Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa

Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa

Ngày 19.1 hàng năm lại đến. Nó là cái mốc thời gian, ít nhất cũng nhắc nhở mỗi người dân VN không được quên thời điểm quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc mất vào tay TQ, chưa biết bao giờ mới lấy lại được. Càng đáng lo ngại hơn khi nhiều ngư dân VN bây giờ không thể, không dám ra khơi nữa – một cách trực tiếp buông trôi chủ quyền. Điều đó đòi hỏi đất nước cần có những quyết sách phù hợp, chủ động đương đầu với tình hình trên biển Đông – tất nhiên, với một phong cách VN, phong thái VN từng được thế giới vị nể.
Năm mươi lăm năm trước, ngày 26.5.1956, Chính phủ VNCH chính thức ra tuyên bố trước thế giới nêu rõ, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Nam VN. Ba ngày sau đó, Chính phủ TQ ủy nhiệm Bộ Ngoại giao ra tuyên bố, “quyết không cho phép xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa và các đảo khác thuộc về TQ, yêu cầu Nam VN phải đình chỉ ngay tất cả mọi hoạt động khiêu khích”.
Tuy nhiên, Chính phủ VNCH tiếp tục có nhiều tuyên bố cũng như hành động để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi đã đóng quân tại 6 đảo đá (TQ gọi là đánh chiếm), cuối tháng 8.1973, VNCH lại tuyên bố sẽ đưa hơn 10 đảo đá vào địa phận quản lý của tỉnh Phước Tuy. Hải quân VNCH thực hiện tuần tra vùng biển Hoàng Sa, ngăn cản ý định của TQ đòi chiếm quần đảo này.
Mâu thuẫn ngày một dâng cao tất yếu sẽ đưa đến hành động quân sự. Chúng ta biết, bối cảnh quốc tế khi đó rất phức tạp. Cuộc nội chiến đã kéo dài, gây nhiều đau thương. Lợi ích của nước nhỏ đã bị các nước lớn mang ra đổi chác. Bài học về độc lập, tự chủ không bao giờ cũ. Lịch sử đã chứng minh, trong trận đánh Hoàng Sa, TQ đã đi đêm với Hoa Kỳ để Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc. Điều này là rõ ràng, không thể tranh cãi.
Chỉ huy cao nhất của trận đánh Hoàng Sa phía TQ là Đặng Tiểu Bình, người vừa được khôi phục công tác.
Tháng 12.1973, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị tại phòng đọc sách của mình, quyết định bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm Tổng Tham mưu trưởng.
Mao nói:
“Nay tôi mời đến một quân sư, tên là Đặng Tiểu Bình. Ông này có nhiều người sợ, nhưng làm việc tương đối quả đoán. Tôi xin tặng đồng chí hai câu: trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà bên trong là cả một công ty gang thép”.
Đặng là người có uy vọng rất cao trong quân đội TQ. Rõ ràng, trận đánh Hoàng Sa đã được TQ trù tính và chuẩn bị rất kỹ. Họ có cả tàu khu trục Komal và tên lửa Ukhơ. Ngược lại, phía Nam VN lại bị bất ngờ lớn. Và, phía Bắc VN cũng vậy.
Tuy nhiên, sự chỉ huy quyết đoán, từ cấp cao nhất của VNCH, sự dũng cảm của hải quân VNCH thì ngay cả TQ cũng phải công nhận.
Đây là mô tả của họ:
“Sáng ngày 18.1, tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của Nam VN trong mấy ngày qua vẫn lởn vởn ở vùng biển gần đảo Cam Tuyền, lại đến gần tàu cá số 407 của TQ, dùng loa gào thét, buộc tàu cá TQ phải ra khỏi vùng biển này. “Không đi, chúng ta sẽ tiêu diệt cả tàu lẫn người bây giờ” – sỹ quan Nam VN nói.
Trong không khí đe dọa không có kết quả, tàu Trần Khánh Dư mở hết tốc lực, lao thẳng vào tàu cá 407, phá hủy buồng lái của tàu.
Đêm 18.1, sóng gió ầm ầm.
Hải quân Nam VN quyết tâm đọ sức với hải quân TQ bảo vệ Tây Sa, đã cử thêm tàu hộ vệ mang tên Sóng Gầm (chắc là họ chỉ hộ tống hạm Nhật Tảo) đến vùng biển cụm đảo Vĩnh Lạc, hội tụ với 3 tàu khu trục mang tên Trần Khánh Dư, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng đã xâm nhập trước đó.
Sáng sớm ngày 19.1, sau một ngày “thi gan” với hải quân TQ, hải quân Nam VN quyết tâm lợi dụng tàu chiến hòng nuốt chửng các tàu tuần tiễu có trang bị kém hơn của hải quân TQ (?), tiến tới chiếm cả cụm đảo Vĩnh Lạc.
Hai tàu Lý Thường Kiệt và Sóng Gầm giàn sẵn thế trận từ vùng biển phía bắc đảo Quảng Kim tiếp cận biên đội tàu hải quân TQ. Còn hai tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng thì từ phía Nam tiếp cận hai đảo Tham Hàng và Quảng Kim.
Tàu Lý Thường Kiệt giương cao nòng pháo, lao thẳng vào biên đội hải quân TQ. Ỷ vào thế có lớp vỏ thép dày, tàu Lý Thường Kiệt không những không thay đổi hướng đi, ngược lại còn dùng mũi tàu húc thẳng vào tàu 396, làm hỏng cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy quét mìn.
Tàu Lý Thường Kiệt  ngang nhiên đi giữa 2 tàu hải quân TQ, lao về phía đảo Tham Hàng, Quảng Kim, sau đó thả 4 xuồng cao su, chở hơn 40 tên sỹ quan binh sỹ Nam VN đổ bộ lên đảo ngay trước mặt tàu chiến TQ.
Sau khi chiếm lĩnh vị trí có lợi ở vòng ngoài, cả 4 tàu chiến hải quân Nam VN bỗng nhiên đồng loạt nổ súng vào 4 tàu chiến của biên đội hải quân TQ. Dưới làn pháo dày đặc của tàu địch, tàu chiến của hải quân TQ liên tiếp bị trúng đạn, một số nhân viên bị thương”…
Sau khi kết thúc trận đánh Hoàng Sa, Nam VN dồn dập điều động máy bay, tàu chiến sẵn sàng phục thù. Hải quân Nam VN ngoài việc cử 2 tàu khu trục từ Vũng Tàu và Nha Trang ra tập kết Đà Nẵng, còn cử 6 tàu chiến từ Đà Nẵng cơ động về hướng Hoàng Sa, đồng thời lệnh cho không quân và hải quân ở khu vực này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tiếc rằng, bối cảnh khi đó không cho phép tiếp tục trận đánh.
Được thua trong một trận đánh là chuyện bình thường. Nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa, ta thấy quyết tâm và sự dũng cảm rất cao của sỹ quan và binh sỹ VNCH. Họ đã làm theo lời tiền nhân, đối với một tấc đất của Tổ quốc, phải kiên quyết giữ gìn. Đó là một bài học lớn – bài học lịch sử mà không một ai được phép quên.
Be the first to like this post.

50 phản hồi tới “Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa”

  1. Trà Hâm Lại nói:
    Xin bác cái tem.
    Chúng ta , cho dù có nhảy xuống biển Đông cũng không rửa hết nỗi nhục này với tiền nhân. Ấy vậy mà ( nghe đâu ) hàng năm lại còn tổ chức lại ” Lễ khao lề thế lính ” ( http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/4/224668/ )
    Tôi, thậm chí còn phải nhắm một mắt, mở một mắt để đọc vì tự mình cũng thấy quá nhục nhã với Tổ Tiên…..
    Có ngày Lễ khao lề thế lính 18,19,20 tháng 4 ( âm lịch ) hàng năm thì chúng ta gọi ngày 19/1 là ngày gì ?
    tặng bác bài hát ” Đất nước ” của Phạm Minh Tuấn và Hữu yên.

    • Lê Mai nói:
      Đồng ý nhận xét của bác, nếu chúng ta quên mất ngày 19. 1 này thì khi lịch sử lùi xa, không biết điều gì sẽ xẩy ra, song chắc chắn là điều tồi tệ…
      Tìm tư liệu về lịch sử quan hệ VN-TQ sau năm 75 rất khó – nhất là từ các cơ quan chính thống của VN. Ngay cả cuộc chiến tranh biên giới năm 79, nếu hàng năm khg được giới bloggers trên mạng nhắc đến, chắc cũng “thôi” luôn. Trong khi tài liệu TQ thì rất nhiều. Họ có cả sách báo, phim ảnh…mô tả rất chi tiết – tất nhiên theo quan điểm của họ. Đôi lúc, tôi đành sử dụng tài liệu của họ về lịch sử quan hệ VN-TQ, thưa bác.
      Bác nhắc đến bài hát lúc này càng có ý nghĩa đặc biệt.
  2. ha linh nói:
    Tại sao VNCH lại làm được điều đó bác Lê Mai?
    • Lê Mai nói:
      halinh chú ý là trận HS xẩy ra trong bối cảnh cuộc “nội chiến” Bắc – Nam hay Bắc VN gọi là cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất TQ chưa kết thúc. Vì sao hồi ấy, Nam VN đã coi ngày giỗ tổ Hùng Vương như là quốc lễ rồi? Trong khi Bắc VN mới đây mới làm điều đó, mà đền thờ Vua Hùng thì ở ngay VP? Nhiều ví dụ khác nữa…
      Rõ ràng, Nam VN ý thức rất sâu vấn đề chủ quyền đất nước. Chiến tranh Nam Bắc, dù ai thắng nữa thì vẫn là đất VN, còn nước ngoài dành đất thì lại khác. Muốn hay không, tầm nhìn đó là rất xa rộng. Báo chí VN bây giờ cũng ca ngợi tinh thần dũng cảm của các binh sỹ VNCH trong trận HS rồi.
      • ngoc ho nói:
        bác Lê Mai có phải từng là thứ trưởng bộ NG không
        ?
      • ha linh nói:
        ai ngã xuống vì từng mỗi tấc đất của Tổ quốc cùng đều xứng đáng được tôn vinh, ghi nhớ công ơn bác Lê Mai nhỉ?
        Tại sao VNCH làm được những điều đó( không nhân nhượng về vấn đề HS, giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu) mà ta không làm được bác Lê Mai?
      • Lê Mai nói:
        To ngoc ho: Tất nhiên là không phải rồi, vì ông LM, Thứ trưởng ngoại giao đã mất từ năm 96. Cũng đừng nhầm bác LM này với “nhà văn” có tên là LM – ông này có vài truyện ngắn nhạy cảm gì đó, khg có gì đặc biệt.
        LM cũng chỉ là một cái nick thôi, ngoc ho à.
      • Lê Mai nói:
        To halinh: Phần đầu comment của halinh là hoàn toàn đúng, nếu làm được như vậy, vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ đi vào thực chất, khg chỉ là lời nói suông. Mặt khác, hết sức có lợi trên các mặt khác.
        Câu hỏi sau thì rất dễ mà cũng rất khó trả lời. Vì sao nước Đức là quê hương của Mác mà người Đức khg tôn thờ cái CN Mác? Rồi nước Nga vừa “vứt bỏ” nó? Vì sao phần lớn thế giới làm khác VN thì họ phát triển? Còn VN là “tiêu biểu cho tinh hoa của thời đại” thì khác? Có lẽ câu trả lời là ở đó?
      • ha linh nói:
        cháu nghĩ bởi vì người ta cứ cố bấu víu lấy một cái gì đó làm điểm tựa, làm giá đỡ..
        bởi những lợi ích vị kỷ không thể cho phép họ làm khác đi…
      • Lê Mai nói:
        Đúng như thế halinh ạ.
  3. nmkhanh nói:
    Rat dau buon ve dieu nay bac Le Mai a.
    • Lê Mai nói:
      Ý của nmkhanh là đau buồn về việc mất Hoàng Sa và sự hy sinh của sỹ quan và binh sỹ VNCH phải không? Chắc chắn như vậy, giờ thì người VN đều thấy sự hy sinh đó thật vô giá. Rốt cuộc, người VN vẫn là người VN, dù có sao đó rồi cũng là người trong một nước.
  4. PhanTom nói:
    Tôi có mấy người bà con cũng đã từng là hải quân của “bên kia giới tuyến”. Tuy họ hàng ruột thịt nhưng phải quá nửa đời người, nơi đất khách mới biết và gặp nhau ,mừng mừng ,tủi tủi. Thường thường những người về già hay kể lể và ôn lại cái “thủa vàng son” nhất là những người lính có nhiều “chuyện quân hành gối súng, trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu” hay “vai bên vai, đầu gối bên đâu….” .Nhưng thú thực ngoài chuyện thường ngày, thăm hỏi, chúng tôi không bao giờ hỏi han nhau về quá khứ sợ “đụng độ” không phải chỉ vì “thà mất lòng anh được bụng chồng” mà có lẽ là do thế thời, chính kiến “tôi nào thờ vua nấy”
    Nơi anh ở có nhiều người Việt còn tôi tuy không xa nhưng hàng xóm không có Ta mà toàn Tây, ngày ngày ăn Hamberger và hotdog xót lòng , bởi thế lâu lâu chị dâu với tài nội trợ mời xuống ăn cơm gia đình dưa, cà, mắm muối không chỉ no nê mà còn có mang về “kỷ niệm”.
    Mấy năm trước không hiểu sao mà ổng rủ rê kéo về cả mấy anh em từ tiểu bang khác “em xuống sơm sớm nhớ mang theo giày đá banh”.
    Hóa ra ở xa “cộng đồng” tôi không biết mấy ông già ham vui tụ tập nhau họp thành đội banh “lão tướng” vừa tập thể thao vừa tranh dành ngôi thứ với đám Nam Mỹ . Không nói thì cũng rõ dân Nam Mỹ còn ham bóng đá hơn cả Ta nhiều? ở đây không có các danh thủ những cũng đủ hào hứng và ăn thua lắm .
    “Không ăn đậu không là người Mễ (Mexico)
    không đi trễ không phải Việt Nam”
    Không biết đậu và ngô (bắp) có iu việt hơn cơm chả giò hay không nhưng tụi nó khỏe lắm, người vâm váp vuông thành sắc cạnh như miếng kẹo lạc, chạy như trâu điên, Còn đám sồn sồn quân ta thì thú thực ẻo lả, đá bay bướm “tập thể dục là chính”, tranh dành, ẩu đả nhỡ gãy giò về nhà còn “sợ bà xã la” thành ra thua dài dài. Bởi thế ông anh tôi mới nuôi chí “báo thù”.
    Chả phải khoe chứ dù là lần đầu “cùng chung trận chiến” nhưng mấy anh em chúng tôi đá rất “ăn ý” không phải chỉ là tinh thần đâu nhé mà là kỹ thuật !rõ ràng là không phải một sớm một chiều mà có được . Trận đó chúng tôi thắng vẻ vang ,mang lại niềm vui chung cho bà con cộng đồng người Việt
    Liên hoan không “cờ đào pháo đỏ”, không mâm cỗ cao sang mà chỉ dưa cà, mắm muối (theo yêu cầu) đúng tinh thần người Việt ,với nồi canh chua giải khát. Chuyện nổ như bắp rang, vậy mới biết mấy ông anh tôi cung đã từng là dân “quần đùi áo số”, còn tôi thì thắc mắc làm sao mà anh lại biết tôi cũng ham bóng đá không nổi danh nhưng cũng biết đá qua ngọn cỏ. Ảnh cười cười “anh đoán vậy bởi vì không những ba em mà ba của anh cũng như nhiều người họ hàng mình ở trỏng cũng khá về thể thao. Họ hàng mình cũng có nhiều người có thành tích, là dòng họ lớn nếu như không có chiến tranh chắc cũng đủ thành lập đội bóng dòng họ nổi đình nổi đám”
    Lúc đó tôi mới để ý tới những tấm bằng ,cups khen thưởng về học tập cũng như thể thao của mấy đứa cháu để chật góc phòng mà lòng không khỏi tự hào:” Con nhà tông ,không giống lông cũng giống cánh” ./.
    • Lê Mai nói:
      Comment của bác rất thú vị, nó vừa gợi lên sinh hoạt ở nước ngoài của bác, vừa nói được tình cảm anh em, trận thi đấu bóng đá “đỉnh cao” và cả sự hòa hợp qua bóng đá – không phải là “ngoại giao bóng đá”, mà là qua nó, ta càng tự hào người Việt Nam, dù Bắc hay Nam, dù ở “phe” nào…
      Có một sự liên hệ qua câu chuyện của bác với sự kiện của trận đánh HS không? Có. Tôi đã cảm nhận điều đó qua ngòi bút của bác…
    • hoangdung nói:
      To Phan Tom
      “sợ “đụng độ” không phải chỉ vì “thà mất lòng anh được bụng chồng” mà có lẽ là do thế thời, chính kiến “tôi nào thờ vua nấy”
      Cũng phải đụng độ để xác nhận chính,tà của chính thể mà quốc gia(nhà cầm quyền)đã và đang theo đuổi chứ,bác Phan Tom.
      Phải phân biệt chính nghĩa quốc gia(catégorie nationalisme) chứ không phải chế độ(régime)đã và đang phục vụ.
  5. cua đồng nói:
    Cũng như bác Trà hỏi ngày 19/01 là ngày gì, em cũng muốn hỏi ngày 17/02 là ngày gì.
    Em nghĩ LS là LS, dù có ai đó muốn bôi xóa hay vẽ vời cũng không thể được mà chỉ thêm ê chề với hậu nhân, và với LS.
    Rất nhiều thương đau, rất nhiều mất mát mà chỉ có hai tiếng “Ấu trĩ” nhẹ không …
    • Lê Mai nói:
      Ngày 17.2, nếu cứ kéo dài tình hình như mọi người đã biết, sợ rằng sẽ trôi vào quên lãng. Nhưng lịch sử thì không ai được phép quên. Có thể hiểu được sự tính toán về ngoại giao trong một thời điểm nào đó, song quên nó đi thì liệu có được không? Không thể.
      Vấn đề là TQ vẫn cứ nói đến rất nhiều ngày 17.2. Mới đây là phát biểu của tướng Lưu Á Châu, vẫn cho rằng đánh VN là quyết sách hoàn toàn đúng!
      Do đó, cuadong nói rất đúng, “LS là LS, dù có ai đó muốn bôi xóa hay vẽ vời cũng không thể được mà chỉ thêm ê chề với hậu nhân, và với LS”.
  6. vominh271 nói:
    Tham ô tham nhũng có thể còn tha thứ được, chứ để mất đất mất đảo thì Dân tộc này không bao giờ để yên được đâu.
    • Lê Mai nói:
      Kính chào bác vominh271. Nhận xét của bác lại càng có ý nghĩa hơn, vì bác là người đã từng vào ra trong khói lửa chiến tranh. Bác rất quan tâm vấn đề đối ngoại, điều đó hoàn toàn đúng.
      Cũng như bác, chúng ta hy vọng sự trừng phạt của lịch sử, nếu để mất đất mất đảo, chỉ có điều, không biết bao giờ? Và ai?
    • dan viet nói:
      KHÔNG NHỮNG CHÚNG NÓ LÀM MẤT MÀ CÒN HƠN CẢ LÊ CHIÊU THỐNG. LÀM GHÌ NHAU NÀO. NÓI NHIỀU QUÁ RỒI HÃY HÀNH ĐỘNG THÔI. ĐỂ LÂU NỮA THÀNH DÂN TÀU GỐC VIỆT HẾT BÂY GIỜ.
  7. Cuibap nói:
    Blog của bác hay quá!Rất nhẹ nhàng chừng mực nhưng thấm thía!
  8. ng ngoai pho nói:
    Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho để đen răng
    Đánh cho nó chích luân bất phản
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
    (Bắc bình Vương Nguyễn Huệ)
    Những người lính ấy vỉnh viển nằm xuống lòng đại dương, gần 40 năm họ còn chưa được tuyên dương.
    Nếu họ không có tội phản quốc ,trở súng bắn vào đồng bào mình thì sao còn chần chừ gì mà không gọi họ là liệt sỉ, vị quốc vong thân !
    Nếu chỉ vì quan điểm chính trị thì xem ra thiển cận và câu chấp quá ư !? Tư lệnh Bắc quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ,Ulysse Grant còn tỏ thái độ cao thượng với tướng Robert Lee của Nam quân lúc ông này giải giáp hàng mà không lẻ ta lại thua « những kẻ man ri mọi rợ » hơn ta !!!
    Kính thưa các bác,
    Nhân entry này của bác Lê Mai, tôi đả có xem qua entry « Hòa hay chiến », củng muôn muốn comment nhưng lại thôi, gác lại. Nay lại « đụng » entry này, ý tưởng, ngôn từ củng còn ngổn ngang nhưng lại nghỉ, « thôi thì nói ra hơn là giử lại »,xua ma đuổi tà tư tưởng xấu của chính mình tốt hơn. Trước tiên, tôi xin phép tạ lỗi với các bác vì những nhận xét sau đây « politically incorrect » :
    Tôi xem phim « Letters fro Iwo-Jima » của đạo diển Clint Eastwood, ông ta có tầm nhìn xa, quay hai cuốn phim, mô ta một trận chiến qua hai ống kính (phim kia là « Flags of our fathers »), hai gốc nhìn đối chiếu (Mỷ-Nhật), thế mà ông ta khiêm tốn trả lời họp báo « tôi chỉ muốn mang lại hai gốc nhìn khác biệt trong lịch sữ chứ tôi không dám làm sử gia ! ».
    Thiển nghỉ, có lẻ nếu ông ta không chê nước mắm, có ai đó mang kịch bản « Lý công Uẩn » cho những nhà đạo diển như thế, nên chăng !?
    Năm mươi tám hải quân vỉnh viển ở lại Hoàng Sa (và số trở về), theo tôi biết, chưa ai từng được huấn luyện quy mô và chặt chẻ qua Tổng Cục chiến tranh chính trị, cục tâm lý chiến của QLVNCH thời ấy hoặc dỉ đả được nhồi sọ (endoctrinate) bởi CIA hay cục tình báo để ra khơi, bảo vệ lảnh hải VN (như thời Kennedy với sự thâm nhập Baya Cochi tại Cuba bởi thành phấn anti-Castro tại Miami, CIA « chuẩn bị tinh thần » cho đội para-military ấy, nhưng đấy là thâm nhập chứ không phải bảo vệ lảnh hải !). Mà lý thuyết chủ nghỉa chính trị gì khi biên cương bị xâm phạm, dân mình bị làm nhục…Năm câu hịch chiêu quân của hoàng đế Quang Trung, mấy đứa con tôi củng hiểu rồi, huống chi thượng nghị sỉ hay dân biểu quốc hội !
    Tôi có ông anh họ, lúc ấy dự bị hải quân, đóng gần rừng sát. Sau này, được hỏi về biến cố ấy, anh trả lời : « Lở có lệnh đi thì đi thôi chứ chết đâu phải một mình, V..cộng không sợ sao còn sợ Trung Cộng ! ». Lúc vào trại cải tạo, anh cân chưa được 40 kg, chả biết quả mật bao to…
    Khi có CHÍNH NGHỈA và ĐOÀN KẾT thì NOM 85 triệu dân,quân củng không chỉ vì vỏn vẹn VÀI TRĂM triệu binh lính thôn tính cùng cơ giới hiện đại đủ loại mà làm khiếp nhược được ta.
    Muốn trấn an khiếp nhược thì thích « sát thát » lên tay, hay đọc lại Bình Ngô Đại Cáo, Hịch chiêu quân, ông cha ta dạy vậy, trước nay.
    Hải quân của Mục Nhân Minh Trị (Mutsuhito) đánh trận Đối Mả (Tsushima) làm vở mật hạm đội Nga hoàng lúc ấy to nhất Bắc Thái bình Dương, cho đến ngày nay, Hoa Kỳ và đồng minh còn dè dặt, không muốn tái vũ trang lại quân đội Nhật Bản, một phần là vì thế (phần còn lại vì Trân Châu cảng !).
    Hống Quân Liên Sô đả sa lầy tại Afghanistan, rồi liên quân viển chinh Hoa Kỳ và các đồng minh còn vướng củng tại cái xứ mà quốc lộ lớn còn bé hơn một thông lộ nhỏ của quận 5 Saigon thì không lẻ một cường quốc quân sự không phải hạng nhất trên thế giới với zéro kinh nghiệm chiến trường hiện đại mà làm khiếp nhược được một tiểu quốc. (So ta với nhóm Taliban, ai có chính nghỉa, ai không ? Mà xem ra Taliban lại chả được hậu thuẩn của dân, chỉ khối quân sự một nước láng giềng Pakistan thôi mà làm dậm chân tại chổ quân đội Mỷ khổng lồ ! ). Sao chưa đánh mà đả chủ bại ? Cái mặc cảm « shoot at your own foot » chỉ đến từ người lảnh đạo chứ người dân đen, dí vào mép tường, sẻ bắn vào kẻ thù chứ không tự bắn vào mình.
    Hảy xem « diển biến hòa bình » tại Tunisia của TT Ben Ali tuần qua thì ta sẻ nghiệm được.
    Trân trọng.
    • Lê Mai nói:
      Như thường lệ, comment của bác ng ngoai pho về entries của tôi bao giờ cũng rất công phu, dữ liệu phong phú, suy nghĩ xa rộng, sâu sắc và đầy văn hóa. Thật thú vị khi đi vào những vấn đề lịch sử và văn hóa như vậy. Có phải thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, có nhà nghiên cứu từng tự hỏi: làm người nghĩa là thế nào?
      Từ hai cuốn phim của Clint Eastwood, bác lại liên tưởng đến một cuốn phim của VN, cũng đủ để ta giật mình kinh ngạc.
      Trở lại với binh sỹ hy sinh vì trận hải chiến HS, tôi tin vào suy luận của bác. Dù được huấn luyện qua TCCTCT hay không, họ là người lính và họ đã thực sự ngã xuống vì dải đất của Tổ quốc, thế thì sao họ không xứng đáng là anh hùng? Chân lý hiển nhiên mà giờ đây ai cũng công nhận: nước VN là của chung của người VN, khg phải riêng của ai, nhóm nào.
      Nhìn xa hơn, xét về mặt đối ngoại, nếu không hiểu được bài học lịch sử thì làm sao thế giới và người láng giềng khổng lồ tôn trọng được?
      Cứ xem lời luận của bác ng ngoai pho về Mỹ, Taliban, Nhật…, ta càng hiểu ra nhiều vấn đề sâu xa.
      Chuyển sang Hòa hay chiến, bác nói rất hay ” Cái mặc cảm « shoot at your own foot » chỉ đến từ người lảnh đạo chứ người dân đen, dí vào mép tường, sẻ bắn vào kẻ thù chứ không tự bắn vào mình”.
  9. Điểm tin 18-1-2011 « THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ nói:
    [...] - Quyết tâm và sự dũng cảm của hải quân VNCH trong trận đánh Hoàng Sa (Lê Mai blog) [...]
  10. Tien si that nói:
    Cảm kích tới những người lính Việt nam khi xem Video clip họ đứng ngang nước và bị pháo tầu HQ TQ bắn gục ngã.
    Đất nước cần có những con người hi sinh vì nước như vậy, những tấm gương anh dũng bảo vệ từng tất đất thuộc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, nên đề xuất với đảng và nhà nước ta phong tặng và dựng đài kỹ niệm (cái ý kiến này không phải của bác Cù Huy Hà Vũ đâu nhé, mà của em đó).
    Lịch sử có những lúc, giai đoạn éo le của nó, nhưng lịch sử là lịch sử thống nhất đất nước rồi mọi người VN đều từ Dân tộc Việt nam hãy hoà hợp, hãy đoàn kết và hãy loại bỏ những kẻ mà “ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO MÌNH THÌ ÁC, ĐỐI VỚI GIẶC THÌ HÈN VÀ ĐỐI VỚI VẬN NƯỚC THÌ VÔ TÂM” ra khỏi lịch sử dân tộc để những vết ô danh trong lịch sử không còn nữa.
    He he, chúc bác Lê Mai và các Bác vui vẻ nhé.
    Đông lạnh mây mù ảm đạm sẽ qua, mùa xuân lại đến nắng xuân sẽ xua tan băng gía.
    • Lê Mai nói:
      Ông Tiến sỹ nói rất đúng. Ba mươi lăm năm đã trôi qua, sau ngày thống nhất, thử hỏi, dân tộc đã thực sự hòa hợp chưa? Thế năm nay, có tới 8 tỷ USD kiều hối thì các bác nghĩ sao? Đó có phải là biểu hiện của hòa hợp dân tộc không?
      Như bác nói, lịch sử luôn có những khúc quanh. Dân tộc nào biết vượt lên, dân tộc đó mới phát triển. Đất nước cần những con người có cái đầu và trái tim thực sự.
      Như thế, chúng ta tin “Đông lạnh mây mù ảm đạm sẽ qua, mùa xuân lại đến nắng xuân sẽ xua tan băng gía”
  11. Doan Tran nói:
    Tuyên Cáo Của Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa Về Những Hành Động Gây Hấn Của Trung Cộng Trong Khu Vực Đảo Hoàng Sa
    (Ngày 19.1.1974)
    Nguyên văn:
    Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.
    Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
    Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.
    Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.
    Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
    Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
    Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
    Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.
    Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
    Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.
    (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao, Sài Gòn,
    Số 015/BNG/ TTBC/ TT)
    TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN
    VIỆT NAM CỘNG HÒA
    Nguyên văn:
    Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
    Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
    Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
    Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
    Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
    Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
    Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
    Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
    Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974..
    Tập san Sử Địa, tập 29
    • Lê Mai nói:
      Cảm ơn bác ĐT đã đưa tư liệu đặc biệt này lên. Không cần nghiên cứu gì nhiều cả, ai cũng có thể liên tưởng nó với tình hình hiện nay. Chừng nào VN chưa coi nó là “tài sản” quý giá, chừng đó vấn đề HS còn mờ mịt…
    • Lê Mai nói:
      Cảm ơn bác hoangdung, lần đầu tiên tôi được nghe bài hát này. Bác cũng thấy là bây giờ cả nước VN đều ca ngợi họ. Ngày 19.1, UBND huyện Hoàng Sa – ĐN có tổ chức cuộc gặp mặt với những người làm việc ở HS, tất nhiên là có nhiều người trước năm 75. Đó là điều rất đúng và rất tốt, thưa bác.
  12. ng ngoai pho nói:
    Foreign Relations of the United States, 1969–1976
    Volume XVIII, China, 1973–1976, Document 66
    ________________________________________
    66. Memorandum of Conversation 1 1.
    Source: National Archives, Nixon Presidential Materials, NSC Files, Kissinger Office Files, Box 96, Country Files, Far East, China Exchanges, November 1, 1973–March 31, 1974. Secret; Sensitive; Nodis.
    The meeting was held at Kissinger’s office in the Department of State.
    Washington, January 23, 1974, 6:15–6:45 p.m.
    • PARTICIPANTS
    • The Secretary of State (Dr Henry Kissinger)
    • Winston Lord
    • Director of Planning and Coordination Staff
    • Arthur Hummel
    • Acting Assistant Secretary for
    East Asian and Pacific Affairs
    • Han Hsu
    • Acting Chief, PRC Liaison Ofice
    • Chi Chao Chu
    • PRC Liaison Office
    Dr. Kissinger: Are we ever going to see your Ambassador again? (laughter)
    Ambassador Han Hsu : He is enjoying the Spring Festival in China now.
    The Secretary: I thought we might have a brief meeting to go over two problems. One is this issue on the Paracel Islands, and the other is my trip to the Middle East. Let me talk about the unpleasant one first. I bet you think I’m going to talk about the Middle East now, but I’ll fool you.
    There are only two points I wanted to make with respect to the Paracel Islands issue. ( 2)
    The South Vietnamese government is making a number of representations to international organizations, to SEATO as well as to the United Nations. We wanted to let you know we do not associate ourselves with those representations. We are concerned, however, about the prisoners, and we noted that your government has indicated that the prisoners will be released at an appropriate time. We wanted to urge that this appropriate time be very soon, especially as there is an American included in that group. And that would certainly defuse the situation as far as the United States is concerned. That’s really all I wanted to say about that issue.
    (To Mr. Art Hummel) Or is there more, Art?
    Mr. Hummel: For domestic political reasons we would like to say that we have been in touch about this American.
    The Secretary: We will say it only in response to questions. (Mr. Lord mentioned to the Secretary that there was some question as to the exact status of the American.)
    Ambassador Han: I would like to say a few words about this matter. First, we call these islands Hsi Sha (Tây Sa)because that is our territory. We make clear in our statements that we are a socialist country; we never invade other’s territory, but we don’t let others invade our territory.
    The Secretary: That’s not true of every Socialist country.
    Ambassador Han: We have always said that we will not attack if we are not attacked, but if we are attacked by others, we will counterattack. So what we say is clear.
    As for when the prisoners will be released, our statement said that at an appropriate time they will be released. It was the Foreign Ministry statement.
    But as a personal observation, I would just like to express surprise that there should be an American citizen at that particular area at that particular time. We don’t know the actual circumstances—whether he was there or not or whether he was captured or not.
    The Secretary: He was not there on any permanent basis; he was there at the request of the South Vietnamese on some temporary, technical mission, precisely because we thought it was a quiet period. He was only going to stay a day or so, very briefly; then he found himself caught. There are no Americans permanently or even temporarily on these islands. This was an unfortunate incident.
    Ambassador Han: As for whether he was taken prisoner or not, we are not aware of it.
    The Secretary: Could you attempt to confirm this for us?
    Ambassador Han: We will see what is the circumstance.
    The Secretary: We would appreciate it very much. The U.S. has taken no position in supporting the South Vietnamese claims to these islands. I wanted to make this clear, also.
    Now, a few words about my trip to the Middle East, or did you want to pursue this other subject?
    Ambassador Han: With regard to Mr. Hummel’s suggestion whether to publicize this to the media would this be quickly, right away?
    The Secretary: We can wait. What do you want? You report to Peking. Not having said anything up to now, we can survive another 24 hours. We can take the heat. We will give it until Friday morning, (3). but the more quickly you can let us know, the better. Eventually, we will have to say that we have talked to you.
    Ambassador Han: After we have reported to the government, we will see what the reply is.
    Mr. Hummel: All we have in mind is to say that we have talked, not to make the other points that the Secretary raised.
    The Secretary: We will wait until Friday. We can give you until Friday a.m. to see whether you get an answer. We have been accused of so many things, we can be accused of neglecting an American interest for a day.
    Shall we talk about the Middle East for a few minutes?
    Ambassador Han: Please.
    The Secretary: There is really not all that much to say because I think we are pursuing the policy the Prime Minister has urged upon me, which is to reduce Soviet influence in the Middle East. I have the impression that it is reasonably successful. You know from our public discussions the nature of the agreements. But I thought you may be interested to know that the Egyptians are very dissatisfied with their relationship with the Soviet Union, and they are very interested in improving their relationship with the Peoples Republic. And I have strongly recommended that they do this. They would like you to establish a MIG–21 factory in Egypt. They will pay you for it; it’s up to you. I thought you should know their interest in improving relations with the Peoples Republic.
    In Syria, we are just at the beginning of the process, but it is basically what I described with the Prime Minister, to keep them separate from Iraq.
    I think it was your Prime Minister who urged me to become active in the Middle East. I don’t know whether he thinks we have become too active now (laughter).
    Ambassador Han: We do not know about the content of your discussions with the Prime Minister in Peking, but I do know of the talk that Vice Minister Chiao had with yourself and Ambassador Hummel in New York.
    The Secretary: It was in the same spirit; the Prime Minister went into greater detail.
    Are you ever going to get a vacation?
    Ambassador Han: Starting today, there are three days of the Spring Festival.
    The Secretary: We are retaliating. We are bringing Ambassador Bruce home for a few weeks. It’s not a question of reciprocity; I just want his advice, including European problems. I may send him to Europe as a matter of fact for a few weeks.
    Ambassador Han: I remember you mentioned this the last time.
    Is that all?
    The Secretary: Yes.
    Ambassador Han: Thank you for receiving us.
    —————————-
    Notes:
    (1 Source: National Archives, Nixon Presidential Materials, NSC Files, Kissinger Office Files, Box 96, Country Files, Far East, China Exchanges, November 1, 1973–March 31, 1974. Secret; Sensitive; Nodis. The meeting was held at Kissinger’s office in the Department of State.
    2 Chinese forces captured Gerald Emil Kosh, an employee of the Department of Defense, during a battle between South Vietnam and China over competing claims to the Paracel Islands.
    3 January 25.)
    Kính thưa các bác,
    Như chúng ta thấy và đúc kết qua đoạn trích của tài liệu trên :
    Vấn đề Hoàng-Sa nằm trong bối cảnh lịch sữ chính sách “détente” của chính phủ Hoa Kỳ với đồng minh mới lúc ấy (sau 1972), tức Trung Quốc.
    Việc này thiết tưởng củng chẳng có gì mới lạ.
    Thú vị ở đây là tôi muốn nêu lên xác thực hơn bầu không khí và tinh thần ngoại giao Hoa-Mỷ vào thời điểm ấy (về sau, được chất vấn từ lúc nào biết rẳng chính phủ Mỷ sẻ bỏ rơi miền Nam VN, ngoại trưởng chính phủ VNCH, ông Trần văn Lắm có nói:
    “Mọi việc có thể đổi khác nếu không có vụ Watergate !”)
    Qua lời khẳng định của ngoại trưởng Kissinger, ta chỉ có thể kết luận, vào ngày 23 tháng Giêng 1974, chính phủ của Hoa Kỳ chỉ lo ngại duy nhất số phận… một viên chức Mỷ có mặt trong vụ đụng độ tại Hoàng Sa mà thôi và cả các cố vấn lẩn ông ngoại trưởng Kissinger đả “thu dọn chiến trường” rất mau lẹ, cùng với vị đại sứ Bắc Kinh lúc ấy, ông Han Hsu. (tuyên bố chánh thức, chuẩn bị họp báo đôi bên, v.v..)
    Tôi giử lại phần cuối của debrief đả được giải mật và hiện lưu trử tại thư viện quốc gia Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ,theo hồ sơ chính quyền Nixon, Hội đồng an ninh quốc gia , văn phòng cố vấn an ninh Kissinger(Nixon presidential materials, NSC, Kissinger office, Box 96)
    Trong phần này, chúng ta nhận rỏ nổ lực của chính phủ Hoa Kỳ lúc ấy, qua Kissinger, với sự tán đồng và hợp tác của TQ, đang cấp bách đẩy Liên Sô ra khỏi Trung Đông .
    Tại đây, ngoại trưởng Kissinger nhấn mạnh với đại sứ Han rằng : Chính phủ Hoa Kỳ đương theo đuổi chính sách hòng giảm ảnh hưởng của LX trong vùng này ,với sự hối thúc của thủ tướng (Chu Ân Lai)…và Kissinger nêu lên ví dụ điển hình, chính phủ Ai Cập hiện đang bất bình với LX và mong mỏi xích lại với TQ, nhờ TQ giúp lấp ráp chiến đấu cơ MIG-21 ngay tại Ai Cập ,thay thế LX…
    Trân trọng
    • Doan Tran nói:
      Thưa các bác,
      Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng có bàn về “phenomenon Kissinger” trong việc sụp đổ của miền Nam
      Ông Trần Văn Lắm cũng như ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn tin vào lá thư riêng của TT Nixon nên vẫn nghĩ
      “Mọi việc có thể đổi khác nếu không có vụ Watergate !”(sic)
      Lịch sử không có chữ “nếu”
      Nhưng giả sử nếu như vậy thì TT Nixon cũng khó đưa quân trở lại VN khi chính sách của Hoa Kỳ đã định hình qua các tài liệu giải mật này.
      Bác LM có nhắc trong một entry các nhà quân sự miền Bắc qua các nguồn tin tình báo (Trần Xuân Ẩn vv..) chỉ muốn xác định chắc là Mỹ sẽ không đưa quân trở lại miên Nam trước khi lên kế hoạch tổng tiến công vì biết chắc là khó thắng khi đụng độ trực tiếp quân đội Hoa kỳ.
      ĐT
    • Lê Mai nói:
      Tán thành các phân tích của bác ng ngoai pho. Rõ ràng, vào thời gian ấy, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến lược toàn cầu mới của họ và VNCH không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Xét riêng trận HS, HK đã đi đêm với TQ rồi. Cuộc nói chuyện của Kissinger càng chứng minh điều đó.
  13. Doan Tran nói:
    Xin bổ sung phần dịch qua tiếng Việt đoạn nói chuyện trên từ nguồn
    http://kyyeuhanghai.blogspot.com/
    Kissinger (cười cầu tài bắt chuyện): Liệu chúng ta có sắp gặp lại Đại sứ của quý vị không?
    Han: Ông ấy đang du xuân ở Trung Quốc.
    Kissinger: Tôi nghĩ qua cuộc gặp ngắn này chúng ta sẽ vượt qua hai vấn đề. Một là các đảo Hoàng Sa, và hai là chuyến đi Trung Đông của tôi. Hãy nói về vấn đề không vui trước. Chỉ có hai điểm tôi muốn nêu liên quan đến vấn đề đảo Hoàng Sa. Lực lượng Trung Quốc đã bắt giữ Gerald Emil Kosh, một nhân viên Bộ quốc phòng Mỹ. Chính phủ Sài Gòn đang lập nhiều phái đoàn đến các các tổ chức quốc tế như SEATO và cả LHQ. Chúng tôi muốn quý vị rõ rằng chúng tôi không liên kết gì với các phái đoàn đó. Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến các tù nhân. Chúng tôi ghi nhận rằng chính phủ quý vị đã cho biết rằng sẽ thả ra vào thời điểm thích hợp. Chúng tôi mong rằng thời điểm thích hợp đó sẽ đến thật sớm, đặc biệt do có một người Mỹ trong nhóm này. Được vậy, sẽ giải tỏa tình hình có liên quan đến Hoa Kỳ. Đó thực sự là tất cả những gì mà tôi muốn nói về vấn đề này” .
    Kissinger (quay sang hỏi Hummel): Có bổ sung gì không, Art ?
    Hummel: Vì những lý do chính trị đối nội, chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi đã bị hỏi han về người Mỹ ấy.
    Kissinger: Chúng tôi chỉ đề cập đến việc này do phải trả lời những điều thiên hạ hỏi mà thôi.
    Đến đây, Winston Lord, lúc đó là Giám đốc Nha Kế hoạch và Điều hợp nhân viên, nhắc Kissinger rằng sở dĩ thiên hạ hỏi han là vì muốn biết chính xác tình hình của người Mỹ ấy).
    Han Hsu: Tôi chỉ có vài lời về vấn đề này. Chúng tôi gọi các đảo đó là Tây Sa vì đó là lãnh thổ chúng tôi. Chúng tôi từng tỏ rõ trong các phát biểu của chúng tôi rằng chúng tôi là một nước XHCN; nên chúng tôi không bao giờ xâm chiếm lãnh thổ của ai, song chúng tôi không để mặc cho ai chiếm lãnh thổ chúng tôi.
    Kissinger: Không phải nước XHCN nào cũng như vậy cả.
    Han: Chừng nào các tù binh sẽ được thả, chúng tôi tuyên bố rằng họ sẽ được thả vào thời điểm thích hợp. Đó là tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Còn cá nhân tôi thì có nhận xét riêng sau. Tôi chỉ ngạc nhiên khi có một công dân Mỹ ở khu vực đặc biệt ấy vào thời điểm đặc biệt ấy. Chúng tôi không rõ cụ thể tình huống ra sao, liệu người ấy có ở đó hay không, hoặc có bị bắt giữ hay không.
    Kissinger: Anh ta không ở thường trực tại đó; mà chỉ tạm thời ở đó theo yêu cầu của Nam Việt Nam cho môt công tác kỹ thuật, và do chúng tôi ngỡ rằng thời điểm đó thì yên ổn. Anh ta dự trù ở đó chỉ một hai ngày mà thôi. Thật ngắn ngủi mà thôi. Thế rồi, anh ta bị bắt giữ. Không có một người Mỹ nào đóng thường trực hay ngắn hạn trên các đảo đó cả. Vụ đó chỉ là một sự cố khong may mà thôi.
    Han: Liệu anh ta có bị bắt làm tù binh hay không, chúng tôi chẳng rõ.
    Kissinger: Đại sứ có thể dò lại vụ này cho chúng tôi được không?
    Han: Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem tình huống như thế nào.
    Kissinger: Chúng tôi biết ơn Đại sứ rất nhiều. Lập trường của Hoa Kỳ là không hậu thuẫn Nam Việt Nam yêu sách các hòn đảo đó. Tôi muốn tỏ rõ điều này. Còn bây giờ, hãy nói qua về chuyến đi Trung Đông của tôi. Hay là Đại sứ muốn tiếp tục đề tài kia?
    Han: Về việc ông Hummel gợi ý sớm công bố về vụ này cho báo chí…
    Kissinger: Chung tôi có thể đợi được mà. Quý vị muốn gì? Quý vị báo cáo lại Bắc Kinh đi. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tuyên bố gì, nên chúng tôi có thể đợi thêm 24 giờ nữa. Chịu rát mặt chút. Chúng tôi sẽ đợi đến sáng thứ sáu 25/1. Song, nếu quý vị càng sớm thông báo cho chúng tôi, thì càng tốt. Tất nhiên, chúng tôi sẽ loan báo rằng chúng tôi đã có nói chuyện với quý vị về vụ này.
    Han: Để chúng tôi báo cáo cho chính phủ chúng tôi đã, rồi chúng tôi sẽ tính xem trả lời ra sao.
    Hummel chen vào: Chúng tôi sẽ chỉ loan báo rằng chúng ta đã có nói chuyện với nhau, chứ không nhắc đến các điểm mà Ngoại trưởng đã nêu lúc nãy.
    Kissinger: Chúng tôi sẽ đợi đến thứ sáu vậy. Chúng tôi đợi quý vị đến sáng thứ sáu để xem quý vị có nhận được trả lời gì không. Chúng tôi bị tố đủ thứ chuyện. Chúng tôi dám bị tố là đã nào là bỏ bê quyền lợi một người Mỹ trong suốt một ngày.
    Thật khúm núm, ngoại trưởng Mỹ lừng lẫy của thời đại Nixon đã mặc cho lịch sử sang trang! Tất cả vụ Hoàng Sa, đối với Kissinger, chỉ còn là chuyện một công dân Mỹ nào đó (đối với ông ta) tên Kosh xui xẻo bị bắt …
    Phần tiếp theo của cuộc gặp, thật ra chẳng cần thiết gì, chẳng qua “câu giờ” them chút ít cho ra vẻ họp hành- dẫu sao cũng là “triệu tập đại diện lâm thời sứ quán TQ vô Bộ Ngoại giao”-, song lại rất ý nghĩa: đó là bằng chứng một sự câu kết trong một giai đoạn mà thế giới lúc đó không đơn giản chỉ gồm hai phe, mà là ở thế “Tam quốc”. Trong đó, “hai” đang “chọi một”!
    ÂM MƯU VÀ BÁN ĐỨNG!
    Kissinger: Ta nói qua về chuyến đi Trung Đông của tôi nhé.
    Han:Xin mời.
    Kissinger: Thực ra cũng chẳng có gì để nói lắm đâu, do lẽ tôi nghĩ rằng chúng tôi đang đeo đuổi chính sách mà Thủ tướng quý vị đã yêu cầu tôi. Đó là làm giảm bớt ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Tôi có cảm tưởng rằng đã khá thành công. Qua các thảo luận chung, quý vị hẳn đã rõ nội dung các thỏa thuận đó rồi. Chắc quý vị thích biết được rằng người Ai Cập nay đang rất không hài lòng các quan hệ của họ với Liên xô, và rằng họ đang rất mong cải tiến quan hệ với Cộng hòa Nhân dân. Tôi đã mạnh mẽ khuyên họ điều đó. Họ muốn quý vị dựng một nhà máy sản xuất máy bay Mig-21 ở Ai Cập. Họ sẽ trả tiền cho quý vị, bao nhiêu tùy quý vị. Đó là để họ tách ra khỏi Iraq, như tôi đã mô tả với Thủ tướng quý vị. Thủ tướng quý vị yêu cầu tôi tích cực hoạt động ở Trung Đông. Giờ đây không biết Thủ tướng có nghĩ rằng chúng tôi có quá tích cực lắm hay không (cười nịnh).
    Han (lạnh lùng chối biến) : Chúng tôi không biết gì về nội dung quý vị thảo luân với Thủ tướng chúng tôi ở Bắc Kinh. Song có biết về cuộc nói chuyện giữa thứ trưởng Chiao với Ngoại trường và đại sứ Himmel tại New York.
    Kissinger: thì cũng nội dung đó, Thủ tướng thì đi vào chi tiết hơn. Quý vị sắp nghỉ lễ phải không?
    Han: Bắt đầu từ hôm nay, nghỉ Xuân ba ngày.
    Kissinger (pha trò): Chúng tôi phải trả đũa thôi. Chúng tôi sẽ triệu hồi đại sứ Bruce vài tuần để tham khảo ý ông ấy về một số vấn đề, trong đó có vấn đề châu Âu. Có thể tôi sẽ phái ông ấy đi châu Âu ít tuần.
    Han: Tôi có nhớ rằng lần gặp trước Ngọai trưởng có đề cập đến vụ này rồi. Xong rồi phải không?
    Kissinger: Đúng vậy.
    Han: Đa tạ đã đón tiếp chúng tôi.
    • Lê Mai nói:
      Cảm ơn bác ĐT, tôi cũng có đọc cái này rồi và càng thấy sự lắt kéo trong quan hệ quốc tế; vấn đề người Mỹ bán đứng VNCH; trận hải chiến HS ngày càng rõ hơn sự đi đêm của HK và TQ…
  14. cafephin8 nói:
    Sao không đặt vấn đề là chính Bắc VN khi đó đã liên hệ thỏa hiệp với TQ làm cái chuyện này để gây bất ổn với Nam VN, hay là TQ đã ra điều kiện với BVN để tiếp nhận chi viện cho cuộc nội chiến thì phải làm ngơ chuyện này, hay là BVN không dám can thiệp vì sợ mít lòng “sếp” TQ thì sẽ thua trong cuộc chiến (mất có mấy hòn đảo nhỏ còn đỡ hơn mất cả miếng đất liền to lớn kia), hay là BVN cố tình làm ngơ để BVN lún sâu vào việc tranh giành với TQ rời sau đó lợi dụng cơ hội đâm sau lưng, hay là…Tất nhiên chỉ là giả thiết vả lại BVN toàn là chí sĩ yêu nước không ai lại đi làm mấy cái chuyện bội phản dân tộc, xỉ nhục tổ tiên như vậy !
    • Lê Mai nói:
      Đó chỉ là giả thiết thôi và giả thiết vẫn chỉ là giả thiết. Ta có quyền suy luận, giả thiết, song nói đến lịch sử là phải nói đến các chứng cứ, phải không cafephin8?
      Dù sao thì ta đều biết, cuộc chiến ý thức hệ vào thời điểm ấy đã gây nên những hệ lụy lịch sử mà có lẽ không một nhà lãnh đạo nào có thể đoán trước được. Và, như ta thấy, lịch sử thường đi những lối bất ngờ.
      Đến năm 79, bài học mà lịch sử đưa lại cho quan hệ V-T đã rõ ràng. Chỉ tiếc là không phải ai cũng học thuộc nó. Nếu ai khg học thuộc (bài học ấy), sẽ có tội với dân tộc này…
      • Khách nói:
        Rồi nước VN sẽ đi về đâu? Hiện tại là đã thấy quá nhiều vấn đề rồi, quê hương tôi ơi!
      • Lê Mai nói:
        Hoặc là đất nước sẽ phát triển “thần kỳ, dễ dàng” như ông PTT NSH đã phát biểu; hoặc là dựa vào xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới để biết VN đang ở đâu, từ đó sẽ biết VN đi đến đâu?
    • Khách nói:
      Đôi khi để chứng minh 1 sự thật nào đó các nhà khoa học lại phải dựa vào giả thiết
  15. Đởm nói:
    Bài viết hay và quan điểm,cách đánh giá của Bác Lê Mai rất công bằng,cho người đọc hiểu đúng những gì đã diễn ra.
    Những chiến sỹ hải quân VNCH đã chiến đấu kiên quyết để bảo vệ Hoàng Sa thật đáng trân trọng,đáng ghi vào lịch sử VN.
  16. Trần phúc Thông nói:
    Bac Lê Mai kính mến ,
    Các anh em chiến sĩ Trương xa của chung ta ngày hôm nay cũng không kém, hơn 70 anh em hy sinh trong trân chống TQ lấn chiếm dảo Trương xa năm 2007 dã nói lên điều dó, vì đều là con Lạc cháu Hồng mà! tôi chắc sau này lich sử sẽ công bằng với họ dù rằng bây giờ cả hai trân đánh không đươc nhắc tới, cũng như sau này tổ quốc sẽ ghi công cho Dương Văn Minh khi ra lệnh cho quân đội Cộng hòa Việt nam hạ vũ khí trứơc khi quân ta tiến vào Sài gòn tránh cho Sài gòn trở thành núi xương sông máu.
    • Lê Mai nói:
      Bác nói đúng, hiện giờ người ta cũng đã công nhận điều đó rồi. Tầm nhìn của VNCH về vấn đề chủ quyền rất đáng nể. Lịch sử cho thấy sự phá sản của ý thức hệ. Dân tộc là vĩnh viễn.
      • Trần phúc Thông nói:
        Lại nói về vần đề chủ quyền. Chăc Bác ML đã đọc bài in trong “tài liệu tham khảo dăc biêt” cua TTXVN ” Nếu dánh các nươc tranh chấp Biển đông thì TQ sẽ đanh nươc nào trươc” Đó la bai dich từ trang mang “THIÊN THIÊN” ( tôi nhấn mạnh chữ THIÊN THIÊN) của QĐTQ. vòng vo tam quốc cuôi cùng kết luân chĩa vào Viêt nam, tôi không hiểu TTXVN dịch va ấn hành tài liệu trên để cảnh báo ai. Mấy ngày nay nhân đân Căm PU Chia gửi đơn kiện chính phủ Căm Pu Chia lên tòa án cao nhất CPC về việc bán các khu rừng Lang trông 99 năm cho VN để trồng cao su, đông thời tổ chức biểu tình phản đối chông VN ở nhiều nơi, về vấn đề này. Nghĩ lai cac biểu tình của nhan dân SG và HN trươc đại sừ quán và lãnh sự quán của TQ năm 2007 bị giải tán có người đi tù đến nay chưa đươc tha mà xấu hổ bác ạ!
      • Lê Mai nói:
        Có vẻ đang có một sự thay đổi tích cực đó bác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét