Liệu
TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với
hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách
mang tính sinh tử, sống còn?
Hà Nội và những tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung những ngày này, chưa bao giờ gặp phải những cơn mưa rét giá lạnh thấu xương. Thậm chí, lần đầu tiên băng tuyết phủ trắng xóa một số vùng cao. Hàng trăm trâu bò ngã quỵ, chết rét. Còn trẻ em miền núi nhiều nơi chỉ phong phanh tấm áo mỏng, thật xót đau. Dù không ít đoàn từ thiện đã nhanh chóng chuyển gạo, áo ấm chia sẻ cho người dân vùng khó khăn.
Người già và cuộc cờ “05 cầm”
Vậy mà xem ra, cơn giá lạnh của tạo hóa vẫn không thể làm giảm bớt “sức
nóng” quan tâm sự kiện chính trị lớn nhất của năm mới 2016- Đại hội Đảng
XII. Tin tức nhân sự cấp cao là điểm đỉnh của mối quan tâm, liên tục
được cập nhật trên các trang báo, mạng XH. Hàng trăm bài báo, ý kiến
trong nước, nước ngoài phân tích tình hình, đoán già đoán non về đội ngũ
sẽ cầm cương nảy mực của quốc gia. Có gì lạ đâu. Quốc gia nào
cũng vậy. Xưa nay, người dân luôn nhìn vào tài năng, trí tuệ, bản lĩnh
của những người lãnh đạo đứng đầu sóng ngọn gió.
Mà nước Việt can trường và khổ đau, nội lực còn nhiều yếu kém sẽ “ra gió” thế nào trên hành trình hội nhập để phát triển?
Cuối cùng, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã xuất hiện- ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư ĐCSVN đã tái đắc cử.
Ông không phải là gương mặt xa lạ với chính trường VN. “Trận mạc” của ông trước khi dấn thân vào hoạt động chính trị, từ cơ sở, là lĩnh vực nghiên cứu, lý luận xây dựng Đảng. Năm qua đi tháng qua đi, ông dấn thân vào công tác quản lý, trưởng thành với một bề dày vị thế hiếm có- Ủy viên BCH TƯ Đảng (khóa VII, VIII, IX, X, XI), Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng (khóa VIII, IX, X, XI). Và là Tổng Bí thư ĐCSVN khóa XI.
Chính vì thế, khi thông tin về các nhân sự cấp cao còn chưa ngã ngũ, báo chí nước Việt đã có nhiều bài viết như nói hộ lòng dân đang nhức nhối cùng kỳ vọng, vào sự thay đổi tươi sáng hơn diện mạo XH trước những cơn sóng cả Biển Đông, sự đục khoét của giặc nội xâm, lợi ích nhóm, lo lắng cho sự hưng vong của quốc gia.
Một luật sư Lê Đức Tiết (Ủy ban Trung ương MTTQ VN) cho rằng TBT phải có những phẩm chất đặc biệt. Theo ông, tri thức có nhiều bao nhiêu, đạo đức có tốt bao nhiêu nhưng nếu không biết tạo ra thời cơ, nắm bắt thời cơ thì chưa đủ. Nghệ thuật người lãnh đạo là tạothời cơ và nắm bắt thời cơ (VietNamNet, ngày 27/1)
Nắm bắt thời cơ có thể coi là “bí kíp” làm nên và xoay chuyển, thay đổi
vận mệnh một dân tộc. Và với nước Việt, TPP sắp tới, vừa là thử thách
những cũng là một thời cơ lớn để nước Việt chuyển mình theo nhịp độ phát
triển của thời đại?
Một Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư
lệnh quân khu IV, người vào sinh ra tử nhiều chiến trận, nhắn gửi: Phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nhất là biển đảo. Biển Đông là vấn đề sống còn của cả dân tộc. (VietNamNet, ngày 25/1).
Cũng như luật sư Lê Đức Tiết, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vô cùng day dứt về quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền, khi ông cho rằng: Đảng phải kiên quyết đấu tranh loại trừ bằng được những vấn nạn này. Đó là vấn đề bức xúc số một của Đảng, của dân, bởi nó làm suy yếu sức mạnh của Đảng, của quốc gia.
Nhưng người viết bài chú ý và tâm đắc nhất với những bí quyết đầy tính triết lý, sản phẩm của sự nghiên cứu thâm sâu của người xưa trong cuộc cờ chính trị, điều binh khiển tướng, mà TS Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản chia sẻ với báo VietTimes trước đó (ngày 18/1)
Theo ông Nhị Lê, bí quyết đó là “05 cầm”: Một là, cầm Đạo. Đạo là đường. Con đường phải đi, nền tảng phải giữ, nguyên tắc phải nắm lấy và phát triển bằng mọi giá. Hai là, cầm Cương. Ba là, cầm Tướng. Bốn là cầm Tâm. Năm là, cầm Thời. Đây chính là tầm nhìn thời cuộc. Khả năng tiên liệu thời thế, tầm nhìn chiến lược.
Còn theo người viết bài, tất cả những gửi gắm, đòi hỏi và kỳ vọng vào những giải pháp của người đứng đầu Đảng ta, những người lãnh đạo cao cấp, chỉ đòi hỏi họ hai điều: 1- Cần có tư duy trẻ, để hiểu thời thế, vận mệnh đất nước, hiểu thời đại và những quy luật thực tiễn. 2- Biết hành động thông minh, khôn ngoan, quyết đoán. Trước những nguy cơ lớn, mà ông Nhị Lê- Phó TBT Tạp chí CS đã nhìn nhận- hội chứng “củ khoai tây”:
Đó là, bề ngoài tưởng một khối thống nhất, nhưng bên trong thì năm bè, bảy mảng. Một số tổ chức đảng là tập hợp những “củ khoai tây” trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc. Các tổ chức chi bộ đảng có nguy cơ thành hàng ngàn những “bao tải khoai tây”.
Còn gì đáng sợ hơn sức mạnh … hội chứng “củ khoai tây”?
Liệu nhân dân có thể trông đợi ở ông, và những đồng sự của ông, trong cuộc cờ mới- với giặc nội xâm, lợi ích nhóm- bằng vũ khí, tư duy và năng lực hành động đều rất trẻ, cho dù tóc đã bạc sương?
Trong giờ phút ra mắt quốc dân đồng bào, thay mặt Ban CHTW Đảng khóa XII, ông nhấn mạnh thông điệp của tập thể lãnh đạo Đảng gửi tới cả dân tộc, gói gọn trong mấy chữ: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm.
Người trẻ và chân lý ở… thực tiễn
Ngược với hình ảnh TBT Đảng CS là một người “tái đắc cử”, tóc bạc trắng, có hai đại biểu lần đầu được bầu đều trúng cử với “số phiếu bầu ấn tượng”, theo bình luận của VietNamNet, ngày 26/1, trở thành UVTƯ chính thức khóa này, đều rất trẻ, cũng đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy trẻ nhất nước khi nhậm chức. Họ đều đã từng nổi tiếng khi được bổ nhiệm. Đó là Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976), Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và Nguyễn Xuân Anh (cũng sinh năm 1976) Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Với một nền chính trị VN lâu nay thường do người có tuổi “cầm chịch” thì hiện tượng hai ĐB này quả khiến dư luận XH nổi như… cồn. Nhưng ngoài lẽ trẻ già, dư luận xôn xao bàn tán còn do nhân thân họ khá “đặc biệt”.
Bởi lẽ Nguyễn Thanh Nghị là con trai trưởng của người đứng đầu Chính phủ, là TSKH ngành Kỹ thuật Xây dựng (ĐH George Washington, Mỹ), nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM. Rồi Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất VN. Trở thành UV dự khuyết tại ĐH Đảng XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015-2020).
Còn Nguyễn Xuân Anh là con trai trưởng của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, từng là phóng viên công tác tại báo Thanh niên trước khi trở thành UV dự khuyết TƯ Đảng, UV Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015-2020).
Phải công bằng mà nói rằng, cho dù cả hai đều cho rằng, nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực bản thân, cho dù mọi việc đề cử, bổ nhiệm đều “đúng quy trình”, thì việc tiến quá nhanh trên con đường hoạn lộ cũng buộc họ, những người trẻ tuổi giữ những chức vụ quan trọng của quốc gia phải đối mặt với những áp lực dư luận hoài nghi đa chiều, không đơn giản.
Nhưng cũng phải công bằng mà nói, họ- hơn hẳn thế hệ cha chú họ ở trình độ, học vấn đào tạo bài bản. Mặt khác, họ có “bàn đạp” gia đình, và kinh nghiệm hoạt động chính trị “cha truyền con nối”, lại tiếp cận nhanh chóng công nghệ thông tin, thông tin đa chiều của thời hội nhập. Điều đó rất có thể giúp họ sớm trưởng thành, có tư duy già dặn, bản lĩnh chính trường trong việc xử lý các tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước những năm tháng thật buồn, hàm chứa nỗi đời nhức nhối của nhà thơ, đồng thời còn là UV Bộ Chính trị Ban CHTW ĐCSVN khoá IX; ĐBQH khóa X, cựu Bộ trưởng Văn hóa. Liệu sự nhức nhối đó sẽ được những nhân sự cấp cao, những lãnh đạo già, trẻ khóa này “hóa giải” ra sao, trước hội chứng “củ khoai tây”, trước quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm phổ biến?
Nhất là thời cuộc này, người dân chỉ tin và kiểm chứng cái tài cái đức của người lãnh đạo ở thực tiễn. Bởi chân lý không ở lời nói hay, nói giỏi, mà là ở thực tiễn. Sẽ chỉ tin, khi các chính sách ban hành hàm chứa Thông điệp của TBT mới đây gửi đi: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm, biến thành thực tiễn đời sống.
Đổi mới là sống còn
Tại ĐH Đảng XII, có một tham luận gây chấn động dư luận XH, làm dấy lên rất nhiều lời bàn tán của các trang mạng. Đó là tham luận của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông là người từng có những phát ngôn rất ấn tượng, thẳng thắn, như nói hộ nỗi lòng người dân. Và bây giờ, trên bục diễn đàn tại ĐH Đảng XII, trước vận mệnh dân tộc- tiến lên hay chấp nhận mãi mãi tụt hậu- tham luận của ông, thẳng thắn, trung thực, đã được dư luận chia sẻ, ủng hộ. Ông Nguyễn Sinh Hùng, UV Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, người điều hành phiên thảo luận đã nhận xét: Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước (TT, ngày 22/1).
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Cơ sở của kiến nghị này chính là thực tiễn đất nước qua 30 năm đổi mới, với những hay dở, tốt xấu, khẳng định và khiếm khuyết cùng tồn tại.
Thành tựu
lớn nhất, là VN đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường, làm thay đổi căn bản cuộc sống của cả đất nước,
đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt
động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong hệ thống chính trì gần
như không thay đổi
Công tâm mà nói, đây không phải đề xuất gì mới mẻ.
Cũng theo ông Bùi Quang Vinh, cách đây 05 năm, ĐH XI của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế XH 2011-2015 cũng đã nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Trong thực tế, đổi mới kinh tế là khá rõ, nhưng đổi mới về thể chế chính trị hầu như chưa làm, công cuộc đổi mới 05 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn.
Như vậy trong thực tế, công cuộc đổi mới của nước Việt mới đi bằng… một chân.
30 năm đổi mới, với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, là cả thời gian khá dài để họ đưa nền kinh tế của họ từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế phát triển. Trong khi qua 30 năm đổi mới, nước Việt vẫn còn ở một giai đoạn tuy có những thành tựu nhưng tốc độ vẫn chỉ là “nhúc nhích”.
Những kiến nghị mang nội hàm như của ông Bùi Quang Vinh thật ra đã được đề cập khá nhiều với các cách diễn giải khác nhau, trên báo chí, ở rất nhiều bài viết. Có điều sự hấp dẫn và “trọng lượng” của phát ngôn đó chính là vì ông là một Bộ trưởng, dám nói thẳng trên diễn đàn ĐH Đảng những bất cập của một thể chế quản lý, mang tính ràng buộc trách nhiệm rất cụ thể.
Hội chứng “củ khoai tây” và “lợi ích nhóm”
Mặt khác, ngay cả trong những thành tựu kinh tế, cũng đã có những chuyển dịch chi phối đáng suy ngẫm. Người viết bài chú ý đến nhìn nhận của Ts Vũ Thành Tự Anh- Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tại Tọa đàm Mùa xuân do báo Người Đô thị tổ chức gần đây, khi ông cho rằng:
Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai, nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.
Đấy cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với những năm gần đây.
Không có được ý chí sửa sai ấy, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ hàng loạt trục trặc từ 2008. Hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách DNNN, khu vực ngân hàng, đầu tư công… thực ra chỉ có tính hình thức, là cách “mua thời gian”, đẩy những trục trặc về tương lai.
Đó là gì, nếu không phải là diện mạo của lợi ích nhóm? Mà mọi giải pháp đổi mới để tháo gỡ những khiếm khuyết của thể chế quản lý, không thể không tính đến yếu tố này, như một vật cản khủng trên hành trình phát triển của quốc gia.
Nếu như chống tham nhũng đã khó, thì chống hiện tượng lợi ích nhóm (tiêu cực) còn khó hơn, và nhiều khi là không tưởng. Vì nó nguy hiểm ở chỗ rất ảo, tuy lợi ích rất thật. Ở góc độ nào đó, lợi ích nhóm cũng là hội chứng… “củ khoai tây”.
Và vì vậy, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra được những giải pháp mang tính nguyên lý, căn cốt lâu dài. Đó là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, nền kinh tế thị trường đầy đủ, xã hội dân chủ, phát triển, thịnh vương cao. Thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế, song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm. Bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển…
Thì người viết tâm đắc với những giải pháp trước mắt, cụ thể nhưng cực kỳ cấp thiết. Vì chỉ có thế, mới góp phần tạo ra sức mạnh nội lực một quốc gia.
Đó là xóa bỏ tư duy và cơ chế xin- cho, đặc biệt trong khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng lành mạnh, theo đúng nghĩa- kinh tế thị trường “đầy đủ”. Nhất là nay mai, thềm nhà có… TPP.
Là thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự độc đoán, chuyên quyền. Kiểm soát quyền lực không gì hữu hiệu bằng mở rộng dân chủ, lắng nghe sự phản biện, kết hợp với cải cách tư pháp.
Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Kỳ Duyên
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/287333/tong-bi-thu-va-hoi-chung-cu-khoai-tay.html
Hà Nội và những tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung những ngày này, chưa bao giờ gặp phải những cơn mưa rét giá lạnh thấu xương. Thậm chí, lần đầu tiên băng tuyết phủ trắng xóa một số vùng cao. Hàng trăm trâu bò ngã quỵ, chết rét. Còn trẻ em miền núi nhiều nơi chỉ phong phanh tấm áo mỏng, thật xót đau. Dù không ít đoàn từ thiện đã nhanh chóng chuyển gạo, áo ấm chia sẻ cho người dân vùng khó khăn.
Người già và cuộc cờ “05 cầm”
Đại hội Đảng lần thứ XII. Ảnh minh họa: VietnamNet |
Mà nước Việt can trường và khổ đau, nội lực còn nhiều yếu kém sẽ “ra gió” thế nào trên hành trình hội nhập để phát triển?
Cuối cùng, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã xuất hiện- ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư ĐCSVN đã tái đắc cử.
Ông không phải là gương mặt xa lạ với chính trường VN. “Trận mạc” của ông trước khi dấn thân vào hoạt động chính trị, từ cơ sở, là lĩnh vực nghiên cứu, lý luận xây dựng Đảng. Năm qua đi tháng qua đi, ông dấn thân vào công tác quản lý, trưởng thành với một bề dày vị thế hiếm có- Ủy viên BCH TƯ Đảng (khóa VII, VIII, IX, X, XI), Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng (khóa VIII, IX, X, XI). Và là Tổng Bí thư ĐCSVN khóa XI.
Chính vì thế, khi thông tin về các nhân sự cấp cao còn chưa ngã ngũ, báo chí nước Việt đã có nhiều bài viết như nói hộ lòng dân đang nhức nhối cùng kỳ vọng, vào sự thay đổi tươi sáng hơn diện mạo XH trước những cơn sóng cả Biển Đông, sự đục khoét của giặc nội xâm, lợi ích nhóm, lo lắng cho sự hưng vong của quốc gia.
Một luật sư Lê Đức Tiết (Ủy ban Trung ương MTTQ VN) cho rằng TBT phải có những phẩm chất đặc biệt. Theo ông, tri thức có nhiều bao nhiêu, đạo đức có tốt bao nhiêu nhưng nếu không biết tạo ra thời cơ, nắm bắt thời cơ thì chưa đủ. Nghệ thuật người lãnh đạo là tạothời cơ và nắm bắt thời cơ (VietNamNet, ngày 27/1)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VietnamNet. |
Cũng như luật sư Lê Đức Tiết, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vô cùng day dứt về quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền, khi ông cho rằng: Đảng phải kiên quyết đấu tranh loại trừ bằng được những vấn nạn này. Đó là vấn đề bức xúc số một của Đảng, của dân, bởi nó làm suy yếu sức mạnh của Đảng, của quốc gia.
Nhưng người viết bài chú ý và tâm đắc nhất với những bí quyết đầy tính triết lý, sản phẩm của sự nghiên cứu thâm sâu của người xưa trong cuộc cờ chính trị, điều binh khiển tướng, mà TS Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản chia sẻ với báo VietTimes trước đó (ngày 18/1)
Theo ông Nhị Lê, bí quyết đó là “05 cầm”: Một là, cầm Đạo. Đạo là đường. Con đường phải đi, nền tảng phải giữ, nguyên tắc phải nắm lấy và phát triển bằng mọi giá. Hai là, cầm Cương. Ba là, cầm Tướng. Bốn là cầm Tâm. Năm là, cầm Thời. Đây chính là tầm nhìn thời cuộc. Khả năng tiên liệu thời thế, tầm nhìn chiến lược.
Còn theo người viết bài, tất cả những gửi gắm, đòi hỏi và kỳ vọng vào những giải pháp của người đứng đầu Đảng ta, những người lãnh đạo cao cấp, chỉ đòi hỏi họ hai điều: 1- Cần có tư duy trẻ, để hiểu thời thế, vận mệnh đất nước, hiểu thời đại và những quy luật thực tiễn. 2- Biết hành động thông minh, khôn ngoan, quyết đoán. Trước những nguy cơ lớn, mà ông Nhị Lê- Phó TBT Tạp chí CS đã nhìn nhận- hội chứng “củ khoai tây”:
Đó là, bề ngoài tưởng một khối thống nhất, nhưng bên trong thì năm bè, bảy mảng. Một số tổ chức đảng là tập hợp những “củ khoai tây” trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc. Các tổ chức chi bộ đảng có nguy cơ thành hàng ngàn những “bao tải khoai tây”.
Còn gì đáng sợ hơn sức mạnh … hội chứng “củ khoai tây”?
Liệu nhân dân có thể trông đợi ở ông, và những đồng sự của ông, trong cuộc cờ mới- với giặc nội xâm, lợi ích nhóm- bằng vũ khí, tư duy và năng lực hành động đều rất trẻ, cho dù tóc đã bạc sương?
Trong giờ phút ra mắt quốc dân đồng bào, thay mặt Ban CHTW Đảng khóa XII, ông nhấn mạnh thông điệp của tập thể lãnh đạo Đảng gửi tới cả dân tộc, gói gọn trong mấy chữ: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm.
Người trẻ và chân lý ở… thực tiễn
Ngược với hình ảnh TBT Đảng CS là một người “tái đắc cử”, tóc bạc trắng, có hai đại biểu lần đầu được bầu đều trúng cử với “số phiếu bầu ấn tượng”, theo bình luận của VietNamNet, ngày 26/1, trở thành UVTƯ chính thức khóa này, đều rất trẻ, cũng đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy trẻ nhất nước khi nhậm chức. Họ đều đã từng nổi tiếng khi được bổ nhiệm. Đó là Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976), Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và Nguyễn Xuân Anh (cũng sinh năm 1976) Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Với một nền chính trị VN lâu nay thường do người có tuổi “cầm chịch” thì hiện tượng hai ĐB này quả khiến dư luận XH nổi như… cồn. Nhưng ngoài lẽ trẻ già, dư luận xôn xao bàn tán còn do nhân thân họ khá “đặc biệt”.
Bởi lẽ Nguyễn Thanh Nghị là con trai trưởng của người đứng đầu Chính phủ, là TSKH ngành Kỹ thuật Xây dựng (ĐH George Washington, Mỹ), nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM. Rồi Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất VN. Trở thành UV dự khuyết tại ĐH Đảng XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015-2020).
Còn Nguyễn Xuân Anh là con trai trưởng của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, từng là phóng viên công tác tại báo Thanh niên trước khi trở thành UV dự khuyết TƯ Đảng, UV Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015-2020).
Phải công bằng mà nói rằng, cho dù cả hai đều cho rằng, nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực bản thân, cho dù mọi việc đề cử, bổ nhiệm đều “đúng quy trình”, thì việc tiến quá nhanh trên con đường hoạn lộ cũng buộc họ, những người trẻ tuổi giữ những chức vụ quan trọng của quốc gia phải đối mặt với những áp lực dư luận hoài nghi đa chiều, không đơn giản.
Nhưng cũng phải công bằng mà nói, họ- hơn hẳn thế hệ cha chú họ ở trình độ, học vấn đào tạo bài bản. Mặt khác, họ có “bàn đạp” gia đình, và kinh nghiệm hoạt động chính trị “cha truyền con nối”, lại tiếp cận nhanh chóng công nghệ thông tin, thông tin đa chiều của thời hội nhập. Điều đó rất có thể giúp họ sớm trưởng thành, có tư duy già dặn, bản lĩnh chính trường trong việc xử lý các tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước những năm tháng thật buồn, hàm chứa nỗi đời nhức nhối của nhà thơ, đồng thời còn là UV Bộ Chính trị Ban CHTW ĐCSVN khoá IX; ĐBQH khóa X, cựu Bộ trưởng Văn hóa. Liệu sự nhức nhối đó sẽ được những nhân sự cấp cao, những lãnh đạo già, trẻ khóa này “hóa giải” ra sao, trước hội chứng “củ khoai tây”, trước quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm phổ biến?
Nhất là thời cuộc này, người dân chỉ tin và kiểm chứng cái tài cái đức của người lãnh đạo ở thực tiễn. Bởi chân lý không ở lời nói hay, nói giỏi, mà là ở thực tiễn. Sẽ chỉ tin, khi các chính sách ban hành hàm chứa Thông điệp của TBT mới đây gửi đi: Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm, biến thành thực tiễn đời sống.
Đổi mới là sống còn
Tại ĐH Đảng XII, có một tham luận gây chấn động dư luận XH, làm dấy lên rất nhiều lời bàn tán của các trang mạng. Đó là tham luận của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông là người từng có những phát ngôn rất ấn tượng, thẳng thắn, như nói hộ nỗi lòng người dân. Và bây giờ, trên bục diễn đàn tại ĐH Đảng XII, trước vận mệnh dân tộc- tiến lên hay chấp nhận mãi mãi tụt hậu- tham luận của ông, thẳng thắn, trung thực, đã được dư luận chia sẻ, ủng hộ. Ông Nguyễn Sinh Hùng, UV Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, người điều hành phiên thảo luận đã nhận xét: Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước (TT, ngày 22/1).
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Cơ sở của kiến nghị này chính là thực tiễn đất nước qua 30 năm đổi mới, với những hay dở, tốt xấu, khẳng định và khiếm khuyết cùng tồn tại.
Ảnh minh họa: Zing. |
Công tâm mà nói, đây không phải đề xuất gì mới mẻ.
Cũng theo ông Bùi Quang Vinh, cách đây 05 năm, ĐH XI của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế XH 2011-2015 cũng đã nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Trong thực tế, đổi mới kinh tế là khá rõ, nhưng đổi mới về thể chế chính trị hầu như chưa làm, công cuộc đổi mới 05 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn.
Như vậy trong thực tế, công cuộc đổi mới của nước Việt mới đi bằng… một chân.
30 năm đổi mới, với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, là cả thời gian khá dài để họ đưa nền kinh tế của họ từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế phát triển. Trong khi qua 30 năm đổi mới, nước Việt vẫn còn ở một giai đoạn tuy có những thành tựu nhưng tốc độ vẫn chỉ là “nhúc nhích”.
Những kiến nghị mang nội hàm như của ông Bùi Quang Vinh thật ra đã được đề cập khá nhiều với các cách diễn giải khác nhau, trên báo chí, ở rất nhiều bài viết. Có điều sự hấp dẫn và “trọng lượng” của phát ngôn đó chính là vì ông là một Bộ trưởng, dám nói thẳng trên diễn đàn ĐH Đảng những bất cập của một thể chế quản lý, mang tính ràng buộc trách nhiệm rất cụ thể.
Hội chứng “củ khoai tây” và “lợi ích nhóm”
Mặt khác, ngay cả trong những thành tựu kinh tế, cũng đã có những chuyển dịch chi phối đáng suy ngẫm. Người viết bài chú ý đến nhìn nhận của Ts Vũ Thành Tự Anh- Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tại Tọa đàm Mùa xuân do báo Người Đô thị tổ chức gần đây, khi ông cho rằng:
Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai, nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.
Đấy cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với những năm gần đây.
Không có được ý chí sửa sai ấy, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ hàng loạt trục trặc từ 2008. Hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách DNNN, khu vực ngân hàng, đầu tư công… thực ra chỉ có tính hình thức, là cách “mua thời gian”, đẩy những trục trặc về tương lai.
Đó là gì, nếu không phải là diện mạo của lợi ích nhóm? Mà mọi giải pháp đổi mới để tháo gỡ những khiếm khuyết của thể chế quản lý, không thể không tính đến yếu tố này, như một vật cản khủng trên hành trình phát triển của quốc gia.
Nếu như chống tham nhũng đã khó, thì chống hiện tượng lợi ích nhóm (tiêu cực) còn khó hơn, và nhiều khi là không tưởng. Vì nó nguy hiểm ở chỗ rất ảo, tuy lợi ích rất thật. Ở góc độ nào đó, lợi ích nhóm cũng là hội chứng… “củ khoai tây”.
Và vì vậy, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra được những giải pháp mang tính nguyên lý, căn cốt lâu dài. Đó là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, nền kinh tế thị trường đầy đủ, xã hội dân chủ, phát triển, thịnh vương cao. Thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế, song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm. Bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển…
Thì người viết tâm đắc với những giải pháp trước mắt, cụ thể nhưng cực kỳ cấp thiết. Vì chỉ có thế, mới góp phần tạo ra sức mạnh nội lực một quốc gia.
Đó là xóa bỏ tư duy và cơ chế xin- cho, đặc biệt trong khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng lành mạnh, theo đúng nghĩa- kinh tế thị trường “đầy đủ”. Nhất là nay mai, thềm nhà có… TPP.
Là thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự độc đoán, chuyên quyền. Kiểm soát quyền lực không gì hữu hiệu bằng mở rộng dân chủ, lắng nghe sự phản biện, kết hợp với cải cách tư pháp.
Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Kỳ Duyên
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/287333/tong-bi-thu-va-hoi-chung-cu-khoai-tay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét