Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý: Sự nguy hiểm của Điều 258

Sự nguy hiểm của Điều 258

Lập luận căn bản mà một số người ủng hộ Điều 258 Bộ luật Hình sự đưa ra là: 258 là điều luật bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; kẻ nào xâm phạm những giá trị ấy thì phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, trái với lập luận căn bản này, 258 lại là một điều luật xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân, chứ không hề bảo vệ.

Nếu chỉ xét về khía cạnh tinh thần và lý tưởng lập pháp, Điều 258 Bộ luật Hình sự tỏ ra rất thuyết phục. Ta hãy xem:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. (1) Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (2) Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Chung quy lại, điều luật này có nội dung là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân trong xã hội trước các hành vi xâm phạm của người khác. Có vẻ đó là một ý chí lương thiện và đầy tính lý tưởng, một thứ không thể phủ nhận và bất cứ kẻ nào phủ nhận đều đáng bị trừng phạt. Tuy vậy, các quyết định lập pháp không cần đến mạch máu nóng chuyên chở những suy nghĩ giản đơn về sự lương thiện như vậy. Nó cần hơn cả là một tư duy lập pháp, kỹ thuật lập pháp dựa trên nền tảng công lý và khoa học.

Theo cáo trạng, trong số tang vật của vụ án Đinh Nhật Uy có hai áo thun
ghi dòng chữ "No to U-Line, Yes to UNCLOS". 
Uy chỉ mới tàng trữ, chưa mặc áo, nhưng đã bị khép vào tội 258. Vậy hàng chục người đã từng sản xuất, tàng trữ, mặc loại áo thun nói trên có bị kết tội không?
Mơ hồ, chung chung – điều tối kỵ trong ngôn ngữ lập pháp
Trong ngôn ngữ pháp luật, có ít nhất một điều mà các nhà soạn thảo phải tránh: sự mơ hồ, chung chung (vagueness). Xem xét các điều khoản còn lại của Bộ luật Hình sự, ta nhận thấy hầu hết chúng đều quy định những hành vi rất cụ thể như giết người, gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán ma túy, nhận hối lộ, bắt giữ người trái pháp luật,... Các điều khoản này nhằm bảo vệ những lợi ích cụ thể của tổ chức và cá nhân trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, pháp luật được xây dựng nên để bảo vệ những lợi ích chính đáng của những thành viên trong xã hội. Vậy thì tại sao lại có hẳn một điều luật sinh ra chỉ để nhắc lại nguyên lý đó? Điều này cho chúng ta thấy phạm vi điều chỉnh của Điều 258 rộng đến mức có tính bao trùm lên toàn bộ hệ thống pháp luật chứ không đơn giản là một điều luật đơn lẻ trong một bộ luật đơn lẻ.
Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự, “tội phạm” được định nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Khoa học hình sự chia hành vi thành hai loại: hành động hoặc không hành động, chỉ những phản ứng biểu hiện ra bên ngoài của một người. Như vậy, tội phạm là những gì rất cụ thể, chứ không phải là những nguyên lý hay lý tưởng.
Giả sử có một nghị định nào đó quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là tạo ra một môi trường Internet lành mạnh ở Việt Nam. Với tính từ “lành mạnh”, nghị định này trở thành mơ hồ, chung chung, vì nó không chỉ ra được một ranh giới cụ thể giữa những trường hợp vi phạm và không vi phạm. Không có tiêu chuẩn cụ thể nào để phân định “lành mạnh” và “không lành mạnh”. Việc xem phim sex chẳng hạn, có thể bị một người coi là đồi bại, không lành mạnh, nhưng lại là hoạt động có tính chất giải trí hoặc chữa bệnh, v.v. đối với người khác.
Một điều khoản hoặc điều luật mơ hồ, chung chung, nghĩa là nó có phạm vi áp dụng rất rộng trong những trường hợp rất cụ thể.
Điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) không có tính từ nào phạm lỗi mơ hồ, chung chung, nhưng nó có một động từ (“lợi dụng”) và một số danh từ (“lợi ích của Nhà nước”) phạm lỗi này.
Nó dẫn đến một loạt câu hỏi:
- Thế nào là “lợi dụng”? Tận hưởng quyền tự do của con người đến mức nào thì bị coi là “lợi dụng”? Tại sao việc thực hiện quyền của mình lại bị coi là lợi dụng?
- Sử dụng, hay nói đúng hơn, tận hưởng, quyền tự do dân chủ đến mức nào thì bị Nhà nước coi là “lợi dụng”?
- Có thể sử dụng các quyền tự do dân chủ để làm những việc gì?
- Lợi ích của Nhà nước cụ thể là gì? Ai quy định lợi ích của Nhà nước? Đã từng có công dân nào nhìn thấy bảng danh sách các lợi ích của Nhà nước để biết đường tránh vi phạm chưa?
Ví dụ, hành động in áo phản đối đường lưỡi bò, chống dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, v.v. của một số người, nếu đã xâm phạm lợi ích Nhà nước thì cụ thể là xâm phạm những gì, quy ra thành tiền là bao nhiêu để nếu có thể thì người phạm tội sẽ đền bù thiệt hại? Công dân Việt Nam có được hưởng quyền tự do dân chủ đủ để... in áo không, và nếu in thì in như thế nào là xâm phạm lợi ích Nhà nước, như thế nào là không xâm phạm?
Điều 258 không có câu trả lời cho các câu hỏi đó. Việc diễn giải hoàn toàn tùy thuộc lực lượng công an và hệ thống tòa án, dưới sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng. Và thế là sự tùy tiện và lạm quyền lên ngôi.
Điều 258 đã bảo vệ được ai?
Một số người bảo vệ Điều 258 cho rằng điều luật này bảo vệ tổ chức và công dân khỏi bị “xâm phạm lợi ích hợp pháp”, và họ suy luận thêm: Đó là bảo vệ tổ chức và công dân khỏi bị vu khống, bị xúc phạm danh dự và nhân phẩm.
Nếu vậy thì họ vướng vào một mâu thuẫn: Bộ luật Hình sự đã có các điều khoản quy định về tội làm nhục người khác (Điều 121) và tội vu khống (Điều 122). Hai tác giả bài viết này không hoàn toàn đồng tình với việc xem xét hành vi làm nhục và hành vi vu khống dưới góc độ hình sự, vì ở đây có dấu hiệu hình sự hóa các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, điều này một lần nữa chứng minh sự chồng chéo và bao trùm của Điều 258.
Thông thường, việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm được bảo vệ bằng Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 có Điều 37 về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 bảo vệ quyền bí mật đời tư; và các quy định về bồi thường thiệt hại.
Luật Báo chí cũng cấm việc đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều vô duyên nhất sẽ đến khi Nhà nước bắt giữ một người vì cho rằng họ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của một người khác, kết luận điều tra được ban ra, Viện Kiểm sát truy tố, khi ra đến tòa thì người bị hại tuyên bố: Tôi không cảm thấy bị xâm phạm gì cả. Khi ấy, Nhà nước sẽ ăn nói ra sao?
Chừng đó quy định, điều khoản của pháp luật xem ra đã quá đủ cho công dân và tổ chức. Vậy thì, Điều 258 ra đời để bảo vệ ai? Câu trả lời: bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Mà lợi ích của Nhà nước là gì thì lại tùy vào sự yêu ghét và diễn giải của bộ máy công quyền.
Nói cho đúng thì năm 2010, nền tư pháp và an ninh Việt Nam đã tạo tiền lệ sử dụng Điều 258 thay cho các điều khoản pháp luật hiện hành khác để xử lý một trường hợp “nói xấu” người khác. Đó là khi blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt theo Điều 258, vì có hành động viết blog động chạm tới gia đình một ông tướng công an. Vụ bắt giam Cô Gái Đồ Long, do đó, khiến chúng ta tưởng như ông tướng công an đó chính là Nhà nước – bởi nếu ông là công dân thì đã có những điều luật khác để bảo vệ quyền và lợi ích, danh dự và nhân phẩm của ông rồi kia mà.
Như vậy, có thể nói ngắn gọn là: Điều 258 đã được vận dụng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công an.
Hàng chục người đã bị bắt vì 258
Trên phương diện lập pháp, Điều 258 bất hợp lý, tùy tiện và xâm phạm quyền công dân như thế. Và trên thực tế, điều luật này quả thật đã được chính quyền lợi dụng để bắt giữ, xét xử và bỏ tù ít nhất 32 người, tính từ năm 2006 đến nay. (*) Trong số này, có một số trường hợp bị bắt vì Điều 258, nhưng về sau được/ bị chuyển đổi tội danh. Điều đó cũng cho thấy công dụng bảo vệ chế độ tuyệt vời của 258: Đôi khi nó là cái cớ ban đầu để công an bắt giữ những người nói/viết những gì mà chính quyền không ưa; cứ bắt giam cái đã rồi sẽ điều tra, nghiên cứu để chuyển đổi tội danh cho phù hợp sau.
- Năm 2006: Đoàn Văn Diên (Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam)
- Năm 2007: Trương Minh Đức (nhà báo tự do), Trương Minh Nguyệt (Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo), Nguyễn Văn Ngọc, Trịnh Quốc Thảo (nhóm Người Việt Nam yêu nước)
- Năm 2008: Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ). Chuyển đổi tội danh thành Điều 281 Bộ luật Hình sự, “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
- Năm 2009: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió), Phạm Đoan Trang
- Năm 2010: Lê Nguyễn Hương Trà (nhà báo, blogger Cô Gái Đồ Long)
- Năm 2011: Nguyễn Văn Lía (tín đồ Phật giáo Hòa Hảo)
- Năm 2012: Trần Hoài An (tín đồ Phật giáo Hòa Hảo), 22 thành viên của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Các trường hợp thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn sau này đều được/ bị chuyển đổi tội danh thành Điều 79 Bộ luật Hình sự.
- Năm 2013: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào (nhà báo), Đinh Nhật Uy (blogger)
Điểm chung lớn nhất giữa các trường hợp bị bắt tạm giam, hoặc bị xét xử và chịu án tù này là: Tất cả đều bị bắt vì tội lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích – chủ yếu là của Nhà nước!
Điều 258 xâm phạm quyền công dân là thế, nhưng vẫn có một bộ phận dư luận ủng hộ, vì sao? Có lẽ tinh thần ủng hộ tuyệt đối đó xuất phát từ tư duy “Nhà nước luôn đúng”. Lối tư duy “Nhà nước luôn đúng” này khiến những người đó tin tưởng và ủng hộ đường lối, chủ trương, chính sách bất kể hay dở, và hằn học với tất cả các ý kiến phản bác hay đặt vấn đề trái chiều.
Phạm Đức Khiêm - Đoan Trang
----------------------------------------- 
(*) Danh sách trên đây chỉ bao gồm những trường hợp bị bắt vì Điều 258 mà giới truyền thông (báo chí, blog, mạng xã hội) có đề cập. Trên thực tế, ở Việt Nam có thể còn rất nhiều vụ bắt giữ (tạm giam hoặc tù có án) nhân danh “bảo vệ lợi ích Nhà nước” theo Điều 258 mà ít hoặc không được truyền thông biết đến.
Danh sách được cập nhật vào ngày 13/9/2013, dựa theo nguồn: International Society for Human Rights (ISHR), 2012.
(Blog Đoan Trang)

Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ

Gs.TsKH  Nguyễn Ngọc Trân(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)
Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.
Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.
Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn... Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm...
Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.
Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.
Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.
Bất giác tôi nhớ đến một ý Bác Hồ nói khi các đồng chí thân cận khuyên Bác nên thay bộ ghế xôpha và bộ áo Bác mặc tiếp khách quốc tế: đất nước còn nghèo. Nếu đua đòi với các nước giàu, chúng ta làm sao bì kịp. Chúng ta nghèo nhưng đi lên, thành công bằng cách của chúng ta thì không phải so với ai cả.
Mong các đại biểu Quốc hội nhớ lấy lời Bác để tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ.

Gs.TsKH NGUYỄN NGỌC TRÂN
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)
(Tuổi trẻ)

Thiếu úy công an nặc mùi rượu, thóa mạ nhà báo

Nhóm PV các báo TƯ thường trú tại Hà Tĩnh đã bị 3 thiếu úy Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) “mặt đỏ tía tai”, nồng nặc mùi rượu, có lời lẽ xúc phạm và dùng từ địa phương thóa mạ những nhà báo đang tác nghiệp đúng quy định.
"Mặt đỏ tía tai"
Trưa ngày 25/10, nhóm PV các báo Nông nghiệp VN, Tiền Phong, VietNamNet, Tầm Nhìn (thường trú tại Hà Tĩnh) nhận được đơn thư kêu cứu của bà Lê Thị Phượng, trú tại thị trấn Kỳ Anh, khiếu nại về việc 8,3 ha rừng của gia đình bà đang trồng keo hợp pháp tại khu vực Khe Đá, xã Kỳ Liên bị Cty Việt Gia - Sông Hui thuê người vào chặt phá cây lấy đất làm mỏ đá khi chưa thống nhất đền bù.

Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Ông Võ Xuân Lý (chồng bà Phượng), chủ rừng đau đớn bên gốc keo lâu năm bị chặt hạ, hàng nghìn thân cây keo đã bị di chuyển đi đâu không rõ. (Ảnh: Anh Bình)
Đáng chú ý, Cty này đã vào chặt phát hàng nghìn cây keo trồng lâu năm của gia đình bà, dưới sự “bảo vệ thi công” của UBND huyện Kỳ Anh, nòng cốt là công an huyện với xe đặc chủng thường trực nhiều ngày nay.
Khoảng 14h20p, 5 PV các báo nói trên các báo, có mặt tại một khu rừng rộng lớn. Khi nhóm PV tác nghiệp thì ngay lập tức một chiếc xe bịt bùng (xe đặc chủng chở tội phạm) BKS 38 - 0736 chở theo 3 thiếu úy CA, trong đó có 2 người không có bảng tên, một người xắn quần quá đầu gối.
Trong đó có 2 thiếu úy mặt đỏ tía tai, nồng nặc mùi rượu đến và yêu cầu xuất trình giấy tờ mới được phép chụp ảnh.

Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Những chiến sỹ công an huyện Kỳ Anh với chiếc xe bịt bùng làm nhiệm vụ “bảo vệ thi công” cho một doanh nghiệp khai thác mỏ đá đã có lời lẽ xúc phạm nhóm PV trong tình trạng nồng nặc mùi rượu.
Khi các PV trình bày đây là một khu rừng, không có quy định nào công an giám sát báo chí tác nghiệp thì một thiếu úy CA không mang biển tên cho biết, họ đang bảo vệ thi công theo lệnh điều động của huyện nên ai vào đều phải xuất trình giất tờ. 
Và sau đó 2 phóng viên M.T và D.T xuất trình thẻ nhà báo và đi vào chụp ảnh đồi núi. 
Một lúc sau trở ra thì chúng tôi chứng kiến cảnh 3 thiếu úy này đang xúm quanh nhà báo Anh Bình (báo NNVN), yêu cầu ông Bình phải đưa thẻ cho họ xem chứ không được trình trên tay.

"Cả ba mặt đỏ tía tai, mùi rượu nồng nặc, trên quân phục không bảng tên nên tôi không đưa thẻ cho họ mà chỉ giơ ra để họ xem", nhà báo Anh Bình nói. Và sau khi nhà báo Anh Bình cất thẻ vào túi quần, cả ba thiếu úy ngăn không cho vào và đưa máy điện thoại ra quay, chụp lại nhà báo.

Sự việc có sự chứng kiến của rất đông người dân. Sau khi nhóm PV tác nghiệp xong trên đường rút lui, cả ba thiếu úy lấy điện thoại đứng chặn phía trước quay và chụp các PV.

Thóa mạ

PV D.T đã trao đổi với một thiếu úy, các đồng chí đang thi hành công vụ mà mùi rượu nồng nặc, điều lệnh không đầy đủ, và chúng tôi hỏi lệnh nào điều động các anh lên đây, ngay lập tức một thiếu úy lớn tiếng thóa mạ.

Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
UBND huyện Kỳ Anh đã ký QĐ huy động toàn hệ thống chính trị, nòng cốt là hàng chục chiến sỹ công an với xe đặc chủng bảo vệ DN này thi công. Việc bảo vệ này không có thời hạn.
 
Sự xúc phạm quá đáng của thiếu úy công an đã làm nhóm PV cũng như người dân rất bức xúc. Đặc biệt là nhà báo cao tuổi Anh Bình. Khi ông Bình rút máy nói sẽ báo cáo với lãnh đạo CA tỉnh thì một thiếu úy lớn giọng thách thức "Bây (chúng mày) thích thì cứ gọi đi, không gọi thì bọn tao gọi cho".

Trước những hành vi đó của nhóm chiến sỹ trẻ, nhóm PV đã báo cáo trực tiếp Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Bùi Đình Quang - PGĐ Công an tỉnh và thượng tá Võ Trọng Hùng - Trưởng phòng CSGT, đề nghị cho người và máy đo nồng độ cồn của 3 thiếu úy này, vì họ điều khiển xe bịt bùng trong tình trạng nồng nặc mùi rượu.

Biết sự việc đã được báo cáo lên lãnh đạo, cả ba thiếu úy liền bỏ đi ngược về phía đồi núi đang thi công và mất hút đến tối.

Khoảng 30 phút sau, có một thanh niên mặc đồ dân sự đi vào giới thiệu tên Thìn, Phó Đồn Công an KKT Vũng Áng.

Khi nhóm PV đề nghị ông Thìn gọi ba thiếu úy ra làm việc để cho rõ ràng. Tuy nhiên, sau 2 lần gọi điện vẫn không thấy tăm hơi 3 chiến sỹ đâu. Đến lần thứ 3 thì ông Thìn thông tin lại là 3 người CA đã bỏ về đơn vị bằng đường khác (đường rừng).

Ông Thìn cũng đã thay mặt những CA trẻ nói lời xin lỗi tới nhóm PV và những người dân có mặt.

Lãnh đạo xin lỗi và hứa xử lý

Đến khoảng 16h30, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh, Đại tá Đặng Hoài Sơn đã có mặt tại hiện trường. Ông Sơn bày tỏ lấy làm tiếc với sự việc xẩy ra và liên tục gửi lời xin lỗi.

"Anh em sai hết rồi, sai toàn diện rồi. Các nhà báo thông cảm cho. Tôi vừa vào nhận công tác được một tháng. Một trong những lý do tỉnh điều tôi vào đây cũng là để chấn chỉnh lại đội ngũ cán bộ chiến sỹ trẻ. Tôi đang yêu cầu những chiến sỹ đó viết tường trình và sẽ xử lý nghiêm", Đại tá Sơn nói.
Ông Sơn cũng thông tin, ông đã điều động người khác vào điều khiển chiếc xe đặc chủng vì những người kia đã đưa về đồn.

Nhà báo Anh Bình bức xúc: "Gần 60 tuổi đời, 30 tuổi nghề rồi nhưng tôi chưa từng gặp những chuyện như thế này. Công an mà lại nồng nặc mùi rượu rồi có những hành vi xúc phạm nhà báo như vậy.
Khi hỏi thẻ tôi đã xuất trình, mà các chiến sỹ CA cứ nằng nặc đòi cầm để xem xét kỹ. Trong tình thế mùi rượu nồng nặc, tôi không thể đưa thẻ cho họ được. Hai nữa ở khu vực này không có lý do gì cấm báo chí tác nghiệp. Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên Bộ Công an, Ban GĐ Công an tỉnh. Không thể chấp nhận được".

Được biết, thiếu úy công an có lời lẽ thóa mạ nhà báo trong tình trạng nặc mùi rượu có tên Thế Anh. Hai chiến sỹ còn lại có tên Thiệu và Công.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc

Nhóm P.V
 
(VNN) 

Có “bí mật” khó nói giữa Huỳnh Uy Dũng với Chủ tịch Bình Dương?

Theo luật sư, mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết?
Vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ Khu du lịch Đại Nam gửi đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương đang được dư luận rất quan tâm. Câu hỏi lớn đặt ra là lý do gì khiến ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ vào thời điểm năm 2004, để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương?
Ông Huỳnh Uy Dũng cùng gia đình trong ngày trao  tài sản cho cậu con trai 1 tuổi. Ảnh: Internet.  

Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, luật sư Bùi Quang Hưng - Trưởng văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cho biết: Mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết? Tại sao ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương. Đổi lại, ông Dũng được ưu đãi những gì và có văn bản cam kết nào của UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Dũng khi mua 533,84 ha đất hay không?

Luật sư Bùi Quang Hưng phân tích: Đối với vụ việc trên, do không nắm được hồ sơ của ông Dũng nên không biết ông Dũng còn thiếu loại hồ sơ nào hoặc có vướng mắc gì mà UBND tỉnh Bình Dương không đồng ý về mặt chủ trương phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sóng Thần 3.

"Nếu việc tố cáo nói trên là đúng pháp luật thì theo quy định của Luật Bồi thường Nhà nước, UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm bù đắp các thiệt hại đã gây ra cho công ty của ông Huỳnh Uy Dũng. Còn nếu ông Dũng tố cáo sai sự thật thì ông Dũng phải bồi thường theo quy định tại Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2011", luật sư Bùi Quang Hưng cho biết.

Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011 quy định Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, trong đó có những nội dung: Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Tuy nhiên, trong vụ việc này, ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định: "Tôi, Huỳnh Uy Dũng cam kết nói đúng sự thật. Những văn bản cụ thể mà tỉnh Bình Dương đã ban hành, cùng việc dự án kéo dài suốt 7 năm qua cho thấy có lẽ một số nhà đầu tư cũng chịu chung một "cái lệ" như tôi. Nếu tôi vu khống, bôi nhọ ông Lê Thanh Cung, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Theo luật sư Bùi Quang Hưng, theo quy định về quy hoạch xây dựng thì cơ quan phê duyệt là Sở Xây dựng nhưng việc phê duyệt này sẽ dựa trên ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Do vậy, Sở Xây dựng cũng chỉ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để phê duyệt quy hoạch nói trên. Nếu UBND tỉnh chưa đồng ý về mặt chủ trương thì Sở Xây dựng cũng khó có thể phê duyệt được quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Còn về việc trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương có nội dung "không cho chuyển nhượng đối với diện tích đất trong khu công nghiệp", luật sư Bùi Quang Hưng cho rằng, cần xem xét các điều kiện bàn giao đất cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Nếu nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm thuê thì việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với lô đất này thuộc về trách nhiệm của UBND tỉnh.

Như vậy, không biết việc tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng có hoàn toàn đúng sự thật, nhưng trách nhiệm giải quyết trong việc này thuộc về UBND tỉnh Bình Dương.

Trước đó, chiều 21/10, ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Cụ thể, năm 2004 tỉnh Bình Dương đến hạn trả nợ cho Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng. Lúc này, tỉnh đề nghị ông Dũng mua 533,84 ha đất ở Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương để "cứu nguy" cho uy tín của tỉnh. Sau này ông Dũng sử dụng diện tích đất nói trên để lập dự án Khu công nghiệp Sóng Thần 3. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch chi tiết vẫn chưa được phê duyệt.

Mọi khó khăn bắt đầu từ khi ông Lê Thanh Cung (Bí thư huyện Thuận An) về làm Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Trong một văn bản, do ông Cung đóng dấu và ký tên có câu "không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào" trước khi UBND tỉnh phê duyệt dự án.

Đến nay, 7 năm trôi qua kể từ khi chủ đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3 trình quy hoạch chi tiết vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra, theo lời ông Huỳnh Uy Dũng.

Trong khi đó, trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương, cơ quan này cho biết, trách nhiệm phê duyệt quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3 thuộc Sở Xây dựng chứ không phải là trách nhiệm của UBND tỉnh.

Hải Sơn
  (Kiến thức)
 

Thư thỉnh nguyện của mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh gửi tới Đại sứ quán Hoa Kỳ

Tác giả gửi tới Dân Luận

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 10 năm 2013
THỈNH NGUYỆN THƯKính gửi: Bà Jenifer Neidhart Ortiz – Đại Sứ Quán Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ
Tôi tên là Đỗ Ty.
Sinh năm 1947 tại Huyện Triệu Phong – Tỉnh Quảng Trị
Hiện nay thường trú tại: Tổ 4 – Khu phố 5 – Thị trấn Di Linh- Huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng – VIỆT NAM
Nay tôi xin gửi thư này đến Bà Jenifer Neidhart Ortiz để thỉnh cầu một việc như sau:
Nguyên con gái của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh
Sinh ngày 13 tháng 03 năm 1985,
Đang bị giam giữ tại phân trại 3 – trại giam Thanh Xuân – Xã Xuân Dương – Huyện Thanh Oai – Hà Nội.
Bị kết án 7 năm tù giam với tội danh “Phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Vì con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đau lòng trước thực trạng xã hội của đất nước và đã đứng lên tham gia hoạt động giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ dân oan bị mất đất, mất nhà ở, đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động và dân oan, lên tiếng phản đối sự bất công của nhà nước Việt Nam mà bị nhà nước cộng sản Việt nam đã bắt giam, đã đánh đập rất tàn nhẫn, bị xử án nặng nề bằng 7 năm tù giam cùng với hai người bạn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam và Đoàn huy Chương 7 năm tù giam, qua những phiên tòa không minh bạch. Con tôi thường xuyên bị chuyển đến các nhà tù khác nhau, bị ép buộc nhận tội, bị cưỡng bức lao động và bị đánh đập trong các nhà tù cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian bị giam giữ, Đỗ Thị Minh Hạnh đã phản đối việc trại giam bóc lột sức lao động của tù nhân, bắt tù nhân phải làm việc vất vả trong môi trường độc hại, tù nhân thường bị tay chân lở loét, sức khỏe sa sút, những tù nhân chính trị nếu không nhận tội khi bị bệnh sẽ không được khám bệnh và điều trị, đồng thời dù bệnh nặng vẫn phải lao động. Trong nhà tù, công an trại giam thường xuyên dùng tù nhân hình sự để hành hạ đánh đập tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo và tù nhân chính trị, mà Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong những nạn nhân.
Trong thời gian bị giam cầm tại trại tù Xuân Lộc-Đồng Nai, Đỗ Thị Minh Hạnh đang lâm trọng bệnh, một bên ngực bị teo dần và đau nhức đồng thời mỗi buổi chiều đều lên cơn sốt. Gia đình chúng tôi nghi ngờ có khả năng là bệnh ung thư vú của phụ nữ.
Vào ngày 02/10/2013 công an trại giam đã chuyển Đỗ thị Minh Hạnh cùng một nữ tù nhân tín đồ Phật Giáo Hòa hảo là Mai Thị Dung đến trại giam Thanh Xuân – Hà Nội.
Ngày 11/10/2013, tôi đến trại giam Thanh Xuân – Hà Nội tìm thăm con tôi, thì được con tôi cho biết như sau:
1 – Con tôi – Đỗ thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung đang trong tình trạng bệnh nặng nguy kịch đã bị nhà nước Việt Nam chở trên chiếc xe chở tù nhân , bị xích chân và còng tay trong thùng xe bịt bùng vận chuyển hai người bệnh nặng nói trên đi từ tỉnh Đồng Nai đến trại giam Thanh Xuân Hà Nội với đọan đường dài trên 1700km, cả hai người bị ngất xỉu nhiều lần và kiệt sức, ngày 11/10/2013 Mai Thị Dung phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Khi đến trại giam Thanh Xuân, công an thường xuyên ép buộc cả hai phải nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
2 – Tình trạng sức khỏe của con tôi hiện nay đang bị đau thần kinh do những lần bị đánh đập tại trại tù Xuân Lộc – Đồng Nai, một bên ngực teo nhỏ bị đau nhức và đang uống, chích thuốc để trị bệnh. Con tôi cho biêt vào khoảng đầu tháng 09 năm 2013, nhà tù Xuân Lộc có cho con tôi khám bệnh và kết luận con tôi bị bệnh phụ nữ và có cho uống và chích thuốc nhưng hiện nay gia đình chúng tôi không biết rõ Đỗ Thị Minh Hạnh đang uống và chích thuốc gì. Gia đình chúng tôi rất lo cho tình trạng sức khỏe của con tôi.
Nay tôi khẩn thiết thỉnh cầu Bà Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ dùng ảnh hưởng và uy tín của Bà để can thiệp với nhà nước Việt Nam trả tự do cho con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương là hai người cùng hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt nam mà bị kết án nặng nề, đồng thời thả nữ tù nhân lương tâm Mai Thị Dung đang trong tình trạnh bệnh tình nguy kịch. Sự can thiệp của quý vị sẽ kịp thời giúp con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh và tù nhân Mai Thị Dung được khám và điều trị sớm tránh được nguy hiểm đến tính mạng.
Thay mặt gia đình tôi xin gửi đến Bà lời chân thành cám ơn và lời chúc sức khỏe.
Người thỉnh nguyện
Đỗ Ty

Trần Thị Cẩm Thanh – Tin về người H’ Mông: Một trận càn được chính quyền tính toán kỹ lưỡng

Tác giả gửi tới Dân Luận
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”

“Bầu ơi thương lấy Bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trong mấy ngày ngắn ngủi người H’Mông sống tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng đã kịp gieo vào tâm hồn nhiều người Hà Nội trở về với những câu ca dao tục ngữ ngọt ngào của dân tộc Việt Nam, người Hà Nội mỗi ngày chuyển tới một thứ để giúp đỡ bà con tổ chức cuộc sống dã chiến để chiến đấu cho công lý và sự thật, những gương mặt bơ vơ khi bị công an đuổi ra khỏi nhà thờ đã trở nên tươi sáng, mỗi lúc có dịp ghé qua vườn hoa, tôi cứ vui mừng nghĩ rằng xã hội dân sự ở Việt Nam chính là đây.
Những hình ảnh đấy không còn nữa, người H’Mông bị đàn áp vào lúc nửa đêm ngày 23/10/2013.
Trận càn của công an Hà Nội vào lúc nửa đêm 23/10/2013 quả là một sự tính toán công phu, về khuya đường Hà Nội vắng tanh, người Hà Nội đã chìm vào giấc ngủ, mỗi dân oan khác trong vườn hoa bị 3 đến 4 công an vào khống chế phải nằm im, 2 dân oan vẫn thường giúp người H’Mông hằng ngày bước lên xe đầu tiên là để dẫn người H’Mông lên theo mà không phản kháng ầm ỉ, người H’ Mông thì bị đánh đập nhưng hai người này thì được công an thuê cho nhà trọ ngủ qua đêm.
Hai đầu đường Ngô Thì Nhậm cũng bị phong tỏa giao thông, những người H’Mông bị đánh đập bắt chuyển sang xe các tỉnh phía Bắc tại số 1 đường Ngô Thị Nhậm – Hà Đông, chị Lý Thị Dậu có dấu hiệu ngừng thở, công an phải đưa đi cấp cứu trong đêm, chị chị Hoàng Thị Mái hiện nay vẫn chưa về nhà.
Anh em ở Hà Nội khi nhận được tin người người H’Mông bị đánh đập nhưng không thể tiếp cận được để ghi hình…
Trận đánh này được tính toán rất kỹ lưỡng chẳng khác gì trận càn sang 9/10/2013 tại Trịnh Nguyễn nhằm đạt được mục tiêu đàn áp mà không để lọt một tấm ảnh ra ngoài. Người H’Mông đổ về trung ương để tố cáo chính quyền địa phương không quan tâm đến sự sống của bà con, tuy nhiên ở Hà Nội họ lại được chứng kiến cảnh trung ương phối hợp với địa phương đàn áp họ.
Chúng tôi đã tìm gặp người H’Mông ngay sau trận càn đêm khuy 23/10/2013, lúc này người H’Mông đang rất hoảng loạn, Pá đã chia sẽ về mình, về động lực tranh đấu trong sự xúc động, bởi vì đồng bào của em đang kêu la, chưa thể thống kê được người mất tích, tình hình thương vong biết chắc là rất nặng nề,… càng nói mắt Pá càng đỏ hoe, nhưng đó là những giọt nước mắt mạnh mẽ, đầy tình thương, hiểu biết, nghị lực và trách nhiệm của một thế hệ dân tộc H’Mông, quan trọng hơn là em đã nghĩ được xa hơn dân oan ở các vùng miền khác mà tôi đã có dịp tiếp xúc, trong thời gian ở Hà Nội em đã xác định được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, và không phải mỗi dân tộc H’Mông chịu cảnh đau khổ như vậy. Pá đã phát biểu: trích “chính quyền từ trung ương đên địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc… chúng em cũng cảm thấy là có lẽ chúng tôi cần phải đứng lên để vạch trần, và đứng lên dũng cảm… để kiên nhẫn vượt qua khó khăn đó… để chúng tôi được sống và quyền làm người như các dân tộc khác” (hết trích). Xin mời quí vị lắng nghe video, nghe càng về cuối càng xúc động.

http://youtu.be/9NE_uoESFME
Dân tộc H’Mông chỉ có khoảng 40% dân số biết tiếng Kinh (chữ quốc ngữ), Pá và một số thanh niên người H’Mông các tỉnh khác đã biết liên kết lại để đấu tranh cho nhân quyền, họ còn rất trẻ, rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Trong chia sẽ của mình với cộng đồng, Pá và bà con H’ Mông có nói đến nhà đựng đồ tang lễ, nhà tang lễ chỉ là một ngôi nhà nhỏ, chiều rộng 2m, chiều dài 3m, nhà lợp mái tôn, nó bé nhỏ, lọt thỏm giữa những cánh rừng,… nhà chỉ để đựng đồ tang lễ phòng khi có người chết thì mang ra sử dụng, để khách quan, xin mời quí vị quan sát hình ảnh nhà tang lễ trong video quay cảnh công an đến để đánh đập, bắt người H’Mông và phá nhà tang lễ của họ trong video sau.

http://youtu.be/4DXGJa5UK3s
Hiện nay Pá và khoảng 30 người H’ Mông khác tiếp tục xuống Hà Nội đòi đồ đạc, đòi tiền, đòi người bị mất tích sau trận càn đêm 23/10/2013, công an lại tiếp tục hốt họ từ vườn hoa Lý Tự Trọng chuyển về số 1 Ngô Thì Nhậm và giữ tại đấy.
Trưa họ có thả cho ra ăn trưa, bây giờ lại bắt giữ.
Tin cập nhật đến 14h ngày 27/10/2013
* * *
Hình ảnh chị Bùi Thị Minh Hằng phân phát cẩm nang Quyền Con Người tới các thanh niên H’Mông:


 http://www.youtube.com/watch?v=MPYMZO8G-G8

Chuyển thư thân mẫu Đinh Nhật Uy đến trụ sở Facebook

Thiên An/Người Việt

MENLO PARK, Calif. (NV) - Một nhóm thanh niên tại Nam và Bắc California đến tổng hành dinh công ty Facebook để chuyển thư thỉnh cầu của bà Kim Liên, thân mẫu ông Đinh Nhật Uy, vào trưa Thứ Sáu, 24 Tháng Mười.
Sáu người trong nhóm đến trụ sở Facebook để chuyển thư bà Kim Liên, mẹ Đinh Nhật Uy. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt vào Tháng Sáu, 2013, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258 của luật hình sự CSVN. Nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra “bằng chứng” là những điều ông đăng trên trang Facebook cá nhân “cổ suý” em trai là Đinh Nguyên Kha.
Anh Đinh Nguyên Kha hiện đang ở tù – với cáo buộc là “tuyên truyền chống nhà nước” cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên (đã được thả). Riêng ông Uy sẽ ra tòa vào Thứ Ba, 29 Tháng Mười.
Bà Kim Liên, thân mẫu của Nguyên Kha và Nhật Uy, ngỏ lời mời tất cả mọi người đến tham dự phiên xử con trai mình.
Thứ Tư, 23 Tháng Mười, trên trang Facebook có tên Kim Liên Mẹ Uy Kha xuất hiện một bức tâm thư  viết riêng cho sáng lập viên và chủ công ty Facebook, ông Mark Zuckerberg, với nội dung chính: “Là 1 người Mẹ tôi xin thay mặt con tôi , mời ông đến dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi.”
Lập tức,  ông Nguyễn Thiện Thành, thành viên Hội Anh Em Yêu Nước tại Nam California, nhận lời dịch và chuyển thư đến địa chỉ của Facebook tại Bắc California mà bà Liên muốn gửi đến. Bà Liên trả lời: “Có được không con?”
Tối Thứ Năm, ông Thành cùng một người bạn trong phong trào đấu tranh “Đêm Không Ngủ,” là ông Khải Đào, lên xe rời thành phố Westminster để đi San Jose nhằm “thực hiện một việc ‘không bình thường’ ít ai chịu làm,” hai ông nói.
Với sự giúp đỡ của một số người ủng hộ, ông Thành và ông Khải soạn một lá thư bằng Tiếng Anh giới thiệu về bà Kim Liên, vụ án của ông Nhật Uy, điều luật 258 của Hà Nội và “tương lai của các Facebooker tại Việt Nam.”
Xe hai ông đến Bắc California vào sáng Thứ Sáu. Tại đây, ông Thành và ông Khải gặp một số thành viên trong các hội đấu tranh dân chủ khác. Có tổng cộng bảy người chính thức cùng đến trụ sở Facebook vào trưa cùng ngày.
Bản copy phần tường trình của nhóm viết “customer support form.” (Hình: Thiên An/Người Việt)
Sự xuất hiện của nhóm người đấu tranh gốc Việt này khiến các nhân viên của Facebook bất ngờ. Nhóm người đấu tranh dừng tại bàn tiếp tân và giải thích lý do có mặt vào hôm đó. Nhân viên tại đây lắng nghe và đưa giấy để những người này viết lại lời nhắn đến người muốn gặp.
Ông Greg Heredia, người tiếp phái đoàn ông Thành, cho biết: “Tôi là nhân viên bảo vệ và phục vụ khách hàng của Facebook. Tôi yêu cầu họ viết lại trên giấy các yêu cầu của mình, theo đúng các thủ tục mà công ty dành cho khách. Sau đó, chúng tôi sẽ gửi đến bộ phận có thẩm quyền. Sẽ mất khoảng 48 đến 72 giờ để có người của công ty trả lời về các yêu cầu này.” Ông Heredia cũng nói các nhân viên trong công ty không thể tiếp khách không có hẹn trước.
Sau khi điền xong phần thủ tục giấy tờ (customer support form), phái đoàn trao lại phong bì có bức thư của bà Kim Liên, lời dẫn của nhóm và địa chỉ liên lạc cho phía Facebook. Hai nhân viên tiếp tân cho sao lại giấy tờ này và đưa khách giữ một bản, theo thủ tục của công ty.
Trước khi ra về, phái đoàn chụp hình lưu niệm phía trước trụ sở và đăng lên Facebook. Ngay sau đó, vào khoảng 3 giờ chiều California (5 giờ sáng Việt Nam), trang Facebook có tên “Kim Liên Mẹ Uy Kha” nhanh chóng chuyển các hình ảnh này đi, với dòng chữ: “Hy vọng đã vươn lên, trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên, trong nhọc nhằn tràn nước mắt.”
Riêng những người đến tru sở Facebook hôm đó nói với phóng viên Người Việt: “Chúng tôi tham dự để thể hiện sự ủng hộ bà Kim Liên và những người đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.” Ông Thiện Thành nói thêm: “Đây chỉ là bước khởi đầu, chúng tôi sẽ mở một chiến dịch vận động cho Đinh Nhật Uy và sẽ kêu gọi mọi người ủng hộ để gây sự chú ý dư luận cho điều luật vô lý 258.”

Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com

Không còn gì là giới hạn!

Song Chi/Người Việt

Vụ một bác sĩ khoa Ngoại của BV Bạch Mai, Hà Nội, đồng thời là giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết nạn nhân rồi ném xác xuống sông Hồng để phi tang, đang làm rúng động dư luận xã hội Việt Nam mấy ngày nay.
Báo chí nhà nước và các trang blog, mạng xã hội tràn ngập thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc, chiếm hết sự chú ý của người dân. Những thông tin, sự kiện khác như tạm thời bị chìm đi.
Người ta nói về sự bàng hoàng, phẫn nộ, nhục, đau, không thể tin nổi… của mọi người. Về “nỗi xấu hổ của ngành y,” về tình trạng “y đức đã xuống thấp đến tận đáy,” sự buông lỏng trong việc quản lý các cơ sở thẩm mỹ và kiểm tra tay nghề của các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ trên phạm vi thủ đô Hà Nội và cả nước, một trong những nguyên nhân dẫn đến những ca chết người như vừa xảy ra, và việc truy trách nhiệm của các cá nhân, ban ngành liên quan…


Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn chưa nói lời từ chức. (Hình: Phunutoday.com)

Mức độ chấn động của sự việc có lẽ không thua kém gì khi xảy ra vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm tại BV Ða khoa, Hoài Ðức hay vụ tráo thủy tinh thể tại BV Mắt Hà Nội mới đây. Có khác chăng lần này thứ trưởng Bộ Y Tế thay mặt ngành y xin lỗi nhân dân, bộ trưởng Bộ Y Tế than thở “ tôi đau đớn, xót xa” v.v…
Nhưng có một điều chắc chắn, đây sẽ chưa phải là vụ việc kinh hoàng cuối cùng của ngành y Việt Nam.
Chỉ riêng trong năm nay, ngành y đã khiến người dân liên tiếp bị sốc với đủ thứ sai phạm, tiêu cực, kể cả tội ác của các y bác sĩ, cán bộ công nhân viên trong ngành, xảy ra hết bệnh viện, địa phương này đến phòng khám khác, địa phương khác.
Từ hàng loạt vụ tai biến dẫn đến đến tử vong của trẻ em sau khi tiêm vaccine 5 trong 1 Quinvaxem (mà sau khi ngưng một thời gian lại cho chích lại!), hàng loạt cái chết oan ức, tức tưởi của các sản phụ và cả em bé do sự thờ ơ, tắc trách, vô lương tâm của y bác sĩ. Những vụ chẩn đoán nhầm, phẫu thuật nhầm, những vụ ăn bớt thuốc của bệnh nhân bị bệnh phong, ăn bớt vaccine, chích vaccine hết hạn, vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm, tráo thủy tinh thể… Và bây giờ là bác sĩ làm chết người, thủ tiêu xác.
Rồi sau đó có gì thay đổi không? Không.
Khi chính người chịu trách nhiệm cao nhất là bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn ngồi nguyên tại vị sau bao nhiêu tiêu cực tày đình xảy ra, không bị cách chức cũng không chịu từ chức, mặc dù đã có nhiều ý kiến, kiến nghị yêu cầu bà Tiến từ chức… Vậy thì đừng mong có bất cứ thay đổi nào.
Người Việt bây giờ sẽ có thêm một nỗi lo sợ, bất an, mỗi khi phải vào bệnh viện hay cần đến bất cứ một dịch vụ y tế nào, bên cạnh vô vàn những nỗi lo sợ, bất an thường trực lâu nay. Mặc dù vậy, người dân vẫn phải sống chung với điều đó, chỉ còn biết tự an ủi mình “Trời kêu ai nấy dạ,” “số chết thì phải chết.” Và thỉnh thoảng lại sốc vì một vụ động trời nào đó xảy ra, rồi lại quên, lại có những chuyện khác, còn kinh khủng hơn, ập tới…
Trong rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng nát bét, bại hoại về mọi mặt của xã hội, kể cả ngành y, có hai nguyên nhân chính: Một thể chế chính trị xã hội không coi trọng, thậm chí khinh rẻ con người. Trong một xã hội như vậy, mạng người trở nên quá rẻ rúng. Và luật pháp không nghiêm, do bị thao túng nặng nề bởi nạn tham nhũng.
Riêng trong ngành y, từ quan niệm, mối quan hệ giữa y bác sĩ, cán bộ y tế và bệnh nhân đã bị sai lệch. Người dân đến bệnh viện cứ như đi nhờ vả. Còn y bác sĩ, nhân viên y tế thì coi bệnh nhân như gánh nặng, sự phiền phức, khám chữa bệnh mà cứ như đang gia ơn cho bệnh nhân. Nếu có “phong bì” thì có thể vui vẻ, tích cực hơn một chút.
Trong khi lẽ ra phải ngược lại. Nếu suy nghĩ một cách sòng phẳng, bệnh nhân vừa đóng thuế cho ngành y vừa phải bỏ tiền cho các dịch vụ khám chữa bệnh, họ phải được đối xử như người bán hàng đối xử với khách hàng, nghĩa là “Thượng đế.”
Còn nếu suy nghĩ sâu hơn, những người làm việc trong môi trường y tế phải xem công việc của mình là bổn phận, trách nhiệm, hơn nữa, trách nhiệm có phần thiêng liêng, cao cả hơn một số công việc, ngành nghề khác vì liên quan trực tiếp đến mạng sống con người.
Bệnh nhân là người bệnh, vì vậy cần phải thông cảm, nhẹ nhàng, chu đáo với họ, những nỗi đau đớn vì bệnh tật, sinh đẻ, lúc giải phẫu… của bệnh nhân là nỗi đau thường tình mà con người ai cũng sẽ có lúc phải trải qua.
Ðó là thái độ làm việc của y bác sĩ, nhân viên ngành Y ở tất cả các nước văn minh tiến bộ. Nhưng ở Việt Nam thì không.
Trong mọi xã hội, luôn luôn phải có cái gì đó dựa vào để làm điểm dừng, để giới hạn hoặc ngăn chặn mọi hành vi sai trái của con người. Ðó là luật pháp nghiêm minh và công bằng. Là niềm tin vào tôn giáo thiêng liêng. Là nền tảng vững vàng của giáo dục – một nền giáo dục đặt tính nhân bản, hướng thiện, tự do, tôn trọng con người lên hàng đầu. Và những chuẩn mực chung về đạo đức được cả xã hội tôn trọng, gìn giữ.
Trong xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, không có, không còn cái gì là thiêng liêng, là giới hạn. Luật pháp không ra gì. Tôn giáo bị tận diệt, triệt phá bao nhiêu năm, chỉ còn lại mê tín dị đoan là nhiều. Giáo dục hỏng. Những chuẩn mực đạo đức xã hội bị vứt dần vào sọt rác trong cơn say cuồng lao vào kiếm tiền, kiếm danh bằng mọi giá của cả dân tộc, như một cơn thèm ăn trả bữa bao nhiêu năm vẫn chưa hết nỗi ám ảnh của sự đói nghèo, lạc hậu, khó khăn thời chiến tranh ở miền Bắc và thời bao cấp trên cả nước.
Bộ máy quan chức từ trên xuống dưới không bao giờ đặt lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết, xem đất nước như một cái mỏ để đào, bán, khai thác, đổi chác… Xem nhân dân cũng vừa là một cái mỏ để bóp nặn, chất chồng lên đầu một đống thuế, vừa như một đám nô lệ.
Ðến lượt người dân dần dần cũng vậy, như người cùng ở trọ trong một mái nhà chung, lợi ích, kể cả sinh mạng của người khác nhẹ như không.
Trở lại với ngành y, nếu muốn thay đổi phải “giải phẫu” toàn bộ những căn bệnh của ngành. Phải cách chức từ bà bộ trưởng cho đến những quan chức có trách nhiệm, xử lý và trừng phạt đến nơi đến chốn tất cả những vụ tiêu cực, sai phạm, gây chết người với mức phạt nặng gấp năm, mười lần lâu nay.
Cấm tiệt nạn “phong bì,” cấm các bệnh viện sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực, giờ công để làm ngoài giờ, làm “dịch vụ,” lẫn lộn công-tư trong “phong trào xã hội hóa” ngành y. Thực chất chỉ là lấy của công làm thành tư, tạo nên sự thiếu công bằng trong thái độ khám, điều trị bệnh nhân và tâm lý chỉ muốn làm ngoài giờ, làm thêm kiếm tiền của đội ngũ y bác sĩ.
Phải tách bạch hệ thống y tế tư và công, đã bệnh viện công là hoàn toàn miễn phí hoặc phí rất rẻ. Nâng tiền lương đủ sống cho y bác sĩ, nhân viên ngành y tế công khỏi phải vừa làm trong vừa tranh thủ làm ngoài. Rà soát tất cả những phòng khám tư, thẩm mỹ viện, cái nào chưa có giấy phép phải đóng cửa, bác sĩ muốn hành nghề lĩnh vực nào phải có bằng cấp, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.
Ðầu tư nâng cấp các bệnh viện tỉnh, thị trấn, vùng sâu vùng xa, để tránh tình trạng dồn về các bệnh viện ở thành phố lớn, gây nên tình trạng quá tải…
Ngay từ khâu đào tạo ngành y phải dẹp bỏ tình trạng mở lớp, mở trường vô tội vạ, đào tạo bát nháo, chỉ những trường trung cấp, đại học chuyên ngành có đầy đủ điều kiện mới được đào tạo nhân sự y tế, phạt nặng những trường hợp xài bằng cấp giả v.v…
Bao nhiêu việc phải làm, thì may ra mới có chút đổi thay. Nhưng muốn thực hiện cuộc đại giải phẫu ngành y, việc đó có lẽ nằm ngoài khả năng của bà Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đành mà cũng không hy vọng gì trong cơ chế, guồng máy hiện tại.
Bởi vì, mọi lĩnh vực trong xã hội từ chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, đạo đức con người… hiện nay ai cũng thấy là nát bét, không thể thay đổi, sửa chữa, bộ máy nhà nước từ trên xuống dưới cũng đành bất lực.
Vì nó là “lỗi hệ thống,” như chúng ta vẫn nói. Ðã là “lỗi hệ thống” thì chỉ có phá bỏ toàn bộ và làm lại. Nhưng đây lại là điều không bao giờ nhà nước này muốn làm.

Dân vây UBND huyện phản đối

(Tin tức thời sự)- Ngày ​27/10, cả ngàn người dân xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã tập trung trước cổng UBND huyện, để phản đối việc khai thác cát khiến tuyến Quốc lộ 1A bị ách tắc trong nhiều giờ liền.
Cư dân phản đối dự án Đại Thanh bị đánh loang máu
Vụ Thẩm mỹ Cát Tường: Chuyển phương án tìm vớt xác
Dũng lò vôi tố chủ tịch tỉnh, mẹ Cường đô-la tuyệt vọng
Sau nhiều lần kiến nghị xử lý việc doanh nghiệp khai thác cát trong quá trình nạo vét tại Cửa Đại, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đã gây sạt lở nặng, làm thiệt hại một số hồ nuôi tôm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, nhiều người dân xã Nghĩa An đã kéo đến trước UBND huyện Tư Nghĩa (thị trấn Sông Vệ) để phản ứng, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
Sau nhiều lần kiến nghị xử lý việc doanh nghiệp khai thác cát trong quá trình nạo vét tại Cửa Đại, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đã gây sạt lở nặng, làm thiệt hại một số hồ nuôi tôm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, nhiều người dân xã Nghĩa An đã kéo đến trước UBND huyện Tư Nghĩa (thị trấn Sông Vệ) để phản ứng, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Đến 9h sáng đã có hàng ngàn người tập trung mang băng rôn đi dọc Quốc lộ 1A từ trung tâm TP Quảng Ngãi về trụ sở UBND huyện Tư Nghĩa.
Đến 9h sáng đã có hàng ngàn người tập trung mang băng rôn đi dọc Quốc lộ 1A từ trung tâm TP Quảng Ngãi về trụ sở UBND huyện
Đến đầu giờ chiều, Quốc lộ 1A vẫn còn bị ách tắc 3km. Ngoài một số xe được hướng dẫn đi đường vòng, còn hàng trăm xe ô tô bị kẹt nằm dọc bên đường ở 2 đầu của thị trấn Sông Vệ.
Đến đầu giờ chiều, Quốc lộ 1A vẫn còn bị ách tắc 3km. Ngoài một số xe được hướng dẫn đi đường vòng, còn hàng trăm xe ô tô bị kẹt nằm dọc bên đường ở 2 đầu của thị trấn Sông Vệ.
Giao thông tắc nghẽn hơn 3 km từ trụ sở UBND huyện Tư Nghĩa đến đoạn cầu Bàu Giang.
Đoạn đường từ cầu Bàu Giang đến UBND huyện dòng người đổ về ngày càng nhiều thêm  
Công an tỉnh Quảng Ngãi huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tập trung phân luồng, điều tiết giao thông trên tuyến quốc lộ 1A. Cảnh sát giao thông phải điều tiết các phương tiện giao thông Bắc Nam đi vòng trên đường liên xã, thị trấn để lưu thông.
Công an tỉnh Quảng Ngãi huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tập trung phân luồng, điều tiết giao thông trên tuyến quốc lộ 1A. Cảnh sát giao thông phải điều tiết các phương tiện giao thông Bắc Nam đi vòng trên đường liên xã, thị trấn để lưu thông.
Ông Đỗ Ngọc Tây, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An lý giải, sở dĩ người dân chặn quốc lộ 1A sáng nay là do Công ty CP Trường Phát Lộc vẫn nạo hút cát xuất khẩu mặc dù tỉnh đã ban hành lệnh cấm. Ông cho biết:
Ông Đỗ Ngọc Tây, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An lý giải, sở dĩ người dân chặn quốc lộ 1A sáng nay là do Công ty CP Trường Phát Lộc vẫn nạo hút cát xuất khẩu mặc dù tỉnh đã ban hành lệnh cấm. Ông cho biết: “Hiện tại cửa biển đã bị bồi lấp tàu thuyền ra vào không được, dự án nạo vét thông luồng nhưng cửa biển chưa thông thì bờ biển đã sạt lở nghiêm trọng khiến người dân lo ngại, bức xúc”.
Trước tình hình giao thông mất an ninh trật tự, ngành y tế Quảng Ngãi cũng điều động nhiều xe cấp cứu, kíp trực y, bác sĩ lưu động dọc tuyến quốc lộ 1A để kịp thời cấp cứu cho người rủi ro gặp tai nạn.
Trước tình hình giao thông mất an ninh trật tự, ngành y tế Quảng Ngãi cũng điều động nhiều xe cấp cứu, kíp trực y, bác sĩ lưu động dọc tuyến quốc lộ 1A để kịp thời cấp cứu cho người rủi ro gặp tai nạn.
Liên quan đến vụ việc, trước đó chính quyền các cấp Quảng Ngãi đã nhiều lần nhập cuộc giải quyết. Gần đây nhất là vào ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi ký công văn gửi chỉ đạo tạm dừng việc nạo vét cát, đồng thời yêu cầu công ty TNHH SX-TM-DV Ngọc Việt và công ty cổ phần Trường Phát Lộc khắc phục sự cố và tính toán đền bù cho người dân bị thiệt hại.
Liên quan đến vụ việc, trước đó chính quyền các cấp Quảng Ngãi đã nhiều lần nhập cuộc giải quyết. Gần đây nhất là vào ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi ký công văn gửi chỉ đạo tạm dừng việc nạo vét cát, đồng thời yêu cầu công ty TNHH SX-TM-DV Ngọc Việt và công ty cổ phần Trường Phát Lộc khắc phục sự cố và tính toán đền bù cho người dân bị thiệt hại.
Theo người dân, việc khai thác cát đã gây sạt lở nặng cửa biển trong khi tàu bè vẫn chưa được thông luồng ra vào
Theo người dân, việc khai thác cát đã gây sạt lở nặng cửa biển trong khi tàu bè vẫn chưa được thông luồng ra vào
Tuy nhiên mọi việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, do đó người dân có hành động phản ứng tiêu cực như trên.
Tuy nhiên mọi việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, do đó người dân có hành động phản ứng tiêu cực như trên.
Thái Linh (Tổng hợp)

Người tiêu dùng… kiệt sức: Ăn chưa đủ lấy gì mua sắm!

Chủ Nhật, 27/10/2013 20:06

Người tiêu dùng chỉ rộng tay mua sắm khi thu nhập dư dả trong khi hiện tại, lương tăng một thì giá tăng hai nên họ ngày càng hụt hơi, chỉ chi cho những khoản thật sự cần thiết

Rời quê xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, chị Nguyễn Thị Nga lên Hà Nội mưu sinh. Nhiều năm làm công nhân ở Công ty Canon – KCN Bắc Thăng Long, cuộc sống gia đình chị Nga vẫn rất nhọc nhằn. Hiện chị cùng chồng và 2 con nhỏ ở trong một phòng trọ ẩm thấp rộng khoảng 8 m2 tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Chật vật
Gặp chúng tôi sau giờ tan ca chiều và đang tất tả lo bữa tối cho gia đình, chị Nga tâm sự: Vợ chồng lấy nhau hơn 7 năm, có 2 cháu trai, đứa lớn học lớp 1, đứa nhỏ học mẫu giáo. Thu nhập của vợ chồng mỗi tháng chỉ hơn 6 triệu đồng trong khi các khoản “cứng” phải chi nhiều vô kể: tiền học của 2 cháu mỗi tháng 1,2 triệu đồng; tiền nhà trọ, điện, nước 1 triệu đồng; tiền ăn cho 4 người khoảng 3 triệu đồng. “Thú thật, đến những loại sữa bột rẻ tiền cũng chẳng mua được cho các cháu uống. Hằng ngày, tiêu chuẩn mỗi người chỉ 20.000 đồng tiền ăn; quần áo thì lâu lắm rồi em chưa mua được cho các cháu. Mình lớn thì sao cũng được nhưng nghĩ đến con lại thấy xót lòng” – chị Nga bùi ngùi.
Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút khiến người dân phải tằn tiện từng đồng trong chi tiêu Ảnh: Hồng Thúy
Còn cô công nhân trẻ Nguyễn Thị Hương (24 tuổi, quê ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) do nhà nghèo, phải xuống Hà Nội làm công nhân cho Công ty NISSEI ở KCN Bắc Thăng Long với tiền lương 3 triệu đồng/tháng. Ngoài trang trải cho mình, Hương còn phải nuôi cô em gái đang học đại học tại Hà Nội nên việc đến siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm là thứ gì đó rất xa xỉ. “Tiền nhà trọ mỗi tháng hết 750.000 đồng; tiền ăn tằn tiện lắm cũng phải 1,5 triệu đồng/tháng. Mỗi khi em gái đóng học phí thì phải đi vay mượn của bạn bè rồi trả dần” – Hương nói.
Ép mình tiết kiệm
Mặc cho những báo cáo của các bộ, ngành về triển vọng hồi phục nền kinh tế, đời sống một bộ phận người dân vẫn đang ngày càng khó khăn. Giảm thu nhập, thất nghiệp, chưa có nhiều niềm tin vào khả năng phục hồi kinh tế đã triệt tiêu động lực tiêu dùng.
Chị Huỳnh Kim Vân, công nhân một công ty chế biến thủy hải sản ở KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP HCM), cho biết cả tháng nay cuối tuần nào chị cũng tăng ca để kiếm thêm thu nhập. Vợ chồng từ Hưng Yên vào TP HCM làm thuê, chồng chị trước đây phụ hồ cho các công trình xây dựng, mỗi ngày kiếm được 160.000 đồng. Nửa năm nay không tìm được việc làm nên anh phải ở nhà trông con. Mỗi ngày, chị làm quần quật từ 7 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút, kể cả chủ nhật, để kiếm được khoảng 5,7 – 5,8 triệu đồng/ tháng. “Chừng ấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt của cả gia đình nên rất chật vật. Gần năm nay, tôi chưa hề biết đến siêu thị hoặc đi mua sắm ở chợ” – chị Vân kể.
Vợ chồng chị Trần Thị Mai (ngụ quận 2, TP HCM) mỗi tháng lãnh lương phải lập tức “cắt” ngay 1/4 bỏ vào khoản tiết kiệm để phòng hờ cho cặp song sinh gần 2 tuổi. Chị Mai nói: “Thu nhập của cả gia đình chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng nhưng tiền sữa, tiền trường, tiền ăn, tiền xăng… đã ngốn hết sạch nên nửa năm nay, tôi không mua quần áo ở tiệm mà mua vải về nhà nhờ chị ruột may cho đỡ tốn; bỏ luôn thói quen sử dụng mỹ phẩm. Chồng thì tự nguyện không sắm quần áo mới. Tháng nào xài nhiều thì phải xoay tạm, tháng sau bù lại chứ không dám đụng đến khoản tiết kiệm cố định và không dám lên kế hoạch sắm sửa lớn”.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng nền kinh tế hiện nay đang rất khó khăn. Sau những cú sốc về kinh tế như lạm phát, thắt chặt tín dụng, điều chỉnh tỉ giá… đã làm khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng. Hiện ai cũng phải thắt lưng buộc bụng, siết mọi khoản chi tiêu. Khi cơ hội kiếm tiền ít đi thì người ta phải dè sẻn trong chi tiêu khiến hàng hóa tiêu thụ chậm lại, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế.
Xót phận bà bầu
Ở một xóm trọ của những lao động nghèo tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi gặp 2 phụ nữ đang mang thai tháng thứ 8 ở cùng nhau và đang lúi húi nấu cơm chiều. Đó là chị Nguyễn Thị Toán (quê Vĩnh Phúc) và Nguyễn Thị Phương (quê tỉnh Phú Thọ).
Chị Toán làm công nhân cho Công ty DenSo được hơn 2 năm, lương thực nhận khoảng 3 triệu đồng/tháng. Chồng thì ở quê làm ruộng. Lương thấp nên dù mang thai, chị Toán chẳng dám tẩm bổ gì. “Đến hộp sữa nội thi thoảng em mới dám mua uống vì phải dành tiền lo cho con sắp chào đời. Mỗi ngày, em chỉ chi 30.000 đồng tiền ăn. Nhiều lúc thèm ăn vặt nhưng đành thôi” – chị Toán nói.
Để có thêm chút đường, sữa tẩm bổ cho đứa con trong bụng sắp chào đời, ngoài giờ làm việc ở công ty, chị Toán còn nhận thêu tranh thuê. Mỗi ngày chịu khó làm vài giờ buổi tối, chị Toán kiếm được thêm 10.000-15.000 đồng.
                                                                 V.Duẩn – P.Nhung
Kỳ tới: Dân văn phòng tất tả làm thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét