Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Không được đụng đến VN (tiếp 4)

Bệnh viện Lạng Sơn còn lưu giữ nhiều bệnh án của những đồng bào và chiến sĩ biên phòng bị lính Trung Quốc đâm chém. Anh Lương Văn Hùng dân tộc Nùng quê xã Bảo Lâm, huyện văn Lãng thấy bộ đội biên phòng Trung Quốc vi phạm khu vực đường sắt ở đồi Cò Mìn giữa mốc 19 và 20 đã tới can ngăn, giả thích và yêu cầu bộ đội biên phòng Trung Quốc rút về nước, liền bị họ dùng lưỡi lê súng CKC đâm vào ngực. Anh Nguyễn Công Bảy, chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan bị thương phần mềm ở chân phải do bị lính Trung Quốc dùng búa đánh. Anh Phạm Ngọc Hào, chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan bị công an Trung Quốc hành hung đánh vào đỉnh đầu bên phải, vết thương sâu 2cm, khuỷu tay phải và gối chân sưng to...

Tính từ ngày 20-3-1974 đến 24-9-1977, phía Trung Quốc đã vi phạm biên giới Việt Nam ở đoạn đường sắt cạnh đồn Hữu Nghị Quan 2032 lần. Trong vòng 3 năm, trên 1 đoạn biên giới 30km, trung bình cứ 4 ngày phía Trung Quốc gây rối 1 lần. Đồng bào và chiến sĩ đã bền bỉ và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, dù phải đổ máu vẫn không lùi bước.

Năm năm trước, khi bọn bành trướng Bắc Kinh gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn, máu đồng bào và chiến sĩ ta đã đổ trên cửa khẩu Hữu Nghị để chặn đứng âm mưu chiếm đất của chúng.

Bọn bành trướng Bắc Kinh có một kiểu leo thang riêng, khác với chiến lược leo thang mà tên giáo sư Hơ-man Can đã gà cho Giôn-xơn và Ních-xơn. Đế quốc Mĩ bắt đầu chiến trnah từ nấc một bằng cuộc tập kích đường khong ngày 5-8-1964 đến nấc cuối cùng vào dịp Noel 1972, trước sau chỉ có bom và bom. thời gian leo thang không quá 8 năm 4 tháng.
Với mưu đồ bành trướng về phương Nam mà mục tiêu đầu tiên là nước ta, bọn phản động Bắc Kinh đã học cái tài biến hoá của Tôn Ngộ Không. bắt chước tôn Ngộ Không, bọn Đại hán có thời kì cố gìm cơn khát bành trướng, khoác cái áo màu đỏ, đóng vai bạn bè cách mạng để cổ vũ Việt Nam chống đế quốc, giữ gìn phên dậu phía nam cho chúng. Đên một lúc nào đó, chúng thoắt biến thành một mẹ mìn ngon ngọt dụ ta bắt tay với quỷ. Không xong, chúng liền tạo ra bày nhặng "nạn kiều" để quấy rối, phá phách. Cuối cùng, chúng hiện nguyên hình là kẻ thù độc ác, nham hiểm và tàn bạo, trắng trợn tiến quân xâm lược Việt Nam. Không khác những bộ ặmt hoá trang trên sân khấu kinh kịch, kẻ thù của chúng ta thay đổi đủ màu sắc trên cùng một khuôn mặt : đỏ, vàng, trắng, xám và đen.

Cách đây vài chục năm, phía Trung Quốc phát động phogn trào trồng cây suốt dọc biên giới 2 nước. Những rừng thông, hpi lao, bạch đàn, cao sư tạo nên một "bức tường xanh". Điều đầu tiên các chiến sĩ biên phòng Việt Nam lưu ý là "bức tường xanh" ấy chỉ chiếm một dải mỏng. Phía sau nó, sâu vào nội địa Trung Quốc dăm bảy chục cây số, đồi trọc cằn cỗi chạy giăng giăng chẳng ai thèm cắm xuống một cây, thế mà ở đoạn mốc 21, thuộc địa phận xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, họ đã trồng lấn sang đất Việt Nam hàng trăm hecta. Nhân dân địa phương cùng các chiến sĩ biên phòng Hữu Nghi Quan kiên quyết phản đối khiến chủ tịch huyện Bằng Tường phải xin lỗi bà con Việt Nam và đổ tội cho "công nhân lâm nghiệp Trung Quốc không thuộc địa lý" (!). "Bức tường xanh" có đặc điểm là biết di chuyển về phương nam. Hàng năm gió đưa hạt giống theo gió mùa đông bắc bay xa. Cây non mọc đến đâu người ta vạch đường biên giới tới đó. Đồng bào và các chiến sĩ biên phòng đã nhận ra đó là âm mưu chiến đất. chưa hết, "bức tường xanh" còn là màu ngụy trang che dấu mọi hành động lén lút. chúng xây dựng công sự, bố trí quân đội cùng các loại hoả lực... Nhưng chúng không che mắt được chiến sĩ ta.

Mờ sáng ngày 17-2-1979.
Hàng trung đoàn quân Trung Quốc xâm lược không đi qua cửa Hữu Nghị Quan mà chọc thủng "bức tường xanh" ở phía đông. Rồi từ điểm cao kéo Lạc vài đánh tràn xuống bản Cò Luống, Nà Pàn. Chúng đã bị lực lượng của ta giáng trả bất ngờ. Các cụm xe tăng, nơi tập trung bộ binh lẫn trận địa cối, ĐKZ bố trí cố định trên các điểm cao ẩn trong rừng thông đều bị các chiến sĩ Hữu Nghị Quan ghìm đầu ngay từ khi chúng mới khởi chiến. Bọn bành trướng quả đã xây dựng một kế hoạch trường kì, nhưng chiến sĩ biên phòng ta đã kiên trì theo dõi suốt 20 năm, luôn luôn cảnh giác, không bị bất ngờ. Các chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan vào trận đĩnh đạc, quả cảm và thông minh. Suốt tuần lễ đầu tiên nổ ra cuộc chiến trnah xâm lược của giặc Trung Quốc, tôi lắng chờ từng mẩu tin chiến sự, hiếm hoi đến sốt ruột. Ngay khi trận đánh xảy ra, đơn vị biên phòng Hữu Nghị Quan bị cắt đứt mọi liên lạc với tuyến sau. Khi trung đội phó Hoàng Văn Lương chỉ huy đơn vị chốt ở Nà Pàn đánh lui đợt xung phong đầu tiên của bộ binh địch từ Kéo Lạc Vài đổ xuống thì xe tăng địch đã vượt qua mốc 16 tràn vào thị trấn Đồng Đăng. Thế trận của các chiến sĩ ta thật hiểm nghèo. Ngày thường, bọn địch đóng trên đỉnh núi đá cao ở phía tây có thể nhìn rõ mọi ngọn đồi thấp ở phía ta. Nói theo cách của chiến sĩ thì "chúng nó có thể nhìn tận đáy chiến hào của mình". Tôi không hình dung nổi các chiến sĩ chốt trên đồi Pò Cốc Púng-còn gọi là đồi Lê Đình Chinh, ngọn đồi có đường biên giới chạy qua đỉnh- làm sao chống chọi nổi trận mưa pháo cối như đánh đáo xuống chiến hào. Tôi không hình dung nổi các công sự của ta trên đồi 371 làm sao chịu thấu hoả lực bắn thẳng của những khẩu ĐKZ địch đặt sát cửa Hữu Nghị Quan.

Sau trận đánh, người đầu tiên tôi gặp lại là đồn trưởng Mươi. Anh bị thương ở chốt Nà Pàn vào lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhất. Vẫn giọng sôi nổi quen thuộc, anh nói :
- Chúng tôi chẳng dại gì mà cụm lại ở đồn chính, nằm một chỗ giơ lưng cho địch nện. Mình phải lừa miếng mà diệt nó chứ. Chúng tôi bung ra khắp địa bàn. Vì vậy mặc dù hoả lực phủ đầu của chúng nó ác liệt thật nhưng chúng tôi tránh được cả. Đến lúc chọi nhau với bộ binh và xe tăng địch, anh em đánh chững chạc lắm. Đơn vị tiêu diệt non 400 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 2 xe quân sự, giết 5 con ngựa, bắt 1 con, thu 1 trung liên, 5 AK, 3 CKC, 1 ống nhòm và 1.200 viên đạn.

Về sau, tôi không ngờ gặp lại hầu hết những gương mặt quen thuộc. Hồi người Hoa kéo đi Trung Quốc bị ùn lại ở cửa khẩu, phía Trung Quốc đã xúi dân chặt trụi cây trên một phần ba mặt đồi 371. Chúng đã tính đến chuyện phát quang xạ giới khá sớm. Tiếp đó lính địch ùn ùn kéo lên ngọn đồi đối diện với đỉnh 371. Hai bên cách nhau 150m. Họ cho quân đào công sự, chở gỗ và bao tải đất đến, rầm rập suốt ngày đêm rồi trắng trợn uy hiếp chiến sĩ ta. Hàng ngày địch chĩa ống nhòm, quay nòng pháo sang phía Việt Nam. Các chiến sĩ biên phòng ta cũng đào hào, cũng cấu trúc công sự, cũng cài mìn trên các lối mòn, bãi rậm. Hẳn kẻ địch đánh dấu trên bản đồ không sót một mục tiêu nào.Hẳn không một hoạt động nào bên này lọt khỏi con mắt xoi mói của chúng. Và lực lượng nhỏ nhoi chốt trên đồi 371 kia khó tồn tại sau đợt pháo cấp tập đầu tiên của quân Trung Quốc xâm lược. Ấy thế mà điều bất ngờ đã xảy ra. 30 phút mở màn trận đánh trong lúc pháo các cỡ của địch tập trung bắn như giã giò xuống các công sự nằm lồ lộ trên đỉnh đồi 371 thì các chiến sĩ ta đã ung dung ẩn mình ở những vị trí bí mật lưng chừng đồi. Sau quả đấm thép nện vào không khí, 2 đại đội bộ binh địch xông lên đồi, liền vấp ngay hoả lực bắn trả của tiểu đội chốt quân số còn nguyên vẹn. Trận đánh không cân sức kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Ngọn đồi bị vây kín cả vòng trong vòng ngoài. Sợ các bãi mìn và bẫy của ta, địch di chuyển trên sườn đồi rất thận trọng và dè dặt. Chính cái mẹo nghi binh đơn giản của chiến sĩ ta đã đánh lừa chúng.

Trung sĩ Tạ Văn Đạo là tiểu đội phó, bố trí trên đồi Lê Đình Chinh. Vì đường biên giới chạy qua đỉnh đồi nên khi bộ binh địch tràn sang, 2 bên đánh giáp lá cà luôn. Đạo phát hiện ra 1 mũi quân địch đã thọc qua mốc 17 và đánh vu hồi sau lưng đơn vị, anh nhanh chóng tổ chức một tổ chặn lại. Cho đến khi bị thương Đạo đã diệt được 9 tên. Trong sương mù giăng giăng và khói đạn mù mịt, màu quần áo 2 bên lại giống nhau, các chiến sĩ ta trà trộn vào đám quân địch hỗn độn rồi lần lượt rút ra ngoài. Riêng Đạo, anh đi hẳn sang đất Trung Quốc. 21 giờ ngày 17-2 anh đã bám theo 1 chiếc xe quân sự của địch trở về bên này biên giới và nhảy xuống Đồng Đăng, tìm đường về vị trí mới của đơn vị.
Trường hợp của trung sĩ La Văn Đồng người dân tộc Nùng lại có nét khác. Đồng là khẩu đội trưởng đại liên được phái ra trận địa ở mốc 23 từ mồng 3 tết âm lịch. Sau trận đánh ngày 17-2, anh cùng một số đồng đội lui về Khuổi Tao, rồi men dưới chân điểm cao 811 đi về hướng Đồng Đăng. Nửa đêm 21-2, Đồng lọt vào khu vực thị trấn, nghe tiếng súng nổ ran quanh pháo đài, Đồng biết anh em ta còn trụ lại trên đó nên bỏ ý định tìm đường về tuyến sau. Anh lần theo khe suối băng qua đường sắt, hướng về pháo đìa. Lửa cháy rực trời trên sân ga và các phố xá xung quanh. Đồng len lỏi được đến cầu Pắc Mật thì gặp 1 tổ 6 đồng chí bộ đội chốt ở mỏm 5. Họ dẫn anh vào trong pháo đài. Đồng tham gia chiến đấu 2 ngày đêm ở đây trong hoàn cảnh thiếu lương thực, đạn dược, địch tấn công liên tục và dữ dội. Đêm 24-2, Đồng lại cùng đồng đội mở đường máu, phá vây lần thứ hai, trở về đơn vị ở tuyến sau. Khi tôi hỏi Đồng có điều gì lo lắng giữa những ngày chiến đấu căng thẳng ấy không, anh chỉ cười.
Chuyện kể của Tạ Văn Đạo, La Văn Đồng và nhiều chiến sĩ khác giúp tôi hình dung ra gần như trọn vẹn cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở cửa quan Hữu Nghị. Những gương mặt chiến sĩ trẻ măng và tràn đầy khí phách cứ in đậm nét trong tâm trí tôi. Tôi biết họ đã chuẩn bị cho trận đánh trả quyết liệt này từ lâu lắm. Họ biết rõ kẻ địch điều động hàng quân đoàn chủ lực áp sát biên giới từ đầu. Họ biết rõ lực lượng xe tăng, pháo binh địch chuẩn bị cho cuộc xâm lược không phải ít. họ biết rõ họ ở vào một vị trí mà mọi toạ độ đã được kẻ thù tính sẵn phần tử bắn. Thế nhưng họ không hề sợ trước sức mạnh vật chất và tàn bạo của kẻ thù.

Có phải những dấu tích lịch sử 4.000 năm bảo vệ Tổ quốc ở tận địa đầu biên giới ấy, nào miếu mạo, bia đá, nào giếng khơi.... đã ghi nhận tính chất trường tồn của 1 dân tộc bất khuất đã nung nấu ý chí họ, thôi thúc họ vững tay súng đánh trả quân xâm lược ? Có phải hào khí người xưa trong câu thơ cổ :
"Đại hành thống lĩnh quân ta
Cờ lên Nam Ải cờ ra Bạch Đằng"

mà mỗi chiến sĩ Hữu Nghị Quan đều thuộc lòng và có phải 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt :
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
được viết thành chữ vàng trên nền đỏ treo chính giữa nhà câu lạc bộ đồn biên phòng đã nhắc nhở họ quyết đem tính mạng ra giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc ?

Mới đây thôi, liệt sĩ Lê Đình Chinh trong cuộc đối đầu với bọn côn đồ Bắc Kinh đã ngã xuống trên ngọn đồi biên giới Pò Cốc Púng. Tấm gương rực lửa anh hùng ấy phải chăng mãi mãi chói ngời trong trái tim những chiến sĩ biên phòng đang bám trụ trên chính ngọn đồi ấy từ đây mang tên người anh hùng ? Trước đây, kẻ thù của chúng ta thay hình đổi dạng, biến hoá đủ màu sắc nhưng không thể đánh lừa được ai dù là anh tân binh chưa dày dạn kinh nghiệm. Ngày 25-8-1978, khi gây ra vụ xô xát đẫm máu trước cửa Hữu Nghị Quan, bọn phản động Bắc Kinh cho loa phát bài "Quốc tế ca" lẫn với tiếng hô "Đả đảo cộng sản !" của lũ côn đồ. Lập tức người chiến sĩ biên phòng nhận ra rằng thời đại ngày nay có một thứ chủ nghĩa cộng sản nhãn hiệu Bắc Kinh chống chủ nghĩa Mác-Lênin đến cùng cực và cũng làm vừa lòng bọn đế quốc đến cùng cực. Mùa xuân năm nay, bọn phản động Bắc Kinh mở chiến tranh xâm lược nước ta trên quy mô lớn nhưng đã vấp phải sự giáng trả quyết liệt ngay từ bước chân đầu tiên chúng vượt qua biên giới. Ở Hữu Nghị Quan, cũng như ở A Pa Chải, Pha Long, Lũng Làn, Tà Lùng, Pò Hèn...., trên mảnh đất đầu xứ Lạng này, nagỳ trước tên tướng Đông Hán Mã Viện tàn bạo và hợm hĩnh đá dựng nên trụ đồng. Hắn có ngờ đâu, 1.937 năm sau, dòng dõi của hắn còn phải trả giá đắt : 62.500 tên bỏ mạng cho mộng bành trướng Đại hán. vfa chỉ riêng 400 xác lính Trung Quốc ở cửa quan Hữu Nghị cũng thừa sức lấp kín trụ đồng dù cho nó to, cao đến đấu.

Tất nhiên đây mới chỉ là trận đầu trong thời đại chúng ta. Nhìn về lâu dài tôi thấy vế câu đối khảng khái : "Đằng giang tự cổ huyết do hồng"-Từ ngàn xưa máu vẫn đỏ sông Bạch Đằng của vị sứ giả Giang Văn Minh thời Trần Quý Khoáng trả lời tên vua Minh Thái Tổ vẫn còn nguyên giá trị cảnh cáo.


Những chiến sĩ tiền tiêu, NXB Thanh Niên 1979.


NGÔI SAO BIÊN CƯƠNG QUÁCH VĂN RẠNG.

Trời biên giới tháng hai đằm đằm những sương, những mây.
Rạng đặt ba lô lên mép chiến hào. Anh cởi hàng khuy áo và bỏ chiếc mũ bông ra. Anh em trong chiến hào reo lên, Cầm ở ụ súng gần đó cất giọng hồ hởi:
-Hoan hô Quách Văn Rạng. Rạng về đúng lúc quá!
-Quà tết của bản Mường Thanh Hóa đâu? Bánh chè lam Lê Lợi đâu? Thuốc lào ngon Thạch Thành đâu?
-Đã tìm được ?oem? chưa thì báo cho anh em mừng?
Anh em kéo đến vây quanh Rạng và hỏi dồn. Cầm tinh nghịch xoa ngón tay lên sống mũi của Rạng: ?oÔi cái mũi bóng loáng lên như thế này thì trăm phần trăm đã có ?oem? rồi. Rạng cười rộng mở:
-Ở bản Mường mình năm nay vui lắm, lành nhiều, lời ăn tiếng ở cứ đẹp như hoa nỏ tháng giêng thôi các cậu ạ.
-Thôi biết rồi, Tết thì ở đâu mà chả vui. Rạng thú thật đi, nói nhỏ thôi cũng được, đã ?ocưa? được em nào chưa?
Đôi má Rạng đỏ dạy lên như má cô gái. Anh xắn cao ống tay áo, giơ cổ tay lên? Anh em đều hiểu: động tác ấy của Rạng đã thay cho câu trả lời rồi đấy. Lặng đi một giây rồi tất cả cười ồ lên. Ụ súng chiến hào như cùng ấm lên trong giá rét của buổi chiều tháng hai. Cổ tay Rạng đã có một vòng chỉ đỏ thắm buộc chặt, chặt đến nỗi hằn cả cổ tay rắn chắc của anh lên. Rạng nói dí dỏm nghe vui và buồn cười đáo để: ?oông bố mình nói rằng: Rừng đã sinh cây thì rừng có lá, nước đã sinh cá thì nước có khe. Lo gì, con trai Mường như loại mình đi đâu mà chẳng bén tươi duyên con gái có đôi lông mày đẹp cong như trăng đầu tháng??.
-Thế thì cô gái Mường ấy dặn Rạng những gì nào, kể cho anh em nghe đi, ?ocâu lạc bộ? dăm phút đi!
-Ấy, cô ấy dặn mình hay lắm, nghe cứ ngọt như miếng măng giang đầu mùa thôi.
-Dặn gì nào, anh Rạng ơi?
Rạng chia quà cho anh em. Đó là những phong chè làm thơm nức, những gói thuốc lào nổi tiếng ở quê Thạch Thành của Rạng hút trong điếu cày Ngọc Trạo (nơi làm điếu cày đẹp vùng Thanh Hóa) kêu giòn như súng đại liên. Rạng mở bó mía Đường Chèo (mía ngon Thanh Hóa) vừa mêm vừa ngọt, mật như ứa đến lớp vỏ tím hồng ra chia cho anh em. Tối đó, ngồi trong ngách chiến hào, Rạng vừa lau khẩu súng AK vừa rủ rỉ kể chuyện cho Cầm, cho anh em trong tiểu đội nghe, Rạng kể về cô gái Mường xinh đẹp đã dặn dò anh: ?oDù anh có đi đâu xa, xa đến chín rộc mười đèo, dù có gặp cô gái nào đẹp rờ rờ như cành cam chín vàng thì lòng anh cũng phải vững, đừng có khi cứng khi mềm như tre non gặp cơn gió cuốn. Anh phải nhớ rằng ở bản Mường này, nơi mẹ anh nằm ở móng tông (nhà lớn) sinh anh dưới sàn đốt hết một đống củi khô, trên nhà ăn hết nửa bồ muối nướng, ở đó đã có người con gái dốc lòng đợi, dốc lòng chờ anh như vải lanh chỉ nhuộm nước chàm xanh mới thấm? Anh phải về với người con gái đó. Người đó, những ngày anh đi xa vẫn như nhìn thấy dấu chân anh trong con suối đục đấy??.
Thế nhưng Rạng đã tạm biệt cô gái, tạm biệt những lời hẹn hò yêu thương (Lời hẹn hò đầu tiên trong đời thì trời mưa nhớ lặng, trời nắng càng thương-con trai, con gái Mường Rạng đã nói vậy) để trở về trận địa trước phép một tuần. Rạng kể cho Cầm nghe: ?oMình ở nhà, đứng cứ bồi hồi, ngồi lại không yên mỗi khi nghĩ tới các cậu. Bông rau ngọt ai bắt nên đắng, rừng lặng thế này ai giục gió rung cây. Chỉ có bọn giặc bên đó, chúng độc như con rắn cạp nong, độc như con ong có đốm. Hồi mình sang bên ấy với anh Tăng gặp con Trịnh Bảo Ngọc, phiên dịch cho thằng đồn trưởng biên phòng đồn Hà Khẩu, trông nó mượt như con cáo cái. Nghe nó ăn vặn nói vẹo mình bực cứ như cắn phải quả đào non trái vụ. Nó đã khiêu khích đồn biên phòng Nặm Chẩy. Nó phục kích bắt cóc anh em mình ở đồn biên phòng Na Lốc. Nó bắn súng cối sang đồn I-Tý? Ta sang đấu tranh buộc nó nhận tội. Nó lại ngang ngược nói: ?oĐó là biện pháp ngăn chặn tích cực, phải trừng trị kẻ gây ra tội ác mới giữ yên biên cương??. Nó đổi trắng thay đen? Mình cứ nghĩ tình thế căng thẳng như thế này rồi thế nào cũng xẩy ra chiến sự. Mà đông ta đứng ở mũi nhọn tiền tiêu giáp mặt với nó. Mấy hôm nay nghe đài nói nó khiêu khích nhiều, mình cứ sợ? các cậu?
-Sợ chúng tôi diệt hết phần giặc của anh chứ gì-Cầm nói chen vào.
-Ừ đúng thế đấy, Cầm ạ-Rạng cười vui.
-Thế anh Rạng đã vào thăm mẹ Thèn chưa?
-Rồi, mẹ vui lắm. Mẹ đỏ lửa rán ngay chiếc bánh dầy để dành từ hôm Tết. Mình có ăn hết bánh, mẹ mới cho đi.
-Anh mang quà ra biếu mẹ không?
-Có. Cặp bánh chưng nếp rẫy thơm nức, ông bố mình buộc bốn lạt màu đỏ thắm. Mẹ cứ hỏi mình cây quế ấy mang về trồng trên đất rừng Mường có sống không? Mình kể lại chuyện cây quế đất núi Hoàng Liên mà mẹ bảo đem về trồng để càng thêm sâu tình, nặng nghĩa, để mùa xuân hương thơm hoa quế nở trong ấy, mùa hè mùi cay vỏ quế trong ấy bay ra tận đất Lao Cai này, cho cả bản Mường nghe. Mẹ cười vui lắm. Mình nhìn đuôi mắt mẹ như toả ra bao nhiêu là tin vui, Cầm ạ!
Rạng và Cầm quý mẹ Thèn lắm. Mẹ Thèn là người dân tộc Tày. Nhà mẹ ở cuối phố Đầu Cầu này, ở ngay sát bờ đông Nậm Thi. Mẹ nhận Rạng và Cầm là con nuôi của mẹ. Mẹ bảo rằng, Rạng nhìn thất mặt trời trước Cầm nên Rạng là anh. Mẹ có hai người con. Anh con trai của mẹ cũng là chiến sĩ biên phòng. Anh ở tận đồn A-Pa-Chải bên Lai Châu. Cô con gái út của mẹ làm công nhân đóng dứa hộp ở tận nhà máy hoa quả Kim Tân. Ông bố thì đầu năm 1951 đã bị bọn thổ phỉ Chấu Quang Lồ giết. Ngày ấy ông làm du kích. Mẹ ở nhà một mình. Lúc rảnh rỗi, Rạng và Cầm thường xuống nhà chăm sóc mẹ, giúp mẹ trồng luống rau, rào cái bờ, trát bức vách hoặc xách nước sông lên đầy bể để mẹ dùng. Mấy hôm truớc, Rạng và Cầm làm giúp mẹ cái hầm chữ A để tránh đạn giặc bắn sang. Những khi trở trời, hoặc nghe đài báo tin có đợt gió bắc tràn tới, Cầm lo cho mẹ viên thuốc ho, thuốc cảm sốt; Rạng tìm nắm lá sả, lá hương nhu, lá quế, nấu nồi nước để mẹ xông. Mẹ Thèn quý Rạng và Cầm như con đẻ. Những hôm có nồi xôi nếp cẩm thơm, có tấm bánh nếp ngon, có chiếc bánh dầy dẻo, mẹ thường để dành phần cho Rạng, cho Cầm. Mẹ Thèn trồng những cây thuốc quý: đương qui, tam thất, bạch truật, đỗ trọng? ở vạt đất tốt bên mé sông. Mẹ bảo những cây thuốc đó, mẹ không bán. Mẹ cất rượu xèo, rượu ngô thật ngon, tăm cứ sủi đứng lên, châm lửa vào chát thành ngọn xanh, ngọn vàng, mẹ mới đóng vào lọ để ngâm những vị thuốc quí đó. Mẹ Thèn để dành rượu thuóc đó cho những đứa con người Kinh, người Mường trực chiến trên trận địa dùng để có thêm sức khỏe. Có lần ngồi quanh bếp lửa ấm, Rạng và Cầm nghe mẹ Thèn kể chuyện về những cây gỗ quý nhất ở miền đất núi Hoàng Liên này. Giọng mẹ trầm và sâu lắng. Giọng của người từng trải, từng chứng kiến biết bao điều vui, buồn ở vùng đất biên ải này. Rạng và Cầm ngồi nghe nhận thấy trong giọng nói của mẹ, trong ánh mắt sâu lắng, trên gương mặt nhăn nheo của mẹ một nỗi lòng yêu quí vùng đất núi Hoàng Liên này biết chừng nào. Mẹ bảo: khi già và chết đi, mẹ chỉ muốn mình biến thành hòn sỏi để đắp cao thêm, làm vững chãi thêm vùng đất núi nơi mẹ từng sống; biến thành hạt đất để bồi tốt thêm mảnh nương mẹ từng trồng lúa, trồng ngôi; hoặc biến thành hòn đá mài để con cháu mài sắc mũi kim khâu mảnh áo chàm, thêu đường chỉ đẹp? Cầm và Rạng ngồi im. Các anh chăm chú nhìn ngọn lửa bén cành thông sa mu, toả ra hương thơm nhẹ. Mẹ Thèn kể cho các anh nghe về cây quế, cây sơn, về hương thơm ngát của gõ trầm sống trên núi cao, mọc trong rừng rậm ở miền đất núi Hoàng Liên này:
-Các con ạ! Người Tày mẹ quý cây quế lắm. Người Dao sống ở lưng núi cũng có phong tục là chọn đồi đất tốt trồng quế làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Cây quế tốt sống lâu năm trong rừng rậ, ít người biết nó. Người Kinh, người Tày đều có câu nói vui tai: ?oCây quế giữa rừng, thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay!?. Thế nhưng người Tày mẹ đi tìm quế thì cứ đứng ngược chiều gió mà ngửi, mùi thơm từ phía nào bay đến thì phía ấy có quế tốt đấy con ạ! Cây quế, từ vỏ, cành, lá, rễ, hạt đều làm được thuốc cả: thuốc ho, thuốc đau xương, thuốc đau mắt, đau bụng; làm thức ăn, làm hương thắp, dầu quế đắt lắm. Bởi vậy người Tày, người H''''mông, người Dao ở đây đều ví: người làm được nhiều việc tốt, điều lành, làm được nhiều việc có ích cho dân, cho bản thì được xem như cây quế lâu năm đấy mà.
Hôm ấy, mẹ Thèn kể chuyện về cây sơn có nhựa đẹp và gỗ trầm thơm cho Rạng, cho Cầm nghe. Mẹ nói rằng ở trong rừng rậm có cây gió bầu. Bản thân nó không có trầm hương. Khinào cây bị nấm độc xuyên qua thì vỏ cây tiết nhựa chống loài nấm đó. Ở đoạn đó gỗ sẽ đẹp và có mùi thơm. Đoạn đó là gỗ trầm hương. Cây già mục đi, đoạn gỗ đó còn mãi mãi. Khi đốt gỗ, gỗ có hương thơm ngào ngạt. Nó quý lắm, đắt lắm. Mẹ Thèn bảo, ở bản Tày xưa nay ai từng chịu khó, chịu khổ làm được việc lành, để tiếng thơm lại cho con cháu mai sau thì được ví như gỗ trầm hương. Về cây sơn, mẹ Thèn cũng kể vui như vậy. Mẹ còn nói vui câu: ?o? một đồng, một giỏ không bỏ nghề trầu; một đồng một bầu không bỏ nghề sơn?. Mẹ nói, ở bản Tày của mẹ, ai đẹp người, đẹp nết và ăn ở với nhau có nghĩa có tình bền đượm thì được xem như cây sơn. Trong câu chuyện vui, mẹ Thiền kể tối đó, Rạng và Cầm đều hiểu được cái ý sâu xa và thâm thuý của mẹ. Bà mẹ người Tày muốn nói với hai đứa người Kinh, người Mường rằng: Mẹ muốn các con của mẹ làm được nhiều điều lành, điều tốt để tiếng thơm lại mau sau, xứng đáng như cây quế, cây trầm ấy?
Đêm ấy, Rạng ôm Cầm ngủ trong ngách hào trên lưng đồi Pháo Đài. Đồi Pháo Đài bên cạnh bờ con sông Nậm Thì xanh trong, chia đôi biên giới. Con sông chỉ rộng hơn trăm mét. Bắc qua sông là chiếc cầu Hồ Kiều. Bờ sông bên kia là tuyến phòng thủ của Trung Quốc. Thị trấn Hà Khẩu gần tháng nay, giặc đã chuyển dân đi. Đường phố, nhà cửa đã trống vắng. Đứng ở đồi Pháo Đài nhìn sang, Rạng đã thấy rõ giặc đào đường hào ngang dọc, hầm hố chi chít ở các chân đồi, bờ sông. Chúng cấu trúc trận địa phòng ngự, bến, cầu vượt sông, bệ súng chĩa sang ta. Trên dải đồi cao bờ sông trong những rặng cao su đã bị chúng đào khoét đất đỏ lòm như những ung nhọt lở loét? chúng xây dựng lô cốt, đài quan sát, mở đường xe ô tô lên. Chúng chuyển pháo, cối lên đó để bắn sang ta, khống chế những điểm cao của ta. Đêm đêm từ bên đó ánh đèn pha loang loáng quét sang đất ta. Tiếng gầm, tiếng rú của xe tăng, xe xích nặng nề. Và hàng tháng nay, liên hồi kỳ trận là tiếng nổ mìn phá đá mở đường rung đất núi. Rồi cả tiếng loa nữa, chúng chõ sang hàng chùm, miệng loa to như miệng thúng, chúng chõ loa vào thị xã, chúng bắc loa dọc bờ sông. Chúng ra rả nói xấu ta, xuyên tạc đường lối hoà bình của ta? Chúng rập rình họa binh đao đã rõ ràng. Phía bên ta, đồi Pháo Đài là điểm cao án ngữ đầu cầu Hồ Kiều, án ngữ một phía đường vào thị xã. Đồi Pháo Đài, cái tên đó những người già ở phố Lao Cai này đã kể lại cho Rạng nghe rằng: ngày trước để chống tai họa tham lam của các triều đình phong kiến bên đó xâm lấn đất biên giới ta các thời vua nước ta đã lập những đội quân trấn phòng biên ải ở đây và đóng trụ trên ngọn đồi này. Thời nào quân xâm lăng tràn tới, chúng cũng bị sức kháng cự quyết liệt của quân ta chặn đánh ở bờ sông này. Và, khi bọn thực dân Pháp cướp nước ta, triều đình Mãn Thanh đã tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố rất ác liệt vào biên giới Việt Nam và cả vùng biển trong những năm 1884-1885. Chúng hòng đòi sát nhập vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, vùng tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình về đất Tầu. Không thực hiện được âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, triều đình nhà Thanh quay sang dùng nhiều thủ đoạn về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong việc cắm mốc biên giới, nhằm lấn sâu về phía Việt Nam, đường biên giới vốn có giữa hai nước. Qua đó, chúng đã chiếm mất của ta khu vực Giang Bình-Pha Khung ở đông bắc Móng Cái; các tổng Bát Tràng, Kiến Duyên ở phía bắc Hoành Mô; tổng Đèo Luông ở Cao Bằng; tổng Tu Long ở Hà Giang? Trên tuyến biên giới bộ, chúng cố giành lấy các ưu thế địa hình.
Từ đó, bọn Mãn Thanh, rồi bọn Quốc dân Đảng đã liên tiếp quấy rối hòng gậm nhấm dần từng tấc đất vùng biên giới Việt Nam. Chỉ trong vòng 10-15 năm sau khi ký các hiệp ước hoạch định biên giới Pháp-Thanh 1887-1895, lúc đó thực địa lập bản đồ chính qui, bọn thực dân Pháp đã nhận thấy một số cột mốc biên giới đã bị mất hoặc bị Tàu xê dịch, nhiều đoạn đã lấn sang đất Việt Nam. Viên giám đốc sở địa dư Đông Dương hồi đó đã kêu về tình hình trên: ?oTrước một nước Trung Hoa hoàn toàn vô chính phủ, đặc biệt trong năm 1900, các đồn trưởng và quan lại Trung Quốc đã gây ra cuộc ?oviễn du? của các cột mốc biên giới trên hầu hết toàn bộ đường biên giới Bắc Kỳ-Quảng Tây. An Nam mất thêm một số vùng đất nữa?. Thời kỳ Tưởng thống trị, chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ lấn đất Việt Nam, chúng bất chấp các qui định pháp lý ghi trong côgn ước 1887-1895.
Trong thư đề ngày 10-9-1947 gửi cao uỷ Pháp, một chuyên gia về địa lý đã bác bỏ những yêu sách lấn đất mà Tàu đề ra: ?oNhững tham vọng của nhà cầm quyền Trung Quốc là tuyệt đối không thể chấp nhận được. Họ liên kết lòng dạ xấu xa nhất với sự ngu dốt hoàn toàn nên các kỹ thuật viên bản đồ Trung Quốc cho rằng, những giải đất mà họ vừa tranh lấn được bằng cách dịch cột mốc, là của Trung Quốc?.
Để ngăn chặn sự lấn chiếm của nước Tàu vào biên giới Việt Nam, từ lâu có pháo đài cố thủ ở ngọn đồi biên giới này. Pháo đàu đã được xây và cải tiến nhiều lần. Cái pháo đài còn đến hiện nay đã được xây bằng bê tông cốt thép vững chãi vào năm 19914. Và chiếc cầu có cái tên ?oCầu Hồ Kiều?, thì xưa tên thật của nó là cầu Trấn Phòng. Những cái tên ?oCầu Trấn Phòng?, ?oĐồi Pháo Đài? ở nơi địa đầu biên giới này đã nói lên cái địa thế hiểm yếu, cái tính chất quyết liệt luôn đối đầu với giặc trong mọi thời thế ở đây. Đồi Pháo Đài nhô cao bên ngã ba sông, Sông Hồng chảy về gặp sông Nậm Thi.
Trên quả đồi hiểm yếu đó là trận địa phòng thủ tiền tiêu của các chiến sĩ biên phòng. Phủ lên quả đồi này là cả một mùa xuân biên giới: cây thông non đang mởn mơ là mới, mây trời bảng lảng vướng vất nom như cây nến trắng; cây bồ đề, cây long não chen những cây quế đang đâm hoa phảng phất mùi thơm nhẹ. Rất nhiều cây đào núi đang độ mùa hoa rực rỡ, mơ mận nở trắng trông như sóng tuyết trong mây. Mới hôm qua thôi, ngày mồng 5, mồng 6 tết, bà con, các em thiếu nhi lên thăm trận địa mang quà tết lên cho các anh. Những cô Vui, cô Hoa trong đội văn nghệ thị xã kết nghĩa với trận địa đã hát cho Cầm, cho các chiến sĩ biên phòng ở đây nghe bài ?oKhúc hát tặng người chiến sĩ gác đêm?.
? Ở bao đêm rồi mà anh vẫn thức, mắt sáng ngời chan chứa yêu thương, giữa núi rừng bừng lên bếp lửa, khúc hát đêm nay, khúc hát yêu thương? Anh ở trong đêm nghe tiếng ru hời quê mẹ, vọng gác vào đêm yên tĩnh vô cùng. Gửi lời các anh trăm nghìn khúc hát, mà âm vang nghe khúc nhạc quê hương?
Cầm đã chép được bài hát có lời thơ đẹp đó. Các cô đã tập cho Cầm hát. Cô Hoa hỏi thăm Rạng và khi biết Rạng được về ăn tết với bản Mường quê nha, cô Hoa gửi Cầm giữ cho Rạng gói kẹo tết và dặn Cầm lúc Rạng về, Cầm nhớ hát bài đó cho Rạng nghe. Lúc chia tay, cô Hoa còn nói vui với Cầm: ?oCây đào có cành hoa nở đẹp nhất ở bên ụ súng đó, anh phải giữ trọn vẹn đấy nhé. Đội văn nghệ chúng em dành tặng anh Rạng cây đào đẹp ấy đấy?.
Đêm 16-2, đêm mồng 6 tết, Cầm hát cho Rạng nghe bài hát đó. Hát xong Cầm cấu tai Rạng:
-Cô Hoa văn nghệ ?ođẹp rờ rợ như cành cam chín vàng? có cảm tình với Rạng đó, trông có bằng người đã buộc chỉ vào tay và dặn Rạng không?
-Con mắt mình giờ nó hỏng đi rồi Cầm ạ. Mình trông các cô gái đều đẹp, đều thơm như rễ trầm, như hoa quế và đáng quý như những lóng tre nạc cả thôi?
Đêm ấy, đêm 16 tháng 2, bên kia sông, phía đất giặc im ắng hơn bất cứ đêm nào. Rạng nằm hầu như không ngủ. Trong ngách chiến hào có lớp cỏ khô trải dầy làm đệm, nhưng hơi đất, hơi đá hai bên bờ núi xông ra, vẫn rét. Cầm nằm xếp thìa với Rạng. Rạng thường nói vui với anh em, nằm như thế là nằm theo dạn con tằm non quấn trong búp lá, ấm lắm. Đêm ấy Rạng rầm rì kể chuyện bản Mường cho Cầm nghe, ngoài trời sương muối đầy, gió núi hun hút. Rạng vốn biết nhiều chuyện hay. Hàng ngày anh cứ rủ rỉ kể cho anh em nghe, Anh kể có duyên và cuốn hút đáo để. Chuyện gì Rạng kể cũng gây ấn tượng vui cho cả tiểu đội, ?oÍt nhất là xua tan cái rét đi, làm cho chiến hào ấm lên được hàng giờ?-Cầm thường nói như thế mỗi lần nghe Rạng kể xong. Bên ụ súng của Rạng, trên cành đào xum xuê lá có ?ocô giao liên vui tính?. Nó hót, nó nhảy nhót từ sớm đến tôi làm cho trận địa thêm vui. Ban đầu chỉ có Rạng gọi thế. Rồi cả tiểu đội cũng thấy vui vui và cũng quen gọi thế. Đó là một con chim chào mào, hôm đi tuần tra Rạng bắt được trong bụi ruối. Vừa mang về đến chân đồi, Rạng đã gọi tướng lên: ?oCó ?ocô giao liên vui tính? lên thăm ta anh em ơi?. Cả tiểu đội tuởng thật chạy ùa ra. Rạng bỏ con chim đội mũ chào mào nhung vào lồng và kể cho anh em nghe câu chuyện của dân tộc anh nói về mối tình của một đôi trai gái. Rạng kể rằng, ở vùng Mường quê Rạng ngày xưa có chàng Hồ Liêu đẹp trai, săn bắn giỏi. Chàng diệt thú dữ để bản Mường được yên vui. Những lần giặc phương Bắc kéo sang cướp bản, phá rừng, nhiều tên đã ngã dưới mũi tên, lưỡi mác của Hồ Liêu. Một hôm Hồ Liêu ?vờ ấm đầu?, anh cho con chào mào cái mũ đẹp để nói đội, nó đi mời cô gái đẹp nhất bản Mường, đẹp như con ong chúa, đến thăm. Cô gái đó tên là Út Lót. Cô có ngón tay thon nhủ lá hành, cái lưng cúi cắt lứa mềm còn như tầu lá mía uốn. Cô chưa mở tiếng đã hé miệng cười chúm chím như đoá hoa cà chờ nắng sớm. Đôi lông mày cô cong như cánh trầu cuốn? Hồ Liêu dặn con chim chào mào để nó nói với nàng Út Lót rằng: ?oNếu em là chiếc nón đẹp, anh được đội thì không ngày ngày mưa cho rách lá, không đội ngày nắng cho nát vành??. Con chào mào đội mũ đẹp đến hỏi nhưng nàng Út Lót không đến thăm người tình được. Út Lót đã gửi chào mào một gói xôi gấc ngon tượng trưng cho mối tình đẹp của cô, mang về làm tin cho Hồ Liêu. Chào mào thèm quá ăn vụng và còn nữa thì dấu vào đuôi. Vì vậy ngày này con chim chào mào đỏ một vùng đuôi như thế này và nó hót rất hay, lại rất đa tình! Rạng cười. Anh giơ tay nhìn vòng chỉ rồi nói thêm: ?oKhông biết có phải vì tích đó không mà ngày nay cô gái Mường xinh đẹp buộc vòng chỉ đỏ thắm vào tay cho mình, có lẽ đó là mầu đỏ ở nắm xôi gấc của Út Lót đấy?. Anh em biết Rạng bịa thêm ra, và cùng cười vui vẻ?
Đêm nay trong ngách chiến hào, Rạng nằm không ngủ, anh lại kể cho Cầm nghe về chuyện bản Mường của anh. Rạng bảo tết này bố anh vừa trong 70 tuổi. Ông uống rượu nhiều hơn mọi tết, rồi ông nói với Rạng và bà con trong họ rằng: ?oXưa, người Mường ta khổ lắm, thân đen như con cua dưới đồng, nước mắt chảy hoài như cơn mưa tháng chín, nhìn ra bốn phương rừng chỉ thấy gió lớn nặng sương. Đêm nằm lo, lưng không bén giường, ngày rủ nhau vào rừng kiếm củ mài như đàn ong đi tìm nhuỵ hoa, con gái Mường thì má quả trôi, môi quả trám. Người Mường ta phải chịu kiếp chết khô như cây tre, chết trên đồng liều thân cho quạ, chết dưới suối liền xác cho cá mương mương? Thời ấy qua rồi, bản Mường ta ngày nay, người Mường ta ngày nay vui lắm rồi. Ở xóm thì vui lắm, lành nhiều. Về nhà thì vui từ sân, vui lên nhà. Ngoài đồng thì lúa tốt đằng đằng, khóm trúc xanh, khóm trúc vàng đều như biết hát? Người Mường đã như con cá gặp khúc sông sâu, như con trâu gặp mùa cỏ tốt. Con gái cứ đẹp như ong chúa cả thôi. Người Mường nhìn thấy nhau là nhìn thấy nụ cười như mùa xuân đi ra ngả rừng nào cũng nhìn thấy hoa nở. Thằng Rạng và lớp con trai Mường ta lúc nhỏ là con của xóm bản, lớn lên là con dân, con Đảng. Chúng mày phải theo Đảng, đi giữ cho người Mường ta mãi mãi cuộc sống như thế này. Cuộc sống không bao giờ phải đi tìm củ mài trong rừng rậm nuôi nhau nữa. Cầm cũng hầu như không ngủ. Cầm chăm chú nghe, Rạng lại kể: Người Mường mình có câu chuyện cảm động lắm về lịch sử củ mài. Ngày xưa bản Mường mình có một nhà đông con, bố mẹ không nhớ hết tên từng đứa. Người chồng tên là Đang, vợ tên là Pang. Vợ chồng tần tảo làm nương ruộng nên không đến nỗi túng thiếu. Nhưng lúc ấy có bọn giặc phương Bắc sang cướp nước ta. Chúng độc ác, chúng cướp hết lúa ngô trong nhà, cướp cả giống lúa màu sau. Vợ chồng phải vào rừng tìm rêu đá, lá cây về nuôi con. Các con đói, suốt ngày cứu kêu: ?oĐói lắm bố mẹ ơi?. Thương con, vợ chồng tránh mắt giặc, xin lúa giống, lên rừng phát rẫy tỉa lúa. Ở nhà đàn con đói quá kéo nhau ra rừng kiếm ăn. Suốt đêm chúng kêu ?oĐói lắm bố mẹ ơi?. Trong rừng nghe tiếng con kêu, vợ chồng Đang, Pang lòng đau như cắt, càng căm thù lũ giặc phương Bắc, vợ chồng thay nhau nói với con: ?oCác con ơi lúa đã lên xanh. Các con ơi thù giặc đừng bao giờ quên?. Đến ngày lúa chín, cả hai vợ chồng đã kiệt sức, nhưng khi nghe tiếng đàn con kêu đói thì đều gắng sức nói to: ?oCác con ơi, lúa đang chín?? Và khi mẻ gạo đầu tiên đã giã xong thì hai vợ chồng đồ ngay một chõ xôi lên, chia ra từng nắm, giấu lũ giặc đem ngay về nhà cho các con. Nhưng khi về đến nhà thì không thấy đứa con nào nữa. Nhưng, từ rừng sâu vẫn vọng về tiếng kêu ?oĐói lắm bố mẹ ơi?. Hai vợ chồng thương con, vừa khóc vừa khiêng rá xôi vào rừng vẫn không gặp con. Hai người kiệt sức không thể theo tiếng vọng của núi rừng mà tìm con được nữa, liền đặt rá xôi xuống và cố gọi ?ocác con ơi ra đây với bố mẹ mà ăn xôi?. Tiếng gọi vừa dứt thì đàn chim từ các ngả bay đến đậu đen cả khu rừng. Chim hót ?oĐang, Pang, Đang Pang! Chúng con ăn quả đã quen, còn xôi xin nhường bố mẹ?. Lúc đó hai vợ chồng mới biết đàn con của họ vì đói quá đã hoá ra chim cả rồi. Già yếu, vừa thương xót con, vừa căm thù lũ giặc phương Bắc bắt người Mường phải sống kiếp chim, kiếp thú, vợ chồng gục đầu vào rá xôi mà chết. Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn chim kêu vang rừng rồi lấy những nắm xôi đắp mồ cho bố mẹ. Về sau, chỗ chon hai vợ chồng Đang, Pang mọc lên một loại cây lạ, có củ. Củ có bột trắng và luộc chín thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài. Người Mường chúng mình nói rằng vợ chồng người nghèo khổ đó đã hoá ra củ mài để cứu những người cùng cảnh như mình. Còn đàn thì hóa ra chim Đang, Pang thường kêu vang rừng vào mùa lúa chín để nhắc lại cảnh khổ của bố mẹ ngày xưa, và nhắc người Mường đừng bao giờ quên mối thù đối với lũ giặc phương Bắc đã tràn xuống cướp nước ta, ức hiếp dân ta.
Cứ 10 phút một lần, đài quan sát lại đều đặn báo về trận địa ?oBên kia sông vẫn im ắng. Một sự im ắng khác thường?. Rạng ôm lưng Cầm thiu thiu ngủ. Nơi ngã ba của hai dòng sông Hồng và sông Nậm Thi nước vãn xoáy réo. Càng gần về sáng, trời biên giới càng đầy mây, sương.
Bỗng giặc dội pháo sang. Bọn ăn cướp đã bất ngờ tiến công ta. Chúng bắn đủ các loại pháo, súng cối, cả tên lửa H12 sang. Trong phút chốc đất trời vùng thị xã Lao Cai như vỡ tung ra ngập chìm trong lửa khói và tiếng nổ. Lửa cháy ở Kim Tân, lửa cháy ở Vạn Hoà. Tên lửa phá sập nhà máy điện, phá nổ nhà máy hoa quả. Tên lửa nổ trên những điểm cao chúng nghi có trận địa phòng thủ của ta. Đồi Pháo Đài bị hàng ngàn phát đạn pháo và tên lửa cầy xới, thiêu đốt. Địch định dùng lợi thế ban đầu đánh dập đầu ta. Đội trưởng Táng hạ lệnh: ?oẤn nút?. Khối bộc phá nổ dậy như sấm. Chiến sĩ biên phòng của đơn vị Rạng đánh sập cầu Trấn Phòng. Rồi pháo ta lên tiếng đánh trả. Cầu phao giặc bắc qua sông Nậm Thi bị gãy. Xe pháo giặc đổ nhào xuống sông. Trong những giây phút đầu tiên đó, biết bao sự ác liệt đã xẩy ra ở xung quanh chân đồi Pháo Đài này. Lợi dụng ư thế ban đầu, giặc Bắc Kinh cố sống, cố chết liều mở nhiều đường vượt sông tràn vào thị xã. Từ chiến hào trên đồi Pháo Đài, Quách Văn Rạng đứng nhìn xuống bờ sông. Đất dưới chân anh chao đảo như đưa võng. Xung quanh anh mịt mù lửa khói. Pháo đài phòng thủ được xây dựng trước đây, giặc Bắc Kinh đã bắn sập ngay từ sáng sớm 17. Cây thông sa mu, cây dẻ, cây quế bị đạn pháo phạt đổ ngổn ngang trên đồi. Và những cây mận đang nở hoa trắng chát đen vì đạn tên lửa. Cây đào núi đẹp nhất trận địa đang nở rộ, cây đào mà cô Hoa và đội văn nghệ ngày tết lên thăm trận địa nói rằng để dành tặng Quách Văn Rạng trong dịp xuân này, nay bật gốc nắm bắc qua đoạn chiến hào sụt lở. Xa tý nữa, ở chân đồi, phố Đầu Cầu lửa đang bốc cháy ngùn ngụt. Rạng không nhìn rõ gì ngoài 30 mét, vì sương mây dầy, vì khói đạn. Đứng bên Rạng là chiến sĩ Lê Hồng Cầm. Khẩu B.40, Cầm vẫn nắm chắc. Rạng và Cầm không nói ra, nhưng cùng chung một điều lo lắng. Mẹ Thèn bây giờ ở đâu. Nhà cửa của mẹ có bị giặc đốt phá không? Trong giây phút đó, giây phút đứng trong chiến hào khói lửa mù mịt, dưới làn đạn pháo của giặc, bỗng các anh nhớ lại, hình dung lại khung cảnh vùng đất trời Lao Cai này. Vùng đất ngày đêm các anh canh giữ, bốn mùa như được dọn lại trong một ngày. Những buổi bình minh êm ả, những chiều hoàng hôn sương trắng, những buổi trưa nắng rừng ấm áp, có bóng dánh của mùa hè và ban đêm gió lạnh của mùa đông. Các đỉnh núi cao xung quanh mây sương phủ như bọc chóp trắng. Từ thung lũng, sớm sớm mây như bông mới bật tuôn lên vá vào các mái núi. Và chiều chiều, mây lại thu về thung lũng trông như biển sóng trào? Mùa xuân, ở vùng núi non Lao Cai, hoa đào rực rỡ, hoa mận hoa lê trắng như tuyết, hoa xèo trên nương nở đủ bảy sắc cầu vồng, núi non mơn mởn một mầu chồi non lá mới ve vuốt mắt nhìn. Dưới chân đồi, dòng Nậm Thi hiền hoà xanh trong in bóng hoa, bóng núi, con đường ?ohữu nghị? màu son chạy ven bờ, nom như hai đường chỉ mầu thêu viền trên tà áo. Thoảng trong gió núi, hương hoa quế ngạt ngào từ những đồi quế bà con người Dao trồng làm của hồi môn cho con gái bay tới. Xa hơn tý nữa là những khu ?orừng cấm? xanh non lộc biếc của người H''''mông. Ở đó, buổi sớm, buổi chiều, tiếng chim kêu như dàn nhạc lớn: tiếng chim chính uỷ núi gù ấm ngọt, tiếng chào mào ngập ngừng, tiếng sáp sậu rộn rã, tiếng chích choè líu lo, tiếng con chim xanh véo von thánh thót, tiếng con khướu hót bổng trầm như muốn báo tin vui cho bầu bạn biết: nó sắp có lứa đôi hay đang làm tổ mới? Và, ở đó trong màn sương sớm thường rộn lên tiếng gà rừng gáy nghe lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Những lúc ấy, trong ngách chiến hào, Rạng thường nói với Cầm: ?oKhông biết con gà rừng nó có linh cảm thế nào mà biết được trời sắp sáng nhỉ? Nó ngửi được hơi sương lạnh buổi tàn đêm, hay nó có giác quan đặc biệt mà từ đỉnh núi Hoàng Liên này nhìn thấy ánh bình minh dậy sớm?.
Xa tý nữa là dải đất Mường Khương. Ở đó tên các bản của người H''''mông nghe thật hùng vĩ: bản Mặt Trời Mọc, bản Lưỡi Dao Sắc, bản Vàng Bạc, bản Mía Ngọt, bản Vách Đá Lớn? Ở đố, quê hương của người H''''mông ngày đêm vui tiếng khèn bay lượn trên đồi cao, lũng rộng. Ở đó có biết bao thiên anh hùng ca của người H''''mông chống giặc Hán sang cướp bản, phá rừng. Ở đó có những chàng trai ?ođẻ bên cửa bếp, chết trên cửa trời?, cưỡi ngựa, lưng đeo súng, tay cầm đàn môi, lấy núi làm thang bắc lên thăm cô gái trong ngày hội ?oXây xán? mùa xuân? Xa hơn tý nữa là vùng Xín Mã Cái, có núi đá hoa cương Lũng Phúng. Núi cao nghìn mét rực rỡ trong nắng xuân, che chắn ngọn gió độc từ phương Bắc lùa sang. Núi đá hoa cương như cái mốc thiên nhiên trên biên giới. Trên đỉnh núi đỏ thắm lá cờ Tổ quốc. Bà con mười dân tộc ở đây đã nói: ?oTừ đó là đất nước Bác Hồ?? Phía xa bên kia cầu Cốc Lếu, phía bản Vai, bản Quang, Mường Hum, Mường Vi? là bản của người Giáy. Nơi ấy, mỗi ngọn cỏ, mỗi càng hoa đều thấm đậm câu hát ân tình ?oHỏi cây mận hoa trắng, hỏi cây đào hoa hồng, hỏi cây dẻ bờ ao, hỏi cây lát bờ suối? ngày ngắn em nhớ ngắn, ngày dài em nhớ dài. Ngày ngắn em nhớ anh hai lần, ngày dài em nhớ anh ba lần??.
Khung cảnh vùng đất trời Lao Cai khoảnh khắc như hiện lên trong tầm mắt của Rạng, của Cầm. Các anh yêu quý nó. Nó đã gắn bó với chiến hào, với trận địa của các anh. Đất biên giới là quê hương của các anh. Trận địa, chiến hào là nhà của các anh. Tổ quốc, gần gũi nhất của các anh là đó. Nhân dân gần gũi và đùm bọc các anh là ở đó?
Rạng áp má xuống đất mép chiến hào nghe. Trong tiếng nổ chát chúa của đạn pháo tiếng rít xé gió của tên lửa? Rạng nhận ra có tiếng ì ầm rung đất núi. Tiếng rung đất mỗi lúc một gần hơn, mạnh hơn? Rạng khom người chạy về phía đội trưởng Tăng:
-Báo cáo đồng chí, có lẽ xe tăng giặc đã vượt sông tiến vào thị xã.
-Từ hướng nào?
-Theo tôi, cầu Hồ Kiều đã sập, chúng sẽ bắc cầu phao phía bản Phiệt. Chúng vòng phía sau ta.
Anh đội trưởng cũng đã nhận ra tiếng rung đất của xích xe tăng giặc phía đường vào thị xã Lao Cai. Anh nhìn về phía đó qua làn khói và mây sớm dầy đặc.
-Chúng định hất điểm cao này xuống bờ sông!
-Tôi xin chặn đánh.
Đội trưởng Tăng nhìn Rạng. Trong ánh mắt của anh có chút đắn đo: ?oRạng vừa về trận địa tối hôm qua. Sức khỏe Rạng thế nào, đã nên để Rạng đi chưa?. Tăng là người giới thiệu Rạng vào Đảng. Tăng hiểu Rạng lắm. Sau lễ kết nạp Rạng trong chiến hào, Tăng gợi ý Rạng nên về nghỉ phép. Rạng nên đưa niềm vui lớn này của mình về báo cáo với gia đình, với bản Mường trong dịp tết để bố mẹ và bà con càng vui hơn. Rạng do dự, rồi anh trả lời Tăng: ?oTình hình biên giới đang căng thẳng, hàng ngày giặc cứ gườm gườm nhìn sang ta, chúng gây sự lúc nào không biết. Đơn vị ta đang phải tăng cường bảo vệ, sau tết tôi nghỉ phép cũng không muộn. Nếu tôi về phép dịp này lỡ xảy ra chuyện gì rồi như sấm động ở cuối núi đầu rừng tôi biết đơn vị ở đâu, biết nguồn nào chụm vào suối nào mà tìm?. Tăng cười: ?oRạng cứ yên tâm về ăn tết vui vẻ với bản Mường. Tôi biết đã bốn, năm tết nay Rạng xa nhà rồi đấy. Ở nhà, Rạng chăm nghe tin trên đài phát thanh nhé. Nếu có chuyện gì xẩy ra thì về nhanh với anh em, đừng chờ điện của đơn vị?.
Rạng đã làm đúng lời dặn dò đó của đội trưởng Tăng. Anh trở về trận địa trước khi trận chiến đấu xẩy ra gần 40 tiếng đồng hồ.
Đoán trước ý đắn đo của đội trưởng, Rạng đứng nghiêm nói to:
-Anh cho tôi đi và để Cầm hiệp đồng yểm hộ cho tôi.
Sự đắn đo, phân vân biến đi trong ánh mắt của người đội trưởng. Anh nói gọn:
-Được. Lập công xuất sắc, Rạng nhé.
Rạng vác khẩu B.40 và mang theo khẩu AK đã lên đạn. Chiến sĩ Lê Hồng Cầm dắt lựu đạn quanh mình, anh mang thêm bốn quả đạn B.40 sau lưng và tay xách khẩu AK. Hai người tụt suống dốc núi. Rạng quay lại nhắc Cầm: ?oBám sát mình nhé?. Giặc từ bên kia sông đã chuyển tầm bắn. Đạn pháo, đạn tên lửa rít lên xé gió, bay qua đầu hai người nổ ở phía Vạn Hoà, phía nhà máy điện, nhà ga. Rạng chạy trước. Anh rẽ cây đổ, anh luồn quần áo cành gẫy nhẩy qua hầm hào sụt lở. Rạng thoăn thoắt, thoăn thoắt. Người Rạng cong lại, anh nhảy những bước cực dài. Lúc ấy Cầm mới biết hết tài của anh con trai Mường giỏi săn thú ở đất rừng Thanh Hoá. Cầm đã nghe Rạng kể rằng, ngày ở nhà, Rạng đã làm được đủ loại bẫy để bắt chim, bắt thú. Rạng làm bẫy răng cưa kẹp chân để bắt hổ, bắt nai; Rạng làm bẫy gài súng, bẫy sụt hầm để diệt lợn rừng ra phá lúa; Rạng làm bẫy cần có dây thắt vào cổ đẻ bắt gà gô, gà lôi ven rừng? Có lần một con hoẵng bị bẫy kẹp chân, kêu vang rừng và tha cả bầy chạy, Rạng cầm dao rồi nghe theo hướng rừng có tiếng hoẵng kêu mà chạy tìm. Rạng băng qua rừng lau rậm, băng qua rừng vầu, băng qua bãi cỏ tranh. Rạng chạy tắt rừng đón đầu con hoẵng. Gặp hoẵng rồi, hoẵng ra sức chạy, Rạng cầm đuôi ra sức kéo lại. Người và hoẵng giằng co với nhau, quần nhau nát cả vạt cỏ. Con hoẵng kiệt sức chịu thua Rạng. Ở bản Mường của Rạng mỗi lần nghe tiếng nai kêu thảng thốt trong rừng vắng, hoặc tiếng hoẵng ?otác? hay gà gô gáy trên nương là bà con lại cười, lại gọi Rạng: ?oRạng ơi, con thú nó đang van lậy mày tha cho nó được sống đấy??
Cầm gắng sức chạy theo cho kịp Rạng. Anh ngã dúi dụi vào một cây dẻ bật gốc. Rạng quay lại, anh nhảy qua quả pháo giặc vừa bắn sang không nổ, đỡ Cầm dậy. Rạng xách luôn cho Cầm khẩu súng Ak để Cầm chạy theo kịp anh. Sắp đến dốc ?oMáy nước? đầu thị xã thì Rạng đã nghe tiếng rú của xe tăng giặc gần lắm rồi. Tiếng xích nghiên xuống đường đá làm cho đất núi dưới chân Rạng như rung lên bần bật. Nhưng Rạng chưa nhìn thấy xe tăng vì đường ngoằn nghèo chạy ven núi và phía trước là bờ cây của dải đồi thấp che khuất. Rạng đứng lại nhìn đoạn đường mờ trong khói súng, nói với Cầm:
-Nó chạy từ hướng này vào thị xã?
-ĐÚng, vì cầu phao ở phía bản Phiệt mà.
-Vị trí bắn chỗ này được không, Cầm?
Đó là một mỏm đồi nhô ra khiến con đường phải uốn cong sang bên. Và chỗ anh đứng chiến đấu với tim đường một đoạn thẳng. Cầm nhìn rồi trả lời:
-Được.

Rạng bắc súng B.40. Anh lấy chạng ba của cây dẻ làm bệ tỳ. Anh chọn quả đạn lắp vào đầu súng, chờ. Rạng lên đạn khẩu AK để bên cạnh. Liền bên đó, sau một gờ đất nhỏ, Cầm nằm giương súng AK chờ mục tiêu. Cầm bẻ ngọn lá che mũi súng. Anh chăm chú nhìn xuống đoạn đường phía trước. Đoạn đường đá đẹp và thẳng tắp là cửa ngõ đi vào thị xã Lao Cai. Những mùa xuân trước, mùa trồng cây xanh tươi đất nước, đoàn thanh niên đơn vị biên phòng của Cầm cùng với thanh niên thị xã đã trồng nên, đã chăm chút những hàng bạch đàn, những hàm lim xum xuê hai bên. Có nhiều cây đã chứng kiến những kỷ niệm đẹp đẽ của tình bạn trồng chung cây trong buổi đầu gặp gỡ. Có nhiều cây ở thân còn đẹp dòng chữ khắc tên, khắc lời hẹn hò của đôi lứa về ăn phiên chợ, gặp nhau? Giờ đây hàng cây đã bị đạn giặc phá đổ, đã phạt cụt ngọn, gẫy cành, tên lửa giặc đã đốt cháy đen. Đoạn đường ấy mấy hôm trước đây, các chị người H''''mông mặc váy hoa, đội vòng khăn hoa đẹp như đàn bướm hoa xoè bay giữa mùa sấm mới, đuổi ngựa thồ hàng về thị xã, về ăn phiên chợ tết. Những đàn em bé người Giáy, người Tày, người H''''mông đi học qua đay ríu rít tiếng nói, tiếng cười trong mỗi sớm, mỗi chiều nghe vui như bầy chim núi. Trên đoạn đường ấy, hàng ngày, những đàn ngựa thồ nặng muối thơm, vải đẹp, chăn ấm, thuốc men, phong thư, tờ báo? lên vùng cao cho bà con ở tận Pha Long, Mường Khương? Và nữa, trên đoạn đường ấy những chuyến xe chở người lên mở mang nông trường làm giàu cho đất nước; rồi từ đó, xe lại chở nặng dứa thơm, chè ngon, mận hậu, lê thơm đủ năm mùi đất Hoàng Liên, về xuôi. Đoạn đường ấy Cầm và các chiến sĩ biên phòng thường nói vui là đoạn đường chở mùa xuân đến sớm với miền xuôi, chở nặng ân tình từ vùng xuôi lên đất núi. Giờ đây, Cầm đang chờ xe giặc trên đoạn đường ấy? Cầm nhìn về phía sau. Lửa từ mé nhà ga đang cháy ngùn ngụt. Nhà cửa của khách sạn sập đổ? Xa hơn tý nữa là ngọn khói đen đang bốc cao từ phía nhà máy điện, là lửa đang thiêu đốt xóm Vạn Hoa? Giặc Bắc Kinh đang đốt phá đất nước ta. Mồ hôi, công sức và xương máu của bà con ta, chắt chiu, tằn tiện bao năm trời nay giặc đang biến nó thành tro bụi? Cầm cảm thấy đau đớn, xót xa và căm giận lũ giặc. Trong khoảng khắc ấy, Cầm cảm nhận thấy mảnh đất anh nằm đây, bên cạnh Rạng, nó thiêng liêng lắm, quý báu lắm. Nó như là máu thịt của anh. Mỗi ngọn cỏ, mỗi cành lá, mỗi viên sỏi, hạt cát? đều như đang quắc mắt nhìn Rạng, nhìn anh đang nói với các anh: ?oCác anh hãy cứu lấy, giữ lấy chúng tôi. Chúng tôi là một phần của Tổ quốc Việt Nam mà các anh yêu quý. Hay các anh Campuchia tâm chạy lui để mặc chúng tôi cho lũ giặc Bắc Kinh dầy xéo??. Thứ ngôn ngữ ấy chỉ có người lính như các anh lúc ôm khẩu súng nằm chờ kẻ thù đến mới hiểu nổi. Đó là lời nói rung động nhất, thiêng liêng nhất, đối với anh, đối với Rạng. Trong tiểu đội, Cầm và Rạng gắn bó với nhau như ruột thịt. Cầm yên Rạng, quý Rạng. Rạng và Cầm ngủ chung với nhau trên đệm cỏ, trong một ngách hào, chia cho nhau bất cứ một thứ gì có thể chia sẻ được, từ lá thư nhà gửi đến cùng đọc đến tấm bánh nếp bà mẹ dưới phố gửi lên cùng chia nhau. Cầm và Rạng thường nói với nhau, nói với anh em trong tiểu đội rằng: Người Việt của Cầm và người Mường của Rạng nguồn gốc xa xưa vốn là anh em ruột thịt, gần nhau lắm, là hai ngành của một gốc chung? Cái thuở xa xưa ấy có một nàng tiên tên là Ngu Cơ vốn là con Hươu Sao xinh đẹp. Hươu Sao Ngu Cơ một lần ra uống nước bên dòng suối mát, tình cờ gặp chàng Cá Chép đẹp trai. Chàng vốn là Long vương (vị chúa tể dưới nước) hôm ấy bơi lội rong chơi ngắm cảnh trần gian. Đôi bên gặp đã tưởng chừng không dứt ra được. Hươu Sao và Cá Chép liền kết duyên vợ chồng. Ăn ở với nhau ít lâu bên bờ suối, Hươu Sao có mang. Năm ấy trời đạn hạn, dòng suối khô cạn cả. Giữa lúc trời nắng chang chang, Hươu Sao mệt nhọc, nàng đến một gốc cây bên suối nằm vật vã, lần lượt sinh được một trăm con: năm mươi trai, năm mươi gái. Lũ con vừa đẻ ra đã kêu khóc đòi ăn, đòi uống. Từ mấy hôm không có giọt nước nào vào bụng nên bầu sữa của Ngu Cơ đã lép kẹp. Còn chồng nàng-chàng Cá Chép, thì từ khi lòng suối cạn khô, đã bỏ đi vùng vẫy những nơi sông cả, vũng sâu. Khi Cá Chép trở về nhìn thấy đàn con đói khát giữa lúc trời làm hạn hán kéo dài, có cơ chúng chết hết. Cá Chép bàn với vợ: ?oNàng là Hươu Sao thích chạy nhảy trong rừng, ta là Cá Chép thích tung tăng dưới nước, lối sống không hợp nhau, âu chia đôi đàn con vậy??. Nói rồi vợ chồng ngậm ngùi, từ biệt nhau. Chàng Cá Chép dẫn năm mươi con bơi thẳng ra miền cửa sông, ven biển lập ra dòng vua Áo Vàng, trấn giữ miền biển đông. Ấy là tổ tiên người Việt của Cầm. Nàng Hươu Sao dẫn con lên sinh sống trên miền đồi núi, rừng già lập ra dòng vua Áo Chàm trấn giữ miền đất núi. Nàng trị nước rất anh minh, trăm họ ai nấy đều vui sướng. Ấy là tổ tiên người Mường của Rạng? Đã mấy lần rồi, Cầm rủ Rạng về quê anh chơi. Rạng định rằng nếu biên giới yên ổn, thì mùa hè này, còn bẩy ngày phép nữa, anh sẽ vè thăm nhà Cầm. Cầm hẹn lúc ấy, Cầm sẽ chiết cho Rạng giống cây lòng đỏ trứng gà của nhà Cầm. Cây có quả to và ngon. Cầm nói, mùa quả chín trông đẹp như những trái tim vàng treo trước mắt. Quê Cầm ở bên con sông Châu Giang, một vùng quê trù phú có bãi đay xanh ngát bên sông; có hàng nhãn lồng quả to và ngon, mật cứ như ứa ra ngoài lớp vỏ mỏng. Cầm thường nói với Rạng, quê anh có xưởng dệt thảm đay, gần hai trăm cô gái trong làng qui tụ về đó. Người đẹp lại khéo tay, dệt ta tấm thảm hoa nổi, hoa chìm cứ tuơi roi rói trên lớp đay thơm... Cầm còn nói Rạng, quên anh có xưởng mộc đóng tủ chè, trong xưởng có nhiều ông thợ giỏi nghề chạm trổ cổ truyền. Trong con chuột, con chim các ông chạm gắn ở rèo tủ, chú mèo hoa vồ rồi mới biết đó là chuột gỗ. Suốt ngày người cả xóm nghe tiếng đục, tiếng chàng, tiếng bào gỗ, tiếng đổi vàng ăn cưa, vui lắm. Nhà Cầm ở bên trường cấp ba, trường đó năm nào cũng có học sinh giỏi đi thi toàn quốc về môn văn. Cầm học ở trường đó. Cho đến nay anh vẫn quý nhất và nhớ mãi cô giáo Kim Oanh vợ chú bộ đội quay phim (Cầm vẫn quen gọi thế) dậy môn sử ký. Tiếng cô giảng ngọt ngào và có sức truyền cảm lắm. Cầm mê nhất là những giờ được nghe cô kể chuyện về các anh hùng quân đội; chuyện ông cha ta đánh giặc giữ nước? Giờ đây ngủ trong chiến hào nhiều đêm Cầm vẫn mơ anh đang được ngồi nghe cô giáo giảng bài? Cầm nói với Rạng, nếu về thăm quê Cầm thì chắc Rạng sẽ thích lắm. Rạng muốn mua gì để làm kỷ niệm đưa lên bản Mường, Cầm sẽ tìm mua bằng được, sẽ đưa lên đến nơi cho Rạng? Trong giây phút đó, Cầm nhớ đến tất cả? Tiếng bà mẹ gọi Cầm, tiếng cô bạn học cùng lớp mà Cầm thường gửi cặp sách đưa về để anh đi đá bóng; tiếng anh em kể chuyện vui trong chiến hào; tiếng ?ocô giao liên vui tính? hót? Tiếng hát của cô Hoa, cô Vui: ?oAnh ở trong đêm nghe tiếng ru hời quê mẹ? Gửi tới anh khúc hát yêu thương?? sao tình cảm thế, ấm lòng thế? Tất cả đang quấn quýt xung quanh Cầm đây, quanh mảnh đất ở cửa ngõ Lao Cai này, Cầm và Rạng đang ôm súng nằm chờ giặc. Tất cả đang trông chờ các anh, đang thì thầm, đang thôi thúc, đang kêu gọi các anh.

Đây rồi, xe tăng giặc xuất hiện phía mút đoạn đường thẳng. Nòng pháo nó lắc lư, vừa chạy vừa bắn uy hiếp. Trên xe, bọn lính ngồi rạp xuống hai bên thành. Chiếc xe tăng giặc chạy chậm, dò dẫm mở đường. Nó nhích dần đến.
-Cầm ơi, sau xe có bọn lính chạy theo!
-Đúng rồi. Nó dùng tăng làm lô cốt di động che đỡ mà. Rạng bắn trúng là diệt gọn tất cả đó.
Mũi nhọn khoan vào đất ta là những chiếc xe tăng T.59, nó kéo cái đuôi dài. Rạng chờ cho chúng đến thật gần, thật ăn chắc. Rạng kéo cái mũ bông vứt sang bên. Anh nâng khẩu súng lên vai lấy đường ngắm. Chiếc xe tăng giặc đi đầu lắc lư tiến đến gần. Nó nằm gọn trong kính ngắm của anh. Rạng và Cầm đều nhìn rõ ở tháp pháo chữ ?oBát nhất? trắng ởn bị đóng gồn lại trong cái khung sao đỏ nhoè nhoẹt. Và, bọn lính đeo lá nguỵ trang sau lưng đội mũ cát két quay mặt ra hai bên bìa rừng. Trong khoảnh khắc ban đầu của buổi chiến tranh, một tia ngờ ngợ loé lên trong đầu Rạng ?oƠ, những con người ấy mà là kẻ thù ư! Ở những bộ quần áo ấy, và những con người đã từng bắt tay, ôm vai nhau mời nhau điếu thuốc, gọi nhau bằng đồng chí, bằng anh em, khen nhau ?ohảo hảo? trong những ngày hội, ngày tết của hai nước, nay lại thù địch nhau ư. Cũng những con người ấy đã từng sang đây mở núi làm ra con đường ?ohữu nghị? này. Thế mà giờ đây mình sẽ xoá hết nó đi trong chớp lửa ư? Đúng thế. Đúng thế. Chúng nó là kẻ thù rồi. Kẻ thù đang bắn phá thị xã Lao Cai, đang tràn sang chiếm đất, chiếm nước mình. Thật sự trăm phần trăm rồi, không còn mơ hồ gì nữa!?. Rạng xiết cò súng. Luồng lửa đỏ lừ phụt ra. Chiếc xe tăng giặc khựng lại rồi bùng cháy. Đống lửa bốc lên ngùn ngụt giữa mặt đường. Ngọn lửa, khói xăng lan ra xoá đi tất cả bóng bọn lính. Rạng cười hàm răng trắng nổi rõ lên giữa khuôn mạ đen nhẻm khói đạn. Đó là chiếc xe tăng giặc dẫn đầu mũi đột kích bị diệt đầu tiên ở cửa ngõ thị xã Lao Cai.
Bị chặn đánh, những chiếc xe tăng giặc chạy sau dừng lại. Chúng băn như dội đạn vào các mỏm núi phía trước. Bọn lính đã tản ra tiến lên đánh chiếm các điểm cao hai bên đường. Lúc ấy Rạng và Cầm đã nghe tiếng nổ của súng máy, súng AK, tiếng nổ của lựu đạn dậy đất trên các điểm cao. Anh nghe rõ tiếng kèn tý toe và tiếng hò hét của bọn giặc. Rạng biết các trận địa phòng thủ của ta đang chặn đánh quyết liệt bọn bộ binh địch, Rạng giục Cầm chạy nhanh sang mé đồi bên kia để tiếp sức cho các chiến sĩ tự vệ.
Sang đến ngày 18 thì tình thế đã trở nên quyết liệt lắm. Tuyến phòng thủ của ta bị thủng nhiều nơi. Giặc đã tràn sang đất ta rất đông. Xe tăng của chúng đã chạy trên các đường phố Cốc Lếu. Bọn dân binh dắt ngựa sang đã tràn vào các khu phố lục lọi cướp bóc trong nhà dân. Trên đồi, đạn bà lương thực của chiến sĩ tự vệ đã vơi dần. Các cụm chiến đấu của ta bị số giặc đông vây kín không còn liên lạc được với nhau... Trong chiến hào, một cô tự vệ chạy về phía Rạng. Cô nói với Rạng:
-Báo cáo anh, em gần hết đạn!
-Còn bao nhiêu viên?
-Em còn năm viên và một quả?
?oÚ, ú, xẹt, xẹt, xẹt??
Tiếng rú của loạt tên lửa từ đất giặc bay sang réo trên đầu như cơn bão tràn đến. Gió. Lửa bay dạt ngọn cây. Những quả đạn đỏ lừ, lao tới, cắt ngang lời cô tự vệ. Rạng vội kéo cô ngồi thụp xuống lòng đường hào. Anh đẩy cô vào phía trong ngách hầm. Anh ngồi ôm khẩu súng vào lòng như để che cho nó. ?oUỳnh, uỳnh. Víu, víu??. Loạt tiếng nổ đinh tai. Đất núi chao đảo. Chiến hào rùng lên như đưa võng. Rồi lập tức, đất đá, cành cây rơi xuống rào rào như một trận mưa. Rạng cúi xuống. Khẩu súng tiểu liên được anh che gọn trong lòng. Và cả cô tự vệ cũng được che. Cô nép gọn vào lòng anh. Loạt tiếng nổ dứt. Trận mưa đất, đá dứt. Cô tự vệ bỏ tay ra. Cổ ngửng mặt nhìn anh, vội lùi ra một bước. Hai má đỏ dậy lên, vẻ mặt cô, cả ánh mắt cô bối rối. Vừa lau bụi cát trên mắt, vừa vuốt lại mớ tóc rối, cô tự vệ nói nhỏ giọng ngượng nịu:
-Anh. Em cảm ơn anh nhiều?
-Nổ mãi cdứoi chân đồi. Chả sao đâu.
-Cô lau súng đi, rồi sửa lại bệ băn nhé.
Rạng quay lại gọi to về phía cuối đường hào:
-Cầm ơi, lau lại súng, mở hết nắp lựu đạn ra, chuẩn bị đi nhé.
Tối ấy, Rạng bàn với các chiến sĩ tự vệ và anh yêu cầu anh chị em rút về tuyến phòng thủ thứ hai. Vì có một số chiến sĩ bị thương và số đạn còn rất ít? Nếu giặc xông lên. Rạng và Cầm chặn chúng lại để yểm hộ cho các chiến sĩ tự vệ. Và, nếu ngày mai giặc lên, các anh sẽ quyết sống mái với chúng.
Cô tự vệ đến cạnh ụ súng của Rạng. Trong giấy phút đó cô đứng lặng nhìn anh. Trong ánh mắt của cô, ánh mắt đen láy nằm trong một quầng thâm vì thiếu ngủ, thiếu ăn và vì căng thẳng, có ngấn lệ. Thật tình cô không muốn rời các anh, không muốn rời cái trận địa nơi cô và các anh đã từng sống mái với kẻ thù, đã từng chia nhau viên đạn, bắn hỗ trợ cho nhau, đã đẩy lùi những đợt giặc tràn lên như bầy thú dữ. Lúc này thật tình cô không muốn rút về tuyến hai. Về như thế có phải mình chạy lui để tìm lấy cái sống, còn nơi nguy hiểm có thể hy sinh thì để cho các anh ấy không? Có phải lúc thuận lợi thì thề thốt với nhau chiến đấu giữ từng tấc đất Lao Cai này và giờ đây đến lúc nguy nan nhất thì mình bỏ chạy không? Như thế có xứng đáng với các anh ấy không? Nước mắt cô vòng quanh, cô khóc thật sự:
-Thôi, cô đi đi, bám sát đội hình kẻo lạc, có chúng tôi yểm hộ-Rạng giục.
-Anh Rạng, anh cầm thêm quả lựu đạn của em. Súng em còn ba viên đạn nữa mà-Cô đi về phía Cầm. Cô tháo cái khăn len mầu ghi đá đang quàng trao cho Cầm:
-Anh giữ lấy, trên đồi đêm lạnh lắm-Cầm đang ngần ngừ chưa biết xử sự thế nào thì cô tự vệ đã vắt chiếc khăn lên vai anh. Thuận đường trong chiến hào đi xuống dốc, cô tự vệ lại dừng bên ụ súng của Rạng. Cô định tháo chiếc đồng hồ đang đeo trong tay? Biết ý, Rạng cầm lấy cổ tay trong lẳn của cô-Thôi cô giữ lấy!
Cô tự vệ để cổ tay mình trong vòng nắm của bàn tay đen khói đạn và lấm bùn đất nhưng ấm nóng của Rạng. Mắt Rạng vẫn chăm chú nhìn xuống chân đồi. Lúc này ở nơi ấy mây sương đã mờ nhoè dần đi nhưng mùi thuốc súng vẫn khét lẹt và ngột ngạt.
-Chúng đã co cụm lại rồi đấy. Cô đi đi.
-Anh. Tên em là Lan. Lan kế toán đội tự vệ trực chiến của nhà máy. Thắng giặc, anh về thăm nhà máy chúng em nhé.
Rạng gật đầu. Anh chị em tự vệ đã rút rồi Rạng mới để quả lựu đạn của cô Lan vừa trao lại lên méo chiến hào. Quả lựu đạn đã mở nút, và cổ nó nơi tay cầm có một chữ ?oLan? viết bằng bút bi nho nhỏ (tự vệ thường đánh dấu bằng cách viết tên vào vũ khí của mình giữ). Bất giác, Rạng nặhành tiến chiếc nắp ở đường hào đóng chặt quả lựu đạn lại. Anh bỏ nó vào bao đeo bên mình.
Ngày 19, giặc xông lên đánh chiếm mỏm đồi từ sớm. Lúc đất rừng Lao Cai còn đầy mây sương, giặc đã nổi hiệu kèn tò toe, thúc lính dàn hàng ngang xông lên. Rạng lắp đạn vào súng B.40 và lên đạn hai khẩu AK để trước mặt. Phía cuối chiến hào, Cầm cũng lên đạn súng AK. Súng trường, súng máy mà các chiến sĩ tự vệ để lại, anh lên đạn để quanh mình. Anh mở nắp tất cả lựu đạn anh có, để ở mép hào, chờ giặc lên thật gần.
Thấy yên tĩnh, không có dấu hiệu gì phản ứng, giặc tưởng ta rrã rút đi trong đêm. Chúng dấn lên, ngênh ngang đắc thắng. Hai mươi mét, mười lăm mét, rồi mười mét. Các anh bất ngờ bắn xối xả vào phía chúng. Chỗ giặc cụm đông, Cầm tung lựu đạn vào. Chỗ tên chỉ huy cầm kèn có tốp lính cụm lại, Rạng nã B.40 tới. Đợt xung phong đầu tiên của giặc bị đòn quật lại bất ngờ. Chúng chết ngổn ngang. Chúng gọi pháo từ bên kia sông bắn xối xả vào mỏm đồi. Rạng và Cầm di chuyển sang hào mé đồi bên kia, Khi chúng chuyển làn pháo, Rạng bàn với Cầm kéo nhanh xác lính giặc bị chết nằm ở mép hào dồn lại trước bệ bắn để che mắt giặc. Rạng chụp cái mũ ?oBát nhất? của tên lính chết lên đầu mình. Chúng lại hò hét, lại thổi kèn thúc lính xông lên. Chờ chúng đến thật gần, từ sau những xác chết của giặc, đạn AK, lựu đạn lại bất ngờ nã tới tấp vào bọn chúng. Chúng lại đổ xuống. Chúng chết chồng lên nhau và lại xô nhau chạy xuống chân đồi.
-Cầm ơi!-Rạng gọi sang ụ súng phía cuối chiến hào.
-Có. Tôi đây!
-An toàn chứ?
-Không sao cả.
-Nhưng phải bổ sung ngay đạn và lựu đạn.
-Lấy ở đâu?
-Chỗ bọn giặc chết!
-Phải coi chừng những đứa bị thương?
Rạng và Cầm rút dao găm cầm ở tay rồi cả hai bò đến những xác giặc chết gần nhất. Rạng tước ngay được khẩu AK mới tinh và bốn băng đạn chưa hề bắn một phát nào của tên giặc bị vỡ toang lồng ngực. Cầm vớ được khẩu B.41 và bốn quả đạn. Anh đưa về vị trí bắn rồi lại bò đến xác những tên khác. Anh thu được gần hai mươi quả lựu đạn đưa về. Lần này thì Rạng và Cầm không nằm ở vị trí bắn của lần trước nữa. Hai anh xích xuống ở lớp xác những tên giặc chết dưới cùng. Các anh kéo xác chúng lại? Nằm chờ? Chúng lại hò hét nhau xông lên. Chúng dàn hàng ngang vừa bắn vừa chạy tới. Lửa thép như cái chổi lớn từ sau xác những tên giặc nằm ở sườn đồi lại quét bọn chúng dạt xuống.
Đến chiều ngày 19, giặc đã mười ba lần cố chết xông lên đồi, nhưng đều bị đẩy lùi. Chiến sĩ Lê Hồng Cầm đã bị một viên đạn xuyên qua bắp chân.

Không chiếm được mỏm đồi nhỏ án ngữ đường vào thị xã, giặc bỏ. Chúng thúc quân tiến vòng sâu vào phía sau lưng: phía Phố Mới, Nhà Ga. Chúng cô lập mỏm đồi. Chúng thiết lập vòng vây xung quanh mỏm đồi. Chúng chõ loa từ ba phía lên gọi nheo nhéo: ?oHỡi các anh bộ đội Việt Nam. Các anh đã bị vây chặt bốn phía. Các anh chống lại quân giải phóng Trung Quốc hùng mạnh chỉ như lấy cỏ non chống trời, như lấy chứng chim sẻ chọi với đá Thập Van Đại Sơn. Các anh nên ra hàng thì không những không bị trừng trị mà còn được các cấp chỉ huy quân giải phóng ban thưởng xứng đáng?(!).
Rạng nói với Cầm:
-Cầm thấy không, không làm gì được mình, thì chúng lại dở trò lừa phỉnh, dụ dỗ mình. Cầm ạ, nghe bọn giặc Bắc Kinh nói, mình lại nhớ ông bố mình có lần kể chuyện về người Mường ở vùng Giao Lão, Dựng Tú (Lam Sơn). Ở đó bà con đã tôn Lê Lợi, Lê Lai là Đạo Cham, (thủ lĩnh cầm đầu vùng Mường). Người Mường đã giúp lương thực nuôi quân, đào hào đắp lũi, xây căn cứ chống giặc Minh. Bao lần người Mường che chở Lê Lợi và nghĩa quân thoát khỏi những cuộc vây quét của giặc? Ông bố mình nói rằng: ?oTừ xưa tổ tiên người Mường đã dạy: đừng nghe lời vịt. Nghe lời vịt thì mất trứng, nghe lời gà thì mất vườn, nghe lời bọn giặc thì chỉ có mất nước thôi?. Đúng thế đấy Cầm nhỉ!
Phía chân núi, bọn giặc vẫn lải nhải kể chuyện đã tiến quân đến đâu, đã chiếm vùng đất nào. Và chúng bịa ra những đơn vị của ta tan rã? Trong chiến hào, Rạng xé vạt áo của anh băng vết thương cho Cầm. Bắp chân phải của Cầm đã sưng to lên. Máu chảy nhiều. Máu thấm đỏ cả một đám đất nơi ụ súng. Cầm bị mất nước. Đôi môi anh khô nẻ. Hai hố mắt trũng sâu. Nước da anh rám khô. Giọng anh nói như lạc đi. Rạng rất thương Cầm. Anh biết Cầm đã nén nhịn lắm. Cầm biết hai ngày nay rồi không còn gì để ăn nên anh cũng không kêu khát nữa. Anh biết rằng, nếu anh kêu chỉ làm Rạng thêm lo lắng mà thôi. Vì bếit tìm nước ở đâu trên mỏm đồi đạn cày xới và bốn bề giặc đang vây này. Rạng đặt tay lên vết thương Cầm, nóng ran và mạch máu giật mạnh. Rạng thương Cầm trào nước mắt. Rạng nhìn ra vùng đồi bị tên lửa đốt cháy đen, anh muốn tìm sợi dây ?ovú trâu? trong lòng có dòng nước ngọt; cây chuối rừng để lấy nõn, hay một nắm lá chua cho Cầm nhai để đỡ được cơn khát cháy cổ này. Nhưng xung quanh đều không có. Và hai ngày này rồi có còn gì để ăn nữa đâu. Rạng lại nhớ đến chuyện con chim ?oĐang Pang? kêu. Nhưng đào đâu ra củ mài. Thuốc kháng sinh cũng không có. Rạng hỏi Cầm:
-Cầm còn bao nhiêu đạn?
-Một băng và một quả lựu đạn.
-Mình còn một quả B.40, nửa băng AK và quả lựu đạn của cô tự vệ trao cho Cầm ạ. Tình hình này mình nghĩ rằng ta nên rút về tuyến chiến đấu thứ hai?
Cầm nhìn Rạng không nói, Rạng sợ Cầm hiểu nhầm ý định rút về của mình, nói thêm:
-Cầm ạ, không phải mình sợ hy sinh mà tính chuyện chạy lui đâu. Ta đã chiến đấu kiên cường, nhưng vũ khí còn rất ít, lương thực không còn gì, thuốc men không có để giữ vết thương cho Cầm. Mình lo cho Cầm lắm. Có mình về, đơn vị sẽ tăng thêm sức chiến chiến đấu, anh em sẽ đưa Cầm đi cấp cứu. Vả lại ở đây ta đã nằm trong vòng vây của địch rồi.
Cầm im lặng, rồi anh nói nhỏ:
-Cũng được, nhưng Rạng cứ để tôi ở lại đây. Tôi sẽ chặn giặc. Rạng để lại cho tôi quả lựu đạn nữa.
Đã hiểu ý Cầm, Rạng nghiêm giọng:
-Không. Mình là tiểu đội trưởng. Đồng chí phải tuân lệnh mình mà. Mình sẽ cõng Cầm ra khỏi vòng vây của giặc.
-Rạng ạ, tôi đã bị thương nặng.
-Không, mình không thể bỏ đồng chí được. Chờ trời tối, sương xuống dầy hơn tý nữa, ta sẽ đi mà.
-Rạng ơi-giọng Cầm nhỏ dần-Rạng nghe tôi. Tôi đã bị thương, tôi ở lại chặn giặc. Nếu cần, tôi sẽ hút giặc về phía tôi để Rạng mở được đường ra. Có tôi đi, Rạng sẽ bị vướng. Biết đâu lại cả hai? Chi bằng mình tôi chịu. Rạng về với đơn vị, về với anh em chiến đấu. Rạng chuyển lời tôi?
-Không được đâu Cầm ạ. Mình còn thì Cầm còn. Cầm đừng nghĩ như thế?
-Rạng nên nghe tôi.
Bàn tay Rạng vẫn để nguyên trên vòng băng vết thương của Cầm, Máu vẫn chảy nhiều. Vạt áo của Rạng xé ra băng, máu đã thấm đẫm. Rạng thoáng thấy trên vành môi khô cháy tái xám của Cầm như đang run lên. Rạng lo cho Cầm lắm. Đói. Kiệt sức. Nhưng nếu như chia sẻ được dòng máu trong cơ thể mình cho Cầm; nếu như san sẻ phần sức lực còn lại của mình cho Cầm được, Rạng sẽ tự nguyện, Rạng nhìn thẳng vào đôi mắt của Cầm:
-Cầm! Tôi nhắc lại. Tôi còn thì Cầm còn. Tôi không thể bỏ Cầm ở lại đây. Tôi sẽ cõng Cầm về đơn vị. Chừng mấy giờ rồi Cầm?-Rạng trùm chiếc khăn len màu ghi đá lên đầu Cầm cho anh được ấm hơn.
Nghe Rạng hỏi giờ, Cầm nhìn Rạng không nói. ?oGiá bây giờ có một cái đồng hồ?, bất giác Rạng lại nhớ về câu chuyện chiếc đồng hồ. Ấy là vào dạo cuối năm 1978, ngày bọn giặc Bắc Kinh dựng ra vụ ?onạn kiều?. Chúng tung bọn thám báo, gián điệp sang đe dọa, xúi dục bà con người Hoa gây ra nhiều điều rắc rối về an ninh chính trị cho ta ở cái thị xã biên giới này. Ở đây, bà con người Hoa đã bao đời sinh sống làm ăn yên ổn với nhân dân ta. Một số bà con sang đây để tìm đường sống từ cuối thời nhà Minh và chế độ phong kiến Mãn Thanh. Đợt hai là sau cuộc nông dân khởi nghĩa (Thái bình thiên quốc) bị thất bại, vào những năm 1860. Bọn phong kiến đàn áp, thẳng tay chém giết nên họ kéo nhau sang ta tránh nạn. Rồi nữa đợt ba, họ sang đây vào đầu thế kỷ này, những năm 1950 trở về trước: Vào thời kỳ chiến tranh Trung Nhật (1935-1945); vào thời kỳ Trung Quốc nội chiến 1945-1949. Nhất là năm 1949, khi Trung Quốc giải phóng lục địa, bọn tàn quân Tưởng Giới Thạch tràn sang đây, chúng kéo theo cả bầu đoàn thê tử? Ở thị xã Lao Cai này, có dòng họ đã sang ta từ mười lăm đến mười tám đời, có dòng họ sang mười ba đời, có dòng họ mới sang ta một đời. Đó là lớp người chạy sang tránh đại loạn cách mạng văn hóa những năm 1966-1970. Họ sang nước ta cũng có nhiều lý do, mục đích khác nhau: làm ăn sinh sống, trốn tránh tội ác và không ít tên là bọn cầm đầu, hoặc tay chân bọn phản cách mạng, thổ phỉ có sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc. Bọn này vẫn liên lạc bí mật sang bên kia biên giới. Từ trước tới nay, không một vụ thổ phỉ bạo loạn nào, không một vụ lộn xộn nào về chính trị gây rối chống chính quyền ta ở đất Lao Cai này và vùng núi các huyện xugn quanh như Pha Long, Mường Khương, Bát Xát,? lại không có bàn tay của bọn người Hoa làm nòng cốt. Và nguy hiểm hơn nữa là bọn gián điệp được chúng cài cắm lâu dài ở đất ta. Nhiều người trong số họ mang tâm trạng sống theo thời, tuỳ lúc. Một số thì xử sự bội bạc với người Việt Nam và đất nước Việt Nam đã từng đùm bọc cưu mang họ những khi họ gặp hoạn nạn. Nên cuối năm 1978 khi bị bọn giặc Bắc Kinh kích động thì họ nghe theo. Họ kéo nhau đông nghìn nghịt có hàng nghìn người, bê cả tủ cả giường, dắt cả chó cả lợn, đào cả mồ mả ông cha bọc trong bao tải khiêng ra đầu cầu Hồ Kiều đòi về Tổ quốc vĩ đại! Số chưa kịp đi thì đập phá nhà cửa, hò hết gây rối trị an trong các phố xá Lao Cai. Ngày ấy, Rạng được phân công làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh vùng đầu cầu. Hàng ngày, Rạng và anh em ta giúp đỡ bà con thật sự muốn về sống bên ấy, và cũng hết lòng giúp đỡ bà con muốn ở lại sống hữu nghị trong tình nghĩa anh em lâu đời với nhân dân ta, theo đường lối nhân đạo đúng đắn của Đảng ta; nhưng cũng thật sự chuyên chính với những tên có tội ác gây rối trị an, xúi dục bà con làm điều xấu. Có một hôm, giữa đêm khuya, thảng thốt tiếng muông kêu, sương già, sương non rơi ướt áo, Rạng gác ở bờ sông Nậm Thi. Bỗng anh nghe có tiếng động nhẹ trên mặt nước sông. Rạng nằm rạp xuống bên bờ sông. Anh lấy mặt phẳng dòng sông để làm chuẩn quan sát. Lát sau, từ chỗ mặt nước sông động đậy đó có hai chấm đen nhô lên. Chúng đứng yên một lúc nghe ngóng. Thấy yên tĩnh, chúng lội vào bờ. Và, tiếng sột soạt nổi lên. Chúng mở nói ny-lông. Rạng nằm yên quan sát. Chúng lấy quần áo ra mặc vào, lấy mũ bông ra đội và đi giầy vải. Chúng tìm lối đi lên đường ?oHữu Nghị?. Rạng bấm đèn pin vào mặt chúng và quát to:
-Đứng lại-Tiếng mở khoá nòng súng của Rạng làm xáo động màn đêm yên tĩnh. Hai bóng đen từ sông vừa lội lên đã ?ochững chạc? trong những bộ quân phục chỉnh tề của ?oanh bộ đội?.
-Giơ tay lên. Các anh đã vi phạm chủ quyền của nước Việt Nam.
-Xin anh, chúng em dại dột.
-Các anh đã phạm tội giả mạo bộ đội.
-Chúng em xin chịu tội.
Ánh đèn xanh vẫn chiếu thẳng vào mặt chúng. Rạng đã nhận ra chúng rồi. Tên Mã Xìn và tên Chu Phính. Chúng là những tên người Hoa ở Phố Chợ thị xã Lao Cai. Hai hôm trước đây, chúng đã gây rối và xúi dục người xấu hành hung bộ đội ta rồi chạy sang bên kia. Nay chúng mò về định gây tội ác nữa. Tên Mã Xìn lết đến quỳ sụp dưới chân Rạng:
-Em xin anh tha cho, chúng em có món quà nhỏ-Nó vội đặt dưới chân Rạng một gói to. Nó bảo trong đó có 10.000 đồng, hai chiếc nhẫn vàng và hai đồng hồ tự động loại tốt của Nhật-Anh nhận rồi tha cho chúng em. Chúng em sẽ bơi ngay về bên kia sông. Như thế anh vẫn giữ được kín, không ai biết chuyện gì mà chúng em cũng được trót lọt. Sau này hai nước có xảy ra xung đột gì, chúng em thề rằng sẽ nhớ đến anh?
Tên Chu Phình nói thêm:
-Xin anh mở rộng lượng hồng ân cho. Về bên ấy, chúng em không dám quên anh.
-Im ngay, tôi là chiến sĩ biên phòng Việt Nam. Chúng tôi không làm cái trò bẩn thỉu đó. Các anh bị bắt. Chống lệnh, tôi nổ súng?

Đêm. Sương muối càng dầy hơn. Rét lắm. Xa xa lửa từ các đám cháy nhà, cháy phố, cháy kho; lửa đốt các nhà máy, các cửa hàng, các trại chăn nuôi, trại trẻ; lửa từ nơi có quân giặc tràn tới chiếm ở, lập loè trong sương. Thỉnh thoảng ở các đám cháy đó có tiếng nổ lốp đốp của mắt tre, của chum vại, của các loại đồ dùng gia đình. Và cũng từ đám cháy đó có tiếng lợn hét vang đêm, tiếng người kêu thất thanh nghe rùng rợn. Trong gió lạnh, nồng nặc mùi khét của lúa gạo bị cháy; mùi tanh lợm của xác súc vật bị lửa thiêu lẫn với mùi khét lẹt của thuốc súng. Cả thị xã Lao Cai chìm trong sự chết chóc và khói lửa của lũ giặc Bắc Kinh. Thỉnh thoảng có vài tràng súng máy rồ lên như điên loạn; có dăm quả đạn pháo nổ vu vơ làm dấy lên những đám cháy mới? Rạng buộc lại cái khăn len trùm đầu cho Cầm. Anh xé nốt ống quần dài còn lại quấn chặt vết thương cho Cầm và cũng để lúc anh đi cho đỡ vướng. Rạng cõng xốc Cầm lên lưng. Vai anh vác khẩu B.40. Trước ngực anh đeo khẩu AK, đạn đã lên nòng. Quả lựu đạn duy nhất còn lại là của cô Lan tự vệ trao cho, anh mở nắp, để sẵn vòng dây kíp nổ? Rạng dò dẫm từng bước đi xuống dốc đồi. Rạng tránh các hố pháo, tránh các gốc cây đổ, tránh các cành cây để chân bị thương của Cầm không va vào. Rạng vừa đi vừa nghe ngóng. Chốc chốc anh dừng lại để nghiêng ngó, quan sát phía trước. Ba ngày nay, Rạng ở trên trận địa, anh không biết rõ tình hình địch ở dưới này. Anh không biết rõ địch đã chiếm những đâu, chúng cụm lại trong đêm ở chỗ nào. Rạng nghe tiếng súng tiểu liên, tiếng súng trường, tiếng lựu đạn nổ khắp nơi trong thị xã, nổ dậy lên khắp các khu phố, anh đoán rằng có lẽ ta đang giành giật với địch từng mái nhà, từng góc phố. Như thế có nghĩa là kẻ địch đã tràn vào thị xã và đến được nhiều nơi rồi. Anh thở hổn hển, có lúc mắt hoa lên. Rạng loạng choạng. Anh dừng lại lấy sức rồi lại lần từng bước, bước đi. Đã hai hôm nay anh không ăn, không uống không đi giải, không chợp mắt? mắt anh lúc nào cũng nóng bừng vì căng thẳng. Thế mà giờ đây, anh không hiểu vì sao anh lại có một sức lực dư thừa và sự tỉnh táo để chịu đựng được như thế. Rồi lúc này còn cõng được cả Cầm, vác cả súng đi trong đêm. Cầm nóng hôi hổi như một khối than đỏ trên lưng Rạng. Cầm đã lên cơn sốt từ chiều. Máu ở vết thương của Cầm chảy xuống ướt chân anh.
Cầm nói nhỏ vào tai Rạng:
-Rạng à! Rạng để tôi lại đây thôi, Rạng về nhanh với đơn vị. Tôi cần một quả lựu đạn. Tôi sẽ đổi năm, bẩy tên giặc.
-Không! Ta sẽ về được với anh em. Cầm đừng nghĩ thế.
-Tôi bị thương rồi. Tôi chỉ làm khổ anh em thôi, làm khổ Rạng thôi?
Một loạt phát của giặc từ bên kia sông bắn sang nổ ùng oàng ở phía Kim Tân cắt ngang lời nói của Cầm. Lửa loá sáng. Lại thêm mấy nóc nhà nữa bốc cháy. Ánh lửa chấp chới trong đêm. Rạng vội ngồi sụp xuống sau bờ lau mé đường sắt. Anh tận dụng ánh lửa để quan sát phía trước. Bỗng Rạng kéo Cầm nằm rạp xuống, Rạng đã nghe ở phía trường cấp hai Vạn Hoà có tiếng bọn giặc í ới gọi nhau. Rạng ghé vào tai Cầm: ?oCó địch gần lắm rồi?. Rạng dìu Cầm bò xuống phía bờ lau bên đường sắt. Phía ấy rất rậm cỏ. Để Cầm nằm đó, Rạng bò đi tìm chỗ an toàn cho Cầm nằm. Tìm được rồi. Anh đưa Cầm vào trong một cái cống thoát nước xuyên lòng đường. Rạng vơ mấy cây lau bị đạn phạt đứt che cửa cống lại. Rạng nói với Cầm:
-Nằm im nhé. Cầm đưa khẩu AK cho mình. Cậu gác chân lên vòng cống đẻ máu đỡ chảy.
Không đợi Cầm trả lời, Rạng vứt cả mũ bông đang đội trên đầu lại cho Cầm, anh ôm khẩu B.40 và cắp tiểu liên bò theo dọc mé đường sắt. Rạng cố bò nhanh ra xa miệng cống.
Ở thị xã Lao Cai này, bọn giặc Bắc Kinh ban ngày lùng sục vào từng phố, từng nhà để cướp phá, bắn giết, vơ vét không từ một thứ gì. Chúng lấy từ quần đùi, áo lót đã nhàu cũ của phụ nữ, của trẻ em cho đến chai nước mắm nấu dở, lọ tương ớt đã vơi, cái xoong sứt quai, cái thìa vẹt lưỡi. Cái màn rách, cái vỏ chăn vá? chúng cũng vơ bỏ vào bai tải. Cái ghế ngồi, cái giường mọt chúng cũng tháo ra bó lại chất lên lưng ngựa đưa về Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại (!). Bà con ở thị xã Lao Cai đã nói rằng, từ xưa đến nay bọn giặc cướp nước nào cũng đều độc ác, cũng đáng nguyền rủa cả, nhưng không có bọn giặc nào lại bẩn thiểu, lại đê tiện như lũ giặc bành trướng Bắc Kinh này. Chúng còn độc ác, đê tiện và bẩn thiểu vào loại bậc thày bọn thổ phỉ đi cướp thắng cố ở các phiên chợ miền núi?
Nhưng ban đêm thì chúng co về ẩn trong các ngách hầm khoét lõm vào vệ đường. Giờ đây bọn giặc ẩn ngách hầm ở dọc đường mạn trường học Vạn Hoà chắc đã nhìn thấy Rạng qua ánh lửa của các đám cháy. Chúng í ới gọi nhau. Chúng bắn lên trời hai phát pháo sáng để xác định mục tiêu. Rồi, đạn súng trung liên chúng bắn như đổ dồn về phía Rạng. Rạng cố bò xa chỗ cống thoát nước nơi Cầm đang nằm. Cầm bò ra sát miệng cống, anh vạch mấy cây lau gẫy nhìn ra. Cầm thấy những luồng đạn kẻ lửa bay chíu chíu đan trên mặt đường. Đạn va vào bờ đá loé lên từng chùm lửa. Bọn giặc chiếu đèn đến. Từ phía sau, Cầm nhìn rõ Rạng vẫn nằm im. Bọn giặc cũng đã nhìn rõ anh rồi. Chúng đông lắm. Còn nghe rõ bọn chúng hò hét. Bọn chúng thổi kèn tý toe. Có lẽ chúng báo động chiến đấu. Tất cả bọn ẩn trong các ngách hầm bên vệ đường đều nháo nhác chạy ra. Chúng lại bắn mấy loạt súng máy nữa về phía Rạng. Lợi dụng bóng tối, Rạng cắp súng lăn xuống rãnh nước bên vệ đường. Từ trong đám giặc ở phía trường Vạn Hoà có tiếng nheo nhéo:
-Chản chồ! Chản chồ! (Đứng lại! Đứng lại!)
-Thải xâu! Thải xâu! (Giơ tay! Giơ tay!)
Rồi lũ giặc cắp súng chạy ùa về phía Rạng. Cầm nhìn thấy rõ khoảng khắc ấy Rạng chồm dậy. Anh quì chân vào mép đường. Anh lia cả băng súng AK về phía giặc. Chúng ngã xuống. Chúng nhốn nháo kêy hét hỗn loạn. Chúng đạp lên nhau chạy lùi trở lại. Rồi chúng lại bắn như đổ đạn về phía mé đường nơi Rạng vừa chồm dậy. Nhưng lúc ấy thì Rạng đã chạy lên nằm chen vào trong số xác giặc vừa ngã xuống. Bọn giặc bắn dữ dội. Chúng bắn đủ loại súng bộ binh chúng có. Chúng bắn chừng 5 phút. Thấy không có sự phản ứng, chúng ngừng bắn. Rồi bỗng có tiếng con gái nói eo éo từ phía lũ giặc:
-Chú bộ đội Việt Nam! Chú bị vây rồi. Chú ra hiệu hàng đi, chú sẽ được sống. Quân giải phóng Trung Quốc hùng mạnh sẽ đối xử tốt với chú-Vẫn tiếng đứa con gái ấy nhắc lại hai ba lần câu nói đó. Thấy im lặng, lũ giặc hô nhau xô ra. Lần này chúng chiếu đèn sán về mé đường nơi ban nãy Rạng nấp. Bỗng từ đám xác giặc chết, Rạng nhổm cao. Một luồng lửa phụt ra. Quả B.40 đỏ lừ từ phía anh bay vào nổ đanh ở phía giặc trong trường Vạn Hoà. Chúng lại hét lên, lại xô nhau chạy nháo nhác. Chúng lùi lại phía mé trường. Rồi chúng lại bắn về phía Rạng.
Im tiếng súng, tiếng đứa con gái từ phía giặc lại eo éo cất lên:
-Chú bộ đội Việt Nam. Chú đừng dại dột, đừng chiến đấu tuyệt vọng. Quân giải phóng hùng mạnh đã vây chặn chú cả bốn phía rồi. Chú như cá trong lưới, như chim trong lồng. Chú hàng đi?
Rạng vẫn nằm im giữa những xác giặc chết. Chúng chưa phát hiện ra chỗ mới của anh.

Trong lòng cống, Cầm thấy mặt mình nóng bừng lên. Rồi cả người cũng nóng bừng bừng lên. Anh cảm thấy mình như không bị thương, không đau đớn gì hết. Người anh run lên. Không phải vì sợ hãi, mà vì căm tức lũ giặc, vì lo lắng cho Rạng, vì thương Rạng phải đơn độc chống chọi với lũ giặc có đến hàng trăm thằng. Anh muốn xông ra lắm. Anh nghĩ nếu xông ra, mình sẽ vòng từ phía sau Vạn Hoà tới, mình sẽ bắn xối xả vào lũ giặc để phối hợp với Rạng, để mờ đường cho Rạng? Nhưng giờ đây, trong tay anh không còn gì nữa ngoài con dao găm đeo bên mình. Trong giây lát, Cầm tự trách mình. Sao mình lại không kiên quyết ngăn Rạng lại từ trên ấy. Nếu nghe mình, Rạng cứ để mình nằm lại ở trận địa thì đâu đến nỗi lâm vào thế hiểm nghèo này. Có phải vì mình không? Có phải vì cái vết thương của thằng Cầm khốn khổ này không mà dẫn Rạng đến cảnh này. Rạng đã hết lòng, hết sức vì mình như thế. Giờ đây mình làm được gì để hỗ trợ chiến đấu với Rạng, cứu Rạng. Cầm cắn nát cây lau bắc qua cửa cống ngang tầm miệng lúc nào không biết. Cầm lại trách Rạng. Sao Rạng lại không nghe mình. Rạng không tính được tình huống đang ở trong vòng vây của giặc. Bây giờ biết làm thế nào, Rạng ơi! Nếu như mình hy sinh đổi lấy nắm, bảy mạng giặc vì mình đã mất sức chiến đấu rồi, còn được. Đằng này, Rạng hy sinh giữa lúc cuộc chiến đấu mới bắt đầu thì? Bỗng chúng quét đèn sáng về phía Rạng. Chúng soi, tìm. Thấy yên lặng, tưởng Rạng đã trúng đạn, lần này bọn giặc thận trọng, dò dẫm, lom khom đi tới. Chờ chúng đến gần, Rạng tung quả lựu đạn cuối cùng ra. Tiếng nổ đinh tai, bóng giặc đổ xuống trong chớp lửa. Trong lòng cống, Cầm biết đây là quả lựu đạn cuối cùng của Rạng. Quả lựu đạn mà cô tự vệ nhà máy có tên là Lan đã trao cho Rạng từ trên đồi? Rồi Cầm nhìn thấy Rạng bật dây, Rạng cầm khẩu AK giương lên xông thẳng vào đám giặc đang nhốn nháo. Chúng bủa vây lấy anh. Đèn pha, đèn pin chúng dồn cả vào phía anh. Chúng bắt được anh. Chúng hò reo. Bốn năm chiếc đèn pin sáng xanh của chúng soi vào mặt Rạng.
Cầm nhìn rõ bóng một đứa con gái từ trong đám giặc bước về phía Rạng. Mụ cầm lấy cánh tay của Rạng. Giọng mụ uốn éo:
-Thưa chú bộ đội Việt Nam. Quân giải phóng Trung Quốc khâm phục tinh thần quả cảm của chú. Giờ đây chú đã bị bắt. Mặc dù chũ đã gây tổn thất nhiều cho quân giải phóng, nhưng quân giải phóng không giết chú mà chỉ yêu cầu chú khai chú ở đơn vị nào. Chú là bộ đội chính qui hay là quân địa phương?
Rạng vẫn đứng im. Đứa con gái đưa bàn tay đeo găng trắng phủi nhẹ bụi trêm vai áo lấm láp của Rạng. Nó kéo lại cổ áo của Rạng cho ngay ngắn. Nó khoác chiếc áo mưa lên người Rạng. Rồi vẫn cái giọng uốn éo ấy-Lần này thì Cầm để ý nghe, vì anh cảm thấy cái giọng nói ấy sao quen quen. Cái giọng mà anh như đã nghe thấy ở đâu rồi:
-Thưa chú bộ đội Việt Nam. Quân giải phóng rất nhân đạo. Chú nói đầy đủ đi, chú sẽ được đưa về thăm Bắc Kinh. Chú sẽ được phong chức cao. Nếu chú cộng tác với quân giải phóng, chú sẽ được sung sướng. Chú sẽ là vị chỉ huy ở vùng Lao Cai này?
Rạng nhìn trừng trừng vào mặt đứa con gái. A, Rạng đã nhận ra mặt nó rồi. Đúng mặt nó rồi, cái mặt bầu bầu như mặt thớt, đôi lông mày tỉa còn bằng sợi chỉ đen và mái tóc thì cắt ngắn ngang vai. Nó không nhận ra Rạng. Có lẽ vì mặt anh nhem nhuốc khói đạn, bùn đất và hốc hác qua mấy ngày chiến đấu. Áo anh lại rách nát, quần cụt cả hai ống và máu từ vết thương của Cầm thấm đỏ cả quần áo. Nó không nhận ra càng có lợi. Rạng nghĩ vậy. Nó là con Trịnh Bảo Ngọc. Mười lăm năm nay nó làm phiên dịch cho đồn công an biên phòng Hà Khẩu, bên kia cầu Hồ Kiều. Mới đây nghe các đồng chí trinh sát biên phòng nói rằng, bề ngoài nó là phiên dịch, là người của Hải quan Trung Quốc kiểm tra hàng hoá của khách qua lại cầu Hồ Kiều, nhưng chính nó là con tình báo, ngầm chỉ huy lưới gián điệp Trung Quốc cài cắm người sang nước ta. Và, nó là một trong những tên đầu sỏ bầy ra nhiều trò gian giảo gây rắc rối cho ta trong việc chúng dựng nên vụ ?onạn kiều? ở vùng Lao Cai này. Nó khéo giấu mặt và đã leo từ con phiên dịch nhãi ranh lên đến mụ trung tá chỉ huy mạng lưới tình báo! Trước đây, lúc hai nước còn hữu hảo, những ngày lễ, ngày tết, ngày vui của hai bên chúng mời anh em ta sang chơi. Đội trưởng Tăng sang, Rạng sang, Cầm sang? Chính con Trịnh Bảo Ngọc này đã ra tận giữa cầu Hồ Kiều đón. Nó có động tác giang rộng hai tay thơm nức nước hoa ra niềm nở bắt thật chặt. Khi vào nhà, nó trọng vòng rót rượu Mao Đài mời uống, mở thuốc lá Đại Tiền Môn mời hút. Nó ân cần đến chí thiết. Nó hỏi han từng người về gia đình, vợ con, về quên quán và những công việc làm? Nó có tài dò biết cho được ai thích món hàng gì bên ấy, đắt mấy, ở tận đâu nó cũng tìm bằng được để đưa về tặng. Đôi mắt dài đuôi, sắc và đen lay láy nom khôn ngoan đến ranh mãnh nhìn ai cũng như đắm đuối, say mê, như sẵn sàng san cửa sẻ nhà cho họ, như điều đó thường nói ở cửa miệng với anh em ta: bên này là hậu phương lớn, bên này là chỗ dựa vững chắc cho các bạn, bên này sẽ sẵn sàng chết vì các bạn (!)? Các bạn Việt Nam và bên này là một. Rạng nhhớ có lần bên chúng mời các chiến sĩ biên phòng ta sang xem phim, nó kéo ghế mời Rạng ngồi gần nó. Nó chỉ lên hình ảnh trong bộ phim chúng nó chiếu ?oGiúp Việt chống Mỹ?, rồi ghé vào tai Rạng nói nho nhỏ: ?oTrông chúng tôi và các bạn rất giống nhau, giống nhiều lắm. Đúng chúng ta là anh em chí thiết như Mao chủ tịch nói mà. Chúng ta gần gũi nhau như môi với răng, gắn bó như keo với sơn. Đồng chí chiến sĩ biên phòng Việt Nam thân mến ạ (!)?. Rồi nó cũng vuốt nhẹ lên vai áo Rạng như thế này. Sự khôn khéo đến gian giảo như thế, nó hòng che mắt ta. Những lần đội trưởng Tăng sang, Rạng sang, anh em ta sang nó ?oân tình? như thế và lúc về, nó đều tiễn ra tận giữa cầu Hồ Kiều. Lần nào cũng vậy, nó đều trao cho mỗi người một hói hạt hướng dương rang thơm giòn, ăn rồi cứ nhớ mãi hương vị ấy! Những lần gặp sau này, khi quan hệ hai bên căng thẳng thì lại chính nó trở mặt như trở bàn tay. Lần ấy dạo tháng 10 năm 1978, chúng bắn sang đất ta, ta gọi đồn trưởng biên phòng bên ấy sang để đấu tranh đòi chúng chấm dứt. Con cáo cái này cũng sang với tên đồn trưởng. Nó đóng vai trò phiên dịch. Nhưng chính là đạo diễn và uốn nắn những lời lẽ của thằng đồn trưởng khi nó nói với ta. Thế là mang tiếng đồn trưởng biên phòng nói, nhưng chính ra là ?omụ chủ tình báo Trịnh Bảo Ngọc? nói. ?oLúc ta mở rượu Lúa mới ra mời, tên đồn trưởng biên phòng bên ấy đưa tay ra toan cầm lấy chén thì Trịnh đã ngăn khéo lại. Nó tuơi cười rất lịch sự nói với ta và lừ mắt cho tên đồn trưởng: ấy, đồng chí đồn trưởng của chúng tôi còn trẻ lắm, mới ra trường, không quen uống rượu đâu?.
Tên đồn trưởng đặt ngay chén rượu xuống, mặt nó tái xám. Nụ cười trên môi nó khựng lại, tắt ngay rồi như mếu. Từ đó Rạng không thấy tên đồn trưởng này xuất hiện nữa. Còn lần mới đây, chỉ trước tết mấy hôm thôi, bọn thám báo bên ấy sang bắt cóc một chiến sĩ của ta ở đồn biên phòng Na Lốc. Đội trưởng Tăng và Rạng sang đồn Hà Khẩu đấu tranh. Chính con Trịnh này đã xua tay không tiếp. Mặt nó bì bì. Nó nói: ?oĐợi chỉ thị của cấp trên?. Nó đóng sầm cửa lại rồi đi ra đầu cầu, ra hiệu cho bọn lính nổi kèn báo động. Đôi tay nó, đôi tay đã từng giang rộng bắt chặt tay Rạng một cách trọng vọng, nâng chén rượu Mao Đào mời Rạng, trao cho Rạng gói hạt hướng dương, và nay cũng chính đôi tay đó lại khoác lên vai Rạng chiếc áo che mưa? Rạng rung mạnh đôi vai. Chiếc áo rơi xuống đất. Nó lại nhặt lên, lại khoác lên vai Rạng. Nó nói, giọng mơn trớn, mồi chài:
-Thưa chú-Xin nói lại để chú biết rằng, quân giải phóng Trung Quốc rất khâm phục tinh thần quả cảm của chú. Nhưng giờ chú đã bị bắt. Quân giải phóng của Mao chủ tịch rất nhân đạo sẽ không giết chú nhưng nói cho chú biết rằng, một ngàn một triệu người Trung Quốc không bao giờ chịu thua Việt Nam! Việt Nam lo hết đạn, chứ Trung Quốc không sợ hết người! Quân giải phóng yêu cầu chú khai báo rõ ràng. Nếu chú thực lòng cộng tác, chú sẽ sung sướng, sẽ được phong chức cao. Chú suy nghĩ đi?
-Câm đi!-Rạng hét lên. Con Trịnh giật thót mình lùi ra một bước-Mày nói lại với bọn cướp nước kia rằng-Rạng chỉ ra xung quanh-Tao là chiến sĩ quân đội Việt Nam. Tao không hề biết hàng lũ giặc. Nghe rõ chưa?-Rạng nhìn thẳng vào mặt nó.
Tên giặc có vóc người cao lớn đeo súng ngắn quay lại. Nó nói với Trịnh một tràng dài. Rồi Trịnh kéo một thằng béo lùn mặc áo dạ tím than, đội mũ dạ, chân đi ủng đến đầu gối ra một phía bàn gì với nhau. Rạng nhìn theo tên mặc áo dạ tím đó. Anh ngờ ngờ nó. Và rồi anh cũng đã nhận ra mặt nó. Nó chính là thằng Mã Xìn ở Phố Chợ Lao Cai, nó gây tội ác rồi chạy về bên kia. Nó không nhận ra anh vì hôm anh bắt nó trong đêm. Còn hôm nó ở trong nhà giam, anh đã đến bí mật nhìn nó để nhận dạng. Và nó thì không nhìn thấy anh. Nhưng rồi do một sơ xuất của chiến sĩ canh giữ, nó đã trốn nhà giam chạy về bên ấy. Nay nó lại sang với lũ giặc để gây tai hoạ. Con Trịnh với thằng Mã Xìn thì thầm với nhau một lúc rồi Trịnh quay lại phía Rạng:
-Thưa chú! Chú đừng nổi nóng vô ích. Chú đừng chết phí hoài khi tuổi còn rất trẻ. Sức lực và tài năng như chú sẽ xứng đáng với cương vị người chỉ huy to. Chỉ cần chú nói hết những điều quân giải phóng cần biết, chú sẽ được thoả mãn mọi yêu cầu trong cuộc sống.
-Quân cướp nước-Rạng quát to-Hãy cút về bên kia. Mày nói với tất cả bọn cướp nước rằng hãy cút ngay về bên kia biên giới-Rạng chỉ thẳng tay vào mặt lũ giặc đứng xung quanh. Chúng vội lùi dạt ra. Hai mắt Rạng nhìn như hai chớp lửa-Đây là đất nước Việt Nam. Chúng mày đừng dở giọng giả nhân, giả nghĩa đối với chúng tao!?
Bỗng tên chỉ huy xông tới. Nó nhìn thẳng vào mặt Rạng. Mắt Rạng mở to. Anh trừng trừng nhìn nó. Đôi mắt anh vẫn như hai chớp lửa. Như sợ hãi cái nhìn ấy, sợ hãi ánh mắt ấy, nó lùi lại. Nó biết rằng không thể khuất phục được con người như Rạng, nó hét lên một tiếng gì nghe man rợ như tiếng thú đói. Nó rút con dao găm ra, nhảy xổ tới đâm phầm phập vào mắt Rạng. Nhưng vẫn không cắt được lời hô vang đất núi của Rạng: ?oBọn giặc bành trướng cút hết về nước!?.
Nằm trong lòng cống, Cầm nghe, Cầm chứng kiến tất cả. Anh đau đớn hệt như lưỡi dao của bọn giặc đâm trúng vào mắt anh? Mấy lần anh vùng dậy nhưng đều bị ngã gục. Giữa lúc ấy, bỗng Cầm nhớ tới một điều gì, nhớ tới một bài sử ký mà Cầm đã học từ hồi cấp I. Bài học nói về người anh hùng trong thời kỳ dân tộc ta chống giặc phương Bắc.
? Trong trận Mà Trò bên bờ sông Hồng, quân ta anh dũng chặn đường tiến quân của giặc Nguyên. Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng sa vào tay giặc. Kẻ thù tìm hết cách dò hỏi tình hình quân ta. Chúng dưa nhiều vàng bạc, châu báu, gái đẹp ra dụ dỗ, ông vẫn không thèm. Giặc hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Ông lớn tiếng quát vào mặt chúng: ?oTa thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!?. Và, không dụ dỗ, mua chuộc được Trần Bình Trọng, giặc đã giết ông.
Chuyện đó xảy ra vào giờ ngọ ngày 29 tháng giêng năm Ất Dậu (26-2-1285).
Nhớ đến câu chuyện đó, Cầm lại nghĩ đến Rạng. Rạng thật xứng đáng là con cháu vị anh hùng ấy. Và lũ giặc Bắc Kinh kia cũng chính là nòi giống của giặc Nguyên man rợ, độc ác cướp nước ta thuở nào.

Cầm nhắm mắt lại. Anh cắn chặt răng! Làm sao mà cầm lòng, mà chịu được khi nhìn thấy kẻ thù hành hạ đồng đội của mình. Cầm ước ao có một khẩu súng hay một quả lựu đạn anh sẽ lăn xả vào kẻ thù. Anh sẽ hy sinh để cứu Rạng. Anh cứ nghĩ vì anh mà Rạng làm cảnh này.
Bên ngoài, giữa vòng vây của giặc, giọng Rạng vẫn sang sảng: ?oQuân giặc cướp nước. Quân da mãn??.
Tên chỉ huy giặc, rồi tên giặc mặc áo dạ đen xô tới. Chúng rút dao đâm vào mắt Rạng. Rạng loạng choạng, anh ngã khuỵ xuống, máu ở mắt anh vọt ra. Năm, sáu ánh đèn pin của giặc rọi vào anh. Ánh đèn pha dọi vào anh. Rạng đau đớn. Nhưng tiếng anh vẫn vang vọng: ?oĐả? đảo bọn giặc Bắc Kinh??. Lũ giặc hò hét. Chúng nói lên những tiếng gì như tiếng của loài thú dữ. Chúng dùng lưỡi lê đâm, dùng dao chém vào người Rạng. Chúng chặt nát thi thể Rạng?
Gần sáng, trời biên giới bắt đầu đổ mưa phùn. Đêm ấy đất Lao Cai rất lạnh. Những đám cháy ở các nhà, các phố, các ngõ xóm đã tàn dần. Các đỉnh núi cao xung quanh mây sương phủ dày như bọc chóp trắng. Biêt đã bị lộ vị trí trú quân, sợ ta tập kích nên khi giết Rạng xong, bọn giặc vội vã bỏ trường Vạn Hoà. Chúng mang cả xác lính chết và bọn bị thương chuồn xuống mạn dưới.
Cầm bò ra mé cửa cống nghe ngóng. Cầm không còn cảm thất rét, không còn cảm thất mưa gió gì nữa. Người anh nóng bừng lên. Xung quanh anh đất trời, núi non đều như nóng bừng lên. Trước mắt anh những vòng tròn đỏ, vàng, xanh, tím cứ quay cuồng, quay cuồng bay tua tủa, rồi cơ man nào là đom đóm toả quanh anh. Trên đầu anh và ngay dưới đất, mảnh đất nơi anh đang nằm đây lửa cháy rừng rực. Bốn phía đều sáng bừng lên, sáng đến loá mắt, rồi đột ngột đen xỉn lại. Và bão, và gió, và cơn lốc nữa từ đâu tràn về dâng lên cuốn bay tất cả. Rồi tất cả núi non đều như rung rinh, sụt lở. Nơi anh nằm đây cũng sụt lở, cũng rung rinh. Anh cảm thấy mình như đang rơi lơ lửng giữa không trung. Cầm khóc: ?oRạng ơi, có phải vì Cầm, có phải vì Rạng quá thương Cầm, có phải vì Rạng không nghe lời Cầm mà Rạng bị giặc giết đau đớn như thế không??.
Cầm kéo chiếc khăn len đang trùm đầu xuống, anh buộc chặt vết thương. Anh bò ra vệ đường sắt. Tay Cầm nắm chặt chuôi dao găm. Cầm thầm nghĩ, nếu gặp giặc anh sẽ sống mái với nó và quyết không để nó bắt sống.
Cầm bò dần về phía trường Vạn Hoà, nơi bọn giặc đã giết Rạng. Bỗng anh nhìn thấy ba bóng đen từ đồi lau bò xuống. Những bóng đen tiến sát bên bụi lau anh nằm, nhưng không nhìn thấy anh. Ba bóng đen chậm rãi, thận trọng di động trong màn sương rồi cũng bò về phí trường Vạn Hoà như anh. Cầm nhích người lên gần hơn tý nũa để quan sát. Và. Anh đã nghe được tiếng nói rất nhỏ, chỉ như thì thào. Anh đã nhận ra tiếng của một cô gái với người bên cạnh: ?oAnh bộ đội có vóc người to hơn mà tao đưa quả lựu đạn tên là Rạng. Anh thâm thấp là anh Cầm?.
Cầm đã nhận ra đó là các cô tự vệ từ trận địa rút về. Nhưng sao các cô lại còn nằm trong bụi lau này? Tiếng thì thào lại cất lên từ phía các cô tự vệ: ?oThế thì còn một anh nữa ở đâu, hay cũng?. ấy? rồi?. Tiếng cô gái hỏi lại cắt ngang dòng suy nghĩ của Cầm. Cầm bò nhích lên. Anh gọi nho nhỏ:
-Các đồng chí tự vệ ơi, có cô nào tên là Lan không? Tôi đây, Cầm đây. Anh Rạng bị chúng giết rồi.
-Em đây, Lan đây. Anh Cầm ơi!
-Tôi tưởng các cô đã về tuyến sau!
-Chúng em gặp địch phục kích. Chiến đấu hết đạn nên chúng em phải ẩn trong đồi lau này. Sao các anh xuống đây?
-Tôi bị thương. Anh Rạng cõng tôi xuống và gặp địch ở đây.
Ba cô tự vệ bò đến bên Cầm. Lan vội cởi chiếc áo ấm mặc ngoài khác lên người Cầm. Cô nói với Cầm:
-Thương anh Rạng quá. Chúng em định bò đến tìm các anh đây.
Cả bốn người cùng bò về phía trường Vạn Hoà nơi giặc giết Rạng. Chúng hất Rạng xuống vệ đường. Lan ôm anh lên. Hai cô tự vệ cùng Lan đưa anh vào một góc vườn. Cầm cúi xuống nhìn. Anh không còn nhận ra Rạng nữa. Lũ giặc đã đâm, đã chém Rạng, tay chân anh gần như sắp rời ra? Cầm và ba chiến sĩ tự vệ không tìm được cái gì để đào huyệt. Họ đặt anh nằm ngay ngắn trong một đoạn hào. Cầm vuốt mặt cho anh. Họ vừa khóc vừa dùng đôi bàn tay bới đất đắp nấm mộ cho anh. Cầm, Lan xếp một hàng đá quanh mộ anh làm dấu. Xong, Cầm nhìn ra xung quanh để nhận hướng rồi anh bò đến chỗ Rạng đã chiến đấu.
-Anh Cầm tìm gì? Lan hỏi.
-Tôi muốn tìm khẩu súng B.40 của anh Rạng đã bắn.
-Em đi với anh.
Cầm và cô tự vệ đã nhặt được khẩu súng B.40 bên vệ đường chỗ Rạng bắn phát đạn cuối cùng. Rạng đã đập nát máy ngắm của súng. Cầm nói với Lan rằng: ?oNó đã lập công với anh Rạng. Sau này mỗi khi nhìn thấy nó, chúng ta nhớ tới anh Rạng. Cô đưa nó đến giấu trong lòng cống chỗ bụi lau kia kìa, hộ tôi với? (Khẩu súng B.40 này hiện nay để ở Bảo tàng của Bộ đội biên phòng).
Lan và các chiến sĩ tự vệ đã cóng Cầm xuyên rừng về trạm cứu thương của mặt trận.
Giặc Bắc Kinh thua, rút chạy. Đất núi Hoàng Liên vào độ cuối tháng ba. Hoa lê, hao mận vẫn còn nở trắng cành. Cánh hoa lê, cánh hoa mận trắng trong một mầu tinh khiết. Mầu trắng đó như kết vành trắng nhỡ thương những chiến sĩ đã quả cảm ngã xuống giữ miền đất núi. Bà con thị xã Lao Cai và đồng đội của Rạng dã đến đắp to nấm mồ cho anh. Nấm mồ anh kề bên trường học của các em nhỏ xóm Vạn Hoà. Các chiến sĩ tự vệ nhà máy đến. Cô Lan đến. Những người đã cùng với anh chiến đấu chung một chiến hào đến đứng vây quanh anh. Cô Lan đứng lặng trước tấm bia liệt sĩ có ngôi sao vàng rực rỡ trong vành hoa đỏ cắm trên mộ anh. Lòng nhớ thương anh dâng lên. Cô khóc.
Cô xúc thêm xẻng đất đắp cao thêm phần mộ cho anh mà cứ tưởng như chất thêm sự nhớ thương anh trong lòng mình.
Ngày hội mừng chiến thắng, đội văn nghệ từng lên trận địa thăm anh, hát cho các anh nghe đã đến đây với anh. Giờ đây các cô đã trồng bên phần mộ anh cây đào. Các cô chămchút cho cây đào tuơi tốt để mỗi mùa xuân đến, mùa chiến thắng đến, hoa đào đất núi Hoàng Liên nở đỏ là nhớ tới anh, mãi dâng lên anh những mùa hoa trọn vẹn. Cô Hoa đứng lặng người, hai dòng nước mắt lăn trên gò má. ?oAnh Rạng ơi, bài hát chúng em tặng anh, anh chưa được nghe trong ngày tết ấy? Nhưng lời bài hát đó, mãi mãi quấn quít với cây đào những mùa hoa nở, lời hát ấy nó mãi mãi quấn quít bên tấm bia có ngôi sao vành đỏ mang tên anh?.
Hàng ngày các bà mẹ ở Vạn Hoà, ở phố Lao Cai đi qua đây lên thăm anh. Mẹ Thèn lên thăm anh. Bà mẹ người Tày cắm nắm hương lên phần mộ đứa con người Mường mẹ từng yêu quí. Trong hương thơm có mùi quế cay nồng, có mùi trầm hương ngọt ngào, ấm đượm? Gốc những cây hương nhuộm màu sơn thắm đỏ, chặt bền. Ngày nào mẹ từng kể cho anh nghe về những cây gỗ quí ấy trên đất núi Hoàng Liên. Mẹ từng mong người con của mẹ mãi mãi được như những cây gỗ quí đó để lại tiếng thơm cho mai sau. Giờ đây mẹ đau đớn lắm, đau đớn vì đứa con của mẹ không còn. Nhưng mẹ thoả lòng vì Rạng của mẹ đã được như cây gió bầu để lại khối gỗ trầm hương thơm mái mãi; như cây quế tốt biết dùng lớp vỏ làm thuốc quí cho người? Đứa con mẹ xứng đáng lắm. Rạng vẫn sống mãi, lành thơm mãi, đẹp bền mãi, như hương thơm của cây gỗ quí: Cây quế, cầy trầm?
Các cháu nhỏ đi học qua đây; và bạn bè thân yêu của anh đi qua đây để liên chiến hào trên điểm tựa nơi anh đã từng chiến đấu, đều ghé vào thăm anh, cắm lên phần mộ của anh những bông hoa rực rỡ dâng hương thơm trong gió núi Hoàng Liên. Hương hoa thơm ngát đó như quyện với tiếng giảng bài ngọt ngào của cô giáo trong trường học Vạn Hoà: ?oChúng ta tự hào rằng, chúng ta xứng đáng với truyền thống của ông cha mình, ông cha từng quát vào mặt lũ giặc cướp nước: ?oThà làm ma nước Nam, không thàm làm vương đất Bắc?. Ngày nay thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta có những anh bộ đội biên phòng đã ?odũng cảm trước giặc, vì nước quên thân?? như lời Bác Hồ dạy??.
Khi xuất viện trở về với đội ngũ, Lê Hồng Cầm đã đến ngay với Quách Văn Rạng. Vết thương ở chân anh đã được đồng đội cứu chữa lành lặn, nhưng sự đau thương và căm giận trong lòng anh thì mãi mãi vẫn còn chảy máu. Cầm đứng lặng trước phần mộ của Rạng. Cầm kêu lên: Rạng ơi. Tôi sẽ tìm về đến quê Rạng, đến tận bản Mường của Rạng ở Thạch Thành, Thanh Hoá xa xôi nhưng rất gần gũi đó. Tôi sẽ tìm gặp người con gái Mường, người đã cột sợ chỉ hẹn ước yêu thương vào cổ tay anh; người đã nói với anh những lời ân tình, chung thuỷ; người đã ví mình như: ?otấm vải lanh chỉ chờ nước chàm xanh mới thấm?. Tôi sẽ nói với người con gái Mường ấy rằng: bọn giặc Bắc Kinh cướp nước đã cướp mất Rạng, người thân yêu nhất của cô, đã cướp mất người đồng chí thân thiết của của chúng tôi, của các chiến sĩ biên phòng. Chúng ta đừng bao giờ quên mối thù này. Chúng ta bắt bọn giặc cướp nước phải trả gấp năm, gấp mười món nợ đó. Còn anh, anh Quách Văn Rạng thân yêu, anh vẫn sống mãi và đẹp như mùa hoa đào đất núi Lao Cai, vẫn mãi mãi là ngôi sao sáng trên điểm tựa giữa đỉnh núi Hoàng Liên này.
Bỗng có tiếng chim hót xa xa, từ phí đồi quế vẳng đến. Tiếng hcim ngập ngừng rồi lảnh lót kéo dài rung lên hoà vào âm vang của gió núi. Cầm đưa mắt nhìn về phía đó: ?oÔi tiếng hót của con chim chào mào? nghe quen quá, nhớ quá đi thôi?.?

        
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét