- Nghi là gián điệp Nhật, giáo sư người Hoa mất tích (RFI) - Sự kiện giáo sư Chu Kiến Vinh (Zhu Jianrong), giáo sư dạy ở Tokyo bị mất tích tại Thượng Hải đang khiến Nhật Bản lo ngại. Báo chí Nhật nêu ra giả thiết ông bị Bắc Kinh bắt giữ, vì nghi rằng giáo sư này làm gián điệp cho Nhật Bản.
- “Người quản gia”: Một người da đen trở thành biểu tượng của nước Mỹ (RFI) - Phim ''The Butler” (Người quản gia) của Lee Daniels bắt đầu công chiếu tại Pháp từ hôm qua 11/09/2013. Phim đã ra rạp tại Mỹ từ vài tuần nay. Theo các nhà bình luận, thành công lớn nhất của bộ phim không phải là dẫn đầu về số người xem, mà là để lại cho chúng ta một ấn tượng sâu sắc về ký ức của người Mỹ da đen về nạn phân biệt chủng tộc, qua câu chuyện đời của một gia đình.
- Olympic 2020 và Fukushima : Nhật Bản phản đối báo Pháp ngạo Tokyo (RFI) - Hai bức hí họa của tờ báo châm biếm Pháp, Le Canard Enchaîné gây tổn thương cho nước Nhật. Ngày 12/09/2013, chính phủ Nhật chỉ trích tờ báo này gắn liền đe dọa từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima với sự kiện Tokyo được chọn tổ chức Thế vận hội Olympic 2020.
- Khi mafia thao túng cá cược thể thao (RFI) - Trong vài năm gần đây, cá cược đã mở ra một cánh cửa mới cho các tổ chức tội phạm trong lãnh vực thể thao. Dàn xếp các trận đấu, nhất là trong bóng đá cho phép các tổ chức này thao túng một thị trường trị giá lên đến hàng trăm tỷ euro.
- Chú ruột Tổng thống Assad có hàng chục nhà tại Paris (RFI) - Theo điều tra của báo chí Pháp, ông Rifaat al-Assad, chú ruột của Tổng thống Syria Bachar al-Assad, có hàng chục căn hộ, biệt thự sang trọng ở thủ đô Paris và dường như, đang tìm cách bán bớt trong những tháng tới.
- Bắc Triều Tiên vẫn cứng đầu trên hồ sơ nguyên tử (RFI) - Theo tin từ một nhóm tư vấn Mỹ được các hãng tin AFP và Reuters đưa lại hôm nay 12/09/2013, dường như Bắc Triều Tiên đã cho tái khởi động một ...
- Pháp thông báo 34 kế hoạch vực dậy công nghiệp (RFI) - Ngày 12/09/2013, tổng thống Pháp, François Hollande và bộ trưởng Chấn hưng Công nghiệp Arnaud Montebourg thông báo một chương trình quy mô để << chinh phục lại >> một lĩnh vực mà Pháp đang bị mất đà. Với 34 chương trình, Paris đề ra mục tiêu đưa nước Pháp trở lại thành một nền công nghiệp hàng đầu của thế giới.
- Thủ tướng Nhật hứa tăng cường quốc phòng đối phó với « khiêu khích » (RFI) - Hôm nay, 12/09/2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại tỏ thêm động thái cứng rắn về vấn đề quốc phòng của đất nước, với hứa hẹn sẽ tăng cường tiềm lực quân sự để đối ...
- Thủ tướng Trung Quốc hứa đối xử « bình đẳng » với doanh nghiệp ngoại quốc (RFI) - Hôm nay, 11/09/2013, trong phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới, diễn ra tại thành phố Đại Liên (Dalian), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định quyết tâm cải cách và hứa sẽ dành cho các doanh nghiệp ngoại quốc một môi trường đối xử công bằng.
- Thạch tín trong nước cung cấp cho người dân Hà Nội (RFI) - Giới khoa học lo ngại, không chỉ tại Hà Nội, mà chất độc thạch tín (arsenic) có thể hiện diện trong các nguồn nước ngầm ở những nơi khác.
- Tại Philippines, giao tranh giữa quân đội và phiến quân tiếp tục ác liệt (RFI) - Theo AFP, hôm nay, 12/9/2013, tại miền nam Philippines bước sang ngày thứ tư cuộc tấn công của quân chính phủ vào quân nổi dậy thuộc phong trào Hồi giáo ly khai vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt trong khi đó phiến quân vẫn đang giữ khoảng một trăm con tin.
- Trung Quốc : Quan chức có 22 căn nhà lãnh 11 năm tù (RFI) - Theo đài phát thanh Trung Quốc hôm nay 12/09/2013, một quan chức bị cư dân mạng phát hiện sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng đã bị lãnh án 11 năm rưỡi tù giam vì tội tham nhũng.
- Theo Tổng thống Nga, phe nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học (RFI) - Trong một bài đăng trên New York Times, ấn bản ngày 11/09, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định phe nổi dậy tại Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, nhằm tạo ra phản ứng của quốc tế.
- Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình (RFI) - Theo tin từ báo chí trong nước, chiều ngày 11/09/2013, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, một người đàn ông đã xông vào Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố và nhắm bắn thẳng vào các cán bộ đang họp. Kết quả là một người chết, ba người bị thương nặng, kẻ nổ súng sau đó trở về quê và tự sát. Nguyên nhân vụ việc được cho là do đền bù giải tỏa không hợp lý.
- Mỹ đã giao vũ khí cho phe nổi dậy Syria ? (RFI) - Nhật báo The Washington Post của Hoa Kỳ, số ra ngày 11/09/2013, tiết lộ Cơ quan tình báo Mỹ CIA từ hai tuần qua đã bắt đầu cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên tờ báo này nói rõ Mỹ chỉ cung cấp các loại vũ khí nhẹ và đạn dược cho phe nổi dậy.
- Việt Nam : Thêm một án tù 15 năm vì tội "lật đổ chính quyền" (RFI) - AFP dẫn nguồn tin từ tòa án cho biết Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên hôm qua 11/09/2013 đã kết án ông Ngô ...
- Nga đề nghị kiểm soát vũ khí hóa học của Syria qua bốn giai đoạn (RFI) - Theo tiết lộ của nhật báo Nga Kommersant, số đề ngày 12/09/2013, kế hoạch kiểm soát vũ khí hóa học của Syria do Nga đề xướng gồm bốn bước. Văn bản này đã được Matxcơva gửi đến Washington cách nay hai ngày.
- Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ (RFI) - Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận.
- Ngoại trưởng Mỹ-Nga thảo luận kế hoạch dỡ bỏ kho vũ khí hóa học của Syria (RFI) - Hôm nay, 12/09/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov gặp nhau tại Genève, Thụy Sĩ, để thảo luận kế hoạch dỡ bỏ mạng lưới vũ khí ...
- Miến Điện, Malaysia đạt thỏa thuận về công nhân di trú (VOA) - Sau khi trở về Rangoon, Bộ trưởng Lao động Miến Điện Aye Myint nói với các nhà báo hai nước đã đồng ý là công nhân nào trở về không bị phân biệt
- Kinh tế Mỹ: Giới chủ nhân có ý định mướn thêm người (VOA) - Cuộc thăm dò của công ty tuyển dụng ManpowerGroup đã phỏng vấn 18.000 chủ lao động và kết quả cho thấy có 63% công ty cho biết họ sẽ tuyển thêm
- Nhật sẽ thảo luận an ninh hàng hải với Việt Nam, Thái Lan (VOA) - Nhật Bản cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera sẽ đi Việt Nam và Thái Lan trong năm ngày kể từ Chủ nhật để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải
- Truyền thông xã hội phản ứng trước bài xã luận của ông Putin (VOA) - Các trang mạng xã hội nổi lên những lời chỉ trích bài xã luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên tờ báo Mỹ
- Hội đàm Mỹ-Nga về Syria bắt đầu (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bước vào hội đàm quan trọng về vũ khí hóa học của Syria
- Dân chủ và tự do thông tin (VOA) - Xưa nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ
- Caroline Hatton, một cách thế không quên nguồn cội của mình (VOA) - Caroline Hatton, tác giả của The Night Olympic Team và cuốn truyện thiếu nhi về 2 anh em người Việt trong trường học Pháp
- Nạn nhân thảm họa công nghiệp ở Bangladesh có thể được bồi thường (VOA) - Tổ chức Lao động Quốc tế đang họp ở Thụy Sĩ để xác định khoản tiền mà mỗi thương hiệu phải trả trong khoản tiền bồi thường có thể lên tới hơn 70 triệu đôla
- Thằn lằn biển thời cổ đại có vây giống như cá mập (VOA) - Các nhà khảo cứu phát hiện về loài khủng long sống dưới biển Prognathodon đáng sợ, sống trong vùng biển vào thời kỳ địa chất cách đây 70 triệu năm
- Người Mỹ cắt đứt quan hệ với phe al-Shabab bị giết chết (VOA) - Một công dân Mỹ từ bỏ nhóm hiếu chiến al-Shabab ở Somalia đã bị các chiến binh của nhóm này giết chết
- Căng thẳng Philippines-TQ làm lu mờ cuộc họp ASEAN sắp tới (VOA) - Các giới chức của 10 nước thành viên ASEAN sẽ họp vào ngày thứ bảy và chủ nhật này để thảo luận về căng thẳng Biển Ðông
- Giới chức Việt Nam thiệt mạng trong vụ xả súng ở Thái Bình (VOA) - Một người đàn ông bất mãn với chính sách đền bù đất đai đã dùng súng bắn vào các giới chức ở tỉnh Thái Bình, khiến 1 người chết và 3 người khác bị thương
- Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Những vụ đụng độ trong đêm thứ tư giữa cảnh sát và người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ tiếp diễn cho tới sáng hôm nay
- Mỹ, Nga thảo luận về kế hoạch dỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và vị tương nhiệm Nga Sergei Lavrov sắp gặp nhau tại Geneva để thảo luận kế hoạch nhằm bảo toàn kho vũ khí hóa học của Syria
- ‘Sẽ miễn nhiệm chức phó Thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân’ (VOA) - Quốc hội Việt Nam 'sẽ xem xét miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân' do ông Nhân vừa được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc
- Ðài Loan tăng cường chống tham nhũng (VOA) - Đài Loan đang tăng cường các nỗ lực chống tham nhũng để cải thiện hình ảnh trong nước và trong giới đầu tư nước ngoài
- Ông Putin: Tấn công Syria sẽ làm gia tăng bạo động (VOA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng một vụ tấn công quân sự của Mỹ vào Syria 'sẽ làm gia tăng bạo động và làm bùng ra làn sóng khủng bố mới'
- Phiến quân Hồi giáo tấn công tỉnh thứ nhì ở Philippines (VOA) - Các phiến quân Hồi giáo tấn công tỉnh thứ hai ở miền nam Philippines, không xa địa điểm mà họ tiếp tục đối đầu với quân đội Philippines sang ngày thứ tư
- Ông Tony Blair ‘chưa ký thỏa thuận’ làm cố vấn cho Việt Nam (VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội chưa ký thỏa thuận chính thức nào với cựu thủ tướng Anh về việc ông làm cố vấn cho Việt Nam
- Bắc Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon (VOA) - Hồi tháng Tư, Bình Nhưỡng cảnh báo có thể cho tái tục tất cả các hoạt động tại Yongbyon để tăng cường lực lượng hạt nhân về cả 'số lượng lẫn chất lượng'
- Mỹ sẽ tấn công Syria nếu nỗ lực ngoại giao thất bại (VOA) - Tổng thống Obama tuyên bố ông muốn dành một cơ hội cho ngoại giao, nhưng chính sự đe dọa quân sự của Mỹ đã buộc chính phủ Assad phải thương nghị
- Tổng thống Syria sẽ giao vũ khí hóa học (BBC) - Tổng thống Assad lên truyền hình Nga xác nhận vũ khí hóa học sẽ được giao để quốc tế kiểm soát.
- Ông Nhân 'sẽ thôi chức phó thủ tướng' (BBC) - Quốc hội Việt Nam sẽ miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng của ông Nguyễn Thiện Nhân, người được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc.
- Bắt người giả mang bầu buôn ma túy (BBC) - Một người Canada bị bắt ở Colombia sau khi tìm cách lên máy bay đi Toronto giả mang bụng bầu chứa đầy cocaine, cảnh sát cho biết.
- Cựu thủ tướng Anh 'chưa cố vấn cho VN' (BBC) - Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ thông tin nói ông Tony Blair làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam, và hình thức hợp tác vẫn còn đang được thảo luận.
- Bắc Triều Tiên tái khởi động lò hạt nhân? (BBC) - Hơi nước được nhìn thấy bốc lên từ cơ sở hạt nhân Yongbyon của Bắc Hàn, cho thấy lò phản ứng tại đây có thể đã được khởi động trở lại.
- 'Kinh tế TQ ở giai đoạn quyết định' (BBC) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nền kinh tế nước này đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu mang tính quyết định.
- Philippines 'sẽ dỡ cọc bê tông của TQ' (BBC) - Hải quân Philippines nói nước này đang xem xét dỡ bỏ cọc bê tông của Trung Quốc đóng trên biển ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
- Hai công ty bị đuổi vì phạm luật vũ khí (BBC) - Công ty của Trung Quốc và Pháp bị buộc phải đóng cửa ở hội chợ vũ khí tại London, do quảng bá vũ khí có thể dùng tra tấn.
- Nhật tái khẳng định chủ quyền về Senkaku (BBC) - Nhật Bản tái khẳng định chủ quyền với Senkaku hay Điếu Ngư đài nhân đánh dấu một năm Nhật quốc hữu hóa các đảo có tranh chấp.
- Obama phát biểu về vấn đề Syria (BBC) - Từ Tòa Bạch ốc, Tổng thống Barack Obama có bài diễn văn trước toàn dân về vấn đề Syria, trong đó ông nói Mỹ duy trì đe dọa sử dụng vũ lực nếu ngoại giao bất thành.
- Nam-Bắc Hàn định ngày mở lại Kaesong (BBC) - Hai miền Triều Tiên đã đồng ý tái mở cửa Kaesong, khu công nghiệp chung giữa hai nước, vào ngày 16/9 tới.
- Học viên Pháp Luân công 'bị TQ bắt đã về' (BBC) - Một nhóm học viên Pháp Luân công người Việt đã trở về nước sau khi bị công an Trung Quốc bắt giữ khi đang ở Bắc Kinh.
- Mạng lưới blogger VN gặp phái đoàn EU (BBC) - Đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam có cuộc gặp và trao Tuyên bố 258 của họ cho đại diện Phái đoàn Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội.
- Apple ra mắt hai loại iPhone mới (BBC) - Hãng Apple vừa ra mắt hai loại iPhone mới - loại 5S tân tiến nhất với cảm biến nhận dạng vân tay và loại 5C rẻ hơn.
- Hong Kong vứt hai triệu bánh trung thu (BBC) - Mỗi mùa trung thu, ước tính dân Hong Kong vứt đi khoảng 2 triệu bánh, cùng với hàng triệu tấn giấy hộp có hại cho môi trường.
- Quốc hội sắp thông qua Hiến pháp sửa đổi (BBC) - Kỳ họp cuối năm của Quốc hội dự kiến thông qua Hiến pháp gây tranh cãi và một số dự luật trong đó có Luật Đất đai sửa đổi.
- Ông Ngô Hào bị 15 năm tù vì tội 'lật đổ' (BBC) - Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên ngày 11/9 vừa tuyên án 15 năm tù đối với ông Ngô Hào vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
- Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình (BBC) - GS Tương Lai cho rằng nếu không giải quyết cơ bản các vấn đề về Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội ở trong nước.
- 'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng' (BBC) - GS Tương Lai nói nổ súng bắn cán bộ là hành động của người bị dồn vào bước đường cùng.
- 'Mỹ tấn công Syria là chính đáng' (BBC) - Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng Mỹ cần tấn công Syria để 'dẹp bỏ chế độ độc tài' và 'giúp người dân bớt khổ'.
- Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU (BBC) - Cây viết Mẹ Nấm kể lại nội dung cuộc gặp với đại diện châu Âu về Tuyên bố 258 kêu gọi xóa bỏ điều cùng tên trong Luật Hình sự.
- Tôm VN hưởng thuế 0% vào Mỹ (BBC) - Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa tuyên bố áp giá 0% đối với tôm, nhưng cá tra nhập từ Việt Nam vẫn bị tạm tính mức cao trong năm thứ chín.
- Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất? (BBC) - Ít nhất hai người chết trong vụ một người dân bắn năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân TP Thái Bình, theo truyền thông trong nước.
- Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’ (BBC) - Một nghiên cứu quốc tế vừa cho biết nước ngầm ở Hà Nội đang bị thạch tín thâm nhập do khai thác quá mức.
- Tôm VN hưởng thuế 0% vào Hoa Kỳ (BBC) - Tôm Việt Nam hy vọng sớm ra khỏi vụ kiện bán phá giá sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế suất 0%, Tổng thư ký Vasep nói.
- TQ 'chưa chúc mừng' Tokyo về Olympics (BBC) - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản nói chưa nhận được điện mừng từ Trung Quốc, còn Global Times 'nhắc' Nhật về tội ác chiến tranh.
- Một gia đình TQ bị chính quyền 'cướp đất' (BBC) - Giới chức nói đô thị hóa nhằm san sẻ sự thịnh vượng, nhưng nhiều người nói chỉ người giàu và những kẻ nhẫn tâm hưởng lợi.
- Mở rộng tham vọng, hải quân TQ lên sàn chứng khoán (BaoMoi) - Thị trường vốn đã tài trợ cho nhiều cuộc chiến trong các thế kỷ qua. Và giờ đây, quân đội Trung Quốc (PLA) đang chuyển sang thị trường chứng khoán để thúc đẩy các kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của mình.
- Thúc đẩy quan hệ VN - Singapore xứng tầm đối tác chiến lược (BaoMoi) - Ngày 12.9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang thăm chính thức VN. Đánh giá cao lập trường của Singapore về vấn đề biển Đông, Chủ tịch nước tin tưởng trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược mới được xây dựng, sự hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, giáo dục, văn hóa giữa VN và Singapore tiếp tục phát triển. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh,
- Nhật, Trung Quốc đua nhau tập trận (BaoMoi) - Đài truyền hình NHK của Nhật Bản hôm qua đưa tin Lực lượng Phòng vệ biển nước này (JMSDF) vừa tiến hành tập trận với máy bay tuần tra trên biển Hoa Đông vào ngày 11.9.
- Khoa học khách quan dạy cho kẻ khuấy Biển Đông bài học (BaoMoi) - Kẻ thực sự khuấy đảo Biển Đông
- Trung Quốc không thoải mái khi Mỹ lại gần biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) Trung Quốc tập trận ở khu vực tranh chấp, Thủ tướng Nhật kêu gọi chuẩn bị đối phó tranh chấp, Trung Quốc già mồm đòi chủ quyền ở bãi can, Tổng thống Nga được đề cử giải Nobel Hòa bình... là những tin tức thời sự chính ngày 12/9.
- Trung Quốc yêu cầu Philippines ngừng khiêu khích ở Scarborough (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (11/9) đã kêu gọi Philippines ngừng các các hành động khiêu khích, làm tình hình Biển Đông thêm rắc rối sau khi một quan chức quân đội Manila cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc gỡ bỏ các khối bê tông ở bãi cạn tranh chấp Scarborough.
- ‘Thiên đường hò hẹn’ cho các cặp đôi ở Đà Nẵng (BaoMoi) - Thành phố năng động này có rất nhiều địa điểm hẹn hò lãng mạn dành cho các cặp đôi.
- Nhật, Trung Quốc thi nhau tập trận gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (TNO) Nhật và Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhân kỷ niệm một năm ngày Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp vào hôm 11.9.
- Hoàn Cầu: Hội thảo quốc tế Biển Đông, Trung Quốc bị tẩy chay chỉ trích (BaoMoi) - (GDVN) - Có đại biểu dự hội thảo "tiết lộ" với Hoàn Cầu rằng rất nhiều học giả nước ngoài khi phát biểu đều chỉ muốn chỉ trích, phê phán Trung Quốc, rất ít học giả nước ngoài nói đỡ cho Bắc Kinh. Thậm chí một học giả Trung Quốc còn nói một cách ngao ngán: "Quyền phát ngôn của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế quá yếu, trong vấn đề Biển Đông lại càng như vậy".
- Quyết định lịch sử trong quan hệ Việt Nam-Singapore (BaoMoi) - Chiều 11/9, phát biểu trong cuộc gặp gỡ báo chí sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trên cơ sở quan hệ hợp tác toàn diện đã chín muồi, Việt Nam và Singapore đã quyết định chính thức nâng cấp quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện lên đối tác chiến lược.
- 100 giải đáp về biển, đảo Việt Nam (BaoMoi) - Đó là những thông tin cụ thể, chính xác và chính thống mà người đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách “100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành.
- Video: Cảnh sát biển Nhật - Trung 1 kèm 1 vờn nhau ngoài Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Máy bay Nhật Bản chở phóng viên hãng Kyodo News đã ghi lại cảnh này. 8 chiếc tàu tuần tra của 2 bên chạy vòng quanh nhóm đảo Senkaku và 2 bên chĩa loa, gióng màn hình điện tử về phía nhau để khẳng định chủ quyền.
- Bắc Kinh với "Kế liên hoàn trận" (BaoMoi) - (PetroTimes) - Bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev ở Astana trong khuôn khổ chuyến thăm Kazakhstan của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc khiến giới chuyên môn quan tâm. Bởi ông Tập Cận Bình đã kêu gọi xây dựng một “con đường tơ lụa kinh tế” trong khu vực, liên quan đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng để chuyển hướng từ Thái Bình Dương đến biển Baltic cũng như mạng lưới giao thông kết nối Đông - Tây - Nam châu Á. Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình cũng cam kết, Trung Quốc sẽ không tìm kiếm một vai trò chủ đạo trong khu vực Trung Á, cũng như không cố gắng để nuôi dưỡng một phạm vi ảnh hưởng tại đây. Tuy nhiên, những thực tế đang diễn ra tại Biển Đông và biển Hoa Đông đang thực sự khiến người ta quan ngại về lời nói và việc làm của Trung Quốc.
- Cà Mau: Báo động tàu cá bị "tàu lạ" bắn, bắt giữ trên Biển Đông (BaoMoi) - Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá của ngư dân Cà Mau khai thác thủy hải sản tại các vùng biển chồng lấn, bị nước ngoài bắt, tịch thu tài sản và phương tiện chẳng những làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh trật tự trên biển.
- Tàu Trung, Nhật vờn nhau trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Một hạm đội tàu Trung Quốc đã tuần tra vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hiện đang do Nhật kiểm soát vào hôm qua, 11/9.
- Hàng nghìn lính Trung Quốc tập trận, Nhật báo động khẩn cấp tại Hoa Đông (BaoMoi) - Ngày 11/9, đúng thời điểm Nhật kỷ niệm một năm quốc hữu hóa quần đảo Senkaku trên Hoa Đông, quân đội Trung Quốc đã mang “quà” là hàng nghìn binh sỹ và các tàu chiến, chiến đấu cơ, trực thăng tấn công tới khu vực để triển khai cuộc tập trận tổng lực. Ngay lập tức, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
- Nhật – Trung: Tranh chấp biển đảo nóng lên (BaoMoi) - Nhật Bản ngày 11/9 đã tăng cường an ninh xung quanh khu vực đảo tranh chấp với Trung Quốc, Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
- “Chung lưng đấu cật” vì một khu vực thịnh vượng (BaoMoi) - Ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Việt Nam (11-9), báo The Straits Times- Nhật báo hàng đầu của Singapore đăng bài viết trong đó khẳng định: Đảo quốc Sư tử bày tỏ niềm tin vào tương lai lâu dài của Việt Nam bằng việc Thủ tướng Lý Hiển Long động thổ Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 13-9.
- Philippines không lùi, Trung Quốc "lôi đình" (BaoMoi) - Ngay sau khi Philippines tuyên bố sẽ tìm cách dỡ bỏ những khối đá bê tông mà Trung Quốc đổ xuống khu vực tranh chấp ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh báo Manila không được “khuấy” lên những rắc rối mới.
- “Diều hâu” TQ dọa bắt, thẩm vấn viên chức Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Soha.vn) - Nhân dân Nhật báo đưa tin, mới đây, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ ý định về một kế hoạch cử nhân viên công vụ tới Senkaku/Điếu Ngư.
- Tướng Trung Quốc dọa bắt người Nhật ra Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) – Trước tuyên bố của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga rằng Tokyo đang xem xét phái nhân viên chính phủ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11-9, một quan chức Hải quân Trung Quốc mạnh miệng dọa sẽ bắt giữ và xét xử bất cứ giới chức Tokyo nào lên đảo.
- Biển Đông: Philippines quyết không lùi (BaoMoi) - Trong một nỗ lực thể hiện quyết tâm không lùi bước trước Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giới chức Philippines mới đây cho biết, họ đang thảo luận về khả năng gỡ bỏ các khối bê tông được cho là của Trung Quốc thả xuống bãi cạn Scarborough. Đây là thông tin vừa được một quan chức quân sự cấp cao của Philippines tiết lộ hồi cuối tuần trước.
- Philippines muốn dỡ các khối bêtông ở Scarborough (BaoMoi) - Giới chức Philippines đang thảo luận khả năng dỡ bỏ những cột bêtông mà nước này cho rằng Trung Quốc đã dựng lên ở khu vực bãi cạn Scarborough. Tư lệnh Hải quân Philippines - Phó Đô đốc Jose Luis Alano - cho biết, phương án phá dỡ đang được đưa ra thảo luận trong tháng này.
- Trung Quốc "nổi cáu" vì Mỹ tăng giám sát trên Biển Đông (BaoMoi) - Việc Mỹ tăng cường hoạt động trên vùng lãnh hải gần Trung Quốc khiến Bắc Kinh coi đó là động thái nguy hiểm và ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng quan hệ giữa 2 nước.
- Việt Nam-Singapore nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược (BaoMoi) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã quyết định như vậy trong buổi hội đàm nhân chuyến thăm chính thức của Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Singapore tại Việt Nam từ ngày 11 đến 13/9/2013.
- Philippines cân nhắc dỡ bỏ khối bê tông ở Scarborough (BaoMoi) - ANTĐ - Tư lệnh hải quân Philippines, ông Jose Luis Alano ngày 10-9 cho biết, chính phủ nước này đang cân nhắc việc dỡ bỏ các khối bê tông tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
- Philippines muốn nhổ cột bê tông tại bãi ngầm tranh chấp (BaoMoi) - Hãng AFP ngày 11-9 đưa tin, các nhà chức trách Philippines có kế hoạch nhổ các khối bê tông được cho là do Trung Quốc cắm tại bãi ngầm tranh chấp Scarborough (Trung Quốc gọi Hoàng Nham). Các cuộc thảo luận đang được tiến hành về cách thức giải quyết vụ việc.
- Trung Quốc tập trận tổng lực gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Cuộc tập trận quân sự quy mô lớn huy động cả lực lượng bộ binh, hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc diễn ra sau đúng 1 năm chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc chuỗi đảo xảy ra tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, tờ Minh Báo tại Hồng Kông cho biết.
- Nếu Nhật Bản phái nhân viên lên Senkaku, Trung Quốc sẽ bắt về xét xử (BaoMoi) - (GDVN) - "Nhân viên chính phủ Nhật Bản đổ bộ lên đảo thì chúng ta (Trung Quốc) cũng đổ bộ lên đảo, thậm chí lực lượng chấp pháp Trung Quốc có thể bắt giữ các nhân viên chính phủ Nhật và đem ra xét xử", Doãn Trác nhấn mạnh, "chúng ta hoàn toàn có thể quyết định biện pháp này, quyết không để kém thế."
- Trung Quốc, ASEAN: Vẫn khác biệt quan điểm về COC trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo quan điểm của ASEAN, COC cần là Bộ quy tắc tổng thể và mang tính ràng buộc, kế thừa các quy định quan trọng của DOC, nhưng cần phải nâng cao hơn DOC. Trong khi đó, Trung Quốc lại chỉ muốn thương lượng về COC trong "khuôn khổ thực hiện DOC".
Ông Ngô Hào bị 15 năm tù vì tội 'lật đổ'
Ông Ngô Hào tại phiên tòa sơ thẩm ở Phú Yên
Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên ngày 11/9 vừa tuyên án 15 năm tù đối với
ông Ngô Hào vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Ông Hào cũng sẽ phải trải qua 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 12/9, Ngô Minh Tâm - con trai ông Hào, nói "gia đình thấy rất bất công" và "bản án quá là nặng với những gì ba làm."
"Chỉ có lên tiếng, nhờ quốc tế can thiệp với những người tù nhân lương tâm, mà lại đưa ra một bản án khắt khe như vậy," ông Tâm nói.
"Trong suốt ngày hôm qua, cả gia đình và ba Hào đều khẳng định những hành động trên là đúng, chỉ sai một chỗ là không được nhà nước đồng ý."
Ông Tâm cũng cho biết gia đình sẽ kháng cáo.
"Gia đình sẽ kháng cáo và đòi lại những quyền cơ bản của công dân trong một nước tự do," ông Tâm nói.
Trước đó, ngày 1/9, bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ ông Hào đã có 'thư kêu cứu' gửi đến các trang mạng sau khi ông bị bắt và giam giữ tại trại tạm giam tỉnh Phú Yên từ ngày 8/2.
"Lý do được họ đưa ra là vì chồng tôi có những bài viết chống Đảng và nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," thư viết.
"Tôi nhận thấy chồng tôi không làm gì chống phá nhà nước cả, chỉ lên tiếng cho những vụ bất công, hay viết các bài góp ý về những việc sai trái trong hệ thống nhà nước"
"Tất cả việc lên tiếng của chồng tôi đều chỉ là sử dụng quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp, trong khi Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam luôn hô hào người dân phải sống và làm theo Hiến pháp."
Theo cáo trạng, ông Hào đã tham gia "thực hiện 'Cách mạng hoa nhài' theo hình thức bất bạo động ... nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước can thiệp, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng với mục đích lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Cáo trạng cũng nói ông Hào đã "nhận tiền của tổ chức 'Chính phủ Việt Nam cộng hòa lưu vong' để hoạt động".
Ông Ngô Hào từng là thiếu úy quân đội Việt Nam Cộng hòa và từng bị bắt năm 1977 vì "chủ mưu, cầm đầu tổ chức 'Đảng Liên minh Việt Nam' tại Phú Yên, và đến năm 1997 thì được "tha về nhà chữa bệnh", theo Tiền Phong.
Ngày 7/2, ông Hào bị bắt tại Phú Yên. Đến ngày 8/8, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên đã ra cáo trạng truy tố ông Hào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo quy định tại khoản 1, Ðiều 79 Bộ luật Hình sự.
(BBC)
Ông Hào cũng sẽ phải trải qua 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 12/9, Ngô Minh Tâm - con trai ông Hào, nói "gia đình thấy rất bất công" và "bản án quá là nặng với những gì ba làm."
"Chỉ có lên tiếng, nhờ quốc tế can thiệp với những người tù nhân lương tâm, mà lại đưa ra một bản án khắt khe như vậy," ông Tâm nói.
"Trong suốt ngày hôm qua, cả gia đình và ba Hào đều khẳng định những hành động trên là đúng, chỉ sai một chỗ là không được nhà nước đồng ý."
Ông Tâm cũng cho biết gia đình sẽ kháng cáo.
"Gia đình sẽ kháng cáo và đòi lại những quyền cơ bản của công dân trong một nước tự do," ông Tâm nói.
Trước đó, ngày 1/9, bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ ông Hào đã có 'thư kêu cứu' gửi đến các trang mạng sau khi ông bị bắt và giam giữ tại trại tạm giam tỉnh Phú Yên từ ngày 8/2.
"Lý do được họ đưa ra là vì chồng tôi có những bài viết chống Đảng và nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam," thư viết.
"Tôi nhận thấy chồng tôi không làm gì chống phá nhà nước cả, chỉ lên tiếng cho những vụ bất công, hay viết các bài góp ý về những việc sai trái trong hệ thống nhà nước"
"Tất cả việc lên tiếng của chồng tôi đều chỉ là sử dụng quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp, trong khi Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam luôn hô hào người dân phải sống và làm theo Hiến pháp."
Thực hiện 'Cách mạng Hoa nhài'
"Gia đình sẽ kháng cáo và đòi lại những quyền cơ bản của công dân trong một nước tự do."Tờ Tiền Phong ngày 12/9 dẫn cáo trạng được đưa ra tại tòa nói "ông Hào đã nhiều lần tàng trữ, viết bài, phát tán và chuyển tiếp nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ ..."
Ngô Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào
Theo cáo trạng, ông Hào đã tham gia "thực hiện 'Cách mạng hoa nhài' theo hình thức bất bạo động ... nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước can thiệp, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng với mục đích lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Cáo trạng cũng nói ông Hào đã "nhận tiền của tổ chức 'Chính phủ Việt Nam cộng hòa lưu vong' để hoạt động".
Ông Ngô Hào từng là thiếu úy quân đội Việt Nam Cộng hòa và từng bị bắt năm 1977 vì "chủ mưu, cầm đầu tổ chức 'Đảng Liên minh Việt Nam' tại Phú Yên, và đến năm 1997 thì được "tha về nhà chữa bệnh", theo Tiền Phong.
Ngày 7/2, ông Hào bị bắt tại Phú Yên. Đến ngày 8/8, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên đã ra cáo trạng truy tố ông Hào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo quy định tại khoản 1, Ðiều 79 Bộ luật Hình sự.
(BBC)
Nguyễn Hưng Quốc - Dân chủ và tự do thông tin
12.09.2013
Xưa nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để
giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ: Ra
tay đánh vào lúc và vào chỗ địch quân sơ ý nhất, và vì sơ ý, nên phòng
thủ kém nhất. Từ nguyên tắc căn bản ấy, nhìn những gì đang diễn ra tại
Mỹ trong mấy tuần vừa qua liên quan đến kế hoạch trừng phạt chính phủ
Bashar al-Assad ở Syria, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng: Mọi chuyện đều
công khai. Chả có chút xíu gì là “bí mật quân sự” cả.
Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.
Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.
Chưa hết.
Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.
Cũng chưa hết.
Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!
Cũng vẫn chưa hết.
Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)
Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.
Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.
Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?
Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!
Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.
Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.
Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.
Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.
Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?
Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.
Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.
Chưa hết.
Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.
Cũng chưa hết.
Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!
Cũng vẫn chưa hết.
Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)
Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.
Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.
Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?
Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!
Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.
Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.
Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.
Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.
Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?
Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Không chỉ nước ngầm mà nước mặt ở Hà Nội cũng bị ô nhiễm
Độc chất thạch tín (arsenic) đã thâm nhập vào tầng nước ngầm
vốn được sử dụng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người
dân ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam, hãng tin Pháp AFP dẫn một
nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là việc khai thác nước ngầm quá mức.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn rất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vì mọi việc đang diễn rất chậm, cũng theo các nhà khoa học.
Các nhà thủy học muốn tìm hiểu tại sao nồng độ thạch tín ở đây, vốn đo từ nước lấy từ các giếng nhà ở độ sâu khoảng 40 mét, tại sao lại cao như vậy.
Tại các hộ dân ở phía Tây làng, các giếng nhà có nồng độ thạch tín chưa đến 10 microgram (1 microgram tương đương một phần triệu gram) trong một lít nước – tức là thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
Nhưng ở phía Đông làng, nồng độ thạch tín cao hơn từ 10 đến 50 lần.
Theo các nhà khoa học thì ở làng Vạn Phúc có hai tầng ngậm nước: một tầng là đất có từ khoảng 5.000 năm trước có độ nhiễm thạch tín cao nằm đè lên một tầng an toàn vốn có độ tuổi lên đến 12.000 năm.
Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tăng cao của người dân Hà Nội đã làm cho mực nước ở tầng này giảm đi nhanh chóng.
Hậu quả là, nước từ tầng nhiễm thạch tín và từ sông Hồng gần đó đã chảy vào tầng ít có thạch tín.
Sử dụng các biện pháp xác định niên đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong vòng từ 40 đến 60 năm qua, nước từ tầng nhiễm thạch tín đã lan xa thêm 2.000 mét vào các khu vực khác.
Tuy nhiên, nước nhiễm thạch tín xâm nhập vào tầng nước an toàn diễn ra ở tốc độ chậm hơn từ 16 đến 20 lần.
“Nó không lan nhanh như chúng ta sợ,” ông Alexander van Geen, giáo sư hóa địa tại Đại học Columbia ở New York, nói với AFP.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói rằng việc này không đặt ra nguy cơ về sức khỏe cho người dân Hà Nội bởi vì nước ngầm đã được xử lý trước khi đến các hộ gia đình. Trong khi đó, chính quyền thành phố có nhiều năm thậm chí nhiều chục năm để xử lý vấn đề.
Mối lo lớn hơn là những hộ dân sử dụng nước được lấy trực tiếp từ các giếng nhiễm độc.
Bà Phạm Thị Kim Trang từ Trung tâm Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững của Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời là một nhà khoa học tham gia vào công trình nghiên cứu này cho biết hiện đã có những chương trình đào giếng sâu hơn cho dân làng Vạn Phúc cũng như lắp đặt một cơ sở xử lý nước ở đây.
Tuy nhiên, ‘nếu người dân Hà Nội vẫn tiếp tục khai thác nước ngầm nhiều hơn nữa thì vấn đề thạch tín sẽ trở nên nghiêm trọng’, bà Trang cảnh báo trong một thông cáo báo chí.
Bà cũng lưu ý việc mở rộng vùng ngoại ô thành phố khiến cho nhiều người dân đào giếng và sử dụng nước chưa qua xử lý.
Theo nhóm nghiên cứu thì trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến 2010, nhu cầu sử dụng nước ở Hà Nội đã gần như tăng gấp đôi từ khoảng nửa triệu cho đến gần 1 triệu mét khối nước mỗi ngày.
Thạch tín ở nồng độ cao có thể gây ra các chứng bệnh về tim mạch, gan, thận cũng như ung thư.
(BBC)
Nguyên nhân của tình trạng này là việc khai thác nước ngầm quá mức.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn rất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vì mọi việc đang diễn rất chậm, cũng theo các nhà khoa học.
Khai thác quá mức
Trong nghiên cứu được đăng tải trên Nature, tuần báo khoa học quốc tế, các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt các xét nghiệm xung quanh làng Vạn Phúc nằm sát sông Hồng cách Hà Nội khoảng 10 cây số.Các nhà thủy học muốn tìm hiểu tại sao nồng độ thạch tín ở đây, vốn đo từ nước lấy từ các giếng nhà ở độ sâu khoảng 40 mét, tại sao lại cao như vậy.
Tại các hộ dân ở phía Tây làng, các giếng nhà có nồng độ thạch tín chưa đến 10 microgram (1 microgram tương đương một phần triệu gram) trong một lít nước – tức là thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
Nhưng ở phía Đông làng, nồng độ thạch tín cao hơn từ 10 đến 50 lần.
Theo các nhà khoa học thì ở làng Vạn Phúc có hai tầng ngậm nước: một tầng là đất có từ khoảng 5.000 năm trước có độ nhiễm thạch tín cao nằm đè lên một tầng an toàn vốn có độ tuổi lên đến 12.000 năm.
Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tăng cao của người dân Hà Nội đã làm cho mực nước ở tầng này giảm đi nhanh chóng.
Hậu quả là, nước từ tầng nhiễm thạch tín và từ sông Hồng gần đó đã chảy vào tầng ít có thạch tín.
Sử dụng các biện pháp xác định niên đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong vòng từ 40 đến 60 năm qua, nước từ tầng nhiễm thạch tín đã lan xa thêm 2.000 mét vào các khu vực khác.
Tuy nhiên, nước nhiễm thạch tín xâm nhập vào tầng nước an toàn diễn ra ở tốc độ chậm hơn từ 16 đến 20 lần.
‘Không lan nhanh’
Cho đến nay, nước nhiễm độc chỉ mới thâm nhập được khoảng 120 mét vào tầng nước không nhiễm độc.“Nó không lan nhanh như chúng ta sợ,” ông Alexander van Geen, giáo sư hóa địa tại Đại học Columbia ở New York, nói với AFP.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói rằng việc này không đặt ra nguy cơ về sức khỏe cho người dân Hà Nội bởi vì nước ngầm đã được xử lý trước khi đến các hộ gia đình. Trong khi đó, chính quyền thành phố có nhiều năm thậm chí nhiều chục năm để xử lý vấn đề.
Mối lo lớn hơn là những hộ dân sử dụng nước được lấy trực tiếp từ các giếng nhiễm độc.
Bà Phạm Thị Kim Trang từ Trung tâm Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững của Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời là một nhà khoa học tham gia vào công trình nghiên cứu này cho biết hiện đã có những chương trình đào giếng sâu hơn cho dân làng Vạn Phúc cũng như lắp đặt một cơ sở xử lý nước ở đây.
Tuy nhiên, ‘nếu người dân Hà Nội vẫn tiếp tục khai thác nước ngầm nhiều hơn nữa thì vấn đề thạch tín sẽ trở nên nghiêm trọng’, bà Trang cảnh báo trong một thông cáo báo chí.
Bà cũng lưu ý việc mở rộng vùng ngoại ô thành phố khiến cho nhiều người dân đào giếng và sử dụng nước chưa qua xử lý.
Theo nhóm nghiên cứu thì trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến 2010, nhu cầu sử dụng nước ở Hà Nội đã gần như tăng gấp đôi từ khoảng nửa triệu cho đến gần 1 triệu mét khối nước mỗi ngày.
Thạch tín ở nồng độ cao có thể gây ra các chứng bệnh về tim mạch, gan, thận cũng như ung thư.
(BBC)
Bản tin tiếng Anh
- Wang tops Hurun wealthy list (Washington Post) - Wang Jianlin, chairman and president of Dalian Wanda Group Corp Ltd, overtook Zong Qinghou to become the richest man in China, according to the Hurun Rich List 2013, which was released on Wednesday.
- Apple's low-end phone price disappointing (Washington Post) - Almost 90% of Chinese users in an online survey complained the iPhone 5C said they have no interest in the new gadget. Early launch squeezes smugglers, Dim stories related to iPhone
China reacts with fury to new iPhone launch
- China's global firms face 'trust gap' (Washington Post) - China's multinational corporations face a wide gap between how they are trusted at home and abroad, according to a survey.
- StanChartered, HSBC 'poised to enter FTZ' (Washington Post) - British banks HSBC and Standard Chartered are tipped to become the first two foreign banks to set up a presence in Shanghai's planned free trade zone.
- New iPhones a dud in China, so far (Washington Post)
- Apple Inc finally lifted the curtain on its long awaited new devices,
including a cheaper model of iPhone 5, but Chinese consumers are
already calling the offering a disappointment.
Early China iPhone launch squeezes smugglers
- Africa looks to the Orient for lessons (Washington Post) - Nobody questionsAfrica's industrialization process - only how it should Happen, where and with whom.
- Energy is priority, leaders agree (Washington Post) - China and Uzbekistan pledged on Monday to deepen cooperation on energy and anti-terrorism.
Region urged to facilitate tourism Chinese-learning fervor on rise in Uzbekistan Xi tables proposal on co-op with Uzbekistan
- Small cheer for high-end wine sales during economic slump (Washington Post) - Sales of high-end imported wines have cooled because of China's slowing economy and the government's crackdown on lavish spending with public funds, industry insiders said on Monday at the three-day China-Guizhou International Alcoholic Beverages Expo.
- Delta and neighbors told to join hands (Washington Post) - Cooperation will boost growth, Vice-Premier Wang Yang said
- Diamonds are this nation's best friend (Washington Post) - China is the leading importer of polished diamonds from Antwerp. In 2012, 31.3 percent of Antwerp's polished diamonds headed to China.
- Exports expand in Aug amid signs of recovery (Washington Post) - Exports jumped in August by 7.2 percent from a year earlier to $190.73 billion, compared with 5.1 percent growth in July, according to data released on Sunday.
- Village's stewardship of local ecology has reach through region (Washington Post) - When 50-year-old Li Jibao first took the job as a ranger, he didn't realize it meant protecting the environment of a much larger area than just his home village.
- Guizhou bets on becoming 'green' province (Washington Post) - Guizhou province is betting on scientific and technological innovation to achieve a leapfrog development of green economy through cooperating with Zhongguancun in Beijing, dubbed China's Silicon Valley, the province's governor said on Sunday.
- China's Christian churches reduce leaders' age ceiling (Washington Post) - China's top Christian authority has decided to lower the age ceiling for its senior religious leaders as part of efforts to include more energetic minds in the leadership.
- Implant surgery for boy's eyes a success (Washington Post) - The ocular prosthesis implant surgery for Guo Bin, the 6-year-old boy whose eyes were gouged out last month in Shanxi province, went very well, a doctor said.
- Silk Road to take on a new look (Washington Post) - President Xi Jinping's proposal to build a "Silk Road Economic Belt" is a huge economic opportunity for the region, observers said.
- Bucket blast kills 2, injures 44 (Washington Post) - A massive explosion about 10 meters from a major county school in Guangxi, killed two people and seriously injured at least 44 on Monday morning.
- Sisters are stars at Xi'an college (Washington Post) - Kazakh sisters Usmanova Kamila Hasanovna and Usmanova Nargiza Hasanovna are star students at Xi'an Jiaotong University in Shaanxi province.
- Expo helps Guizhou liquor go global (Washington Post) - The ongoing international wine and liquor expo in Guiyang, capital city of Guizhou, has built a bridge between the province and the world, said industry insiders.
- The write experience (Washington Post) - A program brings foreign writers to Shanghai in hopes that the city would help shape their works. Some came with specific goals: To find good places to kill time, to get lost or to discover new characters.
- Guizhou aims to be destination, not pit stop (Washington Post) - Chen Jun initially planned to drive to Yunnan province after a quick stopover at the Huangguoshu Waterfall in Guizhou, but in nearby Huashishao village, he found reason to stick around.
- Travel Special: Tour offers visitors rare inside look at famed Shaolin Temple (Washington Post) - The movies of Bruce Lee have helped to kindle a global fascination with Chinese kung fu. Now, tourists can take a closer look at where it all began.
- Brush with greatness (Washington Post) - In the autumn of 2011, famed calligrapher Li Duo held a poetry and calligraphy exhibition at the military museum in Beijing and created quite a sensation in China's art circles.
- Ties with Kyrgyzstan upgraded (Washington Post)
- China and Kyrgyzstan agreed on Wednesday to upgrade their ties to a
strategic partnership and also to increase cooperation on security
issues.
China, Kyrgyzstan agree on security cooperation
Student's rare blood bonds Kazakhstan and China
Comment: SCO shows the Shanghai Spirit
- Premier stresses transformation of the economy (Washington Post)
- China must push forward economic transformation and structural reform
to achieve sustainable and healthy growth, Premier Li said.
Li holds meetings with world leaders
Growth range leaves leeway for reforms
Comment: New growth foundation
- Li vows to provide more jobs (Washington Post) - China will generate more jobs in coming years by launching additional reform policies, Premier Li said.
Jobs outlook positive across entire nation
China needs reforms for economic development
Li to counter concerns about China's economy
- Former railways official pleads guilty (Washington Post) - A former high-ranking official in China's high-speed railway system pleaded guilty to charges of accepting 47.55 million yuan ($7.77 million) in bribes.
- Assad warns US over strike (Washington Post) - Syrian President Bashar al-Assad has warned that there will be "repercussions" against any US military strike against his country.
- Li urges education equality (Washington Post) - Premier Li has called for promoting education equality during a visit to students from the Xinjiang Uygur autonomous region who are studying in Dalian.
- Liu Zhijun associate charged (Washington Post) - A businesswoman linked to the corruption case against China's former railway minister has been charged with bribery and illegal business activities.
- From DC to Pearl, China-US military ties deepen (Washington Post) - Wu Shengli, commander-in-chief of the Chinese People's Liberation Army Navy, started his visit to the US, an indication of increasing high-level military visits between the two countries.
- Xi proposes a 'new Silk Road' with Central Asia (Washington Post) - President Xi proposed that China and Central Asian countries build an "economic belt along the Silk Road", a trans-Eurasian project spanning from the Pacific Ocean to the Baltic Sea.
- Premier calls for new urbanization strategies (Washington Post) - China should manage the pace and quality of its inevitable urbanization, Premier Li Keqiang said at a recent conference with the nation's top scholars.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét