Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

WIKILEAKS VIETNAM - Tổng hợp

'Đảng cần cải cách căn bản'


Ông Võ Viết Thanh (phải) đón Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000
Tài liệu Wikileaks mới tung ra cho thấy có quan chức cao cấp ở Việt Nam tỏ ra "thất vọng" trước sự trì trệ của Đảng Cộng sản trong tiến trình cải tổ ở Việt Nam.
Ông Võ Viết Thanh, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được trích lời nói với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hồi năm 2005 rằng Đảng Cộng sản cần 'cải cách căn bản' để chống tham nhũng, chấm dứt nạn 'Con ông cháu cha' và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong điện tín được tổng hợp từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/4/2005, ông Thanh cũng được dẫn lời thừa nhận rằng Đảng Cộng sản cần mở rộng quyền bỏ phiếu của người dân để họ có thể bầu những vị trí cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ.
Ông Thanh, người cũng từng là Thứ trưởng Công an, nói Đảng Cộng sản "cần học cách tiếp nhận nhiều chỉ trích hơn nhiều so với hiện nay".
Bản thân ông thuộc lứa cách mạng từ thời trước 1975 và được phong anh hùng các lực lượng vũ trang của tỉnh Bến Tre từ thời chống Mỹ.
Vào thời điểm được trích lời năm 2005 ông cho hay đang nghiên cứu một đề nghị để định nghĩa lại về mặt pháp lý thế nào là bất đồng chính kiến và các "phần tử phản động" nhằm cho người dân có thêm không gian để có những chỉ trích có tính xây dựng đối với chính quyền.
Tuy nhiên, BBC không thể kiểm chứng được những điều này cũng như diễn tiến nếu có của việc 'nghiên cứu' đó, vốn chỉ được nêu ra trong điện tín Wikileaks lấy được từ phía ngoại giao Hoa Kỳ.
'Thân Trung Quốc'
Trong điện tín được tổng hợp từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/4/2005, ông Thanh cũng được dẫn lời thừa nhận rằng Đảng Cộng sản cần mở rộng quyền bỏ phiếu của người dân để họ có thể bầu những vị trí cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ nói ông Thanh thể hiện những ý kiến của ông trong cuộc gặp với Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ hôm 18/4/2005.
Ông Võ Viết Thanh (mặc thường phục) hiện đã nghỉ hưu là bậc cha chú của các nhân vật an ninh sau này như Đại tướng Lê Hồng Anh (đứng bên trái ông)
Trước đó, phía Hoa Kỳ nói, ông Thanh đã gặp lãnh sự quán hai lần hồi tháng 11/2004 và 1/2005.
Các quan chức lãnh sự nhận định ông Thanh là 'đệ tử' của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và là người thiên về cải cách kinh tế và xã hội trong Đảng Cộng sản.
Ông Thanh nói đa số các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản đều thấy có những điểm chung về lợi ích với Hoa Kỳ về dài hạn và muốn có đối thoại chiến lược hơn do lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, ông nói rằng những nhân vật "thân Trung Quốc" và khối lý luận tư tưởng trong Đảng (Party ideologues) chống lại xu thế này.
Trong cuộc gặp hôm 18/4/2005, khi ông Thanh vừa có chuyến thăm Tây Nguyên trở về, ông nói chính phủ Việt Nam cũng đang phải giải quyết tình trạng các quan chức cấp tỉnh ngăn cản việc thực hiện hướng đi mới của Hà Nội trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, tôn giáo và xã hội.
Có vẻ như nhận xét của cơ quan ngoại giao Mỹ về quan điểm của ông Võ Viết Thanh phù hợp với các phân tích về điều một số nhà quan sát gọi là "phái cải cách theo con đường Võ Văn Kiệt".
Sau 1975, khi làm lãnh đạo Đảng tại TPHCM, ông Võ Văn Kiệt là nhân vật có tư duy cởi mở trong mối quan hệ với những trí thức thuộc chế độ cũ cũng như cố gắng kết nối trở lại trong quan hệ với nước cựu thù Hoa Kỳ.
Cùng thuộc phái Nam Bộ Kháng chiến với ông Kiệt, điều dễ hiểu là ông Thanh chịu ảnh hưởng của nhân vật từng được cho là "kiến trúc sư" của cuộc cải cách mang tên Đổi Mới tại miền Nam và sau là của cả nước.
Ông Võ Viết Thanh, cựu ủy viên Trung ương Đảng và là một nhân vật chủ chốt trong Thành Ủy đầy quyền lực tại Sài Gòn từ 1986 đến 1991, giai đoạn thành phố này đi đầu tàu trong cải cách ở Việt Nam.
Nay đã nghỉ hưu nhưng hồi 2006, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhì.
Hàng trăm tài liệu về Việt Nam đã được trang Wikileaks đưa ra trong ngày 25/8/2011 ghi nhận các quan sát của giới ngoại giao Mỹ tại Hà Nội và TPHCM về chính trường Việt Nam.
Nhiều chủ đề trong số này thực ra đã được dư luận trong và ngoài nước của người Việt biết đến và bàn thảo không công khai từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên các bình luận được hệ thống hóa đầy đủ theo cách của ngành ngoại giao Hoa Kỳ.
Nhiều đánh giá có thể chỉ còn giá trị lịch sử hơn là thời sự nhưng các tài liệu này cũng cho thấy Hoa Kỳ theo dõi rất sát các xu hướng trong và ngoài hệ thống chính trị Việt Nam, và đánh giá rõ tính cách, quan điểm của các nhân vật liên quan vào từng giai đoạn.
BBC sẽ tiếp tục đưa tới quý vị những tin tức từ các tài liệu này trong những ngày tới đây.


Ngoại giao Mỹ nói về di sản Võ Văn Kiệt

Điện tín từ Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại Tp HCM, được Wikileaks công bố, nhận định giới trí thức tại Sài Gòn tin rằng những ý tưởng và sự cởi mở của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhất định sẽ tạo nguồn cảm hứng cho họ nhằm đi tiếp con đường cải cách và dân chủ cho Việt Nam mà ông đã chọn.
Tuy nhiên bức điện đề ngày 05/06/2009 cho hay giới trí thức nói về thực trạng tiếp tục có khoảng trống trong phe cải cách bởi không có nhân vật nào vào lúc này có cả uy tín cải cách lẫn công trạng cách mạng mà ông Kiệt có được.
Họ nói hầu hết các ý tưởng của ông Kiệt bị giới lãnh đạo Đảng tảng lờ, kể cả khi giới lãnh đạo muốn vay mượn di sản của ông.
Ngoại giao Mỹ nhận xét giới trí thức không chấp nhận nỗ lực của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn dùng ký ức về ông Kiệt để đánh bóng hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách.
Điện tín cho hay giới quan sát chính trị tại Tp HCM nói với ngoại giao Mỹ rằng họ xem việc Văn phòng Thủ tướng ra chỉ thị cho các báo phải đăng trên trang nhất một bài báo của ông Dũng viết, ca ngợi ông Kiệt như người tiên phong trong nỗ lực hòa giải dân tộc…. hai ngày trước dịp giỗ đầu của ông Kiệt chính là động thái này.
Vào thời điểm đó, ông Dũng cũng được xem có động thái muốn lấy lòng giới trí thức theo phe cải cách lớn tiếng phản đối chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên một nguồn khả tín nói với các nhà ngoại giao Mỹ ở Tp HCM rằng kể như những gì trong một năm qua (2008-2009) cho thấy ông Dũng và chính phủ Việt Nam thiếu tôn trọng ý tưởng và mong muốn của ông Kiệt ra sao, và thủ thuật của Thủ tướng Dũng cho thấy bị “phản tác dụng”, khiến ông thất bại trong nỗ lực kiếm điểm cho mình.
Trong giai đoạn tiền Đại hội Đảng X, ông Kiệt đã viết một bức thư gửi giới lãnh đạo Đảng thúc giục Đảng tự thay đổi theo hướng dân chủ.
"Giới trí thức không chấp nhận nỗ lực của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn dùng ký ức về ông Kiệt để đánh bóng hình ảnh của mình"
Điện tín từ Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ
Cố thủ tướng Kiệt vào lúc đó cũng khuyên Bộ Chính Trị (15 ủy viên) chuyển giao thẩm quyền quyết định cho Trung ương Đảng (150 ủy viên)
Trước khi từ trần, ông Kiệt cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch mở rộng Hà Nội quá hấp tấp nhưng giới lãnh đạo Đảng không nghe và Quốc hội sau đó thông qua kế hoạch này.
Ý nguyện của ông Kiệt trong di chúc như không muốn lấy tên ông để đặt tên đường phố cũng như không muốn có lăng mộ riêng cho mình đã bị giới chức cấp tỉnh phía nam tảng lờ và thực hiện theo ý của họ.
“Sự ra đi quá sớm” của ông Kiệt để lại một khoảng trống cần có người thay và phe cải cách hiện nay thiếu một nhà lãnh đạo thực thụ, theo Nguyễn Trung, một cây bút có khuynh hướng cải cách nhận định.
Tuy nhiên giới ngoại giao Mỹ nhận định trong điện tín này rằng trong lúc chưa có ai có thể thay ông Kiệt trong vị trí cầm lái, nhiều trí thức vẫn tin rằng cỗ xe cải cách rốt cùng sẽ đi theo hướng mà cố thủ tướng đã chọn.
'Diễn biến hòa bình'
Ngoại trưởng Warren Christopher tới Hà Nội (08/1995) khi Hoa Kỳ mở sứ quán tại đây sau 20 năm.
Sự đồng thuận và chia rẽ trong giới chóp bu chính trị Việt Nam cũng như các chủ đề khác được đề cập trong những bức điện mà Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP HCM gửi đi ngày 04/11/2004, ngày 15/02/2007, và 09/04/2008.
Trong điện tín đầu, ông Kiệt được đề cập nói việc cho rằng Hoa Kỳ tìm cách dùng cải cách kinh tế để phá hoại Đảng – còn được gọi là “diễn biến hòa bình” không còn mấy thuận tai nữa.
Tuy nhiên, ông Kiệt đồng ý rằng có những người trong Đảng, “các đồng chí cao tuổi hơn và các quan chức chính phủ” vẫn không muốn cải cách kinh tế vì “sẽ tạo ra bất ổn xã hội”.
Tức là giới lãnh đạo Đảng đánh đồng bất ổn xã hội với khả năng Đảng bị mất dần vị thế kiểm soát xã hội.
Không giống như lúc còn tại vị, ông Kiệt vào lúc đối thoại với giới ngoại giao Mỹ ở Tp HCM (tháng 10 năm 2003, trước thời điểm điện tín được gửi) tin rằng phe bàn lùi chỉ là thiểu số và sẽ không cản trở được tiến trình cải cách.
Ông Kiệt cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng phe có tư tưởng “diễn biến hòa bình” trong Đảng và Chính phủ sẽ không thể cản trở được việc Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ song phương.
Ông dẫn chiếu tới các điểm mốc như Thỏa thuận Mậu dịch Song phương Hoa Kỳ-Việt Nam (BTA) như một “điều kiện tiên quyết cần có” để Hà Nội và Washington giải quyết các vấn đề khác trong quan hệ hai nước.
"Không thể đánh bại được tham nhũng nếu không có đổi mới chính trị ở Việt Nam"
Võ Văn Kiệt, Cố Thủ tướng
Ông Kiệt được trích dẫn nói “giới lãnh đạo Việt Nam có chung quan điểm là không có lý do gì khiến quan hệ Việt-Mỹ lại không thể dựa trên khuôn mẫu quan hệ song phương của Hoa Kỳ với Nhật Bản hoặc quan hệ rất thân thiện mà Việt Nam đã phát triển với Pháp”.
Tuy nhiên điện tín này nhận xét rằng chỉ có duy nhất chủ để tự do tôn giáo là ông Kiệt nói không giống người có đầu óc cải cách lắm và ông tỏ ra tương tự như những đại diện thường thấy khác trong Đảng.
Ông Kiệt được trích dẫn nói với Đại sứ Hoa Kỳ Michalak trong điện tín gửi ngày 09/04/2008 rằng Hoa Kỳ và Việt Nam những mục tiêu về nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ như nhau tuy lộ trình thực hiện khác nhau.
Liên quan tới tham nhũng, ông Kiệt được trích dẫn trong bức điện ngoại giao Mỹ gửi ngày 15/02/2007 nói tham nhũng là sự đe dọa lớn nhất và duy nhất cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và đất nước.
Ông nói rằng không thể đánh bại được tham nhũng nếu không có “Đổi mới Chính trị” ở Việt Nam.
Tuy nhiên ông Kiệt không bàn về thể chế độc đảng mà chỉ thúc giục đi tới dân chủ nội bộ nhiều hơn và tạo ra hệ thống kiểm tra chéo trong Đảng và trong Chính phủ.
Điện tín này đề cập tới việc ông Kiệt nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế toàn diện, trong đó có đề xuất tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho giới doanh nghiệp.
Nỗ lực này của ông đã bị phe bảo thủ áp đảo vì phe này cương quyết duy trì lập trường rằng Đảng và Nhà nước phải “ngồi chiếu trên” trong mâm cỗ kinh tế.

Mỹ lo ngại BBC Tiếng Việt 'bị chặn' ở VN

Cập nhật: 14:02 GMT - thứ sáu, 26 tháng 8, 2011
Trang BBCVietnamese.com
Đã có những bạn đọc than phiền rằng không truy cập được trang bbcvietnamese.com ở Việt Nam
Điện tín từ Sứ quán Mỹ tại Hà Nội công bố trên Wikileaks cho thấy giới ngoại giao lo ngại về việc dường như đang có nỗ lực chặn BBC tiếng Việt ở trong nước hồi 2010.
Đây là một trong loạt điện tín mới được website rò rỉ thông tin này công bố.
Trong một bức điện viết hôm 23/02/2010 ký tên đại sứ lúc đó là ông Michael Michalak, có tham vấn Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP Hồ Chí Minh, phía Mỹ cho hay đang có "chứng cứ ngày càng nhiều, tuy chưa thể khẳng định chắc chắn, rằng việc truy cập website của BBC bằng tiếng Việt đang ngày càng khó khăn ở Việt Nam".
Bức điện dẫn lời một viên chức chính trị của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nói bắt đầu từ khoảng Tết Canh Dần 2010 đã có thông tin website BBCVietnamese.com bị các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) ở Việt Nam chặn truy cập.
Viên chức này nói Sứ quán Anh đang thu thập bằng chứng để tìm cách tiếp cận chính phủ Việt Nam về vấn đề này.
Theo Đại sứ quán Anh, việc chặn website của BBC diễn ra tương tự như quá trình chặn Facebook bắt đầu từ mùa thu năm 2009, tuy không nhất loạt như thế.
Đại sứ quán Mỹ cũng tổ chức một cuộc điều tra nhỏ và thấy rằng ISP lớn nhất Việt Nam là FPT cho phép một số người có thể truy cập được.
Một số người khác sử dụng dịch vụ cũng của FPT thì không thể vào được mạng của BBC.

'Sức mạnh Internet'

Bức điện của ông Michalak thuật lại rằng khi một nhân viên sứ quán gọi điện lên FPT để xin trợ giúp thì bản thân kỹ thuật viên công ty này thoạt đầu cũng không thể truy cập BBC.
Sau đó người kỹ thuật viên tải lại trang và nói nay anh ta đã vào được trên máy tính của mình, không có vấn đề gì cả.
Thế nhưng nhân viên sứ quán làm thao tác tương tự thì không thành công.
Điện tín của ông Michalak dẫn nguồn Alexa, một dịch vụ thống kê lưu lượng truy cập, cho hay vào thời điểm đó trang web của BBC đứng thứ 48 trong số các trang được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam, trong khi Facebook đứng thứ tám.
"Việc chặn website BBC đặc biệt đáng lo ngại vì đây là một website nhiều người đọc và là trang mạng thông tin bằng tiếng Việt duy nhất không chịu sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam."
Đại sứ Michael Michalak
Đại sứ Mỹ nhận định: "Với việc chặn Facebook và nay có thể là website BBC tiếng Việt, chính phủ Việt Nam dường như hoàn toàn thức tỉnh trước sức mạnh của mạng internet trong việc huy động và thông tin. Làm như vậy, họ dường như đã học bài của Trung Quốc".
"Việc chặn website BBC đặc biệt đáng lo ngại vì đây là một website nhiều người đọc và là trang mạng thông tin bằng tiếng Việt duy nhất không chịu sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam trong khi RFA và VOA đã không thể truy cập nếu không qua proxy."
Điện tín của ông đại sứ cũng nhận xét website BBC tiếng Việt là nguồn thông tin quan trọng về các vấn đề nhân quyền, thường xuyên đăng tải các chủ đề thời sự đang được bàn luận trên các blog.
Hiện trang Bấm BBC Tiếng Việt có chừng 65% bạn đọc thường xuyên đến từ Việt Nam.
Ngoài điện tín về BBC nói trên, loạt tài liệu vừa tung ra trên Wikileaks cũng đề cập tới nhiều chủ đề chính trị-xã hội khác, như tranh luận về Trường Sa ở trong nước, Hoa Kỳ huấn luyện Cảnh sát biển Việt Nam, người cùng quê Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra làm quan ở Hà Nội, các nhận xét về ông Võ Văn Kiệt, phát biểu của nhiều nhân vật chính trị Việt Nam, chuyện Canada mời Linh mục Nguyễn Văn Lý sang di trú, thực trạng người trong nước sang Hoa Kỳ mua nhà, và đề tài hoạt động dân chủ trong nước...

Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak
Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak tin rằng giáo dục có vai trò quan trọng cho quan hệ song phương
Việc cổ vũ cho các chuẩn mực giáo dục Mỹ ở đại học Việt Nam được xem là giúp gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai, theo lời của những nhà ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.
Đây là một phần Bấm nội dung trong bức điện, bị tiết lộ qua Wikileaks, chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội hồi tháng Tư năm 2010 của Tiến sĩ Kerri-Ann Jones, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường quốc tế.
Mỗi khi có một quan chức từ Washington đến thăm Việt Nam, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đều gửi về điện thư đánh giá tình hình Việt Nam với mục đích chuẩn bị kiến thức cho phái đoàn sắp sang.
Bức điện gửi Tiến sĩ Kerri-Ann Jones ngày 24/02/2010 là bức thư gần nhất mang nội dung này, trong số các điện thư vừa được Wikileaks công bố trong tuần.
Trong thư, người khi đó là đại sứ tại Hà Nội, ông Michael Michalak (nhiệm kỳ 2007 - 2011), nhận định giáo dục "tiếp tục là vấn đề quan trọng trong mối quan hệ".
Ông nói sứ quán "tích cực" tìm cách thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực giáo dục Hoa Kỳ trong các trường đại học Việt Nam để "gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo kế tiếp, gia tăng số lượng người tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để làm cho công ty Mỹ ở Việt Nam, và giúp Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện đại hóa hệ thống bị nhiều người xem là hệ thống giáo dục đổ vỡ".
Trong bức điện, đại sứ cho biết Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF) đến năm 2010 đã đưa 306 người sang học ở 70 trường của Mỹ, đa số là học tiến sĩ khoa học.
Ông cho biết một bộ quy định pháp chế liên quan VEF lúc đó đang chờ Quốc hội Mỹ xem xét mà nếu được thông qua sẽ cho phép VEF tiếp nhận cả những người Việt muốn theo học ngành khoa học xã hội.
Vấn đề Trung Quốc
Bức điện nói sự nghi ngờ Trung Quốc tại Việt Nam "hằn sâu", nhưng Hà Nội cũng thực tế nhìn vào sự bất cân đối quyền lực và không muốn gây thù địch với Trung Quốc.
"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."
Trích điện thư
"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."
"Ở trong nước, Đảng cũng không chấp nhận cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc: khi đã được bùng ra, tình cảm dân tộc chủ nghĩa, dù ban đầu nhắm tới Trung Quốc, có thể dễ dàng quay sang Đảng."
Theo đại sứ Michalak, Việt Nam muốn có quan hệ "ấm áp và ổn định" với Trung Quốc, đồng thời "thận trọng" tìm kiếm nhiều tình bạn song phương.
Lá thư nói quan hệ song phương với Việt Nam có thể xem là đang ở mức phong phú nhất kể từ khi hai nước lập lại quan hệ năm 1995, phần lớn là nhờ hai nước nhìn thấy giá trị chiến lược trong việc mở rộng quan hệ đối tác.
"Những người bảo thủ quyền uy trong Đảng Cộng sản và ngành an ninh, gồm cả quân đội, vẫn lo ngại về ý định của Mỹ, nhưng ảnh hưởng của họ sẽ phai nhạt theo thời gian khi dân số trẻ của đất nước ngày càng hướng về phương Tây."
Đại sứ Michalak nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng quyền chính trị và tự do báo chí đã xấu đi khi Đảng Cộng sản gia tăng đàn áp trước thềm Đại hội Đảng tháng Giêng 2011.
Chất độc da cam
Theo đại sứ Mỹ, "những nghiên cứu môi trường gần đây cho thấy việc nhiễm dioxin tập trung ở khoảng 20 'điểm nóng', phần lớn nằm trong những khu vực từng là sân bay Mỹ, nơi lưu trữ, chuyên chở và vận chuyển chất da cam".
Trong khi Việt Nam vẫn nói dioxin có vai trò dẫn đến gần ba triệu người tàn tật, nhưng đại sứ Mỹ viết rằng "chúng tôi không tin con số này có thể được hỗ trợ bởi số liệu và phân tích vững chắc về khoa học".
Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng sự tham gia của Mỹ trong vấn đề này "đã đạt được nhiều, cả trong việc chuyển hóa giọng điệu cuộc đối thoại, xây dựng khả năng giải quyết vấn đề môi trường và giúp đỡ người tàn tật".
Theo bức điện, khoảng 75% viện trợ phát triển mà Mỹ dành cho Việt Nam liên quan các vấn đề sức khỏe, như HIV/AIDS, dịch cúm...


Thiếu tá VN 'say rượu' bàn chuyện biên giới

Thác Bản Giốc
Vấn đề thác Bản Giốc vẫn gây tranh cãi trong nhiều người Việt

Một trong những Bấm điện tín của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, bị Wikileaks tiết lộ, cho biết một thiếu tá biên phòng Việt Nam trao đổi với viên chức Mỹ trong tình trạng say rượu, một ngày sau khi hai chính phủ Việt - Trung ký một loạt thỏa thuận quan trọng về biên giới năm 2009.
Từ 16 đến 18/11 năm 2009, đã diễn ra cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Ngày 18/11 năm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
Một trong những điểm gây tranh cãi cho dư luận trong ngoài nước Việt Nam là chủ đề khai thác, phát triển du lịch thác Bản Giốc, mà khi đó hai phái đoàn nói sẽ sớm khởi động đàm phán xây dựng một hiệp định về việc này.
Theo điện tín của Sứ quán Mỹ, vào ngày 19/11, một ngày sau khi hai nước Việt - Trung ký các thỏa thuận, một viên chức chính trị của sứ quán Mỹ đã lên thăm thác Bản Giốc và gặp lính biên phòng cùng một đại diện đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn.
Bức điện kể lại rằng một chỉ huy biên phòng, tự giới thiệu là Thiếu tá Hoa (bản gốc tiếng Anh không có dấu) đến gặp trong tình trạng say rượu (visibly drunk).
Ông này giải thích ông vừa xong một phiên "tham vấn" không chính thức với lính biên phòng Trung Quốc bên kia sông, diễn ra vào mỗi tháng hoặc khi có vấn đề xảy ra.
Khi được hỏi "vấn đề" có thể là gì, ông nói thỉnh thoảng khách du lịch lại bị ngã xuống nước.
Theo bức điện, Thiếu tá này bực bội trước ý kiến rằng Bản Giốc là "điểm nóng", tuy ông thừa nhận vấn đề biên giới là "nhạy cảm".
Vị thiếu tá nói với phía Mỹ rằng ông không biết đường biên giới chính xác của thác, nói rằng đó chỉ là cái thác thôi và chẳng ai có thể đi qua.
Ông kết luận: "Chỉ là vài thước đất thôi, nếu như nó có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc có thể có hòa bình và cùng nhau phát triển."
Quan trọng biểu tượng
Trong phần bình luận, bức điện đồng ý với Thiếu tá Hoa rằng ông này cũng một phần có lý.
Đại sứ Michael Michalak, người ký tên dưới bức điện, nói thương lượng quanh thác Bản Giốc "có tầm quan trọng biểu tượng trong các trí thức dân tộc chủ nghĩa ở Hà Nội và TP. HCM và cộng đồng đối kháng hải ngoại".
Nhưng ông viết trong bức điện: "Tuy vậy, trong thực tế, thỏa thuận biên giới đã gỡ bỏ một tiềm năng va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam."
"Đây là một thành tựu quan trọng, như chúng tôi đã ghi nhận khi thỏa thuận được ký, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến 1979 với Trung Quốc mà đã làm con số người Việt chết lên đến 20.000 được xúc tác bởi một tranh chấp biên giới, ngay cả nếu nguồn cơn gốc rễ là cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam."
Trên đường về, người đại diện cho ủy ban nhân dân Lạng Sơn chỉ cho phía Mỹ xem những ngôi làng từng bị san phẳng trong cuộc chiến ngắn ngủi năm 1979.
Bức điện kết luận người ta nên ghi nhớ Việt Nam cố gắng "giải quyết một cách thực tiễn mối quan hệ không cân xứng với Trung Quốc".
Những người chỉ trích cho rằng thác Bản Giốc, cả phần chính và phần phụ, là của Việt Nam đã bị Trung Quốc "lấn chiếm".
Còn theo quan điểm chính thức hiện nay của chính phủ Việt Nam, "phần thác cao rất đẹp của Bản Giốc hoàn toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác thấp nhưng là phần chính nằm ở sông Quế Sơn có một phần thuộc Trung Quốc" (Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, phát biểu năm 2007).


Bản tiếng Anh: English version:

Viewing cable 10HANOI218, SCENESETTER FOR VISIT BY OES ASSISTANT SECRETARY JONES TO

If you are new to these pages, please read an introduction on the structure of a cable as well as how to discuss them with others. See also the FAQs
Reference ID Created Released Classification Origin
10HANOI218 2010-02-24 10:38 2011-08-26 00:00 UNCLASSIFIED//FOR OFFICIAL USE ONLY Embassy Hanoi
VZCZCXRO1792
RR RUEHHM
DE RUEHHI #0218/01 0551039
ZNR UUUUU ZZH
R 241038Z FEB 10
FM AMEMBASSY HANOI
TO RUEHC/SECSTATE WASHDC 0967
INFO RHMFIUU/HQ EPA WASHINGTON DC
RUEAUSA/DEPT OF HHS WASHINGTON DC
RUEHC/DEPT OF AGRICULTURE WASHINGTON DC
RUEHC/USAID WASHDC 0038
RUEHHI/AMEMBASSY HANOI
RUEHHM/AMCONSUL HO CHI MINH CITY 0533
RUEHJA/AMEMBASSY JAKARTA 0038
RUEHPH/CDC ATLANTA GA
UNCLAS SECTION 01 OF 07 HANOI 000218 
 
SENSITIVE 
SIPDIS 
SIPDIS 
STATE FOR OES, EAP/MLS 
 
E.O. 12958: N/A 
TAGS: SENV TBIO SOCI PREL ECON KGHG KHIV VM
SUBJECT: SCENESETTER FOR VISIT BY OES ASSISTANT SECRETARY JONES TO 
VIETNAM 
 
REF: A. 09 HANOI 330; B. 09 HANOI 899; C. HANOI 7; D. 09 HANOI 672 
¶E. HANOI 11; F. HANOI 198; G. 09 HANOI 925; H. 09 HANOI 1300 
¶I. HANOI 202; J. 09 HANOI 1418; K. 09 HANOI 1300; L. 09 HANOI 558 
¶M. 09 HANOI 722; N. 09 HANOI 578; O. 08 HANOI 1293; P. 08 HANOI 406 
¶Q. 08 HANOI 370; R. HANOI 58; S. 08 HANOI 1370; T. 08 HANOI 1100 
¶U. 08 HANOI 1088; V. 09 HANOI 1020; W. 08 HANOI 981; X. 08 HANOI 119 
¶Y. 09 HCMC 595; Z. 08 HANOI 1261; AA. 09 HANOI 639; BB. 09 HCMC 573 
CC. 09 HANOI 1274; DD. 09 HCMC 674; EE. HANOI 32 
 
Introduction 
 
------------ 
 
 
 
¶1. (SBU) Mission Vietnam looks forward to welcoming you to Hanoi. 
Your visit will be an important signal to the Vietnamese of 
continued U.S. engagement on health and environmental issues.  Your 
meetings with the Government of Vietnam (GVN), the United Nations 
(UN), and the European Union will allow us to finalize preparations 
for the April International Ministerial Conference on Animal and 
Pandemic Influenza.  You will meet with high-ranking GVN officials 
and scientists to discuss opportunities to build U.S.-Vietnamese 
Science and Technology cooperation.  The GVN considers climate 
change to be the second most important issue that it faces, behind 
economic growth and poverty reduction.  In turn, you will have the 
opportunity to advocate for Vietnamese support in international 
climate change negotiations.  You should be prepared for questions 
regarding the Lower Mekong Initiative and your interlocutors may 
seek increased U.S. assistance for responses to Agent Orange, and 
its contaminant, dioxin. 
 
 
 
United States-Vietnam Relations 
 
------------------------------- 
 
 
 
¶2. (SBU) Our bilateral relationship with Vietnam is arguably at its 
most productive since relations were normalized in 1995, in large 
part due to Vietnam and the United States seeing the mutual 
strategic value of expanding their partnership.  Vietnam is the 
13th most populous country in the world and a critical 
geo-strategic partner for the United States in Asia, while the 
United States is one of Vietnam's largest economic and trading 
partners, as well as the key balancing force in maintaining a 
stable geopolitical environment, assured independence and freedom 
of action.  We are Vietnam's largest export market, its 
third-largest trading partner, and one of its largest foreign 
investors.  We have broadened our cooperation in public health, 
education, mine clearance, and WTO and BTA compliance. 
Strategically, Vietnam views the U.S. presence in the region as a 
force for stability, and security cooperation has expanded as our 
two militaries explore opportunities to cooperate effectively. 
Powerful conservative voices in Vietnam's Communist Party and 
 
HANOI 00000218  002 OF 007 
 
 
security services, including the military, remain wary of U.S. 
intentions, but their influence will wane over time as the 
country's young population -- the first generation in memory to 
live without war -- increasingly looks to the West(Refs A and B). 
Profound differences remain, however, particularly in our approach 
to human rights.  Vietnam has made strides in religious freedom 
(Ref C), but political rights and press freedoms trends have 
worsened as the Party clamps down on dissent in advance of the 
January 2011 Party Congress (Ref D). 
 
 
 
Foreign Policy Priorities: China and the United States 
 
--------------------------------------------- --------- 
 
 
 
¶3.  (SBU) Vietnam's overriding strategic concern remains China. 
Mistrust of China runs deep, fed by historical animosities and 
simmering resentment over South China Sea territorial disputes 
(Refs E and F).  However, Hanoi is realistic about the power 
imbalance and is wary of antagonizing China.  Hanoi is also under 
no illusions that it can somehow "balance" China with the United 
States, Russia, or Japan individually.  Nor is a more 
confrontational approach toward China something the Party tolerates 
domestically: once unleashed, nationalistic sentiment, though 
initially directed at China, could easily turn toward the Party 
itself.  Instead, Vietnam seeks to maintain as cordial and stable a 
relationship with China as possible, while also cautiously 
cultivating a diverse range of bilateral friendships and enmeshing 
these in a framework of multilateral engagement.  In this context, 
Vietnam's bilateral relationship with the United States enjoys 
pride of place; however, Vietnam is wary of pushing the agenda with 
the United States too far, too fast, lest it antagonize China. 
Vietnam puts great store in ASEAN and has suggested repeatedly that 
it would like to facilitate better contact between ASEAN and its 
"plus one" dialogue partners, the United States in particular (Ref 
G).  Vietnam's chairmanship this year gives it an opportunity to 
lead on regional economic integration and tougher issues like Burma 
and a collective ASEAN policy in the South China Sea.  Vietnam has 
lobbied hard to host a U.S.-ASEAN summit in Hanoi in 2010. 
 
 
 
Economic Successes and Challenges 
 
--------------------------------- 
 
 
 
¶4. (U) (SBU) Vietnam's "doi moi" (renovation) program of economic 
reform, begun in 1986, has set the country on a successful market 
economy path, with an average growth rate of 7.5 percent over the 
past decade.  A recent World Bank study described Vietnam's poverty 
reduction rate as the most significant in such a short period of 
time of any nation in history.  The GVN focuses on exports and 
foreign direct investment in its drive to achieve middle-income 
status in the near future. 
 
 
 
¶5. (U) In 2009, the U.S. was Vietnam's second largest trade partner 
overall, after China.  Since the 2001 U.S.-Vietnam Bilateral Trade 
Agreement (BTA), bilateral trade has increased from $2.91 billion 
to $14 billion in 2009.  Despite the global financial downturn, 
U.S. exports to Vietnam actually stayed level at approximately $2.8 
billion.  Agriculture trade was particularly strong.  The U.S. was 
the largest foreign investor in Vietnam in 2009, with total new and 
additional FDI of $9.8 billion. 
 
 
 
¶6. (SBU) While the great majority of experts consider Vietnam's 
long-term economic prospects to be bright, short-term macroeconomic 
imbalances are worrying investors (Ref H).  As Vietnam winds down 
the stimulus measures it took in response to the financial crisis, 
it will have to navigate a difficult path between reaching 
ambitious economic growth targets and controlling inflation and 
significant budget and trade deficits (Refs I, J and K).  To 
 
HANOI 00000218  003 OF 007 
 
 
maintain high growth over the long term, Vietnam needs to overhaul 
its infrastructure, reduce widespread corruption, and reform its 
educational system to provide an adequately skilled workforce. 
 
 
 
 
 
Seventh International Ministerial Conference 
 
on Animal and Pandemic Influenza 
 
-------------------------------------------- 
 
 
 
¶7. (U) Health diplomacy is a pillar of the bilateral relationship. 
Approximately seventy-five percent of all U.S. official development 
assistance to Vietnam focuses on health issues, and our cooperative 
efforts to prevent and treat HIV/AIDS and combat pandemic and avian 
influenza are the hallmarks of our bilateral health relationship. 
At meetings with the Minister of Agriculture and Rural Development, 
the UN and other partners, you will have the opportunity to 
finalize preparations for the upcoming International Ministerial 
Conference on Animal and Pandemic Influenza (IMCAPI) hosted by the 
GVN on April 19-21 in Hanoi.  We are pleased with the preparations 
for the event, but still need to ensure an effective and 
appropriate joint statement and high level USG representation. 
 
 
 
Pandemic Influenza 
 
------------------ 
 
 
 
¶8. (SBU) U.S. efforts have made a difference in Vietnam's fight to 
contain highly pathogenic avian influenza (HPAI) and have 
contributed to Vietnam's overall efforts to improve health systems 
capacity.  USG influenza-related assistance has focused on 
controlling the H5N1 strain in animals and humans, preventing a 
pandemic, including strengthening emergency preparedness, building 
veterinary laboratory capacity, animal vaccination campaigns, 
animal surveillance and response, and public awareness.  In 2008, 
the USG became the largest bilateral donor, surpassing investment 
by the Government of Japan.  Since 2005, the USG has provided USD 
50 million to counter the threat of influenza to Vietnam.  With 
international assistance, the GVN took quick action to contain 
HPAI, and has been rewarded with a notable drop in the number and 
intensity of animal outbreaks and human infections.  With USG 
support, Vietnam is steadily building is independent capacity to 
produce and market human vaccines against influenza. (Ref L) 
Vietnam has moved from an emergency response phase into a more 
sustained approach.  This increased capacity clearly contributed to 
an effective national response as H1N1 influenza swept across Asia 
(Ref M).  However, Vietnam now needs to develop a sustainable 
long-term strategy focusing on improved poultry management 
practices to minimize the risk of a pandemic, emergent from 
Vietnam.  Though internal GVN communications difficulties sometimes 
delay notification to the international health community, and 
bureaucratic friction may slow sample sharing, our Vietnamese 
counterparts remain committed to the campaign. 
 
 
 
HIV/AIDS and Other Health Issues 
 
-------------------------------- 
 
 
 
¶9. (SBU) In 2005, Vietnam became the fifteenth and last focus 
country under the President's Emergency Plan for AIDS Relief.  Led 
by the Ambassador and jointly planned and implemented by USAID, 
HHS/CDC, DOD and HHS/SAMHSA, the program focuses on prevention, 
care and treatment for those infected and strengthening of the 
health system in Vietnam (Ref N).  The program continues to 
successfully build local capacity to prevent the spread of HIV/AIDS 
and to provide care, treatment and support for an increasing 
 
HANOI 00000218  004 OF 007 
 
 
proportion of the estimated 243,000 Vietnamese infected with HIV. 
From September 2008 through September 2009, 178,635 individuals 
received PEPFAR-supported counseling and testing for HIV/AIDS, 
while 124,992 individuals had been provided with HIV/AIDS 
palliative care, and over 33,000 initiated on anti-retroviral 
therapy. From an initial budget of USD 18 million, PEPFAR funding 
has grown to USD 87.8 million for FY 2010 with a cumulative total 
of 410.8 million since 2004.  About 25 percent has gone directly to 
the GVN.  The USG is in the process of developing a Partnership 
Framework Agreement with Vietnam for a comprehensive and 
evidence-based, five-year strategy in line with GVN's five-year 
strategy focusing on sustainability, capacity building, health 
systems strengthening, and tuberculosis (Ref O).  Our health 
diplomacy program extends into many other areas, including 
assistance to combat other infectious diseases (including cholera, 
tuberculosis, malaria and dengue fever), road safety, tobacco 
control, and food safety. U.S. assistance, largely focused on 
targeted, disease-specific programs, has provided tangible benefits 
to the people of Vietnam, but be most effective and sustainable 
must be focused in health systems strengthening.  (Refs P and Q) 
Increasingly, we try to focus on two principal challenges to health 
sector reform: insufficient human resource capacity and an 
inadequate regulatory regime. 
 
 
 
Climate Change 
 
-------------- 
 
 
 
¶10. (U) The GVN understands that climate change threatens could 
erode its poverty reduction gains, limit economic growth, and 
endanger food security.  In response, the government is looking for 
international partners to support its climate change responses, 
particularly those focused on adaptation (Ref R).  During Prime 
Minister Dung's 2008 visit to Washington, our two nations agreed to 
set up a new joint subcommittee under the existing bilateral 
Science and Technology Agreement to advance specific areas of 
cooperation on climate change adaptation and mitigation.  We are 
preparing for the first meeting of the subcommittee in Hanoi at the 
end of March.  Also during the Prime Minister's visit, the United 
States and Vietnam announced the creation of the Delta Research and 
Global Observation Network (DRAGON) Institute at Can Tho 
University.  Supported by the U.S. Geological Survey, the DRAGON 
Institute is facilitating cooperation among scientists and policy 
makers to address environmental issues, especially climate change, 
threatening the Mekong Delta (Ref S).  Various other U.S. agencies, 
including USAID, the U.S. Forest Service, EPA, and NOAA participate 
in projects that directly or indirectly support Vietnam's climate 
change response.  While the Ministry of Natural Resources and 
Environment (MONRE) will coordinate GVN climate change policy, 
several other ministries, particularly MARD, will play important 
roles in developing GVN adaptation and mitigation responses.  We 
expect the MONRE Minister to raise climate change cooperation 
during your meeting. 
 
 
 
Agent Orange and Dioxin 
----------------------- 
 
¶11. (SBU) While debate continues over the possible human effects of 
exposure to dioxin, a contaminant in the wartime defoliant Agent 
Orange, recent environmental studies show that dioxin contamination 
is concentrated in approximately 20 "hotspots," mostly areas within 
former U.S. airbases where Agent Orange was stored, loaded and 
transferred.   Areas subjected to heavy aerial spraying do not 
currently have soil concentrations considered hazardous.  The 
United States and Vietnam have not reached agreement on the scope 
of possible health effects, with Vietnam continuing to argue that 
over three million handicapped can trace their disabilities to 
dioxin exposure.  We do not believe that this figure can be 
supported by scientifically-sound data and analysis.  Statements 
that describe every child born with a birth defect anywhere in 
Vietnam as a "victim of agent orange" are common and remain a 
favorite propaganda tool for persons opposed to closer U.S.-Vietnam 
relations.  However, our engagement on this issue  has accomplished 
much, in both transforming the tone of the dialogue and capacity 
 
HANOI 00000218  005 OF 007 
 
 
building to address environmental issues and provide assistance for 
the disabled (Ref T). 
 
¶12. (SBU) We continue to work with the GVN, UNDP, Ford Foundation 
and other donors in a multilateral coalition to support 
environmental remediation of three priority hotspots in Danang, Hoa 
Binh and Phu Cat airfields (Ref U).  From 2001 to 2007, the USG 
spent over USD 2 million to initiate technical dialogues, 
scientific conferences on the effects of AO/dioxin, and fund a 
4-year project to build the capacity of Vietnamese scientists to 
analyze soil samples collected from the Danang airport.  The Joint 
Advisory Committee (JAC) for Agent Orange/dioxin, which brings 
together scientists and researchers from both governments to 
provide science-based advice to policy makers for potential 
environmental and health cooperation, held its fourth annual 
meeting in September, during which Vietnamese and U.S. members 
reviewed ongoing health and remediation projects (Ref V).  In 2007, 
Congress appropriated USD 3 million for "dioxin mitigation and 
health activities" in Vietnam.  After completing an interagency 
process to refine USG-wide policy to support AO/dioxin-related 
efforts, USAID was selected to implement the USD 3 million. 
Subsequently, in both 2009 and 2010, Congress appropriated an 
additional USD 3 million for a total of USD 9 million.  In 2008 and 
2009, with GVN participation, USAID provided USD 2 million to fund 
medical services for the disabled in Danang and will provide an 
additional USD 1 million this year.  In 2009, USAID, again with GVN 
participation, selected CDM International to prepare an 
environmental assessment and engineering plans and designs for 
remediation at the Danang airport.  Results of the environmental 
assessment will drive selection of the technology option for 
remediation.  EPA is partnering with the Vietnam Academy of Science 
and Technology to pilot bioremediation technology at the airport. 
The USG hopes to support actual containment and remediation work in 
¶2011. 
 
Balancing Environment and Economic Growth 
----------------------------------------- 
 
¶13. (SBU) Vietnam's rapid economic growth has strained its ability 
to protect the environment.  In particular, the GVN has not been 
able to control growing pollution, particularly from booming Export 
Processing Zones and Industrial Parks (Refs W and X).  Recently, 
local media has turned its focus onto this issue, highlighting 
several cases of egregious violations of Vietnamese pollution 
control laws (Refs Y and Z).  We have also seen growing concern 
about the environment from average Vietnamese, particularly the 
wealthier urbanized population, which now concerns itself with 
quality of life issues as well as economic well being.  While the 
GVN has drafted an array of environmental laws, it lacks the 
ability (and perhaps the will) to enforce these provisions and 
lacks sufficient penalties to deter illegal behavior.  Our 
counterparts in the Environmental Police Department and the Vietnam 
Environment Administration frequently request assistance on issues 
ranging from legislative drafting to technical training to 
financial assistance.  To date, U.S. support for these "brown" 
issues has been modest (Ref AA).  We have identified the need to 
balance economic growth with environmental protection as perhaps 
the most important future ESTH issue in Vietnam and strive to 
document many of the areas in which U.S. assistance could make a 
difference.  At the same time, Vietnam's attempts to respond to 
environmental strains provide potential trade opportunities for 
U.S. environmental technology, equipment and services firms. 
 
 
 
Science and Technology Cooperation 
 
---------------------------------- 
 
 
 
¶14. (U) In the ten years since the United States and Vietnam signed 
our bilateral Agreement on Scientific and Technical Cooperation, 
such cooperation has steadily increased.  Your predecessor 
co-chaired the sixth U.S.-Vietnam Joint Commission Meeting (JCM), 
during which the two delegations reviewed the broad nature of 
ongoing collaborative efforts.  The Vietnamese brought over 40 
delegates to Washington, reflecting the importance which they 
attach to U.S.-Vietnamese efforts.  Since the JCM, the two 
governments have moved forward in several areas, including road 
 
HANOI 00000218  006 OF 007 
 
 
safety and nuclear cooperation.  Vietnam will host the seventh JCM, 
tentatively scheduled for November 2010, and would like this 
session to celebrate the tenth anniversary of our bilateral S&T 
Agreement and the fifteenth anniversary of the resumption of 
bilateral relations.  We have used the Embassy Science Fellow 
program to boost the breadth of our S&T engagement.  This year, Dr. 
David Roberts from the Department of Energy, has worked with the 
Vietnam National Science Foundation to set up a research Centers of 
Excellence initiative.  While Vietnam's scientific research and 
development capacities remain limited, the GVN actively seeks to 
promote the sector (Ref BB). However, at the same time, the GVN 
also tries to maintain a tight grip over subjects approved for 
research and how (and if) researchers can release certain research 
conclusions (Ref CC).  You will have the opportunity to meet with 
the Minister of Science and Technology and to visit the Vietnam 
Academy of Science and Technology (VAST), where you will tour the 
biotechnology institute and get to hold -scientist-to-scientist 
discussions with VAST researchers. 
 
 
 
Lower Mekong Initiative 
 
----------------------- 
 
 
 
¶15. (SBU) Vietnam has responded positively to the U.S. Lower Mekong 
Initiative (LMI), announced following the first U.S. Lower Mekong 
Ministerial meeting last July 23 in Thailand between Secretary 
Clinton and the foreign ministers of the Lower Mekong Countries - 
Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam.  Our interlocutors look 
forward to cooperating with the United States and their neighbors 
on regional health concerns, management of the Mekong River and 
developing responses to climate change (Ref DD).  The GVN has 
agreed to co-host this June a U.S.-funded LMI Infectious Disease 
Conference.  We are working with our Vietnamese partners to 
finalize the agenda, which we expect will focus on transnational, 
action-oriented cooperative responses to infectious diseases and 
will build upon discussions from the April IMCAPI meeting.  While 
welcoming greater U.S. engagement in the region, Vietnamese 
officials will look for more concrete signs of U.S. interest, 
particularly in light of Japan's recent announcement of its own USD 
1.5 billion Mekong initiative.  In your meetings, you may be asked 
to describe how the upcoming conference fits into long-term U.S. 
regional health programs and how to assure that the LMI is a real 
partnership - with adequate opportunities for input from the Lower 
Mekong Countries. 
 
 
Education 
--------- 
 
¶16.  Education remains a major issue in the relationship, with the 
Mission actively seeking to promote the adoption of American 
educational practices at Vietnamese universities in order to 
influence the next generation of Vietnamese leaders, increase the 
number of graduates with the skills needed to work for American 
companies in Vietnam, and help the Ministry of Education and 
Training modernize what is widely regarded as a broken educational 
system.  The Ambassador hosted an Education Conference in Hanoi in 
mid January, 2010 that brought together more than 600 American and 
Vietnamese educators representing more than 250 schools and 
companies with educational programs in Vietnam, for discussions on 
how to reach a variety of key educational goals (Ref EE). The 
number of Vietnamese enrolling in the United States continues to 
grow rapidly, with 13,000 Vietnamese students now in the United 
States, three times the number there three years ago.  Funded by 
the USG, the Vietnam Education Foundation (VEF) has placed 306 
Fellows at 70 top U.S. graduate institutions, mostly for doctoral 
degrees in the sciences, while the VEF Visiting Scholar Program 
provides opportunities for Vietnamese to pursue post-doctoral 
programs at U.S. universities for up to 12 months. VEF Fellows and 
Visiting Scholars are required to return to Vietnam upon completion 
of their academic programs in the United States.  You will have 
opportunity to meet with VEF alumni at a reception hosted by Deputy 
Chief of Mission Palmer (Note: VEF legislation pending before 
Congress would put VEF more directly under the control of State/ECA 
and broaden the scope of VEF fellowships to include the social 
sciences.  End Note). 
 
HANOI 00000218  007 OF 007 
 
 
¶17. (SBU) We look forward to your visit and stand ready to do 
everything we can to make your time in Vietnam as productive as 
possible. 
Michalak








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét