Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Cho rằng TS CHHV chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác!


Cho rằng TS CHHV chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác!Apr 18, '11 1:58 AM
for everyone

Người viết bài này sẽ chứng minh việc cho rằng TS Cù Huy Hà Vũ chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác. Tôi biết nói điều này ra sẽ có rất nhiều người phản đối, vì vậy trước hết xin mọi người hãy giữ bình tĩnh để đọc những gì viết tiếp dưới đây.

Thế nào là Nhân dân?
Trước khi định tội được ai đó chống lại chính quyền nhân dân thì một khái niệm phải làm rõ đó là "nhân dân". Nhân dân theo định nghĩa phổ biến nhất được tuyên truyền lâu nay đó là "những người làm chủ đất nước". Tuy nhiên dường như khái niệm này vẫn chưa được cụ thể cho lắm. Do vậy tôi xin lạm bàn thêm, ai là người làm chủ đất nước.

Trước hết xin bàn về tầng lớp nông dân. Có thể thấy rõ nông dân không phải là người làm chủ đất nước, bởi không đời nào các ông chủ nào phải sống cuộc sống nghèo hèn hơn "đầy tớ". Thêm nữa không thể có chuyện đất đai của ông chủ lúc nào cũng có nguy cơ bị "đầy tớ" tịch thu, chiếm đoạt được.

Đối tượng tiếp theo xin bàn tới đó là tầng lớp công nhân. Cũng giống như người nông dân, họ không thể là chủ bởi họ cũng đang chịu một cuộc sống nghèo đói hơn rất nhiều so với những người "đầy tớ". Thêm nữa họ lại bi cướp đi cái quyền được phản đối những người bóc lột sức lao động của họ vì bị cấm "đình công" (hay cấm "nghỉ việc tập thể"). Chắc chắn họ không phải là những người chủ và cũng không phải là "nhân dân".

Tầng lớp "trí thức" rất có thể chính là "nhân dân". Nhưng thực ra cũng không phải. Bởi chẳng có ông chủ nào luôn bị chặn họng khi muốn nêu ra ý kiến của mình cả. Chính vì họ, trí thức, không phải là ông chủ nên những tổ chức như IDS, những người trí thức cố gắng thực hiện quyền "nhân dân" phải bị giải thể là hoàn toàn hợp lý.

Đối tượng cuối cùng tôi muốn xét đến là những người làm ăn buôn bán, những chủ doanh nghiệp tư nhân. Những người này thì chắc chắn không phải "ông chủ" bởi ngay từ khi hình thành "chính quyền nhân dân" họ là những đối tượng đầu tiên cần bị "xóa sổ" Mặc dù gần đây nhận thấy họ có giá trị lợi dụng cao, nên chính quyền có tạo điều kiện cho họ phát triển. Tuy nhiên những người này muốn thực sự "sống" được thì vẫn phải quỵ lụy  vào những người "đầy tớ nhân dân".  

Như vậy sau khi loại những đối tượng trên (và có thể vài đối tượng nữa mà tôi chưa xét), ta có thể thấy rõ hơn ai là nhân dân. Họ phải là những người chủ thực sự của đất nước, có quyền quyết định mọi vấn đề  và được những "đầy tớ nhân dân" phục vụ thực sự.

Vậy những đối tượng trên không phải nhân dân thì là gì?
Để định nghĩa những đối tượng trên, tôi không tìm được ai đã đặt tên trước đó. Do vậy tôi xin được phép dùng một từ phổ thông để đặt tên cho cái loại đối còn lại này, đó là mọi người và xin được gọi tắt là mọi. Như vậy thật ra xã hội ta có 3 loại đối tượng, có quyền lợi từ cao xuống thấp như sau: "nhân dân", "đầy tớ nhân dân" và "mọi".

Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ đã phạm tội!
Và với định nghĩa như trên thì việc Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị cho rằng chống lại chính quyền "nhân dân" là hoàn toàn hợp lý, bởi những việc ông làm và cổ vũ là vô cùng nguy hiểm đối với "nhân dân". Nó làm giảm đi quyền lợi của "nhân dân", nó xóa nhòa vạch ranh giới giữa "mọi" và "nhân dân". Chính vì thế việc ông bị "công an nhân dân" bắt giữ, "tòa án nhân dân" định tội, và cuối cùng là dư luận được báo "Nhân Dân" định hướng là hoàn toàn logic.

Những luận điểm của ông Cù Huy Hà Vũ chống lại họ, những người "nhân dân" thực sự hoàn toàn không có giá trị bởi: Họ là những người có toàn quyền sở hữu và định đoạt đất nước, do vậy, cho dù họ có làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của đất nước và hơn thế nữa thì họ cũng không thể bị xử lý bởi họ chính là "nhân dân". Cho dù họ có nhường một phần đất đai cho hàng xóm thì họ cũng không thể bị lên án, bởi họ có toàn quyền sở hữu. Cho dù họ có cho hàng xóm vào ở cùng rồi khai thác hết tài nguyên đất nước thì họ cũng có lý, bởi chỉ có người hàng xóm này mới giúp họ chống lại những tên "mọi" mà lúc nào cũng muốn vươn lên làm "nhân dân".


Cầu xin:
Cuối cùng tôi xin phép được cầu xin các cơ quan có chức năng (tôi không dám dùng từ kiến nghị vì không biệt một tên "mọi" như tôi có cái quyền đấy không), hãy làm rõ hơn nữa khái niệm "nhân dân" để những kẻ "mọi" như chúng tôi biết rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với "nhân dân", đất nước. Và quan trọng hơn, sẽ bớt đi những người dám chống lại "chính quyền nhân dân" như TS Cù Huy Hà Vũ, bởi từ nay họ sẽ biết thân biết phận, không còn lầm lẫn, ảo tưởng về quyền làm chủ của mình nữa.



P/S: Tác giả bài viết vừa nhận ra sai lầm rằng TS CHHV bị kết tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chứ không phải là "chống lại chính quyền nhân dân". Sai lầm này là do từ trước tới nay tác giả vẫn coi 2 tội này là như nhau. Tuy nhiên vẫn xin giữ lại những gì đã viết ở trên chỉ sửa từ "kết tội" thành "cho rằng".

Blog EntryCao nhấtApr 16, '11 1:05 PM
for everyone
Mắt cận: Đố ông biết cơ quan quyền lực cao nhất ở VN là gì?

Đầu to: Quá dễ, quốc hội.

Mắt cận: hề hề sai rồi.

Đầu to: (cười đểu) nói đi xem sai chỗ nào.

Mắt cận: Này nhé, 90% đại biểu QH là đảng viên, mà đảng viên thì phải nghe lời BCT. Vậy BCT mới là cao nhất.

Đầu to: tưởng gì. Ngu lắm. Không chơi xổ số bao giờ à.

Mắt cận: Liên quan gì?

Đầu to: Không biết rằng trên giải nhất vẫn còn có giải đặc biệt à.

Blog EntryLàm toánApr 16, '11 2:47 AM
for everyone

Mắt cận: Đầu to này, mày có biết tại sao những nhà toán học giỏi lại không về nước làm việc.

Đầu to: Tại nước mình đưa ra đề bài khó quá, các vị không giải được nên không dám về đấy thôi.

Mắt cận: Vô lý. Đề bài gì mà khó thế.

Đầu to: Thì đề bài: Hãy tìm lời giải cho bài toán bầu cử quốc hội sao cho cùng lúc đáp ứng được 2 yêu cầu: Một là đảm bảo dân chủ, công bằng. Hai là có thành phần đúng như tiêu chí của BCT. Trong đó quan trọng nhất là chỉ số 90% ĐV. :)



Blog EntryQuảng cáo (1)Apr 15, '11 2:23 AM
for everyone
Mắt cận: Ê Đầu To, đi đâu thế.

Đầu to: Thằng con nó thích xem quảng cáo,  nên vừa đi mua  cái đĩa cho nó xem.

Mắt cận: Ông không sợ nó xem quảng cáo nhiều, bị nhiễm không phân biệt được thật giả à.

Đầu to: Thế ông đếch biết rồi, đợt trước tôi đọc thấy các nhà khoa học khảo sát và kết luận rằng trẻ con xem quảng cáo nhiều thì ít tin vào các thông tin quảng cáo hơn những đứa khác.

Mắt cận: Khó tin quá. Như tôi cả ông hồi bé có tivi xem đâu, bây giờ vẫn phân biệt tốt đấy thôi.

Đầu to:  Tự tin nhỉ! Ông phân biệt bằng cách nào.

Mắt cận: thì cứ tìm nguồn chính thống mà đọc.

Đầu to: thôi, ông cầm cái đĩa quảng cáo này đi. Ông cần nó hơn thằng con tôi.

Blog EntryRùaApr 12, '11 2:26 PM
for everyone
Đầu To: Này lão cận, nếu cho lão chọn một con vật là quốc thú, lão sẽ chọn con gì?

Mắt Cận: Tôi nghĩ chọn con Trâu là hợp lý nhất, dù sao nước mình cũng là nước nông nghiệp.

Đầu To:  Quê lắm lão cận ạ. Cái nước này bây giờ còn ai coi trọng nông nghiệp nữa đâu. Đất ruộng sắp thành dự án hết rồi. Với lại con Trâu chỉ đại diện cho mỗi nông dân, đếch hợp lý. Con nào phải đại diện cho tất cả các tầng lớp cơ.

Mắt Cận: Làm gì có con nào đại diện cho tất cả tầng lớp được.

Đầu To: Con rùa chứ con đếch nào nữa. :)

Mắt Cận: Vớ vẩn!

Đầu To: Ông không tin à. Để tối kể cho ông xem nhé.

Mắt Cận: OK, kể đi.

Đầu To: Này nhé,  VN có 2 chuyện nổi tiếng liên quan tới con rùa là chuyện thành Cổ Loa với cả chuyện hồ Hoàn Kiếm đúng không.

Mắt Cận: Đúng, thì sao?

Đầu To: Thì đấy, 2 chuyện con rùa đấy chính là đại diện cho nguyện vọng của tầng lớp lãnh đạo VN còn gì. Đó là bình thường thì chẳng lo phát triển kinh tế quân sự gì cả, suốt ngày ăn chơi, lễ hội. Cứ có việc thì cuống lên mong được "thần tiên" cho mượn móng cả mượn gươm còn gì.

Mắt Cận: Hà hà, thằng này mất dạy, nhưng có lý. Coi như đúng đi. Thế còn đại diện cho tầng lớp nào nữa.

Đầu To: Còn bọn trí thức nữa. Chẳng phải trong văn miếu có mấy con rùa đội bia tiến sĩ còn gì. Mày thấy đấy rất nhiều thằng đi học chỉ mong đỗ đạt không phải để giúp dân mà chỉ để làm quan, để khắc tên vào cái bia đá. Rồi bây giờ còn gì, còn một đống tên, hữu danh vô thực. Chẳng để làm gì cả ngoài việc cho bọn trẻ con đến xoa đầu.

Mắt Cận: Lại lý sự lung tung rồi. Muốn nói gì nói nốt đi.

Đầu To: Ừ, cái tao muốn nói nhất là tại sao cái thân phận con rùa lại giống người dân nước mình thế. Lúc có giặc thì bị kêu gọi lòng yêu nước giết giặc. Trở thành nỏ thần, thành gươm thần. Nhưng cứ hòa bình thì lại trở về đúng hình ảnh con rùa, lúc nào cũng phải rụt đầu rụt cổ.

Mắt Cận: Mày nói thế, dù gì thì dân mình cũng được tiếng là làm chủ đấy thôi.

Đầu To: Ừ, cái làm chủ của mày nói thì tao lại càng thấy giống con rùa hơn. Đấy mày xem, rùa hồ gươm chẳng được phong là "cụ", coi là thiêng đấy còn gì. Nhưng đời thủa nhà ai "cụ rùa thiêng" lại phải sống trong một cái hồ bẩn hơn cả nước đi vệ sinh nhà tao. Ăn thì toàn đồ ươn thối. Khác gì cảnh dân mang tiếng làm chủ nhưng sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, thức ăn thì chẳng biết thế nào.

Mắt Cận: Thì đang cứu chữa đấy thôi, lắm chuyện.

Đầu To: Cứu đếch gì. Cụ rùa viết mấy cái đơn tố cáo nước hồ ô nhiêm ở trên da của cụ. Nên bọn nó tạm giam cụ chờ mấy cái đơn tố cáo mất đi thì lại thả ra. Chứ cái chính là nước hồ ô nhiễm thì có thằng nào xử lý đâu.

Mắt Cận: Thôi bố ạ. Suy luận kiểu thế tới tết mới hết chuyện. Tao cả mày đi làm bữa baba đã.


Blog EntryBài đăng trên BoxitvnMar 25, '11 5:42 AM
for everyone
Bài này viết khi mới bắt đầu tập tọe nên còn hơi sợ :)
Lạc vào một đất nước xa lạ. Nhìn xung quanh tôi nhận ra đây là không khí một ngày hội. Mọi người đang háo hức đi đến một nơi nào đó.
Không khỏi tò mò, tôi đã tìm đến một người đàn ông đứng tuổi và hỏi:
- Bác đang đi đâu vậy?
- Đi bầu cử Quốc hội anh ạ.
- Sao mọi người vui thế.
- À, có phải anh bạn là người VN không! Chúng tôi rất khâm phục các bạn. Hồi xưa, chúng tôi học tập các bạn để giải phóng dân tộc. Đáng tiếc Đảng lãnh đạo của cũng tôi không được anh minh sáng suốt như nước các bạn. Thế nên mới lãnh đạo được có mấy chục năm, hết cải cách này đến cải cách kia mà người dân chúng tôi vẫn khổ. Cuối cùng đất nước trở nên vô cùng tồi tệ. Tham nhũng lan tràn, ngân sách bị chi tiêu hoang phí, tài nguyên thì bị bán rẻ cho nước ngoài, đạo đức thì suy đồi.
- Rồi sao nữa hả bác?
- Cũng may có những nhà lão thành cách mạng kiên quyết muốn cải tổ toàn bộ. Họ yêu cầu phải phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc để điều hành đất nước.
- Làm sao để phát huy hả bác?
- Thì đi bầu cử đây chứ đi đâu.
- Thế trước đấy không có bầu cử hả bác.
- Có chứ cậu. Nhưng ngày xưa khác, chúng tôi có bầu cử, nhưng chỉ là hình thức thôi.
- Sao bác biết là hình thức hả bác?
- Để tôi hỏi cậu vài câu nhé.
- Vâng.
- Cậu có nhớ tên các vị đại biểu Quốc hội mà cậu đã bầu?
- Dạ không.
- Thế cậu có biết cụ thể việc các vị ấy đã làm với tư cách là đại diện cho cậu không?
- Dạ cũng không.
- Thế ít nhất cậu cũng phải nhớ họ đã hứa sẽ làm gì với tư cách là đại điện cho cậu nếu họ trúng cử chứ?
- Thú thật là cháu cũng không rõ nữa. Hình như họ có hứa gì đấy nhưng chung chung lắm.
- Thế à. Thế tôi hỏi cậu câu cuối nhé. Nếu một người được cậu bầu vào Quốc hội mà làm trái lại những gì cậu mong muốn, hoặc không giữ lời họ đã hứa khi tranh cử, thì lần sau cậu có bầu lại cho người đấy không?
- Tất nhiên là không bầu rồi bác.
- Cậu có biết là cậu đang nói dối không?
- Cháu trả lời thật mà bác.
- Thế này nhé. Cậu không nhớ cậu đã bầu cho ai, thì làm sao cậu biết ai mà không bầu cho người ấy. Cậu không biết họ đã làm gì thì làm sao cậu biết họ đã làm trái ý cậu. Họ không hứa gì cụ thể thì làm sao họ thất hứa được.
- Vâng, đúng quá.
- Đấy, hồi trước cũng có một tay phóng viên cả gan lên trên truyền hình hỏi loạn lên như thế. Làm người dân bỗng nhiên tỉnh ngộ về sự “làm chủ giả” bấy lâu của mình. Đợt bầu cử năm ấy, từ tỷ lệ 99% đi bầu thì sụt hẳn xuống, chỉ còn dưới 50%.
- Thế Quốc hội năm ấy có được thành lập không?
- Không cậu ạ. Họ phải tổ chức bầu lại.
- Mọi chuyện diễn ra thế nào hả bác?
- Thì trước tình hình như thế, để làm an lòng người dân Chính phủ đã phải thay đổi luật. Họ buộc tất cả ứng cử viên phải đưa ra chương trình hành động của từng người. Tất cả các thông tin phải được công khai trên báo chí và trang web của Quốc hội. Mọi người được thoải mái bình luận, phản biện về chương trình hành động của các ứng cử viên.
- Thế nghĩa là một cách buộc họ phải hứa là sẽ làm gì cho dân có phải không hả bác?
- Ừ. Chưa hết đâu. Luật mới còn bắt buộc tất cả các việc họ đã làm trong Quốc hội như đi họp buổi nào, phát biểu những gì, tán thành hay phản đối cái gì, đều phải được công khai và ghi lại trên trang web của Quốc hội để người dân tiện theo dõi, tra cứu và bình luận. Như thế đến kỳ bầu cử sau người dân biết ngay là ông nào đã làm gì, đúng ý mình hay không. Có thất hứa hay không. Nên ông nào lỡ làm sai ý dân hoặc thất hứa thì khó có cơ hội tái trúng cử.
- Thế còn các cuộc họp kín thì sao?
- Họp kín nào? Đã là đại diện cho dân thì tất cả việc làm của họ dân đều phải biết chứ. Chúng tôi bây giờ cấm họp kín rồi.
- Thế cuộc bầu cử lại có thành công không?
- Có thành công chứ. Không những thế mà từ đấy nước chúng tôi khá hẳn lên.
- Khá lên bằng cách nào?
- Thì cũng từ bầu cử đấy. Nhờ bắt buộc lập kế hoạch trước khi tranh cử mà số ý kiến đóng góp cho đất nước tăng vọt, những ý kiến đó lại được đưa ra mổ xẻ rất kỹ trước khi bầu cử, khiến cho những loại “nghị gật” bị loại ngay từ vòng đầu. Những ý tưởng tốt được đóng góp của nhiều người nên càng hoàn thiện. Thêm nữa, mọi quyết định của Quốc hội đều hợp với lòng dân vì thực chất những quyết định đấy đã được đa số người dân "duyệt" thông qua bầu cử. Như thế cậu có thấy đúng là phát huy trí tuệ của toàn dân không?
...
Đây là một giấc mơ mà đáng lẽ tôi cũng đã quên rồi. Bởi nó diễn ra đã quá lâu, tôi chỉ nhớ giấc mơ này bị cắt ngang bởi tiếng loa truyền thanh của phường, kêu gọi mọi người phấn khởi hồ hởi đi thực hiện quyền làm chủ đất nước. Nhưng hôm vừa rồi đọc bài "Phát ngôn n tưng: Vay n ư? lo gì, con cháu tài gii hơn s tr!" thấy ĐBQH Dương Trung Quốc phát biểu: "Sao chúng ta li phi vi vã khi đây là nhng k hp cui cùng ca Quc hi sp hết nhim k, bàn v đ xut ca Chính ph cũng sp hết nhim k?", làm tôi giật mình nhớ lại giấc mơ kỳ lạ trên. Tại sao chúng ta phải vội vã ép nhau quyết định một vấn đề quan trọng cỡ “đường sắt cao tốc Bắc Nam dài hơn 1500km” thế nhỉ? Tại sao một công trình trọng đại trong đó người dân vừa là người sử dụng, vừa là người mang nợ, mà lại không để cho người dân quyết định? Phải chăng kỳ bầu cử sắp tới chính là cơ hội để chúng ta phát huy trí tuệ toàn dân tộc, để có một lần nhân dân tự lựa chọn tương lai của mình. Có nên hay không  chúng ta bắt các cử tri tương lai phải bày tỏ thái độ rõ ràng trước những vấn đề quốc kế dân sinh hàng đầu của đất nước để người dân nhìn vào đấy mà bầu hoặc không bầu?
Lan man với ý nghĩ tại sao không để dân quyết định, tôi lần mò đọc lại các bài đã viết về vấn đề đường sắt cao tốc, kỳ lạ thay tôi không thấy ai quan tâm tới quyết định của người dân. Tôi chỉ thấy nào là chủ trương của Đảng, nào là chính sách của Nhà nước, nào là Quốc hội phải biểu quyết, còn người dân chỉ được nhắc tới trong vấn đề trả nợ. Phải chăng nhà nước "của dân do dân vì dân "chỉ nằm trên những khẩu hiệu, mà khẩu hiệu đó để quá lâu nay đã hóa bùn, vì thế bây giờ không ai còn nhắc tới câu "hợp với lòng dân" dù chỉ là đãi bôi.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



Đây là bài viết được đăng trên Tuần Việt Nam.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-16-xung-quanh-cuoc-tranh-luan-can-ho-cua-gs-ngo-bao-chau
Đây là nguyên văn những gì mình đã viết:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong mấy ngày trước, trang blog của GS Ngô Bảo Châu (tức hòa thượng Thích Học Toán) nóng hơn bình thường, bởi những tranh luận xung quanh chủ đề GS Châu được nhà nước cấp cho sử dụng nhà công vụ trị giá khoảng 600.000 USD.

Tất nhiên đã là tranh luận thì thế nào cũng có hai phe, ủng hộ và phản đối. Nhưng trong bài viết này tôi không muốn nói về chuyện anh Châu có xứng đáng nhận căn hộ đó không vì ý kiến như thế đã quá nhiều trên blog của anh rồi, tôi muốn nói đến một khía cạnh khác của cuộc tranh luận này, đó là cách ứng xử của anh Châu.

Trước hết tôi xin được thể hiện lòng ngưỡng mộ của mình với cách anh Châu đã công khai cuộc tranh luận này.  Là một người nổi tiếng, tất nhiên anh hiểu việc nhà nước phân nhà cho mình sẽ được nhiều người quan tâm và  dĩ nhiên sẽ có nhiều ý kiến trái ngược.  Trong trường hợp này, thông thường để không phải hứng chịu thêm nhiều lời nghịch nhĩ, mọi người sẽ chọn phương châm "im lặng là vàng", hoặc thậm chí coi như không nghe không biết. Nhưng có lẽ cách này không phù hợp với một con người vốn quen làm khoa học, vốn quen với những khái niệm đúng sai một cách rõ ràng như anh, vì vậy chọn cách công khai tranh luận là một lựa chọn tất yếu. Việc làm này không chỉ giúp anh giữ được hình ảnh của một nhà khoa học giản dị nhưng thẳng thắn, mà còn cho thấy anh sẵn sàng đối mặt với dư luận để chứng minh những việc mình làm là đúng và có lý do. Mặt khác, anh cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm của một người đã nhận được sự ủy thác của nhân dân (nhà công vụ tức là lấy nguồn từ thuế của nhân dân), thì phải sẵn sàng trả lời những thắc mắc của người dân.

Thứ nữa, không chỉ dũng cảm đưa vấn đề ra tranh luận, mà cách anh nêu vấn đề càng làm tôi cảm phục. Thông thường , tôi thấy khi tranh luận trên mặt báo, mọi người thường tập trung vào lý lẽ của mình, nên ít khi nêu đầy đủ những luận điểm của người cùng tranh luận, đôi khi họ có trích dẫn ý kiến của đối thủ nhưng cũng chỉ nhằm làm sáng tỏ thêm những ý kiến của chính mình .  Nhưng với GS Ngô Bảo Châu, anh chọn cách đăng nguyên văn lời chỉ trích của bạn Lucio (người cho rằng GS không xứng đáng nhận nhà) ngay trên đầu bài tranh luận, điều đó thể hiện sự tôn trọng  với những người bất đồng quan điểm, một nguyên tắc bản để cuộc tranh luận không đi vào hướng ngụy biện, chỉ trích cá nhân.

Cuối cùng, tôi tin rằng điều anh Châu tìm kiếm không phải là những lời hô hào ủng hộ anh một cách sáo rỗng hoặc cảm tính mà phải là nhừng lời phản biện công tâm, chính xác và có lý lẽ. Là một nhà khoa học, hơn ai hết anh Châu hiểu rằng một cuộc tranh luận chỉ thành công khi có sự công bằng và minh bạch, chính vì thế thay cho việc kiểm duyệt thông tin trước khi đăng lên blog, anh đã để nó thành một cuộc tranh luận mở, tất cả mọi người đều có thể tham gia, mọi ý kiến đều được tôn trọng. Chính việc từ bỏ lợi thế "blog nhà" đã giúp mọi người thoải mái thể hiện quan điểm của họ với anh và giúp anh có được những nhận xét chân tình, những luồng dư luận quý giá.

Hôm nay quay lại, thấy cuộc  tranh luận đã được GS Châu khép lại với câu kết luận ai đúng ai sai vẫn còn dang dở. Nhưng với riêng cá nhân tôi, qua cuộc tranh luận này mọi người đều được. Cái được thứ nhất là mọi người đều được thể hiện quan điểm cá nhân của mình, được tôn trọng. Cái được thứ hai là mọi người hiểu nhau hơn, đặc biệt với anh Châu, anh có dịp để hiểu mọi người hơn và mọi người cũng hiểu rõ về anh hơn.

Những gì nêu trên là thể hiện quan điểm cá nhân tôi về một chủ đề cụ thể trên blog của một người cụ thể. Nhưng nhìn rộng ra, thiết nghĩ nếu việc nhà nước  tặng nhà cho GS Châu là một cách chứng minh rằng chính phủ đang muốn thu hút và trọng dụng người tài, thì việc học tập theo cách làm đầy khoa học và trách nhiệm của GS Châu trong việc ứng xử với những thắc mắc của người dân, với dư luận xã hội chính là một hành động thiết thực nhất. Ba nguyên tắc: sẵn sàng chịu trách nhiệm,  tôn trọng ý kiến trái chiều và công khai minh bạch cũng chính là ba nguyên tắc vàng để thúc đẩy phản biện xã hội phát triển, một thành phần không thể thiếu để đưa đất nước trở thành công bằng dân chủ văn minh.  Nếu làm được những điều trên, nhà nước sẽ một lần nữa lại ghi điểm trong việc thể hiện quyết tâm trọng dụng người tài nói chung và GS Ngô Bảo Châu nói riêng, đồng thời làm cho việc trao nhà cho GS Ngô Bảo Châu càng thêm ý nghĩa.

Blog EntrySống chết mặc bay.Mar 25, '11 5:35 AM
for everyone
Người dân đang khốn khó do không thể mua được ngoại tệ cho những nhu cầu chính đáng của mình như đi du lịch hay đóng học cho con cái du
học. Một câu chuyện vừa quen vừa lạ. Quen vì đây không phải lần đầu
tiên người dân bị đẩy vào hoàn cảnh bế tắc khốn khổ bởi những hành
động tăng cường quản lý của chính quyền. Nhưng lạ ở chỗ tại một nước
luôn tự hào là "của dân, do dân, vì dân" thì quyền lợi người dân lại
thường xuyên được quên đi trong mỗi hành động của "chính quyền nhân
dân".

Lần này cũng vậy, việc người dân gặp khó khăn khi quản lý chặt thị
trường tự do là hoàn toàn có thể dự đoán được, nhưng dường như đã
thành thói quen, những nhà quản lý phớt lờ đi những khó khăn của người
dân để làm theo cách riêng của mình. Bởi nếu chịu khó suy nghĩ vì dân
chắc hẳn họ đã không làm vậy. Muốn quản lý nghiêm thị trường ngoại tệ
thì siết chắt buôn bán tự do và mở cửa ngân hàng là
hai việc bắt buộc phải làm. Tuy nhiên nếu biết suy nghĩ cho người dân
họ chỉ cần làm ngược lại thứ tự là yêu cầu các ngân hàng mở cửa, kiểm
tra chắc chắn người dân có thể mua ngoại tệ từ ngân hàng, sau đó mới
cấm buôn bán tự do, như vậy có phải là vẹn cả đôi đường. Đằng này thì
...  sống chết mặc bay.

Blog EntryGien sợ (bài viết tâm đắc nhất)Mar 25, '11 5:30 AM
for everyone
Ngày nay, với việc giải mã bộ gien, con người có thể dễ dàng phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác, bởi mỗi người, mỗi dân tộc đều có những gien đặc trưng riêng của mình mà không thể nào lẫn được với người khác, dân tộc khác. Là một người Việt Nam, tôi tự hỏi, thế gien nào là đặc thù của người Việt chúng ta?

Vì không có trình độ về sinh học nên tôi không thể phân tích gien để chỉ ra đâu là gen đặc trưng của người Việt. Tôi chọn một phương pháp khác, phương pháp sử dụng thuyết tiến hóa.  Ta biết rằng tiến hóa là sự đấu tranh giữa tồn tại vào không tồn tại, vì vậy để đi tìm gien đặc trưng của một dân tộc thì phải tìm ra gien nào có ảnh hưởng  nhiều nhất đến cơ hội tồn tại của những con người trong dân tộc đấy.

Sau khi xem xét nhiều ứng cử viên, cuối cùng tôi khá chắc chắn khi cho rằng gien đặc trưng nhất của người Việt chúng ta đấy chính là " gien sợ". Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng  sự sống còn như dân tộc Việt Nam.

Gien sợ có thể thấy ở đâu?

Có thể thấy "gien sợ" của chúng ta tồn tại ở khắp mọi nơi. Khi ở nhà, con cái phải biết sợ người lớn, và chỉ những đứa trẻ nào biết sợ người lớn thì được gọi là trẻ ngoan. Khi đến trường , học sinh phải biết sợ thầy cô giáo, và chỉ có những đứa trẻ biết sợ mới được gọi là trò ngoan. Lớn hơn nữa khi đi làm,  nhân viên phải biết sợ cấp trên, và chỉ những người biết sợ mới là những nhân viên gương mẫu và con đường thăng quan tiến chức cũng dễ dàng hơn. Còn khi ra đường chúng ta phải biết sợ những kẻ liều mạng, những tên cướp hoặc xã hội đen, bởi chỉ có biết sợ, chúng ta mới tránh được những sự "hi sinh" không cần thiết. Hoặc đôi khi còn việc phải dính tới pháp luật hay hành chính chúng ta còn phải biết sợ những người có chức có quyền bởi chỉ có sợ và làm theo "yêu cầu" của họ thì công việc của bạn mới trôi chảy và tránh được những rắc rồi không cần thiết

"Gien sợ" này không phải mới xuất hiện trong con người Việt Nam, mà có thể  nói nó đã cùng dân tộc ta đi suốt chiều dài lịch sử. Bởi lịch sử của chúng ta: "1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây", tức là lịch sử của một dân tộc nô lệ, mà đã là nô lệ thì biết sợ chính là chân lý để tồn tại. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong lịch sử chúng ta đã nhiều lần "anh dũng" chiến thắng ngoại xâm, và chẳng phải "người Việt Nam dũng cảm kiên cường" hay sao. Để tranh luận về vấn đề này tôi xin trích một câu của tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi đã đăng trên Tuần Việt Nam [1]:

Nước ta suốt nghìn năm, mỗi khi Trung Quốc xâm lăng thì ngoan cường tuyên bố "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", nhưng thắng họ rồi thì lại đều đặn triều cống, các Vua mỗi khi lên ngôi thì luôn xin "thiên triều" phong tước, tự coi mình là nước nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vâng, nếu dân tộc ta thực sự dũng cảm kiên cường, tại sao đã chiến thắng rồi lại phải quay lại quỳ gối xưng thần với giặc phương Bắc, hoặc thậm chí còn cho xây cả đền thờ tướng giặc [2], kẻ đã mang quân sang giết hại đồng bào ta, ngay tại kinh thành của mình. Vấn đề này có người đã giải thích rằng bởi nhân dân ta có sự khoan dung và lòng nhân từ  cao cả. Hay tôi đã nhầm, gien đặc trưng của dân tộc ta không phải là "gien sợ" mà là "gien nhân từ". Nhưng không, rất nhiều lần  tôi không thấy cái gien nhân từ đấy được thể hiện. Ví dụ như: những người theo chế độ miền nam cũ không được sử dụng sau khi đất nước thống nhất, hoặc tìm cả nước khó gặp được cái đài tưởng niệm nào dành cho những người thuộc phía miền nam hi sinh trong chiến tranh, xa hơn một chút, trong cuộc cải cách ruộng đất, nhiều người đã bị đối xử tàn nhẫn ( Hồ Chủ Tịch đã nhận lỗi). Thế đấy, nếu nhân từ là gien đặc trưng của người Việt thì nó không thể chỉ được dùng với những kẻ ngoại xâm, mà không có tác dụng với ngay chính những người là đồng bào ruột thịt với mình, những người cùng do mẹ Âu Cơ sinh ra. Tất cả chỉ giải thích bởi nỗi sợ, còn các lời giải thích "có cánh" khác nên kết ở một câu "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", thế đấy vua đã quyết rồi thì tội gì không khen ngợi cho vua thì vui vẻ, mà nhân dân lại tự hào.

"Gien sợ" không chỉ tồn tại trong đời sống hàng ngày, trong lịch sử mà nó còn xuất hiện cả trong đời sống tinh thần người dân Việt.  Điểm qua các câu truyện dân gian, ta thấy rất nhiều trong đó có chủ đề là châm biếm quan lại hay như ngày nay gọi là "nói xấu cán bộ", "nói xấu chế độ". Chuyện "Trạng Quỳnh" có thể coi là một thí dụ điển hình về thể loại này. Với Trạng Quỳnh người dân ta vui, bởi những kẻ bị nói xấu, bị chửi, bị chơi xỏ trong chuyện là những kẻ ngày đêm áp bức bóc lột họ, những kẻ mà thường ngày khi gặp họ phải dạ vâng, thậm chí quỳ gối vái lạy, những kẻ mà thường trực mang lại nỗi sợ hãi cho họ.  Nhưng đáng buồn thay, ngay cả trong ước mơ dân ta vẫn sợ, vì thế dù để thể hiện khát khao chống lại sự áp bức bóc lột nhưng nó lại không thể đưa trí tưởng tượng nhân dân vượt ra ngoài cái khuôn khổ mà chính quyền áp đặt lên họ.[3]

Tại sao "gien sợ" lại xuất hiện nhiều đến vậy?

Ngày nay, còn rất ít nơi mà việc đào tạo "gien sợ" phổ biến và tốt như ở Việt Nam. Nó trải rộng từ trong gia đình, nhà trường cho đến toàn xã hội.

Đối với người Việt Nam, thì chuyện bố mẹ mắng con cái có thể coi là chuyện bình thường, thậm chí đôi khi bố mẹ cho rằng phải đánh thì chúng mới nên người được, thế nên chúng ta mới có câu "yêu cho roi cho vọt". Vì vậy ngay từ nhỏ, khi bắt đầu có nhận thức trẻ con đã được biết thế nào là "sợ" và tất nhiên những đứa nào chưa biết sợ sẽ được "dạy bảo" thường xuyên hơn cho đến khi biết sợ.  Bởi cha mẹ nào cũng nhận thức rằng nếu không gắn được cái "gien sợ" cho con mình thì sau này chúng sẽ bị thua thiệt, sẽ hứng chịu nhiều rủi ro của cuộc sống.

Bên cạnh môi trường tiến hóa "gien sợ" ở gia đình, phần lớn trẻ con sẽ được "đạo tạo" một cách chính quy hơn ở một môi trường khác có tên là nhà trường. Ở đây loại gien này sẽ được phân loại bằng cái người ta thường gọi là điểm đạo đức. Tất nhiên những em nào biết sợ sẽ là học sinh ngoan ngoãn, còn ai không biết sợ, dám cãi lại ý kiến của thầy cô giáo sẽ nhận được hình thức kỷ luật tương xứng. Đôi khi việc phân loại "gien sợ" còn đi xa hơn một bước, đó là phân loại dựa trên gien sợ của phụ huynh học sinh: những vị phụ huynh nào không biết "sợ" giáo viên, đặc biệt là trong những dịp lễ tết ,thì con của họ cũng sẽ bị xếp vào nhóm không tốt.

Chính vì chúng ta có một môi trường giáo dục hoàn hảo như thế nên khi những đứa trẻ lớn lên chúng ta có cả một xã hội toàn những công dân ngoan hiền dễ bảo, mọi người đều biết tuyệt đối tuân theo chủ trường đường lối của cấp trên. Dù vậy thi thoảng vẫn "nảy nòi" ra những kẻ không biết sợ, thế nhưng những "kẻ" này nhanh chóng bởi cộng đồng xa lánh cô lập, bị cho là "dở hơi" hoặc "có vấn đề", bởi cũng giống như câu chuyện "ở xứ mù thì người sáng mắt chính là kẻ dị tật". Trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa "dám" chống tiêu cực là một ví dụ như thế.

Còn nếu những kẻ "không biết sợ" mà cộng đồng cũng không xa lánh, không cô lập mà đôi khi còn có phần ủng hộ, thì những kẻ đấy được coi những kẻ đặc biệt nguy hiểm. Họ phải lập tức bị cách ly, bị bắt giam, thậm chí bị tiêu diệt để cho cái "gien không sợ" của họ không có cơ hội phát tán ra bên ngoài, hoặc cảnh báo cho những người  có mầm mống "không sợ" phải biết đường mà đi "chữa bệnh". Có thể kể ra điển hình là các văn nghệ sĩ trong  "Vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm"[4], phần lớn họ được đưa đi cải tạo, treo bút và giam cầm.

Có thể nói chúng ta có một môi trường hoàn hảo để tiến hóa ra những con người biết sợ, nó hoàn hảo đến nỗi cả những kẻ chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng, trong văn học, nhưng lại mang trong mình cái gien không sợ như  Chí Phèo hay Trạng Quỳnh thì kết cục cuối cùng vẫn phải là cái chết.

Những ảnh hưởng tiêu cực của "gien sợ" ?

Với một người, việc biết sợ không có gì là sai cả, mà thậm chí còn có thể nói đấy là một hành động khôn ngoan mặc dù đôi khi có thể gọi là ích kỷ.  Nhưng nếu lấy "dĩ hòa vi quý" là phương châm hành động của cả một dân tộc thì nó mang lại hậu quả vô cùng to lớn.

Hậu quả đầu tiên có thể thấy là vì chúng ta đào tạo ra những con người biết sợ, luôn làm theo những gì có sẵn (cho an toàn) nên chúng ta có một dân tộc thiếu sáng tạo, dập khuôn, máy móc.

Cũng chính vì "sợ" nên chúng ta đều đặt tiêu chí an toàn cho bản thân lên trên tiêu chí sự thật, đặt sự hài lòng của cấp trên làm thước đo của sự thành công thay vì chất lượng thực sự. Điều này đã dẫn đến bệnh thành tích lan tràn, cách làm ăn gian dối, sự thật bị che đậy, một xã hội bị khủng hoảng niềm tin bởi ai cũng "nói dzậy mà không phải dzậy".

Một hậu quả nữa dễ thấy đó là trộm cướp, xã hội đen ngày càng ngang nhiên hoạt động. Việc sử dụng vụ lực để giải quyết bất hòa ngày càng tăng. Đã nhiều lần báo chí đưa tin cảnh cướp giật hành hung giữa đường mà không ai dám can thiệp,hay là  hình ảnh học sinh đánh nhau ngày càng thấy xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi mà một vài tên cướp ngang ngược giữa đường mà chẳng có ai dám can thiệp, thì tất nhiên đối với những người có chức có quyền dù họ có làm sai thì phần lớn mọi người cũng chẳng dám lên tiếng. Thế nên tình trạng tham nhũng lan tràn, hình ảnh muốn được việc phải có tiền "bôi trơn" ngày càng phổ biến. Cùng với đó là nạn lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật của quan chức đã trở thành chuyện thường ngày mà chẳng ai buồn chống lại.

Nhưng nguy hại nhất chính là nó đã kéo lùi sự tiến bộ của cả một dân tộc, biến dân tộc ta thành một dân tộc lạc hậu so với thế giới. Bởi chúng ta có một xã hội không phản biện, mọi người đềukhông dám lên tiếng nói về chính trị bởi chỉ cần dọa "sặc mùi chính trị" là ai cũng co hết cả lại (không hiểu cái mùi đấy là mùi gì? ). Chính vì không ai dám lên tiếng, không có phản biện nên chúng ta không tận dụng được "trí tuệ dân tộc" [5] trong việc phát triển, hiện đại hóa đất nước. Để cho dễ hiểu, có thể hình dung cả dân tộc như một đoàn người lạc trong rừng, để tìm được đường ra thì cách nhanh nhất là phải tận dụng được con mắt, bộ nhớ, trí tuệ của tất cả mọi người. Nhưng vì sợ hãi nên cả đoàn người chỉ biết cúi xuống nhìn mông người đằng trước để xác định hướng đi cho mình. Thành ra cả một đoàn người dài mà chỉ sử dụng mỗi con mắt, bộ não của một kẻ đứng đầu, nên đi lạc, đi lòng vòng có lẽ cũng là điều dễ hiểu.


Ghi chú:
[1] Bài: Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận .
[2] Tướng giặc Sầm Nghi Đống
[3] Đoạn này có sử dụng ý tưởng trong bài "Trạng Quỳnh - Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười" của Đỗ Lai Thúy.
[4] Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm
[5] Trí Tuệ dân tộc là trí tuệ đám đông của một dân tộc. Trong trí tuệ đám đông có hai đặc tính: một là trí tuệ đám đông của một nhóm người tư duy độc lập có thể vượt qua được trí tuệ của người giỏi nhất trong nhóm đó, hai là nhóm càng đông người thì trí tuệ đám đông của nhóm đó càng cao. Do vậy có thể suy ra trí tuệ cao nhất của một dân tộc đó là trí tuệ đám đông của tất cả thành viên thuộc dân tộc đó.

Blog EntryViết về Giao thông nhân dịp tếtMar 22, '11 3:39 AM
for everyone
Năm nay sau buổi thi Táo Idol vào đêm 30,  Táo Giao Thông chán nản vô cùng. Cả năm làm việc vất vả mà đi đâu cũng bị chửi. Ở dưới hạ giới thì thì bị dân chửi, lên thiên đình lại bị "anh Hoàng" khiển trách. Thất vọng, Táo GT quyết tìm đến chỗ Phật Tổ xin đi tu cho đỡ khổ.


Phật tổ: Chào Táo Giao Thông, trông ngươi có vẻ nhiều phiền muộn, có
phải đến gặp ta mong được xuống tóc đi tu.
Táo GT: phật tổ quả là tinh tường, đúng thế. Con khổ quá rồi phật tổ ơi, xin ngài nhận con làm để tử.
Phật tổ: Không được, nghiệp làm giao thông của ngươi chưa hết.
Táo GT: Nhưng con còn biết làm gì nữa đâu, mọi phương cách con đều thử rồi, vẫn vô tác dụng. Xin phật tổ nhân từ thu nhận con, để con không phải chịu nỗi khổ này thêm nữa.
Phật tổ: Có thật hết cách rồi không?
Táo GT: con đã thử mọi cách rồi, nhưng ý thức của người tham gia giao thông kém quá, nên mọi cách đều vô hiệu.
Phật tổ: ý thức người dân kém thì trước hết ngươi phải cải tạo ý thức người dân đã, chẳng phải Ngọc Hoàng đã giao cho người công cụ để cải tạo ý thức người dân đó là pháp luật đó sao.
Táo GT: con cũng đã thử thay đổi ý thức người dân nhiều lần rồi, nhưng tất cả đều thất bại.
Phật tổ: Đâu phải tất cả đều thất bại, ta thấy có những lần người thành công đấy chứ. Ngươi còn nhớ cách đây hơn 10 năm ngươi đã thay đổi ý thức đứng chờ đèn đỏ của người dân thế nào không? Còn nữa, cách đây không lâu, ngươi đã khiến phần lớn mọi người khi ra đường đều phải đội mũ bảo hiểm đó còn gì. Chẳng nhẽ đấy không phải là thành công?
Táo GT: Dạ đấy đúng là những thành công, nhưng đấy chỉ là thành công nhỏ. Vấn đề con đang gặp phải lớn hơn rất nhiều.
Phật tổ: Hằng ngày các ngưoi vẫn bảo nhau "tích tiểu thành đại" cơ mà, tại sao lại không áp dụng vào việc này? Ngươi chỉ việc làm nhiều cái thành công nhỏ sẽ tự khắc sẽ có thành công lớn.
Táo GT: Con hiểu rồi, ý phật tổ bảo con phải coi ý thức giao thông của người dân là bó đũa, nếu ko thể bẻ cả bó thì tháo từng chiếc ra bẻ.
Phật tổ: đúng vậy.
Táo GT: Nhưng nếu có những chiếc đũa cứng quá, dù đứng một mình vẫn không bẻ được thì sao?
Phật tổ: Ngươi chỉ cần bẻ đúng cách thì chiếc đũa nào cũng phải gãy.
Táo GT: Thế nào mới là đúng cách ạ.
Phật tổ: Trước hết muốn thành công phải "biết mình biết người". Ta hỏi ngươi nguồn gốc ý thức tham gia giao thông của người dân là gì?
Táo GT: dạ, dân mình thì tiện đâu đi đấy, thấy gì có lợi thì làm, chứ làm gì có nguồn gốc gì ạ.

Phật tổ: đấy, ngươi vừa chỉ ra nguồn gốc của ý thức giao thông đấy. Phàm là con người đều có lòng tham, thấy cái gì lợi cho mình thì làm. Chính vì vậy khi tham gia giao thông, nếu những hành vi như lấn đường,
vượt ẩu khiến cho họ có lợi hơn (về thời gian) thì họ sẽ làm, dù ngươi có tuyên truyền, khuyên bảo thế nào đi nữa.

Táo GT: Ý phật tổ nói là phải nâng mức hình phạt lên đúng không, nói thật với ngài là con đã làm rồi mà không ăn thua.

Phật tổ: Ý ta không hẳn là người phải nâng mức tiền phạt, mà chỉ bảo ngươi làm nghiêm khắc hơn. Chỉ khi nào ngươi khiến cho những người "vô ý thức" bị thiệt thòi hơn những người "có ý thức", thì lúc đấy mọi người mới chuyển dần sang có ý thức được.

Táo GT: ở dưới hạ giới anh em con cũng nghiêm khắc lắm rồi đấy chứ.

Phật tổ: có thật nghiêm khắc không? Ta hỏi ngươi, ở những đoạn đường đông, hay ùn tắc các ngươi làm việc thế nào?

Táo GT: Thì chúng con, thổi còi yêu cầu những người lấn phần đường ngược chiều đi gọn vào cho khỏi tắc đường.

Phật tổ: Ta hỏi ngươi, thế thì nhìn chung, những người lấn đường sau đó khi bị các ngươi yêu cầu thì đi gọn vào sẽ đi nhanh hơn hay là những người đi gọn từ đầu tới cuối sẽ nhanh hơn.

Tào GT: à, cảm ơn phật tổ, con hiểu rồi, khi những người đi lấn đường còn có lợi thì họ còn vi phạm tiếp tục. Thần sẽ về bảo anh em xử nghiêm vụ này. Như thế anh em cũng đỡ mất công thổi còi dát cả lưỡi. Nhân thể phật tổ cho con hỏi, phải giải quyết những đám tắc đường thế nào.


Phật tổ: Thì cũng thế thôi, tắc đường kéo dài chủ yếu là do người dân lao lên chắn phần đường của chiều ngược lại, ngươi chỉ cần làm cho những người lao lên này chịu thiệt thòi hơn những người có ý thức, tự
khắc giải quyết được vấn đề.


Táo GT: Có phải phật tổ bảo con cứ đi từ dưới đám tắc lên xử phạt những người đang đứng sai làn đường không. Như vậy thì cũng tiện thật, anh em con đỡ phải vất vả chen vào giữa đám tắc, cũng đỡ phải thổi
còi. Nhưng con sợ xử hết những người vi phạm thì cả ngày mới hết tắc.

Phật tổ: ngươi cứ khéo lo, ngươi chỉ cần đến phạt một người thì sẽ có hàng chục người quay đầu xe bỏ chạy về phía cuối đoạn tắc đường để khỏi bị xử phạt. Như thế đường sẽ thông đường nhanh bằng mấy lần cách thổi còi dẹp đường của ngưoi ý chứ.Mà như thế về lâu dài người ta thấy tắc sẽ không dám vượt lên nữa vì nếu may mắn không bị ngươi tóm thì cũng phải quay về cuối hàng nên phải chịu thiệt hơn về thời gian.

Táo GT: Cảm ơn phật tổ, đợt này con quyết về hạ giới cải tạo bằng đượcý thức của người dân.

Blog EntrySáng kiến kinh nghiệm đang viết dởMar 21, '11 3:15 AM
for everyone
Chắc mọi người cũng biết là Ngành giáo dục hàng năm đều bắt giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm. Tình hình là U tớ năm nào cũng vất vả đi xin bản viết của người khác rồi sửa đổi thành của mình ( vì lấy đâu năm nào cũng có sáng kiến). Vì thế năm nay quyết viết hộ U 1 bản. Nhưng viết được 1 nửa thì bí quá :). Vì vậy post nên đây, mong mọi người gợi ý để viết tiếp.
    Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Giáo dục đạo đức bằng hành động  I. Đặt vấn đề: Gần đây, trên báo đài liên tục đưa tin, hình ảnh những  vụ học sinh đánh nhau một cách đầy thú tính, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong. Điều này đã làm cả xã hội bàng hoàng và đặt câu hỏi tại sao lại vậy? Là một người giáo viên, tôi càng thấy đau lòng hơn bởi rõ ràng những hành động phi nhân tính trên có một trách nhiệm của chúng ta, những người có trách nhiệm xây dựng tâm hồn cho các thể hệ tương lai. II. Nội dung a. Nguyên nhân vấn đề Khi nhắc đến thực trạng trên, nhiều người trong chúng ta, những người giáo viên, đơn giản lý giải rằng đây là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Bởi trong nhà trường chúng ta toàn dạy học sinh những điều hay lẽ phải, các cuốn sách đạo đức chúng ta dạy toàn gương người tốt việc tốt, nên chắc chắn những hành động man rợ kia phải được các em tiếp thu ở bên ngoài nhà trường. Tôi cũng đã có lúc tin vào lập luận trên, nhưng rồi nghĩ lại tôi  phát hiện ra những hành động trên chính là những sản phẩm phụ mà chúng ta đã vô tình gửi đến các em. Các bạn không tin ư? Chúng ta biết rằng con người ta được tiến hóa từ loài linh trưởng, mà các nhà khoa học đã chỉ ra rằng loài vượn hay loài khỉ cũng có khả năng học. Chỉ khác là chúng học bằng cách quan sát rồi bắt chước chứ không phải bằng ngôn ngữ. Như vậy, chúng ta đã quá chú trọng vào việc giảng dạy bằng ngôn ngữ (sách vở) mà không biết rằng các em vẫn học từ chúng ta bằng một cách khác, phương pháp bản năng của loài linh trưởng ( và các em cũng không biết mình đang học). Và theo tôi chính những bài học này còn ảnh hưởng lớn hơn những bài học mà chúng ta hàng ngày vẫn giảng. Thêm góc nhìn này, có thể thấy rõ hơn, các em đã học được những gì từ chúng ta. Hàng ngày các em đến trường,được nhìn thấy dòng chữ "tất cả vì học sinh thân yêu", nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi các việc chúng ta đã làm gì vì các em. Việc đẩy kết quả học tập lên cao, cố gắng cho đạt chỉ tiêu khá và giỏi, đẩy các em không đủ trình độ lên lớp chính là lý do dẫn đến bệnh thành tích lan tràn, tình trạng ngồi nhầm lớp là phổ biến.  Đã bao giờ chúng ta tự hỏi đấy là vì ta thương các em hay vì thành tích của bản thân ta. Việc bắt các em tham gia vào các cuộc thi, tìm hiểu nhiều khi biết chắc rằng không cần thiết cho các em có phải là vì học sinh thân yêu hay lại vì thành tích của trường của lớp. Việc dạy thêm học thêm tràn lan, thực sự là vì học sinh hay vì giáo viên? Chắc chúng ta ai cũng biết câu trả lời.  Vậy đấy, chúng ta đã dạy học sinh như thế, thì việc chúng học hành đối phó, ở nhà nói dối cha mẹ, đến trường nói dối thầy cô, ở ngoài xã hội thì lừa lọc  là điều dễ hiểu. Chính chúng ta đã dạy các em chứ còn ai. Khi clip đánh nhau của một nữ học sinh được tung lên mạng, nhà báo đã đến hỏi vị hiệu trưởng của trường mà học sinh nữ đó từng theo học. Vị này đã vui mừng trả lời rằng em học sinh đó đã bị đuổi học trước khi việc đánh nhau xảy ra. Tôi có thể hiểu được vì sao ông vui, bởi ông đã rũ bỏ được cái trách nhiệm của mình trong vụ việc tai tiếng trên. Nhưng tôi thật sự cảm thấy buồn và xấu hổ, bởi đứng cùng hàng ngũ một người như thế. Ông đã quên mất trách nhiệm của giáo viên phải là giáo dục đào tạo học trò cả về nhân cách lẫn nhận thức, tại sao ông lại có thể giũ bỏ trách nhiệm chỉ vì việc học sinh đấy không còn theo học nữa, hay ông coi cương vị hiệu trưởng của mình gần với ngành công an hơn là nhà giáo. Hơn nữa việc đuổi học những học sinh cá biệt khỏi trường luôn làm tôi trăn trở, các em đã thiệt thòi vì nhận thức kém bạn bè, nay lại bị đẩy ra ngoài xã hội thì ai sẽ dạy các em. Vì thế chúng ta có nên mong chờ ở những học sinh này một thái độ có trách nhiệm và tình thương với người khác? Nhiều người lại cho rằng, trong trường không dạy được thì ngoài xã hội các em vẫn phải trưởng thành vì ngoài xã hội còn có luật pháp. Nhưng có bao giờ chúng ta tự nhìn lại mình xem chúng ta đã dạy các em những gì về tuân thủ pháp luật. Cứ mỗi lần tôi nghe, đọc về lý giải của giáo viên rằng phải dạy thêm nhiều để hoàn lại vốn bỏ ra chạy công chức là lòng tôi lại đau thắt. Chúng ta, những người giáo viên, đã không thể làm gương cho các em về sự dũng cảm chống lại cái xấu, mà lại còn mang hậu quả cuả nó đổ lên đầu các em. Tại sao biết rằng nhận hối lộ là tham nhũng, là vi phạm pháp luật mà chúng ta lại không dám chống lại mà còn hùa theo. Rồi ngay chính cái việc viết cái sáng kiến kinh nghiệm này cũng nói lên nhiều điều. Tất cả chúng ta đều biết việc mỗi năm viết một cái sáng kiến kinh nghiệm là việc không thể, thế nên chúng ta đều đối phó bằng việc sao chép, đổi tên, làm qua loa… việc này báo chí cũng đã đăng từ rất lâu. Thế nhưng hết năm này qua năm khác chúng ta vẫn phải làm, bởi có ai trong chúng ta dám phản đối vì đấy là chỉ đạo ở trên. Và còn nhiều, rất nhiều việc nữa mà chúng ta biết là sai trái, nhưng nếu đã là chỉ đạo của trên chúng ta đều răm rắp nghe theo. Với những tấm gương như thế, liệu chúng ta có hoang tưởng khi cho rằng các em cần phải dùng lý lẽ để giải quyết  bất đồng thay vì vũ lực, các em sẽ tin tưởng và tuân thủ pháp luật để giải quyết mọi khó khăn hay lại dùng đến luật rừng. Và tệ hai nhất có lẽ là quyết tâm học tập của các em không còn để cống hiến cho xã hội mà là những cố gắng để leo cao, để được nhận hối lộ thay vì phải cúi đầu đút lót, để được ra lệnh thay vì răm rắp nghe theo. b. Giải pháp
                       (chờ mọi người gợi ý để viết tiếp)


  III. Kết luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét