Chính trị – Xã hội Nga giúp Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm (RFI)
Khi người dân không ‘tâm phục, khẩu phục’ (RFA) -Tình trạng cơ quan chức năng hành xử không theo đúng pháp luật đối với người dân tiếp tục xảy ra tại Việt Nam. —Phẩm chất cán bộ cấp cao ở Việt Nam (RFA) -Lên tiếng tại buổi lễ khởi công xây dựng tượng đài được đặt tên là “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”,hôm 15 tháng 2 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu rằng, cán bộ chức vụ càng cao, yêu cầu phải gương mẫu và vai trò nêu gương càng phải cao –”Chỉnh đốn Đảng từ khâu tổ chức cán bộ” (TVN)
Vụ Tiên Lãng: Bài học đắt giá về quản trị truyền thông (TVN) —Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn? (BBC/ý kiến) —Xử lại vụ kiện hành chính của ông Vươn (BBC) —Bên đê lấn biển: Phận người nơi đầu sóng (Kỳ 3) (TVN)
Kiểm điểm 2 thẩm phán TAND Hải Phòng (NLĐ) -Hai cán bộ Phòng Thanh tra Sở Tài nguyên – Môi trường TP Hải Phòng từ chối nhận khuyết điểm . Sẽ thành lập HĐXX khác để xử lại từ đầu vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện chính quyền huyện Tiên Lãng –Những người xử sai vụ án ông Vươn nhận hình thức kỷ luật (NLĐ)
Thăm lại những chiến sỹ bị bắn vụ cưỡng chế Tiên Lãng (VTC)Vì sao tai nạn đường sắt gia tăng? (RFA) –Cầu mới qua biên giới Việt Trung (RFA) –Thêm 3 tỉnh bị cúm gà (RFA) –Việt Nam nỗ lực đối phó vi rút mới (RFA)
TQ ‘khuyến khích’ người sang VN hợp pháp (BBC) -Quan chức Trung Quốc nói tại hội nghị chống buôn người rằng nước này khuyến khích công nhân sang Việt Nam làm việc miễn là hợp pháp. –TQ nói về chiến tranh biên giới 1979 (BBC)
Tương lai báo chí (BBC) Đại sứ Anh tại VN bàn về vai trò truyền thông sau khi Thủ tướng kết luận về vụ Đoàn Văn Vươn.
Rùng mình khi viện phí tăng (VEF) —“Chặt chém” du khách: Cần địa phương ra tay (VEF) —Ùn tắc sau đổi giờ, dân kêu ai? (VNN) kêu ông Trời!! —Xoá điểm trông xe: Động đâu phạt đấy (VNN) —Côi cút 4 trẻ mồ côi bên bến đò Thạnh Mỹ (VNN) —Nhiều sân bay loay hoay tìm khách (NLĐ) —Không khí lạnh tấn công từ Bắc Bộ đến khắp Trung Bộ (VTC News) – Ngày 17/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến phía tây Bắc Bộ, các nơi khác ở trung Trung Bộ và ven biển nam Trung Bộ.
Dấu hiệu lạm quyền của thanh tra xây dựng (TN) -Dù mang tên là thanh tra xây dựng (TTXD) nhưng tại TP.HCM, lực lượng này ở các quận, huyện lại trực tiếp xử phạt rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cả vi phạm giao thông. –Ủy viên BCT Tô Huy Rứa thăm Trung Quốc (TN)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủng hộ cuộc tranh đấu của người Tây Tạng(VOA)
Điếu Cày vẫn mất tích, cả nhà nước cũng mất tăm(Bùi Tín -VOA) -Đã 16 tháng nay, anh Nguyễn Văn Hải biệt danh Điếu Cày biệt tăm biệt tích
Kinh tế
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ đau đớn (RFA)
-Câu chuyện thoái vốn đầu tư ngoài ngành lại rộ lên gần đây cùng với
vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó bao gồm khu vực doanh nghiệp
Nhà nước. —Ngoại thương Việt-Ấn tăng mạnh (RFA)
Tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán (VEF) —Ưu đãi cho Vinashin vay gần 300 tỷ lãi suất 0% (VEF)Văn hóa – Giáo dục
Ưu đãi cho Vinashin vay gần 300 tỷ lãi suất 0% (VEF) –Mẹ Việt ở Pháp chia sẻ cách dạy con sống tự lập (VNN) –Trường học Anh cấm dùng tiếng lóng (VNN)
VN tranh chấp bản quyền hay đối tác Trung Quốc mập mờ? (VNN) -Cùng một cuốn sách nhưng có tới hai công ty của Việt Nam mua dịch, và được đối tác Trung Quốc cam đoan về một sự “độc quyền”. –’Thơ trẻ quanh quẩn chuyện xác thịt là tất yếu’ (VNN)
Sống lại một mối tình của nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn (NLĐ)
Nhiều trường tăng chỉ tiêu (NLĐ) —Phải thi văn, nghệ sĩ nhân dân cũng trượt đại học (VTC) —Ầm ĩ kiện cáo tác quyền ‘Ru tình’ Trịnh Công Sơn (VTc News)
Năm 2012: Khối ngành Công an tuyển 3.590 chỉ tiêu (VTC News)- —-Năm 2012: ĐH Bách Khoa tuyển 6.000 chỉ tiêu (VTC News) —HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển 2.950 chỉ tiêu (VTC News)
Học kế toán, thực tập lắp linh kiện: SV đã “thoát hiểm” (VTC News)- Trong ngày 16/2, trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung đã cử xe đưa 17 SV trở về trường và trong hôm nay 17/2, toàn bộ SV kế toán sẽ trở về trường.>>>> Học kế toán, thực tập lắp linh kiện: Trường được tiền >>> Học kế toán, phải đi thực tập lắp linh kiện điện tử
Thế giới
Bắc Kinh phàn nàn báo chí nước ngoài bôi xấu hình ảnh Trung Quốc (RFI) —Làm sao để không bị Trung Quốc lấn lướt: Trường hợp của Úc (RFI) —Trung Quốc : Chính quyền trả thi hài lãnh đạo nổi dậy Ô Khảm cho gia đình (RFI) –Phó chủ tịch Trung Quốc kêu gọi tăng cuờng hợp tác Bắc Kinh – Washington (RFI) —Bắc Triều Tiên rầm rộ diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày sinh Kim Jong Il (RFI)
Thái Lan tăng cường an ninh sau vụ bắt giữ hai người Iran mưu toan khủng bố (RFI) –Xuất khẩu vũ khí của Nga năm 2011 đạt trên 13 tỉ đô la (RFI) —Cựu tổng giám đốc tập đoàn Nhật Bản Olympus bị bắt vì gian lận tài chính (RFI) –Tranh luận sôi nổi về thể chế độc đảng tại Cuba (RFI)
Tổng thống Pháp bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử (RFI) —Iran muốn họp lại với châu Âu (RFA) –Iran đã có uranium tinh luyện 20% (RFA) —Miến Điện sẽ sớm ngưng bắn toàn diện (RFA) —Ấn Độ bắt sinh viên Tây Tạng biểu tình (RFA) –Ấn Độ tu chỉnh quân sự, gia cường biên giới (TVN) —Kabul phải ưu tiên chống ma tuý: TTK/LHQ (RFA) —Quân đội Syria giết thêm 22 người (RFA)
Vụ nổ Bangkok ‘nhắm vào ngoại giao Israel’ (BBC) Cảnh sát Thái Lan nói họ tin rằng những người bị bắt sau các vụ nổ bom hôm thứ Ba định tấn công vào hai nhà ngoại giao Israel. >>>’Người Iran’ đánh bom ở Bangkok
Kinh doanh ở Bắc Hàn (BBC) -Phóng viên BBC tìm hiểu về chuyện làm ăn tại Bắc Hàn, đất nước đóng kín nhất thế giới. –Ông Tập Cận Bình thăm Iowa (BBC) -Ông Tập tới Iowa nơi ông từng thăm vào năm 1985 khi ông sang đây với tư cách quan chức cấp thấp.
Kinh doanh ở Bắc Hàn (BBC) -Phóng viên BBC tìm hiểu về chuyện làm ăn tại Bắc Hàn, đất nước đóng kín nhất thế giới. –Ông Tập Cận Bình thăm Iowa (BBC) -Ông Tập tới Iowa nơi ông từng thăm vào năm 1985 khi ông sang đây với tư cách quan chức cấp thấp.
Malaysia gia hạn cho lao động nước ngoài (NLĐ) –Liên Hiệp Quốc kêu gọi Tổng thống Syria từ chức (VOA) —Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ kết thúc chuyến thăm Mỹ tại Los Angeles (VOA) –Iran sẽ không phát động chiến tranh trước trong cuộc tranh chấp hạt nhân (VOA) —Bi quan khắp châu Âu vì kinh tế xuống dốc (VOA)
Xe cán chó chó cán xe
Túi nâng ngực PIP có ở Việt Nam, song chưa gây hậu quả (RFI) —Nóng trong ngày: Mẹ thí sinh Got Talent lên tiếng (VNN) >>>Trần tình của mẹ thí sinh Got Talent>>>Trần tình của mẹ thí sinh Got Talent (P2) >>>Trần Hiếu bàn về tài năng ở VN Got Talent —Mẹ Lê Nguyễn Quỳnh Anh: Chúng tôi bị bạo hành tinh thần (VTC)
Xe khách chở đầy người cháy rụi trong đêm – Đang lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xe khách giường nằm bất ngờ bốc cháy kinh hoàng. Nhiều hành khách chỉ kịp chạy thoát thân bỏ mặc hành lý trên chiếc xe bốc cháy. Khoảng 22h ngày 16/02 trên quốc lộ 1A……
Phía trước
Phía sau
Hàng trăm khách khiếp vía vì cháy nhà hàng tiệc cưới (VNN) –Nghi án với sản phẩm gây ung thư vú (VNN) –Cướp tiệm vàng kinh hoàng, một người bị giết (VNN) —-Vụ chủ tiệm vàng bị sát hại qua lời nhân chứng (VTC News)>>>Video: Hiện trường chủ tiệm vàng bị cướp sát hại– “Lúc tôi chạy sang bà Bắc đã tắt thở. Nhiều khả năng trước khi chết, bà Bắc và hung thủ có giằng co nhau”. —Bắt ‘sát thủ’ cầm đầu 50 tên giết người dã man (VNN) –Sòng bạc tỷ đô nhắm đến Việt Nam (VNN)
Trốn kẻ hiếp dâm, nữ sinh viên khỏa thân nhảy từ lầu 3 xuống (NLĐ) –Bắt quả tang một điểm nhảy thoát y (NLĐ) –Nữ thông dịch viên chết lõa thể tại công ty (NLĐ)
Chín cặp đôi ưu phiêu lưu cùng tham gia một đám cưới khỏa thân tập thể
Đỏ mặt với đám cưới khỏa thân tập thể
(NLĐO)- Chín cặp đôi ưa phiêu lưu đã cùng nhau tổ chức một đám cưới
khác thường với biển xanh, nắng vàng, cát trắng và các “nhân vật chính”
hòa mình với thiên nhiên mà … không mặc gì!….ở bờ biển ở thành phố
Negril (Jamaica)… –Túng tiền, thiếu nữ giết bạn cùng trọ (NLĐ)Đi Audi Q7 gọi điện cho lãnh đạo Bộ CA, đấm vào mặt phóng viên (NLĐ)
“Cậu ấm” Vũ Đức Hoàng trợn mắt đe dọa đuổi việc chiến sĩ cảnh sát
Chết thảm bên đường Tà Pao (NLĐ) —Một học sinh bị công an xã còng tay (NLĐ) –Gãy trụ điện đè chết bé 7 tháng tuổi (NLĐ) —-Hà Nội: Xe hơi cuốn 2 phụ nữ vào gầm (VTC)Cốm sữa non Smart: Bị thu hồi vẫn khuyến mại đẩy hàng (VTC News)
Thú chơi ngông “đế vương” của đại gia Việt (VTC)
Nước tinh khiết đóng chai: Biết rồi không dám uống (VTC) –Một công an xã bị đâm chết (TN) —Bơm bã đậu vào gia cầm (TN)
Thanh Thảo 1979 và 2007 (Boxirvn) Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979 (Boxitvn)
Chiến cuộc ngoại giao (Boxitvn)
Cần vinh danh cho những người bố, người mẹ ấy (Boxitvn)
Không phải “lỗi hệ thống”…?! (Quechoa)
Ba vị tiên chỉ nói về Tiên Lãng (Quechoa)
VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 13: GỬI CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP (Nguyencuvinh)
Làm sao để không bị Trung Quốc lấn lướt: Trường hợp của Úc (PV. Nhà báo Lưu tường Quang ở Sydney)
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân đón tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington ngày 14/02/2012.
REUTERS/Larry Downing
Tú Anh – RFI
Chuyến viếng thăm xã giao của Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ rất
được công luận quan tâm và báo chí đưa tin rộng rãi. Nhưng sự quan tâm
này mang màu sắc tố cáo chính sách cai trị và bang giao lạc hậu của Bắc
Kinh. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị lên án bất chấp những chuẩn mực quốc
tế trên mọi lãnh vực. Nếu siêu cường số một tỏ bất bình như vậy thì một
nước nhỏ gần Trung Quốc phải đối phó ra sao để không bị lấn lướt ? Nhà
báo Lưu Tường Quang phân tích trường hợp nước Úc.Trong khi đó, lãnh đạo tương lai Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng « mối tin tưởng lẫn nhau ». Làm cách nào để có thể tin cậy vào chế độ chính trị « khép kín » và chính sách « nước đôi » của Trung Quốc ? Chính sách « đường lưỡi bò » và những gì đã và đang xảy ra tại Biển Đông khiến cho nhiều nước Đông Nam Á phải tiến lại gần Hoa Kỳ.
Một cường quốc bậc trung trong khu vực Nam Thái Bình Dương là Úc đã công khai xem Bắc Kinh là mối đe dọa cốt lõi, nhưng Canberra vẫn giao thương tốt với Trung Quốc và chuẩn bị tái bố trí quân lực xem Trung Quốc là đối tượng.
Câu hỏi đặt ra là nước Úc đã có « bí kíp » nào để không bị Trung Quốc lấn áp mà lại còn cư xử ngang tầm, không khoan nhượng đối với Bắc Kinh. Không có Hoa Kỳ chắc chắn Úc bị chật vật hơn nhưng « chú cáo » này rất chủ động trong việc « mượn oai hùm ».
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, có thể nói là từ 60 năm qua, các chính phủ dân chủ tại Úc đã tiến hành một chính sách quốc phòng và hợp tác kinh tế xuyên suốt đối với Hoa Kỳ, với Trung Quốc, và cả với Đông Nam Á, để tạo ra thế quân bình ngày nay.
Mặc khác, ngoài nhu cầu đối phó với sức mạnh Trung Quốc, các đối sách của các quốc gia dân chủ trong khu vực còn có mục tiêu tối hậu : đặt chế độ Bắc Kinh trước ván cờ quốc tế, theo luật chơi quốc tế, và với những sức ép không thể cưỡng lại xuất phát từ phong trào xã hội công dân trong nước đang lớn mạnh dần, với một giai cấp trung lưu có học thức và ý thức quyền lợi.
Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney – Úc
16/02/2012
Trung Quốc : Chính quyền trả thi hài lãnh đạo nổi dậy Ô Khảm cho gia đình
Bà Tiết Kiện Uyển thắp nhang cầu nguyện cho người cha Tiết Kim Ba,
lãnh tụ phong trào nổi dậy ở Ô Khảm, chết ngày 11/12/2011 khi bị giam
giữ. Ảnh chụp ngày 16/02/2012.
Ảnh : Stéphane Lagarde / RFI
Anh Vũ -RFI
Rốt cuộc thì hôm nay, 16/02/2012, chính quyền Trung Quốc đã phải trả
xác của lãnh đạo cuộc nổi dậy của những người nông dân ở làng Ô Khảm cho
gia đình về chôn cất, hơn ba tháng sau khi người này bị chết tại trụ sở
công an. Tuy nhiên gia đình nạn nhân vẫn bị cấm đưa thi thể ông Tiết
Kim Ba về làng Ô Khảm mai táng.
Trong cuộc đấu tranh của các nông dân bị mất đất ở làng Ô Khảm (Quảng
Châu – Trung Quốc), hôm 11/12/2011, ông Tiết Kim Ba đã bị chết một cách
mờ ám tại trụ sở công an. Cái chết của ông sau đó đã làm dấy lên một
làn sóng phẫn nộ trong dân làng. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Ô
Khảm đã bùng lên dữ dội đòi công bằng lẽ phải khiến chính quyền sau đó
phải nhượng bộ, như cách chức lãnh đạo địa phương, cho dân bầu lại đại
diện chính quyền…
Nhưng sợ rằng việc trả xác ông Tiết Kim Ba cho gia đình sẽ lại gây làn sóng phẫn nộ mới ở Ô Khảm, chính quyền vẫn chần chừ từ hàng tháng nay. Cuối cùng thì hôm nay gia đình nạn nhân quá cố cũng đã được gọi lên để nhận lại thi hài người thân, với điều kiện không được đưa về làng Ô Khảm mai táng.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Trung Quốc tường trình :
” Suốt ba tháng nay, bà Tiết Kiện Uyển vẫn liên tục đòi chính quyền trả thi hài cha bà ông Tiết Kim Ba, người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Ô Khảm. Ba tháng qua, cả gia đình vẫn đi tìm công lý. Cuối cùng thì sáng hôm nay, chính quyền đã chấp nhận cho thân nhân người quá cố tới nhà xác của thị trấn Sán Vĩ.
Chồng của bà Tiết Kiện Uyển cho RFI biết : “Chúng tôi đang ở nhà xác của Sán Vĩ để chuẩn bị đưa xác ông về Lục Phong. Chính quyền cấm chúng tôi mang thi hài của Tiết Kim Ba vầ Ô Khảm. Đây là điều vô lý, chúng tôi không thể nghị họ lại làm như vậy. Nhưng chúng tôi không có cách nào khác. Từ lâu nay gia đình chúng tôi rất đau buồn về việc này”.
Lục Phong là một thị trấn nằm cách khu làng nổi dậy 8 km. Chúng tôi đã tới đây hồi cuối tuần qua. Người con gái ông Tiết Cẩm Ba giải thích với chúng tôi rằng chính quyền sợ cố lãnh tụ nổi dậy trở thành người tử vì đạo. Bà nói « Họ sợ nếu thi hài ông được đưa trở lại làng thì sẽ gây lên làn sóng xúc động và phẫn nộ trong dân làng. Họ nói chúng tôi phải chôn cha chúng tôi trong hố chôn chung. Nhưng người Trung Quốc vẫn có câu « Lá rụng về cội ».
Từ đầu tháng này, các cuộc bầu cử đã diễn ra để bầu ra những người đại diện cho dân làng Ô Khảm. Theo thân nhân của ông Tiết Kim Ba, chính quyền có thể đã đề nghị bồi thường cho gia đình 900.000 nhân dân tệ, tương đương với 110.000 euro. “
Mỏ than Trung Quốc tiếp tục làm chết người
AFP dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã cho biết hôm nay, 16/02/2012, một tai nạn mỏ than ở miền Trung Trung Quốc đã làm ít nhất 15 người chết và 3 người bị thương. Tai nạn xảy ra vào sáng sớm tại một mỏ than của tỉnh Hồ Nam. Đoàn xe chở quặng bị chệch đường ray đã đè chết nhiều công nhân trong hầm lò.
Tai nạn chết người trong hầm mỏ vẫn thường xuyên xảy ra tại Trung Quốc, vì thiếu các quy định an toàn lao động. Theo con số thống kê chính thức của chính quyền, trong năm 2010, tại các mỏ than của Trung Quốc đã có gần 2500 người bị chết trong các tai nạn khác nhau.
Trên toàn tuyến biên giới Lao Cai (185,7 km) chúng đã huy động hơn 15 vạn quân thuộc các quân đoàn 13, 14 và một số đơn vị tăng cường (do tên tướng cướp Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh chỉ huy) đồng loạt đánh vào đất của ta. Thế là người dân và viên chức của nhà nước bị xô vào một cuộc chạy giặc không được chuẩn bị trước. Cả giòng người chen nhau hơn chục cây số trên con đường từ Cầu Số Bốn vào đến Giốc Đỏ để vào thị xã Cam Đường (ngày xưa Lao Cai có hai thị xã: Cam Đường-Mỏ Apatit và Lao Cai-thủ phủ). Hàng vạn con người ra sức chạy trên con đường trống trơn ở một địa hình đồi thấp chốc chốc lại nghe tiếng rít của đạn pháo, đạn cối, tiếng hỏa tiễn H12 chíu chíu, rồi một loạt tiếng nổ đinh tai nhức óc khói lửa bốc lên mù mịt, người dân lúc đó sợ quá chỉ còn biết ôm đầu, nằm lăn ra rãnh nước bên vệ đường, úp mặt xuống đất. Thôi thì người ta dùng đủ mọi thứ có sẵn để chạy nhanh khỏi vùng chiến sự, trẻ em được gánh trên quang hoặc địu sau lưng mẹ. Mạnh ai người đó chạy vì được phổ biến chỉ đi có vài ngày và cũng không được chuẩn bị trước nên có người chỉ ra đi với một ít tiền bạc và vài bộ quần áo cùng chiếc xe đạp là tài sản quý giá nhất lúc bấy giờ. Chắng ai biết được nhà cửa, đồ đạc của họ để lại sau này sẽ chẳng còn. Thế là gần như toàn bộ dân chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng.
Tuy nhiên thanh niên, dân quân tự vệ và bộ đội đặc biệt là bộ đội biên phòng (lúc đó gọi là Công an võ trang) đã dũng cảm chặn đánh địch làm chậm bước tiến của kẻ thù. Tại Lao Cai xuất hiện nhiều tấm gương như anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bá Lại (1) ở Đoàn địa chất 5, anh Bùi Nguyên Khiết (2) hy sinh trong khi làm báo và chiến đấu với quân giặc tại huyện Mường Khương. Anh Hòa cựu chiến binh chống Mỹ về nhà chưa có việc làm đã vào một đơn vị bộ đội (thuộc Tiểu đoàn Kiên Cường) tham gia đánh giặc và bắn cháy xe tăng địch (được phong anh hùng), khi mấy chục xe tăng của chúng đang co cụm tại giốc Pháo Đài từ Nhà Máy nước xuống Cầu chui. Một số em nhỏ tự nguyện không chạy giặc, cùng một đơn vị biên phòng cự lại với chúng. Bố con bác Nghiên một thương binh chống Pháp ở khu phố Duyên Hải kéo cả gia đình lên chốt chống lại bọn xâm lược. Tiểu đoàn Kiên Cường một đơn vị bộ đội địa phương mới được thành lập nòng cốt là các cựu binh thời đánh Mỹ và con em mới lớn của Nhân dân các Dân tộc Lao Cai, Yên Bái tham chiến kìm chân quân xâm lược. Các trận đánh ác liệt xẩy ra tại Bản Phiệt, Cầu chui, Phong Niên, Phong Hải, Bắc Ngầm, Bến Đền, Phố Lu đã khiến chúng không dám tiến sâu vào đất ta. Trong những ngày đầu Tiểu đoàn Kiên Cường chặn đánh 4 sư đoàn của giặc diệt rất nhiều sinh lực địch. Có chiến sỹ một mình đã hạ được 72 tên xâm lược trong một trận đánh. Kết thúc Quân Dân Lao Cai đã tiêu diệt 14.500 lính, phá hủy 273 xe tăng, 30 khẩu pháo của bọn giặc Tàu mặc áo cộng sản. Thật hả lòng, hả dạ khi thấy lũ ăn cướp bị trừng trị đích đáng!
Người dân chúng tôi thấy quá bất ngờ trước việc Trung Quốc đánh ta, dù từ cuối những năm 60 họ đã có những việc “lạ” đối với biên giới của ta, rồi khiêu khích, tuyên truyền, nạn kiều, tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lí, đưa lực lượng quân đội quy mô lớn, trang bị mạnh ra áp sát biên giới, chĩa pháo sang Việt Nam, tung thám báo biệt kích sang quấy rối, gây tình hình rất phức tạp trên toàn tuyến biên giới. Nhưng mang quân đánh sang đất ta, giết Đồng bào, Chiến sỹ ta thì thật là “lạ” và không thể hiểu nổi. Thế thì chủ nghĩa quốc tế của những người cộng sản có còn tồn tại nữa không?
Sau khi bọn xâm lược tháo chạy về nước, thị xã Lao Cai xinh đẹp thanh bình của chúng tôi chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn. Những công trình công cộng: nhà ga, đường xe lửa, cầu cống, nhà bưu điện, nhà máy nước, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy sứ, trại giống gà công nghiệp, trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể, trường học, bệnh viện bị bọn “B52 chân đất” (3) cướp phá hết. Thứ gì không lấy đi được thì chúng phá để thứ đó không còn giá trị sử dụng, như đường ray xe lửa chỗ nào không kịp tháo cứ một m chúng dùng mìn đánh thủng một lỗ. Mấy căn nhà lắp ghép chúng đánh sập chân nhiều căn hộ tầng một khiến cho ta có cảm tưởng chỉ cần gió mạnh là các tầng trên đổ ụp xuống. Khu mỏ Apatit của ta bị chúng cướp phá sạch trơn. Nhiều thiết bị máy móc Liên xô mới giúp còn nguyên hòm cũng bị cướp bóc. Nhà cửa nhân dân, đồ gỗ, đồ điện tử, đồ gia dụng không còn. Có ý kiến cho rằng do sau chiến tranh khu vực thị xã trở thành vùng trắng ban ngày dân mới được trở lại đêm phải ra nên có hiện tượng hôi của. Nếu đúng thì đó lại là trách nhiệm của chính quyền đã không đảm bảo tài sản cho người dân. Nhưng suy cho cùng nếu không có sự tráo trở hèn hạ của người bạn “núi liến núi sông liền sông, …mối tình hữu nghị sớm như rạng đông” (4) kia gây ra, thì đâu đến nỗi người dân chúng tôi tay trắng. Trong thời gian đánh sang ta bọn Trung Quốc còn dùng mã tấu giết hại dã man mấy chục em bé tại một nhà trẻ ở trung tâm huyện Bát Xát cũ.
Đối với người từng sống nhiều năm ở Lao Cai chứng kiến những thăng trầm của lịch sử tại mảnh đất này chúng tôi mãi mãi không quên ngày 17 tháng 2 năm 1979. Những người bây giờ các phương tiện thông tin nhà nước gọi chúng nó là “đồng chí”, “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, cùng theo đuổi “lý tưởng cộng sản” chỉ là bọn đã cướp phá sạch trơn và hủy diệt dã man thị xã thanh bình xinh đẹp của chúng tôi, biến chúng tôi thành những người tỵ nạn ngay trên mảnh đất đã nhiều đời ông cha chúng tôi và chính chúng tôi đổ máu, đổ mồ hôi xây dựng nên. Nay dù bọn chúng có tự tô son vẽ phấn và lừa bịp nhiều người nhẹ dạ nhưng chúng tôi những người chạy giặc năm ấy và sau này phải sống trong điều kiện thiếu thốn căng thẳng sau cuộc xâm lược của quân bành trướng bá quyền Trung Quốc năm 1979 mãi mãi ghi sâu mối thù và sẽ truyền đời cho con cháu sự kiện tháng 2 năm 1979.
Ngày nay thị xã quê hương chúng tôi đã được xây dựng lại sau ngày tái lập lại tỉnh Lao Cai, rồi được nâng lên thành đơn vì hành chính thành phố thuộc tỉnh. Các dấu vết chiến tranh đã xóa mờ trong tâm trí người già. Chính quyền đã cố làm cho người dân quên đi những hành động thú tính tàn bạo của lũ “B52 chân đất” ngày đó bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất, bằng việc bắt dân treo đèn lồng đỏ của Tàu dịp 01/10/2011, xuyên tạc kỷ niệm ngày tái lập tỉnh đúng vào ngày khai sinh ra cái chế độ giả danh cộng sản quái thai kia (5), bằng việc cán bộ đảng, chính quyền lũ lượt kéo nhau sang học tập “bạn” cách làm kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng đảng và đâu đó có những người không muốn nhắc đến các chiến công, sự hy sinh, mất mát của Đồng bào và Chiến sỹ ta trong gia đoạn 1978-1988. Những ngày đau thương và căm giận đó mãi mãi không bao giờ có thể xóa đi trong trí nhớ của người dân thành phố Lao Cai và của toàn thể con dân Nước Việt chúng ta. Sự hy sinh của Nhân dân ta, Bộ đội ta đặc biệt là các tấm gương tiêu biểu như anh Nguyễn Bá Lại, anh Bùi Nguyên Khiết những người con không sinh ra tại mảnh đất Lao Cai, nhưng đã sống, lao động, chiến đấu và hy sinh vì quê hương Lao Cai mãi sống trong lòng những con người chân chính của thành phố Lao Cai chúng tôi.
Nhân ngày kỷ niệm sự kiện trên người dân thành phố Lao Cai chúng tôi xin được thành tâm thắp một nén nhanh dâng lên các anh và Quân Dân các Dân tộc Lao Cai Yên Bái, Nghĩa Lộ (tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ) những người đã ngã xuống trong ngày này mấy chục năm trước, cùng toàn thể Đồng bào, Chiến sỹ đã hy sinh trong giai đoạn 1978-1988. Những nén tâm nhang cũng dành cho các người con của giòng máu Lạc Hồng đã ngã xuống trong trận đánh chống lại bọn xâm lược Tàu giả danh cộng sản tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sự ngưỡng mộ và hướng về Đồng bào, Chiến sỹ đang đứng chân bảo vệ các đảo của quần đảo Trường Sa hôm nay và cả những ngư dân vẫn bám biển đánh cá khẳng định chủ quyền của nước Việt chúng ta đối với hai quần đảo này!
======================================================
(1) Nguyễn Bá Lại quê Thái Bình. Anh là kỹ sư địa chất đã sống và làm việc ở Đoàn địa chất 305 (ngày đó thường gọi là Đoàn địa chất số 5). Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn Tàu cho pháo bắn dồn dập và dùng lực lượng lớn vượt hai cầu phao bắc qua sông Hồng, chiếm các điểm cao và bao vây khu vực đoàn bộ đoàn địa chất 305. Trung đội anh Nguyễn Bá Lại chiến đấu ở hướng chính diện của địch tấn công từ hướng mỏ đồng Sin Quyền. Anh Nguyễn Bá Lại đã diệt bảy tên, thu một súng AK. Trung đội của anh đã đánh lui nhiều đợt tiến công của địch. Giặc Tàu dùng cối bắn cấp tập rồi ồ ạt xông lên điểm chốt của ta. Anh Nguyễn Bá Lại nhảy lên khỏi hầm dùng AK bắn thẳng vào đội hình giặc. Noi gương anh, nhiều anh em trong hầm cũng đứng lên chiến đấu. Bất ngờ một tên địch lao vào cách hầm 2m, trên tay cầm quả lựu đạn đang xì khói. Anh Nguyễn Bá Lại nổ súng bắn nó ngã gục, quả lựu đạn văng vào trong hầm. Anh lập tức nằm đè lên quả lựu đạn, nhận sự hy sinh về mình để cứu sống sáu đồng đội trong hầm. Anh Nguyễn Bá Lại đã cùng đơn vị bẻ gãy tất cả các đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, bảo vệ an toàn tài liệu địa chất và hơn 300 cụ già, cháu nhỏ. Anh được truy tặng Huân chương chiến công hạng ba và danh hiệu Anh hùng.
(2) Bùi Nguyên Khiết liệt sỹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo quê anh ở xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Trước ngày chiến tranh biên giới nổ ra, là phóng viên báo Hoàng Liên Sơn, Anh mang máy ảnh, sổ tay theo các đơn vị chủ lực ngược dòng người chạy xuôi, lên biên giới để tận mắt ghi lấy cảnh chiến đấu của quân và dân ta chống quân xâm lược. Anh hy sinh ngày 17/02/1979 tại bản Tả Ngải Chồ (huyện Mường Khương) trong khi đang làm báo và trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân giặc Tàu xâm lược. <http://nganhdao.vnweblogs.com/print/12440/148383>
(3) Từ báo chí ta lúc đó chỉ đội quân ăn cướp của lũ giặc Tàu mặc áo cộng sản (PLA People’s Liberation Army).
(4) Lời bài hát “Việt Nam Trung Hoa” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận.
(5) Ngày giải phóng Lào Cai 10/11/1950 thừa thắng trong chiến dịch Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 (16/09-17/10/1950). Tháng 11 không phải tháng 10. Người Pháp thành lập tỉnh Lao Kay ngày 12/07/1907 (Lao Kay danh từ riêng người Pháp dùng trong văn bản giấy tờ, dân ta quen gọi Lao Cai). Ngày tái lập tỉnh Lao Cai 10/10/1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII họp từ ngày 22/7 đến ngày 12/8/1991).
(6) Bài viết này đã được đưa lên Blog Nguyễn Xuân Diện dưới dạng Comment ngày 17/02/2011. Năm 2011 người viết bài này cũng đã tham gia nhiều lần các cuộc biểu tình của nhân dân Thủ đô chống lại sự gây hấn của giặc Tàu giả danh cộng sản trên vùng biển của Việt Nam trong mùa hè và đầu thu năm qua tại vườn hoa Canh nông và Bờ hồ. Nay xin viết và biên tập lại sau khi đã thực hiện một số cuộc trò chuyện cùng những Chiến sỹ của Tiểu đoàn Kiên cường và một số nhân chứng còn sống năm xưa tại Lao Cai.
Tuần san châu Á số từ 11-18/7/2010 đăng bài của Giang Tấn về những ân oán trong quan hệ Trung-Việt. Theo Giang Tấn, cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979 chủ yếu là do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định nhằm củng cố địa vị của mình.
Dẫn lời ông Nghê Sáng Huy, một người từng trải qua những năm tháng chiến tranh Trung-Việt, tác giả cuốn “Mười năm chiến tranh Trung-Việt” vừa được Nhà xuất bản Thiên Hành Kiện (Hồng Công) ấn hành vào đầu tháng 6/2010, Giang Tấn cho biết vào năm 1977, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương 3 khóa X, khôi phục các chức vụ lãnh đạo cho Đặng Tiểu Bình, gồm Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Một năm sau đó, Đặng Tiểu Bình lại được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc. Cách mạng Văn hóa vừa kết thúc, Đặng Tiểu Bình muốn trước tiên phải lập lại trật tự, thúc đẩy đường lối tư tưởng, nên đưa ra trọng điểm công tác cho cả nước là chuyển dịch sang xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, khi đó ở Trung Quốc, tư tưởng tả khuynh trong, ngoài đảng và ở quần chúng vẫn tiếp tục “trượt” theo quán tính. Đặc biệt là nhóm trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hoa Quốc Phong cầm đầu vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận và thực tiễn của Cách mạng Văn hóa thêm một thời gian. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với chính sách và đường lối của Đặng Tiểu Bình. Chính vì thế, Đặng Tiểu Bình thấy rằng muốn phá vỡ cục diện này, phải tiến hành cải cách mở cửa. Nhưng nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với cải cách mở cửa.
Theo ông Nghê, nếu như khi đó đưa ra những đánh giá lịch sử về Mao Trạch Đông, phủ định đường lối “hai phàm là” của Hoa Quốc Phong (Phàm là quyết sách Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ; Phàm là chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều phải tuân thủ trước sau như một – P/v TTXVN), thời cơ vẫn chưa chín muồi. Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết định lợi dụng chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng và sự tín nhiệm của phái nguyên lão trong quân đội đối với mình để tìm kiến sự đột phá từ quân đội. Đặng Tiểu Bình cho rằng cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh chống lại “kẻ xâm lược”, thông qua chiến tranh để chuyển hướng đấu tranh trong nước, tái cố kết sự đoàn kết dân tộc của người dân. Đặng Tiểu Bình cũng muốn nhân cơ hội sau chiến tranh tiến hành điều chỉnh nhân sự trong quân đội. Quả nhiên, sau chiến tranh Trung-Việt, Đặng Tiểu Bình đã làm một cuộc “thay máu” đối với quân đội, đưa một loạt cán bộ trẻ, cán bộ trung niên vào vị trí lãnh đạo. Có thể nói, tiến hành chiến tranh là con đường nhanh nhất giúp Đặng Tiểu Bình xác lập quyền uy tuyệt đối trong Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách mở cửa.
Ông Nghê cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Trung Quốc ủng hộ Campuchia chống lại Việt Nam. Ban đầu, Trung Quốc gọi đây là “phản kích tự vệ” sau đó lại đổi thành “đánh trả”. Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt, theo ông Nghê, tuy đã khiến Việt Nam rút một phần quân khỏi Campuchia, phá vỡ thế bao vây chiến lược của Liên Xô đối với Trung Quốc, làm rõ quân bài chiến lược của Mỹ và Liên Xô, rèn luyện quân đội, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế: Không lấy được đất đai của Việt Nam, cũng không lật đổ được chính quyền Việt Nam (nguyên văn là “tập đoàn thống trị Lê Duẩn”). Và mặc dù các mục đích mà Quân ủy Trung ương Trung Quốc đề ra cơ bản đạt được, nhưng nếu xét về lợi ích chỉnh thể của quốc gia, cái hại vẫn lớn hơn cái lợi. Tại sao vậy? Ông Nghê cho rằng trước tiên là cuộc chiến tranh Trung-Việt đã được các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu lấy làm cái cớ để cô lập Trung Quốc. Hai là, việc Trung Quốc xuất binh tấn công Việt Nam đã làm kinh động các nước Đông Nam Á. Ba là, cắt đứt quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thứ ba, khiến Bắc Kinh rơi vào thế cô lập. Bốn là, Trung Quốc mất đi uy tín trong xử lý quan hệ cấp quốc gia. Năm là, chiến tranh Trung-Việt gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cả cho Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Khi nói về trình tự tiến hành chiến tranh, ông Nghê cho biết một cuộc chiến tranh tất yếu phải đi theo những trình tự do pháp luật quy định. Trước đây, quan niệm pháp trị của người Trung Quốc không cao và nó được biểu hiện trong một số cuộc chiến tranh lớn. Ví dụ: Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu do một mình Mao Trạch Đông quyết định, Chiến tranh Trung-Việt chủ yếu do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định. Một người hoặc một vài người vội vàng quyết định tiến hành chiến tranh, theo ông Nghê, khó có thể tránh khỏi việc quyết định đó mang màu sắc tình cảm phiến diện, chủ quan của cá nhân, rất dễ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử và hậu quả cũng vô cùng đáng sợ.
Ông Nghê cho biết chiến tranh Trung-Việt không những không được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) thảo luận thông qua, mà cũng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo ông Nghê, chiến tranh phải công khai với nhân dân, cho phép nhân dân bày tỏ thái độ của mình. Nhân dân vốn là chủ nhân của đất nước, nên có quyền được biết tình hình, có quyền được bày tỏ thái độ. Việc nhân dân có thể bày tỏ thái độ một cách tự do đối với một cuộc chiến tranh cũng có lợi cho việc ngăn ngừa một số cá nhân nào đó đi ngược lại ý nguyện của đại đa số nhân dân, phát động chiến tranh./.
–
Bùi Tín
30 năm đã qua. Năm nay, Bộ chính trị Hà nội qua ban tuyên huấn trung ương lệnh cho bộ máy truyền thông – báo, đài, vô tuyến truyền hình – không được nói gì đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trong khi đó Trung quốc để cho truyền thông của họ ở vùng Hoa Nam được viết bài kỷ niệm , tưởng nhớ những “anh hùng”(!) đã xả thân 30 năm trước.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Làm sao xoá bỏ lịch sử với biết bao dấu tích; làm sao xoá bỏ được sự tưởng niệm của nhân dân đối với hơn 40 ngàn liệt sỹ – quân nhân và đồng bào các dân tộc – đã nằm xuống trên giải đất biên cương những ngày đầu Xuân ấy.
Xin ghi lại vài hồi tưởng cá nhân của tôi về những ngày sôi động xưa.
Những ngày ấy tôi ở đâu. Tôi ở Pnom Pênh, một thành phố chết bắt đầu hồi sinh. Cùng một đơn vị Quân khu IX từ Châu đốc qua Takeo, chúng tôi một nhóm báo chí quân sự 6 người đến sân bay Pochentông / PnomPênh sáng 7-1-1979. Cả thủ đô vắng lặng. Tiếng súng lẻ loi của vài ổ đề kháng tuyệt vọng. Cỏ lút đầu người. 30 vạn dân thủ đô đã bị đuổi hết về nông thôn từ tháng 4-1975 khi quân Khme Đỏ vào. Phố không tên, nhà không số, đường không người, cuộc sống nông thôn không tiền nong, không chợ búa, không trường học, dân không giấy tuỳ thân, không dày dép, không gia đình, ngủ tập thể chia theo trai, gái, đội lao động.
Sứ quán Tàu rộng lớn nhất thủ đô, tài liệu vừa bị thiêu huỷ, còn một đống tro giữa đại sảnh trang hoàng một tranh hoành tráng ghi bài thơ Mao Trạch Đông : “vầng Thái dương trên châu Á”. Vẫn còn sót tài liệu chỉ rõ 2 hôm trước, chỉ có 5 sứ quán : Bắc Hàn, Lào, Nam tư, Rumani và Trung quốc. Người TQ mới đây có gần 8 ngàn người rải khắp nước, cố vấn quân sự đông nhất, chuyên gia thuỷ lợi, lâm nghiệp, Tân Hoa xã, có 3 ngàn quân thuộc đơn vị công binh vừa xây xong sân bay cực lớn, đường băng dài 3 ngàn mét ở Cong Pong Chnang. Các đoàn khách lớn đến gần đây là 3 đoàn quân sự, một đoàn do Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung quốc cầm đầu, 2 đoàn cấp cao nhà nước Tàu do Phó Tổng lý (Thủ tướng) Trần Vĩnh Quý và bà Đặng Dĩnh Siêu cầm đầu. Họ bỏ chạy hết sạch từ 5 ngày nay sang Thái lan, nhưng vết tích còn đầy ra đó.
Từ đó dễ hiểu rằng Tàu tất nhiên sẽ trả thù ta ở miền Bắc. Quả nhiên, đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, gặp Carter, huênh hoang báo sẽ cho “Việt nam Tiểu bá” một bài học, dám đi theo Đại bá (Liên xô) ăn hiếp nước nhỏ Cambốt, con nuôi của TQ.
Có người hỏi: ta có bị bất ngờ không. Tôi nhớ lại, có thể nói vừa có, vừa không. Có, vì tình hình biên giới đã căng, rất căng từ giữa năm 1978, khi TQ rút hết mọi chuyên gia, ngưng mọi viện trợ, căng thêm sau khi VN ký Hiệp ước hữu nghị tương trợ với Liên xô vào tháng 11. Cả tuyến biên giới đã báo động đỏ, việc đào hầm hố, công sự, huấn luyện, bổ sung quân số đạn dược được thúc đẩy khẩn trương. Nhưng vẫn bất ngờ, không biết ngày nào chúng khởi sự, và có dám khởi sự hay không vì VN đã gắn chặt với Nga Xô.
Cũng do đó mà hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng (có hơn 20 tiểu đoàn) và một mạng lưới dân quân khá rộng và dày. Đây là một nét khá đặc sắc, vì từ xa xưa dân miền núi vốn có nếp tự trang bị súng từ thô sơ đến hiện đại để chống thú rừng, săn thú ăn thịt, bảo vệ nương rẫy. Các Quân khu đã phát hàng vạn súng tốt rất rộng rãi cho dân quân các dân tộc Tày, Mường, Mèo, Thái… từ mấy tháng trước.
Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua TQ đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tỉnh. Trưa đó tôi nghe ông Đồng và ông Dũng bàn với nhau: không thay đổi chương trình, vẫn giữ đúng kế hoạch, đi thăm Battambang, XiêmRiep, sáng 20 về Hànội. Trong những ngày ấy, cứ cách từ 2 đến 3 giờ, lại có mật điện của tướng Lê Trọng Tấn và tướng Hoàng Văn Thái báo cáo về tình hình chiến đấu ở biên giới.
Giới báo chí có mặt ở Pnom Pênh náo nức hỏi đường về Sài gòn ngay để trở ra Hànội rồi lao lên biên giới săn tin. Hai bạn thân của tôi là anh Takano, phóng viên Acahata Nhật bản và phóng viên chụp ảnh Pháp Jean Claude Labbé nhanh nhẩu nhất. Thật đáng tiếc thương là Takano lên Lạng sơn chạm trán quân Tàu trưa ngày 27-2 và bị chúng bắn chết ngay gần cầu Lạng sơn. Anh luôn đeo kính cận, nói và viết tiếng Việt khá sõi, tốt nghiệp khoa Văn trường đại học tổng hợp Hànội.
Gặp tù binh Trung quốc ở sân vận động Thái nguyên. 2-3-1979, nhóm phóng viên báo QĐND chúng tôi lên Thái nguyên để gặp một số tù binh TQ. Trên đường lên Lạng sơn và Thái nguyên, từng đoàn dân quân, thanh niên, sinh viên của Hà nội, Hà đông, Sơn tây vai khoác balô cùng xẻng cuốc nô nức đổ lên phía Bắc đào và dựng phòng tuyến chặn bọn xâm lược tiến về thủ đô. Tuần trước đài Nam Ninh/Quảng Tây huênh hoang đe doạ và huênh hoang : Quân Giải Phóng quyết tiến công chớp nhoáng,”sáng sớm ở Lạng sơn, ăn cơm trưa tại Hànội”(!).
Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta đã bắt được hơn 100 trăm tù binh. Có những tên đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên đại đội, đảng viên cộng sản.
Hai ngày đêm ở Thái nguyên, tôi hỏi chuyện được hơn 60 tên tù binh đủ loại, phần lớn thuộc quân khu Quảng châu do tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy. Một số bị thương nhẹ, đã được phía ta chăm sóc.
Sân vận động Thái nguyên khá rộng, đủ chỗ cho hơn 80 tên ở trong hơn 20 phòng nhỏ, vốn là nơi tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật, nơi hội họp, nghỉ ngơi của vân động viên, nay được ngăn lại. Ở đây việc canh gác chúng được thuận lợi, chúng được tiêu chuẩn ăn như bộ đội ta, với bánh bao làm từ bột mỳ.
Chỉ hỏi chuyện mươi tên, có thể thấy ngay cái ngây ngô của chúng, không hiểu đánh Việt nam để làm gì, vì sao mà xuất quân. Chúng hiểu lơ mơ là Việt nam không tốt, không biết ơn Trung quốc; chúng mong chiến tranh kết thúc vì trên dặn : “đây chỉ là cuộc xuất quân hạn chế trong thời gian, trong không gian”. Chúng chỉ chuẩn bị được có hơn 10 ngày là đi, hành quân xuống phương Nam, nghỉ chân 5 hôm là khởi sự.
Chúng sợ ngay từ khi nhập đất Việt vì phải dò mìn, vì lạ địa hình, không am hiểu gì ở phía trước. Chúng luôn bị bất ngờ, bị mìn, bị phục kích, bị bắn tỉa giữa rừng, khi dừng chân bên suối. Chúng hoang mang vì khi ở căn cứ chúng được giải thích sẽ có hàng trăm máy bay đủ loại mở đường, che chở, yểm trợ nhưng chẳng thấy một chiếc nào xuất hiện.
Một tên lái xe tăng loại trung bình Bát-Nhất bị lật nhào bởi mìn, chân phải bị gãy phải nẹp và đi nạng, than vãn là xe tăng không thích hợp với địa hình rừng, đường độc đạo, lắm khe suối, không triển khai được đội hình, thường chỉ đi hàng dọc, dễ làm mồi cho bazôka đáng sợ!
Khí hậu rừng nhiệt đới ẩm, mưa nhỏ đã làm nhão đất thành bùn, hầm hố khó đào cũng thành vấn đề khi chúng phải ngủ giữa rừng. Rồi việc ăn, ngủ, vệ sinh, tắm rửa trên đất địch, lạ lẫm, vắng lặng, đầy cạm bẫy thật không dẽ chịu chút nào. Một hai tên bị bắn chết hay bị thương là thường mất luôn một tiểu đội, phải cáng về phía sau với 2, 3 tên áp tải.
Một viên đại đội phó than vãn, anh ta ra trận, mẹ đang ốm, vợ mới sanh con gái được 2 tháng, quê ở tận Tứ xuyên, từ quân khu Thành Đô xuống tăng cường cho quân khu Quảng Châu, không lòng dạ nào đi xa vào nơi nguy hiểm; luôn buồn bã, ỉu xìu, luôn mồm xin thuốc lá; kể lể mới vào trận có mươi hôm mà đứa nào cũng gầy xọm, sức yếu hẳn, nỗi lo sợ căng thẳng khôn nguôi, còn tăng thêm hằng ngày khi thấy “hoả lực các ông” tăng rõ, “chạm trán các ông” và bị pháo kích, phục kích nhiều hơn, quyết liệt hơn …Mỗi ngày qua là cảm thấy thêm không có ngày về. Anh ta còn kiêm chức bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản, cảm tình đảng,- khi bị bắt còn trong túi áo cuốn Mao tuyển nhỏ bìa nylon đỏ chót. Anh ta không hề dở Mao tuyển ra, cũng không sinh hoạt chi đoàn, vì không biết nói gì với quân lính.
Thật rõ ràng, trong cuộc tấn công xâm lược này, thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều bất lợi cho quân Tàu.
Cũng không ngờ, Quân Giải phóng Tàu trình độ văn hoá rất tệ, trong 60 tên tôi gặp, không có một người nào tốt nghiệp trung học, không một người nào biết Bắc kinh ra sao, chữ Hán tất cả đều nguệc ngoạc như gà bới, chỉ có 3 người võ vẽ biết tiếng Anh kiểu vỡ lòng, đọc vài chữ tiếng Anh theo giọng Hồ Nam, kể cả viên đại đội phó và trung đội trưởng lái xe tăng. Quân giải phóng hiện đại hoá năm 1979 mà chậm tiến như vậy đó.
Tận cùng man rợ :
Chúng tôi lên Lạng Sơn ngày 8-3 khi được tin Bắc kinh vừa ra lệnh rút quân gấp. Cầu gãy. Sông Kỳ Cùng thuyền đồng bào đã nối nhau trở về cặp bến. Khói còn bốc lên từ nhiều đám cháy, lửa vừa được dập tắt; nhà ga đổ nát, tường sập từng mảng. Đường sắt đứt từng đoạn, cong queo. Chúng phá bằng mìn loại cực mạnh. 60 toa tầu và 2 đầu máy cũ tan tành. Các cơ quan hành chính đều bị phá sập. Giây điện bị cắt nát. Cửa hàng mậu dịch bị đốt cháy, cho đến trường trung học, vườn trẻ bên cơ quan hội phụ nữ, nhà mẫu giáo đều đổ nát không thể ở được. Chúng đốt cháy gần hết thư viện lớn.
Những đồng bào đầu tiên trở về nhà đều buồn rầu đau xót trước cảnh tang thương đổ nát. Xưởng dệt thủ công thổ cẩm đặc sản Lạng sơn bị chúng phá sạch banh, không còn một chiếc máy nguyên vẹn; xí nghiệp khâu cũng vậy. Một kiểu phá hoại triệt để, có hệ thống theo nghiêm lệnh, để triệt đường sinh hoạt lâu dài của người dân. Những chiếc thuyền gỗ bị đâm thủng, ván bị xẻ ra từng mảng nằm dọc bờ sông với lưới lớn nát bấy như bị băm nhỏ.
Vào nhà dân khá giả gần khu chợ, tủ lim, bộ ghế salông cổ mặt đá bị đập nát, gương vỡ tan, mâm đồng bị đâm thủng, nồi to nồi bé bằng đồng, nhôm, sành, đất không còn một chiếc nào còn dùng được; cho đến chiếc xe nôi cho em bé cũng bị chặt gục xuống bên cống.
Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy. Quân Tàu Tưởng, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.
Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.
Bộ mặt thú vật ấy của cái gọi là Quân giải phóng Trung Hoa làm sao có thể rửa sạch, phải được lưu truyền trong lịch sử loài người. Sao có thể cấm bà con ta ở 6 tỉnh biên giới không được tưởng niệm người thân đã oan khuất và cấm gia đình nạn nhân và đồng bào nguyền rủa quân sát nhân khốn nạn cùng quan thầy của bọn chúng!
Một mũi tên xuyên 5 con chim “
Sau 30 năm, nhìn lại cuộc chiến Việt – Trung vùng biên giới, với những tư liệu từ mọi phía được thu thập, có thể thấy Đặng Tiểu Bình thật thâm hiểm đến tột đỉnh.
Nói thật gọn, đây là một viên đạn nhằm bắn xuyên đến 5 con chim. 5 mục tiêu chiến lược ấy là :
- phạt Việt, khoe Mỹ, đe Xô, cứu Pôt, – và cuối cùng là nhằm hiện đại hoá 3 quân – Hải, Lục , Không quân Trung quốc.
- phạt Việt : đòn trừng phạt không doạ nổi dân ta, chúng bị trừng phạt nặng; Bắc kinh thú nhận – dưới xa sự thật, chết 6 ngàn tên, bị thương 21 ngàn, cộng là 27.000 thương vong trong số 23 vạn tên nhập Việt . Ngay phía sau là 22 vạn tên hỗ trợ, hậu cần và dự bị trên đất Tàu. Các quân đoàn chủ lực VN chưa vào trận, số lớn còn ở Cambốt. Nhóm lãnh đạo CS khiếp sợ và bị kẻ thù khuất phục cho đến nay vẫn còn sởn.
- khoe Mỹ : Đặng gặp Carter tháng 1-1979, báo trước sẽ đánh VN, Carter ngầm tán thành, thực tế là khuyến khích, ủng hộ bằng giữ bao vây, phong toả, cô lập VN; để bọn Pốt ở Liên Hợp Quốc.
-đe Xô: Liên Xô bất động, tuy có Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô – Việt tháng 11- 1978.
-cứu Pốt : Đặng đã tạm cứu được bọn Khme Đỏ trong hơn 10 năm. Sau khi rút quân khỏi phía Bắc, Đặng tập trung sức vào yểm trợ bọn Pốt ở biên giới Thái lan – Cambốt, dùng cả giải đất Đông Nam Thái lan thành đất thánh cho quân Pốt, vận chuyển hàng triệu tấn vũ khí, trang bị, bom mìn, quân trang quân dụng, mở 12 doanh trại tuyển quân, luyện quân, 2 trường đào tạo sỹ quan, gài cố vấn Tàu vào 21 sư đoàn khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân VN sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
- hiện đại hoá 3 quân ( đặc biệt là tên lửa tầm trung và tầm xa, tàu ngầm nguyên tử, máy tính hoá quân đội). Chính việc kỷ luật, cảnh cáo tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy cánh trái tập đoàn quân nhập Việt vì để thương vong quá cao, và vị tướng này kiểm điểm nêu hết nhược điểm lạc hậu, cổ lỗ, vũ khí quá cũ ( không dám dùng không quân, tên lửa lạc hậu 2 thế hệ, lệnh xung phong cho bộ binh bằng kèn(!) , 500 lính chết oan vì lựu đạn điếc, nổ sớm, súng cối vỡ nòng, đi lạc trong rừng, tự sát …Giữa năm 1979 Đặng phác hoạ chương trình hiện đại hoá quân đội gấp, tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng, luôn lấy thất bại ở VN làm nỗi nhục dân tộc nước lớn…Chương trình táo tợn ấy nêu rõ cả đóng Hàng không mẫu hạm, một số tàu ngầm nguyên tử, một loạt tên lửa thế hệ mới, cơ giới hoá hàng quân đoàn hoàn chỉnh, bao gồm cả chinh phục vũ trụ với hàng loạt vệ tinh mới.
Theo di huấn của Đặng, Giang Trạch Dân, rồi đến Hồ Cẩm Đào hiện nay đều đặt ưu tiên cho hiện đại hoá quốc phòng, được phát động mạnh mẽ sau nỗi “nhục” 2 tuần lễ 1 tập đoàn quân chính quy bị giáng trả bởi những lực lượng địa phương trên đất Việt, đúng 30 năm trước.
Bùi Tín 4-3-2009.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-156445/
Cũng như những ngày này năm trước, tuyệt nhiên trên các trang báo
chính thống Việt Nam không có một bài viết nào viết về cuộc xâm lăng của
Trung Quốc tại các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979. Trong khi đó, các
báo lại rất hào phóng cho sự kiện đám cưới của Đan Lê. Quả thực khi ấy, sự kiện chiến tranh biên giới 1979 không địch nổi đám cưới Đan Lê.
Năm nay thì sao? Cũng một sự im lặng đến đau lòng. Đang không biết viết gì, thôi thì chép lại đây suy nghĩ của Osin Huy Đức trên Facebook, gọi là để tưởng nhớ vậy.
Hôm nay, ngày 16.02, Huy Đức viết: “Các nghĩa trang Biên giới ghi tên rất nhiều chàng trai trẻ hy sinh đúng vào ngày 17-2-1979. Nhưng kể từ khi Giang Trạch Dân cho chữ “láng giềng hữu nghị”, không một vòng hoa được dâng lên trong cái ngày mà các anh đã hy sinh để ngăn bàn chân Trung Quốc giẫm lên lãnh thổ Việt Nam. Ngày mai, chính quyền các tỉnh Biên giới nên dành chút thời gian viếng các anh, và hãy đặt ở mỗi nghĩa trang một vòng hoa. Đừng sợ! Thật ngu xuẩn khi kích động chiến tranh nhưng cũng thật bạc nhược và vô ơn khi trong những ngày này mà không tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong Chiến tranh 1979.
Nhân đây, cũng xin đăng lại bức ảnh mà báo Thanh Niên đã đăng vào ngày 05.03.2011. Cũng với bức ảnh này, Mr.Do bình với 2 chữ Khiếp nhược!, còn Bọ Lập thì đắng miệng hỏi Ai đục bỏ lòng yêu nước?.
Phần bình luận xin dành cho độc giả. (Da Vàng)
Đọc thấy có nhiều đoạn quen quen, liền sớt thử trên mạng và phát hiện ngay chúng như được nhặt ra từ bài “Những thông tin ít được nhắc đến chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Tiên Lãng” đã được điểm và đăng lại trên Ba Sàm ngày 4/2/2012, lấy nguồn từ Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng, mà nay trang này đã phải rút bài xuống cùng tất cả những bài viết kiểu “tự biện hộ” khác.
Vậy xin đăng lại dưới đây. Những đoạn đánh dấu đỏ là giống hệt với những đoạn rải rác trong bài trên trang web của Tiên Lãng, trong đó có những chữ màu đen xen giữa để trong ngoặc đơn là của trang web Tiên Lãng dùng nhưng được Đại đoàn kết “biên tập” thay thế bằng chữ khác (màu tím). *
Thiết tưởng không cần phải bình luận gì thêm về lối làm báo này, chỉ xin lưu ý độc giả là vào ngày 2/2/2012, nghe nói có một phái đoàn bất thường của giới chức Hải Phòng lên Hà Nội, đến thăm viếng một số tờ báo ở Thủ đô. Họ có thăm Đại đoàn kết để … “liên kết”, rồi bằng cả “Nhóm phóng viên” cho ra thứ sản phẩm cắt/dán như dưới đây không? Hay đó chỉ là món liên kết chui của “nhóm phóng viên” này?
Xin nhường cho các ban bệ “chủ quản” tờ Đại đoàn kết trên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trả lời.
Nhóm Phóng viên
Nguồn: Đại đoàn kết
hpsc.iwr.uni-heidelberg.de
“Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.”
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”
Về mặt này, Thủ tướng đã công nhận điều mà hàng trăm, hàng ngàn bài viết đã chỉ ra và hàng triệu người đã nghĩ suốt hơn một tháng nay.
Đối với lãnh đạo thành phố Hải Phòng, kết luận của Thủ tướng viết:
“Thủ tướng hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này.”
“5. Lãnh đạo thành phố Hải phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ – nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.”
“6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự…”
Về mặt này, đánh giá của Thủ tướng chưa thống nhất với đánh giá của dư luận. Các thuật ngữ như “tham nhũng”, “lợi dụng” hay “lạm dụng” không xuất hiện trong kết luận. Thủ tướng chỉ thị:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.”
Từ “khởi tố” được nhắc đến 2 lần trong kết luận của Thủ tướng, lần còn lại là dành cho tội danh của gia đình họ Đoàn. Không thấy đề cập đến việc “khởi tố” các tội khác liên quan đến những người nhân danh bộ máy chính quyền. Điều đó cho thấy cách nhìn nhận của hai bên còn khác nhau.
Nguyên nhân của sự khác biệt có lẽ một phần do đặc thù của nguồn thông tin. Dư luận dựa trên những gì được đăng tải trên báo chí và internet. Đặc biệt, lần này có rất nhiều bài trên các báo chính thống phê phán bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng, khiến mọi người càng tin tưởng vào những thông tin về sai lầm của chính quyền địa phương. Tất nhiên, Thủ tướng cũng có thể tham khảo thông tin trên báo chí và internet, nhưng vì bận trăm công nghìn việc, ông không có thời gian để đọc trực tiếp, mà phải dựa vào thông tin tổng hợp của bộ máy giúp việc. Đặc biệt, theo thông lệ tổ chức, Thủ tướng thường dựa vào báo cáo của chính quyền địa phương. Các đoàn thanh tra khi về địa phương thì cũng chủ yếu làm việc với cơ quan Đảng và chính quyền ở đó. Vấn đề là ở chỗ: Có thể tin vào báo cáo của bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng hay không?
Chỉ cần nhắc đến một ví dụ sau đây cũng đủ để thấy rằng không thể tin vào bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng. Sau khi dư luận lên án mạnh mẽ về việc chính quyền phá nhà của ông Đoàn Văn Quý, toàn bộ bộ máy cầm quyền Hải Phòng, từ trên xuống dưới, đều tỏ ra ngây ngô, rằng “không biết ai phá”. Hơn nữa, Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại còn trơ trẽn vu khống nhân dân phá nhà ông Quý.2 Khi không thể phủ nhận được thì Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca, lại chơi chữ, lập luận rằng ngôi nhà hai tầng kiên cố của ông Quý “chỉ là chòi trông cá”, nên “việc phá hay không phá, cái đó không thành vấn đề”.3 Một khi đã coi cơ ngơi kiên cố của dân là “chòi”, thì có lẽ Đại… Ca cũng chỉ coi dân bằng con muỗi, có đập đánh đét một cái cũng “không thành vấn đề”. Vô liêm sỉ nhất là lập luận của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:4
“Làm gì cũng phải có trình tự thủ tục. Người có tài sản phải có ý kiến về việc đó và người chức năng mới xem xét… Hiện nay, không biết gia đình ông Vươn có đơn chưa, còn huyện chúng tôi chưa nhận được.”
“Nếu nhận được đơn của gia đình ông Vươn, ông Quý bảo là ngôi nhà bị phá, đề nghị cấp chính quyền xem xét và làm rõ thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.”
Bắt hết đàn ông nhà người ta nhốt vào trại giam, ngăn cản không cho ai vào khu vực bị chiếm, rồi phá nhà người ta, vậy mà còn viện cớ chủ nhân không có đơn khiếu nại nên không tiến hành xem xét. Thật là không còn từ ngữ nào có thể mô tả được mức độ thô bỉ của những kẻ suốt ngày tụng kinh đạo đức.
Cả một bộ máy khổng lồ, nếu không công khai nói dối trắng trợn, thì cũng lặng thinh, không một lời phản đối. Tại sao lại như vậy? Phần chủ đạo của bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng đã trực tiếp dính líu vào tội lỗi, phần còn lại thì tê liệt trong sợ sệt và vô trách nhiệm. Không phải cấp trên bao che cho cấp dưới, mà họ đang cùng nhau chèo chống để che dấu tội lỗi của chính bản thân. Họ giả dối đến mức, trong tình huống bị dồn đến chân tường, nếu có tỏ ra một chút trung thực, thì có lẽ đó cũng chỉ là một thủ đoạn của công nghệ nói dối: Nhận tội nhỏ để thoát tội to, hy sinh kẻ dưới để cứu kẻ trên. Rõ ràng, không thể dựa vào thông tin của thành phần bất hảo như vậy để có được đánh giá khách quan về vụ Tiên Lãng. Việc phá nhà ông Quý là một tội nghiêm trọng, cần bị khởi tố. Nhưng nếu chỉ khởi tố vụ phá nhà và bỏ qua các tội khác thuộc về những người trong bộ máy cầm quyền, nếu chỉ truy tố từ cấp huyện trở xuống, còn cấp trên chỉ phải “kiểm điểm làm rõ trách nhiệm” và “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc”, thì cũng giống như chỉ “tắm từ đùi trở xuống”, còn phần trên chỉ xịt chất khử mùi.
Điều mà dư luận quan tâm hơn cả là số phận gia đình họ Đoàn. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng:
“Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.”
“Quyết định không đúng pháp luật” thì hiển nhiên phải “thu hồi”, nếu không muốn tiếp tục vi phạm pháp luật. Khi đã hủy bỏ hai quyết định “thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất” của UBND huyện Tiên Lãng, thì quyết định giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn còn nguyên hiệu lực, vì:
“Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.”
Tương tự, quyết định giao 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vẫn còn hiệu lực, cùng lắm là chỉ phải sửa đổi “thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất”, vì:
“Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.“
Thế nhưng, lời văn “làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai” lại gợi lên khả năng có thể “thủ tục” “cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất” sẽ được “làm” lại từ đầu, với diện tích có thể khác nhiều so với hiện tại.
Đối với gia đình họ Đoàn thì quan trọng nhất là đoạn sau đây:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.”
Việc “xem xét tình tiết giảm nhẹ” thì “các cơ quan tiến hành tố tụng” bắt buộc phải làm, bởi lẽ Bộ luật Tố tụng Hình sự5 (Điều 10) đã quy định:
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Thực ra, gia đình họ Đoàn và những người chia sẻ với họ mong đợi Thủ tướng đưa ra một tín hiệu về việc xem xét lại tội danh truy tố, song ông chỉ nhắc lại tội danh “giết người và chống người thi hành công vụ”, tạo nên cảm giác khẳng định hay tán thành.
Thay vì nhắc nhở “xét xử đúng pháp luật”, cụm từ “bảo đảm tính nghiêm minh” thay cho chữ “đúng” toát lên một không khí khác hẳn. Tất nhiên là phải “bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”, nhưng khi “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Hiến pháp6 thì không thể chỉ “nghiêm minh” với gia đình họ Đoàn, mà cũng phải xử lý “nghiêm minh” các tội phạm liên quan khác. Những sai phạm của các cá nhân và tổ chức trong bộ máy cầm quyền ở xã Vinh Quang, ở huyện Tiên Lãng và ở các cấp cao hơn mới là sai phạm mang tính tiền đề, chính chúng mới gây ra sai phạm mang tính hệ quả của mấy người trong gia đình họ Đoàn. Không thể truy tố và xét xử riêng sai phạm hệ quả, trước khi truy tố và xét xử sai phạm tiền đề! Lẽ ra yêu cầu “khẩn trương” phải được đặt ra trước hết với các sai phạm tiền đề, chứ không thể áp riêng cho sai phạm hệ quả. Nếu vội vã chỉ xét xử riêng vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” dành cho mấy người họ Đoàn thì không chỉ vi phạm tính “bình đẳng trước pháp luật”, mà còn không thể “xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”, theo quy định ở Điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Những điều kể trên khiến tôi băn khoăn. Thay vì ngồi yên mà trăn trở, tôi viết ra đây một số ý kiến trao đổi. Có thể Thủ tướng cũng nghĩ giống như tôi, nhưng chưa tiện nói ra, thì những ý kiến kiểu này tuy hơi thừa, nhưng sẽ góp phần khẳng định niềm tin để ông tiếp tục vững bước. Còn nếu ông nghĩ khác tôi, thì những điều tôi viết ra cũng có tác dụng tham khảo, ít nhất là để lãnh đạo hiểu được người dân nghĩ gì. Dẫu sao đi nữa, tôi chỉ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của công dân được ghi trong Hiến pháp:
“Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.”7
“Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.”8
Nhiệm vụ này cũng được tái khẳng định trong Điều 4 của Bộ luật hình sự:9
Trong bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ“,10 tôi đã trao đổi về một số khía cạnh khác nhau để phủ định tính chính danh của cái gọi là “công vụ cưỡng chế” diễn ra ngày 05/01/2012 ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Qua đó đã phủ định sự tồn tại của cái gọi là “tội chống người thi hành công vụ”, được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng gán cho mấy người họ Đoàn.
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là: Đó là công vụ gì? Nếu là “công vụ cưỡng chế” thì cưỡng chế cái gì? Nếu căn cứ vào Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND11 và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND12 của UBND huyện Tiên Lãng thì phạm vi cưỡng chế chỉ là 19,3 ha đã được giao cho gia đình ông Vươn theo Quyết định số 220/QĐ-UBND. Thế nhưng toán cưỡng chế lại không đến mảnh đất 19,3 ha, mà tùy tiện xông vào khu vực 21 ha thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của anh em họ Đoàn. Gia đình họ Đoàn không hề mời họ tới thăm, cũng không hề khiêu khích hay cản trở họ tiến vào mảnh 19,3 ha thuộc diện cưỡng chế. Vậy thì tại sao toán người trang bị vũ khí hiện đại lại “tiếp cận”, rồi sau đó tấn công ngôi nhà hợp pháp của họ Đoàn trên mảnh đất 21 ha? Không thể dùng tiếng nổ tự chế bằng bình gas và những viên đạn hoa cải (như họ công bố) để biện hộ, vì nếu lực lượng vũ trang không xông tới nơi cư trú hợp pháp của công dân thì bình gas vấn yên vị tại chỗ của nó và đạn hoa cải đã không được bắn ra. Vậy là không thể tìm ra bất cứ tên gọi hay nội dung chính đáng nào để gán cho cái gọi là “công vụ” ấy.
Suốt hơn một tháng qua, rất nhiều ý kiến đã vạch ra sự sai trái, phi pháp của việc thu hồi đất và cưỡng chế. Ngày 10/02/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận rằng “quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật”, “quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật” và “việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”
Thật là bẩn thỉu khi người tham gia cưỡng chế đã vơ vét đồ đạc, xã đội phó cuỗm cả cái ổn áp,13 đến chó con cũng bị rượt đuổi, tóm và tống ngay vào bao.14 Đấy là hành động cướp bóc của thổ phỉ, hay là “công vụ”?
Trong bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ“, tôi đã viết: “Nếu coi nó là một công vụ thì sẽ phải trả lời cho nhân dân câu hỏi: Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy?”
Luật Cán bộ, Công chức15 quy định:
Việc bắt và đánh đập bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý), rồi khởi tố về “tội chống người thi hành công vụ”, mặc dù khi xảy ra xung đột họ chỉ đứng trên đê, từ xa nhìn lại,16 không thể dùng làm thứ trang điểm cho nhà nước pháp quyền.
Mọi chuyện đã quá rõ ràng, tại sao chính quyền vẫn kiên trì theo đuổi vụ án “chống người thi hành công vụ”?
2. Tội giết người
Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh (anh ruột ông Vươn), Đoàn Văn Quý (em ruột ông Vươn, nghi can được cho là trực tiếp nổ súng) và Đoàn Văn Vệ (cháu ruột ông Vươn) về “tội giết người”17 theo quy định của Điều 93 của Bộ luật Hình sự.
Căn cứ vào đâu để khởi tố họ “tội giết người”? Do không có ai bị chết, chỉ có thể dựa vào Điều 17 (Chuẩn bị phạm tội) và Điều 18 (Phạm tội chưa đạt) của Bộ luật Hình sự để buộc họ “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” hoặc “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Điều kiện quan trọng là phải chứng minh được rằng bốn người họ Đoàn có ý định giết người.
Để trả lời câu hỏi bốn người họ Đoàn có ý định giết người hay không, ta hãy xét xem vũ khí mà họ sử dụng gồm những gì.
Ngày 05/01/2012 An ninh Thủ đô đưa tin là:
“Khi đoàn công tác cưỡng chế, bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ hất văng 2 CBSC công an huyện Tiên Lãng làm bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong.”18
Thật là khó tưởng tượng, khi mìn nổ mạnh đến nỗi “hất văng 2 CBSC công an”, ”làm bất tỉnh tại chỗ”, nhưng lại “không gây thương vong”, và cũng không thấy phía công an đưa ra dấu vết nào của vụ nổ trên mặt đất. Liệu có mìn nổ thật hay không? Ngày hôm sau, An ninh Thủ đô (vẫn cùng tác giả Nguyên Lê) đã in đậm một đoạn với thông tin là “các đối tượng đã kích nổ bình gas“.19 Ít nhất, thông tin này cũng cho ta thấy là có lẽ họ Đoàn không có mìn (chế tạo từ chất nổ), vì nếu đã có mìn thì họ chẳng cần phải kích nổ bình gas làm gì.
Họ trưng ra toàn những chứng cớ vu vơ, không có lấy một bằng chứng thuyết phục. Điều đó buộc ta phải đặt câu hỏi:
“Khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ từ trong nhà Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 Cán bộ chiến sỹ Công an và một số cán bộ chiến sỹ quân đội bị thương.”21
Mọi người biết rằng: Vào thời điểm xảy ra xung đột, ông Vươn không hề có mặt trong ngôi nhà đó, mà đã bị chính quyền dùng kế “điệu hổ ly sơn” rồi. Vậy thì làm sao ông Vươn có thể “cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng” được?
Nhiều bài báo tường thuật rằng súng bắn đạn hoa cải đã được sử dụng để bắn vào lực lượng công an và quân đội. Súng bắn đạn hoa cải là loại súng săn có nhiều ở Việt Nam, với tầm sát thương ngắn. 6 người bị trúng đạn mà không ai bị chết, lại có thể ra viện và trở lại công tác sau thời gian điều trị ngắn, điều đó cũng chứng tỏ rằng mức độ nguy hiểm của loại súng này kém xa so với các loại vũ khí chuyên dụng để giết người.
Thật là hài hước khi công an trưng ra 3 con dao chặt cây, chẻ củi của nhà nông và một cái ống nhòm dân dụng cũ rích, rồi thuyết minh đó là “dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy”.22 Chẳng nhẽ cả đời họ chưa thấy ai chẻ củi, nên thấy dao to thì tưởng là âm mưu gây án cũng to hay sao? Nếu họ chứng kiến người nhà ông Vươn đang cầm dao trên tay thì đi một nhẽ, đằng này khi đột nhập vào trong nhà thì chẳng tìm thấy ai cả. Thế rồi nhặt nhạnh dụng cụ lao động nhà nông để làm tang chứng gây án. Tình tiết này nói lên mức độ thê thảm của đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ của những người có trách nhiệm. Nó cũng nói lên họ đáng tin đến đâu. Đặc biệt, nó phản ánh thực tế là công an không tìm thấy vũ khí hay bằng chứng thuyết phục nào khác, nên mới phải nhào nặn ra cái hạ sách ấy.
“Đã có lần quá bức xúc tôi phải “cãi” với cán bộ Viện Khoa học Hình sự về tính chất, mức độ nguy hiểm của súng hoa cải, súng bút, nhưng cũng không đem lại kết quả gì. Theo quan điểm của họ, đây không phải là vũ khí quân dụng nguy hiểm.”
Ngay cả lãnh đạo công an cấp tỉnh và cán bộ Viện Khoa học Hình sự của Bộ Công an cũng tin rằng súng bắn đạn hoa cải “không phải là vũ khí quân dụng nguy hiểm”, thì làm sao có thể đòi hỏi mấy người nông dân họ Đoàn phải nghĩ khác?
Vậy thì tại sao lại gây thương vong cho 6 cán bộ và chiến sĩ công an và bộ đội? Hãy xem lại băng ghi hình chương trình thời sự của VTV126 để tìm lời lý giải! Bạn sẽ thấy lực lượng công an ra quân như một đám trẻ con đi đêm sợ ma, dúm lại với nhau, khiến tiến lên thì vướng, mà rút lui cũng khó. Thay vì lom khom để giảm thiết diện hứng đạn, thì họ lại thẳng đuỗn như chào cờ. Vừa nghe tiếng nổ đã hoảng loạn, quay đầu tháo chạy, quên cả che khiên tránh đạn về hướng đối phương. Hai con chó nghiệp vụ thì “đôi co” với sĩ quan huấn luyện, thay vì xông về phía đối phương, khiến nhà báo Trương Duy Nhất phải đặt câu hỏi hóm hỉnh: “Không biết do hoảng sợ trước những viên đạn hoa cải, hay bởi chúng đánh mùi được anh em nhà Đoàn Văn Vươn không phải là “kẻ địch” để tấn công?”27
Cả trăm sĩ quan và chiến sĩ, được trang bị vũ khí hiện đại, bao vây một ngôi nhà giữa đồng không mông quạnh, tấn công 3-4 người với vũ khí “chủ lực” là súng bắn đạn hoa cải, sau khoảng 4 tiếng đồng hồ mới chiếm lĩnh được ngôi nhà đã bị bỏ trống từ lúc nào không biết. Ấy vậy mà thủ lĩnh trực tiếp cầm đầu – Giám đốc Công an Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca – không hề nhận thức được đó là một thất bại ê chề, vẫn hây hây mãn nguyện:
“Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.”
Quả là dưới mọi cung bậc của khả năng nhận thức và lòng tự trọng. Trình độ lãnh đạo cao nhất của công an thành phố còn như vậy, thì thử hỏi đệ tử dưới quyền sẽ thế nào? May mà mấy con chó của họ Đoàn thiên về chức năng làm cảnh và chăn nuôi, chứ nếu chúng phù hợp với nhiệm vụ coi nhà thì có lẽ hậu quả sẽ còn trầm trọng gấp bội.
Với một lực lượng “tinh nhuệ” như thế, tập trận giả “quân ta đánh quân mình” cũng có thể bị thương và tử vong, có thể bị dính đạn của chính quân mình. Vậy thì không nên đổ hết lỗi sát thương cho họ Đoàn. Khi lóng ngóng cắt tiết gà, bị đứt tay, thì không thể buộc cho gà “tội chống người… cắt tiết”.
Điều không thể chối cãi là: Toán người lạm danh “công vụ” trang bị đầy đủ vũ khí đã xâm nhập phi pháp nơi cư trú hợp pháp của gia đình họ Đoàn. Thực tế cướp bóc sau đó chứng tỏ bản chất bất lương của những kẻ đội lốt “thi hành công vụ”. Vì vậy, mấy người họ Đoàn hoàn toàn có quyền tự vệ, và trên thực tế họ đã thực hiện quyền “phòng vệ chính đáng”. Bộ luật Hình sự quy định :
“Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.“
Hành động của những người họ Đoàn không “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, vì:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”
(Điều 15, Bộ luật Hình sự)
Những người họ Đoàn chỉ sử dụng những phương tiện thô sơ để phản ứng, không gây chết người. Phản ứng của họ chỉ đủ mạnh để thức tỉnh chính quyền và đánh động dư luận. Việc công an xả súng vào ngôi nhà nói lên “mức độ nguy hiểm” của “hành vi xâm hại” của công an. Phản ứng dữ dội trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên internet cho thấy dư luận đánh giá “mức độ nguy hiểm cho xã hội” của “hành vi xâm hại” đội lốt “công vụ cưỡng chế” ở Tiên Lãng là rất nghiêm trọng.
Không thể dùng việc 6 người bị thương để khẳng định những người họ Đoàn đã “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Họ dùng tiếng nổ làm tín hiệu cảnh tỉnh hay cảnh báo rằng: “Các người – những vị khách không mời mà đến – đang vi phạm không gian riêng tư hợp pháp của chúng tôi! Hãy dừng lại! Chúng tôi không hoan nghênh các người!” Khi đó, lẽ ra những người đột nhập phải tỉnh giấc mê man, nhận ra là mình đang bị “lạc công vụ”, xông nhầm vào khu vực không thuộc diện cưỡng chế, và vì vậy phải xin lỗi chủ nhà rồi quay ra. Nhưng không, họ vẫn ngang tàng và cố chấp, tiếp tục lao vào như những con thiêu thân. Đơn giản như trường hợp đi xem bắn pháo hoa, nếu lơ ngơ sán vào khu vực bắn pháo đã được chăng dây cảnh báo, thì cũng khó tránh khỏi thương vong. Ngớ ngẩn, tự mang vạ vào thân, thì còn trách ai?
Như vậy, theo Điều 15 của Bộ luật Hình sự, mấy người họ Đoàn đã “phòng vệ chính đáng” và “phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm“.
Ngoài Điều 15, còn có thể sử dụng hai điều khác của Bộ luật Hình sự để bào chữa triệt để cho họ. Điều thứ nhất là :
“Điều 11. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Rõ ràng, khi được biết phạm vi cưỡng chế chỉ là khu đất 19,3 ha, thì mấy người họ Đoàn không thể biết trước rằng lực lượng cưỡng chế sẽ tùy tiện xông đến cưỡng chế cả khu vực 21 ha không thuộc diện thu hồi, có nghĩa đấy là một “sự kiện bất ngờ”. Hơn nữa, họ cũng không buộc phải biết rằng lực lượng xâm nhập phi pháp sẽ bất chấp tín hiệu cảnh cáo để sán lại quá gần, khiến đạn hoa cải có thể gây sát thương, nghĩa là họ “không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi” bắn súng đạn hoa cải để cảnh cáo.
Điều thứ hai là:
“Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.“
Thiết tưởng không cần phải thuyết minh thêm, vì hoàn cảnh thực tế của gia đình họ Đoàn hoàn toàn phù hợp với định nghĩa trên của “tình thế cấp thiết”.
Tóm lại: Các bằng chứng chỉ ra rằng bốn người họ Đoàn không có ý định giết người. Căn cứ vào Điều 11, Điều 15 và Điều 16 của Bộ luật Hình sự, họ không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thêm vào đó, còn có thể dùng điều sau đây của Bộ luật Hình sự để giúp mấy người họ Đoàn thoát khỏi tù ngục:
“Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.“
Mặc dù mấy người họ Đoàn chưa bị truy tố về tội sử dụng vũ khí trái phép, nhưng tôi vẫn muốn trao đổi mấy ý kiến về vấn đề này. Bình gas (nếu quả thật nó đã được dùng để gây nổ) thì hầu như nhà nào cũng có. Súng bắn đạn hoa cải, không phải là của hiếm, cũng không phải là loại bị nghiêm cấm. Trong bài “Loạn súng đạn hoa cải”28 của Thu Trinh đăng trên báo điện tử Đất Việt, Đại tá Nguyễn Chí Lễ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an, đã cho biết rằng một số loại súng, trong đó có súng bắn đạn hoa cải,
“chưa có trong danh mục quản lý của Nhà nước nên mới chỉ dừng lại ở hình thức vận động nhân dân giao nộp”
và
“Bộ luật Hình sự hiện chưa có quy định về các loại súng tự tạo, nên nếu đối tượng tàng trữ bị phát hiện thì chỉ bị xử lý hành chính.”
Về mặt lý luận, cần lưu ý rằng: Nếu pháp luật nghiêm cấm người dân sử dụng một số loại vũ khí có tác dụng phòng vệ, thì dựa trên giả thiết là Nhà nước đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và của cải của nhân dân, khiến người dân không cần phải tự phòng vệ. Trên thực tế thì Nhà nước chưa đảm bảo được sự an toàn tính mạng và của cải của người dân. Hơn thế nữa, trong vụ Tiên Lãng, người của cơ quan Nhà nước, nói đúng hơn là một bộ phận của bộ máy Nhà nước, lại xâm phạm (thậm chí là cướp bóc) tài sản và đe dọa tính mạng của người dân. Vậy thì có thể bỏ qua trách nhiệm của Nhà nước để thản nhiên, đơn phương quy kết người dân về tội sử dụng vũ khí trái phép hay không?
Sẽ là hỗn loạn nếu ai cũng sắm cho mình súng đạn phòng thân. Nhưng, mặc dù dân chưa tự do mua sắm vũ khí, phải chăng là xã hội đã hỗn loạn lắm rồi? Nét đặc biệt là hỗn loạn được điều tiết một chiều: Hỗn loạn từ trên xuống thì mặc sức hoành hành, còn hỗn loạn từ dưới lên thì bị nghiêm cấm.
Nếu chỉ dựa vào câu chữ vô tình của pháp luật, thì trong quá trình giành chính quyền bằng bạo lực, những người cộng sản cũng đã từng sử dụng vũ khí trái phép và giết người thi hành công vụ của chế độ cũ. Nhưng họ không băn khoăn, không ăn năn về điều đó, bởi nghĩ rằng hành động của mình là chính nghĩa, rằng “mục đích biện minh cho phương tiện”. Cũng là người, chẳng nhẽ gia đình họ Đoàn không có quyền nghĩ như những người cộng sản hay sao? Hành động trong thế cùng đường của gia đình họ Đoàn đã thức tỉnh bộ máy cầm quyền và dư luận nhân dân, đã cảnh báo cho lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước về thực trạng tệ hại của bộ máy cầm quyền và sự cùng cực của người dân, để mà chấn chỉnh bộ máy vì sự tồn vong của chế độ, để muôn dân đỡ khổ. Cả một bộ máy cồng kềnh, rải từ trung ương đến địa phương, gồm kiểm tra, thanh tra, công an, tòa án, viện kiểm sát, rồi thêm cả ban chống tham nhũng, tiêu hết bao tiền của của nhân dân, vậy mà càng chống thì tham nhũng càng nở rộ, càng trầm trọng, càng công khai. Tiếng nổ mang tên Đoàn Văn Vươn đã làm cho bộ máy tham nhũng chững lại, ít nhất là trong chốc lát, tạo điều kiện cho công cuộc cải tổ của Đảng CSVN và góp phần giải phóng bao nông dân ra khỏi bất công. Chẳng nhẽ hiệu quả thực tế như vậy còn chưa đủ để “biện minh cho phương tiện” hay sao?
3. Một số tội hình sự cần bị điều tra và truy tố
Như đã viết ở phần đầu, nếu coi 4 người họ Đoàn có “tội giết người” và “tội chống người thi hành công vụ” thì cũng phải thừa nhận rằng hai tội đó chỉ là hệ quả. Trước khi xét xử các “tội hệ quả” thì phải xét xử các “tội tiền đề”, là nguyên nhân gây ra hệ quả ấy. Một số “tội tiền đề” liên quan đến vụ Tiên Lãng, theo quy định của Bộ luật Hình sự, là:
Song song với việc khởi tố về “tội giết người” (Điều 93) đối với 4 người họ Đoàn, phải khởi tố chính tội ấy với một số người trong bộ máy cầm quyền, với tư cách “tội liên quan”. Có thể một số người sẽ cho rằng việc khởi tố này là quá khiên cưỡng. Nhưng mức độ khiên cưỡng ấy không hề cao hơn so với mức độ khiên cưỡng của việc khởi tố 4 người họ Đoàn về “tội giết người”, bởi lẽ:
Giả sử, sau khi họ xả súng bừa bãi vào ngôi nhà đó rồi tìm thấy mấy xác chết, thì họ sẽ lập luận thế nào? Sẽ công bố là mấy người ấy đã tự vẫn do ân hận, giống như trường hợp Nguyễn Công Nhựt,29 hay sao?
Nếu xem lại băng ghi hình chương trình thời sự của VTV1,30 ta sẽ thấy được một phần của cảnh công an nã súng vào nhà dân. Nhìn vào đó, ta không nhận ra dấu hiệu của sự kiềm chế của lực lượng công an. Điều đó cũng phù hợp với đoạn tường thuật đầy hào hứng sau đây của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, người cùng với 4 Phó giám đốc Công an Hải Phòng trực tiếp chỉ đạo cuộc tấn công:
“Nhận định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an thành phố đã lên phương án đốt cháy toàn bộ. Song trên thực tế chưa dùng đến. Sau hàng loạt trận nã đạn, khói bay mù mịt, lực lượng chức năng đã tiếp cận được ngôi nhà 2 tầng. Tuy nhiên, 3 người đàn ông trong nhà đã biến mất từ lúc nào.”31
Rõ ràng, đoạn tường thuật trên đã trở thành lời tự thú, là bằng chứng hùng hồn về ý định giết người của “lãnh đạo công an thành phố” Hải Phòng, không những bằng “hàng loạt trận nã đạn” với “khói bay mù mịt”, mà còn bằng “phương án đốt cháy toàn bộ” bằng “rơm” “tẩm xăng”. Khi cho “nã đạn” và “lên phương án đốt cháy toàn bộ” “ngôi nhà 2 tầng”, “lãnh đạo công an thành phố” Hải Phòng không thèm quan tâm đến việc trong ngôi nhà ấy có người vô can hay không. Trong bài trả lời phỏng vấn VnMedia,32 ông Ca nói rằng:
“Vào thời điểm xảy ra sự việc, bên trong ngôi nhà theo quan sát lúc đó có 3 người con trai và một phụ nữ. Riêng đối tượng Nguyễn Thị Thương cũng có mặt trong nhà nhưng khi xảy ra sự việc chúng tôi chưa biết tại sao lại lên được bờ.”
Nghĩa là ông Ca và bộ sậu của ông đã dùng hoặc sẵn sàng dùng biện pháp hủy diệt, mặc dù cho rằng trong nhà có phụ nữ. Đó là “tội giết người”, và theo Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì hành vi của họ thuộc về các trường hợp sau:
A) Giết nhiều người;
K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
O) Có tổ chức.
Nhiều người nghi ngờ rằng: Việc phá hủy, rồi cho nghiền nát ngôi nhà và san phẳng hiện trường là để xóa đi tang chứng của cuộc tấn công quá trớn và phi pháp. Cần phải nghiêm túc điều tra xem có đúng như vậy hay không. Nếu đúng thì hành động phá nhà ông Quý không chỉ là “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (Điều 143), mà còn là hành vi “hủy vật chứng”, tức là “tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” (Điều 300).
Dù thế nào đi nữa, khi hai bên bắn nhau và đều “có vẻ” là sai, thì không thể chỉ mang một bên ra xử, hay tách thành hai vụ án riêng biệt. Hiển nhiên là phải khởi tố và xét xử cả những người thuộc bộ máy cầm quyền.
Vậy thì phải khởi tố thêm những ai về “tội giết người”? Đương nhiên là khởi tố tất cả những người đã tham gia cuộc đột nhập và tấn công vào nơi cư trú hợp pháp của họ Đoàn, bất luận là họ có cầm súng bắn hay không, theo đúng kiểu truy tố mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã dành cho mấy người họ Đoàn. Hơn thế nữa, phải khởi tố cả những người đã và đang dấu mặt ở đâu đó. Không thể để sót, mà phải làm triệt để, giống như Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố cả ông Đoàn Văn Vươn về “tội giết người”, mặc dù ông không có mặt tại nơi xảy ra xung đột. Phải đối xử với những người thuộc bộ máy cầm quyền giống như đối xử với gia đình họ Đoàn, thì mới đúng với nguyên lý “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, được khẳng định trong Hiến pháp.
Một số “tội tiếp theo” cần bị truy tố theo Bộ luật Hình sự là:
Nhiều tội trong số kể trên đều có chung mấy “tình tiết tăng nặng”, được xác định trong Điều 48 của Bộ luật Hình sự, đó là:
A) Phạm tội có tổ chức;
C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Lấy ví dụ: Những ai đã từng dính líu trong những vụ tham nhũng trước đây, như vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn,35 nay lại liên quan đến vụ chiếm đất ở Tiên Lãng, thì thuộc về phạm trù “phạm tội nhiều lần” hoặc ” tái phạm”.
Cả đống tội sờ sờ ra đấy, tại sao không truy tố? Chỉ riêng điều đó, cơ quan chức năng đã phạm thêm
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.”
thì nên ra lệnh:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương khởi tố vụ án ‘giết người và lạm dụng công vụ’ và đưa ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo đã có nhiều đóng góp trong quá trình công tác.”
Hơn nữa, cần chỉ thị:
“Phải khẩn trương mở rộng vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng, không để sót người, sót tội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.”
Có như vậy thì mới thật sự nghiêm minh, mới thật sự công tâm, không bao che cho những người trong bộ máy cầm quyền và không vùi dập dân thường.
Tôi dùng gạch nối “–”, không phải để ghi chú rằng Tiên Lãng thuộc Hải Phòng, vì điều đó giờ đây ai cũng biết, mà để thể hiện hướng phát triển của vụ án. Thật vậy, chẳng ai tin rằng mọi chuyện tồi tệ chỉ xuất phát từ Tiên Lãng và chỉ dừng lại ở huyện Tiên Lãng. Nếu như vậy thì cấp trên đã không ngậm tăm và thậm chí tìm mọi cách để bao che suốt hơn một tháng trời. Hơn nữa, hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Thanh Liêm chưa đủ tầm để tự mình thao túng đất đai bằng chuyện xây dựng sân bay quốc tế. Vâng, Tiên Lãng chỉ là một mắt xích trong một dây chuyền tội ác.
4. Một số việc cần làm ngay
Có 3 vấn đề cấp bách hiện nay là:
Theo báo Đất Việt,36
“Chiều 14/2, đại tá Đỗ Hữu Ca, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng đã chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt của Công an thành phố triển khai Kế hoạch của Thành uỷ, UBND TP. Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng…”
“… ông Ca cũng chỉ đạo tập trung khẩn trương điều tra, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật vụ án ‘giết người’, ‘chống người thi hành công vụ’, vụ án ‘huỷ hoại tài sản’ để đưa ra xét xử trước pháp luật, khẩn trương truy bắt các đối tượng gây án bỏ trốn (2 nghi phạm trong vụ nổ súng là Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái, em ruột và em vợ Đoàn Văn Quý).”
Thật là rùng rợn khi kẻ lẽ ra phải là nghi can số một trong vụ án ‘giết người’ lại hùng hồn chỉ đạo truy tố mấy người họ Đoàn về tội ‘giết người’. Khi những người lẽ ra phải chịu trách nhiệm chính trong vụ Tiên Lãng lại đứng ra phán xử, thì họ sẽ tha hồ mà xử lý những người đã làm hỏng ý đồ của họ và khiến cho họ bị tai tiếng, lao đao…
Trong thời gian tới, vị trí của nhiều cán bộ chủ chốt ở Hải Phòng phải là chiếc ghế dành cho nghi can hoặc bị can, họ phải là đối tượng bị điều tra, bị thẩm vấn. Không thể để họ tiếp tục đóng vai cán bộ điều tra, xét xử, hay là người cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, để họ tiếp tục bao che tội phạm và làm hại dân lành.
Huyện ủy Tiên Lãng đã triệu tập 300 đảng viên đến để tuyên truyền, phổ biến những thông tin sai trái, hoàn toàn bóp méo sự thật về những gì đã và đang xẩy ra trên đất Tiên Lãng,37 và không thấy có đảng viên nào lên tiếng công khai phản đối. Trong thể chế mà Đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự kiện kể trên cho thấy bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng đã mục ruỗng và không thể hy vọng gì từ đó. Để cho bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng rơi vào tình trạng thối nát và ngang nhiên hoành hành như vậy, không thể coi bộ máy cầm quyền của thành phố Hải Phòng – cấp trên trực tiếp của huyện Tiên Lãng – là vô can và trong sạch.
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đã thể hiện là một người quá kém cả về nhân cách lẫn trình độ, đã phạm bao sai lầm và tội lỗi, đã ngập trong vũng đen nhầy nhụa, song vẫn không thấy bị lôi ra gột rửa, mà vẫn ung dung tại vị và lớn tiếng phán xét. Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại là người phụ trách nông nghiệp, đã trực tiếp ký và đồng ý toàn bộ kế hoạch cưỡng chế do Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đệ trình, sau khi vụ việc diễn ra thì lại cố tình bao che tội phạm bằng cách trơ trẽn vu khống nhân dân phá nhà ông Đoàn Văn Quý. Vậy mà Đỗ Trung Thoại vẫn bình chân như vại, lại còn được lãnh đạo Đảng và chính quyền Hải Phòng tín nhiệm giao cho trọng trách làm Tổ trưởng tổ công tác để chỉ đạo các ngành từ thành phố đến huyện Tiên Lãng thực hiện kết luận của Thủ tướng (theo phương án phân công ban đầu).38 Chỉ cần nhìn vào hai ví dụ ấy, cũng thấy được bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng đã băng hoại thế nào.
Tôi không tán thành quan điểm của một vị lãnh đạo, cho rằng nếu cứ thấy sai là cách chức thì không còn ai để làm việc, bởi lẽ dù tình hình trầm trọng đến đâu đi nữa thì đất Việt vẫn chưa hết người tài đức. Tuy nhiên, là một người già dặn, một trong những người đứng đầu bộ máy cầm quyền, hiển nhiên ông hiểu rõ hơn, chính xác hơn về thực trạng của hàng ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế cận, nên đánh giá của ông chắc hẳn phải chính xác trong phạm vi ấy. Vì vậy, dẫu thay hết cán bộ lãnh đạo ở Hải Phòng, dẫu tin rằng ở đất Hải Phòng còn nhiều người tài đức, thì ta cũng không thể yên tâm rằng, sau khi cách chức hết các tham quan đương nhiệm, những người sắp kế nhiệm sẽ đủ công tâm và thông thái để vô tư đứng ra giải quyết vụ án quá phức tạp này.
Lãnh đạo ở Hải Phòng, từ xã Vinh Quang, đến huyện Tiên Lãng, cho đến cấp thành phố, đã lún quá sâu trong vũng bùn nhơ nhớp, luôn tìm cách biến báo để xóa dấu vết tội lỗi của bản thân và đồng bọn, nên không thể có được sự trung thực và khách quan tối thiểu để tiến hành điều tra và xét xử vụ án của mấy người họ Đoàn. Chính vì vậy, không thể để bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng định đoạt số phận của gia đình họ Đoàn.
Ngày 08/02/2012, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang và Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang một kiến nghị, trong đó đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an áp dụng quy định tại Điều 110 của Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.“
Đây là một kiến nghị rất hợp lý và rất cần thiết. Hy vọng Bộ trưởng Bộ Công an sẽ sớm phúc đáp và chấp thuận đề nghị này.
Tôi muốn kiến nghị thêm: Nếu không thả tự do hoặc tạm tha (cho tại ngoại) thì đề nghị cho di dời ngay lập tức nơi giam giữ 4 người họ Đoàn ra khỏi địa phận Hải Phòng, trước hết là để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho họ, sau đó là để có điều kiện để tiến hành điều tra một cách chính xác và khách quan.
Trong điều kiện bị cách ly, không được tiếp xúc với người thân, thì làm sao mấy người nông dân họ Đoàn đang bị giam giữ có thể tìm hiểu để chọn luật sư bào chữa? Ấy vậy mà “điều kỳ diệu” đã xảy ra. Bỗng nhiên ông Đoàn Văn Vươn viết đơn đề nghị:39
“Cho phép tôi được mời đích danh Luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Công ty Luật Đông Đô Hà Nội – là người bào chữa cho tôi trong quá trình tôi chấp hành điều tra xét xử.”
Làm sao nông dân Đoàn Văn Vươn, sống ở ven biển Tiên Lãng, biết được sự tồn tại của Luật sư Nguyễn Việt Hùng ở Hà Nội? Chính Luật sư Hùng cũng ngạc nhiên và nói rằng:
“Ngày 2/2/2012, cán bộ điều tra TP Hải Phòng đã gọi điện thông báo việc ông Vươn mời đích danh tôi làm luật sư bào chữa trong quá trình điều tra xét xử. Tôi hết sức bất ngờ trước thông báo này, bởi lẽ trước đó tôi chưa từng gặp mặt, hay tiếp xúc với ông Vươn bao giờ.”
Trong khi đó, bút tích của nông dân Đoàn Văn Vươn lại rất tự tin, khẳng định rằng:
“Luật sư Nguyễn Việt Hùng là tôi tin tưởng nhất và chỉ đồng ý để duy nhất luật sư Nguyễn Việt Hùng là người bào chữa cho tôi. Tôi không đồng ý những luật sư do cơ quan pháp luật chỉ định và không đồng ý những luật sư do ai khác mời cho tôi. Nếu có những luật sư khác tham gia bào chữa cho tôi thì tôi không đồng ý và từ chối làm việc. Tôi khẳng định lại tôi chỉ chấp nhận luật sư Nguyễn Việt Hùng là người bào chữa cho tôi.”
Có ông nông dân nào viết chắc nịch như vậy về một luật sư không hề quen biết và từ chối sự giúp đỡ của bất cứ luật sư nào khác trên đời hay không? Vở hài kịch trở nên kịch tính hơn nữa, khi cán bộ điều tra Công an thành phố Hải Phòng lại gọi điện cho Luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Công ty Luật Đông Đô Hà Nội – vào ngày 06/02/2012 và thông báo rằng có sự nhầm lẫn, rằng chính xác lại là luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Văn phòng Luật sư Kinh Đô Hà Nội. Có điều, lần này không thấy báo chí đăng bút tích đính chính của ông Vươn. Một vở kịch quá vụng về và sống sượng. Bản chất của cơ quan công an thành phố Hải Phòng thế nào thì trong suốt hơn một tháng qua mọi người đã được chứng kiến. Bây giờ lại phải chấp nhận luật sư theo ý của công an, thì luật sư để làm gì? Chính vì vậy, càng phải sớm tách những người họ Đoàn ra khỏi vòng cương tỏa của công an Hải Phòng và tạo cho họ điều kiện tiếp xúc để có thể lựa chọn luật sư phù hợp nhất.
Căn cứ vào những lập luận trong bài này và bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ”, hẳn bạn đọc thấy rằng mấy người họ Đoàn không phạm “tội giết người”, lại càng không hề phạm “tội chống người thi hành công vụ”. Vì vậy, cần phải huy bỏ quyết định truy tố và trả lại tự do cho họ.
Suy nghĩ mãi, nhưng tôi chưa hình dung ra được con đường nào khác để có thể làm yên lòng dân và gỡ mối bùng nhùng rối tinh của đống dây kích nổ, ngoài việc thả ngay lập tức 4 người họ Đoàn và hủy bỏ lệnh truy tố họ về tội “giết người và chống người thi hành công vụ”, hoặc đem họ ra xét xử để tuyên bố họ trắng án.
Nên dành cho gia đình họ Đoàn những quyền lợi đặc biệt, thậm chí là ngoại lệ (ví dụ như vẫn cho họ tiếp tục sử dụng toàn bộ diện tích đang khai thác, cho dù diện tích đó có thể vượt ngưỡng trong quy định nào đó), theo kiểu “gia đình có công đặc biệt với đất nước”. Nếu gia đình họ Đoàn đã từng có những vi phạm nào đó, cũng như muôn người ở đất nước này, thì cũng có thể “miễn truy tố”, giống như các vua thời trước vẫn làm trong những trường hợp có công đặc biệt.
Để thoát ra khỏi tình thế hỗn loạn hiện nay thì không thể chỉ máy móc áp dụng luật pháp, mà phải dùng cả lòng bao dung, và lòng bao dung ấy trước hết phải được dành cho gia đình họ Đoàn. Ngược lại, nếu cứ khăng khăng xử theo luật, thì phải bắt đầu xử từ những người trong bộ máy cầm quyền. Nếu làm theo hướng thứ hai một cách nghiêm minh, thì e rằng cuối cùng sẽ không còn đủ người, hoặc thậm chí là không có người để đóng vai quan tòa nữa.
Nếu những người cầm quyền thành tâm muốn phát hiện kẻ thù của chế độ, thì hãy bắt đầu tìm kiếm trong hàng ngũ của mình, đừng chỉ nhằm vào dân mà làm hại ân nhân. Chỉ cần một chút công bằng, chưa cần đến nghiêm minh, thì dù có dồn hết năng lượng cũng không đủ để xử lý hết những vi phạm pháp luật trong hàng ngũ cầm quyền.
Một trong những mục đích của bài này là để góp ý cho những người có trách nhiệm tiếp cận thêm một cách nhìn, để hạn chế bớt chủ quan, dẫn đến việc bênh vực các thành viên của bộ máy cầm quyền một cách quá thái và vùi dập người dân một cách quá đáng.
Tôi chỉ trao đổi một số khía cạnh mà tôi e rằng những người khác chưa nói, hoặc nói chưa đủ. Còn việc đưa ra những lập luận toàn diện, nhất là những lập luận có lợi cho phía chính quyền và có thể có hại cho gia đình họ Đoàn, thì đã có bộ máy ăn lương khổng lồ làm, tôi không có ý định làm thay.
Để bảo vệ dân oan thì phải cương quyết tấn công tội phạm liên quan, nhất là khi tội phạm ấy xuất phát từ những người thuộc bộ máy cầm quyền. Đối với vụ Tiên Lãng, những tội phạm liên quan xuất phát từ những người thuộc bộ máy cầm quyền được trình bày ở phần 3 của bài viết này. Xét về phương diện tấn công tội phạm liên quan, phương thức “bào chữa công khai” có cái lợi nổi trội, là quan tòa sẽ không thể dùng lý do kinh điển rằng vấn đề luật sư đề cập “nằm ngoài khuôn khổ vụ án đang xét” để gạt đi, nhằm kết án bằng được theo kịch bản định sẵn.
“Trí thức là biết đau
Đau nỗi đau đồng loại
Đau sớm hơn người khác
Khi mọi người chưa đau.”
Vâng, tôi đã viết hai bài liên quan đến vụ Tiên Lãng bằng những nỗi đau – nỗi đau ứ máu không cầm nổi – nỗi đau chung với những người dân cùng cực, không chỉ ở bờ biển Tiên Lãng – nỗi đau mà tôi muốn chia sẻ với mọi người, để cho đỡ đau…
Chú thích:
1 VietNamNet 10/02/2012: Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế
2 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị… dân bức xúc mà phá
3 VTC News 06/02/2012: Giám đốc CA Hải Phòng: Nhà ông Vươn chỉ là cái chòi
4 Người lao động 07/02/2012 – Thế Dũng, Mai Phương: Vụ thu hồi đất Tiên Lãng: Nhà bị phá, phải báo chứ (!)
5 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 19/2003/QH11
6 Điều 52, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
7 Điều 11, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
8 Điều 12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
9 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10
10 Hoàng Xuân Phú 28/01/2012: Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
11 Dân Việt 13/01/2012 – Vũ Hải, Mạnh Thắng, Mai Trang: Quyết định một nơi, cưỡng chế một nẻo
12 Dân Việt 14/01/2012 – Mạnh Thắng: Đương sự vụ cưỡng chế sẽ tố giác hành vi hủy hoại tài sản
13 Nguyễn Quang Vinh 20/01/2012: Chuyện động trời ở Tiên Lãng – Thông tin lần đầu công bố
14 Nguyễn Quang Vinh 06/02/2012: Vụ Tiên Lãng – Kỳ 1: Chuyện con chó ướt sũng lông và căn nguyên đối đầu ở Tiên Lãng
15 Luật Cán bộ, Công chức của Quốc hội khóa XII, số 22/2008/QH12
16 VnExpress 12/01/2012 – Nguyễn Hưng: ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế’
17 Đất Việt 12/01/2012 – Đặng Hồ, Quốc Tuấn: Ông Vươn và 5 người thân bị khởi tố tội ‘giết người’
18 An ninh Thủ đô 21:17 05/01/2012 – Nguyên Lê: Truy bắt đối tượng dùng mìn, súng hoa cải tấn công lực lượng cưỡng chế
19 An ninh Thủ đô 06/01/2012 07:00 – Nguyên Lê: Manh động gây nổ và xả súng tấn công người thi hành công vụ
20 Ảnh lấy từ VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
21 An ninh Thủ đô 05/01/2012 15:15 – Nguyên Lê: Dùng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế, 5 công an, bộ đội trọng thương
22 VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
23 Dân trí 27/12/2006 – Lê Bảo Trung: Mua súng dễ như mua rau
24 Dân trí 15/08/2005 – Võ Khối: Mua bán súng đạn qua biên giới
25 VnExpress 09/01/2012 – Hà Anh: ‘Cảnh báo của tôi về súng hoa cải không được coi trọng’
26 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
27 Trương Duy Nhất 10/02/2012: Những con chó trong vụ Tiên Lãng
28 Đất Việt 05/02/2009 – Thu Trinh: Loạn súng đạn ‘hoa cải’
29 Đất Việt 04/05/2011 – Hiền Minh: Những tình tiết mới vụ chết người ở trụ sở công an huyện
30 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
31 VnExpress 08/01/2012 – Hà Anh: Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế
32 VnMedia 08/01/2012 – Song Linh: Giám đốc CA Hải Phòng: “Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng”
33 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị… dân bức xúc mà phá
34 YouTube: Bà Nguyễn Thị Thương trả lời phỏng vấn
35 Tuổi trẻ online 09/09/2006 – N. V. Hải, Trọng Phú: Lãnh đạo Hải Phòng: “răn đe là chính”!
36 Đất Việt 16/02/2012 – Đ. Hồ – M. Ngọc: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng hứa xử lý rốt ráo
37 Trần Đình Nhu 08/02/2012: Sai phạm nghiêm trọng nhất của Huyện ủy Tiên Lãng: Tập trung ba trăm đảng viên để tuyên truyền điều ngược ngạo
38 Nguyễn Quang Vinh 12/02/2012: Vụ Tiên Lãng – Kỳ 7: Hải Phòng thách thức dư luận và thách thức Thủ tướng
39 Phunutoday 07/02/2012 Hà Linh: Công an báo nhầm luật sư bào chữa cho ông Vươn
40 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Vô tư
41 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Đừng đuổi ân nhân
42 Hoàng Xuân Phú 02/02/2012: Trí thức
Hà Nội, ngày 16/02/2012
H.X.P.
Bài của Ông Minh ở đây :Đoàn Văn Vươn có nghèo khổ đến mức phải…quyên góp?
jasminevn
Mình cũng bức xúc không kém khi đọc qua bài viết từ blog Nguyễn Văn Minh: Đoàn Văn Vươn có nghèo khổ đến mức phải… quyên góp.
Việc quyên góp ủng hộ cho gia đình anh Vươn đều là do những người có tấm lòng hảo tâm tử tế nhìn sự việc cưỡng chế xảy ra với con mắt của người trong cuộc, sự đồng cảm chia sẻ lúc khó khăn của tất cả mọi người, bản thân gia đình anh Vươn không hề bày tỏ “ăn xin” mà phải giả nghèo, giả khổ như cách nghĩ của Nguyễn Văn Minh. Bạn không ủng hộ quyên góp thì cũng nên nhìn nhận sự việc của một người làm báo, biết thế nào là đúng là sai, đối với người làm báo chỉ một câu nói xuyên tạc cũng có thể khiến cho ai đó lâm vào cảnh bần cùng. Bạn có thể dửng dưng trước sự thiếu thốn của họ, có thể quay lưng bĩu môi nhưng không thể thiển cận đến mức vô liêm sỉ và mất tính nhân đạo.
Trang blog nhà bạn cũng có vài bài xác nhận việc làm của những quan tham Tiên Lãng là vi phạm pháp luật, thì đơn giản bạn cũng nhận ra việc anh Vươn phản kháng là có lý do và gia đình anh Vươn đã đau đớn thế nào khi chỉ vài ngày hoang tàn cả cơ ngơi đẫm máu và nước mắt gầy dựng nên. Những ngày cận Tết, trong cái lạnh giá rét buốt, chồng thì bị bắt, nhà cửa đổ nát, bàn thờ hương hỏa tổ tiên cũng mất, tất cả đồ dùng của gia đình, sách vở của con cái, tấm ảnh thờ… đều không còn nguyên vẹn, đến con chó con cũng ướt sũng lông bị bắt mất, con chó mẹ thoát thân chạy lạc đâu đó… thử hỏi nếu là bạn, bạn sẽ thế nào? Có gào lên thống thiết đòi sự công bằng, có ngửa tay nhận những đồng tiền cứu trợ?…
Đã có nhiều sự phân tích, nhiều sự chia sẻ đến nỗi đau này, mặc nhiên ai cũng hiểu và đồng lòng vì đó là tấm lòng tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn, những đôi tay rất nhân đạo cùng hướng về gia đình anh Vươn, anh Quý.
Có lẽ mình không cần nói gì thêm về hoàn cảnh của gia đình anh Vươn và những nỗi đau mất mát gia đình đã gánh chịu, cũng không cần phải nói rõ tại sao có rất nhiều người đồng lòng và tùy tâm ủng hộ nhiều như thế. Sự thật đã hiện ra rất rõ trong tâm mỗi người.
Chẳng có ai ngu muội đến mức lại không hiểu việc mình đang làm có ý nghĩa thế nào đối với bản thân, chỉ bản thân thôi chứ đừng nói đến sự ảnh hưởng cho xã hội.
Mình vào nhà blogger này, đọc qua những điểm mục chính, đọc cả đôi ba cái còm, đọc chi tiết những bài viết trong thư mục: Chân dung đen, Dọc đường làm báo… điều chỉ có thể thốt lên và lướt trên bàn phím, mẽ, vô liêm sỉ, vô nhân đạo.
Bologger tự giới thiệu thế này: Blog của Nguyễn Văn Minh – Phóng viên báo Quân đội nhân dân – Cơ quan của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng – Tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Là một phóng viên, một nhà báo quân đội nhân dân, đáng lý trên blog của mình, Nguyễn Văn Minh phải lột tả được những niềm vui làm báo, những bài viết đậm chất tính quân đội nhân dân, chứ có lẽ nào.
Trong Dọc đường làm báo, là 03 bài viết với 03 bút danh khác nhau, nhưng lời lẽ mình nghĩ chỉ là của Nguyễn Văn Minh. Trong mục Chân dung đen, là những lời lẽ kịch tính, chê bai, bôi nhọ những người có ảnh hưởng lớn bởi dự luận. Một sự ganh tỵ đầy hiềm khích.
Chưa kể cái giọng điệu trong sự phân tích “lề trái, lề phải”, cái cách dùng từ “bọn phản động” rất nặng nề, cách nói chung chung ba phải “rất phản động”. Những luận cứ không xác đáng và đủ sức thuyết phục khi mang danh tri thức có văn hóa của một người làm báo.
Những còm phản hồi trong hầu hết các bài viết đều có còm khai vị bóc tem của chủ blog. Trong số các còm, những còm ủng hộ, say mê đắm đuối để khích lệ, để sẻ chia và động viên trong những dòng viết của blogger này thì quá ít.
Tại sao đứng trong hàng ngũ quân nhân, là người viết báo, lại tồn tại con người này? Suy nghĩ méo mó, mất đạo đức cả trong cách nghĩ, chẳng khác nào đã tự vả vào mồm, tự ném đá vào chính mình.
Câu chuyện gây nhiều tranh luận về anh nông dân Đoàn Văn Vươn, người
đã cùng với gia đình tự chế tạo bom và dùng súng để chống trả lại lực
lượng công an đã được báo chí và truyền hình Việt Nam đưa tin rộng rãi.
Bình luận về câu chuyện này cũng đã được nêu lên trên một vài trong số Bấm 6 triệu trang blog của Việt Nam như tôi đã đề cập đến trước đây.
Ngày 11 tháng 2 vừa qua, Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
đã hoan nghênh vai trò của báo chí truyền thông trong việc “hỗ trợ một
cách hiệu quả cho các cơ quan chức năng để làm rõ trường hợp này [về anh
nông dân Vươn]”.
Ông cũng đã kêu gọi Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường vai trò của báo chí. Chúng tôi ủng hộ mục đích này, và những nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận thông tin ở đây.
Phải công bằng mà nói vụ bê bối liên quan đến nghe trộm điện thoại của những nhân vật cấp cao và một cuộc điều tra độc lập đang tiến hành cho thấy báo chí độc lập của Anh có thể cũng phải tăng cường.
Nhưng tôi rất tự hào khi Vương Quốc Anh đang hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển báo chí chuyên nghiệp, kể cả tư vấn đào tạo.
Tuần trước, chúng tôi cũng tài trợ Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức một Bấm hội thảo cho phóng viên về phương pháp điều tra báo chí.
Đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận sôi nổi về tính nguy hiểm của việc phóng viên cải trang tác nghiệp và cho rằng mặc dù đã có một nghị định mới, vẫn chưa có ai bị phạt do cản trở phóng viên tác nghiệp, ví dụ như từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ anh nông dân Vươn.
Vươn và một số thành viên trong gia đình của anh hiện đang chờ phiên tòa xét xử; Thủ Tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho họ.
Câu chuyện của anh đã nêu lên những câu hỏi quan trọng về tính xác thực của Luật Đất đai và về cơ chế giám sát độc lập. Như vậy điều này có thể đem lại một vài điều tốt đẹp.
Liệu kết luận của Thủ Tướng Chính phủ đưa ra hôm thứ Sáu tuần trước cũng có thể sẽ là cơ hội quí giá để khám phá các cơ chế quản lý và điều tiết các phương tiện truyền thông được hay không trong khi vẫn đảm bảo tính không thiên vị của báo chí, sự độc lập của báo chí khỏi sự kiểm soát của chính phủ hay can thiệp chính trị?
Bài được Đại sứ Anh tại Việt Nam, Tiến sĩ Antony Stokes, đưa lên Bấm blog ngày 15/02/2012, một ngày sau khi Đại sứ quán Anh ra Bấm thông cáo về vụ Tiên Lãng.
Nhưng sợ rằng việc trả xác ông Tiết Kim Ba cho gia đình sẽ lại gây làn sóng phẫn nộ mới ở Ô Khảm, chính quyền vẫn chần chừ từ hàng tháng nay. Cuối cùng thì hôm nay gia đình nạn nhân quá cố cũng đã được gọi lên để nhận lại thi hài người thân, với điều kiện không được đưa về làng Ô Khảm mai táng.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Trung Quốc tường trình :
” Suốt ba tháng nay, bà Tiết Kiện Uyển vẫn liên tục đòi chính quyền trả thi hài cha bà ông Tiết Kim Ba, người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Ô Khảm. Ba tháng qua, cả gia đình vẫn đi tìm công lý. Cuối cùng thì sáng hôm nay, chính quyền đã chấp nhận cho thân nhân người quá cố tới nhà xác của thị trấn Sán Vĩ.
Chồng của bà Tiết Kiện Uyển cho RFI biết : “Chúng tôi đang ở nhà xác của Sán Vĩ để chuẩn bị đưa xác ông về Lục Phong. Chính quyền cấm chúng tôi mang thi hài của Tiết Kim Ba vầ Ô Khảm. Đây là điều vô lý, chúng tôi không thể nghị họ lại làm như vậy. Nhưng chúng tôi không có cách nào khác. Từ lâu nay gia đình chúng tôi rất đau buồn về việc này”.
Lục Phong là một thị trấn nằm cách khu làng nổi dậy 8 km. Chúng tôi đã tới đây hồi cuối tuần qua. Người con gái ông Tiết Cẩm Ba giải thích với chúng tôi rằng chính quyền sợ cố lãnh tụ nổi dậy trở thành người tử vì đạo. Bà nói « Họ sợ nếu thi hài ông được đưa trở lại làng thì sẽ gây lên làn sóng xúc động và phẫn nộ trong dân làng. Họ nói chúng tôi phải chôn cha chúng tôi trong hố chôn chung. Nhưng người Trung Quốc vẫn có câu « Lá rụng về cội ».
Từ đầu tháng này, các cuộc bầu cử đã diễn ra để bầu ra những người đại diện cho dân làng Ô Khảm. Theo thân nhân của ông Tiết Kim Ba, chính quyền có thể đã đề nghị bồi thường cho gia đình 900.000 nhân dân tệ, tương đương với 110.000 euro. “
Mỏ than Trung Quốc tiếp tục làm chết người
AFP dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã cho biết hôm nay, 16/02/2012, một tai nạn mỏ than ở miền Trung Trung Quốc đã làm ít nhất 15 người chết và 3 người bị thương. Tai nạn xảy ra vào sáng sớm tại một mỏ than của tỉnh Hồ Nam. Đoàn xe chở quặng bị chệch đường ray đã đè chết nhiều công nhân trong hầm lò.
Tai nạn chết người trong hầm mỏ vẫn thường xuyên xảy ra tại Trung Quốc, vì thiếu các quy định an toàn lao động. Theo con số thống kê chính thức của chính quyền, trong năm 2010, tại các mỏ than của Trung Quốc đã có gần 2500 người bị chết trong các tai nạn khác nhau.
Đánh dấu 33 năm ngày quân TQ xâm lăng 6 tỉnh biên giới, Tô Huy Rứa sang thăm 6 ngày để “Củng cố quan hệ”
VOV News
(VOV) – Quan hệ Việt-Trung có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước của mỗi nước; đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Nguồn: VOV News
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa. Ảnh: TTXVN
Mạng Sina
Người dịch: Quốc Thanh
30-5-2011
Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:
I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?
III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không.
IV. Phản ứng của Liên Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt).
Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.
V. Tình hình biên giới Trung-Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”.
Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
Nguồn: Sina
Bản tiếng Việt © Quốc Trung
Mời xem thêm bài dịch từ quyển sách “China’s War with Vietnam, 1979”, của King C. Chen: Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 (tiếp theo) – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 (tiếp theo) – (x-café/ Nguyễn Văn Son). Và bài dịch: Quan hệ Xô Trung và cuộc xung đột Trung-Việt tháng 2/1979 – (viet-studies).
Củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung
Cập nhật lúc: 7:22 PM, 16/02/2012(VOV) – Quan hệ Việt-Trung có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước của mỗi nước; đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Nhận lời mời của Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thăm và làm việc tại
Trung Quốc từ ngày 14-20/2.
Chiều 16/2, tại Đại lễ
đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hội kiến với ông Tô
Huy Rứa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Lý Trường Xuân hội đàm với ông Tô Huy Rứa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Lý Trường Xuân nhiệt liệt chào mừng
ông Tô Huy Rứa và Đoàn sang thăm và làm việc tại Trung Quốc trong những
ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Thìn; đánh giá cao chuyến thăm và coi đây
là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện Trung Quốc – Việt Nam.
Ông Lý Trường Xuân đã
giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Trung
Quốc trong năm 2011, một số mục tiêu, nhiệm vụ phát triển năm 2012 cũng
như tình hình chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Ông Lý Trường Xuân khẳng
định, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước Trung Quốc và
Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất
nước của mỗi nước; đối với hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu
vực và trên thế giới. Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi
trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc
– Việt Nam.
Phía Trung Quốc nguyện
cùng với phía Việt Nam nghiêm chỉnh quán triệt thực hiện nhận thức chung
đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, không ngừng thúc
đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước ngày
càng đi vào chiều sâu, đem lại thành quả thiết thực cho nhân dân hai
nước.
Nhân dịp này, ông Lý
Trường Xuân đã trân trọng chuyển lời chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung
Quốc tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước Việt Nam.
Ông Tô Huy Rứa chân
thành cảm ơn về sự đón tiếp nhiệt tình mà ông Lý Trường Xuân và các cán
bộ lãnh đạo Trung Quốc đã dành cho Đoàn; trân trọng chuyển lời hỏi thăm
và chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung
Quốc.
Ông Tô Huy Rứa đánh giá
cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc anh em dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành được trong sự nghiệp cải cách
mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời thông báo một số nét khái
quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong năm
2011.
Ông Tô Huy Rứa nhấn
mạnh, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc do Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân xây dựng, được các bậc
lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của
hai Đảng và nhân dân hai nước, cần được giữ gìn, phát triển và truyền
tiếp cho các thế hệ mai sau. Ông Tô Huy Rứa khẳng định Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam mong muốn cùng với phía Trung Quốc thực hiện nhận
thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trong
chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; thúc
đẩy giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các bộ ngành, địa phương
hai nước, giải quyết thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ
hai nước, không ngừng thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác
toàn diện Việt – Trung phát triển ổn định và lành mạnh, vì lợi ích của
nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và
trên thế giới.
Trước đó, chiều ngày
15/2, cũng tại Đại lễ đường Nhân dân, ông Tô Huy Rứa và Đoàn đã hội đàm
với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Lý Nguyên Triều, Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, dẫn
đầu. Hai bên đã đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức, cán bộ
của hai Đảng, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá
cán bộ…
Hai bên nhất trí tăng
cường giao lưu hợp tác giữa hai Ban Tổ chức Trung ương hai Đảng; mở rộng
việc trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đào tạo cán bộ, giao lưu cán bộ trẻ
của hai Ban theo hướng thiết thực và đi vào chiều sâu, ngày càng làm
phong phú thêm nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt
Nam – Trung Quốc.
Trong thời gian ở thăm
Bắc Kinh, ông Tô Huy Rứa và Đoàn đã có cuộc làm việc với Trưởng Ban Liên
lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy; thăm
Trường Đảng Trung ương và Học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc. Ngoài
Bắc Kinh, ông Tô Huy Rứa và Đoàn còn thăm và làm việc tại thành phố
Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã tham gia
các hoạt động của Đoàn./.
Xuân Dần (Từ Bắc Kinh)Nguồn: VOV News
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa. Ảnh: TTXVN
Mạng Sina
Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979
Tác giả: Triệu Cấp BáoNgười dịch: Quốc Thanh
30-5-2011
Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:
I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?
III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không.
IV. Phản ứng của Liên Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt).
Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.
V. Tình hình biên giới Trung-Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”.
Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
Nguồn: Sina
Bản tiếng Việt © Quốc Trung
Mời xem thêm bài dịch từ quyển sách “China’s War with Vietnam, 1979”, của King C. Chen: Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 (tiếp theo) – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 (tiếp theo) – (x-café/ Nguyễn Văn Son). Và bài dịch: Quan hệ Xô Trung và cuộc xung đột Trung-Việt tháng 2/1979 – (viet-studies).
ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
.BTV: 33 năm
trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tấn công
toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đã cướp
đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, những người đã xả thân
bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới
phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây phút tưởng niệm,
để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, hy sinh
thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng
không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đã bị
Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, chúng tôi xin được giữ nguyên văn.
————-
China.com
Người dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
Nguồn: China.com
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh
———
HISTORY.STNN
Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
Nguồn: HISTORY.STNN
———
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”
- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, chúng tôi xin được giữ nguyên văn.
————-
China.com
ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
Vạn Lý Hải CươngNgười dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
Nguồn: China.com
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh
———
HISTORY.STNN
NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT
31-8-2010Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
Nguồn: HISTORY.STNN
———
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”
- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”
NGƯỜI CHỨNG KIẾN NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 1979 TẠI LÀO CAI kể lại
Kỷ niệm thảm họa 17/2 biên giới Việt-Trung…
Sáng 17 tháng 2 năm 1979 (thứ bẩy ngày 21 tháng giêng âm lịch năm Kỷ mùi) chúng tôi vẫn tới cơ quan làm việc bình thường, nhưng từ mờ sáng đã nghe tiếng ì ầm. Người dân thị xã chúng tôi đã quen cuộc sống thanh bình từ hàng chục năm nay nên không phân biệt được đây là tiếng pháo của Trung Quốc bắn vào các vùng phụ cận của thị xã. Tỉnh Lao Cai được giải phóng sau Chiến dịch biên giới 1950. Suốt thời chiến tranh chỉ có một lần một tốp phản lực Mỹ bay qua bắn mấy băng đạn. Đến 10 h sáng mới được tin quân Tàu đã đánh ta tại Lao Cai. Chúng bắc cầu phao vượt sông Hồng qua phía tây bắc (Quang Kim-Bát Xát) đánh về thị xã, ở phía đông bắc (đường đi Hà nội) quân chúng cũng đánh sang Bản Quẩn, Bản Phiệt rồi chia hai ngả đánh về thị xã và đánh xuôi về Phố Lu. Ngoài ra bọn giặc Tàu còn đánh sang Bát Xát từ đó vòng xuống tàn phá thị trấn nghỉ mát Sa Pa, tràn xuống Bến Đền và một hướng khác nữa từ Mường khương đánh xuống hợp quân với lũ đánh vào thị xã rồi xuôi về Phố Lu.Trên toàn tuyến biên giới Lao Cai (185,7 km) chúng đã huy động hơn 15 vạn quân thuộc các quân đoàn 13, 14 và một số đơn vị tăng cường (do tên tướng cướp Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh chỉ huy) đồng loạt đánh vào đất của ta. Thế là người dân và viên chức của nhà nước bị xô vào một cuộc chạy giặc không được chuẩn bị trước. Cả giòng người chen nhau hơn chục cây số trên con đường từ Cầu Số Bốn vào đến Giốc Đỏ để vào thị xã Cam Đường (ngày xưa Lao Cai có hai thị xã: Cam Đường-Mỏ Apatit và Lao Cai-thủ phủ). Hàng vạn con người ra sức chạy trên con đường trống trơn ở một địa hình đồi thấp chốc chốc lại nghe tiếng rít của đạn pháo, đạn cối, tiếng hỏa tiễn H12 chíu chíu, rồi một loạt tiếng nổ đinh tai nhức óc khói lửa bốc lên mù mịt, người dân lúc đó sợ quá chỉ còn biết ôm đầu, nằm lăn ra rãnh nước bên vệ đường, úp mặt xuống đất. Thôi thì người ta dùng đủ mọi thứ có sẵn để chạy nhanh khỏi vùng chiến sự, trẻ em được gánh trên quang hoặc địu sau lưng mẹ. Mạnh ai người đó chạy vì được phổ biến chỉ đi có vài ngày và cũng không được chuẩn bị trước nên có người chỉ ra đi với một ít tiền bạc và vài bộ quần áo cùng chiếc xe đạp là tài sản quý giá nhất lúc bấy giờ. Chắng ai biết được nhà cửa, đồ đạc của họ để lại sau này sẽ chẳng còn. Thế là gần như toàn bộ dân chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng.
Tuy nhiên thanh niên, dân quân tự vệ và bộ đội đặc biệt là bộ đội biên phòng (lúc đó gọi là Công an võ trang) đã dũng cảm chặn đánh địch làm chậm bước tiến của kẻ thù. Tại Lao Cai xuất hiện nhiều tấm gương như anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bá Lại (1) ở Đoàn địa chất 5, anh Bùi Nguyên Khiết (2) hy sinh trong khi làm báo và chiến đấu với quân giặc tại huyện Mường Khương. Anh Hòa cựu chiến binh chống Mỹ về nhà chưa có việc làm đã vào một đơn vị bộ đội (thuộc Tiểu đoàn Kiên Cường) tham gia đánh giặc và bắn cháy xe tăng địch (được phong anh hùng), khi mấy chục xe tăng của chúng đang co cụm tại giốc Pháo Đài từ Nhà Máy nước xuống Cầu chui. Một số em nhỏ tự nguyện không chạy giặc, cùng một đơn vị biên phòng cự lại với chúng. Bố con bác Nghiên một thương binh chống Pháp ở khu phố Duyên Hải kéo cả gia đình lên chốt chống lại bọn xâm lược. Tiểu đoàn Kiên Cường một đơn vị bộ đội địa phương mới được thành lập nòng cốt là các cựu binh thời đánh Mỹ và con em mới lớn của Nhân dân các Dân tộc Lao Cai, Yên Bái tham chiến kìm chân quân xâm lược. Các trận đánh ác liệt xẩy ra tại Bản Phiệt, Cầu chui, Phong Niên, Phong Hải, Bắc Ngầm, Bến Đền, Phố Lu đã khiến chúng không dám tiến sâu vào đất ta. Trong những ngày đầu Tiểu đoàn Kiên Cường chặn đánh 4 sư đoàn của giặc diệt rất nhiều sinh lực địch. Có chiến sỹ một mình đã hạ được 72 tên xâm lược trong một trận đánh. Kết thúc Quân Dân Lao Cai đã tiêu diệt 14.500 lính, phá hủy 273 xe tăng, 30 khẩu pháo của bọn giặc Tàu mặc áo cộng sản. Thật hả lòng, hả dạ khi thấy lũ ăn cướp bị trừng trị đích đáng!
Người dân chúng tôi thấy quá bất ngờ trước việc Trung Quốc đánh ta, dù từ cuối những năm 60 họ đã có những việc “lạ” đối với biên giới của ta, rồi khiêu khích, tuyên truyền, nạn kiều, tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lí, đưa lực lượng quân đội quy mô lớn, trang bị mạnh ra áp sát biên giới, chĩa pháo sang Việt Nam, tung thám báo biệt kích sang quấy rối, gây tình hình rất phức tạp trên toàn tuyến biên giới. Nhưng mang quân đánh sang đất ta, giết Đồng bào, Chiến sỹ ta thì thật là “lạ” và không thể hiểu nổi. Thế thì chủ nghĩa quốc tế của những người cộng sản có còn tồn tại nữa không?
Sau khi bọn xâm lược tháo chạy về nước, thị xã Lao Cai xinh đẹp thanh bình của chúng tôi chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn. Những công trình công cộng: nhà ga, đường xe lửa, cầu cống, nhà bưu điện, nhà máy nước, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy sứ, trại giống gà công nghiệp, trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể, trường học, bệnh viện bị bọn “B52 chân đất” (3) cướp phá hết. Thứ gì không lấy đi được thì chúng phá để thứ đó không còn giá trị sử dụng, như đường ray xe lửa chỗ nào không kịp tháo cứ một m chúng dùng mìn đánh thủng một lỗ. Mấy căn nhà lắp ghép chúng đánh sập chân nhiều căn hộ tầng một khiến cho ta có cảm tưởng chỉ cần gió mạnh là các tầng trên đổ ụp xuống. Khu mỏ Apatit của ta bị chúng cướp phá sạch trơn. Nhiều thiết bị máy móc Liên xô mới giúp còn nguyên hòm cũng bị cướp bóc. Nhà cửa nhân dân, đồ gỗ, đồ điện tử, đồ gia dụng không còn. Có ý kiến cho rằng do sau chiến tranh khu vực thị xã trở thành vùng trắng ban ngày dân mới được trở lại đêm phải ra nên có hiện tượng hôi của. Nếu đúng thì đó lại là trách nhiệm của chính quyền đã không đảm bảo tài sản cho người dân. Nhưng suy cho cùng nếu không có sự tráo trở hèn hạ của người bạn “núi liến núi sông liền sông, …mối tình hữu nghị sớm như rạng đông” (4) kia gây ra, thì đâu đến nỗi người dân chúng tôi tay trắng. Trong thời gian đánh sang ta bọn Trung Quốc còn dùng mã tấu giết hại dã man mấy chục em bé tại một nhà trẻ ở trung tâm huyện Bát Xát cũ.
Đối với người từng sống nhiều năm ở Lao Cai chứng kiến những thăng trầm của lịch sử tại mảnh đất này chúng tôi mãi mãi không quên ngày 17 tháng 2 năm 1979. Những người bây giờ các phương tiện thông tin nhà nước gọi chúng nó là “đồng chí”, “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, cùng theo đuổi “lý tưởng cộng sản” chỉ là bọn đã cướp phá sạch trơn và hủy diệt dã man thị xã thanh bình xinh đẹp của chúng tôi, biến chúng tôi thành những người tỵ nạn ngay trên mảnh đất đã nhiều đời ông cha chúng tôi và chính chúng tôi đổ máu, đổ mồ hôi xây dựng nên. Nay dù bọn chúng có tự tô son vẽ phấn và lừa bịp nhiều người nhẹ dạ nhưng chúng tôi những người chạy giặc năm ấy và sau này phải sống trong điều kiện thiếu thốn căng thẳng sau cuộc xâm lược của quân bành trướng bá quyền Trung Quốc năm 1979 mãi mãi ghi sâu mối thù và sẽ truyền đời cho con cháu sự kiện tháng 2 năm 1979.
Ngày nay thị xã quê hương chúng tôi đã được xây dựng lại sau ngày tái lập lại tỉnh Lao Cai, rồi được nâng lên thành đơn vì hành chính thành phố thuộc tỉnh. Các dấu vết chiến tranh đã xóa mờ trong tâm trí người già. Chính quyền đã cố làm cho người dân quên đi những hành động thú tính tàn bạo của lũ “B52 chân đất” ngày đó bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất, bằng việc bắt dân treo đèn lồng đỏ của Tàu dịp 01/10/2011, xuyên tạc kỷ niệm ngày tái lập tỉnh đúng vào ngày khai sinh ra cái chế độ giả danh cộng sản quái thai kia (5), bằng việc cán bộ đảng, chính quyền lũ lượt kéo nhau sang học tập “bạn” cách làm kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng đảng và đâu đó có những người không muốn nhắc đến các chiến công, sự hy sinh, mất mát của Đồng bào và Chiến sỹ ta trong gia đoạn 1978-1988. Những ngày đau thương và căm giận đó mãi mãi không bao giờ có thể xóa đi trong trí nhớ của người dân thành phố Lao Cai và của toàn thể con dân Nước Việt chúng ta. Sự hy sinh của Nhân dân ta, Bộ đội ta đặc biệt là các tấm gương tiêu biểu như anh Nguyễn Bá Lại, anh Bùi Nguyên Khiết những người con không sinh ra tại mảnh đất Lao Cai, nhưng đã sống, lao động, chiến đấu và hy sinh vì quê hương Lao Cai mãi sống trong lòng những con người chân chính của thành phố Lao Cai chúng tôi.
Nhân ngày kỷ niệm sự kiện trên người dân thành phố Lao Cai chúng tôi xin được thành tâm thắp một nén nhanh dâng lên các anh và Quân Dân các Dân tộc Lao Cai Yên Bái, Nghĩa Lộ (tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ) những người đã ngã xuống trong ngày này mấy chục năm trước, cùng toàn thể Đồng bào, Chiến sỹ đã hy sinh trong giai đoạn 1978-1988. Những nén tâm nhang cũng dành cho các người con của giòng máu Lạc Hồng đã ngã xuống trong trận đánh chống lại bọn xâm lược Tàu giả danh cộng sản tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sự ngưỡng mộ và hướng về Đồng bào, Chiến sỹ đang đứng chân bảo vệ các đảo của quần đảo Trường Sa hôm nay và cả những ngư dân vẫn bám biển đánh cá khẳng định chủ quyền của nước Việt chúng ta đối với hai quần đảo này!
======================================================
(1) Nguyễn Bá Lại quê Thái Bình. Anh là kỹ sư địa chất đã sống và làm việc ở Đoàn địa chất 305 (ngày đó thường gọi là Đoàn địa chất số 5). Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn Tàu cho pháo bắn dồn dập và dùng lực lượng lớn vượt hai cầu phao bắc qua sông Hồng, chiếm các điểm cao và bao vây khu vực đoàn bộ đoàn địa chất 305. Trung đội anh Nguyễn Bá Lại chiến đấu ở hướng chính diện của địch tấn công từ hướng mỏ đồng Sin Quyền. Anh Nguyễn Bá Lại đã diệt bảy tên, thu một súng AK. Trung đội của anh đã đánh lui nhiều đợt tiến công của địch. Giặc Tàu dùng cối bắn cấp tập rồi ồ ạt xông lên điểm chốt của ta. Anh Nguyễn Bá Lại nhảy lên khỏi hầm dùng AK bắn thẳng vào đội hình giặc. Noi gương anh, nhiều anh em trong hầm cũng đứng lên chiến đấu. Bất ngờ một tên địch lao vào cách hầm 2m, trên tay cầm quả lựu đạn đang xì khói. Anh Nguyễn Bá Lại nổ súng bắn nó ngã gục, quả lựu đạn văng vào trong hầm. Anh lập tức nằm đè lên quả lựu đạn, nhận sự hy sinh về mình để cứu sống sáu đồng đội trong hầm. Anh Nguyễn Bá Lại đã cùng đơn vị bẻ gãy tất cả các đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, bảo vệ an toàn tài liệu địa chất và hơn 300 cụ già, cháu nhỏ. Anh được truy tặng Huân chương chiến công hạng ba và danh hiệu Anh hùng.
(2) Bùi Nguyên Khiết liệt sỹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo quê anh ở xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Trước ngày chiến tranh biên giới nổ ra, là phóng viên báo Hoàng Liên Sơn, Anh mang máy ảnh, sổ tay theo các đơn vị chủ lực ngược dòng người chạy xuôi, lên biên giới để tận mắt ghi lấy cảnh chiến đấu của quân và dân ta chống quân xâm lược. Anh hy sinh ngày 17/02/1979 tại bản Tả Ngải Chồ (huyện Mường Khương) trong khi đang làm báo và trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân giặc Tàu xâm lược. <http://nganhdao.vnweblogs.com/print/12440/148383>
(3) Từ báo chí ta lúc đó chỉ đội quân ăn cướp của lũ giặc Tàu mặc áo cộng sản (PLA People’s Liberation Army).
(4) Lời bài hát “Việt Nam Trung Hoa” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận.
(5) Ngày giải phóng Lào Cai 10/11/1950 thừa thắng trong chiến dịch Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 (16/09-17/10/1950). Tháng 11 không phải tháng 10. Người Pháp thành lập tỉnh Lao Kay ngày 12/07/1907 (Lao Kay danh từ riêng người Pháp dùng trong văn bản giấy tờ, dân ta quen gọi Lao Cai). Ngày tái lập tỉnh Lao Cai 10/10/1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII họp từ ngày 22/7 đến ngày 12/8/1991).
(6) Bài viết này đã được đưa lên Blog Nguyễn Xuân Diện dưới dạng Comment ngày 17/02/2011. Năm 2011 người viết bài này cũng đã tham gia nhiều lần các cuộc biểu tình của nhân dân Thủ đô chống lại sự gây hấn của giặc Tàu giả danh cộng sản trên vùng biển của Việt Nam trong mùa hè và đầu thu năm qua tại vườn hoa Canh nông và Bờ hồ. Nay xin viết và biên tập lại sau khi đã thực hiện một số cuộc trò chuyện cùng những Chiến sỹ của Tiểu đoàn Kiên cường và một số nhân chứng còn sống năm xưa tại Lao Cai.
ĐẶNG TIỂU BÌNH SỬ DỤNG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT ĐỂ CỦNG CỐ ĐỊA VỊ
ĐẶNG TIỂU BÌNH SỬ DỤNG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT ĐỂ CỦNG CỐ ĐỊA VỊ
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM – Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ Năm, ngày 22-7-2010Tuần san châu Á số từ 11-18/7/2010 đăng bài của Giang Tấn về những ân oán trong quan hệ Trung-Việt. Theo Giang Tấn, cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979 chủ yếu là do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định nhằm củng cố địa vị của mình.
Dẫn lời ông Nghê Sáng Huy, một người từng trải qua những năm tháng chiến tranh Trung-Việt, tác giả cuốn “Mười năm chiến tranh Trung-Việt” vừa được Nhà xuất bản Thiên Hành Kiện (Hồng Công) ấn hành vào đầu tháng 6/2010, Giang Tấn cho biết vào năm 1977, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương 3 khóa X, khôi phục các chức vụ lãnh đạo cho Đặng Tiểu Bình, gồm Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Một năm sau đó, Đặng Tiểu Bình lại được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc. Cách mạng Văn hóa vừa kết thúc, Đặng Tiểu Bình muốn trước tiên phải lập lại trật tự, thúc đẩy đường lối tư tưởng, nên đưa ra trọng điểm công tác cho cả nước là chuyển dịch sang xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, khi đó ở Trung Quốc, tư tưởng tả khuynh trong, ngoài đảng và ở quần chúng vẫn tiếp tục “trượt” theo quán tính. Đặc biệt là nhóm trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hoa Quốc Phong cầm đầu vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận và thực tiễn của Cách mạng Văn hóa thêm một thời gian. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với chính sách và đường lối của Đặng Tiểu Bình. Chính vì thế, Đặng Tiểu Bình thấy rằng muốn phá vỡ cục diện này, phải tiến hành cải cách mở cửa. Nhưng nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với cải cách mở cửa.
Theo ông Nghê, nếu như khi đó đưa ra những đánh giá lịch sử về Mao Trạch Đông, phủ định đường lối “hai phàm là” của Hoa Quốc Phong (Phàm là quyết sách Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ; Phàm là chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều phải tuân thủ trước sau như một – P/v TTXVN), thời cơ vẫn chưa chín muồi. Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết định lợi dụng chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng và sự tín nhiệm của phái nguyên lão trong quân đội đối với mình để tìm kiến sự đột phá từ quân đội. Đặng Tiểu Bình cho rằng cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh chống lại “kẻ xâm lược”, thông qua chiến tranh để chuyển hướng đấu tranh trong nước, tái cố kết sự đoàn kết dân tộc của người dân. Đặng Tiểu Bình cũng muốn nhân cơ hội sau chiến tranh tiến hành điều chỉnh nhân sự trong quân đội. Quả nhiên, sau chiến tranh Trung-Việt, Đặng Tiểu Bình đã làm một cuộc “thay máu” đối với quân đội, đưa một loạt cán bộ trẻ, cán bộ trung niên vào vị trí lãnh đạo. Có thể nói, tiến hành chiến tranh là con đường nhanh nhất giúp Đặng Tiểu Bình xác lập quyền uy tuyệt đối trong Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách mở cửa.
Ông Nghê cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Trung Quốc ủng hộ Campuchia chống lại Việt Nam. Ban đầu, Trung Quốc gọi đây là “phản kích tự vệ” sau đó lại đổi thành “đánh trả”. Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt, theo ông Nghê, tuy đã khiến Việt Nam rút một phần quân khỏi Campuchia, phá vỡ thế bao vây chiến lược của Liên Xô đối với Trung Quốc, làm rõ quân bài chiến lược của Mỹ và Liên Xô, rèn luyện quân đội, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế: Không lấy được đất đai của Việt Nam, cũng không lật đổ được chính quyền Việt Nam (nguyên văn là “tập đoàn thống trị Lê Duẩn”). Và mặc dù các mục đích mà Quân ủy Trung ương Trung Quốc đề ra cơ bản đạt được, nhưng nếu xét về lợi ích chỉnh thể của quốc gia, cái hại vẫn lớn hơn cái lợi. Tại sao vậy? Ông Nghê cho rằng trước tiên là cuộc chiến tranh Trung-Việt đã được các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu lấy làm cái cớ để cô lập Trung Quốc. Hai là, việc Trung Quốc xuất binh tấn công Việt Nam đã làm kinh động các nước Đông Nam Á. Ba là, cắt đứt quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thứ ba, khiến Bắc Kinh rơi vào thế cô lập. Bốn là, Trung Quốc mất đi uy tín trong xử lý quan hệ cấp quốc gia. Năm là, chiến tranh Trung-Việt gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cả cho Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Khi nói về trình tự tiến hành chiến tranh, ông Nghê cho biết một cuộc chiến tranh tất yếu phải đi theo những trình tự do pháp luật quy định. Trước đây, quan niệm pháp trị của người Trung Quốc không cao và nó được biểu hiện trong một số cuộc chiến tranh lớn. Ví dụ: Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu do một mình Mao Trạch Đông quyết định, Chiến tranh Trung-Việt chủ yếu do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định. Một người hoặc một vài người vội vàng quyết định tiến hành chiến tranh, theo ông Nghê, khó có thể tránh khỏi việc quyết định đó mang màu sắc tình cảm phiến diện, chủ quan của cá nhân, rất dễ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử và hậu quả cũng vô cùng đáng sợ.
Ông Nghê cho biết chiến tranh Trung-Việt không những không được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) thảo luận thông qua, mà cũng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo ông Nghê, chiến tranh phải công khai với nhân dân, cho phép nhân dân bày tỏ thái độ của mình. Nhân dân vốn là chủ nhân của đất nước, nên có quyền được biết tình hình, có quyền được bày tỏ thái độ. Việc nhân dân có thể bày tỏ thái độ một cách tự do đối với một cuộc chiến tranh cũng có lợi cho việc ngăn ngừa một số cá nhân nào đó đi ngược lại ý nguyện của đại đa số nhân dân, phát động chiến tranh./.
–
Hồi Tưởng Về 30 Năm Trước: Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt-trung
(03/07/2009) (Xem: 4099)
Hồi Tưởng Về 30 Năm Trước: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-TrungBùi Tín
30 năm đã qua. Năm nay, Bộ chính trị Hà nội qua ban tuyên huấn trung ương lệnh cho bộ máy truyền thông – báo, đài, vô tuyến truyền hình – không được nói gì đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trong khi đó Trung quốc để cho truyền thông của họ ở vùng Hoa Nam được viết bài kỷ niệm , tưởng nhớ những “anh hùng”(!) đã xả thân 30 năm trước.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Làm sao xoá bỏ lịch sử với biết bao dấu tích; làm sao xoá bỏ được sự tưởng niệm của nhân dân đối với hơn 40 ngàn liệt sỹ – quân nhân và đồng bào các dân tộc – đã nằm xuống trên giải đất biên cương những ngày đầu Xuân ấy.
Xin ghi lại vài hồi tưởng cá nhân của tôi về những ngày sôi động xưa.
Những ngày ấy tôi ở đâu. Tôi ở Pnom Pênh, một thành phố chết bắt đầu hồi sinh. Cùng một đơn vị Quân khu IX từ Châu đốc qua Takeo, chúng tôi một nhóm báo chí quân sự 6 người đến sân bay Pochentông / PnomPênh sáng 7-1-1979. Cả thủ đô vắng lặng. Tiếng súng lẻ loi của vài ổ đề kháng tuyệt vọng. Cỏ lút đầu người. 30 vạn dân thủ đô đã bị đuổi hết về nông thôn từ tháng 4-1975 khi quân Khme Đỏ vào. Phố không tên, nhà không số, đường không người, cuộc sống nông thôn không tiền nong, không chợ búa, không trường học, dân không giấy tuỳ thân, không dày dép, không gia đình, ngủ tập thể chia theo trai, gái, đội lao động.
Sứ quán Tàu rộng lớn nhất thủ đô, tài liệu vừa bị thiêu huỷ, còn một đống tro giữa đại sảnh trang hoàng một tranh hoành tráng ghi bài thơ Mao Trạch Đông : “vầng Thái dương trên châu Á”. Vẫn còn sót tài liệu chỉ rõ 2 hôm trước, chỉ có 5 sứ quán : Bắc Hàn, Lào, Nam tư, Rumani và Trung quốc. Người TQ mới đây có gần 8 ngàn người rải khắp nước, cố vấn quân sự đông nhất, chuyên gia thuỷ lợi, lâm nghiệp, Tân Hoa xã, có 3 ngàn quân thuộc đơn vị công binh vừa xây xong sân bay cực lớn, đường băng dài 3 ngàn mét ở Cong Pong Chnang. Các đoàn khách lớn đến gần đây là 3 đoàn quân sự, một đoàn do Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung quốc cầm đầu, 2 đoàn cấp cao nhà nước Tàu do Phó Tổng lý (Thủ tướng) Trần Vĩnh Quý và bà Đặng Dĩnh Siêu cầm đầu. Họ bỏ chạy hết sạch từ 5 ngày nay sang Thái lan, nhưng vết tích còn đầy ra đó.
Từ đó dễ hiểu rằng Tàu tất nhiên sẽ trả thù ta ở miền Bắc. Quả nhiên, đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, gặp Carter, huênh hoang báo sẽ cho “Việt nam Tiểu bá” một bài học, dám đi theo Đại bá (Liên xô) ăn hiếp nước nhỏ Cambốt, con nuôi của TQ.
Có người hỏi: ta có bị bất ngờ không. Tôi nhớ lại, có thể nói vừa có, vừa không. Có, vì tình hình biên giới đã căng, rất căng từ giữa năm 1978, khi TQ rút hết mọi chuyên gia, ngưng mọi viện trợ, căng thêm sau khi VN ký Hiệp ước hữu nghị tương trợ với Liên xô vào tháng 11. Cả tuyến biên giới đã báo động đỏ, việc đào hầm hố, công sự, huấn luyện, bổ sung quân số đạn dược được thúc đẩy khẩn trương. Nhưng vẫn bất ngờ, không biết ngày nào chúng khởi sự, và có dám khởi sự hay không vì VN đã gắn chặt với Nga Xô.
Cũng do đó mà hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng (có hơn 20 tiểu đoàn) và một mạng lưới dân quân khá rộng và dày. Đây là một nét khá đặc sắc, vì từ xa xưa dân miền núi vốn có nếp tự trang bị súng từ thô sơ đến hiện đại để chống thú rừng, săn thú ăn thịt, bảo vệ nương rẫy. Các Quân khu đã phát hàng vạn súng tốt rất rộng rãi cho dân quân các dân tộc Tày, Mường, Mèo, Thái… từ mấy tháng trước.
Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua TQ đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tỉnh. Trưa đó tôi nghe ông Đồng và ông Dũng bàn với nhau: không thay đổi chương trình, vẫn giữ đúng kế hoạch, đi thăm Battambang, XiêmRiep, sáng 20 về Hànội. Trong những ngày ấy, cứ cách từ 2 đến 3 giờ, lại có mật điện của tướng Lê Trọng Tấn và tướng Hoàng Văn Thái báo cáo về tình hình chiến đấu ở biên giới.
Giới báo chí có mặt ở Pnom Pênh náo nức hỏi đường về Sài gòn ngay để trở ra Hànội rồi lao lên biên giới săn tin. Hai bạn thân của tôi là anh Takano, phóng viên Acahata Nhật bản và phóng viên chụp ảnh Pháp Jean Claude Labbé nhanh nhẩu nhất. Thật đáng tiếc thương là Takano lên Lạng sơn chạm trán quân Tàu trưa ngày 27-2 và bị chúng bắn chết ngay gần cầu Lạng sơn. Anh luôn đeo kính cận, nói và viết tiếng Việt khá sõi, tốt nghiệp khoa Văn trường đại học tổng hợp Hànội.
Gặp tù binh Trung quốc ở sân vận động Thái nguyên. 2-3-1979, nhóm phóng viên báo QĐND chúng tôi lên Thái nguyên để gặp một số tù binh TQ. Trên đường lên Lạng sơn và Thái nguyên, từng đoàn dân quân, thanh niên, sinh viên của Hà nội, Hà đông, Sơn tây vai khoác balô cùng xẻng cuốc nô nức đổ lên phía Bắc đào và dựng phòng tuyến chặn bọn xâm lược tiến về thủ đô. Tuần trước đài Nam Ninh/Quảng Tây huênh hoang đe doạ và huênh hoang : Quân Giải Phóng quyết tiến công chớp nhoáng,”sáng sớm ở Lạng sơn, ăn cơm trưa tại Hànội”(!).
Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta đã bắt được hơn 100 trăm tù binh. Có những tên đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên đại đội, đảng viên cộng sản.
Hai ngày đêm ở Thái nguyên, tôi hỏi chuyện được hơn 60 tên tù binh đủ loại, phần lớn thuộc quân khu Quảng châu do tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy. Một số bị thương nhẹ, đã được phía ta chăm sóc.
Sân vận động Thái nguyên khá rộng, đủ chỗ cho hơn 80 tên ở trong hơn 20 phòng nhỏ, vốn là nơi tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật, nơi hội họp, nghỉ ngơi của vân động viên, nay được ngăn lại. Ở đây việc canh gác chúng được thuận lợi, chúng được tiêu chuẩn ăn như bộ đội ta, với bánh bao làm từ bột mỳ.
Chỉ hỏi chuyện mươi tên, có thể thấy ngay cái ngây ngô của chúng, không hiểu đánh Việt nam để làm gì, vì sao mà xuất quân. Chúng hiểu lơ mơ là Việt nam không tốt, không biết ơn Trung quốc; chúng mong chiến tranh kết thúc vì trên dặn : “đây chỉ là cuộc xuất quân hạn chế trong thời gian, trong không gian”. Chúng chỉ chuẩn bị được có hơn 10 ngày là đi, hành quân xuống phương Nam, nghỉ chân 5 hôm là khởi sự.
Chúng sợ ngay từ khi nhập đất Việt vì phải dò mìn, vì lạ địa hình, không am hiểu gì ở phía trước. Chúng luôn bị bất ngờ, bị mìn, bị phục kích, bị bắn tỉa giữa rừng, khi dừng chân bên suối. Chúng hoang mang vì khi ở căn cứ chúng được giải thích sẽ có hàng trăm máy bay đủ loại mở đường, che chở, yểm trợ nhưng chẳng thấy một chiếc nào xuất hiện.
Một tên lái xe tăng loại trung bình Bát-Nhất bị lật nhào bởi mìn, chân phải bị gãy phải nẹp và đi nạng, than vãn là xe tăng không thích hợp với địa hình rừng, đường độc đạo, lắm khe suối, không triển khai được đội hình, thường chỉ đi hàng dọc, dễ làm mồi cho bazôka đáng sợ!
Khí hậu rừng nhiệt đới ẩm, mưa nhỏ đã làm nhão đất thành bùn, hầm hố khó đào cũng thành vấn đề khi chúng phải ngủ giữa rừng. Rồi việc ăn, ngủ, vệ sinh, tắm rửa trên đất địch, lạ lẫm, vắng lặng, đầy cạm bẫy thật không dẽ chịu chút nào. Một hai tên bị bắn chết hay bị thương là thường mất luôn một tiểu đội, phải cáng về phía sau với 2, 3 tên áp tải.
Một viên đại đội phó than vãn, anh ta ra trận, mẹ đang ốm, vợ mới sanh con gái được 2 tháng, quê ở tận Tứ xuyên, từ quân khu Thành Đô xuống tăng cường cho quân khu Quảng Châu, không lòng dạ nào đi xa vào nơi nguy hiểm; luôn buồn bã, ỉu xìu, luôn mồm xin thuốc lá; kể lể mới vào trận có mươi hôm mà đứa nào cũng gầy xọm, sức yếu hẳn, nỗi lo sợ căng thẳng khôn nguôi, còn tăng thêm hằng ngày khi thấy “hoả lực các ông” tăng rõ, “chạm trán các ông” và bị pháo kích, phục kích nhiều hơn, quyết liệt hơn …Mỗi ngày qua là cảm thấy thêm không có ngày về. Anh ta còn kiêm chức bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản, cảm tình đảng,- khi bị bắt còn trong túi áo cuốn Mao tuyển nhỏ bìa nylon đỏ chót. Anh ta không hề dở Mao tuyển ra, cũng không sinh hoạt chi đoàn, vì không biết nói gì với quân lính.
Thật rõ ràng, trong cuộc tấn công xâm lược này, thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều bất lợi cho quân Tàu.
Cũng không ngờ, Quân Giải phóng Tàu trình độ văn hoá rất tệ, trong 60 tên tôi gặp, không có một người nào tốt nghiệp trung học, không một người nào biết Bắc kinh ra sao, chữ Hán tất cả đều nguệc ngoạc như gà bới, chỉ có 3 người võ vẽ biết tiếng Anh kiểu vỡ lòng, đọc vài chữ tiếng Anh theo giọng Hồ Nam, kể cả viên đại đội phó và trung đội trưởng lái xe tăng. Quân giải phóng hiện đại hoá năm 1979 mà chậm tiến như vậy đó.
Tận cùng man rợ :
Chúng tôi lên Lạng Sơn ngày 8-3 khi được tin Bắc kinh vừa ra lệnh rút quân gấp. Cầu gãy. Sông Kỳ Cùng thuyền đồng bào đã nối nhau trở về cặp bến. Khói còn bốc lên từ nhiều đám cháy, lửa vừa được dập tắt; nhà ga đổ nát, tường sập từng mảng. Đường sắt đứt từng đoạn, cong queo. Chúng phá bằng mìn loại cực mạnh. 60 toa tầu và 2 đầu máy cũ tan tành. Các cơ quan hành chính đều bị phá sập. Giây điện bị cắt nát. Cửa hàng mậu dịch bị đốt cháy, cho đến trường trung học, vườn trẻ bên cơ quan hội phụ nữ, nhà mẫu giáo đều đổ nát không thể ở được. Chúng đốt cháy gần hết thư viện lớn.
Những đồng bào đầu tiên trở về nhà đều buồn rầu đau xót trước cảnh tang thương đổ nát. Xưởng dệt thủ công thổ cẩm đặc sản Lạng sơn bị chúng phá sạch banh, không còn một chiếc máy nguyên vẹn; xí nghiệp khâu cũng vậy. Một kiểu phá hoại triệt để, có hệ thống theo nghiêm lệnh, để triệt đường sinh hoạt lâu dài của người dân. Những chiếc thuyền gỗ bị đâm thủng, ván bị xẻ ra từng mảng nằm dọc bờ sông với lưới lớn nát bấy như bị băm nhỏ.
Vào nhà dân khá giả gần khu chợ, tủ lim, bộ ghế salông cổ mặt đá bị đập nát, gương vỡ tan, mâm đồng bị đâm thủng, nồi to nồi bé bằng đồng, nhôm, sành, đất không còn một chiếc nào còn dùng được; cho đến chiếc xe nôi cho em bé cũng bị chặt gục xuống bên cống.
Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy. Quân Tàu Tưởng, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.
Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.
Bộ mặt thú vật ấy của cái gọi là Quân giải phóng Trung Hoa làm sao có thể rửa sạch, phải được lưu truyền trong lịch sử loài người. Sao có thể cấm bà con ta ở 6 tỉnh biên giới không được tưởng niệm người thân đã oan khuất và cấm gia đình nạn nhân và đồng bào nguyền rủa quân sát nhân khốn nạn cùng quan thầy của bọn chúng!
Một mũi tên xuyên 5 con chim “
Sau 30 năm, nhìn lại cuộc chiến Việt – Trung vùng biên giới, với những tư liệu từ mọi phía được thu thập, có thể thấy Đặng Tiểu Bình thật thâm hiểm đến tột đỉnh.
Nói thật gọn, đây là một viên đạn nhằm bắn xuyên đến 5 con chim. 5 mục tiêu chiến lược ấy là :
- phạt Việt, khoe Mỹ, đe Xô, cứu Pôt, – và cuối cùng là nhằm hiện đại hoá 3 quân – Hải, Lục , Không quân Trung quốc.
- phạt Việt : đòn trừng phạt không doạ nổi dân ta, chúng bị trừng phạt nặng; Bắc kinh thú nhận – dưới xa sự thật, chết 6 ngàn tên, bị thương 21 ngàn, cộng là 27.000 thương vong trong số 23 vạn tên nhập Việt . Ngay phía sau là 22 vạn tên hỗ trợ, hậu cần và dự bị trên đất Tàu. Các quân đoàn chủ lực VN chưa vào trận, số lớn còn ở Cambốt. Nhóm lãnh đạo CS khiếp sợ và bị kẻ thù khuất phục cho đến nay vẫn còn sởn.
- khoe Mỹ : Đặng gặp Carter tháng 1-1979, báo trước sẽ đánh VN, Carter ngầm tán thành, thực tế là khuyến khích, ủng hộ bằng giữ bao vây, phong toả, cô lập VN; để bọn Pốt ở Liên Hợp Quốc.
-đe Xô: Liên Xô bất động, tuy có Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô – Việt tháng 11- 1978.
-cứu Pốt : Đặng đã tạm cứu được bọn Khme Đỏ trong hơn 10 năm. Sau khi rút quân khỏi phía Bắc, Đặng tập trung sức vào yểm trợ bọn Pốt ở biên giới Thái lan – Cambốt, dùng cả giải đất Đông Nam Thái lan thành đất thánh cho quân Pốt, vận chuyển hàng triệu tấn vũ khí, trang bị, bom mìn, quân trang quân dụng, mở 12 doanh trại tuyển quân, luyện quân, 2 trường đào tạo sỹ quan, gài cố vấn Tàu vào 21 sư đoàn khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân VN sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
- hiện đại hoá 3 quân ( đặc biệt là tên lửa tầm trung và tầm xa, tàu ngầm nguyên tử, máy tính hoá quân đội). Chính việc kỷ luật, cảnh cáo tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy cánh trái tập đoàn quân nhập Việt vì để thương vong quá cao, và vị tướng này kiểm điểm nêu hết nhược điểm lạc hậu, cổ lỗ, vũ khí quá cũ ( không dám dùng không quân, tên lửa lạc hậu 2 thế hệ, lệnh xung phong cho bộ binh bằng kèn(!) , 500 lính chết oan vì lựu đạn điếc, nổ sớm, súng cối vỡ nòng, đi lạc trong rừng, tự sát …Giữa năm 1979 Đặng phác hoạ chương trình hiện đại hoá quân đội gấp, tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng, luôn lấy thất bại ở VN làm nỗi nhục dân tộc nước lớn…Chương trình táo tợn ấy nêu rõ cả đóng Hàng không mẫu hạm, một số tàu ngầm nguyên tử, một loạt tên lửa thế hệ mới, cơ giới hoá hàng quân đoàn hoàn chỉnh, bao gồm cả chinh phục vũ trụ với hàng loạt vệ tinh mới.
Theo di huấn của Đặng, Giang Trạch Dân, rồi đến Hồ Cẩm Đào hiện nay đều đặt ưu tiên cho hiện đại hoá quốc phòng, được phát động mạnh mẽ sau nỗi “nhục” 2 tuần lễ 1 tập đoàn quân chính quy bị giáng trả bởi những lực lượng địa phương trên đất Việt, đúng 30 năm trước.
Bùi Tín 4-3-2009.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-156445/
Hãy tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong Chiến tranh 1979
Davang - Bản đồ minh họa cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc qua biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979- nguồn Wikipedia
Năm nay thì sao? Cũng một sự im lặng đến đau lòng. Đang không biết viết gì, thôi thì chép lại đây suy nghĩ của Osin Huy Đức trên Facebook, gọi là để tưởng nhớ vậy.
Hôm nay, ngày 16.02, Huy Đức viết: “Các nghĩa trang Biên giới ghi tên rất nhiều chàng trai trẻ hy sinh đúng vào ngày 17-2-1979. Nhưng kể từ khi Giang Trạch Dân cho chữ “láng giềng hữu nghị”, không một vòng hoa được dâng lên trong cái ngày mà các anh đã hy sinh để ngăn bàn chân Trung Quốc giẫm lên lãnh thổ Việt Nam. Ngày mai, chính quyền các tỉnh Biên giới nên dành chút thời gian viếng các anh, và hãy đặt ở mỗi nghĩa trang một vòng hoa. Đừng sợ! Thật ngu xuẩn khi kích động chiến tranh nhưng cũng thật bạc nhược và vô ơn khi trong những ngày này mà không tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong Chiến tranh 1979.
Nhân đây, cũng xin đăng lại bức ảnh mà báo Thanh Niên đã đăng vào ngày 05.03.2011. Cũng với bức ảnh này, Mr.Do bình với 2 chữ Khiếp nhược!, còn Bọ Lập thì đắng miệng hỏi Ai đục bỏ lòng yêu nước?.
Phần bình luận xin dành cho độc giả. (Da Vàng)
Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng
Tuổi trẻ… Sẽ lại bùng cháy hôm nay, nếu những người cộng sản không chịu học kinh nghiệm tiền nhân, dù đó là chế độ nào!
Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng
Thứ Năm, 16/02/2012, 10:51 (GMT+7)
.
TT – Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.
“Ngày 16-2 là lễ giỗ của những người nông dân đã dám đứng lên chống áp bức bất công giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Dù không quen biết nhưng năm nào cha con, ông cháu tôi có bận cách mấy cũng đến bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc tiền nhân” – cụ Hai Long tâm sự.
Không chỉ có ba thế hệ trong gia đình cụ
Hai Long, hôm nay tròn 84 năm ngày xảy ra vụ án bi thảm Đồng Nọc Nạng,
ngọn lửa vùng lên đấu tranh giành lấy nguồn sống, giành lấy thành quả
lao động từ mồ hôi nước mắt của người nông dân thời thuộc Pháp vẫn cháy
mãi trong lòng người dân Bạc Liêu.
Bà Nguyễn Thị Lựa (53 tuổi, thế hệ thứ ba của những người nông dân đã làm nên sự kiện Đồng Nọc Nạng) bồi hồi kể lại câu chuyện mà bà đã nghe được từ chính người bà cô của mình là Nguyễn Thị Liễu (em thứ 12 của ông Mười Chức)…
Cách nay hơn trăm năm, vùng đất Phong Thạnh A vẫn còn hoang vu, hùm beo, rắn rết đầy rẫy. Những lưu dân hiếm hoi vào đây khai khẩn phải chặt cây tràm, cây đước làm nọc cắm xuống sình lầy rồi gác nạng lên để quây chòi ở tạm tránh dã thú tấn công. Địa danh Nọc Nạng ra đời từ đó.
Trong số những người dân tới đây khai hoang lập nghiệp đầu tiên đó có cụ tổ của bà là thân sinh ra hương chánh Nguyễn Thành Luông. Đến năm 1908, cha ông Luông mất, để lại cho các con khoảng 4ha đất. Anh em ông Luông cùng chung sức kế tục công cuộc khai hoang…
Tổng hợp nguồn tư liệu do những thế hệ con cháu kể lại, người ta biết rằng đến năm 1913, tổng diện tích đất khai hoang của hương chánh Nguyễn Thành Luông đã lên tới 73ha. Để xác lập chủ quyền, anh em ông Luông đã mời Viện trắc địa đến đo vẽ và được cấp bản đồ thửa. Hương chánh Luông qua đời, con trai cả là Nguyễn Văn Toại thừa kế chủ quyền.
Sự việc bi thảm khởi nguồn vào năm 1917, khi một Hoa kiều giàu có ở Bạc Liêu là Bang Tắc (còn có tên là Mã Ngân) vì lòng tham đã đứng ra mua lại phần đất giáp ranh ông Toại do bà Nguyễn Thị Dương đứng bán, nhưng trong giấy tờ mua bán đã gian lận ghi trùm luôn đất của ông Toại. Tranh chấp nổ ra. Qua nhiều cấp phân xử, do Bang Tắc đút lót cho nhà chức trách nên phần thua thiệt luôn về gia đình ông Toại.
Đỉnh điểm của bi kịch xảy ra ngày 16-2-1928, khi hai viên cò Pháp là Bauzou và Tournier cùng nhiều lính mã tà từ Bạc Liêu đến tịch thu lúa gia đình ông Toại vừa thu hoạch.
Trước sự cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của gia đình, anh em nhà ông Toại đã chống trả kịch liệt và hậu quả là bốn người em ông Toại là ông Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ ông Mười Chức) đang mang thai đã tử thương.
Về phía những người “cưỡng chế”, cò Tournier bị Mười Chức đâm thủng bụng khi y nã đạn vào ông, và viên cò đã chết sau đó.
Tòa đại hình Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đã tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài Gòn lúc đó là: “Tòa vào phòng để thảo luận bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn. Người đàn bà cao tuổi (vợ hương chánh Nguyễn Thành Luông) đứng lên từ hàng ghế ngồi mà bà đã ngồi từ thứ sáu để cảm ơn luật sư và các vị quan tòa người Pháp. Đôi mắt gần như mù lòa của bà ràn rụa nước mắt vì vui sướng. Những quy tắc ngặt nghèo về trật tự của tòa được bỏ qua, một đám đông dân chúng tràn vào phòng xử án trước sự ngạc nhiên của những người giữ trật tự”.
Những nông dân bị giam giữ trong vụ việc được trả tự do, mọi sự khiếu nại của nguyên đơn được đáp ứng.
Ông Nghĩa sinh tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn. Đi dạy ba năm, ông bất mãn chế độ cai trị của Pháp và chuyển sang viết báo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông cộng tác với Đông Pháp thời báo, Diễn đàn Đông Dương, Đuốc Nhà Nam…
Khi xảy ra vụ án Đồng Nọc Nạng, ông Lê Trung Nghĩa đã về Bạc Liêu gặp gỡ các nhân chứng và có nhiều bài điều tra đăng trên các báo này, gây sự chú ý mạnh mẽ của công chúng và giới chức chính quyền.
Cách đây hơn hai năm, ông Nguyễn Minh Chánh cùng ông Nguyễn Trung Kiên (nguyên giám đốc Sở Văn hóa – thông tin tỉnh Bạc Liêu) trong quá trình tìm hiểu, bổ sung tư liệu về vụ án Đồng Nọc Nạng, đã may mắn được gặp bà Lê Liễu Sương (cháu gọi nhà báo Lê Trung Nghĩa là bác) cung cấp nhiều tư liệu quan trọng bằng tiếng Pháp được lưu trữ tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, trong đó có bài báo của ông Lê Trung Nghĩa tường thuật lại diễn biến phiên tòa xét xử vụ án do Tòa đại hình Cần Thơ tiến hành (đăng trên Diễn đàn Đông Dương, ra ngày 20-8-1928).
Các nguồn tin cũng nói rằng chính nhà báo Lê Trung Nghĩa đã tác động tới các luật sư để những người này hiểu rõ bản chất vụ việc và đứng ra bênh vực cho những người nông dân thấp cổ bé họng.
.
TẤN ĐỨC – CHÍ QUỐC – MINH QUỐC
Nguồn: Tuổi trẻ
TT – Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.
Nhân
viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết
tử của gia đình ông Mười Chức năm 1928 được tái hiện qua mô hình – Ảnh:
Chí Quốc.
Họ là ba người của ba thế hệ: cụ Hai
Long (83 tuổi), ông Lư Đình Một (45 tuổi, con rể cụ Hai Long) và em Lư
Thanh Huệ (học sinh, 13 tuổi, con gái ông Một) ở thị trấn Hộ Phòng,
huyện Giá Rai.“Ngày 16-2 là lễ giỗ của những người nông dân đã dám đứng lên chống áp bức bất công giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Dù không quen biết nhưng năm nào cha con, ông cháu tôi có bận cách mấy cũng đến bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc tiền nhân” – cụ Hai Long tâm sự.
Ngày đẫm máu và “phiên tòa nhân ái”
Ông Nguyễn Minh Chánh kể: “Năm 2004, khi tôi đang là tổng biên tập báo Bạc Liêu, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau khi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Liễu (em gái ông Mười Chức) đã gọi tôi ra dặn dò riêng: “Chú ráng lo cho gia đình bà Liễu. Bà còn khó khăn lắm”. Sau bận đó bà Liễu đã được trợ cấp 600.000 đồng/tháng. Hai năm sau bà Liễu qua đời, thọ 96 tuổi”. |
Bà Nguyễn Thị Lựa (53 tuổi, thế hệ thứ ba của những người nông dân đã làm nên sự kiện Đồng Nọc Nạng) bồi hồi kể lại câu chuyện mà bà đã nghe được từ chính người bà cô của mình là Nguyễn Thị Liễu (em thứ 12 của ông Mười Chức)…
Cách nay hơn trăm năm, vùng đất Phong Thạnh A vẫn còn hoang vu, hùm beo, rắn rết đầy rẫy. Những lưu dân hiếm hoi vào đây khai khẩn phải chặt cây tràm, cây đước làm nọc cắm xuống sình lầy rồi gác nạng lên để quây chòi ở tạm tránh dã thú tấn công. Địa danh Nọc Nạng ra đời từ đó.
Trong số những người dân tới đây khai hoang lập nghiệp đầu tiên đó có cụ tổ của bà là thân sinh ra hương chánh Nguyễn Thành Luông. Đến năm 1908, cha ông Luông mất, để lại cho các con khoảng 4ha đất. Anh em ông Luông cùng chung sức kế tục công cuộc khai hoang…
Tổng hợp nguồn tư liệu do những thế hệ con cháu kể lại, người ta biết rằng đến năm 1913, tổng diện tích đất khai hoang của hương chánh Nguyễn Thành Luông đã lên tới 73ha. Để xác lập chủ quyền, anh em ông Luông đã mời Viện trắc địa đến đo vẽ và được cấp bản đồ thửa. Hương chánh Luông qua đời, con trai cả là Nguyễn Văn Toại thừa kế chủ quyền.
Sự việc bi thảm khởi nguồn vào năm 1917, khi một Hoa kiều giàu có ở Bạc Liêu là Bang Tắc (còn có tên là Mã Ngân) vì lòng tham đã đứng ra mua lại phần đất giáp ranh ông Toại do bà Nguyễn Thị Dương đứng bán, nhưng trong giấy tờ mua bán đã gian lận ghi trùm luôn đất của ông Toại. Tranh chấp nổ ra. Qua nhiều cấp phân xử, do Bang Tắc đút lót cho nhà chức trách nên phần thua thiệt luôn về gia đình ông Toại.
Đỉnh điểm của bi kịch xảy ra ngày 16-2-1928, khi hai viên cò Pháp là Bauzou và Tournier cùng nhiều lính mã tà từ Bạc Liêu đến tịch thu lúa gia đình ông Toại vừa thu hoạch.
Trước sự cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của gia đình, anh em nhà ông Toại đã chống trả kịch liệt và hậu quả là bốn người em ông Toại là ông Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ ông Mười Chức) đang mang thai đã tử thương.
Về phía những người “cưỡng chế”, cò Tournier bị Mười Chức đâm thủng bụng khi y nã đạn vào ông, và viên cò đã chết sau đó.
Tòa đại hình Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đã tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài Gòn lúc đó là: “Tòa vào phòng để thảo luận bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn. Người đàn bà cao tuổi (vợ hương chánh Nguyễn Thành Luông) đứng lên từ hàng ghế ngồi mà bà đã ngồi từ thứ sáu để cảm ơn luật sư và các vị quan tòa người Pháp. Đôi mắt gần như mù lòa của bà ràn rụa nước mắt vì vui sướng. Những quy tắc ngặt nghèo về trật tự của tòa được bỏ qua, một đám đông dân chúng tràn vào phòng xử án trước sự ngạc nhiên của những người giữ trật tự”.
Những nông dân bị giam giữ trong vụ việc được trả tự do, mọi sự khiếu nại của nguyên đơn được đáp ứng.
Hình ảnh những người đã tham gia trận quyết tử với người Pháp năm 1928 được lưu giữ tại khu di tích Nọc Nạng – Ảnh: Chí Quốc
Phá án nhờ báo chí
Ông Nguyễn Minh Chánh, chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu, tâm sự: “Vụ án Đồng Nọc Nạng được đưa ra ánh sáng có công rất lớn của báo chí thời ấy, mà vai trò lớn nhất là của nhà báo Lê Trung Nghĩa”.Ông Nghĩa sinh tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn. Đi dạy ba năm, ông bất mãn chế độ cai trị của Pháp và chuyển sang viết báo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông cộng tác với Đông Pháp thời báo, Diễn đàn Đông Dương, Đuốc Nhà Nam…
Khi xảy ra vụ án Đồng Nọc Nạng, ông Lê Trung Nghĩa đã về Bạc Liêu gặp gỡ các nhân chứng và có nhiều bài điều tra đăng trên các báo này, gây sự chú ý mạnh mẽ của công chúng và giới chức chính quyền.
Cách đây hơn hai năm, ông Nguyễn Minh Chánh cùng ông Nguyễn Trung Kiên (nguyên giám đốc Sở Văn hóa – thông tin tỉnh Bạc Liêu) trong quá trình tìm hiểu, bổ sung tư liệu về vụ án Đồng Nọc Nạng, đã may mắn được gặp bà Lê Liễu Sương (cháu gọi nhà báo Lê Trung Nghĩa là bác) cung cấp nhiều tư liệu quan trọng bằng tiếng Pháp được lưu trữ tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, trong đó có bài báo của ông Lê Trung Nghĩa tường thuật lại diễn biến phiên tòa xét xử vụ án do Tòa đại hình Cần Thơ tiến hành (đăng trên Diễn đàn Đông Dương, ra ngày 20-8-1928).
Các nguồn tin cũng nói rằng chính nhà báo Lê Trung Nghĩa đã tác động tới các luật sư để những người này hiểu rõ bản chất vụ việc và đứng ra bênh vực cho những người nông dân thấp cổ bé họng.
Kỷ niệm 84 năm sự kiện Đồng Nọc Nạng Hôm nay (16-2), ban tổ chức lễ hội huyện Giá Rai long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 84 năm ngày xảy ra sự kiện Đồng Nọc Nạng (16-2-1928 – 16-2-2012).Tại khu di tích lịch sử Nọc Nạng sẽ có các trò chơi dân gian như kéo co, thả diều, gánh nước về làng, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tứ hùng và các hoạt động ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của nông dân Giá Rai nói riêng, nông dân Bạc Liêu nói chung, góp phần giáo dục truyền thống và lòng yêu quê hương, đất nước của nhân dân và thế hệ trẻ. NGỌC TRÂN |
TẤN ĐỨC – CHÍ QUỐC – MINH QUỐC
Nguồn: Tuổi trẻ
Đại đoàn kết liên kết đại?
Trong mục điểm tin tối hôm kia, 15/2/2012, có bài “Xung quanh vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng: Ông Đoàn Văn Vươn đã sai phạm như thế nào? (15/02/2012)” trên báo Đại đoàn kết.Đọc thấy có nhiều đoạn quen quen, liền sớt thử trên mạng và phát hiện ngay chúng như được nhặt ra từ bài “Những thông tin ít được nhắc đến chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Tiên Lãng” đã được điểm và đăng lại trên Ba Sàm ngày 4/2/2012, lấy nguồn từ Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng, mà nay trang này đã phải rút bài xuống cùng tất cả những bài viết kiểu “tự biện hộ” khác.
Vậy xin đăng lại dưới đây. Những đoạn đánh dấu đỏ là giống hệt với những đoạn rải rác trong bài trên trang web của Tiên Lãng, trong đó có những chữ màu đen xen giữa để trong ngoặc đơn là của trang web Tiên Lãng dùng nhưng được Đại đoàn kết “biên tập” thay thế bằng chữ khác (màu tím). *
Thiết tưởng không cần phải bình luận gì thêm về lối làm báo này, chỉ xin lưu ý độc giả là vào ngày 2/2/2012, nghe nói có một phái đoàn bất thường của giới chức Hải Phòng lên Hà Nội, đến thăm viếng một số tờ báo ở Thủ đô. Họ có thăm Đại đoàn kết để … “liên kết”, rồi bằng cả “Nhóm phóng viên” cho ra thứ sản phẩm cắt/dán như dưới đây không? Hay đó chỉ là món liên kết chui của “nhóm phóng viên” này?
Xin nhường cho các ban bệ “chủ quản” tờ Đại đoàn kết trên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trả lời.
–
Xung quanh vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại
xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng:
Ông Đoàn Văn Vươn đã sai phạm như thế nào? (15/02/2012)
LTS: Vụ cưỡng chế thu hồi 40,3 ha đầm của ông Đoàn Văn Vươn, tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có rất nhiều thông tin với nhiều ý kiến nhận định, phân tích vụ việc. Những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất và việc phá hủy tài sản của ông Đoàn Văn Vươn đã được lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và TP.Hải Phòng kết luận, yêu cầu điều tra, làm rõ cùng với hàng loạt những cán bộ sai phạm bị đình chỉ công tác, chờ xử lý. Tuy vậy, nhiều ý kiến người dân đã tranh luận xung quanh những sai phạm, vi phạm của ông Vươn sẽ phải xử lý như thế nào trước pháp luật? Ngoài hành vi đặt mìn, nổ súng chống người thi hành công vụ, ông Đoàn Văn Vươn đã chấp hành như thế nào các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác, sử dụng đất được giao? Chúng tôi cũng xin nêu thêm những thông tin trong vấn đề trên để góp phần phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện điều đúng, việc sai của cả chính quyền và người dân, tránh những cái nhìn phiến diện.
Khu đầm của gia đình ông Vươn Ảnh: T.L
Ông Đoàn Văn Vươn sinh năm 1963, trú tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên
Lãng, TP.Hải Phòng. Gia đình ông Vươn gồm bố mẹ, vợ chồng ông Vươn, em
gái và cháu ông Vươn được UBND xã Bắc Hưng giao 2.940m2 đất nông nghiệp
để sử dụng lâu dài và 1.157m2 đất đứng tên bố ông Vươn là ông Đoàn Văn
Thiểu. Như vậy, chưa tính tới diện tích đất được giao tại xã Vinh Quang,
gia đình ông Vươn đã có tới hơn 4.200m2 đất để sử dụng, canh tác lâu
dài và phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngày 4-10-1993, UBND huyện Tiên
Lãng đã có Quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng
21ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang để
sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản với thời hạn 14 năm. Trong các
quyết định giao đất ghi hết thời hạn sử dụng đất chủ sử dụng đất phải
giao trả lại đất để Nhà nước quản lý. UBND
huyện sẽ ban hành quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp hết thời
hạn sử dụng ghi trong quyết định để tiếp tục cho thuê đất theo quy định
trên cơ sở nhu cầu xin thuê đất và khả năng đầu tư hiệu quả. Sau
đó, ông Vươn đã tự ý đắp bờ ao, lấn thêm 19,3ha, vượt quá diện tích
được giao. UBND huyện Tiên Lãng đã quyết định xử phạt hành chính việc
lấn chiếm đất đai của ông Vươn với số tiền 1 triệu đồng. Ngày
9-4-1997, căn cứ văn bản xin giao đất bổ sung của ông Vươn, UBND huyện
Tiên Lãng quyết định giao bổ sung cho Đoàn Văn Vươn 19,3 ha. Như vậy,
ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao tổng số 40,3 ha đất để nuôi
trồng thủy sản. Trong quá trình sử
dụng đất, UBND TP. Hải Phòng đã cấp cho ông Đoàn Văn Vươn 81,8 triệu
đồng để trồng rừng ngập mặn phía ngoài bờ đầm của ông Vươn. Mặc dù được tạo điều kiện như vậy, nhưng trong quá trình tiến hành vây đắp bờ và khai thác đầm, ông/(Đoàn Văn) Vươn
nhiều lần chặt phá rừng phòng hộ. Ban quản lý dự án Vinh Quang 2 đã
nhiều lần lập biên bản, ra thông báo yêu cầu dừng chặt, phá rừng. UBND
huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng đối
với ông Vươn về hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ trên diện tích được
giao và bồi thường 5 triệu đồng chi phí trồng lại rừng. Về
thực hiện các quy định pháp luật và chính sách thuế, UBND huyện Tiên
Lãng ban hành các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông
nghiệp đối với các hộ trên toàn bộ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản ven sông, biển. Cụ thể, từ năm 2000 đến 2007, hộ ông Vươn phải nộp
hơn 58 triệu đồng. Ông Đoàn Văn Vươn mới/(chỉ)
nộp hơn 48 triệu đồng, còn nợ hơn 10 triệu đồng. Chi cục Thuế Tiên
Lãng, UBND xã Vinh Quang có thông báo yêu cầu nộp thuế, nhưng Đoàn Văn
Vươn vẫn chưa/(không) nộp. Ngoài
ra, ông Đoàn Văn Vươn khi được Nhà nước giao sử dụng đất lại đem chính
đất đó cho người khác thuê. Một gia đình địa phương từ năm 2008 đã thuê
lại gần 6 ha đầm của Đoàn Văn Vươn thời hạn 7 năm, với giá 5 triệu
đồng/ha/năm. Nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là trong sự
việc ngày 5-1-2012, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức đoàn công tác cưỡng
chế, ông Vươn và một số người đã đặt, cho nổ mìn tự tạo và dùng súng bắn
đạn hoa cải bắn vào đoàn cưỡng chế làm 6 người bị thương.Nhóm Phóng viên
Nguồn: Đại đoàn kết
hpsc.iwr.uni-heidelberg.de
Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng - Hải Phòng
Hoàng Xuân Phú *
Tôi chỉ viết những điều bức xúc
Khi con tim rỉ máu thành thơ
Ngày 10/02/2012, tức
là 37 ngày kể từ khi vụ cưỡng chế sai trái đã châm ngòi cho tiếng nổ
động trời ở Tiên Lãng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra kết luận về vụ cưỡng chế,1 trong đó khẳng định:“Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.”
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”
Về mặt này, Thủ tướng đã công nhận điều mà hàng trăm, hàng ngàn bài viết đã chỉ ra và hàng triệu người đã nghĩ suốt hơn một tháng nay.
Đối với lãnh đạo thành phố Hải Phòng, kết luận của Thủ tướng viết:
“Thủ tướng hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này.”
“5. Lãnh đạo thành phố Hải phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ – nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.”
“6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự…”
Về mặt này, đánh giá của Thủ tướng chưa thống nhất với đánh giá của dư luận. Các thuật ngữ như “tham nhũng”, “lợi dụng” hay “lạm dụng” không xuất hiện trong kết luận. Thủ tướng chỉ thị:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.”
Từ “khởi tố” được nhắc đến 2 lần trong kết luận của Thủ tướng, lần còn lại là dành cho tội danh của gia đình họ Đoàn. Không thấy đề cập đến việc “khởi tố” các tội khác liên quan đến những người nhân danh bộ máy chính quyền. Điều đó cho thấy cách nhìn nhận của hai bên còn khác nhau.
Nguyên nhân của sự khác biệt có lẽ một phần do đặc thù của nguồn thông tin. Dư luận dựa trên những gì được đăng tải trên báo chí và internet. Đặc biệt, lần này có rất nhiều bài trên các báo chính thống phê phán bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng, khiến mọi người càng tin tưởng vào những thông tin về sai lầm của chính quyền địa phương. Tất nhiên, Thủ tướng cũng có thể tham khảo thông tin trên báo chí và internet, nhưng vì bận trăm công nghìn việc, ông không có thời gian để đọc trực tiếp, mà phải dựa vào thông tin tổng hợp của bộ máy giúp việc. Đặc biệt, theo thông lệ tổ chức, Thủ tướng thường dựa vào báo cáo của chính quyền địa phương. Các đoàn thanh tra khi về địa phương thì cũng chủ yếu làm việc với cơ quan Đảng và chính quyền ở đó. Vấn đề là ở chỗ: Có thể tin vào báo cáo của bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng hay không?
Chỉ cần nhắc đến một ví dụ sau đây cũng đủ để thấy rằng không thể tin vào bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng. Sau khi dư luận lên án mạnh mẽ về việc chính quyền phá nhà của ông Đoàn Văn Quý, toàn bộ bộ máy cầm quyền Hải Phòng, từ trên xuống dưới, đều tỏ ra ngây ngô, rằng “không biết ai phá”. Hơn nữa, Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại còn trơ trẽn vu khống nhân dân phá nhà ông Quý.2 Khi không thể phủ nhận được thì Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca, lại chơi chữ, lập luận rằng ngôi nhà hai tầng kiên cố của ông Quý “chỉ là chòi trông cá”, nên “việc phá hay không phá, cái đó không thành vấn đề”.3 Một khi đã coi cơ ngơi kiên cố của dân là “chòi”, thì có lẽ Đại… Ca cũng chỉ coi dân bằng con muỗi, có đập đánh đét một cái cũng “không thành vấn đề”. Vô liêm sỉ nhất là lập luận của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:4
“Làm gì cũng phải có trình tự thủ tục. Người có tài sản phải có ý kiến về việc đó và người chức năng mới xem xét… Hiện nay, không biết gia đình ông Vươn có đơn chưa, còn huyện chúng tôi chưa nhận được.”
“Nếu nhận được đơn của gia đình ông Vươn, ông Quý bảo là ngôi nhà bị phá, đề nghị cấp chính quyền xem xét và làm rõ thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.”
Bắt hết đàn ông nhà người ta nhốt vào trại giam, ngăn cản không cho ai vào khu vực bị chiếm, rồi phá nhà người ta, vậy mà còn viện cớ chủ nhân không có đơn khiếu nại nên không tiến hành xem xét. Thật là không còn từ ngữ nào có thể mô tả được mức độ thô bỉ của những kẻ suốt ngày tụng kinh đạo đức.
Cả một bộ máy khổng lồ, nếu không công khai nói dối trắng trợn, thì cũng lặng thinh, không một lời phản đối. Tại sao lại như vậy? Phần chủ đạo của bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng đã trực tiếp dính líu vào tội lỗi, phần còn lại thì tê liệt trong sợ sệt và vô trách nhiệm. Không phải cấp trên bao che cho cấp dưới, mà họ đang cùng nhau chèo chống để che dấu tội lỗi của chính bản thân. Họ giả dối đến mức, trong tình huống bị dồn đến chân tường, nếu có tỏ ra một chút trung thực, thì có lẽ đó cũng chỉ là một thủ đoạn của công nghệ nói dối: Nhận tội nhỏ để thoát tội to, hy sinh kẻ dưới để cứu kẻ trên. Rõ ràng, không thể dựa vào thông tin của thành phần bất hảo như vậy để có được đánh giá khách quan về vụ Tiên Lãng. Việc phá nhà ông Quý là một tội nghiêm trọng, cần bị khởi tố. Nhưng nếu chỉ khởi tố vụ phá nhà và bỏ qua các tội khác thuộc về những người trong bộ máy cầm quyền, nếu chỉ truy tố từ cấp huyện trở xuống, còn cấp trên chỉ phải “kiểm điểm làm rõ trách nhiệm” và “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc”, thì cũng giống như chỉ “tắm từ đùi trở xuống”, còn phần trên chỉ xịt chất khử mùi.
Điều mà dư luận quan tâm hơn cả là số phận gia đình họ Đoàn. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng:
“Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.”
“Quyết định không đúng pháp luật” thì hiển nhiên phải “thu hồi”, nếu không muốn tiếp tục vi phạm pháp luật. Khi đã hủy bỏ hai quyết định “thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất” của UBND huyện Tiên Lãng, thì quyết định giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn còn nguyên hiệu lực, vì:
“Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.”
Tương tự, quyết định giao 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vẫn còn hiệu lực, cùng lắm là chỉ phải sửa đổi “thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất”, vì:
“Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.“
Thế nhưng, lời văn “làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai” lại gợi lên khả năng có thể “thủ tục” “cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất” sẽ được “làm” lại từ đầu, với diện tích có thể khác nhiều so với hiện tại.
Đối với gia đình họ Đoàn thì quan trọng nhất là đoạn sau đây:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.”
Việc “xem xét tình tiết giảm nhẹ” thì “các cơ quan tiến hành tố tụng” bắt buộc phải làm, bởi lẽ Bộ luật Tố tụng Hình sự5 (Điều 10) đã quy định:
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Thực ra, gia đình họ Đoàn và những người chia sẻ với họ mong đợi Thủ tướng đưa ra một tín hiệu về việc xem xét lại tội danh truy tố, song ông chỉ nhắc lại tội danh “giết người và chống người thi hành công vụ”, tạo nên cảm giác khẳng định hay tán thành.
Thay vì nhắc nhở “xét xử đúng pháp luật”, cụm từ “bảo đảm tính nghiêm minh” thay cho chữ “đúng” toát lên một không khí khác hẳn. Tất nhiên là phải “bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”, nhưng khi “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Hiến pháp6 thì không thể chỉ “nghiêm minh” với gia đình họ Đoàn, mà cũng phải xử lý “nghiêm minh” các tội phạm liên quan khác. Những sai phạm của các cá nhân và tổ chức trong bộ máy cầm quyền ở xã Vinh Quang, ở huyện Tiên Lãng và ở các cấp cao hơn mới là sai phạm mang tính tiền đề, chính chúng mới gây ra sai phạm mang tính hệ quả của mấy người trong gia đình họ Đoàn. Không thể truy tố và xét xử riêng sai phạm hệ quả, trước khi truy tố và xét xử sai phạm tiền đề! Lẽ ra yêu cầu “khẩn trương” phải được đặt ra trước hết với các sai phạm tiền đề, chứ không thể áp riêng cho sai phạm hệ quả. Nếu vội vã chỉ xét xử riêng vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” dành cho mấy người họ Đoàn thì không chỉ vi phạm tính “bình đẳng trước pháp luật”, mà còn không thể “xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”, theo quy định ở Điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Những điều kể trên khiến tôi băn khoăn. Thay vì ngồi yên mà trăn trở, tôi viết ra đây một số ý kiến trao đổi. Có thể Thủ tướng cũng nghĩ giống như tôi, nhưng chưa tiện nói ra, thì những ý kiến kiểu này tuy hơi thừa, nhưng sẽ góp phần khẳng định niềm tin để ông tiếp tục vững bước. Còn nếu ông nghĩ khác tôi, thì những điều tôi viết ra cũng có tác dụng tham khảo, ít nhất là để lãnh đạo hiểu được người dân nghĩ gì. Dẫu sao đi nữa, tôi chỉ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của công dân được ghi trong Hiến pháp:
“Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.”7
“Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.”8
Nhiệm vụ này cũng được tái khẳng định trong Điều 4 của Bộ luật hình sự:9
“Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”
1. Tội chống người thi hành công vụTrong bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ“,10 tôi đã trao đổi về một số khía cạnh khác nhau để phủ định tính chính danh của cái gọi là “công vụ cưỡng chế” diễn ra ngày 05/01/2012 ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Qua đó đã phủ định sự tồn tại của cái gọi là “tội chống người thi hành công vụ”, được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng gán cho mấy người họ Đoàn.
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là: Đó là công vụ gì? Nếu là “công vụ cưỡng chế” thì cưỡng chế cái gì? Nếu căn cứ vào Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND11 và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND12 của UBND huyện Tiên Lãng thì phạm vi cưỡng chế chỉ là 19,3 ha đã được giao cho gia đình ông Vươn theo Quyết định số 220/QĐ-UBND. Thế nhưng toán cưỡng chế lại không đến mảnh đất 19,3 ha, mà tùy tiện xông vào khu vực 21 ha thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của anh em họ Đoàn. Gia đình họ Đoàn không hề mời họ tới thăm, cũng không hề khiêu khích hay cản trở họ tiến vào mảnh 19,3 ha thuộc diện cưỡng chế. Vậy thì tại sao toán người trang bị vũ khí hiện đại lại “tiếp cận”, rồi sau đó tấn công ngôi nhà hợp pháp của họ Đoàn trên mảnh đất 21 ha? Không thể dùng tiếng nổ tự chế bằng bình gas và những viên đạn hoa cải (như họ công bố) để biện hộ, vì nếu lực lượng vũ trang không xông tới nơi cư trú hợp pháp của công dân thì bình gas vấn yên vị tại chỗ của nó và đạn hoa cải đã không được bắn ra. Vậy là không thể tìm ra bất cứ tên gọi hay nội dung chính đáng nào để gán cho cái gọi là “công vụ” ấy.
Suốt hơn một tháng qua, rất nhiều ý kiến đã vạch ra sự sai trái, phi pháp của việc thu hồi đất và cưỡng chế. Ngày 10/02/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận rằng “quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật”, “quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật” và “việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”
Thật là bẩn thỉu khi người tham gia cưỡng chế đã vơ vét đồ đạc, xã đội phó cuỗm cả cái ổn áp,13 đến chó con cũng bị rượt đuổi, tóm và tống ngay vào bao.14 Đấy là hành động cướp bóc của thổ phỉ, hay là “công vụ”?
Trong bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ“, tôi đã viết: “Nếu coi nó là một công vụ thì sẽ phải trả lời cho nhân dân câu hỏi: Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy?”
Luật Cán bộ, Công chức15 quy định:
“Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
Hoạt động công vụ của cán bộ, công
chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo
quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.”
“Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát…”
Có nghĩa là: Cho dù chính quyền công nhận cả những “công vụ xấu xa”, thì Luật Cán bộ, Công chức cũng không cho phép ta gọi cái phi vụ diễn ra ngày 05/01/2012 ở xã Vinh Quang là “công vụ”, vì nó không “tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật”, không “bảo vệ… quyền, lợi ích hợp pháp
của… công dân”, không “minh bạch” và không “đúng thẩm quyền”. Không có “công vụ” thì hiển nhiên không tồn tại “người thi hành công vụ”, mà chỉ có thủ phạm và tòng phạm của một “hoạt động tội phạm có tổ chức”. Do đó, cũng không có ai “chống người thi hành công vụ”.Việc bắt và đánh đập bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý), rồi khởi tố về “tội chống người thi hành công vụ”, mặc dù khi xảy ra xung đột họ chỉ đứng trên đê, từ xa nhìn lại,16 không thể dùng làm thứ trang điểm cho nhà nước pháp quyền.
Mọi chuyện đã quá rõ ràng, tại sao chính quyền vẫn kiên trì theo đuổi vụ án “chống người thi hành công vụ”?
2. Tội giết người
Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh (anh ruột ông Vươn), Đoàn Văn Quý (em ruột ông Vươn, nghi can được cho là trực tiếp nổ súng) và Đoàn Văn Vệ (cháu ruột ông Vươn) về “tội giết người”17 theo quy định của Điều 93 của Bộ luật Hình sự.
Căn cứ vào đâu để khởi tố họ “tội giết người”? Do không có ai bị chết, chỉ có thể dựa vào Điều 17 (Chuẩn bị phạm tội) và Điều 18 (Phạm tội chưa đạt) của Bộ luật Hình sự để buộc họ “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” hoặc “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Điều kiện quan trọng là phải chứng minh được rằng bốn người họ Đoàn có ý định giết người.
Để trả lời câu hỏi bốn người họ Đoàn có ý định giết người hay không, ta hãy xét xem vũ khí mà họ sử dụng gồm những gì.
Ngày 05/01/2012 An ninh Thủ đô đưa tin là:
“Khi đoàn công tác cưỡng chế, bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ hất văng 2 CBSC công an huyện Tiên Lãng làm bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong.”18
Thật là khó tưởng tượng, khi mìn nổ mạnh đến nỗi “hất văng 2 CBSC công an”, ”làm bất tỉnh tại chỗ”, nhưng lại “không gây thương vong”, và cũng không thấy phía công an đưa ra dấu vết nào của vụ nổ trên mặt đất. Liệu có mìn nổ thật hay không? Ngày hôm sau, An ninh Thủ đô (vẫn cùng tác giả Nguyên Lê) đã in đậm một đoạn với thông tin là “các đối tượng đã kích nổ bình gas“.19 Ít nhất, thông tin này cũng cho ta thấy là có lẽ họ Đoàn không có mìn (chế tạo từ chất nổ), vì nếu đã có mìn thì họ chẳng cần phải kích nổ bình gas làm gì.
Ảnh trên VnExpress với chú thích: “Tại hiện trường, cảnh sát thu 2 bình ga loại 12kg, nhiều dây điện, kíp nổ…”
Sau trận tấn công, lực lượng
cưỡng chế chỉ thu được trên hiện trường hai bình gas, trong đó một bình
còn nguyên và một bình bị lõm vào.20 Rõ ràng, cả hai bình được đưa ra làm tang chứng này không phải là cái bình đã nổ, vì nếu nổ thì không thể còn nguyên vẹn hay bị lõm vào như thế. Vậy thì xác của bình gas đã bị kích nổ ở đâu? Nếu có vụ nổ to, đến mức làm cái bình gas kiên cố méo mó đến như vậy, thì liệu lớp sơn của bình gas có còn nguyên vẹn và không hề vương lại vết sém của vụ nổ như trong ảnh hay không? Đặc biệt, các vết bẩn thông thường bám trên thân bình bị lõm vẫn còn nguyên, nên khó có thể nói là chúng đã tiếp xúc với vụ nổ. Chú thích ảnh viết là: “Tại hiện trường, cảnh sát thu 2 bình ga loại 12 kg, nhiều dây điện, kíp nổ…” Vậy thì kíp nổ ở đâu, sao không trưng ra? Sao không chụp dây điện ở trong trạng thái được rải ra, nối giữa bình gas với nơi điều khiển, mà lại cuộn gọn gàng như vậy? Thời buổi này thì trong nhà nào mà không có một vài cuộn dây điện.
Ảnh Báo Hải Phòng, đăng trên VnExpress, với chú thích:
“Trong đầm, công an tìm thấy bình ga có lắp kíp nổ nhưng chưa hoạt động.”
Bức ảnh tiếp theo chụp một bình gas nằm chỏng trơ, được chú thích là: “Trong đầm, công an tìm thấy bình ga có lắp kíp nổ nhưng chưa hoạt động.” Nếu đây là “bình ga có lắp kíp nổ” để chuẩn bị kích nổ thì sao chủ nhân lại đặt nó nằm chênh hênh như thế?
Tại sao người “chế tạo mìn” lại lẳng một cái bao bì phồng phồng (chứa
gì trong đó) che bớt một nửa bình gas? Đấy là kiểu ngụy trang hớ hênh,
hay nhằm mục đích hạn chế sát thương? Điều quan trọng là: Tại sao công an không trưng ra bức ảnh chụp cái kíp nổ đang được lắp vào bình và đường dây điện nối với kíp nổ?Họ trưng ra toàn những chứng cớ vu vơ, không có lấy một bằng chứng thuyết phục. Điều đó buộc ta phải đặt câu hỏi:
Có thật là đã xảy ra vụ nổ mìn hoặc nổ bình gas hay không?
Nếu có, thì người nhà ông Vươn gây ra, hay phía muốn chiếm đất, phá nhà gây ra để tạo cớ?
Sau khi đã chứng kiến dàn đồng
ca dối trá trên cả trơ trẽn của lãnh đạo và cơ quan chức năng các cấp ở
Hải Phòng, ta buộc phải nghi ngờ về độ trung thực của mọi thông tin do
họ đưa ra. Những gì đã diễn ra chứng tỏ rằng: Họ sẵn sàng làm bất cứ
việc gì để đạt được mục tiêu đen tối của mình, kể cả ngụy tạo và vu
khống. Hãy thử đọc An ninh Thủ đô:“Khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ từ trong nhà Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 Cán bộ chiến sỹ Công an và một số cán bộ chiến sỹ quân đội bị thương.”21
Mọi người biết rằng: Vào thời điểm xảy ra xung đột, ông Vươn không hề có mặt trong ngôi nhà đó, mà đã bị chính quyền dùng kế “điệu hổ ly sơn” rồi. Vậy thì làm sao ông Vươn có thể “cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng” được?
Nhiều bài báo tường thuật rằng súng bắn đạn hoa cải đã được sử dụng để bắn vào lực lượng công an và quân đội. Súng bắn đạn hoa cải là loại súng săn có nhiều ở Việt Nam, với tầm sát thương ngắn. 6 người bị trúng đạn mà không ai bị chết, lại có thể ra viện và trở lại công tác sau thời gian điều trị ngắn, điều đó cũng chứng tỏ rằng mức độ nguy hiểm của loại súng này kém xa so với các loại vũ khí chuyên dụng để giết người.
Thật là hài hước khi công an trưng ra 3 con dao chặt cây, chẻ củi của nhà nông và một cái ống nhòm dân dụng cũ rích, rồi thuyết minh đó là “dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy”.22 Chẳng nhẽ cả đời họ chưa thấy ai chẻ củi, nên thấy dao to thì tưởng là âm mưu gây án cũng to hay sao? Nếu họ chứng kiến người nhà ông Vươn đang cầm dao trên tay thì đi một nhẽ, đằng này khi đột nhập vào trong nhà thì chẳng tìm thấy ai cả. Thế rồi nhặt nhạnh dụng cụ lao động nhà nông để làm tang chứng gây án. Tình tiết này nói lên mức độ thê thảm của đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ của những người có trách nhiệm. Nó cũng nói lên họ đáng tin đến đâu. Đặc biệt, nó phản ánh thực tế là công an không tìm thấy vũ khí hay bằng chứng thuyết phục nào khác, nên mới phải nhào nặn ra cái hạ sách ấy.
Ảnh Báo Hải Phòng, đăng trên VnExpress, với chú thích: “..dao, kìm dùng để gây án được tìm thấy”
Rõ ràng, khi chọn bình gas làm phương tiện gây nổ (nếu quả thật có chuyện bình gas nổ) và chọn súng bắn đạn hoa cải để bắn, mấy người trong gia đình họ Đoàn đã không hề có ý định giết người, mà chỉ dùng chúng làm phương tiện để dọa, để cảnh cáo những người vô cớ xông vào nơi cư trú hợp pháp của họ. Trong hoàn cảnh “mua súng dễ như mua rau”23 và “thông thường là 200 USD có thể mua được 1 khẩu K59 và 3 viên đạn theo súng”,24 thì mấy anh em ông Vươn thừa khả năng mua những khẩu súng chuyên dụng để giết người – nếu họ muốn. Có lẽ người nhà ông Vươn nghĩ rằng súng bắn đạn hoa cải đủ an toàn khi họ bắn dọa từ xa. Niềm tin ấy không phải là quá ngây thơ. Hãy nghe Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca kể lại:25
“Tại một hội nghị do Bộ Công an tổ chức từ năm 2006, tôi đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tội phạm sử dụng loại vũ khí này. Tuy nhiên thời điểm đó, lãnh đạo một công an tỉnh giáp ranh với Hải Phòng cho rằng tôi nói chuyện thần thoại.”“Đã có lần quá bức xúc tôi phải “cãi” với cán bộ Viện Khoa học Hình sự về tính chất, mức độ nguy hiểm của súng hoa cải, súng bút, nhưng cũng không đem lại kết quả gì. Theo quan điểm của họ, đây không phải là vũ khí quân dụng nguy hiểm.”
Ngay cả lãnh đạo công an cấp tỉnh và cán bộ Viện Khoa học Hình sự của Bộ Công an cũng tin rằng súng bắn đạn hoa cải “không phải là vũ khí quân dụng nguy hiểm”, thì làm sao có thể đòi hỏi mấy người nông dân họ Đoàn phải nghĩ khác?
Vậy thì tại sao lại gây thương vong cho 6 cán bộ và chiến sĩ công an và bộ đội? Hãy xem lại băng ghi hình chương trình thời sự của VTV126 để tìm lời lý giải! Bạn sẽ thấy lực lượng công an ra quân như một đám trẻ con đi đêm sợ ma, dúm lại với nhau, khiến tiến lên thì vướng, mà rút lui cũng khó. Thay vì lom khom để giảm thiết diện hứng đạn, thì họ lại thẳng đuỗn như chào cờ. Vừa nghe tiếng nổ đã hoảng loạn, quay đầu tháo chạy, quên cả che khiên tránh đạn về hướng đối phương. Hai con chó nghiệp vụ thì “đôi co” với sĩ quan huấn luyện, thay vì xông về phía đối phương, khiến nhà báo Trương Duy Nhất phải đặt câu hỏi hóm hỉnh: “Không biết do hoảng sợ trước những viên đạn hoa cải, hay bởi chúng đánh mùi được anh em nhà Đoàn Văn Vươn không phải là “kẻ địch” để tấn công?”27
Cả trăm sĩ quan và chiến sĩ, được trang bị vũ khí hiện đại, bao vây một ngôi nhà giữa đồng không mông quạnh, tấn công 3-4 người với vũ khí “chủ lực” là súng bắn đạn hoa cải, sau khoảng 4 tiếng đồng hồ mới chiếm lĩnh được ngôi nhà đã bị bỏ trống từ lúc nào không biết. Ấy vậy mà thủ lĩnh trực tiếp cầm đầu – Giám đốc Công an Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca – không hề nhận thức được đó là một thất bại ê chề, vẫn hây hây mãn nguyện:
“Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.”
Quả là dưới mọi cung bậc của khả năng nhận thức và lòng tự trọng. Trình độ lãnh đạo cao nhất của công an thành phố còn như vậy, thì thử hỏi đệ tử dưới quyền sẽ thế nào? May mà mấy con chó của họ Đoàn thiên về chức năng làm cảnh và chăn nuôi, chứ nếu chúng phù hợp với nhiệm vụ coi nhà thì có lẽ hậu quả sẽ còn trầm trọng gấp bội.
Với một lực lượng “tinh nhuệ” như thế, tập trận giả “quân ta đánh quân mình” cũng có thể bị thương và tử vong, có thể bị dính đạn của chính quân mình. Vậy thì không nên đổ hết lỗi sát thương cho họ Đoàn. Khi lóng ngóng cắt tiết gà, bị đứt tay, thì không thể buộc cho gà “tội chống người… cắt tiết”.
Điều không thể chối cãi là: Toán người lạm danh “công vụ” trang bị đầy đủ vũ khí đã xâm nhập phi pháp nơi cư trú hợp pháp của gia đình họ Đoàn. Thực tế cướp bóc sau đó chứng tỏ bản chất bất lương của những kẻ đội lốt “thi hành công vụ”. Vì vậy, mấy người họ Đoàn hoàn toàn có quyền tự vệ, và trên thực tế họ đã thực hiện quyền “phòng vệ chính đáng”. Bộ luật Hình sự quy định :
“Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.“
Hành động của những người họ Đoàn không “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, vì:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”
(Điều 15, Bộ luật Hình sự)
Những người họ Đoàn chỉ sử dụng những phương tiện thô sơ để phản ứng, không gây chết người. Phản ứng của họ chỉ đủ mạnh để thức tỉnh chính quyền và đánh động dư luận. Việc công an xả súng vào ngôi nhà nói lên “mức độ nguy hiểm” của “hành vi xâm hại” của công an. Phản ứng dữ dội trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên internet cho thấy dư luận đánh giá “mức độ nguy hiểm cho xã hội” của “hành vi xâm hại” đội lốt “công vụ cưỡng chế” ở Tiên Lãng là rất nghiêm trọng.
Không thể dùng việc 6 người bị thương để khẳng định những người họ Đoàn đã “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Họ dùng tiếng nổ làm tín hiệu cảnh tỉnh hay cảnh báo rằng: “Các người – những vị khách không mời mà đến – đang vi phạm không gian riêng tư hợp pháp của chúng tôi! Hãy dừng lại! Chúng tôi không hoan nghênh các người!” Khi đó, lẽ ra những người đột nhập phải tỉnh giấc mê man, nhận ra là mình đang bị “lạc công vụ”, xông nhầm vào khu vực không thuộc diện cưỡng chế, và vì vậy phải xin lỗi chủ nhà rồi quay ra. Nhưng không, họ vẫn ngang tàng và cố chấp, tiếp tục lao vào như những con thiêu thân. Đơn giản như trường hợp đi xem bắn pháo hoa, nếu lơ ngơ sán vào khu vực bắn pháo đã được chăng dây cảnh báo, thì cũng khó tránh khỏi thương vong. Ngớ ngẩn, tự mang vạ vào thân, thì còn trách ai?
Như vậy, theo Điều 15 của Bộ luật Hình sự, mấy người họ Đoàn đã “phòng vệ chính đáng” và “phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm“.
Ngoài Điều 15, còn có thể sử dụng hai điều khác của Bộ luật Hình sự để bào chữa triệt để cho họ. Điều thứ nhất là :
“Điều 11. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Rõ ràng, khi được biết phạm vi cưỡng chế chỉ là khu đất 19,3 ha, thì mấy người họ Đoàn không thể biết trước rằng lực lượng cưỡng chế sẽ tùy tiện xông đến cưỡng chế cả khu vực 21 ha không thuộc diện thu hồi, có nghĩa đấy là một “sự kiện bất ngờ”. Hơn nữa, họ cũng không buộc phải biết rằng lực lượng xâm nhập phi pháp sẽ bất chấp tín hiệu cảnh cáo để sán lại quá gần, khiến đạn hoa cải có thể gây sát thương, nghĩa là họ “không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi” bắn súng đạn hoa cải để cảnh cáo.
Điều thứ hai là:
“Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.“
Thiết tưởng không cần phải thuyết minh thêm, vì hoàn cảnh thực tế của gia đình họ Đoàn hoàn toàn phù hợp với định nghĩa trên của “tình thế cấp thiết”.
Tóm lại: Các bằng chứng chỉ ra rằng bốn người họ Đoàn không có ý định giết người. Căn cứ vào Điều 11, Điều 15 và Điều 16 của Bộ luật Hình sự, họ không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thêm vào đó, còn có thể dùng điều sau đây của Bộ luật Hình sự để giúp mấy người họ Đoàn thoát khỏi tù ngục:
“Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.“
Mặc dù mấy người họ Đoàn chưa bị truy tố về tội sử dụng vũ khí trái phép, nhưng tôi vẫn muốn trao đổi mấy ý kiến về vấn đề này. Bình gas (nếu quả thật nó đã được dùng để gây nổ) thì hầu như nhà nào cũng có. Súng bắn đạn hoa cải, không phải là của hiếm, cũng không phải là loại bị nghiêm cấm. Trong bài “Loạn súng đạn hoa cải”28 của Thu Trinh đăng trên báo điện tử Đất Việt, Đại tá Nguyễn Chí Lễ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an, đã cho biết rằng một số loại súng, trong đó có súng bắn đạn hoa cải,
“chưa có trong danh mục quản lý của Nhà nước nên mới chỉ dừng lại ở hình thức vận động nhân dân giao nộp”
và
“Bộ luật Hình sự hiện chưa có quy định về các loại súng tự tạo, nên nếu đối tượng tàng trữ bị phát hiện thì chỉ bị xử lý hành chính.”
Về mặt lý luận, cần lưu ý rằng: Nếu pháp luật nghiêm cấm người dân sử dụng một số loại vũ khí có tác dụng phòng vệ, thì dựa trên giả thiết là Nhà nước đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và của cải của nhân dân, khiến người dân không cần phải tự phòng vệ. Trên thực tế thì Nhà nước chưa đảm bảo được sự an toàn tính mạng và của cải của người dân. Hơn thế nữa, trong vụ Tiên Lãng, người của cơ quan Nhà nước, nói đúng hơn là một bộ phận của bộ máy Nhà nước, lại xâm phạm (thậm chí là cướp bóc) tài sản và đe dọa tính mạng của người dân. Vậy thì có thể bỏ qua trách nhiệm của Nhà nước để thản nhiên, đơn phương quy kết người dân về tội sử dụng vũ khí trái phép hay không?
Sẽ là hỗn loạn nếu ai cũng sắm cho mình súng đạn phòng thân. Nhưng, mặc dù dân chưa tự do mua sắm vũ khí, phải chăng là xã hội đã hỗn loạn lắm rồi? Nét đặc biệt là hỗn loạn được điều tiết một chiều: Hỗn loạn từ trên xuống thì mặc sức hoành hành, còn hỗn loạn từ dưới lên thì bị nghiêm cấm.
Nếu chỉ dựa vào câu chữ vô tình của pháp luật, thì trong quá trình giành chính quyền bằng bạo lực, những người cộng sản cũng đã từng sử dụng vũ khí trái phép và giết người thi hành công vụ của chế độ cũ. Nhưng họ không băn khoăn, không ăn năn về điều đó, bởi nghĩ rằng hành động của mình là chính nghĩa, rằng “mục đích biện minh cho phương tiện”. Cũng là người, chẳng nhẽ gia đình họ Đoàn không có quyền nghĩ như những người cộng sản hay sao? Hành động trong thế cùng đường của gia đình họ Đoàn đã thức tỉnh bộ máy cầm quyền và dư luận nhân dân, đã cảnh báo cho lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước về thực trạng tệ hại của bộ máy cầm quyền và sự cùng cực của người dân, để mà chấn chỉnh bộ máy vì sự tồn vong của chế độ, để muôn dân đỡ khổ. Cả một bộ máy cồng kềnh, rải từ trung ương đến địa phương, gồm kiểm tra, thanh tra, công an, tòa án, viện kiểm sát, rồi thêm cả ban chống tham nhũng, tiêu hết bao tiền của của nhân dân, vậy mà càng chống thì tham nhũng càng nở rộ, càng trầm trọng, càng công khai. Tiếng nổ mang tên Đoàn Văn Vươn đã làm cho bộ máy tham nhũng chững lại, ít nhất là trong chốc lát, tạo điều kiện cho công cuộc cải tổ của Đảng CSVN và góp phần giải phóng bao nông dân ra khỏi bất công. Chẳng nhẽ hiệu quả thực tế như vậy còn chưa đủ để “biện minh cho phương tiện” hay sao?
3. Một số tội hình sự cần bị điều tra và truy tố
Như đã viết ở phần đầu, nếu coi 4 người họ Đoàn có “tội giết người” và “tội chống người thi hành công vụ” thì cũng phải thừa nhận rằng hai tội đó chỉ là hệ quả. Trước khi xét xử các “tội hệ quả” thì phải xét xử các “tội tiền đề”, là nguyên nhân gây ra hệ quả ấy. Một số “tội tiền đề” liên quan đến vụ Tiên Lãng, theo quy định của Bộ luật Hình sự, là:
- Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124);
- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135);
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137);
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139);
- Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165);
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282);
- Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295);
- Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296).
Song song với việc khởi tố về “tội giết người” (Điều 93) đối với 4 người họ Đoàn, phải khởi tố chính tội ấy với một số người trong bộ máy cầm quyền, với tư cách “tội liên quan”. Có thể một số người sẽ cho rằng việc khởi tố này là quá khiên cưỡng. Nhưng mức độ khiên cưỡng ấy không hề cao hơn so với mức độ khiên cưỡng của việc khởi tố 4 người họ Đoàn về “tội giết người”, bởi lẽ:
- Không có bất cứ lý do chính đáng nào có thể biện hộ cho việc toán người lạm danh “công vụ” mang theo vũ khí đột nhập vào nơi cư trú hợp pháp của công dân. Trong khi đó, mấy người họ Đoàn chỉ thực hiện quyền “phòng vệ chính đáng” của mình trước sự xâm nhập bất hợp pháp của toán người có vũ trang.
- Lực lượng lạm danh “công vụ” đã dùng vũ khí hiện đại, đã xả súng bắn vào ngôi nhà, bất chấp việc có ai trong đó và người ấy có liên quan đến việc kháng cự hay không. Trong khi đó, phía họ Đoàn chỉ dùng súng bắn đạn hoa cải để cảnh báo, hay cảnh cáo và chặn đường của những kẻ xâm nhập bất hợp pháp.
Giả sử, sau khi họ xả súng bừa bãi vào ngôi nhà đó rồi tìm thấy mấy xác chết, thì họ sẽ lập luận thế nào? Sẽ công bố là mấy người ấy đã tự vẫn do ân hận, giống như trường hợp Nguyễn Công Nhựt,29 hay sao?
Nếu xem lại băng ghi hình chương trình thời sự của VTV1,30 ta sẽ thấy được một phần của cảnh công an nã súng vào nhà dân. Nhìn vào đó, ta không nhận ra dấu hiệu của sự kiềm chế của lực lượng công an. Điều đó cũng phù hợp với đoạn tường thuật đầy hào hứng sau đây của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, người cùng với 4 Phó giám đốc Công an Hải Phòng trực tiếp chỉ đạo cuộc tấn công:
“Nhận định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an thành phố đã lên phương án đốt cháy toàn bộ. Song trên thực tế chưa dùng đến. Sau hàng loạt trận nã đạn, khói bay mù mịt, lực lượng chức năng đã tiếp cận được ngôi nhà 2 tầng. Tuy nhiên, 3 người đàn ông trong nhà đã biến mất từ lúc nào.”31
Rõ ràng, đoạn tường thuật trên đã trở thành lời tự thú, là bằng chứng hùng hồn về ý định giết người của “lãnh đạo công an thành phố” Hải Phòng, không những bằng “hàng loạt trận nã đạn” với “khói bay mù mịt”, mà còn bằng “phương án đốt cháy toàn bộ” bằng “rơm” “tẩm xăng”. Khi cho “nã đạn” và “lên phương án đốt cháy toàn bộ” “ngôi nhà 2 tầng”, “lãnh đạo công an thành phố” Hải Phòng không thèm quan tâm đến việc trong ngôi nhà ấy có người vô can hay không. Trong bài trả lời phỏng vấn VnMedia,32 ông Ca nói rằng:
“Vào thời điểm xảy ra sự việc, bên trong ngôi nhà theo quan sát lúc đó có 3 người con trai và một phụ nữ. Riêng đối tượng Nguyễn Thị Thương cũng có mặt trong nhà nhưng khi xảy ra sự việc chúng tôi chưa biết tại sao lại lên được bờ.”
Nghĩa là ông Ca và bộ sậu của ông đã dùng hoặc sẵn sàng dùng biện pháp hủy diệt, mặc dù cho rằng trong nhà có phụ nữ. Đó là “tội giết người”, và theo Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì hành vi của họ thuộc về các trường hợp sau:
A) Giết nhiều người;
K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
O) Có tổ chức.
Nhiều người nghi ngờ rằng: Việc phá hủy, rồi cho nghiền nát ngôi nhà và san phẳng hiện trường là để xóa đi tang chứng của cuộc tấn công quá trớn và phi pháp. Cần phải nghiêm túc điều tra xem có đúng như vậy hay không. Nếu đúng thì hành động phá nhà ông Quý không chỉ là “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (Điều 143), mà còn là hành vi “hủy vật chứng”, tức là “tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” (Điều 300).
Dù thế nào đi nữa, khi hai bên bắn nhau và đều “có vẻ” là sai, thì không thể chỉ mang một bên ra xử, hay tách thành hai vụ án riêng biệt. Hiển nhiên là phải khởi tố và xét xử cả những người thuộc bộ máy cầm quyền.
Vậy thì phải khởi tố thêm những ai về “tội giết người”? Đương nhiên là khởi tố tất cả những người đã tham gia cuộc đột nhập và tấn công vào nơi cư trú hợp pháp của họ Đoàn, bất luận là họ có cầm súng bắn hay không, theo đúng kiểu truy tố mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã dành cho mấy người họ Đoàn. Hơn thế nữa, phải khởi tố cả những người đã và đang dấu mặt ở đâu đó. Không thể để sót, mà phải làm triệt để, giống như Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố cả ông Đoàn Văn Vươn về “tội giết người”, mặc dù ông không có mặt tại nơi xảy ra xung đột. Phải đối xử với những người thuộc bộ máy cầm quyền giống như đối xử với gia đình họ Đoàn, thì mới đúng với nguyên lý “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, được khẳng định trong Hiến pháp.
Một số “tội tiếp theo” cần bị truy tố theo Bộ luật Hình sự là:
- Che giấu tội phạm (Điều 21);
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104);
- Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107);
- Tội hành hạ người khác (Điều 110);
- Tội làm nhục người khác (Điều 121);
- Tội vu khống (Điều 122);
- Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123);
- Tội cướp tài sản (Điều 133);
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143);
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 284);
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 293);
- Tội dùng nhục hình (Điều 298);
- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300);
- Tội không tố giác tội phạm (Điều 314).
- Tội che giấu tội phạm (Điều 21);
- Tội vu khống (Điều 122).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104);
- Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107);
- Tội hành hạ người khác (Điều 110);
- Tội làm nhục người khác (Điều 121);
- Tội vu khống (Điều 122);
- Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123);
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 293);
- Tội dùng nhục hình (Điều 298).
Nhiều tội trong số kể trên đều có chung mấy “tình tiết tăng nặng”, được xác định trong Điều 48 của Bộ luật Hình sự, đó là:
A) Phạm tội có tổ chức;
C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Lấy ví dụ: Những ai đã từng dính líu trong những vụ tham nhũng trước đây, như vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn,35 nay lại liên quan đến vụ chiếm đất ở Tiên Lãng, thì thuộc về phạm trù “phạm tội nhiều lần” hoặc ” tái phạm”.
Cả đống tội sờ sờ ra đấy, tại sao không truy tố? Chỉ riêng điều đó, cơ quan chức năng đã phạm thêm
- Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294).
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.”
thì nên ra lệnh:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương khởi tố vụ án ‘giết người và lạm dụng công vụ’ và đưa ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo đã có nhiều đóng góp trong quá trình công tác.”
Hơn nữa, cần chỉ thị:
“Phải khẩn trương mở rộng vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng, không để sót người, sót tội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.”
Có như vậy thì mới thật sự nghiêm minh, mới thật sự công tâm, không bao che cho những người trong bộ máy cầm quyền và không vùi dập dân thường.
Tôi dùng gạch nối “–”, không phải để ghi chú rằng Tiên Lãng thuộc Hải Phòng, vì điều đó giờ đây ai cũng biết, mà để thể hiện hướng phát triển của vụ án. Thật vậy, chẳng ai tin rằng mọi chuyện tồi tệ chỉ xuất phát từ Tiên Lãng và chỉ dừng lại ở huyện Tiên Lãng. Nếu như vậy thì cấp trên đã không ngậm tăm và thậm chí tìm mọi cách để bao che suốt hơn một tháng trời. Hơn nữa, hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Thanh Liêm chưa đủ tầm để tự mình thao túng đất đai bằng chuyện xây dựng sân bay quốc tế. Vâng, Tiên Lãng chỉ là một mắt xích trong một dây chuyền tội ác.
4. Một số việc cần làm ngay
Có 3 vấn đề cấp bách hiện nay là:
- Thứ nhất, phải mở rộng vụ án, điều tra và truy tố các tội liên quan đến những người trong bộ máy cầm quyền.
- Thứ hai, phải chuyển vụ án hình sự đối với gia đình họ Đoàn cho cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương xem xét và xử lý.
- Thứ ba, nếu không thả ngay thì phải chuyển nơi giam giữ 4 người họ Đoàn ra khỏi địa phận Hải Phòng và tạo điều kiện để họ có thể tiếp xúc với gia đình, người thân, thông qua đó mà tìm kiếm luật sư phù hợp.
Theo báo Đất Việt,36
“Chiều 14/2, đại tá Đỗ Hữu Ca, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng đã chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt của Công an thành phố triển khai Kế hoạch của Thành uỷ, UBND TP. Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng…”
“… ông Ca cũng chỉ đạo tập trung khẩn trương điều tra, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật vụ án ‘giết người’, ‘chống người thi hành công vụ’, vụ án ‘huỷ hoại tài sản’ để đưa ra xét xử trước pháp luật, khẩn trương truy bắt các đối tượng gây án bỏ trốn (2 nghi phạm trong vụ nổ súng là Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái, em ruột và em vợ Đoàn Văn Quý).”
Thật là rùng rợn khi kẻ lẽ ra phải là nghi can số một trong vụ án ‘giết người’ lại hùng hồn chỉ đạo truy tố mấy người họ Đoàn về tội ‘giết người’. Khi những người lẽ ra phải chịu trách nhiệm chính trong vụ Tiên Lãng lại đứng ra phán xử, thì họ sẽ tha hồ mà xử lý những người đã làm hỏng ý đồ của họ và khiến cho họ bị tai tiếng, lao đao…
Trong thời gian tới, vị trí của nhiều cán bộ chủ chốt ở Hải Phòng phải là chiếc ghế dành cho nghi can hoặc bị can, họ phải là đối tượng bị điều tra, bị thẩm vấn. Không thể để họ tiếp tục đóng vai cán bộ điều tra, xét xử, hay là người cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, để họ tiếp tục bao che tội phạm và làm hại dân lành.
Huyện ủy Tiên Lãng đã triệu tập 300 đảng viên đến để tuyên truyền, phổ biến những thông tin sai trái, hoàn toàn bóp méo sự thật về những gì đã và đang xẩy ra trên đất Tiên Lãng,37 và không thấy có đảng viên nào lên tiếng công khai phản đối. Trong thể chế mà Đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự kiện kể trên cho thấy bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng đã mục ruỗng và không thể hy vọng gì từ đó. Để cho bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng rơi vào tình trạng thối nát và ngang nhiên hoành hành như vậy, không thể coi bộ máy cầm quyền của thành phố Hải Phòng – cấp trên trực tiếp của huyện Tiên Lãng – là vô can và trong sạch.
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đã thể hiện là một người quá kém cả về nhân cách lẫn trình độ, đã phạm bao sai lầm và tội lỗi, đã ngập trong vũng đen nhầy nhụa, song vẫn không thấy bị lôi ra gột rửa, mà vẫn ung dung tại vị và lớn tiếng phán xét. Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại là người phụ trách nông nghiệp, đã trực tiếp ký và đồng ý toàn bộ kế hoạch cưỡng chế do Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đệ trình, sau khi vụ việc diễn ra thì lại cố tình bao che tội phạm bằng cách trơ trẽn vu khống nhân dân phá nhà ông Đoàn Văn Quý. Vậy mà Đỗ Trung Thoại vẫn bình chân như vại, lại còn được lãnh đạo Đảng và chính quyền Hải Phòng tín nhiệm giao cho trọng trách làm Tổ trưởng tổ công tác để chỉ đạo các ngành từ thành phố đến huyện Tiên Lãng thực hiện kết luận của Thủ tướng (theo phương án phân công ban đầu).38 Chỉ cần nhìn vào hai ví dụ ấy, cũng thấy được bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng đã băng hoại thế nào.
Tôi không tán thành quan điểm của một vị lãnh đạo, cho rằng nếu cứ thấy sai là cách chức thì không còn ai để làm việc, bởi lẽ dù tình hình trầm trọng đến đâu đi nữa thì đất Việt vẫn chưa hết người tài đức. Tuy nhiên, là một người già dặn, một trong những người đứng đầu bộ máy cầm quyền, hiển nhiên ông hiểu rõ hơn, chính xác hơn về thực trạng của hàng ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế cận, nên đánh giá của ông chắc hẳn phải chính xác trong phạm vi ấy. Vì vậy, dẫu thay hết cán bộ lãnh đạo ở Hải Phòng, dẫu tin rằng ở đất Hải Phòng còn nhiều người tài đức, thì ta cũng không thể yên tâm rằng, sau khi cách chức hết các tham quan đương nhiệm, những người sắp kế nhiệm sẽ đủ công tâm và thông thái để vô tư đứng ra giải quyết vụ án quá phức tạp này.
Lãnh đạo ở Hải Phòng, từ xã Vinh Quang, đến huyện Tiên Lãng, cho đến cấp thành phố, đã lún quá sâu trong vũng bùn nhơ nhớp, luôn tìm cách biến báo để xóa dấu vết tội lỗi của bản thân và đồng bọn, nên không thể có được sự trung thực và khách quan tối thiểu để tiến hành điều tra và xét xử vụ án của mấy người họ Đoàn. Chính vì vậy, không thể để bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng định đoạt số phận của gia đình họ Đoàn.
Ngày 08/02/2012, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang và Luật sư Trần Vũ Hải đã gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang một kiến nghị, trong đó đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an áp dụng quy định tại Điều 110 của Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.“
Đây là một kiến nghị rất hợp lý và rất cần thiết. Hy vọng Bộ trưởng Bộ Công an sẽ sớm phúc đáp và chấp thuận đề nghị này.
Tôi muốn kiến nghị thêm: Nếu không thả tự do hoặc tạm tha (cho tại ngoại) thì đề nghị cho di dời ngay lập tức nơi giam giữ 4 người họ Đoàn ra khỏi địa phận Hải Phòng, trước hết là để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho họ, sau đó là để có điều kiện để tiến hành điều tra một cách chính xác và khách quan.
Trong điều kiện bị cách ly, không được tiếp xúc với người thân, thì làm sao mấy người nông dân họ Đoàn đang bị giam giữ có thể tìm hiểu để chọn luật sư bào chữa? Ấy vậy mà “điều kỳ diệu” đã xảy ra. Bỗng nhiên ông Đoàn Văn Vươn viết đơn đề nghị:39
“Cho phép tôi được mời đích danh Luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Công ty Luật Đông Đô Hà Nội – là người bào chữa cho tôi trong quá trình tôi chấp hành điều tra xét xử.”
Làm sao nông dân Đoàn Văn Vươn, sống ở ven biển Tiên Lãng, biết được sự tồn tại của Luật sư Nguyễn Việt Hùng ở Hà Nội? Chính Luật sư Hùng cũng ngạc nhiên và nói rằng:
“Ngày 2/2/2012, cán bộ điều tra TP Hải Phòng đã gọi điện thông báo việc ông Vươn mời đích danh tôi làm luật sư bào chữa trong quá trình điều tra xét xử. Tôi hết sức bất ngờ trước thông báo này, bởi lẽ trước đó tôi chưa từng gặp mặt, hay tiếp xúc với ông Vươn bao giờ.”
Trong khi đó, bút tích của nông dân Đoàn Văn Vươn lại rất tự tin, khẳng định rằng:
“Luật sư Nguyễn Việt Hùng là tôi tin tưởng nhất và chỉ đồng ý để duy nhất luật sư Nguyễn Việt Hùng là người bào chữa cho tôi. Tôi không đồng ý những luật sư do cơ quan pháp luật chỉ định và không đồng ý những luật sư do ai khác mời cho tôi. Nếu có những luật sư khác tham gia bào chữa cho tôi thì tôi không đồng ý và từ chối làm việc. Tôi khẳng định lại tôi chỉ chấp nhận luật sư Nguyễn Việt Hùng là người bào chữa cho tôi.”
Có ông nông dân nào viết chắc nịch như vậy về một luật sư không hề quen biết và từ chối sự giúp đỡ của bất cứ luật sư nào khác trên đời hay không? Vở hài kịch trở nên kịch tính hơn nữa, khi cán bộ điều tra Công an thành phố Hải Phòng lại gọi điện cho Luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Công ty Luật Đông Đô Hà Nội – vào ngày 06/02/2012 và thông báo rằng có sự nhầm lẫn, rằng chính xác lại là luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Văn phòng Luật sư Kinh Đô Hà Nội. Có điều, lần này không thấy báo chí đăng bút tích đính chính của ông Vươn. Một vở kịch quá vụng về và sống sượng. Bản chất của cơ quan công an thành phố Hải Phòng thế nào thì trong suốt hơn một tháng qua mọi người đã được chứng kiến. Bây giờ lại phải chấp nhận luật sư theo ý của công an, thì luật sư để làm gì? Chính vì vậy, càng phải sớm tách những người họ Đoàn ra khỏi vòng cương tỏa của công an Hải Phòng và tạo cho họ điều kiện tiếp xúc để có thể lựa chọn luật sư phù hợp nhất.
*
* *
Căn cứ vào những điều báo chí đã viết về
việc đắp đê, lấn biển, cải tạo cả một vùng rộng lớn, tạo nên cuộc sống
ổn định hơn trước đe dọa của sóng bão, ta thấy là gia đình ông Vươn đã có công lớn.
Nếu nghĩ đến việc nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu để giữ
từng tấc đất của Tổ quốc, ta sẽ thấy gia đình ông Vươn không chỉ có công với địa phương Tiên Lãng, mà là có công với Nước. Gia đình ông Vươn có công rất lớn đối với nhân dân, vì hành động của họ đã góp phần làm cho dân đỡ khổ. Gia đình ông Vươn có công rất lớn đối với chế độ,
vì hành động của họ đã đánh thức những người vô tình hay giả vờ quan
liêu, để nhận thức ra những đàn sâu trong bộ máy cầm quyền đang đe dọa
sự tồn vong của chế độ. Hành động cực đoan để cảnh báo xã hội, cảnh báo
chính quyền của mấy người họ Đoàn cũng có thể so sánh với việc ai đó
trong chiến tranh đã đốt nhà mình để báo hiệu cho cán bộ cộng sản biết
đang bị địch phục kích. Chẳng nhẽ thoát chết rồi lại quay ra lên án tội
đốt nhà hay sao? Với những lý do trên, gia đình ông Vươn hoàn toàn xứng đáng được hưởng thành quả của mấy chục hecta đã khai phá và cải tạo.Căn cứ vào những lập luận trong bài này và bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ”, hẳn bạn đọc thấy rằng mấy người họ Đoàn không phạm “tội giết người”, lại càng không hề phạm “tội chống người thi hành công vụ”. Vì vậy, cần phải huy bỏ quyết định truy tố và trả lại tự do cho họ.
Suy nghĩ mãi, nhưng tôi chưa hình dung ra được con đường nào khác để có thể làm yên lòng dân và gỡ mối bùng nhùng rối tinh của đống dây kích nổ, ngoài việc thả ngay lập tức 4 người họ Đoàn và hủy bỏ lệnh truy tố họ về tội “giết người và chống người thi hành công vụ”, hoặc đem họ ra xét xử để tuyên bố họ trắng án.
Nên dành cho gia đình họ Đoàn những quyền lợi đặc biệt, thậm chí là ngoại lệ (ví dụ như vẫn cho họ tiếp tục sử dụng toàn bộ diện tích đang khai thác, cho dù diện tích đó có thể vượt ngưỡng trong quy định nào đó), theo kiểu “gia đình có công đặc biệt với đất nước”. Nếu gia đình họ Đoàn đã từng có những vi phạm nào đó, cũng như muôn người ở đất nước này, thì cũng có thể “miễn truy tố”, giống như các vua thời trước vẫn làm trong những trường hợp có công đặc biệt.
Để thoát ra khỏi tình thế hỗn loạn hiện nay thì không thể chỉ máy móc áp dụng luật pháp, mà phải dùng cả lòng bao dung, và lòng bao dung ấy trước hết phải được dành cho gia đình họ Đoàn. Ngược lại, nếu cứ khăng khăng xử theo luật, thì phải bắt đầu xử từ những người trong bộ máy cầm quyền. Nếu làm theo hướng thứ hai một cách nghiêm minh, thì e rằng cuối cùng sẽ không còn đủ người, hoặc thậm chí là không có người để đóng vai quan tòa nữa.
Nếu những người cầm quyền thành tâm muốn phát hiện kẻ thù của chế độ, thì hãy bắt đầu tìm kiếm trong hàng ngũ của mình, đừng chỉ nhằm vào dân mà làm hại ân nhân. Chỉ cần một chút công bằng, chưa cần đến nghiêm minh, thì dù có dồn hết năng lượng cũng không đủ để xử lý hết những vi phạm pháp luật trong hàng ngũ cầm quyền.
*
* *
Bài viết này trình bày một lược đồ tư
duy, dựa trên giả thiết là những thông tin từ internet mà tôi đã trích
dẫn là đúng. Tất nhiên, một số thông tin từ internet có thể sai, khi đó
kết luận rút ra có thể cũng sai theo.Một trong những mục đích của bài này là để góp ý cho những người có trách nhiệm tiếp cận thêm một cách nhìn, để hạn chế bớt chủ quan, dẫn đến việc bênh vực các thành viên của bộ máy cầm quyền một cách quá thái và vùi dập người dân một cách quá đáng.
Tôi chỉ trao đổi một số khía cạnh mà tôi e rằng những người khác chưa nói, hoặc nói chưa đủ. Còn việc đưa ra những lập luận toàn diện, nhất là những lập luận có lợi cho phía chính quyền và có thể có hại cho gia đình họ Đoàn, thì đã có bộ máy ăn lương khổng lồ làm, tôi không có ý định làm thay.
*
* *
Một thực tế tệ hại hay tái diễn trên “công đường” thời nay là:- Luật sư giỏi thì chưa chắc đã được phép tiếp cận vụ án;
- Có thể luật sư được … cài, để bào chữa cho… công an và làm hại cho thân chủ;
- Luật sư muốn tranh luận thì chưa chắc đã được nói, hoặc bị cản trở bằng khống chế thời gian;
- Nếu luật sư được nói thì chưa chắc quan tòa đã nghe ;
- Nếu quan tòa có để ý nghe, thì chưa chắc đã làm theo, vì bản án đã được cấp trên ấn định từ trước.
- Quan tòa không cản trở được và không có khống chế thời gian;
- Không nhất thiết phải có giấy hành nghề luật sư, mà cần có đủ năng lực trí tuệ;
- Nhiều người có thể cùng tham gia bào chữa, không phụ thuộc vào không gian, địa điểm;
- Phía tòa án có đủ thời gian xem xét để chấp nhận những lập luận hợp lý;
- Những người thực sự quyết định kết cục của vụ án có đủ thời gian để cân nhắc và hiệu chỉnh mệnh lệnh điều khiển “robot công đường”, tức là sửa lại các “bản án bỏ túi” trước khi trao cho “diễn viên” trình diễn tại “công đường”;
- Nếu tòa án không chấp nhận những lập luận hợp lý và kết tội một cách phi lý, thì dư luận sẽ có cơ sở để phán xét và lên án.
Để bảo vệ dân oan thì phải cương quyết tấn công tội phạm liên quan, nhất là khi tội phạm ấy xuất phát từ những người thuộc bộ máy cầm quyền. Đối với vụ Tiên Lãng, những tội phạm liên quan xuất phát từ những người thuộc bộ máy cầm quyền được trình bày ở phần 3 của bài viết này. Xét về phương diện tấn công tội phạm liên quan, phương thức “bào chữa công khai” có cái lợi nổi trội, là quan tòa sẽ không thể dùng lý do kinh điển rằng vấn đề luật sư đề cập “nằm ngoài khuôn khổ vụ án đang xét” để gạt đi, nhằm kết án bằng được theo kịch bản định sẵn.
*
* *
Vừa rồi có một cuộc tranh luận sôi nổi, đôi khi quá gay gắt và thiếu công bằng, về vai trò phản biện của trí thức. Tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận ấy, mà chỉ gửi gắm tâm sự của mình qua bài “Trí thức”,42 với khổ đầu là:“Trí thức là biết đau
Đau nỗi đau đồng loại
Đau sớm hơn người khác
Khi mọi người chưa đau.”
Vâng, tôi đã viết hai bài liên quan đến vụ Tiên Lãng bằng những nỗi đau – nỗi đau ứ máu không cầm nổi – nỗi đau chung với những người dân cùng cực, không chỉ ở bờ biển Tiên Lãng – nỗi đau mà tôi muốn chia sẻ với mọi người, để cho đỡ đau…
Chú thích:
1 VietNamNet 10/02/2012: Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế
2 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị… dân bức xúc mà phá
3 VTC News 06/02/2012: Giám đốc CA Hải Phòng: Nhà ông Vươn chỉ là cái chòi
4 Người lao động 07/02/2012 – Thế Dũng, Mai Phương: Vụ thu hồi đất Tiên Lãng: Nhà bị phá, phải báo chứ (!)
5 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 19/2003/QH11
6 Điều 52, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
7 Điều 11, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
8 Điều 12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
9 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10
10 Hoàng Xuân Phú 28/01/2012: Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
11 Dân Việt 13/01/2012 – Vũ Hải, Mạnh Thắng, Mai Trang: Quyết định một nơi, cưỡng chế một nẻo
12 Dân Việt 14/01/2012 – Mạnh Thắng: Đương sự vụ cưỡng chế sẽ tố giác hành vi hủy hoại tài sản
13 Nguyễn Quang Vinh 20/01/2012: Chuyện động trời ở Tiên Lãng – Thông tin lần đầu công bố
14 Nguyễn Quang Vinh 06/02/2012: Vụ Tiên Lãng – Kỳ 1: Chuyện con chó ướt sũng lông và căn nguyên đối đầu ở Tiên Lãng
15 Luật Cán bộ, Công chức của Quốc hội khóa XII, số 22/2008/QH12
16 VnExpress 12/01/2012 – Nguyễn Hưng: ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế’
17 Đất Việt 12/01/2012 – Đặng Hồ, Quốc Tuấn: Ông Vươn và 5 người thân bị khởi tố tội ‘giết người’
18 An ninh Thủ đô 21:17 05/01/2012 – Nguyên Lê: Truy bắt đối tượng dùng mìn, súng hoa cải tấn công lực lượng cưỡng chế
19 An ninh Thủ đô 06/01/2012 07:00 – Nguyên Lê: Manh động gây nổ và xả súng tấn công người thi hành công vụ
20 Ảnh lấy từ VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
21 An ninh Thủ đô 05/01/2012 15:15 – Nguyên Lê: Dùng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế, 5 công an, bộ đội trọng thương
22 VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
23 Dân trí 27/12/2006 – Lê Bảo Trung: Mua súng dễ như mua rau
24 Dân trí 15/08/2005 – Võ Khối: Mua bán súng đạn qua biên giới
25 VnExpress 09/01/2012 – Hà Anh: ‘Cảnh báo của tôi về súng hoa cải không được coi trọng’
26 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
27 Trương Duy Nhất 10/02/2012: Những con chó trong vụ Tiên Lãng
28 Đất Việt 05/02/2009 – Thu Trinh: Loạn súng đạn ‘hoa cải’
29 Đất Việt 04/05/2011 – Hiền Minh: Những tình tiết mới vụ chết người ở trụ sở công an huyện
30 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
31 VnExpress 08/01/2012 – Hà Anh: Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế
32 VnMedia 08/01/2012 – Song Linh: Giám đốc CA Hải Phòng: “Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng”
33 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị… dân bức xúc mà phá
34 YouTube: Bà Nguyễn Thị Thương trả lời phỏng vấn
35 Tuổi trẻ online 09/09/2006 – N. V. Hải, Trọng Phú: Lãnh đạo Hải Phòng: “răn đe là chính”!
36 Đất Việt 16/02/2012 – Đ. Hồ – M. Ngọc: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng hứa xử lý rốt ráo
37 Trần Đình Nhu 08/02/2012: Sai phạm nghiêm trọng nhất của Huyện ủy Tiên Lãng: Tập trung ba trăm đảng viên để tuyên truyền điều ngược ngạo
38 Nguyễn Quang Vinh 12/02/2012: Vụ Tiên Lãng – Kỳ 7: Hải Phòng thách thức dư luận và thách thức Thủ tướng
39 Phunutoday 07/02/2012 Hà Linh: Công an báo nhầm luật sư bào chữa cho ông Vươn
40 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Vô tư
41 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Đừng đuổi ân nhân
42 Hoàng Xuân Phú 02/02/2012: Trí thức
Hà Nội, ngày 16/02/2012
H.X.P.
BLOG NGUYỄN VĂN MINH:TỰ VẢ MỒM VÀ NÉM ĐÁ VÀO CHÍNH MÌNH
jasminevn
Mình cũng bức xúc không kém khi đọc qua bài viết từ blog Nguyễn Văn Minh: Đoàn Văn Vươn có nghèo khổ đến mức phải… quyên góp.
Việc quyên góp ủng hộ cho gia đình anh Vươn đều là do những người có tấm lòng hảo tâm tử tế nhìn sự việc cưỡng chế xảy ra với con mắt của người trong cuộc, sự đồng cảm chia sẻ lúc khó khăn của tất cả mọi người, bản thân gia đình anh Vươn không hề bày tỏ “ăn xin” mà phải giả nghèo, giả khổ như cách nghĩ của Nguyễn Văn Minh. Bạn không ủng hộ quyên góp thì cũng nên nhìn nhận sự việc của một người làm báo, biết thế nào là đúng là sai, đối với người làm báo chỉ một câu nói xuyên tạc cũng có thể khiến cho ai đó lâm vào cảnh bần cùng. Bạn có thể dửng dưng trước sự thiếu thốn của họ, có thể quay lưng bĩu môi nhưng không thể thiển cận đến mức vô liêm sỉ và mất tính nhân đạo.
Trang blog nhà bạn cũng có vài bài xác nhận việc làm của những quan tham Tiên Lãng là vi phạm pháp luật, thì đơn giản bạn cũng nhận ra việc anh Vươn phản kháng là có lý do và gia đình anh Vươn đã đau đớn thế nào khi chỉ vài ngày hoang tàn cả cơ ngơi đẫm máu và nước mắt gầy dựng nên. Những ngày cận Tết, trong cái lạnh giá rét buốt, chồng thì bị bắt, nhà cửa đổ nát, bàn thờ hương hỏa tổ tiên cũng mất, tất cả đồ dùng của gia đình, sách vở của con cái, tấm ảnh thờ… đều không còn nguyên vẹn, đến con chó con cũng ướt sũng lông bị bắt mất, con chó mẹ thoát thân chạy lạc đâu đó… thử hỏi nếu là bạn, bạn sẽ thế nào? Có gào lên thống thiết đòi sự công bằng, có ngửa tay nhận những đồng tiền cứu trợ?…
Đã có nhiều sự phân tích, nhiều sự chia sẻ đến nỗi đau này, mặc nhiên ai cũng hiểu và đồng lòng vì đó là tấm lòng tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn, những đôi tay rất nhân đạo cùng hướng về gia đình anh Vươn, anh Quý.
Có lẽ mình không cần nói gì thêm về hoàn cảnh của gia đình anh Vươn và những nỗi đau mất mát gia đình đã gánh chịu, cũng không cần phải nói rõ tại sao có rất nhiều người đồng lòng và tùy tâm ủng hộ nhiều như thế. Sự thật đã hiện ra rất rõ trong tâm mỗi người.
Chẳng có ai ngu muội đến mức lại không hiểu việc mình đang làm có ý nghĩa thế nào đối với bản thân, chỉ bản thân thôi chứ đừng nói đến sự ảnh hưởng cho xã hội.
Mình vào nhà blogger này, đọc qua những điểm mục chính, đọc cả đôi ba cái còm, đọc chi tiết những bài viết trong thư mục: Chân dung đen, Dọc đường làm báo… điều chỉ có thể thốt lên và lướt trên bàn phím, mẽ, vô liêm sỉ, vô nhân đạo.
Bologger tự giới thiệu thế này: Blog của Nguyễn Văn Minh – Phóng viên báo Quân đội nhân dân – Cơ quan của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng – Tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Là một phóng viên, một nhà báo quân đội nhân dân, đáng lý trên blog của mình, Nguyễn Văn Minh phải lột tả được những niềm vui làm báo, những bài viết đậm chất tính quân đội nhân dân, chứ có lẽ nào.
Trong Dọc đường làm báo, là 03 bài viết với 03 bút danh khác nhau, nhưng lời lẽ mình nghĩ chỉ là của Nguyễn Văn Minh. Trong mục Chân dung đen, là những lời lẽ kịch tính, chê bai, bôi nhọ những người có ảnh hưởng lớn bởi dự luận. Một sự ganh tỵ đầy hiềm khích.
Chưa kể cái giọng điệu trong sự phân tích “lề trái, lề phải”, cái cách dùng từ “bọn phản động” rất nặng nề, cách nói chung chung ba phải “rất phản động”. Những luận cứ không xác đáng và đủ sức thuyết phục khi mang danh tri thức có văn hóa của một người làm báo.
Những còm phản hồi trong hầu hết các bài viết đều có còm khai vị bóc tem của chủ blog. Trong số các còm, những còm ủng hộ, say mê đắm đuối để khích lệ, để sẻ chia và động viên trong những dòng viết của blogger này thì quá ít.
Tại sao đứng trong hàng ngũ quân nhân, là người viết báo, lại tồn tại con người này? Suy nghĩ méo mó, mất đạo đức cả trong cách nghĩ, chẳng khác nào đã tự vả vào mồm, tự ném đá vào chính mình.
Đại sứ Anh – Tương lai nào cho báo chí của Việt Nam
Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại VN
Tiến sỹ Stokes đặt câu hỏi về vai trò độc lập của báo chí trước sự kiểm soát của chính phủ.
Bình luận về câu chuyện này cũng đã được nêu lên trên một vài trong số Bấm 6 triệu trang blog của Việt Nam như tôi đã đề cập đến trước đây.
Ông cũng đã kêu gọi Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường vai trò của báo chí. Chúng tôi ủng hộ mục đích này, và những nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận thông tin ở đây.
Phải công bằng mà nói vụ bê bối liên quan đến nghe trộm điện thoại của những nhân vật cấp cao và một cuộc điều tra độc lập đang tiến hành cho thấy báo chí độc lập của Anh có thể cũng phải tăng cường.
Nhưng tôi rất tự hào khi Vương Quốc Anh đang hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển báo chí chuyên nghiệp, kể cả tư vấn đào tạo.
Tuần trước, chúng tôi cũng tài trợ Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức một Bấm hội thảo cho phóng viên về phương pháp điều tra báo chí.
Đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận sôi nổi về tính nguy hiểm của việc phóng viên cải trang tác nghiệp và cho rằng mặc dù đã có một nghị định mới, vẫn chưa có ai bị phạt do cản trở phóng viên tác nghiệp, ví dụ như từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ anh nông dân Vươn.
Vươn và một số thành viên trong gia đình của anh hiện đang chờ phiên tòa xét xử; Thủ Tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho họ.
Câu chuyện của anh đã nêu lên những câu hỏi quan trọng về tính xác thực của Luật Đất đai và về cơ chế giám sát độc lập. Như vậy điều này có thể đem lại một vài điều tốt đẹp.
Liệu kết luận của Thủ Tướng Chính phủ đưa ra hôm thứ Sáu tuần trước cũng có thể sẽ là cơ hội quí giá để khám phá các cơ chế quản lý và điều tiết các phương tiện truyền thông được hay không trong khi vẫn đảm bảo tính không thiên vị của báo chí, sự độc lập của báo chí khỏi sự kiểm soát của chính phủ hay can thiệp chính trị?
Bài được Đại sứ Anh tại Việt Nam, Tiến sĩ Antony Stokes, đưa lên Bấm blog ngày 15/02/2012, một ngày sau khi Đại sứ quán Anh ra Bấm thông cáo về vụ Tiên Lãng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét