Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thứ Sáu, 13-09-2013

Tin thứ Sáu, 13-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Đọc sách “Việt Nam quốc hiệu & cương vực; Hoàng Sa – Trường Sa” (HNM).  - Satra tiếp tục vận động hơn 2 tỉ đồng “vì Trường Sa” (PNTP).
- Hàn Vĩnh Diệp: Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”! (Boxitvn).
Khoa học khách quan dạy cho kẻ khuấy Biển Đông bài học (ĐV).  - Trung Quốc không thoải mái khi Mỹ lại gần biển Đông (PNT).
Căng thẳng Philippines-TQ làm lu mờ cuộc họp ASEAN sắp tới (VOA).
- Thủ tướng Nhật hứa tăng cường quốc phòng đối phó với « khiêu khích » (RFI). - Nhật, Trung Quốc thi nhau tập trận gần Senkaku/Điếu Ngư (TN).

Ái quốc hay Phản quốc?  (Diễn ngôn). “…  chữ ái quốc nhiều khi không do các cá nhân quyết định, mà do triều đại hoặc quốc gia liên quan phán xét tùy trên lăng kính họ dùng. Một người “ái quốc” hay “phản quốc” cần xét trên động cơ họ làm có vì quốc gia dân tộc hay không.”
Ông Ngô Hào bị 15 năm tù vì tội ‘lật đổ’ (BBC). - Việt Nam : Thêm một án tù 15 năm vì tội “lật đổ chính quyền” (RFI).
Đảng và Tôn giáo (RFA). –  Một sự đánh tráo khái niệm không thể chấp nhận? - Giáo xứ Nghi Lộc hướng về Mỹ Yên qua hàng ngàn ngọn nến và lời cầu nguyện (NVCL). - Giáo xứ Mẫu Lâm hiệp thông với Gx Mỹ Yên đang bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp (NVCL).
Báo Nghệ An trả lời “Đơn khiếu nại” của An tôn Nguyễn Văn Thanh – Linh mục quản xứ Cẩm Trường (Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu) (Báo Nghệ An).  - Sẽ xử lý nghiêm những trang thông tin điện tử thông tin sai sự thật.  - Hãy để chúng con được cầu nguyện vì đức tin.  – Phỏng vấn luật sư Phan Đức Thắng – Đoàn Luật sư Nghệ An: Quy định về tạm giam, thay thế biện pháp ngăn chặn (CANA). Ngày mùa ở Nghi Phương (QĐND).
Các blogger Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đặc biệt cho tự do ngôn luận (DTD).  - Quy định kiểm duyệt Internet của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.
2Nguyễn Đại – Chính blog và tà blog (Dân luận).  - Nguyễn Ngọc Già: Chúc cho “Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động” thành công rực rỡ! (RFA). - Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết.
- Nguyễn Quang Duy: Có phải ĐCS không có đối thủ? (RFA). =>
Thiện Tùng – Đòi Dân chủ, Đa nguyên chính trị không phải vô lý (Dân luận).  - Đặng Từ Thức – Giới thiệu sơ lược về tác phẩm Nghiên cứu chủ nghĩa Mác từ nguyên bản tiếng Đức của Đặng Phùng Quân (Dân luận).
- Võ Văn Tạo: Tiếng súng Tiên Lãng, tiếng súng Thái Bình (BS). - CHẾT NGAY VÀ CHẾT TỪ TỪ (Nguyễn Quang Vinh). - MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU (Hồ Hải). – JB Nguyễn Hữu Vinh: Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi (RFA’s blog). “Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh. Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim“. - AI KHÔN AI DẠI, AI PHẢI NHÌN LẠI MÌNH?(FB ĐHLS).
- Lê Diễn Đức: Tiếng gọi từ cái chết (RFA). - Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng.   - Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình (RFI). - Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ . - Giới chức Việt Nam thiệt mạng trong vụ xả súng ở Thái Bình (VOA).  – Phỏng vấn GS Tương Lai: Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình (BBC). “Những sự việc như vụ ở Thái Bình vừa rồi cho thấy rằng nếu không giải quyết một cách cơ bản các vấn đề quy định trong Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội được”.  – Audio: ‘Khi dân bị dồn vào bước đường cùng’
Chân dung hung thủ xả súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình (NLĐ).  -Thông tin thêm về vụ nổ súng ở UBND TP.Thái Bình (VOV). - Vụ nổ súng ở Thái Bình vọng đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (VnEco). Nhưng không biết có làm họ động lòng, đúng ngay lúc ngồi vào bàn về Dự thảo Luật Đất đai? - Chủ nhiệm Văn phòng QH đề cập vụ nổ súng ở Thái Bình (NLĐ).  - Vụ việc ở Thái Bình:Thu hồi đất quá phức tạp (TQ).  - Đảm bảo quyền lợi người dân khi thu hồi đất (CP).  - Không để người dân thiệt thòi khi thu hồi đất (PNTP).  - Sửa Luật Đất đai: Không thể trì hoãn mãi được! (HQ).  -  Lần thứ 3 UBTVQH cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Trăn trở hai chữ “công bằng” (QĐND).  - Cần chế tài người thi hành công vụ đất đai (NLĐ).  - Đề xuất mới về tiền sử dụng đất. - Người bắn 4 cán bộ UBND Thái Bình đã chuẩn bị sẵn di ảnh (Zing).
NÊN GIẢI TÁN các “Trung tâm phát triển Quỹ đất” (Bùi Văn Bồng).”Bộ Tài nguyên – Môi trường và chính quyền các địa phương cần xem lại, tốt nhất là nên giải tán mô hình nửa quản lý, thực hiện chính sách và nửa kinh doanh, chạy mánh cò mồi rất  tù mù, thiếu minh bạch kiểu này“.
Quốc hội sắp thông qua Hiến pháp sửa đổi (BBC).
Ông Nhân ‘sẽ thôi chức phó thủ tướng’ (BBC).  - ‘Sẽ miễn nhiệm chức phó Thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân’ (VOA).  - Phê chuẩn phó thủ tướng mới tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội (VnEco). Nhưng chưa nói “PTT mới” là ai. Theo một nguồn tin khả tín thì gần như chắc chắn đó là ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, đương kim Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Nếu đúng vậy thì có lẽ ông sẽ giành một lúc 3 kỷ lục, PTT trẻ nhất, lên nhanh nhất và có được những tín hiệu “đáng hy vọng” nhất, trong nhiều năm gần đây. Nguồn tin này còn cho biết thêm, ông Chính bí thư Quảng Ninh sẽ lên thay vị trí ông Đam. Việc “bếp núc” cung đình vào tay ông này thì nghe chừng cũng hợp, vì từ lâu đã có những lời khen ổng rất giỏi “tổ chức sự kiện” cho các sếp TW mỗi khi về thăm. 
Không lấy tín nhiệm với chức danh dân cử (ĐT).  - Lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên còn hai mức (QĐND). Thấy mấy chữ “lấy phiếu tín nhiệm” mà giật mình! Là vì mới đây nghe một nguồn tin cho biết đã lại có quyết định mới từ cấp chóp bu của đảng là … thôi không lấy phiếu tín nhiệm trong đảng nữa, vì nó không có … “cơ sở pháp lý” … Hì hì! Ấy thế mà bữa rồi, trên VNN tự nhiên lại có bài nhắc tới lời hứa chắc như đinh đóng cột của bác Tổng từ tận tháng 6 là sẽ lấy phiếu tín nhiệm trong đảng, lại còn nhắc là phải “công khai”. Có người cười bảo cây viết trên VNN không biết có phải bị “điếc không sợ súng” hay “điếc” nên không biết thông tin mới,  mà dám “đá xoáy” bác Tổng như vậy. vừa có thông tin quyết định không lấy phiếu là tung ngay bài báo ra nhắc nhở bác hứa thì phải giữa lời. Không thấy bác quyết như vậy là khôn ngoan hay sao? 
ĂN HẾT KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ… (FB Cứ Nguyễn). “Không từ một thứ gì ngay liều vac xin cũng nuốt/ Không cữ không một cái gì ngay cả đất cũng ăn/ Không kiêng một thứ gì ngay phân rác cũng nhai/ Không bỏ một thứ gì ngay nước cống cũng uống“.
3<- Cựu thủ tướng Anh ‘chưa cố vấn cho VN’ (BBC).  - Ông Tony Blair ‘chưa ký thỏa thuận’ làm cố vấn cho Việt Nam (VOA).
Thiếu may mắn hay thiếu bền vững?  (TBKTSG). “Lẽ ra cùng với những khoản tiền bỏ vào xây dựng cơ sở hạ tầng, Đà Nẵng có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp thâm dụng lao động dịch chuyển cơ sở sản xuất từ TPHCM hay từ Hà Nội về đây, có lẽ tình hình đã khác. Cũng có thể lợi nhuận từ đất đai đã làm các doanh nghiệp địa phương lơ là việc sản xuất kinh doanh vốn không đem lại lợi nhuận nhanh chóng bằng”.
Giám sát chuyên đề những bức xúc trong dân (ND).
Tôn trọng ý dân và một hiến pháp không hạt nhân (Boxitvn).
Vườn quốc gia Chư Jang Sin đối mặt nguy cơ xóa sổ vì thủy điện (CAND).  - Đánh đổi (TT).
CTCP Nicotex Thanh Thái “coi trời bằng vung” (ND).
HTX PHÚ THỊNH KHAI THÁC CÁT KHIẾN 51 HỘ DÂN KÊU CỨU (Tân Châu).
Vụ thách cược 50 triệu USD với Thứ trưởng Bộ GTVT: Người thách cược chấp nhận lời từ chối (TN).
Vụ ‘lương khủng ở doanh nghiệp công ích’: Làm quyết liệt ngày đêm để có kết quả trả lời cho dân biết (TN).  - Cách chức các sếp “lương khủng” tại Tp.HCM (VnEco).
Khởi tố một phó chủ tịch huyện lập dự án khống (NLĐ).
Một phó công an xã bị đánh bất tỉnh (TT). “anh Dũng và cơ quan điều tra nghi ngờ việc này có thể liên quan đến vụ anh Dũng tố cáo một số tiêu cực của xã này gần đây”.
Đương sự ‘đại náo’ tại tòa (TN). ”Nguyên nhân là do chủ tọa phiên tòa đã tuyên án trong khi cả nguyên đơn và bị đơn trong một vụ kiện dân sự còn chưa kịp vào phòng xử án”.
PHẢN ỨNG BÁO BỊ ĐUỔI CỔ (FB Việt Thắng).
“BỔ ĐỀ” VÀO TƯ PHÁP (Bùi Văn Bồng).
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 115) : Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình !!!! (Nhật Tuấn).
Cuộc thập tự chinh của ĐCS chống Cộng Cà Phê (RFA).
-  THƯ ỦNG HỘ CỦA NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT) (BS).
Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt 1964  (ĐCV).
- Phạm Chí Dũng: Thống kê Trung Quốc: Hai mặt của sân khấu kinh kịch (VOA).  - Trung Quốc : Quan chức có 22 căn nhà lãnh 11 năm tù (RFI). - TRUNG QUỐC TRUY QUÉT QUAN THAM: Tránh né sự trừng phạt (NLĐ).
Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc (NCQT).
Bắc Triều Tiên tái khởi động lò hạt nhân? (BBC).  - Bắc Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon (VOA). - Bắc Triều Tiên vẫn cứng đầu trên hồ sơ nguyên tử (RFI).
Ðài Loan tăng cường chống tham nhũng (VOA).
Quốc vương mời CPP và CNRP họp bàn hậu bầu cử (TTXVN).
Putin được đề cử cho giải Nobel Hòa bình (Kichbu).
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới (pro&contra).
Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản:Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 11) (Boxitvn).

KINH TẾ
Sắp phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu (TC).
Dùng tiền ‘thật’ để ‘trị’ khát vốn (TQ).
Sẽ không còn các quỹ tiết kiệm của ngân hàng (TBKTSG).  - Người nghèo vay lãi cao gấp 6 lần lãi suất ngân hàng (TT).
15 tổ chức mua 19.900 lượng vàng cao hơn giá thị trường (VnEco).  - Giá vàng trong nước giảm mạnh sau đấu thầu (TT).
- BẤT ĐỘNG SẢN VỠ TRẬN? Giá nhà đất đã rẻ? (NLĐ).  - Gói 30 nghìn tỷ đồng: Dân vẫn cần thêm nhiều hỗ trợ (ND).  - Tính lại tiền sử dụng đất: Lợi trong, thiệt ngoài (DĐDN).  – Video: Nguy cơ mất tiền tỷ dưới chiêu bài lừa đảo cầm cố nhà (VTV).
Yêu cầu doanh nghiệp giữ nguyên giá xăng dầu (TT).
Tranh giành thị phần: ngành thép càng gặp khó (CT).
- Tại sao lại bất lực với “sữa” đến thế? (TQ).
Tiểu thương bị đẩy ra đường (NLĐ).
‘Kinh tế TQ ở giai đoạn quyết định’ (BBC).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa quốc gia (VOV).
Đăng ký mua Tagalau 14 qua mạng: Tagalau – Tuyển tập sáng tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa Chăm (Gulpataom).
Mùa thu cuối (Bà đầm xòe).
Buồn vui Liên hoan tác phẩm Lưu Quang Vũ (NLĐ).  - Kịch bản sân khấu: Khoảng trống sau Lưu Quang Vũ (TTXVN).  - Khán giả đổ xô xem kịch Lưu Quang Vũ (VnM). – Video: Dấu ấn Lưu Quang Vũ với sân khấu Việt Nam(VTV).
Phim Việt đang xa rời bản sắc ? (ND).  – Trang phục trong phim: Cần sự đầu tư thỏa đáng (ĐBND).
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh: Nghe sao nhí hát, không còn muốn nghe người lớn hát nữa! (TN).
“Sao” ngại kết hôn (NLĐ).
Mori Ogai: Đang sửa chữa (Nhị Linh).
Khi mafia thao túng cá cược thể thao (RFI).

- HOÀNG TỬ GẤU VÀ HẠT ĐẬU THẦN: Quà Trung thu cho khán giả nhí (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục nhân bản (Phi Vũ).
Bộ GD-ĐT thay người phụ trách lĩnh vực thi cử (NLĐ).
Khó quản lý mầm non tư thục (NLĐ).
Trường dạy 3 sinh ngữ, Việt, Anh và Khmer cho trẻ nghèo VN tại Seam Reap (RFA).
Tốt nghiệp gần 3 tháng chưa có bằng để xin việc (CAĐN).
Quyết tâm duy trì sĩ số đầu năm học của cô trò vùng cao (VTV).
Hơn 200,000 người đăng ký để sống (và chết) trên sao Hỏa (VOA).

- Các trường đại học ngoài công lập:  Thêm một mùa tuyển sinh thất bát (SGGP). - Xem xét tăng mức cho vay tín dụng với học sinh, sinh viên (PT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nỗi buồn BHYT (NLĐ). - Khi bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế thì chất lượng phục vụ sẽ phải như thế nào? (ĐBND).  - “Có thẻ bảo hiểm y tế không?” (ĐT).  - Dẹp tận gốc nạn “cò” bệnh viện (ND).
Lại thêm sản phụ tử vong sau sinh (NLĐ).  - Thừa Thiên Huế: Sản phụ chết oan vì bác sĩ tắc trách? (VOV).
Bị chó dại cắn: Lên cơn là hết cứu (NLĐ).
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’ (BBC). - Thạch tín trong nước cung cấp cho người dân Hà Nội (RFI).
Chôn ống để xả lén nước thải (NLĐ).
Cận cảnh hàng tấn đá rơi sập nhà dân ở Nghệ An (VOV).
Việt Nam là nơi trung chuyển sừng tê giác, ngà voi lớn nhất thế giới (TBKTSG).
Hong Kong vứt hai triệu bánh trung thu (BBC).
Bắt người giả mang bầu buôn ma túy (BBC).
CHND Trung Hoa mỗi phút 5 người chết vì ung thư (Kichbu).

- Bùi Hoàng Tám: Có nên cấm hôn nhân đồng giới? (DT).
- Đời lân sư rồng trên bến Bình Đông: Bài 1: Đoàn lân cơ nhỡ (SGTT).
QUỐC TẾ 
Khủng hoảng Syria (5): Putin thắng điểm trong hiệp đầu (PVLH).  - Syria xác nhận sẽ giao vũ khí hóa học (BBC).  - Ngoại trưởng Mỹ-Nga thảo luận kế hoạch dỡ bỏ kho vũ khí hóa học của Syria (RFI). - Nga đề nghị kiểm soát vũ khí hóa học của Syria qua bốn giai đoạn.  - Theo Tổng thống Nga, phe nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học.  - Chú ruột Tổng thống Assad có hàng chục nhà tại Paris.  - Mỹ đã giao vũ khí cho phe nổi dậy Syria ?.  - Mỹ sẽ tấn công Syria nếu nỗ lực ngoại giao thất bại(VOA).  - Mỹ không đặt thời hạn cho cuộc điều đình về Syria.  - Ông Putin: Tấn công Syria sẽ làm gia tăng bạo động.  - Mỹ, Nga thảo luận về kế hoạch dỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria.  - Nhóm người Syria tị nạn đầu tiên rời Libăng đến Ðức.
Syria bỏ vũ khí hóa học “vì Nga chứ không phải sợ Mỹ” (TT).  - Lời nguyền “Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria? (DV).  - Thế giới 24h: Cảnh báo đáng sợ về Syria (VNN).  - Máy bay của quân đội Syria ném bom bệnh viện ở Aleppo (VOV).  - Quân nổi dậy Syria bắt đầu nhận vũ khí Mỹ (TQ).
Người Mỹ cắt đứt quan hệ với phe al-Shabab bị giết chết (VOA).
Hai công ty bị đuổi vì phạm luật vũ khí (BBC).
- Tại Philippines, giao tranh giữa quân đội và phiến quân tiếp tục ác liệt (RFI). - Phiến quân Hồi giáo tấn công tỉnh thứ nhì ở Philippines (VOA).  - Giao tranh kéo dài tại thành phố phía nam Philippines (TN).  - Philippines ra tối hậu thư với quân ly khai (PLTP).
Nghi là gián điệp Nhật, giáo sư người Hoa mất tích (RFI).  - Olympic 2020 và Fukushima : Nhật Bản phản đối báo Pháp ngạo Tokyo.
Nam Triều Tiên: con cựu tổng thống trả tiền phạt thay cha (VOA).
Bốn cảnh sát viên bị giết tại miền nam Thái Lan (VOA).
Chiến lược đối ngoại của chính phủ mới tại Úc (RFI).

* RFA: Audio:  + Sáng 12-9-2013; + Tối 12-9-2013Video: + Bản tin video sáng 12-09-2013;  + Bản tin video tối 12-09-2013;  + Hoa Kỳ tạm hoãn tấn công Syria.
* RFI:  
* VTV: + Chào buổi sáng – 12/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 12/09/2013;  + 360 độ Thể thao – 12/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 12/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 12/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 12/09/2013;  + Thời sự 12h – 12/09/2013;  + Thời sự 19h – 12/09/2013.

2029. LIỆU AFGHANISTAN CÓ THỂ ĐƯỢC TRUNG LẬP HOÁ?

Thông TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, Ngày 8/9/2013
(Tạp chí The Washington Quarterly, s Mùa Đông 2013)
Sau khi đập tan ban lãnh đạo của Al-Qaeda, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của mình nên rút khỏi Afghanistan mà không để lại đằng sau kiểu bất ổn nào gợi nhớ tới sự can thiệp ban đầu của họ. Không một khu vực nào khác trên thế giới lại có một nơi hội tụ các hệ tư tưởng cấp tiến; những lợi ích xung đột, và các kho vũ khí hạt nhân khu vực nguy hiểm đến vậy. Sự phổ biến vũ khí hơn nữa, các hành lang ma túy sinh lợi và sự dồi dào của khoáng sản có thể khai thác được sẽ khiến cho các cuộc xung đột của Afghanistan trong tương lai trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo đường hướng hiện tại của mình, Hoa Kỳ không bảo vệ được những lợi ích của nước này khi rút quân khỏi lãnh thổ Afghanistan và các nước láng giềng sẵn sàng nhảy vào. Mặc dù coi thường thực tế hiện tại nhưng Hoa Kỳ khẩn thiết cần suy nghĩ dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Washington D.C phải “chế tác” một chiến lược chính trị bền vững để quản lý Afghanistan và khu vực này từ xa.  
Trong hàng thập kỷ, giải pháp chính trị dài hạn hợp lý cho Afghanistan là một chiến lược gọi là trung lập hóa. Sau cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, Ngoại trưởng Anh Peter Carrington đã kêu gọi các binh lính Liên Xô rút quân và thành lập một nước Afghanistan trung lập, một đề nghị được Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) thông qua khi đó. Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã viết cho Broz Tito, Tổng thống Nam Tư trước đây và là đồng chủ tịch của nhóm các quốc gia không liên kết, đề nghị đảm bảo sự trung lập của Afghanistan trong Chiến tranh Lạnh nếu Liên Xô rút quân, cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski đã lặp lại lời đề nghị này với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin và gợi ý về một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc gồm các binh lính Hồi giáo từ các nhà nước trung lập Bắe Phi (Algeria, Tunisia và Maroc). Theo hồi ký của ông, Dobrynin cho rằng đó là một đề nghị đầy hứa hẹn, nhưng Bộ Chính trị đã bác bỏ đề nghị đó vì họ muốn Afghanistan nằm trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô. Khi Mikhail Gorbachev cuối cùng cũng bày tỏ sự quan tâm vào năm 1985 thì đã quá muộn: Hoa Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của Afghanistan, một câu chuyện đã kết thúc, ít nhất là một cách gián tiếp, trong các cuộc tấn công vào ngày 11/9/2001. Nếu Afghanistan được trung lập hóa vào những năm 1980 thì bi kịch của năm 2001 có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra.
Bài báo này nghiên cứu tiềm năng trung lập hóa Afghanistan ngày nay, để làm giảm các mối đe dọa với Hoa Kỳ và gia tăng sự ổn định khu vực. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ phải thoát ra khỏi những lập luận ngắn hạn, sách lược về các hoạt động quân sự và đàm phán nội bộ để phát triển một chiến lược dài hạn nhằm kiềm chế những vấn đề rộng lớn hơn mà chắc chắn sẽ nảy sinh. Truyền thống đẩy lùi kẻ xâm lược – một trong những nguồn đoàn kết quốc gia ít ỏi – cũng như địa thế hiểm trở khiến cho khó chiếm đóng Afghanistan biến nước này thành một ứng cử viên tự nhiên cho việc trung lập hóa. Đạt được một thỏa thuận pháp lý và ngoại giao rộng rãi sẽ không dễ dàng, nhưng tiếp tục con đường hiện tại sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Trung lập hóa có thể đem lại một cơ cấu ngoại giao và pháp lý toàn diện – một cơ cấu mà bên ngoài thì làm đối trọng với các cường quốc khu vực cạnh tranh và ở bên trong thì phù hợp với đặc tính chiến đấu bài ngoại của người Afghanistan – để đặt nền móng cho một sự không liên kết được đảm bảo của nhà nước này. Ngoài bản thân Afghanistan, các bên tham gia trong thỏa thuận trung lập hóa nên gồm có những nhà nước chịu sự đe dọa lớn nhất từ sự bất ổn tiềm tàng trong tương lai và những nước có khả năng can thiệp quân sự lớn nhất, chẳng hạn như Pakistan, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Nga va Hoa Kỳ. Mục tiêu đầy tham vọng này phải được thực hiện từng giai đoạn, với hiểu biết về những cạm bẫy kinh điển, nhưng đây là lựa chọn chính trị dài hạn hứa hẹn nhất. Chỉ có cách tìm kiếm một khuôn khổ khu vực mới thì chúng ta mới có thể giảm thiểu mối đe dọa của bạo lực gia tăng bắt nguồn từ – hoặc được xúc tác bởi – Afghanistan hậu ISAF (lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế).
Trung lập hóa là gì?
Trung lập hóa là một thỏa thuận của cả hai bên, giữa một nhà nước nhỏ bé, yếu ớt nằm ở vị trí chiến lược với hai hoặc nhiều hơn hai cường quốc chủ yếu có xung đột với nhau. Đây là một công cụ dựa trên lợi ích được thiết kế nhằm giữ không cho các kẻ thù đối đầu trực tiếp với nhau đối với một vùng lãnh thổ mà tầm quan trọng chiến lược của nó lại gây ảnh hưởng tới cả hai phía. Trung lập hóa không phải là xây dựng sự hòa hợp láng giềng, mà là để tránh cuộc chiến tranh lớn.
Có cơ sở vững chắc trong thực tiễn nhiều thế kỷ, trung lập hóa thúc đẩy tính ổn định ở khu vực và trong nước, nơi những mục tiêu của các cường quốc cạnh tranh gặp nhau. Mục đích là để tránh sự can thiệp quân sự của một cường quốc, điều có khả năng sẽ bị cường quốc khác chống lại, cuối cùng là gây ra một cuộc chiến tranh mang tính hệ thống mà trong cuộc chiến đó tất cả đều thua. Trong trung lập hóa, nhà nước này tự cam kết sẽ vẫn trung lập vĩnh viễn và sẽ cấm việc triển khai lực lượng từ lãnh thổ của nước đó, trong khi các cường quốc bên ngoài đảm bảo độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước này. Cả hai yếu tố của công thức này là bắt buộc nhà nước mục tiêu phải cam kết không liên kết, và các cường quốc chủ yếu phải cam kết không can thiệp.
Ứng cử viên lý tưởng cho trung lập hóa là một nhà nước nhỏ bé hoặc ở thế bất lợi, được nhìn nhận như là một khoảng trống sức mạnh quân sự hoặc một đối tượng có lợi ích kinh tế hấp dẫn, chịu sự can thiệp cạnh tranh và không chắc có thể tự mình kháng cự. Theo cách tiếp cận mẫu số chung nhỏ nhất, trung lập hóa đưa một nhà nước dễ bị tổn thương ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của bất kỳ nước nào và đảm bảo quyền tự trị cho nước đó. Bị kẹt giữa một vùng lân cận nguy hiểm, nhà nước này có được đòn bẩy về ngoại giao và pháp lý ở nơi mà nếu không sẽ chẳng có bất cứ thứ gì. Nước này có được đòn bẩy về ngoại giao khi các cường quốc láng giềng đặt sự ổn định khu vực lên trên lợi ích cá nhân, và có được đòn bẩy về pháp lý bằng cách kiên trì đưa ra những lời phàn nàn thay cho đe dọa. Thông qua một thỏa thuận được đàm phán, trung lập hóa xóa bỏ mối đe dọa bị xâm lược, tan vỡ hoặc bị sáp nhập bằng cách gây mâu thuẫn về lợi ích của những nước láng giềng can thiệp, và gia tăng tiềm năng cho nền hòa bình và sự ổn định thế giới tại một khu vực nguy hiểm. Tóm lại, trung lập hóa xây dựng một thế cân bằng sức mạnh ở khu vực. Tất nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng có tác dụng; nhưng thực tiễn qua nhiều thế kỷ đã mang lại nhiều hiểu biết sâu sắc về những điều kiện mà theo đó trung lập hóa thành công hoặc thất bại.
Hồ Sơ lịch sử: khi nào trung lập hóa có tác dụng?
Trung lập hóa thường được áp dụng ở giao lộ địa lý của các cường quốc chủ yếu đối lập nhau. Người châu Âu hiện đại không phát minh ra điều này – Thucydides mô tả một cách sinh động những cố gắng nhằm trung lập hóa các nhà nước-thành phố trong suốt cuộc Chiến tranh Peloponnesus – nhưng dưới hình thức hiện tại của nó, nó đã phát triển cùng với pháp luật quốc tế hiện đại. Trong khi hoàn cảnh hiện tại của chúng ta có thể phức tạp hơn những giai đoạn trước, thì lịch sử trung lập hóa đem lại những hiểu biết sâu sắc cho môi trường khu vực Tây Nam Á phức tạp.
Khái niệm hiện đại lần đầu tiên xuất hiện một cách rõ ràng trong các tác phẩm của Hugo Grotius vào năm 1625, nhưng các cường quốc chủ yếu đã tìm cách cô lập các vùng lãnh thổ then chốt khỏi bị xâm lược từ lâu trước đó. Việc Anh và Pháp trung lập hóa Quần đảo Channel vào ngày 1/3/1483 là ví dụ đầu tiên, Từ năm 1492 đến năm 1518, một hiệp ước giữa Pháp và Hà Lan đã cứu Liege, một nhà nước nhỏ trong khu vực bị Tây Ban Nha chiếm giữ, khỏi bị cướp bóc. Trong thế kỷ 17 và 18, hầu hết các trường hợp đều liên quan đến trung lập bị áp đặt – chẳng hạn như các thành phố trung lập trong hệ thống hàng rào vũ trang do Hà Lan, Áo và Anh dựng lên nhằm chống lại Pháp. Tất cả đều thành công, nhưng cũng có nhiều thất bại. Ví dụ vào năm 1791, nước Phổ và Nga đã cố gắng “trung lập hóa” Ba Lan; năm 1801 Đế chế Đức cố gắng giữ không cho 6 thành phố tự do rơi vào tay Đế chế La Mã thần thánh; và vào năm 1802 (dưới Hiệp ước Amiens), Pháp và Anh đã cố gắng không thành công để trung lập hóa Malta. Đôi khi kết quả là một mớ hồn tạp. Ở Hội nghị Vienna năm 1815, các nước lớn đã cố gắng trung lập hóa thượng Savoy và thành phố Cracow, cả hai đều là những nỗ lực vô ích, nhưng nước công quản Moresnet nhỏ bé của Bỉ-Phổ, nước sở hữu mỏ kẽm quý giá, đã tồn tại cho đến tận Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Và tất nhiên, sự trung lập của Thụy Sĩ cũng được chính thức hóa trong giai đoạn này (sẽ được làm rõ hơn trong phần sau). Trong suốt lịch sử ban đầu này, thành công có bốn đặc điểm:
+ hình thức hợp pháp hóa công khai (do Giáo hội, hoặc bằng thỏa thuận từ/của nhiều hơn một cường quốc);
các đặc trưng địa lý mang tính thách thức (khiến cho một nhà nước khó có thể chinh phục và chiếm đóng);
+ tầm quan trọng chiến lược thực chất bị hạn chế (không đáng để hy sinh); và
+ vẫn còn có giá trị kinh tế nào đó đối với các cường quốc chủ yếu (đáng để thỏa thuận).
Mô hình của Thụy Sĩ
Thụy Sĩ, một đất nước cứng đầu cứng cổ và nhiều đồi núi được quân sự hóa cao, chính thức được trung lập hóa vào cuối các Cuộc chiến tranh Napoleon năm 1815, nhưng đó thực sự là một điển chế thực tiễn đã có từ lâu. Liên bang Thụy Sĩ xuất hiện trong thời kỳ tan rã của Đế chế Carolingian giữa thế kỷ 10 và thế kỳ 13, thời kỳ quá độ khi quyền lực được trao cho các lãnh chúa phong kiến, giới chức trách địa phương, các tu viện và thành phố. Năm 1291, Liên minh Bất diệt hay League of the Three Forest Cantons – Liên minh của 3 bang mà hiện nay nằm ở trung tâm của Thụy Sĩ (các khu vực thuộc dãy Alpes quanh hồ Lucerne) – đã liên kết để phòng thủ chung. Liên minh này phát triển thành một khối các thành phố tự do và các cộng đồng ở thung lũng trong tiến trình liên bang, bao gồm cả cuộc nội chiến đẫm máu (1436-1450). Người Thụy Sĩ khi đó đã chinh phục vùng lãnh thổ bên ngoài bằng sự đánh đổi vùng đất mà ngày nay chúng ta biết tới là Áo, Đức và Pháp, và tới năm 1500 thì trở nên thiện chiến vô song. Năm 1515, vận mệnh của Thụy Sĩ đã đảo ngược khi người Pháp đánh bại họ trong trận chiến Marignano. Một hiệp ước “Hòa bình Vĩnh cửu” được ký vào năm 1516 trong đó người Thụy Sĩ giữ lại những con đường độc đạo quan trọng ở dãy Alpes và nhận một khoản trợ cấp từ Pháp; và người Pháp giành được quyền thu nhận lính đánh thuê Thụy Sĩ. Ba liên minh với Pháp mang tính tấn công và phòng thủ hơn theo sau.
Người Thụy Sĩ không bao giờ tự nguyện trở thành những kẻ xâm lược quân sự một lần nữa, nhưng mối quan hệ của họ với Pháp, cũng như với Áo và các cường quốc khác sau này, vừa cách ly vừa kéo họ vào các cuộc chiến tranh ở châu Âu trong suốt 250 năm sau. Những lính đánh thuê người Thụy Sĩ được coi trọng tới mức mà người Pháp nhiều lần phải can thiệp để ngăn không cho người Thụy Sĩ đánh nhau với các nước láng giềng của chính mình, điều khiến cho Thụy Sĩ sẽ triệu hồi những người lính đánh thuê của họ khỏi quân đội Pháp. Người Pháp cũng cải thiện các mối căng thẳng tôn giáo bên trong Thụy Sĩ, và nhiều lần chặn trước được các cuộc nội chiến bạo lực hơn. Giống như phần còn lại của châu Âu, cuộc Chiến tranh 30 năm (1618-1648) là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với Thụy Sĩ: bị phân chia giữa các bang theo dòng Thiên chúa và dòng Tin lành, liên bang Thụy Sĩ bị tê liệt và vẫn trung lập một cách chính thức để tránh cho đất nước bị xé nát. Bạo lực giáo phái diễn ra ác liệt xung quanh đã thúc ép Thụy Sĩ thành lập một quân đội liên bang gồm 36.000 người và chặn lối đi qua vùng lãnh thổ của Thụy Sĩ.
Hòa ước Westphalia (1648) công nhận nền độc lập của Liên bang Thụy Sĩ, và người Thụy Sĩ đơn phương tuyên bố sự trung lập vĩnh viễn của mình. Nhưng họ vẫn tiếp tục đánh lẫn nhau vì các vấn đề tôn giáo (đó vẫn là một hệ thống liên bang rất lỏng lẻo), và đưa hàng nghìn lính đánh thuê đi chiến đấu dưới ngọn cờ của các nước khác (đặc biệt là Pháp). Trong khi đó, người Thụy Sĩ phát triển các chính sách thương mại tự do mạnh mẽ, nhằm mục đích tạo cho tất cả các cường quốc cơ hội tiếp cận với hàng hóa Thụy Sĩ như nhau. Các chính sách kinh tế công bằng của họ, sự kiểm soát các tuyến liên lạc quan trọng (đặc biệt là các con đường độc đạo trọng yếu trên núi), và sự dồi dào thương mại của Thụy Sĩ có lẽ đã gây ảnh hưởng lớn nhất tới các nước tham chiến để ủng hộ cho thái độ trung lập của Thụy Sĩ (ít nhất là trong hầu hết thời gian).
Khi các cuộc chiến tranh của Napoleon phát triển, Thụy Sĩ trải qua tình trạng náo động mang tính cách mạng lan ra phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là ở các thành phố của Thụy Sĩ. Napoleon xâm lược, sáp nhập Geneva, buộc người Thụy Sĩ phải cung cấp 12.000 lính đánh thuê và cố gắng tập trung hóa Chính phủ Thụy Sĩ bằng vũ lực. ông tuyên bố: “Tôi sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì ở Thụy Sĩ ngoài bản thân tôi ra, kể cả điều đó có khiến tôi phải hy sinh 100.000 binh lính”. Cảm thấy yên tâm hơn nhiều với chính quyên địa phương người Thụy Sĩ đã kháng cự; Napoleon cuối cùng phải từ bỏ và cho phép trao quyền lực cho các bang một lần nữa. Không lâu sau đó, các đồng minh đã xâm lược và vượt qua các hệ thống phòng thủ của Thụy Sĩ trên đường họ tới Trận chiến Leipzig năm 1813. Trong Hiệp ước Paris (tháng 11 1815), Áo, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Nga và Phổ đã chính thức trung lập hóa Thụy Sĩ – một bị thế chủ yếu được duy trì kể từ đó.
Tướng David Petraeus có lời châm biếm nổi tiếng vào tháng 1/2010 rằng: “Chúng ta không cố gắng biến Afghanistan thành Thụy Sĩ. Ông đã cố tìm cách đặt ra những mục tiêu thực tế một cách đúng đắn. Nhưng trớ trêu thay, việc trung lập hóa Thụy Sĩ quả thực có những nét tương đồng mang tính lịch sử nào đó đối với trường hợp hiện tại. Đó là những nét tương đồng về các vị trí địa lý nhiều núi, trong đất liền của cả hai nhà nước; sự kiểm soát đối với các tuyến liên lạc (đặc biệt là các con đường độc đạo trọng yếu trên núi); văn hóa thương mại mạnh mẽ; tính hay thay đổi và sự tranh chấp đối với khắp các đường biên giới; xung đột giáo phái/tôn giáo nội bộ gay gắt; không có sự cai trị tập trung mạnh mẽ (và thất bại trong việc áp đặt sự cai trị đó thông qua vũ lực); văn hóa chiến binh mạnh mẽ; truyền thống bảo vệ lãnh thổ mạnh mẽ khỏi tất cả những kẻ xâm lược. Pháp đã đóng vai trò thiết yếu ở Thụy Sĩ, như vai trò hiện nay của Pakistan tại Afghanistan, liên tục can thiệp và theo đuổi ảnh hưởng riêng biệt đối với nước láng giềng “cửa sau” của mình. Tuy nhiên, tính trung lập của Thụy Sĩ đã phát triển dần dần trong suốt tiến trình 5 thế kỷ, do các nước lớn tự tuyên bố và cuối cùng điển chế. Và ngày nay có vô số điều trái ngược hiển nhiên, bao gồm cả việc Thụy Sĩ kiểm soát các đường biên giới thông thoáng, các khả năng quốc phòng mạnh mẽ, văn hóa hiện đại và nền kinh tế thịnh vượng.
Những kinh nghiệm tiếp theo
Tất cả các trường hợp trung lập hóa sau này đều quay trở lại mô hình của Thụy Sĩ, bao gồm cả số phận bện vào nhau của việc trung lập hóa Bỉ (1839) và Luxembourg (1867), Cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 đã dẫn tới việc trung lập hóa Bỉ, vì các cường quốc láng giềng lo “sợ nước này sẽ làm cho Nhóm phối hợp châu Âu (Concert of Europe) thế kỷ 19 mất ổn định. Trái với mong muốn của người Bỉ, Hội nghị London năm 1831 đã áp đặt “một nhà nước độc lập và trung lập vĩnh viễn” với những hệ thống phòng thủ hạn chế. Cũng bị thu hút vào cuộc cách mạng năm 1830, Luxembourg mất một nửa lãnh thổ của mình cho Bỉ trong cuộc dàn xếp đó. Luxembourg xuất hiện từ Hội nghị Vienna dưới chủ quyền của Hà Lan, nhưng được binh lính Phổ và Hà Lan đồn trú thường xuyên chống lại người Pháp. Khi cuộc chiến tranh Áo- Phổ nổ ra sau đó vào năm 1866, Luxembourg yêu cầu người Phổ rút lui, nhưng chính phủ đã từ chối. Có mưu đồ với Bismarck, Napoleon III khi đó đã cố gắng mua Luxembourg cho Pháp từ Vua Hà Lan; nhưng Bismarck đã để lộ ra thỏa thuận mua bán này, gây ra một cuộc khủng hoảng châu Âu sâu sắc. Nhằm khôi phục ổn định, các cường quốc châu Âu thống nhất rằng Luxembourg sẽ là một nhà nước trung lập như Bỉ, nhưng hoàn toàn không vũ trang. Luxembourg được trung lập hóa tại Hội nghị London năm 1867, bị tước bỏ các hệ thống phòng thủ, và nhận được sự đảm bảo chung của các nước lớn về tính trung lập lâu dài.
Tháng 8/1914, người Đức quét sạch chế độ trung lập của cả hai nhà nước, chỉ hoàn toàn là một gờ giảm tốc trên con đường của họ chiến đấu với người Pháp, đưa người Anh tham gia vào và dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Nhưng không giống như người Thụy Sĩ, người Bỉ và người Luxembourg bị ép buộc, bị đẩy vào tình trạng hâu như không có khả năng phòng thủ, và sống chủ yếu ở đồng bằng và cao nguyên, có các vị trí địa lý và địa hình thuận lợi khiến cho dễ bị xâm lược.
Hậu quả của cuộc Chiến tranh Thể giới thứ Hai, với sự phân chia rõ ràng thành phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và phương Tây, đã lại đánh thức mối quan tâm tới trung lập hóa. Stalin đề xuất một hành lang các nhà nước trung lập chạy qua lục địa châu Âu như là một vùng đệm cho Liên bang Liên Xô, một sáng kiến đã thất bại khi bị Thủ tướng Tây Đức Ronrad Adenauer phản đối và nước Đức chính thức bị chia cắt trong suốt Chiến tranh Lạnh. Trung lập hóa liên tục được đề xuất tới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đối với các quốc gia bị chia cắt như Đức, Triều Tiên và Việt Nam, là cố gắng ngắn ngủi ở Lào năm 1962, và là đề xuất không thành công cho toàn bộ Đông Nam Á vào năm 1970 của Malaysia.
Việc trung lập hóa Áo vào năm 1955 là trường hợp thành công gần đây nhất. Một lần nữa tham khảo mô hình Thụy Sĩ, người Áo thúc đẩy quá trình trung lập hóa của chính đất nước mình như là một cách để giành lại nền độc lập và chủ quyền hoàn toàn của mình sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, và bốn cường quốc chiếm đóng hậu chiến tranh (Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô) cuối cùng cũng đồng ý. Chính quyền Liên Xô kéo dài các cuộc đàm phán gay gắt trong 10 năm. nhưng cuối cùng đã cắt giảm các tổn thất của mình và ký Hiệp ước Nhà nước Áo, một lời đảm bảo và rút quân chiếm đóng của 4 cường quốc, tiếp đến là lời tuyên bố về tính trung lập vĩnh viễn của Áo. Ngày nay, nhìn vào đất nước phồn vinh này, thật khó để có thể hình dung được quãng thời gian chiếm đóng: Áo đã có các cuộc tranh chấp gay gắt về đường biên giới, các cuộc nổi loạn nguy hiểm, tình trạng náo loạn nội bộ, và hai âm mưu đảo chính (1947 và 1950). Theo các điều kiện của bản thỏa thuận, Áo tránh liên minh với cả phương Đông lẫn phương Tây và phát triển một quân đội có năng lực để bảo vệ lãnh thổ của riêng mình.
Tất nhiên, trong sự tương phản rõ ràng với Afghanistan, Áo vốn là một nước phát triển với chính phủ trung ương mạnh mẽ cam kết duy trì trung lập vĩnh viễn một cách chắc chắn, chứ chưa đề cập tới một quân đội có khả năng phòng thủ biên giới. Và “mô hình Thụy Sĩ’ thì ở ngay bên cạnh. Hiển nhiên, Afghanistan hiện nay không phải là Thụy Sĩ, cũng không phải là Áo; nhưng cũng không nên coi nước này có số phận định sẵn là nước phải chịu sự can thiệp gây bất ổn liên tục của các nước láng giềng, khi sự ổn định khu vực là một điều kiện tiên quyết cho những ưu tiên phát triển quan trọng hơn nhiều. Địa hình đầy thách thức của Afghanistan mà người ngoài không thích, và truyền thống chiến binh lan rộng chắc chắn khiến cho nước này giống Thụy Sĩ hơn là Bỉ và Luxembourg của thế kỷ 19. Nhờ có nỗ lực ngoại giao đa phương nghiêm túc, một thỏa thuận trung lập hóa mang tính khu vực có thể thành công ở Afghanistan, nơi mà các cách tiếp cận mang tính khu vực khác đã thất bại.
Sự thất bại của các cách tiếp cận mang tính khu vực khác
Sự cần thiết phải có một giải pháp mang tính khu vực ở Afghanistan từ lâu đã rõ ràng, cho dù không có cách thức bắt đầu chính xác. Trong suốt 10 năm qua liên tục diễn ra các nỗ lực hợp tác đa phương trong vấn đề này: hội nghị thượng đỉnh kinh tế năm 2005, hội nghị thượng đỉnh Paris năm 2008, và các cuộc họp cấp cao tiếp theo ở Islamabad, London và Lisbon, tất cả đều kết thúc trong sự thất vọng. Nhưng các nỗ lực trước đây đã có hiệu lực trong một bối cảnh chính trị khác. Khi thời hạn rút binh lính chiến đấu vào năm 2014 sắp đến, người dân Hoa Kỳ không còn sẵn sàng hy sinh mạng sống và tài sản cần thiết để ổn định Afghanistan trong khi những người khác lại được hưởng lợi mà chẳng mất mát gì. Trung lập hóa có thể là một lối thoát khôn ngoan.
Các nước tham dự các cuộc họp trước đây hầu như không có khả năng phải chịu rủi ro khi các cuộc hội đàm đa phương thất bại, vì cuối cùng Hoa Kỳ nhất quán thực hiện việc đổ quân ồ ạt và sự trợ giúp. Việc phân tích phí tổn- lợi ích là rõ ràng: tốt hơn là đơn phương nắm bắt lấy các cơ hội trong khi người khác sẽ phải trả giá. Chẳng hạn như, với việc người Hoa Kỳ và NATO là mục tiêu của những người nổi dậy cấp tiến và thanh toán hóa đơn cho an ninh của Afghanistan, thì người Trung Quốc lại phát triển các dự án sinh lợi như mỏ đồng Aynak khổng lồ ở miền Nam Kabul, người Iran dự kiến xây dựng một nhà máy chế tạo ô tô mới ở Heart, người Uzbekistan theo đuổi dự án đường ray lớn ở miền Bắc Afghanistan, và người Pakistan chơi một trò chơi kép khi một mặt giúp đỡ người Hoa Kỳ và mặt khác lại giúp đỡ cho kẻ thù của họ. Đây là một thỏa thuận ngọt ngào cho tất cả các nước, nhưng điều đó sắp sửa kết thúc.
Chính quyền Obama đã theo đuổi các đường hướng mà bắt nguồn ở bên trong Afghanistan và có tác động ở bên ngoài. Trong những tháng đầu tiên, chính quyền đã mở rộng chiến trường Afghanistan nhằm kéo theo cả Pakistan, và cố gắng hòa nhập những nỗ lực của Afghanistan và Pakistan nhằm đánh bại những người Hồi giáo cấp tiến. Chính quyền Obama sau đó đã tăng cường sự hợp tác chống khủng bố ở khu vực để đánh bại Al-Qaeda và Taliban. Cuối cùng, Chính quyền Obama đã cố gắng biến Afghanistan thành một trung tâm thương mại rộng khắp khu vực bằng cách khôi phục lại Con đường Tơ lụa lịch sử. Trong khi có được thành công nào đó, những sáng kiến này mang một mối quan tâm chung đối với Afghanistan hoặc là không tồn tại trong phạm vi khu vực hoặc bị các vấn đề kinh tế và an ninh của chính các nước láng giềng làm cho lu mờ.
Điều này không phải để ám chỉ rằng Chính quyền Obama không quan tâm tới một giải pháp khu vực, đặc biệt là vào đầu nhiệm kỳ của nó. Năm 2009-2010, Richard Holbrooke quá cố, khi đó là đại diện đặc biệt tại Afghanistan và Pakistan, đã hết sức cố gắng để xây dựng một nền tảng cho những đường hướng rộng lớn hơn. Bị cản trở bởi thực tế là Ấn Độ đã không nghe theo chỉ dẫn của mình, ông đã đấu tranh nhằm né tránh sự thù địch Ấn Độ-Pakistan, ngay cả khi người Pakistan phẫn nộ với việc bị gộp lại thành một đường hướng “Áp-Pa” (Afghanistan-Pakistan) và chế độ Karzai đã cáo buộc ông ủng hộ cho Pakistan. Cái chết không đúng lúc của Holbrooke vào tháng 12/2010, ngay khi ông dường như đang đạt được tiến bộ với cả hai nước, đã dáng một đòn nặng nề. Từng có một cơ hội mà các nỗ lực của Holbrooke có lẽ đã mang lại một kế hoạch của Hoa Kỳ dài hạn và rộng lớn hơn. Tuy nhiên, sau đó, các nhiệm vụ tình báo và quân sự ngắn hạn đã làm lu mờ đường hướng chiến lược của Hoa Kỳ. Quả thực, trong khoảng thời gian tiến tới cuộc bầu cử tháng 11/2012, thật khó để khiến các ứng cử viên của cả hai đảng hoặc các nhà hoạch định chính sách nói về Afghanistan.
Theo quan điểm của người Mỹ, mục tiêu then chốt ở Afghanistan là để lại đằng sau một quốc gia đủ mạnh và ổn định để ngăn không cho Al-Qaeda hay bất kỳ bên tham gia có ác ý nào khác một lần nữa lợi dụng lãnh thổ của nước này như là bàn đạp để triển khai bạo lực chủ yếu ra nước ngoài. Tất cả các cường quốc khu vực đều có ác cảm với Al-Qaeda và các bên tham gia phi nhà nước gây bất ổn khác, cùng có mối quan tâm tới sự ổn định của Afghanistan và các khu vực lân cận, và đòi hỏi phải ngăn không cho bất kỳ cường quốc đơn nhất (hoặc bên tham gia phi nhà nước) nào kiểm soát Afghanistan theo như nghị trình hẹp của nó. Những điều này đem lại các lý do cho sự hợp tác có giới hạn. Trung lập hóa, bắt đầu bằng cách tác động vào các cường quốc bên ngoài trước tiên và sau đó tác động vào trong, có thể đem lại cho Afghanistan một khuôn khổ tốt hơn mà trong đó sẽ định hướng cho chính sách ngoại giao, kinh tế và an ninh của riêng nước này.
Trung lập hóa Afghanistan?
Luôn luôn là một nước yếu bị bao vây bởi các nước láng giềng mạnh hơn, Afghanistan ổn định nhất trong những giai đoạn nước này trung lập và không liên kết, như nó đã từng vậy từ năm 1929 đến năm 1978, thời kỳ mà người Afghanistan gọi là “Kỷ nguyên Thanh bình”. Trước áp lực đáng kể, đất nước thậm chí vẫn có khả năng duy trì sự trung lập của mình trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Hy vọng tốt đẹp nhất cho một Afghanistan ổn định hậu ISAF là khôi phục lại vị thế đó, được đảm bảo ở mức độ tối thiểu bởi các nhà nước trước đây từng ủng hộ cho các phe phái trong nước, đáng chú ý là Pakistan, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Nga và Hoa Kỳ, với sự tham gia của Trung Quốc.
Những cố gắng gần đây nhằm đưa Afghanistan ra khỏi các gốc rễ văn hóa và bộ lạc hằn sâu trong họ để trở thành một chính phủ dân chủ tập trung hóa hiện đại là rất có ý nghĩa, nhưng đã bỏ qua sự thống nhất 500 năm mà các quốc gia-nhà nước phức tạp về sắc tộc khác cần có. Không hề nghi ngờ rằng chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa giáo phái, tình trạng tham nhũng và các thể chế yếu kém thường thấy sẽ tiếp tục diễn ra trong ngắn hoặc trung hạn. Afghanistan thậm chí có thể lại sa vào nội chiến. Chính quyền Karzai được nhìn nhận như là một phát minh của nước ngoài sẽ đấu tranh để xây dựng tính hợp pháp chính trị trên đường lối hiện nay của mình. ISAF đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặc biệt là với Quân đội Quốc gia Afghanistan, nhưng các cường quốc bên ngoài không còn có thể áp đặt mệnh lệnh dài hạn và sự thống nhất như Napoleon đã có thể nhồi nhét những người Thụy Sĩ có tư tưởng độc lập vào một nhà nước-quốc gia tập trung hóa. Ngày nay, Thụy Sĩ là những gì còn lại của một nỗ lực duy nhất nhằm thành lập một liên đoàn tự do bao gồm các thành phố/cộng đồng vừa trải qua thời phong kiến vừa né tránh sự hợp nhất của các nhà nước-quốc gia hùng mạnh ở châu Âu thế kỷ 19. Tương tự, Afghanistan là một nhà nước bán phong kiến phải được xây dựng ở bản địa, với sự hỗ trợ kinh tế nhưng không có can thiệp chính trị hơn nữa. Vấn đề là ở chỗ phải để nước này có thời gian để tìm ra con đường riêng cho chính mình,
Trung lập hóa không nhất thiết phải đảm bảo nền hòa bình bên trong một nhà nước. Thay vào đó, nó cách ly nhà nước này khỏi sự can thiệp từ bên ngoài để không làm trầm trọng và lây lan các xung đột nội bộ; tóm lại, trung lập hóa kiềm chế vấn đề. Một vài người sẽ lập luận rằng sự hiện diện của các bên tham gia phi nhà nước, một Taliban hùng mạnh, mạng lưới Haqqani, và các bè phái tham chiến khác bên trong Afghanistan khiến cho trung lập hóa trở nên bất khả thi. Trên thực tế, điều ngược lại là đúng: chỉ có một hiệp ước không can thiệp và thẩm tra mới có thể đưa Afghanistan thoát khỏi vòng luẩn quẩn không dứt của nội chiến trong nước và việc triển khai bạo lực ra nước ngoài. Nói cách khác, cho dù Taliban tiếp quản các phần của Afghanistan thì phần còn lại của khu vực sẽ hạnh phúc hơn khi có một thỏa thuận trung lập hóa so với việc không có thỏa thuận này.
Đàm phán với nước láng giềng cứng rắn
Mấu chốt để chế tác ra một thỏa thuận như vậy là phải xác định rõ điều mà mỗi một cường quốc trong 7 cường quốc phải có được, chứ không phải là điều mà họ muốn có. Lợi ích của các nước láng giềng của Afghanistan không hoàn toàn như nhau nhưng chúng hầu như không đối lập hơn so với những tham vọng của các nước cách mạng thế kỷ 19 như Pháp, Áo, Anh, Phổ và Nga.
Tất cả các cường quốc chủ yếu đều có chung 3 mục tiêu trước mắt cho Afghanistan hậu ISAF. Thứ nhất, các cường quốc này muốn loại bỏ bất kỳ sự quay trở lại nào của Al-Qaeda (hoặc các đồng minh) và hủy bỏ bất kỳ việc sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để triển khai sức mạnh hoặc hành động thu hút sự trả đũa nào có thể gây ảnh hưởng đến họ. Đây không chỉ là mối quan tâm của Hoa Kỳ: các cuộc tấn công ngày 11/9/2001 đã dấy lên hai cuộc chiến tranh thông thường gây bất ổn cho toàn bộ khu vực. Thứ hai (và có liên quan), tất cả các cường quốc muốn ngăn không cho tình trạng cấp tiến hóa về hệ tư tưởng của người Sunni lan rộng ra các khu vực lân cận. Điều này nguy hiểm đối với các nước láng giềng trong khu vực như Iran, Pakistan, Ấn Độ, Nga, Saudi Arabia và Trung Quốc, hơn nhiều so với đối với Hoa Kỳ. Thứ ba, tất cả các cường quốc muốn tránh tăng cường các nhóm Hồi giáo cấp tiến mà có thể tiếp cận được với vũ khí hạt nhân của Pakistan. ISI của Pakistan có thể tin rằng các trò chơi chính sách chính trị thực dụng với các nhóm như Lashkar-e- Taiba đã thúc đẩy nghị trình chống Ấn Độ của họ; nhưng những người được ủy nhiệm này giờ đây tấn công các mục tiêu quân sự của Pakistan và đe dọa sự ổn định của chính đất nước họ. Một nhà nước ổn định, độc lập không do Taliban kiểm soát nằm trong số những lợi ích trước mắt của Afghanistan và của tất cả những nước láng giềng.
Có bốn mối quan tâm dài hạn liên quan đến việc này. Một là, những người tị nạn Afghanistan quay trở lại từ các nước lân cận, đặc biệt là Iran và Pakistan, sẽ làm giảm gánh nặng cho các nước láng giềng. Hai là, làm giảm nạn buôn bán ma túy đang bắt đầu phát triển nhanh sẽ giúp các nhà nước trong khu vực, đặc biệt là Iran, đất nước có tỷ lệ dân số nghiện ma túy cao nhất trên thế giới. Ba là, phát triển một cách hợp lý các nguồn tài lực và sự dồi dào về khoáng sản của Afghanistan sẽ có lợi cho toàn bộ khu vực và đóng góp cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước này cũng như của các nước láng giềng. Và cuối cùng, việc đem lại sức sống mới cho các tuyến đường thương mại qua Afghanistan sẽ khôi phục vai trò theo thông lệ dọc theo Con đường Tơ lụa cho nhà nước này và giúp xây dựng sự thịnh vượng kinh tế của khu vực. Bằng việc mang lại cho Afghanistan cơ hội để theo đuổi những lợi ích và sự phát triển của riêng mình, trung lập hóa cũng có thể thúc đẩy tất cả những mục tiêu dài hạn này.
Bất chấp nhiệm vụ khó khăn là đưa quá nhiều bên vào bàn đám phán, chứ chưa nói đến kỹ năng ngoại giao cần thiết để đạt được thỏa thuận, việc trung lập hóa đa phương có được những lợi thế quốc tế mạnh mẽ. Trong khi cuộc thương lượng lưỡng cực của Chiến tranh Lạnh có tính đơn giản và đối xứng, chỉ có hai “phe” cho những thỏa thuận như vậy có nghĩa rằng khi chắc chắn xảy ra vi phạm thì chỉ có phía còn lại có thể ứng phó. Kết quả là các nhà nước yếu nằm ở vị trí chiến lược đã đấu tranh để duy trì nền độc lập từ tay các liên minh đối lập. Chăng hạn như, Áo được trung lập hóa bởi Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết; nhưng trên thực tế, qua tiến trình 10 năm chiếm đóng (1945-1955), tình thế lưỡng cực trong Chiến tranh Lạnh đã định hình rõ ràng và trở nên rắn chắc – vì vậy những năm diễn ra các cuộc đàm phán khó khăn trở thành một cuộc cạnh tranh giữa một bên là ba cường quốc phương Tây với bên kia là Liên Xô. Sau khi ký hiệp ước năm 1955, việc duy trì tính trung lập của Áo dưới ảnh hưởng của một nước Đức bị chia cắt đã đòi hòi kỹ năng và tài ngoại giao đáng kể từ Vienna.
Tuy nhiên, với một thỏa thuận trung lập hóa đa phương, các cường quốc ký kết không bị các đối thủ trực tiếp đe dọa có thể giúp xử lý các vấn đề thực tế khi chúng nảy sinh. Tuyên bố tháng 11/1815 công nhận và chính thức hóa việc trung lập hóa Thụy Sĩ được ký kết bởi Áo, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Phổ và Nga, sau đó Thụy Điển và Tây Ban Nha cũng tham gia. Không có quan điểm về trò chơi được mất ngang nhau, các nước ký kết coi trọng tính ổn
định hơn những lợi ích tương đối so với một khối đối lập, vì vậy cơ hội cho sự ổn định là cao hơn. Nói cách khác, một dàn xếp của Nhóm phối hợp châu Âu thế kỷ 19 thậm chí còn phù hợp với các thỏa thuận trung lập hóa hơn cả cơ cấu liên minh lưỡng cực từng diễn ra ở thế kỷ 20, và đây có thể là tình huống cho Afghanistan thế kỷ 21.
Nhưng tất nhiên, trung lập hóa sẽ không dễ dàng, Sự can thiệp trước đây thường trở nên rõ ràng hơn hiện nay: tất cả các nhà nước có khả năng về quân sự này (Pakistan, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Nga và Hoa Kỳ) có thể ủng hộ cho các nhóm và các bên tham gia phi nhà nước với cách phủ nhận khéo léo. Quả thực, một vài quốc gia đã làm như vậy – đáng chú ý nhất là Pakistan và Iran. Chẳng hạn như, mặc dù chính phủ phủ nhận những người Pakistan đã ủng hộ mạng lưới Haqqani tấn công các binh lính ISAF và dân thường. Đứng trước việc Hoa Kỳ rút quân, các cuộc tấn công của Haqqani đã gia tăng, đem lại cho họ quyền lực và đòn bẩy chính trị. Cho dù hình thức chính phủ tương lai của Afghanistan là gì, thì mạng lưới Haqqani sẽ phải bị mua chuộc. Nhưng việc nhìn nhận họ với tư cách chỉ là những con rối của Pakistan là một sai lầm: mạng lưới Haqqani có thể quay sang chống lại Pakistan trong tương lai. Người Iran đang gieo rắc chỉ vừa đủ sự hỗn loạn ở miền Tây Afghanistan để khiến việc chiếm đóng mất cân bằng và để ngăn chặn các hành động chống Iran của Hoa Kỳ và Ixraen ở nơi khác. Với việc huấn luyện, tài trợ, cung cấp thuốc nổ và vũ khí nhỏ, họ đang nhắm mục tiêu vào người Mỹ và cố gắng kéo Chính phủ Afghanistan ra khỏi Hoa Kỳ. Nhưng các mục đích của họ thì lại phức tạp. Hộ không quan tâm tới việc đưa chế độ Taliban lên nắm quyền, vì vậy sự can thiệp của họ trên thực tế có thể giảm khi các mục tiêu Hoa Kỳ giảm bớt. Cả Pakistan lẫn Iran đều có thể thấy việc ngừng chọc vào “tổ ong” Afghanistan là có lợi cho họ nếu các nước ngoài khác cũng làm như vậy.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Afghanistan hậu ISAF, Pakistan gây ra trở ngại lớn nhất cho việc trung lập hóa, nhưng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ điều đó. Afghanistan sẽ làm xói mòn nghiêm trọng chính phủ của Pakistan nếu nước này một lần nữa trở thành nơi ẩn náu an toàn cho dự án Hồi giáo của ISI. Lực lượng Taliban được ISI đào tạo hoặc được ISI hỗ trợ, những người hiện đang tấn công binh lính Hoa Kỳ, có lẽ sẽ chuyển hướng tập trung sang việc ám sát các quan chức Chính phủ Pakistan, nhân viên an ninh, và các nhà cải cách ôn hòa, hoặc tệ hơn là chuyển hướng sang châm ngòi nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng quy mô lớn với Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Pakistan cần có một chính phủ ổn định ở Kabul mà không đối lập với Pakistan và không cho phép lãnh thổ Afghanistan bị lợi dụng để chống lại nước này; Pakistan cũng muốn một giải pháp mà không truyền bá chủ nghĩa dân tộc Pashtun và đem lại sự bất ổn định cho Pakistan, về điểm đầu tiên, người Pakistan lo sợ rằng Ấn Độ sẽ giành được sự tiếp cận chiến lược và đẩy Pakistan vào một cuộc chiến tranh hai mặt trận. Cách tốt nhất để làm yên lòng Pakistan là trung lập hóa Afghanistan theo cách mà không một sự trợ giúp về quân sự hoặc liên minh nào với Ấn Độ là khả thi. Về điểm thứ hai, Chính phủ Pakistan lo lắng về tương lai của người Pashtun, đặc biệt là áp lực đáng kể cho việc ly khai của khu vực “Pashtunistan” ở cả hai phía của giới tuyến Durand giữa Afghanistan và Pakistan. Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm chia rẽ Afghanistan sẽ vấp phải sự ứng phó đa phương. Đối với Pakistan, vật đệm tốt nhất là một nhà nước độc lập, an toàn về mặt lãnh thổ mà không là người thay mặt cho bất cứ ai.
Với điều kiện hiện tại của các mối quan hệ Hoa Kỳ-Iran, khó có thể nhớ rằng Tehran đã giúp Washington D.C lật đổ Taliban sau các cuộc tấn công ngày 11/9/2001. Tehran muốn một nhà nước ổn định, ôn hòa và an toàn dọc theo đường biên giới phía Đông của mình, cũng như bảo vệ các bộ lạc Afghanistan có nguồn gốc Ba Tư, đặc biệt là người Hazara. Iran không muốn có chế độ của người Sunni cấp tiến nữa ở trên các đường biên giới của mình, đặc biệt là chế độ có những mối quan hệ thân thiết với Saudi Arabia. Iran cũng đã tham gia một chiến dịch đầy tham vọng chống lại việc buôn bán ma túy, bao gồm cả việc xây dựng một hàng rào bê tông lớn qua biên giới với Nimruz, tỉnh ở cực Tây Nam của Afghanistan. Nhưng mối quan hệ với Hoa Kỳ là một vấn đề nghiêm trọng, thúc đẩy tình trạng gây rối ở Afghanistan và là nơi ẩn náu cho các thành viên của Al-Qaeda ở Iran. Tuy nhiên, kết quả tốt nhất cho Iran là một nước láng giềng độc lập, ổn định, phi cấp tiến, kết quả mà một thỏa thuận trung lập hóa có thể thúc đẩy – đặc biệt là khi Tehran tuyên bố nước này phản đối các biện pháp quân sự tăng cường và muốn chính khu vực phải giải quyết các vấn đề của riêng mình.
Mở rộng phạm vị địa lý, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các nhà nước Trung Á (Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, và Kazakhstan), tất cả đều có những lợi ích mà việc trung lập hóa có thể đáp ứng. Trong khi người Trung Quốc cảnh giác với sự hiện diện lớn về quân sự của phương Tây ở biên giới nước mình, thì họ cũng lo lắng về sự bất ổn định và mối đe dọa đối với những lợi ích kinh tế của Trung Quốc sau việc rút quân. Bắc Kinh sẽ đánh mất nhiều thứ nếu người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cường của Trung Quốc trở nên cấp tiến hơn nữa. Chẳng hạn như, vào tháng 7/2009, cuộc bạo loạn lớn đã nổ ra ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương, khiến 200 người thiệt mạng. Gần đây hơn, những người Hồi giáo cấp tiến ở Kashgar, những người rõ ràng được huấn luyện tại Pakistan, đã đâm 12 người Hán Trung Quốc. Kết quả là tình hữu nghị khăng khít giữa Trung Quốc và Pakistan đã trở nên căng thẳng, với việc Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thúc ép đòi có một thỏa thuận khu vực làm dịu những căng thẳng ở tỉnh miền Tây của nước này. Những nỗ lực mạnh mẽ để đàm phán thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) chứng tỏ rằng Trung Quốc hiểu được những lợi ích dài hạn của mình ở Afghanistan.
Ấn Độ có lẽ là nước ít hài lòng nhất về việc sắp rút quân, vì nước này có thể phải gánh chịu bất kỳ vụ bạo lực Hồi giáo nào bắt nguồn từ Afghanistan hậu ISAF. Ấn Độ vô cùng quan tâm tới sự hợp tác kinh tế khu vực mà có lẽ sẽ giúp mang năng lượng từ Trung Á tới tiểu lục địa này. New Delhi ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp chính trị khu vực và sự tiếp tục can dự của các cường quốc chủ yếu khác, đặc biệt kể từ khi lựa chọn thay thế có khả năng nhất là một nhà nước ủy nhiệm do Pakistan kiểm soát ở Afghanistan.
Các nhà nước Trung Á nên là những quan sát viên, chứ không phải là các nước tham gia ký kết, đối với một thỏa thuận trung lập hóa, vì mục đích của thỏa thuận này là nhằm cân bằng những lợi ích của các cường quốc chủ yếu đang cạnh tranh lẫn nhau. Tất cả 5 nhà nước Trung Á đều phải chịu đựng nạn vận chuyển ma túy bất hợp pháp và lo sợ chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo trỗi dậy ở Afghanistan hậu ISAF. Tất cả các nước đều rất quan tâm đến các hình thức sáng kiến kinh tế dựa trên cơ sở khu vực, đặc biệt là các dự án khí đốt và điện, mà một nước Afghanistan được trung lập hóa có thể ủng hộ. Một Afghanistan ổn định, độc lập được tập trung vào việc kiểm soát các đường biên giới của riêng mình sẽ đáp ứng tất cả những lợi ích của các nước này.
Cuối cùng, trong phạm vi lớn nhất, một thỏa thuận được soạn thảo kỹ càng cũng có thể có lợi cho Nga, Saudi Arabia và Hoa Kỳ. Mặc dù Nga đã thỏa mãn với việc chứng kiến người Hoa Kỳ chịu đựng tình trạng nổi dậy, thì chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo trỗi dậy sẽ chống lại những lợi ích của họ một cách sâu sắc, ở Caucasus cũng như ở Trung Á. Giống như Bắc Kinh, Moskva sẵn sàng sử dụng vai trò của mình trong  khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải để vươn tới Afghanistan và Pakistan. Trong số tất cả các cường quốc chủ yếu, Nga, với lịch sử lâu đời về các thỏa thuận trung lập tay đôi bắt đầu từ năm 1931 cũng như sự thiên vị đã có từ lâu với Afghanistan với tư cách là một nhà nước đệm, hẳn phải là nước quan tâm nhất tới việc trung lập hóa của Afghanistan lúc này khi mà việc ISAF rút quân là chắc chắn.
Saudi Arabia có lẽ muốn khôi phục lại mối quan hệ thân thiết của nước này với các phong trào nổi dậy của người Sunni ở Afghanistan để làm cân bằng ảnh hưởng của người Iran, nhưng kết quả trái ngược không mong muốn của dự án mujahideen hướng tới các mục tiêu Arab của nước này đã thuyết phục Hoàng tộc rằng cuộc thử nghiệm vào những năm 1990 không được phép lặp lại. Chính phủ và các nhà tài phiệt tư nhân gửi rất nhiều tiền tới Afghanistan và Pakistan, vì vậy sự dính líu của Saudi Arabia là thiết yếu. Riyadh đã bị lún sâu vào những nỗ lực nhằm đạt được sự hòa giải nội bộ giữa các phe phái Taliban và Chính phủ Afghanistan, và muốn chứng kiến một chính phủ thống nhất bảo thủ hơn ở Kabul. Để cho Afghanistan có thời gian tìm thấy con đường của riêng mình hẳn sẽ lôi cuốn người Arab, đặc biệt là nếu như Hoa Kỳ ủng hộ điều đó.
Về phần Hoa Kỳ, Afghanistan hầu như không có giá trị chiến lược ngoại trừ về phương diện tiêu cực. Afghanistan không được gây bất ổn cho khu vực hoặc trở thành nơi ẩn náu cho các bên tham gia phi nhà nước cấp tiến định tấn công Hoa Kỳ. Kết quả không mong muốn này dễ xảy ra hơn nếu Afghanistan liên kết với Pakistan, nhất là khi nó làm cho Afghanistan lùi trở lại sự tàn bạo thời trung cổ mà Hoa Kỳ và NATO đang nỗ lực để ngăn chặn trước. Hoa Kỳ không cần một chính phủ trung ương mạnh mẽ ở Kabul. Hoa Kỳ cần một nhà nước ổn định, tự trị mà sẽ không triển khai sức mạnh ra bên ngoài hoặc trở thành nước thay mặt cho cường quốc khác, khi nước này duy trì sự tự trị và theo đuổi con đường của riêng mình.
Đạt được điều đó bằng cách nào
Để đạt được kết quả dài hạn khả thi nhất trong chiến dịch Afghanistan, 7 nhà nước có khả năng quân sự chủ chốt mà sẽ bị đe dọa bởi một Afghanistan bất ổn định (Pakistan, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Nga, và Hoa Kỳ) có thể đi vào một thỏa thuận chung để trung lập hóa nhà nước này. Các cơ hội trung lập hóa Afghanistan ngày nay tốt hơn các cơ hội từng có trong Chiến tranh Lạnh, khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô là một trò chơi được mất ngang nhau. Lợi ích của các cường quốc có liên quan giờ đây được liên kết một cách thỏa đáng để loại bỏ Afghanistan với tư cách là một chất xúc tác gây bất ổn trong số những nước này.
Tuy nhiên, cơ chế trung lập hóa – thẩm tra và thi hành – là quan trọng vì hành động hấp tấp tự nó có thể gây bất ổn cho nhà nước này. Tháng 8/2010, Selig Harrison đưa ra một đề xuất: một sáng kiến ngoại giao của Liên hợp quốc để đạt được trung lập hóa quân sự cho Afghanistan, bao gồm một thời gian biểu 3 năm để hoàn thành việc rút các lực lượng Hoa Kỳ và NATO, với việc chấm dứt sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với các căn cứ. Afghanistan không thể đạt được sự trung lập toàn diện với sự có mặt của các lực lượng nước ngoài trên lãnh thổ của mình, vì vậy việc di dời hoàn toàn của các lực lượng này phải diễn ra. Nhưng một lịch trình ngắn như vậy là phản tác dụng. Các nước láng giềng khu vực không đồng loạt phản đối sự có mặt của Hoa Kỳ/ISAF ở Afghanistan; quả thực, một số nước (như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và tất cả các nước cộng hòa Trung Á) nhìn thấy lợi ích của điều này, và Kabul cũng cảm kích khi Hoa Kỳ đã huấn luyện các lực lượng Afghanistan trong một khoảng thời gian. Trong hiệp định Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ- Afghanistan 1/5/2012, thỏa thuận vạch ra những nét đại cương lớn của mối quan hệ giữa hai nước này từ năm 2012 đến năm 2024, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cho việc “huấn luyện, trang bị, cố vấn và duy trì Các lực Tượng An ninh Quốc gia Afghanistan (ANSF), để Afghanistan có thể tự bảo vệ và phòng thủ chống lai các mối đe dọa trong và ngoài nước một cách độc lập” sau năm 2014. Trong khi Afghanistan được chọn làm một Đồng minh chủ yếu không thuộc NATO, thì khuôn khổ hợp tác cũng buộc Hoa Kỳ phải cam kết bảo đảm “chủ quyền, nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia Afghanistan” mà không có các căn cứ quân sự lâu dài của Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Đó sẽ không phải là một bước nhảy vọt lớn từ việc dàn xếp mối quan hệ đối tác này tới việc khôi phục sự trung lập của Afghanistan; nhưng quá trình chuyển tiếp cần diễn ra theo nhiều giai đoạn. Với việc Chính phủ Afghanistan dần dần đảm nhiệm vai trò ổn định hóa nội bộ, nhiệm vụ của các lực lượng Hoa Kỳ và NATO có thể chuyển sang giúp bảo vệ các biên giới của Afghanistan. Không có cơ chế kiểm soát nào hỗ trợ các quá trình trung lập hóa của Bỉ, Luxembourg, háv Thụy Sĩ, nhưng ngày nay một loạt các biện pháp kỹ thuật đã được chứng minh là có thể được áp dụng để bảo vệ các đường biên giới của Afghanistan, bao gồm cả các máy cảm biến và camera bằng tia hồng ngoại. Những biện pháp này là khác nhau, tùy thuộc vào tình hình địa phương, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn là các biện pháp bổ sung được các nước ở phía bên kia biên giới áp dụng. Iran, Uzbekistan, và Trung Quốc đã bảo vệ biên giới của mình khá tốt; Turkmenistan và Tajikistan thì không. Pakistan và Afghanistan thậm chí không thể thống nhất việc đường biên giới của hai nước là gì, nhưng Afghanistan có khả năng sẽ công nhận giới tuyến Durand nếu thỏa thuận trung lập hóa đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ của nước này và giảm bớt khả năng rằng Pakistan sẽ tìm cách kiểm soát tương lai của Afghanistan.
Để xử lý các đường biên giới khó hơn, Hoa Kỳ cần phải tài trợ cho một chương trình thẩm tra đa phương thông qua việc sử dụng các phương tiện trên không không người lái (UAV) và rađa. Mục đích là để lôi kéo các nước láng giềng vào nỗ lực tìm kiếm và ngăn chặn sự di chuyển của vũ khí hay quân đội. Các vụ vi phạm phải được báo cáo cho một ủy ban giám sát Liên hợp quốc vào thời điểm thực và cũng phải được chia sẻ với ANSF. Theo vị chỉ huy của Cảnh sát Biên giới Quốc gia Iran, Iran đã sử dụng các UAV dọc theo các đường biên giới của nước này. Đầu tư quốc tế vào việc quản lý kiểm soát biên giới cần gia tăng dần dần khi ISAF rút quân. Kiểm soát cộng đồng ở các khu vực biên giới hẻo lánh cũng là điều cần thiết, với ưu tiên chính là nhằm ngăn không cho các chiến binh hoặc vũ khí của nước ngoài xâm nhập Afghanistan. Hiển nhiên, tuần tra biên giới ở Afghanistan còn lâu mới hoàn hảo, nhưng kê cả thành công một phần cũng có thể ngăn cản các lực lượng bên ngoài; tăng cường bản sắc quốc gia của Afghanistan, và có những ảnh hưởng có lợi cho khu vực.
Lôgích của việc trung lập hóa Afghanistan
Với việc ISAF chắc chắn sẽ rút quân, một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra: câu hỏi là liệu Hoa Kỳ sẽ đi đầu hay sẽ tụt lại đằng sau? Trong tình hình hiện tại, những hành động then chốt của bất kỳ một nhà nước nào bên trong Afghanistan đều được nhìn nhận là gây ảnh hưởng bất lợi cho lợi ích của các nhà nước cạnh tranh khác, vì vậy giải pháp khả thi duy nhất là ngăn không cho tất cả các nước này can thiệp vào một nhà nước được trung lập hóa. Khi Hoa Kỳ rút quân trong hai năm tới, việc đầu hàng trước tình trạng hỗn loạn mang tính khu vực sẽ là vô trách nhiệm. Cho phép các nước láng giềng phụ thuộc vào các biện pháp song phương, lừa bịp để có vị trí tương đối, và theo đuổi các lợi ích quốc gia đối lập mà không quan tâm đến các động cơ nguy hiểm mang tính khu vực sẽ dẫn tới việc lặp lại một mô hình đã diễn ra ở Afghanistan trong 30 năm qua – nhưng lần này kết quả có thể không chỉ là chủ nghĩa khủng bố mà là chiến tranh hạt nhân,
Trung lập hóa là giải pháp chiến lược tốt nhất cho tương lai của Afghanistan. Nó duy trì tính toàn vẹn cho đất nước, ngăn chặn sự can thiệp và thu hút các cường quốc khu vực thực hiện hành động ổn định hơn là gây bất ổn. Đây không phải là phương thuốc bách bệnh: bên trong Afghanistan (như ở Thụy Sĩ), trung lập hóa có thể kéo theo sự xuất hiện mang tính bạo lực của các hình thức cai trị liên bang mới (hoặc rất cũ). Nhưng kết quả của việc đấu tranh cho cương vị một nhà nước hiện đại này tùy thuộc vào người Afghanistan, chứ không phải NATO hay Hoa Kỳ – hay Pakistan, Trung Quốc, hoặc Nga cho vấn đề đó – dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Trung lập hóa là con đưòng duy nhất theo thời gian, để ổn định hóa khu vực và tối đa hóa các cơ hội để phát triển quyền tự quyết của Afghanistan./.

MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU

Bài đọc liên quan:
Vài năm gần đây, tình hình tự thiêu, tự vẩn trước cửa công đường của người trẻ tuổi và người già, là một hình thức biểu hiện sự bất đồng về tình trạng quan lại của chính quyền cướp của dân vô luật pháp.
Lứa tuổi tữ 40 đến 60 là lứa tuổi chín muồi của một đời người. Chín muồi cả về sự hiểu biết lẫn hành động khi quyết định một vấn đề trọng đại cho bản thân và gia đình. Không còn bồng bột, nóng vội của một thanh niên, và cũng không quá chần chờ, toan tính một cách chậm chập như một người già.
Từ Đoàn Văn Vươn đến Đặng Ngọc Viết là những quyết định chín chắn. Khi những con người trụ cột của gia đình, doanh nghiệp quyết định làm luật của riêng mình, để đối đầu với tình hình luật pháp của một quốc gia không có luật. Ví dụ gần đây có chuyện đâm chết vợ trưởng công an phường trên phố, giờ thì đến sự kiện Đặng Ngọc Viết.
Nếu Đoàn Văn Vươn thà đi tù, để bảo vệ tài sản của mình trước công lý bị chà đạp bằng vũ lực, ở mức độ bảo toàn cho cả chính quyền và gia đình, thì Đặng Ngọc Viết cũng bằng vũ lực và sự hy sinh để đổi mạng với quan lại của một chính quyền thối nát.
Với Đoàn Văn Vươn thì mức độ sát thương không đáng kể. Nhưng với Đặng Ngọc Viết, thì một mạng người để đổi lấy bốn mạng cán bộ của đảng cầm quyền. Sự tăng tiến mức độ tổn hại về cả uy tín lẫn lực lượng đảng cầm quyền bằng sự đổi chác giữa dân và quan lại như vậy, là một toan tính có lãi, nếu nhìn ở góc độ khác hơn góc độ đạo đức.
Không rõ hiện nay có bao nhiêu đảng viên đảng cộng sản cầm quyền? Nhưng một nguồn tin từ báo Nhân Dân vào tháng 6/2011, thì đã có đến 3.749.279 đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. Và năm 2010, cả nước đã "phấn đấu thi đua", kết nạp đảng viên được 186.165 đảng viên mới. Nó đạt kết quả vượt bậc so với "chỉ tiêu" đề ra cho năm 2010 là 105,56% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, số đảng viên mới đạt trình độ trung học chiếm đến 92,05%. Nó phản ảnh hết tất cả tình hình thiếu nhân lực, và tình trạng xuống cấp đến tồi tệ nhất mọi thời đại của xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhưng nếu chỉ làm một con số đơn giản là có khoảng 4 triệu đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. So sánh với 90 triệu người Việt, thì cứ 22,5 người có 1 đảng viên của đảng cộng sản đang ăn chia trên mồ hôi, công sức, và cả của để dành của tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua.
Xưa cụ Hồ có câu nói bất hủ theo kiểu chiến thuật biển người để giành lấy miền Nam: "Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng lấy miền Nam". Nó đã làm mất đi khoảng 3 triệu người ở Đàng Ngoài, và khoảng 2 triệu người ở Đàng Trong vĩ tuyến 17. Sau 30/4/1975, còn khoảng hơn 2 triệu ngưởi bỏ thây trên biển cả so với hơn 1 triệu người đến được đất liền ở nước thứ 3 để trốn chạy đảng cộng sản cầm quyền.
Xưa cụ Hồ, cụ Giáp đã dùng chiến tranh du kích để giành lấy miền Nam. Nay dân Việt cũng biết dùng chiến tranh du kích để đổi mạng với các đảng viên cộng sản cầm quyền cướp bóc trên xương máu nhân dân.
Nếu làm một bài tính đơn giản nữa, cứ một người dân như Đặng Ngọc Viết đổi lấy 4 đảng viên, thì chỉ cần 1 triệu dân Việt đổi hết 4 triệu đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. So với việc cụ Hồ giành lấy miền Nam cũng còn rẻ chán.
Hơn thế nữa, nếu một đổi một giữa dân và đảng viên cộng sản, nếu cần, khi tức nước thì dân Việt có thừa truyền thống qua lịch sử chiến tranh, để làm lấy điều này là không có gì để phải nghi ngờ, mà không cần gây mê toàn dân tộc như cụ đã làm hơn 40 năm trước.
Tức nước thì vỡ bờ. Cấp độ phản kháng của dân mỗi ngày một tăng lên, và đã tăng đến mức độ mà, lý trí, toan tính và sự quyết liệt đã đến đỉnh điểm trong 2 năm qua. Thế mà người ta vẫn ngồi bàn với nhau chuyện xưa như trái đất - công hữu tư liệu sản xuất - để cướp của dân.

Thế mà người ta còn khẳng định, hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là do dân, của dân và vì dân, không có tam quyền phân lập, không có chuyện tách quân đội công an ra khỏi đảng cầm quyền, để tập quyền đơn nguyên mà bảo vệ tham nhũng hơn là chống tham nhũng.

Thế mà người ta còn ngồi nghĩ ra những nghị định để lấy bạo lực làm phương tiện để cai trị dân, thì dân dùng bạo lực để trả lại cường quyền. Đó là lẽ tất nhiên. "Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên nó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó" - Boris Elsin.
Có thể lắm, khi người dân không còn cách để lựa chọn, và khi người dân giải thoát được cái sợ, thì chỉ còn việc mạng đổi mạng để đòi lấy công lý với những kẻ cầm quyền tham tàn.

- THƯ ỦNG HỘ CỦA NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT)

(V/v: Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 báo cáo Thủ tướng về hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.)
Đồng Nai, ngày 12 tháng 9 năm 2013.
SỰ LỰA CHỌN MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN: Di tích quốc gia đặc biệt: Danh lam thắng cảnh VQG Cát Tiên HAY THỦY ĐIỆN ĐN 6&6A
(CHÍNH QUYỀN, CÁC TỔ CHỨC VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HAY TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN ĐLGL)
Khu vực Đông Nam Bộ có năm tỉnh và một thành phố, đó là: tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa trên 50%. Khu vực này được nuôi dưỡng bởi sông Đồng Nai-hệ thống sông lớn duy nhất ở Việt Nam có lưu vực nằm trọn trong lãnh thổ nước ta. Nó là nguồn nước ngọt cho gần 20 triệu dân và nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nguồn sốc các loài động thực vật. Thế nhưng các cánh rừng trong lưu vực sông ĐồngNai đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng, dòng sông bị băm nát bởi hàng loạt các thủy điện trên dòng chính nên không thể cam tâm nhìn dòng sông bị bức tử thêm nữa.
Hơn một năm qua, nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên-SCT đã cùng các chuyên gia đa ngành trong nước và Quốc tế; mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN); Chính quyền, Đoàn đại biểu Quốc hội và cư dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai; các bài báo, phóng sự truyền hình đã liên tục phản đối việc triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì sự cố tình gian dối lách luật và lo ngại nguy cơ rất lớn tác động xấu tới môi trường không thể kiểm soát, nhất là xâm hại trực tiếp đến VQG Cát Tiên. Thế nhưng, cho đến nay, hai báo cáo (BC) ĐTM sửa chữa lần thứ 3 (in vào tháng 6.2013) sắp đến ngày Bộ TN&MT thẩm định vẫn được chủ đầu tư rút về để chỉnh sửa, bổ sung một cách khó hiểu. Như vậy, nếu Đức Long Gia Lai có nộp lại ĐTM thì Bộ cũng không thể xem xét, thẩm định kịp báo cáo xin ý kiến Quốc Hội tại kỳ họp cuối tháng 10/2013. Khi đó, vụ việc tiếp tục dây dưa, kéo dài chưa biết hồi kết, sẽ gây những hệ lụy tồi tệ về nhiều mặt, nhất là Hồ sơ Di sản Thế Giới do tỉnh Đồng Nai đang hoàn thiện tiếp tục bị loại bỏ.
Công văn BC 142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 đã rất dũng cảm, minh bạch chỉ rõ hai vấn đề nổi cộm của hai Dự án thủy điện Đồng Nai 6và 6A:
1. Về pháp lý: vi phạm pháp luật.
2. Về tác động môi trường: hàng loạt tác động xấu đến: rừng; đa dạng sinh học; dòng chảy;  di tích; di sản và tiểm ẩn nhiều tác động bất lợi khác.
Qua công văn này, SCT hoan nghênh Bộ TNMT vì đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của chủ đầu tư trong vấn đề đưa ra những giải pháp khả thi giảm thiểu thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa, cân bằng sinh thái, và kinh tế xã hội. Như vậy Bộ TNMT đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng việc dừng hai dự án này là cần thiết vì hai dự án này sẽ ảnh hưởng lớn đền môi trường sinh thái, vi phạm luật, và năng lục yếu kém của chủ đâu tư.
SCT hoàn toàn nhất trí và ủng hộ nội dung và tinh thần trong BC nói trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các vấn đề trên cũng đã được các chuyên gia ủng hộ nhóm SCT phân tích, nêu ra và kiến nghị suốt hơn một năm qua, được sự ủng hộ tán thành của gần 5000 người trong và ngoài nước.
Đối với 2 Báo cáo ĐTM xuất bản tháng 6/2013 mà ĐLGL vừa rút về, SCT cũng đã chỉ rõ nhiều lỗi cắt dán, sai căn bản và gian dối. Các tác giả lập BC ĐTM đã loại bỏ các hạng mục chính của dự án do các hạng mục này chiếm nhiều diện tích đất, rừng; nguy cơ tác động xấu tới môi trường rất lớn: tuyến đường dây tải điện 220kV; các mỏ đất, mỏ đá; bãi thải, khai thác rừng tận thu… Điều này hoàn toàn trái với Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và một số Văn bản khác. Hàng loạt các kiến thức khoa học, kỹ thuật cơ bản như: đa dạng sinh học; tính toán dòng chảy; văn hóa bản địa; đơn vị và thứ nguyên; trắc địa phổ thông; âm học; thuốc nổ công nghiệp; khoan-nổ mìn; khai thác mỏ…đều rất ấu trĩ, cắt dán từ nhiểu nguồn tài liệu không chuẩn và bản thân các tác giả chắc cũng không thể hiểu thay số tính toán kiểu nào để cho ra kết quả cuối.
Điều đó thể hiện sự gian dối, coi thường pháp luật, không tôn trọng trình độ chuyên môn của các thành viên Hội đồng thẩm định cấp Quốc gia; các tổ chức và các nhà khoa học; bất chấp các quy định luật pháp, dư luận xã hội và rõ ràng các cộng tác viên của Viện MT&TN thuộc Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh không có kiến thức một số chuyên môn cần thiết.
Nhóm SCT tiếp tục  giữ quan điểm của mình tại kiến nghị đã gửi vào ngày ngày 30 tháng 10 năm 2012 và bổ sung thêm:
 1. Loại bỏ hai dự án khỏi Quy hoạch điện VII vì nếu triển khai sẽ vi phạm pháp luật.
2. Không chấp nhận việc sửa chữa ĐTM thêm nữa vì chắc chắn không thể sửa được. Không thể bỏ qua hoặc phủ nhận tác động xấu tới môi trường nếu triển khai dự án.
3. Bộ Công thương nên nhìn thẳng vào sự thật, xem xét lại tính pháp lý và sự tham mưu thiếu chuẩn xác của Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai. (số 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009, do thứ trưởng Đỗ Hữu Hào ký). Quyết định này là Văn bản trái luật vì nó không căn cứ vào Luật điện lực và trái với chỉ đạo tại văn bản số 4621/VPCP-KTN ngày 14/7/2008 của VP Chính phủ: “Bộ Công Thương hướng dẫn Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai lập hồ sơ dự án thủy điện Đồng Nai 6 theo quy định hiện hành, trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét
Hãy công khai và minh bạch Kiến nghị Thủ tướng loại bỏ 2 DA Thủy điện ĐN 6&6A ra khỏi Quy hoạch điện VII như nó đã được loại bỏ ngay từ Quy hoạch điện VI do phá rừng khu bảo tồn quá nhiều và tác động nghiêm trọng tới môi trường.
4. Xem xét trách nhiệm và xử lý cá nhân, tập thể cố ý làm trái giúp doanh nghiệp lách luật, trốn tránh Quốc hội tiến hành chạy dự án khi chưa có chủ trương gây bao rắc rối không đáng có.
5. Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành, địa phương… hỗ trợ/ưu tiên cho ĐLGL tập trung làm thủy điện Mỹ Lý; Bản Sen… hoặc các dự án khác nếu doanh nghiệp vẫn đam mê và đủ khả năng tài chính, nhân lực.
Liên hệ:
E-mail: nationalpark.savingcattien@gmail.com
Tham khảo:
    http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/anh-huynh-thuat-vua-uoc-ban-thuc-hien-y.html
http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/kien-nghi-dung-trien-khai-va-rut-khoi.html
http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a

Tự dưng trên mạng có cái ảnh này hài quá:
https://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-prn1/555946_408602142572063_1986166843_n.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét