MÌNH VÀ 50 QUẢ LỰU ĐẠN
Nguyễn Phúc Ấm, chuyện Giàng A Sình, dân tộc Mèo, chiến sĩ đại đội 3, tiểu đoàn 2, bộ đội huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu.
Thằng
giặc Trung Quốc đánh vào trận địa mình sớm lắm. Con chim cà hoánh chưa
báo sáng, súng nó đã nổ lọp bọp dưới suối rồi. Song trận địa chốt của
mình ở tít trên cao, anh em bảo đo được những 1.262m nên bọn giặc còn
đang lò dò tận dưới chân dốc, đơn vị mình đã ra hào chiến đấu hết, súng
lên đạn sẵn sàng. Chỉ có mình chịu để 2 bàn tay không thôi !
Mình
cũng có súng chứ, 1 khẩu AK còn mới, báng đỏ như sắc hoa piót ven bản
Chởi Ngò, quê mình ấy. Nhưng thằng Lò Văn Hoà, người Thái, bên tiểu đội 4
nó mượn đi công tác từ chiều qua rồi. Nó để lại khẩu M79 mà mình có
biết bắn đâu. Với lại, tiểu đội 4 không cho lấy, nó bảo phải để cho tiểu
đội nó làm hoả lực mạnh.
- Tiểu đội trưởng à, mình không có súng, bảo mình làm gì ?
Mình hỏi tiểu đội trưởng Học người Kinh thế. Nó nghĩ một tí rồi vỗ vai mình :
- Không lo, ối việc. Sình vác đạn B40, B41 ra đây cho tiểu đội. Lát nữa ta bắn chết địch rồi lấy súng địch mà đánh.
Mình theo đường hào chạy đi. Lắp đạn và chuyển xong cơ số đạn cho tiểu đội, hết việc, chân tay mình lại buồn thiu.
- Tiểu đội trưởng à, còn việc gì nữa, phân công đi.
Mình
lại giục. Địch vẫn chưa tới, chỉ bắn pháo đoành đoành lên đỉnh chốt.
Tiểu đội trưởng ngó ngược ngó xuôi, chẳng tìm ra việc gì cho mình. Bỗng
nó cười giòn rồi ghé tai mình bảo :
- Này, tớ thấy trong kho còn khẩu súng bắn tỉa. Vào nói khéo với cậu quân khí, nó cho mượn Sình ạ.
Cậu quân khí tốt thật. Mới hỏi một câu nó đã choàng dây súng vào vai mình giục :
- Súng mới bóc tem, cậu là người bắn viên đạn đầu tiên đó. Trở lại trận địa ngay đi, tớ nghe súng nổ nhiều rồi.
Quả
như thế, mình về đến hướng tiểu đội 5 của mình chốt thì địch đã lố nhố
đầy lưng dốc. ANh em trong tiểu đội vẫn im lặng chờ địch, không ai bắn
cả. Chỉ có bọn giặc bắn, đạn bay qua miệng hào rào rào.
Thấy mình vác súng về, tiểu đội trưởng Học hớn hở nói :
- Súng AK, CKC là tầm gần, súng bắn tỉa này phải bắn từ xa, Sình bấn xem nào.
Mình
vác súng lên bờ công sự, rê đầu ruồi vào giữa mặt 1 tên giặc, nẩy cò.
Phát thứ nhất, 1 thằng đổ. Phát thứ 2, mình nhắm bắn vào thằng ngậm kèn
đồng, nó ngã vật. Mình sướng quá, lại nâng súng, siết cò. 3 viên đạn bay
đi, sao có mỗi thằng khiêng đạn ngã nhỉ. "Cái tay mừng quá, thành run
rồi". Mình nghĩ thế rồi ghì súng thật chặt, bóp cò cẩn thận hơn. Song 2
viên đạn này đều trượt cả. Mình nổ thêm 3 phát, chỉ bắn chết được 1
thằng nữa thôi. Địch ào tới gần, súng của anh em nổ mau và vang lắm, bọn
địch ngã chồng lên nhau, rú thét ầm ĩ như con thú bị trúng tên. Giờ mới
thấy chán khẩu súng bắn tỉa của mình. Nó không bắn liên hồi được. Địch
vào sát mà lạch rạch mãi mới nổ được 1 lần, chậm quá. Hết đợt chiến đấu
thứ nhất, mình trả cây súng cho tiểu đội trưởng :
- Tiểu đội trưởng à, mình không thích nó nữa đâu. Mình bò ra chỗ địch chết tìm khẩu súng khác đây.
Tiểu đội trưởng Học giữ tay mình :
- Đừng, chỗ địch chết còn xa hào, nguy hiểm lắm. Sình lên trên đại đội trưởng, may ra có khẩu nào dự trữ chăng.
Mình sang hầm đại đội trưởng Nhâm, nó bảo không còn súng nhưng bày cách cho mình đánh bằng lựu đạn, rồi dặn mình :
- Sình không trở về chỗ tiểu đội nữa, trụ lại phía hậu cứ đề phòng địch tập hậu. Một mình một hướng đấy, đánh được không ?
- Được chớ, nhưng phải nhiều lựu đạn, lúc nào có súng đại đội trưởng cho mình mượn nhé.
Mình
vào hầm ngủ lôi quần áo bỏ ra ngoài, xách chiếc balô không chạy tới kho
đạn. Cậu quân khí vẫn tốt lắm, nó cho mình đầy một balô. Đến vị trí
chiến đấu, mình xếp lựu đạn từng hàng trước mặt, đếm được 36 quả chứ ít
đâu, mà mình cứ muốn nữa, muốn tròn 50 song phải phần anh em chứ. Nghĩ
vậy, mình bò tới các ngách hào, bò ra những chỗ địch vừa tràn đến, chúng
nó thu hết xác và súng rồi, nhưng lựu đnạ còn lăn lóc khối ra. Mình bỏ
đầy túi quần, đầy mũ, đếm đủ 14 quả mới bò trở về.
Đại đội trưởng
Nhâm lo xa mà đúng thật. Mình vừa chuẩn bị xong trận địa thì thằng Trung
Quốc mò tới. Nó vẫn đánh ở 3 mé kia, xong cho quân đánh vòng cả phía
sau này để vây chốt mình. Giá có súng, mình cứ ngồi tại chỗ tỉa nó từ xa
đấy, nhưng chỉ có lựu đnạ thôi, hpải chạy đến gần nó mà đánh vậy. Nó
muốn giữ bí mật, tiến về phía mình im ắng lắm. Song mình nhìn thấy hết.
Mình toài khỏi hào, lăn tròn xuống dốc, nấp sau các bụi cây ở bờ đá, đến
gần nó, nó vẫn không hay. Mình tung liền 3 quả lwụu đạn vào bọn đông
nhất. Chờ nó dồn nhau lại, mình văng luôn 4 quả nữa. Không biết chết bao
nhiêu đứa đâu. Mình muốn đánh lâu mà hết lựu đạn, đành phải về hào,
tiếc quá !
Ngỡ nó còn chán mới đánh lên vì phải giải quyết chuyện
thằng chết, rồi phải thăm dò ta nữa, nên về tới hào, mình bỏ cả đấy,
chạy sang báo cáo đại đội trưởng. AI ngờ, quay về tới nơi, nó đã bò lổm
ngổm từng đám trên dốc rồi. Thế là mình mở chốt lựu đạn liên tục, cứ
thấy chỗ nào đông là mình chụp lựu đnạ xuống, 4, 5 thằng hốt hoảng nhảy
tọt vào đoạn hào phía dưới. Mình thót ngay đến, tống liền 2 quả lựu đạn,
chúng nằm nhăn răng cả ra. Đợt tiến công đầu tiên của địch ở hướng mình
kết thúc. Nó kéo xác nhau, chạy thục mạng xuống chân đồi.
Các đợt
tiến công khác của địch cũng đại loại thế thôi, mình chẳng nhớ hết đâu.
Mà có nhớ cũng khó nói hết cái lwòi lắm. Chỉ biết rằng từ lúc con chim
cà hoánh chưa báo sáng đến lúc con chim coóc co báo đêm về lcú 6 giờ
chiều, nó đã tiến cong lên chốt đại đội 3 mình 10 lần. Cả 10 lần nó đều
bị đại bại, bị đánh bật ra khỏi chốt, bỏ lại rất nhiều xác chết.
Đêm xuống, tiểu đội trưởng Học tới nắm tay mình giật giật mãi, khen :
-
Giàng A Sình đánh giỏi lắm. Ngày mai cả đại đội thi đua với Sình đấy.
Thử nhớ xem diệt bao nhiêu tên để định mức phấn đấu cho anh em nào.
- Mình nhận diệt được 50 đứa.
- Ớ, nhiều hơn chứ !
- 50 thằng là nhiều. Thành tích phải chia đều cho anh em, mình không nhận thêm đâu, tiểu đội trưởng à !
Trong
cuộc họp mặt "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc" do Trung ương Đoàn TNCS
HCM tổ chức, tại hội trường Ba ĐÌnh, Hà Nội, các đại biểu rất xúc động
khi nghe Giàng A Sình báo cáo về chiến công đánh thắng giặc Trung Quốc
xâm lược. Khuôn mặt bầu bĩnh, cái miệng hay cười càng làm cho Giàng A
Sình rất trẻ so với tuổi 22 của anh.
Khi kể hết chuyện, giọng Giàng A SÌnh trở nên hồn nhiên. Anh tươi cười :
- Mình nói hết rồi ! Mình xuống đây ! Mình chào các đại biểu !
Cả hội trường Ba ĐÌnh rộn ràng vỗ tay hoan hô Giàng A Sình, chiến sĩ dũng cảm dân tộc Mèo, tỉnh Lai Châu.
Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.
DÂN QUÂN LỒ SỬ THÀNG
Nguyễn Trần Thiết, ghi theo lời kể của Giàng Lao Vu, xã Lồ Sử Thàng, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Cán
bộ bảo mình kể chuyện chỉ huy dân quân 6 xã đánh giặc Trung Quốc. Mình
nói tiếng phổ thông chưa thạo, cán bộ lại không có ai biết dịch tiếng
Mèo. Mình nói, cán bộ chịu khó nghe.
Ngày 1-3-1979, cán bộ Cầu, phó
bí thư huyện uỷ và thủ trưởng Khánh huyện đội phó bảo mình : "Địa hình,
địa vật xã Lồ Sử thàng rất hiểm trở. Bác tập hợp dân quân 6 xã đang có
mặt tại đây chỉ huy anh em chiến đấu.
Mình nhận lời. Mình tìm gặp
Giàng Xeo Pao. Thằng Pao là con thứ 2 của mình đang làm xã đội trưởng.
Nó với mình cùng là đảng viên. Nó đi bộ đội 7 năm, đánh Mĩ nhiều nên nó
có kinh nghiệm hơn mình. Nó bảo :
- Trái (Bố) lo tổ chức dân quân 5 xã bạn. Cần 1 chỉ huy phó giúp trái về quân sự và 1 người giúp trái về hậu cần.
Thằng Pao đánh giặc nhiều. Ngày phục viên nó mang về nhà cả tập bằng khen, huy hiệu Chiến sĩ thi đua, huân chương. Nó bàn :
- Muốn mọi người cùng đánh giặc Trung Quốc, gia đình mình phải làm gương trước.
Mình
có 7 đứa con trai (không có con gái) thì 5 đứa đã được phát súng. Thằng
giàng Xeo Lử không được nhận vào dân quân vì nó thọt chân từ nhỏ và
thằng Giàng Vần Sèng đã quá tuổi.
Nghe tin dân quân toàn xã Lồ Sử Thàng ở lại đánh giặc Trung Quốc, Sèng yêu cầu mình :
- Trái cho con xin khẩu súng !
Ồ, mình làm gì có súng. Mình khuyên Sèng :
- Nho (Con) đến trụ sở hỏi ông Pao và ông Hồ xem ?
Giàng
Vần Hồ là con thứ 5 của mình, là em ruột của Sèng. Hồ cũng đi bộ đội từ
1970. Năm 1976, Hồ phục viên, được giao làm chính trị viên phó xã đội.
Mình gọi Pao và Hồ là ông để nhắc nhủ Sèng : ngày thường Sèng là chủ
nhiệm hợp tác xã, là anh cả trong gia đình nhưng khi đã nhận súng Sèng
phải chịu để các em chỉ huy.
Xã đội trưởng Giàng Xeo Pao cấp cho anh
ruột khẩu CKC và phân công Sèng về tiểu đội 2. Trong tiểu đội này đã có
Giàng Xeo Lù. Lù đến gặp mình, mặt lộ vẻ không vui :
- Già (Cụ) Xon
ơi (mình là dểu (ông nội) của Lù nhưng Lù đã có con. Lù gọi mình là cụ
thay con). Già Xon bắt chú Pao cho trái Sèng sang tiểu đội khác.
Mình không đồng ý. Việc quân sự do xã đội phụ trách, mình can thiệp sao được. Mình hỏi Lù :
- Trái Sèng ở cùng tiểu đội, sênh trừ (cháu) gặp trở ngại gì ?
Đúng
là thằng Lù có những điều khó xử. Thương bố, nó muốn gánh vác mọi phần
việc lao động cho bố, gác thay cho bố. Có mặt bố, nó không được tự do
đùa nghịch. Mình an ủi nó :
- Trái Sèng chưa quen làm dân quân, sênh trừ phải ở cùng tiểu đội để giúp đỡ trái chứ.
Lù
nghe lời mình. Mọi việc quân sự ở Lồ Sử Thàng mình giao hẳn cho thằng
Pao, thằng Hồ, việc hậu cần mình phải bàn với bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn
(người Mèo) và chủ tịch xã Ly Sử Thàng (người Nùng). Thàng hỏi :
- Dân quân 6 xã có bao nhiêu người ? Hiện nay đang ở thôn nào ?
Việc
này mình đã giao cho Ma Sần Chín. Chín là người Mèo thuộc xã Sừ Ma
Tủng. Mình chọn Chín làm chỉ huy phó vì Chín đã làm trung đội trưởng ở
bộ đội. Chín vẽ bản đồ, dự kiến bố trí 42 dân quân ở xã Tả Gia Khâu ở
Xia Trải, xã Lao táo 23 người ở Phìn Chư, xã Dìn Chín 12 người ở Xín
chải, xã tả Ngài Chồ 56 người ở Ngài Phòng Chồ, xã Sừ Ma Tủng 62 người ở
Cốc Cáng và 90 dân quân xã Lồ Sử Thàng ở Lồ Suối thàng. Chủ tịch Thàng
nêu ý kiến :
- Dân quân Lồ Sử Thàng không phải nuôi, ai về nàh người nấy mà ăn. Mình đến các thôn khác giao cho mỗi gia đình 3, 4 người.
Người
Mèo mình mến khách lắm. Khách đến chơi, chủ nàh có rượu, thịt gà, thịt
lợn đều đem ra mời. Trường hợp trong nhà chỉ còn bột ngô cũng đem nấu để
khách và chủ cùng ăn. Không ai chê cái bụng người Mèo mình đâu.
Ngày
1-3 đã qua. Chỉ huy phó Ma Sần Chín cùng với mình và chủ tịch Ly Sử
thàng đến các làng để kiểm tra trận địa cũng như nơi ăn chốn ở của dân
quân. Dân quân ở lưng chừng núi đá cao. Mình trèo hết ngọn núi này sang
ngọn núi khác. Anh em dân quân chọn mỗi người một phiến đá làm công sự.
Nằm ở đây, anh em bắn trúng lính Trung Quốc đi dưới đường dễ hơn đi săn
thú. Con thú dữ còn có cái mũi để đánh hơi người lạ, còn bọn lính Trung
Quốc xâm lược có giương cặp mắt cú vọ lên cũng khó phát hiện nơi ẩn nấp
của dân quân. Dân quân có công sự hang hốc rất tốt. Nằm trong công sự,
tha hồ cho địch bắn đại bác, đại liên, trung liên, súng trường cũng khó
trúng phải người. Nếu nó lên đông quá, không chống cự nổi, dân quân sẽ
rút vào hang luồn lên đỉnh núi hoặc tránh sang ngách khác. Cán bộ đừng
cười mình. Nhiều cán bộ đã chê kế hoạch rút lui của mình. Mình khó xử
quá. Anh em dân quân không có lựu đạn, mỗi người chỉ có vài chục viên
đạn với khẩu súng trường nên không đủ sức phòng thủ lâu dài. Từ ngày
17-2 nhiều anh em dân quân đã đánh địch, đã dùng hết số lựu đạn và gần
hết cơ số đạn mà chưa được bổ sung.
Mình đi về các thôn. Đã đến bữa
cơm chiều ngày 2-3-1979. Chủ tịch Ly Sử Thàng đang gặp chuyện khó xử :
số người ở gia đình nào cũng tăng vọt lên. Chủ nhà không bằng lòng. Với
người Mèo, cán bộ không được nói sai. Nhân dân tin ở cán bộ. Gia đình
này có khả năng nuôi 8 người, cán bộ gửi 10 người cũng được. Người Mèo
mình sẵn sàng nhịn đói để nhường cơm cho khách. Cũng gia đình đó, nếu
ngày đầu cán bộ gửi 2 người, đến bữa lại có 3 người tới ăn là chủ nhà
thắc mắc. Chủ tịch Ly Sử Thàng bối rối không biết nên giải quyết thế nào
cho phải. Mình cũng bí. Mình hỏi Giàng Cố Séng, bí thư thanh niên xã
Lao Táo :
- Xã mày có bao nhiêu dân quân ?
- 23.
- Tại sao những 40 người ăn ?
- Mình mới nhận thêm 17 đứa.
Chủ
tịch Ly Sử Thàng cộng cộng, trừ trừ, đếm đi đếm lại vẫn có thêm 20 suất
ăn. Hỏi lại mình mới biết là có các anh công an vũ trang đồn Pha Long,
mấy anh tự vệ nông trường Nậm Chảy và anh Khuê, anh Khôi, anh Kỳ, cán bộ
miền xuôi lên công tác ở xã Sừ Ma Tửng. Lực lượng của mình như vậy là
có hơn 300 người thuộc đủ các dân tộc Mèo, Kinh, Nùng, Dao, Pa Dí, tu
Dí... và người nào cũng có súng, có chỗ ẩn nấp tốt để chờ giặc đến.
Ngày
3-3-1979, mình nghe dân đồn là quân Trung QUốc sắp kéo vào Lồ Sử Thàng.
Mình muốn cử người đi trinh sát nhưng biết chọn ai ? Thằng Sèng con
mình nhiều tuổi, đi alị dễ dàng nhưng nó lại chưa biết quân sự. Thằng
Pao đi trinh sát thì ai thay nó chỉ huy dân quân cả xã. Thằng Hồ khoẻ
mạnh, to như con gấu, không thể cho nó đi lại giữa ban ngày. Nếu nó bị
giặc bắt, giặc sẽ giết nó ngay.
Mình bàn với chỉ huy phó Ma Sần chín. Chín nêu ý kiến :
- Ta giao cho bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn.
Ồ,
ý Sần Chín hay quá. Bí thư chi bộ nhỏ người, da ngăm đen, trông bề
ngoài như trẻ con chăn trâu, lại biết nói tiếng Quan Hoả nên rất dễ trà
trộn, giả làm người dân. Mình trao đổi với Sùng Pao Sấn. Sấn nhận lờ. Nó
kiếm sợi dây thừng buộc ngang lưng, tay cầm con dao rựa cùn, đi đến Nà
Cổ, Mao Sao Chẩy... Có những tên lính Trung Quốc đi tuần tiễu gặp nó hỏi
:
- Ê thằng kia, mày đi đâu ?
- Con ngựa nhà mình bị lạc, bố mình
bắt đi tìm. Ở vùng cao mình con ngựa quý lắm. Chỉ có con ngựa mới đủ
sức đi nhanh, đi xa, trèo cao, mang nặng. Người Mèo, người Nùng, người
Nhắng quý ngựa như quý con của mình.
Những tên lính Trung Quốc không
bắt bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn. Sùng pao Sấn cầm con dao cùn đi đến
nhiều nơi, ghi nhớ nơi nào có quân Trung Quốc, về báo lại cho mình.
Sáng
ngày 4-3-1979, mình định điều quân ra phục kích đánh vào các đoàn xe
trên đường Mường Khương-Pha Long. Mình giao việc cho thằng Pao xã đội
trưởng. Pao rủ em ruột nó là Giàng Vần Hồ cùng đi trinh sát với bí thư
chi bộ để tìm chỗ cho dân quân nằm chờ địch. Mấy đứa vừa đến Pạc Là đã
trông thấy lính Trung Quốc đi đông nghịt trên đường. Hôm qua bí thư chi
bộ Sùng Pao Sấn báo cáo là có mấy nghìn lính Trung Quốc tập trung ở các
hướng Lũng Pâu, Sừ Ma Tủng, Lao Táo... có cả pháo 130 ly, cối 82 ly.
Mình đoán là quân giặc sẽ hành quân theo đường cái Mường Khương đi Pha
Long, nhưng không trúng cái bụng giặc. Xã đội trưởng Pao và chỉ huy phó
Ma Sần Chín cũng đoán sai. Được bọn phản động người Hoa ở địa phương báo
tin, giặc Trung Quốc đã bất ngờ kéo quân vào hướng Cốc cáng để bắt dân
quân. Dân quân ở trên núi cao nhưng bị núi khác chặn trước mặt nên không
nhìn xa được. Thằng Hồ lo lắng, đề nghị :
- Anh Pao, em chạy nhanh về báo động cho dân quân !
- Không kịp đâu, phải bắn súng !
Bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn nêu ý kiến :
- Bắn súng sẽ lộ bí mật !
Thằng
Pao không nghe, nó chĩa nòng súng CKC về phía Lồ Sử Thàng bắn luôn 3
phát. Sau này lúc kiểm điểm trận đánh, ai cũng nhận cách xử trí của
thằng Pao là đúng. Nghe tiếng súng báo động, anh em dân quân chạy vội về
vị trí. Cán bộ đừng cười nhé. Kỷ luật của dân quân không nghiêm như bộ
đội đâu. Chưa thấy bóng giặc, dân quân thường thích bỏ súng đi xuống
làng bản uống rượu, nói chuyện với con gái. Mình là chỉ huy, mình không
ngăn nổi đâu. Nếu không có tiếng súng của thằng Pao, mình biết anh em ở
đâu mà gọi về cho đủ.
Nghe tiếng súng nổ, quân Trung Quốc tiến chậm
hơn. Chúng xả đạn đại liên, trung liên, tiểu liên vào chỗ vừa phát ra
tiếng nổ. Thằng Pao, thằng Hồ và bí thư chi bộ Sùng pao Sấn đâu còn dại
dột chịu nằm yên tại chỗ. 3 đứa chạy vào trong hang núi gần nhất rồi tìm
đường về xã. Ở bên dưới, quân Trung Quốc kéo đi rất đông. Nằm ở lưng
chừng núi, anh em dân quân tỉa dần từng thằng. Kẻ địch không biết đạn từ
hướng nào bay tới. Dân quân các dân tộc vùng cao mình thích đi săn nên
đứa nào cũng giỏi bắn súng. Mình già rồi, mắt kém nhưng cũng bắn trúng.
Suốt cả ngày 4-3, quân Trung Quốc vào tới đâu cũng bị đánh.
Cán bộ
hỏi mình là đứa nào bắn giỏi nhất ? Mình chả biết đâu. Khi đánh nhau
mình không còn là chỉ huy nữa. Mình đói, anh em dân quân cũng đói. Chủ
tịch Ly Sử Thàng cũng đói. Nhân dân chạy vào hang cả, chả còn ai nấu cơm
cho dân quân. Mình không có cấp dưỡng, không có nồi to, không có tiền.
Chủ tịch xã Ly Sử Thàng bằng lòng xuất tiền quỹ mua cho dân quân 6 xã
một con trâu giá 300 đồng nhưng mình không ưng giết thịt. Ôi, làm chỉ
huy khó quá. Mình chả biết hỏi ý kiến ai. Huyện ủy, huyện đội và tiểu
đoàn bộ đội địa phương đang chặn địch ở Cao Sơn, mình không đến gặp
được. Con trâu mua rồi, ai sẽ làm thịt, ai đưa thịt trâu đến các xã, ai
nấu cơm để dân quân ăn với thịt trâu ? Khó quá. Mình đành nhịn đói. Mình
hạ lệnh cho dân quân cùng nhịn đói. Người vùng cao mình nhịn đói quen
rồi. Anh em dân quân chui vào hang ngủ.
Tối ngày 4-3, mình triệu tập
chỉ huy các xã về Lồ Sử thàng. Về dự có Giàng Phên Chiu, phó chủ tịch xã
Dìn Chín, Ma Xeo Kháng, trung đội trưởng dân quân xã Tả Gia Khâu, Giàng
Sấn Dùng, trưởng công an xã Lao Táo... Nghe báo cáo mình ưng bụng lắm.
Dân quân xã nào cũng đánh giặc và trận địa xã nào cũng hứng chịu vài
trăm quả đạn đại bác và súng cối, nhưng chỉ mấy trường hợp đáng tiếc xảy
ra. Ở xã Lồ Sử Thàng có 1 dân quân hy sinh là Hoàng QUán Dính. 1 người
bị thương là Giàng Xeo Lùng.
Sáng ngày 5-3-1979, pháo 130 ly, cối 82
ly của Trung Quốc giội rất nhiều vào dãy núi Phình Dư. Mình quyết định
dẫn 30 dân quân trong đó có thằng Pao, thằng Hồ, chủ tịch Thàng, bí thư
Sấn cùng chỉ huy phó Ma Sần Chín rời trận địa sang Cốc Cáng. trời sáng
rồi. trông rõ địch đông như kiến trên núi Phình Dư, chỉ huy phó Ma Sần
Chín đề nghị :
- Địch đông lắm. Chúng ở trên cao, ta ở dưới thấp, không nên bắn.
Mình
không đồng ý. Địch chưa biết quân mình đông hay ít, chưa biết mình ở
chỗ nào, hãy bắn cho chúng 1 loạt phủ đầu đã. Mình hạ lệnh bắn. Cả 30
tay súng có đủ trung liên, AK, K44 đều bắn cùng một lúc. Địch bắn trả
ngay. Chúng nó nhè cái đồi cao phía Cốc Cáng để bắn. Đúng lúc đó có đủ
các loại súng từ Cốc Cáng bắn sang Phình Dư. Ờ mình không hiểu tại sao.
Địch ở Phình Dư hay Cốc Cáng ? Phình Dư ở gần mình, mình trông rõ là
địch, như vậy Cốc cáng là bộ đội ta ? Đồi Cốc cáng cao hơn Phình Dư,
mình không nhìn rõ người đi lại trên đồi. Hoá ra thằng địch ở Phình Dư
và Cốc Cáng bắn nhau. Chúng nó bắn nhau lâu quá. Mãi đến chiều ngày 5-3
chúng nó mới thôi bắn nhau. Mình sướng bụng lắm. Trong trận này dân quân
không có người nào bị thương mà địch chết tới cả trăm đứa.
Trong lúc địch rút, nó đốt hết cả 46 nóc nhà của thôn Lồ Sử Thàng. Nhà mình cũng bị giặc đốt.
Chuyện
này mãi đến khi giặc rút lui mình mới biết. Hôm đó mình còn nghĩ gì đến
nhà. Tối ngày 5-3, mình phải ra lệnh cho dân quân 6 xã chuyển sang
huyện Xi Mi Cai. Cán bộ đừng phê bình mình. Mình đói lắm. Anh em cũng
đói. Suốt 2 ngày đánh nhau chả ai được ăn uống gì. Do thiếu kinh nghiệm
mà ! Trước khi chuyển mình hỏi ý kiến các anh Khôi, anh Kỳ, anh Khuê và
các anh công an vũ trang. Muốn cho dân quân nằm trụ đánh giặc, cần đạn
và lương thực. Mình sẽ góp ý kiến để cán bộ rút kinh nghiệm.
Sang đến
Xi Mi Cai, các cán bộ bảo mình kể lại trận chiến đấu Lồ Sử Thàng. Mình
đâu có biết chỉ huy. Mình không biết địch chết bao nhiêu. Ở xã Lồ Sử
thàng, nhiều người dân trông thấy địch có 1 đoàn 29 con ngựa. Lính Trung
Quốc cho xác chết vào cái bao, dặt cái bao lên chiếc giá sắt (để giữ
xác chết khỏi cong lại). Mỗi con ngựa thồ một chuyến được 4 xác. 29 con
ngựa đi 4 chuyến, mình nhân lên thành 464 đứa chết, nhưng có 1 con ngựa
chỉ thồ 2 xác nên số địch chết là 462. Ồ, sao địch chết nhiều vậy ? Cán
bộ bảo mình quay về xã điều tra. À đúng rồi ! Ngày 5-3 chúng nó bắn nhầm
nhau ở Cốc Cáng-Phình Dư nên chết rất nhiều.
Mình chỉ huy chưa giỏi,
nhưng mình không sợ giặc Trung Quốc đâu. Nếu giặc Trung Quốc còn sang
Mường Khương nữa, cán bộ cứ giao việc cho mình. Mình có kinh nghiệm hơn,
mình sẽ đánh giỏi hơn.
Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.
GIỮ CHỐT
Nguyễn Trọng Tạo, viết về Siều Ngọc Tân, dân tộc Tày, tiểu đội trưởng C5, D64, F741* bộ đội Hoàng Liên Sơn.
Siều
Ngọc Tân bước đến mỏm đá bằng. Anh ngồi xuống tựa khẩu AK vào vai.
Sương mù dày đặc vây quanh Tân, vây quanh đồi đá. Lạnh. Có lẽ gần 3 giờ
sáng. Phiên gác của Tân đã qua 1 lần con tắc kè đánh lưỡi. 3 đồng chí
mới bổ sung cho đơn vị hảo lực của đại đội, 1 đi công tác cho tiểu đoàn,
còn lại 4 anh em phải thay nhau gác đêm, thay nhau làm anh nuôi và xách
nước tắm giặt. 4 anh em 4 dân tộc khác nhau : Tân người Tày, Hoà người
Kinh, Huầy người Dao và Sừ người Mèo. Lúc ngồi vui mỗi người kể 1 chuyên
quê mình thú lắm. Cái khiếu kể chuyện tân không có nhưng Tân biết thổi
kèn. Tiếng kèn của Tân lúc nhặt lúc khoan, lúc tràm lúc bổng nghe như
tiếng suối, tiếng chim rừng réo rắt, xa vời. Hoà cứ say tít. Và Tân mỗi
lần cất tiếng kèn lên lại nhớ về bản mình, đó là 1 bản nhỏ thuộc xã Du
Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. bây giờ nó cách Tân hàng
trăm cây số, hàng trăm ngọn núi. Nỗi nhớ quê làm Tân bâng khuâng. Nhưng
đôi mắt mất ngủ nhiều đêm lại trĩu xuống. Tân dụi mắt mấy lần nhưng mi
mắt vẫn nặng trịch. Anh lấy trong túi ra hộp dầu cao, xoa vào mí mắt.
cay nhưng đỡ buồn ngủ hơn. cái hộp dầu này quan trọng lắm. Khi giao
phiên gác là phải giao cả lọ dầu cẩn thận. Đối với thằng giặc thâm hiểm
này mà ngủ gật trong lúc gác là nguy với nó.
Đoành ! Oành...
Bỗng một tiếng mìn nổ dưỡi bãi gianh ven suỗi. Rồi 1 loạt tiếng nổ nữa. Rồi tiếng người kêu rú...
"Bọn giặc vấp mìn rồi !" Tân sung sướng. ANh chạy về hầm ngủ đánh thức tiểu đội dậy.
- Cia gì đấy tiểu đội trưởng ? - Hoà vớ lấy khẩu súng dựng bên vách hầm hỏi.
- Bọn giặc vấp mìn, cả tiểu đội về vị trí chiến đấu !
- Bọn Trung Quốc mò sang vớ, có đông không ? Huầy hỏi.
- Không thấy, mù dày quá, chắc đông.
Lại tiếng mìn nổ và tiếng kêu la ở bãi gianh gần hơn. Tân ra lệnh :
-
Đồng chí Huầy, đồng chí Hoà sang sườn phải. Tôi và đồng chí Sừ giữ sườn
trái. Mỗi cánh mang theo 1 thùng đạn. Mỗi người mang 20 lựu đạn.
- Rõ !
Vừa
lúc đó, đại đội trưởng Hoàn chạy đến. Anh đã chạy xuống các chốt của
trung đội 1, trung đội 2 và bây giờ đến chốt của Tân, kiểm tra và truyền
đạt mệnh lệnh chiến đấu. Đại đội trưởng cho biết là bọn địch đang cho
lính lên phá mìn để tràn qua các bãi gianh dưới chân đồi.
- Đay là thời cơ tốt nhất để các đồng chí tiêu diệt chúng !
Bọn
địch vượt qua bãi mìn, chúng cụm lại, và tiếng kèn nổi lên. Toe...tò tí
te...toẹ toẹ...Toe... Bọn bộ binh theo tiếng kèn ma quái tràn qua bãi
cỏ gianh dưới chân đồi đá. Đại đội trưởng Hoàn định trở lại chốt đại đội
bộ, nhưng tháy địch tràn lên gần, anh lên đnạ khẩu AK và chỉ huy luôn
tiểu đội của Tân chiến đấu.
- Nhằm tốp có thằng cầm súng ngắn ! Tiếng Hoàn nói bình tĩnh. Rồi anh gằn giọng : "Bắn !"
Khẩu
trung liên của tân rung lên. Điểm xạ AK của Sừ và Hoàn nổ giòn giã đèu
đặn. Thằng cầm súng ngắn ngã dúi. Bọn lính đi sau chết lăn xuống sưòn
đồi. Nhiều thằng chạy tạt sang hai bên, bị vấp mìn, xác tung lên. Ở cánh
phải, tiếng súng của Huầy và Hoà cũng nổ dồn dập. Đại đội trưởng Hoàn
ra lệnh :
- Đợi chúng đến gần hãy bắn, tiết kiệm đạn !
Thấy tiếng
súng thưa hơn, bọn giặc lại hò hét nhào lên. Đạn chúng bay chiu chíu.
Lần này, liều mạng hơn, chúng dàn thanhdf hàng ngang, hoàng dọc mà tiến.
Đại đội trưởng Hoàn chạy sang cánh phải phối hợp với Huầy và Hoà. Ở
cánh trái còn lại Tân và Sừ.Địch chỉ còn cách 1 tầm lựu đạn. Sừ ném liền
2 quả vào giữa đám đông. Tân quét trung liên. Những thằng sống sót bị
đạn sau lưng bắn lên. Chúng giãy đành đạch trong đám cỏ gianh.
Một lúc sau, địch mở đợt tấn công mới lên các chốt của trung đội 2.
Hoàn chạy lại nói với tân :
- Đồng chí cho tiểu đội sửa sang công sự. chuẩn bị cho trận đánh mới. Tôi phải về chốt chỉ huy.
Tân đứng nghiêm, nói dõng dạc :
- Đại đội trưởng hãy tin ở chúng tôi. Còn người còn chốt.
tần
nhìn theo đại đội trưởng Hoàn. dáng anh khuất vào chỗ ngoặt của giao
thông hào rồi hiện lên dưới chân đồi đá. Tiếng súng vẫn nổ rộ lên ở dọc
các chốt của trung đội.
8 giờ. Pháo địch bắn vào đồi Đá Cao. tân
phấn đoán chúng dùng pháo chuẩn bị mở đường cho bộ bihn và ra lệnh cho
tiểu đội nấp vào các hầm ếch dọc giao thông hào. Tân vừa ẩn nấp vừa quan
sát. Chung quanh đồi Đá Cao không có bóng 1 thằng giặc nào. Chúng đang
dồn quân đánh vào các chốt bạn.
Như vậy là bọn địch gờm chốt của tân.
Chúng đã húc đàu vào đá. Phải nói địa hình của chốt đồi Đá cao thuận
lợi hơn so với các chốt A4, A6 mà địch đang dồn quân đánh lên. Tiếng
súng đánh trả phía chốt A4 nổ dữ dội một lúc rồi thưa dần. Lựu đạn nổ
chống lên nhau. Rồi tiếng lựu đạn cũng thưa dần. Hết đạn chăng ? Tân cồn
cào lo lắng. Anh muốn yểm trợ cho chốt A4 nhưng xa quá. Và trong tiếng
đạn pháo réo gầm, mảnh pháo lia cheo chéo, Tân rướn người lên và trông
thấy đồi A4 bị phủ một màu xanh lét. Bọn địch đã chiếm đồi A4 và tràn
sang đánh chiếm đồi A6. Sau này Tân mới biết là trung đội trưởng Hà Văn
Khánh đã chỉ huy chốt A6, A10 đánh trả cho đến viên đạn cuối cùng.
Bọn
địch cậy đông quân, tiếp tục nhào lên chia cắt các chốt của ta. Bọn
phản động gnười hoa dẫn đường cho địch cắt chi viện của tiểu đoàn xuống
đại đôi, đại đội xuống các tẻung đội. Và chốt đồi Đá Cao của tiểu đội
Tân đã nắm trong vòng vây của chúng. Bây giờ là 2 giờ chiều.
Pháo địch ngừng bắn.
Thường
thì sau khi pháo ngừng bắn địch sẽ đẩy bộ binh lên. Tân ra lệnh cho
tiểu đội chuẩn bị chiến đấu. Xong anh vác những tảng đất đá bị pháo làm
sập xuống lòng hào đặt lên thành công sự. Nắng chiều màu vàng bỗng xạm
đen từng vạt phía trước. Đó là nhưng bãi gianh bị đạn ĐKZ địch đốt cháy.
Tân phát hiện những tốp địch đội mũ vải chân quấn xà cạp chia làm 3 mũi
tiến lên đồi đá. "À thì ra thằng này cậy đông, lên càng đông càng dễ bị
tiêu diệt. Không lo giặc đông, chỉ lo ít đạn thôi !". Tân nói ý nghĩ
này với Sừ rồi bảo :
- Sừ và tôi phối hợp với nhau thật tốt nhá. Khi
tối bắn Sừ tung lựu đạn, khi tôi tung lựu đạn Sừ bắn. Nhớ phải thay đổi
vị trí luôn đó.
Sừ nhìn Tân gật gật đầu :
- Sừ làm được mà. Bọn nó lên rồi vớ.
Tiếng
kèn toẹ toẹ nổi lên dưới chân đồi. Thằng chỉ huy đầu để tóc, vung khẩu
súng ngắn có mảnh vải chéo màu đỏ lên, cười hô hố và nói 1 cau bằng
tiếng trung Quốc. Tân nghe không hiểu. Tức sôi máu nhưng nghiến răng cố
chờ nó đến gần hơn. Ước chừng địch chỉ còn cách mũi súng của mình khoảng
30 thước, tân bóp cò. Vỏ đạn văng toé sang bên, nóng ran. Khẩu trung
liên cứ rê ngang, rê ngang. Tiếng lựu đạn của Sừ nổ bên phải rồi ở bên
trái. Phía cánh phải, tiếng súng của Hoà và Huầy cũng nổ giòn.
Địch bị đẩy xuống bãi gianh cháy. Chúng lại co cụm hò hét om sòm. Vừa lúc đó, Sừ kêu to :
- Địch lên chốt đại đội rồi !
Tân
nhìn sang chốt đại đội phía xa. Ngọn đồi đó được thay bằng màu xanh xám
trong nắng. Thế là đồi đại đội mất. Đại đội trưởng Hoàn hy sinh và đại
đội hpải rút lui để bảo toàn lực lượng vì thiếu đạn.
Lúc này dưỡi chân đồi đá địch lại hò nhau tràn lên.
- Sừ, bắn trung liên !
- Rõ.
Tân
trao trung liên cho Sừ và anh đặt 5 quả lựu đạn lên bờ công sự. Tân vừa
ném lựu đạn vừa bắn tiểu liên. Bọn giặc chững lại một lúc ở bãi gianh
cháy. Nhưng chúng không giạt xuống như lần truwóc mà cứ nhào lên thành
tốp, thành đám đông hơn.
Tình thế gay go quá rồi. Lúc này Tân quyết định dùng quả đạn B41 đầu tiên. Đạn B41 phải để dành mãi. Có 4 quả thôi mà.
Quả
đạn B41 kéo 1 vệt lửa vàng bay vào đám địch đông nhất, chúng bị đốt
cùng với những tiéng kêu khiếp đảm. Vậy là đợt tấn công thứ 4 của chúng
lên đồi Đá Cao bị đẩy lùi.
Tân chạy qua hầm ở lấy mấy túi gạo sấy vòng sang cánh phải đưa cho Hoà và Huầy 2 túi. Đói quá mà Hoà và Huầy vẫn không muốn ăn.
- Ăn đi, lấy sức mà đánh tiếp !
Huầy
nằm xoài, lúc nãy cậu ta bị một hòn đá sạt qua hông còn đau. Tân nhìn
xuống sườn đồi trước ụ súng của Huầy và Hoà, động viên :
- Cố giữ chốt cho đến tối nhá. Nếu hết đạn thì tối dễ rút hơn.
Nói xong, Tân trở về cánh trái. Bỗng anh thấy 3 phát pháo hiệu xanh từ dưới chân đồi phụt lên trời.
- Chúng sắp bắn pháo đấy ! Tân kêu to.
Tiếng
Tân vừa dứt, hàng loạt tiếng nổ chói tai đã vang lên xung quanh. Đạn
cối 82, đạn ĐKZ, đạn pháo khoan nổ dữ dội. Chợt Tân nghe thấy cánh phải
có 3 phát AK nổ. Hoà và Huầy gọi cấp cứu chăng ? Tân nghĩ vậy và lách
chiến hào chạy sang cánh phải. Trận địa của Hoà và Huầy bị đạn pháo. Hoà
bị mảnh đnạ vào cổ, máu chảy nhiều. Huầy bị ngất nằm đè lên khẩu AK.
Tân vội vàng xé chiếc áo lót băng cho Hoà rồi dìu Huầy dậy. Nhưng Hoà bị
thương quá nặng, ngước cặp mắt nhìn Tân chằm chằm như bảo là cố gắng
đừng để chốt lọt vào tay giặc, rồi cậu ta tắt thở. Huầy mê man trên tay
Tân. Tân chạy vội về cánh phải nói với Sừ :
- Sừ đưa Huầy vượt bãi chuối ven suối Nậm Na về trạm phẫu ngay. Để chốt mặc tôi.
Sừ
ngập ngừng một lát như không muốn để Tân ở lại một mình. Nhưng Tân đã
ra lệnh, Sừ xốc khẩu AK và đeo 2 quả lựu đạn vào người, chào Tân :
- Tiểu đội trưởng ở lại.
Sừ
cõng Huầy đi rồi, Tân chọn 1 hang đá bên công sự chôn cất bạn. Anh đứng
lặng trước nấm mộ được đắp bằng những tảng đá nâu, mặc tiếng đạn pháo
vẫn nổ ầm oàng xung quanh. Tân nén khóc trở về công sự chiến đấu. Anh
chống tất cả lựu đnạ thành 1 đống và lắp đạn vào 3 khẩu súng : trung
liên, AK và B41. Tân làm xong tất cả những việc ấy thì pháo địch cũng
vừa ngừng bắn.
5 thằng địch vượt qua bãi gianh cháy xông lên. Tân
nhìn rõ từng thằng một. Chúng đều đội mũ vải có gắn ngôi sao đỏ, mặc
quần áo Tô Châu màu xanh. 2 thằng có súng đi trước. 1 thằng mang chiếc
ba lô nặng đi giữa. 2 thằng cầm mỗi tay 1 quả lựu đạn đi sau. Chúng đi
thưa qua. Tân bỗng thấy ấm ức. Địch lên nhiều không lo lại lo chúng lên
ít ? Biết diệt thằng nào trước bây giờ ? Giá chúng cứ dàn hàng ngang như
lúc nãy, quạt trung liên sướng tay biết chừng nào. Nó lên ít thế này,
bắn phí đạn quá ! Tân nghĩ ngợi một lát rồi anh quyết dịnh hạ 2 thằng có
súng trước. Pằng pằng...pằng pằng... 2 điểm xạ AK của Tân nổ đanh và
gọn. 2 thằng cầm súng ngã lăn quay. Thằng mang ba lô lấy súng của thằng
vừa ngã bắn lên. Hắn chỉ cách Tân chừng vài chục mét. Tân lại bóp cò.
Thằng mang ba lô ngã khuỵu xuống. 2 thằng sau tung lựu đạn lên, nhưng
lựu đnạ nổ cách Tân khá xa, mảnh đạn bay vèo vèo qua đầu. Khẩu AK của
Tân lại rung lên. 2 thằng ném lựu đạn không thằng nào chạy thoát.
Bỗng
3 phát pháo hiệu xanh lại bay vút lên như lúc nãy. Pháo địch lại bắn
vào đồi Đá Cao. Một quả đạn pháo nổ trước mặt hất Tân xuống lòng hào.
Tân ngất đi một lúc lâu. Tỉnh dậy, tiếng đnạ pháo đã ngững. Tân thấy máu
chảy ở mũi, ở 2 tai ướt lạnh. Địch lại lên. Quên cả đau đớn, Tân choàng
dậy ôm lấy khẩu trung liên đã lắp đạn sẵn, bắn 3 băng liền. Mặc những
đứa chết, bọn sống đạp lên xác đồng bọn tiến.
Chợt tân nhìn thấy khẩu
súng B41 bên cạnh, anh bỏ trung liên, chộp lấy. Đợi chúng lên gần nữa,
gần nữa... Tiếng kèn toẹ...toẹ của chúng vẫn vang lên nửa như trêu tức
Tân, nửa như chửi mắng đám binh lính của chúng.
Bọn địch tới gần,
không thấy hoả lực bắn trả. Chúng hò hét gọi hàng bằng một thứ tiếng
Việt lơ lớ. Đồi Đá Cao vẫn lặng lẽ đứng đó, sừng sững trong ánh chiều
buông xuống. Chỉ có tiếng đnạ, tiếng hò hét của chúng dội vào đồi đá
vọng trở lại như tiếng tử thần từ nơi xa xôi nào đấy đáp về.
Đám lính
tràn vào vòng ngắm của Tân. Ngon rồi. Tân bóp cò. Một vệt khói trắng
đặc che lấp cả mặt Tân. Quả đạn B41 nổ "roành" giữa đội hình làm cỏ một
mảng lớn kẻ thù. "Roành"... 1 quả nữa. Những thằng sống sót xô nhau
chạy. "Quả nữa chăng ?" Tân tự hỏi, và anh tự trả lời :"Để dành đã !".
ANh xốc khẩu AK lên bắn tiếp 3 băng, đoạn xách trung liên chạy sang mỏm
phải. Tằng tằng tằng... Tằng tằng tằng... Đội hình địch bị dồn xuống
chân đồi, rúm lại.
Tân quay lại mỏm trái, chợt nghe tiếng kèn âm ỉ
khác thường. Sau tiếng kèn, những thằng địch sống sót thất thểu bước về
phía mép suối biên giới, khuất sau bãi cây lá to như lá dong riềng. Bọn
chúng thu quân !
Bóng chiều chậm rãi bò lan xuống sườn đồi cùng với
những đám sương mờ ảo mỏng manh. Tân thấy đói. Anh chợt nghĩ đến chiếc
ba lô của thằng lính mang trên lưng lúc nãy. Nó ngã cách công sự chừng
vài chục mét. Có lương khô chăng ? Tân bò men vách đá xuống sường đồi.
Chiếc ba lô đựng những chiếc hòm có cạnh vuông vức nằm đè lên xác thằng
lính. Tân mở ra, nhưng trong chiếc ba lô không có lương ăn mà có 2 thùng
đạn. Mừng quýnh anh mang ba lô đạn bò đến bên 1 cái xác khác mở dây lựu
đạn móc vào ngón tay nó, lấy khẩu súng văng bên cạnh nó. Rồi trở lại
chiến hào.
Tân nâng những viên đạn bóng nhoáng trên tay và thấy an tâm hơn. Còn người, còn đạn còn chiến đấu với kẻ thù...
Bây
giờ thì Siều Ngọc Tân đã gặp lại những người đồng đội của anh. Moi
người xúm quanh Tân và đòi anh kể chuyện 1 mình bám chốt, đánh giặc.
Nhưng Tân chỉ nói hồn nhiên :
- Có gì đâu mà kể. các đồng chí cũng đều lập công lớn cả.
Siều Ngọc Tân cười. Tiếng cười của người con trai Tày 21 tuổi thật hồn nhiên, thật khoẻ và đầy sức sống.
Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.
* : có lẽ là E (trung đoàn) 741 thì hợp lí hơn. Một tài liệu nước ngoài cũng ghi nhận 1 trung đoàn của ta mang phiên hiệu này.
GIỮA RỪNG QUẾ CAO BA LANH
Văn Tùng, viết về Hoàng Sinh Lỳ, dân tộc Tày, công nhân lâm trường Bình Liêu, Quảng Ninh.
Hoàng Sinh Lỳ đang đắp nốt các ngách hào bỗng nghe tiếng gọi lớn :
- Cháu ơi, Lỳ ơi, cả nhà mày bị giặc Trung Quốc bắt rồi.
Lỳ bỏ rơi cái xẻng, mồ hôi toát ra. Anh nhìn kĩ người vừa gội.
- Chú Thâu, sao chú lên được đây ? Gia đình cháu thế nào hở chú ?
Lỳ
lấy bình tông rót ra một bát nước chè quế đặc đã nguội mời chú. Chú
Thâu ngồi bên ụ súng tay lăm lăm con dao rừng vừa thở vừa nói, mặt chú
vẫn còn xám ngoét vì lạnh và mệt. Mấy sợi tóc bạc bết nước mưa phủ xuống
thái dương.
- Chúng vào Phai Lầu lúc 3 giờ sáng, chúng lùa hết đàn bà trẻ con. Ôi chao ! Thằng cún Liêu con cái Ất, mày biết không...
Chú
nghẹn ngào không kể thêm được nữa, đôi mắt chú ngầu đỏ lên, da mặt đang
tái nhợt bỗng rần rần những đường máu. Chú đứng hẳn dậy :
- Cho tao cây súng, tao giúp chúng mày một tay.
Cả
5 anh em giữ chốt đều là công nhân lâm trường Bình Liêu thuộc đại đội 3
tự vệ quây quần quanh chú. Ai cũng thấy uất. Họ đứng ngồi không yên.
Lỳ lấy lại bình tĩnh an ủi chú thâu :
-
Không phải đến lúc này ta mới biết bộ mặt ghê tởm của chúng. Rồi sẽ có
cách chú ạ. Bây giờ cháu đưa chú đến chỗ đồng bào sơ tán. Chú giúp chúng
cháu công việc ở đó tốt hơn.
Chú Thâu nhất quyết không đi, mãi sau cả 5 anh em xúm vào thuyết phục chú mới nghe.
Đã
10 ngày ròng rã, ruột gan đại đội phó Hoàng SInh Lỳ lúc nào cũng như có
lửa đốt. Không phải do việc cả nhà anh bị giặc Trung Quốc vây bắt cùng
với bà con trong xã mà chính là vì cả đơn vị anh chưa được nổ phát súng
nào.
Các đồng chí đã nhiều lần đề nghị anh báo cáo lên trên cho đơn
vị ra Phai Lầu tham gia đánh giặc cùng các đơn vị bạn. Nhưng lần nào gặp
cấp trên Lỳ cũng buồn bã ra về để rồi phải làm công tác tư tưởng rất
khó khăn cho anh em. tiểu đoàn chỉ giải thích ngắn gọn : "Các đồng chí
chớ sốt ruột, hãy chuẩn bị tốt hơn nữa, sẽ có dịp các đồng chí lập
công...".
Ở Phai Lầu, công an biên phòng phối hợp với 1 đơn vị tự vệ
lâm trường do đồng chí Khuỷu chỉ huy ngày nào cũng đánh bật hàng chục
đợt tấn công của giặc, hất chúng về bên kia biên giới.
Con suối cạn từ Hái Nạc quan Bắc Cáp đến tràng Nhi ngày nào cũng có xác giặc.
Đại
đội phó Hoàng SInh Lỳ theo dõi rất sát các trận đánh. Anh thường tổ
chức cho cả đơn vị học tập rút kinh nghiệm. Vì Vậy tuy chưa giáp mặt
quân thù nhưng anh em đã hiểu biết về bọn xâm lược Trung Quốc khá tường
tận. Ngày 27-2, sau những thất bại liên tiếp, giặc tổ chức 1 cuộc tiến
công gồm nhiều mũi quyết chiếm Phai Lầu và vượt qua dãy cao Ba Lanh để
tiến vào sâu nội địa ta.
Từ 6 cho đến 9 giờ sáng các cỡ pháo và cối
của giặc thi nhau trút đạn sang các bản làng của ta. Cả một vùng đồi,
rừng rung lên, mịt mù khói đạn. Hoàng SInh Lỳ đi lại dưới hào đến bên
từng người động viên anh em :
- Hôm nay thế nào cũng được trực tiếp
chiến đấu, các đồng chí cứ bình tĩnh. Đánh quân Trung Quốc không khó
đâu. Ở Phai Lầu hôm trước chỉ có 1 tổ thông tin với 10 đồng chí công an
biên phòng mà đánh tan 1 tiểu đoàn địch, các đồng chí đều biết cả đấy.
Chốt
của Lỳ tuy có 5 anh em thôi nhưng đủ Kinh, tày, Nùng... ANh em tin
tưởng Lỳ, người chỉ huy trẻ mưu trí và dũng cảm của họ, anh em động viên
lại Lỳ :
- Đại đội phó cứ yên tâm, anh em ai cũng có thù với giặc, anh em sẽ đánh cho chúng biết tay.
Cả
một khu rừng quế trước mắt Lỳ nghiêng ngả mỗi lần hàng loạt pháo và cối
của giặc rót tới. Lỳ biết những cây quế này mỗi năm đem lại cho nhà
nước ta không ít ngoại tệ. Biết bao mồ hôi và cả nước mắt, xương máu của
ông cha đã đổ xuống trên dãy đồi, rừng Cao Ba Lanh này để tạo nên nguồn
của cải lớn đó. Cứ nghĩ đến tội ác giết hại đàn bà, trẻ con, phá hoại
kinh tế, phá hoại sản xuất, chiếm đất, lấn rừng để vơ vét của cải cho
đến mưu đồ đen tối của bọn phản động Trung Quốc muốn thôn tính nước ta,
cả người Lỳ lại nóng bừng căm giận.
Có lệnh trên báo xuống cho biết
địch đang tập trung quân để vượt qua ngọn đồi đơn vị Lỳ đang chốt giữ.
Do đó trên tiếp sức cho đơn vị Lỳ 3 khẩu trung liên nữa. thế là chỉ có 5
người nhưng hoả lực mạnh, anh em ai nấy đều rất phấn khởi.
Muốn vượt
qua đồi quế, địch chỉ có cách là theo con đường độc nhất từ Phai Lầu
vào, ngoài ra lối nào cũng cheo leo hiểm trở, lại có chông mìn, cạm bẫy
giăng đầy.
Hoàng SInh Lỳ rất tự tin ở cách bố trí của anh, Lỳ nói với anh em :
- Giặc dù đông người đến đâu đi nữa chúng cũng phải dẫn xác vào cái ngách này. Đây là cái rọ mà ta nhử địch chui vào để diệt.
Lúc đấy là 9 giờ 30, Lỳ nghe một hồi kèn ở dưới chân đồi toẹ...toẹ...toẹ như người mắc nghẹn.
Biết giặc tổ chức tấn công. Lỳ hô :
- Chuẩn bị chiến đấu !
Anh
nhô người lên quan sát. Giặc ken vào nhau như một lũ kiến bò lên. Lúc
này trời mưa nặng hạt. Một thằng được che ô đi giữa đội hình, chiếc ô
đen có viền trắng. Tên lính che ô cho thằng chỉ huy ấy mang một cái ống
nhòm trước ngực. Hắn cao to, đầu trần mặc cho mưa xối.
Anh em muốn bắn nhưng Lỳ chưa phát lệnh. Lỳ đã học tập kinh nghiệm ở Phai Lầu rồi. Lỳ nói :
- Để chúng vào thật gần. Khi nào thấy được cái cúc áo của chúng mới bắn.
Những
cây quế bị tiện đứt giữa thân, bật gốc, cháy xém tung những lớp vỏ màu
vàng mật quý giá vương vãi khắp ngọn đồi làm cho Lỳ càng xót xa căm uất.
ANh tỳ chặt cây trung liên đếm 1, 2, 3, 4... Anh đếm để ước lượng cự ly
giữa bọn giặc và mũi súng của đơn vị anh.
Bỗng có tiếng giục ở sau :
- Gần quá rồi anh Lỳ ơi !
Lỳ quay lại, đó là Mã dì Thanh, anh thanh niên niên Nùng rất hăng hái của đơn vị đang đứng ngồi không yên.
Lỳ cười :
- Gần nữa đã !
Bọn giặc chẳng hay biết gì cả cứ cúi đầu, cặp súng thoe tiếng kèn toẹ toẹ lóp ngóp trèo lên.
Lỳ đã trông rõ hàng cúc áo trên ngực và cái sao đỏ trên mũ nó. Anh hô :
- Bắn !
3
cay trung liên, 1 cây K50 chụm vào một mục tiêu quét. Cây CKC của Lừng
điểm xạ đĩnh đạc tằng...tằng...tằng. Nhiệm vụ của nó là nhằm thằng chỉ
huy.
Một lúc sau Lỳ rướn người lên mở to đôi mắt quan sát nhưng chẳng còn thấy tên giặc nào nữa, chỉ nghe rộ lên tiếng rên la.
Lỳ vọt ra khỏi hố bắn :
- Các đồng chí xem kìa !
Mấy anh em cùng nhau đếm nhưng không sao đếm xuể !
Đợt 1 giặc vừa nổ súng đã bị diệt gọn.
Lỳ đề nghị anh em khẩn trương chuẩn bị tiếp. Anh nói :
- Bây giờ chúng biết có ta ở đây rồi, không được chủ quan đâu !
Lỳ chuẩn bị 3 cái bệ bắn mới cách chỗ cũ chừng mươi mét, anh đề nghị anh em cũng làm như vậy.
Trời mưa to, 5 anh em đều ướt cả, có người muốn nghỉ nhưng Lỳ động viên :
- Hầm hố tốt sẽ tránh được thương vong và tạo điều kiện diệt được nhiều địch !
Người
nào cũng toát cả mồ hôi nhưng đều theo gương Lỳ. Trong khi anh em làm,
Lỳ đã bí mật chuẩn bị cả một ấm chè quế đặc sánh, thơm phức. Vừa nghỉ
tay được một lát, đồng chí Lừng lại phát hiện có địch lên. Lỳ lại quan
sát kĩ thấy chỉ thấy độ mươi thằng, đứa nào cũng đeo một bó dây trên
vai. A, chúng đi lấy xác đồng bọn.
Lỳ bảo anh em đừng bắn vì bọn này chắc là dọn đường cho lũ khác lên, hãy chờ lũ sau đông hơn.
Quả
thật chúng buộc xác đồng bọn vài ba thằng vào một và cứ thế kéo lê như
kéo một bó củi khô. Thảm hại cho những thằng bị thương đang rên la cũng
chịu chung số phận đó. 5 anh em nhìn nhau lắc đầu không hiểu chúng là
thứ người gì.
Thấy cái cảnh chúng đối xử với nhau như vậy mọi người
càng xôn xang khi nghĩ đến cha me, anh chị của mình đang bị chúng bắt
giữ.Nhờ lượng khoan hồng của mấy anh em mà bọn giặc lấy dược xác và kéo
bọn bị thương đi. Nhưng chỉ một loáng sau pháo và cối của chúng lại bắn.
Kì này chúng định băm cái đỉnh đồi hay sao mà các đợt pháo cối nổ như
liền nhau tạo thành một chuỗi rên chứ không nghe rõ từng tiếng nổ một
nữa. Đất đá tung bay mù trời. Cả 5 anh em đều cởi áo che cho súng. Nhờ
có công sự tốt bọn giặc chỉ tốn đạn chứ chẳng làm gì được. bây giờ ngọn
đồi quế quang rta vì cây cối đổ nghiêng ngả khá nhiều. Ai nấy đều hết
sức xót ruột, càng xót ruột họ càng thầm hứa quyết tâm tiêu diệt địch.
Đúng
12 giờ trưa, địch tấn công lên đồi lần thứ 2 với 2 mũi. Một mũi đi theo
đường cũ vẫn rất đông, một mũi vòng theo cánh trái mở đường mới qua
những vách đa và bụi cây rậm rạp.
Các bài bản : pháo bắn, kèn thổi,
quân tiến lặp lại như cũ không hề thay đổi. Hình như chẳng có thằng nào
được tập tành kĩ thuật cá nhân, lăn lê bò toài hay sao mà tất cả cứ dựng
đứng như trời trồng lao lên làm bia cho các cỡ đạn của ta.
Chỉ khác
trước, lần này chúng lên den nghịt, tên cầm kèn đi tít sau cùng và vừa
tiến lên chúng vừa bắn B40, ĐKZ, cối 60 ly tập trung vào đỉnh đồi mà
chúng biết chắc có quân ta.
Lỳ bảo Lừng :
- Cậu lấy đường ngắm chính xác dứt điểm tên chỉ huy !
Lừng quỳ xuống, đưa súng tì lên miệng hào, kéo thước ngắm ở độ xa 500m (nó ở tít dưới chân đồi).
Đoàng ! cái kèn trên mồm nó văng ra. Viên đạn kéo một đường thật chính xác. Tất cả anh em cùng reo lên "Tuyệt quá !".
Không nghe tiếng thổi kèn, bọn giặc chững lại. Thời cơ thuận lợi, Lỳ hô lớn : "Xung phong !".
Từ
trên cao đánh tạt xuống, các cỡ súng của ta quạt đỏ nòng như dội nước
sôi vào bọn giặc. Thêm nữa tinh thần chúng đã bạc nhược vì thấm đòn trận
đầu, chúng đạp lên nhau tháo chạy như vịt.
- Sắp hết đạn rồi anh Lỳ
ơi ! Cả Khảo, Hiệp, Thanh, Lừng đều báo cho Lỳ biết như vậy. Đó là sự
báo động đáng lo ngại nhất lúc này.
Lỳ cho anh em đếm lại cơ số đạn
của mình. Gay go quá, riêng Lỳ từ sáng tới giờ đã bắn gàn 800 viên, các
anh em khác cũng đều đã bắn 600-700 viên.
Lỳ đưa cây trung liên cho Mã dì thanh dặn :
-
Cậu ở lại chỉ huy anh em chiến đấu. Coi chừng cánh trái, tuy ít nhưng
mà nguy hiểm đấy. Mình sang bên đồi bộ đội điện về tiểu đoàn xin thêm
đạn.
Nói xong Lỳ vút đi ngay, một lúc sau anh trở lại.
- Tiểu đoàn
cho biết sáng nay chúng huy động 3 trung đoàn đánh sang ta đấy các cạu
ạ. Chúng xuất phát từ Đồng tông, Bản Pạc và nhiều địa điểm khác trên đất
Trung Quốc. các mặt trận đang chiến đấu quyết liệt, tiểu đoàn yêu cầu
chúng ta lấy vũ khí địch đánh địch, tiểu đoàn không thể tiếp thêm đạn
đâu !
Mã Dì Thanh đề ra sáng kiến :
- Bọn cánh trái đang lên đấy, chúng không đông lắm đâu, chùng đại đội thôi. Ta vây bắt để lấy súng đạn.
Anh em khen phải nhưng nhìn đi nhìn lại chỉ vẻn vẹn có 5 người.
5 người làm sao vây bắt cả đại đội địch được.
Lừng, Khảo, hiệp tham gia hiến kế :
- Đánh chia cắt, diệt tốp đầu lấy súng rồi diệt tốp sau. cánh trái đi đường khúc khuỷu làm sao ồ ạt tiến lên được mà lo.
Thế là một kế hoạch diệt địch để lấy vũ khí được vạch ra.
Nhưng
ngay lúc đó, tiếng kèn toẹ toẹ...toẹ dưới chân đồi lại thổi rộ lên và
mấy thằng đi đầu bên cánh trái đã lò do men theo bờ đá định chiếm đỉnh
cao đánh xuống.
Tình hình rất căng thẳng, anh em đã có người lo không giữ được chốt. Hoàng SInh Lỳ suy nghĩ một lát rồi quyết định ngay :
- Các đồng chí đánh bật cánh trái còn để tôi giữ mặt giữa này cho !
Một mình Lỳ giữ mặt giữa sao ? Cả 4 anh em đều không nhất trí nhưng Lỳ đã nghiêm chỉnh nhắc lại :
- Đây là mệnh lệnh, các đồng chí chấp hành !
Lỳ
vừa quay về vị trí cũ thì bọn địch đã lố nhố trước mặt anh. Bên cánh
trái, Lừng, Khảo, Hiệp, thanh cũng đã nổ súng. Lỳ thấy những thằng địch
rơi từ trên cao xuống vực. Mấy quả ĐKZ nổ sát cnạh Lỳ. Khói đạn chưa
tan, Lỳ đã nhanh chóng nhổm dậy chúc đầu khẩu trung liên xiết cò. Hơn
chục tên giặc đổ gục ngay trước mặt anh. Bọn đi sau nằm rạp xuống mặc
cho tên chỉ huy ở tít sau thúc kèn toẹ toẹ liên hồi. Phát hiện 1 khẩu AK
với 3 băng đạn nằm chéo trên lưng tên giặc gần nhất, Lỳ nhảy ra khỏi
công sự nhanh như sóc lao đến. Đưa được cây AK và 3 băng đạn về hào, Lỳ
gọi Hiệp đến giao ngay cho anh và dặn :
- Quét hết cánh ấy xong, anh em có thể sang đây với mình.
Bên
phía thanh, Khảo, Lừng, hiệp từng tràng AK và trung liên vang lên. Lỳ
biết các đồng chí đang diệt cánh ấy. Anh yên tâm và rất tin tưởng...
Khẩu
trung liên của Lỳ chỉ còn 2 băng đạn, anh phải bắn dè xẻn nhưng lại
almf sao để địch không phát hiện ta ít người, thiếu đạn.
Lỳ di động
trên 3 bệ bắn mà anh đã chuẩn bị sau đợt tiến công đàu. Bây giờ 3 cái bệ
bắn ấy thật lợi hại, anh để khẩu trung liên ở giữa, bên trái là khẩu
AK. Sáng kiến của anh làm cho địch không thể phán đoán lực lượng ta.
Một
lớp địch khác lại lên, có thằng vừa đi vừa khóc. Lỳ hiểu rồi, chúng đã
mất tinh thần do đó không còn sức chiến đấu dù đông đến mấy và bị thúc
ép đến đâu. Phải nhân cơ hội này quạt mạnh thì sẽ nắm chắc phần thắng.
Quả thật, bọn giặc vừa đến lưng chừng dốc thì khựng lại, nhao nhác nhìn
nhau. Không hề chậm trễ, Lỳ xốc cây trung liên, đứng thẳng lên lao xuống
dốc. Một quả B40 vút qua bên tai Lỳ phả sức nóng làm cháy xém một đám
tóc, viên đạn lao thẳng vào cái bệ tì Lỳ đã đặt cây trung liên làm bùng
lên ngọn lửa đỏ rực. Lại 1 quả ĐKZ nổ cách Lỳ mấy mét. Bọn địch thấy Lỳ
xốc trung liên lao xuống nên chúng hoảng hốt phóng bừa các loại đnạ lên.
Không có cách nào khác, Lỳ phải kéo hết 1 băng trung liên. Thấy Lỳ như
con hổ dữ, chẳng biết sợ súng đạn là gì, bọn giặc xéo lên nhau mà chạy.
Còn
1 băng trung liên cuối cùng. Lỳ lắp vào nhằm tên chỉ huy. Nó giãy lên
mấy cái rồi nằm im. Lúc này trước mặt Lỳ súng đạn đnạ địch vứt lại không
thiếu thứ gì. Lỳ tựa vào gốc cay một lát cho đỡ mệt và lau mồ hôi trên
trán. Phía chan đồi, một lũ giặc rát đông đang tháo chạy ra khỏi Phai
Lầu.
Súng rộ lên ở Phai Lầu nhưng chỉ một lát là im bặt. Gần tối,
liên lạc của tiểu đoàn báo tin tất cả bọn địch đã bị đánh bật về bên kia
biên giới.
Giữa rừng quế Cao Ba Lanh, 5 anh em chia nhau đi thu súng
đạn của địch chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Trận địa của ta hoàn toàn
được giữ vững. 8 điểm chốt khác trên dãy cao Ba Lanh cùng với chốt của 5
anh em C3 kết thành bức tường thành sừng sững không có sức mạnh nào
công phá nổi.
Hoàng SInh Lỳ được anh em công nhận là 1 người chỉ huy
dũng cảm và mưu trí. Năm nay anh vừa tròn 24 tuổi. trên ngực anh lấp
lánh Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ tổ quốc".
Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.
CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT
Đắc Trung, ghi theo lời kể của đồng chí Nông Thanh Phi-ao, dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn.
Trạm
quân y tiền phương của F3 đặt trong 1 eo núi hẹp, 2 bên là vách đá lởm
chởm. Mấy chiếc lán làm tạm khung sắt, mái bạt, kiểu nhà dã chiến của bộ
đội cao xạ. Từ quốc lộ vào có 1 đường mòn ngoằn ngoèo ô tô có thể đi
được, chạy gần như song song với 1 dòng suối nhỏ nước trong vắt.
Tôi
được chuyển về đấy từ 6 giờ sáng và lúc này là 9 giờ (ngày 2-3-1979).
Tôi tìm lối ra suối tắm giặt. Mặt trrời đã nhô cao nhưng sương mù vẫn
lởn vởn bay ngang sườn núi. Phía đầu nhà trực ban, 1 chiếc ô tô cứu
thương sơn màu xanh lá cây đang rú máy. Cạnh đấy có mấy đồng chí quân y
đang đứng, chốc chốc lại quay lại nhìn vào phía lán như ngóng ai. Tôi
vừa bước ra khỏi đoạn hào cách chiếc ô tô khoảng 5m thì cũng từ 1 ngách
hào gần đó, 1 thương binh bị vào chân trái chống nạng tập tễnh bước ra.
Gần như cả 2 chúng tôi cùng ngước nhìn nhau và cùng kêu lên :
- Hùng !
- Phi-ao !
Hùng
nhào tới,, 2 chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Nghẹn ngào không nói được lời
nào. Mấy lần tôi định hỏi sao Hùng lại có thể sống mà trở về được tới
đây nhưng cứ định nói thì cổ lại nghẹn tắc, nước mắt cứ trào ra. Hùng
cũng thế, mấy lần định hỏi tôi câu gì đó mà không sao nói được. Còi ô tô
lại réo lên vẻ cáu gắt. Hùng giơ tay chỉ xuống phía đó, tôi ghé vai dìu
Hùng đi.
Cửa đóng sầm lại, xe rú máy rồi bò nhanh. Hùng cố thò cổ
ra, ngoái lại giờ tay vẫy tôi. Còn tôi cứ đứng lặng đi ở đó mãi, tay
vẫy, mắt nhìn hút theo chiếc ô tô cho đến khi nó khuất vào sau một mỏm
đá trước mặt, lòng xốn xang buồn vui lẫn lộn.
Tôi ngồi xuống hòn đá
bên bờ suối, nhìn ra phía chân trời xa, ở đó tiếng trọng pháo vẫn nổ cấp
tập từng đợt. Và trước mắt tôi hình ảnh cuộc chiến đấu lại hiện ra rất
rõ nét.
Phía tây nam thị trấn Đồng Đăng cách Hữu Nghị quan
khoảng gần 3 cây số có 1 pháo đài rất kiên cố được xây dựng từ thời
Pháp. Pháo đài hình bầu dục, tường dày 2m, có 3 tầng, mỗi tầng lại được
ngăn thành 4 ô vuông thông nhau bằng 1 cửa nhỏ và từ tầng nọ lên tầng
kia có cầu thang xây nhiều bậc. Đó là 1 công trình quân sự kiên cố đúc
bằng bê tông cốt thép. Toàn bộ pháo đài được đặt sâu trong lòng đất trên
ngọn 1 quả đồi. Từ xa nhìn đến chỉ thấy cây cỏ bao phủ thành 1 lớp màu
xanh thẫm. Đến tận nơi mới phát hiện 2 cửa, nói đúng hơn là 2 đường hầm.
Cửa phía bắc dài khoảng 1m dẫn vào tầng thứ nhất. Cửa phía nam dài tới
20m dẫn vào tầng thứ 2. Đây là vị trí phòng ngự rất quan trọng bởi nó án
ngữ đầu mối giao thông cả đường bộ và đường sắt chạy sang Trung Quốc.
Tầng thứ nhất do 2 tiểu đội bộ đội thuộc F3 chốt giữ và tầng thứ 2 do
đồn công an vũ trang C5 chúng tôi đảm nhiệm. Cố nhiên trong chiến đấu
chúng tôi đều có phương án hợp đồng với nhau.
5h30 ngày 17-2-1979,
pháo các cỡ đặt từ đất Trung Quốc đien cuồng nã đạn sang pháo đài và
nhiều nơi thuộc khu vực đồn chúng tôi phụ trách. Lập tức cả đơn vị triển
khai theo đội hình chiến đấu. 7 giờ, bọn Trung QUốc xâm lược tập trung 1
sư đoàn có xe tăng dẫn đầu hùng hổ vượt qua mốc 16 tràn vào lãnh thổ
nước ta. Chúng chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất có 6 xe tăng thọc sâu tấn
công chúng tôi từ bên trái và phía sau. Mũi thứ 2 theo đường 1B tới gần
ga Đồng Đăng rồi vòng đánh vào bên phải. Xe tăng tiến tới đâu, bộ binh
lớp lớp đông như kiến tiến theo tới đấy. Đương đầu với đội quân xâm lược
khổng lồ có xe tăng và pháo binh yểm hộ, chúng tôi chỉ có ngót 100 tay
súng. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Bọn Trung Quốc xâm lược
tấn công hòng chiếm pháo đài nhưng lần nào chúng cũng bị chúng tôi đánh
bật trở lại. Suốt từ sáng sớm ngày 17-2 đến hết ngày 22-2, địch vẫn
không thể nào xoay chuyển được tình thế. 6 ngày đêm đánh nhau liên tục,
khắp nơi ngổn ngang xác giặc, mặt đất bị cày xới, khói bụi mù mịt. Mùi
khét của thuốc đnạ, của nàh cửa và cây cối cháy, mùi hôi thối tanh tưởi
của xác chết xông lên rất khó chịu.
Sáng sớm ngày 23-2-1979, địch
tăng cường thêm xe tăng và quân tiếp viện, sau gần 1 giờ tập trung nhiều
cỡ pháo nã đnạ cấp tập xuống pháo đài và trận địa chúng tôi, từng đoàn
xe tăng và nấp sau là bộ binh địch ào ạt tràn lên theo tiếng kèn trận
hối hả và dưới sự thúc ép của những tên chỉ huy tàn ác, hèn nhát đứng ở
phía sau sẵn sàng bắn chết bất kì tên lính nào chậm chạp. Sau 1 tuần lễ
chiến đấu ở vào tình thế bất lợi, tuy thế chúng tôi rất vững vàng trụ
chắc ngoài chiến hào, đợi địch đến thật gần mới nổ súng.
Cánh trái,
bấy giờ chỉ còn tôi, Bái, Kết và Phong. Chiến hào bị đạn xuyên từ xe
tăng bắn vào phá hủy, nhiều đoạn đất đá lập đầy. Trước mặt, cách tôi độ
hơn trăm mét, 1 chiếc xe tăng bò lên. Tới gần một mô đá nó chững lại.
Nắp xe bật mở, 1 tên chui ra đứng bên tháp pháo vung tay hò hét kêu gào
bọn bộ binh xung phong. Rê nòng khẩu trung liên, lấy điểm xạ thậtc hính
xác, tôi xiết cò cho đi 3 viên đạn. Lập tức tên chỉ huy hung hãn đứng
trên xe tăng lộn cổ xuống. Chiếc xe dừng hẳn, xoay nòng pháo về phía
tôi. Tôi luồn hào di chuyển vị trí rồi tới tấp nã đạn vào bọn bộ binh
cùng với AK và thủ pháo của Bái, Kết, Phong. Địch chết gục nằm la liệt.
Những tên đi sau vẫn bị chỉ huy thúc ép đạp qua xác đồng bọn xông lên. 1
quả pháo nổ giữa đội hình, cả 3 đồng chí Kết, Phong, Bái đều bị thương.
Tôi chưa kịp nhào tới cứu thì 2 quả pháo khác lại nổ trúng chỗ đó. Đất
đá tung lên phủ kín tất cả. Khói đạn pháo vừa tan đã thấy 4, 5 tên Trung
QUốc nhày vào chiến hào cách tôi 3, 4m. Không cần ngắm, tôi kẹp trung
liên vào nách xiết cò. Cả 5 tên chết gục tại chỗ. Từ khắp nơi quanh pháo
đài, địch tràn lên đông như kiến, chỉ thấy màu xanh của những bộ quân
phục vải Tô Châu ùn ùn chuyển động. Chúng đã chiếm được nóc pháo đài,
bốn năm tốp đang vội vã đặt đại liên quay về phía tôi.
Không thể trụ
lại được ngoài chiến hào, tôi vừa bắn vừa lùi cho đến khi hết đạn. Còn
quả lựu đnạ cuối cùng, tôi cầm tay, nếu chúng xông vào bắt sống, tôi sẽ
giật chốt an toàn và ít ra cũng dăm bảy thằng cũng phải chết. Tới cửa
pháo đài, tôi co chân đạp tấm gỗ dày lệch nghiêng. Tôi là người cuối
cùng vào được đường hầm an toàn. Địch chiếm pháo đài, lúc đó khoảng hơn 5
giờ chiều*.
Đường hầm dẫn vào pháo đài tối quá, không nhìn thấy gì, 2
đồng chí đã vào trước ôm lấy tôi, sờ khắp người không tháy bị thương
vội kéo đi. Mới bước được mấy mét địch đã xông tơi cửa hầm nhưng không
đứa nào dám vào, chỉ quăng lựu đnạ và xả súng máy bắn xuống.
Lực
lượng ta còn rất ít. Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50
đồng bào. Hầu hết là đàn bà trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên
tránh đnạ pháo từ sớm ngày 17. Đồng bào đã giúp chúng tôi nấu cơm, tiếp
đnạ, săn sóc thương binh. Nhiều người ra chiến đấu cùng chúng tôi và hy
sinh anh dũng. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi
đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sông và mấy lít nước cạn dưới đáy phi.
Trong
pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng
đi vì khát nước, khát sữa. Một đồng chí thương binh nào đó đau quá đã
cố nén nhwung tiếng rên vẫn bật ra. Màu máu tanh tưởi, mùi phân, mùi
nước giải hôi thối nồng nặc. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào 1
góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng "Ầm...!
...Ầm!" 2 tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó
hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc
cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo :
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi !
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi ! AI có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một
giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa
rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái
rồi lịm. Tôi bò sợ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch
nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác. Quan ánh lửa tôi thấy đàn bà trẻ
em nằm la liệt, co quắp, giãy giuạ. Một thứ khói gì rất lạ ộc vào họng
cháy bỏng và lửa cháy bừng bừng. Địch phun hơi độc hoá học và phun xăng
xuống đốt, tôi thoáng nghĩ rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá.
Tiếng nổ vẫn ầm ầm. Máu ựa ra từ miệng, từ mũi, từ tai. Tôi bò đi sờ
trong đống xác người nằm co quắp ấy xem có ai còn sống không. Tấ cả
dường như đã chết. Tới 1 góc tường tôi sờ thấy 1 người còn sống. Qua
giọng nói thều thào, yếu ớt tôi nhận ra Hùng. Hùng bị thương vào đùi máu
ra nhiều nển ất mệt. May Hùng to, thể lực tốt, vết thương nhẹ ở phần
mềm thôi, nếu không chắc đã chết. Lần sờ bò qua mấy xác chết không rõ
của ai, chúng tôi tháy còn sống : Hà Văn Chiết, Bùi Duy Thanh, Nguyễn
Đoan Hạnh, Trần Cường, Nguyễn Văn Năm, Phạm Văn Chiến và mấy đồng chí
nữa. Họ nằm gục vào 1 góc tường ẩm ướt.
Mệt quá, tôi ngất lịm đi từ
lúc nào. Khi tỉnh dậy thấy xung quanh im ắng một cách ghê sợ. Một cmả
giác chết chóc, alnhj lẽo khiến tôi rùng mình. Không khí loãng ra, dễ
thở hơn. Lúc này là ban ngày hay ban đêm ? Chúng tôi đã nằm trong pháo
đài bao lâu rồi ? "Đoành !...Đoành !..." thỉnh thoảng địch mới lại thả
xuống 1 quả lựu đạn cay. Có lẽ chúng tôi đã hy sinh gần hết, chỉ cần
giết nốt những ai còn ngắc ngoải bằng mấy quả lựu đạn. Tôi tỉnh hẳn, khẽ
gọi :
- Có ai còn sống không ?
- Còn.
- Còn.
-...
Ba bốn
người lên tiếng. Chúng tôi bò lại gần nhau. 13 đồng chí còn sống, trong
đó có mình Hùng bị thương. Đồng chí Chiến là bí thư chi Đoàn và là
người đảng viên duy nhất chủ trì cuộc họp. Bọn Trung Quốc xâm lược dã
man trả thù bằng cách giết chúng tôi, hèn hạ hơn chúng bắt chúng tôi
phải chết dần, chết mòn quằng quại trong đau đớn dưới đáy sâu tăm tối
của pháo đài. Chúng tôi bàn nhau phải bằng mọi cách vượt ra, phải sống
mà trở về để tố cáo tội ác này cho mọi người biết và để tiếp tục chiến
đấu. Nhưng ra bằn cách nào ? Đường hầm bị phá sập, thành pháo đài lại
dày. Chúng tôi quyết định khoét đất đá trong đường thông hơi chui ra.
Đường thông hơi này lớn hơn tất cả xây bằng gạch nối từ đáy tầng cuối
cùng của pháo đài (đường kính 60 phân dài khoảng hơn 30 thước) xuyên
chéo trong lòng đất chui ra ngoài sườn đồi. Cửa đường ống đó được đặt
trong 1 lô cốt tường cũng xây bằng gạch. Nhưng cái lô cốt này đã bị phá
hủy từ khi phát xít Nhật đánh sang, bởi thế đất đá đã đổ xuống lấp kín.
Chúng tôi quyết định đào thông và chui ra bằng lối đó, công việc thật vô
cùng vất vả. Chúng tôi lần lượt thay nhau đào. Đường ống nhỏ, chỉ 1
người chui vào được, dùng mũi xẻng chọc gnược lên cho đất tơi ra, đùn
qua dưỡi bụng, lấy 2 chân đạp đạp xuống. và những người khác lại dùng 2
tay cào cào đảy ra nền pháo đài. Đường hầm tối như bưng và ngột ngạt rất
khó thở. Tôi đào. 2 cánh tay nhức buốt. Đầu đau nhói như có ai dùng dùi
xoáy vào thái dương. Mệt muốn gục xuống, tôi vẫn cố. Cho tới khi tay
không giữ nổi cán xẻng nữa, đầu nặng quá không sao cất lên được, tôi gục
xuống ngất đi. Không biết anh em đã chui vào kéo tôi ra từ lúc nào.
Tỉnh dậy tôi khát quá. Khát tơqí cháy cổ. Lưỡi cứng lại, khô rát. Không
có tí nước bọt nào, muốn nói mà không sao nói được, chỉ ú ớ. Tôi sờ
soạng mò tìm cái bát sắt hy vọng có chút nước nào anh em mới dè sẻn rót
ra để dành cho chăng, nhưng chỉ thấy chiếc bát khô khốc. 5 cân mì sống
và mấy lít nước chúng tôi dùng hết sức tằn tiện cốt đê cầm hơi, khỏi
chết thôi, tới nay đã hết. Tôi bò tới 1 góc tường, ở đấy hơi người, hơi
xác chết bốc lên đọng lại thành từng hạt nước li ti, chỉ đủ làm cho mặt
ngoài của tường ẩm lạnh. Tôi cố há to miệng, thè lưỡi liếm những hạt
nước li ti đó. Thật ra nước cũng chẳng đủ ướt đầu lưỡi nhưng dù sao nó
cũng man mát làm cơn khát phần nào dịu lại. Tự nhiên cái sáng kiến ấy
của tôi được anh em coi như một phát minh. Thế là lần lượt cứ sau một
đợt chui vào ống moi đất, chui ra chúng tôi lại bò tới chỗ này đặt lưõi
vào tường "uống khan" như thế. Xác đồng đội và đồng bào bị chúng giết
hại đã lên mùi. Không có nới chôn cất, chúng tôi phân công 6 đồng chí
tiếp tục đào đuwòng ống, còn lại chuyển tất cả thi hài của các tử sĩ và
đồng bào ta lên tầng thứ nhất của pháo đài, sửa sang áo quần và tư thế
nằm cho thoải mái. Nỗi đau đớn và thương xót đồng bào đồng chí, sự căm
hờn đến cực độ trước hành động tàn ác của bọn Trung Quốc xâm lược khiến
chúng tôi lặng đi, răng nghiến chặt, càng hun đúc trong lòng chúng tôi 1
quyết tâm sắt đá không gì chuyển nổi : phải sống, trở về đơn vị để tiếp
tục chiến đấu, để bắt lũ giết người man rợ đó phải trả món nợ này.
Sức
chúng tôi mỗi lúc một kiệt. 5 đồng chí gục xuống không còn gượng dậy
được nữa chỉ nằm thoi thóp thở. Còn lại vẻn vẹn có 8 người : tôi, Chiết,
Chanh, Hạnh, Cường, Năm, Dũng và Hùng. Hùng bị thương không chui vào
đường ống được nhưng anh rất hăng hái, vui vẻ động viên chúng tôi. Hùng
mới 22 tuổi, quê Hà Bắc, học dở lớp 9 anh tình nguyện đi bộ đội và được
chuyển sang công an vũ trang. Khát nước khô cổ, giọng nói chỉ thều thào
thôi, nhưng đôi khi Hùng vẫn hát cả một đoạn ca quan họ Bắc Ninh cho
chúng tôi nghe. bài hát nói về một vùng quê đầm ấm, một cuộc hẹn hò
trong đêm trăng. Tôi người dân tộc Nùng nhưng gia đình lại ở gần thị
trấn nên được nghe, được đọc nhiều về các vùng quê trù phú miền xuôi.
Tôi
mới lấy vợ. Vợ tôi yêu và thương tôi lắm. Nghe Hùng hát tôi nhớ vợ quá.
Tôi nghĩ bụng phải sống, nhất định pjải sống để trở về đơn vị chiến đấu
trả thù bọn xâm lược Trung Quốc rồi xin phép thủ trưởng Ý về với vợ mấy
hôm. Tự nhiên tôi thấy khoẻ thêm, cứ lấy tay mà cào đất đá. Mặc dầu cả
10 đầu ngón tay đã toét ra, có ngón bật cả móng thế mà tôi chẳng thấy
đau gì lắm.
Đêm ấy tôi mệt quá đang nằm thiếp đi thì thấy đồng chí Chiết khẽ lay lay gọi :
- Phi-ao ơi, đường ống thông rồi. Ra thôi !
*
: 1 hồi ức khác của đ/c Nông Thanh Phi-ao có hơi khác (theo tôi có lẽ
lỗi do các tác giả). Cộng với một vài kí sự có nói đến chuyện quân ta tổ
chức mở đường máu phá vây ở pháo đài Đồng Đăng, có thể phỏng đoán là
chỉ có một bộ phận phá vây thành công, số còn lại bị kẹt trong pháo đài,
trong đó có đ/c Nông Thanh Phi-ao.
Tôi sướng quá choàng dậy. Đường ống thông
thật rồi ư ? Bây giờ nên thế nào ? Địch còn bao vây kín, phải bí mật mà
ra, phải lợi dụng bóng đêm lừa chúng mà thoát. Tôi bàn để tôi và Hùng ra
sau cùng, 6 đồng chí cứ ra trước đừng đợi nhau, ra đông dễ lộ. Đặc biệt
phải nghe ngóng, thận trọng. Sau khi Chiết, Chanh, Hạnh, Cường, Năm và
Dũng ra được rồi, tôi và Hùng mới ra. Chân trái đau Hùng bò rất khó
khăn, tôi cứ phải từ phía sau đẩy anh nhoài từng tí "Cố lên Hùng ơi ! Cố
lên sắp sống trở về rồi !". Tôi thì thào động viên Hùng, Hùng chỉ thở ì
ạch không trả lời, tôi biết anh mệt và đau lắm. Cố nhoài, cố nhoài, cả 2
chúng tôi cùng mệt, thở như kéo bễ. Bỗng Hùng khẽ kêu lên :
- Đây rồi ! Chà...à...
Cùng
lúc đó một luồng không khí mát lạnh ngọt ngào ùa vào mũi tôi. Sướng
quá. Tôi dạng 2 chân vào thành cống giữ cho người chắc đẻ Hùng đạp chân
phải vào đầu tôi, rướn người chui lên. Cố ! Cố tý nữa đi ! Đươc rồi.
Hùng nằm vật bên miệng ống, thở.
- Không việc gì chứ ?
- Sống...rồi.
Hùng
còn mệt không thể đi ngay được. Để cậu ấy nằm đó, tôi bò ngược vào pháo
đài sờ lại xem có đồng chí nào còn sống thì đưa ra nốt. Tối quá, tôi
lần tới từng góc sờ tìm nhưng không ai còn sống. Tôi đứng dựa vào tường
bùi ngùi ứa nước mắt. Lòng đau thắt, cổ nghẹn tắc, tôi thì thầm : "Các
đồng chí và đồng bào ở lại. Chúng tôi ra trước để trả thù. Rồi chúng tôi
sẽ vào đưa các đồng chí và đồng bào ra sau".
Ra khỏi đường ống ngầm,
tôi và Hùng nối nhau bò trường xuống chân đồi. Lúc ấy độ 12 giờ đêm.
Lạnh, khát, vừa bò chúng tôi vừa há miệng hớp lấy những hạt sương li ti
đọng trên ngọn cỏ, mắt nhìn khắp mọi phía, tai chăm chú nghe ngóng. Đó
đây bập bùng dôi ba đống lửa cháy nơi bọn địch đang tụ tập giết lợn, mổ
trâu và tranh nhau các thứ vừa cướp được. Chúng tôi bò ngoằn ngoèo tránh
xác những tên giặc nằm ngổn ngang. Mùi tanh hôi xốc lên nôn nao, buồn
nôn quá. Thì ra bọn Trung Quốc không những dã man với đồng bào ta mà
ngay đối với đồng đội, chúng cũng chẳng thương xót gì. Bao nhiêu tư
trang trong nguwòi những tên xấu số đã bị đồng bọn moi hết, còn xác
chúng thì vẫn nằm phơi trên mảnh đất xa lạ đầy sỏi đá làm mồi cho ruồi
bâu, quạ mổ và ròi bọ đục khoét. Đêm yên tĩnh hơn. Đôi khi dội lên vài
tràng đại liên vu vơ hoặc mấy quả đạn pháo cỡ nhỏ. Tới 1 dòng suối, cả 2
đứa khoái quá, uống cho một chập thoả thích bõ những ngày khát cháy
họng trong pháo đài, rồi lại bò đi. Gần sáng rồi, phải rẽ theo hướng nũi
đá tìm chỗ lánh tạm. Khỏi cầu Pá Mật, tới rừng tre thưa, tôi kiếm cho
Hùng 1 cây gậy thật chắc vừa để chống vừa để làm vũ khí. 2 đứa lại dìu
nhau đi. Qua chân đồi gặp một mảnh vườn nhỏ còn mấy bụi sắn. Tôi nhổ lên
được 4 củ. Mừng quá chúng tôi lau sạch đất dùng răng bóc vỏ rồi nhai
liền. Chao ôi, sao mà ngon mà ngọt vậy, ăn đến đâu tỉnh táo và khoể ra
đến đấy. Đến một khe đá, trên có nhiều bụi cây rậm rạp che khuất chúng
tôi nằm đó nghỉ. Bấy giờ đã sáng rõ. Mặt trời nhợt nhạt ốm yếu nhô lên
và sương mù tan dần. Tôi băng lại vết thương cho Hùng. Đạn xuyên qua
đùi, mất nhiều máu da Hùng tái xanh và mệt mỏi lắm. Đặt Hùng nằm lọt vào
giữa khe đá, tôi đứng dậy vén lá cây quan sát. Từ trên cao tôi có thể
nhìn rất rộng, rất xa. Cả một vùng dân cư bị tàn phá hết. Địch đông
nghịt 2 bên đường 1B và lố nhố trên các đỉnh cao xung quanh.
Chúng tôi nằm ôm nhau trong khe đá, cố ngủ lấy một giấc cho lại sức.
Đêm
xuống, chúng tôi lại dìu nhau đi. Tới chân núi, thấy 1 cây chuối rừng
gãy gục, tôi bóc hết bẹ lấy cái ruột nõn chia nhau. Đắng, chát quá không
thể nào nuốt nổi, đành vứt đi rồi lại bò tiếp, vượt qua đường 1B xuống
khu ruộng bậc thang.
Tưởng có thể lợi dụng địa hình cao thấp khác
nhau thì dễ tránh địch, nào ngờ cái chân của Hùng đau quá không đi nổi,
cũng không bò nổi. Cứ một lúc cả 2 đứa lại trượt hẫng ngã lộn nhào từ
trên cao hàng mét xuống và Hùng cố nén chịu đau, ôm chân quằn quại. Một
lần, 2 đứa vừa bò tới 1 góc bờ ruộng thì thấy 1, 2 rồi 3 bóng den đi
tới. Địch hay ta ? 2 đứa nín thở nằm ép vào mô đất cạnh một bụi cỏ và
nghe tiếng chúng nói xì xồ với nhau. À, tụi thám báo. Tên thứ 3 suýt đạp
vào đầu tôi. Lúc đó tay tôi đã cầm sẵn quả lựu đạn-quả lựu đnạ tôi vẫn
giữ từ trận đánh cuối cùng truwóc khi địch chiếm pháo đài-và Hùng nắm
chắc đầu gậy sẵn sàng chiến đấu. Địch đi, chúng tôi lại bò, và lại ngã.
Thấy đã khuya lắm rồi mà 2 đứa vẫn quanh quẩn trèo lên ngã xuống trong
cái khu ruộng bậc thang lầy lội này, Hùng ôm lấy tôi giọng xúc động :
-
Phi-ao ơi, Hùng không đi nổi đâu. Dắt díu nhau thế này cả 2 cùng chết.
Phi-ao nhường cho Hùng quả lựu đạn, mình sẽ nằm lại đây, đợi sáng nếu
bọn địch phát hiện hò nhau ra bắt sống, Hùng sẽ thí mạng cùng chúng nó.
Còn Phi-ao cố tìm về đơn vị nói với các đồng chí trả thù cho anh em và
đồng bào đã hy sinh.
Tôi ôm lấy Hùng, nghẹn ngào :
- Phi-ao không bỏ Hùng đâu. Nhất định thế. Cố lên Hùng ơi, ôm lấy cổ để Phi-ao cõng.
Giằng
co mãi Hùng mới chịu để tôi dìu đi. Độ 2 giờ sau chúng tôi gặp một lối
mòn. Lối mòn đó dẫn vào một bãi cỏ rộng, nhấp nhô những bụi cây sim, cây
mua cao ngang bắp chân. Đi tới gần giữa bãi chúng tôi mới nghe thấy
tiếng người và nhiều bóng đen cựa quậy. Cả 2 cùng dừng lại. Ngay phía
trái, cách chúng tôi chỉ hơn 1m, có 3 tên địch đang nằm ngửa. Phát hiện
ra chúng tôi, 1 tên vùng dậy vớ lấy súng quát lớn :
- Xuẩy (Ai) ?
Lộ
rồi, tiến thoái lưỡng nan, chỉ còn cách chiến đấu. Tôi nhảy chồm đến,
đạp quả lựu đạn vào đầu nó. Nó kêu rống lên. Xung quanh tôi tất cả rùng
rùng chuyển động. Tiếng kêu hốt hoảng lan đi. Những loạt súng nổ dài.
Địch báo động, chạy tán loạn như đèn cù. Lợi dụng lúc nhốn nháo đó tôi
vớ lấy chiếc mũ lưỡi trai của địch đội lên đầu và trà trộn vào đám hỗn
quân hỗn quan ấy. Bắn loạn xạ một lúc, bọn chúng chửi bới nhau ầm ĩ rồi
lại nằm lăn ra ngủ. Tôi cũng chọn một chỗ gần bụi cây mua, nằm xuống.
Độ
hơn 1 giờ sau khi chúng đã ngủ say như chết tôi mới lặng lẽ lẻn đi, chỉ
tiếc không xoáy được 1 khẩu súng nào vì khi ngủ chúng nó ôm chặt quá.
Tôi quay lại tìm Hùng nhưng không thấy Hùng đâu. Bò hết bụi cây này sang
bụi cây khác vẫn không thấy. Có lẽ Hùng bị nó bắt rồi chăng ? Hay Hùng
đã hy sinh ? Liệu Hùng có thoát được không. Tôi vừa lo, vừa thương, nước
mắt rưng rưng. Tôi bò về phía dãy núi đá phía tây. Tới chân núi thì
trời sáng hẳn. Thấy phía trước có 1 ngôi nhà lá, tôi bò đến, may ra kiếm
cái gì ăn được. Đói và mệt quá ròi. Bò tới nơi thấy cửa khoá, chủ nhà
chắc đã chạy đi xa. 2 lần tôi định nâng cửa lách vào nhưng đắn đo alị
thôi. Người Nùng chúng tôi coi chuyện ăn cắp xấu như giết trẻ con. Mà kỉ
luật bộ đội cũng cấm không được lấy của dân. Tôi không muốn ăn cắp, bò
trở ra, qua gian chuồng trâu bỏ trống tôi thấy có 3 cái ngọn mía non
trâu ăn dở đã héo quắt nằm lẫn trong đám cỏ úa. Đói quá, thèm quá tôi
nhặt, lau sạch đưa lên miệng nhai. Bỗng có bóng người. Tôi giật mình
nhìn xuống thấy 3 tên lính Trung Quốc đang vẫy tay ra hiệu bắt sống tôi.
Thì ra nó nhìn thấy và theo dõi tôi từ lâu. Vứt vội 2 ngọn mía, tôi vớ 1
hòn đá ném tới rồi co chân chạy theo 1 khe đá ngược lên núi. Địch tưởng
lựu đạn nằm gục mặt xuống. Khi tôi chạy được một quãng chúng mới hò
nhau đuổi. Chúng không bắn mà định bắt sống tôi. Vốn dân miền núi tôi
chạy rất nhanh. Nhiều mỏm đá dốc và sắc nhọn, tôi bám chặt và nhún mình
leo qua. May sao tới 1 cái hang nhỏ, tôi giả vờ rẽ ngoặt sang 1 mô đá
phía trái nhưng lại bí mật chui tọt vào cửa hang nấp vào 1 hõm đá rất
kín. Địch troè lên tới nơi thì mất hút tôi. Ngay lúc đó từng loạt đại
liên từ quả núi bên cạnh nhằm 3 tên địch bắn tới. Chúng hốt hoảng kêu
nhau tháo chạy. Tôi mừng quá. Đoán chắc có quân ta ở gần đây, tôi chui
ra khỏi hốc đá bò tới 1 cái hang khác nằm thở. Vfa đêm ấy cứ theo hướng
quả núi trước mặt tôi lần đi.
Độ 11 giờ khuya, nấp trong bụi cây tôi nghe có tiếng nói chuyện rồi 6, 7 người hiện ra. Họ đang khiêng cáng vật gì.
- Có phải bộ đội ta đấy không ?
- Bộ đội ta đây. Đồng chí là ai ?
- Tôi là công an trên pháo đài Đồng Đăng về đây.
- Pháo đài Đồng Đăng à ? Thật không ? Nghe nói bọn chúng phun hơi độc vào giết hết anh em và đồng bào ta rồi cơ mà ?
- Đúng. Chúng nó muốn giết nhưng chúng tôi không chịu chết.
1
đồng chí dừng lại bắt tay tôi. Thì ra nah em đi cáng tử sĩ của ta về
chôn cất. Lòng tôi bỗng thấy ngùi ngùi khi nhớ tới các đồng chí của tôi,
tới gần 50 đồng bào bị bọn xâm lược giết hại. Tôi nhớ 6 đồng chí ra
trước và nhớ Hùng. Các đồng chí còn sống không ? Bây giờ ở đâu ? Một nỗi
buồn thương bao trùm. Tôi im lặng bưóc đi.
1 giờ đêm hôm ấy chúng
tôi về tới nơi đóng quân của đơn vị bộ đội và sau đó 2 giờ tôi được đi
cùng với 30 thương binh về trạm quân y tiền phương của F3.
Và tình cờ tôi đã gặp hùng ở đây.
Vừa
gặp đã chia tay. Thời gian ngắn ngủi quá chúng tôi không nói được gì
với nhau. Tôi cũng không kịp hỏi Hùng đã thoát chết trở về bằng cách nào
sau cái đêm lạc nhau ấy.
Xe ô tô đã chạy khuất từ lâu mà lòng tôi vẫn cồn cào xốn xang đầy xúc động.
Kì tích áo chàm, NXB Văn hoá 1979.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét