Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vụ án Bầu Kiên: Tại sao ông Phạm Trung Cang được Viện KSND Tối Cao đình chỉ điều tra?

Vụ án Bầu Kiên: Tại sao ông Phạm Trung Cang được Viện KSND Tối Cao đình chỉ điều tra?

BTV: Có một số chi tiết trong bài chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, do đó xin độc giả tham khảo bài viết này với sự dè dặt cần thiết.
 
Sau vụ Dương Chí Dũng, nhân dân và toàn ngành kiểm sát, công an, tòa án đang mong chờ phát đạn thứ 2 đã lên nòng nhắm vào “đại án” liên quan đến Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn, thì bất ngờ, ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang (nguyên sáng lập viên, Phó Chủ tịch ngân hàng TMCP Á Châu - ACB) – một trong các can phạm trực tiếp của vụ án với lý do “Ngày 31-12-2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận”(?!). Thực hư vụ việc này như thế nào? Là những cán bộ, đảng viên ngành kiểm sát trực tiếp tham gia vào vụ án này, chúng tôi hiểu rõ những khuất tất trong đó mà không phải ai cũng biết.
Phạm Trung Cang và con đường phạm tội

Phạm Trung Cang là một trong những lãnh đạo lâu năm của ACB và là 1 trong 6 thành viên của Hội đồng sáng lập; từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của ACB và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2011. Ông cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc từ năm 1999 đến năm 2001. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.
hoi-dong-sang-lap.png

Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB

Tháng 4/2011, ông Cang từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch ACB để giức chức vụ Phó Chủ tịch Eximbank. Trước khi rời khỏi ACB, ông Cang và gia đình nắm giữ 1,2% cổ phần của ngân hàng này. Tại Eximbank, ông Cang vẫn là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Eximbank, với tổng số vốn của nhiều pháp nhân thuộc ACB chiếm giữ 10% vốn điều lệ của Eximbank.

Theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì sau khi rời khỏi HĐQT ACB ông Cang vẫn là thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ngân hàng này.

Chiều 27/9/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố việc khởi tố 4 bị can, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165 BLHS). Các bị can gồm Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB). Về diễn biến vụ án, cơ quan điều tra cho biết: trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP.HCM và Hà Nội đã bị khởi tố, đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng ACB số tiền 718,9 tỷ đồng. Để xảy ra hậu quả này, theo cơ quan điều tra, có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB đã ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định. Trong đó, có việc gửi tiền vào VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7% - 8%/năm, toàn bộ khoản tiền gần 719 tỷ đồng đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Cơ quan điều tra cũng xác định, 4 nhân vật Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB) là đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về tội này, nên đã khởi tố bị can đối với cả 4 người.

Vụ án đã làm xôn xao dư luận, thể hiện quyết tâm của Đảng và các cơ quan chức năng nhằm làm trong sạch, lành mạnh hệ thống ngân hàng, bảo đảm an ninh tiền tệ, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Đại án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn đã kết thúc giai đoạn điều tra, đang được gấp rút hoàn thành hồ sơ tố tụng chuẩn bị đưa ra xét xử vào đầu năm 2014 sắp tới thì bất ngờ lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang – tay chân đắc lực của Nguyễn Đức Kiên, đồng thời là một trong 4 nhân vật có liên quan trực tiếp đến sai phạm của ACB với lý do “Ngày 31-12-2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận”(?!).

Những nhân vật chính và kế hoạch chạy án “xâm thực”

Người chủ sự âm mưu chạy án là hai người đàn bà đầy “quyền lực” phía sau Nguyễn Đức Kiên: Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) và Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên), dù có liên quan trực tiếp đến các sai phạm của Kiên thông qua các hợp đồng “ủy thác đầu tư”, nhưng lách qua các kẽ hở của pháp luật, hai người đàn bà này đã thoát vòng lao lí.

nguyen-duc-kien-dang-ngoc-lan.png

Nguyễn Đức Kiên và vợ - Đặng Ngọc Lan
Ngay sau khi Kiên bị bắt, Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương đã móc nối với một nhân vật cao cấp trong Viện Kiểm sát là bà Ngay sau khi Kiên bị bắt, Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương đã móc nối với một nhân vật cao cấp trong Viện Kiểm sát là bà Lê Thị Tuyết Hoa (Vụ trưởng Vụ 1A - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội). Trong ngành kiểm sát ai cũng biết bà Hoa là tay chân thân tín, túi khôn kiêm “túi tiền” của ngài Viện phó Nguyễn Hải Phong (“Phong gió”). Dù không có thẩm quyền trực tiếp trong vụ Nguyễn Đức Kiên, nhưng bà Hoa đã đóng vai trò làm cầu nối, trung gian giữa nhóm Đặng Ngọc Lan và Viện phó Nguyễn Hải Phong trong vụ chạy án tưởng chừng như “nhiệm vụ bất khả thi” cho Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn. 

le-thi-tuyet-hoa.png

Bà Lê Thị Tuyết Hoa – Vụ trưởng Vụ 1A, VKSNDTC

Ông Nguyễn Hải Phong là người đã vạch ra kế hoạch chạy án “xâm thực”, theo đó, muốn Nguyễn Đức Kiên thoát tội thì Đặng Ngọc Lan phải chấp nhận khoản “chi pháp lý” lên tới hàng chục triệu USD để toàn bộ các nhân vật liên quan: Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang phải được trắng án thì Kiên mới có cơ hội rũ sạch tội danh, đổ mọi tội lỗi lên đầu “cơ chế” xây dựng luật của Quốc hội và việc quản lý, điều hệ thống của NHNN và Chính phủ.

Như dư luận đã biết, nhân vật đầu tiên được gỡ tội trong vụ này là Phạm Trung Cang. Chính Hoa là người đã “nghiên cứu” và tìm ra một kẽ hở mong manh, đó là luật Các Tổ chức Tín dụng (số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011. Một ý tưởng “táo bạo” do Hoa nghĩ ra và được “Phong gió” chấp nhận bắt nguồn từ việc Phạm Trung Cang khi bị truy tố đã được “yêu cầu” thảo đơn từ nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank. Từ ý tưởng này, ngay lập tức, một “tờ giấy tay” không hơn không kém có nội dung “đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB” được Cang viết tay và “ký ngược thời gian” vào thời điểm 31/12/2010, tất nhiên, dưới sự phù phép của ngài “Phong gió” thì mọi thủ tục pháp lý đều hoàn hảo, nhanh chóng như biệt danh của ngài. Đây chính là “cơ sở” để ngày 12/12/2013, VKSNDTC đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang – một bất ngờ gây xôn xao dư luận và ngay cả các thành viên chuyên án trong liên ngành Công an – VKSTC – TANDTC và thế là ông Cang đã chính thưc thoát mọi tội danh?!

nguyen-hai-phong.jpg

Trưởng ban cải cách Tư pháp TW Trương Tấn Sang trao quyết định Phó viện trưởng cho Nguyễn Hải Phong ngày 04/4/2012
Thực tế, ông Phạm Trung Cang đến ngày 26/4/2011 mới được “miễn nhiệm” chức danh Phó Chủ tịch HĐQT ACB để qua “đặc trách” Eximbank, nơi nhóm Nguyễn Đức Kiên đang nắm 10% vốn điều lệ. Cũng theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì dù đã rời khỏi HĐQT nhưng Phạm Trung Cang vẫn thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB.
bctc-acb-2011.png

Trích báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của ACB: Báo cáo ghi rõ ông Phạm Trung Cang được miễn nhiệm tại thời điểm 26/4/2011, sau gần 4 tháng khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2011)

Toán tính tiếp theo và mục tiêu cuối cùng của nhóm lợi ích

Sau khi “chạy” trót lọt cho Phạm Trung Cang, nhóm Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thúy Hương, Nguyễn Hải Phong và Lê Thị Tuyết Hoa đã lên kế hoạch tiếp theo: “Giải cứu Trần Xuân Giá”. Cũng theo kế hoạch toàn cục, các “chuyên gia” của VKS sẽ tìm mọi kẽ hở luật pháp để có thể “lách” đồng thời ngụy tạo thêm các bằng chứng để gán mác “ngoại phạm” cho Trần Xuân Giá. Để tạo dư luận, hiện nay các “bồi bút” của báo Người cao tuổi, Pháp luật Tp HCM đã bắt đầu vào cuộc cho toan tính tiếp theo của nhóm này để nhắm đến mục tiêu cuối cùng là gỡ án cho Nguyễn Đức Kiên.

Gần hai năm trước, tập thể chúng tôi cũng đã có đơn gửi Ủy ban Kiểm tra TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng về các sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của ông Nguyễn Hải Phong (ông Phong đã “bỏ quên” hàng loạt vụ trọng án, hồ sơ tại VKS còn ghi rõ), vụ đề đóm, hụi hè của bà Nguyễn Thị Minh Tâm (vợ ông Phong, hiện công tác tại Sở Y tế Hà Nội) và việc ông Phong dùng các khoản tiền chạy án để chạy chức Tỉnh ủy viên Hà Tây. Lá đơn đã chìm vào quên lãng, không một phản hồi và dù vướng hàng loạt các sai phạm, ông Phong tiếp tục nhanh chóng leo lên Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, đó cũng là nguyên nhân mà toàn Viện Kiểm sát đặt cho ông bí danh “Phong gió”.

nguyen-hoa-binh.jpg

Viện trưởng VKS Tối cao Nguyễn Hòa Bình có liên quan đến vụ chạy án Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang và đồng bọn?

Trước những hành vi chạy án trắng trợn của ông Nguyễn Hải Phong, bà Lê Thị Tuyết Hoa, kính đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW, đặc biệt là Ban Nội chính TW vào cuộc điều tra, xử lý trước pháp luật. Ngoài ra, cần làm rõ liệu có sự tiếp tay của Viện trưởng VKS Nguyễn Hòa Bình hoặc các nhân vật cao cấp hơn trong BCT? Liệu có sự “đồng thuận” nào giữa VKS và BCA để “giơ cao đánh khẽ” vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn?

Hà Nội ngày cuối năm 31/12/2013
Tập thể cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát

Dương Chí Dũng thoát án tử nếu bồi thường 5 tỉ đồng?

Khi mới nghe qua thông tin này, nhiều người (trong đó có cả giới luật sư) cho rằng đó chỉ là trò đùa không có thật. Ấy vậy mà nó được quy định hẳn hoi trong một nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Điều khoản trong nghị quyết này hướng dẫn "cứu nguy" cho tội phạm tham ô đáng lẽ bị tuyên tử hình nhưng có thể được giảm xuống tù chung thân hoặc tù có thời hạn đến nay vẫn còn hiệu lực.

Điều khoản hướng dẫn "cứu nguy" đó là Điểm 4 Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15.3.2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn Điều 278 Bộ luật Hình sự về tội tham ô tài sản. Nội dung điều khoản này cụ thể như sau: 
Dương Chí Dũng thoát án tử nếu bồi thường 5 tỉ đồng?


Chiếm đoạt 3 tỉ trở lên: Tử hình
Theo Khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo tiểu mục 4.1 của Nghị quyết 01, khi áp dụng Điểm a Khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự về tội tham ô tài sản cần chú ý:

Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:

- Xử phạt 20 năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng.

- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng.

- Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 3 tỉ đồng trở lên.

Nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn: Chỉ phạt tù chung thân

Tiểu mục 4.2 của nghị quyết hướng dẫn trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn mức án được hướng dẫn nêu trên như sau:

- Xử phạt tù từ 15 năm đến dưới 20 năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng (trường hợp này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ).

- Xử phạt 20 năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng.

- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 3 tỉ đồng trở lên.

Nhiều tình tiết tăng nặng hơn: Chiếm đoạt 1 tỉ cũng bị tử hình

Theo tiểu mục 4.3 của nghị quyết, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ xét thấy cần tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nặng hơn mức án nêu ở tiểu mục 4.1 như sau:

- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng.

- Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 1 tỉ đồng trở lên.

Tự nguyện bồi thường 5 tỉ sẽ thoát án tử?

Đặc biệt, tiểu mục 4.4. Nghị quyết 01 mở ra một hướng "cứu nguy" cho tội phạm tham ô thoát án tử. Theo đó, trường hợp tại các tiểu mục 4.1 và 4.3 thì người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt… của người phạm tội đã bồi thường thay cho người phạm tội) thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tùy vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn.

Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt nếu:

- Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

- Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt… của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn… đến mức tối đa)".

Văn bản này do Chánh án Trịnh Hồng Dương khi xưa đã ký.

Liệu Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc có dùng tiền để thoát án tử?

Chiếu theo Nghị quyết 01 năm 2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, nếu Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc hoặc thân nhân của hai bị cáo này mà bồi thường 5 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng (số tiền mà tòa tuyên buộc hai bị cáo phải bồi thường do tội tham ô) thì nhiều cơ hội hai bị cáo đầu vụ trong đại án Vinalines sẽ thoát án tử và giảm xuống còn tù chung thân (nếu bồi thường 5 tỉ), hoặc có khi giảm xuống tù có thời hạn (20 năm tù, nếu bồi thường hết 10 tỉ đồng).

Tuy nhiên, do hai bị cáo Dũng và Phúc đều không thừa nhận đã phạm tội tham ô, nên bản thân hai bị cáo này khó mà tự nguyện bồi thường số tiền nêu trên. Dù vậy, thân nhân của hai bị cáo (cha mẹ, vợ con, anh em...) vẫn có quyền tự nguyện bồi thường thay và khi đó hai bị cáo này vẫn được hưởng sự ân giảm nêu trên.

Vấn đề là Nghị quyết 01 hướng dẫn "khi áp dụng Điểm a Khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự về tội tham ô tài sản, nghĩa là việc áp dụng này phải trong quá trình xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Hiện giờ Dương Chí Dũng đã kháng cáo, nếu bị cáo này chịu nộp tiền (dù không nhận tội tham ô) theo mức nêu trên hoặc thân nhân bị cáo tự đi nộp, thì sẽ được xem xét giảm án ở cấp phúc thẩm.

Riêng Mai Văn Phúc chưa có đơn kháng cáo. Nếu hết thời hạn kháng cáo mà bị cáo này vẫn không kháng cáo thì không rõ việc nộp tiền sau khi án có hiệu lực có được xem xét hay không, vì Nghị quyết 01 không đề cập đến.
Tiểu Ngọc
  (Một thế giới) 

Bộ Chính trị bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

(VTC News) - Chiều 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chuyên trách và ba Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm.

Ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị tới dự và trao quyết định này.


Bộ Chính trị bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định.
Theo quyết định của Bộ Chính trị, các ông Lê Vĩnh Tân (sinh năm 1958 tại Đồng Tháp), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp; Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo (sinh năm 1963 tại Thái Bình), Ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ba đồng chí được Bộ Chính trị, Ban Bí thư bổ nhiệm Phó trưởng Ban kiêm nhiệm gồm: Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Thạc sỹ Kinh tế Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương.

Bộ Chính trị bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tặng hoa chúc mừng các vị trí mới của Ban

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Lưu Hải nhấn mạnh: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương mong muốn các đồng chí mới được bổ nhiệm sẽ cùng với tập thể lãnh đạo và cán bộ Ban Kinh tế Trung ương phát huy hơn nữa năng lực, trí tuệ của mình, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức để làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho Đảng những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Bế mạc buổi lễ, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chúc mừng các vị trí mới và tin tưởng các đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Thanh Liêm

Về binh thư của Tướng Nguyễn Chí Thanh


Việt Nam tổ chức nhiều lễ kỷ niệm nhân 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhân vật chính trị - quân sự cao cấp của miền Bắc thời chiến tranh Việt - Mỹ.

Ngoài việc đăng các bài báo từ trong tháng 12 đánh giá ông Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa làm lễ nhận tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở trường học mang tên ông tại huyện Quảng Điền.

Buổi lễ hôm 30/12/2012 tại đây đã có mặt con trai ông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Thượng tướng đã hồi hưu, ông Lê Khả Phiêu.

Ba hôm trước, một phái đoàn các tướng lĩnh thuộc Bộ Quốc phòng, do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, đã dự lễ kỷ niệm ông Nguyễn Chí Thanh tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Sinh ngày 1/1/1914, ông được cho là một trong các 'kiến trúc sư' của cuộc chiến tranh từ phía miền Bắc nhằm tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa và đẩy quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam.
'Binh thư đánh Mỹ'

Theo cựu Đại tá Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân nhưng nay đã cư trú chính trị tại Paris, ông Nguyễn Chí Thanh có tiếng là đã lập ra 'Binh thư đánh Mỹ' cho quân đội miền Bắc.

Ông Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967 trước khi xảy ra các trận đánh quyết định với quân đội Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng được coi là đã hoạch định ra chiến lược quân sự cho Hà nội.

Ông Bùi Tín nói vốn là một cán bộ chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh đã "lao vào nghiên cứu quân sự" và trở thành chiến lược gia của Hà Nội:
"Công của Nguyễn Chí Thanh lớn lắm...Ông kết luận rằng có khả năng đối chọi, đối đầu và còn có thể thắng Mỹ"

"Ông đã lao vào tổng kết chiến lược, đúc kế́t từ các trận chiến,"

Đối với quân đội Bắc Việt Nam, "công của Nguyễn Chí Thanh lớn lắm. Binh thư chống Mỹ là do Nguyễn Chí Thanh tổng kết," ông Bùi Tín nhận định khi nói về một loạt tướng lĩnh hai miền Nam Bắc.

Điều quan trọng hơn cả, theo ông Bùi Tín trả lời BBC trong một dịp đến London tháng 10/2013 là các kết luận của Tướng Nguyễn Chí Thanh đem lại sự tự tin cho quân đội miền Bắc rằng họ "có khả năng đối chọi, đối đầu và còn có thể thắng Mỹ".

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, bắt đầu có thêm các ý kiến ở Việt Nam, trong giới sử gia và giới quân sự, nêu ra vai trò quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc chiến.

Các tài liệu Phương Tây cũng cho rằng giữa hai người có sự cạnh tranh quyền lực với ý kiến nói ông Nguyễn Chí Thanh "thiên về phía Đảng" và có thể "thân Trung Quốc hơn".

Tuy nhiên, những điện tín Hoa Kỳ được giải mật sau cuộc chiến nhấn mạnh đến vai trò trọng yếu trong công tác chỉ huy và tổ chức các lực lượng cộng sản tại miền Nam Việt Nam của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Phía Mỹ tin rằng sự vắng mặt nhiều tháng của ông Nguyễn Chí Thanh tại miền Bắc chỉ có thể được giải thích bởi "các hoạt động của Tướng Thanh ở miền Nam".

Trong một điện tín gửi ngày 10/7/1967 về cái chết của ông, phía Mỹ coi đó là "sự tổn thất lớn cho Bắc Việt" và đánh giá "vai trò của Tướng Thanh với Việt Cộng có thể so sánh như vai trò của Đại tướng Westmoreland với quân lực Việt Nam Cộng Hoà".

Họ cũng cho rằng ông "trên thực tế đã chỉ huy toàn bộ các hoạt động của lực lượng cộng sản ở Nam Việt Nam".
Hôm 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. (BBC)

Vạch mặt những “casino thu nhỏ” giữa Thủ đô

Trò chơi xèng đang bị “thả nổi” và ngày càng phát triển mạnh mẽ khắp các hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô, nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý.
Trò chơi đội lốt cờ bạc

Các ngõ, hẻm như ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa, ngõ 58 đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy... có rất nhiều máy đánh xèng ở các quán trà đá.

Trò chơi này "móc túi" người chơi bằng cách đưa 10.000 đồng được 10 đồng xu. Mỗi đồng xu tương đương 10 điểm, nhưng bỏ tất cả 10 đồng xu vào máy và ấn nút, máy chạy chỉ được khoảng 1 phút là hết tiền (điểm). Nếu người may mắn lắm thì được 2 phút. 

2 chiếc máy xèng ở ngõ 322 đường Mỹ Đình, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đang chờ khách đến chơi.
Để hiểu rõ hơn về quy luật của trò chơi cờ bạc ẩn nấp dưới dạng chơi xèng, phóng viên tiếp cận với 1 nhóm thanh niên đang đánh xèng ở ngõ 322 đường Mỹ Đình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm rồi sau đó là ngõ 9 đường Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 
Tại 2 điểm vừa nêu, phóng viên nhận thấy có rất nhiều thanh niên chen chúc nhau bên chiếc máy xèng, dõi mắt theo vòng quay sáng đèn xanh đỏ, có lúc mắt sáng lên vì "trúng cửa", có lúc lại thất vọng, cay cú, tiếp tục móc tiền mua những đồng xu nhét vào những chiếc máy để hòng thu lại “khoản ngân sách” đã mất mà không cần suy nghĩ. 
Đa số máy đánh xèng đều được đặt ở trong các con ngõ, hẽm nơi có nhiều thanh niên, đặc biệt là sinh viên thuê trọ. Chiếc máy xèng to bằng chiếc ti vi 19 inch bao gồm 8 cửa: 4 cửa lớn, 4 cửa nhỏ; mỗi cửa lại chia ra cửa to và cửa con. 
Dễ chơi nên hàng ngày có rất nhiều người “đốt tiền” qua những “vòng quay số phận” mà không cần suy nghĩ ngày mai sẽ ra sao. 
Đây là 2 máy đánh xèng ở ngõ 9 đường Cốm Vòng. Đang chơi nhưng thấy chụp ảnh nên nhiều người né đi nơi khác.
Đang chơi xèng ở ngõ 9 đường Cốm Vòng, Lê Văn Hoàng (23 tuổi, SV trường ĐH Thương Mại) cho biết: "Trò chơi này dễ lắm anh ơi, mấy hôm trước em toàn ăn. Nhưng hôm nay, đen hay sao ấy, em toàn thua. Bao nhiêu tiền bố mẹ gửi phục vụ ăn học trong tháng em "nướng" hết vào máy xèng rồi”. 
Ngay bên cạnh Hoàng là sinh viên Nguyễn Văn Linh (22 tuổi, ở Hòa Bình, cùng trường với Hoàng) nói: "Ban đầu, máy nó cho thắng để câu khách đó thôi, chứ thắng làm sao được máy hả anh. Bạn em (Hoàng - PV) nó cố "cày" trả nợ, nhưng có thấy trả được nợ đâu, toàn thua, nợ chồng nợ anh ạ. Nhiều lần em khuyên bạn ấy thôi đừng chơi nữa nhưng nó không nghe, vẫn cố".
Theo quan sát, trong nhóm bạn của Hoàng đang chơi xèng rất căng thẳng, thi thoảng lại có tiếng vọng “Đen quá lại mất rồi, bực hết cả mình”, “mày về xóm trọ vay tao mấy “lít” đem ra đây để gỡ lại”... Nhiều thanh niên ham chơi xèng sẵn sàng móc hết sạch số tiền trong túi ra cho đến khi xèng bị nuốt hết mới ngơ ngẩn nuối tiếc ra về. 
Một người bán nước ở ngõ 9 đường Cốm Vòng (cạnh máy đánh xèng) cho biết: "Tôi thấy cửa hàng đó có rất nhiều thanh niên đến chơi xèng lắm. Nhiều bạn trẻ ra bảo với tôi rằng trò chơi này thu hút nhiều người chơi. Có người đến chơi mất tiền triệu mỗi lần, nhưng vẫn đến chơi tiếp... Nếu có thu lại được thì cũng chỉ là số tiền ít ỏi do gặp may, hay phải có vốn lớn”.
Quái vật hiện hình
Đang chơi ở ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội, Lê Tuấn Vinh (sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải, 23 tuổi, quê Vĩnh Phúc) tâm sự: "Trò này không có lãi đâu anh ơi, nhưng đã chơi thì nghiện. Em thường xuyên ra đây chơi để giết thời gian. Hết tiền bố mẹ chu cấp lại vay tiền bạn ra chơi, nhiều lúc thua chỉ muốn gỡ gạc lại lấy ít rồi thôi, nhưng vẫn hoàn cháy túi”.
"Quái vật"
Trong khi đó, em Vũ Anh Hòa (24 tuổi, ở Thanh Hóa cùng trường với Vinh) chia sẻ: "Em ra khu vực gần quán xèng ngồi uống nhiều lần, chứng kiến không ít cảnh khóc cười xót xa do vòng quay xèng gây ra. Mới đây, một “ma xèng” là sinh viên xô xát, đánh lộn với chủ chỉ vì chủ hàng cho rằng cậu ta biết cách để ăn nhiều nên quyết không cho cậu chơi nữa.
Trong khi đó cậu sinh viên thì bảo “tôi phải gỡ lại vì tôi đã mất nhiều tiền vào cái máy này của ông lắm rồi”. Chủ hàng liền nhấc điện thoại gọi mấy "đệ tử" đến để lôi cậu sinh viên ra ngoài. Có thế mới biết để kiếm được đồng tiền từ máy xèng không phải là dễ dàng, nên em không chơi anh ạ". 
Đây là 2 máy ẩn nấp dưới dạng trò chơi xèng ở ngõ 1194 đường Láng luôn sáng đèn, nhưng người chơi thấy chụp ảnh nên bỏ đi nơi khác.
Qua tìm hiểu thì chủ của những máy xèng này được gọi là chủ máy. Họ phân phối máy đến mọi nơi miễn là có người chơi. Chủ hàng và chủ máy ăn chia theo phương thức: Chủ hàng có địa điểm và chi tiền điện, coi máy, bán xèng hàng ngày hưởng 35 - 40% lợi nhuận, còn chủ máy hưởng 60 - 65% lợi nhuận. Nếu trong một ngày mấy xèng bị thua chủ không thu được thì họ sẽ dùng “thủ thuật” mới để chỉnh lại phần mềm nhằm đánh lừa người chơi. 
Hải Ngọc
  (Kiến thức)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét