Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Tin ngày 03/8/2013

  • Pháp bán 126 máy bay Rafale cho Ấn Độ (RFI) - Theo Reuters, ngày 02/08/2013, chính phủ Pháp hy vọng sẽ hoàn tất việc ký kết hợp đồng cung cấp 126 máy bay Rafale cho Ấn Độ, với trị giá 15 tỷ đô la.
  • Trung Quốc lên án nghị quyết của Thượng viện Mỹ về tranh chấp lãnh hải (RFI) - Không phản ứng mới là lạ. Vài ngày sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết S 167 bày tỏ nỗi quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Bắc Kinh vào hôm qua 01/08/2013 cho biết đã chính thức lên tiếng phản đối. Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ là đã bóp méo sự thật và tung ra một tín hiệu sai lầm.
  • Bắc Kinh lại cho tàu tiến vào Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Bắc Kinh vẫn không giảm nhẹ áp lực trên Tokyo ngoài Biển Hoa Đông. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản vào hôm nay 02/08/2013 báo động: 4 tàu tuần duyên Trung Quốc đã lại thâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 02/08/2013, Tổ chức phóng viên không biên giới RSF- có trụ sở tại Pháp - ra thông cáo lên án một nghị định của chính phủ Việt Nam về quản lý báo chí và các phương tiện truyền thông mạng, trong đó các trang blog cá nhân và các mạng xã hội.
  • Vụ Snowden đe dọa quan hệ Mỹ-Nga (RFI) - Như tin chúng tôi đã đưa vào hôm qua, 01/08/2013, cựu kỹ thuật viên tình báo Mỹ Edward Snowden đã được Nga cấp quy chế tỵ nạn tạm thời và đã rời khỏi sân bay Cheremetievo - Matxcơva - sau gần hơn một tháng bị kẹt tại đây. Chỗ ở mới của Snowden, công việc mà anh được phép làm trong thời gian tới đây vẫn là một ẩn số, nhưng theo giới phân tích, việc Nga cho Snowden quy chế tỵ nạn chắc chắn sẽ tác hại quan hệ vốn đang lạnh nhạt giữa Nga và Mỹ.
  • Berlusconi bị Tòa Án Tối Cao y án tù về tội "gian lận thuế" (RFI) - Sau hơn 2 tháng “trăn trở”, Tòa án Tối cao của Ý hôm qua, 01/08/2013, đã quyết định y án tội trạng “gian lận thuế má” của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi trong vụ Mediaset. Với phán quyết này, kể như là ông Berlusconi đã bị kết án vĩnh viễn, vì lẽ Tòa án Tối cao là định chế tư pháp cao nhất của nước Ý, và là bậc cuối cùng mà một người có thể kháng án.
  • Tấm gương các thánh tử đạo tại Việt Nam (RFI) - Báo Công giáo La Croix hôm nay đặc biệt quan tâm đến cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Pháp nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong thánh cho các vị tử vì đạo tại Việt Nam (1988-2013) qua bài viết : << Sự chứng giám của các thánh tử đạo Việt Nam : một chỗ dựa và một lời kêu gọi >>. Theo tờ báo, cho đến chủ nhật này, cả nghìn giáo dân Việt Nam sẽ tề tựu về Lộ Đức để tham dự lễ kỷ niệm này.
  • Pháp: ASEAN là trọng tâm trong chiến lược hướng đông (RFI) - Hôm nay 02/08/2013, trong chuyến công du Indonesia, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã tới thăm trụ sở của Asean. Tại đây, ngoại trưởng Laurent Fabius có một phát biểu quan trọng, khẳng định Đông Nam Á là trung tâm trong chiến lược hướng đông của Pháp.
  • Huynh Đệ Hồi Giáo huy động lực lượng đòi tái lập Morsi (RFI) - Một cuộc chiến tranh cân não đang diễn ra tại Ai Cập. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo huy động cảm tình viên tiếp tục biểu tình ngồi bất chấp đe dọa của chính quyền lâm thời. Lo ngại xảy ra biển máu, cộng đồng quốc tế kêu gọi hai bên nên giữ bình tĩnh.
  • Biển Đông : Hà Nội và Manila hợp lực chống đòi hỏi của Trung Quốc (RFI) - Hôm qua, 01/08/2013, hai phái đoàn Việt Nam và Philippines do hai Ngoại trưởng dẫn đầu đã kết thúc Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác Song phương Việt - Phi tại Manila. Đối sách chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã được hai bên thảo luận với hai kết quả được Ngoại trưởng Philippines tiết lộ : yêu cầu ASEAN tăng tốc độ đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông với Trung Quốc, và tăng cường hợp tác song phương trên vụ kiện Bắc Kinh ra trước Liên Hiệp Quốc.
  • Công ty Hoa Vi lên án cựu giám đốc CIA vu khống (RFI) - Hai tuần lễ sau khi bị cựu giám đốc CIA Mỹ tố cáo làm gián điệp cho Bắc Kinh, tập đoàn viễn thông Hoa Vi Trung Quốc chỉ trích tướng Michael Hayden << kết tội vu vơ >>. Anh Mỹ Úc đều lo ngại Hoa Vi không độc lập với nhà nước Trung Quốc và cung cấp linh kiện có thể sử dụng vào mục tiêu gián điệp cho Bắc Kinh.
  • Seoul phản đối Tokyo về chủ quyền Dokdo/Takeshima (RFI) - Hôm nay, 02/08/2013, Bộ ngoại giao Hàn Quốc ra thông cáo phản đối quyết liệt việc Tokyo tiến hành thăm dò dư luận về chủ quyền quần đảo Dokdo trong tiếng Hàn và Takeshima theo tiếng Nhật. Kết quả điều tra, với 3.000 người trả lời, được công bố vào 01/08/2013, cho thấy 6 trên 10 người Nhật cho rằng quần đảo hiện nay do Hàn Quốc quản lý, thuộc chủ quyền Nhật Bản.
  • Hơn 30 người Trung Quốc bị bắt giữ do đòi lãnh đạo công bố tài sản (RFI) - Chính quyền Trung Quốc bắt giam hàng loạt những người lên tiếng kêu gọi giới lãnh đạo và quan chức công khai hóa thu nhập và tài sản. Mặc dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết << trong sạch hóa, đạo đức hóa >> đảng Cộng sản, nhưng lời nói lại không đi đôi với việc làm.
  • Bệnh nhớ nhà (VOA) - Không phải ai sinh ra cũng đã được trời phú cho bản tính thích nghi tốt; mà cho dù thích nghi tốt đến mấy thì cho dù là Cá hay là bạn, cũng có cảm xúc
  • Blogger Điếu Cày ngưng tuyệt thực (VOA) - Điếu Cày thông báo chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài 33 ngày sau khi giới hữu trách vào trại giam xác nhận đơn khiếu nại của ông đã được tiếp nhận
  • Mỹ tức giận vụ Nga cho Snowden tỵ nạn (BBC) - Hoa Kỳ tuyên bố việc Nga chấp thuận cho Edward Snowden tỵ nạn là "vô cùng đáng thất vọng", gây nghi ngờ về triển vọng họp thượng đỉnh giữa hai bên.
  • Công an VN nói Điếu Cày 'vẫn khỏe' (BBC) - Truyền hình an ninh đưa phóng sự nói ông Nguyễn Văn Hải 'đủ sức khỏe để chấp hành án' và thông tin ông tuyệt thực dài ngày là 'màn kịch'.
  • Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về VN (BBC) - Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trước hạn, nhưng còn phải qua Thượng viện.
  • Không khai thác chung với Trung Quốc (BBC) - Ngoại trưởng Việt Nam và Philippines họp ở Manila, thống nhất tăng cường hợp tác nhằm giải quyết tranh chấp nhưng không khai thác chung với Trung Quốc.
  • Cơ quan LHQ nhận Tuyên bố 258 (BBC) - Thành viên Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 về nghĩa vụ nhân quyền của Việt Nam cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
  • 10 năm đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc (BaoMoi) - ND - Ngày 2-8, tại Băng-cốc, Thái-lan đã diễn ra Diễn đàn kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc (2003-2013). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái-lan Su-ra-pông và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã khai mạc diễn đàn.
  • Kỷ niệm 10 năm đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 2/8 tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, Diễn đàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc (2003-2013) đã diễn ra với sự tham dự của các quan chức cao cấp, các học giả và nhà nghiên cứu của các nước ASEAN và Trung Quốc.
  • Có “khả năng cao” đạt được tiến bộ cụ thể về COC vào tháng 10 (BaoMoi) - (Petrotimes) – Thái Lan đang tổ chức một diễn đàn kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc nhằm nhìn lại mối quan hệ và hợp tác giữa hai bên trong một thập kỷ qua, trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và một số thành viên ASEAN đang gia tăng căng thẳng.
  • Ma-lai-xi-a mong muốn giải pháp tốt nhất cho vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 1-8, Ngoại trưởng Ma-lai-xi-a A. A-man (Anifah Aman) khẳng định: Ma-lai-xi-a có lập trường trước sau như một trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và mong muốn giải pháp tốt nhất cho vấn đề Biển Đông để duy trì tình hữu nghị và quan hệ mật thiết trong khu vực.
  • TQ tung game chiếm đảo ở Hoa Đông (BaoMoi) - Một công ty sản xuất trò chơi điện tử Trung Quốc vừa tung ra sản phẩm cho game thủ chiến đấu cùng với binh lính để đánh chiếm quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản trong biển Hoa Đông.
  • Mỹ-Trung-Nga ngày càng phát sinh mâu thuẫn (BaoMoi) - Mỹ cảnh báo Trung Quốc 'tác oai tác quái'ở biển Đông và Hoa Đông; Mỹ 'cay cú' Nga không trục xuất gián điệp Snowden về Mỹ; Trung Quốc lên án Mỹ đã phạm 'sai lầm' khi ra nghị quyết phê phán Trung Quốc...Đó là những mâu thuẫn mới nhất nảy sinh giữa các cường quốc này.
  • Đi du lịch, mang theo bản đồ 'lưỡi bò' loại lớn (BaoMoi) - Trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch, Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện trong hành lý một nữ du khách có 1 bản đồ thế giới và 1 bản đồ Trung Quốc loại lớn, trên đó thể hiện những cái gọi là “đường lưỡi bò”, “quần đảo Nam Sa”, “quần đảo Tây Sa” và “TP Tam Sa”.
  • Đi du lịch, mang theo bản đồ “lưỡi bò” loại lớn (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch, Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện trong hành lý một nữ du khách có 1 bản đồ thế giới và 1 bản đồ Trung Quốc loại lớn, trên đó thể hiện những cái gọi là “đường lưỡi bò”, “quần đảo Nam Sa”, “quần đảo Tây Sa” và “TP Tam Sa”.
  • Phát hiện người Trung Quốc mang “đường lưỡi bò” vào Việt Nam (BaoMoi) - Chỉ trong buổi tối ngày 1/8, Chi cục Hải quan sân bay Đà Nẵng đã phát hiện hai vị khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam mang theo bản đồ có in “đường lưỡi bò”, sách hướng dẫn du lịch in hình bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Báo Anh dự báo ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2013-2017 (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane Defense Weekly của Anh mới đây vừa có một bài viết đánh giá toàn diện về quá trình hiện đại hóa đi kèm phát triển kinh tế của Việt Nam và đưa ra những dự báo phát triển tương lai. Phunutoday xin lược dịch lại thông tin của bài báo.
  • Khách Trung Quốc đưa ’đường lưỡi bò’ vào Việt Nam (BaoMoi) - (Đời sống) - Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng vừa ngăn chặn kịp thời nhiều vụ người Trung Quốc mang vào Việt Nam bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” phi pháp và ấn phẩm in lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Tam cường Nga Mỹ Trung giận nhau (BaoMoi) - Ngay sau quyết định cấp quyền tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden của chính quyền Putin được đưa ra, ngày 1/8, Nhà Trắng lên tiếng bóng gió về việc có thể cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Putin trong tháng 9 tới đây sẽ bị hủy.
  • Khách Trung Quốc mang bản đồ đường lưỡi bò vào Việt Nam (BaoMoi) - Nữ du khách người Trung Quốc mang theo bản đồ thế giới và bản đồ Trung Quốc khổ lớn có đường lưỡi bò 9 khúc đứt đoạn ở khu vực biển Đông cùng cái gọi là "thành phố Tam Sa" tại vị trí quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Kết quả Kỳ họp thứ 7 UB Hợp tác Song phương Việt-Phi (BaoMoi) - Kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam – Philippines đã kết thúc tốt đẹp. Hai bên đã đạt được đồng thuận trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác biển và đại dương (chủ yếu là biển Đông) được coi là trụ cột trong quan hệ song phương.

Thanh Hóa rộ tin đồn giết người lấy nội tạng

Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đang rộ tin đồn xảy ra nhiều vụ bắt cóc người, giết chết, mổ bụng lấy nội tạng.

Báo Người Lao động cho biết, tin đồn này còn nói rằng nạn nhân là một số nữ công nhân công ty may Ivory, tọa lạc tại xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc. Có người còn nói đã trông thấy tận mắt xác người trôi sông, bị mổ bụng, moi lấy hết nội tạng bên trong.


Công nhân xưởng may hoang mang vì tin đồn bắt cóc, giết, moi lấy nội tạng. (Hình: báo Người Lao động)

Tin đồn lan truyền hơn một tuần lễ nay khiến dân chúng hoang mang không ngớt.

Theo báo Người Lao động, một số công nhân của hãng Ivory không đến xưởng may. Trẻ em không còn dám đi học một mình. Cứ tối đến, đường phố thuộc địa phận xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc vắng tanh, không một bóng người.

Sáng ngày 2 tháng 8, ông Đinh Sĩ Hoa, chủ tịch xã Xuân Lộc đã lên tiếng bác bỏ tin đồn nói trên. Ông này quả quyết rằng đó là tin đồn nhảm, vì cho đến nay chưa có người nào bị giết, bị mổ bụng moi lấy nội tạng tại địa phận xã.

Liên tiếp mấy ngày trước đó, đội trưởng đội bảo vệ Công ty may Ivory và một cán bộ lãnh đạo của huyện Hậu Lộc đã lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt. Tuy nhiên, hầu hết dân chúng trong vùng đều cho rằng, dù biết đó là tin đồn, nhưng vẫn thấy sợ và… không dám bước chân ra đường khi trời tối.
(Người Việt)

Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới

Người bán dâm
Có rất nhiều khác biệt về luật pháp đối với người mua bán dâm trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều khác biệt giữa các quốc gia về "nghề lâu đời nhất thế giới" này. BBC Tiếng Việt giới thiệu một phần bài của Irene Ogrodnik của tờ Global News and The Canadian Press và điểm thêm tình trạng về chủ đề này ở một số nước trên thế giới.

Việt Nam

Mại dâm là bất hợp pháp và người bán dâm từng bị đưa vào trại khi bị bắt nhưng nay sẽ chỉ bị đóng phạt hành chính, theo Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Luật mới sẽ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Thay vào đó, họ sẽ chỉ bị xử phạt hành chính.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam kết luận hành vi bán dâm chưa đến mức phải áp dụng biện pháp hạn chế quyền tự do mà chỉ cần phạt tiền như với người mua dâm.

Trung Quốc

Người bán dâm bị bắt ở Trung Quốc
Mặc dù mại dâm là bất hợp pháp nhưng con số người bán dâm tại TQ ước tính cao nhất thế giới

Luật Trung Quốc rất rõ ràng: mại dâm là bất hợp pháp thế nhưng có lẽ chưa có đất nước nào nhiều người bán dâm như tại đây. Một phúc trình mới đây của tổ chức Giám sát nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) đã nói tới những khó khăn mà người bán dâm phải chịu.

Tại Trung Quốc, thường xuyên có các hoạt động truy quét để ngăn chặn mại dâm nhưng trong bối cảnh đan xen của hoạt động này với các trao đổi làm ăn thì các chính sách hầu như không có hiệu quả. Theo tờ South China Morning Post trích thuật, Liên Hiệp Quốc tin rằng khoảng 4 - 6 triệu phụ nữ trưởng thành Trung Quốc có liên quan tới mại dâm, và một số ước tính còn đưa ra con số lên tới 10 triệu.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, mại dâm là hợp pháp, nhưng những hoạt động liên quan tới mại dâm như mồi chài bắt khách ở nơi công cộng hay tạt xe vào vỉa hè để đón người bán dâm, hoặc làm chủ hay điều hành nhà chứa, làm ma cô đều là phạm tội.

Canada

Trao đổi tình dục tuy không bị coi là bất hợp pháp tại Canada, nhưng mọi hoạt động đi kèm với mua bán dâm thì bị coi là phạm tội. Hồi tháng Ba năm 2012, Tòa phúc thẩm Ontario bỏ đoạn cấm nhà chứa nhưng giữ quy định cấm liên hệ với mục đích mại dâm và như vậy cũng có nghĩa mại dâm đứng đường là bất hợp pháp.

Ngoài ra có hành vi tình dục ở nơi công cộng hay công khai dàn xếp mua bán dâm cũng là có tội. Ma cô, bảo kê hay buộc ai phải bán dâm là bất hợp pháp tại Canada.

Hoa kỳ

Mua bán dâm là bất hợp pháp tại Mỹ, trừ ở Nevada - nơi nhà chứa được cấp giấy phép ở một số khu vực trong bang này. Theo phần lớn các điều luật thì mua bán dâm hay tham gia vào mua bán dâm đều bị coi là có hành vi phạm tội. Luật của Mỹ trừng phạt việc thỏa mãn, trao đổi hay quảng bá mua bán dâm bằng hình bị phạt hay án tù khá nặng.

Buôn bán, tuyển dụng và vận chuyển người bằng vũ lực hoặc bằng cách lừa dối, xúi giục hay lấy tiền mà người bán dâm kiếm được, hay chứa chấp và bắt nạt người bán dâm đều là bất hợp pháp tại Mỹ.

Anh Quốc

Tương tự như luật tại Canada, tự thân việc bán dâm thì không phải là bất hợp pháp tại Anh, nhưng hoạt động liên quan tới mại dâm lại là bất hợp pháp.

Như làm gái/trai gọi hay là người bán dâm độc lập thì không phải là tội nhưng khuyến khích và kiểm soát mại dâm để hưởng lợi thì lại là bất hợp pháp tại Anh.
Buôn người, làm nghề ma cô, bảo kê và điều hành nhà chứa hay mời chài tình dụch trên đường phố đều là các tội hình sự.

Hà Lan

Phố đèn đỏ tại Amsterdam, Hà Lan
Hà Lan là một trong những nước hợp pháp hóa mại dâm từ rất sớm

Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm từ giữa những năm 1800 nhưng phải tới những năm 1980 thì hành nghề mại dâm mới được công nhận là một nghề hợp pháp.
Các quy định cấm nhà chứa và ma cô được xóa bỏ hồi tháng Mười năm 2000 và nay ngành này hoạt động thể theo luật lao động. Người bán dâm đăng ký như người lao động. Các hội đồng thành phố chịu trách nhiệm cấp giấy phép và tiến hành thanh tra nhằm bảo đảm điều kiện làm việc đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Mặc dù thuê dụng người bán đủ tuổi đồng thuận làm việc là hợp pháp, mọi hình thức bóc lột trong lĩnh vực này bao gồm buôn bán và cưỡng bức mại dâm đều là phạm tội theo Luật hình sự của Hà Lan.

Đức

Mại dâm là hợp pháp và có luật lệ quy định tại Đức. Nhà chứa là các cơ sở kinh doanh có đăng ký, nếu bán bán bia rượu và thức ăn thì phải có giấy phép thích hợp mặc dù chính nhà chứa lại cần có giấy phép mở cửa.

Người bán dâm trả thuế thu nhập và phải tính cả tiền thuế Trị giá gia tăng (VAT) vào dịch vụ của mình.

Mexico

Mặc dù Mexico không hình sự hóa mại dâm, nhưng hầu hết các tiểu bang đều có luật lệ quy định cho nghề này, đòi hỏi người bán dâm phải đăng ký và ít nhất phải 18 tuổi.

Nhiều thành phố đòi hỏi người bán dâm phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên và mang thẻ y tế theo người để chứng minh về sức khỏe của mình. Tuy nhiên làm nghề ma cô và chủ nhà chứa là bất hợp pháp, cũng như buôn người hành nghề mại dâm và mại dâm vị thành niên lan tràn trên khắp cả nước.

Argentina

Hành động mua bán dâm là hợp pháp tại Argentina, nhưng nước này hình sự hóa những hành vi có tổ chức như nhà chứa hay ma cô, bảo kê.

Là đất nước có tổ chức của người bán dâm lớn nhất thế giới, Hiệp hội Phụ nữ bán dâm Argentina (the Association of Women Prostitutes of Argentina - AMMAR), luật Argentine cho phép các tỉnh thành được phép bắt người bán dâm nếu có hành vi phản cảm hay bê bối tại nơi công cộng.
(BBC)

Thịt chó và nạn trộm chó

Vài năm trở lại đây, thói quen ăn thịt chó bắt đầu lan rộng trong giới thanh niên, sinh viên, số lượng người ăn thịt chó tăng vọt và số lượng chó bị bắt trộm cũng tăng vọt tỉ lệ. Đáng sợ là mức độ liều lĩnh và man rợ của kẻ bắt trộm chó, ban đầu, những người này dùng gậy gộc, ống tuýp sắt để uy hiếp những ai ngăn cản họ đập chó, về sau, họ dùng cả mã tấu, roi điện và súng hoa cải để uy hiếp dân lành. Và, sự việc phát triển lên đến đỉnh điểm khi người dân nổi giận, bắt kẻ trộm chó đánh hội đồng cho đến chết và đốt xác, đốt xe máy.
H5
Một quán thịt chó, ảnh chụp hôm 15/07/2013. RFA
Không thể làm ăn chân chính
Một người buôn chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không sớm thì muộn anh cũng bỏ nghề, vì thời buổi này không cho phép anh làm ăn chân chính, anh bị ép đủ hướng. Giải thích thêm, anh nói rằng việc chở một chiếc lồng sắt và một ít nồi, niêu, xoong, chảo để đi đổi chó như anh từng làm gần hai mươi năm nay nghe ra không còn hợp thời nữa.
Vì có đổi cách gì anh cũng không thể kiếm lãi gấp đôi lần trên mỗi con chó. Hơn nữa, chó là vật nuôi thân thiết, chủ của nó chỉ đổi những con chó ốm yếu, bệnh hoạn, thậm chí chó có dấu hiệu bệnh dại. Những con chó như thế, bắt cũng nguy hiểm mà khi mang về bán lại cho đại lý cũng bị chê lên chê xuống, đi cả ngày có khi kiếm chưa được một trăm ngàn đồng tiền lãi.
Trong khi đó, kẻ đập chó không cần quan tâm chủ của con chó có đồng ý bán hay không, chỉ cần thấy con chó nào béo mập, lông đẹp là chúng đập, vì chỉ tốn vài chục ngàn tiền xăng để đi lùng, nên khi bán, họ sẵn sàng phá giá, bán đổ bán tháo, mà có bán đổ bán tháo cách gì thì cũng kiếm được vài ba triệu đồng trên tay với năm, sáu con chó đập được.
Đó là chưa nói đến chuyện hiểu lầm, ví dụ như trong làng, trong xóm có nhà vừa mất chó, đằng nào họ cũng bực bội, nếu không may chở giỏ vào khu vực này rao mua chó, ít thì bị người ta gièm pha, khinh bỉ, nhiều thì bị gây gỗ, đánh đập. Suy cho cùng, muốn làm ăn chân chính trong nghề buôn chó khó vô cùng, khó vì nhiều thứ, trong đó có cả chuyện đụng chạm đến nhân phẩm và tính mạng.
Một người buôn chó khác tên Trân, kể với chúng tôi là cách đây vài tháng, ông đã cùng bà con ở thôn Kiến Giang, Lệ Thủy, truy hô và bắt bằng được kẻ đập trộm chó. Bắt xong, nhìn những người dân đánh hai kẻ trộm chó mặt mày sưng húp, ông thấy cũng tội nghiệp, van xin dân làng tha cho chúng. Nhưng, hai ngày sau, cũng chính những kẻ trộm chó này chặn đường ông Trân và dùng gậy đánh ông tới tấp.
Rất may, ông Trân vốn là lính đặc công ở chiến trường Cambodia trong những năm 1970, nên chuyện hóa giải và chống trả không khó khăn cho mấy, ông không hề hấn gì. Nhưng trận đòn trả thù không thành của hai kẻ đập chó lại làm ông tổn thương nặng nề về mặt tình cảm, về cái gọi là sự tử tế và lòng bi mẫn giữa con người với nhau.
Mở quán thịt chó vì lợi nhuận cao
Một người tên Hiếu, chủ quán thịt chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không có thứ gì nhanh xóa nghèo bằng mở quán thịt chó nếu như biết quyết tâm làm giàu. Ông Hiếu cho biết, cứ trung bình một con chó hơi, nghĩa là chó chưa qua khâu làm thịt và chế biến, ông mua với giá từ ba trăm đến năm trăm ngàn đồng, khi về, ông bán được thấp nhất cũng một triệu rưỡi đồng, sau khi khấu hao các thứ như củ riềng, củ sả, lá mơ, chuối cây, các loại rau, mắm tôm và than củi, ông lãi từ một triệu đến một triệu hai trăm ngàn đồng.
Ông Hiếu nói thêm, đó là chưa kể đến những dịch vụ phụ kèm theo như rượu gạo, bia, rượu ngoại. Trước đây người ta chỉ ăn thịt chó uống rượu gạo, nhưng gần đây, do nhu cầu của giới cán bộ càng lúc càng cao cấp, họ không thích uống rượu gạo, chuyển sang bia lon, mà bia lon uống vời thịt chó nghe ra không hợp khẩu vị nên họ chuyển sang rượu ngoại. Trung bình, bán một mâm nhậu cho cán bộ với một chai rượu ngoại, kiếm lãi ít nhất cũng ba trăm ngàn đồng.
Một chủ quán khác ở Lệ Trạch, Quảng Bình nói cho chúng tôi biết là quán của ông khá độc đáo, ông thiết kế quán theo phong cách nhà vườn, có bụi chuối, vại đựng nước, gốc rơm, bụi tre và có nhiều túp lều tranh để thực khách ngồi nhậu. Mỗi túp lều tranh có một bộ phảng gỗ, có đ0.ệm lót để ngồi, có nhân viên phục vụ riêng. Thực khách chỉ cần cầm menu, gọi món là có tất. Ông chế biến một con cầy ra thành hai mươi bốn món chứ không phải bảy món như dồi, rượu mận, hấp, nướng, xáo măng, cuốn sả… như nhiều quán khác. Mỗi món ông đặt tên nghe phảng phất không khí hoàng cung như: Minh Mệnh thảm tức, món hấp, Tự Đức thị uy, tức món nướng, Đồng Khánh lễ nghi tức, món giò chó nướng lá lốt… Tuy quán của ông Hiếu lấy giá hơi cao nhưng bù vào đó là ông có đủ các loại rượu dầm mà với giới chức cán bộ, nó thuộc vào loại cao cấp như nhau chó, rượu sa kê dầm thai chó, rượu Làng Vân dầm pín chó… Theo ông Hiếu, tất cả các loại rượu này đều giúp cho thực khách cường dương, tráng khí và thấy thoải mái, hồi xuân.
Hỏi thăm một thực khách tên Dũng, ông cho chúng tôi biết là ông có thể ăn thịt chó thế cơm, ông là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan cấp tỉnh. Ông nói rằng ăn thịt chó nhưng phải có văn hóa, nghĩa là ăn những quán lịch sự, sang trọng và có rượu ngoại em út, với ông, việc boa tiền cho em út đẹp mắt là một văn hóa đáng trân trọng, nó thể hiện đẳng cấp của một người quí phái.
Một người bạn trong nhóm bắt chuyện khá thân thiết, uống giao lưu với ông khách này vài ly, khoe thu nhập của mình và hỏi thăm mức lương hằng tháng của ông cán bộ này, ông cười mỉa mai, nói rằng tiền lương cả tháng của ông chỉ đủ để ông ăn một bữa thịt chó vừa vừa, chưa đúng đẳng cho lắm.
Chúng tôi tạm biệt Quảng Bình, một vùng đất cho đến nay vẫn được mệnh danh là ‘chó ăn đá gà ăn muối”, nhiều gia đình vẫn còn quay quắt, chật vật với cơm áo. Không biết việc kinh doanh thịt chó của nhiều người và ăn thịt chó có đẳng cấp của các quan chức có làm thay đổi được bộ mặt kinh tế của vùng đất này chút nào không?!
Nhóm phóng viên từ VN
2013-08-02

Phạm Chí Dũng - Hậu Obama-Sang: Bao lâu cho lộ trình TPP?

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc tại Washington, ngày 25/7/2013.Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc tại Washington, ngày 25/7/2013.
TPP chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.


Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP - những tờ báo này “dự báo”. Một lần nữa sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007, giới quan chức ngoại giao và thương mại Việt Nam lại vẽ ra một bức tranh khá xán lạn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu – những đối tượng đã bị biến thành một loại “con tin” của các nhóm lợi ích đầu cơ trong suốt gần ba năm suy thoái đến mức trầm uất khó tin từ đầu 2011 đến nay.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng làm thế nào để chuyển đổi vùng nguyên liệu, một khi phần lớn nguyên phụ liệu lại được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Nam Hải chứ chẳng phải từ địa chỉ nào khác?
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Còn Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lại ám chỉ rằng lộ trình thủ tục TPP dành cho Việt Nam còn phải phụ thuộc vào Quốc hội Hoa Kỳ - cơ quan có vai trò thông qua vấn đề này vào năm 2014, và nếu mọi chuyện không có gì trắc trở, phải sau hai năm nữa tính từ thời điểm này, giới chính trị gia Việt Nam mới có thể được thỏa mãn tham vọng trở thành đối tác xuyên Thái Bình Dương của họ.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm tới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá kiệt quệ cùng nhiều hệ lụy không còn là gián tiếp. Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực mà còn quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó rất có thể khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Phạm Chí Dũng
(VOA)

Lương Kháu Lão -Đôi điều về những ý kiến của ông Nguyễn Thanh Sơn

Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
Sau khi xem BBC đưa   tin  những trả lời phản cảm của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn về bà con Việt kiều biểu tình ở Mỹ phản đối chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang , và sau khi xem bài phê phán Đài Việt ngữ BBC đã xuyên tạc “nó không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn trên Bolsa TV “của ngài Chủ tịch  Ủy ban người Việt nam ở nước ngoài NTS, tôi rất muốn viết gửi ông Sơn vài điều.
Trước hết tôi phải nghe lại trả lời của ông NTS trên BolsaTV xem thực hư ra sao . Vâng trong gần 15 phút tức là thời gian rất dài , ông Sơn đã trả lời có thể nói là “thao thao bất tuyệt”chỉ có hai câu hỏi của nhà Đài : Đánh giá thành công chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước và thái độ của bà con Việt kiều biểu tình chống ông Sang . Nghe cách trả lời của ông bên một quán nhậu trên bờ sông Sài Gòn sau khi ông đã tham gia một sự kiện nào đó, tôi thấy BolsaTV giống như là truyền hình ANTV vậy . Đúng là Đài nhà nên mới trả lời thanh thoát, tự tin đến như vậy , chứ nếu Đài “địch” thì bố bảo ông cũng không dám ăn nói thoải mái vô tư đến như vậy. Ông nói rất dài và trùng lặp về thắng lợi của chuyến thăm của chủ tịch nước. Điều này thì chả có gì phải bàn, nhưng nói ngắn thôi ông ạ , không người ta lại bảo ông cố ý tuyên truyền cho công lao của ngành ngoại giao . Nhưng khi trả lời phóng viên câu hỏi về cuộc biểu tình của bà con việt kiều ở DC thì ông hơi chủ quan. Chủ quan cho rằng mình quá hiểu bà con , cho rằng chỉ có một thiểu số người “cố tình giữ trong lòng một chút hận thù” , rằng đó chỉ là “ảo tưởng”, rằng “chỉ là hiện tượng”, rằng “có những người chỉ vì đồng tiền , thêm chút thu nhập”
Như vậy BBC đã đưa tin đúng. Họ không cần đưa việc ông đánh giá thắng lợi của chuyến đi, họ chỉ cần “chộp” những phát ngôn hớ hênh, phản cảm của ông để hạ bệ uy tín của ông, một tiến sĩ, một thứ trưởng, một chủ tịch mà ngu như bò.
Không tự biết mình ngu, lại đăng đàn chê bai Ban Việt ngữ BBC hành xử không đúng với uy tín của một cơ quan truyền thông có uy tín thì càng nói lại càng bộc lộ cái ngu của mình . Ông nói ” Trong rất nhiều người Việt nam đã về VN , chúng tôi đã gặp và  chúng tôi  biết chứ , rất nhiều người tham gia các cuộc biểu tình trước đây từ cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết. Chúng tôi có hỏi “một vài người” tại sao lại tham gia như thế thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục  đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi .Đấy là chuyến đi của ông Triết, còn chuyến đi của ông Sang thì thứ trưởng đã gặp ai chưa mà quy chụp như vậy ?
Ừ thì cứ cho là có tổ chức nào đó phát tiền cho bà con đi biểu tình chống cộng sản thỉ “Trong rất nhiều người VN đã về VN và chúng tôi đã gặp” khi nói ở trên lại mâu thuẫn với thú nhận “chúng tôi có hỏi một vài người” . Vậy “một vài người ” là mấy người, tên họ địa chỉ đâu . Họ là việt kiều thực sự hay cá chìm ?Nếu không có tức là ông thứ trưởng bịa ra để bêu xấu bà con việt kiều ở Mỹ
Đến cái đoạn ông “so sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu” thì lố bịch và nực cười quá. Ông giải thích “Ở Mỹ , không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông , chỉ biết chấp hành và nộp phạt”" Nhưng ở VN thì người dân có quyền chất vấn Cảnh sát tôi phạm lỗi gì luật gì , tại sao dừng xe của tôi “
Ha ha , ông này toàn đi nước ngoài  nên không biết cảnh sát giao thông VN chặn xe ăn tiền như thế nào và người dân căm thù họ như thế nào. Chất vấn là nhẹ đấy, họ còn nện cho CSGT , hất lên cabo xe kia . Giọng điệu này chả khác gì giọng bà Phó chủ tịch nước ” dân chủ XHCN gấp vạn lần dân chủ TBCN” .( Thực ra câu này đâu của bà Doan, bà lặp lại một giáo trình nào đó như một con vẹt mà thôi). Không biết con trai con gái của ông đang học ở Việt Nam hay theo học ở Mỹ, một đất nước chưa chắc dân chủ bằng Việt Nam. Và học xong liệu chúng có về VN phục vụ đất nước như ông không thưa ngài tiến sĩ , thứ trưởng. Ở Việt nam có một vị thứ trưởng đại ngu ở Bộ Giáo dục, bây giờ lại có thêm một thứ trưởng đại ngu mà còn hãnh tiến nữa chứ ở ngành ngoại giao. Buồn thay cho đất nước nằm trong tay các nhà lãnh đạo vừa thiếu tầm vừa không có tâm như thế này .
Lương Kháu Lão

Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Trong 1 hội nghị do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc VN tổ chức tại Hà Nội hôm 31/7, báo giới trong nước loan tải đề xuất của bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước VN về Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu cần phải bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? Phản ứng của những người quan tâm đến đề xuất này ra sao?
Dư luận ủng hộ
Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan đề nghị đưa ra hướng thảo luận có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không với dẫn chứng tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm nào cũng xấp xỉ gần 100% và các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau nên gây ra căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. Dư luận bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình đề xuất này của bà Nguyễn Thị Doan trước hiện trạng các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quá tốn kém mà không hiệu quả.
Thành phần ủng hộ nhiều nhất chắc chắn là học sinh cuối cấp và các bậc phụ huynh có con em học xong trung học phổ thông. Có thể nói năm học lớp 12 ở VN là một năm học mà thế hệ học sinh nào cũng “nổi da gà” mỗi khi hồi tưởng lại. Suốt năm học lớp 12, vừa học trong lớp lại vừa luyện thi 3 môn chính cho các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Khi những bông hoa phượng đỏ thắm chớm nở nơi góc trường báo hiệu 3 tháng hè thì những “sĩ tử” cuối cấp phải vùi đầu “dồi mài kinh sử” cho kỳ thi học kỳ 2, thi tốt nghiệp ra trường và còn thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ, các trường trung học chuyên nghiệp. Ở cái “tuổi ăn, tuổi lớn” phải học thi dồn dập và cha mẹ luôn miệng nhắc nhở “phải đậu kỳ thi tốt nghiệp” tạo ra một áp lực vô cùng căng thẳng cho các bạn học sinh. Học ngày, học đêm và học cả trong giấc ngủ. Đa số các “sĩ tử” học thi theo cách đối phó để chuẩn bị cho 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT may nhờ rủi chịu.
Sau 12 năm miệt mài đèn sách, thế hệ học sinh hôm nay mô tả ở tiểu học thì phải mang vác cặp, ba-lô to hơn thân hình. Ở trung học thì phải học những bài toán, lý, hóa mà những kiến thức được học không ứng dụng trong thực tế sau này của đại bộ phận học sinh. Chính các bạn học sinh lên tiếng những bài học lịch sử nhồi nhét, các bài giảng về đạo đức không còn tồn tại trong giáo trình học tập. Và cũng chính những người tuổi 18, đôi mươi này cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT không có tính hiệu quả thực tiễn. Bạn Khoa nói lên suy nghĩ của mình với đài ACTD:
“Thấy không cần thiết phải thi. Nếu chương trình đúng, nghiêm khắc thì học xong lớp 12 và đạt điểm lên lớp có nghĩa là mình tốt nghiệp rồi. Tại sao phải tổ chức kỳ thi nữa? Nếu không đủ khả năng lên lớp 12 thì không được tốt nghiệp. Như vậy thôi”.

000_Hkg5079044-305.jpg
Hai học sinh vừa bước ra khỏi một kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 ở Hà Nội. AFP photo
Cùng quan điểm ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều nhà khoa học và các chuyên gia giáo dục đã lên tiếng từ nhiều năm trước đây rằng bỏ kỳ thi này sẽ giúp làm giảm áp lực cho người học, giảm áp lực và chi phí cho gia đình và cho xã hội. Hiện nay tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT có năm đạt đến 98% . Chỉ có 2% phần trăm bị loại mà rất tốn kém cho 1 kỳ thi toàn quốc thì không cần thiết để tổ chức. Tỉ lệ chênh lệch có vài phần trăm thì không thể nói chất lượng kém đi nếu không thi.
Giáo sư Văn Như Cương, người cùng tham dự trong hội nghị hôm 31/7 với sự có mặt của bà Nguyễn Thị Doan cho biết qua đề xuất của bà Phó Chủ tịch nước, đại biểu nhất trí hoặc bỏ hoặc tổ chức kỳ thi đơn giản hơn. Riêng GS Văn Như Cương đề nghị kỳ thi giao cho các Sở Giáo Dục tự quyết định kể cả ngày giờ thi, đề thi và biểu điểm chấm thi. GS Văn Như Cương giải thích vì sao không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp:
“Không nên bỏ kỳ thi là bởi vì có học là có thi. Nếu mà không thi thì sẽ không học. Đấy là tâm lý của học sinh là như thế thôi. Đáng lý ra phải thực hiện học gì thì thi đó chứ không phải thi gì thì mới học nấy. Cuối lớp 12 thì nên có kỳ thi nhẹ nhàng gọi là tổng kết. Chứ không nên thi toàn quốc như bây giờ”.
Nên bỏ thi Đại học?
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thay vì bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì hiện nay vẫn duy trì cả 2 kỳ thi là một sự thừa thải và “bắt khó” học sinh. Phó GĐ Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng Giáo dục, bà Vũ Thị Phương Anh nhận xét cùng một thời gian ngắn mà học sinh cuối cấp phổ thông phải trải qua 2 kỳ thi thì quả là thừa. Bà Phương Anh nói:
“Tôi nghĩ thừa một trong 2 thì tôi đồng ý. Nếu tôi được quyền lựa chọn thì tôi cho rằng phải làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhẹ nhàng cũng được. Nhẹ nhàng có nghĩa là có thể đậu tỉ lệ cao 80-90% nhưng kỳ thi đó phải tốt. Còn muốn giảm áp lực thì kỳ thi Đại học trả lại cho các trường. Đó cũng là yêu cầu về tự chủ của các trường Đại học. Điều này được quy định trong Luật Giáo dục Đại học VN mới áp dụng trong năm 2013”.
Bà Vũ Thị Phương Anh phân tích thi tốt nghiệp THPT 6 môn trong khi thi ĐH còn 3 môn. Nếu không có kỳ thi tốt nghiệp thì học sinh chỉ chú trọng vào 3 môn thi ĐH. Cả 2 kỳ thi học sinh đều không chú trọng đến những môn phụ dẫn đến học sinh bị học lệch môn nên mô hình giáo dục toàn diện bị ảnh hưởng. Và mục đích quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp nhằm đánh giá chất lượng giáo dục ở từng địa phương tỉnh, thành trên cả nước như thế nào sau 1 năm học. Những thông tin về quản lý như trường nào yếu kém, chương trình học có quá tải không, trường nào giảng dạy có hiệu quả tốt… rất cần cho Nhà nước để định hướng chính sách mới cũng như đánh giá lại các chính sách đã hỗ trợ có tác động như thế nào. Bà Vũ Thị Phương Anh cho rằng hiện nay trong các cuộc tranh luận về nên bỏ thi tốt nghiệp THPT, mục đích quan trọng này không được chú trọng đến.
1 ngày sau đề xuất của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Phạm Vũ Luận cho biết sẽ nghiên cứu đề nghị này. Kết quả nghiên cứu sẽ ra sao? Nên bỏ hay nên không? Nhưng chắc chắn trong năm học 2013-2014 sẽ có hàng triệu học sinh lớp 12 thầm hy vọng không phải thi tốt nghiệp THPT và cũng có hàng triệu phụ huynh tiết kiệm được tiền bạc không phải chi trả cho những lớp luyện thi, không phải tất tả tìm thuê người thi hộ cũng như không phải thắt thỏm lo âu khi thấy con mình cứ gục đầu ngủ một cách mệt mỏi rã rời trong kỳ thi định mệnh.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-08-02

Trịnh Văn Minh - Thư ngỏ: “Sửa đổi Hiến pháp trước hết phải sửa đổi con người Hành pháp và Tư pháp”


Bức thư ngỏ góp ý sửa đổi Hiến pháp: “Sửa đổi Hiến pháp trước hết phải sửa đổi con người Hành pháp và Tư pháp”

                                                            Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013

Kính gửi:

- Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ủy ban Thường vụ Quốc hội 2013.
- Các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Sinh ra từ những năm đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập; lớn lên qua tuổi học sinh đầy lòng tự hào trong thời kỳ đấu tranh đánh Pháp, đuổi Nhật, Cách mạng tháng Tám thành công; trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước; và già đi qua quá trình xây dựng Chủ nghĩa Xa hội, đổi mới đất nước; tôi đã được chứng kiến bao cuộc đổi thay, bao lần sửa đổi Hiến phap 1946, 1959, 1980, 1992; và đã từng tin tưởng, đặt bao hy vọng vào dất nước và con người ngày một tiến lên.
Song tuổi trẻ càng hy vọng bao nhiêu, thi khi già lại càng thất vọng bấy nhiêu!
Nay được ”lấy ý kiến Nhân dân về Dự tháo sửa đổi hiến pháp”, tôi chỉ xin đóng góp một ý kiến duy nhất: “Sửa đổi Hiến pháp trước hết phải sửa đổi con người của Bộ máy Hành pháp và Tư pháp”. Xin chỉ điểm qua 2 mục tiêu cơ bản đầu tiên của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
Về “lý thuyết”, nghe ra thì đều tốt đẹp:
Chương I. Điều 2 đã viết: “Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
Điều 8 lại thêm “Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật“.
Chương II về “quyền con người và quyền công dân” lại ghi những điều mong chờ: các điều 17, 22, 26, 31, 33, 35, 37, 43 của Dự Thảo sửa đổi Hiến pháp.
Song “thực tế”, thì đã có quá nhiều điều ngược lại:
. Cán bộ Hành pháp Tư pháp suy thoái tràn lan! không ít không còn là của Nhân dân, vì Nhân dân, mà vì tiền, vì chức, vì quyền, và vì những kẻ cướp phá chiếm đoạt của nhân dân.
. Hiến pháp và Luật pháp không được thực thi trở thành nỗi đau cho nhân dân bị hại.
. Quyền con người, quyền công dân không được bảo vệ! Nông dân phải chịu quá nhiều thiệt thòi, Trí thức cũng không ít những nỗi bất công, chèn ép, ức hiếp, bóc lột phải âm thầm chịu đựng!
Dư luận đã phản ánh quá nhiều sự việc! Bài viết dưới đây chỉ xin nêu một sự thực cụ thể về hai đơn vị Hành pháp và Tư pháp cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN VN, có trách nhiệm bảo vệ trật tự an ninh xã hội, bảo vệ quyền con người-quyền công dân. để có thể thấy: Hiến pháp và Luật pháp đã được thực hiện như thế nào tại giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội???
Kính mong Quý vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quý ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Quý ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ủy ban Tư pháp, Pháp luật, và Quý vị Đại biểu Quốc Hội hãy bớt chút thì giờ quan tâm xem xét, để có thể hiểu được phần nào những nỗi bức xúc của nhân dân, và thấy rõ điều gì là cơ bản trong việc sửa đổi Hiến pháp để thoát khỏi cảnh suy thoái tràn lan hiện tại, và đưa đất nước thực sự tiến lên:
Sửa đổi Hiến pháp mà không sửa đổi con người Hành pháp và Tư Pháp, thì vẫn chỉ là lý thuyết giả tạo mà thôi! một khi trong Chính quyền Nhân dân, UBND, CAND, VKSND, TAND vẫn còn những người không phải “của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân”, mà vì chức, vì quyền, vì tiền, hại nước, hại dân, đi ngược lại Hiến pháp và Luật pháp!
Vậy trách nhiệm đó thuộc về ai? Ai sẽ là người sửa chữa? và khắc phục thế nào sự suy thoái tràn lan về tư tưởng, đạo đức, lối sống của những con người thuộc bộ máy pháp quyền hiện đại?
Bằng cách: sửa đổi Hiến pháp, Luật pháp, cải tổ cơ chế lãnh đạo, tổ chức, quản lý, giáo dục, đào tạo, tuyển chọn và sử dụng cán bộ… của bộ máy pháp-quyền, quá nặng về quyền lực -(nhẹ về luật pháp)-, và quá cồng kềnh hiện nay!
Tại sao CAND và VKSND quận HK lại trở thành bảo vệ của kẻ cướp phá chiếm đoạt nhà cửa tài sản của công dân? đi ngược lại hiến pháp và pháp luật?
Tôi là GS.TS.BS., 80 tuổi, nguyên Giảng viên Cao cấp Trường ĐHYHN, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng II, Huy chương vì sự nghiệp Y tế, Huy chương vì các thế hệ Khoa học trẻ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học-công nghệ, cùng đại gia đình 11 anh chị em, (bên A), là chủ sở hữu ngôi nhà ở góc phố 23M Hai Bà Trưng-17AB Hàng Bài Hà Nội, do Bố Mẹ chúng tôi mua từ 1952 để ở cho đại gia đình, bằng tiền mồ hôi nước mắt dành dụm cả đời của 2 thế hệ lao động trí óc. (Bố tôi nguyên là Giám đốc Canh nông toàn miền Bắc cũ, Chuyên viên cao cấp, Cố vấn Bộ Nông trường của nướcVNDCCH sau 1954, nay là Bộ Nông nghiệp).
Sau tiếp quản Thủ đô, trước tình trạng khan hiếm nhà ở, do sự tích cực vận động của nhà nước Bố mẹ chúng tôi đã thu hẹp dần diện tích ở của đại gia đình và nhường một phần cho các cơ quan nhà nước thuê để phát triển thương nghiêp XHCN (1956,1959). Rồi năm 1961 đã giao phần cho thuê cho nhà nước quản lý, chỉ còn giữ lại để ở: toàn bộ tầng III, 1 phòng tầng II và các diện tích phụ ở cả 3 tầng. Thời gian qua, phần nhường cho các cơ quan nhà nước và giao nhà nước quản lý để ủng hộ cách mạng XHCN, đã biến dần thành của các hộ tư nhân tự do kinh doanh!
Cuối năm 2007, người mới mua được một căn hộ ở tầng II muốn mua nốt phần nhà còn lại của đại gia đình (bên B), đã tự thảo một hợp đồng đặt cọc không công chứng, mới trả được già nửa tiền, chưa mua bán. Đến cuối năm 2009, đã lợi dụng lúc tôi ốm đau phải nằm bệnh viện, đột nhiên phá khoá, phá cửa cầu thang lên tầng III của đại gia đình; phá 3 lần khoá 2 lần cửa vào căn hộ riêng của tiểu gia đình tôi; đảo lộn toàn bộ đồ đạc tài sản vật chất, tinh thần và trí tuệ bên trong, thứ lấy đi, thứ để lại; sách vở, tài liệu-công trình nghiên cứu, thư từ trao đổi khoa học với nước ngoài, dụng cụ chuyên môn: cho vào bao tải, chất đống trong phòng! Rồi cho thợ vào tháo rỡ tất cả các cửa ra vào, cửa kính của các cửa sổ, phá rỡ toàn bộ trần nhà, tường hoa bancông, các lò sưởi cổ lát đá hoa vân trên đặt bàn thờ gia tiên, đục tường, rỡ cửa, mở thông các phòng: chiếm đoạt và sử dụng trái phép toàn bộ tầng III riêng biệt của đại gia đinh, làm thành một công trình xây dựng ngổn ngang, chủ nhà không còn một chỗ trú ngụ, đi về, làm việc, tiếp tục viét sách cho Bộ Y tế!
Ngày 30-12-2009 tôi đã khẩn cấp làm đơn trình báo các cấp. Công an phường và Dân phố đến làm biên bản kiểm tra hiện trường lần I ngày 1-1-2010; rồi mời họp 2 hộ gia đình, “yêu cầu bên B không được sửa chữa, sử dụng diện tích nhà chưa bàn giao, và phải bảo quản số tài sản còn lại của chủ nhà”. Song bất chấp CA phường, ỷ thế vào các cấp cao hơn, (CAND, VKSND quận HK, và con em một vài quan chức cấp cao cùng phối hợp kinh doanh), bên B đã tiếp tục phá hủy tất cả các diện tích phụ của gia đình ở cả tầng II và tầng I, để mở thông với căn hộ mới mua được ở tầng II làm thành phòng nhảy-quán bar! làm mất mát thêm dần số tài sản còn lại của chúng tôi.
Sau nửa năm làm hàng chục lá đơn kêu cứu không ai giải quyết, Công an phường và Dân phố đến làm biên bản kiểm tra hiện trường lần II ngày 4-6-2010 cho thấy: Tầng III đã bị phá rỡ tan hoang; khối lớn tài sản chất đống trong phòng khi kiểm tra hiện trường lần I (x, ảnh) chỉ còn 13 bao tải sách vở, dụng cụ, và những hộp to nhỏ đựng phim ảnh, băng hình nghiên cứu khoa học, và một số đồ vặt khác. Ngăn kéo và tủ bàn giấy lớn đã bị phá rỡ trống rỗng. Ghế ngồi làm việc và tủ đứng kê sát tường cũng không còn. Tầng I, II đã bị phá hủy thay đổi hoàn toàn cấu trúc.
Ngày 28/7/2010 tôi buộc phải làm đơn tố giác và đề nghị khởi tố vụ án Hình sự, theo 4 Điều 124, 143, 139, 142: tội xâm phạm chỗ ở công dân; tội huỷ hoại, làm mất mát tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt nhà cửa tài sản; tội sử dụng trái phép nhà cửa tài sản của người khác.
Song suốt hơn 3 năm trời cho đến nay, CAND và VKSND quận HK vẫn ra sức bao che cho kẻ cướp phá tiếp tục xâm phạm, chiếm đoạt, và sử dụng trái phép nhà cửa tài sản của chúng tôi:
Tiếng nhạc phòng nhảy-quán bar vẫn đêm đêm giễu cợt sự bất lực của pháp luât! Ngôi nhà rực rỡ ánh đèn tại giữa trung tâm Thủ đô tố cáo sự bất công của thời đại: vùi rập thế hệ trí thức đi theo cách mạng suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân; và bao che cho kẻ có tiền làm giầu trên mồ hôi nước mắt của nhân dân!
Về cách làm việc và những luận điểm trái pháp luật, ức hiếp công dân của hai Cơ quan Hành pháp và Tư pháp tại giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội!
Kính mong Quý vi Lãnh đạo và Nhân dân hiểu biết pháp luật hãy xem xét và trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi sau đây, qua quá trình làm việc của hai cơ quan Hành pháp và Tư pháp cơ bản tại giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội:
I) Theo đơn ngày 28/7/2010 của chúng tôi, CSĐT-CAND Quận Hoàn Kiếm đã gọi từng người trong đại gia đình lên chất vấn đủ điều. Song sau hơn 3 tháng, vẫn im lặng, không hề động tĩnh. Tôi phải làm đơn xin đươc trả lời, ngày 18/11/2010 mới được mời lên nhận Thông báo của Đai tá Nguyễn Phú Thắng là: “Không đủ căn cứ quy kết có các hành vi xâm phạm chỗ ở..., huỷ hoại..., làm mất mát tài sản... Quyết định không khởi tố vụ án hình sự...”!
Vậy xin hỏi: “Theo quy định của Pháp luât”, thế nào mới được coi là “đủ căn cứ” ???
- Phá khoá, phá cửa vào nhà lục xoát, đảo lộn toàn bộ đồ đạc tài sản bên trong, tháo rỡ tất cả các cửa ra vào, cửa kính của các cửa sổ, phá hủy trần nhà, ban-công, đục tường, mở thông các phòng, làm chủ nhà không còn một chỗ đi về, trú ngụ, sinh hoạt, làm việc: không phải là “xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân”, thì là cái gì?
- Phá huỷ toàn bộ cấu trúc nội thất, thu gom tài sản vật chất, tinh thần và trí tuệ của người lao động trí óc, thứ lấy đi thứ để lại cho vào bao tải chất đống trong phòng, làm hư hỏng mẩt mát gần hết, qua 3 lần kiểm tra hiện trường: không phải là “huỷ hoại, làm mất mát tài sản” thì là cái gi?
- Đơn tố giác 4 diều theo luật hình sự. CAND cố tình phủ nhận 2 điều sự thật đã quá rõ ràng: 124, xâm phạm chỗ ở; 143, huỷ hoại, làm mất mát tài sản; và mặc nhiên cho phép tiếp tục 2 diều: 139, chiếm đoạt nhà cửa tài sản, và 142, sử dụng trái phép nhà cửa tài sản của công dân!
Phải chăng đó là chức năng của CAND làm theo lời Bác?
II) Ngày 20/11/2010, tôi buộc phải làm đơn khiếu nại trả lời sai trái của Đại tá Thắng! CA phường-quận, cùng Dân phó, nhiếp ảnh gia và chủ nhà đến kiểm tra lại hiện trường lần III ngày 18/2/2011 cho thấy: “toàn bộ tầng III đã bị tàn phá tan hoang; tầng I+II bị thay đổi hoàn toàn cấu trúc, số tài sản còn lại sau 2 lần kiểm tra trước đã bị mất mát gần hết: (còn lại chưa đầy 6 bao)! Song lại một đợt im lặng kéo dài. Tôi phải làm đơn đi, lại nhiều lần, ngày 17/5/2011 mới được CSĐT-CAND quận HK mời lên trả lời lại lần II là: “Công nhận bị cáo có phạm pháp, song đã phải bỏ ra một số tiền lớn..., nên có quyền được phá nhà để sửa chữa, sử dụng”.
Vậy luật pháp nào quy định phải bỏ tiền ra? và bỏ ra bao nhiêu (?) thì được phép phá nhà của công dân, để sửa chữa, chiếm đoạt và sử dụng làm của mình?
III) Chờ đợi thêm một tháng nữa xét lại, ngày 3/6/2011 CSĐT Nguyễn Xuân Long mới đưa ra Thông báo trả lời lại lần III một cách mờ ám: Đề ngược lại ngày tháng là ngày 6/5/2011, tức 11 ngay trước trả lời lần II 17/5/2011; và phủ nhận lại việc đã công nhận là phạm pháp khi trả lời lần II, gọi đó là “tranh chấp dân sự trong việc mua bán, sử dụng, quản lý, sửa chữa nhà”.
Vậy chức năng của CAND phải chăng là ra sức tìm mọi cách và mọi lời ngụy biện, đảo ngược lại luật pháp để bao che cho kẻ phạm pháp? gọi hợp đồng đặt cọc không công chứng chưa trả đủ tiền là “đã mua bán” và hanh vi cướp phá nhà của công dân là “tranh chấp quyền sử dụng, quản lý, sửa chữa nhà với chủ nhà!”
IV) Trước cách làm việc như vậy của CAND quận HK, tôi buộc phải làm đơn lên tới Quốc Hội và Lãnh đạo Đảng CS VN; và may mắn được Đ/c Tổng Bí thư Chủ tịch Quốc Hội khóa XII giao cho Ban Dân nguyện Thường vụ Quốc hôi khóa XII chuyển đến VKSND quận HK.
Song ông Phó Viện trưởng VKSND quận HK Nguyễn Phụ Đức đã lại có ngay công văn trả số 226/CV-VKS ngày 16/7/2011, ra sức bao che cho kẻ phạm pháp bằng những lời lẽ bịa đặt dối trá, trái ngược hẳn sự thật!
V) Cả đại gia đình anh chị em Cán bộ chuyên môn cao cấp lại phải tiếp tục làm đơn lên; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ban Dân nguyện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội XIII. Đơn cũng kính gửi Viện Trưởng VKSND TP Hà Nội, Viện Trưởng VKSND Tối cao; Giám đốc Sở CATP HàNội; Phó Thanh tra Bộ Công an Ma Văn Kỳ, Cục Điều Tra chống tham nhũng Bộ CA; Cục chống tham nhũng-Ban Thanh tra Chính phủ; Chủ tich UBND quận HK, Bí thư Quận ủy HK; Chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế Thảo; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm quang Nghị; Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc…
Đặc biệt đơn khiếu nại tố cáo đã được gửi tới cấp trên trực tiếp của 2 đơn vị làm sai là: Bà Viện trưởng VKSND quận HK, và Ông Giám Đốc Sở CA TP Hà Nội. Song đơn gửi Bà Viện Trưởng VKSND HK, gửi đi gửi lại rất nhiều lần, cả năm trời vẫn không nhận được một câu trả lời!
VI) Còn đơn gửi ô. Giám Đôc Sở CA TP HàNội. Ông yêu cầu phải làm rõ 2 tội: “1) xâm phạm chỗ ở, 2) phá hoại nhà cửa, làm mất mát tài sản”; và vẫn cho phép kẻ phạm pháp được tự do tiếp tục 3) chiếm đoạt nhà cửa tài sản, và 4) sử dụng trái phép nhà cửa tài sản của chúng tôi.
Tôi đã nêu rất rõ chứng cứ cụ thể, không phải chỉ trong một mà rất nhiều đơn, có ảnh chụp và biên bản kiểm tra hiện trường của CA phương và đại diện Dân phố, Song không trả lời được đơn của chúng tôi, ông nguyên Giám Đốc CATP Nguyễn Đức Nhanh đã chuyển cho Cơ quan CSĐT-CATP; và CSĐT-CATP lại chuyển trách nhiệm cho VKSND Hoàn Kiếm.
VII) Suốt 3 năm không trả lời tất cả các đơn của chúng tôi, Bà Đào Thị Thành, Viện trưởng VKSND quận Hoàn Kiếm bỗng ra “Quyết định” số 03/QĐ-VKS ngày 4-9-2012 bác bỏ các đơn khiếu nại một cách độc đoán, với những lý do bịa đặt, dối trá, hoàn toàn theo kẻ phạm pháp, mà không một câu hỏi đến người bị hại, không một lời đếm xỉa đến các biên bản kiểm tra hiện trường của CA phường và đại diện Dân phố.
Vậy theo điều 132 của Bộ Luât hình sự : “Lợi dụng chức quyền để cản trở khiếu nại tố cáo, Bà Viện trưởng VKSND HK có bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ 1 năm, hay phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm,… cấm đảm nhiệm chức vụ... từ 1 đến 5 năm", hay không?
VIII) Quyết định của Viện Trưởng VKSND đã trắng trợn nói dối: 1) Gọi việc “phá hủy nội thất các diện tích chính-phụ ở cả 3 tầng, để xây dựng lại, thay đổi hoàn toàn cấu trúc”, chỉ là: "... đảo lại mái ngói, sơn lại tường phía ngoài..., để chào mừng 1000 năm Thàng Long"; và 2) Coi đó là hành vi hợp pháp, vì “đã có 2 đơn xin phép UBND phường và xin phép gia đình". Trong khi đó chỉ là 1 đơn lừa đảo, giả danh gia đình xin phép UBND sửa chữa nhà của chủ nhà! Đơn đứng tên 4 người chỉ có 2 người ký, giấu kín không cho 2 chính chủ biết! (X, Photocopy). Vậy mà UBND vẫn cấp phép cho kẻ lạ được tự do xây dựng và kinh doanh trên đia hạt nhà của chủ nhà, gây hậu quả nghiêm trọng. VKSND quận lại lấy đó làm bằng chứng hợp pháp để bao che cho tội phạm!
Những điều dối trá nêu trên của Viện Trưởng VKSND HK lại càng trắng trợn, khi đã có 2 văn bản pháp lý ngược lại: 1) Đơn khởi kiện ngày 10/5/2010 của cả tập thể các hộ ở tầng I cùng tố cáo hành vi đã nêu của kẻ phạm pháp, mà tòa án đã phải công nhận, (X, Bản án số 77/2013/DS-PT ngày 03/5/2013 của TANDTC tại Hà Nội), và 2) Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 14/3/2011 của UBND Phường Tràng Tiên “đình chỉ thi công xây dựng vi phạm trật tự…tại số 23M HBT.”
IX) Quyết định của Viện Trưởng VKSND còn trắng trợn vu khống người bị hại nói điều bịa đăt vô lý, để làm lý do cho phép kẻ phạm pháp được tự do sửa chữa nhà của chủ nhà, mà không cần ý kiến của chủ nhà! Vậy đâu là phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiêp và trình độ pháp lý của một Thủ trưởng Cơ quan pháp luật, khi đặt bút viết: “Khi sảy ra tranh chấp với hộ ông Cường tại 17A Hàng Bài, ông HXM có đề nghị bên bán làm thủ tục đòi phần diện tích bị ông Cường lấn chiếm; ông TVM nói "Nhà đã bán cho anh, anh cũng đã trả bẩy phần tiền, tưc là nhà của anh, tự anh đi mà giải quyết, tôi không có thì giờ.... Đây cũng là lý do ông HXM không xin ý kiến của ông TVM để gửi đơn đến UBND Phường Tràng Tiền xin sửa chữa nhà…".
Trong khi Viện trưởng đã thừa biết là: 1) khi ông Cường ở tầng I lên xây dựng trái phép trên sân thượng tâng II, tôi là người đã chủ chốt làm đơn và tích cực đấu tranh từ đầu đến cuối; và 2) trong các đon tố cáo Hà Xuân Minh ở tầng II lên cướp phá tầng III, tôi đêu kiên quyêt khẳng đinh là: "Nhà chưa bán, chưa trả đủ tiền, là vẫn thuộc chủ nhà, không ai có quyền xâm phạm!"
Vậy vu khống hay đồng loã với kẻ vu khống, Viện Trưởng VKSND HK có bị xử lý theo Điêu 122 của Bộ luât hình sự nước CHXHCN VN hay không ? "Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hay phạt tù từ 3 tháng dến 2 năm; hay 1 năm đến 7 năm”?
X) Cùng một lời vu khống mà Bà Viện Trưởng nói một đằng, ông Viện Phó lại nêu một nẻo: chứng tỏ rõ bản chất dối trá và trình độ nghiệp vụ của cả 2 thủ trưởng VKSND quận HK:
Quyết định của Bà Viện trưởng viết : “Khi xảy ra tranh chấp với hộ ông Cường….” ;
Công văn số 226/CVVKS ngày18-7-2011 của ông Viện Phó Nguyễn Phụ Đức lại viết: "Do việc làm sổ đỏ có tranh chấp nên ông HXM có yêu cầu ông TVM cùng đi giải quyêt, khi đó ông TVM có nói: Anh đã trả 7/10 số tiền rồi, là nhà của anh thì tự anh đi giải quyết".
Vậy một viện mà Viện Trưởng và Viện Phó không thống nhất được với nhau trong cùng một lời vu khống Nhân dân, thì làm sao có thể gọi là Viện Kiểm sát Nhân Dân?
XI) Trước cả chuỗi việc làm sai trái, phản pháp luật của CAND và VKSND Quận Hoàn Kiếm, ngáy10/11/2012, 20/11/2012 và 4/12/2012, tôi đã làm đơn khiếu nại tới Viện Trưởng VKSND TP Hà-Nội, và Viện Trưởng VKSND Tối cao. Song VKSND TP đã từ chối “không thụ lý đơn khiếu nại”! và VKSND Tối cao vẫn im lăng, không trả lời.
XII) Cuối cùng, tôi đã làm đơn lên tới ông Chủ nhiêm ủy ban Tư pháp Quốc Hội khóa XIII và các cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, về cách thực thi Hiến pháp và Pháp luât như trên, và vẫn chưa nhận được dù chỉ một lời hồi âm!
Vậy đâu là Nhà nước pháp quyền XHCN? Và đâu là Hiến pháp, Luật Pháp của nước CHXHCN Việt Nam? Khi mà CAND và VKSND cùng ra sức phối hợp bảo vệ kẻ cướp phá chiếm đoạt nhà cửa tài sản của người lao động trí óc! thì công dân còn biết trông cậy vào ai để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của minh??? Trên toàn thế giới có đất nước nào như vậy hay không?
Kết luận:
Vấn đề tuy nhỏ, nhưng là một điển hình về không ít những con người của Bộ máy Hành pháp và Tư pháp hiện đại, trong việc thực hiện Hiến pháp và Luật pháp của nước CHXHCN VN.
Chỉ một việc cỏn con: “yêu cầu kẻ cướp phá chiếm đoạt nhà cửa tài sản của công dân, làm lại theo đúng pháp luật, và trả lại quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân”, mà suốt hơn 3 năm trời vẫn không ai làm? Hàng trăm lá đơn khiếu nại gửi đủ các cấp, vẫn không ai giải quyết! Kẻ phạm pháp có tiền không trả vẫn được bao che, bảo vệ bởi CAND và VKSND, và vẫn ngang nhiên chiếm đoạt, sử dụng trái phép nhà cửa tài sản của người lao động trí óc suốt đời tận tụy phục vụ XHCN, cho đến khi sức tàn, lực kiệt!
Vậy đâu là Quyền con người và quyền công dân? khi Hiến pháp-Luật pháp không được thực thi, và công dân phải sống trong vòng “Quyết định” của những nguời Hành pháp-Tư pháp không phải của nhân dân, mà của những kẻ cướp phá chiếm đoạt nhà cửa tài sản của nhân dân!
Hiến pháp dù có sửa đổi đền đâu mà “không sửa đổi con người hành pháp và tư pháp”, không đảm bảo cho dân được sống trong trật tự, an ninh, công băng, tự do, dân chủ, thì vẫn chỉ là tuyên truyền giả tạo mà thôi!
Kính mong Quý vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc Hội, Quý ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ủy ban Tư pháp, Pháp luật, các Quý vị Đại biểu Quốc hội và các cấp Chính quyền có liên quan, hãy bớt chút thì giờ xem xét những điều thực tế đã nêu, và có biện pháp giải quyết cụ thể, để việc sửa đổi Hiến pháp trở thành thực sự có ý nghĩa và có hiệu lực.
Xin được trả lời người viết dù chỉ một câu, hay 2 chữ: “Đã xem"!
Người viết,
GS. TS. BS. Trịnh Văn Minh
T.B.: Bức thư ngỏ này nếu không được phản ánh trước công luận và không được đến tay các vị Lãnh đạo, ủy ban Thường vụ Quốc Hội, ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ủy ban Tư pháp, Pháp luật, và Quý vị Đại biểu Quốc Hội; thì Điều 26 Chương II của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng chỉ là vô nghĩa! và việc “Lấy ý kiến nhân dân” lại càng vô nghĩa hơn, vì gây tốn kém về tiền bạc và thời gian cho cả nhà nước và nhân dân!
Lần đầu tôi đã mong đợi ở một số Báo mạng phản ánh tiếng nói của dân, song “ý dân, trí dân” đã bị bóp nghẹt trong bóng tối! Nên đành xin tiếp tục gửi lại đến những nơi hy vọng sự thật sẽ được quan tâm hơn!

TQ chống tham nhũng 'có hiệu quả'


Ông Tập Cận Bình yêu cầu các bữa tiệc nay giới hạn chỉ ba đĩa và thêm món súp

Hãng dược phẩm GlaxoSmithKlein (GSK) có lẽ không phải là công ty nước ngoài cuối cùng vướng phải các quy định chống tham nhũng của Trung Quốc.

Mà chuyện đó không phải chỉ xảy ra ở các công ty nước ngoài.

Vì sao vậy? Việc tân Chủ tịch Trung Quốc thúc giục phải mạnh tay với nạn tham nhũng dường như bắt đầu thu được kết quả.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa vấn đề chống tham nhũng thành một trong những mục tiêu chính trong năm đầu tiên ông nhậm chức.

Lý do rất rõ ràng: Hiện đang có hàng chục ngàn cuộc biểu tình xảy ra tại Trung Quốc mỗi năm, và nhiều cuộc trong số này liên quan tới các cáo buộc tham nhũng.

Với việc tăng trưởng đang chậm lại thì những căng thẳng âm thầm sẽ có nguy bùng nổ.

Tay không đồng hồ

Một quốc gia phi dân chủ thường không có những van an toàn - chẳng hạn như khả năng tống những đối tượng tham nhũng ra khỏi cơ quan - căng thẳng dồn nén có thể sẽ dẫn đến đe dọa bình ổn xã hội, và đó là điều chính phủ Trung Quốc sợ hãi. "Loạn" là một trong những điều Trung Quốc muốn tránh.
Mà đó là điều không chỉ giới hạn ở các công ty nước ngoài như GSK.
Giới chức địa phương đang bị lôi ra ánh sáng.
"Người ta thường muốn giao dịch với những người họ đã biết và cảm thấy tin cậy, và đó là một phần do hậu quả của hệ thống pháp luật chưa phát triển tại Trung Quốc"
Đã có những bức hình được đăng lên mạng xã hội của Trung Quốc, Weibo, cho thấy cảnh Chủ tịch Tập cùng các quan chức địa phương nay không còn đeo đồng hồ, nhưng cổ tay vẫn hằn rõ dấu vết từng đeo.

Từ khi những chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền được coi như chỉ dấu tham nhũng chính trị, cuộc truy quét bắt đầu được tiến hành.

Doanh số bán đồng hồ sang trọng trên toàn cầu đã giảm mạnh đối với các đơn hàng từ Trung Quốc và Hong Kong, hai trong những thị trường tiêu thụ mạnh nhất, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền.

'Quan hệ xã hội'

Là các công ty nước ngoài, một trong những phần việc khó khăn nhất khi vào Trung Quốc là phải xoay sở giữa giới hạn tiền chi ra sẽ bị coi là hối lộ hay là nhằm phát triển quan hệ.

Khi tôi còn làm luật sư cho một công ty, đây là một trong những lĩnh vực khó tư vấn nhất.

"Quan hệ" là một phần quan trọng khi đi làm ăn; Người ta thường muốn giao dịch với những người họ đã biết và cảm thấy tin cậy, và đó là một phần do hậu quả của hệ thống pháp luật chưa phát triển tại Trung Quốc.

Mọi người cảm thấy ngần ngại trong việc ra tòa, khi mà hệ thống tư pháp không hề hoạt động độc lập.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Với người Trung Quốc, việc chọn làm ăn với những ai có quan hệ tốt là điều phổ biến.

Điều này thậm chí cũng diễn ra ở các nước có hệ thống pháp luật đã phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Mà rõ ràng chọn cách này sẽ đỡ phí tổn hơn nhiều, nếu như đem so sánh với việc phải lo đi khiếu kiện về sau.

Nó cũng phản ánh sự khác biệt văn hóa, vói việc người Trung Quốc thường rất coi trọng việc biết rõ đối tác làm ăn.

'Tiền bôi trơn'


Đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Hong Kong đối với đồng hồ cao cấp đang giảm mạnh so với trước thời ông Tập lên nắm quyền

Tại Trung Quốc, xây dựng quan hệ không chỉ cần thời gian, mà cả quà cáp và tiệc tùng nữa. Đây là vấn đề khó xử.

Với các hãng nước ngoài, đưa luật sư vào tham vấn là một ý tưởng hay. Nhưng điều đáng ngại là tham nhũng không phải là điều có thể phát hiện một cách dễ dàng.

Kinh tế gia từ Ngân hàng Thế giới, Colin Xu và các đồng nghiệp khuyến nghị là hãy nhìn vào các con số chi tiêu cho giải trí và chi phí đi lại, được viết tắt là ETC, ghi trong bản cân đối thu chi của một công ty.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng ETC của các công ty Trung Quốc thể hiện khoản "tiền bôi trơn" nhằm có được những dịch vụ tốt hơn từ chính quyền, và những khoản "chi phí kinh doanh thông thường" nhằm xây dựng quan hệ với các nhà cung ứng và các nhà phân phối.

Nói cách khác là có một đường ranh giới giữa việc đưa hối lộ và dùng tiền để phát triển quan hệ.

Cho dù thế nào thì tôi cho rằng nay nhiều công ty nước ngoài đang rà soát sổ sách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo họ hoạt động ở lề phải của đường ranh đó.

Cuối cùng, sẽ có những người đặt câu hỏi là liệu chính phủ Trung Quốc có thực sự nghiêm túc trong việc phòng chống tham nhũng hay không.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ thị rằng các bữa tiệc chính thức không được phục vụ 10 món như trước, mà chỉ ba đĩa cùng một món súp mà thôi. Với những người quen với văn hóa đãi tiệc của Trung Quốc thì đây rõ ràng là thay đổi rất nghiêm trọng.

Tất nhiên, bản thân ông Chủ tịch Trung Quốc có thể rất kiên quyết chống tham nhũng. Nhưng, với quá nhiều chính sách ở nước này thì việc áp dụng được các hoạt động phòng chống ra ngoài phạm vi Bắc Kinh mới là vấn đề mang tính quyết định.


Linda Yueh
Chủ biên Kinh tế (BBC)

Đi biểu tình ‘chống Cộng’ mệt và tốn kém


Người biểu tình tự tổ chức ăn uống, xe cộ, cờ và biểu ngữ để lên Washington

Sau chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, chủ đề những Việt Kiều biểu tình vẫn được nêu lại, qua lời phát biểu của một thứ trưởng Bộ ngoại giao trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV.

Theo quan sát của tôi, những người mang cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình không được tiền mà thực tế hoàn toàn ngược lại, họ còn mất tiền.

Những người biểu tình thường phải đóng góp một khoản tiền tương đối lớn để tới Washington DC "phó hội".

Nhiều người xem đây như chi phí cho một chuyến "du lịch" bất đắc dĩ. Họ phải góp tiền thuê xe bus, thuê khách sạn, chi phí ăn uống cùng nhau trong khoảng thời gian thời gian vài ngày.

Thông thường khi có quan chức cao cấp của Việt Nam sang Hoa Kỳ như chức thủ tướng hoặc chủ tịch nước, các biểu tình viên còn phải theo sát lộ trình từ New York đến Washington DC tạo nên một không khí hoạt động cộng đồng rất nhộn nhịp.

Tuy hình ảnh và tâm trạng của mỗi người khác nhau nhưng thực tế cho thấy có động lực thúc đẩy từ bên trong không có tiền bạc nào mua được.

Tôi cũng từng tham dự các cuộc biểu tình này với một tâm trạng hào hứng và tò mò mang tính đối mặt.

Cho dù, đứng giữa biên giới giữa báo chí và người có chính kiến, tôi tin rằng những người biểu tình đại diện cho một loại cảm xúc tập thể.

Có thể do lòng căm thù chế độ cộng sản khiến họ phải hô to đòi đả đảo và cào bằng tất cả những thứ gì dính đến quan chức cộng sản.

Có thể đây cũng là một biện pháp trị liệu tâm lý cho những người lớn tuổi như kiểu có nơi để đòi chửi "con nợ" sau những ngày tháng bị đọa đày, bị đánh mất.

Sau cuộc biểu tình, có nhiều lúc trên xe bus, nhiều cụ già từng ở tù cải tạo thường sảng khoái hẳn vì các cụ tin rằng hôm nay đã thay mặt nhân dân chửi "bọn cộng sản bán nước hại dân một trận đã đời”.


"Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn"
Họ còn nói: “Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn."

Trong lúc đó, một số người đi biểu tình cũng chỉ là mong muốn làm một việc gì đó ý nghĩa cho cuộc sống, như việc cầm biểu ngữ kêu gọi thả những người người bất đồng chính kiến.

Những người trẻ hơn khi đi biểu tình thì cũng phải bỏ cả ngày làm việc, trả hết mọi chi phí để đón đường "kháng nghị thị uy" với các quan chức cộng sản để cho họ thấy màu sắc tự do dân chủ ở Hoa Kỳ.

Theo bám các phái đoàn

Thông thường các phái đoàn quốc khách đến thăm viếng Hoa Kỳ đều có lịch trình. Những người đứng ra tổ chức biểu tình thường được một số thông tin nào đó như chỗ ăn ở khách sạn, các cơ sở diễn thuyết, địa điểm chiêu đãi.

Thế là, sẽ có những người âm thầm mua phòng tại khách sạn đó trong nhiều ngày trước. Những khách sạn như để đón lãnh đạo nước ngoài cũng không hề rẻ.

Khi chốt được phòng khách sạn rồi thì lúc đó không ai còn đuổi được ngay cả mật vụ Hoa Kỳ.

Chẳng hạn trong chuyến ông Phan Văn Khải viếng thăm, các biểu tình viên chốt tại tầng trên khách sạn Mayflower, làm nên những cuộc đối mặt trực diện với các quan chức Việt Nam.

Nếu có nhân viên an ninh mật vụ làm khó dễ thì cứ việc tranh luận gay gắt la to "cho bõ ghét".

Mục tiêu của họ chủ yếu là chọc tức và thị uy cho "phía bên kia" bị mất mặt trước dư luận thế giới vì hành vi đàn áp nhân quyền.

Sau cuộc biểu tình hình ảnh đưa ra trước dư luận, người ta mới có cơ hội nói tới tình trạng nhân quyền bị đàn áp ở Việt Nam.

Cũng có hành vi tạt rượu, ném trứng, hay đánh nhau cũng thường xảy ra trong các chuyến viếng thăm trước đây.

Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, bà Lý Lệ Hoa, một người bị mất đất đã căng biển tố cáo công ty Becamex ngay tại bên trong nội thất, ngay trước biểu ngữ "nhiệt liệt chào mừng…" dành cho ông Trương Tấn Sang.


Bà Lý Lệ Hoa biểu tình một mình ở cả trước Tòa Bạch Ốc

Hình ảnh này đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười cho hai phía quan chức Việt Mỹ.

Mục đích của bà Hoa đã đạt được nhưng số tiền bỏ ra trong tuần đó không ít, không thể dưới 5,000 USD.

Cũng nhiều lúc, có người cũng quá mệt vì chuyện phải đi biểu tình chống cộng sản này nọ.

Tâm lý là "không đi thì cảm thấy không có lương tâm nhưng đi hoài thì cũng hô hào đả đảo vài câu rồi ai về nhà nấy, tình hình Việt Nam khó lòng thay đổi", có người nói.

Thực ra nhiều vị còn mong sao cho quan chức Việt Nam đừng qua đây nữa để khỏi phải đi biểu tình vì đi biểu tình là phải tốn tiền.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của cây bút Trần Đông Đức từ Philadelphia, Hoa Kỳ.
Trần Đông Đức
Gửi cho (BBC) từ Hoa Kỳ
Bản tin tiếng Anh
  • Chinese students head overseas at younger ages (Washington Post) - To protect their children from the pressure of the fierce competition faced by millions of college-bound exam takers in the country,an increasing number of Chinese parents are sending their children abroad.
  • Nation 'confident' on trade (Washington Post) - Despite discouraging signs for both exports and imports, Commerce Minister has expressed confidence in achieving this year's trade targets.
  • 7.5% GDP growth 'in reach' (Washington Post) - China's top economic planner expressed confidence in achieving the 7.5 percent gross domestic product growth target this year.
  • Xiaomi shifts into low end of mobile sector (Washington Post) - Chinese smartphone manufacturer Xiaomi Corp launched a sub-brand "Hongmi" (red rice) on Wednesday that targets the country's entry-level smartphone buyers.
  • Stocks sink on profit slowdown, audit plan (Washington Post) - Nervous investors drove down the Chinese stock market on Monday, reacting to discouraging news about industrial companies' first-half profit growth and a State Council call for a nationwide audit of local government debt.
  • A softer focus (Washington Post) - Romance of the Three Kingdoms, a 14th-century novel based on the history of Three Kingdoms period (AD 220-280), has been regarded as a men's book.
  • Soccer strives for elusive success (Washington Post) - Stories about bribery and match-fixing scandals may have disappeared from the front pages, but 2013 has so far been another frustrating year for soccer fans.
  • A stitch in time (Washington Post) - She can barely read or write, but 82-year-old Yang Huani of the Miao ethnic group has been keeping a daily record of her routines and moods with a needle for 70 years.
  • Healing stones (Washington Post) - Several traditional therapies have embraced hot rocks for their potentially restorative powers.
  • Beijing sees decline in tourists (Washington Post) - The capital is attracting fewer tourists compared to this time last year and tourist complaints have risen over the last six months.
  • Kung Fu connections (Washington Post) - He straddles two cultures and plays a bridging role, and his introduction to all things Chinese was through a legendary kung fu hero. He tells Sun Ye who and what brought him to China.
  • Beyond mere words (Washington Post) - Japanese novelist Kenzaburo Oe's latest book is his most complex work to date. It evolved after he was forced to defend himself in court against accusations of libel.
  • Hot weather can't beat them (Washington Post) - A soldier leaps through a flaming hoop during a military drill in North China's Qinghuangdao city, Hebei province, on July 29.
  • China blasts US Senate resolution (Washington Post) - China criticized a US Senate resolution expressing concern over China's stance on the disputed East and South China Seas, "strongly" opposing the US' putting blame on China.
  • China sails through 'first island chain' (Washington Post) - The Chinese navy has fulfilled its long-held dream of breaking through the "first island chain blockade", and its vessels have gained access to the Pacific Ocean.
  • Xi vows to protect maritime interests (Washington Post) - China's top leader has vowed to protect the country's maritime interests and be fully prepared for the complex issues in the region.
  • Manila's base plan targets China (Washington Post) - Manila's plan to relocate its major air force and navy camps to a former US naval base near the South China Sea is designed to increase pressure on China.
  • Sino-Japanese summit ruled out (Washington Post) - China urged the Japanese government to take concrete measures to improve strained ties rather than brandishing "empty slogans".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét