Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ở ĐÂU CŨNG CÓ NỖI SỢ !? & Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Ở ĐÂU CŨNG CÓ NỖI SỢ !?

ongke1.jpg
Sợ bóng sợ vía, sợ đủ mọi phía,
sợ Đảng "quy vào"… tội!
* BÙI VĂN BỒNG
                 BVB – Người Việt hiện nay rất dễ bị stress vì chỗ nào cũng đầy sự sợ hãi, đủ kiểu phát sợ. Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính.
            Thế nhưng, hiện nay cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè quốc tế còn đánh giá là hèn kém. Trước hết, người dân cả nước đã thấm đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam là nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy đã 25 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), nhưng đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề.
Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh biển-đảo, biên giới. Vì thế, nối sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt.
             Đó là nỗi sợ lớn nhất. Về giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong, và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng, nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà "một bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất" thì còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội! Lãnh đạo cũng rất "đề cao cảnh giác", sợ nhân dân biểu tình chống tham nhũng, đòi quyền lợi hợp pháp, đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Họ gọi những người dân đấu tranh đòi công lý, đòi quyền ldân chủ là "đối tượng", là "thế lực thù địch"...
20759216.jpg
Suy cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây, những tiếng nói trung thực đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận. Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”, nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam, muốn chính phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh tế đến van hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn tính không cần chiến tranh.
Vì thế, cái đích cần đạt tới của Trung Quốc trong chiêu bài ‘diễn biến hòa bình” là Việt Nam không được (tùy tiện) hòa hợp dân tộc, phải ghi hận thù với Mỹ và các nước phương Tây, cấm được “Âu hóa”, phương Đông ta chỉ nên tin và ‘chơi’ với phương Đông thôi; rằng tư bản là xấu, phương Tây là xấu và ác, chỉ có Trung Quốc là tin cậy, phải dựa vào Trung Quốc, phải nghe lời Trung Quốc, khi “ông anh” nói gì đều phải nghe…Rằng: Việt Nam phải hết sức cảnh giác, Mỹ, phương tây, cả Nga và các nước Đông Âu cũng không tốt, họ đang “diễn biến hòa bình” thâm độc, nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác với họ. Nhất là số Việt kiểu ở Mỹ, thế lực hải ngoại thua cuộc từ 1975 đang rắp tâm đấy, Việt Nam cần cảnh giác…
Đó là nỗi sợ mà Đảng ta đã gói chặt ôm về “gối đầu giường” từ sau Hội nghị Thành Đô, như một thứ bùa mê thuốc lú đã ngấm sâu vào thần kinh và nội tạng. Rồi sau đó lại sang tàu “ẵm về” 16 chữ vàng, 4 tốt, để mê muội, lú lẩn thêm, để bám Trung Quốc chặt hơn, chẳng khác nào Bạch Cốt Tinh hóa cô nằng xinh đẹp hút hồn thấy trò Đường Tăng vậy. Như thế, các vị, các cấp lãnh đạo và hơn 3,6 triệu đảng viên phải biết sợ chính mình trước khi sợ mất Đảng!
tri-con-noi-doi-eva.jpg
Đối với người dân: Nỗi sợ thường trực, do sự chuyển hóa rất siêu nghệ của “chuyên chính vô sản”, từ chỗ (theo lý luận cách mạng Mác-xít) là chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân, bỗng quay sang “chuyên chính với nhân dân”, chuyên chính vơi sngay nền dân chủ mà Đảng vẫn tự khoe là “ưu việt”, là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”…Đã có quyền trong tay, thế lực đầy mình, lực lượng bảo vệ Đảngngày càng đông đảo, được chính quy hóa, nhất là công an, thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, ai mà không ngán? Dù bài hát ca ngợi chiến sĩ công an có đủ bộ 3: “Vì an ninh Tổ quốc ta đi / được mang danh thanh bảo kiếm trung thành / bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ tươi đẹp…”. Nhưng rồi lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục lực lượng công an rất tài. Chỉ thấy bảo vệ Đảng, không thấy bảo vệ nhân dân, và cũng qua đó mất đi ý nghĩa “chế độ tươi đẹp”. Chế độ cho ai, ai được hưởng, khi người dân thấy bóng, hoặc mới nghe nói đến công an là mỗi người đều có “phản xạ thường trực” phải cảnh giác, được yên thân là hơn hết?
Một xã hội thời văn minh, hiện đại, thời toàn cầu hóa mà như bị co lại trong vỏ ốc, nhiều biểu hiện lạc hậu hơn cả thời phong kiến: Lãnh đạo sợ giặc thù, sợ "mất ổn định"; sợ không qua "nhiệm kỳ"; người dân sợ chính quyền, công an, sợ kẻ cướp, sợ côn đồ, xã hộ đen. Xem ra, từ lãnh đạo đến người dân, sợ quá hóa yếu, sinh hèn, bất cần, nhu nhược, không còn đâu chí khí, bản lĩnh, truyền thống Việt. Và do vậy, khối đại đoàn kết dân tộc bị vữa ra, tan loãng vô hiệu hóa. Đó là nguy cơ mất nước!
Trong kháng chiến, Đảng kêu gọi lòng yêu nước, thi đua yêu nước, toàn dân đánh giặc, nuôi chí anh hùng; nhưng trong hòa bình, Đảng lại xem nhẹ, coi thường lòng yêu nước, làm nhụt chí anh hùng, xóa nhòa niềm tự hào dân tộc. Mọi nỗ lực dân chủ đều bị khoanh hẹp, thậm chí triệt tiêu, quyền lực của dân bị chặt hết, đồng tiền có quyền lực tối cao, chức quyền ra sức thống trị; cả bộ máy quyền hành trở thành nỗi ngán ngại, sợ sệt đối với người dân. Trong kháng chiến, cán bộ được người dân hy sinh cả tính mạng, của cải để bảo vệ; nhưng hòa bình rồi thì đảng không bảo vệ dân, còn ức hiếp dân, thậm chí nặng về quan liêu, mệnh lênh: "bảo cái gì dân cũng phải nghe". Nếu sợ nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế độ cần nhận diện và thấu suốt thực trạng đáng lo ngại ấy!
Người dân trong một nước được mang danh rất kêu là “nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân”, một nước đã “tự do, độc lập” mà người dân không được hưởng quyền lợi gì, đụng đến một chút gì làm chính quyền phật ý là bị ghi sổ đen, bị theo dõi, bị bắt giam, bị quy chụp thành tội rồi tống giam, bất cần công ký, bỏ qua mọi thứ pháp luật.
baochi1.jpg
Dân chủ ở đâu, khi nghe đài, đọc báo, mở mạng Internet, thậm chí cả khi chuyện vui, chuyện phiếm bàn trà, quán nhậu, bất kỳ nơi đâu đều bị theo dõi, bị cấm đoán, bị “quy vào” hết chuyện này đến tội danh tội trạng khác? Nói cái gì cũng phải nhìn trước ngó sau, tự biết canh chừng, sợ “ếch chết vì ộp ộp” thì đó là quyền gì? Nỗi sợ thường trực ngày đêm của mọi công dân, kể cả trí thức, nhà báo, đảng viên đến mức mát hẳn quyền con người, ăn không ngon, ngủ không yên là do ai gây nên? Do quan điểm của Đảng bị đánh tráo, tư tưởng bị lọi dụng, bẻ cong?
Lại nữa, dù rất phi lý: Nhà báo sợ viết sự thật, người nghèo sợ kẻ sẵn tiền, chính quyền sợ đại gia, người già sợ con nít, người dân sợ công an, công an sợ côn đồ, dân lành sợ lưu manh, làm ăn sợ đánh thuế, mua hàng sợ hàng gian hàng giả, ăn uống sợ độc hại, sợ nắc bệnh ung thư. Rồi nữa: Đảng viên sợ 19 điều cấm; đi bộ đội sợ hy sinh không được công nhận liệt sĩ, mộ chí không ai thắp hương đặt hoa tưởng niệm; người lao động sợ mất việc, học nghề sợ thất nghiệp, ra chợ sợ giá cả, ốm đau sợ không đủ tiền mua thuốc
Những cái tưởng như “chuyện vặt” sinh hoạt thường ngày mà cũng khiến người ta sợ đến phát điên: Có của sợ mất cắp, ra đường sợ tai nạn, sợ đóng phí này kia, sợ không phải “xe chính chủ”, đi học sợ đóng tiền, không biết lót tay thầy thì ở lại lớp, đi viện sợ bác sĩ bỏ chết, xác chết sợ cấm đoán không cho con cháu nhìn mặt… Cứ như thế, nỗi sợ này kéo theo, dính chùm cùng nhiều nỗi sợ ập đến, mọi nỗi sợ nối tiếp nhau như những con cờ đô-mi-nô. Vậy thì tất cả do chế độ chính trị, do đường lối, chính sách, cách thức quản lý, điều hành nào gây nên?…? Dấu chân Việt Nam chẳng lẽ (vì thế) nhạt nhòa dần: … Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ / Chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương / Từng dài âu lo, từng quen đợi chờ. / Mộng thật cam go / Miễn là mai niềm đau thành nụ cười (Trầm Tử Thiêng). Tình người, tình đời, sao cứ làm cho nhau sợ,… "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" (Trịnh Công Sơn).
Ôi, một xã hội mà từ vị lãnh đạo, từ ‘vua” đến dân, ai cũng canh cánh nỗi sợ, thì sao có thể gọi là tốt đẹp, là "ưu việt"? Làm sao mà phát triển được đất nước sánh vai với các nước? Cho nên, với hiện trạng này, câu kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng mà nhiệm kỳ nào cũng ‘bổ cũ soạn lai’ đọc đến phát ngán: “Phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nay đã chứng minh chỉ là khẩu hiệu cửa miệng nhàm chán, vô nghĩa mà thôi.
                                                                                                  BVB

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên

.
Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.
Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì qui chế của Bộ GD và ĐT còn khắc nghiệt hơn cả Bộ luật hình sự vì theo bộ luật hình sự, nhiều trường hợp bị án tù, sau khi ra tù có thể bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, chứ không cấm vĩnh viễn.
Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:
Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn.
Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không.
u1
u2
5/12/2013
NTT
(Văn bản do gia đình cung cấp)

Alan Phan: “Cứ đuổi 80% quan huyện, xã…”


 (vietQ.vn) – TS. Alan Phan đã có nhiều nhận định về tình hình của Việt Nam, các “bệnh” mà người Việt Nam đang mắc phải cũng như con đường cần thiết để “chữa” dần các “căn bệnh” ấy.

(GNA: Bài tường thuật của VietQ.vn về cuộc nói chuyện của T/S Alan Phan vào tháng 6 năm 2013 cho các sinh viên vẫn còn ứng dụng. Cám ơn tác giả Thanh Thu và xin đăng tải lại đây cho các BCA)
TS Alan Phan vạch ra khá nhiều “căn bệnh” mà người Việt Nam mắc phải: lười biếng, ỷ lại, dễ bỏ cuộc
“Nhất quan hệ nhì tiền tệ”
Ông cho rằng, người Việt không thiếu trí tuệ, người Việt rất thông minh nhưng “người Việt lười khủng khiếp”. Sự lười biếng này thể hiện trong cách làm việc và cách tư duy.
Thay vì đưa ra những câu hỏi “Why not?”, do ngại suy nghĩ nên người Việt dễ đi vào lối mòn, người khác nói sao thì tào hao làm vậy chứ ít khi chịu động não suy nghĩ để lật ngược hoặc phản biện lại vấn đề. Chính sự lười biếng đó dẫn đến thiếu sáng tạo và là một trong những yếu tố dẫn tới sự trì trệ của đất nước.
Về nguyên nhân, ông cho rằng ngay từ ngày nhỏ, trẻ em Việt Nam đã được gia đình bao bọc quá nhiều, được gia đình đặt trong một chiếc “hộp” nên suốt ngày chỉ ở trong cái hộp ấy. Chính vì quá an toàn nên nảy sinh tâm lý ngại và sợ sự đổi mới, thui chột tư duy phản biện.
Bên cạnh đó, người Việt còn mắc chứng ỷ lại. Chứng ỷ lại này thể hiện từ việc ở nhà thì dựa dẫm gia đình, khi đi làm việc thì ỷ lại vào các mối quan hệ sẵn có. Vì thế ở Việt Nam người ta vẫn thường rêu rao câu “nhất quan hệ, nhì tiền tệ”.
Theo ông, ở các nước phát triển, vấn đề “quan hệ” cũng có nhưng đó là quan hệ với khách hàng chứ không phải quan hệ với công chức, Nhà nước. Và để nền kinh tế thị trường thực sự phát triển ở Việt Nam thì lối tư duy này cần sớm được loại bỏ.
“Căn bệnh” nan y thứ ba mà người Việt mắc phải là chứng “dễ bỏ cuộc”. Khi không đạt được mục tiêu, người Việt thường có xu hướng bỏ cuộc hoặc rẽ sang hướng khác, ít người kiên trì để theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Trong khi đó, theo TS Alan Phan, bí quyết để thành công là bắt buộc phải có sự kiên nhẫn.

Ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của đam mê trong hành trình đi tới thành công. Ông cho rằng trừ những người vừa sinh ra đã có số may mắn thì đa số mọi người đều phải tranh đấu cật lực để đạt được mục đích. Do đó, nếu có đam mê thì người ta sẽ không bỏ cuộc bởi làm theo đam mê thì sẽ không thấy mệt mỏi và coi công việc như một “hobby” (thú vui).
TS. Alan Phan khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam cần chủ động, sáng tạo hơn trong tư duy, xác định và theo đuổi đam mê tới cùng. Đặc biệt, trước khi tiến hành mọi việc, các bạn trẻ cần lập ra một bản kế hoạch rõ ràng và cụ thể vì một kế hoạch chi tiết sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm mang lại thành công.
Nông dân nghèo vì quan huyện, xã?
TS Alan Phan khẳng định, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện cần thiết nhất để có một nền nông nghiệp phát triển. Đó là thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp và người nông dân Việt rất cần cù chịu khó. Điểm yếu lớn nhất hiện nay là không ai muốn làm nông nghiệp. Người nông dân không bám đất, bám đồng, họ sẵn sàng bỏ quê, bỏ ruộng để tới các thành phố lớn làm thuê làm mướn, chấp nhận cuộc sống vất va vất vưởng không có tương lai ở các khu ổ chuột.

Theo ông, người nông dân hay bất cứ doanh nhân nào, cứ thấy có lời thì sẽ làm. Ví như bất động sản khi bắt đầu kiếm được tiền thì tất cả tiền bạc đổ vào đấy, thực tế cho thấy trong khoảng hai chục năm qua, đã có hàng trăm tỷ đổ vào thị trường bất động sản. Như nước, dòng tiền luôn đổ vào chỗ trủng.

Ông cũng nhấn mạnh, trước thời bao cấp, Việt Nam không sản xuất đủ gạo phải đi xin bo bo ở bên Nga về. Câu hỏi được đặt ra là lúc ấy Việt Nam cũng có bao nhiêu đất, bao nhiêu nông dân nhưng tại sao lại không tự sản xuất để phục vụ đủ nhu cầu? Câu trả lời cũng chỉ có một, đó là chưa có một môi trường thực sự thông thoáng. Dựa trên những cơ sở đó, ông cho rằng, vấn đề phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống của nông dân Việt Nam hiện nay không phải là thiếu tiền, thiếu nhân lực hay thiếu trí khôn mà chính là thiếu một môi trường tự do, thông thoáng để phát triển. Nhìn sự phát triển nông nghiệp của Israel, của New Zealand, của Hà Lan …ta sẽ hiểu các yếu tố khác, dù khó, vẫn có thể khắc phục.

Nguyên chính dẫn đến việc thiếu môi trường thông thoáng, theo Alan Phan là do công chức ngày nay nhiều quá.

Ông viện dẫn: “Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng 30% công chức là ngồi không, một năm mất khoảng 1.5 tỷ đô la để trả lương cho họ. Ngoài ra còn lậu, rồi còn các chuyện các ông ấy suốt ngày ngồi chơi xơi nước tốn của Việt Nam khoảng 7 – 8 tỷ/năm. Tính con số thuần thì nó cũng được 3, 4 cái Vinashin chứ ít sao”.

Khi có quá nhiều công chức mà lại ít việc để làm, họ sẽ tính chuyện để hành dân. Theo ông, thà cứ để những vị công chức này về nhà, sẵn sàng trả đủ lương cho họ còn tốt hơn là để họ kiếm việc để làm, suốt ngày bắt người ta phải đóng dấu này, dấu nọ.

“Cứ đuổi 80% quan huyện, quan xã thì đời sống của người nông dân sẽ khá ngay. Còn để mấy ông ấy hành người ta thì làm sao sống được”, ông nói.

Alan Phan khẳng định, nếu cho người nông dân môi trường tốt để phát triển, đưa cho họ những ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng dẫn họ để thay vì trồng và nuôi những cây, những con có giá trị tủn mủn thì hãy nghiên cứu kỹ thị trường để tập trung vào phát triển những cây, những con có giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần thì sức đột phá của ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ rất cao và hứa hẹn là ngành đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cả nước.

Ông nhấn mạnh lại lần nữa: “Đừng ép trên đầu nông dân những cái gánh nặng thì họ sẽ tự cất cánh thôi!”.
Thanh Thu

China’s Toughness on the South China Sea – Year II Sự cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm thứ II (2013)

China’s Toughness on the South China Sea – Year II
Sự cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm thứ II (2013)
Robert Sutter, George Washington University
Chin-hao Huang, University of Southern California
CSIS
Robert Sutter, George Washington University
Chin-hao Huang, University of Southern California
CSIS
Is China advancing its territorial claims in the South China Sea with the same political, economic and military gusto that it did last year? Yes, say Robert Sutter and Chin-hao Huang, and the improved leverage it now enjoys over its opponents will only lead to a more aggressive approach in the future.
Liệu Trung Quốc có đang tiếp tục đẩy mạnh những yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự theo cái cách mà nước này đã từng làm năm ngoái không? Câu trả lời là có. Robert Sutter và Chin-hao Huang cho rằng chính những lợi thế đang ngày càng rõ ràng mà nước này có trước các đối thủ của mình sẽ dẫn đến một cách tiếp cận hung hăng hơn trong tương lai.

China’s tough stand on maritime territorial disputes evident first in 2012 confrontations with the Philippines in the South China Sea and Japan in the East China Sea has endured into 2013. Leaders’ statements, supporting commentary, military and paramilitary activity, economic developments, and administrative advances all point to determined support of an important shift in China’s foreign policy with serious implications for China’s neighbors and concerned powers, including the US. China’s success in advancing its control of disputed areas in the South China Sea and its overall assertiveness in support of China’s broad territorial claims along its maritime rim head the list of reasons why the new Chinese policy is likely to continue and intensify. Few governments are prepared to resist.
Hải quân lục chiến của Quân Giải phóng Nhân dân
Hải quân lục chiến của Quân Giải phóng Nhân dân
Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh hải được ghi nhận lần đầu tiên trong các vụ đối đầu với Philippines ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông trong năm 2012, và điều này được tiếp tục trong năm 2013. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, các bình luận mang tính ủng hộ, hoạt động quân sự và bán quân sự, sự phát triển kinh tế và bộ máy quản lý được cải thiện đều hướng đến một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, khiến chính sách này sẽ có tác động đáng kể đến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và các cường quốc có liên quan khác, bao gồm cả Mỹ. Sự thành công của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh quản lý đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và sự cương quyết nói chung trong những yêu sách lãnh thổ bành trướng suốt dọc bờ biển nước này là một trong những lý do hàng đầu lý giải cho việc tại sao chính sách mới của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục và được tăng cường. Hầu như không có chính phủ nào đủ sẵn sàng để đương đầu với điều này.
Explaining the shift in Chinese foreign policy
China’s foreign policy shift is the most important in a decade. China has long maintained that its foreign policy is consistent but experience shows repeated shifts and changes, with serious consequences, particularly for its neighbors. Mao Zedong was notorious for changing foreign policy; Deng Xiaoping shifted repeatedly in seeking advantage in the US-Soviet-Chinese triangular dynamic. Post-Cold War Chinese leaders focused on advancing conventional relations in neighboring Asia. A major shift happened in the mid-1990s when negative reactions to Chinese military assertiveness over Taiwan and the South China Sea in 1995 prompted China to emphasize reassurance of neighbors in its so-called “New Security Concept,” although the US and its allies were still targeted and sharply criticized by China. Beijing eventually felt compelled to shift again at the turn of the century to an approach of “peaceful rise,” later called “peaceful development,” which endeavored to reassure the US, its allies, and other Asian neighbors. The focus on peace, development, and cooperation was welcomed and continues as the main emphasis in Chinese foreign policy. But now it is accompanied by repeated use of coercion and intimidation well beyond internationally accepted norms along with other means in support of Chinese broad maritime claims.
Lý giải cho sự dịch chuyển trong chính sách đối ngoại Trung Quốc
Sự dịch chuyển trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất trong một thập kỷ qua. Trung Quốc luôn nói rằng họ duy trì chính sách đối ngoại một cách nhất quán, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng chính sách đối ngoại của họ luôn có sự dịch chuyển và thay đổi, đi kèm với những hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia láng giềng. Mao Trạch Đông nổi tiếng với việc thay đổi chính sách đối ngoại, Đặng Tiểu Bình cũng liên tục có những điều chỉnh nhằm đạt được lợi thế trong mối quan hệ tam giác Mỹ - Xô - Trung. Sau Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ truyền thống với các quốc gia lân cận ở Châu Á. Một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào giữa những năm 1990 khi những phản ứng tiêu cực từ hành động quyết đoán về quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan và Biển Đông trong năm 1995 đã khiến nước này phải trấn an các quốc gia láng giềng bằng cái gọi là “Khái niệm An ninh Mới”, mặc dù Mỹ và các đồng vẫn là mục tiêu và chịu sự chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc. Bắc Kinh cuối cùng cảm thấy buộc phải thay đổi một lần nữa vào thời điểm đầu thế kỷ mới để chuyển sang cách tiếp cận “trỗi dậy hòa bình”, và sau đó là “phát triển hòa bình” nhằm cố gắng trấn an Mỹ, các đồng minh của Mỹ, và các quốc gia Châu Á láng giềng khác. Việc tập trung vào hòa bình, phát triển và hợp tác đã được chào đón và tiếp tục là trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại, đi cùng với nó, Trung Quốc liên tục sử dụng các biện pháp ép buộc và đe dọa vượt xa so với mức độ “chấp nhận được” trong tiêu chuẩn quốc tế và thêm vào đó là những biện pháp khác để hỗ trợ các yêu sách biển rộng lớn của nước này.
Chinese commentaries have laid out the implications clearly. Those neighbors and other concerned powers that accept Chinese claims are promised a peaceful and mutually beneficial relationship of “win-win” cooperation. Those that don’t, including US allies the Philippines and Japan, are subjected to heavy coercion and threats, thus far stopping short of direct use of military force. US interventions against bullying, which were attacked strongly to the satisfaction of Chinese commentators, have become less frequent over the past year. Most concerned governments have come to recognize that China’s “win-win” formula emphasizing cooperation over common ground is premised on the foreign government eschewing actions seen as acutely sensitive to China regarding Taiwan, Tibet, and Xinjiang, and that the scope of Chinese acute sensitivity has now been broadened to include the maritime disputes along China’s rim.
Những bình luận được đưa ra từ phía Trung Quốc mang hàm ý hết sức rõ ràng. Các quốc gia láng giềng và các cường quốc có liên quan khác nếu chấp nhận những yêu sách của Trung Quốc sẽ được hứa hẹn một mối quan hệ hòa bình và hợp tác hai bên cùng có lợi, cùng thắng. Đối với những nước không chấp nhận, bao gồm cả những đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản, họ phải đối mặt với sự ép buộc và đe dọa nặng nề, chỉ thiếu việc sử dụng sức mạnh quân sự để đối đầu trực tiếp. Các hành động can thiệp Mỹ nhằm chống lại hành vi ức hiếp, vốn bị chỉ trích nặng nề từ các nhà bình luận Trung Quốc, đã trở nên thưa thớt hơn trong năm qua. Hầu hết chính phủ các nước liên quan đều đã nhận ra công thức hợp tác “cả hai cùng thắng” của Trung Quốc, đó là các chính phủ nước ngoài phải tránh những hành động được coi là vô cùng nhạy cảm với Trung Quốc - những hành động liên quan đến vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, và hiện nay những “vấn đề vô cùng nhạy cảm này” đã được mở rộng bao gồm cả các tranh chấp biển dọc theo bờ biển Trung Quốc.
Firm resolve and advancing capabilities
On July 31, Xi Jinping vowed to protect Chinese maritime interests in a major speech to a group study session of the Politburo of the Chinese Communist Party (CCP) that was discussing China becoming a maritime power. According to official media reportage of the speech, Xi followed recent practice in emphasizing China’s pursuit of peaceful development with neighbors and other concerned powers, while strongly protecting what China views as increasingly important maritime interests.
Quyết tâm mạnh mẽ và năng lực ngày một cải thiện
Vào ngày 31/7, trong một bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thảo luận về việc Trung Quốc tiến lên thành cường quốc biển, Tập Cận Bình đã đưa ra cam kết bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc. Theo tường thuật của truyền thông chính thức về bài phát biểu, ông Tập vẫn tiếp tục đường lối gần đây, nhấn mạnh việc Trung Quốc theo đuổi chính sách “phát triển hòa bình” với các quốc gia láng giềng và các cường quốc có liên quan khác; tuy nhiên ông sẽ bảo vệ một cách mạnh mẽ những gì Trung Quốc xem là lợi ích biển ngày một quan trọng.
Supporting commentary in official Chinese media saw the roots of Xi’s stance in leadership decisions of last year’s 18th CCP National Congress, which in the view of the commentators, showed that “China will use all its strength – political, diplomatic, economic, legal, cultural and military – to safeguard its maritime rights and interests.” Underlining such resolve was the analysis on April 30 of the biannual Chinese national defense white paper by the director of the Academy of Military Sciences. The director stressed the important role of the PLA Navy in supporting China’s maritime law enforcement, fisheries, and oil and gas exploration in Chinese claimed maritime areas along China’s rim. A lengthy Aug. 2 China Daily report also highlighted Xi’s speech as supportive of the PLA Navy’s growing “blue water” capabilities and applauded its ability to “break through” the so-called first island chain involving Japan, Taiwan, and the Philippines to gain freer access to and to carry out military operations in the western Pacific Ocean. On Aug. 27, Prime Minister Li Keqiang reaffirmed China’s “unswerving” resolve on sovereignty and territorial issues in welcoming Singapore’s Prime Minister Lee Hsien Loong for an extensive visit to China. Official commentary on the meeting recalled criticisms of Lee’s comments in May regarding the negative international consequences for China in adopting a “non-peaceful approach” to territorial disputes.
Những bình luận ủng hộ từ các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc cho rằng nguồn gốc lập trường của ông Tập xuất phát từ các quyết định của giới lãnh đạo tại Đại hội Đảng Cộng sản Toàn quốc Lần thứ 18 diễn ra vào năm ngoái, và theo nhìn nhận của các nhà bình luận, đó là “Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả sức mạnh – chính trị, ngoại giao, kinh tế, pháp luật, văn hóa và quân đội – để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích biển của mình.” Việc nhấn mạnh quyết tâm này đã được phân tích trong Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc được xuất bản một năm hai lần vào ngày 30/4 bởi giám đốc Học viện Khoa học Quân sự. Ông giám đốc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân trong việc hỗ trợ cơ quan chấp pháp trên biển, hỗ trợ các hoạt động đánh bắt thủy sản và khai thác dầu khí của Trung Quốc trong khu vực biển yêu sách dọc theo bờ biển của nước này. Một phóng sự khá dài trên tờ Trung Hoa Nhật Báo ngày 2/8 cũng đã nhấn mạnh bài phát biểu của ông Tập về việc ủng hộ phát triển khả năng chiến đấu xa bờ của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân và khen ngợi khả năng “vượt qua” cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Philippines để có được sự tiếp cận tự do hơn và cũng để thực hiện các chiến dịch quân sự ở bờ tây Thái Bình Dương. Vào ngày 27/8, Thủ tướng Lý Khắc Cường tái khẳng định quyết tâm “không thể lay chuyển” của Trung Quốc trong các vấn đề chủ quyền và lãnh thổ khi tiếp đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân chuyến thăm của ông tới Trung Quốc. Bình luận chính thức về buổi làm việc đã nhắc lại những chỉ trích dành cho phát biểu của ông Lý Hiển Long vào tháng 5 về những hậu quả quốc tế tiêu cực đối với Trung Quốc nếu nước này theo đuổi “cách tiếp cận không hòa bình” trong các tranh chấp lãnh thổ.
Foreign commentary highlighted the timing of Xi’s speech on the eve of China’s annual Aug. 1 celebration of the founding of the People’s Liberation Army (PLA) and just prior to important leadership deliberations at the beach resort Beidaihe in August to decide a range of important policies for the plenum of the Chinese Communist Party (CCP) to be held this fall. They judged that Xi saw his interests well served by sustaining firm resolve on territorial issues in boosting his leadership stature and control over policy decisions.
Các bình luận nước ngoài thì lại nhấn mạnh thời điểm mà ông Tập đưa ra bài phát biểu, đó là vào đêm 1/8 – ngày diễn ra lễ kỷ niệm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc và ngay trước thềm một cuộc họp quan trọng của lãnh đạo cấp cao tại khu nghỉ dưỡng trên bờ biển Beidaihe vào tháng 8 để quyết định một loạt các chính sách quan trọng cho Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào mùa thu tới. Họ cho rằng ông Tập đã đạt được mục đích trong việc tăng cường vị thế lãnh đạo của mình và kiểm soát các quyết định chính sách bằng cách giữ vững quyết tâm kiên định đối trong các vấn đề lãnh thổ.
Other significant indicators during this reporting period regarding the South China Sea included:
• The PLA Navy in late May used ships from its three fleets to carry out a joint exercise in the South China Sea, the first such three-fleet exercise since 2010.
Các vấn đề đáng quan tâm khác liên quan đến Biển Đông trong giai đoạn trên bao gồm:
·         Hải quân Quân giải phóng Nhân dân vào cuối tháng 5 đã sử dụng tàu từ ba hạm đội của mình để tiến hành một cuộc tập trận chung trên Biển Đông, đây là cuộc tập trận ba hạm đội đầu tiên kể từ năm 2010.
• Official reportage on China’s expanding maritime security forces noted on July 10 that the various maritime security forces consolidated under plans adopted at the National People’s Congress in March would number 16,300. On July 22 and July 23, Chinese and foreign media said that China’s new unified Coast Guard Agency had gone into operation in the South China Sea and other maritime areas with the 16,000 personnel divided into 11 squadrons. According to some Chinese commentators and foreign specialists, Chinese Coast Guard officials are planning to arm their ships with weapons along the lines of those used by US, Japanese, and South Korean Coast Guard forces.
·         Phóng sự chính thức về việc Trung Quốc tăng cường lực lượng an ninh biển đã ghi nhận vào ngày 1/7, quân số lực lượng an ninh biển hợp nhất theo kế hoạch đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào tháng 3 nằm ở mức 16.300 người. Vào ngày 22/7 và 23/7, các hãng truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đưa tin về việc Trung Quốc đưa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới hợp nhất của nước này vào hoạt động ở vùng Biển Đông và các vùng biển khác với 16.000 nhân sự được chia thành 11 hạm đội. Theo một vài nhà phân tích Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc chính thức sẽ được trang bị vũ khí tương tự như đối với các tàu thuộc lực lượng này của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
• A report from the State Oceanic Administration (SOA) in May said that China’s maritime economy, which now accounts for 9.6 percent of China’s GDP, will grow to at least 13 percent of GDP by 2020 and will likely amount to 18 percent of GDP in 2030. Official commentary on the report highlighted the oil reserves in the South China Sea, saying that they represent 33 percent of China’s total oil reserves. In this regard, the SOA report said “China does not get any oil from the South China Sea, while neighboring countries have built more than 200 drilling platforms there.”
·         Một báo cáo từ Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vào tháng 5 cho biết kinh tế biển Trung Quốc hiện đóng góp 9,6% vào GDP của nước này, và sẽ đạt 13% GDP vào năm 2020 và nhiều khả năng sẽ lên mức 18% GDP vào năm 2030. Bình luận chính thức về báo cáo nhấn mạnh trữ lượng dầu ở Biển Đông, cho rằng nó chiếm 33% tổng trữ lượng dầu của Trung Quốc. Về vấn đề này, theo báo cáo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, “Trung Quốc không hề khai thác dầu ở Biển Đông, trong khi các quốc gia láng giềng đã xây dựng hơn 200 dàn khoan dầu khí ở đây.”
• On May 6, a fleet of 30 Chinese fishing ships along with an accompanying supply ship and transport vessel left Hainan Island for 40 days of fishing in the disputed Spratly Islands of the South China Sea to “exploit high-seas resources in systematic ways,” according to Xinhua.
• On July 23, Xinhua reported that China will be carrying out its second island resources survey, involving 10,000 “territorial islands” over the next five years. The new survey reportedly is needed as China formulates a “strategic blueprint” for maritime development in the islands in China’s 13th Five Year Plan (2016-2020).
·         Vào ngày 6/5, theo Tân Hoa Xã, một hạm đội gồm 30 tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu viện trợ và tàu vận chuyển đã rời Đảo Hải Nam trong 40 ngày để thực hiện đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp tại Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông để “khai thác tài nguyên tại các vùng biển xa bờ theo một cách hệ thống.”
·         Vào ngày 23/7, Tân Hoa Xã đưa tin về việc Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến khảo sát tài nguyên đảo lần thứ hai, bao gồm 10.000 “đảo thuộc chủ quyền” trong vòng 5 năm tới. Cuộc khảo sát mới này được cho rằng là cần thiết để Trung Quốc hình thành bản “kế hoạch chiến lược” cho việc phát triển kinh tế biển đối với các đảo trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (2016-2020).
• Official media reports showed that developing commercial ties are expanding between Hainan Island and the new city of Sansha headquartered in Yongxing Island in the disputed Paracel Islands of the South China Sea. Berths for civil use have been built, two tourist ships regularly take Chinese civilians to visit the islands, a supply ship that can carry passengers made 70 trips to Sansha over the past year, a new supply ship will be ready for use in 2014, and an express air service between Hainan and Sansha involving initially two 19-passenger amphibious aircraft awaits government approval.
·         Phóng sự từ các hãng thông tấn chính thức cho thấy việc phát triển quan hệ thương mại giữa đảo Hải Nam và thành phố Tam Sa mới thành lập có trụ sở tại đảo Phú Lâm nằm trong khu vực tranh chấp Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông đang liên tục được mở rộng. Các bến tàu dân sự đã được xây dựng, hai tàu du lịch thường xuyên đưa dân Trung Quốc đi thăm đảo, một tàu viện trợ có thể chở hành khách đã thực hiện 70 chuyến đến Tam Sa trong năm ngoái, một tàu viện trở mới sẽ sẵn sàng để được đưa vào sử dụng trong năm 2014, và dịch vụ hàng không nối Hải Nam với Tam Sa sử dụng hai máy bay thủy phi cơ 19 chỗ đang đợi sự phê duyệt của Chính phủ.
Peace, development, and slow movement on code of conduct in the South China Sea
Hòa bình, phát triển, và những chuyển biến chậm chạp của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông
Chinese leadership statements and authoritative commentary have continued recent practice of meshing resolve in advancing Chinese claims and interests in the South China Sea with reassurance of China’s peaceful intention focused on mutually beneficial development, provided Chinese territorial claims are not challenged. Xi Jinping noted in his July 31 speech to the Politburo that China “loved peace,” was committed to “peaceful development,” supported “shelving disputes in order to carry out joint development” in contested areas, and urged solving maritime disputes through diplomatic and political means. The senior PLA officer representing China at the annual Shangri-La Dialogue in Singapore spoke of China’s commitment to peace, development, and mutual cooperation.
Thông điệp từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các bình luận có uy tín đã khẳng định một thực tế gần đây về quyết tâm đồng nhất của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các yêu sách và tăng cường lợi ích ở Biển Đông song song với việc đảm bảo ý định hòa bình nhấn mạnh phát triển cùng có lợi, miễn là các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc không bị thách thức. Trong bài phát biểu ngày 31/7 tại Bộ Chính trị, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc “yêu hòa bình,” cam kết “phát triển hòa bình”, ủng hộ việc “gác tranh chấp để cùng khai thác” trong khu vực tranh chấp, và kêu gọi giải quyết các tranh chấp biển thông qua biện pháp ngoại giao và chính trị. Vị sĩ quan cấp cao của PLA đại diện cho Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore đã phát biểu về cam kết của Bắc Kinh đối với hòa bình, phát triển và hợp tác chung.
Foreign Minister Wang Yi has undertaken the leading Chinese official role in managing differences and improving relations with Southeast Asian states. In August, Wang completed a trip to Malaysia, Thailand, Laos, and Vietnam. This followed his visit in May – his first trip abroad as foreign minister – to Indonesia, Thailand, Singapore, and Brunei; and his visit to Brunei in late June and early July for extensive interchange with Southeast Asian counterparts at the China-ASEAN Foreign Ministers Meeting, the ASEAN Plus Three (China, Japan, and South Korea) Foreign Ministers Meeting, and the ASEAN Regional Forum. Wang made a special 14-hour visit to Cambodia on Aug. 21, as official Chinese media said that government leaders there were preoccupied during Wang’s swing through the region earlier in August, notably on account of consequences of Cambodia’s disputed elections in July.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đảm nhiệm vai trò chính trong việc quản lý các bất đồng và tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Trong tháng 8, Vương Nghị đã thực hiện một chuyến đi tới các nước Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là chuyến thăm tiếp theo sau chuyến đi tháng 5 – chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao – tới Indonesia, Thái Lan, Singapore, và Brunei; và chuyến thăm tới Brunei vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 để thực hiện các cuộc trao đổi sâu rộng với những người đồng cấp Đông Nam Á tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Diễn đàn Khu vực ASEAN. Ông Vương đã thực hiện một chuyến thăm đặc biệt kéo dài 14 giờ tới Campuchia vào ngày 21/8, bởi khi ông Vương ghé thăm khu vực vào đầu tháng 8, những người đứng đầu chính phủ Campuchia còn đang quá bận rộn, chủ yếu là do hệ quả của cuộc bầu cử gây tranh cãi ở Campuchia hồi tháng 7, theo tường thuật của các hãng thông tấn chính thức Trung Quốc.
Wang’s emphasis was on the positive development of China-Southeast Asian relations. He stressed that relations with ASEAN “have always topped China’s diplomatic agenda” and urged new progress after 10 years of “strategic partnership.” He called for advancing the ASEAN-China free trade agreement and enhancing the two sides’ economic integration. Supporting commentary said that China-ASEAN trade reached $400 billion in 2012, and business, tourist, and other visits between China and ASEAN numbered 15 million that year.
Điểm nhấn của Vương Nghị là sự phát triển tích cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Ông nhấn mạnh rằng quan hệ với ASEAN “đã và đang luôn luôn đứng đầu trong chương trình nghị sự ngoại giao của Trung Quốc” và kêu gọi những tiến triển mới sau 10 năm “đối tác chiến lược.” Ông Vương kêu gọi đẩy mạnh hợp tác thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc và thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai bên. Những bình luận mang tính ủng hộ cho rằng thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã đạt mốc 400 tỷ USD trong năm 2012, và lượng khách du lịch, công tác và di chuyển giữa Trung Quốc và ASEAN đã lên tới mức 15 triệu lượt trong cùng năm.
In the face of sometimes strong criticism of Chinese actions in the South China Sea, especially from Philippines officials, and calls by prominent US and other international and regional leaders for progress in dealing with South China Sea disputes through an agreed code of conduct (CoC), Wang was measured in his criticism, encouraging closer cooperation, and emphatic that the process leading to a possible code of conduct should not be rushed. During meetings with the Indonesia’s foreign minister in May, Wang affirmed that China agreed with Indonesia that China and ASEAN should “steadily promote the code of conduct procedure in the process of implementing effectively the 2002 Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea (DoC).” He said China was willing to discuss promoting the CoC under the framework of the joint China-ASEAN working group on DoC implementation. He reportedly received Indonesia’s endorsement of China’s proposal to establish an Eminent Persons Group of Chinese and ASEAN representatives to deal with CoC and related issues.
Đối mặt với những chỉ trích, đôi lúc khá nặng nề, về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất từ các quan chức Philippines, và lời kêu gọi từ Mỹ và các cường quốc quốc tế, khu vực khác về việc đạt được tiến triển trong xử lý tranh chấp bằng cách thông qua một bộ quy tắc ứng xử (COC), ông Vương tỏ ra thận trọng, khuyến khích hợp tác chặt chẽ hơn, và nhấn mạnh không nên vội vã trong quá trình dẫn đến một bộ quy tắc ứng xử khả thi. Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia vào tháng 5, ông Vương khẳng định Trung Quốc nhất trí với Indonesia trong việc Trung Quốc và ASEAN nên “từng bước xây dựng bộ quy tắc ứng xử, cùng lúc thực thi có hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002.” Ông tuyên bố Trung Quốc mong muốn thảo luận xây dựng COC trong khuôn khổ Nhóm Công tác chung Trung Quốc – ASEAN về thực thi DOC. Ông này cũng đã nhận được sự ủng hộ của Indonesia đối với đề nghị của Trung Quốc về việc thiết lập một Nhóm những Chuyên gia Hàng đầu bao gồm đại diện từ Trung Quốc và các quốc gia ASEAN để giải quyết các vấn đề về COC và các vấn đề liên quan khác.
The Philippines foreign minister was sharply critical of China during the ASEAN-China meetings in Brunei in late June. For his part, Wang criticized the Philippines for its occupation of disputed Second Thomas Shoal and for bringing the South China Sea disputes before a UN arbitral tribunal. The June meetings nonetheless saw the announcement that China and ASEAN will hold a meeting in September in China involving the “6th Senior Officials Meeting and the 9th Joint Working Group on the Implementation of the DoC” and that the participants will hold “official consultations on the CoC within the framework of implementing the DoC,” according to Xinhua. Wang affirmed that progress on reaching a code of conduct required following the confidence building provisions of the DoC, which he saw the Philippines as violating with its actions in the South China Sea and with the UN tribunal.
Ngoại trưởng Philippines đã chỉ trích Trung Quốc một cách nặng nề trong Hội nghị ASEAN – Trung Quốc ở Brunei vào cuối tháng 6. Về phần mình, ông Vương cũng chỉ trích việc Philippines chiếm đóng khu vực tranh chấp Bãi Cỏ Mây và đưa những tranh chấp ở Biển Đông ra tòa trọng tài Liên Hợp Quốc. Theo Tân Hoa Xã, Hội nghị hồi tháng 6 đã đi đến một tuyên bố về việc Trung Quốc và ASEAN sẽ tổ chức một hội nghị vào tháng 9 tại Trung Quốc bao gồm “Hội nghị Cấp cao Lần thứ 6 và Nhóm Công tác chung về Thực thi DOC” và các bên tham gia sẽ tổ chức “tham vấn chính thức về COC trong khuôn khổ thực thi DOC.” Ông Vương khẳng định quy trình để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử cần phải được xây dựng dựa trên lòng tin có được từ DOC, cái mà ông cho rằng Philippines đã vi phạm bằng những hành động của họ trên Biển Đông và với tòa trọng tài Liên Hợp Quốc.
During his visit to Southeast Asia in August, Wang emphasized on the one hand that China is determined not to allow territorial issues to hinder overall cooperation between China and ASEAN. On the other hand, he stressed that the process leading to a proposed CoC should be iterative, deliberate, and gradual. He warned that the process is disrupted by actions of disputants like the Philippines that fail to implement the “necessary conditions” of the DoC. Supporting Chinese official commentary showed deep suspicion of the Philippines and other foreign countries seeking to use a CoC to limit China’s freedom of action of South China Sea issues. Presumably pointing to the US and others, official commentary said “powers outside the region” are interfering in the CoC process and making the issue more complicated “under the guise of freedom of navigation.” Against this backdrop, Wang proposed an agreement on a possible “road map” for the CoC to be reached within the process of implementing the DoC as an initial goal.
Trong chuyến thăm tới Đông Nam Á vào tháng 8, ông Vương nhấn mạnh rằng: một mặt Trung Quốc không cho phép những vấn đề lãnh thổ làm ảnh hưởng tới tình hình hợp tác chung giữa Trung Quốc và ASEAN. Mặt khác, ông khẳng định tiến trình dẫn đến COC cần phải được lặp đi lặp lại, bàn luận kỹ càng và xây dựng từng bước. Ông cảnh báo tiến trình này có thể bị gián đoạn bởi hành động từ các bên tranh chấp như Philippines và có thể thất bại trong việc thực thi những “điều kiện cần thiết” của DOC. Các bình luận chính thức mang tính ủng hộ từ phía Trung Quốc bày tỏ sự nghi ngờ sâu sắc về việc Philippines và các quốc gia khác tìm cách sử dụng COC để hạn chế tự do hành động của Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông. Với mục đích ám chỉ Mỹ và các nước khác, các bình luận chính thức cho rằng “những cường quốc bên ngoài khu vực” đang can thiệp vào tiến trình COC và khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn “dưới chiêu bài tự do hàng hải.” Trong bối cảnh đó, ông Vương đề xuất một thỏa thuận về “lộ trình” khả thi để đạt được COC trong quá trình thực thi DOC như một mục tiêu cơ bản.
At a meeting of Chinese and ASEAN foreign ministers in Beijing on Aug. 29 focused on celebrating 10 years of “strategic partnership” in ASEAN-China relations, Foreign Minister Wang emphasized the growing economic cooperation between China and its Southeast Asian neighbors. He also underlined an iterative process toward reaching a CoC in the South China Sea with the next step being the 6th Senior Officials Meeting and the 9th Joint Working Group on the Implementation of the DoC.
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ASEAN tại Bắc Kinh vào ngày 29/8 kỷ niệm 10 năm quan hệ “đối tác chiến lược” ASEAN – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh hợp tác kinh tế đang phát triển giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á. Ông cũng nhấn mạnh quy trình liên tục trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử COC ở Biển Đông với bước tiếp theo là Hội nghị Cấp Cao lần thứ 6 và Nhóm Công tác Chung về việc Thực thi DOC lần thứ 9.
China-Philippines polemics; US and Japanese support for Manila
This reporting period featured repeated and widely publicized exchanges of accusations and charges between Chinese and Philippines officials over their South China Sea disputes that were reminiscent of the more protracted polemics in China’s past disputes with Moscow, Washington, Taipei, Hanoi, and New Delhi. Also evident in Chinese media coverage was concern over the roles of the US and Japan in supporting the Philippines during its disputes with China.
Khẩu chiến Trung Quốc-Philippines; sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật dành cho Manila
Giai đoạn này nổi bật với các cáo buộc và đổ lỗi qua lại, công khai rộng rãi giữa các quan chức Trung Quốc và Philippines về tranh chấp Biển Đông. Cuộc chiến này đã gợi cho chúng ta nhớ lại những cuộc khẩu chiến lâu dài trong các tranh chấp trước đây giữa Bắc Kinh với Moscow, Washington, Đài Bắc, Hà Nội và New Dehli. Cũng trên các phương tiện truyền thông, Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ và Nhật dành cho  Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc.
China-Philippines confrontation
The primary focus of attention was counter claims over the Second Thomas Shoal. Known as Ayungin in the Philippines and Ren’ai Reef in China, the shoal is 15 km long and 5 km wide and located near Reed Bank, an area claimed by both countries that is said to have important oil and natural gas deposits. On May 10, the Philippine government filed a protest with the Chinese Embassy in Manila against China’s “provocative and illegal” deployment of a Chinese Navy ship and maritime surveillance ships near the shoal. About a week later, a local Philippines official told the media that a civilian boat carrying the official and 150 civilian passengers was chased by a Chinese warship as the Philippines boat passed near Second Thomas Shoal. At the end of May, the Chinese Foreign Ministry and Defense Ministry spokespersons joined the Chinese ambassador in Manila in condemning the Philippines for grounding an old warship on Second Thomas Shoal in 1999 and the continued deployment of a small contingent of marines there. The Foreign Ministry representative said that Beijing “has never tolerated Manila’s illegal attempt to seize the reef and that Chinese government ships are entitled to patrol there.”
Đối đầu Trung Quốc-Philippines
Tiêu điểm của sự chú ý nằm ở các tuyên bố đáp trả lẫn nhau về Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Người Philippines gọi là Bãi cạn Ayungin và người Trung Quốc gọi là Bãi cạn Nhân Ái, bãi cạn này dài 15km và rộng 5km, nằm gần Bãi Cỏ Rong, khu vực cả hai bên đều yêu sách, và được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đáng kể. Vào ngày 10/5, chính phủ Philippines gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila về việc Trung Quốc triển khai “trái phép và có tính chất khiêu khích” một tàu Hải quân và một tàu hải giám tới khu vực gần Bãi cạn. Khoảng một tuần sau, một quan chức địa phương của Philippines nói với báo chí rằng một tàu dân sự chở vị quan chức này và 150 dân thường đã bị một tàu chiến Trung Quốc truy đuổi khi tàu của Philippines đang đi gần Bãi Cỏ Mây. Vào cuối tháng 5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng với Đại sứ Trung Quốc tại Manila đã lên án việc Philippines đặt một tàu chiến cũ tại Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 và tiếp tục triển khai một lực lượng nhỏ thủy quân lục chiến tại đây. Đại diện Bộ Ngoại giao nói rằng Bắc Kinh “không bao giờ chấp nhận các nỗ lực bất hợp pháp của Manila nhằm chiếm lấy Bãi cạn và rằng các tàu của Trung Quốc có quyền tuần tra tại đó”.
As shown in the chronology section, there were several back-and-forth exchanges between government officials in various forums over the summer even as the Philippines was able to resupply the Marines located on the abandoned ship without any obstruction from the Chinese vessels in the region. The confrontation took another turn in late August when Philippine President Benigno Aquino cancelled a planned Sept. 3 trip to attend the annual China-ASEAN Trade and Business Expo in Nanning, China after China placed what Aquino described as “unacceptable conditions” on his attendance. China’s Foreign Ministry told the media, without reference to the proposed presidential visit, that there were “difficulties” in relations and urged Manila to rectify them.
Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa quan chức hai nước tại các diễn đàn khác nhau mùa hè vừa rồi, thậm chí Philippines còn có thể tiếp viện cho Lực lượng thủy quân lục chiến trên chiếc tàu chiến cũ mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào của Trung Quốc. Cuộc đối đầu giữa hai bên bước sang giai đoạn mới khi vào cuối tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno hủy bỏ chuyến đi tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc-ASEAN tại Nam Ninh, Trung Quốc được lên kế hoạch từ trước vào ngày 3/9, sau khi Trung Quốc đưa ra các yêu cầu mà theo như ông Aquino mô tả là “những điều không thể chấp nhận”. Trước giới truyền thông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến chuyến thăm của Tổng thống Aquino mà nói rằng đang có những “trở ngại” trong quan hệ và thúc giục Philippines khắc phục những khó khăn này.
Roles of the United States and Japan
Senior Chinese officials tended to eschew mention of increased US and Japanese support for the Philippines military, for the Philippines seeking a UN tribunal’s ruling on China’s South China Sea claims, and for faster movement toward establishing a rules-based CoC in the South China Sea. Chinese officials did not weigh in against strong remarks urging China to avoid intimidation and coercion in maritime disputes made by President Obama during a meeting with the Chinese delegates to the annual US-China Strategic and Economic in July. They also demurred after similar statements that avoided direct reference to China by Secretary of Defense Hagel to the June Shangri-La Dialogue and by Secretary of State Kerry to the ASEAN Regional Forum in July. Similarly, Chinese officials did not directly respond to Vice President Joe Biden pressing for faster movement on the South China Sea CoC during a visit to the region in July.
Vai trò của Mỹ và Nhật
Các quan chức Trung Quốc có xu hướng né tránh đề cập đến việc Mỹ và Nhật tăng cường hỗ trợ cho quân đội Philippines, ủng hộ cho vụ Philippines kiện yêu sách Biển Đông của Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, và kêu gọi đẩy nhanh quá trình thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử COC dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc không có các phản ứng gay gắt đối với tuyên bố cứng rắn yêu cầu Trung Quốc tránh việc đe dọa và ép buộc trong tranh chấp biển của Tổng thống Obama trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung hàng năm vào tháng 7. Họ cũng tỏ ra dè dặt sau các phát ngôn tương tự tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tại Đối thoại Shang-ri La vào tháng 6 và của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7. Tương tự như vậy, các quan chức Trung Quốc cũng không phản ứng trực tiếp trước việc Phó Tổng thống Joe Biden thúc giục các bên đẩy nhanh quá trình xây dựng COC trên Biển Đông trong một chuyến công du tới khu vực vào tháng 7.
Nevertheless, lower level Chinese media commentary took aim at the United States and Japan for providing greater military support to the Philippines and at the US for conducting frequent ship visits and periodic military exercises with the Philippines government – steps seen as encouraging deeper security interaction with Washington and Tokyo in order to counter China. Official Chinese media responded promptly and negatively to the Philippine leaders’ disclosure on July 31 that US spy planes were providing Manila with “crucial intelligence” about Chinese vessels in the South China Sea. Chinese officials also strongly urged the US “to refrain from doing anything that could complicate matters” in the maritime disputes; the Chinese government also strongly opposed foreign efforts to expedite the process leading to a CoC in the South China Sea. The Chinese Foreign Ministry did formally condemn and protest a US Senate resolution in late July expressing concerns with Chinese actions regarding maritime disputes including those in the South China Sea.
Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng không chính thức của Trung Quốc, có các bài bình luận chỉ trích trực tiếp Mỹ và Nhật vì đã hỗ trợ quân sự cho Philippines cũng như chỉ trích việc các tàu Mỹ đến thăm và có các cuộc diễn tập quân sự định kỳ với chính phủ Philippines – những động thái được cho là góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh giữa Philippines và Nhật, Mỹ nhằm đương đầu với Trung Quốc. Các phương tiện thông tin chính thức của Trung Quốc cũng phản ứng mau lẹ và có cái nhìn tiêu cực đối với việc các nhà lãnh đạo Philippines tiết lộ vào ngày 31/7, máy bay do thám của Mỹ đã cung cấp “thông tin tình báo quan trọng” về các tàu của Trung Quốc tại Biển Đông cho phía Manila. Các quan chức Trung Quốc cũng hối thúc gắt gao Mỹ “kiềm chế không thực hiện thêm bất cứ điều gì có thể làm phức tạp thêm tình hình” trong tranh chấp biển; chính phủ Trung Quốc cũng kịch liệt phản đối nỗ lực của các quốc gia bên ngoài muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng COC tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn chính thức lên án và phản đối một Nghị quyết của Thượng viện Mỹ được đưa ra vào cuối tháng 7 bày tỏ quan ngại trước các động thái của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biển, trong đó có khu vực Biển Đông.
Vietnamese leaders stress stability with China, reach out to the United States
Vietnam, the other main disputant of Chinese claims in the South China Sea, has followed a more moderate and nuanced path than the Philippines in dealing with China. Vietnamese President Troung Tan Sang visited China to meet President Xi Jinping on June 19-21. The summit was the first for the two leaders in their new positions and capped a series of high-level Sino-Vietnamese leadership exchanges during this reporting period that came amid official media reportage emphasizing progress in various interactions while avoiding actions that would worsen disputes over the South China Sea. The lead-up to the Vietnamese president’s visit saw the sixth meeting in Beijing on May 11 of the China-Vietnam Steering Committee for Bilateral Cooperation with the Vietnamese delegation headed by Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan and the Chinese delegation led by State Councilor Yang Jiechi. The seventh China-Vietnam consultation on defense and security was held in Beijing on June 3 with the Vietnamese delegation led by a deputy defense minister and the senior Chinese representative being a deputy chief of the general staff of the PLA.
Lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh ổn định với Trung Quốc, xây dựng quan hệ với Mỹ
Việt Nam, quốc gia có cũng có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, đi theo cách thức ôn hòa và khéo léo hơn so với Philippines trong quan hệ với Trung Quốc. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 19-21/6. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi hai ông lên cầm quyền. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này, nó đến trong bối cảnh các phương tiện truyền thông chính thức đề cập nhiều đến các tiến triển trong mối quan hệ trên nhiều mặt giữa hai bên và tránh đề cập tới các động thái có thể làm phức tạp thêm cho tranh chấp trên Biển Đông. Trước cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chỉ đạo Trung Quốc-Việt Nam về Hợp tác Song phương, với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ Viện Dương Khiết Trì dẫn đầu đoàn Trung Quốc, đã diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 11/5. Chương trình tham vấn thứ 7 giữa Trung Quốc-Việt Nam về quốc phòng và an ninh cũng được tổ chức tại Bắc Kinh vào 3/6 với sự tham gia của một Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam và một Phó Tổng tham mưu trưởng của PLA.
At the Xi-Sang summit, the Chinese leader was forthright in emphasizing the importance of China and Vietnam to “push forward” in seeking a political solution to the South China Sea issue. The Vietnamese president’s visit was marked with agreements advancing cooperative demarcation of waters and promoting common development outside the mouth of Beibu Bay, and pursuing negotiations in such “low-sensitivity” maritime topics as environmental protection, scientific research, rescue work, and disaster relief. On disputes over the South China Sea, both sides agreed to “remain calm” and “to avoid taking action that could complicate or escalate a dispute.” A hotline between the Chinese and Vietnamese navies to help manage incidents in the South China Sea was agreed in the defense talks in early June, while the Xi-Sang summit saw an agreement to establish a hotline to deal with fishing disputes. The cooperative tone and emphasis on stability continued during Foreign Minister Wang Yi’s visit to Vietnam during his travels in Southeast Asia in August.
Tại cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc Trung Quốc và Việt Nam “thúc đẩy” tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Biển Đông. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Trung Quốc được ghi dấu bằng các thỏa thuận đẩy nhanh việc hợp tác cùng phân định các vùng nước và thúc đẩy khai thác chung tại khu vực bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, và tiến hành các cuộc đàm phán về các chủ đề liên quan đến biển nhưng “ít nhạy cảm” như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai. Về tranh chấp Biển Đông, cả hai phía thống nhất “giữ hòa khí” và “tránh thực hiện các hành động gây phức tạp thêm hoặc leo thang tranh chấp.” Một đường dây nóng giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam giúp quản lý các vụ việc tại Biển Đông đã được thiết lập sau các cuộc đàm phán quốc phòng vào tháng 6, trong khi đó một đường dây nóng về các tranh chấp nghề cá cũng được thiết lập sau cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước. Xu hướng hợp tác và đề cao sự ổn định tiếp tục được duy trì với chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị tới Việt Nam trong chuyến công du Đông Nam Á của ông vào tháng 8.
Against this background, evidence of Vietnamese differences with China tended to be muted. An incident on May 20 in which a Vietnamese fishing boat was surrounded by Chinese boats and rammed by one of them led to a Vietnamese Foreign Ministry protest on May 27; charges were promptly rejected by the Chinese Foreign Ministry spokesperson. An anti-China demonstration in Hanoi on June 2 was suppressed by police who arrested protest leaders. Vietnamese media reported that Vietnamese fishing boats were attacked by crews from a Chinese fishery patrol boat in two instances on July 6 that involved beatings, robbery, and destruction.
Trước bối cảnh này, những sự cố giữa Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng bị phớt lờ. Ngày 20/5, vụ việc một tàu cá Việt Nam bị các tàu Trung Quốc bao vây và gây khó dễ đã khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm phản đối vào ngày 27/5; tuy nhiên Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ ngay lập tức những lời buộc tội này. Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào 2/6 đã được cảnh sát kiểm soát. Vào ngày 6/7, báo chí Việt Nam cho biết các tàu cá Việt Nam đã bị các thủy thủ của tàu tuần tra nghề cá Trung Quốc tấn công hai lần, với các hành động đánh đập, cướp và phá hỏng tàu cá.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung registered concern with China and caused a media stir when one passage of his keynote address at the opening dinner of the Shangri-La Dialogue on May 31 warned without naming China of practices widely associated with China’s recent assertive behavior over maritime territorial disputes. The passage said: “Somewhere in the region, there have emerged preferences for unilateral might, groundless claims and actions that run counter to international law and stem from imposition and power politics.”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng ngầm bày tỏ quan ngại với Trung Quốc và khiến giới truyền thông phải chú ý khi một đoạn trong bài phát biểu dẫn đề của ông tại buổi khai mạc Đối thoại Shangri-La vào 31/5 đã cảnh báo song không chỉ đích danh những hành động có liên quan đến sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp biển. Cụ thể: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”
Hanoi also seemed to register a need for closer relations with the United States following the summit with the Chinese president. Carlyle Thayer, David Brown, and other specialists noted that President Sang’s summit with President Obama on July 25, the first such Vietnamese visit since 2007, was organized on “very short” notice. The implication was that Hanoi sought closer ties with the US to offset real or anticipated pressures from China.
Hà Nội cũng nhận ra nhu cầu cần làm sâu sắc hơn quan hệ với Mỹ sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc. Carlyle Thayer, David Brown, và các chuyên gia khác nhận định rằng cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Obama vào ngày 25/7 - lần đầu tiên kể từ năm 2007. Việt Nam mới có chuyến thăm cấp cao như vậy tới Mỹ - chỉ được chuẩn bị trong khoảng thời gian rất ngắn. Đằng sau câu chuyện đó là việc Hà Nội tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ để cân bằng với sức ép hiện có hoặc sức ép sẽ có trong tương lai đến từ phía Trung Quốc.
Philippine Coast Guard kills Taiwan fisherman – serious consequences
A fatal shooting of a Taiwan fisherman took place on May 9 in an area of the South China Sea where Taiwan’s and the Philippines’ 200 mile exclusive economic zones overlap. Initial reports said the Philippine forces opened fire when the Taiwan fishing boat tried to ram a Philippine patrol boat. Taiwan said there was no evidence to support this claim and accused the Filipinos of using excessive force.
Lực lượng tuần duyên Philippines sát hại ngư dân Đài Loan – những hậu quả nghiêm trọng
Vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết diễn ra vào ngày 9/5 tại khu vực chồng lấn đặc quyền kinh tế 200 hải lý giữa Philippines và Đài Loan tại Biển Đông. Các báo cáo ban đầu cho biết lực lượng Philippines đã nổ súng khi tàu đánh cá Đài Loan cố gắng đuổi theo tàu tuần tra Philippines. Đài Loan nói rằng đây là cáo buộc không có căn cứ và buộc tội phía Philippines đã sử dụng vũ lực quá mức cho phép.
As Manila equivocated on responsibility and what to do, Taipei made four demands: an apology, an investigation and punishment of those responsible, compensation for the fisherman’s family, and talks on a fisheries agreement to prevent such incidents. Taiwan President Ma Ying-jeou, on May 11, demanded that the Philippines meet Taiwan’s demands or face serious consequences, notably a hiring freeze on Filipino workers in Taiwan. The Ma government imposed sanctions on May 15. They included suspending issuing visas to Filipino workers in Taiwan, issuing a warning for Taiwan residents against travel to the Philippines, suspending high level exchanges, and halting bilateral economic exchanges and various ongoing cooperation agreements. On May 16, the Taiwan Navy, Air Force and Coast Guard made an impressive show of force in exercises near the site of the shooting incident.
Khi mà Manila đang lảng tránh việc nhận trách nhiệm và chưa biết hành động gì tiếp theo, Đài Bắc đã đưa ra bốn yêu cầu: một lời xin lỗi, một cuộc điều tra và trừng phạt những người có trách nhiệm, bồi thường cho gia đình ngư dân bị thiệt mạng, và tổ chức các cuộc đàm phán về một hiệp định nghề cá giúp ngăn chặn các sự cố tương tự. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, vào ngày 11/5, yêu cầu phía Philipppines phải đáp ứng yêu cầu của Đài Loan nếu không sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý có việc ngừng tiếp nhận lao động Philippines tại Đài Loan. Chính quyền của ông Mã đã áp đặt các lệnh trừng phạt vào 15/5. Trong đó có việc ngừng cấp visa cho các lao động Philippines tại Đài Loan, đưa ra cảnh báo cho các cư dân Đài Loan khi đi du lịch tới Philippines, hoãn các cuộc trao đổi cấp cao, và dừng các cuộc trao đổi song phương về kinh tế cũng như các thỏa thuận hợp tác đang có. Vào ngày 16/5, Hải quân, Không quân và Tuần duyên Đài Loan đã cuộc diễn tập quân sự quy mô tại nơi gần khu vực xảy ra sự cố giữa hai bên.
Chinese official media fully supported Taiwan’s positions. People’s Daily (Overseas edition) said on May 11 that China’s Ministry of Foreign Affairs and the government’s Taiwan Affairs Office both expressed serious concern, demanding that the Philippines “immediately” carry out an investigation and give an explanation. The report said that China’s “stern language” and “clear cut demands” showed its concern for the “Taiwan compatriots” and opposition to the Philippine side’s “crude handling of maritime issues.”
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn lập trường của Đài Loan. Nhân dân Nhật báo (Phiên bản nước ngoài) vào ngày 11/5 đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng Nội vụ của Chính phủ Đài Loan đều bày tỏ quan ngại sâu sắc, yêu cầu phía Philippines “ngay lập tức” tiến hành điều tra và đưa ra lời giải thích. Bài báo nói rằng “các ngôn từ đanh thép” và “yêu cầu rõ ràng” của Trung Quốc cho thấy sự quan tâm của nước này tới “các đồng bào Đài Loan” và đối lập với “sự yếu kém trong xử lý các vấn đề trên biển” của phía Philippines.
Taiwan-Philippines tensions began to ease somewhat with agreement at the end of May to start parallel investigations by Taiwan and Philippine authorities. The Philippine investigators said in mid-June they had recommended that criminal and administrative charges be pursued against the crew of the Philippine Coast Guard ship. They awaited a final decision from President Aquino. Meanwhile, preliminary bilateral talks on fishing rights reached an agreement on June 15 to avoid the use of force when policing fishing areas to prevent a recurrence of the May 9 incident.
Căng thẳng Đài Loan-Philippines bắt đầu hạ nhiệt với thỏa thuận bắt đầu các cuộc điều song song của các nhà chức trách Philippines và Đài Loan vào cuối tháng 5. Các điều tra viên Philippines vào giữa tháng 6 cho biết họ đã đề nghị truy tố hình sự, yêu cầu bồi thường từ các thủy thủ của tàu Tuần duyên Philippines, và họ đang đợi quyết định cuối cùng của Tổng thống Aquino. Trong khi đó, các cuộc đàm phán song phương sơ bộ về quyền đánh bắt cá đã đi tới thỏa thuận vào ngày 15/6 yêu cầu hai bên tránh việc sử dụng vũ lực khi tuần tra tại các khu vực đánh bắt cá để tránh các sự việc tương tự vụ việc ngày 9/5 tái diễn.
The resolution of the dispute came on Aug. 9 when the head of the Philippine office managing relations with Taiwan was delegated as a presidential emissary to convey President Aquino’s personal apology to the dead fisherman’s family. Compensation to the fisherman’s family came in an agreement on Aug. 7 that was to remain confidential. Taiwan’s demands for prosecution of those responsible and talks on a fishery agreement were seen by the Taiwan government as satisfied sufficiently to allow the lifting of the 11 sets of sanctions imposed in May. Media reports indicated that many thousands (estimates were as high as 30,000) Philippine workers in Taiwan had their contracts frozen during the three months of the sanctions; the result impacted Taiwan’s hi-tech industries, which rely on Philippine workers with English language proficiency.
Vào ngày 9/8, tranh chấp đã được giải quyết với việc người đứng đầu văn phòng quản lý quan hệ với Đài Loan của Philippines đã được cử đi với vai trò một phái viên của Tổng thống tới để gửi lời xin lỗi của cá nhân Tổng thống tới gia đình của ngư dân bị nạn. Hai bên cũng đồng ý về khoản bồi thường cho gia đình ngư dân bị nạn, tuy nhiên con số cụ thể không được tiết lộ. Đài Loan cũng hài lòng với việc Philippines truy tố những người có trách nhiệm và tổ chức các cuộc đàm phán về thỏa thuận nghề cá, và nước này sau đó đã gỡ bỏ 11 lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng 5. Các phương tiện truyền thông cho biết hàng nghìn  (ước tính lên đến 30000) công nhân Philippines tại Đài Loan bị cắt hợp đồng trong 3 tháng lệnh trừng phạt được đưa ra; điều này đã có tác động đến ngành công nghiệp công nghệ cao của Đài Loan, ngành phụ thuộc nhiều vào những công nhân Philippines có kỹ năng tiếng Anh tốt.
China-Myanmar relations
Relations between China and Myanmar saw new developments in the last four months, most prominently with the Chinese government’s initiative to encourage its state-owned companies in Myanmar to engage in corporate social responsibility. In June, Chinese State Councilor Yang Jiechi made an official visit to Nay Pyi Daw and met senior officials to discuss the prospects of agricultural projects and expanding micro-finance loans that would address poverty alleviation issues and support rural development in Myanmar. In particular, Yang called for “enhancing cooperation in people’s livelihood,” and expressed China’s interest in contributing to Myanmar’s socio-economic development, providing hospitals and clinics in rural communities.
Quan hệ Trung Quốc-Myanmar
Quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar có những diễn biến mới trong 4 tháng qua, nổi bật nhất là sáng kiến của chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty quốc doanh của họ tại Myanmar tham gia vào các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tháng 6, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc Dương Khiết Trì có chuyến thăm chính thức tới Nay Pyi Daw và gặp gỡ các quan chức cấp cao để bàn thảo về triển vọng của các dự án nông nghiệp và mở rộng các khoản vay tài chính vi mô giúp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại Myanmar. Đặc biệt, ông Dương kêu gọi “cải thiện hợp tác trong sinh kế của người dân,” và nói rằng Trung Quốc muốn giúp Myanmar phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bệnh viện và các phòng khám tại các cộng đồng nông thôn.
These latest initiatives may be in response to the growing skepticism and opposition among the general public in Myanmar about the exploitive nature of Chinese mega-projects. The opening of the 500-mile oil and gas pipeline and the deep-sea port near the Bay of Bengal, for example, were met with public protests over the environmental impact of the pipelines and energy plant and the failure of the Chinese companies to provide proper compensation for farmers’ land used in the pipeline project. In recent months, grassroots demonstrations and attacks on Chinese conglomerates and buildings in Myanmar have prompted senior Chinese officials to take heed of local concerns. The Chinese special envoy to Myanmar, Wang Yingfan, spoke with several Chinese state-owned companies about corporate social responsibility issues and embassy officials have also encouraged Chinese enterprises in Myanmar to solicit support from and reach out to the local communities.
Những sáng kiến mới nhất có lẽ là nhằm xoa dịu sự hoài nghi và phản đối của công luận Myanmar về bản chất bóc lột trong các dự án lớn của Trung Quốc. Ví dụ, việc khai trương đường ống dẫn dầu và khí đốt dài 500 dặm và mở cửa cảng biển nước sâu gần vịnh Bengal đã vấp phải sự phản đối của công chúng về các tác động tới môi trường của đường ống dẫn dầu và các nhà máy năng lượng cũng như về việc các công ty Trung Quốc không đưa ra các khoản đền bù thỏa đáng cho việc sử dụng đất của người nông dân cho dự án đường ống dẫn dầu. Trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình của người dân và các vụ tấn công vào các công ty và trụ sở của Trung Quốc tại Myanmar đã khiến các quan chức cấp cao của họ phải lưu tâm hơn đến mong muốn của người dân. Đặc phái viên của Trung Quốc tới Myanmar, Wang Yingfan, đã nói chuyện với một vài công ty quốc doanh của Trung Quốc về các trách nhiệm dân sự doanh nghiệp và các quan chức của sứ quán cũng khuyến khích các doanh nghiệp của Trung Quốc tại Myanmar thu hút sự ủng hộ và thường xuyên tiếp xúc với  cộng đồng địa phương.
Authors:
Robert Sutter is Professor of Practice of International Affairs at the Elliott School of International Affairs, George Washington University, Washington DC.
Chin-Hao Huang is a Ph.D candidate in Political Science at the University of Southern California. He co-authors "China-Southeast Asia Relations" with Robert Sutter in Comparative Connections, the Pacific Forum’s quarterly on-line journal
Các tác giả:
Robert Sutter là giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington, Washington DC.
Chin-Hao Huang là nghiên cứu sinh ngành Khoa học Chính trị tại Đại Học Nam California. Bài viết này được đăng lần đầu tiên trong tạp chí Comparative Connections, ấn phẩm được xuất bản theo quý bởi Pacific Forum, CSIS.
Translated by  Việt Tiệp
Edited by Kim Minh

South China Sea Festers Biển Đông: Một Tương lai Hòa Bình hay Bất ổn?

South China Sea Festers
Biển Đông: Một Tương lai Hòa Bình hay Bất ổn?
Michael Mazza
National Interest
September 18, 2013
Michael Mazza
National Interest
18/9/2013
With all eyes focused on Syria, and reasonably so, the peace that has held in Asia for the past three decades continues to slowly slip away. And while recent developments in the South China Sea, in particular, may seem like par for the course, they point to a less stable future.
Trong khi Syria đang thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế thì nền hòa bình được duy trì ở châu Á trong ba thập kỷ qua đang dần mất đi. Cụ thể, những diễn biến gần đây ở Biển Đông tuy nằm trong dự đoán của nhiều người nhưng nó đang chỉ ra một tương lai bất ổn hơn ở khu vực.

China-Philippines relations are in apparent free fall. In late August, Beijing requested that Philippine president Benigno Aquino cancel an upcoming trip to China. Earlier this month, the Philippines’ defense ministry provided evidence that China is preparing to build a structure on the disputed Scarborough Shoal. If the accusation is true, it will mark a gross violation of the (nonbinding) 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Manila subsequently recalled its ambassador for consultations.
Mối quan hệ Trung Quốc-Philippines có vẻ như đang rơi tự do. Cuối tháng 8, Bắc Kinh đã đề nghị Tổng thống Philippines Benigno Aquino hủy một chuyến thăm tới Trung Quốc. Đầu tháng 9 này, Bộ Quốc phòng của Philippines đưa ra các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một công trình trên Bãi cạn tranh chấp Scarborough. Nếu lời cáo buộc này là đúng sự thật, đó sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông được ký kết năm 2002 (vốn không mang tính ràng buộc). Manila sau đó đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước để tham vấn.
And China isn’t the only country building on disputed territory in the South China Sea. Taipei, which has likewise seen a downturn in relations with Manila this year, has announced plans to construct a new wharf on Taiping Island, the largest of the disputed Spratlys, which Taiwan has long occupied. The new dock will accommodate large supply ships and naval frigates. These investments in infrastructure, which will include upgrades to an airstrip on the island, will enhance Taiwan’s ability to defend Taiping as well as to more effectively project power into the South China Sea.
Trung Quốc không phải bên duy nhất tiến hành hoạt động xây dựng tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Đài Bắc, cũng có quan hệ khá căng thẳng với Manila trong năm nay, đã thông báo kế hoạch xây dựng một cầu tàu mới trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan từ lâu đã kiểm soát. Cầu tàu này có khả năng neo đậu các tàu hậu cần cỡ lớn và tàu khu trục hải quân. Những đầu tư về cơ sở hạ tầng, gồm cả việc nâng cấp một đường băng trên đảo, sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng bảo vệ đảo Ba Bình cũng như triển khai sức mạnh một cách hiệu quả ở Biển Đông.
Other disputants cannot help but wonder if Taipei and Beijing are coordinating their moves in the region. In fact, they are not, but the optics may put additional strains on Taiwan’s relations in Southeast Asia.
Các bên tranh chấp khác không thể không tự hỏi liệu có phải Đài Bắc và Bắc Kinh đang cùng nhau phối hợp hành động ở khu vực không. Dù thực tế Đài Loan không làm vậy nhưng các con mắt quan sát đang làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ của Đài Loan với các nước Đông Nam Á.
Looking further to the west, the Vietnamese and Chinese foreign ministers have recently reaffirmed their desire to resolve disputes peacefully, but their countries continue to prepare for less optimal outcomes. Following in China’s footsteps, Hanoi just renamed its maritime police the Vietnam Coast Guard, suggesting a more assertive and more defense-oriented role for its seaborne paramilitary force. To that end, Hanoi is acquiring more patrol boats.
Xa hơn về phía tây, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc gần đây đã tái khẳng định mong muốn của cả hai nước trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp, nhưng cả hai vẫn tiếp tục chuẩn bị cho những tình huống xấu hơn. Theo bước chân của Trung Quốc, Việt Nam đã đổi tên gọi quốc tế của lực lượng cảnh sát biển, từ Cảnh sát Biển Việt Nam (Vietnam Marine Police) thành Lực lượng Tuần Duyên Việt Nam (Vietnam Coast Guard), cho thấy vai trò mang tính phòng vệ và quyết đoán hơn của lực lượng bán quân sự này. Với mục tiêu đó, Hà Nội đang tăng thêm số lượng các tàu tuần tra.
Vietnam is similarly upgrading its air force and came to an agreement with Russia last month for the provision of twelve new, advanced Su-30 fighter jets. And deepening its own involvement in the region, Delhi in early August offered Vietnam a $100-million line of credit for the purchase of defense articles from India.
Việt Nam cũng đồng thời đang nâng cấp lực lượng không quân và tháng trước đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua 12 chiến đấu cơ Su-30 mới, hiện đại. Trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường can dự vào khu vực, Delhi đầu tháng 8 đã đề xuất với Hà Nội về một hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ để giúp mua sắm các khí tài quân sự từ Ấn Độ.
No less notable was Hanoi’s decision to significantly increase fines on illegal energy surveying by foreign entities in Vietnam’s claimed territorial waters. While the measure seems unlikely to deter the state-owned China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) from engaging in such activities, it looks like a willful Vietnamese effort to up the ante in its territorial dispute with China and portends more contentious future feuds.
Một điểm đáng chú ý nữa là Việt Nam đã quyết định áp dụng mức phạt cao hơn rất nhiều đối với các hoạt động khảo sát năng lượng trái phép của đối tượng nước ngoài trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Tuy những biện pháp này dường như không thể ngăn cản Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành các hoạt động như trên nhưng đây có thể xem là một nỗ lực có chủ đích của Việt Nam nhằm gia tăng áp lực trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và báo hiệu những tranh cãi gay gắt hơn trong tương lai.
What’s more, Southeast Asian countries are having problems amongst themselves. Most recently, in late August, Malaysia indicated a split with its fellow South China Sea claimants with respect to their approach towards China. In an interview, the Malaysian defense minister said that “just because you have enemies, doesn’t mean your enemies are my enemies,” and suggested that Chinese patrols of disputed territories do not constitute a notable threat. This came as a surprise, as Chinese naval vessels had only months earlier exercised at the disputed James Shoal, only fifty miles from Malaysia’s coast.
Tệ hơn, bản thân các quốc gia Đông Nam Á cũng đang gặp phải vấn đề. Gần đây nhất, vào cuối tháng 8, Malaysia thể hiện một lập trường tách biệt so với các bên yêu sách khác ở Biển Đông trong cách tiếp cận đối với Trung Quốc. Trả lời một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia tuyên bố: “Các bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa rằng kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của chúng tôi,” và cho rằng việc Trung Quốc tuần tra ở các khu vực tranh chấp không phải một mối đe dọa thực sự. Điều này thực sự gây bất ngờ bởi chỉ vài tháng trước, tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập tại Bãi ngầm James, cách bờ biển của Malaysia chỉ có 50 dặm.
With the Association of Southeast Asian Nations unable to form a united front on maritime issues, it is little surprise that China is slow-rolling progress on a binding code of conduct for the South China Sea. Such an agreement would freeze China’s strategy of changing the regional status quo in its favor (see Scarborough Shoal, for example), a strategy which Beijing may judge is working.
Trong khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không thể hình thành một mặt trận thống nhất về các vấn đề trên biển, không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc có những bước tiến chậm chạp trong việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông. Một bộ quy tắc ửng xử sẽ phá hỏng chiến thuật mà nước này đang áp dụng nhằm thay đổi nguyên trạng của khu vực theo hướng có lợi cho mình (lấy vụ việc ở Bãi cạn Scarborough làm ví dụ), một chiến thuật mà Bắc Kinh cho rằng có hiệu quả.
Moreover, with the United States trying to reassert its own presence in the region—most notably, by negotiating with Manila to establish rotational naval and air presence in the Philippines—Beijing may see value in forging ahead with its South China Sea agenda now. Best to grab what we can, while we can, before the Americans arrive in force, the thinking may go.
Hơn nữa, trong khi Mỹ đang cố gắng tái khẳng định sự hiện diện của họ tại khu vực – đáng chú ý nhất là việc đàm phán với Manila nhằm thiết lập sự hiện diện luân phiên của hải quân và không quân tại Philippines – Bắc Kinh có lý do để tiếp tục thúc đẩy chính sách Biển Đông của họ theo hướng này. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng tốt nhất cứ chiếm lấy những gì họ có thể chiếm, trước khi người Mỹ đến.
China had adopted a more muscular posture long before the Obama administration’s “pivot” was announced. But the administration’s plodding approach to implementing its new Asia strategy may have encouraged China, at least in the short term, to engage in the very behavior the pivot was meant to deter. That Washington has little idea how to manage the growing crisis in the South China Sea, other than to issue repeated calls for “peaceful resolution,” has done nothing to help matters. Nor have the Obama defense cuts, which undermine the president’s commitment to maintaining peace in Asia.
Trung Quốc đã áp dụng chiến lược thiên về sức mạnh một thời gian dài trước khi chính quyền Obama tuyên bố chính sách xoay trục châu Á. Nhưng cách tiếp cận chậm chạp của chính quyền Mỹ trong việc thực thi chiến lược mới ở châu Á dường như càng khuyến khích Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn, có những động thái quyết đoán mà chính sách trục xoay muốn ngăn chặn. Washington hiện không có ý tưởng nào để quản lý khủng hoảng leo thang ở Biển Đông, ngoài việc lặp đi lặp lại các lời kêu gọi về “một giải pháp hòa bình,” vốn không giúp gì cho việc giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng đã ảnh hưởng đến cam kết của nước này trong việc duy trì hòa bình ở châu Á.
As the situation in Syria should be making clear, geopolitical conundrums rarely grow simpler of their own accord. They fester. They metastasize. Such is no less true in Asia than it is in the Middle East. It has been a busy summer in the South China Sea, and disturbingly so. But as summer turns to fall, scorching temperatures may only give way to even choppier waters.
Tuy tình hình ở Syria đang dần trở nên rõ ràng hơn, các vấn đề địa chính trị hóc búa hiếm khi tự nó trở nên đơn giản hơn. Nó sẽ ngày càng trầm trọng và khó giải quyết hơn. Bầu không khí ảm đạm đang bao trùm châu Á cũng như Trung Đông. Biển Đông vừa trải qua một mùa hè sóng gió và biến động. Và khi hè chuyển sang thu, nhiều khả năng cái nóng tan chảy sẽ nhường chỗ cho những đợt sóng biến động hơn nữa.
Michael Mazza is a research fellow in foreign and defense policy studies at the American Enterprise Institute. Follow him on Twitter: @Mike_Mazza
Michael Mazza là nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quốc phòng thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ. Liên hệ theo địa chỉ Twitter: @Mike_Mazza
Translated by Tuấn Anh
Edited by Minh Ngọc

Learning the Lessons of Scarborough Reef Học được gì từ vụ Bãi đá Scarborough?

Learning the Lessons of Scarborough Reef
Học được gì từ vụ Bãi đá Scarborough?

Ely Ratner
National Interest
November 21, 2013
Ely Ratner
National Interest
21/11/2013
On the evening of June 15, 2012, the Philippines conceded a dramatic ten-week standoff to China by [3]withdrawing [3] its maritime vessels from the waters surrounding Scarborough Reef, a group of tiny outcrops 120 miles west of Subic Bay. Like many islands and rocks in the South China Sea, the sovereignty of Scarborough Reef is contested by multiple claimants, in this case China, the Philippines and Taiwan. And although Asian leaders are quick to eschew notions of zero-sum competition, there was no question that Beijing had scored a tactical victory at Manila’s expense by successfully seizing and occupying the disputed area.
Vào tối ngày 15/6/2012,  Philippines đành chịu thua sau 10 tuần đụng độ gay gắt với Trung Quốc và đã rút các tàu biển của nước mình ra khỏi vùng nước xung quanh bãi đá Scarborough. Bãi đá này là một nhóm các đá nhỏ nằm ở 120 dặm về phía tây so với Vịnh Subic. Giống như rất nhiều đảo và đá ở Biển Đông, chủ quyền của bãi đá Scarborough đang là tranh cãi giữa rất nhiều nước có yêu sách, trong trường hợp này là Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Và mặc dù các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhanh chóng tránh những quan niệm về một cuộc cạnh tranh bên được bên mất, nhưng không hề có nghi vấn nào về việc Trung Quốc đã giành được một thắng lợi mang tính chiến thuật với việc nắm giữ và chiếm đóng các khu vực tranh chấp, và điều này không hề có lợi cho Manila.

The crisis could have led to regional war. Dozens of government vessels and fishing boats were floating in dangerously close proximity to the reef in the context of contested territory and restive publics. But more profoundly, the standoff at Scarborough Reef demonstrated that U.S. efforts to deter Chinese assertiveness were not working. Soon after the Philippines departed the reef, Chinese officials and pundits began speaking of a “Scarborough Model [4]” for exerting regional influence and annexing disputed territories. Inspired by events, leading Chinese scholars are now exploring strategies of “extended coercion” (a play on extended deterrence) through which China could pressure U.S. allies while keeping Washington at bay.
Cuộc khủng hoảng đã có thể dẫn đến một cuộc chiến khu vực. Hàng tá tàu thuyền của chính phủ và tàu cá đã luôn lượn lờ một cách nguy hiểm ở khu vực xung quanh bãi đá trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ và dân chúng rất bất bình. Nhưng sâu xa hơn, cuộc đụng độ ở bãi đá Scarborough chứng minh rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự cứng rắn của Trung Quốc không hề có hiệu quả. Ngay sau khi Philippines rời khỏi bãi đá, các quan chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu đề cập đến “Mô hình Scarborough” cho việc sử dụng ảnh hưởng và thôn tính những vùng lãnh thổ tranh chấp. Từ những sự kiện này, các học giả hàng đầu của Trung Quốc đang khám phá các chiến lược “cưỡng chế lan rộng” (“extended coercion” - một trò chơi nhằm mở rộng sự ngăn chặn) mà thông qua đó Trung Quốc có thể tạo áp lực lên các đồng minh của Mỹ trong khi vẫn có thể kiềm chế được Washington.
More Chinese coercion in the South China Sea would run counter to U.S. interests. In addition to threatening regional peace and prosperity, it would raise further questions about America’s staying power in Asia and sow serious doubts about the value of partnering with the United States.
Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực nhiều hơn ở Biển Đông sẽ đi ngược lại với lợi ích của Mỹ. Cùng với mối đe dọa đến thịnh vượng và hòa bình của khu vực, sự việc này có thể đặt ra nghi vấn về quyền lực hiện tại của Mỹ ở Châu Á và những ngờ vực về giá trị của việc làm đồng minh với Mỹ.
As China draws lessons from its standoff with the Philippines and looks to employ similar methods elsewhere, so too must the United States learn to check this behavior by understanding exactly what happened at Scarborough Reef, why Chinese coercion was so effective, and what can be done differently in the future.
Vì Trung Quốc đã rút ra được bài học từ vụ đụng độ với Philipines và đang tìm kiếm phương pháp tương tự ở những nơi khác, do đó Mỹ cũng cần phải học cách kiểm soát lại hành vi của mình bằng việc hiểu chính xác việc gì đã xảy ra ở bãi đá Scarborough, tại sao vũ lực của Trung Quốc lại lợi hại đến thế, và Mỹ có thể làm gì khác hơn trong tương lai.
THE crisis was born when a Philippine Navy surveillance plane detected eight Chinese fishing vessels near Scarborough Reef on April 8, 2012. As suspected, they were found with illegal and endangered giant clams, corals and live sharks, in violation of Philippine law. The Philippines then deployed the BRP Gregorio del Pilar, a decommissioned U.S. Coast Guard cutter, to arrest the fishermen. What the Philippines reconnaissance plane had failed to see, however, was that Chinese maritime-surveillance vessels were also in the area. Despite the fact that the Philippines regularly uses naval vessels for interdiction operations (necessary because of its limited number of combined navy and coast guard ships), the Chinese acted incensed that the Philippines had employed a military vessel for law-enforcement activities.
Cuộc khủng hoảng bùng nổ khi một máy bay tuần tra của hải quân Philipines phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc gần bãi đá Scarborough vào ngày 8/4/2012. Đúng như nghi vấn, Philippines tìm thấy những con sò khổng lồ, san hô và cá mập trên những con tàu này. Đây đều là những loài bị đánh bắt bất hợp pháp và có nguy cơ tuyệt chủng - hành vi của các con tàu này đã vi phạm luật của Philippines. Philippines sau đó đã điều động tàu BRP Gregorio del Pilar, một tàu bảo vệ bờ biển Mỹ không dùng đến, để bắt những ngư dân này. Tuy nhiên, điều mà các máy bay do thám của Philippines không nhìn thấy là các tàu hải giám của Trung Quốc cũng ở trong khu vực đó. Mặc dù Philippines thường sử dụng tàu hải quân để ngăn chặn các hoạt động phi pháp trong vùng biển của mình (do số lượng hạn chế của các tàu tuần duyên và tàu hải quân của nước này cộng lại), Trung Quốc hết sức giận dữ khi cho rằng Philippines đã điều tàu quân sự cho các hoạt động chấp pháp.
Accusing Manila of militarizing the dispute, Beijing engaged in what scholar Stephanie Kleine-Ahlbrandt has aptly termed “reactive assertiveness [5],” quickly dispatching maritime vessels to prevent the Philippines from detaining the fishermen. With government ships squaring off at the shoal, the countries became locked in a face-to-face test of sovereignty.
Buộc tội Philippines quân sự hóa tranh chấp, Bắc Kinh đã tiến hành chính sách mà học giả Stephanie Kleine-Ahlbrandt gọi với cái tên khá phù hợp là “sự cứng rắn mang tính phản ứng”, nhanh chóng điều các tàu biển ngăn Philippines bắt giữ các ngư dân của mình. Với sự đụng độ của các tàu chính phủ ở bãi cạn, hai nước bị mắc kẹt trong thế mặt đối mặt về tranh chấp chủ quyền.
Demanding that the Philippines immediately withdraw, China rapidly [6]escalated the dispute [6] by matching and then greatly outnumbering the few Philippine vessels that had arrived to relieve its frigate. Chinese maritime vessels, reportedly working in concert with private fishermen, then took the extraordinary step of erecting a rope barrier across the mouth of the C-shaped lagoon, which first trapped Filipino fishermen inside the reef and then blocked their re-entry once they were permitted to exit. All the while, People’s Liberation Army Navy (PLAN) vessels were floating over the horizon, sending Manila an ominous message not to make trouble.
Mặc dù yêu cầu Philippines ngay lập tức rút quân, nhưng Trung Quốc lại nhanh chóng làm leo thang vụ đụng độ bằng việc điều số tàu bằng và sau đó là vượt quá số tàu ít ỏi của Philippines - những tàu được điều đến để giải vây cho tàu chiến của Philippines. Tàu biển của Trung Quốc, có tin cho rằng đã phối hợp với các ngư dân, thực hiện một bước đi khá táo bạo là dựng lên một rào chắn bằng dây thừng ngang qua vùng cửa biển hình chữ C, trước hết là để ngăn chặn các ngư dân Philippines còn mắc kẹt bên trong bãi đá, và cấm họ không quay trở lại một khi được phép ra khỏi đây. Trong khi đó, tàu của Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) liên tục lượn lờ ở quanh đó như một thông điệp gửi đến Manila rằng đừng có dại gì mà gây hấn.
Beijing took to economic coercion as well, announcing unprecedented inspections of Philippine bananas that were left to rot on Chinese ports. A widespread travel ban drastically cut the number of Chinese tourists visiting the Philippines.
Bắc Kinh cũng sử dụng sức ép kinh tế bằng việc thông báo kiểm tra bất ngờ đối với chuối nhập khẩu của Philippines, và những quả chuối này đã bị bỏ chín nẫu ở cảng của Trung Quốc. Việc cấm du lịch lan rộng cũng đã giảm đáng kể số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Philippines.
As the standoff grew tenser, traditional diplomatic channels yielded few results. That communications were poor between Beijing and Manila was partially due to circumstances that had nothing to do with the crisis. The Philippines had yet to fill its vacant ambassadorship to China and the Chinese ambassador to the Philippines was considered ineffective and out of sync with Beijing.
Khi vụ đụng độ ngày càng căng thẳng hơn, các kênh ngoại giao truyền thống thu được rất ít kết quả. Việc liên lạc giữa Bắc Kinh và Manila hết sức trì trệ một phần là do những nguyên nhân không mấy liên quan gì đến khủng hoảng. Philippines chưa bổ nhiệm vị trí đại sứ còn trống ở Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc ở Philippines bị đánh giá là làm việc không hiệu quả và không hiểu ý Bắc Kinh.
Further complicating matters, the lead Chinese diplomat in Beijing, Vice Foreign Minister for Asia Fu Ying, happened to have been China’s ambassador to the Philippines in 1999 when China had provocatively advanced its claims in the South China Sea by building a military installation on the disputed Mischief Reef (which it had seized in 1995). As one Philippine official observed: “If there’s anyone who knows how to steal islands, it’s she.” Attempts to develop credible back channels between Manila and Beijing failed to gain traction.
Phức tạp hơn, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh ở Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Châu Á Phó Oánh, đã từng làm Đại sứ Trung Quốc ở Philippines vào năm 1999 khi Trung Quốc gia tăng một cách khiêu khích các yêu sách của mình ở Biển Đông bằng việc xây dựng một cơ sở quân sự ở Đá Vành Khăn đang tranh chấp (mà Trung Quốc đã chiếm từ năm 1995). Như một quan chức Philippines đã nhận xét: “Nếu có bất cứ ai đó biết cách để trộm đảo, đó chính là bà ấy.” Những nỗ lực để thúc đẩy các kênh ngoại giao bí mật đáng tin cậy giữa Bắc Kinh và Manila không đạt được kết quả nào.
The two governments’ inability to talk to each other implicated the United States as the default interlocutor and referee. Both began their own private negotiations with U.S. officials, who then had to relay messages back and forth between the sides.
Việc chính quyền hai nước không thể nói chuyện với nhau ngầm ám chỉ vai trò của Mỹ như một người đối thoại và hòa giải mặc định. Cả hai bên đều bắt đầu những cuộc đàm phán riêng rẽ với các quan chức Mỹ - những người sau đó phải chuyển các thông điệp qua lại giữa hai bên.
Although China was loathe to call the United States a mediator, Beijing was imploring Washington to pressure the Philippines to back down, describing the leadership in Manila as emotional, unpredictable and emboldened to reckless adventurism by announcements from President Obama and his cabinet that the United States was rebalancing attention and resources to Asia.
Mặc dù Trung Quốc không ưa thích gì việc nhờ đến Mỹ là người trung gian hòa giải, nhưng thực tế thì Bắc Kinh lại thúc đẩy Washington gây áp lực buộc Philippines xuống nước, và miêu tả giới lãnh đạo Manila là nông nổi, khó đoán định và dễ liều lĩnh lao vào phiêu lưu khi tin vào những tuyên bố của Obama và chính quyền của ông rằng Mỹ đang tái cân bằng sự chú ý và nguồn lực đối với Châu Á.
Meanwhile, diplomacy between the United States and the Philippines reflected a shared recognition of the importance of continued caution and restraint. Manila was at once hoping for a return to the status quo ante while seeking clarity on the conditions under which the alliance’s Mutual Defense Treaty would trigger U.S. military intervention. A ministerial-level meeting between Secretaries Clinton and Panetta with their Philippine counterparts in April 2012 and a visit by President Aquino to Washington in June sought to send a signal of alliance unity, although in public the United States studiously preserved its “strategic ambiguity” regarding the treaty implications of an outbreak of hostilities in the South China Sea.
Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philippines phản ánh nhận thức chung về tầm quan trọng của việc tiếp tục thận trọng và kiềm chế. Manila một lần nữa hy vọng về sự trở lại nguyên trạng trước đây, đồng thời tìm kiếm sự rõ ràng hơn từ phía Mỹ về những điều kiện mà theo đó Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước đồng minh có thể đưa đến sự can thiệp của Mỹ. Cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Clinton và Panneta với những người đồng cấp Philippines vào tháng 4/2012 và chuyến thăm của Tổng thống Aquino đến Washington vào tháng 6 nhằm gửi đi tín hiệu về sự đoàn kết giữa hai đồng minh, mặc dù một cách công khai Mỹ vẫn luôn duy trì “sự mơ hồ chiến lược” về tác động của hiệp ước trong trường hợp bùng nổ chiến sự ở Biển Đông.
After weeks of discussions, demarches and negotiations, U.S. officials in mid-June brokered what they thought was a deal for a mutual withdrawal. Exhausted, outnumbered and lacking viable alternatives, Manila withdrew its remaining ships under the facing-saving auspices of an oncoming typhoon. China, on the other hand, failed to comply with the agreed-upon deadline and retained its maritime vessels at the shoal, where they remain today on near-constant patrol.
Sau nhiều tuần thảo luận, thương lượng, vào giữa tháng 6 các quan chức Mỹ đã làm trung gian cho cái mà họ tin rằng là một thỏa thuận cùng rút lực lượng của hai bên. Vì quá mệt mỏi, bị áp đảo về số lượng và thiếu những lựa chọn khác có tính khả thi, Manila đã rút số tàu còn lại với lý do có một cơn bão sắp đến để đỡ mất mặt. Trung Quốc, trái lại, không tuân theo hạn chót đã được thống nhất và vẫn giữ lại các tàu biển ở bãi cạn, nơi mà họ hiện nay vẫn còn thường xuyên tuần tra.
ALTHOUGH the U.S. military maintains the ability to deter major power war in Asia, the threat of large-scale conflict is remote. Instead, regional instability is more likely to derive from disputes and contestation occurring in a gray zone between war and peace.
Mặc dù quân đội Mỹ vẫn có khả năng ngăn chặn chiến tranh giữa các cường quốc ở Châu Á, nhưng nguy cơ xung đột trên quy mô lớn là hết sức xa vời. Thay vào đó, sự bất ổn khu vực sẽ dễ nảy sinh hơn từ các tranh chấp và cãi vã nằm trong ranh giới nhập nhằng giữa chiến tranh và hòa bình.
China harbors a number of strategic advantages in this environment, a fact not lost on Beijing. It was no accident that non-military maritime vessels served as the leading edge of Chinese coercion at Scarborough Reef. This helped to ensure that the dispute would be settled as a lopsided arm wrestle between China’s large and highly capable coast guard and the Philippines’ near non-existent counterpart. Beijing pressed this advantage right up to—but still below—the line of militarization, which would have increased the likelihood of response by the U.S. Navy.
Trung Quốc nắm giữ hàng loạt các lợi thế chiến lược trong môi trường này, một sự thật mà Bắc Kinh chưa bao giờ bỏ qua. Không hề tình cờ khi các tàu biển phi quân sự được coi là lực lượng đi đầu trong chính sách cưỡng ép của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Điều này giúp bảo đảm tranh chấp sẽ được dàn xếp như một cuộc chiến không cân xứng giữa lực lượng tuần duyên hùng hậu của Trung Quốc và một lực lượng tương tự gần như không tồn tại của Philippines. Bắc Kinh tận dụng lợi thế này hết mức có thể, nhưng vẫn giữ dưới ngưỡng quân sự hóa, nhằm tránh khả năng đáp trả của Hải quân Mỹ.
In addition to the yawning gap in Chinese and Philippine maritime capabilities, Beijing also exploited its asymmetry of stakes with the United States. Foreign-ministry officials were quick to cite nationalist voices both in the PLA and the Chinese public calling upon the government to use force against the Philippines. Senior-level policymakers in Beijing indirectly referred to China’s claims in the South China Sea as a “core interest,” which is shorthand for issues like Taiwan and Tibet over which China is willing to go to war to prevent opposition forces or adversaries from achieving their aims.
Cùng với khoảng cách khá xa giữa năng lực biển của Trung Quốc và của Philippines, Bắc Kinh cũng khai thác lợi ích bất đối xứng với Mỹ. Các quan chức ngoại giao đã nhanh chóng trích dẫn quan điểm của các nhà yêu nước cả ở trong quân đội (PLA) và trong dân chúng Trung Quốc, kêu gọi chính phủ sử dụng vũ lực chống lại Philippines. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Bắc Kinh đã gián tiếp đề cập đến yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, một cụm từ được sử dụng cho các vấn đề như Đài Loan và Tây Tạng, theo đó Trung Quốc sẵn sàng tiến hành chiến tranh để ngăn các lực lượng chống đối hoặc các thế lực thù địch đạt được mục đích của họ.
In response, U.S. officials were cautious, not wanting to provoke China into conflict. The dilemma for the United States was further sharpened by Beijing’s unwillingness to open credible channels with Manila. Responsibility for negotiating a resolution to the crisis therefore fell squarely on the United States. The ancillary effect was that the dispute became principally a U.S.-China issue, invoking all the complexity that comes with maintaining stable Sino-U.S. relations. Beijing reinforced this dynamic by publicly and privately blaming the United States for the Philippines’ actions.
Đáp lại, các quan chức Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng, không muốn khiêu khích đẩy Trung Quốc vào xung đột. Thế lưỡng nan của Mỹ ngày càng rõ nét khi mà Bắc Kinh không muốn thiết lập các kênh ngoại giao đáng tin cậy với Manila. Trách nhiệm đàm phán tìm ra một giải pháp cho khủng hoảng do đó phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Hệ lụy phát sinh đó là tranh chấp đã trở thành một vấn đề chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc, gây ra sự phức tạp liên quan đến việc gìn giữ quan hệ ổn định Trung - Mỹ. Bắc Kinh càng nhấn mạnh điểm này bằng cách đổ lỗi các hành động của Philippines cho Mỹ một cách công khai và riêng tư.
To prevent the region from coalescing behind Manila, China moved to isolate the Philippines and drive a wedge in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). This was relatively easy at the outset, given that a number of regional countries shared China’s public position that the Philippines was to blame for instigating the crisis by employing a naval vessel for law enforcement activities. The standoff also erupted at a time when the Philippines was seen as an outlier in ASEAN’s internal efforts to reach a consensus on a regional Code of Conduct (COC) for the South China Sea.
Để ngăn khu vực đoàn kết ủng hộ Manila, Trung Quốc đã chuyển sang cô lập Philippines và tìm cách chia rẻ các thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Lúc đầu, điều này khá dễ dàng, nếu tính đến số lượng các nước trong khu vực cùng chia sẻ quan điểm công khai của Trung Quốc rằng Philippines là nước đã khơi mào khủng hoảng bằng việc điều các tàu hải quân cho các hoạt động chấp pháp. Cuộc đụng độ cũng nổ ra khi mà Philippines được coi là người ngoài cuộc trong các nỗ lực nội khối của ASEAN nhằm đạt được đồng thuận cho một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
But as time wore on, and particularly after China erected a physical barrier at the reef, there was a growing consensus in the region that Beijing had overplayed its hand. The time for public scrutiny would come at the upcoming ASEAN Regional Forum (ARF) in July and then the East Asia Summit leaders’ meeting later that fall.
Nhưng khi thời gian trôi qua, và đặc biệt khi Trung Quốc dựng lên một rào chắn thực sự ở bãi đá, thì ở khu vực đã nổi lên một sự đồng thuận về việc Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của mình. Thời điểm để công chúng có thể phán xét một cách cẩn thận sự việc này diễn ra vào Diễn đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 7 và Cấp cao Đông Á (EAS) sau đó.
Anticipating this, Beijing responded with a diplomatic two-step. First, after months of obstinacy, China announced its willingness only days prior to the 2012 ARF to enter talks on the Code of Conduct later that year. However hollow, this effectively muted what otherwise would have been a leading point of criticism from regional capitals.
Đoán trước được điều này, Bắc Kinh đã phản ứng với chính sách ngoại giao hai bước. Đầu tiên, sau hàng tháng không chịu thay đổi lập trường, Trung Quốc đã thông báo về thiện chí của mình, chỉ vài ngày trước ARF 2012, rằng nước này đồng ý bàn thảo về COC vào cuối năm. Tuy thông báo này chỉ là cam kết khá hời hợt, nhưng nó đã giúp làm chìm những lời chỉ trích của các nước trong khu vực.
With ample economic influence to throw around, Beijing also sought to divide ASEAN, in this instance by buying off Cambodia, the 2012 ASEAN chair and host of the ARF. Chinese President Hu Jintao visited Phnom Penh prior to the summit with promises of millions of dollars in investment and assistance. This was enough to convince Cambodia to limit discussions on sensitive maritime issues that would have highlighted China’s assertiveness. Unable at the ARF to agree on language for the South China Sea, the body failed to issue a joint communiqué for the first time in its forty-five-year history.
Với khả năng ảnh hưởng mạnh về kinh tế, Bắc Kinh cũng tìm cách chia rẽ ASEAN, chẳng hạn như việc mua chuộc Campuchia, chủ tịch ASEAN 2012 và chủ trì ARF. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Phnom Penh trước khi hội nghị diễn ra với cam kết đầu tư và viện trợ hàng triệu USD. Điều này đủ để thuyết phục Campuchia hạn chế thảo luận về các vấn để biển nhạy cảm, những vấn đề mà có thể làm nổi rõ sự cứng rắn của Trung Quốc. Không thể nhất trí về ngôn từ liên quan đến vấn đề Biển Đông ở ARF, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm không thể đưa ra một tuyên bố chung.
In the end, not all of these schemes worked perfectly, but together they amounted to a Chinese victory at Scarborough Reef. China possessed vastly superior maritime capabilities to the Philippines and demonstrated unmatched resolve. Beijing further isolated the Philippines and ensured that ASEAN was unable and unwilling to come to its rescue. Meanwhile, Beijing worked to keep Washington at bay by relying on civilian maritime vessels and forcing the issue into the broader context of U.S.-China relations.
Cuối cùng, không phải tất cả các kế hoạch trên đều diễn ra hoàn hảo, nhưng kết hợp lại, các kế hoạch này làm nên thắng lợi của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Trung Quốc sở hữu sức mạnh biển vượt trội so với Philippines và thể hiện quyết tâm khó bì. Bắc Kinh còn cô lập Philippines và bảo đảm rằng ASEAN không thể và không sẵn sàng giải cứu nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh cố gắng cách ly Washington bằng việc dựa vào các tàu hải quân dân sự và đặt vấn đề Biển Đông vào đại cục quan hệ Mỹ - Trung.
Whether or not Beijing made all of these moves consciously and strategically is now immaterial. The cumulative effect was the same and the learning since then is readily apparent. Although the precise future of China’s assertiveness is yet unknown (even in Beijing), China has already sought to replicate aspects of this model against Japan, Malaysia, the Philippines and Vietnam.
Việc Trung Quốc đã tiến hành tất cả các động thái trên một cách cố ý và có bài bản chiến lược hay không không còn quan trọng nữa. Tác động đều như nhau và bài học rút ra từ đó là hết sức rõ ràng. Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
THERE are those in the United States who do not view Chinese assertiveness with particular alarm. From their vantage point, accommodation is preferable to risking war over “a bunch of rocks.” But U.S. officials ought to think seriously whether they are willing to accept a regional order in Asia in which might makes right.
Có những người Mỹ không xem sự cứng rắn của Trung Quốc là một tín hiệu cảnh báo thực sự. Từ góc nhìn của họ, việc giữ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc vẫn còn hơn liều lĩnh gây chiến chỉ vì “một nắm đảo đá”. Nhưng các quan chức Mỹ có lẽ cần suy nghĩ nghiêm túc rằng liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một trật tự khu vực ở Châu Á trong đó kẻ mạnh là kẻ chiến thắng không.
Carefully accounting for events at Scarborough Reef, the United States should seek to enhance regional stability by pursuing three lines of effort toward U.S. allies and partners, the region as a whole, and, of course, China.
Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung, và tất nhiên với cả Trung Quốc.
A first-order task for the United States is to help build the capacity of regional states to deter and counter China’s maritime coercion. This does not mean instigating arms racing or setting unrealistic goals of trying to match China’s enormous material advantage. Instead, U.S. assistance should focus on supporting maritime law enforcement capabilities, including the requisite intelligence and maritime-domain awareness assets, such that countries can more confidently and capably police their shores. More widely shared and available information would also have a deterrent effect against those who might otherwise test the bounds of acceptable behavior.
Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng giới hạn của các hành vi được chấp nhận.
In the longer term, the United States should help regional countries develop asymmetric capabilities to deter high intensity conflict. China has pursued a strategy of “anti-access/area denial” to challenge the force projection capabilities of the U.S. military in East Asia. Relatively weaker powers could instill greater caution in Beijing by adopting a similar approach to dissuade Chinese coercion.
Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.
Second, the United States should seek to strengthen multilateral cooperation and limit China’s ability to isolate individual states. Washington can contribute to an increasingly networked security environment by supporting the burgeoning bilateral and multilateral intra-Asia security ties that are developing between countries in the region, including Australia, India, Japan, the Philippines, Singapore, South Korea and Vietnam.
Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.
Even more important is that the United States continues to be a leading supporter of ASEAN and ASEAN-centered institutions. The participation of major outside powers, in venues like EAS and the ASEAN Defense Ministers Meeting Plus, enhances ASEAN’s cohesion and purpose by providing critical injections of legitimacy and capability.
Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của tổ chức này.
Furthermore, building multilateral habits of cooperation and developing diplomatic and institutionalized dispute mechanisms will be necessary to provide alternative peaceful means for managing and resolving crises outside of military flexing and other forms of coercion. It is imperative that U.S. officials commit to a high-tempo engagement calendar in Asia that holds steady even when international crises arise elsewhere.
Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.
Supporting adherence to international law is essential. The Philippines has turned to the International Tribunal for the Law of the Sea to adjudicate a number of disagreements with China in the South China Sea. The United States should get behind this process and—in advance of the ruling—call upon China to abide by the tribunal’s decisions and push influential allies and partners including Australia, the European Union, India, Indonesia and Singapore to do the same. Admittedly, the unwillingness of the U.S. Senate to ratify the UN Convention on the Law of the Sea makes this more difficult, to the detriment of U.S. national interests.
Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết. Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến trình này và - trước khi có phán quyết - nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU, Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
While the United States continues to support China-ASEAN negotiations on a Code of Conduct, it should pursue a parallel track of encouraging stabilizing confidence-building mechanisms, such as crisis hotlines between claimant capitals, and other maritime safety initiatives, like incidents at sea agreements, which could be adopted in the near term. In future crises, U.S. diplomacy should prioritize helping allies and partners develop and maintain open communication channels with China, rather than falling into the role of intermediary.
Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc - ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò hòa giải.
Finally, the United States will have to consider new avenues for affecting Chinese decision making. To date, private diplomacy and strong public rhetoric have proven insufficient. So too have U.S. urgings that China act like a responsible great power.
Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm cũng vậy.
The problem is that China is unlikely to cease its persistent territorial nibbling in the East and South China Seas as long as Beijing believes it can do so at minimal downside risk. At the end of the day, U.S. officials will have to consider when and how to impose costs on China if it continues attempting to revise the territorial status quo in Asia.
Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Châu Á.
Washington has more running room to play tough than most U.S. policymakers acknowledge. The current Chinese leadership, facing extraordinary economic, environmental, political and social challenges at home, understands well the imperative of maintaining stable ties with the United States.
Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.
In the context of continued robust engagement with Beijing, U.S. policymakers should also explore—and signal a willingness to use—a range of cost-inducing measures within the bounds of maritime security if China’s assertiveness grows chronic, threatens U.S. allies and partners, and undermines regional stability.
Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra - và thể hiện ý chí sẵn sàng sử dụng - một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.
Potential policy tools for cost imposition include enhancing the U.S. military presence in the region, expanding the scope of U.S. security guarantees with allies and partners, broadening the types of military capabilities the United States is willing to transfer, altering the U.S. position of neutrality on certain sovereignty disputes, offering legal assistance to countries willing to participate in international arbitration and treating Chinese maritime vessels as naval combatants if they engage in aggressive and physical coercion.
Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.
None of these options should be taken lightly, but U.S. recitations of national interests in the South China Sea are largely irrelevant if they cannot credibly answer the simple retort of: “Or what?”
Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là gì?”
Scarborough Reef was a tactical victory for China, but it also revealed Beijing’s formula of exploiting weaker states, dividing multilateral institutions and keeping the United States on the sidelines. To stem the dangerous trend of mounting Chinese assertiveness in its near seas, Washington should focus on building partner capacity, strengthening regional institutions and ultimately making clear to Beijing that the “Scarborough Model” will no longer be cost-free.
Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong tương lai.
Ely Ratner is deputy director of the Asia-Pacific Security Program at the Center for a New American Security. You can follow him on Twitter:@elyratner.
Ely Ratner là Phó Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ mới. Liên hệ theo địa chỉ Twitter:@elyratner.
Translated by  Thùy Anh
Edited by Minh Ngọc
 

Chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang

Võ Văn Tạo
Trang mạng Diễn đàn xã hội dân sự vừa loan tin, tại tang lễ nhà dân chủ bậc “tiền bối” Nguyễn Kiến Giang, diễn ra chuyện “lạ”: “Không những không bị lực lượng ‘chức năng’ gây sự như với đám tang Tướng Trần Độ năm nào, mà còn có hẳn đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an, tiếp sau đoàn đại diện cho Diễn đàn xã hội dân sự ít phút”.
Câu chuyện trên làm người viết bài này chợt nhớ lại chuyện cách nay quãng 3 thập niên.

Dạo ấy, là cán bộ hướng dẫn phiên dịch tiếng Pháp của Công ty du lịch tỉnh Phú Khánh, ngoài các đoàn du khách nội địa, tôi thường được phân công đưa các đoàn du khách Ba Lan thăm thú các tuyến điểm du lịch ở Nha Trang (nhiều người Ba Lan nói được tiếng Pháp. Hướng dẫn viên nào của 2 hãng du lịch Ba Lan là Orbis và Gromada – chuyên đưa khách Ba Lan đi Việt Nam – cũng giỏi tiếng Pháp) . Một lần, đã cuối chiều, sau khi hoàn thành buổi đưa đoàn 20 du khách Ban Lan, tôi được 2 bà du khách Ba Lan trong đoàn đã luống tuổi nhờ dẫn đi mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ hải sản ở chợ Đầm. Trong tâm thế cởi mở và thân thiện, tôi hỏi chuyện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên: “Ồ! Cậu cũng biết Công đoàn đoàn kết?”. Tôi bảo: “Dĩ nhiên! Công đoàn đoàn kết là sự kiện chính trị đang chấn động thế giới mà”. “Thế báo chí bên này nói gì về Công đoàn đoàn kết chúng tớ?”…
Trước đó ít ngày, tôi có đọc phóng sự từ Warsawa của nhà báo danh tiếng Thép Mới trên báo Nhân Dân (của đáng tội! Phòng Hướng dẫn phiên dịch của chúng tôi chẳng có báo nào khác, ngoài cái tờ báo “bò ăn phải, lăn đùng ra chết vì không tiêu hóa nổi” ấy). Phóng sự của Thép Mới có nhiều chi tiết lạ. Tại Đại hội Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, có một đại biểu duy nhất đại diện cho một đảng bộ cấp huyện, lại là một nông dân cá thể. Phát biểu tại đại hội, đảng viên này nói ông hãnh diện vì lao động giỏi, cống hiến nhiều, nộp thuế gấp 45 lần mức bình quân các đảng viên trong huyện ở nông trường quốc doanh. Thép Mới cũng kể lại chuyện bắt gặp trên đường phố Warsawa, cảnh đại tướng – Bí thư thứ nhất kiêm Thủ tướng Ba Lan Wojciech Jaruzelski từ nhiệm sở trở về nhà riêng vào cuối chiều, thấy xe đẩy chở sách bán rong trên lề đường, bèn dừng xe, xuống lật vài cuốn xem thử và mua một cuốn. Tháp tùng ông, chỉ có duy nhất một lái xe kiêm vệ sĩ. Người Ba lan đi qua đều thấy, và đều biết ông là nguyên thủ Ba Lan, nhưng chẳng ai hiếu kỳ bu lại xem hoặc tung hô “muôn năm” như ở Việt Nam ta cả.
Hồi ấy, chưa có internet, từng nghe chuyện Jaruzelski cũng đi nhà thờ, đến khi đọc bài báo của Thép Mới, tôi bỗng có cảm tình với vị tướng nguyên thủ dường như giản dị này.
Bèn đề cập chuyện Jaruzelski với 2 bà Ba Lan nói trên. Lập tức, một bà phán xanh rờn: “Cậu thấy đấy. Đứng đầu chính phủ (dân sự) của chúng tớ là một viên tướng. Tớ hỏi cậu, còn gì là dân chủ?” (nhiều năm sau, tôi mới hiểu tại sao ở nhiều quốc gia dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng luôn là dân “cổ cồn”. Chỉ có Tổng Tham mưu trưởng xuất thân nhà binh chuyên nghiệp). Tôi nói: “Nghe bảo ổng cũng đi nhà thờ?”. Một bà quả quyết: “Hắn đi không phải để xưng tội, mà để nghĩ cách phá nhà thờ, phá tôn giáo đấy!”.
Cho đến bây giờ, Jaruzelski vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Mãi đến năm 2008, ngay cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa (cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết) cũng nhìn nhận Jaruzelski là người yêu nước, bởi công lao chống phát xít Đức. Lên tiếng về việc trước đây (12-12-1981) đã lên Đài phát thanh và truyền hình Ba Lan ban bố lệnh thiết quân luật, Jaruzelski biện bạch để tránh nguy cơ Liên Xô can thiệp vào Ba Lan như ở Tiệp Khắc năm 1968 (hàm ý Chính phủ Ban Lan có thể tự giải quyết nội tình đất nước).
Thế nhưng, tài liệu tối mật vừa được tình cờ tìm thấy cho biết, trước khi ban bố thiết lệnh quân luật, Jaruzelski đã bí mật gặp nguyên soái Liên Xô Kulikov – Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất của các nước tham gia Hiệp ước quân sự Warsawa, nhờ đưa quân can thiệp, nhưng bị ông này khước từ. Và nhiều chính trị gia đã lên tiếng phủ nhận nhận định trên của Lech Walesa về Jaruzelski rằng: chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít! Bởi trong gần 2 năm thiết quân luật, có tới 70.000 binh lính quân đội, 30.000 an ninh mật vụ, 1.750 xe tăng, 1.900 chiến xa và 9.000 xe cơ giới được huy động để đàn áp dữ dội phong trào biểu tình, đình công đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, do Công đoàn Đoàn kết chủ xướng. Khoảng 100 người bị sát hại, 2.900 người tự tử, gần một triệu người phải trốn ra nước ngoài, hơn 10.000 người bị khủng bố, bắt bớ, giam cầm, các tổ chức của văn nghệ sĩ trí thức có khuynh hướng dân chủ cấp tiến bị giải tán, cấm hoạt động… Ngoài ra, Jaruzelski cũng bị cáo buộc là đồng thủ phạm cấp cao trong vụ thảm sát đẫm máu công nhân Nhà máy đóng tàu ở TP cảng Gdansk năm 1970.
Lại nói chuyện A83 đi viếng cụ Nguyễn Kiến Giang. Người viết bài này không có ý vơ đũa cả nắm. Trong lực lượng an ninh, quân đội, không phải ai cũng vô tri vô giác, bất nhân, hoặc chỉ chăm chăm “cái sổ hưu” như đại tá Trần Đăng Thanh (*). Theo chỗ tôi biết, ít nhất cũng có được đại tá A25 Thái Kế Toại (nhà thơ Lê Hoài Nguyên) – với chuyên đề nghiên cứu khá uyên bác và hết sức nhân văn: “Vụ Nhân văn – Giai phẩm, từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” (**). Hay đại tá Bùi Văn Bồng – cựu Trưởng đại diện Báo QĐND tại Cần Thơ – với trang blog nổi bật tiêu đề qua tuyên bố của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì!”. Lại nữa, các tướng quân đội như Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nam Khánh, đại tá nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đại tá công an Nguyễn Đăng Quang… Họ là những người mà không chỉ tôi rất quý mến, kính trọng.
Tuy nhiên, không hiểu sao, chuyện A83 viếng cụ Nguyễn Kiến Giang, mà lại tiếp theo đoàn viếng của Diễn đàn xã hội dân sự, cứ làm tôi “nhờn nhợn” liên tưởng chuyện tướng Jaruzelski đi nhà thờ. Không có mặt tại tang lễ, không có vinh hạnh quen biết những người trong A83 đi viếng cụ, tôi thầm mong họ là những người có lương tri, tâm huyết với dân, với nước, thật lòng cảm kích tấm lòng và tri thức của cụ, chứ không phải trá hình đi viếng để làm cái việc hắc ám: dò la. Có điều, tôi tin chắc, với những người thành tâm đến viếng cụ, có chăng chuyện A83 tìm cách nhận mặt điểm danh, chẳng làm họ quá bận tâm. Đã dấn thân vì nghĩa lớn, chuyện bị rình mò theo dõi ư? “Muỗi”!
V.V.T.

Đơn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập , tư do, hạnh phúc
Đơn đề nghị
Kính gửi Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang
Tôi là Phạm văn Điệp, công dân Việt Nam đang sống và làm việc ở Liên bang Nga.
Tôi sinh ra ở Việt Nam, dùng Hộ chiếu Việt Nam, nói tiếng Việt Nam, yêu quê hương Việt Nam  và tôi xin trình bày với Ông một việc như sau:
 Tôi từ LB Nga về Việt Nam ngày 24.04.2013 để gặp bố tôi nhân ngày mừng thọ cho bố tôi may  mắn trong hàng vạn người,  là người cao tuổi nhất làng Cá Lập , thị xã Sầm Sơn, Thanh hóa  nhưng bị Công An cửa khẩu Nội Bài không cho nhập cảnh vào Việt Nam khi tôi đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài. Tôi đã khiếu nại với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga từ tháng Năm năm 2013, nhưng không nhận được phản hồi trả lời, giải quyết  nào. Tôi sau đó đã ủy quyền cho người ở Việt Nam để kiện hành chính, nhưng cũng không nhận được hồi âm có xử hay không của Tòa Án hành chính Hà Nội . Tôi đến giờ phút này chỉ biết có 2 bản giấy của cơ quan Công An Việt Nam là Biên bản xử lý: Không hoan nghênh công dân Việt Nam nhập cảnh vào Việt Nam  và Biên bản bàn giao Công dân Việt Nam cho một hãng vận tải hành khách Aeroflot mà 2 Biên bản đó không phải là một quyết định hành chính theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam.
   Tôi nghĩ là việc không hoan nghênh  Công dân Việt Nam nhập cảnh vào Việt Nam đi ngược lại chính sách đại đoàn kết dân tộc, cắt đứt bộ phận không thể tách rời của người dân Việt Nam là việc Ông Bộ Trưởng Bộ Công An không thể hạ bút phê duyệt. Có thể đây là việc làm công an viên tùy tiện  làm việc của Bộ Trưởng, dưới làm trên không biết, trên bảo dưới không cần hiểu. Tôi đang lo ngại tình trạng thượng, hạ bát nháo, nhân viên làm việc tùy tiện, Thông tư hiệu lực cao hơn Nghị định Chính phủ , Nghị định Chính phủ hiệu lực cao hơn Pháp Lệnh của Quốc Hội và Pháp lệnh của Quốc Hội hiệu lực cao hơn Hiến Pháp và Hiến Pháp có hiệu lực cao hơn Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thực hiện. Nếu không chấm dứt hiện trạng này, nhân loại văn minh sẽ đánh giá Việt Nam đang đi lùi  trong sự phát triển văn minh thế giới.
  Tôi sẽ từ Moscow về Việt Nam  ngày 8 tháng 12 năm 2013. Lần này tôi về để lo  đám cưới cho con gái đầu lòng của gia đình tôi. Tôi hy vọng lần này không có chuyện để Trung tá nhà báo Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn văn Minh đã viết “ Tôi sợ bên công an là  tống cổ anh Điệp lên máy bay như một con dog giống như lần trước”. Tôi không sợ gì, nhưng tôi không muốn diễn ra trước khách quan việc Nhà nước Việt Nam hành xử với công dân Việt Nam như dog.
 Tôi cho rằng tôi mong muốn ở Việt Nam có bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng như ở Nga mà tôi đã từng sống và học hỏi  hoàn toàn không gây nguy hại gì cho nhân dân và đất nước Việt Nam, nếu lãnh đạo Việt Nam mà thù địch với tôi thì nên đàng hoàng tranh tụng công khai trên mọi diễn đàn, nếu ai sai thì người đó nhận lỗi, chứ không nên giẩm đạp lên Công ước Quốc tế, Hiến chương LHQ  và cả Hiến pháo Việt Nam để làm những việc không đâu vào đâu.
   Tôi không muốn người ta nhìn vào để quy kết Nhà nước Việt Nam bất nhân không cho con chăm lo cha già, không cho bố lo toàn việc hạnh phúc của con cái, tôi đề nghị Ông Bộ Trưởng Bộ Công An 2 việc như sau:
1. Ra lệnh cho Công an của khẩu từ bỏ mọi ý đồ Không hoan nghênh Công dân Việt Nam Phạm Văn Điệp nhập cảnh vào Việt Nam.
 2. Sau ngày 23 tháng 12 .2013 là ngày con tôi đã về nhà chồng.  Mong phía Công An chuẩn bị thời gian, địa điểm và thông báo cho tôi bằng văn bản ( Giấy mời, Giấy báo, Giấy triệu tập …đều OK hết ) để giải quyết những ân oán, không hiểu giữa tôi nà phía Nhà nước  để công khai, đàng hoàng với nhân loại rằng: Nhà nước Việt Nam  rất đàng hoàng giải quyết mọi vấn đề. Những buổi làm việc phải công khai và không cản trở việc quay vdeo, audio làm bằng chứng cho những hành vi đàng hoàng.     
 Riêng cá nhân tôi, tôi cùng gia đình cũng sẽ cố gắng lo xong việc hạnh phúc cho con tôi xong thì tôi có đủ thời gian để làm việc với cơ quan chức năng. Trong thời gian từ 12 .12.2013 đến 23.12.2013. hy vọng mọi người  để yên cho tôi cùng gia đình lo cho việc hạnh phúc  của con cái.
    Như vậy, tôi cũng đã nói hết nguyện vọng chính của mình và mong Ông Bộ Trưởng Bộ Công An quan tâm, có hành xử  khẩn trương thích ứng .
 Xin trân trọng cảm ơn
Người viết đơn
Phạm văn Điệp
Tel +79114039999

Emai: vietnamdoanket@gmail.com

Đơn này đã gửi vào Hộp thư liên lạc của Bộ Công An


VĂN HÓA VIỆT BÌ BÕM TRƯỚC NGỌN NÚI NOBEL

 Nguyễn Hoàng Đức
 .
Yêu nước yêu dân không có nghĩa là cứ ca tụng, nhạc sĩ thiên tài Schumann nói, bánh ngọt và kẹo chỉ làm cho con người lớn lên yếu ớt, không thể thành người lành mạnh, người Việt cũng nói “Yêu cho roi cho vọt/ ghét cho ngọt cho bùi”. Tôn Trung Sơn thiên tài lý thuyết hiện đại của Trung Quốc chê dân tộc mình không trưởng thành vì già rồi còn bị lấy roi đánh như trẻ con ưa bạo lực, Văn hào Lỗ Tấn cảnh tỉnh “người Trung Quốc chỉ giỏi ăn thịt người”, còn thi sĩ Tản Đà róng riết người Việt “dân hai nhăm triệu ai người lớn”… họ đều là những người đau đáu về tình yêu đất nước. Hoàng đế Napoleon nói “Quá khoan dung với tội lỗi chỉ là đồng tình với tội lỗi”. Những con chuột ở trong chĩnh gạo bao giờ chẳng chút chít hát vang bài hát ca tụng chĩnh gạo. Một số người bênh vực và đồng tình với tính hư nết xấu, chẳng qua là vì họ giống vậy, họ bảo vệ vì thấy bị động lòng, bảo vệ cái xấu của người khác chính là bảo vệ cái xấu, cái dốt của họ. Ở đời công việc cao đẹp và can đảm bậc nhất là dám làm chứng để cứu vớt những người oan khuất trước tòa công lý. Việc làm chứng đó can đảm khác hẳn ở chiến trường chỉ có một phương thụ địch, còn ở tòa án người làm chứng phải đối mặt mười phương thụ địch. Muốn yêu nước thương nòi, thì cũng nên bảo vệ và làm chứng cho dân tộc. Người Việt nói “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Muốn làm chứng, muốn nói về cái hay của người Việt sao không bước lên thẳng diễn đàn để ca hát cùng nhạc điệu âm vang mà cứ rúc xuống sàn hát thì ai nghe thấy? Triết gia Sartre nói: Con người tự do, người ta lựa chọn đối mặt để làm người anh hùng, và chọn chạy trốn để làm kẻ hèn nhát. Có một bước lên sàn đấu để ca tụng, hay biện hộ cho dân tộc mà không dám thì là gì đây? Con người vĩ đại là bởi hệ thống. Một đinh ốc riêng lẻ chẳng là gì, nhưng đứng trong cỗ máy nó có thể vận hành cũng như khai tử cả cỗ máy. Xe bò, xe đạp, ô tô hay tên lửa vận động được là bởi chúng hoàn thiện tính hệ thống của mỗi chủng loại. Một người xách cái túi ra chợ hỏi “có mua ô tô không?” Ô tô đâu sao chỉ có cái túi con con. Người bán lấy ra cái gương bảo “gương ô tô đây”. Cái gương ô tô riêng lẻ không bao giờ là cái ô tô, mà chỉ là của bọn chôm đồ. Xe Nga, xe Pháp, xe Mỹ, xe Ý có thể khác nhau, nhưng chúng đều lái được bởi vì chúng hoàn thiện hệ thống riêng của mình theo qui tắc chung về vận động. Một người viết bài không có khả năng hoàn thiện tính hoàn chỉnh của bài thì có khác gì đi khoe mấy cái gương, cái đèn, cái còi…? Người Việt cũng bảo “khôn ngoan hiện ra mặt”, ở đời nếu ta không phô tên tuổi mặt mũi mình ra thì ai biết ta khôn ngoan? Thông minh tài giỏi mà không dám bước vào công đường thì chỉ là thứ xó bếp. Con vật ăn thịt như sư tử vừa đi vừa gầm. Con voi ăn cỏ cũng vừa đi vừa rống. Chỉ có loài chuột, bọ, gián, muỗi mới chui rúc gầm giường xó tối rình rập cắn đồ hút máu.
Bài trước bàn về “Nobel và thể chất của người Việt”, tôi đã bàn trên những nền tảng khoa học chắc chắn bậc nhất của nhân loại, bao gồm lý thuyết địa- chính trị, nhân chủng, và cả tướng số. Vì đề tài trung tâm là khao khát Nobel của người Việt, nên các yếu tố khác chỉ là bổ xung. Nếu bạn nào muốn bàn kỹ, mời lên đài. Còn bạn nào cảm thấy mình chưa đủ tự tin thì nêu câu hỏi, nhưng cần nêu đích danh tên tuổi. Vì tôi không thể đấu với cối xay gió.
Nhưng khi bàn về văn hóa, thì vấn đề còn minh định hơn, vì văn hóa là cái kết tinh từ tất cả, là “cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Người phương Tây đặc biệt là triết gia Mauss trong tiểu luận “Những kỹ năng cơ thể” (Les techniques du corps) được đăng trong cuốn “Con người và thế giới” (l’Homme et le Monde) đã viết: “Bạn có thể phân biệt nhân loại ngồi xổm và nhân loại ngồi ghế… những người có bàn và những con người không có bàn”. Người phương Tây không có từ ngồi xổm, mà họ dùng từ này qua cách nói “ngồi kiểu ếch” (l’humanite accroupie). Theo triết gia Hegel, ngồi ghế là địa vị của ông chủ, đặc biệt vua chúa xác định quyền lực tối cao của mình bằng ngai vàng. Ngồi bệt là người nghèo khổ nô tài. Ngồi xổm là kiểu ngồi không có ghế. Theo đó trình độ của châu Á nói chung vào nhà tụt dép ngoài cửa, lấy đất làm ghế, bàn bé tẹo cao bằng chiếc ấm… vì thế là những dân tộc không có nhu cầu viết lách, chữ nghĩa ít, văn hóa kém. Ngay cả quan lại Tàu hay Nhật xưa kia cũng ngồi nền nhà khom lưng viết trên cái bàn bé tẹo. Phía sau ngai vua thì viết chi chít chữ để khoe mẽ “chữ thánh hiền”.
Về ở, cũng là kiến trúc, để giữ ấp cho ngôi nhà của mình thì tường phải dầy, trong khi người xứ lạnh xếp cả những cây gỗ lên nhau làm vách, thì người phương nam có những ngôi nhà bé tẹo che vách bằng phên tre hay lá hoặc gỗ mỏng. Nhiều ngôi nhà phía nam bé đến mức, khi diễn xuất các diễn viên điện ảnh cứ đứng ngoài sân cho tiện, vì như vậy mới đủ ánh sáng, và bên trong những ngôi nhà đó cũng không thể đem hết dụng cụ quay phim vào.
Vì không khí mát mẻ, đánh một chiếc quần đùi hay xà lỏn có thể đi tung tăng khắp nơi mà người Việt mắc thói tùy tiện, vô cùng tùy tiện. Điều này là khác hẳn các xứ tuyết cũng như sa mạc. Ở đó ngôn ngữ của người ta rất cụ thể chính xác và cẩn trọng bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sinh tử của con người. Ở vùng sa mạc chẳng hạn, nếu muốn đi xa mà không chuẩn bị túi da đựng nước, diêm để đốt lửa ban tối, chăn đắp ban đêm, thì nguy cấp ngay cho tính mạng. Ở vùng xứ tuyết cũng vậy. Cho nên họ không có thói quen nói năng ba phải tùy tiện nghê nga. Ngôn ngữ là tư tưởng, và cũng chính là con người. Ngôn ngữ tùy tiện là loại hạ tiện và nó hạ cấp con người xuống hàng nô lệ không bao giờ phải chịu trách nhiệm về ai cả. Người Hoa có câu “vua không nói chơi”, hay “nhất ngôn cửu đỉnh”, còn người Việt nói loại lời nói gió bay hoặc “nhổ bọt xuống đất rồi lại liếm” nghĩa là thứ mạt hạng, bò lóp ngóp không bao giờ có tư cách của ông chủ.
Thêm vào đó, tiếng Việt chủ yếu do ông Alexandre de Rhodes chế ra từ thế kỷ 17 với mục đích dễ học nhất giành cho trình độ dân Việt 99% mù chữ. Có chuyên gia tính tiếng Việt người khôn học mất 20 ngày, người ngu học trong ba tháng, có một bằng chứng lớp vỡ lòng trước kia chỉ trong một năm trẻ con đã cầm tất cả các tờ báo đọc vèo vèo… Ngôn ngữ lớn mới sinh văn học lớn, như tiếng Nga, tiếng Pháp, hay tiếng Anh đã tạo ra các văn hào và thi hào cũng những triết gia. Trong khi đó tiếng Việt quá dễ, nên đã tạo ra sự dễ dãi trong tâm tính, cộng với tính tùy tiện “mặc xà lỏn tung tăng khắp nơi” mà người Việt mới chỉ có thể làm mấy vần thơ tức cảnh sinh tình. Tại sao?
Bởi vì thơ cũng là một hình thức tùy tiện, nó được bao dung tuyệt đối về trí tuệ. Có ai cự nự hay vấn hỏi tính trí tuệ của một bài thơ bao giờ! Trí tuệ chắc hẳn là giá trị cao nhất của con người, mà cái giá trị đó lại được tha bổng hay bỏ qua tuyệt đối cho thơ. Thì thơ còn lại gì? Đúng lý ra theo Hegel, thơ ca là môn nghệ thuật cao nhất khi chỉ có nó bày tỏ trực tiếp được triết lý mà cả kiến trúc, hội họa và âm nhạc không làm được. Nhưng đó là thơ ca bao gồm cả kịch, cả văn xuôi, cả thơ. Nhưng mà với văn hóa tùy tiện mặc xà lỏn cho mát các nhà thơ xứ ta chủ yếu mới vè vè quanh cảm xúc làm sao đạt tới trình độ đồ sộ của văn học mang tinh thần văn hóa cao?
Thể trạng tinh thần lúa nước ở mức nào? Trung Quốc, rồi Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Đông nam Á… chiếm dân số hơn nửa loài người mà không có nổi dăm mống cầu thủ bóng đá cỡ quốc tế. Bóng đá là môn cơ bắp còn thế, nói gì đến các môn cao siêu. Tại sao? Vì thể tạng của người châu Á yếu ư? Không! Cái yếu chủ yếu của người châu Á là họ không mang tính nhất quán trong tâm hồn, lúc nào cũng nước đôi, sắc sắc không không, “tính không của vật”, trong âm có dương… thì làm sao có thể thành mũi nhọn chú mục vào điểm gì? Người biết võ người ta chỉ ra một đòn đúng huyệt, đằng này học hành ú ớ, đấm như phủi bụi, đấm lia lịa không thấy đã, đành cứ phải đấm thêm đấm nếm. Nhìn cách cá ăn rỉa xung quanh người ta biêt đó là cá đồng. Nhìn cách con cá kình lao nhất khoát vào con mồi người ta hiểu được đó là cá đại dương. Nền văn học Việt đã bao giờ sắm tầu để đi săn cá voi Nobel, hay mới chỉ loanh quanh đánh giậm bắt vài cái giải khu khóm trong cái ao lõm bõm toàn tép?
NHĐ  05/12/2013
Tác giả gửi cho NTT blog

Công dân Sài gòn tố cáo Lê Hoàng Quân, chủ tịch

                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
           Quận 9, ngày 01  tháng 12 năm 2013
ĐƠN TỐ CÁO
              (Đ/v)  Ông Lê Hoàng Quân Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Thành Phố
              Kiêm Trưởng ban phòng chống tham nhũng TP Hồ Chí Minh
-         Tước đoạt quyền khiếu nại , tố cáo của tôi
-         Bao che, khuyến khích tham nhũng nhà, đất, ăn hối lộ.  
       
            Kính gửi :   -  Ủy Ban thường vụ Quốc Hội  nước CHXHCNVN
                                -  Ông Nguyễn Phú Trọng . Tổng Bí thư Đảng CSVN   
                         Trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng
                         -  Ông Nguyễn  Xuân Phúc. Phó Thủ tướng Chính phủ
                      -  Ông  Nguyễn Bá Thanh
                                                                  Trưởng  Ban Nội chính Trung ương
                                -  Ông Trần Đại Quang
                                                                   Bộ Trương Bộ Công an
                      -  Ông Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra Chính phủ 
  
       Người tố cáo :   Nguyễn Xuân Ngữ, 71  tuổi, CB hưu trí, Cựu CB, con Liệt sĩ
       Chủ quyền nhà đất số: 166/6  KP Mỹ Thành, P. Long Thạnh Mỹ, quận 9, TPHCM.
       Địa chỉ liên lạc  phòng C9, nhà số 41, đường Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Q9.
       CMND       : 023030668, CA TPHCM cấp, ngày 13/09/2004.
       Điện thoại  : 0913 777 040.
Cơ sở pháp lý để tố cáo :
         -  Căn cứ khoản 1, k2, k3  Điều 2, Chương I,  khoản 3 Điều 5 Luật Tố cáo số 3 /2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc Hội nước CHXHCNVN. Có hiệu lực từ ngày 01/07/2012
       Người bị tố cáo   : Ông  Lê Hoàng Quân , Ủy viên Trung ương Đảng
                                      Chủ tịch UBNDTP -  Kiêm Trưởng Ban chỉ đạo về
                                       phòng chống tham nhũng  TPHCM.
       Địa chỉ :    86 Lê Thánh Tôn. Phường Bến Thành, Quận 1 ,TPHCM


                                                  NỘI DUNG TỐ CÁO
 -   CTUBNDTPHCM sử dụng hầu hết những cán bộ, lãnh đạo chủ chốt
 đều đã từng công khai ăn hối lộ, gian tham,dối trá, lừa gạt,:để lập ra tổ
 chức, chuyên phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản hợp pháp,  chiếm dụng đất
đai của công dân núp dưới  danh nghĩa:     chính quyền nhân dân  quận 9”,
           -   CTUBNDTPHCM khuyến khích, bao che, bảo vệ cho cán  bộ quận 9
           tham nhũng đất đai, công khai nhận hối lộ .!
      
    I. UBNDTP HCM lập tổ chức công khai ăn cướp giữa ban ngày .
        Lãnh đạo UBNDTPHCM đã sử dụng một số cán bộ gian tham, tráo trở bịa đặt vu khống, lừa đảo hợp thành một tổ chức chuyên tàn phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản hợp pháp, chiếm dụng đất đai của hàng ngàn hộ dân và hủy hoại toàn bộ trang trại, cướp tài sản, chiếm đoạt 3601m2 đất của tôi giao cho Cty TNHH tư nhân xây dựng làm kho chứa hàng hóa. Tổ chức này núp dưới danh nghĩa “ chính quyền  nhân dân quận 9.”
        Đám cướp tại quận 9, TPHCM này chúng nghênh ngang, công khai ăn cướp giữa ban ngày …Chúng cướp những tài sản cực lớn vài chục tỷ - vài ngàn - ngàn tỷ. Không phải cướp 1-2 trăm lượng vàng hay vài tỷ đồng của chủ nhà
       Đơn cử một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của “ Chính quyền quận 9 ”  dùng mọi thủ đoạn :  bịa đặt, vu khống, lừa gạt, ngụy tạo chứng cứ giả, mua chuộc, gợi ý đòi hối lộ 2 tỷ …nhưng không chiếm đoạt được trang trại của tôi trị giá khoảng 70 tỷ. Chúng thực hiện theo kiểu “ Không ăn được thì đạp đổ ” .Chúng đề nghị cấp trên của chúng, cấp cho giấy phép tàn phá, hủy diệt, cướp tài sản, chiếm bằng được gần 3.600 m2  
         Trang trại của tôi là tài sản hoàn toàn hợp pháp.
        Hành vi của bọn cướp quận 9 táo tợn như  vậy , mà Ông Nguyễn Thành Tài nguyên phó Chủ tịch UBNDTPHCM trước khi rời “ ghế  ” lại ký  tờ giấy gọi là “công văn ”  số 227/UBND-PCNC ngày 19/ 01/2011 cấm các cơ quan hữu trách của TPHCM không được nhận đơn tố cáo của tôi, ( Ngữ )  và gửi các cơ quan TW để bưng bít,  bao che…
        Tiếp đến; Nguyên phó Chủ tịch UBNDTPHCM, ông Nguyễn Hữu Trí trước khi ra Hà Nội nhận chức phó Ban Nội chính TW, chắc muốn Nguyễn Văn Thành phó chủ tịch UBQ9 phụ trách nhà đất ký cho vài héc ta đất, hay cống nạp cho “ một mớ ăn đường ”  nên ông Phó Ban Nội chính TW  Lê Minh Trí ký Thông Báo số 73/TB-UBND, ngày  27/ 3/ 2013, với nội dung : “ …từ ngày ban hành Thông báo này, các cơ quan hành chính Nhà nước chấm dứt thụ lý giải quyết đối với vu việc tố cáo  của ông Nguyễn Xuân Ngữ ”.
        Vậy sao Ông Lê Minh Trí không ra lệnh cấm Quốc Hội  không được ban hành, hoặc thu hồi hủy bỏ luật KN,TC. Ông mới lên phó Ban Nội chính TW, ông lấy quyền gì mà ra lệnh cho các cơ quan hành chính cả nhà nước Việt Nam này  không được biết đến vụ việc tôi tố cáo bọn cướp quận 9 cướp tài sản của tôi?
         Tôi sẽ tiếp tục tố cáo ông  ( Lê Minh Trí ) trên các phương tiện truyền thông để khắp mọi nơi biết về hành vi đồng lõa của ông phó Ban nội chính với bọn ăn hối lộ, cướp đoạt gây nên tệ nạn xã hội, làm mất ổn định đời sống nhân dân, làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của NN.
         Tôi cũng sẽ đề nghị Bộ Chính trị, Ban Tổ chức trung ương Đảng. Cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ xem lại tư cách của ông Lê Minh Trí và khi tôi khỏi bệnh, tôi sẽ kiện đưa ông ra ánh sáng pháp luật .
       Sau đây tôi tố hành vi mượn danh nghĩa nhà nước, bọn cướp Q9 đã cướp tài sản của
gần 1.000 hộ gia đình với diện tích đất  410.000, m2. chưa nói đến vụ 2.840.000.m2 và những vụ khác. DT đất cướp của dân:  410.000,m2 giá bán bình thường 1.500.000,đ/m2 . Giá bồi thường cho có đất 250.000,đ/m2, như vậy :
               410.000m2  x  ( 1.500.000,đ   -   250.000,đ )   =  512.500.000.000,đ
      (Giá đất đường Lê Văn Việt công bố mới đây là 30,5 triệu đ/m2 không còn là 1,5 triệu /m2 )
     II.CTUBNDTPHCM và Bí thư quận ủy quận 9 TPHCM khuyến khích,
      bảo vệ cán bộ tham nhũng ăn hối lộ.
          Chính quyền một quận 9 ( quận ủy và UBND nói gọn là chính quyền quận 9 –CQQ9 )  mà 28 cán bộ lãnh đạo chủ chốt từng công khai ăn hối lộ và tham nhũng diện tích nhà, đất rất lớn . ( xem tài liệu V – và ( xem bài “ Quan chức quận 9 nhận hơn 1 tỷ đồng  tiền “ Bôi trơn ”. Báo LĐ ” và bài “ Bôi trơn dự án ” bằng …tiền tỷ ( Báo NN )  - Một điển hình về vi phạm Luật đất đai ” ( Báo TN ).
           Sau đây tôi đơn cử vài trường hợp trong số 28 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cái tổ chức gọi “ chính quyền quận 9 ”  công khai ăn hối lộ được Chủ tịch UBNDTP kiêm trưởng ban phòng chống tham nhũng TPHCM ông Lê Hoàng Quân và bí thư quận ủy quận 9 ; Phan Nguyễn Như Khuê đặc biệt ưu ái đã nâng đỡ phong cấp, đưa lên chức .
        1.  Bà Lê Thị Tám phó Chủ tịch quận, sau khi nhận hối lộ 12 lần, từ chức Phó Chủ tịch quận 9. Được lãnh đạo TPHCM cất nhắc lên chức Chủ tịch quận 9.( CT Tám )
      - CT Tám được cấp trên nâng đỡ…, bà lợi dụng chức vụ, ra lệnh cho lực lượng CB,viên chức dưới quyền đi “cưỡng chế” trái pháp luật thuê cho chủ đầu tư,  tàn phá, san bằng nhà cửa 27 hộ dân vào những ngày giáp Tết cổ truyền năm 2005- 2006 để lấy 635 triệu tiền công, khiến 27 hộ dân đón Tết không nhà cửa, không điện, không nước. Việc làm trái đạo lý, vi phạm nghiêm trọng pháp luật như vậy. Bí thư quận ủy Phan Nguyễn Như Khuê người đứng đầu CQQ9 và UBNDTPHCM đã đề xuất để bà CT Tám được nhà nước thưởng. 
                                  HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA
                       ( xem bài : “ Một điển hình vi phạm luật đất  đai ” Báo TN )
          Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa qua ( ĐH XI ), khi chuẩn bị Đại hội Đảng cấp quận, bà Tám bị nhiều tai tiếng dị nghị, Lãnh đạo UBTPHCM nâng đỡ cho bà Lê Thị Tám lên chức Cục phó Cục thuế TPHCM. Hình thức điều chuyển cán bộ sáng tạo và năng động, cùng với việc thăng cấp, lên chức cho cán bộ tham nhũng đúng như bài Báo :
 “ Công tác cán bộ là yếu tố then chốt ” của tác giả   Đức Minh . chinhtri@sggp.org.vn
    2 .  Bà Nguyễn Thị Lê phó bí thư thường trực quận ủy quận 9 .
        - Theo đơn tố cáo của nhiều người dân sống cùng Ấp , cùng Phường với bà  Nguyễn Thị Lê và Nguyễn Văn Thành, phó Chủ tịch UBNDQ9 phụ trách nhà đất .( xem đơn TC gửi kèm )
         Sau giải phóng Miền Nam, Nguyễn Thị Lê đã khai man lý lịch để  được kết nạp  Đoàn viên thanh niên : Cụ thể là bố bà Lê là lính của chế độ Sài gòn. Bà Lê khai lý lí lịch bố là sĩ quan quân giải phóng Miền nam. Song song là khai man thành tích cho mẹ của bà tham gia kháng chiến chống Mỹ, để được nhà nước tặng   
                              HUÂN CHUƠNG KHÁNG CHIẾN HẠNG BA
        Bản thân bà Lê, sinh năm 1954, học đến lớp 2, bố đi lính ngụy lấy vợ bé bỏ 5 mẹ con bà Lê, phải dắt díu nhau ra ở nhờ cái lều của lò nung gạch XD tìm cách kiếm sống …Mẹ bà Lê là bà Hồ Thị Ưng ở nhờ lò gạch một thời gian…có con với em trai bà chủ lò gạch. Nên đặt tên cho đứa con này là Hồ Văn Năm  ( năm Lửa ) Thị Lê lợi dụng chức quyền, đưa Hồ Văn Năm lên quận làm trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường ..
         Bà Nguyễn Thị Lê không những khai man lý lịch để chui vào Đảng  mà còn  khai man là tham gia K/C chống Mỹ để  xin được tặng thưởng
                       HUY CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ HẠNG NHẤT  
        Khi thành lập quận 9 năm 1998. Bà Lê làm công tác dân vận sau khi ăn hối lộ,   được ông Phan Nguyễn Như Khuê Bí thư quận ủy Q9 và Thành ủy TPHCM không những bỏ qua việc bà lê khai man lý lịch để vào Đảng mà còn được thăng lên chức : Phó Bí  thư thường trực quận ủy Q9.  Kiêm thêm chức Trưởng Ban chỉ đạo các dự án đầu tư và giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho dự án công nghệ cao (CNC ), chỉ đạo việc thực hiện chính sách sử dụng và quản lý đất đai trong Q9, chỉ với trình độ văn hóa cấp I phổ thông !?  
       Trước nhiệm kỳ Đại Hội Đảng khóa XI…không hiểu sao lãnh đạo Q9 âm thầm cho bà Lê về  nghỉ hưu non…? (.! ) 
   3. Ông phó CTUBNDQ9, phụ trách nhà đất Nguyễn Văn Thành, Kiêm chủ tịch hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng , thu hồi đất Q9.( viết tắt : PCT Thành )
        Theo hàng ki-lô giấy đơn tố cáo của nhiều người dân cùng sinh sống tại ấp Long Bửu, P. Long Bình, và hàng ngàn đơn KN,TC của những hộ dân Q9 bị mất nhà, mất đất do lợi dụng việc lấy đất cho dự án CNC do ông PCT Thành  gây nên. Trong đó có vai trò của Bí thư quận ủy Phan Nguyễn Nguyễn Như Khuê và phó bí thư thường trực Nguyễn Thị Lê. Nội dung người dân tố cáo PCT Thành :    
          Nguyễn Văn Thành sinh năm 1960, trước ngày giải phóng MN, học đến lớp 4 phổ thông trường tiểu học Long Thạnh Mỹ thì bỏ học chăn bò, chăn vịt …
         Thân nhân của ông Nguyễn Văn Thành là những phần tử có nhiều tội ác trong thời kỳ thực dân Pháp và thời kỳ chính quyền Sài gòn trước năm 1975. Một người bác ( anh bố ) của Nguyễn Văn Thành  đã bị phong trào Việt Minh hành quyết .
   -  Trong mấy năm từ 1988 đến năm 1990 Nguyễn Văn Thành lẩn trốn không thi hành
 nghĩa vụ quân sự. Sau khi thoát qua các đợt tuyển quân, ở nhà chiếm đất công ( đất NN quản lý)  xây lò nung gạch xây dựng và làm “  Cò đất ” cho nhà kinh doanh bất động sản  có tên là Trầm Bê.
        Ông Nguyễn Văn Thành đã chiếm đoạt hàng trăm héc ta đất công sản bán cho Trầm Bê để lấy tiền bỏ túi riêng. Thuê máy xúc, máy ủi san 8 Ụ bắn, tại trường bắn Thủ Đức cũ  để lấy trên 750.000m3 đất bán thu nhiều tỷ đồng ở thời điểm những năm đó ( xem đơn tố cáo của những hộ dân ấp Long Bửu, phường Long Bình ) .
       Ngoài việc tham nhũng đất đai. Nguyễn Văn Thành đã Khai man lý lịch để vào Đảng, và còn gian lận  khai man cho chị gái của ông ta là Nguyễn Thị Hồng.
         Trước năm 1975 Nguyễn Thị Hồng làm công nhân nhà máy dệt Thủ Đức. Do chửa hoang, uống thuốc phá thai quá liều chết. Thành dám khai là tham gia CM, hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ để hưởng gia đình liệt sĩ. Mặt khác là để bổ trợ cho việc Thành khai lý lịch vào Đảng …
         Năm 1997- 1998. Khi  thành lập Q9 cũng là thời kỳ nhà nước có chủ trương chuẩn bị thành lập khu công nghệ cao ( CNC ) tại quận 9. Nguyễn Văn Thành từ  P. Long Bình, “chạy ” được lên ngồi vào ghế phó chủ tịch UBNDQ9 phụ trách mảng nhà đất …
         Với cương vị là phó CTUB phụ trách nhà đất, ông phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thành  ( viết gọn: là PCT Thành ) đã thực hiện  hoàn tất các quyết định của UBND TP HCM ban hành trái pháp luật để tham nhũng gần 3 triệu m2 . ( xem phụ lục đơn TC 22/4/ 13 )  và kê chi tiết các quyết định “ thu hồi ” đất của UBNDTP trái thẩm quyền .     
     ( xem đơn tố cáo của ông Hoàng Quý và Ông Trần Lực gửi kèm )
      Ngoài việc thực hiện chiếm trên ba triêu m2 đất của dân theo các QĐ của nguyên Chủ tịch Lê Thanh Hải mà 10 năm qua người dân liên tục tố cáo cho là tham nhũng .
      Đầu năm 2003 PCT Thành cùng Phan Nguyễn Như Khuê bí thư quận ủy, Nguyễn Thị Lê phó Bí thư quận ủy và Lê Thi Tám CTUBNDQ9 đã bất chấp quy định của pháp luật ngang nhiên chiếm đoạt 410.000m2 đất nằm hai bên mặt tiền các con đường lớn trung tâm Q9 ngoài tường và hàng rào của khu CNC,  như  : đường Man Thiện, đường Lê Văn Việt, đường Lã Xuân Oai, đường Bưng Ông Thoàn. Khu đất dọc bờ nhánh sông Đồng Nai ( vùng đất vàng ) để phân lô bán nền thu khoản tiền chênh lệch giá bồi thường siêu lợi nhuận. ( tôi đã nêu thí dụ ở phần trên )       
      -  Ông Thành bảo kê cho Cty Nhị Hiệp “cướp đất của dân” DT 18.000m2  ?” ).
( xem bài Báo  “ Cán bộ bảo kê hay chính quyền bất lực ” ( NCT ).“Ai bảo kê cho Cty Nhị Hiệp cướp đất của dân ?” )
      -  Ông phó CT Thành cũng  tự lấy DT đất công sản để “ đối ngoạigồm :
             5  nền Biệt thự :  DT 20m x 20m .        15 nền Vila : DT  5m x  20m 
      - Ông  phó CT Thành lợi dụng chức PCT đã ký cho bà Thanh  là con của bố nuôi bà Ng.Thị Lê phó Bí thư quận ủy Q9 bốn ( 04 ) nền nhà tái định cư tại mặt tiền đường Man Thiện trái quy định pháp luật. Diện tích 100 m2/ nền, giá mỗi m2 là 15 triệu đồng ( 1,5 tỷ/ nền )
     -  Ông Thành ký cho không ( hối lộ ) ông L…bạn với ông Ng.Duy Hảo 2 căn nhà là nhà công sản, đổi lại;  Ông L lo cho phó CT Thành bằng tốt nghiệp đại học kinh tế tài chính
      -  Ông PCT Thành ký cấp cho ông Ng. 9 nền nhà  tại mặt tiền đường Man thiện, mỗi nền trị giá bình thừơng 1,5 tỷ.
        Được UBNDTPHCM bao che, bảo vệ, Nguyễn Văn Thành tự tung, tự tác. Ông  PCT Thành coi nhà ,đất công sản như của riêng ông ta, nên muốn cho ai, hoặc muốn
chiếm của ai là quyền ông PCT Thành . Như trường hợp ông Thành muốn cướp trang trại của một hộ dân. Trang trại của người này bề thế, Nguyễn Văn Thành đề xuất lên cấp trên , trang trại này chỉ có căn nhà lá ( Xem bài Báo: Trang trại của dân chính quyền “ hô biến ” thành căn nhà lá .)
         Nhiều cơ quan Báo đã gán cho PCT Thành biệt danh “ Phó chủ tịch hay ông Trời con ” thì đủ biết ông PCT Thành như thế nào?.Các Cơ quan Báo chí tốn nhiều giấy mực để viết về Nguyễn Văn Thành .
      “ Cán bộ bảo kê hay chính quyền bất lực ” ( NCT ).Dự  án  khu công nghệ cao quận 9 -TPHCM . Nhiều sai phạm nghiêm trọng ”  (Báo Công lý ) “ Ai đã giúp Cty Nhị Hiệp cướp đất của dân..” ( NCT); “ Ủi sập nhà dân mới biết ký sai thẩm quyền ” ( PLVN ); “ Trang trại của dân chính quyền “ hô biến ”thành căn nhà lá ” ( ĐĐK ): Phó chủ tịch hay “ ông Trời con .( NCT )  “ có những ông Trời con ở nơi ấy” Báo VN trẻ . Công ty Nhị Hiệp đứng trên …pháp luật .“Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan,  cá nhân có liên quan” -QĐNDVN.“ Một điển hình vi phạm luật đất đai  Báo TN ”, . “ Thu hồi đất tại quận 9 không đúng pháp luật ” Báo TN-MT “Hàng loạt sai phạm tại khu công nghệ cao”. Báo TP “ Đừng vô tâm với nỗi khổ của người dân ” Báo VHTT  “ Dối trên lừa dưới,  ông Phó Chủ tịch khỏa nấp bằng cách nào ? ” Báo ĐĐK . “ Những vụ cưỡng chế dân Lấy đất lạ lùng ” Báo C.Lý   “ Trên đồng bưng Sáu xã ” Báo VN trẻ . “ Chính quyền sơ sót dân chịu thiệt ”Báo C.Lý………
        Ngoài những DT đất nêu trên, ông PCT Thành còn chiếm đất của dân  phường Tân phú giao cho Cty cổ phần Suối Tiên .
         Có dư luận PCT Thành đã ký cấp nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đất Cù lao Long Phước cho nhiều quan chức, hiện nay đã khoanh từng lô, xây tường bao kiên cố …
        Có thể nói ông PCT Thành hiện nay là nhân vật bất khả xâm phạm. UBNDTPHCM không chấp hành sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, , nhưng ý kiến  đề xuất của phó chủ tịch UBQ9 Nguyễn Văn Thành. UBNDTP chấp hành hành nghiêm túc . Cụ thể
      -   Văn bản số 4339/VP-ĐTMT, ngày 02/ 06/ 2007 { chấp thuận cho CQQ9
      -   Văn bản số 1365/VP-PCNC , ngày 28/02/2008.   { cương chế , theo …đều
-   Văn bản số 9928/VP-ĐTMT, ngày 04/12/2008     {do Nguyễn Văn Thành ký
     Từ 3 công văn này, Nguyễn Văn Thành đã gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng:
 Đã làm cho hàng ngàn hộ dân như chim mất tổ. Gây ra đau thương chết chóc, bệnh tình một cách dã man, tàn bạo :  Đã làm một bà già tên là Của quá uất ức chết đột tử, Khiến 5- 6 người dân và CCB lâm bệnh tâm thần ; Trường hợp Bà Phạm Thị Lan đã 3 lần mua xăng để tự thiêu ngay tại trụ sở UBNDQ9, may được mọi người can ngăn một cách quyết liệt ..,  Ngoài ra còn làm cho hàng ngàn  lao động thất nghiệp
         Một số gia đình kiên trì khiếu nại, tố cáo, trong đó có gia đình nhà tôi thì bị CQQ9 dồn vào khu “ dồn dân, …khu trù mật ” do chính quyền Q9 và UBNDTP lập ra để trù úm những người có công với CM, và những ai KN,TC chính quyền. Thâm độc hơn, bí thư quận ủy Phan Nguyễn Như Khuê còn chỉ đạo cho cúp điện, cúp nước giữa mùa khô nóng ngột ngạt .( Xem bài Báo  “ Khu tạm cư hai không ”.
        Quốc Hội lập ra Hiến pháp và pháp luật, nhưng pháp luật có áp dụng để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của những phần tử cố ý phá hoại tài sản công dân ?. Cố ý xâm nhập gia cư bất hợp pháp ?
        Đảng, Nhà nước động viên người dân tố cáo tham nhũng. Vậy tham nhũng đây có ai dám xử lý đâu ? Như Báo NCT đã có bài viết “ Tội quan đã rõ sao không xử ”
       Ngoài 4 cán bộ đứng đầu CQQ9 tôi nêu trên, cán bộ cấp dưới cũng theo  đà cấp trên ra sức ăn hối lộ
          Nguyễn Văn Út  trưởng ban bồi thường ( BBT )nhận hối lộ  144 triệu đồng .
          Bà Phạm Thị Hải phó ban phụ trách  tính giá BT nhận hối lộ 110 triệu đồng.
          Ông Lê Hồng Phong phó  ( BBT ) nhận hối lộ 32 triệu đồng.
          Ông Nguyễn Thành Điền tổ trưởng tổ giải phóng mặt bằng ăn hối lộ 35 triệu đồng.
          Nguy hại hơn cho người dân bị thu hồi đất cho cái gọi là “ công nghệ cao ” Q9 là :  TPHCM và CQQ9 sử dụng Huỳnh Văn Tiễn, nguyên là thợ vá xe đạp ven đường, đã chạy được vào làm viên chức nhà nước, in băng đĩa lậu có nội dung xấu CA phát hiện, bị đuổi việc. CQQ9 nhận vào làm nhân viên hợp đồng tạm tuyển, nhưng được lãnh đạo quận 9 trọng dụng, Huỳnh Tiễn cùng Nguyễn văn Thành PCTUB quận9  và Nguyễn Thị Lê phó Bí thư thường trực quận ủy cùng có  thân nhân đã một thời tìm diệt Việt cộng , nay có cơ hội trả thủ những người có công với CM :
        Trường hợp nhà ông H, Đại tá QDNDVN nghỉ hưu trên 70 tuổi. Nguyên là học sinh MN, đã được đi đào tạo qua một vài nước XHCN.
       Tương tự, nhà đất của ông P.H.S, tôi nghe nói ông S là Đại tá phó Cục trưởng một Cục nào đó của Bộ CA. 74 tuổi đã nghỉ hưu, cũng có nhà, đất mặt tiền đường. Như nhà Ông H. 
        Huỳnh Tiễn  ( chưa bằng tuổi con ông S ) kéo theo một đoàn công lực đến bắt mở cổng và “ yêu cầu ” vợ chồng ông S.. ra đứng trước cửa nhà nghe đọc quyết định kiểm kê bắt buộc số QĐ74 của UBTPHCM. ( QĐ này không có trong pháp luật VN )
         Tương tự . Gần bên nhà ông H, ông S tôi vừa kể trên, là nhà đất của một thượng tá QĐND đang tại chức, Chủ nhà đi làm việc vắng, Huỳnh Tiễn cho cắt khóa vào kiểm kê vắng mặt. Vậy CQQ9 có phải là chính quyền nhân dân không ? Rõ ràng Thế lực thù địch ngay trong  nội bô chính quyền quận 9 .
          Chưa hết . Hiện nay CQQ9 ủy quyền cho anh vá xe đạp Huỳnh Văn Tiễn thay mặt CTUBNDQ9 ra đại diện tranh cãi với các Thẩm phán của Tòa án  quận 9 và Thẩm phán TANDTPHCM, từng được đào tạo 5- 6 năm trong trường Đại học luật … để bảo vệ cho việc làm trái pháp luật của UBNDQ9 . Phiên Tòa nào ông Tiễn cũng chỉ có mấy câu : Theo quyết định 2666 của UBNDTPHCM ….,và Trên chỉ đạo v.v.. … Nhưng hầu hết các hộ bị chiếm đất có nhìn thấy tờ QĐ2666 thế nào đâu?. Có cấp chính quyền nào tống đạt QĐ2666 đến cho họ, mà họ có ? Vậy mà Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm TPHCM  đều tuyên CQQ9  đúng, Dân thua kiện ???
           Bà Trần Thị Nhung. Hiện nay là chánh án Tòa án nhân dân quận 9, vừa được lên chức thẩm phán, bà Nhung liên thông với ông Nguyễn Văn Út trưởng ban bồi thường, ngụy tạo ra hai tờ biên nhận giả là góp chung tiền mua đất với tôi. (Bút lục số 408 và
410- ) và còn ra lệnh cho kiểm kê nhà tôi  lần thứ hai để đánh giá lại tài sản của tôi, để 
chia tiền bồi thường mang ( Bút lục từ số BL347, đến BL số 351 - xin  gửi kèm) Tôi phải theo đuổi 5 năm trời với 6 phiên tòa  ( 3 phiên ST + 3 phiên PT)
         Tôi tưởng thẩm phán Trần Thị Nhung phải bị đuổi việc, ngờ đâu Thị Nhung lại lên chức Chánh án Tòa án ( nhân dân ) Q9 !?
        Ông Lê Quang Khải Bí thư chi bộ khu phố Mỹ Thành, kiểm kê khai man tài sản để tham ô tiền. Con trai ông Khải là ông Yến công tác ở mặt trận tổ Quốc quận 9 lại được ông  Bí thư Khuê cất nhắc lên làm phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Q9. Bố tham ô, con lên chức kiểm tra Đảng!!!??? 
       Với một chính quyền như trên. Là người dân tôi biết kêu cầu đến cấp nào ? Dẫu sao chúng tôi còn chút niềm tin vào nhà nước pháp quyền, tin vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Nên tôi tiếp tục làm đơn này gửi đến các vi lãnh đạo Quốc Hội, lãnh đạo Đảng , nhà nước và Thủ tướng Chính phủ  đề nghị mấy vấn đề đơn giản sau đây :
         1) -  Đề nghị cho chúng tôi được chứng kiến bản đồ hợp pháp quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 khu công nghệ cao. Trường hợp nói : Khu CNC TPHCM không có bản đồ quy hoạch chi tiết, thì giải thích rõ cho chúng tôi biết ? ( Vì UB quận 9 và UBTPHCM đã chiếm đất của chúng tôi, nói là cho dự án CNC )
         2) -  Quốc hội ban hành Luật đất đai năm 1993,sđbs1998,2001 và LĐĐ 2003 có quy
định khi lấy đất hợp pháp của tôi đang sử dụng cho người khác phải có quyết định thu hồi đất  tống đạt giao đến chúng tôi.
 UBQ9 và UBTPHCM lấy đất của chúng tôi chỉ bằng một câu nói miệng “ Thu hồi đất cho dự án CNC theo QĐ 2666/QĐ-UB ngày 27 / 6/ 2002 cùa UBNDTPHCM ”  .
  Chúng tôi nghe nói, thực tế chúng tôi có nhìn  thấy tờ QĐ2666 đâu ! QĐ này được viết trên giấy dày hay giấy mỏng ?
 Trong khi chúng tôi đang khiếu nại, đề nghị cho biết tính pháp lý của QĐ 2666. UBQ9 và UBTPHCM chưa giải thích, chưa ra quyết định giải quyết tôi khiếu nại. Vậy mà cứ ngang nhiên tống đạt QĐ cưỡng chế hành chính, với căn cứ pháp lý:
 Điều 1: Nay áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đối với hộ ông Nguyễn Xuân Ngữ, về việc không nghiêm túc thi hành QĐ số 2666/QĐ-UB ngày 27/6/2002 của  UBNDTP. …” . Thật vô lý không tống đạt QĐ2666 đến tay tôi, thì tôi có QĐ2666 đâu mà thi hành.
  3) - Nhà nước, Đảng kêu gọi nhân dân, trong đó có chúng tôi tham gia vào cuộc chống tham nhũng. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Q1 sáng ngày 17 / 10/ 2012 :
 “ Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình , cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng ”
Vâng thưa Chủ tịch nước người dân chúng tôi đã tố cáo liên tục 10 năm nay nhưng có thấy cơ quan hữu trách nào giải quyết đâu.
Khi đất nước có chiến tranh Đảng, Nhà nước kêu gọi chúng tôi sẵn sàng chiến đấu hy sịnh . Ngày nay, chúng tôi may còn sống, dốc chút sức còn lại ra lao động chân chính để có bát cơm ăn để sống nốt quãng đời còn lại. Thì lại bị những cán bộ chủ chốt, đảng viên quận 9 –TPHCM. Họ đã đang là người “ sống để ăn.” Vậy họ lại cướp mất miếng ăn của những người mong có “ ăn để sống ”như chúng tôi …
 Hơn mười năm qua chúng tôi đã kêu cứu, tàn hơi kiệt sức không thấy Đảng, Nhà nước nào biết đến.
      Trong khi nhà của chúng tôi bị CQQ9 tàn phá hết rồi, đất của chúng tôi CQQ9 lấy giao cho người có tiền mất rồi. Tài sản của chúng tôi cũng bị cướp hết rồi .
       Tôi kính đề nghị cấp có thẩm quyền của Quốc hội, của Ban chấp hành TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ xem xét cứu giúp người dân chúng tôi.
        Kính đề nghị các cơ quan Báo, Đài tryền thông, thông tin việc này ra trước công luận giúp người dân chúng tôi. Tôi cũng tin là đất nước Việt Nam hiện nay còn có nhiều “ Bao Công ”,  còn nhiều nhà Lãnh đạo có tâm, có đức nhưng chưa biết được thông tin tham nhũng lớn tài sản của Dân, của Nhà nước; mà chính quyền quận 9 và lãnh đạoTPHCM đã dùng mọi hành vi tàn bạo để chiếm đoạt .
        Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về đơn tố cáo này, và mong được biết kết quả giải quyết của Quý cấp Lãnh đạo nhà nước theo điểm b, c Khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2011 .
                                  Trân trọng cảm ơn  !
                        .                                                                              Người tố cáo
   Nơi gửi :
- Như trên                                                                                         
-UBTP,UBPL,UBCVĐXH
- CT Nước .                                                                              Nguyễn Xuân Ngữ    

Truyện cực ngắn. Bộ lạc tự sướng

1233541893.img-Xứ Tít Mù Khơi ấy có món đặc sản vô cùng độc đáo. Ấy  là cái sự tự sướng.
-Cậu hãy nghiêm túc một chút được không?
-Tớ đang nghiêm trang như chú rể lần đầu đứng trước mẹ vợ. Cái chất tự sướng ấy dạt dào tuôn chảy trong huyết quản mỗi công dân. Một vị tiền bối dựng lên một ảo ảnh và cả bộ lạc như bị lên đồng vì cái ảo ảnh ấy. Họ mơ tưởng, tụng ca về nó. Họ đứng ở tầm cao thời đại, nơi có nền dân chủ vạn lần hơn, từ đó họ đưa mắt nhìn thiên hạ với cái nhìn miệt thị vô cùng sang trọng. Nhờ sự tự sướng nhiệt thành ấy mà tớ trở nên nổi tiếng.
-Cậu đang nhiễm cái tự sướng của họ chăng?
-Hãy vô “Gu gồ chấm Tiên lãng”, sẽ thấy cả triệu kết quả về tớ. Hình tớ đăng trang trọng trên trang nhất các báo của triều đình. Tớ sẽ đi vào sử xanh của bộ lạc Tít Mù Khơi ấy với một câu nói xuất thần.
-Không thể tin được.
-Thực ra, đó là câu tớ tán một em rất chi là…  nóng bỏng. Chẳng dè, một gã nhà báo nghe được, câu nói lan truyền như một cơn bão cuốn phăng mọi thứ nhạt nhẽo và tầm thường hàng ngày. Lời tớ được giật thành những cái tít to đùng trên tất cả các mặt báo:  “Ước chi sau một đêm tỉnh giấc, tôi trở thành người xứ Tít Mù Khơi”.
-Câu này có liên quan gì đến cái em nóng bỏng?
-Thực sự thì gã nhà báo vì chứng tự sướng mà quên mất mấy chữ cuối câu “để được sống bên em trọn đời!”.  Đứng trước người đẹp, bốc lên, tớ cũng không hiểu vì sao mình lại phát ngôn được một câu kinh điển, “hay đến lạnh người”  như vậy!
-Bái phục! Bái phục!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét