thẩm?
Thạc sĩ Tuấn có lẽ không biết rằng: Ông Vươn đã bị Tòa án Thành phố Hải Phòng lừa gạt ký rút đơn kháng cáo, và mặc dù trong đơn rút đơn kháng cáo ông có thòng thêm câu: “Nếu Tiên Lãng không cho ông thuê lại đất thì đơn này không có giá trị”. Vậy mà, Tòa án thành phố Hải Phòng vẫn xử phúc thẩm vắng mặt ông căn cứ vào đơn xin rút kháng cáo mà không hề quan tâm đến câu thòng của ông Vươn.
Tại phiên xử tái thẩm, Tòa án Tối cao đã tuyên phán: Tòa án thành phố Hải Phòng vi phạm luật tố tụng nên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Cả đoàn người hùng hùng hổ hổ đến tước đoạt tài sản của ông Vươn một cách trái pháp luật, mà Thạc sĩ bảo ông Vươn phải ngồi im đưa tài sản cho người ta lấy, rồi đi kiện mà không biết kiện ở đâu, là ý kiến nghe chẳng lọt lỗ tai.
Rất nhiều người có quan niệm rằng đoàn cưỡng chế trong vụ án ông Vươn là nhữmg người đang thi hành công vụ, và người thi hành công vụ luôn luôn đúng, người chống người thi hành công vụ luôn luôn sai, dù cho hành động của người thi hành công vụ sai luật pháp. Đây là quan niệm sai lầm, vì chúng ta có Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước dùng để bồi thường hành vi gây thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
Điều 3 khoản 2 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước qui định: “Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có hai hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ:
1) Người thi hành công vụ thi hành sai nhiệm vụ được giao. Thí dụ: nhiệm vụ được giao là thu hồi đất nhưng lại đi phá nhà.
2) Người thi hành công vụ thi hành đúng nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ được giao sai pháp luật. Thí dụ: đoàn cưỡng chế trong vụ ông Vươn thi hành đúng nhiệm vụ thu hồi đất, nhưng việc thu hổi đất lại sai pháp luật.
Nay, khi Thủ tướng kết luận “Quyết định cưỡng chế cũng sai pháp luật” thì hành vi cưỡng chế đất của ông Vươn cũng sai pháp luật.
Ông Vươn có quyền chống lại hành vi xâm phạm tài sản sai pháp luật để bảo vệ tài sản của mình.
Do đó, ông Vươn có quyền chống lại hành động tước đoạt đất sai pháp luật của đoàn cưỡng chế.
Chúng ta không thể tách hành vi sai pháp luật của đoàn cưỡng chế ra khỏi con người của đoàn cưỡng chế.
Cho nên, ông Vươn muốn chống lại hành vi tước đoạt đất sai pháp luật của đoàn cưỡng chế buộc phải chống lại những người thi hành pháp luật trong đoàn cưỡng chế.
Trong vụ án ông Vươn, những người thi hành công vụ trong đoàn cưỡng chế thực hiện một hành vi cưỡng chế đất không đúng qui định của Luật Đất đai, vì thế, nạn nhân Đoàn Văn Vươn có quyền chống lại để bảo vệ tài sản của mình.
Một nông dân vô tội, chống lại một đoàn người thực hiện hành vi tước đoạt đất của mình sai pháp luật, tức tước đoạt nguồn sống của mình sai pháp luật, mà bị kết án phạm tội, thì công lý ở đâu, công bằng ở đâu, và lương tâm ở đâu???
Ông Vươn biết rõ quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông là sai pháp luật, nên ông mới khởi tố ra tòa án huyện Tiên Lãng, sau đó kháng cáo lên Tòa án thành phố Hải Phòng, chỉ vì bị ông Thẩm phán Ngô Văn Anh gạt chuyện thỏa thuận với đại diện huyện Tiên Lãng, và Tòa án thành phố Hải Phòng vi phạm luật tố tụng nên ông mới mất quyền kháng cáo.
Do biết quyết định thu hồi đất của mình là sai pháp luật – và đã được Thủ tướng kết luận là sai pháp luật – nên đối với ông Vươn đoàn cưỡng chế là đoàn người đến để tước đoạt tài sản của ông một cách sai pháp luật, vì thế ông thấy “cần thiết” phải chống trả lại.
Nếu không chống trả lại đoàn cưỡng chế 40,3 ha đất của ông Vươn sẽ bị tước đoạt.
Nếu không chống trả gia đình ông sẽ sạt nghiệp, chủ nợ sẽ xiết tất cả tài sản của ông, gia đình ông chắc phải trốn đi xứ khác để vác bị xin ăn.
Vậy, chống trả đoàn cưỡng chế là hành động phòng vệ chính đáng của ông Vươn.
Cho nên không thể khởi tố ông Vươn tội “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Việc kích nổ trái nổ tự chế có mục đích ngừng việc cưỡng chế chứ không có ý định giết người.
Đoàn cưỡng chế có trên 100 người gồm cả công an cơ động và bộ đội được trang bị vũ khí hiện đại gồm súng quân dụng, khiên chắn đạn, chó nghiệp vụ… Đưa quân đội và công an cơ động vào đoàn cưỡng chế chứng tỏ chính quyền huyện Tiên Lãng quyết tâm tiêu diệt mọi kháng cự bằng sức mạnh quân sự, bằng vũ khí quân sự.
clip_image002
clip_image004
“Theo tài liệu chúng tôi có được, trong kế hoạch chuẩn bị cưỡng chế khu đầm của ông Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nêu rõ: “Trường hợp các đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời xử lý ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”. Điều này cho thấy khả năng phía người bị cưỡng chế sử dụng chất cháy nổ đã được dự liệu và việc cưỡng chế được thực hiện hết sức kiên quyết”, Báo Pháp luật TP HCM Online cho biết.
Lệnh cho cảnh sát cơ động và bộ đội ngăn chặn khi các đối tượng sử dụng vũ khí nhưng không được dừng việc cưỡng chế, tức là cho phép cảnh sát cơ động và bộ đội sử dụng vủ khí để tiêu diệt mọi kháng cự.
Sở dĩ, UBND huyện Tiên Lãng dự báo việc gia đình ông Vươn sử dụng vũ khí, là do ông Vươn và một số chủ đầm bị cưỡng chế cảnh báo sẽ có đổ máu nếu UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế sai pháp luật (xem An ninh thủ đô Online, bài: “Hải Phòng: cuộc cưỡng chế đã được cảnh báo sẽ có đổ máu”).
Ông Vươn không có ý định giết người
Gia đình ông Vươn không có động cơ giết người.
Bắn vào đoàn cưỡng chế là ba người thân của ông Vươn, còn ông Vươn không có mặt tại hiện trường lúc nổ súng.
Tại sao ông Vươn, người chủ mưu, người xuất thân bộ đội, muốn giết người lại không ở hiện trường để bắn vào đoàn cưỡng chế?
Thực ra, ông Vươn chỉ bức xúc với những sai trái của chính quyền huyện Tiên Lãng và Tòa án thành phố Hải Phòng, chứ ông Vươn đâu có thù oán gì với đoàn cưỡng chế mà muốn giết người trong đoàn cưỡng chế.
Việc không có mặt ở hiện trường của ông Vươn, chứng tỏ ông chỉ muốn gây tiếng vang để công luận, Tòa án Tối cao, và cấp trên chú ý, sau khi ông đã bị chặn đường đến với pháp luật, bằng một phiên xử phúc thẩm gian xảo, ấu trĩ và đầy sai lầm của tòa án thành phố Hải Phòng.
Xin xem truyền hình trực tiếp của đài VTV1 và đài ATV.
Với ý định gây chú ý và ngừng việc cưỡng chế, thân nhân ông Vươn cho nổ trái nổ tự chế để cảnh báo đoàn cưỡng chế và cảnh báo cho công luận.
Cho nên, hai cảnh sát trong đoàn cưỡng chế mặc dù ở rất gần trái nổ tự chế mà chỉ bị sức ép làm cho bất tỉnh, chứ không bị thương do mảnh trái nổ gây ra.
Điều này chứng tỏ: trái nổ tự chế không có mảnh kim loại gây sát thương.
Nếu muốn giết người sao gia đình ông Vươn không tăng tầm sát thương của trái nổ tự chế bằng cách thêm đinh hoặc các mảnh vụn kim loại sắc bén?
Thân nhân ông Vươn nổ súng hoa cải là do “tình thế cấp thiết”
Lẽ ra, khi trái nổ tự chế đã nổ, đoàn cưỡng chế phải dừng việc cưỡng chế, để bao vây thuyết phục những người chống đối trong nhà bỏ vũ khí ra hàng.
Khi đã đạt mục đích là cho nổ trái nổ tự chế, để ngăn đoàn cưỡng chế, để gây chú ý của công luận và cấp trên, gia đình ông Vươn không có động cơ để nổ súng.
Thế nhưng, ông Thượng tá Đổ Văn Mãi lại đẫn đầu cảnh sát cơ động tấn công căn nhà. Xem trực tiếp truyền hình VTV1 chúng ta thấy có bốn người tấn công cửa của ngôi nhà, kế sau bốn người này là một số đông cảnh sát cơ động có khiên chắn đạn, người chỉ huy cầm súng ngắn bắn vào cửa ngôi nhà.
Rỏ ràng, mệnh lệnh phải ngăn chặn chống đối, và không được phép ngừng cưỡng chế của ông Chủ tịch huyện Tiên Lãng, là nguyên nhân khiến ông Thượng tá Đỗ Văn Mãi tấn công ngôi nhà. Sau khi trái nổ tự chế đã nổ, ông Thượng tá Đỗ Văn Mãi tấn công ngôi nhà làm gì, nếu không phải là để tiêu diệt những người trong ngôi nhà, để thực hiện bằng được việc cưỡng chế?
Hành động phá nát nhà ông Vươn của đoàn cưỡng chế, phá cả bàn thờ của nhà ông Vươn chứng tỏ mức độ hung hăng của đoàn cưỡng chế, chứng tỏ đoàn cưỡng chế sẵn sàng tiêu diệt cả nhà ông Vươn để thực hiện lệnh cưỡng chế.
Về phía gia đình ông Vươn, sau khi cho nổ trái nổ tự chế, đinh ninh rằng đoàn cưỡng chế sẽ dừng việc cưỡng chế, thế nhưng, bỗng nhiên, có một toán người đa số là cảnh sát cơ động có khiên chắn đạn, vũ khí lăm lăm trên tay, hùng hổ dùng súng tấn công vào ngôi nhà, cho nên, để bảo vệ mạng sống của mình, để có thời gian rút lui, những người trong nhà buộc phải bắn vào những người tấn công.
Căn cứ vào điều 16 “tình thế cấp thiết” trong Bộ Luật Hình sự, việc nổ súng hoa cải để bảo vệ tính mạng của mình là một hành động phòng vệ chính đáng.
Vì thế, hành vi nổ trái nổ tự chế và bắn súng hoa cải vào đoàn cưỡng chế là hành vi phòng vệ chính đáng của ông Vươn và người thân.
Ông Đoàn Văn Vươn – kỳ tài đất Tiên Lãng, người tiên phong trong việc khai hoang lấn biển, người dám đánh cuộc cả tài sản, sự nghiệp với trời và đã may mắn thắng cuộc – thành quả chưa kịp hái, nợ nần chưa trả xong thì kể từ năm 2008 luôn chịu sự áp chế của UBND huyện Tiên Lãng nhằm tước đoạt hết 40,3 ha đất.
Trong hơn ba năm trời, ông Vươn và gia đình luôn bị đối xử bất công, áp bức bởi những quyết định của UBND huyện Tiên Lãng sai Luật Đất đai.
Ông Vươn một lòng tuân thủ pháp luật, thế nhưng lại bị những người thi hành pháp luật trong Tòa án thành phố Hải Phòng bày mưu lừa gạt.
Tòa án thành phố Hải Phòng thực hiện một phiên tòa phúc thẩm gian xảo và ấu trĩ để ngăn ông kháng án lên Tòa án Tối cao.
Đường đến với pháp luật bị chặn, ông Vươn không còn con đường nào để kêu cứu lên cấp trên, không còn cách nào để bảo vệ tài sản là 40,3 ha đất mà không chống lại cường quyền huyện Tiên Lãng.
Ngày 5/1/2012 ông đã bị dồn đến đường cùng, phải đưa ra quyết định: hoặc chống lại đoàn cưỡng chế tước đoạt đất của mình sai pháp luật để bảo vệ tài sản của mình, hoặc để cho đoàn cưỡng chế sai pháp luật tước đoạt sạch trơn tài sản của mình.
Ông đã chọn chống lại đoàn cưỡng chế để bảo vệ tài sản của mình.
Ông đã chọn chống lại đoàn cưỡng chế để gìn giữ 40,3 ha đất cho vợ con của mình.
Việc nổ trái nổ tự chế là để cảnh báo ngăn không cho đoàn cưỡng chế tiếp tục tước đoạt đất đai của mình trái pháp luật.
Việc nổ súng hoa cải làm 6 người bị thương là do “tình thế cấp thiết” để bảo tồn mạng sống, để có thời gian rút lui.
Sao lại kết án người nông dân chất phác bị áp bức chống lại cường quyền?
Sao lại kết án người chồng, người cha xả thân bảo vệ tài sản cho vợ, cho con?
Từ năm 2008 đến nay, không dám sản xuất vì chính quyền treo thanh gươm cưỡng chế trên đầu, khiến thu nhập sa sút.
Từ năm 2008 đến nay, hằng ngày hằng đêm sống ray rứt, đau khổ, phẫn uất vì áp bức của cường quyền.
Nếu ông Vươn có tội thì tội đó cũng đã trả xong.
Đã có tiền lệ án sử là vụ án ở Nọc Nạng ở quận Giá Rai tỉnh Bạc liêu, trong vụ án này, tòa án của thực dân Pháp, đã tuyên trắng án cho những người nông dân Việt Nam, chống lại đoàn cưỡng chế lúa bằng dao mác, và giết chết một nhân viên thi hành công vụ người pháp trong đoàn cưỡng chế.
Tòa án thực dân Pháp đã hiểu rõ nổi thống khổ của người nông dân Biện Toại dưới sự áp bức của cường quyền, nên không cho hành vi chống lại đoàn cưỡng chế của nông dân Biện Toại là hành vi vi phạm pháp luật, chẳng lẽ, tòa án của người Việt Nam lại không thấy được nỗi thống khổ của nông dân Việt Nam Đoàn Văn Vươn?
Kết án ông Đoàn Văn Vươn là kết án quan niệm lương tâm, quan niệm công lý của đa số người dân Việt Nam.
Kết án ông Đoàn Văn Vươn là kết án lòng tin vào chính quyền của tất cả nông dân Việt Nam.
Vì thế, không những không thể truy tố ông Vươn và thân nhân tội giết người, chống người thi hành công vụ, mà tòa án cần phải tha bổng ông Vươn và thân nhân.
H. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Vinh danh những anh hùng bình thường của tỉnh Quảng Ngãi

JMDH  – Boxitvn
Ngay cả ở đây bộ phim cũng đang gây rắc rối
Các bạn thân mến,
Tòa Thị chính Montpellier vừa mới trả lời các câu hỏi của báo l’Hérault du jour. Bài về vụ này sẽ đăng ngày mai. Vắn tắt thế này: tòa Thị chính vẫn giữ quyết định không cho mượn phòng chiếu và nêu các lý do sau: “bộ phim mang tính luận chiến” “bộ phim có khả năng gây tác động xấu tới quan hệ thương mại với Trung Quốc – Montpellier kết nghĩa với Thành Đô…”. Tòa Thị chính tuyên bố rằng trong trường hợp này, việc gán cho tòa Thị chính (quyền hạn đã nhận) cho mượn một phòng “dành cho các quan hệ thương mại” như phòng Martin Luther King là không thể được, và tòa Thị chính đề xuất cho mượn một phòng khác (vẫn thuộc tòa Thị chính thành phố! Sic) rồi sẽ thành Ngôi Nhà Chung của tất cả chúng ta.
Ý kiến của tôi như sau: chúng ta không thể nào chấp nhận những lý do lý trấu khó mà lọt tai, chẳng khác gì định dìm chết cá dưới nước, khi nói rằng bộ phim này có tính chính luận. Bộ phim chỉ là một bộ tài liệu. Bộ phim đưa ra ánh sáng những con người là nạn nhân của những cuộc xâm lấn và bị bỏ rơi. Đó là một bộ phim mang tình người về một cộng đồng bị bắt làm con tin trong một cuộc chiến tranh nhập nhèm không tuyên bố. Đương nhiên là chuyện đó đáng đem ra mà luận chiến tùy theo người coi phim và người diễn giải. Trong những điều kiện như thế, nếu chỉ giản đơn đem ảnh ra trưng bày thì cũng đủ gây luận chiến rồi! Trước hết và cho tới nay bộ phim vẫn là nơi phát ngôn duy nhất của những con người bị thương tổn sâu sắc và lại không có diễn đàn để mà nói lên điều tổn thương của họ. Và đó cũng là bộ phim tài liệu duy nhất nữa. Sau hết, bộ phim là một lời kêu gọi đoàn kết gián tiếp. Với tôi, vấn đề không đặt ra là đem phim đó ra làm trò đùa và cũng không quăng nó vào hộc vì những lý do kinh doanh lớn nhỏ nào đó. Xác nhận việc rút lại không chiếu bộ phim này cho thấy vụ việc không còn nằm trong tay một viên thư lại nào đó của tòa thị chính, mà rõ ràng là chuyện chính trị rồi. Ngay cả khi người có trách nhiệm về quan hệ quốc tế và cả tòa Thị chính hiện thời đang vắng mặt, thì ta vẫn có thể nối điện thoại để trao đổi với họ, và chuyện này chắc chắn đã thực hiện rồi.
Vậy nên tôi đã từ chối cái miếng xương tòa Thị chính quăng cho khi họ nói rằng tòa Thị chính là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người.
Tôi đề nghị với các bạn 1) ký kiến nghị biểu lộ sự phẫn nộ của chúng ta trước biện pháp xâm phạm tự do thông tin này; 2) lên án sự phân biệt đối xử về thông tin nghiêng về các mối quan hệ thương mại; 3) lên án sự ngáng trở tình đoàn kết với một cộng đồng đang đau khổ; 4) đòi giữ cho được phòng chiếu phim theo đúng thời hạn như đã định.
Mọi ý kiến (kể cả những ý kiến trái với các đề nghị của tôi) đều cần thiết để cho thấy chúng ta cần phải làm gì nữa cho thích hợp.
Thân ái,
André
Thư của André Menras gửi Bauxite Việt Nam và bạn bè

clip_image002
Phim tài liệu. André Menras tác giả bộ phim về ngư dân miền Trung Việt Nam phơi mình trước nguy cơ Hải quân Trung Quốc.
André Menras, người sinh ra tại vùng biển miền Nam nước Pháp, đã sử dụng cái thế mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam để tìm cách đánh động dư luận. Cùng với Hội Trao đổi Sư phạm (Adep) Pháp-Việt mà ông là chủ tịch, nhà giáo về hưu chẳng giống ai này đã dấn thân vào một cuộc đấu tranh vì những ngư dân Việt Nam Quảng Ngãi, một tỉnh miền Trung nước Việt. Tại cái vùng được miêu tả trong các sách hướng dẫn du lịch như là chốn thả neo thanh bình này, truyền thống sản xuất từ tổ tiên cha ông cùng với đời sống kinh tế bấp bênh đã khiến người ngư dân phải phơi mình trước những xâm lấn trên vùng biển Nam Hải [Biển Đông – ND] là nơi đang có tranh chấp trong việc phân chia lãnh hải [giữa Trung Quốc và Việt Nam – ND].
clip_image004Trang có bài báo và minh hoạ
Những điều biểu đạt mang trách nhiệm công dân của André Menras chỉ rõ tác động xã hội của một tình hình phức tạp xoay quanh xung đột địa-chính trị có từ lâu đời. Đây là một xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam, Trung Quốc và những quốc gia khác nữa về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa, một chủ đề tranh chấp gắn liền với những nguồn năng lượng và nguồn cá phong phú, liên quan đến tầm quan trọng về thương mại và chiến lược của khu vực, và liên quan cả tới ý chí của Trung Quốc muốn khẳng định khu vực ảnh hưởng của họ cho tới sát tận biên giới Indonesia.
Được thực hiện năm 2011, bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát được chính phủ Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nhưng hiện thời vẫn bị cấm chiếu ở Việt Nam. André Menras không dây dưa chút gì vào cuộc đôi co ngoại giao giữa hai bên Trung – Việt. Nhưng ngược lại ông chỉ rõ cái ngõ cụt nơi cộng đồng ngư dân Quảng Ngãi đang bị mắc kẹt vào. Bộ phim đầy những chứng cứ về tình cảnh ngư dân Việt Nam là nạn nhân của súng đạn bắn ra từ những tàu tuần tiễu Trung Hoa và những cuộc bắt giữ thường xuyên nhằm đòi tiền chuộc. “Làm bộ phim này là để vinh danh những người đàn ông đó cùng gia đình họ, những gia đình không có nổi ngay cả những thứ cần thiết để cúng vái những người đàn ông ấy một khi họ chết”, nhà đạo diễn giải thích.
clip_image006
Trang đầu tờ L’Hérault du jour, 20/2/2012
Là khách mời của Hội Hữu Nghị Pháp – Á (AFA) André Menras sẽ đem bộ phim tài liệu đã được hơn 35 nghìn lượt người coi trên YouTube ra chiếu ở Montpellier vào hồi 18 giờ ngày 23 tháng Hai năm 2012 tại khu vực mang tên Martin Luther King. Thời điểm chiếu phim này nằm trong bối cảnh chuyến đi Pháp và Âu châu nhằm huy động dư luận đối với số phận ngư dân Việt Nam. Đồng thời tổ chức Adep cũng tiến hành hoạt động đoàn kết nhằm mang lại một sự giúp đỡ cụ thể cho cộng đồng ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
JMDH
¨ Tin giờ chót: hình như tòa thị chính đã hủy quyết định cam kết cho mượn phòng chiếu phim. Vì không thể liên hệ được với người chịu trách nhiệm trong kỳ nghỉ cuối tuần, hôm nay các nhà tổ chức buổi chiếu vẫn đang chờ tin mới.
Phạm Toàn dịch từ L’Hérault du jour, 20/2/2012
Được đăng bởi bauxitevn

Bùi văn Bồng – BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐÃ SAI LẦM CÓ HỆ THỐNG

 Bùi Văn Bồng – Nguyenxuandien

Ông Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê ở Hoa Lư (Ninh Bình), có gốc từ ngành công an, là tiến sĩ  kinh tế, cử nhân luật (không biết học ở đâu, học kiểu gì?), đi lên từ chức vụ chánh Văn phòng Quận ủy Hồng Bằng, sau đó làm Phó Chủ tịc UBND thành phố Hải Phòng. Ngày 9-12-2009, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng ND thành phố Hải Phòng khóa XIII đã bầu ông Thành làm Chủ tịch UBND thành phố. Ngày 1-12-2010, Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV đã bầu ông Nguyễn Văn Thành làm Bí thư Thành ủy (Bà Nguyễn Thị Nghĩa và ông Dương Anh Điền được bầu là Phó Bí thư Thành ủy).
Cuối năm 2004 đến năm 2006, khi còn ở cương vị Phó Chủ tịch UBND thành phố,  Hải Phòng đã xảy ra vụ tiêu cực trong cấp đất tại thị xã Đồ Sơn, Tháng 9-2006, ông Thành đã có những công văn gửi Viện KSND Tối cao và Cơ quan CSĐT – Bộ Công an trong quá trình giải quyết vụ án Đồ Sơn, nhằm “giải cứu” cho cấp dưới sai phạm? Trong công văn số 5775/UBND-NC của UBND TP Hải Phòng ngày 21-10-2005 gửi hai cơ quan trên, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Thành cho biết: “Sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, ngày 6-10-2005, đồng chí Chu Minh Tuấn có đơn gửi Thành ủy, UBND TP đề nghị xem xét, có ý kiến đề nghị các cơ quan pháp luật miễn xử lý hình sự đối với cá nhân đồng chí Chu Minh Tuấn”.
Công văn này dành một dung lượng lớn để trình bày các thành tích của ông Chu Minh Tuấn. Sau đó, công văn nêu tiếp: “Mặc dù có vi phạm nhưng xét quá trình công tác, những thành tích đóng góp tích cực trên các nhiệm vụ được giao và hoàn cảnh, tình hình sức khỏe của đồng chí Chu Minh Tuấn, UBND TP Hải Phòng đề nghị Cơ quan CSĐT – Bộ Công an, Viện KSND Tối cao xem xét chiếu cố trong quá trình giải quyết, miễn xử lý hình sự đối với đồng chí Chu Minh Tuấn, đảm bảo vừa đạt được yêu cầu giáo dục, răn đe đối với cán bộ, đảng viên là chính, vừa thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật”.
Trước đó, ngày 9-3-2006, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có công văn số 1819/UBND-ĐC đề nghị xem xét, miễn xử lý trách nhiệm hình sự cho ông Chu Minh Tuấn. Trong công văn dài bốn trang này, lãnh đạo UBND TP khẳng định trong vụ án Đồ Sơn “sai phạm chỉ xảy ra trong khâu xét duyệt đối tượng giao đất, danh sách đề nghị duyệt đối tượng giao đất tái định cư, giao đất dân cư do UBND thị xã Đồ Sơn và Sở Tài nguyên – môi trường trình UBND TP Hải Phòng phê duyệt có nhiều trường hợp không đúng đối tượng”. Đối với hai văn bản giao đất của UBND TP là quyết định 1381 (ngày 23-6-2003) và quyết định 807 (ngày 2-4-2004), một thì chưa tiến hành giao đất trên thực địa, một thì bị đình chỉ và thu hồi.
Căn cứ vào đó, UBND TP Hải Phòng cho rằng sai phạm của một số cá nhân trong vụ Đồ Sơn “chưa gây ra hậu quả”, nhất là hậu quả về kinh tế. “Các cá nhân có sai phạm đã được xử lý về hành chính kịp thời, bộ máy cán bộ đã được kiện toàn, tình hình địa phương đã ổn định, dư luận đồng tình (!?)”, công văn nêu rõ. Vì vậy, UBND TP tiếp tục đề nghị Viện KSND tối cao “xem xét miễn xử lý các cá nhân có liên quan đến vụ án theo trình tự tố tụng hình sự”. Thế là, với chức vụ, quyền hạn của mình, ông Thành đã cứu nguy hco các “đệ tử”, đẩy vụ việc kéo rê, kéo dài dẫn tới bị chìm xuồng theo ý của ông ta.
Công văn 1819 cũng dành một dung lượng lớn để UBND TP “báo cáo thành tích” của bị can Hoàng Anh Hùng, nguyên chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn. Còn với vi phạm của ông Hoàng Anh Hùng, theo UBND TP đánh giá, là vi phạm lần đầu và chưa xảy ra hậu quả về kinh tế. Vì vậy, UBND TP cũng đề nghị Viện KSND tối cao xem xét miễn xử lý hình sự đối với ông này.
Trong khi đó, dư luận đều biết rất rõ không chỉ riêng vụ Đồ Sơn, Hải Phòng còn bùng nhùng với 15 dự án đầu tư liên quan tới sử dụng đất trong thời kỳ 2001-2004, khi ông Chu Minh Tuấn đảm nhiệm cương vị giám đốc Sở Tài nguyên -môi trường. Tháng 10-2005, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết quả thanh tra đối với 15 dự án này gửi Thủ tướng, trong đó báo chí quan tâm nhất là dự án giao đất làm nhà ở tại khu Quán Nam, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải. Theo kế hoạch được duyệt, đối tượng giao đất chủ yếu là người dân của xã Dư Hàng Kênh và huyện An Hải, nhưng trên thực tế hầu hết đối tượng được giao đất đều là cán bộ các ban, ngành của Thành ủy, HĐND và UBND TP. Cơ quan thanh tra đã chỉ rõ trong số 848 hộ được giao đất, 420 hộ thuộc các cơ quan của thành phố, 35 hộ của Viện Qui hoạch (thuộc Sở Xây dựng), 152 hộ của UBND huyện An Hải…
Với hàng loạt vụ việc sai phạm nghiêm trọng về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn từ cả chục năm qua, không phải là điều quá khó hiểu khi các cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã cố “bịt”, không để “mùi” của các vụ việc lan rộng, bỏ qua khuyết điểm, né được pháp luật, giải cứu cho các cán bộ, đảng viên thuộc quyền..
Vụ đất đầm nuôi thủy sản của ông Vươn bị chính quyền huyện Tiên Lãng đòi thu hồi khi đã được gia đình họ Đoàn đầu tư lớn, bỏ nhiều công sức khai hoang, nay còn nợ cả mấy tỉ, không thể nói là ông Thành không biết. Nhất là thời điểm xảy ra khởi kiện của ông Vươn thì chính ông Thành đang giữ chức Chủ tịch UBND thành phố. Dù sao thì sau nhiều năm trần thân khai hoang, cải tạo địa hình, khu đầm nuôi thủy sản của ông Vươn ở Cống Rộc cũng đã trở thành một khu đất có giá trị cao, thuận lợi cho việc ra giá để giao cho người khác nuôi. Đó là miếng mồi ngon về đất đai bãi bồi. Chắc chắn là do những lợi nhuận dễ ăn đó, từ huyện lên thành phố đã có ý đồ chiếm đoạt công sức của họ Đoàn và nhiều hộ khác từ mấy năm trước rồi.Và ông Thành cũng không thể không biết là vào thời điểm đó, ông Vươn chưa thu hoạch được bao nhiều cá, còn nợ ngân hàng tới hơn 3 tỉ đồng. Thế nhưng, không hiểu đàng sau đó vì động cơ gì, ông Thành vẫn dung túng cho chính quyền huyện Tiên Lãng tiếp tục ruồng ép ông Vươn để thu hồi đất.
Thế mà, khi sự việc xảy ra, Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vẫn im hơi lặng tiềng. Khi nhà báo hỏi vì sao lại thế, ông Thành cũng nói dối như ông Thoại, ông Ca, rằng phải xác minh cho kỹ, cho thấu đáo rồi mới báo cáo, mới có cách giải quyết. Đến khi Thủ tướng yêu cầu báo cáo theo 3 nội dung, Thành ủy và UBND thành phố Hải Phòng lại đưa ra một bản báo cáo có nhiều chỗ thể hiện bưng bít, bao che, giấu giếm khuyết điểm. Đó là sự cố tình gây khó khăn cho Thủ tướng và các đoàn công tác của Trung ương, đánh lạc hướng dư luận. Làm lãnh đạo một thành phố lớn như thế, có nhiều  biểu hiện không trung thực, bao che, dung túng cho nhiều cán bộ đã mắc khuyết điểm, sai lầm. mở đường cho sự phạm pháp trắng trợn, công khai hoành hành. Xem ra, các việc ông Thành làm, cái lối lãnh đạo của ông ta, đã thành hệ thống từ khi còn ông là Phó Chủ tịch UBND thành phố. Trước đó, còn nhiều điều khuất tất trong tư cách cán bộ, đảng viên của ông Thành, dư luận cũng bỏ qua, chưa đụng đến. Thế thì ông Thành còn đòi lãnh đạo ai? Mặc dù Thủ tướng đã giao nhiệm vụ, nhưng ông vẫn phân công những cấp dưới có nhiều tai tiếng và mất tìn nhiệm như ông Thoại, ông Ca đi giải quyết hậu quả vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng. Khi dư luận phản ứng rầm rầm, có cả thư ngỏ được in ra đặt trên bàn, làm việc, thấy không ổn, ông Thành mới thay ông Thoại bằng ông Hiệp, làm tổ trưởng xử lý hậu quả vụ việc. Chưa hết, ông Thành vẫn còn đưa ra con bài đã có kinh nghiệm kéo ngâm sự việc như vụ Đồ Sơn, để mong nghĩ cách tiếp tục cứu các “đệ tử” .
Gây dư luận xôn xao và bất bình nhiều nhất là vào sáng 17-2, nói chuyện thời sự với các cán bộ trung cấp, cao cấp ở Hải Phòng đã nghỉ hưu (CLB hưu trí Bạch Đằng), ông Bí thư Thành còn phát biểu nhiều chỗ sai với kết luận của Thủ tướng, tiếp tục bênh che cho những cái  sai của hệ thống lãnh đạo từ huyện  Tiên Lãng lên thành phố, tố cáo cả báo chí, vẫn tìm cách đổ lỗi cho gia đình nông dân họ Đoàn. Đến mức, ông Hoàng Châu (83 tuổi) – nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, phải lên tiếng là :” Trong phát biểu, ông Thành chủ yếu nói ông Vươn sai, bênh che cho nhóm lợi ích.  Tôi lập tức lên bục phản ứng, phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đình chỉ công tác Bí thư thành ủy của ông Nguyễn Văn Thành”.
Vì những lẽ trên, hoàn toàn ông Thành không xứng đáng là cán bộ lãnh đạo từ khi còn làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, cách đây gần cả chục năm, thế mà vẫn trúng cao phiếu, vẫn lên chức ào ào, vẫn là “cây cột trụ chính” đầy quyền lực ở Hải Phòng. Nhân nay như có “trời khiến” xảy ra vụ Tiên Lãng này, rà soát lại quá trình xử lý vụ việc đất đai ở Hải Phòng, lại chiếu theo vai trò, tư cách người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cách chức ông Thành lúc này là rất cần và đúng với chủ trương đã đề ra trong Nghị quyết Hội nghị TW 4, dù đã hơi muộn, nhưng tin rằng giải quyết như thế sẽ rất được lòng dân.
B.V.B

Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông


Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-02-20
Nhóm dân oan gồm người Kinh và người Dân Tộc từ Dak Nông ra Hà Nội khiếu kiện lần thứ ba cho biết gia đình họ ở địa phương đã bị công an đến hạch hỏi.
Photo courtesy of Lê Dũng Hai người trong đoàn dân oan Dak Nông khiếu kiện tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 6 tháng 2 năm 2012.
 Chỉ vài ngày sau khi trình bày trên Đài Á Châu Tự Do về nỗi cơ cực bức xúc vì nhà cửa và đất canh tác bị đốt phá, nhóm dân oan gồm người Kinh và người Dân Tộc từ Dak Nông ra Hà Nội khiếu kiện lần thứ ba  báo cho biết gia đình họ ở địa phương bị công an đến hạch hỏi,  trong lúc công ty cấu kết với lâm trường để chiếm đất thì nhắn mọi người trở về để giải quyết nhưng mức đền bù không thỏa đáng. Thanh Trúc có bài cập nhật chi tiết như sau:
Công an hạch hỏi
Vào hôm 13 vừa qua, sau khi  lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do  về trường hợp nhà đất bị đốt phá và người thân bị bắt giữ vô cớ, nhóm dân oan từ Dak Nông kéo ra  Hà Nội để khiếu kiện lần thứ ba cho biết một người trong nhóm vừa trở về đã bị công an đến dò hỏi.
Song song với việc đó, nhóm dân oan này cũng được tin nhắn là  hãy trở về địa phương để được giải quyết.  Tuy nhiên cách giải quyết từ phía  chiếm đất không được những người dân oan này  đồng ý.
Nói  chung còn đang trốn chứ có dám ra mặt đâu, những người nào đi về thường bị công an hỏi làm thành ra em dấu đâu có dám nói mình  ở chỗ đó… chỗ đó.
Chị Ngọc Cẩm
“Chị Ngọc Cẩm, từ Đồng Nai lên Dak Nông làm rẫy mà nhà cửa, đất canh tác và cây trồng bị đốt sạch hồi tháng Tư năm 2011, có con trai bị bắt giữ từ đó đến giờ vì toan chụp hình cảnh cưỡng chế, cho biết chị đã về đến địa phương nhưng tạm lánh ở một nơi khác vì sợ bị bắt:
Nói  chung còn đang trốn chứ có dám ra mặt đâu, những người nào đi về thường bị công an hỏi làm thành ra em dấu đâu có dám nói mình  ở chỗ đó… chỗ đó. Họ điện về họ hỏi dò bây giờ chị đang ở đâu. Tại vì bữa hổm khi còn ở Hà Nội là nhờ báo chí rồi lên mạng lên đài  Á Châu Tự Do. Đợt trước đi về cũng xém chút nữa em bị bắt.
Thì đúng là bây giờ kiểu họ sợ dân ra ngoài tố cáo họ đó, tại vì ở đây là họ ém họ không cho trung ương biết, bây giờ mình đưa ra ngoài kia trung ương biết rồi, bắt đầu là lên báo chí lên đài Á Châu Tự Do này kia kia nọ nên họ sợ. Họ hỏi dò đúng như vậy chắc về họ đuổi họ bắt thiệt.”
Ngày hôm qua bên giám đốc bên công ty cũng có hỏi thăm, biểu làm đơn kiến nghị để tái   định cư. Nhưng bây giờ đất của mình họ lấy hết,  tái định cư họ chỉ trả cho mình có một hectare thôi.
Trong khi đó  chị Thao, từ Thanh Hoá vào Dak Nông, thì hiện vẫn còn ở Hà Nội. Nhà cửa và mấy mẫu cà phê, điều, cao su, mì của chị Thao ở xã  Dak Ngo, huyện Dak Nông, cũng bị thiêu huỷ trong đợt cưỡng chế đột xuất tháng Tư năm ngoái. Em trai chị Thao bị bắt vì tội chống người thi hành công vụ, đến nay chưa được thả cũng không được đưa ra xét xử:
dan-oan-daknong-305.jpg
Dân oan Dak Nông khiếu kiện tại Hà Nội, ảnh chụp tháng 2 năm 2012. Hình do thính giả RFA gửi.
“Em thì nghe mấy người điện ra bảo rằng  mình lên đài Á Châu Tự Do thì bây giờ họ đánh động họ dụ dân  là tập trung ký giấy tái định cư đi rồi  nó cho một hectare đất  với lại một căn nhà. Mà bây giờ đồng bào ở đây họ nói là bây giờ muốn cho dân về thì phải   trả lại đất cho dân làm. Với lại cuộc sống đang bị đe dọa, công an nói  là nếu mà quân ấy không về là họ ra họ bắt nhốt nọ kia đấy. Nên là dân đang yêu cầu là nếu mà tỉnh có quyết định giải quyết cho dân thì phải có giấy  tờ đàng hoàng có con dấu, bồi thường thiệt hại cho dân với lại thả những người đang nhốt trong tù thì dân mới về.
Ho dụ dân về ký giấy tái định cư để tìm đường thoát cho chúng nó bởi vì chúng  nó làm sai đường lối của đảng . Ăn cướp  không ăn cướp trắng của dân bây giờ nói là  mình ký giấy thì bồi thường cho mỗi người được năm sào. Còn công ty Hoàng Thiên thì dụ dỗ chị Cẩm vừa rồi là bây giờ một hectare đất và một căn nhà, mà trong khi đó nhà chỉ là hơn mười mẫu của người ta, như thế thì làm sao mà sống.”

Đùn đẩy trách nhiệm?

Chi Thao cho hay trong số mấy chục gia đình vừa Kinh vừa Dân Tộc ở Dak Nông bị trưng thu đất thì khoảng mười bốn đến mười sáu người đã bị bắt giữ trong đó cả người em trai của chị.
Cảnh tôi thì bây giờ cũng nhà tranh vách nát,  tôi cũng che cái chum như cô Kiều vậy. Tôi là diện chính sách mà họ ngược đãi tôi.
Bà Luận
Được hỏi rõ hơn về công ty tư nhân Hoàng Thiên, mà từ khi  xuất hiện thì lại cùng với lâm trường nảy sinh  ra chuyện tranh cãi đất đai với dân ở Dak Nông,  chị Thao giải thích tiếp:
“Trước đây là lâm trường không đứng ra, nhưng công ty Hoàng Thiên làm sai thì bây giờ cấu kết nhờ  lâm trường để đứng ra, giả mạo để che dấu cho chúng nó. Lâm trường bây giờ cũng chỉ là doanh nghiệp tư nhân thôi chứ lâm trường đã giải tán lâu rồi. “
Trong nhóm có ba người dân tộc M’nông. Ông Điểu Khôn, một trong ba người M;nông đó, noí rằng họ không dám trở về vì sợ bị bắt:
“Ở đây cứ đi lang thang, cứ ngủ tầm bậy tầm bạ thôi, đúng là khó khăn  cơm nước, tiền bạc này. Trong Dak Nông đêm hôm qua cũng bị khó khăn, nếu mà về sẽ bị bắt, bọn cháu không về dưới đâu, khi nào nhà nước giải quyết mới về. Không giải quyết trả đất thì không về được, về sợ bị bắt.”

Nhờ hỏi thăm các  dân oan ở huyện Dak Ngo mà chúng tôi biết thêm là ngay huyện Dak Song bên cạnh cũng có cảnh dân oan ra Hà Nội khiếu kiện. Chị Kiều, đang trên đường trở về xã Dak Song, nói là chị rất lo lắng:
khieukienohanoi250.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa. AFP PHOTO.
“Đoàn của cháu đi thì mới có một người về là bà Phụng. Bà ấy về xong công an cứ lên tra hỏi là đi đâu, làm những gì và nói  những gì. Bà ấy báo là công an gọi bà đi làm việc liên tục, người ta đe  về là gặp trắc  trở rắc rối. Tình hình thế này về cũng lo, hôm nay cháu với bà Luận về nhưng mà cháu lo và bà Luận cũng lo.
Nhưng mà nếu chúng cháu không về mà ở ngoài này thì hết tiền, bị móc tuí mất hết cả tiền mất hết cả  điện thoại.Ở nhà thì con cháu đang đau, đằng nào cũng phải về thôi chứ ngoài này không có tiền cháu sống bằng gì được nữa. Về nhà thì cháu sợ gặp nguy.”
Cần biết chị Kiều hoặc bà Luận đều là hai người nằm trong diện chính sách, tức diện được ưu đãi vì có chồng hoặc con đi bộ đội, thế nhưng cả hai gia đình này đều không tránh khỏi bị trưng thu ruộng đất:
“Đất của cháu chủ tịch xã ra lệnh cưỡng chế bắt cháu phải gỡ rồi. Xã  với huyện cho con một căn nhà tình nghĩa là ba mươi lăm triệu nhưng vì  không có đất ổn định không có bìa đỏ không có thổ cư nên họ không cho nhà nữa. Bây giờ con nghèo thật sự, nghèo nhất luôn trong những người nghèo.  Tất cả là do bà Thái Thị Tú Anh, trước là giám đốc công ty nông nghiệp Dak Song, chính bà cướp đất của cháu rồi giao cho ông Bình em trai bà ấy. Bây giờ bà  lên làm phó chủ tịch huyện Dak Song, bà có quyền hành. Chúng cháu ra bà bảo chỉ giải quyết đến đó, muốn đi đâu thì đi.
Cả một tập thể như thế mà bây giờ dưới huyện dưới tỉnh làm láo hết. Người  ta bảo bà Luận là cứ theo ông Đoàn  Văn Vươn. Còn chỗ con  không dám đe như thế, mấy ông mấy bà ngoài này bảo thẩm quyền của họ chỉ giải quyết đến đấy thôi.”
Còn bà Luận, nằm trong diện chính sách nhưng đất bị cưỡng chế từ năm 2001, đi khiếu kiện mười một năm nay,bị bắt giam bốn lần vì tội chống người thi hành công vụ:
“Cảnh tôi thì bây giờ cũng nhà tranh vách nát,  tôi cũng che cái chum như cô Kiều vậy. Tôi là diện chính sách mà họ ngược đãi tôi. Đất của tôi canh tác từ năm 92 đến giờ, được ba cấp công nhận, cấp xã cấp huyện cấp tỉnh, coi như tượng trưng cho cái bìa đỏ đó.

Hàng trăm người luôn, ra thì văn phòng chính phủ trả lời “về đi, về tỉnh giải quyết” Coi như là tôi đi từ năm 2001 đến giờ chín mười cái công văn.
Bà Luận
Năm 2001 huyện ra quyết định thu hồi. Coi như là tôi khóc kể la làng vậy thôi  nhưng họ lạm dụng quyền hạn họ nói  mình chống người thi hành công vụ. Ngày 2 tháng  Mười năm 2001 họ bắt họ còng tôi như con chó con heo vậy. Họ lôi lên công an huyện, còng tôi vô gầm giường. Ba giờ chiều họ thả họ còng tôi vô gầm ghế. Rồi họ bưng cơm cho tôi ăn, tôi nói tôi là diện chính sách mà sao nhà nước ngược đãi còng tay còng chân làm sao tôi bưng cơm tôi ăn được. Họ nói  bà không bưng lên ăn được thì bà  day lại liếm đi.”
Từ năm 2001 đến giờ bà Luận bị bắt tất thảy bốn lần, lúc bị giữ ba ngày, lúc một tuần lúc hai tuần. Năm 2008, công an bắt bà Luận lần thứ tư và giam giữ bà hẳn sáu tháng. Bất kể bị hăm dọa, bị bắt giữ, bị răn đe, bà Luận tiếp tục làm dân oan để khiếu kiện cho bản thân và cho hàng xóm đồng cảnh ngộ:
“Nhiều người lắm, cả trăm người, hàng trăm người luôn. Ra thì văn phòng chính phủ trả lời “về đi, về tỉnh giải quyết” Coi như là tôi đi từ năm 2001 đến giờ chín mười cái công văn. Riết rồi không giải quyết, cứ đùn đẩy như quả bóng chuyền lên chuyền xuống bây giờ tôi nhừ tử rồi. Tôi trả lời bây giờ tôi có về tôi cũng đi theo coi như tư cách của ông Đoàn Văn Vươn, văn phòng chánh phủ trả lời tôi là bà cứ vậy mà làm!”
Vừa rồi là tin  cập nhật  về nhóm dân oan xã Dak Ngo, thêm một xã bên cạnh là Dak Song, cả hai đều thuộc tỉnh Dak Nông vùng Tây Nguyên.
Không rõ có một tia hy vọng nào cho những người cơ cực này không, chỉ biết trong khi đối chất với văn phòng chính phủ ở Hà Nội đôi ba lần người dân mất đất đã gợi đến trường hợp ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng như một cứu cánh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để nhanh chóng thông tin đến quí vị.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=hUTvRnvNcGw

40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc


Việt Hà, phóng viên RFA  -2012-02-20
Thưa quý vị, 40 năm về trước vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử và góp phần làm thay đổi cục diện thế giới.
AFP PHOTO Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc đang nâng ly chúc mừng Chu Ân Lai trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972.
 Nhân dịp này, Việt Hà có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc Trường Đại Học George Mason, về chuyến đi này.

Chuyến thăm lịch sử

Việt Hà: Xin chào Giáo Sư.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Chào cô.
Việt Hà: Thưa Giáo Sư, câu hỏi đầu tiên xin hỏi ông là xin ông cho biết chuyến thăm lịch sử của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm1972 có ý nghĩa thế nào đối với nước Mỹ và Trung Quốc nói riêng, và đối với thế giới nói chung ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói về Mỹ trước. Thì mình thấy vào giai đoạn đó Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và Mỹ muốn rút ra. Lúc bấy giờ kẻ đối đầu quan trọng nhất của Mỹ là Nga Sô, thành ra Mỹ muốn rút ra khỏi Việt Nam nên dùng Trung Quốc làm đòn bẫy để chống lại Nga Sô, thì chuyện đó đã thực hiện được. Khi Việt Nam bành trướng sang Cam Bốt là lập tức Trung Quốc chận lại, và Trung Quốc với Mỹ là đồng minh với nhau để chận Việt Nam, vì ở Mỹ họ quan niệm Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nga Sô. Hồi đó Nga Sô có căn cứ hải quân Cam Ranh mà, thì khi hạm đội Mỹ đi ra, hạm đội Nga đi vào thì cái ảnh hưởng của Nga lúc bấy giờ ở Việt Nam là đang lên thì Mỹ muốn chận chuyện đó và Mỹ đã làm được.
Lúc bấy giờ kẻ đối đầu quan trọng nhất của Mỹ là Nga Sô, thành ra Mỹ muốn rút ra khỏi Việt Nam nên dùng Trung Quốc làm Nga Sô.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Điểm thứ hai là sau khi làm được việc đó thì Mỹ rảnh tay làm những chuyện khác dưới thời ông Reagan, và đến thời Bush thì Nga Sô sụp đổ. Vậy đối với Mỹ cũng nhờ cái đó mà Mỹ rút được khỏi (Việt Nam) và Mỹ đã thắng trận Chiến Tranh Lạnh. Và từ đó Mỹ không gặp phải nguy hiểm nữa, tức là Mỹ không bị sợ một quốc gia khác tấn công nguyên tử nước Mỹ nữa, vì không còn quốc gia nào có khả năng tấn công nguyên tử Mỹ mà đưa đến chiến tranh tận diệt được cả. Đó là Mỹ được lợi cái đó.
Về phía Trung Quốc thì Trung Quốc được gì? Trung Quốc nhờ cái đó thì sau khi ông Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình mở cửa ra bên ngoài. Và qua chương trình “4 hiện đại” của ông mà nước Trung Quốc đã tiến từ một quốc gia rất là chậm tiến đến một cường quốc kinh tế ngày nay. Nếu mà nói về tổng sản lượng quốc gia (GDP) thì Trung Quốc là cường quốc kinh tế thứ hai rồi, nhưng nếu chia bình quân cho đầu người thì còn kém, tức là mức phát triển thì không được, so với nước Mỹ, nhưng mà mức lớn về kinh tế là hạng thứ hai trên thế giới rồi. Và nhiều người còn lạc quan tiên đoán trong vòng hai ba mươi năm nữa, một thời gian ngắn thôi, thì Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tổng sản lượng quốc gia. Vậy thì nhờ cái đó mà Trung Quốc đã tiến lên đến đó.
Và từ một nước, ngay cả từ thời Mao Trạch Đông, trước khi có cuộc xung đột đẫm máu vào năm 1965, thì vẫn còn hoàn toàn dựa vào Nga Sô, tức là nó chỉ là cái bóng của Nga Sô, ngày nay Trung Quốc đứng hẳn ra là một cường quốc. Như vậy Trung Quốc cũng được cái lợi đó.
NixonMaoTrachDong250
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Bây giờ nói về thế giới thì có cái gì? Tôi thấy có hai việc hiển hiện ngay lập tức. Thứ nhất là thế giới thoát được cái hiểm họa chiến tranh nguyên tử tận diệt. Ngày xưa trong thế Chiến Tranh Lạnh, thế lưỡng cực, thì chiến tranh nguyên tử luôn đè trên đầu mọi người, mà điển hình nguy hiểm nhất là cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1962. Và điểm thứ hai là thế giới có một tay chơi mới, một tác nhân mới, và nó đưa thế giới từ “lưỡng cực” đến ít nhất là “tam cực”, tức là có nhiều cực thì hệ thống chính trị tương đối uyển chuyển hơn và đỡ có chuyện lúc nào cũng đối đầu cả. Và dần dần thế giới với sự tham dự của Trung Quốc, một nước lớn như vậy, thì thế giới trong mối tương quan quốc tế trở thành toàn cầu hóa. Thành ra những cái đó là những biến đổi lớn trên thế giới cho tới nay là do cuộc viếng thăm đó.
Việt Hà: Dạ. Thưa ông, trong chuyến thăm này thì chúng ta cũng biết là ngoài chủ đề Đài Loan được bàn thảo giữa Tổng Thống Mỹ với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì người ta cũng có nói đến cuộc chiến Việt Nam, vậy thì cuộc chiến Việt Nam được tiếp cận ra sao, và quan điểm của Mỹ với Trung Quốc về cuộc chiến này lúc đó thế nào ạ?
Khi Nixon lên thì chỉ nới lỏng cái hạn chế về việc đi du lịch thôi, tức là cho người Mỹ được đi Trung Quốc mua nhiều đồ hơn xưa thôi, rồi giảm bớt sự tuần tiểu trong eo biển Đài Loan.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Với Việt Nam, một trong những mục tiêu của ông Nixon khi lên cầm quyền là ông muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã, mà muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam thì vừa có biện pháp áp lực quân sự, mà hiện diện là các cuộc tấn công vào Cam Bốt, tấn công sang Lào, rồi oanh tạc Bắc Việt, và Việt Nam hóa chiến tranh.
Thứ hai nữa là vấn đề ngoại giao, thì về ngoại giao ông Nixon nhân nhượng hơn với Bắc Việt. Trước đó Tổng Thống Johnson đòi Bắc Việt rút quân trước rồi quân Mỹ rút sau, thì cuối cùng ông Nixon nói là rút quân song hành nhưng rồi cuối cùng thì tự mình (Mỹ) rút lấy một mình. Thế là ngoại giao với Bắc Việt là Nixon đã nhân nhượng.
NixonMaoTrachDongbb250
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration.
Về ngoại giao quốc tế thì Mỹ đẩy mạnh cái gọi là “diplomatique offensive), tức là tấn công ngoại giao, tức là lập một thế tương quan tam hợp với Nga Sô và Trung Quốc. Với hai nước đó thì họ muốn hưởng lợi khi liên lạc với Mỹ thì họ dùng áp lực để bắt Bắc Việt phải nhượng bộ để đi tới điều đình, thì chuyến đi Trung Quốc (của Nixon) lồng trong khung cảnh một chiến lược lớn của Mỹ để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đồng thời cái vấn đề thứ hai nữa là muốn chơi lá bài Trung Quốc để chống lại Nga Sô, bởi vì lúc bấy giờ mình yếu thì phải mượn lực người khác. Đó là hai mục tiêu quan trọng của chuyến đi của ông Nixon.

TT Nixon bắt tay TQ?

Việt Hà: Như vậy là 40 năm đã trôi qua kể từ chuyến đi đó vậy thì những khác biệt lớn đáng chú ý nhất trong mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thời điểm đó, trong chuyến viếng thăm đó, cho tới bây giờ là gì, thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Khác rất nhiều vì thời đó hai bên không có liên lạc gì cả và Mỹ còn cấm vận Trung Quốc. Khi Nixon lên thì chỉ nới lỏng cái hạn chế về việc đi du lịch thôi, tức là cho người Mỹ được đi Trung Quốc mua nhiều đồ hơn xưa thôi, rồi giảm bớt sự tuần tiểu trong eo biển Đài Loan. Đó là một số hành động biểu tượng để chứng tỏ là ông Nixon muốn bắt tay với Trung Quốc. Như vậy là lúc đó không có gì cả mà bây giờ thì nền kinh tế hai bên đã phụ thuộc lẫn nhau, thành ra cái tiến bộ đã đạt được khá nhiều rồi, về đủ mọi phương diện. Về phương diện quân sự thì thăm viếng thường xuyên, về thương mại thì hai bên phát triển rất nhiều, thành ra nói tóm lại là hai hình ảnh rất là khác biệt. Ngày xưa Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù và là tay sai của Nga Sô, tức là đàn em của Nga Sô; ngày nay Mỹ coi Trung Quốc là đại cường quốc có hành động riêng của mình, và ngay cả Tổng Thống Obama cũng nói là rất quan tâm sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Việt Hà: Tổng thống Nixon từng nói rằng mối quan hệ hợp tác giữa các cường quốc , mà lúc đó có Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tây Âu và Nhật Bản, thì sẽ có lợi cho tất cả các nước, và nó sẽ giúp tránh được những cuộc xung đột và chiến tranh ở thế giới thứ ba, bao gồm cuộc chiến Việt Nam, vậy thì liệu điều này còn có thể áp dụng cho hiện nay không ạ? Và nhất là khi cường quốc như Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam, thưa ông?
Tùy Việt Nam thôi, tại vì ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ có sự đồng thuận về mối quan tâm chiến lược, về quyền lợi chiến lược của hai bên đến huề với nhau rồi.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó tùy thuộc cái bản chất của cuộc tranh đấu đó, và tùy thuộc vào tầm quan trọng đối với mọi người. Trước hết là về cái mơ mộng của ông Nixon thì thực sự đó là ý kiến của ông Kissinger. Kissinger là người xuất thân từ bên Âu Châu và luôn luôn mơ hồ đến một cái thế là cái tương quan giữa một số các cường quốc, khoảng bốn hay năm cường quốc, nó tạo thế quân bình với nhau và nó thay đổi để giữ thế quân bình trên thế giới, thì lúc bấy giờ các nước nhỏ có thể thở được. Và đối với họ thì những nước nhỏ với quyền lợi nhỏ thì họ giải quyết lấy, còn họ chỉ cần bảo vệ quyền lợi của họ, giữ thế quân bình mà không gây nên chiến tranh và giải quyết vấn đề của các nước nhỏ.
Thì cái thời đó ông Kissinger mới nghĩ ra là nên đưa các nước Tây Âu và Nhật Bản vào, thì ngày nay chúng ta thấy nó là hoàn toàn sai, bởi mơ mộng Tây Âu mà Tây Âu giai đoạn đó chưa đi tới thống nhất, và ngay cả bây giờ đạt tới cái EU rồi mà chính sách ngoại giao cũng chưa thấy thống nhất gì cả. Thành ra nếu mà chưa thống nhất thì chưa có thể là một tác nhân gọi là thuần nhất trên thế giới. Còn Nhật Bản thì đương trong tình trạng thật sự bây giờ so với các nước khác thì cũng không phải là nước mạnh lắm. Vì thế ngày xưa trong giai đoạn đó tôi nghĩ là cái thế đó chỉ có một cái lợi là nó làm cho tình trạng thế giới, cái cán cân lực lượng được uyển chuyển hơn, không căng thẳng như thời lưỡng cực nữa. Cái đó là cái lợi của Mỹ thời đó thôi, thành ra cái mơ mộng đó là không thực hiện được và nó không thành công.
NixonChuAnLai
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy Nixonfoundation.org
Và ngay cả trên thế giới bây giờ thì thực sự cũng không có cái thế như ngày xưa, tức là một cái phối hợp giữa các quốc gia lớn ở Châu Âu, thì bây giờ chúng ta cũng chưa thấy sự phối hợp đâu cả. Những nước gọi là BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa) thì cũng còn chưa phải là tác nhân có thể so sánh với Mỹ được. Tôi nghĩ bây giờ so sánh với Mỹ có thế đối phó thì chỉ có Trung Quốc thôi, thành ra nó không phải như là lưỡng cực ngày xưa, nhưng mà về phương diện cả chính trị lẫn kinh tế thì chỉ có hai nước thôi. Nga Sô thì đối với Mỹ là cái người đã qua rồi. Thành ra tôi nghĩ là vì thế cho nên không thể áp dụng cái thế như ngày xưa được, và không thể nói chuyện các vấn đề ông Nixon được. Thành ra bây giờ đối với những nước nhỏ thì họ chỉ sợ sự mặc cả giữa những nước lớn có ảnh hưởng hại cho mình, tôi nghĩ cái đó thật sự là có, bởi vì các nước lớn họ vì quyền lợi của họ, và quyền lợi cốt lõi của họ thực hiện được thì họ không coi quyền lợi của mình (nước nhỏ) ra đâu cả.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những nước nhỏ là hoàn toàn bất lực, bởi vì ngày xưa thời của Đài Loan năm 1979 ông Carter gần như bỏ Đài Loan rồi và mang quân đội Mỹ rút khỏi Đài Loan, chấm dứt hiệp định quân sự, nhưng mà Đài Loan nó thay đổi hoàn toàn, nó trở thành một cường quốc kinh tế, nó lại có dân chủ, thì lập tức nước Mỹ thay đổi, và vì thế nó ủng hộ Đài Loan cho đến ngày nay. Chúng ta thấy từ 1979 đến giờ là gần nửa thế kỷ rồi mà Đài Loan vẫn vững, thành ra nói như thế không có nghĩa là họ đổi chác ngay trên đầu mình được, nếu mình khá thì họ không có đổi. Nó tùy thuộc giống như hàng ế thì nó bán, còn nếu hàng tốt thì nó giữ.
Việt Hà: Như vậy là chúng ta có hy vọng đối với Việt Nam trong tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái đó là tùy Việt Nam thôi, tại vì ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ có sự đồng thuận về mối quan tâm chiến lược, về quyền lợi chiến lược của hai bên đến huề với nhau rồi.
Việt Hà: Vâng. Xin cảm ơn Giáo Sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng, không có gì.

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=-CxxjBqmyPg


 Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ
Hải quân Trung Quốc -Nguồn:Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ
-Long hổ tranh hùng-Thông tấn xã Reuters của Anh vừa có bài phân tích rằng trong khi Mỹ giảm ngân sách, Trung Quốc lại tăng đầu tư hạm đội với tham vọng trở thành cường quốc hải quân.
Tác giả bài phân tích, nhà báo David Lague, nói tháng trước công ty đóng tàu Hồ Đông Trung Hoa Thượng Hải đã hạ thủy chiếc thứ tư trong loạt tàu đổ bộ 071 đời mới của Trung Quốc.

Trong khi dư luận quốc tế tỏ ra chú ý hơn tới việc Trung Quốc mang hàng không mẫu hạm đầu tiên ra thử, các phân tích gia cho rằng chính kế hoạch mở rộng hạm đội tàu đổ bộ nặng 20.000 tấn này mới mang lại sự thay đổi đáng kể cho diện mạo cũng như tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc.
Loại chiến hạm 071 này là do Trung Quốc tự vẽ kiểu và tự sản xuất.
Ông Christian Le Miere, nghiên cứu viên về an ninh hàng hải tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, nhận xét: "Có trong tay hạm đội tàu đổ bộ quy mô như vậy cho thấy một tham vọng quyền lực".
"Nếu như muốn điều phối lực lượng vì lý do nào đó, nhất định cần các tàu chiến loại này."
Hải quân Trung Quốc có kế hoạch sản xuất và sử dụng tới tám chiếc tàu đổ bộ 071 với khả năng chở mỗi tàu 800 binh lính, xuồng máy, xe thiết giáp và trực thăng.
Chiếc đầu tiên mang tên Côn Lôn Sơn được mang ra trình làng năm 2006, hiện đang làm nhiệm vụ tại Ấn Độ Dương.
Tiến độ sản xuất các tàu đổ bộ khác đang được đẩy mạnh, chiếc thứ ba và chiếc thứ tư được hoàn tất chỉ trong 5 tháng vừa qua.

Cạnh tranh quân sự

Quá trình tăng cường hải quân của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn được cho sẽ trở thành trung tâm điểm địa chính trị cho các thập niên tới.
Các nhà hoạch định chính sách quốc phòng trước đó tập trung suy đoán về nguy cơ xung đột qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, gần đây xảy ra nhiều diễn biến mới như Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng tại biển Hoa Đông; hay tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác tại Biển Đông.
Hải quân Mỹ đã loan báo kế hoạch triển khai loại tàu tấn công đổ bộ mới, Littoral Combat Ships, tới vùng "ngã ba" biển châu Á-Thái Bình Dương, nơi nhiều tuyến hàng hải qua lại.
Các tàu này được neo đậu tại Singapore và có thể cả ở Philippines.

Tương quan lực lượng

  • Trung Quốc: 75 tàu chiến loại lớn, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại vừa và nặng cùng 85 tàu cao tốc tấn công bằng tên lửa.
  • Hoa Kỳ: 285 chiến hạm, trong đó có 11 hàng không mẫu hạm, hơn 70 tàu ngầm nguyên tử và 22 tuần dương hạm.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà sang năm được tin sẽ trở thành Chủ tịch Trung Quốc, vừa kêu gọi thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các cường quốc Thái Bình Dương trong cuộc họp mới rồi với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tại Washington.
Ông Tập, con trai của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân, cũng gặp Tổng thống Barack Obama và được đón tiếp trọng thị tại Lầu Năm góc.
Thế nhưng một trong những điều đầu tiên Bộ trưởng Panetta nói với ông Tập, là Mỹ mong muốn một sự minh bạch rõ ràng hơn từ phía Trung Quốc trong các kế hoạch phát triển quốc phòng.
Các chuyên gia quân sự cũng như một số sỹ quan hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu cho hay nước này đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo các loại tàu đổ bộ hiện đại hơn, to hơn.
Năm 2010, Trung Quốc đã vượt mặt Nam Hàn để trở thành quốc gia lắp tàu biển lớn nhất và các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc ngày càng có cơ sở vật chất cũng như công nghệ tiên tiến để xuất xưởng các loại tàu khổng lồ và tối tân hơn.
Tham vọng đại dương của Trung Quốc là vươn dài cánh tay và tầm ảnh hưởng tới các vùng biển thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc nay được trang bị vũ khí phòng không tiên tiến và hỏa tiễn chống hạm tầm xa.
Trong phúc trình năm ngoái tới Hạ viện về quốc phòng Trung Quốc, Lầu năm góc ước tính Giải phóng quân Trung Quốc nay có 75 tàu chiến loại lớn, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại vừa và nặng cùng 85 tàu cao tốc tấn công bằng tên lửa.
Đã nhiều lần, giới chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định nhu cầu cần có hải quân vững mạnh để bảo vệ tài nguyên của đất nước cũng như các tuyến hàng hải quan trọng nhất.

Đối đầu Hoa Kỳ

Hiện nay hải quân Mỹ so với hải quân Trung Quốc vẫn nổi trội hơn về thế và lực, với 285 chiến hạm, trong đó có 11 hàng không mẫu hạm, hơn 70 tàu ngầm nguyên tử và 22 tuần dương hạm.
Hoa Kỳ vẫn đứng đầu danh sách các cường quốc hải quân, ngay cả khi so sánh về hỏa lực và kinh nghiệm chiến đấu.
Hải quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc đang tăng mạnh cả về lượng và chất
Tuy nhiên nay giới phân tích đặt câu hỏi liệu tương quan này sẽ còn tồn tại được bao lâu, khi chính quyền Obama đang có kế hoạch cắt giảm 487 tỷ đôla từ ngân sách quốc phòng trong thập niên tới.
Hải quân Mỹ đang dự tính sẽ cho bảy tuần dương hạm và hai tàu đổ bộ nghỉ hưu, rút số chiến hạm xuống còn dưới 250 đồng thời dừng các chương trình phát triển hạm đội.
Để bù lại, Mỹ đặt tầm quan trọng lên việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và đang có kế hoạch tập trận với hai đồng minh chủ chốt là Thái Lan và Philippines.
Trong khi đó, trái ngược với Mỹ, Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng.
Sau hai thập niên tăng hai chữ số, năm 2010 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng 7,5% vì khó khăn tài chính. Thế nhưng năm 2011 ngân sách lại tăng trưởng trở lại 12,7% lên 91,5 tỷ đôla. Con số nàyđược đưa ra chính thức và được cho là thấp hơn thực tế.
Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính năm 2010 Trung Quốc chi hơn 160 tỷ đôla cho quốc phòng, dễ dàng chiếm vị trí thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.
Năm 2013, chính quyền Obama đề xuất ngân sách quốc phòng là 525 tỷ, và có thể thấy khoảng cách Mỹ-Trung đang dần hẹp lại.
Hiện Trung Quốc có đội ngũ 800.000 người lao động ở nước ngoài, thêm một lý do để tăng cường hiện diện ở các khu vực xa xôi trên thế giới, kể cả các vùng biển.

23:02 ngày 19.02.2012
SGTT.VN - Ấn Độ đang trong cuộc đua với TQ tìm cách cải thiện quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước láng giềng. Việc Ấn Độ thúc đẩy giao thương khu vực có thể giúp kinh tế Nam Á vượt qua đói nghèo.- Ấn Độ ráo riết hiện đại hóa quốc phòng (TQ).


Putin cam kết trang bị hơn 400 tên lửa xuyên lục địa vietnamdefence-Trong 10 năm, quân đội Nga sẽ được trang bị một số lượng lớn vũ khí trang bị hoàn toàn mới, có thể “nhìn” xa hơn, bắn chính xác hơn và phản ứng nhanh hơn các hệ thống tương tự của bất kỳ đối phương tiềm tàng nào, Thủ tướng Nga V. Putin viết trong bài báo mới đăng trên tờ Rossyiskaya gazeta.
Philippines mua F-16 để đối phó Trung Quốc vietnamdefence-Bộ chỉ huy quân đội Philippines đang xem xét khả năng mua một phi đội tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ.-Philippines gấp rút hiện đại hóa quân đội (TN). - Philippines hiện đại hóa quân đội trong 2 năm tới (NLĐ/AFP).-
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Indonesia hội đàm (TTXVN).-Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen    –   (RFI).-

Robert Kagan:
 Why the World Needs America (WSJ 11-2-12)  -- Đón đọc bài điểm sách Robert Kagan của THD!
Điểm cuốn sách mới ra về Thái Bình Thiên QuốcThe Battle for China's Soul (WSJ 11-2-12) --  -- A Chinese Civil War to Dwarf All Others (NYT 8-2-12)  -- Đọc cuốn này sẽ thấy sự dã man của người.... Hán! (Hong Xiuquan: Hồng Tú Toàn (Heavenly King: Thiên Vương) - Chen Yucheng: Dương Tú Thanh - Zeng Guofan: Tằng Quốc Phiên)
Điểm sách về Đặng Tiểu Bình của Vogel, sách của Kissinger, và sách về Tưởng Giới ThạchSino-Americana (London Review of Books 9-2-12) -- Trong các bài điểm mấy cuốn này, tôi thấy bài này của Perry Anderson (tác giả phái tả của Anh) là hay nhất: Vạch rõ sự hèn hạ của Vogel (tác giả cuốn Đăng Tiểu Bình) và Kissinger, cụ thể là về chiến tranh Trung Việt năm 1979.  Đây: "Kissinger gives Deng full credit for what he terms ‘a turning point of the Cold War’ and the ‘high point of Sino-American strategic co-operation’. What was this?China’s war on Vietnam in 1979. Here Vogel and Kissinger converge, applauding Deng’s resolute action to thwart Vietnamese plans to encircle China in alliance with the USSR, invade Thailand, and establish Hanoi’s domination over South-East Asia" Và đây nữa: "Vogel’s account of China’s war on Vietnam is that of a former servant of a Democratic administration. Showering Carter’s point men in the tractations over Deng’s visit with effusive epithets, he is careful to shield the president himself from any too explicit responsibility for giving the war the go-ahead. Kissinger, a Republican and once head of the National Security establishment where Vogel was an underling, can afford to be more forthright. Deng’s masterstroke required US ‘moral support’. ‘We could not collude formally with the Chinese in sponsoring what was tantamount to overt military aggression,’ Brzezinski explained. Kissinger’s comment is crisp: ‘Informal collusion was another matter.’
---

--Bài học lịch sử Việt nam cho MỹReflections on Vietnam, 1964-65: Trying to get someone to cut the Ho Chi Minh Trail (9-2-12)
--Chiến tranh Việt NamCuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC 27-1-12) Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (VTC 28-1-12) Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La (VTC 29-2-12) -- Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC 31-1-12) CIA đã bị Công an Việt Nam đưa vào tròng thế nào? (VTC 31-1-12) CIA rơi vào “trận đồ bát quái” giữa rừng Việt Nam (VTC 1-2-12) -- Ngọn lửa chữ T đêm Tây Bắc và thất bại cay đắng của CIA (VTC 2-2-12) ◄-- Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-Số phận của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao phủ Tết Mậu Thân (CAND 9-2-12) 
-- Tết Mậu Thân năm 1968”: Chiến công cụm H63: Chuyện bây giờ mới kể (Đất Việt). Ai” của Chế Lan Viên và bài viết của Thái Bá Tân về trận Mậu Thân (TTXVA). Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc : Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789   –  (RFI).-
-Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc (Bee)--- Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (phần III)  –  Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (IV) (Trần Minh Khôi). - Phần I và Phần II. - Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc… (1)   —  (Trương Nhân Tuấn). -

--Thưc dân Anh và thực dân Pháp: ai "tốt" hơn ai?: The Post-Colonial Hangover (FP Jan 2012) -- Một đề tài "thú vị"!-Tròn 100 năm trước Hội Việt kiều đầu tiên trên thế giới (HV 15-2-12)
-
 
 
 

Trung Quốc tăng cường quốc phòng

-Nguồn:----Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu JF-17 vietnamdefence
VietnamDefence Ngày 14.2, tuần san Jane's Defense Weekly của Anh đưa tin, trong 5 năm tới, tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không quốc doanh Trung Quốc CATIC hy vọng ký được hợp đồng xuất khẩu 300 tiêm kích JF-17 (FC-1) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển.
Tại triển lãm hàng không Singapore kết thúc ngày 19.2, , đại diện CATIC Ma Zhipin tuyên bố rằng, trong thời gian đó, Trung Quốc dự định bán cho các nước Cận Đông và châu Phi 300 tiêm kích loại này. 

Giá của JF-17 thấp hơn nhiều các tiêm kích cùng loại của phương Tây và Nga. Đơn giá JF-17 sẽ là dưới 30 triệu USD.

CATIC cũng cho rằng, trong năm 2012, họ có thể ký được hợp đồng đầu tiên xuất khẩu máy bay huấn luyện siêu âm L-15. Theo ông Ma Zhipin, máy bay này đã bay thử nghiệm trình diễn ở 6 nước. CATIC cũng hy vọng ký được hợp đồng xuất khẩu các máy bay không người lái.
  • Nguồn: mil.news.sina.com.cn, MP 20.02.12
.

--Trung Quốc tăng cường quốc phòng-Nguồn: Jason Miks - The Diplomat --Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
18.02.2012
Ngân sách quốc phòng thường niên của Trung Quốc dự tính sẽ tăng gấp đi vào năm 2015 và vượt quá tất cả những ngân sách quốc phòng của các quốc gia lớn khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, căn cứ theo số liệu của cơ quan tham vấn quốc phòng hàng đầu IHS Jane’s.
Những số liệu này, được gửi cho tôi trong tuần này, cho thấy ngân sách quốc phòng của Trung quốc sẽ tăng đến 238 tỉ Mỹ kim - hơn cả 12 quốc gia đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cộng lại, và gấp bốn lần Nhật Bản vốn đứng thứ nhì, quốc gia này dự định sẽ chi tiêu khoảng 64 tỉ Mỹ kim.

Như Rajiv Biswas, kinh tế gia chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thộc IHS Global Insight lưu ý, Bắc Kinh đã có khả năng rộng rãi để đầu tư một phần lớn của tổng ngân sách vào quốc phòng, và “đã đều đặn phát triển khả năng quân sự của mình trong hơn thập niên qua.”
“Việc này sẽ tiếp tục ngoại trừ xảy ra một thảm trạng kinh tế. Tuy nhiên Nhật và Ấn Độ thì dễ dàng bị trở ngại vì những thách thức trầm trọng về kinh tế hơn. Nợ chính phủ của Nhật và sự cần thiết đầu tư sau sự kiện Fukushima sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu quốc phòng. Chúng ta sẽ ngày càng thấy thêm nguồn ngân sách được chuyển vào những chương trình và thiết bị chủ chốt. Nợ chính phủ và thâm thủng tài chính của Ấn thì rất cao trong khi tỉ lệ GDP cũng như đồng rupee đang bị sụt giảm trầm trọng trong năm 2011 - tất cả những điều này sẽ làm giới hạn tham vọng quốc phòng của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa hoàn tất chuyến thăm 5 ngày ở Hoa Kỳ trong tuần này, một chuyến đi rõ ràng là một phần nhằm xoa dịu những quan ngại của Hoa Kỳ trước sự đi lên của mình và đưa ra một bộ mặt thân thiện hơn (mặt dù giữ nguyên thái độ này thì không dễ dàng khi Tập phải đối diện với năm bầu cử ở Hoa Kỳ, chuyên lên án vấn đề bình đẳng thương mại và nhân quyền).
Một trong những quan ngại của Hoa Kỳ và những nước khác là việc Trung Quốc ngày càng mạnh bạo hơn trong vùng biển Nam Hải, một khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền rộng rãi, nhưng cũng được các nước khác bao gồm Việt Nam và Philippines đòi chủ quyền. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ ủng hộ quyền tự do đi lại trong khu vực, một điều vốn làm Bắc Kinh khó chịu và thường lên tiếng đòi Washington phải tôn trọng “quyền lợi cốt lõi” của mình.
Tất cả những điều này đều liên quan đến những số liệu chi tiêu quốc phòng vì một quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh có thể trở nên mạnh bạo hơn trong việc tuyên bố chủ quyền một cách “nhanh chóng hơn”. Đây là một điểm mà học giả Michael Auslin thuộc American Enterprise Institute đã nêu lên trong bài viết trên tờ Diplomat ngày hôm qua, ông đã lưu ý những bài học đầy tiềm năng từ sự sụp đổ của Singapore vào năm 1942.
“Vẫn luôn có một lý do để Washington và Bắc Kinh giữ vững quan hệ hoà bình. Nhưng lịch sử luôn đầy những bất ngờ, thường là đối với những cường quốc trong tình trạng hiện tại. Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên sức mạnh vượt bực và với những chính sách tăng trưởng kinh tế đúng đắn sẽ có thể trở thành kẻ thống trị thế giới trong nhiều thập niên tới.,” Auslin viết. “Nhưng nó không thể thống trị trong mọi lúc với những cường quốc đang lên. Những bài học của Singapore nhắc chúng ta không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình và phải thành thật đối diện với những yếu điểm của mình.”
Thế thì vẫn còn câu hỏi là liệu việc Trung Quốc tăng cường chi tiêu quốc phòng chắc chắn sẽ được dùng để khẳng định đòi hỏi của mình trong khu vực hay không. Tôi hỏi Paul Burton, nhà phân tích ngân sách quốc phòng kỳ cựu của IHS Jane’s về những chi tiết trong việc số tiền chính xác sẽ được sử dụng vào việc gì. Ông lưu ý rằng chi tiêu về chiến đấu cơ của nước này dự định sẽ tăng từ 7,8 tỉ trong năm 2012 lên đến 11,3 tỉ vào năm 2015, trong khi Bắc Kinh cũng “tiếp tục củng cố sức mạnh vũ trụ của mình, đã phóng phi thuyền không người lái Thần Châu 8 vào ngày 3 tháng Mười một và cập vào trạm thí nghiệm không gian Thiên Cung-1.”
“Chỉ riêng hai thị trường này cũng đã dự kiến tăng gần 7 tỉ Mỹ kim từ 2012 - 2015,” ông nói. “Cả hai đều được xem là mang tính tấn công.”
Vậy việc tăng cường ngân sách quân sự của Trung Quốc có phải là một điều không tránh khỏi mà các nước láng giềng của Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ phải học cách chấp nhận? Không nhất thiết như thế, theo ý kiến của Trefor Moss, người đóng góp cho mục Flashpoints của tờ Diplomat.
“Điều quan trọng để nên nhớ rằng việc hiện đại hoá quân sự, cho dù đã làm báo chí quan tâm, vẫn không là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh,” Moss vừa lưu ý điều này trong tờ Jane’s Defence Weekly. “Việc phát triển đất nước vẫn là ưu tiên trước hết, vào trong năm 2011 lần đầu tiên ngân sách nội an đã vượt hơn ngân sách quốc phòng. Nếu một thời điểm bất ổn về kinh tế và xã hội sắp xảy ra, hai lĩnh vực này chắc chắn sẽ đứng trước quốc phòng trong thứ tự ưu tiên về ngân sách.”
Điều này chắc chắn không có nghĩa là ngân sách quốc phòng của Trung Quốc thực sự bị cắt giảm - cần phải có hơn cả việc suy giảm kinh tế toàn cầu để khiến cho điều này xảy ra. Nhưng với việc châu Âu đang vật lộn để chấn chỉnh các hoạt động kinh tế của mình, và với quá trình phục hồi kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang mong manh, khả năng rằng Trung Quốc phải giảm bớt chi tiêu quốc phòng chắc chắn không thể bị loại bỏ.


Quân đội Trung QuốcChina’s Beefed-Up Defense (Diplomat 18-2-12)--Việt Nam tự chế tên lửa: Vietnam to make naval missiles with Russian aid (SCMP 18-2-12) ◄
Biển Đông: Why to Forget UNCLOS (Diplomat 17-2-12) -- Tác giả là hai "diều hâu" Dan Blumenthal và Michael Mazza
Tập Cận Bình đi MỹXi Jinping’s U.S. trip plays well in China (WP 18-2-12) U.S. gets a chance to size up China’s leader-to-be Xi Jinping (Toronto Star 18-2-12)
Ngoại giao Trung QuốcChina's not breaking the rules. It's playing a different game (FP 17-2-12) -- Clyde Prestowitz
Mỹ - Châu ÁHow U.S. Can Secure the New East (Diplomat 16-2-12) -- Zbigniew Brzezinski

Trung Quốc trỗi dậy, Ấn Độ tăng tốc (TVN).Việt Nam có bạn cạnh tranh mới (TVN)Trung - Việt hợ̣p tác đào tạo cán bộ (BBC 17-2-12) -- Việt Nam sẽ gửi ông đại tá Đỗ Hữu Ca sang Trung Quốc để đào tạo cán bộ cho họ? (Đã đề nghị gửi ông Đinh La Thăng, nhưng họ không nhận).Báo Nga: VN sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km (ĐV).


-Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông?

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA: Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K

-Nguồn:--Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
(VTC News) - Để ngăn chặn tiếp viện cho miền Nam và mở đường cho chiến dịch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, ngày 11-5-1961, Tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh triển khai "Chiến dịch chiến tranh bí mật", thực hiện cái gọi là "đánh vào nguồn gốc xâm lược" từ Bắc Việt Nam. 


Để thực hiện được “nhiệm vụ” này, “bộ não chiến tranh” (Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ, Central Intelligence Agency, viết tắt CIA) đã vào cuộc đào tạo và thả hàng ngàn gián điệp biệt kích xuống khắp miền Bắc, kể cả ngoài biển, đặc biệt là ở vùng rừng núi Tây Bắc. Thế nhưng, hầu hết đám gián điệp biệt kích nhảy dù xuống Tây Bắc đã bị lực lượng công an hốt gọn. 


Có thể nói, đây là cuộc đối đầu lịch sử giữa Công an Việt Nam và CIA, và phần thắng trọn vẹn thuộc về lực lượng Công an Bắc Việt Nam. 



Để dựng lại những chiến công oanh liệt này, PV VTC News đã bỏ nhiều ngày lăn lộn ở các vùng rừng núi Sơn La, gặp lại những chiến sĩ công an mà một thời khiến kẻ địch vô cùng khiếp sợ. Họ là những “hùm xám” vùng Tây Bắc
.

Kỳ 1: Cuộc rèn quân để thả xuống núi rừng Bắc Việt Nam


Hoạt động gián điệp biệt kích là sản phẩm của cuộc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ mà CIA là cơ quan chính được giao nhiệm vụ. Hoạt động gián điệp, tình báo là phương thức, thủ đoạn chẳng còn mới mẻ gì của Mỹ, nhưng tổ chức hàng loạt toán gián điệp biệt kích với phương tiện trang bị đầy đủ, liên tục tung vào địa bàn đối phương để hoạt động thì đây là một kế hoạch mới mẻ, liều lĩnh của Mỹ đối với nước ta. 


Mục đích tung gián điệp sâu vào miền Bắc bằng con đường nhảy dù là nhằm xây dựng cơ sở để “đánh cộng sản từ trong lòng cộng sản”, phục vụ cho kế hoạch Bắc tiến ngông cuồng của chúng. Nhiệm vụ của các toán gián điệp biệt kích là thu thập tình báo, trực tiếp phục vụ cho các cuộc ném bom, bắn phá của không quân và hải quân Mỹ, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương ta đối với tiền tuyến miền Nam và cách mạng Lào. 

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Biệt kích bị bắt. Ảnh tư liệu. 

Ngoài ra, đế quốc Mỹ còn muốn thông qua cuộc “chiến tranh gián điệp biệt kích” này làm thí điểm để hòng rút kinh nghiệm đánh phá phong trào cách mạng ở một số nước trên thế giới có hoàn cảnh tương tự như ở Việt Nam. 


Để phục vụ cho công việc này, đế quốc Mỹ đã chi những khoản tiền lớn và lôi một số nước đồng minh và chư hầu cùng mở địa điểm huấn luyện, đào tạo gián điệp biệt kích cho chính quyền Ngô Đình Diệm. 


Ngoài trung tâm huấn luyện chính ở Bắc Mỹ còn có địa điểm ở Xcôn-răng-rê (Philippines), Tsoiying (Đài Loan), Đảo Guy-am… Đế quốc Mỹ còn dùng cả lực lượng đặc vụ, biệt kích Tưởng ở Đài Loan, gián điệp biệt kích Lào cùng phối hợp hoạt động.


Tổ chức của bọn gián điệp biệt kích được hình thành dưới cái tên “Sở liên lạc” do tên trung tá Lê Quang Tung phụ trách. Tổ chức này được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tình báo CIA từ đại tá Lên-sđên đến trung tá Tay-lo. 

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Cụ Điêu Văn Sáu (Cà Nàng, Quỳnh Nhai) 106 tuổi, là người biết rõ mặt nhiều tên theo Mỹ - Ngụy làm biệt kích.  

Nhiệm vụ của “Sở liên lạc” ban đầu là tuyển mộ, huấn luyện nhân viên trong Liên đội biệt động, được Lên-sđên chỉ đạo thành lập năm 1956, thành những gián điệp biệt kích rồi phân chia cho các quân khu thành từng toán khác nhau như “Lôi hổ”, “Lôi vũ”… để đánh phá phong trào cách mạng miền Nam. 


Chúng tỏa đi mọi ngõ hẻm để rình bắt cán bộ, khám phá, hủy diệt hầm bí mật, theo dõi, chỉ điểm những người nghi là Việt Cộng để vây ráp, bắt bớ. Chúng đột nhập vào các địa bàn để dọn đường cho các cuộc hành quân, càn quét của địch. 


Kế hoạch Stalây-Taylo ra đời, “Sở liên lạc” tiếp tục đào tạo các toán gián điệp biệt kích tung ra Bắc hoạt động. Chúng vừa đưa bọn tay sai ra nước ngoài đào tạo, vừa ráo riết mở hàng loạt địa điểm huấn luyện tại chỗ như: Trại huấn luyện Hoàng Hoa Thám, Quyết Thắng (Sài Gòn), Trịnh Minh Thế, Hùng Vương, Nam Thọ (Đà Nẵng), Nha Trang, Vũng Tàu, Tây Ninh… 


Ngoài ra, còn có một số địa điểm bí mật do cố vấn Mỹ trực tiếp điều khiển như khách sạn ở phố Kỳ Đồng, biệt thự Everest phố Nguyễn Văn Tráng, biệt thự Tân Việt Nam phố Phan Thanh Giản, Sài Gòn…


Đối tượng tuyển mộ gián điệp biệt kích là những tên có “chiến tích” trong các toán thám báo hoạt động ở miền Nam, trong các đơn vị bộ binh chủ lực ngụy. 


Về sau, do yêu cầu tăng thêm số lượng, chúng đến các trại tiếp cư “sưu tầm”, điều tra lý lịch, lựa chọn trong số những người di cư từ Bắc vào Nam, những kẻ can tâm sẵn sàng làm tay sai cho địch. Những người được tuyển mộ phải hiểu biết văn hóa, thông thạo địa bàn nào đó ở miền Bắc. 

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Sông Đà đoạn chảy qua Quỳnh Nhai, Sơn La. 

Bạc Cầm Phong, người Thái, một tên phản động được CIA tin tưởng giao phó cho việc tuyển quân. Hắn bí mật về các bản làng ở Tây Bắc, chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu để tuyển lựa người Thái, Mường, Tày, Nùng… từng là phỉ, hoạt động cho thực dân Pháp. 


Hắn vào các trại tị nạn để thu nạp bọn phản động, đang sống lưu vong ở Thái Lan hoặc chạy vào miền Nam sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ… giao lại cho CIA đào tạo. Hầu hết các cán bộ, chiến sĩ công an vùng Tây Bắc đều nắm rõ lý lịch tên này. Sau khi hắn lấy vợ họ Lù ở Mộc Châu, hắn đổi tên thành Lù Văn Phong. 


Những tên lọt vào danh sách do CIA tuyển lựa thì được đào tạo khá khắc nghiệt, bài bản. Nếu không bước vào “trung tâm tàn phá sắc đẹp” ở Nha Trang thì phải trải qua “đoạn đường chiến binh khổ ải” ở trại huấn luyện Long Thành, Quyết Thắng… hoặc ngồi trong rọ sắt tập đánh nhau với cá mập dưới đáy biển Guy-am. 


Tên nào sống sót sau những khóa huấn luyện đằng đẵng, khổ ải thì được về Sài Gòn lĩnh thưởng rồi sống cuộc đời xả láng trong một thời gian ngắn trước khi thực hành phận sự thừa sống thiếu chết theo lệnh của CIA. 

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Nhà tù Sơn La. 

Mỗi tháng, Mỹ trả cho bọn này 8.000 đồng, chưa kể phụ cấp cấp bậc và các khoản khác, trong khi đó một tên đại úy chủ lực ngụy lương mỗi tháng chỉ có 4.700 đồng. Mỹ trả lương cao như vậy cốt là để chúng quên mình lao vào nhiệm vụ.


Qua các khóa huấn luyện, mỗi tên gián điệp biệt kích đều nhuần nhuyễn nghiệp vụ như: Thu thập tình báo, cách xây dựng căn cứ mật khu, xây dựng cơ sở, cách phá hoại, biết chiến đấu trong rừng rậm, sử dụng các loại vũ khí, cách liên lạc với trung tâm và máy bay chiến đấu, chỉ điểm oanh tạc, hóa trang lẩn trốn và cả cách khai báo khi bị bắt. 


Trước khi chuẩn bị vào chiến trường, mỗi tên gián điệp biệt kích mang một vỏ cuộc đời riêng, khoác tên riêng và bí số riêng do CIA quy định. 


Chúng được chia ra thành từng toán, mỗi toán từ 4 tên trở lên, gồm toán trưởng, toán phó, nhân viên truyền tin, nhân viên thu thập tình báo kiêm phá hoại. Nếu thả xuống các vùng đồng bằng thì thường gồm toán người kinh, thả xuống miền núi thì gồm chủ yếu là người Thái, Nùng, Tày, Mông…

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Bến Quỳnh Nhai khi đập thủy điện Sơn La chưa chặn dòng. 

Mỗi toán được trang bị đầy đủ gồm 2 máy truyền tin, sổ đặc lệnh truyền tin, máy pin-cơ liên lạc với máy bay, hỏa châu, các loại súng lục, tiểu liên, súng phóng tên lửa loại nhẹ, các loại mìn chống người, chống chiến xa, phá hoại cầu đường và các công trình kinh tế, quốc phòng, tiền ngân hàng miền Bắc, vàng, bạc, đồng hồ cùng lương thực, thực phẩm khô có thể dùng trong vài tháng. 


Mỗi tên gián điệp biệt kích lại được trang bị súng giảm thanh, dao găm, bản đồ, la bàn, đèn pin, quần áo nhảy dù, giấy thông hành giả, và các đồ dùng miền Bắc để chúng dễ thâm nhập vào quần chúng và có thể hoạt động tự lập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.


Để lực lượng này hoạt động có hiệu quả hơn, năm 1967, CIA chia lực lượng gián điệp biệt kích thành ba hệ thống: Hệ Oragon chuyên phụ trách các toán gián điệp biệt kích hoạt động dài hạn ở miền Bắc, với nhiệm vụ chủ yếu xây dựng cơ sở, phục vụ cho âm mưu chính trị sau này. 

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Bến đò Cà Càng (Quỳnh Nhai, Sơn La). 

Hệ Phòng thủ Duyên hải có nhiệm vụ dùng thuyền xâm nhập ven biển miền Bắc, nhất là các tỉnh Khu Bốn cũ, thám sát bắt cóc người trên biển, thả hàng tâm lý chiến, bắn truyền đơn từ biển vào đất liền, phá hoại hoặc chỉ điểm cho máy bay, tầu chiến bắn phá cầu cống, đường sắt, các mục tiêu quân sự trên bờ biển miền Bắc nước ta. 


Hệ Strata chuyên dùng trực thăng đổ các toán gián điệp biệt kích xuống Bắc Việt Nam nhất là các vùng biên giới. Nhiệm vụ của chúng là điều tra phát hiện kho tàng, nơi cư trú của quân ta, chỉ điểm cho máy bay bắn phá, bắt cóc người đi công tác lẻ, khai thác tình báo, thậm chí điện cho trực thăng đưa về sở chỉ huy trực tiếp khai thác. Qua sơ cung nếu thấy không có tác dụng thì chúng thủ tiêu hoặc mua chuộc, khống chế làm tay sai cho chúng. 


Do nhu cầu ngày ngày càng tăng của chiến trường, từ năm 1967, CIA ồ ạt bổ sung cho các đơn vị gián điệp biệt kích nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan quân chủ lực, có kinh nghiệm chiến đấu, chọn những phần tử ác ôn, hung hãn, có nhiều nợ máu với nhân dân, bọn đầu hàng, đầu thú. 


Số lượng các toán cũng tăng hơn trước, nhiều toán có quân số đến 20 tên. Chúng được trang bị những vũ khí hiện đại như súng máy liên thanh cực nhanh, AK, CKC, hỏa châu, súng phóng tên lửa như: rốc két, mìn chống người, mìn chống chiến xa, các loại thuốc nổ C3, TNT, Plastie… để phá các công trình kinh tế, quốc phòng, kể cả khinh khí cầu, bẫy muông thú, các phương tiện điện đài gọn nhẹ nhưng có công suất phát sóng lớn… 


Việc bổ sung nhiều tên ác ôn có nợ máu với dân tộc vào đội ngũ biệt kích, thám báo thể hiện sự ngoan cố chống đối, khả năng và kinh nghiệm đánh trả của địch lúc bị bao vây, truy lùng. Và thực tế, trong một số trận chúng dựa vào hỏa lực mạnh đã đẩy lùi được sự tiến công của những tổ công an nhỏ lẻ của ta, thậm chí khá nhiều chó nghiệp vụ của ta bị chúng tiêu diệt.

Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA
Bí thư huyện ủy Quỳnh Nhai Cầm Ngọc Minh chỉ nơi các nhóm biệt kích nhảy dù và bị tóm sống. 

Tính chất ác ôn của bọn biệt kích thể hiện rõ trong nhiều hành động đầy thú tính. Có những vụ, chúng xâm nhập biên giới, cưỡng ép đồng bào di cư sang Lào bị thất bại, chúng đang tâm bắn giết hàng loạt, kể cả những người bà con cùng dòng họ với chúng. Thậm chí, gặp cảnh đói khát lúc bị truy đuổi dài ngày trong rừng, có tên đã giết cả đồng bọn để lấy thịt, gan nấu ăn.


Từ năm 1961 đến 1966 chúng chủ yếu sử dụng máy bay vận tải cánh quạt để thả biệt kích, nhưng từ năm 1967 trở đi, chúng chuyển sang dùng trực thăng để tăng thêm yếu tố cơ động và bất ngờ trong hoạt động biệt kích, thám báo. 


Căn cứ xuất phát của các toán gián điệp biệt kích được chuyển từ Long Thành, Tân Sơn Nhất ra Đà Nẵng để gần chiến trường hơn. Do vậy, việc chỉ huy, yểm trợ và thông tin liên lạc của địch nhanh chóng, gọn nhẹ và có hiệu quả hơn. Đặc biệt, các toán gián điệp biệt kích có sự yểm trợ của không quân, tầu chiến nhằm ngăn chặn lực lượng của ta tiếp cận truy lùng.


Để phá hoại được miền Bắc nhiều hơn, CIA đã cải tổ lực lượng đặc biệt ở Lào do chính CIA dựng lên từ trước và có nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ trực tiếp làm cố vấn. 


Năm 1965, đi đôi với việc tăng cường và củng cố 5 quân khu của quân đội phái hữu Lào, chúng lập ra hai bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt ở Trung Lào và Nam Lào. 


Tháng 5-1965, 3 lực lượng của Vàng Pao, của bọn Thái lưu vong và của quân đội phái hữu Lào được hợp nhất lại trong một tổ chức thám báo hỗn hợp, gọi tắt là SGU (Special Guerilla Unity), nhằm mục đích tăng cường xâm nhập vùng giải phóng Lào và miền Bắc nước ta để thu thập tình báo và phá hoại. 


Cuối năm 1969, sau những thất bại quân sự nặng nề trên chiến trường Xiêng Khoảng, đế quốc Mỹ và tay sai tuyển chọn lực lượng SGU, tổ chức thêm một đơn vị biệt kích đặc biệt gọi là đơn vị “Cọp đen” do tên trung tướng Vàng Pao trực tiếp chỉ huy, để tăng cường hoạt động thám báo. 


Đế quốc Mỹ lại câu kết với bọn phản động Thái Lan, thành lập “Trung tâm chỉ huy hỗn hợp tối cao các tổ chức gián điệp biệt kích Mỹ, Thái Lan - Lào”. Trung tâm này đóng ở U Đôn, Thái Lan. 


Dưới cây gậy chỉ huy của CIA và Mỹ, bọn Ngụy cũng tổ chức mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm SGU để thu thập thông tin tình báo. Ngoài ra, chúng còn giúp bọn phản động Lào tuyển mộ lính biệt kích thám báo trong số người Mông, người Thái lưu vong, cử cố vấn huấn luyện lính của Vàng Pao ở căn cứ Pha Khao thành gián điệp biệt kích. Trên đất Lào còn có tiểu đoàn gián điệp biệt kích 33 của Ngụy quân Sài Gòn đóng tại Huổi San, dọc đường 9. 


Mỹ – Ngụy có trong tay hàng ngàn tên gián điệp biệt kích được đào tạo công phu và cả những phương án tung người. Nhưng CIA đâu chỉ hy vọng ở mấy ngàn tên gián điệp biệt kích này, mà âm mưu cơ bản của chúng là nhằm vào hàng chục vạn tên tay sai cũ của Pháp còn lẩn trốn, sống sót ở khắp miền Bắc. 


Bọn gián điệp biệt kích hy vọng chỉ việc châm ngòi là chúng sẽ nổi dậy thành những cú nổ bất ngờ khiến tình thế lúc ấy sẽ xoay sang một cục diện khác: những cuộc nổi loạn lật đổ sẽ xẩy ra trên miền Bắc.




Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K




(VTC News) - Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.

Tin liên quan
» Bí mật cuộc đối đầu Công an Việt Nam và CIA (kỳ 1)

Trong lúc bọn gián điệp biệt kích ngồi đoán già đoán non, chưa biết toán nào sẽ bị “ném” đi trước và “ném” đi bằng cách nào thì trong căn nhà hai tầng phố Nguyễn Minh Chiểu (Sài Gòn), bọn chỉ huy cùng các tên cố vấn Smít, Vô-lơ đang ngày đêm âm thầm duyệt phương thức tung người ra Bắc. 


Phương án của chúng là sẽ đánh trên cả ba mặt: đường biển, đường không, đường bộ. Mỗi đường có một kế hoạch tinh vi, xảo quyệt riêng. Tuy nhiên, đường hàng không được bọn CIA chú ý đặc biệt hơn cả vì đây là phương thức tương đối an toàn, nhanh chóng. 

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Toán gián điệp biệt kích bị xét xử. 

Những tốp lái được tập luyện kỹ càng ở Đài Loan, Nhật Bản về cách bay tối trời, cách thả người và hàng trong rừng rậm trúng mục tiêu… đã khích lệ tinh thần cho bọn chỉ huy khi chọn phương án này. 


Về đường biển, chúng quyết định lấy Đà Nẵng làm căn cứ và tổ chức ra những đội thuyền gắn máy. Các đội thuyền này bí mật chọn các thủy thủ lành nghề, thạo bờ biển miền Bắc để chuyên chở bọn gián điệp biệt kích. 


Đường bộ chúng chú ý vùng giới tuyến tạm thời và biên giới Việt - Lào. Đường không chúng rải khắp các vùng rừng núi từ Quảng Bình ra Bắc. Trên ba mặt tác chiến thì đường không được chúng sử dụng nhiều nhất.

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Bến đò trên sông Đà ở Quỳnh Nhai, Sơn La. 

Với tinh thần kiên quyết làm phá sản âm mưu thâm độc của địch, Công an Bắc Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng khác lập ra các chuyên án mang tên P hoặc K tiến hành phương án câu nhử và tóm được hầu hết các toán gián điệp biệt kích khi chúng chưa kịp chạm chân xuống đất. 


Trong phần bài này, tôi chỉ xin giới thiệu cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Công an Việt Nam và các toán gián điệp biệt kích do CIA chỉ huy nhảy dù xuống địa bàn Sơn La và một phần của địa bàn Lai Châu trong những chuyên án gián điệp biệt kích kéo dài nhất, mở ra từ 1961 và kết thúc 1970. 

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Huyện lỵ Quỳnh Nhai ngày chưa ngập nước. 

72 tên gián điệp biệt kích đầu sỏ lần lượt rơi vào bẫy và họng súng của lực lượng Công an Việt Nam trên địa bàn Sơn La đã thể hiện được phần nào bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm của một lực lượng có thể nói là còn non trẻ lúc bấy giờ.


Ít ai biết rằng, ông già người thấp, đậm, tính tình xởi lởi, hay cười, sống cùng với vợ trong căn nhà bụi bặm, cũ kỹ ngay dưới tán cây đa bản Hẹo, TP. Sơn La, từng là một "hùm xám" - nỗi kinh hoàng của cả trăm tên gián điệp biệt kích, từng nhảy dù xuống Sơn La và Lai Châu. 

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Ông Nguyễn Tuấn kể về những ngày chống biệt kích. 

Nhắc lại chuyện ăn rừng, ngủ thác, đấu trí, đấu sức với bọn biệt kích, nằm dưới sự chỉ huy của CIA, cách đây đã trên dưới 40 năm, mà nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Tuấn vẫn còn dè chừng, vì sợ làm... lộ bí mật!


Trong lúc trinh sát Nguyễn Tuấn cùng đơn vị trong lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Triệu – Giám đốc Công an khu Tây Bắc đang làm nhiệm vụ tiễu phỉ, củng cố biên giới thì xuất hiện hiện tượng máy bay địch xâm phạm bầu trời Tổ quốc. 


Trinh sát Nguyễn Tuấn nghe rõ tiếng động cơ rền rĩ, nặng nề của máy bay “Bà Già” C47 bay theo gió, loang ra trong sương mù. Nó bay ban ngày và cả ban đêm. Hoạt động của chúng mỗi ngày một nhiều. 

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Mộ liệt sĩ bên sông Đà, chân cầu Tạ Khoa (Bắc Yên, Sơn La). 

Tuy chưa lường hết được âm mưu liều lĩnh, táo bạo của kẻ thù, nhưng đây là hiện tượng lạ khiến trinh sát Tuấn cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng hết sức cảnh giác. Nguyễn Tuấn được đơn vị phân công ghi chép đầy đủ ngày, giờ, địa điểm, đường bay của địch để báo cáo lên cấp trên.


Những ngày đầu 1960, Bộ Công an nhận được nhiều bức điện báo cáo của các tuyến gửi về. Bộ Công an và Bộ Tư lệnh đã dự kiến được tình hình và chủ động chuẩn bị kế hoạch đối phó từ trước. Bộ đã chỉ đạo cho các đơn vị công an tổ chức tuần tra, lùng sục ở những địa bàn trọng điểm sau khi máy bay địch bay qua. 


Qua việc theo dõi, nắm tình hình, trinh sát Tuấn nhận thấy rằng, ban ngày chúng thường dùng loại phản lực RF101 bay cao để trinh sát, chụp ảnh vào buổi sáng, từ 8 giờ đến 12 giờ. Ban đêm chúng thường cho máy bay C130 và C47 đi trinh sát, thực tập đường bay. 


Đến cuối năm 1960, chúng bay đêm nhiều hơn, thậm chí có nơi chúng còn bắn cả pháo hiệu xuống. Có thể đó là tín hiệu để kích động, củng cố tinh thần cho bọn phản cách mạng bên dưới, mặt khác tạo áp lực cho hoạt động tâm lý chiến, tuyên truyền chiến tranh hòng gây tâm lý hoang mang, sợ hãi trong quần chúng để tay chân chúng dễ khống chế, lừa bịp.

Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K
Ông Lò Văn Niện từng là trinh sát trong chuyên án chống gián điệp biệt kích ở Sơn La. 

Nhận rõ âm mưu của địch, ngày 17-2-1960, Ban bí thư Trung ương Đảng họp nhận định: “Cuộc đấu tranh của chúng ta chống bọn phản cách mạng trước hết là chống bọn gián điệp Mỹ – Diệm và bè lũ tay sai là một cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn, lâu dài… Nguy hiểm nhất đối với chúng ta chính là bọn gián điệp Mỹ – Diệm”. 


Nhận định trên đây của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đặt lên vai lực lượng công an nhân dân trách nhiệm nặng nề là ngay lập tức phải xây dựng được một đội ngũ thường trực chiến đấu cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững các biện pháp đánh địch. 


Thực hiện chỉ đạo của Ban bí thư, Bộ Công an đã giao cho đồng chí Trần Triệu - Giám đốc Công an khu Tây Bắc thành lập các tổ tình báo chống gián điệp biệt kích, gọi là các K (chẳng hạn K4, K5, K35, K36...), trong đó, Sơn La thành lập 4 tổ, do ông Nguyễn Xuân Thục, Cà Duyên, Hà Yêu, Nguyễn Dương, Nguyễn Tuấn thay nhau phụ trách, hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La. 


Mỗi tổ gồm có một phụ trách, 2 hoặc 3 trinh sát, một nhân viên quản lý tài sản, bảo vệ, quan sát.


Đêm 27-5-1961, trời đã vào hè. Những ngày đầu hè ấm áp đã xua tan giá lạnh còn sót lại trong các cánh rừng già. Nhưng rồi những cơn mưa đầu mùa đã vội vàng ập đến, nước ngập cuồn cuộn nơi các con suối. 


Dòng sông Đà đỏ lừ, mang bộ mặt đầy hăm dọa. Các chiến sĩ công an vẫn vượt sông, vượt suối, vạch rừng mà đi. Đêm muộn, trăng mới ngấp nghé trên đỉnh Tà Xùa mù sương. Khung cảnh im ắng lạ thường. 


Trinh sát Nguyễn Tuấn vác súng trên vai vùng với Lò Văn Niện, chàng công an người Thái ở Quỳnh Nhai, có biệt tài lội rừng ngày này qua ngày khác không biết mệt để bắn hổ và chó sói về bắt bò của bản, đi một vòng quanh bãi đất, nơi mà lát nữa sẽ đón những người đồng hương của Niện. 


Nguyễn Tuấn bóp vai Niện: “Kiểm tra lại đống củi và lửa xem. Đến giờ G mà đánh lửa không lên thì uổng công bao nhiêu ngày trời săn đón”. 


Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
 

Còn tiếp…


Phạm Ngọc Dương
 (Bài viết sử dụng một số tư liệu của Bộ Công an)
 

Gia cảnh khốn khó của nữ sinh bị ‘làm nhục’


– Sinh ra chưa đầy 1 tuổi thì bố bỏ đi. Một mình mẹ phải cực khổ xa nhà làm thuê, làm mướn nuôi hai chị em khôn lớn. Rồi những ngày chị đi học xa không về, chỉ còn lại một mình cô bé lớp 7 ở nhà đã bị một nhóm thanh niên uống rượu say đến trói tay, chân, đánh đập cưỡng hiếp nhiều lần.
Giờ đây, mẹ bỏ công việc về bảo vệ, che chở cho con, nhưng không có việc làm, cuộc sống lại càng túng quẫn, nguy cơ thất học của các con đang hiện hữu.
Ám ảnh
Chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của em H. T. D. ở thôn Hà Tiến xã Quảng Tiến (Quảng Bình) sau gần 2 tháng em bị nhóm đối tượng cưỡng hiếp. Trong căn nhà nhỏ, trống huơ trống hoắc, gió thốc vào từng cơn lạnh buốt.
Ngồi tiếp chuyện, chị Hoàng Thị Hằng (49 tuổi) mẹ của bé D. chua xót: “Tội con bé lắm. Từ ngày bị lũ bất nhân kia hãm hiếp là nó đã đổi tính. Cứ lầm lũi, ít nói. Lại hay cáu gắt, nói ngang đốp chát rứa. Buồn bực lắm chú ạ”.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/20/15/20120220151917_2.jpg
Em H.T.D sau sự việc xảy ra, em rất ngại khi có người lạ đến nhà, tính tính thay đổi, ít nói, lầm lũi. Em đang đứng trước nguy cơ thất học và đói ăn vì mẹ em chẳng thể kiếm ra tiền với những chiếc nón.
Chị Hằng lấy chồng sinh được cô con gái Hoàng Thị H. vào năm 1993. Cuộc sống khó khăn, nợ nần, vợ chồng thường xuyên cãi vã rồi chồng bỏ mẹ con chị theo người khác.
Một mình chị vất vả nuôi con khôn lớn. Năm 1998 có một người đàn ông khác tìm đến với chị. Tưởng sau một lần đò dang dở còn may mắn có được người đàn ông chia sẻ gánh nặng nên chị đã tin tưởng…
Một năm sau, chị sinh D. Con mới sinh chưa tròn tuổi thì người đàn ông này cũng rời bỏ mẹ con chị mà đi.
Sau lần đó, một mình chị lại vất vả nuôi 2 đứa con dại. Sống trong căn nhà nhỏ của bố mẹ đẻ. Chị gửi con cho bà ngoại rồi đi làm mướn quần quật khắp nơi để nuôi con ăn học.
Thời gian cũng trôi qua, khi cô con gái lớn đậu vào ngành Dược trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, chị vui lắm.
Để có tiền, chị phải vào Sài Gòn làm thuê, tằn tiện gom góp gửi về nuôi con ăn học. Tuổi già yếu, năm ngoái bà ngoại D. đổ bệnh rồi mất. Nhận tin buồn, chị gấp gáp về lo tang mẹ.
Tiễn mẹ xong, chị lại phải nuốt nước mắt xa nhà, xa đứa con gái mới học lớp 7 để vào nam làm thuê nuôi con.
Đầu tháng 9, người chị nhập học, vì trường xa nhà gần 100 km nên đành phải ở trọ lại TP. Đồng Hới để học. Cuối tuần mới về nhà thăm em gái 1 lần.
Một mình cô bé 13 tuổi trong căn nhà nhỏ, hoang vắng. Cứ đi học về là em phải tự vào bếp nấu ăn. Rồi một mình thơ thẩn buồn nhớ mẹ, nhớ chị, lại nằm khóc. Đêm hôm, cũng một mình em trong căn nhà trống trải.
Rồi tai hoạ ập đến với cô bé. Biết được D. ở nhà một mình, một nhóm thanh niên ở xã Quảng Hưng bên cạnh sau khi uống rượu xong đã đến cưỡng hiếp, dở trò đồi bại với em. Em bị hành hạ cả thể xác và tinh thần rất nhiều lần.
“Mỗi lần về nhà, thấy em gái mình có biểu hiện lạ. Ít nói, sợ sệt, có vẻ như đang giấu chuyện gì đó. Em cố hỏi mà D. không chịu nói. Cho đến một ngày, em cố thuyết phục, an ủi nên em D. đã kể rõ sự tình. Chúng trói tay, chân, đánh đập hãm hiếp rồi còn đe dọa nữa. Quá bức xúc, em đã làm đơn tố cáo lên công an” H, chịD. kể.
Hoang mang bị dọa giết, đốt nhà
Sau sự việc con gái làm đơn tố cáo, đến thời điểm hiện tại 5 trong số 6 đối tượng cưỡng hiếp em D. đã bị bắt. Tuy nhiên, cũng từ đó, mẹ con chị Hằng luôn bị gây áp lực, đe dọa.
Theo chị Hằng, ngày mồng 3 tết, những người thân của 5 đối tượng hiếp con gái chị bị bắt đã kéo nhau đến nhà chị xin xỏ, gây áp lực yêu cầu chị làm đơn bãi nại, không tố cáo con họ nữa. Tuy nhiên chị không chấp nhận.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/20/15/20120220151724_1.jpg
Đến ngày 7 tết, họ còn tiếp tục kéo nhau đến nhưng chị vẫn kiên quyết không chấp nhận.
“Họ chỉ nghĩ đến con mình mà có nghĩ chi cho con người khác mô” – chị Hằng kể lại vẫn chưa hết bức xúc.
Với H., kể từ khi làm đớn tố cáo, trước khi bị bắt, những đối tượng hãm hiếp em gái của mình đã nhiều lần gọi điện đe dọa.
“Bọn chúng dọa bắt em viết đơn bãi nại, còn không, khi đi tù về sẽ cùng nhau giết chết cả 3 mẹ con rồi đốt nhà luôn. Em thấy sợ lắm nhưng không thể để cho chúng tự do sau khi đã làm chuyện lớn như thế được” – H. kể.
Ngôi nhà nhỏ của chị Hằng sau sự việc đó càng u ám hơn. Nỗi đau của mọi người sẽ không biết bao giờ nguôi được. Những lúc chị ra đường, đi chợ là có nhiều người xì xào, hỏi gần hỏi xa khiến ruột gan chị quặn thắt.
“Cháu D. cũng buồn lắm, nhiều bữa đi học về là nó nằm khóc, không chịu ăn cơm. Cố hỏi, nó mới nói bị bạn bè dị nghị, trêu chọc…” – chị Hằng buồn bã.
Túng quẫn và nguy cơ bỏ học
Cũng sau chuyện xảy ra với con gái, chị Hằng vội vã bỏ công việc từ Sài Gòn về nhà để chăm sóc, bảo vệ, an ủi con. Nhưng về nhà thì lại không có tiền, cuộc sống vốn đã khó khăn càng túng quẫn thêm.
Nhà 3 mẹ con chỉ được một sào rưỡi ruộng. Mùa chỉ đủ ăn 2 tháng, còn lại phải đong gạo triền miên. Để có tiền, từ sau tết đến nay, chị Hằng ở nhà làm nón bán. Nhưng xem ra chẳng ăn thua gì.
“Hai mẹ con một ngày ngồi đau lưng, mỏi gối cũng chỉ làm được 3 cái nón. Bán mỗi cái chỉ được 6,5 nghìn. Trừ chi phí, ngày cũng chỉ lãi 12 – 13 ngàn không đủ đong gạo, thức ăn trong ngày chú ạ!”, chị Hằng tâm sự.
Căn nhà nhỏ mà 3 mẹ con chị Hằng đang ở là nhà của ông bà ngoại để lại, nay đã mối mọt, xiêu vẹo không biết sẽ đổ sập lúc nào. Tài sản trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp để em D. đi học mỗi ngày.
Dù nhà nghèo, nhưng hai chị em H. và D. rất chăm chỉ học. Dường như cả hai đều thấu hiểu nỗi cực nhọc của mẹ nên đều rất ý thức việc học. 7 năm liên tục em D. là học sinh khá, giỏi.
Vậy nhưng, giờ đây việc học của hai chị em H. đang đứng trước nguy cơ phải bỏ dở. Tiền học phí của H. chưa nộp, tất cả đang chờ khoản tiền cho vay sinh viên chưa được giải quyết. Chưa nói đến khoản tiền ăn, ở trọ .
Còn D., một buổi đi học về là ngồi làm nón với mẹ, buổi đêm học bài xong, em cũng tranh thủ làm với mẹ rồi mới đi ngủ.
“Nhiều bữa nó vừa làm vừa ngủ gục, tôi gọi dậy mà đi ngủ nhưng tỉnh dậy là nó lại tiếp tục làm nón với mẹ. Chỉ khi mẹ lên nằm thì nó mới lên theo.
Đi làm xa có đồng tiền cho con ăn học thì không chăm sóc, bảo vệ được con. Ở nhà thì khốn khó rứa đó chú. Không biết làm chi ra tiền để nuôi chúng ăn học. Kiểu ni (này) có khi mẹ con ôm nhau chết đói cả thôi. Việc học của con rồi cũng phải bỏ dở mất…” – chị Hằng lo lắng.
Trần Văn – Duy Quang
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/60960/gia-canh-khon-kho-cua-nu-sinh-bi–lam-nhuc-.html
 

Sức mạnh mềm của Mỹ: In own teeth and the America, I trust, guys....

-Nguồn:--In own teeth and the America, I trust, guys....
This century must be an American Century. In an American Century, America has the strongest economy and the strongest military in the world. In an American Century, America leads the free world and the free world leads the entire world. ... This is America's moment. We should embrace the challenge, not shrink from it, not crawl into an isolationist shell, not wave the white flag of surrender, nor give in to those who assert America's time has passed. 
That is nonsense.
.....But your "mentality" to surrender (what you - unawares? - can't close ) is nothing but the beginning of utter nonsense.
And at least, an American Century doesn't come from your conviction and passion.
It comes from this: American power is not only Democracy and liberal valuesit is deeper rooted in Human nature, guys.
A bit more, Sir?
I'd like to underline some of times the US soft power:
- Why Clinton could  - in some of her words - put a half of the world upside down?
- Why every man looks for Washington's Boyz every time when he faces difficult moments in the life?
- Why every woman calls 'America!' every time when her kid cries? 
That's what is US soft power. That's Why I said: God, maybe when I'll be in your paradise, I will say: 'God, in You, I trust'. But on this Earth, I say: 'In my own teeth and America, I trust'.
via viet-studies


http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
Thế kỷ Mỹ đã kết thúc? The American Century Is Over— Good Riddance (Chronicle of Higher Education 19-2-12) - Bài Andrew Bacevich
Marx có thể cứu chủ nghĩa tư bản không? Can Marx save capitalism? (FT 20-2-12) -- Video p/v Robin Blackburn 
Đại học nên dạy các đức tính trí thức: Colleges Should Teach Intellectual Virtues (Chronicle of Hgher Education 19-2-12) -- Đó là tình yêu chân lý, lương thiện, quả cảm, công bằng, và sáng suốt

Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ Trung   –   (RFI). – Trung Quốc ca ngợi chuyến đi Mỹ của Phó chủ tịch Tập Cận Bình    –   (VOA). -Tàu cá Việt Nam cứu sống 2 công dân Trung Quốc  (VOV). – Tin cuối ngày: Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc  (VTC). - Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc (TN).

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được nêu lên tại LHQ    –   (VOA).  - Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN   –   (RFA).  – Nhà hoạt động nhân quyền Võ Văn Ái  Vietnam religious minorities face persecution says activist (AFP/ MSN).  – Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông   –   (RFA). - Công an tỉnh Đắk Nông: Bắt đối tượng chống phá Nhà nước (NLĐ).--- Bài dịch: QUYỀN LÀM NGƯỜI (phần 1) (Da Màu).-Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công (Chuacuuthe).---- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét