Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Tin tổng hợp 15.2.2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-T4hHaJs1-E
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=lHFCul27xbI
 
Chính trị – Xã hội
Phê bình và tự phê bình – cần nhưng không đủ (RFA)  –Cúm gia cầm trở lại Việt Nam (RFA)  –Toà án tối cao Việt Nam quyết định tái thẩm vụ Tiên Lãng (RFA)  –Anh quốc lên tiếng về vụ Tiên Lãng (BBC) -Sứ quán Anh ở Hà  Nội nói vụ cưỡng chế đất nhà ông Đoàn Văn Vươn đặt ra câu hỏi về quyền sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước. 

Ông Vươn đã được gặp luật sư (nlđ) -Ban Thường vụ Thành ủy TP Hải Phòng giao Ban Cán sự Đảng TAND TP Hải Phòng báo cáo, xin ý kiến của Ban cán sự đảng TAND Tối cao việc nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm TAND TP Hải Phòng và TAND huyện Tiên Lãng  –Hãy bỏ hạn điền! (NLĐ)

Mở đất từ bãi bồi lấn biển   TT – Là những người đi đầu phong trào quai đê, lấn biển từ ngày đầu đổi mới năm 1988, nay tóc đã ngả bạc ở tuổi 60, ông Lương Văn Trong vẫn nhớ mãi hôm cùng ông Rễ, bố mình, ra biển.  —’Tinh thần ông Vươn trong trại tạm giam khá tốt’ (VnEx)  —Thấy gì và cần làm gì sau vụ “Tiên Lãng” ? (Tamnhin)
—Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ song phương (RFA)  –Trên 400 dịch vụ y tế tăng giá (RFA)  –Tăng giá hơn 400 dịch vụ y tế (VnEx)
Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền (NLĐO) – Tổ chức phản động “Hội đồng Công luật công án Bia Sơn” cất giấu nhiều kíp nổ, thuốc nổ, tài liệu tuyên truyền với âm mưu lật đổ chính quyền, thành lập nhà nước “Đại Nam kinh châu”.

Quá nhiều sân bay! (NLĐ) -14 tỉnh, thành miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có đến 9 sân bay. Nhiều địa phương khác cũng đang xin làm sân bay. Mật độ sân bay quá dày đặc nhưng hiệu quả khai thác rất thấp

Giảm tải bệnh viện: Chờ 3 năm nữa (NLĐ) -TPHCM và Bộ Y tế đề ra nhiều giải pháp với hy vọng đến năm 2015 giảm 50% tình trạng quá tải ở các bệnh viện  –Phó thủ tướng: ‘Không khuyến khích sở hữu nhà cá nhân’ (VnEx)
Kinh tế
400.000 tấn hải sản phải vứt bỏ mỗi năm  (RFA) -Tổn thất sau khai thác hải sản ở Việt Nam được ước tính lên tới 400.000 tấn mỗi năm. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này khi đánh bắt hải sản là nguồn lợi nuôi sống cả triệu ngư dân.
“Sẽ xem xét khả năng nới lỏng kiểm soát tín dụng” (VnEc)  –Bất động sản sau Tết: Bán rẻ cũng khó (VnEc)  —Số dư tiền gửi tại ngân hàng giảm mạnh tháng đầu năm (VnEc)  –“Có mươi tổ chức tín dụng yếu kém” (VnEc)  –Tái cấu trúc tại ANZ vì “môi trường khó khăn” (Tamnhin)
Thế giới
Hoạt động quốc tế bảo vệ loài hổ (RFA)  –Á Rập tính trang bị vũ khí cho người Syria (RFA)  —Syria mở rộng hành quân (RFA)  —Israel lên án Iran xuất khẩu khủng bố  (RFA)  —Thủ tướng Trung Quốc: ‘anh em’ Tây tạng phản đối tự thiêu (RFA)  —Biểu tình chống ông Tập Cận Bình (RFA)  —Phó chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng ‘đối thoại thẳng thắn’ về nhân quyền  (VOA)
Lợi dụng khủng hoảng, Trung Quốc tăng tốc mua lại các công ty châu Âu  (RFI)  —Rắc rối Trùng Khánh  (BBC) -Liệu vụ Vương Lập Quân có ảnh hưởng tới chuyến thăm Mỹ của PCT Tập Cận Bình hay không?  —Tổng thống Obama nói với Phó Chủ Tịch Trung Quốc: ‘Phải theo qui luật chung’ (VOA)  —Không có triển vọng đạt tiến bộ khi Mỹ và Bắc Triều Tiên họp lại (VOA)  —Trung Quốc, Liên hiệp Châu Âu thảo luận về khủng hoảng nợ (VOA)  —Chân dung phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (VOA)  –Chân dung ông Tập Cận Bình (BBC)
Thái Lan, Cambodia đồng ý khảo sát trắc địa biên giới (RFA)  –Hy Lạp : thêm một kế hoạch khắc khổ nhưng vẫn bế tắc (RFI)  —Cải tổ tại Miến Điện giúp đảo ngược dòng chảy chất xám (RFI)  –Đụng độ bùng phát ở Bahrain (BBC)
Cao ủy Nhân quyền LHQ lên án chính quyền Syria (NLĐ)  —Động đất 6,2 độ Richter rung chuyển Tokyo  (TT)  —Trung Quốc bắt 33 người CHDCND Triều Tiên vượt biên  (TT)  —Trung Quốc tịch thu và cấm bán iPad  (TT)  —Nhà giàu Trung Quốc ham địa ốc triệu đô ở Mỹ (VnEc)  –GDP đầu người Trung Quốc vượt mốc 5.000 USD (Tamnhin.net)
Bóc lột công nhân, Foxconn bị Apple điều tra TTO  –Vợ tư của Kim Jong-il được trao huân chương (VnEx) lãnh tụ thần thánh sao mà “nhảy ” lắm vậy? hơn người phàm?
Xe cán chó chó cán xe
Truyền nước biển ở hiệu thuốc tây, 1 phụ nữ tử vong (NLĐ)  —Giết người yêu rồi tự sát ngay Ngày Tình nhân (NLĐ)  —Tài xế xe tải tông chết người rồi bỏ trốn (NLĐ)  –Vụ công an bắt viện trưởng: Do CSGT thiếu kinh nghiệm (?) (NLĐ)  –Hà Nội trấn áp tội phạm trên xe buýt (NLĐ)  –Lừa người đi XKLĐ hơn 2,6 tỉ đồng (NLĐ)
Dí dao, cướp xe bảo vệ (NLĐ)  —Say rượu, đập vỡ kính chiếu hậu xe CSGT! (NLĐ)  —Vụ cả gia đình bị tạt axit: Mắt cháu Bảo chưa mù hẳn (NLĐ)  –Hiệp sĩ Sài Gòn bị thương khi bắt hai tên cướp (VnEx)  —71 người móc túi ở bến xe buýt bị bắt giữ (VnEx)  –Giết đại ca giang hồ để giành lãnh địa (VnEx)

 

Sinh viên ra trường phải đào tạo lại là bình thường

  – Quan điểm của Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga tại Hội nghị hiệu trưởng trường ĐH, CĐ diễn ra tại Hà Nội sáng nay (14/2) về việc sinh viên ra trường phải đào tạo lại là điều hoàn toàn bình thường.

Đào tạo lại là bình thường Tại TP.HCM có đến hơn 90%, Hà Nội hơn 60% sinh viên sau khi ra trường đều phải đào tạo lại.
Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Đào tạo lại cho sinh viên là bình thường. Đào tạo lại không phải là học lại chương trình ĐH, CĐ mà sinh viên sau khi ra trường xin đến các cơ quan, xí nghiệp,… được đào tạo để cho phù hợp với môi trường mới tại nơi họ xin việc, làm việc”.
Hiện nay tại các trường Đại học có đào tạo theo ngành rộng. Tức là đào tạo có sự liên kết các ngành học. Ví dụ như sinh viên học ngành điện vẫn có thể làm viễn thông,… Đào tạo như vậy, sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, sở thích của mình. Sinh viên không làm việc này thì làm việc khác; không làm công ty này thì làm công ty khác.
Đồng quan điểm với Thứ trưởng, Hiệu trưởng các trường Đại học, CĐ của nhiều trường cho biết thêm: thực tế hiện nay, sinh viên ra trường làm không đúng ngành đào tạo trong các trường khá nhiều do các em lựa chọn theo sở thích của riêng mình.
 Sinh viên ra trường đi xin việc làm
Sinh viên ra trường đi xin việc làm
Nhiều sinh viên học Văn học nhưng vì yêu thích báo chí vẫn có thể đi làm báo tại nhiều toà soạn. Điều này tất yếu các bạn cần có thời gian học việc, nghiệp vụ làm báo. Tuy nhiên, những sinh viên này đã có những kỹ năng làm báo nhất định bởi trong quá trình đào tạo, ngoài những kiến thức trọng tâm về Ngữ văn (Văn học) thì các khoa vẫn đan xen các môn học về kỹ năng báo chí cho các em. Do vậy, sinh viên ra trường ngoài làm theo công việc đúng ngành là nghiên cứu văn học, dạy học,… thì vẫn có thể làm báo rất tốt.
Vì thế, đào tạo theo ngành rộng vẫn là sự lựa chọn của các trường ĐH, CĐ hiện nay.
“Thực hành” là vấn đề then chốt đào tạo sinh viên
PGS. TS Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết, đầu ra cho sinh viên ra trường có việc làm là tiêu chí quan trọng mà các trường phải nghiên cứu, đào tạo cho thật tốt “để cho sinh viên ra trường có thể bắt tay vào công việc tại các cơ quan tổ chức. Điều đầu tiên là kĩ năng “thực hành nghề” phải thật sự tốt. Để có điều này, trước hết trường, khoa cần phải biết tổ chức, cho sinh viên cọ sát với thực tiễn công việc, cuộc sống. Làm được điều này, đội ngũ giảng viên phải giỏi, nhạy bén, năng động,…”.
TS Vui cũng cho rằng: “Không phải tất cả các sinh viên ra trường đều có thể làm được ngay. Vì thế sinh viên ra trường cần có thời gian đào tạo lại nghiệp vụ, kĩ năng học việc để thích ứng với môi trường làm việc. Bởi “nghề sẽ dạy mình”.
Như vậy, sinh viên ra trường phải đào tạo lại là để thích ứng với môi trường công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên cũng cần chủ động hơn trong học tập bằng cách: học trên giảng đường và học thực tiễn để ra trường có những cơ hội việc làm tốt nhất cho mình.
Ngọc Liên

 

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ vượt quá tổng chi phí quân sự của các cường quốc châu Á khác

Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.

Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.
Reuters
Từ nay đến năm 2015, ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ được nhân đôi, với một tỷ lệ tăng thường niên gần 20%. Theo dự báo được hãng nghiên cứu IHS của Mỹ công bố vào hôm nay 14/02/2012 tại Singapore, chi phí quốc phòng của Trung Quốc như vậy sẽ cao hơn toàn bộ ngân sách quốc phòng của các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương gộp lại.
Theo báo cáo của IHS, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 ở mức 119,8 tỷ đô la. Từ nay đến năm 2015, ngân sách này sẽ tăng theo tốc độ thường niên là 18,75%, để đạt mức 238,2 tỷ đô la.
Lồng vào trong bối cảnh toàn vùng, bản báo cáo của IHS xác định rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vào năm 2015 sẽ vượt quá chi phí của 12 nước lớn khác trong khu vực, vốn sẽ chỉ đạt khoảng 232,5 tỷ đô la.
Một ví dụ cụ thể : Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 sẽ cao hơn gấp 4 lần ngân sách của Nhật Bản, nước đứng hàng thứ hai về chi phí quân sự trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, IHS cũng dự báo ngân sách quốc phòng của Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan, New Zealand và Úc.
Theo ông Rajiv Biswas, trưởng nhóm kinh tế gia chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương của hãng IHS : “Từ hơn 2 thập niên nay, Bắc Kinh đã có khả năng dành một phần ngày càng lớn trong ngân sách chung cho lãnh vực quốc phòng và liên tục tăng cường năng lực quân đội của họ. Xu hướng này sẽ tiếp diễn trừ phi xảy ra một thảm hoạ kinh tế”.
Trung Quốc luôn luôn biện minh rằng việc họ tăng chi tiêu quân sự không hề đặt ra bất kỳ một đe dọa nào cho các nước khác, và liên tiếp xác định rằng ngân sách quốc phòng của họ chỉ bằng một phần rất nhỏ so với ngân sách của Mỹ. Tuy nhiên, những lời biện minh của Trung Quốc không thuyết phục được ai trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng dựa vào các phương tiện quân sự mới để hù dọa các nước láng giềng đang có tranh chấp với họ, nhất là tại vùng Biển Đông.
Hệ quả tất yếu là đà gia tăng chí phí quân sự của Trung Quốc đã buộc các nước khác phải chạy theo. Trong trường hợp của Việt Nam chẳng hạn, theo IHS, ngân sách quốc phòng Việt Nam sẽ tăng gần 9% mỗi năm trong thời gian sắp tới, để đạt tỷ lệ 2.5% GDP vào năm 2015.

 

Hà văn Thịnh – Cái tối thiểu của luật pháp và tính nhân văn

Hà Văn Thịnh – Boxitvn
image Tiên Lãng đã và đang là đề tài hot nhất của năm Rồng. Rồng thì bay trên mây, gặp tiên; còn người dân, nằm lại. Chuyện của Thứ Sáu ngày 10 làm hàng triệu người bỏ công, bỏ việc, mất ăn, mất ngủ để theo dõi, chờ đợi, hy vọng…, té ra là làm cho người dân đau đầu, bức xúc hơn…
Nếu tôi nhớ không nhầm thì chiều hôm đó, sau khi đọc tường thuật trực tiếp, tôi đã ‘còm’ trên trang ABS rằng đó là một trong những buổi chiều đau xót của tôi. Thất vọng và buồn, thậm chí là nhức mỏi hơn.
Có thể vì sự u mê của cái con đường tìm đến sự hiểu nên tôi không thể nào biết khi Thủ tướng nói “kiểm điểm sâu sắc” có nghĩa là gì. Sâu đến mấy thì vẫn là kiểm điểm, sắc đến bao nhiêu đi nữa thì vẫn cứ là… như cũ mà thôi!

Bằng chứng lịch sử có ngay lập tức khi kẻ mà tôi đã gọi là VÔ LIÊM SỈ (ông Thoại), đăng báo đàng hoàng (19.1.2012, 26 tháng Chạp năm Mão), lại trở thành Tổ trưởng Tổ Công tác về Vụ Đoàn Văn Vươn thì người dân chỉ còn biết hỡi ôi. Chưa đến 2 ngày, chức Tổ trưởng bị dẹp, thay bằng Tổ phó Thường trực. Tổ phó mà cũng có cái định ngữ THƯỜNG TRỰC thì chuyện chỉ có ở XỨ HỀ! Đó chẳng phải là trò quay quắt, xỏ xiên về cái gọi là “Công tác cán bộ” hay sao? Xúc phạm lương tri cả hàng chục triệu con người, bổ nhiệm rồi thu hồi, bổ nhiệm lại, còn nhanh hơn cả Kiều – Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!
Cái trò bổ nhiệm này xem ra thiếu ngay cả cái sự tối thiểu của đạo đức công vụ, nếu khép tội thì có thể quy vào tội phỉ báng quy tắc hành xử công quyền. Có đời thuở nào một kẻ can tội vu khống, ngậm máu phun người lại trở thành kẻ tìm ra sự thật hay không?
Để bàn về những điều lố lăng tương tự ở Tiên Lãng thì nhiều không kể xiết – và, cũng đã có cả ngàn người bàn rồi (theo ANTĐ là có đến 1.000 bài báo). Tôi chỉ xin bàn về một điều nữa thôi: Nếu việc phá nhà dân là sai về đạo lý, luật pháp, tại sao không xây ngay một căn nhà khác với tài sản trong nhà có như là trước đó, để chứng tỏ tình NHÂN VĂN, cái đạo lý tối thiểu của trùng trùng nghĩa chữ VÌ DÂN? Tòa án sẽ xử, ai phá sẽ phải đền nhưng đó là NGƯỜI CỦA NHÀ NƯỚC phá thì trước mắt, nhà nước phải đền. Không thể để cho người dân sống CHỜ TÒA trong căn lều thảm thê ấy. Giả sử vụ án dằng dai 5 năm, 10 năm thì vợ con anh Vươn vẫn ở cái lều – chòi (chẳng biết ông Ca Ca gọi là gì) suốt thời gian ấy sao? Chẳng lẽ các cơ quan công quyền Hải Phòng cố tình bắt buộc gia đình người nông dân bị chính quyền phá nhà ở mãi thế để quảng bá cho sự tốt đẹp có đầy trên mặt báo? Nếu không muốn thế, tại sao không bồi thường ngay trong mùa mưa phùn, gió bấc? Thậm chí, nếu tòa sau này có xử không ra kẻ phạm tội đi nữa thì vẫn nên xây để bảo đảm cho dân sống yên ổn. Một người bạn ở Pháp kể cho tôi nghe rằng: Ở bên xứ giãy chết, nếu có người đến ở trong bất kỳ căn nhà trống nào đó, hoặc họ đang thuê mà không trả tiền thì chủ nhà chỉ có quyền đuổi khi mùa Đông đi qua! Còn trong trường hợp của gia đình anh Vươn, người ta ủi tan tành nhà cửa NGAY GIỮA MÙA ĐÔNG!
Nói cho hay thì nhiều người nói được. Làm cho đúng, cho ngay thì hình như tôi chưa thấy bao giờ. Chuyện cổ kể rằng có thể lừa một người nhiều lần, lừa một số người vài lần nhưng không thể lừa hàng triệu người cùng một lúc. Bài học ấy nếu không chịu hiểu thì mọi khuất tất theo kiểu chót lưỡi đầu môi chẳng thể nào che giấu nổi. Tính nhân văn là cái rõ nhất, cần nhất của một chế độ khi muốn chứng minh đủ nghĩa của hai chữ vì dân. Hãy bắt đầu chứng minh lẽ công bằng, lòng tốt bằng cách xây ngay một cái nhà thay thế cái nhà bị phá. Đó là điều cuối cùng của cái đầu tiên của cái thấp nhất của giá trị sống của một CON NGƯỜI. Chẳng lẽ có chế độ không phải của con người?
Huế, 3:17, 13.2.2012.
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Bất ổn ở Trung Quốc: Một năm nguy hiểm

Boxitvn
Vụ Tiên Lãng dường như đã có tiền lệ là vụ Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, xảy ra vào tháng 12/2011. Bài này cho thấy một cái nhìn tổng quát về những vụ việc tương tự, và dự báo một năm nhiều nguy hiểm tại Trung Quốc.
Bauxite Việt Nam
Tình hình kinh tế và mạng xã hội khiến những cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên hơn tại Trung Quốc, vào thời điểm nhạy cảm với giới lãnh đạo
Tường trình từ Thành Đô, Đông Hoàn và Ô Khảm
Bài đăng trên The Economist, 28/1/2012
­­TK dịch
clip_image002
Tại một khu công nghiệp gần Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam của Trung Quốc (TQ), người ta thấy một bảng hiệu màu mè, với dòng chữ ca tụng khu vực tập trung các nhà máy là một “vùng đất sáng ngời, hài hòa và hạnh phúc”. Nhưng vào tháng 1/2012 vừa qua, khi hàng ngàn công nhân nhà máy thép tuần hành qua trước bảng hiệu này, chắc chắn họ đã cảm thấy rùng mình, vì họ đang xuống đường để đòi tăng lương. Cuộc đình công 3 ngày của họ là cuộc đình công lớn bất thường đối với một xí nghiệp trực thuộc trung ương. Nhưng khi kinh tế TQ bắt đầu tăng trưởng chậm lại, thì những bất ổn tương tự sẽ còn xảy ra nhiều hơn.
Báo chí do nhà nước kiểm soát tại TQ không nói gì về vụ biểu tình bắt đầu vào ngày 4/1 tại Thanh Bạch Giang, cách Thành Đô 40 phút lái xe về phía Đông Bắc, nếu đến theo đường cao tốc sẽ đi ngang qua những đồn điền trồng rau và rừng tre. Nhưng tin tức về cuộc đình công này đã nhanh chóng được tải lên mạng internet. Hình ảnh truyền tải trên các vi blog [microblogs] cá nhân cho thấy một đám đông công nhân thuộc Tập đoàn Pangang Thép và Vanađi Thành Đô bị rất đông công an chặn lại không cho tràn xuống đường cao tốc. Tin đồn rằng công an đã tìm cách giải tán đám đông bằng hơi cay. Cuối cùng, giới quản lý nhà máy, chắc chắn được lệnh của chính quyền, đã nhượng bộ công nhân, ít nhất là một phần. Công nhân được tăng lương, dù ít hơn họ đòi hỏi. Còn lương của cán bộ quản lý sẽ không tăng.
Các cuộc đình công ngày trở nên phổ biến tại các nhà máy tư nhân trong những năm qua, lý do thường thấy là công nhân đòi hỏi tăng lương và điều kiện làm việc tốt hơn. Các công ty tư nhân, cũng như các công ty quốc doanh, thường được cán bộ quản lý cho phép dùng tiền để mua chuộc người đình công. Họ tin rằng làm như thế sẽ che đậy được thông tin và ngăn ngừa không cho đình công lan rộng. Nhưng sự bùng nổ sử dụng các mạng xã hội kiểu Twitter đã giúp người biểu tình dễ dàng gửi các bài tường thuật và hình ảnh đến một lượng độc giả khổng lồ. Khả năng của Đảng Cộng sản trong việc ngăn cản bất ổn lan tỏa đang giảm bớt, trong lúc khó khăn kinh tế lại khiến bất ổn ngày càng gia tăng.
Bên dưới giận dữ
Tại một nhà hàng bình dân ở Thanh Bạch Giang, đối diện với khu tập thể của công nhân tập đoàn Pangang, công nhân nhà máy thép phàn nàn rằng nhà nước hứa tăng thêm 260 nhân dân tệ (41USD) mỗi tháng thì vẫn không đủ. Nhiều người thuộc nhóm lương ít nhất mỗi tháng chỉ lãnh được 190 USD mà thôi. Nhưng họ cũng biết công nghiệp thép đang khó khăn, và sự trả đũa nhắm vào những người gây rối gan lì sẽ rất gay gắt. Một thông báo của công an cảnh báo sẽ dùng đến luật pháp, kể cả bỏ tù, chống lại người đình công nào tiếp tục “gây rối trật tự công cộng”. Ngay người viết bài này khi làm nghiệp vụ cũng bị các nhân viên an ninh đi trên một chiếc xe hơi dân sự theo dõi.
Tất cả những bất ổn này một phần là do nỗ lực làm giảm tác hại của việc TQ chi tiêu kích cầu, và việc ngân hàng cho vay vô tội vạ và liều lĩnh theo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hiện có ít dự án xây cất mới hơn trước; nhu cầu dùng thép do đó sút giảm. Nhà máy Pangang tại Thanh Bạch Giang hoạt động thua lỗ. Số nhà máy đang thua lỗ tăng từ 9 nhà máy vào tháng Chín (2010) lên tới 25 nhà máy, chỉ một tháng sau đó. Mặc dù nhà nước bớt lo về lạm phát hơn cách đây vài tháng, và hiện đang giảm phanh kinh tế phần nào, nhưng ngành thép đang dự báo một giai đoạn suy thoái. Một số nhà máy cũng có thể phải đóng cửa.
Sự tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn còn khả quan. Trong ba tháng cuối năm 2011, kinh tế TQ tăng 8,9% so với cùng kỳ một năm trước đó – một con số mà bất cứ ai, dù lấy thước đo nào cũng phải ganh tị, mặc dù đó là mức tăng trưởng thấp nhất từ quý hai năm 2009. Sự suy thoái đến nay diễn ra tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với nỗ lực của chính phủ nhằm giảm nhiệt nền kinh tế. Nhưng điều này cũng không làm giới lãnh đạo khỏi lo ngại rằng năm nay sẽ là một năm khó khăn bất thường.
Châu Âu là nơi tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm của TQ, và cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro đã đẩy rất nhiều nhà sản xuất TQ vào tình cảnh tuyệt vọng. Mức cầu xuống thấp tại Châu Âu và Mỹ đã tác hại lên các nhà máy ở TQ. Các cuộc đình công của công nhân thép kể trên chỉ là một trong rất nhiều cuộc đình công trong vài tháng qua, phần lớn xảy ra tại trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu dọc ven biển (xem bản đồ).
clip_image004
Các nhà xuất khẩu TQ hiện không phải đối đầu với cú sốc lớn như vào cuối năm 2008, khi khủng hoảng tài chính khiến mức cầu đột ngột sụp đổ, làm cho 20 triệu người nhập cư mất việc. Nhưng lúc đó TQ phục hồi khá nhanh chóng, nhờ các khoản chi kích cầu lên tới 4.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 630 triệu USD với giá chuyển đổi hiện nay), và nhờ vào các chương trình kích cầu của chính các nước phát triển. Tác động với lao động nhập cư còn được giảm nhẹ nhờ thời điểm khủng suy thoái tệ hại nhất rơi đúng vào dịp nghỉ tết âm lịch, khi hầu hết lao động nhập cư trở về nhà nghỉ lễ nhiều ngày.
Lần này thì các nhà xuất khẩu phải đương đầu với mức tăng trưởng chậm trong nền kinh tế các nước phát triển, và rủi ro đe dọa khu vực đồng euro còn nặng nề hơn nữa. Các nhà làm chính sách TQ không muốn chi tiêu vô lối lần nữa, vì chỉ làm hệ thống tài chính thêm nặng gánh với những món nợ xấu, bên cạnh những khoản vay tích hợp lại từ giai đoạn buông thả trước đó. Khoản thâm thủng ngân sách tương đối thấp (khoảng 2.5% GDP trong năm 2010) cho phép nhà nước chi thêm vào an sinh xã hội, nhà ở cho người nghèo, giảm thuế cho các xí nghiệp nhỏ và các khoản hỗ trợ người tiêu dùng. Những biện pháp này lần hồi sẽ có thể thúc đẩy khả năng tiêu thụ cá nhân.
Bề trên bực dọc
Kế hoạch dài hạn của TQ là giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu, các dự án đầu tư giao thông, đường sắt, các dự án phát triển bất động sản hiện đang có giá ngất ngưởng, và làm sao để việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trong nước giữ vai trò thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn nữa. Nhưng lập lại cân bằng như thế sẽ là một con đường dài và gian nan. Chính quyền không muốn một trị liệu gây sốc vì có thể đe dọa công ăn việc làm của 160 triệu lao động nhập cư từ nông thôn lên, cung cấp lao động giá rẻ cho ngành xuất khẩu TQ.
Tình thế kinh tế lúng túng này càng trở nên gay cấn hơn vào thời điểm nhậy cảm chính trị của Đảng Cộng sản. Cuối năm nay (khoảng tháng 10 hoặc 11) đảng sẽ tổ chức Đại hội Đảng năm năm. Đây sẽ là Đại hội lần thứ 18 kể từ khi đảng thành lập năm 1921, là dịp những thay đổi lớn lao về nhân sự lãnh đạo tối cao sẽ diễn ra.
Đại hội sẽ “bầu chọn” một ủy ban trung ương mới với 300 thành viên (nói “bầu chọn” chứ thực ra họ sẽ được các lãnh đạo cao cấp đích thân chọn lựa). Ủy ban này sau đó sẽ nhanh chóng thông qua việc bổ nhiệm một Bộ Chính trị mới, với 25 người. Tất cả, ngoại trừ 2 trong số 9 người của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, sẽ được thay thế. Hai nhân vật dường như chắc chắn có mặt là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trong vai trò Chủ tịch Đảng sau khi Đại hội kết thúc, và trong vai trò Chủ tịch nước vào tháng Ba năm sau); và Lý Khắc Cường sẽ thay thế cấp trên mình là thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng trong tháng Ba năm sau. Sẽ có nhiều tranh giành diễn ra cho các vị trí còn lại.
Đã cả một thập niên rồi khi TQ trải qua một cuộc thay đổi lãnh đạo với quy mô lớn như thế này – và là lần đầu, kể từ cuối thập niên 1980, sự xuất hiện của một thế hệ lãnh đạo mới diễn ra trùng với thời điểm khó khăn của nền kinh tế. Vào lúc đó, năm 1988, lạm phát cao đã làm xáo trộn kế hoạch thay người kế vị của ông Đặng Tiểu Bình, cho phe bảo thủ thêm vũ khí để tấn công những tay chân có khuynh hướng đổi mới của ông. Cuộc đấu đá trong nội bộ đảng lúc đó đã lộ ra bên ngoài vào năm sau, khi sinh viên xuống đường tại Quảng trường Thiên An Môn đòi tự do.
Những đe dọa đảng phải đối đầu hôm nay rất khác xưa, nhưng giới lãnh đạo vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ những bất ổn quy mô lớn sẽ xảy ra. Thập niên vừa qua, một tầng lớp trung lưu đông đảo đã xuất hiện – theo một số học giả TQ, con số này lên tới gần 40% dân số thành thị – và đã có một cuộc di dân khổng lồ của lao động từ thôn quê về các đô thị lớn. Đảng đã rất thận trọng. Một lực lượng công an thường phục được bố trí thường trực để theo dõi tình hình trong và chung quanh Thiên An Môn. (Từ 2008, du khách đến thăm khu vực rộng lớn này phải trải qua cuộc rà soát và dò tìm kiểu kiểm tra an ninh ở phi trường.) Đầu năm ngoái, khi những lời kêu gọi nặc danh lan truyền trên internet kêu gọi công dân tụ tập tại trung tâm Bắc Kinh để ủng hộ cuộc nổi dậy đang diễn ra trong thế giới Ả Rập, địa điểm được đề cập không phải là Thiên An Môn mà là Vương Phủ Tỉnh, một phố mua sắm cạnh đó. Công an đã phản ứng ngay bằng cách cho nhân viên tràn ngập khu vực này.
Tại Đồng bằng Châu Giang, nơi sản xuất 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu TQ, có rất nhiều dấu hiệu bất ổn. Bên ngoài một nhà máy do Đài Loan làm chủ tại Đông Hoàn, khoảng hơn chục công an đeo nón bảo hộ, tay cầm gậy, theo dõi một nhóm nhỏ công nhân đang giận dữ vì ông chủ của họ bỏ trốn. Nhà máy của họ (sản xuất ghế xoa bóp) không có tiền trả nợ. Công nhân lo sợ rằng sau tết họ sẽ không còn công ăn việc làm để quay lại nữa. Một công an thường phục tìm cách trấn an họ. Nhưng rồi sau đó, một công an sắc phục lại xuất hiện với máy quay phim, và thế là phần lớn công nhân bắt đầu co cụm lại, nhẫn nhịn và im lặng.
Những nhóm công nhân khác tại khu vực này thì ít dè dặt hơn. Vào tháng 11 vừa qua, hàng ngàn công nhân tại một xí nghiệp giày Đài Loan tại Đông Hoàn đã xuống đường biểu tình chống cắt giảm lương và đuổi việc, có lẽ vì xí nghiệp không còn đủ hợp đồng đặt hàng. Công nhân đã lật xe, đụng độ với công an. Hình ảnh công nhân đổ máu được phát tán trên internet. Trong vài tuần vừa qua, lại có thêm những cuộc biểu tình khác.
Một loạt những cuộc biểu tình cũng đã xảy ra tại tỉnh Quảng Đông năm 2010. Vào lúc đó, công nhân – phần lớn tại các nhà máy phục vụ công nghiệp xe hơi – chỉ đòi hỏi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Hầu hết những tranh chấp này được giải quyết nhanh chóng và ôn hòa, hiếm khi xảy ra việc xuống đường. Nhưng đợt xung đột mới nhất có vẻ rất khác lạ. Trong khi công nhân thép ở nhà máy quốc doanh Thành Đô muốn tăng lương, thì hiện nay, hầu hết công nhân, thay vì đòi điều tốt hơn cho bản thân, họ chỉ mong không bị cắt lương hay đuổi việc. Người đình công hiện nay cũng có vẻ manh động hơn.
Một báo cáo trong tháng này của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho rằng, so với năm 2010, những cuộc đình công năm 2011 được tổ chức tốt hơn, có tính đối đầu quyết liệt hơn, và dễ được nơi khác bắt chước hơn. Ông Geoff Crothall thuộc Tập san Lao Động Trung Hoa, một tổ chức phi chính phủ tại Hongkong đưa ra nhận xét rằng: “Công nhân lần này không còn sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì quyền lợi quốc gia nữa, vì trước hết họ đã hy sinh đủ rồi, và vì tiếp theo là hiện có ít người muốn bỏ cuộc về nhà hơn, so với trước đây.”
Ở giữa xôn xao
Chính quyền hy vọng lao động nhập cư thất nghiệp sẽ trở về quê mình, nơi họ và gia đình vẫn còn một ít đất đai để sinh tồn, hoặc tìm việc ở các thị trấn gần đó. Nhiều công nhân có lẽ sẽ về: cơ hội tìm được việc làm trong nội địa trung quốc đã tăng lên trong vài năm qua, nhờ nhà nước gia tăng đầu tư vào khu vực miền trung và miền tây, nhằm nâng đồng đều mức tăng trưởng ở các vùng.
Tại Trùng Khánh, ở miền Tây Nam TQ, nơi thường xuyên xuất khẩu rất đông công nhân đến các tỉnh ven biển, thì vào năm ngoái, thành phố này lần đầu tiên mướn một lực lượng lao động nông thôn nhàn rỗi với số lượng lớn hơn số công nhân họ gửi đi các vùng khác. Bí thư tỉnh Trùng Khánh, Bạc Hi Lai, được cho là một trong những ứng viên sẽ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ông muốn biến Trùng Khánh thành kiểu mẫu của việc thu hút lao động nông thôn vào thành phố, một dự án đòi hỏi khoản chi tiêu khổng lồ cho các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, đáp ứng nhu cầu lao động nhập cư trong vùng.
Nhưng trong số đang gia tăng những công nhân muốn nhập cư vào các thành phố lớn – hơn 60% theo số liệu của Cục Thống Kê Quốc gia năm 2010 – bản thân họ cũng là con em của những lao động nhập cư, họ không có kinh nghiệp gì về nông nghiệp. Họ cũng tự cho mình là người thành phố, dù họ bị loại trừ khỏi nhiểu phúc lợi xã hội mà người dân đô thị được quyền hưởng. Họ có học hơn thế hệ cha anh mình, và họ lên tiếng mạnh mẽ hơn. Một cuộc bạo loạn do công nhân nhập cư gây ra vào tháng 6 năm ngoái tại Tân Đường, một khu tập trung nhiều nhà máy khác tại Quảng Đông, nơi chuyên sản xuất quần jeans, hé lộ cho thấy những vấn đề mà TQ có thể gặp phải nếu lao động nhập cư thế hệ thứ hai lâm vào cảnh tuyệt vọng. Việc lực lượng an ninh đối xử thô bạo với một phụ nữ mang thai đã kích động hai ngày bạo động với hàng ngàn công nhân nhập cư đốt xe cộ và dinh thự nhà nước. Cũng theo CASS, các cuộc đình công tại các nhà máy vùng ven biển hiện nay cũng phần lớn có sự tham gia của lao động nhập cư thế hệ thứ hai.
Những bất ổn như thế sẽ không lật đổ được đảng cầm quyền. Khi quan chức TQ hoang mang tìm hiểu tác động của các bất ổn trong thế giới Ả Rập, các cuộc biểu tình tại Nga và việc giảm bớt đàn áp tại Miến Điện, thì họ lại có thể an tâm phần nào với kết luận của các cuộc thăm dò dư luận. Những con số này cho thấy có một mức độ tin cậy cao đối với giới lãnh đạo trung ương và sự lạc quan vào tương lai dưới chế độ đảng trị. Nhiều người dân TQ bình thường, dù căm ghét chính quyền địa phương, vẫn tin rằng các lãnh đạo ở Bắc Kinh là những người tử tế.
Sức mạnh của weibo
Nhưng theo Victor Yuan của công ty Horizon, một công ty thăm dò dư luận tại Bắc Kinh, sự hài lòng của công dân với đời sống mình và niềm tin vào chính quyền tuy cao nhưng đã “rớt nặng” trong năm 2010, và cũng không phục hồi được vào năm 2011. Niềm tin vào chính quyền đã rớt khoảng 10 %, xuống còn 60%.
Ông Yuan cũng nói rằng sự phổ biến nhanh chóng của các vi blog đã góp phần vào việc tụt hạng này. Vào cuối năm ngoái, weibo, một trang mạng TQ tương tự kiểu Twitter (hiện bị cấm tại TQ) được gần một nửa trong số 513 triệu người TQ có ineternet sử dụng trong 6 tháng vừa qua (xem biểu đồ). Theo Trung tâm Thông tin Hệ thống Internet TQ thì con số này cũng cao hơn cả số người dùng email, và tăng trưởng gấn 4 lần so với một năm trước đó. Bà Li Chunling của CASS ước tính khoảng 90% người dùng internet tại các đô thị dưới 30 tuổi đều là những vi blogger.
clip_image006
Trang mạng Weibo đã thay đổi việc chia sẻ thông tin trong công chúng tại TQ. Những tin tức mà ba hoặc bốn năm trước đây thuộc loại dễ bị cán bộ địa phương che đậy, bóp méo hay bỏ qua thì nay có thể lập tức được truyền tải khắp nơi trên toàn quốc. Những cuộc biểu tình địa phương và những vụ bê bối địa phương trước đây ít người biết tới giờ lại được thảo luận sôi nổi bởi những người dùng weibo, Chính quyền đã cố dùng nhiều cách để kiểm soát những thảo luận như vậy bằng cách chặn từ khóa hoặc hủy tài khoản của người thích soi mói, nhưng họ đã không thành công. Người dùng có thể dễ dàng đi đường vòng. Từ tháng 12 vừa qua, chính quyền đã đưa ra luật lệ mới yêu cầu phải cung cấp tên thật để mở tài khoản. Tuy vậy, người dùng ra vẻ không bị hế hấn gì vì biện pháp ngăn chặn này.
Trong thời gian chuẩn bị Đại hội 18, các lãnh tụ TQ sẽ càng nôn nóng muốn ngăn chặn những gì khiến đảng phải bối rối. Weibo chắc hẳn sẽ làm các lãnh tụ gặp khó khăn hơn nhiều – ít nhất đó là bài học từ cuộc xung đột kéo dài 10 ngày vào tháng 12 vừa qua giữa công an và dân chúng tại làng ven biển Ô Khảm tỉnh Quảng Đông.
Cuộc biểu tình của dân làng tại đây tiêu biểu cho hàng ngàn cuộc biểu tình tương tự xảy ra tại nông thôn TQ mỗi năm: họ khiếu kiện về việc quan chức địa phương tịch thu đất nông nghiệp để làm dự án riêng. Tuy vậy, điều khác lạ là người dân Ô Khảm đã giành quyền kiểm soát làng và đẩy lùi bọn côn đồ và công an đảng gửi tới. Quan chức chính quyền hoảng hốt khi hình ảnh phát tán trên weibo cho thấy người dân phấn chấn đang tập trung giữa làng (hình ở đầu bài), tương tự như sinh viên tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn 22 năm trước. Chính quyền tìm cách chặn thông tin, bằng cách ra lệnh chặn những từ khóa mang tên làng và địa phương liên quan, nhưng họ đã không thành công.
Dân làng kết thúc biểu tình vào ngày 21/12/2011 sau khi có sự can thiệp hiếm hoi của lãnh đạo cấp cao của Đảng tại tỉnh Quảng Đông, họ hứa sẽ nghiên cứu khiếu kiện của người dân. Một diễn biến rất đáng chú ý đó là vào ngày 15/1/2012, lãnh tụ cuộc biểu tình, ông Lâm Tổ Luyến, được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng tại đây (ông lãnh đạo Đảng cũ biến mất, có lẽ là vào tù). Ngay cả báo Đảng ở Bắc Kinh cũng không còn giữ im lặng về vụ này nữa, mà nói rằng diễn biến cho thấy chính quyền địa phương nên chấm dứt đối xử với công dân như kẻ thù. Ông Uông Dương, Bí thư Đảng tỉnh Quảng Đông, người được cho là một trong những ứng viên cao cấp sẽ vào Bộ Chính trị năm nay, nói rằng vụ việc cho thấy “ý thức dân chủ” của người dân đang trở nên mạnh mẽ hơn. Ông kêu gọi các quan chức chính quyền không được bỏ mặc những vấn đề mà người dân quan tâm.
Ít ai cho rằng vụ Ô Khảm là một bước ngoặt của Đảng. Bằng chứng là việc bắt bớ nặng tay vẫn diễn ra, ít nhất một người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn mới đây đã bị công an lôi đi theo kiểu cũ. Nhưng vụ việc vẫn làm dấy lên cuộc tranh cãi, ít nhất là trên mạng, về cách mà Đảng cần đáp lại những cuộc biểu tình và những hình thức áp lực khác của quần chúng. Và nông dân Ô Khảm cũng cảnh báo rằng họ sẽ không thỏa mãn cho tới khi họ lấy lại được đất đai. Một lãnh tụ biểu tình nói có thể sẽ có một cuộc nổi dậy khác, “lớn hơn” lần này nữa.
Ban lãnh đạo mới sau Đại hội sắp tới sẽ phải nhanh chóng đương đầu với bài trắc nghiệm về khả năng xử lý bất ổn xã hội này. Ngay cả nếu như đất nước TQ không bị đẩy vào tình huống đối đầu với các cuộc nổi dậy kiểu Ả Rập chăng nữa, thì nhiều học giả TQ cũng nói rằng vài năm sắp tới sẽ là những năm bất ổn lan rộng, được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn và khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo. Các lãnh tụ sắp ra đi của TQ đã tìm cách đè nén cuộc thảo luận về cách cải tổ hệ thống chính trị, cho phép quần chúng thêm tự do để nói lên những uẩt ức của mình. Nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng thực sự có một nhu cầu cấp bách cần tiến hành các cải cách theo hướng này. “Mô hình Trung Quốc” hiện nay, theo cách gọi của một số chuyên gia trong và ngoài TQ sau khi các nền kinh tế Tây phương rơi vào khủng hoảng ba năm trước đây, có vẻ như ngày càng chông chênh, không bền vững.
clip_image008
Trò ru-lét Trung Quốc
Một điều thú vị, cho thấy một số người trong đảng nhìn tương lai ra sao, được tiết lộ vào tháng Tư năm qua, khi Trương Mộc Sinh, một trí thức quan trọng, xuất bản cuốn sách kêu gọi phục hồi mục tiêu đã từng được nhắc tới trong thời Mao là xây dựng một nền “dân chủ mới”. Tướng Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch TQ thời Mao, công khai ủng hộ ý tưởng này. Ông Trương (con của một cố quan chức cấp cao, tương tự như một số lãnh tụ tương lai khác) nói rằng một nền dân chủ mới sẽ vẫn tiếp tục có một đảng cai trị nhưng sẽ có nhiều quyền tự do hơn.
Ít ai trong giới cải cách TQ tin rằng có vị lãnh tụ nào trong tương lai gần sẽ theo đuổi mục tiêu này. Nhưng điều ông Trương nói về TQ hôm nay đã tạo được sự đồng cảm (và được lan truyền rộng rãi trên bởi những người dùng weibo). Một nhà kinh tế nổi tiếng, Ngô Kính Liễn, ghi nhớ một câu của ông Trương trong một luận văn trên báo Tài Kinh, một tạp chí tại Bắc Kinh, trong đó ông công kích ý niệm về “mô hình Trung Quốc” và kêu gọi cải cách chính trị. Câu gây ấn tượng mạnh của ông Trương là câu mô tả TQ như đang “chuyền tay nhau một trái bom nổ chậm”.
Người dịch trực tiếp gửi cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Kiến nghị của Luật sư Hà Huy Sơn gửi Quốc hội

Boxitvn
clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Đừng dễ tin như thế!

Lê Hiền Đức – Boxitvn
image Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa kết luận về vụ cưỡng chế ở Hải Phòng, hàng loạt toà báo liền giật những cái tít rất kêu, một số nghe còn đậm chất phường tuồng: Một kết luận hợp lòng dân (SGGP), Kết luận của Thủ tướng “thấu tình, đạt lí” (VOV), Người dân vỡ òa niềm vui, lãnh đạo Hải Phòng “tâm phục” (Bee.net.vn), Kết luận của Thủ tướng đã làm nức lòng nhân dân (GDVN), Vợ Đoàn Văn Vươn cảm ơn Thủ tướng (Vietnamnet), Người dân Tiên Lãng phấn khởi cảm ơn Thủ tướng (Vietbao), Người dân Tiên Lãng: “Lòng tin của chúng tôi đã hồi sinh” (VNE), Kết luận công bằng, tạo niềm tin cho nhân dân cả nước (PLTP), Tiên Lãng: và con tim đã vui trở lại (Vietnamnet)…
Điều ấy chẳng làm tôi ngạc nhiên vì giật tít, đăng tin như thế là “công việc” của các toà báo trên. Các toà báo mang danh “nhân dân” như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không đăng tin, bình luận gì đáng kể cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên vì “công việc” của họ là vậy.

Phóng viên Việt Nam viết thế mà nhiều khi không phải thế, không nghĩ như thế. Chẳng nói đâu xa, ngay trước ngày ông Dũng kết luận, toà báo Giáo dục Việt Nam cử người tới phỏng vấn tôi; tôi chỉ nêu giả định “sự nghiêm minh của Thủ tướng trong việc xử lí các cán bộ vi phạm trong vụ việc ở Tiên Lãng sẽ làm gương cho các địa phương khác trong cả nước”; khi đăng bài, toà báo không thêm thắt câu nào, chữ nào, đó là cách làm việc nghiêm túc, nhưng lại giật cái tít: “Cưỡng chế ở Hải Phòng: “Bà già” Lê Hiền Đức kì vọng vào Thủ tướng” thì thật đáng rầu lòng.
Kì vọng? Tôi đâu có đem “trái tim lầm chỗ để trên đầu”(1) như thế vì “kết luận” mới chỉ là lời nói mà tôi thì đã thấy rất rõ khoảng cách ghê gớm giữa lời nói và việc làm của ông Dũng. Dưới đây là vài thí dụ để minh hoạ:
Ngày 27-6-2006, khi nhậm chức Thủ tướng, ông Dũng cao giọng tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”. Từ đó tới nay, tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng mà ông vẫn tại vị.
Ngày 7-5-2009, khi ông tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỉ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng có bảo ông về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”. Đại tướng còn bày tỏ sự quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này. Ông nắm tay Đại tướng, khẳng định: “Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng”. Vậy mà hai ngày sau, khi tiếp xúc cử tri quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng, ông lại nói, về vấn đề bô-xít, Bộ Chính trị đã có kết luận và thông báo công khai trên báo chí, sau đó ông “phân tích” nào là tài nguyên đất nước ta hạn hẹp trong khi trữ lượng bô-xít lớn thứ 3 thế giới, riêng ở Tây Nguyên trên 5 tỉ tấn, nào là “việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lí chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên. Thực tế diễn ra thế nào, chúng ta ít nhiều đã rõ.
Ngày 25-11-2011, đăng đàn trước Quốc hội, ông nói Việt Nam có đủ căn cứ pháp lí và lịch sử về việc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa… Ấy vậy mà trong liền mấy tháng trước đó, đối với tất cả các cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, gây hấn trên Biển Đông của ta, ông đều để lực lượng công an ngăn chặn, trấn áp, thậm chí còn bắt bớ, đánh đập, giam giữ, xử phạt hành chính, đe doạ truy tố người biểu tình. Hiện nhiều người từng tham gia biểu tình vẫn đang bị khống chế, o ép. Nghiêm trọng hơn, một trong những “biểu tình viên” tích cực nhất là bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị “tập trung cải tạo”, thực chất là bị giam giữ mà không qua xử án.
Chẳng cứ ông Dũng, có thể nói tất cả các quan chức Việt Nam tôi từng tiếp xúc trong mươi năm trở lại đây đều ít nhiều nói một đằng làm một nẻo, khiến người dân không biết đâu mà lần, không thể nào tin. Trong kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, ông Dũng chỉ nói những điều không thể nói khác đi vì nhân chứng, vật chứng đã đủ đầy, căn cứ pháp lí đã sáng tỏ, ai nấy đều hay biết. Về kết luận này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thể hiện rất rõ sự tinh tường, sắc sảo khi khẳng định với phóng viên báo GDVN rằng: “Nếu dừng lại như thế này thì có thể nói là chỉ giải quyết nửa vời thôi. Đây mới chỉ là kết luận vụ việc nhưng xử lí như thế nào việc này phải làm một cách nghiêm túc từ thành phố trở xuống”.
Cách đây ít hôm, trong bài “Thế thiên hành đạo”, tôi có viết: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng”. Nay lao lí vẫn lao lí, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lí nội bộ, trong đó Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đỗ Trung Thoại – người đã đã dối trá tới mức “vô liêm sỉ”, “lèo lá, tráo trở” tới mức “không còn giới hạn” (chữ dùng của ông Bùi Hoàng Tám) khi nói về thủ phạm phá nhà ông Đoàn Văn Vươn – được cử làm Tổ trưởng rồi đổi sang Tổ phó thường trực Tổ công tác xử lí những vấn đề liên quan vụ cưỡng chế, trang mạng “lề phải” VTC thì có bài Cưỡng chế Tiên Lãng: Ông Vươn có thể chỉ bị 12 năm tù”, chẳng biết có phải để dọn đường, rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.
Quay trở lại chủ đề chính – điều gì làm tôi ngạc nhiên?
Đó là việc trong mấy ngày qua, từ nhiều tỉnh thành, hàng chục người dân bị cướp đất đai, nhà cửa, phải khiếu nại, tố cáo hàng năm, hàng chục năm với hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lá đơn mực hoà máu, mồ hôi và nước mắt mà vẫn chưa thu được kết quả gì đã gọi điện cho tôi bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Than ôi, đất đai, nhà cửa bị cướp trắng, đi kêu cầu bị đá vòng, đá hất từ chỗ nọ sang chỗ kia, bị khước từ, mắng chửi, xua đuổi, o ép, thậm chí bị hành hung mà bà con vẫn phấn khởi, tin tưởng, trông mong, hi vọng ư? Bà con chúng ta quả là quá tốt, phẩm chất người Việt xưa nay vốn là như vậy đấy. Nhưng đặt niềm tin của mình cho đúng chỗ thì vao giờ cũng không phải hối hận, thưa bà con.
Ngay sau khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hô hào diệt bầy sâu tham nhũng rồi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hô hào chỉnh đốn Đảng Cộng sản, tôi đã có thư ngỏ gửi hai ông để hưởng ứng song tới nay đã thấy chút hồi âm nào đâu nào.
Tôi e tất cả chỉ là “nhân nghĩa bà Tú Đễ”.(2)
L. H. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(1) Mượn thơ Tố Hữu
(2) Thành ngữ chỉ thứ “nhân nghĩa” giả vờ. (BVN)
Được đăng bởi bauxitevn

 

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 10: SÓT MỘT THẰNG

nguyencuvinh Thắp hương, khấn thổ thần đất đai, Ngài nhắc: Cu Vinh, vụ này còn sót mất một thằng
Sau kết luận của Thủ tướng, Chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đình chỉ, Bí thư và chủ tịch xã Vinh Quang bị đình chỉ, vụ án hủy hoại tài sản bị khởi tố.
Vụ việc đang tiếp tục nhiều diễn biến theo chiều hướng mạnh mẽ, dù thành phố Hải Phòng cố gắng nhùng nhằng, bộc lộ vài dấu hiệu bao che thì cũng chẳng làm gì được.
Bằng chứng mới nhất là thực hiện kết luận Thủ tướng, Tòa án tối cao đã ra quyết định hủy tất cả những quyết định tòa sơ thẩm, phúc thẩm về vụ Đoàn Văn Vươn- những quyết định chỉ căn cứ ” bữa nhậu thịt chó” mà quyết, không căn cứ vào luật pháp.
Rồi tự hỏi, vì sao Khánh loa cứ ngoạc mồm ra bảo vệ lãnh đạo huyện, như mù, như điếc trước sự phẫn nộ của dư luận, báo chí, các chuyên gia, của nhân sĩ trí thức, đặc biệt là của rất nhiều các vị lão thành cách mạng.
Rồi tự hỏi, tại sao trưởng ban tuyên giáo huyện ủy dám cả gan triệu tập đảng viên toàn huyện để phổ biến rằng, các quyết định cấp, thu, cưỡng chế đất của UBND huyện là đúng đúng đúng, ” thằng” nào nói sai là phe phản động, hoặc chí ít là bị kẻ xấu lợi dụng.
Rồi tự hỏi, tại sao qua mấy lần họp báo ở huyện, các thành viên lãnh đạo đều hét lên cùng một giọng: đúng đúng đúng.
Rồi tự hỏi, vì sao từ huyện, xã đến trang web của huyện vẫn như không biết đến kết luận Thủ tướng, cứ chổng mông lên cãi, huyện Tiên Lãng ta đúng đúng đúng.
Vì sao?
Vì đã có Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Lãng khẳng định tất cả các quyết định của UBND huyện trong toàn bộ vụ việc cấp, thu, cưỡng chế đều đúng.
Vì đã có Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Lãng che chắn, bảo kê, làm điểm tựa cho muôn vàn sai phạm của các cấp lãnh đạo Tiên Lãng.
Vì đã có Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Lãng phổ biến đến 100% đảng viên trong huyện quán triệt huyện đúng, đài huyện đúng, đài thành phố đúng, báo thành phố đúng, báo an ninh Hải phòng đúng, báo bác Hữu Ước quá đúng, đài truyền hình Hải Phòng tuyệt đối đúng, còn các báo khác trong nước, cả ý kiến chuyên gia, cả ý kiến các cụ lão thành cách mạng là sai, là nói theo giọng kẻ xấu. Bất cứ đảng viên nào trong huyện không nói theo cái đúng huyện, kỷ luật.
Ai đã chỉ đạo huyện ủy ra Nghị quyết bậy bạ như vậy, một nghị quyết bảo vệ sai phạm, ủng hộ sai phạm, lãnh đạo sai phạm tiếp tục tấn tới? Một Nghị quyết đi ngược hoàn toàn kết luận Thủ tướng?
Đó là Bí thư huyện ủy Bùi Thế Nghĩa.
Sót mất thằng này.
Phải đình chỉ ngay.
Và khi vụ án lớn đuợc Bộ công an khởi tố, thằng này không thể thoát tội.
Dứt khoát như vậy.
_______________________________________________________________________________-
Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang
P/S: Bùi Thế Nghĩa và Bí thư thành phố Hải Phòng  hãy đọc bài dưới đây để biết thêm một chân dung của một Bí thư  vì nhân dân như thế nào:
Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An:Đã làm quan là phải đàng hoàng
Ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên: Yêu ở đâu thì yêu / Về Hội An xin chớ / Hôn một lần ở đó / Cả đời vang thuỷ triều…
Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An, nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt 30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên: Yêu ở đâu thì yêu / Về Hội An xin chớ / Hôn một lần ở đó / Cả đời vang thuỷ triều…
 
Theo ông, điều gì làm nên sự quyến rũ kỳ lạ của vùng đất Hội An? Những biến động lịch sử có làm cho sức mạnh ấy bị vùi lấp, mai một?
Văn hoá là một khái niệm mở, bảo tồn nằm trong sự phát triển, không đóng khung, đóng cửa, vì thế nó luôn luôn động, phù hợp với đương đại nhưng vẫn giữ được những gì tốt đẹp của quá khứ. Trong một quá trình dài của lịch sử, Hội An vẫn giữ được sự giao lưu, giao thương, đó là một bản lĩnh rất kỳ lạ. Thế kỷ thứ 16 – 17, Hội An là thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng trong, nơi mở cửa đầu tiên của đất nước giao thương với thế giới, từ đó hội nhập với các nền văn hoá khác. Trải qua một thời kỳ dài trọng nông ức thương, Hội An vẫn giữ được tinh thần mở cửa, coi buôn bán là chuyện bình thường, giữ được con đường tơ lụa. Như trong kiến trúc, những ngôi nhà phố hình ống chẳng có mặt tiền, mặt hậu, sẵn sàng mở cửa đón mọi người. Những ngôi nhà của người Hoa, người Nhật đều do bàn tay tài hoa của thợ mộc Kim Bồng, thợ ngói Thanh Hà tạo dựng, vẫn mang diện mạo rất đặc trưng của Hội An…
Mỗi năm Hội An đón nhận đến 1,5 triệu du khách, với dân số khoảng 90.000 người, tính trung bình mỗi người dân đón 150 du khách/năm, làm thế nào để họ vẫn là mình?
Lấy cái tĩnh, vừa vừa, nhỏ nhỏ, bé bé để phát triển, đó là bí quyết của Hội An.
Bản lĩnh của người Hội An chính là sự đón nhận văn hoá các nước một cách bình tĩnh, đĩnh đạc, không ngần ngại, không sợ sệt, không vồ vập… tạo nên một văn hoá đa quốc gia, đa vùng miền, nhưng lại rất Hội An. Chiều sâu tận cùng của văn hoá, của kiến trúc chính là con người. Hội An là một di tích hoàn toàn sống, không bị đứt gãy nhờ những con người nhiều thế hệ sống trong các khu phố cổ. Điều lạ nữa là dân Hội An nghèo, nhưng chẳng ai phá nhà cổ làm nhà mới. Thời bao cấp mỗi nhà chỉ sống bằng vài ba khung dệt, nhưng vẫn giữ nguyên nếp nhà như một sự tri ân với cha ông của họ. Họ giữ lại những gì đẹp đẽ của quá khứ, đâu biết ngày mai sẽ thành di sản. Thời đổi mới, nhà nhà làm du lịch, có người giàu lên nhưng cũng chẳng ai đập nhà làm khách sạn. Ngoài quy định của chính quyền, chính người dân ý thức được chuyện đó. Phố cũng không cần cửa đóng then cài. Dân phố không soi mói, nhưng biết quan tâm đến nhau. Điều gì không phải, trái với đạo lý khó sống được ở đây. Dù lịch sử đầy biến động, người Hội An vẫn giữ được chiều sâu cốt cách, tâm hồn mình. Nhỏ bé, thân thuộc, không vội vã, không có những con đường rộn ràng, chẳng ai chạy xe quá nhanh. Khi con người sống có trật tự thì trong tâm thức, suy nghĩ cũng chậm lại, nhập thân, nhìn lại mình nhiều hơn. Những con người ấy đã biết tự làm mới mình hàng ngày, tạo ra hồn của phố, sự thân thuộc bình yên và một chút chân quê khiến ai đã một lần tới là nhớ mãi, giống như được trở về nhà.
Để sự quyến rũ chân thực ấy giữ chân du khách lâu hơn, có quyết sách nào không thưa ông?
Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hoá. Lâu nay chúng ta thường dựng làng nghề theo kiểu biểu diễn. Muốn hấp dẫn du khách, làng nghề phải thực sự sống được bằng nghề. Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng Kim Bồng góp phần tạo ra dáng hình đất nước, tâm hồn của người dân Trà Quế tạo nên mùi hương sâu đậm của rau húng, rau thơm. Muốn phục hồi làng nghề phải có đội ngũ làm nghề ngay tại làng. Hội An kiên trì đào tạo lớp trẻ sống chết với nghề, cha truyền con nối. Người dân không chỉ sống được nhờ trồng rau, mà còn khá lên nhờ những dịch vụ du lịch từ nghề rau. Suốt chín năm kiên trì thuyết phục bà con cùng với các quyết sách như giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm… đến nay chúng tôi đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà. Du khách được trồng, thu hoạch rau, chăn trâu, tắm trâu, nuôi trâu đi cày, sống, ăn ở trong nhà dân có khi cả tháng trời, và trả tiền một cách thích thú. Mỗi người nông dân Hội An đang trở thành một sứ giả văn hoá thông qua con đường kinh tế du lịch, họ biết giữ cho môi trường sạch hơn, yêu động vật hơn, và cũng văn minh hơn.
Hội An lên cấp thành phố, ông có lo văn hoá thị sẽ lấn át văn hoá làng?
Đó chỉ là một danh xưng, sự phát triển đòi hỏi văn minh, dù thị xã hay thành phố, Hội An vẫn giữ được tinh thần của nó. Văn hoá làng và văn hoá thị bổ sung, kìm giữ nhau, trì kéo nhau, tạo nên thế cân bằng hơn. Trong tốc độ đô thị hoá chóng mặt hiện nay, giữ gìn vẻ đẹp của một ốc đảo như Hội An là nỗi lo chung của mọi người. Nhưng chính vì nó quá mong manh, dễ vỡ nên mọi người đều phải cùng nâng niu, giữ gìn. Hội An lúc nào cũng có vấn đề, lúc nào cũng có sự bền vững dù luôn thay đổi. Suốt thời gian tôi làm chủ tịch Hội An, chưa thấy ai bị tha hoá, các tệ nạn vào Hội An đều được dân báo ngay. Hội An nói không với bia ôm, ngoài đường cũng không có công an, người dân có thể gặp người làm chính quyền mọi lúc, mọi nơi. Không có khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Ai vào nhà bí thư cũng được.
Còn quyết sách để giải bài toán đất đai ở Hội An, khi nơi đây luôn là điểm nóng hấp dẫn các nhà đầu tư? Làm thế nào để hài hoà lợi ích giữa người dân, chính quyền và nhà đầu tư?
Người ta có thể biến ruộng lúa thành đô thị chỉ với một chủ trương, nhưng trong lịch sử, chưa ai biến đô thị thành ruộng lúa. Cái gì người ta không thể thì mình hãy giữ lấy. Tôi là người nông dân, tôi hiểu hơn ai hết đất của dân phải để cho dân làm. Như vùng biển Cửa Đại, tôi không chủ trương lấy đất đầu tư, mà đầu tư tại chỗ và những người dân định cư tại chỗ, không dời dân. Với nhà đầu tư, Hội An quy định rất rõ ràng: không xây quá ba tầng, mật độ xây dựng không quá 30%, không được mở massage, không được xây tường rào che chắn, không đi cửa sau, không mua đi bán lại… Chính vì thế những nhà đầu tư giả, dỏm rất khó chịu, sẽ bật khỏi liền.
Để gầy dựng một chính quyền vì dân ở Hội An, ông có gặp khó khăn nhiều không?
Hơn 30 năm, trải qua nhiều đời lãnh đạo, Hội An tự hào vì một đội ngũ lãnh đạo trong sạch. Chưa có một đồng chí nào lợi dụng chức quyền lấy một tấc đất của dân, bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru nhờ không ai lợi dụng việc công sách nhiễu, tước đoạt của dân. Bên cạnh những biện pháp cứng rắn để giữ kỷ cương, muốn đội ngũ của mình có ý thức, chính người lãnh đạo phải làm gương. Không thể nói anh em đừng tham ô mà mình vẫn nhận tiền vào túi. Ai có công mình thưởng xứng đáng, nhưng khi anh em gặp khó khăn mình phải chia sẻ, giúp đỡ, có trách nhiệm với cả gia đình mỗi người. Con người không chỉ sống bằng đồng lương, mà còn bằng cái nghĩa. Khơi gợi chữ nghĩa trong đội ngũ làm nên phẩm cách của cán bộ mình. Kiểm tra đến nơi đến chốn công việc được giao, những nơi nguy hiểm nhất mình phải xông vào đầu tiên. Mình không xả thân thì đừng nói anh em xả thân. Khi mình sử dụng quyền lực để làm những việc có ích cho mọi người, đứng đầu sóng ngọn gió, biết tiếp thu ý kiến, biết chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định của mình, sẽ quy tụ được anh em. Tôi cảm thấy ấm lòng vì được anh em thương, quý, chia sẻ, nhờ thế mình không cảm thấy cô đơn.
Tôi không thích từ quan “thanh liêm”, đã làm quan là phải đàng hoàng, không thể nhận những gì không phải của mình. Làm chủ tịch, lương 5 triệu đồng/tháng, khi đã chấp nhận mức lương đó, phải làm tốt phần việc của mình. Đừng đổ thừa đồng lương đạm bạc mà tham ô, bởi có ai buộc anh làm đâu? Tôi là người không mưu mô, không thủ đoạn, mọi thứ đều đặt hết lên bàn, nên có thể đập bàn nếu thấy bất bình, khuất tất.
Suốt một thời gian dài làm chủ tịch, nhiều người nói ông “giả chết” vì vẫn ở căn nhà tranh dột nát, ông có buồn nhiều không?
Rất đau, nhưng không thể bụm miệng người đời, vì dân có quyền nghi ngờ. Người dân sẵn sàng nghĩ mình ngồi chỗ đó chắc hốt bạc. Nhà đầu tư nào đến cũng đưa phong bì đầu tiên, dù chưa làm gì cả. Chứng tỏ trong suy nghĩ của họ phải có phong bì công việc mới chạy… Nhưng tôi không bao giờ chấp nhận như thế.
Căn nhà tranh giờ đã được sửa lại thành nhà trệt cấp bốn, đất ấy là do ông bà tôi để lại. Lương hai vợ chồng tôi cộng lại 13 triệu đồng, làm gì cho hết (cười sảng khoái). Biết bao nhiêu là đủ, tri túc là được. Tôi không thấy khổ, vì mình khổ quá rồi, chịu khổ là chuyện bình thường. Điều tôi buồn nhất là không làm được nhiều cho Hội An. Người dân quê tôi dù được hưởng lợi từ du lịch bớt cơ cực đi, nhưng chưa được giàu có…
Là người khá cực đoan, có bao giờ ông phải xin lỗi dân vì một quyết định sai? Anh có sợ những quyết sách quá táo bạo, luôn đi trước của mình sẽ ảnh hưởng đến đường hoạn lộ?
Có đấy. Một lần tôi đã ra quyết định trồng hoa sữa dọc phố. Nhưng đâu ngờ đến mùa hoa nở, cả con phố nồng nặc mùi hoa rất khó chịu. Tôi phải đứng ra xin lỗi dân và đốn đi trồng cây mới.
 
Tôi nhớ mãi cơn bão năm 2007, sau cuộc họp chiều, chúng tôi thông báo toàn thị xã sáng mai mới dời dân. Nhưng khi bưng bát cơm tối lên ăn, tự nhiên một linh cảm ập đến khiến tôi giật mình. Nhiều anh em phản đối dữ dội nhưng tôi vẫn buộc phải dời dân trước 12 giờ đêm. Quả nhiên 1 giờ sáng bão tràn vào ngập hết nhà. Sống ở Hội An là sống chung với lũ, người lãnh đạo phải biết rõ bão đi theo hướng nào, chỗ nào là thiệt hại nặng nhất để giúp dân tránh gió, di dời. Phải nghe lượng mưa trên nguồn, và tìm ra cái gì có lợi trong lũ. Sắp tới tôi sẽ tổ chức cho khách đi ghe chụp ảnh những con đường nước ngập, tuyệt vời lắm đó.
Quyết định tắt đèn, đi bộ đêm rằm đến với tôi vào một tối mất điện năm 1998, tự dưng thấy phố đẹp lạ lùng. Sáng hôm sau quyết định làm liền. Những ngày đầu người dân phản đối quyết liệt khiến anh em nản lắm, nhưng mình cương quyết giữ, cố gắng điều chỉnh cho phù hợp hơn. Đến tháng thứ tư thì thành công, và trở thành sản phẩm độc đáo. Có những quyết định phải trả giá dữ lắm, nhưng tôi chấp nhận, kể cả việc mất chức. Nếu so đo tính toán vị trí của mình thì chẳng làm được gì. Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ. Làm sao để anh em có một chỗ dựa, có lòng tin vào mình là khó nhất.
Cơn bão lớn nhất mà ông đã vượt qua?
Thời điểm tôi mới làm chủ tịch, quyết định cấm để xe trên lòng lề đường đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của bà con. Vợ ở nhà mỗi lần ra chợ nghe dân tiếng bấc tiếng chì suốt một năm trời, giờ thì thành hình mẫu, cả nước học tập Hội An. Khi nhà cổ xuống cấp, dân xin sửa nhà tôi đồng ý cho sửa theo nguyên gốc. Tự biết đó là quyết định vô trách nhiệm, tôi cảm thấy mình vô cùng có lỗi, vì dân lấy tiền đâu ra mà sửa theo nguyên gốc, nếu lỡ nhà sập thì vô cùng nguy hiểm. Tôi chủ trương bán vé di sản để lấy tiền giúp dân sửa nhà. Quyết định này cũng gặp phải áp lực từ mọi phía, đang đi ngoài đường tôi bị dân chận lại chất vấn, phải đứng giữa đường giải thích cho dân nghe. Từ 50 triệu đồng/năm, doanh thu đã tăng 8 tỉ, giờ là 40 tỉ đồng/năm. Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.
Bài học đắt giá nhất mà tôi nghiệm ra từ trong gian khó là bài học về lòng dân. Tôi không nói giáo điều đâu. Muốn thành công phải được lòng dân, lo cho cuộc sống của dân. Rất nhiều lần tôi nghe lời dân hơn là cấp trên, đó là cá tính của tôi. Nhiều văn bản nhà nước không sát với thực tế, nếu cứ theo nguyên tắc thì làm khó dân dữ lắm, phải chấp nhận trả giá thôi. Tôi không biết nịnh, cũng rất ghét người ta nịnh mình. Người nịnh đã hèn, mà người ưa nịnh còn tệ hơn.
Điều gì khiến ông phải đau lòng nhất?
 
Có một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá, biến chất, tham nhũng, làm giàu bất chính đến mức xấu hổ, khiến cho người dân không còn tin vào những người đại diện chính quyền, đó là điều làm tôi chua xót nhất. Nỗi đau này không chỉ của riêng tôi, mà còn là nỗi đau của biết bao cán bộ chân chính nhưng đã bị bôi đen bởi một số không nhỏ đang làm giàu trên mồ hôi nuớc mắt của nhân dân. Sức dân chỉ thực sự huy động được khi lòng dân an ổn. Làm mất niềm tin của dân là tổn thất vô cùng lớn.
Ông đã học được gì của người xưa, để vượt qua mọi bão tố cuộc đời?
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cha tôi đều là nông dân làm thuê cuốc mướn. Ba mẹ cơ cực mò cua mót lúa nuôi tôi ăn học nên người. Khi mình có tiền mua được cho mẹ bộ đồ đẹp thì bà đã mất. Điều tôi học được lớn nhất từ mẹ là làm sao biết sống đùm bọc lẫn nhau, như hàng xóm đã từng đùm bọc gia đình tôi. Cái nghĩa trong tôi lớn lắm. Nhìn mấy cụ già lọm cọm là tôi lại nhớ mẹ vô cùng, tự hứa với lòng phải sống sao cho thật tốt, nếu không làm lợi cho ai đó thì đừng nên làm hại ai đó. Con người ai cũng cần niềm tin. Niềm tin chính đạo giúp người ta sống thiện hơn. Ở Hội An, giữa phố có chùa Cầu, chùa là đạo, cầu là đời, đạo và đời không có khoảng cách. Khi bánh xe công nghiệp đang nghiến nát nhiều giá trị sống đích thực, tôi tin đời cha ăn mặn chưa xong đã khát nước rồi, chẳng cần đợi đến đời con. Biết thế để sống đàng hoàng, lương thiện hơn. Phật tự tâm, ma cũng tự tâm. Quyền lực trong tay mình, trị dễ lắm, tha mới khó. Phải tìm trong cái lỗi của người ta có cái lý mà tha. Tôi luôn tập điều đó. Mỗi người có một sứ mệnh riêng, số mệnh của tôi gắn với Hội An. Và tôi tin tương lai Hội An sẽ là nơi hội nhân, hội thương, hội tụ văn hoá, hội tụ sự an bình.
thực hiện: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Hoàng Tường
 
Nhà văn Nguyên Ngọc:
“Nếu không có Nguyễn Sự, sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh tuý của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Vừa rồi sửa chợ, anh em vất vả lắm vẫn không dời được mấy chị bán lề đường vào chợ, lại còn bị chửi gay gắt. Cuối cùng Nguyễn Sự phải ra tay, ông mời bà chửi hỗn nhất ra… chửi thi với ông. Thế là các bà sững ra, cười phá, lặng lẽ chấp nhận vào chợ. Sở dĩ ông làm được điều đó vì được dân thương. Cù lao Chàm cũng là một chuyện kỳ lạ của Nguyễn Sự, đây là nơi duy nhất không có bao nilông. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hoá bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
 
Nhà báo Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ:
“Để giữ được một thành phố sạch, cảng thị đầu tiên sinh ra những nhà ngoại thương, nơi đầu tiên của ViệtNamsống với toàn cầu… cần có một chính quyền sạch, những con người Hội An thực sự sạch. Nguyễn Sự đã làm được điều đó. Bằng trí tuệ và sự quyết liệt của mình, anh đã giữ được Đảng bộ Hội An thật sự liêm khiết, vì dân, để cùng những con người đầy bản lĩnh của Hội An hướng đến một thành phố phụng dưỡng môi trường, phụng dưỡng thiên nhiên, đón nhận và chắt lọc tất cả những giá trị văn hoá, văn minh của thế giới”.
Nguồn báo: SGTT.VN 
 TIN MỚI: Văn phòng luật sư Vì dân và Văn phòng luật sư Duy Minh thông tin, chị Nguyễn Thị Thương vợ bị can Đoàn Văn Vươn) và chị Phạm Thị Báu (Hiền) vợ của bị can Đoàn Văn Quý, hai chị đang bị khởi tố bị can về tội chống người thi hành công vụ-đã trực tiếp gửi Thư mời đích danh luật sư Trần Đình Triển(  Vì dân) và luật sư Nguyễn Duy Minh (VPLS Duy Minh) để làm người bào chữa cho mình. Ngày Mai (14/2/2012) hai luật sư sẽ về Hai Phòng để làm các thủ tục Cần thiết.

 

Giới thiệu sách: Henry A. Kissinger – On China (tiếp theo và hết)

Cymbidium, X-Cafe giới thiệu và trích dịch
Trích dịch chương 13: Sờ Mông Cọp – Chiến Tranh Việt Nam Thứ Ba (tiếp theo)
Phần 1Phần 2 -Phần 3 – Phần 4
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown đã đánh dấu bước tiến xa hơn cho hợp tác TQ-Hoa Kỳ mà chỉ một vài năm trước đó không ai có thể tưởng tượng nổi. ĐTB chào đón ông Brown: “Điều ông đến thăm chính nó có ý nghĩa lớn bởi vì ông là Bộ trưởng Quốc phòng.”
Chương trình nghị sự chính là xác định mối quan hệ quân sự của Hoa Kỳ với TQ. Chính quyền của Tổng thống Carter đã kết luận rằng sự gia tăng khả năng công nghệ và quân sự của TQ là điều quan trọng cho cân bằng thế giới và an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Bộ trưởng Brown giải thích Washington đã “thấy sự khác biệt giữa Liên Xô và TQ,” và sẵn sàng chuyển giao một số công nghệ quân sự cho TQ nhưng không cho Liên Xô. Hơn nữa, Hoa Kỳ sẵn sàng bán “thiết bị quân sự” cho TQ (như thiết bị theo dõi và các loại quân xa), nhưng không phải “vũ khí.” Hơn nữa, họ sẽ không can thiệp vào quyết định của các đồng minh NATO bán vũ khí cho TQ. Như Tổng thống Carter đã giải thích trong lời dặn dò với Brzezinski:
… Hoa Kỳ không phản đối thái độ cởi mở hơn mà các đồng minh của chúng ta đang thực hiện trong vấn đề giao thương với TQ về lãnh vực công nghệ nhạy cảm. Chúng ta muốn một TQ mạnh và an toàn và chúng ta công nhận và tôn trọng ý muốn của các đồng minh này …
Cuối cùng thì TQ cũng không thể cứu Khmer Đỏ hoặc buộc Hà Nội phải rút quân khỏi Cam Bốt trong cả mười năm; có lẽ vì thế mà Bắc Kinh đã giới hạn mục đích của cuộc chiến về các điều khoản hạn chế hơn nữa. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam. TQ dốc hết sự quyết tâm và tài năng vào vận động ngoại giao ở Đông Nam Á trước, trong khi và sau cuộc chiến để cô lập Hà Nội. TQ duy trì sự hiện diện đông đảo của quân đội dọc theo biên giới, giữ lại một số lãnh thổ tranh chấp, và tiếp tục giữ mối đe dọa cho Hà Nội một “bài học thứ hai.” Trong những năm sau đó, Việt Nam đã buộc phải hỗ trợ lực lượng đáng kể dọc theo biên giới phía Bắc để phòng thủ. Như ĐTB đã nói với Mondale trong tháng 8 năm 1979:
… Với một quốc gia với kích thước như thế mà phải giữ một lực lượng thường trực hơn một triệu quân thì tìm đâu ra cho đủ dân lao động? Một lực lượng thường trực một triệu quân cần rất nhiều hỗ trợ hậu cần. Hiện nay họ phụ thuộc vào Liên Xô. Theo một số ước tính thì họ nhận được 2 triệu đô la một ngày từ Liên Xô, theo ước tính khác thì 2 triệu rưỡi … Khó khăn sẽ gia tăng và gánh nặng trên vai Liên Xô này sẽ càng ngày càng nặng hơn. Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn. Sau một thời gian, Việt Nam sẽ nhận thức rằng không phải tất cả các van xin từ Liên Xô đều có thể được đáp ứng. Trong trường hợp đó, một tình thế mới có lẽ sẽ xuất hiện.
Trên thực tế, tình trạng đó đã xảy ra hơn một thập kỷ sau đó khi Liên Xô sụp đổ cùng với hỗ trợ tài chính của họ đã kéo theo sự sụt giảm quân đội Việt Nam đóng tại Cam Bốt. Cuối cùng, qua một thời gian khó khăn để chiều chuộng các quốc gia dân chủ, TQ đã gặt hái được một phần đáng kể của những mục tiêu chiến lược trong khu vực Đông Nam Á. ĐTB đã thành công trong mục đích cản trở âm mưu thống trị của Liên Xô trong khu vực Đông Nam Á và ở eo biển Malacca.
Chính quyền Carter đóng vai trò đi trên dây qua cách duy trì các cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược với Liên Xô trong khi vẫn đặt chính sách về Á châu của họ trên nhận thức rằng Moscow vẫn là kẻ thù chiến lược chính.
Kẻ thua cuối cùng trong cuộc xung đột là Liên bang Xô viết mà tham vọng toàn cầu của họ đã gây báo động trên toàn thế giới. Một đồng minh của Liên Xô bị tấn công bởi một kẻ thù của Liên Xô to mồm nhất với chiến lược rõ ràng nhất, một kẻ công khai kích động một liên minh ngăn chặn Moscow, tất cả xảy ra trong vòng một tháng sau khi liên minh tưong ứng phòng thủ Xô-Việt được ký kết. Nhìn lại, tính thụ động tương đối của Moscow trong Chiến tranh Việt Nam Thứ ba có thể được xem là triệu chứng đầu tiên của ngày tàn Liên Xô. Người ta tự hỏi liệu quyết định can thiệp vào Afghanistan của Liên Xô một năm sau đó đã được thúc đẩy một phần vì cố gắng bù đắp cho sự bất hiệu nhiệm của họ trong việc hỗ trợ Việt Nam chống TQ. Trong trường hợp nào đi nữa, tính toán sai lầm của Liên Xô trong cả hai trường hợp nằm trong việc họ không nhận ra tầm mức của sự tương quan giữa các thế lực toàn cầu đã chuyển sang chống họ. Chiến tranh Việt Nam Thứ ba do đó có thể được xem là một ví dụ khác trong đó TQ đã thành công trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn và quan trọng mà không cần có một hệ thống quân sự ngang hàng với các kẻ thù của họ. Mặc dù cứu giúp tàn dư của chế độ Khmer Đỏ khó có thể được xem như là một chiến thắng đạo đức, TQ đã đạt được các mục tiêu địa chính trị lớn hơn so với các mục tiêu của Liên Xô và Việt Nam, hai quốc gia có lính tráng tinh nhuệ hơn và được trang bị tối tân hơn lính TQ.
Bình tĩnh khi phải đối mặt với các lực lượng có thực chất cao hơn đã ăn sâu vào trong tư duy chiến lược của TQ như nó đã được thể hiện trong trường hợp tương tự với quyết định can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên. Cả hai quyết định đã nhắm vào điều mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa đang thành hình từ một thế lực thù địch thiết lập căn cứ tại nhiều điểm dọc theo ngoại vi TQ. Trong cả hai trường hợp, Bắc Kinh tin rằng nếu để thế lực thù địch hoàn thành âm mưu của nó, TQ sẽ bị bao vây và do đó sẽ nằm trong tình trạng vĩnh viễn mong manh. Kẻ thù sẽ có một vị trí để khởi động cuộc chiến tại một thời điểm họ lựa chọn và khi biết về lợi thế này, họ sẽ hành động “không cần biết đúng hay sai” như Hoa Quốc Phong đã nói với Tổng thống Carter khi họ gặp nhau tại Tokyo. Vì vậy, một vấn đề tưởng chừng như có tính cách khu vực, như trong trường hợp thứ nhất khi Hoa Kỳ bị đẩy lui từ Bắc Hàn và trong trường hợp thứ hai khi Việt Nam chiếm đóng Cam Bốt, lại được xem như là “trọng tâm của cuộc đấu tranh thế giới.”
Cả hai cuộc can thiệp đã đưa TQ chống lại thế lực mạnh hơn mà nó đe dọa cảm giác an ninh của họ. Tuy nhiên, mỗi cuộc can thiệp đã xảy ra trên địa hình và tại một thời điểm lựa chọn của Bắc Kinh. Theo Phó Thủ tướng Geng Biao nói với Brzezinski sau đó: “Sự viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam là một thành phần của chiến lược toàn cầu của họ. Nó không chỉ nhắm về Thái Lan mà còn Malaysia, Singapore, Indonesia, và eo biển Malacca. Nếu họ thành công, nó sẽ là một đòn chí tử cho ASEAN và cũng sẽ ngăn chận các tuyến liên lạc cho Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chúng tôi cam kết làm một cái gì đó về điều này. Chúng tôi có thể không có khả năng đối phó với Liên Xô, nhưng chúng tôi có khả năng đối phó với Việt Nam.”
Chuyện chiến tranh cũng không phải là chuyện vẻ vang. TQ đã đẩy quân vào những trận chiến vô cùng tốn kém và chịu thương vong trên một kích thước có thể nói là không thể chấp nhận được đối với thế giới Tây phương. Trong Chiến tranh TQ-Việt Nam, quân TQ dường như đã theo đuổi nhiệm vụ của họ với nhiều sai lầm, nó làm gia tăng đáng kể số thiệt hại về nhân mạng của lính TQ. Tuy nhiên, cả hai vụ can thiệp đã đạt được các mục tiêu chiến lược đáng chú ý. Tại hai thời điểm quan trọng trong Chiến tranh Lạnh, Bắc Kinh đã thành công áp dụng học thuyết tấn công ngăn chặn của họ. Ở Việt Nam, TQ đã thành công trong việc làm lộ các giới hạn của cam kết bảo vệ Hà Nội của Liên Xô, và quan trọng hơn hết, của tầm với chiến lược tổng thể của họ. TQ đã sẵn sàng lâm chiến với Liên Xô để chứng tỏ rằng họ không để yên Liên Xô đe dọa họ ở miệt phía nam .
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã tổng hợp kết quả cuối cùng của cuộc chiến như sau “Báo chí Tây phương cho các hành động trừng phạt của TQ là một thất bại. Nhưng tôi tin rằng nó đã thay đổi lịch sử của khu vực Đông Á.”
Hết

 

Trang mạng Weibo đã “giết” Kim Jong-un như thế nào ?

Adam Cathcart/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin đồn về cái chết của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chết yểu rồi. Nhưng tại sao chính Trung Quốc lại để cho những lời đồn đại vớ vẩn đó xảy ra ?
Theo phương tiện truyền thông Bắc Hàn, tuần qua, một nhóm sinh viên đến Pochonbo, nơi sát cạnh vùng trông rỗng, khu vực miễn thuê lấp lánh của Trung Quốc, đã được khuyến khích để học những bài học từ các du kích chống Nhật, đặc biệt là phương pháp “phát hành các tin ngắn”. Giới sinh viên trong thời đại Kim Jong-un đang lan truyền một cuộc cách mạng trực tuyến, thỉnh thoảng lại gửi ra một đoàn thám hiểm lên diễn đàn bình luận của Trung Quốc để bảo vệ nhân phẩm cho nhà lãnh đạo của đất nước.
Nhưng có lẽ hình ảnh người kế nhiệm của Kim Jong-il đã bị tấn công mãnh liệt nhất vào hôm thứ sáu, khi internet Trung Quốc – sau đó nhanh chóng theo sau bởi các phương tiện truyền thông của thế giới – sôi sục những tin đồn về một cuộc vụ ám sát. Các microblog trên Weibo khẳng định Kim Jong-un đã bị giết chết vào lúc 2 giờ sáng tại Đại sứ quán Bắc Hàn ở Bắc Kinh. Không có thông tin chi tiết, nhưng tin đồn này tạo được lòng tin nhờ Phoenix TV, một cửa hàng thông tin nửa quốc doanh, nửa cải cách quốc tế có trụ sở tại Hong Kong.
Chắc chắn là giới cư dân mạng Trung Quốc chưa hề được mối quan hệ vui vẻ nhất với Kim Jong-un: anh ta thường đưọc gọi là “Kim béo,” và truyền hình nhà nước Trung Quốc đã thổi bùng những loại chế diễu như vậy bằng cách cứ phát đi những lời chế nhạo (dễ dàng truy cập trong thời gian tang lễ của cha anh ta) miêu tả chàng Kim trẻ là “Kung Fu Panda”. Hầu như tất cả những lần người cha mệt mỏi đi xuyên qua Trung Quốc không báo trước, thì Weibo lại bùng lên các tin tức chưa được xác nhận về các cuộc cỡi ngựa xem hoa của Kim Jong-un ở các trung tâm quốc tế như Trường Xuân. Các cung cách kỳ quặc của môi trường thông tin ở Trung Quốc là chính Weibo, chứ không phải phương tiện truyền thông nhà nước nài khác, được xem là mảnh đất màu mỡ cho các tin tức chính xác (cùng với tất cả những tin đồn) ở Trung Quốc.
Vậy thì, dựng lên câu chuyện hôm thứ Sáu để làm gì ? Khi tường thuật về Bắc Hàn, sự mỉa mai giống da vàng hầu như không phải là độc quyền của báo chí phương Tây, nhưng thẳng thắn mà nói, một số phân tích về những tin đồn Kim Jong-un là đáng xấu hổ. Gawker, Huffington Post và Reuters, đều đã có tham dự, đôi khi còn dựa trên trên những tin đồn chưa được chỉnh sửa từ bản dịch của Google. Rõ ràng phù hợp với kiểu hình tháp “Babel”, chẳng một ai chịu kiểm tra hay trích dẫn từ cơ quan nhà nước Bắc Hàn: Rodong Sinmun (cuối cùng mới biết là tờ báo có một trang web). Vào ngày cho là bị giết chết, Kim Jong-un vẫn ở trên trang đầu của trang mạng này- ông tiếp nhận một món quà từ Kuwait – mặc dù không có bằng chứng rõ ràng là ông ta thực sự có mặt trong sự kiện này hay không.
Khi phiên bản kế tiếp tung ra vào buổi sáng 11 tháng Hai giờ địa phương, Kim Jong-un được biết là đã chấp nhận lời chia buồn từ các nước láng giềng. Các nhà báo Bắc Hàn đã đưa ra một cái gật đầu tinh tế với những tin đồn của Weibo bằng cách bao gồm hai bức ảnh của Kim Jong-un với người cha đã chết của mình trong bộ sưu tập ảnh mới trên trang Rodong Sinmun, in nổi bật bằng màu đỏ như muốn nói rằng “Chào các nhà báo nước ngoài”. Đây không phải là những điều không đáng kể: bởi vì từ bộ phim tài liệu hoành tráng kỷ niệm Kim Jong-un vào ngày 8 tháng Giêng, các hình ảnh dàn dựng về người cha quá cố ấy đã bỏ sót Kim Jong Un một cách cẩu thả không giải thích được, trong khi lại còn có cả Jang Song Taek, nhân vật được gọi là bậc “nhiếp chính” của Bắc Hàn, người đã gợi ý cho thấy một sự phát triển loại giáo phái ca tụng nhân cách của chính mình.
Nhưng có một chi tiết tối thiểu có thể đã dẫn đến một số uy tín mờ nhạt về tin đồn hôm thứ Sáu – sự vắng mặt của nhà lãnh đạo tại tất cả các sự kiện trong ngày 08 tháng hai, vốn theo lịch Bắc Hàn là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Hàn Quốc. Đối với một người thanh niên rõ ràng muốn xác định gắn kết chính mình với cả linh hồn của quân đội và nhân vật sáng lập, khó có thể có việc bỏ qua ngày 8 tháng 2 mà không đi xem duyệt binh với quân đội. Dù sự vắng mặt của Kim Jong-un của có thể được tô vẽ như sự khiêm tốn trong ngày sinh nhật sắp đến của cha mình, sự kiện này có thể phục vụ như “bằng chứng” của một điều gì bất thường bên trong nội bộ linh thiêng của Bắc Hàn.
Bất kể là vì nguyên nhân gì, tại sao Trung Quốc lại cho phép tin đồn ấy lan truyền ? Trong một đất nước có kiểm soát internet chặt chẽ như thế (với việc mỗi bài viết post trên Weibo đều có một nút “báo cáo” gắn liền), câu chuyện này đã được cho phép đưa ra giữa tất cả các nghi ngờ chưa được giải đáp xung quanh việc người anh trai Kim Jong-nam của Kim Jong un đang ở Trung Quốc.
Thật vậy, Trung Quốc đã không chỉ thất bại trong việc kiểm duyệt lời suy diễn thẳng thắn (và rất nghiêm trọng) của KimJong Nam – chính phủ còn thực sự cho phép công bố một bài viết của Nanfang Zhoumo gần đây về cuốn sách phỏng vấn của nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi. Trong khi đó, các phóng viên Trung Quốc vẫn phải giao điện thoại di động của mình cho những người giám sát khi ở trong Bắc Hàn.
Tất cả những điều này cho thấy những căng thẳng đáng kể trong quan hệ của Trung Quốc với Bắc Hàn. Trung Quốc đã nói rõ là họ muốn Kim Jong-un thư giãn chủ nghĩa quân phiệt của mình, mở cửa ra để đầu tư dưới sự bảo hộ của Trung Quốc. Và thực tế là anh ta không làm điều đó. Về phía Trung Quốc, dường như không có bất kỳ nỗ lực thực sự nào nhằm hạn chế các động tác của Kim Jong-nam. Thật vậy, các quan chức có vẻ vui thích với việc anh ta phô trương như một gương mặt có thể có của sự cải cách.
Tại sao? Sau khi các thử nghiệm hạt nhân lần thú hai của Bắc Hàn, người Trung Quốc đã quyết định sẽ tháo găng tay ra trong các cuộc thảo luận công khai về gia đình Kim và, dù một số nhượng bộ đã được thực hiện tại thời điểm nhạy cảm (sau cái chết của Kim Jong-il), dường như họ không có tâm trạng muốn bịt miệng Kim Jong-nam.
Sự bất lịch sự này không làm nên các tiêu đề thú vị như những tin đồn về cái chết của của Kim Jong-un, nhưng có nhiều khả năng làm cho hệ thống tuyên truyền Bắc Hàn nổi giận, những người từng dành toàn bộ sự nghiệp của mình để phát triển sự sùng bái cá nhân cho tất cả các nhân vật cầm quyền họ Kim. Gia đình cầm quyền này sẽ phải cẩn thận cho những vụ phục kích ở tốc độ cao, kể cả từ kẻ làm ra vẻ là đồng minh của họ bên kia sông Áp Lục.
Nguồn: The Diplomat

 

Cuộc tranh cãi phiền phức về đất đai của Việt Nam

Ben Bland/Financial Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Giới cai tri cộng sản của Việt Nam, những người chính thức bày tỏ sự tôn kính đến di sản của Lenin trong khi vẫn vui vẻ tiêu thụ các hoa trái của một nền kinh tế tự do hơn nhiều, đã cung cấp được yên ổn và cơm ăn cho người dân của họ.
Tuy nhiên – đất đai – yếu tố thứ ba trong những hứa hẹn nổi tiếng của Lenin vẫn còn là một vấn đề tranh cãi sâu sắc trong một đất nước mà bất bình đẳng xã hội đang gia tăng song hành với thịnh vượng.
Đó là lý do tại sao Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, ánh sáng dẫn đường của bộ ba cầm quyền, đã di chuyển nhanh chóng để vẽ nên đường giới hạn cho các vụ tranh chấp đất đai nổi cộm nhất trong những năm gần đây.
Cuối ngày thứ Sáu, ông Dũng đã công bố kết quả của một cuộc điều tra nhanh chóng bất thường về trường hợp của Đoàn Văn Vươn, người nông dân có gia đình đã xử dụng súng ngắn và các thiết bị mìn cải biến để chiến đấu chống lại 100 công an và các quan chức địa phương đến tịch thu đất đai của mình vào đầu tháng Giêng.
Trường hợp của Vươn nhanh chóng trở thành nổi tiếng vì chính nghĩa, khi nhiều người đã cảm thông cho sự thất vọng của ông với các quan chức địa phương tham lam và sự thiếu sót các phương cách khắc phục pháp luật một cách đúng đắn. Với các tòa án do đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát và pháp luật đất đai không rõ ràng, có rất nhiều cơ hội cho sự lạm dụng của các quan chức trong cấu kết liên minh với các nhà khai thác đất đai.
Dũng tuyên bố chính quyền địa phương thuộc thành phố Hải Phòng của Vươn đã có sai lầm trong cách phân phối và nỗ lực tịch thu đất. Ông cũng chỉ trích các quan chức địa phương về việc phá dỡ nhà của Vươn, một cáo buộc mà trước đây họ đã chối không nhận.
Thủ tướng cho biết những “tình tiết giảm nhẹ” này nên được tính đến khi Vươn và một số thành viên trong gia đình ông phải đối diện với phiên tòa về những cáo buộc tương đương với tội toan giết người.
Dũng đã ra lệnh cho 63 tỉnh thành của Việt Nam phải giải quyết các tranh chấp đất đai công bằng hơn trong tương lai và kêu gọi nhanh chóng cải cách hệ thống pháp luật đất đai không rõ ràng của Việt Nam, để cho phép mọi người được giữ và giao dịch các “quyền sử dụng đất nhưng nhấn mạnh rằng tất cả đất đai vẫn thuộc sở hữu của nhà nước.
Thủ tướng thừa nhận rằng dù pháp luật về đất đai đã được cải thiện kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế vào cuối những năm 1980, hàng trăm văn bản liên quan đến đất đai “vẫn còn chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo hoặc mâu thuẫn”.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ suy nghĩ này, bao gồm công ty Tata Steel của Ấn Độ, nhà đầu tư có nhà máy thép nhiều tỷ đô la từng được đề xuất ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh đã bị đình hoãn trong nhiều năm vì một tranh chấp về chi phí giải phóng mặt bằng.
Kinh nghiệm gần đây của Indonesia cho thấy rằng dù cải cách đất đai gây ra các khó khăn chính trị, nhưng vẫn có thể thúc đẩy sự hiểu biết của các nhà đầu tư.
Cuộc ủng hộ đông đảo dành cho sự chống trả bằng bạo lực của Vươn cũng là một lời nhắc nhở nghiêm khắc với nhà cầm quyền Việt Nam rằng vấn đề đất đai, nếu không được giải quyết một cách công bằng, có thể làm suy yếu ổn đinh và thịnh vượng xã hội – một sự đánh đổi đối với chế độ độc đảng.
Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, trong một cuộc phỏng vấn với các phưong tiện truyền thông nhà nước đã cảnh báo rằng “nếu trường hợp này không được giải quyết một cách nhanh chóng, nghiêm minh, hậu quả sẽ là khôn lường” và “tác động của nó sẽ lan rộng trên toàn quốc”.
Tuy nhiên, như các cải cách trên phạm vi rộng mà Việt Nam đang cố gắng trong các lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh, câu hỏi là liệu các nhà lãnh đạo hàng đầu có ý chí chính trị để vượt qua được những thay đổi vốn sẽ đánh đổ chính những lợi quyền bất di bất dịch đã từng giúp mang họ đến quyền lực hay không.
Nguồn: Financial Times

 

Bữa cuối của diva Whitney Houston

SGTT.VN – Truyền thông Mỹ ngày 14.2 đã công bố những bức ảnh mới nhất về bữa ăn cuối cùng của diva huyền thoại Whitney Houston, khiến người hâm mộ càng thêm đau xót trước sự ra đi đột ngột của một tài năng âm nhạc tầm cỡ thế giới này.
Bàn ăn của Whitney vào bữa cuối.
Những bức ảnh hiếm hoi này chụp khung cảnh bên trong nhà tắm khách sạn, nơi thi thể nữ ca sỹ được tìm thấy, theo đó có thể Whitney đã dùng bữa với hamburger, sandwich Thổ Nhĩ Kỳ, đồ chiên và uống chút champagne, bia vài phút trước khi cô vĩnh viễn ra đi.
Điểm đáng lưu ý là nữ ca sỹ đã uống champagne và bia, khiến người ta liên tưởng tới sự kết hợp chết người giữa thức uống có cồn với thuốc Xanax – loại thuốc được tìm thấy ở hiện trường – thủ phạm chính gây ra cái chết của Whitney.
Qua bức ảnh có thể nhìn thấy một khay thức ăn nằm trên sàn nhà tắm được cho là có sandwich Thổ Nhĩ Kỳ và jalapeños. Một dao cạo hiệu Gilette, cốc nước và quần áo vương vãi khắp sàn.
Mang TMZ cho biết Whitney đã ăn bánh burger và đồ chiên trong phòng trước khi mang sandwich và jalapeños vào trong phòng tắm, ở đó cô dự định sẽ ăn chúng sau khi tắm xong.
Nếu đúng như những gì người nhà nữ ca sỹ mô tả thì đây chính là bữa ăn cuối cùng của Whitney trước khi từ giã cõi đời.
Tờ The Sun của Anh cho biết các bác sỹ của Whitney có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi về việc làm sao cô lại có trong tay những loại thuốc an thần cực mạnh như Xanax và một số thuốc khác.
Văn phòng pháp y hạt Los Angeles sẽ so sánh mẫu thuốc thu được qua khám nghiệm tử thi và so sánh với những lọ thuốc thu được trong căn phòng khách sạn Beverly Hilton.
Mạng TMZ đưa tin những toa thuốc này được mua tại hãng dược phẩm ít danh tiếng Mickey Fine từng bị Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm Mỹ (DEA) sờ gáy do nghi ngờ “bào chế thuốc chui, sử dụng các chất chưa được kiểm soát” có liên quan đến cái chết của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson.
Tuy nhiên, những thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Trong khi đó, văn phòng pháp y vẫn giữ kín mọi thông tin liên quan đến cái chết của Whitney cũng như kết quả khám nghiệm tử thi.

Tiệm dược phẩm Mickey Fine bị cho là đã bán thuốc an thần cực mạnh cho Whitney.

Thi thể Whitney được đưa về nhà tang lễ Whigham Funeral Home, in Newark, New Jersey. Gia đình cô dự định tổ chức tang lễ vào thứ Sáu 17.2.
Vietnam+

 

Lễ tình nhân 14.2: Chỉ mong chồng không… say xỉn

(Dân Việt) – “Chỉ mong chồng không say xỉn, biết kiếm tiền về đưa vợ nuôi con, không đánh đập, chứ làm gì dám mong chồng biết tặng quà, biết nói lời yêu thương nhân ngày tình yêu, ngày lễ”… Tâm sự của chị Nguyễn Thị Hiền (Cửa Lò, Nghệ An) cũng là nỗi niềm của rất nhiều người vợ, người mẹ ở nông thôn về người chồng của mình.
Chấp nhận nhưng vẫn chạnh buồn…
Phụ nữ- dù ở đâu cũng mong được chăm sóc, yêu thương.
Chỉ cần có vợ có chồng
Chị Vũ Thị Minh (Kim Sơn, Ninh Bình) cùng chồng lên Hà Nội buôn bán. Anh làm phu hồ, còn chị cũng làm chiếc xe đạp, ngày ngày cất hoa từ chợ Quảng Bá mang đi bán. Từ lúc làm nghề bán hoa, chị mới biết đến những ngày Tình yêu 14.2, ngày tôn vinh phụ nữ mùng 8.3, 20.10… Những ngày đó, chị mua tăng số lượng hoa, kèm thêm ít giấy bóng kính để trang trí.
“Tôi cũng là phụ nữ mà chỉ mong bán thêm bó hoa, có thêm dăm mười nghìn để gửi về nuôi con ăn học chứ chẳng mong có “phép màu” được nhận quà, hoa từ chồng con”- chị bày tỏ.
Chồng chị Minh làm công việc nặng nhọc, từ sáng sớm đến tối mịt nên về đến nhà là mệt mỏi, lúc nào cũng cáu gắt. Chẳng bao giờ nói với vợ được nửa lời ngọt ngào, nói gì đến quà cáp. Nhưng lúc chị ốm đau, anh cũng biết nấu cho vợ bát cháo, vừa bưng lên cho vợ, vừa cấm cảu: “Đã bảo lạnh thì đừng bán hàng muộn. Tham cũng không bõ tiền thuốc”. Nghe anh mắng yêu như vậy, chị cảm động ứa nước mắt.
Chị vẫn còn thấy mình hạnh phúc hơn chị Hoa – bạn đồng hương. Hai vợ chồng chị ấy cũng đưa nhau lên Hà Nội làm ăn để “trông” hai đứa con ăn học. Chị buôn cá, anh làm nghề xe ôm, vất vả, cực khổ, cũng hay gây gổ, cãi cọ. Nhưng chỉ được 3 năm, anh ấy đột tử. Chị Hoa vẫn tâm sự, tối nào cũng nhớ tiếng la mắng, cằn nhằn của chồng.
Ép “hòn đất” nói
Câu lạc bộ “Nam giới có trách nhiệm” (những người gây bạo lực) ở phường Nghi Thủy, Cửa Lò, Nghệ An thường tổ chức các hoạt động để những người chồng “nói lời có cánh” với vợ, tự tay làm những món quà tặng vợ.
Cứ đi biển về, thấy nhà cửa bừa bộn, cơm canh chưa nóng sốt là anh Nguyễn Văn Hồng ngứa miệng, buồn tay đánh vợ. Tình cảm vợ chồng sứt mẻ, kinh tế sa sút. Nhưng khi tham gia CLB, được sự khuyến khích, anh đã vẽ chân dung vợ với thông điệp: “Anh yêu vợ bằng cả trái tim”, trao cho vợ trước sự chứng kiến của mọi người. Người vợ nhận quà từ chồng mà tay run lập cập, nước mắt cứ trào ra.
“Không phải là không có lúc thấy chạnh lòng khi ngắm nhìn những phụ nữ khác được chồng âu yếm, tặng quà. Nhưng nồi nào, vung nấy, lựa cơm gắp mắm thôi, miễn là có vợ, có chồng”.Chị Vũ Thị Minh
“Kể cả hồi trẻ, ưng nhau rồi cưới nhau, tôi cũng chưa từng nói với vợ lời nào tình cảm thế. Tôi đã sống vũ phu, cục cằn thật, nhưng sâu thẳm trái tim, tôi thực sự yêu thương và biết ơn vợ tôi” – anh Hồng ngượng nghịu.
Việc nói lời “có cánh” với vợ một cách công khai như vậy cũng là cách để anh Hồng quyết tâm kiểm soát hành vi của mình, chăm sóc, quan tâm tới vợ nhiều hơn.
Anh Võ Văn Thông cũng đã đứng trên sân khấu để nói lời yêu thương với vợ, cùng nhận giải thưởng “cặp đôi ăn ý” trong một buổi sinh hoạt nhóm. Anh chia sẻ: “CLB đã cho vợ chồng tôi đám cưới lần hai”…
Ông Bùi Xuân Yên – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Nghi Thủy cho biết: “Đa số đàn ông đều cho rằng việc bày tỏ tình cảm với vợ là yếu đuối, sẽ bị vợ lấn lướt. Tuy nhiên, không phải họ không yêu thương vợ, không cần được vợ yêu thương, mà chưa biết cách để bày tỏ tình cảm và vun đắp hạnh phúc mà thôi. Vừa bày cách, vừa “ép” những hòn đất ấy chia sẻ tình cảm với vợ, tự họ sẽ vượt qua được định kiến và sống tình cảm hơn, biết cách yêu thương hơn”.
Diệu Linh

 

Hậu vụ tiêm vắc-xin hết “đát”: Phụ huynh lo lắng!

(Dân trí) – Sau vụ phát hiện tiêm vắc xin hết “đát” cho trẻ tại phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc (Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ), nhiều bà mẹ mới giật mình vì lâu nay khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin, hầu như không biết đến vỏ hộp thuốc vì sợ làm phật ý người tiêm…  >>  Thêm 4 trẻ tiêm vắc xin hết “đát”, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ nhận lỗi
http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2012/02/tiemphong_dc108.gif
 Những phòng tiêm chủng như thế này mà cán bộ cơ sở nói không sao khi tiêm vắc-xin hết “đát” thì người dân biết tin vào đâu? (Ảnh: Hồng Hải)
 Không hỏi vì y tá giục giã
 Tại Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội, hầu như ngày nào cũng đông người đưa trẻ đến tiêm vắc xin, nhất là ngày thứ 7, chủ nhật. Sau khi nộp tiền, các mẹ bế con đợi hàng dãy ghế dài chờ gọi đến lượt.
Chị Tú cho con là T.A (14 tháng tuổi) đi tiêm vắc-xin cúm tại đây cho biết: Sau khi đóng tiền, đến lượt, chị chỉ biết nhanh chân bế con ngồi vào ghế, cán bộ y tế tiêm xong là phải đứng dậy nhanh để đến lượt bé khác. Thế nên tiêm cho con ở đây đã nhiều mũi tiêm nhưng chưa một lần chị được tận mắt chứng kiến điều dưỡng tiêm lấy thuốc từ đâu chứ đừng nói là tiếp cận vỏ hộp vắc-xin để xem hạn sử dụng.
“Khi mình cho con vào tiêm đã thấy cô y tá đang bơm mấy giọt thuốc từ xi lanh ra. Mình thắc mắc thì được giải thích đây là liều vắc-xin cho người lớn, trẻ nhỏ thì bỏ bớt ra. Tiêm xong là y tá gập sổ đưa cho mình rồi gọi ngay bé khác nên dù rất muốn hỏi xem vỏ hộp thuốc cũng đành tặc lưỡi bỏ qua”, chị Tú nói.
Chị Vũ Thị Hải cho con đi tiêm vắc-xin lao ở đây kể: y tá lúc nào cũng giục giã để khỏi mất thời gian. Ví như vì trời lạnh, chị không cởi áo sẵn cho con trước khi tiêm, y tá lập tức càu nhàu: “Sao các mẹ không chuẩn bị từ trước, vào đây mới cởi từng cúc áo cho con, mất bao nhiêu thời gian”. Mình bực quá nói lại thì cô y tá tiếp tục: “Sau khi cởi áo sẵn ra, lại chùm khăn vào. Khi vào tiêm chỉ việc vạch khăn ra là xong, có gì mà lạnh!”. Dù rất bực mình nhưng mình đành cười trừ, chỉ sợ nói nữa y tá lại tiêm con đau.
Vừa tiêm, cô y tá vừa dặn, nói nhanh như bắn, rằng sau một tháng con xuất hiện nốt mủ không được cạy. Nói dứt lời thì cũng là lúc y tá rút mũi tiêm ra lại gập sổ tiêm đưa cho mình rồi gọi đến lượt khác.
Chị Tú cho biết, trước đây nhà chị ngay phố Sơn Tây, chị rất thích cho con đi tiêm tại phòng tiêm chủng ngay sát Sở Y tế vì dù đông, nhưng khi gọi đến lượt, y tá bao giờ cũng nói: “Mẹ nhìn kỹ lọ vắc-xin này, con mình tiêm vắc-xin này, hạn dùng đây, tiêm xong mẹ theo dõi con…” Còn ở đây, mình đã tiêm cho con bé đến hơn chục mũi tiêm mà chưa bao giờ được y tá cho xem vỏ lọ vắc-xin, khi nào vào thì cũng đang trong tình trạng y tá đã lấy thuốc vào xi-lanh, chẳng lẽ do đông bé tiêm quá?
Ngại hỏi vì sợ con bị tiêm đau
Tại các điểm tiêm chủng đều có dán biển quy trình tiêm chủng an toàn. Người dân nên đọc bản này, theo dõi xem cán bộ y tế thực hiện có đúng không, để nhắc nhở. Vì trong quy trình đã quy định, trong quá trình tư vấn phải cung cấp cho người dân tên, loại thuốc, nhãn vỏ, hạn sử dụng của thuốc… Cán bộ y tế tuyệt đối không vì đông đúc mà bỏ qua các khâu này, dễ dẫn đến vi phạm quy trình tiêm chủng an toàn.
Sau vụ việc y tá tiêm bảo không sao khi gia đình phát hiện tiêm vắc-xin hết “đát” cho con mình và rồi lãnh đạo Viện vệ sinh dịch tế thừa nhận có thêm 4 trẻ trước đó cũng được tiêm loại vắc-xin này nhưng chẳng gia đình nào phát hiện, nhiều phụ huynh mới giật mình vì đã chủ quan, quá tin vào uy tín của nơi tiêm chủng.
 Chị Ngọc Hà (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết: “Kể từ khi biết vụ việc em bé bị tiêm phải vắc-xin hết “đát”, chị mới giật mình. Không biết trong hơn 10 mũi vắc-xin tiêm vào người cô con gái 15 tháng tuổi của mình có mũi nào như sự cố kia không? Thứ 5 này là lịch tiêm mũi vắc-xin viêm gan A, mình sẽ yêu cầu xem vắc-xin, hạn sử dụng trước khi tiêm, nhất định không thể vội vàng dù cán bộ tiêm phòng có giục giã”.
Còn chị Nguyễn Thị Thu (ngõ 22 đường Chiến thắng, Hà Đông) cho biết, ngay sau khi biết thông tin về sự việc cũng là ngày chị đưa con gái 4 tháng tuổi đi tiêm nhắc lần 3 loại vắc-xin 6 trong 1 tại cơ sở hai của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tại Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông. Theo lệ thường, y tá lấy thuốc rồi vứt thẳng vỏ thuốc vào thùng rác nhưng mình đã yêu cầu lấy lại, xem hạn dùng trước khi tiêm cho con. Dù khó chịu nhưng cô này vẫn phải cúi xuống lấy cho mình xem, rồi trước khi về còn “dúi” cả vỏ hộp thuốc vào tay mình và nói: “Mẹ mang về đọc cho yên tâm”.
“Ông chồng mình thì cứ sợ yêu cầu, đòi hỏi thế họ tiêm đau cho con mình. Thực sự là dù con đau một tí còn hơn là lo lắng không biết liệu vắc-xin có hết “đát” và rồi sẽ ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé về lâu dài hay không”, chị Thu nói.
Hồng Hải

 

Cháy chợ Quảng Ngãi: Có hay không sự chậm trễ chữa cháy ban đầu?

(Dân trí) – Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại chợ Quảng Ngãi đã thiêu rụi 150 tỷ đồng, biến bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, cuộc sống của hàng trăm tiểu thương thành tro bụi. Khi những giọt nước mắt vẫn chưa ngừng rơi, các tiểu thương muốn đi tìm sự thật về nguyên nhân cháy chợ.
 >>  Video cảnh biển lửa “nhấn chìm” chợ Quảng Ngãi
 >>  Tạm đình chỉ công tác 10 cán bộ, nhân viên chợ Quảng Ngãi
Trò chuyện với chúng tôi, ông Mai Văn Su (ngụ đường Nguyễn Bá Loan, đối diện cổng chính chợ phía Đông – nơi xuất hiện đám cháy đầu tiên) kể lại: “Gia đình tôi buôn bán trước cổng chợ nên phải dậy từ rất sớm. Khi tôi phát hiện có đám lửa lóe sáng rất nhỏ trong cổng chợ, tôi và một số hộ ở gần cùng với tiểu thương bán thịt hô hoán. Tôi lấy ống nước trong nhà lôi ra để chữa cháy, một số người khác dùng xô múc nước nhưng cổng lại đóng. Sau đó mọi người chạy đến phòng bảo vệ thì không nghe ai trả lời, kể cả khi tôi gọi điện đến phòng bảo vệ thì không ai nghe máy. Khoảng 15 phút sau, đám lửa phụt cháy lên tầng trên và vô phương cứu chữa”.
http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/02/nhanchung_f7881.jpg
Ông Su cho rằng lực lượng bảo vệ đã phản ứng quá chậm trước vụ cháy
Theo ông Mai Văn Su, nếu lực lượng bảo vệ có mặt kịp thời hơn, nhanh chóng mở cửa thì đám cháy đã không hoành hành như vậy.
Một tiểu thương khác bán thịt trong chợ, tên Nguyễn Thị Thu Loan, cũng cho biết khi đám cháy xảy ra, các bảo vệ đều đang ngủ say chứ không có ai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tuần tra xung quanh chợ để bảo vệ tài sản cho tiểu thương như cam kết trước đây. Tiểu thương này cũng khẳng định các nhân viên trong lúc hoảng loạn đã phải loay hoay mãi mới tìm ra chìa khóa mở cổng chợ, vì vậy việc cứu lửa bị chậm trễ.
Phần lớn những người phát hiện vụ cháy từ đầu đều khẳng định vụ cháy ban đầu phát từ tầng 1 của chợ, có thể dễ không chế, tuy nhiên vì vướng mắc trong việc tiếp cận, dập lửa nên đã lan thành đám cháy lớn. Khi lửa lan sang các gian hàng bán quần áo, vải đã bốc với tốc độ rất nhanh và dữ dội, rồi nhanh chóng nhấn chìm cả khu chợ trong biển lửa.
Ông Nguyễn Thanh Trang – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi – trao đổi: “Qua quá trình điều tra và thu thập thông tin, nhân viên bảo vệ chợ tên Nguyễn Đắc Thịnh phát hiện cháy khoảng hơn 5h00. Hệ thống PCCC trong chợ có 2 máy bơm làm mát nhưng khi xảy ra hỏa hoạn không phát huy hiệu quả”.
http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/02/nhanchung1_a9121.jpg

 Các tiểu thương đau xót vì mất mát quá lớn
Trong nỗi đau mất tài sản, các tiểu thương tập trung vào sự thiếu trách nhiệm của lực lượng bảo vệ mà đơn vị chủ quản là Công ty CP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi. Ông Võ Văn Danh – Tổng Giám đốc công ty – nhận trách nhiệm: “Hiện chúng tôi đang tạm đình chỉ các cá nhân liên quan đến vụ cháy, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra để làm rõ trách nhiệm liên quan”.
Trả lời trước quần chúng nhân dân vào sáng ngày 12/2, ông Võ Văn Danh khẳng định: “Nếu cơ quan chức năng yêu cầu chúng tôi phải bồi thường cho các tiểu thương và một số hình thức xử lý sai phạm, chúng tôi sẽ tuyệt đối phục tùng. Cho dù đơn vị có bị phá sản, chúng tôi cũng nỗ lực chăm lo cho đời sống người dân, quyết tâm không để người dân nào chịu thiệt thòi”.
Đã 4 ngày sau thảm họa cháy chợ, Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy nhưng chưa có kết quả. Hiện nay mong muốn của các tiểu thương là sớm tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan để dân không phải mất 150 tỷ đồng một cách oan ức.
Được biết các tiểu thương buôn bán thịt thường có mặt tại chợ Quảng Ngãi vào khoảng 3h00 sáng mỗi ngày. Hàng thịt nằm chính giữa lòng đường Nguyễn Bá Loan (phía Đông), cũng là nơi phát hỏa đầu tiên. Thời gian đóng cửa chợ và đóng điện từ 21h00 đến 5h00 sáng ngày hôm sau. Giờ mở cửa chợ là khoảng 7h00 sáng mỗi ngày.
 Chợ Quảng Ngãi với cấu trúc hai tầng, chợ xây bê tông kiên cố. Các mặt hàng dễ cháy chủ yếu ở tầng 2 của chợ (quần áo, vải…). Nhiều nhân chứng cho biết trước khi lửa bốc lên tầng 2, họ nghe thấy tiếng nổ lớn. Thông tin ban đầu, căn nguyên gây nổ là một chiếc xe máy của nhân viên bảo vệ bị bắt lửa.
 Mọi vấn đề liên quan đến vụ cháy chợ Quảng Ngãi vẫn đang được phía công an điều tra, làm rõ.
Hồng Long

 

100 dân oan khiếu kiện tại thành phố Hồ Chí Minh

RFA  – 2012-02-13 Trên 100 người từ các tỉnh miền Tây đã tập trung trước Văn phòng Chính phủ tại số 210 Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh để nộp đơn khiếu kiện đất đai hồi sáng thứ hai, 13 tháng 2.
Số dân oan này đã khiếu kiện nhiều năm qua với nhiều cơ quan khác nhau, từ địa phương lên tới thành phố Hồ Chí Minh và có người ra tận Hà Nội để nộp đơn nhưng sau bao năm hồ sơ của họ không bao giờ được giải quyết. 
Những người khiếu kiện cho biết đất đai của họ bị nhà nước trưng thu nhưng bồi thường không thoả đáng. Bà Bùi Thị Thanh, một giáo viên về hưu có mặt trong đoàn người khiếu kiện tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 13-2 cho Đài Á Châu Tự Do biết sự việc như sau:
“Hôm nay bà con ở các tỉnh kéo lên cũng đông khoảng 100 người gồm có nhiều tỉnh. Bà con đến đó nhưng công an thì họ hăm doạ rằng nếu bà con tiếp tục ở đấy thì họ cưỡng chế bắt phải xuống Hồ Ngọc Lãm nhưng khi xuống tới Hồ Ngọc Lãm thì họ lại đuổi lên đây.  Chỗ 210 Võ Thị Sáu là văn phòng chính phủ nhưng không tiếp dân nên chúng tôi đứng ở ngoài căng băng rôn yêu cầu chính quyền giải quyết. Công an họ cho xe cảnh sát, xe loa rồi các lực lượng công an chìm không mặc sắc phục những người này cứ dùng máy quay phim chĩa vào người dân oan nói chung làm cho người ta sợ nhưng mà không ai sợ hết vì ai cũng mất nhà mất cửa hết rồi”
Những người dân khiếu kiện đã bị bắt đưa về địa phương lúc 2 giờ chiều, theo lời bà Thanh cho biết:
“Đến 2 giờ thì dân oan họ kéo sang Toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Lúc này thì các lực lượng công an đem xe tới bắt họ về địa phương và cuối cùng thì không giải quyết gì cho họ hết.  Có bà má tên Trương Quang Anh đã hơn 80 tuổi, răng rụng hết chỉ còn vài ba chiếc. Bà đi khiếu kiện hồi năm rồi bị té gãy cột sống đang còn phải băng bột.  Có một số người họ vẫn tiếp tục ở lại làm thuê làm mướn, đi lau nhà, bán vé số, ai thuê gì họ làm đó. Họ ở tại các chùa hay ở vỉa hè chờ tới ngày khiếu kiện tiếp”

 

An ninh tại Sài Gòn tiếp tục đàn áp học viên Pháp Luân Công

Đỗ Vũ (Danlambao) – Theo tin Danlambao nhận được, các học viên Pháp Luân Công tiếp tục bị đàn áp ở ngay giữa trung tâm Thành phố Sài Gòn.
Đợt đàn áp mới nhất của an ninh tại Sài Gòn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công xảy ra lúc 18 giờ – 19 giờ ngày 11.2. 2012. Tại công viên Lê Văn Tám, Quận I. Sự việc diễn ra lúc đó trong công viên còn có hàng trăm người đang tập thể dục, hay dạo chơi.
Danlambao cũng đã liên lạc với nhóm học viên Pháp Luân Công tại Sài Gòn để biết rõ thêm về tin tức của việc đàn áp này.
Buổi tập ngày 11.2.2012 tại công viên Lê Văn Tám có khoảng 15 học viên đang tập, thì một nhóm người mặt thường phục và trang phục dân phòng đến tấn công các học viên. Các học viên đang ngồi thiền bị đàn áp cách dã man. Nhiều người bị đánh bể cả nón bảo hiểm đang đội trên đầu. Thậm chí, có 3 học viên tên là Linh, Trung và Tài bị đánh gây thương tích.
Trao đổi với Danlambao, một học viên cho hay anh chứng kiến 3 đồng tu của mình bị đánh tét đầu, người bị mẻ răng, cả 3 người này đều bị chảy máu phải đi cấp cứu. Chính học viên này cho hay bản thân của anh đã đến vơi Pháp Luân Công được hơn 2 năm nay và anh bị bắt về phường 3 lần. Mỗi lần từ sáng sớm đến 3 giờ chiều thì công an trả về. Cũng theo lời học viên Pháp Luân Công này, việc bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam là do họ làm theo chỉ thị của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Phía an ninh Việt Nam thì cho rằng bắt bớ Pháp Luân Công vì tụ tập đông người và chưa được cho phép hoạt động tại Việt Nam. Phía các học viên Pháp Luân Công cho hay họ không làm gì trái pháp luật, không phải là tổ chức tôn giáo nên không cần đăng ký hay xin phép ai. Ngay tại Trung Hoa lục địa dù bị bắt bớ tra tấn kinh khủng nhưng cũng trên 100 triệu người đến với Pháp Luân Công .
Các đồng môn của Pháp Luân Công tại Việt Nam cho hay là hiện nay Pháp Luân Công có mặt hầu hết trên các tỉnh thành ở Việt Nam. Nhiều người đến với Pháp Luân Công cũng là đảng viên, là công chức hiện nay
Với tình hình Việt Nam càng lệ thuộc vào nhà cầm quyền Trung Quốc thì các học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam có nguy cơ đối phó tình hình bị bắt bớ, tra tấn ngày càng gia tăng.

Đỗ Vũ

 

Xử thế nào đây ?

Tiểu Khê (Danlambao) – Vụ việc Tiên Lãng có phần dịu bớt khi thủ tướng trực tiếp xuống làm việc. Tuy nhiên nhiều vấn đề mới đặt ra khiến cho việc xử lý tiếp theo không hề đơn giản.
Vụ cưỡng chế xảy ra tại Cống Rộc đã được chính thủ tướng kết luận “Sai cả về luật pháp và đạo lý…” Điều đó có nghĩa là chính quyền đã sai phạm về mặt luật pháp. Do thiếu hiểu biết hay cố ý vì một mục đích vụ lợi nào đó? Rõ ràng việc sai về mặt đạo lý đã trả lời câu hỏi đó và như vậy “công vụ” đã trở thành “tư vụ” bởi việc cưỡng chế không hề vì lợi ích của dân hay vì mục đích an sinh xã hội nào đó, mà vì lợi ích của một nhóm người có chức, có quyền tìm cách cướp trắng công sức của dân.
Ông Vươn đã chống lại chính quyền chỉ vì bị dồn vào bước đường cùng. Việc chống đối của ông là việc của một người chống lại kẻ cướp định cướp trắng mồ hôi công sức của mình sau khi đã nhẫn nhịn hết khả năng chịu đựng. Nếu ông Vươn nhu nhược, ngoan ngoãn chấp hành rồi sau đó khiếu kiện (Theo đúng trình tự pháp luật. ..) liệu có ai sẽ biết được vụ việc xảy ra như thế nào hay tất cả lại chìm vào bóng tối ma quái, như bao nhiêu vụ kiện tụng về đất đai xảy ra hàng chục năm chưa có hồi kết và chính quyền Tiên Lãng vẫn là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Xét xử ông Vươn như thế nào đây? Khi chính quyền vẫn cho rằng khẩn trương khởi tố vụ án giết người, chống người thi hành công vụ. Mặc dù ông Vươn chống lại quân cướp ngày chà đạp lên mồ hôi công sức của mình. Tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã khiến cho nhà cầm quyền phải giật mình, cái giật mình tỉnh ngộ khỏi những cơn ngủ mê. Cái giật mình làm cho những ánh mắt quan liêu không còn dám “đờ đẫn” vô cảm trước những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Cái giật mình để thu lại khoảng cách giữa dân và chính quyền đang ngày càng xa rời. Ông là người có công thức tỉnh chế độ, ông đáng được tuyên dương.
Với quan chức Hải Phòng thì sao? Thái độ hứng khởi của đại tá công an Ca thì nên hiểu thế nào, với các chiến sỹ công an và bộ đội thì có thể thông cảm cho việc họ không hiểu hết tình hình và làm theo chỉ đạo cấp trên. Còn với cương vị một lãnh đạo như ông Ca, ông được học nhiều, đào tạo nhiều với danh nghĩa CAND. Việc cảm thấy phấn khích khi truy bắt ông Vươn và những người trong gia đình, thờ ơ trước việc phá tan hoang nhà cửa người ta. Còn đầy cảm hứng trước thành tích vẻ vang đó và ví nó như bài học cần thiết phải phổ biến thì thật khó để đánh giá về năng lực cũng như đạo đức của ông. Phải chăng điều đó cũng lý giải cho vấn đề gia tăng tội phạm xã hội.
Bỏ qua phát ngôn của ông Thoại bởi chắc trình độ của ông cũng chỉ đến thế. Sự im lặng của các quan chức Hải Phòng trước khi thủ tướng công bố sẽ xuống làm việc, có lẽ cũng là những câu hỏi lớn về khoảng cách giữa nhân dân và chính quyền, mấy trăm km, mấy ngàn hay mấy triệu km? Xử thế nào còn lệ thuộc vào mức độ “giật mình” của chế độ. Với đại bộ phận nhân dân, ông Vươn xứng đáng là “Anh hùng nhân dân “.


Tiểu Khê
http://danlambaovn.blogspot.com/

 

Thơ Trần Mạnh Hảo: Gió Tiên Lãng

Kính tặng anh em người anh hùng khởi nghĩa Đoàn Văn Vươn
lần đầu trong thời cộng sản
một người nông dân
bắn vào chính quyền
đã chiến thắng

Đoàn Văn Vươn
gió Tiên Lãng thổi anh ra khắp nước
lấy mạng sống giữ ruộng vườn
khi chính quyền thành bọn cướp
từ thân phận con lươn
anh nổ súng trước
để được làm con người
đất của dân máu và nước mắt
sao cướp ngày đến cướp mồ hôi ?
chính quyền đối thoại với dân bằng súng
cướp nhà cướp đất quen rồi
vụ cướp đầm tôm xã Vinh Quang, Tiên Lãng
súng của dân đã cất lời
cả nước bênh người nông dân liều mạng
lịch sử bừng hoa cải gió xuân ơi
ông thủ tướng phải về Hải Phòng
tháo ngòi nổ
nông dân bị đẩy tới chân tường
trời tích bão nén cuồng phong phẫn nộ
tiếng súng bắn vào chính quyền Đoàn Văn Vươn
lại thành cơ may cứu chế độ
trả lại dân ruộng vườn
trả biển lại cho lòng dân sóng vỗ
Đoàn Văn Vươn
anh phải bắn để còn chân lý
chứng tỏ mình còn là người
khi lòng dân biến thành vũ khí
chính quyền sao nhốt được gió trời ?
Đoàn Văn Vươn
không ai nhốt được lịch sử
không ai bỏ tù được quê hương
gió Tiên Lãng dựng biển bờm sư tử
gió hoa cà hoa cải gió tình thương…
Sài Gòn 14/02/2012
Trần Mạnh Hảo
http://danlambaovn.blogspot.com/

 

Bài thơ Valentine cho Đặng Thùy Trâm

Kính gửi  Dân Làm Báo, Nhân ngày Valentine, tôi có một bài viết về Liệt Nữ Đặng Thùy Trâm, người đã không quản bom đạn xung phong ra chiến trường để hy vọng được gặp người yêu đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. Không hiểu vì lý do gì mà người yêu đã 8 năm của chị đã từ chối gặp mặt. Nhưng người trí thức, người bác sĩ kiên cường ấy vẫn thầm lặng dấn thân và chờ đợi thủy chung với tình yêu của mình. Tiếc thay, tình yêu thủy chung của chị chưa được đáp đền thì chị đã ngã xuống giữa chiến trường ác liệt! Chị mất đi nhưng đã để lại một cuốn Nhật Ký tràn ngập tình yêu, tình bạn và tình nước non. May nhờ có tấm lòng nhân ái của người lính Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Trung Hiếu và người lính Mỹ Frederic Whitehurst mà cuốn Nhật Ký của chị sau 35 năm bôn ba hải ngoại đã trở về với gia đình chị tháng 8 năm 2005, và nhờ thế chị mới được vinh danh.

Cảm kích trước tấm lòng cao cả của người lính Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Trung Hiếu và người lính Mỹ Frederic Whitehurst, cùng sự tiếc thương vô hạn người trí thức trung thực Đặng Thùy Trâm trọn đời chung thủy với tình yêu thánh thiện của mình, tôi đã viết những dòng cảm xúc sau gửi tới quí báo. Xin trân trọng cám ơn!
Thân kính
Đặng Huy Văn.
VIẾT BÊN MỘ CHỊ ĐẶNG THÙY TRÂM[1]
Thùy Trâm ơi! Chị nằm đó nơi Nghĩa Trang u tịch
Hay đang cùng các em thơ dạo bước ở Thiên Đường?
Đang gõ mõ cầu kinh tại Cổ Tự Tây Phương[2]
Hay đang viết Nhật Ký giữa Bồng Lai Tiên Cảnh đó?
Nơi chị nằm là gốc Dầu Rái trên cánh rừng Đức Phổ
Hay là Nghĩa Trang Liệt Sĩ xã Xuân Phương?
Chị là nữ bác sĩ quân y được nhân dân ái mộ
Hay là người bạn tâm tình của trai gái yêu đương? Có phải chị từ Cõi Yêu thẳng bước ra chiến trường
Chịu mất mát đau thương để viết nên bức thông điệp
Gửi thế giới văn minh và gái trai nước Việt,
“Giữa cái chết cận kề, càng khao khát yêu thương!”
Chị đâu muốn chiến tranh làm vỡ mộng yêu đương
Của những người lính chưa từng được yêu phải chết!
Bao trai gái yêu nhau phải chia ly cách biệt
Bao người vợ góa chồng suốt đời sống đơn thương!
Thùy Trâm ơi, chị biết Nguyễn Trung Hiếu là ai không?
Là người lính VNCH đã góp công đầu vinh danh chị[3]
Anh đã đưa cuốn Nhật Ký cho một người lính Mỹ[4]
Và còn khuyên “đừng đốt đi vì đã rực lửa ở bên trong!”
Người lính Mỹ đã đến đây gục trước mộ khóc ròng
Từng tìm kiếm suốt 35 năm nay Trời mới cho gặp mặt
Không sức mạnh nào bằng Lời Yêu chân thật nhất
Ôi Nhật Ký Đặng Thùy Trâm làm xao động non sông!
Thùy Trâm ơi! Chị hôm nay là Liệt Nữ anh hùng
Đã hiến tặng cho đời Trái Tim trung thực nhất
Và mong ước ngàn sau cháu con trên trái đất
Không chiến tranh, không dối trá, sống khoan dung!
Không cần tiếng súng Đoàn Văn Vươn để chống lại bất công[5]
Không còn kẻ mạo danh nhân dân, rao bán rừng bán biển
Không còn lũ đê hèn làm tay sai cho giặc Tàu hiếu chiến
Chỉ còn lại một Trời Yêu như biển cả mênh mông
Nhân ngày Valentine, 14-2-2012
Đặng Huy Văn 
http://danlambaovn.blogspot.com/
[1] Đặng Thùy Trâm (1942-1970) là một trí thức Hà Nội, bác sĩ quân y, hi sinh ngày 22-6-1970 tại Quảng Ngãi, trong hồ sơ Liệt Sĩ ghi: “Tham gia công tác 5 năm 3 tháng 5 ngày, được đề nghị truy tặng Huy Chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhì”. Sau khi Whitehurst công bố Nhật Ký Đặng Thùy Trâm ra toàn thế giới, người trí thức trung thực đó mới được vinh danh Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang.
[2] Chùa Tây Phương hay Tây Phương Cổ Tự, ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
[3] Nguyễn Trung Hiếu là người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngăn Frederic Whitehurst đừng đốt cuốn sổ Nhật Ký của chị Đặng Thùy Trâm. Năm 1975 đã bị nhà nước bắt đi cải tạo 8 năm (1975-1983), vượt biên năm 1984, hiện nay đang sống tại Mỹ.
[4] Hai anh em Frederic Whitehurst và Robert Whitehurst đã gìn gữ cuốn Nhật Ký của chị Đặng Thùy Trâm suốt 35 năm, đã dịch sang tiếng Anh và tìm kiếm gia đình chủ nhân cuốn nhật ký trong nhiều năm. Tháng 5 năm 2005, sau khi tìm được gia đình chị Thùy, đã sang Việt Nam nhiều lần và trao lại cuốn Nhật Ký cho gia đình chị Thùy Trâm vào tháng 8 năm 2005.
[5] Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã Buộc Phải Dùng Súng chống lại hàng trăm công an và quân đội cùng đại diện của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vì chúng đã đến cưỡng chế trái pháp luật đầm tôm và phá hoại nhà cửa, tài sản của gia đình anh hôm 5-1-2012.

 

Con Đường Việt Nam: Cách Để Mỗi Người Giàu Có

Kính gửi: Dân Làm Báo
Tôi là Trần Văn Huỳnh. Hôm nay tôi xin được gửi tiếp đến Dân Làm Báo phần Lời tựa của quyển sách Con đường Việt Nam của Trần Huỳnh Duy Thức viết, cùng với Lê Công Định và Lê Thăng Long.
Tên đầy đủ của quyển sách này là CON ĐƯỜNG VIỆT NAM – Cách Để Mỗi Người Giàu Có. Phần lời tựa này được viết vào tháng 12/2008, ngay sau khi Thức công bố bài Khủng hoảng – Cơ hội cuối trên blog Trần Đông Chấn vào cuối tháng 11/2008 để cảnh báo về nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Vào cuối tháng 1 năm 2010, đang viết đơn kháng án trong trại giam B34, Thức vẫn tiếp tục cảnh báo bằng lá đơn này về nguy cơ đó và khẳng định nó sẽ xảy ra mà không thể tránh được nữa. Thức đã viết rằng: “Nếu không nhanh chóng thay đổi chiến lược phát triển kinh tế trong vòng vài ba năm tới thì đất nước ta sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc”, và: “trả lại sự trong sáng cho tôi để tôi có thể tiếp tục những công việc mà tôi thấy cần thiết và cấp bách cho đất nước”.
Trong lá đơn này Thức còn yêu cầu hệ thống an ninh quốc gia phải hướng đến bảo vệ đối tượng chính là người dân. Và: “Bảo vệ người dân chính là bảo vệ những gì mà luật pháp trao cho họ và bảo vệ họ trước những gì vi phạm pháp luật để xâm hại đến họ”. Thức đã viết như vậy trong đơn kháng án.
Những vấn đề trên đã được phân tích rõ trong phần Lời tựa này. Phần này cũng đề cập đến nhiều vấn đề rất thiết thực đối với mỗi người dân trong tình hình đất nước hiện nay.
Do vậy mong Dân Làm Báo giúp phổ biến.
Xin cảm ơn và kính chào.
Trần Văn Huỳnh
* * *
CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Cách Để Mỗi Người Giàu Có
Ghi nhận

Dâng tặng Mẹ Việt Nam tất cả tri thức Mẹ đã ban cho đứa con Lạc Hồng này.

Thương tặng Má, người chưa từng dạy con một tiếng yêu nước nhưng cách Má chăm sóc cọng cỏ, ngọn cây, con gà, con chó và lòng thương người của Má dành cho những người nghèo khổ đã truyền cho con tình yêu quê hương chẳng biết tự bao giờ.

Kính tặng Ba, người đã truyền cho con lời dạy: “Phải học để trở thành người tốt”.

Thân tặng gia đình yêu thương và những người đã dành tình yêu và sự ủng hộ cho tôi.

TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc tinh Chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao
Trần Đông Chấn
Giao thừa Bính Tuất 2006
LỜI TỰA
Nếu chúng ta cùng suy tưởng về một tương lai như trên, về một thời kỳ khai sáng sẽ đưa dân tộc ta đến dân chủ, thịnh vượng, văn minh và được cả thế giới tôn trọng thì thời đại của ý tưởng đó sẽ đến. Và khi đó thì “Sẽ không có một sức mạnh gì trên quả đất này có thể ngăn nổi một ý tưởng khi thời đại của nó đã đến.”(*)

Nhân hòa tạo thiên thời
Đó chính là thiên thời – là thời điểm mà lòng người hòa hợp cùng suy tưởng về một tiền đồ tốt đẹp của một đất nước Việt Nam trong đạo nghĩa, hưng thịnh và thái bình. Đó cũng là sự hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo ra sự chuyển đổi lịch sử.
Nhưng thiên thời không phải là cái mà chúng ta được ban phát từ trên trời hay từ đâu đó mang lại. Mà thời vận đó sẽ đến khi lòng người cùng hướng về nó. Do vậy người xưa thường chọn những vùng đất mà người dân ở đó đang mong muốn sự thay đổi để khởi đầu cho những biến chuyển lịch sử. Đó chính là địa lợi nhờ vào nhân hòa.
Kinh tế tạo địa lợi
Nhưng trong một môi trường toàn cầu hóa hiện nay, cùng với tác động rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian của Internet, đã làm thay đổi rất nhiều và có phần làm nhẹ đi vai trò địa chính trị của các vùng địa lý. Hiểu rõ điều này sẽ giúp chúng ta xác định được địa lợi cho sự chuyển mình mang tính lịch sử của dân tộc chính là “vùng đất” kinh tế chứ không phải là một mảnh đất địa linh nhân kiệt nào đó.
Chính sự thay đổi chế độ kinh tế vào giữa thập niên 1980 đã cứu chế độ tránh được một sự sụp đổ và dẫn đến những thành tích không thể chối cãi, đưa hàng chục triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Nhưng cũng chính thành tích kinh tế đó đã làm cho người dân chấp nhận thiếu thốn rất nhiều quyền con người của mình về dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội, và làm cho chính quyền chủ quan cho rằng mình làm đúng. Chính cái sai lỗi đó của cả người dân và chính quyền đang dẫn đến một sự thất bại kinh tế nặng nề.
Sự thất bại này hiện nay đang không được nhìn nhận đúng mà còn bị che lấp mất căn nguyên của nó vì những mục tiêu và lợi ích ngắn hạn, đánh mất hết những cơ hội cuối cùng để có thể tránh được một sự sụp đổ do khủng hoảng kinh tế tạo ra. Một cuộc khủng hoảng như vậy là không còn có thể tránh được nữa khi mà Chính phủ và Quốc hội đã lựa chọn “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009″ đang được triển khai như hiện nay bất chấp những cảnh báo và phản biện có trách nhiệm.
Khủng hoảng chuyển lòng người
Cho dù những triệu chứng bệnh nặng của nền kinh tế sẽ bị đè nén trong năm này nhưng chúng sẽ bùng phát mà không có gì có thể ngăn chặn được trong vài ba năm sau đó ở mức độ nặng nề hơn gấp bội, làm cạn kiệt các nguồn lực của quốc gia, cả trong dân lẫn nhà nước. Nhưng sẽ còn tai hại hơn nữa khi các mệnh lệnh hành chính được ban hành do sự hoảng sợ của những người ra quyết định để tiếp tục che giấu những biểu hiện thật của căn bệnh trầm trọng. Và chính cách thức này sẽ xói mòn những niềm tin cuối cùng của người dân vào chính quyền. Mà niềm tin là nguồn lực quan trọng nhất của cỗ máy kinh tế.
Hàng triệu người chúng ta sẽ phải lao đao khốn khổ. Trên một “mảnh đất” kinh tế như vậy lòng dân chắc chắn sẽ thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Nhưng sự thay đổi đó sẽ tạo ra những động lực tàn phá hay xây dựng là một vấn đề cần hết sức quan tâm. Dù là chính quyền phải chịu trách nhiệm đầu tiên và trên hết cho tình trạng tệ hại như vậy, nhưng người dân chúng ta phải thấy là mình đã góp phần đáng kể tạo ra hậu quả đó vì chúng ta đã quá dễ dàng chấp nhận những sai trái của chính quyền. Vì vậy mà chúng ta lệ thuộc.
Và chính sự lệ thuộc đó là nguyên nhân gốc của căn bệnh kinh tế này, dẫn theo hàng loạt các vấn nạn chính trị và xã hội như cường quyền, tham nhũng, đạo đức xuống cấp, vô cảm, v.v… đang ngày càng trầm kha. Nếu chúng ta không nhìn nhận đúng như vậy thì mọi sự thay đổi sắp tới đều sẽ là “bình mới, rượu cũ”, tệ hơn nữa có thể sẽ là những sự đập phá vì hận thù. Sẽ không thể có một quốc gia độc lập nếu những người chủ của nó – chính là người dân chúng ta – hầu hết là những kẻ lệ thuộc.
Cái đáy của khủng hoảng
Chỉ khi nào chúng ta ý thức được vai trò và trách nhiệm làm chủ của mình thì mỗi người chúng ta mới hết bị lệ thuộc kinh tế. Và cũng hãy hiểu rằng: cuộc khủng hoảng này sẽ chỉ chạm đáy khi nào người dân đã ý thức được như thế. Ngược lại hậu quả của nó sẽ ngày càng trầm trọng mà không có điểm dừng, tác hại nặng nề lên hàng chục triệu người cho tới khi chúng ta gục ngã hẳn. Nhưng chính quyền cũng sẽ không tránh được những hậu quả còn nghiêm trọng hơn nếu không hiểu rõ và thành thật dựa vào dân để vượt qua khủng hoảng.
Tuy nhiên, lựa chọn của chính phủ lâu nay là trấn an người dân bằng cách che giấu sự thật và nói nhiều về những cơ hội của viễn cảnh tốt đẹp. Nhưng cơ hội chỉ đến khi vượt qua được thách thức. Mà những thách thức của đất nước hiện nay không chỉ là của nhà nước mà quan trọng hơn là của toàn dân. Nếu người dân không được tôn trọng và chia sẻ thực trạng kinh tế và những thách thức đó của đất nước thì không có cách gì để vượt qua được chúng. Sự lựa chọn như vậy thường dẫn đến một kết cục là chính phủ sẽ thiếu trung thực về tình hình nhằm huy động nguồn lực trong dân, nhưng chỉ để đem chữa cháy. Đó sẽ là tai họa khủng khiếp.
Khủng hoảng – Cơ hội vàng
Nếu một cuộc khủng hoảng như vậy là không thể tránh khỏi thì hãy tìm thấy cơ hội từ nó. Và đó lại là một cơ hội vàng để chúng ta thay đổi căn bản nhận thức của mình một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan. Cần hiểu rằng những sai lầm cốt tử mà chúng ta đã mắc phải chính là sự thiếu hiểu biết của người dân về những quy luật như vậy và sự áp đặt ý muốn chủ quan của chính quyền thay cho các quy luật đó của vũ trụ – tức của tự nhiên của trời đất. Khi chúng ta hiểu biết những quy luật này thì điều kỳ diệu sẽ đến, chúng ta sẽ chứng kiến một sự phát triển thần kỳ như phép màu trong sấm Trạng Trình:
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Có người đang cố tìm xem vùng đất địa linh nhân kiệt – nơi “thiên tử” sẽ xuất hiện, nơi có một con sông được gọi là Bảo giang – ở đâu. Nhưng thiên tử thực sự ngay trước chúng ta, địa linh nhân kiệt ngay tại nơi ta ở. Thiên tử hay con trời chính là những sản phẩm của vũ trụ, là những quy luật tự nhiên của trời đất tồn tại một cách khách quan với ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể phát hiện, hiểu rõ những quy luật đó để áp dụng nhằm có được những giải pháp tốt nhất cho ý muốn của mình chứ không thể thay đổi hoặc làm ra những quy luật như vậy theo mong muốn của con người. Do vậy, những quy luật tự nhiên khách quan còn được gọi là Vũ trụ quan hay người xưa gọi là Đạo Trời, tức là cách thức của Trời với ngụ ý là những cách thức đó vượt lên trên mong muốn chủ quan của con người.
Cách cai trị phong kiến
Nhưng vua chúa phong kiến ngày xưa vì quyền lợi hẹp hòi của mình đã lợi dụng những từ ngữ đúng đắn trên của các nhà hiền triết để huyễn hoặc dân chúng và tự thần thánh hóa mình thành những “Con Trời” mang mệnh “thiên tử” được lựa chọn một cách độc tôn và không thể thay thế để “đại diện Trời” cai trị dân chúng. Từ đó nên những lời họ ban ra được áp đặt thành “đạo Trời” bất chấp chúng đi ngược lại những quy luật khách quan của trời đất, và cưỡng bức dân chúng chấp nhận ý muốn của họ như một “tất yếu khách quan” do “thiên định”. Để bảo vệ sự thống trị của mình, họ càng làm cho người dân mù quáng, mê muội và giáo điều tin vào những chủ thuyết “trời ơi” của họ nhưng lại được cổ súy bởi những kẻ ngu trung có học và tiền hô hậu ủng bởi các quan lại tham nhũng. Và họ dùng “vương pháp” để bảo vệ trước tiên và trên hết các chủ thuyết này nhằm trừng phạt bất kỳ ai, bất kỳ tiếng nói khách quan nào đe dọa sự thống trị của họ.
Nhưng bất chấp những sự trừng phạt và trả thù có hà khắc đến đâu đi nữa thì những chế độ như thế đều không tránh được những sự sụp đổ nhục nhã và thường rất đẫm máu một khi lòng dân đã thay đổi, không còn tin vào chúng nữa. Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng những cuộc thay đổi đó hầu hết là bình mới rượu cũ, thay sự thống trị này bằng một sự thống trị khác, người dân vẫn là những kẻ bị trị và lệ thuộc. Họ chỉ được thở chút không khí thoải mái hơn ở thời kỳ đầu khi các chế độ mới nắm quyền muốn lấy lòng dân chúng nhằm củng cố địa vị ban đầu của mình. Sự mị dân như vậy không kéo dài, mọi thứ mau chóng trở về đúng thực chất của nó. Sự xuất hiện những minh quân trong các chế độ như vậy là rất hiếm hoi thường là do may mắn. Dân chúng không thể làm gì khác ngoài việc ước ao và cầu nguyện cho những minh quân như thế xuất hiện để cai trị mình – một sự trông đợi thụ động để được ban phát.
Tự do và Quy luật
Lịch sử các cuộc cách mạng và thay đổi triều đại ở phương Đông hầu hết đều như thế, trừ Minh Trị Duy tân ở Nhật giữa thế kỷ 19. Đó là nguyên nhân gốc của sự chậm tiến và bị thuộc địa hóa của lục địa này so với phương Tây. Chủ nghĩa phong kiến thần quyền thống trị Châu Âu đã cản trở sự phát triển của lục địa này không khác gì ở phương Đông cho đến cuối thế kỷ 16. Nhưng các Phong trào Phục hưng và cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật đã biến đổi sâu sắc và thực chất xã hội và con người ở đó, đưa nó vượt lên dẫn đầu thế giới tới ngày nay. Nếu cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật giúp con người hiểu rõ được các quy luật tự nhiên khách quan trong thế giới vật chất thì Phong trào Phục hưng đã giải phóng tư tưởng con người khỏi sự giáo điều và áp đặt của các chủ thuyết phong kiến, làm cho họ tự do nghiên cứu tìm tòi các quy luật đó và kiến tạo dần nên các trào lưu dân chủ như ngày nay.
Dù Giordano Bruno đã phải hy sinh trên giàn hỏa để bảo vệ sự thật “trái đất quay quanh mặt trời” hay Galileo Galilei phải cúi đầu giả nhận tội để giữ mạng sống(+) nhằm có thể tiếp tục nghiên cứu chứng minh cho khoa học, cho chân lý Nhật tâm này thì các nhà nước phong kiến thần quyền Châu Âu vẫn không thể bảo vệ nổi cái “quy luật” sai trái “mặt trời quay quanh trái đất” của họ. Cuối cùng họ vẫn phải “cúi đầu” thừa nhận lặng lẽ quy luật Vạn vật hấp dẫn mà Newton đã dựa vào đó để chứng minh trái đất quay quanh mặt trời một cách không thể bác bỏ.
Bí quyết của phép màu
Đó chính là giá trị của tự do con người và của sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên trong trời đất mà khi có được thì loài người sẽ giàu có và phát triển thần kỳ. Đó cũng chính là nguyên nhân của phép màu Nhật Bản – trong vòng chỉ 30 năm từ cuộc Duy Tân của vua Minh Trị vào 1868 nước Nhật đã trở thành một cường quốc được cả thế giới kính nể từ một nước nghèo nàn lạc hậu. Cuộc canh tân này đặt trên một nguyên lý chủ đạo: “Độc lập dân tộc nhờ độc lập cá nhân” do nhà tư tưởng khai sáng vĩ đại Fukuzawa Yukichi đề xướng. Không có độc lập cá nhân thì sẽ không thể có độc lập dân tộc, dẫn đến quốc gia lệ thuộc rồi bị biến thành nô lệ – ông đã viết và dành cả đời mình để truyền giảng như vậy.
Việt nam hoàn toàn có thể có được phép màu đó, thậm chí còn thần kỳ và nhanh chóng hơn do tác động rút ngắn thời gian của Internet, nếu mỗi người dân chúng ta là một con người độc lập thực sự để có thể hiểu được quy luật tự nhiên của trời đất. Nước ta đã tuyên bố độc lập và dùng thuật ngữ Cộng hòa để đặt tên nước đã hơn 63 năm, nhưng những tư tưởng và cách hành xử phong kiến như trên vẫn còn ăn sâu trong cả người dân lẫn chính quyền một cách vô tình lẫn cố ý, vô thức lẫn có ý thức. Chính sự xơ cứng trong suy nghĩ như vậy bao đời nay đã đẩy dân tộc ta thụt lùi lại rất xa trong tất cả các bước tiến hóa quan trọng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Mỗi lần như vậy đất nước đều bị biến thành thuộc địa mà phải mất đến hàng triệu xương máu để giành lại độc lập. Nhưng cũng chỉ là sự thay đổi hình thức trên danh nghĩa, người dân chúng ta chưa bao giờ có sự thay đổi thực chất trong suy tưởng của mình để hướng đến tự do độc lập cho mình thực sự. Chính vì vậy mà hơn một ngàn năm nay dân tộc ta chưa bao giờ có được một nền độc lập đầy đủ và thực chất.
Nếu không có những trào lưu suy tưởng tích cực để làm mỗi người chúng ta vượt thoát được lối suy nghĩ và hành xử xơ cứng như trên thì đất nước ta chẳng những không thể đạt được “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà còn sẽ ngày càng bị lệ thuộc, đến mức sẽ trở thành nô lệ, thuộc địa kiểu mới. Đây không còn là nguy cơ nữa mà là thực tế đang xâm thực vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống đất nước, đe dọa chủ quyền quốc gia. Hơn lúc nào hết, thay vì vận động học tập và làm theo, chúng ta cần tiếp tục tinh thần “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” của các Phong trào Đông Du và Duy Tân để tạo ra một trào lưu suy tưởng rộng rãi trong nhân dân, tự do khám phá tìm hiểu các quy luật khách quan của thế giới xung quanh ta, tự do phản biện và cả phủ định những giáo điều và sai trái. Để từ đó rút tỉa được những giá trị phù hợp từ truyền thống và tư tưởng do lịch sử dân tộc để lại nhằm phát huy thành những sức mạnh và lợi thế cho mỗi người Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa. Nhờ vậy mà chúng ta giàu có. Đất nước nhờ có những người dân như vậy mà phát triển tốt đẹp. Suy tưởng như vậy sẽ là một quá trình sáng tạo, trong khi làm theo sẽ chỉ làm cho sự xơ cứng tư duy thêm trầm trọng.
Sự suy tưởng sáng tạo như vậy tự nhiên sẽ hội tụ lòng dân đến cùng một ý tưởng về một thời kỳ khai sáng cho dân tộc với khát vọng cho đất nước vươn lên để mỗi người Việt Nam sẽ được giàu có, hạnh phúc và được nể trọng trên toàn thế giới. Khi đó thời đại của ý tưởng này sẽ đến mà không có gì ngăn cản nổi. Khi đó điều kỳ diệu sẽ xảy ra cho mỗi người và đất nước chúng ta. Khi đó sẽ là lúc thực hiện lời nhắn gửi thiêng liêng của tiền nhân: “Bảo giang thiên tử xuất, Bất chiến tự nhiên thành” – tức là hiểu rõ các quy luật của trời đất là cách để bảo vệ giang sơn đất nước mà không cần dùng đến vũ khí và tránh được chiến tranh.
Có nhiều quy luật mà quyển sách Con đường Việt Nam này sẽ trình bày. Nhưng đối với đa số người dân, chúng ta chỉ cần hiểu rõ và thực hành đầy đủ một điều quan trọng nhất, thiêng liêng nhất và lại là nền tảng cho tất cả các quy luật khác: Quyền con người. Những phần sau của quyển sách sẽ cho thấy vì sao đó là quy luật của trời đất và vì sao quy luật này có tầm quan trọng như vậy. Nhưng không có gì là phức tạp, chúng ta chỉ cần hiểu rằng thuộc tính nào của vạn vật do trời đất tạo ra thì không có sức mạnh nào của con người có thể thay đổi được, và chính thuộc tính đó tạo ra quy luật. Người ta có thể đắp chặn ngăn nước chảy xuống vùng thấp nhưng không cách gì để thay đổi thuộc tính của nước là luôn đổ về chỗ trũng, và như vậy nước chảy về trũng là một quy luật. Tương tự như thế, những kẻ cường quyền có thể tước đoạt tự do và quyền con người nhưng không thể nào thay đổi được thuộc tính người là luôn luôn mong muốn có đủ tự do và các quyền đó. Chắc có lẽ chỉ những ai bị đánh rơi trong rừng từ lúc nhỏ thì mới không có mong muốn đó mà thôi. Do vậy Quyền Con người cũng là một quy luật mà khi được tôn trọng và sử dụng đầy đủ thì chúng ta sẽ có được sức mạnh tựa phép màu như đại hồng thủy.
Thiên tử là chúng ta
Ở nơi nào con người tự tin thực hiện các quyền này thì ở đó “thiên tử” xuất hiện, tức là Quyền con người tồn tại thực tế trong cuộc sống ở nơi ấy. Và vùng đất ở đó chính là địa linh nhân kiệt vì sẽ có rất nhiều anh hùng hào kiệt – những người tự tin, tự do và độc lập để khám phá nhiều quy luật khác của trời đất, từ đó tạo ra sức mạnh nhằm mang lại sự giàu có và những điều tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta, bảo vệ dân tộc ta, thịnh cường đất nước ta. Đó là cách chúng ta chủ động kiến tạo nguyên khí, lựa chọn nhân tài để phát triển quốc gia, phục vụ cho chúng ta chứ không phải thụ động trông chờ và cầu may minh quân xuất hiện và ban phát tài năng của họ.
Sự may mắn này nếu xảy ra thì cũng không bao giờ tạo nên những “minh quân” thực thụ vì những người này nếu lập nên được những công trạng to lớn nào đó thì tất nảy sinh thói tự phụ, tự cho mình có quyền đứng trên dân chúng vì đã ban cho dân chúng những lợi ích lớn lao nào đó. Tư duy và cách hành xử phong kiến như vậy tất sẽ dẫn đến những vấn nạn khác cho người dân. Đặng Tiểu Bình là một lãnh đạo xuất chúng đã đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc giúp hàng trăm triệu người thoát đói nghèo, nhưng cũng chính ông là người phải chịu trách nhiệm về sự kiện đẫm máu Thiên An Môn 20 năm trước, đánh mất cơ hội vĩ đại có thể đưa Trung Quốc thành một nước dân chủ thịnh vượng cho hàng tỷ người.
Sức mạnh thực sự của một quốc gia nằm ở sự hiểu biết của cả dân tộc ở đó chứ không phải bởi trí tuệ riêng của bất kỳ một con người hay đảng phái nào. Trên tinh thần như vậy, quyển sách Con đường Việt Nam – Cách Để Mỗi Người Giàu Có này sẽ trình bày những nghiên cứu của nó về các quy luật kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là sự tương tác của chúng ở một môi trường toàn cầu hóa; áp dụng các quy luật này trong bối cảnh địa chính trị và văn hóa của Việt Nam nhằm đề xướng những giải pháp chiến lược cho sự phát triển dân chủ và thịnh vượng cho người dân và đất nước chúng ta một cách nhanh chóng và bền vững.
Con đường Việt Nam (tên gọi tắt của quyển sách) cũng đưa ra những đề nghị đối với nhà nước về cách thức quản lý đất nước sao cho phù hợp với quy luật khách quan, mà quan trọng nhất là yêu cầu phải bảo vệ người dân chúng ta thực hiện đầy đủ Quyền con người của mình theo đúng Hiến pháp. Những quyền này là vốn có tự nhiên, là của chúng ta mà không một ai hay tổ chức nào có quyền cho phép hay ban phát cả. Bất kỳ nhà nước nào thất bại trong việc bảo vệ cho người dân của nó thực hiện Quyền con người của mình thì nó không còn hợp pháp nữa và không thể được gọi là nhà nước pháp quyền. Con đường Việt Nam sẽ làm rõ khẳng định này trong những phần sau của quyển sách.
Vì ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sẽ rất trầm trọng nên quyển sách này cũng dành một phần đáng kể để phân tích và đưa ra những khuyến nghị cho người dân và nhà nước nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng một cách tối ưu mà sự nghiên cứu của Con đường Việt Nam thấy là tốt nhất để tránh được sự hỗn loạn.
(Viết vào tháng 12 năm 2008) Trần Huỳnh Duy Thức
__________________
(*) Lời của Victor Huygo – đại văn hào Pháp (1802-1865)
(+) Galileo Galilei bị quản chế đến cuối đời.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đang trao chứng nhận cho đối tác của OCI tại buổi Lễ khai trương dịch vụ One-Connection toàn cầu tại Singapore năm 2003

 

Đảng Cộng Sản Cuba: Thay đổi hay là chết!

13.02.2012
LTCG (13.02.2012) - Radio Vatican - Ngày 28-1-2012, đảng Cộng sản Cuba đã khai mạc khóa họp đặc biệt kéo dài trong hai ngày, để thảo luận về các biện pháp cải tổ chính trị kinh tế trong nước.
Kể từ khi được chính thức thành lập ngày mùng 3 tháng 10 năm 1965 đến nay, hội nghị toàn đảng lần này xem ra có tầm quan trọng định đoạt nhất đối với sự sống còn của đảng cộng sản Cuba như lời tuyên bố của Chủ tịch Raul Castro. Thật vậy, sau khi các đảng cộng sản thuộc khối Liên Bang Xô Viết sụp đổ tan tành thê thảm chỉ trong vài năm đầu thập niên 1990, và chủ nghĩa cộng sản bị quẳng vào sọt rác, thì cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn, và Việt Nam đảng cộng sản Cuba đã tìm mọi cách để tồn tại trong một thế giới thay đổi với vận tốc chóng mặt, trong đó nhiều dân tộc đã mạnh dạn đứng lên lật đổ các chế độ độc tài để giành lại các quyền tự do làm người. Điển hình như cuộc cách mạng của các dân tộc A rập Bắc Phi và vùng Trung Đông.
Hội nghị ngoại thường này khiến cho người ta ngạc nhiên, vì đảng cộng sản Cuba mới kết thúc đại hội đảng lần thứ VI triệu tập tại thủ đô La Habana trong các ngày 16-19 tháng 4 năm ngoái, 2011. Chắc là phải có các lý do vô cùng nghiêm trọng, vì trước khi triệu tập hội nghị Chủ tịch Raul Castro đã cảnh cáo rằng: ”Hoặc chúng ta thay đổi, hoặc chúng ta sụp đổ, và cùng với sự sụp đổ ấy là tất cả các nỗ lực của nhiều thế hệ nhân dân Cuba”. Làm sao Cuba đã chống cự được với đế quốc tư bản và các cấm vận kinh tế kéo dài ròng rã 50 năm trời, mà giờ đây cuối cùng phải chấp nhận thay đổi?Thật ra, ngay trong Hội nghị đảng lần thứ VI hồi mùa xuân năm ngoái 2011, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về tài liệu làm việc liên quan tới các đường lối chính trị và kinh tế do đảng đề ra. Dưới chế độ độc tài toàn trị, nhà nước say sưa với quyền bính nên luôn luôn kiêu căng mù lòa cho rằng dưới sự chỉ đạo anh minh sáng suốt của Lãnh tụ tối cao Chủ tịch Fidel Castro, đảng ta không bao giờ sai lầm và cái gì cũng có thể giải quyết được theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 50 năm thống trị, các tiền đề ngu dốt phản khoa học ấy cuối cùng chứng minh cho các ”đỉnh cao trí tuệ loài người óc bé hơn óc gà và không có chất xám” ấy hiểu rằng thực tại cuộc sống của nhân dân thì chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định.
Thật vậy, vì trong bài thuyết trình chính tại đại hội đảng lần thứ VI hồi năm ngoái 2011, Chủ tịch Raul Castro đã bỏ các giọng điệu cổ điển của giới lãnh đạo cộng sản, lúc nào cũng đổ tội cho đế quốc Mỹ, cho các thế lực thù nghịch, cho các phong tỏa thắt họng kinh tế, cho các lý do thế này thế nọ, để che giấu cái bất lực của Cách mạng không có khả năng bảo đảm cho nhân dân Cuba một cuộc sống xứng đáng với các hy sinh liên tục của họ. Trái lại, ông đã đề cập đến các mâu thuẫn và các sai lệch trong chính nội bộ đảng cộng sản Cuba, là những điều ông đã nói trong diễn văn đọc tại đại học La Habana hồi tháng 11 năm 2005, trong đó có câu sau đây: ”Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta ngay từ đầu, và nhiều lần trong cuộc Cách Mạng, đó là đã tin rằng có ai đó biết xây dựng xã hội chủ nghĩa như thế nào”.

Vì thế, lời ông cảnh cáo trước khi triệu tập hội nghị ngoại thường vừa qua ”Phải thay đổi hay là chết”, không phải là điều mới lạ, cho bằng là một tiếng kêu cảnh tỉnh thê thảm đối với những đảng viên nào còn nhắm mắt say sưa với ý thức hệ cộng sản và các các đường lối chính trị kinh tế hoàn toàn sai lầm của nó. Nó cho thấy ý thức hệ và chế độ cộng sản Cuba đã quá già nua cằn cỗi, không còn nghị lực, không còn sức sống, và đang trong tiến trình tự hủy, vì chính hàng lãnh đạo cộng sản cũng không còn tin tưởng gì nữa, và không có một động lực phát triển nào giúp vực dậy một nền kinh tế phá sản. Bên cạnh đó là các chứng bệnh nan y: ngu dốt, giáo điều, bàn giấy rườm rà, nhất là nạn gian tham hối lộ lan tràn trong mọi tầng lớp đảng viên, và chính sách cai trị bất công bạo tàn đối với nhân dân.
Trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội vi tính ngày nay, cho dù nhà nước có chủ trương ngu dân và tìm mọi cách bưng bít mọi chuyện, các thế trẻ ngày nay thông minh, có học, hiểu biết và có nhiều khả năng hơn các thế hệ cha ông họ rất nhiều. Như người trẻ các nước A rập đã làm, với các phương tiện truyền thông tân tiến họ có thể phát động các cuộc xuống đường biểu tình ồ ạt chống chính quyền mạnh như nước lũ mà không có gì có thể ngăn cản được.
Có phải vì thế mà chủ tịch Raul Castro đã mạnh dạn phát động phong trào cải tổ bằng cách triệu tập hội nghị ngoại thường nói trên hay không. Chúng ta không biết đưc. Nhưng lời ông cảnh cáo diễn tả một định luật tự nhiên không hề sai chạy: thay đổi hay là chết! Thế thôi!
Linh Tiến Khải
Radio Vatican – Tiếng Việt

 

Có tin trùm Cộng Sản Fidel Castro của Cuba muốn trở về với Thiên Chúa.

LTCG (13.02.2012)
Có tin trùm Cộng Sản Fidel Castro của Cuba muốn trở về với Thiên Chúa.
Miami 12/2/2012.- Theo tin của Miami New Times ở Florida, Cựu Chủ Tịch Fidel Castro của Cuba năm nay 85 tuổi, rất ốm đau, đang muốn trở về với Chúa Kitô.
Tin trên do người con gái của Fidel Castro là bà Alina Fernandez hiện cự ngụ tại Florida tuyên bố với tờ La Republica ở Ý và được tờ Miami New Times ở Florida trích dẫn lại. Bà Alina Fernandez tuyên bố như sau:
“Trong thời gian qua, bố tôi (Fidel) đã đến gần tôn giáo hơn. Bố tôi đã tái khám phá ra Chúa Giêsu vào giai đoạn cuối đời. Điều này không làm tôi ngạc nhiên vì bố tôi trước đây từng được các linh mục dòng Tên giáo dục”.
Bản tin của tờ La Republica cũng trích lời của một giới chức cao cấp không được nêu tên ở Vatican tuyên bố rằng:
“ Ông Fidel Castro đang đau ốm nặng, hầu như đã đến giây phút cuối đời. Các bài ca ngợi dành cho ông trong tờ báo đảng Granma ngày càng giảm bớt. Chúng tôi biết trong giai đoạn cuối đời của ông, ông đã đến gần với tôn giáo và Thiên Chúa hơn.”
Tờ La Republica tiết lộ giới chức Vatican không nêu danh tính kia chính là viên chức Tòa Thánh sắp xếp chuyến tông du của Đức Thanh Cha sang Cuba vào tháng Ba này.
Trước nguồn tin cựu Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Cuba muốn trở về với Thiên Chúa, một số người tự hỏi liệu ông có xin ĐGH tha thứ và đảng cộng sản Cuba có bớt giọng điệu công kích giáo hội hay không.
Tưởng cũng nên nói thêm sau khi Chủ Tịch Fidel Castro trao quyền lại cho em la Raul Castro, chính quyền Cuba bớt chính sách khắc nghiệt hơn đối với Công Giáo và Giáo Hội Cuba có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với chính quyền. Cụ thể là nhờ sự can thiệp của Hội Đồng Giám Mục Cuba mà hơn 100 tù chính trị mới đây đã được thả và chính ông Raul Castro tuyên bố Cuba hoan nghênh chuyến viếng thăm của ĐGH Bênêđictô XVI đến nước này vào tháng 3 năm 2012.
Nguyễn Long Thao
VietCatholic

 

Vụ Tiên Lãng: Cần xác định lại tội danh của ông Vươn (NLĐ) -GS-TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng một trong những vấn đề cần làm ngay để thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng là xem lại tội danh đối với ông Đoàn Văn Vươn và các thành viên trong gia đình bởi nếu có tội thì tội của ông Vươn chỉ là “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”  —Vụ Tiên Lãng: Kháng nghị hủy đình chỉ phúc thẩm (TT)

Vu cuong che Tien Lang: Phong vien da cai trang nhu the nao?  Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào? -Báo Giáo dục Việt Nam - (GDVN/Baomoi) – Chính những người nông dân Tiên Lãng này đã cho tôi mượn áo, cải trang thành ngư dân đi biển để có thể nhìn tận mắt và chụp lại hình ảnh 2 ngôi nhà đã bị đập phá, san phẳng.
Ai sẽ đền cho ông Vươn? -VnEconomy/BM – - Hiện trường đổ nát sau vụ cưỡng chế. Đền bù như thế nào, những ai phải chịu trách nhiệm đền bù đang là vấn đề cần xác định rõ ràng.  —Vụ Tiên Lãng: Chờ đợi nhiều hơn việc “xử” cán bộ sai phạm - Dân Trí/BM  –Cưỡng chế ở Hải Phòng: “Phải cách chức đổi ra khỏi Đảng người vi phạm” - Báo Giáo dục Việt Nam/BM  —Tạm đình chỉ công tác 10 cán bộ, nhân viên chợ Quảng Ngãi (NLĐ)
Từ 25-2, thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương  (TT)  –Cúm gia cầm lây lan ra 9 tỉnh, thành (TN)
GPLX mẫu mới được cấp đổi ra sao? (TN) -Thông tin giấy phép lái xe (GPLX) ô tô, xe máy theo mẫu mới sắp được cấp, đổi cho người lái xe trên địa bàn cả nước đã thu hút đông đảo sự quan tâm của bạn đọc, nhất là giới tài xế.
Chung cư mini bị “tẩy chay” vì không có sổ hồng  (TN)
  Những tình khúc Valentine (RFA) >>>Quan niệm tình dục trước hôn nhân
Ảnh nổi bậtCá chết nổi trắng đồng (Dân trí) – Trong 5 ngày qua, người dân thôn Đông Lỗ (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) lo lắng khi chứng kiến cá và ốc trên cánh đồng Đồng Quang nổi trắng đầy mặt nước. Khắp đồng mùi hôi thối nồng nặc.


Khai mạc hội nghị chống buôn người (BBC) -Hội nghị về phòng chống nạn buôn bán người của các nước tiểu vùng sông Mekong vừa khai mạc sáng thứ Ba 14/2 tại Hà Nội.
Sơ kết vụ Tiên Lãng (Song Chi -Nguoiviet)   —Công an điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng (VTC)  —Cưỡng chế Tiên Lãng: Cán bộ không phải là người cai trị (VTC)   —–Anh quốc lên tiếng về vụ Tiên Lãng (BBC) -Sứ quán Anh ở Hà Nội nói vụ cưỡng chế đất nhà ông Đoàn Văn Vươn đặt ra câu hỏi về quyền sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước.

Không tuyệt đối hóa quan hệ với TQ  (BBC- Nghe PV) -Bình luận chuyến công du Bắc Kinh của tân Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và quan hệ song phương Việt – Trung, GS Vũ Dương Ninh, một chuyên gia quan hệ quốc tế có tiếng từ trong nước cho rằng không nên tuyệt đối hóa độ tin cậy trong quan hệ song phương và khuyên VN tiếp tục đòi chủ quyền Hoàng Sa.
Trung Quốc muốn xúc tiến mối quan hệ song phương với Việt Nam (VOA)  —Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ xóa bỏ các rào cản thương mại (VOA)  —Bà Hoa, chợ của người xứ Quảng giữa Sài Gòn (Nguoiviet)   –Bệnh nhân chóng mặt vì chi phí khám, chữa bệnh (NV)  –Xin cảm ơn các nhạc sĩ Việt Khang, Trúc Hồ và Nhật Ngân (NV)  —TP.HCM: Không khí Lễ tình nhân trầm lắng (VTC)
TBT Đảng CSVN gặp các cựu lãnh đạo (BBC) -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa chủ trì hai cuộc gặp các lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN đã về hưu, gọi họ là “công dân đặc biệt”.


Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ vượt quá tổng chi phí quân sự của các cường quốc châu Á khác (RFI)  —Các vụ nhà sư Tây Tạng tự thiêu vẫn không chấm dứt (RFI)  —Vợ luật sư Cao Trí Thịnh lo ngại cho sinh mạng của chồng (RFI)  –Liên Hiệp Châu Âu thúc giục Trung Quốc mở cửa thị trường (RFI)  —TQ ‘sẽ giúp giải cứu nợ’ cho châu Âu (BBC) -Trung Quốc hứa sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực dùng euro sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo EU tại Bắc Kinh.  —TQ bàn kế hoạch ‘giải cứu’ châu Âu (BBC)
Bangkok bị liên tiếp ba vụ nổ : Nghi phạm có thể là người Iran (RFI)  —’Người Iran’ đánh bom ở Bangkok (BBC) -Báo Thái nói một người đàn ông Iran bị mất cả hai chân vì vụ nổ khi ném bom vào cảnh sát tại thủ đô Bangkok.  —Moody’s đe dọa hạ điểm ba nước Anh, Pháp, Áo (RFI)   —Cải tổ tại Miến Điện giúp đảo ngược dòng chảy chất xám (RFI)
Gặp gỡ song phương Hoa Kỳ – Bắc TT ngày 23/02 (RFI)  —Không có triển vọng đạt tiến bộ khi Mỹ và Bắc Triều Tiên họp lại (VOA)  —Lầu Năm Góc đòi 3 tỉ USD để ‘làm gì đó’ tại Iraq (VTC)  —Apple cho thanh tra điều kiện lao động tại nhà máy ở Trung Quốc (RFI)  —Đấu tranh chính trị ở Nga trước ngày bầu cử tổng thống (RFI)  —WHO họp kín về vụ siêu vi H5N1 đột biến gen (RFI)
Ngựa vằn  Khám phá bí ẩn sự hình thành bộ lông ngựa vằn (RFI)
Nhớt ốc sên có nguy cơ làm cho con người bị đau bụng và viêm màng não (GNU FDL)  Xuất hiện loài ốc sên khổng lồ ở Florida  (RFI)
Hồng Kông : Địa ốc đắt đỏ, nhà có ma bán chạy (RFI)  —’Yếu kém của LHQ khích lệ Syria’ (BBC)  —Cao ủy Nhân quyền LHQ ‘phẫn nộ’ trước các vụ tấn công ở Syria  (VOA)


Mất “cái ngàn vàng” trong đêm Valentine (NLĐ)  –Bắt 2 đối tượng dùng bột ớt đi cướp (NLĐ)  —Rao bán phụ nữ trên mạng internet (NLĐ)  —Sao Vũng Tàu hứa sẽ xử lý “chặt chém” hoài vậy?  TTO – Vũng Tàu sẽ xử lý nghiêm nạn chặt chém, thiết lập đường dây nóng để “ứng cứu” du khách bị “chém”… liệu chỉ là những lời hứa? Trong khi “công nghệ chặt chém” ngày càng “cao thủ”, biến hóa khôn lường.
Nhà máy chạy thử, cá chết hàng loạt  (TN)  —Vệ sĩ đột nhập cửa hàng hoa trộm tiền (TN)  —Infonet /BM -Nếu “Xuân thì” gợi dục thì yếm đào dâm ô?  —Bắt giám đốc lừa đảo, chiếm đoạt gần 8 tỷ đồng - Báo Tin tức/BM
Zing /BM -Sau 10 năm từ mặt bố, con quay lại cùng côn đồ chém giết cả nhà
Hà Nội: Khám phá 11 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em  (Dân trí) – Năm 2011, CATP Hà Nội đã phát hiện, điều tra khám phá 11 vụ, trong đó có 9 vụ mua bán phụ nữ, 2 vụ mua bán trẻ em, bắt 30 đối tượng.
Rể người Ðức nhậu xỉn, té lầu thiệt mạng (NV)  —-Hà Nội: Ô tô húc bay quán phở, 1 người nguy kịch (VTC)  —Giải cứu 7 thiếu nữ Việt bị lừa sang Trung Quốc bán dâm (VTC)


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA CHIN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 1/2)
Tạp chí Quốc phòng của Mỹ ngày 1/2 đăng bài phân tích về “Tác động của Chiến lược quân sự mới của Mỹ đối với toàn cầu và khu vực’’ của Tiến sĩ Subhash Kapila, nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Tập đoàn Phân tích Nam Á của Ấn Độ, trong đó cho biết ngày 5/1, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố Chiến lược quân sự mới với nhan đề: “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21″.
Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ được coi là tài liệu chiến lược chi tiết trong thế kỷ 21 ra đời sau tài liệu đánh giá các thách thức chiến lược toàn cầu đang nổi lên thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu và siêu cường quân sự của Mỹ. Nó cũng được coi như một chính sách giải thích chiến lược mặc dù Mỹ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí quân sự và tái cơ cấu lực lượng. Các nhân tố chính để Mỹ đề ra Chiến lược quân sự mới gồm:
- Trung Quốc và Iran trở thành “mối quan tâm chiến lược” của Mỹ trong năm 2012;
- Môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông;
- Lực lượng Mỹ rút khỏi Irắc và thành công của Mỹ ở Ápganixtan cho phép Mỹ xem xét lại sức mạnh quân sự;
- Quốc hội Mỹ yêu cầu Chính phủ cắt giảm ngân sách quốc phòng 487 tỷ USD trong 10 năm tới.
Thực tế, Mỹ đang ở thời điểm bước ngoặt chiến lược năm 2012, do đó Mỹ cần có một tài liệu chiến lược chi tiết để chỉ đạo mọi hoạt động. Tài liệu đã chỉ ra các thách thức chiến lược của Mỹ trong năm 2012 và những năm tiếp theo như sau:
- Sự phát triển của các cường quốc mới ở châu Á, trong đó chủ yếu ám chỉ Trung Quốc;
- Những thay đổi lớn liên tiểp xảy ra ở Trung Đông;
- Các hoạt động gây mất ổn định của một số nước như Iran và Bắc Triều Tiên;
- Tình trạng phổ biến các loại nhiên liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Chủ nghĩa cực đoan bạo lực tiếp tục là mối đe dọa của Mỹ.
Suy cho cùng, mối đe dọa chiến lược hiện nay của Mỹ là Trung Quốc và Iran. Trung Quốc không hề che giấu các mối quan tâm chiến lược của họ để thách thức sức mạnh toàn cầu duy nhất của Mỹ. Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống chiến lược được tạo nên trong thập kỷ qua ở châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ bị cuốn vào hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ bắt đầu triển khai tiến trình điều chỉnh sự mất cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định trong Chiến lược rằng Mỹ có ý định hành động mạnh mẽ hơn nữa, Bên cạnh đó, Iran hiện đang nổi lên như một cường quốc khu vực ở Trung Đông bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. Iran cần được coi là một nhà nước có vũ khí hạt nhân, tuy khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran có thể mới ở giai đoạn đầu. Cả Trung Quốc và Iran đã và đang tạo nện sức mạnh chiến lược thù địch chống Mỹ và các nước đồng minh khu vực của Mỹ, đồng thời có ý định xóa bỏ sự vượt trội chiến lược của Mỹ trên toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” trong thế kỷ 21, Mỹ phải vô hiệu hóa mối đe dọa của Trung Quốc và Iran.
Trên cơ sở phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức quân sự cấp cao khác của Mỹ, các chuyên gia cho rằng lựa chọn chiến lược hiện nay của Mỹ là: do cắt giảm lớn về quy mô lực lượng tác chiến của Lục quân và Lính thủy đánh bộ, Lầu Năm Góc đang từ bỏ kiểu Cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến và đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Nhận thấy điều này có thể gây hiểu lầm rộng rãi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ duy trì khả năng tiến hành một số cuộc chiến tranh cùng một lúc. Để nhấn mạnh vấn đề, ông ta khẳng định Mỹ sẽ không chống lại các mối đe dọa đã từng tồn tại trong kỷ nguyên Chiên tranh Lạnh mà tổ chức lực lượng để tác chiến và đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21. Chương trình cắt giảm quy mô lực lượng của Lính thủy đánh bộ và Lục quân Mỹ cho thấy Mỹ sẽ không duy trì quy mô lực lượng lớn và các chiến dịch ổn định lâu dài trên các chiến trường như Irắc và Ápganixtan. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ cắt giảm gần như toàn bộ quy mô lực lượng Lính thủy đánh bộ và Lục quân. Mục đích cắt giảm quy mô lực lượng này của Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng tác chiến của các đơn vị.
Các chiến lược quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ lệ thuộc vào việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của lực lượng Không quân, Hải quân và Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ. Do đó, các lực lượng này không những không bị cắt giảm mà có thể còn được đầu tư lớn hơn nữa. Theo phương hướng này, Mỹ bắt đầu thúc đẩy và hoàn thiện “Học thuyết tác chiến trên không-trên biển” để thay thế “Học thuyết tác chiến trên bộ-trên biển” của Mỹ đang được NATO áp dụng. Để thực hiện chiến lược, Mỹ âm mưu dựa vào các nước đồng minh khu vực, đồng thời thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới để thay thế lực lượng Mỹ trên tất cả các chiến trường, về những thay đổi chiến lược khu vực, Chiến lược quân sự mới của Mỹ đề ra những ưu tiên chiến lược dưới đây:
- Tăng cường sự hiện diện quân sự, các khả năng nâng cao sưc mạnh tác chiến và sức mạnh ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương;
- Chú trọng duy trì sự hiện diện và các khả năng quân sự của Mỹ ở
Trung Đông rộng lớn hơn;
- Cắt giảm và bố trí lại lực lượng quân sự ở châu Âu và khẳng định NATO tiếp tục là một “Liên minh hạt nhân” chừng nào các loại vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên toàn cầu.
Nhưng Chiến lược quân sự năm 2012 của Mỹ có những tác động toàn cầu. Trước hết, cắt giảm quy mô lực lượng và những thay đổi chiến lược khu vực dẫn đến tư tưởng cho rằng Mỹ không còn khả năng duy trì vai trò lãnh đạo cũng như sức mạnh quân sự vượt trội trên toàn cầu. Nằm cường quốc: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm trong mối quan
hệ đối tác chiến lược ngày càng phát triển với Mỹ. Do đó, 5 cường quốc này không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Với Nga, mặc dù đang khôi phục chiến lược nhưng Nga không có ý định và cũng chưa có đủ khả năng để thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ như trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc, cường quốc duy nhất có chương trình hiện  đại hóa quân sự chiến lược và sức mạnh chiến lược, đang có ý định thách thức vị thế bá chủ thế giới của Mỹ và tìm cách buộc Mỹ rút khỏi Đông Á. Do vậy Chiến lược quân sự mới của Mỹ không những có tác động toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến sự lãnh đạo toàn cầu và sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.
Bên cạnh đó, Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ cũng gây nên những tác động khu vực, trong đó đặc biệt đối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chiến lược này thể hiện rõ Mỹ có ý định tăng cường quy mô lực lượng, các khả năng nâng cao sức mạnh tác chiến và ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quyết liệt trong thế kỷ 21. Mặc dù chưa xuất hiện một cuộc xung đột vũ trang toàn diện nhưng một cuộc chiến tranh lạnh mang tính chiến lược sẽ xảy ra. Trung Quốc có thể đẩy mạnh chiến lược chính sách bên miệng hố chiến tranh truyền thống ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Biển Đông. Nhưng thực tế, Trung Quốc không có nhiều đồng minh tự nhiên ở châu Á- Thái Bình Dương, ngoài Bắc Triều Tiên và Pakixtan. Trong khi đó, Mỹ xem xét lại và tăng thêm sức mạnh mới cho cơ cấu an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Mianma. Tại Trung Đông, mặc dù không tăng cường sức mạnh quân sự như đã khẳng định, nhưng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì quy mô lực lượng quân sự hiện nay trong khu vực. Nên nhớ, ở Trung Đông, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút giảm bớt mối quan hệ chiến lược của họ với Mỹ, các nước đồng minh châu Âu thường xuyên ở đó để lấp đầy khoảng trống quân sự. Ixraen sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vấn đề- cần lưu ý lá, các cường quốc khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc và Iran. Thực tế, Trung Quốc đã sử dụng Iran như một mũi nhọn phản chiến lược chống Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tóm lại, tất cả các đánh giá chiến lược sẽ sai lầm nếu cho rằng cả giảm ngân sách quốc phòng và quy mô lực lượng sẽ làm giảm vị thế là nước lãnh đạo toàn cầu và làm mất vị thế siêu cường quân sự của Mỹ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ chắc chắn không giảm. Mặc dù không chính thức và thông qua các phương tiện truyền thông, hiện nay Trung Quốc đang đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nên kinh tế yếu kém? Câu trả lời nằm trong thực tế ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay nhiều nước đang hợp tác với Mỹ vì nhận thấy mối đe dọa của Trung quốc. Trung Quốc không thể bảo đảm chiến lược hoặc kinh tế cho các nước này, trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực là có thể.
***
TTXVN (Niu Đêli 10/2)
Thế giới đang thay đi nhanh chóng với sự chuyển dịch cán cân quyền lực gia Mỹ và Trung Quốc. n Độ phn ứng như thế nào trước sự thay đi này ? Theo nhà phân tích chính trị cao cp n Độ  C. Raja Mohan,Niu Đêli đang “ng yên” chẳng phán ứng gì Trong bài nh luận trên tờ “India Express ”, ông C. Raja Mohan viết về vấn đẽ này như sau:
Sau Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố “Chiến lược quân sự mới” báo chí Ấn Độ đã đăng nhiều bài có tiêu đề với nội dung như “Trung Quốc là mối đe dọa và Ấn Độ là một đối tác”. Cách đặt vấn đề đơn giản như vậy đã che giấu sự phức tạp của vấn đề. Trên thực tế chiến lược quốc phòng mới của Oasinhtơn phản ánh một sự thay đổi lớn về cấu trúc trong môi trường bên ngoài Ấn Độ. Xét về bản chất, chiến lược quốc phòng mới của Chính quyền Obama cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ dường như không thể đảo ngược và sự nổi lên của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Bề ngoài, khái niệm của Mỹ về tam giác chiến lược này không phải là mới. Trong thực tế, giới bình luận chính trị tại cả Mỹ và Ấn Độ đều cần sáng kiến hạt nhân dân sự năm 2005 của cựu Tổng thống Mỹ G. Bush một phần của nỗ lực mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy Ấn Độ như một đối trọng tiềm năng với Trung Quôc.
Sáng kiến trên đã dẫn tới việc các đảng cánh tả đã rút ra khỏi liên minh trong chính phủ của Liên minh Tiến bộ Thống nhất cầm quyền nhiệm kỳ đầu (UPA-1), do đảng Quốc đại lãnh đạo, và cũng đã kết thúc giai đoạn bị cô lập kéo dài trong lĩnh vực hạt nhân của Ấn Độ như một cuộc thử thách địa chính trị.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã nghi ngờ Ấn Độ đang vạch chiến lược ngăn chặn do Mỹ đứng đầu chống lại Trung Quốc, và cố gắng ngăn chặn việc thông qua sáng kiến hạt nhân dân sự trong nhóm cung cấp hạt nhân (NSG) năm 2008. Tuy nhiên, khi không thể làm được điều đó, Bắc Kinh đã tuyên bố ký một thỏa thuận hạt nhân với Pakixtan tương tự như thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã ký với Ấn Độ.
Các cuộc tranh luận về hạt nhân của Ấn Độ giai đoạn 2005 đến 2008, có thể được coi là cuộc tranh cãi về chính sách đối ngoại “quyết liệt” nhất tại Niu Đêli kể từ thất bại của Trung Quốc năm 1962, đã cho thấy 3 yếu tô quan trọng về thế giới quan của Ấn Độ.
Một là’“sự ngờ vực” sâu sắc đối với Mỹ trong tất cả các chính đảng ở Ẩn Độ. Tại đó, Đảng Cộng sản Mácxít Ấn Độ (CPM) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đã cùng nhau “hợp tác” để chống lại một thỏa thuận mà Chính phủ Ấn Độ ủng hộ nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Mỹ.
Hai là về những tác động chính trị trong nước của việc tiến gần hơn tới Oasinhtơn, trong đó, Đảng Quốc đại tỏ ra mơ hồ về sáng kiến hạt nhân của Thủ tướng M. Singh, do dự trong việc gạt bỏ CPM và xa lánh các khối cử tri khác.
Ba là những nỗi lo sợ cố hữu về sức mạnh của Mỹ, việc lặp lại cơn ác mộng trong cuộc tranh luận ở Ấn Độ về chương trình vũ khí chiến lược và Niu Đêli bắt đầu phụ thuộc vào Oasinhtơn.
Mặc dù sáng kiến hạt nhân cuối cùng đã được ký kết, sự e ngại của Ấn Độ về sức mạnh của Mỹ vẫn không biến mất. Điều này được phản ảnh bởi sự mâu thuẫn tiếp diễn trong tư tưởng ở Niu Đêli, đặc biệt trong Bộ Quốc phòng, về vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Oasinhtơn.
Trong khi cách nói của Ấn Độ không thay đổi thì thế giới đã đổi khác trong những năm gần đây. Khi Thủ tướng M. Singh và cựu Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố thỏa thuận hạt nhân năm 2005, nước Mỹ đang ở đỉnh cao của “một thế giới đơn cực”.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bao trùm nước Mỹ, nhanh chóng làm thay đổi sự thịnh vượng của họ. Quyết định cắt giảm gần 500 tỷ USD của Chính quyền Obama trong ngân sách chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới là sự nhượng bộ trước thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay.
Nếu Quốc hội Mỹ không đảo ngược kế hoạch của Nhà Trắng về cắt giảm thâm hụt ngân sách thì việc giảm chi phí quốc phòng thêm 500 tỷ USD sẽ được thực thi một cách tự động vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo với người dân Mỹ về chiến lược quốc phòng mới của chính phủ, “chúng ta phải cải cách chính sách tài chính của nước Mỹ trong khuôn khổ và khôi phục sức mạnh của nền kinh tế về lâu dài”. Kể từ khi lên làm Tổng thống năm 2009, Tổng thống Obama đã cho rằng việc xây dựng nền kinh tế Mỹ phải được ưu tiên hơn những ý tưởng “hão huyền” về các cách tái cấu trúc nền kinh tế đã bị thất bại tại các nước trên thế giới.
Tổng thống Obama đã kết thúc sự chiếm đóng Irắc và sẽ kiên quyết rút lực lượng quân sự của Mỹ tại Ápganixtan năm 2012, và Quân đội Mỹ sẽ kết thúc vai trò tại nước này vào năm 2014.
Nói một cách đơn giản, thời đại “phiêu lưu” quân sự của Mỹ đã qua. Trong khi nước Mỹ vẫn sẽ duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, ông Obama đã ra lệnh cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ, giảm bớt các tham vọng địa chính trị, và giảm các sứ mệnh quân sự mà Mỹ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Trong khi Lầu Năm Góc chuẩn bị cho một thời đại “thắt lưng buộc bụng”, những ưu tiên trong chính sách của Chính quyền Obama là giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, tránh các cuộc chiến tranh rất tốn kém như chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan, điều chỉnh chiến lược quay trở lai châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu nước Mỹ đã coi thường những thách thức từ Trung Quốc tại thời kỳ đỉnh cao sức mạnh của Mỹ trong thập kỷ qua, thì hiện nay, Oasinhtơn đang phải “vật lộn” điều chỉnh chiến lược để đối phó với việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự tại châu Á ở thời điểm nước Mỹ đang trong thời kỳ “yếu kém nhất” kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Các cuộc tranh luận nội bộ tại Oasinhtơn và Bắc Kinh là về cùng một chủ đề – cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi tại Oasinhtơn và Bắc Kinh người ta đang tranh luận mạnh mẽ và sâu sắc về ý nghĩa của sự chuyển dịch quyền lực này đối với các chiến lược quốc gia của nước họ, phần lớn các nhà hoạch định chính sách tại Niu Đêli hoặc không nhận thức được “hoàn cảnh thuận lợi” hay hoàn toàn không muốn đối mặt với các tác động của sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Giới tinh hoa Ấn Độ vốn cảm thấy rất dễ chịu với sự lãnh đạo của Mỹ sẽ sớm nhận ra sự suy yếu của Mỹ có thể gây ảnh hướng lớn hơn đến an ninh của mình. Niu Đêli cũng có thời gian dài ảo tưởng về sự ngang bằng nào đó với Trung Quốc.
Quả thực, Ấn Độ đã ngang bằng với Trung Quốc trong những năm 1990. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã nhanh chóng vượt Ấn Độ trong tất cả các tiêu chí sức mạnh quốc gia trong hai thập kỷ qua.
Sự suy giảm của Mỹ, sự nổi lên của Trung Quốc và cán cân quyền lực đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động tới tất cả các khía cạnh an ninh quốc gia của Ấn Độ trong những năm sắp tới. Liệu Oasinhtơn hung hăng có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh hay sẽ thu mình lại để làm cho Trung Quốc hài lòng, Ấn Độ sẽ cảm thấy bất an sâu sắc về chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề là ai, cái gì có thể đánh thức giấc ngủ của “Kumbhakarna” (nhân vật khổng lồ huyền thoại trong sử thi Ramayana của Ấn Độ cổ được mô tả có giấc ngủ say ghê gớm và chí thức giấc khi có 1.000 con voi đi qua đẫm lên) ở Niu Đêli?./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CHIN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA M: TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐN CỨU CÁNH

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
Theo Đài RFI, vào lúc dư luận thế giới tập trung vào tình hình Eo biển Hormuz thì Chính quyền Obama và giới chuyên gia chiến lược lần lượt đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 5/1/2012, Tổng thống Obama thông báo chính sách “định vị” tại châu Á-Thái Bình Dương thì không đầy một tuần sau, nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố bản phúc trình 115 trang, kêu gọi Oasinhtơn theo đuổi chính sách “hợp tác ưu tiên” tại Nam Hải (Biển Đông), thúc giục Mỹ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập. Trung tâm nghiên cứu CNAS được sáng lập bởi hai chuyên gia hàng đầu về địa chiến lược là Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á-Thái Bình Dương và Michele Flournoy, cựu quan chức cáo cấp trong Bộ Quốc phòng.
Chính sách “nhất cử lưỡng tiện”
Theo nhận định của bản phúc trình, Mỹ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô trước đây tại châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, gọi là “Phần Lan hóa”, ép Phần Lan phải trung lập. Trên thực tế, biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách “có hiệu quả” chủ trương hợp tác “kinh tế và ngoại giao” với Bắc Kinh, trong đó Mỹ là “siêu cường lãnh đạo” tại châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với chiến lược “định vị” của Chính phủ Mỹ gồm tăng cường căn cứ quân sự, hợp tác thương mại thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhân quyền, chiến lược “Biển Đông”, nếu được thực hiện, sẽ cho phép Mỹ đặt Trung Quốc vào một một nước cờ hiểm hóc. Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách. Mặt khác, theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, Mỹ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.
“Nhất cử lưỡng tiện”, Mỹ vừa phòng ngừa được những bất trắc tại châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, vừa ngăn chặn được tham vọng bành trướng của Trung Quốc, vừa tạo ổn định và phát triển trong khu vực. Khi các nước nhỏ tin cậy và thắt chặt liên minh với Mỹ thì họ sẽ gia tăng khả năng quốc phòng, lúc đó Mỹ sẽ giảm bớt được gánh nặng quân sự. Đối
với Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp họ vừa bảo vệ được độc lập, vừa tránh phải xung đột với Trung Quốc. Cụ thể, chính sách Biển Đông và quan hệ trong thế mạnh với Bắc Kinh theo quan điểm của Oasinhtơn là như thế nào? Liệu Việt Nam có lợi dụng được thời cơ hay không? Từ Xỉtni, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những vấn đề này .
+ Đúng như anh nói, chỉ 4 ngày sau khi tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon  Panetta  công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 10/1/2012, Trung nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố tài liệu có tên Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ – Trung và Biển Đông, tôi thấy có rất nhiều điều tương đồng. Tôi không nói hai bên đã thảo luận với nhau nhưng tôi nghĩ những tác giả của tập tài liệu CNAS “có thể có những suy nghĩ hay có những tư duy cùng tần số” với những nhân vật tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Chính quyền Obama. Vì lý do đó, phúc trình của CNAS quan tâm nhiều tới Biển Đông, trong khi chính sách của Obama là đặt chiến lược và xác định vị trí của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Vi lý do đó mà phúc trình của CNAS cụ thể và rõ ràng hơn là chính sách mà Obama đã tuyên bố. Cụ thể như anh vừa nói, điểm khác biệt rõ rệt nhất là về quốc phòng. Đề nghị của CNAS là Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của hải quân từ 285 tàu chiến hiện nay lên 346 tàu chiến trong tương lai. Nó cũng có những nhận định về các đối tác chiến lược với các quốc gia trong vùng như Ấn Độ, ASEAN chẳng hạn. Thật sự thì cựu Tổng thống George W. Bush cũng như Tổng thống Obama đã và đang sử dụng biện pháp ngoại giao để duy trì hoà bình trong bối cảnh đa phương. Về hợp tác kinh tế trong khu vực, Obama đang đẩy mạnh TTP và điểm sau cùng mà phúc trình CNAS nêu lên là Mỹ phải có một chính sách đúng về Trung Quốc, tức bà sử dụng ngoại giao, hợp tác kinh tế tránh cho sự đối đầu không cần thiết. Điểm này chúng ta cũng thấy cả Oasinhtơn và Bắc Kinh có lẽ cũng đồng ý với nhau. Ví dụ cụ thể là bầu cử tại Đài Loan chẳng hạn, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tái đắc cử, làm cho Oasinhtơn lẫn Bắc Kinh rất hài lòng. Lý do là vì Mã Anh Cửu chủ trương hoà hợp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Đây là một điều tránh được sự đối đầu giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh. Cả hai đều nghĩ như vậy, nên tôi cho rằng những đề nghị của Phúc trình CNAS thực sự là những điểm chính trong chính sách của Obama và các chính sách của Mỹ trước đây. Chẳng hạn khi phúc trình này đưa ra hai nhận định mà tôi chú ý nhất là Mỹ đang có nguy cơ quyền lợi bị đe dọa tại Biển Đông mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rất nhiều lần tại các hội nghị chiến lược tháng 6/2009 và tháng 6/2010 ở Xinhgapo cũng như trong vấn đề cách hành xử theo đuổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông. Tôi cho rằng bản phúc trình này có nhận xét rất thích đáng, theo nghĩa dù Trung Quốc theo chế độ độc tài Cộng sản hay theo chế độ đổi mới tự do dân chủ, thì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn như cũ. Do đó, Mỹ phải quan tâm đến lợi ích quốc gia ở Biển Đông như bà Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng như Tổng thống Obama đã từng nói. Nhìn chung phúc trình của CNAS cụ thể hoá một phần nào chính sách tổng quát của Tổng thống Obama về châu Á-Thái Bình Dương. Tôi không nghĩ rằng trong tương lại ngoại trừ số tàu chiến thì Chính quyền Obama sẽ gặp những khó khăn như bản phúc trình này đã nêu ra.
- Bản phúc trình của CNAS cho rằng số tàu chiến của Mỹ ngày nay ít hơn lực số tàu chiến của Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan, chúng ta thấy Tổng thống Ronald Reagan trong thập niên 1980 đã dùng chính sách “Chiến tranh giữa các vì sao” để đối đầu với Liên Xô, nhưng cũng không bao giờ đi tới chuyện hai bên gây chiến nhau. Mỹ cũng có những chính sách hợp tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng cùng lúc có một chính sách quốc phòng để phục vụ đường lối toàn diện này. Như vậy mục đích tối hậu của Mỹ là gì?
+ Mục đích tối hậu của Mỹ nhìn từ tài liệu do Obama và Leon Panetta công bố cũng như từ tài liệu của CNAS thì hoàn toàn giống nhau. Đề tài chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và những ưu tiên quốc phòng của thế kỷ 21. Đó là nhan đề chính sách của Obama. Trong khi đó nhan đề của phúc trình của CNAS là Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ-Trung và Biển Đông, cả hai đều nhằm một mục tiêu cốt lõi là duy trì và củng cố vị thế thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên toàn thế giới đặc biệt trên bàn cờ chính trị, ngoại giao, kinh tế của châu Á-Thầi Bình Dương. Thực hiện mục đích đó như thế nào, phúc trình này nêu 5 bước. Tuy tài liệu của Bộ Quốc phòng không nêu rõ 5 bước như vậy, nhưng rõ ràng Obama đã nói rất nhiều lần cũng như trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Ôxtrâylia cuối năm 2011, Obama nhấn mạnh ba vấn đề trong một chính sách xuyên suốt từ an ninh quốc phòng đem lại ổn định  phát triển kinh tế. Khi đã có an ninh quốc phòng, khi đã phát triển kinh tế thì bước thứ 3 là nhân phẩm con người và vấn đề nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền không được nêu ra trong tài liệu của CNAS nhưng vấn đề nhân quyền là một trong 3 vế của chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì lý do đó, tôi cho rằng chính sách của Obama, tất nhiên tổng quát hơn và đi xa hơn là đề nghị của tổ chức CNRA chỉ tập trung vào Biển Đông mà thôi.
- Khi Ronald Reagan đưa ra dự án “Chiến tranh giữa các vì sao” thì trước đó Tổng thống Jimmy Carter đã có một chiến dịch phản công về nhân quyền đối với Liên Xô. Người ta đã thấy được sự phối hợp giữa nhân quyền và quân sự thời thập niên 1980 của các vị tổng thống trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bây giờ, kế hoạch toàn diện của Tổng thống Obama đối với Trung Quốc cũng phối hợp quân sự, kinh tế và nhân quyền có thể dẫn đến một kết quả tương tự như vậy không?
+ Nói một cách ngắn gọn, tôi không nghĩ Mỹ chủ trương theo đuổi một kết quả đối với Trung Quốc tương tự như kết quả của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô hồi năm 1983 trong đề nghị gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao . ‘Chiến tranh giữa các vì sao” là khái niệm rất rộng lớn sử dụng những loại tên lửa đất đối không để bắn hạ tất cả những tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô và do đó tạo ra một sự nghi vấn, lo sợ từ phía Gorbachev là Mỹ có thể đánh phủ đầu Liên Xô mà không sợ Liên Xô đánh trả. Chúng ta phải nhớ có sự khác biệt về tình hình thế giới của thập niên 1980 cũng như sự phát triển, thế mạnh của Mỹ về phương diện kinh tế so với thế mạnh về phương diện kinh tế của Liên Xô lúc bấy giờ. Trong khi đó, vào thê kỷ 21 rõ ràng Trung Quốc đang có sự phát triển mạnh mẽ về phương diện kinh tế. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 đã đưa ra một kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật, phát triển quân đội để đi đến giai đoạn gọi là trỗi dậy hòa bình do đó tạo ra một sự lo ngại từ phía Oasinhtơn. Vì những sự thay đổi trong thế chiến lược, kinh tế, an ninh quốc phòng giữa Trung Quốc và Mỹ ở thế kỷ 21 so với thế kinh tế, chính trị, kỹ thuật, quốc phòng giữa Mỹ và Liên Xô trong đầu thập niên 1980 nên tôi nghĩ rằng kếtt quả Tổng thống Reagan đã đạt được bằng cách góp phần vào sự sụp đổ của khối Cộng sản, Đông Âu và Liên Xô có lẽ không tạo được tình trạng tương tự như vậy đối với Trung Quốc hiện nay. Nhưng, ngược lại, hai bên đều có thể có mộí chính sách tránh đối đầu mặc dù hai bên đều có những thế thủ tương tự với nhau. Chẳng hạn, Trung Quốc đang phát triển khái niệm quốc phòng, đẩy lui Mỹ ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là đẩy lui Mỹ ra khỏi Biển Đông, Ngược lại, Mỹ cũng đang phát triển một khái niệm mới là phối hợp hải quân với không quân để đối đầu với Trung Quốc.
- Các nhà phân tích Trung Quốc có khuynh hướng khá cực đoan trong thời gian gần đây khi bàn về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã xem thường Việt Nam và các nước ASEAN. Trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc lớn như thế này thì các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam phải có phản ứng ra sao để duy trì sự độc lập của mình?
+ Phúc trình của CNAS có nhận định rằng Trung Quốc dù là chế độ cộng sản hay trong chế độ tự do dân chủ thì lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vẫn không thay đổi. Vì lý do đó, đứng về phương diện địa dư dù Việt Nam tự do hay Việt Nam cộng sản vẫn không thay đổi được yếu tố địa dư. Tôi cho rằng vào đầu thế kỷ 21, trong khi Mỹ đang quan tâm về mối đe dọa của Trung Quốc, Ấn Độ cũng quan tâm tới mối đe dọa của Trung Quốc thì đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam nắm lấy để có thể có được những quan hệ chiến lược gần gũi với các cường quốc nhằm có thể đối trọng với Trung Quốc.
- Trong trường hợp Việt Nam bị “lỡ tàu”, không biết khai thác cơ hội mới này để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra cho Việt Nam trong cuộc tranh giành giữa hai “con trâu”?
+ Nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội lần này thì trong tương lai sẽ không có gì sáng sủa theo nghĩa Việt Nam tiếp tục bị kìm kẹp ở phía Tây là vấn đề sông Mê Công và ở phía Đông là vấn đề Biển Đông. Việt Nam không nắm lấy cơ hội này để đối trọng với Trung Quốc bằng cách giao hảo ở mức độ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ thì có 2 cái rủi ro mà Việt Nam có thể phải gánh chịu. Chúng ta còn nhớ, sau khi giải phóng Sài Gòn thì Hà Nội đã nêu ra một giá rất cao trong vấn đề bang giao, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ trong khi Mỹ vẫn còn do dự với chính sách mới đối với Bắc Kinh. Năm 1977-1978, thời điểm đó đáng lẽ Hà Nội phải năm lây cơ hội bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Sau khi Mỹ đã đạt được chinh sách với Trung Quốc rồi thì lúc bấy giờ Việt Nam không còn cần thiết nữa, cho nên Việt Nam “lỡ tàu”. Chúng ta nên biết rằng trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cùng như trong quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, thì Việt Nam cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Ấn Độ nhiều hơn Ấn Độ cần Việt Xam. Vì lý do đó mà khi cơ hội đã tới thì phải nắm lấy, nếu không thì sẽ bị “lỡ tàu”./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BƯỚC MỞ ĐẦU TT ĐẸP TRONG BẢO VỆ HÒA BÌNH N ĐỊNH Ở BIN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 13/2/2012
TTXVN (Bắc Kinh 5/2)
Tạp chí “Liêu Vọng” của Trung Quốc số ra gần đây có bài viết về vn đ nói trên như sau:
Ngày 14/1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao về thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải (Biển Đông)” lần thứ tư, đã thảo luận kế hoạch công tác thực hiện “Tuyên bố” năm 2012, đồng thời đi đến nhận thức chung về phương hướng công tác trong thời gian tới. Hội nghị nhất trí cho rằng cần phải nhanh chóng thực thi các hạng mục hợp tác cụ thể như đã đạt được nhận thức chung. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức hội thảo về phòng chống giảm nhẹ thiên tai ở Nam Hải, môi trường biển và kỹ thuật giám sát môi trường biển ở Nam Hải. Các nước ASEAN sẽ tố chức hội thảo về cứu trợ trên biển, sinh thái biển và đa dạng sinh học biển. Thành quả của hội nghị lần này quả có nhiều mặt lợi đối với việc tiếp tục giữ gìn hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Hải.
Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản DOC nhằm hảo vệ hòa bình, ổn định ở Nam Hải, cam kết thực hiện nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng phươmg thức hòa bình. “Tuyên bố” nói trên đã giúp duy trì được cục diện ổn định trong tổng thể tình hình Nam Hải, nhưng từ năm 2009 đến nay vấn đề này lại căng thẳng, nếu xét từ những phản ứng đa phương thì chủ yếu có 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trước thời hạn nộp hồ sơ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban phân định ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, các nước hữu quan đã tự mình đơn lẻ hoặc cùng nộp hồ sơ hoạch định đường ranh giới có tranh chấp, khiến cho vấn đề Nam Hải vốn đã ổn định từ 10 năm nay lại nổi lên.
Thứ hai, sán lượng dầu khai thác ở vùng biển gần của một số nước thuộc Nam Hải giảm đi khiến các nước này phải cần dầu mỏ ở các vùng biền sâu tại Nam Hải. Theo con số “thống kê năng lượng thế giới” của Công ty dầu mỏ Anh (BP), sản lượng dầu mỏ của các nước như Việt Nam, Malaixia, Philíppin đã có xu thế giảm đi ở những mức độ khác nhau sau khi đã lên đến giá trị đỉnh điểm vào năm 2004. Để duy trì sản lượng dầu khí, các nước liên quan một mặt gấp rút thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp, mặt khác lại đưa các công ty dầu mỏ nước ngoài có kỹ thuật thăm dò biển sâu vào tham gia khai thác. Những hành động nói trên không những đã đi ngược lại tinh thần của DOC, mà còn làm cho tình hình căng thẳng thêm.
Thứ ba, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển về phía Đông, một số người trong chính giới Mỹ mượn vấn đề Nam Hải để ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhằm kiềm chế tiến trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Mỹ vốn không phải là bên tranh chấp ở Nam Hải từ lâu nay cũng luôn đứng trung lập trong vấn đề Nam Hải, nhưng trong khi thực lực quốc gia Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, cùng với quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN phát triển nhanh, một số thế lực ở nước Mỹ luôn lo lắng, đã tự liên hệ việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Nam Hải để so sánh, gắn với kinh nghiệm lịch sử của Mỹ hồi thế kỷ 20 là thông qua tham vọng đối với biển Caribê để làm bá chủ ở Tây bán cầu, từ đó khuếch trương lên cái gọi là “Trung Quốc cứng rắn” hoặc “Trung Quốc đe dọa” để khuyến khích kiềm chế Trung Quốc.
Xét từ ba điểm nói trên thì vấn đề phân định ranh giới có thể thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, nhu cầu về dầu khí tăng lên có thể thông qua cùng khai thác để hòa hoãn, nhưng vấn đề thứ ba – vấn đề Mỹ can dự – đòi hỏi các bên liên quan phải cảnh tỉnh. Tháng 7/2010 tại Diễn đan khu vục ASEAN tổ chức tại Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã tuyên bố “vấn đề Nam Hải liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ”. Kể từ đó, Mỹ không ngừng gia tăng mức độ can thiệp, về mặt quân sự, năm 2010 Mỹ đã tổ chức sau cuốc diễn tập quân sự, đóng quân tại cảng Darwin của Ôxtiaylia, đưa tàu chiến đến bờ biển Xinhgapo, đồng thời có kế hoạch mập mờ đóng quân trở lại ở Philíppin. Dù trong điều kiện dự toán ngân sách quân sự thu hẹp, Mỹ vấn không ngừng đầu tư cho quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về ngoại giao, Mỹ không những đầu tư cho các đồng minh của Mỹ – ví dụ như tăng viện trợ quân sự cho Philíppin, mà còn tích cực mở rộng quan hệ với đối tác mới – ví dụ như lần đầu tiên ký hiệp định quân sự với Viêt Năm v.v., được dư luận cho là thực hiện “kiềm chế thông qua những người đại diện” đối với Trung Quốc.
Nhưng ngày gần đây, cơ quan tham vấn của Mỹ là “Trung tâm an ninh mới của Mỹ công bố bản báo cáo, có tên gọi “Mưu cầu hợp tác bằng thực lực: Nước Mỹ, Trung Quốc và Nam Hải”, một mặt ra sức cổ súy nước Mỹ cần mở rộng đầu tư quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiết lập “Đại liên minh hải quân”, thông qua thực lực buộc Trung Quốc phải có thái độ hợp tác trong đòi hỏi của mình; mặt khác lại không ngừng hù dọa các nước Đông Nam Á đang đứng trước mối đe dọa “bị thôn tính hợp pháp” (giống như Phần Lan thời Chiến tranh Lạnh, là nước nhỏ phải thần phục nước lớn Liên Xô, để được bảo vệ Phần Lan phải cắt nhượng cho Liên Xô một phần lãnh thổ), nghĩa là về mặt ngoại giao các nước này ngày càng bị Trung Quốc kiềm chế. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước Đông Nam Á quả thực đứng trước nguy cơ “bị thôn tính hợp pháp”, nhưng đe dọa bị thôn tính lại là nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
So sánh với những việc làm nói trên của nước Mỹ thì nỗ lực của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về mặt duy trì ổn định tình hình Nam Hải ai cũng đều thấy cả. Tháng 7/ 2011, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được những nguyên tắc chỉ đạo thực hiện DOC; tháng 9, Tổng thống Philíppin Aquino đi thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo hai nước nhấn mạnh sẽ thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp, tiếp tục bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định, cũng như tạo dựng môi trường tăng trưởng kinh tế tốt đẹp ở khu vực; tháng 10, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc, hai bên đã ký kết “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHND Trung Hoa và nước CHXHCN Việt Nam”, đề ra những nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Nam Hải; tháng 12, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức một số cuộc hội thảo bán chính thức xoay quanh vấn đề Nam Hải. Mở đầu năm 2012, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức thành công Hội nghị quan chức cấp cao Trung Quốc – ASEAN về thực hiện DOC và đã đi đến một loạt nhận thức chung. Như vậy đã chứng tỏ thái độ thực tế và ý chí kiên định của Trung Quốc và ASEAN nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định, loại bỏ sự can dự nhiễu loạn của thế lực bên ngoài ở khu vực Nam Hải.
Tuy nhiên, tình hình nhiễu loạn ở bên ngoài vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Muốn  loại bỏ sự nhiễu loạn nói trên cần phải tăng cường lòng tin lẫn nhau, đó chính là nguyên nhân Trung Quốc và ASEAN tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao, đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin, thực hiện DOC. Mặc dù vậy trong tương lai, trên căn bản vẫn cần phải tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhất là những nước tranh chấp, đồng thời phải vượt qua được kiểu quan niệm tai hại cho rằng “cường quốc tất thành bá quyền”. Đó chính là cơ sở quan niệm để Mỹ và phương Tây tạo ra “thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc”. Với ảnh hưởng của thứ quan niệm này, các nước Đông Nam Á rất khó có thể không coi Trung Quốc đang trỗi dậy là mối đe dọa, nhất là khi có sự cổ súy của Mỹ,
mối “đe dọa” này dường như đang “hiển hiện ngay trước mắt”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà những việc làm của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải luôn rất dễ được hiểu là “cứng rắn”. Điều kỳ lạ hơn nữa là Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, lại không lúc nào không lo sợ địa vị bá quyền của mình bị thế giới đe dọa.
Nam Hải phải trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, đó là nhận thức chung, cũng phù hợp với lợi ích của các nước xung quanh Nam Hải. Nhưng tính chất phức tạp và mức độ khó khăn của vấn dề Nam Hải đòi hỏi các bên liên quan phải loại bỏ nhiễu loạn, bắt đầu từ những vấn đề dễ trước, tạo dựng lòng tin trong hợp tác, chuyển biến quan niệm.
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ tư năm 2012 là một bước khởi đầu tốt đẹp, đặt nền tảng cho hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải trong thời gian tới./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CÁC MỤC TIÊU THC SỰ TRONG LỆNH CẤM VẬN DẦU LỬA IRAN CỦA EU

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai ngày 13/2/2012

TTXVN (ttaoa 8/2)
Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” cuối tuần qua đăng bài phân tích về các mục tiêu thực sự trong lệnh cm vận dầu lửa Iran cua Liên minh châu Âu (EU) của ông Mahdi Darius Nazemroaya, nhà nghiên cu thuộc Trung tâm nghiên cứu về toàn cầu hóa (CRG) tại Montreal (Canada), vi nội dung sau.
Lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran thực sự nhằm chống lại ai? Đây là một câu hỏi địa chính trị quan trọng. Ngoài việc cho rằng các biện pháp mới chống lại Iran của EU là phản tác dụng, Têhêran đã cảnh báo các thành viên EU rằng các lệnh cấm vận đó sẽ làm hại họ và các nền kinh tế của họ nhiều hơn Iran. Têhêran cũng cảnh báo lãnh đạo các nước EU rằng các lệnh trừng phạt mới là dại dột và chống lại các lợi ích của quốc gia và cả khối. Nhưng điều đó có đúng hay không? Cuối cùng ai sẽ được lợi từ một chuỗi các sự kiện đang diễn ra?
Liệu các lệnh cấm vận dầu mỏ chng lại Iran có mi hay không?
Các lệnh này hoàn toàn không mới. Năm 1951, Chính phủ Iran của Thủ tướng Mohammed Mossadegh, với sự ủng hộ của Quốc hội nước này, đã quốc hữu hóa ngành dầu mỏ Iran. Hậu quả của chương trình quốc hữu hóa này là Anh đã dùng Hải quân Hoàng gia phong tỏa lãnh hải Iran và các cảng của nước này để ngăn Iran xuất khẩu dầu mỏ, cũng như thương mại. Luân Đôn cũng đóng băng các tài sản của Iran và bắt đầu chiến dịch nhằm cô lập Iran bằng các lệnh trừng phạt. Chính phủ của Tiến sĩ Mossadegh được bầu hợp pháp và không dễ bị Anh bôi nhọ ở trong nước, do vậy Anh bắt đầu miêu tả ông Mossadegh là “con tốt” của Liên Xô, người có thể biến Iran thành một nước cộng sản cùng với các đồng minh chính trị Mácxít của ông. Sau lệnh cấm vận hái quân bất hợp pháp của Anh là sự thay đổi chế độ tại Têhêran thông qua một cuộc đảo chính do Anh-Mỹ giật dây năm 1953. Cuộc đảo chính này đã biến Quốc vương của Iran từ một nguyên thủ hợp hiến thành một nhà độc tài. Chỉ trong một đêm, Iran đã biến từ một nền quân chủ hợp hiến sang một chế độ độc tài.
Ngày nay lệnh cấm vận dầu mỏ được áp đặt bằng quân sự chống lại Iran có thể không giống lệnh cấm vận hồi đầu những năm 1950. Thay vào đó, Luân Đôn và Oasinhtơn đang sử dụng ngôn ngữ về sự công bằng và che giấu đằng sau những cái cớ giả tạo về vũ khí hạt nhân của Iran. Nhưng giống như hồi những năm 1950, lệnh cấm vận dầu mỏ chống lại Iran có liên quan đến việc thay đổi chế độ. Tuy nhiên cũng có những mục tiêu rộng hơn, vượt ra ngoài biên giới Iran có liên quan đến dự án áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ Iran của Mỹ.
EUdoanh số dầu mỏ của Iran
Khách hàng mua dầu mỏ lớn nhất của Iran là Trung Quốc. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sớ tại Pari, Iran hiện đang bán 543.000 thùng dầu/ngày cho Trung Quốc. Những khách mua dầu lớn khác của Iran là Ấn Độ – 341.000 thùng/ngày, Thổ Nhĩ Kỳ – 370.000 thùng/ngày, Nhật Bản – 251.000 thùng/ngày và Hàn Quốc – 239.000 thùng/ngày. Theo Bộ Xăng dầu Iran, EU chỉ mua 18% lượng dầu xuất khẩu, tức chưa đến 1/5 doanh số bán dầu của Iran. Nếu tính cả khối, EU mới là khách mua dầu lớn thứ hai của Iran. Têhêran có thể thay thế số dầu bán cho EU bằng việc bán cho các khách mua mới hoặc tăng lượng dầu bán cho các khách hàng hiện nay như Trung Quốc và Ấn Độ. Một hiệp định của Iran, hợp tác vối Trung Quốc cho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Bắc Kinh sẽ bù được phần lớn số dầu bán cho EU. Vì thế lệnh cấm vận dầu mỏ chống lại Iran sẽ chỉ có ảnh hưởng trực tiếp rất ít đối với Iran. Điều có nhiều khả năng xảy ra nhất là bất kỳ ảnh hưởng nào mà nền kinh tế Iran cảm nhận thấy đều sẽ liên quan đến những tác động toàn cầu của lệnh cấm vận dầu mỏ Iran.
Iran và cuộc chiến tiền tệ toàn cầu
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến cuối năm 2011, đồng USD và đồng euro hiện chiếm 84,4% dự trữ ngoại tệ toàn cầu, trong đó đồng USD chiếm 61,7%. Doanh số năng lượng là một phần quan trọng của phương trình này, bởi vì đồng USD gắn chặt với buôn bán dầu mỏ. Vì thế, thương mại dầu mỏ, thường được gọi là đôla-dầu mỏ đang hồ trợ duy trì vị thế quốc tế của đồng USD. Các nước trên thế giới gần như bị buộc phải sử dụng đồng USD để duy trì nhu cầu và các giao dịch năng lượmg và thương mại của họ.
Để nêu bật tầm quan trọng của thương mại dầu mỏ quốc tế đối với Mỹ, toàn bộ các thành viên của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) như Arập Xêút, Baranh, Cata, Côoét, Ôman và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, có đồng nội tệ ấn định với đồng USD và do đó duy trì hệ thống đôla-dầu mỏ bằng việc mua bán dầu thô bằng đồng USD. Hơn nữa, các đồng nội tệ của Libăng, Gioócđani, Êritơria, Gibuti, Bêlido và một số quốc đảo khác tại biển Caribê cũng đều ấn định so với đồng USD, Ngoài các lãnh thổ của Mỹ tại nước ngoài, En Xanvađo, Êcuađo và Panama đều chính thức sử dụng USD làm đồng nội tệ của họ.
Đồng euro vừa là địch thủ vừa là đồng minh của USD. Cả hai đồng tiền này đang hợp tác với nhau để chống lại các đồng nội tệ khác trong nhiều trường hợp và dường như được kiểm soát bởi các trung tâm quyền lực tài chính đang ngày càng nổi lên. Ngoài 17 thành viên EU đang sử dụng đồng euro, các công quốc Mônacô, Xan Marinô, Thành Quốc Vaticăng, Môntênơgrô, Côxôvô cũng sử dụng đồng euro làm đồng nội tệ. Ngoài khu vực đồng euro, các đồng tiền của Bôxnia, Bungari, Đan Mạch, Látvia và Lítva ở châu Âu; các đồng nội tệ của Cápve, Cômo, Marốc, Cộng hòa dân chủ Xao Tôrnê và Prinxipê; các các đồng nội tệ tại một số lãnh thổ phụ thuộc của Tây Âu ở nước ngoài như Greenland đều ấn định với đồng euro.
Một vài khu vực tiền tệ đang trực tiếp gắn với đồng euro. Tại châu Đại Dương, đồng phrăng Thái Bình Dương, được sử dụng trong liên minh tiền tệ các thuộc địa của Pháp, được ấn định với đồng euro. Cả đồng phrăng cua Cộng đồng tài chính châu Phi tại Tây Phi, được sử dụng tại các nước Bênanh, Buốckina Phaxô, Cốt Đívoa, Ghinê Bítxao, Mali, Nigiê, Xênêgan và Tôgô và đồng Phrăng của tổ chức Hợp tác tài chính Trung Phi được sử dụng tại Camơrun, Cộng hòa Trung Phi, Sát, Cộng hòa Cônggô, Ghinê xích, đạo và Gabông đều có số phận gắn chặt với giá trị tiền tệ của đồng euro.
Iran không tìm kiếm sự đối đầu quân sự trong thái độ thù địch tăng lên với Mỹ và EU. Têhêran đã tuyên bố rằng chỉ đóng cửa Eo bien Hormuz như một phương sách cuối cùng. Iran cũng tuyên bố sẽ không để cho tàu của Mỹ và các nước thù địch được đi qua lãnh hải Iran vì đó là quyền hợp pháp của họ, rằng các tàu đó có thể đi qua phần lãnh hải Ôman tại Eo biển Hormuz, vấn đề đối với Mỹ và các kẻ thù khác của Iran là phần lãnh hải phía Ôman của Eo biển này quá nông.
Thay vì đối đầu quân sự, Têhêran đang chống lại về kinh tế bằng nhiều cách. Bước đầu tiên, được bắt đầu từ trước năm 2012, là việc bán dầu mỏ và thương mại quốc tế của Iran đã được đa dạng hóa về khía cạnh đồng tiền được sử dụng trong giao dịch. Đây là một phần trong động thái có tính toán của Iran nhằm không phải sử dụng đồng USD, như cựu Tổng thống Irắc Saddam Hussein đã làm năm 2000 như một phương tiện chống lại các lệnh trừng phạt đối với Irắc. Trong bối cảnh này, Iran đang tạo ra một sàn giao dịch năng lượng quốc tế cạnh tranh với Sàn giao dịch hàng hóa Niu Yoóc (NYMEX) hay Sàn giao dịch xăng dầu quốc tế Luân Đôn (IPE), đang sử dụng đồng USD cho các giao dịch. Sàn giao dịch năng lượng này, có tên là Sàn dầu mỏ Kish, đã được chính thức khai trương vào tháng 8/2011 trên Đảo Kish tại Vịnh Pécxích. Những giao dịch đầu tiên của sàn này đã sử dụng đồng euro và đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Trong bối cảnh đồng USD và đồng euro ganh đua với nhau, ban đầu Iran muốn quay sang đồng euro và một hệ thống đồng euro-dầu mỏ với hy vọng rằng sự cạnh tranh giữa đồng USD và đồng euro có thể khiến EU trở thành một đồng minh của Iran và cắt đứt liên hệ của EU với Mỹ. Khi các căng thẳng chính trị tăng lên với EU, hệ thống euro-đầu mỏ trở nên ít hấp dẫn với Iran: Têhêran nhận thức rằng EU đang phục tùng các lợi ích của Mỹ, vì vậy, trong một mức độ thấp hơn, Iran cũng tìm cách tránh xa đồng euro.
Hơn nữa, Iran đang mở rộng việc tránh sử dụng đồng USD và euro như một chính sách trong các quan hệ thương mại song phươmg. Iran và Ấn Độ đang bàn bạc về việc dùng vàng để trả cho dầu mỏ của Iran. Thương mại giữa Nga và Iran đang được thực hiện bằng đồng rial của Iran và đồng rúp Nga, trong khi thương mại của Iran với Trung Quốc và các nước châu Á khác đang sử dụng đồng nhân dân tệ, đồng rial Iran, đồng yên Nhật và các đồng nội tệ phi USD và phi euro.
Mặc dù đồng euro có thể “thắng lớn” nhờ một hệ thống euro-dầu mỏ, nhưng các hành động của EU đang, chống lại điều này. Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chống lại Iran chi đơn thuần là việc tự đóng đinh vào quan tài của họ. về mặt toàn cầu, ma trận Âu-Á đang nổi lên, cùng giao dịch và thương mại quốc tế bên ngoài “cái ô” đồng USD và đồng euro đang làm suy yếu cả hai đồng tiền này. Quốc hội Iran hiện đang thông qua dự luật cắt giảm việc xuất khấu dầu mỏ cho các nước thành viên EU, sẽ là một phần của chế độ trừng phạt cho đến khi EU bãi bỏ các lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran.
Động thái này của Iran sẽ là một cú đòn giáng mạnh vào đồng euro, nhất là khi EU không có thời gian để chuẩn bị cho việc cắt giảm năng lượng nhập khẩu từ Iran.
Một số khả năng có thể nổi lên. Một trong những khả năng đó có thể là một phần của cái mà Oasinhtơn mong muốn và có thể làm lợi cho Mỹ chống lại EU. Khả năng khác là Mỹ và một số thành viên EU cụ thể hợp tác với nhau để chống lại các địch thủ kinh tế chiến lược và các thị trường khác.
Ai sẽ Được li? Nhng mc tiêu kinh tế xa hơn Iran
Việc chấm dứt xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang EU và sự suy giảm của đồng euro sẽ trực tiếp làm lợi cho Mỹ và đồng USD. Điều mà EU đang làm chỉ là tự làm suy yếu mình và làm lợi cho đồng USD trong cuộc cạnh tranh tiền tệ với đồng euro. Hơn nữa, nếu đồng euro sụp đổ, đồng USD sẽ nhanh chóng lấp đầy chỗ trống. Bất chấp thực tế rằng Nga sẽ được lợi nhờ giá dầu cao hơn và đòn bẩy lớn hơn đối với an ninh năng lượng Mỹ với tư cách là một nhà cung cấp, Cremli cũng cảnh báo EU rằng họ đang hành động chống lại các lợi ích của chính mình và tự phụ thuộc vào Oasinhtơn.
Nhiều câu hỏi quan trọng đang được đưa ra về hậu quả kinh tế của việc giá dầu tăng. Liệu EU có khả năng chống chọi được với cơn bão kinh tế này hay đồng euro sẽ sụp đổ?
Điều mà lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chống lại Iran sẽ làm là gây bất ổn cho đồng euro và làm hại các nền kinh tế không thuộc EU. Liên quan đến điều này, Têhêran đã cảnh báo rằng các mục tiêu cua Mỹ là làm hại các nền kinh tế đối địch thông qua việc chấp nhận các lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran của EU. Theo mạch suy nghĩ này, đó là lý do tại sao Mỹ đang tìm cách buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản phải giảm bớt hoặc chấm dứt việc nhập khẩu dầu mỏ của Iran.
Trong EU, các nền kinh tế mong manh và gặp nhiều khó khăn nhất như Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ bị tổn thương do lệnh cấm vận dầu mỏ Iran của EU. Các nhà máy lọc dầu tại các nước EU đang nhập khẩu dầu mỏ của Iran sẽ phải tìm người bán dầu thô khác và cũng sẽ buộc phải điều chỉnh hoạt động của họ, Ông Piero De Simone, một trong các nhà lãnh đạo của Liên minh xăng dầu cua Italia đang cảnh báo rằng có khoảng 70 nhà máy lọc dầu tại EU có thể bị đóng cửa và các nước châu Á có thể bắt đầu bán các sản phẩm lọc dầu Iran sang EU gây tổn thất cho các nhà máy lọc dầu và ngành xăng dầu địa phương.
Bất chấp những tuyên bố chính trị ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ chống lại Iran, Arập Xêút sẽ không thể bù được số dầu của Iran bán sang EU và các thị trường khác. Việc thiếu nguồn cung dầu và thay đổi sản xuất có thể có những tác động tai hại tại EU và với tổn thất của sản xuất công nghiệp, giao thông và giá cả thị trường. Do vậy cuộc khủng hoảng kinh tê tại khu Vực đồng euro sẽ trầm trọng hơn. Hơn nữa, việc tăng giá tiêu dùng hàng ngày, từ thực phẩm đến giao thông, sẽ không hạn chế tại châu Âu mà sẽ có những tác động toàn cầu. Khi giá cả tăng với quy mô toàn câu, các nền kinh tế tại Mỹ Latinh, Caribê, châu Phi, Trung Đông, châu Á và Thái Binh Dương sẽ đổi mặt vói khó khăn mới, với khu vực tài chính tại Mỹ và một số đối tác, trong đó có các thành viên EU, có thể lợi dụng bằng việc tiếp quản một số ngành và thị trường nhất định. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) có thể tham gia và áp đặt thêm các chương trình tư nhân hóa, đang làm lợi cho các khu vực tài chính của Mỹ và EU. Hơn nữa, cách thức Iran quyết định bán số dầu, mà họ không bán cho EU, sẽ là một nhân tố gián tiếp.
Trong khi các nước châu Phi hoặc Thái Bình Dương không có dự trữ dầu mỏ chiến lược và dễ tổn thương trước sự tăng giá toàn cầu, Mỹ và EU đang nỗ lực cách ly chiến lược họ khỏi những kịch bản như vậy, IEA có vai trò trong nỗ lực này. Trữ lượng dầu mỏ của Libi cũng là một nhân tố cho sự thù địch và dầu-chính trị có liên quan đến Iran. Trong cuộc chiến của NATO chống lại Libi, IEA đã mở kho dầu dự trữ chiến lược của họ để bù cho số dầu xuất khẩu từ Libi.
Cuộc chiến tại Libi có nhiều mục đích: ngăn chặn sự thống nhất của châu Phi; trục xuất Trung Quốc khỏi châu Phi; kiểm soát chiến lược các trữ lượng năng lượng quan trọng; và bảo vệ các nguồn cung dầu mỏ trong bối cảnh diễn ra xung đột do Mỹ lãnh đạo chống lại Xyri và Iran. Ngoài Iran, Xyri cũng là một nguồn dầu nhập khẩu cho EU. Giống như Iran, EU cũng cấm nhập khẩu dầu từ Xyri, do vậy giá trị chiến lược từ dầu mỏ Libi đang tăng lên. Nhưng thông tin về việc triển khai hàng nghìn quân Mỹ tại các mỏ dầu ở Libi có thể liên quan đến sự thù địch ngày càng tăng của Mỹ và EU với Iran và Xyri. Việc xuất khẩu số dầu của Libi, đã định bán cho Trung Quốc, sang EU có thể cũng là một phần của một chiến lược như vậy.
Cuộc chiến tranh tâm lý
Trên thực tế, chế độ trừng phạt của Chính phủ Mỹ chống lại Iran đã đi xa hết mức có thể. Mọi phát biểu về sự cô lập đều quá bạo dạn và khác xa thực tế của các quan hệ và thương mại quốc tế hiện nay. Braxin, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Irắc, Cadắcxtan, Vênêxuêla và nhiều nước khác thuộc Liên Xô trước đây, ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đang từ chối tham gia các lệnh trừng phạt chống lại nền kinh tế Iran.
Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU, cùng với các lệnh trừng phạt rộng hơn chống lại Iran, có tác động tâm lý lớn. Cả Iran và Xyri đang đối diện với một cuộc chiến đa chiều, gồm kinh tế, chiến tranh ngầm, ngoại giao, truyền thông và tâm lý. Cuộc chiến tranh tâm lý, có liên quan đến truyền thông chủ đạo như một công cụ chính sách đối ngoại và chiến tranh, tiếp tục là một công cụ tuyên truyền hiệu quả cho Mỹ do chi phí thấp hơn. Nhưng cuộc chiến tranh tâm lý có thể chống lại cả hai bên.
Phần lớn sức mạnh của Mỹ mang tính tâm lý và liên quan đến nỗi sợ hãi. Giống như địa lý của Vịnh Pécxích, thời gian đang đứng về phía Iran và chống lại Mỹ. Nếu Iran tiếp tục quan điểm hiện nay của họ và không nản lòng vì các lệnh trừng phạt, điều đó sẽ giúp phá vỡ một ngưỡng tâm lý quan trọng trên thế giới, có xu hướng ngăn cản các nước đối đầu và phản đối Mỹ. Nếu nhiều nước tiếp tục từ chối tuân theo Chính quyền Obama trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Iran, đây sẽ là cú đòn giáng vào uy tín và sức mạnh của Mỹ, và cũng sẽ có những tác động kinh tế và tài chính. Hơn nữa, rốt cuộc, lệnh cấm vận dầu mỏ Iran của EU sẽ làm tổn thương EU, chứ không phải Iran, về lâu dài, việc cấm vận này cũng sẽ làm tổn thương Mỹ. Về cấu trúc, hiệu quả của lệnh cấm vận dầu mỏ Iran cua EU sẽ đẩy EU vào sâu hơn trong quỹ đạo của Oasinhtơn, nhưng hiệu ứng này sẽ là chất xúc tác làm tăng sự phản đối xã hội đối với Mỹ, cuối cùng sẽ thể hiện trong các đấu trường chính trị và kinh tế./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VIN CẢNH NÀO CHO BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TRONG NĂM 2012?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 13/2/2012
TTXVN (Angiê 7/2)
Ông Barthémély Courmont, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), dự đoán năm 2012 có thể sẽ được đánh dấu bởi một kiểu chuyển giao nhất định trên bán đảo Triều Tiên, trong khi chờ đợi Hàn Quốc có một Tổng thống mới và Kim Châng Un ở Bắc Triều Tiên có thời gian củng cố quyền lực của mình ở cương vị người đứng đầu chế độ độc tài khép kín nhất hành tinh.
Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Barthémély Courmont, đồng thời là Giám đốc phụ trách các vấn đề an ninh và quốc phòng thuộc Chaire Raoul Dandurand (UQAM, Canada), cho rằng cái chết của Kim Châng In ngày 17/12/2011 và việc con trai ông lên kế nhiệm ở Bắc Triều Tiên đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian trước mắt. Xem xét hai yếu tố về cơ cấu, với vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và tình thế, với các vụ quấy nhiễu của Bình Nhưỡng đối với người láng giềng phương Nam trong năm 2010, cho thấy bản thân mọi thay đổi về thế cân bằng trên bán đảo Triều Tiên đã chứa đựng nguy cơ leo thang và đối đầu ớ mức độ thấp hoặc cao.
Tuy nhiên, cái chết đột ngột (mặc dù chắc chắn sẽ xảy ra do các vấn đề sức khỏe) của Kim Châng In diễn ra trong bối cảnh đặc biệt với tình trạng người kế nhiệm ông thiếu tính hợp pháp trong bộ máy chính trị của Bắc Triều Tiên, và thời hạn bầu cử sắp tới ở Hàn Quốc, vốn có thể cho thấy trước một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ liên Triều.
Kim Châng Un là nhà lãnh đạo liên tiếp thứ ba của dòng họ độc nhất vô nhị trong lịch sử các nước cộng sản. Tiếp theo người ông và người cha mình, Kim Châng Un củng cố quy chế “quân chủ cộng sản” như người ta thường gọi chế độ Bình Nhưỡng, Quyền lực của ông là vô biên vì ông vừa là chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, vừa là tư lệnh quân đội tối cao, vừa là chú tịch Đảng Lao động, đảng cầm quyền duy nhất ở Bắc Triều Tiên. Chỉ có Đại hội nhân đân với quyền lực hạn chế là không nằm trong tay ông, và chỉ có ehức vụ chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên không nằm trong danh sách các chức vụ của ông. ít có nhà độc tài nào có thể được đánh giá là chuyên chế như vậy.
Tuy nhiên, việc nắm nhiều chức vụ như vậy, theo ông Barthémély Courmont, người cũng là giáo sư môn khoa học chính trị thuộc trường Đại học Hallym (Chunchion, Hàn Quốc), không phản ánh thực tế thực thi quyền lực ở Bắc Triều Tiên. Khi lên thay cha mình vào năm 1994, Kim Châng In đã phải khẳng định mình trước giới lãnh đạo lâu đời, Tình hình cũng có thể giống như vậy và cũng khó khăn hơn đối vởi Kim Châng Un vì ông ít tuối hơn và chưa có kinh nghiệm về quyền lực. Việc ông được đưa lên ngôi vị lãnh đạo muộn màng, sau khi hai người anh bị thất sủng, không cho phép ông khẳng định mình một cách tự nhiên như cha ông, mà như một sự lựa chọn hiển nhiên do mối liên hệ gia tộc. Thế nhưng ở Bắc Triều Tiên, và mặc dù gia đình họ Kim được sùng bái, không có gì thực sự là không thể tranh cãi được. Chính vì vậy, Kim Châng In cho là đúng khi đưa người anh rể Jang Song-taek trở lại nhóm nắm quyền cao nhất và bổ nhiệm ông làm người hướng đạo cho nhà lãnh đạo trẻ tuổi, nói cách khác tức là nhiếp chính. Vấn đề là jang không tạo được sự nhất trí trong giới quân sự và giới bảo thủ nhất, vì thiên hướng của một nhà kinh tế học (vốn là chuyên môn của ông) như ông không thuyết phục được người khác. Kim Châng Un như vậy không những phải bảo đảm làm sao người chú của mình bằng lòng với ngôi vị của một người giật dây trong hậu trường, đồng thời giới quân sự không quay lưng lại với người chú của mình. Nhiệm vụ chính của ông trong thời gian tới là bảo đảm cân bằng giữa phái ủng hộ đường lối cứng rắn và phái thiên về mở cửa dần dần hơn.
Kim Châng Un cũng biết khả năng xoay xở của mình về phương diện quốc tế, vốn đã rất hạn hẹp nay lại bị ràng buộc bởi sự ủng hộ cua Bắc Kinh mà ông không thể coi là đã có được trong tay. Ông Barthémély Courmont, với cương vị là Tổng biên tập tạp chí “Thế giới Trung Hoa, châu Á mới”, nhận xét trước thời hạn bầu cử ở Trung Quốc đang đến gần, với Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng san Trung Quốc vào tháng 10 tới, chàng trai trẻ Kim không thể tự cho phép mình đưa ra những quyết định mạnh mẽ mà không được Bắc Kinh ủng hộ. Như vậy, ông phải chờ đến tháng 10 và đến khi chính phủ tương lai của Trung Quốc xác định đường lối chính trị đối với Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên và cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm, mọi con mắt ở Bắc Triều Tiên đều hướng về Hàn Quốc, đặc biệt vào năm diễn ra bầu cử này. Cuối năm nay, Hàn Quốc sẽ bầu một tổng thống mới, với nhiệm kỳ 4 năm không gia hạn. Tổng thống Lee Myung-bak người theo đuổi đường lối cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, sẽ phải nhường chỗ cho người khác, ở giai đoạn hiện nay, khó có thể dự đoán người kế nhiệm ông sẽ lựa chọn đường lối nào, cũng như khó có thể biết ai sẽ là người kế nhiệm ông. Trái lại mối quan hệ liên Triều có thể có một vị trí quan trọng trong cuộc bầu cử này và, trong trường hợp phe đối lập thắng cử, có khả năng có những cuộc trao đổi mới. Nói cách khác, cần phải chờ đến năm 2013 mới biết được liệu việc thay đổi hai khuôn mặt lãnh đạo ở Bình Nhưỡng và Xơun có mang lại niềm hy vọng đối thoại hay không.
Hàn Quốc đợi xem hành động sắp tới của Bình Nhưỡng là gì và chờ xem có dấu hiệu nhỏ nhất nào về đối thoại không. Nhưng Hàn Quốc cũng biết rằng Bình Nhưỡng đang xem mình làm gì và những lựa chọn chính trị mà họ đưa ra sẽ có hậu quả trước mắt như thế nào đối với mối quan hệ liên Triều.
Như vậy có thể cho rằng năm 2012 sẽ mang dấu ấn của sự chuyển tiếp nhưng cũng nên cảnh giác với hai khía cạnh. Thự nhất, khó khăn của Kim Châng Un trong việc khẳng định quyền lực có thể sẽ thúc đẩy ông sử dụng căng thẳng mới với Xơun để khẳng định mình như một nguyên thủ mạnh. Thứ hai, ý định của Bình Nhưỡng tác động vào cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng. Thế cân bằng vẫn sẽ rất mong manh trên bán đảo Triều Tiên và những hành động của Bình Nhưỡng, tuy thường chịu tác động của Hàn Quốc, có những hệ quả lớn đối với cách thức thể hiện hành động đó. Nếu không đáp lại các vụ khiêu khích có thể xảy ra, các nhà lãnh đạo và giới chức chính trị Hàn Quốc có thể sẽ có khả năng tránh được những bước leo thang mới./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BỨC TRANH CHÍNH TRỊ ĐANG THAY ĐI CỦA NƯỚC NGA

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 12/2/2012

TTXVN (Niu Yoóc 7/2)
Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor, gn đây có loạt bài phân tích về những thay đi chính trị đáng chú ý đang din ra tại Nga, nội dung như sau:
Tổng quan về những thay đi chính trị
Bức tranh chính trị của Nga đã tương đối êm đềm và thống nhất trong thập kỷ vừa qua dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống và hiện là Thủ tướng Vladimir Putin. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình bất ổn đã đột ngột nổi lên với sự thanh trừng trong chính phủ, việc thay đổi kết quả bầu cử quốc hội và nhiều cuộc biểu tình lớn trên đường phố. Không có vấn đề nào trong số trên là mới đối với Nga, nhưng các vấn đề này cùng các yếu tố khác đang hội tụ và tạo ra những thay đổi trong bức tranh chính trị Nga.
Khi lên nắm quyền vào năm 1999, Putin đã lãnh đạo một đất nước trong hoàn cảnh vô cùng lộn xộn về chính trị, đổ vỡ về kinh tế và bị đe dọa bởi các lực lượng trong và ngoài nước. Ông đã quyết liệt củng cố đất nước . về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và giải quyết các mối đe dọa an ninh. Nước Nga đã quy tụ xung quanh Putin, coi ông là “vị cứu tinh”, một tình cảm mà trong những năm gần đây phát triển thành một sự sùng bái với niềm tin rằng Putin là nhịp tim duy nhất của đất nước.
Tuy nhiên, nước Nga không thể tồn tại mãi mãi với một người lãnh đạo. về phương diện lịch sử, sự bất đồng nội bộ đã tăng và giảm tại quốc gia vốn không ổn định này. Sự bất đồng đó đã được kiểm soát trong thập kỷ vừa qua giúp nước Nga mạnh lên. Tuy nhiên, hiện tại, sự bất đồng đó lại nổi lên, cả bên ngoài Cremli và trong vòng quyền lực của Putin. Tất cả những điều này phát sinh khi Nga đang đối mặt với bất ổn kinh tế và những lo ngại về an ninh quốc gia, và chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga, cuộc bầu cử mà Putin cũng tranh cử.
Cremli bất n và áp lực từ bên ngoài
Sự thay đổi đầu tiên trong đời sống chính trị Nga xảy ra là do mạng lưới các bè phái phức tạp của Putin bên trong Cremli đã hoàn toàn sụp đổ. Khi lên năm quyền, Putin hiểu rằng ông cần phải thiết lập một nhóm những người trung thành có sức mạnh để thực hiện việc thống nhất cần thiết nhằm xây dựng lại một nước Nga mạnh mẽ, đồng thời xây dựng chiến lược cho một tương lai chính trị tự do hơn – hai mục tiêu dường như mâu thuẫn với nhau. Điều này dấn đến việc tạo ra 2 bè phái: nhóm các quan chức an ninh diều hâu “Siloviki” và nhóm có tư tưởng tự do “Civiliki”. Hệ thống bè cánh bên trong Cremli này cũng là công cụ để giữ cho hai nhóm cạnh tranh với nhau để không nhóm nào trực tiếp thách thức đến quyền lực của Putin.
Tuy nhiên, những áp lực thay đổi về chính sách kinh tế, tình hình kinh tế bất ổn, thất bại trong chính sách xã hội liên quan đến các nhóm chính trị mới và xung đột cá nhân đã dẫn đến sự đổ vỡ lớn trong cả 2 phái. Putin đã phải vất vả để giữ cho chính phủ hoạt động khi những người trung thành của ông theo đuổi chương trình nghị sự của chính họ, gia nhập các nhóm đối lập hoặc cùng rời bỏ chính phủ.
Sự đổ vỡ này đã làm Putin không còn một đội quân mạnh để giúp ông giải quyết sự thay đổi khác trong đời sống chính trị của Nga: sự nổi lên của các nhóm chống Cremli. Thực tế đầu tiên cho thấy các nhóm này đang trở nên quan trọng là cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 12/2011. Trong cuộc bầu cử đó đảng Nước Nga Thống nhất của Putin đã mất vị thế đa số tuyệt đối trong Đuma và các đảng đối lập, đặc biệt là Đảng Cộng sản, gần như đã tăng gấp đôi sự hiện diện của mình. Tuần lễ sau bầu cử, các cuộc biểu tình phản đối sự gian lận trong bầu cử bắt đầu nổ ra, đỉnh điểm là cuộc biếu tình hôm 24/12 với sự tham gia của 80.000 người – một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Nga kể từ khi Putin lên nắm quyền. Các phong trào biểu tình chống Cremli không được liên kết bằng lý tưởng, nguồn gốc, chiến lược hay mục tiêu, nhưng họ đã đến với nhau trong các cuộc biểu tình chung chống lại Cremli. Điều này thu hút sự chú ý của cả Putin và thế giới bên ngoài.
Tâm lý chống Cremli xuất phát từ nhiều vấn đề. Nhiều năm tương đối ổn định đã dẫn đến một tâm lý về an ninh chính trị, xã hội và kinh tế trong một số người Nga rằng đất nước không còn cần một “vị cứu tinh” như Putin nữa. Giá năng lượng cao trong một thời gian dài và nền kinh tế Nga đang mạnh lên đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, một điều chưa thực sự từng có ở nước Nga trước đây. Hơn nữa, nhiều người trưởng thành hiện nay không được nuôi dưỡng dưới chế độ Liên bang Xôviết hoặc trong những năm hỗn loạn ngay sau sự sụp đổ của Liên bang này. Một loại chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng đã nổi lên trên khắp nước Nga dấn đến có nhiều người Nga hơn không quan tâm đến một chính phủ cân bằng. Chính phủ của Putin không lường trước được những thay đổi này trong những năm gần đây và thất bại đó đã dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đảng Nước Nga Thống nhất và tâm lý chống Cremli tiếp tục nổi lên.
Khi dường như tất cả các khủng hoảng này đã nổ tung trong vài tháng qua, phản ứng của Putin là quá chậm chạp. Tuy nhiên, hiện tại ông đang bắt đầu đưa ra một chiến lược để giải quyết những khủng hoảng này trong ngắn hạn và xây dựng các chính sách chính trị và xã hội dài hạn để tính toán đến những thay đổi này ở Nga. Loại điều chỉnh này đã diễn ra theo chu kỳ trong suốt lịch sử nước Nga khi đất nước chuyển giao giữa ôn định và hỗn loan.
Vn đ nhận thức của Putin
Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng đang tạo ra các vấn đề về nhận thức đối với Putin và nước Nga, và Putin càng mất thời gian để giải quyết các cuộc khủng hoảng này thì ông càng yếu hơn trước thế giới, Putin cần được coi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và ổn định để tái tồ chức hiệu quả những người trung thành và quản lý các nhóm chống Cremli đang ngày càng mạnh lên.
Việc nghĩ rằng Putin yếu hơn và nước Nga cũng yếu hơn có thể ảnh hưởng đến việc nước Nga giải quyết những thách thức lớn hơn trong lĩnh vực kinh tế và an ninh. Sự biến động về chính trị và quan niệm rằng Putin yếu đi đang làm nản lòng các nhà đầu tư ở Nga – đất nước phụ thuộc vào đầu tư từ bên bên ngoài để thực hiện các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá lớn. Quan niệm rằng Cremli yếu hơn cũng ảnh hưởng đến sự tái nổi lên của Nga ở các quốc gia thuộc Liên xô trước đây và nỗ lực tăng sức ép đối với khu vực láng giềng gần của Nga, đặc biệt là Trung Âu. Các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, đã tận dụng sự bất ổn bên trong nước Nga và đang cố gắng khai thác hình ảnh rằng Mátxcơva không mạnh như tuyên bố. Vì Nga tiếp tục gây sức ép đối với Trung Âu và các lợi ích của Mỹ ở khu vực này, Mátxcơva không thể cho phép các vấn đề nội bộ xói mòn vị thế của mình.
Cuối cùng, câu hỏi không phải là liệu Putin có thể giải quyết sự bất ổn nội bộ và tình hình chính trị đang thay đổi ở bên trong nước Nga hay không, mà là mất bao lâu để ông kiềm chế nó. Với việc bầu cử đang đến gần và quan niệm cho rằng sức mạnh của nước Nga và của Putin đang bị xói mòn, Putin sẽ phải ổn định tình hình trước khi ông có thế đưa ra những chương trình lớn hơn cho nước Nga.
Sự đ v của các bè phái trong Cremli
Một trong những vấn đề gây ra và kéo dài tình trạng bất ổn chính trị hiện nay của Nga là sự đổ vỡ hoàn toàn của các bè phái quyền lực trong Cremli.
Khi lên nắm quyền năm 1999, Vladimir Putin bắt đầu tạo ra một tổ chức phức tạp bao gồm các nhân vật có tham vọng và sức mạnh để giúp ông điều hành đất nước. Putin hiểu rằng ông cần một sự kết hợp các nhân vật để xử lý yêu cầu thắt chặt an ninh của nước Nga và kiểm soát trong ngắn hạn những chiến lược cho một nền kinh tế hiện đại và tự do hơn trong tương lai – dường như là các mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhưng Putin thấy cả hai đều là cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề nước Nga đang phải đối mặt.
Mặc dù có rất nhiều nhóm nhỏ và những người trung thành trong số những người trong Cremli, nhưng hệ thống của-Putin cơ bản được chia thành 2 phái: Siloviki và Civiliki. Hai nhân vật đầy tham vọng, và đôi khi tàn nhẫn, lãnh đạo 2 phái này là Phó thủ tướng Igor Sechin, đứng đầu Siloviki, và Vladislav Surkov, đứng đầu Civiliki. Mỗi nhân vật này kiểm soát một bộ phận lớn của chính phủ, các công ty nhà nước và các công cụ kiểm soát quan trọng trên khắp nước Nga. Có một sự sắp xếp mà trong đó 2 nhóm với nền tảng, hệ tư tưởng và chiến lược khác nhau này có thể lột mặt nạ lẫn nhau và các mối quan hệ cá nhân của Putin với cả hai nhóm này đặt ông vào một vị thế quyền lực tối thượng. Điều này cho phép ông có thể lựa chọn những chính sách thực hiện mà không cần những chính sách đó phải quá hấp dẫn đối với một số thành phần nhất định trong Cremli. Điều này cũng giúp giữ cho các chính trị gia đầy tham vọng này tập trung vào nhau, không nhằm vào Putin, người được coi là nhân tố ổn định tuyệt vời
Các bè phái
Nhóm Siloviki cơ bản bao gồm các nhân vật an ninh diều hâu và các cựu nhân viên KGB như Putin. Nhóm này cơ bản nằm dưới sự kiểm soát của Sechin, người có vai trò chính trong việc tập trung hoá nền kinh tế Nga và đánh bật ảnh hưởng của nước ngoài trong thập kỷ qua. Các nhân vật quyền lực chính trị như Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev, chủ tịch Đuma Boris Gryzlov, phái viên NATO Dmitri Rogozin đã hỗ trợ cho sức mạnh của Sechin. Mục tiêu của nhóm Siloviki là tạo ra một nước Nga được kiểm soát chặt chẽ và có sức mạnh toàn cầu bằng việc hy sinh các quyền cá nhân và dân chủ. Trong thập kỷ qua, nhóm Siloviki dần dân đã trở thành nhóm mạnh hơn trong 2 phái, thực hiện các chính sách thống nhất trong doanh nghiệp Nga, đoàn kết trong một đảng (Nước Nga Thống nhất) và quyết liệt đưa ảnh hưởng của Nga vào khu vực thuộc Liên Xô trước đây.
Đối thủ của nhóm Siloviki, nhóm Civiliki có tổ chức lỏng lẻo, bao gồm các nhà kinh tế có đầu óc tự do, các chiến lược gia xã hội và các chính trị gia không có quan hệ vói KGB nhưng làm việc với Putin tại St. Petersburg trong thập niên 1990. Nhóm Civiliki không thống nhất quan điểm với nhau như nhóm Siloviki, Yếu tố quy tụ họ là việc họ không phải là Siloviki. Mặc dù nhóm Civiliki đã phát triển trong thập kỷ qua, nhưng Vladislav Surkov, người sử dụng phần lớn quyền lực của mình đằng sau hậu trường và đã từng làm việc chặt chẽ với Sechin trong quá khứ, gần đây mới lành đạo nhóm này. Mặc dù chương trình nghị sự của nhóm này thay đổi, nhưng Civiliki cơ bản là muốn tạo ra một nước Nga có chính sách tài chính, kinh tế và xã hội tự do và phức hợp hơn, không hẳn là những chính sách thân phương Tây, nhưng là những chính sách tập trung hơn vào các nhu cầu xã hội và kinh tế so với những nhu cầu về an ninh. Mặc dù phải ngồi ngoài trong phần lớn những năm 2000, nhưng cuối thập niên qua, các kế hoạch của nhóm Civiliki đã bắt đầu nổi lên.
Sự thay đi và tan vỡ của các bè phải
Mặc dù xung đột của các bè phái đã được kiềm chế trong thập niên vừa qua, nhưng cuộc đấu tranh để duy trì sự cân bằng giữa các bè phái luôn luôn là một vấn đề. Dù chính sách của Siloviki gần như thống trị thập niên 2000 nhưng chính một nhân vật Civiliki đã được Putin chọn để kế nhiệm chức tổng thống của ông vào năm 2008 trong một nỗ lực nhằm duy trì sự cân bằng. Và khi nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn và ổn định hơn cả bên trong và ở nước ngoài cận kề, Cremli đã có thể chuyển từ trọng tâm an ninh của nước Nga sang tương lai của nó – có nghĩa là có một số chính sách xã hội và kinh tế tự do hơn có thể được xem xét. vấn đề là sự thay đổi chính trị này làm các bè phái trong Cremli mất cân bằng. Điều này diễn ra khi mà Nga đang phải đối mặt với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính của châu Ấu và khi một sự thay đổi trong tâm lý chính trị trên đường phố của Nga bắt đầu – sự nổi lên của chủ nghĩa Cộng sản và các phong trào biểu tình. Vấn đề đối với sự cân bằng giữa các bè phái trong Cremli có thể được giải quyết dễ dàng hơn nếu không có những yếu tố khác, nhưng thời điểm của những sự kiện này đã dẫn đến một sự tan vỡ hoàn toàn của hệ thống bè phái này.
Mặc dù trong 2 năm qua có nhiều phong trào chính trị có thể được cho là đã dẫn đến cuộc khủng hoảng của Cremli, nhưng một vài sự kiện chính đóng góp cho sự mất cân bằng này là:
- Khi những gợi ý chính sách của Civiliki bắt đầu chiếm ưu thế, Cremli đã kiềm chế tư tưởng tập trung kinh tế và quyền kiếm soát đối với một số doanh nghiệp lớn của nhóm Siloviki. Điều này làm nhóm Siloviki xáo trộn và mất phần lớn nền tảng sức mạnh. Đó chính là khoảng thời gian Sechin thông báo bị bệnh và rời ánh đèn sân khấu, để lại nhiều nhân vật chính trị nặng ký đấu tranh cho sự thống trị.
- Nhóm Civiliki được giao phụ trách các dự án kinh tế (như các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá) và các chương trình xã hội (như Mặt trận nhân dân toàn Nga và “dân chủ có quản lý”) để chuẩn bị về mặt xã hội và chính trị cho tương lai của đất nước. Tuy nhiên, nhóm Civiliki, những người chưa bao giờ thực sự thống nhất, bắt đầu đấu tranh với chính nhau về việc thực biện những thay đổi này như thế nào. Khi cuộc khủng hoảng tài chính và xã hội bắt đầu xảy ra tại Nga, các kế hoạch của nhóm Civiliki bắt đầu thể hiện những rạn nứt. Đây chính là điểm những bất đồng công khai giữa người đứng đầu nhóm Civiliki, Surkov, và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev bắt đầu.
- Những chính sách xã hội và chính trị của Cremli được Surkov đưa ra đã không tính đến tâm lý chống Cremli đang ngày càng tăng lên trong dân chúng. Putin đã quá tin vào những kế hoạch của Surkov để lôi kéo nhân dân, kiềm chế bất đồng chính kiến và dẫn dắt đời sống chính trị bè phái của Cremli đi qua nhiều năm. Kế hoạch mới nhất, “dân chủ có quản lý”, là công cụ để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển giao của Putin quay lại làm tổng thống bằng cách tạo ra các đảng phái chính trị “độc lập” nhỏ hơn, Cremli kiểm soát đằng sau hậu trường, đế làm ra vẻ nước Nga dân chủ hơn. Kế hoạch này thất bại vì những người bên trong và bên ngoài Cremli thấy rõ ràng rằng kế hoạch này chẳng làm gì để tư tưởng độc lập thực sự có chỗ đứng. Đây là một trong nhiều thất bại đã khuyến khích sự bất đồng trong nội bộ đảng chính trị của Putin, đảng Nước Nga Thống nhất, và giúp tạo ra sự nổi lên của đảng Cộng sản và nhiều phong trào biểu tình.
Với việc nhóm Siloviki khó khăn, nhóm civiliki sụp đổ. Surkov bị giáng chức, Kudrin rời khỏi chính phủ để làm việc với những người biểu tình, và Civiliki đã không còn có một nhà lãnh đạo hoặc tổ chức hay quyền lực. Cả hai bè phái tan vỡ hoàn toàn tại một thời điểm các phong trào chống Cremli bắt đầu tăng lên và bầu cử đang đến gần.
Phn ứng của Putin
Phản ứng của Putin đối với những tình huống lần này là chậm hơn so với những sự kiện tương tự trong quá khứ. Trước kia, khi có sự bất đồng trên đường phố, Putin có một nhóm trung thành có thể giải quyết và khi có những vấn đề trong nội bộ Cremli, Putin có một nhóm được tổ chức để bù đắp cho những khiếm khuyết của nhóm kia. Trong trường hợp này, Putin dường như đã sử dụng kế hoạch phản ứng gồm 2 phần: Ông đã sử dụng những sửa chữa ngắn hạn để dập tắt sự bất ổn đến một mức độ nào đó đồng thời bắt đầu xây đựng các chính sách kinh tế và xã hội mới và tái xây dựng các bè phái. Những sửa chữa nhanh chóng mà Putin thực hiện gồm:
- Putin phản ứng với sự suy giảm đảng của mình và sự nôi lên của đảng Cộng sản trong cuộc bầu cử Đuma gần đây bằng việc sa thải một trong những thành viên cao cấp trong đảng của ông, Gryzlov, chủ tịch Đuma. Putin thay the Gryzlov bằng một thành viên Siloviki khác, ôn hoà hơn, có kỹ năng cư xử về mặt kỹ thuật trong một quốc hội mà đảng Nước Nga Thống nhất mất vị thế đa số tuyệt đối: Sergei Naryshkin.
- Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình của dân chúng, Putin cách chức chiến lược gia xã hội và chính trị Surkov vì sự thất bại của kế hoạch “dân chủ có quản lý” cũng như các thất bại khác. Surkov công khai thừa nhận những thất bại của chính mình. Tuy nhiên, Putin không thể loại bỏ hoàn toàn nhà cựu lãnh đạo Civiliki này vì dù Surkov bị bè phái của mình bỏ rơi, chức vụ ông nắm giữ sẽ gây nguy hiểm cho toàn nước Nga nếu bị để không có ai quản lý: Surkov là người điều khiển Tống thống Chesnia Ramzan Kadyrov, người đang giữ cho sự bất ổn ở khu vực Cápcadơ khói sôi lên ở thời điểm hiện tại.
- Putin cũng đáp lại sự nổi lên của tâm lý chống Putin và Cremli ở Nga bằng việc cho phép thực hiện một số cải cách chính trị và xã hội. Ông cũng kiềm chế nhiều nhân vật Siloviki, những người muốn đối phó với bất đồng chính kiến bằng đàn áp bạo lực và bắt giữ những người biểu tình đồng loạt và kiểm soát chặt chẽ những người Cộng sản bằng cách sắp xếp một “sự thay đổi trong quản lý” đối với đảng này.
Putin cũng đang câu giờ để bắt đầu vật lộn với những vấn đề sâu sắc hơn trong việc hình thành các chính sách xã hội, chính trị và kinh tế mới và tái xây dựng một mạng lưới trong số những người trung thành của ông và trong tầng lớp lãnh đạo Cremli. Kế hoạch trước đây của ông đã cần một thập kỷ để đạt được thành quả, nhưng lần này ông không có nhiều thời gian vì cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 4/3 tới.
Putin cũng đang bắt đầu một chính sách xã hội và chính trị mới được thiết kế bởi người thay thế Surkov là Alexander Voloshin. Chiến lược của Surkov luôn luôn rất phức tạp, chú ý nhiều đến hình thức, nhưng Voloshin dường như nhằm thẳng vào vấn đề làm như thế nào để giải quyết sự nổi lên của các nhóm chống Cremli ở Nga. Các nguồn tin của Stratfor tại Mátxcơva nói rằng Voloshin được cho thời gian đến tận giữa tháng 2, chỉ ít tuần trước cuộc bầu cử, để đưa ra một kế hoạch.
Một chính sách kinh tế mới nhằm thích ứng với yêu cầu của các phong trào chống Cremli đòi hỏi có một sự thay đổi chính sách và thích ứng với những tác động của cuộc khủng hoảng của châu Âu đối với Nga, dường như đang bị đình trệ. Lý do là vì trong khi các bè phái tan rã, bộ óc về tài chính của Cremli, Kudrin, đã từ bỏ phe của Putin. Có các nhà kinh tế khác trong chính phủ, nhưng Kudrin đã điều phối sự tăng trưởng và ổn định của Nga trong thập kỷ qua. Ông cũng hiểu sự cần thiết của việc cân bằng kinh tế tự do với an ninh quốc gia của Nga. Các nguồn tin của Stratfor cho thấy rằng Putin muốn Kudrin quay lại chính phủ. Kudrin đã đưa ra giá để ông quay lại: chức thủ tướng, do đó ông không phải trả lời ai ngoài Putin, Chưa rõ là điều này sẽ được đón nhận như thế nào vì Kudrin đã lôi kéo các phong trào chống Cremli và chức thủ tướng đã được hứa để cho Medvedev.
Tái xây dựng một hệ thống bè phái trong Cremli khó khăn hơn vì có quá nhiều nhân vật quyền lực với chương trình nghị sự khác nhau để xem xét. Nhóm Civiliki đã chia rẽ thành rất nhiều nhóm nhỏ không có một nhân vật đoàn kết đứng đầu. Nếu Kudrin quay trở lại, ông ta có thể đủ hiểu biết để lãnh đạo một phiên bản Civiliki mới, dù vẫn còn quá sớm để nói điều này. Mới gần đây, nhóm Siloviki dường như đang củng cố lại. Sechin làm việc lại và nhóm này có đối thủ thực sự đối với chương trình nghị sự của mình. Để đảm bảo rằng nhóm Siloviki không làm mất quá nhiều cơ hội, Putin đã đưa trở lại một nhà lãnh đạo cũ của Siloviki, người hiểu rằng một sự cân bằng trong Cremli là cần thiết, đó là Sergei Ivanov.
Putin đang xây dựng lại hệ thống bè phái của mình trong khi vừa tung hứng các vấn đề khác của Nga. Ngày 23/1, Putin hứa rằng một khi cuộc bầu cử tống thống trôi qua, ông sẽ thay đổi nhân sự sâu rộng. Ông nói điều này không có nghĩa là tất cả mọi người sẽ bị sa thải, nhưng sẽ có một số cải tổ nhân sự lớn. Trong quá khứ, Putin đã không quá câu nệ việc sa thải một số nhân vật quyền lực nhất của đất nước và ông có thể xem xét điều này vào thời gian tốt nhất đế thiết lập một hệ thống xung quanh giúp ông lãnh đạo một nước Nga ngày càng phức tạp trong những năm tới.
Các phong trào chống Cremli đang ni lên
Xu hướng lớn thứ hai làm thay đổi tình hình chính trị Nga là sự kiên cường của hàng loạt các phong trào phản đối Thủ tướng Vladimir Putin hoặc Cremli. Bất đồng chính trị lên xuống theo chu kỳ là một truyền thống của Nga. Trong thập kỷ qua, tâm lý chính trị đã tập trung vào Putin như là “vị cứu tinh” của nước Nga, hiện tượng đã phát triển thành thứ gì đó giống, như một sự sùng bái cá nhân được tập trung vào Putin. Hiện tại, nước Nga không cần cứu giúp nữa, dù câu chuyện đã thay đổi. Bất đồng chính kiến gia tăng đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và thúc đẩy Cremli có thêm cái nhìn khác về đời sống chính trị. ở phía bên ngoài bức tường gạch đỏ của Cremli.
Các nhóm chính trị đối lập đã củng cố và trở nên quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, nước Nga không còn đối mặt với các mối đe dọa sụp đổ kinh tế hay các vấn đề an ninh lớn. Thứ hai, Nga đang trong quá trình thay đổi lớn; Liên bang Xôviết đã tan rã hơn 20 năm, có nghĩa là thế hệ người Nga ở độ tuổi 20 hiện nay có thế giới quan khác hoàn toàn so với thế hệ trước đây. Hơn nữa, việc tăng cường truyền thông xã hội ở Nga cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc hiệu quả hơn giữa và trong nội bộ các nhóm bất đồng chính kiến.
Đóng góp cho bất đồng chính kiến là sự gia tăng mạnh mẽ của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Nhìn chung, trong thập kỷ qua, các nhóm dân tộc chủ nghĩa, như nhóm thanh niên Nashi được Cremli thành lập và nhóm chính trị Vệ binh Thanh niên, được coi là ủng hộ cho Putin. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại hình cực đoan hơn của dân tộc chủ nghĩa đã tái nổi lên. Một số mong mỏi giá trị truyền thống Nga hơn là sự cân bằng của các chính sách được Putin thực hiện gần đây. Các nhân vật dân tộc chủ nghĩa cực đoan muốn có những chính sách hạn chế việc di cư và Hồi giáo, như phong trào được gọi là Nước Nga cho người Nga và các phong trào khác, cũng đang phát triển.
Sự xuất hiện của các nhóm không có chung quan điểm với Cremli đã chuyển thành các cuộc biểu tình lớn trên đường phố và những thiệt hại cho đảng cầm quyền của Putin, Nước Nga Thống nhất, trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây. Putin đã bắt đầu tính toán đến các nhóm này sau khi gần như đã bỏ qua trong suốt thập kỷ qua và đang điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp. Tuy nhiên, các nhóm chống Cremli này phải được đánh giá riêng rẽ để xác định xem họ có thực sự đe dọa đến quyền lực của Putin hay không.
Sự tái ni lên của đảng Cộng sản
Sự nổi lên của các nhóm chống Cremli trở nên đáng chú ý từ ngày 4/12/2011, ngày bầu cử quốc hội Nga, khi đảng Nước Nga Thống nhất của Putin giành chiến thắng dưới 50%. Ba đảng chính trị khác trong Đuma, đang Cộng sản, nước Nga Công bằng và đảng Dân chủ Tự do, đều hưởng lợi từ sự suy giảm của Nước Nga Thống nhất, nhưng đảng Cộng sản đã có sự vượt lên quan trọng nhất. Kế thừa đảng Cộng sản Liên Xô, đảng Cộng sản hiện nay luôn là một yếu tố trong chính sách của nước Nga hậu Xôviết. Đảng Cộng sản cỏ chung ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa với đảng tiền thân. Đảng Cộng sản khá nổi bật trong thập niên 1990, nhưng sự phổ biến của đảng này đã thu hẹp lại dưới thời lãnh đạo của Putin. Trong phần lớn thập kỷ vừa qua, đảng Cộng sản chủ yếu nắm khoảng 11-12% số ghế trong Đuma, nhưng trong cuộc bầu cử Quốc hội 2011, họ đã tăng gấp đôi sự hiện diện của mình, giành 20% số ghế.
Những cử tri theo xu hướng truyền thống và an ninh vỡ mộng với đảng Nước Nga Thống nhất và các chính sách của Putin đã quay sang đảng Cộng sản như là sự lựa chọn thay thế chính. Điều này dẫn đến sự nổi lên của đảng Cộng sản trong Đuma và giúp nhà lãnh đạo của đảng, Gennady Zyuganov, vươn lên đứng thứ 2, sau Putin, trong các cuộc thăm dò ý kiến bầu cử tổng thống.
Đảng Cộng sản đã cố gắng cho thấy mình khác với các nhóm tự do hơn và các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong các phong trào biểu tình và khác với các đảng phái chính trị khác trong Đuma. Tuy nhiên, đảng Cộng sản có thể cộng tác với các nhóm này trong Duma, như đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan Dân chủ Tự do, khi nó mang lại lợi ích cho những người Cộng sản. Đảng Cộng sản và Zyuganov đã liên lạc với các phong trào biểu tình trong những tuần gần đây, mặc dù ý thức hệ của những người Cộng sản và nhừng người biểu tình gần như đối lập nhau và do đó tốt nhất thì cũng chỉ có một liên minh không ổn định chống Putin.
Những người biu tình
Các phong trào biểu tình, điều chỉ nhìn thây ở Nga trong một số sự kiện riêng rẽ hoặc các cuộc biểu tình thường xuyên của một nhóm nhỏ những người ủng hộ dưới thời cai trị của Putin, cũng đang nổi lên. Các phong trào và cá nhân tham gia biểu tình hiện nay không thống nhất về nguồn gốc, mục  tiêu hay hoạt động. Các nhóm đã nối lên vì những lý do khác nhau: tham nhũng, tâm lý chống Cremli, những thay đổi trong việc phân phối của cải, sự thay đổi thế hệ, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội và sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Biểu tình đã trở nên phổ biến hơn từ cuối năm 2010 và đa số là các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Có rất nhiều phong trào theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga, nhưng một trong những phong trào lớn nhất là Nước Nga cho người Nga, phong trào được thành lập từ cuối thế kỷ 19. Phong trào này đã có thêm đà vào cuối năm 2010 và cơ quan thăm dò Trung tâm Levada gần đây thông báo rằng 60% người Nga đồng ý với những quan điểm của phong trào này. Đó là thù địch với Hồi giáo và người thiểu số cũng như vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ những người này. Do các cuộc tuần hành của Nước Nga cho người Nga tăng lên trong năm 2010 và 2011, phong trào này đã giành được sự ủng hộ từ các nhóm cực đoan hơn. Tháng 10/2011, vào ngày Thống nhất quốc gia của Nga, phong trào thanh niên Nashi công khai tách khỏi nhóm Nước Nga cho người Nga, phá vỡ nhiều mối liên hệ của Cremli với phong trào này. Trong một cuộc biểu tình vào tháng 11/2011, đại diện của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tuyên bố rằng họ chuyển trọng tâm sang gian lận bầu cử và các vấn đề chính trị, và có thể bắt đầu biếu tình đòi cải cách chính trị sau cuộc bầu cử Quốc hội.
Tất nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan không phải là những người duy nhất biểu tình. Tuy nhiên, có một sự chồng lấn lớn giữa các phong trào biểu tình mới và các phong trào cũ và đường ranh giới giữa các phong trào biểu tình là không rõ ràng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã có được sự tham gia của các nhóm tự do, cộng sản, chủ nghĩa vô chính phủ và các nhóm lớn khác. Tất cả bị ràng buộc bởi một sự tức giận chung đối với tình hình chính trị hiện tại của Nga.
Mặc dù có rất nhiều các phong trào phản đối nhưng họ vẫn chỉ chiếm tương đối nhỏ trong dân chúng – 80.000 người tham gia trong cuộc biểu tình có tổ chức mới nhất vào hôm 24/12/2011 và một số nguồn tin của Stratfor ước tính có khoảng 100.000 người tham gia cuộc biểu tình tại Mátxcơva hôm 4/2. Strafor đã cố gắng phân loại các phong trào phản đối thành 4 nhóm, dựa trên ý thức hệ và nguồn gốc, hơn là mục tiêu và hoạt động, và cũng có sự trùng lặp giữa các nhóm này:
- Những người đi theo Alexei Navalny: Phong trào lớn nhất trong số các phong trào phản đối này bắt đầu là một đám đông không xác định nhưng gần đây đã quy tụ đằng sau một luật sư, một blogger có tên là Alexei Navalny. Navalny trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ tố cáo tham nhũng trong chính phủ, nhưng đã trớ thành bộ mặt của phong trào phản đối (dù ông không chính thức lãnh đạo các nhóm này). Những người theo ông đến từ nhiêu tầng lớp khác nhau của xã hội – thế hệ trẻ những người tự do, tầng lớp trung lưu đang nổi và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Navalny đã bị cáo buộc là theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Các mục tiêu khác nhau của những người theo Navalny gồm chấm dứt tham nhũng, loại bỏ chế độ của Putin, thiết lập cải các chính trị và châm dứt sự trợ cấp của chính phủ đối với khu vực Cápcadơ Hồi giáo. Những quan diểm của Navalny không khác mẩy so với những quan điểm của Putin trong lĩnh vực chính sách đối ngoại vì Navalny muốn nước Nga trở lại trung tâm của khu vực.
- Các nhà hoạt động chuyên nghiệp: Các phái nhỏ hơn, với phần lớn cũng là những người ủng hộ Navalny, dường như đối với họ biểu tình là một nghề. Có các trí thức như Boris Akunin và Kseniya Sobchak, và nhà cách mạng như Sergei Udaltsov và Evgenia Chirikova, các nhóm này đã không xây dựng một chương trình nghị sự chính trị. Họ biểu tình chống Cremli hơn là đưa ra những yêu cầu cụ thể. Trong những tuần gần đây, các nhóm này đã trở nên có tổ chức hơn, hình thành các nhóm chính trị như Liên minh cử tri (nhằm giám sát gian lận bầu cử) và Mặt trận cánh tả (một nhóm chống tư bản chủ nghĩa và chống Cremli).
- Các nhóm đối lập lâu đời: Có một số ít nhóm đối lập và nhà lãnh đạo của họ đã hoạt động chống Putin trong nhiều năm (một số đã biểu tình chống Cremli từ thời Cựu tổng thống Boris Yeltsin nắm quyền). Họ sắp xếp các cuộc biểu tình và hình thành các đảng phái và liên minh chính trị trong thời kỳ Putin cầm quyền. Các nhà lãnh đạo đáng chú ý thuộc các bè phái này là Boris Nemtsov (Liên minh các lực lượng cánh hữu), Mikhail Kasyanov (Liên minh dân chủ nhân dân), Garry Kasparov (Liên minh nước Nga khác) và Vladimir Ryzhkov (đảng Cộng hoà Nga). Những cái tên này được gắn với tư tưởng chống Putin từ rất lâu trước khi các phong trào biếu tình hiện nay bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người trong số các cá nhân này không được các nhóm khác, cũng như đa số dân chúng Nga, tin cậy do họ hoặc là gắn với các kế hoạch kinh tế thất bại của Yeltsin (như Nemtsov) hoặc đã từng làm việc cho Putin (như Kasyanov).
Những người bất đồng trong phe phái của Putin: Một số ít nhân vật trong phong trào phản đối đến từ phe phái cua Putin hoặc ủng hộ các chính sách cua Putin cho đến tận gần đây. Cả cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin và ông trùm Mikhail Prokhorov tham gia các phong trào chống Gremli, nhưng động cơ cua họ thì không rõ ràng. Sau khi công khai ngừng cộng tác với Cremli, Kudrin cố gắng làm trung gian giữa những người biểu tình và Cremli và đã gặp gỡ nhiều phái phản đối khác nhau. Prokhorov thì muốn trở thành ứng cử viên của những người biểu tình trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, cả hai nhân vật này bị nhiều phong trào phản đối nhìn nhận một cách nghi ngờ vì họ tin rằng hai nhân vật này không thực sự rời xa bộ máy chính trị của Cremli.
Sự giao thoa giữa những người Cộng sn và những người phản đi
Đến tận gần đây, đảng Cộng sản và các phong trào phản đối không có mấy sự giao thoa. Có sự khác nhau rất lớn về ý thức hệ giữa các nhóm này. Những người Cộng sản phần lớn đến từ tầng lớp người già nông thôn và muốn các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế Nga được quốc hữu hoá. Như nhà lãnh đạo Zyuganov của đảng Cộng sản nói, ông muốn tái Stalin hoá nước Nga. Những người phản đối không thống nhất về mặt nhân khẩu, nhưng đa số đến từ giới trẻ thành thị, có kiến thức về Internet và tin vào các chính sách tự do kinh tế. Một số phong trào phản đối, như những người theo chú nghĩa dân tộc cực đoan, Mặt trận cánh tả và Nước Nga khác, có các mối liên hệ với đảng Cộng sản, dù đa số những người phản đối nằm ở phía bên kia chính kiến so với đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, ngày 17/1, đảng Cộng sản và Mặt trận cánh tả đã thành lập một hiệp ước hợp tác cùng nhau đánh bại Putin trong cuộc bầu cử sắp tới. Loại quan hệ này là rất quan trọng vì phong trào phản đối không có bộ máy chính trị hay chính sách mạnh mẽ hoặc đại diện trong chính phủ – điều có thể có được thông qua sự hợp tác với đảng Cộng sản. Các nguồn tin của Stratfor nói Zyuganov không muốn thay đổi quan điểm Cộng sản nhưng hy vọng tiếp cận được nơi gặp gỡ, và cử tri, của lực lượng phản đối trong tương lai. Đây khó có thể là một liên minh dễ dàng, Zyuganov sẽ phải thận trọng để không bị mất đi nền tảng của chính mình khi ủng hộ sự bất ổn và bạo lực ở Nga và lãnh đạo Mặt trận cánh tả đã nói rằng ông chỉ ủng hộ Zyuganov làm “tổng thống chuyển tiếp ngắn hạn”, điều không phù hợp với kế hoạch dài hạn của Zyuganov nếu ông giành được quyền lực..
Phn ứng ca Cremli
Chính phủ Nga không phớt lờ tình hình như đã từng làm trong quá khứ khi các cuộc biểu tình còn nhỏ. Hơn nữa, có tương đối ít việc đàn áp những người biểu tình. Chính phủ đã cấp giấy phép và triển khai an ninh cho các cuộc biểu tình. Cremli đã phản ứng đối với sự bất đồng chính kiến bên trong nội bộ một cách nhanh chóng với một loạt quyết định sa thải và điều chuyển các lãnh đạo chính phủ. Cremli cũng xử lý những ngưởi Cộng sản trong Đuma quốc gia, trao cho đảng này một số vị trí lập pháp được mong muốn như quốc phòng.
Nhằm trung hoà tâm lý chống Cremli, chính phủ đang chấp nhận một số cải cách mà phía Cộng sản và những người biểu tình yêu cầu, hoặc ít nhất là dường như chính phủ đồng ý với những yêu cầu này. Một số cải cách được thực hiện chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu của những người biểu tình và một số khác sẽ không có tác dụng thêm một năm nữa. Hơn nữa, cải cách đã được thảo luận từ mùa Hè năm 2011, nhưng nhận được sự thông qua ngay sau khi những người biểu tình yêu cầu. Ngoài mặt thời gian, những cải cách này thể hiện một sự nhượng bộ lớn đối với những người biểu tình và Cộng sản. Có 3 cải cách lớn sau:
- Bỏ phiếu trực tiếp thống đốc khu vực: Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã gửi dự luật đến Đuma ngày 16/1 nhằm thực hiện lại các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Từ năm 2004, sau vụ khủng bố Beslan, dưới chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia, tổng thống lựa chọn các thống đốc địa phương. Dự luật mới sẽ cho phép các đảng phái chính trị đăng ký đề cử các ứng cử viên cho chức thống đốc khu vực có nhiệm kỳ 5 năm sau khi “tự nguyện tham vấn” tổng thống (chưa có giải thích việc tham vấn tự nguyện này được thực hiện như thế nào). Các ứng cử viên không được một đảng đề cử hoặc những người không gặp tổng thống sẽ phải thu thập chữ ký để có thể chạy đua. Tổng thống vẫn có khả năng sa thải các thống đốc nếu tham nhũng, không thực hiện được các nhiệm vụ hoặc có xung đột lợi ích. Dự luật có thể có hiệu lực ngay từ tháng 5 này.
Tái cơ cấu nhiệm vụ của một số khu vực bầu cử trong Đuma: Biện pháp giới thiệu đại diện theo tỷ lệ từ 225 khu vực bầu cử đại biểu Đuma từ các đảng đã đạt ngưỡng 7% đang được thảo luận. 225 đại biêu khác được bầu từ các khu vực bầu cử đơn nhiệm. Điều này cũng có nghĩa là tất cả 450 đại biểu sẽ được bầu đơn nhiệm, hoặc một kế hoạch khác có thế được đưa ra. Các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn còn trong giai đoạn ban đầu.
-              Đơn giản hoá việc đăng ký của các đảng phái: bắt đầu từ năm 2013, tiêu chuẩn để đăng ký trở thành một đảng phái chính trị sẽ được hạ thấp đáng kể. Hiện tại một đảng phải có 45.000 thành viên, có ít nhất 450 thành viên tại 50% số khu vực của Nga, 50% số khu vực còn lại phải có ít nhất 200 thành viên. Đây là một danh sách các quy định cực kỳ phức tạp và đã cản trở việc đăng ký của đa số các đảng phái chính trị. Theo luật mới, một đảng phái chính trị phải có ít nhất 500 thành viên và đại diện cho ít nhất 50% số khu vực (theo lý thuyết, 10 thành viên mỗi khu vực). Luật mới cũng xoá bỏ quy định để tham gia bầu cử Đuma, các đảng không có chân trong Quốc hội phải thu thập ít nhất 150.000 chữ ký ủng hộ. Điều này có thể tạo ra một sự bùng nổ nhanh chóng trong hoạt động chính trị    ở Nga, dù cũng có thể là một sự đối lập hỗn loạn và khó hiểu hơn.
Do các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, những người biểu tình sẽ đưa ra những yêu cầu mới cho Cremli và chính phủ có thể đáp lại hoặc phớt lờ một số yêu cầu. Cremli cũng đang cố gắng ngăn chặn việc các nhóm biểu tình thống nhất và muốn thấy các nhóm này bị đồng hoá bởi các nhân vật thân thiện với Cremli như Kudrin. Đồng thời, Cremli cũng muốn ngăn chặn một số nhân vật nhất định có được sự ủng hộ lớn từ những người biểu tình, như Navalny, tiếp tục tiến lên cùng với những người biểu tình và thành lập một diễn đàn chính trị của riêng họ.
Những bước đi tiếp theo cho các nhóm chng Cremli
Các cuộc biểu tình lớn được công bố diễn ra ngày 4/2 (1 tháng trước bầu cử tổng thống Nga) và 11/3 (một tuần sau bầu cử), giữa khoảng thời gian trên có thể sẽ có thêm một vài cuộc biểu tình. Sau đó, đảng Cộng sản và những người biểu tình có 4 sự lựa chọn:
- Tan rã: đảng Cộng sản có thể quay về thoả mãn với vị trí là đảng lớn thứ 2 trongDuma và không tiếp tục xa lánh Cremli, trong khi các cuộc biểu tình thì phai nhạt dần.
- Bị đồng hoá: Cremli có thể nới lỏng hoặc lôi kéo các nhân vật ủng hộ chính phủ trong đội ngũ những người biểu tình và người Cộng sản.
-              Tăng cường: Nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Zyuganov có thể giành thêm đà trong cuộc bầu cử tổng thống khi số người biểu tình tăng lên con số hàng triệu, thách thức đến sự an toàn của nhà nước.
- Phát triển: Đảng Cộng sản có thể tiếp tục làm việc với phong trào phản đối và Cremli cũng không xuống nước, trong khi đó những người biểu tình thành lập các dảng phái chính trị nhỏ vả dần dần giành được một số ghế trong chính quyền.
Nếu ngăn chặn được việc thống nhất chưa từng có của các phong trào chống Cremli, các phe phái có thể sẽ phát triển. Các cuộc biểu tình ngày 4/2 và 11/3 sẽ thu hút số lượng lớn người biểu tình, nhưng sau đó số lượng có thể bắt đầu giảm. Sau đó, đảng Cộng sản có thể quay lại vai trò đối lập của mình trong chính phủ và những người biểu tình có thể bắt đầu việc tổ chức thành các đảng phái nhỏ hơn chuẩn bị cho các cuộc bầu cử trong tương lại, nhưng sẽ không thống nhất thành một phong trào đối lập lớn. Điều này không hẳn là một chiến thắng cho Putin và Cremli (dù chế độ hiện tại vẫn nắm quyền) vì Putin đã thay đổi các chính sách của mình cho phù hợp với tình hình chính trị đang thay đổi.
Nhng thách thức của Putin
Mặc dù Vladimir Putin có thể sẽ giữ được quyền kiểm soát sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, nhưng ông đã thừa nhận rằng tình hình chính trị Nga đã thay đổi so với khi ông bắt đầu cầm quyền trong hơn một thập kỷ. Putin đã thừa nhận rằng thời kỳ ông được người ta cần để củng cố hoặc “cứu vớt” đất nước khỏi bất ổn định và mất an ninh đã qua. Tuy nhiên, ông cũng hiểu rằng nước Nga đang bị đe dọa liên tục vì bản chất bè phái của nó và áp lực không ngừng từ bên ngoài.
Do đó, Putin sẽ tìm cách thiết lập một sự cân bằng giữa việc chấp nhận một nhà nước ít tập trung hơn – cho phép đảng Cộng sản và các phong trào phản đối có một số tiếng nói nhất định, và việc giữ Cremli đoàn kết quanh mình, có đủ trí lực để đối phó với những thách thức ở phía trước. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và quá trình chuyển giao như thế sẽ không bao giờ êm ả, do đó tình hình chính trị Nga sẽ vẫn biên động trong tương lại gần.
vấn đề thực sự không phải là việc Putin liệu có xử lý được cuộc đấu tranh này hay không, mà là mất bao lâu để ông phân loại chúng xong và hình ảnh của ông bị thiệt hại như thế nào. Điều này là quan trọng vì Putin đang đối phó với hàng loạt các vấn đề chứ không chỉ là vấn đề chính trị nội bộ, Khi bất ổn chính trị tấn công nước Nga trong quá khứ, Putin lần lượt giải quyết từng vấn đề, Lần này, nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc và ngay trước thềm một cuộc bầu cử tổng thống, Putin cần một êkíp mạnh, đoàn kết và tập trung để giải quyết rất nhiều thách thức nước Nga đang phải đối mặt, nhưng các phong trào chống Cremli đang ngăn cản việc thành lập một nhóm thống nhất có khả năng đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho nước Nga. Trong những tháng tới, do tình hình chính trị Nga tiếp tục biến động và Putin xem xét chiến lược của mình, quan niệm cho rằng ông đang trở nên ít quyền lực hơn sẽ tiếp tục tồn tại ở cả bên trong và bên ngoài nước Nga. Việc Putin bị cho là ở vị thế yếu có ảnh hưởng quan trọng vì nó có thể làm phức tạp hoá một số vấn đề Mátxcơva phải xử lý trong năm nay cũng như trong những năm tới.
Thách thức về kinh tế của Nga
Thứ nhất, Nga đang đánh giá lại tình hình kinh tế của mình. Nền kinh tế Nga đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và Mátxcơva đã bắt đầu thực hiện một số kế hoạch phát triển cho tương lai. Các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá, những chương trình được dân Nga ủng hộ, có thể mang lại hàng trăm tỷ USD đầu tư và công nghệ hiện đại trong một vài năm tới và hiện đại hoá nền kinh tế Nga, Tuy nhiên, các kế hoạch này phụ thuộc vào đầu tư của châu Âu và các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế khác nhau của châu Âu đã buộc nhiều bên thu lại những cam kết của họ đối với các chương trình của Nga. Hơn nữa, việc cho rằng Putin đang yếu đi và rằng Nga có thể bất ổn về chính trị đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư.
Cremli hiện đối mặt với khả năng phải loại bỏ các chương trình này. Chính phủ Nga có thể cung cấp tài chính cho một số phần của các chương trình này, nhưng sẽ tổn hại rất nhiều đến khoản tiền tiết kiệm của Cremli. Ngân sách của Cremli dựa chủ yếu vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Mặc dù giá cả hai loại này đều đang ở mức cao kỷ lục, nhưng Chính phủ Nga không chắc chắn được rằng liệu giá dầu sẽ tiếp tục ở mức khoảng 100 USD/thùng hay không và đang tái cơ cấu lại giá khí đốt với khách hàng châu Âu với mức thấp hơn nhiều. Nhìn chung, Chính phủ Nga muốn chắc chắn rằng nó có đủ đệm tài chính nếu nguồn thu từ năng lượng giảm mạnh.
Những bất ổn kinh tế này đang nuôi dưỡng các yấn đề chính trị. Các phe phái trong Cremli, đảng Cộng sản và các phong trào phản đối bị chia rẽ trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như thế nào trong tương lai. Nhóm Siloviki và đảng Cộng sản muốn có các đường hướng theo chủ nghĩa dân tộc và tập trung hơn, nhóm Civiliki và nhiều nhóm phản đối khác thì muốn có một chiến lược tự do và theo hướng thị trường hơn. Trong những năm gần đây, Putin để những quyết định như thế này cho Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, nhưng với sự đào tẩu và khả năng gia nhập những người biểu tình của ông này, chưa rõ là ai có thể giải quyết những thách thức kinh tế này cho đến khi các cuộc khủng hoảng chính trị được giải quyết.
Quan niệm về sức mạnh của nước Nga
Một thách thức lớn khác là giai đoạn tiếp theo của việc tái xây dựng ảnh hưởng của nước này ở khu vực thuộc Liên Xô trước đây. Nga có kế hoạch tiếp tục thể chế hóa các mối quan hệ của mình với nhiều nước thuộc Liên xô trước đây và tham gia thành lập Liên minh Âu – Á vào năm 2015. Nga cũng đã bắt đầu xem xét tận dụng cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế của châu Âu bằng việc mua các tài sản và thành lập liên doanh với các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, tất cả điều này dựa trên giả định rằng nước Nga mạnh và vững chắc. Bất ổn chính trị đã xói mòn quan niệm rằng Nga (và Putin) là mạnh mẽ.
Hơn nữa, một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã bắt đầu tận dụng sự biến động bên trong Nga để khuếch trương quan niệm rằng Nga bất ổn định. Bộ Ngoại giao Mỹ và đại sứ mới của Mỹ tại Nga Michael McFaul đã không che giấu sự ủng hộ của họ đối với các phong trào chống đối. Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố tài trợ cho một số nhóm và McFaul đã gặp những người biếu tình ngay trong tuần ông đặt chân đến Mátxcơva làm đại sứ. Mỹ đang cố gắng sử dụng sự mất ổn định để định hình quan điểm đối với Nga ở nước ngoài và giữ Cremli tập trung vào các vấn đề nội bộ hơn là sự tái nổi lên của nước này.
Điều này xuất hiện khi Mỹ và Nga bị bế tắc trong vấn đề phòng thủ tên lửa và sự ủng hộ của Oasinhtơn đối với Trung Âu. Nga đã quyết liệt hơn trong vấn đề này trong những tháng gần đây với việc Mátxcơva lên kế hoạch tăng sức ép an ninh đối với châu Âu, trong khi Mỹ muốn tránh các cuộc đàm phán về tình hình, vì mước này đang phải quan tâm đến các vấn đề khác như Ápganixtan và Iran. Mỹ đang sử dụng sự biến động chính trị nội bộ của Nga vừa để xoá đi quan niệm rằng Nga là một nước mạnh như nước này tuyên bố, vừa để mua thêm thời gian.
Putin sẽ phải giải quyết sự bẩt ổn trên chính trường Nga càng sớm càng tốt để ông có thể quay lại các vấn đề lớn khác nước Nga đang đối mặt. Putin tập trung vào chính trị nội bộ càng lâu thì những thách thức kinh tế của nước Nga càng trầm trọng và quyền lực của ông sẽ bị cho là đang yếu đi. Putin hoàn toàn có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị của Nga, nhưng ông sẽ phải cơ cấu lại đội ngũ bên trong và tính toán để các nhóm không nằm dưới sự kiểm soát của ông, nhưng không đe dọa nghiêm trọng đến quyền lực của ông.
Tuy nhiên, Putin càng mất nhiều thời gian để làm việc này thì thế giới sẽ càng cho rằng ông yếu hơn. Tất nhiên, quan niệm không nhất thiết là thực tế và điều này có thể đặc biệt đúng đối với Nga – như câu nói nổi tiếng của Winston Churchill: “Tôi không thể nói trước với bạn hành động cúa nước Nga. Nước Nga là một câu đố được gói trong một điều huyền bí bên trong một bí mật”. Nga vẫn là một đất nước tương đối mạnh và những điểm yếu của nó sẽ không ngăn cản được việc nước này tiếp tục hành động một cách quyết liệt để tái khẳng định vị trí của mình là một quốc gia vững mạnh trên khu vực thuộc Liên Xô trước đây./.


Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2012
LS Trần Vũ Hải
-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  
Việt Nam, tháng 2 năm 2012

KIN NGH CA CÔNG DÂN

ngh Vin Kim sát nhân dân Thành ph Hi Phòng – VKSNDTPHP, xem xét thay đi ti danh và bin pháp ngăn chn đi vi các b can b tm giam trong v án chng li cưỡng chế trái pháp lut ti xã Vinh Quang, huyn Tiên Lãng, TP. Hi Phòng)

Kính g
i: Ông Lương Văn Thành, Vin trưởng VKSNDTPHP,

đi biu Quc hi ti Hi Phòng.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, căn cứ Điều 53 Hiến Pháp 1992, gửi Ông Kiến nghị với nội dung sau:
Theo thông tin trên báo chí, chúng tôi được biết:
1/ Quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đối với đầm của ông Đoàn Văn Vươn đã được Thủ tướng kết luận là trái pháp luật;
2/ Việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật (và không có phương án bồi thường) vào ngày 5/1/2012, giao cho người khác sử dụng (như theo đề nghị của Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang tại văn bản đề ngày 3/1/2012 – xem danviet.vn ngày 11/2/2012) thực chất là việc lợi dụng nhân danh chính quyền địa phương cướp đoạt có tổ chức tài sản của đại gia đình ông Đoàn Văn Vươn;
3/ Việc sử dụng lực lượng quân sự tham gia cưỡng chế thu hồi đất là trái Luật quốc phòng;
4/ Khu vực nổ súng (nhà ông Đoàn Văn Quý) nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế bị thu hồi. Nguyên nhân trực tiếp có vụ nổ súng là lực lượng vũ trang tham gia cưỡng chế (bộ đội, công an) đã đột nhập trái phép vào nhà gia đình ông Đoàn Văn Quý đang ở;
5/ 6 chiến sỹ (2 bộ đội, 4 công an) bị thương nhẹ, phần lớn đã trở lại công tác;
6/ Công an thành phố Hải Phòng khi đến hiện trường đã xả đạn AK vào nhà ông Quý (xem báo Thanh niên online ngày 12/2/2012), lực lượng cưỡng chế phá nhà ông Vươn và nhà ông Quý, nhiều tài sản của gia đình hai ông bị đốt cháy hoặc chiếm đoạt. Theo bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Quý), bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) đã có nhiều đối tượng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt khi chính quyền xã đang quản lý đầm sau khi cưỡng chế;
7/ Công an Hải Phòng đã bắt Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và một con trai của ông Vươn, mặc dù những người này không tham gia vụ nổ súng. Ông Đoàn Văn Quý đã ra đầu thú. Đến nay, công an đã khởi tố bị can về tội chống người thi hành công vụ, cho tại ngoại đối với bà Thương và bà Hiền, khởi tố bị can về tội giết người (theo điều 93 – Bộ Luật hình sự, BLHS) và tội chống người thi hành công vụ và tiếp tục tạm giam đối với các bị can Vươn, Quý, Sịnh và Vệ.
Theo người dân và cán bộ đã nghỉ ở địa phương, ông Vươn là người tiên phong lấn biển, khai hoang ở Tiên Lãng, được mọi người khâm phục và biết ơn. Đại gia đình ông Vươn đã bỏ vốn, công sức, chất xám rất lớn vào việc lấn biển, khai hoang, cải tạo đất để có được khu đầm trù phú. Con gái và cháu ông Vươn đã mất vì tai nạn trên đất này, đến nay gia đình ông Vươn còn nợ hàng tỷ đồng chưa trả hết. Khi chính quyền địa phương ra quyết định thu hồi đất trái phép, ông Vươn đã khiếu nại, khởi kiện, kháng cáo theo qui định của pháp luật. Đại diện chính quyền Tiên Lãng đã cam kết cho gia đình ông Vươn sử dụng đất tiếp, nên ông Vươn đã rút đơn kháng cáo. Nhưng chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang đã nuốt cam kết, quyết tâm cưỡng chế thu hồi đất để giao cho người khác khiến đại gia đình ông Vươn bức xúc, không thể chấp nhận được và đương nhiên họ phải có hành động chống lại những hành vi trái pháp luật của chính quyền địa phương.
Ông Chủ tịch huyện và ông Trưởng
công an huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm khi ra lệnh công an, bộ đội xâm nhập trái phép vào khu nhà ông Quý, nằm ngoài khu vực bị cưỡng chế (trong khi ông Vươn đang có mặt tại Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang để khiếu nại việc cưỡng chế) khiến 6 chiến sỹ bị thương do chống trả.
Với những tình tiết trên chúng tôi kiến nghị VKSNDTPHP:
1/ Xem xét li các ti danh giết người (theo điu 93 BLHS) và chng người thi hành công v áp dng cho các b can
a) Do quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế thu hồi đất là trái pháp luật (và cần phải xem xét truy cứu hình sự đối với những người đã ban hành những quyết định trái luật trên), nên việc cưỡng chế là trái pháp luật, không thể coi là thi hành công vụ, Vì vậy cần hủy bỏ tội danh chống người thi hành công vụ đối với các bị can này (kể cả với bà Thương và bà Hiền)
b) Đoàn Văn Quý (và những người khác) sử dụng vũ khí thô sơ, tự tạo chống lại lực lượng xâm nhập trái phép không nên được coi là hành vi giết người. Những vũ khí này chỉ gây thương tích nhẹ (như trường hợp trong vụ án này), không gây nguy hiểm đến tính mạng cho người khác khi bắn từ xa (chỉ khi bắn tầm rất gần mới có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị bắn). Như vậy không xác định được bị can Quý đã có ý tước bỏ tính mạng người khác, hành vi chống trả một hành vi trái pháp luật phải được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Nếu gây bị thương nhẹ cho một số chiến sỹ, chỉ nên coi đã vượt quá phòng vệ chính đáng.
2/ Cn thay đi bin pháp ngăn chn đi vi 4 b can b tm giam
Sắp tới, thực hiện kết luận của Thủ tướng, chính quyền địa phương phải giao lại đất đã thu hồi trái pháp luật cho gia đình ông Vươn. Ông Vươn và ông Quý là những lao động chính trong gia đình để khai thác, quản lý khu đầm. Những người còn lại trong 2 gia đình này là phụ nữ yếu ớt và trẻ em, khó đủ sức để làm thay 2 ông này. Nếu 2 ông này tiếp tục bị tạm giam, việc khai thác, quản lý khu đầm hàng chuc hecta sẽ rất phức tạp và có thể nảy sinh các vấn đề khác. Như vậy việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với họ (từ tạm giam sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú chẳng hạn) trong khi chờ đợi xét xử vụ án là rất cần thiết, thể hiện tinh thân nhân đạo của pháp luật nước ta, đáp ứng kiến nghị giảm nhẹ đối với họ trong Kết luận của Thủ tướng. Thực chất những người này là những người lao động chân chính, không gây nguy hiểm cho xã hội, chỉ vì bức xúc với hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính quyền địa phương mới có hành vi bột phát nêu trên. Riêng đối với Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ không tham gia vụ nổ súng, nên vic tr t do cho h là tt yếu.
Vụ án Đoàn Văn Vươn sẽ là một vụ án lịch sử. Mỗi hành vi, quyết định liên quan đến vụ án này sẽ được lịch sử đánh giá. Vì vậy chúng tôi hy vọng Ông với tư cách Viện trưởng VKSNDTPHP, đồng thời với tư cách đại biểu Quốc hội tại Hải Phòng sẽ cân nhắc những ý kiến nêu trong nội dung Kiến nghị này của chúng tôi, đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt, hợp lòng dân.
Những người tham gia Kiến nghị ký tên:
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐỊA CHỈ & THÔNG   TIN CÁ NHÂN
 1
Lê Hiền Đức
81 tuoi. Dia chi: nhà số 7, ngõ 56, phố Pháo Đài   Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội
 2
GS. Hoàng Tụy

 3
Nguyễn Trung

 4
GS. Nguyễn Huệ Chi

 5
GS.TS Ngô Đức Thọ
nguyên cán bộ Viện   Hán Nôm
 6
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
96 tuổi, Nguyên UV   TW Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam   tại Trung Quốc, lão thành cách mạng
 7
GS.TS Chu   Hảo
Nguyên Thứ trưởng Bộ   KHCN
 8
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng

 9
TS.Tô Văn Trường
Nguyên Viện trưởng   Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam
 10
Nhà văn Nguyên Ngọc

 11
TSKH Phan Hồng Giang
Hà Nội
 12
KTS. Trần Thanh Vân

 13
Đại tá quân đội Bùi Văn Bồng

 14
Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang

 15
TS. Nguyễn Quang A

 16
Luật sư Hà Huy Sơn
Văn phòng Luật sư   Trần Vũ Hải
 17
Luật sư Trần Vũ Hải
Văn phòng Luật sư   Trần Vũ Hải
 18
PGS.TS Hoàng Dũng
Đại học Sư phạm TP   HCM
 19
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

 20
TS. Nguyễn Xuân Diện
201, B8, TT Kim   Liên, Đống Đa, HN
 21
Phạm Quỳnh Hương
Viện KHXH Việt Nam
 22
Phan Trọng Khang
Thương binh
 23
Nguyễn Hồng Minh

 24
Nguyễn Thị Tuyết

 25
Phạm Văn Chính

 26
Nguyễn Ngọc Hòa

 27
Hoàng Anh Trung

 28
Lê Dũng

 29
Lã Việt Dũng

 30
Nguyễn Chí Tuyến

 31
Nguyễn Thị Thi

 32
Đặng Bích Phượng

 33
TS. Luật Bùi Kim Chi
Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Luật châu Á Thái bình dương,   Đại học Luật Sydney
 34
Lê Thị Phi Vân

 35
GS. TS Nguyễn Văn Luật

 36
PGS. TS Lương Văn Thanh
Vice   Director of Institute for Coastal and Offshore Engineering, 28 Ham Tu St.,   District 5, Hochiminh City, Vietnam
 37
Đinh Công Sản
M.Eng   (AIT) PhD. Deputy Director of
Research Center   for River Training and Natural Disaster Mitigation,
Southern Institute of Water Resources Research   (SIWRR),
2A Nguyen Bieu St.,   Dist.5, Hochiminh City, Vietnam
 38
Nhà báo Huy Đức

 39
Nguyễn Thị Phương Lâm
Cán bộ thủy lợi về hưu
 40
TS. sinh thái Nguyễn Thị Hải Yến

 41
PGS. Hà Lương Thuần

 42
GS. TS Nguyễn Trường Tiến

 43
TS. Phạm Gia Minh

 44
Nguyễn Hữu Vinh

 45
Nguyễn Vũ Vỹ

 46
Nguyễn Lân Thắng

 47
TS. Vũ Thị Phương Anh

 48
Nguyễn Quang Huy
(Hồng Bàng, Hải   Phòng)
 49
TS. Hồ Thị Hồng Nhung

 50
Bùi Công Tự

 51
Thạc sĩ Đào Tiến Thi
Nxb Giáo dục, HN
 52
TS. Lê Hoàng Lan

 53
PGS. Đoàn Văn Cánh

 54
Phạm Hải Vân
Ba Đình, Hà Nội
 55
TS. Nguyễn Văn Khải

 56
Đặng Văn Lập

 57
Trần Quốc Túy,
230 Đường Nghi Tàm ,   Hà Nội
 58
TS. Trần Xuân Trường

 59
Đặng Thanh Bình
698 Lê Thanh Nghị -   TP Hải Dương
 60
Hoàng Tiến Cường -
Ba Đình – Hà Nội
 61
Le Hung Dung,
Petržilkova 2260   Praha 5 Cong Hoa Sec
 62
Trần Thị Vân Lương -
Hoàng Mai – Hà Nội
 63
Nguyễn Thượng Thành

 64
Nguyễn Thu Minh Hương,
Q. Hải Châu – Thành   phố Đà Nẵng
 65
Nguyễn Thái Sơn,
Sỹ quan quân đội về   hưu
 66
Đaò Đức Thịnh -
Ba Đình – HÀ NỘI
 67
Nguyễn Hữu Mão,
cựu chiến binh ở   phường Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
 68
Trần Văn Tiến
vnouckova 518/8   kamyk-praha 4 cộng hòa Séc
 69
Hoàng Trọng Khôi -
Hải Phòng
 70
Vũ Mạnh Tuấn –
Đà Nẵng
 71
Nguyễn Mạnh Hùng,
Hà Nội
 72
Ts. Nguyễn Hữu Viễn,
Ba Lan.
 73
Nguyễn Hùng,
Biên Hòa Đồng Nai
 74
BS Võ Đình Thâm,
TP.HCM
 75
Lại Vân Hòa,
CMND số   024678032
 76
Nguyễn Quang Thân
nhà văn/ Bình Thạnh,   TPHCM
 77
Dạ Ngân
nhà văn/ Bình Thạnh,   TPHCM
 78
Phạm Nguyên Trường
Dịch giả, Vũng Tàu
 79
Đào Việt Dũng,
Cựu chiến binh chống   Mỹ, Q. HBT, HN
 80
Nhà báo Trần Ngọc Kha
Hà Nội
 81
Phạm Thu Thủy
Hà Nội
 82
Trần Văn Vinh

 83
Nguyễn Tường Thụy

 84
JB. Nguyễn Hữu Vinh

 85
Mai Xuân Dũng

 86
TS. Nguyễn Hồng Kiên

 87
Nguyễn Thanh Thủy,
CMT: 011652814. Đ/c:   112c Trương Định, Hà Nội
 88
BS.Danh Tuan,
Khoa ngoai- Benh   vien da khoa Hau giang, tinh Hau Giang
 89
Nguyễn Tiến
Tuyên Quang
 90
Nguyễn Văn Tùng,
Q. Lê Chân-Hải Phòng
 91
Nguyen Thanh Ha
Berlin 12689, Germany
 92
Hoàng Hưng
3C Phổ Quang, Tân   Bình, TPHCM
 93
Nguyễn Quang Tấn
, Đ/c: Q7, TP.HCM
 94
TSKH. Hoàng Ngọc Cầm
Hà Nội
 95
Trần Hoàng Hiệp
chợ DẦU quận An Hải   Hải Phòng
 96
Hồ Xuân Kiên,
sinh viên
 97
Phạm Đức Tuyên
Hải Phòng
 98
Nguyễn Thanh Xuân
Kỳ Đồng p9 -q3 Tp   Hcm
 99
Nguyen Thi Bao Hue
43E Etielä tie, Espoo, Finland
 100
Lê Văn Oánh
KSXD, Quận Hai Bà   Trưng,Hà nội
 101
Trần Minh Thảo
TP Bảo Lộc – tỉnh   Lâm Đồng
 102
Nguyễn Xuân Liên
Vực Quành, Đồng Hới,   Quảng Bình
 103
Nhà thơ Bùi Minh Quốc
3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt
 104
Bùi Tường Anh
Trung Tự, Hà Nội
 105
Đoàn Nhật Hồng
nguyên GĐ Sở Giáo   dục Lâm Đồng, Số 02/D11 Trần Nhân Tông, P8, Đà   Lạt
 106
Huỳnh Nhật Hải
nguyên Phó Chủ tịch   UBND t/p Đà Lạt, 133 Phan Đình Phùng, P1, Đà Lạt
 107
Huỳnh Nhật Tấn
nguyên Phó GĐ trường   Đảng tỉnh Lâm Đồng) 121/14 Phan Đình Phùng, P1, Đà Lạt
 108
Nguyễn Quang Nhàn
cán bộ Công đoàn hưu   trí, Blogger, 118 Đào Duy Từ,P4, Đà Lạt
 109
Mai Thái Lĩnh
: nguyên Phó Chủ   tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt, 31 đường 3-2, Đà Lạt
 110
Hà Sĩ Phu
Tiến sĩ Sinh học, 4E   Bùi Thị Xuân, Đà Lạt
 111
Tiêu Dao Bảo Cự
 nhà văn tự do, 35/1 Nguyễn Đình Chiểu, Đà   Lạt
 112
Diệp Đình Huyên
nguyên GĐ Đài PT -   TH Lâm Đồng, số 17A1 Nguyễn đình Chiểu, Đà Lạt,
 113
Lê Xuân Hòa
594 Trương Công Định – Thành phố Vũng   Tàu
 114
Phạm Thị Lâm
Đảng viên hưu trí,   Cầu Giấy, Hà Nội
 115
Le Quang Tuan,
 116
TS Phan Thị Hoàng Oanh
TP HCM
 117
Nguyễn An Khang
Viện Hải dương học,   01 cầu đá Nha Trang
 118
Trần Kim Anh
nguyên cán bộ Viện   Nghiên cứu Hán Nôm (Viện KHXH Việt Nam)
 119
Nguyễn Thị Hương
nguyên cán bộ Viện   Xã hội học (Viện KHXH Việt Nam)
 120
Nguyễn Hoàng Hải
, Berlin-CHLB Đức
 121
Chu Trọng Thu
C3/40/3 Phạm Hùng, TP HCM
 122
Nguyễn Văn Tường
93800 Epinay sur seine, Pháp
 123
Nguyễn Hữu Thao,
cựu quân nhân BTM F289 Công binh, Sofia – Bungari
 124
Tiến sĩ Hà Tuấn Anh,
Quận 7, TP Hồ Chí Minh
 125
Phan Quốc Tuyên,
Genève, Thuỵ Sĩ
 126
Mai Ngoc Trinh
cum 1 to 3 P.Thanh Tri Q.Hoang Mai HN
 127
Lê Hoàng Bắc
Linh Trung-Thủ Đức,tp.Hồ Chí Minh
 128
Phạm Hải Sơn
Nha Trang, Khánh Hòa
 129
Võ Tá Thông
Tp tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 130
Dai Viet
Praha C.H.Sec
 131
Nguyễn Cảnh Hoàn
Freistraße 11 ; 06295 Eisleben Germany
 132
Khanh Doan
992     Taji Ct. San Jose, CA    95122
 133
Chu Minh Tuấn
tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
 134
Nguyen Bich Hà
141,NERUDOVA VSTÍN CONG HOA SEC
 135
Lê Hồng Hà
bang Washington, Hoa Kỳ
 136
Le Vincent
Frankfurt am Main, Germany
 137
Đậu Quang Dương
Biên Hòa, Đồng Nai
 138
Phi Vũ
California, Hoa Kỳ
 139
Phạm-Thanh-Liêm
Vũng-Tàu
 140
Vũ.V.Tính
-phường Bình Hưng Hòa A – Quận Bình Tân – Tp HCM
 141
Nguyễn Tân Tiến
Denver, Colorado,    U.S.A.
 142
Lê Văn Lâm,
GV trường Đinh Tiên Hoàng, Định Quán, Đồng Nai
 143
Duc Tran
- Electrical engineer, 79     Hook Ave, Toronto, M6P 1T3 Canada
 144
Nguyễn Trung Thuần
Hà Nội
 145
Chi Nguyen
Sydney, Australia
 146
Trần Ngọc   Ước,
Thành phố   Uông bí , Quảng Ninh
 147
Lê Thị   Chiêng,
Hà Nội
 148
Nguyễn   Xuân Dương
số 1 TỔ   31 THANH LƯƠNG, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
 149
Đoàn Quân   -
Ba đình Hanoi
 150
Dương Văn   Nam
Yên Xá-Ý   Yên -Nam   Định
 151
Kỹ sư   Nguyễn Văn Báu
Ngõ 282 -   Đường Kim Giang- Quận Hoàng Mai – Hà Nội
 152
Nguyễn   Văn Hùng
Jana   Sobieskiego 17/95
Warsaw – Poland
 153
Le Xuan   Thuy
81377 Munich CHLB Duc
 154
Đào Mạnh   Hùng
marburg-hessen   CHLB Đức .
 155
Nguyen   Minh Tú
Cựu chiến   binh u doan cong binh 299 – Magderburg CHLB Duc
 156
Nguyen   Duy Dong
Reading, Berkshire,    UK
 157
Đinh Thị   Thanh Hải
Stuttgart – Germany
 158
Phạm Văn   Vinh
- tp Việt   Trì, Phú Thọ.
 159
Nguyễn   Loan
- AZ , USA
 160
BS.   Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Cộng hòa   Pháp
 161
Bùi Việt   Hà,
Công ty   Công nghệ Tin học Nhà trường
 162
CCB Đào   thế Long
Tân Bình   T.P Hồ Chí Minh
 163
Hoàng   Nghĩa Thắng
- Tp.   Vinh, Nghệ An
 164
Phạm văn   Đồng
Nông dân,   Xóm 8, Xã : Ngọc Sơn ,Huyện Thanh Chương ,Tỉnh Nghệ An .
 165
Nguyễn   Trầm Hương
TP HCM
 166
Đào Văn   Hưởng
- P410-   5T2 – TT Khí tượng Thủy Văn, Tổ 63 – P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội
 167
Trac   Phan,
Virginia,USA
 168
Lại Thị   Minh Nhài,
Quận Tân   Phú, TP.HCM
 169
Trần Tuấn   Phong,
Nha   Trang, Khánh Hòa
 170
Nghiêm   Ngọc Trai
Đống Đa -   Hà Nội
 171
Trần Bình
Thành phố   Hồ Chí Minh
 172
Nguyen   van Son,
Adelaide, Australia.
 173
Lê Dương
Vũng Tàu
 174
Nguyễn   Thanh Bình
Huế
 175
Ngô quang   Thanh
Q.12   ,TPHCM
 176
Bùi Văn   Bông
Hà Nội
 177
Nguyễn   Hồng Khoái
Hà Nội
 178
Bùi Thu   Trang,
Hoàn   Kiếm, Hà Nội
 179
Nguyễn   Ngọc Phương.
F6. Q4.   Sài Gòn
 180
Trần Như   Lực.
49/7 Lạc   Long Quân – Nha Trang – Khánh Hòa
 181
Đạo diễn   ĐỖ MINH TUẤN
Hãng phim   truyện VN
4 Thụy khuê Hà Nội
 182
Phạm   Khoát
Tp Phủ   Lý, Hà Nam
 183
Nguyễn   Văn Tiến
Xã Lam   Hạ, Tp Phủ Lý, Hà Nam
 184
Đào Đức   Nguyên Đệ
- Hải   Phòng
 185
Nguyễn   Văn Dũng.
Nghề   nghiệp: Kỹ sư XD.
Quê quán: Nghệ Tĩnh
 186
Trần Huy   Vỵ
Hiệu   trưởng trường TC Công đoàn Hà Nội, Đ/c 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
 187
Le Hùng
Q. Ngô   Quyền – Hải Phòng
 188
Đặng Văn   Lượng
Nam Định
 189
Vũ Minh   Trí
P1302 -   nhà HH1 – phường Yên Hoà – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội
 190
Khải   Nguyên,
dạy học   (về hưu), viết văn, ĐC: 8/44/52 – Miếu Hai Xã, thành phố Hải Phòng.
 191
Nguyễn   Thị Hảo
Seoul,Hàn Quốc
 192
Nguyễn   Ngọc Tuấn
Tp HCM
 193
Đỗ Quang   Tuyến
Kĩ sư cơ   khí,WA, USA
 194
Nguyễn   Quế Tuyết
giảng viên Toán trường Đại học khoa Học Tự nhiên – Đại học   Quốc gia Hà Nội Ngõ 336 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội
 195
Nguyễn   Trác Chi
Nghề   nghiệp tự do
 196
Nguyễn   Tấn Hưng
Hóc Môn ,   Tp Hồ Chí Minh
 197
Nguyễn   Việt Hưng,
Nguyễn   Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
 198
Hồ Quang   Huy,
Nha   Trang, Khánh Hòa
 199
Trần Thị   Nhung
Viện Đông   Bắc Á, Viện KHXH VN
 200
Võ Tá   Luân
sinh   1976, hiện sinh sống tại TP HCM
.
Tiếp nhận chữ ký điện tử của tất cả những ai quan tâm đến vụ việc này và tán đồng với Kiến Nghị trên tại Email:
.
.
Danh sách còn tiếp…

 

Ông Dương Trung Quốc: “Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm”

“Những phát biểu đầu tiên của tôi (với hai tờ báo Tiền Phong và Đất Việt) đều nêu rõ ‘trách nhiệm trước tiên là Quốc hội’ … Thế mà dường như không thấy vai trò của các tổ chức dân cử … Tôi đã nêu ý kiến là mong muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cả cương vị là Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng vào cuộc … Nhưng đáng tiếc là cả hai tờ báo trên đều cắt bỏ ý kiến này có lẽ vì ngại ngùng gì chăng.” Nhưng BS thì chẳng ngại ngùng gì, mà còn mừng húm, đăng liền! Mời xem: Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012: phát biểu của ông Dương Trung Quốc.
TuanVietnam.net

“Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm”

Cập nhật 15/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)
Vụ  việc xảy ra ở Tiên Lãng theo tôi chỉ là phần nổi rất nhỏ của một tảng băng chìm rất to của rất nhiều những vụ việc tương tự liên quan đến việc thực thi Luật đất đai ở các địa phương trên toàn quốc chỉ vì nó không vương mùi thuốc súng làm chúng ta giật mình”.

Xác đáng
Sau 1 tháng, với sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận, sự vào cuộc của một số bộ ngành Trung ương, Thủ tướng cũng đã đưa ra những kết luận kịp thời và hiện Hải Phòng đang triển khai những chỉ đạo của Thủ tướng. Nhận định của ông về các kết luận của Thủ tướng, cũng như những động thái của Hải Phòng sau đó (đã nghiêm túc, quyết liệt và đúng chỉ đạo của Thủ tướng chưa)?
Cũng như nhiều ý kiến đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng cho rằng về căn bản những ý kiến kết luận của Thủ tướng là xác đáng và tạo được một khởi động tích cực cho việc từng bước xử lý vụ việc một cách nghiêm minh.
Những kết luận ấy đã khẳng định cái sai thuộc về một số cấp chính quyền có liên quan ở thành phố Hải Phòng ; chỉ đạo việc xem xét các sai phạm của ông Vươn có lý có tình; chấn chỉnh những vấn đề liên quan đến việc thực thi luật đất đai…
Tuy nhiên, những kết luận của Thủ tướng vẫn chỉ nhằm giải quyết dứt điểm Vụ Cống Rộc mà vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng theo tôi chỉ là phần nổi rất nhỏ của một tảng băng chìm rất to của rất nhiều những vụ việc tương tự liên quan đến việc thực thi Luật đất đai ở các địa phương trên toàn quốc chỉ vì nó không vuơng mùi thuốc súng làm chúng ta giật mình. Nếu ông Vươn cũng cam chịu chắc vụ việc này cũng sẽ chìm !?
Về việc thi hành kết luận của Thủ tướng tôi nghĩ cũng cần có thời gian vả lại tôi không đủ thông tin nên không bình luận. Chỉ có điều khi đã có sự giám sát của nhân dân (trong đó có vai trò của các cơ quan truyền thông) thì chắc mọi việc sẽ  phải nghiêm chỉnh hơn.
Lúc này Quốc hội phải chủ động vào cuộc
GS Nguyễn Minh Thuyết và nhiều người khác từng lên tiếng về vai trò của các ĐBQH Hải Phòng và Tiên Lãng trong suốt sự vụ này, gần như không thấy họ xuất hiện. Luật sư Trần Đình Triển cho rằng còn “cần phải làm rõ trách nhiệm của Đoàn Đại biểu Quốc hội , Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; việc phát ngôn thiếu chính xác của Phó Chủ tịch thành phố Đỗ Trung Thoại và Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca; việc kiểm tra – thanh tra – giám sát thực thi pháp luật của các Cơ quan chức năng Thành phố Hải Phòng”.
Là một ĐBQH đương nhiệm, ông đánh giá thế nào về vai trò và trách  nhiệm của các ‘đại diện nhân dân’ Hải Phòng trong suốt vụ việc, cũng như kiến nghị của LS Triển?
Những phát biểu đầu tiên của tôi (với hai tờ báo Tiền Phong và Đất Việt) đều nêu rõ “trách nhiệm trước tiên là Quốc hội” vì vụ việc này trực tiếp liên quan đến hai chức năng quan trọng là lập pháp (xây dựng luật) và giám sát (thi hành luật của bộ máy hành pháp và của dân). Chúng ta đều nhớ, khi nổ ra vụ việc, phía chính quyền nói rằng mình thực thi đúng luật, phía người dân chắc thấy oan và ức đến mức nào mới hành động cực đoan như vậy.
Thế mà dường như không thấy vai trò của các tổ chức dân cử (Hội đồng Nhân dân ở cơ sở, Đại biểu QH ở tỉnh và cả cơ quan thường trực của QH nữa) vào cuộc, thực thi quyền giám sát và lên tiếng.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, vào thời điểm này không chỉ những vấn đề liên quan đến việc thực thi mà ngay chính văn bản luật pháp nữa cũng đang có vấn đề. Chính phần đầu kết luận của Thủ tướng đã nêu rõ trong vòng một phần tư thế kỷ qua (nếu tính từ Luật Đất đai đầu tiên 1987) Quốc hội đã phải thay  đổi đến 2 lần (1993 và 2003), rồi Chính phủ ra hàng trăm văn bản dưới luật mà vẫn nhận định rằng nó chồng chéo, phức tạp, thì việc thực thi thế nào chẳng có vấn đề, hoặc do trình độ hiểu biết luật pháp của người dân, hoặc do trình độ cán bộ của bộ máy hành pháp lại cộng thêm những thói hư tật xấu của một bộ phận quan chức thoái hoá…
Nó càng trở nên phức tạp vì kể từ năm 1993 , tức là gần hai thập kỷ nay Luật đất đai, lần đầu tiên trong lịch sử , trên đất nước ta đã thủ tiêu quyền sở hữu tư nhân (đã từng có trong trường kỳ lịch sử).

Cái hệ trọng nhất của quốc gia hay chế độ là an dân chứ không chỉ  là an ninh.
Việc xác định quyền sở hữu tuyệt đối của “toàn dân” (hư quyền), quyền sử dụng (thực quyền gần như sở hữu) nhưng vấn đề mấu chốt là lại giao quyền đại diện sở hữu (định đoạt) cho bộ máy hành pháp (từ cấp xã trở lên…) biến nó thành một đặc quyền để vận dụng những văn bản đã chưa chuẩn mực lại thiếu sự giám sát dân chủ thì trường hợp Tiên Lãng không phải là cá biệt nếu không phải là phổ biến (?!). Cứ quan sát sẽ thấy, thời buổi này người giàu lên nhanh nhất cũng nhờ đất, người rơi vào sự khốn cũng nhất cùng vì đất.
Chính bản thân luật đất đai cũng cần phải xem xét vào thời điểm này là chín muồi, nhất là vào thời điểm sắp hết hiệu lực giao đất 20 năm và Hiến pháp đã đưa vào chương trình sửa đổi.
Tôi lấy làm lạ khi có người có trách nhiệm giải thích luật là hết thời hạn 20 năm thì cứ tự động kéo dài quyền sử dụng đất. Thế thì lập ra thời hạn để làm gì ?Phải chăng để thêm một lần đảo lộn, xin- cho của các nhiệm kỳ kế tục ?!
Theo tôi, lúc này chính Quốc hội phải chủ động vào cuộc chứ không chỉ có Chính phủ.
Trong trường hợp liên quan đến Tiên Lãng, Hải Phòng, tôi đã nêu ý kiến là mong muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cả cương vị là Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng vào cuộc thì sẽ có điều kiện nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo hơn để giải quyết đựơc không chỉ một vụ việc cụ thể mà còn góp phần chỉ đạo những vấn đề vĩ mô liên quan đến Luật đất đai.
Nhưng đáng tiếc là cả hai tờ báo trên đều cắt bỏ ý kiến này có lẽ vì ngại ngùng gì chăng. Riêng tôi lại thấy, nhờ cả hai vai ấy mà Thủ tướng có được kết luận vừa rồi.
Cách để Hải Phòng “tự xử”
Dư luận cho rằng việc để hai ông Đỗ Trung Thoại và Đỗ Hữu Ca là những người liên quan sự việc, đặc biệt ông Đỗ Hữu Ca là người trực tiếp tham gia cuộc cưỡng chế sai phạm, nay hai ông đó lại được giao chỉ đạo điều tra các sai phạm liệu có khách quan, rơi vào tình huống ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’.
(Trên thực tế, đã có sự mâu thuẫn thông tin khi báo chí và nhân dân phản ánh tôm cá nhà ông Vươn bị bắt trộm sau khi tổ cưỡng chế tiếp quản, trong khi Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói rằng công an báo cáo lên ‘nhà ông Vươn đã thuê người đánh bắt tôm cá trước ngày cưỡng chế). Các luật sư và nhân sĩ đã đề nghị phải đưa hai ông này đứng ngoài công tác điều tra để đảm bảo tính khách quan. Ông có ý kiến như thế nào?
Tôi không bình luận về chi tiết này. Biết đâu đấy lại là cách để các vị ấy “tự xử” vì bây giờ mọi động thái liên quan đều bị dư luận giám sát…
Nhiều tướng lĩnh, lãnh đạo lão thành đã lên tiếng bày tỏ sự không đồng tình với việc huy động lực lượng vũ trang vào cưỡng chế như trong vụ Tiên Lãng , cảnh báo một tiền lệ nguy hiểm. Thực ra, trước đó một số địa phương đã từng triển khai dịch vụ hỗ trợ thi công kiểu như Tiên Lãng vừa qua. Theo ông chúng ta nên giải quyết sai phạm này thế nào để ngăn chặn cách điều hành nguy hiểm này?
Tôi thấy câu trả lời đã đựơc một số vị tướng lĩnh cao cấp lại là những nhà lãnh đạo tiền nhiệm nói quá đủ rồi. Chỉ buồn cho các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang bị huy động đã gặp nạn lại bị mang tiếng. Nhưng đó là một bài học sâu săc.
Cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, từ ứng xử của chính quyền Tiên Lãng trong vụ Đoàn Văn Vươn thấy nổi lên vấn đề là nhiều quan chức đang nhầm lẫn dân và địch. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Nếu những việc làm mà không thủ lợi thì tôi đồng ý là có thể có sự “nhầm lẫn”, nhưng tôi lại cho rằng trong vụ này chẳng nhầm lẫn mà chính “lợi ích” nó làm cho mù loà, mụ mẫm thôi và thiếu dân chủ nên lộng hành mà thôi.
Một “bi kịch lạc quan”
Nhiều chuyên gia cho rằng vụ Tiên Lãng cần được nhìn nhận như một lời cảnh báo khẩn thiết về nguy cơ bất ổn xã hội từ những bức xúc của dân chúng với chính quyền liên quan đến đất đai. Từ khía cạnh an ninh, theo ông chúng ta cần nhìn nhận như thế nào về vụ việc này. Cần phải làm gì để tháo ngòi “quả bom nổ chậm” này?
Không biết tôi có đơn giản quá không, nhưng tôi mong rằng đây sẽ là một “bi kịch lạc quan”.
Bi kịch thì rõ rồi. Ông Vươn vẫn trong tù, chủ nhà bị “vạ lây cháy thành” thì chưa biết đến bao giờ dựng lại được ngôi nhà bị phá sập; một số quan chức liên quan thì chắc lúc này ăn ngủ không yên. Nhưng nó sẽ mang lại sự lạc quan nếu từ vụ việc này mà tất cả chúng ta tỉnh ra, nghiêm túc xem xét lại như một bài học, dám nhận những cái sai để sửa, dám điều chỉnh những cái chưa đúng để làm cho đúng (nhất là về hệ thống pháp luật) và giải toả được nhiều trường hợp oan ức tương tự như ông Vươn (mà tôi tin là không ít).
Tôi rất xúc động khi nghe bà vợ ông Vươn phát biểu sau khi có kết luận của Thủ tướng là mong xem xét cho những người khác cũng bị oan ức như chồng mình liên quan đến đất đai. Cái hệ trọng nhất của quốc gia hay chế độ là an dân chứ không chỉ  là an ninh.
Thủ tướng cũng trực tiếp làm việc với Hải Phòng về việc này. Theo ông, sức ảnh hưởng và lan tỏa trong các động thái của TW tới vụ Tiên Lãng sẽ tác động tới sự ổn định xã hội, lòng tin của dân vào Đảng & Nhà nước thế nào?
Điều đó tùy thuộc vào chính chúng ta. Chúng ta phải được nhìn từ cả hai phía không chỉ Nhà nước mà cả người dân.
Tôi rất thích một cái tục lệ của một địa phương cũng ở Thành phố Hải Phòng: Lễ hội “Minh thệ” của làng Hoà Liễu, Kiến Thuỵ, ngày xuân cả quan chức và dân đều ra đình thề trước thành hoàng. Quan chức thì không lấy của công, không bắt nạt dân. Dân thì thề sống ngay thẳng, thực hiện nghĩa vụ…
Ai làm trái lời thề thì “thần linh đả tử”. Tức là phải trừ tiệt cả “quan tham” lẫn “dân gian” thì làng xóm mới bình yên, nhân dân mới hạnh phúc. Cái lý của người xưa thật hay. Dân mà gian thì lúc được làm quan chắc chắn sẽ thành”quan tham”; còn đã có “quan tham” thì dân phải gian mới sống nổi.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Hường (thực hiện)    
Nguồn: TuanVietnam.net

Phát biểu của Nhà sử học – Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc

Tại cuộc Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012, do Tia sáng và Trung nguyên tổ chức.
BS: Như đã hẹn sẽ lần lượt đăng tải nội dung cuộc Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn tại Hội quán Sáng tạo, 36 Điện Biên Phủ, do tạp chí Tia sáng  cùng Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tổ chức, chiều 31-1-2012, dưới đây là toàn văn phát biểu của ông Dương Trung Quốc.
Cuộc gặp có đủ các gương mặt già, trẻ, trong, ngoài nước, trong Nam ngoài Bắc, doanh nhân, cựu quan chức v.v.. như GS Vũ Khiêu 97 tuổi, GS Hoàng Tụy, cựu PCT nước Nguyễn Thị Bình, cựu PTT Vũ Khoan, Giản Tư Trung-hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Đặng Lê Nguyên Vũ-Chủ tịch Trung Nguyên, TS Nguyễn Trí Dũng-VK Nhật, TS Nguyễn Sĩ Dũng-Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS Lê Đăng Doanh, nhà sử học Dương Trung Quốc, TS Nguyễn Quang A, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, kinh tế gia Phạm Chi Lan, cựu Đại sứ Nguyễn Trung, GS Hồ Ngọc Đại, GS Văn Như Cương, TS Trần Đình Thiên, cựu bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển (hiện là cố vấn của Thủ tướng), Nhà báo Thu Hà-TBT tạp chí Tia sáng, … Nhiều phát biểu hay, rất bất ngờ, trong đó vụ Tiên Lãng và nhân vật Đoàn Văn Vươn đã được nhắc tới nhiều lần, đều mang thông điệp như một cảnh báo cho nguy cơ lớn liên quan tới chính sách phát triển kinh tế, xã hội.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=9KvTkb8D5Tg

*
Kính thưa các thầy cô, thưa các bác,
Trước cử tọa thế này thì thực ra khó nói cái điều gì to tát cả. Tôi chỉ muốn chia sẻ một số đôi điều thôi, như là một nỗi lo lắng, như một nỗi băn khoăn, như một mong ước.
Cỗ xe không phanh, không số lùi
Cái lo lắng đầu tiên tôi cảm thấy chúng ta, đất  nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro.
Anh Sĩ Dũng có nói đến cái việc chúng ta đang hướng tới sửa đổi Hiến pháp. Tôi cũng được may mắn tham gia vào trong cái Ban Biên tập, (tham gia ngay từ lời nói) đầu, thì càng quả thấy chúng ta đang ở trong cái trạng thái không biết rồi chúng ta sẽ sửa như thế nào? Đấy là cái nỗi lo lắng của tôi.
Cái nỗi băn khoăn của tôi muốn bình luận cái điều mà chúng ta đang thấy, một điều đang rất thời thượng và rất quan trọng là “tái cấu trúc”. Tôi cứ băn khoăn rằng “tái cấu trúc” trước hết có phải là sửa sai không, hay vẫn theo quan điểm đấy là một bước phát triển của tiến lên. Cái thứ hai, hiểu khái niệm tái cấu trúc và đặc biệt chữ “tái” như thế nào. “Tái” nếu là âm Hán Việt  thì ta phải làm lại thôi. Còn nếu tái là chữ nôm thì là nửa sống nửa chín. Cái điều đó cực kỳ nguy hiểm và chúng tôi chưa thấy có điều gì để chúng ta tin tưởng rằng cái tái cấu trúc này đang là một bước ngoặt, trong tư duy cũng như là trong hành động để chúng ta có thể điều chỉnh được. Điều chỉnh hiểu theo cả hai nghĩa là sửa cái sai, cái cũ và cố gắng tìm ra con đường phát triển tốt.
Tinh thần thanh nghị của người trí thức
Và cái điều thứ ba là cái điều chúng ta đang nói, băn khoăn ngày hôm nay. Anh Quang A cũng nói, anh Doanh cũng nói là: Trí thức làm gì? Tôi rất mong muốn, ao ước chúng ta trở lại một tinh thần rất cổ điển của người phương Đông nói chung, của người Việt Nam nói riêng là “tinh thần thanh nghị”. Thanh nghị là một phẩm chất mang tính chất trí thức, nó không thuộc vào tầng lớp cụ thể nào. Đương nhiên  nó là những tầng lớp có tri thức. Từ những ông đồ nho, những ông thầy giáo làng cho đến những người có học vấn rất cao, bằng cấp rất lớn đều có tinh thần phê phán và để thúc đẩy sự phát triển, từ trong làng xã cho đến xã hội. Chúng ta nhớ đến chữ thanh nghị đã một lần vang lên trong một thời điểm rất quan trọng của đất nước, đó là thời kỳ trước khi cách mạng tháng Tám năm 45’. Mà những trí thức Việt Nam tập hợp với nhau lại làm một cái tờ báo. Mà khi lựa chọn tên tờ báo này thì cuối cùng người ta chọn cái chữ “Thanh Nghị”. Mỗi người ở chỗ đứng của mình, góc nhìn của mình, hiểu biết của mình đều đóng góp vào cái chung bằng một cái tinh thần phê phán và xây dựng. Tôi nghĩ đấy là một tinh thần rất là truyền thống và nó không đao to búa lớn nhưng mà có thể nó chi phối toàn bộ đời sống từ trong đời sống xã hội ở thôn quê cho đến thị thành. Và cao hơn nữa chúng ta thấy chính là những cái người thanh nghị ấy đã có mặt ở những cương vị hết sức quan trọng đóng góp cho thắng lợi của cách mạng của chúng ta.

Trách nhiệm của Quốc hội với vụ Tiên Lãng
Thì đấy là cái tinh thần mà chúng tôi muốn lĩnh hội ngày hôm nay và đương nhiên chúng ta rất băn khoăn là tiếng nói ấy nó ở đâu? Anh Quang A có nói đến những cái kênh rất khác nhau, và quả thật là khó khăn thật. Ngày hôm qua tôi có trả lời báo Tiền Phong cái vụ Tiên Lãng ấy thì cuối cùng họ cũng bỏ đi một trong những ý quan trọng nhất.
Tôi cho rằng cái vụ án ấy trách nhiệm đầu tiên là của Quốc hội. Bởi vì Quốc hội là người xây dựng luật và giám sát việc thực thi luật. Vậy mà Thủ tướng đường đường là Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố Hải Phòng, chưa thấy lên tiếng. Tôi rất muốn Thủ tướng hành xử không phải vì với tư cách là người điều hành Chính phủ mà với tư cách là một Đại biểu Quốc hội của thành phố Hải Phòng. Chúng ta sẽ tìm ra được cái chỗ sai để điều chỉnh. Mà tôi cho rằng cái sai quan trọng nhất, về nhận thức cá nhân tôi, anh Sĩ Dũng theo dõi Quốc hội thì anh cũng thấy, cái Luật Đất đai nó đã bất cập từ lâu rồi sau khi nó phát huy mặt tích cực của nó trong một thời đoạn nhất định của lịch sử. Và cái điều đó thể hiện tất cả trong tiếng nói Quốc hội, nhiều lắm, chứ không phải cá nhân một ai. Vậy mà cho đến bây giờ trong chương trình nghị sự của chúng ta hình như Luật Đất đai vẫn còn nằm ở một thứ yếu rất lớn mà không biết đến bao giờ mới sửa lại. Vì thế mà chính quyền bảo chính quyền làm không sai luật, chỉ có người dân làm sai luật thôi. Điều đó tôi cho đấy là một cái vấn đề … Nhưng mà cuối cùng báo chí không đăng, cắt đoạn đấy đi. Và đương nhiên chúng tôi sẽ có diễn đàn riêng của chúng tôi. Và chúng tôi cũng nghĩ rằng mỗi người ở một cương vị khác nhau, cố gắng tìm ra một cái tiếng nói làm cho tiếng nói của mình hòa chung vào tiếng nói chung để tạo ra một cái sự thức tỉnh và chúng ta hành động vì cái lợi ích chung của đất nước.
Đó là mong muốn của tôi và tôi nghĩ đó cũng là mong muốn của “Tia sáng”, cũng là mong muốn của tất cả chúng ta ngồi đây. Xin cám ơn và xin chúc Năm mới tốt đẹp!

Bàn về chữ “Dũng” ở Đoàn Văn Vươn

Lê Phú Khải *
Đức Khổng Tử dạy rằng,người quân tử là người có ba đức tính lớn: nhân, trí, dũng. Sau này, Mạnh Tử sợ rằng có “dũng”, kẻ dưới, kẻ yếu có thể dám chống lại cả bề trên, khi nhận thấy bề trên là kẻ vô đạo. Vì vậy Mạnh Tử chỉ nêu những đức tính con người cần có bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Cụ Hồ trong năm điều dạy thiếu niên nhi đồng, ngoài những đức tính như: -Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt….các cháu thiếu niên còn phải: thật thà, dũng cảm.

Lời dạy của cụ Hồ thật chí lý. Thử hỏi, hai em bé đi học với nhau, chẳng may một em bị trượt chân, ngã xuống hồ sâu… nếu bạn em đứng trên bờ có cả năm đức tính: nhân, nghĩa , lễ, trí, tín… mà thiếu dũng, thì cũng không dám lao xuống hồ cứu bạn. Năm thứ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… kia lúc này chỉ là thứ vô dụng mà thôi(!)
Thử hỏi, nếu Đoàn Văn Vươn thiếu dũng thì biết mười mươi mình đúng, lãnh đạo huyện Tiên Lãng làm sai pháp luật, là quân ăn cướp…. nhưng cũng chỉ cúi đầu khuất phục, rồi đâm đơn đi khắp các cửa quan để khiếu nại, đi từ đời cha đến đời con như bao dân oan bị cướp ruộng khác, đi đến héo mòn gan ruột, đến sơ xác áo quần, bị xua đuổi, đánh đập như con vật ở các cửa quan mà thôi….
Vì có dũng,  anh Vươn dám chống lại những kẻ làm sai pháp luật, chà đạp lên đạo lý. Đúng lời dạy của Marx: không thể đem mãi vũ khí phê bình thay thế cho sự phê bình bằng vũ khí! Hành động dũng cảm của Đoàn văn Vươn đã cho cả xã hội thấy cả hệ thống quyền lực, hệ thống chính trị ở Tiên Lãng thối rữa đến chân lông. Khi sự việc xảy ra ở Tiên Lãng, có cấp lãnh đạo của Thành phố Hải Phòng còn ra sức bao che cho những kẻ làm sai pháp luật. Ông phó chủ tịch thành phố Đỗ Trung Thoại, ông Giám đốc sở công an đại tá Đỗ Hữu Ca đã hiện nguyên hình là những kẻ lưu manh chính trị, dám vu khống cho nhân dân Tiên Lãng là những người phá nhà phá cửa của người vô tội, ca ngợi cuộc tấn công cướp đất của anh Vươn là một trận “đánh đẹp”, phải viết thành sách. Những tên lưu manh chính trị đó còn ngồi trên ghế lãnh đạo thì làm gì có pháp luật, có đạo lý ở Hải Phòng!
Nhờ có dũng mà anh Vươn đã cho những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản thấy rõ, sự thối rữa của hệ thống quyền lực và hệ thống chính trị đã bao trùm cả một không gian rộng lớn là cả huyện, cả một thành phố lớn như Hải Phòng, v.v.. và v.v..
Rõ ràng, anh Vươn đã chứng minh được lời ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị Trung ương 4 vừa qua rằng, sự tồn vong của chế độ cộng sản ở VN đang bị đe doạ nếu không chỉnh đốn Đảng, nếu chỉ chỉnh đốn Đảng trong hội nghị!
Cả hai chữ: thật thà và dũng cảm mà cụ Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng năm xưa đã đặt những người lãnh đạo tối cao của Đảng cầm quyền ở VN hiện nay trước sự lựa chọn sống còn: thực sự dũng cảm chỉnh đốn Đảng. Mà Hải Phòng là ví dụ rõ rệt nhất. Một địa chỉ rõ rệt.
“Có những phút làm nên lịch sử”, nhà thơ Tố Hữu đã viết như thế. Và, Đoàn Văn Vươn là một bất ngờ tất yếu của lịch sử: Con giun xéo lắm cũng quằn! (Tục ngữ)
L.P.K.
TP HCM 02/2012
* Mời đọc: + Lê Phú Khải (Văn chương Việt);  + Phạm Thị Hoài Phỏng vấn Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản (procontra);  + Ngoái nhìn năm 2011- Con người từ đâu đến, và anh ta đi về đâu? (bauxitevn, 31/12/2011); + Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần có cuộc hội thảo khoa học về vấn đề khiếu kiện ruộng đất (talawas, 11/9/2007).


TRUNG QUỐC TRONG NHÃN QUAN NGUYỄN DU

Nguyễn Thanh Giang
14-02-2012
Trong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:
Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.
Năm 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại nhà Thanh cho đến 1814.
Năm 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi. Tương truyền: “Khi ốm nặng, ông không uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói: đã lạnh rồi. Ông bảo: Được! Rồi mất. Không trối lại một lời”.
“Bắc hành tạp lục” là tập thơ chữ Hán gồm 130 bài sáng tác trong những lần Nguyễn Du đi Trung Quốc.
Ngoài ra, ông còn hai tập thơ chữ Hán khác:
1 – “Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài, sáng tác trong thời gian ông sống ở quê hương xứ Nghệ, trước khi ra làm quan triều Nguyễn
2 – “Nam Trung tạp ngâm” gồm 40 bài, sáng tác trong thời ông làm quan triểu Nguyễn ở Huế, Quảng Bình và một số địa phương khác từ Hà Tĩnh trở vào.
Phần này chỉ điểm qua một vài bài thơ trong “Bắc hành tạp lục”.
                                                        *
Nguyễn Du vốn rất đa sầu đa cảm, tuy nhiên khi dạo chơi hay lưu lạc ở một nơi nào trong nước, nỗi buồn thi nhân chỉ thấy mang mang:
“Niên niên thu sắc hồn như hử
Nhân tại tha hương bất tự tri”.
(Giang Đầu Tản Bộ)
(Hồn thu vẫn tự bao giờ
Người xa quê cũ chẳng ngờ đó thôi)
Hay:
“Vi lô san sát hơi may
Một trời thu để riêng ai một người”
(Truyện Kiều)
Nhưng ở Trung Quốc, Nguyễn Du đã có những đêm:
Suốt đêm tiếng thanh la đánh không ngừng,
Cô độc ngồi bên ngọn đèn đến tận sáng.
Mấy tuần nhớ nước lòng buồn như chết,
Ðường đi toàn gặp kẻ không quen.
Chân núi đầy bùn lún cả ngựa,
Bên khe suối quái tinh già ẩn nấp.
Khách tha hương tình cảm không có hạn,
Huống gì đường tới núi Yên còn xa vạn dặm
(Triệt dạ la thanh bất tạm đình,
Cô đăng tương đối đáo thiên minh.
Kinh tuần khứ quốc tâm như tử,
Nhất lộ phùng nhân diện tẫn sinh.
Sơn lộc tích nê thâm một mã,
Khê tuyền phục quái lão thành tinh.
Khách tình chí thử dĩ vô hạn,
Hựu thị Yên Sơn vạn lý thành).
(Mạc Phủ Tức Sự)
- Và những cảm giác ghê rợn khi đi thuyền trên sông Minh Ninh:
Trên ghềnh nghe có tiếng gì?
Tựa như rồng nước giận ầm ầm như sấm.
Dưới ghềnh thấy có chuyện gì?
Như cung nỏ căng bắn tên đi thật xa
Nước chảy muôn dặm không ngừng,
Núi cao kề cận bờ như bức tường thành.
Dẫy đầy hòn đá dị kỳ xít nhau
La liệt tựa như rồng, rắn, hổ, beo trâu ngựa
Lớn như nhà, nhỏ như nắm tay cũng có
Hòn cao sừng sững, hòn thấp ngủ nằm
Hòn thẳng như chạy, hòn uốn như suối
Nghìn hình muôn vẻ nói sao hết lời
Rắn rồng ẩn hiện dưới sâu vực thẳm
Sóng vỗ ầm ầm tung bọt ngày đêm
Mùa hạ nước lũ mạnh như sôi sùi bọt
Cuộc hành trình ba ngày thuyền, lòng dạ bồn chồn,
Lòng dạ bồn chồn chứa nhiều lo sợ
Hiểm nguy thuyền đắm biết chìm sâu mực nào
Rằng nghe Trung Quốc đường bằng phẳng
Ngờ đâu đường Trung Quốc lại thế này! 
(Than thượng hà sở văn?
Ứng long kích nộ lôi điền điền,
Than hạ hà sở kiến?
Nỗ cơ kịch phát thủy ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên,
Cao sơn giáp ngạn như tường viên.
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên,
Hữu như long, xà, hổ, báo,ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu, khúc như tuyền,
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên.
Dũng đào phún mạt nhật dạ thanh hôi huyên.
Hạ lạo sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền,
Tâm huyền huyền đa sở úỵ
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để,
Công đạo Trung Hoa lộ thản bình,
Trung Hoa đạo trung phù như thị!)
(Ninh Minh Giang Chu Hành)
- Cảm giác ấy đã xuất hiện ngay từ khi qua cửa ải Quỷ Môn ở Lạng Sơn:
Thương cho biết bao người phải đi qua lại.
Gai chông lấp cả đường lối, đầy rắn hổ ẩn nấp,
Khí chướng bốc đầy, ma quỷ tụ họp.
Gió lạnh suốt đời xưa thổi vào xương cốt trắng,
Công nghiệp lạ của tướng nhà Hán có chi mà đáng khen?
(Khả liên vô số khứ lai nhân.
Tắc đồ từng mãng tàng xà hổ,
Bố dã yên lam tụ quỉ thần.
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tương quân) (1)
(Quỉ Môn Quan)
(1) – Câu “Kỳ công hà thủ Hán tương quân” nhắc chuyện Mã viện mang quân sang đánh Giao chỉ đã làm cho bao nhiêu lính Tàu vùi xương. Nguyễn Du bảo, sao gọi thế là chiến công được! 
- Rồi, bao nhiêu câu hỏi lần khuất, ngay từ khi đến cửa thành Ải Nam Quan:
Lý Trần cựu sự diểu nan tầm,
Tam bách niên lai trực đáo câm (kim).
Lưỡng quốc bình phân cô luỹ diện,
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tầm.
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ,
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm.
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.
(Trấn Nam Quan)
(Chuyện cũ Lý Trần khó mà tìm hiểu,
Ba trăm năm trở lại đến bây giờ.
Hai nước phân chia tại cửa thành này,
Một cửa ải hùng vĩ giữa muôn ngọn núi.
Lời truyền lại gây hiểu lầm trong trời đất,
Gần mặt trời thấm nhuần mưa giáng xuống.
Thiếu xa vương quay đầu trông qua tầng mây biếc,
Nhạc quân thiều dư âm còn nghe thấy trong tai).
Cứ thế, cứ thế, những câu hỏi, những suy tư về quan hệ hai nước trong lịch sử xuất hiện đó đây:
- Đến miếu Mã Phục Ba, Nguyễn Du gợi chuyện Mã Viện.
Mã Viện người đời Đông Hán đã ngoài 60 vẫn còn muốn đi đánh trận lập công, vua không muốn cho đi, Mã Viện mặc áo giáp nhảy lên ngựa tỏ mình còn khỏe, được vua cười khen, phong là Phục Ba tướng quân. Tương truyền khi sang Giao Chỉ, Mã Viện cho dựng cột đồng trụ ở Quảng Tây để phân định ranh giới đất Hán.
Khi từ Giao Chỉ về Mã Viện có chở theo một xe hạt làm thuốc chữa bệnh nhưng bị gian thần tố cáo là chở ngọc châu về. Vua giận, nên vợ con không giám mang thây Mã Viện về quê mà chỉ chôn sơ sài ở Tây Thành.
Vua Hán Quang Vũ cho vẽ chân dung 28 vị công thần ở gác Vân Đài, không có Mã Viện, vậy mà người ta lại bắt dân Việt lập đền thờ. Nguyễn Du chê trách việc làm này: 
Lục thập lão nhân cân lực suy,
Cứ an bị giáp tật như phi.
Điền đình chỉ bác quân vương tiếu,
Hương lý ninh tri huynh đệ bi.
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ,
Châu xa tất cánh lụy gia nhi.
Tính danh hợp thướng Vân Đài họa,
Do hướng Nam trung sách tuế thì?
(Giáp Thành Mã Phục Ba Miếu)
(Ông già sáu mươi sức đà kém,
Vẫn áo giáp phóng lên ngựa nhanh như bay.
Nơi cung điện mong chuốc được nụ cười của vua,
Chẳng kể đến nỗi thương xót của anh em.
Cột trụ đồng chỉ lừa phụ nữ Việt,
Xe ngọc mang về thêm lụy vợ con.
Gác Vân Đài tên ông nên được vẽ,
Chứ sao phương Nam lại phải thờ cúng ông?)
- Chuyện Mã Viện còn được mai mỉa trong bài “Thơ Đề Miếu Mã Phục Ba Ở Đại Than”:
Tạc thông lĩnh đạo định Viêm khư,
Cái thế công danh tại sử thư.
Hướng lão đại niên căng quắc thước,
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt,
Cổ miếu tùng sam cách cố lư.
Nhật mộ thành tây kinh cức hạ,
Dâm đàm di hối cánh hà như.
(Đề Ðại Than Mã Phục Ba Miếu) 
(Mở đường Ngũ lĩnh qua đánh gò Viêm,
Tên tuổi công danh lưu trong sử sách.
Về già tuổi lớn còn khoe sức,
Ngoài cơm ăn áo mặc, gì cũng thừa.
Sóng gió Đại Than lưu tên ngày trước,
Miếu cũ tùng bách xa cách làng cũ.
Trong chiều tối phía tây thành đầy cây gai
Nơi Hồ Tây lời hối giờ ra sao?)
Tương truyền, khi Mã Viện xin được lãnh nhiệm sang đánh Hai Bà Trưng, em họ là Thiều Du nói: “Người ta sinh ra cốt ăn mặc vừa đủ thôi, nếu cầu thêm thừa thãi thì chỉ khổ thân.”. Đóng quân ở Dâm Đàm (Hồ Tây), thấy mặt hồ đầy khí lam chướng, diều lượn mặt hồ. Mã Viện nghĩ hối hận nói: “Nay nghĩ lại lời Thiếu Du thấy nói đúng nhưng không làm sao được nữa” 
- Đi qua đất cũ của Triệu Đà, Nguyễn Du nhắc chuyện đế vương, phiên thần: 
Khả liên thế đại tương canh diệt,
Bất cập man di nhất lão phu.
(Triệu Vũ Đế cố cảnh)
Thương cho thời đại đời thay đời,
Chẳng bằng ông lão đất man di.
Khi nhà Tần suy vong, Triệu Vũ Đế, tức Triệu Đà nổi lên hùng cứ một phương tự xưng Nam Việt Vũ Vương. Hán Cao Tổ lên ngôi, sai Lục Giả xuống phong Triệu Đà làm Nam Việt Vương. Sau khi chiếm thêm mấy ấp ở Trường Sa, Triệu Đà xưng Nam Việt Vũ Đế. Hán Văn Đế lại sai Lục Giả xuống dụ bỏ hiệu đế để giữ chức phiên thần. Trên đây là câu của Triệu Đà ghi tờ biểu đưa cho Lục Giả về dâng Hán Văn Đế.
Ngoài quan hệ Việt Trung, Nguyễn Du còn nêu những nhận xét về chính trị-xã hội Trung Quốc
- Đây là nghịch cảnh nơi triều chính: 
Hoàng Sào Binh Mã
Đại tiểu Hoa sơn sổ lý phân,
Hoàng Sào di tích tại giang tân.
Khởi tri Kim Thống Tần trung đế,
Nãi xuất Tôn Sơn bảng ngoại nhân.
Ngộ quốc mỗi nhân câu hạn lượng,
Cùng thời tự khả biến phong vân.
Viễn lai nghĩ vấn thiên niên sự,
Giang hộ dao đầu nhược bất văn.
(Hoàng Sào Binh Mã)
(Núi Hoa lớn nhỏ chia cách nhau vài dặm,
Hoàng Sào lưu lại di tích ở bến sông.
Biết là vua Kim Thống của đất Tần.
Là người đội sổ bảng thi như Tôn Sơn,
Lỡ lầm việc nước vì gia phép câu nệ hẹp hòi,
Gặp thời tận cũng biến hóa được chuyện gió mâỵ
Khách từ xa muốn hỏi chuyện ngàn năm trước,
Ông lái thuyền chỉ lắc đầu không thốt lời).
Hoàng Sào là người đời Đường, quê ở Sơn Đông, học giỏi, nghĩa hiệp, hay cứu giúp người nghèo, sau một cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm (875-884), Hoàng Sào vào được Trường An, lên ngôi Hoàng Đế, quốc hiệu Đại Tề; trong khi vua Kim Thống chỉ vào hạng Tôn Sơn là người đội sổ bảng thi. 
- Đây là cung cách cư xử với công thần:
Trung nguyên đại thế dĩ đồi đường,
Kiệt lực cô thành khống nhất phương.
Chung nhật tử trung tâm bất động,
Thiên thu địa hạ phát do trường
Tàn Minh miếu xã đa thu thảo,
Toàn Việt sơn hà tận tịch dương
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa,
Như hà hương hỏa thái thê lương.
(Quế Lâm Cù Các Bộ)
(Triều đại lớn Trung Nguyên đã suy xụp,
Ông sức tàn vẫn nhất định giữ thành.
Ngày chót sắp chết tâm không thay đổi,
Ngàn năm dưới lòng đất tóc vẫn dài.
Miếu xã nhà tàn Minh đầy cỏ thu,
Vùng đất núi Việt nhuốm bóng chiều tà.
Dân Trung Hoa nghe nói trọng tiết nghĩa,
Sao đây hương khói tiêu điều thảm thê).
Cù Các Bộ tức Cù Thức Trĩ người đời Minh, làm quan được tới chức Lâm Quế Bá. Lúc Mãn Châu chiếm Trung Quốc, vua Minh chạy vào Vân Nam, ông ở lại giữ thành Quế Lâm (Quảng Tây). Thành bị vây hãm, Thức Trĩ chết theo thành. 
- Đây là số phận kẻ tài hoa và những bất công xã hội:
Thái Bình cổ sư thô bố y,
Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi
Vân thị thành ngoại lão khất tử,
Mại ca khất tiền cung thần xuy.
Lân chu thời hữu hiếu âm giả,
Khiên thủ dẫn thướng thuyền song hạ.
Thử thời thuyền trung ám vô đăng,
Khí phạn bát thủy thù lang tạ.
Mô sách dẫn thân hướng tọa ngung.
Tái tam cử thủ xưng đa tạ.
Thủ vãn huyền sách khẩu tác thanh,
Thả đàn thả ca vô tạm đình.
Thanh âm thù dị bất đắc biện,
Đãn giác liêu lượng thù khả thinh.
Chu tử tả tự vị dư đạo:
”Thử khúc Thế Dân dữ Kiến Thành”. (1)
Quan giả thập số tịnh vô ngữ,
Đãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh.
Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc,
Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc.
Đàn tận tâm lực cơ nhất canh,
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục.
Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai,
Do thả hồi cố đảo đa phúc.
Ngã sạ kiến chi, bi thả tân:
Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần.
Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão,
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân!
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ.
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ.
25
Hành nhân bão thực tiện khí dư,
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.
(Thái Bình Mại Ca Giả)
(Ở Thái Bình có người mù mặc áo vải thô,
Cùng đứa trẻ dẫn đường bên bờ sông.
Già lão hành khất ngoài thành,
Hát rong kiếm tiền bát gạo nấu ăn.
Thuyền bên cạnh có người ưa nghe hát,
Nắm tay dẫn xuống sát cửa thuyền.
Bấy giờ thuyền tối không ánh đèn,
Cơm rớt, canh trào đổ bừa bãi.
Già mù sờ soạng ngồi một góc,
Hơn ba lần giơ tay xin cám ơn.
Tay nắn giây đàn cất tiếng hát vang,
Đàn hát một hơi không ngừng không nghỉ.
Lời ca tiếng lạ ta không hiểu được,
Nhưng âm điệu réo rắt dễ nghe
Nhà thuyền viết giấy cho hay:
“Đây là bài hát Thế Dân Kiến Thành”.
Hơn mười thính giả lặng ngắt như tờ,
Trong gió hiu hiu, trên sông trăng sáng.
Ông già miệng sùi bọt, tay rời rã,
Ngồi lại, đặt đàn thưa hát đã xong.
Gắng hết sức lực hầu một trống canh,
Lượm nhặt lên được năm sáu đồng tiền.
Đứa trẻ nhỏ dắt lão rời bờ thuyền,
Còn ngoảnh lại ngỏ lời chúc phúc.
Ta thấy thế mà trạnh lòng thương sót ,
Là người thà chết còn hơn nghèọ
Ta thường nghe đất Trung Hoa no ấm,
Sao Trung Hoa cũng có kẻ khổ thế nàỵ
Biết lệ cung phụng đoàn đi sứ thuyền hàng ngày,
Thuyền nào thuyền nấy thịt gạo ê hề.
Mọi người ăn uống no nê, dư thừa vứt bỏ,
Cơm nguội, thức ăn thừa đổ chìm xuống đáy sông.
Cho nên, hỡi các hồn oan, xin hãy đừng về, vì: “Đông tây nam bắc không nơi tựa/ Lên trời xuống đất đều không ổn”, vì: “Mặt đất đâu đâu đều là sông Mịch La ” – nơi Khuất Nguyên đã phải dầm mình tự vẫn.
Hồn hề ! Hồn hề ! hồ bất qui?
Đông tây nam bắc vô sở ỵ
Thướng thiên há địa giai bất khả,
Yên, Dĩnh thành trung lai hà vi? (1)
Thành quách do thị, nhân dân phi,
Trần ai cổn cổn ô nhân ỵ
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quì. (2)
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di !
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
Chỉ hữu sấu tích, vô sung phì.
Hồn hề ! Hồn hề ! suất thử đạo
Tam Hoàng chi hậu phi kỳ thì. (3)
Tảo liễm tinh thần phản thái cực, (4)
Thận vật tái phản linh nhân xi,
Hậu thế nhân gian giai Thượng Quan (5)
Đại địa xứ xứ giai Mịch La, (6)
Ngư long bất thực, sài hổ thực,
Hồn hề ! Hồn hề ! nại hồn hà?
(Phản Chiêu Hồn) 
(Hồn ơi! Hồn ơi! sao chẳng về?
Đông tây nam bắc không nơi tựa.
Lên trời xuống đất đều không ổn,
Đất Yên đất Dĩnh về làm chi?
Thành quách chẳng khác xưa nhưng lòng dân đã khác,
Bụi nhiều nhuốm bẩn dơ quần áo.
Đi ra thì xe ngựa, ở nhà thì vênh váo,
Ngồi bàn tán chuyện ông Quì ông Cao.
Không hề để lộ nanh vuốt ác độc.
Nhưng cắn xé người ngọt như đường!
Hồn có thấy cả trăm châu vùng Hồ Nam,
Toàn người gầy ốm có ai mập đâu.
Hồn ơi! Hồn ơi! nếu theo đường đó,
Thì sau Tam Hoàng nay đã lỗi thời.
Sao bằng thu thập tinh thần về với cõi hư vô,
Chớ về làm chi để người mai mỉa.
Đời sau ai ai cũng Thượng Quan cả,
Mặt đất đâu đâu đều là sông Mịch La.
Cá rồng mà không ăn thì hùm beo cũng nuốt,
Hồn ơi! Hồn ơi! biết làm sao đây?)
                                                  *
Sử sách ghi rằng để củng cố mối bang giao hữu hảo, đồng thời đề phòng ý đồ tái lập ách đô hộ của Trung Quốc, các vua Nguyễn, đặc biệt là vua Minh Mạng rất quan tâm đến tình hình nhà Thanh. Ông đã yêu cầu sứ thần đi sứ nhà Thanh viết “Sứ trình nhật ký” và phải viết chi tiết những điều mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc. Tháng 4 năm 1832, vua Minh Mạng khiển trách ba sứ giả được cử đi đã chỉ ghi đại khái về tình hình nhà Thanh không như ý đồ của ông. Ông ra lệnh, sau này các sứ giả phải ghi lại chính xác tình hình nhà nước và dân tình nhà Thanh còn những địa danh, v.v… đã biết thì không cần phải ghi lại. Phải chăng Nguyễn Du đã thực hiện nhiệm vụ sứ thần này bằng thơ.
Trong âm vang những ngày Hà Nội xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165



Luật đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 1

Tác giả: David Brown
Người dịch: Thủy Trúc
Hiệu đính: David Brown
Ngày 1-2-2012
Đây là bài đầu trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.
Khi Việt Nam bẻ bánh lái sang con đường tư bản chủ nghĩa cách đây một phần tư thế kỷ, hầu như không có dấu hiệu lùi bước nào từ phía các quan chức và thành viên của ban lãnh đạo cộng sản – những người mà, cho đến thời điểm đó, vốn vẫn giữ một nhiệm vụ lớn lao và phù phiếm là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, nhiều quan chức hăm hở lạm dụng các cơ hội của chương trình đổi mới, hay là cải cách, mang đến tay họ.
Hóa ra một trong những con đường chắc chắn nhất để đi tới sự giàu có ở Việt Nam ngày nay nằm ở việc tước đoạt ruộng đất của nông dân và chuyển hóa đất nông nghiệp vào mục đích kiếm lời mau chóng hơn.
Tháng 1 năm nay, cả nước dồn sự chú ý vào hai câu chuyện có chung chủ đề đó. Vụ việc đầu tiên, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1, liên quan đến một vụ nổ súng gây nhiều náo động ở ngoại ô thành phố Hải Phòng.  Câu chuyện xảy ra sau khi chính quyền địa phương yêu cầu một ngư dân giao nộp lại mảnh đất mà ông cùng gia đình đã khai hoang làm lợi qua 14 năm lao động cực nhọc. Một số bài báo viết rằng, khu đất đang được cân nhắc làm nơi mở một sân bay mới.  (Vụ việc này sẽ được thảo luận ở phần 2 của loạt bài) .
Câu chuyện thứ hai, đưa tin vào ngày 20 tháng 1, liên quan tới việc chấm dứt một nỗ lực kéo dài suốt ba năm nhằm tống bà Trần Ngọc Sương vào tù với tội danh tham ô, nhưng dường như ai cũng biết sự thật là do bà đã chống lại việc chiếm đoạt công ty nông nghiệp đang thịnh vượng của bà – Nông trường Sông Hậu.
Chuyển hóa đất đai (chuyển đổi mục đích sử dụng đất – ND) là cái mà đảng ủy ở thành phố Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ đã nghĩ trong đầu từ năm 2005 khi họ đề nghị lấy lại Nông trường Sông Hậu. Với sự hợp tác của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Mỹ, họ có kế hoạch xây dựng một “khu đô thị mới” bao lấy sân bay hiện đại theo quy hoạch của thành phố, ngay trên diện tích 4.000 hecta của nông trang tập thể cũ này.
Tuy nhiên, trước tiên họ phải xử lý bà Trần Ngọc Sương. Bà Sương năm đó 56 tuổi, làm giám đốc nông trường được 7 năm. Trước đó, bà là trợ lý chính của cha mình – một sĩ quan Mặt trận Giải phóng Miền Nam giải ngũ, năm 1978 được giao nhiệm vụ xây dựng một nông trang tập thể tại khu đầm lầy khổng lồ nọ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành công của hai cha con đã trở thành một huyền thoại ở Việt Nam, một trong những thành tựu chói sáng trong những năm tháng khốc liệt sau khi “cuộc chiến tranh chống Mỹ” kết thúc và đất nước thống nhất.
Cho tới năm 2005, Nông trường Sông Hậu vẫn bán gạo và cá cho các thị trường trong và ngoài nước, làm ăn có lãi. Mặc dù bị tái cơ cấu để trở thành công ty cổ phần vào năm 1991 nhưng nông trường vẫn tiếp tục trung thành với một số điểm quan trọng trong các sứ mệnh của nó khi thành lập, đó là mang lại thu nhập ổn định và phúc lợi xã hội cho khoảng 3.000 hộ nông dân trong nông trường. Bà Sương sẽ không để họ bị thất vọng.
“[Sông Hậu] là ví dụ có thật cuối cùng về việc sản xuất nông nghiệp dựa theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa” – Bà Sương kể, bà đã nói với các lãnh đạo đảng ủy địa phương như vậy tại một cuộc họp vào tháng 10 năm 2007. “Cá nhân tôi không lấy một xu tiền không chính đáng nào cả. Các đồng chí bảo tôi ‘không theo kịp thời đại’, quá lạc hậu để có thể lãnh đạo một doanh nghiệp như thế. Vâng, tôi sẵn sàng trao trả quyền lãnh đạo cho những người tôi đã đào tạo qua nhiều năm”.
Các đồng chí muốn giao Sông Hậu cho ai đó – liệu họ có coi nông trường như máu thịt của mình không? Sông Hậu là một cộng đồng làm nông có năng suất cao. Nếu họ biến Nông trường Sông Hậu thành khu công nghiệp thì điều gì sẽ xảy ra với nhân dân ở đây”?
Tầng lớp lãnh đạo Cần Thơ chưa hình dung lo ngại về cái giá phải trả về mặt xã hội mà bà Sương đã thấy trước. Hình như họ lập luận rằng những nông dân bị mất quyền sở hữu sẽ có thể tìm việc trong các nhà máy mới mở hoặc tại các sân gôn mà họ dự định xây nên trên những đồng lúa và ao cá kia. Và họ có ngay Phương án B.
Nếu cần phải trừng trị ai đó, luật pháp Việt Nam sẽ mang lại những cơ hội không giới hạn về số lượng. Có một số đáng ngạc nhiên những hành động mà về nguyên tắc là sai luật pháp, nhưng lại thường xuyên được dung thứ, bởi vì nếu luật pháp mà được thực thi thì cả hệ thống sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên, những hành động ấy lại có thể được tận dụng để đẩy một kẻ chống đối vào đúng đường lối theo “luật pháp.”
Tháng 9 năm 2008, bà Sương bị Tòa án huyện Cờ Đỏ buộc tội biển thủ 9 tỷ đồng (428.857 USD theo tỷ giá hiện tại) của Nông trường Sông Hậu. Khi vụ việc bị đưa ra xét xử vào tháng 8 năm 2009, bà bị buộc tội lập quỹ trái phép, kết án 8 năm tù. Bốn người cấp dưới chịu án nhẹ hơn.
Bà Sương kháng cáo. Tòa phúc thẩm thành phố Cần Thơ giữ nguyên bản án của tòa cấp dưới.
Khi tình hình diễn biến có vẻ như bà Sương thật sự sẽ phải ngồi tù, vụ án trở thành câu chuyện [đăng tải] trên trang nhất của các báo lớn ở Việt Nam. Một loạt nhà cách mạng lão thành, nổi bật có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, đã vận động bảo vệ bà Sương. Những người ủng hộ bà Sương lập luận rằng xây dựng một quỹ vì mục đích phúc lợi xã hội, tuy không báo cáo, là một cách hoàn toàn đạo đức để tránh nạn quan liêu và trong trường hợp này không phải là phi pháp, vì quỹ ấy đã được lập từ nhiều năm trước đó.
Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, một vị anh hùng trong mắt giới cải cách ở Việt Nam, đã nhận ra mối liên hệ giữa các vấn đề khi ông viết một lá thư gửi đảng ủy Cần Thơ, tháng 5 năm 2008. “Tôi biết đây là ý của các đồng chí chứ không phải của công tố viên khi khởi tố vụ án [bà Sương]” – ông Kiệt viết. “Bà đã có những đóng góp không nhỏ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Cần Thơ, Hậu Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, những sai phạm nếu có thì cũng nên giải quyết có tình có lý”. Hơn nữa, ông còn viết: “Tôi hoàn toàn không tán thành chủ trương thu hồi đất của nông trường để xây khu công nghiệp”.
Xúc động trước những tấm ảnh bà Ba Sương gầy guộc mỏng manh nhưng không cúi đầu trước vành móng ngựa, công luận hoàn toàn ủng hộ bà. Tại Hà Nội, tâm lý tức giận với chính quyền Cần Thơ bao trùm – đó là phản ứng điển hình của trung ương khi các quan chức địa phương kém tài có những hành động làm dấy lên cơn phẫn nộ của dư luận.
Tháng 5 năm 2010, sau khi công tố viên của trung ương tìm ra những vi phạm về thủ tục tố tụng, Tòa Tối cao Việt Nam bác bỏ bản án.
Chừng như không nao núng, tháng 2 năm 2011, Công an Cần Thơ báo cáo rằng kết quả điều tra sâu hơn đã cho thấy các bằng chứng mới về tội trạng của bà Sương. Tháng 8, công tố viên tiếp tục bổ sung tội tham ô cho bà Sương và các nhân viên cấp dưới.
Bạn bè bà Sương không chịu thua. Vũ khí mà họ chọn là “Mặt trận Tổ Quốc”, một tập hợp các nhóm, hội dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, có mục đích “đại diện cho toàn thể nhân dân”. Không bao lâu sau khi có phán quyết mới của tòa, Mặt trận đã đề nghị phải sử dụng các biện pháp hành chính để xử lý sai phạm của bà Sương, nếu thật sự có sai phạm.
Mặt trận cũng tổ chức điều tra riêng và khuyên Chánh án Tòa Tối cao trong một công văn nói rằng bà Sương vô tội. Họ lập luận rằng quỹ phúc lợi được lập năm 1994, rất lâu trước khi bà Sương trở thành giám đốc nông trường, và vào thời điểm ấy, quỹ không hề phi pháp. Hơn thế nữa, Mặt trận tỏ ý không tán thành: “Việc điều tra đã làm hoen ố tên tuổi của một nông trường từng rất có uy tín với các lãnh đạo cấp cao và từng thu được nhiều thành tựu nổi bật”.
Và cuối cùng, có vẻ như chính quyền Cần Thơ đã chấp nhận hủy bản án. Không phải vì họ đồng ý rằng bà Sương vô tội, mà như họ nói vào ngày 19 năm 1, đó là “do những đóng góp của bà Sương và gia đình cho Nhà nước”.

Luật đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 2

Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
Ngày 2-2-2012
Tiếng súng ở Tiên Lãng

Đây là phần hai trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.
Đầu tháng qua, dân chúng Việt Nam mệt nhoài sau một năm lạm phát cao vọt và tăng trưởng kinh tế thấp, đã dồn cả sự chú ý vào Tết (âm lịch) với vài tuần được nghỉ ngơi. Ở nơi xa, miền Nam, cuộc thử thách kéo dài với nữ anh hùng lao động Trần Ngọc Sương cũng đã sắp kết thúc – chính quyền địa phương quyết định hủy bỏ bản án buộc tội bà biển thủ công quỹ từ cái nông trường thịnh vượng cuối cùng của đất nước.
Sau đó một bản tin bất thường từ huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng – thành phố cảng phía đông Hà Nội – đã gây chấn động cho toàn thể dư luận. Một ngư dân cùng gia đình ông ta đã chống lại cả một lực lượng lớn thực thi lệnh cưỡng chế. Sử dụng mìn tự chế và súng hỏa mai mua ở chợ đen, họ đã làm bị thương hai bộ đội và bốn công an, trong đó có cả chỉ huy công an địa phương.
Giống như trong vụ Nông trường Sông Hậu, ở đây, quyết tâm của chính quyền trong việc giành quyền kiểm soát đất nông nghiệp màu mỡ cũng lại là nguyên nhân kích động vụ việc xảy ra.
Năm 1997, Đoàn Văn Vươn chuyển đến sinh sống ở làng Vinh Quang và thuê 9 hecta đất ngập mặn ven biển từ Ủy ban Nhân dân xã. Vốn là kỹ sư có qua đào tạo, Vươn bắt đầu xây các con đập, cống thoát nước và ao chuôm cần thiết để nuôi cá nuôi tôm. Không ai nghĩ Vươn cùng gia đình sẽ thành công, nhưng sau nhiều năm phấn đấu và thử nghiệm, trại cá đã thu được nguồn lợi nho nhỏ. Những người đi tiên phong khác cũng đã theo gương Vươn. Cho đến năm 2004, khoảng 20 hộ gia đình ở huyện Tiên Lãng đã có trại cá, bao phủ một diện tích xấp xỉ 250 hecta đất mà trước đó được coi như là vô giá trị. Bản thân Vươn đã khai hoang thêm 11 hecta lấn biển, đưa doanh nghiệp gia đình của mình tới chỗ khai thác 20 hecta ao cá.
Tuy nhiên, vào năm 2005, các ngư dân ở Tiên Lãng đã nhận được một thông báo kinh hoàng từ chính quyền huyện. Thông báo nói rằng vùng đầm lầy mà họ thuê sẽ bị chính quyền thu hồi lại khi hết hạn cho thuê. Sẽ không có đền bù nào cho những gì họ đã cải thiện được.
Tất cả đất đai của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên kể từ năm 1993, cá nhân và doanh nghiệp đã được trao “quyền sử dụng đất”. Đối với phần lớn nông dân thì điều đó có nghĩa là họ được phân phối một mảnh đất từ hợp tác xã trước kia, để sử dụng trong thời hạn 20 năm.
Vì lý do nào đó không rõ, ông Vươn chỉ được thuê đất có 14 năm kể từ năm 1993. Ông nhận lệnh phải rời đi vào thời hạn cuối cùng là năm 2007.
Vươn và những người nông dân nuôi cá khác cho biết, họ tin rằng – theo truyền thống ở nông thôn – thời hạn thuê mảnh đất mà họ đã khai hoang, phát triển sẽ thường xuyên được gia hạn. Hơn thế nữa, cũng như tất cả những nông dân khác, họ tưởng là nếu chính quyền lấy lại một mảnh đất nào đó, vì mục đích công nào đó, thì họ sẽ được đền bù cho những nỗ lực phát triển đất đai của họ.
Các ngư dân nuôi thủy sản phản đối. Chính quyền huyện không động lòng. Tòa án huyện giữ nguyên lệnh của chính quyền, yêu cầu nông dân trả lại đất. Nông dân kháng án lên tòa cấp thành phố.
Như đã thành thông lệ ở Việt Nam, tòa Hải Phòng đưa đơn kháng án ra trọng tài – một thẩm phán tòa địa phương – với hy vọng là vụ tranh chấp sẽ được giải quyết ngoài hệ thống tòa án. Thủ tục ấy đưa đến một bản ghi nhớ vào tháng 4/2010, “tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận tìm phương án giải quyết”.
Theo tin tức từ báo chí, huyện Tiên Lãng đồng ý gia hạn cho thuê đất sau khi hết hạn, còn các nông dân nhất trí rút lại khiếu nại. Văn bản do Vươn và đại diện của các gia đình nông dân nuôi cá khác ký, cùng với đại diện chính quyền huyện là Giám đốc Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng. Trọng tài sau đó cộp con dấu đỏ vào phán quyết của tòa phúc thẩm.
Không chần chừ, chính quyền huyện chơi bài nuốt lời hứa. Các nông dân chỉ vừa rút lại đơn khiếu nại thì chính quyền huyện tuyên bố rằng phán quyết của tòa địa phương vẫn có hiệu lực. Một lần nữa họ buộc Vươn phải giao nộp trại cá. Tuyệt vọng, Vươn quyết tâm chống lại. Khi công an, có thêm viện binh là bộ đội – tổng cộng 80 người có vũ trang – tiến vào nông trại của ông vào buổi sáng mồng 5 tháng 1, Vươn cùng gia đình đã bắn những phát đạn làm cả nước bừng tỉnh.
Không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đây. Trại cá của Vươn bị tàn phá, ba ngôi nhà bị san phẳng và số cá trị giá khoảng 250.000 đôla bị những kẻ lạ khoắng sạch. Vươn cùng em trai bị tống giam với tội danh cố ý giết người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, đối với công luận Việt Nam, anh em Vươn là anh hùng.
T.S. Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bình luận rằng “Có thể coi sự việc vừa qua ở Tiên Lãng là đỉnh điểm của những bất cập về cả luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương. Một người nông dân tốt, thuần chất, ham lao động mà phải bảo vệ quyền lợi đất đai của mình bằng vũ khí tự tạo thì quả là cùng cực. Con người ai cũng tin vào công lý và tin vào công lý đó được pháp luật bảo vệ. Những người nông dân khai phá đất nuôi thủy sản ở Tiên Lãng chắc chắn cũng tin như vậy. Rồi tới tòa án, nơi rất công bằng, mà những chân lý giản dị như họ tự hiểu cũng vẫn không nhìn thấy. Họ phải tự quyết liệt một mình trong vô vọng”.
Ông Võ và các chuyên gia về chính sách đất đai khác phê phán giới chức Tiên Lãng, và Phó Chủ tịch TP Hải Phòng biện hộ cho các sai lầm căn bản trong việc giải thích và thực thi pháp luật, nhưng đó không phải vấn đề thực sự ở đây. Vấn đề thực sự là lương tri và sự đúng đắn, tôn trọng mối quan hệ gắn kết giữa người nông dân với mảnh đất mà họ lao động trên đó – như nhiều người đã bình luận.
Thủ tướng Dũng ra lệnh cho chính quyền TP Hải Phòng tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra vụ nổ súng ở Tiên Lãng, và cách xử lý tình hình ở nơi này. Có lẽ vài cái đầu sẽ rơi; công luận Việt Nam rõ ràng rất hy vọng là anh nông dân Vươn sẽ không ở trong số đó.
Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Tấn Dũng và các đồng sự của ông ta trong chính phủ và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản là những người phải xử lý một vấn đề còn rộng lớn hơn thế. Luật đất đai hiện thời của Việt Nam đang là một quả bom nổ chậm, sẽ nổ vào năm 2013 – nếu không có những cải cách căn bản thì những bi kịch kiểu như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ là mối đe dọa đối với một nửa dân số trong nước.

Asia Sentinel

Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 3: Sự khôn ngoan của những người nông dân

Tác giả:  David Brown
Người dịch: Đỗ Quyên
Hiệu đính: David Brown
Ngày 3-2-2012
Đây là phần cuối trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.
Đối với gần như tất cả nông dân trên toàn quốc, đổi mới ở Việt Nam – cuộc cải cách kinh tế đã chấm dứt nỗ lực thảm hại của Việt Nam nhằm xây dựng một nền kinh tế kiểu Xô Viết trong những năm sau “cuộc kháng chiến chống Mỹ” – có ý nghĩa như một sự chấm dứt chế độ nông trang tập thể. Các hợp tác xã với quy mô tương đương một làng đều bị giải tán – trừ một số rất ít ngoại lệ – và mỗi gia đình làm nông đều được thuê đất với thời hạn 20 năm. Được tự do lao động trên những mảnh đất của cá nhân và hưởng lợi từ chính lao động của mình, họ đã tạo ra một mức tăng trưởng kỳ lạ trong năng suất nông nghiệp.
Trong 15 năm kể từ 1993, sản lượng nông nghiệp tăng hơn 100% (hơn gấp đôi – ND). Cho đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá và tôm nuôi, thậm chí ngay cả khi nhân lực dư thừa dịch chuyển từ làng xã ra làm việc ở các khu công nghiệp mới nở rộ.
Tuy nhiên, năm tới (2013), đợt thuê đất thời hạn 20 năm đầu tiên sẽ hết hạn. Tại Việt Nam, dường như có một quan điểm đồng thuận rằng cần phải xem lại luật đất đai. Vấn đề là xem lại thế nào. Diễn giải theo nghĩa đen thì các điều khoản có hiệu lực từ năm 1993 cho phép nhà nước lấy lại nông trang khi hết hạn cho thuê đất, mà không buộc phải đền bù. Theo các chuyên gia, dường như niềm tin của nông dân – rằng họ có thể giữ quyền tiếp tục lao động trên đất đai của mình – đúng là chỉ là niềm tin. Nó không có cơ sở pháp lý trong luật Việt Nam.
Những phát biểu học thuật gần đây khẳng định một quan điểm chung, cho rằng sự mơ hồ của luật đất đai hiện hành, sự thiếu minh bạch trong thủ tục hành chính, cùng nguồn lợi nhuận mà những kẻ trong cuộc mau chóng có được khi cướp đất nông nghiệp của dân và chuyển hóa đất ấy sang các mục đích sử dụng khác, là nguyên nhân chính thúc đẩy tham nhũng trong chính quyền. Nhiều năm nỗ lực và ban hành thủ tục dường như chỉ làm tăng thêm nhiều cơ hội kiếm chác phi pháp. 90% khiếu nại dân sự gửi tới tòa án là có liên quan đến tranh chấp đất đai.
Thậm chí ngay cả khi quá trình không bị tham nhũng thẩm thấu vào, thì việc chuyển đổi đất đai từ mục đích chính là làm nông sang làm khu công nghiệp, bất động sản, đường xá và sân gôn, cũng là vấn đề ngày càng gây lo ngại. Bộ Nông nghiệp Việt Nam tính toán rằng trong giai đoạn 2001-2006, 376.000 hecta đất trồng lúa đã bị thu hồi, làm hơn 1 triệu nông dân bơ vơ. Luật sửa đổi luật đất đai năm 2003 – nhằm kích thích “phát triển” bằng cách đơn giản hóa các hợp đồng lớn – có vẻ như lại làm tăng tốc độ nông dân mất đất. Trong số 31.000 đơn khiếu nại liên quan đến đất đai trong năm 2007, khoảng 70% phản ánh việc được đền bù không thỏa đáng cho số đất bị thu hồi.
Chưa có bằng chứng vững chắc nào cho thấy bộ chính trị đã quyết định sửa đổi hiến pháp Việt Nam, bản hiến pháp với nội dung nêu rõ rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý.” Tuy nhiên, vụ nổ súng hồi đầu tháng 1 của một gia đình nông dân nhằm vào lực lượng cảnh sát được điều tới để cưỡng chế thu hồi 20 hecta đất nuôi cá của họ đã thể hiện vấn đề theo cách trần trụi nhất.
Phân tích vụ Tiên Lãng, tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị bình luận: “Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu, tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng.
Giờ đây, dường như chỉ có một hành động quyết liệt của Đảng và chính phủ – nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nông dân đối với mảnh đất mà họ đã lao động trên đó – mới có thể thỏa mãn dư luận Việt Nam. Chỉ có một thứ quyền không thể mơ hồ – là quyền sở hữu, chuyển nhượng, mở rộng hoặc cải thiện chất lượng đất đai tùy theo ý muốn của người nông dân – mới có thể xoa dịu nỗi lo sợ của họ. Nói tóm lại, Đảng và chính phủ chịu sức ép phải luật hóa truyền thống làng xã.
John Gillespie – một giáo sư Úc gần đây có nghiên cứu về cách thức các tòa án địa phương ở Việt Nam xử lý tranh chấp về quyền sở hữu – cho rằng còn nhiều ưu điểm khi đi theo hướng trên. Các thẩm phán, theo thông lệ, thường đẩy những người dân kiện tụng đến gặp trọng tài hòa giải, còn trọng tài thì có xu hướng rất mạnh là đề xuất phương án giải quyết dựa trên “lương tri và tình cảm của dư luận” hơn là căn cứ vào văn bản pháp luật. Gillespie phát hiện ra rằng họ làm thế bởi vì hòa giải chắc chắn là có khả năng cao hơn nhiều so với đương đầu cãi vã, trong việc đem lại một kết quả lâu bền cho tranh chấp đất đai.
Đó là giải pháp được hướng đến khi Đoàn Văn Vươn và các nông dân Tiên Lãng khác kháng cáo đối với lệnh của tòa án địa phương buộc họ phải rời khỏi trại cá mà họ đã lao động từ rất lâu và rất vất vả khó khăn để xây dựng nên. Các nông dân cùng với đại diện huyện Tiên Lãng đã nhất trí với cái giải pháp giữ thể diện mà trọng tài đưa ra. Tuy nhiên, chủ tịch huyện và chủ tịch xã của ông Vươn – hai anh em – nuốt lời.
Giấy trắng mực đen, hàng nghìn bài báo về vụ nổ súng ở Tiên Lãng đã xuất hiện trên báo chí Việt Nam, và còn hàng nghìn bài viết nữa được đăng tải trên không gian blog rất sinh động ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa rõ động cơ của quan chức địa phương – những người đòi Đoàn Văn Vươn phải trả lại khu đất đầm lầy cho thuê và cuối cùng đã quyết định thu hồi trại cá của ông Vươn bằng vũ lực.
Quan chức địa phương nói với một cán bộ điều tra thuộc Mặt trận Tổ Quốc rằng họ muốn giúp chính phủ tránh phải trả một khoản tiền đền bù lớn, nếu thực sự một sân bay mới sẽ được xây dựng dọc bờ biển, như đã có tin đồn. Dân làng thì nói, cũng với nhân viên điều tra đó, rằng họ tin là các quan chức muốn kiếm chác bằng việc bán lại trại cá, và quả thật là đã có nhiều người mua xếp hàng sẵn sàng rồi.
Đây là một phép đo xem công chúng nghi ngờ tới mức nào những nguyên nhân bí mật đằng sau việc nhà nước thu hồi tài sản ở Việt Nam, mà chưa một nhà phân tích nào nói ra rằng: các quan chức chỉ đang cố làm điều mà họ cho là luật đất đai khiến họ phải làm.

Nguồn: Asia Sentinel

Asia Sentinel

Luật Đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 4

Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
13-2-2012
Trang trại gia đình bị tàn phá kia có thể đưa đến những thay đổi trong luật pháp Việt Nam.
Đôi khi, một sự vụ gây sốc nào đó sẽ thay đổi tư duy chính trị của một quốc gia. Vụ nổ súng ở Tiên Lãng ngày 5-1 – khi các quan chức cố đuổi một gia đình nông dân khỏi mảnh đất của họ với lý do bịa ra là đã hết thời hạn cho thuê – có thể là tiếng súng thay đổi luật chơi ở Việt Nam.
Các nhà bình luận, viết bài cho những tờ báon nội địa và các blog chính trị ở Việt Nam, bảo rằng cuộc đối đầu giữa gia đình tuyệt vọng kia và cảnh sát – những kẻ kéo đến để cướp lại nông trang của họ – đã khiến cho nhiều người, kể cả các lãnh đạo trong đảng Cộng sản, phải nghĩ khác đi về “vấn đề đất đai”.
Ở đây có thể đã có sự thổi phồng từ phía báo chí. Tuy nhiên, các quyết định của chính phủ vào ngày 10-2 vẫn khiến người ta tin rằng đã diễn ra một sự thay đổi về mô hình.
Năm tuần trôi qua kể từ khi gia đình Đoàn Văn Vươn sử dụng súng hỏa mai và mìn tự chế chống lại lực lượng cảnh sát và quân đội kéo đến cưỡng chế trang trại nuôi cá rộng 20 hecta của họ (xem phần 2 loạt bài này để biết thêm chi tiết). Cánh nhà báo, trích lời những người dân làng không ngại mở miệng, đã đổ xô về hiện trường trong những ngày sau khi vụ nổ súng xảy ra và nhanh chóng đập tan cách giải thích của quan chức địa phương về vụ việc. Các chuyên gia về luật đất đai tuyên bố quan chức không có cơ sở pháp lý nào để thu hồi giấy cho ông Vươn thuê đất hoặc từ chối đền bù cho ông. Một số vị tướng về hưu lên án việc sử dụng quân đội để thi hành lệnh cưỡng chế, các thẩm phán đã nghỉ hưu chê trách việc tòa án cấp huyện bác bỏ kháng cáo của ông Vươn.
Chính quyền ở cấp cao hơn – lãnh đạo TP Hải Phòng và chính quyền trung ương ở Hà Nội – phản ứng khá chậm. Quan chức thành phố dường như hoàn toàn không muốn tìm hiểu gì về câu chuyện Tiên Lãng, và nói chung đều cố ý làm chệch hướng những ý kiến phê phán. Trong khi đó, đoàn điều tra của các bộ và các viện trên trung ương cử xuống đã đem về những báo cáo đáng báo động.
Vào ngày 16-1, chỉ vài ngày trước Tết âm lịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lệnh cho Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng phải điều tra và báo cáo đầy đủ sự việc.
Trong khi đó, giới bình luận trên các báo nội địa và blog chính trị phát hiện thấy một ý nghĩa lớn hơn trong vụ việc. Một cựu phó thủ tướng nói: “Vụ việc ở Tiên Lãng tưởng như chỉ mang tính địa phương nhưng lại rất điển hình, phản ánh nhiều điều đang diễn ra trong cả nước”. Một nhà phân tích khác nhấn mạnh rằng: “có lẽ ít ai ngờ kịch bản khuấy động dữ dội từ Tiên Lãng sẽ như một sóng dung nham tràn lên miền đồng bằng dư luận khắp cả nước”.
Các tác giả bình luận về sự dè dặt của chính quyền. Một số người nhận thấy một ý nghĩa đặc biệt trong việc chính quyền không đưa ra “định hướng chính thức” nào với báo chí – một chỉ dấu cho thấy trung ương muốn vụ Tiên Lãng được bàn thảo rộng rãi. Một số băn khoăn tự hỏi trung ương có đang học từ bài học của Trung Quốc hay không, tìm giải pháp ôn hòa cho cuộc đối đầu kéo dài giữa dân làng và cảnh sát ở Ô Khảm mới cách đây vài tuần không.
Quan điểm thú vị nhất khẳng định có một sự thay đổi căn bản trong nhận thức của chế độ về tâm trạng bất mãn sâu xa với chính quyền địa phương tham nhũng và lạm quyền. Những gì đáng chú ý và được nhớ đến nhiều nhất gắn với lời kêu gọi của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm 2011, đề nghị chỉnh đốn lại hàng ngũ cấp dưới của đảng. Một tác giả viết: Rõ ràng đã có một sự thay đổi về nhận thức, về sự xem lại “lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền”. Các nhà phân tích này dường như đi đến kết luận rằng giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng và có lẽ sẽ thúc đẩy thay đổi thật sự, thông qua vụ Tiên Lãng, để quét sạch nạn lạm quyền ở cấp làng xã, cấp huyện.
Do vậy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thu hút được sự chú ý tuyệt đối khi ông họp báo với các phóng viên, công bố kết luận của Thủ tướng – phê chuẩn ngày 10-2 sau khi Thủ tướng chủ trì cuộc họp cấp cao nhất về vụ Tiên Lãng.
Ông Đam nói, các đại biểu tham dự cuộc họp kéo dài cả ba giờ đồng hồ này đã nhất trí rằng, cốt lõi là sự yếu kém của lãnh đạo huyện và xã trong xử lý vấn đề đất đai. Các quan chức đó đã ra những quyết định sai lầm cả khi cho ông Vươn thuê đất lẫn khi định lấy lại đất. Họ càng sai lầm hơn nữa khi sử dụng vũ lực và muốn xử lý ông Vươn ngay trước Tết âm lịch.
Quan chức địa phương cũng bị buộc tội hình sự vì hành động cho máy xúc phá ba ngôi nhà của gia đình ông Vươn trên mảnh đất của ông, và để cho kẻ trộm vào xúc hết cá tôm trong đầm nhà ông Vươn.
Ông Đam nói thêm, chính quyền TP Hải Phòng đã không điều tra thỏa đáng, không đánh giá trách nhiệm của người làm sai và cũng không cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và công luận. Phải đến báo cáo gần đây nhất của họ, chính quyền Hải Phòng mới tỏ ra quan tâm thích hợp đến mức độ nghiêm trọng và phức tạp của vụ việc.
Ông Đam nói rằng thủ tướng đã chỉ thị cho chính quyền Hải Phòng cho ông Vươn sử dụng lại đất. Họ sẽ phải xem xét sửa chữa những bất ổn về pháp lý và tố tụng trong vụ việc của ông Vươn, để ông Vươn có thể tiếp tục sử dụng đất mà ông được thuê. Ngoài ra, chính quyền Hải Phòng còn phải khởi tố hình sự các quan chức địa phương đã tổ chức phá ba căn nhà trên mảnh đất của ông Vươn. Họ cũng phải xem xét các tình tiết giảm khinh truy tố ông Vươn vì tội cố ý giết người thi hành công vụ.
Cuối cùng, Thủ tướng chỉ thị cho chính quyền Hải Phòng làm rõ ai cho phép quan chức Tiên Lãng theo đuổi mối thù hằn với ông Vươn, và giải thích tại sao sau khi vụ việc xảy ra, lại có sự chậm trễ trong việc xác định các bên vi phạm cũng như chậm báo cáo chính quyền trung ương về kết quả điều tra.
Ông Đam nói thêm rằng, bên cạnh những yếu kém của tầng lớp lãnh đạo địa phương và thành phố, thủ tướng và các đồng sự cũng thừa nhận những vấn đề căn bản trong Luật Đất đai – vốn dĩ đã có nhiều sửa đổi – của Việt Nam. Ông nói, tình trạng của luật hiện nay là rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn, không theo kịp các bước phát triển mới, và là một thách thức đáng kể với những cán bộ địa phương ít được đào tạo về quản lý.
Vì các lý do này, theo ông Đam, bộ chính trị và chính phủ quyết tâm sẽ rà soát lại toàn bộ Luật Đất đai. Liên quan đến việc đó là vấn đề sửa đổi hiến pháp Việt Nam.
Nhìn chung, đây là những điều công luận Việt Nam muốn nghe. Rất hiếm khi nhà nước thừa nhận có vấn đề hệ thống, nhưng, trên thực tế, đó là những gì họ vừa làm. Cho dù bây giờ chính quyền có thể sửa đổi cơ chế cho thuê đất theo hướng minh bạch, rõ ràng hơn hay không, để phòng ngừa quan chức địa phương làm lợi cho họ – đây là chuyện hoàn toàn khác.
Nếu như đây là chuyện đã xảy ra, thì người dân hẳn đã thấy Hà Nội phản ứng theo một cách khác không như vụ việc Tiên Lãng này. Suy cho cùng thì đây là một chế độ do thành phần bào thủ thống trị.  Quá trình ra quyết định nội bộ diễn ra một cách bí mật mà nhân dân không rõ. Đã nhiều năm qua – chẳng hạn vào năm 1997 khi hàng chục nghìn nông dân nghèo nổi dậy chiếm đóng văn phòng đảng ủy xã và tuần hành về thị trấn ở tỉnh Thái Bình – chính quyền không hề ngại phải dùng bạo lực để dập tắt những phản kháng ở nông thôn.
Như một số nhà phân tích đã chỉ ra, có thể ông Trọng, ông Dũng và các đồng sự của họ ở hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đã nghĩ lại về những việc cần phải làm để gìn giữ chấp nhận của dân chúng đối với quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cách xử lý của chính quyền đối với những vấn đề đặt ra sau vụ nổi dậy của gia đình ông Vươn, người chống lại những côn đồ ở địa phương, dường như cho thấy chính quyền đang nỗ lực nhằm nắm bắt và phản ứng phù hợp với ý kiến dư luận.
Ông Trọng – người được bầu làm tổng bí thư đảng một năm về trước – đã gọi việc kiềm chế nạn lạm quyền của các cán bộ đảng ở địa phương là vấn đề sinh tử của chế độ.  Bộ chính trị cũng ý thức rất rõ về những gì người dân Việt Nam mong muốn: ổn định xã hội và phát triển có trật tự, theo hướng tiến đến một hệ thống chính quyền tự do hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn và bao quát hơn. Liệu chính quyền có làm được như thế hay không là điều chưa biết rõ.
Nguồn: Asia Sentinel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét