Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

“Cởi trói” bằng mô hình "thị trưởng Đà Nẵng"

-“Cởi trói” bằng mô hình "thị trưởng Đà Nẵng"

- “Nhanh nhạy, kịp thời, đồng bộ, thông suốt và thống nhất là những ưu điểm nổi bật của chính quyền đô thị, góp phần tháo nút thắt cho các đô thị lớn hiện nay”, ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN

Theo ông Ngữ, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên hoàn thành mô hình chính quyền đô thị, trình TƯ. Đánh giá ban đầu, mô hình này được Bộ Tư pháp ghi nhận, đánh giá cao về tính lý luận, khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn. Phạm vi áp dụng mô hình không chỉ riêng cho Đà Nẵng mà có thể chung cho các đô thị lớn hiện nay, như: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ… nhằm “cởi trói” cho các đô thị lớn.

Đô thị nào cũng muốn được "cởi trói"
Nhiều người cho rằng, chính quyền đô thị sẽ là một sự "cởi trói" cần thiết cho các đô thị lớn hiện nay. Quan điểm của ông như thế nào?
Với các đặc trưng nổi bật: nhanh nhạy, kịp thời, đồng bộ, thông suốt và thống nhất của mô hình chính quyền đô thị sẽ là chìa khóa hữu hiệu giải quyết những bất cập nảy sinh trong quá trình đô thị hóa và các đô thị lớn hiện nay.
a
Ông Đặng Công Ngữ
Quản lý theo mô hình này sẽ phù hợp với đặc tính của đô thị, xóa mờ ranh giới địa chính để quản lý thống nhất mang tính toàn diện, toàn địa phương. Thiên tai, động đất, sóng thần có thể xảy ra ở các đô thị, thiệt hại gia tăng do đây là nơi tập trung các điều kiện phát triển kinh tế. Nếu không có sự phản ứng linh hoạt, nhanh nhạy của các cơ quan quản lý sẽ khó có thể kịp thời xử lý.
Mô hình đô thị cho phép sự chỉ đạo xuyên suốt kịp thời từ trên xuống dưới tạo ra sự chuyển động cho toàn bộ máy mà không gặp sự vướng mắc trong cơ chế điều hành hiện nay. Các vấn đề kinh tế, xã hội khác cũng sẽ được tháo gỡ nhờ cơ chế vận hành linh hoạt, gọn nhẹ và tập trung này.


So với các đô thị Việt Nam, Đà Nẵng thuộc lớp "sinh sau đẻ muộn". Lý do vì sao Đà Nẵng lại tiên phong đề xuất mô hình chính quyền đô thị, thưa ông?
Thực tiễn, mô hình chính quyền đô thị đã được đề cập tại một số văn bản pháp lý. Như, Nghị quyết 08 (năm 1995) của Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ. Đảng (khóa VII) nêu rõ: tổ chức bộ máy hành chính thành phố, thị xã phù hợp với đặc điểm quản lý đô thị mang tính tập trung, thống nhất cao, xác định hợp lý phạm vi ngoại thành, ngoại thị; đến Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; năm 2007 Nghị quyết số 17của Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ. Đảng (khoáng X) cũng đề ra yêu cầu thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm “tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị.
Ngay các đô thị như Hà Nội, TP.HCM, tuy chưa đề cập trực tiếp đến mô hình này nhưng đã manh nha hình thành qua việc xin những cơ chế riêng, đặc thù về kinh tế, tài chính, ngân sách, đầu tư. Hà Nội tính đến dự án Luật thủ đô. Đó là những đòi hỏi bức thiết không riêng gì Đà Nẵng. Địa phương chỉ tiên phong hoàn thành đề án.
Cơ cấu bộ máy theo mô hình chính quyền đô thị sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Soi các đặc trưng mô hình, bộ máy quản lý sẽ được tổ chức gọn nhẹ, tập trung, gồm HĐND và cơ quan hành chính địa phương (đổi tên từ UBND thành Ủy ban hành chính (UBHC). Cấp chính quyền trung gian (quận, phường) không có HĐND. Người đứng đầu UBHC gọi là thị trưởng và do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chứ không phải do dân bầu. Thị trưởng bổ nhiệm các Phó thị trưởng và người đứng đầu cơ quan sở ngành. Bộ máy các sở, ban ngành của UBHC cũng được tổ chức sắp xếp lại phù hợp hơn, tránh tình trạng chồng chéo.
Chính quyền đô thị sẽ có cảnh sát đô thị

Vai trò giám sát của HĐND và tính dân chủ nhân dân được thể hiện như thế nào?
Thực tế vai trò HĐND không thay đổi với việc quyết định các chủ trương lớn, hoạt động giám sát các cơ quan hành chính. Thị trưởng không do HĐND bầu ra nhưng là kết quả từ việc HĐND tín nhiệm, giới thiệu để Thủ tướng xem xét phê duyệt, nên vai trò HĐND thành phố sẽ tiếp tục giám sát, trường hợp làm việc không hiệu quả vẫn có quyền quyết định bỏ phiếu bất tín nhiệm để cách chức. Với tuyến quận, phường không có HĐND vai trò giám sát của HĐND được thay thế bằng hoạt động giám sát của đại biểu HĐND theo địa bàn; tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp, tự quản, đảm bảo cho nhân dân có thể tham gia rộng rãi vào quá trình quản lý đô thị.

Mô hình chính quyền đô thị góp phần “cởi trói” cho các đô thị lớn hiện nay
Mô hình chính quyền đô thị góp phần “cởi trói” cho các đô thị lớn hiện nay



Với các cơ quan chuyên trách như Công an, quân đội, TAND liệu có sự khác biệt về mô hình tổ chức so với các ban, ngành khác, thưa ông?
Tất nhiên sẽ có thay đổi để đảm bảo sự vận hành chung của chính quyền đô thị. Như việc không có các TAND, VKSND quận, huyện như hiện nay mà sẽ có TAND, VKSND khu vực. Có thể một TAND phụ trách nhiều địa bàn. Ngành công an cũng thế, sẽ có Cảnh sát đô thị. Điểm khác biệt lớn nhất là cảnh sát có thể xử phạt ở nhiều phạm vi, đối tượng vi phạm. Không như hiện nay, lực lượng CSGT xử phạt vi phạm về giao thông; môi trường xử phạt về môi trường… dễ dẫn đến tình trạng lực lượng công an thấy vi phạm mà không thể xử lý hoặc làm ngơ do không thuộc lĩnh vực của mình.
Đã sẵn sàng

Nếu được phê duyệt triển khai thí điểm, theo ông Đà Nẵng và các đô thị lớn đã sẵn sàng cho việc “thay áo mới” này?
Việc thí điểm không tổ chức HĐND ở các cấp quận, huyện, phường vừa qua tại Đà Nẵng và các đô thị lớn đã là một cơ sở chuẩn bị để xây dựng chính quyền đô thị. Bộ máy chính quyền đô thị nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là những người đứng đầu do đó đòi hỏi phải có trình độ, sự sắc bén trong công tác điều hành lãnh đạo. Nhiều năm qua, Đà Nẵng chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Việc triển khai cần có lộ trình, từng bước không thể nói làm cái được ngay mà phải áp dụng trên cơ sở hài hòa, phù hợp.
Xin cám ơn ông!
Xuân Tuyết (thực hiện)

Ðà Nẵng muốn có chức danh thị trưởng (Nguoi-Viet Online) - Sau khi bãi bỏ 'hội đồng nhân dân'
ÐÀ NẴNG (NV) - Ủy Ban Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng đã chính thức đề nghị được đổi danh xưng thành “Ủy Ban Hành Chính.” Ðề nghị này được chính thức công bố tại hội nghị “tổng kết việc thực thi Hiến Pháp năm 1992” tại Ðà Nẵng ngày 30 tháng 11.

Một người tự thiêu trước trụ sở UBND thành phố Ðà Nẵng ngày 17 tháng 2, 2011 để phản đối chính sách giải tỏa đền bù bất công của nhà cầm quyền địa phương. Bây giờ UBND thành phố này xin đổi tên thành Ủy Ban Hành Chính. (Hình: Dân Làm Báo)
Báo Thanh Niên cho biết, đồng thời với yêu cầu này, Ủy Ban Nhân Dân Ðà Nẵng cũng đưa đề nghị “xây dựng thể chế hoạt động của một chính quyền đô thị” và thiết lập chức danh “thị trưởng” cho các thành phố trực thuộc trung ương.
Một số nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng đây là bước đột phá ngoạn mục của các cán bộ lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng tiếp theo sau bước thử nghiệm loại bỏ tổ chức Hội Ðồng Nhân Dân “hữu danh vô thực.”

Tại hội nghị nói trên, các cán bộ thành phố Ðà Nẵng yêu cầu thiết lập một hệ thống pháp luật qui định rõ ràng sự phân quyền, phân nhiệm giữa hai tổ chức Ủy Ban Hành Chính và Hội Ðồng Nhân Dân, cũng như giữa cấp trung ương và cấp địa phương.

Ðược biết Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành, gồm năm thành phố trực thuộc nhà nước trung ương gồm Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ, Ðà Nẵng và Hải Phòng và 58 tỉnh. Theo sự phân cấp này, mỗi thành phố và tỉnh đều có tên gọi là “Ủy Ban Nhân Dân” với đầy đủ một bộ máy rập khuôn từ trung ương đến tỉnh-thành, quận-huyện, phường-xã.

Bộ máy này được thiết kế cồng kềnh: trung ương có ban bệ gì thì phường-xã có ban bệ nấy, và vừa trực thuộc đơn vị “chủ quản” cấp trên, vừa trực thuộc cơ quan lãnh đạo tại địa phương. Trung ương và các cấp trực thuộc kể cả phường-xã đều cùng làm kinh tế để lấy thu bù chi. Bộ máy nhà nước ở Việt Nam vì thế mà hoạt động chồng chéo, nặng nề, tốn kém, vừa không hữu hiệu.

Trong phúc trình ngày hôm trước của lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng, bộ máy chính quyền mới không có tổ chức hội đồng nhân dân các cấp giúp họ tiết kiệm mỗi năm 7 tỉ đồng, tương đương với 350,000 đô la và giảm được hàng ngàn tiếng đồng hồ hội họp vô bổ.

Chính thức đề nghị đổi tên thành Ủy Ban Hành Chính thay cho danh xưng Ủy Ban Nhân Dân, dư luận vẫn còn hoài nghi về ý nghĩa của việc “giản dị hóa bộ máy cai trị” của lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng.

Theo ý nghĩa của một ủy ban hành chính, cấp chính quyền này chỉ thực hiện các công việc có tính cách hành chính chứ không dính dáng đến các phần việc khác bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v... Một tòa hành chính với ông hoặc bà thị trưởng chỉ giản dị lo chuyện nước, rác, trật tự đô thị chứ không nặng lo chuyện thương lượng làm ăn, ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoại quốc như các ủy ban nhân dân tại Việt Nam thời gian qua.

Dư luận trong nước cho rằng dù sao thì việc các cán bộ lãnh đạo Ðà Nẵng nghĩ đến việc thay đổi danh xưng cho phù hợp với thời đại và đúng nghĩa tính chất của một tổ chức hành chính thì cũng là “giỏi” rồi. (PL)

Đề nghị đổi tên UBND thành ủy ban hành chính (TN).



Ðà Nẵng loại bỏ hoàn toàn 'hội đồng nhân dân'ÐÀ NẴNG (NV) - Thành phố Ðà Nẵng đã trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam xác định rằng “hội đồng nhân dân” các cấp trong bộ máy chính quyền hiện nay là không cần thiết.
Tốn nhiều tiền cho các cuộc bầu cử hội đồng nhân dân suốt gần 40 năm qua tại Việt Nam. (Hình: Internet)
Tại một cuộc hội nghị diễn ra hôm 29 tháng 11 ở Ðà Nẵng, chính quyền thành phố này coi đó là sự “thắng lợi kỳ diệu.”
Các cán bộ lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng cho hay bộ máy chính quyền mới không có tổ chức hội đồng nhân dân các cấp đã giúp họ tiết kiệm mỗi năm 7 tỉ đồng, tương đương với 350,000 đô la và cắt giảm hàng ngàn tiếng đồng hồ hội họp.
Theo cán bộ lãnh đạo Sở Nội Vụ thành phố này, việc điều hành bộ máy chính quyền các cấp tại Ðà Nẵng không có hội đồng nhân dân vẫn diễn ra suôn sẻ. Không chỉ vậy, giới cán bộ Ðà Nẵng còn tỏ ra vui mừng khi cho rằng chính quyền giữ được sự chủ động trong việc điều hành “nhờ không có hội đồng nhân dân.”
Một số cán bộ đứng đầu các cơ quan hành chính Ðà Nẵng cũng nói họ cảm thấy “có trách nhiệm” hơn nhờ không bị các thành viên hội đồng nhân dân “nói ra nói vào.”
Ðược biết “hội đồng nhân dân các cấp” là một tổ chức được người dân bầu ra trong một cuộc tuyển cử chính thức để người dân chọn “người đại diện” của mình. Những người này tham gia bộ máy chính quyền theo kiểu “nhân dân làm chủ, chính quyền quản lý.”
Tuy vậy, tại miền Nam Việt Nam từ gần 40 năm nay, nhiều người thừa biết hội đồng nhân dân các cấp quy tụ toàn các ông bà nghị gật, “đứng chân” cho một tổ chức dân chủ không thực chất và làm hao tốn tiền thuế của người dân không ít.
Rập khuôn một hình thức bộ máy công quyền nhà nước miền Bắc, có lẽ nay vì thiếu tiền trả lương cho các ông bà nghị gật vô thưởng vô phạt mà thành phố Ðà Nẵng rụt rè thực hiện “thí điểm” loại bỏ “mô hình hội đồng nhân dân các cấp.”
Báo Người Lao Ðộng cho biết, thành phố Ðà Nẵng là một trong mười địa phương trong nước được chọn làm thí điểm loại bỏ bộ máy hội đồng nhân dân. (PL)-Nguồn:

Ðà Nẵng loại bỏ hoàn toàn 'hội đồng nhân dân'


-Không có HĐND, bộ máy chính quyền vẫn hoạt động tốt (NLĐ). 

-Những trở ngại trong việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam (RFI 28-11-11) -- P/v TS Nguyễn Quang ACHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG: Xây dựng Luật Biểu tình để đảm bảo quyền dân chủ (PLTP). – Nhiều blogger Sài Gòn yêu cầu công an thả bà Bùi Thị Minh Hằng  — (Chúa cứu thế). – Chó iả bàn cờ dơ mặt tướng (Gocomay). 
- – Chủ tịch nước: Lấy ý kiến cử tri về Luật biểu tình (VNN). - Bùi Tín – ông nghị Hoàng Hữu Phước: Một hiện tượng  – (VOA’s blog). 
VN, TQ chia sẻ kinh nghiệm về cách thức duy trì quyền hành  —  (VOA). -


---  Người chết vì TNGT nhiều hơn chiến tranh (24 giờ). - Có 20 triệu trong tài khoản mới được đi ôtô ngoài đường (VTC). -Bộ trưởng Thăng bức xúc vì thông tin lệnh mình bị chống (VTC 29-11-11) -- Có ngày nào không có tin về ông Thăng?  Ngày mai sẽ có tin ông khó chịu vì ách xì? Ngày mốt thì ông bực mình vì táo bón? Đề nghị báo chí "kiêng" ông Thăng ít nhất một tuần để dân chúng xã hơi.  (Phi Thanh Vân đâu rồi?  Tôi cần tin về Phi Thanh Vân!)
Phi công khai man giờ bay với Vietnam Airlines có 3 bằng lái (TN).-


-  Luật sư Malaysia tuần hành phản đối các điều luật cấm xuống đường biểu tình    —  (BBC)------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét