Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Trung Quốc: Những điềm báo xấu

Phạm Duy Hiển


V. Minh

Hàng loạt các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc khó tránh khỏi một đợt giảm tốc kinh tế kéo dài sau 3 thập kỷ tăng trưởng với tốc độ hai con số.


Tín hiệu đáng lo

Nhiều chỉ số cho thấy kinh tế TQ đang đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài và không dễ lấy lại được đà tăng trưởng cao như trước.

Số liệu công bố hôm 25/1 từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia TQ cho thấy, lượng sử dụng diesel của Trung Quốc trong 2015 giảm 3,7% so với 2014. Đây là năm giảm thứ 2 liên tiếp và mạnh hơn mức giảm 1,5% trong năm trước đó.

Mức giảm 3,7% tính theo giá trị tương đối không phải quá lớn. Tuy nhiên, là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới cho nên tính theo con số tuyệt đối số lượng dầu diesel mà Trung Quốc giảm tiêu thụ trong năm vừa qua là khổng lồ. Đây là một trong những yếu tố gây áp lực lên lớn lên giá dầu.
Đồng NDT của Trung Quốc liên tục mất giá.

Hồi tháng 8/2015, thị trường thế giới chứng kiến một hiện tượng lạ: Trung Quốc xả kho dự trữ dầu diesel. Sau thép, nhôm, dầu diesel là mặt hàng quan trọng tiếp theo được TQ tung ra bán ồ ạt trên thị trường trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này chậm lại.
Lượng xấu khẩu dầu diesel của TQ trong tháng 8 đạt mức kỷ lục sau khi xuất khẩu nhôm và thép nhiều chưa từng có. Xuất khẩu diesel của TQ khi đó tăng tới 77% so với cùng kỳ lên hơn 722 ngàn tấn.

Theo Bloomberg, lần đầu tiên trong 25 năm qua, sản lượng thép ở Trung Quốc đã suy giảm. Trong năm 2015, các nhà máy thép của TQ đã giảm sản lượng do nhu cầu trong nước suy giảm, giá thép trên thế giới liên tục lao dốc. Theo đó, sản lượng thép năm 2015 giảm 2,3% xuống còn 803,8 triệu tấn. Tốc độ giảm trong tháng 12/2015 so với cùng kỳ là -5,2%.

Trong năm 2016, theo dự báo của Citigroup, sản lượng thép của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này có thể tiếp tục giảm thêm 2,6% do kinh tế giảm tốc. Trong giai đoạn 1990-2014, sản lượng thép thô của nước này liên tục tăng trưởng tới hơn 12 lần và là một thước đo cho sự phát triển của kinh tế TQ.

Sản lượng điện và tăng trưởng tín dụng cũng là các chỉ số được nhiều chuyên gia phân tích tin dùng hơn cả và được xem là một biểu hiện thấy điều gì đang thực sự diễn ra trong nền kinh tế.

Trước đó, sự sụt giảm chưa từng có của kho dự trữ ngoại hối cũng là một tín hiệu xấu đối với kinh tế TQ.

Năm 2015, TQ chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử dự trữ ngoại hối giảm và xuống đáy trong hơn 2 năm. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, dự trữ ngoại hối đã giảm hơn 500 tỷ USD trong năm vừa qua xuống còn 3.330 tỷ USD.

Xuất khẩu cũng là vấn đề đáng bàn, theo AFP, trong năm 2015, lần đầu tiên kể từ 2009 xuất khẩu của nước này suy giảm. Tổng kim ngạch thương mại giảm 7% so với 2014 xuống còn khoảng 3,7 ngàn tỷ USD. Nhiều dự báo cho thấy, trong tương lai, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ không thể tạo ra một bước ngoặt thần kỳ như trước đây.

Năm ngoái, TQ cũng đã phải chứng kiến 1.000 tỷ USD tháo chạy khỏi nước này. Hiện tượng tháo chạy của các NĐT khiến nhiều người không khỏi liên tưởng về một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế nước này trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế xuất khẩu tốc độ cao sang mô hình ổn định hơn tập trung vào dịch vụ và tiêu dùng.

Nỗ lo giảm tốc

Có quá nhiều những nhận định khác nhau về nền kinh tế TQ. Nhiều chuyên gia cho rằng, TQ sẽ chứng kiến một cú hạ cánh cứng và rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số chuyên gia cho rằng, không có gì phải lo cho TQ, nền kinh tế nước này vừa có một bước tiến lớn. Tiêu dùng đã tăng trở lại và dịch vụ đang ngày càng đóng góp lớn hơn vào GDP… TQ còn nhiều dư địa để kích thích tài khóa nếu cần thiết…

Mặc dù vậy, sự lo ngại là phổ biến. Theo thống kê của Google, nếu như trong năm 2014, các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất về nước này là: TQ nền kinh tế lớn nhất thế giới, TQ vượt Mỹ, TQ nền kinh tế số 1 thế giới… thì các từ khóa chủ yếu trong năm 2015 là “kinh tế Trung Quốc sụp đổ”, “kinh tế Trung Quốc khủng hoảng”, "cuộc chiến tiền tệ"...

Cú sốc chứng khoán bắt đầu từ nửa cuối tháng 6/2015 khiến TTCK TQ bốc hơi gần 50%, tương đương mất 5 ngàn tỷ đồng đã khiến thế giới lao vào tìm hiểu xem vấn đề gì đang xảy ra với một huyền thoại về tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế mà chỉ trước đó vài tháng được xem là có thể vượt Mỹ để lên vị trí số 1 chỉ trong một vài năm sau đó.

Trung Quốc đối diện với khá nhiều vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế.

Cú lao dốc trên TTCK nhiều thời điểm đã được chặn lại. Tuy nhiên, những nỗ lực này liên tục tan thành mây khói với những cú sốc sập sàn trong những ngày đầu năm mới 2016.

Sau một thời gian hàng thập kỷ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế TQ cần phát triển chậm lại để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có chất lượng hơn. Thay vì dựa vào đầu tư và xuất khẩu, nền kinh tế được hướng sang tiêu dùng và dịch vụ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm hơn là điều khó chấp nhận. TQ đã liên tục bơm tiền để kích tăng trưởng kinh tế và khiến TTCK bùng nổ tăng trưởng gấp 2,5 lần trong một thời gian ngắn ngủi 1 năm tính cho đến giữa 2015.

Trung Quốc đối diện với khá nhiều vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế.

Nguồn: Vietnamnet

Tin khó tin: Kiến thắng kiện củ khoai

LĐO Hà Phan
Tin khó tin hôm nay xin đem đến ba câu chuyện cổ tích hiện đại: Kiến thắng kiện khoai, tỷ phú bị nhầm ăn mày và bỗng dưng thành nông thôn mới. Nhưng đừng bỏ qua phát ngôn không có xe máy một tuần kinh tế VN sẽ sập cùng câu chuyện phim cấp 3 chiếu trong tang lễ…
1. Kiến thăng kiện củ khoai
Ngày xửa ngày xưa con kiến đi kiện củ khoai lấp hang mình, ngày này qua tháng nọ mãi chẳng được gì. Nhưng ngày nảy ngày nay có Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa thắng kiện Chủ tịch UBND TP này. Chuyện kể rằng  chẳng hiểu sao ông Chủ tịch TP lại ra quyết định thanh tra  tài chính ngôi trường không hoạt động bằng tiền Nhà nước. Kì lạ hơn Tòa TP.Buôn Ma Thuột phán quyết định trên sai nhưng lại bác đơn kiện. Ông Hiệu trưởng buộc phải vác đơn lên hầu tòa tỉnh và được tuyên thắng kiện Củ khoai. Cổ tích hiện đại đấy quý vị ạ! Tôi cứ băn khoăn mãi Tòa TP.Buôn Ma Thuột  ngại ngùng gì lại bác đơn con kiến dù biết củ khoai sai? Thế mới hay dân luôn ngại tòa cấp nào xử cấp ấy bởi gặp dân ít gặp nhau nhiều, xử quan bác thua lẽ nào gặp nhau ngoảnh mặt làm ngơ. Chẳng lẽ trước Tòa này lại tìm công lý ở Tòa kia? Vòng lên vòng xuống niềm tin dễ rơi giữa đường.
Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
2. Nhầm tỷ phú là ăn mày
Tôi xin kể thêm một câu chuyện cổ tích hiện đại. Đúng là nghìn bông lúa sót nên kho lúa vàng thật quý vị ạ! Dù ở trong ngôi nhà năm tầng khang trang ngay trung tâm thủ đô, con cái thành đạt, lương hưu dư sống, nhưng vợ chồng ông Đinh Xuân Toàn (73 tuổi) và vợ Lê Thị Xuân (67 tuổi, ngụ phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) vẫn có thói quen mót lúa khiến nhiều người tưởng là... ăn mày. 
Vụ mùa nào ông bà cũng lên Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức… mót từng hạt lúa sót về phơi sân thượng và kiếm cả chục triệu đồng! Thán phục hai cụ rồi lại nghĩ đến những ăn mày mà người ta cứ tưởng tỉ phú. Thành phần này khá đông, túi rỗng ngân lượng cạn kiệt nhưng xài rất sang, Chúa Chổm còn phải lạy cụ. Chẳng đâu xa, Tết này cứ nhìn mấy ông đi xin gạo cứu đói rồi lại bắn lên trời khắc rõ. Của đau chắc chỉ con dân xót.
Hai vợ chồng tỷ phú 
Bị thành nông thôn mới
Dân rất thật chứ không gian.Tôi xin chứng minh ngay bằng câu chuyện cổ tích thứ ba. Mặc cho Tỉnh  công nhận xã Đạo Nghĩa (Đăk R’Lấp, Đăk Nông) là xã nông thôn mới nhưng dân bảo họ vẫn mơ điều ấy là sự thực! Ông Nguyễn Duy Thảnh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạo Nghĩa thừa nhận, hiện xã còn 3 tiêu chuẩn chưa hoàn thành nhưng ý tỉnh muốn thế! 
Còn báo Dân Việt tiết lộ lý do để đưa Đăk Nông ra khỏi danh sách “trắng” xã nông thôn mới trong năm 2015. Nghe rất giống chuyện khu phố văn hóa dưới miền xuôi, người dân “ được” mà cứ như “ bị”.  Không hiểu từ đâu một ngày đẹp trời nào đó danh hiệu từ trên trời rơi xuống. Đôi khi bỗng dưng thành cái gì đó rất khó chịu, nhất là những thứ hão huyền chỉ dùng trang sức và báo cáo thành tích. Dân không gian chỉ có quan chưa ngay thôi.
Con đường bụi mù ở Đạo Nghĩa (Đăk R’Lấp, Đăk Nông).
4. Bỗng dưng mất việc
Lại bỗng dưng quý vị ạ! Toàn là bỗng dưng rất khó chịu. Gần 300 công nhân của Cty G-tech (thuộc cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) đang làm việc đột nhiên có thông báo, về nghỉ vì Cty... hết việc. Đây không phải là trường hợp cá biệt bởi các ông chủ muốn trốn tránh các khoản lương thưởng khi Tết cận kề. Dù sai nhưng họ vẫn liều. Người lao động lâm vào cảnh này vốn túng càng thiếu, lạnh thêm  giữa những ngày giá rét. Miếng cơm đến miệng rồi vẫn đành lòng lấy lại sao?
Công nhân Cty G-tech bỗng dưng mất việc (Lao động) 
5. Hà nội nhúc nhích
Mấy ngày này, đúng là Hà Nội không vội được đâu. Phi ra đường như vào mê cung, tiến thoái lưỡng nan, tan tầm phần đông đứng ngắm nhau. Nhưng chắc chắn không kẹt xe đâu mà chỉ nhúc nhích như Sài Gòn thôi các bác nhỉ? Mà nhìn cách khác, nhúc nhích kiểu này rất lợi như chen chúc ấm áp, khói xe sưởi ấm giữa trời đông giá rét. 
Mọi hiện tượng đều có hai mặt của vấn đề, hình như ai đã dạy thế và nên nhìn Hà nội nhúc nhích ở vấn đề vẫn còn nhúc nhích được.  Chẳng mấy khi nhìn rõ hiệu xe và nhãn áo quần như hôm qua đâu. Mai kia lên metro, vào xe buýt và xe máy vào bảo tàng thì có muốn tìm lại cảm giác nhúc nhích khó đấy. Tây còn trầm trồ đấy là đặc sản của ta mà. Cứ từ từ mà nhấm nháp nhé!
 Xe cộ nhúc nhích về nhà (Lao Động)
6. Mở phim cấp 3 giữa đám tang
Chuyện quá khó tin này vừa xảy ra tại cơ sở hỏa táng Thornhill ở TP Cardiff – Anh. Hàng trăm người đang tập trung tại đám tang để tiễn đưa anh Simon Lewis, 33 tuổi cùng cậu con trai chưa chào đời cùng tên về nơi an nghỉ cuối cùng sau vụ tai nạn xe hơi tàn khốc. 
Giữa không khí tang tóc bỗng nhiên một phim cấp 3 với nhiều hình ảnh khêu gợi cùng tiếng động vang lên! Không hiểu sao loay hoay mãi 4 phút sau phim mới tắt. Nhưng so với nhiều đám tang tại Sài Gòn, nơi các nhóm pê đê khỏa thân không nghệ thuật thì sự cố trên dễ tha thứ hơn. Sex cũng nên đúng nơi đúng chỗ. Người chết không xem được, còn với người sống xin ra chỗ khác nhé các chị Hai mang súng.
Nơi diễn ra tang lễ phát phim cấp 3 
7. Phát ngôn ấn tượng:  Kinh tế Việt Nam sập nếu không có xe máy
KTS Lý Trực Dũng nói “Tôi dám khẳng định, nếu không có xe máy, chỉ trong một tuần toàn bộ nền kinh tế VN sẽ sụp đổ”. Chẳng biết kinh tế vĩ mô sẽ ra sao chứ kinh tế vi mô như nhà tôi không có xe máy thì một tuần cũng đổ vỡ. Việt Nam hiện có hơn 90 triệu dân và có tới  40 - 45 triệu xe máy, hơn nửa số đó tập trung tại Hà Nội và TPHCM và đang được xem là thủ phạm chính gây tắc đường. Cấm hay hạn chế dễ thôi nhưng tầng lớp bình dân đang chiếm đa số sẽ cưỡi gì lên hiện đại hóa? Bài toán 40 năm qua chưa có đáp số. 
Ai giải nổi không chỉ xứng với Nobel toán học mà cả Nobel kinh tế chắc ẵm trọn. Vị nào đấy xui cứ dũng cảm cấm dần  xe máy. Xin can! Khi đã có phương tiện thay thế hữu hiệu rồi, chẳng cần mệnh lệnh hành chính đâu. Còn bây giờ?  Dường như  KTS Lý Trực Dũng cũng có lý đấy.
 

Nguồn: http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-kien-thang-kien-cu-khoai-513189.bld

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Tổng Bí thư và hội chứng “củ khoai tây”

Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Hà Nội và những tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung những ngày này, chưa bao giờ gặp phải những cơn mưa rét giá lạnh thấu xương. Thậm chí, lần đầu tiên băng tuyết phủ trắng xóa một số vùng cao. Hàng trăm trâu bò ngã quỵ, chết rét. Còn trẻ em miền núi nhiều nơi chỉ phong phanh tấm áo mỏng, thật xót đau. Dù không ít đoàn từ thiện đã nhanh chóng chuyển gạo, áo ấm chia sẻ cho người dân vùng khó khăn.
Người già và cuộc cờ “05 cầm”
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Đại hội Đảng lần thứ XII. Ảnh minh họa: VietnamNet
Vậy mà xem ra, cơn giá lạnh của tạo hóa vẫn không thể làm giảm bớt “sức nóng” quan tâm sự kiện chính trị lớn nhất của năm mới 2016- Đại hội Đảng XII. Tin tức nhân sự cấp cao là điểm đỉnh của mối quan tâm, liên tục được cập nhật trên các trang báo, mạng XH. Hàng trăm bài báo, ý kiến trong nước, nước ngoài phân tích tình hình, đoán già đoán non về đội ngũ sẽ cầm cương nảy mực của quốc gia. Có gì lạ đâu. Quốc gia nào cũng vậy. Xưa nay, người dân luôn nhìn vào tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của những người lãnh đạo đứng đầu sóng ngọn gió.
Mà nước Việt can trường và khổ đau, nội lực còn nhiều yếu kém sẽ “ra gió” thế nào trên hành trình hội nhập để phát triển?
Cuối cùng, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã xuất hiện- ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư ĐCSVN đã tái đắc cử.
Ông không phải là gương mặt xa lạ với chính trường VN. “Trận mạc” của ông trước khi dấn thân vào hoạt động chính trị, từ cơ sở, là lĩnh vực nghiên cứu, lý luận xây dựng Đảng. Năm qua đi tháng qua đi, ông dấn thân vào công tác quản lý, trưởng thành với một bề dày vị thế hiếm có- Ủy viên BCH TƯ Đảng (khóa VII, VIII, IX, X, XI), Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng (khóa VIII, IX, X, XI). Và là Tổng Bí thư ĐCSVN khóa XI.
Chính vì thế, khi thông tin về các nhân sự cấp cao còn chưa ngã ngũ, báo chí nước Việt đã có nhiều bài viết như nói hộ lòng dân đang nhức nhối cùng kỳ vọng, vào sự thay đổi tươi sáng hơn diện mạo XH trước những cơn sóng cả Biển Đông, sự đục khoét của giặc nội xâm, lợi ích nhóm, lo lắng cho sự hưng vong của quốc gia.
Một luật sư Lê Đức Tiết (Ủy ban Trung ương MTTQ VN) cho rằng TBT phải có những phẩm chất đặc biệt. Theo ông, tri thức có nhiều bao nhiêu, đạo đức có tốt bao nhiêu nhưng nếu không biết tạo ra thời cơ, nắm bắt thời cơ thì chưa đủ. Nghệ thuật người lãnh đạo là tạothời cơ và nắm bắt thời cơ (VietNamNet, ngày 27/1)
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VietnamNet.
Nắm bắt thời cơ có thể coi là “bí kíp” làm nên và xoay chuyển, thay đổi vận mệnh một dân tộc. Và với nước Việt, TPP sắp tới, vừa là thử thách những cũng là một thời cơ lớn để nước Việt chuyển mình theo nhịp độ phát triển của thời đại? Một Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu IV, người vào sinh ra tử nhiều chiến trận, nhắn gửi: Phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nhất là biển đảo. Biển Đông là vấn đề sống còn của cả dân tộc. (VietNamNet, ngày 25/1).
Cũng như luật sư Lê Đức Tiết, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vô cùng day dứt về quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền, khi ông cho rằng: Đảng phải kiên quyết đấu tranh loại trừ bằng được những vấn nạn này. Đó là vấn đề bức xúc số một của Đảng, của dân, bởi nó làm suy yếu sức mạnh của Đảng, của quốc gia.
Nhưng người viết bài chú ý và tâm đắc nhất với những bí quyết đầy tính triết lý, sản phẩm của sự nghiên cứu thâm sâu của người xưa trong cuộc cờ chính trị, điều binh khiển tướng, mà TS Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản chia sẻ với báo VietTimes trước đó (ngày 18/1)
Theo ông Nhị Lê, bí quyết đó là “05 cầm”: Một là, cầm Đạo. Đạo là đường. Con đường phải đi, nền tảng phải giữ, nguyên tắc phải nắm lấy và phát triển bằng mọi giá. Hai là, cầm Cương. Ba là, cầm Tướng. Bốn là cầm Tâm. Năm là, cầm Thời. Đây chính là tầm nhìn thời cuộc. Khả năng tiên liệu thời thế, tầm nhìn chiến lược.
Còn theo người viết bài, tất cả những gửi gắm, đòi hỏi và kỳ vọng vào những giải pháp của người đứng đầu Đảng ta, những người lãnh đạo cao cấp, chỉ đòi hỏi họ hai điều: 1- Cần có tư duy trẻ, để hiểu thời thế, vận mệnh đất nước, hiểu thời đại và những quy luật thực tiễn. 2- Biết hành động thông minh, khôn ngoan, quyết đoán. Trước những nguy cơ lớn, mà ông Nhị Lê- Phó TBT Tạp chí CS đã nhìn nhận- hội chứng “củ khoai tây”:
Đó là, bề ngoài tưởng một khối thống nhất, nhưng bên trong thì năm bè, bảy mảng. Một số tổ chức đảng là tập hợp những “củ khoai tây” trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc. Các tổ chức chi bộ đảng có nguy cơ thành hàng ngàn những “bao tải khoai tây”.
Còn gì đáng sợ hơn sức mạnh … hội chứng “củ khoai tây”?
Liệu nhân dân có thể trông đợi ở ông, và những đồng sự của ông, trong cuộc cờ mới- với giặc nội xâm, lợi ích nhóm- bằng vũ khí, tư duy và năng lực hành động đều rất trẻ, cho dù tóc đã bạc sương?
Trong giờ phút ra mắt quốc dân đồng bào, thay mặt Ban CHTW Đảng khóa XII, ông nhấn mạnh thông điệp của tập thể lãnh đạo Đảng gửi tới cả dân tộc, gói gọn trong mấy chữ: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm.
Người trẻ và chân lý ở… thực tiễn
Ngược với hình ảnh TBT Đảng CS là một người “tái đắc cử”, tóc bạc trắng, có hai đại biểu lần đầu được bầu đều trúng cử với “số phiếu bầu ấn tượng”, theo bình luận của VietNamNet, ngày 26/1, trở thành UVTƯ chính thức khóa này, đều rất trẻ, cũng đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy trẻ nhất nước khi nhậm chức. Họ đều đã từng nổi tiếng khi được bổ nhiệm. Đó là Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976), Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và Nguyễn Xuân Anh (cũng sinh năm 1976) Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Với một nền chính trị VN lâu nay thường do người có tuổi “cầm chịch” thì hiện tượng hai ĐB này quả khiến dư luận XH nổi như… cồn. Nhưng ngoài lẽ trẻ già, dư luận xôn xao bàn tán còn do nhân thân họ khá “đặc biệt”.
Bởi lẽ Nguyễn Thanh Nghị là con trai trưởng của người đứng đầu Chính phủ, là TSKH ngành Kỹ thuật Xây dựng (ĐH George Washington, Mỹ), nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM. Rồi Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất VN. Trở thành UV dự khuyết tại ĐH Đảng XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015-2020).
Còn Nguyễn Xuân Anh là con trai trưởng của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, từng là phóng viên công tác tại báo Thanh niên trước khi trở thành UV dự khuyết TƯ Đảng, UV Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015-2020).
Phải công bằng mà nói rằng, cho dù cả hai đều cho rằng, nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực bản thân, cho dù mọi việc đề cử, bổ nhiệm đều “đúng quy trình”, thì việc tiến quá nhanh trên con đường hoạn lộ cũng buộc họ, những người trẻ tuổi giữ những chức vụ quan trọng của quốc gia phải đối mặt với những áp lực dư luận hoài nghi đa chiều, không đơn giản.
Nhưng cũng phải công bằng mà nói, họ- hơn hẳn thế hệ cha chú họ ở trình độ, học vấn đào tạo bài bản. Mặt khác, họ có “bàn đạp” gia đình, và kinh nghiệm hoạt động chính trị “cha truyền con nối”, lại tiếp cận nhanh chóng công nghệ thông tin, thông tin đa chiều của thời hội nhập. Điều đó rất có thể giúp họ sớm trưởng thành, có tư duy già dặn, bản lĩnh chính trường trong việc xử lý các tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước những năm tháng thật buồn, hàm chứa nỗi đời nhức nhối của nhà thơ, đồng thời còn là UV Bộ Chính trị Ban CHTW ĐCSVN khoá IX; ĐBQH khóa X, cựu Bộ trưởng Văn hóa. Liệu sự nhức nhối đó sẽ được những nhân sự cấp cao, những lãnh đạo già, trẻ khóa này “hóa giải” ra sao, trước hội chứng “củ khoai tây”, trước quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm phổ biến?
Nhất là thời cuộc này, người dân chỉ tin và kiểm chứng cái tài cái đức của người lãnh đạo ở thực tiễn. Bởi chân lý không ở lời nói hay, nói giỏi, mà là ở thực tiễn. Sẽ chỉ tin, khi các chính sách ban hành hàm chứa Thông điệp của TBT mới đây gửi đi: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm, biến thành thực tiễn đời sống.
Đổi mới là sống còn
Tại ĐH Đảng XII, có một tham luận gây chấn động dư luận XH, làm dấy lên rất nhiều lời bàn tán của các trang mạng. Đó là tham luận của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông là người từng có những phát ngôn rất ấn tượng, thẳng thắn, như nói hộ nỗi lòng người dân. Và bây giờ, trên bục diễn đàn tại ĐH Đảng XII, trước vận mệnh dân tộc- tiến lên hay chấp nhận mãi mãi tụt hậu- tham luận của ông, thẳng thắn, trung thực, đã được dư luận chia sẻ, ủng hộ. Ông Nguyễn Sinh Hùng, UV Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, người điều hành phiên thảo luận đã nhận xét: Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước (TT, ngày 22/1).
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Cơ sở của kiến nghị này chính là thực tiễn đất nước qua 30 năm đổi mới, với những hay dở, tốt xấu, khẳng định và khiếm khuyết cùng tồn tại.
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Ảnh minh họa: Zing.
Thành tựu lớn nhất, là VN đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, làm thay đổi căn bản cuộc sống của cả đất nước, đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong hệ thống chính trì gần như không thay đổi
Công tâm mà nói, đây không phải đề xuất gì mới mẻ.
Cũng theo ông Bùi Quang Vinh, cách đây 05 năm, ĐH XI của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế XH 2011-2015 cũng đã nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Trong thực tế, đổi mới kinh tế là khá rõ, nhưng đổi mới về thể chế chính trị hầu như chưa làm, công cuộc đổi mới 05 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn.
Như vậy trong thực tế, công cuộc đổi mới của nước Việt mới đi bằng… một chân.
30 năm đổi mới, với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, là cả thời gian khá dài để họ đưa nền kinh tế của họ từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế phát triển. Trong khi qua 30 năm đổi mới, nước Việt vẫn còn ở một giai đoạn tuy có những thành tựu nhưng tốc độ vẫn chỉ là “nhúc nhích”.
Những kiến nghị mang nội hàm như của ông Bùi Quang Vinh thật ra đã được đề cập khá nhiều với các cách diễn giải khác nhau, trên báo chí, ở rất nhiều bài viết. Có điều sự hấp dẫn và “trọng lượng” của phát ngôn đó chính là vì ông là một Bộ trưởng, dám nói thẳng trên diễn đàn ĐH Đảng những bất cập của một thể chế quản lý, mang tính ràng buộc trách nhiệm rất cụ thể.
Hội chứng “củ khoai tây” và “lợi ích nhóm”
Mặt khác, ngay cả trong những thành tựu kinh tế, cũng đã có những chuyển dịch chi phối đáng suy ngẫm. Người viết bài chú ý đến nhìn nhận của Ts Vũ Thành Tự Anh-  Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tại Tọa đàm Mùa xuân do báo Người Đô thị tổ chức gần đây, khi ông cho rằng:
Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai, nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.
Đấy cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với những năm gần đây.
Không có được ý chí sửa sai ấy, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ hàng loạt trục trặc từ 2008. Hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách DNNN, khu vực ngân hàng, đầu tư công… thực ra chỉ có tính hình thức, là cách “mua thời gian”, đẩy những trục trặc về tương lai.
Đó là gì, nếu không phải là diện mạo của lợi ích nhóm? Mà mọi giải pháp đổi mới để tháo gỡ những khiếm khuyết của thể chế quản lý, không thể không tính đến yếu tố này, như một vật cản khủng trên hành trình phát triển của quốc gia.
Nếu như chống tham nhũng đã khó, thì chống hiện tượng lợi ích nhóm (tiêu cực) còn khó hơn, và nhiều khi là không tưởng. Vì nó nguy hiểm ở chỗ rất ảo, tuy lợi ích rất thật. Ở góc độ nào đó, lợi ích nhóm cũng là hội chứng… “củ khoai tây”.
Và vì vậy, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra được những giải pháp mang tính nguyên lý, căn cốt lâu dài. Đó là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, nền kinh tế thị trường đầy đủ, xã hội dân chủ, phát triển, thịnh vương cao. Thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế, song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm. Bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển…
Thì người viết tâm đắc với những giải pháp trước mắt, cụ thể nhưng cực kỳ cấp thiết. Vì chỉ có thế, mới góp phần tạo ra sức mạnh nội lực một quốc gia.
Đó là xóa bỏ tư duy và cơ chế xin- cho, đặc biệt trong khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng lành mạnh, theo đúng nghĩa- kinh tế thị trường “đầy đủ”. Nhất là nay mai, thềm nhà có… TPP.
Là thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự độc đoán, chuyên quyền. Kiểm soát quyền lực không gì hữu hiệu bằng mở rộng dân chủ, lắng nghe sự phản biện, kết hợp với cải cách tư pháp.
Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Kỳ Duyên
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/287333/tong-bi-thu-va-hoi-chung-cu-khoai-tay.html

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử


Sáng 28/1/2016 (giờ Bắc Kinh), Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới đầu đề “Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là tín hiệu tích cực nhưng không tuyệt đối”. Nguyên văn như sau:

Hội nghị toàn thể Trung ương khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) họp ngày 27/1 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa mới. Sự tái nhiệm của ông trên chức vụ này được dư luận phổ biến cho là tín hiệu quan trọng thể hiện ĐCSVN muốn duy trì đường lối chính trị ổn định.

Đại hội XII ĐCSVN được dư luận phương Tây chú ý cao độ, họ tiến hành sự phân tích thổi phồng vấn đề “bè phái” trong nội bộ ĐCSVN, gọi Tổng Bí thư Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng là “phái Bảo thủ” và “phái thân Trung Quốc”, gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phái Cải cách” và “phái thân Mỹ”. Truyền thông phương Tây luôn suy đoán Nguyễn Tấn Dũng, người “dốc sức thúc đẩy đưa Việt Nam gia nhập TPP” rất có thể trở thành tân Tổng Bí thư ĐCSVN, tuyên truyền ông sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong công cuộc cải cách ở Việt Nam.

Khi sắp tới thời điểm cuối cùng trước ngày khai mạc ĐH XII, đã xuất hiện sự thay đổi tin tức. Các tin tiếp theo chứng thực tình hình chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng từ bỏ cuộc chạy đua làm người lãnh đạo ĐCSVN, ông không vào Ban Chấp hành Trung ương mới, Nguyễn Phú Trọng tái giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Thế là một số dư luận phương Tây cho rằng “phái Bảo thủ” và “thế lực thân Trung Quốc” chiếm ưu thế.

Nhưng sự phân tích của dư luận phương Tây về nội tình ĐCSVN là quá nông cạn, đây là căn bệnh cũ của phương Tây khi phân tích về các nước cộng sản. Dư luận phương Tây đặc biệt thích dùng “phái Cải cách” và “phái Bảo thủ” để phân chia tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN, và dán nhãn mác “thân Mỹ” hoặc “thân Trung Quốc” cho hai phái này. Thực ra, dù cho ai nắm quyền lãnh đạo, hiển nhiên người đó sẽ đặt lợi ích của Đảng và Nhà nước Việt Nam lên hàng đầu, sự khác biệt về nhận thức của họ chưa chắc là không thể điều hòa được; đặc biệt, việc các nhân vật khác nhau được bầu làm Tổng Bí thư lại không có nhiều khả năng dẫn đến hậu quả khiến cho đường lối của nhà nước đi ngược với mục đích đã xác định.

Công cuộc cải cách của Việt Nam được dư luận rộng rãi cho là thành công. Không gian chính trị để nó đi chệch con đường hiện nay và bước mạnh theo mô hình “cải cách” của phương Tây là rất nhỏ. Cùng với việc Việt Nam mở cửa, sự thâm nhập chính trị của phương Tây đã xộc vào nước này. Các hậu duệ người Việt ở Mỹ có ý nguyện mạnh mẽ muốn lật đổ chế độ chính trị Việt Nam. Những điều đó tất nhiên sẽ làm ĐCSVN tăng cường cảnh giác, khiến họ quan tâm tới vấn đề phương hướng cải cách.

Việc xử lý tốt quan hệ với hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ được rất nhiều nước Đông Á coi là “mạch sống” về ngoại giao, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam coi Trung Quốc và Mỹ đều rất quan trọng, nhưng họ cũng có tâm lý đề phòng hai nước lớn này.

Trung Quốc là hàng xóm “lớn và có thật [nguyên văn chân thực]” của Việt Nam, Việt Nam gia nhập TPP nhưng việc Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của họ thì không thể thay thế. Điều càng quan trọng hơn là Trung Quốc, Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, con đường cải cách của Việt Nam từ cải cách kinh tế đến xây dựng đảng rồi đến ngăn ngừa sự thâm nhập của phương Tây, đều hấp thu nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc. Vấn đề giữa Trung Quốc với Việt Nam là tranh chấp lãnh thổ, nhưng tranh đi tranh lại bao năm nay, hai nước đều bắt đầu hướng tới bình tĩnh, nghiêm túc suy nghĩ nên đặt việc tranh chấp lãnh thổ ở vào vị trí nó nên ở, không thể để nó trở thành toàn bộ mối quan hệ Trung-Việt.

Mỹ là anh cả của phương Tây, tự nhiên là mục tiêu trọng điểm trong chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội còn chịu sự quyến rũ mê hoặc của việc “lôi kéo Mỹ khống chế Trung Quốc” trong tranh chấp lãnh thổ. Việc phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ cũng là chiều hướng tình thế chung. Song le vấn đề ở phía Mỹ là đồng thời với việc hợp tác, họ còn gieo rắc vào Việt Nam hạt giống “cách mạng màu”. Việt Nam khác Trung Quốc, nhiệm vụ chống đỡ sự lật đổ từ bên ngoài của họ nặng nề hơn, tình thế cũng nghiêm trọng hơn.

Việt Nam phải xây dựng chính sách phát triển đất nước trong một loạt nhân tố mâu thuẫn lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Họ cần có năng lực biết phân biệt thật giả và biết phân chia nặng nhẹ, cấp thiết và chưa cấp thiết. Họ càng đi về phía trước lại càng phát hiện không thể tấn công một điểm này mà bỏ qua các điểm khác, họ không thể nghe theo sự xúi giục của một khẩu hiệu nào đó, không thể bị quyến rũ bởi một cái tốt đơn độc nào đó, họ sẽ tự nhủ nên trù tính đầy đủ các mặt quốc sách, lấy ổn định để mà tiến xa.

Trong tình hình đó, Việt Nam rất khó triệt để “thân Trung Quốc” hoặc “thân Mỹ”, e rằng họ cần nhất là “thân ổn định vững bền”, “thân cân bằng lợi ích”.

Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm và Nguyễn Tấn Dũng mất quyền tranh đua có lẽ làm cho dư luận phương Tây có chút chán nản thất vọng, nhưng người Trung Quốc hoàn toàn không có lý do sa đà vào logic phân tích của phương Tây, cho rằng mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam từ nay “ổn thỏa rồi”. Cuộc tranh chấp Nam Hải giữa Việt Nam với Trung Quốc có lẽ sẽ được quản lý, kiểm soát như tình hình mới đây đã hình thành, song [tranh chấp] sẽ không ngừng lại. Sự hợp tác Việt Nam-Mỹ cũng sẽ không vì Nguyễn Tấn Dũng ra đi mà xuống dốc.

Nhưng dù nói thế nào đi nữa thì việc Nguyễn Phú Trọng đắc cử là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam. Thể chế của ĐCSVN có đặc sắc “nhiều đầu não” [nguyên văn: đa đầu] nhưng Tổng Bí thư ĐCSVN có sức ảnh hưởng lớn nhất với đường lối của Nhà nước. Công chúng Trung Quốc nên chúc mừng vị lão đảng viên 72 tuổi này của ĐCSVN, chúng ta cũng hy vọng ông có thể dẫn dắt Việt Nam làm bạn tốt của Trung Quốc, để cho kế sách lớn phát triển của hai nước thích ứng với nhau, khiến cho các vấn đề giữa hai nước có thể được giải quyết thông qua hiệp thương.
nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/29/tq-binh-luan-nguyen-phu-trong-tai-dac-cu/

“Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền

Ths. Trương Khắc TràGiáo dục Việt Nam
Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền...

LTS: Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách. Ths. Trương Khắc Trà băn khoăn rằng, chúng ta sẽ hội nhập thế nào?

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.


Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm.

Một lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng! gấp 33 lần tiền mua sách và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải trí rẻ tiền.

Người Việt chi ra 3 tỷ đô la để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ sẽ “gánh” hơn 33 lít!
Một con số kinh hoàng, không sai nếu xếp bia rượu vào quốc nạn, nhớ ngày xưa Bác Hồ nói thực dân Pháp đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn… thì nay chúng ta đã tự mua cồn đầu độc chính mình.

Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền
Hệ quả chúng ta là nước luôn ở tốp dẫn đầu về tai nạn giao thông trong khu vực Đông Nam Á, khi số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trong 5 năm từ 2010 – 2015 trung bình mỗi năm có gần 9.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó bia rượu đóng vai trò không nhỏ.

Thậm chí nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam còn nhiều hơn lính Mỹ tử trận khi tham chiến tại Trung Đông.

Cứ đâu trên đất nước Việt Nam này cũng dễ dàng bắt gặp cảnh chén chú chén anh, nhậu từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, bất kể đầu tuần hay cuối tuần các quán nhậu đều đông kín mít, đa phần là giới trẻ.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu, có chuyện vui: nhậu, gặp chuyện buồn: nhậu, hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu, ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa": nhậu, có khách đến nhà: nhậu…bình thường không làm gì cũng…nhậu.
Dân ta có thừa tiền để uống bia nhưng lại dè dặt “tiết kiệm” hơn trong việc đầu tư cho phát triển tri thức khi con số do Cục xuất bản in và phát hành công bố mới đây số tiền thu được từ bán sách trong năm qua chỉ bằng…1/33 so với tiền uống bia! 2000 tỷ đồng không hơn.

Có gần 30 triệu người dân chưa bao giờ biết sách là gì, 44% dân số thỉnh thoảng đọc, coi như không bởi vì đọc sách không thể nào làm bạn với …cưỡi ngựa xem hoa!
Người Việt chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Nghịch lý thay, một đất nước có 480 trường đại học, hàng trăm viện nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên trên dân cao ngất ngưỡng nhưng tại sao tỷ lệ đọc sách lại thấp đến vậy?
Những con số trên đã trả lời vì sao sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, vì sao những tấm bằng cử nhân ngày càng kém giá trị và vì sao bạo lực ngày càng tăng trong khi đạo đức luân thường xuống cấp nghiêm trọng…

Những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách, không thể nào tiếp cận được với tri thức của nhân loại nếu không coi sách là cánh cửa buộc phải bước qua, rồi đây giới trẻ sẽ hội nhập và phát triển như thế nào nếu thiếu nền tảng tri thức cơ bản từ sách.
Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.
Bởi không một ai có thể đọc được sách sau khi đã chếnh choáng men rượu và càng không thể hấp thụ được văn hóa nghệ thuật đích thực khi tâm hồn và thị hiếu đã bị đầu độc theo nghĩa đen.

Phải là nói văn hóa giải trí rẻ tiền là bởi những gì người Việt kiếm tìm trên mạng trong một năm qua đều thuộc về những ca khúc giải trí mì ăn liền như “vợ người ta”, “không phải dạng vừa đâu”, “khuôn mặt đáng thương” và những bộ phim dài dằng dặc, phim bạo lực…thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật đích thực.

Đành rằng việc tra cứu thông tin thường theo thói quen nhưng thói quen lâu dần sẽ tạo thành tính cách và không ai trong tất cả chúng ta muốn rằng tính cách người Việt là vô tình, lãnh đạm, thờ ơ với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Những vấn đề của hôm nay mai sau sẽ trở thành lịch sử, đừng để con cháu chúng ta sau này lật những trang sử của cha ông trong sự ngỡ ngàng ngạc nhiên.

Đất nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây, tương lai đất nước có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không là phụ thuộc vào giới trẻ, đất nước cần sự tỉnh táo và trí tuệ của những người trẻ, hãy giảm rượu bia và phát động phong trào đọc sách ngay hôm nay nếu không muốn mãi tụt hậu.

Tài liệu tham khảo:
 

Tin khó tin: Chào sếp à? 10 chai đưa đây!

LĐO Đào Tuấn (tổng hợp)

Thầy giáo ăn thịt học sinh. Con kiện cha quỵt nợ, cha kiện con bị điên. Chào hỏi ông giám đốc- Đi đời 10 triệu! Nếu gia đình là tế bào thì cái tế bào đó đang bị chập dây thần kinh. Nếu nhà trường là thánh đường thì ở đâu đó cái thánh đường ấy đang tanh mùi ô uế!
    Những đồng tiền chỉ có thể dùng để...hối lộ
    Hôm qua đọc 4 chữ “hết thời tiền lẻ” mà giật mình thon thót các bạn ạ.
    Đại ý khởi nguồn là từ chuyện Nam Thiên đệ nhất động cứ mỗi mùa lễ lại phải có 2 cán bộ ngân hàng “nằm vùng” cả tháng trời để cùng với các tình nguyện viên đếm tiền đến...nhừ tay.
    Đếm đến gầy người. Nhiều đến mức thuê một đoàn 5-7 xe chở về kho.
    Và chuyện hạn chế, không in tiền lẻ, là bởi mỗi dịp Tết, chỉ riêng việc in tiền lẻ mới phục vụ nhân dân lễ chùa đã tốn đến mấy trăm tỉ tiền in tiền. In xong, chùa chiền thì chỉ để... nhập kho.
    Hạn chế là đúng rồi. Bởi chẳng ở đâu in tiền chỉ để dùng một lần. Chẳng ở đâu in tiền chỉ để hối lộ thánh thần.
    Nhưng chuyện tiền lẻ đang cho thấy một thực tế là lạm phát đã khiến có những đồng bạc không thể tiêu vào bất cứ việc gì ngoài việc...hối lộ thánh thần!
    Sang chảnh quá nhỉ! Chúng ta thu nhập 7- 8 chữ số. Ăn sáng với 5 chữ số! Triệu phú, tỉ phú chắc đếm mỏi mồm! Và chúng ta vẫn ở ngưỡng “đang phát triển”!
    Một số loại tiền lẻ chỉ dùng để hối lộ thánh thần (Internet)
    Vừa là con nợ, kiêm luôn chủ nợ
    Nhưng sự chảnh cũng là một cái tin vui. Bởi ngoài chuyện chưa sinh ra trên vai đã có gánh nợ ngàn đô, thì may quá, chúng ta cũng còn là chủ nợ nữa.
    Báo cáo mới tinh của Bộ Tài chính cho biết tiền mà chúng ta đóng cho tương lai đang được các quỹ BHXH cho vay. Cụ thể, 45.500 tỉ đồng mua trái phiếu CP. 324.000 tỉ đồng cho NHNN vay. Sung sướng quá đi khi chúng ta còn là chủ nợ của 59.629 tỉ tại các NHTM và 6.000 tỉ từ con nợ EVN.
    Các bạn đừng có kêu than nữa! mất mười mấy- 22% lương hàng tháng mà được làm chủ nợ thì sướng quá còn gì. Chỉ có một nỗi khổ nhỏ bằng con muỗi. Nợ thì rõ là chúng ta phải trả! Còn món nợ...Ôi tôi không biết đâu! Đi cày trả nợ đã đây
    Biếm về quỹ BHXH (internet)
    Con kiện cha quỵt nợ- Cha kiện con bị điên
    Đúng là không gì không thể xảy ra ở cái xứ thiên đường này các bạn ạ
    Ở đất tổ yến, vừa xảy ra chuyện một cụ ông kiện con gái ra tòa, yêu cầu tuyên chị này “mất năng lực hành vi dân sự”! Nói dân giã là kiện chị này điên!
    Chị tức, ra tòa khai toẹt ra rằng ông cụ kiện chị “bị điên” vì điên chị từng kiện ông ra tòa đòi 4 lượng vàng “nhờ cha giữ hộ”.
    Con kiện cha, cha kiện con, cha con kiện nhau. Rồi không khéo họ còn nói chuyện bằng “nắm đấm của ta đây”! Thế là chỉ vì mấy cục màu vàng được gọi là vàng, những thâm tình máu mủ sinh thành dưỡng dục tưởng là trân quý ra đã thành cục hết. Cái gì là hạt nhân, cái gì là tế bào! Nhiễm chứng điên! Loạn hết cả lên rồi!

    Có ai nhận đâu mà cấm
    Hà Nội vừa cấm quà tết rồi các bạn ạ!
    Một chỉ thị hẳn hoi. Như vô vàn các chỉ thị trước đó!
    Nhưng tôi nhìn thấy có vẻ cái chỉ thị này chỉ dành cho dân đọc. Để phải cố sống cố chết mà tin vào sự minh bạch trong sáng của chính quyền. Để nhắc rằng, này, Tết rồi đấy.
    Mà dân thì, ối giời, đẻ con gái thì may được con gà- chai rượu! Tuổi gì mà đòi quà!
    Huống chi, nói có sách mách có chứng- Chẳng hạn năm rồi Hà Nội báo cáo là không có cán bộ nhận quà sai quy định nhé!
    Không ai nhận quà mà vẫn cấm, có khác chi cái hội Minh thề mấy hôm nữa đặc biệt dành riêng cho dân thề không...tham nhũng!
    Tôi đã bảo rồi! Ở ta không gì là không thể xảy ra cả!
    Quà tết biếm họa của TTO
    Lời chào đắt nhất Vịnh Bắc Bộ
    Tờ Pháp luật VN vừa phát hiện, mỗi lần ra mắt hoặc đến chào Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình, bất kể là dự án loại nào, bao nhiêu, nhưng “luật bất thành văn”, là doanh nghiệp phải “lót tay” 10 triệu đồng để biếu vị giám đốc này, gọi là tiền chào xã giao.
    Ờ thì là chuyện miếng giầu kiểu xứ ta, nhưng có ở đâu mà chào hỏi đắt đỏ thế không gì!?
    Các bạn hãy để í tới 2 chữ “còn tiếp”. Không biết sau đó là một đoạn ghi âm, một clip hay một lỗi “tứ bất tử 404”.
    Mà cái tay máy của bạn đồng nghiệp có vẻ không được tốt cho lắm. Người ta gì cũng là giám đốc sở, chụp kiểu gì nom nó cứ...kênh kiệu làm sao!
    GĐ Sở Xây dựng Thái Bình, người mà báo Pháp luật cho rằng riêng chào xã giao cũng phải mất...10 chai (PLV)
    Tội của mi là không giống tau
    Trường Cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn vừa chính thức lên tiếng là: “Không có chuyện cấm thi vì tóc lòe loẹt”.
    Một thầy giáo khẳng định: “Khách nước ngoài khi đến Việt Nam, không thể được đón ở sân bay bởi một hướng dẫn viên đeo khoen tai, xăm mình, tóc đủ màu để chào đón họ đến với Việt Nam được”!
    Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề thẩm mỹ thế hệ. Các cụ có thể khoái củ tỉ với “răng đen nhưng nhức hạt na” hay mớ ba mớ bảy chứ thế hệ sửu nhi giờ sao chúng “ngửi” cho nổi! Chứ sao diện cái thời trang đó mà “ra đón khách ở sân bay” được!
    Nhà trường chú trọng tới tác phong cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nếu dạy học trò cách tôn trọng người khác- dù sở thích kiểu cách hành vi hay phát ngôn của họ không giống mình, không giống thứ mà mình mong muốn!
    Tôi nhớ đến câu chuyện những cái váy quá ngắn của nữ sinh Nhật mà một tờ báo vừa giải thích “Nguyên nhân sâu xa” xuất phát từ tình trạng nghèo tài nguyên và sự khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản vào thời xưa, khi mà vải sợi là một thứ nguyên liệu vô cùng xa xỉ!
    Xã hội người ta thế. Và người ta chấp nhận ngay cả trào lưu đội bỉm lên đầu, bởi suy cho cùng, nó chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới!
    Bao giờ thì chúng ta mới học được cách tôn trọng nhau nếu chính các thầy không dậy thế hệ trẻ điều đó!
    Thầy giáo ăn thịt học sinh
    Sở dĩ móc lại chuyện cái váy nữ sinh Nhật là hôm qua, quá kinh hoàng, vừa xảy ra một vụ hiếp dâm mà nạn nhân là nữ sinh 8 tuổi học lớp 2!
    Thầy giáo “ăn thịt” nữ sinh 8 tuổi (minh họa/internet)
    Còn thủ phạm- các bạn có tưởng tượng được không- là một thầy giáo khả kính! Người mà một đứa bé 2 tuổi coi là thánh kiêm luôn chân lý.
    Theo Tuổi trẻ, sau buổi học ngày 22.1, thầy này gọi em H 8 tuổi ở lại lớp. Tại đây Hoàng đã khống chế và làm chuyện người lớn với cháu H.
    Sự việc bị phát hiện khi bà ngoại tắm cho bé phát hiện vết xước và máu.
    Không có gì chính xác hơn: Đây là một vụ thầy giáo ăn thịt học sinh.
    Và chẳng lẽ sự suy đồi đã không còn bất cứ cái ngưỡng nào nữa?!
    Trang phục váy ngắn của nữ sinh Nhật sẽ bị liệng đá đến chết ở VN? (soha)
    Con số hôm nay: 2 bát phở
    Có 2 con số, trong hai chính sách mới: Lương cán bộ công chức đang được đề xuất tăng thêm 60 ngàn sau 4 năm bất động như trong thời tiết 6 độ C. Vâng 60 ngàn- 2 bát phở bình dân đó
    Trong khi đó, kể cả phụ hồ xách vữa mà thu nhập trên 100 triệu/năm dứt khoát là phải đóng thuế TNCN
    Phụ hồ cũng phải nộp thuế TNCN (Giaothong)

    Tin khó tin: Lợn khủng bố, gái móm, dân trôi sông, tinh binh cụ rùa

    LĐO Đào Tuấn (tổng hợp)

    Câu trả lời cho những người sắn quần lội đời tư người khác (internet)
    Cô tây tóc vàng tức giận đi kiện mấy con heo kêu suốt ngày đêm như khủng bố. Dân không “gì” lập tức cho “trôi sông”. Trong khi đó các cô gái cho biết đang móm nặng và các giáo sư khả kính đang tính lưu giữ “tinh binh” cụ Rùa. Rất khó tin nhưng thật đến từng centimet
    1. Cây xúc xích và ly sữa
    Một bức hình chân dung của một nữ chính khách xứ Đài, kèm theo một phát ngôn đình đám đã kiến mạng xã hội phát cuồng ở cấp độ thế giới.
    Câu ấy thế này: Tôi không cần mua một con lợn chỉ vì cần một cây xúc xích”! Để trả lời cho câu hỏi vì sao bà chưa lấy chồng!
    Thật quá bá đạo và đích đáng. Ai bảo sắn quần lội đời tư người ta.
    Một tờ báo chuyên về gia đình phát hiện ra trước đó còn một câu đanh đá không kém mà ghép lại thì đúng là trời sinh một cặp: “Tại sao lại phải mua cả một con bò chỉ bởi vì bạn cần một ít sữa”!
    Oh, thế giới thật đáng để sống dù xoay đi xoay lại thì cuối cùng con bò cũng cần xúc xích và con lợn- lạnh thế này- không thể thiếu ít sữa ấm!
    Tôi thích câu này hơn: “Chị em ta giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà, mới tháng trước còn chả quyết được Quinvaxem hay Pentaxim thì thôi, thích thú tị thôi, rồi vẫn nên tìm cho mình một cái xúc xích mà dựa, nhở!
    Người phát ngôn vừa đẹp, vừa đảm, vừa thông minh, vừa nổi tiếng không kém đâu. Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy của chúng ta đó.
    Câu trả lời cho những người sắn quần lội đời tư người khác (internet) 
    2. Samurai bị kỷ luật
    Thầy giáo Samurai Trương Hoài Phương - người định mổ bụng tự sát - sẽ bị kỷ luật - Giám đốc Sở GD Bình Định vừa quyết thế rồi. Công an (tại sao lại là công an nhỉ) cũng đã kết luận hành vi của thầy là gây rối trật tự công cộng. 
    Lỗi của thầy Phương là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành.
    Mổ đâu không mổ, nhằm ngay dịp lễ lạt, trước mặt quan khách gồm cả Chủ tịch tỉnh, ban ngành đoàn thể họ hàng nội ngoại, thậm chí “có một thứ trưởng Bộ Giáo dục”...
    Còn những lời Samurai tố cáo bị làm nhục ư?
    Chính cái ông bị tố cười như ông địa bảo “anh em vẫn đối xử hòa nhã với nhau”.
    Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nữa khi ngay cả sự tổn thương tiếp tục bị chà đạp bằng những cái phẩy tay, những nụ cười giả tạo, những cái nhìn trong tương quan với “uy tín ngành giáo dục”.
    Bức thư của thầy giáo Samurai (tamnhin) 
    3. Tâm sự xxx
    Lê Thu Hương, một xxx ở một www nào đó đã 3 ngày nay không dám ra ngoài mà chỉ nằm nhà chờ khách có nhu cầu gọi điện thoại. 
    “Trời rét buốt lại mưa nữa nên chả mấy ai có nhu cầu vui vẻ cả. Mấy ngày nay, bọn em chết đói! ..5 năm tuổi nghề, chưa thời điểm nào rét buốt như năm nay. 
    “Đợt trước, trung bình ngày em phải đi 8 - 9 lượt. Có ngày đông quá còn phải lựa chọn, có khi từ chối. Giờ thì chỉ mong có khách tìm đến là may rồi. Nếu cứ rét kéo dài thêm vài ngày nữa chắc bọn em “móm” hẳn. 
    Chắc các bạn đã đoán ra Hương là ai! 
    Tôi thích bài báo này khi các cô gái được nhìn như những con người có buồn vui, có những mối lo toan.
    Có lẽ còn lâu những cô gái của chúng ta mới có thể ngẩng cao đầu, nhưng một cái nhìn khách quan đầy thông cảm là thứ mà họ cần!
    Giá rét rõ ràng không chỉ có trâu bò chết, không chỉ có trẻ em cởi truồng!
     Gái mại dâm trong giá rét (internet)
    4. Không tiền trôi đâu mặc mày
    Một người đàn ông đầm mình dưới nước sông Hồng ở một xóm ngụ cư nào đó và một ông chủ ngân hàng nào đó liệu có điểm gì chung?
    (Tôi thấy câu hỏi này có mùi funky emconomi). Và câu trả lời, sỗ sàng một cách rất thường ngày: Nếu không có cái gì đó trụ lại thì đều bị... thả trôi sông!
    Một bài báo hay của Hoàng Hối Hận, dẫu chỉ ở thân phận cái người đàn ông dầm mình dưới nước sông Hồng, và với nghĩa đen là không tiền thì mày trôi đi đâu mặc mày.
    Tôi thích cái cách giải quyết: Mỗi gia đình đóng một khoản tiền gọi là “tiền đi du lịch” (!) Một khoản tiền chấp nhận được, và họ được lờ đi để khỏi bị “trôi sông”
    Tôi thích luôn cả cái nhăn nhó đau khổ của một ông cán bộ nào đó: “Cả một hệ thống văn bản pháp luật về cư trú, tôi làm sao mà thay đổi được? Tôi cũng có cấp trên, những người có thể kỷ luật tôi bất kỳ lúc nào. Tôi cũng có công việc, có vợ con. Tôi cầm tiền để lờ đi thế này đã là giúp người ta rồi”.
    Ở ta có những cái lý không thể trôi sông! Tôi còn tin chắc thế cơ.
    xóm ngụ cư ven sông này tồn tại nhờ một sự "thỏa thuận" (vietnamnet)
    5. “Khoai tây” kiện heo khủng bố
    Tất cả chỉ đúng với nghĩa đen, thưa các bạn!
    Một chị “khoai tây” là Anne Sophie - một bác sĩ người Pháp sang Việt Nam làm thiện nguyện. Và chị kiện bởi “"Sống không nổi nữa rồi, suốt ngày nghe tiếng lợn kêu, ruồi nhặng bay khắp nhà, mùi hôi thối nồng nặc. Chúng tôi thường xuyên phải đi khách sạn ở…”.
    Nó khổ, chị khoai tây sang Việt Nam “chữa bệnh cho trẻ em nước các bạn”. Nhưng “con mình” lại chịu cảnh còi cọc, biếng ăn, bệnh tật suốt ngày vì đàn lợn “nước các bạn” khủng bố suốt ngày đêm!
    Nó khổ, đây là lợn nhà cán bộ phường cho nên kiện lên Thành phố, thành phố trả về Quận, rồi quận trả về phường!
    Rõ khổ. Giãy chết sang Việt Nam làm thiện nguyện giờ kiện heo khủng bố để nhờ nhà chức trách “từ thiện” giùm người làm thiện nguyện!
    Chị thấy chưa! Trẻ em và nhân dân chúng tôi còn mắc thêm bệnh điếc tai điếc mũi bẩm sinh! Cán bộ của chúng tôi còn mù màu cần được các bác sĩ thiện nguyện khoai tây cứu chữa nữa cơ!
     
    6. Con muốn làm chiếc điện thoại
    Thưa các bạn, một status đã khiến cư dân mạng like điên đảo trong suốt 24h qua. 
    Buổi tối, một cô giáo tiểu học ngồi chấm bài. Trong khi đó, chồng cô mải mê cầm điện thoại chơi game giải trí sau một ngày làm việc bận rộn. 
    Xung quanh thật im lặng. Người chồng ngẩng lên và nhìn thấy vợ mình đang khóc.
    “Hôm qua em cho lũ trẻ bài tập làm văn về nhà với chủ đề – Ước mơ của con”- cô giáo nức nở nói.
    “Ừ, nhưng sao mà em khóc?” người chồng hỏi mắt vẫn không ngừng liếc trò chơi dang dở trên điện thoại của mình.
    “Nghe này... cô giáo bắt đầu đọc bài văn:
    “Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Bố về nhà sau một ngày làm việc, bố sẽ dành thời gian cho điện thoại di động mà không phải là cho con. Khi bố mẹ đang làm điều gì đó quan trọng và điện thoại di động kêu, họ sẽ chạy tới nghe nó, nhưng con thì không được như thế… ngay cả khi con khóc. Họ chơi với điện thoại di động, mà không phải là với con. Khi họ nói chuyện điện thoại, họ sẽ không thèm nghe con, mặc dù con đang nói với họ điều gì đó quan trọng. Vì thế con ước được trở thành điện thoại di động.“
    Người chồng im lặng một lúc rồi hỏi: “Đứa bé nào viết bài văn này?”
    Cô giáo nhìn chồng nghẹn ngào nói nhỏ: “Con của chúng ta!”. 
    Chiếc điện thoại vô tri không cho bạn tình yêu, cũng không cho bạn hạnh phúc…
    Và nếu bạn đang đọc TKT vào buổi tối, xin hãy đọc nốt rồi ném chiếc điện thoại vào gầm tủ để quay sang mỉm cười với thiên thần nhỏ đang chờ đợi bạn!
     
    7. Phát ngôn hôm nay: Lưu giữ tinh trùng “cụ rùa”
    Nói thật, tôi dụi mắt mấy lần khi đọc bản tin về cụ rùa. 
    “Cần nhanh chóng lấy và bảo quản tinh trùng trong điều kiện đặt biệt để khi khoa học phát triển, có thể sử dụng phối giống. Cách này cũng như nhiều nam giới hiện nay lưu giữ tinh trùng để thụ tinh”.
    Phát ngôn của ông Lê Xuân Cảnh - một PGS, một TS, một nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN VN.
    Không còn nghi ngờ gì nữa. Đây sẽ là phát ngôn đỉnh cao trí tuệ của thế kỷ, vượt xa ý tưởng của nghị sĩ Nga đề xuất nhân bản “thế hệ ưu tú” từ “tinh binh” của Tổng thống Putin. 
    Vấn đề bây giờ chỉ là xác định xem “cụ” là cụ bà hay cụ ông nữa mà thôi!
    Đấy, ông cụ dù đã thác cũng còn tạo công ăn việc làm cho ối GSTS đấy thôi!
    ..và tại đây.
    Các nhà khoa học đang tính lưu giữ “tinh binh” cụ rùa (VTC)

    Kỳ diệu công thức chỉ có tỏi và chanh có thể giúp bạn sống lâu và không gặp bất kỳ khối u nào


    Đây là công thức dân gian lâu đời của đất nước Tây Tạng giúp ngăn ngừa chứng đau tim, làm sáng mắt, cải thiện hệ thống tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và phòng chống ung thư rất hiệu quả.
    Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nguyên liệu để làm thành công thức này chỉ bao gồm 2 thành phần duy nhất là tỏi và chanh.
    Nguyên liệu
    – 300gr tỏi.
    – 1kg chanh.
    – 1.5 lít nước sạch.

    Tỏi và chanh, nguyên liệu của công thức 2000 năm này.
    Thực hiện
    Bước 1: Tỏi lột vỏ, rửa sạch băm nhuyễn. Chanh rửa sạch,  bào lấy vỏ băm nhuyễn và vắt lấy nước để riêng.
    Bước 2: Đổ 1.5 lít nước vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi. Sau đó, giảm lửa và cho tỏi và chanh đã băm nhuyễn (nếu bao tử của bạn không gặp vấn đề gì có thể thêm một nước cốt chanh) đã chuẩn bị sẵn trước đó.
    Bước 3: Đun sôi trong vòng 15 phút rồi tắc bếp để hỗn hợp nguội hoàn toàn.
    Bước 4: Cuối cùng, cho toàn bộ hỗn hợp vào trong chai thủy tinh, đậy kín nắp là có thể sử dụng được.
    Cách uống
    Cách sử dụng rất đơn giản. Mỗi ngày, hãy uống 50ml hỗn hợp nước uống này trước khi ăn sáng 30 phút.
    Uống liên tục trong vòng 25 ngày, nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục thực hiện thêm 1 liệu trình.

    Mỗi ngày 50ml trước bữa ăn sáng giúp khống chế mọi khối u.
    Lưu ý
    Tuân thủ nguyên tắc liệu trình và dừng 10 ngày sau khi áp dụng.
    Người khỏe mạnh bình thường, cũng có thể áp dụng công thức trên với liệu trình 1 hoặc 2 lần 1 năm, lặp lại trong khoảng thời gian 6 tháng.
    Trà tây tạng kéo dài tuổi thọ
    Ngoài ra, người trung niên cao tuổi muốn sống lâu, hãy thực hiện theo công thức dưới đây. Vừa kéo dài tuổi thọ vừa loại bỏ căng thẳng rất hiệu quả.
    Nguyên liệu
    – 5gr gừng bằm nhuyễn.
    – 2 muỗng canh nước cốt chanh.
    – 2 muỗng canh mật ong.
    – 1 nhúm hồi, hồi có thể mua tại các nhà thuốc Đông y trên toàn quốc.
    – 2 lít nước.
    Thực hiện
    Đun sôi 2 lít nước, đừng vội tắt bếp, hãy để nước sôi thêm 5 phút rồi cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó vào trong, quậy đều.
    Hỗn hợp thu được, uống thay nước hằng ngày rất tốt, hoàn toàn không tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới dạ dày.
    Vì sức khỏe, hãy thực hiện ngay hôm nay.
    Vạn Phúc (Theo Healthy Food Vison)

    Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

    Oh My Chuối: Bán xăng cho phụ nữ cũng là một tội ác

    LĐO Anh Đào (tổng hợp)  
     
    Củ khoai tây 24 tỉ đồng, sex ảo chiến sex thật, mối tình nguyên thủ, tình yêu bò. Hãy cùng OMC nhìn nhận cuộc sống 24h qua những bức ảnh. Và câu chuyện mà chúng tôi muốn kể hôm nay là về một “đôi mắt của sự hấp hối”. Nếu yếu tim hay mau nước mắt, mời bạn back ngay lập tức.
    1. Bò ngủ đệm, trẻ em chân trần
    Bức hình cho bò ngủ đệm cho PV SGGP tại Quảng Bình chụp. 

    Đây là tấm hình chụp một em bé trên đường lên Sapa (Lào Cai) trưa 24.1 khi nhiệt độ chỉ 1-2 độ C. Bên đống củi không nhen được lửa vì mưa phùn từ sáng sớm và vì giá lạnh, gió mạnh, cháu bé ngồi co ro, chỉ mặc độc chiếc áo, không có quần, chân không mang tất hay dép (Ảnh: afamily”.
    Liệu người ta có khó nghèo đến mức không đủ một chiếc quần, một đôi tất?
    2. Lăng mộ 10 tỉ đồng 
    Cũng ở Quảng Bình, với ý nghĩa ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, một người dân ở xã Hưng Thủy, Lệ Thủy đã xây dựng hai khu lăng mộ kiên cố và tráng lệ với tổng mức đầu tư cả chục tỉ đồng. Cả hai lăng mộ đều nằm ở vị trí phong thủy đẹp, trong đó khu lăng mộ của cụ ông có một dòng suối nhỏ chạy qua, uốn lượn tựa thế Rồng!

    Xin đừng ai nói chuyện đạo đức hay lãng phí ở đây nhé! Bởi phụng sự cha mẹ hay ghi ơn sinh thành dưỡng dục không bao giờ là vô đạo đức cả!

    3. Pha Đin – 4 độ C
    Hình ảnh đèo Pha Đin dưới con mắt nhiếp ảnh gia Na Sơn. Hôm qua, chính tại nơi đây, một CSGT trong khi đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông đã bất ngờ bị một chiếc xe tải mất lái tông vào người.
    Xin RIP anh và gia đình. 
    Hình ảnh đèo Pha Đin dưới con mắt nhiếp ảnh gia Na Sơn.
    Rõ ràng, băng tuyết là một trong những thử thách không quen thuộc đối với các tay lái Việt
    4. Củ khoai tây 24 tỉ đồng
    Đây là một củ khoai tây nằm trong một bức ảnh của của nhiếp ảnh gia lừng danh người Iceland Kevin Abosch.
     Củ khoai tây 24 tỉ đồng
    Hôm qua, bức ảnh, hay cái củ khoai này đã đi vào lịch sử khi nó được một doanh nhân châu Âu dấu tên mua lại với giá một triệu euro (750.000 Bảng Anh, tương đương gần 24 tỉ đồng VN).
    5 . Lào sẽ giúp Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông
    AP dẫn lời Thủ tướng Lào Thammavong sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Lào sẽ tận dụng vị thế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2016 để kêu gọi Đông Nam Á đứng lên trở thành đối trọng với Trung Quốc trong khu vực

    Lào không có biển! Không có nghĩa là Lào ít quan tâm tới Biển Đông hơn những nước có hàng ngàn km bờ biển
    6. Sex ảo chiến sex thật
    Ngành công nghiệp khiêu dâm đang tích cực ứng dụng những công nghệ mới nhất như thực tại ảo (VR) và đồ chơi nối mạng, khiến cho trải nghiệm người dùng càng ngày càng giống với đời thực..
    Những công nghệ này hẳn nhiên sẽ làm thay đổi đời sống phòng ngủ của chúng ta? Và ảnh hưởng đến các cô gái?
    Ảnh (vietnamnet) Alissa, tin rằng, vẫn có chỗ những cô gái làm nghề như mình trong thế giới này.
    Còn bạn? Bạn sẽ say mê “những cặp kính kỳ dị đeo vào đầu hơn so với người thật việc thật”?
    7. Bỏ con giữa giá rét
    Người dân bàng hoàng khi phát hiện ra thi thể lạnh ngắt của một bé sơ sinh không được quấn khăn, tã nằm trên mái một nhà xe công cộng ở Tứ Xuyên, Trung Quốc!

    Đôi khi có những người chỉ là con chứ thiếu hẳn phần người.
    8. Tổng thống thì cũng yêu đương
    Đây là cảnh hẹn hò giữa Obama và Michelle thời trẻ trong bộ phim "Southside With You” vừa được trình chiếu hôm qua tại Liên hoan phim Sundance (Mỹ).
    Nhà sản xuất khẳng định: “Đây không phải là câu chuyện của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa hay bất cứ đảng phái nào. Đây là một câu chuyện tình yêu”.
    Ở Mỹ, rõ ràng là tổng thống cũng yêu đương như dân chứ không phải là một cái ảnh tho!
    (Ảnh Getty)
    9. Không chỉ có ở Việt Nam: Bán xăng cho phụ nữ cũng là một tội ác
    Một chiếc Hyundai bất ngờ lùi quá đà thẳng xuống một hồ nước ở Long Biên- HN giữa thời điểm nhiệt độ chỉ 6 độ C. 3 người trên xe sau đó đã may mắn thoát ra ngoài. Theo VNN, lúc gặp nạn chiếc xe do một người phụ nữ cầm lái.
    Hay là người ta nói đúng “Bán xăng cho phụ nữ cũng là một tội”.

    10. Đôi mắt của sự hấp hối
    Nhân sự xót xa của dư luận trước hình ảnh những đứa bé cởi truồng giữa thời tiết 1-2 độ C. OMC xin giới thiệu với các bạn bức ảnh “Đôi mắt của sự hấp hối”.

    Đây là bức ảnh do nhiếp ảnh gia Frank Fournier chụp ở Columbia vào một ngày thứ bảy 16.11.1985, vài ngày sau vụ phun trào của núi lửa Nevado del Ruiz giết chết 25.000 người!
    Cô bé 13 tuổi Omayra Sanchez với “đôi mắt của sự hấp hối” khi ấy bị kẹt suốt 2 ngày 2 đêm dưới đổ nát. Cơ thể em đã biến dạng, hoại tử, và ánh mắt đã vô hồn. Nhưng khi ấy, Omayra Sanchez vẫn hát, vẫn cầu nguyện để quên đi đau đớn.
    3h sau khi Frank Fournier chụp, cô bé qua đời trong đau đớn. Còn đôi mắt hấp hối, ngay sau khi được đăng trên Paris Match đã khiến cả thế giới bàng hoàng và trở thành một trong những bức ảnh ám ảnh nhất mọi thời đại.
    Bức ảnh của Frank năm 1986 đã đoạt giải ảnh báo chí thế giới World Press Photo, nhưng cái giá của nó là sự chỉ trích dữ dội từ dư luận khi vấn đề đạo đức của các nhiếp ảnh gia báo chí bị lật lại.
    Frank từng thú nhận mình đã hoàn toàn bất lực trước đôi mắt của cô bé 13 tuổi vào những giây những phút cuối cuộc đời, trong cơn mê sảng cuối cùng- đã đòi được đến trường vì lo muộn học!
    Nguồn: http://laodong.com.vn/oh-my-chuoi/oh-my-chuoi-ban-xang-cho-phu-nu-cung-la-mot-toi-ac-511763.bld

    Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

    Tin khó tin: Ông “Phờ chấm đờ” vừa ăn... mì tôm

    LĐO Đào Tuấn (tổng hợp) 

    Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Đài Loan tấn công bằng vòi rồng (motthegioi)
    Công an ngửa tay. Hoa hậu sai chính tả. Sếp xổ số xổ chuyện số. Và tiến sĩ luận mì tôm. Tin khó tin hôm nay toàn chuyện “cứ bình tĩnh sống” cho dù to đùng có 2 lá cờ trắng!

    1. Đánh bắt ở đâu thì được bảo vệ!
    Một tàu cá của ngư dân đã bị tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công bằng vòi rồng và đâm ngang sườn khi đánh bắt gần đảo Sơn ca, thuộc quần đảo Trường Sa của VN.
    Chủ tàu Nguyễn Thành Biên cho biết hồi đầu năm 2009, anh và bạn thuyền đã bị bắt nhốt 10 ngày ở đảo Phú Lâm khi đang hành nghề ở biển Hoàng Sa. Và anh phải nộp tiền chuộc mình cho bạn chài và tàu cá.
    Giờ đây, thì là bị tấn công, đâm va ở Trường Sa.
    Tôi không biết anh Biên sẽ còn phải chuyển sang ngư trường nào để an toàn, để được bảo vệ. Bởi biện pháp tự vệ duy nhất của người ngư dân tay không tấc sắt này là .trình báo bộ đội biên phòng cảng.
     Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Đài Loan tấn công bằng vòi rồng (motthegioi)

    2. Khi Công an ngửa tay
    Tết đến mông rồi các bạn ơi và như thông lệ, các cuộc thăm viếng, những tờ công văn hỗ trợ bắt đầu bay như bướm! 
    Ở Hải Phòng, công an xã An Đồng vừa triện củ khoai “xin ít kinh phí” để phục vụ an ninh TTXH dịp tết.
    Tôi buồn cười gần chết với chữ “ít”. Giờ đến lạ. “Xin một ít”.  
    Dưới bài trên TT, một bạn đọc cắc cớ rằng: Sao giống tiền bảo kê vậy. Tôi nghĩ tội nghiệp. người ta chỉ đi xin, kiểu như xin đá làm nhà, không cho thì cũng không sao đâu.  Huống chi, trong tháng này, đồng chí Trưởng CA trát cái CV đi xin đấy cũng “nghỉ hưu theo quy định” rồi!
     Văn bản “xin ít tiền” của công an xã An Đòng- Hải Phòng (LĐO)
    3. Lá cờ trắng của hàng Việt
    Có một con số được đưa ra thể hiện sự lệ thuộc nghiêm trọng về kinh tế. 49,52 tỉ USD hàng hóa đã được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Tỷ lệ tăng so với 1 năm trước đó là hai con số: 13,9%.
    Đúng là chúng ta nhập từ chiếc xe Made in China cho đến cả củ hành.
    Tại sao hầu hết người tiêu dùng Việt Nam không thích nhưng hàng hóa Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường VN?
    Câu trả lời là cả 3 yếu tố đối với một loạt hàng hóa là giá cả, chất lượng và dịch vụ, hàng Việt đều đã vẫy cờ trắng!
    Giá rẻ, Cho những người dân dư giả đến nỗi không mua được hàng Việt vốn luôn “đắt lòi mắt”. Và ngay cả khi có muốn cắn răng thì nhiều loại hàng hóa VN giờ đã “mất tích giang hồ” trên chính đất Việt!
    Có ai trả lời giúp B- Phone lừng danh của chúng ta bán được mấy chiếc rồi nhỉ?!
    Tôi mở ngoặc trích một câu của nhạc sĩ Tuấn Khanh trên Dân Việt: Đã từng có các bài báo và những lời kêu gọi người Việt hãy mua hàng giúp nhau, cứu nhau và những lúc xốn xang, khốn khó... Nhưng người Việt tự mình không thể gồng gánh nhau, níu nhau sống mà thiếu một chính sách quyết liệt, mà vốn lâu nay người có trách nhiệm vẫn hô hoán với màu sắc sân khấu.
    ..và tại đây.
    Khoai tây TQ được bôi đất để thành khoai Đà Lạt (TTO).
     

    4. Thích chém liệt truyện
    Chuyện Giám đốc Sở Tài chính Tiền Giang ông Hồ Kinh Kha chém gió "người tàn tật đi xe lăn có thể bán 3.000 tờ vé số/ngày" khiến thiên hạ đúng là cười rớt răng.
    Dư luận phản ứng “sếp vé số” lương khủng, ông ra phùng mang trợn mắt bảo hợp lý là đúng quá rồi. Hợp lý là bởi ông cũng từng là “sếp vé số” Tiền Giang.
    Khi ông Kha lên Giám đốc Sở Tài chính, cái ngôi được truyền lại cho bà Nguyễn Thị Nhãn, đích thị vợ ông. Bảo vệ cho ngành xổ số, ra chỉ là chuyện... bảo vệ vợ.
    Năm 2013, chiếc xe thích khách mấy người dân là xe của xổ số cho Sở Tài chính “mượn”. 
    Rồi khi xổ số đưa cán bộ đi Mỹ “học tập kinh nghiệm”, bà Nhãn tham gia dẫn đoàn, mời ông Kha đi. Sếp xổ số lo cho cán bộ, hoá ra là vợ lo cho chồng.
    Nhà báo Hữu Danh than rằng ra là chuyện “Tuần trăng mật xa xỉ trên những đôi chân vé số”.
    Ai đó khéo nhân cảm hứng cái tên Kinh Kha, có thể biên một thiên gọi là “thích chém liệt truyện” không Nobel văn chương thì cũng đời đời lưu truyền bia miệng!
    Một người phụ nữ bị tật nguyền đôi chân hằng ngày bà mang theo cậu con trai mới hơn 2 tuổi bán vé số kiếm sống (TTO) 
    5. Cứ sai chính tả đi Kỳ Duyên
    Rất ngộ nghĩnh, hoa hậu Kỳ Duyên vừa viết sai chính tả. Đại ý khi lần đầu tiên được gói bánh chưng với bà con dân tộc vùng cao, Kỳ Duyên đã chia sẻ trên mạng xã hội: "Lần đầu tiên bạn Duyên được gói bánh trưng của bà con vùng cao. Cảm ơn các bà các cô đã yêu thương Duyên rất nhiều ạ".
    Vâng, chỉ là chuyện bánh chưng với bánh trưng!
    Nhưng tôi thì tôi thích cổ cứ sai chính tả đi. Bởi một lỗi chính tả, từ một hành động đẹp, sẽ chỉ khiến hoa hậu của chúng ta ngày càng đẹp hơn, ngày càng ít sai hơn mà thôi.
     Hoa hậu Kỳ Duyên lên núi gói bánh “trưng” với bà con dân tộc (24h)

    6. Đứa ăn mì tôm đích thị lười biếng, đại lãn
    Cũng là chuyện thần gió, thánh bão, hôm qua tôi tí ọe khi đọc một bài chém những người thích mì tôm tan tác chim muông.
    Tác giả, một Phờ chấm đờ (Ph.Đ) luận rằng “mì gói lên ngôi đó là tính lười biếng, đại lãn của một bộ phận giới trẻ hiện nay”- một thế hệ sống hời hợt, lười đọc, lười suy nghĩ... Và nay, với việc ăn mì gói “còn hời hợt, lười biếng ngay cả trong việc chăm sóc cho cuộc sống thể chất hằng ngày của mình”.
    Sự lười, dưới con mắt Phờ chấm đờ, tới mức “chưa chắc đã tự tay làm một tô mì tôm ăn ở nhà mà có khi lết ra đến quán rồi tiện thể kêu tô mì tôm”.
    Rồi thì “Văn hóa đọc, văn hóa ẩm thực không lẽ cứ mãi để mì tôm và trào lưu quẹt màn hình lấn lướt? Thật đáng lo ngại!”.
    Với tư cách là người chúi đầu bàn hình, cũng giật mình phết. Cho dù, nói thật nhé, đọc bài này xong cũng có cảm giác cái ông Phờ chấm đờ cũng vừa... ăn mì tôm!
    Thật tiếc là ở ta không có giải ig Nobel.
    Xem tại đây.
    Bữa cơm của học sinh Kim Bon- Sơn La với thức ăn là...mì tôm. Và cũng chỉ có nửa gói (giaoduc) 
    7. Ấn tượng hôm nay: Tự trọng
    Tin khó tin hôm nay xin dành mục ấn tượng để tôn vinh lòng tự trọng.
    Tuần rồi, cụ ông Lang Văn Tần ở Con Cuông, Nghệ An đã làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. “Thuộc diện hộ khó khăn đặc biệt nhất của bản Liên Sơn nhưng bản thân tôi xét thấy cứ trông chờ vào chính sách này là không thể được”- đơn cụ Tần viết.
    Nhìn ngôi nhà ọp ẹp trống huơ trống hoác của ông cụ 83 tuổi, không lương hưu, mất hoàn toàn khả năng lao động, và lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo phải nhờ người viết vì cụ không biết chữ, phải nói thật là tôi thật sự khâm phục.
    Những ngư dân bám biển bất kể bị bắt, bị đánh đập, bị đâm va. Những đôi chân không lành lặn bò lê dưới đất bán vé số để có thể ngẩng cao đâu với hai chữ lương thiện. Và cụ ông nghèo xác xơ xin ra khỏi diện hộ nghèo!
    Lòng tự trọng đâu phải là của hiếm?
    Cụ ông 83 tuổi Lang Văn Tần làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo vì không muốn trông chờ vào chính sách nhà nước! (Dantri)
    Căn nhà trống huơ trống hoác của cụ Tần.