Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 20/2/2012

Chính trị -Xã hội TT Obama Mời Dân VN Nói Về Việt Khang ( Vietbao) -Obama muốn nghe 2 bản Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai, và vụ CSVN bắt giam nhạc sĩ  —Philippin cứu hộ an toàn 9 ngư dân Việt Nam  (Tintuc)  —-Việt Nam có thể giảm ngay một nửa vụ tai nạn giao thông -TTCT - “Nói thật nhé, đây là một trong những nơi người dân có thái độ lái xe tệ nhất thế giới” – ông Iwata Shizuo, giám đốc Công ty Almec, một chuyên gia về giao thông đã sống ở Việt Nam hơn 15 năm.
Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (VNN)  —Vợ ông Vươn chưa đồng ý nhận nơi ở tạm (TN)  —Nguyễn Ngọc Già – Chị Thương và chị Hiền cần cẩn trọng trước cái bẫy & một cuộc thanh trừng ??? (Danluan)  —HẢI PHÒNG: DÂN ĐÒI ĐUỔI CỔ BÍ THƯ THÀNH ỦY (Nguyenxuandien)  —VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 17: BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐANG ĐÙA VỚI AI? (Nguyencuvinh)  —Tự diệt thân khi lừa các bô lão (Culangcat)  –NẾU ĐÚNG NHƯ ĐƠN TỐ CÁO NÀY THÌ KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI (Văn công Hùng)  —Về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng – Bà Thương không đồng ý chỗ ở mới (SGGP)   —Kẻ xấu phá hoại bàn thờ nhà ông Vươn (Danviet)—– Mấy bữa trước BS có nhắc tới chuyện tờ báo mang danh “đại biểu của dân” mà cả tháng trời không có một tin bài nào về vụ Tiên Lãng, thì bữa nay vô coi thử, thấy có thêm đúng một tin về kết luận của Thủ tướng. Không biết đám nhà báo “ăn hại đái khai” của tờ nầy ngồi đó ăn (bằng) tiền của ai? (Anhbasam)  —- Bữa qua độc giả HTT email cho biết: “Sáng nay Truyền hình An ninh, khoảng 8-9 giờ, có đưa tin một vụ tương tự còn trắng trợn hơn vụ Tiên Lãng, cách đây đã 10 năm, có đưa ảnh quyết định có chữ ký của ông Thành, Bí thư Hải Phòng (lúc đó là Phó Chủ tịch TP), tra google thì ra cái này: Hành vi xem thường pháp luật (CATP, 8/12/2011)  –  Cát Hải, Hải Phòng: Hành vi xem thường pháp luật (Kỳ 2). Nạn nhân của vụ việc là “những người lính, thương bệnh binh trở về sau chiến tranh”. (Anhbasam)
Kiến nghị xử nghiêm Bí thư thành ủy Hải Phòng - Báo Đất Việt/BM
Nói lại với tướng Cương về giám sát quyền lực Đảng (TVN) -Sau khi đăng tải cuộc trò chuyện với thiếu tướng Lê Văn Cương, trong đó tướng Cương có đề xuất một số giải pháp về tổ chức để giám sát quyền lực của Đảng, Tuần Việt Nam nhận được bài trao đổi của tác giả Hà Tuấn Trung, nguyên là Ủy viên UB Kiểm tra Trung ương khoá VII. Để rộng đường dư luận, cung cấp thêm góc nhìn, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết:   —Chất vấn trong Đảng, cần làm ngay! (TN) -Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, ông Vũ Mão nói về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4.
Viện phí tăng không đủ tăng lương cho bác sĩ (VNN)  –Đủ kiểu phạm luật (NLĐ) -Người lao động không được doanh nghiệp tham gia BHXH hoặc tham gia BHXH không đúng, cho nghỉ việc trái luật và không trả tiền lương  —Những dự án đỗ xe… biến mất (TN) -Có quy hoạch bãi đỗ xe từ rất sớm nhưng triển khai nửa vời khiến Hà Nội rơi vào cảnh thiếu trầm trọng nơi đỗ xe. Kết quả, thành phố vẫn đang loay hoay “sửa sai” với một loạt dự án mới trên giấy.
  Ngộp với “sắc màu” công vụ (TN) -Trung tâm TP.HCM luôn là khu vực trọng điểm về tình hình an ninh trật tự nên nơi đây, nhiều lực lượng tập trung cùng lúc để làm nhiệm vụ. Những lực lượng này đôi khi khiến khu trung tâm có vẻ như tồn tại quá nhiều sắc phục.
Nước mặn sẽ xâm nhập sâu 50 – 70km  (SGTT)  —Trung Quốc không thể đứng trên luật pháp quốc tế (Lê văn Út)  —Vụ tân Viện trưởng VKSND Cần Giuộc bị tố cáo nhận hối lộ: Đối chất với các bị án và người liên quan (SGGP)
Các chuyên gia mừng khi Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về… ICTNews -Baomoi – Cộng đồng CNTT-TT Việt Nam được “hâm nóng” bởi tin vui Thủ tướng sẽ là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT. Cơ hội phát triển nhiều đột phá mới đang được…
Khi dân cày có thêm… casino! – VEF - Baomoi – Các đề xuất đầu tư Casino luôn là một tổ hợp dịch vụ, giải trí hàng tỷ USD, tốn hàng trăn ha đất. Trong khi đó, hiệu quả từ các casino thử nghiệm…

Kinh tế
Thuế nilon có thực sự hiệu quả? (RFA)  —Các Chủ Tiệm Vàng VN Lo Sợ: Gom Vàng sẽ Kém Hiệu Quả (Vietbao)  —Huy động vàng: Dân lo ‘nay mở mai cấm’ (VEF)  —Tăng lãi suất huy động vàng (NLĐ)   —Giá vàng tuần này dự đoán sẽ tăng (VTC News)
Thời gian không đợi người nơi chân cầu (TVN) -………..cuộc hội thảo có sự tham gia của hầu hết đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn, việc phải xong tất cả các đề án tái cơ cấu của tất cả các tập đoàn, Tcty ngay trong quý 1 đã rất yếu tính khả thi: trung bình 2 ngày một đề án…vì riêng số tổng công ty lớn phải gửi đề án là 21 đơn vị mà thời điểm này đã là giữa tháng 2……..
Nói và làm: Đầu tư phong trào, chết theo dây chuyền (VEF)  –Xin miễn thuế để cứu cho tàu Hoa Sen (VEF)  —Những ngân hàng được phân loại đầu tiên (TN)  —Các hãng tàu đồng loạt tăng giá cước (TN)  —Thương lái Trung Quốc vẫn thu mua hải sản trái phép  (SGTT)  —Xin miễn thuế giá trị gia tăng cho tàu Hoa Sen  (SGTT)
Báo Tin tức /BM -Giá vàng châu Á đi lên trong phiên đầu tuần

Văn hóa – Giáo dục
Học sinh lớp 8 giết người: Tại ai? (VNN)  —Dạy trẻ kiểu Nhật, những chuyện đáng nhớ (VNN)  –Đổi lại giờ học: Trường bớt khó, học sinh bớt khổ (VNN)  —Hoa đường tùy bút, tâm tình kẻ sĩ thời loạn (VNN)  –80% SV nam không chấp nhận vợ đánh mất cái “ngàn vàng”? (VNN)  –Nghiện internet khiến não biến đổi như nghiện ma túy (VNN) -Đó là kết luận công bố của một công trình nghiên cứu trên Tạp chí PloS ONE
Trẻ em nhiễm xạ do ĐTDĐ gấp đôi người lớn (VNN)  –Công khai vi phạm quyền tác giả (TN)  —Chuyện gian dâm khủng khiếp của các bà hoàng Việt (VTC)  –Việt Nam có 23 triệu người dùng internet  (SGTT)

Thế giới
Đặc sứ Mỹ đến Israel thảo luận về vấn đề Iran (VOA)  —Iran ngưng bán dầu cho Pháp, Anh (VOA)  —Iran thông báo đàm phán với LHQ và Đức (RFA)   —Liệu có xảy ra thế chiến III ? (NLĐ) -Chiến tranh ngầm Israel-Iran đã bắt đầu công khai. Liệu cuộc chiến này có dẫn đến một cuộc chiến toàn khu vực, thậm chí thế chiến III?
Lực lượng chính phủ Syria ngăn chặn thêm các vụ biểu tình (VOA)  —Thương Gia Faisal al-Qudsi: Chế Độ Assad Tan Rã Từ Từ (Vietbao)  –Algeria: Tịch 1 Thu Kho Phi Đạn Xâm Nhập Từ Libya (VB)   —Mexico: Bạo loạn trong tù, 20 người thiệt mạng (VOA)  —Dân nổi loạn trước cuộc biểu quyết về tiền cứu nguy cho Hy Lạp (VOA)  —Thêm một người Tây Tạng tại Trung Quốc chết vì tự thiêu (VOA)  —Trung Quốc thiệt hại 112 tỉ USD vì ô nhiễm môi trường  (SGTT)
Long hổ tranh hùng (BBC) -Trung Quốc tăng đầu tư vào hải quân với tham vọng cạnh tranh với Hoa Kỳ.  –Mỹ vẫn bối rối sau chuyến thăm của Tập Cận Bình (VNN)  —Sẽ có tổn thương nếu quan hệ Mỹ – Trung xấu đi (TVN)  —Tổng thống Philippines đang kiếm một nửa của mình (RFA)  —Miến Điện nên nắm bắt cơ hội phát triển (RFA)  —Al-Qaeda đang yếu dần ở Đông Nam Á (RFA)  —Hàn – Mỹ tập trận bất chấp đe dọa của Triều Tiên (NLĐ)
Tamnhin.net /BM -Tham vọng viễn dương của hải quân Trung Quốc  —Triều Tiên cảnh báo sẽ pháo kích đảo Hàn Quốc  – Pháp luật & Xã hội /BM- Quân đội Triều Tiên hôm qua cảnh báo sẽ pháo kích vào các đảo Hàn Quốc, nếu cuộc tập trận chung Hàn Quốc-Mỹ ngày 20/2 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của miền Bắc.


Bãi xe tự phát nở rộ, đua nhau “chặt chém” (VNN)  —Nam sinh viên hành động cuồng dại vì bị phụ tình (VNN)  —Cấm cởi, cấm hở, cần “trảm” để làm gương? (VNN)  —Thầy bói cầm nhang đánh chửi khách là… “cave” (VNN)  –Cho vay nặng lãi… hỏi cách thưa kiện ra tòa (VNN)
Bị kỷ luật, phó chánh án tự khen và được nâng lương (NLĐ) chuyện “quái” và lối “biện hộ” của quan xứ ta- Ngành Tà áo đen mà thế này ,,,thì nát bét là phải!!!!  —Đề nghị truy tố một thanh tra xây dựng (TN)  —Truy bắt côn đồ, “hiệp sĩ” gặp nạn (NLĐ)  —Khó kiểm soát thịt bẩn, thịt thối (NLĐ)  —Hai chị em sinh viên quật ngã 2 tên cướp (NLĐ)
Đi tắm biển vắng, bị 7 yêu râu xanh làm nhục (NLĐ)  —Xe lật dưới chân đèo bẹp dúm, 5 người thương vong (VTC News)   —Thực hư những đường link từ thiện  (SGTT)  —Súng hoa cải tràn lan vùng duyên hải (DV)
Cap tuyet le sieu goi cam thach thuc Ferrari    Cặp tuyết lê siêu gợi cảm thách thức Ferrari  – VnMedia /BM- Nếu phải lựa chọn giữa “ngựa chiến” Ferrari và người đẹp cực “nóng” dưới đây, liệu cánh mày râu sẽ nghiêng về bên nào?
Nguoi yeu Sinclair khoe nguc lo lieuPhong cach cong chua cua Anne Hathaway  Phong cách công chúa của Anne Hathaway – 24h.com.vn /BM- Hấp dẫn, trẻ trung, thông minh lém lỉnh nhưng cũng có lúc thì gợi cảm đến mê mẩn. Anne Hathaway, nữ diễn viên trẻ tuổi tài năng được ông hoàng thời trang Ý Valentino yêu…



Đụng Độ Sinh Tử Giữa Tay Bắn Tỉa Mỹ & Nữ Xạ Thủ VCTrúc Giang MN (Vietbao)
Hà Sĩ Phu – Hãi hùng “sở hữu toàn dân”! (Danluan)
Chuyện nước Đức và một tổng thống phải từ chức (Boxitvn)
Nhà nào của các anh? – thăm Bùi Hằng lần thứ 5 (Quechoa)
Văn hoá nhân và vật
Hàn Lệ Nhân (Danlambao) – Tạo hoá sinh ra bao nhiêu chủng loại người, có bấy nhiêu chủng loại vật và loài người đối xử với loài người ra sao, loài vật đối xử với nhau y như vậy (1). Đã có bao nhiêu người sống trên xương máu và đời sống của những người vô tội: Có những kẻ như cọp, luôn luôn tàn bạo và độc ác; có những kẻ như sư tử với chút vẻ ngoài rộng lượng; có những kẻ như gấu, thô tục và tham lam; có những kẻ như sói, chiếm đoạt và tàn nhẫn; có những kẻ như chồn, sống bằng nghề chính là lừa bịp.

“Nguyên” cú nói là sao

Việt Hoàng (Danlambao) – Khoảng 10 năm trở lại đây chúng ta hay nghe và thấy nhiều “cựu” lãnh đạo “tối cao”, “nguyên” công thần “tối thượng” trong đảng CS nói về các thói hư tật xấu trong bộ máy cai trị một cách thẳng thắn, minh bạch trên các cơ quan truyền thông, báo lề đảng và cả đài báo hải ngoại. Các vị đó nói, các vị đó chửi bao nhiêu thứ là quan liêu, là bao cấp, là không hợp thời đại. Các vị đó nói Lê văn Tám là trí tưởng tượng của thằng nào đó, Bô xít tây nguyên rất có hại cho quốc phòng, cho Trung Quốc thuê hơn 300.000km2 rừng biên giới là rất ngu…

Diệt ác

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Đối với bọn nầy không thể nói. Phải dùng sức mạnh mới thành công. 80 triệu người là sóng thần biển lửa. Sẽ cuốn phăng thiêu rụi bọn tham tàn. Im lặng là đầu hàng. Than van là hèn nhát. Nắm tay nhau hát khúc nhạc Việt Khang. Hãy lên đường với tinh thần Hà Vũ. Hãy hành động với khí thế Văn Vươn. Đi, ta đi, đi khắp phố khắp phường. Tiêu diệt hết lũ phường gian ác. Rồi ngày mai mặt trời sẽ khác…

Không chỉ: Đoàn Văn Vươn!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Không chỉ duy nhất anh em ông Đoàn Văn Vươn phải đứng trước vành móng ngựa, không ít người có cùng nhận xét này. Nếu nhà nước khẳng định: Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp Luật và cho rằng lòng người đã yên ả sau những ngày “dậy sóng” bởi cơn lốc cưỡng chế ao đầm trái pháp luật, nhà tan, cửa nát, súng nổ, máu rơi ở Vinh Quang, Tiên Lãng vừa qua thì công lý vẫn còn bị chà đạp.

Nhà nào của các anh? – thăm Bùi Hằng lần thứ 5

Phương Bích Vì đoán họ sẽ không dẫn Bùi Hằng ra theo đường cũ (hèn thế!), nên tôi miệng thì nói chuyện, nhưng mắt vẫn không rời khỏi khu vực đằng sau nhà thăm nuôi. Thấp thoáng thấy có bóng người xuất hiện cùng với màu áo của công an tít từ đằng xa, tôi bắt đầu kêu: Hằng kia rồi! Con bé Cải lập tức trèo vội lên cái hàng rào có chấn song bởi tuy hàng rào thấp, nhưng vẫn là hơi cao so với con bé. Nghe thấy tiếng tôi và bé Cải gọi Hằng, mọi người lập tức áp sát hàng rào.

“Nói phá lều không chỉ là phá lều” hay sợ hội chứng đám đông?

Đông Hải Long Vương Ngày 18/12, trên blog nguyencuvinh có đăng bài “Chúng nó phá nát lều ở tạm và bàn thờ tại nền nhà anh Vươn“, ắt hẳn nhiều người theo dõi sự kiện Đoàn Văn Vươn hơn 1 tháng qua càng thêm bức xúc với những người đã gây ra chuyện đó? Những ai đã thương cảm với gia đình ông Đoàn Văn Vươn càng thêm thương cảm hơn!

Thật là buồn

Phục Hưng hà nội (Danlambao) - Hai tầng bỗng chốc tan hoang. Dựng lên lều tạm, để mà qua xuân. Nào ngờ quân đểu hại dân. Chủ nhà đi vắng, nó… nhân phá lều. Bàn thờ tạm, ở trong lều. Nó thù nó hận, nó liều quăng ao. Để rồi xem nó làm sao…

Niềm tin vào Đảng sẽ sụp đổ theo nền kinh tế

Vinashin vẫn tiếp tục vay tiền ngân hàng Phát triển Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Rốt cục thì tập đoàn Vinashin vẫn thoi thóp tồn tại dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Năm nay đã là năm 2012, tính từ lúc công bố số nợ khổng lồ của Vinashin thì đã được gần 2 năm mà tập đoàn này chưa làm ra gì có lãi, có khi còn lỗ thêm. Nhưng do nhiệm vụ chính trị quái gở nào đó được Đảng giao, chúng vẫn phải tồn tại chứ không phải phá sản như hơn 50.000 doanh nghiệp tư nhân đã phá sản trong năm 2011.

Tổng hợp tin
 
Chính trị – Xã hội
Mất đất, không được đền bù còn bị sách nhiễu  (RFA) -Sau khi đến văn phòng chính phủ tại số 210 Võ Thị Sáu để kiến nghị yêu cầu giải quyết đất đai bị nhà nước cưỡng chế nhưng không đền bù thỏa đáng, một số người trở về nhà đã bị chính quyền địa phương sách nhiễu.
Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (Phần 1)(RFA)  —Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (Phần 2) (RFA)
Thác Bản Giốc  Hình: Wikimedia commons – Mike Williams
Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần I) (VOA)
Bà Bùi Thị Minh HằngBà Bùi Hằng ‘vẫn tuyệt thực’ (BBC) Tin nói người phụ nữ đang được các tổ chức quốc tế quan tâm ‘vẫn tuyệt thực’ trong trại cải tạo.  –Kêu gọi Thủ tướng (BBC) -Blogger trong nước kêu gọi Thủ tướng trực tiếp về Tiên Lãng để xử lý rốt ráo vụ Đoàn Văn Vươn
Cuộc chiến VN qua ống kính Don McCullin (BBC)
Triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam của Don McCullin 
Một góc triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam của Don McCullin tại London
TÍNH NGƯỜI VÀ TÌNH NGƯỜI (jasminevn)   –TÂM SỰ CỦA BÁ KIẾN (Minh Tâm -Culangcat) Anhbasam– Phỏng vấn LS Trần Đình Triển: ‘Điều tra ai dỡ bỏ bàn thờ nhà ông Vươn’   –   (BBC). Mời bà con bấm vào đâynghe audio.

Phá nát, đập ban thờ tại lều nhà ông Đoàn Văn Vươn (GDVN)  —Vụ Đoàn Văn Vươn: Tiên Lãng phải sửa sai như thế nào? (GDVN) -Kết luận về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Thủ tướng yêu cầu TP.Hải Phòng làm thủ tục cho ông Vươn sử… xin “kiểm điểm nghiêm khắc và khắc phục sửa chữa”….cứ như thế là xong phim!?  —Cưỡng chế ở Hải Phòng: Trách nhiệm người đứng đầu (GDVN)  –Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn phạm tội gì?  (NLĐ) -Căn cứ vào những hành vi trong thực tế ông Vươn đã thực hiện thì chỉ có thể buộc tội ông Vươn theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. UBND huyện Tiên Lãng lạm quyền  —UBND xã Vinh Quang bố trí chỗ ở cho gia đình ông Vươn (TT) có hay không???
Bi kịch dân kiện quan đòi đầm (TN) -Dồn hết tâm sức của cả gia đình vào làm đầm ở Tiên Lãng, để rồi cuối cùng, ông Lê Đình Thảo (SN 1955) đã ra đi tức tưởi sau vụ kiện không thành.
Tiên Lãng phải sửa sai như thế nào? (TN) -Kết luận về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Thủ tướng yêu cầu TP.Hải Phòng làm thủ tục cho ông Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của luật Đất đai. Việc này sẽ được thực hiện như thế nào?
Tàu cá VN bị Malaysia bắt (TN)  —Cụ ông 84 tuổi đi nhặt đinh để làm từ thiện (GDVN)  —“Chấn hưng văn hóa bằng tinh thần Hòa giải và Yêu thương” (TVN)  —Đây biển Việt Nam: Ngày hội Diên Hồng của lòng yêu nước (VNN)  —Việt Nam xây nhà cho quân đội Angola trị giá 3 tỷ USD (VNN)


Đức bắt đường dây đưa người, gồm cả 4 người Việt (Vietinfo) -Sau cuộc đột kích ngày 15.2 tại bang Thüringen, Đông Đức, cảnh sát đã phá được đường dây đưa người lớn, có cấu kết với công chức nhà nước, trong đó bắt giữ bốn người Việt độ tuổi từ 29 đến 48.  —-Kỹ sư gốc Việt rạng danh ở Ford toàn cầu (Vietinfo) -Được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu là thành quả từ niềm đam mê xe hơi của Tăng Thái Hậu, kỹ sư trưởng phát triển Mustang 2005.
Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn ThànhDân đòi “cách chức” Bí thư Hải Phòng (BBC) Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành bị phản đối và đòi cách chức trong một cuộc giao lưu của ông với cán bộ, đảng viên lão thành.  “Dưới làm thì trên cũng phải kiểm tra”(BBC) -Một trong các đảng viên, cán bộ lão thành của Hải Phòng mới ký đơn vào kiến nghị gửi Bộ Chính trị đòi xử lý “kỷ luật” Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói với BBC ông tin rằng chính quyền Trung ương phải có vai trò trong việc giám sát, kiểm tra việc điều tra, xử lý và thực hiện ý kiến của Thủ tướng trong vụ Tiên Lãng.- PV. Đại tá Lê văn Thinh cán bộ hưu ở Hải Phòng.  —Vụ Tiên Lãng và vấn đề “pháp luật qua điện thoại” (BBC)  —Câu chuyện ruộng đất (NV- Lê Phan)
Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân vụ ông Vươn (VTC) – Bên cạnh việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ huyện ủy Tiên Lãng, Ban Thường vụ huyện ủy tiến hành đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng uỷ xã.
Vợ con ông Vươn được bố trí ở tạm nhà công vụ (VnEx)

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh g̣ặp đại diện thương mại Mỹ Ron KirkPhó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến Harvard (BBC) Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có một chuyến đi ‘học hỏi’ đến Mỹ và vận động cho các lợi ích kinh tế Việt Nam  –Phản biện để xây dựng và đổi mới (TVN)

Dịch vụ thuê xe đạp và vấn đề giao thông tại Việt Nam (VnEx) -Hiện nay trên thế giới, tại các thành phố lớn người ta đang tìm cách giảm bớt ôtô, xe máy để giảm gây ô nhiễm. Trong khi đó tại Việt Nam mình và một số quốc gia chậm phát triển lại mong muốn thay đổi chiếc xe đạp để có được xe gắn máy hay ôtô.>>>Những việc cần làm ngay để giảm ùn tắc
Cái nghĩa của người lãnh đạo (TN) -Thực tế đã và đang cho thấy tình trạng quan liêu trong Đảng và chính quyền đã khiến ở nơi này nơi kia, Đảng không còn gắn bó máu thịt thật sự với nhân dân. Đang có một hố ngăn cách giữa dân với Đảng và chính quyền.
Kinh tế
Tăng phí trước bạ ôtô, kho bạc có tăng thu? (VEF) –Từ 1/9, phí trước bạ ôtô lên tới 20% (VEF)  —–Casino và lựa chọn của Việt Nam (VEF)—Casino và lựa chọn của Việt Nam (Vietinfo) -Nếu được chấp thuận cho đầu tư, nhiều khả năng sắp tới Việt Nam sẽ đón nhiều dự án casino với số vốn lên tới hàng tỷ USD.
Cấm nhập máy móc Trung Quốc đối với 18 ngành nghề (VNN)  —Tranh chấp 40 tỷ đồng, Agribank thua kiện DN (VNN)  –Đến 2015 TQ cũng chưa bắt kịp VN về Internet mobile (VTC)
Các ngân hàng thương mại ồ ạt công bố giảm lãi suất (VTC News)  —Càng kêu giá sữa càng tăng (VTC News)  —Lãi suất Vietcombank vừa giảm, vừa… tăng (VnEc)  –Bể hụi bạc tỉ, xóm nghèo điêu đứng (TN)
Thế giới
EU bắt đầu nới lỏng cấm vận với Miến Điện (RFA)  —Nữ TT Thái coi trọng chính sách hòa giải dân tộc (RFA)  –Iran đưa tàu chiến tới Địa Trung Hải (RFA)  –Chiến hạm Iran băng qua Kênh đào Suez (VOA)  —Anh lo ngại Iran gây ‘chiến tranh lạnh’ (BBC) -Ngoại trưởng Anh, William Hague cảnh báo Iran có thể khởi động một cuộc “chiến tranh lạnh” mới.  –Chiến hạm Iran tiến vào Địa Trung Hải, Israel cảnh giác (RFI)
Pakistan: đánh bom làm 31 người thiệt mạng (RFA)  —Pakistan: Đánh bom tự sát giết chết 32 người (VOA)  —22 vị Tân Hồng Y được tấn phong (RFA)  —Vatican : đấu đá bè phái bị báo chí phanh phui (RFI)  —Chính phủ Syria nổ súng vào đám tang làm 50 người bị thương (RFA)  —Syria tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, cuộc đàn áp tiếp tục (VOA)  –Đặc sứ Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên ở Syria chấm dứt ngay bạo lực (RFI)  –Máy bay không người lái Mỹ vào không phận Syria (NLĐ)
Một tăng sĩ Tây Tạng tự thiêu trên đường phố Daofu, hay Tawu, Tây Tạng (ảnh tư liệu ngày 3 tháng 11, 2011) Thêm một tăng sĩ Tây Tạng thiệt mạng sau khi tự thiêu (VOA) -Hôm qua, Trung Quốc bắt giam hàng trăm người Tây Tạng khi những người này từ Ấn Độ về nước  —Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu phản đối Bắc Kinh (RFI)
Người Nam Triều Tiên phản đối TQ buộc hồi hương người miền Bắc tỵ nạn (VOA)  –Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị của Seoul cho các gia đình bị ly tán được gặp gỡ (RFI)  —Bắc Hàn từ chối nối lại đàm phán đoàn tụ (RFA)   —Một người bị bắt vì định đánh bom quốc hội Mỹ (VOA)  —TT Obama kêu gọi tưởng thưởng cho các nhà sản xuất tạo ra việc làm  (VOA)
Nga: Hàng vạn người biểu tình ủng hộ Putin (VOA)  –Latvia trưng cầu dân ý về tiếng Nga (RFI)   —Cựu Chủ tịch IMF lại bị thẩm vấn (VOA)  —Ai Cập định ngày xử các nhà hoạt động người Mỹ (VOA)  —Hội chợ hàng không Singapore (BBC)
Phá đường dây giả mạo trái phiếu Mỹ  (BBC) -Công tố viên Ý phá nhóm tội phạm làm giả trái phiếu Mỹ để giá tới 6 ngàn tỷ đôla.  —Hồng Kông điều tra về vợ ứng cử viên lãnh đạo hành pháp (RFI)  —Cuộc giải phẫu tim Nhật hoàng Akihito thành công (RFI)
Bộ phim của Italia đoạt giải nhất tại Berlin (VOA)  –Có gì bên trong 5 căn phòng Tổng thống xa xỉ nhất nước Mỹ? (GDVN)  —“Radar mới của Trung Quốc dễ dàng do thám máy bay F-35” (GDVN)


Kinh tế Syria ‘qùe quặt vì cấm vận’ (BBC)  —Tang lễ ca sỹ Whitney Houston (BBC/ xem)  —Whitney Houston sẽ được chôn cạnh mộ cha ở New Jersey  (VOA)  —Latvia nói ‘không’ với tiếng Nga (BBC)  —Nga: Phe thân và chống Putin vẫn « đọ sức » trên đường phố (RFI)  —Dân Nga lại biểu tình đòi bầu cử tự do  (VOA)
Carnival ở Rio de JaneiroLễ hội Carnival ở Rio de Janeiro (BBC) Người dân Rio de Janeiro, Brazil, xuống đường vui lễ hội Carnival trong suốt năm ngày liền.
Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen (RFI)  —Trung Quốc bắt giam một nhà văn Tây Tạng (RFI)  —Trung Quốc bắt giữ một nhà văn Tây Tạng (RFA)  —Trung Quốc tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động Tây Tạng (VOA)  —Thêm một tăng sĩ Tây Tạng thiệt mạng sau khi tự thiêu (VOA)  –Trung Quốc trỗi dậy, Ấn Độ tăng tốc (TVN)  —Hồng Kông : Ứng viên thân Bắc Kinh mất uy tín, Trung Quốc đau đầu (RFI)  —Pháp triển lãm ảnh của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị (RFI)
Tập trận Mỹ-Hàn, Bình Nhưỡng lại dọa nạt Seoul (RFI)  –Bắc Triều Tiên dọa trả đũa cuộc diễn tập của Nam Triều Tiên  (VOA)  —Miến Điện: Một nhân vật tiêu biểu của “Cách mạng áo cà sa » sẽ phải ra tòa (RFI)  –Một nhà sư Miến Điện bị truy tố (RFA)  —Mối bất an cho thế giới: Chương trình nguyên tử Iran (NV)
Anh và Mỹ gây sức ép lên Israel để tránh chiến tranh với Iran (RFI)  –Giới chức an ninh cao cấp Mỹ gặp Thủ Tướng Israel  (VOA)  —Mỹ dùng máy bay không người lái giám sát các vụ đàn áp tại Syria (RFI)  –Ai Cập triệu hồi Đại sứ tại Syria về nước (VOA)  –Trung Quốc đổi ý, ủng hộ Liên Ðoàn Ả Rập về Syria (NV)
18 người thiệt mạng trong vụ tấn công tự sát ở Iraq (VOA)  —Bom nổ giết chết 6 dân quân bộ tộc ở Pakistan (VOA)  —-Phim Hungary chống nạn bài xích người Tzigane đoạt giải Gấu Bạc tại LHP Quốc tế Berlin (RFI)  –Hỏa hoạn thiêu rụi một ngôi chợ ở Honduras (VOA)  —Biệt thự ‘khủng’ của trùm tư bản Nga giữa New York (VNN)
500.000 thùng dầu mỏ Iran chảy sang Trung Quốc mỗi ngày (VTC News)  —Iran lại mở cuộc tập trận quy mô lớn trên sa mạc (VTC News) – Bắt đầu từ hôm nay (19/2), lục quân Lực lượng cách mạng hồi giáo Iran sẽ tổ chức tập trận mang tên Dawn tại vùng sa mạc trung bộ và tỉnh Yazd.
Hội chứng chơi nổi của giới nhà giàu Trung Quốc (VnEx)  —Nghi án bán nội tạng trẻ em ở Trung Quốc (TNO)  —Air Australia phá sản, hành khách điêu đứng (TN)
Xe cán chó chó cán xe
Chiêm nghiệm tử vi hàng ngày của bạn – Chủ Nhật ngày 19/2/2012 (GDVN)  —-Lo sa ngã, mẹ Việt hướng dẫn con gái 14 tuổi uống thuốc tránh thai (GDVN)  —Khi nữ sinh tôn sùng chủ nghĩa ‘sòng phẳng’ (GDVN)  —Ghê rợn với những sát thủ máu lạnh tuổi “teen” (GDVN)
Cà Mau: Không cho cưới, đôi đồng tính nữ “dọa” tự tử (GDVN)  —Bi hài chuyện cô giáo đã “ăn vụng” còn “vạch áo cho người xem lưng” (GDVN)  –Đã bắt hung thủ giết người dã man tại tiệm vàng ở Thường Tín(GDVN)  –TPHCM: Xe máy dừng trên đường cháy nổ kinh hoàng (NLĐ)
Tai nạn giao thông làm 3 người chết, 3 người bị thương (NLĐ)  —Phát hiện xác chết cạnh quán cà phê (NLĐ)  –Bắt 6 nghi can người nước ngoài dùng thẻ tín dụng giả (TT)
Em trai phó trưởng công an mở quán múa thoát y -ÐỒNG NAI 17-2 (NV) -Không biết có phải được cái dù che của ông an là phó trưởng công an thị xã, ông Nguyễn Văn Dũng, mở quán Karaoke Tư Dũng ở thị xã Long Khánh có cả dịch vụ thoát y vũ, một hoạt động bị cấm tại Việt Nam.
3 vũ nữ bị bắt quả tang khi đang biểu diễn thoát y tại quán 14 Phan Văn Trị, Hà Nội. (Hình: VietNamNet
Chi tiết lời khai của tên sát nhân cướp tiệm vàng (VNN)  —’Tôi cướp tiệm vàng để lấy tiền trả nợ’ (VnEx)  –10 clip ‘nóng’: Nhìn trộm ngực công chúa (VNN)  –Lại một siêu xe trăm tỷ đồng vừa về đến Việt Nam (VTC)
Về quê thăm vợ bị xe khách tông chết (VTC News)  –Tai nạn liên hoàn, 2 người chết 3 người bị thương (VTC News)  —Những dị vật không tin nổi trong nước giải khát Sprite (VTC News)  –Johnson&Johnson thu hồi 500 ngàn chai siro ho trẻ em (VTC News)  –Tràn lan thực phẩm chức năng uống vào… nhập viện (VTC News)
Chủ chứa mại dâm ‘kiêm bảo vệ’ cho khách ‘mây mưa’(VTC News) – Toàn thuê một nhà trọn rồi tuyển hai gái bán dâm về để “tiếp khách”, mỗi lần có khách y cũng là người cảnh giới và qua mặt công an.>>> Bắt giữ 100 xe máy đua xe trái phép >>>> Bắt đối tượng vận chuyển 2.000 viên ma túy tổng hợp
Xe Piaggio LX bốc cháy khi đang chạy (VnEx) -Trên đường chở hai con đi siêu thị về, chị Nguyễn Thị Hà (Cầu Diễn, Hà Nội) hốt hoảng thấy khói và mùi khét bốc từ dưới gầm xe.
Giả danh công an chiếm đoạt tài sản (TN)  –Lật xe ở đèo Cù Mông, 2 người chết (TN)  —Vào quán cà phê đâu chỉ để uống TT – Giờ đây, với nhiều người trẻ, vào quán cà phê không chỉ để uống mà còn để giải trí, vui chơi và làm những gì mình thích.

BÁ KIẾN THỜI HIỆN ĐẠI

 nguyentrongtao

Chí Phèo – Thị Nở – Tranh Thành Chương
NGUYỄN TRỌNG TẠO

Bá Kiến Thời Hiện Đại

(Tặng… Chí Phèo, Thị Nở)

Khát uống đói ăn mỏi nằm mệt nghỉ
Nay ta đủ đầy mời ngay anh Chí

Bia ngoại rượu tây anh uống tối ngày
Quanh năm suốt tháng vịt tần gà quay

Ăn đẫy uống say sẵn bày nơi chốn
Nhà ta bốn lầu mời anh lầu bốn

Chỉ thương Thị Nở trôi dạt trời Tây
Bán mình nuôi miệng xanh xao mặt mày

Rồi sẽ có ngày thị quay trở lại
Cho anh bốn lầu tha hồ thoải mái!

1990


Nguyễn quang Lập – Chồn lùi sai sách


Quechoa
NGUYỄN QUANG LẬP
Đọc xong bài “Huy động sức mạnh tổng hợp để sớm ổn định tình hình Tiên Lãng(Tại đây!), do pv báo QĐND phỏng vấn ông quan đầu tỉnh Dương Anh Điền, chán như con dán. Chỉ nhác thấy mấy chữ ” sức mạnh tổng hợp” cũ rích đã biết ông Điền nói năng thế nào rồi. Cái ” sức mạnh tổng hợp” được các quan nhai đi nhai lại từ năm 1976 đến giờ vẫn còn nhai không biết chán, nghĩ mà thất kinh. Kinh nghiệm cho hay cứ ông quan nào suốt ngày leo lẻo hết ” phát huy sức mạnh tổng hợp” đến “phát huy nội lực”… thì cầm chắc ông đó không ăn hại cũng đái nát.
Chả cần đọc cũng biết ông Điền và Đảng Hải Phòng của ông phát huy sức mạnh tổng hợp thế nào rồi. Các ông phát huy sức mạnh tổng hợp rất tài. Qua vụ Tiên Lãng thì biết, mặt trận, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ… cả trăm đoàn thể hội hè ở Hải Phòng hết thảy đều im re, còn hệ thống truyền thông Hải Phòng thì hoạt động hết công suất, ra sức kết tội anh em Vươn- Quý và cãi chầy cãi cối về những sai lầm của chính quyền Hải Phòng. Chả cần đọc cũng biết cái sức mạnh tổng hợp mà ông Điền định phát huy là để cho ai, vì ai. Còn khuya mới cho dân vì dân nhé!
Cứ tưởng khi Thủ tướng dơ ba ngón tay lên, nói phải làm kiểm điểm lần thứ ba, quá tam ba bận, chính quyền Hải Phòng phải biết sợ, phen này không thành khẩn thì toi, hóa ra các ông vẫn nhơn nhơn nói năng trơn tuột, như là cục đá vôi nói chứ không phải ông quan đầu tỉnh, một người nhiều chữ nghĩa như ông Điền, nói vậy. Ai không tin cứ  vào đọc bài đã dẫn, xem ông Điền rút ra 5 bài học thì biết. 
Đó là một lối “rút ra bài học” quan liêu và vô bổ mà hầu hết các ông quan thời nay đều  ” rút ra” rất nhanh mỗi khi bại lộ.  Rút ra như thế thì  ngồi tận Cà Mau để rút ra cũng xong, chả cần sống và làm việc ở Hải Phòng.  Ông Điền có thể ngủ đông ba chục năm mới thức dậy rút ra cũng hoành tráng như thường, chả cần mất công huy động sức mạnh tổng hợp như ông nói. Thậm chí chả cần có vụ Tiên Lãng ông cũng rút ra ngon lành, rút ra xong rồi photo vài trăm bản để đấy, khi cần lại rút ra, hi hi.
 Bây giờ mới hỏi rút ra vớ vẩn kiểu đó thì rút ra làm gì nhỉ? Có người baỏ  ông Điền không lơ ngơ đến nỗi phải rút ra mấy món vô bổ ấy đâu. Ấy là ông đang cố đút vào cho các quan huyện, xã Tiên Lãng đấy. Năm cái rút ra của ông cũng là năm cái đút vào tội lỗi mà quan quân dưới trướng ông phải gánh lấy, tức là năm cái chuồn lùi của ông, dân miền tây Nam Bộ thì bảo là chồn lùi.
Nhưng lưới trời lồng lộng ông Điền có mà chạy đằng trời. Bởi vì việc cưỡng chế thu hồi đất anh Vươn là huyện đã xin chủ trương tỉnh, và tỉnh cũng ” đã thống nhất chủ trương”.  Tất nhiên khi huyện xin chủ trương, câu hỏi đơn giản đầu tiên là thu hồi để làm gì? Tất nhiên huyện sẽ trả lời thu hồi để cho người khác thuê. Ông nghe vậy mà ông vẫn” thống nhất chủ trương” thì tội ấy làm sao tha được? Bởi vì tội ấy là tội gốc, là nguyên nhân của tất cả các tội khác trong vụ Tiên Lãng,  ông Điền không thể không biết.
Biết mình có tội mà vẫn rút ra mấy bài học tào lao, chọc tức Thủ tướng và gây trò cười cho  thiên hạ, thế thì chồn lùi sai sách rồi, bớ ông Điền ơi!

PHI LÝ ĐẠO LÝ VÀ PHÁP LÝ


PHƯƠNG HÀ – Quechoa
Vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng sẽ đi vào quên lãng, nếu như không có tiếng Mìn và Súng hoa cải nổ ra từ anh em ông Đoàn Văn Vươn. Điều đó trong gần hai tháng qua những công dân có ý thức trước đời sống xã hội đều nhận thấy qua những chuyển động sau vụ Tiên Lãng, qua Báo chí “Lề phải” “Lê trái”, qua những cuộc trò chuyện trên sân gofl, sân tenniss, bên ấm chè xanh vừa chín, trên bàn tiệc trước giờ khai cuộc. Họ ca ngợi ông Vươn như một anh hùng, họ sỉ vả những tham quan như Hiền , Liêm, Thoại, Ca , họ khen ngợi những nhà cách mạng, tướng lĩnh nói tiếng nói của nhân dân, lo nỗi lo của đất nước. Họ ca ngợi Thủ tướng đã ra tay và có nhưng kết luận, việc làm đúng đắn. Họ làm sống lại lịch sử với vụ án Đồng Nọc Nạn xẩy ra ở Bạc Liêu từ thể kỷ trước, họ đòi hỏi luật pháp phải xem xét phán xử những người như ông Vươn là vô tội vv và vv.
Nói ngắn gọn tôi muốn bàn đến ba cái lý nghe ra không logic lắm đó là Phi lý,Đạo lý và Pháp lý
Phi lý thì mọi người đã khá rõ:
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn được huyện Tiên Lãng cho khai khẩn lấn biển, bao nhiêu công sức, cả máu và nước mắt, mới có được thành quả gần 40 ha đầm ao thành nơi nuôi trồng thủy sản. Hàng trăm triệu đồng con giống thả xuống hy vọng một ngày bội thu bỗng phút chốc thành mây khỏi. Luật nước quy định thế này, quan Tiên Lãng làm thế khác, không phải một hai quan mà cả một bầy quan chủ tịch huyện, chủ tịch xã, quan tòa đều cùng nhau biến không thành có, khiến cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ còn cách dung bình gas làm vũ khí, dùng súng Hoa cải để tự vệ, hy vọng bảo vệ được tài sản của mình trước 100 quân lính trang bị đầy đủ. Cả chó nghiệp vụ mà ngành công an được nhà nước đầu tư từ tiền thuế má của dân để chống tội phạm, cũng được huy đông để cưỡng chế nhà ông Vươn. Nhưng kỳ lạ là ở chỗ, dưới sự chỉ đạo của đại tá Đỗ Hữu Ca, 6 chiến sỹ làm nhiệm vụ lại bị súng Hoa Cải bắn trọng thương, nghe đâu trưởng công an huyện Tiên Lãng trở thành độc nhãn thương binh. Nhà ông Đoàn Văn Quý ngoài vùng cưỡng chế phút chốc thành bình địa, thổ thần di ảnh của ông bà tiên tổ cũng bị vạ lây, trái hẳn với đạo nghĩa mà truyền thống người Việt văn minh quan niệm. Vô lý đến nỗi sau bao nhiêu ngày mà không biết ai là người dùng cả máy xúc ủi nhà ông Quý, quan xã quan huyện chẳng ai dám nhận trách nhiệm. Thủy sản của các gia đình phút chốc bị người lạ đến đánh bắt.  Công an, dân quân xã người được giao nhiệm vụ bảo vệ nói rằng không biết, không hay? Phi lý hơn là lực lượng quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trung với nước hiếu với dân, lại bị quan huyên Lê Văn Hiền điều động đi cưỡng chế dân lành. Đại tá giám đốc công an Hải Phòng ca ngợi vụ cưỡng chế như một trận đánh hợp đồng tác chiến cực đẹp …Vô lý là các báo Hải phòng , truyền thanh, truyền hình phản ánh hoàn toàn trái ngược so với kết luận của thủ tướng chính phủ…Phi lý nối dài phi lý, vụ giết người chống người thi hành công vụ chỉ trong chốc lát được khởi tố các công dân anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giam. Còn các vụ làm trái cố ý làm trái hủy hoại tài sản công dân đến giờ vẫn chưa thấy ai bị khởi tố bắt giam, điều đó buộc người dân lên tiếng đòi hỏi pháp luật cần có sự công bằng.
Đạo Lý Nhiều câu hỏi cần được trả lời ở đây
Các quan ở Hải Phòng từ xã tới Thành phố là đầy tớ của dân, ăn cơm dân mặc áo dân, làm vậy có trái đạo lý không? Họ có biết những người làm ra của cải cho Xã hội bao năm miệt mài lao động mới có được thành quả những ao đầm như ông Vươn đã có công thế nào không? Là “người anh hùng” đất Tiên Lãng đương đầu với thiên nhiên để được như hôm nay, vậy ông có được hưởng thành quả chính mình làm ra hay không? Đạo lý gì mà những người được nhà nước giao cho cầm cân nảy mực thì bóp méo pháp luật, dụ dỗ người dân ít hiểu biết rút đơn chống án để dẫn đường cho quan Tiên Lãng cưỡng chế đầm nhà ông Vươn. Đạo lý nào mà đối với chủ nhân của mình lại dùng lực lưỡng quân đội công an ăn lương dân đàn áp họ. Đạo lý nào mà báo lề phải ăn không nói có lắm sự nhiễu nhương?
Nhưng ở đây cũng có đạo lý thực những người lãnh đạo cựu lãnh đạo tướng lĩnh như các ông Lê Đức Anh, Nguyễn Quốc Thước, Đặng Hùng Võ , những nhà báo có danh và vô danh, những luật gia luật sư ,những nhà thơ nhà văn đã lên tiếng cho sự kiện Tiên Lãng . Có người đã tự nguyện lập quỹ giúp dỡ gia dình ông Vươn, thăm hỏi các quân nhân, công an bị thương, nhiều người tự nguyện gửi đến hàng trăm triệu đồng.  Đạo lý đó sáng ngợi như vầng nhật nguyệt
Bây giờ là Pháp Lý?
Ông Vươn có tội không? Tội gì? Các quan ở Hải Phòng có tội không tội gì? Ai phải được pháp luậtt chế tài?
Có người nói nhà ông Vươn không phạm tôi chống lại người thi hành công vụ vì công vụ đó sai luật. Điều này có thể đúng, nhưng tội “giết người” mà những hành vi anh em nhà ông Vươn thực hiện như đặt mìn ở đây là loại mìn gì? Nếu là bình gas thì không phải là mìn mà phải là thuốc nổ quân dụng như TNT, C4 vv. Ông Vươn không có động cơ giết người nhưng pháp luật bắt buộc ông phải nhận thức được dùng vũ khí nguy hiểm ắt gây chết người. Tuy nhiên tất cả đây là giả định. Nhiều chuyên gia pháp luật nghiêng về giả định này. Còn một việc nữa mà Pháp luật cần xem xét: có cần phải giam hết cả nhà mấy anh em nhà ông Vươn không?  Sao không có một pháp quan nào dũng cảm hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cho những người không phải là chủ mưu càm đầu được về để lo lắng cho gia đình họ, có phải ai cũng phạm tội như ai đâu? Pháp luật yêu cầu sự công bằng , vậy những Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm, Đỗ Hữu Ca bao giờ mới bị sa lưới pháp luật? Chẳng phải  những kẻ cướp tài sản nhà ông vươn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đó ư?
Mấy hôm rày báo chí đưa khá nhiều về vụ Đồng Nọc Nạn xảy ra ở Bạc Liêu của thể kỷ trước thời pháp thuộc, Nhà nước bảo hộ đã tuyên án những người chống lại vụ cưỡng chế, băn chết viên quan Pháp tham gia cưỡng chế Đồng Nọc Nạn trắng án. Đó mới là Pháp luật chân chính.
Phi lý Đạo lý Pháp lý chúng ta hãy chờ xem lúc nào thì có lý!
Tác giả gửi cho Quê choa

Dại dột vu khống báo chí?


Culangcat

Trong khi Thủ tướng khen ngợi và cảm ơn báo chí tại cuộc họp giải quyết Tiên Lãng ngày 10.2 thì mới đây trong cuộc nói chuyện với 500 cán bộ đảng viên trung, cao cấp CLB Bạch Đằng, Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư thành ủy lại vu cho báo chí là ghép ảnh máy xúc. Nếu đó là thật, phía trước con đường của ông Thành mờ mịt bóng đêm.
Theo blog nhà văn Nguyễn Quang Vinh, các cụ bô lão trong câu lạc bộ Bạch Đằng đã biên ra các ý chính. Trong đó quan trọng nhất là các cụ cảm ơn báo chí đã theo sát tình hình sự việc. Tuy nhiên ông Thành lại tỏ quan điểm khác, đối lập báo giới, xem thường báo giới và vu khống báo giới ghép ảnh. Xem thường, phỉ báng sự thật.
Các báo cần củng cố hồ sơ thật chặt để phản hồi câu chuyện vu khống này, bởi không lên tiếng sẽ bị phản ngược lại và hậu quả sẽ khó lường. Riêng câu chuyện nói ghép ảnh là hoàn toàn phỉ nhổ vào những gì dư luận đã lên tiếng. Kẻ môi giới máy xúc là ông Kết đã thừa nhận, kẻ phá nhà là ông Tài lái máy xúc đến làm trong ba giờ, mỗi giờ 500.000 đồng, được trả 1,5 triệu đồng thì làm sao mà vu khống ngược báo chí như thế để làm gì? Vu khống mù quáng, càng đẩy 500 cản bộ đảng viên trung cao cấp vào phẫn nộ. Một sự vu khống để bất tín với nhân dân.
Đến đây lại tội cho ông Thành vì tương phía trước rất mờ mịt.
Cu Làng Cát


Trung Quốc : Đấu đá trước thềm Đại hội Đảng


Ông Bạc Hi Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, trong cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 06/03/2010
Ông Bạc Hi Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, trong cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 06/03/2010
REUTERS
Lê Phước  – RFI
Bạc Hi Lai, Vương Lập Quân, Uông Dương và những tranh chấp, đấu đá nội bộ trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Ông Bạc Hi Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh từng được biết đến như một người tiên phong chống tiêu cực, tương lai ông có vẻ xán lạn bởi có rất nhiều khả năng được bầu vào Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế nhưng, vừa rồi, người được xem là cánh tay phải của ông là ông Vương Lập Quân, phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt. Sự việc xảy đến làm dấy lên nhiều lời đồn đại về việc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội 18 của Đảng, dự kiến diễn ra vào mùa thu năm nay. Tạp chí Courrier International quan tâm đến nhân vật đang lên có nguy cơ vụt tắt Bạc Hi Lai qua bài viết dẫn lại của tờ Financial Times với hàng tựa : « Những lo âu lớn của ông hoàng tử cộng sản ».
Năm 2010, trên cương vị là bí thư thành ủy Trùng Khánh, thành phố lớn thứ tư của Trung Quốc, ông Bạc Hi Lai được báo chí ca ngợi là một người hùng chống tội phạm. Nhiều quan chức thoái hóa biến chất tại nơi ông quản lý đã bị bắt. Chiến dịch của ông đã tạo nên tiếng vang mạnh mẽ trên toàn quốc. Ông được xem là người thấm nhuần tư tưởng Mao Trạch Đông, có hoài bão xây dựng một xã hội được xem là ít nhũng nhiễu như xã hội thời họ Mao.
Tờ báo cho rằng, ông Bạc là một người có tài thu phục nhân tâm, ông đi theo chủ nghĩa dân túy mang màu sắc Trung Hoa. Con đường mà ông đi có thể sẽ dẫn đến sự thăng hoa của một thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc, một thế hệ lãnh đạo ít cứng rắn hơn và cởi mở hơn.
Vốn là con của một nhân vật cao cấp thời cách mạng, ông Bạc Hi Lai tiến rất nhanh trên hoạn lộ. Ông bắt đầu được chú ý đến từ những năm 1990, khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban thành phố Đại Liên, rồi về lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh, sau đó năm 2004, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Thương mại. Trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, hai người đồng chí cùng thời với ông là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã vào được Bộ Chính trị, còn ông Bạc thì được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố đang trên đà phồn thịnh.
Có người cho rằng, ông Bạc bị các đối thủ trong Đảng tìm cách bổ nhiệm ở nơi xa chóp bu của Đảng. Nếu điều đó đúng, thì không ai có thể ngờ rằng, từ nơi bị lưu đày, ông Bạc đã trở nên nổi tiếng hơn. Ông Bạc Hi Lai được lòng dân đến mức có người cho rằng trong kỳ Đại hội sắp tới, ông sẽ được bầu vào Bộ Chính trị và có thể còn hơn nữa. Trên nền trời tươi sáng đó, bỗng đâu giông bão ập đến, đó là vụ xì căn đan liên quan đến người được xem là cánh tay phải của ông.
Có phải ông Bạc Hi Lai đã bị phản bội ?
Đi sâu vào chi tiết của rắc rối này, Courrier International có bài « Người đàn ông sạch sẽ nằm trên tấm chăn bẩn ».
Courrier International cho biết, ông Bạc Hi Lai đã bị cánh tay phải của mình phản bội. Cánh tay phải đó là ông Vương Lạc Quân, phó chủ tịch kiêm giám đốc công an Trùng Khành. Câu chuyện hiện đã làm sôi động các diễn đàn mạng tại Trung Quốc.
Sự việc là vào ngày 02/02 này, chính quyền Trùng Khánh đã thông báo trên trang mạng Vi Bác việc miễn nhiệm chức vụ giám đốc công an đối với ông Vương, tuy nhiên ông vẫn còn là phó chủ tịch ủy ban. Thế nhưng, 4 ngày sau, ông Vương đã tìm đến tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên lân cận. Tờ South China Morning Post đặt câu hỏi : « Ông Vương đã làm gì trong lãnh sự quán Mỹ đến 10 tiếng đồng hồ ? ». Chỉ có trời mới biết ! Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cuối cùng đã cho người đến bắt ông Vương về Bắc Kinh, và đến nay mọi thông tin đều…vắng bóng.
Theo đánh giá của một tờ báo địa phương, sự việc của ông Vương là kết quả cuộc chạy đua vào Bộ Chính trị giữa ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, và ông Uông Dương, bí thư tiền nhiệm của ông Bạc, và hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. South China Morning Post cho biết, vào đầu tháng Giêng, ông Vương Lập Quân đã gửi thư lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tố cáo ông Bạc Hi Lai tham nhũng, thế là có cuộc thanh trừng sau đó.
Vương Lạc Quân chỉ là con tốt thí ?
Cũng liên quan đến chủ đề Bạc Hi Lai, tuần san Le Nouvel Observateur có bài : « Bí ẩn họ Vương ».
Tờ báo cho biết, trong vụ ông Vương Lập Quân bị bắt, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía ông Bạc Hi Lai. Tờ báo lập luận, do ông này đang rất được lòng dân bởi chiến dịch truy quét tội phạm mà ông chủ xướng tại Trùng Khánh, ông rất có khả năng bước vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội tới. Ngoài ra, ông hiện được xem là thủ lĩnh của phe « tân khuynh tả » trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông rất biết cách mị dân, rất có tham vọng, và rất coi thường những phe cánh khác trong Đảng. Tất cả những điều đó đã gây quan ngại cho chóp bu của Đảng hiện tại và cho phần lớn quân đội.
Ông Vương bị bắt, uy tín của ông Bạc Hi Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi ai cũng biết ông Vương Lập Quân là thân tín của ông Bạc Hi Lai. Le Nouvel Observateur nhận định : Theo nhiều triệu người thể hiện quan điểm trên các diễn đàn mạng, thì ông Vương Lạc Quân chỉ là con tốt trong cuộc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khủng hoảng nợ công Hi Lạp : Châu Âu cứu trễ và thiếu
Quả bom Hi Lạp vẫn luôn hiển hiện tại trời Âu, bởi nếu nước này vỡ nợ thì tương lai khối đồng tiền chung euro sẽ bị đe dọa. Các nước thành viên đã không ngừng có nỗ lực cứu giúp, thế nhưng, các phương thuốc đã dùng có vẻ vô hiệu. Le Nouvel Observateur có bài phân tích nguyên nhân vô hiệu với dòng tít : « Những người thất bại trong chính sách cứu giúp Hi Lạp ».
Theo từng nhịp thở của Hi Lạp từ năm 2010, nhưng Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF chẳng những chưa thể chặn được cơn khủng hoảng, mà còn đẩy cho xã hội nước này vào cảnh bất an. Sự việc là, để cứu Hi Lạp, bộ ba nói trên đã áp đặt cho chính phủ nước này nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng đến mức nghẹt thở, và thế là đất nước Hi Lạp bị đẩy vào vòng luẩn quẩn : Suy thoái-thất nghiệp-thâm hụt ngân sách. Một chuyên gia kinh tế tóm lược như sau : Năm 2008, nợ công của Hi Lạp là 263 tỷ euro, thế nhưng năm 2011 lên đến 355 tỷ, GDP giảm từ 233 tỷ xuống còn 218 tỷ, thất nghiệp tăng từ 8% lên 18%.
Tại sao càng chữa càng nặng như thế ? Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cứu hộ đã được quyết định quá trễ, mức cứu còn quá thấp. Vào năm 2010, khi các nước châu Âu hối hả nhóm họp thì tình hình Hi Lạp đã quá nghiêm trọng. Theo nguyên tắc, thường thì IMF phải can thiệp lập tức khi nợ công đạt 44,3% GDP, thế nhưng năm 2010 nợ công Hi Lạp đã lên đến 126,8% GDP. Liên Hiệp Châu Âu và IMF đã quyết định gói cứu trợ 110 tỷ euro cho Hi Lạp, nhưng số tiền này chỉ đủ để Hi Lạp cầm cự với nợ công, còn để vực dậy nền kinh tế thì là một nhiệm vụ bất khả thi.
Liên quan đến gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro mà Hi Lạp đang trông chờ, tờ báo cũng đưa ra viễn cảnh đầy u ám. Kèm theo gói cứu trợ này là những điều kiện ngặt nghèo dành cho Hi Lạp, trong đó có việc gây sức ép để các chủ nợ tư nhân Hi Lạp (Các ngân hàng hay các công ty bảo hiểm) xóa nợ dần cho Nhà nước Hi Lạp từ 21%, đến 50% rồi 70%. Mục tiêu của bên cứu hộ là muốn giảm nợ công của Hi Lạp từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn 120% trong năm 2020. Để đạt được điều đó, tờ báo cho rằng, Hi Lạp phải thật sự cải tổ kinh tế một cách sâu rộng để lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng u ám thay, năm 2011, GDP của Hi Lạp lại lùi thêm 6%, còn năm nay thì tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn.
Nói về biện pháp cắt giảm tiền lương, Le Nouvel Observateur không cho đó là một giải pháp tốt. Giai đoạn 2000-2010, tại Hi Lạp lương công nhân đã tăng đến 54%, tức mức kỉ lục châu Âu. Giai đoạn 2000-2009, lương công chức tăng đến 119%. Các nước châu Âu cho rằng, Hi Lạp phải giảm 22% lương tối thiểu, thậm chí là 32% đối với các lao động trẻ tuổi. Quốc hội Hi Lạp đã thông qua giải pháp này.
Tờ báo đánh giá, kể từ khi bộ ba Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF vào cuộc, tiền công lao động ở nước này đã giảm trung bình 14,3%, riêng công chức là 9% và ngành nhà hàng, khách sạn là 33%. Một chuyên gia kinh tế Đức nhận định rằng, nếu đi quá xa sẽ gây nhiều hệ lụy chính trị. Chuyên gia này dẫn chứng, Tây Ban Nha và Ý đã phục hồi được xuất khẩu mà đâu cần phải bóp nghẹt tiền lương đến thế.
Khủng hoảng củng cố tinh thần đoàn kết của người châu Âu
Khủng hoảng nợ công đã liên tiếp làm chao đảo châu lục giàu có nhất địa cầu. Sóng gió toan nhấn chìm một số nước, nhưng lại khẳng định thêm tầm quan trọng của một số nước, nhất là của hai nước đầu tàu Pháp và Đức. Tạp chí L’Express đăng bài phỏng vấn ông Luuk Van Middelaar, một nhà triết học kiêm sử học New Ziland, phân tích vai trò Pháp-Đức.
Nước Pháp đã bị tụt hạng tín nhiệm tài chính, và như vậy chỉ còn một mình Đức lèo lái con tàu châu Âu. Vai trò của Đức có trở nên thống trị hay không ? Ông Middelaar cho rằng chuyện đó khó có thể. Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, tiếng nói của Đức dĩ nhiên có trọng lượng hơn, thế nhưng, nên nhớ rằng Đức chỉ chiếm có 25% GDP của khu vực euro, tức có một phần tư. Nói cách khác, vai trò của Đức trong khu vực đồng tiền chung còn quá xa so với vai trò của Mỹ trong khối NATO. Trên nguyên tắc, 17 thành viên của khu vực này đều phải làm việc theo nguyên tắc đồng thuận.
Từ hai năm nay, châu Âu bị đắm mình trong khủng hoảng nợ công, vô tình khiến toàn thế giới mỗi khi nhìn về cõi trời Âu đều chỉ thấy hai chữ nợ công. Đức hiện một mình còn đủ khỏe về kinh tế, nên đương nhiên được cho rằng, và trên thực tế, có ảnh hưởng hơn trong khối. Thế nhưng, trên phương diện ngoại giao, Pháp và Anh vẫn được biết đến nhiều hơn, chẳng hạn như trong hồ sơ Libya chẳng hạn.
Nói về « tinh thần châu Âu » của người châu Âu, ông Middelaar nhận định, trong cơn nước lửa, người châu Âu thấy rằng số phận của họ bị ràng buộc với nhau, một nước bị nguy, các nước còn lại cũng sẽ chẳng được yên lành. Bởi vậy mà, khủng hoảng đã vô tình khiến cái tinh thần châu Âu bỗng nhiên trỗi dậy, ý thức tập thể được đề cao. Đến mức mà tại Đức, tình thần trách nhiệm cộng đồng cũng đang dần thắng thế.
Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy
Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý về đời sống vợ chồng tại đất nước Hồi giáo Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy ! Courrier International dẫn lại bài phản ánh hiện tượng này của Viện Dự báo Chiến tranh và Hoà bình tại Luân Đôn (Institute for War and Peace Reporting tại Luân Đôn (IWPR), với dòng tựa : «Ma túy, một chuyện tình buồn ».
Tại Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ nghiện ma túy. Thế nhưng, không phải họ tình nguyện sử dụng mà là bị ép bởi chính … người đầu ấp tay gối của mình. Theo cơ quan chống ma túy của tỉnh Hérat, trong tỉnh có 60 000 con nghiện, trong đó phụ nữ chiếm đến 15%, và còn tiếp tục tăng. Một quan chức phụ trách công tác cai nghiện của tỉnh cho biết, 8 trên 10 phụ nữ nghiện ma túy có nguyên nhân là do bị chồng ép sử dụng.
Thế thì do đâu các đấng ông chồng lại nhẫn tâm làm thế ? Lí do là bởi vì quí ông là những con nghiện thực thụ, khi bị vợ phát hiện, sợ bị vợ chê bai rồi bỏ đi theo người khác, để tránh cảnh đồng sàng dị mộng, các ông đã không ngại biến vợ mình thành con nghiện.
Luật Afghanistan cấm chồng ép vợ thực hiện những hành vi « phi pháp và trái đạo đức ». Nếu vi phạm có thể bị phạt đến 3 tháng tù. Luật Hồi giáo ở xứ này thì cấm sử dụng ma túy gây hại, cấm tự làm hại bản thân và làm hại người khác. Nếu chồng buộc vợ thực hiện những hành vi phạm pháp hoặc trái đạo, thì luật tôn giáo cho phép vợ không nghe lời và có quyền yêu cầu ly dị.

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=-CxxjBqmyPg

Trịnh kim Tiến – Người chết hai lần


Trịnh Kim Tiến - Nghe lời bài hát này tôi liên tưởng đến cái chết anh Nhựt. Kết luận này của VKSND Tối cao chính là trái mìn ấy, một lần nữa “thịt da anh nát tan” vì nỗi oan khuất vẫn còn đó như một “trái mìn nổ chậm”. Chẳng lẽ xác của người chết, một lần nữa lại phải đào lên để chờ đợi câu trả lời cho sự thật hay sao? Không lẽ, người dân ở đất nước mà tôi đang sống phải chết hai lần để thấy công lý được thực thi hay sao?…
*
“Chồng tôi không có tội, không tự tử”.
“Chồng chị không tự tử đâu em à, chồng chị bị hại chết, bị bọn họ đánh chết. Công ty Kumho cùng với công an Bình Dương bắt giữ trái pháp luật và đánh đến chết”.
Chị Tuyền nấc nghẹn ngào chia sẻ cùng tôi sau khi chị đọc được tin tức trên báo Người lao động “VKSND Tối cao khẳng định anh Nhựt tự tử”
Bản thân chị là người liên quan trực tiếp trong vụ án, thân nhân người bị hại lại chưa nhận được bất cứ câu trả lời chính thức nào từ phía VKSND Tối cao cũng như công an tỉnh Bình Dương trong khi vụ án đã có kết quả điều tra.
“Đây là dấu hiệu bưng bít sự thật”, chị khẳng định điều đó.
Chị đòi tự thiêu trước đồn công an Bến Cát để chứng minh những gì mình tố cáo là sự thật, để kêu oan cho chồng. “Việc tố cáo trong đơn của tôi là hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu tôi tố cáo sai với sự thật tôi xin tự thiêu mình trước đồn công an Bến Cát để chứng minh những gì tôi tố cáo”.
Tôi đã rất cố gắng để khuyên ngăn chị lại.
Tôi có thể nói tôi hiểu chị hơn bất cứ người nào, ngoài những người thân của chị vì chúng tôi có cùng chung một nỗi đau mất mát. Sự cảm thông, chia sẻ sâu thẳm trong tấm lòng từ những trái tim chung một vết thương gây ra bởi những người thừa hành pháp luật – những người mà lẽ ra nhiệm vụ của họ là phải bảo vệ chúng tôi. Người thân của chúng tôi bị đánh chết bởi những người gắn liền với chức danh Công an Nhân dân, gắn liền với những khẩu hiệu “Vì Nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Họ đã hành động ngược lại với những điều đó. Thực tế đã chứng minh, trong vài năm qua, những vụ việc công an đánh chết người ngày càng tăng, và hình ảnh công an ngày càng xấu đi trong mắt nhân dân.
Tôi không muốn chị Tuyền có suy nghĩ tiêu cực, và hành động như vậy. Tôi mong chị sẽ mạnh mẽ hơn, đứng lên tiếp tục trên con đường hành trình đi tìm công lý. Không có gì có thể làm ta tuyệt vọng, ngoại trừ chính bản thân ta.
Sự thật mãi mãi là sự thật, không một ai có thể che đậy nó. Chị Tuyền chắc chắn có thể làm được điều này vì chị là một người phụ nữ kiên cường. Một mình chị đã gánh vác cả gia đình khi chồng chị ra đi, từ Bình Dương xa xôi chị tìm đến Hà Nội với một mong ước – oan khuất được trả lời.
Ngày đầu tiên tôi gặp chị là ngày 17/11/2011 khi tôi cũng đang trên con đường đi tìm công lý cho bố mình. Chúng tôi trở thành những người đồng hành bất đắc dĩ trong một hoàn cảnh oái ăm mà không ai mong muốn những điều đau khổ sẽ xảy ra với mình như trường hợp của chị và tôi. Chính vì vậy cả một chặng đường dài ngày hôm đó, chúng tôi không hề nói nhiều với nhau nhưng vẫn hiểu được cảm xúc của nhau.
Sau khi gặp ở Bộ Công an thành phố Hà Nội, chị ngỏ ý muốn đi cùng tôi đến phiên tòa xử Trung tá Nguyễn Văn Ninh – người đã gây ra cái chết của bố tôi xem phiên tòa có diễn ra như trong dự kiến mà báo chí đã đưa tin. Và chúng tôi cùng nhau bước đi, trên tay chúng tôi là di ảnh, hình ảnh của những người chúng tôi thương yêu nhất nhưng họ mãi mãi không thể trở về. Những mảnh áo đen nhuốm màu tang tóc, tôi thật sự không muốn phải mặc nó đâu, chị Tuyền cũng vậy…
Ngoài bức di ảnh của anh Nhựt, trên tay bác gái, mẹ anh Nhựt, hôm đó còn cầm tấm ảnh anh Nhựt với đầy rẫy thương tích dã man trên thân thể. Đau xót và thê thảm, người mẹ già khóc con trẻ, hình ảnh đó làm tôi nhớ về nội tôi. Không thể diễn tả được cái cảm giác xót xa trong lòng tôi lúc ấy.
Chặng đường dài từ Bộ Công an, đi qua VKSND Tối cao, rồi đến Tòa án, vừa đi chúng tôi vừa kể về nỗi oan khuất riêng, nhưng tôi biết chúng tôi chảy chung giọt nước mắt, chung tiếng khóc uất nghẹn trên hành trình đi tìm công lý cho người thân của mình.
Tôi đã đi được một phần hành trình của riêng mình, nhưng đối với chị và gia đình chị Tuyền, con đường đó vẫn còn là con số 0. Chính vì vậy tôi thương chị vô cùng.
Hôm phiên Tòa sơ thẩm vụ án liên quan đến bố tôi, chị đã gọi động viên tôi. Chị nói “Cố lên em nhé! Chị tin em sẽ làm được. Chị cũng cố gắng, chị không muốn để anh Nhựt chết oan ức như thế này được. Chị nhất định sẽ đấu tranh đến cùng để tìm ra sự thật. Dù có chờ bao nhiêu lâu, chị cũng sẽ chờ họ trả lời”.
Còn bây giờ, chị “sốc”, chị ngỡ ngàng trước kết luận của VKSND Tối cao. Cái kết luận mà chị phải đọc trên báo mới biết. Như vậy là sao???
“Sau gần một năm xảy ra cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt tại trụ sở công an huyện Bến Cát- Bình Dương với nhiều khuất tất như vợ nạn nhân bị gạ tình, 2 lá thư tuyệt mệnh nghi không phải do nạn nhân viết… thì đến nay kết luận khẳng định nạn nhân tự tử của VKSND Tối cao đã làm vợ nạn nhân hụt hẫng, dư luận ngỡ ngàng”. “Miệt mài khiếu nại để được… cú sốc”, “Chị Tuyền ơi, đừng nản lòng!” đó là những thông điệp chia sẻ mà báo “Người Lao Động” gửi đến chị Tuyền. Đúng vậy, không được nản lòng, còn rất nhiều người đứng bên chị, đòi hỏi công lý phải được thực thi.
Anh Nhựt chết không phải do tự tử: “Một bên đầu gối bị sưng lên như quả chanh, trên ngực có hai dấu vết bầm tím to, bộ hạ bị trầy da bì diện rộng, dương vật bị máu chảy, hai hố chậu xuất hiện 2 vết màu xanh lục diện rộng, màu xanh lục trong quá trình bị thối rữa…”.
Nét chữ trong thư gửi cho vợ không phải là nét chữ của anh Nhựt.
Tôi có từng nghe một người bạn kể về một câu chuyện, có một người nhạc sĩ trong thời chiến tranh nhìn thấy một chiếc xe tang bị nổ tung bởi một quả mìn. Rồi từ đó có những dòng nhạc:
“Một ngày mùa đông
Hai bên là rừng
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan…”
Nghe lời bài hát này tôi liên tưởng đến cái chết anh Nhựt. Kết luận này của VKSND Tối cao chính là trái mìn ấy, một lần nữa “thịt da anh nát tan” vì nỗi oan khuất vẫn còn đó như một “trái mìn nổ chậm”.
Chẳng lẽ xác của người chết, một lần nữa lại phải đào lên để chờ đợi câu trả lời cho sự thật hay sao?
Không lẽ, người dân ở đất nước mà tôi đang sống phải chết hai lần để thấy công lý được thực thi hay sao?


Nguyễn Minh Cần – “Cứt” lại được trưởng ban vận động bầu ứng viên Putin khuấy lên… khi viện dẫn Lenin


Nguyễn Minh Cần gửi 19.02.2012 – X-Cafevn
Đạo diễn phim Stanislav Govorukhin, trưởng ban vận động bầu ông Putin, mà nhiều người coi là “tiếng nói bên trong” của thủ tướng Nga đương nhiệm và là ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 4 tháng 3 sắp tới, lại vừa làm cho giới trí thức Nga giật mình kinh ngạc… vì lời nói “hơi” không bình thường của ông ta. Ngoài những lời khen ngợi ông chủ của mình đã xây dựng ở nước Nga một thứ “tham nhũng văn minh” (!) nào đó (thế đấy, một con người trung thực đã khen ngợi thành tựu chủ yếu và duy nhất của vị ứng viên tổng thống của mình như vậy), ông trưởng ban vận động, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, đã ngỏ ý khuyên ông chủ của mình: “Tôi muốn khuyên ông ta đừng dựa vào giới trí thức liberal. Nói chung. vÌ giới này thực ra có tính phản bội. Chính là bộ phận trí thức mà Lenin đã gọi là không phải trí não của quốc gia, mà là… cứt. (trong nguyên bản tiếng Nga, từ mà Lenin dùng là “gavno”, một từ mà nhiều từ điển không ghi vì quá thô bỉ, chỉ có thể dịch là “cứt” mới chính xác – NMC). Ở nước ta có giới trí thức chân chính, phải dựa vào giới ấy”.
Điều ngộ nghĩnh là sau gần 100 năm kể từ cuộc đảo chính tháng Mười năm 1917, mà trong cuộc vận động bầu cử tổng thống ở nước Nga hậu xô-viết, đề tài đấu tranh giai cấp lại là vấn đề mạnh như vậy – cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân chết dở với giai cấp sáng tạo sống dở. Vấn đề mà đồng chí Govorukhin đặt ra thật là nghiêm trọng! Có thể nói là vấn đề đẵm máu! Thật thế!
Từ việc tiêu diệt các vị tu sĩ, linh mục và giới trí thức ở nước Nga xô-viết bắt đầu cuộc khủng bố đỏ mà Lenin đã tiến hành, rồi được Stalin tiếp tục và mở rộng dẫn đến tai họa có tính di truyền. Và kết quả là cho đến nay ở nước Nga, không chỉ “mỗi bà nấu bếp đều có thể điều hành quốc gia” (đây là lời của Lenin: “phải làm cho mỗi bà nấu bếp đều có thể điều hành quốc gia” – NMC), nhưng những người cầm lái chính quyền dường như chẳng còn ai khác, ngoài những bà nấu bếp giả trí thức!
Để nói rõ cái ý tưởng của mình về giới trí thức liberal “phản bội” và giới trí thức khác “chân chính”, Govorukhin viện dẫn đến Lenin. Mặc dù Lenin làm cách mạng, còn Govorukhin và ứng viên tổng thống của ông ta thì lại muốn muôn năm ổn định. Đây là nguyên văn câu viết trong thư của Lenin gửi Maxim Gorki ngày 15 tháng 9 năm 1919: “Lực lượng trí tuệ của công nhân và nông dân ngày càng lớn lên và củng cố trong cuộc đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản và bọn tay sai của chúng, bọn trí thức, bọn tôi tớ của tư bản tưởng mình là trí não của quốc gia. Thực ra đó không phải là trí não, mà là cứt”.
Nói chung, cái thói quen so sánh trí não con người với cái chất gì đó rất nặng mùi, có tính nổi loạn và thù địch, vốn có từ thời Lenin ở chính quyền xô-viết, giờ đây cái thói quen đó lại ngày càng tăng trưởng. Và, trong ý nghĩa đó, Putin hoàn toàn kế thừa truyền thống xô-viết. Nhưng trong vấn đề này, điều quan trọng không chỉ là lập trường của chính quyền, mà chủ yếu là vấn đề có hay không có giới trí thức ở nước Nga. Có thể là từ những thành phần còn rớt lại của những trí thức xô-viết và những người mới hình thành ở thời hậu xô-viết đang cố làm cho sự tồn tại của mình ở nước Nga có ý nghĩa và rồi sẽ sinh ra một cái gì đấy như là giới trí thức. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì Govorukhin cũng không nên lo lắng: dù có muốn lắm đi nữa, Putin chẳng thể nào dựa được vào giới trí thức liberal hay giới trí thức nào khác. Vì dấu hiệu chắc chắn, hầu như là duy nhất của người trí thức ở nước Nga ngày nay là lánh xa một cách có ý thức với chính quyền hiện nay. Và, trái lại, bất kỳ một sự ủng hộ nào cho chính quyền hiện nay cũng sẽ tự động loại trừ người đó ra khỏi hàng ngũ trí thức, bất kể người đó đã có đóng góp nào về văn hóa hay địa vị xã hội của anh ta như thế nào.
Trình bày những thuộc chất của những người trí thức mới thì thật là phức tạp. Nhưng cách dễ dàng hơn là nhắc lại câu nói nổi tiếng của viện sĩ Dmitri Likhachev: “Không thể nào giả vờ làm người trí thức được” . Nghĩa là người trí thức bao giờ cũng chân chính, người đó không vờ vịt gì hết, người rất ít dùng mặt nạ để che giấu ý tưởng và hành động, mà người ta hay dùng trong cuộc sống thường ngày. Tất nhiên, đó là con người hay tự mỉa mai, tự phản tỉnh, ước mơ tự do nội tâm và biết xấu hổ. Người đó có thể thừa nhận sai lầm và nhược điểm của mình. Cố nhiên, con người như vậy với những đặc tính như vậy, trong chính quyền hay gần chính quyền, chỉ là “con quạ trắng”. Chính vì thế, những Putin, những Chavez, những Mubarak thì nhiều vô kể, mà Vaclav Havel chỉ có một mà thôi.
Người trí thức không thể là mối nguy cơ cho một chính quyền có trách nhiệm nào, vì lòng hám quyền lực và ý muốn thay đổi chế độ hiện có bằng bạo lực, về nguyên tắc, là không phù hợp với tính chất trí thức. Vì vậy, khi nhân danh chính quyền (mà Govorukhin là trưởng ban vận động bầu cho Putin, tức là người thể hiện quan điểm, nếu không phải là của Putin thì cũng là của bộ tham mưu bầu cử của ông ta) chia giới trí thức thành trí thức “phản bội” và “chân chính” thì điều đó nêu rõ tính chất của chính quyền đó như thế nào.
Những người trí thức có sứ mệnh nào đó đối với nước Nga ngày nay không? Có một sứ mệnh: làm cho nước Nga tỉnh lại, từ này gần với ý nghĩa về y học.
Trên đây, chúng tôi lược thuật lại bài báo mới đăng trên tờ “Gazeta” (Báo) dưới tựa đề “Người trí thức chống lại Putin”.
Chúng tôi xin nói thêm vài điều.
Cách đây không lâu, trên Đàn Chim Việt có đăng toàn văn bức thư của Lenin gửi Maxim Gorki ngày 15 tháng 9 năm 1919 qua lời dịch từ tiếng Nga (in trong bộ Lenin toàn tập, t.31, tr. 48-49) của bạn Nguyễn ĐÌnh Đăng. Xin thành thật hoan nghênh bạn Nguyễn ĐÌnh Đăng chẳng những đã dịch đúng mà còn kèm theo những chú giải đầy đủ giúp bạn đọc hiểu được hoàn cảnh và thời điểm Lenin viết bức thư đó.
Cái thói quen của Lenin khinh thường trí thức được truyền từ lãnh tụ này đến lãnh tụ khác trong phong trào cộng sản quốc tế, trong đó Việt Nam chúng ta. Có lãnh tụ thì huỵch toẹt nói công khai, như Mao Trạch Đông, có người thì im ỉm không nói nhưng vẫn hành xử theo kiểu Leninism và Maoism. Hậu quả như thế nào, tưởng không cần phải nói nữa, Điều kỳ quái là ở thế kỷ 21 này, trong thời đại điện tử và thông tin, trong nước Nga hậu xô-viết này đã 20 năm không có “chuyên chính vô sản”, ai cũng tưởng là đã trải qua những ác mộng kinh hoàng dưới thời toàn trị của các lãnh tụ cộng sản thì người ta phải tỉnh lại, vì ai cũng đã từng biết những khủng khiếp của “chuyên chính vô sản” đã gây ra cho giới trí thức và cho các dân tộc, kể cả dân tộc Nga, và chắc là không ai còn muốn như thế nữa, thế mà ngày nay, trưởng ban vận động bầu cho thủ tướng Nga, ứng viên tổng thống (mà nhiều người cho ông trưởng ban này là “tiếng nói bên trong” của vị ứng viên Putin), lại lục trong “di sản” của Lenin cái “của quý” tởm lợm và thối hoắc này đem ra làm “vũ khí” đánh… những người dân chủ liberal! Đây là một dấu hiệu chẳng lành để cảnh báo những ai còn mơ hồ về ông Putin. Thế nhưng, với tình hình nước Nga hiện nay, ông tổng thống tương lai không thể hành động theo cách của những bậc thầy Lenin, Stalin… của ông ta được, trước hết vì xã hội dân sự Nga đã ra đời và ngày càng trưởng thành, người dân còn nhớ những khổ đau dưới chế độ toàn trị trước đây – đó là những điều không thể đảo ngược. Hơn nữa, thời đại ngày nay đã đổi khác – kẻ độc tài khó mà tồn tại được. Vả lại, nước Nga dù muốn hay không vẫn đang bị ràng buộc bởi những mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa… với châu Âu, Hoa Kỳ và thế giới nói chung… làm cho kẻ độc tài khó hoành hành được như ý muốn.
Cho nên, những kẻ đi ngược dòng Lịch sử sẽ không tránh khỏi bị Lịch sử đánh đổ.
Ngày 19.2.2012
Nguyễn Minh Cần


Thư ngỏ gởi sáu anh em vụ Tiên Lãng (Mai Xuân Dũng)

“…Công an có nhiệm vụ giữ an ninh cho đất nước, bảo vệ nhân dân nhưng các anh đâu còn là Công an nhân dân nữa khi các anh trực tiếp tham gia vào lực lượng ức hiếp nhân dân…”
eThongluan  - Là những người trong cuộc, không biết các anh có suy nghĩ gì khi tất cả năm người các anh đều bị thương ở vùng mặt riêng ông thượng tá Phạm Văn Mải, trưởng công an huyện lại bị thương ở sau lưng và bắp chân? Nếu đã là những quân nhân các anh sẽ cay đắng khi nhận ra phần nào bộ mặt thật của những người đã đẩy các anh vào chỗ nguy hiểm, họ là những người sẽ quay lưng bỏ chạy đầu tiên khi gặp hiểm nguy
Các anh em công an, bộ đội bị thương trong vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng thân mến,
Khi đọc trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ việc cưỡng chế vừa qua ở Tiên Lãng Hải phòng, tôi không thấy có lấy một chữ nào nói về các anh, những người trót dại, nhắm mắt theo lệnh chỉ huy cầm súng chĩa vào người dân, những người đã từng là đồng đội của các anh, những nông dân một nắng hai sương như cha mẹ các anh ở quê nhà làm ra hạt thóc củ khoai nuôi nấng các anh nên người thì tôi cảm thấy thật bất nhẫn nếu không viết những dòng này chia sẻ cùng các anh, dù các anh có đón nhận tấm lòng của tôi hay không.
Các anh thân mến,
Vụ hai anh em người nông dân nổi dậy Đoàn Văn Vươn nổ súng bắn vào 6 nhân viên công an, quân đội ở Tiên lãng làm tôi nhớ đến vụ 6 cảnh sát Mĩ bang Utah, Hoa kỳ bị một công dân bắn hạ trong một cuộc đấu súng.
Vụ cưỡng chế của chính quyền huyện Tiên lãng xảy ra ngày 5/1 trong khi vụ lục soát ma túy của cảnh sát ở bang Utah xảy ra ngày 4/1 cũng có 6 nhân viên công lực bị thương vong.
Lục lại các tài liệu về vụ đó tôi thấy rất nhiều điều muốn kể với các anh.
Phóng viên  Paul Foy của báo Associated Press Post-Gazette viết: “Sáu cảnh sát được lệnh đột kích vào một ngôi nhà ở thành phố Ogden Utah mà chủ nhân của nó là một cựu quân nhân đã từng có tiền sử bất hảo và hiện cảnh sát đang nghi vấn người này buôn lậu ma túy, trồng và điều chế cần sa. Khi cảnh sát đạp cửa xông vào thì bị chủ nhà là Matthew David Stewart nổ vài loạt đạn AK47. Kết quả một cảnh sát thiệt mạng và năm người khác bị thương nặng”.
Vụ nổ súng này làm sục sôi nước Mĩ. Cả một cơn bão công luận bùng lên, kết án kẻ tội phạm ma túy và biểu thị đồng tình với cảnh sát. “Đến giữa ngày thứ năm (nghĩa là 2 ngày sau), hơn 1.000 người đã bày tỏ sự ủng hộ và lòng biết ơn đối với cảnh sát viên Francom – người bị tử thương. Trên trang Facebook và các mạng xã hội khác tràn ngập những lời cầu nguyện, những bài thơ và những thông điệp tưởng niệm”. “Nhiều Blog, hàng vạn người trao đổi các bức ảnh cá nhân của họ có logo màu đen với một dải màu xanh, tưởng niệm cảnh sát Francom”.
Dân chúng bang Utah và cả nước Mĩ cho rằng Francom và sáu cảnh sát bị thương có thể tự hào về sự cống hiến của họ cho đất nước Hoa kỳ. Dân chúng thuộc bất kể tầng lớp nào bất kể người thuộc phe đảng Cộng hòa hay Dân chủ cùng nắm tay nhau tôn vinh sáu cảnh sát của họ.
Ở bên này của bán cầu là một câu chuyện hoàn toàn trái ngược. Người nổ súng cũng là một cựu quân nhân, một nông dân. Nhưng công luận cả nước, cái tên Đoàn Văn Vươn được nhắc đến với sự kính phục, trân trọng, yêu mến. Viết về ông là hàng vạn bài báo của người Việt nam ở khắp năm châu chia sẻ và đồng cảm. Đoàn Văn Vươn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các vần thơ đậm chất anh hùng ca, điều chỉ có trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống quân xâm lược.
Ngược lại, người ta quên hẳn những chiến sĩ công an và bộ đội bị trúng đạn hoa cải của gia đình ông Vươn. Sau vụ việc, chỉ có vài tờ báo đăng tin “các chiến sĩ bị bắn trọng thương” với lối viết tường thuật như một trận cầu. Rồi tất cả giới truyền thông kể cả báo chí nhà nước đều làm ngơ về số phận của các anh.
Tất nhiên các anh khó có thể trách móc hoặc đòi hỏi dư luận dành cho các anh sự cảm thông, yêu mến bởi thực tế, tuy phũ phàng nhưng tôi tin các anh biết: Dân chúng chẳng coi các anh là công an nhân dân hay anh bộ đội Cụ Hồ như trước kia. Công an có nhiệm vụ giữ an ninh cho đất nước, bảo vệ nhân dân nhưng các anh đâu còn là Công an nhân dân nữa khi các anh trực tiếp tham gia vào lực lượng ức hiếp nhân dân, người ta chưa gọi các anh là bọn cướp ngày, lũ giặc là còn may. Nhưng mấy anh bộ đội tham gia vụ cưỡng chế thì có khác một chút. Đau đớn nhất cho các anh và đau lòng lắm cho nhân dân là các anh bây giờ cũng trở thành kẻ phản bội nhân dân.
Nhân Dân là cha là mẹ các anh, nuôi các anh với mong muốn các anh bảo vệ đất nước bảo vệ nhân dân thì nay tại sao các anh lại có thể cầm súng chĩa vào nhân dân?  Các anh thừa biết lực lương công an đang bị dân gọi là “thằng” và nhiều ví von không hay ho khác nữa. Chẳng lẽ Quân đội nhân dân lại sẽ có ngày bị dân gọi các anh bằng những từ ngữ khi nói đến công an sao?
Các anh hẳn còn nhớ bài hát “Bộ đội về làng”? Đến bây giờ khi nghe bài hát ấy: “các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi, xóm làng tôi còn nhớ mãi” tôi còn thấy gai người muốn trào nước mắt vì tình cảm thân thương, gắn bó đến vô cùng với những anh bộ đội yêu mến và tự hào của chúng tôi. Các anh nỡ nào phụ bạc tấm lòng nhân dân dành cho các anh đến thế?
Có lẽ đọc báo, nghe thông tin, các anh chắc cũng biết chỉ có một số rất ít người (trong đó có tôi) khi nghe tin các anh bị thương đã cùng các bác, anh chị em khác như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, các cựu sĩ quan quân đội, các anh em nhóm biểu tình chống Trung Quốc góp tiền gửi quà thăm hỏi các anh. Thông thường, lẽ ra các anh phải là nạn nhân trong vụ nổ súng nhưng trớ trêu thay, các anh có nhận ra rằng: Nạn nhân thực sự của vụ Tiên Lãng lại chính là người nổ súng vào các anh, những chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.
Điều vô lý cũng là điều chí lý nhất bởi: Khi cầm súng cưỡng chế người dân, các anh trở thành lực lượng phi nghĩa, bất hợp pháp, các anh đâu còn là người “thi hành công vụ nữa”. Phải nói chính xác rằng anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn là những người nông dân khởi nghĩa chống lại giặc cướp, chống lại cường quyền.
Các anh thân mến. Là những người trong cuộc, không biết các anh có suy nghĩ gì khi tất cả năm người các anh đều bị thương ở vùng mặt riêng ông thượng tá Phạm Văn Mải, trưởng công an huyện lại bị thương ở sau lưng và bắp chân? Nếu đã là những quân nhân các anh sẽ cay đắng khi nhận ra phần nào bộ mặt thật của những người đã đẩy các anh vào chỗ nguy hiểm, họ là những người sẽ quay lưng bỏ chạy đầu tiên khi gặp hiểm nguy. Rất may không có ai trong các anh phải nằm dưới ba tấc đất vĩnh viễn không còn gặp lại cha mẹ, vợ con trong vụ này bởi các anh bây giờ chắc hiểu: Vinh quang và danh dự không bao giờ dành cho những người chĩa súng vào nhân dân dù tự nguyện hay bị cưỡng bức.
Tôi biết, tôi đã nghe nhiều người trong các anh khi bị điều động đến khu vực cưỡng chế đất đai trên khắp đất nước chúng ta hiện nay. Các anh nhăn nhó phân trần: “Chúng cháu chỉ làm theo lệnh trên thôi, là con người chú tưởng chúng cháu sướng lắm sao? Chúng cháu cũng biết xấu hổ nhục nhã lắm! Nhưng biết làm sao chú ơi, không chấp hành lệnh các sếp chúng cháu chỉ có ra đường. Chúng cháu biết dân người ta chỉ mong yên thân, người ta có đấu tranh chẳng qua cũng là bị bó buộc ức hiếp quá mà thôi. Nhưng lệnh trên thì chúng cháu phải ra đây nghe chửi. Cũng vì miếng ăn nhục lắm chú ạ”.
Các anh thân mến,
Giờ này khi nằm trong bệnh viện hoặc nghỉ dưỡng thương ở nhà trong sự vắng lặng của dư luận trong sự lãnh đạm đến tàn nhẫn của những kẻ như Lê Văn Liêm, Lê Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại v.v… các anh có còn nghĩ rằng mình là những người phụng sự nhân dân, phụng sự  Tổ quốc hay chỉ là những con tốt đen trong tay những kẻ thiếu nhân cách thừa mưu mô, những kẻ sẵn sàng hy sinh các anh cho mục đích cá nhân của họ.
Vậy mà Thành ủy, chính quyền thành phố Hải phòng lại cử Đoàn công tác có Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng là thành viên trong khi chính họ là những kẻ tham gia vào cuộc cưỡng chế trái pháp luật gây hậu quả hết sức nghiêm trọng; sau khi xảy ra vụ việc lại có những tuyên bố hoàn toàn sai sự thật. Chỉ riêng điều đó cũng đủ cho thấy họ hoàn toàn là những kẻ bất chấp lẽ phải, bất chấp dư luận nhân dân và hết sức trơ tráo.
Bây giờ thì nhân dân chẳng ai lạ gì lũ cướp ngày này, chỉ chưa đến lúc buộc phải như anh Vươn mà thôi. Chính vì thế truyền thông báo chí không muốn nhắc đến các anh. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” dù ngựa ở tàu nào cũng thế. Nhưng nhắc đến các anh, người ta sẽ còn đau hơn khi buộc phải nuốt nỗi cay đắng vào lòng mà thừa nhận rằng: Không chỉ các anh đâu, tất cả chúng ta đã bị phản bội và đem ra làm kẻ thí thân cho những tên bạo chúa đang ngồi đếm tiền cùng lũ đại gia bất nhân bất nghĩa bạo tàn.
Chúc các anh mau bình phục, dành phần còn lại cuộc đời sống có ý nghĩa hơn và ngày sau không phải xấu hổ khi nghĩ về chính bản thân mình.
Mai Xuân Dũng

Buồn cho trí thức trùm chăn (Bắc Phong)

eThongluan  -...không dám công khai lên tiếng bênh vực nạn nhân có bàn thì cũng chỉ bàn suông vẫn tiếp tục trùm chăn nghĩ thật đáng buồn!…
chủ quán rót trà mời khách xong hỏi các quan huyện Tiên Lãng biết việc cưỡng chế và thu hồi đất của nông dân Đoàn Văn Vươn là không đúng luật pháp nhà nước mà vẫn làm thế là sao?
khách cười nhếch miệng đáp
ấy là do cái tham che mờ lý trí
cưỡng chiếm đất nông dân
theo mưu bọn cường hào mới
sau đó chia chác nhau kiếm bạc
nhưng họ còn ra lệnh
phá sập nhà nạn nhân
thế là sao?
ấy là do cái ác
cái ác đáng lo hơn cái tham
còn đám sai nha huyện xã
biết lệnh quan bất nhân mà vẫn thi hành
thế là sao?
chúng biết điều quấy mà vẫn làm
vì không dám cưỡng lệnh quan trên
sẽ bị mất việc
về nhà đuổi gà cho vợ
ấy là do cái sợ
chúng chỉ là thân khuyển mã
khách nhấp ngụm trà nói tiếp
nhưng đáng trách là nhiều kẻ trí thức
có địa vị ưu thế trong xã hội
thấy chuyện trái tai gai mắt
cũng sợ vạ vào thân
không dám phê bình luật đất đai nhà nước
không dám vạch mặt chỉ tên
lũ quan quyền hống hách
cướp đất nông dân
không dám công khai lên tiếng
bênh vực nạn nhân
có bàn thì cũng chỉ bàn suông
vẫn tiếp tục trùm chăn
nghĩ thật đáng buồn!
nói xong khách cảm ơn chén nước trà
đội nón bước đi
Bắc Phong

Ông Thành đã dựa vào đâu để phán xét báo chí trong cuộc nói chuyện với cán bộ hưu trí Hải Phòng?


 
Ông Thành phát ngôn sáng ngày 17/2/2012
Davang  – Theo blog nhà văn Nguyễn Quang Vinh thì một sự kiện hy hữu đã xảy ra tại buổi gặp mặt và nói chuyện thời sự của ông Vũ Khoan và ông Nguyễn Văn Thành – Bí thư thành ủy Hải Phòng – với 500 cán bộ trung, cao cấp Hải Phòng đã nghỉ hưu thuộc Câu lạc Bộ Bạch Đằng. Đó là chuyện có một bác thương binh cụt tay tên Châu – nguyên là cán bộ Ban tuyên huấn Thành ủy Hải phòng – đã lên diễn đàn, chỉ mặt Bí thư Thành ủy nói như hét: Đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành.
Nguyên cớ của hành động trên được những người ký tên trong BÁO CÁO – KIẾN NGHỊ đính kèm theo bài viết do các ông Nguyễn Cục, Nguyễn Viết Phúc và Lê Văn Thinh là do ông Thành đã có những trình bày trái ngược với kết luận của Thủ tướng, trong đó có câu “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn”.
Theo những gì được báo chí phản ánh về sự kiện cưỡng chế tại Tiên Lãng trong thời gian qua thì có thể nói hầu hết các báo và bài viết đã làm tốt công việc đưa tin kịp thời, chính xác. Báo chí đã hoàn thành tốt nhất sự mệnh của mình. Chỉ có một số bài viết của một vài tờ báo trong đó nổi bật là các báo tại Hải Phòng và cổng thông tin điện tử huyện Tiên Lãng đã viết sai mà thôi. Do đó, ông Thành nói báo chí viết sai là hoàn toàn không có cơ sở.
Còn về cái gọi là ghép ảnh chỗ khác. Có lẽ ông Thành đã căn cứ vào một trường hợp báo SGTT và Pháp luật TP.
Trên báo SGTT trong bài viết “Đất bãi bồi không phải là đất nông nghiệp” thì là đất gì!? ngày 02.02 có cho đăng 1 bức ảnh cưỡng chế, trong đó có sự hiện diện đầy đủ các lực lượng chức năng từ điện lực, dân phòng đến công an… Sau đó, báo Pháp luật TP cũng dùng bức ảnh này để chú thích cho bài viết Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng: Đấy không phải là đất nông nghiệp.
Cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn – Ảnh trên báo SGTT ngày 2/2
Khi được nhiều người phát hiện và lên tiếng (trong số đó có không ít người đã không nhận ra như nhà báo Nguyễn Thế Thịnh hay chính trong bài viết trên blog Da Vàng trước đây…) bức ảnh này không phải là của vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng thì bức ảnh trên đã được cả 2 báo rút xuống. Bài của báo SGTT vẫn còn lưu lại với hình ảnh này tại đây, tại đây, …
Ảnh trên báo Pháp luật được chụp lại từ Báo Mới
Đáng nói là các báo sau khi rút hình xuống mà không có một lời giải thích nào. Điều này vô tình khiến cho những người như ông Thành xem đây là cái cớ để khẳng định báo chí sai khi đã cắt ghép hình chỗ khác để phản ánh vụ việc ở Tiên Lãng.
Đây đúng là một bài học đáng được các báo ghi nhận, nhất là những vụ việc quá phức tạp và nhạy cảm như vụ Tiên Lãng. Chỉ cần một sơ hở nhỏ là có thể bị quy kết này nọ. Nếu khi rút hình hay bất kỳ một sự thay đổi nào đó, các báo có ghi chú, đính chính cụ thể thì làm gì có chuyện bị ông Thành đổ lỗi như trên. Đừng để những tiểu tiết làm ảnh hưởng đến công sức, uy tín của làng báo trong những sự việc tương tự.
  • Da Vàng

Tiên Lãng, những diễn tiến không thể tiên liệu

Mặc Lâm, biên tập viên RFA  -2012-02-19 Diễn tiến của Tiên Lãng ngày càng có chiều hướng dấn sâu hơn vào những câu hỏi vốn được xem là nhạy cảm: từ chính sách đất đai, tới thái độ xem thường dân chúng của chính quyền.
Ảnh: Pháp luật TP HCM Cảnh sát bao vây ngôi nhà của Vươn sáng 5/1
Từ tòa án xét xử sai trái tới vấn đề xử dụng sức mạnh quân sự để khống chế người dân đang được xã hội đặt ra một cách công khai gay gắt. Liệu Tiên Lãng có phải là viên gạch tốt để xây lại nền móng lòng tin hay chính Tiên Lãng sẽ làm đỗ vỡ thêm nếu chính quyền vẫn còn tự tin vào sức mạnh không gì lay chuyển nổi của mình? Mặc Lâm với bài viết sau đây:
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra quyết định về vụ Tiên Lãng ngay lập tức đã tạo ra một nguồn dư luận tích cực trước sự chờ đợi của báo giới và người dân Tiên Lãng. Mọi người gần như có cùng một suy nghĩ: quyết định của Thủ tướng tuy chưa hoàn toàn tạo được làn sóng ủng hộ của mọi người nhưng trên tổng thể nó đã phản ánh được tối thiểu thái độ cần có của một chính phủ.

Sau những phấn khích…

doan-v-vuon-dantri-250.jpg
Ông Lê Văn Hiền(nay đã bị đình chỉ công tác): “Khi hết thời hạn thuê đất mà chủ đầm không trả thì cưỡng chế” (ngày 12/1/2012). Source dantri-online.
Vài ngày sau khi cơn phấn khích dịu xuống nhiều vấn đề mới lại nổi lên ngay từ ba điểm mấu chốt kết luận của Thủ tướng. Thứ nhất, Thủ tướng chỉ đạo các ban ngành có liên quan cần sớm xử lý, và xử lý triệt để những sai phạm trong vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn. Thứ hai Thủ tướng kiến nghị chánh án TAND Tối cao theo thẩm quyền, xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của TAND TP Hải Phòng và TAND huyện Tiên Lãng. Thứ ba Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo TP Hải Phòng chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
Trong vụ Tiên Lãng, hai nhân vật được xem là cường hào mới là hai anh em ông Lê Văn Hiền và ông Lê Thanh Liêm, một người chủ tịch Huyện Tiên Lãng, một người chủ tịch xã Vinh Quang, nơi có miếng đất to lớn của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, hai người này đã cùng nhau dàn dựng và dẫn quân tới cưỡng chế miếng đất này. Người thứ ba bị dư luận lên án như một ác bá lại là giám đốc công an Đỗ Hữu Ca, người trực tiếp chỉ huy hơn 100 công an, bộ đội, dân phòng tấn công vào nơi mà gia đình ông Vươn đang lập nghiệp.

Những vai chính chưa rời vở diễn

do-huu-ca-250.jpg
Giám đốc CA Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Photo courtesy of Trần An Lộc/danlambaovn.blogspot.com.
Những vai chính trong vở kịch Tiên Lãng nếu được xử đúng theo luật pháp như yêu cầu của Thủ tướng thì họ không có cơ hội nào để còn ung dung ngoài vòng pháp luật như hiện nay. Hai anh em ông Hiền và Liêm bị thôi chức mà không bị giam giữ do tính chất nghiêm trọng mà họ đã làm. Riêng ông Đỗ Hữu Ca không những không có một động thái răn đe nào lại được cất nhắc làm một thành viên trong chính cái Ủy ban điều tra về Tiên Lãng.
Về nhân vật Đỗ Hữu Ca, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam cho biết nhận định của ông:
Người cần phải đưa ra xử trước tiên để biểu tỏ sự nghiêm minh của Thủ tướng và nghiêm minh của pháp luật là cái ông đại tá Ca ấy.
GS Tương Lai
“Người cần phải đưa ra xử trước tiên để biểu tỏ sự nghiêm minh của Thủ tướng và nghiêm minh của pháp luật là cái ông đại tá Ca ấy. Ông này là người trực tiếp chỉ huy vụ cướp đoạt, huy động đến 100 binh lính, gồm bộ đội biên phòng, công an đặc nhiệm để tấn công vào chỉ mấy người dân mà họ chỉ có cây súng bắn đạn hoa cải, một quả mìn tự tạo.

Ông đại tá Ca khoe rằng đây là một trận đánh phối hợp hiệp đồng tác chiến rất đẹp có thể viết thành sách được thì phải nói đây là một sự ngông cuồng. Đối với pháp luật nghiêm minh, muốn an lòng dân thì phải đưa ông này ra xử trước tiên trong hàng ngũ lãnh đạo Hải Phòng và sau đó phải cách chức những người lãnh đạo ở Hải Phòng bởi vì nếu không có họ duyệt phương án cưỡng chế thì làm sao Tiên Lãng có thể làm được?”
Không ai hài lòng về các quyết định mà UBND Thành phố Hải Phòng đưa ra. Bức tranh toàn cảnh cho thấy một sự miễn cưỡng lộ liễu đang diễn ra và người dân nghi ngờ rằng câu nói nổi tiếng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải “trên bảo dưới không nghe” đang được lập lại.

Có một quyết định nào khác?

chinhphu.vn-250.jpg
Lãnh đạo TP Hải Phòng tại cuộc họp do Thủ tướng chủ trì chiều 10/2 về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.
Người ta cũng không loại trừ khả năng kết luận của Thủ tướng chỉ là kết quả của một quyết định chung từ Ban Bí Thư Trung ương Đảng, cơ quan quyền lực thật sự và duy nhất có quyền kỷ luật hay không đối với các đảng viên có tên trong danh sách Ủy viên Trung ương. Ông Giám đốc công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, một Ủy viên trung ương, có thể đã được che chắn bằng cách nào đó mặc dù hành động của ông có làm cho dư luận lên án gắt gao sau khi dùng vũ lực quá mức cần thiết để thi hành một lệnh cưỡng chế bất hợp pháp.
TS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết nhận xét của ông về vấn đề này:
Thực ra thì sự liên hệ giữa Đảng và chính quyền thì họ vẫn có và nếu Thủ tướng truất quyền của ông này thì trên kia Ban Bí thư ra quyết định thôi, thậm chí đuổi ông ấy ra khỏi đảng.
TS Nguyễn Thanh Giang
“Vâng, tất nhiên Ban Bí thư thì có quyền cao hơn Thủ tướng nhưng tôi nghĩ rằng trong trường hợp ông Thủ tướng xử lý một người trong hệ thống chính quyền của ông ấy thì ông ấy có quyền làm bởi vì Thủ tướng cũng là Ủy viên Bộ Chính trị nữa, vì thế tôi nghĩ ông làm như thế thì mặc nhiên Ban Bí thư sẽ đồng tình mà xử lý ông Ủy viên Trung ương Đảng kia thôi.

Tôi nghĩ rằng là ông Thủ tướng ông ấy truất quyền là quyền của một ông trong chính quyền chứ không phải là một ông trong Ban Bí thư. Thực ra thì sự liên hệ giữa Đảng và chính quyền thì họ vẫn có và nếu Thủ tướng truất quyền của ông này thì trên kia Ban Bí thư ra quyết định thôi, thậm chí đuổi ông ấy ra khỏi đảng. Tôi nghĩ là họ sẽ làm được.”
Chính quyền Hải Phòng tới nay vẫn không dám trả lại đất cho ông Vươn ngay sau khi Thủ tướng xác định việc thu hồi đất nhà ông Vươn là sai lầm toàn bộ, từ lệnh tòa án tới thi hành án. Nếu việc trao trả đất được thực hiện thì ngay lập tức hàng ngàn đơn thư khiếu nại sẽ tràn ngập UBND thành phố Hải Phòng vì sự thật cho thấy trong hai ngày vừa qua hàng trăm hộ dân đã tập trung về khu đất gia đình ông Đoàn Văn Vươn để chia vui với họ và đồng thời ôm theo hàng ngàn đơn khiếu kiện đất đai lăm le chờ ngày khởi kiện.

Tiến thoái lưỡng nan

tien-lang-leu-bi-pha-250.jpg
Căn lều dựng tạm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá nát. Photo courtesy of Nguyễn Quang Vinh’s blog.
Cuối cùng là vấn đề mấu chốt nhất đang khiến cho Bộ Chính Trị lo lắng đến nỗi tiến thoái lưỡng nan, đó là: bản án nào sẽ dành cho gia đình ông Vươn, những người trực tiếp chống lại chính quyền cách mạng?
Nếu xử bốn can phạm trực tiếp bắn vào nhân viên thi hành án thì hợp với hiến pháp, với bộ luật hình sự nhưng di hại của bản án thật khó lường. Kết quả bản án này sẽ bị lên án rằng chính quyền mang danh là cách mạng nhưng hành xử với dân thua xa tòa án của chính quyền thực dân Pháp trong vụ án Nọc Nạn năm 1928.
Nếu bản án xử theo lương tri, căn cứ trên tinh thần chống ngoại xâm, áp bức của dân tộc thì cố nhiên những người bị áp bức đến nỗi phải nổ súng chống lại chính quyền sẽ được tha bổng. Kết quả này rõ ràng là được lòng dân nhưng chắc chắn kể từ đây chính sách đất đai của nhà nước sẽ liên tục bị phản ứng dây chuyền của nông dân, những người mất đất trên cả nước sẽ không ngại ngùng gì khi đứng lên đòi hỏi công lý cho họ nhất là vào năm 2013 khi trên danh nghĩa mọi hợp đồng thuê đất đều phải trao trả lại cho nhà nước.
Fact box
Vụ án Nọc Nạn
- là vụ án lớn về tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu,
- giữa gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và giới địa chủ và quan chức chính quyền thực dân Pháp.
- Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928,
- tuyên án tha bổng và phạt nhẹ gia đình nông dân Biện Toại.
Cả hai vấn nạn trên là nguyên nhân khiến chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng suốt thời gian xảy ra vụ Tiên Lãng không hề lên tiếng một lời nào, cho dù ông là người nắm vận mệnh những đảng viên cao cấp.
Ngày 16 tháng 2 vừa qua đúng 84 năm kỷ niệm ngày vụ án Đồng Nọc Nạn. Báo chí ghi nhận để kỷ niệm ngày này tại địa phương Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nơi xảy ra vụ án lịch sử đã có nhiều sinh hoạt tưởng nhớ. Trong khi đó một Nọc Nạn khác đang chờ xử tại Tiên Lãng khiến cả nước nín thở theo dõi và ngay cả Ban Bí Thư cũng không dễ chịu chút nào.
Cho dù thắng hay thua thì gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn có chỗ đứng trong danh sách đấu tranh dài dằng dặc của dân tộc. Nếu ông và anh em tiếp tục bị giam để chính sách đất đai tiếp tục gây lợi nhuận cho các nhóm lợi ích nào đó thì xã hội sẽ có thêm động lực để đấu tranh. Ngược lại nếu ông thắng trong phiên tòa lịch sử sắp tới thì nhà nước sẽ gặp vô vàn khó khăn mới trong tiến trình giải tỏa nỗi oan cho dân chúng.
Thông tin mới nhất cho biết túp lều sơ sài bằng vải bạt được dựng lên cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn tạm trú đã bị đập phá, san thành bình địa vào ngày Thứ Bảy 18 tháng 2 khi vợ ông có việc đi vắng. Mọi vật dụng bị phá sạch, bàn thờ gia đình nhà ông Vươn bị quăng xuống hồ.
Trước đó có tin chính quyền xã Vinh Quang yêu cầu giữ nguyên hiện trạng của mảnh đất gia đình ông Đoàn Văn Vươn, có nghĩa là miếng đất này không thể xuất hiện căn lều che tạm. Hiện trạng được giữ nguyên chờ điều tra với hình ảnh căn lều bị đập tan nát như lần trước đã khiến người dân tại xã Vinh Quang vừa ngơ ngác vừa phẫn uất. Không biết chính quyền thật sự đang ở đâu lại để cho bọn côn đồ lộng hành như vậy?

Một nghi phạm chết trong thời gian tạm giữ

(NLĐO) – Do liên quan đến vụ trộm xe máy nên anh Hoàng Gia Đạt Phước (SN 1977, ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9-TPHCM) bị công an quận 9 tạm giữ để điều tra.
Cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Phước tại nhà xác bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.
Tuy nhiên khoảng 9 giờ ngày 19-2, gia đình anh Phước nhận được tin từ công an phường yêu cầu đến công an quận 9 để làm việc.
Tại đây gia đình anh Phước đau đớn nhận được tin anh đã tử vong.
Anh Hoàng Gia Đại Phú (anh ruột anh Phước) kể lại: Cơ quan công an cho biết khuya ngày 18-2  em trai anh sốt và lên cơn co giật nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng đến sáng thì tử vong.
Đến 13 giờ cùng ngày sau khi làm xong thủ tục pháp y tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức với kết luận nguyên nhân anh Phước tử vong là do phù thủng cấp tính, cơ quan công an đã bàn thi thể giao nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.
Trước đó cuối tháng 12-2011, Phước đã mua chiếc xe máy không rõ nguồn gốc của 1 đối tượng tại tiệm sửa xe của mình trên đường số 1, phường Long Thạnh Mỹ và bán lại để kiếm lời. Do chiếc xe này liên quan đến vụ mất cắp nên Phước đã bị công an tạm giữ để điều tra làm rõ hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Theo gia đình nạn nhân suốt gần 2 tháng bị tạm giữ gia đình chưa gặp được Phước cho đến ngày anh tử vong.
Được biết anh Phước đã có vợ và 1 con nhỏ. Gia đình anh khẳng định từ trước đến nay anh vẫn mạnh khỏe không có bệnh tình gì đáng kể. Theo những người hàng xóm Phước rất hiền và chưa từng vi phạm pháp luật.
Chiều 19-2, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo công an quận 9 để tìm hiểu thông tin vụ việc, tuy nhiên lãnh đạo công an quận đã từ chối trả lời.
Tin và ảnh: Đăng Lê
_____________________________________________________________
Ý kiến trên Báo Nguoilaodong
  • THA HƯƠNG
    19/02/2012 16:47
    Rồi,lại giống vụ anh Nhựt ở Bình Dương nữa rồi.Im lặng,né tránh,cuối cùng là chìm…ngỉm.
  • Nông Dân
    19/02/2012 18:30
    Nhân mạng con người là rất quý, cơ quan chức năng nhất là nghành Công An nên xem trọng và có trách nhiệm trả lời cụ thể cho gia đình nạn nhân và công luận bản chất thật của sự việc.
  • Đông
    19/02/2012 18:54
    Không hiểu tại sao thường có người chết tại cơ quan công an trong quá trình điều tra quá vậy?
  • Nguyển phuc Hậu
    19/02/2012 19:03
    Vì sao lại phù thũng cấp mà không được phát hiện dưa di viện , … các cơ quan chức năng cần làm rõ . Kết luân như vậy là không thỏa dáng ./.
  • trần khánh
    19/02/2012 19:15
    rồi.lại có phim dài nhiều tập …có kết thúc mở
  • BS Võ Đình Thâm
    19/02/2012 20:55
    Đề nghị phóng viên kiểm tra lại cho chính xác. Không có cái bệnh gọi là “phù thủng cấp” như kết luận của BVĐKTĐ. Chỉ có bệnh lý “phù phổi cấp”, có thể dẫn đến tử vong nhanh. Kết luận sai “do trình độ” hay do cuống quít chạy tội?
  • Thanh
    19/02/2012 21:48
    Lại một vụ như anh Nhựt nữa rồi. Để lâu …hóa bùn nhé, cố gắng nhé.
  • chia buồn
    19/02/2012 22:12
    Phóng viên nên tư vấn cho gia đình nạng nhân khoan chôn cất thi thể nếu như là còn dấu hiệu nghi ngờ. Và nhờ pháp y quân đội giám định lại. Khi nào có kết quả thì mới chôn cất. Cảm ơn báo người lao động rất dũng cảm khi đưa tin những vụ như thế này. Càng ngày tôi rất thích báo bởi vì các bạn là những người dũng cảm. Thật sự chia buồn nạn nhân.
  • hàng xóm của nạn nhân
    19/02/2012 23:02
    Chúng tôi sống đã mấy chục năm , cạnh gia đình cậu Phước . Cậu là 1 đứa ngoan hiền ko quạy phá hàng xóm chưa từng có tiền án tiến sự. Thế nhưng hôm nay đột nhiên thấy xe cấp cứu chở xác chết cậu về nói là chết trong trại giam . Liệu mua cái xe với giá chỉ 700 ngàn có thể thay đổi 1 mạng người ko ? Với cái xe 700 ngàn có thể khời tố hình sự đc ko ? Nghe gia đình cậu nói giam giữ gần 2 tháng chưa đc gặp mặt , đùng 1 cái báo hung tin là cậu bệnh nặng lên Công An quận gấp . Nhưng khi lên tới nơi Công An báo đã chết rồi . Liệu có cái bệnh nào gọi là “Phù Thũng Cấp” mà chết không ? Hay vì cậu mới bị đưa qua điều tra cách đây vài hôm ( Theo nguồn tin của Công An trại giam nói : Chúng tôi mới chuyển Phước qua điều tra cách đây mấy hôm ). Có phải trong quá trình điều tra có điều gì đó mờ ám để đến hôm nay xảy ra chuyện đáng tiếc này đến gia đình của a Phước . Chúng tôi mong rằng các cơ quan điều tra hãy làm rỏ sự việc để cho vong hồn a Phước đc thanh thản và tất cả hàng xóm chúng tôi thấy được sự giải thích thoả đáng của cơ quan chức năng . Tại sao khi Báo Chí hỏi thăm sự việc thì Công An Q.9 từ chới trả lời . Theo chúng tôi nghĩ thì cái chết này ko đơn giản như Pháp Y đả chuẩn đoán .
  • hàng xóm
    19/02/2012 23:25
    Chúng tôi rất bưc xúc trước sư ra đi vỉnh viễn của a Phước vì từ trước tới giờ anh là 1 người rất thân thiện , hiền lành với mọi người . Thế mà hôm nay thật bất ngờ khi thấy anh đươc đưa về trên chiếc xe chở xác của bệnh viện với cái lý do ” Chết vì bệnh Phù Thủng Cấp Tính ” liệu có cái bệnh nào là PTCT không ? Mà dẩn đến cái chết đột ngột như thế ? Liệu có cái gì mờ ám uẩn khuất trong sự việc này ko . Chúng tôi mong rằng các cơ quan có thẩm quyền hãy điều tra và cho chúng tôi 1 câu trả lời thoả đáng . Không nên lẩn tránh trả lời trước những câu hỏi của phóng viên nhưng Công An Q.9 đả né tránh
  • Nguyễn Hoàng Hải
    19/02/2012 23:30
    Tôi đề nghị chuyển việc tạm giam sang cho Cơ quan tư pháp (Sở tư pháp các Tỉnh Thành) quản lý như ý kiến Bộ tư pháp đề xuất với Chính phủ. Điều đó có lợi cho tất cả các bên vì đa số các nước làm như vậy mà Cơ quan công an cũng đỡ tai tiếng.
  • trần đức
    19/02/2012 23:36
    Mong các bác sĩ giải đáp: có bệnh phù thũng nào phát bệnh vào giờ khuya và chết vào giờ sáng? Có bệnh phù thũng nào chết nhanh tới mức cơ quan tạm giữ không kịp báo cho thân nhân đến gặp mặt lần cuối trước khi tắt thở? Liệu có nhà khoa học nào dũng cảm thực hiện một đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp khắc phục hiện tượng ngày càng có nhiều người chết trong thời gian bị công an tạm giữ.
  • Phạm Khắc Tiến
    20/02/2012 00:40
    Nếu đúng là bệnh cấp tính không thể qua khỏi, nghĩa là ngoài tầm kiểm soát của cơ quan tạm giam, sao lại từ chối trả lời báo chí? Người dân có thể hiểu thế nào cho đúng?
  • Nguyễn Tuấn
    20/02/2012 00:52
    Liên tục chết dân đen vì công an. Nhà báo cần phối hợp mạnh giúp đưa ra ánh sáng vụ việc này. Không để cái xấu hoành hành được. Hãy đề nghị pháp y nơi khác làm lại. Quay video lúc khám nghiệm xác.

TRẦN NHÂN TÔNG – NHIỀU TRONG MỘT

Trần Ngọc Vương *
1.- Quan chiêm một cuộc giáng trần:
            Năm Mậu Ngọ 1258 đối với vương Triều nhà Trần nói riêng, với quốc gia Đại Việt nói chung diễn ra ít nhất ba sự kiện quan trọng, quan trọng ở tầm chi phối trực tiếp đến việc định tính bản chất của triều đại và vận mệnh của quốc gia dân tộc: cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -  Mông lần thứ nhất kết thúc thắng lợi, vua khai cơ của vương triều là Trần Cảnh (Thái Tông) lui làm Thượng hoàng để con trai kế vị Trần Hoảng (Thánh Tông) “ra mặt tiền” trực tiếp nắm lấy chính sự và tháng trọng đông năm ấy Hoàng trưởng tử Trần Khâm chào đời.

            Lời “đại nghị” của sử thần nhà Hậu Lê về vị vua tương lai này như sau: “ Tên huý là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh anh thánh nhân, thuần tuý đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung (tức cung vua và cung Thượng hoàng – TNV) đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ hoà nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân.”.([1]).
            Các sử quan, tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư, tất cả đều là nhà Nho xuất chính, hơn thế, lại xuất chính – trì chính vào thời Nho giáo chiếm giữ địa vị độc tôn, đương nhiên huy động và sử dụng hết mọi “tiêu chí lý luận” của học thuyết “phe ta” để đánh giá vạn sự. Chẳng có gì lạ khi đọc câu cuối của lời “bình nghị”. Nhưng ngoài lời “dèm” “cho phải phép” đó ra, họ chẳng thể che giấu được thái độ sùng kính rất mực.
            Bởi trên mọi chiều kích, Trần Nhân Tông quả là một nhân cách lịch sử lỗi lạc.Tiểu sử và hành trạng của Ngài cung cấp cho các bậc thức giả đời sau hàng loạt dữ kiện để thấu hiểu thế nào là một vị “minh quân” trong thực tế, thế nào là cái xã hội “khoan giản an lạc”, “trên dưới một lòng”, bằng cách gì để một cá nhân có thể sống giữa cõi trần muôn nỗi ưu phiền với thái độ tự tại an nhiên, không những thế, hơn thế, còn có được cảm thức “ngày hằng sống, ngày hằng vui” trong khi vẫn nỗ lực đến “những hơi thở cuối cùng” phụng sự cho cái “cõi nhân gian bé tí” cũng lại là nơi mình dấn thân, vào cuộc.
            Trong những lời “đại dẫn”, bản “lý lịch trích ngang” vừa đề cập tới ở trên, tuy rất vắn tắt, đã kịp cho biết ngay thuở lọt lòng, Ngài đã được “soi” bởi những tín điều của nhân tướng học, của trí tưởng tượng văn học Đạo gia, của chính trị học Nho gia và của chủ nghĩa yêu nước bản địa.Ngài thệ thế theo nẻo Thiền môn, trước khi kịp mở ra cho vô lượng chúng sinh một cõi giác trong môi trường “xanh, sạch, đẹp” với trúc tùng và mây nước.Ngài đến, tạm trú rồi lại ra đi trong một cuộc lữ hành ngắn ngủi, vậy mà vẫn để lại nhiều dư quang, nhiều dấu tích làm sao! Cúi xin Người, để một hạt máu phôi pha của Trần tộc loang đến cõi Nam hôm nay được hồi hương chiêm bái, được thốt lên những gì nhục nhãn và tâm nhãn đang cùng tiếp thụ.
            2.- Điểm đỉnh của hào khí Đông A và tầm viễn kiến đối với vận mệnh dân tộc – Trần Nhân Tông trong tư cách nhà chính trị:
            Như đã biết, đầu năm 1258 nhà Trần vừa hoàn thành võ công kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất thành công thì gần cuối năm, Hoàng thái tử Khâm chào đời. Cũng phải nói rõ rằng cuộc đụng độ đầu tiên giữa quân dân Đại Việt với quân Nguyên – Mông này chưa phải là “cuộc đối đầu lịch sử” đích thực.Trên đà bình định Trung Hoa, quân Nguyên – Mông vừa “tiện thể” chinh phạt và chiếm đóng rồi sát nhập luôn cả xứ Vân Nam rộng lớn vào bản đồ đế chế của mình, để rồi hậu lai, vùng đất ấy mặc nhiên là “nội địa” của Trung Quốc – điều mà các triều đại Hán tộc từng làm chủ Trung nguyên trước đó chưa bao giờ làm nổi. Bình định được xứ Vân Nam rộng lớn, nhưng quân Nguyên – Mông vẫn chưa “xoá sổ” được nhà Nam Tống, nên việc để cho một đạo binh từ Vân Nam tràn sang đất Đại Việt lần này chỉ mới như “hoàn lưu của một trận bão”, và khi bị chống trả quyết liệt, đạo binh này phải rút chạy cũng chưa làm cho các “Đại Hãn” quá đỗi giật mình. Tuy nhiên, đối với vua tôi nhà Trần, đó lại là một sự cảnh báo có tầm nghiêm trọng sống còn. Nhất định phải tổ chức lãnh đạo và xây dựng đất nước sao cho đủ sức đối phó với một (hay những) cuộc xâm lăng trực diện, dữ dằn hơn gấp nhiều lần so với lần đụng độ đầu tiên đó. Và lịch sử dường như “bố cục” sẵn: Trần Quốc Tuấn chính là vị thân vương trẻ tuổi đối đầu trực diện với quân Nguyên Mông lần ấy, bởi lúc bấy giờ Ngài đang đảm trách việc coi giữ lộ Lạng Giang, Hoàng Thái tử sẽ ra đời vào dịp cuối năm, để rồi kịp trưởng thành, kịp đảm nhiệm lấy sứ mệnh là vị quốc chủ của hai lần đối đầu thực sự với kẻ địch khủng khiếp ấy, nhân đó nhận về hai đại võ công vô tiền khoáng hậu.
Xưa nay, bất cứ ai khi nhắc về hào khí Đông A thì đều nghĩ ngay tới bậc đại anh hùng Trần Hưng Đạo.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã hẳn nhiên là nhà quân sự thiên tài, vị Quốc Công tiết chế văn võ kiêm toàn, khi sống làm “thượng phụ”, làm “vua không ngôi”, khi mất được trong triều ngoài nội đồng lòng tôn làm Thánh, tên tuổi đã trở thành bất tử cùng non sông đất nước. Nhưng vẫn cần bình tĩnh nhớ cho, rằng để tạo dựng được một võ công hiển hách lẫy lừng, nhất thiết phải có một điểm tựa cộng đồng hùng mạnh cộng với một nền, rồi một đường lối chính trị trực tiếp đủ sáng suốt và quyết đoán. Vai trò của vị “quốc chủ”, người xác lập và đưa ra những quyết đoán chính trị tối hậu, trong mọi trường hợp, cứ phải đóng vai trò tiên quyết. Người Việt đời Trần thường “khôn nhanh, chín sớm”, ở địa vị nguyên thủ quốc gia càng như thế. Ở vào tuổi 27, rồi tuổi 30, đấng Vạn tuế gia của nước Việt lúc bấy giờ thực sự đã đủ trở nên nhà chính trị lão luyện.
Điều vừa nói không phải là một suy luận lôgic mang tính lý thuyết trừu tượng, mà được chứng thực bằng hàng loạt những dữ kiện thực tế, có hệ thống.
Giữa các triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại duy trì lâu dài “thượng hoàng chế”. Có lẽ cơ chế này được bắt đầu bằng một bối cảnh có phần tế nhị: ngôi vua chuyển sang tay họ Trần là kết quả của một sự sắp đặt bởi Trần Thủ Độ cuộc hôn nhân chính trị giữa một nữ hoàng bé bỏng (Lý Chiêu hoàng, lúc thành hôn mới lên 7)     với một “ấu quan” (Trần Cảnh, mới lên 8), mà nhà thiết kế đích thực ra triều đại mới kia  thì không muốn ra mặt làm một thứ “lộng thần” nên phải sớm tôn lập cha đẻ của vua (Trần Thừa) làm Thượng hoàng để việc nước được thực sự bàn bạc và quyết định “giữa người lớn với nhau”. Thế nhưng rồi tính chất “quyền nghi” ấy đã trở nên ổn định, biến thành cơ chế. Các vua Trần về sau, khi đã lui làm Thượng hoàng, trên thực tế chỉ không can thiệp vào các công việc hàng ngày hay có tính vụn vặt, nhưng vẫn thường xuyên để mắt đến những gì là đại sự. Và không một vị “vua – con” nào dám đi quá xa ra ngoài ý chí của các đấng bề trên vẫn còn nguyên vẹn quyền uy ấy. “Thượng hoàng chế” không còn tồn tại ở các triều đại sau, nhưng dư âm của nó vẫn gây ấn tượng đến mức mãi tới giữa triều Nguyễn, ông vua nổi tiếng say mê văn chương và lịch sử, cũng nổi tiếng về sự “riết róng” trong các lời “châu phê” vào quốc sử như Tự Đức cũng còn thèm tiếc mà ngự bút rằng “Phép truyền ngôi vua này của nhà Trần cũng hay, có thể bắt chước được!”([2]).
Ngay từ năm đầu Nhân Tông lên ngôi, hàng loạt thách thức theo nhau ập đến.
Thách thức đầu tiên là việc quân Nguyên đánh tan đại binh của nhà Nam Tống ở Nhai Sơn (Tân Hội, Quảng Đông). Sử chép: “ Quân Tống thua, Tả thừa tường nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua 7 ngày có đến hơn 10 vạn xác chết nổi lên mặt biển. Xác vua Tống cũng ở trong số đó… Năm ấy (1279) nhà Tống mất” ([3]).Đương nhiên, với triều đình nhà Nguyên, từ đây họ hoàn toàn chính thức là Hoàng đế ở Trung nguyên. Vua tôi nhà Trần không còn phải đồng thời thông hiếu với nhà Tống vừa phải tiến cống nhà Nguyên, nhưng hiểm hoạ đe doạ sự sống còn của quốc gia thì vì thế lại tăng lên rõ rệt.
Hàng loạt sự kiện tiếp sau chứng thực mối nguy cơ ấy.
Trên thực tế thì vào năm 1258 sau cuộc đụng đầu lần thứ nhất với quân Nguyên, Trần Cảnh (Thái Tông) đã nhường ngôi cho Trần Hoảng (Thánh Tông) còn tự mình lui làm Thượng hoàng, nhưng hẳn là đối với người Nguyên (và có lẽ đối với cả người Tống nữa) thì cho mãi tới năm 1277 Trần Cảnh vẫn còn là An Nam quốc vương. Sự gần gũi ngẫu nhiên của thời điểm Trần Thái Tông mất với việc Trần Thánh Tông nhường ngôi cho Trần Nhân Tông (cuối năm 1278) khiến người Nguyên coi rằng đó mới là lúc Trần Thánh Tông kế vị. Lấy lý do  (mà có lẽ thế thật!) vua mới ở An Nam không “thỉnh mệnh” đã “tự lập”, Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) sai Thượng thư bộ Lễ  là Sài Thung cùng một “bộ sậu” khá hùng hậu sang “trách hỏi”, đồng thời “tuyên dụ” đòi “quân trưởng của nước nội phụ” này phải thân hành sang triều kiến. Thánh Tông không đi, đã hẳn, mà Nhân Tông cũng không thể “đi thay”. Vậy là vừa phải khéo léo đối phó qua con đường ngoại giao, vừa phải cấp bách chuẩn bị lực lượng vũ trang để giữ nước.([4]).
Tháng tư năm 1279 Khu mật viện nhà Nguyên đã xin Hốt Tất Liệt “ban sư” chinh phạt Đại Việt. Vì Hốt Tất Liệt tham vọng chỉ thông qua con đường đe doạ ngoại giao mà thu phục nước ta, nên ông ta giữ sứ bộ ta lại, một lần nữa sai Sài Thung cùng Thượng thư bộ Binh là Lương Tằng (2 thượng thư trong một sứ bộ, quả là điều “xưa nay hiếm”! – TNV) cùng phó sứ của ta quay sang Thăng Long  “đối chất” với vua tôi nhà Trần. Hốt Tất Liệt yêu cầu vua Trần nếu không sang chầu phải cống “người vàng mắt ngọc” thế thân, cùng với nhiều nhân tài bảo vật khác…Vua tôi nhà Trần không đáp ứng đòi hỏi ngang ngược của vua Nguyên, mà tìm kế sách kéo dài thời gian cho sự chuẩn bị.Năm 1281, Trần Nhân Tông cho chú họ là Trần Di Ái thay mình cùng Lê Tuân, Lê Mục đi cùng sứ bộ Sài Thung sang Nguyên.Hốt Tất Liệt dĩ nhiên biết “võ” của nhà Trần, muốn tương kế tựu kế, bèn phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, hai kẻ đi theo làm thượng thư, làm Hàn lâm học sĩ, lại xuống chiếu thư cho vua Trần rằng “Ngươi đã cáo bệnh không vào chầu, nay cho ngươi được nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng (sic!), ta đã lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm vua nước An Nam, cai trị dân chúng của ngươi…”.([5]). Nhưng đương nhiên, khi cái bộ sậu bù nhìn này chưa về đến nơi đã bị nhà vua sai quân chặn đường đón đánh. Trong khi đó, triều đình vẫn “nhũn nhặn” đón tiếp sứ bộ Sài Thung một lần nữa rất “chu đáo”, Thái sư Trần Quang Khải thậm chí còn làm thơ bày tỏ tình “ ngậm ngùi ly biệt”.Cuối năm 1283, nhà Trần lại cho người sang Nguyên đưa thư từ chối thẳng kế sách “mượn đường đánh Chiêm Thành” của chúng.Đến mức này, thì mọi chuyện chỉ còn chực bùng nổ.
Dù sao thì kế hoạch “kéo cưa lừa xẻ” của nhà Trần cũng đã làm chậm lại những vó ngựa đang chờ đến chồn chân của đội kiêu binh vừa tận diệt xong được một vương triều lớn của Hán tộc dậm dật muốn nhổ nốt cái gai từng chọc một lần vào mắt chúng.
Bằng hàng loạt những hoạt động đối nội, Hoàng đế Trần Nhân Tông rất nhanh chóng chứng tỏ khả năng cố kết nhân tâm, kiên nhẫn “đãi cát tìm vàng” để tận dụng nhân tài, trước hết phục vụ cho sự nghiệp chống ngoại xâm mà chỉ tiên liệu sơ sài cũng biết sẽ vô cùng gian nan ấy.Điển hình cho loại hoạt động này là các sự kiện: sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chiêu dụ Trịnh Giác Mật thổ tù ở đạo Đà Giang (1280), bày tỏ “thần uy” bằng cách sai Nguyễn Thuyên làm “văn đuổi cá sấu” ở sông Hồng (1282), hội vương hầu và trăm quan ở Bình Than (1282), uý lạo và tha tội để sử dụng lại Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (1282), cùng với Thượng hoàng họp phụ lão trong nước ở điện Diên Hồng để khẳng định và củng cố quyết tâm cả nước đồng lòng chống xâm lược (1284).
Những tấm gương “người tốt việc tốt” điển hình đến mức làm rạng rỡ sử xanh cũng bộc lộ liên tiếp chính vào giai đoạn Trần Nhân Tông tại vị: những hiện tượng như quả cam và ngọn cờ của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, chí khí lẫm liệt và gương trung nghĩa vằng vặc của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, lòng trung thành vô điều kiện và tài năng kiệt xuất của những người “phận dưới” đối với vận nước như Yết Kiêu – Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão,  hành vi người người thích chữ “sát Thát” lên cánh tay, cho đến thiên tài quân sự của Hưng Đạo đại vương, mối quan hệ vua tôi đồng lòng, anh hùng gắng gỏi, miền xuôi miền ngược hô ứng nhịp nhàng làm nên những trận vận động chiến kinh điển của nghệ thuật chiến tranh, … tất cả những điều đó đều trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ uy tín và ảnh hưởng to lớn của một nguyên thủ quốc gia siêu việt.
Có thể coi hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông vào các năm 1285, 1288 là hai giai đoạn của một cuộc đối đầu lịch sử, mốc vô cùng quan trọng định tính cho mối quan hệ giữa vương triều nhà Trần và đế chế Nguyên – Mông nói riêng, mối quan hệ giữa các triều đại ở Việt Nam với các triều đại thống trị trên vùng lục địa Trung Hoa nói chung.
“Thế giặc nhàn” – như lời Trần Hưng Đạo tâu bày mở đầu cuộc kháng chiến năm 1288 quả đã được chúng thực qua những diễn biến đến liền ngay sau đó. Không còn hiện tượng đầu hàng giặc khá nổi cộm như trong lần kháng chiến thứ hai, không còn những “xú nhân” tham sinh uý tử, bảo mạng cầu an thò mặt vào những trang sử vàng dân tộc năm ấy. Dĩ nhiên, đám “giặc Phật” (là dân gian gọi thế!) nhưng đậm đặc tính tham sân si kia căm hận vua tôi nhà Trần không để đâu cho hết. Nhanh chóng “thuộc những bài học xấu” từ truyền thống của xứ sở mà chúng vừa chinh phục được, quân Nguyên cũng kéo đến phủ Thiên Trường “đào mả bố mẹ ông bà” của đối thủ. Hẳn vì thế, khu lăng mộ của các vua Trần (mà trung tâm là Chiêu Lăng – lăng Thái Tông)  và tiền nhân họ ở phủ Long Hưng (Đông Hưng – Thái Bình ngày nay. – TNV) đã bị san thành bình địa, khiến hậu nhân khó tìm khó định dạng thức và quy mô.Cũng may là chúng chưa tìm được mộ thật, nên cũng chưa phạm được tới quan tài. Dù sao, sự hoang lương ở chốn thiêng liêng ấy đã khiến ngòi bút của vị vua trẻ tuổi anh hùng bật lên những lời cảm khái nao lòng:
                        Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
                        Sơn hà thiên cổ điện kim âu
                        (Xã tắc hai phen phiền ngựa đá
                    Non sông ngàn thuở vững âu vàng)
Hào khí Đông A, qua ba lần kháng Nguyên thành công, đã lên tới đỉnh điểm.
Nhưng khác với rất nhiều những bậc anh hùng trước đó lẫn sau này, mãi tận ngày nay thường ngợp trong hào quang của võ công, ngủ quên trên chiến thắng, thậm chí gặm nhấm ăn mòn dần chiến thắng,Trần Nhân Tông dường như coi việc thắng giặc là chuyện đương nhiên phải làm và phải làm được, nên rất điềm tĩnh đưa ra những quyết sách định quốc an dân thời hậu chiến.Một trong những việc hàng đầu phải làm, ấy là việc thưởng phạt, đưa ra những quyết định sáng suốt thời hậu chiến.
Thông thường, sự thưởng phạt sau những biến cố trọng yếu của quốc gia sẽ ngầm định bản chất của chính thể. Người có công dĩ nhiên được tưởng thưởng, nhưng hai vua (Thánh Tông, Nhân Tông) không ban thưởng tràn lan.  Kẻ hàng giặc, tất nhiên phải trừng phạt, nhưng không hề là sự trừng phạt “cho hả dạ căm thù”.
Hãy lược đọc đôi hàng chính sử: “Mùa hạ, tháng tư (1289), định công dẹp giặc Nguyên.
Tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương, Hưng Vũ Vương làm Khai quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ. Người nào có công lớn thì được ban quốc tính.Khắc Chung được dự trong số đó, lại được nhận chức Đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong Quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên Quan gia (tức vua) lại dâng lên Thượng hoàng (đây có lẽ là phạt nhẹ đối với hành vi báo công vượt cấp, sai quy chế – TNV chú). Hưng Trí Vương không được thăng trật, vì đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở , mà  (Hưng Trí Vương) lại còn đón đánh chúng (phạt tội vô kỷ luật – TNV chú). Cho Man trưởng Lạng Giang Lương Uất làm trại chủ Quy Hoá, Hà Tất Năng làm Quan phục hầu vì đã chỉ huy người Man đánh giặc.
Việc thưởng tước đã xong, vẫn có người chưa bằng lòng. Thượng hoàng dụ rằng: “Nếu các khanh biết chắc là giặcHồ không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại, và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ”. Mọi người vui vẻ phục tùng”.
Còn đây là việc trừng phạt: “Tháng 5, trị tội những kẻ đã hàng giặc. Chỉ quân lính và dân thường được miễn tội chết, nhưng bắt chở gỗ đá, xây cung điện để chuộc tội, quan viên phạm tội (hàng giặc) thì tuỳ tội nặng nhẹ mà xét xử…..
Xử tội đồ quân dân hai làng Ba Điểm và Bàng Hà, làm thang mộc binh, không được làm quan, ban cho tể thần làm sai sử hoành.
Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ kẻ nào đã đầu hàng (thực sự – TNV chú) trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc (tức Trần Quốc Khang) thì đổi làm họ Mai. Người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng, Ích Tắc (em ruột vuaTNV chú) là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xoá tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê chúng hèn nhát như đàn bà vậy. …
Có tên Đặng Long là cận thần của vua, rất giỏi văn học, tước đến hạ phẩm, đã được ghi chú để cất nhắc. Vua định cho làm Hàn lâm học sĩ, nhưng Thượng hoàng ngăn lại. Hắn mang dạ bất bình, đến giờ cũng hàng giặc. Giặc thua, hắn bị bắt, đem chém để răn kẻ khác.”([6]).
Đối với toàn dân, thì đây là cách hành xử: “ Mùa hạ, tháng Tư, đại xá thiên hạ. Những nơi bị binh lửa, cướp phá thì miễn toàn phần tô dịch, các nơi khác thì miễn giảm theo mức độ khác nhau” ([7]).
Sau chiến công hiển hách đến nhường ấy, những người đóng vai trò quan trọng quyết định bậc nhất có quyền bộc lộ niềm vui, niềm tự hào chính đáng. Về lại hành cung Thiên Trường, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã có thể tự cho phép chiêm nghiệm và cảm xúc ngay trên chính quê hương:
                        Cảnh thanh u vật diệc thanh u
                        Thập nhất tiên châu, thử nhất châu
                        Bách bộ sênh ca cầm bách thiệt
                        Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu
                        Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
                        Thuỷ hữu thu hàm thiên hữu thu
                        Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh
                        Kim niên du thắng tích niên du
                        (Cảnh thanh u, vật cũng thanh u
                        Mười một châu tiên, đây một châu
                        Trăm bộ sênh ca: chim trăm lưỡi
                        Ngàn hàng nô bộc: quýt ngàn lô
                        Trăng vô sự chiếu người vô sự
                        Nước vẻ thu ngậm trời vẻ thu
                        Bốn biển đã quang, trần đã lặng
                        Chơi nay hơn đứt chuyến chơi xưa)
Thượng hoàng vui, hay ít ra là vô ưu, còn Nhân Tông?
Ngài còn tiếp tục xét kỹ trăm quan, định công hành thưởng sao cho không ai bị bỏ quên. Đặc biệt, những người xông pha tên đạn, lập được kỳ công, thì tên tuổi được chép vào Trung hưng thực lục, lại sai vẽ truyền thần lưu lại.Qua năm sau (1290) vua chọn văn quan xứng chức trị nhậm các lộ, rồi thân hành đi đánh Ai Lao.Cũng năm này, Thượng hoàng Thánh Tông mất.
Thực tế của ba lần chống quân Nguyên – Mông trong đó hai lần tự mình làm Tổng tư lệnh tối cao buộc nhà vua phải suy nghĩ đường xa cho sự tồn vong của đất nước. Hàng phục Ai Lao, bình định Chiêm Thành, đó là đường lối chiến lược lâu dài để tạo cho bằng được một địa bàn có thể kiểm soát và sử dụng, đặng đối phó hữu hiệu với mối đe doạ vẫn còn khổng lồ từ cái đế chế kiêu hùng ngay sát nách.
F. Engels từng khẳng định rằng trong các xã hội có giai cấp, khi một quốc gia yếu hèn, suy nhược sớm muộn nó cũng bị xâm lược, đến mức có thể bị xoá sổ, còn khi đủ hùng cường, nó sẽ đi xâm lược, thôn tính kẻ yếu hơn. Đó là một tất yếu.Quy luật ưu thắng liệt bại không chiếu cố, thông cảm, nương nhẹ cho ai, cho bất cứ cộng đồng nào.
 Do những biến cố phức tạp dọc tuyến biên giới, từ sau lần kháng chiến chống Nguyên – Mông lần cuối cho đến thời điểm hoàn toàn xuất gia, Trần Nhân Tông đã phải động binh với Ai Lao tới bốn, năm lần, cả khi đang làm vua cả khi đã là Thượng hoàng.Tuy nhiên chưa bao giờ các cuộc chiến đó thể hiện ra như những hoạt động hướng tới một kế hoạch thôn tính Ai Lao, mà đúng như lời Trần Nhân Tông giải thích với triều thần, mục đích chính là không thể để cho các thủ lĩnh ba vùng lãnh thổ vốn có quan hệ triều cống  với Đại Việt ảo tưởng rằng nước ta đã suy kiệt nội lực: “ Sau khi giặc rút, ba cõi tất cho là lính tráng, ngựa chiến của ta đã chết cả, thế không thể lên nổi, sẽ có sự khinh nhờn từ bên trong, cho nên phải cất quân lớn để thị uy”.
Những nhà nghiên cứu vô tư và khách quan sẽ không thể nói khác rằng với địa bàn sinh tồn chỉ đóng khung tới Hoan Diễn, nước Đại Việt thật khó xoay xở khi phải dụng binh đối đầu với những kẻ địch lớn, mà theo kinh nghiệm lịch sử chủ yếu đến từ phương Bắc.Các triều đại trước kia, rõ ràng nhất là nhà Tiền Lê và nhà Lý, chỉ có thể tranh thắng với Chiêm Thành bằng sức mạnh quân sự. Nhà chính trị Trần Nhân Tông không thể không quan tâm đến con đường Nam tiến vốn đã được khởi động từ các triều đại ấy, nhưng rất dụng tâm để tìm ra một (hay những) giải pháp khác hơn so với giải pháp cùng binh độc vũ. Những hoạt động nổi bật của Trần Nhân Tông kể từ thời điểm nhường ngôi làm Thượng hoàng nếu được biểu diễn thành một đồ thị, sẽ hiện rõ những khúc ghập ghềnh: những tưởng đã có thể yên bề xuất gia (trên thực tế đã làm lễ thế phát quy y ở Vũ Lâm  – Ninh Bình vào năm 1294), vậy mà tháng Tám năm đó vẫn phải “hoàn tục”, thân chinh cầm quân đi đánh Ai Lao.Trước thời điểm quyết định xuất gia trở lại (tháng Tám, Hưng Long năm thứ bảy – 1299), Thượng hoàng còn phải một phen cảnh tỉnh vua con (Anh Tông) bởi chuyện say rượu xương bồ lỏng lẻo kỷ cương cung đình.
Mang tư cách người đã xuất gia, Thượng hoàng Nhân Tông tiến hành một chuyến vân du phưong Nam, đến Chiêm Thành  và ở lại đó từ tháng 3  đến tận tháng 11 năm Tân Sửu – 1301. Trong  chuyến “du khảo” này, ngài đã hứa gả con gái mình (công chúa Huyền Trân) cho vua Chiêm là Chế Mân, đổi lại, quan trọng nhất trong các thứ của hồi môn, là Đại Việt có được hai châu Ô, Lý.
Phải sòng phẳng mà khẳng định rằng gần như “trăm phần trăm” các cuộc hôn nhân giữa con cái của các hoàng tộc với “ngoại nhân” là việc hiện thực hoá những toan tính chính trị. Cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân với Chế Mân cũng không ngoài thông lệ ấy. Đây chính là một trong những “bài toán” mà Nhân Tông đã phải “giải cho xong” về mối quan hệ Việt – Chiêm.
Đó là một cuộc hôn nhân không dễ dàng, và lực cản lại đến từ chính những kẻ tự cho mình là đủ thẩm quyền nhất để can dự vào quốc sự trong xã hội lúc bấy giờ: các nhà nho, cả nho sĩ “bình dân” lẫn đám hiển nho có địa vị chốn quan trường.          
Do có chuyện “ Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn chuyện vua Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung Nô làm thơ, từ bằng Quốc ngữ để châm biếm” ([8]) nên cho mãi tới tháng 2 năm Ất Tỵ (1305) mới thấy Chế Mân sai Chế Bồ Đài “và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn”. Chắc chắn đã có thông tin trao qua đổi lại giữa hai bên trong vòng năm năm đó, với người chủ trương, chủ động là Nhân Tông, vậy mà  tận tới lúc bấy giờ “ Các quan trong triều đều cho là không nên, duy có Văn Túc Vương Đạo Tái (con trai Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, và là người gần gũi, được Thượng hoàng rất yêu mến.- TNV) chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết”([9]), rồi tới tận tháng 6 năm sau (1306) người Chiêm mới đón được dâu về. Đen đủi làm sao, chưa tới một năm, vào mùa hạ tháng 5 (1307) Chế Mân đã tạ thế.
Vĩ thanh của câu chuyện liên quan đến chính nhân vật Trần Khắc Chung vừa được đề cập. Điều chắc chắn có thể rút ra từ sự kiện này, là từ đây trở đi, mối quan hệ cũng như số phận lịch sử của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành được khởi động lên một quỹ đạo khác. Về phía Đại Việt, hai nhân vật có vai trò kiến thiết và thực thi công đoạn đầu tiên của cái quỹ đạo này là Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Đoàn Nhữ Hài.
Từ thời điểm phục hưng quốc gia dân tộc (938) cho tới lúc bấy giờ, xét kỹ hành trạng và vai trò lịch sử, có cơ sở để khẳng định rằng Trần Nhân Tông là nhà chính trị đặc biệt xuất sắc, đầy đủ thẩm quyền vừa đại diện cho quốc gia dân tộc, vừa đại diện cho vương triều và thời đại mình một cách xứng đáng nhất.
3.- Sống giữa nhân gian, thân gần kẻ dưới, giãi lòng qua ngọn bút thi nhân:
Nhân Tông là đời vua thứ ba của nhà Trần, lên ngôi khi vương triều này đã kinh qua hơn nửa thế kỷ tồn tại (1225 – 1278). Vậy mà không hề quan sát thấy sự cách bức (trong trường hợp này không thể gọi là “quan liêu”, bởi nếu có sự ấy, thì đó đích thực là… “vua liêu”) giữa một đấng Thiên tử với không chỉ các “thảo dân” mà cả với những phận người “dưới đáy”.
Đã có nhiều người cho rằng nhà Trần chính lệnh giản dị bởi gốc gác của dòng họ làm nghề chài lưới, một nghề đạm bạc đương thời. Cách giải thích ấy e rằng chưa thoả đáng.Người lập ra triều đại nhà Đinh từng là con nuôi, họ Đinh là họ “đi mượn”, mà khi cai trị vẫn dụng hình hà khắc đó thôi? Nhà Tiền Lê cũng được khai cơ bởi một người không rõ cha đẻ là ai, còn mẹ là người làm thuê lưu lạc, ấy vậy mà mới đến thế hệ thứ hai đã nảy ra một Lê Ngoạ triều hành xử cường bạo đâu có kém gì lũ “hôn quân” khét tiếng ở những phương trời khác.Thái Tổ triều Lý xuất thân từ một chú tiểu, xa nữa thân phận không rõ ràng, rồi trong số “Lý triều bát đế” lại nổi lên những đấng quân vương nổi tiếng đại độ khoan nhân.
Sử gia các triều đại về sau, khi phê bình “thói giản dị” thường lấy nhà Trần ra làm “những tấm gương tày liếp”. Nền chính trị “khoan giản an lạc” trên tổng thể có thể định tính cho cả triều Lý lẫn triều Trần, mà triều Trần cơ hồ đậm tính chất ấy hơn cả triều Lý. Thiết tưởng, tính chất ấy cần được coi là sản phẩm của cả một quá trình vận động và ngưng kết lịch sử, xét riêng trên bình diện đời sống tinh thần, thì đó là kết quả của đường lối khoan dung mà những nhà lãnh đạo dân tộc đã sáng suốt chấp nhận và duy trì trong cả một thời gian dài.
Khi bàn về cấu trúc và diễn tiến của hệ tư tưởng ở Việt Nam cho đến đời Lý, chúng tôi đã có dịp hình dung một công đoạn của quá trình này. Xin được dẫn lại đây một vài ý tưởng:
 “Là một người có thể coi là thuộc về nhà chùa, Lý Công Uẩn dĩ nhiên nhận được sự trợ lực của Phật giáo đến mức tối đa. Tuy nhiên, việc nhà Lý sùng Phật, ngoài sắc thái tình cảm còn có nguyên nhân là sự chế định của hoàn cảnh.
Nhưng dường như Phật giáo khó giúp đỡ được gì nhiều cho Thái Tổ triều Lý trong việc hình dung để kiến tạo ra một nhà nước theo hướng đại thống nhất, đại tập trung và chuyên chế hoá. Trong tình thế lúc bấy giờ thì kể cả các nhà sư tham chính cũng phải chịu chấp nhận Nho giáo hoá khá rõ rệt. Nhà Lý cần Nho giáo và đã dùng đến Nho giáo trong nhiều những công việc triều chính trọng đại. Một số bình diện cụ thể:
+ Dùng quan niệm của Nho giáo để hình dung về một nhà nước “cần phải có”, về các mối quan hệ và trật tự xã hội
+ Dùng Nho giáo để đào tạo và tuyển chọn quan lại, kiến lập bộ máy quan liêu cho chế độ
+ Dùng Nho giáo vừa như là một nền học vấn, nền giáo dục, vừa để tuyên truyền, thuyết phục dân chúng, tập hợp và hướng dẫn họ thực thi những bổn phận của thần dân.
Do chỗ ở thời điểm này, tầng lớp trí thức trong xã hội vẫn chủ yếu là các nhà sư, nên triều đình nhà Lý, kế thừa kinh nghiệm mà cũng là di sản tinh thần của các triều đại
 trước, tiếp tục sử dụng nhà sư làm thay rất nhiều công việc của nhà nho. Sự thay thế ấy  có thể cũng đáng được đánh giá là khá hữu hiệu, và trong thực tế thì dù sao cũng đã kéo dài sang đến giữa đời Trần.
            Ngoài Phật giáo và Nho giáo, Đạo giáo thời Lý cũng tồn tại và phát triển khá tự do, và vì thế biểu hiện cũng khá phong phú. Không những thế, những tín ngưỡng mang tính bản địa hay thậm chí những tín ngưỡng khu vực do giao lưu mà có mặt (như tín ngưỡng của người Đại Lý hay của các tộc người thiểu số khác) không chỉ có đất sống  mà trong những trường hợp nhất định thậm chí còn được triều đình chập nhận, thu dùng thành những nghi lễ quốc gia.
            Cũng có thể nói rằng, chỉ đến thời Lý thì diện mạo đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam nói chung, của chính thể cầm quyền nói riêng mới có được dạng thức một hệ tư tưởng. Việc dời đô có ý nghĩa biểu trưng đánh dấu một cái mốc trưởng thành của đất nước, của dân tộc nói chung , mà cũng đánh dấu sự trưởng thành của tầng lớp thống trị/ lãnh đạo dân tộc. Với nhà Lý, lịch sử quốc gia Đại Việt mở sang một trang mới, cũng có thể nói là một kỷ nguyên mới”.([10])
            Như đã nói, trên nhiều phương diện, nhà Trần là một sự kế tục nhiều những truyền thống của nhà Lý. Để cho Tam giáo thực sự “tịnh hành”, các nhà lãnh đạo hàng đầu của mỗi “giáo” đều vừa phải lựa chọn để truyền bá vào xã hội, vào cộng đồng những gì là tinh hoa của học thuyết, vừa điều tiết để những yếu tố cực đoan hoặc quá đặc thù của mỗi “giáo” không gây thương tổn đến sự tồn tại và vận hành của các thuyết, giáo khác. Và vận mệnh của mỗi học thuyết, tương lai lịch sử của học thuyết đó từ một phía, phụ thuộc vào khả năng thích nghi đối với bản chất và định hướng phát triển của cộng đồng mà nó đang ký sinh, hơn thế, phụ thuộc vào tác động tích cực mà nó mang tới cho cộng đồng đó trong diễn trình tiếp tục của lịch sử.
            Trong bản chất lý thuyết, Phật giáo không phải là một học thuyết chính trị – xã hội, những nhà lập thuyết của các tông phái Phật giáo lớn cũng không hướng trọng tâm sự chú ý của họ vào việc đưa ra những mô hình tổ chức, quản lý, điều hành xã hội.Giữa các học thuyết đã trở nên là những truyền thống tinh thần lớn của khu vực Đông Á, chỉ Nho giáo và Pháp gia từng thực sự trở thành học thuyết – ý thức hệ . Nước Đại Việt thời nhà Trần, nhất là trong và sau ba lần chống xâm lược Nguyên – Mông gia tăng một nhu cầu khách quan là phải có một nhà nước mạnh. Trần Nhân Tông lại chính là vị vua phải trực tiếp trở nên là hiện thân của nhu cầu ấy.
            Không khó để chứng minh rằng Trần Nhân Tông có một vốn liếng Nho học thâm viễn và một kỹ năng tuyệt vời để hiện thực hoá những gì Ngài đã sở đắc từ học thuyết này vào sứ mệnh làm vua, trở nên một đấng minh quân (theo những tiêu chí Nho) khiến  những nhà bình luận Nho gia xét nét nhất cũng không tiếc lời ca ngợi, tôn vinh. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa nhân cách lịch sử hiện thực của Trần Nhân Tông với nhân cách lịch sử hiện thực của những đấng quân vương được lịch đại Nho lâm coi là tiêu biểu, chẳng hạn Hán Vũ Đế ở Trung Quốc hay Lê Thánh Tông  sau này ở Việt Nam, đó chính là thái độ đối với ngôi vị đế vương và việc tự định vị mình giữa chúng sinh: thật khó tìm thấy ở đâu khác, thời nào khác một đấng minh quân đích thực lại không hề mảy may đặc biệt hoá thân phận mình, “thiên chức” mình như thế!
            Ngôi vua trong quan niệm Nho giáo chính thống vốn thuộc phạm trù “cái đơn nhất”. Các học thuyết chính trị – xã hội ra đời trong vùng văn hoá  Đông Á truyền thống muốn được ứng dụng luôn luôn phải tìm cách tự bổ sung, điều chỉnh hoặc lai ghép để đáp ứng đòi hỏi của các vị đế vương: giải thích hay biện chính một cách hữu hiệu cho địa vị cơ  hồ tiên quyết của họ. Nho giáo và phái Pháp trị tuy là những đối thủ, những kẻ tử thù chính trị của nhau, nhưng có điểm giống nhau quan trọng là cùng tuyệt đối hoá ngôi vua chuyên chế, đều coi sự hiện hữu của nó không chỉ là đương nhiên mà còn là “bất khả tư nghị”.Chính việc sùng bái vô điều kiện đối với ngôi vua như thế cũng đã góp phần tích cực củng cố thêm tính chất chuyên chế của nó lẫn tính chất chuyên chế của toàn bộ thiết chế chính trị được thiết định xung quanh nó.
            Trần Nhân Tông lúc ở ngôi vua lẫn lúc làm Thượng hoàng đã tiến hành nhiều hoạt động tích cực và hữu hiệu để củng cố tính chất tôn nghiêm của ngôi vua, nhưng lại rất chăm chú coi sóc để địa vị đó không bị thần thánh hoá. Cung cách làm vua như thế này không dễ bắt gặp:
Câu chuyện thứ nhất: “ Nhâm Thìn, Trùng Hưng năm thứ 8 (1292)… Lấy Phí Mạnh làm An phủ sứ Diễn Châu, giữ chức chưa được bao lâu, có tiếng đồn là tham ô, vua triệu về, đánh trượng, lại sai đi trấn trị. Sau (Phí Mạnh) được tiếng là công bằng, thanh liêm. Người Diễn Châu vì thế có câu rằng: “Diễn Châu An phủ thanh như thuỷ”(An phủ Diễn Châu trong tựa nước)”.
Câu chuyện thứ hai: “Vua dụ ty Hành khiển giao hảo với viện Hàn lâm.
Lệ cũ, mỗi khi tuyên đọc lời vua, thì viện Hàn lâm lĩnh đưa bản thảo tờ chiếu cho Hành khiển để giảng tập trước (Vì chức Hành khiển cho tới lúc bấy giờ thường dùng hoạn quan, mà nhiều người trong số họ lại kém chữ nghĩa. – TNV chú). Đến khi tuyên đọc, thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu….Bấy giờ (hoạn quan) Lê Tòng Giáo làm Tả phụ, vốn bất hoà với Hàn lâm phụng chỉ Đinh Củng Viên. Ngày tuyên đọc lời vua đã đến rồi mà Củng Viên vẫn cố ý không đưa bản thảo. Tòng Giáo đòi nhiều lần vẫn không được.
Hôm ấy, xa giá sắp ra ngoài cung, Củng Viên mới đưa bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc tờ chiếu đại xá, không hiểu âm nghĩa, phải im lặng. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau, nhắc bảo âm nghĩa. Tòng Giáo rất thẹn. Tiếng nhắc của Củng Viên to dần, mà tiếng đọc của Tòng Giáo lại nhỏ đi, trong triều chỉ còn nghe thấy tiếng của Củng Viên thôi.Vua về trong cung, gọi Tòng Giáo dụ bảo:  “Củng Viên là sĩ nhân, ngươi là trung quan (tức hoạn quan- TNV) sao lại bất hoà đến thế. Ngươi là lưu thủ Thiên Trường, dùng con rươi quả quýt đi lại, đưa tặng lẫn nhau thì có việc gì?”.
Từ đó, Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau gắn bó.”.([11])
Đọc Quốc sử đến chỗ này, Tự Đức phải hạ bút tán thưởng “ Ông vua này có thể gọi là thiên tử hoà giải”.
Câu chuyện thứ ba: “Mỗi khi nhà vua ra chơi đâu, trông thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài đường tất gọi rõ tên và hỏi “Chủ mi làm gì?”. Nhà vua thường răn bảo vệ sĩ không được quát mắng gia đồng; lại bảo với các hầu cận rằng: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn, thì chỉ thấy có bọn ấy thôi.”. Câu nói ấy có ý cảm động công lao gia đồng đã theo hầu khó nhọc trong khi mình đi lánh nạn”. ([12])
Về chuyện này, thì Tự Đức lại bình luận:“Như thế cũng không đúng”. Dễ hiểu : Tự Đức là một ông vua có ý thức đặc thù hoá cực độ  vị trí của mình.
Câu chuyện thứ tư: Dùng Phùng Sĩ Chu làm Hành khiển.” Lúc quân Nguyên sang xâm lược, nhà vua sai Sĩ Chu bói, Sĩ Chu gieo quẻ rồi đoán rằng: “Chắc chắn đại thắng”. Nhà vua nói: “Nếu quả như lời, sẽ có trọng thưởng”. Nay quân Nguyên đã rút lui, nhà vua nói: “ Thiên tử không nói bỡn”, vì thế mói có lệnh này”.([13]).
“Quân bất hồ ngôn”. Câu này thường gặp trong hầu khắp những phim cổ trang của Trung Quốc ngày nay, đặt làm “câu cửa miệng” của mọi ông vua muốn được coi là người tiêu biểu cho việc giữ gìn chữ “tín”.
Ở một mức độ khá quán xuyến, con đường tư tưởng của Trần Nhân Tông là “dĩ Nho nhập Thích”. Hành trình này trong lịch sử tư tưởng Việt Nam bắt đầu từ giữa thời Lý nhưng vết tích không thật rõ nét, đến Trần Nhân Tông thì đã rất điển hình, nối tiếp qua vài thế hệ đến Vãn Trần, rồi được tái xuất hiện trong Phật giáo sử các thế kỷ sau, đậm nét trở lại qua hành trạng của Ngô Thời Nhậm. Bài Tán về Thiền Tuệ Trung thượng sĩ trong trước tác của Trần Nhân Tông là chứng cớ tiêu biểu nhất cho “lối vào” ấy. Nếu thay 4 từ cuối bài bằng “Phu tử chi đạo” thì ta có hầu như nguyên văn một câu trong Luận ngữ, ghi lại lời của học trò Khổng Tử xưng tụng đạo (Nho) của thầy mình.
Trong số hơn 30 bài thơ của Trần Nhân Tông còn lại đến nay, nhìn từ góc độ cảm hứng nghệ thuật, có thể sử dụng cách phân nhóm như đối với thi tập của bất cứ nhà nho thành đạt nào đó khác: cũng có nhóm thơ cảm hoài, tức sự,  mạn hứng, nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là thơ vịnh cảnh, vịnh vật, thơ sơn thuỷ – điền viên, thơ thù tạc, chỉ vài ba bài khởi lên trực tiếp từ cảm hứng tôn giáo.Thảng hoặc, cũng có thể nhìn ra những thi đề, thi liệu, thi ảnh quen thuộc, kiểu “mai xông tuyết”, “mây thương cẩu”, “rượu tiêu sầu” – dấu vết của những ngày tháng “tập làm văn” với các vị sư phó Nho giả. Dĩ nhiên, có thể nói rằng những nhận xét vừa đưa ra chỉ phù hợp, chỉ đúng với “những gì còn sót lại”. Nhưng cũng với “những gì còn sót lại” ấy, có thể ghi nhận rằng trong thơ của Trần Nhân Tông không có những bài “thi ngôn chí”, cũng không có những bài “thơ khẩu chiếm, thơ khẩu khí” rất đặc trưng cho những người tự đặt mình (hoang tưởng hay hiện thực) cách biệt khỏi mọi “thần dân”, coi mình là đấng “bề trên tự nhiên”.
Không có “thơ nói chí”, bởi lẽ đối với người trong cuộc, khó tìm ra điều gì thuộc về miền “mộng ước chưa (không) thành”!Không làm “thơ khẩu khí”, vì những gì đã làm được trong cuộc đời của Người còn cần gì “khẩu khí” để vẽ vời thêm? Nhưng  sự điềm đạm giãi bày trong phần lớn những bài thơ của Người lại khiến người đọc dễ dàng cộng cảm và hoà dòng xúc động.
4.- Điều Ngự Giác Hoàng – Trúc Lâm đệ nhất Tổ:Hành giả hay một nhà Phật học?
Theo chỗ tôi tìm hiểu, trong toàn bộ khu vực Đông Á truyền thống, ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly – Triều Tiên vào các thời điểm khác nhau đều có những vị vua thân thiện, khoan dung với Phật giáo, có nhiều vị sùng Phật, trở thành Phật tử, nhưng không thấy ai từ địa vị của một bậc đế vương trở thành một giáo chủ, thành người sáng lập và dẫn dắt hẳn một tông phái như Trần Nhân Tông ở Việt Nam.
Cứ như những gì thể hội được qua hai bài ca, phú quốc âm (Đắc thú lâm tuyền thành đạo caCư trần lạc đạo phú)  thì Trần Nhân Tông là một trong những hành giả mà phần lớn thời gian hành thiền lại ở ngoài chốn Thiền môn, theo nghĩa đen, nghĩa hẹp, nghĩa là ngoài khuôn viên nhà chùa.Nếp áo Tiểu thừa trên thạch tượng của Ngài cho phép nói đến một lượng thời gian lớn mà Ngài đã bỏ ra để tu tập và trì giới trong những trạng thái không thông tục như ở mọi tu hành gia “chuyên nghiệp” nào đó khác.  Điều này hoàn toàn có thể kiểm chứng và giải thích bởi cho đến trước thời điểm viên tịch không lâu, Ngài vẫn còn tiếp tục xử lý quốc sự.
Khai mở ra một tông phái hay một dòng tu, trong bất cứ tôn giáo nào, trước hết là công quả của các bậc hành giả. Nhà tu hành và học giả nghiên cứu, khám phá bí mật của những phưong thức tu hành, khám phá những nội dung mang tính “lý thuyết và kiến giải” về một tôn giáo hay tín ngưỡng, đó là hai nhân vị khác nhau, không nhất thiết phải “tồn tại trong nhau”, và từ hệ quy chiếu – quan sát bên ngoài, không nói được bằng ngôn ngữ so sánh địa vị, tầm quan trọng của họ với nhau.
Nhưng cũng từ kinh nghiệm của lịch sử tôn giáo thế giới, có thể khẳng định rằng một khi kết hợp, nhất thể hoá thành công con người hành giả và con người lý thuyết gia, tông phái hay dòng tu do một bậc tập đại thành như thế lập nên sẽ có sức hấp dẫn lớn và có sức sống bền vững hơn những tông phái hay dòng tu khác không có được người sáng lập đạt tới vị thế ấy.
Thật khó khăn sau ngần ấy năm tháng và biến cố, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng đâu đó vẫn còn có thể tìm thấy được thêm những bằng chứng để khẳng định tư thế “Phật học gia” của Đức Đại Đầu Đà, bởi cái mà sử bút Nho gia định danh là “tinh anh thánh nhân” chắc chắn đã phải được kết tinh vào những trước thuật có quy mô không nhỏ.Sẽ là một điều đại hạnh, nếu lời nhận định của Nguyễn Lang “Trúc Lâm là một nhà lãnh đạo giáo hội hơn là một tư tưởng gia”([14]) một ngày nào đó trở nên lỗi thời.
Đôi lời thưa rốt
Từ di thể của Giác Hoàng Điều Ngự sau khi được Bảo Sát hoả thiêu, thu về hơn 3000 xá lỵ và một bình tro. Xá lỵ thuộc cõi thiêng, sẽ được dùng trong những dịp lễ trọng rồi cất ở bảo tháp, tro cốt làm nốt những “thủ tục cuối cùng” của cuộc hoàn nguyên, sẽ được triều đình đưa về bản quán.
Gần hai năm sau ngày Giác Hoàng viên tịch, triều đình mới xây dựng xong lăng Quy Đức ở Long Hưng. Lễ rước linh cữu Ngài đã được đinh kỳ, bố cáo cho toàn dân đều biết. Vậy là theo truyền thống (hay thói?) giản dị cố hữu, vào ngày đã định ấy, dân chúng đông đảo kéo vào “xem đám”, đông đến mức không làm sao có lối để tiếp dẫn linh cữu ra bến thuỷ hành. Nội quan Trịnh Trọng Tử bèn phải dùng đến một mẹo vặt, vờ công bố hoãn việc hiếu, bày ra vài sự hỷ: sai vài nhóm quân túc vệ và người biết hát xướng trong cung chia điểm diễn trò. Chờ “đám hiếu” mãi chẳng xảy ra, lại có chỗ vui tai thích mắt, những người nhẹ dạ hồn nhiên lũ lượt kéo đi xem “đám hát”. Vậy là có không gian cho triều đình “tranh thủ” cử hành việc muốn làm. Sử thần Ngô Sĩ Liên lẫn Hoàng đế nhà Nguyễn sau này đều lấy thế làm kỳ, chê rằng: “Triều đình cốt phải nghiêm. Rước đưa linh cữu thì cần gì phải đến tể tướng dẹp người, hữu ti dùng kế mới đi được ? Ấy bởi nhà Trần về khoan hậu thì có thừa mà về nghiêm khắc thì không đủ”.
Xem ra lời chê cũng hàm cả ý khen. Bởi nếu không phải là không có ai, thì ít ra cũng là rất hiếm hoi những vị hoàng đế có thể “dùng” được ngay chính đám tang của mình  làm cơ hội cho người đời xích lại gần nhau, xoá bỏ cách bức về thân phận như thế.
Còn có điều gì tốt đẹp ở đời mà vị anh hùng dân tộc, nhà cầm quyền minh triết nhân từ, vị đại giác ngộ điềm tĩnh và người trong cõi thế không biết nhuốm bụi trần ấy chưa kịp làm không nhỉ?

Hội thảo khoa học kỷ niệm 750 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông
                   Hà Nội – Yên Tử tháng Mạnh Đông Mậu Tý 2008

([1] ) Đại Việt sử ký toàn thư, t.2, Bản in Nội các quan bản, Nxb Văn hoá thông tin, H. 2000, tr.64.
([2]) Quốc sử quán triều Nguyễn.-  Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục H., 1998 (gồm 2 tập) t.1,tr..486.
([3]) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. t.2, tr.65.
([4]) Có lẽ do không tính đến bối cảnh này, mà trong công trình về Trần Nhân Tông của mình, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã phải dày công biện luận về “sự nhầm tên”  các vua Trần của Nguyên sử khi chép các sự kiện về “An Nam” vào thời điểm bấy giờ.
([5]) Dẫn theo  Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm.- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. In lần thứ tư. Nxb KHXH, H., 1975. tr. 111.
([6]) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr.95 – 97.
([7]) Sđd. tr. 92.
([8]) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr. 136
([9] ) Sđd. tr.135.
([10]) Xin xem toàn văn bài viết trong :Viện Việt Nam học và các khoa học phát triển .- Hai mươi năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành . Kỷ yếu Hội thảo khoa học . NxbThế giới , 2008. Bài cũng có trong sách này.
([11]) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 92
([12]) Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Sđd, tr. 540
([13]) Khâm định Việt sử thông giám cương mục.Sđd. tr.541.
([14] ) Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận. t,1, Nxb Văn học, H., 1992, tr.369.

* Về tác giả bản tham luận:  + PGS.TS TRẦN NGỌC VƯƠNG (Đại học KHXHNV);   + Phép hành chỉ của Ngô Ðức Kế giữa một thời mưa Âu gió Á (talawas, 26/7/2008); + Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ (talawas, 21/12/2007);  + PGS, NGƯT Trần Ngọc Vương: Đạo thầy trò đã có những thay đổi căn bản (PLTP);  + PGS-TS Trần Ngọc Vương: Thượng phải chính! (ANTG); + PGS.TS Trần Ngọc Vương: Làm quan rồi là không “thèm” học (Bee).


Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức Chủ tịch VietCapital Bank

Vài lời : Công nhận Blogger tiên đoán “đường đi” tới của Nhà Ông Dũng như Thần. Thứ Hai, 20/02/2012 09:00 – Nguoilaodong

Ngoài ra, nữ thạc sĩ 31 tuổi này còn nắm chức vụ Chủ tịch 3 tổ chức khác là công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Sau khi đổi tên từ ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinhBank) sang ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), bà Nguyễn Thanh Phượng đã chính thức thay ông Đỗ Duy Hưng đứng vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT).
Ông Hưng hiện đảm nhiệm vai trò mới là Tổng giám đốc ngân hàng này thay cho ông Lê Trung Việt.
Đến nay, bà Phượng là Chủ tịch HĐQT của 4 công ty, tổ chức. Ngoài ngân hàng Bản Việt, bà còn là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty khác là công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.
Hiện tại, trong cơ cấu ban lãnh đạo mới của Viet Capital Bank có 3 thành viên là của công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bên cạnh bà Phượng còn có ông Tô Hải, thành viên HĐQT và ông Phạm Anh Tú, thành viên Ban kiểm soát. Ông Hải là Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Bản Việt, còn ông Tú là Giám đốc tài chính quỹ Bản Việt, trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của quỹ Bản Việt.
Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.
Bà Nguyễn Thanh Phượng
Trước đó, trong Đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank ngày 3-11-2011, ngân hàng cũng đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.000 tỉ đồng và đổi tên gọi.
Đến ngày 9-1 năm nay, GiaDinhBank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Bản Việt hay Viet Capital Bank.
Hoạt động sáp nhập này là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thị trường tài chính Việt Nam năm vừa qua.
Theo Bích Diệp (Dân Trí)

Xe BMW bốc cháy khi đang chạy trên đường

Vào khoảng 20 giờ ngày 19-2, trên tuyến đường tỉnh lộ 767 (đoạn đi qua ấp 1, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) đã xảy ra một vụ cháy ô tô loại 4 chỗ.

Chiếc xe bị cháy hết phần máy.
Theo anh Vũ Duy Dương (ngụ tại quận 7, TP.Hồ Chí Minh) là chủ nhân chiếc xe hiệu BMW mang biển số TP.Hồ Chí Minh, khi anh đang cùng một số người thân đi trên chiếc xe này hướng từ thị trấn Vĩnh An về quốc lộ 1A, đến đoạn đường trên thì hệ thống báo động của xe báo có sự cố. Dừng xe bên đường, anh Dương cùng mọi người xuống xe thì phát hiện khói bốc ra từ đầu máy.
Được sự hỗ trợ của những người dân gần đó, anh cùng mọi người đã tìm cách chữa cháy. Tuy nhiên, do đám cháy bốc ra từ đầu máy nên phải phá hệ thống bảo vệ bên ngoài mới chữa cháy được, nhưng một số hệ thống và bộ phận của chiếc xe đã bị cháy hết.
Anh Dương cho biết, trước đó vài ngày anh có đi TP.Buôn Ma Thuột đổ xăng trên đó. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an xã Vĩnh Tân cũng đã có mặt để can thiệp. Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra xác minh vụ việc.
Theo Trần Danh (Đồng Nai Online)

Hà sĩ Phu – Hãi hùng “sở hữu toàn dân”!

Hà Sĩ Phu (Danlambao) Đã có một thời ấu trĩ, nghèo khó, trông con đường “tám thước” đã thấy “rộng thênh thang” [1], thấy ánh điện sáng trên cầu Việt Trì đã sướng nhảy lên “Ơ này anh em ơi” [2], thế mà trong đầu còn mở ra những thứ thênh thang gấp bội thì lâng lâng cũng phải. Này là bài ca hữu nghị Việt-Trung-Xô, này là anh cả Liên Xô chị hiền Trung Quốc, này là vô sản toàn thế giới, này là thế giới đại đồng…Trước những thứ hoành tráng, bát ngát như vậy cái gì là RIÊNG, là cá nhân chẳng những bị xem là nhỏ bé mà còn tội lỗi nữa, phải nép vào một xó, nhường chỗ cho những gì là CHUNG, là “tập thể”, là “toàn dân”… Đã là cá nhân, lại kèm thêm chữ “CỦA” (tức là sở hữu đấy), như của tôi, của anh, thì xấu xa lắm, phải từ bỏ ngay hoặc chôn kín trong lòng.
Đừng trách các nghệ sĩ cứ “tớn” lên mà tội, khi có cả một lý thuyết đang trùm lên xã hội. Ngọn nguồn từ mấy ông râu xồm bên Tây kia.
Số là, từ thế kỷ 18, xã hội loài người đến thời văn minh công nghiệp thì sự chênh lệch giữa con người với nhau đã rất khủng khiếp. Bằng cảm tính trực quan, rất dễ thấy sự bất công là do chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà ra. Bần cố nông không có ruộng nên phải làm thuê cho địa chủ phú nông chiếm nhiều ruộng đất. Công nhân không có nhà máy nên phải làm thuê cho nhà tư bản có công xưởng. Kết quả là người lao động làm ra của cải mười phần nhưng chỉ được hưởng dăm ba phần vì bị các “chủ tư liệu” chiếm mất thành quả.
Thế là, xuất phát từ cảm tính trực quan, không ít người nghĩ đến giải pháp: từ nay không cho ai chiếm hữu ruộng đất hay công xưởng nữa, tất cả tư liệu sản xuất lớn phải là của chung, sẽ chẳng ai phải làm thuê cho ai, thế là triệt tiêu “tận gốc” sự bóc lột và bất công, thế là cứu dân. Nhiệm vụ cách mạng là phải chống cái RIÊNG, đặc biệt là cái riêng trong sở hữu những cơ sở vật chất. Theo luận lý ấy, đất đai là loại hình tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn vốn lớn nhất, giá cả có thể vô hạn tất nhiên không ai được sở hữu riêng, nếu quy thành luật “đất đai thuộc Sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” thì cũng phải thôi.
Công cuộc chống cái Riêng sẽ dẫn xã hội tới Thiên đường khiến Tố Hữu reo lên:
Ngày mai đây, tất cả sẽ là CHUNG
Tất cả là vui và ánh sáng! (Tố Hữu-Liên hiệp lại)
Mơ tiếp, con người sẽ làm việc theo khả năng nhưng tiêu dùng thì tất cả đều lấy từ cái kho chung của toàn dân, như múc nước trong bể, ai khát nhiều thì múc nhiều, ai khát ít thì “tự giác” múc ít (thật quá ư nhân đạo và hợp lý), bởi khi ấy con người đều cao thượng, tất cả đã là của chung thì còn “tham sân si” làm gì nữa, thanh bình đến thế là cùng!
Chẳng còn ai có sở hữu tư liệu sản xuất riêng, ai cũng là công nhân công nghiệp hay công nhân nông nghiệp như nhau, hết cả giàu nghèo, hết cả sang hèn, nên xã hội đặc trưng ở tính chất SAN BẰNG, CÔNG HỮU HÓA, TẬP THỂ HÓA…
Đến nay, nhiều điều phi lý trong “xã hội không tưởng” như trên đã được nhận ra và không nhắc đến nữa, nhưng tại sao chủ trương Công hữu hoá về đất đai vẫn được giữ nguyên mặc dù chủ trương này đã gây nên bao vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng, kéo dài, như một vấn nạn lớn, thách thức sự tồn vong của chế độ?
Để trả lời câu hỏi trên, và có thể sửa chữa tận gốc sai lầm về “sở hữu toàn dân” đối với đất đai, chứ không dừng ở việc điều chỉnh để đối phó, thiết nghĩ cũng nên phân tích ngắn gọn với nhau mấy nguồn gốc xuất phát của sai lầm này.
1. Những sai lầm từ trong nhận thức của Ý thức hệ:
- Xã hội không thể san bằng: Chẳng riêng gì loài người, sinh vật một khi đã sống thành bầy đàn hay xã hội thì khó lòng tránh khỏi bất bình đẳng. Ngay trong một cơ thể thực vật, các tế bào nằm sát nhau thì vừa hiệp lực vói nhau để hoàn thành một chức phận trong cơ thể vừa giới hạn lẫn nhau, chèn ép lẫn nhau, mỗi tế bào không thể căng tròn hết cỡ như khi được nuôi tự do trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Vừa hiệp lực lại vừa cạnh tranh, đấu tranh với nhau trong một tổng thể vốn là quy luật tương sinh tương khắc muôn đời của Sinh giới.
- Hệ quả của quy luật nói trên là sự phân ly thành hai cực CHÍNH QUYỀN và DÂN CHÚNG, cùng với sự phân cách GIÀU NGHÈO. Những sự phân ly vừa tương sinh vửa tương khắc này là tất yếu, không thể dùng “cách mạng” để san bằng.
- Đã không thể xoá bỏ hay san bằng thì phải có Luật và có Dân chủ, gọi chung là nền Dân chủ Pháp trị, để cho những mặt đối lập cùng tồn tại, không diệt nhau mà còn nương tưa vào nhau, hiệp lực với nhau trong xã hội chung.
- Là xã hội đương nhiên có tính Tổ chức: từ cá nhân đến các tổ chức nhỏ, tiếp đến các tổ chức lớn hơn, rồi thành quốc gia, quốc tế. Do đó Dân chủ cũng có Dân chủ trực tiếp và Dân chủ đại diện. Một tổ chức cấp cao có đại diện được cho các thành viên hợp thành hay không là do Cơ chế tổ chức có Dân chủ hay không. Nếu xã hội không dân chủ thì sự đại diện chỉ là mạo danh, “sở hữu toàn dân” là một sự mạo danh.
- Sở hữu là cơ sở vật chất để con người có thể tồn tại như một thực thể riêng trong xã hội, nên việc đưa tất cả đất đai cho nhà nước thống nhất quản lý là vô lý, đặc biệt là khi Công hữu hoá lại đi kèm với những thiết chế phản dân chủ thì chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân đối với đất đai chính là cột chặt sinh mệnh toàn dân vào trong bàn tay của một đảng cầm quyền, chẳng khác nào truất phế tư cách tồn tại của họ.
2. Sai lầm trong thời buổi “Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Những sai lầm vừa kể trên là sai lầm về nhận thức, về động cơ có thể là muốn xây dựng một xã hội “của chung”, tưởng rằng mọi thứ đều công hữu hoá, tập thể hoá thì nhân dân sẽ thoát vòng nô lệ và được hạnh phúc.
Song, khi phe XHCN thế giới đã sụp đổ, đảng Cộng sản đã chuyển sang chiến lược “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, ảo tưởng về nhận thức không còn nữa, tại sao vẫn chủ trương “toàn dân hoá” sở hữu đất đai?
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” ư? Toàn dân là một khái niệm chung chung, mơ hồ, chẳng là ai cụ thể, ai đang có quyền thì chiếm chỗ ấy. Sự thể ra sao thì vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng đủ nói lên tất cả.
Đất đai là miếng mồi ngon nhất, lớn nhất. Trong một cơ chế độc quyền lãnh đạo, kẻ nào nắm độc quyền lãnh đạo ắt thèm rỏ rãi, ắt dùng tổ chức công khai, dùng con dấu để “cướp ngày, cướp cạn” (chữ của bác Lê Hiền Đức). Dân bị cướp khắp nơi, kêu trời không thấu. Kiện chỉ là kiện củ khoai vì từ dưới lên trên đều cùng một duộc. Đó là một “lỗi hệ thống”.
Trong cơ chế “trên bảo dưới không nghe”, thủ tướng cũng chẳng cách chức nổi cấp dưới thì mạnh ai nấy làm, ai có quyền cũng là “anh hùng nhất khoảnh”, ấy là nạn phân ly, “cướp ngày” nổi lên khắp nơi. Nhưng bên cạnh nạn phân ly lại có nạn liên kết: liên kết giữa kẻ có quyền và kẻ có tiền, đôi khi liên kết cả với đám lưu manh anh-chị, liên kết trong lợi ích nhóm, liên kết trong nhiệm kỳ…thả sức cướp bóc, đầy ải nhân dân.
Trong đám mây mù tệ nạn, phải tìm ra cái trục gây ác. Trục gây ác cũng là trục quyền lực. Trục “hợp tung” của quyền lực từ trên xuống là: Chủ nghĩa – Đảng – Công an (công an là chủ lực thi hành). Trục “liên hoành” là các cấp uỷ, uỷ ban, công an, các đoàn thể trong Mặt trận, các đại doanh gia, các nhà cơ hội, các nhóm xã hội đen…
- Chính cái cơ chế “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” là nhân tố mở đường, là cái khiên che, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mọi đám “cướp ngày”, nó cần được huỷ bỏ.
- Việc duy trì điều luật này không còn là sai lầm về nhận thức mà là tội phạm có ý thức, nó cần được hủy bỏ.
- Điều luật này là điều béo bở cho các quan, nhưng là nỗi hãi hùng cho Dân, nó biến cái CHUNG mạo danh Nhân dân thành cái RIÊNG của các quan, sở hữu “toàn dân” biến thành sở hữu “toàn quan”, nó cần được huỷ bỏ.
Xin trích đủ 4 câu trong bài thơ “Liên hiệp lại” của Tố Hữu :

Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại
Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng!
Ngày mai đây, tất cả sẽ là CHUNG
Tất cả là vui và ánh sáng!
(Tố Hữu-Liên hiệp lại)
Hai câu dưới là giấc mơ tương lai từ trong quá khứ, nên lưu lại trong một Bảo tàng Ý thức hệ.
Hai câu trên trải mấy chục năm vẫn như thời hiện tại, đọc lên cứ tưởng thơ tặng những gia đình khốn khổ như gia đình Đoàn Văn Vươn hôm nay.
Những tiếng nói yêu cầu huỷ bỏ điều luật này về Sở hữu đất đai, trao quyền Sở hữu ruộng đất về cho Dân (tất nhiên Công hữu xưa nay vẫn có phần dành cho Nhà nước) là những tiếng nói chân thành, nhìn thẳng sự thật, giúp đảng Cộng sản và Chính phủ vớt vát lại uy tín, vớt vát lại sự Chính danh.
Nếu tôi là những cấp lãnh đạo, tôi sẽ cảm ơn những liều thuốc đắng. Đoàn Văn Vươn cũng là một liều thuốc đắng như vậy. 

Tiếng súng hoa cải ĐoànVăn Vươn là phát pháo hiệu báo nguy của anh bộ đội trên boong, báo cho người lái con tàu Titanic Việt Nam rằng: phía trước là một tảng băng ngầm.
19/2/2011

Nên để doanh nghiệp Nhà nước “lời ăn lỗ chịu”

(Dân trí) – “Việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là làm thế nào để khu vực doanh nghiệp này không phát sinh nợ xấu sau này. Về cơ bản là phải thay đổi cách nhìn về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, áp dụng điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc lời ăn lỗ chịu…”.
 >> Tái cấu trúc: Không còn đường lùi
 >> Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần cách làm mới?
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý chính sách kinh tế Việt Nam (CIEM) hiến kế để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thành công.
TS. Nguyễn Đình Cung.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, mục đích tái cơ cấu là làm sao phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực mà doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ. Có thể sau khi tái cơ cấu, nguồn lực này sẽ chạy sang khu vực khác. Nguyên do có thể do khu vực này không sử dụng hiệu quả phần nguồn lực đó, phần vì cần phải mở rộng phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Với mục tiêu như vậy, thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện trên 3 lĩnh vực. Thứ nhất là áp dụng điều kiện kinh doanh thật khắt khe, theo cơ chế thị trường như là doanh nghiệp ngoài nhà nước, đó chính là nguyên tắc lời ăn lỗ chịu.
Theo đó, những chính sách tạo ra lợi thế, trợ cấp và biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với doanh nghiệp Nhà nước phải bãi bỏ. Còn lợi thế của doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước chi phối hoặc độc quyền phải được giám sát và kiểm soát.
Thứ hai là xây dựng và áp dụng một khuôn khổ quản trị các doanh nghiệp Nhà nước theo thông lệ quốc tế.
Thứ ba là cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới lại hệ thống quản lý và áp dụng phương thức quản lý hiện đại.
Tuy nhiên, theo ông Cung, ở giải pháp thứ 3 này: “Nếu chỉ đổi mới ở giải pháp này nhưng không tạo môi trường kinh doanh mới, thể chế hoạt động không được đổi mới mà vẫn vận hành như cũ thì chưa chắc đã tốt hơn. Bởi vì thể chế đó không tạo ra động lực để người ta thay đổi và sự giám sát để buộc các doanh nghiệp Nhà nước thay đổi, nỗ lực để làm công việc tốt hơn. Do đó, cần phải làm mạnh giải pháp thứ nhất và thứ hai, có như vậy thì giải pháp thứ ba triển khai mới có hiệu quả”.
Cũng theo gợi ý từ ông Cung, để tái cơ cấu thành công, sự lựa chọn đầu tiên là sắp xếp phân loại doanh nghiệp. Trong số 1.300 doanh nghiệp Nhà nước thì giữ lại 700 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, còn cổ phần hóa 600 doanh nghiệp trong vòng 3 năm từ nay cho đến năm 2015. Đồng thời thoái vốn ở những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ ở những doanh nghiệp trước đây đã cổ phần hóa (khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp) và có nắm giữ cổ phần. Việc cổ phần hóa này sẽ kích thị trường phát triển và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển.
Ngoài ra, Chính phủ nên ban hành quy chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, xây dựng quy chế công bố thông tin đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nếu làm được điều này sẽ có tác động rất lớn và áp lực giám sát của Nhà nước sẽ giảm đi vì có thị trường, các bên liên quan, nhà tư vấn trong nước và quốc tế “giám sát” hộ thông qua các thông tin được công bố…
Hiền Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét