Minh Tâm - Việt Nam mất quân ở Campuchia: Vinh danh hay còn chờ “giải mật”?
Những người lính Việt Nam rời Campuchia. Người lính nằm lại nơi đây lại được coi là “Tối mật”. Ảnh: Minh Tâm |
Những đồng nghiệp báo chí từng khoác áo lính ở chiến trường
Campuchia, chia sẻ rằng đã quá… sững sờ khi cầm trong tay “Quyết định
52/2014/QĐ-TTg về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
Sững sờ vì “Tin, tài liệu và số liệu mộ liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ và kế hoạch di chuyển mộ liệt sỹ làm nghĩa vụ quốc tế không công bố hoặc chưa công bố”, được coi là “Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội”.
Quyết định này sẽ có hiệu lực từ 05-11-2014.
Người sống còn chưa được vinh danh, huống hồ…
Cho đến nay, người dân Việt Nam vẫn không được biết chính xác có bao nhiêu “quân tình nguyện” đã hy sinh ở Campuchia. Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 trong mười năm ở xứ Chùa Tháp lên đến hàng trăm nghìn.
Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cựu chiến binh chiến trường Campuchia, ngậm ngùi kể rằng theo quân sử thì ngày 26-9-1989 được coi ngày người lính tình nguyện Việt Nam cuối cùng rời khỏi đất nước Campuchia. Tuy nhiên 25 năm qua, kể từ khi người lính tình nguyện cuối cùng rời khỏi đất nước Campuchia, những hy sinh thầm lặng mà vô cùng đau đớn của nhân dân các tỉnh biên giới Tây Nam, và bộ đội vệ quốc làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia ít được nhắc đến. Những chăm sóc, ưu đãi cho người tham gia cuộc chiến, những gia đình có người thân hy sinh liệu đã làm họ yên lòng?
“Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam đã lùi vào quá khứ. Nhưng nhắc lại những hy sinh của người dân vùng biên giới và chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, phải là việc làm thường xuyên để xoa đi nỗi đau mất mát và cũng là để khẳng định cuộc chiến ấy đầy tính nhân văn, đã cứu một dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng.
Những hy sinh ấy, vẫn đang chờ đợi được Nhà nước Việt Nam chính thức công nhận bằng một văn bản chính thức khẳng định những đóng góp to lớn của cán bộ chiến sĩ đã bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Một lễ tuyên dương như thế nên được tiến hành sớm, bởi những người lính tình nguyện năm nào nay người nhỏ tuổi nhất cũng đã 45 tuổi rồi”. Cựu chiến binh Phạm Sỹ Sáu, kêu gọi: “Hãy vinh danh họ, dù muộn, cũng giúp họ yên lòng trong cuộc sống bởi những năm tháng tuổi trẻ họ đã không sống hoài sống phí”.
Những người lính ngã xuống không thể là “Tối mật”
Một chút quân sử. Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức kể: Chưa đầy một tháng sau khi khởi binh, ngày 17-1-1979, bộ đội Việt Nam đã đánh đổ chính quyền cuối cùng của Pol Pot ở thị xã Ko Kong. Chúng ta chiếm được Phnom Penh và các thành phố, thị xã, nhưng chúng ra không diệt được sư đoàn nào của Pol Pot. Sinh lực địch bị tiêu hao không đáng kể.
Khmer Đỏ bỏ chạy nhưng chúng không phải là một tàn quân. Tướng Đức nói: “Chúng được các cố vấn Trung Quốc dạy rất kỹ, cứ thấy xe tăng là chạy rồi gài mìn lại. Mìn Trung Quốc không giết chết mà chỉ sát thương. Cứ một người trúng mìn, quân ta lại phải mất bốn người để cáng”. Khi tiến quân vào Phnom Penh, thế Việt Nam như “chẻ tre”, nhưng khi tới những vùng biên giới xa, các đơn vị Việt Nam lập tức bị Khmer Đỏ đặt trong tầm phục kích. Đây là giai đoạn quân đội Việt Nam bắt đầu chịu hy sinh lớn nhất…
Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu kể rằng những người lính cùng thời với anh đã bước vào cuộc chiến tựa như “Kinh Kha một đi không trở lại”.
Không là Kinh Kha ngày xưa qua sông Dịch/ Không là thở than của khúc Tống biệt hành/ Tráng sĩ chừ qua sông, qua sông/ Sóng vỗ mạn phà hề sóng vỗ/ Trận tiền chừ là nơi súng nổ/ Cung kiếm chừ là khẩu AK/ Chung rượu chừ tráng sĩ hề không say/ Lòng say con mắt ai… (Hành tráng sĩ mới, Phạm Sỹ Sáu)
“Chủ kiến của tôi khi làm bài Hành tráng sĩ mới là muốn tự so sánh những người lính tình nguyện giống như Kinh Kha một đi không trở lại. Và chỉ có thể hành mới diễn đạt được tư tưởng, còn dùng hình thức thơ khác thì dễ trôi đi, nó không khảng khái, bi tráng…”. Nhà thơ nói.
Là người trong cuộc chiến, Phạm Sỹ Sáu đúc kết: “Đây là một cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng không ác liệt. Kẻ địch không mạnh. Nhưng quân ta hy sinh nhiều. Một phần vì chủ quan. Một phần do còn hậu phương để lui về. Tiến một trăm mét thì có thể hy sinh. Lùi một trăm mét lại sống cuộc sống hòa bình.
Cuộc đấu tranh tư tưởng của người lính trên chiến trường đối với bản thân mình mạnh mẽ hơn thế hệ chống Pháp và chống Mỹ. Hai thế hệ trước chỉ có một con đường là tiến thẳng ra mặt trận, vì hậu phương cũng là tiền tuyến. Còn đối với người lính tình nguyện ở Campuchia, hậu phương tuy có khó khăn khổ nhọc nhưng không đổi bằng mạng sống. Hơn nữa, nếu anh không can đảm, đủ bản lĩnh trên chiến trường mà “quay” về thì dư luận cũng không gay gắt. Cái lớn của người lính trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn phía Bắc là vượt qua chính mình để chấp nhận điều đó!”.
Những người lính Việt Nam đã ngã xuống ở Campuchia cần được vinh danh, không thể là câu chuyện phải chờ đợi đến “ngày giải mật”!
Sững sờ vì “Tin, tài liệu và số liệu mộ liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ và kế hoạch di chuyển mộ liệt sỹ làm nghĩa vụ quốc tế không công bố hoặc chưa công bố”, được coi là “Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội”.
Quyết định này sẽ có hiệu lực từ 05-11-2014.
Người sống còn chưa được vinh danh, huống hồ…
Cho đến nay, người dân Việt Nam vẫn không được biết chính xác có bao nhiêu “quân tình nguyện” đã hy sinh ở Campuchia. Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 trong mười năm ở xứ Chùa Tháp lên đến hàng trăm nghìn.
Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, cựu chiến binh chiến trường Campuchia, ngậm ngùi kể rằng theo quân sử thì ngày 26-9-1989 được coi ngày người lính tình nguyện Việt Nam cuối cùng rời khỏi đất nước Campuchia. Tuy nhiên 25 năm qua, kể từ khi người lính tình nguyện cuối cùng rời khỏi đất nước Campuchia, những hy sinh thầm lặng mà vô cùng đau đớn của nhân dân các tỉnh biên giới Tây Nam, và bộ đội vệ quốc làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia ít được nhắc đến. Những chăm sóc, ưu đãi cho người tham gia cuộc chiến, những gia đình có người thân hy sinh liệu đã làm họ yên lòng?
“Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam đã lùi vào quá khứ. Nhưng nhắc lại những hy sinh của người dân vùng biên giới và chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, phải là việc làm thường xuyên để xoa đi nỗi đau mất mát và cũng là để khẳng định cuộc chiến ấy đầy tính nhân văn, đã cứu một dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng.
Những hy sinh ấy, vẫn đang chờ đợi được Nhà nước Việt Nam chính thức công nhận bằng một văn bản chính thức khẳng định những đóng góp to lớn của cán bộ chiến sĩ đã bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Một lễ tuyên dương như thế nên được tiến hành sớm, bởi những người lính tình nguyện năm nào nay người nhỏ tuổi nhất cũng đã 45 tuổi rồi”. Cựu chiến binh Phạm Sỹ Sáu, kêu gọi: “Hãy vinh danh họ, dù muộn, cũng giúp họ yên lòng trong cuộc sống bởi những năm tháng tuổi trẻ họ đã không sống hoài sống phí”.
Những người lính ngã xuống không thể là “Tối mật”
Một chút quân sử. Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức kể: Chưa đầy một tháng sau khi khởi binh, ngày 17-1-1979, bộ đội Việt Nam đã đánh đổ chính quyền cuối cùng của Pol Pot ở thị xã Ko Kong. Chúng ta chiếm được Phnom Penh và các thành phố, thị xã, nhưng chúng ra không diệt được sư đoàn nào của Pol Pot. Sinh lực địch bị tiêu hao không đáng kể.
Khmer Đỏ bỏ chạy nhưng chúng không phải là một tàn quân. Tướng Đức nói: “Chúng được các cố vấn Trung Quốc dạy rất kỹ, cứ thấy xe tăng là chạy rồi gài mìn lại. Mìn Trung Quốc không giết chết mà chỉ sát thương. Cứ một người trúng mìn, quân ta lại phải mất bốn người để cáng”. Khi tiến quân vào Phnom Penh, thế Việt Nam như “chẻ tre”, nhưng khi tới những vùng biên giới xa, các đơn vị Việt Nam lập tức bị Khmer Đỏ đặt trong tầm phục kích. Đây là giai đoạn quân đội Việt Nam bắt đầu chịu hy sinh lớn nhất…
Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu kể rằng những người lính cùng thời với anh đã bước vào cuộc chiến tựa như “Kinh Kha một đi không trở lại”.
Không là Kinh Kha ngày xưa qua sông Dịch/ Không là thở than của khúc Tống biệt hành/ Tráng sĩ chừ qua sông, qua sông/ Sóng vỗ mạn phà hề sóng vỗ/ Trận tiền chừ là nơi súng nổ/ Cung kiếm chừ là khẩu AK/ Chung rượu chừ tráng sĩ hề không say/ Lòng say con mắt ai… (Hành tráng sĩ mới, Phạm Sỹ Sáu)
“Chủ kiến của tôi khi làm bài Hành tráng sĩ mới là muốn tự so sánh những người lính tình nguyện giống như Kinh Kha một đi không trở lại. Và chỉ có thể hành mới diễn đạt được tư tưởng, còn dùng hình thức thơ khác thì dễ trôi đi, nó không khảng khái, bi tráng…”. Nhà thơ nói.
Là người trong cuộc chiến, Phạm Sỹ Sáu đúc kết: “Đây là một cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng không ác liệt. Kẻ địch không mạnh. Nhưng quân ta hy sinh nhiều. Một phần vì chủ quan. Một phần do còn hậu phương để lui về. Tiến một trăm mét thì có thể hy sinh. Lùi một trăm mét lại sống cuộc sống hòa bình.
Cuộc đấu tranh tư tưởng của người lính trên chiến trường đối với bản thân mình mạnh mẽ hơn thế hệ chống Pháp và chống Mỹ. Hai thế hệ trước chỉ có một con đường là tiến thẳng ra mặt trận, vì hậu phương cũng là tiền tuyến. Còn đối với người lính tình nguyện ở Campuchia, hậu phương tuy có khó khăn khổ nhọc nhưng không đổi bằng mạng sống. Hơn nữa, nếu anh không can đảm, đủ bản lĩnh trên chiến trường mà “quay” về thì dư luận cũng không gay gắt. Cái lớn của người lính trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn phía Bắc là vượt qua chính mình để chấp nhận điều đó!”.
Những người lính Việt Nam đã ngã xuống ở Campuchia cần được vinh danh, không thể là câu chuyện phải chờ đợi đến “ngày giải mật”!
Minh Tâm
(Việt Nam Thời Báo)
Ông Lê Kiên Thành: Điều cha tôi luôn muốn cắt nghĩa
Tôi thì luôn cho rằng, độc quyền kinh tế chỉ là một hiện tượng, chỉ
là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành.
LTS: Xung quanh chủ đề chống độc quyền, tạo môi trường phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu phần ba bài viết của ông Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Xem phần 1: Ông Lê Kiên Thành: Bao năm làm đủ cách 'che chở' DNNN
Xem phần 2: "Lời" vào túi ông lớn, lỗ thủng túi "ông" nào?
LTS: Xung quanh chủ đề chống độc quyền, tạo môi trường phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu phần ba bài viết của ông Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Xem phần 1: Ông Lê Kiên Thành: Bao năm làm đủ cách 'che chở' DNNN
Xem phần 2: "Lời" vào túi ông lớn, lỗ thủng túi "ông" nào?
Ông Lê Kiên Thành. Ảnh: Minh Trí/ Một Thế giới |
Như trong các phần trước tôi đã phân tích, nếu chỉ nói về chuyện độc quyền kinh tế thôi, thì chúng ta đã nói quá nhiều trong bao năm qua mà mọi thứ vẫn bộn bề.
Tôi thì luôn cho rằng, độc quyền kinh tế chỉ là một hiện tượng, chỉ là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành. Gốc rễ của vấn đề chính là tư duy độc quyền đã được chúng ta chấp nhận một cách hiển nhiên trong mọi mặt của đời sống này. Và chừng nào không thay đổi được gốc rễ đó, chừng đó chúng ta sẽ vẫn cứ loay hoay…
Tình yêu và thói quen nguy hiểm
Thời tôi còn đi học, tôi luôn được dạy rằng cái ưu việt nhất của CNXH là không có sự độc quyền, cái xấu xa nhất của CNTB là sự độc quyền. Chúng ta tưởng rằng xã hội chúng ta xây dựng là xã hội không có độc quyền. Thế nhưng đến thời điểm này, những khiếm khuyết của một cung cách quản lý bộc lộ và thậm chí kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội, lại chính là tư duy độc quyền. Đến mức, chúng ta “đến” với sự độc quyền một cách hiển nhiên, nhẹ nhàng, không cảm thấy áy náy, cũng không bị sự ràng buộc của pháp luật.
Độc quyền không ở đâu xa. Độc quyền xuất hiện từ những cái rất nhỏ bé thế trong đời sống của xã hội chúng ta.
Đã từng có thời chúng ta độc quyền về cách thể hiện văn hóa, ấu trĩ đến mức cấm đoán cả việc thể hiện tình yêu, vì cho rằng tình yêu làm ủy mị con người. Nhưng tình yêu, suy cho cùng, là khởi điểm của sự sống. Tình yêu vừa vĩ đại, vừa trong sáng, vừa ma mị, vừa của thiên nhiên, vừa thuộc về con người. Sinh con là việc bắt buộc để duy trì nòi giống. Nhưng để có thể kéo được hai con người đến được với nhau là phải nhờ tình yêu. Cuộc sống tinh vi, tinh vi ghê gớm ở chỗ đó. Và những tồn tại mạnh mẽ, những tồn tại khiến cuộc sống thăng hoa và sáng tạo đều khởi nguồn từ tình yêu.
Tôi yêu vô cùng những bài hát nói về tình yêu của nước Nga. Trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc của họ, họ nói về tình yêu thoải mái, tự do và tràn ngập, không bị cấm đoán. Họ nói về đôi môi, về vóc dáng người yêu…Nếu ở Việt Nam, nói về cái đó, chúng ta bị gọi là xác thịt. Nhưng đã nói đến tình yêu, phải yêu một bờ vai, một làn môi, một ánh mắt nào đó, chứ không thể chỉ yêu một cái bóng. Thế mà tâm lý xã hội ta đã từng có thời phủ định những cái rất thật, rất cuộc sống đó.
Và tâm lý đó có khi còn thể hiện ở những tiêu chí về tổ chức.
Nếu anh không tham gia một tổ chức, anh không thể đảm nhận cương vị nọ kia. Vì thế, có những người có tài quản lý, có năng lực lãnh đạo nhưng sẽ không bao giờ phát huy, hoặc cống hiến được tài năng của họ cho xã hội. Những điều đó đang phản ánh rất rõ hình ảnh của xã hội hiện nay. Và chừng nào chúng ta còn những kiểu tư duy như thế, chừng đó chúng ta không bao giờ có thể chống độc quyền, dù là độc quyền trong lĩnh vực kinh tế hay bất cứ lĩnh vực khác.
Cái mới hôm qua- cái cũ hôm nay
Thời mới bắt đầu cuộc cách mạng, Lenin có thể sử dụng cả những con người tư sản làm chức vụ cao trong Nhà nước. Ngay cả ở Việt Nam, Bác Hồ cũng thế.
Chức vụ Chính ủy ra đời trong Hồng quân Liên Xô vì rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự không phải là đảng viên cộng sản. Những lãnh tụ cộng sản hiểu rằng, con người để điều binh khiển tướng, tiến hành cuộc chiến vẫn phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, thế nên mới cần những nhà tư tưởng đứng bên cạnh họ.
Nói thế để thấy rằng thời điểm đó, những ông tổ của tư tưởng mà chúng ta đi theo hoàn toàn không mang tư duy độc quyền. Sau này, Lenin có những chính sách kinh tế mới mang cả màu sắc của xã hội trước, sử dụng sự ưu việt của xã hội đó. Nghĩa là họ - những lãnh tụ cộng sản đã dám sáng tạo ngay từ khởi điểm ban đầu của sự sáng tạo cách mạng, chứ không phải đợi đến mãi sau này, khi sự sáng tạo đó đã biến thành cũ kỹ.
Khi cái mới đã trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều nhược điểm và đòi hỏi buộc phải sáng tạo. Đó là điều mà lớp hậu sinh như tôi khâm phục họ: Những người vừa làm ra một cái mới, một cái mới hãy còn nóng hổi nhưng đã kịp thấy nó cũ và đã kịp thấy cái cần phải thay đổi.
Độc quyền kinh tế chỉ là một hiện tượng, chỉ là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành. Ảnh minh họa |
Lúc còn sống, cha tôi luôn muốn cắt nghĩa: Cuộc sống là gì, tồn tại là
gì? Vì suy cho cùng tất cả những gì chúng ta làm là để cho cuộc sống tốt
lên, để cho tồn tại nó lâu dài hơn. Cha tôi cho rằng suy cho cùng mỗi
con người là một tồn tại, hai vợ chồng là một tồn tại, cả xã hội là một
tồn tại. Nhưng 03 là 01 và 01 cũng phải là 03: 01 con người - 02 vợ
chồng - cả xã hội là một khối tồn tại thống nhất, nhưng cũng phải là 03
khối tồn tại độc lập trong cái khối thống nhất đó.
Cuộc sống và quy luật cái chung- cái riêng
Và chúng ta sẽ phải tôn trọng từng cái sự tồn tại đó, phải nhấn mạnh được từng tồn tại đó, để bảo vệ sự tồn tại chung, cũng như chúng ta không thể tách rời một tồn tại nào đó với cái khối tồn tại chung đó. Khi chúng ta đang nói đến tập thể, chúng ta phải nói theo cách đó: Muốn cái chung tồn tại, thì những cái riêng này buộc phải tồn tại.
Còn nếu anh xóa đi một trong những phần đó, nếu anh tìm cách o ép một trong những phần đó, thì tự anh đã xóa đi một sự tồn tại và cũng xóa luôn sự tồn tại của cái chung. Không cần kiến thức cao siêu, chỉ cần hiểu cuộc sống là hiểu được quy luật này. Nếu không nói được liên kết cốt lõi này, thì không hiểu được cuộc sống.
Chúng ta nói tài sản này là của nhân dân. Nhưng người dân không hiểu điều đó nếu không được sở hữu nó. Khi chúng ta cổ phần hóa và chia cho người dân, họ sẽ hiểu ngay lập tức. Một nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước, do một số con người cụ thể điều hành, không nhân dân nào có thể hiểu đó là tài sản của mình.
Người ta phải có quyền thật thì người ta mới cảm nhận được sự sở hữu của mình ở tài sản đó, mới bảo vệ, gây dựng tài sản đó bằng tài năng, mồ hôi lao động của mình.
Quay lại câu chuyện độc quyền, một con người đang sống là đang.... độc quyền chính bản thân mình. Không ai có thể sống thay mình được. Nhưng con người này nếu không biết tiến đến một cuộc sống gia đình, đẻ ra những đứa con của mình là bản thân họ đang kết thúc cuộc sống. Đó là cách sống phi tự nhiên. Cuộc sống chỉ tiếp tục nếu anh kết hợp với một người khác, sinh ra những đứa con, có trách nhiệm với xã hội đó và nhận những quyền lợi từ mối liên kết này mang lại.
Sẽ vô cùng biến dạng nếu một người nào đó chỉ nghĩ đến cá nhân người ta, một người nào đó chỉ nghĩ đến gia đình người ta, hay một nhóm người nào đó chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhóm mình, và cho rằng mình sống văn minh hơn người khác. Điều đó là rất không đúng. Chúng ta tiếc thay lại đang chứa đựng những sự "biến dạng" đó trong xã hội mình.
Độc quyền kinh tế chỉ là một khía cạnh của tư duy độc quyền, của khối tồn tại đang bị biến dạng đó và không thể tách rời khỏi những tồn tại khác. Nên cái cần sửa chữa không chỉ là chuyện độc quyền trong kinh tế, mà là sửa chữa cả tư duy. Còn bây giờ nếu chúng ta cứ nhìn ra một vài hiện tượng độc quyền lẻ tẻ và loay hoay tìm cách tháo gỡ nó, thì chúng ta sẽ giống như những người mải mê bắt sâu trên ngọn cây mà không biết rằng con sâu đã đục khoét cái cây đó từ gốc rễ.
Nếu dàn nhạc không có nhạc trưởng đại tài?
Tôi luôn nghĩ ông Karl Marx, ông Lenin nếu còn sống, với những con người trí tuệ như thế, lý luận của họ nhất định sẽ thay đổi. Nếu còn sống, họ sẽ lãnh đạo xã hội theo một cách khác. Bởi trong lúc tăm tối nhất của xã hội, họ đã nghĩ ra những cái rất đúng về quy luật cuộc sống.
Thế thì nếu đang sống ở thời đại này, họ sẽ nhìn ra những cái khác.
Bất cứ thời điểm lịch sử ngặt nghèo nào cũng cần có những nhân tố đặc biệt, những cá nhân kiệt xuất có thể mang đến sự thay đổi. Cái xã hội Việt Nam cần bây giờ là những cá nhân như thế: Những người tìm ra được hướng đi mới, đủ sức mạnh, đủ can đảm tổ chức, sắp xếp lại xã hội theo hướng đi đó. Những người tạo ra hệ thống đó, rồi kiểm soát nó và phát triển nó, xử lý những yếu tố phát sinh trong hệ thống đó.
Một dàn nhạc dù toàn nhạc công giỏi, nhưng không có nghĩa sẽ đánh được một bản giao hưởng hay nếu không có một người nhạc trưởng đại tài, thổi hồn cho bản nhạc. Người nhạc sĩ viết ra bản nhạc hay đã đành, nhưng tạo ra sức sống cho toàn bộ bản nhạc đó phải là người nhạc trưởng, để thính giả cảm nhận được nốt này là lá rơi, nốt kia là gió thổi....
Có những người từng hỏi tôi về sự thay đổi của đất nước và thời điểm của sự thay đổi đó. Sự thay đổi đó có thể là ngày mai, có thể là 100 năm, 200 năm hoặc ... không bao giờ. Điều đó tùy thuộc vào ý chí, bản lĩnh và sự dũng cảm của cả một dân tộc. Trong lịch sử từng có những hiện tượng có những dân tộc đã đi đến sự suy tàn, khi dân tộc không thể thay đổi để tiệm cận với cái mới mang ý nghĩa là cái tiên tiến, cái phát triển của thời đại.
Đã có những đế chế hùng mạnh, những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử đã bị hủy diệt một cách ghê gớm. Những ví dụ đó chứng tỏ một điều nếu tổ chức xã hội không tốt, dân tộc có thể đi đến suy tàn.
Không độc quyền về chân lý, không độc quyền về mục tiêu, về lợi ích, là bí quyết duy nhất cho sự sinh tồn của dân tộc. Và tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi.
Tô Lan Hương ghi
Cuộc sống và quy luật cái chung- cái riêng
Và chúng ta sẽ phải tôn trọng từng cái sự tồn tại đó, phải nhấn mạnh được từng tồn tại đó, để bảo vệ sự tồn tại chung, cũng như chúng ta không thể tách rời một tồn tại nào đó với cái khối tồn tại chung đó. Khi chúng ta đang nói đến tập thể, chúng ta phải nói theo cách đó: Muốn cái chung tồn tại, thì những cái riêng này buộc phải tồn tại.
Còn nếu anh xóa đi một trong những phần đó, nếu anh tìm cách o ép một trong những phần đó, thì tự anh đã xóa đi một sự tồn tại và cũng xóa luôn sự tồn tại của cái chung. Không cần kiến thức cao siêu, chỉ cần hiểu cuộc sống là hiểu được quy luật này. Nếu không nói được liên kết cốt lõi này, thì không hiểu được cuộc sống.
Chúng ta nói tài sản này là của nhân dân. Nhưng người dân không hiểu điều đó nếu không được sở hữu nó. Khi chúng ta cổ phần hóa và chia cho người dân, họ sẽ hiểu ngay lập tức. Một nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước, do một số con người cụ thể điều hành, không nhân dân nào có thể hiểu đó là tài sản của mình.
Người ta phải có quyền thật thì người ta mới cảm nhận được sự sở hữu của mình ở tài sản đó, mới bảo vệ, gây dựng tài sản đó bằng tài năng, mồ hôi lao động của mình.
Quay lại câu chuyện độc quyền, một con người đang sống là đang.... độc quyền chính bản thân mình. Không ai có thể sống thay mình được. Nhưng con người này nếu không biết tiến đến một cuộc sống gia đình, đẻ ra những đứa con của mình là bản thân họ đang kết thúc cuộc sống. Đó là cách sống phi tự nhiên. Cuộc sống chỉ tiếp tục nếu anh kết hợp với một người khác, sinh ra những đứa con, có trách nhiệm với xã hội đó và nhận những quyền lợi từ mối liên kết này mang lại.
Sẽ vô cùng biến dạng nếu một người nào đó chỉ nghĩ đến cá nhân người ta, một người nào đó chỉ nghĩ đến gia đình người ta, hay một nhóm người nào đó chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhóm mình, và cho rằng mình sống văn minh hơn người khác. Điều đó là rất không đúng. Chúng ta tiếc thay lại đang chứa đựng những sự "biến dạng" đó trong xã hội mình.
Độc quyền kinh tế chỉ là một khía cạnh của tư duy độc quyền, của khối tồn tại đang bị biến dạng đó và không thể tách rời khỏi những tồn tại khác. Nên cái cần sửa chữa không chỉ là chuyện độc quyền trong kinh tế, mà là sửa chữa cả tư duy. Còn bây giờ nếu chúng ta cứ nhìn ra một vài hiện tượng độc quyền lẻ tẻ và loay hoay tìm cách tháo gỡ nó, thì chúng ta sẽ giống như những người mải mê bắt sâu trên ngọn cây mà không biết rằng con sâu đã đục khoét cái cây đó từ gốc rễ.
Nếu dàn nhạc không có nhạc trưởng đại tài?
Tôi luôn nghĩ ông Karl Marx, ông Lenin nếu còn sống, với những con người trí tuệ như thế, lý luận của họ nhất định sẽ thay đổi. Nếu còn sống, họ sẽ lãnh đạo xã hội theo một cách khác. Bởi trong lúc tăm tối nhất của xã hội, họ đã nghĩ ra những cái rất đúng về quy luật cuộc sống.
Thế thì nếu đang sống ở thời đại này, họ sẽ nhìn ra những cái khác.
Bất cứ thời điểm lịch sử ngặt nghèo nào cũng cần có những nhân tố đặc biệt, những cá nhân kiệt xuất có thể mang đến sự thay đổi. Cái xã hội Việt Nam cần bây giờ là những cá nhân như thế: Những người tìm ra được hướng đi mới, đủ sức mạnh, đủ can đảm tổ chức, sắp xếp lại xã hội theo hướng đi đó. Những người tạo ra hệ thống đó, rồi kiểm soát nó và phát triển nó, xử lý những yếu tố phát sinh trong hệ thống đó.
Một dàn nhạc dù toàn nhạc công giỏi, nhưng không có nghĩa sẽ đánh được một bản giao hưởng hay nếu không có một người nhạc trưởng đại tài, thổi hồn cho bản nhạc. Người nhạc sĩ viết ra bản nhạc hay đã đành, nhưng tạo ra sức sống cho toàn bộ bản nhạc đó phải là người nhạc trưởng, để thính giả cảm nhận được nốt này là lá rơi, nốt kia là gió thổi....
Có những người từng hỏi tôi về sự thay đổi của đất nước và thời điểm của sự thay đổi đó. Sự thay đổi đó có thể là ngày mai, có thể là 100 năm, 200 năm hoặc ... không bao giờ. Điều đó tùy thuộc vào ý chí, bản lĩnh và sự dũng cảm của cả một dân tộc. Trong lịch sử từng có những hiện tượng có những dân tộc đã đi đến sự suy tàn, khi dân tộc không thể thay đổi để tiệm cận với cái mới mang ý nghĩa là cái tiên tiến, cái phát triển của thời đại.
Đã có những đế chế hùng mạnh, những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử đã bị hủy diệt một cách ghê gớm. Những ví dụ đó chứng tỏ một điều nếu tổ chức xã hội không tốt, dân tộc có thể đi đến suy tàn.
Không độc quyền về chân lý, không độc quyền về mục tiêu, về lợi ích, là bí quyết duy nhất cho sự sinh tồn của dân tộc. Và tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi.
Tô Lan Hương ghi
(Tuần Việt Nam)
(RFA)
Đoan Trang: Việt Nam - đất nước thừa mứa lời khuyên
“KHUYÊN”
Một số bác trong cộng đồng FB Việt Nam đang ngưỡng mộ cậu
sinh viên Joshua Wong 17 tuổi ở Hong Kong, và đặt các câu hỏi như “bao giờ đến
sinh viên Việt Nam?”, “bao giờ thanh niên Việt Nam được như thế này?”…
Hình như chúng ta không để ý đấy chứ xung quanh chúng ta,
nói rộng ra là ở cả Việt Nam, thể nào chẳng có những thanh niên mà các cụ, các
bác khen là “có tố chất”, “có tiềm năng”. Tiếc là cái “tố chất” với “tiềm năng”
ấy cứ mãi mãi như thế, không thấy nó phát triển lên một mức cao hơn, có giá trị
thực tiễn hơn. (Thì cũng giống như Việt Nam đến giờ vẫn là một đất nước đầy “nội
lực” và sẽ còn như thế, không thấy nội lực ấy chuyển hóa thành cái gì khác).
Hình như chúng ta quên mất một chuyện mới đây thôi:
“Tôi rất xin lỗi những người chơi của Flappy Bird, tôi sẽ
gỡ bỏ Flappy Bird trong vòng 22 tiếng nữa. Tôi đã chịu đựng đủ rồi”. (2h sáng
ngày 9/2/2014 trên tài khoản Twitter của Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi Flappy Bird).
Câu chuyện của Nguyễn Hà Đông mới xảy ra trong lĩnh vực
kinh doanh-công nghệ thôi đấy. Bây giờ ta nói, giả sử trong lĩnh vực chính trị,
một thanh niên nào đấy lại nổi lên như một gương mặt có dáng dấp “lãnh tụ sinh
viên” thì sao nhỉ?
Trước mắt là thanh niên ấy sẽ nhận được vô số lời khuyên
bảo của các bậc cha chú, kiểu như “nên tập trung vào học đã”, “làm gì thì làm,
phải có uy tín, bản lĩnh chính trị, mày chưa là cái gì đâu”, “cứ cố học xong ra
trường, có công ăn việc làm, thu nhập ổn định đã”, “nhân sĩ trí thức đầy ra đấy
mà còn chưa làm được gì, mày thích làm lãnh tụ hả cháu?”, “bình tĩnh, tỉnh táo,
sáng suốt, lúc này là phải hết sức thận trọng mới được cháu ạ”, v.v. Được khuyên
như thế thì chẳng thà bật ti-vi lên nghe phát thanh viên khuyên còn hơn (nhưng
bật ti-vi lên thì lại tốn… điện).
Bên cạnh các bậc cha chú mở miệng là khuyên nhủ, các
thanh niên còn được hưởng sự ganh ghét, đố kỵ của bạn bè đồng trang lứa hoặc xấp
xỉ trang lứa.
Tới chừng thanh niên bắt đầu “tỏ ra nguy hiểm”, thì sẽ được
sự chiếu cố của các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ…
Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.
Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự
kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
TRÁCH AI?
- Lê Quốc Tuấn
Câu chuyện của Joshua Wong ở Hong Kong là lời cảnh báo
cho các bậc phụ huynh Việt Nam.
Khi chú Joshua Wong ở Hong Kong thử thách Đảng Cộng sản
Trung Quốc, bao người ngưỡng mộ.
Dĩ nhiên Joshua là chú bé tài giỏi khác thường. Nhưng câu
chuyện về Joshua cho chúng ta thấy toàn cảnh của một xã hội với hàng trăm ngàn
thanh thiếu niên khác cùng suy nghĩ được như Joshua và đàng sau chúng là những
phụ huynh. Tất cả cho thấy một xã hội biết bảo nhau cùng đứng lên cho điều
đúng. Khung cảnh ấy giờ chỉ là ước mơ của bao người Việt Nam.
Thế là, tuổi trẻ Việt Nam nhìn vào, người lớn cũng nhìn
vào. Ai cũng ao ước, so sánh phải chi tuổi trẻ Việt Nam được như chú... Và, giữa
những tiếng xuýt xoa khâm phục, ta nghe không thiếu tiếng trách cứ tuổi trẻ Việt
Nam chỉ biết ích kỷ, hưởng thụ, vô cảm...v.v...
Tuổi trẻ ở đâu ra? Chúng là từng em, từng cháu đi ra từ mỗi
mái gia đình chúng ta. Tuổi trẻ nhiều năng lực, chúng luôn luôn phải làm một điều
gì đó, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Nếu không nhìn ra được điều gì
đúng, chúng sẽ làm điều khờ dại. Không có cách nào khác.
Một người bạn tôi (ở Việt Nam, mới qua Toronto vài năm
nay) có chia sẻ với tôi một điều đáng ngẫm nghĩ: Xã hội Việt Nam hiện có 4 người thầy đều đa phần hỏng cả:
thầy tu, thầy dạy học, thầy thuốc và người thầy trong nhà (ông bố trong mỗi gia
đình). Mỗi thầy hỏng một kiểu khác nhau.
Chuyện thầy Mạnh Tử khi bé, cứ ở quanh hạng người nào là
bắt chước hạng người ấy, hẳn mọi người còn nhớ. Những đứa trẻ lớn lên trong xã
hội hỏng từ trong nhà ra ngõ như thế sẽ ra sao? Hỏi là tự trả lời.
Vì những người lớn hèn kém mà tuổi trẻ bị thui chột. Đừng
vội trách tuổi trẻ, hãy trách chính chúng ta.
Tôi cho rằng câu chuyện của Joshua là niềm khích lệ cho
tuổi trẻ đồng trang lứa nhưng đồng thời là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh.
Chúng ta có lỗi là đã không tạo nên một môi trường tốt
cho tuổi trẻ. Các phụ huynh giỏi xoay sở, chỉ tích cực bám vào mọi kẽ hở cả về
pháp lý và đạo lý để làm tiền, các phụ huynh kém may mắn hơn, cúi mặt lượm từng
đồng bạc lẻ cho bữa ăn, không còn tâm, lực mà lo đến điều gỉ khác hơn.
Ai cũng biết, cũng nhìn thấy xã hội có quá nhiều điều
không hay không phải, thậm chí nguy hại nữa nhưng đa phần đều chọn thái độ mũ
ni che tai. Không kể đến những phụ huynh vô trách nhiệm, ngay cả những phụ
huynh hết lòng vì con em mình: Nhiều người vẫn tưởng mình che chở, nuôi dạy được
con, bằng cách cố cách biệt chúng khỏi cái xã hội đổ vỡ ngay ngoài cửa nhà…
Nhưng hãy nghĩ đi sẽ thấy: Chúng ta không bao giờ có thể
tách rời được con trẻ ra khỏi xã hội. Khi chỉ phản ứng cục bộ, tiêu cực, thụ động
với sai trái, giả dối có hệ thống của xã hội như thế, phụ huynh Việt Nam sẽ
không bao giờ tạo nên được một thế hệ trẻ lành mạnh.
Tuổi trẻ Việt Nam, chúng là nạn nhân của mỗi chúng ta. Nếu
biết suy nghĩ, chúng sẽ quở trách chúng ta.
Chính vì thế, Việt Nam sẽ khó có thể có được một Joshua
Wong và đó chưa hẳn là do lỗi của lớp trẻ.
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
‘Dân số vàng' của Việt Nam còn đang ngái ngủ
Hôm
rồi đám giỗ Nội, trong bàn tiệc trà dư tửu hậu, tôi có nghe ba tôi và
bác Sáu nói chuyện về “dân số vàng” của Việt Nam. Thành thật mà nói,
chuyện cũng chẳng mới mẻ gì, nhưng rõ ràng, nếu không lên tiếng, chưa
chắc chuyện đó trở thành quá khứ. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, một
nước được coi là có “cơ hội dân số vàng” khi tỉ số phụ thuộc dân số của
nước đó nhỏ hơn 50, nói theo cách khác là cứ một người ngoài độ tuổi lao
động sẽ được trợ cấp bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động. Còn theo
Tổng cục thống kê VN, “cơ hội dân số vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (từ 0
đến 14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên)
thấp hơn 15%. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, vào năm 2010, số người
trong độ tuổi lao động (15–64 tuổi) ở Việt Nam chiếm hơn 60%. Dự kiến
trong giai đoạn năm 2011–2020, lực lượng lao động VN tăng 1% năm. Theo
đó, ước lượng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ tương ứng
47,82 triệu người (2011); 50,4 triệu người (2015) và 53,15 triệu người
(2020). Như vậy, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam đang và sẽ bước vào
thời kỳ “dân số vàng”.
Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam có một bài báo cáo vào
năm 2010 để nhắc nhở Việt Nam về việc tận dụng cơ hội “dân số vàng” để
phát triển nền kinh tế đất nước. Trong bài báo cáo này, các chuyên gia
đã chỉ ra những kinh nghiệm của các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở
Đông Á, bao gồm Nam Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản, các chuyên gia cho
rằng chính thời kỳ “dân số vàng” đã đóng góp đến 30% vào sự phát triển
thần kỳ ở 3 quốc gia này. Những yếu tố giúp các quốc gia này tạo ra điều
kỳ diệu đối với quá trình phát triển của họ bao gồm: nguồn nhân lực dồi
dào và có chất lượng, dân số ổn định và tăng trưởng việc làm cao, và tỉ
lệ tiết kiệm và đầu tư cao.
Trong giai đoạn phát triển thần kỳ từ 1960-1990, tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người ở Đông Á là vào khoảng 6%/năm. Có một thực tế là
trước đó vào khoảng cuối những năm 1940, có một sự bùng nổ dân số diễn
ra ở các quốc gia Đông Á này và thế hệ bùng nổ đó 20 năm sau đã trưởng
thành và trở thành lực lượng lao động hùng hậu cho các quốc gia này.
Vào thời điểm đó, lực lượng lao động gia tăng với tốc độ trung bình năm
là 2,4% và giảm mạnh tỷ số phụ thuộc dân số về mặt kinh tế. Chính sách
dân số rõ ràng, có kế hoạch phù hợp, các quốc gia Đông Á hơn 20 năm sau
thời kỳ bùng nổ dân số đã ban hành chính sách giảm sinh, vì vậy tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên giảm trong khi tỉ lệ tăng dân số tham gia lao động
lại mạnh mẽ (do ảnh hưởng của đợt sóng dân số vào khoảng cuối năm 1940),
do đó tỉ lệ phụ thuộc kinh tế của dân số rất thấp và biến khu vực Đông Á
trở thành khu vực có dân số tham gia lao động vào hàng cao nhất của
toàn khu vực. Đồng thời, việc làm và năng suất lao động của các ngành,
đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp chế tạo, tăng lên nhanh chóng. Số
lượng lao động ngành nông nghiệp giảm nhưng năng suất lại tăng, thậm chí
còn tăng cao nhất trong các ngành, nên vẫn đảm bảo được nguồn cung
lương thực, thực phẩm cho xã hội.
Ở Đông Nam Á, thời kỳ “dân số vàng” đến muộn hơn so với các nước Đông Á.
Ở Singapore, thời kỳ dân số vàng kéo dài từ năm 1980 đến 2020, Thái Lan
là 1990 đến 2025, Malaysia là 2015 đến 2045, Phillipines là 2030 đến
2050, Việt Nam cùng chung thời kỳ với Indonesia từ 2010 đến 2040. Theo
UNFPA, sỡ dĩ lợi tức dân số đóng góp vào sự phát triển đất nước ở khu
vực Đông Nam Á không cao là vì trình độ tay nghề của lao động ở khu vực
này thấp hơn so với Đông Á, chưa kể chính sách kinh tế chưa mang tầm vĩ
mô cho nên không tận dụng hết năng lực cấp cao và để chảy máu chất xám
ra nước ngoài rất lớn. Rõ ràng Việt Nam đang mới bước vào giai đoạn “dân
số vàng” và rất cần sự đầu tư và kế hoạch phát triển bài bản để có thể
tận dụng hết mọi lợi ích từ thời kỳ này. Chính việc dúc kết kinh nghiệm
tận dụng thời kỳ “dân số vàng” của các nước Đông Á và Đông Nam Á là một
bài học thực hành quý báu mà Việt Nam cần phải áp dụng.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, người Việt Nam còn đang lơ là đối với tương
lai của đất nước và của chính mình. Báo cáo gần đây nói về năng suất
lao động của người Việt như một gáo nước lạnh dội vào chính người lao
động ở Việt Nam. Đừng suốt ngày mơ mộng và tự ảo tưởng với bài ca: “Việt
Nam với lực lượng dân số đông, trẻ và giá nhân công thấp.” Người nước
ngoài vào đầu tư ở nước ta, trả cho dân ta số tiền rẻ mạt và chúng ta tự
hào vì điều đó? Và rồi báo cáo về năng suất lao động đã chứng minh cho
cả thế giới biết là Việt Nam có lực lượng lao động yếu kém nhất khu vực.
Đáng tự hào chăng? Liệu có ai muốn đến Việt Nam và làm ăn?
Khi trò chuyện với một bạn trẻ đang làm việc tại Phòng Quản lý Tài
nguyên và Môi trường ở một huyện thuộc tỉnh Bình Dương (tỉnh được xem là
một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất cả nước), tôi
mới vỡ lẽ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn trẻ này tâm sự và
than vãn rằng lương tháng quá thấp (khoảng 1 triệu 9 trăm nghìn đồng,
chưa đến 100 đô la Mỹ), công việc là đo đạc và kiểm tra đất đai. Khi
được hỏi công việc có áp lực không, anh cho rằng chẳng có nhiều việc để
làm, mỗi ngày theo quy định là phải có mặt ở văn phòng lúc 8 giờ sáng và
rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều, thế nhưng chẳng ai quản lý giờ
giấc, thậm chí là có nghỉ làm vài ngày không xin phép cũng chẳng sao.
Mỗi người một máy tính, tha hồ chơi game, xem phim và facebook. Anh cho
rằng công việc ở đây làm bạn phí thời gian nhưng khi được hỏi là tại sao
không xin việc ở nơi khác thì anh nói trình độ và bằng cấp không có,
công việc hiện tại là do gia đình quen biết và xin cho. Đó chỉ là một ví
dụ ở một đơn vị hành chính công của Việt Nam, còn phía khối doanh
nghiệp nhà nước thì cũng không kém. Một người bạn của tôi đang làm ở
phòng kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước lớn (có khoảng hơn 30
công ty con) thì có cách than vãn nhẹ nhàng hơn. Chả là mấy hôm nay
tuyến cáp quang internet bị sự cố ngoài biển, bạn bực mình vì chẳng thể
download phim về xem được. Là con gái một sếp nhân sự ở doanh nghiệp này
cho nên dù chỉ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, chị vẫn được vào làm ở
đây. Lịch trình hằng ngày của chị như sau: 8 giờ đến cơ quan điểm danh
và mở máy tính, đọc báo lướt web đến khoảng 9 giờ kém đi ăn sáng uống cà
phê cùng đồng nghiệp, đến khoảng 10 giờ về lại văn phòng và download
phim trong lúc tiếp tục lướt web đến 11 giờ hơn, 12 giờ nghỉ trưa nhưng
vì là con gái nên chị tự cho phép mình về sớm một tí và vào muộn một tí
vào đầu giờ chiều. Thường là đầu giờ chiều các sếp đi ra ngoài tiếp
khách hoặc làm việc riêng đâu đó nên chị cũng lơ là công việc hơn buổi
sáng một tí. Hai trường hợp trên đây không phản ánh tất cả nhưng cũng
cho thấy tồn tại một bộ phận đang lãng phí của công và ăn bám xã hội một
dưới vỏ bọc “nhân viên văn phòng”.
Ở một góc độ khác, có nhiều ý kiến Việt Nam nên tăng tuổi hưu cho cả nam
lẫn nữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy,
có những người đã nghỉ hưu từ ngay khi họ bắt đầu bước chân vào một cơ
quan hành chính sự nghiệp hay một cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Cũng
tại doanh nghiệp nhà nước trên, tôi thấy có rất nhiều trường hợp lao
động đã đến hoặc quá tuổi hưu nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện tại văn
phòng. Khi được hỏi vì sao lại có những trường hợp như vậy, thì người
quản lý nhân sự thở dài và trả lời rằng: “Đa số họ là những người đã
tham gia làm việc tại đây lâu, là anh em, đồng chí tốt của thủ trưởng,
họ đến tuổi hưu nhưng về nhà cũng chỉ lãnh lương hưu ba cọc ba đồng, họ
xin thủ trưởng cho tái ký hợp đồng lao động và lãnh lương doanh nghiệp.
Thực ra công việc nhàn hạ, giờ giấc thoải mái, chẳng dại gì không tiếp
tục tái ký hợp đồng để lãnh lương cao hơn mấy lần chế độ hưu trí của bão
hiểm xã hội.”
Trong bài viết này, ở phần đầu tôi mượn những con số thống kê, những
phân tích của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc để nhấn mạnh tầm quan trọng của
lợi ích từ thời kỳ “dân số vàng” đang diễn ra ở Việt Nam. Trong phần sau
của bài viết này tôi đã không đề cập đến những vấn đề vĩ mô như chính
sách, kế hoạch hay chiến lược phát triển gì cả, chỉ mong chính mỗi người
chúng ta, những người đang tham gia lao động và đóng góp cho sự phát
triển của bản thân và của đất nước, những người đang được xem là “dân số
vàng” của Việt Nam hãy thay đổi từ bản thân mình để đừng đánh mất cơ
hội phát triển, đừng để cả thế giới xem chúng ta là những kẻ lười biếng
và còn ngái ngủ trên cơ hội của đất nước.
Cao Huy Huân
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay
lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Bao giờ 'nghị sỹ' Việt tiếp dân ở... siêu thị?
Ở các nước, nghị sỹ có thể mượn sảnh siêu thị, quán cà phê để gặp gỡ,
nói chuyện với cử tri, ai muốn đến thì đến, trong khi các cuộc tiếp xúc
cử tri của ĐBQH lại diễn ra như một cuộc họp có tính chất hành chính,
dường như vẫn còn khoảng cách.
LTS: Luật Tổ chức Quốc hội đang được sửa đổi, chuẩn bị trình
ra kỳ họp QH tháng 10 tới, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết về
kinh nghiệm hoạt động của nghị viện các nước như một kênh tham chiếu.
Họp xong "ai về nhà nấy"
Trước hết xin nói về tính chuyên nghiệp.
Ở hầu hết các nước, các nghị sỹ đều làm việc chuyên trách toàn bộ thời gian, nghị viện hoạt động thường xuyên, quanh năm.
Nghị viện các nước theo mô hình của Anh như Úc, Canada, New Zealand có thời gian dành cho chính phủ, cho cá nhân, cho chất vấn, hỏi - đáp, cho thảo luận dự luật, cho các ủy ban; hai ngày cuối tuần thường được dành cho nghị sỹ về khu vực bầu cử v.v...
Tính chuyên nghiệp của nghị viện nhiều nước còn thể hiện qua sự phân định vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, rành mạch giữa các chức danh lãnh đạo với nghị sỹ, giữa nghị sỹ và nhân viên giúp việc, giữa các đơn vị giúp việc v.v...
Một ví dụ điển hình là ở nhiều nước như Đức, Mỹ, Anh, đã ngồi ở ghế chủ tọa phiên họp thì không được tham gia tranh luận, muốn tranh luận, người đó phải rời ghế chủ tọa xuống ngồi ở dưới như một nghị sỹ bình thường. Nghĩa là chủ tọa chỉ đóng vai trò điều hành trung lập, vô tư, khách quan.
Nghị viện nhiều nước phân công lao động sâu theo các lĩnh vực của các Ủy ban, tiểu ban, đồng thời các Ủy ban, tiểu ban có điều kiện về thời gian, con người để xem xét kỹ lưỡng, chuyên sâu các vấn đề thuộc thẩm quyền. Như ở Nhật Bản, khi ra phiên họp toàn thể, các nghị sỹ chủ yếu thảo luận các nội dung chính sách lớn, hoặc các nội dung còn gây nhiều tranh luận.
Vai trò cá nhân nghị sỹ được coi trọng qua việc trao quyền cho nghị sỹ, các đặc quyền được hưởng, điều kiện làm việc... Nghị sỹ ở các nước được coi là một nghề, thường kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, thậm chí có những bậc trưởng lão làm nghị sỹ đến cuối đời. Ngược lại, ở nước ta, qua mỗi nhiệm kỳ Quốc hội lại có khoảng 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội là người mới.
Các quy trình, thủ tục nghị viện thường chi tiết, chặt chẽ, tạo thành nề nếp làm việc. Chẳng hạn, không chỉ ở Anh hay Mỹ, mà kể cả những nước như Pakistan, Slovenia, chỉ riêng thủ tục để nghị sỹ nêu kiến nghị cũng đã rất nhiều, rất chi tiết, giúp nghị sỹ và chủ tọa phiên họp dễ dàng hơn.
Còn ở VN, chính các đại biểu Quốc hội phản ánh, nhiều khi khó làm việc vì thiếu các thủ tục cụ thể để thực thi một quyền hạn đã được quy định.
Họp xong "ai về nhà nấy"
Trước hết xin nói về tính chuyên nghiệp.
Ở hầu hết các nước, các nghị sỹ đều làm việc chuyên trách toàn bộ thời gian, nghị viện hoạt động thường xuyên, quanh năm.
Nghị viện các nước theo mô hình của Anh như Úc, Canada, New Zealand có thời gian dành cho chính phủ, cho cá nhân, cho chất vấn, hỏi - đáp, cho thảo luận dự luật, cho các ủy ban; hai ngày cuối tuần thường được dành cho nghị sỹ về khu vực bầu cử v.v...
Tính chuyên nghiệp của nghị viện nhiều nước còn thể hiện qua sự phân định vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, rành mạch giữa các chức danh lãnh đạo với nghị sỹ, giữa nghị sỹ và nhân viên giúp việc, giữa các đơn vị giúp việc v.v...
Một ví dụ điển hình là ở nhiều nước như Đức, Mỹ, Anh, đã ngồi ở ghế chủ tọa phiên họp thì không được tham gia tranh luận, muốn tranh luận, người đó phải rời ghế chủ tọa xuống ngồi ở dưới như một nghị sỹ bình thường. Nghĩa là chủ tọa chỉ đóng vai trò điều hành trung lập, vô tư, khách quan.
Nghị viện nhiều nước phân công lao động sâu theo các lĩnh vực của các Ủy ban, tiểu ban, đồng thời các Ủy ban, tiểu ban có điều kiện về thời gian, con người để xem xét kỹ lưỡng, chuyên sâu các vấn đề thuộc thẩm quyền. Như ở Nhật Bản, khi ra phiên họp toàn thể, các nghị sỹ chủ yếu thảo luận các nội dung chính sách lớn, hoặc các nội dung còn gây nhiều tranh luận.
Vai trò cá nhân nghị sỹ được coi trọng qua việc trao quyền cho nghị sỹ, các đặc quyền được hưởng, điều kiện làm việc... Nghị sỹ ở các nước được coi là một nghề, thường kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, thậm chí có những bậc trưởng lão làm nghị sỹ đến cuối đời. Ngược lại, ở nước ta, qua mỗi nhiệm kỳ Quốc hội lại có khoảng 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội là người mới.
Các quy trình, thủ tục nghị viện thường chi tiết, chặt chẽ, tạo thành nề nếp làm việc. Chẳng hạn, không chỉ ở Anh hay Mỹ, mà kể cả những nước như Pakistan, Slovenia, chỉ riêng thủ tục để nghị sỹ nêu kiến nghị cũng đã rất nhiều, rất chi tiết, giúp nghị sỹ và chủ tọa phiên họp dễ dàng hơn.
Còn ở VN, chính các đại biểu Quốc hội phản ánh, nhiều khi khó làm việc vì thiếu các thủ tục cụ thể để thực thi một quyền hạn đã được quy định.
Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây đã có những nét cải tiến. Ảnh: Minh Thăng |
Gặp gỡ cử tri như cuộc họp
Giữa QHVN và nghị viện các nước cũng có khác biệt lớn qua các chức năng lập pháp, giám sát, đại diện. Như một số nghị viện, QHVN có cả quyền lập hiến. Trong khi đó, đa số nghị viện không thực hiện quyền lập hiến này, mà nhân dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp; hoặc Nghị viện biểu quyết trước về Hiến pháp, sau đó đưa ra trưng cầu ý dân.
Ở các nước, để thực hiện chức năng đại diện, theo một khảo sát gần 700 nghị sỹ trên toàn thế giới do Liên minh nghị viện thế giới (IPU) thực hiện năm 2011, những người được hỏi cho rằng, việc phục vụ cử tri chiếm nhiều thời gian nhất trong các hoạt động của họ, hầu hết dành khoảng 30-40 giờ mỗi tuần. Một nghị sỹ Thái Lan cho biết có ngày ông đã gặp gỡ, nói chuyện riêng rẽ với 33 cử tri.
Còn ở ta, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng trên thực tế, đại biểu Quốc hội hầu như chỉ dự 4 cuộc tiếp xúc cử tri mỗi năm, hàng tháng có thể tham gia tiếp dân một lần, hoặc có thể có vài cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nào đó.
Để giữ mối liên hệ với cử tri, các nghị sỹ có nhiều kênh, nhiều hình thức đa dạng, trong đó những kênh mà ĐBQH Việt Nam cũng có. Tuy nhiên, nếu như nghị sỹ có thể mượn sảnh siêu thị, quán cà phê để gặp gỡ, nói chuyện với cử tri, ai muốn đến thì đến, thì các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH lại diễn ra như một cuộc họp có tính chất hành chính, dường như vẫn còn khoảng cách. Nghị sỹ ở nhiều nước như Thụy Điển, Iran, Anh còn thường xuyên nhận được email của cử tri, dùng mạng xã hội để giữ liên hệ với cử tri, còn ở Việt Nam đây là chuyện rất hiếm khi xảy ra.
Giống như nghị sỹ các nước, đại biểu QHVN cũng vừa phải đại diện cho quyền lợi của cử tri, vừa bảo vệ lợi ích tầm quốc gia. Tuy nhiên, nhiệm vụ đại diện của đại biểu Quốc hội sẽ phân tán, co kéo bởi một số yếu tố khác như: đại diện cho lợi ích của địa phương, đại diện cho ngành, lĩnh vực.
Về lập pháp, nghị quyết của nghị viện các nước chỉ để thể hiện thái độ, quan điểm, ví dụ về các vấn đề trên biển Đông, chứ không đặt ra các quy phạm có tính chất bắt buộc phải thi hành. Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Việt Nam ban hành pháp lệnh với các quy phạm pháp luật bắt buộc thi hành, là loại văn bản quy phạm pháp luật hầu như không có ở các nước, trừ Trung Quốc.
Ở các nước, hoạt động lập pháp chuyên sâu chủ yếu diễn ra ở các Ủy ban; lúc trình ra trước phiên họp toàn thể chỉ thảo luận các nội dung chính sách lớn, thậm chí toàn thể nghị viện chỉ biểu quyết mà không thảo luận.
Còn ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, công đoạn Ủy ban chưa phát huy hết vai trò của mình.
Với QHVN, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước được coi là một chức năng riêng. Trong khi ở các nước, đây được coi là một phần trong chức năng lập pháp, vì các quyết định đó đều được thể hiện dưới dạng các luật.
Phạm vi giám sát tối cao của QHVN đối với hoạt động của Nhà nước rộng hơn rất nhiều so với nghị viện các nước. Trong khi QHVN giám sát cả tất cả các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, nghị viện các nước chỉ tập trung giám sát chính phủ với thành phần là các bộ, ngành.
Một điểm đáng chú ý ở nghị viện các nước, giải trình/điều trần và sử dụng các ủy ban điều tra là các hình thức giám sát phổ biến. Theo một khảo sát, có gần 80/88 nghị viện áp dụng điều trần trong hoạt động của mình. Trong khi việc tổ chức các đoàn giám sát là hoạt động phổ biến ở QHVN, nghị viện các nước hầu như không sử dụng hình thức giám sát này.
(Còn nữa)
Nguyên Lâm
Giữa QHVN và nghị viện các nước cũng có khác biệt lớn qua các chức năng lập pháp, giám sát, đại diện. Như một số nghị viện, QHVN có cả quyền lập hiến. Trong khi đó, đa số nghị viện không thực hiện quyền lập hiến này, mà nhân dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp; hoặc Nghị viện biểu quyết trước về Hiến pháp, sau đó đưa ra trưng cầu ý dân.
Ở các nước, để thực hiện chức năng đại diện, theo một khảo sát gần 700 nghị sỹ trên toàn thế giới do Liên minh nghị viện thế giới (IPU) thực hiện năm 2011, những người được hỏi cho rằng, việc phục vụ cử tri chiếm nhiều thời gian nhất trong các hoạt động của họ, hầu hết dành khoảng 30-40 giờ mỗi tuần. Một nghị sỹ Thái Lan cho biết có ngày ông đã gặp gỡ, nói chuyện riêng rẽ với 33 cử tri.
Còn ở ta, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng trên thực tế, đại biểu Quốc hội hầu như chỉ dự 4 cuộc tiếp xúc cử tri mỗi năm, hàng tháng có thể tham gia tiếp dân một lần, hoặc có thể có vài cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nào đó.
Để giữ mối liên hệ với cử tri, các nghị sỹ có nhiều kênh, nhiều hình thức đa dạng, trong đó những kênh mà ĐBQH Việt Nam cũng có. Tuy nhiên, nếu như nghị sỹ có thể mượn sảnh siêu thị, quán cà phê để gặp gỡ, nói chuyện với cử tri, ai muốn đến thì đến, thì các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH lại diễn ra như một cuộc họp có tính chất hành chính, dường như vẫn còn khoảng cách. Nghị sỹ ở nhiều nước như Thụy Điển, Iran, Anh còn thường xuyên nhận được email của cử tri, dùng mạng xã hội để giữ liên hệ với cử tri, còn ở Việt Nam đây là chuyện rất hiếm khi xảy ra.
Giống như nghị sỹ các nước, đại biểu QHVN cũng vừa phải đại diện cho quyền lợi của cử tri, vừa bảo vệ lợi ích tầm quốc gia. Tuy nhiên, nhiệm vụ đại diện của đại biểu Quốc hội sẽ phân tán, co kéo bởi một số yếu tố khác như: đại diện cho lợi ích của địa phương, đại diện cho ngành, lĩnh vực.
Về lập pháp, nghị quyết của nghị viện các nước chỉ để thể hiện thái độ, quan điểm, ví dụ về các vấn đề trên biển Đông, chứ không đặt ra các quy phạm có tính chất bắt buộc phải thi hành. Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Việt Nam ban hành pháp lệnh với các quy phạm pháp luật bắt buộc thi hành, là loại văn bản quy phạm pháp luật hầu như không có ở các nước, trừ Trung Quốc.
Ở các nước, hoạt động lập pháp chuyên sâu chủ yếu diễn ra ở các Ủy ban; lúc trình ra trước phiên họp toàn thể chỉ thảo luận các nội dung chính sách lớn, thậm chí toàn thể nghị viện chỉ biểu quyết mà không thảo luận.
Còn ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, công đoạn Ủy ban chưa phát huy hết vai trò của mình.
Với QHVN, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước được coi là một chức năng riêng. Trong khi ở các nước, đây được coi là một phần trong chức năng lập pháp, vì các quyết định đó đều được thể hiện dưới dạng các luật.
Phạm vi giám sát tối cao của QHVN đối với hoạt động của Nhà nước rộng hơn rất nhiều so với nghị viện các nước. Trong khi QHVN giám sát cả tất cả các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, nghị viện các nước chỉ tập trung giám sát chính phủ với thành phần là các bộ, ngành.
Một điểm đáng chú ý ở nghị viện các nước, giải trình/điều trần và sử dụng các ủy ban điều tra là các hình thức giám sát phổ biến. Theo một khảo sát, có gần 80/88 nghị viện áp dụng điều trần trong hoạt động của mình. Trong khi việc tổ chức các đoàn giám sát là hoạt động phổ biến ở QHVN, nghị viện các nước hầu như không sử dụng hình thức giám sát này.
(Còn nữa)
Nguyên Lâm
(Tuần Việt Nam)
Chết ở Mỹ, chôn ở VN - chi phí của lần 'quy cố hương' cuối cùng
WESTMINSTER, Calif (NV) - Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa.
Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều
người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho
một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
Nhà quàn Thiên Môn chuẩn bị đưa thi hài của người đã mất ra phi trường gửi về Việt Nam. (Hình: Kalynh/Người Việt) |
Về bằng cách nào?
Tuấn Nguyễn, người thành lập nhà quàn Thiên Môn, là người đến Mỹ từ lúc còn rất nhỏ tuổi, cho biết: "30% những gia đình đến nhờ nhà quàn Thiên Môn mang thi hài người thân về Việt Nam đều là người miền Nam. Và đặc biệt, tất cả họ là những người đã đặt chân đến xứ sở này bằng con đường vượt biển.”
Anh Minh, cư dân của thành phố Santa Ana, người vừa thực hiện xong ước nguyện cuối đời của mẹ mình là di quan thi hài về Việt Nam, cho biết: “Gia đình tôi, bên này lẫn bên Việt Nam, không phải lo gì cả ngoài tờ giấy chứng nhận của bác sĩ. Sau đó thì nhà quàn Thiên Môn lo hết tất cả những gì còn lại, cả giấy tờ cần thiết bên Việt Nam. Gần đến ngày thi hài mẹ tôi được đưa về đến Qui Nhơn, nhân viên của họ gọi điện thoại cho chúng tôi biết để người nhà bên Việt Nam chuẩn bị. Sau đó, họ mang thi hài mẹ tôi đến tận nhà."
Là một người lớn lên ở Mỹ, nhưng vì tính chất công việc, anh Tuấn tìm hiểu rất nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Chính vì vậy, "chúng tôi cung cấp một dịch vụ chu toàn từ phong tục truyền thống như ma chay, tụng liệm, cho đến đáp ứng thời gian nhập quan theo ý của gia đình. Chúng tôi làm với một mức giá phù hợp với người Việt.”
Nói thêm về công việc của mình, Tuấn cho biết: “Tất cả những gì anh mong muốn là giúp cho người Việt mình phương cách thỏa đáng nhất để cho dù có nằm lại đây thì sẽ là một lễ tang đúng theo truyền thống, hay muốn đưa thi hài quay về cố hương thì cũng bằng dịch vụ tốt nhất và khả thi nhất.”
“Trong dịch vụ này, giai đoạn đầu tiên là lâu nhất. Đó là lúc chờ nhận tờ giấy 'chứng tử' từ bác sĩ có thẩm quyền,” Tuấn nói về điều đầu tiên cần phải cho việc mang thi hài ra khỏi nước Mỹ.
Điều này được ông Khang Lê, chủ nhà quàn An Lạc cũng đồng ý: “Phần quan trọng nhất là giấy xác nhận với chữ ký của bác sĩ thì việc di quan về Việt Nam mới thực hiện được. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng mau chóng. Vì có khi người bác sĩ đó bận đi công tác hoặc vì một công việc gì đó thì thời gian sẽ bị lâu hơn.”
“Chúng tôi kết hợp với một nhà quàn đối tác ở Việt Nam để thực hiện giai đoạn nhận thi hài ở phi trường và mang đến tận nhà cho gia đình. Thời gian từ năm đến bảy ngày hoặc có thể lâu hơn một chút,” ông Khang nói.
Cô Lynda Trần, quản lý của nhà quàn Peek Funeral Home tọa lạc trên đường Bolsa có cách giải thích rõ ràng hơn về những thủ tục pháp lý: “Chúng ta đang sống ở Mỹ, một đất nước mà mạng sống của con người rất được trân quí. Xã hội này lo cho chúng ta từ sống cho đến khi mất đi. Nói cách khác là cái chết của mỗi con người cũng phải được chứng nhận rõ ràng. Nó liên quan đến luật pháp, đến y tế. Đó là lý do mà gia đình phải có được tờ giấy chứng nhận người thân mình đã chết với chữ ký của bác sĩ thì lúc đó những chuyện tiếp theo mới được tiến hành.”
Để chứng minh cho điều mình nói, cô Lynda kể một trường hợp của một gia đình có người thân vừa mất: “Đó là một người không có tiền sử bệnh nan y. Thế nhưng, trong một lần uống thuốc, vì lý do gì đó mà viên thuốc khi vào trong đường thở, làm chặn lại đường hô hấp. Trường hợp này phải đợi đến bác sĩ giảo khiệm, tìm ra nguyên do, sau đó gia đình mới có được giấy phép để hỏa táng.”
Điều này cũng cùng nhận định với anh Tuấn Nguyễn và ông Khang Lê về thủ tục pháp lý cần phải có đầu tiên cho dịch vụ hậu sự, dù là hỏa táng ở Mỹ, chôn cất ở Mỹ hoặc đưa thi hài về Việt Nam.
Một chia sẻ rất chân thành của cô Lynda, đó là: “Với tôi, đây là một thủ tục rất tình người. Đó là cái tình cho người ở lại. Người ở lại sẽ không bị liên lụy đến cái chết không rõ nguyên nhân của người đã mất.”
Cô Lynda cho biết có hai lựa chọn trong dịch vụ di quàn thi hài về Việt Nam. Lựa chọn thứ nhất là Peek Funeral Home sẽ lo tất cả giấy tờ hậu sự cần thiết ở Mỹ và Việt Nam. Sau đó, thi hài được đưa về đến tận gia đình.
Lựa chọn thứ hai là gia đình ở Việt Nam tự đến phi trường để nhận thi hài người thân. Với lựa chọn này, gia đình người mất phải cung cấp cho nhà quàn “Đơn xin nhận thi hài” (xin bên phía Việt Nam). Sau khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Peek Funeral Home sẽ lo phần “visa cho người chết” (theo cách nói của cô Lynda).
Bao nhiêu cho một lần trở về?
Nói về chi phí, Tuấn Nguyễn cho biết: “Có hai trường hợp. Nếu gia đình cần chúng tôi lo hết mọi thứ, từ giấy tờ ở đây và ở Việt Nam, cho đến di quàn về đến tận nhà, thời gian mất một tuần. Gia đình không phải lo gì cả. Giá là $11,500. Còn nếu gia đình lo giấy tờ ở Việt Nam, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm giấy tờ ở Mỹ và mang thi hài về đến phi trường thì thời gian là hai tuần. $9,500 là chi phí tổng cộng khách hàng trả cho trường hợp này.”
“Đặc biệt, Thiên Môn có một quy tắc, đó là khi mọi chuyện xong xuôi, chúng tôi mới lấy chi phí,” Tuấn nói thêm.
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
Tuấn Nguyễn, người thành lập nhà quàn Thiên Môn, là người đến Mỹ từ lúc còn rất nhỏ tuổi, cho biết: "30% những gia đình đến nhờ nhà quàn Thiên Môn mang thi hài người thân về Việt Nam đều là người miền Nam. Và đặc biệt, tất cả họ là những người đã đặt chân đến xứ sở này bằng con đường vượt biển.”
Anh Minh, cư dân của thành phố Santa Ana, người vừa thực hiện xong ước nguyện cuối đời của mẹ mình là di quan thi hài về Việt Nam, cho biết: “Gia đình tôi, bên này lẫn bên Việt Nam, không phải lo gì cả ngoài tờ giấy chứng nhận của bác sĩ. Sau đó thì nhà quàn Thiên Môn lo hết tất cả những gì còn lại, cả giấy tờ cần thiết bên Việt Nam. Gần đến ngày thi hài mẹ tôi được đưa về đến Qui Nhơn, nhân viên của họ gọi điện thoại cho chúng tôi biết để người nhà bên Việt Nam chuẩn bị. Sau đó, họ mang thi hài mẹ tôi đến tận nhà."
Là một người lớn lên ở Mỹ, nhưng vì tính chất công việc, anh Tuấn tìm hiểu rất nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Chính vì vậy, "chúng tôi cung cấp một dịch vụ chu toàn từ phong tục truyền thống như ma chay, tụng liệm, cho đến đáp ứng thời gian nhập quan theo ý của gia đình. Chúng tôi làm với một mức giá phù hợp với người Việt.”
Nói thêm về công việc của mình, Tuấn cho biết: “Tất cả những gì anh mong muốn là giúp cho người Việt mình phương cách thỏa đáng nhất để cho dù có nằm lại đây thì sẽ là một lễ tang đúng theo truyền thống, hay muốn đưa thi hài quay về cố hương thì cũng bằng dịch vụ tốt nhất và khả thi nhất.”
“Trong dịch vụ này, giai đoạn đầu tiên là lâu nhất. Đó là lúc chờ nhận tờ giấy 'chứng tử' từ bác sĩ có thẩm quyền,” Tuấn nói về điều đầu tiên cần phải cho việc mang thi hài ra khỏi nước Mỹ.
Điều này được ông Khang Lê, chủ nhà quàn An Lạc cũng đồng ý: “Phần quan trọng nhất là giấy xác nhận với chữ ký của bác sĩ thì việc di quan về Việt Nam mới thực hiện được. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng mau chóng. Vì có khi người bác sĩ đó bận đi công tác hoặc vì một công việc gì đó thì thời gian sẽ bị lâu hơn.”
“Chúng tôi kết hợp với một nhà quàn đối tác ở Việt Nam để thực hiện giai đoạn nhận thi hài ở phi trường và mang đến tận nhà cho gia đình. Thời gian từ năm đến bảy ngày hoặc có thể lâu hơn một chút,” ông Khang nói.
Cô Lynda Trần, quản lý của nhà quàn Peek Funeral Home tọa lạc trên đường Bolsa có cách giải thích rõ ràng hơn về những thủ tục pháp lý: “Chúng ta đang sống ở Mỹ, một đất nước mà mạng sống của con người rất được trân quí. Xã hội này lo cho chúng ta từ sống cho đến khi mất đi. Nói cách khác là cái chết của mỗi con người cũng phải được chứng nhận rõ ràng. Nó liên quan đến luật pháp, đến y tế. Đó là lý do mà gia đình phải có được tờ giấy chứng nhận người thân mình đã chết với chữ ký của bác sĩ thì lúc đó những chuyện tiếp theo mới được tiến hành.”
Để chứng minh cho điều mình nói, cô Lynda kể một trường hợp của một gia đình có người thân vừa mất: “Đó là một người không có tiền sử bệnh nan y. Thế nhưng, trong một lần uống thuốc, vì lý do gì đó mà viên thuốc khi vào trong đường thở, làm chặn lại đường hô hấp. Trường hợp này phải đợi đến bác sĩ giảo khiệm, tìm ra nguyên do, sau đó gia đình mới có được giấy phép để hỏa táng.”
Điều này cũng cùng nhận định với anh Tuấn Nguyễn và ông Khang Lê về thủ tục pháp lý cần phải có đầu tiên cho dịch vụ hậu sự, dù là hỏa táng ở Mỹ, chôn cất ở Mỹ hoặc đưa thi hài về Việt Nam.
Một chia sẻ rất chân thành của cô Lynda, đó là: “Với tôi, đây là một thủ tục rất tình người. Đó là cái tình cho người ở lại. Người ở lại sẽ không bị liên lụy đến cái chết không rõ nguyên nhân của người đã mất.”
Cô Lynda cho biết có hai lựa chọn trong dịch vụ di quàn thi hài về Việt Nam. Lựa chọn thứ nhất là Peek Funeral Home sẽ lo tất cả giấy tờ hậu sự cần thiết ở Mỹ và Việt Nam. Sau đó, thi hài được đưa về đến tận gia đình.
Lựa chọn thứ hai là gia đình ở Việt Nam tự đến phi trường để nhận thi hài người thân. Với lựa chọn này, gia đình người mất phải cung cấp cho nhà quàn “Đơn xin nhận thi hài” (xin bên phía Việt Nam). Sau khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Peek Funeral Home sẽ lo phần “visa cho người chết” (theo cách nói của cô Lynda).
Bao nhiêu cho một lần trở về?
Nói về chi phí, Tuấn Nguyễn cho biết: “Có hai trường hợp. Nếu gia đình cần chúng tôi lo hết mọi thứ, từ giấy tờ ở đây và ở Việt Nam, cho đến di quàn về đến tận nhà, thời gian mất một tuần. Gia đình không phải lo gì cả. Giá là $11,500. Còn nếu gia đình lo giấy tờ ở Việt Nam, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm giấy tờ ở Mỹ và mang thi hài về đến phi trường thì thời gian là hai tuần. $9,500 là chi phí tổng cộng khách hàng trả cho trường hợp này.”
“Đặc biệt, Thiên Môn có một quy tắc, đó là khi mọi chuyện xong xuôi, chúng tôi mới lấy chi phí,” Tuấn nói thêm.
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
Nhà quàn Thiên Môn dùng giấy màu đỏ làm dấu hiệu để khi nhận thi hài biết đâu là vị trí của chân. (Hình: Kalynh/Người Việt) |
Anh Minh, người vừa đưa thi hài mẹ của mình về Quy Nhơn cũng bày tỏ sự
hài lòng và cả biết ơn với dịch vụ của Thiên Môn, “xong xuôi hết chúng
tôi mới phải trả tiền.”
Ông Khang Lê, nhà quàn An Lạc, cho biết tổng chi phí một dịch vụ hậu sự mà An Lạc nhận sẽ bao gồm từ việc lo tang lễ bên này, tùy theo tôn giáo từng gia đình, cho đến di quàn thi hài người mất về đến Việt Nam là trên dưới $15 ngàn.
Tuy nhiên, ông Khang Lê cho biết mức giá có thể cao hơn tùy theo loại quan tài mà gia đình sử dụng.
"Hình thức và cả chất lượng,” ông nói.
Không chỉ áp dụng một mức giá mà ông gọi là “dành cho người Việt,” ông Khang, một trong hai người Việt ở Little Saigon được tiểu bang California cấp chứng nhận Funeral Director, cho biết: “Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu 'có nhân thì có quả.' Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”
“Dù là Phật giáo hay Công giáo, bất cứ lúc nào, dù là nửa đêm, tôi cũng có thể gọi giúp ngay một nhà sư hay một cha xứ đến để đọc kinh cầu nguyện cho gia đình có hậu sự.”
Tuấn Nguyễn thì cho biết thêm về những gì nhà quàn Thiên Môn có thể đáp ứng cho khách. "Người Việt mình có một phong tục là coi ngày giờ tốt cho lễ nhập quan. Cho dù thời gian đó là vào lúc nửa đêm, tôi vẫn thực hiện được.”
Ông Khang chia sẻ thêm rằng ông đến với công việc này cũng vì “một phần là cái nghề, một phần là không muốn người Việt mình ở đây bị các công ty nhà quàn của Mỹ 'bắt chẹt.'”
Ông kể ra một câu chuyện vui mà ông cho là “không biết nên cười hay nên khóc.” Một người bạn nói với ông “sau khi xem chi phí của dịch vụ mai táng của một số nơi, tôi tự nói với mình là thôi mình khoan chết. Vì chết tốn tiền quá.”
Ông Khang chia sẻ: “Những công ty nhà quàn của Mỹ nắm được tâm lý 'chịu chi' của người Việt Nam. Chính vì vậy, họ thuê nhân viên là người Việt làm 'salesman' và cho người đó tùy ý đưa ra giá cả. Những 'salesman' đó được tiền 'hoa hồng' trên giá mà họ 'bán' được cho khách hàng.”
“Đây gọi là kinh doanh trên thân xác người chết,” ông nói.
Cô Lynda Trần cho biết tổng chi phí của Peek Funeral Home cho dịch vụ di quàn thi hài vào khoảng $7,000 - $15,000, tùy lựa chọn của gia đình. Chi phí khoảng $15,000 là cho những gia đình muốn tổ chức tang lễ thăm viếng ở đây trước khi di quàn thi hài về Việt Nam.
Tuấn Nguyễn cũng thế: “Giá cả dịch vụ của tôi thấp hơn những công ty Mỹ hơn một nửa. Đơn giản vì công ty Mỹ nắm được điểm mấu chốt của người Việt mình là rất trọng nghi thức như chôn ở đâu, tang lễ thế nào. Tôi là người Việt nên tôi hiểu và tôi không để cho người Việt của mình thiệt thòi.”
“Dù là công việc gì, cũng phải cần đạo đức,” anh nhấn mạnh.
Nhà quàn An Lạc cũng cho biết, so với di quàn thi hài, dịch vụ đưa tro cốt về Việt Nam không những dễ mà chi phí còn thấp hơn rất nhiều.
Nhưng theo ông Khang thì “không có nhiều người Việt hải ngoại chọn cách này. Thật sự cá nhân tôi không rõ vì sao. Tôi chỉ đoán có thể là do phong tục tập quán của người Việt mình là muốn con cháu nhìn mặt lần cuối.”
Riêng cô Lynda Trần thì cho biết: “Khách hàng gần đây nhất của tôi là bác Trợ, ở ngay Santa Ana. Chính tôi đã tư vấn cho bác ấy cách gửi tro cốt về Việt Nam bằng đường bưu điện, với giá $100. Và bác cho tôi biết gia đình bên Việt Nam đã nhận được. Đó là một trong những cách mà tôi nghĩ tôi có thể giúp cho cộng đồng của mình.”
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
Vì sao họ quay về?
Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình ... thích vui lắm!”
Ông Khang cũng nói rằng đa số những người Việt đã mất ở xứ Mỹ và di quàn về Việt Nam là người miền Nam. Theo suy nghĩ của riêng ông, đó là “do tâm lý thôi. Người miền Bắc có cuộc sống chắt chiu hơn. Đối với họ 'chết đâu cũng là chết'.”
Chia sẻ từ cô Lynda Trần thì: “Hầu như nhu cầu di quàn thi hài về Việt Nam thuộc về những người lớn tuổi. Họ có bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn ở bên này. Cho nên khi mất rồi, họ muốn quay trở về cố hương. Lá rụng về cội. Đó là ước nguyện của họ”
Đúng vậy. Đó cũng chính là nỗi niềm của bác Xuân, một người cao niên sống ở Santa Ana, đặt chân đến Hoa Kỳ từ những năm 80, tâm sự rằng “Tôi hay nói với tụi nhỏ ở nhà tôi là ông bà mình xưa nay có câu 'sống gởi, thác về' ý để nói vợ chồng tôi vẫn muốn quay về 'kề cận' bên ông bà khi đến 'ngày trăm tuổi.'”
Đó là lý do vì sao mà người mẹ quá cố của Minh nhắn gửi trước khi mất rằng bà không muốn thiêu hay chôn ở đây, mà bà “muốn được trở về nằm cạnh phần mộ của họ hàng.”
Không phải chỉ riêng những người lớn tuổi vừa mới đến Mỹ đoàn tụ gia đình, con cháu mới có mong muốn ấy. Mà họ còn là những người tìm đường thoát đến xứ tự do khi tuổi đời còn rất trẻ và đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người. Con cháu của họ giờ đây là thế hệ thứ hai, thứ ba của nước Mỹ.
Và đó còn là những người chưa từng một lần quay trở lại quê hương trong mấy mươi năm họ xa xứ.
Đó là trường hợp của bác Bình Nguyễn, một người Việt tị nạn ở Mỹ gần 40 năm: “Gia đình tôi làm nghề đánh cá. Tôi cùng với anh em trong nhà là dân đi biển. Năm đó tôi cùng với hai người anh đánh tàu tìm đường thoát đi. Chúng tôi may mắn vượt biển thành công và định cư ở Mỹ từ năm 1975 đến nay. Anh em chúng tôi mỗi người sống một tiểu bang khác nhau. Tôi ở Philadelphia, còn hai người anh thì ở Houston. Bao nhiêu năm nay tôi chưa một lần về thăm quê nhà. Nhưng tôi vẫn nói với con của mình là sau khi tôi mất, hãy mang tôi về chôn cất bên cạnh ông bà tổ tiên.”
“Lá rụng về cội mà,” bác Bình nói, mắt nheo nheo để lộ những vết tích thời gian trên gương mặt.
Nỗi niềm của người nằm lại
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Ông Khang Lê, nhà quàn An Lạc, cho biết tổng chi phí một dịch vụ hậu sự mà An Lạc nhận sẽ bao gồm từ việc lo tang lễ bên này, tùy theo tôn giáo từng gia đình, cho đến di quàn thi hài người mất về đến Việt Nam là trên dưới $15 ngàn.
Tuy nhiên, ông Khang Lê cho biết mức giá có thể cao hơn tùy theo loại quan tài mà gia đình sử dụng.
"Hình thức và cả chất lượng,” ông nói.
Không chỉ áp dụng một mức giá mà ông gọi là “dành cho người Việt,” ông Khang, một trong hai người Việt ở Little Saigon được tiểu bang California cấp chứng nhận Funeral Director, cho biết: “Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu 'có nhân thì có quả.' Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”
“Dù là Phật giáo hay Công giáo, bất cứ lúc nào, dù là nửa đêm, tôi cũng có thể gọi giúp ngay một nhà sư hay một cha xứ đến để đọc kinh cầu nguyện cho gia đình có hậu sự.”
Tuấn Nguyễn thì cho biết thêm về những gì nhà quàn Thiên Môn có thể đáp ứng cho khách. "Người Việt mình có một phong tục là coi ngày giờ tốt cho lễ nhập quan. Cho dù thời gian đó là vào lúc nửa đêm, tôi vẫn thực hiện được.”
Ông Khang chia sẻ thêm rằng ông đến với công việc này cũng vì “một phần là cái nghề, một phần là không muốn người Việt mình ở đây bị các công ty nhà quàn của Mỹ 'bắt chẹt.'”
Ông kể ra một câu chuyện vui mà ông cho là “không biết nên cười hay nên khóc.” Một người bạn nói với ông “sau khi xem chi phí của dịch vụ mai táng của một số nơi, tôi tự nói với mình là thôi mình khoan chết. Vì chết tốn tiền quá.”
Ông Khang chia sẻ: “Những công ty nhà quàn của Mỹ nắm được tâm lý 'chịu chi' của người Việt Nam. Chính vì vậy, họ thuê nhân viên là người Việt làm 'salesman' và cho người đó tùy ý đưa ra giá cả. Những 'salesman' đó được tiền 'hoa hồng' trên giá mà họ 'bán' được cho khách hàng.”
“Đây gọi là kinh doanh trên thân xác người chết,” ông nói.
Cô Lynda Trần cho biết tổng chi phí của Peek Funeral Home cho dịch vụ di quàn thi hài vào khoảng $7,000 - $15,000, tùy lựa chọn của gia đình. Chi phí khoảng $15,000 là cho những gia đình muốn tổ chức tang lễ thăm viếng ở đây trước khi di quàn thi hài về Việt Nam.
Tuấn Nguyễn cũng thế: “Giá cả dịch vụ của tôi thấp hơn những công ty Mỹ hơn một nửa. Đơn giản vì công ty Mỹ nắm được điểm mấu chốt của người Việt mình là rất trọng nghi thức như chôn ở đâu, tang lễ thế nào. Tôi là người Việt nên tôi hiểu và tôi không để cho người Việt của mình thiệt thòi.”
“Dù là công việc gì, cũng phải cần đạo đức,” anh nhấn mạnh.
Nhà quàn An Lạc cũng cho biết, so với di quàn thi hài, dịch vụ đưa tro cốt về Việt Nam không những dễ mà chi phí còn thấp hơn rất nhiều.
Nhưng theo ông Khang thì “không có nhiều người Việt hải ngoại chọn cách này. Thật sự cá nhân tôi không rõ vì sao. Tôi chỉ đoán có thể là do phong tục tập quán của người Việt mình là muốn con cháu nhìn mặt lần cuối.”
Riêng cô Lynda Trần thì cho biết: “Khách hàng gần đây nhất của tôi là bác Trợ, ở ngay Santa Ana. Chính tôi đã tư vấn cho bác ấy cách gửi tro cốt về Việt Nam bằng đường bưu điện, với giá $100. Và bác cho tôi biết gia đình bên Việt Nam đã nhận được. Đó là một trong những cách mà tôi nghĩ tôi có thể giúp cho cộng đồng của mình.”
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
Vì sao họ quay về?
Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình ... thích vui lắm!”
Ông Khang cũng nói rằng đa số những người Việt đã mất ở xứ Mỹ và di quàn về Việt Nam là người miền Nam. Theo suy nghĩ của riêng ông, đó là “do tâm lý thôi. Người miền Bắc có cuộc sống chắt chiu hơn. Đối với họ 'chết đâu cũng là chết'.”
Chia sẻ từ cô Lynda Trần thì: “Hầu như nhu cầu di quàn thi hài về Việt Nam thuộc về những người lớn tuổi. Họ có bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn ở bên này. Cho nên khi mất rồi, họ muốn quay trở về cố hương. Lá rụng về cội. Đó là ước nguyện của họ”
Đúng vậy. Đó cũng chính là nỗi niềm của bác Xuân, một người cao niên sống ở Santa Ana, đặt chân đến Hoa Kỳ từ những năm 80, tâm sự rằng “Tôi hay nói với tụi nhỏ ở nhà tôi là ông bà mình xưa nay có câu 'sống gởi, thác về' ý để nói vợ chồng tôi vẫn muốn quay về 'kề cận' bên ông bà khi đến 'ngày trăm tuổi.'”
Đó là lý do vì sao mà người mẹ quá cố của Minh nhắn gửi trước khi mất rằng bà không muốn thiêu hay chôn ở đây, mà bà “muốn được trở về nằm cạnh phần mộ của họ hàng.”
Không phải chỉ riêng những người lớn tuổi vừa mới đến Mỹ đoàn tụ gia đình, con cháu mới có mong muốn ấy. Mà họ còn là những người tìm đường thoát đến xứ tự do khi tuổi đời còn rất trẻ và đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người. Con cháu của họ giờ đây là thế hệ thứ hai, thứ ba của nước Mỹ.
Và đó còn là những người chưa từng một lần quay trở lại quê hương trong mấy mươi năm họ xa xứ.
Đó là trường hợp của bác Bình Nguyễn, một người Việt tị nạn ở Mỹ gần 40 năm: “Gia đình tôi làm nghề đánh cá. Tôi cùng với anh em trong nhà là dân đi biển. Năm đó tôi cùng với hai người anh đánh tàu tìm đường thoát đi. Chúng tôi may mắn vượt biển thành công và định cư ở Mỹ từ năm 1975 đến nay. Anh em chúng tôi mỗi người sống một tiểu bang khác nhau. Tôi ở Philadelphia, còn hai người anh thì ở Houston. Bao nhiêu năm nay tôi chưa một lần về thăm quê nhà. Nhưng tôi vẫn nói với con của mình là sau khi tôi mất, hãy mang tôi về chôn cất bên cạnh ông bà tổ tiên.”
“Lá rụng về cội mà,” bác Bình nói, mắt nheo nheo để lộ những vết tích thời gian trên gương mặt.
Nỗi niềm của người nằm lại
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Nơi yên nghỉ cho những người ở lại ở Memoral Park (Hình: Peek Funeral Home) |
“Nói riêng cộng đồng chúng ta ở Little Saigon này thì số người nằm lại
cũng tương đương với số người chúng tôi di quàn về Việt Nam. Có thể nói
là 50-50. Không phải gia đình nào cũng có chung một cách giải quyết cho
việc hậu sự của người thân của mình. Vì còn tùy hoàn cảnh từng gia đình.
” Tuấn Nguyễn nói về những trường hợp khác mà anh từng gặp.
Hoàn cảnh mà Tuấn nói đến là những gia đình không còn ai ở lại Việt Nam.
Bác Hồng ở Hội Người Già Westminster cho biết mình vừa đến Mỹ đoàn tụ con cháu chỉ vỏn vẹn gần ba năm. Cho nên “nhớ Việt Nam lắm. Nhớ bà con láng giềng hủ hỉ sớm tối,” bác tâm sự.
Nhưng nói đến “ngày trăm tuổi” của mình, bác Hồng không nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn quay về quê hương. Vì “tôi là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Con cháu của tôi đều ở đây hết. Công việc làm tụi nó sẽ không cho phép tụi nó đi về thường xuyên để lo mồ mả,” bác nói.
Bác Hồng là một trong những người biết rằng ngày mình nằm xuống, nơi này sẽ là nơi mình gửi thân. Và bác chấp nhận điều ấy, vì con cháu của mình.
“Có những người tìm đến đây và hỏi ý kiến của tôi về việc khuyên bố, mẹ của họ như thế nào khi mà các ông, bà cụ cứ muốn được chôn cất ở nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng con cái của họ thì lại muốn ông bà cụ chôn cất bên này để thuận tiện cho những ngày giỗ kỵ,” anh Tuấn kể về những trường hợp mà anh gặp.
Thế nhưng, “cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ làm theo mong muốn cuối cùng của ba mẹ tôi. Vì đơn giản, tôi nghĩ đó là bổn phận một người con.”
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
Liên lạc tác giả: kalynh@nguoi-viet.com
Hoàn cảnh mà Tuấn nói đến là những gia đình không còn ai ở lại Việt Nam.
Bác Hồng ở Hội Người Già Westminster cho biết mình vừa đến Mỹ đoàn tụ con cháu chỉ vỏn vẹn gần ba năm. Cho nên “nhớ Việt Nam lắm. Nhớ bà con láng giềng hủ hỉ sớm tối,” bác tâm sự.
Nhưng nói đến “ngày trăm tuổi” của mình, bác Hồng không nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn quay về quê hương. Vì “tôi là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Con cháu của tôi đều ở đây hết. Công việc làm tụi nó sẽ không cho phép tụi nó đi về thường xuyên để lo mồ mả,” bác nói.
Bác Hồng là một trong những người biết rằng ngày mình nằm xuống, nơi này sẽ là nơi mình gửi thân. Và bác chấp nhận điều ấy, vì con cháu của mình.
“Có những người tìm đến đây và hỏi ý kiến của tôi về việc khuyên bố, mẹ của họ như thế nào khi mà các ông, bà cụ cứ muốn được chôn cất ở nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng con cái của họ thì lại muốn ông bà cụ chôn cất bên này để thuận tiện cho những ngày giỗ kỵ,” anh Tuấn kể về những trường hợp mà anh gặp.
Thế nhưng, “cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ làm theo mong muốn cuối cùng của ba mẹ tôi. Vì đơn giản, tôi nghĩ đó là bổn phận một người con.”
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
Liên lạc tác giả: kalynh@nguoi-viet.com
Kalynh Ngô
(Người Việt)
Hoàng Hữu Phước - Tôi Và Lê Công Định
Nghe nói Lê Công Định sau khi đoái công chuộc tội nhờ khai sạch sành
sanh băng nhóm cùng phạm tội cũng như làm ô danh Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam cũng như Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh vì đã cung khai
sạch bách và đầy đủ chi tiết nội dung những vị này đã rót vào tai Định,
đồng thời vận dụng cái “ưu thế gia đình có công với cách mạng” để được
Nhà Nước Việt Nam tha cho cái cụm từ “có tội với cách mạng” và thả ra
khỏi chốn ngục tù sớm hơn thời hạn, Lê Công Định lại tuyên bố vung vít
gì đó với mấy cái đài đẳng cấp lè tè trong đó có BBC (Việt ngữ, vì BBC
tiếng Anh chẳng lẽ lại suy vi đến độ phỏng vấn một kẻ dốt tiếng Anh và
thuộc hạng tận tụy cung khai như Định), tôi nghĩ thay vì viết cái gì đó
về y, tốt hơn nên lục tìm một bài cũ tôi đăng ngày 14-10-2010 trên mạng
Emotino (sau này được Báo Nhân Dân chọn đăng rút ngắn trên số ra ngày
07-9-2012, trang 8, dưới tiêu đề mới: “Là Công Dân, Phải Tuân Thủ Luật Pháp Quốc Gia” [*], để đăng lại như dưới đây vả kính mời bạn đọc tham khảo.
Tôi Và Lê Công Định
Vào năm 2005, biết khả năng của tôi trong soạn thảo bằng Tiếng Anh
tất cả các hoạch định chính sách, văn bản, nội quy công ty, quy định quy
chế công ty, mà cách hành văn khiến ngay cả Tổng Giám Đốc người Anh của
Manulife là David Matthews phải nói là ắt kiếp trước (earlier life) tôi
hành nghề luật sư ở Luân Đôn còn vị Phó Tổng Giám Đốc người Canada
tuyên bố cả vùng Bắc Mỹ không ai viết tiếng Anh được như tôi cũng như có
bản lý lịch tiếng Anh trên cả tuyệt vời như của tôi, Lê Đình Bửu Trí
lúc ấy đang phò tá David Matthews có cho tôi biết đã bí mật hợp tác cùng
một số luật sư để mở văn phòng luật tại tòa nhà Sunwah Tower, đường
Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nài nỉ tôi đến giúp soạn thảo
một số văn bản tài liệu bằng tiếng Anh cho văn phòng Luật ấy thêm danh
tiếng với đối tác và khách hàng nước ngoài. Nghe nói tất cả các vị luật
sư trong nhóm ấy nói chuyện được bằng tiếng Anh nhưng chịu thua không
tài nào viết soạn được các chính sách và quy chế trực tiếp bằng tiếng
Anh, tôi thấy tội nghiệp số “doanh nhân luật tuổi chưa lớn tài chưa
cao” ấy nên có nhận lời giúp đỡ.
Khi đến Sunwah Tower vào văn phòng luật ấy, tôi đếm thấy có 01 Lê
Đình Bửu Trí, 01 nam nhân viên trắng trẻo thư sinh cận thị, 02 dãy bàn
dài, 06 ô tò vò chia ngăn làm việc, 10 chiếc ghế xám xoay, 02 laptop,
tất cả trong 03 gian phòng nhỏ. Trí giới thiệu tôi cho anh chàng trắng trẻo thư sinh cận thị, nói đó là luật sư Lê Công Định. Chúng tôi bắt tay nhau. Lê Công Định nhanh nhảu nói “Nghe danh anh Phước đã lâu, nay mới gặp” và khoe “em có bản CV của anh trong laptop rồi, em sẽ giới thiệu anh cho New York Life”.
Lúc ấy, đối với tôi Lê Công Định chỉ là một tên nhóc vô danh tiểu
tốt, không thể có tương lai tốt đẹp vì hoàn toàn kém tư cách – chẳng qua
vì tôi chưa bao giờ nộp đơn xin việc cho ai ở bất kỳ công ty nào thì
cách chi mà Định có được lý lịch sơ yếu của tôi (tức Resume) nói chi
đến lý lịch hàn lâm của tôi (tức CV), còn các công ty bảo hiểm nhân thọ
nước ngoài ắt đều biết đến danh tôi nên nếu muốn họ cứ liên lạc thẳng
với tôi, cứ gì phải qua sự tiến cử của nhóc Lê Công Định. Kiểu “thấy sang nên bắt quàng làm họ”
của Lê Công Định làm tôi rất xem thường cậu bé ăn nói tào lao ấy, song
tôi cười độ lượng giống y như nụ cười của bất kỳ bậc trưởng thượng nào
khác của Việt Nam của 5000 năm văn hiến, chẳng cải chính, đơn giản vì
người lớn không nên làm đứa bé đang biểu lộ niềm vinh dự lớn lao được
biết “Anh Phước” lại cụt hứng. Cũng có thể anh ta có trong tay đơn xin
việc và hồ sơ lý lịch của một ông Phước nào đó nên lầm chăng vì cái tên
“Phước” rất ư là được ưa chuộng ở xứ sở này – song ngay cả trong trường
hợp này cũng cho thấy nghiệp vụ ba chớp ba nháng của luật sư tài giỏi
Lê Công Định ra sao rồi. Hoặc cũng có thể New York Life trao cho anh ta
bản CV tức lý lịch của tôi mà họ đã tung tiền tìm kiếm tổng hợp thông
tin cá nhân tôi trên blog hay lý lịch ở địa phương rồi nhờ Lê Công Định
tiếp cận săn đầu người chăng – song cả ngay trong trường hợp hoang đường
này thì lập luận cũng không đứng vững vì Lê Đình Bửu Trí ắt biết tôi sẽ
rất xem thường New York Life nếu họ không “deal” trực tiếp với tôi.
Tôi quyết định phải thất hứa, không giúp Lê Đình Bửu Trí và Lê Công
Định, vì sau khi hỏi họ ý nghĩa của tên công ty luật DC, tôi được biết
đó là chữ viết tắt của từ “Đồng Chí”, và khi hỏi thêm vì sao công ty luật lại cần đến từ “Đồng Chí” thì tôi được Lê Đình Bửu Trí giải thích là các bạn luật sư trẻ trong
nhóm có chung niềm khao khát mãnh liệt đưa các nhà đầu tư nước ngoài
vào làm giàu đất nước, giúp tạo môi trường đầu tư chuyên nghiệp theo
đúng bài bản pháp luật, vân vân và vân vân. Tôi cảm thấy bất an, không
vì tôi là bậc tiên tri thấu thị nhìn thấy được họ sẽ làm chuyện động
trời nào đó trong tương lai gần hoặc xa, mà đơn giản vì tôi biết ngay
bằng trực giác rằng đó chỉ là những kẻ thất bại losers ngay từ trứng nước do họ không biết thực chất công việc của chính họ, những người tốt nghiệp ngành luật, đó là: đạo
lý duy nhất, chuyên nghiệp nhất, và văn minh nhất của “luật sư” là chỉ
phục vụ cho quyền lợi của thân chủ, bất kể thân chủ là người tốt hay
không tốt, sát nhân hàng loạt hay tội phạm xuyên quốc gia thủng biên
giới. Còn nếu họ khoe là có ý chí vì nước vì dân như luật sư Nguyễn
Hữu Thọ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì hóa ra trong đầu óc của họ
cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này là cái họ phải giải phóng hay sao?
Sau này qua tin tức báo đài, tôi mới biết đến vụ án phản động của Lê Công Định, mới nghe nói về nhân thân gia đình cách mạng của hắn. Qua phát biểu khai tội của Lê Công Định trên tivi, tôi còn biết thêm một điều bí mật của hắn: thiếu ánh sáng trí tuệ
– không hiểu trường nào ở Việt Nam và ở Mỹ đã đào tạo ra một tên thiếu
ánh sáng trí tuệ đến như vậy. Hắn nói đã gặp những quan chức Mỹ và nghe
các vị này nói về những mong muốn đối với luật pháp và thẩm phán Việt
Nam, cứ như đứa trẻ ngô nghê lắng nghe bậc cao minh chỉ giáo vậy, trong
khi nhiều vị giám đốc người Mỹ và Việt Kiều Mỹ thường nói với tôi rằng
luật sư bên Mỹ đại đa số làm ô danh ngành luật khiến nghề luật sư bị gọi
là dirty job tức “nghề bẩn”.
Lê Công Định và những tên tương cận sẽ luôn là losers vì toàn là
những kẻ thiếu ánh sáng trí tuệ. Bọn biệt kích do Mai Văn Hạnh chỉ huy
gồm từ những tên được huấn luyện qua những khóa tại Thái Lan hình thành
các nhóm Kinh Kha – ngay cả cái tên cũng cho biết ngay là muôn đời thất bại vạn kiếp lu-dơ (kiểu doomed to be eternal losers).
Lý Tống mới đây giả dạng đàn bà tấn công ca sĩ thấp bé Đàm Vĩnh Hưng,
một hành động ngu xuẩn (anh hùng tối kỵ giả dạng nữ nhi) và hèn nhát
(tấn công một ca sĩ nhỏ con của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam chứ không dám đụng đến một anh công an xã của Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam đệ nhất đẳng huyền đai thái cực đạo). Còn nhóm Lê Công
Định người xưng mật danh Chị Hai, kẻ Chị Ba, thì Chị Tư cũng cùng một giuộc không bao giờ thành những anh hùng do dùng danh nhi nữ.
Học ngành luật phải chứng tỏ mình hiểu luật thể hiện qua việc
thượng tôn luật pháp và mọi hành sử đều phải trong khuôn khổ luật pháp
của quốc gia mà mình là công dân. Điều đơn giản hiển nhiên là Việt
Nam có luật Việt Nam. Không tuân thủ luật Việt Nam thì không có tư cách
rao giảng luật pháp nước ngoài. Một người trí thức nếu có tín ngưỡng
Phật Giáo, thì nghiên cứu các hệ thống triết học tôn giáo khác để biết
các hệ tư tưởng hay triết học để mở mang trí hóa. Chỉ có kẻ làm loạn điên rồ mới quay trở lại đòi đập bỏ bàn thờ tiên tổ sau khi được các hệ khác khai cho trí hóa.
Duy, một sinh viên lai da trắng tóc vàng trước khi đi Mỹ đã nói với tôi năm 1984:
“Thầy ơi. Lúc em đi gặp phái đoàn Mỹ ở Biên Hòa để được phỏng vấn
ra đi, em tưởng bị loại rồi Thầy. Thằng Mỹ mắt nó xanh biếc, nhìn sợ
lắm vì thấy luôn đáy mắt của nó, và nó nói tiếng Việt giọng Bắc, chắc là
chuyên viên tình báo CIA. Em cà lăm vì thằng Mỹ vừa xé hồ sơ vất sọt
rác vừa hét to vào mặt thằng bạn hàng xóm của em trước đó. Thằng Mỹ hỏi
sao trong hộ khẩu có khoảng cách thời gian gián đoạn thì thằng bạn em
vui vẻ tự hào nói vì muốn đi Mỹ nên phải trốn nghĩa vụ quân sự, về Sài
Gòn trốn ở nhờ nhà bà con, chịu cực mấy năm chờ đi Mỹ chứ nhất quyết
không đi lính cho Cộng Sản. Không ngờ thằng Mỹ xé hồ sơ, quát lên bằng
tiếng Việt rằng ‘Mày là công dân Việt Nam mà chống lại luật Việt Nam,
không đi lính bảo vệ đất nước của mầy, thì lấy gì bảo đảm mày làm công
dân Mỹ tốt và bảo vệ nước Mỹ!’ Rồi nó kêu tên em, em sợ điếng hồn vì nó
đang giận dữ, may mà em rút kinh nghiệm nên không nói câu nào chống Cộng
cả”.
Câu chuyện về Duy tôi đã kể cho tất cả các lớp tôi dạy trong suốt
thời gian mười năm sau đó. Và tôi biết một điều tất cả những sinh viên
ưu tú của tôi sau đó đều đã trở thành và đang là những công dân thành
đạt ở Việt Nam. Đơn giản chỉ vì người họ muốn gần gũi và được làm việc
với là những doanh nhân thành đạt của nước ngoài, tức những vị chỉ quan tâm đến người Việt tài giỏi, vì chỉ có bọn nước ngoài chống phá Việt Nam mới thèm quan tâm đến những người Việt không ưu tú,
trong đó có Lê Công Định. Những doanh nhân thành đạt của nước ngoài chỉ
muốn có những người Việt Nam giỏi, có ý thức tuân thủ luật pháp để không bao giờ gây phương hại cho việc làm ăn của họ ở Việt Nam.
Thậm chí có doanh nhân Mỹ còn nói với tôi rằng rất thú vị nếu tuyển
được nhân viên Việt Nam nào là đảng viên Cộng sản, vì người Mỹ chỉ có
thể làm đảng viên chính trị của một trong hai đảng cầm quyền nếu có tiền
nhiều mà thôi chứ không phải vì lý tưởng gì hết nên cả đời chưa hề biết
đến con người có lý tưởng như mấy ông Cộng sản trông ra làm sao.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản là một đảng cầm quyền và có lý tưởng. Phải chăng vì đồng tiền không giúp những kẻ mới phất nouveaux riche
như Lê Công Định mua được một ghế đảng viên cao cấp như ở Mỹ nên đã
khiến những người như Định mơ màng đến viễn cảnh xây dựng một thể chế y
chính trị như Mỹ, để Định sẽ được bỏ tiền túi ra tranh cử làm Tổng Thống
Việt Nam? Một kẻ thú nhận là đã gặp gỡ các quan chức Hoa Kỳ nhưng lại
không thể viết bằng tiếng Anh các nội dung chính sách, quy định, quy chế
hoạt động, bài bản tổ chức cho chính văn phòng luật của mình thì không
rõ kẻ ấy khi nói tiếng Anh chất lượng ra sao, hay chỉ cần nói một từ duy
nhất là anticommunism tức Chống Cộng là xem như chủ Mỹ và tớ Việt đã hiểu nhau sâu sắc?
Lê Công Định không phải là một luật sư, không chỉ vì Định đã bị khai
trừ khỏi các luật sư đoàn Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam
mà còn vì Định không có tư cách của một luật sư. Một bác sĩ giải phẫu
phải xử lý vết thương của bịnh nhân theo đúng các phương pháp quy định
của ngành và của chuyên môn, còn mọi sáng kiến có thể tự tiến hành thí
nghiệm với chuột lang, đúc kết thành công trình để đệ trình hội đồng y
khoa đánh giá, và được công bố áp dụng chung nếu các kết quả chứng minh
có giá trị ngang bằng hoặc áp dụng thay thế nếu chứng minh có giá trị
tối ưu. Một luật sư phải hành sử theo và trong khuôn khổ luật pháp quốc
gia, mọi ý kiến cá nhân nếu có qua quá trình nghiên cứu dài lâu, đúc kết
thành công trình hàn lâm, gởi tạp chí chuyên ngành để rộng đường tranh
luận hoặc trình cho Bộ có liên quan để được đánh giá phản hồi. Đó luôn là các bước chuyên nghiệp của những người chuyên nghiệp của bất kỳ ngành nào. Only these and nothing else! Chỉ có vậy chứ làm gì còn có cách nào khác!
Bàn tay sắt của chính quyền liên bang Hoa Kỳ luôn sẵn sàng dập tắt ngay
cả dìm trong biển máu đối với những manh động chống lại Hiến Pháp và
Luật Pháp Hoa Kỳ như đã bao lần được ghi lại trong lịch sử Hoa Kỳ từ
thời lập quốc đến nay. Đó là điều đương nhiên đúng ở tất cả các quốc gia
trên toàn thế giới này mà chỉ có những “luật sư” con rối thiếu ánh sáng trí tuệ mới cố tình làm ngơ trước sự thật hiển nhiên rằng Luật Pháp Quốc Gia Là Khung Hành Sử Mà Bất Kỳ Ai Là Công Dân Quốc Gia Ấy Cũng Phải Tuyệt Đối Tuân Thủ.
Qua vụ Lê Công Định và những kẻ chung ngành với Định, tôi đã dặn dò
các học trò và bạn hữu hãy cảnh giác và răn dạy con cái nếu chúng muốn
theo ngành Luật vì chúng sẽ là mồi ngon của các thế lực chống Cộng ở
nước ngoài chiêu dụ trở thành những tên phản quốc.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Ghi chú:
[*] Báo Nhân Dân Online ngày 06-9-2012: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/phantichnhandinh/la-cong-dan-ph-i-tuan-th-lu-t-phap-qu-c-gia-1.366322
(Blog Hoàng Hữu Phước)
Chuyện phúng điếu, chuyện phim
Sinh thời, đại tướng Võ Nguyên Giáp (vị đại tướng lừng danh của chế độ Cộng sản Việt Nam và cũng là một trong những vị tướng tài ba của chế độ Cộng sản trên thế giới) đã nếm không ít tủi nhục, đắng cay, từng bị hất hủi từ một đại tướng lừng danh sang làm một bộ trưởng kế hoạch hóa gia đình, chuyên trị về chuyện đẻ ít đẻ nhiều, đẻ bao nhiêu của chị em phụ nữ.Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. (Hình: Thể thao – Văn hóa) |
Cuộc đời tăm tối của ông Giáp sau khi hai miền đất nước đã nhuộm đầy màu
Cộng sản những tưởng tạm yên, ai dè, đến năm 2010, trong dịp đại lễ
Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội, ông chấm dứt sự sống. Điều nay ai cũng
biết. Nhưng nhân dân thì không được biết vì ông Hồ đã chết ngay trong
ngày Quốc Khánh 2 tháng 9, bây giờ ông Giáp lại chết trong dịp Ngàn năm
Thăng Long – Hà Nội nữa thì e rằng…!
Vậy là cái chết của ông lại phải trì hoãn, bằng mọi giá, người ta truyền
cho ông mỗi ngày một bình Alpumin 20% (do Mỹ sản xuất), cứ mỗi tuần có 3
ngày truyền Plasma, 3 ngày truyền Alpumin, một ngày nghỉ xả hơi. Nhịp
thở của ông thoi thóp còn 15% - 30%, từ 70% đến 85% do máy thở. Và cứ
như thế,. Sự sống bắt buộc của ông Giáp kéo dài cho đến hết hạn “mãn
khó” của ông, ông mới được chết. Việc ông chết lúc này quá dễ dàng, chỉ
cần chọn ngày giờ, truyền hai bình Aminoacid kabi 5% do công ty dược
Bình Định sản xuất trong một ngày, sáng và tối, xem như hợp lý. Tình
trạng đại tướng lẫy lừng chuyển từ chờ đợi sang báo động hấp hối.
Lúc này, việc rút ống thở không còn quan trọng gì nữa bởi vì máy trợ thở
vẫn bơm không khí đều đặn theo nhịp lên xuống, lồng ngực vẫn phập phồng
nhưng mạch đã chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu, huyết áp tụt dần về địa
phủ. Và đây là một cái chết hợp lý vì nó không rơi vào dịp nào nhạy cảm,
đang mùa chuẩn bị mưa bão nhưng cũng còn nắng ráo, mùa màng cũng đã gặt
xong… Việc phúng điếu chỉ còn chờ vào tài năng loan tin, quảng cáo và
tạo nước mắt trên màn ảnh nữa là xem như ok 100%.
Đúng như người Cộng sản tính toán, cả nước, khắp các nơi vùng sâu, vùng
xa, những cán bộ Cộng sản hưu trí, những tướng về vườn đều tưởng nhớ,
khóc lóc, chạy đến nơi để viếng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
các đoàn thể địa phương, các cán bộ miền núi, những dư luận viên, quân
đội, công an… đều trích ngân quĩ để đi viếng Đại tướng. Đây là việc quan
trọng, việc mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí quốc tế nên các địa phương
tha hồ trích ngân quĩ mà đi viếng. Đoàn người rồng rắn cả cây số.
Ca sĩ đình đám như Mr Đờm (Đàm đọc theo giọng Quảng Nam – quê gốc của
Hưng, đọc một cách chí thiết) cũng tranh thủ PR mình bằng cách xăm xăm
băng lối sụp quì thắp nhang Đại tướng. Nhìn chung, ông chết rất đúng
lúc, mùa màng rảnh rỗi, kinh phí năm cũng chưa giải quyết hết, sắp đến
cuối năm tài chính nên các cơ quan thi nhau mượn dịp này để giải ngân đi
viếng, khỏi phải sung dư vào thuế. Một cái chết rất hoành tráng nếu
nhìn từ bên ngoài!
Chưa dừng ở đây, người ta lại nghĩ đến một cuốn phim về cuộc đời ông,
đây là một dự án có tầm cỡ quốc gia, thậm chí quốc tế, ca ngợi một danh
tướng cũng như “dạy cho lớp trẻ biết tự hào về cha ông của chúng”. Bộ
phim triệu đô về tướng Giáp ra đời. Rất tiếc là người ta không lường
được sự việc bởi vì người ta tưởng dễ ăn và người ta cứ nhìn vấn đề theo
cách quá đơn giản, thậm chí đơn giản như Cộng sản!
Chuyện tuyên truyền là chuyện đã quá xưa, và điều này nhà nước Cộng sản
đã thành công trong vị trí độc tài nhờ vào tuyên truyền, vài chục triệu
con người đã mê mẩn sự tuyên truyền của họ, sẵn sàng bán lúa, bán nhà,
bán thân cho sự nghiệp Cộng sản đều do tuyên truyền mà ra. Nhưng nên
nhớ, tuyên truyền đắc lợi phải là tuyên truyền miễn phí. Ngay trong cái
chết ông Giáp, dân khắp các nơi vùng sâu vùng xa ùn ùn kéo ra Hà Nội,
một phần đi bằng tiền ngân sách, phần còn lại tự bỏ tiền để đi viếng
“thần tượng” của họ, bất chấp mưa nắng, hao tốn tiền của… đều do tuyên
truyền mà ra!
Nhưng, người ta có thể bỏ ra cả triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng
để đi viếng thần tượng, để thỏa cái cơn ẩn ức tâm lý nhưng điều đó
không có nghĩa là người ta sẵn sàng bỏ ra vài chục ngàn đồng, vài trăm
ngàn đồng để xem phim về thần tượng. Chuyện này cực kì hy hữu. Vì khi dự
đám tang xong, về nhà, loay hoay với cơm áo gạo tiền, không ít người
đâm ra tiếc nuối số tiền mình đã bỏ ra một cách vô lý để đi viếng một
ông chẳng phải họ hàng gì mà khi đến thăm, không những không được tiếp
đón ân cần mà còn bị xua đuổi, giăng rào chẳng khác nào chó mèo. Máu tự
ái nổi lên, tiếc số tiền mất đi vô ích!
Bây giờ lại phải bỏ tiền để đi xem phim à? Còn lâu! Để bọn thành phố nó
rảnh rỗi nó xem! Nhưng bọn thành phố thì biết rồi, nó đâu có ngu, đâu có
dễ bị lừa như bọn nhà quê góc rừng xó núi. Nhiều đứa nhà sát vách đó
chứ, đám tang đi qua, nó ngồi trong nhà đội nón uống cà phê, khi đám
ngang nhà, nó giở nón chào, vẫn ngồi cà phê. Vậy thôi, nghĩa tử là nghĩa
tận, đã quá đủ! Bọn thành phố ranh mãnh nó thừa hiểu cái chế đệ này bịp
mị nhân dân ra sao, tham nhũng như thế nào, ép ông Giáp kiểu gì.
Có thể nói rằng chỉ có bọn thành phố, bọn có chữ là hiểu ra và thông cảm
cho ông Giáp hơn ai hết, chính vì thế bọn nó muốn để ông được yên,
không muốn làm ông đau khổ nữa, không muốn để linh hồn ông phải tẽn tò
từ ngày cai quản cái lưng quần chị em cho đến lúc về đất. Bây giờ, hùa
vào đám đông tiễn ông, vô hình trung vỗ tay mừng ông thành con rối chế
độ. Tội nghiệp ông quá!
Chỉ có bọn làm phim là khôn lõi hơn cả, kinh doanh thêm lần nữa, dụ cái
bọn say sưa múa may trong đám đông kia để lấy tiền. Rất tiếc là mùa này
oải quá, kinh tế đang khó khăn, đến giấy vệ sinh mà người ta còn phải
đắn đo mua giảm giá, mua khuyến mãi, mua hạn chế để tồn tại, huống gì là
vé xem phim, hơn nữa là phim tuyên truyền! Kể ra dân mình cũng thông
minh, vì họ biết phim đó mai mốt rồi cách gì cũng chiếu miễn phí trên cả
nước, chiếu đi chiếu lại… Chuyện gì lại đi tốn tiền trả cho người ta
tuyên truyền, vô lý!
VietTuSaiGon(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét