Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Lượm tin

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=H4OvbPrNJWc

Chính trị – Xã hội


Sửa Luật Đất đai để tránh những vụ Tiên Lãng (RFA)  —Khi cán bộ Tiên Lãng “không chịu hiểu” (RFA)  —Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng : Chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác (RFI)  —Kỷ luật quan chức đầu tiên ở Tiên Lãng (BBC)
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết Đừng ngăn tư tưởng (BBC)   GS Nguyễn Minh Thuyết nói trí thức Việt Nam nên chống các hạn chế tự do tư tưởng.
Mậu Thân- Huế, đi tìm những phản đề (RFA)  —Học giả Việt Nam và Na Uy tranh luận về đường lưỡi bò (RFA)  –Trung Quốc bắt kẻ buôn người từ Việt Nam (RFA)  –APG cam kết hỗ trợ VN chống rửa tiền và khủng bố (RFA)  –Việt – Miến mở rộng hợp tác song phương cũng như đa phương  (RFA)
“Mắc kẹt” tại Đak Trôi (RFA)  –Tác động của đập thủy điện hạ lưu Mekong lên đồng bằng Cửu Long (RFI)  –Bộ trưởng ngoại giao VN thăm Trung Quốc (BBC)  –Hoa Kỳ muốn đầu tư vào hạ tầng VN (BBC)
Thế giới
Iran: biện pháp của Washington không ảnh hưởng gì (RFA)  –EU sắp cấm vận Syria (RFA)
Syria tiếp tục sôi động (RFA)  –Hàng trăm trẻ em thiệt mạng trong những vụ bạo động tại Syria  (VOA)  —Quân đội Syria tiếp tục tấn công Homs vào lúc ngoại trưởng Nga đến Damas  (RFI)  —Tổng thống Syria hứa chuyển quyền (RFA)  —Nga đang chuẩn bị cho tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Syria ? (RFI)  —Bộ trưởng Ngoại giao Nga gặp Tổng thống Assad trong lúc bạo động vẫn tiếp tục (VOA)  —Các quốc gia vùng Vịnh cô lập Syria (BBC)  —Tính toán của Nga và Trung Quốc ở Syria (BBC)  —Biểu tình trước Sứ quán Nga và TQ ở Libya (BBC-nghe/xem)
Dân Nga tiếp tục xuống đường phản đối ông Putin bất chấp giá rét (VOA)  –Thành phố Homs chìm trong đạn pháo (BBC)  –Đau đầu chuyện Syria (BBC)
Phó Chủ Tịch Nước TQ sẽ gặp tổng thống Obama (RFA)  —Trung Quốc quyết tâm giải tỏa mọi bất ổn ở Tây Tạng (RFA)  —Trung Quốc sẽ “kiên quyết trấn áp” các vụ gây rối trong các vùng Tây Tạng (RFI)  —Gần một nửa nông dân Trung Quốc bị trưng thu đất đai một cách bất công (RFI)  –Quan hệ giữa dân Hồng Kông và dân Trung Hoa lục địa ngày càng xấu đi (RFI)  —Công nhân TQ được thả ở Sudan (BBC)  —Thủ đoạn hạn chế xuất khẩu nguyên liệu của Trung Quốc bị WTO kết án (RFI)  —-Trung Quốc muốn gia tăng sự tin tưởng với Hoa Kỳ (VOA)
Philippines tập trung mọi nỗ lực để cứu nạn nhân trận động đất (RFA)  —Động đất mạnh tại Philppines : Hơn 40 người thiệt mạng (RFI)  –Vatican tổ chức hội nghị về nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội (RFI)  —Ngành hàng không Pháp tiếp tục đình công (RFI)  –Hy Lạp lại tổng đình công chống lại các biện pháp khắc khổ mới (RFI)  –Cảnh sát Hy Lạp đụng độ với công nhân đình công phản đối các biện pháp tiết kiệm (VOA)
Lãnh đạo ngành tình báo Rumani được chỉ định làm thủ tướng (RFI)  —Công chức Nga tố cáo bị ép đi biểu tình ủng hộ Putin (RFI)  —Ngũ cẩu tranh “oscar” tại Hollywood  (RFI)  —Máy bay Mỹ lại tấn công ở Pakistan (BBC)  —Tổng thống Obama cổ vũ đầu tư vào giảng dạy Toán và Khoa học (VOA)  –Hoa Kỳ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Iran (VOA)  –Mỹ khuyến nghị người chống đối Iran hãy di dời trung tâm chuyển tiếp tại Iraq (VOA)  –Có thể dung hòa trong kế hoạch di dời binh sỹ Mỹ khỏi Okinawa (VOA)
Tập trận Hổ Mang Vàng ở Thái Lan   —Âu phải học Á? (BBC) -Cựu Thủ tướng Malaysia khuyên người châu Âu cần học đôi điều từ châu Á.  —Bà Suu Kyi lên đường đi tranh cử (BBC)  —Bà Aung San Suu Kyi đến vùng Irrawaddy vận động tranh cử (VOA)

 

Sửa Luật Đất đai để tránh những vụ Tiên Lãng


Nam Nguyên, RFA  -2012-02-07
Hạn điền và thời hạn giao đất là những vấn đề mấu chốt của Luật pháp về đất đai mà Quốc hội Việt Nam sẽ phải sớm sửa đổi theo nhu cầu bức thiết.
 
AFP photo  -Đồi trà Việt Nam

Hàng triệu hộ bị ảnh hưởng

Vụ Tiên Lãng gây chấn động cả nước được cho là hệ quả của vấn đề sở hữu đất đai mà Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Luật Đất đai 2003 qui định rõ điều này.
Vấn đề sở hữu toàn dân và do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã trao vào tay Nhà nước thẩm quyền quá lớn và người dân không thực sự sở hữu đất đai ruộng đất. Do quyền quá lớn nên dễ dẫn tới lạm quyền ở các địa phương. Người dân chỉ có quyền sử dụng đất có thời hạn và còn bị ràng buộc bởi hạn mức giao đất.
họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương
nhà giáo Đỗ Việt Khoa
Lúa chín, mùa thu hoạch trên ĐBSCL- AFP photo
Lúa chín, mùa thu hoạch trên ĐBSCL- AFP photo


Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người bị nhiều trù dập vì đòi hỏi sự minh bạch công khai và chống lại tham ô nhận định:
“Tình hình cưỡng chế đất xảy ra ở khắp nơi trên cả nước không chỉ riêng Huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Tôi xin khẳng định như thế, tôi chỉ là một giáo viên bình thường thôi mà bà con gởi về hàng chục hồ sơ tố cáo nạn cướp đất ở các địa phương. Có thể nói cá nhân tôi thấy riêng năm 2011 vừa rồi các vụ việc liên quan đến chính quyền nó phơi bày sự thật chính trị của các lãnh đạo địa phương giả danh là người cộng sản, họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương”
Vụ Tiên Lãng không phải là sự kiện đầu tiên về việc chính quyền địa phương áp bức người dân để cưỡng chế thu hồi đất, áp dụng sai luật hoặc tìm kẽ hở luật pháp để mưu lợi bất chính. Nó cho thấy nhu cầu cải cách luật pháp mà ở đây là Luật Đất Đai 2003.

Luật không đáp ứng thực tế

Không những vậy Luật đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 kế thừa, qui định thời hạn giao đất nông nghiệp là 20 năm, trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất được tính từ ngày 15/10/1993. Điều này sẽ ảnh hưởng hàng triệu hộ nông dân khi sang năm 2013 là lúc kết thúc thời hạn 20 năm sử dụng đất. Nhà nước Việt Nam
Luật vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm  lợi ích họ tác động vào
Đại biểu QH Dương Trung Quốc
Khi nhận định về vụ Tiên Lãng, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam đơn vị Đồng Nai cho rằng cần sửa đổi luật đất đai 2003, vì luật nay sau thời gian phát huy được tác dụng tích cực, đến nay đã tỏ ra không đáp ứng thực tế. Ông nói:
“Quan điểm của tôi là phải tìm tận gốc, tình hình phức tạp liên quan đến đất đai đã xuất hiện không ít. Luật đất đai đã đưa đến tình hình phải xem xét thật nghiêm túc, từ lâu nay đã nói rất nhiều về chuyện lợi ích của người dân không được bảo đảm và đồng thời luật đã bất cập so với tình hình thực tế rồi mà vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm  lợi ích họ tác động vào”


Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet
Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet

Nhiều chuyên gia cho rằng, xác định quyền tư hữu đất đai một cách rạch ròi là điều Việt Nam chưa thể có được trong một tương lai gần. Ngay cả vấn đề hạn mức giao đất nôngnghiệp tức hạn điền, thời hạn giao đất cũng chỉ có thể thay đổi một cách chừng mực và cũng còn tùy thuộc sự sửa đổi hiến pháp. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quan niệm phân chia ruộng đất đồng đều là thực hiện công bằng xã hội, nhưng sự kiện này về lâu dài đã là lực cản sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp sản xuất lớn hiệu quả và hiện đại.
Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Thường vụ Trung ương hội nghề cá phát biểu với tư cách cá nhân:
“Trước đây cách chia ruộng cho dân căn cứ vào diện tích đất của vùng dân cư cụ thể và số lao động hay số nhân khẩu, việc chia này theo chất lượng đất từng vùng đất một mà người ta chia ra. Do vậy mỗi gia đình  có khi diện tích đất thì nhỏ nhưng lại tách ra ở các vùng khác nhau mỗi nơi chỉ có một miếng bé xíu. Đây là một vấn đề lớn mà cả người dân lẫn chính quyền đều nghiên cứu một phương án làm sao đó để có thể tập trung diện tích đất lớn hơn, thông qua đó tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa và trong quá trình canh tác có thể đầu tư thiết bị, cơ khí hóa, tự động hóa.”

Phài mở rộng hạn điền

Đó là những lý do để giải thích tại sao Việt Nam có 14 triệu hộ nông dân mà có tới 70 triệu thửa đất trên tổng diện tích 10 triệu héc-ta đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Tử Cương ủng hộ các ý kiến không những mở rộng hạn mức đất sử dụng trong nông nghiệp mà còn kéo dài thời hạn  sử dụng đất của nông dân. Ông nói:
“Thời gian sử dụng đất…quyền sử dụng đất nên kéo dài hơn, để giúp cho người ta yên tâm đầu tư cho tiến bộ kỹ thuật, cho chất đất, dinh dưỡng của đất nó phát triển cao và người ta đầu tư như vậy thì phải có đủ thời gian để thu hồi số vốn đã bỏ ra”
Nông dân Tám Cước ở Đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, người giàu có vẫn có thể vượt hạn điền mà chính quyền không biết hoặc biết mà làm ngơ.
được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt đi
ông Tám Cước, nông dân miền Cửu Long
Người nông dân này ủng hộ những ý kiến mở rộng hạn điền và thời hạn giao đất hoặc thời hạn về quyền sử dụng đất:
“Nông dân không đất thì không sống được, nông dân bám đất giữ đất mà sống. Công ty nước ngoài đầu tư ở Việt Nam có hợp đồng đất ít nhất 50 năm, quyền sử dụng đất của nông dân mình 20 năm thật ra là quá ít. Thành thử được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt đi”
Phó chủ tịch Lê Văn Hiền: hết thời hạn thuê mà không trả thì cưỡng chế!- Dantri-online
Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet

Khi cả nước rộ lên câu chuyện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng Hải Phòng cũng là lúc dư luận đặt vấn đề phải cấp bách sửa đổi Luật đất đai 2003. Nội dung chính cần sửa đổi là hạn mức giao đất nông nghiệp hay hạn điền và thời gian sử dụng đất. Nhưng dù thay đổi thế nào thì cũng vẫn còn một vướng mắc lớn nhất đó quyền sở hữu tư nhân về đất đai thay cho sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu.


Mậu Thân- Huế, đi tìm những phản đề

Tường An, thông tín viên RFA  -2012-02-07
Trận chiến Mậu Thân vẫn là một trải nghiệm nghịch lý giữa hai miền Nam Bắc khi nhìn lại con người và sự kiện. Trên Wikipedia, cuộc chiến về Tết Mậu Thân vẫn có hai định đề khác nhau.
Wiki-Commons photo -Hài cốt nạn nhân bị tàn sát tập thể- Wiki-Commons photo
Trong khi một trang đặt tên là “Thảm sát Huế Tết Mậu Thân” đưa lên những con số về các nạn nhân đã bị giết hoặc chôn sống trong các hố chôn tập thể thì ở một trang khác của Wikipedia được gọi rất nhẹ nhàng là “Sự kiện tết Mậu Thân” chỉ nói đến nguyên nhân, quá trình cũng như kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.
Trang “Thảm sát Tết Mậu Thân” gọi cuộc thảm sát này là “hành động tàn bạo ở quy mô lớn đã được thi hành ở Huế và vùng lân cận trong 4 tuần do quân giải phóng miền Nam chiếm giữ”  Còn trang “Sự Kiện Tết Mậu Thân”  lại cho rằng “số đông thường dân bị giết chết trong cuộc chiếm lại thành phố Huế bởi đạn pháo kích của Mỹ”

Vợ khóc chồng- quanvan.net photo
Vợ khóc chồng- quanvan.net photo

Ngay cả những con số về cả các chiến binh tử trận cũng không thống nhất. Trang “Thảm sát Tết Mậu Thân” cho biết  “Quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH chịu khoảng 4 ngàn 400 lính thương vong và MTDTGPMNVN cũng tổn thất trên 4 ngàn quân” thì ở trang “Sự Kiện Tết Mậu Thân” lại đưa ra bảng thống kê với 44 ngàn 824 bộ đội chết và 4 ngàn 511 mất tích.

Về số thường dân bị chết trong Tết Mậu Thân Huế, số liệu từ các nguồn khác nhau cũng  không thống nhất. Có nguồn nói là 6 ngàn 700, có nguồn lại đưa ra con số 7 ngàn 600 người chết.
Biến cố Mậu Thân đã ghi lại một vết chém lịch sử trong lòng người dân cố đô. Cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân không bao giờ quên được nổi kinh hoàng lúc đó:
“Khi đó tôi đang ở chùa Thiên Mụ, tôi về thăm gia đình ngày mùng một Tết, dân  chúng cố đô Huế ăn Tết bình thường, nhưng khuya mùng một rạng mùng hai Tết thì tôi thấy bộ đội Cộng Sản miền Bắc lũ lượt từng đoàn kéo nhau vào.

Vùng tôi ở là Tây Lộc, họ đi vào cửa Chánh Tây nườm nượp. Đúng vào ngày hôm sau thì máy bay hai bên giáp chiến. Cà nông, đại bác diễn ra một trận chiến tranh kinh hoàng. Tôi và gia đình đi tản ở vùng Tây linh, cách vùng Tây lộc khoảng 2 cây số. Trên đường đi tản cư thì tôi thấy rất nhiều xác chết của bộ đội miền Bắc cũng như dân chúng và binh lính Việt nam Cộng Hòa.

Hai mươi sáu ngày sau, sau khi cố đô Huế bình định trở lại thì tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cảnh Cộng sản đã chôn sống bao nhiêu người dân vô tội.

Khi đó tôi theo hầu Thầy làm lễ cầu siêu  thì tôi chứng kiến hàng trăm cỗ quan tài được khai quật lên từ Bãi Dâu Gia Hội, Sau đó làm một đám tang tập thể đưa từ trường trung học Gia Hội lên nghĩa trang Ba Đồn. Khi đó tôi thấy một cuộc chiến tranh hết sức là kinh hoàng. Bây giờ bốn năm mươi năm nhớ lại tôi vẫn còn in rõ mồn một trong trí của tôi. Thật là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn” 
Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống tại Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân:
“Gia đình của tôi của vùng Phủ cam là một, vùng An vân thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi là gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chổ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”
Cho đến nay vẫn còn có những nghi vấn về trách nhiệm của những người đã nhúng tay vào cuộc thảm sát Mậu Thân Huế. Hai trong những người được nhắc đến nhiều nhất là hai người con của Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) và Nguyễn Đắc Xuân (NĐX)
Trong một dịp đến Pháp năm 1997 ông HPNT đã trả lời phỏng vấn của bà Thụy Khuê :“Trong “Giải Khăn Sô cho Huế” Nhã Ca nói rằng Phủ (tức HPNT) không về Huế và nếu có về thì cũng không giết người,  thành thật cám ơn chị Nhã ca đã dành cho tôi điều thành thật rất quan trọng này”
Và ông tiếp:
“Đã không có mặt thì làm sao tôi – HPNT- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là “đồ tể” Mậu Thân ở Huế được”
Đúng thế, ở chương 7 của “Giải khăn sô cho Huế”, nhà văn Nhã ca có viết “Tôi hỏi gặng mãi em gái tôi có nhìn thấy Phủ không. Có ai nhìn thấy Phủ không? Nó quả quyết là nó không thấy, cả bạn bè của nó đi họp cũng nói không thấy. Tôi hơi yên tâm và mừng thầm cho kẻ phản bội”
Những hài cốt chưa nhận ra căn cước- WikiCommons photo
Những hài cốt chưa nhận ra căn cước- WikiCommons photo
Trong một bài phỏng vấn do phóng viên Dương Minh Long thực hiện cách đây 4 năm mà trang nhân dân VN đã đăng lại, ông Nguyễn Đắc Xuân khẳng định HPNT không hề có mặt ở Huế mùa Xuân 1968:
“Nhiều dư luận và cả sách báo lâu nay ngộ nhận rằng nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có mặt ở Huế trong tết Mậu Thân 1968. Nhân đây tôi xin đính chính: Suốt thời gian chiến dịch mở ra, nhà giáo (nay là nhà văn) Hòang Phủ Ngọc Tường đều ở tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm việc với các vị nhân sĩ trong Mặt trận Liên Minh chứ không hề bước chân về chiến trường Huế. Cho nên tất cả những “thông tin” nói nhà giáo Hòang Phủ Ngọc Tường làm việc này việc nọ ở Huế trong những ngày tết Mậu Thân 1968 đều là thông tin bịa đặt”
Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường là thầy dạy Việt văn trung học của ông Nguyễn Phúc Liên Thành, theo ông Liên Thành thầy giáo HPNT dạy môn Triết và Việt văn rất giỏi, ông giảng rất hay và không bao giờ nhìn vào sách. Ông Liên Thành rất ngưỡng mộ thầy giáo HPNT. Ông Liên Thành nguyên là Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt trong những năm 68. Ông đưa ra 4 bằng chứng để chứng minh ông HPNT đã có mặt ở Huế vào Tết Mậu Thân :
“Tôi xin đưa ra 4 trường hợp để chứng minh HPNT đã không thành thật về việc nói y không có mặt tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân :
Thứ nhất, năm 72 tôi bắt được tên trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan, chính Hoàng Kim Loan khai rằng y và Hoàng Lanh như là Hoàng Phương Thảo là Ủy viên thành phố Huế. Khi thành lập tòa án Nhân dân tại Huế thì chính ba cán bộ thành ủy này đã đề cử HPNT vào ghế Chánh án tòa án Nhân dân tại trường trung học Bãi Dâu Huế.

Cái thứ hai, theo lời tường trình của một số nhân chứng xác nhận rằng kẻ ngồi xử tại tòa án Nhân dân Huế tại trường trung học Gia Hội vào năm 1968 và kết quả sau đó chúng tôi đã khai quật 204 xác nạn nhân tại trường trung học. Cái người ngồi xử đó chính là giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường nguyên là giáo sư về môn Triết và Việt văn ở Huế.

Cái xác nhận thứ ba: Định là sinh viên y khoa năm thứ hai Huế, cũng là bạn của Hoàng Phủ Ngọc Phan, em HPNT, xác nhận rằng, trong những ngày đầu của Tết Mậu Thân thì chính HPNT và HPNP đã đến nhà ông Định ở đường Nguyễn Du để tìm bắt ông Định. Chính HPNT đứng ở ngoài và HPNP vào nhà để tìm bắt nhưng cha ông Định đã nói một cách để che chở, cuối cùng ông Định trốn trong nhà mà không bị bắt.

Nhưng cái điều quan trọng là chính HPNT đã xác nhận có mặt trong thời gian biến cố Mậu Thân xảy ra. HPNT có trả lời phỏng vấn với một nhà làm phim Mỹ, phim “VietNam Television History” của ông Burchett. Y nói rằng  y đã từng đứng ngay trong một bệnh viện tại vùng Gia Hội, bệnh viện này đã bị Mỹ thả bom và trong đêm đó y dẵm lên một vũng bùn, y tưởng đó là bùn, khi mà y bật đèn thì thấy toàn là máu cả. Điều đó cho thấy sự hiện diện của HPNT tại bệnh viện ở trường trung học Gia Hội”
Riêng về sinh viên Nguyễn Đắc Xuân, năm 66 là trưởng đoàn thanh niên quyết tử và năm 68 là trưởng đoàn Thanh niên vũ trang thành phố Huế còn gọi là Lực lượng an ninh và bảo vệ khu phố. Trong giải khăn sô cho Huế, nhà văn Nhã ca có nhắc đến sinh viên NĐX đã giết một người tên là Mậu Tý, ông Liên Thành cũng khẳng định chi tiết này:
“Nguyễn Đắc Xuân sử dụng hầu hết các cơ sở nằm vùng, chia ra từng toán, lục soát từng nhà một tìm bắt ngụy quân, ngụy quyền và nhiều cuộc xử bắn đã xảy ra.

Sau này NĐX có chối tội nói rằng là trong trận đánh Huế thì tôi ở tuyến sau chứ không ở tuyến đầu. Nhưng nhiều nhân chứng đã kể lại những hành động dã man của NĐX trong đó NĐX đã bắn người bạn rất thân của nó là sinh viên Lê Mậu Tý vì nghi Lê Mậu Tý làm việc cho cơ quan tình báo của Việt Nam Cộng hòa hoặc là đảng viên đảng Đại Việt.

Ngoài ra những cuộc hành quyết tại quận nhất, quận nhì và quận ba đều là do lực lượng an ninh bảo vệ khu phố của NĐX thi hành. Như bà Thái Hòa đã nói chính HPNP và NĐX đã bắn hai người anh của cô ta và bắn luôn ông nội của cô ta trước sự chứng kiến của bà Nguyễn thị Thái Hòa.

ôi hy vọng một ngày rất gần, Ban Truy tố tội ác đảng CS do tôi đang lập hồ sơ để truy tố những tên này ra tòa án Quốc tế để nó phải trả lời trước dư luận Quốc tế và mong rằng đem lại sự công bằng, công đạo cho những người đã chết trong Mậu thân 68 Huế”
Câu hỏi vẫn thường được đặt ra là : Ai là kẻ thắng, người thua sau cuộc chiến này?
Quân lực VNCH và đồng minh đã thắng vì đã đánh bật quân Bắc Việt ra khỏi Sài Gòn và Huế.  Hay quân đội Bắc Việt đã thắng vì sau tổng tiến công Mậu Thân, VNDCCH đã áp lực được Mỹ ngồi vào bàn hội nghị? Trong cuộc chiến này, có lẽ không có kẻ thắng hay người thua mà chỉ có người dân là nạn nhân, oằn mình chịu đựng bao nỗi oan nghiệt của chiến tranh.
Nhà báo Bùi Tín, nguyên phó Tổng biên tập báo QĐND, cho biết quan điểm của ông:
“Mậu thân thì tôi đang công tác ở Hà Nội. Riêng về Tết Mậu thân thì ý kiến của tôi như thế này: Cuộc tổng tiến công và nổi đạy của phía Bắc Việt là thất bại nặng nề. Tất cả các đơn vị đều bị đánh ra khỏi các đô thị. Với cái tổn thất mà đến 2 năm sau mới phục hồi được, như vậy đánh giá về thực chất thì Bắc Việt đã thất bại rất nặng nề, do chủ quan, do không nổi dậy, do có tập kích rộng rãi những không giữ được do đó thiệt hại rất nặng đến 2, 3 năm sau.

Các cơ sở lộ hết, nhất là ở đô thị cơ sở mất hết và ở nông thôn cũng mất từng mảng lớn và phải tạt qua tận Cam-bốt. Do đó mà phía đồng minh đã thắng, nhưng đã không duy trì được chiến thắng, tình báo kém lại bị cái tuyên truyền phản chiến ở Mỹ thổi phồng chiến thắng của Việt Cộng lên nên Quốc hội Mỹ rút khỏi chiến tranh VN.

Do đó mà chiến thắng không được phát huy. Thực chất là chiến thắng nhưng lại chuyển thành thất bại. Chiến tranh là thất bại của nhân dân cả hai phía. Tôi thấy là cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn mà trong lịch sử chưa bao giờ mà cả hai bên chết đến như thế.

Sinh mạng chết nhiều như thế mà nếu đất nước thống nhất mà có Tự do, Dân chủ thì đó cũng là điều an ủi. Đằng này tổn thất đến như thế, hòa bình trở lại, thống nhất được đất nước mà cũng không có hạnh phúc, không có hòa hợp dân tộc, cái tội của đảng Cộng sản rất là lớn, rất là nặng nề là như thế”
Khai quật xác người bị CS tàn sát- Wiki-Commons photo
Khai quật xác người bị CS tàn sát- Wiki-Commons photo

Trả lời nhà phê bình văn học Thụy Khuê về trách nhiệm thuộc về ai cho cuộc thảm sát ở Huế, HPNT cho biết ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân nói rằng:
“Trách nhiệm đó thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân…. Điều quan trọng có thể làm và phải làm bây giờ, là những người kế nhiệm ở Huế phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân Huế, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”
Trong khi chờ đợi những thân nhân của những nạn nhân Mậu Thân Huế được trả lại công bằng và quyền công dân như nguyên Tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân đã nói thì xin coi những hồi tưởng này, theo lời của nhà văn Nhã Ca, như “một bó nhang đèn góp giỗ. Và góp cho một ngày giỗ tương lai tại quê hương, nơi từng biết thế nào là tình yêu thương, sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử”

Thực tiễn và cơ sở lý luận của việc đảng viên làm kinh tế tư nhân
 
Đảng ta đã có thực tiễn của 18 năm, với trên 5.000 đảng viên, làm kinh tế tư nhân. Nhiều doanh nghiệp đã thành công, đem lại công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp nhiều thuế cho Nhà nước.

Rất ít đảng viên làm kinh tế tư nhân vướng phải những sai phạm thuộc vấn nạn xã hội như: tham nhũng, trục lợi, lãng phí…

Đã đến lúc Đảng đưa vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân vào nội dung văn kiện Đại Hội Đảng. Nội dung này có thể được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ X. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người băn khoăn với việc Đảng cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Vẫn còn rất thiếu cơ sơ lý luận để làm rõ việc đảng viên làm kinh tế tư nhân là một tất yếu chứ không phải là giải pháp tạm chấp nhận.

Với mục đích bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận của việc đảng viên làm kinh tế tư nhân, tác giả bài viết đã cố gắng tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng sau đây:

- Thế nào là bóc lột?

- Tỉ suất bóc lột bao nhiêu thì còn là đảng viên?

- Có giới hạn qui mô tư bản đối với đảng viên làm kinh tế tư nhân?

Từ công thức cơ bản của Mark
H = C + V + M (II.1) Trong đó: H là giá trị trung bình xã hội chấp nhận được; C là tư bản bất biến V là tư bản khả biến; M là giá trị thặng dư.
Nếu cho rằng: toàn bộ M là do và chỉ do V làm ra, thì có nghĩa là bất cứ ai, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, đã tham gia kinh doanh, có M, đều có bóc lột giá trị thặng dư.

Đấy là quan niệm không đầy đủ và không chính xác.

Tham gia tạo nên giá trị thặng dư M, ngoài vai trò của C1(Tài sản hữu hình) và V(sức lao động của công nhân), còn có vai trò của C2 (tài sản vô hình).
Chính C2 mới là yếu tố làm cho M có thể tăng hay giảm (BTV: he he, cái này lấy gì để kiểm chứng vậy ta? C1 cũng là kết tinh của lao động quá khứ hình thành nên, suy cho cùng tất cả C cũng phải do V tạo thành, vậy bản chất tất cả đều là V, tức là đều có thể tạo ra M - cứ tạm bình loạn vậy).
Nhiều trường hợp, dù là giám đốc DNNN hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh kém (tức là C2 < 0), thì làm gì có M để bóc lột?

Xuất phát từ nhiều quan hệ kinh tế xã hội phức tạp trong thời đại nền kinh tế thị trường hiện đại, tác giả đề nghị giải thích công thức của Mark trên cơ sở phân nhánh đầy đủ các yếu tố cấu thành giá trị, như sau: H = C C1 C2 + V + M M1 M2 (II.2)

Trong đó: C = C1 + C2 (II.1.1) - C1 là tài sản hữu hình gồm vật tư máy móc nguyên nhiên vật liệu theo cách hiểu từ xưa đến nay

- C2 là tài sản vô hình tham gia tạo nên giá trị thặng dư. M = M1 + M2 (II.1.2) - M1 là giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động mà có;

- M2 là phần giá trị phải trả cho C2 Cần phân biệt rõ C2 trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó: C2 = C2Y + C2X (II.1.3) * C2Y là phần tham gia tạo nên giá trị của: + Giá trị sở hữu công nghiệp, Thương hiệu của doanh nghiệp, thị phần đã có,.. + Tài năng quản lí kinh doanh của chủ doanh nghiệp: gồm sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, trình độ quay nhanh đồng vốn cho sản xuất, trình độ nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại nhằm không ngừng đổi mới và tăng năng suất lao động… + Tính tích cực lao động sáng tạo của giới chủ và người lao động tự chủ,..

* C2X cũng tham gia tạo nên giá trị, nhưng bằng tư duy không lành mạnh: + Giới chủ tìm cách trốn lậu thuế, buôn gian bán lậu, đầu cơ trục lợi, + Lợi dụng uy tín chiếm đoạt tài sản Nhà nước và công dân; + Tìm mọi thủ đoạn bóc lột sức lao động của công nhân để tăng M (tức là tìm cách tăng M1).

Doanh nghiệp nào có tư duy kinh doanh kém doanh nghiệp đó sớm đến bờ phá sản. Doanh nghiệp nào sử dụng được nhiều C2 có chất lượng thì doanh nghiệp đó luôn phát triển lành mạnh vững chắc.

Đảng cần khuyến khích đảng viên có nhiều C2Y là tác nhân tích cực làm tăng M để làm giàu cho mình và gia đình mình, tức là làm giàu cho đất nước.

Đảng viên không được dùng C2X làm giàu bất chính

Tác giả cũng đề nghị:
không nên lấy M/V để làm thước đo tỉ suất bóc lột bởi vì nó không phản ảnh đúng bản chất của bóc lột.
Tỉ suất M1/V mới là chỉ số vạch rõ bản chất của bóc lột giá trị thặng dư.

Đã là đảng viên thì không đựơc bóc lột giá trị thặng dư M1. Với sự phân tách rạch ròi như trên, việc cho phép đảng viên có C1 lớn (có nhiều tiền của, tài sản hữu hình) và có nhiều C2Y được phát triển sản xuất kinh doanh mà không nên hạn chế quy mô.

Đảng và Nhà nước ta cần có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh để giữ vững tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Không chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, mà cả kinh tế tư nhân cũng cần có những tập đoàn kinh tế mạnh như vậy. Trong số đó có thể có những tập đoàn kinh tế tư nhân do đảng viên làm chủ.

Thông qua việc nghiên cứu và cố gắng tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi chính liên quan đến việc đảng viên làm kinh tế tư nhân, tác giả mong có một đóng góp nho nhỏ để Đảng nghiên cứu rõ thêm cơ sở lý luận của vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Nếu có thể kết luận được thì
Đảng nên khẳng định việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân là một tất yếu, chứ không phải là giải pháp tạm thời.

Kết luận này rất quan trọng. Nó không chỉ làm yên tâm các đảng viên đã, đang và sẽ làm kinh tế tư nhân. Nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với những người ngoài đảng đang làm kinh tế tư nhân.
  • Đảng viên Bạch Minh Sơn (Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty cổ phần SX-XNK BEMES)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét