Nguyễn Gia Kiểng - Ngọn lửa Hồng Kông và chúng ta
“…Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi ở họ nhưng điều quan trọng nhất là đừng rút ra những kết luận quá vội vã, đừng để cho cây che khuất rừng, đừng để ngoài mặt che khuất nội dung, đừng tưởng băng đảo chỉ có phần nổi…”Tặng Nancy Nguyễn, người đã tới Hồng Kông bày tỏ sự ủng hộ của tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Hồng Kông.
Cuộc xuống đường biểu tình của thanh niên Hồng Kông đã kéo dài hơn
hai tuần và khí thế đã sút giảm. Những dòng này được viết ra khi cảnh
sát Hồng Kông đang giải tỏa những khu vực chiếm đóng. Điều này có thể dự
đoán. Những thanh niên biểu tình đã rất kiên trì nhưng kinh nghiệm cho
thấy là kiên nhẫn không phải là đặc tính của quần chúng và những cuộc
biểu tình nếu không đạt kết quả nhanh chóng sẽ tàn lụi dần vì mệt mỏi.
Đó chính là tính toán của chính quyền Lương Chấn Anh khi bãi bỏ cuộc đối
thoại đã dự trù với đại diện sinh viên. Tuy vậy họ sẽ rất sai lầm nếu
nghĩ rằng mình đã thắng. Ngọn lửa Hồng Kông sẽ còn cháy rất lâu và hơn
thế nữa sẽ còn lan tỏa, vào lục địa Trung Quốc và ra nhiều nơi khác.
Trước hết hãy nhìn vào tình trạng đặc biệt của Hồng Kông để thấy rõ
những khó khăn của những người dân chủ tại đây và ngưỡng mộ thành quả
của họ.
Chính quyền Hồng Kông tin chắc rằng những cuộc biểu tình này không
thể lật đổ họ và họ có lý. Họ có lực lượng cảnh sát và hậu thuẫn của cả
Bắc Kinh lẫn giới chủ nhân. Thêm vào đó là sự thụ động của một quần
chúng không có thói quen quan tâm đến chính trị. Hồng Kông là một nhượng
địa của người Anh trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Một chế độ
thuộc địa chuyển giao cho một chế độ độc tài toàn trị. Nếu có một điều
đáng chú ý trong cuộc chuyển giao này thì đó là người Hồng Kông đã hoàn
toàn không muốn được "trở về nước mẹ". Trái lại họ còn lo âu, nhiều
người đã ra đi. Sự kiện này phản ánh một thay đổi tâm lý của thế giới.
Con người ngày nay khao khát tự do trước hết, đối với họ chẳng thà không
có tổ quốc còn hơn có một tổ quốc hung bạo. Cùng một tâm lý đó đã khiến
hàng triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi sau ngày 30-04-1975 bất
chấp sóng gió, công an và hải tặc.
Do lịch sử của nó Hồng Kông hầu như không có tinh thần quốc gia, liên
đới dân tộc và nhu cầu căn cước, những động cơ cốt lõi của đấu tranh
chính trị. Như một siêu thị, Hồng Kông chỉ có những vấn đề kinh tế chứ
không có những quan tâm chính trị. Một cách giản dị - và dĩ nhiên không
đúng lắm - Hồng Kông cho tới gần đây chủ yếu gồm hai loại người. Loại
người thứ nhất là một nhóm rất nhỏ những tài phiệt rất giàu không cần gì
cả vì đã có tất cả, quan tâm duy nhất của họ là lợi nhuận và họ ủng hộ
Bắc Kinh bởi vì ngày nay trong chế độ cộng sản Trung Quốc "giàu có là
vinh quang" (lời Đặng Tiểu Bình) và tiền cho phép có tất cả. Loại người
thứ hai là khối người nghèo an phận, chiếm tuyệt đại đa số quần chúng,
chỉ có một nguyện ước là được sống yên ổn vì dầu sao mức sống của họ
cũng đã hơn hẳn những người Hoa Lục. Không có nơi nào mà chênh lệch giàu
nghèo lớn như ở Hồng Kông. Sản lượng bình quân trên mỗi đầu người,
khoảng 45.000 USD mỗi năm, cao hơn cả Châu Âu và Nhật, nhưng thu nhập
của tuyệt đại đa số người Hồng Kông không được một phần năm (1/5) con số
này, theo một thống kê gần đây, 16% không có nổi một phần mười (1/10).
Hệ thống an sinh xã hội gần như không đáng kể. Hồng Kông chủ yếu là một
trung tâm thương mại và không có những quan tâm chính trị của một dân
tộc. Trong một bối cảnh như vậy, có được một ý thức chính trị đã là khó,
giữ được ý chí đấu tranh còn khó hơn, động viên quần chúng là chuyện
đội đá vá trời. Dù vậy cuộc đấu tranh vì dân chủ của Hồng Kông đã làm
rung động thế giới. Người ta chỉ có thể khâm phục và ngưỡng mộ.
Những người dân chủ Hồng Kông là ai?
Những người dân chủ Hồng Kông là ai?
Họ là một thiểu số chỉ mới xuất hiện gần đây khi thành phố thương
cảng này được chuyển giao cho Bắc Kinh và người dân bắt đầu lo sợ rằng
chế độ toàn trị sẽ cướp đi của họ ngay cả những quyền con người cơ bản
nhất; phần lớn thuộc một giai cấp trung lưu hình thành dần dần với thời
gian. Trong các cuộc biểu tình hơn hai tuần qua cũng như trong trong hai
cuộc biểu tình lớn trước đây vào năm 2003 - để phản đối một dự luật hạn
chế quyền tự do ngôn luận và quyền tự do kết hợp- và ngày 01/07 vừa qua
–nhân dịp kỷ niệm 17 năm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc -
người ta có thể nhận xét hai điều: một là những người biểu tình rất trẻ,
đại bộ phận trưởng thành sau năm 1997; hai là họ không hề trưng một lá
cờ nào, dù là cờ Bắc Kinh hay một cờ nào khác. Họ chỉ bảo vệ những quyền
tự do nền tảng đang bị đe dọa. Cuộc đấu tranh của họ thuần túy vì nhân
quyền. Nó càng có chính nghĩa, nó vượt mọi biên giới và có sức lây lan
sang những nước khác.
Lo âu của họ hoàn toàn chính đáng. Bắc Kinh quả thật đang muốn "giải
quyết" vấn đề Hồng Kông. Lý do là vì một mặt Hồng Kông không còn trọng
lượng kinh tế như trước nữa - 20% GDP của Trung Quốc năm 1997, 4% năm
2014 - nhưng mặt khác lại ngày càng trở thành một đe dọa cho chế độ cộng
sản Bắc Kinh với những cuộc biểu tình, mít tinh, hội thảo về dân chủ và
nhân quyền, những buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát
Thiên An Môn.
Khi tiếp thu Hồng Kông, năm 1997, chính quyền Bắc Kinh đã cam kết tôn
trọng nguyên tắc "một nước, hai chế độ" và còn hứa hẹn sẽ còn mở rộng
hơn nữa những quyền tự do sau hai mươi năm, nhưng trên thực tế đã luôn
luôn tìm cách làm ngược lại.
Năm 2002 họ đưa ra một dự luật cấm tiết lộ bí mật quốc gia, cấm các
tổ chức nước ngoài hoạt động tại Hồng Kông và cấm các tổ chức Hồng Kông
liên hệ với các tổ chức bên ngoài. Dự luật này khá mơ hồ để cho phép
buộc tội bất cứ ai và giải tán bất cứ tổ chức nào. Những người dân chủ
Hồng Kông đã phản ứng quyết liệt, với cao điểm là cuộc biểu tình ngày
01/07/2003 qui tụ 500.000 người, buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ.
Dự luật về thể thức bầu đặc khu trưởng từ năm 2017, nguyên nhân của
những cuộc biểu tình trong hơn hai tuần qua, còn nguy hiểm hơn. Nó dự
trù rằng người dân Hồng Kông sẽ chỉ được bầu người đứng đầu chính quyền
Hồng Kông trong số vài ứng cử viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo
đúng phương thức "đảng cử dân bầu" tại lục địa. Nói cách khác Đảng CSTQ
sẽ trực tiếp cai trị Hồng Kông. Sự phản đối của những người dân chủ Hồng
Kông không chỉ chính đáng mà còn bắt buộc. Chính vì thế mà dù thanh
niên có thể mệt mỏi, người dân Hồng Kông có thể bị cản trở trong sinh
hoạt hàng ngày khiến các cuộc biểu tình và chiếm đóng có thể tạm ngừng
nhưng chúng sẽ tái phát. Bởi vì lý do và động cơ của thanh niên Hồng
Kông vẫn còn nguyên vẹn. Đó là không để cho Bắc Kinh nuốt cam kết "nhất
quốc lưỡng chế" và sáp nhập hẳn Hồng Kông. Đó là bảo vệ những quyền con
người cơ bản không thể nhượng bộ vì cần cho mọi con người để có thể sống
một cuộc đời xứng đáng. Thanh niên Hồng Kông không chỉ tranh đấu cho họ
và thực ra cũng không tranh đấu cho một tương lai Hồng Kông vì không hề
có một "căn cước Hồng Kông". Họ đang tranh đấu cho những giá trị phổ
cập cần thiết cho mọi con người và mọi dân tộc. Họ là một đội tiền phong
của một phong trào dân chủ đang dâng lên. Ngọn lửa Hồng Kông vì thế sẽ
tràn vào lục địa Trung Quốc cũng như vào các nước độc tài còn lại tại
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cũng nên nhìn rõ lý do tranh đấu của thanh niên Hồng Kông. Thực ra
khách quan mà nói Bắc Kinh có lý khi đòi hỏi người cầm đầu Hồng Kông
phải được họ chấp nhận, bởi vì Hồng Kông thuộc Trung Quốc. Nhưng người
Hồng Kông đã phản đối bởi vì chế độ Bắc Kinh là một chế độ cộng sản, một
chế độ chỉ biết có một công thức bầu cử bịp bợm "đảng cử dân bầu". Vấn
đề đã không đặt ra nếu Trung Quốc là một nước dân chủ.
Điều quan trọng là cần ý thức rằng thanh niên Hồng Kông đã thắng lợi
ngay cả nếu những cuộc biểu tình tạm ngừng dù Bắc Kinh chưa nhượng bộ.
Mục đích chính của họ là để báo động với người Hồng Kông và dư luận thế
giới về ý đồ của Bắc Kinh, mục đích này đã hoàn toàn đạt được.
Một kết quả cụ thể khác là công thức "một nước, hai chế độ" đã bị lố
bích hóa, nó sẽ không còn thuyết phục được bất cứ một người Đài Loan
nào. Ý chí độc lập từ nay là đồng thuận quốc gia của Đài Loan. Vấn đề
thống nhất với Đài Loan không còn đặt ra nữa. Một tham vọng lớn của Bắc
Kinh đã tiêu tan.
Trước mắt, dự luật bầu đặc khu trưởng có mọi triển vọng sẽ bị Hội
Đồng Lập Pháp Hồng Kông bác bỏ trong cuộc biểu quyết năm tới bởi vì phe
dân chủ có đủ số phiếu để đánh bại dự luật này nếu biết đoàn kết, và
những cuộc biểu tình vừa qua đã có tác dụng đoàn kết đối lập dân chủ.
Bắc Kinh sẽ ứng xử ra sao?
Bắc Kinh sẽ ứng xử ra sao?
Đàn áp đẫm máu như trường hợp Thiên An Môn hai mươi lăm năm trước thì
chắc chắn sẽ bị lên án và trừng phạt, và kinh tế sẽ rất khốn đốn vì
Trung Quốc rất cần thế giới. Hồng Kông cũng sẽ mất hết giá trị của một
trung tâm tài chính và thương mại quốc tế để chỉ còn lại những cao ốc,
nhưng Bắc Kinh đã có quá nhiều cao ốc không người ở.
Nhượng bộ bằng cách rút lại dư luật hay chấp nhận để dự luật bị Hội
Đồng Lập Pháp Hồng Kông bác bỏ trong năm tới cũng rất khó vì tương đương
với chấp nhận một sự ly khai trên thực tế của Hồng Kông.
Ngay trong trường hợp thuận lợi nhất cho Bắc Kinh là dự luật sẽ được
thông qua thì từ đây đến đó và sau đó họ sẽ còn tiếp tục gặp một đối lập
dân chủ ngày càng mạnh và tích cực có tất cả mọi triển vọng lôi kéo và
động viên thanh niên trong lục địa.
Đàng nào Bắc Kinh cũng sẽ rất bối rối. Cái giá phải trả nếu sử dụng
bạo lực sẽ quá lớn nhưng cái giá của sự nhượng bộ cũng rất lớn.
Lời kết xin dành cho Việt Nam
Lời kết xin dành cho Việt Nam
Trong một thành phố không có cả tinh thần lẫn căn cước dân tộc, cũng
thiếu cả quan tâm chính trị, trí thức và thanh niên Hồng Kông đã tổ chức
được cuộc đấu tranh vì dân chủ trên một qui mô lớn. Chúng ta có rất
nhiều điều để học hỏi ở họ nhưng điều quan trọng nhất là đừng rút ra
những kết luận quá vội vã, đừng để cho cây che khuất rừng, đừng để ngoài
mặt che khuất nội dung, đừng tưởng băng đảo chỉ có phần nổi. Cuộc đấu
tranh của thanh niên Hồng Kông không đột xuất, phong trào Hòa Bình Chiếm
Trung không tự phát và cũng không phải chỉ mới có từ tháng 3/2013.
Hoàng Chi Phương (Joshua Wong) không phải là một thần đồng tự nhiên xuất
hiện. Tất cả nằm trong kịch bản của một cuốc đấu tranh có tổ chức và
được chuẩn bị từ rất lâu rồi, ngay trước khi Hồng Kông được chuyển giao
cho Trung Quốc. Chúng ta có thể tin như vậy khi nhìn cách mà họ tổ chức
những cuộc biểu tình và chiếm đóng, cách mà họ cùng hô những khẩu hiệu,
những diễn văn đã được nói và những tuyên ngôn đã được công bố. Năm 2003
họ đã động viên được 500.000 người. Hãy thử so sánh với những cuộc biểu
tình tại nước ta. Một bên rầm rộ và đầy khí thế vì có chuẩn bị, có tổ
chức và lãnh đạo, một bên ít người và hỗn độn, vô tổ chức; chỉ giống
nhau ở một điểm là tại Việt Nam cũng như tại Hồng Kông chính quyền đã
gửi bọn côn đồ tới phá đám.
Chúng ta có nhiều kết luận bổ ích có thể rút ra từ những gì đã và sẽ
còn xảy ra tại Hồng Kông nhưng kết luận quan trọng nhất vẫn là điều mà
đáng lẽ chúng ta phải biết từ lâu rồi: đấu tranh chính trị luôn luôn chỉ
có thể là đấu tranh có tổ chức, và tổ chức chỉ có thể là thành quả của
những cố gắng thông minh và kiên trì trong nhiều năm; động viên quần
chúng biểu tình chỉ là giai đoạn cuối cùng của lộ trình vận động dân
chủ.
Như vậy điều quan trong nhất trong lúc này là xây dựng tổ chức, cả tổ
chức chính trị lẫn tổ chức xã hội dân sự. Phần còn lại chỉ là thứ yếu,
hoặc phù phiếm.
Nguyễn Gia Kiểng
(13/10/2014)
(Thông Luận)
Mối quan tâm của thế hệ
Niềm vui của nhiều người khi xem pháo hoa |
Thật đáng xấu hổ khi trả lời rằng ngoại trừ một nhóm thiểu số những người thao thức cho vận mệnh đất nước, đang ngày đêm đấu tranh cho chủ quyền quốc gia, dân tộc và đang đối diện với cường quyền, áp bức, số đông, phải nói là số rất đông thanh niên đã chìm trong biển người đi coi bắn pháo bông, đi vào các quán cà phê hò hét cổ động bóng đá, và nhậu nhẹt, xả rác bừa bãi khắp thành phố Hà Nội sau vài giờ chen chúc nhìn pháo bông bay tá lả trời đêm!
Không thể nói gì hơn là xấu hổ, quá sức xấu hổ khi phần đông tuổi trẻ Việt Nam chẳng biết gì về sự tiến bộ của thế giới cũng như họ chưa bao giờ hiểu được thế nào là già trị của sự tiến bộ và giá trị của một thế hệ tôn trọng dân chủ, một thế hệ có dân chủ. Những thứ họ quan tâm là miếng ăn, bữa nhậu, thú vui nó mắt và khám phá giới tính, tìm những ảo giác…
Và cái đích đến của họ là sự vong thân một cách toàn diện. Vì sao lại có sự khác biệt quá xa giữa thanh niên Việt Nam với thành niên các nước khu vực? Và đất nước này sẽ đi về đâu?
Có lẽ, cũng nên nhắc lại rằng Việt Nam từng có những thế hệ thanh niên mẫu mực, với đầy đủ văn hóa ứng xử, nền tảng khoa học cũng như sự giáo dục chỉn chu và yếu tố mỹ học được quan tâm hàng đầu ở Nam vĩ tuyến 17 trong một giai đoạn ngắn dưới chế độ Miền Nam. Một vài thế hệ thanh niên mà hình ảnh của họ, hành xử của họ cũng như toàn bộ sự hiện hữu của họ đã gắn liền với những giá trị hoàn hảo của thời đó.
Không phải tự dưng mà người ta gọi Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông. Cũng không phải tự dưng mà Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh, Phạm Duy,Trịnh Công Sơn, Tuệ Sỹ, Trầm Tử Thiêng, Phạm Thế Mỹ, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư… Trở thành những cái tên vượt thời gian.
Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm, nền giáo dục ấy đã để lại nhiều ngôi sao trên bầu trời triết học, văn chương, thi ca khu vực và thế giới. Sự hiện hữu của họ như một minh chứng về sự tử tế và chỉn chu của một nền giáo dục lấy nhân văn, lấy giá trị con người làm tiên đề. Đồng thời, trong lúc Miền Nam nở rộ những nhân tài, thì phía Bắc vĩ tuyến 17 cũng có những con người khá đặc biệt: Tố Hữu, Lê Duẩn, Trần Hoàn… Những cây bút chuyên kích động lòng thù hận và đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết với danh nghĩa “giải phóng miền Nam”.
Những con người này cùng với đồng chí của họ đã thẳng tay thanh trừng những trí thức, văn nghệ sĩ dám nghĩ đến tiến bộ và dân chủ như Nguyễn Thái Học, Phan Khôi, Trần Dần, Hữu Loan, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán… Kết cục của “chiến dịch” này là các trí thức, văn nghệ sĩ tiến bộ phải lâm vào cảnh khốn cùng, chết dở sống dở, không còn đường để tồn tại. Đó là tất cả những gì người Cộng sản đã làm đối với các trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc cũng như đối với nền giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Và câu chuyện chưa dừng lại ở đó, sau 30 tháng 4 năm 1975, cái nền giáo dục đầy ám khí ấy lại một lần nữa phủ lên toàn bộ đất nước, đẩy con người đến chỗ coi trọng miếng ăn hơn mạng sống và danh dự. Người ta sẵn sàng chà đạplên nhân phẩm và mạng sống của đồngloại đ0ể giành giật miếng ăn. Khi miếng ăn có đủ, người ta lại nghĩ đến chuyện hưởng thụ, phè phỡn trên mồ hôi và xương máu của đồng loại. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của một nền chính trị, giáo dục và văn hóa xã hội vốn đật vật chất làm kim chỉ nam, hay nói cách khác là “vật chất quyết điịnh ý thức”.
Và, cũng dễ hiểu khi nhận ra rằng suốt hơn bảy mươi năm ở miền Bắc và bốn mươi năm ở miền Nam, nền giáo dục Cộng sản chưa bao giờ cho xuất hiện một nhà triết học, nhà văn hay nghệ sĩ khiến cho thế giới cảm thấy rằng có một ngôi sao mới đang xuất hiện trên bầu trời. Tịnh không hề có, chỉ có chăng là hàng hàng lớp lớp thanh niên các thế hệ rơi vào trạng thái vong thân, vong nô và bạc nhược, chỉ biết dựa dẫm vào gốc gác dòng họ, thế lực đỏ trong gia đình để tác oai tác quái nhưng lại không có thực tài cũng như lương tâm hay lòng tự trọng.
Đó là điều đáng buồn, đáng xấu hổ, thậm chí đáng nhục của kẻ quốc gia, dân tộc. Nhưng đó lại là thắng lợi lớn của kẻ cầm quyền độc tài. Vì đối với nhà nước độc tài, không có gì đáng quí và đáng có hơn hàng nhiều thế hệ, thậm chí cả một dân tộc trở nên ngu ngốc, coi trọng miếng ăn và hưởng thụ nhưng không quan tâm gì đến vận mệnh đất nước cũng như tương lai con em, tương lai đất nước sẽ về đâu. Vì những gì thuộc về tương lai đất nước, danh dự cũng như tiềm lực đất nước, nhà cầm quyền độc tài không muốn chia sẻ với bất kì ai ngoài chính bản thân họ. Dân càng ngu, càng không hiểu biết, họ càng có lợi.
Những đám đông vô văn hóa, ồn ào và xả rác trong đêm pháo hoa Hà Nội, những đám đông hôi của, những đám đông hò hét khắp ngã đường sau mỗi trận bóng đá, những đám đông đánh hội đồng đến chết người, đốt xác, đốt xe, những đám đông ăn chơi trác táng cũng như những quán nhậu khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam luôn đông nghịt người… Đó là những gì cần có của nhà độc tài, bởi đó là dấu hiệu đảm bảo cho cái ghế độc tài của họ bền vững, khó bề lung lay.
Trong lúc thanh niên các nước đang ngày đêm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, thì phần đông thanh niên Việt Nam lại thao thức về miếng ăn, chỗ chơi, ảo giác cũng như làm sao để có được ảo giác. Tất cả cho thấy một bầu trời vong thân đang phủ xuống Việt Nam.
VietTuSaiGon's blog
Tuấn Khanh - Những cuộc cách mạng từ số phận
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế
giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý
tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ
Taliban. Và một bên khác là chủ nghĩa dã man nhân danh phát triển đã đày
đoạ và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Ấn Độ. Nobel Hoà Bình 2014 đã
hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình khi nhắc nhở rằng giữa những điều
tàn tệ mà con người buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21, vẫn có những
niềm hy vọng trỗi dậy, vượt qua cái chết và số phận, toả sáng như những
tượng đài của lương tâm.
Điểm chung của cả hai nhân vật được giải Nobel Hoà Bình 2014 năm nay,
ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) và cô Malala Yousafzai (17 tuổi) rằng
họ chỉ là những con người bình thường, cuộc sống bình thường nhưng bị xô
đẩy phải trở thành những người làm cách mạng cho đời mình, cách mạng
cho dân tộc mình.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó chứng kiến cha mẹ mình quá cực
khổ để kiếm ra tiền cho con đến trường, ông Kailash lớn lên với giấc mơ
đem học vấn và cuộc đời an lành đến cho mọi đứa trẻ. Câu chuyện đời của
ông Kailash trở thành một huyền thoại sống của đất nước Ấn Độ khi suốt
những năm qua, tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông đã cứu giúp được
hàng chục ngàn đứa trẻ. Ở tuổi 26, ông Kailash Satyarthi từ bỏ công việc
kỹ sư điện đầy hứa hẹn của mình và quyết dấn thân vào con đường cứu
giúp những trẻ em ở Ấn Độ đang trở thành nô lệ lao động, tố cáo sự bóc
lột trẻ em. Đó là một hành động hiểm nguy vì ông có thể bị trả thù và
giết chết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhờ sự ủng hộ của dân chúng mà tổ
chức của Kailash Satyarthi dần dần lớn mạnh. Cho tới hôm nay, ý tưởng về
một tổ chức toàn cầu mang tên Global March Against Child Labor của ông,
đã có hơn 2000 thành viên từ 140 quốc gia.
Với Malala Yousafzai, cuộc đời của cô cũng là một bước ngoặt bất ngờ
khi cô lên tiếng về quyền được đi học của phụ nữ, và bị Taliban, nhóm
Hồi giáo cực đoan bắn vào đầu, do cho là cô đã chống lại kinh thánh Hồi
Giáo của họ. Sự khác biệt của Malala là sau khi tỉnh dậy, trên đầu phải
vá bằng một miếng thép, thay cho phần sọ đã vỡ, cô lại tiếp tục lên
tiếng và tranh đấu cho hàng triệu trẻ em đạo Hồi đã chết hoặc đang sống
trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Sức mạnh và lẽ phải trên nền tảng bất bạo
động của Malala đã khiến ngay cả giới Taliban cũng phải rúng động. Chính
thủ lãnh Adnan Rasheed ở vùng thung lũng Swat, Pakistan đã gửi thư cho
Malala, thú nhận rằng ông ta cũng bị sốc khi nghe cô bị bắn. Tuy nhiên
Adnan Rasheed cố biện minh rằng Malala bị trừng phạt vì đã thách thức
lưỡi gươm đạo Hồi và tuyên truyền cho phương Tây.
Malala Yousafzai là một trong những người sống sót và rất hiếm hoi
quyết lên tiếng. Trong bài viết của tờ Daily Times, Ấn Độ, nhà báo Omer
Zaheer Meer có viết rằng đã có vô số những cái chết như vậy xảy ra bởi
một chế độ độc tài nhân danh lý tưởng. Sự tồi tệ bạo hành trên con người
luôn bị cả thế giới khinh ghét. Tay sai của chế độ chặn trước cửa nhà,
hành hung trên đường đi, tấn công quyền sinh tồn và học hành hợp pháp
của con người. Thậm chí bọn chúng xông vào nhà hành hung và giết chết.
Nếu Malala Yousafzai không lên tiếng, cô chỉ là một linh hồn tức tưởi
như bao cái chết khác. Bất chấp việc bị hãm hại ở quê nhà, xua đuổi khỏi
tổ quốc do chống lại cái ác, cô gái nhỏ Malala đứng lên và trở thành
niềm hy vọng vào ngày mai, của bình an và lương tâm của con người.
Khi Malala Yousafzai nhận giải Nobel Hoà bình ở tuổi 17, rất nhiều
người đã nghĩ đến Josua Wong (Hoàng Chi Phong) của Hồng Kông. Cuộc Cách
mạng Dù đầy lãng mạn và quả cảm của những sinh viên Hồng Kông trong việc
đòi quyền bầu cử minh bạch cũng đã giới thiệu một chàng trai 17 tuổi
nhận thức sắc bén với thế giới sống của mình và không chịu chấp nhận bị
lừa phỉnh, bị biến thành một con rối chính trị cho bất cứ ai. Việc lên
tiếng mạnh mẽ của Josua Wong cũng biến cuộc sống bình thường của anh ta
thành một nhà cách mạng. Bị chính quyền khủng bố bằng cách cho côn đồ
giả danh hành hung, sỉ nhục, gửi vòng hoa phúng điếu đến tận nhà, Josua
Wong càng rực sáng để soi rõ bộ mặt nhớp nhúa chính quyền độc tài.
Giữa một thế giới như đang vào buổi hoàng hôn của văn minh nhân loại,
hỗn loạn khắp nơi bởi những chính quyền nhân danh lý tưởng, độc tài và
đạo đức giả, tuổi trẻ của một thế hệ mới đang làm bừng lên một niềm hy
vọng. Những cuộc cách mạng cần thiết bằng lương tâm và lòng dũng cảm,
như những nốt nhạc bất ngờ làm rúng động, thức tỉnh lòng người giữa một
bài trường ca thế gian tối tăm và tuyệt vọng.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Hồng Kông dẫn Việt Nam đi về đâu?
Trong suốt thời gian cuộc biểu tình ở Hồng Kông bùng nổ bắt đầu trong tháng 9.2014 cho đến nay, câu hỏi “Cuộc biểu tình sẽ đi về đâu” không chỉ là nỗi băn khoăn cho hàng triệu người Trung quốc đang đấu tranh cho dân chủ mà còn trở thành câu hỏi cho Việt Nam, một xã hội mà nhu cầu dân chủ hóa trở nên thúc bách nhưng vẫn đang đứng ở ngưỡng cửa do dự ngập ngừng.Do dự với câu hỏi “Cuộc biểu tình sẽ dẫn đến đâu?”
Ngập ngừng với câu hỏi: “Làm thế nào để cuộc biểu tình như ở Hồng Kông xảy ra tại Việt Nam?”
Cuộc biểu tình sẽ đi về đâu? Hay biểu tình sẽ đem kết quả như thế nào?
Câu hỏi “Cuộc biểu tình ở Hồng Kông sẽ dẫn đến đâu?” là câu hỏi hàng đầu của nhiều người Việt Nam đang dõi theo cuộc biểu tình, vì nó không chỉ quyết định cho nền dân chủ sẽ còn hay bị bóp chết bởi sức mạnh chuyên chế khủng khiếp từ Trung Hoa lục địa. Cuộc biểu tình Hồng Kông còn như lối thoát mới cho Việt Nam trên con đường đòi hỏi dân chủ.
Việt Nam một đất nước “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc, dù cố thoát sự lệ thuộc vẫn có nhiều điểm phát triển xã hội, văn hóa khá giống với Trung Quốc trước hết là cùng có chế độ độc đảng dưới tên gọi “Đảng Cộng Sản”.
Do từ lâu, một số người cầm quyền tại Việt Nam được coi là “Học trò ngoan của Trung Quốc” nên người ta có thể hiểu phản ứng nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ là “hướng chỉ đạo” cho nhà cầm quyền VN đối với những cuộc biểu tình ở Việt Nam trong tương lai.
Với câu trả lời theo hướng nhìn thẳng vấn đề: “Liệu nhà cầm quyền Trung quốc sẽ đàn áp sinh viên biểu tình ở Hồng Kông như đã đàn áp sinh viên biểu tình tại cuộc biểu tình Tiananmen (Thiên An Môn) 1989?”, chúng ta có hai điểm cần chú ý :
- Một phần trong số những người dân đang ở Hồng Kông ủng hộ Sinh Viên biểu tình ngày nay là những người từng trực tiếp sống với những ngày biểu tình của Sinh Viên Tiananmen 1989.
Rất nhiều người Trung Hoa yêu dân chủ đã chạy trốn nền cai trị sắt máu của Trung Hoa lục địa để đến Hồng Kông sinh sống trong những năm vừa qua. Và họ như không còn biết run sợ trước bạo quyền, vì như đã bị dồn đến đường cùng để đấu tranh.
- “Cuộc cách mạng những cây dù” xảy ra tại Hồng Kông đòi hỏi dân chủ cho địa phương (Hồng Kông) không ảnh hưởng nhiều đến nền chuyên chế đang ngự trị nơi Trung hoa lục địa.
Từ hai điểm này, có thể dự đoán nhà cầm quyền Trung quốc sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để tìm cách trấn an dân chúng thay vì đàn áp để thổi bùng ngọn lửa đấu tranh lan rộng đến lục địa.
Với chiến lược kéo dài thời gian , tránh thương lượng trực tiếp, tránh những câu hỏi trực diện sẽ là cách nhà cầm quyền đối phó với mong muốn những người biểu tình mỏi mệt mà từ từ tự giải tán.
Từ đó cuộc biểu tình sẽ thành cuộc đấu tranh dân chủ lâu dài .
Để kết luận phần “Cuộc biểu tình sẽ đi về đâu?”, chúng ta đã có câu trả lời của cậu thanh niên chỉ 17 tuổi, nhưng xứng đáng làm thủ lỉnh dẫn dắt hàng trăm ngàn người, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong):
“Chúng ta tranh đấu cho mục tiêu (dân chủ) mà không cần phân tích khả năng thành công, bởi vì nếu nghĩ quá nhiều đến điều đó, bạn sẽ không dám dấn thân làm gì cả”.
Phải, ngay khi ta đứng lên đấu tranh đòi hỏi dân chủ , chính ta đã tạo nên hình thức hoạt động dân chủ mà không ai cấm cản được .
Cho dù có bị đàn áp, dập tắt, hành động đấu tranh dân chủ không chỉ đặt nền móng xây dựng nền dân chủ tương lai, mà bắt đầu ngay chính lúc người ta đứng lên đấu tranh cho dân chủ.
Câu hỏi “Cuộc biểu tình sẽ dẫn về đâu?” không là câu hỏi giành cho những người không hề xem dân chủ là sự ban cho của bất cứ thế lực nào.
Dân chủ chính thực là quyền của mình phải được có, do chính mình định đoạt, qua hành động của chính ta.
Làm thế nào để có được cuộc biểu tình như ở Hồng Kông tại Việt Nam?
Câu hỏi “Cuộc biểu tình ở Hồng Kông sẽ dẫn đến đâu?” là câu hỏi hàng đầu của nhiều người Việt Nam đang dõi theo cuộc biểu tình, vì nó không chỉ quyết định cho nền dân chủ sẽ còn hay bị bóp chết bởi sức mạnh chuyên chế khủng khiếp từ Trung Hoa lục địa. Cuộc biểu tình Hồng Kông còn như lối thoát mới cho Việt Nam trên con đường đòi hỏi dân chủ.
Việt Nam một đất nước “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc, dù cố thoát sự lệ thuộc vẫn có nhiều điểm phát triển xã hội, văn hóa khá giống với Trung Quốc trước hết là cùng có chế độ độc đảng dưới tên gọi “Đảng Cộng Sản”.
Do từ lâu, một số người cầm quyền tại Việt Nam được coi là “Học trò ngoan của Trung Quốc” nên người ta có thể hiểu phản ứng nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ là “hướng chỉ đạo” cho nhà cầm quyền VN đối với những cuộc biểu tình ở Việt Nam trong tương lai.
Với câu trả lời theo hướng nhìn thẳng vấn đề: “Liệu nhà cầm quyền Trung quốc sẽ đàn áp sinh viên biểu tình ở Hồng Kông như đã đàn áp sinh viên biểu tình tại cuộc biểu tình Tiananmen (Thiên An Môn) 1989?”, chúng ta có hai điểm cần chú ý :
- Một phần trong số những người dân đang ở Hồng Kông ủng hộ Sinh Viên biểu tình ngày nay là những người từng trực tiếp sống với những ngày biểu tình của Sinh Viên Tiananmen 1989.
Rất nhiều người Trung Hoa yêu dân chủ đã chạy trốn nền cai trị sắt máu của Trung Hoa lục địa để đến Hồng Kông sinh sống trong những năm vừa qua. Và họ như không còn biết run sợ trước bạo quyền, vì như đã bị dồn đến đường cùng để đấu tranh.
- “Cuộc cách mạng những cây dù” xảy ra tại Hồng Kông đòi hỏi dân chủ cho địa phương (Hồng Kông) không ảnh hưởng nhiều đến nền chuyên chế đang ngự trị nơi Trung hoa lục địa.
Từ hai điểm này, có thể dự đoán nhà cầm quyền Trung quốc sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để tìm cách trấn an dân chúng thay vì đàn áp để thổi bùng ngọn lửa đấu tranh lan rộng đến lục địa.
Với chiến lược kéo dài thời gian , tránh thương lượng trực tiếp, tránh những câu hỏi trực diện sẽ là cách nhà cầm quyền đối phó với mong muốn những người biểu tình mỏi mệt mà từ từ tự giải tán.
Từ đó cuộc biểu tình sẽ thành cuộc đấu tranh dân chủ lâu dài .
Để kết luận phần “Cuộc biểu tình sẽ đi về đâu?”, chúng ta đã có câu trả lời của cậu thanh niên chỉ 17 tuổi, nhưng xứng đáng làm thủ lỉnh dẫn dắt hàng trăm ngàn người, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong):
“Chúng ta tranh đấu cho mục tiêu (dân chủ) mà không cần phân tích khả năng thành công, bởi vì nếu nghĩ quá nhiều đến điều đó, bạn sẽ không dám dấn thân làm gì cả”.
Phải, ngay khi ta đứng lên đấu tranh đòi hỏi dân chủ , chính ta đã tạo nên hình thức hoạt động dân chủ mà không ai cấm cản được .
Cho dù có bị đàn áp, dập tắt, hành động đấu tranh dân chủ không chỉ đặt nền móng xây dựng nền dân chủ tương lai, mà bắt đầu ngay chính lúc người ta đứng lên đấu tranh cho dân chủ.
Câu hỏi “Cuộc biểu tình sẽ dẫn về đâu?” không là câu hỏi giành cho những người không hề xem dân chủ là sự ban cho của bất cứ thế lực nào.
Dân chủ chính thực là quyền của mình phải được có, do chính mình định đoạt, qua hành động của chính ta.
Làm thế nào để có được cuộc biểu tình như ở Hồng Kông tại Việt Nam?
Cô gái người Việt Nancy Nguyen từ California đến ủng hộ Hongkong |
Muốn có cuộc biểu tình như ở Hồng Kông, xã hội Việt Nam cần phải tương tự với Hồng Kông ít nhất ở vài điểm cần có :
* Số lượng người đông sẵn sàng đi biểu tình như sinh viên ở Hồng Kông.
* Tình hình chính trị, xã hội tương tự Hồng Kông.
1) Số lượng người đông sẵn sàng đi biểu tình như sinh viên ở Hồng Kông?
Muốn tập trung số người cùng đi biểu tình với tính đoàn kết, có tổ chức cao đầu tiên cần phải có nhiều nhóm hội tổ chức với thành viên đông đảo tham gia.
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã có hai nhóm chính tổ chức :
* "Occupy Central", một phong trào biểu tình chiếm giữ bất bạo động nhằm đấu tranh cho bầu cử với hình thức phổ thông đầu phiếu và quyền đề cử người lãnh đạo của người dân ở Hồng Kông. Phong trào này được Đới Diệu Đình (Benny Tai), phó giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông khởi xướng vào tháng giêng năm 2013. Ông đã dự đoán rằng ít nhất 10.000 người dân sẽ tham gia cuộc biểu tình ở Trung Hoàn trong tháng 7 năm 2014 nếu hình thức phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông 2017 và cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp 2020 không được thực hiện theo "tiêu chuẩn quốc tế" (theo Wikipia).
* Scholarism, tạm dịch: Phong trào tư tưởng của những người học thức, là nhóm những người hoạt động Hồng Kông được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 2011 bởi các học sinh trung học. Lãnh đạo của nhóm là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong). Từ lúc thành lập đến nay, Scholarism liên tiếp tổ chức nhiều cuộc biểu tình khác nhau, nổi bật trước tháng 09 - 2014 là cuộc biểu tình chiếm giữ trụ sở chính quyền Hồng Kông nhằm buộc chính quyền rút lại kế hoạch đưa chương trình Giáo dục đạo đức (theo những giáo điều của Đảng CSTQ) bắt buộc vào giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2012. 50 thành viên của nhóm đã đóng chiếm công viên công cộng bên dưới văn phòng chính phủ, 3 người trong số đó bắt đầu tuyệt thực. Nhóm này cùng với các tổ chức của phụ huynh học sinh, Liên đoàn giáo viên chuyên nghiệp, đã huy động được hàng chục ngàn người ủng hộ xuống đường, cắm trại 10 ngày biểu tình tại công trường bên ngoài Văn phòng Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Cuối cùng đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh phải rút lại môn học này.
Ngoài hai nhóm chính, trong môi trường sinh viên học sinh còn có Liên hội sinh viên, nhiều tổ chức thanh thiếu niên qua các hoạt động xã hội dân sự khác nhau, cùng các Đảng phái đòi hỏi dân chủ, các hiệp hội thương mại, văn phòng luật sư trợ giúp cuộc biểu tình vv…
Qua đó cho thấy, số lượng đông người tham gia đã từ các cơ sở tổ chức khác nhau, có quá trình hoạt động lâu dài, không phải bỗng chốc hợp rồi bỗng chốc tan như một phong trào tự phát.
Điều kiện trên Việt Nam chưa có.
Trong suốt bao năm dưới chế độ độc đảng, tất cả các tổ chức khác như bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước. Không thể trách tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vô cảm, thụ động thờ ơ chính trị, vì đây chính là kết quả ”trăm năm trồng người” của Đảng CSVN.
2) Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam có tương tự như Hồng Kông?
Câu trả lời có nhanh hơn, vì ai cũng thấy rõ điều kiện chính trị và xã hội Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với Hồng Kông.
Như thế có mơ mộng quá chăng, khi chúng ta mong muốn cuộc biểu tình như ở Hồng Kông sẽ xảy ra ở Việt nam ?
Đầu tiên “giấc mơ Hồng Kông” đã thổi bùng lên tia hy vọng đổi mới tại Việt nam, và thực sự đem lại “làn gió mới” trên con đường đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Nhưng tình hình xã hội Việt Nam không giống Hồng Kông, có chăng là giống tình hình của một tỉnh nhỏ tại Trung hoa lục địa.
Như thế sẽ không có, hay rất khó xảy ra một cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ với sự tham gia của đông đảo nhiều người như Hồng Kông.
Do người ta chỉ đấu tranh đòi hỏi những gì người ta đã có và bị mất, người ta khó đấu tranh cho một thứ trừu tượng hay những thứ người ta chưa hề biết là gì?
Thực tế nhìn thấy, bao năm qua trong khi các sinh viên, “những trí thức tương lai” “ngoan ngoãn như bầy cừu” trong giảng đường, lo giữ lý lịch “vừa hồng vừa chuyên” để tiến thân trong một xã hội có quá nhiều khó khăn, bên ngoài xã hội đã có nhiều cuộc xuống đường, nổi dậy của những dân oan và cuộc phản kháng của những tín đồ các tôn giáo khác nhau.
Câu “Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” của Karl Marx luôn là câu cần có đầu tiên cho một cuộc xuống đường đòi cải cách.
Theo dõi cuộc đấu tranh của những dân oan, những người không nhiều tiền bạc không có quyền lực phải chống chọi với lực lượng “tư bản đỏ” giàu tiền của và quyền lực, hay cuộc đấu tranh của những tín đồ tôn giáo lấy từ bi, bác ái là điểm tựa chống lại cùng thế lực bạo tàn, sắt máu, chúng ta thấy đấy là những cuộc chiến ngay từ đầu không cân sức.
Nghĩ đến những cuộc chiến đấu cân sức hơn , tôi nhớ đến bài viết của báo Spielgel mà tôi đã dịch từ năm 2011về tình hình Trung Quốc:
http://tiengquehuong.wordpress.com/2011/12/08/kinh-te-trung-quoc/
Bài viết cho thấy lực lượng phản kháng mới trong xã hội độc quyền đang phát triển theo hướng điều khiển của “đồng tiền” (tư bản) là những thành phần mới giàu và bị mất quyền lợi qua các cuộc tranh chấp giữa các “tập đoàn tư bản đỏ”.
Như thế, nguyên nhân và phương cách đổi mới trong tình trạng xã hội với đặc điểm của xã hội độc tài sẽ khác hẳn hoàn toàn với cuộc đổi mới trong xã hội hoạt động theo phương thức dân chủ xã hội.
Trước khi viết câu kết luận mà tôi không hề muốn viết: “Việt Nam sẽ không có xảy ra cuộc cách mạng đòi hỏi dân chủ như ở Hồng Kông” khi nhớ đến những gương mặt đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội, Sài gòn, cùng với ánh mắt quả quyết , sẳn sàng, bất chấp hiểm nguy, bất chấp đàn áp, trong những năm vừa qua.
Từ sau 1975, gần 40 năm đã trôi qua, trên mái đầu nhiều người sinh sau năm 1975 đã bắt đầu xuất hiện những sợi tóc bạc.
Và dù còn rất trẻ, nét ưu tư đặc biệt luôn hiện hữu ở những gương mặt tham gia đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt nam.
Vẫn còn đó những tấm lòng vẫn còn thao thức cùng thời cuộc, dù tư tưởng đổi mới đôi lúc tưởng chừng như không có lối ra hay bị dập tắt ngay từ phút đầu.
Những sáng kiến tổ chức các phong trào dân sự xã hội vừa qua cho thấy tuổi trẻ Việt Nam không ngủ yên với chính sách ru ngủ của nhà cầm quyền. Các phong trào “Chúng tôi muốn biết”, “Không bán nước”, “Thanh niên làm sạch đường phố”, “Bóng đá No U”, “Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân v.v… đang đặt nền móng để các tổ chức xã hội dân sự phát triển và sẽ lôi cuốn dần dần sự tham gia của nhiều người khác.
Những thành viên các nhóm xã hội dân sự sẽ là những chất xúc tác để lôi cuốn nhiều người dân khác tham gia tiếp sức.
Với khẩu hiệu như trong bài viết của tác giả Đoàn Thanh Liêm đã viết về cách tổ chức hoạt động dân sự trước 1975: (http://tiengquehuong.wordpress.com/2014/10/12/phat-trien-xa-hoi-dan-su/)
“Giúp dân, để người dân tự giúp lấy mình”(Help people to help themselves), dần dần người dân không chỉ được giúp đỡ thoát cơn hiểm nghèo (bão lụt, bị chiếm đất, nghèo khổ, bệnh tật…) mà sẽ cùng nhau hợp sức xây những cầu, trường học do dân lập v.v… để từ từ có thể tiến tới xây dựng cả bộ máy chính quyền, do chính người dân chọn lấy, qua quyền tự do bầu cử.
Từ đó, dân chủ không thực hiện bằng khẩu hiệu mà bằng hành động trực tiếp tham gia xây dựng xã hội đang sống.
Hiện trạng vô cảm, thờ ơ sẽ mờ dần trong tương lai, sẽ được thay thế bằng nhận thức hiểu rõ dân chủ có tác động đến đời sống thực tế hằng ngày và giúp đất nước Việt Nam phát triển như thế nào.
Như thế, một cuộc đổi mới xã hội từ thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước vẫn sẽ có, không chỉ trong hy vọng, mà từ nổ lực xây dựng các tổ chức hoạt động xã hội dân sự hôm nay.
* Số lượng người đông sẵn sàng đi biểu tình như sinh viên ở Hồng Kông.
* Tình hình chính trị, xã hội tương tự Hồng Kông.
1) Số lượng người đông sẵn sàng đi biểu tình như sinh viên ở Hồng Kông?
Muốn tập trung số người cùng đi biểu tình với tính đoàn kết, có tổ chức cao đầu tiên cần phải có nhiều nhóm hội tổ chức với thành viên đông đảo tham gia.
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã có hai nhóm chính tổ chức :
* "Occupy Central", một phong trào biểu tình chiếm giữ bất bạo động nhằm đấu tranh cho bầu cử với hình thức phổ thông đầu phiếu và quyền đề cử người lãnh đạo của người dân ở Hồng Kông. Phong trào này được Đới Diệu Đình (Benny Tai), phó giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông khởi xướng vào tháng giêng năm 2013. Ông đã dự đoán rằng ít nhất 10.000 người dân sẽ tham gia cuộc biểu tình ở Trung Hoàn trong tháng 7 năm 2014 nếu hình thức phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông 2017 và cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp 2020 không được thực hiện theo "tiêu chuẩn quốc tế" (theo Wikipia).
* Scholarism, tạm dịch: Phong trào tư tưởng của những người học thức, là nhóm những người hoạt động Hồng Kông được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 2011 bởi các học sinh trung học. Lãnh đạo của nhóm là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong). Từ lúc thành lập đến nay, Scholarism liên tiếp tổ chức nhiều cuộc biểu tình khác nhau, nổi bật trước tháng 09 - 2014 là cuộc biểu tình chiếm giữ trụ sở chính quyền Hồng Kông nhằm buộc chính quyền rút lại kế hoạch đưa chương trình Giáo dục đạo đức (theo những giáo điều của Đảng CSTQ) bắt buộc vào giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2012. 50 thành viên của nhóm đã đóng chiếm công viên công cộng bên dưới văn phòng chính phủ, 3 người trong số đó bắt đầu tuyệt thực. Nhóm này cùng với các tổ chức của phụ huynh học sinh, Liên đoàn giáo viên chuyên nghiệp, đã huy động được hàng chục ngàn người ủng hộ xuống đường, cắm trại 10 ngày biểu tình tại công trường bên ngoài Văn phòng Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Cuối cùng đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh phải rút lại môn học này.
Ngoài hai nhóm chính, trong môi trường sinh viên học sinh còn có Liên hội sinh viên, nhiều tổ chức thanh thiếu niên qua các hoạt động xã hội dân sự khác nhau, cùng các Đảng phái đòi hỏi dân chủ, các hiệp hội thương mại, văn phòng luật sư trợ giúp cuộc biểu tình vv…
Qua đó cho thấy, số lượng đông người tham gia đã từ các cơ sở tổ chức khác nhau, có quá trình hoạt động lâu dài, không phải bỗng chốc hợp rồi bỗng chốc tan như một phong trào tự phát.
Điều kiện trên Việt Nam chưa có.
Trong suốt bao năm dưới chế độ độc đảng, tất cả các tổ chức khác như bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước. Không thể trách tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vô cảm, thụ động thờ ơ chính trị, vì đây chính là kết quả ”trăm năm trồng người” của Đảng CSVN.
2) Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam có tương tự như Hồng Kông?
Câu trả lời có nhanh hơn, vì ai cũng thấy rõ điều kiện chính trị và xã hội Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với Hồng Kông.
Như thế có mơ mộng quá chăng, khi chúng ta mong muốn cuộc biểu tình như ở Hồng Kông sẽ xảy ra ở Việt nam ?
Đầu tiên “giấc mơ Hồng Kông” đã thổi bùng lên tia hy vọng đổi mới tại Việt nam, và thực sự đem lại “làn gió mới” trên con đường đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Nhưng tình hình xã hội Việt Nam không giống Hồng Kông, có chăng là giống tình hình của một tỉnh nhỏ tại Trung hoa lục địa.
Như thế sẽ không có, hay rất khó xảy ra một cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ với sự tham gia của đông đảo nhiều người như Hồng Kông.
Do người ta chỉ đấu tranh đòi hỏi những gì người ta đã có và bị mất, người ta khó đấu tranh cho một thứ trừu tượng hay những thứ người ta chưa hề biết là gì?
Thực tế nhìn thấy, bao năm qua trong khi các sinh viên, “những trí thức tương lai” “ngoan ngoãn như bầy cừu” trong giảng đường, lo giữ lý lịch “vừa hồng vừa chuyên” để tiến thân trong một xã hội có quá nhiều khó khăn, bên ngoài xã hội đã có nhiều cuộc xuống đường, nổi dậy của những dân oan và cuộc phản kháng của những tín đồ các tôn giáo khác nhau.
Câu “Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” của Karl Marx luôn là câu cần có đầu tiên cho một cuộc xuống đường đòi cải cách.
Theo dõi cuộc đấu tranh của những dân oan, những người không nhiều tiền bạc không có quyền lực phải chống chọi với lực lượng “tư bản đỏ” giàu tiền của và quyền lực, hay cuộc đấu tranh của những tín đồ tôn giáo lấy từ bi, bác ái là điểm tựa chống lại cùng thế lực bạo tàn, sắt máu, chúng ta thấy đấy là những cuộc chiến ngay từ đầu không cân sức.
Nghĩ đến những cuộc chiến đấu cân sức hơn , tôi nhớ đến bài viết của báo Spielgel mà tôi đã dịch từ năm 2011về tình hình Trung Quốc:
http://tiengquehuong.wordpress.com/2011/12/08/kinh-te-trung-quoc/
Bài viết cho thấy lực lượng phản kháng mới trong xã hội độc quyền đang phát triển theo hướng điều khiển của “đồng tiền” (tư bản) là những thành phần mới giàu và bị mất quyền lợi qua các cuộc tranh chấp giữa các “tập đoàn tư bản đỏ”.
Như thế, nguyên nhân và phương cách đổi mới trong tình trạng xã hội với đặc điểm của xã hội độc tài sẽ khác hẳn hoàn toàn với cuộc đổi mới trong xã hội hoạt động theo phương thức dân chủ xã hội.
Trước khi viết câu kết luận mà tôi không hề muốn viết: “Việt Nam sẽ không có xảy ra cuộc cách mạng đòi hỏi dân chủ như ở Hồng Kông” khi nhớ đến những gương mặt đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội, Sài gòn, cùng với ánh mắt quả quyết , sẳn sàng, bất chấp hiểm nguy, bất chấp đàn áp, trong những năm vừa qua.
Từ sau 1975, gần 40 năm đã trôi qua, trên mái đầu nhiều người sinh sau năm 1975 đã bắt đầu xuất hiện những sợi tóc bạc.
Và dù còn rất trẻ, nét ưu tư đặc biệt luôn hiện hữu ở những gương mặt tham gia đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt nam.
Vẫn còn đó những tấm lòng vẫn còn thao thức cùng thời cuộc, dù tư tưởng đổi mới đôi lúc tưởng chừng như không có lối ra hay bị dập tắt ngay từ phút đầu.
Những sáng kiến tổ chức các phong trào dân sự xã hội vừa qua cho thấy tuổi trẻ Việt Nam không ngủ yên với chính sách ru ngủ của nhà cầm quyền. Các phong trào “Chúng tôi muốn biết”, “Không bán nước”, “Thanh niên làm sạch đường phố”, “Bóng đá No U”, “Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân v.v… đang đặt nền móng để các tổ chức xã hội dân sự phát triển và sẽ lôi cuốn dần dần sự tham gia của nhiều người khác.
Những thành viên các nhóm xã hội dân sự sẽ là những chất xúc tác để lôi cuốn nhiều người dân khác tham gia tiếp sức.
Với khẩu hiệu như trong bài viết của tác giả Đoàn Thanh Liêm đã viết về cách tổ chức hoạt động dân sự trước 1975: (http://tiengquehuong.wordpress.com/2014/10/12/phat-trien-xa-hoi-dan-su/)
“Giúp dân, để người dân tự giúp lấy mình”(Help people to help themselves), dần dần người dân không chỉ được giúp đỡ thoát cơn hiểm nghèo (bão lụt, bị chiếm đất, nghèo khổ, bệnh tật…) mà sẽ cùng nhau hợp sức xây những cầu, trường học do dân lập v.v… để từ từ có thể tiến tới xây dựng cả bộ máy chính quyền, do chính người dân chọn lấy, qua quyền tự do bầu cử.
Từ đó, dân chủ không thực hiện bằng khẩu hiệu mà bằng hành động trực tiếp tham gia xây dựng xã hội đang sống.
Hiện trạng vô cảm, thờ ơ sẽ mờ dần trong tương lai, sẽ được thay thế bằng nhận thức hiểu rõ dân chủ có tác động đến đời sống thực tế hằng ngày và giúp đất nước Việt Nam phát triển như thế nào.
Như thế, một cuộc đổi mới xã hội từ thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước vẫn sẽ có, không chỉ trong hy vọng, mà từ nổ lực xây dựng các tổ chức hoạt động xã hội dân sự hôm nay.
Dương Hoàng Dung, Munich
Nguyễn Tiến Dũng - Các sai lầm của Marx
Marx đề ra những học thuyết của mình vào thế kỷ 19 nhằm cải thiện thế
giới, giúp những người vô sản thoát khỏi cảnh nghèo đói khổ cực. Tuy
nhiên, sau hơn một thế kỷ áp dụng, con đường do Marx vạch ra đã thất bại
trên thế giới. Thay vì đem lại dân chủ thì nó đem lại các chế độ độc
tài mới, và thay vì đem lại sự phồn vinh thì nó gây ra sự trì trệ, tham
nhũng và phá sản của nhiều nền kinh tế, và các nạn đói gây thiệt mạng
hàng chục triệu người ở Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, v.v.
Ngày nay, do giáo điều hay do giả dối, ở một vài nơi trên thế giới
người ta vẫn bám lấy chủ nghĩa Marx, và những kẻ dám phê bình nó được
coi là tà đạo, phản động, trong khi thế giới tiến bộ đã bàn nhiều về các
sai lầm của Marx từ lâu nay. Vậy đâu là các sai lầm quan trọng nhất
trong các học thuyết của Marx? Ở đây, tôi sẽ thử liệt kê một số sai lầm
chính.
1) Duy vật cực đoan.
Hình ảnh Các Mác |
Những người duy tâm cực đoan có thể dễ dàng tin vào các chuyện thần
thành vô căn cứ thậm chí phản khoa học. Ở một thái cực khác, những người
duy vật cực đoan coi mọi tôn giáo là nhảm nhí, coi linh hồn là vô lý.
Mô hình con người của Marx(-Lenin) chỉ còn là “con người xôi thịt”, nặng
về vật chất mà nhẹ về tinh thần, mất đi sự thiêng liêng. Từ đây dẫn đến
các điểm cực đoan khác, như là coi rẻ sinh mạng, thích bạo lực, dễ giết
người, thô thiển hóa mọi mâu thuẫn thành mâu thuẫn quyền lợi vật chất.
2) Định kiến tư bản bóc lột
Lý thuyết “Tư bản” của Marx giải thích nguyên lý hoạt động của chế độ
tư bản thế kỷ 19, nhưng với một định kiến là đã là tư bản tức là bóc
lột người lao động. Định kiến đó có thể đúng ở một số nơi trong một số
giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng coi nó là tiên đề thì là sai. Vì định
kiến đó và những định kiến khác, mà Marx đã không thấy được (hay không
chấp nhận) nhiều yếu tố đóng góp thiết yếu khác cho sự phát triển kinh
tế (ngoài sức lao động của công nông dân), như là quản lý, sáng chế, đầu
tư, v.v. Theo quan điểm cực đoạn của Marx, nhà tư bản là xấu xa tham
lam, chứ không thể là người tốt, có văn hóa, làm việc từ thiện, cũng có
thể là từ vô sản tay trắng làm nên, v.v. Marx không nhận thấy rằng quan
hệ giữa công nhân và chủ tư bản không chỉ có mâu thuẫn quyền lợi mà còn
là quan hệ có đi có lại phụ thuộc lẫn nhau và có thể tốt cho nhau. Các
nhà tư bản sản xuất đồ hàng loạt thì cũng cần phải có người tiêu thụ đồ
đó (nên công nhân ở các nước tư bản ngày nay “bị có nhà lầu xe hơi” để
chủ bóc lột cho dễ!) , và cũng phải lo cho giáo dục và y tế của tầng lớp
lao động thì mới có lao động khỏe mạnh và tay nghề cao có lợi cho họ,
chứ không thể “hưởng riêng một mình” như Marx hình dung.
3) Chuyên chính vô học
Do Marx không coi trọng văn hóa và học thức, khả năng quản lý và sáng
tạo như là các yêu tố thiết yếu cho nền kinh tế, nên đã lầm tưởng rằng
giai cấp vô sản chỉ cần chiếm được công cụ sản xuất là có thể tăng sản
lượng một cách nhanh chóng, và đề ra chuyên chính vô sản, mà về bản chất
trên thực tế là chuyên chính vô học, dẫn đến sự lãng phí, trì trệ,
rồi sự xuất hiện tất yếu của một giai cấp bóc lột mới mang danh vô sản.
4) Chủ trương bạo lực
Xuất phát từ các ý tưởng duy vật cực đoan, Marx đề ra chủ trương dùng
bạo lực (tịch thu, cưỡng ép, v.v.) để giải quyết mâu thuẫn giữa các
tầng lớp xã hội. Bởi vậy, các cuộc cách mạng theo học thuyết của Marx
đều có tính bạo lực, giết chóc cướp bóc rất cao.
5) Tiêu diệt tự do
Khi Marx đòi xóa bỏ tư hữu, biết mọi thứ thành “sở hữu quốc gia”, ông
muốn xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo và hiện tượng người bóc lột người.
Nhưng có một điều quan trọng khác mà ông không nhận thấy là, khi người
dân bị tước đi mất quyền tư hữu thì cũng bị mất luôn sự tự do, mọi hoạt
động đều phải “xin” chính quyền. Khi một chính quyền nắm toàn bộ nền
kinh tế trong tay, thì dân cũng trở thành nô lệ của chính quyền đó.
Nguyễn Tiến Dũng
(Blog Zetamu)
Đỗ Mười, người, chuột, Cách mạng Gõ
NHÂN TỐ BÍ ẨN
Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ về ông Đỗ Mười. Hơn nữa, tôi tưởng tượng tôi là Đỗ Mười. Rồi tôi tự hỏi: Nếu là ông, tôi sẽ làm gì trong cảnh đất nước bị Tàu uy hiếp này? Và câu trả lời là: Tôi không cần làm gì cả. Hoặc, tôi có thể làm rất nhiều. Tùy tôi, cái tôi cá nhân, không phải cái tôi tập thể do Đảng chỉ đạo. Tùy tôi là người hay là chuột.
Tôi thử đi tìm Đỗ Mười nhưng chẳng thấy mấy. Bác cứ như “người bí ẩn”, như “nhân tố bí ẩn”, như “người đi trên mây” ấy. Wikipedia phiên bản tiếng Anh bảo có rất ít thông tin về Đỗ Mười, dù thông tin trên Wikipedia tiếng Anh về bác cựu Tổng Bí thư này dài gấp mười lần bài trên Wikipedia tiếng Việt.
Nhưng, có lẽ lý do chính có ít thông tin về bác là vì bác thực sự không có gì đáng nói, tính theo tiêu chuẩn “đáng nói” về một lãnh tụ trên thế giới, dù lãnh tụ ấy thành hay bại, minh quân hay bạo chúa.
Có ý kiến cho rằng: Bác Mười cũng giống như Xuân tóc đỏ – cậu trai nhặt banh sân quần, nhờ số đỏ mà lên – bác Mười nghe đồn xuất thân hoạn lợn - Wikipedia nói bác vốn là thợ sơn nhà (house painter) – nhờ có Đảng mà lên, và Đỗ Mười, hay Mười tóc bạc, cũng chẳng khác gì Phiêu tóc tiêu, Mạnh tóc nhuộm, hay Trọng tóc trắng, nói chung tất cả đều đỏ. Đó là ý kiến có chiều chế nhạo, vì xuất thân và may mắn là một chuyện, còn việc họ làm lại là chuyện khác. Tôi vẫn tin một người không đáng kể là vì người ấy không là, không làm, hoặc không có gì đáng được nhắc đến, chứ không vì người ấy xuất thân hèn mọn hay số đỏ gặp hên.
MỘT ĐỖ MƯỜI
Nói như trên, thực ra cũng hơi oan cho bác Mười. Vì bác vẫn có ít nhất là một điều hết sức “đáng kể”: Bác là người duy nhất còn sống, trong số 90 triệu dân Việt đang sống, đã tham gia mật nghị Thành Đô bên Tàu vào tháng 9 năm 1990. Các bác tham gia khác như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đều quy tiên cả rồi. Và có tham gia thì chắc là bác biết cả về thỏa thuận Thành Đô, được đồn đãi là thỏa thuận bán nước Việt cho Tàu, đồng ý cho Việt trở thành phiên bang, thuộc quốc, vùng tự trị, hay tỉnh lỵ gì đó của Tàu.
Nhưng, tuy là người duy nhất biết rõ, đến giờ bác Mười lại không nói gì. Và như thế, đó sẽ là điều “đáng kể” thứ hai về Đỗ Mười, lịch sử sau này không thể bỏ sót, nếu bác không đột biến và quyết định mở miệng. (Cũng có khi tuy tham gia nhưng bác Mười lại không biết gì, hoặc không được biết gì, và nếu vậy thì quả là không còn gì để nói nữa.)
Đáng kể cũng vì trong những tuần đầu sau ngày 1/5/2014, ngày Tàu cắm giàn khoan 981 ở Việt Nam, trong khi cả nước sôi sục, dân xuống đường, trí thức lên tiếng… thì Đỗ Mười im lặng, y như Nguyễn Phú Trọng im lặng, Lê Khả Phiêu im lặng, Nông Đức Mạnh im lặng, kể cả Quốc hội cũng không dám ra nghị quyết lên án, không dám kiện kẻ quấy rối nhà mình… Họ ứng xử cứ như Biển Đông là chuyện người, không liên quan đến mình, dù các bác mấy năm nay vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không ai á khẩu.
Thực vậy, trong đám tang Tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013, cả bốn bác Mười Phiêu Mạnh Trọng đều có mặt nghiêm chỉnh, bộc lộ cảm xúc vừa phải, rõ ràng là không ai liệt giường. Còn bác Mười thì vào ngày 25/1/2014, tuy gần 100 tuổi nhưng bác vẫn có vẻ sung sức và cười mãn nguyện khi nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng do ông Trọng trao, lưng bác vẫn thẳng và khỏe để bắt tay ông Phiêu, ôm hôn ông Sang, nhận hoa ông Mạnh. Bài “Đồng chí Đỗ Mười nhận huy hiệu 75 tuổi Đảng” trên trang điện tử của Chính phủ đăng cùng ngày còn trích lời ông Trọng khen bác Mười “Trong những năm gần đây, tuy tuổi đã cao, nhưng đồng chí tiếp tục miệt mài nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và Nhà nước.” Còn bác Mười nhân dịp này cũng “… nguyện tiếp tục tuyệt đối trung thành với Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng; ra sức bảo vệ Đảng….”
Hỏi: Những vị như Đỗ Mười tuy không làm được nhiều điều đáng kể cho dân cho nước nhưng vì sao họ cứ tuyệt đối, nghiêm chỉnh, ra sức trung thành, chấp hành và bảo vệ Đảng thế nhỉ? Đáp: Họ chỉ đang làm một việc đơn giản là “ăn cây nào, rào cây nấy.” Chắc là vậy. Nhưng, phải chăng khi cây Đảng mãi đỏ, mặc cho cây đời mãi đen, thì dường như bi kịch là đây, hài kịch cũng là đây.
TẬP THỂ BAO CHE ANH
Xét cho cùng thì những vị như Đỗ Mười không làm được nhiều điều đáng kể, có lẽ, phần lớn cũng chẳng phải lỗi tại họ, mà tại cái cơ chế nó thế, họ chỉ là lá nhỏ trên cây đỏ.
Cơ chế Đảng đẻ ra những diễn viên, và các vị Tổng Bí thư, trong đó có Đỗ Mười, chỉ là những hình nhân mấp máy môi, hoặc đi đứng đưa tay giơ chân theo mười ngón tay giựt dây của Đảng.
Và một khi tập thể kiểm soát cá nhân thì một loạt câu hỏi được đặt ra: Vai trò của cá nhân nằm đâu? Quyền của cá nhân nằm đâu? Cá nhân ấy có ‘vô nhiễm’ trách nhiệm không? Cá nhân ấy có vô tội không khi Đảng phạm phải những sai lầm chết người, từ Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, xét lại chống Đảng, đánh miền Nam, đánh tư sản, kinh tế mới, học tập cải tạo, thỏa thuận Thành Đô, xóa bỏ ký ức chiến tranh chống Tàu 1979, thờ 16 vàng 4 tốt, khai thác bô-xít, cho Tàu thầu rừng đầu nguồn, im lặng ngoan hèn khi giặc Tàu cắm giàn khoan, nhưng cùng lúc trấn áp bỏ tù người biểu tình yêu nước…?
Rõ là khi tập thể bao cấp trách nhiệm, thì cá nhân sẽ trốn chui trốn nhủi trong ngóc ngách của tập thể để được an toàn. Trăm sự cứ việc đổ đầu Đảng, còn cá nhân gần như vô can, “còn Đảng còn mình” nghĩa là còn Đảng là còn chỗ nấp an toàn.
Và khi đã là hình nhân, thì hình nhân bằng đất, bằng bùn, bằng sắt, có xuất thân bần nông, đầu bếp, y tá, thợ sơn, hoạn lợn hay thày giáo chăng nữa cũng chẳng có nghĩa gì. Cơ chế Đảng vừa cho chỗ nấp, vừa cho phép những kẻ kém tài, bảo thủ, tâm tha hóa nhưng khéo chơi trò chính trị, luôn tuyên bố “tuyệt đối trung thành với Đảng”… được chiếm ghế lớn, quyền cao, được ngồi trên đầu dân, được múa may quay cuồng với tư cách một cá nhân bất khả xâm phạm – dĩ nhiên là múa may quay cuồng trong tay và dưới chân những kẻ sai bảo khác.
TẬP THỂ THIÊU SỐNG ANH
Tập thể bao bọc anh, nhưng đó mới chỉ là một vế, vì nói ngược lại cũng không sai, bi và hài kịch diễn ra cùng lúc.
Tập thể tuy bao che trách nhiệm cho cá nhân, nhưng tập thể cũng có thể hy sinh cá nhân bất cứ lúc nào. Tập thể có thể thiêu sống cá nhân như thiêu sống vật tế thần, nhân danh sự ổn định và an toàn của tập thể. Chuyện “con hổ” Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Tàu, một thời bất khả xâm phạm vừa sa bẫy là một ví dụ rất điển hình.
Với người dân cũng vậy, dư luận trong dân có thể kết án Đảng chung chung, nhưng dân vẫn nhìn rất rõ những cá nhân đang chui nhủi đàng sau lưng Đảng.
Và khi một tập thể sụp đổ, như hàng loạt các Đảng Cộng sản đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô năm 1989-1991, thì những cá nhân sẽ hiện nguyên hình tội đồ. Nếu mượn cách ví von mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể nói: Những tội đồ hiện nguyên hình ấy gợi nhớ hình ảnh những con chuột lột, ướt nhão thảm hại và run lẩy bẩy trước ánh mắt mọi người nhìn vào, đúng lúc cái bình (phong) là Đảng vỡ tan tành.
Có lẽ, đó chính là điều mà các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở, vào lúc cái bình phong rách nát không còn che chắn được bao lâu nữa cơn cuồng phong là sự phẫn nộ của dân chúng. Có lẽ đó cũng là điều mà bốn vị Tổng Bí thư cũ và mới đang trăn trở.
TRƯỜNG KỲ IM LẶNG
Cũng không chỉ bốn ông Mười Phiêu Mạnh Trọng, nhiều trí thức đã từng trăn trở điều vừa kể, có vị trí thức còn đề nghị cả một kế sách cho bác Trọng thoát hiểm con tàu Titanic Đảng đang chìm. Ngày 23/6/2014, nhà trí thức Hạ Đình Nguyên đã lên tiếng khuyên ông Nguyễn Phú Trọng từ chức. Kết bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành thái hậu Dương Vân Nga, tại sao không?” ông Nguyên viết:
“Gỡ nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách. Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy?”
Nhưng bác Trọng vẫn im lặng. Hay là bác cũng có ngẫm nghĩ? Rồi từ đó đến nay, nhiều người tâm huyết đã tiếp tục lên tiếng, đưa ra những lời kêu gọi, nhưng ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Mười, ông Phiêu, ông Mạnh vẫn đều đều im lặng.
Họ im lặng khi ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết với Đảng gửi “Thư ngỏ” đến Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), yêu cầu:
“Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa…”
“Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…”
Họ tiếp tục im lặng như không có gì xảy ra khi báo mạng Dân Quyền ngày 13/8/2014 đăng bài “Bí mật Thành Đô: sao không hỏi ông Đỗ Mười” của tác giả Trần Phi Đông. Xin trích:
“Ông Phạm Văn Đồng đã mang tiếng với công hàm 1958 và đã quy tiên. Ông Nguyễn Văn Linh cũng đã chết từ lâu. Người biết nhiều thông tin nhất về hội nghị Thành Đô là ông Hồng Hà cũng đã qua đời…”
“Còn một người duy nhất vẫn còn sống, và nghe nói tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn: ông Đỗ Mười ở ngay đường Phạm Đình Hồ, Hà Nội.”
“Sao thiếu tướng Lê Duy Mật, đại tá Nguyễn Đăng Quang và 61 vị đảng viên trong nhóm TN61 không đến chất vấn ông Mười?”
“Sao người dân không kéo đến trước nhà ông Đỗ Mười và cử đại điện vào chất vấn ông?…”
“Đến hỏi ông Đỗ Mười đi. Đến ngay kẻo muộn!”
“Dẫu ông Mười không nói gì như ban lãnh đạo hiện thời của Đảng CSVN thì sự hiện diện của người dân trước nhà ông đòi chất vấn ông cũng có rất rất nhiều ý nghĩa.”
Họ im lặng khi ngày 2/9/2014, 20 cựu sĩ quan lên tiếng trong “Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng Vũ trang Nhân dân gửi Lãnh đạo nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”:
“Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia… yêu cầu Chủ tịch [Trương Tấn Sang] và Thủ tướng cho chúng tôi và Nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.”
Kiến thì kiến, nghị thì nghị, các bác vẫn một mực im lặng, cứ như “im lặng theo Đảng là vàng.” Hay, như trên đã nói, các bác thực ra chỉ là hình nhân, không bị giựt dây thì cứ nín lặng, rũ xuống, vô hồn?
IM LẶNG LÀ LỬA
Nhưng, bình tĩnh mà xét thì sự im lặng của các bác chỉ là một phản ứng thụ động, theo thói quen, đầy tính chủ bại, và rất nguy hiểm cho bản thân các bác. Im lặng không là vàng, mà là lửa sẽ thiêu rụi kẻ ngậm miệng khi dân cần họ nói.
Bác Đỗ Mười, cũng như thất cả các vị khác, đều có thể nhân danh cá nhân mình và lên tiếng, lên tiếng để rửa sạch vết nhơ đã im lặng đồng lõa với sai lầm. Đó là cơ hội cuối cùng, trước khi quá trễ.
Ngoài tư cách Đảng viên, tư cách lớn nhất của các bác là tư cách công dân nước Việt, hơn nữa, tư cách của một con người, và đã là người thì cần biết tôn trọng sự thật và biết lo toan cho sự an nguy của cộng đồng.
Bác Mười cũng chỉ là dân nằm dưới luật pháp cơ mà. Hay là bác và Đảng hồi nào giờ vẫn ngồi ngoài, ngồi trên, ngồi chồm hổm trên luật pháp và dân vẫn mặc kệ?
Chợt nghĩ, sao Quốc hội không yêu cầu Đỗ Mười lên tiếng, và nếu bác bất tuân thì phải xử như mọi người bất tuân khác. Hay Quốc hội không làm được vì bác Mười và các vị trong Bộ Chính trị đang có “kim bài miễn tử” bất khả xâm phạm? (Gần đây, trong khi nhà báo Gordon Chang – trên National Interest, 24/8 – nói Tập Cận Bình đang “xé nát” Đảng Cộng sản Tàu vì chống tham nhũng không chừa cả Ủy viên Ban Thường trực Bộ Chính trị, thì nhà báo đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Hoa lục, La Xương Bình (Luo Changping) – trên Foreign Policy, 6/8 – lại yêu cầu Tập phải mạnh dạn “xé” nát kim bài miễn tử rốt ráo hơn nữa, vì mọi người, bất kể đó là ai, đều phải nằm dưới pháp luật.)
Vấn đề nằm ở chỗ này: Vì sao Đảng, Bộ Chính trị và các ông Tổng Bí thư mới cũ cứ im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi đổi mới chính trị, bỏ chủ nghĩa, trả tự do cho tù nhân lương tâm, đối thoại với dân, bạch hóa thông tin, báo chí tự do, bầu cử tự do, tam quyền phân lập… dù nhiều người đã khuyến cáo đó là lối thoát duy nhất, là sinh lộ giữa đất chết, cho nước, cho dân, cho cả Đảng?
SƯỚNG NGAY
Chợt xem truyền hình, tôi biết được thêm một chút về tâm lý con người, và điều này hé mở giải đáp cho câu hỏi trên. Tóm tắt là: Bác Đỗ Mười, cũng như các lãnh đạo Đảng khác, im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi và ta thán của dân là vì các bác không thể “hoãn cái sự sung sướng” của quyền lực trước mắt, dù là để cho toàn dân, toàn Đảng và bản thân có thể sung sướng gấp trăm sau này. Nói nôm na thì họ muốn “sướng ngay”, thay vì phải “chống cám dỗ hôm nay” để “mai sướng”.
Chuyện được kể trên kênh NatGeo (National Geographic) trong loạt chương trình Brain Games, Mùa 3, chiếu vào đầu tháng 10/2014.
Có 9 đứa trẻ 6 tuổi, các bé đứng trước một thử thách đơn giản: Nếu nhịn thèm được 15 phút trước một cái bánh kem ngon lành, thì mỗi em sẽ có không phải một, mà là ba cái bánh kem ngon lành. Nói cách khác, nhịn một thì được ba, và chỉ cần nhịn 15 phút.
Thử thách bắt đầu. Từng trẻ, trong căn phòng riêng được quan sát từ kiếng ngoài, tự đưa ra chiến thuật chống thèm cho riêng mình:
Bé thì đọc 24 chữ cái a,b,c,d,e,f… Bé thì đếm số 1,2,3,4,5,6…
Nhưng 24 chữ cái thì đọc khoảng 45 giây là xong, không giúp bé trụ được 15 phút, và càng đếm thời gian thì càng thấy thời gian qua lâu hơn. Cái bánh thì nằm đó hớ hênh mời mọc, 15 phút nhịn dài không chịu được.
Có hai bé trai cùng ngồi một phòng, hai bé khuyến khích nhau kiềm chế. Bé thứ nhất bảo: “Đừng ăn!” Bé thứ hai đáp: “Yeah! Tớ sẽ không ăn, tớ nghe cậu!”
Trong khi đó, một bé gái cố chống thèm bằng cách đẩy ghế ra thật xa chiếc bàn có bánh, bé hiểu “xa mặt thì cách lòng”. Phút thứ 11 trôi qua, phút thứ 12 trôi qua. Nhưng đến phút 13, bé lại từ từ nhích ghế, nhích ghế gần lại chiếc bàn có bánh… Rồi khi đến nơi, thay vì dùng tay, bé gục mặt xuống, dùng miệng ngoạm chiếc bánh mà ăn ngon lành. Có lẽ bé nghĩ nếu không dùng tay thì không phạm lỗi, nào ngờ “toeeeee…” tiếng còi báo thất bại reo lên, bé thua cuộc khi chỉ còn 1 phút nữa là hết!
Với hai bạn trai ‘phối hợp tác chiến’ trên kia thì sau 14 phút trôi qua, bỗng cậu bé bên phải đổi ý. Không hiểu sao, cậu vội vàng cầm chiếc bánh nhét hết vào miệng nhai ngồm ngoàm, như vừa ăn vừa giấu. Trong khi cậu bên trái tay cầm bánh, nhưng dứt khoát không ăn, và chiến thắng.
Kết quả là trong 9 trẻ trải qua thử thách chống thèm, có 5 bé thành công, nhịn ăn bánh trong 15 phút, để được hưởng gấp ba.
THUA CHẮC
Kết thử thách, người dẫn chương trình vừa kể đưa ra hai nhận xét đáng chú ý:
Thứ nhất: Chiến lược chống cám dỗ chỉ bằng ý chí, tức cứ ngồi trước cám dỗ rồi bụng bảo dạ phải cầm lòng là một chiến lược tất thua và thua tất! Cần biết rời xa cám dỗ, làm cho đầu óc mình bận rộn với việc khác, quên cám dỗ đi.
Thứ hai: Khả năng chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), trong quá trình tiến hóa của người, mới chỉ được phát triển 200.000 năm nay ở bán cầu não trước, trong khi bản năng buông mình theo cám dỗ để được sướng ngay lại là bản năng thâm căn cố đế của con người từ thuở hồng hoang triệu triệu năm trước.
Rút lại thì chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), hoặc buông theo cám dỗ để mình bị dụ dỗ (sướng ngay, bất kể ngày mai) nói lên khả năng tiến hóa của một con người, và có lẽ cũng nói lên sự trưởng thành hay trẻ con của cả một dân tộc.
Lịch sử loài người có lẽ cũng sẽ đánh giá một dân tộc, hay các cá nhân, bằng tiêu chuẩn đơn giản đó thôi: Họ có dám chịu khổ hôm nay vì sự thật, tình thương, nhân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ ngày mai, hay chỉ biết sướng ngay hôm nay bất chấp đó là cái sướng của kẻ nô lệ quỳ gối, hay của thú vật chỉ thích chăm sóc cho cái bụng, bộ phận sinh dục hay bộ lông, ổ nằm của mình.
CÁCH MẠNG GÕ
Nếu biểu tượng của cuộc biểu tình Chiếm đóng Trung Tâm ở Hong Kong vào tháng 10/2014 là người cầm dù, thì biểu tượng của cuộc đấu tranh vì sự thật và tình người, vì lương tâm và dân chủ ở Việt Nam có lẽ là hình ảnh của người đàn bà nông dân, áo bà ba, quần thụng, đi dép, đầu đội nón, đặc biệt là bà đưa bàn tay lên gõ cửa nhà các vị lãnh đạo. Đó sẽ là cuộc “Cách mạng gõ”, hoặc “Cách mạng mõ”.
Ngoài ca hát, hô khẩu hiệu, người biểu tình có thể mang theo mỗi người một thanh tre và một chiếc dùi nhỏ, để vừa đi vừa gõ, như người gõ cửa, như thằng Mõ. Hàng chục, hàng trăm nghìn tiếng gõ sẽ vang lên, gõ đế đánh thức lương tâm người cộng sản, để họ rời chỗ nấp sau tấm bình phong rách nát, hay chỗ nấp trong cái bình vôi méo mó chật chội, để đứng thẳng dậy, thoát kiếp chuột hèn và ướt mèm, vươn vai trở lại làm người, làm người dân.
Ngày mai, sẽ có đứa cháu của ông Đỗ Mười, 17 tuổi, có thể cũng tên Phong như Hoàng Chi Phong, đến gõ cửa nhà ông, hỏi ông về Thành Đô. Rồi sẽ có một trong 61 Đảng viên ký Thư ngỏ ngày 28/7 đến nhà ông gõ cửa. Rồi sẽ có một hay mười vị cựu sĩ quan viết Kiến nghị ngày 2/9 đến nhà ông gõ cửa. Nói chung, hễ công an ngơi canh gác lúc nào là sẽ có người đến gõ cửa nhà ông Đỗ Mười lúc đó. Rồi có thể sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người, trong đó có rất đông các phụ huynh chở con mình đi học, tụ tập trước nhà ông lúc 6 giờ mỗi sáng để gõ tre, gõ mõ đánh thức ông dậy. Mỗi người cũng có thể sẽ mang theo một hòn cuội nhỏ, đặt trước nhà ông. Rồi nhiều mùa lá đỏ héo úa trôi qua, lâu ngày cuội nhỏ sẽ thành gò to, dưới chân gò sẽ có tấm bảng ghi “Nơi đây ngày trước là nhà ông Đỗ Mười”.
(Cũng xin mở ngoặc để kết, có lẽ không thừa: Vì ông Đỗ Mười là người duy nhất sót lại của Thành Đô, ông cũng nên hết sức cẩn trọng, biết đâu đang có thế lực đen tối nào đó muốn ông im lặng vĩnh viễn.) Tháng 10 15, 2014
Từ Linh
Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ về ông Đỗ Mười. Hơn nữa, tôi tưởng tượng tôi là Đỗ Mười. Rồi tôi tự hỏi: Nếu là ông, tôi sẽ làm gì trong cảnh đất nước bị Tàu uy hiếp này? Và câu trả lời là: Tôi không cần làm gì cả. Hoặc, tôi có thể làm rất nhiều. Tùy tôi, cái tôi cá nhân, không phải cái tôi tập thể do Đảng chỉ đạo. Tùy tôi là người hay là chuột.
Tôi thử đi tìm Đỗ Mười nhưng chẳng thấy mấy. Bác cứ như “người bí ẩn”, như “nhân tố bí ẩn”, như “người đi trên mây” ấy. Wikipedia phiên bản tiếng Anh bảo có rất ít thông tin về Đỗ Mười, dù thông tin trên Wikipedia tiếng Anh về bác cựu Tổng Bí thư này dài gấp mười lần bài trên Wikipedia tiếng Việt.
Nhưng, có lẽ lý do chính có ít thông tin về bác là vì bác thực sự không có gì đáng nói, tính theo tiêu chuẩn “đáng nói” về một lãnh tụ trên thế giới, dù lãnh tụ ấy thành hay bại, minh quân hay bạo chúa.
Có ý kiến cho rằng: Bác Mười cũng giống như Xuân tóc đỏ – cậu trai nhặt banh sân quần, nhờ số đỏ mà lên – bác Mười nghe đồn xuất thân hoạn lợn - Wikipedia nói bác vốn là thợ sơn nhà (house painter) – nhờ có Đảng mà lên, và Đỗ Mười, hay Mười tóc bạc, cũng chẳng khác gì Phiêu tóc tiêu, Mạnh tóc nhuộm, hay Trọng tóc trắng, nói chung tất cả đều đỏ. Đó là ý kiến có chiều chế nhạo, vì xuất thân và may mắn là một chuyện, còn việc họ làm lại là chuyện khác. Tôi vẫn tin một người không đáng kể là vì người ấy không là, không làm, hoặc không có gì đáng được nhắc đến, chứ không vì người ấy xuất thân hèn mọn hay số đỏ gặp hên.
MỘT ĐỖ MƯỜI
Nói như trên, thực ra cũng hơi oan cho bác Mười. Vì bác vẫn có ít nhất là một điều hết sức “đáng kể”: Bác là người duy nhất còn sống, trong số 90 triệu dân Việt đang sống, đã tham gia mật nghị Thành Đô bên Tàu vào tháng 9 năm 1990. Các bác tham gia khác như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đều quy tiên cả rồi. Và có tham gia thì chắc là bác biết cả về thỏa thuận Thành Đô, được đồn đãi là thỏa thuận bán nước Việt cho Tàu, đồng ý cho Việt trở thành phiên bang, thuộc quốc, vùng tự trị, hay tỉnh lỵ gì đó của Tàu.
Nhưng, tuy là người duy nhất biết rõ, đến giờ bác Mười lại không nói gì. Và như thế, đó sẽ là điều “đáng kể” thứ hai về Đỗ Mười, lịch sử sau này không thể bỏ sót, nếu bác không đột biến và quyết định mở miệng. (Cũng có khi tuy tham gia nhưng bác Mười lại không biết gì, hoặc không được biết gì, và nếu vậy thì quả là không còn gì để nói nữa.)
Đáng kể cũng vì trong những tuần đầu sau ngày 1/5/2014, ngày Tàu cắm giàn khoan 981 ở Việt Nam, trong khi cả nước sôi sục, dân xuống đường, trí thức lên tiếng… thì Đỗ Mười im lặng, y như Nguyễn Phú Trọng im lặng, Lê Khả Phiêu im lặng, Nông Đức Mạnh im lặng, kể cả Quốc hội cũng không dám ra nghị quyết lên án, không dám kiện kẻ quấy rối nhà mình… Họ ứng xử cứ như Biển Đông là chuyện người, không liên quan đến mình, dù các bác mấy năm nay vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không ai á khẩu.
Thực vậy, trong đám tang Tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013, cả bốn bác Mười Phiêu Mạnh Trọng đều có mặt nghiêm chỉnh, bộc lộ cảm xúc vừa phải, rõ ràng là không ai liệt giường. Còn bác Mười thì vào ngày 25/1/2014, tuy gần 100 tuổi nhưng bác vẫn có vẻ sung sức và cười mãn nguyện khi nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng do ông Trọng trao, lưng bác vẫn thẳng và khỏe để bắt tay ông Phiêu, ôm hôn ông Sang, nhận hoa ông Mạnh. Bài “Đồng chí Đỗ Mười nhận huy hiệu 75 tuổi Đảng” trên trang điện tử của Chính phủ đăng cùng ngày còn trích lời ông Trọng khen bác Mười “Trong những năm gần đây, tuy tuổi đã cao, nhưng đồng chí tiếp tục miệt mài nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và Nhà nước.” Còn bác Mười nhân dịp này cũng “… nguyện tiếp tục tuyệt đối trung thành với Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng; ra sức bảo vệ Đảng….”
Hỏi: Những vị như Đỗ Mười tuy không làm được nhiều điều đáng kể cho dân cho nước nhưng vì sao họ cứ tuyệt đối, nghiêm chỉnh, ra sức trung thành, chấp hành và bảo vệ Đảng thế nhỉ? Đáp: Họ chỉ đang làm một việc đơn giản là “ăn cây nào, rào cây nấy.” Chắc là vậy. Nhưng, phải chăng khi cây Đảng mãi đỏ, mặc cho cây đời mãi đen, thì dường như bi kịch là đây, hài kịch cũng là đây.
TẬP THỂ BAO CHE ANH
Xét cho cùng thì những vị như Đỗ Mười không làm được nhiều điều đáng kể, có lẽ, phần lớn cũng chẳng phải lỗi tại họ, mà tại cái cơ chế nó thế, họ chỉ là lá nhỏ trên cây đỏ.
Cơ chế Đảng đẻ ra những diễn viên, và các vị Tổng Bí thư, trong đó có Đỗ Mười, chỉ là những hình nhân mấp máy môi, hoặc đi đứng đưa tay giơ chân theo mười ngón tay giựt dây của Đảng.
Và một khi tập thể kiểm soát cá nhân thì một loạt câu hỏi được đặt ra: Vai trò của cá nhân nằm đâu? Quyền của cá nhân nằm đâu? Cá nhân ấy có ‘vô nhiễm’ trách nhiệm không? Cá nhân ấy có vô tội không khi Đảng phạm phải những sai lầm chết người, từ Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, xét lại chống Đảng, đánh miền Nam, đánh tư sản, kinh tế mới, học tập cải tạo, thỏa thuận Thành Đô, xóa bỏ ký ức chiến tranh chống Tàu 1979, thờ 16 vàng 4 tốt, khai thác bô-xít, cho Tàu thầu rừng đầu nguồn, im lặng ngoan hèn khi giặc Tàu cắm giàn khoan, nhưng cùng lúc trấn áp bỏ tù người biểu tình yêu nước…?
Rõ là khi tập thể bao cấp trách nhiệm, thì cá nhân sẽ trốn chui trốn nhủi trong ngóc ngách của tập thể để được an toàn. Trăm sự cứ việc đổ đầu Đảng, còn cá nhân gần như vô can, “còn Đảng còn mình” nghĩa là còn Đảng là còn chỗ nấp an toàn.
Và khi đã là hình nhân, thì hình nhân bằng đất, bằng bùn, bằng sắt, có xuất thân bần nông, đầu bếp, y tá, thợ sơn, hoạn lợn hay thày giáo chăng nữa cũng chẳng có nghĩa gì. Cơ chế Đảng vừa cho chỗ nấp, vừa cho phép những kẻ kém tài, bảo thủ, tâm tha hóa nhưng khéo chơi trò chính trị, luôn tuyên bố “tuyệt đối trung thành với Đảng”… được chiếm ghế lớn, quyền cao, được ngồi trên đầu dân, được múa may quay cuồng với tư cách một cá nhân bất khả xâm phạm – dĩ nhiên là múa may quay cuồng trong tay và dưới chân những kẻ sai bảo khác.
TẬP THỂ THIÊU SỐNG ANH
Tập thể bao bọc anh, nhưng đó mới chỉ là một vế, vì nói ngược lại cũng không sai, bi và hài kịch diễn ra cùng lúc.
Tập thể tuy bao che trách nhiệm cho cá nhân, nhưng tập thể cũng có thể hy sinh cá nhân bất cứ lúc nào. Tập thể có thể thiêu sống cá nhân như thiêu sống vật tế thần, nhân danh sự ổn định và an toàn của tập thể. Chuyện “con hổ” Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Tàu, một thời bất khả xâm phạm vừa sa bẫy là một ví dụ rất điển hình.
Với người dân cũng vậy, dư luận trong dân có thể kết án Đảng chung chung, nhưng dân vẫn nhìn rất rõ những cá nhân đang chui nhủi đàng sau lưng Đảng.
Và khi một tập thể sụp đổ, như hàng loạt các Đảng Cộng sản đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô năm 1989-1991, thì những cá nhân sẽ hiện nguyên hình tội đồ. Nếu mượn cách ví von mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể nói: Những tội đồ hiện nguyên hình ấy gợi nhớ hình ảnh những con chuột lột, ướt nhão thảm hại và run lẩy bẩy trước ánh mắt mọi người nhìn vào, đúng lúc cái bình (phong) là Đảng vỡ tan tành.
Có lẽ, đó chính là điều mà các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở, vào lúc cái bình phong rách nát không còn che chắn được bao lâu nữa cơn cuồng phong là sự phẫn nộ của dân chúng. Có lẽ đó cũng là điều mà bốn vị Tổng Bí thư cũ và mới đang trăn trở.
TRƯỜNG KỲ IM LẶNG
Cũng không chỉ bốn ông Mười Phiêu Mạnh Trọng, nhiều trí thức đã từng trăn trở điều vừa kể, có vị trí thức còn đề nghị cả một kế sách cho bác Trọng thoát hiểm con tàu Titanic Đảng đang chìm. Ngày 23/6/2014, nhà trí thức Hạ Đình Nguyên đã lên tiếng khuyên ông Nguyễn Phú Trọng từ chức. Kết bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành thái hậu Dương Vân Nga, tại sao không?” ông Nguyên viết:
“Gỡ nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách. Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy?”
Nhưng bác Trọng vẫn im lặng. Hay là bác cũng có ngẫm nghĩ? Rồi từ đó đến nay, nhiều người tâm huyết đã tiếp tục lên tiếng, đưa ra những lời kêu gọi, nhưng ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Mười, ông Phiêu, ông Mạnh vẫn đều đều im lặng.
Họ im lặng khi ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết với Đảng gửi “Thư ngỏ” đến Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), yêu cầu:
“Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa…”
“Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…”
Họ tiếp tục im lặng như không có gì xảy ra khi báo mạng Dân Quyền ngày 13/8/2014 đăng bài “Bí mật Thành Đô: sao không hỏi ông Đỗ Mười” của tác giả Trần Phi Đông. Xin trích:
“Ông Phạm Văn Đồng đã mang tiếng với công hàm 1958 và đã quy tiên. Ông Nguyễn Văn Linh cũng đã chết từ lâu. Người biết nhiều thông tin nhất về hội nghị Thành Đô là ông Hồng Hà cũng đã qua đời…”
“Còn một người duy nhất vẫn còn sống, và nghe nói tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn: ông Đỗ Mười ở ngay đường Phạm Đình Hồ, Hà Nội.”
“Sao thiếu tướng Lê Duy Mật, đại tá Nguyễn Đăng Quang và 61 vị đảng viên trong nhóm TN61 không đến chất vấn ông Mười?”
“Sao người dân không kéo đến trước nhà ông Đỗ Mười và cử đại điện vào chất vấn ông?…”
“Đến hỏi ông Đỗ Mười đi. Đến ngay kẻo muộn!”
“Dẫu ông Mười không nói gì như ban lãnh đạo hiện thời của Đảng CSVN thì sự hiện diện của người dân trước nhà ông đòi chất vấn ông cũng có rất rất nhiều ý nghĩa.”
Họ im lặng khi ngày 2/9/2014, 20 cựu sĩ quan lên tiếng trong “Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng Vũ trang Nhân dân gửi Lãnh đạo nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”:
“Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia… yêu cầu Chủ tịch [Trương Tấn Sang] và Thủ tướng cho chúng tôi và Nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.”
Kiến thì kiến, nghị thì nghị, các bác vẫn một mực im lặng, cứ như “im lặng theo Đảng là vàng.” Hay, như trên đã nói, các bác thực ra chỉ là hình nhân, không bị giựt dây thì cứ nín lặng, rũ xuống, vô hồn?
IM LẶNG LÀ LỬA
Nhưng, bình tĩnh mà xét thì sự im lặng của các bác chỉ là một phản ứng thụ động, theo thói quen, đầy tính chủ bại, và rất nguy hiểm cho bản thân các bác. Im lặng không là vàng, mà là lửa sẽ thiêu rụi kẻ ngậm miệng khi dân cần họ nói.
Bác Đỗ Mười, cũng như thất cả các vị khác, đều có thể nhân danh cá nhân mình và lên tiếng, lên tiếng để rửa sạch vết nhơ đã im lặng đồng lõa với sai lầm. Đó là cơ hội cuối cùng, trước khi quá trễ.
Ngoài tư cách Đảng viên, tư cách lớn nhất của các bác là tư cách công dân nước Việt, hơn nữa, tư cách của một con người, và đã là người thì cần biết tôn trọng sự thật và biết lo toan cho sự an nguy của cộng đồng.
Bác Mười cũng chỉ là dân nằm dưới luật pháp cơ mà. Hay là bác và Đảng hồi nào giờ vẫn ngồi ngoài, ngồi trên, ngồi chồm hổm trên luật pháp và dân vẫn mặc kệ?
Chợt nghĩ, sao Quốc hội không yêu cầu Đỗ Mười lên tiếng, và nếu bác bất tuân thì phải xử như mọi người bất tuân khác. Hay Quốc hội không làm được vì bác Mười và các vị trong Bộ Chính trị đang có “kim bài miễn tử” bất khả xâm phạm? (Gần đây, trong khi nhà báo Gordon Chang – trên National Interest, 24/8 – nói Tập Cận Bình đang “xé nát” Đảng Cộng sản Tàu vì chống tham nhũng không chừa cả Ủy viên Ban Thường trực Bộ Chính trị, thì nhà báo đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Hoa lục, La Xương Bình (Luo Changping) – trên Foreign Policy, 6/8 – lại yêu cầu Tập phải mạnh dạn “xé” nát kim bài miễn tử rốt ráo hơn nữa, vì mọi người, bất kể đó là ai, đều phải nằm dưới pháp luật.)
Vấn đề nằm ở chỗ này: Vì sao Đảng, Bộ Chính trị và các ông Tổng Bí thư mới cũ cứ im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi đổi mới chính trị, bỏ chủ nghĩa, trả tự do cho tù nhân lương tâm, đối thoại với dân, bạch hóa thông tin, báo chí tự do, bầu cử tự do, tam quyền phân lập… dù nhiều người đã khuyến cáo đó là lối thoát duy nhất, là sinh lộ giữa đất chết, cho nước, cho dân, cho cả Đảng?
SƯỚNG NGAY
Chợt xem truyền hình, tôi biết được thêm một chút về tâm lý con người, và điều này hé mở giải đáp cho câu hỏi trên. Tóm tắt là: Bác Đỗ Mười, cũng như các lãnh đạo Đảng khác, im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi và ta thán của dân là vì các bác không thể “hoãn cái sự sung sướng” của quyền lực trước mắt, dù là để cho toàn dân, toàn Đảng và bản thân có thể sung sướng gấp trăm sau này. Nói nôm na thì họ muốn “sướng ngay”, thay vì phải “chống cám dỗ hôm nay” để “mai sướng”.
Chuyện được kể trên kênh NatGeo (National Geographic) trong loạt chương trình Brain Games, Mùa 3, chiếu vào đầu tháng 10/2014.
Có 9 đứa trẻ 6 tuổi, các bé đứng trước một thử thách đơn giản: Nếu nhịn thèm được 15 phút trước một cái bánh kem ngon lành, thì mỗi em sẽ có không phải một, mà là ba cái bánh kem ngon lành. Nói cách khác, nhịn một thì được ba, và chỉ cần nhịn 15 phút.
Thử thách bắt đầu. Từng trẻ, trong căn phòng riêng được quan sát từ kiếng ngoài, tự đưa ra chiến thuật chống thèm cho riêng mình:
Bé thì đọc 24 chữ cái a,b,c,d,e,f… Bé thì đếm số 1,2,3,4,5,6…
Nhưng 24 chữ cái thì đọc khoảng 45 giây là xong, không giúp bé trụ được 15 phút, và càng đếm thời gian thì càng thấy thời gian qua lâu hơn. Cái bánh thì nằm đó hớ hênh mời mọc, 15 phút nhịn dài không chịu được.
Có hai bé trai cùng ngồi một phòng, hai bé khuyến khích nhau kiềm chế. Bé thứ nhất bảo: “Đừng ăn!” Bé thứ hai đáp: “Yeah! Tớ sẽ không ăn, tớ nghe cậu!”
Trong khi đó, một bé gái cố chống thèm bằng cách đẩy ghế ra thật xa chiếc bàn có bánh, bé hiểu “xa mặt thì cách lòng”. Phút thứ 11 trôi qua, phút thứ 12 trôi qua. Nhưng đến phút 13, bé lại từ từ nhích ghế, nhích ghế gần lại chiếc bàn có bánh… Rồi khi đến nơi, thay vì dùng tay, bé gục mặt xuống, dùng miệng ngoạm chiếc bánh mà ăn ngon lành. Có lẽ bé nghĩ nếu không dùng tay thì không phạm lỗi, nào ngờ “toeeeee…” tiếng còi báo thất bại reo lên, bé thua cuộc khi chỉ còn 1 phút nữa là hết!
Với hai bạn trai ‘phối hợp tác chiến’ trên kia thì sau 14 phút trôi qua, bỗng cậu bé bên phải đổi ý. Không hiểu sao, cậu vội vàng cầm chiếc bánh nhét hết vào miệng nhai ngồm ngoàm, như vừa ăn vừa giấu. Trong khi cậu bên trái tay cầm bánh, nhưng dứt khoát không ăn, và chiến thắng.
Kết quả là trong 9 trẻ trải qua thử thách chống thèm, có 5 bé thành công, nhịn ăn bánh trong 15 phút, để được hưởng gấp ba.
THUA CHẮC
Kết thử thách, người dẫn chương trình vừa kể đưa ra hai nhận xét đáng chú ý:
Thứ nhất: Chiến lược chống cám dỗ chỉ bằng ý chí, tức cứ ngồi trước cám dỗ rồi bụng bảo dạ phải cầm lòng là một chiến lược tất thua và thua tất! Cần biết rời xa cám dỗ, làm cho đầu óc mình bận rộn với việc khác, quên cám dỗ đi.
Thứ hai: Khả năng chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), trong quá trình tiến hóa của người, mới chỉ được phát triển 200.000 năm nay ở bán cầu não trước, trong khi bản năng buông mình theo cám dỗ để được sướng ngay lại là bản năng thâm căn cố đế của con người từ thuở hồng hoang triệu triệu năm trước.
Rút lại thì chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), hoặc buông theo cám dỗ để mình bị dụ dỗ (sướng ngay, bất kể ngày mai) nói lên khả năng tiến hóa của một con người, và có lẽ cũng nói lên sự trưởng thành hay trẻ con của cả một dân tộc.
Lịch sử loài người có lẽ cũng sẽ đánh giá một dân tộc, hay các cá nhân, bằng tiêu chuẩn đơn giản đó thôi: Họ có dám chịu khổ hôm nay vì sự thật, tình thương, nhân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ ngày mai, hay chỉ biết sướng ngay hôm nay bất chấp đó là cái sướng của kẻ nô lệ quỳ gối, hay của thú vật chỉ thích chăm sóc cho cái bụng, bộ phận sinh dục hay bộ lông, ổ nằm của mình.
CÁCH MẠNG GÕ
Nếu biểu tượng của cuộc biểu tình Chiếm đóng Trung Tâm ở Hong Kong vào tháng 10/2014 là người cầm dù, thì biểu tượng của cuộc đấu tranh vì sự thật và tình người, vì lương tâm và dân chủ ở Việt Nam có lẽ là hình ảnh của người đàn bà nông dân, áo bà ba, quần thụng, đi dép, đầu đội nón, đặc biệt là bà đưa bàn tay lên gõ cửa nhà các vị lãnh đạo. Đó sẽ là cuộc “Cách mạng gõ”, hoặc “Cách mạng mõ”.
Ngoài ca hát, hô khẩu hiệu, người biểu tình có thể mang theo mỗi người một thanh tre và một chiếc dùi nhỏ, để vừa đi vừa gõ, như người gõ cửa, như thằng Mõ. Hàng chục, hàng trăm nghìn tiếng gõ sẽ vang lên, gõ đế đánh thức lương tâm người cộng sản, để họ rời chỗ nấp sau tấm bình phong rách nát, hay chỗ nấp trong cái bình vôi méo mó chật chội, để đứng thẳng dậy, thoát kiếp chuột hèn và ướt mèm, vươn vai trở lại làm người, làm người dân.
Ngày mai, sẽ có đứa cháu của ông Đỗ Mười, 17 tuổi, có thể cũng tên Phong như Hoàng Chi Phong, đến gõ cửa nhà ông, hỏi ông về Thành Đô. Rồi sẽ có một trong 61 Đảng viên ký Thư ngỏ ngày 28/7 đến nhà ông gõ cửa. Rồi sẽ có một hay mười vị cựu sĩ quan viết Kiến nghị ngày 2/9 đến nhà ông gõ cửa. Nói chung, hễ công an ngơi canh gác lúc nào là sẽ có người đến gõ cửa nhà ông Đỗ Mười lúc đó. Rồi có thể sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người, trong đó có rất đông các phụ huynh chở con mình đi học, tụ tập trước nhà ông lúc 6 giờ mỗi sáng để gõ tre, gõ mõ đánh thức ông dậy. Mỗi người cũng có thể sẽ mang theo một hòn cuội nhỏ, đặt trước nhà ông. Rồi nhiều mùa lá đỏ héo úa trôi qua, lâu ngày cuội nhỏ sẽ thành gò to, dưới chân gò sẽ có tấm bảng ghi “Nơi đây ngày trước là nhà ông Đỗ Mười”.
(Cũng xin mở ngoặc để kết, có lẽ không thừa: Vì ông Đỗ Mười là người duy nhất sót lại của Thành Đô, ông cũng nên hết sức cẩn trọng, biết đâu đang có thế lực đen tối nào đó muốn ông im lặng vĩnh viễn.) Tháng 10 15, 2014
Từ Linh
© 2014 Từ Linh & pro&contra
Đến Quốc hội đòi Bạch hóa Thông tin HN Thành Đô
Sáng nay, theo lời hẹn trên mạng từ nhiều ngày trước, mặc dù bị ngăn
chặn tại nhà, bị đeo bám nhưng một số công dân thủ đô đã tới Ban Dân
Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội và Nhà Quốc hội mới để trao
cho Quốc hội một văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô".
Tin cho biết lực lượng chức năng cũng đã bám sát đoàn người, và đã có bắt đi một công dân, đưa đi đâu hiện chưa rõ.
Tại trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn, các lực lượng chức năng đã có mặt khá
đông từ sớm. Một số công dân gửi Yêu sách bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã
có mặt nhưng phải ra về, chọn một thời điểm khác để đến đưa văn thư.
BasAm: 8h20′: Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Sáng nay lại
xuất hiện những người đến chốt chặn trước nhà. Ba người trên mảnh sân
trước tòa nhà. Một số người trong quán nước. Vì có việc phải đi, tôi
vẫn phải ra khỏi nhà. Mọi lần ra khỏi hầm nhà xe, tôi thường đi theo
hướng bên trái nên những người chốt chặn đều đón lõng phía bên trái.
Sáng nay tôi đi hướng bên phải nhưng chỉ đi được một đoạn liền có người
đi xe máy đuổi theo, ép tôi quay về“.
Nhà văn Phạm Đình Trọng còn cho biết thêm: “Hôm chủ nhật 12.10.2014,
vẫn có gần chục công an quen mặt chốt chặn trước nhà tôi. Chiều tôi đi
xe máy ra khỏi hầm nhà xe đoạn ngắn, năm sáu công an quây lại, hỏi: Đi
đâu? Tôi đi đâu không phải nói với các anh. Không nói thì quay về. Họ
định rút chìa khóa xe máy của tôi. Tôi không cho họ rút rồi quay xe về
nhà“.
Rất nhiều công dân Hà Nội và Sài Gòn đã bị chặn tại nhà hoặc đeo bám sát
sao, kể từ sáng sớm nay: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Hồ
Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn
Văn Đài, ....
Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành
Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.
Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:
YÊU CẦU QUỐC HỘI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những
người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký
kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến
vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân
dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này.
Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng kiến:
- Trên đất liền: Việt Nam mất vào tay Trung Quốc hàng trăm ki lô
mét vuông lãnh thổ do xương máu tiền nhân để lại và hàng ngàn hecta rừng
đầu nguồn chiến lược dưới các dự án cho thuê dài hạn hơn 50 năm. Bất
chấp can ngăn của rất nhiều trí thức và nhà quản lý tâm huyết, đảng chỉ
đạo chính phủ cố tình thực hiện dự án khai thác bauxite lỗ lã, gây hiểm
họa khôn lường đối với môi trường sống Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hàng
ngàn người Tàu vào chiếm ngự vùng chiến lược hiểm yếu Tây Nguyên.
- Ngoài biển Đông: Hàng ngàn ki lô mét vuông vùng biển giàu tài
nguyên và huyết mạch giao thương của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc.
Ngư dân Việt Nam mưu sinh trên ngư trường truyền thống bị lính Trung
Quốc xua đuổi, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, sát hại, cướp đoạt tàu
thuyền, ngư cụ. Các đảo Gạc Ma, Chữ Thập... của Việt Nam bị Trung Quốc
chiếm đóng trái phép và đang bị biến thành những căn cứ quân sự nguy
hiểm, nhằm mở rộng tham vọng xâm lược của Bắc Kinh đối với biển Đông.
- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc sâu sắc vào Trung
Quốc. Bắc Kinh nắm 90% gói thầu các dự án kinh tế trụ cột, chế ngự kinh
tế Việt Nam; hiểm họa đội quân người Trung quốc đi kèm, ăn ở, lập làng,
lấy vợ, sinh con đẻ cháu khắp 3 miền ngày càng gia tăng. Máy móc thiết
bị lạc hậu, hàng hóa độc hại Trung Quốc tràn ngập Việt Nam.
- Về chính sách đối với chiến sĩ và nhân dân: Để lấy lòng Bắc
Kinh, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào các năm 1979 và 1988, tàn
sát dã man đồng bào và chiến sĩ nước ta bị cấm đề cập trong sách vở,
báo chí; mọi hoạt động tưởng niệm đều bị cấm đoán và đàn áp thô bạo; bia
liệt sĩ bị chỉ đạo đục bỏ. Mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm
lược, phản đối đường lưỡi bò bạo ngược, đều bị đàn áp dã man. Những
người dân tập Pháp Luân công ở Việt Nam cũng bị bắt bớ, tra tấn, khủng
bố.
- Về ngoại giao: Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra e ngại kiện hành vi
xâm lược trắng trợn của Bắc Kinh ra các cơ quan tài phán quốc tế, kể cả
vụ giàn khoan HD-981. Cờ Trung Quốc thêm sao (5+1 sao) ngang nhiên tràn
ngập trong các dịp tiếp tân lãnh đạo Bắc Kinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam
tổ chức, và trình chiếu công khai trên đài truyền hình trung ương.
Hội nghị Thành Đô có những nội dung gì? Những ai đã thỏa thuận những
gì để gây ra những hậu quả vô cùng tai hại trên, dẫn đến những Hiệp định
phân định biên giới trên bộ Việt-Trung, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ
bất bình đẳng? Còn những gì khác đã được bí mật thỏa thuận, uy hiếp sự
tồn vong của dân tộc mà chúng ta chưa biết?
Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?
Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân? Nhân dân phải được biết!
Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?
Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân? Nhân dân phải được biết!
"Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra..." không thể chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền suông mà phải được thực thi. Do
đó, trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, chúng tôi yêu cầu
các đại biểu Quốc hội, phải bạch hóa ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC TOÀN BỘ NỘI
DUNG của Hội nghị Thành Đô.
Nếu yêu sách chính đáng này của những người dân yêu nước, muốn bảo vệ
quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó
chứng tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh
thổ, lãnh hải và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ
là câu trả lời rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và
nguy hiểm của Hội nghị Thành Đô.
Do đó, chúng tôi tin rằng Quốc hội sẽ trả lời nhanh chóng và nghiêm túc
những yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Chúng tôi tin rằng trong Quốc
hội vẫn còn có những đại biểu chưa quên những hy sinh xương máu của
những chiến sĩ đã nằm xuống ở các trận chiến biên giới Việt-Trung, Hoàng
Sa, Trường Sa... để hành xử đúng lương tâm người Việt Nam yêu nước.
Chúng Tôi Muốn Biết Thành Ðô 2014
Ngày hôm nay, hai cuộc biểu tình được tổ chức tại Hà Nội và Sài Gòn, đòi
đảng Cộng Sản Việt Nam công bố các thỏa hiệp họ đã ký kết với đảng Cộng
Sản Trung Quốc tại Hội Nghị Thành Ðô, Tứ Xuyên, năm 1990. Cuộc biểu
tình này là hoạt động công khai đầu tiên của phong trào “Chúng Tôi Muốn
Biết.”
Ðảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đàn áp; và guồng máy tuyên truyền của họ sẽ tố
cáo hai cuộc biểu tình này là hành động chống Trung Quốc. Nhưng thực
ra, mục đích của quý vị phát động phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” không
chỉ nhắm vào Trung Cộng. Mục tiêu chính là Muốn Biết. Công dân bất cứ
quốc gia nào cũng có quyền biết những người cầm đầu đã và đang dẫn đất
nước đi theo con đường nào. Ngày hôm nay, dân Việt Nam đòi được biết rõ
hơn về Hội Nghị Thành Ðô, liên quan đến Trung Cộng; họ có quyền đòi biết
rõ hơn về số nạn nhân trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất; và chắc chắn người
dân muốn biết số tiền bốn tỷ mỹ kim do công ty Vinashine vay rồi thua
lỗ, tiền bạc chạy đi đâu nhanh thế? Hội Nghị Thành Ðô chỉ là một trong
hàng ngàn chuyện người dân muốn biết. Lý do gây ra cuộc biểu tình ngày
hôm nay không phải chỉ là Hội Nghị Thành Ðô, mà là đường lối cai trị bí
mật của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một người xướng xuất cuộc biểu tình Chúng Tôi Muốn Biết là nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa. Ông giải thích: “Từ khi đảng Cộng Sản lãnh đạo đất
nước... theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách,
chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về
Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản
với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn
toàn không được biết... ngay Quốc Hội mà [cũng] không biết được nữa là
nhân dân!”
“Chủ trương của họ hoàn toàn bí mật,” điều này ai cũng phải đồng ý với
ông Nguyễn Xuân Nghĩa; kể cả những người làm việc trong Ban Tuyên Giáo
hay làm cho đài BBC. Không những đảng Cộng Sản chủ trương bí mật, họ còn
thường hãnh diện về tính chất bí mật của họ. Một khối bí mật được Việt
Cộng kiên trì bảo vệ, thường huênh hoang khi đem ra khoe, là những bí
mật trong đời sống của Hồ Chí Minh. Ba chục năm trước tôi đọc một tập
hồi ký của nhiều đảng viên Cộng Sản cao cấp viết về những lần họ gặp Hồ
Chí Minh, trước khi ông về hang Pắc Bó.
Cuốn sách tên là Về Nguồn, mà nhà xuất bản giải thích đó là nghĩa hai
chữ Pắc Bó. Tôi còn nhớ tên mấy tác giả, như Phùng Chí Kiên, Lê Quảng
Ba, Hoàng Văn Hoan, Trịnh Ðông Hải, hình như có cả ông Giáp, ông Ðồng.
Nói chung, họ thuật lại những lần họ gặp và làm việc với ông Hồ; nhưng
tôi không còn nhớ ông nào kể chuyện gì. Có người đang ở Côn Minh, Vân
Nam hay đâu đó, làm nhân, bỗng có một đứa bé đến đưa cho tấm giấy, trên
đó viết, đại khái: “Em hẹn gặp cậu ở... (trước một quán ăn hay đầu một
cây cầu trong thành phố).” Biết là đồng đảng hẹn gặp nhau, đúng ngày giờ
tới nơi thì chẳng thấy ai cả. Ðợi một hồi mới có một người đi qua, ăn
mặc như một phú gia Tàu, đeo kính gọng vàng, quần áo Tây phương chải
chuốt, với bộ ria đen nhánh. Ði qua đi lại mấy lần, “Xì thẩu” mới dừng
chân, nói nhỏ bằng tiếng Việt: “Ði với tôi.” Ði một quãng đường xa mới
được cho biết, đó là Hồ Chí Minh! Mỗi tác giả đều kể chuyện “Bác” với
nhiều hành tung bí ẩn như vậy. Có lúc trên đường đi từ Pắc Bó lên biên
giới Việt-Trung, mọi người đều cải trang như một gia đình đi kiếm ăn
phương xa. Tới một làng người dân tộc thiểu số, có gia đình đang khóc
lóc vì đứa con hay bà vợ bị bệnh hiểm nghèo, “Bác” đã đóng vai một ông
thầy cúng chuyên trừ tà chữa bệnh. Tác giả kể ông Hồ đã thắp nhang, thì
thào khấn khứa với những thần chú không ai hiểu. Hai bàn tay ông bắt
quyết, rồi ông cất giọng hát một bài văn cúng bằng thứ tiếng nói của
giống dân nào không biết; hai tay cầm bó nhang múa may. Ðúng là hình ảnh
một ông thầy cúng chuyên nghiệp! Sau đó, “bác cháu” được đãi một bữa
xôi, gà.
Ðọc cuốn hồi ký Về Nguồn rất thích thú, không biết lúc đó nhà văn Trần
Ðĩnh còn được mời viết giúp mấy tác giả đó hay không! Nhưng cuốn sách đã
đạt chỉ tiêu; ai đọc cũng thấy Hồ Chí Minh không những đáng tự hào là
người “giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin” sớm nhất, mà còn là một nhân vật
xuất quỷ nhập thần như mới từ trong Thủy Hử bước ra.
Bây giờ lại có chuyện các cán bộ Tuyên Giáo Cộng Sản Việt Nam nêu thắc
mắc. Họ không tin rằng trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ông Hồ lại bịt râu
tới chứng kiến cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, như nhà văn Trần Ðĩnh kể
trong cuốn Ðèn Cù. Vì Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Ðảng không thấy sự kiện đó
được ghi chép ở đâu cả. Họ muốn kết luận Trần Ðĩnh bày đặt ra câu chuyện
để nói xấu lãnh tụ của họ.
Khi nghe nhà báo BBC nhắc đến thắc mắc trên, tôi tưởng rằng vị cán bộ
Tuyên Giáo muốn phủ nhận việc ông Hồ đi coi đấu tố. Cho nên, trong bài
trước mục này đã bàn rằng chuyện ông Hồ có hay không đến xem cuộc đấu tố
bà Nguyễn Thị Năm không quan trọng, mà quan trọng nhất là quyết định
“giết, hay không giết” nhà tư sản nổi tiếng đã nuôi nấng, che chở cho
bao nhiêu cán bộ cộng sản trong thời bí mật. Nhưng sau khi đọc bài
trước, một độc giả đã viết nhắc nhở rằng quý vị cán bộ Tuyên Giáo không
coi chuyện ông Hồ có hay không đến coi đấu tố là quan trọng bằng chuyện
mô tả ông đã bịt râu! Bộ râu của ông Hồ đã trở thành một vật linh thiêng
đối với các cháu ngoan. Ðem bịt râu ông lại là một tội lớn. Có một họa
sĩ trong nhà tù “cải tạo,” muốn chứng tỏ mình đã quy thuận, bèn đi vẽ
chân dung ông Hồ. Trong nhà tù đâu có bút, mực, họa sĩ lấy than củi vẽ,
thay thế nét bút chì. Ông hí hửng đem nộp cán bộ, nghĩ rằng bữa sáng mai
sẽ được phát thêm cho một cục cơm cháy, không ngờ lại bị chửi! Anh vẽ
Bác bằng que than đun bếp, đúng là anh đã bôi nhọ Bác rồi!
Cho nên các cán bộ Tuyên Giáo hậm hực, cáu kỉnh chỉ vì Trần Ðĩnh đã bịt
râu ông Hồ! Nhưng trong thời gian 1953 đó, nhiều lần ông Hồ đi thăm thú
các nơi, chắc chắn ông phải cải trang. Mà quan trọng nhất là phải che
kín bộ râu của ông. Ông Hồ đã có lúc đóng vai một phú gia để ria đen,
đeo kính gọng vàng; có lúc ông còn làm thầy phù thủy bắt quyết chữa
bệnh, thì chuyện bịt râu có ghê gớm gì đâu mà phải lo! Quý ông Tuyên
Giáo hăng hái quá khích bảo vệ bộ râu ông Hồ! Ban Tuyên Giáo Bắc Hàn mà
nghe ai nói lãnh tụ muôn vàn kính yêu Kim Ỉn và Kim Ủn phải che mặt chắc
cũng phẫn nộ như vậy.
Chắc cũng trong tinh thần đó, mới có tài liệu mới phổ biến, nói rằng
“Ban Tuyên Giáo Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã có lời giải thích
với các chi bộ về Hội Nghị Thành Ðô.” Theo tài liệu kể trên, Ban Tuyên
Giáo đã cải chính một mối hoài nghi trong dư luận dân Việt Nam. Họ minh
xác rằng tại Hội Nghị Thành Ðô, “Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn
đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gội là
sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc,
giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020...”, như thông
tin trên một số trang mạng, blog đã đưa...” Tôi không biết tài liệu này
có xác thực hay không, nhưng có gọi điện thoại hỏi Ban Tuyên giáo chắc
cũng chẳng ích lợi gì. Vì chính họ vẫn kiên định thực hành lời của Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu: Ðừng tin những gì Ban Tuyên Giáo nói nhé!
Ngay trong mấy dòng trên, Ban Tuyên Giáo đã tránh không nói đến một sự
thật: Không phải chỉ có “một số trang mạng, blog” đã đưa tin Việt Nam
biến thành khu tự trị của Trung Quốc; mà còn nhiều người đã lên tiếng
trước, các blogger chỉ nhắc lại mà thôi. Một người là Thiếu Tướng Lê Duy
Mật, từng chỉ huy mặt trận Hà Giang trong cuộc chiến tranh chống Trung
Cộng năm 1979. Ông đã gửi thư cho các lãnh đạo đảng Cộng Sản yêu cầu
phải công bố những thỏa hiệp tại Hội Nghị Thành Ðô, để biết rõ vấn đề
Việt Nam biến thành khu tự trị, được coi là do các cơ quan báo chí Trung
Cộng như Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo đưa ra. Ba tháng rồi, ông
Tướng Lê Duy Mật không nghe ai trả lời. Tháng trước, lại có 20 sĩ quan
cao cấp viết thư nêu lên cùng một thắc mắc. Ðại Tá Bùi Văn Bồng, một
trong 20 cựu sĩ quan ký tên, đặt câu hỏi rằng nếu Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu
đưa tin như thế thì phải đập lại ngay, nói rằng không hề có việc đó.
Tại sao Trung Quốc đưa tin như thế? Ban Tuyên Giáo cũng không trả lời.
Ví thử tài liệu trên đây là không có thực, nghĩa là Ban Tuyên Giáo đảng
Cộng Sản Việt Nam không bao giờ cải chính gì về Hội Nghị Thành Ðô cả,
thì người dân còn ngạc nhiên hơn nữa. Vì trước một vấn đề sôi nổi trong
dư luận dân chúng như thế, tại sao các ông lại cứ ngậm miệng làm thinh,
trong khi đó lại đi nêu thắc mắc về chuyện ông Hồ bịt râu hay không bịt
râu bao giờ? Cái bộ râu của ông Hồ quý, hay đất đai, rừng biển của nước
Việt Nam mới quý?
Những người tổ chức cuộc biểu tình ngày hôm nay, cô Nguyễn Phương Uyên,
cô Phạm Thanh Nghiên, và ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tin rằng đất nước Việt
Nam mới quý. Cho nên họ đòi phải công bố những thỏa hiệp giữa Trung Cộng
và Việt Cộng tại Hội Nghị Thành Ðô. Vì cũng như những người dân Việt
yêu nước khác, họ biết lời ông Nguyễn Cơ Thạch, một bộ trưởng Ngoại
Giao, đã nói về Hội Nghị Thành Ðô, “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm
đã bắt đầu.”
(Người Việt)
Sao có ông chủ tịch tỉnh thế này?
(PetroTimes) - Ở tỉnh Bình Dương, ai
cũng biết Dũng “lò vôi” là người như thế nào. Ông Dũng làm giàu được
chính là nhờ tài năng làm kinh tế bẩm sinh của mình. Ông có gan làm nên
bây giờ mới gây dựng được một cơ nghiệp lớn như vậy mà không phải nợ nần
ai cả.
“Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ còn hơn một
nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ
tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.
Ông Dũng không phải là đảng viên, không làm Nhà nước ngày nào. Đó là cơ cấu ngoài Đảng...
...Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ.
Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như
hiện nay, chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi...”.
Đây là lời của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương trả lời phỏng vấn của báo điện tử VTCNews ngày 29-10-2013.
Đọc những dòng này, không thể nghĩ rằng một vị quan đầu tỉnh lại có lối
ăn nói, đánh giá, nhận xét về một công dân theo kiểu chợ búa như vậy.
Hãy khoan bàn đến chuyện đúng, sai, phải, trái trong việc ông Huỳnh Uy
Dũng - hay còn gọi là Dũng “lò vôi” kiện chính quyền tỉnh Bình Dương,
trong đó có ông Lê Thanh Cung về những việc làm gây thiệt hại cho doanh
nghiệp. Những lời của ông Cung nói về ông Dũng “lò vôi” quả thật là điều
chưa từng có. Cũng không thể hiểu nổi tại sao một ông Chủ tịch tỉnh lại
cay cú với ông Dũng “lò vôi” và có lối nhận xét về người khác thiếu văn
hóa đến thế.
Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Phải chăng ông ta cho rằng là Chủ tịch tỉnh thì có quyền mạt sát, xỉ vả
người khác? Chỉ cần đọc những dòng ông Cung nói về ông Dũng “lò vôi” là
hiểu trình độ văn hóa của ông quan đầu tỉnh ở mức nào. Cổ nhân có câu
“Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nếu ông Dũng có sai, thì với vị trí là người
lãnh đạo của một tỉnh, ông Cung vẫn phải có cách cư xử, nói năng đúng
mực, không được xúc phạm.
Ở tỉnh Bình Dương, ai cũng biết Dũng “lò vôi” là người như thế nào. Ông
Dũng làm giàu được chính là nhờ tài năng làm kinh tế bẩm sinh của mình.
Ông có gan làm nên bây giờ mới gây dựng được một cơ nghiệp lớn như vậy
mà không phải nợ nần ai cả.
Còn như ông Cung, ông cũng là người rất giàu có, nhưng cái sự giàu của
ông là do cái ghế mang lại, chứ bản thân ông chắc chắn chưa đổ mồ hôi,
nước mắt ra làm kinh tế ngày nào.
Nghe nói các cơ quan kiểm tra của Đảng, đang điều tra, làm rõ những
biểu hiện bất minh về tài sản của ông Cung. Và nếu như đúng là ông đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để có khối tài sản khổng lồ như vậy
thì về mặt nhân cách, ông Cung thua xa Dũng “lò vôi”.
Bấy lâu nay, chúng ta vẫn nói rằng phải nâng cao dân trí. Nhưng có lẽ
trước khi bàn đến chuyện nâng cao dân trí, phải nâng cao quan trí. Những
người lãnh đạo của một tỉnh là chính khách của tỉnh đó, nên bất luận
trong trường hợp nào, mỗi khi phát ngôn đều phải suy nghĩ cẩn trọng,
không thể tùy tiện chửi bới người khác được, đặc biệt là khi phát ngôn
trên báo chí.
Kim Triêu
(PetroTimes)
Cứ lỗ là tăng giá!
Cái gì không quản được thì cấm. Cứ lỗ là tăng giá sản phẩm để trút lỗ
lên đầu người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh đó, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới
có.
Giá điện còn có thể tăng nữa, nếu EVN cứ tiếp tục kinh doanh kiểu này. Mọi bức xúc của dư luận đều thành nước chảy bèo trôi (Ảnh minh họa) |
Liên quan đến việc xử lý những vấn đề tại kết luận của Thanh tra Chính
phủ về việc chấp hành những quy định của pháp luật trong quản lý, sử
dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cụ thể là việc
EVN đã xây dựng hàng loạt biệt thự, bể bơi, sân tennis… Trước đó, trong
lần trả lời chất vấn hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có
văn bản khẳng định: “Không có chuyện đưa chi phí xây dựng vào giá thành
điện”.
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính kiên quyết: “Chi phí khấu hao biệt thự, bể bơi, sân tennis… không được tính vào giá thành điện. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất EVN phải xây dựng quy chế sử dụng nhà khách, nhà ở trong khu nhà quản lý vận hành, quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, định mức”.
Bản thân EVN cũng biện minh rằng các biệt thự, chung cư nhiều tầng, khu thể thao… “Chỉ là nhà công vụ, được xây dựng lên với mục đích cải thiện sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Những chi phí này không tính vào giá thành điện”.
Nhưng đùng một cái, trong báo cáo bổ sung vào nội dung trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, Bộ Công thương cho biết, giá thành điện bao gồm cả những biệt thự, sân tennis, bể bơi… (báo điện tử Đất Việt, ngày 13/10).
Điều đó đồng nghĩa với việc giá thành điện sẽ đội lên, vì phải “cõng” tới ngót 600 tỷ đồng cho 355.000 m2 sàn xây dựng những công trình đó. Điều đáng nói nữa là những “nhà công vụ” này, thực tế lại là nhà ở cho cán bộ, với các biệt thự đơn lập, song lập, nhà liền kề, chung cư nhiều tầng, có cơ sở hạ tầng như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… không biết những ai đang được “thực thi công vụ” trong những “nhà công vụ” kiểu đó.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận rõ ràng rằng đưa những chi phí xây dựng này vào giá bán điện là không đúng quy định.
Chưa hết, cũng trong kết luận trên, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ, cho đến hết năm 2011, Cty mẹ EVN đã đầu tư ra ngoài ngành đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của mình chỉ có 77.000 tỷ đồng.
EVN bất chấp quy định của Bộ Tài chính để đầu tư ra ngoài ngành một số tiền vượt cả vốn điều lệ tới 45.000 tỷ đồng như vậy, nhưng lại chẳng thu được đồng lãi nào, mà trái lại còn lỗ tới 2.195 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN còn nợ Cty khí quốc gia 3.000 tỷ đồng mà chưa thu xếp được nguồn để trả.
Điều đó lý giải một cách rõ ràng rằng vì sao từ ngày 1/8/2013, EVN đã tăng giá bán điện bình quân từ 1.437 đồng/kWh lên 1.508,85 đồng/kWh (tăng 71,85 đồng/kWh, tương đương 5%).
Đó là do áp lực của những khoản chi, khoản đầu tư trái với quy định của pháp luật, gây lỗ hàng ngàn tỷ đồng nói trên. Chưa kể tới đây, giá điện còn có thể tăng nữa, nếu EVN cứ tiếp tục kinh doanh kiểu này.
Mọi bức xúc của dư luận đều thành nước chảy bèo trôi.
Cái gì không quản được thì cấm. Cứ lỗ là tăng giá sản phẩm để trút lỗ lên đầu người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh đó, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có.
Vũ Hữu Sự
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính kiên quyết: “Chi phí khấu hao biệt thự, bể bơi, sân tennis… không được tính vào giá thành điện. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất EVN phải xây dựng quy chế sử dụng nhà khách, nhà ở trong khu nhà quản lý vận hành, quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, định mức”.
Bản thân EVN cũng biện minh rằng các biệt thự, chung cư nhiều tầng, khu thể thao… “Chỉ là nhà công vụ, được xây dựng lên với mục đích cải thiện sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Những chi phí này không tính vào giá thành điện”.
Nhưng đùng một cái, trong báo cáo bổ sung vào nội dung trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, Bộ Công thương cho biết, giá thành điện bao gồm cả những biệt thự, sân tennis, bể bơi… (báo điện tử Đất Việt, ngày 13/10).
Điều đó đồng nghĩa với việc giá thành điện sẽ đội lên, vì phải “cõng” tới ngót 600 tỷ đồng cho 355.000 m2 sàn xây dựng những công trình đó. Điều đáng nói nữa là những “nhà công vụ” này, thực tế lại là nhà ở cho cán bộ, với các biệt thự đơn lập, song lập, nhà liền kề, chung cư nhiều tầng, có cơ sở hạ tầng như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… không biết những ai đang được “thực thi công vụ” trong những “nhà công vụ” kiểu đó.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận rõ ràng rằng đưa những chi phí xây dựng này vào giá bán điện là không đúng quy định.
Chưa hết, cũng trong kết luận trên, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ, cho đến hết năm 2011, Cty mẹ EVN đã đầu tư ra ngoài ngành đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của mình chỉ có 77.000 tỷ đồng.
EVN bất chấp quy định của Bộ Tài chính để đầu tư ra ngoài ngành một số tiền vượt cả vốn điều lệ tới 45.000 tỷ đồng như vậy, nhưng lại chẳng thu được đồng lãi nào, mà trái lại còn lỗ tới 2.195 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN còn nợ Cty khí quốc gia 3.000 tỷ đồng mà chưa thu xếp được nguồn để trả.
Điều đó lý giải một cách rõ ràng rằng vì sao từ ngày 1/8/2013, EVN đã tăng giá bán điện bình quân từ 1.437 đồng/kWh lên 1.508,85 đồng/kWh (tăng 71,85 đồng/kWh, tương đương 5%).
Đó là do áp lực của những khoản chi, khoản đầu tư trái với quy định của pháp luật, gây lỗ hàng ngàn tỷ đồng nói trên. Chưa kể tới đây, giá điện còn có thể tăng nữa, nếu EVN cứ tiếp tục kinh doanh kiểu này.
Mọi bức xúc của dư luận đều thành nước chảy bèo trôi.
Cái gì không quản được thì cấm. Cứ lỗ là tăng giá sản phẩm để trút lỗ lên đầu người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh đó, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có.
Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét