Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

ÔXTRÂYLIA – MẮT XÍCH QUAN TRỌNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VŨ TRỤ CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM –  Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 23/12/2011 – TTXVN (Xitni 20/12)
 Các quan chức quốc phòng và ngoại giao của Mỹ đã chất vấn Chính phủ Ôxtrâylia về những tiết lộ rằng chương trình vũ trụ do quân đội Trung Quốc điều hành đang sử dụng Trung tâm Vũ trụ Tây Ôxtrâylia (Trung tâm Yarragadee) ở Mingenew, cách thành phố Perth 400km về phía Bắc.

Tờ “Người Ôxtrâylia” gần đây cho biết các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao của Mỹ đã đề nghị Đại sứ quán Ôxtrâylia ở Oasinhtơn cung cấp thông tin về việc Trung Quốc sử dụng trạm vệ tinh mặt đất nói trên trước khi diễn ra chuyến thăm Ôxtrâylia của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa qua.
 Việc Trung Quốc sử dụng trạm vũ trụ Mingenew chỉ được tiết lộ công khai khi tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ở Hồng Công trích lời ông Xie – Jingwen, phó Tổng công trình sư của hệ thống giám sát và điều hành chương trình vũ trụ có người lái của Bắc Kinh, nói rằng họ đã “có thêm Ôxtrâylia vào mạng lưới toàn cầu các trạm mặt đất”. Như vậy, Ôxtrâylia là quốc gia thứ năm có cơ sở vũ trụ của Trung Quốc, sau Pakixtan, Chilê, Kênia và Namibia. Trạm tại Ôxtrâylia là cơ sở đầu tiên tương tự đặt tại một quốc gia phương Tây là đồng minh thân cận của Mỹ.
Canbơrơ đầu tháng 11 xác nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng trạm vũ trụ đó đã được sử dụng để giám sát tàu Thần Châu VIII, được phóng theo kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một trạm không gian. Giám đốc Trung tâm vũ trụ Tây Ôxtrâylia, ông Vince Noyes, cho biết các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ riêng, tương tự như trạm vũ trụ quốc tế với quy mô bằng một sân bóng hoặc lớn hơn. Theo đánh giá của Trung Quốc, Trung tâm vũ trụ này nằm ở vị trí khá thuận lợi và có thế hỗ trợ Trung Quốc theo dõi vệ tinh. Hiện Trung Quốc đang thuê hai chảo vệ tinh tại đó, trong khi các nhà khoa học Ôxtrâylia và Mỹ cũng đang sử dụng một số thiết bị của trung tâm. Trong thời gian tới, một số nhà khoa học Trung Quốc cũng sẽ tới làm việc tại đó.
Chính phủ Ôxtrâylia thiết lập trạm vũ trụ này năm 2009 và thông qua việc cho phép cơ quan vũ trụ Trung Quốc sử dụng trạm đó đế giám sát các vệ tinh của Trung Quốc, nhưng không thông báo với Mỹ bất chấp thực tế rằng chương trình vũ trụ của Trung Quốc có một thành tố quân sự. Mỹ chỉ được biết về thỏa thuận năm 2009 cho phép Trung Quốc sử dụng trạm Mingenew khi các quan chức Trung Quốc khoe khoang trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hôm 5/1 l Mỹ rất nghi ngờ về những động cơ của Trung Quốc trên vũ trụ và bài báo trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ũa khiến cho Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp cận Chính phu Ôxtrâylia đòi giải thích về thỏa thuận đó, nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ sự pẩan đối chính thức nào tới Canbơrơ.
Động của việc Trung Quốc đặt sở vũ trụ tại Ôxtrâylia
Ngay trước chuyến thăm Ôxtrâylia của Tổng thống Mỹ Obama trong hai ngày 16-17/11, tờ “Người Ôxtrâylia” đã tiết lộ những cáo buộc của chuyên gia hàng đầu nước này trong lĩnh vực do thám không gian, giáo sư Des Ball thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (SDSC) ở Canbơrơ, rằng trạm Mingenew đang được quân đội Trung Quốc sử dụng để giúp các vệ tinh của Trung Quốc định vị các tàu chiến của Ôxtrâylia và hải quân Mỹ trong khu vực.
Trong một nghiên cứu về những khả năng tình báo điện tử của Trung Quốc, giáo sư Des Ball nói rằng Chính phủ Ôxtrâylia có thể vô tình hành động chống lại lợi ích quốc gia khi cho phép Trung Quốc sử dụng trạm mặt đất tại Mingenew để giám sát các vệ tinh vũ trụ. Trả lời phong vấn tờ “Người Ôxtrâylia”, Giáo sư Des Ball nhận định trạm vũ trụ này sẽ giúp các thiết bị theo dõi âm thanh đặt trên vũ trụ của Trung Quốc định vị chính xác hơn những xung điện tử từ các tàu sân bay, tàu khu trục cũng như những tàu hải quân khác.
Trạm vũ trụ tại Mingenew do Tổ hợp vũ trụ Thụy Sĩ điều hành và Canbơrơ xác nhận rằng tất cả các hoạt động ở đó đều là “những hoạt động thương mại và dân sự”, nhưng giáo sư Des Ball nhận xét Trung Quốc không có phân biệt giữa các vệ tinh quân sự và dân sự Theo Giáo sư Des Ball, 8 tàu vũ trụ Thần Châu được phóng kể từ năm 1999 có một mục đích quân sự ngầm và được gắn những thiết bị nghe âm thanh tinh vi. Những thiết bị điện tử (của tàu vũ trụ Thần Châu) có thể giám sát các tàu của hải quân Mỹ, đặc biệt là các nhóm tàu sân bay, hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những tín hiệu điện tử mà tàu Thần Châu IV thu được trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh ở Irắc tháng 3-4/2003 là một món quà tình báo bất ngờ đối với người Trung Quốc.
Giáo sư Des Ball đặt câu hỏi tại sao việc xây dựng trạm vũ trụ tại Mingenew chưa bao giờ được công bố, trong khi Chính phủ Ôxtrâylia từ chối trả lời câu hỏi liệu họ có đồng ý với Oasinhtơn rằng chương trình vũ trụ của Trung Quốc có một thành tố quân sự hay không. Trạm mặt đất giúp xác định xem các vệ tinh đã vào không gian vũ trụ hay chưa, điều đó có nghĩa là các vệ tinh có thế xác định vị trí của những tín hiệu mà chúng thu được từ các tàu hải quân hoặc những mục tiêu quân sự khác. Người phát ngôn cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách vũ trụ của Ôxtrâylia nói rằng những tác động đối với an ninh quốc gia của việc Trung Quốc sử dụng trạm mặt đất nói trên đã được đánh giá trước khi cấp phép vào năm 2009. Người phát ngôn này nói: “Chúng tôi đã xác định không có những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến những hoạt động hiện nay của những cơ sở đó…, kể cả cơ quan phụ trách phóng và giám sát vệ tinh của Trung Quốc (CLTC). Trạm vũ trụ này chỉ liên lạc với hệ thống vệ tinh để giữ cho vệ tinh ở trong đúng quỹ đạo”. CLTC, cơ quan sử dụng trạm vũ trụ tại Mingenew, là một bộ phận của ủy ban khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trạm Mingenew là một phần của mạng lưới toàn cầu PrioraNet gồm những trạm mặt đất được đặt tại những vị trí chiến lược nhằm bán các địch vụ cho các cơ quan vũ trụ trên cơ sở thương mại.
Theo nhận định của Hãng truyền thông quốc gia Ôxtrâylia (ABC) ngày 10/11, Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong chương trình chinh phục vũ trụ, trong đó có kế hoạch lên mặt Trăng và sau đó là Sao Hỏa. Cường quốc mới nổi này có kế hoạch thuê Trung tâm Vũ trụ Tây Ôxtrâylia để đặt ăng-ten thu phát tín hiệu nhằm giám sát việc xây dựng một trạm không gian riêng của nước này Theo dự tính, trạm không gian đó sẽ được hoàn thành vào năm 2022. Đây một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc đặt trạm vũ trụ vĩnh viễn trên Mặt Trăng.
Trả lời phỏng vấn ABC, ông Dave Reneke từ Tạp chí Khoa học Ôxtrâylia cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung tâm nói trên đóng vai trò trong việc phát triển chưong trình vũ trụ của Trung Quốc. Ông Dave Reneke nhận định Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực vũ trụ và muốn chinh phục Sao Hỏa và cho rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này.
Ông Reneke cho biết Trung Quốc đang phối hợp với các quốc gia có khả năng chinh phục vũ trụ như Ấn Độ và Nhật Bản. Nước này cũng đã đưa một nhà du hành vũ trụ vào không gian và hoàn thành kết nối thành công hai module thử nghiệm cho trạm vũ trụ. Bên cạnh đó, chương trình chinh phục Mặt Trăng cũng đang ở giai đoạn lập kế hoạch gấp rút.
Hiện các nhà quan sát đang theo dõi sát sao động cơ của Trung Quốc trong việc chinh phục vũ trụ. Mỹ cho rằng nước này đang theo đuổi lợi thế quân sự thông qua chương trình vũ trụ của mình. Theo ông Dave Reneke, cho dù Trung Quốc có bất cứ tham vọng nào đi chăng nữa thì quốc gia này cũng phải phụ thuộc vào việc xây dựng thành công trạm vũ trụ. Nguyên nhân là vì trạm nghiên cứu trên quỹ đạo Trái Đất là một yếu tố quan trọng thể hiện năng lực của các quốc gia. Nó là bàn đạp để tiến từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Ông Dave Reneke nói: “Tôi và nhiều người quan tâm tới vấn đề vũ trụ đều có cảm nhận rằng trong tương lai gần sẽ có người tuyên bố chinh phục Mặt Trăng. Không người nào và luật lệ nào có thể ngăn họ làm việc đó”.
Theo ông Reneke, Trung Quốc là một trong nhiều nước đang để mắt tới nguồn cung nguyên tố Helium-3 tiềm năng và dồi dào trên Mặt Trăng. Helium-3 là một đồng vị nằm trong các lớp đá trên Mặt Trăng. Đây là yếu tố giúp cho Mặt Trăng tiến hóa qua hàng tỉ năm trong điều kiện bức xạ Mặt trời khắc nghiệt luôn chiếu xuống bề mặt Mặt Trăng dù nơi này không có khí quyển. Nếu có thể khai thác Helium-3 và đưa chúng về Trái Đất thì chỉ cần một lượng nhỏ nguyên tố này cũng tạo ra được nguồn năng lượng lớn. Ông Reneke nhận định đây chính là lý do khiến Trung Quốc muốn chinh phục vũ trụ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét