Tên nước và cái máng lợn ăn sứt mẻ của ông lão đánh cá
Cái tên
Thông thường, theo Từ điển Tiếng Việt, “tên” ngoài các nghĩa khác thì có
một nghĩa là “Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân
biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại”. Tên nước thuộc loại này,
nghĩa là từ hoặc nhóm từ chỉ một đất nước để phân biệt với các nước còn
lại.
Nếu như cái tên người, thường người đó không được chủ động đặt tên và
cái tên được đặt khi còn nhỏ, với mong muốn của bố mẹ, của người lớn cho
đứa bé những điều tốt đẹp. Thế nên, khi lớn lên nhỡ có không đẹp, không
tốt như cái tên, thì cũng đành chấp nhận. Chẳng hạn, có thể đặt tên
Bạch Tuyết cho một cô gái mà khi lớn lên thì da đen nhẻm. Hoặc đặt tên
Dũng cho một cậu bé mà khi lớn lên lại nói lời trước, nuốt lời sau,
chẳng thấy dũng chút nào. Có người mang tên là Minh Triết mà chẳng thấy
“minh” cũng không thấy “triết” ở đâu, thậm chí cứ mở mồm là làm trò cười
cho thiên hạ. Có sao đâu, thay đổi cái tên người không phải đơn giản và
dễ dàng.
Thế nhưng, để phân biệt rõ hơn từng con người cụ thể, người ta thường
kèm theo cái tên đó chức danh, nghề nghiệp hoặc đặc điểm cá nhân. Chẳng
hạn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, rồi Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Dũng Râu lẩu dê,
Hoàn Béo bia hơi, Chó Chị Dậu, Minh Râu Lẩu Dê…
Và tên nước cũng tương tự. Thông thường tên nước được đặt bằng một cụm
từ nào đó để chỉ chế độ chính trị, xã hội của đất nước đó kèm với cái
tên gốc ít thay đổi. Do chế độ chính trị xã hội có thể thay đổi, nên tên
nước rất có thể đổi thay theo từng thời kỳ phát triển khác nhau. Chẳng
hạn, Vương quốc Campuchia đã thay đổi tên nước ba lần trong vòng có 14
năm. Từ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia, rồi Nhà nước Campuchia và bây giờ
là Vương quốc Campuchia.
Thế nên, việc thay đổi tên nước, thường người ta phải căn cứ vào chế độ
chính trị và bản chất xã hội cụ thể của đất nước đó tại thời kỳ đó. Việt
Nam, cũng từ cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi thành Cộng Hòa XHCN
Việt Nam. Nghĩa là nước Việt Nam với chế độ Cộng hòa XHCN.
Cụm từ Dân chủ, Cộng hòa là thông thường, phổ thông, có thể ở những mức,
những trình độ khác nhau nhưng còn có thể hình dung ra để mà đặt tên.
Riêng cái Xã hội Chủ nghĩa là một trạng thái hết sức mơ hồ và ảo tưởng.
Ảo tưởng đến mức, gần cả hai phần ba thế kỷ, người dân Việt Nam được
phát động đủ mọi cuộc cách mạng XHCN, phong trào XHCN, xây dựng con
người XHCN, tự hào với chế độ XHCN… Thậm chí ngay cả người dân còn buộc
phải “Yêu nước là yêu CNXH”, chùa chiền còn xác định là “Đạo pháp – Dân
tộc – CNXH” hẳn hoi. Thế mà đến khi hỏi cái CNXH nó là gì, mặt mũi nó ra
sao? Ngay cả ông trùm cộng sản là Tổng bí thư cũng đều tá hỏa tam tinh
thú nhận là không biết nó thế nào, mà chỉ là “sẽ dần dần sáng tỏ”. Sáng
tỏ đâu chẳng thấy, chỉ thấy càng ngày người ta càng sáng ra rằng đó là
cái tranh vẽ thật đẹp, càng ngày mưa gió càng bóc đi những mảng sơn phết
lên đó lòi ra sự ảo tưởng và vô vọng, không có thật.
Thế thì, khi gắn tên nước với một trạng thái không có thật, ảo tưởng vô
vọng, người ta nghĩ gì và giải thích ra sao? Các nhà “ný nuận” và lập
pháp ra sức bảo vệ cái không ai không thấy là vô lý đó một cách rất hài
hước nhưng rất quyết liệt. Hài nhất là những lý luận, nghe rất cùn và
rất… ngây thơ. Họ không hề sợ tiết lộ bí mật quốc gia là trình độ cùn
của các ông nghị nhà ta hết sức cao vời.
Tôi lại nhớ câu chuyện cách đây 4 năm. Một sĩ quan An ninh khá cao cấp
mời tôi đến một quán café khi để tranh luận một số vấn đề nhằm khai hóa
cho tôi. Câu chuyện khá dài và nhiều chi tiết, trong đó có một chi tiết
như sau:
Tôi nói: - Ngay cả cái tên nước là Cộng hòa XHCN là sự mạo danh, không chính đáng, ở ta đã là CNXH hay chưa?
- Bây giờ VN chưa phải là CNXH, nhưng sẽ tiến đến CNXH, đó là mục tiêu
sẽ hướng đến nên đặt tên nước ghi như vậy là đúng chứ sao lại sai.
- Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của
nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp
là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người
được không?
- Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông
dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ
tướng.
- Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam
có mục tiêu là CNXH, sao nước ta chưa đến CNXH lại ghi là CNXH được mà
nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó
không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được
điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần
Văn Quai” để đi giao dịch được không?
Anh ta bối rồi rồi im lặng.
Ngụy biện… cùn của các ông nghị
Hôm nay, nghe các đại biểu của dân lại tiếp tục giọng điệu như anh sĩ quan an ninh kia cho nhân dân cả nước, nghe mà oải.
Ông Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội rằng thì là “việc giữ nguyên
tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định
mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã
hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con
dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên
gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc
tế”. Còn Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Đặng Đình
Luyến, Lê Đắc Lâm, Nguyễn Xuân Tỷ, Huỳnh Văn Tí… cũng dứt khoát quan
điểm: “Không đổi tên nước”. Bởi một mặt người dân, tổ chức quốc tế, bạn
bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng
triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam. Mặt khác, nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô
cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”.
Nghe những cách giải thích này, người ta có cảm giác họ đang coi nhân
dân Việt Nam như đàn bò, bảo sao nghe vậy, chỉ đằng nào thì đi đằng đó?
Nếu các ông nghị cho rằng cái tên nước hiện nay “người dân, tổ chức quốc
tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng
triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với
tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì tự các ông ấy đã vả vào mồm “đảng
ta” đã chủ trương thay đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành
CHXHCNVN vào năm 1976. Chỉ vì cái tên đó còn nổi tiếng hơn bây giờ là
cái chắc. Khi đó Việt Nam vừa mới “đánh thắng hai đế quốc to” vừa mới
“lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu”, đến mức “người nước ngoài mơ
rằng “sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam”… chứ đâu phải
như bây giờ nghe nói đến Việt Nam chỉ nghe nói đến nghèo đói, tham nhũng
và suy thoái, tệ nạn.
Nếu các ông nghị cho rằng “nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô
cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”.
Vậy thì sao các ông không nói thật to, thật rõ cho dân nhờ khi Quốc hội giơ tay để biểu quyết mở rộng Thủ đô.
Sao các ông không gào lên thật lớn khi nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng
vào Đại lễ Ngàn năm Thăng Long mà đến giờ chưa ai biết con số tổng kết
là bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn?
Sao các ông không kêu to lên, khi đảng ta chủ trương đập phá cả Hội
trường Ba Đình mặc dù đã có nhiều tiếng nói can ngăn mà mấy ông nghị vẫn
câm như hến?
Việc đổi tên nước có tốn kém bằng “Chủ trương lớn của Đảng” ở Bauxite
Tây Nguyên hoặc Dung Quất hay không? Sao các ông nghị sợ tốn kém tiền
dân khi đó trốn đâu mất dạng mà không lên tiếng ngăn cản?
Thực ra, tất cả chỉ là ngụy biện, một sự ngụy biện trơ trẽn và rất… cùn. Thưa các ông nghị.
Tôi không khâm phục lý luận của các vị “đại biểu nhân dân”. Nhưng tôi
khâm phục sự cùn và trơ trẽn, nói không hề biết ngượng đó của quý vị.
Thực chất
Thực ra, điều cốt yếu để cuối cùng, ván bài sửa hiến pháp lại trở về
“cái máng lợn ăn sứt mẻ” chính là chỗ này: “tên gọi Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa là đúng. Song việc chọn tên nước là vấn đề nhạy cảm, trong đó
quan trọng nhất là phải tránh sự xuyên tạc. Vì thế cần giữ nguyên tên
nước là CHXHCN Việt Nam". - Cao Sỹ Kiêm, Đại biểu Thái Bình.
Có một điều mà gần dây đảng và nhà nước hay lo sợ bị xuyên tạc, song ai
xuyên tạc nổi nếu có chính nghĩa trong tay? Câu của cổ nhân dạy rằng
“cây ngay không sợ chết đứng” là vậy, chưa chi đã sợ chết đứng, chỉ vì
tự biết mình không ngay mà thôi.
Thực ra, vở kịch sửa đổi Hiến pháp vừa qua, có mục đích mà nhà báo Huy
Đức đã nhìn ra và đặt câu hỏi từ rất sớm là “Sửa Hiến pháp hay xây lô
cốt”? Có xây xong cái lô cốt Chủ nghiã Xã hội, thì đó mới là thành trì
cho thể chế “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”. Nếu không có mô
hìnhquái gở đó, lấy đâu mô hình cho việc một đảng tự nhiên nhảy lên đứng
trên đầu, trên cổ dân tộc để tự khẳng định mình là quang vinh, là trong
sạch vững mạnh và chỉ có mình mới được lãnh đạo đất nước, dân tộc này,
chỉ có mình mới đủ khả năng và tài đức lãnh đạo, dù trong đó có cả bầy
sâu.
Nhưng, lòng dân thay đổi, người dân biết mở miệng, khi đó vở kịch có nguy cơ bị cháy.
Khi vở kịch đã có nguy cơ bị cháy, người ta cố bằng mọi cách đẩy nó về “cái máng lợn ăn sứt mẻ”.
Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết, cái lô cốt đó tồn tại được bao lâu nữa?
Ngày 28/5/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(RFA Blog's)
Trịnh Hội - 7 đề nghị
Đầu tiên tôi cần phải thú nhận là lúc còn đi học luật ở Melbourne, môn
học luật hiến pháp (constitutional law) là một trong những môn tôi chán
nhất. Thứ nhất vì lúc ấy những bài giảng (lectures) được sắp quá sớm.
Hình như vào khoảng 8:30 sáng của ngày. Là cái khoảng thời gian mà tôi
nghĩ chúng ta hoàn toàn vẫn còn có thể say đắm với cái giường của mình
(nhất là ở cái độ tuổi 18,19!) . Chứ không phải là ngồi trong một lớp
học để tìm hiểu xem tại sao điều khoản của bộ luật trong tiểu bang này
đi ngược lại với nội dung của bộ luật liên bang kia. Và thế là bộ luật
của tiểu bang kia đã vi hiến.
Thứ hai, nghiệt ngã hơn, nó lại rơi đúng vào ngày thứ hai của mỗi tuần.
Báo hại ít khi tôi có đủ thời gian để đọc trước các tài liệu hoặc phán
quyết của tòa. Để từ đó mình có thể hiểu rõ hơn vấn đề đang được mang ra
bàn cãi trong lớp học. Vì một lần nữa tôi cũng phải thú thật là trong
một, hai năm đầu khi mới vào trường luật, tôi là thằng cực kỳ ham...
chơi hơn ham học. Đang phơi phới tuổi xuân mà cuối tuần bắt tôi phải
ngồi nhà đọc ba cái tài liệu nhảm nhí về hiến pháp thì... không bao giờ.
Thế mới thấy thời gian xảy ra (timing) rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là càng già tôi lại thấy mình càng nhảm nhí.
Bởi trong vài tháng gần đây bỗng nhiên tôi lại thích tìm hiểu hơn về vấn
đề này. Dĩ nhiên vì nó liên quan đến Việt Nam. Nhưng hơn hết vì cuối
cùng tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của luật hiến pháp. Vì nói đến
hiến pháp là chúng ta nói đến bộ luật căn bản nhất của một đất nước.
Không có nó quốc hội đơn giản không thể thông qua các bộ luật. Không
thật sự tôn trọng nó, đất nước ấy chỉ là sân chơi của những kẻ có quyền.
Nơi pháp quyền (rule of law) nằm dưới sự chỉ đạo của những kẻ cai trị
(rule of men). Như những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam.
Thế nhưng điều kỳ lạ là hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại đang muốn
sửa đổi hiến pháp. Và họ đang hồ hởi, phấn khởi kêu gọi tất cả mọi công
dân Việt Nam đóng góp ý kiến.
Cũng nhờ vậy mà trong ba tháng vừa qua, tôi đã đọc được một số kiến nghị
liên quan đến vấn đề này. Từ kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức cho đến
lời kêu gọi của các công dân tự do, tuyên bố của các sinh viên luật,
luật sư trong nước. Hay bản thông cáo của Phong Trào Con Đường Việt Nam
dành cho các tổ chức trong và ngoài nước. Hoặc bản đệ trình của Hội đồng
Giám mục Công giáo Việt Nam.
Nhìn chung có thể nói đây là vấn đề ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân
quan tâm, theo dõi. Nó khác hơn nhiều so với năm 1992 là năm Hiến pháp
Việt Nam được sửa đổi lần cuối. Đây là một sự thay đổi tích cực và là
một điều may cho dân tộc.
Dĩ nhiên tôi cũng thừa hiểu là ở Việt Nam, quan tâm, theo dõi hay kiến
nghị là một chuyện. Đảng và nhà nước có thật sự lắng nghe và thay đổi
hay không lại là một chuyện khác.
Nhưng có còn hơn không. Và đặc biệt hơn, dù muốn hay không, thì tất cả
những ý kiến ấy cũng đã được thế giới lắng nghe và công nhận. Nếu Đảng
và nhà nước không thực thi thì nó chỉ làm bẽ mặt họ và một lần nữa xác
nhận là Hiến pháp Việt Nam thật sự chỉ là một công cụ để họ bảo vệ chế
độ độc tài, độc quyền của họ.
Cũng bởi tôi nghĩ thế nên sau khi đọc một số kiến nghị, tôi cũng muốn
viết riêng cho mình một bản đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Nó không khác gì
mấy so với những bản khác nhưng nó là của riêng tôi, một công dân Việt
Nam theo đúng luật quốc tịch Việt Nam hiện hành.
Hay là thế này. Nếu bạn đồng ý thì cùng ký với tôi. Còn không thì cũng xin cho tôi biết. OK?
* * *
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, có những đề nghị sau:
1. Gia hạn thời gian lấy ý kiến cho đến ngày 31/12/2013.
Sửa đổi Hiến Pháp là một việc tối trọng. Chỉ dành vài tháng để lấy ý
kiến nhân dân không thể hiện đủ sự tôn trọng của nhà nước đối với văn
bản luật căn bản nhất của một đất nước và chủ quyền của tất cả mọi công
dân Việt Nam trong và ngoài nước.
2. Bất kỳ Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp nào trong tương lai cũng phải được
thông qua bằng một cuộc Trưng cầu Dân ý được tổ chức công khai, công
bằng và minh bạch thì sau đó nó mới có chính danh và hiệu lực.
Quyền lập hiến là quyền sinh ra tất cả các quyền và nghĩa vụ khác của
mọi công dân, tổ chức, cơ quan, hoặc đảng phái. Vì vậy, không một ai
hoặc đảng phái, cơ quan nào, kể cả Quốc hội, có quyền thông qua bất kỳ
Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp nào mà không được sự chấp thuận trực tiếp từ
cử tri Việt Nam.
3. Thành lập một Tòa án Hiến pháp độc lập có thẩm quyền xem xét và phán
quyết tất cả những vấn đề liên quan đến các qui định trong Hiến pháp.
Tòa án này sẽ có thẩm quyền và nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, không cho phép
bất kỳ một ai hay đảng phái nào lạm dụng quyền hạn đã được phân chia
theo hệ thống tam quyền phân lập. Vai trò của nó không thể chỉ là một cơ
quan tư vấn, kiến nghị như được quy định trong bản dự thảo hiện hành.
4. Bản Dự thảo Sửa đổi cuối cùng dành riêng một chương bảo đảm các Quyền
Con Người theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế năm 1948 về Quyền
Con Người của Liên Hiệp Quốc và các Công ước Quốc tế khác mà Việt Nam đã
tham gia.
Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các điều luật khác và những quy
định trong Hiến pháp về quyền con người thì đương nhiên những điều luật
khác sẽ không còn hiệu lực và không được áp dụng. Để giải quyết những
tranh chấp giữa các cá nhân, đoàn thể hoặc đảng phái liên quan đến quyền
con người, một Hội đồng Quốc gia về Quyền Con Người (Human Rights
Council) độc lập phải được thành lập để xem xét và đưa ra phán quyết
cuối cùng.
5. Bảo đảm và tôn trọng quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai của tất cả mọi người dân hoặc tổ chức cá nhân.
Đây là một trong những quyền tự nhiên và căn bản nhất của con người. Vì
vậy không một nhà nước nào có thể mệnh danh nhân dân sở hữu hoặc quản
chế thay họ ngoại trừ đối với những khu vực, biển đảo liên quan đến an
ninh quốc gia.
6. Xác nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không theo bất kỳ định hướng nào.
Bất kỳ một nền kinh tế nào mang đến sự no ấm, sung túc cho người dân
Việt Nam đều sẽ được áp dụng. Mọi định hướng, xã hội chủ nghĩa hay tư
bản, đều vi hiến.
7. Bản Dự thảo Sửa đổi cuối cùng sẽ không đề cập, tán dương hay lên án
bất kỳ một đảng phái, chế độ, cơ quan hay cá nhân nào, trong quá khứ
cũng như hiện tại.
Chỉ có chủ quyền, lợi ích và dân tộc Việt Nam sẽ được nêu đích danh để
bảo vệ và phát triển. Mọi ý tưởng khác như Điều 4 trong bản dự thảo hiện
hành ghi nhận “Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội” hoặc Điều 70 cho rằng “Lực lượng vũ trang nhân dân phải
tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” đều vi hiến, đặt quyền
lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam trên chủ quyền và quyền lập hiến của
công dân Việt Nam.
Trịnh Hội
(VoA Blog)
Bộ Y tế không có tiền xây bệnh viện
"Mình Bộ Y tế không giảm tải bệnh viện được. Bộ không có tiền xây dựng
bệnh viện hay mua trang thiết bị y tế" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Giảm quá tải yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, làm sao ngành y tế tự làm ra được nhà, trang thiết bị, trong khi giá dịch vụ thì không cho tăng? Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Bộ trưởng Kim Tiến cho biết:
Trong một thời gian ngắn, ngành y tế đã cho ra đời nhiều chính sách để
giảm tải bệnh viện, tình hình cũng đã được cải thiện nhiều. Bệnh viện K
đã đưa cơ sở mới vào hoạt động với gần 1.000 giường bệnh, bệnh viện Nội
tiết cũng vậy.
Nhờ cơ sở 2 mà điều kiện khám chữa bệnh, điều trị của bệnh nhân như được
“đổi đời” so với chỗ cũ. Hay như khoa tim mạch, khoa khám bệnh của bệnh
viện Bạch Mai cũng khác hẳn, phòng ốc khang trang, có máy lạnh, có ghế
ngồi đầy đủ.
Nhưng tình hình thực tế vẫn rất quá tải, bệnh nhân vẫn phải nằm đôi, nằm ba, có nơi nằm gầm giường?
Phòng nội trú lấy đâu mà giảm tải được khi chưa xây mới bệnh viện? Đề án
bệnh viện vệ tinh mới được phê duyệt phải có thời gian tập rượt và
chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho bệnh viện tỉnh.
Ví dụ bệnh viện tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An làm được thì
tới đây bệnh nhân không chuyển lên tuyến trên nữa. Cũng phải mất một vài
năm mới phát huy tác dụng. Những bệnh viện đó sẽ làm những kỹ thuật
tương đương bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức thì tuyến trên sẽ hạ nhiệt.
Từ lúc giải phóng đến bây giờ cả Hà Nội mới xây thêm được bệnh viện
Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội thôi, trong khi dân số lên gấp đôi, gấp ba,
rất đông. Số giường bệnh trên vạn dân của mình rất thấp, chỉ 22,5
giường bệnh/vạn dân, trong khi ở các nước khác là 40, 80, thậm chí 120
giường/vạn dân.
Mình Bộ Y tế không làm được
Chuyện quá tải không còn mới. Nếu trong kỳ họp này, QH đưa ra câu hỏi bao giờ mới chấm dứt quá tải thì Bộ trưởng trả lời ra sao?
Câu hỏi đó cũng phải dành cho Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Bộ Y tế
không một mình giảm tải bệnh viện được vì Bộ không có tiền xây dựng
bệnh viện, không có tiền mua trang thiết bị y tế.
Nhưng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 cho thấy ngành y tế không
tiêu hết tiền, chỉ dùng hết 89,1% so với kế hoạch. Bộ trưởng giải thích
thế nào về điều này?
Khoản dư đó có thể nằm ở chỗ BHYT. Còn đầu tư cơ sở hạ tầng thì gần như
quyết toán hết, trái phiếu thì bị cắt bớt nhiều, các địa phương đều siết
chặt đầu tư do chủ trương tiết kiệm trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều
công trình dở dang vì hết tiền, nguồn ngân sách không có thì phải dừng
các công trình này lại.
Hiện nay, toàn bộ tuyến tỉnh mới cấp được 30% tổng số vốn theo nhu cầu,
huyện mới gần 80%. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, nước mình còn
nghèo. Tuyến Trung ương sắp tới mới được đầu tư nâng cấp.
Trong hoàn cảnh này, Bộ Y tế sẽ ngồi chờ nguồn vốn hay sẽ có cách tính
toán nào khác để huy động vốn để nâng cấp cơ sở vật chất, nâng chất
lượng khám chữa bệnh?
Chúng ta đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dù mới chỉ tính chi phí trực
tiếp, chưa tính đúng tính đủ. Người dân trước phải mua ngoài rất nhiều,
những cái đó giờ có trong giá dịch vụ thanh toán hết rồi. Theo chỉ thị
của Bộ Y tế, các giám đốc bệnh viện đều đã trích tiền từ việc tăng giá
dịch vụ để cải thiện khoa khám bệnh, sắm thêm quạt, mua thêm giường
bệnh.
Về trái phiếu Chính phủ cho Y tế sẽ có đề nghị, nhưng có được chấp nhận
hay không thì chưa biết. Giảm quá tải yêu cầu cả hệ thống chính trị vào
cuộc, làm sao ngành y tế tự làm ra được nhà, trang thiết bị, trong khi
giá dịch vụ thì không cho tăng?
Ngành Y tế muốn đổi mới toàn diện về cơ chế tài chính theo định hướng
XHCN, không cổ phần hóa bệnh viện, giá dịch vụ y tế do Nhà nước quản lý,
BHYT vẫn phải lo cho dân.
"Tuyến dưới ngồi chơi hết à?"
Nhiều ĐBQH lo lắng vấn đề chuyển tuyến và đăng ký khám chữa bệnh hiện
nay sẽ dồn phần khó về phía người bệnh khi phải đăng ký khám chữa bệnh
theo phân bố hành chính. Quy trình chuyển tuyến cũng rất nhiêu khê, nếu
ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Bộ trưởng
có thể nói rõ về điều này?
ĐBQH hỏi như vậy rất chính đáng, nhưng nếu bệnh nhân ở TP.HCM đăng ký
khám hết ở bệnh viện tuyến cuối cùng thì tuyến dưới ngồi chơi hết à?
Trong khi bệnh chỉ có cảm cúm thôi.
Luật Khám chữa bệnh và BHYT do chính QH xây dựng, quy định người dân có
quyền tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng ở nước nào cũng thế,
thậm chí khám qua bác sỹ gia đình và muốn chuyển lên tuyến trên cũng
phải có giấy giới thiệu mới được vượt tuyến. Một xã hội phát triển hài
hòa thì phải nhìn chung như thế.
Cẩm Quyên(VietNamNet)
Lãnh đạo sắp hết đường “trốn” dân?
Dự án Luật tiếp công dân sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp
lần này, bên lề Quốc hội chiều 28/5, ông Trương Minh Hoàng, Phó trưởng
đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho Infonet biết, dự án luật ra đời sẽ có lợi cho
dân và người đứng đầu không "trốn" được dân.
Ông Trương Miinh Hoàng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau. Ảnh. Xuân Hải. |
Ông Hoàng cho rằng, dự án luật tiếp công dân là để người cán bộ, lãnh
đạo những người có dấu hiệu né tránh không tiếp dân sẽ không thể chối bỏ
hay vì lý do này khác để trốn tránh trách nhiệm của mình. Việc tiếp
công dân để chúng ta thể hiện rõ trách nhiệm của công chức, của những
người có thẩm quyền hay là người đại biểu nhân dân đối với người dân,
đáp ứng với sự tin tưởng của cử tri.
Thưa ông, việc Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật tiếp dân tại kỳ họp
lần này, ông có ý kiến như thế nào về tính khả thi của dự án luật tiếp
dân?
Tôi cho rằng, việc ban hành dự án Luật này là rất cần thiết làm. Dự án
luật nếu được ban hành sẽ làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu
khi tiếp dân. Việc này buộc người đứng đầu các cơ quan đơn vi, ban ngành
phải nắm được vấn đề, mặt khác phải xây dựng đội ngũ chuyên môn của
mình để làm thế nào thực hiện cho được công việc có chức năng này.
Một việc nữa là để làm tốt hơn vấn đề này thì những người đúng đầu phải
am hiểu sự việc, nắm bắt được sự việc và bản thân anh ta phải đảm bảo về
trình độ bao quát, mặt khác phải đi sâu, đi sát cơ sở để lắng nghe ý
kiến từ các cấp có thẩm quyền xung quanh giải quyết vấn đề này và quan
điểm về việc giải quyết vấn đề này như thế nào. Mặt khác tổng hợp các
quan điểm của các ngành chức năng về vấn đề này như thế nào, có như thế
khi tiếp xúc trao đổi với nhân chúng ta mới có cơ sở, điều kiện để giải
thích với bà con nhân dân và với cử tri.
Trong thực tế khi bà con tìm đến các cơ quan chức năng để trao đổi về
vấn đề gì thì thường họ khai thác các khía cạnh có lợi về mình là chính.
Mà việc đó là đương nhiên thôi khi mình yêu cầu khiếu kiện về vấn đề gì
mà chưa thấy hài lòng, cũng phải đặt ra vấn đề có lợi cho mình. Vì vậy,
khi chúng ta muốn giải quyết được thỏa đáng vấn đề thì chúng ta phải
nắm bắt vấn đề trên cơ sở quan điểm của các cơ quan ban ngành chức năng,
đặc biệt là nắm bắt trên cơ sở pháp luật, giải thích trên cơ sở pháp
luật.
Việc tiếp công dân đã được thực hiện ở hầu hết các cơ quan nhà nước từ
địa phương cho đến trung ương và giao cho cán bộ tiếp công dân, tuy
nhiên người dân vẫn không hài lòng, có phải do phong cách, thái độ của
cán bộ tiếp dân không thưa ông?
Tôi cho là đúng như vậy. Cũng có những trường hợp phân công cán bộ tiếp
công dân, nhưng về phần trình độ chuyên môn, phong cách giao tiếp cũng
là một vấn đề cần phải lựa chọn. Chúng tôi cũng sẽ quan tâm đến vấn đề
này, nghiệp vụ chuyên môn là một vấn đề, nhưng phong cách, thái độ tiếp
công dân cũng là vấn đề quan trọng cần đặt ra, làm thế nào để khi công
dân đến gặp gỡ trao đổi phải giải tỏa được những bức xúc, làm dịu tính
nóng nảy của họ.
Kinh nghiệm của ông trong thực tế khi tiếp dân là như thế nào, thưa ông?
Trong thực tế, tôi cũng có những kinh nghiệm thế này. Tôi làm cán bộ chủ
chốt ở một cấp huyện, thỉnh thoảng bà con cũng đến yêu cầu, có khi mình
cũng rất cần bà con đến, nhưng có khi cán bộ chuyên môn hoặc anh em bảo
vệ cơ quan lại ngại công việc của mình đã có lịch sắp xếp từ trước nên
bà con cũng không gặp được tôi. Có trường hợp, mặc dù đã có lịch bận từ
trước nhưng khi biết bà con cần gặp nên tôi đã thu xếp gặp gỡ trao đổi
trực tiếp với bà con, sẵn sàng mời bà con vào tiếp chuyện.
Có những việc người ta bức xúc viết đơn khiếu kiện nhưng mình dành thời
gian tiếp chuyện giải thích cho bà con hiểu rõ thì họ cũng sẵn sàng rút
đơn và đưa ra yêu cầu, trong đó yêu cầu của bà con có thể đưa ra 5 vấn
đề, nhưng cũng có thể có 2 vấn đề đúng và cũng có thể có 1 hoặc hai vấn
đề người dân sai, nhưng người ta cũng vui vẻ tiếp nhận vấn đề sai và xin
sẵn sàng rút đơn về .
Hiện nay việc tiếp dân của ông được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Thời tôi làm bí thư huyện ủy tôi cũng thường xuống cơ sở để tiếp xúc và
lắng nghe ý kiến của nhân dân và nay với cương vị là một đại biểu Quốc
hội tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với dân, trước và sau khi diễn ra các
kỳ họp. Mình có thể xuống cơ sở để khảo sát một vấn đề gì đó để nghe
bà con, tìm hiểu vấn đề, chính những lúc mình xuống nắm bắt tâm tư của
bà con, qua đó gửi gắm tiếng nói của bà con nhân dân và đưa ra mốc thời
gian trả lời để bà con cũng thấy nhẹ lòng hơn, nhưng cũng có nhiều vấn
đề mình chuyển đến cơ quan này, cơ quan khác, cấp này cấp khác, nhưng
cái khó của chúng tôi là sự trả lời chưa kịp thời, đó là điều đáng tiếc.
Vì bà con trông đợi cũng như tôi trông đợi, làm sao có một cơ chế mạnh
hơn nữa để khi có kiến nghị của đại biểu, nhân dân các cấp tạo ra áp lực
để người đứng đầu phải có trách nhiệm trả lời cho bà con rõ ràng thật
thỏa đáng.
Một vấn đề nữa là chúng ta không nên có thái độ né tránh với bà con. Bởi
vì cũng là dân mình thôi, khi người ta có bức xúc thì mình cũng nên sẵn
sàng.
Như ông nói muốn có áp lực đủ mạnh để người đứng đầu phải tiếp dân, trả lời dân, áp lực đó là gì thưa ông?
Theo tôi thì phải sớm hoàn thiện Luật tiếp dân, nếu Luật được ban hành
và sớm đi vào cuộc sống, có ràng buộc cho rõ ràng. Tôi nghí rằng mình sẽ
căn cứ vào đó để tạo áp lực mạnh nhất.
Trong thực tế chúng ta còn việc nữa là vai trò của người đại biểu được
dân cử, người giữ chức danh do Quốc hội bầu phê chuẩn nếu như anh ta làm
chưa tốt trong việc tiếp dân và trả lời dân, thì đấy cũng là động thái
để chúng ta nhắc nhở anh ta làm cho tốt. Mặt khác tại các cơ quan, các
tổ chức chính trị cũng đang tiến hành những bước đó để chúng ta có điều
kiện hơn để đánh giá cán bộ và đặc biệt là người đứng đầu.
Có ý kiến cho rằng nhiều quy định trong dự án luật tiếp dân trùng, gần
giống với luật khiếu nại, luật tố cáo, ý kiến của ông về vấn đề này?
Thực ra thì Luật khiếu nại, luật tố cáo cũng đã có cơ sở, tạo điều kiện
rất thuận lợi cho bà con nhân dân, nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh,
chỉ cho người ta đi đến đâu, cái gì người ta làm đúng và chưa ràng buộc
rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu, thái độ của người đứng đầu để đi
đến việc gặp gỡ tiếp xúc và giải quyết đơn thư, thắc mắc của công dân.
Tôi nghĩ rằng, việc ban hành thêm Luật Tiếp công dân sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công dân và tạo vai trò trách nhiệm mạnh hơn của người
đứng đầu đối với công dân khi người dân đặt vấn đề yêu cầu giải quyết
đối với mình.
Xin cảm ơn ông!Xuân Hải
(Infonet)
Xung quanh loạt bài “Mối lo làng quê”: Độc giả không cầm được nước mắt
Sau khi NNVN đăng loạt bài “Mối lo làng quê”, trong đó có bài “Bi kịch
không được nghèo”, nhiều báo mạng và trang tin như: Vnexpress.net, Sài
Gòn tiếp thị điện tử, www. 24h.com.vn… dẫn lại và nhận được rất nhiều
phản hồi, đóng góp ý kiến của độc giả. Chúng tôi xin trích đăng một số ý
kiến để có cái nhìn đa chiều về loạt bài.
"Thoát nghèo theo chỉ tiêu là sao? Sao lại có kiểu làm việc quan liêu
như vậy chứ? Muốn tiến lên thì cả xã hội phải cùng tiến, người nghèo thì
phải được hỗ trợ thì người ta mới sống được chứ, không thoát được nghèo
mà bắt người ta thoát nghèo thì thật bất công”. Nguyễn Thị Ngân.
"Tại sao bình xét hộ nghèo lại cần chỉ tiêu? Không phải dựa trên thu
nhập hay sao? Nếu muốn thành tích xóa nghèo sao những người làm cán bộ
không mà tìm cách nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân
đi”. sadgsa.
"Tôi chỉ mong sao bài báo này được cấp có thẩm quyền đọc, để từ đó đừng
thắt chặt chính sách, đừng có xóa nghèo khi người dân còn nghèo lắm. Đọc
bài báo mà tôi không cầm được nước mắt”. Lương Thanh Bình.
"Đọc xong mà buồn. Tất cả chỉ chạy theo thành tích thôi, mấy ông cán bộ
đó có nghèo đâu mà biết thế nào là nghèo. Người dân còn vô cùng khó khăn
mà vì chỉ tiêu không cho người ta là nghèo. Đọc xong ức chế quá. Nhà
nước phải xem xét lại vấn đề này”. Nguyên Hồng.
“Nghèo có "tội" không? Theo tôi có thể hiểu theo 2 cách. Cách thứ nhất:
"Tội" ở đây là "tội nghiệp", nghĩa là thương cảm vì nghèo quá, thiếu
thốn, thua thiệt, bị người đời khinh khi đôi khi ghét bỏ, là nơi để
người khác trút giận... Cách thứ hai: "Tội" ở đây là "tội phạm, tội lỗi"
nghĩa là nghèo là "có tội", cách hiểu này nghe qua rất vô lý nhưng thực
sự đúng trong bài viết này. Vì hộ nghèo nên địa phương mất thi đua dẫn
đến mất khen thưởng, hệ lụy là không được đề bạt thăng chức... Vì vậy
nghèo là có "tội" vì vậy phải nghiêm trị thậm chí "bỏ đói" để mang tính
răng đe. Kết luận: Theo pháp luật nghèo không có tội nhưng theo "lệ
làng" thì nghèo là có tội, hiểu theo cả 2 cách trên. Rất mong lãnh đạo
cấp cao chịu khó xuống thực tế kiểm tra để chỉ đạo cho sát, còn chỉ đạo
báo cáo cho vui thì đừng làm tốn giấy”. Phương Toàn.
"Ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này đều có những câu chuyện giống hoặc
tương tự như thế. Chẳng hạn như ở quê tôi, cứ người nào dù có khá giả
hay thậm chí là giàu có trong vùng mà có thân quen với cán bộ xã thì
được hộ nghèo hoặc cận nghèo, còn những hộ thực sự khó khăn thì dù có
làm đơn hay cậy cục nhờ vả thì cũng không được". Hậu
“Xét hộ nghèo là theo tiêu chí của địa phương đưa ra, tất cả hộ nào
trong tiêu chí đó phải được công nhận, trên cơ sở đó, Nhà nước có những
chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện để hộ đó thoát nghèo. Tuy nhiên,
trên thực tế, để chứng minh địa phương mình ngày càng ăn nên làm ra để
báo cáo thành tích cho cấp trên để được thăng chức, khen thưởng, nhiều
địa phương kể cả cấp tỉnh đưa chỉ tiêu bắt buộc tỉ lệ hộ nghèo phải giảm
dần mặc dù "trình độ lãnh đạo rất tồi”, chỉ tội cho người nghèo nhưng
nghèo theo luật pháp thì đâu có tội, lãnh đạo cấp trên biết không? Chắc
biết nhưng mình cũng thế thôi, cấp lãnh đạo cao nhất cần đi "vi hành" để
nắm bắt thực tế mà chỉ đạo, bệnh quan liêu, thành tích”. PT.
“Ở quê tôi mỗi một xóm chỉ được khoảng 3-4 hộ xét duyệt hộ nghèo vì cán
bộ cần phải lấy thành tích và có thể là xóm có nhiều hơn 3-4 hộ nghèo
cũng không được công nhận và tiêu chuẩn để xét hộ nghèo là những gia
đình có con đi học đại học để họ được giảm học phí. Còn những cụ ông bà
già cả neo đơn thì mặc kệ. Quá hài hước”. Thắng.
“Thật xót xa. Bản thân tôi cũng chẳng giàu có gì, nhưng chứng kiến những
cảnh đời nghèo khổ éo le này tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều người.
Tại sao lại có chính sách "bắt người ta thoát nghèo" để lấy chỉ tiêu
thành tích báo cáo à? Thật trớ trêu”. Phùng Quang Huy
“Trưởng thôn Điền nói: "Xét hộ nghèo căng lắm. Xã khống chế cho các thôn
chỉ được phép “tuyển” lấy 10% hộ nghèo thôi. Thôn 1 có 202 hộ, 630
khẩu, năm ngoái còn được nghèo hơn 30 hộ, năm nay, chỉ thị của trên phải
giảm quyết liệt, giảm mạnh nên thôn 1 chỉ có 23 hộ được phép nghèo".
Chính sách xã hội mà cứ chạy theo hình thức, bệnh thành tích chứ không
đi sâu, đi sát vào thực tế thì xóa đói giảm nghèo kiểu gì?” Hùng Cường.
Nghèo mà không được nghèo là sao? Tôi viết lên đây không biết có ai đọc
được không. Nghèo mà không được nghèo. Thử hỏi xã hội này cứ đặt ra tiêu
chí làm gì nữa. Những nơi không nghèo vẫn cho nghèo để đạt tiêu chí,
những nơi nghèo chỉ được 11% theo tiêu chí, thà vứt cái tiêu chí đấy vào
sọt rác mà hãy đến và nhìn người ta sống như thế nào rồi hãy đặt ra
tiêu chí. Nguyễn Văn Tuyến.
(Nông nghiệp)
Trương Duy Nhất, anh đã bị bắt!
Đó là câu nói mà chủ trang blog "Một góc nhìn khác" từng chờ đợi trong
nhiều tháng qua, sau cái ngày công an mời ông làm việc vào tháng 10 năm
ngoái và liên tục sách nhiễu ông về trang blog này, trang blog mà họ gọi
là lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 bộ luật hình sự.
Vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất không làm cho ai ngạc nhiên vì nếu viết blog và chấp nhận đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm thì chủ trang blog hiểu rằng họ đang đi trên sợi giây thừng mỏng manh nối liền hai bờ vực, một bên là công luận, một bên là chính quyền. Bên thứ hai luôn gầm gừ và khả năng chịu đựng của sợi giây thừng ấy tùy thuộc vào thời tiết chính trị. Ông Nhất bị bắt cho thấy độ nóng của các phe phái trong Đảng đang nghiêng về một phía và ông lại không may nằm trong phía ngược lại.
Dù phía nào, hay thậm chí không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất. Ông được vì đã hoàn tất ước muốn của mình khi bỏ viết báo để viết blog nhằm nói lên những gì mà một tờ báo không thể nói. Ông viết những điều mà rất nhiều trang blog tự do như ông không viết hay không dám viết: Vạch mặt chỉ tên từng người trong bộ chính trị. Ông đòi họ phải biết xấu hổ, phải biết dừng lại những hành vi vô luân. Phải nhận thức sự uất ức của dân chúng và nhất là phải rửa cho sạch bộ mặt bẩn thỉu của mình trước khi đứng trước diễn đàn nói những lời gian xảo.
Ông Trương Duy Nhất đã làm không ít người tức tối và nhất là...sợ!
Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn.
"Một góc nhìn khác" là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ "một góc nhìn khác".
Công an đọc lệnh bắt ông trong một tối nhà bị cúp điện. Vợ ông cầm đèn dầu soi mọi ngóc ngách cho họ tìm tài liệu, máy móc để dẫn ông về Hà Nội, nơi các phe phái vẫn đang ngồi chờ sau phiên họp lấy quyết định bắt ông.
Người ta cho rằng Trương Duy Nhất là người của một trong các phe phái ấy và lý do ông nằm ngoài tầm nhắm một thời gian khá lâu vì các tranh chấp chưa ngã ngũ. Hôm nay thì chuông đã điểm, sứ mạng ông đã hoàn tất, và cuộc đời ông lật sang một trang khác: Tối tăm và ảm đạm.
"Một góc nhìn khác" dù sao cũng không cô đơn. Ngay khi tin ông bị bắt tung ra, hàng trăm bài viết xuất hiện bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ, trong đó khá nhiều blogger cho biết họ sẵn sàng theo ông vào nhà giam chứ không bỏ cuộc. Mẹ Nấm là một trong những người như thế.
Cách viết của Trương Duy Nhất có thể được nhiều người yêu thích nhưng cũng không hiếm kẻ dèm pha, cho rằng ông bỗ bã, xấc xược và ngông cuồng. Cũng có người chấp nhận nó như một style riêng của ông và quen dần với cách viết ấy để rồi nghiện nó lúc nào không biết.
Mỗi bài viết của ông là một nhát gươm chọc vào tử huyệt của nhân vật. Ông không kiêng kỵ chủ đề, nhân vật hay giới tuyến nào. Ông đập tham nhũng cũng mạnh như đập những nhà dân chủ giả hiệu. Ông quất roi vào chế độ nhưng vẫn không nương tay đối với những kẻ giả hình cầm roi ăn ké. Trương Duy Nhất thiếu cái cẩn trọng trong ngôn từ của một cây viết khôn ngoan, nhưng ông lại thừa tố chất của một người liêm khiết và đảm lược để vạch mặt chỉ tên từng kẻ buôn dân bán nước.
"Một góc nhìn khác" không những chỉ nhìn mà còn tỏ rõ thái độ không khoan nhượng.
Nếu ai còn tin rằng không khí chính trị Việt Nam từ nhiều tháng qua không còn khủng bố trắng đối với người cầm bút thì hãy tỉnh lại. Không chế độ độc tài nào chấp nhận người khác phê phán mình cho dù sự phê phán ấy dẫn tới điều tốt hơn. Độc tài không cần điều tốt, chúng cần sức mạnh để đè bẹp những điều mà người khác cho là tốt ấy.
Ngòi viết nào trông mong sẽ bẻ được hướng đi cho độc tài, toàn trị xem ra vẫn đang mang trên mình ảo tưởng. "Một góc nhìn khác" là bài học sinh động nhất cho anh, cho chị và cho chúng ta, những người vẫn mài miệt ngồi trước máy tính nhưng lại không tính được khả năng phục thiện của bọn độc tài là bao lớn để khi xuất hiện con số "không" lạnh lùng trước màn hình cũng là lúc có tiếng gõ cửa trước sân.
Tiếng gõ cửa lớn và gấp gáp để rồi sau đó là câu nói quen thuộc của công an: "anh/chị đã bị bắt".
Cánh có
(RFA Blog's)
Vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất không làm cho ai ngạc nhiên vì nếu viết blog và chấp nhận đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm thì chủ trang blog hiểu rằng họ đang đi trên sợi giây thừng mỏng manh nối liền hai bờ vực, một bên là công luận, một bên là chính quyền. Bên thứ hai luôn gầm gừ và khả năng chịu đựng của sợi giây thừng ấy tùy thuộc vào thời tiết chính trị. Ông Nhất bị bắt cho thấy độ nóng của các phe phái trong Đảng đang nghiêng về một phía và ông lại không may nằm trong phía ngược lại.
Dù phía nào, hay thậm chí không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất. Ông được vì đã hoàn tất ước muốn của mình khi bỏ viết báo để viết blog nhằm nói lên những gì mà một tờ báo không thể nói. Ông viết những điều mà rất nhiều trang blog tự do như ông không viết hay không dám viết: Vạch mặt chỉ tên từng người trong bộ chính trị. Ông đòi họ phải biết xấu hổ, phải biết dừng lại những hành vi vô luân. Phải nhận thức sự uất ức của dân chúng và nhất là phải rửa cho sạch bộ mặt bẩn thỉu của mình trước khi đứng trước diễn đàn nói những lời gian xảo.
Ông Trương Duy Nhất đã làm không ít người tức tối và nhất là...sợ!
Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn.
"Một góc nhìn khác" là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ "một góc nhìn khác".
Công an đọc lệnh bắt ông trong một tối nhà bị cúp điện. Vợ ông cầm đèn dầu soi mọi ngóc ngách cho họ tìm tài liệu, máy móc để dẫn ông về Hà Nội, nơi các phe phái vẫn đang ngồi chờ sau phiên họp lấy quyết định bắt ông.
Người ta cho rằng Trương Duy Nhất là người của một trong các phe phái ấy và lý do ông nằm ngoài tầm nhắm một thời gian khá lâu vì các tranh chấp chưa ngã ngũ. Hôm nay thì chuông đã điểm, sứ mạng ông đã hoàn tất, và cuộc đời ông lật sang một trang khác: Tối tăm và ảm đạm.
"Một góc nhìn khác" dù sao cũng không cô đơn. Ngay khi tin ông bị bắt tung ra, hàng trăm bài viết xuất hiện bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ, trong đó khá nhiều blogger cho biết họ sẵn sàng theo ông vào nhà giam chứ không bỏ cuộc. Mẹ Nấm là một trong những người như thế.
Cách viết của Trương Duy Nhất có thể được nhiều người yêu thích nhưng cũng không hiếm kẻ dèm pha, cho rằng ông bỗ bã, xấc xược và ngông cuồng. Cũng có người chấp nhận nó như một style riêng của ông và quen dần với cách viết ấy để rồi nghiện nó lúc nào không biết.
Mỗi bài viết của ông là một nhát gươm chọc vào tử huyệt của nhân vật. Ông không kiêng kỵ chủ đề, nhân vật hay giới tuyến nào. Ông đập tham nhũng cũng mạnh như đập những nhà dân chủ giả hiệu. Ông quất roi vào chế độ nhưng vẫn không nương tay đối với những kẻ giả hình cầm roi ăn ké. Trương Duy Nhất thiếu cái cẩn trọng trong ngôn từ của một cây viết khôn ngoan, nhưng ông lại thừa tố chất của một người liêm khiết và đảm lược để vạch mặt chỉ tên từng kẻ buôn dân bán nước.
"Một góc nhìn khác" không những chỉ nhìn mà còn tỏ rõ thái độ không khoan nhượng.
Nếu ai còn tin rằng không khí chính trị Việt Nam từ nhiều tháng qua không còn khủng bố trắng đối với người cầm bút thì hãy tỉnh lại. Không chế độ độc tài nào chấp nhận người khác phê phán mình cho dù sự phê phán ấy dẫn tới điều tốt hơn. Độc tài không cần điều tốt, chúng cần sức mạnh để đè bẹp những điều mà người khác cho là tốt ấy.
Ngòi viết nào trông mong sẽ bẻ được hướng đi cho độc tài, toàn trị xem ra vẫn đang mang trên mình ảo tưởng. "Một góc nhìn khác" là bài học sinh động nhất cho anh, cho chị và cho chúng ta, những người vẫn mài miệt ngồi trước máy tính nhưng lại không tính được khả năng phục thiện của bọn độc tài là bao lớn để khi xuất hiện con số "không" lạnh lùng trước màn hình cũng là lúc có tiếng gõ cửa trước sân.
Tiếng gõ cửa lớn và gấp gáp để rồi sau đó là câu nói quen thuộc của công an: "anh/chị đã bị bắt".
Cánh có
(RFA Blog's)
Lạm bàn…khác về Trương Duy Nhất
Hồi sang Ba Lan, rồi Bulgaria và sau này sang Mỹ, nhiều bạn bè có hỏi, tại sao nước anh bé thế mà thắng Mỹ.
Tôi kể rằng, thời đó, thấy ai chết vì bom đạn, vì đi chiến trường, chúng tôi gọi đùa là bị Mỹ “cắt hộ khẩu”. Hàng triệu người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Mấy hôm nay, tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt, gây hiệu ứng dữ dội trong thế giới mạng. Nhưng tôi thì không ngạc nhiên vì chuyện đó. Tôi tin, anh Nhất cũng chẳng ngạc nhiên.
Là một blogger “nóng”, việc bị bắt có thể tiên liệu được, vấn đề là thời gian và xảy ra lúc nào thôi.
Trên thế giới, bloggers dính vòng lao lý vì nhiều lý do, do họ biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ở tầm cao.
Anh Duy Nhất bị bắt không phải là trường hợp duy nhất tại Việt Nam. Trước đó đã có mấy chục người. Sau anh sẽ còn nhiều người khác nữa. Hiệu Minh Blog có bị đóng cửa vì một lý do nào đó cũng là bình thường.
Nhân loại chứng kiến hàng ngàn bloggers bị giam cầm và hãm hại. Chuyện đó xưa như internet. Đối đầu với giới có quyền lực trong tay là trò chơi với lửa.
Nhưng không phải vì thế mà giới blogger, quyền lực của nhân dân, lại chấp nhận im lặng. Sự vận động của nhân loại là không ngừng, chỉ có điều nơi chậm, nơi nhanh.
Không hiểu sao anh Nhất lại lấy tên blog của mình là “Một góc nhìn khác”. Đã duy nhất thì không thể có cái thứ hai.
Anh sinh ra ở một đất nước mà đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước. Anh Duy Nhất theo “góc nhìn khác” thì không thể được.
700 tờ báo đều duy nhất theo một hiệu lệnh, viết gì, đăng gì. Nhà báo không thể…nhìn khác và viết khác.
Còn rất nhiều cái duy nhất khác ở đất nước này.
Thời điểm anh Nhất bị bắt có nhiều điểm trùng hợp.
Cuộc “tắm rửa” nhằm làm trong sạch từ trung ương đến địa phương do TBT khởi sướng đã có những tín hiệu không vui sau hội nghị TW 7. Sắp tới là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Dã tâm lấn chiếm cả đất lẫn tư tưởng, Trung Quốc sẽ mừng thấy láng giềng càng yếu, càng dễ cai trị và dắt mũi.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa quyết định không đưa VN trở lại danh sách CPC. Thật ra, đòn này khá hiểm. Tưởng người ta không nói gì, cứ thế làm tới, là mắc bẫy cao bồi.
Phương Tây “rất vui” khi thấy đất nước rối ren, tham nhũng, lạm quyền tràn lan, Trung Quốc đang đe dọa biển đảo. Nhìn quanh chẳng có bạn hay đồng minh nào thật sự.
Sự bất bình trong dân chúng chính là đòn quyết định thay đổi, chứ không phải CPC hay sự can thiệp từ bên ngoài.
Obama từng ngồi xem mùa Xuân Ả Rập múa bụng. Trước đó là Nixon, Reagan ngồi trên lưng ngựa ngắm các cuộc cách mạng hoa.
Tuy nhiên ở ta, với hệ thống truyền thông một chiều, dân thường ít nhìn ra mặt trái. Phần đông vẫn thấy mọi việc đang ổn.
Tại kỳ họp Quốc hội, ông PGĐ CA Quảng Nam nhận xét rằng “Người dân không quan tâm tên nước như thế nào”.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) còn tự tin hơn “Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng, chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Những xu hướng, tư tưởng khác, sẽ không còn lý gì để tranh luận”.
Không hiểu sao, tôi thấy không phải hai ông này nói không có lý.
Có lẽ đa số dân đọc báo mạng quan tâm đến chân dài, Lý Nhã Kỳ, Nick Vujicic, Thái Nhã Vân nude với sư, hay các sao lộ hàng hơn là chuyện blogger bị bắt. Cứ xem “bài đọc nhiều nhất” trên các trang mạng sẽ rõ hơn.
Nhưng internet đã bạch hóa lịch sử rất nhiều và tiếp tục đóng vai trò chia sẻ thông tin, sẽ không còn vùng cấm nào mà không bị động chạm trên thế giới ảo.
Giới bloggers cũng đóng góp nhiều cho mục đích này. Lợi có, hại có, trong thế giới đa chiều phải chấp nhận những cái khác biệt. Nếu biết sử dụng thông tin, nó trở nên sức mạnh trong quản lý.
Dư luận tạo nên những “nồi áp suất” lên chính quyền. Nếu không được tháo van đúng lúc, mà cứ tiếp tục “đun sôi” như đất đai bị chiếm dưới danh nghĩa phát triển, sự bất công trong xã hội tăng lên từng ngày, bắt bớ không có lý do, “tự tử” trong đồn công an, tòa xử kiểu kangaroo…rất có thể bị “nổ” ngoài ý muốn.
Thein Sein, Tổng thống Myanmar, kẻ độc tài, từng ra lệnh giam giữ và thủ tiêu không biết bao nhiêu người dám trái ý.
Cuối cùng Thein Sein vẫn phải nhượng bộ. Báo chí tư nhân ra đời, không bị kiểm duyệt và tha hàng ngàn tù nhân chính trị.
Bởi không thay đổi thì dân Miến Điện sẽ không để yên dù họ theo đạo Phật hiền hòa.
Vừa nhậm chức kỳ hai hồi đầu năm 2013, Obama liền thăm Myanmar. Thein Sein vừa đến Nhà Trắng tuần trước.
Khả năng tự điều chỉnh của Myanmar là một ví dụ tuyệt vời khi lãnh đạo cấp cao kịp hiểu ra thời…phải thế.
Nhiều người hy vọng lãnh đạo VN cũng theo chiều hướng đó. Tuy nhiên, trong thời điểm này, mọi chỉ dấu cho thấy, họ chưa muốn cải tiến một khi chiến lược theo đuổi hiện nay vẫn OK.
Anh Trương Duy Nhất là con tốt trên bàn cờ. Cú ra đòn mang tính răn đe những kẻ dám nói trái chiều và sự thật. Và nó xảy ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội cũng là một tín hiệu gửi đi cho ai đó.
Họ sẽ bắt tiếp cho tới khi không còn bloggers để bắt chỉ vì dám…nghĩ khác.
Blogger vào tù phải quen như thời chiến “cắt hộ khẩu” thì xã hội sẽ dân chủ hơn.
Cũng hy vọng, nếu người có quyền lực hiểu rằng, cách đóng góp của blogger chưa chắc đã hay, nhưng thay vì bắt bớ, có thể làm khác.
Hiệu Minh
28-5-2013
(Blog Hiệu Minh)
Tôi kể rằng, thời đó, thấy ai chết vì bom đạn, vì đi chiến trường, chúng tôi gọi đùa là bị Mỹ “cắt hộ khẩu”. Hàng triệu người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Mấy hôm nay, tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt, gây hiệu ứng dữ dội trong thế giới mạng. Nhưng tôi thì không ngạc nhiên vì chuyện đó. Tôi tin, anh Nhất cũng chẳng ngạc nhiên.
Là một blogger “nóng”, việc bị bắt có thể tiên liệu được, vấn đề là thời gian và xảy ra lúc nào thôi.
Trên thế giới, bloggers dính vòng lao lý vì nhiều lý do, do họ biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ở tầm cao.
Anh Duy Nhất bị bắt không phải là trường hợp duy nhất tại Việt Nam. Trước đó đã có mấy chục người. Sau anh sẽ còn nhiều người khác nữa. Hiệu Minh Blog có bị đóng cửa vì một lý do nào đó cũng là bình thường.
Nhân loại chứng kiến hàng ngàn bloggers bị giam cầm và hãm hại. Chuyện đó xưa như internet. Đối đầu với giới có quyền lực trong tay là trò chơi với lửa.
Nhưng không phải vì thế mà giới blogger, quyền lực của nhân dân, lại chấp nhận im lặng. Sự vận động của nhân loại là không ngừng, chỉ có điều nơi chậm, nơi nhanh.
Không hiểu sao anh Nhất lại lấy tên blog của mình là “Một góc nhìn khác”. Đã duy nhất thì không thể có cái thứ hai.
Anh sinh ra ở một đất nước mà đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước. Anh Duy Nhất theo “góc nhìn khác” thì không thể được.
700 tờ báo đều duy nhất theo một hiệu lệnh, viết gì, đăng gì. Nhà báo không thể…nhìn khác và viết khác.
Còn rất nhiều cái duy nhất khác ở đất nước này.
Thời điểm anh Nhất bị bắt có nhiều điểm trùng hợp.
Cuộc “tắm rửa” nhằm làm trong sạch từ trung ương đến địa phương do TBT khởi sướng đã có những tín hiệu không vui sau hội nghị TW 7. Sắp tới là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Dã tâm lấn chiếm cả đất lẫn tư tưởng, Trung Quốc sẽ mừng thấy láng giềng càng yếu, càng dễ cai trị và dắt mũi.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa quyết định không đưa VN trở lại danh sách CPC. Thật ra, đòn này khá hiểm. Tưởng người ta không nói gì, cứ thế làm tới, là mắc bẫy cao bồi.
Phương Tây “rất vui” khi thấy đất nước rối ren, tham nhũng, lạm quyền tràn lan, Trung Quốc đang đe dọa biển đảo. Nhìn quanh chẳng có bạn hay đồng minh nào thật sự.
Sự bất bình trong dân chúng chính là đòn quyết định thay đổi, chứ không phải CPC hay sự can thiệp từ bên ngoài.
Obama từng ngồi xem mùa Xuân Ả Rập múa bụng. Trước đó là Nixon, Reagan ngồi trên lưng ngựa ngắm các cuộc cách mạng hoa.
Tuy nhiên ở ta, với hệ thống truyền thông một chiều, dân thường ít nhìn ra mặt trái. Phần đông vẫn thấy mọi việc đang ổn.
Tại kỳ họp Quốc hội, ông PGĐ CA Quảng Nam nhận xét rằng “Người dân không quan tâm tên nước như thế nào”.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) còn tự tin hơn “Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng, chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Những xu hướng, tư tưởng khác, sẽ không còn lý gì để tranh luận”.
Không hiểu sao, tôi thấy không phải hai ông này nói không có lý.
Có lẽ đa số dân đọc báo mạng quan tâm đến chân dài, Lý Nhã Kỳ, Nick Vujicic, Thái Nhã Vân nude với sư, hay các sao lộ hàng hơn là chuyện blogger bị bắt. Cứ xem “bài đọc nhiều nhất” trên các trang mạng sẽ rõ hơn.
Nhưng internet đã bạch hóa lịch sử rất nhiều và tiếp tục đóng vai trò chia sẻ thông tin, sẽ không còn vùng cấm nào mà không bị động chạm trên thế giới ảo.
Giới bloggers cũng đóng góp nhiều cho mục đích này. Lợi có, hại có, trong thế giới đa chiều phải chấp nhận những cái khác biệt. Nếu biết sử dụng thông tin, nó trở nên sức mạnh trong quản lý.
Dư luận tạo nên những “nồi áp suất” lên chính quyền. Nếu không được tháo van đúng lúc, mà cứ tiếp tục “đun sôi” như đất đai bị chiếm dưới danh nghĩa phát triển, sự bất công trong xã hội tăng lên từng ngày, bắt bớ không có lý do, “tự tử” trong đồn công an, tòa xử kiểu kangaroo…rất có thể bị “nổ” ngoài ý muốn.
Thein Sein, Tổng thống Myanmar, kẻ độc tài, từng ra lệnh giam giữ và thủ tiêu không biết bao nhiêu người dám trái ý.
Cuối cùng Thein Sein vẫn phải nhượng bộ. Báo chí tư nhân ra đời, không bị kiểm duyệt và tha hàng ngàn tù nhân chính trị.
Bởi không thay đổi thì dân Miến Điện sẽ không để yên dù họ theo đạo Phật hiền hòa.
Vừa nhậm chức kỳ hai hồi đầu năm 2013, Obama liền thăm Myanmar. Thein Sein vừa đến Nhà Trắng tuần trước.
Khả năng tự điều chỉnh của Myanmar là một ví dụ tuyệt vời khi lãnh đạo cấp cao kịp hiểu ra thời…phải thế.
Nhiều người hy vọng lãnh đạo VN cũng theo chiều hướng đó. Tuy nhiên, trong thời điểm này, mọi chỉ dấu cho thấy, họ chưa muốn cải tiến một khi chiến lược theo đuổi hiện nay vẫn OK.
Anh Trương Duy Nhất là con tốt trên bàn cờ. Cú ra đòn mang tính răn đe những kẻ dám nói trái chiều và sự thật. Và nó xảy ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội cũng là một tín hiệu gửi đi cho ai đó.
Họ sẽ bắt tiếp cho tới khi không còn bloggers để bắt chỉ vì dám…nghĩ khác.
Blogger vào tù phải quen như thời chiến “cắt hộ khẩu” thì xã hội sẽ dân chủ hơn.
Cũng hy vọng, nếu người có quyền lực hiểu rằng, cách đóng góp của blogger chưa chắc đã hay, nhưng thay vì bắt bớ, có thể làm khác.
Hiệu Minh
28-5-2013
(Blog Hiệu Minh)
Chúng tôi chỉ muốn tốt cho anh!
AN: Anh Y ạ, hiện chúng tôi đang làm rõ động cơ, mục đích đằng sau một số bài viết trên blog của anh.
Blogger: Tôi phản đối cách dùng từ đó. Như tôi đã nói, các bài viết của
tôi chỉ có mục đích xây dựng, đóng góp cho Đảng một ý kiến phản biện ôn
hoà.
AN: Anh đừng căng thẳng thế. Không ai cấm anh phản biện, đóng góp ý
kiến xây dựng Đảng. Nhưng anh có thể chọn những cách khác, hiệu quả
hơn.
Blogger: Tôi không đồng ý. Thế nào là hiệu quả hơn? Tôi là blogger, tôi nói lên ý kiến của mình qua công cụ blog của tôi thì sao?
AN (cười độ lượng): Đấy, anh lại thế rồi. Tôi đã nói rồi, không ai cấm anh phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng cả. Nhưng mình là trí thức, là người có ăn có học, nói gì thì nói, phải có cơ sở anh ạ, phải có lý có lẽ, có thông tin, thuyết phục, chứ không phải thích gì nói nấy. Cứ thích thì nói nấy thì anh thành ra mấy cái đứa blogger phản động trên mạng à?
Blogger: Tôi là nhà báo. Tôi có cách tiếp cận và xử lý thông tin của tôi.
AN (nhấn mạnh): Anh đã từng là nhà báo.
Blogger: Nhà báo thì sao mà không là nhà báo thì sao? Không lẽ chỉ nhà báo mới được viết? Mà luật nào cấm blogger được viết? Hiến pháp của chúng ta cũng đã quy định…
AN (ngắt lời): Khổ. Anh lại cực đoan rồi, anh Y. Tôi đã nói rất rõ là nói gì thì nói, viết gì thì viết, phải có thông tin xác thực, lập luận thuyết phục trên cơ sở xây dựng anh ạ. Anh nói anh là nhà báo thì lại càng phải thế, phải có trách nhiệm với những gì mình viết chứ. Anh xem lại các bài viết của mình mà xem. Toàn là những bài bình luận vô căn cứ, hết sức phiến diện vì thiếu thông tin. Mà thật ra anh nói anh là nhà báo chứ nhà báo nỗi gì, nhà báo tự do à, Điếu Cày à? Thẻ của anh đâu? Nhà nước công nhận anh chưa hay là chỉ có anh tự nhận mình là nhà báo?
Blogger: Thế anh nói “có những cách hiệu quả hơn để đóng góp ý kiến” là những cách gì?
AN: Nếu thực sự anh có tinh thần xây dựng, muốn đóng góp ý kiến xây dựng Đảng thì anh sẽ tìm ra cách. Thiếu gì cách. Ví dụ – đây là tôi lấy ví dụ thôi nhé – anh có thể gửi thư riêng đến các đồng chí lãnh đạo cao cấp. Chứ ai lại đi đưa lên blog công cộng như thế cho mấy đứa trên mạng nó đọc, rồi nó lợi dụng, nó bàn ra tán vào này nọ. Mình thấy nó hưởng ứng mình, mình tưởng thế là hay, chứ thực ra bọn nó chỉ lợi dụng mình thôi, rồi đến lúc mình có bị bắt thì đứa nào giúp mình?
Blogger (đỏ mặt vì tức)
AN: Đấy, nói chung là từ giờ phút này, chỉ có anh mới cứu được anh thôi, anh Y ạ. Anh cứ giữ thái độ bất hợp tác, cứ sùng lên như vừa nãy ấy, thì chỉ có hại cho anh.
Blogger (hầm hầm): Thế bây giờ các anh muốn gì?
AN (ôn tồn): Chúng tôi chỉ muốn tốt cho anh.
Đoan Trang
(FB. Đoan Trang)
Phong trào Con Đường Việt Nam lên tiếng về vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất
Qua
theo dõi thông tin vụ Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an tiến
hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (chủ trang mạng một góc nhìn khác www.truongduynhat.vn,
ngụ tại thành phố Đà Nẵng) với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân” (theo điều 258, Bộ luật Hình sự) vào chiều
ngày 26.5.2013 và dư luận xung quanh vụ bắt giữ trong những ngày qua,
phong trào con đường Việt Nam có chính kiến sau:
Là phong trào được phát động với mục tiêu duy nhất là “làm cho Quyền Con
Người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng tại Việt Nam”, chúng
tôi đi sâu vào quyền con người và biết rằng:
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã nêu rõ:
Điều 19.
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do
bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện
truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới.
Điều 21.
Khoản 1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một
cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn.
Tất cả các điều này được tái khẳng định trong công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị mà nhà nước Việt Nam đặt bút ký kết tham gia
năm 1982.
Là thành viên tham gia công ước, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi công ước.
Trên cơ sở những điều khoản trên thì việc làm của ông Trương Duy Nhất
khi lập ra, điều hành và đăng tải những bài viết có góc nhìn khác biệt
với chính phủ và những yếu nhân của chính phủ trên website
www.truongduynhat.vn là quyền của ông Trương Duy Nhất. Là một thành viên
của nhân loại - được bảo vệ bởi liên hợp quốc và các công ước của nó -
ông Trương Duy Nhất hoàn toàn có quyền làm điều trên mà không bị chế
tài.
Đó là vấn đề tầm vĩ mô toàn cầu, còn xét trên phương diện vi mô tầm quốc
gia, chúng tôi cũng không đồng ý với cáo buộc trên của cơ quan an ninh
dành cho ông Trương Duy Nhất, bởi lẽ tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói rõ “Chính phủ là công bộc của dân, dân có quyền phê phán, đuổi
chính phủ”. Đây không chỉ là vấn đề ý nghĩa tinh thần của vị sáng lập ra
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ngày nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam) mà còn được thể chế hóa bằng hiến pháp. Điều 50 hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 1992 (bản đang có hiệu lực) ghi rõ:
“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các
quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
Ngoài ra điều 53 còn chỉ rõ:
“Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Và điều 69 còn khẳng định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật”.
Tuy rằng 69 có nói là theo qui định của pháp luật nhưng luật pháp được
làm ra để bảo đảm quyền trong hiến pháp, nếu luật làm ra chống lại tinh
thần của hiến pháp là luật vi hiến và mất giá trị pháp lý.
Tổng hợp những điều được viện dẫn trên thì việc làm của ông Trường Duy Nhất được hiến pháp bảo vệ.
Ngoài tiếp cận vấn đề trên phương diện pháp lý, chúng ta tiếp cận vấn đề
trên phương diện lịch sử thì thấy rằng, một chính phủ không phải luôn
luôn lúc nào cũng đúng, những yếu nhân của chính phủ không phải luôn
luôn lúc nào cũng sáng suốt, thông tuệ. Chúng ta đã có nhiều bài học cay
đắng về việc này. Do vậy quyền được phát biểu chính kiến của công dân
không chỉ là quyền của cá nhân công dân mà còn là quyền lợi của dân tộc,
của đất nước. Người được nhân dân ủy quyền không có quyền xâm phạm
quyền này. Nhà cầm quyền phải chấp nhận sự phê phán của công dân. Đây là
vấn đề đạo đức, văn minh trong sinh hoạt chính trị ngày nay.
Sẽ rất nguy hiểm cho một dân tộc nếu mọi góc nhìn khác đều bị qui kết là
có tội bằng một cách thức nào đó, chỉ để tồn tại một góc nhìn duy nhất
theo nhà cầm quyền muốn.
Với những lý lẽ được viện dẫn trên, chúng tôi phản đối vụ bắt giữ với
cáo buộc trên của cơ quan an ninh dành cho ông Trương Duy Nhất và kêu
gọi tất cả bạn hữu có cùng góc nhìn này hãy cùng nhau lên tiếng cho lẽ
phải. Bảo vệ quyền con người của cá nhân ông Trương Duy Nhất cũng là bảo
vệ quyền con người của tất cả chúng ta.
Chúng
tôi kêu gọi Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố hủy bỏ các điều luật
mập mờ luôn được nhà cầm quyền viện dẫn để chống lại các quyền của con
người, quyền quyền của công dân được nêu trên. Cụ thể là các điều luật
79, 88 và 258 Bộ Luật Hình Sự. Hoặc nếu chưa kịp hủy bỏ thì phải lên
tiếng giải thích rõ rằng các phạm vi được áp dụng một cách nhất quán để
công dân có thể sử dụng các quyền của mình mà không phạm luật. Chỉ có
như vậy mới không tạo ra cạm bẫy nguy hiểm cho trí thức hay bất cứ ai
lên tiếng vì một tương lai dân tộc tốt đẹp hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29/5/2013
Thay mặt phong trào
Lê Thăng Long
Alan Phan - Minh bạch trong cuộc sống
Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người
(A lack of transparency results in distrust and a deep sense of
insecurity) – Dalai Lama
Sau 44 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã sống chung và làm việc với
khá nhiều sắc dân: từ Mỹ đến Tây Âu rồi Đông Âu, từ Á đến Trung Đông,
Phi Châu, từ già đên trẻ, từ nam đến nữ, từ địa vị làm thuê đến làm
chủ…Mỗi dân tộc vì gốc gác văn hóa và môi trường mang nhiều khác biệt
nên sự thể hiện của họ qua đời sống hàng ngày , qua công việc cũng rất
dễ nhận ra theo tính chất và hiệu quả.
Bản lĩnh Việt
Theo quan sát cá nhân tôi, người Việt mang những cá tính rất đáng khen
ngợi, trong đó, bản chất thông minh, ham học và cầu tiến tương đối nổi
trội hơn các dân tộc khác. Ngoài ra, lịch sử và môi trường phải luôn đối
phó với nhiều đối thủ nặng ký, nên một số lớn người Việt rất can đảm,
liều lĩnh và biết hưởng thụ mỗi giây phút của đời mình.
Ở mặt trái, dân tộc Việt lại rất thủ đoạn, mung mánh, nhiều ganh tị hiềm
khích. Hai mặc cảm tự ti cùng tự tôn hòa lẫn tạo ra hai thái cực đối
chọi trong thái độ đối với người ngoài: lúc thì rất thân thiện hiếu
khách, lúc thì thù hận ghét bỏ. Riêng tính che giấu và chỉ làm vì sĩ
diện là một gánh nặng thấm nhuần cả ngàn năm từ văn hóa Trung Quốc. Sự
khép kín không dám cởi mở này có lẽ tạo nên một truyền thống bảo thủ,
một tầm nhìn chật hẹp và ngắn hạn.
Tôi tin rằng nếu chúng ta tìm được căn cơ để loại bỏ bớt những điểm yếu
và thăng hoa những điểm mạnh, bản lĩnh Việt sẽ thừa sức sáng tạo để cạnh
tranh trong nền kinh tế kiến thức đầy thử thách của toàn cầu.
Minh bạch để đạt tự do và thịnh vượng?
Tính minh bạch là yếu tố quan trọng nhất trong tư duy và hành xử của con
người. Khi tự hứa với bản thân là mình sẽ luôn tuân thủ theo luật chơi,
minh bạch với chính mình, với người chung quanh, thân hay lạ, với những
sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ hay những dự định cho tương lai, chúng
ta sẽ thu ngắn rất nhiều khoảng cách tiến bộ với các dân tộc láng giềng,
cũng như xa hơn.
Tôi chưa tìm ra một nghiên cứu sâu rộng nào về ảnh hưởng của tính minh
bạch trên các định chế kinh tế, trên thể chế chánh trị hay trên niềm tin
trong xã hội. Theo quan sát của cá nhân, những quốc gia có tính minh
bạch cao thường là những quốc gia và dân tộc xếp hàng đầu về tự do và
thu nhập (hai mệnh đề cốt lõi để người dân có thể theo đuổi hạnh phúc
riêng của mình).
Trong khi đó, những xã hội nghèo kém và suy thoái thường chịu ảnh hưởng
nặng nề của sự giả dối từ những quyền lực chánh trị độc đoán, từ những
hoạt động thao túng của nhóm tư bản thân hữu, từ ngay cả các liên hệ xã
hội và kinh tế của những người nghèo với nhau.
Suy từ thiên nhiên, những nơi chốn đen tối thiếu ánh sáng mặt trời
thường mục rửa, ẩm ướt… tạo môi trường thuận tiện cho côn trùng và vi
rút. Khi nói về thiên nhiên xanh, ngay cả trẻ em cũng vẽ ra một hình ảnh
của những chùm hoa hay cây cỏ khoe sắc dưới ánh nắng đầu ngày.
Minh bạch trong lịch sử
Quay về lịch sử của khoa học nghệ thuật, thời đại phong kiến tàn bạo
nhất của Âu Châu được gọi là Dark Age (Đen Tốí). Mọi sáng tạo bị bịt
kín, giáo điều ngự trị và mọi trí thức trái chiều đều bị coi là “thế lực
thù địch”. Đây là thời mà nhà cầm quyền giam giữ Galileo cho đến khi
gần chết, vì ông ta dám đưa ra giả thuyết là “ trái đất quay quanh mặt
trời”.
Ngày hôm nay, sự thống trị của doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực sáng
tạo của nền kinh tế trí thức gần như tuyệt đối. Ngoài công nghệ thông
tin với Silicon Valley, giải trí với Hollywood, Mỹ còn làm bá chủ trong
các kỹ nghệ xưa cũ nhưng cần tối tân hóa: nông nghiệp, ô tô, bán lẻ, nhà
hàng, khách sạn, cờ bạc…Trong 10 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu, 9
là của Mỹ.
Có phải đây là sức mạnh của minh bạch?
Một người bạn Đan Mạch nhận xét là người Mỹ bị ám ảnh (obsessed) với
minh bạch và sự thật. Anh lấy thí dụ vụ Lance Amrstrong, có thể coi như
một “anh hùng” và “biểu tượng” trong xã hội Mỹ, nhờ 7 lần đoạt giải Tour
De France trong khi bị ung thư. Tuy nhiên, những người thân và cộng sự
viên bắt đầu nói về sự lạm dụng thuốc hormone quá liều để tạo cơ bắp,
một vi phạm về luật Olympic của thể thao. Truyền thông và cơ quan chánh
phủ nhập cuộc để lôi khỏi bệ thờ một huyền thoại siêu sao. Trong khi đó,
ngay chính những nhà quản lý Tour của Pháp chỉ mong là vi phạm này được
chìm xuồng để mọi người phải bị sự tiêu cực gây khó chịu và bất tiện.
Tôi cười nói với anh bạn là ngay cả “cha già dân tộc của Mỹ, Tổng thống
Washington, suốt 200 năm qua, vẫn đang bị các sử gia soi mói về việc ông
“ngủ lang” với những nô lệ da đen trong đồn điền ông tư hữu. Hay chuyện
bệnh tâm thần của bà Lincoln đã ảnh hưởng thế nào đến các quyết định
của Tổng Thống? Gần đây, việc nói dối của các Tổng Thống Nixon và
Clinton đã làm lu mờ di sản và tiếng tăm trong lịch sử của chính họ.
Gánh nặng cá nhân
Dù qua Mỹ du học năm 17 tuổi, gánh nặng văn hóa thụ động, sĩ diện và
thích che giấu của Việt Nam đè nặng suốt đời kinh doanh của tôi, không
ít thì nhiều. Đến năm 1985, khi tôi niêm yết công ty của mình trên sàn
chứng khoán, tôi bị quăng vào sống trong một căn nhà kính, nơi 16,000 cổ
đông, các nhà phân tích tài chánh và đủ loại mạng truyền thông soi mói
quá khứ và hiện tại của tôi mỗi ngày mỗi giờ. Tôi bị nhiều cú sốc và
muốn bỏ cuộc.
Nhưng sau một thời gian, tôi quen dần với môi trường minh bạch, không
cho phép bất cứ một sự giả dối nào. Con người tôi bỗng “nhẹ” hẳn ra khi
ánh sáng tràn vào và mình không còn gì để che giấu. Sự thật quả tình cho
tôi một tự do tuyệt vời (the truth will set you free). Đầu óc cởi mở,
định kiến tiêu tan, sai lầm được phân tích theo khoa học và thất bại
không còn là một xấu hổ phải “đẩy xuống thảm” để che giấu.
Minh bạch cho tôi một sức mạnh nội tại mới. Tôi bớt sợ sệt về những phán
đoán vô bổ của tha nhân; tôi không còn bức xức về những suy nghĩ không
dám bầy tỏ. Minh bạch cũng giúp tôi tạo niềm tin nơi khách hàng, đối
tác, người thân, gia đình, bạn bè…vì họ biết con người thực của tôi,
không phải một diễn viên hay một bù nhìn.
Trong những viết và lách tại đất nước này, nguyện vọng lớn nhất của tôi
là đặt ra những câu hỏi để tạo nên những góc nhìn và tư duy mới cho các
bạn trẻ. Nếu tôi chỉ thuyết phục được 1 phần trăm đọc giả bắt đầu sống
với tính minh bạch mỗi ngày, tôi nghĩ đó sẽ là thành công lớn nhất của
mình.
Alan Phan
(Góc Nhìn Alan)
Học giả khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm
Học giả Trung Quốc cho rằng sức mạnh hàng hải của Bắc Kinh hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia. |
Một học giả Trung Quốc bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh nên tấn công khi
cần thiết để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa,
Việt Nam gọi là Biển Đông, mà các nước khác đang chiếm bất hợp pháp.
Thông tấn xã Đài Loan CNA hôm 28 tháng 5 trích lời Giáo sư Hàn Húc Đông
của đại học Quốc phòng Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn mới đây với
một đài phát thanh ở Thượng Hải nói rằng rất khó giải quyết các tranh
chấp lãnh thổ trong khu vực thông qua quyền lực mềm, như “vận động ngoại
giao,” mà thay vào đó Bắc Kinh nên "tấn công bất cứ lúc nào cần thiết
đối với bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ
trên Biển Đông."
Ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có quân đội đứng sau," học giả quốc
phòng này nói, và đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại không có ngay hành
động quân sự khi mà bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền
của Trung Quốc.
Giáo sư Hàn Húc Đông phân tích rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc
hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia, và Bắc Kinh
nên kết hợp ngoại giao với sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu của mình.
Phát biểu của Giáo sư Hàn đưa ra giữa lúc đang có những căng thẳng mới
trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hôm 27 tháng 5, Hà Nội trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối
việc tàu Trung Quốc ngăn cản và đâm tàu cá của Việt Nam đang hoạt động
trong khu vực “hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Việt Nam, làm vỡ tàu và đe dọa tính mạng ngư dân.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phủ nhận tố giác đó. Tân Hoa xã hôm
qua, 28 tháng 5, đưa tin rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hồng Lỗi tuyên bố: “Cáo buộc của Việt Nam là hoàn toàn sai sự thật”.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi cáo buộc tàu cá Việt Nam “đã xâm nhập bất hợp
pháp quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung
Quốc.”
Ông Hồng Lỗi khẳng định nhà chức trách Trung Quốc “có quyền thực hiện
các biện pháp tư pháp,” và yêu cầu phía Việt Nam “quản lý ngư dân, ngừng
đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa,” mà Việt Nam
gọi là quần đảo Hoàng Sa.
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây cũng thu hút sự
chú ý của quốc tế trong tuần qua khi Manila tố cáo Bắc Kinh đã phái tàu
hải quân đến quanh khu vực bãi cạn này một cách “bất hợp pháp và khiêu
khích.”
Ngay sau đó, Philippines cũng phái tàu chiến đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Những tuyên bố chủ quyền chống chéo nhau và những tranh chấp căng thẳng
kéo dài và không tìm thấy giải pháp này có lẽ là những mấu chốt để Giáo
sư Hán Húc Ðông khuyên Trung Quốc, quốc gia đang nhanh chóng phát triển
sức mạnh quân sự trong khu vực, ‘cần cứ đánh, khỏi đàm’.
Nguồn: CNA, GDVN
(VOA)
TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La?
Từ ngày 31 tháng 5 đến 2 tháng 6, tại Singapore sẽ diễn ra Đối thoại Shangri-La thường niên, quy tụ các quan chức cấp cao của nhiều nước.
Trong diễn đàn lần này, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài diễn
văn quan trọng tại. Các chủ đề chính được bàn thảo trong diễn đàn lần
này là gì? Thủ tướng Việt Nam muốn đề cập đến những vấn đề gì trong
diễn văn của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, người sẽ tham dự diễn đàn lần này, để biết thêm chi tiết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 25 tháng 4 năm 2013. |
Chủ đề của Đối thoại Shangri-La
Trước hết nói về các chủ đề quan trọng được bàn thảo tại diễn đàn lần này, Giáo sư Carl Thayer cho biết:
“Trước hết phải hiểu về cơ cấu của đối thoại, nó được chia thành các
phiên toàn thể, đồng thời lại được chia thành các phần nhỏ. Có 6 phiên
toàn thể nơi các bộ trưởng quốc phòng sẽ phát biểu.
Tất nhiên họ cũng phải xem xét tính nhạy cảm của các nước.
Đối thoại sẽ bắt đầu với phát biểu của Mỹ về an ninh khu vực. Đây sẽ là
chủ đề chính liên quan đến việc Mỹ cân bằng lại chiến lược, liệu điều
này có thể thực hiện được, ảnh hưởng của Mỹ đang lên hay xuống, việc Mỹ
quân sự hóa khu vực có phải là để kiềm chế Trung Quốc.
Và phần 4 được mang tựa rất ngoại giao là vai trò của Trung Quốc trong
an ninh toàn cầu, nhưng thực tế sự căng thẳng sẽ vượt qua cả khu vực và
Trung Quốc sẽ tìm cách tránh phần này.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những cường quốc trên thế giới và họ
phải tìm cách làm nhẹ những chỉ trích. Phần cuối của hội nghị sẽ là hợp
tác quân sự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc. RFA
Có rất nhiều vấn đề được bàn thảo ở hội nghị lần này nhưng theo tôi quan
hệ Mỹ - Trung sẽ là chủ đề chính và nó có liên quan đến một loạt các
chủ đề chính khác như làm thế nào để bảo vệ quyền lợi quốc gia và tránh
các xung đột, chiến lược hiện đại hóa quân sự.
Tiếp theo là vấn đề an ninh hàng hải, tranh chấp biển Đông. Những vấn đề này sẽ được bàn thảo nhưng sẽ không phải trực tiếp”.
Thủ tướng VN sẽ nói gì?
Việt Hà: Thưa ông, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài
phát biểu quan trọng tại hội nghị. Báo chí Việt Nam đưa tin ông sẽ đề
cập đến các vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có biển Đông. Việt Nam từ
nhiều năm nay đã có những tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông, tại
sao Thủ tướng Việt Nam lại chọn có bài phát biểu vào năm nay?
GS Carl Thayer: Chúng ta cũng nên nhớ là Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng
Quang Thanh đã từng phát biểu ở phiên toàn thể của đối thoại Shangri La,
nhưng đúng là Thủ tướng Việt Nam chưa từng tham gia.
Lần này ông tham gia vì ông được mời và ông sẽ có bài phát biểu quan
trọng sau bài nói của nước chủ nhà Singapore vào đêm trước khi hội nghị
bắt đầu.
Tại sao ông có bài phát biểu lần này? Đó là Việt Nam đang ở trung tâm
của vấn đề và cũng giống nhiều nước khác đang có tranh chấp với Trung
Quốc, họ không có đủ khả năng về quân sự để đối đầu với Trung Quốc dù họ
đang hiện đại hóa và vì vậy Việt Nam phải sử dụng các biện pháp ngoại
giao và những cách tiếp cận khác.
Việc Thủ tướng có bài phát biểu là một cơ hội cho Việt Nam.
Tôi nghĩ điều quan trọng phải nói tới đó là đây là lần đầu tiên một lãnh
đạo cao cấp, một thủ tướng sẽ đề cập đến chính sách ngoại giao, an ninh
quốc gia và vấn đề chính sách quốc phòng.
Các Bộ trưởng quốc phòng trước kia chỉ nói về vấn đề quốc phòng, còn ngoại trưởng các nước thì nói về chính sách ngoại giao.
Hy vọng là nếu mọi việc trôi chảy thì ông Thủ tướng sẽ nói được toàn bộ ba vấn đề.
Ông sẽ thuyết trình bằng tiếng Việt nhưng ông sẽ giới thiệu đến những
người dự nước ngoài một cái nhìn tổng thể về Việt Nam, nó sẽ không chỉ
bao gồm vấn đề với Trung Quốc và biển Đông mà còn mang tính toàn cầu và
vai trò của Việt Nam.
Vấn đề Biển Đông
Việt Hà: Theo ông thì liệu các nước, nhất là Philippines, sẽ lên
tiếng với Trung Quốc về vấn đề biển Đông như các năm trước không và điều
này có tạo khó khăn gì cho Trung Quốc?
GS Carl Thayer: Tất cả những vấn đề gọi là đa phương là điều mà Trung
Quốc không muốn vì họ luôn muốn giải quyết các vấn đề song phương với
từng nước.
Và đó là lý do vì sao người tổ chức hội nghị phải chọn từ ngữ rất cẩn
thận để Trung Quốc không vào tình huống khó và phải tự bảo vệ mình.
Philippines đã luôn mạnh tiếng tại diễn đàn này hơn so với Việt Nam.
Theo tôi đó là vì họ thông thạo tiếng Anh và mặt khác thì văn hóa người
Việt cũng không thích đối đầu, mặc dù ông Phùng Quang Thanh trước kia
cũng đã nói rất thẳng thắn tại diễn đàn Shangri La.
Việt Hà: Thường trước và sau khi diễn đàn Shangri La được tổ chức,
chúng ta vẫn thấy có những sự kiện xảy ra tại các vùng đang xảy ra tranh
chấp trong khu vực, điển hình là tại biển Đông, ảnh hưởng đến an ninh
khu vực, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu diễn đàn này có thể giúp gì
trong việc giải quyết những xung đột và tranh chấp đang diễn ra trong
khu vực?
GS Carl Thayer: Diễn đàn đạt hai mức bao gồm cả chính thức tức là nói về
các chương trình nghị sự đã được đưa ra mà không đưa ra kết luận.
Diễn đàn đã qua 12 kỳ tức là đã phát triển, và nó đã lớn đến mức đẩy
giới học giả ra phía lề như những thính giả dự hội nghị và các quan chức
chính phủ, cố vấn an ninh…
Nhân dịp diễn đàn Shangri La, các bộ trưởng các nước cũng có những cuộc gặp xung quanh hội nghị, trước, và sau hội nghị.
Diễn đàn sẽ là nơi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đăng đàn, nhưng quan chức
quân sự cấp cao của Trung Quốc sẽ ngồi ở phía dưới để đưa ra các câu hỏi
khó, nhưng không phải là Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Họ không gửi
Bộ trưởng quốc phòng tới diễn đàn lần này.
Cho nên diễn đàn đã lên hai mức chứ không chỉ là một diễn đàn đơn
thuần. Điều mới là cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng của các nước ASEAN
+ sẽ diễn ra lần thứ hai tại Brunei vào năm nay.
Có những câu hỏi đưa ra là diễn đàn Shangri La đã làm gì để đưa các bộ
trưởng quốc phòng các nước ASEAN lại với nhau một cách không chính thức
và cuộc gặp ở mức 1 của các Bộ trưởng quốc phòng sẽ diễn ra thế nào.
Cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN + sẽ diễn ra lần hai, và được tổ
chức cứ 3 năm một lần. Trong khi Shangri La gặp nhau mỗi năm và là một
thảo luận không chính thức.
Tất nhiên các báo cáo sẽ được viết ra rất cẩn thận và được lọc lựa để đề
cập đến các vấn đề nhưng không để giải quyết một vấn đề nào.
Nhưng diễn đàn này quan trọng vì có các thông tin mới, cách nhìn mới, và
các nước có cơ hội để biết được những chỉ trích với chính sách của mình
là gì và tìm cách bảo vệ lập trường của mình.
Nói ví dụ như trường hợp của Bộ trưởng Quốc phòng Hao Kỳ Leon Panetta trước đây đã lên tiếng về quyền lợi của Mỹ tại biển Đông.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-05-29
NH Nhà nước đã xuyên tạc báo cáo của IMF
Theo GS. Trần Hữu Dũng nhận định rằng "Đây là cái Press Release chính gốc của IMF.
IMF nên phản kháng NHNN đã xuyên tạc báo cáo của họ. (Nếu ông Bình
và bộ hạ dám xuyên tạc IMF thì họ còn dám làm việc gì nữa?)"
Nhà của quan, ở Bắc Hà cực to?..
Ngôi nhà này to lắm nhế, mấy chục cột lim Lào to bằng vòng ôm người
lớn, hầm rượu to rộng, toàn đá quý... và nằm ở ngay thị trấn Bắc Hà (Lào
Cai). Loanh quanh tìm hiểu, người dân địa phương bảo: Đây là nhà 1 bác
quan, to từ ghế đến mặt, đang phì nộn sống dưới Hà Nội..
Mình băn khoăn: Hơn cả nhà anh Bí thư Quyến Hải Dương cơ á?. Chả biết có thật hay không, cứ phải điều tra đã.
Thêm tý lời bình của bạn đọc:
Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên VTV
tối 21/4, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trả lời
các băn khoăn về vấn đề chính sách cho vùng dân tộc, miền núi: "...Cơ
bản nhất là mức sống của người dân còn khó khăn, nghèo đói. Thời điểm
bây giờ vào tháng 3 – tháng 4 là mùa đói lương thực, các cháu đi học bán
trú, nội trú trường không có gạo mang đi nên bỏ học, ở nhà giúp gia
đình chăn trâu, trông em. Chúng tôi đã thấy điều đó, đã báo cáo với Bộ
Giáo dục và xin ý kiến của Thủ tướng. Trong điều kiện đất nước ta có đầy
đủ lương thực, chỉ cần bớt một chút thôi là hoàn toàn có thể giúp đỡ
được các cháu."
P/S: Thưa Bộ trưởng, chắc Bộ trưởng đã nhầm. Đời sống đồng bào nay đã
khấm khá hơn rồi. Người Mèo giờ nhà đã to đẹp và khang trang lắm rồi
ah.
(Đinh Đức Thiện FB)
Xin visa ở Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM: 1.001 chuyện chưa biết
Khoảng 8 giờ Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM mới bắt đầu làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng người dân các tỉnh đã chầu chực trước cổng lãnh sự hay phía bên kia góc đường Lê Duẩn và Lê Văn Hưu (Q.1, TP.HCM) với mục đích xin visa.
- >> Xin visa sang Mỹ: Cứ “bình bình” lại dễ được cấp
- >> Sao Việt xin visa sang Mỹ: Khó hay dễ?
- >> Bắt cựu nhân viên lãnh sự Mỹ tại TP.HCM vì “bán” visa
“Góc đường này như một xã hội thu nhỏ, có người giàu kẻ nghèo, có buồn
vui, có thất vọng, chán nản. Mọi chuyện đều liên quan đến visa”, một
người đi xin visa ví von.
Cha mẹ thăm con: Dễ đến... bất ngờ
Bà Hiền, chủ quán cà phê cóc ở góc đường Lê Duẩn - Lê Văn Hưu (Q.1) gần
20 năm nay cho biết thông thường cứ ba giờ sáng là bà đã phải dọn hàng
để bán vì nhiều người ở quê lên sớm.
Mở quán sớm, theo bà Hiền, chủ yếu là để phục vụ cho những người ở tỉnh
lên làm visa ở Lãnh sự quán Mỹ. Theo quy định phải 8 giờ lãnh sự quán
Mỹ mới làm làm việc nhưng từ 2-3 giờ sáng đã có người chầu chực trước
cổng rồi. Người đến sớm chủ yếu ở tỉnh xa, đa phần từ các tỉnh miền
Tây.
|
Ông Nguyễn Văn Đức, nhà ở Bình Dương, đưa người con trai đến phỏng vấn
xin visa đi du học Mỹ cho hay việc xin visa giống như kiểu “hên xui”.
Đối với người này là cực khó nhưng lại cực kỳ dễ dàng với người khác.
Ông Đức kể về lần xin visa sang Mỹ thăm con: “Khi bước vào, đụng với
một ông Tây da đen to đùng đùng, mình hơi run. Ông ấy hỏi tôi mấy câu:
Con ông tên gì, sang Mỹ ngày tháng năm nào? Ông sang Mỹ làm gì, sao
không đưa vợ theo? Tôi cứ từng câu trả lời, xong ông ấy bắt tay chúc
mừng. Không ngờ xin visa sang Mỹ dễ thế”.
Bà Trần Văn Thủy, 67 tuổi, quê ở Bến Tre, được người con trai dẫn lên
phỏng vấn xin visa thăm cháu nội ở Mỹ kể: “Tôi được hướng dẫn đến quầy
số 7 gặp một bà người Tây. Lạ một điều là bà này nói chuyện với tôi bằng
tiếng Việt chứ không cần thông dịch. Hỏi được ba câu, bà này bảo tôi
đậu rồi. Chuẩn bị đi mua vé máy bay sang thăm cháu đi là vừa”.
Ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc Trăng, lên phỏng vấn xin visa thăm con ở Mỹ cho hay những trường hợp cha mẹ xin visa thăm con rất dễ được chấp nhận.
|
Bản thân ông Thắng có con gái sang Mỹ và lấy chồng bên đó. Năm ngoái, vợ chồng người con mời ba mẹ sang định cư hẳn bên đó. Vợ ông Thắng phỏng vấn lần đầu được cấp visa liền. Cách đây hai tháng, ông Thắng làm thủ tục xin visa và cũng được cấp trong lần đầu tiên phỏng vấn.
Tuy nhiên, theo ông Thắng kể không phải trường hợp cha mẹ xin visa thăm
con đều suôn sẻ. Năm trước khi đưa vợ đi phỏng vấn, ông đã chứng kiến
cảnh một bà mẹ xin visa thăm con bị rớt khi phỏng vấn.
“Lý do trước đó, bà này làm giả kết hôn và bị nhân viên lãnh sự Mỹ phát
hiện. Sau này, người con đủ điều kiện bảo lãnh, bà tiếp tục làm hồ sơ
xin visa. Tuy nhiên nhân viên ở đây phát hiện ra bà này từng gian dối
lập tức từ chối. Hết cửa sang Mỹ thăm con, bà này khóc tại quầy phỏng
vấn”, ông Thắng nói.
Không cấp visa vì người phỏng vấn quá... đẹp
Bà Hiền cho biết đông nhất là đối tượng phỏng vấn xin visa du học nhưng đây là những trường hợp bị rớt nhiều nhất.
“Chưa kể sau khi thông tin bán visa bị phát giác như vừa qua báo chí nêu, rất nhiều người phỏng vấn bị rớt”, bà Hiền nói.
Đây là lần thứ năm ông Trần Văn Thiện, nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu đưa con đi phỏng vấn xin visa sang Mỹ du học.
Ông Thiện kể nhà chủ yếu làm nông, có vài ha trồng tiêu, cộng với nuôi
heo nên một năm trừ chi phí, cả gia đình cũng thu được khoảng hơn 200
triệu đồng.
Người con gái đầu của ông Thiện học khá giỏi, năm ngoái thi đậu một lúc
hai trường đại học nhưng lại có ước mơ sẽ đi du học. Thương con, vợ
chồng ông Thiện sau khi bàn bạc quyết định làm hồ sơ xin visa cho con du
học tự túc.
Tuy nhiên, oái ăm là sau bốn lần phỏng vấn, con gái ông Thiện đều rớt
với lý do khi thì chưa chứng minh được tài chính, khi thì trình độ
ngoại ngữ chưa đủ chuẩn…
“Lần gần đây nhất sau khi phỏng vấn xong, người thông dịch nói chưa thể
cấp visa vì con tôi đẹp quá, sang đó dễ trốn đi lấy chồng. Khi không
thích cấp, họ tìm đủ mọi cách từ chối. Lần này đưa con đi phỏng vấn cho
nó toại nguyện chứ khó đậu lắm”, ông Thiện nói.
Ông Thiện cho hay khi biết Mỹ khó xin visa, gia đình ông cũng tính cho
con du học ở Úc nhưng thấy tiền cọc du học ở Úc nặng quá, những hơn 500
triệu đồng, gia đình khó gánh nổi.
“Với lại ở Úc khi sang học thì dễ nhưng khi học xong rất khó ở lại nếu
không lập gia đình với người có quốc tịch Úc nên con tôi không thích”,
ông Thiện lý giải.
Sao thấy con phỏng vấn rớt visa, gia đình không tìm dịch vụ tư vấn? Ông
Thiện cho biết đậu hay rớt visa cũng hên xui chứ không có dịch vụ tư
vấn nào dám đảm bảo 100% phỏng vấn là đậu.
|
Ông Thiện kể: “Có dịch vụ ra giá 10.000 USD bảo đảm đậu visa nhưng cuối
cùng họ có làm được đâu. Đứa cháu tôi ở nhà cũng xin visa đi Mỹ, nó
học dở, vào Lãnh sự quán Mỹ họ hỏi gì cũng ú ớ hoặc không biết nhưng
cuối cùng lại đậu”.
Hơn 11 giờ, con gái ông Thiện phỏng vấn xong đi ra. Nhìn thấy bộ dạng
thất thểu của con gái từ xa, ông Thiện biết kết quả lần này không tốt
hơn những lần trước.
“Lại rớt rồi ba ạ. Con vào trúng ngay bà nhân viên người Hàn Quốc từng
phỏng vấn mình. Bà hỏi con dạo này có gì mới không và hỏi thêm hai câu
nữa. Xong rồi bà bảo con chưa đủ điều kiện để được cấp visa và nói xin
lỗi”, cô con gái buồn bã đáp.
Nghe xong, ông Thiện đáp: “Đưa con đi phỏng vấn lần này cho con toại
nguyện chứ ba cũng không hi vọng con đậu. Bởi nếu đậu thì con đã đậu ở
những lần phỏng vấn đầu rồi. Thôi không được học ở Mỹ thì ráng học tốt
trường trong nước vậy”.
Kinh nghiệm nhiều lần đi xin visa, ông Nguyễn Tất Thắng, quê ở Sóc
Trăng cho hay chỉ cần nhìn dáng đi của người phỏng vấn khi bước ra khỏi
cổng lãnh sự Mỹ là ông biết người đó đậu hay rớt.
“Người nào ra cổng đi như bay sang đường là đậu, còn cứ đi chầm chậm, đầu không ngẩng cao chắc chắn rớt”, ông Thắng cười nói.
Bí mật bên trong địa điểm phỏng vấn Thú thật, cũng như bao nhiêu người khác tôi cũng có chút cảm giác lo âu khi chuẩn bị phỏng vấn xin visa đi Mỹ. Dẫu cho trước đó tôi đã từng xin visa đi những nước thuộc hàng "xương xẩu" như Anh, Pháp, Thụy Điển... Xen lẫn một chút tò mò, không biết khi vào bên trong khuôn viên lãnh sự mình sẽ được đón tiếp như thế nào, đối diện với nhân viên lãnh sự ra sao... Nhìn hàng người rồng rắn chờ xin visa dọc theo đại lộ Lê Duẩn với trang phục thẳng tắp, có bà, có cô còn diện áo dài, tóc bới hẳn hoi..., cứ như đi dự tiệc nhưng nét mặt đa phần đều căng thẳng. Tôi cũng ít nhiều ngạc nhiên, tại sao mọi người lại có một cảm giác, một tâm lý ít thấy ở lãnh sự quán các nước khác như vậy? Sau khi xếp hàng làm thủ tục an ninh và gửi lại các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy ảnh... mọi người tách làm hai nhánh, một phía dành cho không di dân và một dành cho di dân. Và điều khiến các cô, các chị lỡ mặc áo dài phải ân hận là khu vực dành cho ngồi chờ phỏng vấn chỉ là hàng hiên có mái che, không phải là những phòng đợi máy lạnh như vẫn tưởng tượng. Ghế ngồi xếp từng hàng như mọi người vẫn thấy ở sân bay, nhà ga Hòa Hưng hoặc các phòng chờ của nhà xe Phương Trang, Thành Bưởi. May mà tôi ăn mặc có phần... mát mẻ, giản đơn. Trước khi phỏng vấn, mọi người phải lấy dấu vân tay. Hôm tôi phỏng vấn là một cô người Mỹ to cao trực tiếp hướng dẫn. Có phần hồi hộp, tôi tiến tới, chưa kịp nói gì cô ấy đã hướng dẫn rành rọt bằng tiếng Việt: "Bốn ngón tay trái. Bốn ngón tay phải. Ngón cái tay trái. Ngón cái phải. Xong. Ra kia ngồi đợi". Cũng có phần hụt hẫng cho sự chuẩn bị... từ vựng tiếng Anh của tôi. Và tôi cũng bất ngờ hơn khi chẳng có phòng riêng nào để mời từng người phỏng vấn. Có 4-5 ô cửa và khi thấy số thứ tự của mình hiện lên trên bảng điện tử báo hiệu đến ô nào thì tiến đến ô đó và... đứng trả lời. Vậy nên, mọi người có thể nghe nhiều đoạn đối đáp thiệt là... vui. Một bà cụ, nhìn là biết dân miền Tây "chính hiệu", lụm cụm lên trả lời phỏng vấn. Anh nhân viên ngoại giao hình như người Hàn Quốc nói tiếng Việt thiệt rành: "Bà cụ đi qua Mỹ làm gì đây?". "Tui đi thăm cháu ngoại chú ơi". "Bà có mấy đứa cháu?". "Nhiều lắm tui nhớ hổng xuể". "Vậy chứ bà cụ có mấy người con?". "Bảy đứa chú ơi". "Bà sanh nhiều hen". "Nhiều gì chú ơi. Có bà ở xóm trên bả sanh tới 9 đứa". "Vậy chứ qua bển có ai tới đón bà cụ không?". "Chèn ơi, hổng đón làm sao tui biết đường đi chú?". "Vậy là xong rồi. Chúc mừng bà cụ nghen". "Xong là sao chú?". Anh nhân viên lãnh sự cười và hướng dẫn bà cụ qua quầy đóng tiền chuyển phát nhanh hộ chiếu. Bà cụ đi một lúc rồi lật đật quay lại quầy và nhìn anh nhân viên nói: "Tui cám ơn chú nhiều nghen chú. "Bai" chú hen". Cả phòng chờ cười rần khiến cho không khí đỡ căng thẳng. Tới phiên tôi thì cũng trả lời mấy câu đại loại: Ai mời qua đó? Qua đó làm gì? Ở bển có người thân không? Có gia đình chưa? Định ở "bển" bao lâu? Cũng cần hiểu khái niệm người thân ở đây là bà con ruột thịt chứ không phải khái niệm người thân bao gồm cả bạn bè thân thiết như tiếng Việt phong phú của mình định nghĩa vậy. Và cũng có người khi được hỏi ở bao lâu thì cứ nghĩ là phải cố xin visa một năm nên nói là muốn ở càng lâu càng tốt. Rớt là cái chắc. Đơn giản chỉ là trả lời đúng thời gian chuyến đi đã lên kế hoạch của mình. Ngay cả khi nhân viên lãnh sự hỏi tiếp sau khi nghe tôi trả lời rằng chỉ đi đúng thời gian đã book vé máy bay trước rằng: "Cô có muốn đi Mỹ sau này không?". Tôi cười đáp: "Tôi sẽ đi qua đó du lịch nếu thu xếp được thời gian". Vậy là xong phiên phỏng vấn. Sau này đến con trai của tôi phỏng vấn lại càng giản đơn hơn. Chỉ vỏn vẹn 4 câu. "Qua đó làm gì?". "Tôi đi du lịch với mẹ". "Mẹ có visa chưa?". "Có rồi. Visa đây ông". "Bên đó có người thân không?". "Người thân thì không. Bạn bè thì nhiều". "Sau này có muốn qua Mỹ học không?". "Năm sau tôi sẽ qua vì tôi sẽ học chuyển tiếp". Vậy là xong. Anh Trương Nghiệp Phát, Trưởng phòng Maketing, Công ty Blue Sky Travel cho rằng có ba yếu tố sẽ tác động rất lớn đến các viên chức ngoại giao phỏng vấn. Đó là: "Trung thực. Chính xác. Không ngập ngừng". Anh Phát cho biết khi trả lời phỏng vấn cứ nhìn thẳng vào người đối diện, không e dè, sợ hãi gì cả. Và đó chính là điều đã giúp cho tôi và con tôi xem chuyện đi xin visa Mỹ cũng chẳng có gì là khủng khiếp như mọi người vẫn nghĩ.
T.Tâm
|
Trung Hiếu
(Thanh niên)
Hành trình gây án của tên cuồng dâm hại hàng loạt thôn nữ xấu số
Hãm hiếp chán chê, Trọng đi vào chòi, kéo nạn nhân ra đường định giết chết thủ tiêu. Đối tượng máu lạnh buông lời tàn độc: “Em đẹp mà số em xấu, anh giết em rồi để xác em ở đây, vài ngày cha mẹ em không tìm ra thì công an cũng tìm ra mà”. Nạn nhân òa khóc tức tưởi, sém ngất xỉu.
Tham gia hàng loạt vụ cướp, hiếp, sát hại nạn nhân, đối tượng Thái Hoàng
Trọng (SN 1985, ngụ KV7, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu
Giang) được xác định trước, trong và sau khi gây án, đương sự bị bệnh
trầm cảm tái diễn, hiện đang ở giai đoạn trầm cảm nặng nên cần điều trị
thêm một thời gian, khi nào ổn định sẽ tiếp tục điều tra, xét xử, áp
dụng tình tiết giảm nhẹ.
Hung thủ Thái Hoàng Trọng và Thái Minh Lực |
Xác cô gái đội nón bảo hiểm trôi trên sông
Sáng ngày 22/2/2012, người dân sống bên bờ sông thuộc khu vực 6, phường
Hiệp Thành phát hiện một xác chết là nữ nổi trên sông, trên đầu vẫn còn
đội mũ bảo hiểm. Đối chiếu với thông tin cầu cứu của gia đình chị Lê Thị
Thúy Quỳnh (SN 1993, ngụ khu vực 1, phường Hiệp Thành) về việc đêm
trước đó người này bị hai kẻ lạ mặt khống chế bắt đi, giờ vẫn biệt vô
tăm tích nên đã báo tin cho thân nhân đến nhận dạng.
Vừa nhìn thấy thi thể, gia đình nhận ra ngay đó chính là con gái lớn xấu
số. Công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cho thấy trên
cổ nạn nhân có rất nhiều vết bầm do bị bóp cổ bằng tay, phổi của nạn
nhân vẫn còn rất khô…
Tại cơ quan điều tra, thanh niên 22 tuổi là bạn trai nạn nhân cho biết
công việc chính hàng ngày của nạn nhân là làm nghề bó nhang. Do thu nhập
ít ỏi chỉ khoảng 10 ngàn một ngày, Quỳnh xin ra giúp bán chè cho một
người bà con ở ngoài chợ hàng ngày từ chiều đến tối để tăng thu nhập.
Hàng ngày, sau khi bán hàng, Quỳnh đi về nhà chứ không ở lại quán. Do
đường xa, lại vắng người, hàng đêm người yêu đều đến quán chè đưa bạn
gái về nhà.
Tối ngày 21/2, như thường lệ, chàng trai đến đón rồi dẫn bạn gái đi tập
xe máy. Được một lúc, đôi trẻ rủ nhau chạy xe lên cầu vượt Ngã Bảy để
hóng mát. Cây cầu này mới được khánh thành, chưa có đèn đường chiếu
sáng, khung cảnh lãng mạn nên rất nhiều cặp tình nhân cũng thường đưa
nhau đến ngồi tâm sự. Cả hai ngồi trên xe nói chuyện được một lúc, thấy
trời đã khuya, các cặp tình nhân cũng đã ra về nên cả hai chuẩn bị theo
gót.
Tuy nhiên khi chàng trai vừa định khởi động xe, bất chợt hai thanh niên
lạ mặt lao đến, một tên xông vào giữ chặt cô gái, một tên đánh chàng
trai tới tấp. Thấy hai kẻ lạ mặt quá hung dữ, chàng trai bỏ chạy tìm
người ứng cứu. Trong lúc đó, hai tên khống chế cô gái, bắt lên xe mô tô
để bọn chúng bắt đi.
Cô gái trẻ chống cự quyết liệt, kêu la cầu cứu, rồi van xin khóc lóc
thảm thiết nhưng hai đối tượng không chút động lòng, kiên quyết bắt bằng
được. Có lẽ vì không còn đường thoát thân, nạn nhân đã trèo qua lan can
cầu lao xuống sông.
Khi nhận được tin từ chàng trai, mọi người đến hiện trường thì đã không
còn thấy bóng dáng của cô gái và hai thanh niên lạ mặt đâu. Linh tính
nạn nhân gặp phải chuyện xấu, mọi người đổ xô đi tìm kiếm cả đêm hôm đó
không phát hiện thấy tung tích, sáng hôm sau mới phát hiện thi thể đang
trôi bềnh bồng trên sông, cách cầu vượt khoảng 200m.
Theo lời trình bày của chàng trai, do lúc đó trời rất tối, anh không
nhìn rõ được hình dạng của hai đối tượng. Anh chỉ nhớ được một chi tiết
khá quan trọng là bọn chúng đi xe gắn máy hiệu Yamaha Taurus màu trắng.
Từ manh mối này, cảnh sát tung trinh sát điều tra, rà soát, sáu ngày sau
phát hiện hai nghi phạm.
Ngày 26/2, cảnh sát bắt khẩn cấp hai đối tượng là anh em con chú con bác
ruột là Thái Minh Lực (SN 1992, ngụ ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng,
huyện Phụng Hiệp) và Thái Hoàng Trọng (SN 1985, ngụ KV7, phường Hiệp
Thành, thị xã Ngã Bảy).
“Em đẹp mà số em xấu, anh giết em rồi để xác ở đây”
Tại cơ quan công an, lời khai của chúng về một loạt những vụ hiếp dâm,
cướp của, đe dọa giết người trước đó khiến các điều tra viên choáng
váng. Hai gã cuồng dâm quá man rợ, coi mạng người như cỏ rác.
Lần đầu tiên chúng gây án là đêm ngày 12/2/2012, địa điểm cũng trên cầu
vượt này. Tối đó, nhậu xong với đám bạn, hai tên chạy xe máy lên cầu
vượt, phát hiện có một đôi nam nữ đang ngồi tâm sự trên cầu. Trọng dừng
xe lại hỏi: “Ông muốn “chơi” không? Muốn “chơi” thì lại đánh, hù thằng
đó cho nó chạy, rồi bắt con nhỏ lên xe chở”. Lực gật đầu hưởng ứng.
Hai tên quay ngược lại nơi đôi nam nữ đang ngồi, làm bộ hỏi mượn hộp
quẹt châm thuốc hút, rồi bất ngờ dùng tay đánh người thanh niên khiến
anh này bỏ chạy. Cả hai khống chế, bắt giữ người con gái đưa lên xe chạy
về hướng Quản Lộ - Phụng Hiệp (đường đi Sóc Trăng - Cà Mau). Khi cô gái
khóc lóc van xin, Trọng hăm dọa: “Mày khóc nữa là tao bẻ cổ chết”, kề
vào cổ nạn nhân, khống chế chở đến địa phận xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng).
Thấy hai bên đường vắng người, xung quanh có vườn chuối, hai tên dừng
xe, kéo nạn nhân vào khu vườn cách đường khoảng 10m, cưỡng bức nạn nhân.
Trong lúc Trọng đang thực hiện hành vi bỉ ổi, điện thoại của nạn nhân
trong túi quần ở gần đó đổ chuông có người gọi đến. Đang “hăm hở” nhưng
vẫn chưa được thỏa mãn, bất ngờ có tiếng chó sủa dữ dội. Sợ bị phát
hiện, Trọng dừng lại mặc quần áo, đi ra lộ nhưng không buông tha nạn
nhân mà tiếp tục khống chế, chở đến một chòi lá bỏ hoang ở xã Vĩnh Biên
(huyện Ngã Năm, Sóc Trăng) thay nhau hãm hiếp tiếp.
Xong việc, Trọng đi vào chòi kéo nạn nhân ra lộ định giết chết thủ tiêu.
Đối tượng máu lạnh buông lời tàn độc: “Em đẹp mà số em xấu, anh giết em
rồi để xác em ở đây, vài ngày cha mẹ em không tìm ra thì công an cũng
tìm ra mà”. Nạn nhân òa khóc tức tưởi, sém ngất xỉu. May mắn đồng phạm
Lực không đồng ý, nên ngăn cản: “Đi 3 người thì về 3 người”. Đến địa
phận phường Hiệp Thành, chúng dừng xe vứt nạn nhân xuống như chiếc giẻ
rách, còn điện thoại của nạn nhân thì chiếm đoạt mang về cất giữ.
Sau lần phạm tội thứ nhất, do nạn nhân không trình báo, cảnh sát không
phát hiện ra sự việc. Đến lần thứ hai gây án, chúng không ngờ nạn nhân
lại phản ứng quyết liệt, dọa nhảy sông nếu bị làm nhục.
Đêm ngày 21/2, nhậu nhẹt xong, hai gã cuồng dâm “quen mùi” chở nhau lên
cầu vượt như lần trước. Khi Quỳnh và người yêu chuẩn bị lên xe đi về,
hai tên lao vọt lên chặn đầu xe. Trọng nhảy xuống xe đánh vào mặt chàng
trai rồi rượt đuổi theo một đoạn, lúc này cô gái chạy về hướng ngược
lại. Lực đuổi theo, kéo được tay nạn nhân. Thấy Quỳnh tri hô: “Cướp,
cướp”, thủ phạm còn “trấn an”: “Không phải cướp đâu chị ơi!”, lại nắm
tay kéo mạnh bắt lên xe chở đi. Không chấp nhận bị làm nhục, nạn nhân
tuyên bố: “Mày làm quá, tao nhảy sông”.
Lúc này Trọng sau khi đuổi người yêu nạn nhân đi, quay lại gằn giọng:
“Đi vô mày”. Nạn nhân không chịu, tiếp tục la lớn: “Ăn cướp, ăn cướp”.
Trọng vung tay đánh tới tấp vào mặt thiếu nữ, rồi tranh thủ “đi du lịch”
vào ngực cô gái. Thiếu nữ một lần nữa nhắc lại: “Mấy thằng mày làm quá,
tao nhảy sông à”. Đúng lúc đó, đèn pha một chiếc xe tải chạy gần tới
chiếu vào, Trọng bức mình: “Mày nhảy thì nhảy đi”, rồi xô mạnh vào vai
làm thiếu nữ ngã xuống xông chết đuối. Mặc kệ nạn nhân, hai tên yêu râu
xanh bình thản bỏ đi.
Hai lần giám định vẫn trầm cảm?
Trong quá trình điều tra, mẹ của hung thủ Thái Hoàng Trọng có đơn yêu
cầu giám định tâm thần với Trọng nên cơ quan điều tra đã ra quyết định
trưng cầu giám định. Ngày 24/4/2012, Viện gíam định pháp y tâm thần
Trung ương phân viện phía Nam kết luận: Về y học, trước, trong và sau
khi gây án, đương sự bị bệnh trầm cảm tái diễn; hiện đang ở giai đoạn
trầm cảm nặng; Về pháp luật, đương sự gây án lúc bệnh ổn định, có yếu tố
rượu nên vẫn có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn
chế, hiện nay đương sự chưa đủ năng lực tiếp xúc và làm việc với cơ quan
chức năng. Cuối cùng cơ quan này đề nghị: Cần điều trị thêm một thời
gian, khi nào ổn định sẽ tiếp tục điều tra, xét xử và cần áp dụng tình
tiết giảm nhẹ khi xét xử.
Từ kết luận của cơ quan pháp y, cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết
định tạm đình chỉ bị can với Trọng và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh. Sau gần nửa năm điều trị, ngày 19/9/2012, cơ quan điều tra tiếp
tục có công văn đề nghị cơ quan giám định kết luận về tình trạng tâm
thần của đối tượng.
Ngày 5/12/2012, cơ quan này đã có công văn phúc đáp, theo đó hiện tại
tâm thần bệnh nhân Trọng vẫn chưa ổn định, còn tình trạng trầm cảm với
các biểu hiện khí sắc giảm, tư duy, hành vi chậm chạp… cần phải tiếp tục
điều trị mới giám định được. Cơ quan tố tụng buộc phải ra quyết định
bắt buộc chữa bệnh, khi nào ổn định xử lý sau. Về hung thủ còn lại, ngày
27/4/2013, VKSND tỉnh Hậu Giang đã có trạng truy tố Thái Minh Lực về
các tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản.
Trong vụ án này, về phía các bị hại, gia đình Quỳnh yêu cầu các bị can
bồi thường tiền chi phí mai táng là 26,5 triệu đồng và tiền tổn thất
tinh thần, tiền mất thu nhập theo quy định của pháp luật. Gia đình Trọng
đã khắc phục được 10 triệu, gia đình Lực khắc phục được hai triệu đồng,
nhưng xét thấy hoàn cảnh gia đình Lực quá nghèo nên cha của nạn nhân
không nhận. Người bị hại cũng yêu cầu các bị can trả lại điện thoại đã
bị cướp, bồi thường tiền danh dự, nhân phẩm bị xâm hại; tiền mất sức lao
động, tiền tổn thất tinh thần theo quy định của pháp luật. Những yêu
cầu này sẽ được tòa án xem xét trong phiên xử tới đây.
Theo quy định của pháp luật, những đối tượng gây án do mất năng lực hành vi (nói nôm na là mắc bệnh điên) thì được đi chữa bệnh bắt buộc. Lợi dụng điều này, hàng loạt đối tượng sau khi gây án bỗng nhiên mắc bệnh “tâm thần”. Thậm chí, có những kẻ chuẩn bị sẵn bệnh án tâm thần trước khi thực hiện hành vi phạm tội, có kẻ đi đâu cũng kè kè bệnh án bên người. |
Trương Quốc
(PLVN) Chuyện Cao Như Đảng
Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong
lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã
Cao Như Đảng.
Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức.
Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền.
Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.
Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức.
Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền.
Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.
Hôm khai trương, gã mời cán bộ trong xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng
đang dở bữa, thì bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ
ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến, quắc mắt: “Ông ghi thế này là
chửi ai?”. Cao Như Đảng nói: “Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác
trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ mở quán em làm biển thế cho
tiện!”. Bí thư bảo: “Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm
bằng, chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa?”. Gã đành
“dạ dạ…”.
Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề: ĐẢNG THỊT CHÓ.
Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo: “Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng, cho đỡ bị hiểu lầm!”.
Đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát: “Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à?”. Cao Như Đảng méo mặt hỏi: “Cả nhà nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?”. Ông bí thư hạ giọng, thầm thì: “Nước mình là một đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng, ông ghi thế này nhỡ ai hiểu là ông lập đảng đối lập, thì toi!”. Cao Như Đảng bảo: “Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành đảng à?!”. Bí thư bảo: “Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng!”. Gã đành “dạ dạ…”.
Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi THỊT CHÓ.
Nhưng lắm lúc gã tấm tức: đến cái giống chó còn đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là chó, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái đảng mà thành mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho, thì hóa chẳng bằng chó!
Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề: ĐẢNG THỊT CHÓ.
Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo: “Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng, cho đỡ bị hiểu lầm!”.
Đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát: “Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à?”. Cao Như Đảng méo mặt hỏi: “Cả nhà nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?”. Ông bí thư hạ giọng, thầm thì: “Nước mình là một đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng, ông ghi thế này nhỡ ai hiểu là ông lập đảng đối lập, thì toi!”. Cao Như Đảng bảo: “Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành đảng à?!”. Bí thư bảo: “Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng!”. Gã đành “dạ dạ…”.
Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi THỊT CHÓ.
Nhưng lắm lúc gã tấm tức: đến cái giống chó còn đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là chó, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái đảng mà thành mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho, thì hóa chẳng bằng chó!
Đinh Vũ Hoàng Nguyên
(Blog Đinh Vũ Hoàng Nguyên)
Chuyện sốc về "cô đồng" Sinh ở Hải Dương
(đúng là xã hội đảo điên điên đảo)
Chửi như hát, văng tục không thể tả hay cả đại gia đình đều hoạt động kinh doanh nhờ "tài trời" khó tin của cô đồng Sinh...
Sự tự tin của ông Bưởi
Vào một ngày giữa tháng 4, lần đầu
tiên chúng tôi gặp ông Bưởi (xã Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên) đang chờ
gọi hồn. Ông Bưởi năm nay 73 tuổi. Ông kể, đây là lần thứ hai ông sang
gọi hồn tại nhà "cô đồng" Sinh. "Năm ngoái, tôi phải đợi đến ngày thứ 20
mới gặp được vong cụ nhà mình. Năm nay, tôi đến đây tính đến hôm nay là
đúng một tuần", ông cho hay.
Ông Bưởi vốn là cựu chiến binh. Ông
kể, trước đây ông chẳng hề mê tín. Nhưng rồi nghe có người họ hàng kể về
"cô đồng" Sinh, lại thêm trong nhà có việc cần, ông thử "đánh liều"
sang một phen. "Không ngờ, cụ về nói đúng tất cả những gì đã xảy ra với
gia đình tôi nên tôi tin", ông nói. Đó cũng chính là lý do để ông quay
lại lần này, những mong tìm được mộ bố đẻ bị thất lạc từ những năm 60
của thế kỷ trước.
Cảnh chờ đợi đến lượt gọi hồn luôn quá tải khiến những dịch vụ ăn theo ở Ngọc Cục ra đời. |
Dù mới chỉ đợi đến ngày thứ 7 cũng
khiến ông Bưởi không khỏi sốt ruột. Thế mà sáng hôm sau, khi gặp lại
chúng tôi tại sân nhà "cô đồng" Sinh, ông cười nói rất vui vẻ, khác hẳn
sự âu lo như chiều qua.
Dường như hiểu được sự tò mò của tôi,
ông kể: "Hầu như tối nào "cô" cũng sang nhà mẹ đẻ cách đó chừng 300m,
nơi tôi thuê trọ. Nghe mấy người mách, chúng tôi có khoảng 6 - 7 người
đến nhờ cô kêu hộ từ đêm qua. Chắc chắn là hôm nay cụ nhà tôi "lên"
thôi. Chiều qua, vợ chồng chị Oanh ở Duy Tiên, Hà Nam - người được gọi
vào đầu tiên cũng là nhờ có "cô" làm lễ trước đấy". Tôi hỏi có phải trả
tiền lễ lạt gì không, ông Bưởi xua tay: "Không hề". Ông Bưởi cười, tỏ ra
rất tự tin hôm nay sẽ đến lượt mình.
Bà Đương (áo đen) đang đón khách vào ăn và nghỉ trưa. |
"Chửi như hát hay" và "tục không thể tả"
Chứng kiến những cuộc gọi hồn của "cô
đồng" Sinh, một điểm dễ nhận thấy nhất là "cô" thường xuyên... chửi bới
và văng tục. Chúng xuất hiện hầu hết trong các cuộc gọi hồn. Chẳng hạn:
"Chúng mày ngu như chó, tao cho chúng mày ăn lộc mà không biết
hưởng...", "Mày là bố mẹ chúng nó sao mày để con dâu nó đè đầu cưỡi cổ?
Chúng mày ăn cơm hay ăn c... mà ngu thế? Mày về bảo con trai mày phải
dạy vợ, không làm thì lấy... mà ăn", "Đ.m, thằng Sửu đâu. Tao là bố vợ
mày đây...".
Mỗi lúc "cô" văng tục, cả đám đông lại
cười ồ. "Chửi như thế đã ăn thua gì, vong nhập vào "cô" còn tát, giật
tóc, bạt tai nhiều người nữa kia. Có ông về gọi hồn, bị "cô" cầm ba
toong rượt đuổi đánh cho “tơi bời khói lửa” cơ mà, không ai can được
đâu", bà Nguyễn Thị Đương - mẹ đẻ "cô" bảo.
Rồi như để thanh minh, bà Đương nói thêm: "Bình thường "cô" hiền chứ đâu có chửi bới thế đâu. Đấy là vong nhập vào thôi".
Chẳng biết thực hư thế nào nhưng rõ
ràng, những lời nói đó khiến không ít người phật lòng. "Đành rằng là
vong nhập nhưng chẳng lẽ vong nào cũng như vong nào, đều có cùng cách
chửi như chém chả và tục không thể tả thế ư?", anh Luật, một người đến
gọi hồn quê ở huyện Thanh Hà, Hải Dương băn khoăn.
Dễ dàng bắt gặp những dòng chữ này quanh khu vực nhà "cô đồng" Sinh. |
Mẹ đẻ nấu cơm, chồng trông xe...
Mỗi ngày, "cô đồng" Sinh chỉ làm việc
trong 4 tiếng nên cảnh người ta phải vạ vật chờ đợi vì quá tải là thường
xuyên và khá phổ biến. Vậy nên, những dịch vụ cũng ra đời.
Bên cạnh bà mẹ chồng bán đồ lễ thì mẹ
đẻ, chồng của "cô đồng" cũng tham gia vào việc "tạo điều kiện cho những
người đến gọi hồn" - theo cách nói của bà Nguyễn Thị Đương.
Hiện tại, bà Đương đảm nhận việc nấu
cơm và cho thuê phòng nghỉ. Theo đó, mỗi suất cơm trưa hoặc tối có giá
25.000đ, nghỉ qua đêm là 15.000đ/người. Bên cạnh ngôi nhà mái ngói cũ
thì bà Đương vừa cho xây dựng một gian nhà cấp 4 được tận dụng làm chỗ
trọ. Bà cho hay: Như trưa nay, tôi nấu đúng 10 mâm cơm. Hằng ngày, trung
bình nấu 12 mâm cơm cả trưa và tối. Vào ngày nghỉ thì số lượng mâm cơm
nhiều hơn, có khi tới ngót 30 mâm là chuyện thường. Mỗi mâm 6 người,
nhân lên sẽ thấy được số người đến gọi hồn đông đến mức nào. Quanh khu
nhà "cô đồng", chúng tôi cũng dễ dàng bắt gặp những dòng chữ như "Cho
nghỉ trưa", "Nhà trọ". Nhìn vào đó có thể thấy, dịch vụ ăn theo việc gọi
hồn của "cô đồng" Sinh khá phát triển ở đây.
Chồng "cô đồng" thì trông giữ xe máy
và bán nước chè để phục vụ khách. Bà Đương cho biết thêm: Trước "cô" còn
tạo việc làm cho em trai của chồng giữ chân trông xe. Thế nhưng, vào
khoảng tháng 8 năm ngoái, thấy có mấy cái ô tô để trong sân nhà tôi, cậu
em chồng kia sang nói là tôi chỉ được phép nấu cơm, không được trông
xe. Từ đó xảy ra xô xát giữa cậu ta và con trai tôi. "Cô" vào khuyên can
thì bị em chồng đánh đau nặng lắm, tưởng chết cơ mà.
Bà Nguyễn Thị Đương - mẹ đẻ "cô đồng" xác nhận: Trung bình mỗi ngày nấu 12 mâm cơm phục vụ khách đến gọi hồn. |
"Tôi chỉ có công đẻ"
Hỏi chuyện bà Đương về cô con gái, bà nhất mực gọi bằng "cô" và kể về con với tất cả sự hào hứng xen lẫn chút tự hào.
Theo đó, "cô" là "người nhà nước 12
năm rồi (bà Đương gọi việc con gái biết gọi hồn là "người nhà nước -
PV). "Cô" được Nhà nước trả lương tháng 30 triệu đấy, vì đi tìm mộ liệt
sĩ... "Cô" giỏi lắm, trước "cô" cũng như mình thôi. Người ta bảo tôi chỉ
có công đẻ chứ còn "cô" giỏi, "cô" đâu phải là con của tôi nữa. "Cô"
giỏi thì phải ra mà phục vụ nhân dân chứ", bà Đương thao thao.
Hỏi chuyện bà Đương có đúng là nên nhờ
"cô" kêu từ đêm hôm trước để hôm sau vong lên được nhanh, bà cười:
"Cũng còn tùy". Có lẽ chính vì thế mà hôm ấy, ông Bưởi đã không gặp may
khi đợi cả ngày vong nhà mình vẫn chưa lên.
Đoạn, bà Đương vội vã cáo lui khi kim
đồng hồ chỉ gần 4h chiều. "Tôi phải đi nấu cơm đây. Chỉ có hai người nấu
phục vụ khách nên phải làm sớm để kịp giờ cơm tối. Mọi người ngồi đợi
cả buổi cũng mệt rồi".
Tối nay, theo tính toán của bà Đương, có khoảng 4 mâm cơm với chừng 30 người nghỉ lại nhà.
(còn tiếp)
Chúng tôi đem câu chuyện về việc làm ăn của đại gia đình "cô đồng" Sinh đến hỏi ông Trưởng thôn Ngọc Cục là Phạm Văn Truyền, ông Truyền xác nhận: Đúng là có chuyện người ta đổ dồn đến nhà cô Sinh để gọi hồn. Tuy nhiên, "tôi biết mẹ chồng cô bán đồ lễ, mẹ đẻ nấu cơm cho khách, chứ không hề có ai trọ lại vì không hề có nhà trọ. Còn người dân trong làng cũng không có phản ứng gì về việc làm của cô Sinh". |
(Kiến thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét