Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Việt Nam thất bại trong việc đưa Trung Quốc vào đàm phán vấn đề Hoàng Sa

South China Morning Post

  Bất chấp các thỏa thuận ban đầu, Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý thảo luận về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
Greg Torode
24-08-2011
Việt Nam dường như đã thất bại trong nỗ lực mới nhất để thuyết phục Trung Quốc mở các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ kéo dài âm ỉ ở quần đảo Hoàng Sa, trên biển Đông.
Trong khi một báo cáo ban đầu từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau vòng thảo luận mới nhất về tranh chấp trên biển với Trung Quốc chưa được giải quyết, nói rằng, một “sự đồng thuận sơ bộ về một số vấn đề” đã đạt được, tuyên bố sau đó nói rõ rằng quần đảo Hoàng Sa vẫn không phải là một phần của sự đồng thuận đó.
Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố: “Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. Lập trường của chúng tôi đã nói rõ trong nhiều dịp, rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần của các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển“.
Các quan chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chi tiết về các cuộc đàm phán, hiện đang ở vòng thứ tám, nhưng các phái viên và học giả của họ đã lặp đi lặp lại rõ ràng rằng sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc không đưa ra thảo luận như một phần của các vấn đề còn tồn đọng với Hà Nội. Các cuộc thảo luận giữa hai anh em, có thể là hàng xóm không tin tưởng nhau, thì kín đáo, nhưng dù sao vẫn đang được [các nước trong] khu vực quan sát chặt chẽ, nơi gia tăng sự chú vào biển Đông.
Trong khi gần đây Trung Quốc cam kết hợp tác với ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ lâu, Bắc Kinh đòi giải quyết song phương các tranh chấp cụ thể ở biển Đông, thay vì giải quyết như một phần củs sự dàn xếp trong khu vực, mà SEAN ủng hộ. Việt Nam và các đối tác ASEAN như: Malaysia, Philippines và Brunei, có yêu sách trên Biển Đông và quần đảo Trường Sa. Chỉ có Trung Quốc và Việt Nam đòi toàn bộ quần đảo Trường Sa và [hai nước này] là bên tranh chấp duy nhất đối với quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố của Đài Bắc phản ánh các quan điểm của Bắc Kinh.
Hà Nội đã cho biết, họ sẽ đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về các tranh chấp song phương cụ thể và rộng hơn khi liên quan đến nhiều quốc gia.
Một cựu phái viên Đông Nam Á nói: “Với tất cả những gì đang xảy ra, sự kiện Trung Quốc và Việt Nam đang đàm phán thì  quan trọng và đang được tất cả chúng tôi theo dõi rất chặt chẽ. Vấn đề là, dường như họ không tiến xa, mặc dù có sự tiến bộ trong quá khứ“.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội đã thành công trong giải quyết các tranh chấp đất đai ở vùng biên giới miền núi 1.400 km, cũng như Vịnh Bắc Bộ. Vấn đề cuối cùng còn lại liên quan tới cửa vịnh Bắc Bộ và biển Đông, mà Trung Quốc tuyên bố phần lớn, qua đường chín đoạn đang gây tranh cãi. Các cuộc thảo luận vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, về mặt kỹ thuật thiết lập một khuôn khổ các nguyên tắc hướng dẫn và quần đảo Hoàng Sa là một khối chướng ngại chính, khi Bắc Kinh từ chối, ngay cả không chấp nhận là có tranh chấp.
Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, một học giả về vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, đã nói: “Không có gì để thương lượng. Chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa chưa bao giờ trong vòng tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về những nỗ lực hợp tác, bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn.v.v…là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác“.
Ngọc Thu dịch từ viet-studies.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét