DÂN NGHÈO TRUNG QUỐC LÃNH ÐỦ CHO THAM VỌNG SIÊU CƯỜNG CỦ TQ
Đôi lời thưa với bạn đọc:
Tôi
không có điều kiện đọc nhiều về lịch sử Trung Hoa; nhưng những gì mà
tôi tiếp nhận được là: chưa bao giờ vua chúa Trung Hoa biết thương dân
lành; họ tự cho mình là Thiên tử (con trời), còn nhân dân chỉ là "chúng
sinh", ngang với loài vật. Chính vì thế, lịch sử Trung Hoa luôn luôn có
những kẻ được gọi là BẠO CHÚA. Ngược lại, lịch sử Việt Nam chưa từng có
ai phải hổ danh mang khái niệm này.
Vì
vậy, theo tôi, bằng mọi cách thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Hoa là
một trong những vấn đề sống còn cần phải làm kịp thời, cần kíp nhất ngay
trong giai đoạn lịch sử này; bởi vì, tốc độ hủy diệt môi trường trong
thời đại ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại... đã và đang
diễn ra khủng khiếp nhất.
Đối
với bọn cầm quyền mang dòng máu Đại Hán, ngay cả người dân nước họ mà
họ cũng chỉ xem như loài vật, thì việc tàn sát các dân tộc khác là điều
đương nhiên; lịch sử dân tộc Việt đã từng phải chịu như thế, khi chúng
cố tình giết chết đàn ông Việt, chỉ để lại phụ nữ để thực hiện đồng hóa.
Qua một bài viết: "Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ, bá chủ thế giới", ta còn thấy sự ngông cuồng của những tên bạo chúa xuất hiện ngay cả dưới thời cộng sản Trung Quốc hiện đại.
Qua một bài viết: "Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ, bá chủ thế giới", ta còn thấy sự ngông cuồng của những tên bạo chúa xuất hiện ngay cả dưới thời cộng sản Trung Quốc hiện đại.
Hình ảnh dưới đây để người Việt Nam hôm nay suy ngẫm và hành động.
--------------------------------------
Ngày
14 tháng 10 vừa qua, lễ trao giải hàng năm lần thứ 30 của Quỹ Tưởng
niệm W. Eugene Smith được tổ chức tại thành phố New York. Nhà nhiếp ảnh
Lư Quảng (Lu Guang 卢广)
của Trung Quốc đã được trao khoản tài trợ 30.000 đô la về Nhiếp ảnh
Nhân văn cho đề án ảnh tư liệu “Nạn ô nhiễm ở Trung Quốc” của ông.
Nhà
nhiếp ảnh tự do Lư Quảng khởi đầu vào năm 1980 là một chàng chụp ảnh
nghiệp dư. Ông vốn là công nhân, sau mới có một tiệm ảnh riêng và làm
quảng cáo. Tháng 8 năm 1993, ông quay về học sau đại học tại Viện Mỹ
thuật và Thiết kế Trung ương ở Bắc Kinh (nay là Viện Mỹ thuật và Thiết
kế, Đại học Thanh Hoa). Trong thời gian học, ông nghiên cứu, đi khắp
nước và tạo sự nghiệp cho mình, trở thành “con ngựa ô” của giới nhiếp
ảnh Bắc Kinh. Các tác phẩm đầy tính nghệ thuật, sáng tạo và sâu sắc của
ông thường tập trung vào “các hiện tượng xã hội và con người sống dưới
đáy xã hội”, thu hút sự chú ý của giới nhiếp ảnh và truyền thông cả
nước. Nhiều tác phẩm đoạt giải của ông tập trung vào những vấn đề xã hội
như “đổ xô tìm vàng ở miền Tây”, “gái nghiện”, “hầm lò than nhỏ”, “làng
HIV”, “Kênh Lớn”, “xây dựng đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng”, vân vân.
1.
“Ở chỗ tiếp giáp tỉnh Ninh Hạ và tỉnh Nội Mông, tôi thấy một ống khói
cao phun khói vàng che cả trời xanh, những bãi cỏ lớn giờ thành nơi đổ
rác công nghiệp; mùi hôi thối không chịu đựng nổi làm người ta phát ho;
nước thải công nghiệp trào ra chảy vào Hoàng Hải…”
– Lư Quảng.
2. Chất thải hóa học từ Khu công nghiệp Thái Hưng, tỉnh Giang Tô, đổ bên bờ sông Dương Tử. Ngày 15, tháng 5, 2009.
3.
Gia trang họ Phạm ở thị trấn An Dương, tỉnh Hà Nam, chỉ có một bức
tường ngăn gia trang này với các lò luyện thép. Dân sống trong ngôi làng
bị ô nhiễm nặng nề này ngày ngày chìm trong thứ mưa sắt. Ngày 24, tháng
3, 2008.
4.
Chất thải công nghiệp của khu công nghiệp Tiêu Sơn, tỉnh Triết Giang,
cuối cùng chảy vào sông Tiền Đường. Ngày 24, tháng 4, 2009.
5. Chất thải của nhà máy sắt thép An Dương, tỉnh Hà Nam, chảy vào sông An Dương. Ngày 25, tháng 3, 2008.
6.
Sông hồ trấn Quý Dư, tỉnh Quảng Đông bị ô nhiễm, người dân này đang rửa
ở một cái ao bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày 25, tháng 11, 2005.
7.
Khu công nghiệp Thạch Chủy Sơn, tỉnh Ninh Hạ, ống khói cao phun khói và
bụi. Cư dân khi ra ngoài phải trùm khăn kín mít để che bụi từ trên trời
rơi xuống. Ngày 22, tháng 4, 2006.
8. Ở bờ biển Hoàng Hải, vô số ống dẫn chất thải chôn trên bờ và thậm chí kéo ra tận vùng biển sâu. Ngày 28, tháng 4, 2008.
9.
Ở Mã Yên Sơn, dọc theo sông Dương Tử có nhiều xưởng tuyển sắt và nhà
máy chế biến nhựa quy mô nhỏ. Phần lớn chất thải đổ vào sông Dương Tử.
Ngày 18, tháng 6, 2009.
10. Ở Nội Mông có hai “con rồng đen“ từ nhà máy điện Lạp Tăng Miếu trùm lên các làng lân cận. Ngày 26, tháng 7, 2005.
11.
Nhà máy xử lý chất thải khu công nghiệp hóa học thị trấn Thường Thị,
tỉnh GiangTô, chịu trách nhiệm thu thập và xử lý chất thải công nghiệp.
Tuy nhiên nhà máy chẳng làm gì, ống dẫn chất thải kéo dài 1.500 mét bên
dưới sông Dương Tử và đổ chất thải ra ở đó. Ngày 11, tháng 6, 2009.
12. Đất bên sông Dương Tử bị ô nhiễm vì khu công nghiệp hóa học Mã Yên Sơn, tỉnh An Huy. Ngày 26, tháng 6, 2009.
13.
Phần lớn nước thải công nghiệp từ khu công nghiệp Lạp Tăng Miếu, Nội
Mông, hàng ngày chảy vào Hoàng Hà. Ngày 26, tháng 7, 2005.
14.
Phần lớn nước thải công nghiệp từ nhà máy titan Trấn Giang hàng ngày đổ
vào sông Dương Tử. Cách chỗ nhà máy nước trấn Đan Dương lấy nước chưa
đầy 1.000 mét. Ngày 10, tháng 6, 2009.
15.
Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp hoá học thị trấn Hải Môn, tỉnh
Giang Tô, đổ chất thải vào sông Dương Tử. Ngày 5, tháng 6, 2009.
16.
Nhà máy sắt thép huyện Thiệp, tỉnh Hà Bắc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Quy
mô công ty càng phát triển thì cuộc sống của cư dân vùng này càng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày 18, thảng, 2008.
17.
Long Môn thuộc thị trấn Hà Thành, tỉnh Thiểm Tây, phát triển công
nghiệp quy mô lớn. Môi trường ở đây bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng.
Ngày 8, tháng 4, 2008.
18.
Ở khu công nghiệp Tân Hải, tỉnh Giang Tô, có trên 100 nhà máy hóa học.
Một số đổ chất thải ra biển, một số thì lưu chất thải bị ô nhiễm nặng
trong 5 ‘hồ chứa chất thải tạm thời’. Hàng tháng có hai lần triều cường,
chất thải sẽ theo thuỷ triều đổ ra biển. Ngày 20, tháng 6, 2008.
19.
Khu công nghiệp hóa học huyện Hồ Khẩu, tỉnh Giang Tây, bên sông Dương
Tử. Nhà máy hoá học san lấp trái phép bờ sông Dương Tử để mở rộng quy mô
nhà máy.
20.
Khu công nghiệp hóa học thị trấn Huyền Hồ, tỉnh An Huy, lắp đặt ống
ngầm để đổ chất thải ra sông Dương Tử. Chất thải có đủ màu: đen, xám, đỏ
sẫm, hay vàng; mỗi nhà máy hoá học khác nhau cho ra chất thải có màu
khác nhau. Ngày 18, tháng 6, 2009.
21.
Thiểm Tây là vùng ô nhiễm nhất Trung Quốc. Đây cũng là tỉnh có tỷ lệ
trẻ có khuyết tật bẩm sinh cao nhất. Đôi vợ chồng nông dân nhân ái này
nhận nuôi 17 trẻ khuyết tật. Ngày 15, tháng 4, 2009.
“Ở một số địa phương Trung Quốc mạng sống của người dân bị đe dọa vì ô nhiễm môi trường. Cư dân bị đủ thứ bệnh tật, có những làng ung thư, ngày càng nhiều những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật, đó là hậu quả của việc hy sinh môi trường vì tìm kiếm lợi ích kinh tế một cách mù quáng.”
– Lư Quảng.
“Ở một số địa phương Trung Quốc mạng sống của người dân bị đe dọa vì ô nhiễm môi trường. Cư dân bị đủ thứ bệnh tật, có những làng ung thư, ngày càng nhiều những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật, đó là hậu quả của việc hy sinh môi trường vì tìm kiếm lợi ích kinh tế một cách mù quáng.”
– Lư Quảng.
22. Ông cụ chăn cừu bên bờ Hoàng Hà không chịu nổi mùi thối. Ngày 23, tháng 4, 2006.
23.
Cậu nhóc 15 tuổi ở Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, học lớp 2 xong thì bỏ học,
theo cha mẹ đến khu công nghiệp Hắc Long Quý. Cậu kiếm được 16 tệ mỗi
ngày. Ngày 8, tháng 4, 2005.
24. Khu công nghiệp Hắc Long Quý, tỉnh Nội Mông, đôi vợ chồng làm việc ở lò thạch cao vừa về đến nhà. Ngày 22, tháng 3, 2007.
25.
Dân thôn Hạ Khang ở thị trấn Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, chịu đựng lâu ngày
nước bị ô nhiễm vì chất thải công nghiệp, hơn 50 người bị ung thư, tắc
mạch máu não. Ông cụ Wang Baosheng 64 tuổi bị bệnh từ năm 2003, ung nhọt
khắp người, không nằm được và ngày ngày gục mặt xuống cạnh giường. Ngày
10, tháng 7, 2005.
26.
Hít một lượng lớn bụi vào phổi, người ta phát bệnh sau khi làm việc ở
đây 1-2 năm. Hầu hết dân nhập cư là từ vùng nghèo khổ đến. Ngày 10,
tháng 4, 2005.
27.
Thôn Trương Kiều, thị trấn Vũ Cương, tỉnh Hà Nam, bà Tôn Hiểu Quân, 45
tuổi, từ 4 năm nay không nhúc nhích được chân tay. Chạy thầy chạy thuốc
khắp nơi đều vô hiệu. Ngày 7, tháng 4, 2009.
28.
Thôn Triệu Trang bên sông Hồng Hà, thị trấn Vũ Cương, tỉnh Hà Nam, ông
cụ Zhao Bingkun, 66 tuổi, bị ung thư thực quản từ 2004, sau lần phẫu
thuật thứ hai, chi phí điều trị lên đến 200.000 tệ. Ông đang ở giai đoạn
cuối, ngày nào cũng sốt, chờ chết. Ngày 7, tháng 4, 2009.
29.
Thôn Trương Vu Trang, huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam, bên sông Hồng Hà, vợ
ông Cao Vạn Thuận chết vì ung thư. Nay ông sống nghèo khổ. Ngày 3,
tháng 4, 2009.
30.
Thị trấn Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây là nơi bị ô nhiễm trầm trọng. Nông dân
làm việc ngoài cánh đồng bông chỉ hai giờ là người đầy tro than. Ngày
24, tháng 9, 2007.
31.
Công nhân muối ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, giận dữ nói: “Khi gió
thổi về phía chúng tôi, mùi thối từ các nhà máy hoá học không chịu nổi.
Ban đêm thậm chí còn có nhiều khí độc hơn.” Ngày 19, tháng 3, 2009.
32.
Người dân Phạm Gia Trang chuẩn bị đơn kiện đầy những dấu lăn tay, đòi
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm. Ngày 19, tháng 3, 2008.
33. Ở tỉnh Sơn Tây có nhiều nhà nuôi dưỡng trẻ từ thiện, giúp trẻ khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi. Ngày 14, tháng 4, 2009.
34.
Thôn Lưu Gia Loan bên sông Hồng Hà, thị trấn Vũ Cương, tỉnh Hà Nam, cô
bé Yang Xiao 13 tuổi ngã bệnh vào tháng 11 năm 2008, mà không biết bệnh
gì. Cô được cứu nhờ tiền quyên góp của dân làng. Thấy cụ trưởng thôn đến
thăm cháu mình, người bà quỳ xuống, cầm tay cháu. Ngày 19, tháng 4,
2009.
35.
Đứa lớn nhất mới 9 tuổi, không đi học. Đứa bé nhất chưa tới 2 tuổi.
Chúng sống trong vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tay và mặt chúng bao giờ
cũng lấm lem. Ngày 10, tháng 4, 2005.
36.
Thôn Mã Trang bên sông Hồng Hà, thị trấn Vũ Cương, tỉnh Hà Nam, Mã Hải
Bằng, 58 tuổi, bị ung thư bao tử từ 2006 và không thể ra đồng làm việc
được. Ông phải uống thuốc hàng ngày, nếu không sẽ rất đau. Ngày 6, tháng
4, 2009.
37.
Hàng năm có nhiều trẻ khuyết tật bị bỏ rơi. Khổng Trinh Lan ở huyện Bì,
sống bằng nghề tái chế rác thải, nhận nuôi 25 trẻ bị bỏ rơi. Ngày 14,
tháng 4, 2009.
38.
Thôn Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam, là một làng ung thư. Hàng năm có hơn 20
người chết vì ung thư. Cậu học trò Từ Lệ, 11 tuổi, bị ung thư xương.
Ngày 8, tháng 5, 2007.
39.
Thôn Cố Tân, huyện Thiệp, tỉnh Hà Bắc, số bệnh nhân ung thư xương hiện
có là hơn 50 người; mỗi năm hơn 20 bệnh nhân ung thư chết. Ngày 18,
tháng 3, 2008.
40.
Thôn Trương Vu Trang bên sông Hồng Hà, huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam, Chu
Tiểu Yến, 22 tuổi bị u dạ dày năm 2007. Tháng 7 năm 2008, chị chết sau
khi trải qua điều trị tại bệnh viện. Đứa con gái 4 tuổi cùng với ông đi
thăm mộ. Ngày 2, tháng 4, 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét