TS Lê Đăng Doanh
“Chi thường xuyên lên đến hơn 70% tổng chi thì phải thẳng thắn mà nói là với bộ máy như thế này, ai mà nuôi cho được”, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.
Chi thường xuyên quá lớn
Tại hội
thảo “Đánh giá quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam 2011-2014” do Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 17.12 tại Hà
Nội, TS Lê Đăng Doanh cho rằng một trong những vấn đề cấp bách hiện nay
là tái cơ cấu ngân sách.
Theo ông
Doanh, việc tái cơ cấu ngân sách đã được đưa ra bàn thảo rất nhiều,
trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, vấn đề ngân sách cũng được đặt ra cực kỳ
khẩn trương. Chính phủ báo cáo bội chi ngân sách ra Quốc hội chỉ mấy
trăm ngàn tỉ đồng nhưng thực tế, nếu cộng thêm các khoản vay, thoái
vốn... lên đến hơn 1 triệu tỉ đồng. Điều này là không bình thường.
Tỉ trọng chi tiêu Chính phủ so sánh với một số nước trong khu vực châu Á |
“Chi
thường xuyên lên đến hơn 70% tổng chi thì phải thẳng thắn mà nói là với
bộ máy như thế này, ai mà nuôi cho được”, ông Doanh nhấn mạnh.
So sánh với các nước có mức thu nhập trung bình thấp thì việc huy động ngân sách của Việt Nam đã rất cao, tận thu thế nào nữa?
Cũng theo
ông Doanh, tình trạng thất thu hiện nay rất nhiều, ví dụ như thất thu
về khoáng sản rất lớn. Hoặc việc phía Trung Quốc nói Việt Nam xuất sang
cho họ nhiều hơn 5 tỉ USD so với con số Việt Nam công bố. Những con số
đó không xuất hiện trong thống kê, sổ sách chứng tỏ con số thất thu rất
lớn.
Bên cạnh
đó, theo báo cáo của CIEM, cơ cấu chi của Việt Nam vẫn còn nặng chi cho
bộ máy nhà nước (chi thường xuyên) và chi đầu tư phát triển.
Một xu
hướng đáng lưu ý nữa là tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách giảm mạnh từ đầu năm 2010 đến nay, trong khi tỉ trọng chi
thường xuyên tăng cao. Ngân sách chủ yếu chi cho bộ máy nhà nước hoạt
động, còn các khoản chi cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học hầu như
không tăng.
Báo cáo
dẫn ra, hiện nay có tổng cộng khoảng 8 triệu người đang hưởng lương, phụ
cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), tức là cứ hơn 11 người thì có một
người hưởng lương từ NSNN.
Số lượng
người hưởng lương và ngân sách quá lớn là do cơ cấu tổ chức bộ máy của
Việt Nam quá cồng kềnh. Chỉ riêng cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn
đã chiếm hơn 900.000 người.
Bộ máy nhà nước cồng kềnh không chỉ làm tăng khoản chi thường xuyên từ NSNN mà còn làm phát sinh hạch sách và tham nhũng.
Bội chi ngân sách và nợ công tăng
Cũng tại
hội thảo, báo cáo của CIEM cho rằng, những chính sách nới lỏng tài khóa
trong khi nguồn thu sụt giảm đã gây ra hệ quả là bội chi ngân sách của
Việt Nam gia tăng.
Số liệu
về bội chi ngân sách của Việt Nam có khác với số liệu của IMF, do cách
hiểu khác nhau về các nguồn thu và chi ngân sách. So với các nước trong
khu vực thì Việt Nam kiểm soát bội chi ngân sách yếu hơn nhiều,
Phát
biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tú Anh - chuyên gia Kinh tế vĩ mô (CIEM)
cho hay, từ năm 2011 đến nay tỉ lệ bội chi ngân sách có xu hướng nới
rộng. Tỉ lệ bội chi ngân sách tăng cao gây áp lực lớn lên nợ công.
Đồng
tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ, từ năm 2008 đến nay nợ Chính phủ
liên tục tăng cao và đặc biệt trong thời kỳ tốc độ tăng trưởng kinh tế
suy giảm.
Quy mô huy động ngân sách Việt Nam |
Theo ông
Cung, nợ công tăng cao do nhu cầu tài trợ từ ngân sách rất lớn và điều
này là do xuất phát từ tư duy sử dụng đầu tư Nhà nước để bù đắp sự sụt
giảm cho đầu tư tư nhân.
Bên cạnh
đó, một phần lớn nguồn lực tài chính của các ngân hàng thương mại được
đẩy qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ phân bổ nguồn lực này theo cơ
chế hành chính, phi thị trường.
“Như vậy
nguồn lực đáng lẽ sẽ phân bố theo cơ chế thị trường lại chuyển sang
phân bổ theo cơ chế quản lý của nhà nước. Rõ ràng điều này sẽ làm giảm
hiệu quả của nguồn lực, đặc biệt là trong điều kiện thể chế quản lý đầu
tư công chưa có thay đổi theo hướng hiệu quả”, ông Cung nhấn mạnh.
Cũng theo
CIEM, sự gia tăng mạnh mẽ của nợ công cho thấy Việt Nam vẫn chưa sẵn
sàng hạn chế vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế, nhằm tạo môi
trường cạnh tranh cho khu vực ngoài nhà nước
Về giải
pháp, theo ông Nguyễn Đình Cung, trước sức ép gia tăng nợ công, cần thay
đổi tư duy nhà nước làm thay khu vực tư nhân mà chuyển sang tạo dựng
thị trường để tư nhân có thể tham gia cung ứng hàng hóa công cộng.
Bên cạnh
đó, nguồn vốn huy động của nhà nước cần được phân bổ theo cơ chế đấu
thầu cạnh tranh để đảm bảo nguồn lực được sử dụng vào nơi có hiệu quả
cao nhất.
Theo ông
Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế thuộc Chương trình giảng dạy Kinh
tế Fulbright, về điều hành chính sách tài khóa, Việt Nam cần phải thiết
lập quy tắc cân bằng ngân sách trung hạn trong giai đoạn 5 năm.
Chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, Nhà nước cần nhận ra và sửa chữa
những khiếm khuyết của mình, nếu không tình hình sẽ ngày càng trầm
trọng thêm.
Hoàng Long
Nguồn: mothegioi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét