Những nết xấu nổi tiếng của người Việt Nam trong con mắt bạn bè nước ngoài
Tôi có nhiều cơ hội cộng tác với các bạn làm công tác nghiên cứu người
nước ngoài. Đến đâu tôi cũng tận dụng mọi cơ hội để hỏi bạn bè các nước,
họ nghĩ gì về người Việt Nam chúng ta, cả nết xấu và nết tốt, bất kể đó
là câu chuyện quanh bàn cà-phê, những cuộc tán gẫu và những câu chuyện
nhàn đàm sau các buổi làm việc căng thẳng.
Qua các câu chuyện góp nhặt tản mạn, những ý nghĩ đọng lại trong đầu tôi
khá ấn tượng, và thường tập trung vào một số nết xấu và nết tốt mà
chúng ta vẫn thường nghe và đọc được trên công luận.
Trong tất cả các cuộc trao đổi phi chính thức đó, ấn tượng nhất là ba
tháng tôi làm việc ở Úc hồi năm 2011. Tôi muốn ghi nhận vắn tắt vài
dòng, gọi là để góp phần cho các nhà nghiên cứu xã hội bàn về chấn hưng
dân trí.
Làm thế nào để chấm dứt nạn ăn cắp của người Việt (Ảnh minh họa) |
Tôi có được một vài dịp ngồi với các chuyên viên nghiên cứuvề quản trị
doanh nghiệp. Sau một vài lần làm việc đã có quan hệ khá thân tình, tôi
hỏi họ, “Các chủ doanh nghiệp Úc có thuê nhân công người nước ngoài
không”? Họ trả lời là “Có”. Tôi hỏi “Các ông đã thuê những lao động
người nước nào”, thì họ cho biết là “Đã thuê người từ một số quốc gia,
trong đó, nhiều nhất là người da đen và người Việt Nam”. Tôi hỏi họ
“Người da đen thuộc những nước nào”, thì họ không phân chia tách bạch,
mà chỉ nói chung chung, gộp thành một nhóm, là “người da đen”.
Khi tôi hỏi họ nhìn nhận về những nết xấu và nết tốt của những người lao
động các nước, thì tôi được nghe họ nói rất nhiều thứ, nhưng chỉ xin
ghi lại vài nết xấu khá ấn tượng để chúng ta cùng suy nghĩ về con đường
nâng cao dân trí.
Tôi hỏi các bạn Úc những đặc điểm của lao động Việt Nam so với các dân
lao động khác mà những người sử dụng lao động Úc đã tiếp xúc. Chẳng hạn,
tôi hỏi họ “Các ông thích nhất loại người nào”. Họ trả lời “Thích nhất
những người lao động da đen”. Tôi hỏi “Vì sao thích người lao động da
đen”. Tôi được nghe trả lời không một phút đắn đo, có hai lý do để họ
thích: (1) Làm việc rất có năng suất; và (2) Lao động rất có kỷ luật.
Tôi hỏi tiếp “Các ông trả công thế nào?”. Được trả lời “10 Đôla Úc một
giờ”
Tôi hỏi họ “Các ông ghét nhất là lao động người nước nào”. Tôi đắn đo,
định sử dụng động từ “Không thích” (To dislike), nhưng sau tôi quyết
định dùng hẳn động từ từ “Ghét” (To hate) Trả lời cũng không đắn đo:
“Việt Nam”. Tôi hỏi “Vì sao”. Cũng được nghe trả lời không chút đắn đo,
là có bốn lý do để họ ghét, xếp theo thứ tự về mức độ nghiêm trọng tăng
dần như sau:
Hay đi làm trễ giờ
Hay nói dối
Hay vi phạm các cam kết, và
Hay ăn cắp vặt.
Tôi hỏi tiếp, với người lao động Việt Nam, ông trả công bao nhiêu. Được
nghe trả lời “Tối đa tôi cũng chỉ trả đến 7 Đôla Úc một giờ”
Tôi hỏi thêm: “Người lao động Việt Nam có hay gây gổ không?”. Họ trả lời
khá thú vị: Những người lao động thuộc diện thuyền nhân vượt biên từ
Miền Bắc sau 1975 thì hay gây gổ. Và nói thêm: “Và tối ngày la cà các
sòng đánh bạc tự động, cá cược bóng đá và các quán bia… Kiếm được bao
nhiêu tiền, hình như họ ném vào đây hết”. Số người này đã luống tuổi,
nhưng vẫn còn giữ máu gây gổ. Những người lao động Việt Nam hiện nay khá
trẻ, chủ yếu thuộc diện sinh viên, học sinh du học, kết hợp đi làm
thêm, hoặc bỏ học đi làm.
Những nét xấu nói trên, tôi đã được nghe khá nhiều từ các nhà nghiên cứu
ở những quốc gia có nhiều người lao động Việt Nam làm việc, đặc biệt là
ở Nga, ở Đức, ở Nhật, nhưng chưa ở đâu tôi được nghe tổng kết có hệ
thống như trong câu chuyện với một bạn nghiên cứu người Úc vừa nêu trên
đây.
*
Hiện nay tôi vẫn có một số giờ lên lớp cho nhiều loại đối tượng người
học rất khác nhau: sinh viên chính quy, sinh viên tại chức, cao học,
nghiên cứu sinh, học viên các lớp tập huấn theo một số chuyên đề nào đó,
tôi nhận ra các nết xấu của người lao động Việt Nam mà tôi nghe được từ
các bạn bè nước ngoài là quá chuẩn xác.
Nhiều bài viết còn nói đến tâm lý “tự hào” về những nết xấu đó. Chẳng
hạn, một lần tôi đọc trên mạng câu chuyện khoe thành tích ăn cắp đầy
hãnh diện trong một vụ việc gì đó[1].
Các nhà chức trách nghĩ gì về việc nâng cao cái dân trí cho người lao
động Việt Nam, và làm sao cải thiện được chất cái ta vẫn gọi là “Nguồn
nhân lực” cho phát triển đất nước?
Vũ Cao Đàm
(Bauxitevn)
[1]Xem http://vietnamexodus.freeforums.org/rung-ng-nh-ng-v-n-c-p-c-a-ng-i-vi-t-t-i-nh-t-t2395.html
Không thể 'nếm thử' để chống hàng giả
Trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều ngày 17.11, Bộ trưởng Công
thương Vũ Huy Hoàng đã gây “sốc” khi nói quản lý thị trường phải dùng
miệng để kiểm tra chất lượng phân bón, nhằm phân trần về việc hiệu quả
chống hàng giả không cao, do vừa thiếu vừa yếu về phương tiện, công cụ,
trang thiết bị hỗ trợ.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em QLTT đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón |
Khỏi nói cũng biết tình trạng hàng giả hoành hành gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sản xuất trong nước như thế nào, đặc biệt các vật tư nông
nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng...) bị làm giả, nhái,
hàng kém chất lượng gây khó khăn cho nông dân và đe dọa an ninh lương
thực. Sự bất lực của các cơ quan chức năng cũng là điều không thể phủ
nhận.
Và từ cách trả lời của ông Bộ trưởng Công thương có thể thấy sự bất lực
ấy đầu tiên là bắt nguồn từ cách làm tùy tiện, không khoa học. Kể cả
quản lý thị trường (QLTT) thực tế không có máy kiểm định phân bón giả
thì cũng hoàn toàn có thể trưng cầu giám định tại các trung tâm đo lường
chất lượng mà địa phương nào cũng có, không nên "thử bằng miệng" như
vậy.
Nhưng đáng tiếc, tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả đang tăng mạnh
(khoảng 18%/năm), không chỉ do “thiếu phương tiện”, do tùy tiện mà còn
do "có tình trạng thông đồng, câu kết của những cá nhân trong lực lượng
QLTT với các phần tử buôn lậu" - như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng trong
phần kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nói.
Trang thiết bị của lực lượng QLTT nghèo nàn có thể là một yếu tố làm
giảm hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu. Thế nhưng, đó không phải là yếu
tố quan trọng nhất mà là ở sự chủ động, quyết liệt trong công tác kiểm
tra, phát hiện các hành vi buôn lậu của lực lượng QLTT, của việc tích
cực phối hợp với các lực lượng khác: hải quan, thuế, biên phòng, công
an... Thực tế, đầu tư mua sắm các máy bộ đàm, xe cộ, tàu thuyền… là
những phương tiện cơ bản cho 63 chi cục QLTT chắc chắn không phải là vấn
đề lớn với ngân sách nhà nước. Hằng năm, ngân sách vẫn chi hàng trăm tỉ
đồng cho việc này. QLTT hoàn toàn có thể bổ sung kinh phí bằng việc sử
dụng tiền bán, xử lý tang vật buôn lậu, tiền phạt hành chính lên đến
hàng ngàn tỉ đồng mà quy định hiện nay cho phép để lại một phần.
Cho nên, trong khi chưa thấy người lãnh đạo ngành công thương có đề xuất
cụ thể hơn về việc chi thêm bao nhiêu tiền cho mua sắm trang thiết bị,
sử dụng kinh phí từ nguồn bán đấu giá, xử lý tang vật để đầu tư lại cho
lực lượng QLTT... việc ông phải đưa ra ví dụ: nếm phân để phân biệt hàng
thật - giả là phản cảm và không thuyết phục. Nhất là gần đây, khi liên
tục xảy ra các vụ việc tiêu cực trong lực lượng QLTT như chuyện nơi này,
nơi kia có tình trạng bảo kê cho buôn lậu, chuyện bê bối trong tuyển
dụng công chức tại Cục QLTT…thì câu chuyện đó sẽ càng khiến người nghe
mất niềm tin về công tác chống buôn lậu, hàng giả của lực lượng này.
Mạnh Quân
(Thanh Niên)
Hiệu Minh - Đôi điều về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
Các vị được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: Internet |
Tối qua, vợ chồng người bạn mời đến chơi ở khu Yên Hòa Nhân Chính. Đi từ
Nhà hát Lớn tới nhà anh, kẹt xe kinh hoàng. Hơn một tiếng mới tới nơi.
Từ trên tầng 16 của tòa nhà, nhìn sang khu nhà Keangnam cao vút trời,
bên cạnh là những khu biệt thự, nhà ống xen lẫn, dù đèn đêm lấp lánh như
sao như có vẻ đẹp huyền bí nhưng cũng không che nổi kiến trúc phi tổng
thể, đủ nói lên bộ mặt của thủ đô. Kiến trúc thế nào, thượng tầng thế.
Chợt nghĩ đến vụ bỏ phiếu mấy vị cao cao.
Tin tức nước nhà cho hay, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày
15-11 cho thấy, mấy vị trí mang tính biểu tượng như Phó chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ nhiệm Ủy
ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, đều ở vị trí đứng đầu với 390, 380
và 365 phiếu tín nhiệm cao
Mấy bộ trưởng quan trọng như Bùi Quang Vinh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
Đinh La Thăng (Bộ Giao thông), Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng NN)
đứng hàng top.
Trong khi đó, ba Bộ trưởng có số phiếu tín nhiệm cao ít nhất (ngôn ngữ
thật buồn cười nhưng thực chất là mất tín nhiệm nhất) là Bộ trưởng Tài
Nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Xếp hạng. Ảnh: VNE. |
Lần từ cuối bảng lên, có Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng gần chót.
Kết quả này không ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ ai. Nếu coi đây là
thước đo của cử tri cả nước do 485 đại biểu QH làm đại diện thì cũng khá
sát với thực tế.
Những chức danh biểu tượng như chủ tịch nước, phó chủ tịch QH, được đánh
giá cao vì công việc của họ không đụng chạm. Lẽ ra những chức danh này
không nên đưa vào bỏ phiếu.
Đi ngoài đường với giao thông hỗn loạn, có một không hai trên thế giới,
mà vị tư lệnh ngành Đinh La Thăng vẫn có số phiếu cao chót vót, chứng tỏ
dân ta thấy mọi việc vẫn ổn. Chỉ cần thông đường vành đai là dân bỏ qua
hết mọi chuyện khác.
Trên nền cái giao thông không giống ai, người quản lý tiền tệ cũng vậy.
Có người gọi ông đã vượt lên ngoạn mục so với kỳ bỏ phiếu năm 2013.
Tuy nhiên, hai ngành – giao thông huyết mạch và tiêu tiền – được đánh giá cao cũng OK vì dân ta có máu của công tử Bạc Liêu.
Nhưng mấy ngành liên quan đến phát triển con người đứng cuối bảng mới
thực sự đáng lo: Văn hóa – nền tảng của phát triển, Giáo dục – trồng
người, Nội vụ – Nhân sự cho quốc gia, Môi trường chìa khóa cho sự bền
vững và Y tế – cứu người.
Thử tưởng tượng, thế hệ trẻ được đào tạo bởi nền Giáo dục cuối bảng xếp
hạng, tiếp thu Văn hóa của một Bộ trưởng có cháu vài tháng tuổi đã biết
bầu chọn vịnh Hạ Long, sống trong Môi trường ô nhiễm, từ tấm bé đã được
hệ thống phòng chữa bệnh do một Bộ trưởng có trình độ giải trình về lỗi
tiêm nhầm vác xin để các cháu chết oan hay tàn tật thay vì từ chức bằng
cách xử lý…vác xin.
Liệu rằng thế hệ ấy lớn lên có thay đổi được mạng lưới giao thông rối
loạn nhất hành tinh và cách tiêu tiền chùa có một không hai của tiền
nhân để lại.
Vị trí biểu tượng không bị lung lay là mừng lắm rồi vì nước mình thích biểu tượng hơn là tiền tươi thóc thật.
Tuy nhiên, trồng người, cứu người, môi trường, văn hóa – những ngành
đóng vai trò thực sự cho tương lai quốc gia – đang có vấn đề lớn.
Không hiểu các vị có lo không?
HM. 19-11-2014
Yên Hòa – Nhân Chính, Manhattan của Hà Nội. Ảnh: HM |
Một góc của Tokyo. Ảnh: HM |
(Blog Hiệu Minh)
Chính phủ yêu cầu báo cáo gấp "Dự án của Trung Quốc trên núi Hải Vân"
“Sự việc này mới chỉ là thông tin ban đầu, vẫn chưa biết họ xây dựng,
thẩm định thế nào. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương báo cáo gấp” - Bộ
trưởng Nguyễn Văn Nên.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên chia sẻ với
Infonet trước thông tin nhà thầu Trung Quốc đã được cấp phép xây dựng
khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân.
Mấy ngày qua, dư luận đang dành sự quan tâm đến thông tin về việc Tỉnh
Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế
World Shine ở khu vực Cửa Khẻm – nơi được coi là mũi vươn ra biển xa
nhất của đèo Hải Vân. Khu vực này được coi là vị trí rất nhạy cảm về an
ninh quốc phòng.
ĐBQH- Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Muốn xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân phải được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng (Ảnh: ND) |
Bên lề kỳ họp Quốc hội, trao đổi với infonet.vn về sự việc này, ĐBQH –
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết,
khu vực này đang nằm trong khu vực của Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng,
hiện đang có sự tranh chấp: Đà Nẵng nhận của Đà Nẵng, còn Thừa Thiên Huế
cũng nhận của mình và hiện vẫn chưa được phân định.
Thượng tướng Rinh khẳng định đây là khu vực nhạy cảm, nằm trong khu vực
“trọng yếu” về an ninh quốc phòng , vì thế không thể cho các DN đầu tư
nước ngoài đầu tư vào đó. Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Quốc phòng thẩm
định, xác định địa bàn chiến lược đó.
“Sáng nay tôi hỏi lại thì thấy bảo địa phương chưa báo cáo. Tỉnh Thừa
Thiên Huế chưa báo cáo lên Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Nếu như Bộ Quốc
phòng đồng ý thì mới làm được, nếu không thì không thể làm. Theo tôi
nghĩ, nếu có báo cáo chắc Bộ Quốc phòng cũng không đồng ý” – Thượng
Tướng Nguyễn Văn Rinh nói.
Cũng theo ông Rinh, về nguyên tắc dự án đó có thể của địa phương, tuy
nhiên nếu muốn triển khai khu nghỉ dưỡng ở đó thì bắt buộc phải báo cáo
Chính phủ, Bộ Quốc phòng xem xét.
“Đó là một hòn đảo nhỏ, nằm trong vịnh ở phía đèo Hải Vân và nó có tác
động rất lớn, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Được thì không biết
được bao nhiêu, nhưng mất thì có thể mất nhiều” - Nguyên Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng nhìn nhận.
Khu vực Cửa Khẻm - đèo Hải Vân được xem là vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng |
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Huỳnh
Nghĩa nói, vấn đề này thành phố đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính
phủ, Tư lệnh quân khu 5 cũng đã có văn bản rồi.
Ông Nghĩa cũng khẳng định, vị trí đó rất quan trọng và nhạy cảm, từ thời
Pháp, Mỹ đánh vào cũng đổ bộ lên đó. Mặt khác vị trí đó lại giáp ranh
giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, đến nay chưa phân định rạch ròi
từ khi tách tỉnh. Do đó TP đã kiến nghị tỉnh Thừa Thiên Huế không nên
cấp phép cho DN nước ngoài làm khu du lịch tại đó.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa cũng cho biết, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đã có báo cáo,
Thủ tướng đã nhận được văn bản đề nghị và đang chờ đợi Thủ tướng xem
xét. Theo ông Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cũng nói
chỗ đó rất tế nhị nên cần thận trọng.
Cũng trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet về sự việc này, Bộ
trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, đây mới
chỉ là những thông tin ban đầu thôi, cũng chưa biết họ triển khai xây
dựng ra sao trong khu vực đó.
“Tôi đang đề nghị anh em tập hợp báo cáo. Sự việc này tôi cũng chỉ mới
nghe thông tin ban đầu. Mặc dù biết rất rõ vị trí đó quan trọng ra sao,
nhưng hiện vẫn chưa biết họ làm cái gì, thẩm định như thế nào, nên chưa
thể nói gì được thêm lúc này. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương báo cáo
gấp” – Bộ trưởng Nên cho hay.
Một số tờ báo đưa tin, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du
lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm. Dự án khu
du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine triển khai từ năm 2013 đến 2023,
gồm có khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao công suất 450 phòng, khu nhà nghỉ
dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 căn hộ biệt thự, trung tâm
hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu dịch vụ, nhà hàng...
Nguyễn Dũng
(Infonet)
Người biểu tình Hong Kong xông vào trụ sở cơ quan lập pháp
Tình trạng căng thẳng tại Hong Kong có dấu hiệu bùng phát. (Ảnh: AP)
Theo Reuters, sáng sớm 19/11, một nhóm nhỏ người biểu tình đã xông vào trụ sở cơ quan lập pháp của Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) qua lối cửa ngách, trong khi cảnh sát ngăn những người khác xông vào tòa nhà giữa lúc căng thẳng gia tăng sau một khoảng thời gian yên ắng.
Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau khi giới viên chức tòa án tìm cách giải tán một phần của trại biểu tình tại trung tâm thành phố - nơi người biểu tình đòi dân chủ chiếm đóng gần 2 tháng qua, trong khi phần lớn khu vực biểu tình chính này không bị ảnh hưởng.
Đây là lần đầu tiên người biểu tình Hong Kong xông vào một tòa nhà công quyền trọng yếu, trái ngược với dự đoán của nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng phong trào biểu tình đang cho thấy dấu hiệu lắng dịu./.
(VNTTX)
Trẻ em Việt ‘nhuộm màu sắc’ Trung Quốc
Một gian hàng bán đồ chơi Trung Quốc sản xuất tại Đông Kinh, thị trấn phía bắc Lạng Sơn giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 23/9/2014. AFP photo |
Đồ chơi trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc và những tác hại khôn lường
của nó đối với sức khỏe cũng như tương lai trẻ em Việt Nam vốn là đề tài
đã được nhắc đến nhiều lần. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đó, trẻ em Việt
vẫn phải tiếp tục chơi đồ chơi Trung Quốc với nguy cơ nhiễm độc chì rất
cao và đáng sợ hơn cả là tâm lý trẻ em Việt ngày càng trở nên manh động,
bạo lực hơn bởi những mẫu đồ chơi kích thích bạo lực này. Đáng sợ hơn
cả là đa phần trẻ em Việt Nam đều không có lựa chọn nào khác với đồ chơi
Trung Quốc!
Đồ chơi Trung Quốc tràn lan thị trường Việt
Một người mẹ trẻ tên Hằng, ở Yên Bái, chia sẻ: "Có những gia đình nhà giàu thì họ không sợ con mình bị ảnh hưởng bởi đồ chơi Trung Quốc, mà họ sợ nó ảnh hưởng bởi Mỹ, Holywood... Trẻ con nhà nghèo như em thì khó tránh khỏi mua đồ chơi Trung Quốc. Việc này hầu như là đương nhiên...".
Theo chị Hằng, việc mua đồ chơi cho trẻ em trong nhà đối với những người làm nông, lao động như chị là một việc thắt lưng buộc bụng, chị phải nhín nhịn nhiều thứ để có đồ chơi cho con. Với mức lương trung bình từ hai triệu rưỡi đến ba triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào công ty có tăng ca hay không, cộng thêm một ít thu nhập từ đồng ruộng, chị không tài nào mua được đồ chơi Việt Nam để cho con của mình chơi, nếu là đồ chơi có xuất xứ Nhật bản và các nước châu Âu, châu Mỹ thì càng không dám mơ tới.
Bởi trẻ em chơi đồ chơi rất nhanh hỏng, không biết giữ gìn nên việc mua đồ chơi phải diễn ra hằng tháng nếu không muốn con buồn. Trong khi đó, đồ chơi Trung Quốc có giá rẻ, dao động từ hai mươi ngàn đồng đến năm mươi ngàn đồng, mỗi tháng, chị Hằng chỉ cần nhịn một ngày đi chợ thì con của chị đã có đồ chơi. Hơn nữa, ở các chợ quê, thị trấn, đồ chơi trẻ em cũng không có gì khác ngoài đồ chơi Trung Quốc như súng nhựa, lựu đạn nhựa, robot nhựa, xe tăng nhựa, kiếm nhựa, mã ấu nhựa...
Nhìn chung, các loại đồ chơi này đa phần kích động bạo lực trẻ em. Chỉ có một số món như đàn guitar nhựa, piano nhựa và xe hơi nhựa là không kích động bạo lực nhưng lại có giá tiền cao hơn rất nhiều so với mấy loại đồ chơi kia. Hơn nữa, đồ chơi Trung Quốc tiềm ẩn mối hiểm họa chết người, đã có nhiều trẻ em chơi súng hoa cải nhựa, khi bắn thì phát nổ và gây thương tích. Nhưng cho đến thời đểm bây giờ, chị Hằng vẫn không hiểu vì sao đồ chơi Trung Quốc lại hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường.
Cũng theo chị Hằng, chỉ có một thời gian ngắn chưa đầy ba tháng là ít có hàng hóa Trung Quốc nói chung và đồ chơi Trung Quốc nói riêng trên thị trường Việt Nam, đó là khoảng thời gian mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hầu như suốt thời gian này mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc rất ít xuất hiện trong các chợ. Nhưng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan đi, hàng hóa Trung Quốc lại tiếp tục ồ ạt đổ sang các chợ Việt Nam.
Chị Hằng nói vui rằng theo logic mà chị nhận thấy, phải có thêm một cái giàn khoan nào đó của Trung Cộng khoan sâu vào vùng biển Việt Nam, cái này đi thì cái kia lại thế vào, càng lúc càng lấn sâu vào gần bờ Việt Nam thì mới hy vọng giảm bớt hàng hóa Trung Quốc ở các chợ. Nhưng lúc đó người Việt lại đối mặt với một nỗi lo khác còn ghê gớm hơn nhiều.
Nhà buôn Trung Quốc tung tăng bỏ tiền Việt Nam vào túi
Cô Thủy, chủ của một trung tâm giữ trẻ tư nhân tại Yên Bái, chia sẻ: "Cái đời sống có rất nhiều đồ chơi Trung Quốc, rất khó mà thoát Trung, ngay cả hàng hóa xách tay từ Mỹ về cũng đề made in China thôi! Rất khó, có điều là mình phải ý thức về đồ chơi độc hại, cái nào nên tránh thôi... Em nghĩ rất là khó!".
Theo cô Thủy, sở dĩ đồ chơi trẻ em của Trung Quốc xuất hiện quá nhiều tại Việt Nam là vì nhiều lý do, trong đó có hai lý do không thể chối cãi: Nhà nước đã làm ngơ hoặc quan tâm không đúng mức về vấn đề trẻ em; Kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay đã hoàn toàn phụ thuộc vào trung Quốc, nếu dứt ra, sẽ liên lụy đến nhiều vấn đề khác.
Ở nguyên nhân thứ nhất, chỉ cần nhìn chính sách thuế đối với các mặt hàng nhập từ châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khu vực với mức thuế cao ngất trong khi có rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc trốn thuế, du nhập Việt Nam bằng con đường không chính ngạch hoặc chính ngạch nhưng đã qua chung chi, có thể dễ dàng nhận ra rằng hàng Trung Quốc cũng như nhà buôn, nhà sản xuất của Trung Quốc được ưu ái gấp trăm lần hàng hóa, nhà buôn, nhà sản xuất các nước khác.
Và ngay cả đồ chơi trẻ em sản xuất tại Việt Nam, không hiểu mức thuế được ưu tiên bao nhiêu nhưng giá thành của đồ chơi trẻ em Việt Nam luôn đắt gấp ba lần, bốn lần so với đồ chơi trẻ em Trung Quốc cùng chủng loại. Và nếu tính theo thu nhập, sẽ khó có người lao động phổ thông nào dám mua đồ chơi Việt Nam cho con mình. Trong khi đó, số lượng người lao động nghèo có thu nhập thấp, dưới mức ba triệu đồng trên mỗi tháng tại Việt Nam chiếm con số ít nhất cũng trên 70% dân số trong độ tuổi lao động.
Thử hỏi, một khi đồ chơi các nước tiên tiến có giá quá cao, đồ chơi Việt Nam cũng có giá cao không kém trong khi chất lượng sử dụng lại rất kém so với ngay cả đồ chơi do Trung Quốc sản xuất bán giá rẻ ngoài thị trường thì cơ hội lựa chọn nào dành cho người nghèo nếu không phải là đồ Trung Quốc? Hơn nữa, với ngưởi có mức thu nhập thấp, cái ăn, cái mặc và chỗ ở còn là nỗi lo toan hằng ngày, huống gì chuyện tác hại sức khỏe mà chỉ nghe đài, báo nói chứ không được nhìn thấy cụ thể! Thói quen ăn mì tôm cứu trợ, ăn mì tôm thay canh, xài hàng rẻ tiền vốn là thói quen được huông tập bởi cái nghèo và thất nghiệp.
Ở nguyên nhân thứ hai, từ năm 1990 đến nay, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam với giá rẻ bèo đã xô dạt mọi thức hàng hóa của các quốc gia khác cùng với tính cẩn thận, coi trọng sức khỏe của người Việt. Hiện tại, giả sử nhà nước có làm một cuộc vận động bài trừ hàng Trung Quốc thì cũng chẳng mấy ai hưởng ứng tuyệt đối. Bởi chính sách nhà nước đã ưu tiên cho hàng hóa Trung Quốc độc chiếm, độc diễn trên thị trường Việt Nam đã gần hai mươi lăm năm.
Nói cho cùng, những người Việt lớn tuổi đã tích tập một lượng lớn độc hại từ vật chất đến tinh thần bởi hàng hóa Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện của người lớn, trẻ em vô tội, chúng vẫn đang nhận chịu những tác hại từ hàng hóa Trung Quốc từng ngày, từng giờ vào thân thể, trí não. Và nguy cơ tương lai Việt Nam bị vong thân vì Trung Quốc đang đến rất gần!
Quản lý thị trường... nếm phân giả?
Việc dùng miệng thử phân chỉ phản ánh rằng cách làm việc của các anh
bất chấp pháp luật, hoàn toàn cảm tính và không chuyên nghiệp....
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Công thương đưa ra ngày 17/11/2014,
trước chất vấn của các đại biểu Quốc hội: Tại sao hàng giả, hàng nhái,
hàng lậu, hàng kém chất lượng…, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
và hệ thống phân phối hàng bán lẻ, vẫn không thuyên giảm? đã khiến dư
luận giật mình.
Vẫn “công thức trả lời” cũ kỹ, lặp đi lặp lại từ hết phiên họp này đến
phiên họp khác, mỗi khi bị chất vấn, rằng chúng tôi đã “có nhiều cố
gắng” nhưng vì thế này, vì thế kia… nên tình trạng đó “vẫn không thuyên
giảm” như lời chất vấn của đại biểu, nghĩa là lỗi hoàn toàn của... thị
trường, chứ không phải ở cơ quan quản lý. Và tôi xin hứa trước Quốc hội
rằng…
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng |
Cử tri không chờ đợi những câu trả lời như vậy. Vì cái lý của họ là: Nếu
đã “có nhiều cố gắng” rồi, mà công việc vẫn không hiệu quả, thậm chí
“tỷ lệ số vụ việc gian lận, hàng giả năm sau đều cao hơn năm trước”, thì
còn để cái cơ quan đó làm gì, để nó ngốn tiền thuế của dân? Hoặc nếu vì
một lý do nào đó mà không thể giải tán được nó thì cũng phải ra tay,
cải tổ nó một cách quyết liệt. Để sau kỳ họp này, người dân cầm tiền
thật ra thị trường không phải mang những hàng rởm về nhà nữa.
Cái mới duy nhất được ông Bộ trưởng nêu ra khi trả lời chất vấn lần này
là ngành Quản lý Thị trường (QLTT) khổ quá, thiếu thốn công cụ, phương
tiện quá, đến nỗi để phân biệt một lô phân bón là thật hay giả, cán bộ
QLTT phải… dùng miệng nếm. Thật kinh khủng.
Thật là đã khổ đến tận cùng của nỗi khổ rồi. Nhưng vì sao ông không nêu
đích danh người nếm phân đó là ai? Nếm trong trường hợp nào? Và khi biết
chuyện đó, ông lại không chỉ đạo xử lý kỷ luật cái anh chàng nếm phân
kia?
Vì sao phải kỷ luật anh ta? Vì cán bộ QLTT là công chức Nhà nước. Đã là
công chức, thì anh phải thực thi công vụ theo luật. Các văn bản quy phạm
pháp luật về xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu…
đã rất đầy đủ rồi (đó chính là công cụ đấy, thưa Bộ trưởng).
Trong trường hợp phát hiện một lô phân bón nghi là giả chẳng hạn, việc
đầu tiên của cơ quan QLTT là phải lập biên bản, tiến hành niêm phong lô
hàng đó lại, buộc chủ nhân của lô hàng phải dừng lưu thông. Sau đó lấy
mẫu gửi đi xét nghiệm.
Trên đất nước này có rất nhiều cơ quan có đủ trình độ và phương tiện, đủ
tư cách pháp nhân để làm việc đó. Việc xét nghiệm để đưa ra kết luận về
một mẫu phân bón thật hay giả, đủ hay kém chất lượng không quá khó
khăn, phức tạp. Kết luận do các cơ quan đó đưa ra đủ làm căn cứ pháp lý
để áp dụng chế tài với chủ lô hàng kia, nếu kết luận chỉ ra rằng lô phân
bón đó giả hay kém chất lượng.
Không có một văn bản quy phạm pháp luật nào cho phép cán bộ QLTT dùng
miệng mình để thử phân cả. Vì cái miệng anh không phải máy móc thiết bị,
bản thân anh không có tư cách pháp nhân để tiến hành xét nghiệm. Nên
những kết luận của anh sau khi nếm phân là vô nghĩa, là vi phạm pháp
luật.
Việc dùng miệng thử phân chỉ phản ánh rằng cách làm việc của các anh bất
chấp pháp luật, hoàn toàn cảm tính và không chuyên nghiệp. Làm ăn thế,
trách nào hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, thực phẩm bẩn… chả tràn ngập
thị trường, và cứ “đến hẹn lại lên”, năm sau lại cao hơn năm trước?
VŨ HỮU SỰ
(Nông Nghiệp)
Luật sư Hồng Kông thách thức phán quyết giải tán người biểu tình
Các thành viên của cộng đồng pháp lý Hồng Kông tham gia diễn đàn “Cuộc Cách mạng Ô: Lật lại khái niệm Thượng tôn pháp luật” của trường Đại học Hồng Kông, ngày 12/11. (Ảnh: Choi Man Man/Epoch Times) |
“Cuộc cách mạng Ô: Lật lại khái niệm Thượng tôn pháp luật” là chủ đề
được các thành viên hàng đầu của cộng đồng pháp lý tại Hồng Kông lựa
chọn cho diễn đàn thảo luận về tính pháp lý của quyết định giải tán
người biểu tình trong phong trào chiếm trung tâm do tòa án tối cao ban
hành.
Trước đó, ngày 9/11, Tòa Án Sơ Thẩm đã phục hồi một quyết định tạm thời
được đưa ra cách đây 3 tuần chống lại những người biểu tình tại quận
Mong Kok và Admiralty.
Cảnh sát được ủy quyền hỗ trợ các nhân viên chấp pháp và dự kiến sẽ nhận
được hướng dẫn chi tiết từ tòa án vào ngày 13/11. Điều này có nghĩa là
việc giải tán người biểu tình có thể bắt đầu sớm nhất vào ngày 14/11.
Johannes Chan, trưởng khoa Luật, Đại học Hồng Kông và ông Justice Henry
Litton, thẩm phán không thường trực của Tòa Phúc thẩm, cùng đồng thời
chỉ ra những bất hợp lý về phán quyết này.
Cả hai luật sư đều thấy việc một tòa án dân sự tham gia xử lý vấn đề
trật tự công cộng là khá lạ và thắc mắc tại sao chính phủ Hồng Kông
không đứng ra giải quyết đơn khiếu nại của các lái xe xe buýt và taxi
trước lệnh cấm của tòa án.
Trích đăng trên tờ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, ông Chan cho hay: “Nếu
chính phủ cảm thấy phong trào sinh viên này là một vấn đề công thì Sở Tư
pháp cần tiếp nhận lệnh cấm này”.
“Tòa án cần giải thích tại sao hai công ty tư nhân lại được bảo đảm với 2 lệnh cấm có phạm vi lớn như vậy”, ông nói thêm.
Ông cũng thắc mắc liệu bên nguyên có đủ “năng lực tài chính để chi trả cho 7000 cảnh sát” dự kiến sẽ được điều động hay không.
Trong khi đó, thẩm phán Litton cho hay ông ngạc nhiên khi một tòa án cấp
cao lại đơn phương đưa ra quyết định. Về nguyên tắc, quyết định đơn
phương chỉ được đưa ra khi một trong các bên bị ảnh hưởng không xuất
hiện để bào chữa cho hành động của mình.
“Một nguyên tắc bất di bất dịch của thông luật là không được làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của bất kỳ bên nào khi chưa cho họ cơ hội lên
tiếng”, tờ Bưu điện Nam Hoa Buổi sáng dẫn phát biểu của ông Litton.
Cả hai ông Chan và Litton đều lưu ý rằng, quyết định đơn phương chỉ được
phép trong những trường hợp khẩn cấp. Do chiến dịch Chiếm Trung Tâm đã
diễn ra trong 6 tuần và bên nguyên đơn không hề có khiếu nại trước đó,
tình huống khẩn cấp là không xảy ra.
Litton cũng đặt ra câu hỏi về quyết định ban đầu của tòa án đối với khu vực Mong Kok.
Khi điều tra trong khu vực Mong Kok vào một ngày trời mưa nhằm xác định
mức độ “khẩn cấp” của tình huống để đảm bảo cho phán quyết trên, Litton
tìm thấy yêu cầu của tòa án viết bằng tiếng Anh trên một tờ giấy không
dễ đọc, trong một cái can nhựa.
Tờ yêu cầu không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về cách tòa án sẽ giải tỏa
khu vực. Điều này biến đây trở thành một quyết định vô cùng kỳ lạ”.
Litton cũng đặt câu hỏi rằng bên nguyên đã làm cách nào để thuyết phục
tòa án thực hiện yêu cầu khi mà “bất kỳ điều gì kém hơn thế sẽ hạ thấp
đi giá trị của pháp luật”.
Larry Ong
(Đại Kỷ Nguyên)
Tiết lộ mới về nhà tù tàn bạo nhất Triều Tiên Yodok
(TNO) “Nếu bạn là một tù nhân chính trị, thì mục đích của nhà tù là
giết chết bạn”, Lee Young-guk cựu cận vệ thân tín của cố lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong-il hơn 10 năm trước tiết lộ sau khi đào thoát thành công
qua Hàn Quốc.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Reuters
|
Lee Young-guk kể với CNN rằng ông bị bắt vào nhà tù Yodok khi đã không
còn làm việc cho chính quyền Triều Tiên nữa và cố đào thoát sang Hàn
Quốc nhưng bất thành.
Để chứng minh cho việc anh đã bị nhục hình như thế nào, Lee tháo hàm răng giả ra và chỉ ra 5 - 6 chiếc còn lung lây trong miệng. Trên cơ thể anh chằn chịt những vết sẹo và một con mắt của anh đã bị mù.
Lee Young-guk đã có 5 năm trong nhà tù tàn bạo nhất Triều Tiên, ở đó việc bị đánh đập diễn ra hàng ngày, xử tử những người tù diễn ra hàng tuần và những tù nhân bị bắt chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng ấy để nhận sự khiếp sợ, để đảm bảo rằng họ biết trước hình phạt nếu vi phạm hoặc cố đào thoát.
Việc bỏ đói là thường xuyên và tù nhân trong trại Yodok hiếm khi được ngước đầu nếu không được phép của quản ngục. Ở Yodok việc nhìn thấy những bộ xương di động là điều không hiếm, Lee mô tả tình trạng đói đã dẫn đến suy kiệt thể chất của người tù.
Ông Lee Young-guk được trả tự do nhờ cải tạo tốt nhưng thể lực chỉ còn phân nửa sau khi ra tù. Lee kể ông chịu trách nhiệm chăm sóc một vườn hoa ở nhà tù, cũng là nơi chôn cất hàng ngàn người đã bị chết trong tù và nhiều trong số đó do chính tay ông an táng.
Để chứng minh cho việc anh đã bị nhục hình như thế nào, Lee tháo hàm răng giả ra và chỉ ra 5 - 6 chiếc còn lung lây trong miệng. Trên cơ thể anh chằn chịt những vết sẹo và một con mắt của anh đã bị mù.
Lee Young-guk đã có 5 năm trong nhà tù tàn bạo nhất Triều Tiên, ở đó việc bị đánh đập diễn ra hàng ngày, xử tử những người tù diễn ra hàng tuần và những tù nhân bị bắt chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng ấy để nhận sự khiếp sợ, để đảm bảo rằng họ biết trước hình phạt nếu vi phạm hoặc cố đào thoát.
Việc bỏ đói là thường xuyên và tù nhân trong trại Yodok hiếm khi được ngước đầu nếu không được phép của quản ngục. Ở Yodok việc nhìn thấy những bộ xương di động là điều không hiếm, Lee mô tả tình trạng đói đã dẫn đến suy kiệt thể chất của người tù.
Ông Lee Young-guk được trả tự do nhờ cải tạo tốt nhưng thể lực chỉ còn phân nửa sau khi ra tù. Lee kể ông chịu trách nhiệm chăm sóc một vườn hoa ở nhà tù, cũng là nơi chôn cất hàng ngàn người đã bị chết trong tù và nhiều trong số đó do chính tay ông an táng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bên cạnh các tướng lĩnh thân cận - Ảnh: Reuters
|
“Tôi đã từng thấy Kim Jong-un vài lần lúc ông ta 6, 7 tuổi khi tôi còn
làm việc cho cha ông ấy Kim Jong-ill. Giờ tôi muốn chứng kiến ông ta bị
trừng phạt cho tội ác và sự tàn bạo của mình”, ông Lee Young-guk nói
với CNN.
Trong tuần này các thành viên của Ủy ban giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết được châu Âu và Nhật Bản đề xuất. Dự thảo nghị quyết có nội dung buộc tội lãnh đạo Triều Tiên phạm tội ác chống nhân loại, và đề nghị đưa các lãnh đạo Triều Tiên ra Tòa án hình sự quốc tế(ICC). Nếu thành công, vấn đề sẽ được đưa ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tiến hành bỏ phiếu vào tháng 12.
Đầu năm nay, Triều Tiên chỉ trích những điều tra vi phạm nhân quyền ở nước này của Liên Hợp Quốc là nhằm mục đích làm suy yếu uy tín chính phủ Triều Tiên. Bên cạnh đó, chính phủ Triều Tiên cũng phủ nhận hoàn toàn những câu chuyện về nhà tù tàn bạo Yodok, cho rằng “vô căn cứ” và những nạn nhân thoát khỏi nhà tù kể chuyện là “cặn bã nhân loại”.
Đan Đan
Trong tuần này các thành viên của Ủy ban giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết được châu Âu và Nhật Bản đề xuất. Dự thảo nghị quyết có nội dung buộc tội lãnh đạo Triều Tiên phạm tội ác chống nhân loại, và đề nghị đưa các lãnh đạo Triều Tiên ra Tòa án hình sự quốc tế(ICC). Nếu thành công, vấn đề sẽ được đưa ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tiến hành bỏ phiếu vào tháng 12.
Đầu năm nay, Triều Tiên chỉ trích những điều tra vi phạm nhân quyền ở nước này của Liên Hợp Quốc là nhằm mục đích làm suy yếu uy tín chính phủ Triều Tiên. Bên cạnh đó, chính phủ Triều Tiên cũng phủ nhận hoàn toàn những câu chuyện về nhà tù tàn bạo Yodok, cho rằng “vô căn cứ” và những nạn nhân thoát khỏi nhà tù kể chuyện là “cặn bã nhân loại”.
Đan Đan
Bộ trưởng Thăng: 'Cao tốc êm quá, người đi đường có thể làm thơ'
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội liên quan đến đường cao tốc Hà
Nội - Lào Cai mới khánh thành, Bộ trưởng Thăng cho biết con đường này
tốt đến mức có thể khiến người đi đường có thể viết nhạc, làm thơ.
Chiều 18.11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bắt đầu phần trả lời các
câu hỏi chất vấn của các Đại biểu Quốc hội. Trước băn khoăn của Đại
biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) về mức thu phí ở các dự án BOT liệu
có quá cao hay không, Bộ trưởng Thăng nói mức thu này dựa vào nhiều yếu
tố.
"Mức thu phí này đã có quy định của Bộ Tài chính và dựa vào các yếu khác
như tổng mức đầu tư, lưu lượng xe qua lại... nên rất chặt chẽ. Có ý
kiến cho rằng mức thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai là quá cao
nhưng thực tế chúng tôi đã trao đổi với Hiệp hội vận tải, các doanh
nghiệp và thấy rằng đi đường cao tốc, thời gian rút ngắn chỉ còn 1 nửa
(khoảng 3,5 giờ so với 7 giờ trước đây) và chi phí xăng dầu cũng giảm
xuống 1/3. Chưa hết, đi đường cao tốc sẽ thẳng và an toàn hơn. Do đó,
mức thu phí ở cao tốc này là hợp lý", Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Cũng
theo ông Thăng, một ví dụ chứng tỏ tính hiệu quả của đường cao tốc này
là số lượng khách đi tuyến xe lửa Hà Nội - Lào Cai đã giảm đến hẳn 1
nửa. "Nhiều người bây giờ không ngại say xe như khi đi trên Quốc lộ 70
cũ nữa. Thậm chí người ta có thể nghe nhạc, làm thơ khi đi trên cao tốc.
Một nhạc sĩ công an về hưu đi thấy êm ru đã sáng tác một bài hát rất
hay về con đường cao tốc này", Bộ trưởng Thăng vui vẻ kể.
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) về những giải
pháp để đảm bảo giá cước vận tải, nhất là trong bối cảnh dự án sân bay
Long Thành đang trong quá trình chuẩn bị được triển khai, Bộ trưởng
Thăng cho biết bộ đang quyết liệt tái cơ cấu.
"Đề án tái cơ cấu của chúng tôi liên quan đến từng lĩnh vực 1 như: đường
bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không... và rất chú trọng vào đào tạo
con người, nâng cao thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ. Hiện nay, tỉ
trọng vận tải đường bộ bắt đầu giảm, vận tải hàng hải tăng lên và đường
sắt cũng đang tăng thị phần. Năm nay, giá xăng dầu tăng rất nhiều lần
nhưng giá vé đường sắt chưa tăng lần nào, giá cước còn giảm từ 11-13% so
với dịp Tết năm 2013.
Về hàng không, chúng tôi đang đẩy mạnh xã hội hóa, cổ phần hóa. Cái gì
tư nhân làm được thì để tư nhân làm. Vừa rồi, việc thực hiện cổ phần hóa
Tổng công ty hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) cũng đã đã rất thành
công. Từ năm 2011, giá vé hàng không đã không tăng và thậm chí so với
Thái Lan còn rẻ hơn", Bộ trưởng Thăng đánh giá.
Về việc "bán" quyền khai thác kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư nước
ngoài, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) băn khoăn liệu các nhà đầu
tư này có thu phí cao hơn hay không, việc sử dụng nhân lực thế nào? Giải
đáp, ông Thăng nói Bộ GTVT coi đây là khâu đột phá và sẽ xây dựng đề án
tổng thể để báo cáo Chính phủ.
"Hiện chúng ta có 524km đường cao tốc, nếu chuyển nhượng được sẽ có kinh
phí để làm tiếp 524km nữa và mục tiêu đến năm 2020 chúng ta có 2.000km
đường cao tốc sẽ trở thành hiện thực", Bộ trưởng Thăng quả quyết.
Về mức phí, ông Thăng nói nhà đầu tư buộc phải tuân thủ mức phí trên hợp
đồng và các quy định của Bộ Tài chính chứ không thể muốn thu cao hơn là
được. Cạnh đó, nếu nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhân lực là người Việt
Nam thì cũng phải đáp ứng được thỏa thuận về tiền lương theo cơ chế thị
trường, chưa kể các quy định về mức lương tối thiểu của nhà nước nên
không phải quá lo lắng.
Sau phần giải lao giữa buổi chiều, Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu khác.
Thanh Lưu
(Một Thế Giới)
Tuấn Khanh - Thương nhớ thầy cô
Mấy đứa nhỏ tan trường về nhà, kể rằng hôm nay cô giáo bị mất cục nam
châm đồ dùng giảng dạy. Cô giận lắm và hỏi cả lớp rằng ai đã lấy của cô.
Mấy đứa nhỏ mặt mày im re vì sợ, nhìn nhau. Cuối cùng cô ra lệnh các
bạn ngồi cùng bàn với nhau tự khám xét quần áo và cặp-táp cho ra. Màn
kiểm tra đầy căng thẳng cho tất cả mọi người, nhưng vẫn không ai tìm
thấy cục nam châm ở đâu. Lớp học giải tán sau đó trong vẻ mặt nặng nề
như chì của cả học trò và người đứng lớp.
Anh bạn có đứa con học trong lớp ấy, kể lại câu chuyện với nét mặt buồn.
Đứa bé không đủ từ ngữ để mô tả sự kiện đó, nhưng chỉ cần nghe qua, có
thể hiểu được ngay việc bị truy xét như một tội phạm, cũng như lo sợ một
ai đó trong lớp mình trở thành tội phạm, đã khiến những đứa bé mang
theo trong trái tim sự tổn thương khó thể chữa lành.
Câu
chuyện về cách ứng xử thô thiển trong nhà trường nói trên, chỉ là một
trong vô số những điều mà nền giáo dục học đường Việt Nam từ vài thập
niên nay, cứ nở rộ. Báo chí hay phân tích về việc sách giáo khoa sai
lầm, đóng tiền trường cắt cổ… nhưng có lẽ vẫn còn chưa đủ, khi thiếu tìm
hiểu sâu hơn về việc trẻ em được giao phó cho nhà trường sẽ có một môi
trường giáo dục tâm lý và ứng xử như thế nào, năm này qua năm khác.
Trong trường hợp của cô giáo bị mất cục nam châm đó, có thể thấy rằng từ
một trạng thái bất lực về kỹ năng ứng xử tâm lý giáo dục học đường, cô
giáo đó đã chọn cách mô phỏng hoạt động như một trại trừng giới thanh
thiếu niên để giải quyết vấn đề. Cách thức này, gần 40 năm nay, người ta
có thể bắt gặp ở khắp nơi, đơn giản từ việc tổ chức các thành phần học
sinh trong lớp để chỉ điểm bạn bè về vi phạm nội quy, tổ chức các nhóm
kiểm soát lẫn nhau và tạo ảo tưởng quyền lực như ban tặng danh hiệu “sao
đỏ”… Thoạt nhìn những công thức này có vẻ hoàn hảo và thuận lợi cho nhà
trường, nhưng ở một mặt nào đó, cũng tước đi những quyền kiểm soát đòi
hỏi kỹ năng ứng xử học đường đầy cao quý của các thầy cô, đồng thời cũng
khiến họ dễ mắc sai lầm khi thực tế bùng nổ những vấn đề mới.
Và đã nói về ứng xử, chúng ta có không ít những ví dụ khắp trên đất nước
này làm cho bất kỳ phụ huynh nào cũng phải nhói lòng. Những em nhỏ bị
chính thầy cô, nhà trường của mình đưa đến công an thẩm vấn như tội
phạm, thậm chí có em bị đánh đập đến thương tật chỉ vì bị nghi ngờ lấy
cắp hay nói dối. Mới đây, có em chỉ vì không thuộc bài bị thầy dùng gậy
đánh đến bầm dập một cách ghê sợ chỉ để thị uy. Thậm chí ghê tởm hơn,
còn có cả những chuyện như hiệu trưởng ở Hà Giang biến học trò thành trò
chơi sa đoạ của mình và các quan chức trong vùng. Nhà trường mất dần đi
dáng vẻ cổ kính hiền hoà, thầy cô mất dần đi hình ảnh đáng quý mà người
Việt vốn đã có trong tâm thức từ hàng bao đời nay.
Hàng trăm năm nay, người Việt coi thầy cô là bậc trí giả ngang hàng với
cha mẹ. Kẻ không tôn kính người dạy dỗ mình thường bị chê bai. Nhưng từ
những gì đã thấy của cuộc sống bốn mươi năm nay, chuyện bị tổn thương và
dồn ép đã xảy ra không ít vụ học trò đánh lại thầy ngay trong lớp học,
hoặc thầy trò thanh toán nhau khi vừa bước khỏi cửa trường. Điều gì đang
diễn ra? Môi trường giáo dục có đang bước vào một cuộc khủng hoảng chưa
có tên gọi mà con cái của chúng ta đang là một trong những nạn nhân?
Có lẽ đã đến lúc cần xét lại khẩu hiệu lâu nay vẫn được ngành giáo dục
hân hoan nâng cao, là việc so sánh thầy cô như những “kỹ sư tâm hồn”.
Cuộc sống và nền giáo dục hoàn toàn tế nhị. Thật khó khăn để dựng được
nên một con người tử tế từ nhà trường, chứ không dễ dàng như một kỹ sư
tạo ra một cỗ máy. Hơn nữa, khi “cỗ máy tâm hồn” được dàn dựng công
nghiệp đại trà cho các thế hệ Việt Nam, thì quả là đại nạn cho gương mặt
xã hội mai sau. Có lẽ, cũng từ quan niệm giáo dục công thức như vậy mà
nhiều năm nay nhiều lớp giáo viên đã khô chai, bị hụt hẩng trước cuộc
sống thật, ứng xử kém và thô thiển trong vai trò của mình, vốn có giá
trị như cha, như mẹ với học trò.
Đến trường, với bao thế hệ người Việt là điều gì đó rất thiêng liêng.
Nhà văn Thanh Tịnh đã viết về ngày đầu tiên của một người Việt bước đến
thánh đường tri thức của mình một cách ngọt ngào, đến mức rung động lòng
người mỗi khi đọc lại và thương nhớ. Người thầy đầu tiên cũng cao quý
khôn tả bằng việc truyền lại những gì nhân ái và tốt đẹp nhất.
Trong truyện ngắn “Thầy học cũ của tôi” được kể lại bằng ngòi bút của
nhà văn Edmond De Amicis, ông thầy già về hưu khi đi ngang ngôi trường,
nghe tiếng trẻ đọc bài đã ứa nước mắt vì nhớ giáo trạch, nhớ học trò,
thước bảng… và tiếc vì mình đã không còn sức để mang kiến thức đến cho
con người. Khi nào thì chúng ta sẽ tìm thấy lại được hình bóng những
thầy cô vĩ đại đó, thật gần, trong thế giới con trẻ hôm nay
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét