Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Nga chuyển trục sang hướng Đông

Chính trị – Xã hội

Đan Mạch giảm ODA cho Việt Nam  -(RFA)   —  Chuyên gia: Bản đồ chỉ là cơ sở tối thiểu để đòi chủ quyền ở Biển Ðông  -(VOA)
Biển Đông: Trung Quốc phủ nhận xây dựng sân bay trên rạn san hô tranh chấp   -(Bizlive)   >>>  Báo Nga: Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu tình hình Biển Đông    >>>   Báo Trung Quốc ví tập trận với Mỹ như “cuộc phiêu lưu đi sâu vào hang cọp”
Biển Đông nóng: Giàn khoan di chuyển, Mỹ bảo rút ngay   -(ĐV)    >>>   PTT Phạm Bình Minh:VN đang xác minh TQ xây đảo nhân tạo     >>>  Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295
Giàn khoan Hải Dương-981 – toan tính và hệ quả trên Biển Đông – Phần 2   -(DT)   >>>   Trung Quốc áp dụng chiến thuật “3 cuộc chiến” ở Biển Đông   >>>     Sinh viên góp sức xây cột mốc Trường Sa trong khuôn viên trường
Về việc Trung Quốc vu khống Việt Nam: Trò xảo quyệt để gỡ thế bí  -(DV)
Trung Quốc điều oanh tạc cơ, khu trục hạm ép Việt Nam không được kiện  -(GDVN)   >>>  Tại sao Trung Quốc đột ngột giở giọng “quốc tế hóa” vụ giàn khoan 981?   >>>   Hiến tàu cá bị đâm chìm để tố cáo tội ác của Trung Quốc   >>>   Vụ giàn khoan 981, NSƯT Hồng Ánh: Có kẻ chà đạp lên tình yêu Tổ quốc
Trung Quốc tự làm khó mình  -(NLĐ)   >>>   Bẻ gãy “3 mặt trận” của Trung Quốc
Cấm nhà thầu quốc doanh đấu thầu mới ở VN, TQ sử dụng lá bài kinh tế?  – (Seatimes)
Bán vé số có thu nhập cao: Bộ trưởng Giàng Seo Phử... nói đùa?
Đăng ký xe máy điện: Soạn luật “trên mây”, đánh đố dân    -(ĐV)   >>>   Đường sắt khổ 1m: “Bộ đường sắt” lạc hậu hơn 100 năm
  Em muốn lấy chồng Hàn Quốc vì ở đây cuộc sống của em tồi tệ quá. Sang bên đó em sẽ có cuộc sống sung sướng hơn, có thể kiếm được nhiều tiền cho mẹ trả nợ hơn.   -(DV)
Lấy nhà dân cấp cho… cán bộ -(NLĐ)   >>>   Đìu hiu trạm cân xe

NHƯỜNG NHỊN: MỘT CÁCH ĐẦU HÀNG  -(Nguyễn hưng Quốc FB)
Bấn? Hèn? Yếu? Cỡ nào?  -(Đinh tấn Lực)
Quốc hội không nóng…  -(Quechoa)
Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (cập nhật: 1030 người ký)  -(Boxitvn)
Không để tiến sĩ luật gia lo bò trắng răng về pháp lý Biển Đông! -(Boxitvn)
Có sẽ bị “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông? -(Boxitvn)
TOTEM SÓI LIÊN QUAN GÌ ĐẾN “TRỖI DẬY HÒA BÌNH” VÀ “TRUNG HOA MỘNG”? -(Boxitvn)
PHẢI TẨY NÃO TRẠNG CỦA AI TRƯỚC? -(Boxitvn)
“Cần có sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông”  -(Boxitvn)  –  Bài sau đây có nội dung quen thuộc trên các diễn đàn lề trái. Cái lạ là nó xuất hiện trên tờ Tạp chí Cộng sản – “cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đảng đã “tự diễn biến” đến mức này sao? Đừng tưởng bở: Chỉ sau vài ngày, nó đã bị gỡ bỏ. Đó là biểu hiện của sự ngập ngừng trong quan điểm đối ngoại về vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn dân: Đối phó như thế nào đối với Trung Quốc ở Biển Đông? Rõ ràng trong giới lãnh đạo, vẫn chưa dứt khoát quan điểm “thoát Trung”, khẳng định phải dựa vào những quốc gia dân chủ để tìm con đường bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, và hơn thế nữa, để thoát khỏi vũng lầy hiện tại, đưa đất nước tiến lên.

Chiến thuật linh hoạt trong chiến lược kiên định  -(Bùi Tín -VOA)

Nguyễn Ngọc Già – Snowpiercer, bộ phim không chỉ dành riêng cho người cộng sản  -(DL)
Đơn tố cáo Công an Đồng Nai về hành vi bắt giữ người trái phép, vi phạm luật tố tụng và khám xét nhà tuỳ tiện -(DL)
J.B Nguyễn Hữu Vinh – Cóc chết, giải mã những cuộc than khóc của bầy cừu -(DL)
Phó Ngoáy – Bầu Kiên – con chó và kẻ đi săn -(DL)
Nguyễn Thanh Giang – Bộ trưởng Quốc Phòng chống lại Thủ Tướng? -(DL)

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 1)   -(DLB)  >>>  Câu chuyện thế nào là yêu nước?   >>>   Dàn khoan HD981 làm em sáng mắt sáng lòng

“Nam nhân bắc hướng”: Đừng nghĩ dân VN ngu mà đánh lừa!  -(DLB)


LHQ hoan nghênh chủ trương của Việt Nam giải quyết vấn đề Biển Đông  -(VOV)   >>>    Thế giới ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế   >>>   Chủ tịch Quốc hội: Làm ăn với Trung Quốc, thua thì hai bên cùng thua
Liên hiệp quốc muốn hòa giải Việt – Trung về biển Đông  -(VnEc)   >>>   -“Việt Nam không vay mượn nhiều của Trung Quốc”   >>>   Đảo nhân tạo, “vũ khí mới” của Trung Quốc trên biển Đông
“Trung Quốc tuyệt tình, từ chối đối thoại cấp cao với Việt Nam”  -(GDVN)  >>>   Hoàn Cầu thời báo đăng bài sặc mùi hiếu chiến, dọa dùng vũ lực   >>>    Giận Mỹ, tướng lĩnh Thái Lan nghiêng qua Trung Quốc     >>>  Nếu ASEAN không cùng phản đối TQ, mọi việc sẽ trở thành quá muộn
Trung Quốc đang tìm cách dỗ ngọt Philippines?  -(TN)
Bộ trưởng Tư pháp: Hệ thống pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới  -(VOV)
Tự do ngôn luận đang bị tấn công ở Đông Nam Á  -(Phiatruoc)   >>>   Nga chuyển trục sang hướng Đông
Củng cố chế độ pháp trị trên biển  -(DCVOnline)

Kinh tế

Doanh nghiệp bia lãi lớn, từ vài trăm đến nghìn tỷ đồng  -(GDVN)   —   Hoa quả Trung Quốc đột nhiên dừng thông quan vào Việt Nam  -(KT)
Công ty Cảng Vũng Rô tuồn vốn cho công ty sân sau  -(PLTP)  >>>   Cắt giảm 40% thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư
Gió Chướng Từ Trung Quốc   -(RFA)  -Hôm Thứ Tư 11 Tháng Sáu, Ngân hàng Thế giới vừa công bố tại thủ đô Washington một báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế thế giới, với những điều chỉnh bi quan hơn cho các nền kinh tế đang phát triển trong suốt năm 2014.

Thế giới

Chủ tịch Hạ viện: Dân Mỹ ít an toàn hơn sau vụ trao đổi Bergdahl  -(VOA)   >>>   Nga lấy lòng người Hồi giáo ở Crimea   >>>  Công ty Mỹ: Quân đội Trung Quốc tiếp tục các hoạt động tin tặc    >>>   Hoa Kỳ: Các phần tử nổi dậy ở Iraq là mối đe dọa cho Trung Đông
Nhật Bản phản đối Trung Quốc xin LHQ ghi nhận vụ thảm sát Nam Kinh  -(VOV) – Có ghi nhận luôn thảm sát Thiên an Môn không.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Đại biểu lo ngại càng lên lớp cao, đạo đức học sinh càng giảm  -(VOV)   >>>   Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận bệnh thành tích của ngành Giáo dụcDân đòi đo nồng độ cồn của CSGT vì phát hiện hơi men  -(Dân trí)
Một thanh niên treo cổ tự tử trên đèo Mang Yang  -(NLĐ)   >>>  Được chở đi cấp cứu, ra tay cướp xe   >>>   Than nghèo khổ, con bạc xin nộp phạt 350 triệu đồng

Nga chuyển trục sang hướng Đông

DENVER – “Trục châu Á” của Hoa Kỳ, một quá trình tương đối khá tế nhị mà ngay cả tên gọi cũng đã được thay đổi thành “tái cân bằng” để tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào ở châu Âu, hiện nay dường như có thêm đối thủ khi Nga chuyển hướng sang khu vực này. “Trục châu Á” của Nga không phải là chính sách mới nhưng để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong mối quan hệ giữa Nga với Hoa Kỳ và châu Âu thì chính sách này dường như ngày càng trở nên thiết thực hơn.
Putin trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: AFP
Putin trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã quan tâm đến khu vực có nhiều tài nguyên ở vùng Siberia và nền kinh tế sôi động ở Đông Á. Đối với Nga, các nước châu Á – đặc biệt là Trung Quốc – có thể mang lại nhiều triển vọng trong mối quan hệ với Điện Kremlin. Không nước nào trong khu vực Đông Á có kế hoạch xem xét tính tình của Putin, ngoại trừ cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, và hầu hết trong số họ cũng chẳng mấy quan tâm đến việc Putin là loại người như thế nào. “Kinh doanh chỉ là kinh doanh” như Đặng Tiểu Bình đã dạy chúng ta.

Chắc chắn, việc đàm phán qua lại nhiều lần giữa Trung Quốc và Nga trong vụ mua bán khí đốt là một ví dụ. Ở phương Tây, khí đốt của Nga được đưa vào các cuộc thảo luận mang tính chính trị rộng hơn – đặc biệt nhiều nước buộc phải phụ thuộc vào Nga và Điện Kremlin lâu nay sử dụng đòn bẩy này để đe dọa cả khu vực châu Âu. Trên thực tế, mối quan hệ Nga–châu Âu dựa trên các thỏa thuận khí đốt đã được thảo luận trong giới chính sách đối ngoại và an ninh phương Tây cách đây 30 năm. Ngược lại đối với Bắc Kinh, các vấn đề quan trọng duy nhất dường như là số lượng, giá cả, và các đường ống dẫn dầu phải nằm gần các khu vực công nghiệp cũng như khu trung tâm của người tiêu dùng Trung Quốc.

Cho đến gần đây, quan hệ giữa Điện Kremlin và phương Tây ngày càng trở nên xấu hơn, chưa kể đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraina, nên việc Nga chuyển trục sang châu Á đã trở thành một động thái quá rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn đặt câu tại sao Nga đã không thúc đẩy chính sách này sớm hơn. Trung Quốc không bao giờ đặt câu hỏi về các quyền chính trị và nhân quyền với các đối tác kinh doanh của họ, và Nga cũng chẳng bao giờ muốn trả lời về những chủ đề này. Quá hoàn hảo.

Tuy nhiên, cảnh quan – và cả cảnh biển ở khu vực Đông Á – quá rộng lớn và đang nhanh chóng chuyển đổi. Và Putin có khả năng tìm thấy kỷ nguyên của việc “kinh doanh chỉ là kinh doanh” ở khu vực Đông Á đã đi đến hồi kết. Trung Quốc hiện đang bị bao vây bởi các xung đột chính trị nội bộ mà đôi lúc Ukraina có thể lấy làm một ví dụ để so sánh, và tìm cách cải thiện xung đột nội bộ thường không luôn dành cho những kẻ yếu tim. Tỉnh bất ổn ở miền Tây Trung Quốc, căng thẳng dân sự – quân sự, vấn đề môi trường, và các vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng với các nước láng giềng khiến nước này không phải là một đối tác kinh tế dễ dàng như Putin nghĩ.

Hiện nay Putin không quan tâm nhiều đến các vấn đề của Trung Quốc ở Đông Nam Á, ngược lại Trung Quốc cũng không đặt nặng các vấn đề của Putin ở Đông Âu. Nhưng ngoại trừ nước láng giềng Hàn Quốc thì hầu hết các mối quan hệ khác của Trung Quốc ở trong khu vực đều bị chệch hướng. Quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những nước lân cận, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam, đã xuống cấp nhanh chóng vì các vụ tranh chấp chủ quyền tở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lâu nay thường tôn kính kiểu tư duy chiến lược dài hạn nên họ có thể bị áp đảo bởi sự kết hợp giữa sự bất ổn trong công chúng và các tổ chức, và vì vậy họ không còn đó khả năng để đưa Trung Quốc vào một tương lai sáng lạng hơn.

Putin sẽ tìm đến Trung Quốc như một nước chỉ chuyên về kinh doanh và việc này có thể sẽ rất khó. Việc này bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố và một trong số đó là môi trường. Nga sẽ không muốn đối phó với các cuộc thảo luận về môi trường trong dự án Đường ống Keystone, nhưng các vấn đề này dường như đã được bén rễ rất sâu vào suy nghĩ của công chúng Trung Quốc.

Putin có thể bằng lòng với vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina vì tất cả các dấu hiệu cho thấy ông cố gắng sửa đổi một quá trình lịch sử có nhiều sai lầm. Tuy nhiên, đối với một nhà lãnh đạo thế giới vốn là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Putin không quan tâm đến trách nhiệm quốc tế của mình, và các sử gia sẽ đánh giá ông ấy một cách phù hợp nhất.

Kết quả là, trong phần tư thế kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa số các “cường quốc” chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay. Khả năng để làm việc với nhau về các vấn liên quan đến an ninh khu vực và toàn cầu – ví dụ như cuộc khủng hoảng ở Syria hoặc biến đổi khí hậu – đã trở nên tồi tệ hơn trong một thập kỷ qua. Và hiện nay Putin dường như đang muốn gia tăng gấp đôi xu hướng này và tạo ra một trục Trung-Xô theo kiểu mới.

Tuy nhiên, đối với tất cả các vấn đề hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt thì dường như nước này sẽ không quan tâm về đường lối của Putin. La bàn cho cuộc hành trình của Trung Quốc rõ ràng vẫn chỉ muốn hướng đến việc hội nhập quốc tế. Nhưng mặc dù các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải đối mặt với bất cứ điều gì đi chăng nữa thì họ cũng nên nắm lấy cơ hội để vượt dậy. Và điều đó có nghĩa kêu gọi Putin hãy giữ riêng tầm nhìn vĩ đại cho riêng một mình ông ấy.

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Christopher R. Hill, Project-Syndiate
__________

Christopher R. Hill là cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á. Ông cũng từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên của Hoa Kỳ ở Kosovo, đồng thời là chuyên viên đàm phán trong Hiệp định Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ năm 2005 đến 2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel thuộc Đại học Denver.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét