15h50: - Đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (TN). - Đình chỉ công tác Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (VNE). - Vụ cưỡng chế đầm tôm: Đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng (DT).
16h15: - Hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị kỷ luật (VNE). - Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Nhiều lãnh đạo bị kỷ luật (VTC). - Đình chỉ công tác chủ tịch huyện Tiên Lãng (TT). -Cập nhật từng phút: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng (GDVN). - Đình chỉ chức chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (VNN).
- Báo ANTĐ nhanh chân chạy theo: Hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị kỷ luật (ANTĐ).
- Còn ít nhất 3 nhân vật cộm cán nữa đáng phải đưa vào vòng ngắm, đó là: Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca và Lê Văn Liêm.
15h: TIN NÓNG!: Sáng nay Thành Ủy Hải Phòng đã tổ chức họp nội bộ. Cho đến giờ này đang chuẩn bị họp báo về vụ Tiên Lãng.
15h50: - Đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (TN). - Đình chỉ công tác Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (VNE). - Vụ cưỡng chế đầm tôm: Đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng (DT).
16h15: - Hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị kỷ luật (VNE). - Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Nhiều lãnh đạo bị kỷ luật (VTC). - Đình chỉ công tác chủ tịch huyện Tiên Lãng (TT). -Cập nhật từng phút: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng (GDVN). - Đình chỉ chức chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (VNN).
- Báo ANTĐ nhanh chân chạy theo: Hàng loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị kỷ luật (ANTĐ).
16h50: Đài Tiếng Nói Việt Nam cuống lên sai cả chính tả: Hải Phòng kỷ luận nhiều cán bộ huyện Tiên Lãng (VOV). - Đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng (NLĐ). - Hải Phòng: Đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (Dân Việt). - Đình chỉ một loạt quan chức huyện Tiên Lãng (Đất Việt).
17h: - Clip: Ông Đoàn Văn Vươn trần tình trong trại tạm giam (GDVN). “Nhiều người cho rằng, video này đã được “cắt cúp” nên nhiều cầu nói của điều tra viên và ông Vươn bị ngắt quãng”. Xin nói thêm: Cho tới chiều nay luật sư Hùng vẫn chưa được gặp ông Đoàn Văn Vươn bởi những lý do không bình thường từ phía cơ quan tố tụng.
17h40: - Gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất (Đất Việt). - Lãnh đạo TP Hải Phòng thừa nhận thiếu sót (VOV). - Đại tướng Lê Đức Anh: “Uy tín Thủ tướng tiếp tục được nâng cao…” (GDVN).
Còn ít nhất 3 nhân vật cộm cán nữa đáng phải đưa vào vòng ngắm, đó là: Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca và Lê Văn Liêm.
19h: Đây rồi! Trang điện tử của Ủy ban TPHP đã đưa tin: Thành ủy họp báo về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Còn báo của đảng bộ TP, của huyện Tiên Lãng và báo An ninh HP thì chưa đưa tin.
20h15′ A!Đến lượt báo An ninh HP: Thành ủy Hải Phòng ra thông cáo báo chí về vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng.
20h30: - Công an báo nhầm luật sư bào chữa cho ông Vươn (PN Today). “…trong lá đơn của ông Đoàn Văn Vươn gửi Cơ quan công an TP Hải Phòng ghi rõ Luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng Công ty luật Đông Đô, Hà Nội, nhưng chính xác lại là luật sư Nguyễn Việt Hùng – trưởng văn phòng luật sư Kinh Đô (Hà Nội)”.
22h45′: Vậy là 3 tờ báo “kiên định lập trường” đã có 1 chịu cắn răng đưa tin cách đây 15′: Thành ủy Hải Phòng đình chỉ công tác một số cán bộ huyện Tiên Lãng (Quân đội ND), còn “Nhân dân” và “Công an nhân dân” thì vẫn giả câm giả điếc. BS sẽ ráng theo sát coi họ tự bịt miệng tới khi nào.
Thêm nữa, hồi 22h38′, báo của đảng bộ Hải Phòng đã mở miệng: Kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy về việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
VOV News: “Đông đảo người dân ở miền Trung và TP HCM đồng tình với quyết định này của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng.” Ô hô! Có phải dân cơ cực quá nên dễ bị dụ khị? Coi nội dung cũng như bộ mặt tay bí thư HP tối nay trên VTV1 là rõ màn đối phó với dư luận, nhằm hạ nhiệt cho cuộc gặp của Thủ tướng vào 10/2 tới.
- Đoàn Văn Vươn với hàng loạt sai phạm trong quá trình sử dụng đất (CAND). – Cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã làm nhiễu thông tin? (GDVN).- Vụ Tiên Lãng: ‘Kỳ vọng ở Thủ tướng’ (VNN/GDVN). – Tiên Lãng: Ngày kia Thủ tướng đến, hôm nay “em… về làng” (TVN). – Chỉ thị của Thủ tướng và 33 ngày nóng bỏng vụ cưỡng chế ở Hải Phòng (GDVN). – Bộ Tư pháp về Tiên Lãng nắm tình hình (DV).- “Chưa điều tra vì gia đình không trình báo việc bị phá nhà” (LĐ). – Vụ phá nhà ông Vươn: chưa có đơn nên chưa xử lý (ĐV). – Trách nhiệm vụ phá nhà ông Vươn thuộc về ai ? (Tầm nhìn). – Nhà ông Vươn lúc là boong ke, lúc là chòi cá (ĐV). – Xã vẫn chưa báo cáo nhà ông Quý bị phá (TT). – Nước mất nhà tan, phải báo chứ! (Quê choa). – Bàn đến “tâm” và “tầm” của cán bộ (ĐĐK).- Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Kiến nghị gửi Bộ Quốc phòng (VTC). – Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Nhiều bộ, ngành vào cuộc (Báo ĐT Chính phủ). – Tướng Lê Văn Cương: “Lãnh đạo Hải Phòng vào cuộc quá chậm” (TP).- Nếu huyện Tiên Lãng sai, ông Vươn được xét giảm án (VOV). – ‘Tiên Lãng sai từ gốc khi áp dụng luật đất đai’ (VNE). – Thu hồi đất để làm gì? (TP). – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp): Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng là có vấn đề (LĐ). – GS Lưu Văn Đạt: “Hủy hoại tài sản thì phải xử lý hình sự” (TP).- Nguyên Ngọc: Đất và nông dân (Tia sáng).
Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng
Sử dụng đất được giao để phát canh thu tô
Thời gian: 06/02/2012 – 15:42Trong khi được Nhà nước ưu đãi, giao đất chưa sử dụng để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản có thời hạn, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật; Trong khi Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để đắp đê, làm đường công vụ, đào mương dẫn nước, trồng rừng chắn sóng… còn người dân tham gia đầu tư khoanh ao, xây cống điều tiết để rồi phát canh thu tô, điển hình là:
Ông Đoàn Văn Vươn, công dân xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng được UBND huyện Tiên Lãng giao đất có thời hạn để khai thác, NTTS tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng với diện tích 40,3 ha. Sau khi được giao đất, sau khi được Nhà nước đầu tư lớn, đã cho thuê để phát canh thu tô, cụ thể là:
Hợp đồng cho thuê đất thứ 1 ký ngày 25/12/1999 giữa một bên là ông Đoàn Văn Vươn với danh nghĩa giám đốc công ty Liên doanh TNHH Dương Hải (Sở KH&ĐT Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049205, ngày 05/02/1997, vốn đăng ký 150 triệu đồng, địa chỉ thôn Thuý nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), một bên là ông Nguyễn Trường Nhan, có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, diện tích 6,0 ha, giá cho thuê 5.000.000 đồng/ha/năm, thời hạn từ năm 1999 đến ngày 04/10/2007 (ngày hết hạn giao đất) 8 năm. Biên bản bàn giao đầm lập ngày 10/5/2000 diện tích thực tế là 58.655m2 thành tiền là 234.600.000 đồng. Trong hợp đồng này, tại điều 2 quy định: Mọi công trình xây dựng trên diện tích thuê đất đến thời gian hợp đồng bàn giao lại cho công ty không được bồi hoàn giá trị công trình.
Hợp đồng cho thuê đất thứ 2 ký ngày 02/3/2008 một bên là ông Đoàn Văn Vươn sinh năm 1963 ở Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng, một bên là ông Phạm Văn Bìa sinh năm 1962, ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, diện tích 5,4ha giá cho thuê là 30 triệu đồng/năm, thời hạn cho thuê đất là 07 năm (hết năm 2014), tổng số tiền là 210 triệu đồng. Tại khoản 1 của hợp đồng có quy định: Trong trường hợp bên B không có nhu cầu thuê tiếp…phần tài sản bên B đã đầu tư… phải tự tháo dỡ.
Như vậy là mỗi năm ông Vươn thu địa tô từ phần đất được giao để cho thuê lại, chỉ cần 02 ha cho thuê đã đủ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho toàn bộ diện tích đất được nhà nước giao (số thuế ghi thu năm 2007 là 10.035.000 đồng), đương nhiên là trên 38 ha còn lại ông Vươn được hưởng lợi, nếu tính với giá cho thuê ông Vươn sẽ hưởng lợi trên 190 triệu đồng/năm.
Điều đáng nói là, trong khi Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dự án lấn biển, đắp đê bao, làm đường công vụ, trồng rừng phòng hộ; Các chủ vùng tham gia bằng việc khoanh bờ, tạo ao, khai thác, thu lợi, trong khi những người dân thuê đất phải trả tiền thuê cao hơn 20 lần số tiền thuế SDĐ nông nghiệp phải nộp của người được giao đất.
Việc cho thuê của ông Đoàn Văn Vươn với người dân khác không được bồi hoàn giá trị công trình hoặc khi hết hạn phải tự tháo dỡ !!!
BBT
—–
Ông đoàn Văn Vươn đã từng…Thời gian: 06/02/2012 – 15:54
Trong khi một số bản tin, lời bình của đọc giả ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn là người hùng lấn biển, là người hiền lành… nhưng khi để ý đến việc ông Vươn chống người thi hành công vụ một cách có chủ ý thì mới thấy rõ toan tính, sau đây xin thông tin để những người quan tâm cùng được biết:
Việc ông Đoàn Văn Vươn có đầu tư vào để khoanh bờ và tổ chức NTTS trên diện tích đất được giao có thời hạn không ai phủ nhận, chỉ có điều Nhà nước đầu tư các Dự án hàng chục tỷ đồng nhằm đưa quỹ đất chưa ổn định vào sử dụng ổn định là vì lợi ích chung của xã hội mà ông Vươn được hưởng lợi.
Tuy nhiên, ngay từ khi được giao 21 ha đất thời hạn 14 năm, ông Vươn đã lấn chiếm thêm gần gấp đôi diện tích, đã được chính quyền xử phạt vi phạm hành chính một triệu đồng và tạo điều kiện giao bổ sung 19,3 ha, tổng cộng ông Vươn được giao sử dụng 40,3 ha tính từ ngày 04/10/1993.
Trong thời gian sử dụng, ông Đoàn Văn Vươn đã tổ chức chặt phá rừng phòng hộ, chính quyền lại một lần nữa chỉ xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng và tiền trồng lại rừng 5 triệu đồng; ông Vươn đã từng được Nhà nước trồng lại rừng phòng hộ diện tích 55 ha, kinh phí 51 triệu đồng (sở NN&PTNT Hải Phòng đầu tư, thuê ông Vươn trồng và trông coi).
Chưa hết, ông Đoàn Văn Vươn đã từng kêu gọi chống phá chính sách phát triển kinh tế-xã hội:
Theo báo cáo số 107/BC ngày 29/12/2008 của Công an huyện Tiên Lãng “Về một số sai phạm của Đoàn Văn Vươn”, theo đó: 5-Đối với hành vi của Đoàn Văn Vươn trong việc in ấn, phát tán tài liệu có nội dung kích động, lôi kéo quần chúng chống lại việc thực hiện các quyết định thu hồi diện tích đầm vùng NTTS…tài liệu tuyên truyền viết “…chuẩn bị tất cả các lực lượng tại chỗ, vận động anh em, con cháu, họ hàng sẵn sàng phối hợp với Liên chi hội NTTS huyện Tiên Lãng cùng với cảnh sát 113, phóng viên, nhà báo, nếu bọn tham nhũng, có hành động manh động cướp đất trắng trợn. Khi cần thiết biến cuộc đấu tranh chính trị thành đấu tranh vũ trang bằng cuốc, thuổng, gậy, gộc, khi cần sẵn sàng đổ cả máu…”
Theo Công an huyện Tiên Lãng “Đây là vụ việc có dấu hiệu tội phạm an ninh quốc gia, thuộc thẩm quyền điều tra xử lý của cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố và Viện KSND thành phố…”, Công an huyện báo cáo lên các cơ quan chức năng thành phố cho ý kiến xử lý.
BBT
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAMTẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA IRAN ĐỐI VỚI NGA VÀ TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ hai, ngày 6/2/2012
TTXVN (Ốttaoa 2/2)
Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” mới đây đăng bài phân tích của ông Mahdi Darius Nazemroaya, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu về toàn cầu hóa (CRG) tại Montreal (Canada) về liên minh tay ba Á- Âu giữa Iran, Nga và Trung Quốc, tầm quan trọng chiến lược của Iran đối với Nga và Trung Quốc và sự đối đầu giữa các khối quân sự, với nội dung sau:
Bất chấp những lĩnh vực khác biệt và sự thù địch giữa Mátxcơva và Têhêran, các quan hệ giữa hai nước, dựa trên những lợi ích chung, đang phát triển mạnh mẽ. Cả Nga và Iran đều là những nước xuất khẩu năng lượng lớn và đều có những lợi ích sâu sắc tại Nam Cápcadơ. Cả hai nước đều kiên quyết phản đối lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu, với tầm nhìn nhằm ngăn Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) kiểm soát các hành lang năng lượng xung quanh khu vực Lòng chảo Biêtn Caxpi. Các quan hệ song phương của Mátxcơva và Têhêran cũng là một phần của liên minh rộng hơn, có liên quan đến Ácmênia, Tátgikixtan, Bêlarút, Xyri và Vênêxuêla. Nhưng trên hết, cả Nga và Iran cũng đều là hai mục tiêu địa chiến lược chủ chốt của Mỹ.
Liên minh tay ba Á-Âu: Tầm quan trọng chiến lược của Iran đối với Nga và Trung Quốc
Trung Quốc, Liên bang Nga và Iran được đông đảo mọi người coi là các đồng minh và đối tác. Ba nước này đang lập ra một rào cản chiến lược nhằm trực tiếp chống lại chủ nghĩa bành trướng của Mỹ. Liên minh ba nước này là nòng cốt của một liên minh Á-Âu để chống lại sự xâm lấn của Mỹ vào lục địa Á-Âu, cũng như việc thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu của Oasinhtơn. Trong khi Trung Quốc phải đối đầu với sự xâm lấn của Mỹ tại Đông Á và Thái Bình Dương, thì Nga và Iran phải đối đầu với liên minh do Mỹ lãnh đạo tại Đông Âu và Tây Nam Á. Cả ba nước này đều bị đe dọa tại Trung Á và quan ngại về sự có mặt của Mỹ và NATO tại Ápganixtan.
Iran có thể được mô tả như một trục địa chiến lược. Phương trình địa chính trị tại lục địa Á-Âu đang chủ yếu xoay quanh cấu trúc các liên minh chính trị của Iran. Khả năng Iran có thể trở thành đồng minh của Mỹ sẽ cản trở hoặc thậm chí gây bất ổn cho Nga và Trung Quốc. Việc này cũng gẳn liền với các mối liên hệ sắc tộc-văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, tôn giáo và địa chính trị với khu vực Cápcadơ và Trung Á. Hơn nữa, nếu cấu trúc các liên minh chính trị chuyển sang có lợi cho Mỹ, Iran cũng có thể trở thành “chất dẫn xuất” lớn nhất cho ảnh hưởng và sự bành trướng của Mỹ tại Cápcadơ và Trung Á. Thực tế là Iran đang là cửa ngõ dẫn vào khu vực hiểm yếu dễ bị tấn công của Nga tại Cápcadơ và Trung Á.
Trong một kịch bản như vậy, vị thế hành lang năng lượng của Nga sẽ bị suy yếu nếu Mỹ có thể “mở khóa” tiềm năng của Iran như một hành lang năng lượng chủ chốt cho khu vực lòng chảo Biển Caxpi, ám chỉ đến sự kiểm soát địa chính trị thực tế của Mỹ đối với các tuyến đường ống dẫn dầu của Iran. Trong vấn đề này, một phần thành công của Nga như một tuyến quá cảnh năng lượng là nhờ những nỗ lực của Mỹ nhằm làm suy yếu Iran bằng cách ngăn việc vận chuyển năng lượng qua lãnh thổ Iran.
Nếu Iran “chuyển bên” và gia nhập trường ảnh hưởng của Mỹ, nền kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng sẽ bị biến thành con tin. An ninh năng lượng của Trung Quốc sẽ bị đe dọa trực tiếp bởi vì trữ lượng năng lượng của Iran sẽ không còn được đảm bảo và sẽ bị lệ thuộc vào các lợi ích địa chính trị của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Á cũng sẽ chuyển hướng quỹ đạo. Vì thế, cả Nga và Trung Quốc đều mong muốn một liên minh chiến lược với Iran như một biện pháp nhằm tự che chắn khỏi sự xâm lấn địa chính trị của Mỹ. “Pháo đài Á-Âu” sẽ bị nguy hiểm nếu thiếu Iran. Đó là lý do tại sao cả Nga lẫn Trung Quốc đều không bao giờ chấp nhận một cuộc chiến tranh chống lại Iran. Nếu Mỹ có thể biến đổi Iran thành một “đồng minh”, thì Nga và Trung Quốc sẽ bị đe đọa.
Nhầm lẫn về sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt Iran của HĐBA LHQ
Thế giới đã nhầm lẫn rất lớn về sự ủng hộ trước đây của Nga và Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt Iran của HĐBA LHQ. Cho dù Bắc Kinh và Mátxcơva cho phép các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ chống lại các đồng minh Iran của họ được thông qua, họ cũng chỉ làm vậy vì những lý do chiến lược, để giữ cho Iran nằm ngoài qũy đạo của Oasinhtơn. Trên thực tế, Mỹ nên kết nạp Iran làm một vệ tinh hoặc một đối tác cấp thấp hơn là chấp nhận những rủi ro không cần thiết và mạo hiểm một cuộc chiến tổng lực với Iran. Việc Nga và Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt trước đây là để cho phép phát triển mâu thuẫn rộng hơn giữa Têhêran và Oasinhtơn. Khi những căng thẳng Mỹ-Iran tăng lên, các quan hệ của Iran với Nga và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn và Iran ngày càng bám chặt vào các mối quan hệ với Bắc Kinh và Mátxcơva.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt làm tê liệt hoặc bất kỳ hình thức cấm vận kinh tế nào có thể đe dọa an ninh quốc gia của Iran. Đó là lý do vì sao cả Trung Quốc và Nga đều từ chối sự ép buộc của Mỹ phải tham gia các lệnh trừng phạt đơn phương mới năm 2012 của họ. Nga cũng đã cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) đừng làm “con tốt” của Mỹ, bởi vì EU đang làm hại chính mình khi hợp tác cùng các kế hoạch của Mỹ. về vấn đề này, Nga nhận xét rằng các kế hoạch cấm vận dầu mỏ chống Iran của EU là không thực tế và không khả thi Iran cũng đưa ra những cảnh báo tương tự và coi lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chỉ là một chiến thuật tâm lý và sẽ thất bại.
Sự hợp tác an ninh và phối hợp chiến lược Nga-Iran
Vào tháng 8/2011, người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran, Tổng thư ký Saaed (Said) Jalili, và người đứng đâu Hội đông An ninh quốc gia Liên bang Nga Nikolai Platonovich Patrushev đã gặp nhau tại Têhêran để thảo luận về chương trình năng lượng nguyên tử của Iran, cũng như sự hợp tác song phương. Nga muốn giúp Iran đẩy lùi làn sóng cáo buộc mới của Oasinhtơn nhằm vào Iran. Ngay sau khi ông Patrushev và ê kíp của ông đến Têhêran, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi đã bay tới Mátxcơva. Cả hai ông Jalili và Patrushev đã gặp lại nhau vào tháng 9/2011 nhưng lần này ở Nga. Ông Jalili đã tới Mátxcơva trước và sau đó vượt dãy Ural tới thành phố Yekaterinburg. Hội nghị Yekaterinburg Nga- Iran đã diễn ra bên lề một hội nghị an ninh quốc tế. Hơn nữa, tại hội nghị này họ đã tuyên bố rằng hai tổ chức an ninh cấp cao nhất tại Mátxcơva và Têhêran từ nay sẽ phối hợp bằng cách tổ chức các hội nghị thường xuyên. Hai nước đã ký một nghị định thư tại Yekaterinburg.
Tại hội nghị quan trọng này, cả hai ông Jalili và Patrushev đều gặp đối tác Trung Quốc là Mạnh Kiến Trụ. Kết quả của các cuộc gặp này là một tiến trình tư vấn song phương tương tự giữa các hội đông an ninh quốc gia Nga và Trung Quốc đã được thiết lập. Hơn nữa, các bên cũng thảo luận việc thành lập một hội đồng an ninh siêu quốc gia trong nội bộ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để đương đầu với những nguy cơ nhằm chống lại Bắc Kinh, Mátxcơva, Têhêran và các đồng minh Á-Âu khác của họ. Cũng trong tháng 9/2011, Dmitry Rogozin, đặc phái viên của Nga tại NATO, tuyên ,bố ông sẽ thăm Têhêran trong một tương lai gần để thảo luận về dự án lá chắn tên lửa NATO mà cả Mátxcơva và Têhêran đều phản đối.
Những thông tin cho rằng Nga, Iran và Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập một lá chắn tên lửa chung đã bắt đầu nổi lên. Rogozin, người đã cảnh báo từ tháng 8/2011 rằng Xyri và Yêmen sẽ bị tấn công như những bàn đạp trong cuộc đối đầu lớn hơn nhằm vào Iran, đã phản ứng bằng cách công khai bác bỏ những tin tức có liên quan đến việc thành lập một dự án lá chắn tên lửa chung Trung Quốc-Nga-Iran.
Vào tháng 10/2011, Nga và Iran đã tuyên bố rằng họ sẽ mở rộng quan hệ trong tất cả các lĩnh vực. Ngay sau đó, vào tháng 11/2011, Iran và Nga đã ký một hiệp định hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác giữa các tổ chức an ninh cấp cao nhất, có liên quan đến kinh tế, chính trị, an ninh và tình báo. Hiệp định này là văn kiện được dự đoán từ lâu và được ký tại Mátxcơva. Vào tháng 11/2011, người đứng đầu ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Konstantin Kosachev đã tuyên bố rằng Nga phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn một cuộc tấn công vào nước láng giềng Iran. Cuối tháng 11/2011, Nga tuyên bố ông Rogozin sẽ thăm cả Têhêran và Bắc Kinh trong năm 2012, cùng với một phái đoàn các quan chức Nga để thảo luận về các chiến lược tập thể chống lại các nguy cơ chung.
Ngày 12/1/2012, ông Patrushev đã nói với hãng thông tấn Interfax rằng ông quan ngại khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn và ràng Ten Avíp đang thúc đẩy Mỹ tấn công Iran. Ồng Patrushev bác bỏ tuyên bố rằng Iran đang bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân và nói rằng trong nhiều năm thế giới đã liên tục được nghe răng Iran sẽ có một quả bom nguyên tử vào tuần tới. Phát biểu của ông được nối tiếp bằng một cảnh báo của ông Rogozin.
Ngày 13/1/2012, ông Rogozin được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Nga, tuyên bố rằng bất kỳ âm mưu can thiệp quân sự nào chống lại Iran sẽ là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Nga. Nói cách khác, một cuộc tấn công Têhêran sẽ là một cuộc tấn công vào Mátxcơva. Năm 2007, Thủ tướng Vladimir Putin đã đề cập điều tương tự khi ông ở Têhêran dự một hội nghị thượng đỉnh Biển Caxpi, khiến Tổng thống Mỹ hồi đó là George W. Bush con cảnh báo rằng Chiến tranh thế giới thứ 3 có thể nổ ra vì Iran. Phát biểu của ông Rogozin chỉ là một tuyên bố quan điểm của Nga lâu nay: nếu Iran sụp đổ, Nga sẽ gặp nguy hiểm.
Iran là một mục tiêu của Mỹ không chỉ vì trữ lượng năng lượng và các nguồn tài nguyên dồi dào của họ, mà do những xem xét địa chiến lược, muốn biến Iran thành một bàn đạp chiến lược chống lại Nga và Trung Quốc Những con đường dẫn tới Mátxcơva và Bắc Kinh phải đi qua Têhêran cũng giống con đường tới Têhêran phải đi qua Đamát, Bátđa và Bâyrút Mỹ cũng không chỉ muốn kiểm soát dầu khí Iran cho tiêu dùng hoặc các lý do kinh tế. Oasinhtơn đang mong muốn thiết lập một vành đai xung quanh Trung Quốc bằng cách kiểm soát an ninh năng lượng của Trung Quốc và mong muốn xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ được giao dịch bằng đồng USD để đảm bảo việc tiếp tục sử dụng đồng USD trong các giao dịch quốc tế. Hơn nữa, Iran đang soạn thảo một số hiệp định với một số đối tác thương mại, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, mà những giao dịch tài chính sẽ không được thực hiện bằng đồng USD hay euro. Trong tháng 1/2012 cả Nga và Iran đã thay đồng USD bằng các đồng nội tệ của họ trong thương mại hai chiều. Đây là một cú đòn tài chính và kinh tế đối với Mỹ.
Xyri và những quan ngại an ninh quốc gia của Nga và Iran
Nga Trung Quốc và Iran đều đang kiên định ủng hộ Xyri. Vòng vây ngoại giao và kinh tế chống lại Xyri có liên quan đến những kế hoạch địa chính trị nhằm kiểm soát khu vực Âu-Á. Sự bất ổn tại Xyri có liên quan đến mục tiêu chống lại Iran và cuối cùng biến Iran thành một đối tác của Mỹ để chống lại Nga và Trung Quốc. Sự triển khai bị hủy bỏ hoặc trì hoãn hàng nghìn quân Mỹ tại Ixraen cho cuộc tập trận tên lửa “Thách thức khắc khổ 2012″ có liên quan đến việc tăng sức ép chống lại Xyri. Trước đỏ, một số phương tiện truyền thông Nga đã đưa thông tin sai rằng cuộc tập trận “Thách thức khắc khổ 2012″ được tổ chức tại Vịnh Pécxích. Điều này giúp nêu bật các mối quan hệ giữa Iran với Xyri và Libăng. Việc triện khai quân Mỹ chủ yếu nhằm vào Xyri như một phương tiện nhằm cô lập và chống lại Iran. Việc “trì hoãn” hoặc “hủy bỏ” các cuộc tập trận tên lửa Ixraen-Mỹ nhiều khả năng là để chuẩn bị chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket không chỉ từ Iran, mà còn từ Xyri, Libăng và các vùng lãnh thổ Palextin.
Ngoài những cảng hải quân tại Xyri, Nga không muốn thấy Xyri đựợc sử dụng để thay đổi tuyến hành lang năng lượng tại khu vực Lòng chảo Caxpi và Lòng chảo Địa Trung Hải. Nếu Xyri bị sụp đổ, những tuyến đường này có thể bị tái đồng bộ hóa để phản ánh một thực tế địa chính trị mới. Nếu Iran sụp đổ, năng lượng từ Vịnh Pécxích cũng có thể được đổi tuyến sang Địa Trung Hải thông qua cả Libăng và Xyri./.
BẢY SAI LẦM TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KHU VỰC ĐỒNG EURO
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ hai, ngày 6/2/2012
TTXVN (Pari 1/2)
Tờ Les Echos số ra mới đây nhận xét những sai lầm phạm phải kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đầu năm 2010 đã làm tăng thêm sự ngờ vực lẫn nhau không chỉ đối với khu vực, mà còn với thế giới về các liệu pháp hiệu quả nhằm giải quyết khủng hoảng.
Theo báo trên, những sai lầm dẫn đến khủng hoảng phần do thiếu năng lực kiểm soát và quản lý khủng hoảng, phần do thiếu một tầm nhìn và thường gắn với các quyết định thuần túy mang tính chính trị. Sai lầm đầu tiên có thể kể đến là việc “chẩn bệnh” yếu kém ngay từ những hội chứng đầu tiên. Theo quan điểm của chuyên gia Bruno Cavalier thuộc hãng Oddo Securities, châu Âu đã xác định không trúng vấn đề ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Đó là vấn đề về tính thanh khoản và nếu những khuyết tật của Hy Lạp được xử lý tốt thì có thể hạn chế thiệt hại cho những nước khác và cho hệ thống tài chính. Một lựa chọn khác là các chính phủ trong Eurozone cùng gánh chịu chung các khoản nợ của Hy Lạp. Tuy nhiên những đề xuất này đã bị loại bỏ từ tháng 7/2011 khi các nước đạt được thỏa thuận mang tính nguyên tắc về việc xử lý nợ công của Hy Lạp.
Sai lầm thứ hai được nói đến là kế hoạch trợ giúp cho Hy Lạp không mang tính bền vững. Cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đều cùng xử lý vấn đề nợ công của Hy Lạp. Kế hoạch trợ giúp đầu tiên từ tháng 5/2010, dự kiến mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ giảm từ 14% xuống còn 3% trong vòng 3 năm với giả thuyết nước này sẽ trở lại thị trường từ năm 2012. Những mục tiêu này được đánh giá là phi hiện thực với một đất nước nổi tiếng về nền hành chính còn yếu kém. Không thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Hy Lạp tiếp tục lún sâu. Năm 2011 là năm thứ tư liên tiếp Hy Lạp suy thoái, trong khi mức nợ công tiếp tục tăng cao (160%, so với mức 127% năm 2009). Đức đã có lý khi đòi hỏi Hy Lạp phải quyết liệt ngăn chặn khủng hoảng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, vấn đề nợ công của Hy Lạp tiếp tục vươn “nọc độc”, lan truyền sang phần còn lại của Eurozone.
Sai lầm thứ ba là những hỗ trợ, ủng hộ quá hạn chế và quá chậm. Trong cuộc tiếp sức trợ giúp Hy Lạp, các nhà lãnh đạo Eurozone đã tạo ra Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), với số tiền ban đầu 440 tỉ euro trợ giúp khi cần thiết cho các nước có số nợ lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã nhanh chóng nhận ra những điểm yếu của hệ thống. Quỹ này chỉ có thể đảm bảo cứu nguy cho những nước nhỏ nhất, mà không thể đủ phương tiện tài chính cần thiết giúp các nước lớn hơn như Tây Ban Nha hay Italia. Theo chuyên gia phân tích Jean Pisani-Ferry, châu Âu đã tạo ra một loạt các công cụ mới. Tuy vậy, hành động của giới chức có trách nhiệm cho thấy họ đã làm quá ít và quá chậm. Một ví dụ được đưa ra là EFSF có thể mua lại các khoản trái phiếu nhà nước, cơ cấu lại nguồn vốn ngân hàng và các khoản cho vay dự phòng từ tháng 7/2011, song các cuộc cải cách này chỉ được thực hiện từ giữa tháng 10/2011. Đó là phản ứng chậm tới mức không thể tránh được tình trạng lây nhiễm.
Sai lầm thứ tư liên quan đến sự dính líu của những ngân hàng bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng. ECB đã tìm cách chống lại điều này, cả Pháp cũng vậy, song Đức lại muốn có sự tham gia của các chủ nợ tư nhân trong kế hoạch cứu trợ các nước, cùng với việc yêu cầu họ từ bỏ một phần nợ. Ý định này như đổ thêm dầu vào lửa. Nó làm gieo rắc sự ngờ vực trong giới đầu tư về nguy cơ gặp phải đối với các khoản đầu tư vào các khối nợ trong Eurozone. Trên bình diện chính trị, biện pháp này có thể để lại hậu quả nặng nề. Thủ tướng Đức Angela Merkel rốt cuộc cũng thừa nhận giải pháp này là quá muộn.
Sai lầm thứ năm đề cập đến vai trò không rõ ràng của ECB. Từ nhiều tháng qua, gần như toàn thế giới đều gây sức ép đòi ECB có biện pháp can thiệp mạnh tới thị trường nợ công nhằm làm giảm tỉ lệ vay nợ. Dù ECB đã mua lại 300 tỉ euro trái phiếu của Hy Lạp, Alien, Italia, Tây Ban Nha và Bô Đào Nha, song những biện pháp này không thể kéo dài. Chính vì vậy, tác động đối với các thị trường tỏ ra hạn chế.
Sai lầm thứ sáu liên quan đến hệ thống ngân hàng. Phải gánh nhiều trái phiếu của nhà nước, các ngân hàng là mục tiêu của mọi sự chú ý nhưng đồng thời cũng bị gây sức ép lớn. Là những thành trì ngày càng trở nên bấp bênh, các ngân hàng châu Âu giờ đây bị các chính phủ yêu cầu tăng thêm nguồn năng lực tài chính riêng của họ. Tuy nhiên, để định giá năng lực tài chính của các ngân hàng, cũng cần xác định rõ giá trị thực của các khoản nợ công mà các ngân hàng đang nắm theo giá thị trường, chứ không phải giá trị trên sổ sách kế toán. Những khoản nợ công thực sự đang đe dọa đến độ an toàn của các ngân hàng.
Sai lầm sau cùng liên quan đến việc áp dụng chính sách kinh tế khắc khổ rộng rãi. Trên bình diện kinh tế vĩ mô, tất cả các nước trong khu vực đồng euro, do lo ngại tình trạng lây nhiễm, đã áp dụng các chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng theo nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng đồng thời các biện pháp khẩn cấp này đã đẩy Eurozone rơi vào tình trạng suy thoái. Hiện nay, nhiều chính phủ châu Âu đang tìm cách thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ tăng trưởng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét