Thư GS. Hoàng Xuân Hãn gửi đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sau đây là bức thư cuối cùng của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gửi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp. Bức thư do chính Gs Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại
Sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về nhà, ông đã trượt
chân ngã; Vào nhà thương ít hôm sau thì mất. Là thư riêng nhưng ông gửi
gắm nhiều sự quan tâm đến vận nước và quan điểm giữ nước. Xét thấy có
nhiều nội dung vẫn còn tính thời sự, nhất là giai đoạn hiện nay, khi
Trung Quốc đang gây hấn ở biển Đông, chúng tôi đăng lại toàn văn thư này
để bạn đọc tham khảo và qua đó hiểu thêm tâm sự của bậc trí thức chân
chính.
Học giả Hoàng Xuân Hãn [1908 - 1996] |
PARIS ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tý
Thân gửi anh VĂN
Thưa ANH
Đối với ANH đã nhậm trọng-trách trong nước, những kẻ đạt lời đến ANH, ắt
dùng những tiếng xưng-hô cực long- trọng. Vậy tôi xin Anh thứ lỗi đã
giữ lời xưng kín-đáo thân- mật trong buổi gian-nan để cùng nhau mừng năm
mới và chúc Anh vẫn mạnh-khoẻ để trường thọ và chỉ-giáo cho con em.
Chúng ta là những kẻ tủi-nhục cho nước khi trẻ, mà may-mắn hơn nhiều
bạn, còn sống đến ngày nay, nhận thấy đất nước thống-nhất độc-lập. Nhưng
lại sợ rằng lớp trẻ, hiện nay là sinh-lực của nước, sẽ chóng quên tủi
nhục xưa và công lao những người như các Anh.
Tôi đã có lúc biện-luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại-xâm và sự
giải-phóng đất nước. Nước ta chỉ có hai cuộc giải-phóng mà thôi: thời
1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng
các Anh. Tự nhiên cả hai mặt phải nhờ gắn-bó giữa mưu-lược lãnh-đạo và
kiên-cường nhân-dân. Khi ngoại-xâm thì nhân-dân ai cũng căm-tức và lo-sợ
cho tương-lai; còn trong cuộc giải-phóng thì địch đã ở chung với
nhân-dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền-lợi để chia rẽ và giảm
tinh-thần nhân-dân. Vì vậy, cái cần-thiết nhất trong cuộc giải-phóng là
cái ĐỨC của những người lãnh-đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách
mua-chuộc mình và làm gương cho nhân-dân giữ lòng yêu nước.
Chính ngày nay, đức-tính ấy rất cần đối với những người cầm trọng-trách.
Chắc rằng các Anh vân lưu-tâm về điểm ấy. Nhưng nhân-dân chớ quên
công-lao những kẻ kia. Điều thứ hai tôi sợ là sự tư-lợi ngày nay làm
giảm thế-khí của cán-bộ đối với người ngoài, họ mang tiền vào; có kẻ
tưởng người mình vẫn "sợ" họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung-lạc. Ví
dụ töi được nghe nói rằng có công-ti lớn ngoài đầu-tư đã không muốn, như
ta tưởng, phái sang nước ta làm đại-diện, những người gốc Việt mà họ
có, vì nhiều duyên-cố, nhất là họ sợ mất "oai" vớ người Việt.
Nước ta nghèo ; mới độc-lập và thống-nhất. Vậy sự bảo-thủ đất-nước rất
khó. Nước lại có nhiều dân-tộc thiểu-số, tuy tỉ-lệ nhỏ, nhưng ở những
vùng kinh-tế quan trọng ở mé Bắc và và mé Tây, và cả tại trung-châu như
Chàm và Khme khrom. Gương ngoại-bang xui-khiến hay giúp-rập không thiếu:
Tchechene, Đông-Âu, Tây-Á. Phi-Châu. Tôi nghĩ rằng phải tôn-trọng và
ứng-dụng văn-hoá điạ-phương và coi đó là văn-hoá Việt-nam, đồng-hoá
chóng về trình-độ kiến-thức và trà-trộn dân-tộc trong lúc tuyển-chọn
cán-bộ. Nước Pháp đã giải-quyết được vấn-đề Bretons, Auvergnats,
Alsaciens, Basques v.v. mà vấn-đề Irland ở Anh vẫn tồn-tại. Vấn-đề mặt
bể và hải-phận thì nan-giải, nhưng phải đựa vào chính-sách ngoại-giao
đối với một tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng dẫu thế nào thì một
tiểu-hạm-đội rất cần, ít ra thì cũng phải giữ an-toàn khu du-lịch vịnh
Hạ-long. Đối với Lào thì chớ quên rằng cuối đời Thuộc Pháp, Lào chỉ gồm
vùng Nam-Chưởng và Vạn-tượng; sự an-toàn đất Việt về mặt Tây dã nhờ sự
ấy. Đối với Khmer thì chắc các Anh đã biết đó là lỗ hở của nước ta đối
Tây-Phương. Phải làm sao cho sự tuyên-truyền của họ rằng ta tiếp-tục
chiếm lấn họ là mẹo chia rẽ để lấn-áp đất chung.
Về mặt kinh-tế, sự mở cửa cho ngoại-quốc đầu-tư là một sự dĩ-nhiên để
dân mình có việc làm, học kĩ-thuật, học quản-lí, kiến-thiết hạ-tầng
cơ-sở, nâng dần đời sống, và nhờ đó báo-đáp ít nhiều công-lao lãnh-đạo
và nhân-dân. Nhưng các Anh cũng đồng-ý với tôi thà chịu thiệt-thòi chút
ít bây giờ, chứ không để nợ lớn lâu dài về sau cho con cháu, đến mức
không bao giờ trả hết lãi.
Cuối cùng, tôi muốn nói qua về vấn-đề bom hạt-nhân. Pháp vừa tuyên-bố
ngừng thử, Trung-quốc vẫn thí-nghiệm và làm. Nước ta không thể có; nhưng
phải nghĩ đến lúc bất ngờ có địch-thủ lấy nó để đe-doạ mình thì làm
sao? Đây không phải là một giả-thuyết suông. Trung-quốc hiện nay còn
đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kì mà tỏ thái-độ li-khai.
Nếu lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kì có can-thiệp vào nội-trị
nước khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom
hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch.
Trên đây chỉ là mấy lời tầm-thường tôi xin góp làm vui câu chuyện đầu
năm với ANH. Xin Anh đừng cười là những lời vô-trách-nhiệm. Nhân ngày
tết, töi xin chúc tết ANH và cả nước; và xin gứi bài khai-bút năm nay để
biểu-lộ lòng riêng. Rằng:
Tám chục may rồi sắp chín mươi
Sức chừng thêm đuối tính thêm luời
Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn
Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi
Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc
Tinh hoa thuả mới gắng đua người
Tuổi cao nhưng chí còn trai trẻ
Mắt đọc tay biên miệng vẫn cười.
(Trên đây tôi dùng năm vần trong bài " Cảm ơn mừng thọ tám mươi " làm đã 9 năm rồi:)
Tuổi-tác nay đà chẵn tám muơi
Đời ta ngắm lại lắm khóc cười
Thương tâm bốn bận binh đao thảm
Mộng mị nhiều phen hậu vận tươi
Bọt nước hư danh lòng chẳng bợn
Vốn nhà cố giữ chí không luời
Tri âm chẳng lọ so già trẻ
Xin dãi lòng son cảm tạ Người
Kính chúc ANH và gia-quyến trong năm nầy mọi sự may-mắn tốt-lành.
HOÀNG-XUÂN-HÃN
(Văn hóa Nghệ An)
Ngô Nhân Dụng - Ðảng Phá Sản
Ngày Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh công bố bài
“Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập
trường của Trung Quốc.” Trong bài này Cộng Sản Trung Hoa đã trình bày
lập luận tại sao quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc. (HYSY-981 viết tắt
tên Hai Yang Shi You, Hải Dương Thạch Du, là tên công ty CNOOC, người
Việt Nam quen viết tắt là HD-981). Ðây là một hành động “Vừa đánh trống
vừa ăn cướp.”
Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước.
Sau đó, bàn về lá thư của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mục này đã đề nghị chỉ có một giải pháp thoát khỏi hậu quả của lá thư bán nước này, cũng như thoát khỏi các thỏa hiệp ở hội nghị Thành Ðô 1990, là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân Việt Nam thành lập một thể chế chính trị mới, chính quyền mới tuyên bố xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa.
Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc.
Ngày Thứ Hai, 8 tháng 6, phó trưởng đoàn Trung Cộng ở Liên Hiệp Quốc Vương Dân (Wang Min) đã đọc một bài diễn văn nhân dịp kỷ niệm 20 năm thi hành Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với lời khoe khoang rằng Bắc Kinh luôn luôn tôn trọng công ước này. Trong cùng ngày, Vương Dân chính thức yêu cầu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại New York, chuyển tới 193 quốc gia hội viên bản thông báo của Bắc Kinh về vụ tranh chấp trên Biển Ðông. Các văn kiện trên kèm theo các bằng cớ để Trung Cộng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Những hành động mới của Bắc Kinh sẽ buộc chính quyền Cộng Sản Việt Nam không thể “chuẩn bị” mãi không xong hồ sơ thưa kiện. Việt Cộng phải đối diện với quyết định: Hoặc đứng ra thưa kiện Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc hay các tòa án trọng tài quốc tế khác, hoặc tiếp tục lặng thinh, không nói cũng không làm làm gì cả, tức là chịu thua. Cho tới ngày Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014, Việt Cộng vẫn chưa có hành động hay lời nói nào; một tình trạng tê liệt từ đầu não.
Trong khi đó thì Trung Cộng đã chuẩn bị sẵn hồ sơ. Và họ đang yêu cầu ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phổ biến cho tất cả các nước hội viên trên thế giới.
Hồ sơ của Trung Cộng được tóm tắt trong tất cả các bản tin trên thế giới. Nhiều nhà quan sát ngoại quốc đã bị Trung Cộng thuyết phục, có người tin rằng Trung Cộng có lý, viết “...đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc khá mạnh.” (for the Paracel Islands, where China's sovereignty claims are fairly strong - Zachary Keck viết trên tạp chí The Diplomat, ngày 10 tháng 6, 2014). Trong ba ngày liên tiếp, cả chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam không nói một lời nào chính thức phủ nhận những “chứng cớ” mà Trung Cộng đưa ra, ở Bắc Kinh và ở New York.
Chứng cớ của Trung Cộng bao gồm bức thư Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mà Bắc Kinh đã công bố từ tháng trước, nay lại đưa ra thêm những chứng cớ khác.
Trong văn kiện gửi cho 193 nước trong Liên Hiệp Quốc, Vương Dân nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc và không hề có tranh chấp. “Không có tranh chấp” nghĩa là Trung Cộng có thể đưa giàn khoan vào vùng đó mà không vi phạm công ước về luật biển. Tất cả luận cứ của Việt Nam trong vụ này là Hoàng Sa thuộc nước ta, Trung Cộng đã chiếm, tức là đang có tranh chấp.
Nhưng Vương Dân còn nói “trước năm 1974 không có một chính quyền nào liên tiếp cai trị nước Việt Nam đã phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền này.” Ðây là một điều hoàn toàn sai sự thật. Chính quyền Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn xác định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa, đã thành lập đài khí tượng trên một hòn đảo, nằm trong hệ thống thông tin khí tượng quốc tế. Tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, thủ tướng chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã xác nhận chủ quyền trên các đảo này và được 46 trong 51 quốc gia đồng ý. Mãi đến năm 1974, Trung Cộng mới tấn công và chiếm đóng. Viên đại sứ Trung Cộng nói như trên vì họ vẫn lừa gạt cả thế giới, nói rằng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là do khi quân Trung Cộng đến kiểm soát Hoàng Sa, thuộc lãnh thổ của họ, thì hải quân Việt Nam Cộng Hòa khiêu khích, tấn công. Nhưng Liên Hiệp Quốc vẫn còn lưu giữ hồ sơ những công hàm phản đối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 2 năm 1974.
Vương Dân còn viết rằng, “Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa (sic) thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.” Ðiều này mọi người Việt Nam biết là sai và có thể phản bác trên dư luận thế giới. Ðời nhà Nguyễn đã thành lập “đội Hoàng Sa” bảo vệ an ninh quần đảo. Năm 1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã ký sắc lệnh thành lập quận Hoàng Sa. Bà thủ tướng Ðức mới tặng cho Tập Cận Bình một bản đồ Trung Quốc cổ, in từ đời nhà Thanh, trong đó lãnh thổ Trung Quốc ở cực Nam là đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa. Thư viện lịch sử Việt Nam đang lưu giữ tập bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh xuất bản năm 1904, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.
Một cuốn sách, Compendio di Geografia (Ðịa lý thế giới) của nhà địa lý học người Ý Adriano Balbi, xuất bản lần đầu ở Livorno năm 1824, tái bản nhiều lần, xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bản còn được lưu trữ tại thành phố Torino ở miền Bắc nước Ý là bản in năm 1850 ở Livorno.
Nhưng Vương Dân còn viết thêm rằng, “Quan điểm này đã phản ảnh trong các bản tuyên bố của chính phủ họ, trong các văn kiện cũng như trong báo chí, bản đồ và sách giáo khoa.” Khi nói đến “chính phủ họ, its government,” Vương Dân chỉ có thể nói về chính quyền cộng sản đã cai trị Việt Nam từ sau năm 1975. Và cả Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lẫn phái đoàn của họ ở Liên Hiệp Quốc đã trưng ra các bằng chứng cho thấy là chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đồng ý với Trung Cộng về chủ quyền trên hai quần đảo.
Ðây là một đòn chí tử đánh thẳng vào đầu đảng Cộng Sản Việt Nam. Có thể nói Trung Cộng đã hoàn toàn bỏ rơi, không còn thương tiếc Việt Cộng nữa. Vì những bằng cớ do Bắc Kinh đưa ra chỉ chứng tỏ Việt Cộng đã bán nước. Sau khi chịu miếng đòn này, đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi là “Ðảng Phá Sản.” Ðảng Cộng Sản đã theo chủ trương kinh tế quốc doanh làm phá sản kinh tế Việt Nam. Họ đã dùng hành động man trá, làm phá sản đạo lý trong đời sống con người Việt Nam. Nay, Trung Cộng đưa thêm bằng cớ chứng tỏ Cộng Sản Việt Nam đã theo một chính sách ngoại giao phá sản hơn nửa thế kỷ, ngay từ năm 1950 khi họ ghi vào cương lĩnh đảng là theo “chủ nghĩa Mao Trạch Ðông” và đón các cố vấn Trung Cộng vào dạy họ làm cách mạng vô sản.
Ngoài bức công hàm Phạm Văn Ðồng, Trung Cộng còn dẫn chứng các bản đồ và sách giáo khoa môn địa lý do Việt Cộng xuất bản, trong đó công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo. Trong cuốn Ðịa Lý Lớp Chín, in năm 1974, bài viết về “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” có đoạn nói rõ ràng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa (sic) đến các đảo Hải Nam, Ðài loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc...” Năm 1974 cuốn sách này ra đời, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng đều còn nắm quyền cao nhất nước. Sách giáo khoa trong chế độ cộng sản do chính quyền soạn, kiểm duyệt và ấn loát. Ðầu năm 1974, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các tử sĩ Hoàng Sa hy sinh vì tổ quốc khi nước ta bị Trung Cộng tấn công.
Trong khi đó chính quyền cộng sản miền Bắc hồ hởi mô tả Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong “bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.”
Cuối cùng, làm cách nào để dân tộc Việt Nam bác bỏ được những lời ngụy biện của chính quyền Trung Cộng? Giải thích lại bức công hàm Phạm Văn Ðồng chỉ đi vào ngõ bí, nói để lòe bịp dân Việt được nhưng không thể đưa ra cãi trước tòa án và dư luận thế giới. Trung Cộng đã đưa ra quy tắc Estoppel trong luật pháp, không cho phép ai nói và làm ngược lại những điều mình đã nói hay làm trước đó, gây thiệt hại cho người khác. Cũng không thể nói rằng các sách giáo khoa và bản đồ của chế độ cộng sản đã in sai, nay xin cải chính lại. Vì guồng máy kiểm soát và duyệt y các sách giáo khoa được Ban Tuyên Giáo thi hành, do chính đảng Cộng Sản chủ trì.
Chỉ có một cách thoát ra khỏi ngõ bí này là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân tộc Việt Nam cần lập ra một thể chế chính trị mới, giống như các nước cộng sản Ðông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đã làm. Chính quyền mới tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhục nhã, xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa. Khi đó, nước Việt Nam có thể nói dõng dạc với cả thế giới rằng Hoàng Sa, Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền dân tộc Việt.
Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước.
Sau đó, bàn về lá thư của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mục này đã đề nghị chỉ có một giải pháp thoát khỏi hậu quả của lá thư bán nước này, cũng như thoát khỏi các thỏa hiệp ở hội nghị Thành Ðô 1990, là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân Việt Nam thành lập một thể chế chính trị mới, chính quyền mới tuyên bố xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa.
Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc.
Ngày Thứ Hai, 8 tháng 6, phó trưởng đoàn Trung Cộng ở Liên Hiệp Quốc Vương Dân (Wang Min) đã đọc một bài diễn văn nhân dịp kỷ niệm 20 năm thi hành Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với lời khoe khoang rằng Bắc Kinh luôn luôn tôn trọng công ước này. Trong cùng ngày, Vương Dân chính thức yêu cầu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại New York, chuyển tới 193 quốc gia hội viên bản thông báo của Bắc Kinh về vụ tranh chấp trên Biển Ðông. Các văn kiện trên kèm theo các bằng cớ để Trung Cộng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Những hành động mới của Bắc Kinh sẽ buộc chính quyền Cộng Sản Việt Nam không thể “chuẩn bị” mãi không xong hồ sơ thưa kiện. Việt Cộng phải đối diện với quyết định: Hoặc đứng ra thưa kiện Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc hay các tòa án trọng tài quốc tế khác, hoặc tiếp tục lặng thinh, không nói cũng không làm làm gì cả, tức là chịu thua. Cho tới ngày Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014, Việt Cộng vẫn chưa có hành động hay lời nói nào; một tình trạng tê liệt từ đầu não.
Trong khi đó thì Trung Cộng đã chuẩn bị sẵn hồ sơ. Và họ đang yêu cầu ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phổ biến cho tất cả các nước hội viên trên thế giới.
Hồ sơ của Trung Cộng được tóm tắt trong tất cả các bản tin trên thế giới. Nhiều nhà quan sát ngoại quốc đã bị Trung Cộng thuyết phục, có người tin rằng Trung Cộng có lý, viết “...đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc khá mạnh.” (for the Paracel Islands, where China's sovereignty claims are fairly strong - Zachary Keck viết trên tạp chí The Diplomat, ngày 10 tháng 6, 2014). Trong ba ngày liên tiếp, cả chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam không nói một lời nào chính thức phủ nhận những “chứng cớ” mà Trung Cộng đưa ra, ở Bắc Kinh và ở New York.
Chứng cớ của Trung Cộng bao gồm bức thư Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mà Bắc Kinh đã công bố từ tháng trước, nay lại đưa ra thêm những chứng cớ khác.
Trong văn kiện gửi cho 193 nước trong Liên Hiệp Quốc, Vương Dân nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc và không hề có tranh chấp. “Không có tranh chấp” nghĩa là Trung Cộng có thể đưa giàn khoan vào vùng đó mà không vi phạm công ước về luật biển. Tất cả luận cứ của Việt Nam trong vụ này là Hoàng Sa thuộc nước ta, Trung Cộng đã chiếm, tức là đang có tranh chấp.
Nhưng Vương Dân còn nói “trước năm 1974 không có một chính quyền nào liên tiếp cai trị nước Việt Nam đã phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền này.” Ðây là một điều hoàn toàn sai sự thật. Chính quyền Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn xác định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa, đã thành lập đài khí tượng trên một hòn đảo, nằm trong hệ thống thông tin khí tượng quốc tế. Tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, thủ tướng chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã xác nhận chủ quyền trên các đảo này và được 46 trong 51 quốc gia đồng ý. Mãi đến năm 1974, Trung Cộng mới tấn công và chiếm đóng. Viên đại sứ Trung Cộng nói như trên vì họ vẫn lừa gạt cả thế giới, nói rằng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là do khi quân Trung Cộng đến kiểm soát Hoàng Sa, thuộc lãnh thổ của họ, thì hải quân Việt Nam Cộng Hòa khiêu khích, tấn công. Nhưng Liên Hiệp Quốc vẫn còn lưu giữ hồ sơ những công hàm phản đối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 2 năm 1974.
Vương Dân còn viết rằng, “Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa (sic) thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.” Ðiều này mọi người Việt Nam biết là sai và có thể phản bác trên dư luận thế giới. Ðời nhà Nguyễn đã thành lập “đội Hoàng Sa” bảo vệ an ninh quần đảo. Năm 1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã ký sắc lệnh thành lập quận Hoàng Sa. Bà thủ tướng Ðức mới tặng cho Tập Cận Bình một bản đồ Trung Quốc cổ, in từ đời nhà Thanh, trong đó lãnh thổ Trung Quốc ở cực Nam là đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa. Thư viện lịch sử Việt Nam đang lưu giữ tập bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh xuất bản năm 1904, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.
Một cuốn sách, Compendio di Geografia (Ðịa lý thế giới) của nhà địa lý học người Ý Adriano Balbi, xuất bản lần đầu ở Livorno năm 1824, tái bản nhiều lần, xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bản còn được lưu trữ tại thành phố Torino ở miền Bắc nước Ý là bản in năm 1850 ở Livorno.
Nhưng Vương Dân còn viết thêm rằng, “Quan điểm này đã phản ảnh trong các bản tuyên bố của chính phủ họ, trong các văn kiện cũng như trong báo chí, bản đồ và sách giáo khoa.” Khi nói đến “chính phủ họ, its government,” Vương Dân chỉ có thể nói về chính quyền cộng sản đã cai trị Việt Nam từ sau năm 1975. Và cả Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lẫn phái đoàn của họ ở Liên Hiệp Quốc đã trưng ra các bằng chứng cho thấy là chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đồng ý với Trung Cộng về chủ quyền trên hai quần đảo.
Ðây là một đòn chí tử đánh thẳng vào đầu đảng Cộng Sản Việt Nam. Có thể nói Trung Cộng đã hoàn toàn bỏ rơi, không còn thương tiếc Việt Cộng nữa. Vì những bằng cớ do Bắc Kinh đưa ra chỉ chứng tỏ Việt Cộng đã bán nước. Sau khi chịu miếng đòn này, đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi là “Ðảng Phá Sản.” Ðảng Cộng Sản đã theo chủ trương kinh tế quốc doanh làm phá sản kinh tế Việt Nam. Họ đã dùng hành động man trá, làm phá sản đạo lý trong đời sống con người Việt Nam. Nay, Trung Cộng đưa thêm bằng cớ chứng tỏ Cộng Sản Việt Nam đã theo một chính sách ngoại giao phá sản hơn nửa thế kỷ, ngay từ năm 1950 khi họ ghi vào cương lĩnh đảng là theo “chủ nghĩa Mao Trạch Ðông” và đón các cố vấn Trung Cộng vào dạy họ làm cách mạng vô sản.
Ngoài bức công hàm Phạm Văn Ðồng, Trung Cộng còn dẫn chứng các bản đồ và sách giáo khoa môn địa lý do Việt Cộng xuất bản, trong đó công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo. Trong cuốn Ðịa Lý Lớp Chín, in năm 1974, bài viết về “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” có đoạn nói rõ ràng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa (sic) đến các đảo Hải Nam, Ðài loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc...” Năm 1974 cuốn sách này ra đời, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng đều còn nắm quyền cao nhất nước. Sách giáo khoa trong chế độ cộng sản do chính quyền soạn, kiểm duyệt và ấn loát. Ðầu năm 1974, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các tử sĩ Hoàng Sa hy sinh vì tổ quốc khi nước ta bị Trung Cộng tấn công.
Trong khi đó chính quyền cộng sản miền Bắc hồ hởi mô tả Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong “bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.”
Cuối cùng, làm cách nào để dân tộc Việt Nam bác bỏ được những lời ngụy biện của chính quyền Trung Cộng? Giải thích lại bức công hàm Phạm Văn Ðồng chỉ đi vào ngõ bí, nói để lòe bịp dân Việt được nhưng không thể đưa ra cãi trước tòa án và dư luận thế giới. Trung Cộng đã đưa ra quy tắc Estoppel trong luật pháp, không cho phép ai nói và làm ngược lại những điều mình đã nói hay làm trước đó, gây thiệt hại cho người khác. Cũng không thể nói rằng các sách giáo khoa và bản đồ của chế độ cộng sản đã in sai, nay xin cải chính lại. Vì guồng máy kiểm soát và duyệt y các sách giáo khoa được Ban Tuyên Giáo thi hành, do chính đảng Cộng Sản chủ trì.
Chỉ có một cách thoát ra khỏi ngõ bí này là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân tộc Việt Nam cần lập ra một thể chế chính trị mới, giống như các nước cộng sản Ðông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đã làm. Chính quyền mới tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhục nhã, xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa. Khi đó, nước Việt Nam có thể nói dõng dạc với cả thế giới rằng Hoàng Sa, Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền dân tộc Việt.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
LHQ muốn hòa giải giữa VN và TQ
Liên Hiệp Quốc nói họ sẵn
sàng trung gian hòa giải cho cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung
Quốc và Việt Nam trên Biển Đông.
Phát ngôn nhân Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric đã kêu gọi cả hai phía giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân thủ pháp luật.
Phát ngôn nhân Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric đã kêu gọi cả hai phía giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân thủ pháp luật.
Trong tuần qua, cả Bắc Kinh và
Hà Nội đều gửi văn bản bày tỏ lập trường trong tranh chấp
Biển Đông đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền với gần hết vùng biển này dựa trên một bản đồ mà họ vẽ vào giữa thế kỷ 20 với một đường biên giới ôm trọn Biển Đông và những yêu sách lịch sử mơ hồ từ hơn 1.000 năm trước.
Hôm thứ Ba ngày 10/6, Trung Quốc đã cho lưu hành ở Liên Hiệp Quốc một văn bản giải thích ‘chủ quyền lịch sử’ của họ trên Biển Đông và cáo buộc Việt Nam cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của họ một cách bất hợp pháp.
Trong khi đó, Việt Nam nói họ đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ qua.
‘TQ từ chối đàm phán’
Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền với gần hết vùng biển này dựa trên một bản đồ mà họ vẽ vào giữa thế kỷ 20 với một đường biên giới ôm trọn Biển Đông và những yêu sách lịch sử mơ hồ từ hơn 1.000 năm trước.
Hôm thứ Ba ngày 10/6, Trung Quốc đã cho lưu hành ở Liên Hiệp Quốc một văn bản giải thích ‘chủ quyền lịch sử’ của họ trên Biển Đông và cáo buộc Việt Nam cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của họ một cách bất hợp pháp.
Trong khi đó, Việt Nam nói họ đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ qua.
Trả lời hãng thông tấn Mỹ AP hôm thứ Ba ngày 10/6, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Lê Hoài Trung kêu gọi Trung Quốc dời giàn khoan và hơn 100 tàu ra khỏi khu vực đang đóng để tạo ‘môi trường đàm phán’.
Tuy nhiên Đại sứ Trung cho biết Bắc Kinh từ chối đối thoại và một mực nói rằng vùng biển đặt giàn khoan không có tranh chấp gì cả và hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ông nói Việt Nam có ‘nền tảng pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với khu vực mà Trung Quốc đặt giàn khoan’ mà ông nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ông cho biết việc Trung Quốc không chịu đàm phán là ‘khiêu khích’ và ‘gây quan ngại nghiêm trọng’.
“Chúng tôi không muốn khiêu khích trên vấn đề này,” ông nói, “Chúng tôi muốn đàm phán, đối thoại hay bất kỳ biện pháp nào giúp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.”
“Cho đến giờ chúng tôi vẫn kiềm chế nhưng dĩ nhiên chúng tôi luôn có quyền tự vệ như bất kỳ quốc gia nào khác.”
Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh sau hàng chục năm chiến tranh người dân Việt Nam mong muốn hòa bình và ‘quan hệ thân thiện với Trung Quốc’.
Về các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc gây chết người, ông nói đó là do ‘một số phần tử cực đoan’ bị kích động bởi việc Trung Quốc đặt giàn khoan và Chính phủ Việt Nam ‘rất hối tiếc’.
Ông cho biết Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp ngăn ngừa những sự việc tương tự lặp lại và rằng nhiều nghi phạm đã bị bắt giữ và truy tố.
(BBC)
Lời nhắn của Trương Duy Nhất về tình hình Biển Đông từ nhà tù Hòa Sơn ( Đà Nẵng)
Phạm Xuân Nguyên: "Từ trại tạm giam Hoà Sơn (Đà Nẵng), bằng vào những
điều nghe vọng được về hành động gây hấn của Trung Quốc trên vùng biển
chủ quyền của nước ta thời gian qua, nhà báo Trương Duy Nhất đã nhắn gửi
qua vợ con vào thăm tấm lòng yêu nước của mình bằng ý kiến dưới đây,
trong khi chờ phiên toà phúc thẩm.
Xin nhắc lại vụ án Trương Duy Nhất: Anh bị cơ quan an ninh điều tra
Bộ Công An bắt ngày 26/5/2013 tại Đà Nẵng với tội danh theo điều 258 Bộ
luật hình sự, bị đưa ra xét xử ngày 4/3/2014 tại toà sơ thẩm Đà Nẵngvới
bản án hai năm tù giam. Anh đã kháng án và sẽ ra toà phúc thẩm tại Đà
Nẵng vào sáng 26/6/2014." (Phạm Xuân Nguyên).
Trương Duy Nhất tại phiên tòa sơ thẩm |
Về vấn đề biển Đông, Trương Duy Nhất nhắn gửi mấy lời:
1) Cho tôi góp một ngọn sóng cùng muôn vàn ngọn sóng sục sôi, căm giận
của công dân nước Việt, để nếu cần sẽ biến thành những Bạch Đằng, Đống
Đa, Chi Lăng trên biển.
2) Với những người giữ cương vị lãnh đạo quốc gia, ta luôn kêu gọi quá
nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào hỏi ngược lại ở ý thức nguyên
thủ. Được lòng dân hay mất lòng dân thể hiện rất rõ ở những thời khắc
như thế này. Biện pháp đấu tranh kiên quyết, khôn khéo hay mềm mỏng,
nhưng chung quy lại đừng hèn với giặc mà ác với dân.
3) Với các sử gia, nhân sĩ trí thức, nhà báo, nhà văn, ... những lúc như
thế này cần lên tiếng mạnh mẽ. Không những lên tiếng mà còn phải ghi
chép chi tiết, trung thực để con cháu đời sau phân biệt được ai là Trần
Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung; còn ai là Trần Ích Tắc,
Lê Chiêu Thống.
Trương Duy Nhất
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét