Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Lại tiếp tục giết chó ?

Bìa báo Time số đề ra ngày 13-12
Lại tiếp tục giết chó 

Lữ Giang

Trong các ván bài quân sự hay chính trị, việc xử dụng con bài thí được coi là chuyện bình thường. Thí dụ trong vụ đầm Tiên Lãng ở Hải Phòng chẳng hạn: Bên trong nhóm Lê Đức Anh lợi dụng thời cơ đâm sau lưng, bên ngoài “các thế lực thù địch” thổi phồng lên để kích động tinh thần đối kháng. Nhóm Trương Tấn Sang sợ nhóm Lê Đức Anh (cũng rất sắt máu) hơn “các thế lực thù địch” bên ngoài vì nhóm này là đối thủ trong Đảng. Để đối phó với trận chiến hai mặt giáp công này, nhóm Trương Tấn Sang phải thí một vài con chốt để trấn an dư luận. Khi nghe Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng phải làm rõ trách nhiệm vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, chúng ta có thể tiên đoán giải pháp con bài thí sẽ được áp dụng.
Trên mặt trận đấu tranh chính trị, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ... là những người đã bị “các thế lực thù địch” biến thành những con bài thí để kích động tinh thần đối kháng, khi họ nhận ra thì đã quá muộn.
Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị đem một anh binh nhì ra làm con bài thí trong vụ cho rò rỉ ra hàng trăm ngàn tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng.
Nhiều người rất ngạc nhiên khi nghe tin một số tài liệu mật lớn như thế đã bị “lấy cắp”. Không lẽ ngành tình báo Mỹ có nhiều sơ hở đến mức như vậy sao? Các nhà chuyên môn không ai tin như vậy. Họ cho rằng đó chỉ là những tài liệu đã được chọn lọc cho lọt ra để làm chiến tranh tâm lý hay phản gián. Binh nhì Bradley Manning chỉ là một con bài thí.
PHÁT HIỆN CÁC TÀI LIỆU MẬT
Người đầu tiên phát hiện ra tài liệu mật nói trên qua hệ thống điện toán là biên tập viên Steffen Kraft của tờ Der Freitag ở Đức. Ông tình cờ tìm thấy mật mã được che dấu dưới “csv file” chứa một file đã được mã hóa có dung lượng 1,73 GB tên “cables.csv”, bao gồm toàn những điện tín tuyệt mật dạng thô, phát xuất từ website wikileaks.org. Tờ Der Spiegal cũng xác nhận đã tìm thấy những bức điện tín như vậy. Các nguồn tin khác cho biết những văn bản điện tín tuyệt mật này đã trôi nổi trực tuyến mà không ai để ý từ đầu năm 2011.
Cơ quan an ninh Hoa Kỳ cho biết binh nhì Bradley Manning đã rò rỉ khoảng 620.000 tài liệu ngoại giao và quân sự của Mỹ, còn nhóm WikiLeaks đã sở hữu khoảng 250.000 văn bản vào đầu năm 2010. Wikileaks do Julian Assange sáng lập và làm chủ đã phổ biến các tài liệu mật này ra từng giai đoạn, có nghiên cứu và phân tích trước khi cho phổ biến. Một câu hỏi lớn được đặt ra là Bradley Manning là ai, được giao cho giữ những công việc gì mà có thể “lấy cắp” một số tài liệu lớn như thế?
VÀI NÉT VỀ BRADLEY MANNING
Bradley Manning sinh ngày 15.12.1987 tại Crescent, Oklahoma. Cha anh là người Mỹ còn mẹ anh là người xứ Welsh. Cha mẹ anh gặp nhau ở Cawdor Barracks, Wales, một trong bốn quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Phần lớn tuổi trẻ anh sống ở Oklahoma, năm 13 tuổi anh đến sống ở tây nam xứ Wales khi cha mẹ anh ly dị.
Anh bỏ học năm 16 tuổi và quay trở về Mỹ, anh làm việc cho một tiệm bánh pizza. Đến 18 tuổi anh gia nhập quân đội Hoa Kỳ và được đưa đến phục vụ tại Iraq từ tháng 11/2009 đến tháng 5/2010.
Vào tháng 5/2010, binh nhất Bradley Manning đã bị bắt giữ sau khi Adrian Lamo, một tin tặc làm việc cho cơ quan an ninh Mỹ, tố cáo với FBI rằng Manning đã tiết lộ với anh ta là Manning đã tải được từ mạng thông tin mật toàn cầu của Chính phủ Mỹ 250.000 công điện ngoại giao, video clip về cuộc bắn giết bừa bãi thường dân của trực thăng Mỹ ở Baghdad, Iraq, vào tháng 7/2007 và ở Granai, Afghanistan, vào tháng 5/2009. Người ta nghi ngờ Manning khai thác lỗ hổng trong hệ thống máy tính của Ngũ Giác Đài để tải xuống hàng chục ngàn tài liệu mật lưu trữ trong các CD trong khoảng thời gian trên 6 tháng.
Bradley Manning được di lý từ Kuwait về giam giữ ở một trại thủy quân lục chiến tại Quantico, bang Virgina, để chuẩn bị đưa ra xét xử tại một toà án ở Maryland. Vì điều kiện giam giữ tại Quantico quá tồi tệ, bị dư luận tố cáo, ngày 20.4.2011, Manning đã được đưa đến một nhà tù quân sự ở bang Kansas, nơi điều kiện được nói là tốt hơn.
Tháng 7/2010, Manning bị khởi tố về tội “tải dữ liệu mật vào máy tính cá nhân và chuyển giao thông tin quốc phòng cho một nguồn bất hợp pháp”. Đúng thời điểm này, tức vào tháng 7/2010, trang mạng Wikileaks bắt đầu công bố những tài liệu mật làm cả thế giới rúng động.
Trong phiên điều trần diễn ra tại Fort Mead, bang Maryland, Bradley Manning đã phải đối mặt với 22 tội danh, gồm cả tội trợ giúp kẻ thù.
NHỮNG VẤN ĐỀ GÂY THẮC MẮC
Tài liệu không cho biết trong thời gian phục vụ tại Iraq, Bradley Manning đã làm cách nào để lấy được những tài liệu bí mật. Các luật sư của Manning đã biện hộ một cách đơn giản rằng trong thời gian đó Manning coi việc xâm nhập vào hệ thống thông tin mật như một thú vui để giết thời gian! Họ cho rằng cấp trên của Manning đã lơ là trong việc bảo mật, họ giám sát các máy vi tính rất lỏng lẻo. Người ta còn đưa ra khuyến cáo rằng phải hoàn chỉnh lại hệ thống bảo mật, theo dõi sát sao hơn hoạt động của những binh sĩ có khả năng tiếp cận thông tin mật để tránh một Bradley Manning thứ hai.
Ít ai tin như vậy. Manning có trình độ văn hóa và cấp bậc thấp, nên chỉ có thể được giao cho giữ những công việc lặt vặt, chứ không thể được giao cho làm phân tích viên quân sự hay tình báo được. Nếu quân đội Mỹ phải xử dụng tới một anh binh nhì có trình độ thấp như thế để làm phân tích viên tình báo hay quân sự, quân đội đó sắp sụp đổ rồi! Manning cũng không phải là một chuyên viên về điện toán nên không thể làm hacker đi lùng tìm và đánh cắp các tài liệu mật quan trọng về quân sự và chính trị.
Vã lại, cơ quan nào đã để cho anh ta đánh cắp những tài liệu quan trọng như thế trong lúc hành sự, cấp chỉ huy của cơ quan đó cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng trong vụ án, không hề nghe nói đến những người này và họ cũng không xuất hiện như những nhân chứng.
Tờ Washington Post cho biết các nhà điều tra Mỹ đã “làm việc” với bạn bè và người quen của Manning, trong đó có ít nhất hai chuyên gia máy tính công tác ở Trường Đại học Boston và Học viện Công nghệ Massachusetts, nhằm tìm hiểu động cơ của Manning thuộc về tâm lý hay chính trị. Họ cũng muốn biết Manning hành động một mình hay có người trợ giúp. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Manning ở cương vị rất thấp lại có thể có quan hệ với những người này?
Dư luận thế giới, đặc biệt tại Nga, Trung Quốc, Iraq, Iran, Pakistan..., tức những nước bị tài liệu được tiết lộ tấn công nặng, đều nghi ngờ một người nào đó của CIA đã trao cho Manning những tài liệu này, chỉ cho anh cách gởi cho Wikileaks và dùng anh ta làm một con bài thí. Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran nói toặc móng heo: “Trước tiên hãy để tôi hiệu đính các anh. Tài liệu không bị tiết lộ, nhưng đúng hơn đã được phát tán bằng một phương cách có tổ chức. Chúng tôi không coi những tài liệu đó có giá trị nào...”
MỘT THỨ PENTAGON PAPERS?
Tháng 6 năm 1971, bổng nhiên Daniel Ellsberg tung ra nhiều tài liệu bí mật về chiến tranh Việt Nam cho các báo Washington Post, Time, New York Times và nhiều cơ quan truyền thông khác. Sự tiết lộ này đã tạo ra một tác động tâm lý thất vọng và chán chường trong dân chúng Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam. Tổng Thống Richard Nixon và Cố Vấn Henry Kissinger lập tức phản ứng một cách hung hãn, cất chức nhiều viên chức mà hai ông nghi đã cung cấp những tài liệu đó..
Nhưng Daniel Ellsberg hoàn toàn khác với Manning. Manning bỏ học khi mới 16 tuổi và vào lính chỉ làm binh nhì, còn Daniel Ellsberg tốt nghiệp trường đại học Harvard trước khi vào quân đội và làm phân tích viên tình báo cho Bộ Quốc Phòng, tham gia biến cố hạm đội USS Maddox trong vùng Vịnh Bắc Việt năm 1964. Ở cương vị đó, ông có cơ hội để sao chép nhiều tài liệu bí mật. Tuy nhiên, vì số tài liệu sao chép lên đến 7.000 trang nên nhiều người tin trong vụ này có sự tiếp tay của các viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng nhằm chuẩn bị dư luận cho việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
Ngày 28.6.1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp là Anthony Russo đã đến trình diện với FBI ở Boston, Massachussett. Chính phủ Liên Bang đã truy tố 2 người về các tội vi phạm Đạo Luật Tình Báo năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển gay cấn, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. đã ra lệnh hủy bỏ vụ án này.
Các tài liệu do Daniel Ellsberg sao chép đã được chọn lọc và in thành tập sách có tên là The Pentagon Papers.
Còn Manning đã tiết lộ những gì?
Như đã nói ở trên, tài liệu cho biết Manning đã trao cho Wikileaks video clip về cuộc bắn giết bừa bãi thường dân của trực thăng Mỹ ở Baghdad, Iraq, vào tháng 7/2007 và ở Granai, Afghanistan, vào tháng 5/2009. Các hồ sơ mật mà WikiLeaks tiết lộ cho biết trong khoảng thời gian Mỹ và đồng minh đưa quân vào Iraq từ tháng 3/2003 đến cuối năm 2009, có ít nhất 109.000 người đã bị thiệt mạng, trong đó có đến 63% là dân thường. Manning cũng đã gởi cho Wikileak 251.287 công điện của Bộ Ngoại Giao do 260 tòa đại sứ và toà lãnh sự tại 180 nước gởi về.
Nói chung, các tài liệu về Iraq và Afghanistan có tác dụng cho dân chúng Mỹ và thế giới thấy cuộc chiến đang xẩy ra ở hai nước này là sai lầm, quá tốn kém và không thể thắng được. Tài liệu cũng gây áp lực vào ba chính phủ Afghanistan, Iraq và Pakistan, đòi hỏi các chính phủ này phải đi theo đường lối của Hoa Kỳ từng giai đoạn.
Còn các công điện ngoại giao thường được dùng để gây chiến tranh chính trị như cho Bắc Hàn thấy rằng Trung Quốc không còn đứng sau lưng họ, nên đừng có những hành động liều lĩnh, hay tố cáo Nga là một “nhà nước mafia” và do đó người ta không thể tách biệt được các hoạt động giữa chính phủ và hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức, v.v. Tài liệu cũng nói đến báo cáo của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội về trường hợp Đức TGM Ngô Quang Kiệt phải ra đi. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.
Người ta có thể coi các tài liệu do Manning công bố qua Wikileaks như là một thứ Pentagone Papers về chiến tranh Iraq và Afghanistan, chuẩn bị cho Mỹ rút khỏi hai quốc gia này.
SỐ PHẬN HỌ SẼ RA SAO?
Ngày 18.11.2010, văn phòng Biện Lý tại Stockholm ở Thụy Điển đã ra lệnh cho Julian Assange, chủ trang Wikileaks phải lưu lại ở xứ này vì bị nghi ngờ về tội hiếp dâm và xâm phạm tình dục hai phụ nữ Thụy Điển trong một chuyến công tác Stockholm hồi tháng 8/2010. Vì Assange không còn ở Thuỵ Điển, một lệnh truy nã quốc tế (international arrest warrant) đã được ban hành. Assange bị bắt ở Anh vào tháng 12/2010. Ông bác bỏ những lời buộc tội nói trên và cho rằng những lời buộc tội đó đã được đưa ra với động cơ chính trị, liên quan đến vụ WikiLeaks làm rò rỉ kho tài liệu mật của Mỹ. Chính quyền Mỹ cũng đã mở một cuộc điều tra Assange vào tháng 7/2010 nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Tòa London đã cho Assange đóng bảo chứng để được tại ngoại trong thời gian cứu xét lệnh dẫn độ. Ngày 24.2.2011 Tòa London đã quyết định thông qua lệnh dẫn độ Assange, nhưng Assange kháng cáo. Vụ kháng cáo đã bị tòa phúc phẩm bác bỏ hôm 2.11.2011. Luật sư Assange cho biết ông đang kháng án lên Tối Cao Pháp Viện.
Chúng ta có thể ví vụ án Assange gióng như vụ án Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở Việt Nam. Công An muốn bắt Nguyễn Văn Hải về tội tuyên truyền chống chế độ nhưng không đủ yếu tố nên truy tố anh ta về tội trốn thuế. Trong vụ Assange, Mỹ muốn Assange hảm bớt “sứ mạng” CIALeaks của anh vì ván bài đã bị lật tẩy và không còn tác dụng nữa, nhưng không thể truy tố ông ta theo Đạo Luật Espionage Act 1917 như Daniel Ellsberg được, vì ông ta không phải là người Mỹ, nên vận động Thụy Điển truy tố ông ta về tội hiếp dâm và xâm phạm tình dục để cầm chân.
Các bản tin cho biết việc Bradley Manning có phải ra trước tòa án binh hay không sẽ được quyết định vào ngày 16.1.2012 nhưng ngày này đã qua mà chưa thấy có quyết định nào được công bố.
Mao Trạch Đông đã từng nói: Hết mùa săn, chúng tôi giết chó”. Câu này lấy trong thành ngữ của Tàu là Giảo thố tử, cẩu tẩu phanh”. Nhưng trong lịch sử, thành ngữ này lại được người Mỹ áp dụng một cách triệt để.
Bradley Manning và Julian Assange đã làm xong “sứ mạng”. Nếu phải “giết chó” thì Hoa Kỳ cũng chẳng ngại ngùng gì.
Ngày 17.1.2012
Lữ Giang
-Tú Gàn, ông là ai?
Nguyễn Văn Lục 
Tôi nhận được bài “Chỉ là chuyện giấc mơ do Tú Gàn gửi đến. Bài viết như thường lệ bàn lung tung nhiều chuyện. Sau đó thòng một vài chuyện chửi người này, người kia.
Cuộc đời như thế có đáng sống hay không đáng sống? Nguồn vui ở chỗ nào? Hay chỉ trừ những lúc ông lên đồng với chữ nghĩa?
Đã từ lâu, cứ kể từ năm 2006 đến nay, những bài viết của Tú Gàn có một chủ trương khá rõ rệt là:
- Miệt thị tất cả những tổ chức, những sinh hoạt, những cá nhân nào đang tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Hải ngoại.
- Mặt khác bôi xấu những nhân vật có uy tín trong nước, đặc biệt là các linh mục như LM Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi, LM nguyễn Văn khải.
Nhất là kể từ khi chia tay với báo Sài Gòn Nhỏ. ông không có đất để viết. Chắc hẳn là nỗi mất mát lớn, cộng thêm nỗi hận oán. Ông chỉ còn viết trên báo mạng.
Ngòi bút của ông càng cay độc hơn, phóng túng hơn. Giọng điệu, quan điểm chính trị của ông như có đổi chiều, có thỏa hiệp. Nhiều bài viết và nội dung, cách trình bày cho người ta có cảm tưởng ông là người phát ngônviên chính thức của chính quyền Hà Nội.
Một Tú Gàn không phải là một Tú Gàn như người nghĩ nữa.

Hết mùa săn, giết chó? Lữ Giang
Hôm 2.12.2010, Tòa án Tối cao Thụy Điển đã bác đơn kháng cáo lệnh bắt giữ Julian Assange, người sáng lập website Wikileaks.org.
Tưởng cần nhắc lại, hôm 18.11.2010, văn phòng Biện Lý tại Stockholm ở Thụy Điển đã ra lệnh cho Julian Assange, phải lưu lại ở xứ này vì bị nghi ngờ về tội hiếp dâm và xâm phạm tình dục hai phụ nữ. Sau đó, một lệnh truy nã quốc tế (international arrest warrant) đã được ban hành. Luật sư của Assange đã kháng cáo lệnh này và bị Tòa án Tối cao bác đơn như đã nêu trên. Việc bác đơn đó có nghĩa là lệnh bắt giữ Assange tiếp tục có hiệu lực tại Thụy Điển cũng như ở các nước khác.

Báo chí Anh đưa tin Assange có thể đang trú ngụ ở khu vực đông bắc nước này và cảnh sát biết rõ nơi ẩn náu của ông ta. Bổng nhiên, ngày 7.12.2010, Assange ra trình diện cảnh sát Anh và đã bị bắt.
Mao Trạch Đông đã từng nói: “Hết mùa săn, chúng tôi giết chó”. Câu này lấy trong thành ngữ của Tàu là “Giảo thố tử, cẩu tảo thanh”. Câu đó đang được áp dụng cho Julian Assange.
NHẬN DIỆN THỦ PHẠM
Không ai tin rằng ba cơ quan đầu nảo của Hoa Kỳ là Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao và CIA lại để cho trên nữa triệu tài liệu mật hay không mật bị lọt ra ngoài một cách dễ dàng như vậy.
Trong thực tế, chúng ta thấy các thông tin do Wikileaks tung ra đều được lựa chọn rất kỹ để đánh vào những mục tiêu rõ rệt và gần như không phương hại gì đến an ninh của Mỹ. Thỉnh thoảng có một vài tài liệu liên hệ đến một số tổ chức hay nhân vật trên thế giới, nhưng nó không mang tính cách xúc phạm nặng.
Chỉ có khoảng 6% tài liệu (tức hơn 15.000) do Wikilealks công bố đợt này được đóng dấu "mật", 40% đóng dấu "lưu hành nội bộ" và còn lại không được coi là mật.
Trừ những hệ thống truyền thông lớn và “chính thống” của Mỹ vốn thường tiếp tay với CIA khi cần phát động các chiến dịch chính trị, đa số các nhà phân tích và các nhà lãnh đạo trên thế giới đều tin rằng đây chỉ là một trò chiến tranh tâm lý của Mỹ.
Một bài dưới đầu đề “CIA, Mossad and Soros Behind Wikileaks” (CIA, Mossad và Soros đứng đàng sau Wikileaks) đã được nhiều báo và website trên thế giới đăng lại, nghi ngờ rằng Wikileaks là một phần của các hoạt động về chiến tranh điện toán (cyber-warfare) của Hoa Kỳ. Mossad là cơ quan tình báo của Israel và Soros là cơ quan tài trợ của Bulgaria và Hoa Kỳ.
Bài báo viết rằng cơ quan WMR đã nghiên cứu các nguồn tin tình báo của Á Châu và nói rằng một vài nước Á Châu, nhất là Trung Quốc và Thái Lan, đã tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng Wikileaks đã liên kết với chiến tranh điện toán và các hoạt động gián điệp bằng máy điện toán của Hoa Kỳ.
Trên website roguegovernment.com, dưới đầu đề “Wikileaks "Cablegate" Psychological Operation Justifies Zionist War Propaganda” bình luận gia Lee Rogers đã viết rằng Wikileaks chỉ là một công cụ được xử dụng như là một hoạt động chiến tranh tâm lý chống lại các dân tộc trên thế giới. Điều đáng buồn cười là hầu hết các câu chuyện được gọi là tài liệu mật đã dùng để yểm trợ cho chiến dịch tuyên truyền của Do Thái mà chúng ta đã thấy trong thập niên qua.
Hôm 2.12.2010, cuộc phỏng vấn Thủ Tướng Nga Putin của Larry King được phổ biến trên đài truyền hình CNN. Trong cuộc phỏng vấn này Larry King đã hỏi ông Putin: “Ngài nghĩ sao về vụ Tập đoàn WikiLeaks công bố các tài liệu quân sự và chính trị vừa qua và về sự rò rỉ này?” Ông Putin trả lời:
“Một số chuyên gia cho rằng chuyện WikiLeaks đã được ai đó cố tình “bơm” lên. “Bơm” uy tín của trang điện tử này, để sử dụng nó nhằm đạt những mục tiêu chính trị nào đó của họ. Đó là một trong những khả năng, và một nhận định như thế cũng phổ biến ở Nga...”
Còn Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran nói thẳng rằng vụ phát tán tài liệu mật này là «do Hoa Kỳ chủ xướng». Ông nói với các phóng viên:
“Trước tiên hãy để tôi hiệu đính các anh. Tài liệu không bị tiết lộ, nhưng đúng hơn đã được phát tán bằng một phương cách có tổ chức. Chúng tôi không coi những tài liệu đó có giá trị nào...”
Hôm 8.12.2010, trả lời phỏng vấn Reuters, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd đã nói:
"Bản thân ông Assange không chịu trách nhiệm cho việc công bố không chính thức 250.000 bức điện của mạng lưới thông tin ngoại giao Hoa Kỳ. Người Mỹ chịu trách nhiệm cho chuyện đó."
Trong khi các nhà phân tích và lãnh đạo thế giới nhận định như vậy, trong cuộc phỏng vấn ngày 1.12.2010 của đài BBC, ông Bùi Diễm, cựu Đại Sứ VNCH tại Washington DC trước 30.4.1975, nhận định rằng công việc sắp tới của nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn do vụ “xì tin” mới nhất trên Wikileaks. Một “nhà ngoại giao lớn” của VNCH mà nhận định chính trị như thế, miền Nam mất là chuyện không có gì lạ.
Chúng ta nhớ lại vào tháng 5 vừa qua Ngũ Giác Đài đã cho thành lập cơ quan Cyber Command (Cybercom) do Tướng Keith B. Alexander, Giám Đốc NSA cầm đầu. Cơ quan này quy tụ những chuyên viên điện toán giỏi nhất để bảo vệ mạng lưới điện toán quân sự của Mỹ và tấn công các hệ thống của các quốc gia khác.
“SỨ MẠNG” CỦA WIKILEAKS
Trong bài “Trò chơi phản gián?”, chúng tôi đã viết rằng nhiều người tin những tài liệu do Wikileaks tiết lộ là những tài liệu do chính CIA tung ra qua nhiểu hình thức khác nhau để mượn bàn tay của Wikileaks gây áp lực vào ba chính phủ Afghanistan, Iraq và Pakistan, đòi hỏi các chính phủ này phải đi theo đường lối của Hoa Kỳ từng giai đoạn... Tài liệu được tiết lộ cũng để cho dân chúng Mỹ thấy rằng không thể thắng hai cuộc chiến quá tốn kém ở Afghanistan và Iraq, và đã đến lúc Mỹ phải ra đi như trong chiến tranh Việt Nam.
Lần này tài liệu của Wikileaks mới công bố nhắm vào Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran và Nga.
Về Bắc Hàn, Wikileaks đã tung ra những tài liệu nhằm cho các nhà lãnh đạo thấy rằng Trung Quốc không còn đứng sau lưng họ, nên đừng có những hành động liều lĩnh.
Tài liệu cho biết trong một buổi dạ tiệc hồi năm ngoái, Đại sứ Trung Quốc ở Kazakhstan đã tiết lộ rằng Bắc Kinh xem chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là «rất phiền phức» và Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận cho bán đảo Triều Tiên thống nhất trong tay chế độ Hàn Quốc.
Trong một bản báo cáo mật khác, một viên chức Trung Quốc khác được giữ kín danh tánh nói rằng Bình Nhưỡng đã đi «quá xa» khi thử tên lửa và vụ nổ hạt nhân lần hai. Nhưng phản ứng gây áp lực của Bắc Kinh buộc Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán không mang lại kết quả. Viên chức này cho rằng chỉ có Hoa Kỳ mới thúc đẩy được hồ sơ hạt nhân của Bắc Hàn.
Tài liệu thứ ba là bà Kathleen Stephens từ Đại sứ quán Mỹ ở Seoul báo cáo về Washington rằng hồi tháng 2 năm nay, Thứ trưởng ngoại giao Nam Hàn vào thời điểm đó là ông Chun Yung-Woo thuật lại rằng trong một cuộc nói chuyện không chính thức với hai viên chức cao cấp Trung Quốc, hai người này thẩm định rằng bán đảo Triều Tiên «phải được thống nhất dưới sự kiểm soát của Đại Hàn Dân Quốc».
Trong khi người Việt chống cộng luôn đòi “giải phóng quê hương”, cả Nam Hàn lẫn Hoa Kỳ đều rất sợ thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên trong lúc này. Nam Hàn chưa đủ khả năng nuôi Bắc Hàn như Tây Đức nuôi Đông Đức, còn Hoa Kỳ chưa muốn thống nhất vì lúc đó sẽ không còn lý do để duy trì một “tiền đồn” của họ ở đó. Cả hai chỉ dụ Bắc Hàn đi vào chiến thuật diễn biến hòa bình của họ để làm biến đổi dần đất nước này.
Về Trung Quốc, một tài liệu nói rằng vào tháng 11/2007, Mỹ đã hối thúc Bắc Kinh ngăn chặn một lô hàng gồm các bộ phận của tên lửa đạn đạo từ Bắc Hàn gởi tới Iran. Washington đề nghị ngăn chặn.
Trung Quốc còn bị cáo buộc đang sử dụng chiến dịch tấn công các hệ thống máy tính trên quy mô lớn. Một mạng lưới các hacker và chuyên gia an ninh mạng của tư nhân đã được Trung Quốc trưng dụng từ năm 2002 để tấn công vào mạng máy tính của chính phủ và các công ty Mỹ. Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh tố cáo chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau vụ tấn công hệ thống máy tính của trang Google tại Trung Quốc vào tháng 1 năm nay.
Về nước Nga, tài liệu từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Madrid được báo Guardian ở Anh đăng tải nói rằng thực tế Nga chính là một “nhà nước mafia” và do đó người ta không thể tách biệt được các hoạt động giữa chính phủ và hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức. Quyền hành được tập trung quanh Thủ tướng Vladimir Putin. Hối lộ trong hệ thống chính trị được ước tính lên đến 300 tỷ USD hàng năm. Sau lời phê phán này, ông Putin đã lên tiếng: "Nói thật với quí vị, chúng tôi không ngờ đến thái độ cao ngạo như vậy, và với lối hành xử thiếu lịch sự đến thế."
Về Iran, một số nhà lãnh đạo A-rập và đại diện ngoại giao của họ được trích dẫn rằng đã hối thúc Mỹ phát động cuộc tấn công Iran nhằm chấm dứt chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân đáng ngờ của nước này. Trong một điện tín đánh đi vào tháng 4/2008, Đại sứ Saudi Arabia tại Washington là Adel al-Jubeir đã nhắc lại lời Quốc vương Abdullah rằng ông "thường xuyên kêu gọi" Mỹ tấn công Iran. Ông cho biết quốc vương muốn Mỹ phải "chặt đầu rắn" bởi "không thể tin được bọn người Iran". Điện tín do Đại sứ Mỹ Adam Ereli gửi đi đề tháng 11/2009 trong đó có đoạn dẫn lời quốc vương Bahrain: "Mối nguy hiểm của việc để chương trình hạt nhân diễn ra đã nghiêm trọng hơn là việc chặn đứng nó".
Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã trả lời những tin này như sau: “Iran và các quốc gia trong vùng là bằng hữu. Những hành động của trò gian ác như thế không ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa các quốc gia trong vùng.”
Riêng Việt Nam, trong khi Wikileaks chưa tiết lộ tài liệu nào, Kami's Blog đã sáng chế ra biên bản cuộc họp kín giữa Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười với Giang Trạch Dân và Lý Bằng trong hai ngày 3 và 4/9/1990 tại Thành đô, và nói đó là tin từ Wikileaks. Biên bản ghi nhận rằng Việt Nam đề nghị phía Trung quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu Tự Trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Vì bản tin được viết vụng về nên chỉ có “chính khứa chạy rong” vốn thường rất ngây thơ về chính trị chụp lấy mà thôi.
WIKILEAKS TƯỞNG CỨ BỞ
Ngày 28.11.2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên án việc tiết lộ tin của Wikileads là "đòn tấn công vào thế giới". Phát ngôn viên ngoại giao Mỹ Philip Crowley gọi đây là tội ác. Còn Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder tuyên bố những người liên quan sẽ bị truy tố hình sự.
Bản tin của RFI ngày 6.12.2010 cho biết Washington chuẩn bị một kế hoạch thuyên chuyển nhân viên ngoại giao với quy mô lớn. Bản tin nói rằng vì bị nêu đích danh trong các bức mật điện mà Wikileaks tiết lộ, một số đông nhà ngoại giao Mỹ bị “nướng cháy”. Đặc biệt nhất là các viên chức mà trong báo cáo đã thêm phần bình luận về lãnh đạo của nước chủ nhà.
Trên đây chỉ là trò đánh lạc hướng dư luận và một số nhà ngoại giao Mỹ đang bị biến thành con bài thí. Người Việt chống cộng đã từng chiến đấu với Mỹ 20 năm và ở trên đất Mỹ 35 năm nên có nhiều kinh nghiệm về chiến tranh tâm lý của Mỹ. Một thí dụ cụ thế: Trong biến cố Phật Giáo 1963, Hoa Kỳ đã biến phong trào đấu tranh của Phật Giáo thành một công cụ để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Họ đã tạo ra nhiều biến cố để đánh lừa dư luật thế giới, trong khi đó các nhà tranh đấu Phật Giáo vẫn tưởng rằng Mỹ đang yểm trợ họ tranh đấu chống Pháp nạn và đòi tự do tôn giáo! Khi Mỹ đạt mục tiêu rồi, Phật Giáo bị loại ra, các nhà đấu tranh Phật Giáo mới té ngữa bò càng, quay qua theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam!
Trong vụ Wikileaks cũng vậy. Thấy Wikileaks có khả năng đánh cắp và phố biến một số tài liệu, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã tương kế tựu kế, dùng Wikileaks để mở chiến tranh tâm lý đánh vào những mục tiêu mà Hoa Kỳ thấy cần đánh. Những tài liệu để cho Wikileaks lấy có thể hoặc đúng nguyên văn nhưng không gây tác hại cho an ninh Hoa Kỳ, hoặc đã được chế biến lại. Wikileaks tưởng bở, đã vớ lấy và làm công cụ chiến tranh tâm lý cho Hoa Kỳ. Bây giờ “sứ mạng” của Wikileaks gần như đã hoàn tất. Câu nói của Mao Trạch Đông đang được áp dụng.
Ngày 7.12.2010
Lữ Giang
Assange bị biệt giam như thế nào?
Những người quan tâm đã tới thăm hoạt động của WikiLeaks tại một quán cà phê ở Lille, miền bắc nước Pháp ngày 10-12 - Ảnh: AFP
Nhà sáng lập tổ chức WikiLeaks, Julian Assange đang phải trải qua những ngày đặc biệt trong cuộc đời khi lần đầu tiên kể từ thời niên thiếu, ông không được tiếp xúc với máy tính.
Hãng tin Reuters dẫn lời một trong những luật sư của ông, bà Jennifer Robinson cho biết việc ông Julian bị giam riêng biệt trong nhà tù Wandsworth (London) là vì sự an toàn của bản thân ông.
Sau khi bị tòa từ chối cho tại ngoại, vào ngày 14-12, ông Julian sẽ xuất hiện tại tòa lần thứ hai để trả lời thẩm vấn của các công tố viên liên quan tới cáo buộc cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục hai phụ nữ Thụy Điển.
Luật sư Robinson phàn nàn rằng ông Assange không biết làm gì để giải trí trong tù và bị gây khó dễ khi muốn gọi điện thoại ra ngoài. Ông cũng bị hạn chế gặp luật sư và dù bị theo dõi nghiêm ngặt nhưng có thời gian riêng tư hơn các tù nhân khác. Ông không biết làm gì đành giết thời gian bằng việc xem tivi.
Ông Julian cũng không được phép có máy tính trong phòng giam. Nhưng nhóm luật sư đã yêu cầu cho thân chủ mình có máy tính vì theo bà Robinson, các luật sư đang chuẩn bị tài liệu để kháng cáo vào phiên tòa sắp tới và ông Julian gặp khó khăn khi viết bằng tay.
Bà Robinson cũng thông báo tinh thần ông Julian rất tốt nhưng rất tức giận trước cáo buộc WikiLeaks đứng đằng sau vụ tấn công vào các công ty kinh doanh thẻ tín dụng sau khi các công ty từ chối thực hiện giao dịch với WikiLeaks.
Bà Robinson cũng phán đoán các công tố viên Mỹ cho biết đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để có thể dẫn độ Julian về Mỹ xử tội gián điệp, và nhận định các cáo buộc của Mỹ “sắp được đưa ra”. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về các thông tin do luật sư ông Julian đưa ra. Đến nay, quan điểm của nhóm luật sư là bất kỳ quyết định khởi tố nào theo luật gián điệp của Mỹ đều vi hiến và yêu cầu sử dụng Tu chính án lần thứ 1 để bảo vệ tất cả tổ chức truyền thông.
Dù ông Julian đang đếm thời gian trong bốn bức tường biệt lập, trang web WikiLeaks vẫn tiếp tục tung thêm tài liệu mật liên quan tới lĩnh vực đối ngoại của Mỹ. Lần này là nói về tranh cãi giữa Tòa thánh Vatican và Ireland xung quanh vụ điều tra lạm dụng trẻ em của các mục sư tại Dublin.
Theo đó, Vatican đã từ chối hợp tác trong một vụ điều tra các linh mục ở Dublin lạm dụng tình dục trẻ em vì các yêu cầu không được thực hiện thông qua các kênh chính thức. Mật điện khác cho biết tập đoàn mỏ khổng lồ BHP Billiton đã vận động Chính phủ Úc để không thông qua đề xuất kinh doanh 19,5 tỉ USD giữa đối thủ Rio Tinto và Chinalco của Trung Quốc. Mật điện cho biết thỏa thuận sụp đổ đã khiến thủ tướng Úc khi đó là Kevin Rudd đối mặt với “một Trung Quốc không vui”.
Openleaks - đối thủ của WikiLeaks
Ngày 12-12, website “đối thủ” của WikiLeaks ra mắt tại tên miền openleaks.org và do một số nhân vật chính từng làm việc trong dự án WikiLeaks thành lập. Những người này tách ra để phản đối cách điều hành gây tranh cãi của người sáng lập Julian Assange.
Theo website tin tức của Thụy Điển DN.se, Openleaks cũng sẽ tập trung vào việc truyền tải các thông tin nhạy cảm từ các chính phủ, tập đoàn, tổ chức và các nhóm tôn giáo. “Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là xây dựng môi trường mạnh mẽ, minh bạch để hỗ trợ những “người thổi còi” (những người lên tiếng về các việc làm sai trái trong xã hội) cả về mặt công nghệ và chính trị, song song đó khuyến khích những lực lượng khác bắt đầu thực hiện các dự án tương tự” - nguồn tin giấu tên tại Openleaks nói.
Như vậy, các tổ chức khác sẽ tiếp cận được những tài liệu mà Openleaks có và sẽ chịu trách nhiệm đăng tải thông tin đó. Mục đích là để Openleaks trở thành lực lượng trung lập, không theo lịch trình chính trị, trừ việc cung cấp thông tin cho truyền thông, công chúng, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức công đoàn và thương mại và các nhóm tham gia xã hội khác.
“Tất cả quyền kiểm soát biên tập và trách nhiệm đều thuộc về các tổ chức xuất bản. Chúng tôi chỉ có vai trò người đưa tin giữa “người thổi còi” và tổ chức mà “người thổi còi” đang muốn hợp tác”. Bằng việc làm này, có vẻ như Openleaks đã “khôn ngoan” nhằm tránh cơn giận dữ từ các chính phủ nhiều quốc gia mà WikiLeaks đang hứng chịu.
-Report: Singapore diplomats slam Asian leaders in WikiLeaks cables DPA -WIKILEAKS - SINGAPORE - CHÂU Á: WikiLeaks: Singapore cho rằng nhiều lãnh đạo châu Á “bất tài”, “tham nhũng” (RFI)- Dù sáng lập viên Julian Assange đang ngồi tù, WikiLeaks vẫn tiếp tục công bố các bức điện mật họ nắm trong tay. Theo các tài liệu gửi cho nhóm truyền thông Úc Fairfax, được tiết lộ hôm nay, 12/12/2010, các nhà ngoại giao Mỹ đã ghi lại nhiều ý kiến không hay của một số quan chức ngoại giao Singapore về nhiều gương mặt tên tuổi tại Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản.-Don't charge WikiLeaks (WP)- WIKILEAKS FOUNDER Julian Assange has irresponsibly released thousands of sensitive national security documents, including some that Pentagon officials say could put in harm's way Afghans who have cooperated with U.S. efforts. But that does not mean he has committed a crime.
-Ra mắt trang mạng Openleaks theo mô hình Wikileaks(VOV)-Tờ Dagens Nyheter của Thụy Điển đưa tin một số thành viên chủ chốt của Wikileaks vừa rút ra khỏi trang mạng này để thành lập một trang mạng tố giác mới gọi là Openleaks.org -Ra mắt trang mạng bắt chước mô hình WikiLeaks (Bee)- Mục đích của trang Openleaks.org cũng tương tự như WikiLeaks
Ra mắt trang mạng bắt chước mô hình WikiLeaks (Bee 12/12/2010)- WikiLeaks: Nền kinh tế Cuba có thể phá sản? (Bee 12/12/2010) Tài liệu của WikiLeaks nói người dân Cuba có thể sẽ bình tĩnh đối phó, đáp ứng lời kêu gọi "thắt lưng buộc bụng".- - Wikileaks thay đổi ngoại giao thế giới (VnExpress) Với khoảng 1.200 trong tổng số hơn 250.000 điện tín của các phái đoàn ngoại giao Mỹ bị công khai, có lẽ hiện còn quá sớm để hiểu được hết hậu quả từ việc làm của Wikileaks đối với vị thế quốc tế của siêu cường Mỹ. -Vatican hits back against WikiLeaks revelations The Age -Tòa Thánh bác bỏ Wikileaks LM Trần Đức Anh OP


-Julian Assange trong Cuộc chiến mà bạn không nhìn thấy (11/12)
TTCT - Sáng 7-12, John Pilger, công dân Úc, đứng ngoài cửa tòa quận Westminster tại London. Cùng một số người ủng hộ khác, nhà báo và nhà làm phim tài liệu lừng danh 61 tuổi này sẵn sàng đóng góp tài chính để giúp Julian Assange, tổng biên tập tổ chức WikiLeaks, được tại ngoại.
John Pilger - Ảnh: metaphorimages.com
Số tiền tại ngoại ước tính khoảng 259.000 USD. Tuy nhiên, tòa án bác quyền được tại ngoại của Assange với lý do ông không có một địa chỉ cụ thể nào và có khả năng sẽ trốn tránh việc hầu tòa thời gian tới.
Pilger nói với những nhà báo - cũng là đồng nghiệp - ở quanh ông: “(Assange) đang thực hiện công việc của một nhà báo và xứng đáng được hậu thuẫn bởi những ai tin tưởng tự do thông tin chính là nền tảng của dân chủ”.
Trước đó, John Pilger cũng thẳng thắn chỉ trích Thủ tướng Úc Julia Gillard về việc “gia nhập vào đám đông hà hiếp quốc tế để phỉ báng” công dân nước mình. Nữ thủ tướng này tuyên bố việc làm của Assange là phạm pháp. Tuy nhiên, khi được hỏi Assange đã vi phạm điều khoản cụ thể nào trong luật pháp nước Úc, bà đã không đưa ra được câu trả lời.
Sự có mặt của John Pilger tại phiên tòa của Assange không phải chỉ là một hành động bộc phát, nhà báo kiêm nhà làm phim này đã dùng kỹ năng nghề nghiệp của mình để đấu tranh cho sự thật và công lý trong nhiều thập kỷ qua. (Năm 1995, ông là người làm bộ phim Việt Nam: Trận chiến cuối cùng, đề cập những thách thức mà Việt Nam đang đối diện trong quá trình toàn cầu hóa).
Giữa tháng 12-2010, Pilger sẽ công chiếu bộ phim tài liệu mang tên Cuộc chiến mà bạn không nhìn thấy (The war you don’t see) tại London. Trong bộ phim mới nhất này, ông điểm lại vai trò của giới truyền thông thế giới trong các cuộc chiến - từ Thế chiến thứ 1 đến Hiroshima, Việt Nam, rồi Afghanistan và Iraq.
Bìa báo Time số đề ra ngày 13-12
Theo Pilger, về bản chất, chiến tranh hiện đại đang dần trở thành “chiến trường điện tử”, trong đó giới truyền thông đóng vai trò chủ chốt. Trong Cuộc chiến mà bạn không nhìn thấy, ông chỉ ra việc giới báo chí tại các quốc gia tự do nhiệt thành đóng vai trò khua trống (ủng hộ chiến tranh trong những năm gần đây) mà không theo đuổi việc chất vấn các chính phủ lừa dối và bẻ cong sự thật.
Ông cũng đặt ra câu hỏi gai góc: Khi tội ác chiến tranh trở thành những tội ác mà chúng ta gây ra, báo chí của chúng ta đã đưa tin như thế nào? Bộ phim cũng nhấn mạnh đến quyền được biết của người dân khi các cuộc chiến được nhân danh họ. Không chỉ dừng lại ở đó, Cuộc chiến mà bạn không nhìn thấy còn đề cập một cuộc chiến khác - cuộc chiến chống lại báo chí, chống lại những “người cầm còi” trong làng báo toàn cầu. Trả lời phỏng vấn tạp chí New Internationalist, Pilger nhắc đến việc Lầu Năm Góc thành lập một ban chuyên trách “chiến tranh mạng” như là ví dụ gần đây về loại hình chiến tranh này.
Khi WikiLeaks bắt đầu tung ra loạt hồ sơ đầu tiên từ tháng 8-2010, John Pilger viết trên tờ The Stateman (Úc) về sự cần thiết phải bảo vệ tổ chức này. Ông là người sớm công bố tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ trong đó ghi rõ tình báo Mỹ dự định sẽ “cô lập tuyệt đối” tổ chức WikiLeaks. Ông cũng là người cho biết WikiLeaks đã nỗ lực kêu gọi Chính phủ Mỹ kiểm tra các thông tin mà tổ chức này dự định tung ra để bảo đảm không cá nhân nào có thể bị tác hại, nhưng bị từ chối.
Trả lời phỏng vấn Hãng tin ABC (Úc) trong tuần này, John Pilger cho biết điều quan trọng nhất mà tổ chức WikiLeaks đang làm là lột trần những lời nói dối của Chính phủ Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến tại Iraq. “Họ (chính phủ) biết quá nhiều về chúng ta. Họ đọc cả email của chúng ta. Thật tình mà nói sao chúng ta lại không có quyền đọc email của họ nhỉ?” - Pilger nói nửa đùa nửa thật.
John Pilger cũng cho biết hiện nay cùng với luật sư nhân quyền người Úc Geoffrey Robertson, người từng đại diện cho nhà thơ Salman Rushdie, ông đang nỗ lực khơi gợi phong trào kêu gọi người dân Úc ủng hộ công dân Assange trong cuộc đương đầu với các thế lực chính phủ trên thế giới.
CAM LY (Syracus - New York)

 

 

CUNG CHÚC TÂN XUÂN


Son Tran
-*
Nơi đây...

"Bông trắng phủ ngút trời giá lạnh

Bánh chưng xanh hắt bóng ngậm ngùi;

Hỏi mai vàng đào hoa thỏa cánh

Mực không nghiên - Ta sầu hay vui ?"

Thân kính.
(TranSon -Xuân Nhâm Thìn 2012)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét